300
Vũ điệu với Người khổng lồ TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ, VÀ NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU CHỦ BIÊN L. Alan Winters và Shahid Yusuf (sách tham khảo) 38339 Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized ublic Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized ublic Disclosure Authorized

Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Vũ điệu với Người khổng lồTRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ, VÀ NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU

C H Ủ B I Ê N

L. Alan Winters và Shahid Yusuf(sách tham khảo)

38339P

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

ed

Page 2: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường
Page 3: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Vũ điệu với Người khổng lồTrung Quốc, Ấn Độ, và Nền Kinh Tế Toàn Cầu

Chủ biên

L. Alan Winters và Shahid Yusuf

Ấn phẩm chung của Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu chính sách (Singapore)

Page 4: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế/ Ngân hàng Thế giới1818 H Street NWWashington DC 20433Điện thoại: 202-473-1000Internet: www.worldbank.orgE-mail: [email protected]

Viện Nghiên cứu Chính sách 29 Heng Mui Keng Terrace #06-06Singapore 119620Tel: +65 6215 1010Fax: +65 6215 1014Internet: www.ips.org.sgE-mail: [email protected]

©2007 Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế/ Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu chính sách

Giữ bản quyền

1 2 3 4 5 11 10 09 08 07

Tài liệu này là sản phẩm của nhân viên Ngân hàng Quốc tế cho Tái thiết và Phát triển / Ngân hàng Thế giới. Kết quả, suy luận, kết luận trong tài liệu không nhất thiết phản ánh quan điểm của các Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Thế giới hay của các chính phủ mà họ đại diện. Ngân hàng Thế giới không đảm bảo sự chính xác của số liệu trong tài liệu này. Đường biên giới, màu sắc, tên gọi và các thông tin khác trong các bản đồ của tài liệu này không mang hàm ý thể hiện sự đánh giá nào của Ngân hàng Thế giới về tính pháp lý về lãnh thổ hoặc sự chấp nhận chính thức về những đường biên đó.

Bản quyền và Cấp phépTài liệu trong ấn bản này đã đăng ký bản quyền. In lại và/hoặc chuyển một phần của tài liệu trong ấn bản này không xin phép sẽ vi phạm pháp luật có liên quan. Ngân hàng Quốc tế cho Tái thiết và Phát triển / Ngân hàng Thế giới khuyến khích sử dụng ấn phẩm này và thường cho phép sử dụng lại một phần của ấn bản này.

Để xin phép photo hoặc in lại bất kỳ phần nào trong cuốn sách này, gửi yêu cầu với thông tin đầy đủ đến Copyright Clearance Center Inc., 222 Rosewood Drive, Danvers, MA 01923, USA; điện thoại: 978-750-8400; fax: 978-750-4470; Internet: www.copyright.com.

Tất cả các yêu cầu khác về quyền và giấy phép, kể cả quyền phụ, gửi về: Office of the Publisher, The Ngân hàng Thế giới, 1818 H Street NW, Washington, DC 20433, USA; fax: 202-522-2422; e-mail: [email protected]. ISBN-10: 0-8213-6749-8 eISBN-10: 0821367501ISBN-13: 978-0-8213-6749-0 DOI: 10.1596/978-0-8213-6749-0

Đăng ký RCB số: 198704059K Đã xin đăng ký dữ liệu tại Thư viện Quốc hội Mỹ.

Bìa: Rock Creek Creative, Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ.

Viện Nghiên cứu Chính sách (IPS) là cơ quan nghiên cứu nhằm khuyến khích quản lý điều hành tốt ở Singapore thông qua nghiên cứu và thảo luận chính sách chiến lược. Viện tập trung vào phát triển nội địa và quan hệ quốc tế của Singapore. Viện áp dụng phương pháp tiếp cận đa ngành trong phân tích, nhấn mạnh vào tư duy chiến lược lâu dài. IPS bắt đầu hoạt động năm 1988. Các hoạt động chính là các dự án nghiên cứu, hội thảo và ấn phẩm. Sứ mệnh của viện là:

Phân tích: Phân tích các vấn đề chính sách có tầm quan trọng với Singapore và đóng góp phát triển wchính sách. Tạo cầu nối: Tạo cầu nối giữa các tác nhân có liên quan, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, giới học wgiả và xã hội dân sự. Truyền thông: Truyền thông về kết quả nghiên cứu rộng rãi hơn tới cộng đồng và tạo ra nhận thức wcao hơn về các vấn đề chính sách.

Page 5: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

iii

Nội dung

Lời nói đầu viiCộng tác viên xLời cảm ơn xiTài liệu cơ sở xiiiTừ viết tắt xv

chương 1 Mở đầu: Vũ điệu với Người khổng lồ 1 L. Alan Winters và Shahid Yusuf

chương 2 Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý 37 công nghiệp toàn cầu Shahid Yusuf, Kaoru Nabeshima, và Dwight H. Perkins

chương 3 Cạnh tranh với Người khổng lồ: Ai được, Ai thua? 71 Betina Dimaranan, Elena IanchoviTrung Quốc, và Will Martin

chương 4 Hội nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 107 Philip R. Lane và Sergio L. Schmukler

chương 5 Năng lượng và Khí thải: Ảnh hưởng tới địa phương và 139 toàn cầu do tăng trưởng của những Người khổng lồ Zmarak Shalizi

chương 6 Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh: Tăng trưởng 181 không đều ở Trung Quốc và Ấn Độ Shubham Chaudhuri và Martin Ravallion

chương 7 Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 219 Philip Keefer

Tài liệu tham khảo 253

Page 6: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

iv Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

HìnhHình 1.1 So sánh Trung Quốc và những tăng trưởng trước đó 9Hình 2.1 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 42Hình 2.2 Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu 43Hình 3.1 Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ phi nhân tố đóng góp cho GDP 74Hình 3.2 Đóng góp của dịch vụ thương mại vào tổng xuất khẩu 75Hình 3.3 Thành phần xuất khẩu dịch vụ 76Hình 3.4 Phần đóng góp cho xuất khẩu ở Trung Quốc và Ấn Độ, 2001 84Hình 4.1 Các vị trí tài sản nước ngoài thực, 1985–2004 112Hình 4.2 Hòa nhập tài chính quốc tế: Tổng tài sản và nợ nước ngoài 114Hình 4.3 Các nước có tài sản và nợ nước ngoài đứng đầu, 2004 116Hình 4.4 Các chỉ số được lựa chọn của ngành tài chính 121Hình 5.1 Sử dụng năng lượng cơ bản là than và tổng số khí thải CO2 từ 147 sử dụng năng lượng hóa thạch, Trung Quốc và Ấn Độ, 1980–2003Hình 5.2 So sánh chất lượng không khí, một số thành phố trên thế giới, 2000 149Hình 5.3 Sử dụng dầu tăng lên so với Quý 1, 2001, nhiều nước 153Hình 5.4 Sản lượng sản xuất dư của OPEC 154Hình 5.5 Tỉ trọng sử dụng dầu của Trung Quốc và Ấn Độ và dự đoán 164 giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-HHình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường hợp tiêu dùng 171 năng lượng thành phẩmHình 6.1 Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, 1981–2003 182Hình 6.2 Tỉ lệ tăng trưởng ở cấp địa phương 188Hình 6.3 Tỉ lệ tăng trưởng GDP theo ngành, 1980–2003 190Hình 6.4 Đường cong tăng trưởng của Trung Quốc (1980–99) và 195 Ấn Độ (1993–99)Hình 6.5 Xu hướng bất bình đẳng thu nhập, 1978–2003 196Hình 6.6 Tỉ lệ tăng trưởng tại cấp địa phương so với tỉ lệ nghèo ban đầu 202

BảngBảng 1.1 Tổng sản phẩm quốc dân ở sáu nền kinh tế lớn 6Bảng 1.2 So sánh công nghiệp hóa 8Bảng 1.3 Thương mại hàng hóa và dịch vụ ở sáu nền kinh tế lớn 16Bảng 1.4 Tỉ trọng tiêu thụ các loại hàng hóa sơ cấp thế giới 17Bảng 2.1 Xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ so với thế giới 38Bảng 2.2 Nhập khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ so với thế giới 38

Page 7: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Nội dung v

Bảng 2.3 Hộ gia đình có những mặt hàng tiêu dùng bền chất lượng 40 cao ở Trung Quốc, 2004Bảng 2.4 Hộ gia đình có tài sản được lựa chọn ở Ấn Độ, 2001 41Bảng 2.5 Xuất khẩu công nghiệp tính theo phần trăm của tổng 52 xuất khẩu, Trung Quốc và Ấn ĐộBảng 2.6 Chỉ số của tất cả các doanh nghiệp quốc doanh và phi quốc 55 doanh ở Trung Quốc, theo ngành công nghiệp, 2004Bảng 3.1 Thành phần nhập khẩu và xuất khẩu phi nhiên liệu theo 77 Phân loại Kinh tế rộng, 1992 và 2004Bảng 3.2 25 mặt hàng xuất khẩu đứng đầu của Trung Quốc và Ấn Độ, 2004 79Bảng 3.3 Tác động của hòa nhập với nền kinh tế thế giới của Ấn Độ, 2020 83Bảng 3.4 Dự đoán sản lượng, yếu tố đầu vào và dân số, 2005–20 87Bảng 3.5 Thay đổi của những chỉ số kinh tế chính do kết quả của 89 tăng trưởng toàn cầu, 2005–20Bảng 3.6 Phúc lợi và thay đổi thương mại do kết quả của tăng trưởng 91 toàn cầu 2005–20Bảng 3.7 Tác động của tăng trưởng và chất lượng được xuất khẩu cải thiện 92 ở Trung Quốc và Ấn Độ, so với cơ sở, 2020Bảng 3.8 Sản lượng hàng công nghiệp: Tác động của tăng trưởng và 96 chất lượng xuất khẩu được cải thiện ở Trung Quốc và Ấn Độ, so với cơ sở, 2020Bảng 3.9 Tác động công nghiệp của tăng trưởng sản lượng ngành được cải 100 thiện ở Trung Quốc và Ấn Độ, so với cơ sở, 2020Bảng 3.10 Số lượng hàng xuất khẩu thay đổi theo một vài kịch bản, 103 so với cơ sở, 2020Bảng 4.1 Thành phần tài sản và nợ nước ngoài, 2004 113Bảng 4.2 Sự không đối xứng trong bản quyết toán quốc tế, 2004 115Bảng 5.1 Cân bằng năng lượng ở Trung Quốc và Ấn Độ, 1980–2003 142Bảng 5.2 Thay đổi mật độ năng lượng ở Trung Quốc, Ấn Độ, và Hoa Kỳ 143Bảng 5.3 Tỉ trọng ngành và nhiên liệu trong tiêu thụ năng lượng ở 163 Trung Quốc và Ấn ĐộBảng 5.4 Tóm tắt các Kịch bản ALT có liên quan tới BAU cho Trung Quốc 169 và Ấn Độ, 2005–50Bảng 5A.1 Cân bằng năng lượng, 1980–2003 176Bảng 6.1 Xóa đói giảm nghèo và kết cấu ngành của tăng trưởng. 191Bảng 6.2 Xóa đói giảm nghèo và kết cấu tăng trưởng đô thị - nông thôn 193Bảng 7.1 Tương quan tăng trưởng , 1980–2004 223

Page 8: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường
Page 9: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Vii

Lời nói đầu

Hầu như không ngày nào qua đi mà không có bài viết, chương trình truyền hình, hay câu chuyện trên Internet về nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng như thế nào trong nền kinh tế thế giới. Có rất nhiều lý do vì sao công chúng quan tâm nhiều đến như vậy. Chưa bao giờ lại có những nền kinh tế lớn như vậy – với tổng số dân là 2,3 tỉ người – lại tăng trưởng nhanh và liên tục. Tăng trưởng GDP ở Trung Quốc là 9,1% trong cả thập kỉ qua, và con số trung bình của Ấn Độ là 6,1%. Một số người lo rằng liệu Trung Quốc và Ấn Độ có chiếm lĩnh nền kinh tế thế giới? Liệu họ có dùng hết nguồn lực khan hiếm của cả thế giới? Liệu họ có làm giảm mức lương ở đâu đó? Những người khác thì tò mò: Liệu Trung Quốc và Ấn Độ có thể giữ mức tăng trưởng ấn tượng đó không, đặc biệt là với những yếu tố rủi ro (khu vực tài chính của Trung Quốc và nợ công của Ấn Độ là ví dụ rõ nhất)? Những người khác thì muốn học hỏi: Vì cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không theo những mô hình phát triển “chính thống”, làm thế nào những nền kinh tế này làm được như vậy, và liệu có bài học gì cho các nước đang phát triển khác không?

Trước sự quan tâm của công chúng, giới truyền thông khi đưa tin về Trung Quốc và Ấn Độ dường như nhấn mạnh vào khía cạnh con người - những câu chuyện so sánh công nhân ở Trung Quốc với lập trình viên ở Ấn Độ, hoặc phỏng vấn các nhà đầu tư so sánh triển vọng của hai nước, hoặc những hình ảnh thế giới phát triển ở Thượng hải và Mumbai với cảnh nghèo đói ở nông thôn Trung Quốc và Ấn Độ.

Vũ điệu với Người khổng lồ xem xét câu chuyện từ một khía cạnh khác. Nó xem xét sự tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ một cách không thiên vị và nghiêm túc, và đưa ra một số câu hỏi khó về sự tăng trưởng này: Xảy ra ở đâu? Ai được hưởng lợi nhiều nhất? Có bền vững không? Và ảnh hưởng của nó đối với thế giới là gì? Bằng việc áp dụng những công cụ phân tích và dữ liệu có sẵn, cuốn sách này đưa ra những câu trả lời sâu sắc hơn những câu chuyện trên các bản tin. Ví dụ như quyển sách cho thấy dù có quy mô tương đương nhau, hai Người khổng lồ không giống nhau – vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu lớn hơn nhiều so với Ấn Độ, với hàm ý quan trọng hơn đối với nhiều nước.

Vũ điệu với Người khổng lồ xem xét liệu tăng trưởng của những Người

Page 10: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

viii Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

khổng lồ này có bị ảnh hưởng bởi yếu kém trong quản lý điều hành, bất bình đẳng gia tăng, và sức ép môi trường, và kết luận rằng điều này không nhất thiết xảy ra. Tuy nhiên, cuốn sách gợi ý rằng chính quyền Trung Quốc và Ấn Độ đang gặp phải những thử thách quan trọng trong việc giữ môi trường đầu tư của họ thuận lợi, bất bình đẳng ở mức không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng, và chất lượng không khí và nước ở mức chấp nhận được. Những vấn đề này ảnh hưởng đến những Người khổng lồ như thế nào có thể có ích cho những nhà lập chính sách ở nước khác. Ví dụ như mặc dù khác nhau về cấu trúc và truyền thống quản lý, cả hai nước đều có sự kiềm chế quyền lực hành pháp hiệu quả, và điều này đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng.

Vũ điệu với Người khổng lồ cũng xem xét đến mối quan hệ tương tác giữa Trung Quốc và Ấn Độ và hệ thống thương mại và tài chính toàn cầu và ảnh hưởng của chúng lên các yếu tố toàn cầu, đặc biệt là khí hậu. Xem xét ảnh hưởng của họ lên các tình huống kinh tế khác nhau và vận mệnh của các nước khác, các chương trong cuốn sách chỉ ra rằng:

Tăng trưởng và thương mại tạo ra cơ hội cho các nước thu lợi kinh •tế. Tuy nhiên, nhiều nước gặp phải sức ép chuyển đổi về sản xuất, đặc biệt là những nước có hàng xuất khẩu bị cạnh tranh và đặc biệt là nếu tiến bộ về công nghệ của những Người khổng lồ hướng đến cải thiện hàng xuất khẩu. Đối với một số nước, chủ yếu ở Châu Á, những áp lực này vượt qua lợi ích kinh tế của thị trường lớn và hàng nhập khẩu rẻ từ những Người khổng lồ; và do đó tăng trưởng của những nước này trong vòng 15 năm tới sẽ bị chậm lại chút ít. Những Người khổng lồ sẽ tiếp tục đóng góp vào việc tăng giá hàng •hóa và năng lượng trên thế giới, nhưng sẽ không phải là nguyên nhân chính của việc tăng giá dầu. Khí thải CO2 của những Người khổng lồ sẽ tăng mạnh, đặc biệt nếu •tăng trưởng kinh tế không đi kèm với các biện pháp cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Hiện tại là thời cơ có một không hai để có thể cải thiện hiệu quả sử dụng một cách mạnh mẽ nếu các chương trình đầu tư hiện tại và trong tương lai có đi kèm những tiêu chuẩn phù hợp. Bên cạnh đó, làm như vậy cũng không quá tốn kém hoặc làm giảm tăng trưởng nhiều.

Page 11: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Lời nói đầu ix

Từ vị trí thấp của họ hiện tại, những Người khổng lồ sẽ mạnh lên •thành những tác nhân mạnh trong hệ thống tài chính thế giới khi họ phát triển và tự do hóa hơn. Tỉ lệ tích tụ tài sản dự trữ sẽ chậm lại, và sức ép tăng trưởng sẽ khuyến khích Trung Quốc giảm thặng dư tài khoản vãng lai như hiện nay.

Là sự hợp tác giữa bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới ở khu vực Đông Á và Nam Á và Viện nghiên cứu Chính sách của Singapore, ấn phẩm này là sự đóng góp quan trọng vào chiến dịch toàn cầu chống nghèo đói. Với khoảng một phần ba người nghèo trên thế giới sống ở Trung Quốc và Ấn Độ, hoạt động của các nước này sẽ đóng vai trò quan trọng trọng việc xóa đói nghèo toàn cầu. Hơn nữa, việc hàng trăm triệu người Trung Quốc và Ấn Độ đã thoát khỏi nghèo đói cho thấy một tia hy vọng cho toàn thế giới. Vũ điệu với Người khổng lồ đưa ra những kiến thức để biến hy vọng đó thành sự thực.

François BourguignonChuyên gia kinh tế trưởng và Phó chủ tịch cao cấp, Ngân hàng Thế giới

Shantayanan DevarajanChuyên gia kinh tế trưởng, Khu vực Nam Á, Ngân hàng Thế giới

Homi KharasChuyên gia kinh tế trưởng, Khu vực Khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới

Page 12: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

x

Cộng tác viên

Shubham Chaudhuri là Chuyên gia kinh tế cao cấp, Vụ Giảm nghèo và Quản lý Kinh tế (PREM), Khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới.

Betina Dimaranan là Nhà nghiên cứu kinh tế, Trung tâm phân tích Thương mại thế giới, Trường Đại học Purdue.

Elena Ianchovichina là Chuyên gia kinh tế cao cấp, Vụ Chính sách Kinh tế và Nợ, Nhóm PREM, Ngân hàng Thế giới.

Philip Keefer là Chuyên gia kinh tế trưởng, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới.

Philip R. Lane là Giáo sư Kinh tế Vĩ mô và Giám đốc Viện nghiên cứu hội nhập quốc tế, Trường Đại học Trinity.

Will Martin là Chuyên gia kinh tế trưởng, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới.

Kaoru Nabeshima là Chuyên gia kinh tế, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới.

Dwight Perkins là Giáo sư Nghiên cứu Kinh tế Chính trị Harold Hitchings Burbank, Đại học Harvard.

Martin Ravallion là Quản lý Nghiên cứu cao cấp, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới.

Sergio L. Schmukler là Chuyên gia kinh tế cao cấp, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới.

Zmarak Shalizi là Quản lý Nghiên cứu cao cấp, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới.

L. Alan Winters là Giám đốc Nghiên cứu cao cấp, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới.

Shahid Yusuf là Cố vấn kinh tế, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới.

Page 13: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

xi

Lời cảm ơn

Cuốn sách này là sản phẩm của một dự án giữa các khu vực Đông Á, Nam Á và bộ phận Kinh tế Phát triển của Ngân hàng Thế giới, và Viện Nghiên cứu Chính sách Singapore (IPS). Đây được coi là một phần tài liệu của Hội nghị thường niên Ngân hàng Thế giới tổ chức vào tháng 9 năm 2006 tại Singapore với chủ đề “Châu Á trong Thế giới: Thế giới của Châu Á”. Dự án do L. Alan Winters (Giám đốc Nhóm nghiên cứu Phát triển) chủ trì cùng với sự tham gia tư vấn của Arun Mahizhnan (Phó Giám đốc IPS), Shantayanan Devarajan (Chuyên gia Kinh tế trưởng khu vực Nam Á), Homi Kharas (Chuyên gia Kinh tế trưởng khu vực Khu vực Đông Á Thái Bình Dương) và Shahid Yusuf (Cố vấn kinh tế, Nhóm nghiên cứu Phát triển) của Ngân hàng Thế giới.

Mỗi chương đều có sự đóng góp của nhiều học giả, bao gồm bài viết của Chong-En Bai, Richard N. Cooper, Renaud Crassous, Betina Dimaranan, Joseph P. H. Fan, Masahisa Fujita, Vincent Gitz, Nobuaki Hamaguchi, Meriem Hamdi-Cherif, Jean-Charles Hourcade, Jiang Kejun, Louis Kuijs, Philip Lane, David D. Li, Sandrine Mathy, Taye Mengistae, Deepak Mishra, Devashish Mitra, Randall Morck, Victor Nee, Deunden Nikomborirak, Gregory W. Noble, Xu Nuo, Sonja Opper, Ila Patnaik, Dwight H. Perkins, Olivier Sassi, Ajay Shah, T. N. Srinivasan, Shane Streifel, Beyza Ural, Susan Whiting, Steven I. Wilkinson, Lixin Colin Xu, Bernard Y. Yeung, và Min Zhao. Chúng tôi biết ơn những tác giả trên. Phần lớn các bài viết này đều có trên trang web của Vũ điệu với Người khổng lồ (http://econ.worldbank.org/dancingwithgiants).

Chúng tôi thu được nhiều ý kiến qua thảo luận với tác giả của các bài viết, tác giả của các chương, và nhiều học giả trên thế giới, đặc biệt là Suman Bery, Richard N. Cooper, Yasheng Huang, và T. N. Srinivasan, là những người đã xem lại toàn bộ bản in, là Shantayanan Devarajan, Shahrokh Fardoust, Bert Hoffman, và Homi Kharas, đã đưa ra những nhận xét nội bộ về toàn bộ cuốn sách; và Richard Baldwin, Priya Basu, Maureen Cropper, David Dollar, Subir Gokarn, Takatoshi Ito, Henry Jacoby, Kapil Kapoor, Faruk Khan, Laura Kodres, Aart Kraay, Louis Kuijs, Franck Lecocq, Jong-Wha Lee, Jeff Lewis, Assar Lindbeck, Simon Long, Guonan Ma, Robert McCauley, Tom Rawski, Mark Sundberg, và Hans Timmer, mỗi người đã đọc một phần bản in. Audrey

Page 14: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

xii Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Kitson-Walters đã hỗ trợ hậu cần một cách tuyệt vời, và Trinidad Angeles và Andrea Wong đã hỗ trợ về ngân sách.

Susan Graham, Patricia Katayama, Nancy Lammers, Santiago Pombo, và Nora Ridolfi đã hướng dẫn việc in ấn, và Christine Cotting đã hiệu đính. Chúng tôi biết ơn họ.

Các chương của cuốn sách đã được thảo luận tại những địa điểm và sự kiện sau: Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Trung Quốc; “Trung Quốc và Châu Á đang lên: Sắp xếp lại nền kinh tế toàn cầu,” Trụ sở chính của Ngân hàng Thế giới; “Hội nhập mạnh hơn của Trung Quốc và Ấn Độ vào hệ thống tài chính toàn cầu” Hội đồng Nghiên cứu Quan hệ Kinh tế Quốc tế Ấn Độ (ICRIER) - Hội thảo của Ngân hàng Thế giới và “Vũ điệu với Người khổng lồ,” ICRIER; “Hội thảo về Lưu vực Thái Bình Dương” 2006 của Trung tâm Nghiên cứu Lưu vực Thái Bình Dương (Ngân hàng Dự trữ San Francisco); “Mạng lưới sản xuất và Đặc điểm thương mại và đầu tư thay đổi: Kinh tế đang lên của Trung Quốc và Ấn Độ và ảnh hưởng lên Châu Á và Singapore,” Hội thảo của Đại học Quốc gia Singapore SCAPE–IPS–Ngân hàng Thế giới; “Ngẫm lại Cơ sở hạ tầng cho Phát triển,” Hội thảo thường niên của Ngân hàng Thế giới về Kinh tế Phát triển (Tokyo, Tháng 5, 2006); và Hội thảo “Voi và Rồng” (Thượng Hải, tháng 7, 2006). Chúng tôi biết ơn tất cả các đại biểu vì những ý kiến quý báu của họ.

Những thiếu sót còn lại trong cuốn sách này không phải là do những người nêu trên.

Page 15: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

xiii

Tài liệu cơ sở

Bai, Chong-En. “Hệ thống Tài chính trong nước và Dòng vốn: Trung Quốc.”Cooper, Richard N. “Lao động Trung Quốc và Ấn Độ hội nhập với Nền kinh

tế thế giới như thế nào?”Crassous, Renaud, Jean-Charles Hourcade, Olivier Sassi, Vincent Gitz, Sandrine

Mathy, và Meriem Hamdi-Cherif. “IMACLIM-R: Mô hình cho các vấn đề phát triển bền vững”

Fan, Joseph P. H., Randall Morck, Lixin Colin Xu, và Bernard Yeung. “Liệu ‘Quản lý Điều hành tốt’ có đem lại nhiều nguồn vốn nước ngoài? Giải thích nguồn FDI đặc biệt lớn vào Trung Quốc.”

Fujita, Masahisa, và Nobuaki Hamaguchi. “Thời đại của Trung Quốc cộng một:Quan điểm của Nhật bản về Mạng lưới sản xuất Đông Á.”

Kuijs, Louis. “Trung Quốc trong tương lai: Là nước tiết kiệm hay nước đi vay?”

Lane, Philip. “Bảng cân đối tài sản quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ.”Li, David D. “Đầu tư lớn nội địa không có môi giới và Khả năng của chính phủ:

Thử thách đối với Cải tổ ngành tài chính Trung Quốc.”Mengistae, Taye, Lixin Colin Xu, và Bernard Yeung. “Trung Quốc và Ấn Độ:

Cái nhìn kinh tế vi mô đối với Hoạt động kinh tế vĩ mô so sánh.”Mishra, Deepak. “Tài chính cho Tăng trưởng nhanh của Ấn Độ và ảnh hưởng

của nó đối với kinh tế toàn cầu.”Mitra, Devashish, và Beyza Ural. “Ngành sản xuất của Ấn Độ: Chậm chạp

trong nền kinh tế phát triển nhanh chóng.”Nee, Victor, và Sonja Opper. “Chủ nghĩa tư bản chính trị hóa của Trung

Quốc.”Nikomborirak, Deunden. “Nghiên cứu so sánh về vai trò của ngành dịch vụ

trong phát triển kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ.”Noble, Gregory W. “Ngành công nghiệp ô tô nổi lên ở Trung Quốc và Ấn Độn

và ảnh hưởng lên các nước đang phát triển khác.”Patnaik, Ila, và Ajay Shah. “Tác động giữa Dòng vốn vào và Hệ thống tài chính

nội địa Ấn Độ.” Streifel, Shane. “Ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ lên thị trường hàng hóa

toàn cầu: Tập trung vào Sắt, Khoáng sản và dầu.”

Page 16: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

xiv Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Srinivasan, T. N. “Trung Quốc, Ấn Độ, và nền kinh tế thế giới.”Whiting, Susan H. “Tăng trưởng, Quản lý Điều hành, và Thể chế: Thể chế nội

địa của Đảng-Nhà nước ở Trung Quốc.”Wilkinson, Steven I. “Chính trị của Chi tiêu cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ.”Zhao, Min. “Tự do hóa ngoại quốc và sự phát triển của hệ thống hối đoái

Trung Quốc: Phương pháp tiếp cận theo kinh nghiệm thực tiễn.”

Page 17: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

xV

Từ viết tắt

AGE Điểm bão hòa chungALT Kịch bản khácBAU Kịch bản bình thườngBAU-H Kịch bản bình thường với biến số tăng trưởng caoBERI Thông tin Rủi ro Môi trường Kinh doanhCGE Điểm bão hòa có thể tính đượcCO2 carbon dioxideCPC Đảng Cộng sản Trung QuốcEFTA Hiệp hội Thương mại Tự do Châu ÂuEU25 25 nước thành viên Liên minh Châu ÂuFDI Đầu tư trực tiếp nước ngoàiFYP Kế hoạch năm nămGDP Tổng sản phẩm quốc nộiGE Công ty General ElectricGIC Đường cong tăng trưởngGTAP Dự án Phân tích thương mại Toàn cầuGtC Tỉ tấn carbonHIC Nước thu nhập caoHS Hệ thống hài hòaICRG Hướng dẫn Rủi ro ở các nước khác nhau trên thế giớiIEA Cơ quan Năng lượng Quốc tếIIT Viện Công nghệ Ấn ĐộIMF Quỹ Tiền tệ Quốc tếIT Công nghệ thông tinLCD Màn hình tinh thể lỏngLIC Nước thu nhập thấpmbd Triệu thùng một ngàyMFA Hiệp định bông vải sợiMIC Nước thu nhập trung bìnhMNC Tập đoàn đa quốc giaMtoe Quy đổi ra một triệu tấn dầuNA Tài khoản quốc gia

Page 18: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

xvi Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

NBS Cơ quan Thống kê Quốc giaOPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa PC Máy tính cá nhânPPP Đồng giá sức muaR&D Nghiên cứu và phát triểnSITC Phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩnTFP Tổng sản lượng có tính đến mọi yếu tốTVE Doanh nghiệp ở thị trấn và làngUSEIA Cơ quan thông tin năng lượng MỹWHO Tổ chức Y tế Thế giớiWTO Tổ chức Thương mại Thế giới

Tất cả đồng đô la là đô la Mỹ nếu không có chỉ dẫn khác.

Page 19: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

1

Trung Quốc và Ấn Độ có ít nhất hai đặc điểm giống nhau: dân số đông và kinh tế phát triển nhanh trong mười năm qua. Trung Quốc chiếm gần 5% và Ấn Độ 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu theo tỉ giá hối đoái hiện hành. Quá trình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc kể từ năm 1978 là sự kiện “gây ngạc nhiên” nhất đối với nền kinh tế thế giới, và nếu so sánh mức tăng trưởng của hai nước này trong thời gian gần đây với nửa thế kỉ qua, chúng ta thấy rằng Trung Quốc và Ấn Độ - những Người khổng lồ - là những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nguồn nhân lực dồi dào với kĩ năng ngày càng cao chính là tiềm năng sản xuất lớn lao nếu Trung Quốc tiếp tục hoặc Ấn Độ bắt đầu đầu tư lớn vào công nghệ và tiếp nhận công nghệ mới. Các nước thu nhập thấp tự hỏi liệu còn có chỗ nào cho họ ở những bậc thang dưới cùng trong nấc thang công nghiệp hóa không, khi mà các nước có thu nhập cao và trung bình đang lo ngại những thế mạnh của mình trong những ngành có tính kỹ thuật phức tạp đang dần mất đi. Tất cả các nước đều thừa nhận châu Á đang tăng trưởng mạnh tạo ra nhu cầu lớn về hàng hóa sơ cấp và cả các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt, các sản phẩm đầu vào và máy móc công nghiệp. Đồng thời, các nước cũng đang chờ đợi xem thị trường nào sẽ tăng trưởng và tăng trưởng bao nhiêu. Hơn nữa, sự phát triển của những nền kinh tế khổng lồ này sẽ ảnh hưởng không chỉ thị trường hàng hóa mà cả dòng chảy tiết kiệm, đầu tư, và thậm chí của con người trên thế giới, và sẽ tạo ra nhu cầu lớn đối với môi trường thế giới, đặt biệt là biển và hàng không.

Cuốn sách này không thể trả lời hết những câu hỏi trên, nhưng nó bao gồm sáu chương về những khía cạnh phát triển quan trọng của những Người

Mở đầuVũ điệu với Người khổng lồ

C H ư ơ N G 1

L. Alan Winters và Shahid Yusuf

Page 20: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

2 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

khổng lồ và điều này sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu những khía cạnh đó. Mục đích chính của cuốn sách nhằm phân tích một số ảnh hưởng mà sự phát triển của những Người khổng lồ có thể gây ra cho nền kinh tế thế giới và các nước khác, dựa trên những nghiên cứu ngày càng tăng và tài liệu mới liên quan đến Trung Quốc và Ấn Độ: đồng thời bàn về cách thức làm thế nào để “khiêu vũ” cùng người khổng lồ mà không bị họ dẫm lên chân mình.1 Ba chương trong cuốn sách tập trung vào quan hệ của những Người khổng lồ với các nước khác (thông qua khả năng công nghiệp, thương mại quốc tế và hệ thống tài chính quốc tế ngày càng phát triển), hai chương đánh giá những khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển của người Khổng lồ, và một chương phân tích những khó khăn trong nước và từ góc độ toàn cầu (về năng lượng và khí thải)

Lý do đằng sau những phân tích này rất đơn giản. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm tới 37,5% tổng dân số thế giới và 6,4% tổng giá trị sản phẩm và thu nhập thế giới với mức giá hiện hành;2 với thu nhập bình quân đầu người và mức tiêu thụ ngang với các nước phát triển hiện nay - một tiêu chuẩn mà cả hai Người khổng lồ đều hướng tới - thì những ảnh hưởng lên trị trường và môi trường thế giới là không thể tránh khỏi. Chúng tôi tự hỏi liệu mức tăng trưởng kinh tế liên tục sẽ tiếp tục tới năm 2020 hay không và sự phát triển như vậy có ảnh hưởng gì lên các nước khác. Câu hỏi sau được phân tích chủ yếu dựa trên ảnh hưởng của những Người khổng lồ lên thị trường, hệ thống và môi trường toàn cầu chứ không dựa trên mối quan hệ song phương của các nước ngày . Ảnh hưởng tới các nước riêng lẻ chủ yếu liên quan đến bản chất trong quan hệ của những nước này trong các hệ thống nói trên.3

Tất nhiên, những Người khổng lồ không phát triển đơn độc - trên thực tế họ mới chỉ đóng góp một phần nhỏ trong sự tăng trưởng của thế giới - vì vậy “ảnh hưởng từ tăng trưởng của những Người khổng lồ” muốn nói tới điều gì? Trong hai chương phân tích câu hỏi này, chúng tôi dự đoán một con đường phát triển đến năm 2020 ảnh hưởng tới tất cả mọi người (ví dụ như ảnh hưởng tới giá cả và khí thải carbon trên toàn thế giới) và sau đó xem xét ảnh hưởng của sự tăng trưởng “cao hơn một chút” của những Người khổng lồ. Một chương sử dụng mô hình điểm cân bằng chung tiêu chuẩn có thể tính được để chuyển những giả định về tích tụ yếu tố tương lai và phát triển công nghệ thành một

1. Một trong những câu hỏi mà các nhà kinh tế của Ngân hàng thế giới hay gặp là sự phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ ảnh hưởng thế nào đến đất nước của tôi?2. Thống kê trong cuốn sách này lấy từ cuốn Chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng Thế giới trừ khi có chỉ dẫn khác.3. Chúng tôi chỉ xem xét các khía cạnh ảnh hưởng hữu hình, bao gồm cả dịch vụ, nhưng tất nhiên Trung Quốc và Ấn Độ có ảnh hưởng lên cả tiêu chuẩn, sở thích, mô hình kinh doanh và v..v.

Page 21: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 3

bức tranh về thế giới năm 2020. Đồng thời, mô hình giả định tỉ lệ tăng trưởng của những Người khổng lồ tăng thêm 2% mỗi năm và tính mức khác biệt trong dòng chảy hàng hóa và dịch vụ giữa các nền kinh tế, cơ cấu sản xuất, và lợi ích kinh tế. Một chương khác sử dụng mô hình khác, có kết hợp biến năng lượng và biến nội sinh là những tiến bộ về công nghệ, để dự báo kịch bản năng lượng/khí thải cho tới năm 2050. Sau đó là mô hình đánh giá ảnh hưởng nếu mỗi năm những người Khổng lồ tăng trưởng thêm 2 điểm phần trăm.

Trong tương lai dài và tính trung bình, các nền kinh tế có thể tự điều chỉnh tương đối tốt, nên chúng tôi cho rằng mức cơ sở chính xác cho bài toán này có thể không ảnh hưởng nhiều tới tác động của sự tăng trưởng liên tục. Tuy nhiên có thể có những ngưỡng kinh tế và sinh thái quan trọng, điều đó có nghĩa là tăng trưởng 2 điểm phần trăm của những Người khổng lồ có thể ảnh hưởng khác đi, tùy thuộc tình hình tăng trưởng của thế giới khi đó là 2% hay 4% mỗi năm. Ví dụ, nguồn cung cấp dầu có thể là một trở ngại, song tăng trưởng kinh tế cao có thể làm tăng động lực sáng tạo và với những sáng chế mới, nguồn cung cấp dầu mỏ không còn là trở ngại nữa. Nhưng tất nhiên không ai biết liệu những ngưỡng đó có tồn tại không và nếu có thì ở đâu, và vì vậy chúng tôi giả định một cơ sở hợp lý với mức tăng trưởng chấp nhận được và phân tích định tính phù hợp.

Chương tiếp theo về ảnh hưởng từ sự tăng trưởng của những Người khổng lồ có cách tiếp cận mang ít tính định lượng hơn. Chương này mô tả những phát triển hiện tại và tương lai gần về năng lực của ngành công nghiệp, qua đó xác định những ngành nghề có khả năng mạnh và dẫn tới lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Chương này nhấn mạnh hành vi của các công ty và các ngành cụ thể trong việc thúc đẩy thay đổi nhanh về khả năng sản xuất và dịch vụ ở Trung Quốc và Ấn Độ, và vì vậy hỗ trợ cho phân tích chính thống và dựa trên mô hình về lợi thế so sánh nói trên. Một chương khác định tính hóa sự tham gia của những Người khổng lồ vào hệ thống tài chính quốc tế và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khác - chủ yếu là cải cách chính sách nội địa - tới vai trò của Người khổng lồ trong tài chính quốc tế trong tương lai. Tuy nhiên, vì không đưa dự đoán về những cải tổ này, chúng tôi tránh đưa ra dự báo định lượng chi tiết về dòng tài chính và chứng khoán trong tương lai.

Hai chương còn lại không tập trung vào định lượng hóa tương lai, mà phân tích những tác nhân quan trọng ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của những Người khổng lồ. Một chương xem xét những chứng cứ về giảm nghèo, thúc đẩy bình đẳng, và tăng trưởng kinh tế của những Người khổng lồ. Phân tích trong chương này cho rằng bất bình đẳng ngày càng tăng có thể gây cản trở cho quá

Page 22: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

4 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

trình tăng trưởng đặc biệt ở Trung Quốc - và chính phủ cần phải giải quyết chúng.4 Cách thức giải quyết (ví dụ như bằng việc tăng thu nhập nông nghiệp hay khuyến khích di cư khỏi nông thôn) có thể ảnh hưởng lên thương mại và vì vậy lên toàn thế giới. Chương cuối cùng xem xét những bằng chứng trong quá khứ về quản trị nhà nước và môi trường đầu tư và kết luận rằng mặc dù vấn đề quản lý điều hành có thể không làm chậm lại quá trình phát triển của những Người khổng lồ, song nó tạo ra những điểm yếu. Cả hai chương này đều phân tích mức tăng trưởng nhanh đồng thời chỉ ra những trường hợp mà tăng trưởng có thể bị chậm lại.

Từ những ý kiến thảo luận trên, rõ ràng không có chương nào trong cuốn sách này đưa ra những tiên đoán vô điều kiện về những Người khổng lồ hay nền kinh tế thế giới, mà mỗi chương lại phân tích một khía cạnh của tăng trưởng, trên cả phương diện định lượng và định tính, những nhân tố cần tính đến khi dự đoán về tăng trưởng tiếp tục hay ảnh hưởng của nó. Tương tự như vậy, dù tất cả các chương đều đánh giá các vấn đề chung song không áp dụng một khuôn khổ phân tích hay một bộ dữ liệu duy nhất. Phân tích đòi hỏi phải đơn giản hóa, và cách thức đơn giản hóa ở mỗi chủ đề lại khác nhau. Vì thế mỗi chủ đề sử dụng những dữ liệu và nguồn dữ liệu khác nhau. Vì không thể có một nguồn thống kê chung duy nhất về những Người khổng lồ, chúng tôi sử dụng dữ liệu phù hợp cho từng chủ đề và có thể không có sự thống nhất về số liệu. Trừ trường hợp năng lượng và khí thải, khoảng thời gian nghiên cứu trong đối với các vấn đề khác từ 2005 và 2020, đủ dài để xác định những xu hướng dài hạn và cung cấp thông tin cho các nhà lập chính sách trong vài năm tới, song cũng đủ ngắn để tính đến những yếu tố bất ngờ không tiên đoán được trong công nghệ và chính trị.

Chúng tôi coi cả Trung Quốc và Ấn Độ là những Người khổng lồ vì những nghiên cứu đều tập trung vào việc môi trường kinh tế thế giới mà các nước khác phải đối mặt sẽ phát triển như thế nào. Từ quan điểm này, hệ thống phân tích áp dụng với cả Trung Quốc và Ấn Độ là giống nhau. Tuy nhiên, chúng tôi không áp đặt rằng hai nước này giống nhau hay có triển vọng phát triển giống nhau. Trên thực tế, như sẽ trình bày dưới đây, quy mô của hai nước cũng khác nhau trong 15 năm mà chúng tôi nghiên cứu. Trong một số trường hợp, phân tích sẽ tập trung vào những ảnh hưởng khác nhau của quá trình tăng trưởng ở

4. Thực tế là bất bình đẳng thu nhập có tăng lên ở Anh và Mỹ trong quá trình công nghiệp hóa, nhưng không bị coi là cản trở phát triển. Tuy nhiên, có những chứng cứ nhỏ cho thấy tăng trưởng ở Trung Quốc thấp hơn (ví dụ xem Lindert [2000]). Bên cạnh đó, công nghệ và xã hội thời đó cũng khác, và tỉ lệ tăng trưởng cao lúc đó cũng thấp hơn, kể cả ở những nền kinh tế thành công nhất.

Page 23: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 5

Ấn Độ hay Trung Quốc đối với tổng sản phẩm toàn cầu, hay những thách thức khác nhau mà hai nước này gặp phải trong tăng trưởng, song đa phần vì nhiều mục đích khác, phân tích sẽ coi hai nước này là những Người khổng lồ.

Phần còn lại trong Chương Mở đầu này đánh giá rằng những Người khổng lồ có tầm quan trọng đối với toàn bộ thế giới vì họ đang tăng trưởng và đã hoặc đang hội nhập với nền kinh tế thế giới. Phần này mô tả ngắn gọn những lực lượng tạo ra tăng trưởng và so sánh tăng trưởng với những quá trình tăng trưởng mạnh khác xảy ra trước đó trong nền kinh tế thế giới và với tăng trưởng của các nước khác; tức là đặt những Người khổng lồ này vào bối cảnh chung. Sau đó tóm tắt các chương tiếp theo, về khả năng công nghiệp và thương mại quốc tế, (tức là tăng trưởng của những Người khổng lồ sẽ lan tỏa ra thế giới như thế nào thông qua thị trường hàng hóa và dịch vụ); thông qua tương tác với thị trường tài chính quốc tế, thị trường năng lượng, và khí thải; và những khó khăn do môi trường, bất bình đẳng, và thách thức về quản lý điều hành. Cuối cùng, chúng tôi tóm tắt những thử thách đặt ra từ sự phát triển của những Người khổng lồ đối với chính phủ các nước khác, theo những điều kiện đất nước và tình hình kinh tế riêng.

Đã có nhiều nghiên cứu về quá trình phát triển kinh tế đặc biệt của Trung Quốc cũng như quá trình cất cánh gần đây của Ấn Độ, mà vì điều kiện có hạn nên không thể thảo luận hết ở đây. Trong một số trường hợp, nhìn lại quá khứ là cần thiết để hướng tới tương lai, nhưng trừ một số trường hợp như vậy và khi phải tính toán tăng trưởng từ một thời điểm lịch sử, chúng tôi phải bỏ qua quá trình lịch sử phát triển thú vị đó.5 Vì vậy, trong chương này, chúng tôi tập trung nghiên cứu xem những Người khổng lồ hiện đang ở vị trí nào và sẽ đi đến đâu.

Tăng trưởng Kinh tế

Chúng tôi quan tâm đến những Người khổng lồ vì họ lớn và đang phát triển (và sẽ còn tiếp tục phát triển), và vì sự tăng trưởng của họ có ảnh hưởng lên các nước khác qua những giao dịch quốc tế. Phần này sẽ xem xét đến lý do đầu tiên: những Người khổng lồ thực sự lớn và năng động đến đâu, tăng trưởng của họ so với tăng trưởng ở những nước khác như thế nào, và yếu tố gì quyết định sự tăng trưởng của họ.

5. Trong nhiều tài liệu lịch sử kinh tế, có thể xem Naughton (1995), Srinivasan (2003b), Panagariya (2004), Rodrik và Subramanian (2005), Frankel (2005), Friedman và Gilley (2005), Wu (2005), và Branstetter và Lardy (2006).

Page 24: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

6 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Người khổng lồ trong bức tranh chung

Đầu tiên, chúng tôi so sánh những Người khổng lồ với các nền kinh tế lớn khác hiện nay và năm 2020. Để so sánh tỉ lệ nghèo đói và tình hình kinh tế giữa các nước khác nhau, sử dụng so sánh ngang giá sức mua (PPP) là hợp lý hơn cả, nhưng để đánh giá ảnh hưởng của một nền kinh tế lên nền kinh tế khác, tỉ giá hối đoái thực lại đưa ra cơ sở tốt hơn. Những ảnh hưởng quốc tế như vậy phải được xem xét qua dòng chảy hàng hóa, dịch vụ, hay tài sản quốc tế, vì những yếu tố này có thể mua bán được, và giá cả của chúng ở các nước khác nhau không khác biệt lắm, vì vậy dùng PPP không phù hợp. Dữ liệu GDP ở Bảng 1.1 cho thấy có lẽ GDP ở Trung Quốc là khoảng một phần sáu của Mỹ theo giá trị đồng đô la hiện nay, và Ấn Độ thì bằng một phần mười sáu. Về ảnh hưởng, một phần một cú sốc từ Đức hay Nhật bản sẽ nặng ký hơn một cú sốc từ Trung Quốc, chứ chưa nói đến Ấn Độ.

Về tăng trưởng đầu ra và thu nhập, Trung Quốc và Ấn Độ đã có tốc độ tốt kể từ năm 1995, đặc biệt khi so sánh với những nền kinh tế lớn khác (xem cột 3 Bảng 1.1). Trung Quốc chiếm 13 % tổng đầu ra tăng trưởng của thế giới

Bảng 1.1 Tổng sản phẩm quốc nội của sáu nền kinh tế lớn

Phần trăm

Nền kinh tế

Tỉ lệ trong GDP toàn cầu ($ và tỉ giá hối đoái 2004)

Tỉ lệ phát triển thực trung bình hàng năm

Đóng góp trung bình cho tăng trưởng toàn cầu

2004 2020 1995–2004 2005–20 1995–2004 2005–20

Trung Quốc 4,7 7,9 9,1 6,6 12,8 15,8

Ấn Độ 1,7 2,4 6,1 5,5 3,2 4,1

Hoa Kỳ 28,4 28,5 3,3 3,2 33,1 28,6

Nhật bản 11,2 8,8 1,2 1,6 5,3 4,6

Đức 6,6 5,4 1,5 1,9a 3,0 3,3

Brazil 1,5 1,5 2,4 3,6 1,5 1,7

Toàn cầu 100,0 100,0 3,0 3,2 100,0 100,0

Nguồn: Ngân hàng Thế giới 2005b, Chỉ số phát triển thế giới.Ghi chú: Tỉ lệ tăng trưởng trung bình được tính toán trên tỉ lệ tăng trưởng thực hàng năm (đô la Mỹ năm 2000) cho khoảng thời gian đó. Tính toán cho giai đoạn 2005-20 dựa trên GDP 2004 và tỉ lệ tăng trưởng dự đoán. a. Ngân hàng Thế giới dự đoán mức tăng trưởng hàng năm 2,3% cho 25 nước Liên minh Châu Âu và Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu, và số liệu của Đức được lấy từ đó.

Page 25: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 7

trong khoảng thời gian từ 1995-2004; và Ấn Độ chiếm 3%, so với Hoa Kỳ là 33%, quá trình tăng trưởng chậm của Mỹ được bù lại bởi tỉ trọng tăng nhanh từ năm 1995. Nhìn về tương lai, Bảng này dự đoán tăng trưởng GDP năm 2020 dựa trên dự đoán của Ngân hàng Thế giới về kinh tế thế giới đưa ra đầu năm 2006.6 Những tính toán này không dựa trên dự đoán vô cớ mà những giả định có lý, từ đó có thể tính toán về quy mô tăng trưởng tương đối của những Người khổng lồ. Tỉ lệ tăng trưởng tương ứng cho đầu vào và năng suất được đưa ra trong bảng 3.4 (chương 3).

Theo tính toán thì Trung Quốc tăng trưởng ở mức 6,6 %/ năm trong thời gian từ 2005-2020 (với mức tăng sản phẩm đầu ra trung bình là 162%), và Ấn Độ tăng ở mức 5,5 % mỗi năm (124 %) - con số khiêm tốn so với thập kỉ qua song vẫn rất ấn tượng. Tính toán này giả định tăng trưởng mạnh ở những nơi khác (trung bình thế giới là 3,2% mỗi năm), vì vậy nó phản ánh quan điểm tương đối thận trọng về mức tăng tỉ lệ trong nền kinh tế thế giới của những Người khổng lồ - từ 4,7% lên 7,9% của Trung Quốc và từ 1,7% lên 2,4% của Ấn Độ. Về những con số này, những Người khổng lồ chiếm phần lớn tăng trưởng thực của thế giới trong khoảng thời gian từ 2005-20 so với 1995-2004, nhưng không quá lớn.7 Tuy nhiên, điều quan trọng là những tính toán về tỉ lệ tăng trưởng thực dựa trên tỉ giá hối đoái năm 2004. Khi những Người khổng lồ trở nên giàu có hơn, giá cả những dịch vụ phi thương mại của họ và tỉ giá hối đoái bão hòa sẽ cao lên. Vì vậy, đến năm 2020, tỉ trọng của những Người khổng lồ trong giá cả của năm 2020 sẽ cao hơn mức tính trong cột 2 Bảng 1.1, có thể là rất nhiều.8 Tuy nhiên, trong khoảng thời gian mà chúng ta nghiên cứu ở đây, những Người khổng lồ sẽ chưa thể thống trị nền kinh tế thế giới. Ví dụ như một sự thay đổi nhỏ ở Bắc Mỹ hay Tây Âu vẫn sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn hơn về mặt số lượng.

Cũng cần ghi chú rằng tỉ lệ tăng trưởng của những nền kinh tế đang lên

6. Có thể những dự đoán này sẽ được sửa đổi trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu 2007. Như đã nói trên, phân tích ảnh hưởng từ tăng trưởng của những Người khổng lồ chủ yếu phụ thuộc vào cơ sở ban đầu. Tính toán tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn so với thực tế gần đây là dựa trên ý kiến của các chuyên gia vào đầu năm 2006, dựa trên quan điểm về tích tụ trong tương lai, tăng trưởng lực lượng lao động, tiến triển công nghệ và cải cách chính sách.7. Nếu tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ tăng lên mức tương ứng là 8,6% và 7.3%, như giả định trong kịch bản khác ở Chương 3 và gần hơn với kế hoạch và dự đoán của các nước này, và nếu tăng trưởng của thế giới giảm xuống còn 3%, thì phần của Trung Quốc và Ấn Độ trong tổng GDP năm 2020 sẽ tăng lên đến mức tương ứng là 10,9% và 3,2%, và đóng góp của họ cho tăng trưởng sẽ là 20,1% và 5,5%.8. Nếu chúng ta áp dụng phương pháp này (tức là áp dụng mức tăng trưởng giá ổng định so với phần ban đầu) cho Nhật trong giai đoạn 1965-95, tỉ lệ của Nhật trong GDP thế giới sẽ tăng từ 4,3% lên 6,6%. Với mức giá hiện nay, mức tăng này sẽ lên đến 17,6%.

Page 26: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

8 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

thường không ổn định bằng ở các nước công nghiệp phát triển. Khi nền kinh tế đang lên có quy mô lớn lên trong nền kinh tế thế giới, sự không ổn định này sẽ ảnh hưởng nhiều hơn lên các nền kinh tế khác, và trừ khi nó có liên quan tiêu cực đến các cú sốc tăng trưởng khác thì tính không ổn định nhìn chung này sẽ tăng nhẹ.

Một cái nhìn khác về tăng trưởng của những Người khổng lồ đến từ số liệu trong quá khứ. Nhìn từ khi Trung Quốc bắt đầu cất cánh năm 1979, chúng ta có thể so sánh tiến triển của nó với các nền kinh tế công nghiệp khác (tăng trưởng của Ấn Độ thì quá gần đây để có thể so sánh theo cách này). Bảng 1.2 xem xét ví dụ của Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ trong thế kỉ 18 và 19, theo thống kê của Maddison (2003). Rất tiếc là mặc dù những số liệu thống kê này có PPP và chỉ có ở một số thời điểm cụ thể, chúng cũng cho thấy rằng cả hai nước này đều không tạo ra cú sốc lên nền kinh tế toàn cầu lớn như Trung Quốc. Như cột 1, bắt đầu với mức 2,9% tổng thu nhập toàn cầu, trong vòng 26 năm, Trung Quốc đã có mức tăng trưởng 6,6%/ năm, cao hơn mức tăng trưởng của thế giới. Theo cột 2, nước này có tỉ trọng ban đầu là 4,9% và mức độ chênh lệch tăng trưởng là 4,4%. Tỉ lệ tăng trưởng trong quá khứ thấp hơn rất nhiều, và gần với Trung Quốc nhất có lẽ là Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ 1820 - 70, trong khoảng đó mức độ chênh lệch là 3,3% trong vòng 50 năm (với tỉ trọng ban đầu thấp hơn).9 Nếu tính mức tuyệt đối, cuộc Cách mạng Công nghiệp

9. Vì không thể chọn năm cao điểm và thấp điểm một cách chính xác, chúng tôi chắc có thể đã nói cường điệu về sự khác biệt giữa Trung Quốc và các nước khác, nhưng chưa chắc kết luận định lượng của chúng tôi đã sai: : (1 + 0.065)26 cao hơn (1 + 0.033)50.

Bảng 1.2 So sánh công nghiệp hóa

GDP theo PPP

Các yếu tố so sánh

Trung Quốc, WDI, 1978-2004

Trung Quốc,

Maddison 1978-2003

Anh 1700-1820

Anh 1820-

70

Hoa Kỳ 1820-

70

Hoa Kỳ 1870-1913

Tỉ trọng ban đầu (%) 2,9 4,9 2,9 5,2 1,8 8,8

Tăng trưởng hàng năm (%) 13,3 7,5 1,0 2,1 4,2 3,9

Tăng trưởng hàng năm của thế giới (%)

6,8 3,1 0,5 0,9 0,9 2,1

Chênh lệch tăng trưởng 6,6 4,4 0,5 1,2 3,3 1,8

Số năm 26 25 120 50 50 43

Nguồn: Ngân hàng Thế giới 2005b, Chỉ số Phát triển Thế giới; Maddison 2003.

Page 27: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 9

đúng là một cuộc cách mạng vì lần đầu tiên trong lịch sử, mức độ thu nhập bình quân đầu người có thể tăng gấp đôi chỉ trong một vài thế hệ. Trong thời hoàng kim của Hoa Kỳ, thu nhập tăng cao hơn hai lần chỉ trong một thế hệ, và với mức độ tăng trưởng của những Người khổng lồ và với tuổi thọ như thế này, có thể mức thu nhập sẽ tăng hàng trăm lần chỉ trong một thế hệ.

a. Tỉ lệ tăng trưởng so với toàn cầu

Nguồn: Maddison 2003

b. Sự biến đổi của tỉ lệ GDP thế giới

Số năm kể từ thời điểm gốc

Số năm kể từ thời điểm gốc

Năm

sở =

1

3,5

3,0

2,5

2,0

1,5

1,0

0,5

0

Tỉ l

ệ G

DP

0,16

0,14

0,12

0,10

0,08

0,06

0,04

0,02

0

Trung Quốc Nhật Bản Đài Loan (Trung Quốc)Đức Hàn Quốc

Trung Quốc Nhật Bản Đài Loan (Trung Quốc)Đức Hàn Quốc

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25

Hình 1.1 So sánh Trung Quốc và những tăng trưởng trước đó

Page 28: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

10 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Hình 1.1 đưa ra phân tích tương tự cho một số trường hợp gần đây, sử dụng dữ liệu của Maddison. (Dữ liệu của ông cho Trung Quốc bị cho là quá thận trọng so với tăng trưởng - xem Holz [2006].) Lấy năm 1950 (thời điểm đầu tiên có dữ liệu hàng năm) là thời điểm ban đầu của sự tăng trưởng mạnh ở Liên bang Đức, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc), năm 1962 cho Hàn Quốc và 1979 cho Trung Quốc, chúng tôi tính (Hình 1.1a) tăng trưởng đầu ra so với tổng sản phẩm thế giới (vẫn với mức PPP không đổi), lấy năm đầu tiên là số 1 và (Hình 1.1b) sự tăng trưởng của tổng sản phẩm của nền kinh tế đó trong thế giới.

Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan (Trung Quốc) đều có mức tăng trưởng nội địa cao hơn tăng trưởng của Trung Quốc trong 25 năm “đầu tiên”, và Đức có mức tăng trưởng thấp hơn trong 12 năm đầu tiên, với Đức, năm 1950 có thể là thời điểm bắt đầu quá muộn. Sau khi quân bình với tăng trưởng thế giới (tức là xem xét tăng trưởng của các nền kinh tế đích so sánh với tăng trưởng thế giới trong khoảng thời gian tăng trưởng của các nền kinh tế này [Hình 1.1a]), tất cả các nền kinh tế, trừ Đức cho thấy có xu hướng giống nhau, ít nhất là trong vòng 20 năm. Xét về giá trị tuyệt đối, nền kinh tế của Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) rất nhỏ khi bắt đầu tăng trưởng, và kể cả Nhật bản cũng chỉ với tỉ trọng ban đầu là 3% tổng GDP thế giới, nhỏ hơn Trung Quốc. Vì vậy, xét về mức tăng tỉ lệ trong tổng sản lượng thế giới, thì tăng trưởng của Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với những tăng trưởng khác trong lịch sử.

Nếu chúng ta có dữ liệu giá thực chứ không phải PPP, tỉ trọng ban đầu của Trung Quốc chắc chắn sẽ nhỏ hơn và tỉ trọng của Nhật cũng sẽ nhỏ hơn, vì vậy so sánh sẽ ít cực đoan hơn. Tuy nhiên cũng nên nhớ rằng dữ liệu của Maddison (2003) về Trung Quốc có thể thận trọng, và bùng nổ tăng trưởng của Nhật yếu đi sau 20 năm. Mặc dù tăng trưởng của Nhật Bản phục hồi vào những năm 80, kể từ đó Nhật Bản chưa bao giờ khôi phục được tỉ lệ cao hơn 9% của GDP toàn cầu tính theo PPP, trong khi đó Trung Quốc đã chiếm 14%.

Những số liệu này chứng tỏ công nghiệp hóa của Trung Quốc là quá trình đặc biệt duy nhất và nhờ công nghiệp hóa đã tạo sự phát triển ngày nay. Trong tương lai, sẽ có thể là một cú sốc lớn cho các nền kinh tế khác. Hơn thế, điều quan trọng là Trung Quốc và Ấn Độ đang phát triển trong một thế giới mà nguồn lực ngày càng khan hiếm. Có thể những tiến bộ công nghệ sẽ tăng năng suất trên đầu người, nhưng không thể phủ nhận rằng nguồn lực toàn cầu - như đất, biển và không khí - đang chịu sức ép nặng nề.

Một con tính tương tự cho xuất khẩu, câu chuyện có thể hơi khác. Bên cạnh câu chuyện tăng trưởng xuất khẩu thần kì của Hàn Quốc (cao hơn mức trung

Page 29: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 11

bình thế giới 50 lần trong vòng 43 năm), tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc so với tăng trưởng xuất khẩu thế giới cũng gần giống như của các nước khác trong vòng 25 năm, sau đó vươn lên vị trí thứ nhất. Xét về tốc độ tăng về tỉ trọng trong tổng số hàng xuất khẩu thế giới, Đức có tốc độ tăng nhanh hơn (từ 3,2% lên 10,5% trong vòng 25 năm, so với Trung Quốc tăng từ 1,3% lên 7,2% và Nhật Bản từ 1.3 % lên 7.3 %). Trong tương lai, tỉ trọng này của Trung Quốc sẽ còn tăng lên trong khi tỉ trọng của Đức và Nhật Bản giảm và cả hai nền kinh tế này là hai nền kinh tế đang phục hồi chứ không phải đang mở rộng phát triển. Vì vậy, xét về xuất khẩu, chắc chắn Trung Quốc là cú sốc lớn nhất chúng ta đã từng chứng kiến, và tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ còn tiếp tục. Nói tóm lại, dù Trung Quốc chưa phải là một lực lượng quyết định trong nền kinh tế thế giới, cú sốc mà nó tạo ra chưa từng có tiền lệ. Rõ ràng, mối quan tâm đến những Người khổng lồ cũng là hợp lý.

Nguyên nhân tăng trưởng

Bây giờ chúng ta phân tích ngắn về động lực tạo nên tỉ lệ tăng trưởng như dự đoán ở trên của những Người khổng lồ. Nguyên nhân tăng trưởng bao gồm tăng trưởng nguồn nhân lực, tích tụ vốn và nhân lực đồng thời có thể bị hạn chế bởi suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, mức độ đổi mới công nghệ và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động. Đóng góp của những yếu tố này trong tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi cơ cấu khuyến khích trong môi trường nội địa (ví dụ như hoạt động của thị trường nguyên liệu đầu vào nhân tố và sản phẩm, khả năng tiếp cận những thị trường này, cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, và một loạt các chính sách) và bởi bản chất và mức độ hội nhập của nó vào nền kinh tế thế giới. Chúng tôi không phân tích chi tiết môi trường nội địa của những Người khổng lồ hay sự tích tụ nguyên liệu đầu vào mà sử dụng những dự đoán từ những nguồn tin khác về quy mô phát triển của những Người khổng lồ. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu nội dung những dự đoán đó để hiểu được bản chất tăng trưởng là gì.

Ở cả hai quốc gia trên, tăng trưởng dân số đã giảm và sẽ tiếp tục giảm. Dân số Trung Quốc chỉ tăng 0,6%/ năm trong khoảng 2000-2005 và đạt mức 1,32 tỉ10; dự kiến sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2032 và sau đó sẽ giảm.11 Dân số Ấn Độ tăng 1,4%/ năm trong khoảng 2000-05, đạt 1,10 tỉ và tỉ lệ tăng dân số sẽ giảm xuống còn 0,7%/ năm trong khoảng từ 2030 - 2040 (lúc đó dân số sẽ

10. Một tỉ bằng 1.000 triệu.11. Để so sánh, chúng tôi sử dụng dự đoán dân số của Liên Hiệp Quốc, không dung dự đoán trong nước.

Page 30: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

12 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

nhiều hơn Trung Quốc). Xu hướng này cho thấy tỉ lệ sinh giảm, với dân số từ 15-65 tuổi của Trung Quốc chiếm 71% vào năm 2005, giảm còn 69% năm 2020 và 62% năm 2040. Tỉ lệ tương ứng của Ấn Độ là 63% năm 2005, và 67% năm 2020. Sự sụt giảm lực lượng lao động của Trung Quốc sẽ được bù lại một phần vì tỉ lệ công ăn việc làm cao hơn, nhưng dân số trẻ của Ấn Độ sẽ chính là lí do giúp nước này thu hẹp khoảng cách thu nhập từ năm thứ 26 đến 50 của thế kỉ này.

Dân số đô thị Trung Quốc tăng từ 21% năm 1981 lên 43% năm 2005 (Cooper 2006), với tỉ lệ giảm tuyệt đối dân số nông thôn. Tuy nhiên, phần lớn công việc ở nông thôn là phi nông nghiệp. Mặc dù vậy, lao động nông nghiệp vẫn chiếm khoảng 45% tổng số việc làm và công nghiệp chiếm 22%. Vì vậy dù chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Trung Quốc góp phần quan trọng trong tăng trưởng vừa qua, tiềm năng cho tăng trưởng trong tương lai còn lớn. Điều này đặc biệt đúng vì nông nghiệp chiếm một phần rất nhỏ trong GDP (13%) so với trong tổng số công ăn việc làm. Ở Ấn Độ, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm hơn , tăng từ 23% lên 28% trong khoảng 1998 - 2001 và số lượng dân số nông thôn tăng hơn 200 triệu. Năm 2000, nông nghiệp tạo ra 59% công ăn việc làm và công nghiệp chỉ chiếm 16%. Bên cạnh đó, có rất nhiều lĩnh vực (và nhu cầu) cần tái phân bổ lại ở Ấn Độ.

Vì quy mô và tầm quan trọng trong xóa đói giảm nghèo (xem ở dưới), nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng ở cả 2 nước mặc dù ngành này không tạo ra động lực phát triển. Ở Trung Quốc, năng suất nông nghiệp khá cao và đất nông nghiệp bị mất đi do quá trình đô thị hóa và mở đường, vì vậy tăng trưởng tương lai sẽ chủ yếu phụ thuộc vào những loại giống mới và tăng cường tiếp cận thị trường. Ở Ấn Độ, nhu cầu tăng trưởng cao hơn và phạm vi tăng trưởng cũng tăng lên. Năng suất của Ấn Độ nhìn chung còn thấp, kể cả so với các nước đang phát triển, và nông nghiệp bị hạn chế bởi cơ sở hạ tầng kém và quản lý quá chặt (FAO 2006). Tăng trưởng nông nghiệp những năm gần đây quả đáng kinh ngạc, và để đạt được mức tăng trưởng theo dự kiến của chúng tôi trong tương lai (chứ chưa nói đến kế hoạch chính thức của Ấn Độ) thì cần phải tăng trưởng ít nhất với mức như thời gian qua.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đạt được những tiến bộ lớn trong giáo dục cơ bản trong hai thập kỉ qua. Năm 2000, tỉ lệ biết chữ ở người lớn ở Trung Quốc là 84% và Ấn Độ là 57%, và thanh niên (từ 15-24 tuổi) tương ứng là 98% và 73%. Bên cạnh đó, cả hai nước đều đang cải thiện nhanh chóng nguồn nhân lực với tỉ lệ nhập học trung học tương ứng là 50% và 39% năm 1998 (UNDP 2002, trang 183-84). Vào năm 2005, Ấn Độ có 2,5 triệu sinh viên tốt nghiệp

Page 31: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 13

mỗi năm, 10% trong số đó là ở các ngành kĩ thuật (Cooper 2006); Trung Quốc có 3,4 triệu sinh viên tốt nghiệp, với 151.000 tốt nghiệp sau đại học (Tóm tắt Thống kê Trung Quốc 2005, trang 175-76). Tính tới năm 2004, khoảng 1/5 số dân Trung Quốc trong độ tuổi làm việc có bằng đại học (Cooper 2006), mặc dù dân số trong độ tuổi này đang giảm dần.

Tăng trưởng đáng ngạc nhiên về số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc và Ấn Độ dẫn tới dự báo rằng tỉ trọng của những Người khổng lồ trong các ngành kỹ thuật cao trên thế giới sẽ tăng lên và nâng cao lợi thế so sánh của họ trong tương lai. Tuy nhiên, Viện McKinsey Global Institute (2005) cho rằng chỉ 10% số sinh viên tốt nghiệp của Trung Quốc và Ấn Độ hiện đạt tiêu chuẩn tuyển dụng của các công ty lớn của Mỹ; và, chắc chắn điều này sẽ thay đổi trong tương lai, song hiện tại chưa thể đánh giá rằng những người Khổng lồ có lực lượng lao động chất lượng cao.12

Về đầu tư xây dựng cơ bản, tỉ lệ đầu tư cơ bản bình quân trên tổng GDP là 42% đối với Trung Quốc và 24 % với Ấn Độ, trong khoảng năm 1990 đến 2003. Tỉ lệ cao hơn ở Trung Quốc phản ánh Trung Quốc đầu tư nhiều vào những cơ cấu đòi hỏi nguồn vốn lớn và vào cơ sở hạ tầng (bao gồm cả nhà cửa) và nhờ đó đã tạo ra mức tăng trưởng nhanh (Srinivasan 2006). Các dự án xây dựng cơ bản chủ yếu sử dụng nguồn tài chính từ tiết kiệm nội địa, và tỷ lệ tiết kiệm trong nước cao là một trong những lý do dẫn tới tăng trưởng cao ở Trung Quốc. Mặt khác, tổng sản lượng có tính đến mọi yếu tố (TFP), đã tăng lên đáng kể, dù không quá lớn ở mức 2,5% với cả Trung Quốc và Ấn Độ kể từ năm 1995, và những chỉnh sửa số liệu GDP sẽ làm tăng số liệu ước tính của Trung Quốc. Phần lớn tăng trưởng TFP ước tính phản ảnh việc tái phân bổ lao động từ ngành nông nghiệp và khu vực nhà nước sang các hoạt động thị trường.

Một câu hỏi rất tự nhiên xung quanh con số dự đoán tăng trưởng là biên độ sai số là bao nhiêu? Nhìn chung, chúng tôi tin tưởng con số dự tính trong Bảng 1.1 là thận trọng và tương đối thiết thực, nhưng một số nhà bình luận cho rằng vấn đề môi trường, phân bổ thu nhập, quản trị nhà nước và nhiều yếu tố khác nữa trở nên dễ bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, sau khi phân tích những hệ quả của quan điểm chính của chúng tôi, chúng tôi tiếp tục đánh giá tính dễ bị tổn thương này. Phần còn lại trong Chương Mở đầu, chúng tôi tóm tắt bối cảnh chung và các chương khác của cuốn sách.

12. Trong tương lai dài hạn, rõ ràng tính kinh tế của việc tích tụ lao động trình độ cao cho thấy Trung Quốc và Ấn Độ có thể trở thành nơi thu hút khoa học và kĩ thuật. Nếu như vậy có thể thay đổi vị thế của hai nước này một cách đáng kể.

Page 32: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

14 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Thương mại Quốc tế

Tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ ảnh hưởng đến các nước khác thông qua nhiều kênh khác nhau, nhưng thương mại quốc tế được coi gây ảnh hưởng mạnh nhất và trực tiếp nhất. Trong Chương 2, các tác giả đánh giá những tiến bộ về năng lực công nghiệp của những Người khổng lồ, và Chương 3 xây dựng mô hình thương mại quốc tế trong đó bao gồm tăng trưởng của những Người khổng lồ.

Mở rộng thương mại

Tăng trưởng thương mại của Trung Quốc kể từ năm 1978 thực sự là một điều thần kỳ, và kể từ đầu những năm 1990, Ấn Độ đã cất cánh. Với 5,7% xuất khẩu và 4,8% nhập khẩu, tỉ trọng hàng hóa của Trung Quốc trong tổng số hàng hóa và dịch vụ thế giới đã vượt quá tỉ trọng GDP của Trung Quốc trong GDP thế giới (xem Bảng 1.3). Điều này là tương đối đặc biệt đối với một nền kinh tế lớn, mặc dù một phần nào đó nó thể hiện việc Trung Quốc tham gia vào chuỗi sản xuất Châu Á. Thông qua việc hội nhập này, có đến một phần ba giá trị xuất khẩu (hàng hóa có thể tính được) là từ đầu vào nhập khẩu chứ không phải từ nguyên liệu giá trị gia tăng nội địa - vốn là yếu tố để tính GDP.13 Với mức tăng trưởng trung bình 15,1%/ năm từ 1995 - 2004, Trung Quốc đóng góp 9% tăng thêm về xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ), và 8% tăng về nhập khẩu (cũng sau Hoa Kỳ).

Với những con số này, Trung Quốc là một nhà nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa quan trọng, với thị phần tương ứng là 6,2% và 7,7% năm 2004. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là linh phụ kiện cho các hoạt động lắp ráp và thiết bị xây dựng cơ bản, và xuất khẩu chủ yếu là hàng thành phẩm. Một đặc điểm nổi bật của hàng xuất khẩu Trung Quốc là hàm lượng công nghệ ngày càng tăng. Devlin, Estevadeordal, và Rodríguez-Clare (2006) đã cho thấy rằng hàng hóa xuất khẩu với hàm lượng kỹ thuật cao đang dần dần thay thế hàng hóa công nghiệp thấp; Lall và Albaladejo (2004) dự báo sẽ có sức ép cạnh tranh lớn từ Trung Quốc trong thị phần thấp của loại hàng hóa công nghệ cao (ví dụ như ô tô, máy móc và hàng điện tử); và Freund và Ozden (2006) đã cho thấy Trung

13. Bên cạnh đó, như Bergsten và các tác giả khác (2006) đã chỉ ra, phần lớn việc tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc được bù lại bởi việc giảm thâm hụt thương mại với các nước khác. Kết quả này phù hợp với quá trình chuyển giao lắp ráp dần từ khu vực đó sang Trung Quốc.

Page 33: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 15

Quốc đang thay thế hàng hóa xuất khẩu của Trung Mỹ trong phần lớn các ngành hàng có liên quan đến sản xuất ở các nước có mức lương tương đối cao. Những tiến bộ này cho thấy Trung Quốc đã tăng nhập khẩu những phụ kiện phức tạp hơn (xem Branstetter và Lardy 2006), đồng thời đã có những cải tiến trong sản xuất trong nước.

Đáng ngạc nhiên hơn là lượng nhập khẩu hàng sơ cấp của Trung Quốc. Những năm gần đây, tiêu thụ đậu tương tăng 15%/năm và tiêu thụ dầu đậu tương và dầu cọ tăng ở mức tương ứng là 20% và 25% (Streifel 2006). Phần lớn là nhập khẩu. Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn về nhiên liệu và khoáng chất, chiếm tới 40% tăng trưởng thị trường thế giới kể từ năm 1995. Một phần tăng trưởng nhập khẩu nguyên liệu được cân bằng bởi việc suy giảm ở các nước mà Trung Quốc đã thay thế vai trò sản xuất, nhưng chủ yếu là do việc tăng nhu cầu: hàng triệu người Trung Quốc đang bắt đầu mua hàng tiêu dùng và các loại hàng khác khi họ giàu có hơn, và hàng xuất khẩu Trung Quốc giá rẻ cũng khuyến khích tiêu dùng ở những nước khác.

Page 34: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

16 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg LồB

ảng

1.3

Thư

ơng

mại

hàn

g hó

a và

dịc

h vụ

ở s

áu n

ền k

inh

tế lớ

n

Phần

trăm

Nền

kinh

tế

Xuất

khẩ

u hà

ng h

óa v

à dị

ch v

ụN

hập

khẩu

hàn

g hó

a và

dịc

h vụ

Tỉ tr

ọng

(200

4)

Tỉ tr

ọng

tron

g tă

ng

trưở

ng(1

995–

2004

)

Tỉ lệ

tăng

tr

ưởng

dự

kiến

(200

5–20

)

Tỉ tr

ọng

tron

g tă

ng

trưở

ng20

05–2

0Tỉ

trọn

g(2

003)

Tỉ tr

ọng

tron

g tă

ng

trưở

ng(1

995–

2003

)

Tỉ lệ

tăng

tr

ưởng

dự

kiến

(200

5–20

)

Tỉ tr

ọng

tron

g tă

ng

trưở

ng20

05–2

0

Trun

g Q

uốc

5,7

8,9

7,8

15,4

4,8

7,8

6,6

11,0

Ấn Đ

ộ1,

21,

87,

52,

71,

11,

86,

32,

2

Hoa

Kỳ11

,2a

10,7

3,4

9,9

16,5

24,1

3,5

15,4

Nhậ

t bản

5,4a

–3,7

4,2

6,3

4,7

–0,8

3,5

4,4

Đức

9,1

7,7

1,8

3,8

8,2

3,6

2,0

3,9

Braz

il1,

00,

51,

70,

40,

70,

34,

30,

8

Ngu

ồn: C

hỉ số

phá

t triể

n Th

ế gi

ới.

Ghi

chú

: Đón

g gó

p tr

ung

bình

cho

tăng

trưở

ng tr

ong

khoả

ng 2

005–

20 đ

ược

tính

dựa

trên

tỉ lệ

tăng

trưở

ng x

uất k

hẩu

dự tí

nh.

a. 2

003.

Page 35: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 17

Dữ liệu về tổng số tiêu dùng các loại hàng sơ cấp đưa ra trong Bảng 1.4 khẳng định lại tầm quan trọng của Trung Quốc và Ấn Độ trong thị trường hàng hóa thế giới. Về sắt và than, Trung Quốc luôn đứng đầu, với tỉ trọng

Bảng 1.4 Tỉ trọng tiêu thụ các loại hàng hóa sơ cấp thế giới

Tỉ lệ theo số lượng

Tên loại hàng Trung Quốc Ấn Độ Hoa Kỳ

Nông nghiệp 2003

Lúa mì 15,2 13,5 5,4

Gạo 29,7 21,4 1,0

Ngô 17,0 2,2 32,5

Đậu tương 19,2 3,7 24,0

Dầu đậu tương 24,4 6,4 25,7

Dầu cọ 15,8 15,3 0,6

Đường 6,6 15,2 12,5

Chè 14,4 17,5 3,8

Cà phê 0,4 0,8 16,8

Cotton 31,2 12,8 6,9

Cao su 23,5 8,4 12,9

Kim loại 2005

Nhôm 22,5 3,0 19,4

Đồng 21,6 2,3 13,8

Chì 25,7 1,3 19,4

Niken 15,2 0,9 9,5

Thiếc 33,3 2,2 12,1

Kẽm 28,6 3,1 9,0

Quặng sắt 29,0 4,8 4,7

Sản xuất thép 31,5 3,5 8,5

Nhiên liệu 2003

Than 32,9 7,1 20,6

Dầu 7,4 3,4 25,3

Nhiên liệu (tổng) 12,6 3,6 23,4

Phát điện 11,4 3,8 24,3

Nguồn: Streifel 2006.

Page 36: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

18 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

tương ứng là 15% đến 33% tổng số tiêu dùng thế giới, và Mỹ đứng thứ hai hoặc ba; và về các năng lượng nhiên liệu khác, Mỹ đứng đầu và Trung Quốc thứ hai hoặc ba. Những Người khổng lồ là người tiêu dùng quan trọng đối với các sản phẩm nông nghiệp, và Ấn Độ đứng đầu về tiêu thụ đường và chè.

Nhu cầu tăng lên của những Người khổng lồ về hàng hóa rõ ràng ảnh hưởng đến giá, nếu các yếu tố khác không đổi, nhưng giá cũng phụ thuộc nguồn cung. Phần lớn các nhà phân tích cho rằng trong những năm gần đây, nhu cầu của Trung Quốc đã làm tăng giá hầu hết các loại kim loại, vì tăng cung không đáp ứng nổi cầu.14 Chỉ có một ngoại lệ (không phải hoàn toàn) là nhôm, với loại hàng này Trung Quốc là nhà nhập khẩu và sản xuất khoảng 25% tổng sản lượng toàn thế giới. Nếu so sánh với mức tăng giá đồng lên đến 379% từ tháng 1/2002 đến tháng 6/2006, giá nhôm tăng không nhiều – chỉ có 80% (Streifel 2006).

Thương mại hàng hóa của Ấn Độ cho đến nay là chưa đáng kể, và bắt đầu tăng lên khi các rào cản thương mại được dỡ bỏ. Nước này chiếm khoảng 2%/năm tăng trưởng trong xuất khẩu và nhập khẩu toàn cầu trong giai đoạn 1995 - 2004. Thương mại của những Người khổng lồ sẽ tiếp tục tăng mạnh trong vòng vài năm tới nên sẽ ảnh hưởng tới giá và điều quan trọng cơ cấu hàng xuất khẩu của hai Người khổng lồ rất khác nhau. Mặt hàng xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất của Ấn Độ là đá quý (khoảng 1/8 tổng số hàng xuất khẩu), nhưng nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất là hàng chế biến công nghiệp hiện đang tăng mạnh. Ngành xuất khẩu năng động nhất của Ấn Độ là các dịch vụ dựa trên công nghệ thông tin (IT) cho các công ty toàn cầu, bao gồm các trung tâm trả lời điện thoại và ứng dụng tin học, thiết kế, và bảo trì phần mềm. Những hoạt động này đòi hỏi có lao động sử dụng tiếng Anh thành thạo và nguồn lao động này ở Ấn Độ dồi dào và giá thấp. Khách hàng mua những dịch vụ này chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ, nhưng số lượng hợp đồng phát triển phần mềm từ Nhật Bản và Hàn Quốc đang tăng lên (Fujita và Hamaguchi 2006). Mặc dù năng động như vậy nhưng tổng xuất khẩu dịch vụ thương mại của Ấn Độ (40 tỉ USD năm 2004) vẫn kém Trung Quốc (62 tỉ USD), mặc dù trong số đó Ấn Độ có 17 tỉ USD của ngành truyền thông và phần mềm (có thể nói đó là ngành cao cấp), so với 3,6 tỉ USD của Trung Quốc về phần mềm. Tuy nhiên, cả hai nước vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong xuất khẩu dịch vụ toàn cầu (mức tương ứng là 1,8% và 2,8%).

Dịch vụ chỉ chiếm khoảng 41% GDP của Trung Quốc (kể cả sau khi tính

14. Tăng giá một số loại hàng hóa mềm cũng cao (ví dụ như cao su) nhưng dường như còn các yếu tố khác bên cạnh tăng trưởng của Trung Quốc (Streifel 2006)

Page 37: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 19

toán lại gần đây), so với khoảng 52% ở các nước có thu nhập trung bình thấp, điều này chính là cơ hội phát triển nếu các nhà cung cấp dịch vụ của Trung Quốc bắt đầu nắm bắt và làm chủ công nghệ dịch vụ thế giới như họ đã làm chủ công nghệ sản xuất. Tại Ấn Độ, dịch vụ chiếm 51%, cao hơn so tỉ lệ ở các nước thu nhập thấp, và Ấn Độ có một khu vực xuất khẩu năng động – kinh doanh và dịch vụ IT. Tuy nhiên, ngành IT chỉ chiếm 6% tổng doanh thu của khu vực dịch vụ, và chỉ có khoảng 3 triệu nhân công. Bên cạnh đó, dường như IT còn quá tập trung vào chuỗi hàng thấp và trung cấp (Commander và các tác giả khác, 2004) Vì vậy, chỉ riêng thương mại dịch vụ sẽ không thay đổi hoàn toàn bộ mặt của nền kinh tế Ấn Độ.

Địa lý công nghiệp: Phát triển lợi thế so sánh

Câu hỏi quan trọng tiếp theo là thương mại quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ phát triển như thế nào? Trước khi đi vào con số cụ thể, cần xem xét một số xu hướng định tính về năng lực công nghiệp và dịch vụ: cả Trung Quốc và Ấn Độ đều chứng tỏ họ có thể nâng cao khả năng trong các ngành cụ thể, và đây là chủ đề chính của Chương 2. Như đã nhận xét, mặc dù xuất khẩu dịch vụ đối với Ấn Độ là quan trọng, song dường như chưa có mô hình hoàn toàn mới về xuất khẩu dịch vụ; và truyền thống nhập khẩu hàng sơ cấp của Trung Quốc dường như vẫn tăng. Vì vậy, mô hình sản xuất và xuất khẩu trong tương lai sẽ đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của cả hai nước.

Động lực chính của cả hai Người khổng lồ là thị trường trong nước lớn bao gồm tầng lớp trung lưu (khoảng 1 ngàn tỉ USD mỗi năm ở Trung Quốc và 250 tỉ USD ở Ấn Độ, và nguồn nhân công dồi dào, ít nhất là ở Trung Quốc, cộng với khả năng công nghiệp trong nước được hỗ trợ bởi đầu tư trong và ngoài nước. Động lực thứ nhất (thị trường lớn bao gồm tầng lớp trung lưu) sẽ tạo cơ sở cho các ngành công nghiệp với kinh tế quy mô lớn, và động lực thứ hai (lực lượng lao động) sẽ duy trì mức lương thấp và giúp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhân công tồn tại. Những đặc điểm này kết hợp với nhau tạo thành yếu tố có lợi cho các ngành công nghệ trung và cao, như ô tô, hàng điện tử, và hàng gia dụng – và trong tương lai, là thuốc và cơ khí. Chương hai tổng kết quá trình phát triển nhanh chóng của công nghệ và tổ chức, và tương lai sáng lạn của những ngành này.

Ở Trung Quốc, các ngành sản xuất công nghệ thấp và sử dụng nhân công sẽ tồn tại, nhưng sẽ không tiếp tục đặt tại những trung tâm công nghiệp dọc theo bờ biển phía đông, nơi chi phí sản xuất đang tăng. Chắc chắn một số ngành

Page 38: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

20 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

có tay nghề thấp sẽ dịch chuyển sang nước khác, kể cả Ấn Độ, song chủ yếu sẽ chuyển dần vào đại lục và các trung tâm nông nghiệp, nơi có nguồn nhân công dồi dào có thể đào tạo và huy động cho hoạt động công nghiệp được. Đầu ra và thu nhập tăng nhờ quá trình dịch chuyển này cũng là một phần lợi ích sau khi đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng.

Giáo dục đại học đang bùng nổ ở Trung Quốc, với phần lớn sinh viên học ngành khoa học và kĩ thuật, và nhiều người Trung Quốc có trình độ cao hiện sống ở nước ngoài đang trở về nước. Tập trung những bộ óc siêu việt của Trung Quốc sẽ giúp Trung Quốc trở thành một đối thủ chính trong các ngành công nghệ phức tạp, song nhu cầu về nhân công có chất lượng hoạt động trong dịch vụ công, quản lý, và giáo dục có thể sẽ cản trở sự việc vươn lên dẫn đầu về công nghệ hay sáng tạo trong một số lĩnh vực trong một thời gian nhất định. Và hậu quả là Trung Quốc tiếp tục phải nhập khẩu hàng hóa có độ phức tạp cao, bao gồm cả hàng hóa vốn, từ nước ngoài.

Trung Quốc nằm ở vị trí trung tâm của mạng lưới sản xuất từ Đông Nam sang Đông Á. Chính sách nhập khẩu miễn thuế linh phụ kiện cho tái xuất vừa bảo vệ các nhà sản xuất hàng nguyên liệu trung gian và và cả nhà sản xuất hàng thành phẩm cho thị trường nội địa tiêu thụ nội địa chắc chắn sẽ khuyến khích Trung Quốc mở cửa hơn nữa. Chính sách này sẽ tiếp tục mở ra khi các hàng rào bảo hộ giảm dần và thị trường trong nước lớn lên, khiến các nhà sản xuất linh phụ kiện thấy hấp dẫn hơn khi chuyển dần sang dây chuyền sản xuất và thị trường. Vì vậy, điều bất ổn định lớn nhất là tương lai thế nào với các nhà cung cấp hàng hóa trung gian cho các ngành công nghiệp Trung Quốc, chủ yếu từ Đông Á và Đông Nam Á.

Ấn Độ nhỏ và nghèo hơn Trung Quốc (thu nhập bình quân đầu người tính theo ngang giá sức mua PPP khoảng 3.000 USD so với 5.000 USD của Trung Quốc) và như phân tích trên, Ấn Độ chưa phải là nước lớn trong sản xuất quốc tế. Cho tới nay, Ấn Độ đã thành công trong việc xuất khẩu hàng may mặc, và với số lượng đông đảo những lao động không có tay nghề nên Ấn Độ chắc chắn duy trì được lợi thế trong ngành công nghiệp này. Ấn Độ cũng đang trở thành nước sản xuất dược phẩm lớn nhờ có số lượng lớn các công ty dược phẩm, đông đảo sinh viên tốt nghiệp, và thị trường trong nước rộng lớn. Cũng nhờ những yếu tố trên, Ấn Độ đã xây dựng được uy tín trong một số ngành cơ khí và dịch vụ. Các ngành công nghiệp khác có tiềm năng mở rộng đáp ứng nhu cầu trong nước trong thời gian nghiên cứu gồm sắt, hàng hóa trắng, hàng điện tử. Vì vậy, Ấn Độ sẽ tăng trưởng mạnh về sản xuất chế biến trong thập kỉ tới song sẽ không có đột biến lớn trong xuất khẩu.

Page 39: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 21

Dù có nhiều tiềm năng thành công, Trung Quốc và Ấn Độ không thể có lợi thế so sánh trong mọi lĩnh vực. Điều này ảnh hưởng như thế nào tới các nước khác? Để trả lời câu hỏi này, cần cách tiếp cận vững chắc hơn dựa trên bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và của những Người khổng lồ nói riêng ngày càng gặp nhiều khó khăn.

Điểm cân bằng chung

Chương 3 phân tích tăng trưởng và năng lực của những Người khổng lồ và những ảnh hưởng của nó đến thương mại quốc tế. Một số phương pháp tiếp cận đã được sử dụng để trả lời câu hỏi trên. Một số học giả tập trung vào quan hệ thương mại song phương – ví dụ như DfID (2005) và Jenkins và Edwards (2006). Quan hệ thương mại song phương là quan hệ trực tiếp nhất giữa hai quốc gia. Và khi hai quốc gia cùng cạnh tranh ở thị trường nước thứ 3, thì ngay cả khi giữa hai nước không có quan hệ thương mại trực tiếp thì ảnh hưởng qua lại giữa hai bên rất lớn. Hơn nữa, khi nhu cầu của Trung Quốc tăng lên, khó khăn về nguyên liệu đầu vào sẽ quyết định xuất khẩu của các nước này vào Trung Quốc chứ không do yếu tố tỉ trọng hiện nay của các nước này trong nhập khẩu của Trung Quốc quyết định.

Nghiên cứu tập trung vào thị trường quốc tế và so sánh xu hướng thương mại của Trung Quốc và nước được nghiên cứu. Các nghiên cứu cho rằng các nước với cơ cấu xuất khẩu giống Trung Quốc sẽ chịu thiệt thòi khi Trung Quốc tăng trưởng, trong khi các nước có hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng mạnh (xem Lall và Weiss 2004; Goldstein và các tác giả khác, 2006; và Stevens và Kennan 2006). Thông tin này rất hữu ích vì nó khẳng định cơ chế chính kết nối tăng trưởng hàng hóa giữa hai nước là tăng trưởng thế giới, và trong tương lai trung hạn, vị trí của thị trường không quan trọng bằng cán cân cung cầu. Tuy nhiên, phương pháp này bỏ qua đặc điểm chính của Trung Quốc – kích cỡ của nước này. Ví dụ gía trị 1% xuất khẩu một mặt hàng cụ thể của Trung Quốc nhiều hơn giá trị xuất khẩu mặt hàng đó của Thái Lan kể cả khi mặt hàng đó chiếm 5% tổng xuất khẩu của Thái Lan. Hơn nữa, vì dựa hoàn toàn vào số liệu thương mại quốc tế, phương pháp này không tính đến khó khăn về nguồn lực cho phát triển trong tương lai của Trung Quốc, cũng như ảnh hưởng của nó đối với giá tương đối, cả hai yếu tố này đều có thể điều chỉnh đặc điểm ban đầu.

Phân tích ảnh hưởng thương mại từ tăng trưởng của những Người khổng lồ giải quyết những câu hỏi này bằng việc đưa ra mô hình Cân bằng tổng thể có

Page 40: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

22 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

thể tính được (CGE). Mô hình CGE tạo ra sự thống nhất nội bộ trong các kết luận của nó, mô hình này giả định mất cân bằng trong thương mại phải được kiểm soát và cung đối với mỗi loại hàng hóa và yếu tố sản xuất bằng cầu. Khi đánh giá ảnh hưởng của những cú sốc lớn có giá trị bằng khoảng hai lần nền kinh tế của Người khổng lồ, mô hình này đặc biệt quan trọng và đương nhiên nó cũng có những điểm yếu. Mô hình này dùng công nghệ hằng số thu nhập – dựa trên quy mô đơn giản; năng suất; lao động, và vốn đều là biến ngoại sinh, và quan hệ hành vi đơn giản Phương pháp mô hình hóa này ít sử dụng số liệu thương mại chi tiết mà chủ yếu là các phương pháp đã nói trước, song cũng cố gắng khái quát những đặc điểm trong quan hệ thương mại, chính sách thương mại, cấu trúc sản xuất, và thị trường các yếu tố sản xuất vào năm 2001 (năm cơ sở của mô hình) và ước tính các chỉ số hành vi tại nhiều thị trường khác nhau.

Chương 3 “tính toán nền kinh tế thế giới” trong tương lai dựa trên cơ sở từ 2001 – 2005, có tính đến sự mở rộng của Liên minh Châu Âu, quá trình tự do hóa thương mại sau khi hoàn thành vòng đàm phán Uruguay, quá trình tự do hóa gần đây của Ấn Độ, và việc Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại Quốc tế. Chương này cũng giả định Ấn Độ sẽ tiếp tục quá trình cải cách thuế và thương mại đến năm 2020, và sử dụng ước tính tăng trưởng năng suất và nguồn cung đầu vào ở tất cả các nước và khu vực là biến ngoại sinh. Những ước tính này lấy từ “ước tính chính” của Ngân hàng Thế giới và vì vậy liên quan đến tỉ lệ tăng trưởng trong Bảng 1.1. Tóm lại, tỉ lệ tăng trưởng nhập khẩu/năm ước tính tăng khoảng 6,6% và 6,3% tương ứng cho Trung Quốc và Ấn Độ, và tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu/ năm 7,8% và 7,5% cho Trung Quốc và Ấn Độ (xem Bảng 1.3). Những tỉ lệ này ngầm định rằng Trung Quốc sẽ đóng góp 15% vào tổng mức tăng trưởng xuất khẩu và 11% vào nhập khẩu, trong khoảng 2005 đến 2020, so với con số tương ứng của Mỹ là 10% và 15 %; Ấn Độ 2,7% và 2,2%. Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu không có nghĩa là Trung Quốc và Ấn Độ được hưởng thặng dự thương mại tăng thêm vì giá tương đối thay đổi. Trên thực tế, vì lý do kỹ thuật, chúng tôi giả định cán cân tài khoản vãng lai hiện nay bằng mức năm 2001 (tỷ lệ so với GDP) là +1,3% cho Trung Quốc và +0,3% cho Ấn Độ. Như đã nói ở trước, chúng tôi nhấn mạnh rằng những tỉ lệ tăng trưởng này không phải là dự đoán, nhưng có thể là quy mô đáng tin cậy để xác định thứ tự và là cơ sở cho một số thử nghiệm.

Câu hỏi tiếp theo là điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng cao hơn ở mức tương ứng là 1,9 điểm % và 2,1 điểm % mỗi năm, do năng suất

Page 41: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 23

sản xuất đuợc cải thiện ở trong tất cả các ngành?15 Giả định này cho thấy ảnh hưởng trực tiếp từ tiến bộ của những Người khổng lồ, và chúng tôi phân tích nhân tố này độc lập riêng biệt và đồng thời phân tích thêm kèm với một giả định khác rằng năng suất tăng đã cải thiện cả về số lượng và chất lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ. Những tiến bộ này đã nâng cao năng suất (hay giá trị) của hàng hóa Trung Quốc và Ấn Độ cho người sử dụng (hay người tiêu dùng), và vì vậy tạo thêm thu nhập cho họ. Đây là 3 tác động chính tới những nước khác: xuất khẩu của các nước gặp phải cạnh tranh khốc liệt hơn vì chi phí sản xuất của những Người khổng lồ giảm; hàng nhập khẩu từ những Người khổng lồ rẻ hơn, và các nước được hưởng lợi do tổng cầu tăng lên vì năng suất nâng cao nên thu nhập thực tế của cả những Người khổng lồ và thế giới cùng tăng lên. Cân bằng những yếu tố trên ở mỗi nước là khác nhau, nhưng vì các nước nhập khẩu khối lượng lớn từ những Người khổng lồ nên tất cả đều đều có phần từ tăng trưởng cầu và đều được lợi. Trong khi tính toán với giả định chỉ có tăng trưởng, có một vài ngoại lệ các nước bị thiệt hạt là là một số nước Đông Nam Á, phần còn lại của Nam Á, và Châu Âu sẽ bị thiệt (xem Bảng 3.7, Chương 3).

Khi yếu tố chất lượng sản phẩm được cải thiện ở những Người khổng lồ, thì thua lỗ của Phillipines tăng lên (vì nuớc này phụ thuộc vào hàng điện tử và mặt hàng này cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc) nhưng các nước khác thì được lợi, mặc dù đối với Singapore và các nước Nam Á thì mối lợi này chưa đủ để các nước này được coi là hoàn toàn hưởng lợi. Đối với họ, ảnh hưởng từ cạnh tranh tăng lên sẽ chiếm ưu thế.

Tuy nhiên, kể cả đối với những nước hưởng lợi, không phải lúc nào mọi việc cũng sẽ suôn sẻ. Những Người khổng lồ tăng thị phần của họ trong sản xuất chế biến, nên sản lượng sản xuất của các nước khác sẽ bị giảm so với năm cơ sở, đặc biệt là đối với hàng dệt may và điện tử- những ngành hàng nhạy cảm nhất với cạnh tranh. Vì vậy, thành công của những Người khổng lồ nhìn chung là tin tức tốt đẹp cho các nước khác, song những nước này cũng chịu sức ép phải điều chỉnh.

Kết quả trên cho thấy mối quan ngại lớn nhất của các nước khác là những Người khổng lồ, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ dịch chuyển đến “sân chơi” của mình – kể cả về sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm – và quan điểm này được củng cố bởi giả định rằng tiến bộ công nghệ chỉ giới hạn trong những

15. Tăng trưởng TFP trung bình từ 1,9% hàng năm trong cơ sở lên đến 3,8% cho Ấn độ và từ 2,5% lên 4,6% mỗi năm cho Trung Quốc.

Page 42: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

24 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

ngành được nêu trong Chương 2 và những ngành đó có tính cạnh tranh tăng lên. Trong những trường hợp này, thương mại thế giới tăng mạnh vì ngành xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ tăng mạnh; các nước khác điều chỉnh mô hình sản xuất của mình để thích nghi với cú sốc này, giảm một nửa sản xuất máy móc và hàng điện tử và tăng gấp đôi sản xuất hàng may mặc, da và gỗ (so với năm cơ sở). Kết luận của Freund và Ozden (2006) rằng, ở Trung Mỹ các nhà sản xuất lo ngại về cạnh tranh với Trung Quốc và Ấn Độ hoàn toàn có lý do. Tuy nhiên, phân tích điểm cân bằng chung như trên cho thấy lợi ích thu được từ hàng nhập khẩu rẻ và tăng trưởng thế giới thường cao hơn.

Bài toán lập mô hình là đưa giả định và không hoàn toàn là dự đoán. Không nên chỉ lấy những con số này, và kể cả trong những phép tính trung bình (hoàn toàn trên máy) thì vẫn có những sự khác biệt về ảnh hưởng lớn đối với các loại hàng khác nhau. Kết quả là ảnh hưởng ở một số lĩnh vực do tăng trưởng của Người khổng lồ có thể lớn hơn, nhưng nếu điều chỉnh phù hợp với tình hình mới, phần lớn các nước sẽ có lợi.

Hội nhập tài chính quốc tế

Trung Quốc và Ấn Độ đang hoặc có tiềm năng trở thành những Người khổng lồ trong thương mại quốc tế, nhưng vị thế của họ trong tài chính quốc tế lại chưa rõ ràng. Như tác giả chương 4 đã chỉ ra (Bảng 4.3), Trung Quốc hiện là nước nhận đầu tư nước ngoài (FDI) lớn thứ bảy trên thế giới (4,1% của tổng toàn thế giới), và Trung Quốc và Ấn Độ, tương ứng là nước đứng thứ nhất và thứ năm về dự trữ ngoại tệ. Ngoài hai yếu tố này, họ chỉ là những người tí hon trong hệ thống tài chính quốc tế.

Một câu hỏi về dòng tài chính của Trung Quốc và Ấn Độ là liệu hai nước có thể hấp thụ đầy đủ nguồn FDI, nếu không nguồn vốn FDI này sẽ chảy sang các nước khác. Lập luận ở trên cho rằng tăng trưởng của những Người khổng lồ sẽ làm thay đổi lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh, và vì vậy tạo ra thay đổi cơ hội đầu tư và tất yếu sẽ có thay đổi vê FDI. Sẽ có một số ảnh hưởng bất lợi với một số đối tác (ví dụ khi một nhà máy sản xuất linh kiện chuyển từ Malaysia sang Trung Quốc), song có những ảnh hưởng tích cực (đầu tư vào sản xuất hàng hóa hay nhà máy chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc và Ấn Độ). Loại ảnh hưởng này nằm ẩn trong những ý kiến thảo luận nêu trên.

Nhưng đây không phải là cách trình bày vấn đề thông thương: nỗi lo ngại phổ biến là các nước khác không tận dụng được cơ hội đầu tư vì thiếu nguồn

Page 43: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 25

lực. Rõ ràng, nếu mức tiết kiệm toàn cầu là cố định, thì cơ hội đầu tư tốt vào những Người khổng lồ sẽ khiến không còn tiền để đầu tư ở nơi khác; và khi thu được lợi nhuận cao, tiết kiệm sẽ tăng lên và hay nói cách khác, Người khổng lồ tích tụ được tư bản mà không cần phải vay mượn ở chỗ khác. Tuy nhiên, cần đánh giá xem xét khả năng hấp thụ vốn của những Người khổng lồ có quá lớn đến mức triệt tiêu đầu tư vào các nước khác không. Cho tới nay, tình hình ở Trung Quốc khẳng định tình trạng trên chưa xảy ra, và mặc dù nước này hiện thu hút tới 18% dòng vốn FDI toàn cầu, 1/3 số đó “ đi đường vòng” (vốn Trung Quốc đưa qua Hồng Kông (Trung Quốc] để được hưởng lợi ưu đãi thuế cho đầu tư nước ngoài), và khoảng 1/3 từ người Trung Quốc di cư và và chỉ đầu tư vào Trung Quốc (Cooper 2006). Khi Ấn Độ thu hút được nguồn FDI lớn hơn, tỉ trọng nguồn vốn FDI của nước này (0,4% thế giới) đạt gần tới tỉ trọng của GDP (1,7%) hơn, nhưng quy mô sẽ không lớn trong vòng một thập kỉ tới, và sẽ chủ yếu do nười Ấn Độ di cư đầu tư.

Trung Quốc và Ấn Độ cũng là những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI – cho dù hiện tại lượng đầu tư còn nhỏ, nhưng có tiềm năng tăng trưởng mạnh. Trung Quốc có tổng tài sản khoảng 45 tỉ USD và dòng vốn đầu tư ra nước ngoài hàng năm khoảng 5,5 tỉ USD (Broadman 2007), chủ yếu vào châu Á (đặc biệt là Hồng Kông [Trung Quốc]) và Châu Mỹ Latinh. Châu Phi cũng bắt đầu là điểm đến của FDI từ nước này đang cố gắng tiếp cận nguồn nhiên liệu và nguyên liệu thô. FDI tại các nước đang phát triển nhiều khi được kết hợp với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (Kaplinsky, McCormick, và Morris 2006). Đối với Ấn Độ, nguồn vốn từ thị trường chứng khoán là 5 tỉ USD và đầu tư ra nước ngoài khoảng 1 tỉ USD.

Đặc điểm dễ thấy trong danh mục đầu tư hiện nay của những Người khổng lồ là tính không đối xứng: tài sản chủ yếu là tài sản dự trữ lợi nhuận thấp (Trung Quốc và Ấn Độ tương ứng là 67% và 82%), trong khi các khoản nợ của họ là FDI và đầu tư theo danh mục lại có lợi nhuận cao.16 Sự khác biệt này phản ánh những cản trở và hạn chế trong hệ thống tài chính nội địa, vì vậy khi tài chính được tự do hóa, chúng ta sẽ thấy danh mục đầu tư của họ sẽ giống nhau hơn và cả hai sẽ có thể thành nhà đầu tư lớn vào tài sản phi dự trữ ở nước ngoài. Dựa trên kinh nghiệm của các nước khác và dưới áp lực phải chuyển sang một mô hình phát triển dựa trên tiêu dùng, thặng dư tài khoản vãng lai rất lớn hiện nay của Trung Quốc có thể sẽ giảm (mặc dù về chuyên môn thì vẫn chưa có sự đồng thuận cao về vấn đề này). Vì vậy, nhìn chung, dự trữ của

16. Nếu tính cả rủi ro thì sự mất cân bằng này giảm xuống.

Page 44: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

26 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

những Người khổng lồ sẽ giảm về số lượng tuyệt đối. Ảnh hưởng của thay đổi này đối với các nước khác còn phụ thuộc vào giao dịch tài chính ròng của các nước này của họ. Các nước đón nhận dòng FDI mới sẽ có lợi, trong khi các nước phụ thuộc vào nguồn vay tài chính quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi vì nhu cầu dự trữ giảm sẽ dẫn tới tăng lãi suất.

Cuối cùng, chúng tôi cho rằng hai quan ngại về hội nhập tài chính của những Người khổng lồ dường như bị cường điệu hóa. Quan ngại thứ nhất, mặc dù hội nhập tài chính có thể gây ra những rủi ro cho những Người khổng lồ mà nếu không hội nhập họ sẽ không gặp phải (ví dụ như rủi ro ngân hàng hoặc ảnh hưởng lây lan từ nhà cung cấp nếu nhu cầu bất ngờ giảm vì chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch làm giảm xuất khẩu của họ), song những rủi ro này không khác lớn hơn những rủi ro từ những hoạt động thông thường trong thị trường vốn quốc tế. Quan ngại thứ hai là FDI từ Trung Quốc và Ấn Độ, cộng với viện trợ phát triển chính thức, có thể phá hủy những nỗ lực đa phương nhằm thiết lập tiêu chuẩn chung cao về viện trợ (ví dụ như hiện nay các nhà tài trợ đa phương phản đối viện trợ có điều kiện) hoặc về đầu tư (ví dụ như những điều kiện về trách nhiệm kinh doanh). Kể cả khi những Người khổng lồ không áp dụng những tiêu chuẩn hiện tại của các nước phát triển, thì cũng khó gây ảnh hưởng tiêu cực vì vì dòng vốn còn nhỏ; tuy nhiên, khi những Người khổng lồ tăng nguồn vốn đầu tư ra bên ngoài thì đây có thể sẽ là vấn đề cần tranh cãi.

Tăng trưởng và môi trường

Vấn đề môi trường có hai vai trò trong bối cảnh này. Thứ nhất, có quan ngại rằng chất lượng môi trường địa phương – đặc biệt là chất lượng nước và không khí – hay thậm chí là tại mức độ tối đa nào môi trường sẽ cản trở phát triển. Thứ hai là những Người khổng lồ đủ lớn để gây ảnh hưởng lên môi trường toàn cầu. Khí thải của những Người khổng lồ gây ảnh hưởng xuyên biên giới ví dụ như mưa axit, và trong tương lai lâu dài là khí thải gây hiệu ứng khí nhà kính. Bên cạnh đó, nhu cầu của những Người khổng lồ sẽ tạo áp lực ngày càng tăng với thị trường năng lượng thế giới, cho dù có thể không cao như mức độ chúng ta thường tưởng tượng. Tác giả của Chương Năm đề cập đến vấn đề năng lượng và khí thải, song phần dưới đây thảo luận qua về nước.

Nước là vấn đề nóng bỏng nhất của cả hai Người khổng lồ. Năm 2004, nguồn nước tự nhiên của Trung Quốc là 2.206 m3/người và ở Ấn Độ là 1.754m3/người, so với mức trung bình là 7.762 m3/người ở các nước đang phát triển và trung bình trên thế giới là 8.549 m3/người (Shalizi 2006). Khoảng

Page 45: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 27

400 đến 660 thành phố lớn của Trung Quốc hiện đang thiếu nước, 1/3 trong số đó thiếu trầm trọng (“Trung Quốc:Thiếu nước” 2006); và tình trạng thiếu nước ở Ấn Độ đã trở nên nghiêm trọng và là nỗi lo thường trực của nhiều khu vực khác, bao gồm cả một số thành phố lớn. Briscoe (2005) đã ghi lại tình hình thiếu cơ sở hạ tầng nước nghiêm trọng và việc khai thác nước ngầm không bền vững, song chính phủ lại khuyến khích chứ không hạn chế thông qua việc cung cấp nước miễn phí.

Ở Trung Quốc, hơn một nửa số hồ đang bị quá tải, chỉ khoảng 38% lượng nước sông là có thể uống được, chỉ khoảng 20% dân số có nước uống không bị ô nhiễm, và khoảng ¼ phải thường xuyên uống nước ô nhiễm (“Trung Quốc:Thiếu nước” 2006). Chất thải là nguồn ô nhiễm nước nghiêm trọng, và nông thôn chịu nhiều ảnh hưởng của việc thải nitrat xuống nước ngầm. Vấn đề ở Ấn Độ ít được nói đến hơn (một phần là vì đô thị hóa và phát triển công nghiệp ít hơn) nhưng dù vậy, chất lượng nước ngầm và nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng từ việc sử dụng bừa bãi chất diệt côn trùng và phân hóa học và từ nhiễm mặn do khai thác nước ngầm quá mức. Quá trình xuống cấp còn nhanh hơn vì thiếu cách xử lý nước thải và chất thải công nghiệp (Chính phủ Ấn Độ; Briscoe 2005).

Tăng trưởng nhanh sẽ gây áp lực về vấn đề nước ở những Người khổng lồ đòi hỏi nhu cầu về nguồn, sử dụng hiệu quả, và quản lý chính trị chặt chẽ trong quá trình lập chính sách trong thế kỉ tới, và trong Chương Năm, tác giả có xem xét vai trò của Người khổng lồ đối với thử thách này trong khoảng thời gian tới 2050.17

Mặc dù đã đạt những tiến bộ trong những thập kỉ gần đây, Trung Quốc vẫn chưa nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Chỉ số năng lượng sử dụng trên một đơn vị GDP với giá thị trường và tỉ giá hối đoái cao hơn Hoa Kỳ gấp 3,5 lần. Ấn Độ cao hơn Hoa Kỳ 2,7 lần, và con số này đang tăng lên yếu tố này đã thu hút được sự chú ý gần đây. Xét tương đối theo GDP và PPP, Trung Quốc và Ấn Độ sử dụng năng lượng hiệu quả hơn Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phần lớn năng lượng tiêu thụ trong các ngành có khả năng thương mại/tiếp thị được và tình trạng sử dụng năng lượng không hiệu quả kéo dài trong sản xuất công nghiệp (Hội đồng Năng lượng Thế giới 1999), nên quy mô và hiệu quả kinh tế của việc tiết kiệm năng lượng ở những Người khổng lồ có khả năng thành công lớn. Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang góp một khoảng tương ứng là 17% và 5% vào

17. Tương lai dài hơn ở đây là cần thiết vì các lựa chọn chính sách có thể được đánh giá cẩn thận dựa trên kết quả lâu dài và vì con đường điều chỉnh rất dài.

Page 46: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

28 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

tổng lượng khí thải carbon, và tổng mức này có thể lên tới 50% vào năm 2050. Nếu họ có chiến lược sử dụng năng lượng hiệu quả, tổng số lượng khí thải có thể giảm 20%, và tổng khí thải của hai nước này có thể chỉ còn 40%. Trong nước, ô nhiễm không khí ước tính gây ra thêm khoảng 400.000 ca tử vong ở Trung Quốc năm 2003 và hơn 200.000 ở Ấn Độ năm 2000, và những con số này còn tăng nếu không có hành động nào được thực thi.

Trung Quốc và Ấn Độ đều đã thực hiện hoặc lập kế hoạch thực hiện các chương trình đầu tư lớn để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng vì cả mục đích trong nước và toàn cầu bằng việc áp dụng những tiêu chuẩn cao hơn. Điều này sẽ gia tăng chi phí, nhưng vì hiệu quả được tạo ra ngay từ đầu và từ mức thấp nên chi phí có thể không tăng nhiều. Phần lớn phụ thuộc vào các chi tiết – ví dụ như địa điểm sản xuất hay đốt than bẩn có nước để rửa than trước khi sử dụng hay không. Bên cạnh đó, ngoài một số trở ngại truyền thống, kết quả của chúng tôi gợi ý rằng một chính sách năng lượng ít dùng carbon hơn sẽ không làm giảm nhiều tăng trưởng của những Người khổng lồ hoặc tạo ra nhu cầu lớn lên môi trường toàn cầu. Nếu đợi cho đến khi công nghệ có thể tạo ra năng lượng sạch rẻ hơn bây giờ có thể sẽ không phải là có lợi về kinh tế nhất của những Người khổng lồ (hoặc cho những nơi thải khí carbon) vì chậm trễ có thể tạo ra ảnh hưởng bán vĩnh viễn lên việc tích tụ carbon điôxit.

Về thị trường năng lượng toàn cầu, vai trò của Trung Quốc và Ấn Độ ít bị chỉ trích hơn là người ta tưởng. Đúng là những nước này tạo ra một nửa của sự gia tăng nhu cầu về dầu trong thế kỉ này, nhưng tỉ trọng của họ trong việc tiêu thụ dầu vẫn còn thấp – tương ứng là 7,4% và 3,4% năm 2003. Bên cạnh đó, trong thời gian qua cũng như trong tương lai, chúng tôi dự tính việc giá dầu tăng do nhu cầu của những Người khổng lồ tăng cao là khó xảy ra. Giá dầu tăng cao nửa đầu năm 2006 là do khó khăn và lo ngại về nguồn cung hơn là do nhu cầu tăng cao.

Áp lực lên môi trường trong quá trình phát triển, cả trong nước và toàn cầu, đòi hỏi những những Người khổng lồ phát triển quan tâm đặc biệt – dù cách thức có thể khác nhau giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, phân tích cho thấy nếu giải quyết chi phí sẽ tăng thêm mà chưa chắc đã thúc đẩy tăng trưởng cao hơn. Cũng như vậy, mặc dù giá năng lượng cao có thể làm giảm nhẹ tăng trưởng thế giới, tác động từ tăng trưởng của những Người khổng lồ lên giá năng lượng và ngược lại lên sự tăng trưởng của họ không đủ lớn để cản trở họ.

Page 47: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 29

Bất bình đẳng

Một trở ngại khác trên con đường phát triển trong tương lai là bất bình đẳng về thu nhập tăng lên (và các yếu tố có liên quan khác) và hiệu quả xóa đói giảm nghèo giảm xuống. Cả Trung Quốc và Ấn Độ, đều đạt được những thành tựu lớn trong giảm nghèo tuyệt đối song lại đi kèm với bất bình đẳng gia tăng. Chương Sáu cho rằng mặc dù bất bình đẳng này là “tốt”, phản ảnh sự trở lại của động lực trực tiếp đối với nỗ lực, kĩ năng, đầu tư và tinh thần kinh doanh sau một thời gian chính quyền kìm nén. Nhưng sẽ đến lúc gia tăng bất bình đẳng là có hại. Bất bình đẳng về cơ hội gây lãng phí tài năng và giảm tăng trưởng vì nó làm giảm mức đầu tư vào giáo dục và kinh doanh (Ngân hàng Thế giới 2005c). Nó cũng tạo ra áp lực chính trị gây cản trở việc thực hiện những cải cách nhằm nâng cao hiệu quả và thậm chí dẫn tới bạo loạn và bất đồng ý kiến. Vì vậy, thách thức về chính sách là tạo ra được cân bằng giữa bất bình đẳng tốt và xấu, để tránh loại bỏ một số đối tượng trong khi vẫn khuyến khích tích tụ và chấp nhận rủi ro. Thế giới quan tâm là liệu có thể đạt được điều này không và làm thế nào?

Tăng trưởng thường không đồng đều, cả theo ngành và khu vực địa lý, và những Người khổng lồ cũng không là ngoại lệ. Tại Trung Quốc, tăng trưởng trong các ngành sơ cấp (chủ yếu là nông nghiệp) có lợi cho người nghèo, nhưng tụt hậu so với tăng trưởng của các ngành khác trong hai thập kỉ vừa qua. Cũng tương tự dù không giống hoàn toàn, nông thôn đã tụt hậu so với thành thị. Chính sách cải thiện nền kinh tế nông thôn thông qua cải thiện dịch vụ y tế, giáo dục, và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho những người nghèo, thông qua khuyến khích các hoạt động tại nông thôn (nông nghiệp hoặc hoạt động khác) hoặc tạo điều kiện di cư ra thành phố. Cách thứ nhất sẽ làm tăng sản lượng nông nghiệp, giảm nhập khẩu lương thực, và do năng suất nông nghiệp của Trung Quốc đã cao và diện tích canh tác lại có hạn nên tăng sản lượng là không dễ dàng trừ khi chuyển dịch sang canh tác các giống phi truyền thống.

Trong khi đó di cư có thể khuyến khích tăng năng suất trong các ngành thương mại cấp hai và cấp ba. Cách thức nào sẽ chiếm ưu thế và ảnh hưởng tới thương mại và thế giới. Chắc chắn di cư sẽ tăng lên, nhưng mức độ cân bằng chính xác thì hiện chưa đoán được.

Tại Ấn Độ, bất bình đẳng về đất đai lớn hơn ở Trung Quốc, và tăng trưởng sơ cấp không dẫn tới xóa đói giảm nghèo như tăng trưởng ở khu vực thứ cấp. Tuy vậy, đói nghèo ở nông thôn còn cao đòi hỏi các chính sách nông thôn như

Page 48: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

30 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

đã đề xuất trong trường hợp Trung Quốc. Các chính sách không nên tập trung vào phân bổ lại thu nhập chung chung, mà có những can thiệp cụ thể để tháo gỡ những hạn chế về cơ hội.

Một quan ngại tập trung phát triển nông thôn hay khu vực sơ cấp có thể làm giảm tăng trưởng đô thị mà không phát triển nông thôn vì nông thôn đã phát triển gần đến mức tối đa. Thực tế ở Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy nhìn chung, không có triệt tiêu giữa tăng trưởng ở các khu vực hay vùng vì người nghèo và tăng trưởng nói chung; và ở đối với từng chính sách cụ thể, cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ban hành chính sách để tránh trường hợp gây triệt tiêu giữa tăng trưởng ở hai khu vực. Cả hai Người khổng lồ đang cố giải quyết bất bình đẳng gia tăng, nhưng thành công không đơn giản. Cần đánh giá thường xuyên để đảm bảo chính sách có hiệu quả và phù hợp. Một giải pháp hợp lý là nâng cao năng lực quản trị công ở các cấp – khả năng, trách nhiệm giải trình và tính nhạy bén

Bất bình đẳng gia tăng trong nội bộ những Người khổng lồ thu hút sự quan tâm có lẽ hơi nhiều hơn mức cần thiết cả trong nước và quốc tế - và nên quan tâm hơn tới những yếu tố khác cùng quyết định đến tăng trưởng và lợi ích xã hội. Những thách thức là có thật, và cách giải quyết có thể ảnh hưởng đến thương mại và vì vậy ảnh hưởng lên các nước khác, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng giải quyết chúng sẽ làm khác biệt nhiều tăng trưởng ở tương lai trung hạn.

Môi trường đầu tư và quản trị

Lý thuyết phát triển hiện nay cho rằng quản trị đóng vai trò trung tâm trong việc tích tụ và phân bổ nguồn lực, và tăng trưởng. Quá trình quản lý ở Trung Quốc và Ấn Độ khác nhau rất nhiều, nhưng cả hai nước đều không có những quá trình hay kết quả theo quan điểm tối ưu hóa thông thường. Vì vậy, trong Chương Bảy, tác giả đặt câu hỏi liệu các vấn đề quản trị công có làm lệch hướng tăng trưởng không và liệu những Người khổng lồ có từ chối giả thuyết rằng quản trị có ảnh hưởng đến tăng trưởng. Trong cả hai trường hợp, câu trả lời là “không”.

Ba yếu tố giúp giải thích tại sao những Người khổng lồ tăng trưởng mạnh trong khi các chỉ số quản trị chỉ ở mức trung bình. Đầu tiên, vào thập kỉ 1980 và 1990, chính sách cấm đoán một số hoạt động kinh tế được dỡ bỏ và quy mô thị trường và nguồn lao động của những Người khổng lồ đủ để khuyến khích các hoạt động. Thứ hai, mặc dù chỉ đứng trung bình trên thế giới, các chỉ số

Page 49: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 31

hoạt động quản trị nếu đo bằng việc đảm bảo các quyền về tài sản thì Trung Quốc và Ấn độ làm tốt hơn nhiều so với các nước nghèo khác; kết quả là khi nguồn vốn vào không bị hạn chế, những nhà đầu tư đi tìm nguồn nhân công rẻ thấy Trung Quốc và Ấn độ hấp dẫn. Thứ ba là cải thiện quản trị trong thời kỳ cuối những năm 1970 (dù chỉ từ mức kém lên trung bình) đã khuyến khích tăng trưởng từ cuối những năm 1970 (ở Trung Quốc) và giữa 1980 (ở Ấn độ). Mặc dù không có biện pháp nào để đánh giá quản trị vào những năm 1970, các sự kiện chính trị và quyết định chính sách ở cả hai nước cho thấy có những hạn chế về thể chế và chính trị lên các hành vi cơ hội.

Hạn chế chủ nghĩa cơ hội ở hai Người khổng lồ được thực hiện khác nhau trong bối cảnh chính trị khác nhau. Trung Quốc đi qua những thử thách mà không bị phản ứng chính trị thông qua một loạt các hội nghị Đảng cộng sản và quyết định chính sách. Đặc biệt vào những năm 1980, các quyết định chính sách cho phép cán bộ được nhận thưởng từ đầu tư (ví dụ như bằng việc khuyến khích các doanh nghiệp thị trấn và làng [TVE], cho các địa phương phần lớn doanh thu từ thuế, và cho phép họ có quyền phân bổ đất, rất quan trọng trong việc thực hiện Hệ thống Trách nhiệm Hộ gia đình). Cùng lúc đó, các cơ chế nội bộ Đảng được xây dựng, và cho dù có cố tình hay không, cũng điều chỉnh động lực cá nhân của cán bộ theo động lực chung của Đảng. Đầu tư lớn vào hệ thống thăng chức và đánh giá cán bộ đã làm các đảng viên yên tâm rằng lợi nhuận của những khoảng đầu tư mà họ đang quản lý (ví dụ như TVE) sẽ không bị lấy đi và họ sẽ được thưởng vì các quyết định có khuyến khích và quản lý tăng trưởng. Vào những năm 1990, các biện pháp quản trị và kiểm soát tổ chức (cả trong Đảng và ở các trung tâm) đã làm yên lòng các nhà đầu tư nước ngoài, và FDI đã thay thế TVE là động lực tăng trưởng chính.

Tăng trưởng của Ấn độ giảm trong những năm 1970, không chỉ vì sự áp dụng đột ngột và rộng rãi những quy định về kinh tế vi mô có tính can thiệp (từ việc cấp phép cho đến quốc hữu hóa ngân hàng) và cả việc tăng tập trung hóa quyền lực trong Đảng cầm quyền và trong các tổ chức chính phủ. Tăng trưởng trở lại khi vai trò của các tổ chức quản trị và kiểm soát chính phủ - trước đó bị giảm nhiều - mạnh lên với việc hủy công bố tình trạng khẩn cấp những năm 1970, và với cuộc bầu cử mà trong đó Đảng Quốc đại đã mất quyền kiểm soát lần đầu tiên kể từ khi độc lập, và với việc lập lại những kiểm soát thể chế như quyền được xem xét lại luật của ngành lập pháp. Những sự kiện này đã chấm dứt những chính sách công nghiệp bất lợi và còn làm thay đổi tình hình theo chiều hướng tốt lên.

Nhìn về tương lai, những thử thách quản trị vẫn sẽ còn khác nhau. Tại Ấn

Page 50: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

32 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

độ, quá trình cải tổ được tiến hành chắc chắn, mặc dù có những cuộc thảo luận sôi nổi nhưng vẫn tạo ra được sự đồng thuận và tính hợp pháp để làm cho cải tổ được tiến hành rộng rãi. Khi quá trình cạnh tranh chính trị phụ thuộc ít hơn (dù vẫn quan trọng) vào những hứa hẹn của lãnh đạo và tính bè phái, động lực cải tổ chính trị sẽ mạnh hơn.18 Tuy nhiên, kể cả như vậy thì những mối quan ngại về bình đẳng và phân phối thu nhập sẽ định hình chính sách và nguồn lực cho cơ sở hạ tầng nông thôn, giáo dục và v..v. Thử thách cải thiện môi trường đầu tư – dù đó là cơ sở hạ tầng hay quy định – sẽ vẫn quan trọng. Vấn đề quản trị chính đối với môi trường đầu tư – sự đe dọa sung công quỹ, và đối xử độc đoán với các công ty – sẽ suy yếu kể cả xét về mặt thuần túy và trong mối quan hệ với các khó khăn về pháp lý khác đối với hoạt động của các công ty.

Thử thách về quản trị của Trung Quốc là làm thế nào giữ được các thể chế trong nội bộ đảng để liên kết lợi ích của cán bộ với tăng trưởng quốc gia một cách bình đẳng. Điều này khó hơn vào những năm 1990 so với những năm 1980, và có thể trong tương lai còn khó hơn nữa. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức hóa hoạt động của mình và tăng cường kiểm tra và quản lý tại cấp cao nhất của Đảng, đã cho phép tổ chức bầu cử địa phương, và tăng cường các hoạt động giám sát những thể chế quy định nội bộ. Tất cả những yếu tố này đã làm các nhà đầu tư lớn (ví dụ như các nhà đầu tư nước ngoài) yên tâm hơn. Tuy nhiên, cán bộ địa phương vẫn có phạm vi thẩm quyền rất lớn. Điều này cũng quan trọng vì khi Đảng và công dân bắt đầu quan tâm đến bình đẳng, cung cấp dịch vụ công, và những loại hàng hóa công như chất lượng môi trường, thì động lực của các cán bộ sẽ có quan hệ chặt chẽ hơn bao giờ hết đến tăng trưởng kinh tế.

Cải tổ tài chính những năm 1990 đã thắt chặt hơn những chính sách tài chính của những năm 1980, cho phép chính quyền địa phương giữ lại một phần lớn thuế, đã tăng động lực cho chính quyền địa phương để tối đa hóa nguồn thu của họ nhờ vào các nguồn trên địa bàn. Các tiêu chí đề bạt cán bộ, mặc dù ngày càng phản ảnh ước muốn của chính quyền trung ương về cung cấp dịch vụ xã hội và chăm sóc môi trường tốt hơn, vẫn có ưu tiên về phát triển kinh tế. Và tăng trưởng kinh tế đã làm tăng giá trị của những cơ hội bên ngoài đối với các cán bộ nhanh hơn là những cơ hội bên trong nội bộ Đảng. Tất cả những điều kiện này tạo ra những động lực mạnh để theo đuổi tăng trưởng kinh tế và bỏ qua những mục tiêu xã hội. Ví dụ như các quan chức địa phương

18. Dân chủ có giá trị nội tại cũng như giá trị là công cụ, nhưng đó không phải là vấn đề chúng tôi đề cập đến tại đây.

Page 51: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 33

có động lực mạnh hơn để tái phân bổ lại tài sản dưới quyền họ quản lý (ví dụ như đất canh tác) sang những mục đích có lợi hơn và bỏ qua lợi ích của những người hưởng lợi hiện tại. Tăng bất bình đẳng mạnh có thể sẽ là một áp lực, đặc biệt khi nó đi cùng tham nhũng và các hành vi độc đoán của các quan chức, có thể sẽ làm suy yếu sự ủng hộ đối với chính quyền. Điều này sẽ lại làm cho sự lãnh đạo của Đảng tốn kém hơn vì để giữ sự trung thành của đảng viên, họ phải hứa hẹn những phần thưởng trong tương lai.

Khi thu nhập tăng mạnh, những sức ép này có thể vẫn xử lý được, nhưng nếu tăng trưởng không được như vậy, hoặc nếu có sự suy giảm ngoại sinh để ủng hộ chính phủ, có thể điểm cân bằng chính trị sẽ bị ảnh hưởng. Trung Quốc đã giải quyết một vài cú sốc kinh tế một cách rất tốt, nhưng Huang (2003) cũng cho rằng khủng hoảng chính trị đã từng gây tổn hại cho khu vực tư nhân trong quá khứ và đầu tư tư nhân hiện nay quan trọng đối với tăng trưởng hơn bao giờ hết. Một dự đoán khách quan là Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển mạnh, và dựa trên cơ sở đó thì quản trị sẽ tiếp tục được cải thiện. Mặc dù chúng tôi không tin rằng quản trị kém sẽ làm cản trở tăng trưởng, những yếu kém đưa ra trong chương bảy rõ ràng sẽ làm tăng sự rủi ro của Trung Quốc đối với những cú sốc có hại và có thể làm các nhà đầu tư tư nhân phải thận trọng.

Những bước nhảy: Phản ứng với phát triển củaTrung Quốc và Ấn độ

Sự tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn độ thành các nước thương mại chính về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phát triển, sẽ làm thay đổi môi trường hệ thống toàn cầu, trong đó các nước khác sẽ phải đưa ra những quyết định về kinh tế. Câu hỏi ở đây là – làm thế nào để các nước khác đáp ứng được với các cơ hội và thách thức và liệu họ vẫn có thể cùng nhảy với những người khổng lồ? Một phần của câu trả lời cũng là khái quát hóa. Bất kì nước nào cũng có thể tận dụng những thị trường mới và có thể chịu đựng được sức ép cạnh tranh nếu họ tạo ra được môi trường đầu tư lành mạnh và đầu tư hợp lý vào cơ sở hạ tầng, nguồn lực con người. Và việc không thể đoán trước được ngành nào sẽ tạo ra mối lo ngại hay cơ hội, sẽ là động lực linh hoạt – tạo ra những điều kiện mà trong đó các doanh nghiệp có thể thử nghiệm, thành công, và rút ra từ thất bại.

Tuy nhiên, một loạt những vấn đề này, câu trả lời có thể sẽ thay đổi với mức thu nhập và nguồn lực của nước đó vì đó là những yếu tố quyết định mối quan

Page 52: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

34 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

hệ với nền kinh tế thế giới.19 Đối với các nước có thu nhập thấp nhất mà không có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực hạn chế, thử thách sẽ là làm thể nào để phát triển được khả năng sản xuất trong những ngành công nghiệp có lương thấp và dùng nhiều nhân công mà vẫn có thể cạnh tranh với các ngành công nghiệp tương tự của Trung Quốc, điều này sẽ làm cho họ có thể chiếm một phần tỉ trọng thương mại của Trung Quốc trong khoảng một thập kỉ tới khi mức lương ở Trung Quốc tăng lên vượt qua ngưỡng làm cho những ngành công nghiệp này còn hấp dẫn. Tăng lương ở Trung Quốc sẽ là cơ hội cho nhiều ngành ở các nước khác như Ấn độ, Indonesia, Việt Nam, và có thể là một loạt các nước nghèo hơn ở Châu Phi (như Ethiopia), cũng như khi lương tăng ở Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), và Hồng Kông (Trung Quốc) hai thập kỉ trước là cơ hội cho Trung Quốc. Tuy nhiên, để cạnh tranh, những nước có thu nhập thấp này cần phải cải thiện quản trị, cơ sở hạ tầng, và dỡ bỏ trở ngại làm giảm hiệu quả hoạt động và đạt được những tiêu chuẩn về thời gian và chất lượng do những khách hàng ở các nước có thu nhập cao yêu cầu.

Các nước (cho dù là nước thu nhập thấp hay trung bình) với những nguồn lực tự nhiên lớn có vị thế khác. Tỉ giá hối đoái của họ sẽ tăng lên bằng việc xuất khẩu nguồn lực tự nhiên, điều đó lại có thể làm giảm tính cạnh tranh của khu vực công nghiệp với các sản phẩm sản xuất cho xuất khẩu của các nước có thu nhập thấp khác. Có thể thấy các yếu tố này trong một số nước Châu Phi. Thu nhập tăng lên cùng với việc xuất khẩu nguyên liệu, nhưng sẽ làm cho giá cả các loại hàng cao cấp hơn có thể biến động; xuất khẩu chậm chạp hàng kĩ thuật thấp, dùng nhiều nhân công, và giảm giá những loại hàng kĩ thuật thấp đó. (Reisen, Goldstein, và Pinaud 2006).

Rõ ràng, ai cũng muốn tăng thu nhập và cần phải cố gắng chia sẻ những lợi ích này trong xã hội. Hiện đã có những hoạt động để làm cho xã hội và nhu cầu chung không bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả hàng hóa. Nếu muốn tạo ra thêm công việc trong ngành sản xuất, công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu không phải là con đường xuất khẩu bền vững. Để làm việc này cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp – các chính sách như giảm chi phí vận chuyển và thương mại, tiếp cận tài chính dễ hơn, cải thiện cơ sở hạ tầng năng lượng và IT, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Những nước này thường không có khả năng phát triển những ngành sản xuất lớn, nhưng một số hoạt

19. Các phân tích về ảnh hưởng và lựa chọn chính sách riêng cho từng nước và khu vực có thể thấy trong các nghiên cứu khác của Ngân hàng Thế giới về ảnh hưởng của tăng trưởng Trung Quốc và Ấn độ: Broadman (2007) về Châu Phi và Ngân hàng Thế giới (sắp ấn hành) về Châu Mỹ La tinh

Page 53: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Mở đầu 35

động rõ ràng sẽ khả thi dựa vào thị trường địa phương và xuất khẩu những mặt hàng độc đáo.

Những thử thách lớn nhất với Trung Quốc, và ít hơn một chút là Ấn độ, có lẽ là những nước có thu nhập trung bình tại Châu Á và Châu Mỹ Latinh. Những nước này là những nước đang có thị phần ở những lĩnh vực mà hàng hóa Trung Quốc đang muốn phát triển sang; họ là thành viên của các mạng lưới sản xuất có thể bị Trung Quốc đe dọa khi nước này tham gia sản xuất linh kiện, và họ là những nước nhận FDI để tạo ra nền tảng xuất khẩu cho các công ty đa quốc gia. Lương ở các nước này có vẻ cao hơn so với Trung Quốc và Ấn độ (và có lẽ sẽ còn tiếp tục như vậy trong thập kỉ tới), mặc dù trình độ giáo dục của họ không cao hơn nhiều so với mặt bằng của Trung Quốc trong một thập kỉ tới.

Đối với các nước Đông Á, xuất khẩu đã bị cạnh tranh và bóp nghẹt bởi hàng xuất khẩu của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu, chủ yếu là ở các sản phẩm công nghệ thấp và trung bình và các sản phẩm dựa nhiều vào nguồn lực tự nhiên, nhưng có thể trong tương lai sẽ là các sản phẩm công nghệ cao. Trung Quốc hiện đang tập trung vào những giai đoạn cuối của quá trình sản xuất, trong khi nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện từ các nước láng giềng. Vì vậy, mặc dù các nước Đông Á có thể gặp phải cạnh tranh mạnh hơn ở các điểm đến cuối cùng, họ có thể thu lợi nhờ việc tập trung vào các công ty cung ứng đặt tại Trung Quốc. Những dữ liệu hiện tại cho thấy rằng những nước này đang cố giữ vị thế của mình ở những khu vực cần nhiều kỹ năng và xu hướng tập trung vào kỹ năng ngày càng mạnh. Vì vậy, sự chuẩn bị cần có nguồn lực con người, thiết bị để sản xuất hàng công nghệ cao, và một thái độ hoan nghênh FDI, kể cả FDI từ Trung Quốc.

So sánh giữa Trung Quốc và Châu Mỹ La tinh cho thấy đến nay, hầu như không có đe dọa trực tiếp từ Trung Quốc. Tình hình này còn có thể diễn ra, nếu Châu Mỹ La tinh không đầu tư mạnh vào kỹ năng và khả năng công nghệ của các công ty. Họ có thể học được bài học từ Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc), những nước dường như ít bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh từ Trung Quốc và Ấn độ vì họ có khoảng cách công nghệ và nguồn nhân lực đủ xa – và vẫn đang nỗ lực để bỏ xa hơn. Những bài học này nhấn mạnh vào tầm quan trọng của khả năng công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, và nâng cấp chất lượng và kỹ năng thiết kế sản phẩm. Khuyến khích hai mô hình này có thể sẽ cho thấy rằng tập trung hơn vào doanh nghiệp nội địa (đặc biệt là các doanh nghiệp lớn và năng động) và công nghệ bản địa chứ không phải hoàn toàn dựa vào FDI, ít nhất là trong việc xuất khẩu hàng sản xuất.

Page 54: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

36 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Thử thách với các nước thu nhập cao (ngoài một số nước xuất khẩu dầu) sẽ là phải điều chỉnh cho phù hợp với sự lớn mạnh của Trung Quốc và Ấn độ mà không cần phải can thiệp quá sâu và quá mang tính chất chính trị vào nền kinh tế. Trong một thập kỉ rưỡi tới Nhật bản, Bắc Mỹ, và Tây Âu, nhìn chung không có gì phải lo ngại cạnh tranh của Trung Quốc và Ấn độ trong các ngành sản xuất và dịch vụ công nghệ cao và kĩ năng cao, đặc biệt là trong những ngành phụ thuộc nhiều vào lực lượng lao động được đào tạo tốt và có kinh nghiệm, có kiến thức, và có sáng tạo được hỗ trợ bởi đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (Lardy 2004). Thực tế là họ có thể thu lợi được nhiều từ việc chuyên môn hóa vào những lĩnh vực này.

Các nước thu nhập cao thường không có tính cạnh tranh trong việc sản xuất các sản phẩm dệt may, giày dép và hàng điện tử tiêu dùng trong quá khứ, và vì vậy họ là những người được lợi từ giảm giá do những Người khổng lồ đã và sẽ tạo ra. Nhưng chúng ta có thể biết điều này từ những cuộc thảo luận chính trị ở Mỹ và một phần ở Châu Âu vì họ nhập khẩu sản phẩm với số lượng lớn từ Trung Quốc.20 Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ, bằng khoảng một phần tư của Trung Quốc, chủ yếu là do thiếu chính sách tiết kiệm nội địa và không phải là Trung Quốc đặt ra rào cản nhập khẩu (mà trên thực tế đã giảm nhiều trong những năm gần đây), hay là do tỉ giá hối đoái không đúng giá trị thực tế (điều này là thực nhưng chưa phải là vấn đề quan trọng)

Chúng tôi dự kiến tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm – sự sụt giảm này Ấn độ cũng không bù lại đượcc. Dường như nó sẽ đi cùng với việc chuyển sang mức tích tụ thấp hơn, có thể tăng tỉ giá hối đoái toàn cầu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến một số nước giàu nhất thế giới, trong số các nước vay lớn nhất, và một số các nước nghèo nhất, và cả hai nhóm sẽ có thể bắt đầu cải tổ vị trí tài chính và đối ngoại của mình.

Cuối cùng, Trung Quốc và Ấn độ đều có đóng góp, tuy không là nguyên nhân chính, cho việc tăng giá năng lượng và khí thải các bon. Tất cả các nước đều cần tiếp tục theo đuổi những chiến lược hiệu quả năng lượng của riêng mình vì những lý do nội địa (ví dụ như cán cân thanh toán và ô nhiễm ở trong nước) và lý do quốc tế.

20. Ngược lại, thương mại với Ấn độ, chưa đủ lớn để có thể đóng vai trò chính trong những cuộc thảo luận này.

Page 55: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

37

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu

C H ư ơ N G 2

Shahid Yusuf, Kaoru Nabeshima và Dwight H. Perkins

Việc Trung quốc nhanh chóng nổi lên thành nhà xuất khẩu hàng công nghiệp từ giữa những năm 1990 và Ấn độ có khả năng chiếm thị phần khá lớn về dịch vụ công nghệ thông tin (IT) trong vòng 6 năm qua đã góp phần làm thay đổi cơ cấu và khối lượng buôn bán toàn cầu (bảng 2.1).1 Đến năm 2004, xuất khẩu hàng công nghiệp của Trung quốc chiếm 8,3% và của Ấn độ 0,9% của thế giới. Nhập khẩu của hai nước này là 0,6% và 0,8% tổng nhập khẩu toàn cầu. Trong dịch vụ thương mại, kể cả dịch vụ IT, xuất khẩu và nhập khẩu của Trung quốc là 2,9% và 3,4%, tương ứng và của Ấn độ là 1,9% và 2,0%, tương ứng (bảng 2.1 và 2.2).

Ngành sản xuất công nghiệp của Trung quốc chiếm hơn 41% tổng thu nhập quốc nội (GDP), và trong năm 2005 hàng hóa sản xuất chiếm 93% xuất khẩu hay gần một phần tư tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Thiết bị máy móc và vận tải chiếm 45,2% tổng hàng hóa xuất khẩu. Những số liệu thống kê này cho thấy thành tích lớn về năng lực sản xuất do đầu tư sâu vào nhà máy và thiết bị mang lại kể cả những công nghệ mới nhất và kiến thức về các quy trình sản xuất.

Các tác giả cảm ơn Jimena Luna và Wei Ha về sự giúp đỡ của họ trong nghiên cứu và thực hiện tác phẩm này và Richard Cooper, Masahisa Fujita, Nobuaki Hamaguchi, Greg Noble và T. N. Srinivasan về những bài nghiên cứu sâu về bối cảnh của vấn đề này.1. Dịch vụ IT của Ấn Độ chủ yếu là dịch vụ gia công kinh doanh và các hoạt động liên quan đến viết, thử nghiệm và sửa lỗi phần mềm.

Page 56: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

38 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Bảng 2.1 Xuất khẩu của Trung quốc và Ấn Độ so với thế giới

Xuất khẩu trên thế giới

1980 1990 2004

Trung quốc Ấn độ

Trung quốc Ấn độ

Trung quốc Ấn độ

I. Sản xuất công nghiệp 0,8 0,5 1,9 0,5 8,3 0,9b

1. Sắt thép 0,3 0,1 1,2 0,2 5,2 1,6b2. Hóa chất 0,8 0,3 1,3 0,4 2,7 0,7b 2.1 Dược phẩm — — 1,6a 1,2a 1,3 1,0b3. Máy móc văn phòng và thiết bị viễn thông

0,1 — 1,0 0,8 15,2 0,6

4. Phụ tùng ô tô 0,0 0,0 0,1 0,1 0,7 0,15. Hàng dệt 4,6 2,4 6,9 2,1 17,2 4,06. Quần áo 4,0 1,7 8,9 2,3 24,0 2,9

II. Dịch vụ thương mại — — — — 2,9 1,91. Vận tải — — — — — —2. Du lich — — — — 4,1 —3. Cái khác — — — — 2,4 3,1

Nguồn: Srinivasan 2006. Ghi chú: — = không có số liệu. a. Gắn với năm 2000. b. Gắn với năm 2003.

Bảng 2.2 Nhập khẩu của Trung quốc và Ấn Độ so với thế giới

Nhập khẩu trên thế giới

1980 1990 2004

Trung quốc Ấn độ

Trung quốc Ấn độ

Trung quốc Ấn độ

I. Sản xuất công nghiệp 1,1 0,5 1,7 0,5 6,3 0,81. Sắt thép 2,7 1,0 2,5 1,0 8,2 1,02. Hóa chất 2,0 — 2,2 — 6,5 — 2.1 Dược phẩm — — 0,9a — 0,8a —3. Máy móc văn phòng và thiết bị viễn thông

0,6 0,2 1,3 0,3 11,2 0,5

4. Phụ tùng ô tô 0,6 0,0 0,6 0,1 1,7 0,3b5. Hàng dệt 1,9 — 4,9 0,2 7,4 0,6b6. Quần áo 0,1 0,0 0,0 0,0 0,6 0,0b

II. Dịch vụ thương mại — — 2,5a 2,1 3,4 a 2,0b1. Vận tải — — — — 4,2a 2,2b2. Du lich — — — — 3,3 a 2,4b3. Cái khác — — — — 3,5a 2,1b

Nguồn: Srinivasan 2006. Ghi chú: — = không có số liệu. a. Gắn với năm 2000. b. Gắn với năm 2003.

Page 57: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu 39

So với Trung quốc, ngành sản xuất chế tạo chính thống của Ấn độ đóng góp vào GDP ít hơn nhiều, chỉ dưới 16%. Đầu tư cho năng lực sản xuất công nghiệp mới và tăng trưởng công nghiệp từ năm 1990 chậm hơn và xuất khẩu hàng hóa chỉ chiếm phần nhỏ so với xuất khẩu của Trung quốc về con số tuyệt đối và phần nhỏ hơn trong tổng hàng hóa xuất khẩu. Không còn nghi ngờ gì nữa, Ấn độ đã đạt được sự cạnh tranh trong một số tiểu ngành sản xuất và một số trong số đó là khá tiên tiến về mặt công nghệ, nhưng nhìn chung năng lực sản xuất còn bị tụt hậu. Như mô tả trong phần sau của chương này, đột phá của Ấn độ là trong xuất khẩu một số dịch vụ gia công kinh doanh và phần mềm và khả năng thương mại của chúng được tăng cường rất nhiều bởi những tiến bộ về viễn thông và sự ra đời của Internet.2

Những diễn biến này cho thấy những chuyển đổi đang và sắp diễn ra trong địa lý công nghiệp trên toàn thế giới. Trong chương này chúng tôi tìm hiểu khả năng tiếp tục tập trung các hoạt động công nghiệp lớn ở Trung quốc và Ấn độ và những tác động tới các nền kinh tế khác nếu sự tập trung đó trở thành hiện thực.

Chương này được phân chia như sau: phần tiếp theo mô tả quy mô của thị trường trong nước của Trung quốc và Ấn Độ, đặc biệt đối với một số sản phẩm công nghiệp phù hợp. Phần thứ ba tập trung vào chiến lược toàn diện và mô hình phát triển tại hai quốc gia khổng lồ này và sau đó xem xét sự phát triển của một vài tiểu ngành công nghiệp ở cả hai quốc gia này. Trong phần những nhận định tổng kết, chúng tôi sẽ báo cáo về những tác động dài hạn tới Trung quốc, Ấn Độ và những đối tác thương mại của những nước này.

Những thị trường trong nước rộng lớn

Sự cạnh tranh quốc tế đang diễn ra của công nghiệp Trung Quốc —và cuối cùng là công nghiệp Ấn Độ — sẽ phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, kể cả việc mở rộng các thị trường trong nước, cải thiện hạ tầng cơ sở, tăng cường hệ thống sáng tạo và sự năng động của các công ty lớn. Các doanh nghiệp và báo chí thường nói về quy mô khổng lồ của cả hai thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, vì dân số đồ sộ của những nước này. Các thị trường rộng lớn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho bất cứ sản phẩm nào có quy mô kinh tế đáng kể như những hàng trắng hay lắp ráp ô tô. Các nền kinh tế quy mô có thể đạt được mà

2. Các mặt hàng xuất khẩu không chỉ là phần mềm và dịch vụ mà còn cả hàng hóa có lợi nhuận (Clarke và Wallsten 2006).

Page 58: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

40 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

không cần thị trường trong nước lớn bằng cách dựa vào sự bắt đầu với hàng xuất khẩu, tất nhiên, nhưng tiếp cận với thị trường trong nước và những rào cản gia nhập thấp có thể là những lợi thế đáng kể. Vậy thì thị trường Trung Quốc và Ấn Độ lớn thế nào?

Đối với nhiều nhà sản xuất công nghiệp, quy mô thị trường của họ nhỏ hơn nhiều so với tổng GDP, dù tính toán theo cách nào đi nữa.3 Hầu hết sức mua của một hộ gia đình sử dụng vào lương thực thực phẩm hơn là các sản phẩm công nghiệp. Những gia đình có thu nhập thấp ở cả khu vực nông thôn và thành thị đều mua các sản phẩm hàng hóa như may mặc và dày dép, nhưng họ không mua xe ô tô và những mặt hàng tiêu dùng bền, đắt tiền. Cụ thể là lĩnh vực các mặt hàng trắng và nâu nơi nền kinh tế quy mô là quan trọng. Vì vậy, thị trường cho những sản phẩm giải trí và tiết kiệm lao động gia đình đắt tiền này chủ yếu là cho những người thuộc nhóm thu nhập cao hơn, những người có thu nhập cao có nhu cầu đối với các sản phẩm này và những người sống ở khu vực thành thị ở Trung quốc và Ấn độ hoặc ở nước ngoài. Số liệu về sở hữu hàng tiêu dùng bền và xe ô tô ở Trung quốc được thể hiện trong bảng 2.3 và ở Ấn độ trong bảng 2.4.

3. Đối với công ty công nghiệp bán sản phẩm của mình trên thị trường, sức mua so với GDP là không phù hợp. Đặc biệt một công ty nước ngoài sẽ muốn biết doanh thu của mình có giá trị thế nào với đồng tiền quốc tế chuyển đổi, như đô la Mỹ chẳng hạn. Nếu một hãng trong nước tham gia vào thương mại quốc tế dù là mua hay bán, hãng này sẽ muốn biết giá được chuyển đổi sang đồng tiền trong nước sử dụng tỷ giá hối đoái chính thức.Vì vậy, khái niệm GDP bằng đô la Mỹ là cái thu được tính theo tỷ giá hối đoải chính thức.

Bảng 2.3. Hộ gia đình có những mặt hàng tiêu dùng bền chất lượng cao ở Trung quốc, 2004

Hàng tiêu dùngSố lượng trên 100 hộ gia

đình thành thị Số lượng trên 100 hộ gia

đình nông thôn

Máy giặt 95,9 37,3

Tủ lạnh 90,2 17,8

TV màu 133,4 75,1

Máy ảnh 47,0 3,7

Điện thoại di động 111,4 34,7

Xe ô tô 2,2 —

Nguồn: Cục thống kê quốc gia Trung quốc, Niên giám thống kê Trung quốc 2005.Ghi chú: — = không có số liệu.

Page 59: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu 41

Thu nhập của những người trong nhóm thu nhập cao hơn này hay “tầng lớp trung lưu” ở Trung quốc và Ấn Độ lớn thế nào? Một cách tiếp cận với câu hỏi này là tính thu nhập lũy tích của một phần mười dân số có thu nhập cao nhất và phần thu nhập chi cho những sản phẩm không phải là lương thực thực phẩm. Kết quả của cách tính này cho khả năng mua của thị trường là 550 tỷ USD cho Trung quốc và dưới 150 tỷ USD cho Ấn Độ.4 Con số này có thể được cộng thêm phần đầu tư vào việc mua sắm máy móc và thiết bị và những đầu vào chính như thép và xi măng. Điều này có thể dẫn đến một thị trường cho các sản phẩm công nghiệp cho 400 tỷ USD nữa cho Trung quốc và 100–150 tỷ USD nữa cho Ấn độ.

Như vậy các nhà sản xuất công nghiệp ở Trung quốc có thị trường tiềm năng của gần 1 tỷ tỷ USD. Các nhà sản xuất công nghiệp Ấn Độ có thị trường tiềm năng bằng một phần ba của Trung quốc.

Hai nền kinh tế công nghiệp hóa nhanh

Tác động của những xu hướng gần đây đối với cạnh tranh quốc tế trong tương lai của nền công nghiệp và dịch vụ của Trung Quốc và Ấn Độ và địa lý công nghiệp có thể là gì?

4. Một tỷ bằng 1.000 triệu.

Bảng 2.4 Hộ gia đình có tài sản được lựa chọn ở Ấn Độ, 2001phần trăm

Tài sản Tổng số hộ Hộ thành thị Hộ nông thôn

Điện tử

Đài, Radio, máy bán dẫn 35,1 44,5 31,5

TV 31,6 64,3 18,9

Điện thoại 9,1 23,0 3,8

Xe cộ

Xe đạp 43,7 46,0 42,8

Xe máy, xe máy công suất thấp 11,7 24,7 6,7

Xe hơi, xe jeep, xe tải 2,5 5,6 1,3

Không có tài sản nêu ở trên 34,5 19,0 40,5

Nguồn: Phòng hộ tịch 2003.

Page 60: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

42 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Trung quốc đang đi lên

Để bắt đầu, Trung quốc sẽ vẫn là nước xuất khẩu hàng hóa sản xuất hàng loạt theo phương thức công nghiệp trong vòng 10 đến 15 năm nữa. Liên quan đến nhập khẩu, Trung quốc là nước nhập những sản phẩm sơ cấp, thiết bị tinh vi và linh phụ kiện. Nhu cầu của Trung quốc đối với nguyên liệu mới và năng lượng (như trình bày trong chương 1 và 5) làm tăng nhập khẩu từ các nước kém phát triển (xem hình 2.1 và 2.2). Năm 2002, Trung quốc đã nhập khẩu trị giá 3,5 tỷ USD từ những nước đó và là thị trường đứng hàng thứ ba của họ (Yang 2006). Vấn đề chính liên quan đến những mặt hàng sơ cấp nhập khẩu là nhịp độ mà Trung quốc sẽ trở thành nước nhập khẩu lớn về lương thực và các sản phẩm nông nghiệp. Sản lượng ngũ cốc của Trung quốc tăng đến đỉnh điểm vào năm 1996 và 1998, mặc dù đã giảm về con số tuyệt đối kể từ đó, vẫn xuất khẩu 19,9 triệu tấn lương thực năm 2003 và chỉ nhập khẩu có 5 triệu tấn năm 2004. Tuy nhiên, về tổng thể, Trung quốc vẫn là nước xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu lương thực và gia súc/gia cầm sống là 9,7 tỷ USD đến cuối năm 2004.

19871995

20031975

19851996

20031965

19751985

19952003

19651975

19851995

2003

năm

%

100

80

60

40

20

0

Điện tửHàng sản xuất với tay nghề cao vànhiều công nghệ Hàng sản xuất với tay nghề trung bình và nhiều công nghệ

Hàng sản xuất với tay nghề thấp và nhiều công nghệ Hàng sản xuất cần nhiều nhân côngvà nguồn lựcHàng hóa sơ cấp

Trung Quốc Ấn Độ Nhật Bản Hàn Quốc

Nguồn: UNCTAD 2005.

Hình 2.1 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Page 61: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu 43

Trung quốc nhập khẩu máy móc, thiết bị nhà máy và phụ tùng làm mở rộng ồ ạt sản xuất công nghiệp và là đường dẫn cho việc chuyển giao công nghệ. Hai mặt hàng nhập khẩu đầu tiên, nghĩa là hàng chính yếu phức tạp mua hầu như từ các nước tiên tiến, có lẽ sẽ vẫn tiếp tục tràn vào Trung quốc trong thời gian tương lai dự đoán được bởi vì, dựa vào tầm quan trọng của học hỏi, kiến thức ngầm và nghiên cứu lũy tích, lợi thế so sánh của Trung Quốc đối với những mặt hàng này trở thành hiện thực dần dần. Liên quan đến phụ tùng điện tử, hiện là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của một vài nền kinh tế Đông Á và Đông Nam Á, tình hình ít rõ ràng hơn. Xuất khẩu những phụ tùng như vậy tăng mạnh từ năm 1995. Trung quốc là một trong những bạn hàng chính của các nước mới công nghiệp hóa và sự mở cửa của nước này với thương mại góp phần vào sự phụ thuộc lẫn nhau của khu vực Đông Á mới (Branstetter và Lardy 2006; Petri 2006; Yang 2006). Tuy nhiên, gần đây hơn, các yếu tố của chuỗi cung ứng đang di chuyển sang Trung quốc khi các nhà sản xuất hàng

19871995

20031975

19851996

20031965

19751985

19952003

19651975

19851995

2003

năm

%

100

80

60

40

20

0

Điện tửHàng sản xuất với tay nghề cao vànhiều công nghệHàng sản xuất với tay nghề trung bình và nhiều công nghệ

Hàng sản xuất với tay nghề thấp và nhiều công nghệ Hàng sản xuất cần nhiều nhân côngvà nguồn lựcHàng hóa sơ cấp

Trung Quốc Ấn Độ Nhật Bản Hàn Quốc

Nguồn: UNCTAD 2005.

Hình 2.2 Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu

Page 62: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

44 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

hóa trung gian chuyển gần tới các thị trường và các cơ sở lắp ráp thành phẩm. Quá trình này, đặc biệt liên quan đến nền công nghiệp ô tô, có thể rót đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào Trung quốc trong thập kỷ tới.

Về mặt xuất khẩu, Trung quốc có lẽ vẫn giữ được thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cần nhiều nhân công vào năm 2010 hoặc 2015, thậm chí khi lương công nhân tăng lên. Năm 2004, lương thực tế tăng lên 2,11 lần so với năm 1989; và tỷ lệ tăng lương này được đẩy mạnh vào năm 2004 và 2005, đặc biệt ở những vùng ven biển—mặc dù năng suất cũng tăng lên.5 Xu hướng này có lẽ sẽ bị kìm lại bởi vì Trung quốc vẫn còn bị dư thừa tới 350 triệu lao động nông nghiệp, thu nhập của rất nhiều người trong số này chỉ bằng một phần nhỏ mức lương của công nhân ở thành phố.6 Tuy nhiên, để tranh thủ hết mức những lao động chưa sử dụng hết này và giảm chi phí đất đai, Trung quốc sẽ phải chuyển các nhà máy sử dụng nhiều lao động vào sâu trong nội địa như hiện nay các tỉnh tây nam đang tiến hành trong đầu tư vào hạ tầng cơ sở ngành giao thông (Chan và Gu 2006). Giả sử nỗ lực này thành công (và quá trình này có lẽ sẽ mất thời gian), vị trí chiếm lĩnh thế giới của Trung quốc trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt, may mặc, dày dép và đồ chơi chắc sẽ không có thay đổi nhiều trong những năm tới.

Trung quốc là thị trường lớn thứ hai và là nước xuất khẩu lớn nhất các sản phẩm điện tử/công nghệ thông tin và truyền thông (Ma, Ngyuen và Xu 2006). Tăng trưởng tiềm năng của những thị trường này thu hút hầu hết các công ty đa quốc gia lớn (MNCs) sản xuất hàng điện tử, ô tô và những mặt hàng tiêu dùng bền cũng như những công ty ở Đài Loan (Trung quốc) và Hàn Quốc. Ba nhà xuất khẩu lớn nhất của Trung quốc năm 2003 là chi nhánh của các công ty điện tử Đài loan như Foxconn (Hon Hai) và Quanta. Một số công ty lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng ô tô ví dụ như Toyota và Volkswagen đã chuyển trụ sở khu vực sang Trung quốc và cũng đang có kế hoạch chuyển tiếp sang đây một số cơ sở nghiên cứu và thiết kế.

Một nghiên cứu mới đây về thương mại của Trung quốc của Roland-Holst

5. Các hình trên đề cập đến sự thay đổi lương thực tế của công nhân và nhân viên vì vậy nó bao gồm cả tăng lương trong một số loại công việc và những thay đổi trong phần chia sẻ của những loại công việc đặc biệt trong hóa đơn tiền lương. Chúng dựa vào chỉ số lương chính thức của Trung Quốc cho các doanh nghiệp ở khu vực thành thị (xem Cục thống kê quốc gia Trung quốc, Niên giám thống kê Trung quốc 2005, tr. 151).6. Thu nhập biên của lao động năm 2001 là 365 Nhân dân tệ (RMB) trong nông nghiệp, trong khi đó 11.884 RMB trong công nghiệp ở thành thị , 4.672 RMB trong công nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn và 2.009 RMB trong ngành dịch vụ ở thành thị. Những số liệu này cho thấy sự khác biệt lớn trong thị trường lao động, đặc biệt là giữa nông nghiệp và công nghiệp (Tan 2004).

Page 63: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu 45

và Weiss (2005) cho thấy đất nước này đang vượt xa các nước láng giềng trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Các nước ASEAN đang mất thị phần trong thị trường xuất khẩu mặc dù xuất khẩu của họ tiếp tục tăng trưởng về con số tuyệt đối. Rodrik (2006b) cũng thấy rằng sự phức tạp ngày càng tăng của Trung quốc đặt ra thách thức đáng kể cho các nước Đông Nam Á.

Với hơn 5 triệu học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông mỗi năm , lực lượng lao động của Trung Quốc sẽ có số lượng lớn công nhân có khả năng làm những công việc đòi hỏi tay nghề cao hơn những công việc sử dụng nhiều lao động và tay nghề thấp trong hoạt động lắp ráp của những nhà sản xuất hàng công nghiệp nhẹ.

Tổng cộng số sinh viên vào học đại học của Trung quốc tăng từ 19% năm 2004 lên 21% năm 2005 của những người trong cùng độ tuổi (Min 2006; số liệu của Viện Thống kê UNESCO, 2006). Hiện nay, Trung quốc đang có 600.000 sinh viên tốt nghiệp đại học ngành khoa học và kỹ thuật. Trong thập kỷ tới, tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ có thể là hơn 5 triệu (“Đáp ứng công việc? 2006). Những sinh viên hàng đầu của Trung Quốc ngành khoa học và kỹ thuật (giống như những sinh viên ở Ấn độ) có thể cạnh tranh với những sinh viên giỏi nhất trên thế giới và bắt đầu tạo dấu ấn bằng những nghiên cứu khoa học và bằng sáng chế (Chen và Kenney, sắp xuất bản). Nguồn cung cấp cán bộ khoa học và kỹ thuật ngày càng tăng tạo điều kiện cho Trung quốc đi vào một số ít các lĩnh vực công nghệ cao hơn (như khoa học ứng dụng và công nghệ [xem Zhou và Leydesdorff 2006]) vào giai đoạn sớm hơn của sự phát triển so với trường hợp đây là một nước nhỏ hơn. Số lượng đáng kể sinh viên tốt nghiệp có thể cung cấp cán bộ cho những phòng thí nghiệm nghiên cứu hàng đầu thế giới ở các nước và có thể tạo điều kiện cho Trung quốc đi vào các lĩnh vực công nghệ cao khác nếu những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm này quay trở về Trung quốc sau nhiều năm học tập ở nước ngoài. Lĩnh vực thu hút nhất là nghiên cứu và phát triển (R&D) đang vượt lên, đạt tới 1,4% GDP năm 2005 (so với 1% năm 2000), cùng với hàng loạt ưu đãi đối với những người quay trở về có tay nghề trong ngành công nghệ và dịch vụ (Yusuf và Nabeshima 2006a, 2006b; Yusuf, Wang và Nabeshima 2005).

Nhưng chất lượng của những sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học của Trung Quốc vẫn còn là vấn đề. Theo khảo sát của McKinsey, chất lượng sinh viên tốt nghiệp không đặc biệt cao. Chỉ có 10% được đào tạo đầy đủ đáp ứng được các công ty đa quốc gia thuê làm việc ở Trung quốc (“Thành công công nghệ cao của Trung quốc” 2005). Những sinh viên tốt nghiệp này (cùng với những người tốt nghiệp trong các lĩnh vực ít kỹ thuật hơn) sẽ làm công việc

Page 64: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

46 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

quản lý và kỹ thuật tại hơn 200.000 doanh nghiệp công nghiệp, một loạt các doanh nghiệp dịch vụ, các cơ quan nhà nước và các trường đại học.

Ấn Độ dùng mô hình gì để đuổi kịp?

Như đã lưu ý ở phần trên, so với Trung quốc, môi trường kinh doanh ở Ấn Độ ít có lợi hơn cho phát triển sản xuất và xuất khẩu và điều này phản ánh rất rõ từ sự trái ngược hoàn toàn về con số tuyệt đối giữa hai nước cũng như từ sản lượng hàng hóa và khối lượng hàng xuất khẩu (xem hình 2.1). Vì vậy, mặc dù là một nước lớn tương đương với Trung quốc nhưng tác động của Ấn Độ đến tình hình thế giới còn khiêm tốn – ít nhất là tính về mặt dân số. Trong số các mặt hàng xuất khẩu, chỉ có hàng dệt may đạt được đến tầm cỡ đủ để ảnh hưởng đến triển vọng của các nước Châu Á, các nhà sản xuất ở các thị trường khác và thị trường bông thô. Dịch vụ IT là lĩnh vực xuất khẩu duy nhất mà Ấn Độ đã chiếm thị phần đáng kể và ngày càng tăng trên thị trường. Do tầm cỡ vẫn còn khá nhỏ của nền kinh tế và mức độ công nghiệp hóa còn khiêm tốn, nhập khẩu nguyên liệu thô, máy móc, sản phẩm trung cấp và hàng tiêu dùng của Ấn Độ ít hơn Braxin, Mêhicô và Hàn quốc (so sánh tương đối về quy mô sử dụng đồng đô la không thay đổi năm 2004).

Đúng là Ấn Độ mới mở rộng dấu chân mình trên toàn cầu kể từ đầu thế kỷ này. Trong tương lai, mối quan hệ giữa kinh tế và thương mại của Ấn Độ sẽ trở nên rõ ràng hơn trên toàn cầu, nhưng thậm chí khi GDP tăng gấp đôi trong vòng 10 năm tới thì nền kinh tế của nước này cũng chỉ bằng chưa đến hai phần ba quy mô của kinh tế Trung Quốc hiện nay, tính theo đồng đô la danh nghĩa. Trong tương lai, tác động của Ấn Độ lên toàn thế giới cần phải được xem xét nghiêm túc. Tuy nhiên, do có nguồn lao động—nền tảng vốn con người ngày càng tăng, thị trường trong nước tiềm năng và sức mạnh công nghiệp mới ra đời sẽ làm cho Ấn Độ trở thành một quốc gia đầy sinh lực công nghiệp có thể so sánh với Trung quốc ngày nay. Liệu điều này có thể trở thành hiện thực và Ấn độ có bắt đầu gây ảnh hưởng đáng kể đến vận mệnh của các nước khác và việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố ngoại sinh trên toàn cầu hay không—những điều này sẽ còn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của nước này và quy mô của một loạt các tiểu ngành công nghiệp. Viễn cảnh này chưa chắc đã xảy ra.

Nếu Ấn độ tiếp tục đi theo con đường phát triển của những nền kinh tế Đông Á năng động và phát triển nhanh, thì ngành sản xuất hàng hóa có thể sẽ dẫn đầu. Là một nước cung cấp, Ấn độ có thể cần phải mở rộng nhanh các

Page 65: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu 47

ngành công nghiệp hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động trong khi xây dựng các nền công nghiệp nguyên liệu cơ bản (như hóa dầu và luyện kim) và các ngành công nghiệp kỹ thuật hạ lưu và vận tải. Hơn nữa, mặc dù thị trường trong nước đang và sẽ vẫn là đầu ra lớn cho tất cả các ngành công nghiệp này, phát triển nhanh sẽ có thể phải dựa vào đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trong các ngành công nghiệp chế tạo và sự thành công của thị trường xuất khẩu (như trong trường hợp của Trung quốc).7 Nếu Ấn độ đi theo mô hình Đông Á, đóng góp của ngành công nghiệp chế tạo trên tổng GDP (hiện tại dưới 16%) sẽ phải tăng lên có thể là gấp đôi trong vòng 15 năm tới. Điều này đòi hỏi tỷ lệ tăng trưởng của ngành này phải là hai con số, đồng thời giúp tạo ra nhiều việc làm cần thiết cấp bách (“Rủi ro tăng lên” 2006), và xuất khẩu một tỷ lệ đáng kể sản lượng hàng hóa sản xuất ra.

Mô hình thứ hai chưa thử nghiệm có thể tạo ra tăng trưởng trên cơ sở mở rộng nhanh và mạnh của ngành dịch vụ do nhu cầu trong nước và quốc tế. Điều chắc chắn hợp lý là các tiểu ngành dịch vụ chính có thể sẽ đi đầu về tăng trưởng. Về toàn cục, dịch vụ là phần lớn nhất của nền kinh tế Ấn Độ (50%); một số phần khác đã mở rộng với tốc độ nhanh và có nhiều cơ hội cho đầu tư và đạt năng suất cao hơn (Gordon và Gupta 2005).

Hai mô hình này có những tác động khác nhau đối với địa lý công nghiệp toàn cầu và đối với tác động của Ấn Độ trên toàn thế giới. Mô hình nào một lần nữa có khả năng dựa vào năng lực công nghiệp tương lai của những tiểu ngành chính, khả năng cạnh tranh và nhu cầu đối với những sản phẩm này—cả ở trong nước và quốc tế.

Sẽ dễ giải quyết mô hình thứ hai hơn. Khoảng năm 1990, ngành dịch vụ của Ấn Độ đóng góp vào tổng GDP tương đương như các nước khác có cùng mức thu nhập. Từ đó đến nay, ngành này đã phát triển với tốc độ trên trung bình, và đóng góp của nó cho GDP năm 2005 vượt cao hơn mức của những nước có thu nhập thấp một chút. Dịch vụ kinh doanh và phần mềm đã đi đầu trong sự tăng trưởng này và các công ty của Ấn Độ trong những lĩnh vực này hiện được xếp vào loại các công ty lớn nhất trên thế giới. Dịch vụ IT chiếm 6% GDP của toàn ngành dịch vụ và trong năm tài chính 2004/05 thu được 30 tỷ USD (“Hiện nay đến phần khó khăn” 2006). Xuất khẩu đạt 12 tỷ USD trong năm tài chính 2003/04. Cả doanh thu và xuất khẩu đều tăng rất nhanh từ năm 2000, trung

7. Mức FDI thấp trong ngành công nghiệp Ấn Độ, so với công nghiệp Trung Quốc, ảnh hưởng đến phát triển của ngành chế tạo và tăng trưởng xuất khẩu (Huang và Khanna 2005; Mukherji 2005; Swamy 2005).

Page 66: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

48 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

bình 30% và 31%/năm. Việc làm cũng tăng lên và hiện nay tăng rất đáng kể - tới 3 triệu việc làm, tập trung ở năm hay sáu trung tâm đô thị. Nói cách khác, thành tích trong năm năm qua là đáng kể trong hoàn cảnh của nền kinh tế Ấn Độ, nhưng ngành IT vẫn còn khá nhỏ và năng lực của ngành dịch vụ nói chung chưa mở rộng ra ngoài việc phát triển ứng dụng và bảo dưỡng phần mềm và dịch vụ gia công giá trị gia tăng thấp (tài chính, pháp lý, y tế, kế toán và các ngành khác). Thay vì kiến trúc máy tính và thiết kế các hệ điều hành, ngành này được chi phối bởi những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, dịch vụ chuyên ngành, vào máy dữ liệu và sao chép, và các hoạt động bảo dưỡng phần mềm. Những công việc này có thể đạt được trong một khoảng thời gian ngắn đã cho thấy khả năng tiềm tàng có thể phát triển nhanh chóng nếu được các công ty Ấn Độ như TCS và Infosys và những công ty đa quốc gia đang mở rộng ở Ấn Độ đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh. Trung tâm thiết kế chip lớn nhất của Intel nằm ở Bangalore và cả IBM và Cisco Systems đều mở các cơ sở thiết kế chip lớn ở đó. Advanced Micro Devices và Texas Instruments cũng đang có kế hoạch làm như vậy (Arora và Gambardella 2004; “Các công ty lớn trong thiết kế chip” 2006; D’Costa 2006). Cũng đáng lưu ý là Ấn độ chỉ chiếm 3% xuất khẩu dịch vụ kinh doanh trên thế giới.

Phần mềm và Dịch vụ IT

Ngành dịch vụ gia công /kinh doanh phần mềm của Ấn độ bắt nguồn từ một số quyết định được đưa ra cách đây vài thập kỷ và một số diễn biến trong thời gian gần đây. Đầu năm 1950, Viện công nghệ đầu tiên của Ấn Độ (IIT), lấy mô hình từ Viện công nghệ Massachusetts, được thành lập tại Kharagpur ở Tây Bengal. Sáu viện công nghệ nữa cũng ra đời tại một số thành phố được lựa chọn trong toàn quốc sau khi Đạo luật Viện Công nghệ của Ấn Độ được thông qua vào năm 1956. Bảy viện công nghệ, với tổng số nhân viên trong năm 2004 khoảng 30.000 người (17.000 có trình độ đại học và 13.000 có trình độ cao học), đã làm cho Ấn Độ trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới. Những viện này và các viện đào tạo khác (như 6 viện quản lý của Ấn Độ và một vài viện công nghệ thông tin của Ấn Độ cộng với các trường đại học) đã cung cấp cho thị trường lao động của Ấn Độ những tay nghề kỹ thuật, quản lý và những tay nghề công nghệ thông tin phù hợp.

Năng lực đào tạo kỹ sư được công nhận của Ấn Độ tăng từ 60.000 trong năm tài chính 1987/88 lên 340.000 năm 2003. Đối với các chuyên gia IT, con số này tăng từ 25.800 lên 250.000 trong cùng thời gian này (Arora và

Page 67: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu 49

Gambardella 2004). Ngoài ra, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các viện công nghệ của Ấn Độ đang làm việc ở nước ngoài hoặc đã từng học và làm việc ở nước ngoài đã đóng góp vào tăng trưởng của ngành công nghiệp dịch vụ IT theo ba cách chính. Thứ nhất, chất lượng đào tạo và tay nghề của họ đã có danh tiếng tốt ở Bắc Mỹ, Vương quốc Anh và các nước khác. Thứ hai, nhiều sinh viên tốt nghiệp trước đây được đào tạo thêm và có kinh nghiệm ở nước ngoài đã trở về Ấn độ và đang tự lập nghiệp hay làm việc cho các công ty trong nước hay các công ty đa quốc gia ở Ấn độ. Trên thực tế 71 trong số 75 công ty đa quốc gia đang hoạt động ở công viên phần mềm Bangalore là do người Ấn Độ đã từng sống ở nước ngoài đứng đầu và nhiều công ty nhỏ hơn khác do các doanh nhân Ấn Độ hiện đang sống ở Mỹ làm chủ. Thứ ba, cộng đồng những nhà chuyên môn và doanh nhân người Ấn đã có sáng kiến lớn trong việc tạo ra những cơ hội cho các công ty Ấn Độ và trong việc tìm kiếm các hợp đồng cho các công ty này. So sánh về nguồn vốn và năng lực chuyên môn, và chỉ đạo về công nghệ, cộng đồng người Ấn chỉ đứng sau các cộng đồng Hoa kiều ở nước ngoài. Tương đối giống với các đối tác Trung Quốc, những người Ấn ở nước ngoài cũng ngày càng trở thành những chuyên gia thành thạo đóng vai trò trung gian, lôi kéo các nhà tư bản và các nhà đầu tư, với những chỗ đứng đảm bảo trong các cụm chiến lược như Thung lũng Silicon (California) và khu Boston (Massachusetts) (Saxenian 2006).

Các công ty Ấn Độ tích cực tìm kiếm kinh doanh ở nước ngoài vì thị trường trong nước cho dịch vụ của họ rất hạn chế trong những năm 80 và 90. Các mối quan hệ được hình thành với các công ty lớn của Mỹ có chi nhánh ở Ấn độ dẫn đến mối quan hệ làm ăn theo hợp đồng cho các công ty Mỹ. Công việc, thường được các chuyên gia Ấn độ tiến hành tại chỗ, tập trung vào tăng cường và bảo dưỡng phần mềm, viết mã, thiết kế kỹ thuật và các dự án liên quan khác, khai thác tay nghề đặc trưng dồi dào và với chi phí thấp.8 Việc thiếu phần cứng máy vi tính ở Ấn Độ, do thuế cao và những hạn chế nhập khẩu khác, làm cho việc làm tại chỗ tại các cơ sở của các công ty Mỹ càng trở nên cần thiết.

Chi phí viễn thông giảm và triển vọng mở ra của Internet tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty thuê dịch vụ hợp đồng gia công outsourcing với nước chủ nhà thực hiện các dịch vụ như: dịch vụ hỗ trợ văn phòng, tất cả các loại dịch vụ xử lý thông tin, kỹ thuật, một số loại dịch vụ bán lẻ và dịch vụ y tế khả

8. Mối đe dọa Y2K và việc chuyển đổi đồng euro đã mở rộng thêm nhiều nhu cầu kỹ thuật viên viết mã và sửa lỗi phần mềm.

Page 68: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

50 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

thi. Các công ty có trụ sở ở Mỹ đã đi đầu trong việc outsourcing các dịch vụ.9

Không nhiều quốc gia có nhiều kỹ năng và tay nghề với số lượng lớn lại có khả năng nói tiếng Anh như Ấn Độ. Hơn nữa, các nhà chuyên môn IT và các công ty của Ấn Độ đã tạo thêm lợi thế trong việc tiếp cận và tham gia vào các công ty Mỹ từ lâu đã đi đầu trong việc ứng dụng IT, trong việc sắp đặt lại cơ cấu của các công ty và trong việc outsourcing dịch vụ.10 Chính trong thời gian này nhiều công ty Ấn Độ bắt đầu đi vào lĩnh vực này và các cụm dịch vụ IT (ví dụ, trong những công viên phần mềm) bắt đầu được hình thành ở Bangalore và các thành phố khác với sự tập trung những tài năng kỹ thuật (Arora và Athreye 2001). Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp này, tuy nhiên, đã được một loạt các công ty cỡ vừa được thành lập trước đó rất lâu dẫn đầu. Đầu tiên, Công ty Dịch vụ tư vấn Tata được thành lập vào năm 1968; Wipro năm 1980; Infosys năm 1981; và Satyam năm 1987. Các công ty hàng đầu hiện nay chiếm phần lớn doanh thu và xuất khẩu của ngành (Khanna và Palepu 2004). Chỉ có một phần tư trong số 20 nhà xuất khẩu hàng đầu là công ty đa quốc gia nước ngoài. Như vậy dịch vụ IT có từ những năm 80 và được củng cố bởi sự có mặt của hàng ngàn chuyên gia Ấn Độ ở Mỹ đã tạo cho các công ty Ấn Độ điểm khởi đầu nhanh chóng trên thị trường toàn cầu và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và thị trường Mỹ. Chính phủ Ấn Độ đã hỗ trợ bằng cách kiềm chế giá dịch vụ viễn thông và điều chỉnh luật lao động nghiêm ngặt để cho các công ty IT có sự linh hoạt nhiều hơn trong việc thuê và giãn thợ.

Khi ngành IT đã mở rộng, một trong những khó khăn nghiêm trọng nhất nổi lên là thiếu cán bộ kỹ thuật và quản lý cùng với tốc độ thay thế lao động cao. Như vậy, Ấn độ cần phải đầu tư sâu vào tay nghề và công nghệ và các công ty sẽ phải đầu tư cho các mối quan hệ với các trường đại học và viện nghiên cứu nếu họ muốn đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng cao.11 Chất lượng của những sinh viên kỹ thuật tốt nghiệp ở Ấn độ cũng còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng mong muốn. Theo một khảo sát mới đây có khoảng 20% đạt chất lượng thế giới và ba phần năm là “thảm hại” (“Hiện nay đến phần khó khăn” 2006; “Đáp ứng công việc?” 2006). Những nước có thu nhập trung bình khác cũng đang lấy dịch vụ

9. Chỉ có 3% kinh doanh bán lẻ của Ấn Độ được bán tại các cửa hàng chuỗi lớn và trung tâm mua bán (mặc dù những chuỗi cửa hàng đó ví dụ như Big Bazaar và Pantaloons và những siêu thị như Phoenix-Mills là tăng lên gấp bội). So với, 20% kinh doanh bán lẻ của Trung quốc được bán tại những nơi như vậy. (“Here Comes” 2005).10. Trong thời gian từ 1999–2001, khoảng một nửa đơn xin visa H1B (giấy phép làm việc của công nhân lành nghề ở Mỹ) được cấp cho người Ấn (Cooper 2006).11. Chỉ có một phần nhỏ trong số những người làm việc trong ngành công nghiệp IT có hơn 5 năm kinh nghiệm (“Nay cho phần khó khăn” 2006; “Đáp ứng công việc?” 2006).

Page 69: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu 51

để tạo đà cho kinh tế và việc làm— Braxin, các nền kinh tế Đông Âu, Mêhicô và Liên bang Nga. Trung quốc đang đào tạo ra nhiều kỹ sư và kỹ thuật viên IT hơn Ấn độ; và đang tham vọng mở rộng các dịch vụ IT và phần mềm, được các công ty IT của Ấn Độ đầu tư trực tiếp (“Coi chừng, Ấn độ” 2006). Ấn độ cũng có thể phải đối đầu với sự cạnh tranh mạnh của Ai-len, Ix-ra-en, một vài nước châu Âu và Mỹ khi nước này đi vào những dịch vụ đầu cuối giá trị cao của IT, ví dụ như phần mềm xử lý tín hiệu, như hiện nay đang thử nghiệm. Vì vậy, việc dự đoán sự phân chia về địa lý trong tương lai của kinh doanh và dịch vụ IT không phải là vấn đề dễ dàng. Tuy nhiên, dường như các nền kinh tế Nam và Đông Nam Á và các nền kinh tế Đông Âu và Mỹ La Tinh sẽ phải vật lộn để tìm ra những thị phần nhiều lợi nhuận trong một thị trường dịch vụ IT hiện đang bị các công ty đa quốc gia và Ấn Độ chiếm lĩnh.

Các dịch vụ khác

Các dịch vụ ngân hàng, tài chính, viễn thông và nhà hàng, khách sạn của Ấn Độ đã phát triển ở hai hoặc gần hai con số (Gordon và Gupta 2005). Có nhiều cơ hội cho việc phát triển các dịch vụ tài chính, viễn thông, thương mại và bán lẻ, y tế, phim ảnh và hậu cần do nhu cầu tăng lên ở trong nước và nước ngoài. Mỗi ngành này đều được hưởng lợi từ những tiến bộ của công nghệ thông tin để tăng năng suất và tạo nhu cầu cho các công ty cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, liệu Ấn độ có thể nổi lên là nước xuất khẩu đáng kể các dịch vụ này trong thập kỷ tới không vẫn còn là câu hỏi mở? Nền kinh tế của Ấn Độ chỉ bằng một phần sáu nền kinh tế của Trung quốc về mặt tiền tệ. Ấn độ có 1% tài sản tài chính toàn cầu, nhưng chưa đầy một nửa là dưới hình thức tiền gửi ngân hàng (Farrell và Key 2005). Ngành ngân hàng và tài chính của Ấn Độ, mặc dù đã được cải thiện và rõ ràng là năng động hơn của Trung quốc, nhưng vẫn còn không hiệu quả theo tiêu chuẩn quốc tế và các cơ quan ngân hàng và tài chính của Ấn Độ chưa có bất cứ sự phát triển nào ở nước ngoài.

Viễn thông cũng là một ngành công nghiệp trong nước, thậm chí mặc dù Ấn độ đã tạo được nền móng sản xuất phần cứng đáp ứng về mặt công nghệ cho các nước có thu nhập thấp. Nhưng khác với các hãng của Trung Quốc như Huawei và ZTE, các công ty của Ấn Độ vẫn chưa dám mạo hiểm ở nước ngoài để cung cấp loại dịch vụ trọn gói hoàn toàn (kể cả tài chính) mà các công ty của Trung Quốc đang cung cấp, và đầu tư những khoản tiền đáng kể tương ứng với 8–10% doanh thu trong nghiên cứu và phát triển để có thể sánh vai

Page 70: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

52 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

với những nước đi trước trong lĩnh vực tiến bộ nhanh này (“Chuyển đổi toàn cầu” 2006).12

Sản xuất phim đang là ngành công nghiệp quốc gia phát đạt và Ấn độ là nước sản xuất phim lớn nhất thế giới. Ngành công nghiệp này cũng phục vụ cho cộng đồng Ấn kiều tương đối lớn và cũng có chỗ đứng trên thị trường ở một số nước Trung Á. Nhưng nó vẫn chưa đủ hấp dẫn để tiếp cận khán giả toàn cầu và cạnh tranh với Hollywood hay với các nhà sản xuất phim Trung quốc mở rộng (Trung quốc, Hồng Kông [Trung quốc] và Đài Loan [Trung quốc]) và Hàn Quốc mặc dù có một vài bộ phim được công chúng quốc tế hoan nghênh (đáng chú ý nhất là Cúi đầu như Beckham).

Gần đây nhất, các hãng của Ấn Độ bắt đầu cung cấp dịch vụ IT cho ngành công nghiệp làm phim quốc tế và các nhà sản xuất trò chơi video (ví dụ như cho điện thoại di động)— một lĩnh vực kinh doanh có thể tăng trưởng phù hợp với yêu cầu về mang lại hiệu quả đặc biệt và nội dung video. Với ngọai lệ

12. Đầu tư trung bình của các hãng của Ấn Độ vào nghiên cứu và phát triển so với doanh thu năm 2000 là 3,5% (Radhakrishnan 2006).

Bảng 2.5 Xuất khẩu công nghiệp tính theo phần trăm của tổng xuất khẩu, Trung Quốc và Ấn Độ

Xuất khẩu công nghiệp 1995 2000 2004

Trung quốc Sản phẩm dược 1,1 0,7 0,6Sắt thép 3,5 1,8 2,3Thiết bị điện 5,9 9,7 10,0Hàng trắng 0,7 1,1 1,3Xe giao thông đường bộ 1,8 2,6 2,8Hàng dệt 26,0 21,4 16,2Ấn ĐộSản phẩm dược 2,3 2,8 2,9Sắt thép 3,0 2,9 6,0Thiết bị điện 1,3 1,8 1,9Hàng trắng 0,0 0,0 0,1Xe giao thông đường bộ 2,8 2,0 2,8Hàng dệt 27,0 27,2 17,4

Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kế thương mại hàng hóa của Liên hợp quốc, tiếp cận thông qua phần mềm Giải pháp thương mại tổng hợp (WITS) của Ngân hàng Thế giới. Ghi chú: Hàng dệt được xác định là sự kết hợp của 26, 65, và 84 trong Phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn (SITC), Rev. 3. Hàng trắng được xác định là sự kết hợp của 7751, 7752, 7753, và 7758 của SITC, Rev. 3. Sản phẩm dược, sắt thép , thiết bị điện và xe giao thông đường bộ được xác định là 54, 67, 77, và 78 của SITC tương ứng , Rev. 3.

Page 71: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu 53

là các ngành công nghiệp xử lý phần mềm và dịch vụ kinh doanh, rõ ràng là Ấn độ được đặt vào vị trí để lại dấu ấn trong thị trường toàn cầu trong ngành công nghiệp dịch vụ này, ít nhất là trong vòng 10 năm tới.

Triển vọng của ngành công nghiệp sản xuất chính

Rất có thể là tác động của Trung quốc và Ấn độ lên địa lý của ngành công nghiệp dịch vụ có khả năng mua bán được trên thế giới là khiêm tốn và chưa đặc biệt đột phá. Không thể nói tương tự như vậy đối với ngành công nghiệp sản xuất nếu Ấn độ tăng tốc. Vì vậy chúng tôi quay lại mô hình phát triển thông thường dẫn đầu bằng ngành sản xuất hàng hóa, cơ sở của sự phát triển của Trung quốc và các nền kinh tế Đông Á khác.

Liệu ngành sản xuất hàng hóa của Ấn Độ có trở thành ngành dẫn đầu chính và liệu Ấn độ có thể cùng với Trung quốc trở thành những nền kinh tế công nghiệp hàng đầu hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào hoạt động trung hạn của một loạt các tiểu ngành ở cả hai nước này và vào sự phát triển song song của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở Ấn độ.13

Các tiểu ngành thích hợp là dệt và may mặc, hàng trắng, dược phẩm, ô tô và phụ tùng ô tô, thép và điện tử. Tổng cộng lại, các tiểu ngành này chiếm gần một phần ba hàng xuất khẩu của cả Ấn độ và Trung quốc (xem bảng 2.5), và 48 % doanh thu sản phẩm công nghiệp ở Trung quốc và 41 % việc làm trong các ngành công nghiệp (xem bảng 2.6).

Hàng dệt và may mặc

Hàng dệt và may mặc chiếm 7% xuất khẩu của thế giới. Trung quốc là nước sản xuất hàng đầu, tiếp theo là Ấn Độ. Lợi thế của Trung quốc có được từ sự hòa nhập của nước này với mạng lưới sản xuất toàn cầu thông qua đầu tư nước ngoài và các hợp đồng trực tiếp với những nhà bán lẻ của các nước trong Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD). Ví dụ, Wal-Mart mua 18 tỷ USD

13. Thiếu điện là mối quan tâm lớn nhất của các công ty Ấn Độ. Một khảo sát các hãng sản xuất của Ấn Độ năm 2003 cho thấy 61% vẫn phải dựa vào nguồn điện từ máy phát điện riêng của mình. Ở Trung quốc, con số này là 27%. Khảo sát này cũng cho thấy rằng các hãng ở Ấn độ bị mất điện trung bình 17 lần trong một tháng, tần xuất này nhiều hơn nhiều so với Malaysia (1 lần/tháng) hay ở Trung quốc (dưới 5 lần/tháng). Thiệt hại từ việc mất điện ở Ấn độ là 9% tổng sản lượng, so với 2% ở Trung quốc (Ngân hàng Thế giới 2004a), và chi phí tiền điện gấp hai lần ở Trung quốc. Sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng làm cho Ấn độ mất 3–4 điểm phần trăm của mất mát về tăng trưởn (“Nhu cầu chính trị và đạo đức cấp bách” 2006).

Page 72: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

54 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

hàng Trung quốc năm 2004. Ngược lại, các hãng của Ấn Độ có hợp đồng trực tiếp với các hệ thống bán lẻ ít hơn nhiều (Whalley 2006).

Năm 1950, Ấn độ là nước xuất khẩu hàng dệt bông hàng đầu, nhưng sau đó đã đánh mất vị trí này và tương lai của ngành này mới chỉ bắt đầu lội ngược dòng khi được tiến hành cải cách vào đầu những năm 1980 (Roy 2004). Hiện nay, dệt và may mặc của Ấn Độ là ngành thu hút nhiều lao động đứng thứ hai với 35 triệu công nhân chiếm tới 20% sản xuất công nghiệp (Ananthakrishnan và Jain-Chandra 2005). Tuy nhiên, công nghiệp dệt của Ấn Độ vẫn còn thua xa so với Trung quốc. Năm 2005, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Ấn Độ đạt 9,5 tỷ USD và và 7,5 tỷ USD, ngược lại con số này của Trung quốc là 77 tỷ và 40 tỷ USD. Các công ty trung bình ở ngành này của Ấn Độ gặp khó khăn trong việc giảm bớt chi phí sản xuất và công nghệ mới; rất ít vốn nước ngoài đầu tư vào ngành này; và vì các công ty của Ấn Độ ít hòa nhập vào mạng lưới sản xuất toàn cầu hơn các công ty của Trung Quốc, nên ít được hưởng lợi từ việc chuyển giao công nghệ. Vì vậy, năng suất của ngành dệt và may mặc của Ấn Độ chỉ bằng 35% của Mỹ, trong khi đó của Trung quốc là 55% (Ananthakrishnan và Jain-Chandra 2005). Tổng năng suất của ngành công nghiệp may mặc của Ấn Độ bằng 16% của các nhà sản xuất ở Mỹ (Padhi, Pauwels và Taylor 2004).

Cũng như đối với một vài ngành công nghiệp khác của Ấn Độ, việc tháo dỡ một phần các quy chế trong nước và quy chế Sắp xếp đa sợi (MFA) đã mở cửa cho các công ty lao vào khai thác. Xuất khẩu của Ấn Độ — một số mặt hàng cạnh tranh với hàng xuất khẩu từ Trung quốc —đang tăng lên và cả hai quốc gia này đang dần chiếm lĩnh thị trường thế giới với mức độ thậm chí lớn hơn trước đây. Cả hai nước này đều tăng thị phần của mình tại thị trường EU, Nhật bản và Mỹ năm 2005. Thành tựu của Trung quốc lớn hơn bởi vì các nhà sản xuất Trung Quốc đã đầu tư để chuẩn bị cho việc dỡ bỏ hạn ngạch và chuẩn bị tốt hơn và có khả năng cạnh tranh hơn (“Máy điều hòa tiều tụy” 2005; “Ấn Độ: Trung quốc ăn thịt” 2005; Yang 2006). Khi quy chế Sắp xếp đa sợi sắp kết thúc vào năm 1995, Trung quốc đã có khả năng tranh thủ việc dỡ bỏ từng phần hạn ngạch đối với một số mặt hàng quần áo, mặc dù khi đó Trung Quốc chưa phải là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ấn độ không làm như vậy (Srinivasan 2003a, 2006).

Thậm chí nếu có thị trường tự do hoàn toàn thì Ấn độ cũng không thể nhanh chóng có khả năng tranh thủ những cơ hội có sẵn vì các công ty của Ấn Độ vẫn còn bị cản trở bởi quy mô sản xuất gần điểm cực thuận, sự cứng nhắc của thị trường lao động và những trở ngại thương mại khác, đặc biệt là liên

Page 73: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu 55B

ảng

2.6

Chỉ s

ố củ

a tấ

t cả

các

doan

h ng

hiệp

quố

c do

anh

và p

hi q

uốc

doan

h ở

Trun

g qu

ốc, t

heo

ngàn

h cô

ng n

ghiệ

p, 2

004

Ngàn

h

Doa

nh n

ghiệ

pSả

n ph

ẩm cô

ng n

ghiệ

pNg

ười l

ao đ

ộng

Số lư

ợng

(triệ

u)Ph

ần tr

ăm củ

a tổ

ng số

D

oanh

thu

(tỷ

NDT)

Phần

trăm

của

tổng

số

Số lư

ợng

(triệ

u)Ph

ần tr

ăm củ

a tổ

ng số

Sản

xuất

vải

dệt

17.1

447,

893

4,7

5,0

5,19

8,5

Sản

xuất

ngu

yên

liệu

dệt q

uần

áo, g

iày

dép

và m

ũ10

.901

5,0

388,

02,

13,

205,

3

Sản

xuất

hàn

g th

ô ng

uyên

liệu

hóa

chất

các s

ản p

hẩm

hóa

chất

15.1

726,

91.

198,

36,

43,

165,

2

Sản

xuất

thuố

c chữ

a bệ

nh4.

397

2,0

321.

31,

71,

191,

9

Nung

chảy

ép k

im lo

ại có

chứa

sắt

4.94

72,

31.

590,

78,

52,

614,

3

Sản

xuất

thiế

t bị v

ận tả

i9.

389

4,3

1.32

7,2

7,1

3,28

5,4

Sản

xuất

máy

chạy

điệ

n và

thiế

t bị đ

iện

11.7

605,

41.

005,

65,

62,

995,

0

Sản

xuất

thiế

t bị v

iễn

thôn

g vi

tính

các

thiế

t bị đ

iện

tử k

hác

6.63

83,

02.

146,

311

,43,

335,

5

Cộng

các n

gành

lựa

chọn

này

80.3

4836

,78.

912,

147

,824

,95

41,1

Tổng

cộng

toàn

quố

c21

9.46

336

,618

.781

,547

,560

,99

40,9

Ngu

ồn: C

ục th

ống

kê q

uốc

gia

Trun

g qu

ốc, N

iên

giám

thốn

g kê

Tru

ng q

uốc

2005

.G

hi c

hú: C

ác h

ãng

nêu

tron

g bả

ng n

ày là

nhữ

ng h

ãng

có d

oanh

thu

5 tr

iệu

Nhâ

n dâ

n tệ

hoặ

c lớ

n hơ

n.

Page 74: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

56 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

quan đến hậu cần (Schiff và cộng sự 2006).14 Thời gian giao hàng tối thiểu từ Ấn độ sang Mỹ là 24 ngày, so với 18 ngày từ Thái Lan, 15 ngày từ Trung quốc, 12 ngày từ Hồng Kông (Trung quốc ) và 3 ngày từ Mêhicô. Ngoài ra, sự chậm trễ thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu tốn thêm 10 ngày nữa ở Ấn Độ, so với 7 ngày ở Hàn Quốc và Thái Lan (Ananthakrishnan và Jain-Chandra 2005).

Nhìn về tương lai, Ấn Độ —và Trung quốc — rất có thể sẽ vẫn nằm trong số những nước sản xuất hàng dệt may cạnh tranh nhất nhờ sự cung ứng lao động rất mềm dẻo của họ, giả thiết rằng luật lao động và sự thiếu hụt lao động không đẩy lương công nhân lên cao hơn một cách nhanh hơn, điều đã từng xảy ra trong thập kỷ trước. Có khả năng đáng kể cho việc tăng sản lượng, chất lượng và thiết kế của ngành công nghiệp này. Các sản phẩm thích hợp chắc chắn sẽ tiếp tục tạo cơ hội cho các nhà cung ứng ở các nước khác.15 Nhưng đối nghịch với hàng dệt và may mặc thời trang gía trị cao do Ý sản xuất, áp lực từ Trung quốc và Ấn độ sẽ tăng lên do mức đầu tư, thiết kế và tay nghề kỹ thuật được huy động ở trong nước và từ nguồn lực nước ngoài (vì công nghiệp thiết kế đang bị toàn cầu hóa và dịch vụ thiết kế có thể được cung ứng từ các công ty khác), sự đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và thị trường tiêu thụ nội địa rộng lớn. Điều này được năng lực đa dạng hóa sản phẩm hàng dệt của Trung quốc đưa vào các thị trường mới hỗ trợ rất lớn. Kể từ năm 1990, số chủng loại sản phẩm dệt may tăng ở mức 10 con số từ 6.602 lên 12.698 (Văn phòng Ngân hàng Thế giới 2006).

Hàng trắng và nâu

Thị trường cho hàng trắng trên thế giới lên tới hơn 100 tỷ USD năm 2002. Một phần ba nhu cầu đối với hàng gia dụng lớn là từ khu vực châu Á Thái Bình Dương, một nửa trong số đó từ Trung quốc, thị trường phát triển nhanh nhất (Nichols và Cam 2005). Nhìn rõ những cơ hội này, các công ty nước ngoài đang nhảy vào thị trường Trung Quốc; và ở các mặt hàng tiêu dùng bền, như máy giặt, thị phần của họ đã tăng từ 15% năm 2000 lên 25% năm 2003 (Nichols và Cam 2005). General Electric và các công ty khác đang có kế hoạch chuyển

14. Thậm chí những công ty lớn cũng sẵn sàng mở rộng việc làm bởi vì khó có thể giãn thợ được (“Nay cho phần khó khăn” 2006).15. Ví dụ, dệt kim từ Bangladesh và thảm từ Pakistan có chỗ đứng tốt ở các thị trường Mỹ và EU sau khi dỡ bỏ MFA (Whalley 2006).

Page 75: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu 57

một phần ba công suất sản xuất của họ sang châu Á, với Trung quốc là điểm đến đầu tiên.

Tương tự như vậy, thị trường Ấn Độ đang mở rộng và các nhà sản xuất trong nước như Godrej và Videocom và các công ty đa quốc gia đã tạo nên hai cụm sản xuất hàng trắng lớn ở Noida (gần Delhi) và Pune (gần Mumbai), với sự hỗ trợ của chính phủ thông qua các khoản ưu đãi. Tỷ lệ sở hữu tủ lạnh của các hộ gia đình Ấn độ chỉ là 15% năm 2004 và tỷ lệ sở hữu các mặt hàng tiêu dùng bền khác cũng thấp (“Hàng trắng của Nhật bản” 2006). Haier đang cố gắng thâm nhập vào thị trường Ấn Độ nơi các nhà sản xuất của Hàn Quốc (như các công ty hàng đầu thị trường LG và Samsung) hiện đang hoạt động mạnh mẽ. Năm 2004, LG công bố kế hoạch biến Ấn độ thành cơ sở sản xuất toàn cầu lớn thứ hai của của họ sau Trung quốc (Nichols và Cam 2005). Công ty này đã chiếm hơn một phần tư thị phần máy điều hòa và tivi màu và hơn một phần ba thị phần máy giặt, tủ lạnh và lò vi sóng (“Nay cho phần khó khăn” 2006). Sanyo sẽ bắt đầu tiếp thị hàng trắng ở Ấn Độ, sử dụng mối quan hệ bạn hàng hiện có với các nhà phân phối tivi (“Sanyo tìm kiếm tiếng tăm ở Ấn độ” 2006). Sharp và Toshiba cũng đang có kế hoạch tương tự (“Sharp ghi bàn thắng ở Ấn độ” 2006; “Toshiba đột phá” 2006).

Trước đây, sản xuất trong nước là quy luật chung trên khắp thế giới do chi phí vận tải. Dù rằng cước phí đã được định giá đặc trưng theo khối, vẫn còn khá đắt để chuyên chở hàng trắng thành phẩm đi một quãng đường dài, đặc biệt là những hàng cồng kềnh (Nichols và Cam 2005), vì vậy quy mô và những cơ hội tăng trưởng của thị trường trong nước quyết định ngành hàng trắng phát triển thế nào. Tuy nhiên, lương và chi phí sản xuất thấp cùng với việc áp dụng công nghệ tiên tiến đã tạo điều kiện cho Trung quốc xuất khẩu tủ lạnh và máy làm mát rượu sang Mỹ (Nichols và Cam 2005). Song song với việc tăng bán hàng thành phẩm, thương mại trong nội bộ ngành công nghiệp này cũng tăng lên, thể hiện sự phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu của hàng trắng.16

Mặc dù nhu cầu là lớn, đặc biệt từ Trung quốc và Ấn Độ, đơn giá của các mặt hàng trắng đã giảm dần và các công ty đang thực hiện một loạt các chiến lược cắt giảm chi phí lao động, nhận linh kiện phụ tùng của các công ty cung ứng khác, chuyển sản xuất sang hoạt động lắp ráp và đưa vào những kỹ thuật quản lý hiện đại (đặc biệt là quản lý chất lượng tuyệt đối) để giảm số lượng các

16. Ví dụ, máy rửa bát Maytag lắp ráp ở Mỹ sử dụng mô tơ sản xuất tại Trung quốc (của GE) và dây điện từ Mêhicô (Nichols và Cam 2005).

Page 76: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

58 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

khiếm khuyết (Nichols và Cam 2005). Một số công ty khác đang cố gắng nâng cao công nghệ bằng cách cung cấp nhiều chức năng trong một mặt hàng, thiết kế đẹp hơn, hợp với toàn bộ hệ thống bếp và thậm chí cả những tủ lạnh có chức năng vào Internet (Nichols và Cam 2005).

Trung quốc

Năm 1981, tỷ lệ xâm nhập vào khu vực đô thị của tủ lạnh và máy giặt trên 100 hộ gia đình ở Trung quốc chỉ là 0,2 và 6,0. Ba “đồ dùng lớn” trong gia đình lúc đó là xe đạp, đồng hồ đeo tay và máy khâu (Zhao, Nichols và Cam 2005). Trong 20 năm, tỷ lệ xâm nhập của hàng trắng ở Trung quốc tăng lên đáng kể đạt tới 87 tủ lạnh và 92 máy giặt trên 100 gia đình thành thị năm 2002. Ở một số thành phố, như Bắc Kinh, tỷ lệ xâm nhập trong năm đó là 107,4 tủ lạnh và 102,8 máy giặt trên 100 gia đình (Zhao, Nichols và Cam 2005). Mặc dù thị trường đô thị nhanh chóng bị bão hòa, tỷ lệ sở hữu hàng trắng trong số các hộ gia đình nông thôn vẫn còn thấp, chỉ có 13,6 tủ lạnh và 29,9 máy giặt trên 100 hộ gia đình nông thôn (Zhao, Nichols và Cam 2005).

Đầu những năm 80, hầu hết các công ty là các doanh nghiệp quốc doanh nhỏ hay sở hữu tập thể. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, những công ty này đã nhập khẩu dây chuyền sản xuất từ Ý và Đức. Đến giữa những năm 90, hơn 100 dây chuyền sản xuất đã được nhập khẩu. Với sự khuyến khích của chính phủ trong những năm 90, các doanh nghiệp thành công hơn đã bắt đầu giành được các công ty khác, hình thành một vài hãng lớn và có tiếng (như Haier, Kelon, Meiling và Little Swan), thể hiện một xu hướng đang được củng cố trên thế giới (Zhao, Nichols và Cam 2005). Đến năm 2002, thị phần của năm công ty hàng đầu đã tăng lên 60% đối với tủ lạnh và 68% đối với máy giặt. Thị trường điều hòa nhiệt độ cũng trở nên ít đông đúc hơn. 27 loại nhãn hàng đã phải rút ra vào năm 2001 và chỉ còn lại 69 loại vào năm 2005. Cuối năm 2006, chỉ có 20 loại có thể tồn tại (“Điều hòa nhiệt độ tiều tụy” 2005). Những công ty thành công này cũng phải dựa nhiều vào xuất khẩu. Ví dụ, Galanz xuất khẩu 65% lò vi sóng và trở thành nhà sản xuất điều hòa nhiệt độ lớn (Sull và Wang 2005; “Một Alpha Đenta” 2006). Changhong Electric cũng mở rộng sản xuất máy điều hòa nhiệt độ (“Viễn thông và Công nghệ” 2006). Nhưng rất nhiều nhà sản xuất của Trung Quốc phụ thuộc vào các công ty nước ngoài ở những sản phẩm chủ chốt như máy nén.

Haier, hiện nay là một trong bốn nhà sản xuất hàng trắng lớn nhất thế giới, là công ty sản xuất đầu tiên ở Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài vào năm 1999

Page 77: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu 59

(“Haier sáng tạo” 2006).17 Công ty này cũng là công ty Trung Quốc đầu tiên thuê một công ty quảng cáo quốc tế để quảng bá thương hiệu của mình (“Trùm tủ lạnh Trung Quốc” 2005), và hiện nay đang có hàng tá nhà máy nằm rải rác ở nước ngoài.

Ấn Độ

Công nghiệp hàng trắng của Ấn Độ đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên so với Trung quốc. Xuất khẩu chưa có gì và không có một công ty nào của Ấn Độ như Haier của Trung quốc đang hoạt động trên thị trường quốc tế. Chủ nghĩa bảo hộ, nhu cầu của tầng lớp trung lưu tăng chậm chạp, đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến gần đây còn ít, sản xuất dưới quy mô và cung ứng điện không đủ đã làm cho Ấn độ nằm ngoài đường đua. Nhu cầu của tầng lớp trung lưu nay đang tăng lên và công nghiệp hàng trắng tăng trưởng với hai con số trong những năm gần đây. Quy mô thị trường của hàng trắng là vào khoảng 80 tỷ Rupi (1,76 tỷ USD).

Các công ty đa quốc gia đang mở rộng năng lực sản xuất ở Ấn Độ, nhưng sự tham gia chậm trễ của Ấn độ có nghĩa là các nhà sản xuất đóng tại đây khó có thể xuất khẩu số lượng lớn thành phẩm trong một thời gian nữa. Tuy nhiên, việc xuất khẩu phụ tùng là khả thi. Trung quốc đã thiết lập được vị trí đi đầu của hàng trắng và nâu và nước này có thể mở rộng khả năng đứng đầu của mình hơn Ấn độ vì các công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ và mở rộng công suất hơn thông qua FDI ở Trung quốc nhiều hơn.

Dược

Dược là một trong những ngành có triển vọng sáng sủa nhất của Ấn Độ và được củng cố bởi mối quan hệ kinh doanh mạnh mẽ của khu vực tư nhân; sự phong phú về tay nghề trong ngành hóa học, sinh học và kỹ thuật hóa học; và sự thành thạo lâu đời về công nghệ xử lý phức tạp đã rất hiệu quả cho tới gần đây do không có sự bảo vệ bản quyền đối với những sản phẩm dược của nước ngoài theo Luật pháp Ấn độ (Chaudhuri 2004). Ở đây lại một lần nữa Trung quốc là đối thủ gần, mặc dù năng lực của các công ty của họ yếu hơn Ấn Độ. Ấn độ là nước sản xuất dược phẩm đứng thứ 4 về mặt khối lượng – thứ 13 về

17. Đầu tư này là ở một nhà máy ở Nam Carolina (Mỹ). Haier có kế hoạch mở rộng nhà máy hiện có với khoản đầu tư thêm lên tới 150 triệu USD. Hơn nữa, nó cũng có kế hoạch đầu tư vào cơ sở nghiên cứu và phát triển ở Mỹ (“Haier sẽ sáng tạo” 2006).

Page 78: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

60 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

mặt giá trị và vì một số lý do hấp dẫn nào đó nước này có thể không những vẫn giữ những vị trí này trong vòng thập kỷ tới mà còn mở rộng thị phần của mình trên thị trường toàn cầu (Grace 2005). Trung quốc là nước sản xuất dược liệu và thuốc phiên bản (generic) đứng thứ hai về mặt giá trị chỉ sau Mỹ (với 5% sản lượng thế giới năm 2004 trị giá 54,4 tỷ USD) (“Trung quốc: Ngành dược” 2005). Đáng lưu ý là các công ty Trung Quốc có ít sáng kiến trong lĩnh vực này hơn so với các lĩnh vực khác, mặc dù họ xuất khẩu đạt 4 tỷ USD sản phẩm (kể cả thuốc đông y) năm 2004 và đang bắt đầu chuyển vào những lĩnh vực láng giềng là công nghệ sinh học và nghiên cứu tế bào thân (Fernandez và Underwood 2006).

Ngoài con số 15.000 nhà hóa học tốt nghiệp mỗi năm, Ấn độ có các công ty có khả năng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển và thử nghiệm và bán thuốc ra thị trường. Các hãng như Ranbaxy, Cipla, Dr. Reddy, Wockhardt và Nicholas Piramal có quy mô và kinh nghiệm bắt tay vào các hoạt động nghiên cứu liên quan đến việc khám phá các loại thuốc, một sự khởi đầu đáng nể từ kinh nghiệm bắt chước các loại thuốc sản xuất ở nước ngoài trước đây của họ và bán chủ yếu thuốc generic trên thị trường.18 Các công ty của Ấn Độ hiện nay chiếm 8 tỷ USD trong tổng số 48 tỷ USD của thị trường toàn cầu thuốc generic (“Bán thuốc generic” 2006). Sự có mặt của những công ty trong nước và nhiều công ty đa quốc gia bắt đầu đặt cơ sở nghiên cứu của mình ở Ấn Độ (như Novartis và GlaxoSmithKline) đang tạo ra môi trường năng động. Các cơ sở y tế và bệnh viện rất đồ sộ và nhiều của Ấn Độ và khả năng thử nghiệm thuốc trong dân số lớn và không đồng nhất là những lợi thế so với các nước nhỏ hơn như Xing-ga-po và Hàn Quốc, là những nước cũng tham gia vào việc phát triển các loại thuốc mới và những quy trình mới. Việc phát triển một loại thuốc ở Ấn Độ có thể tốn rất ít chỉ khoảng 100 triệu USD so với chi phí 1 tỷ USD hoặc thậm chí cao hơn ở Mỹ. Trung quốc chia sẻ những lợi thế này với Ấn độ và bắt đầu khai thác chúng (xem Yusuf và Abeshima 2006b).

Ở bên ngoài nước Mỹ, Ấn độ hiện có số lượng lớn nhất các nhà máy sản xuất được Cơ quan Thực phẩm và Thuốc của Mỹ phê chuẩn và với chế độ bản quyền mới được tăng cường, đó là cơ sở vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.19 Lại một lần nữa, có thể sự cạnh tranh giữa các nước tiên tiến, Trung

18. Cho đến khi sửa đổi bản quyền năm 2005, các công ty Ấn Độ có thể sản xuất các phiên bản gốc của các loại thuốc được phát triển ở các nước khác mà không phải chờ đến khi bằng sáng chế của các loại thuốc đó hết hạn.19. Tuy nhiên điều ngạc nhiên là khảo sát của Bain và Công ty năm 2006 thấy rằng các ủy viên ban quản trị ngành dược cảm thấy Trung quốc là địa điểm hấp dẫn cho sản xuất thuốc với chi phí thấp (“Trung quốc hiện ra lù lù” 2006).

Page 79: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu 61

quốc và Ấn Độ, và có thể cả Braxin, với các nước khác chắc sẽ bị xiết lại bởi sự có mặt của những đại gia trong ngành công nghiệp mà ở đó quy mô đóng vai trò quan trọng ở một số cấp độ.

Ô tô và phụ tùng

Theo truyền thống, các công ty ô tô có xu hướng thích lắp ráp ở trong nước hơn là xuất khẩu vì sự cồng kềnh của xe thành phẩm và yêu cầu tuân thủ các quy định trong nước thường dẫn đễn sự khác biệt lớn giữa các nước. Điều này không phải để nói rằng kinh doanh trong ngành ô tô là không quan trọng. Ngược lại, nó đang tăng trưởng với tỷ lệ hai con số, đặc biệt là mua bán những phụ tùng thay thế đắt tiền và tinh vi hơn.

Năm 2004, xuất khẩu các sản phẩm ô tô của Trung Quốc chỉ chiếm có 0,7% và của Ấn độ là 0,2% (Noble 2006). Sản xuất ô tô của Ấn Độ (năm 2004/05, gần 9 tỷ USD) có thể lên đến khoảng 40 tỷ USD vào năm 2015, với 20–25 tỷ USD xuất khẩu. Sản xuất ô tô ở Trung quốc là 60 tỷ USD năm 2003. Đến năm 2015, xuất khẩu ô tô của Trung quốc có thể đạt tới 120 tỷ USD (Noble 2006). Ấn độ hình như có lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu các loại xe nhỏ.20 Tuy nhiên, việc các công ty sản xuất mới vào cuộc ở Trung Quốc như Chery và Geely có thể làm thay đổi bức tranh này, cũng như các chiến lược của các công ty đa quốc gia sử dụng Trung quốc như là cơ sở để sản xuất và xuất khẩu các loại xe nhỏ, kể cả dòng xe lai (Ma, Ngyuen và Xu 2006).21 Trung quốc và Ấn độ đang hiện đại hóa ngành công nghiệp ô tô của mình thông qua liên doanh với các hãng nước ngoài. Hầu như tất cả các nhà sản xuất ô tô quốc tế lớn đều có cơ sở sản xuất ở Trung quốc và một số (ví dụ như Honda, Hyundai và Toyota) đang vào Ấn độ (“Honda sẽ đầu tư” 2006). Chính phủ Ấn Độ hợp tác với Suzuki từ đầu những năm 80 để thành lập một liên doanh, Maruti Udyog, và bắt đầu ngừng cấp phép cho công nghiệp phụ tùng ô tô (Gokarn và Vaidya 2004).22 Năm 1993, Ấn độ chấm dứt cấp phép cho các liên doanh ô tô nước ngoài và năm 2001 Ấn độ dỡ bỏ hầu hết các hạn chế đối với FDI trong ngành sản xuất ô

20. Chỉ 7 năm từ khi bắt đầu sản xuất, Tata Motors đã thu được lợi nhuận thực trước thuế là 10% và là tập đoàn lớn nhất của đế chế kinh doanh của Tata (“Ấn độ ngày nay” 2005).21. Năm 2004, 15% sản lượng được xuất khẩu (Balakrishnan và cộng sự 2006). Trung quốc là nhà xuất khẩu xe cuối cùng năm 2005, khoảng 10.000 chiếc (“Con số cho thấy Trung quốc ”2006). Hầu hết xe xuất khẩu là minivan bán sang Trung Đông, nhưng có thể điều này sẽ thay đổi với việc tăng xuất khẩu xe ô tô mui kín.22. Hãng vào sớm nhất là General Motors, lắp ráp xe Chevrolets ở Ấn độ năm 1928 (KPMG International 2006).

Page 80: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

62 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

tô. Tuy nhiên thuế vẫn còn cao, tới 100% xe nguyên chiếc và 35% phụ tùng thay thế. Ngược lại, thuế ở Trung quốc giảm xuống 25% đối với xe nguyên chiếc và 10% phụ tùng thay thế sau khi nước này gia nhập WTO (Noble 2006).

FDI của các công ty đa quốc gia đang thúc đẩy các nhà sản xuất phụ tùng đang nổi lên ở Trung quốc (một số là các chi nhánh của các công ty nước ngoài) (Noble 2006; Rawski 2006). Trung quốc đang giành được một phần trong thị trường phụ tùng ô tô quốc tế với việc xuất khẩu 0,3 tỷ USD động cơ, 3,25 tỷ USD phụ tùng thay thế và thân xe và 1,35 tỷ USD lốp so với 1,4 tỷ USD năm 2004/05 tổng tất cả các sản phẩm này của Ấn độ (Balakrishnan và cộng sự 2006). Các công ty lắp ráp và các nhà cung ứng bậc nhất (Sutton 2004) ở cả hai nước này có khả năng sản xuất các sản phẩm đủ chất lượng, dù chúng được sản xuất ở đâu, và có khả năng xuất khẩu sản phẩm của mình.23 Sự phân bổ các điểm còn thiếu khẳng định quan điểm rằng những nhà cung ứng bậc nhất cho các hãng sản xuất ô tô ở Trung quốc và Ấn độ đã đạt tới gần các tiêu chuẩn hàng đầu trên thế giới (Balakrishnan và các tác giả khác 2006). Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô của Ấn Độ vẫn bị cản trở do bất lợi về mặt chi phí lớn so với Trung quốc: chi phí cao hơn gần 20% trong sản xuất hầu hết phụ tùng và cấu phần.

Ở cả Trung quốc và Ấn Độ, các hãng lắp ráp ô tô đang phải đương đầu với giai đoạn khó khăn trong việc kiếm phụ tùng đủ chất lượng từ những nhà cung ứng ở bậc thấp hơn (Noble 2006). Với áp lực chủ yếu từ các công ty đa quốc gia, nền công nghiệp phụ tùng ô tô của Ấn Độ đã nỗ lực hết sức cải thiện chất lượng, để hòa vào hệ thống cung ứng (cung ứng vừa đúng lúc), và để cải thiện hiệu quả hoạt động của các nhà máy của mình (Balakrishnan và các tác giả khác 2006).

Trong việc thúc đẩy nâng cao công nghệ, Trung quốc đi trước Ấn Độ. Nền công nghiệp ô tô là một trong những nền công nghiệp cần nghiên cứu và phát triển nhất.24 Danh sách những công ty chi tiền cho nghiên cứu và phát triển nhiều nhất có nhiều nhà sản xuất ô tô nổi tiếng, một vài trong số này đã chuyển một phần các hoạt động nghiên cứu và phát triển sang Trung quốc. Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cũng đang tăng chi phí một cách chậm chạp cho nghiên cứu và phát triển. Ví dụ, Geely khẳng định đã chi hơn 10%

23. Hầu hết xuất khẩu ô tô của Ấn Độ đều được các nhà cung ứng bậc nhất quốc tế cung cấp phụ tùng (Balakrishnan và cộng sự 2006).24. Trong số 10 công ty hàng đầu về mặt chi cho nghiên cứu và phát triển, 5 công ty sản xuất ô tô, do DaimlerChrysler (Vương quốc Anh 2005) đứng đầu.

Page 81: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu 63

thu nhập của mình cho nghiên cứu và phát triển (Noble 2006). Trong khi đó, Tata Motors chi khoảng 2% thu nhập của mình cho nghiên cứu và phát triển còn Maruti Udyog chỉ chi có 0,48%.25 Điều này có thể thay đổi vì các công ty cơ khí và kim khí của Ấn Độ, như Bharat Forge, đang tăng cường cung cấp những sản phẩm và dịch vụ giá trị cao cùng với các hãng buôn phần mềm — đặc biệt là các sản phẩm gắn phần mềm vào. Về vấn đề này, Ấn độ có thể đi trước Trung quốc vài bước.

Cả Trung quốc và Ấn độ bắt đầu lo lắng về tác động đến môi trường do cơ giới hóa nhanh và hai nước này đều có mối quan tâm giống nhau về an ninh năng lượng và sự phụ thuộc vào xăng dầu nhập khẩu. Kết quả là, cả hai Người khổng lồ có thể góp phần thúc đẩy công nghệ sản xuất ô tô tiết kiệm nhiên liệu, nhỏ và sạch được sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu và phụ tùng tái chế, nhưng chỉ khi họ đề ra và thực hiện các tiêu chuẩn môi trường phù hợp và khuyến khích hình thành các dây chuyền cung cấp chu trình đóng (Gallagher 2006; Noble 2006). Toyota gần đây bắt đầu lắp ráp dòng xe lai Prius ở Trung quốc, một công nghệ rất phù hợp với các thành phố của Trung quốc và thiên hướng công nghệ phù hợp với thế giới nơi việc tiêu thụ xăng dầu đang đe dọa vượt quá tăng trưởng khả thi trong cung ứng.26

Thép

Sản xuất thép của Trung quốc vượt 349 triệu tấn năm 2005, làm cho nước này trở thành nước sản xuất thép lớn nhất thế giới (chiếm 31% toàn cầu) và là nước xuất khẩu lớn thứ 4 (với 27 triệu tấn gần bằng nhập khẩu).27 Những diễn biến quan trọng với điềm báo xấu cho tương lai do công suất tăng cực kỳ nhanh (25% chỉ từ 2004 đến 2005); tập trung sản xuất ngày càng tăng tại các nhà máy lớn hiện đại (mặc dù vẫn còn nhiều cơ sở nhỏ và cũ kỹ); và khả năng công nghệ phát triển để sản xuất thép xây dựng chất lượng cao, thép không gỉ, thép mạ kẽm và thép tráng và sản phẩm thép lá phục vụ cho vận tải và các ngành công nghiệp sản xuất hàng bền.28 Những diễn biến này cho thấy nhập khẩu ngày càng giảm đi và xuất khẩu tăng lên.

25. Thị phần của Maruti Udyog là 54,5% xe chở khách với công xuất sản xuất 500.000 chiếc một năm (“Cuộc chạy đua suôn sẻ” 2006).26. Hyundai đang có kế hoạch bán phiên bản lai của Acxu ở Trung quốc trước năm 2008 (“Ô tô” 2006).27. Tháng 12, 2005, Trung quốc trở thành nước xuất khẩu thực.28. Đóng cửa các nhà máy nhỏ không hiệu quả và củng cố sản xuất tại một vài công ty khổng lồ là mục tiêu của chính phủ (“Cố gắng tiến hành cuộc cách mạng thép” 2005).

Page 82: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

64 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

So với Trung quốc, tổng sản lượng và tiêu thụ tính theo đầu người của Ấn Độ là nhỏ. Đến năm tài chính 2004/05, Ấn độ sản xuất 38 triệu tấn thép và xuất khẩu 3,8 triệu tấn gần cân bằng với nhập khẩu 3,2 triệu tấn. Khi Ấn độ mở rộng giao thông vận tải, các ngành cơ khí và hàng trắng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng rất lạc hậu của mình, nhu cầu có thể tăng nhanh như ở Trung quốc. Vì vậy, hy vọng Ấn độ sản xuất 55–60 triệu tấn thép vào năm 2010 và khoảng 120–130 triệu tấn vào năm 2015 sẽ trở thành hiện thực. Xu hướng sản xuất ở Trung quốc và Ấn độ sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới. Một trong những hậu qủa như vậy là khả năng mở rộng của hai Người khổng lồ sẽ góp phần làm tăng nhu cầu quặng sắt và than cốc lên rất lớn (trừ phi sản xuất hóa chì ở nơi khác) và về mức độ nào đó nhu cầu này không thể đáp ứng được thông qua việc phát triển các mỏ ở trong nước và các cơ sở vận tải liên quan, vì vậy sẽ chuyển sang nhập khẩu. Thứ hai, sản xuất của Ấn Độ vẫn chủ yếu là thép mềm giống như Trung quốc với mức độ nhỏ hơn. Chỉ có nhà máy hiện đại nhất của Tata là bắt đầu đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp ô tô đối với thép cuốn nóng.29 Cần có đột phá trong đầu tư, kiến thức và thành tựu trong công nghệ chế biến, thậm chí trước khi Trung quốc và chắc chắn là trước khi Ấn độ có thể đáp ứng các yêu cầu của ngành vận tải và cơ khí đang phát triển của mình. Vì những lý do trên, Ấn độ trong thập kỷ tới không thể trở thành nước xuất khẩu thép quan trọng, đặc biệt là thép đặc chủng và công nghệ cao,. Có nhiều khả năng, nếu cơ sở hạ tầng, nhà cửa, và phát triển công nghiệp tăng tốc, trong một thời gian nữa cả Ấn độ và Trung quốc sẽ vẫn là những nước nhập khẩu một số loại thép đặc chủng nhất định. Tuy nhiên, Trung quốc chắc sẽ đạt thứ bậc cao hơn trong các nước xuất khẩu thép, vượt 35 thành viên của EU và có thể cả Nga ra trong vòng 5 năm nữa.

Điện tử

Cạnh tranh, toàn cầu hóa, nội địa hóa và các yếu tố chính sách mạnh khác là những lực thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử ở Trung quốc và Ấn Độ. Ngoài ra những tác động khác, ít nhất là đối với Trung quốc, do nhận gia công linh kiện, phụ tùng để cung ứng cho các nhà sản xuất châu Âu, Nhật bản, Đài Loan (Trung quốc) và Mỹ trong những năm 90. Tuy nhiên, sự phát triển của

29.Thu nhập trước lợi nhuận, thuế, sụt giá và trừ nợ của Tata là 293 USD/tấn năm 2005, gấp ba lần thu nhập trung bình của ngành công nghiệp (“Thép Tata sẵn sàng hành động” 2006).

Page 83: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu 65

công nghiệp điện tử của mỗi nước được hình thành từ những chính sách công nghiệp khác nhau.

Khuôn khổ chính sách của Ấn Độ chú trọng đến tự lực về công nghệ và hạn chế vai trò của đầu tư nước ngoài và phát triển sản xuất cấu kiện điện tử, điều đã góp vào thành công của ngành công nghiệp này ở Đài Loan (Trung quốc) (Joseph 2004). Ủy ban Điện tử của Ấn Độ được thành lập năm 1971 đã thúc đẩy các biện pháp chính sách bảo hộ để kiểm soát khả năng sản xuất, đầu tư và nhập khẩu. Chiến lược này chuyển hướng phát triển ngành cho khu vực công và quy mô nhỏ và điều chỉnh sự tiếp nhận và hoạt động của vốn và công nghệ nước ngoài. Sự bất bình với những chính sách nhấn mạnh đến tự lực và những chính sách công nghiệp giới hạn nói chung đã dẫn đến tự do hóa dần dần ngành công nghiệp điện tử (Gokarn, Sen và Vaidya 2004).

Đến năm tài chính 2004/05, Ấn độ sản xuất 11,1 tỷ USD dụng cụ điện tử, một phần ba số này là hàng điện tử tiêu dùng. Sản xuất tivi màu dẫn đến việc tăng sản xuất điện tử tiêu dùng với hơn 10 triệu chiếc trong năm tài chính 2004/05. Sản xuất tivi màu dần dần được chuyển sang tivi màn hình phẳng (trên cơ sở đèn hình) và màn hình tinh thể lỏng (LCD) tiên tiến hơn và môđen panen phẳng plasma. Tình hình ở Trung Quốc cũng tương tự như vậy , mặc dầu để nắm vững thế hệ mới nhất của công nghệ này là khó đối với các nhà sản xuất trong nước. Những mắt xích lạc hậu trong dây chuyền đã khuyến khích đầu tư vào một số loại sản xuất cấu phần. Ví dụ, Ấn độ là nước sản xuất phương tiện lưu trữ quang học lớn thứ ba trên thế giới, chiếm 18,5% thị trường toàn cầu. Khoảng 80% sản sản lượng được xuất khẩu sang 82 nước.

Sản xuất máy tính cá nhân (PCs) ở Ấn độ đạt 2,34 triệu chiếc trong 6 tháng đầu năm tài chính 2005/06, tăng 36% so với cùng kỳ năm tài chính 2004/05. Tăng trưởng của sản xuất máy vi tính là do các doanh nghiệp và một số cơ quan chính phủ sử dụng máy tính cá nhân và do sự phát triển kết nối băng thông rộng giá rẻ. Hiện nay có tới 800.000 người đăng ký sử dụng đường truyền băng thông rộng, nhưng con số này sẽ lên đến 10 triệu vào cuối năm 2007, và sẽ làm tăng nhu cầu máy tính cá nhân.

Con đường mà Trung quốc đạt được sự hưng thịnh trong ngành điện tử gần giống như sự phát triển của các nước mới công nghiệp hóa. Trong một vài thập kỷ, Trung quốc rất coi trọng chiến lược phát triển ngành điện tử và đã phát triển năng lực điện tử trong các “kế hoạch năm năm” liên tiếp. Lúc đầu, việc đẩy mạnh ngành điện tử là để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, nhu cầu của ngành công nghiệp và, với mức độ ít hơn, nhu cầu đồ dùng điện tử của các hộ gia đình, chủ yếu là rađio. Với một chiến lược thống nhất, Trung quốc đã thúc

Page 84: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

66 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

ép các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ cho các nhà sản xuất trong nước và chiến lược này dần dần đã thu được kết quả (Rodrik 2006b). Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1986–90), lần thứ 8 (1991–95), và lần thứ 9 (1996–2000) đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của sản xuất sản phẩm điện tử tiêu dùng, với tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 66%. Đến Kế hoạch 5 năm lần thứ 9, sản lượng của ngành điện tử lên đến 72 tỷ USD và xuất khẩu đạt khoảng 35 tỷ USD. Ngoài năng lực sản xuất, Trung quốc tăng cường khả năng công nghệ thông qua việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, và đã có thể phát triển một loạt các sản phẩm, như các thiết bị hợp nhất quy mô rất lớn, hệ thống Panda ICCAD và đĩa compact có khả năng ghi và xóa. Thời kỳ này cũng chứng kiến sự nổi lên của một số công ty mới, như Changhong Electric, Tsinghua Tongfang, Caihong Electrics, Panda và Lianxiang, và rất nhiều công ty ghép với Đài loan, đã tạo điều kiện cho Trung quốc trở thành nước sản xuất hàng đầu về tivi màu, LCDs, máy tính xách tay, máy tính cá nhân, đèn hình màu, bảng điều khiển chương trình, điện thoại di động, thiết bị hiển thị và màn hình (Pecht và Chan 2004).30

Với đòn bẩy cung ứng lao động chi phí thấp và thuận lợi do gia nhập WTO, Trung quốc đã tăng quy mô của ngành điện tử lên gấp đôi, và hiện nay chiếm hơn 8% sản lượng công nghiệp. Ở Ấn độ điện tử chiếm chưa đầy 3% sản lượng của một ngành công nghiệp qui mô nhỏ bé hơn nhiều.

Trong vòng hơn một thập kỷ, Trung quốc đã chuyển từ một nước sản xuất các mặt hàng điện tử chất lượng thấp sang vị trí dây chuyền sản xuất toàn cầu một loạt các cấu kiện và thành phẩm (Fernandez và Underwood 2006). Hiện nay, có hơn 10.000 công ty đầu tư nước ngoài ở Trung quốc và có thể là nhiều nhà sản xuất cấu kiện nước ngoài nữa sẽ chuyển nhà máy sang đây, vì chi phí nhân công thấp, ưu đãi khuyến khích, thị trường trong nước lớn và cơ sở hạ tầng đầy đủ.31 Các công ty như Intel và Motorola đã đi đầu trong việc xúc tiến nghiên cứu và phát triển điện tử ở Trung quốc. Intel đã mở cửa nhà máy thử nghiệm và lắp ráp ở thành phố Thành Đô và Motorola đang đầu tư hơn nửa

30. Mặc dù các công ty của Trung Quốc đang đuổi kịp, những nhà xuất khẩu chính sản phẩm điện tử cao cấp như máy vi tính xách tay và đĩa viđeo số, là các công ty Đài Loan (Ví dụ, FoxConn, Techfront và Magnifixu Brightness) (Branstetter và Lardy 2006).31. Yang (2006) dự đoán có sự mở rộng thương mại chế biến của Trung quốc được hỗ trợ bởi Hiệp định công nghệ quốc tế, một phần trong việc gia nhập WTO. Tuy nhiên Yang không dự đoán có sự chuyển cấu kiện giá trị cao sang Trung quốc trong một thời gian nữa. Các công ty nước ngoài ở Trung quốc được miễn thuế trong hai năm đầu và giảm 50% thuế cho 3 năm tiếp theo sau năm có lãi đầu tiên. Điều này ngược với Nhật Bản và Mỹ, nơi thuế suất doanh nghiệp là 42% và 35% (thuế suất liên bang), tương ứng (Pecht và Chan 2004).

Page 85: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu 67

tỷ đô la vào một cơ sở nghiên cứu và phát triển ở Bắc Kinh. Các công ty hàng đầu của Đài Loan, như Foxconn Hon Hai Precision và Quanta, cũng đang tiến hành các công việc tương tự. Các trường đại học Trung Quốc cũng đã kết nối với các viện/trường đại học nước ngoài và đang cố gắng tiếp cận với những công nghệ tiên tiến. Tương lai của ngành công nghiệp điện tử Trung quốc nằm trong khả năng chuyển đổi từ ngành sử dụng khá nhiều lao động tay nghề thấp sang ngành sản xuất điện tử được tăng cường bởi công nghệ thông tin (Sigurdson 2005).

Ngược lại, những thiếu sót của Ấn Độ ở cả khu vực tư nhân và khu vực công do chiến lược chủ yếu dựa vào công nghệ nhập khẩu và thiếu nghiên cứu và phát triển. Một sự chuyển đổi từ công nghệ nhập khẩu sang công nghệ nghiên cứu và phát triển có thể sẽ có lợi cho nền công nghiệp điện tử của nước này. Ấn độ hiện nay, dù muộn, nhưng đang cố gắng vượt lên những thiếu sót của mình bằng cách đưa ra những ưu đãi lớn cho các công ty tập trung vào xuất khẩu và như vậy sẽ có thể thúc đẩy xuất khẩu tăng lên. Nhưng tự do hóa cũng dẫn đến cạnh tranh từ nhập khẩu và giảm lợi nhuận trong các ngành công nghiệp. Công nghiệp điện tử của Ấn Độ nay phải cạnh tranh với Trung quốc để chiếm thị phần trong khoảng trống mà các nước mới công nghiệp hóa để lại, trong khi cố gắng duy trì vị trí dẫn đầu trong xuất khẩu phần mềm điện tử.32

Nhận định tổng kết

Đánh giá toàn cảnh về năng lực công nghiệp của hai Người khổng lồ này dẫn chúng ta đến những nhận định dưới đây về sự tiến triển địa lý công nghiệp toàn cầu. Trước hết chúng ta nhận thấy tăng cường nhanh năng lực công nghiệp trong hàng loạt các tiểu ngành ở Trung quốc là đáng kể. Nó chỉ ra quy luật trong công nghệ; sự phổ biến công nghệ thông qua FDI và thương mại; và việc khai thác bằng đầu tư vào con người, nhà máy và cơ sở hạ tầng thiết bị và kỹ năng tổ chức đã thay đổi luật chơi thế nào. Tiến kịp và nhảy cóc đã trở nên dễ dàng hơn nếu các nước có quyết tâm về mặt chính sách và năng lực huy động vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo kỹ năng. Thứ hai, các nước lớn hơn được hưởng các nền kinh tế quy mô và có vị trí tốt hơn để thu hút FDI và thuyết phục các công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ. Trung quốc đã

32. Những dấu hiệu cho thấy Ấn độ đang thu hút các công ty đa quốc gia được hỗ trợ bởi việc tuyên bố ý đồ đầu tư 6 tỷ USD của IBM vào Ấn độ và bởi đầu tư 3,9 tỷ USD của Microsoft, Intel và Cisco (“IBM sẽ làm nên” 2006).

Page 86: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

68 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

dẫn đầu các ngành công nghiệp lớn có kỹ thuật thấp, trung bình và cao và có thể có vị trí để củng cố và mở rộng trong vòng 15 năm tới (Lall và Albaladejo 2004; Roland-Holst và Weiss 2005; và Devlin, Estevadeordal và Rodríguez- Clare 2006). Mặc dù nhiều hàng hóa vốn phức tạp, cấu kiện và sản phẩm cần thiết kế và nghiên cứu nhiều có thể vẫn là lĩnh vực của các nước tiên tiến, thế mạnh công nghiệp của Trung quốc có thể gây áp lực với các ngành công nghiệp chế tạo ở các nước có thu nhập trung bình và thấp và buộc họ phải suy nghĩ lại, thu hẹp và chú trọng hơn đến tham vọng công nghiệp của mình. Sự sống còn ở những nền kinh tế đó sẽ phụ thuộc vào khả năng đạt được năng lực công nghiệp và sáng tạo ngang bằng hoặc hơn Trung quốc. Sáng tạo có thể đẩy mạnh cạnh tranh, và các nước khác phải bằng hoặc vượt Trung quốc trong đầu tư của mình vào hệ thống sáng tạo.

Ấn độ có thể là một lực lượng chủ chốt trong công nghiệp phần mềm, quy trình kinh doanh và tư vấn (kể cả dịch vụ thiết kế và cơ khí), cạnh tranh không nhiều với những nước sản xuất hàng đầu như Đức, Nhật Bản và Mỹ cũng như với những nước tầm trung bình và thấp hơn (kể cả Trung quốc, nước có thể sớm có thị phần về mặt dung lượng kỹ năng kỹ thuật). Ấn độ chắc chắn sẽ phát triển năng lực sản xuất nhưng, ít nhất trong thập kỷ tới, chỉ có triển vọng rất nhỏ là nước này sẽ nổi lên như Trung quốc là nước xuất khẩu có quy mô về các sản phẩm tiêu dùng sản xuất hàng loạt trong những ngành công nghiệp chính như điện tử, ô tô và phụ tùng ô tô. Ấn độ có nhiều khả năng trở thành một nhà sản xuất mạnh trong một số loại sản phẩm cơ khí và dịch vụ dựa vào kỹ năng của mình, kể cả kỹ năng phần mềm. Những ách tắc về mặt thể chế, những khoảng cách trong cơ sở hạ tầng và thiếu tay nghề nổi bật của Ấn Độ sẽ còn tiếp tục cản trở những tiến bộ của ngành công nghiệp (“Ấn Độ: Cơ sở hạ tầng yếu kém” 2006).

Không nghi ngờ gì nữa, Trung quốc sẽ là đối thủ cạnh tranh đối với những mặt hàng sản xuất cần nhiều lao động phụ thuộc vào lực lượng lao động bán tay nghề, kỷ luật và lương thấp trong vòng ít nhất một thập kỷ nữa và nếu môi trường pháp lý trong nước và quốc tế cho phép, Ấn độ có thể cũng trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn trong lĩnh vực này.33

Tuy nhiên, thị trường thế giới của các mặt hàng máy móc và dịch vụ kinh doanh sẽ không được chia giữa Trung quốc và Ấn độ, như là những nhà cung ứng chủ yếu, trong khi các nước còn lại trên thế giới chuyên sản xuất những sản phẩm dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và đất canh tác. Thế giới chưa hủy bỏ thuyết lợi thế cạnh tranh. Thành công của Trung quốc trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất cho thấy các lực lượng đang dần dần thay đổi vị trí cạnh tranh

Page 87: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu 69

của Trung quốc. Lương công nhân ở những khu ven biển của Trung quốc đã tăng lên đến mức đủ để làm giảm khả năng cạnh tranh của nước này ở những lĩnh vực cần nhiều lao động. Chuyển các nhà máy này vào những khu vực có mức lương còn thấp sẽ trì hoãn thời điểm khi Trung quốc phải vứt bỏ nhiều trong số những ngành này, nhưng việc di chuyển nhanh của công nhân đến các thành phố của Trung quốc sẽ tăng thu nhập ở nông thôn và vì vậy cũng sẽ đẩy lương ở trong các khu vực nội địa của nước này lên. Với những chính sách đúng, các cơ sở sản xuất có mức lương thấp của Ấn Độ (cùng với những cơ sở tương tự ở các nước có mức lương thấp khác) có thể sẽ là những người hưởng lợi lớn của sự tăng lương của Trung quốc, cũng giống như Trung quốc đã từng được lợi từ việc tăng lương nhanh ở Hàn Quốc, Đài Loan (Trung quốc) và Hồng Kông (Trung quốc) trong hơn 20 năm qua. Mặc dù Ấn độ có thể trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới về quy mô ngang với Trung quốc và theo thời gian lương cũng sẽ tăng lên nhanh chóng, nhưng đó không phải là triển vọng thực tế trong 10 năm tới.

Cuối cùng, cần phải thận trọng không nên giả thiết là vì Trung quốc và Ấn Độ có thể sản sinh ra hàng trăm ngàn nhà khoa học và kỹ sư mỗi năm, họ sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần chất lượng cao của sản xuất công nghiệp và dịch vụ trên khắp thế giới. Vì những Người khổng lồ này là những nước rất lớn với các ngành công nghiệp hiện đại và dịch vụ đang mở rộng nhanh, họ có số lượng lớn kỹ sư và nhà khoa học để làm việc trong hàng loạt các hoạt động ở trong nước. Trung quốc và Ấn độ sẽ có khả năng tạo ra (và trong một số trường hợp đã tạo ra) nghiên cứu hàng đầu thế giới trong những công nghệ tiên tiến hơn, nhưng họ chỉ có nhân viên có đủ năng lực làm việc này trong một số lĩnh vực hạn chế.

Page 88: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường
Page 89: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

71

Chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm gần đây, chắc hẳn nhiều người phải muốn biết điều này ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế thế giới. Câu hỏi đặt ra rằng có phải là sự tăng trưởng đó vực dậy sự tăng trưởng của nhiều nước khác hay chỉ dẫn đến sự cạnh tranh hàng hóa thêm khốc liệt và sẽ dẫn đến sự giảm giá thành những mặt hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển trong đó có cả Trung Quốc và Ấn Độ?. Trong cạnh tranh ắt hẳn có sự thành công và thất bại và vấn đề ở đây chúng ta sẽ xem xét là những quốc gia nào hay những loại hàng hóa nào sẽ phải chịu sức ép nhiều hơn cả. (Freund và Orden 2006). Người tiêu thụ ở các nước công nghiệp phát triển ngày nay khó có thể thờ ơ trước những mặt hàng tinh xảo của Trung Quốc và Ấn Độ tràn ngập vào thị trường nước họ. Vậy điều này ảnh hưởng đến công ăn việc làm của công nhân có tay nghề cao trong những quốc gia công nghiệp phát triển hay là lợi ích của hàng hóa giá thấp từ Trung Quốc và Ấn Độ cho phép thu nhập thực tế ở các nước công nghiệp tiếp tục tăng mạnh?

Nhưng thực tế có đúng như vậy hay không? Cho dù việc tăng nhanh xuất khẩu kéo theo việc giảm giá thành của sản phẩm, nhưng ba diễn biến gần đây đã làm giảm bớt những kịch tính của sự cạnh tranh khốc liệt. Trước tiên là sự tăng trưởng thương mại hai chiều đối với hàng sản xuất công nghiệp làm cho những nước nhập hàng trở thành những người hưởng lợi của những cải tiến

Cạnh tranh với những người khổng lồAi thắng, Ai thua?

C H ư ơ N G 3

Betina Dimaranan, Elena Ianchovi China và Will Martin

Page 90: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

72 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

hiệu quả từ đối tác xuất khẩu. (Martin 1993). Thứ hai là sự phát triển trong việc chia sẻ thị trường toàn cầu, nơi mà công đoạn sản xuất được tiến hành ở một nền kinh tế và sau đó những công đoạn tiếp theo do một nền kinh tế khác thực hiện (Ando và Kimura 2003). Quy trình này, được thúc đẩy bởi những cải thiện về giao thông vận tải, thương mại và thông tin liên lạc và thường liên quan đến những mối quan hệ với đầu tư trực tiếp nước ngoài, làm cho những nước tham gia trở thành những người hưởng lợi hơn là nạn nhân của những cải thiện khả năng cạnh tranh của bạn hàng của họ. Diễn biến thứ ba là việc mở rộng thương mại của các nước đang phát triển gắn liền với việc mở rộng phạm vi những sản phẩm xuất khẩu, cải thiện chất lượng sản phẩm và xuất khẩu sang các thị trường khác khi xuất khẩu của họ tăng lên (Evenett và Venables 2002; Hummels và Klenow 2005).

Cả ba yếu tố nói trên có ý nghĩa đặc biệt về triển vọng phát triển kinh tế đầy tiềm năng của Trung Quốc và Ấn Độ cũng như những nước khác trên thế giới. Giao thương giữa nhóm các nước đang phát triển này với nhóm các nước đang phát triển khác đã tăng lên trong những năm gần đây, điều này cải thiện rõ rệt tình hình kinh tế của các nước đang phát triển nói chung. Sự bùng nổ sản xuất ở Đông Á được hiểu theo nghĩa những nền kinh tế của khu vực này có lợi từ tự do hóa thương mại với việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) (Ianchovichina và Martin 2004), mặc dù cạnh tranh tăng lên trong các thị trường các nước đang phát triển..

Một yếu tố khác có thể suy luận rằng việc mở rộng xuất khẩu từ các nước đông dân như Trung Quốc và Ấn Độ tạo ra cơ hôi thuận lợi hơn cho nhau và cho các nước đang phát triển bởi vì sự mở rộng xuất khẩu như vậy có thể tạo ra sự tăng nhanh về phạm vi các sản phẩm được làm ra và chất lượng của những hàng hóa đó. Hummels và Klenow (2005) cho rằng hai phần ba tăng trưởng xuất khẩu là từ việc mở rộng số lượng sản phẩm làm ra chứ không phải là từ việc mở rộng khối lượng của những sản phẩm hiện có. Ở đâu người tiêu dùng thích sự đa dạng của các mặt hàng tiêu thụ hay sử dụng như là những đầu vào thứ cấp, thì chính việc đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu sẽ hạ thấp giá hiệu quả của những mặt hàng này. Tuy nhiên, liệu là nguồn lực để tạo ra sự đa dạng đó không đủ mạnh để đảo ngược tác động giá cả thì dẫn đến trì trệ của việc xuất khẩu. Để giải thích hiện tượng này theo lối kinh nghiệm thì tốt nhất hãy nhìn vào sự tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ,

Nhiều điều có thể học được qua việc xem xét những diễn biến trong các mẫu hình thương mại của những nước này. Mặc dù cả hai nền kinh tế khá thành công trong việc mở rộng xuất nhập khẩu của họ, họ đã làm việc đó theo

Page 91: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 73

những cách rất khác nhau. Về đại thể, Trung Quốc dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa sản xuất công nghiệp, thường xuyên như là một phần trong mạng lưới phân công sản xuất của Đông Á. Ngược lại, Ấn Độ tập trung nhiều vào dịch vụ. Trong sản xuất hàng hóa, Trung Quốc dựa nhiều vào xuất khẩu hàng thành phẩm, trong khi đó Ấn Độ chú trọng nhiều hơn đến xuất khẩu đầu vào thứ cấp. Xuất khẩu của Ấn Độ thường là hàng hóa cần nhiều vốn và tay nghề, trong khi đó Trung Quốc nhấn mạnh đến xuất khẩu hàng hóa cần nhiều lao động, mặc dù những hàng hóa này ngày càng tinh vi (Rodrik 2006b). Nếu quá khứ là bài học tốt cho mô hình phát triển (Kochhar và cộng sự 2005), thì xu hướng cạnh tranh kình địch sẽ không phổ biến như sự cạnh tranh giữa đối thủ sản xuất hàng hóa trong các ngành công nghiệp thủ công luôn đòi hỏi một lượng công nhân lớn trong các nhà máy.

Tuy nhiên, gần đây có những cải cách lớn ở cả hai quốc gia khổng lồ này mà ảnh hưởng của chúng không dễ để nhận thấy một cách đầy đủ. Như đã đề cập trong chương 2, Ấn Độ hiện nay hình như đang tiến đến hòa nhập vào các hệ thống phân công sản xuất toàn cầu – một phần là do theo mô hình trước đây của Trung Quốc sử dụng việc miễn thuế và các khu vực tự do thương mại cho sản xuất hàng xuất khẩu và một phần do giảm bảo hộ để thích hợp hơn với tự do hóa thương mại lớn hơn của Trung Quốc. Nghiên cứu để thay đổi là cần thiết và đương nhiên muốn làm như vậy cũng cần những biến chuyển phù hợp, hoặc tạo ra những cơ hội, từ các nước đang phát triển khác.

Sẽ không thể phân tích những diễn biến trong tương lai mà không có sự xem xét sự việc dựa trên tình hình và diễn biến hiện tại. Vì vậy, chương này trước hết rà soát những đặc điểm chính của thương mại Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu nhanh gần đây; sự đổi thay trong nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; và mặt hàng xuất khẩu trong những nhóm hàng hóa và dịch vụ đa dạng. Với một cái nhìn tổng quan, tiếp theo chúng ta sẽ sử dụng một cách tiếp cận dựa vào mô hình hóa kinh tế hỗn hợp (a global economywide) toàn cầu để nghiên cứu những tác động tiềm năng và bổ xung cho những nghiên cứu về ngành hàng công nghiệp đã trình bày ở chương 2. Trước hết chúng ta sẽ tham chiếu cải cách đang được tiến hành ở Ấn Độ để xem liệu cải cách đó có thể dẫn đến sự cạnh tranh lớn hơn giữa Trung Quốc và Ấn Độ không. Sau đó chúng ta sử dụng những mô phỏng dựa vào mô hình để vẽ ra điểm xuất phát cho tăng trưởng và phân tích vấn đề tăng trưởng quá nóng ở hai nền kinh tế này và tác động của sự tăng trưởng nhanh hơn của kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ. Cuối cùng chúng ta xem xét những hàm ý của hai loại tăng trưởng khác nhau – đó là tăng trưởng chú trọng đến sản phẩm tương

Page 92: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

74 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

đối tinh vi như đã trao đổi trong chương 2 và tăng trưởng dựa vào sự tích lũy tăng lên của vốn con người và vật chất.

Những diễn biến trong thương mại

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều phát triển khá nhanh trong những năm gần đây thương mại ở cả hai nền kinh tế này đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Như thấy trong hình 3.1, cả hai nước lớn và có thu nhập thấp này có tỷ trọng xuất khẩu so với GDP rất thấp trong khoảng năm 1980, khi qúa trình cải cách bắt đầu ở Trung Quốc. Từ giữa những năm 90, khi những thu xếp chế xuất được mở rộng ra ngoài những đặc khu kinh tế ban đầu ở Trung Quốc, đóng góp xuất khẩu vào GDP của Trung Quốc bắt đầu tăng lên nhanh chóng.1 Với sự phá giá mạnh của tỷ giá hối đoái chính thức năm 1994, đóng góp của xuất khẩu vào GDP tăng và sau đó ổn định hoặc giảm đi vào giữa những năm 90. Từ 2001 đến 2004, đóng góp vào GDP của Trung Quốc tăng lên đáng kể (lên đến khoảng 40% - hơn hai lần rưỡi của Ấn Độ). Thậm chí khi điều chỉnh GDP lên 17% năm 2004, làm tăng tầm quan trọng của dịch vụ so với hàng hóa (xem Văn phòng Ngân hàng Thế giới 2006), đóng góp xuất khẩu của Trung Quốc vẫn là 31%, hơn gấp đôi mức của Ấn Độ.

19801982

19841986

19881990

19921994

19961998

20002002

2004

năm

%

4540353025201510

50

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Cơ sở dữ liệu chỉ số phát triển thế giới.

Trung Quốc

Ấn Độ

Hình 3.1 Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ phi nhân tố đóng góp cho GDP

1. Các thu xếp chế xuất gồm miễn thuế nhập khẩu cho các mặt hàng sản xuất cho xuất khẩu. Sự giảm thuế này cũng được áp dụng cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trước đây đã có mặt ở những đặc khu kinh tế ở khu vực bờ biển phía nam Trung Quốc, nhưng cuối cùng được nới rộng ra cho hàng loạt các doanh nghiệp (Ngân hàng Thế giới 1994) đặc biệt không được giảm thuế đáng ngờ về mặt kinh tế (nay không phù hợp với WTO) và thuế thu nhập mà trước đây áp dụng ở trong những đặc khu này.

Page 93: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 75

Xuất khẩu dịch vụ

Sự khác nhau nổi bật giữa Trung Quốc và Ấn Độ là tầm quan trọng của dịch vụ so với hàng hóa xuất khẩu (Panagariya 2006). Hình 3.2 cho thấy đóng góp của dịch vụ thương mại vào tổng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ở Ấn Độ cao hơn rất nhiều ở Trung Quốc, không chỉ từ khi mở rộng nhanh xuất khẩu dịch vụ máy tính vào khoảng năm 2000 mà cả trong toàn bộ giai đoạn từ 1990, thời kỳ có ước tính để so sánh. Đóng góp của dịch vụ vào xuất khẩu của Ấn Độ bắt đầu vào khoảng 20%, cao hơn hai lần của Trung Quốc. Đóng góp của Ấn Độ giảm cho đến cuối những năm 90 sau đó lại bắt đầu tăng mạnh. Từ năm 2000, dịch vụ chiếm hơn một phần tư xuất khẩu của Ấn Độ, trong khi đó đóng góp của dịch vụ vào xuất khẩu ở Trung Quốc giảm xuống dưới 10% tổng xuất khẩu (mặc dù xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc tăng nhanh về con số tuyệt đối).

19901991

19921993

19941995

19961997

19981999

20002001

20022003

năm

%

3025201510

50

Nguồn: Bảng số liệu phát triển của Ngân hàng Thế giới

Trung Quốc

Ấn Độ

Hình 3.2 Đóng góp của dịch vụ thương mại vào tổng xuất khẩu

Cũng có mô hình tương phản trong xuất khẩu dịch vụ. Như thấy trong hình 3.3a, thành phần xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc thay đổi đáng kể với vai trò khá quan trọng của dịch vụ vận tải giảm đi và dịch vụ lữ hành (kể cả du lịch) tăng lên về căn bản. Dịch vụ lữ hành và du lịch tăng khoảng 50% năm 2002, mặc dù có vẻ giảm đi vào năm 2003. Đóng góp của dịch vụ truyền thông và máy tính tăng gần 45% năm 2003. Xuất khẩu dịch vụ tài chính chỉ đóng góp một phần nhỏ và đang giảm vào tổng xuất khẩu dịch vụ thương mại của Trung Quốc..

Xuất khẩu dịch vụ của Ấn Độ cho thấy sự năng động đáng kể (Mattoo, Mishra và Shingal 2004). Bằng chứng phát triển chính về số liệu là sự tăng lên ấn tượng về tầm quan trọng của dịch vụ phương tiện liên lạc và máy tính

Page 94: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

76 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

19901991

19921993

19941995

19961997

19981999

20002001

20022003

năm

%

100

80

60

40

20

0

a. Trung Quốc

Nguồn: Số liệu cán cân thanh toán của Quỹ tiền tệ quốc tế trích từ Bảng số liệu phát triểncủa Ngân hàng Thế giới.

19901991

19921993

19941995

19961997

19981999

20002001

20022003

năm

%

100

80

60

40

20

0

phương tiện liên lạc và máy tínhtài chính lữ hành và du lịch

vận tải

b. Ấn Độ

Hình 3.3 Thành phần xuất khẩu dịch vụ

từ khoảng 40% năm 1990 lên khoảng hai phần ba trong những năm gần đây. Mattoo, Mishra và Shingal cho biết rằng sự tăng lên này liên quan đến việc tăng nhanh các hoạt động như dịch vụ máy tính và kinh doanh gia công outsourcing. Tuy nhiên, Nikomborirak (2006) cho thấy tỷ lệ tăng trưởng bùng nổ trong các dịch vụ phần mềm, với xuất khẩu tăng lên 12 lần từ 1997 đến

Page 95: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 77

2003. Tầm quan trọng của cả dịch vụ vận tải và lữ hành giảm đi so với dịch vụ phương tiện liên lạc và máy tính cực kỳ năng động này.

Xuất nhập khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ bị chi phối bởi hàng hóa sản xuất công nghiệp (Ngân hàng Thế giới 2003a). Tuy nhiên, thành phần của những mặt hàng sản xuất công nghiệp này và việc tiếp cận với sản xuất của hai quốc gia này xem ra khác nhau nhiều. Bảng 3.1 cho biết thông tin về mô hình xuất nhập khẩu của mỗi nước, sử dụng số liệu về giai đoạn sản xuất của hệ thống phân loại kinh tế hỗn hợp của Liên hợp quốc. Vì sự khác nhau rất nhiều về mức độ quan trọng của nhập và xuất khẩu nhiên liệu của hai nước này, nên những số liệu này được thể hiện cho những sản phẩm không phải là nhiên liệu.

Nếu chúng ta xem số liệu về nhập khẩu năm 2004, chúng ta thấy rằng 63% nhập khẩu phi nhiên liệu của Trung Quốc là hàng sản xuất công nghiệp đầu vào cấp trung, trong khi đó con số này của Ấn Độ là 60%. Chỉ khi chúng ta xem xét nhập khẩu phụ tùng và cấu kiện chúng ta mới thấy sự khác nhau nhiều

Bảng 3.1 Thành phần nhập khẩu và xuất khẩu phi nhiên liệu theo Phân loại Kinh tế rộng, 1992 và 2004

Trung quốc Ấn Độ

Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu

1992

Đầu vào sơ cấp phi nhiên liệu 8 6 30 6

Đầu vào trung cấp 61 30 55 47

Hàng thành phẩm 31 65 15 47

Tổng cộng 100 100 100 100

Phụ tùng/cấu kiện 15 5 15 5

2004

Đầu vào sơ cấp phi nhiên liệu 10 1 16 8

Đầu vào trung cấp 63 38 60 52

Hàng thành phẩm 28 61 25 40

Tổng cộng 100 100 100 100

Phụ tùng/cấu kiện 31 17 12 6

Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại của Liên hợp quốc, tiếp cận thông qua phần mềm Giải pháp thương mại Tổng hợp thế giới của Ngân hàng Thế giới (WITS).

Page 96: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

78 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

giữa hai nước, căn cứ vào những tranh luận về phân công sản xuất toàn cầu. Nhập khẩu những mặt hàng này chiếm 31% nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc, so với chỉ có 12% của Ấn Độ.

Về phía xuất khẩu, mức độ quan trọng của hàng thành phẩm xuất khẩu của hai nước khổng lồ này khác nhau đáng kể. Mặc dù 61% sản phẩm xuất khẩu phi nhiên liệu của Trung Quốc được phân loại là hàng thành phẩm, chỉ có 40% hàng xuất khẩu của Ấn Độ được phân loại như vậy, với 52% là hàng sản xuất trung cấp và 8% sản phẩm sơ cấp phi nhiên liệu.

Từ 1992 đến 2004, thay đổi lớn như thấy trong số liệu ở bảng 3.1 là buôn bán phụ tùng và cấu kiện tăng nhanh của Trung Quốc. Năm 1992, những mặt hàng này chiếm 15% nhập khẩu phi nhiên liệu; đến năm 2004, tỷ lệ này tăng lên 31%. Ngược lại, tỷ lệ này ở Ấn Độ giảm từ 15% xuống còn 12% trong cùng thời gian đó. Mặc dù những trao đổi về vai trò trong những mạng lưới sản xuất của Trung Quốc có xu hướng tập trung vào nhập khẩu cấu kiện, song cũng có sự tăng lên đáng kể về tầm quan trọng của xuất khẩu phụ tùng là cấu kiện ở Trung Quốc, với tỷ lệ này tăng từ 5 đến 17% . Ngược lại, ở Ấn Độ, tỷ lệ này chỉ tăng từ 5 đến 6% tổng xuất khẩu hàng phi nhiên liệu. Những số liệu này là phù hợp với tình hình hội nhập của Ấn Độ vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, thấp hơn so với Trung Quốc nhiều, mặc dù Ấn Độ có những chính sách nhập khẩu cấu kiện miễn thuế để sử dụng trong sản xuất hàng xuất khẩu (Ngân hàng Thế giới 2004b).

Như Hausmann và Rodrik (2003) đã nhấn mạnh, xuất khẩu của các nước khác nhau thể hiện sự khác biệt trong thưong mại, cũng như các yếu tố khu biệt dẫn đến việc những nước có nền sản xuất tương đồng lại có những sản phẩm rất khác nhau về mức độ tinh tế. Bảng 3.2 cho thấy 25 mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ ở mức 6 con số của Hệ thống hài hòa gốc (HS), cái gọi là phiên bản 1988-92. Những mặt hàng xuất khẩu này, chiếm 38,4% xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc và 58,4% xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ, gần như là những bộ chọn lọc chung. Chỉ có một sản phẩm - dầu tinh chế - xuất hiện ở cả hai danh mục, chiếm 0,9% xuất khẩu của Trung Quốc và gần 10% xuất khẩu của Ấn Độ. Một đặc điểm nổi bật trong danh mục của Trung Quốc là máy vi tính và thiết bị điện tử nằm trong mục 84 và 85. Riêng hai mục này (cũng bao gồm thiết bị phi điện tử) chiếm 42% xuất khẩu của Trung Quốc năm 2004, tăng từ 16% năm 1994. Ở Ấn Độ, ba sản phẩm HS nằm trong mục 71 (kim cương và đồ trang sức) và dầu tinh chế trong mục 27 cũng chiếm 28% tổng xuất khẩu.

Page 97: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 79B

ảng

3.2

25

mặt

hàn

g xu

ất k

hẩu

đứng

đầu

của

Tru

ng q

uốc

và Ấ

n Đ

ộ, 2

004

Trun

g Q

uốc

Ấn Đ

Sản

phẩm

HS(%

)Sả

n ph

ẩmM

ã HS

(%)

Phụ

tùng

linh

kiện

máy

vi t

ính

Máy

xử

lý số

liệu

tự đ

ộng

số

Đầu

vào

đầu

raTh

iết b

ị tru

yền

dẫn

Phụ

tùng

cho

thiế

t bị r

ađio

điện

thoạ

iM

ạch

tích

hợp

khối

Thiế

t bị l

ưu tr

ữ ch

o m

áy v

i tín

hTh

iết b

ị thu

vid

eo (k

hông

băn

g từ

)Th

iết b

ị , dụ

ng cụ

qua

ng h

ọcM

áy g

hi v

ideo

Đ

ầu th

u TV

Cont

ainơ

chở

hàng

Máy

đổi

điệ

n, tĩ

nhPh

ụ tù

ng v

à ph

ụ ki

ện củ

a b

ộ dụ

ng cụ

D

ầu m

ỏ v.

v (t

rừ d

ầu th

ô)Th

an cố

c và

bán

than

cốc

Mạc

h in

Giày

dép

đế

cao

su

Máy

xử

lý số

liệu

tự đ

ộng

Than

đen

mềm

, khô

ng k

ết k

hối

Giày

dép

bằn

g ca

o su

Hàng

nhự

a ho

ặc h

àng

dệt p

hục v

ụ lữ

hàn

hM

áy x

ử lý

kỹ

thuậ

t số

Thiế

t bị s

ao ch

ép â

m th

anh,

như

CDs

Áo n

ịt le

n, á

o ch

ui đ

ầu b

ằng

sợi n

hân

tạo

Tổng

cộng

8473

3084

7120

8471

9285

2520

8529

9085

4211

8471

9385

2190

9013

8085

2110

8528

1086

0900

8504

4085

2290

2710

0027

0400

8534

0064

0399

8471

9927

0112

6402

9942

0212

8471

9185

1999

6110

30 n.a.

4,0

4,0

4,2

3,1

2,3

1,9

1,5

1,5

1,4

1,2

1,2

1,1

0,9

0,9

0,9 0,9

0,9

0,9

0,9

0,8

0,8

0,8

0,8

0,7

0,7

38,3

Kim

cươn

g, k

hông

kỹ

nghệ

Dầu

mỏ

v.v

(trừ

dầu

thô)

Đồ

trang

sức v

à ph

ụ tù

ng

Quặ

ng sắ

t và

tỷ lệ

conx

uGạ

o xa

y m

ột n

ửa v

à xa

y ho

àn to

ànN

hững

hợp

chất

hữu

cơ k

hác

Sản

phẩm

cuốn

phẳ

ng, t

ráng

kẽm

Thuố

c chữ

a bệ

nh, đ

óng

gói b

án lẻ

Áo T-

shirt

, áo

may

ô v

à áo

vét

Áo sơ

mi n

ữ , s

ợi b

ông

Tôm

đôn

g lạ

nhÁo

sơ m

i nam

, sợi

bôn

ồ tra

ng sứ

c giả

bằn

g ki

m lo

ạiĐ

ồ đạ

c, kh

ông

đan

Bã d

ầu v

à bã

đậu

nàn

h đó

ng b

ánh

Hạt đ

iều,

tươi

hoặ

c khô

Đồ

trang

điể

m (k

ể cả

mẫu

váy

áo)

Phụ

tùng

phụ

kiện

xe m

áy

Poly

prop

ylen

e, d

ạng

nguy

ên th

ủyCự

c âm

bằn

g đồ

ng v

à m

ảnh

đồng

Quặ

ng sắ

t khố

i và

tỷ lệ

conx

u Áo

sơ m

i nam

, sợi

bôn

g, d

ệt k

imÔ

tô có

pitô

ng ch

uyển

độn

g qu

a lạ

iVả

i dệt

sợi c

ó độ

dai

cao

Cắt d

án ả

nh v

à n

hững

tấm

tran

g trí

tươn

g tự

Tổng

cộng

7102

3927

1000

7113

1926

0111

1006

3029

4200

7210

4930

0490

6109

1062

0630

0306

1362

0520

7117

1963

0492

2304

0008

0130

6307

9087

0899

3902

1074

0311

2601

1261

0510

8703

2154

0710

9701

90 n.a.

12,7

9,7 4,6

4,5

2,6

2,1

2,0

1,9

1,4

1,4

1,5

1,3

1,2

1,2

1,1

1,1

1,1

1,0

0,9

0,9

0,9

0,9

0,8

0,8

0,8

58,4

Ngu

ồn: C

ơ sở

dữ

liệu

thôn

g kê

thươ

ng m

ại c

ủa L

iên

hợp

quốc

, tiế

p cậ

n th

ông

qua

phần

mềm

Giả

i phá

p th

ương

mại

Tổng

cộn

g h

ợp th

ế gi

ới c

ủa N

gân

hàng

Thế

giớ

i (W

ITS)

.G

hi c

hú: C

D =

đĩa

com

pact

; HS

= H

ệ th

ống

hài h

òa. M

ã H

ệ th

ống

hài h

òa p

hù h

ợp v

ới p

hiên

bản

198

8–92

; n.

a. =

khô

ng á

p dụ

ng.a

. 200

3.

Page 98: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

80 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Phương pháp và thiết kế mô phỏng

Phần trình bày ở trên về mô hình thương mại đã giải thích nhũng vấn đề mang tính khái quát và có thể là chưa đủ để cho chúng ta hiểu rõ ý nghĩa của tỷ lệ tăng trưởng nhanh ở Trung Quốc và Ấn Độ. Trong những cố gắng để làm giải thích vấn đề này, chúng tôi sử dụng phiên bản điều chỉnh của mô hình Dự án phân tích thương mại toàn cầu tiêu chuẩn (GTAP) để đánh giá những vấn đề xung quanh việc tăng trưởng nhanh và thay đổi căn bản ở Trung Quốc và Ấn Độ.2 Khác với các phương pháp dự đoán, mô hình cân bằng chung ứng dụng toàn cầu như GTAP có lợi thế đảm bảo tính nhất quán trong khi nó vẫn chứa đựng những chi tiết ngành quan trọng. Sự nhất quán trong mô hình này được thể hiện như sau: xuất khẩu hàng hóa riêng biệt của mỗi khu vực bằng tổng nhập khẩu những hàng hóa đó vào những khu vực khác (chi phí vận chuyển ít hơn); đầu tư toàn cầu bằng khoản tiền tiết kiệm của khu vực; sản lượng của khu vực quyết định thu nhập của khu vực đó; cung và cầu toàn cầu đối với sự cân đối hàng hóa riêng biệt; và cầu nhân tố ở mỗi nước /khu vực bằng cung của nó. Những mối quan hệ lý giải này và những mắt xích trong mô hình này hạn chế kết quả theo những cách quan trọng mà ít thấy trong những phân tích cân bằng một phần - xuất khẩu của một nước tăng lên phải được sự hỗ trợ của việc nhập khẩu tăng lên của những nước khác; những sự tăng thêm về sản lượng làm tăng khả năng cạnh tranh cũng đồng thời làm tăng giá yếu tố và giúp bù lại sự tăng thêm đầu tiên trong khả năng cạnh tranh.

Mô hình này nhấn mạnh vai trò của yếu tố liên ngành trong việc xác định cung ứng sản lượng ngành. Sự khác biệt giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa và giữa hàng hóa nhập khẩu từ các khu vực khác nhau tạo ra buôn bán hai chiều của mỗi loại sản phẩm, điều này phụ thuộc vào việc giảm thay thế giữa các sản phẩm từ những khu vực khác nhau. Yếu tố đầu vào như đất đai, vốn, lao động có tay nghề và lao động phổ thông và nguồn tài nguyên thiên nhiên ở một số ngành được đưa vào trong phân tích này. Mô hình này cũng nghiên cứu rõ diện bao phủ thương mại quốc tế và vận tải, ngân hàng “toàn cầu” được thiết kế để làm đầu mối giao dịch giữa các khoản quốc tế tiết kiện và đầu tư và một hệ thống giá toàn cầu được thiết kế rất phức hợp để phân tích và báo cáo sự chênh lệch giá và lợi tức của các quốc gia.

Mô hình GTAP đã từng được điều chỉnh và trở thành một phiên bản liên

2. Mô hình này được dẫn chứng đầy đủ trong Hertel (1997) và trong cơ sở dữ liệu của GTAP (Dimaranan sắp xuất bản).

Page 99: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 81

quan đến phân tích lợi nhuận để đưa vào việc quản lý hệ thống miễn thuế của Trung Quốc — điều này được xem như một cải tiến tạo ra sự hội nhập nhanh của Trung Quốc với mạng lưới sản xuất toàn cầu. Mô hình này cũng được sửa đổi để cho phép phân tích tác động của hệ thống miễn thuế hiệu quả cho đầu vào sử dụng trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Ấn Độ. Miễn thuế được đưa vào mô hình GTAP và cơ sở dữ liệu theo phương pháp do Ianchovichina xây dựng (2004). Mô hình miễn thuế này cho phép hai hoạt động tách biệt nhau trong mỗi ngành công nghiệp. Sản xuất hàng xuất khẩu được thể hiện như là một hoạt động trong đó đầu vào thứ cấp được nhập khẩu miễn thuế. Sản xuất hàng hóa cho thị trường trong nước sử dụng cùng công nghệ nhưng phải trả thuế nhập khẩu đầu vào thứ cấp. Các công ty tham gia sản xuất hàng cho thị trường trong nước hay cho thị trường xuất khẩu đều mua nhiên nguyên liệu đầu dưới dạng hàng nhập khẩu và hàng trong nước, là những hàng thay thế không hoàn chỉnh theo cơ cấu của Armington. Ianchovichina (2004) đã chứng mình bằng tài liệu rằng phương pháp tiếp cận được sử dụng để đưa việc miễn thuế vào mô hình GTAP và cho thấy rằng nếu không tính đến sự miễn thuế sẽ tạo ra kết quả thiên vị của sự tự do hóa thương mại ở những nước có hệ thống như vậy.

57 ngành và 87 khu vực của cơ sở dữ liệu GTAP-6 được gút gọn thành 26 ngành và 24 khu vực, dựa vào tầm quan trọng của những ngành và khu vực này là đối tác thương mại của Trung Quốc và Ấn Độ— những ngành và khu vực được nêu trong một vài bảng dưới đây. Để bắt đầu, chúng tôi sử dụng tỷ lệ tăng trưởng thực tế và dự đoán GDP, lao động có tay nghề, lao động phổ thông, vốn và dân số để đưa dần nền kinh tế toàn cầu đến năm 2005. Mặc định này đặc biệt cập nhật cơ sở dữ liệu từ 2001 đến 2005, được coi là điểm bắt đầu của những mô phỏng dự đoán của chúng tôi. Nó cũng bao gồm việc dỡ bỏ côta cho hàng dệt và quần áo xuất khẩu sang Canađa, EU và Mỹ theo Hiệp định của WTO về Hàng dệt và may mặc; những cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO (theo Ianchovichina và Martin 2004); và những cam kết còn lại của các nước đang phát triển theo Vòng đàm phán Uruguay sử dụng số liệu về biểu thuế của Jean, Laborde và Martin (2005). Những lợi ích hiệu quả của ngành xe máy của Trung Quốc do những cải cách để gia nhập WTO mang lại cũng được đưa vào với việc sử dụng những cú sốc sản lượng như nêu trong Ianchovichina và Martin (2004).

Mặc dù việc xem xét số liệu thương mại trên gợi cho thấy rằng rất ít có sự trùng lặp về những mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ, tình hình này có thể thay đổi với việc kinh tế Ấn Độ ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, kể cả việc giảm rất lớn sự bảo hộ đã được thực hiện ở Ấn Độ từ năm

Page 100: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

82 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

2001; việc tiếp tục giảm bảo hộ đối với ngành sản xuất hàng hóa đã được chính phủ báo trước; và các biện pháp sẽ được thực hiện để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất của Ấn Độ tham gia đầy đủ vào việc phân công sản xuất toàn cầu.

Những biện pháp này bao gồm việc miễn thuế hiệu quả hơn đối với đầu vào thứ cấp sử dụng cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu, cắt giảm thuế nhằm đưa biểu thuế đối với các sản phẩm sản xuất xuống mức khoảng 7 % như mức hiện hành ở Trung Quốc sau khi gia nhập WTO (Ianchovichina và Martin 2004, tr. 11), và giảm 20% chi phí vận tải quốc tế đến và từ Ấn Độ.3

Như thấy trong bảng 3.3, mô phỏng này mở rộng mạnh xuất khẩu hàng hóa công nghiệp của Ấn Độ, với sự tăng thêm đặc biệt lớn trong xuất khẩu máy móc, thiết bị và điện tử. Tuy nhiên, sự mở rộng xuất khẩu các sản phẩm như hàng dệt và quần áo của Ấn Độ vẫn nhỏ hơn sự mở rộng trung bình, vì vậy nó ngụ ý việc giảm phần đóng góp xuất khẩu của Ấn Độ. Trong hình 3.4, chúng tôi so sánh phần đóng góp của mỗi sản phẩm thể hiện trong mô hình xuất khẩu ở Trung Quốc với phần đóng góp xuất khẩu của Ấn Độ trước và sau khi có những cải cách chính sách. Trong biểu đồ không cho thấy những cải cách này sẽ làm tăng mạnh xuất khẩu các sản phẩm của Ấn Độ mà Trung Quốc có phần đóng góp đặc biệt lớn. Trên thực tế, tương quan xuất khẩu toàn diện tăng khá khiêm tốn, từ 0,36 đến 0,41. Tuy nhiên, tương quan trong hàng hóa công nghiệp giảm xuống, từ 0,01 đến –0,02.

Mô phỏng thứ hai thăm dò những triển vọng tăng trưởng mạnh ở Trung Quốc và Ấn Độ trong bối cảnh mở rộng kinh tế thế giới trong giai đoạn 2005–2020.4 Quá trình này cho ta vạch ranh giới để từ đó chúng ta có thể đánh giá tác động của tăng trưởng thêm hàng năm 2,1 điểm phần trăm ở Trung Quốc và 1,9 điểm phần trăm ở Ấn Độ trong giai đoạn 2005–2020. Sử dụng phương pháp đánh giá ảnh hưởng của cải cách đến tăng trưởng tiềm năng được Ianchovichina và Kacker (2005) thể hiện, chúng ta kết luận rằng đây là sự tăng thêm có thể thực hiện được so với vạch ranh giới.5 Chúng ta thực hiện

3. Giảm thuế dựa trên cơ sở tiếp tục tự do hóa nhanh được tiến hành trong biểu thuế đối với hàng hóa phi nông sản ở Ấn Độ trong những năm gần đây. Việc giảm chi phí vận tải là dựa vào những ước tính rộng của chuyên gia thương mại về tác động tiềm tàng của sự giảm chi phí của các biện pháp tạo điều kiện cho thương mại.4. Dự báo tỷ lệ tăng trưởng GDP, đầu vào lao động có tay nghề và không có tay nghề, đầu tư và tích lũy vốn và dân số dựa vào “những dự báo trung tâm ” cho 2005–15 trong Cơ sở dữ liệu Triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới tại thời điểm phân tích này được tiến hành. Phương pháp xây dựng những dự báo kinh tế vĩ mô cho 2020 (gọi là “GTAP”) được Walmsley, Dimaranan và McDougall chứng minh bằng tư liệu(2002). Tỷ lệ tăng trưởng cho năm 2020 rất gần với những dự báo trung tâm của Ngân hàng Thế giới cho năm 2020, sử dụng trong chương 1 của cuốn sách này.5. Ianchovichina và Kacker (2005) trình bày các kịch bản tăng trưởng cho tất cả các nước đang phát triển sử dụng mô hình tăng trưởng giữa các nước do Loayza, Fajnzylber và Calderon (2005) ước tính.

Page 101: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 83

Bảng 3.3 Tác động của hòa nhập với nền kinh tế thế giới của Ấn Độ, 2020thay đổi phần trăm

Sản phẩm Sản lượngGiá của nhà

sản xuất Xuất khẩu Nhập khẩu

Gạo 1,12 0,50 24,83 15,04Lúa mì 0,44 0,23 12,71 2,75Ngũ cốc 0,14 0,65 0,98 3,48Rau quả –0,42 0,49 12,15 6,35Dầu ăn và mỡ –1,75 0,10 11,18 8,23Đường 0,31 0,73 11,34 13,73Sợi cây –1,89 –0,07 12,05 1,94Các loại cây trồng khác –0,10 0,59 8,46 11,46Vật nuôi và thịt –0,03 0,76 5,23 9,66Bơ sữa 0,34 1,01 –6,57 13,80Thực phẩm chế biến khác 0,70 0,55 4,37 5,85Năng lượng –0,83 –0,87 42,47 –0,20Hàng dệt –1,90 –0,83 35,70 234,58Quần áo 12,78 –0,81 26,55 257,38Giầy da 11,57 –1,34 48,70 241,71Gỗ và giấy –8,85 –0,27 30,17 90,69Khoáng sản –3,28 –0,62 38,35 46,31Hóa chất, cao su và nhựa –8,82 –3,42 90,22 128,04Kim khí –11,76 –3,25 108,29 209,06Xe có động cơ và phụ tùng 1,41 –2,31 59,51 30,91Máy móc và thiết bị 20,98 –4,42 167,71 41,11Điện tử 34,97 –3,64 140,28 3,18Hàng công nghiệp khác 9,41 –3,19 56,48 82,57Thương mại và vận tải –0,21 0,43 –1,81 1,51Dịch vụ thương mại 0,29 0,30 –0,62 1,46Các dịch vụ khác 0,36 0,32 –1,09 1,75Lương thực, thực phẩm 0,02 0,55 9,85 7,23Năng lượng và khoáng sản –1,50 –0,80 39,47 6,27Hàng công nghiệp –0,49 –2,74 67,63 84,17Dịch vụ 0,14 0,36 –0,68 1,51Tổng cộng 1,14 –1,08 52,36 50,46Phúc lợi (EV tiền USD 2001) 4.989 Sử dụng trên

đầu người0,91

Tiền lời của Vốn 3,26 Lao độngcó tay nghề

3,88

Tiền lời của Đất đai 1,70 Lao độngphổ thông

3,28

Nguồn: Mô phỏng của các tác giả viới mô hình GTAP sửa đổi; xem chi tiết trong phần bài.Ghi chú: EV = đo mức độ thay đổi tương ứng của thay đổi phúc lợi. Mô phỏng này bao gồm cả hoàn thuế, giảm thuế sản xuất xuống 7%, và giảm chi phí vận tải 20% đến và từ Ấn Độ.

Page 102: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

84 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

những con số bị chia của sự tăng trưởng này, sử dụng những cú sốc thuận của ngành hàng năm đối với tổng sản lượng nhân tố (TFP) của cùng quy mô, chỉ chú trọng đến sản lượng tăng thêm để tách những tác động này ra khỏi những tác động của sự tăng thêm một kho các nhân tố riêng biệt. Những đánh giá bề mặt tiềm năng này có thể là bảo thủ vì chúng không tính đến một cách rõ ràng những lợi ích tiềm tàng của cải cách trong chính sách thị trường lao động ở Ấn Độ mà người ta tin rằng có nhiều tiềm năng cho tăng trưởng sản lượng và sự tham gia đầy đủ hơn vào các dây chuyền sản xuất toàn cầu (Mitra và Ural 2006). Chúng cũng không tính đến một cách đầy đủ những lợi ích tiềm tàng của cải cách trong thương mại dịch vụ (Nikomborirak 2006), mà Markusen, Rutherford và Tarr (2005) cho rằng là sẽ rất lớn.

Sau đó chúng tôi đã đánh giá tác động của sự tăng trưởng mạnh về chất lượng và chủng loại hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Việc cải thiện chất lượng những mặt hàng xuất khẩu gần đây được xác định là ảnh hưởng chính đến hoạt động của những nước xuất khẩu tăng nhanh, như Trung Quốc và Ấn Độ (Hummels và Klenow 2005). Chúng tôi, theo Hummels và Klenow (2005), những người đã quan sát thấy rẳng những nền kinh tế lớn hơn xuất khẩu nhiều hơn các nền kinh tế nhỏ hơn về mặt tuyệt đối và đã phân

nông nghiệp

thực p

hẩm chế biến

năng lượng

hàng dệt

may mặc

giầy da

sản phẩm gỗ

khoáng sản

hóa chất

kim khí

ôtô

máy móc

điện tử

hàng công nghiệp khác

thương m

ại và vận tả

i

dịch vụ th

ương mại

các d

ịch vụ khác

ngành

%

25

20

15

10

5

0

Nguồn: Cơ sở dữ liệu GTAP-6 mô phỏng của các tác giả.

Trung QuốcẤn Độ, trước cải cách hành chínhẤn Độ, sau cải cách hành chính

Hình 3.4 Phần đóng góp cho xuất khẩu ở Trung Quốc và Ấn Độ, 2001

Page 103: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 85

tích mức độ trong đó những nền kinh tế lớn hơn xuất khẩu khối lượng của mỗi mặt hàng nhiều hơn (tăng trưởng biên phạm vi), nhóm hàng lớn hơn (biên phạm vi), và hàng hóa được cải thiện về chất lượng. Ước tính của họ mang nghĩa rằng chất lượng tăng lên đối với những dây chuyền sản xuất làm tăng khoảng 0,09% giá xuất khẩu cho mỗi 1,00% tăng của mức thu nhập, mặc dù số lượng hàng xuất khẩu tăng lên 0,34 %. Hơn nữa, họ cũng thấy rằng 66 % tăng trưởng của xuất khẩu là do tăng thêm thu nhập mà xuất khẩu các sản phẩm mới mang lại.6 Sự định rõ này cho các đối tác thương mại lợi ích từ việc chủng loại tăng lên ít hơn những mô hình địa kinh tế mới của Krugman (xem Puga và Venables 1999), nhưng tạo thêm lợi ích từ chất lượng tăng lên.

Trong khung mô hình chuẩn mà chúng ta tiến hành, số lượng hàng không thể tăng lên khi xuất khẩu tăng. Tuy nhiên, cả hai vấn đề tăng về số lượng chủng loại hàng xuất khẩu và tăng chất lượng hàng xuất khẩu đều làm tăng nhu cầu đối với hàng hóa ở trong mỗi tập hợp chuẩn của chúng ta. Chúng tôi lưu ý những nhu cầu tăng lên này như sản phẩm tăng lên do thay đổi kỹ thuật làm tăng số lượng của mỗi mặt hàng hiệu quả theo đánh giá của người mua và sự hạ giá tương ứng của mặt hàng đó cho người mua. Sử dụng tập hợp giá của tập hợp số lượng của Hummels và Klenow (2005), chúng ta có thể ghi cụ thể giá hiệu quả giảm đi liên quan đến sự kết hợp cỷa việc tăng lên về chủng loại mặt hàng và chất lượng. Tập hợp giá này là

P* = [N. (P /λ) (1–δ)](1/(1–δ)), (3.1)

P là giá thực tế của mỗi mặt hàng xuất khẩu riêng biệt, N là số chủng loại hàng, l là chỉ số thay đổi chất lượng và P* là giá hiệu quả chung của hàng hóa xuất khẩu. Với công thức này chúng ta có thể tính sự thay đổi về giá hiệu quả phù hợp với sự thay đổi về GDP thực tế. Chúng ta cho thấy rằng khi sự đàn hồi hàng thay thế δ là 7.5, 7 giá hiệu quả giảm tương ứng với sự tăng thêm tích lũy của tăng trưởng GDP thực tế ở Trung Quốc và Ấn Độ trong kịch bản tăng trưởng cao so với vạch ranh giới là 9,2 % và 8,2 %, tương ứng. Chúng tôi thực thiện tác động của ảnh hưởng này do thay đổi kỹ thuật làm cho chất lượng của sản phẩm nhập khẩu của các nước khác từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng lên 9,2 % và 8,2% tương ứng.

6. Hummels và Klenow (2005) thấy rằng sự đóng góp của biên phạm vi thay đổi với mức độ tập hợp. Ở mức 6 con số, xuất khẩu những hàng hóa đa dạng mới chiếm 66% những khác biệt trong xuất khẩu của nước đó. Ở mức 1 con số, tác động của đa dạng chiếm15 % những khác biệt trong xuất khẩu của nước đó..7. Đây là giá trị có tầm trung được Hummels và Klenow (2005) xem xét.

Page 104: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

86 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Cuối cùng, vì chúng tôi không biết những kênh chính xác thông qua đó Trung Quốc và Ấn Độ sẽ phát triển trong vòng 15 năm tới, chúng tôi lấy ba mô phỏng thay thế cho những kịch bản TFP trung lập cao trước đó và có thể tạo điều kiện cho chúng ta khám phá xem liệu tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ có tạo ra sự cạnh tranh hơn cho các nước đang phát triển hoặc các nước công nghiệp hay không. Chúng tôi trước tiên nghiên cứu vấn đề của những cú sốc sản lượng dương 2 % /năm trong những ngành sử dụng tương đối nhiều vốn và lao động có tay nghề trong trường hợp những nghiên cứu trình bày trong Chương 2: kim khí, điện tử, máy móc và thiết bị, ô tô và dịch vụ thương mại ở Trung Quốc và Ấn Độ. Sau đó, chúng tôi coi những cú sốc này làm tăng kho dự trữ vốn con người và vốn vật chất và có thể làm thay đổi thành phần xuất khẩu của Trung Quốc chuyển sang hàng hóa sử dụng nhiều vốn con người và vốn vật chất hơn và như vậy cạnh tranh hơn so với hàng xuất khẩu của các nước công nghiệp.

Chúng tôi trước hết đánh giá tác động của việc tăng 2 %/năm dự trữ vốn vật chất ở Trung Quốc và Ấn Độ. Sau đó chúng tôi tính toán ảnh hưởng của việc tăng 2%/năm dự trữ vốn con người ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Kết thúc kinh tế vĩ mô của của mô hình mô phỏng thừa nhận tính ổn định của công ăn việc làmi, với sự di chuyển hoàn hảo của lao động có tay nghề và không có tay nghề giữa các ngành và không có sự di chuyển nào giữa các khu vực. Vì chúng tôi nhìn vào những xu hướng dài hạn, chúng tôi nghi ngờ tính linh hoạt của sự thay thế giữa hàng nhập khẩu từ những nguồn khác nhau và giữa hỗn hợp hàng nhập khẩu và hàng hóa ở trong nước từ những giá trị sử dụng trong cơ sở dữ liệu GTAP-6. Trong tất cả các mô phỏng, cán cân thương mại so với đóng góp vào GDP được cố định cho những nước mà chúng tôi chú trọng (Trung Quốc và Ấn Độ ) để tránh những thay đổi quan trọng tiềm tàng trong phúc lợi do những thay đổi của dòng tài chính chảy vào từ nước ngoài khi tỷ lệ tăng trưởng ở những nước này thay đổi đáng kể.8

Tác động thương mại của tăng trưởng toàn cầu, 2005–20

Các dự đoán cho những biến số chính như sản lượng, tăng trưởng lực lượng lao động và đầu tư trong bảng 3.4 giả thiết rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng về mặt tuyệt đối với tỷ lệ trung bình hàng năm là 3,1 % trong giai

8. Những dòng tài chính chảy đến các nước khác không có những cú sốc tăng trưởng khác nhau ít khả năng thay đổi hơn nhiều và vì vậy tạo ra những chỉ số không chính xác của thay đổi phúc lợi.

Page 105: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 87

Bảng 3.4 Dự đoán sản lượng, yếu tố đầu vào và dân số, 2005–20Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm phần trăm

Bạn hàng GDPLao động

phổ thôngLao động có

tay nghềVốn

vật chất Dân số

Úc và Niu Dilân 3,5 1,6 0,6 3,8 0,7

Trung Quốc 6,6 0,8 3,9 8,5 0,6

Nhật Bản 1,6 0,2 –0,7 2,5 –0,2

Hàn Quốc 4,7 2,0 5,8 4,9 0,3

Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc )

4,3 0,6 3,0 4,9 0,4

Inđônêxia 5,2 2,7 6,5 4,7 1,1

Ma-lai-xia 5,6 –1,4 3,9 5,8 1,4

Phi-líp-pin 3,5 1,8 4,6 3,5 1,5

Xing-ga-po 4,9 0,6 1,1 5,3 0,8

Thái Lan 4,6 0,1 3,2 3,9 0,5

Việt Nam 5,4 1,4 1,9 6,0 1,1

Toàn thể Đông Nam Á 3,1 1,3 3,6 3,6 1,0

Ấn Độ 5,5 1,6 4,0 6,1 1,1

Toàn bộ Nam Á 5,0 2,1 3,6 5,1 1,7

Ca-na-đa 2,6 1,6 0,9 3,2 0,4

Mỹ 3,2 1,5 0,8 3,9 0,7

Mêhicô 3,8 2,7 4,6 3,3 1,4

Áchentina và Braxin 3,6 0,9 3,7 3,1 1,0

Toàn thể Mỹ La Tinh 3,3 1,6 3,8 3,6 1,3

EU25 và EFTA 2,3 0,3 0,0 2,6 –0,1

Liên Xô cũ 3,2 0,3 0,8 3,6 –0,1

Trung Đông và Bắc Phi 4,1 1,7 3,3 4,1 1,6

Tiểu Sahara châu Phi 3,5 2,6 3,3 3,2 1,9

Toàn thế giới 3,7 0,7 1,2 2,6 0,5

Nước thu nhập thấp 4,7 1,7 3,1 4,2 1,5

Nước thu nhập trung bình 4,5 1,0 3,1 3,9 0,8

Nước thu nhập cao 2,7 0,9 0,4 3,0 0,2

Thế giới 3,1 0,9 0,8 3,2 0,9

Nguồn: Ngân hàng Thế giới dự đoán đến 2015 ngoại suy đến 2020.Ghi chú: EFTA = Hiệp hội thương mại tự do châu Âu; EU = Liên hiệp châu Âu; HIC = nước thu nhập cao; LIC = nước thu nhập thấp; MIC = nước thu nhập trung bình.

Page 106: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

88 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

đoạn 2005–2020. Khối lượng thương mại thế giới được dự đoán trong những dự đoán của mô hình chuẩn này sẽ chỉ tăng lên nhanh một chút (tỷ lệ trung bình hàng năm là 3,7 %). Khoảng cách nhỏ giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP và tăng trưởng thương mại thể hiện giả thiết là sản lượng tăng đều nhau ở tất cả các ngành, để không có sự mất cân đối nào được tạo ra, và không có sự mở rộng nào về phạm vi hay chất lượng của các loại hàng buôn bán trong kịch bản này. Tăng trưởng ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước đang phát triển khác ở Nam Á và Đông Á cao hơn mức trung bình của thế giới, làm cho vai trò của họ trong kinh tế toàn cầu tăng lên.

Sự tăng trưởng của tỷ lệ lao động không tay nghề ở Trung Quốc và Ấn Độ được dự đoán là nhanh hơn một chút so với tỷ lệ tăng trưởng trong giai đoạn dự đoán, trong khi đó lao động có tay nghề và vốn vật chất được dự đoán tăng với tỷ lệ cao hơn nhiều so với lao động không có tay nghề (bảng 3.4). Những tỷ lệ khác nhau của tích lũy nhân tố và những khác nhau trong sự linh hoạt thu nhập cho nhu cầu đối với những mặt hàng riêng biệt dẫn đến những thay đổi về cơ cấu hơn là con đường tăng trưởng cân đối của thế giới. Sự tăng lên của vốn con người và vốn vật chất có thể có những ý nghĩa quan trọng đối với cơ cấu sản lượng – thay đổi hướng vào những sản phẩm cần nhiều vốn hơn - và đối với thưởng nhân tố. Về phía cầu, bảng những thay đổi về mức tiêu thụ thể hiện tác động của thu nhập đầu người tăng lên cùng với những sở thích không đồng nhất, ngụ ý về sự giảm đi trong phần chi tiêu đối với những mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm và tăng chi cho những mặt hàng xa xỉ như dịch vụ. Những áp lực thay đổi này từ những khu vực riêng góp phần làm thay đổi giá hàng hóa trên thế giới có liên quan, đồng thời ảnh hưởng đến mô hình thay đổi cơ cấu trên toàn thế giới.

Theo giả thiết ban đầu của chúng tôi về thay đổi kỹ thuật của ngành, tăng trưởng mạnh trong thế giới đang phát triển ngụ ý rằng cầu vựot cung về năng lượng, sợi tự nhiên và sản phẩm nông nghiệp (như lúa mì, gạo ngô, rau, quả và các loại cây trồng khác). Giá năng lượng tăng lên 41 % (hay 2 %/năm) trong giai đoạn 15 năm được xem xét, một phần là do sự có mặt của nguồn lực cố định trong sự đại diện của mô hình này của ngành này và theo giả thiết rằng hiệu quả khai thác cải thiện không nhanh hơn hiệu quả của các hoạt động khác. Giá sản phẩm khoáng sản giảm đi, thể hiện các yếu tố nguồn tài nguyên thiên nhiên cố định là một phần nhỏ chi phí của sản lượng trong ngành này (bảng 3.5) và sự tăng giá của nó được bù đắp bởi sản lượng tăng lên cho sử dụng. Tự do hóa hàng dệt và thị trường quần áo làm giảm áp lực đối với giá của những sản phẩm này. Với tăng trưởng mạnh ở Trung Quốc và Ấn Độ,

Page 107: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 89

Bảng 3.5 Thay đổi của những chỉ số kinh tế chính do kết quả của tăng trưởng toàn cầu, 2005–20Phần trăm

Ngành Sản lượng Xuất khẩu Giá thế giớia

Gạo 49,5 68,7 –2,3

Lúa mì 50,2 64,3 8,8

Ngũ cốc 53,3 52,1 9,7

Rau quả 38,7 42,0 8,9

Dầu ăn và mỡ 74,0 80,5 –9,4

Đường 56,6 60,5 –10,1

Sợi cây 88,4 118,3 7,9

Các loại cây trồng khác 45,4 53,6 7,6

Vật nuôi và thịt 57,1 123,0 –8,6

Bơ sữa 44,9 76,7 –11,6

Thực phẩm chế biến khác 43,7 44,9 –12,5

Năng lượng 79,4 110,0 40,6

Hàng dệt 72,6 60,8 –13,7

Quần áo 72,3 58,2 –17,4

Giầy da 58,6 47,0 –13,7

Gỗ và giấy 60,4 58,3 –15,5

Khoáng sản 66,2 66,6 –13,6

Hóa chất, cao su và nhựa 52,2 58,2 –11,5

Kim khí 65,3 68,4 –14,2

Xe có động cơ và phụ tùng 58,6 62,1 –15,0

Máy móc và thiết bị 65,2 72,1 –15,8

Điện tử 92,2 88,9 –17,4

Hàng công nghiệp khác 91,3 77,6 –19,2

Thương mại và vận tải 62,1 70,4 –14,1

Dịch vụ thương mại 64,8 65,1 –19,5

Các dịch vụ khác 61,9 64,2 –15,9

Lương thực, thực phẩm 49,75 66,2 –5,82

Năng lượng và khoáng sản 76,05 101,2 26,94

Hàng công nghiệp 68,33 69,1 –15,19

Dịch vụ 62,87 64,7 –16,10

Tất cả các ngành 66,64 71,7 –11,28

Nguồn: Mô phỏng của các tác giả viới mô hình GTAP sửa đổi; xem chi tiết trong phần bài.a. So với đơn vị tiền tệ của giá tổng hợp các yếu tố.

Page 108: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

90 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

cạnh tranh trong các ngành sản xuất càng mạnh lên và giá của các mặt hàng sản xuất công nghiệp và dịch vụ giảm đi so với giá của lương thực, thực phẩm, năng lượng và khoáng sản. Nhìn chung, giá trên thế giới hạ xuống so với nhóm mười giá nhân tố đầu tiên trong giai đoạn 2005–2020 (bảng 3.5) do sản lượng tăng lên.

Những dự đoán của tăng trưởng toàn cầu ở mức quốc gia được trình bày trong bảng 3.6. Trung Quốc và Ấn Độ có thể tăng khối lượng buôn bán của mình với tỷ lệ cao hơn nhiều so với các nền kinh tế khác ở Đông và Nam Á, mặc dù xuất khẩu của các nước thu nhập trung bình và thấp cũng tăng với tỷ lệ rất nhanh (trên 100 %). So với vạch ranh giới, cả Trung Quốc và Ấn Độ tăng gần gấp ba khối lượng xuất khẩu của họ và hơn hai lần khối lượng nhập khẩu của họ (bảng 3.6).9 Tuy nhiên, hoạt động kinh tế mạnh cho thu nhập tính theo đầu người ở hai nước khác nhau đáng kể bởi vì tỷ lệ dân số của Ấn Độ tăng hai lần so với tỷ lệ của Trung Quốc.

Tác động của cải thiện tăng trưởng và chất lượngxuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ

Những ảnh hưởng đến những biến số chính của tăng trưởng cao hơn ở Trung Quốc và Ấn Độ và tăng trưởng cao hơn có và không có các chủng loại hàng và chất lượng hàng xuất khẩu tăng lên được trình bày trong bảng 3.7. Những tác động này được thể hiện cho thu nhập thực tế (phúc lợi), cho khối lượng hàng xuất khẩu và cho ảnh hưởng của điều kiện buôn bán. Đối với mỗi biến số, tác động phụ thuộc đến việc liệu thu nhập tăng lên ở Trung Quốc và Ấn Độ có dẫn đến tăng trưởng của cùng loại xuất khẩu (“tăng trưởng”), hay liệu tăng trưởng của xuất khẩu có đi kèm với việc mở rộng phạm vi của những sản phẩm được xuất khẩu và cải thiện chất lượng của chúng (“tăng trưởng và chất lượng”). Việc tăng lên của thu nhập thực tế được thể hiện là các biện pháp thay đổi tương ứng với đồng đô la năm 2001. Mở rộng xuất khẩu được thể hiện có sử dụng những thay đổi tỷ lệ phần trăm trong khối lượng xuất khẩu. Ảnh hưởng của điều kiện thương mại được thể hiện bằng đồng đô la năm 2001.10

Hiệu quả tích cực thu được ở Trung Quốc và Ấn Độ do tăng trưởng hàng

9. Sự chênh lệch tăng trưởng trong xuất nhập khẩu không hàm ý rằng thặng dư buôn bán tăng lên do thay đổi giá, kể cả sự giảm giá của hàng hóa xuất khẩu giảm của hai nước khổng lồ này.10. Vì giá phù hợp với nhà nhập khẩu là giá hiệu quả, có thể giảm khi chất lượng và chủng loại tăng lên và giá phù hợp cho nhà sản xuất là giá thực tế, có thể tăng lên khi chất lượng và chủng loại tăng, có thể điều kiện thương mại sẽ được cải thiện cho cả nước nhập khẩu và nước xuất khẩu.

Page 109: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 91

Bảng 3.6 Phúc lợi và thay đổi thương mại do kết quả của tăng trưởng toàn cầu2005–20

Bạn hàng

Phúc lợi

Sản lượng (% thay đổi)

Xuất khẩu(% thay đổi)

Nhập khẩu(% thay đổi)

2001tỷ USD

%thay đổi

Australia và Niu Dilân 285 70,3 66,3 58,2 86,1

Trung Quốc 1.965 146,2 161,9 187,8 167,7Nhật Bản 936 24,5 27,6 87,6 65,8Hàn Quốc 421 93,3 99,7 122,4 115,9Hồng Kông và

Đài Loan (Trung Quốc)385 83,0 87,3 94,3 94,3

Inđônêxia 181 116,5 112,8 127,9 137,4Ma-lai-xia 118 126,8 127,8 132,1 136,3Phi-líp-pin 47 61,7 68,2 89,7 77,0Xing-ga-po 76 89,4 105,9 156,5 150,5Thái Lan 115 93,4 97,2 109,6 110,2Việt Nam 38 111,9 121,1 103,7 104,8Toàn Đông Nam Á 45 60,5 58,2 57,0 88,7Ấn Độ 631 116,5 124,4 189,9 151,4Toàn Nam Á 161 103,2 109,1 139,8 117,3Ca-na-đa 334 48,2 46,7 47,4 51,3Mỹ 5.838 58,4 60,8 67,1 65,6Mêhicô 450 77,5 75,2 59,7 75,9Áchentina và Braxin 526 71,6 68,8 31,3 86,9Toàn Mỹ La Tinh 382 66,1 63,6 55,5 68,2EU25 và EFTA 3.191 40,2 41,1 38,6 42,4Liên Xô cũ 340 71,6 59,6 74,1 64,0Trung Đông và Bắc Phi 1.028 97,3 82,9 51,5 89,7Tiểu Sahara châu Phi 251 78,0 68,2 48,5 79,7Toàn thế giới 99 72,9 72,5 61,0 76,3Nước thu nhập thấp 1.126 99,6 101,4 115,1 113,8Nước thu nhập trung bình 5.249 98,1 97,3 104,3 107,5Nước thu nhập cao 11.466 47,8 49,8 57,8 58,7Thế giới 17.841 58,5 60,0 71,7 71,7Nước thu nhập thấp

(trừ Ấn Độ )495 84,3 80,7 70,7 90,7

Nước thu nhập trung bình (trừ Trung Quốc)

3,284 81,9 75,6 73,0 87,0

Nguồn: Mô phỏng của các tác giả viới mô hình GTAP sửa đổi; xem chi tiết trong phần bài,Ghi chú: EFTA = Hiệp hội thương mại tự do châu Âu; EU = Liên hiệp châu Âu; HIC = nước thu nhập cao; LIC = nước thu nhập thấp; MIC = nước thu nhập trung bình,

Page 110: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

92 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg LồB

ảng

3.7

Tác

động

của

tăng

trưở

ng v

à ch

ất lư

ợng

được

xuấ

t khẩ

u cả

i thi

ện ở

Tru

ng Q

uốc

và Ấ

n Đ

ộ, s

o vớ

i cơ

sở, 2

020

Khu

vực

Phúc

lợi

Xuất

khẩ

uTá

c độn

g củ

a đi

ều k

iện

thươ

ng m

ại

Tăng

trưở

ngTă

ng tr

ưởng

chất

lượn

g

Tăng

tr

ưởng

(%)

Tăng

trưở

ng

và c

hất l

ượng

(%

)

Tăng

trưở

ng

(200

1 tr

iệu

USD)

Tăng

trưở

ng

chất

lượn

g(2

001

triệ

u US

D)20

01tr

iệu

USD

%20

01tr

iệu

USD

%

Aust

ralia

Niu

Dile

n 2.

743

0,45

5.56

80,

91-0

,66

0,72

2.65

25.

240

Trun

g qu

ốc

1.145

.733

39,9

1.253

.425

43,6

29,4

155

,34

-48.

229

38.1

59N

hật B

ản

6.58

80,

1617

.276

0,42

2,44

4,80

9.18

618

.946

Hàn

Quố

c 82

90,

117.

451

1,00

3,45

5,83

-957

4.64

6Hồ

ng Kô

ng v

à Đài

Loan

(Tru

ng q

uốc)

3.81

10,

5312

.749

1,78

1,94

3,78

4.60

13.3

07In

đônê

xia

791

0,27

1.82

20,

610,

18-0

,10

723

1.90

7M

alay

sia1.

555

0.87

3.63

62,

030,

270,

021.

570

3.69

8Ph

ilipi

n–6

27-0

,57

-994

-0,8

9-0

,26

-3,1

9-5

59-5

83Si

ngap

o–2

.280

-1,6

8-4

58-0

,34

4,92

6,50

-159

2.01

9Th

ái L

an–6

39-0

,31

-492

0,24

1,63

2,33

-857

312

Việt

Nam

–41

-0,0

716

60,

29-1

,10

-2,3

363

468

Toàn

bộ

Đôn

g Na

m Á

424

0,41

603

0,58

-2,8

5-2

,11

382

541

Ấn Đ

ộ 3

61.7

4033

,739

4.49

036

,728

,89

47,0

5-1

2.37

910

.661

Toàn

Nam

Á–9

62-0

,35

-159

-0,0

61,

602,

98-1

.110

-517

Cana

đa2.

767

0,32

5.18

20,

59-0

,91

-1,4

32.

634

4.73

6M

ỹ12

40,

0020

.262

0,15

0,67

2,87

479

20.6

71M

êhic

ô53

50,

061.

000

0,11

-1,3

3-2

,37

175

4.89

Page 111: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 93Ác

hent

ina

và B

raxi

n1.

410

0,13

3.13

40,

28-0

,06

0,45

1.07

22.

570

Toàn

bộ

Mỹ

La Ti

nh3.

015

0,36

4.70

30,

56-0

,48

-0,2

62.

652

4.21

5EU

25 v

à EF

TA–4

.306

-0,0

416

.893

0,18

-0,1

4-0

,18

3.01

322

.183

Liên

cũ9.

958

13,7

12.9

141,

771,

342,

349.

750

12.0

39Tr

ung

Đôn

g vá

Bắc

Phi

23.7

801,

3129

.108

1,60

-1,5

0-1

,50

22.5

9227

.568

Tiểu

Sah

ara

châu

Phi

4.90

40,

967.

676

1,50

-0,2

40,

804.

004

6.43

9To

àn th

ế gi

ới-6

88-0

,34

-500

-0,2

41,

462,

37-5

96-2

82LI

Cs36

6.06

517

,940

2.77

519

,714

,04

23,4

4-9

.039

17.5

92M

ICs

1.18

4.82

312

,11.3

08.74

314

,510

,70

20,3

9-1

1.70

730

.130

HICs

10.2

750,

0384

.923

0,28

0,79

1,73

21.1

0991

.749

Thế g

iới

1.56

1.16

33,

81.7

96.43

74,

34,

48,

536

319

9.47

2LI

Cs (t

rừ Ấ

n Độ

)4.

325

0,46

8.28

60,

87-0

,07

0,77

3.33

96.

931

MIC

s (trừ

Trun

g qu

ốc )

39.0

910,

6155

.315

0,87

-0,1

8-0

,16

36.5

2251

.971

Ngu

ồn: M

ô ph

ỏng

của

các

tác

giả

viới

hình

GTA

P sử

a đổ

i; xe

m c

hi ti

ết tr

ong

phần

bài

.G

hi c

hú: E

FTA

= H

iệp

hội t

hươn

g m

ại tự

do

châu

Âu;

EU

= L

iên

hiệp

châ

u Âu

; HIC

= n

ước

thu

nhập

cao

; LIC

= n

ước

thu

nhập

thấp

;M

IC =

nướ

c th

u nh

ập tr

ung

bình

.

Page 112: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

94 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

năm là 2,1 và 1,9 % điểm phần trăm tương ứng, cao hơn vạch ranh giới sẽ chuyển vào tiền phúc lợi năm 2020 là 1,15 nghìn tỷ USD (40 % ) cho Trung Quốc và 362 tỷ USD (34 % ) cho Ấn Độ, so với vạch ranh giới. Khối lượng xuất khẩu tăng lên 29 % ở cả Trung Quốc và Ấn Độ — tăng chút ít so với tăng sản lượng tương ứng. Tuy nhiên, sự mở rộng xuất khẩu này đi kèm với việc giảm giá xuất khẩu và thiệt hại do điều kiện thương mại là khoảng 48 tỷ USD cho Trung Quốc và 12 tỷ USD cho Ấn Độ. Những thiệt hại này có thể có trong mô hình sử dụng giả thiết Armington cho phân biệt sản phẩm quốc gia.

Phúc lợi thay đổi đối với các nước khác là khá nhỏ. Lợi ích cho các đối tác thương mại của Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là khiêm tốn. Các nước thu nhập cao được lợi, trừ các nước Châu Âu nơi tình trạng méo mó hiện nay và thay đổi cơ cấu dẫn đến thiệt hại về hiệu quả phân phối. Nhiều nước sẽ hưởng lợi cho sản phẩm của họ từ những điều kiện thương mại được cải thiện như Trung Quốc tăng nhập khẩu của mình từ các nơi khác trên thế giới lên 23 % và Ấn Độ tăng nhập khẩu lên tương tự như vậy. Một số nước thu nhập trung bình và thấp (như Philipin, Thái Lan và một số nước khác ở Nam Á) sẽ thiệt hại vì cạnh tranh với Trung Quốc và Ấn Độ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện thương mại của họ ở các thị trường các nước đang phát triển.

Trong khi kết quả tổng hợp cho thấy cạnh tranh từ Trung Quốc và Ấn Độ có thể có ảnh hưởng nhỏ đến thu nhập thực tế trung bình, các ngành công nghiệp sản xuất ở nhiều nước bị ảnh hưởng tiêu cực; và đối với các ngành công nghiệp ở một số nước, những ảnh hưởng này có thể là đáng kể (bảng 3.8).11 Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ được cải thiện cho thấy sự mở rộng của các ngành công nghiệp dệt của những nước này và sự co lại của các ngành công nghiệp dệt ở các nước khác so với vạch ranh giới. Inđônêxia và Việt Nam đã có những đợt co mạnh —9.2% và 8.9 %, tương ứng. Tăng trưởng dự đoán của các ngành công nghiệp may mặc của Trung Quốc và Ấn Độ có nghĩa là sự co mạnh trong ngành sản xuất quần áo ở các nơi khác. Ngành công nghiệp may mặc của Việt Nam, Trung Đông và Bắc Phi có thể bị tổn thương lớn nhất do sản lượng của họ giảm đi một phần năm (19 %). Sự giảm tương tự như vậy sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nhẹ (giầy da và những hàng hóa khác), mặc dầu mức giảm dự đoán nhỏ hơn nhiều so với mức giảm của

11. Kết quả của tăng trưởng được cải thiện riêng ở Trung Quốc là có theo yêu cầu của các tác giả, chúng không khác nhiều so với kết quả tăng trưởng được cải thiện ở Trung Quốc và Ấn Độ, trừ hợp đồng quần áo của Ấn Độ là 12 % trong khi đó tác động của nó lên các ngành công nghiệp khác là không đáng kể.

Page 113: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 95

ngành may mặc. Với ngoại lệ của ngành công nghiệp điện tử ở Singapo và Thái Lan, cạnh tranh từ Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đến sự co lại của các ngành công nghiệp điện tử ở các nước khác. Máy móc và thiết bị sản xuất cũng sẽ chuyển chỗ sang Trung Quốc và Ấn Độ, vì vậy quy mô của những ngành công nghiệp này ở các nước khác giảm đi. Sự mở rộng dự kiến của ngành sản xuất ô tô ở Trung Quốc và Ấn Độ có ảnh hưởng nhỏ đến ngành sản xuất ô tô ở những nước khác, trừ Mêhicô và Thái Lan.

Nhưng không phải mọi việc đều tồi tệ như vậy. Sự đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Trung Quốc và Ấn Độ đã có những ảnh hưởng tích cực lan truyền thông qua nhu cầu tăng lên đối với các sản phẩm gỗ loại trung từ Inđônêxia, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và các nước khác ở Đông và Nam Á. Tương tự như vậy, tăng trưởng ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ kích thích nhu cầu về hóa chất từ Malaysia, Philipin và Thái Lan; sản phẩm khoáng sản từ Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác; và kim loại từ một số nước Đông và Nam Á (bảng 3.8). Hơn nữa, ở tất cả các nước, sẽ giảm sản lượng hàng sản xuất, các ngành khác (không nêu trong bảng này) sẽ mở rộng khi các yếu tố chuyển sang ngành nông nghiệp và dịch vụ.

Thêm vào bối cảnh tăng trưởng này, những cải thiện về chủng loại và chất lượng hàng xuất khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ làm tăng lợi ích cho kinh tế thế giới từ 1,6 nghìn tỷ USD đến 1,8 nghìn tỷ USD (bảng 3.7). Trong trường hợp này, khối lượng hàng xuất khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng lên 55 và 47 % , tương ứng, với những tác động của điều kiện thương mại tích cực trong tất cả các khu vực trừ Philipin. Hầu hết các nước được lợi bởi vì họ có thể nhập khẩu với khối lượng lớn hơn từ hai nước này với giá hiệu quả thấp hơn và họ có thể có nhu cầu lớn hơn đối với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Tất nhiên, những người hưởng lợi lớn nhất là Trung Quốc và Ấn Độ vì sự tăng thêm về phúc lợi của họ lên 3,7 % và 5,0 % so với mức thu nhập ban đầu do tác động của chất lượng và chủng loại hàng làm tăng tiền lãi lên 44 % và 37 % , tương ứng. Trong một trường hợp khác —Philipin— thua thiệt về phúc lợi từ tăng trưởng cao hơn ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ xấu đi khi hai nước đông dân này cải thiện chất lượng hàng xuất khẩu của họ và mở rộng sản lượng hàng điện tử, máy móc và thiết bị. Kết quả như vậy có thể được giải thích là do phần đóng góp của hàng điện tử ở Philipin vào tổng xuất khẩu cao hơn. Rõ ràng, phần đóng góp này cao hơn các nước /khu vực khác trong mô hình này. Khối lượng hàng buôn bán giữa Trung Quốc và Ấn Độ tăng hơn buôn bán của một trong hai nước này với các nước còn lại trên thế giới, vì vậy đã làm sâu sắc hơn mối quan hệ thương mại giữa hai nước châu Á khổng lồ này. Hầu hết các nước

Page 114: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

96 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg LồB

ảng

3.8

Sản

lượn

g hà

ng c

ông

nghi

ệp: T

ác đ

ộng

của

tăng

trưở

ng v

à ch

ất lư

ợng

xuất

khẩ

u đư

ợc c

ải th

iện

ở Tr

ung

quốc

Ấn

Độ,

So

với

sở, 2

020

phần

trăm

Khu

vực

Hàng

dệt

Q

uần

áoGi

ầy d

a Gỗ

Khoá

ng sả

n Hó

a ch

ất

Kim

khí

Ô

tôM

áy m

ócĐ

iện

tử.

Hàng

kh

ác

Aust

ralia

Niu

Dile

n–6

,9–8

,6–8

,5–1

,3–1

,1–0

,8–4

,1–2

,4–6

,7–5

,9–8

,4–1

5,3

–15,

5–1

3,7

–1,5

0,2

–3,4

–3,9

–6,3

–13,

9–1

8,5

–15,

3

Trun

g qu

ốc35

,520

,339

,441

,636

,842

,938

,534

,837

,635

,830

,530

,020

,545

,234

,736

,339

,234

,840

,940

,258

,233

,1

Nhậ

t Bản

–1,6

–6,0

–5,3

–1,1

–1,0

–2,3

–2,7

–3,9

–6,6

–4,8

–4,2

15,1

–8,0

–8,1

–1,0

–0,6

–1,4

–1,9

–6,6

–9.0

–10,

7–6

,8

Hàn

Quố

c–1

,3–2

,1–1

,60,

4–0

,6–1

,71,

7–3

,0–1

,90,

0–7

,710

,0–3

,710

,64,

1–0

,82,

73,

9–9

,2–7

,0–7

,9–1

1,7

Hồng

Kôn

g và

Đ

ài L

oan

(Tru

ng q

uốc)

–5,9

–7,3

–7,1

–2,2

–1,7

–4,8

–5,0

–3,6

–5,7

–2,9

–15,

81,

7–1

,0–4

,3–2

,5–3

,9–2

,2–8

,8–1

0–1

0,7

–10,

6–2

6,3

Inđô

nêxi

a–9

,2–1

1,7

–7,7

4,6

–2,6

0,3

–5,9

–0,5

–1,2

–1,4

–10,

6–1

5,6

–21,

4–2

0,0

15,4

–3,4

0,9

–8,9

–2,8

–4,4

–12,

0–1

9,2

Mal

aysia

–7,5

–15,

8–5

,70,

6–1

,31,

9–1

,6–1

,1–4

,6–0

,2–3

,6–7

,3–2

7,4

–4,2

5,1

0,5

4,4

1,2

–2,4

–5,9

–3,5

–5,5

Phili

pin

–7,4

–15,

7–8

,7–0

,2–0

,33,

90,

10,

0–0

,2–4

,0–6

,4 –

14,3

–25,

7–1

7,0

1,9

1,3

5,5

2,6

0,4

4,0

–13,

9–9

,9

Sing

apo

–8,0

–8,1

–11,

2–0

,62,

10,

72,

0–3

,6–1

,83,

4–1

0,9

–7,9

–16,

9–2

1,7

1,6

3,9

0,8

5,0

–11,

4–2

,55,

2–2

0,3

Thái

Lan

–5,

1–5

,0–6

,01,

5–0

,62,

00,

50,

5–1

,44,

6–8

,1–9

,1–9

,5–1

3,9

6,5

0,3

3,0

2,2

0,3

–3,7

6,2

–15,

5

Việt

Nam

–8,9

–19,

3–5

,6–0

.90,

3–1

,1–4

,9–4

,7–7

,7–4

,8–6

,6 –

15,6

–35,

5–1

1,9

–0,1

1,0

2,4

–8,4

–8,0

–12,

8–1

2,6

–10,

4

Page 115: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 97To

àn Đ

ông

Nam

Á–6

,3–3

,6–3

.40,

70,

7–0

,5–1

,2–0

,4–3

,5–0

,5–0

,8–1

2,4

–6,2

–5,6

9,1

1,4

–2,4

–2,1

–1,1

–6,0

–2,4

–1,2

Ấn Đ

ộ35

,123

,341

,439

,830

,730

,633

,930

,629

,230

,723

,5 2

6,2

11,1

45,5

32,1

33,9

33,1

34,0

30,0

41,5

36,5

15,6

Toàn

Nam

Á–2

,7–1

2,4

–1,2

0,7

–1,6

–0,4

3,8

–1,5

–3,2

–0,2

–6,4

–6,4

–25,

5–6

,32,

3–1

,9–1

,210

,5–3

,8–8

,1–8

,9–1

1,6

Cana

đa–4

,4–8

,3–3

,7–1

,4–2

,4–4

,0–2

,10,

0–4

,1–2

,2–1

2,7

–5,8

–14,

9–3

,7–1

,1–2

,6–3

,8–4

,3–1

,0–8

,5–1

1,0

–20,

5

Mỹ

–5,4

–8,7

–4,3

–0,2

0,1

0,9

–0,7

–0,2

–2,5

–3,5

–10,

5–1

0,5

–15,

3–6

,40,

30,

21,

4–1

,0–0

,4–4

,2–1

1,0

–16,

7

Mêh

icô

–2,1

–2,2

–0,8

0,2

0,1

0,9

–0,3

0,7

–4,1

–3,8

–6,5

–3,9

–3,6

–1,3

1,2

0,8

1,6

0,4

2,0

–5,7

–13,

2–1

0,1

Áche

ntin

a và

Bra

xin

–2,0

–1,1

–6,6

–1,0

–1,0

–2,0

–3,2

–1,8

–4,5

–3,1

–2,9

–3,4

–1,8

–8,4

–0,9

0,0

–2,8

–4,5

–2,5

–7,4

–8,0

–4,9

Toàn

Mỹ

La Ti

nh–4

,5–4

,2–3

,4–0

,5–0

,2–0

,3–2

,8–1

,3–5

,5–5

,3–8

,8 –

9,5

–7,9

–6,1

0,4

1,1

–1,4

–2,6

–2,5

–9,9

–15,

1–1

4,4

EU25

EFTA

–5,6

–9,7

–5,0

0,0

–0,4

–1,8

–0,7

–0,4

–2,4

–2,5

–3,9

–9,9

–16,

8–8

,50,

8–0

,5–3

,0–1

,3–1

,3–5

,0–1

1,7

–6,6

Liên

xô cũ

–2,6

–4,7

–1,4

–0,5

–1,9

–1,1

–3,3

–0,3

–4,4

–3,1

–3,2

–5,8

–9,4

–4,2

0,8

–2,2

–1,6

–2,9

0,1

–7,9

–6,6

–5,7

Trun

g Đ

ông

và B

ắc P

hi–8

,6–1

8,6

–2,6

–0,7

–0,5

–5,8

–6,6

–3,2

–8,3

–7,2

–9,1

–14,

8–2

9,4

–3,7

–0,7

0,3

–5,9

–6,5

–4,9

–12,

9–1

5,9

–13,

4

Tiểu

Sah

ara

châu

Phi

–4,6

–5,5

–4,1

0,0

–0,1

0,3

–2,3

–3,8

–8,4

–7,4

–7,6

–10,

4–1

0,3

–7,7

0,6

1,2

–2,0

1,4

–8,5

–16,

1–2

4,9

–13,

3

Toàn

thế

giới

–2,9

–7,7

–1,7

1,1

–0,1

0,0

–1,2

–0,3

–1,9

–1,8

–14,

3–5

,3–1

2,9

–4,1

2,5

–0,1

–1,4

–2,6

–0,7

–4,7

–7,0

–24,

0

Ngu

ồn: M

ô ph

ỏng

của

các

tác

giả

viới

hình

GTA

P sử

a đổ

i; xe

m c

hi ti

ết tr

ong

phần

bài

.G

hi c

hú: E

FTA

= H

iệp

hội t

hươn

g m

ại tự

do

châu

Âu;

EU

= L

iên

hiệp

châ

u Âu

. Cho

mỗi

khu

vực

, các

con

số

ở hà

ng tr

ên là

kết

quả

tron

g tr

ường

hợp

tăng

trưở

ng đ

ược

cải t

hiện

Trun

g Q

uốc

và Ấ

n Đ

ộ; c

ác c

on s

ố ở

hàng

thứ

hai l

à kế

t quả

tron

g tr

ường

hợp

tăng

trưở

ng v

à ch

ất lư

ợng

xuất

khẩ

u đ

ược

cải t

hiện

ở T

rung

Quố

c và

Ấn

Độ

.

Page 116: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

98 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

đều tăng xuất khẩu do tăng trưởng và cải thiện chất lượng của hai nước khổng lồ này, nhưng một số đã bị thua thiệt (đáng chú ý nhất là Mêhicô, Philipin, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác). Các nước thu nhập trung bình trừ Trung Quốc đều bị thiệt hại tuyệt đối trong xuất khẩu.

Áp lực lên các nước đang phát triển có thu nhập trung bình phải tăng chất lượng hàng hóa sản xuất của họ sẽ tăng lên do chất lượng xuất khẩu được cải thiện của Trung Quốc và Ấn Độ. Chất lượng xuất khẩu được cải thiện từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng nhanh làm sâu sắc thêm sự cạnh tranh trên thị trường của những mặt hàng sản xuất khác nhau và dẫn đến sự thu hẹp nhiều hơn của công nghiệp điện tử ở tất cả các khu vực trừ Singapo và Thái Lan; công nghiệp máy móc và thiết bị ở tất cả các nước trừ Philipin; và hàng dệt, quần áo và ngành sản xuất công nghiệp nhẹ ở hầu hết các khu vực. Khi Trung Quốc bắt đầu sản xuất nhiều chủng loại mới và tinh vi hơn của hàng điện tử, máy móc và thiết bị, nước này sẽ giảm tỷ lệ mở rộng của các ngành công nghiệp chế biến (gỗ, khoáng sản, hóa chất và kim loại), vì vậy sẽ có chỗ cho các nước khác mở rộng những ngành công nghiệp này (bảng 3.8).

Tác động của chủng loại hàng

Mô phỏng của chúng tôi về cải thiện tăng trưởng và chất lượng bao gồm hầu hết các đặc điểm đa dạng của các mô hình kinh tế mới, như Puga và Venables (1999). Chủng loại và chất lượng xuất khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ được cải thiện làm tăng phúc lợi và giảm chi phí sản xuất tại các nước bạn hàng của họ, tương tự như vậy chủng loại tăng lên như trong mô hình Puga-Venables— nghĩa là, thông qua việc giảm giá hiệu quả của nhập khẩu từ hai quốc gia khổng lồ này. Trong công thức của chúng tôi, những đối tác thương mại cũng phải đương đầu với cạnh tranh tăng lên trong những thị trường của các nước đang phát triển và phúc lợi của đối thủ của họ bị giảm đi. Sự tăng lên về nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ cải thiện điều kiện thương mại của những bạn hàng của họ trong công thức của chúng tôi, như trong Puga và Venables. Sự khác nhau là sự tăng lên trong xuất khẩu từ những đối tác thương mại không làm tăng số lượng chủng loại mà các nước này cung cấp, và vì vậy không tạo ra lợi nhuận từ sự ưa thích hơn đối với chủng loại giả thiết trong các mô hình địa kinh tế mới. Đối với các đối tác thương mại nơi phúc lợi giảm đi nhưng xuất khẩu tăng lên (Singapo, các nước Nam Á và tất cả các nước khác trên thế giới), công thức của chúng tôi bỏ qua ảnh hưởng tích cực có thể làm đảo ngược tác động xấu tổng thể ước tính là rất nhỏ. Tuy nhiên, đối với

Page 117: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 99

Philipin, xuất khẩu giảm đi, như vậy kênh này không có khả năng đảo ngược được tác động xấu lên phúc lợi từ sự cạnh tranh lớn hơn trong thị trường các nước đang phát triển.

Những con đường khác cải thiện tăng trưởng

Một cú sốc về tăng sản lượng dương 2 % /năm trong 5 năm của các ngành của Trung Quốc và Ấn Độ được xem xét trong chương 2— kim loại, điện tử, máy móc và thiết bị, xe có động cơ và dịch vụ thương mại— có lợi cho thế giới và các nước đang phát triển, trừ Philipin. Tuy nhiên cải thiện hiệu quả này ở Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đến thay đổi cơ cấu quan trọng (bảng 3.9). Những người khổng lồ này trở thành những nước mạnh hơn rất nhiều trong những lĩnh vực có ưu thế và thương mại thế giới phát triển nhanh hơn nhiều so với dự đoán theo kịch bản tăng trưởng 2% TFP trung lập. Xuất khẩu từ Trung Quốc tăng gấp đôi và xuất khẩu từ Ấn Độ nhảy lên trên 72 %. Thương mại thế giới mở rộng 11%, khi buôn bán khu vực giữa Trung Quốc và các nền kinh tế đã phát triển ở Châu Á – Thái Bình Dương (Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ), và Ấn Độ và những đối tác thuơng mại gần gũi nhất ở Nam Á tăng lên. Ảnh hưởng to lớn đến thương mại xuất hiện bởi vì sự kích thích giả đối với những ngành xuất khẩu hiện tại đã làm trầm trọg thêm sự mất cân đối giữa cung và cầu trong nước và vì vậy đòi hỏi phải tăng buôn bán để phục hồi trạng thái cân bằng.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc và Ấn Độ mở rộng công nghiệp nặng và các ngành sản xuất công nghệ cao, dành chỗ cho các nước khác tăng sản xuất hàng công nghiệp nhẹ, hóa chất và khoáng sản (bảng 3.9). Mặc dù vậy, xuất khẩu từ nhiều nền kinh tế đang phát triển cạnh tranh với Trung Quốc và Ấn Độ giảm đi do hiệu quả của các ngành công nghiệp nặng và sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc và Ấn Độ; và xuất khẩu từ các nước thu nhập cao giảm ở mức biên. Đáng chú ý là xuất khẩu từ Philipin giảm (18%) và Thái Lan giảm (10 %), kể cả xuất khẩu giảm trong ngành điện tử 65% và 53%, tương ứng. Tất cả các nền kinh tế đều trải qua sự thay đổi cơ cấu với tầm rộng giống nhau. Trong mô phỏng với sản lượng trung lập tăng trong tất cả các ngành, tăng trưởng và chất lượng tạo ra sự cạnh tranh tăng lên trong một loạt ngành và giảm mức sản lượng tương đối của các nước khác đến vạch ranh giới trong rất nhiều trường hợp. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, sản lượng tiếp tục tăng mạnh, tương ứng với mức năm 2005. Mặt khác, khi tiến bộ công nghệ chú trọng vào một vài ngành chính hướng vào buôn bán, những tác động lên sản lượng rất khác nhau, tương ứng với dự đoán ở vạch ranh giới. Ngành điện tử có nhiều

Page 118: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

100 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg LồBả

ng 3

.9 T

ác đ

ộng

công

ngh

iệp

của

tăng

trưở

ng s

ản lư

ợng

ngàn

h đư

ợc c

ải th

iện

ở Tr

ung

quốc

Ấn

Độ,

so

với c

ơ sở

, 202

0ph

ần tr

ăm

Khu

vực

Hàng

dệt

Q

uần

áoGi

ầy d

a Gỗ

Khoá

ng sả

n Hó

a ch

ất

Kim

loại

Ô tô

Máy

móc

Điệ

n tử

Khác

Aust

ralia

Niu

Dile

n10

,438

,7

9,4

3,1

15,8

–0

,9

–42,

7–2

8,5

–44,

0 –

61,8

25,

6

Trun

g qu

ốc–7

9,6

–72

,8–6

3,6

–52,

3–0

,6–4

5,6

42,7

195,

895

,425

2,1

–58,

0

Nhậ

t Bản

48,

3 3

6,5

30,

5 9

,1 1

6,8

22,

5–1

9,3

–23,

1–3

1,6

–43

,9 2

8,2

Hàn

Quố

c61

,4 4

0,5

125

,851

,2 2

7,4

47,

0–3

2,2

–29,

5–3

6,2

–54

,5 1

04,2

Hồng

Kôn

g và

Đ

ài L

oan

(Tru

ng

quốc

)

1,6

107,

2 2

8,1

9,6

2,6

8,0

–51,

6–4

0,0

–56,

0 –

66,3

94,

9

Inđô

nêxi

a 3

8,7

96,

2 –

2,0

37,0

–7,

5 –

1,1

–45

,7–2

6,8

–38,

1 –

77,9

37,

6

Mal

aysia

99,2

290,

763

,188

,944

,153

,8–1

9,2

–12,

4–2

3,0

–53,

244

,4

Phili

pin

71,9

266,

344

,222

,34,

216

,1–4

0,6

–25,

0–2

3,9

–64,

781

,3

Sing

apo

70,4

36,6

29,4

29,9

51,3

30,

–31,

5–3

9,0

–42,

0–3

5,0

48,5

Thái

Lan

54,2

59,4

26,6

35,6

16.4

8,9

–34,

4–1

4,8

–39,

5–5

3,3

69,7

Việt

Nam

48,9

203,

1–5

,1–0

,36,

013

,5–4

1,7

–39,

0–5

3,2

–57,

914

,9

Toàn

Đôn

g Na

m Á

20,8

26,4

–5,6

21,1

3,4

–3,0

–23,

4–1

2,7

–29,

1–2

8,2

2,9

Ấn Đ

ộ–4

0,5

–67,

5–8

8,7

–43,

8–3

7,8

–41,

711

7,5

26,2

156,

28,

7–7

1,4

Toàn

Nam

Á23

,315

6,1

5,3

5,0

2,4

2,5

–39,

2–4

0,0

–48,

2–6

4,8

20,0

Cana

đa54

,794

,649

,712

,03,

512

,4–3

0,2

–27,

5–3

7,6

–60.

,10

0,6

Mỹ

36,6

81,0

33,7

5,8

6,8

14,8

–14,

7–1

3,7

–24,

2–5

6,6

77,3

Mêh

icô

57,0

75,0

20,6

8,0

5,0

13,8

–13,

6–1

6,0

–33,

0–6

5,0

70,8

Page 119: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 101Ác

hent

ina

và B

raxi

n6,

04,

328

,62,

313

,4–0

,9–2

0,6

–20,

8–2

7,8

–36,

38,

5

Toàn

Mỹ

La Ti

nh22

,343

,811

,74,

610

0,2

–34,

7–2

7,5

–40,

3–6

1,6

34,9

EU25

EFTA

72,1

111,

438

,19,

14,

96,

4–2

4,5

–28,

0–3

7,1

–62,

244

,2

Liên

xô cũ

16,5

50,2

8,2

17,2

–10,

65,

9–2

6,3

–9,9

–26,

0–3

0,4

10,1

Trun

g Đ

ông

và B

ắc P

hi30

,217

3,0

2,9

–1,6

7,1

–2,6

–38,

2–3

2,8

–47,

8–6

3,9

38,7

Tiểu

Sah

ara

châu

Phi

17,0

32,2

12,4

6,6

13,2

7,1

–45,

8–4

1,1

–50,

0–7

0,4

30,1

Toàn

thế

giới

45,1

155,

015

,24,

3–7

,0–3

,8–3

0,1

–25,

3–3

1,7

–45,

712

5,4

Ngu

ồn: M

ô ph

ỏng

của

các

tác

giả

viới

hình

GTA

P sử

a đổ

i; xe

m c

hi ti

ết tr

ong

phần

bài

.G

hi c

hú: E

FTA

= H

iệp

hội t

hươn

g m

ại tự

do

châu

Âu;

EU

= L

iên

hiệp

châ

u Âu

Page 120: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

102 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

khả năng giảm tương ứng với mức 2005, ở hầu hết các nước liên quan đến sự mở rộng vô cùng nhanh ở Trung Quốc và Ấn Độ. Sản lượng của ngành kim khí và ô tô được dự đoán sẽ tăng lên về mặt tuyệt đối ở hầu hết các khu vực, với sự giảm đi một cách rõ rệt, tương ứng với mức của năm 2005, chỉ ở các nước Australia/Niu Dilen (17 % ) và Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc). Sản lượng của ngành máy móc khác cũng được dự đoán là sẽ có áp lực giảm đi ở Tiểu Sahara Châu Phi và ở những nước thu nhập cao, nơi sản lượng ở Liên hiệp Châu Âu sẽ giảm đi 21 % theo dự đoán, xuống mức của năm 2005. Kết quả của thử nghiệm này cho thấy tác động mạnh ở cấp ngành thế nào phụ thuộc vào tăng sản lượng theo cơ cấu ngành ở hai quốc gia dân số đông này.

Tăng trưởng tăng lên thông qua tích lũy vốn được đẩy mạnh (2 % - điểm phần trăm nhanh hơn vạch ranh giới ở Trung Quốc và Ấn Độ) ảnh hưởng khiêm tốn đến thu nhập thực tế trong những khu vực khác. Trung Quốc và Ấn Độ tăng sản xuất tất cả các mặt hàng công nghiệp của họ, nhưng việc mở rộng những ngành cần nhiều vốn nhanh hơn những ngành khác. Vì những ngành cần nhiều vốn đang trải qua sự tăng lên về hiệu quả theo bối cảnh trước đó, những thay đổi trong ngành sản xuất xuất khẩu và những ngành đặc thù giống khá nhiều nhưng nhỏ hơn về giá trị tuyệt đối so với những ngành được trình bày trong trường hợp hiệu quả được cải thiện của Trung Quốc và Ấn Độ như kim khí, điện tử, máy móc và thiết bị, xe có động cơ và dịch vụ thương mại. Về tổng xuất khẩu, tích lũy vốn ảnh hưởng tương đối nhiều đến những nước thu nhập thấp hơn là các nước thu nhập trung bình trong mô phỏng này hơn là trong mô phỏng trước đó, và các nước thu nhập cao đạt được lợi ích nhiều hơn là thiệt hại (bảng 3.10).

Cuối cùng, tăng trưởng được cải thiện thông qua tích lũy vốn con người được đẩy mạnh (2% điểm phần trăm/ năm cao hơn vạch ranh giới) có ảnh hưởng nhỏ hơn nhiều đến phúc lợi, xuất khẩu và sản lượng của ngành so với tăng trưởng được cải thiện thông qua tích lũy vốn vật chất (bảng 3.10). Điều này xảy ra vì đóng góp của lao động có tay nghề ít hơn nhiều đóng góp vốn trong tổng tài sản yếu tố. Cơ cấu của các nước giống như cơ cấu tích lũy vốn vật chất, nhưng nó ảnh hưởng tương đối nhiều hơn đên các nước có thu nhập trung bình.

Page 121: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 103

Bảng 3.10 Số lượng hàng xuất khẩu thay đổi theo một vài kịch bản, so với cơ sở, 2020phần trăm

Khu vực

Sản lượng ngành được cải thiện ở

Trung quốc và Ấn Độ

Tăng trưởng vốn được cải thiện ở

Trung quốc và Ấn Độ

Tăng trưởng lao động có tay nghề ở Trung

quốc và Ấn Độ

Australia vàNiu Dilen

–0,01 0,14 0,02

Trung quốc 96,42 23,93 5,39

Nhật Bản 4,40 2,97 0,66Hàn Quốc 4,05 3,25 0,82Hồng Kông và

Đài Loan (Trung quốc )–3,88 1,15 0,32

Inđônêxia –0,73 0,12 0,05Malaysia –6,60 –0,36 –0,04Philipin –18,34 –0,82 –0,06Singapo –8,56 3,87 1,03Thái Lan –9,77 0,46 0,15Việt Nam 3,23 –0,49 –0,07Toàn Đông Nam Á 14,02 –0,27 –0,16Ấn Độ 72,90 35,06 6,92Toàn Nam Á 13,40 2,60 0,56Canađa –6,96 –1,21 –0,27Mỹ 5,07 1,82 0,38Mêhicô –8,74 –1,39 –0,31Áchentina và Braxin 1,33 0,50 0,08Toàn Mỹ La Tinh 0,00 –0,23 –0,07EU25 và EFTA –2,45 0,00 0,01Liên xô cũ 4,44 2,27 0,52Trung Đông và Bắc Phi –0,62 –1,40 –0,33Tiểu Sahara châu Phi –2,24 –0,59 –0,16Toàn thế giới 12,42 3,19 0,75LICs 35,50 16,51 3,25MICs 32,42 8,33 1,88HICs -0,43 1,01 0,24Thế giới 11,13 3,94 0,88LICs (trừ Ấn Độ ) 2,61 0,13 0,01MICs (trừ Trung quốc ) –2,24 –0,11 –0,02

Nguồn: Mô phỏng của các tác giả với mô hình GTAP sửa đổi; xem chi tiết trong bài.Ghi chú: EFTA = Hiệp hội thương mại tự do châu Âu; EU = Liên hiệp châu Âu; HIC = nước thu nhập cao; LIC = nước thu nhập thấp; MIC = nước thu nhập trung bình.

Page 122: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

104 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Tóm tắt và kết luận

Nghiên cứu này nhấn mạnh những khác nhau sâu sắc trong cơ cấu thương mại của Trung Quốc và Ấn Độ, và đánh giá ý nghĩa của tăng trưởng nhanh và thay đổi cơ cấu của những cơ cấu thương mại của hai nền kinh tế này và của toàn thế giới . Chương này giải thích tầm quan trọng của xuất khẩu dịch vụ của Ấn Độ gấp khoảng hai lần của Trung Quốc. Trong buôn bán hàng hóa, cả hai nước này đều phụ thuộc vào hàng sản xuất công nghiệp, với Trung Quốc hội nhập mạnh hơn nhiều vào mạng lưới sản xuất thông qua buôn bán phụ tùng và sản phẩm. Tuy nhiên, sự hỗn hợp về mặt sản phẩm của hai nước khổng lồ này cơ bản khác nhau, chỉ có một sản phẩm — dầu tinh chế — xuất hiện trong 25 sản phẩm hàng đầu của cả hai nước. Mỗi nước đã trải qua cuộc cải cách thương mại khá triệt để.

Những dự đoán vạch ranh giới của chúng ta cho thấy rằng có phạm vi cho Trung Quốc và Ấn Độ để mở rộng xuất nhập khẩu đáng kể của mình mà không làm hại đến triển vọng phát triển của nhau hay của hầu hết các nền kinh tế khác. Tuy nhiên, tăng trưởng được cải thiện ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ làm tăng cạnh tranh trong các thị trường toàn cầu đối với hàng hóa được sản xuất và các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa ở nhiều nước sẽ bị ảnh hưởng xấu. Cải thiện về số lượng và chất lượng các mặt hàng xuất khẩu từ cả hai nước có thể tạo ra những lợi ích phúc lợi quan trọng cho thế giới và cho cả hai nước khổng lồ này và có thể đóng vai trò là sự bù đắp mạnh cho những mất mát về điều kiện thương mại. Thiếu nỗ lực để theo kịp Trung Quốc và Ấn Độ, một số nước có thể thấy sự sói mòn thêm về phần đóng góp vào xuất khẩu và các ngành sản xuất hàng hóa với công nghệ cao của họ. Khi Trung Quốc bắt đầu sản xuất các sản phẩm mới và tinh vi hơn, sẽ có nhiều cơ hội cho các nước khác mở rộng ngành công nghiệp chế biến của mình. Chúng ta tính đến sự tăng lên về chủng loại và chất lượng của các mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng trên cơ sở những chứng cứ mới đây nhất (xem Hummels và Klenow 2005), chúng ta chỉ rõ sự tăng trưởng xuất khẩu xuất hiện chỉ một phần ở mức biên rộng (nghĩa là, thông qua sự tăng lên về số lượng chủng loại xuất khẩu). Tuy nhiên, chúng ta làm tăng lên những lợi ích này với phát hiện Hummels-Klenow quan trọng rằng chất lượng của những mặt hàng xuất khẩu tăng lên cùng với tăng trưởng kinh tế. Một đặc điểm của địa kinh tế mới mà chúng ta không tính đến là những lợi ích tiềm tàng của việc tăng lên của sản lượng các chủng loại trong xuất khẩu sang những bạn hàng thêm do

Page 123: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Cạnh tranh với những người khổng lồ 105

tăng trưởng của những nền kinh tế tăng trưởng cao này đem lại (xem, ví dụ, Puga và Venables 1999).

Những cải thiện tính hiệu suất ở trong các ngành công nghiệp nặng và công nghệ cao của Trung Quốc và Ấn Độ mang lại hiệu quả thương mại mạnh mẽ hơn nhiều so với bất cứ cải thiện đồng bộ của các quốc gia có nền thương mại tương tự. Tình huống này sẽ dẫn đến cạnh tranh nghiêm trọng hơn trong các ngành công nghệ cao và buộc phải thay đổi cơ cấu cơ bản với Trung Quốc và Ấn Độ, chuyển chỗ cho các nước khác trên thị trường sản phẩm công nghệ cao, nhưng để lại chỗ trống cho các nước khác tăng sản xuất hàng công nghiệp nhẹ.

Có một số điều báo trước quan trọng. Thứ nhất, điều mà chúng ta trình bảy ở đây là những thử nghiệm tư duy, chứ không phải là những dự báo. Mặc dù chúng cho thấy rằng tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ có thể có lợi cho hầu hết tất cả các nước khác, và rằng tác động đối với các nước cụ thể sẽ phụ thuộc vào lịch sử thương mại, sản xuất và tiêu thụ của chính những nước đó và vào mô hình tăng trưởng ở Trung Quốc và Ấn Độ, chúng chỉ đưa ra những dấu hiệu rộng của những ảnh hưởng có thể có. Tương tự như vậy, kết quả của chúng tôi gợi cho thấy rõ rằng việc hưởng lợi sẽ phụ thuộc vào sự thích ứng với những cơ hội và thách thức mới. Những kết quả này, bản thân chúng không ra lệnh cho sự điều chỉnh cần thiết. Chúng phải được bổ xung bằng những nghiên cứu trường hợp của từng ngành cụ thể, cả để xác định mô hình đang nổi lên nói chung và để xem xét những sản phẩm đặc biệt. Sự tập hợp của chúng tôi dấu những thông tin quan trọng về buôn bán cấu phần giữa các ngành công nghiệp nằm trong những thu xếp chia sẻ sản xuất toàn cầu.

Hơn nữa, cần lưu ý rằng chúng tôi không ước tính chi phí điều chỉnh của việc chuyển đổi kinh tế này — và những chi phí này có thể là quan trọng. Cuối cùng, cần nhắc lại là chương này chú trọng đến những khía cạnh thương mại tĩnh của sự tăng trưởng ở Trung Quốc và Ấn Độ; bỏ qua mối liên kết quan trọng giữa đầu tư — tăng trưởng có thể mở rộng ảnh hưởng của những vấn đề được thảo luận ở đây và có thể tác động đến kết quả của phúc lợi.

Page 124: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường
Page 125: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

107

Hòa nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ

C H ư ơ N G 4

Philip R. Lane và Sergio L. Schmukler

Mục đích của chương này nhằm phân tích ảnh hưởng của hai nền kinh tế đang phát triển mạnh Trung Quốc và Ấn Độ tới hệ thống tài chính quốc tế. Hai nước này đã phát triển mạnh trong thập kỷ qua và xu hướng phát triển dự đoán còn tiếp tục trong tương lai (xem chương 1). Mặc dù còn những hạn chế, cả hai nước đang dần thực hiện các chính sách hướng vào thị trường nhiều hơn và đã tự do hóa cả dòng vốn vào và ra.

Để phân tích ảnh hưởng nổi bật của hai nước khổng lồ này đối với hệ thống tài chính toàn cầu, một vài khía cạnh hội nhập tài chính quốc tế được nghiên cứu: tổng tài sản ròng ở nước ngoài, tổng tài sản nước ngoài và nợ nước ngoài, và tài sản và nợ trong bảng cân đối thanh toán quốc tế. Chúng tôi cũng phân tích tầm quan trọng của những diễn biến trong nước và các chính sách liên quan đến hệ thống tài chính trong nước tới tình hình tài sản và vốn nước ngoài và sự năng động trong hội nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ.1 Như vậy chúng tôi thảo luận ảnh hưởng của ba yếu tố có quan hệ qua lại trong nền kinh tế: (1) tự do hóa tài chính và các chính sách về tỷ giá hối đoái/tiền tệ, (2) phát triển của ngành tài chính và (3) tác động của cải cách tài chính lên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư. Cuối cùng, chúng tôi đánh giá tác động của các nước này

Chúng tôi biết ơn Jose Azar, Agustin Benetrix, Francisco Ceballos, Vahagn Galstyan, Niall McInerney và Maral Shamloo, những người đã hỗ trợ chúng tôi tuyệt vời trong nghiên cứu ở các giai đoạn khác nhau của đề án này và Viện Nghiên cứu chính sách Singapo, Viện Nghiên cứu Hòa nhập quốc tế và Quỹ Ủy thác Ail-len của Ngân hàng Thế giới đã tài trợ cho Chương này .1. Trong một hướng khác, rõ ràng là hội nhập tài chính quốc tế có ảnh hưởng cơ bản đến hoạt động của hệ thống tài chính trong nước. Tuy nhiên, mối quan hệ đó không phải là tiêu điểm của chương này.

Page 126: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

108 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

lên tình hình tài chính quốc tế hiện nay và dự đoán về trung hạn vai trò ngày càng tăng của hai nước trong hệ thống tài chính quốc tế sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các nước khác và thế giới.

Ba đặc điểm nổi bật khi phân tích hội nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ bao gồm. Thứ nhất, về quy mô, Trung Quốc và Ấn Độ mới chiếm phần nhỏ trong tổng tài sản và vốn nước ngoài toàn cầu do tư nhân nắm giữ (với ngoại lệ của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] của Trung Quốc). Thứ hai, về thành phần, hội nhập tài chính quốc tế ở những nước này không có tính đối xứng cao. Về mục tài sản, cả hai nước có dự trữ ngoại tệ thấp (đến năm 2004 dự trữ của hai nước này chiếm 20 % dự trữ chính thức toàn cầu). Những công cụ vốn thể hiện nổi bật hơn ở mục nợ, dưới dạng FDI ở Trung Quốc và nợ thông qua đầu tư vào thị trường chứng khoán ở Ấn Độ. Thứ ba, mặc dù mô hình tân cổ điển dự đoán rằng các nước này sẽ là những con nợ trong hệ thống tài chính quốc tế, do mức độ phát triển kinh tế cao của họ, song trong thập kỷ qua Trung Quốc và Ấn Độ đã đảo ngược vị trí con nợ của mình, và Trung Quốc thậm chí trở thành chủ nợ. Vị trí con nợ và chủ nợ của những nước này trong nền kinh tế thế giới là nhỏ. Chúng tôi cho rằng những thay đổi và chính sách tài chính trong nước kể cả chế độ hối đoái là những yếu tố quan trọng giúp giải thích những mô hình hội nhập tài chính quốc tế và dự báo về hội nhập trong tương lai.

Ba đặc điểm trên trong quan hệ của Trung Quốc và Ấn Độ trong hệ thống tài chính toàn cầu đã mang lại cho 2 nước này một số lợi ích quan trọng trong những năm gần đây. Dự trữ ngoại hối cao đảm bảo trước những rủi ro về khủng hoảng tài chính quốc tế và tạo điều kiện cho những nước này duy trì tỷ giá hối đoái ổn định. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Trung Quốc góp phần chuyển giao công nghệ và vốn đầu tư theo danh mục vào Ấn Độ tạo điều kiện mở rộng thị trường chứng khoán nhanh chóng, trong khi ngành tài chính trong nước ở cả hai nước này chủ yếu được bảo vệ theo hình thức cách ly khỏi tác động rủi ro tiềm tàng do dòng nợ qua biên giới lớn hơn. Cuối cùng, cải thiện tài sản ngoại tệ ròng có thể phản ứng thận trọng sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng của Ấn Độ đầu những năm 90 và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997–98.

Tuy nhiên chiến lược hiện nay gây ra chi phí cơ hội lớn xét về hình thức những nguồn lực thực, lai lịch tài chính “nợ dài”, “vốn ngắn”, hạn chế về tự chủ tiền tệ trong nước và cách ly ngành ngân hàng trong nước ra khỏi áp lực cạnh tranh bên ngoài. Đặc biệt, lợi ích của tăng dự trữ ngoại tệ cũng đi kèm chi phí do chênh lệch lãi suất; trung bình những nước này phải trả nợ nhiều hơn là

Page 127: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Hòa nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 109

tiền thu về từ tài sản của mình. Hơn nữa, như phân tích của chúng tôi nêu rõ, phát triển tài chính trong nước làm thay đổi tỷ lệ chi phí – lợi ích của chiến lược hiện nay bởi vì nhân tố căn bản của chế độ bảo hộ tài chính giảm đi và lợi ích tiềm năng tăng lên do chế độ hạch toán vốn trở nên tự do hơn.

Dự đoán tương lai là một nhiệm vụ khó khăn và dự đoán sự phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ trong hệ thống tài chính quốc tế còn phụ thuộc vào những thay đổi của hệ thống tài chính trong nước của họ, ngoài những yếu tố. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng cải cách tài chính trong nước sẽ tiếp tục tiến triển và tự do hóa hạch toán vốn sẽ dẫn đến cơ cấu lại bảng cân đối quốc tế. Đặc biệt, tự do hóa tài chính hơn nữa sẽ mở rộng những cơ hội cho đầu tư nước ngoài và đa dạng hóa lựa chọn đầu tư quốc tế cho người dân trong nước, và tích lũy tài sản và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân ở những nước này có khả năng tăng lên. Với những thay đổi này, sự không đối xứng về thành phần nợ nước ngoài có thể giảm đi, và nợ phân tán nhiều hơn vào giữa FDI, đầu tư theo danh mục qua thị trường chứng khoán và nợ. Về phía tài sản, quy mô tài sản nước ngoài phi dự trữ sẽ tăng lên. Khi tỷ lệ GDP của hai quốc gia này trong tổng GDP thế giới tiếp tục tăng lên, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ trở thành những nhà đầu tư quốc tế lớn.

Mặc dù những dự đoán về bảng cân đối ròng còn chưa chắc chắn, những cải cách thể chế và phát triển tài chính trong nước sẽ gây áp lực cho việc phát sinh những thiếu hụt đáng kể ở tài khoản vãng lai của cả hai nước trong thời gian trung và dài hạn, khi tất cả những yếu tố bằng nhau. Vì vậy giả sử, nếu tính tỷ lệ dự trữ ngoại tệ giảm đi, vai trò của Trung Quốc và Ấn Độ trong phân phối toàn cầu về mất cân bằng bên ngoài có thể trải qua sự chuyển đổi quan trọng trong những năm tới. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng quan trọng đến những nước tham gia hệ thống tài chính quốc tế.

Phân tích trong chương này dựa vào một vài phần của những tài liệu hiện có. Một số đóng góp gần đây nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách tài chính trong nước nhờ đó có những tiến triển về vị trí tài chính đối ngoại của những nước này.2 Vai trò của Trung Quốc và Ấn Độ trong hệ thống tài chính quốc tế đã được tranh luận rất nhiều, với những ý kiến chia thành hai phe, một bên là những người coi vai trò hiện nay của những nước này (cùng với các nền kinh tế đang nổi lên ở Châu Á) là những nước mua với quy mô lớn cổ phiếu dự trữ

2. Trong số các nguồn về Trung quốc, xem Blanchard và Giavazzi (2005); Chamon và Prasad (2005); Lim, Spence và Hausmann (2006); Goodfriend và Prasad (2006); Ju và Wei (2006); và Prasad và Rajan (2006). Trong số các nguồn về Ấn Độ, xem Kletzer (2005) và Patnaik và Shah (sắp xuất bản).

Page 128: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

110 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

để ổn định về cơ bản trung hạn và một bên là những người tin rằng tình trạng hiện nay là hiện tượng tạm thời.3

Liên quan đến những tài liệu hiện có, chúng tôi có một loạt các đóng góp. Thứ nhất, chúng tôi phân tích mức độ hội nhập tài chính quốc tế hiện nay của Trung Quốc và Ấn Độ, chú trọng đến mức độ và thành phần của những bản cân đối thanh toán quốc tế của họ. Mặc dù chúng tôi cùng phân tích hai nước này do quy mô và tầm quan trọng kinh tế đang tăng trưởng của họ, song đồng thời nêu lên những khác biệt giữa hai nước. Thứ hai, chúng tôi liệt kê so sánh sự phát triển của ngành tài chính ở hai nước và chỉ ra những chính sách khác nhau rõ rệt hình thành sự khác biệt trong cơ cấu vốn nước ngoài của họ.4 Thứ ba, chúng tôi nghiên cứu dự báo những cải cách trong tương lai của ngành tài chính trong nước họ sẽ ảnh hưởng thế nào đến tiến triển của bản cân đối thanh toán quốc tế, tập trung vào những tác động rộng lớn hơn đến hệ thống tài chính quốc tế.

Phần còn lại của chương này được bố trí như sau: phần tiếp gồm những tài liệu về các sự kiện trong quá trình hội nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ. Sau đó chúng tôi gắn sự kiện với những diễn biến trong ngành tài chính. Phần thứ tư phân tích tác động của hội nhập quốc tế của họ đến hệ thống tài chính toàn cầu. Phần cuối cùng đưa ra một số nhận xét kết luận.

Những sự thật được cách điệu cơ bản

Để chứng minh bằng tài liệu những xu hướng lớn trong hội nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ, chúng tôi nghiên cứu bản cân đối quốc tế của mỗi nước.5 Những bản cân đối quốc tế đưa ra tính toán phù hợp của những danh mục vốn đầu tư quốc tế, ở đâu chúng có và chúng có thể thay đổi như thế nào, và chúng giúp chúng tôi so sánh những vị trí về vốn với tiến triển của dòng vốn (với dòng vốn phù hợp với sự điều chỉnh vốn).6 Đôi chỗ chúng

3. Dooley, Folkerts-Landau và Garber (2003) gán cho hình thể này là hệ thống “Bretton Woods II”; Caballero, Farhi và Gourinchas (2006) đưa ra những lý luận ủng hộ. Mặc dầu giả thuyết này có sự hấp dẫn rộng lớn trong việc giải thích những sự thật được cách điệu của những sự mất cân đối gần đây, nó vẫn còn gây ra tranh luận cao. Các tác giả khác (Eichengreen 2004, Aizenman và Lee 2005, Goldstein và Lardy 2005, và Obstfeld và Rogoff 2005) đã có những bài phê bình có tầm rộng. 4. Phân tích ở đây một phần dựa vào Bai (2006), Kuijs (2006), Li (2006), Mishra (2006), Patnaik và Shah (2006), và Zhao (2006).5. Lane (2006) đưa ra nhiều chi tiết hơn liên quan đến tiến triển của lịch sử về những bản quyết toán quốc tế của Trung quốc và Ấn Độ.6. Xem Lane và Milesi-Ferretti (2006) trao đổi về những ưu điểm của việc chú trọng đến bản quyết toán thay vì dòng vốn.

Page 129: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Hòa nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 111

tôi trao đổi về mô hình dòng vốn gần đây, đặc biệt nếu những mô hình này báo hiệu rằng những vị trí tích lũy hiện nay đang trải qua một số thay đổi về cơ cấu hướng tới những cân bằng về vốn đầu tư mới.

Chúng tôi bắt đầu với hình 4.1a, với sơ đồ về thay đổi tài sản ngoại tệ ròng của Trung Quốc và Ấn Độ từ 1985 đến 2004. Hình này cho thấy cả hai nước đều đi một con đường giống nhau – là con nợ cho đến giữa những năm 90 nhưng sau đó liên tục cải thiện về tài sản ngoại tệ ròng. Năm 2004, Trung Quốc trở thành là chủ nợ với 8 % GDP, và nợ nước ngoài ròng của Ấn Độ giảm từ đỉnh 35 % GDP năm 1992 xuống 10 % GDP năm 2004. Các hình 4.1b và 4.1c cho thấy tình hình tài sản ngoại tệ ròng của các nước Đông Á khác cũng được cải thiện sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997–98, trong khi tình hình ở các nước G-7, Đông Âu và Mỹ La Tinh trở nên xấu hơn. Theo cơ sở dữ liệu World Economic Outlook (Triển vọng kinh tế thế giới) của Quỹ tiền tệ quốc tế, từ năm 2004 thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc tiếp tục tăng lên, đạt tới 7,2 % năm 2005 và dự đoán ở mức 7,2 % năm 2006–07, củng cố vị trí vị trí chủ nợ của nước này. Ngược lại, cán cân tài khoản vãng lai của Ấn Độ quay về con số âm với số tiền thiếu hụt là 1,5% tổng GDP năm 2005 và dự đoán tiền thiếu hụt sẽ lên đến 2,1 và 2,7 % cho năm 2006 và năm 2007, tương ứng, như vậy làm sâu sắc thêm vị trí con nợ của nước này.

So với các nước đang phát triển khác, Trung Quốc và Ấn Độ có tài khoản ngoại tệ ròng ít âm hơn các nước khác ở cùng trình độ phát triển (Lane và Schmukler 2006). Điều này ngày nay vẫn đúng. Mặc dù một số nước đang phát triển khác tài sản ngoại tệ ròng dương nhưng là những nền kinh tế giàu về nguồn lực.

Xét trên toàn cầu, sự mất cân đối của Trung Quốc và Ấn Độ là tương đối nhỏ. Đến cuối năm 2004, vị trí chủ nợ của Trung Quốc tương đương 7,4 % tài sản ngoại tệ ròng Nhật Bản, và nợ ròng của Ấn Độ chỉ chiếm 2,8 % so với nợ ròng của Mỹ.7 So sánh một cách khác đi, vị trí chủ nợ thực 131 tỷ USD của Trung Quốc vào cuối năm 2004 chỉ chiếm có 5% so với tổng nợ nước ngoài âm 2,65 nghìn tỷ USD của Mỹ.8,9 Tuy nhiên vị trí của Trung Quốc ngày càng quan trọng trên cơ sở dòng vốn: thặng dư tài khoản vãng lai năm 2006 của nước này

7. Nhật Bản là nước chủ nợ lớn nhất thế giới; Mỹ là nước vay nợ lớn nhất thế giới.8. Một tỷ là 1.000 triệu.9. Những tính toán này dựa vào những số liệu rút ra từ Lane và Milesi-Ferretti (2006). Trong những năm gần đây, những nước xuất khẩu dầu lớn cùng với các nền kinh tế Châu Á cũng có thặng dư tài khoảng vãng lai đáng kể.

Page 130: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

112 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

19851986

19871988

19891990

19911992

19931994

19951996

19971998

19992000

20012002

20032004

tài s

ản n

ước

ngoà

i thự

c (%

)

100

–10–20–30–40–50–60

19851986

19871988

19891990

19911992

19931994

19951996

19971998

19992000

20012002

20032004

tài s

ản n

ước

ngoà

i thự

c (%

)

100

–10–20–30–40–50–60

19851986

19871988

19891990

19911992

19931994

19951996

19971998

19992000

20012002

20032004

năm

tài s

ản n

ước

ngoà

i thự

c (%

))

100

–10–20–30–40–50–60–70

Trung Quốc

G-7

Tây Âu

Ần Độ

Đông Á

Mỹ Latinh

a. Trung Quốc và Ấn Độ

b. Đông Á và G-7

c. Tây Âu và Mỹ Latinh

Hình 4.1 Các vị trí tài sản nước ngoài thực, 1985–2004

Nguồn: Tính toán của các tác giả dựa vào bộ số liệu do Lane và Milesi-Ferretti (2006) xây dựng.Ghi chú: Vị trí tài sản nước ngoài thực tỷ lệ với GDP. Đông Á là trung bình của Inđônêxia , Hàn Quốc, Malaysia, và Thái Lan . G-7 là trung bình của Canađa, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh Mỹ . Mỹ La Tinh là trung bình của Áchentina, Braxin, Chilê và Mêhicô . Đông Âu là trung bình của Cộng hòa Séc, Hungary, và Ba lan. Dãy tính của khu vực được tính theo trung bình ở đó đơn vị tính là GDP của các nước là phân số GDP của khu vực

Page 131: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Hòa nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 113

được dự báo là 184 tỷ USD, chiếm hơn 20% so với thâm hụt tài khoản vãng lai dự báo của Mỹ là 869 tỷ USD IMF 2006b).

Đằng sau tài sản nước ngoài ròng là quy mô tăng đáng kể thể hiện trong bảng cân đối thanh toán quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ. Hình 4.2a cho thấy tổng tài sản và nợ nước ngoài (chia cho GDP). Chỉ số hội nhập tài chính quốc tế tăng lên mạnh ở cả hai nước trong những năm gần đây mặc dù mức chưa cao tương quan với các khu vực khác (các hình 4.2b và 4.2c). Trong khi tăng trưởng về dòng vốn danh mục đầu tư giữ vai trò quan trọng, chúng tôi thấy tốc độ hội nhập tài chính bị tụt lại đằng sau so với sự mở rộng nhanh chóng về hội nhập thương mại và tốc độ tăng của đóng góp của Trung Quốc và Ấn Độ trong GDP toàn cầu (Lane và Schmukler 2006).

Có những bất đối xứng lớn trong thành phần vốn cơ bản của tổng tài sản và nợ nước ngoài. Bảng 4.1 cho thấy thành phần tài sản và nợ nước ngoài của Trung Quốc và Ấn Độ. Về tài sản, vị trí vốn (vốn đầu tư và FDI) khá nhỏ cho cả hai nước, với vai trò chủ đạo của tài sản dự trữ nước ngoài chiếm 31,8 % GDP ở Trung Quốc và 18,3 % GDP ở Ấn Độ đến cuối năm 2004. Ở phía nợ, bảng trên cũng cho thấy một số khác nhau quan trọng giữa hai nước. Đặc biệt, nợ vốn chủ yếu là dưới hình thức FDI ở Trung Quốc, trong khi nợ thông qua thị trường chứng khoán là chủ đạo ở Ấn Độ. Nợ nước ngoài chiếm dưới một phần ba nợ của Trung Quốc nhưng hơn một nửa trong trường hợp của Ấn Độ.

Bảng 4.2 xem xét những vị trí hiện tại về từng loại tài sản vào cuối năm 2004. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều “nợ dài, vốn ngắn.” Hai nước nợ ròng dương và nợ vốn âm. Như Lane và Milesi -Ferretti (2006) quan sát, hiện nay

Bảng 4.1 Thành phần tài sản và nợ nước ngoài, 2004% của GDP

Hợp phần

Trung quốc Ấn Độ

Tài sản Nợ Tài sản Nợ

Vốn đầu tư 0,3 2,9 0,1 9,1

Nợ tư nhân 1,9 25,7 1,3 6,4

Đầu tư trực tiếp nước ngoài 13,3 11,9 2,6 17,0

Dự trữ 31,8 n.a. 18,3 n.a.

Tổng cộng 47,3 40,5 22,3 32,5

Nguồn: Tính toán của các tác giả dựa vào bộ số liệu do Lane và Milesi-Ferretti (2006) xây dựng.Ghi chú: n.a. = không áp dụng

Page 132: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

114 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

G-7

Mỹ Latinh

Trung Quốc

Ấn Độ

Đông Á

Đông Âu

a. Trung Quốc và Ấn Độ

19851986

19871988

19891990

19911992

19931994

19951996

19971998

19992000

20012002

20032004

% G

DP

300250200150100

500

19851986

19871988

19891990

19911992

19931994

19951996

19971998

19992000

20012002

20032004

% G

DP

300250200150100

500

19851986

19871988

19891990

19911992

19931994

19951996

19971998

19992000

20012002

20032004

năm

% G

DP

300250200150100

500

c. Đông Âu và Mỹ Latinh

b. Đông Á và G-7

Hình 4.2 Hòa nhập tài chính quốc tế: Tổng tài sản và nợ nước ngoài

Nguồn: Tính toán của các tác giả dựa vào bộ số liệu do Lane và Milesi-Ferretti (2006) xây dựng.Ghi chú: Vị trí tài sản nước ngoài thực tỷ lệ với GDP. Đông Á là trung bình của Inđônêxia , Hàn Quốc, Malaysia, và Thái Lan . G-7 là trung bình của Canađa, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Mỹ . Mỹ La Tinh là trung bình của Áchentina, Braxin, Chilê và Mêhicô . Đông Âu là trung bình của Cộng hòa Séc, Hungary, và Ba lan. Dãy tính của khu vực được tính theo trung bình ở đó đơn vị tính là GDP của các nước là phân số GDP của khu vực .

Page 133: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Hòa nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 115

đây là mô hình phổ biến cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, mức độ bất đối xứng khá cao, đặc biệt trong trường hợp Trung Quốc.

Hình 4.3 cho thấy tầm quan trọng tương đối của những hợp phần khác nhau trong bảng cân đối thanh toán quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ. So với các nước khác, một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Trung Quốc và Ấn Độ là tài sản phi dự trữ ở nước ngoài thấp (đã được trao đổi trong Lane 2006). Theo số liệu do Lane và Milesi-Ferretti (2006) biên soạn, vốn đầu tư theo danh mục chứng khoán ra nước ngoài và đầu tư FDI ra nước ngoài của Trung Quốc chỉ là 5,7 tỷ USD và 35,8 tỷ USD, tương ứng, vào cuối năm 2004, trong khi đó các con số này của Ấn Độ là 0,95 tỷ USD và 9,6 tỷ USD, tương ứng. So với tổng đầu tư toàn cầu theo danh mục đầu tư và đầu tư FDI (8,98 nghìn tỷ và 12,55 nghìn tỷ USD, tương ứng), những con số này tương ứng với phần đóng góp 0,06 % (của Trung Quốc) và 0,01 % (của Ấn Độ ) về mặt tài sản vốn đầu tư và 0,29 % (của Trung Quốc) và 0,08 % (Ấn Độ ) về tài sản FDI. Như là một điểm chuẩn, phần đóng góp của họ vào GDP đô la toàn cầu là 4,7% và 1,7%, tương ứng, trong khi họ có 16,0 % và 3,3% dự trữ của thế giới.

Liên quan đến tác động toàn cầu, hình 4.3 cho thấy đến cuối năm 2004, nợ FDI của Trung Quốc chiếm 4,1 % nợ FDI toàn cầu.10

Mặc dù điều này phù hợp với đóng góp của Trung Quốc vào GDP thế giới

10. Một số trong số FDI này thể hiện các hoạt động khứ hồi, trong đó dân chúng trong nước mở đường đầu tư thông qua các thực thể ở nước ngoài để được hưởng khuyến khích về thuế và một số ưu đãi khác dành cho các nhà đầu tư nước ngoài (xem Ngân hàng Thế giới 2002; Xiao 2004).

Bảng 4.2 Sự không đối xứng trong bản quyết toán quốc tế, 2004% của GDP

Hợp phần Trung quốc Ấn Độ

Vốn đầu tư thực –2,6 –9,0

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thực –23,8 –5,0

Vốn cung cấp cho doanh nghiệp thực –26,5 –14,1

Nợ tư nhân thực 1,5 –14,6

Dự trữ thực 31,8 18,3

Nợ thực 33,3 3,7

Nguồn: Tính toán của các tác giả dựa vào bộ số liệu do Lane và Milesi-Ferretti (2006) xây dựng.Ghi chú: Nợ tư nhân thực bằng tài sản phi dự trữ trừ đi các khoản nợ.

Page 134: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

116 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

1 H

oa K

ỳ2

Vươn

g Q

uốc

Anh

ức4

Pháp

5 N

hật B

ản 67

Lan

8 Th

ụy S

ĩ9

Ý10

Irel

and

23 T

rung

Quố

c49

Ấn

Độ

khác

Phần

trăm

của

tổng

trên

thế

giới

tên nước, xếp thứ

1 N

hật B

ản2

Trun

g Q

uốc

3 Đ

ài L

oan

(Tru

ng Q

uốc)

4 H

àn Q

uốc

5 Ấ

n Đ

ộ6

Hồn

g Kô

ng (T

rung

Quố

c)7

Liên

Ban

g N

ga8

Sing

apo

9 H

oa K

ỳ10

Mal

aysi

akh

ác

a. C

ác n

ước

có tà

i sản

dự

trữ

đứng

đầu

Phần

trăm

của

tổng

trên

thế

giới

tên nước, xếp thứ

b. C

ác n

ước

có tà

i sản

phi

dự

trữ

đứng

đầu

Phần

trăm

của

tổng

trên

thế

giới

tên nước, xếp thứ

21

Hoa

Kỳ

3 Vư

ơng

Quố

c A

nh4

Nhậ

t Bản

5 Ire

land

6 Ph

áp7

Thụy

ức9

Lan

10 C

anad

a22

Ấn

Độ

24 T

rung

Quố

ckh

ác

c. C

ác n

ước

nợ v

ốn đ

ầu tư

đứn

g đầ

u

Phần

trăm

của

tổng

trên

thế

giới

tên nước, xếp thứ

1 H

oa K

ỳ2

Luxe

mbo

urg

3 Ph

áp4

Vươn

g Q

uốc

Anh

ức6

Lan

7 Tr

ung

Quố

c8

Bỉ9

Hồn

g Kô

ng (T

rung

Quố

c)10

Tây

Ban

Nha

36Ấ

n Đ

ộkh

ác

d. C

ác n

ước

nợ F

DI đ

ứng

đầu

0 05

1015

2025

005

1015

2025

510

1520

2530

35

1020

3040

Hìn

h 4.

3 Cá

c nư

ớc c

ó tà

i sản

nợ n

ước

ngoà

i đứn

g đầ

u, 2

004

Page 135: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Hòa nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 117

Phần

trăm

của

tổng

trên

thế

giới

tên nước, xếp thứ

tên nước, xếp thứ

1 H

oa K

ỳ2

Vươn

g Q

uốc

Anh

ức4

Pháp 5

Ý6

Nhậ

t Bản

7 H

à La

n8

Tây

Ban

Nha

9 A

i-len

10 B

ỉ22

Tru

ng Q

uốc

32Ấ

n Đ

ộkh

ác

e. C

ác n

ước

có số

nợ đ

ứng

đầu

Phần

trăm

của

tổng

trên

thế

giới

1 H

oa K

ỳ2

Nhậ

t Bản

ức4

Vươn

g Q

uốc

Anh

5 Ph

áp6

Trun

g Q

uốc

8 Tâ

y Ba

n N

ha9

Cana

da10

Ấn

Độ

khácf. P

hần

đóng

góp

vào

GD

P th

ế gi

ới

05

1015

2025

05

1015

2025

30

Ngu

ồn:T

ính

toán

của

các

tác

giả

dựa

vào

bộ s

ố liệ

u do

Lan

e và

Mile

si-F

erre

tti (

2006

) xây

dựn

g.G

hi c

hú: C

ác c

on s

ố nà

y ch

o th

ấy c

hiếm

giữ

tài s

ản v

à nợ

nướ

c ng

oài ,

loại

tài s

ản v

à nợ

, của

nhữ

ng n

ước

có tà

i sản

nợ lớ

n nh

ất, T

rung

quố

c , Ấ

n Đ

ộ, v

à tổ

ng c

ủa tấ

t cả

nướ

c kh

ác,

% c

ủa tổ

ng c

hiếm

giữ

của

loại

tài s

ản v

à nợ

đó.

Chú

ng c

ũng

cho

thấy

phầ

n đó

ng g

óp v

ào G

DP

thế

giới

của

10

nền

kinh

tế lớ

n nh

ất v

à Ấ

n Đ

ộ. C

hiếm

giữ

đư

ợc th

ể hi

ện th

eo %

của

tổng

phầ

n ch

iếm

giữ

của

tất c

ả cá

c n

ước

tron

g bộ

số

liệu

này.

Số

lượn

g ở

bên

cạnh

phầ

n ch

iếm

giữ

cho

thấy

vị t

rí xế

p lo

ại tr

ên th

ế gi

ới.

Page 136: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

118 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

(bằng đồng đô la), phần đóng góp vào toàn cầu thấp hơn nhiều cho các yếu tố phi dự trữ của bản quyết toán quốc tế. Về đầu tư theo danh mục, Trung Quốc và Ấn Độ là “nhẹ cân” cả về điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế và cả về mặt là các nhà đầu tư vào tài sản nước ngoài phi dự trữ (Lane 2006).

Tài chính trong nước

Để phân tích quan hệ giữa thực tế và diễn biến và chính sách liên quan đến tài chính trong nước ở Trung Quốc và Ấn Độ, chúng tôi tóm tắt cô đọng các xu hướng trong ba khía cạnh có quan hệ mật thiết với nhau trong tài chính: tự do hóa tài chính và tỷ giá hối đoái, phát triển (tình trạng) tài chính trong nước và xu hướng tiết kiệm và đầu tư.11

Như thấy trong tóm tắt,những yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với buôn bán tài sản ngoài biên giới và bản cân đối thanh toán quốc tế. Chúng tôi tiến hành phân tích xoay quanh những diễn biến cụ thể về tài chính của mỗi nước.

Trung Quốc

Trung Quốc thực hiện phương pháp tiếp cận tiệm tiến đối với tự do hóa tài chính, kể cả tài khoản vốn. Trong những năm 80 và 90, tập trung xúc tiến thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp vào trong nước (FDI), và việc này tạo ra làn sóng đầu tư trực tiếp ở Trung Quốc trong những năm 90. Đầu tư của người nước ngoài vào thị trường chứng khoán ở Trung Quốc được cho phép từ năm 1992 thông qua loại đa cổ phần nhưng vẫn bị giới hạn và nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối đã hạn chế sự hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. Dòng vay nợ vào trong nước cũng như dòng vốn tư nhân ra nước ngoài bị hạn chế đặc biệt. Điều này đã tạo điều kiện cho nhà nước kiểm soát ngân hàng trong nước bằng cách, ví dụ, quy định lãi suất trần. Những biện pháp này được tóm tắt trong Lane và Schmukler (2006).

Các chính sách tự do hóa tài chính của Trung Quốc liên quan chặt chẽ với chế độ tỷ giá hối đoái của họ. Từ năm 1995 đồng Nhân dân tệ (RMB) được neo chặt với đồng đô la Mỹ, mặc dù có độ linh hoạt hạn chế từ khi nâng giá 3 % vào tháng 7 năm 2005. Giá trị ổn định của tỷ giá hối đoái được coi là một cái neo

11. Bản ngắn ngọn nhưng là sự mô tả chi tiết hơn nhiều được cung cấp trong phần phụ lục trong Lane và Schmukler (2006).

Page 137: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Hòa nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 119

danh nghĩa trong nước và là một công cụ để xúc tiến thương mại và FDI. Mục đích kép của việc duy trì tỷ giá hối đoái ổn định và duy trì chính sách tiền tệ tự chủ đã góp phần duy trì kiểm soát vốn trên phạm vi rộng hiện nay.

Những chính sách này có tác động lớn đến bảng cân đối thanh toán quốc tế của Trung Quốc. Những hạn chế về tài khỏan vốn đã khuyến khích khứ hồi vốn (vốn trung chuyển qua nước thứ ba) (Lane and Schmukler 2006), và Hồng Kông (Trung Quốc) đóng vai trò chủ đạo chuyển dòng đầu tư chảy vào Trung Quốc. Hơn nữa, tác động vào tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng mạnh đến thành phần của bảng cân đối thanh toán quốc tế của Trung Quốc. Về phía nợ, mức độ dòng vốn tư nhân chảy vào (ít nhất cho đến khi có sự thay đổi chế độ vào tháng 7 năm 2005) có thể một phần là do dòng vào đầu cơ chuẩn bị cho việc nâng giá đồng Nhân dân tệ (Prasad và Wei 2005).12 Để tránh nâng giá đồng tiền, tích lũy dự trữ nước ngoài cao và mở rộng tổng tiền tệ sẽ giúp đạt mục đích (xem hình 4.4a và Lane và Schmukler [2006]). Tính bền vững của tích lũy dự trữ được tạo điều kiện bởi những quy định về tỷ giá khiến chi phí trung hòa giảm xuống (Bai 2006).

Về ngành tài chính trong nước, mức độ phát triển thị trường tài chính trong nước của Trung Quốc rất thấp khi bắt đầu quá trình cải cách năm 1978. Tự do hóa dần dần của ngành này đi kèm với việc làm sâu sắc những chỉ số phát triển tài chính ở Trung Quốc trong 15 năm qua (xem hình 4.4a và Lane và Schmukler [2006]).

Liên quan đến ngân hàng, hình 4.4b cho thấy rằng tín dụng ngân hàng so với GDP tăng lên gần hai lần, và các khoản tiền gửi so với GDP tăng gần ba lần từ năm 1991 đến năm 2004, cao hơn nhiều ở Ấn Độ và các nhóm nước điểm chuẩn phù hợp (Đông Á, Đông Âu, Mỹ La Tinh, và G-7).13 Quy mô các khoản tín dụng cao bằng các nền kinh tế G-7 và lượng tiền gửi lớn hơn đáng kể so với các nước khác. Tuy nhiên, dù các chỉ số này phản ánh sự phát triển của tài chính trong nước song ngành ngân hàng vẫn tập trung cho vay quá mức đối với các doanh nghiệp nhà nước quốc doanh và ngân hàng không cung cấp đủ tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình. Mức lãi suất trần cũng làm méo mó hành vi của các ngân hàng và hạn chế sự hấp dẫn của các ngân hàng đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài (Bai 2006).

Về thị trường vốn trong nước, mặc dù thị trường chứng khoán được mở

12. Prasad và Wei (2005) cho thấy rằng những dòng vốn không được ghi chép ngày càng tăng lên trong những năm gần đây khi các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách tránh giới hạn về năng lực của mình để có tài sản đồng Nhân dân tệ nhằm chuẩn bị cho việc lên giá đồng tiền trong tương lai.13. Canađa, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Vương quốc Anh, và Mỹ.

Page 138: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

120 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

rộng đáng kể từ năm 1991 (hình 4.4c), nhà nước vấn nắm đa số cổ phần và điều này nghĩa là lượng cổ phần có thể mua bán được chỉ chiếm khoảng một phần ba tổng vốn của thị trường chứng khoán. Ngoài ra, định giá doanh nghiệp thông qua việc bán cổ phiếu được đánh giá là có bị bóp méo do chính phủ can thiệp và thị trường khi các bên môi giới tiến hành vận động chính trị hành lang. Hơn nữa, quản trị doanh nghiệp ở Trung Quốc còn cách xa tiêu chuẩn quốc tế. Điều này trái ngược hẳn với chú trọng của Chính phủ Trung Quốc nhằm đảm bảo an toàn cho đầu tư trực tiếp. Mức độ bảo hộ khác nhau về quyền tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài trong đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (chứng khoán) khiến FDI trở nên hấp dẫn hơn nhiều khi nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào thị trường Trung Quốc.

Các quỹ nội bộ cũng là nguồn đầu tư tài chính chủ yếu cho khu vực doanh nghiệp ở Trung Quốc. Theo Kuijs (2006), các doanh nghiệp ở Trung Quốc tiết kiệm ở mức 20% GDP trong năm 2005. Tuy nhiên, mức đầu tư của họ cao hơn nhiều, đạt 31,3 % GDP năm 2005. Kênh cung cấp vốn quan trọng nhất là ngân hàng. Allen, Qian và Qian (2005) cho biết rằng các kênh cung cấp tài chính bên ngoài quan trọng khác là FDI (đặc biệt cho các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân) và ngân sách nhà nước (cho các doanh nghiệp quốc doanh).

Những đặc điểm này của ngành tài chính trong nước giải thích một số yếu tố về hội nhập hệ thống tài chính quốc tế của Trung Quốc. Đặc biệt, khó khăn của hệ thống ngân hàng (vốn vay chủ yếu dành cho doanh nghiệp nhà nước, vốn vay không hiệu quả chiếm lượng lớn và khả năng phá sản cao) đã khiến chính quyền không sẵn sàng cho phép các ngân hàng Trung Quốc gây quỹ nước ngoài hay làm trung gian môi giới mua bán tài sản nước ngoài cho các thực thể trong nước (Setser 2005). Ngoài ra, bản chất bị bóp méo của thị trường chứng khoán Trung Quốc có nghĩa là dòng vốn đầu tư thông qua thị trường chứng khoán sẽ bị hạn chế ngay cả khi tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài được tự do hóa hơn. Tương tự như vậy, thị trường trái phiếu trong nước đang ở trong giai đoạn phát triển sơ khai và khả năng của các thực thể trong nước xử lý những vấn đề trái phiếu quốc tế vẫn còn bị hạn chế nhiều.

Kênh thứ ba gắn kết hệ thống tài chính trong nước với bảng cân đối thanh

14. Điều quan trọng phải thừa nhận rằng tiền lãi thu được cũng là nguồn đầu tư tài chính chủ yếu trong một số nước đã và đang phát triển (xen, Ví dụ, Corbett và Jenkinson [1996]). Tuy nhiên, hiệu quả của việc triển khai các quỹ nội bộ sẽ khác nhau giữa các hệ thống có sự giám sát bên ngoài hiệu quả và những hệ thống thiếu công cụ giám sát bên ngoài để kìm hãm những quyết định đầu tư của các công ty.

Page 139: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Hòa nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 121a.

Dự

trữ

ngoạ

i hối

so v

ới G

DP

1991199419992004

1991199419992004

1991199419992004

1991199419992004

1991199419992004

1991199419992004

1991199419992004

1991199419992004

1991199419992004

1991199419992004

1991199419992004

1991199419992004

1991199419992004

1991199419992004

1991199419992004

1991199419992004

1991199419992004

1991199419992004

% của GDP40 30 20 10 0

c. V

ồn từ

thị t

rườn

g ch

ứng

khoá

n so

với

GD

P

% của GDP

160

120 80 40 0

% của GDP

200

160

120 80 40 0

b. T

ín d

ụng

ngân

hàn

g so

với

GD

P

Trun

g Q

uốc

Ấn

Độ

Đôn

g Á

Đôn

g Â

uM

ỹ La

tinh

G-7

Trun

g Q

uốc

Ấn

Độ

Đôn

g Á

Đôn

g Â

uM

ỹ La

tinh

G-7

Trun

g Q

uốc

Ấn

Độ

Đôn

g Á

Đôn

g Â

uM

ỹ La

tinh

G-7

Hìn

h 4.

4 C

ác c

hỉ s

ố đư

ợc lự

a ch

ọn c

ủa n

gành

tài c

hính

Ngu

ồn: N

gân

hàng

Thế

giớ

i, Ch

ỉ số

phát

triể

n th

ế gi

ới ;

IMF,

Số

liệu

thốn

g kê

tài c

hính

quố

c tế

; Sá

ch th

ông

tin v

ề th

ị trư

ờng

chứn

g kh

oán

Toàn

cầu

của

St

anda

rd a

nd P

oor;

Beck

, Dem

irgüç

-Kun

t và

Levi

ne 2

006.

Ghi

chú

: Về

tả đ

ối v

ới Đ

ông

Á ,

G-7

, Mỹ

La T

inh

, và

Đôn

g Â

u, x

em G

hi c

hú tr

ong

hình

4.1

.

Page 140: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

122 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

toán quốc tế là tiền tiết kiệm và đầu tư trong nước, và khoản chênh lệnh giữa hai hạng mục này sẽ quyết định cán cân tài khoản vãng lai.

Hệ thống tài chính trong nước ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm thông qua rất nhiều kênh. Đối với hộ gia đình, Chamon và Prasad (2005) chỉ ra rằng do không thể vay tiêu dùng nên các gia đình phải tích lũy tiền tiết kiệm để mua sắm các mặt hàng tiêu dùng lớn. Hơn nữa, bảo hiểm xã hội và tư nhân chưa phát triển đòi hỏi các hộ gia đình phải tự bảo hiểm cho mình bằng cách nâng cao tiền tiết kiệm.15

Dù xu hướng tiết kiệm của hộ gia đình cao, Kuijs (2005, 2006) cho thấy tỷ lệ tiết kiệm tổng thể cao lạ thường ở Trung Quốc chủ yếu là do tiết kiệm của doanh nghiệp.16 Để tái đầu tư đòi hỏi mức tiết kiệm doanh nghiệp cao và điều này được tạo điều kiện vì chính sách trả cổ tức thấp. Trong trường hợp cực đoan, nhiều doanh nghiệp quốc doanh thậm chí không trả cổ tức. Trong một số trường hợp, sự miễn cưỡng trong phân chia lợi nhuận thể hiện tính bất ổn định về cơ cấu sở hữu và tình trạng yếu kém của công tác quản trị doanh nghiệp.17

Ngoài chính sách cổ tức thấp, còn hai lý do giúp giải thích tiết kiệm và đầu tư doanh nghiệp cao. Thứ nhất, tỷ trọng công nghiệp trong GDP cao mà công nghiệp vốn đòi hỏi nhiều vốn đầu tư nên mức tiết kiệm và đầu tư cao hơn. Yếu tố thứ hai là lợi nhuận của doanh nghiệp Trung Quốc tăng cao trong 10 năm qua. Những lợi nhuận được tăng cường này có thể được giải thích một phần bởi tầm quan trọng ngày càng tăng lên của các công ty tư nhân và hiệu quả hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tăng lên(Kuijs 2006).

Về đầu tư, việc phụ thuộc vào tự cung tài chính và thiếu tính chịu trách nhiệm đối với cổ đông đã đẩy tỷ lệ đầu tư lên một cách hợp lý và các doanh nghiệp trong nước thực hiện các dự án không vượt quá ngưỡng thu hồi vốn

15. Blanchard và Giavazzi (2005) cũng nhấn mạnh rằng tiền tiết kiệm cao của hộ gia đình ở Trung quốc thể hiện động cơ phòng ngừa mạnh, bởi vì việc cung cấp các dịch vụ giáo dục và y tế với ngân sách của nhà nước thấp. Hơn nữa, Modigliani và Cao (2004) tranh luận rằng chính sách một con đã dẫn đến tỷ lệ phần trăm cao hơn của việc làm so với tổng dân số và làm suy yếu vai trò truyền thống của gia đình trong việc hỗ trợ cho người già, vì vậy làm tăng khoản tiền tiết kiệm cho hộ gia đình. 16. Năm 2005, tiền tiết kiệm của hộ gia đình tương đương với các nước đang phát triển khác. Ví dụ, mặc dầu tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình ở Trung quốc có thể cao hơn tỷ lệ của các nền kinh tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, trên thực tế tỷ lệ này vẫn thấp hơn tỷ lệ của Ấn Độ. Ty lệ tiết kiệm của chính phủ cũng khá cao ở Trung quốc.17. Tuy nhiên, Ủy ban Gíam sát tài sản và Hành chính Nhà nước vừa mới được thành lập đang tìm cách kiểm soát nhiều hơn đối với các doanh nghiệp nhà nước, kể cả nhu cầu đối với việc chi trả cổ tức lớn hơn. Naughton (2006) có một phân tích về cuộc đấu tranh chính trị đối với quyền kiểm soát và thu nhập của khu vực sở hữu nhà nước.

Page 141: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Hòa nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 123

mà các nguồn tài chính thương mại nước ngoài đòi hỏi.18 Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp nhà nước, vì được tiếp cận với các khoản vay có chỉ đạo của chính phủ nên các công ty này có thể duy trì tỷ lệ đầu tư cao. Hơn nữa, những hạn chế về dòng vốn ra ngoài có nghĩa là đầu tư doanh nghiệp bị giới hạn đầu tư vào các dự án ở trong nước.

Tóm lại, sự kém phát triển của hệ thống tài chính trong nước giải thích tỷ lệ tiền tiết kiệm và đầu tư cao ở Trung Quốc. Tác động lên tài khoản vãng lai về cơ bản là không rõ vì phát triển tài chính có thể giảm cả tỷ lệ tiền tiết kiệm và đầu tư. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực chứng giữa các nước cho thấy rằng tài chính trong nước phát triển sẽ hạ thấp tỷ lệ tiền tiết kiệm và tăng đầu tư (xem IMF 2005b). Đặc biệt trong khi kết hợp với một tài khoản vốn mở, vai trò trung gian tài chính với chất lượng cao hơn sẽ tạo áp lực làm giảm tỷ lện tiết kiệm để tăng đầu tư. Đặc biệt, vốn quốc tế rót vào các dự án ở trong nước có tỷ lệ thu hồi vốn cao thông qua các ngân hàng nội địa và các thị trường tài chính nội địa có thể bù đắp cho việc giảm đầu tư trong các doanh nghiệp kém hiệu quả đang được bảo hộ bởi hệ thống tài chính hiện nay. Hơn nữa, một hệ thống tài chính tốt hơn có thể kích thích tiêu thụ (bằng cách cung cấp tín dụng nhiều hơn) và giảm nhu cầu duy trì mức tiết kiệm cao (cả cho lý do phòng ngừa hay để dành cho tiêu dùng trong tương lai).

Ấn Độ

Ấn Độ trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề vào đầu những năm 90 và cuộc khủng hoảng đó cuối cùng đã dẫn đến một loạt các cải cách rộng lớn. Mục đích là thúc đẩy tăng trưởng của Ấn Độ bằng cách khuyến khích thương mại, FDI và dòng vốn đầu tư cho các doanh nghiệp trong khi tránh dòng nợ tiềm ẩn gây mất ổn định. Trong những năm tiếp theo, Ấn Độ tiến hành tự do hóa rộng rãi nhưng có lựa chọn (tóm tắt trong Lane và Schmukler [2006]). Tuy nhiên, những kiểm soát vốn quan trọng vẫn còn tồn tại.

Không khuyến khích nợ nước ngoài đã hạn chế các thực thể trong nước phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế và hạn chế nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào thị trường trái phiếu trong nước. Hơn nữa, những hạn chế mua bán của người nước ngoài trong thị trường trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp

18. Hơn nữa, thiếu trung gian tài chính bóp méo mô hình đầu tư, với những công ty trẻ hoặc mẹ thiếu vốn trong khi các công ty trưởng thành không triển khai hết dòng tiền mặt thửa của mình.

Page 142: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

124 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

ngày càng chặt chẽ hơn. Vì vậy thị trường trái phiếu tư nhân vẫn kém phát triển (Lane và Schmukler 2006).

Ngược lại, phương pháp tiếp cận với dòng vốn đầu tư khá tự do. Những hạn chế đối với dòng FDI chảy vào đã được dỡ bỏ đáng kể, mặc dù còn tồn tại và FDI vào Ấn Độ ít hơn nhiều so với Trung Quốc (Bảng 4.1). Tuy nhiên, đặc điểm khác biệt là đầu tư thông qua danh mục đầu tư (chứng khoán- đầu tư gián tiếp) cao. Các nhà đầu tư thể chế trong nước của Ấn Độ hỗ trợ nhà đầu tư thể chế nước ngoài tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp Ấn Độ đã niêm yết.

Dòng vốn chảy ra cũng bị hạn chế, mặc dù hệ thống đã được tự do hóa (Patnaik và Shah 2006). Đặc biệt, các ngân hàng Ấn Độ không được phép có tài sản nước ngoài, nhưng được khuyến khích nắm giữ trái phiếu chính phủ, vì vậy giảm chi phí khi phải tài trợ tài chính cho các khoản thâm hụt của khu vực công. Chính hạn chế về quyền mua tài sản nước ngoài khiến trong cấu phần tài sản nước ngoài, dự trữ ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Giống như ở Trung Quốc, tỷ giá hối đoái/chế độ tiền tệ thực tế cố duy trì giá trị ổn định của đồng Rupi so với đồng đô la, đưa ra sự tin cậy danh nghĩa và coi đó là xúc tiến thương mại và đầu tư. Chế độ tỷ giá hối đoái được hỗ trợ bởi kiểm soát vốn, cho phép tự chủ tiền tệ ở mức độ nào đó kết hợp với chỉ tiêu tỷ giá hối đoái.

Sau cuộc khủng hoảng vào đầu những năm 90, Ấn Độ khởi xướng cải cách các cơ quan tài chính. Có những cải cách với phạm vi rộng lớn trong thị trường vốn và ngân hàng. Như các hình 4.4b và 4.4c minh họa, thị trường vốn trong nước phát triển tương đối cao hơn ngành ngân hàng (hay thị trường trái phiếu, như thể hiện trong Lane và Schmukler [2006]). Quản trị doanh nghiệp được cải thiện, vì vậy đã khuyến khích đầu tư của các cổ đông thiểu số trong nước và nước ngoài. Sự phát triển thành công của thị trường vốn giúp giải thích việc chuyển đổi trong cấp vốn nước ngoài cho các doanh nghiệp đã niêm yết từ nợ sang vốn (xem Lane và Schmukler [2006]).

Như đã nêu trên, kênh thứ ba gắn hệ thống tài chính trong nước với bảng thanh toán quốc tế là tiết kiệm và đầu tư. Tỷ lệ tiết kiệm hiện nay của Ấn Độ giống như của hầu hết các nền kinh tế Châu Á (Mishra 2006). Trên thực tế, tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình của nước này vượt lên trên mức của Trung Quốc. Mặc dù tiết kiệm doanh nghiệp đang trong xu hướng đi lên, tuy nhiên, nó vẫn còn rất thấp so với mức của Trung Quốc và tiết kiệm chính phủ khá thấp mặc dù đã tăng lên từ năm 2002. Về đầu tư, đầu tư tư nhân tăng lên một cách vững chắc trong khi đầu tư công giảm đi từ những năm 80. So sánh mức đầu tư ở Trung Quốc và Ấn Độ, Mishra (2006) lưu ý rằng có khác nhau về mô hình

Page 143: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Hòa nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 125

tăng trưởng của Ấn Độ hướng nhiều hơn vào dịch vụ và do vậy ít tập trung vào ngành đòi hỏi vốn lớn. Tuy nhiên, Kochhar và cộng sự (2006) cho thấy giai đoạn phát triển tiếp theo của Ấn Độ có thể đòi hỏi mức độ đầu tư vốn lớn hơn — thể hiện ở chỗ ngành sản xuất hàng hóa đòi hỏi có sự thu hút lao động có tay nghề thấp và chất lượng cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

Giống như Trung Quốc, phát triển ngành tài chính trong nước của Ấn Độ sẽ khiến tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình và doanh nghiệp giảm đi vì tín dụng từ hệ thống tài chính tăng lên. Thậm chí còn mạnh hơn cả ở Trung Quốc, tài chính tiếp tục phát triển sẽ khuyến khích mở rộng đầu tư, vì hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đương đầu với khó khăn vì thiếu vốn vay. Ngoài ra, phát triển tài chính đi kèm với tự do hóa tài khoản vốn nhiều hơn sẽ khuyến khích buôn bán tài sản nước ngoài, và hệ thống tài chính sẽ đóng vai trò trung gian môi giới tài chính để các hộ gia đình và các doanh nghiệp trong nước mua được tài sản nước ngoài.

Tác động đối với hệ thống tài chính toàn cầu

Rất nhiều vấn đề quan trọng nảy sinh do tác động của Trung Quốc và Ấn Độ lên hệ thống tài chính toàn cầu và cần được nghiên cứu kỹ hơn. Trong tranh luận của chúng tôi, chúng tôi cố tóm tắt những điểm chính có thể được mở rộng trong những tác phẩm tiếp theo. Chúng tôi nhóm những vấn này vào bốn câu hỏi lớn phản ảnh sự quan tâm và làm nổi bật những ảnh hưởng khác nhau của Trung Quốc và Ấn Độ đến các nước đã phát triển và đang phát triển.

Vai trò của Trung Quốc và Ấn Độ là điểm đến của vốn nước ngoài?

Trung Quốc và Ấn Độ chỉ chiếm một phần nhỏ trong số nợ nước ngoài toàn cầu (với ngoại lệ nợ FDI của Trung Quốc). Tuy nhiên, về mặt dòng FDI, Trung Quốc nhìn có vẻ quan trọng hơn: nước thu hút 7,9 % dòng FDI của toàn cầu năm 2003–04 (phần của Ấn Độ là 0,8 % ). Dòng FDI lớn này có thể thể hiện sự điều chỉnh cho sự cân bằng vốn đầu tư mới trong đó Trung Quốc chiếm phần lớn hơn trong đầu tư quốc tế (phù hợp hơn với việc tham gia vào kinh tế thế giới) sau khi có phần rất nhỏ vốn đầu tư nước ngoài.19, 20

19. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là một số tỷ lệ của FDI thể hiện khứ hồi.20. Một câu hỏi hấp dẫn là phải chăng FDI chảy vào Trung quốc là sự trả giá của các nền kinh tế đang nổi lên khác. Xem Lane và Schmukler (2006) để biết bàn luận về nghiên cứu hiện nay về chủ đề này.

Page 144: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

126 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Liên quan đến nợ vốn đầu tư, Lane (2006) và hình 4.3 cho thấy Trung Quốc và Ấn Độ mỗi nước chỉ chiếm có hơn 0,5 % nợ vốn đầu tư toàn cầu. Về dòng vốn, Trung Quốc nhận 1,94 % dòng vốn toàn cầu trong năm 2003–04, và Ấn Độ nhận 1,79 % (Lane 2006). Đặc biệt liên quan đến Trung Quốc, điều này có khả năng có tác động đến phân phối dòng vốn toàn cầu — vì danh tiếng xấu của thị trường chứng khoán Trung Quốc, các thực thể nước ngoài có thể thích tích cóp tiền thưởng vốn đầu tư trong các thị trường chứng khoán “ủy thác” mà người ta hy vọng đang song hành một cách tích cực với nền kinh tế Trung Quốc (rõ ràng nhất, thị trường vốn của Hồng Kông [Trung Quốc] có thể phục vụ mục đích này).

Cuối cùng, Lane (2006) ghi nhận rằng cả phần nợ nước ngoài của Trung Quốc và Ấn Độ trong nợ nước ngoài toàn cầu đều giảm đi mạnh trong những năm gần đây —đến năm 2004, chỉ có 0,65 % và 0,35 % , tương ứng. Sự giảm này đặc biệt đáng chú ý với Ấn Độ, nước là con nợ quốc tế quan trọng hơn rất nhiều (về mặt tương đối) vào đầu những năm 90.

Nhìn vào tương lai, tiếp tục cải cách tài chính trong nước và tự do hóa tài chính nước ngoài sẽ mang lại tiến triển về mức độ và thay đổi trong cấu phần nợ nước ngoài của Trung Quốc và Ấn Độ. Khi GDP của các nước này chiếm tỷ trọng tăng lên trong tổng GDP thế giới và thị trường tài chính thế giới thì nguồn đầu tư vào các nước này càng tăng. Ngoài ra, có thể tái cân bằng trong thành phần nợ nước ngoài sẽ được lập lại. Đối với Trung Quốc, cải cách hệ thống ngân hàng trong nước và phát triển thị trường vốn và trái phiếu có thể giảm tính phụ thuộc cao vào FDI vì có nhiều giải pháp thay thế khác. Những chính sách nhằm hạn chế bớt các ưu đãi lớn lao hiện đang dành cho FDI sẽ làm giảm tầm quan trọng của FDI qua đó làm giảm FDI song tăng FDI đầu tư qua nước thứ ba.21 Cuối cùng, sự mở rộng thị trường vốn trong nước và cải cách hệ thống ngân hàng cũng cho phép các công ty có vốn nước ngoài dựa vào các nguồn kinh phí trong nước.

Liên quan đến Ấn Độ, những hành động gần đây nhằm tự do hóa hơn nữa chế độ FDI có thể làm tăng tầm quan trọng của FDI. Tuy nhiên, khả năng của Ấn Độ thu hút FDI cũng phụ thuộc vào những cải cách thể chế rộng rãi hơn để cải thiện môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích họ chuyển FDI vào nước này. Cản trở lớn liên quan đến tự do hóa của dòng nợ vào có thể là mở tài khoản vốn đe doạ khả năng của chính phủ cấp vốn bù vào những thiếu hụt tài chính lớn với chi phí lãi xuất thấp. Dưới những điều

21. Xem Lane và Schmukler (2006) để biêt bàn luận chi tiết hơn.

Page 145: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Hòa nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 127

kiện này, việc tự do hóa hơn nữa có thể sẽ bị hoãn lại cho đến khi tình hình tài chính trong nước được cải cách.

Vai trò của Trung Quốc và Ấn Độ với tư cách là nhà đầu tư quốc tế?

Như thể hiện trong bảng 4.1, vai trò Trung Quốc và Ấn Độ với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài về vốn nhỏ hơn vai trò con nợ vốn. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp vốn đầu tư và con số đến năm 2004 chỉ chiếm 0,3 % và 0,1 % GDP, tương ứng của Trung Quốc và Ấn Độ. Tài sản FDI trong năm 2004 lớn hơn nhiều—nhưng vẫn còn nhỏ, chỉ chiếm 1,9% và 1,3 % GDP, tương ứng. Về mặt tài sản nợ nước ngoài phi dự trữ, Trung Quốc có vị trí lớn hơn Ấn Độ nhiều trong năm 2004 (13,3% so với 2,6 % GDP của Ấn Độ). Tuy nhiên, thậm chí vị trí của Trung Quốc vẫn là rất nhỏ so với toàn cầu, chỉ chiếm 0,6 % tài sản nợ nước ngoài phi dự trữ toàn cầu trong năm 2004 (Lane 2006; hình 4.3).

Về mức độ khá thấp của tài sản vốn nước ngoài và tài sản nợ nước ngoài phi dự trữ, tài sản nước ngoài của Trung Quốc và Ấn Độ tập trung chủ yếu là dự trữ chính thức, chiếm 67 % và 82% tổng tài sản nước ngoài, tương ứng. Như lưu ý ở phần trên, những nước này xếp hạng cao về dự trữ chính thức trên toàn cầu - đến cuối năm 2004, Trung Quốc đứng thứ hai và Ấn Độ đứng thứ 6 và hai nước này cộng lại chiếm khoảng 20 % dự trữ toàn cầu.

Về lĩnh vực tài chính, mức dự trữ cao hoạt động như là một khoản trợ cấp làm cho chi phí tài chính nước ngoài giảm đi cho những nước phát hành tài sản dự trữ - chủ yếu là Mỹ. Đổi lại điều này giúp giữ tỷ lệ lãi xuất ở mức thấp hơn là cách khác trong những nền kinh tế này. Ví dụ, một nghiên cứu theo lối kinh nghiệm thận trọng của Warnock và Warnock (2006) ước tính rằng dòng vốn chính thức nước ngoài từ Đông Á đã giữ cho tỷ lệ lãi xuất ở Mỹ ở mức 60 điểm nền dưới mức bình thường trong năm 2004–05. Điều này cũng phù hợp với giá tài sản và bất động sản cao hơn và giảm tỷ lệ tiết kiệm trong nước, giúp giải thích tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn của Mỹ. Về tác động đến các nước đang phát triển khác, lãi suất thấp toàn cầu thấp do dự trữ ngoại hối cao cũng chuyển sang kìm hãm thị trường nợ của các thị trường đang nổi lên, tăng sự hấp dẫn cửa hai thị trường như là một điểm đến cho nhà đầu tư quốc tế (IMF 2006a).

Có một vài lý do khiến tốc độ tích lũy dự trữ sẽ bắt đầu chậm lại. Thứ nhất, tích lũy dự trữ gây ra chi phí cơ hội lớn vì lẽ ra nguồn tài chính tích trữ này có thể dùng vào mục đích khác. Ví dụ, Summers (2006) ước tính rằng chi phí cơ hội của 10 nước có dự trữ lớn nhất thế giới lên đến 1,85 % GDP; Rodrik

Page 146: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

128 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

(2006a) tính rằng chi phí là gần 1 % GDP cho tất cả các nước đang phát triển.22 Vì dự trữ của các nước này cao hơn mức cần thiết nhằm đảm bảo những nghĩa vụ nợ và nhập khẩu, nên chi phí càng cao hơn so với những lợi ích bảo hiểm mà nó thu được khi sử dụng dự trữ như biện pháp phòng ngừa rủi ro. Thứ hai, khi dòng tiền vào không được trung hòa và khi tính thanh khoản của đồng tiền trong nước tăng lên, nguồn dự trữ tăng có thể gây tăng giá (thể hiện trong hình 7 của Lane và Schmukler [2006]) tài sản và bất động sản và gây cho vay sai hướng của nền kinh tế trong nước. Thứ ba, thế giới ngày càng biết ơn Trung Quốc vì cân bằng lại tăng trưởng sản lượng hướng tới mở rộng tiêu dùng và điểu này giúp nâng cao mức sống nhanh hơn đồng thời và tránh những áp lực của chủ nghĩa bảo hộ đã được thiết lập ở Châu Âu và Mỹ. Thứ tư, chuyển sang cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn sẽ giúp giảm áp lực buộc ngân hàng trung ương phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để duy trì tỷ giá hối đoái cố định danh nghĩa.

Tích lũy dự trữ chậm chạp có thể có một vài phân nhánh. Sự dỡ bỏ trợ cấp tỷ lệ lãi suất có thể nâng chi phí vốn cho những người phát hành chính tài sản dự trữ. Đổi lại, phụ thuộc vào chính sách, điều này có thể góp phần làm đảo ngược những điều kiện của khả năng thanh toán bằng tiền mặt trên toàn cầu, điều cũng có thể có ảnh hưởng xấu đến cung về vốn cho các nền kinh tế thị trường đang nổi lên. Tuy nhiên, tác động đầy đủ lên hệ thống tài chính quốc tế của những thay đổi về tích lũy dự trữ là khó ước tính và phụ thụôc vào những thay đổi khác xảy ra cùng với việc giảm tốc độc tích lũy dự trữ, những vị trí thực ở nước ngoài và sự đóng góp của chúng vào những mất cân bằng trên toàn cầu. Ví dụ, chỉ xem dự trữ thôi thì không tính đến tổng vốn mà các nước này thu hút từ hệ thống tài chính quốc tế.

Để giảm thiểu chi phí cơ hội của tích lũy dự trữ, các nước này nên dùng khoản dự trữ vượt quá đầu tư vào một danh mục đa dạng các tài sản tài chính quốc tế và có thể tự do hóa những hạn chế hiện nay với việc các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài.23 Ví dụ, Genberg và cộng sự (2005) ủng hộ việc lập ra một tổng công ty đầu tư Châu Á huy động một phần dự trữ của các ngân hàng trung ương Châu Á và quản lý trên cơ sở thương mại, đầu tư vào bộ tài sản rộng rãi hơn làm thay đổi tính chất rủi ro, thời gian đáo hạn và tính

22. Summers (2006) giả thiết là những nước này có thể thu được 6 % lợi nhuận xã hội của đầu tư trong nước; Rodrik (2006a) so sánh lợi nhuận của dự trữ với chi phí vay mà các nước này phải chịu.23. Trên thực tế, một số hành động triển khai lại dự trữ đã xảy ra. Ví dụ, Trung quốc đã chuyển 60 tỷ USD trong dự trữ năm 2004–05 để tăng cơ sở vốn của một vài ngân hàng quốc doanh. Xem thêm trong bài về Ngân hàng trung ương châu Âu (2006).

Page 147: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Hòa nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 129

thanh khoản. Prasad và Rajan (2005) đề xuất một cơ chế theo đó quỹ chung đóng có thể phát hành cổ phiếu bằng đồng tiền trong ước, sử dụng tiền thu được để mua dự trữ ngoại hối từ ngân hàng trung ương và sau đó đầu tư tiền thu được ra nước ngoài. Với cách này, dự trữ nước ngoài sẽ định hướng vào đầu tư đa dạng hơn và công dân trong nước có thể tiếp cận với các cơ hội đầu tư nước ngoài có kiểm soát. Cuối cùng, Summers (2006) gợi ý là các cơ quan tài chính quốc tế có thể có vai trò trong việc thành lập quỹ đầu tư toàn cầu nhằm tạo công cụ phân bổ dự trữ dư thừa mà các nước đang phát triển đang chiếm giữ.

Các chiến lược khác cho việc giảm tốc độ dự trữ có ảnh hưởng khác nhau đối với thế giới. Thứ nhất, khi dự trữ được phân bổ lại hướng vào các tài sản nước ngoài khác, sẽ có tác động tích cực lên những nền kinh tế hưởng lợi khi chuyển từ tập trung vào tài sản dự trữ do một số nước cung cấp sang đầu tư quốc tế đa dạng hơn. Khả năng các nền kinh tế thị trường đang nổi lên có được hưởng lợi từ thay đổi này (đặc biệt là các nền kinh tế ở Châu Á) phụ thuộc vào thay đổi chính sách. Ở trong nước, các nền kinh tế có tiến bộ nhiều nhất trong việc phát triển thị trường vốn trong nước và tạo ra một môi trường thể chế quốc tế hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp sẽ được lợi nhiều nhất.24

Thứ hai, sự giảm tốc độ tích lũy dự trữ liên quan đến cả gói chính sách xúc tiến hấp thụ trong nước tăng lên (ví dụ, thông qua tiêu thụ trong nước cao hơn ở Trung Quốc và đầu tư cao hơn ỏ Ấn Độ) và định hướng lại ra ngoài sự tăng trưởng do xuất khẩu có thể có những tác động lan tỏa đến các kinh tế khác trên thế giới. Trong thực tế, nó làm tăng chi phí chung của đồng vốn đồng vốn cho kinh tế thế giới. Nhưng điều quan trọng trong trường hợp này là không nên cường điệu tác động ban đầu của việc làm cho cán cân tài khoản vãng lai của những nước này xấu đi bởi vì họ chiếm vị trí nhỏ hiện nay trong việc phân phối toàn cầu những mất cân bằng bên ngoài. Tuy nhiên, có thể xây dựng những kịch bản trong đó những nước này trở thành những nước nhập khẩu vốn thực đáng kể vì đóng góp của họ cho GDP thế giới tăng lên và nếu những thiếu hụt tài khoản vãng lai trung hạn của họ giảm đi trong phạm vi từ 2 % đến 5 %.

Thứ ba, nếu thay đổi dự trữ liên quan đến thay đổi chính sách tỷ giá hối đoái, việc chuyển sang cơ chế hối đoái linh hoạt hơn cũng có những tác động lan tỏa đến các nước khác. Nếu thay đổi chính sách tỷ giá hối đoái này tạo ra

24. Như trình bày trong Eichengreen và Park (2003) và Eichengreen và Luengnaruemitchai (2004), vẫn có chỗ cho các chính sách hợp tác của khu vực (ví dụ, trong việc phát triển một thị trường trái Phiếu Châu Á thống nhất hơn).

Page 148: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

130 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

dòng vốn vào ít hơn và tích lũy dự trữ ít hơn, tác động của nó lên chi phí vốn ở các nước khác là khó có thể dự đoán được: nó sẽ phụ thuộc vào việc những dòng vốn vào các nước này trước đây được phân bổ như thế nào ở những nơi khác, liên quan đến việc những dự trữ được đầu tư như thế nào. Ngoài ra, “khối đô la” Châu Á hiệu quả được hình thành bởi các nền kinh tế Châu Á riêng trong đó mỗi nước theo dõi chặt chẽ đồng đô la Mỹ, có thể suy yếu nếu thay đổi biện pháp như trên. Với vị trí địa lý của mình và nếu điều kiện chính trị cho phép, các nền kinh tế Châu Á nhỏ hơn chuyển sang một chế độ tỷ gía hối đoái dựa trên rổ tiền tệ với bao gồm cả đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng như đồng đô la Mỹ. Đồng Nhân dân tệ có thể bắt đầu vai trò là một trong số những đồng tiền dự trữ của thế giới trong hệ thống tài chính quốc tế, khi kiểm soát vốn được dỡ bỏ và hệ thống tài chính được củng cố. Tương tự như vậy, đồng Rupi có thể sẽ tăng tầm quan trọng làm chiếc neo một phần cho các đồng tiền khác ở Nam Á .

Cuối cùng, khi thuế và những lợi thế khác dành cho nhà đầu tư nước ngoài xóa bỏ trong tương lai thông qua việc tự do hóa tài chính nhiều hơn, quy mô chung của bảng cân đối thanh toán quốc tế như hiện nay có thể bị rút lại bởi vì các hoạt động khứ hồi có thể giảm bớt.

Vai trò Trung Quốc và Ấn Độ góp phần làm mất cân đối toàn cầu?

Tài sản ngoại tệ ròng hiện nay của Trung Quốc và Ấn Độ nhỏ so với toàn cầu. Năm 2004, Trung Quốc là chủ nợ lớn thứ 10 thế giới và Ấn Độ là con nợ lớn thứ 16 (Lane và Schmukler 2006). Hơn nữa, sự mất cân bằng ở cả hai nước này là nhỏ về mặt con số tuyệt đối. Mặc dù Ấn Độ hiện thâm hụt tài khoản vãng lai, thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc tiếp tục tăng lên.

Trên cơ sở kết hợp mô hình lý thuyết xác định cỡ và sự hồi quy giữa các nước phi cấu trúc, Dollar và Kraay (2006) tranh luận rằng tự do hóa tài khoản nước ngoài và tiếp tục trong cải cách kinh tế và thể chế sẽ gây thêm thâm hụt tài khoản vãng lai trung bình 2% đến 5 % GDP ở Trung Quốc trong vòng 20 năm tới, nợ ròng nước ngoài có thể đạt 40 % GDP năm 2025.25 Thực vậy, bất cứ phương pháp tiếp cận tân cổ điển chung nào đều dự đoán rằng Trung Quốc sẽ là con nợ vì tăng trưởng sản lượng cao và tiến bộ về thể chế ở một nước thiếu

25. Tiến triển tự nhiên là mức thiếu hụt tài khoản vãng lai sẽ dần dần ngừng và nếu các nước này trở nên giàu so với các nước khác trên thế giới, giai đoạn này có thể sẽ được tiếp tục với một giai đoạn trong đó họ trở thành những nước cho vay thực cho đến một làn sóng tiếp theo của các nền kinh tế nổi lên. Xem thêm Summers (2006).

Page 149: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Hòa nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 131

vốn song tỷ lệ lợi nhuận lại cao thì cần đẩy mạnh đầu tư đồng thời giảm tiết kiệm. Mặc dù không có nghiên cứu tương tự nào về Ấn Độ, lập luận tương tự có thể áp dụng – với sự cởi mở về tài khoản vốn lớn hơn và tiếp tục cải cách, Ấn Độ có thể có những thiếu hụt tài khoản vãng lai cao hơn liên tục trong quá trình hội tụ của mình.

Cũng đáng nhắc lại rằng kinh nghiệm phát triển của một số nước Châu Á khác đều có các giai đoạn thâm hụt tài khoản vãng lai đáng kể liên tục. Ví dụ, những thâm hụt tài khoản vãng lai của Cộng hòa Triều tiên (Hàn Quốc) và Singapo trung bình 5,0 % và 14,4 % , tương ứng, trong thời kỳ 1970–82, với nợ nước ngoài ròng của Hàn quốc lên đến đỉnh điểm là 44,2% GDP năm 1982 và của Singapo lên đến 54,2 % GDP năm 1976 (tuy nhiên, trong những trường hợp đó, nền kinh tế rất nhỏ so với Trung Quốc và Ấn Độ ngày nay). Tương tự như vậy, ở Châu Âu, mô hình tân cổ điển hoạt động tốt và quan hệ ngược chiều giữa thu nhập trên đầu người và cán cân tài khoản vãng lai, do những thiếu hụt tài khoản vãng lai lớn ở các nước thành viên EU nghèo hơn và các nền kinh tế đang nổi lên ở Trung và Đông Âu. Dollar và Kraay (2006) coi những yếu tố quyết định vị trí tài sản ngoại tệ ròng trong hồi quy giữa các nước với các biến số năng suất, chất lượng thể chế và quy mô của một nước, cho thấy biến giả Trung Quốc có giá trị dương có ý nghĩa - vị trí tài sản nước ngoài thực của Trung Quốc quá cao liên quan đến những dự báo của mô hình theo lối truyền thống. Tương tự như vậy, dọc theo chiều của chuỗi thời gian, Lane và Milesi-Ferretti (2002) thấy rằng tăng sản lượng trên đầu người liên quan đến sự giảm đi về tài sản ngoại tệ ròng của các nước đang phát triển, ngược với kinh nghiệm gần đây của Trung Quốc.

Nếu dự đoán tân cổ điển về tác động của cải cách thể chế và tự do hóa tài khoản vốn ở Trung Quốc là đúng, thâm hụt tài khoản vãng lai liên tục ở mức 5 % GDP/năm sẽ gây tác động toàn cầu lớn sớm trở nên quan trọng. Nếu thâm hụt của Ấn Độ cũng là 5 % và nếu dự đoán về tỷ lệ tăng trưởng mạnh hơn của các nước này trở thành hiện thực, thì thâm hụt của cả Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại có thể sẽ lên đến 1,23 % GDP của G-7 vào năm 2015 và 2,16 % GDP của G-7 vào năm 2025 (Lane 2006).26 Rõ ràng, tác động toàn cầu của thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như trên thể hiện yêu cầu lớn đối với những dòng vốn thực toàn cầu. Tất nhiên, tính khả thi của những thiếu hụt với lượng này đòi hỏi các nước trên thế giới sẵn sàng đứng ở những vị trí là chủ nợ thực lớn. Nếu

26. Khi so sánh, thiếu hụt của Mỹ năm 2005 là 2,41 % GDP của G-7.

Page 150: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

132 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

không, những xu hướng tiết kiệm và đầu tư mong muốn sẽ chuyển thành tỷ lệ lãi suất trên thế giới cao hơn những mất cân đối bên ngoài lớn.

Mặc dù phương pháp tiếp cận tân cổ điển dự đoán rằng các nước này sẽ thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hơn, song có nhiều ý kiến không nhất trí với dự đoán trên. Những người chỉ trích tranh luận rằng những dự đoán tân cổ điển không tính đến một số yếu tố chỉ có ở Trung Quốc và Ấn Độ và không giải thích thời gian qua và bản chất đặc biệt. Cụ thể là, một vài nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ tiết kiệm có thể vẫn duy trì ở mức cao ở Trung Quốc và Ấn Độ. Ví dụ, Fehr, Jokisch và Kotlikoff (sắp xuất bản) giải thích hành vi tiết kiệm gần đây của Trung Quốc cho rằng Trung Quốc sẽ vẫn là nước có tiền tiết kiệm lớn. Dựa vào các số liệu khảo sát hộ gia đình, Chamon và Prasad (2005) đã đưa ra những dự đoán về nhân khẩu và dự đoán tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình sẽ cao hơn trong vòng một vài thập kỷ nữa. Finally, Kuijs (2006) tranh luận rằng các yếu tố cơ cấu có nghĩa là tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư ở Trung Quốc sẽ giảm đi rất ít trong những thập kỷ tới. Liên quan đến Ấn Độ, Mishra (2006) tranh luận rằng xu hướng tiết kiệm tăng lên ở Ấn Độ sẽ tiếp tục. Vì dân số trong độ tuổi lao động của Ấn Độ dự kiến sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2035, chậm hơn rất nhiều so với ở các nền kinh tế Châu Á khác.

Mặc dù những xem xét về mặt nhân khẩu học chứng minh tỷ lệ tiết kiệm khó có thể giảm xuống đột ngột, song trong quá trình phát triển tài chính trong nước và tự do hóa tài khoản vốn thêm nữa sẽ dẫn tới tỷ lệ tiết kiệm điều chỉnh theo hướng đi xuống. Ví dụ, Chamon và Prasad (2005) chỉ ra rằng tỷ lệ tiết kiệm (đặc biệt của hộ gia đình trẻ) có thể sẽ giảm đi nếu nhu cầu tài chính tăng lên để mua các mặt hàng tiêu dùng lớn được đáp ứng do tín dụng tiêu dùng phát triển. Điều này có thể được củng cố bởi tự do hóa kiểm soát đối với dòng vốn có thể tạo nên sự cạnh tranh lớn hơn trong ngành tài chính trong nước và cải thiện những cơ hội đa dạng hóa rủi ro, dẫn đến cho vay nhiều hơn và tiết kiệm ít hơn. Ngoài ra, có những biểu hiện gần đây cho thấy Trung Quốc có các sáng kiến chính sách để tăng mức tiêu dùng nội địa.27 Hơn nữa, theo thời gian, những cải thiện về hệ thống bảo hiểm và dịch vụ công ở cả hai nước có thể làm giảm động cơ tự bảo hiểm với tỷ lệ tiết kiệm cao.

Để dự đoán tài sản ròng, cần xem xét triển vọng của mức đầu tư. Ở Trung Quốc và Ấn Độ, sự kết hợp giữa cải thiện trung gian môi giới tài chính trong nước và tự do hóa tài khoản vốn có thể làm tăng sự hấp dẫn của các nước này như là điểm đến của vốn nước ngoài và các công ty tư nhân trong nước theo

27. Xem báo chí đưa tin về Đại Hội Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 3 năm 2006.

Page 151: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Hòa nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 133

đuổi kế hoạch mở rộng sản xuất của mình.28 Trong trường hợp của Ấn Độ, thâm hụt tài khoản vãng lai lớn có thể do tỷ lệ đầu tư công cao hơn, vì cơ sở hạ tầng công hiện còn rất yếu kém.

Về mặt tài sản ròng, Dooley, Folkerts-Landau và Garber (2003) tranh luận rằng có thể hợp lý hóa thặng dư tài khoản vãng lai liên tục bằng cách yêu cầu giảm rủi ro của nước này có thể liên quan đến việc duy trì vị trí chủ nợ thực. Tuy nhiên, thậm chí tác động mang tính chất bên ngoài đó là hiện hữu thì nó cũng không thể tiếp tục tồn tại sự tự do hóa kiểm soát đối với các dòng vốn, vì những khuyến khích tư nhân mạnh mẽ cho đầu tư nhiều hơn và tiết kiệm ít hơn.

Tóm lại, dự đoán của chúng tôi là, nếu các yếu tố khác giữ nguyên, sự kết hợp giữa phát triển tài chính trong nước và tự do hóa tài khoản vốn sẽ giải phóng các lực lượng đem lại những dòng nguồn lực thực lớn hơn vào Trung Quốc và Ấn Độ. Xét về định tính, dự đoán này là khá chắc chắn song trên thực tế, những yếu tố khác có thể làm phát triển theo xu hướng khác. Đặc biệt, sự chao đảo của quá trình cải cách ở cả hai nước này có thể làm giảm sự thúc đẩy dòng vốn vào thực lớn hơn. Hơn nữa thậm chí nếu cải cách theo hướng thị trường được tiếp tục, tốc độ tương đối của sự thay đổi nhân khẩu ở Trung Quốc và, sau này, ở Ấn Độ sẽ là một lực quan trọng hướng vào một vị trí bên ngoài thực tích cực hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp đó, thành phần các dòng vốn sẽ thay đổi cơ bản từ cơ cấu hiện nay, với cán cân thực của sản phẩm dòng vốn vào tổng và dòng vốn ra tổng lớn hơn nhiều.

Trung Quốc và Ấn Độ có gây thêm rủi ro cho toàn cầu không?

Điều quan trọng phải thừa nhận rằng việc hội nhập Trung Quốc và Ấn Độ vào hệ thống tài chính quốc tế không phải là không có rủi ro. Thực vậy, Prasad và cộng sự (2003) đã chứng minh bằng toàn cầu hóa tài chính liên quan sự tăng lên ban đầu của sự không ổn định trong tiêu thụ của các nước đang phát triển, và đã có rất nhiều cuộc khủng hoảng về ngân hàng và tiền tệ trong những thập kỷ vừa qua bị tự do hóa tài chính bên ngoài làm cho tồi tệ thêm. Tất nhiên, những phát hiện này bản thân chúng không thể hiện lý lẽ chung chống lại sự

28. Trong trường hợp lức đầu tư kém hiệu quả ở mức cao ở Trung quốc, điều hợp lý là cải cách quản trị doanh nghiệp và thanh toán cổ tức cao hơn (cùng với tự do hóa tài chính bên ngoài ngày càng sâu sắc) có thể dẫn đến giảm mức đầu tư tuyệt đối cùng với sự giảm đi về mức tiết kiệm của doanh nghiệp. Với sự tăng lên của đầu tư theo thị trường và giảm tiết kiệm, dự đoán về thiếu hụt tài khoản vãng lai tăng lên vẫn có thể tiến hành được.

Page 152: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

134 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

hội nhập tài chính quốc tế. Trên thực tế cho thấy rằng toàn cầu hóa tài chính làm giảm tính chất không ổn định mà những nước đã vượt qua ngưỡng phát triển của tài chính trong nước, cho thấy rằng nguồn gốc của sự bất ổn là sự tương tác các dòng vốn quốc tế với một hệ thống tài chính trong nước yếu kém. Ranciere, Tornell và Westermann (2005) cho thấy rằng tăng trưởng sản lượng dài hạn tăng lên sau khi có sự tự do hóa bên ngoài để cho sự đảo ngược sản lượng liên quan đến “sự bấp bênh” nhiều hơn là sự bù đắp của tỷ lệ tăng trưởng cơ sở nhanh hơn. Về lĩnh vực tài chính, Kaminsky và Schmukler (2003) cho thấy mặc dù thị trường tài chính có thể trở nên bất ổn hơn do hậu quả trước mắt của tự do hóa, sự bất ổn sẽ được giảm đi trong thời gian dài hơn.

Đối với Trung Quốc, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997–98 đã giúp định hình phương pháp tiếp cận với tự do hóa nước ngoài của nước này: nó giảm thiểu những rủi ro liên quan. Trong trường hợp của Ấn Độ, cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài của nước này vào đầu những năm 90 đã ảnh hưởng đến chiến lược tiếp theo nước này. Cả hai nước này đã tìm cách hạn chế tích lũy nợ nước ngoài bằng tiền ngoại tệ đối với các chủ nợ tư nhân, đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong các cuộc khủng hoảng tài chính trong thập kỷ qua. Tương tự như vậy, tích lũy dự trữ chính thức lớn là một biện pháp tự bảo hiểm tốt trong trường hợp dòng vốn vào bị ngừng đột ngột.

Ở những phần trước, chúng tôi đã chứng mình rằng Trung Quốc và Ấn Độ chiếm một phần rất nhỏ trong nợ nước ngoài toàn cầu. Vì lý do này, tác động lan tỏa của Trung Quốc hay Ấn Độ chỉ trong giới hạn nhỏ vì các nhà đầu tư quốc tế ở các nước này vẫn còn ở mức thấp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những nước này không gây ra những rủi ro gì cho kinh tế toàn cầu.

Thứ nhất, ngân hàng ở cả hai nước này đều dễ bị tổn thương. Điều này đặc biệt đáng quan tâm ở Trung Quốc nơi có lịch sử cho vay theo chỉ đạo của chính phủ dành cho các doanh nghiệp nhà nước, lượng vốn vay không hiệu quả lớn, và mức hiệu quả thấp có nghĩa là việc chuyển sang hệ thống ngân hàng thương mại còn xa mới được hoàn thiện. Những lo ngại về khả năng phá sản có thể gây bất ổn định trong ngành ngân hàng nếu những hạn chế về dòng vốn ra được dỡ bỏ và những nhược điểm trong ngành ngân hàng không được giải quyết trước khi tự do hóa tài chính, và người gửi tiền sẽ chọn gửi ở những ngân hàng quốc tế có vốn tốt hơn.29 Hơn nữa, tín dụng đã được mở rộng trong những năm gần đây, với rủi ro rằng chất lượng của những khoản vay mới quá

29. Vì lý do này, Obstfeld (2005) khuyến cáo một phương pháp tiếp cận từ từ với tự do hóa tài khoản vốn vãng lai và gợi ý rằng Trung quốc có thể học các nước khác (Chilê, Israel) trong việc tăng cường hệ thống tài chính trong nước trước khi mở đầy đủ tài khoản vốn.

Page 153: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Hòa nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 135

thấp (Setser 2005). Trong trường hợp của Ấn Độ, như Kletzer (2005) nhấn mạnh, tài sản của ngành ngân hàng tập trung nhiều là những khoản nợ chính phủ trong nước - điển hình là có tỷ lệ lãi suất thấp và kỳ hạn dài, sẽ chịu áp lực tăng lãi suất. Tuy nhiên, đã có những tiến bộ đáng kể trong một vài năm qua khi chính phủ giảm bớt tỷ lệ cổ phiếu nắm giữa, cải thiện quản lý rủi ro, mức độ các khoản vay kém hiệu quả giảm và lãi tăng lên.

Tính dễ bị tổn thương tiềm tàng thứ hai có liên quan đến ảnh hưởng của khả năng linh hoạt tỷ giá hối đoái lớn hơn trong bảng cân đối tài sản ngoại tệ ròng của các thực thể trong nước. Một biểu hiện là những thiệt hại vốn được thảo luận rất nhiều trong việc cất giữ dự trữ đô la lớn của Trung Quốc và Ấn Độ trong trường hợp giá trị của đồng tiền tăng lên đáng kể so với đồng đô la.30 Ngoài giá trị của đồng tiền trong nước so với đồng đô la, sự dao động của giá tài sản quốc tế và tỷ giá hối đoái sẽ ngày càng có ảnh hưởng mạnh lên bản cân đối của các ngân hàng, các công ty và các hộ gia đình ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tầm quan trọng của những tác động về giá này tăng lên với việc toàn cầu hóa tài chính, ảnh hưởng đến sự năng động của những vị trí ở nước ngoài (Lane và Milesi-Ferretti 2006). Điều thách thức là phải đảm bảo rằng ngành tài chính trong nước có khả năng quản lý những rủi ro đó của bảng cân đối.

Cuối cùng, mối quan tâm thứ ba là kinh tế chính trị của FDI. Những phe phái chính trị đối lập trong nước có thể làm giảm dòng vốn FDI mới chảy vào. FDI hướng vào xuất khẩu có thể bị tổn hại bởi áp lực bảo hộ tăng lên của các thị trường điểm đến. Vì Trung Quốc hội nhập quá cao vào chuỗi sản xuất hàng hóa ở châu Á, tình trạn giảm sút FDI sẽ có những tác động lan tỏa ngược dòng xấu đến các nước Châu Á khác.

Kết luận

Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu tác động của Trung Quốc và Ấn Độ đến hệ thống tài chính quốc tế với việc xem xét và so sánh cả hai nước, phân tích những khía cạnh khác nhau của việc hội nhập tài chính quốc tế của họ và gắn kết đặc điểm trong bảng cân đối tài sản ngoại tệ ròng với các chính sách liên quan đến các hệ thống tài chính trong nước. Căn cứ vào tiến triển và những thay đổi có thể xảy ra trong ngành tài chính trong nước của những

30. Setser (2005) cũng nhấn mạnh rằng, ngược với quy tắc trong các nền kinh tế đang phát triển khác, nhiều công ty của Trung Quốc bị ảnh hưởng về mặt tài chính nếu sự nâng giá đồng tiền như vậy xảy ra vì họ bán bằng tiền ngoại tệ và nợ bằng đồng tiền trong nước.

Page 154: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

136 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

nước này, phân tích này phù hợp cho việc dự báo tiến triển tương lai của hệ thống tài chính quốc tế.

Tác động tài chính quốc tế chính hiện nay của Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc là tích lũy cao bất thường về dự trữ nước ngoài. Một khía cạnh nổi bật khác của hội nhập tài chính ở hai nước này là tính bất đối xứng trong thành phần của tài sản và nợ. Tài sản của những nước này là dự trữ nước ngoài có lời thấp, luân chuyển và bảo vệ họ khỏi những cú sốc bất lợi, nhưng gây chi phí cơ hội cao. Tiền nợ của những nước này gồm FDI, tiền vay chưa trả, và vốn đầu tư thường có tỷ lệ thu hồi cao. FDI có vai quan trọng hơn ở Trung Quốc, trong khi đó đầu tư qua danh mục đầu tư ở thị trường chứng khoán đóng vai trò hàng đầu ở Ấn Độ. Mặc cho những quan tâm và lo lắng gần đây liên quan đến ảnh hưởng của họ đến những nước đang phát triển, Trung Quốc và Ấn Độ hình như không đổ xô vào đầu tư ở những nơi khác và mặc cho sự gia tăng hoạt động gần đây, họ vẫn chưa phải là những người tích lũy lớn tài sản nước ngoài phi dự trữ. Một khía cạnh nổi bật của quá trình hội nhập của hai nước là giảm vị trí con nợ ròng, bất chấp những dự báo tân cổ điển rằng hai nước này sẽ có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, căn cứ vào mức độ phát triển của họ. Dù sự thay đổi trong vị trí thực của họ là nhất thời hay vĩnh viễn là vấn đề gần đây trong việc đánh giá tác động trong tương lai của Trung Quốc và Ấn Độ lên hệ thống tài chính quốc tế.

Chúng ta đã tranh luận rằng ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ đến hệ thống tài chính quốc tế về cơ bản liên quan đến tiến triển của hệ thống tài chính trong những nước này, kể cả các chính sách về tỷ giá hối đoái và tự do hóa tài khoản vốn. Vì cả Trung Quốc và Ấn Độ có thể trải qua sự phát triển và tự do hóa tài chính nhiều hơn, các nước này sẽ có ảnh hưởng tăng lên chưa từng thấy đối với hệ thống tài chính quốc tế. Chúng tôi dự đoán rằng bản chất của việc hội nhập tài chính quốc tế của những nước này có thể sẽ thay đổi. Ở một mức độ, thành phần của bảng cân đối tài sản ngoại tệ ròng sẽ trở nên đối xứng hơn – với sự tích lũy tài sản nước ngoài phi dự trữ lớn hơn và phân bổ nợ nước ngoài cân đối hơn giữa FDI, vốn đầu tư gián tiếp và tiền nợ chưa thanh toán được. Việc cân đối lại này có thể là một tin tốt lành cho các nước đang phát triển có thể nhận được phần nhiều hơn của dòng đầu tư ra ngoài từ Trung Quốc và Ấn Độ. Ở một mức độ khác, có triển vọng lớn (nhưng không nghi ngờ) rằng những nước khổng lồ này có thể trải qua một thời kỳ liên tục bị thâm hụt tài khoản vãng lai đáng kể. Bởi vì phần đóng góp của họ trong sản lượng toàn cầu ngày càng tăng, những thâm hụt tài khoản vãng lai trong tương lai của Trung Quốc và Ấn Độ có thể là một yếu tố trung tâm trong giai đoạn tiếp theo

Page 155: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Hòa nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ 137

của cuộc tranh luận về “những mất cân bằng toàn cầu”. Nếu kịch bản này xảy ra, những nước vay nợ tiềm năng khác sẽ nhận được dòng vốn thực nhỏ hơn, sẽ đương đầu với chi phí vốn cao hơn hoặc sẽ gặp phải cả hai vấn đề này.

Nhìn chung, những tiến triển trong tương lai là khó đoán và phụ thuộc vào những yếu tố khác (giống như những đường cong nhân khẩu rõ rệt và những cải cách kinh tế), những lựa chọn chính sách trong nước và môi trường quốc tế. Những lĩnh vực chính phải giám sát khi phân tích những con đường mà Trung Quốc và Ấn Độ có thể đi (và tác động của chúng đến hệ thống quốc tế) kể cả những yếu tố sau đây. Thứ nhất, điều thiết yếu là phải quan sát xem phương pháp tiếp cận về chính sách tỷ giá hối đoái của họ, đặc biệt liên quan đến áp lực phá giá đồng tiền liên tục của thị trường và môi trường chính trị quốc tế. Mặc dù phá giá đồng tiền đáng kể có thể chịu được trước mắt bởi sự tích lũy dự trữ nhiều hơn, việc này ngày càng tốn kém và có thể làm hại những mục đích chính sách khác. Thứ hai, sự điều chỉnh mạnh của đồng đô la Mỹ so với các đồng tiền lớn khác có thể đóng vai trò như là ngòi nổ bên ngoài cho việc chuyển sang linh hoạt hơn tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc và Ấn Độ bởi vì đồng Nhân dân tệ và đồng Rupi có thể trở nên kém giá trị (hơn) so với những đồng tiền lớn, phù hợp đó. Thực ra, những mối quan tâm đến điều chỉnh cũng có thể đẩy các nước này thay đổi thành phần đồng tiền dự trữ, ảnh hưởng đến tỷ giá lãi suất và có thể cả tỷ giá hối đoái (ít nhất trong thời gian ngắn hạn). Một hợp phần chính thứ ba để giám sát là các nước này thay thế dự trữ bằng những tài sản khác ở nước ngoài nhanh như thế nào. Đến mức độ mà môi trường quốc tế vẫn thuận lợi, rất có thể một số trong những ý tưởng đã mô tả ở trên muốn bỏ dự trữ truyền thống sẽ bắt đầu được thực hiện. Thứ tư, tự do hóa kiểm soát vốn đầy đủ vẫn khó có thể đạt được trong thời gian ngắn và trung hạn, bởi vì những yếu kém tồn tại trong việc đương đầu với dòng nợ không giới hạn.

Tuy nhiên, có thể là các nước này sẽ tiếp tục tự do hóa tài chính trong nước nhằm gây ảnh hưởng tới thành phần bảng cân đối quốc tế của họ và tài sản ngoại tệ ròng của mình. Hình thức chính xác của quá trình tự do hóa này, thời điểm và không gian của nó chưa được xác định và sẽ còn tiếp tục gây chú ý. Vì những lý do đó, chúng tôi dự đoán rằng sự hội nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ phải trải qua thay đổi đáng kể trong những năm tới.

Page 156: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường
Page 157: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

139

Vấn đề bền vững thường không nổi lên rõ ràng trong nhiều thập kỷ bởi tốc độ tăng trưởng dân số hoặc tốc độ gia tăng thu nhập theo đầu người tương đối chậm. Những vấn đề như vậy rất khó bỏ qua khi tốc độ tăng trưởng không chậm như thực tế đã chứng minh ở Trung Quốc trong hai thập kỷ qua. Sự biến đổi nhanh chóng ở Trung Quốc từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp trở thành công xưởng của thế giới đã kèm theo sự thay đổi tương ứng về sự tập trung theo không gian và vị trí của dân cư từ những vùng nông thôn có mật độ thấp đến những vùng thành thị có mật độ cao. Sự biến đổi này có tác động đáng kể đến số lượng và chất lượng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng làm nguồn đầu vào của sản xuất và tiêu thụ, và ảnh hưởng đến khả năng của môi trường trong việc hấp thụ các phế phẩm phụ lắng đọng trong không khí, nước và đất. Sự gia tăng gần đây về sự tăng trưởng ở Ấn Độ đang bắt đầu phát sinh các vấn đề tương tự.

Các chiến lược phát triển nhằm mục đích tăng trưởng cao về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dựa trên chi phí thấp, hiệu quả thấp và công nghệ ô nhiễm cao có thể tạo sức ép đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các vùng trũng hấp thu ô nhiễm và chất thải. Tại Châu á đang xuất hiện một cơ hội hiếm hoi nhằm chuyển hướng sang con đường phát triển dựa trên việc sử dụng tài

Năng lượng và Khí thảiTác động cục bộ và toàn cầu từ sự trỗi dậy của những người khổng lồ

Zmarak Shalizi

C H ư ơ N G 5

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Philippe Ambrosi, Siyan Chen, Shyam Menon đã cung cấp những dữ liệu thực tế, và những đánh giá mô phỏng của Jean Charles Hourcade và các đồng nghiệp Renaud Crassous và Olivier Sassi cùng với sự đóng góp của P.R. Shukla và Jiang Kejun

Page 158: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

140 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

nguyên thiên nhiên hiệu quả. Cơ hội này phát sinh từ kỳ vọng về một khối lượng lớn đầu tư sẽ đổ vào trong 50 năm tới (giá trị hàng nghìn tỉ Đô la) nhằm đô thị hoá dân số (đồng thời giảm nghèo và giảm bớt sự ứ đọng nguồn cung cấp dịch vụ) (Ngân hàng Thế giới 2003b).

Giải quyết các vấn đề đang nổi lên ở địa phương và trong nước sẽ là động cơ chính thúc đẩy quốc gia hành động. Tuy nhiên vấn đề này còn có khía cạnh quốc tế nếu các yếu tố ngoại sinh vượt ngoài năng lực quốc gia, gây tác động đến tài nguyên quốc tế. Điều này sẽ gây ra tốn kém cho các nước khác, và thậm chí có thể gây ra xung đột nếu các tổ chức trong nước và quốc tế không xuất hiện một cách kịp thời để cùng nhau giải quyết.1

Mặc dù sự tương hỗ giữa tăng trưởng và tài nguyên thiên nhiên được trình bày ở đây liên quan đến các nguồn tài nguyên rộng lớn và các vấn quản lý tài sản ở Trung Quốc và ấn Độ, nhưng chương này chỉ tập trung riêng về vấn đề quản lý và đáp ứng nhu cầu phát triển năng lượng cho sự tăng trưởng để giảm thiểu các hậu quả tiêu cực cho sức khoẻ và môi trường cục bộ và toàn cầu. Mục tiêu của chương này là trình bày các vấn đề sau:

Cái gì có thể là nhu cầu năng lượng của những Người khổng lồ - nhất •là dầu và than - theo một kịch bản “mọi việc đâu sẽ vào đấy” (BAU) vào năm 2020 và 2050?Những gì có thể là các mức khí thải gây thiệt hại cục bộ (chẳng hạn •như hạt chất phát xạ), khu vực (chẳng hạn như khí Ozon, sulphur và mưa a-xít) và toàn cầu (CO2 nói riêng)?Cần có những can thiệp nào trong nước để phát triển các ngành sản •xuất và sử dụng năng lượng nhằm tạo ra sự khác biệt lớn trong định hướng phát triển năng lượng, so với kịch bản BAU?

Mức độ và thành phần sử dụng năng lượng và khí thải

Vì nhiều lý do, (chẳng hạn như cường độ năng lượng của một nền kinh tế và v.v...), chỉ cần phân tích mức độ sử dụng năng lượng là đủ. Tuy nhiên, các khí thải cục bộ và toàn cầu do sử dụng năng lượng dễ nhạy cảm với thành phần của năng lượng và không chỉ với mức độ của nó.

1. Xây dựng các thể chế để xác định và thực thi tiêu chuẩn thích hợp (xem xét đến quy mô và sự phân bố của các yếu tố ngoại cảnh, cũng như việc sử dụng các giá trị lựa chọn) đối với các nguồn đầu tư này sẽ quyết định chương trình đầu tư tích luỹ có tăng được phúc lợi xã hội hay không. Do phụ thuộc vào đường đi, có khả năng sẽ chặn các đường đi của năng lượng và các chất phát xạ không hiệu quả. Tuy nhiên, chủ đề về xây dựng thể chế không nằm trong khuôn khổ của chương này.

Page 159: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 141

Những mối quan ngại nảy sinh

Có nhiều vấn đề liên quan đến việc quản lý cung cầu năng lượng ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, một vài mối quan ngại lớn đang được đặc biệt chú ý2.

Nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch

Ở mức độ chung, Trung Quốc và Ấn Độ mỗi nước hiện chiếm tương ứng 12% và 5% về sử dụng năng lượng của thế giới. Về thành phần, Trung Quốc tiêu thụ than ít hơn là sản xuất, và còn lại là xuất khẩu (bảng 5.1). Tuy nhiên, việc sử dụng xăng dầu của nó lại tăng nhiều hơn là sản xuất, phần còn lại là nhập khẩu. Đối với hầu hết các nhiên liệu khác, việc tiêu thụ và sản xuất trong nước nói chung là cân bằng. Sản xuất than và dầu mỏ trong nước của Ấn Độ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ mức tiêu thụ và trở nên ngày càng mất cân bằng, nhất là về dầu mỏ (bảng 5.1). Cả hai nước đều sản xuất gas, nhưng việc tiêu thụ gas lại không chiếm được một phần đáng kể về sử dụng năng lượng.

Hiện nay, Trung Quốc là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ hai trên thế giới, đứng sau Mỹ. Tuy nhiên, tổng tiêu thụ năng lượng của nó chỉ bằng một nửa của Mỹ, và các mức tiêu thụ theo đầu người là khoảng 10% mức tiêu thụ ở Mỹ3. Năm 1980, Trung Quốc đã có một cường độ sử dụng năng lượng thuộc dạng cao nhất trên thế giới, sử dụng GDP theo giá cả thị trường (xem bảng 5.2)- gần bảy lần hơn Mỹ và gần bốn lần hơn Ấn Độ4. Sử dụng số liệu đồng giá sức mua (PPP) làm tương quan với Mỹ từ 6,72 xuống 1,64, nhưng tăng đối với Ấn Độ từ 3,8 lên 5,0. Trên thực tế là, vào 2003, so với GDP (PPP), cả Trung Quốc và Ấn Độ có vẻ hiệu quả hơn Mỹ. Tuy vậy, nếu tính đến thực tế là hầu hết việc sử dụng năng lượng diễn ra ở các ngành thương mại và có bằng chứng về sử dụng năng lượng không hiệu quả trong ngành công nghiệp (Hội đồng Năng lượng Thế giới 1999), khả năng tiết kiệm sử dụng năng lượng của Trung Quốc và Ấn Độ dường như vẫn lớn.

2. Xem xét lại các vấn đề này căn bản được dựa trên văn học nguồn phái sinh. Trong vài năm qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ở Châu Âu, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ và các cơ quan khác đã đưa ra nhiều báo cáo về năng lượng ở Trung Quốc và ấn Độ để xác định được hướng phát động chính của các đường năng lượng và phát xạ và vai trò của các chiến lược chính sách khác nhau3. Dữ liệu về năng lượng được lấy từ Tạp chí Năng lượng Quốc tế hàng năm - 2003 của Cục Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (US EIA) và dữ liệu dân số lấy từ các Chỉ số Phát triển dân số Thế giới của Ngân hàng Thế giới(2005b).4. Cường độ là khối lượng năng lượng tiêu thụ cho mỗi đơn vị sản lượng kinh tế.

Page 160: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

142 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Bảng 5.1 Cân bằng năng lượng ở Trung Quốc và Ấn Độ, 1980–2003Sự thay đổi sản xuất và sản lượng (Mtoe)

Sự thay đổi sản xuất và sản lượng (Mtoe)

Nước Năm Than Dầu Khí tư nhiên Hydro

Khối sinh học, chất

thải

Hạt nhân Tổng

Trung quốc 1980 316 107 12 5 180 0 620

1985 405 130 13 8 189 0 745

1990 545 136 16 11 200 0 908

1995 691 149 19 16 206 3 1,084

2000 698 151 28 19 214 4 1,115

2003 917 169 36 24 219 11 1,376

Ấn Độ 1980 50 11 1 4 148 1 215

1985 71 31 4 4 162 1 273

1990 97 35 10 6 176 2 326

1995 124 39 17 6 189 2 377

2000 143 37 21 6 202 4 413

2003 157 39 23 6 211 5 441

Tiêu dùng (Mtoe)

Nước Năm Than Dầu Khí tư nhiên Hydro

Khối sinh học, chất

thải

Hạt nhân Tổng

Trung quốc 1980 313 89 12 5 180 0 599

1985 401 93 13 8 189 0 704

1990 535 110 16 11 200 0 872

1995 673 158 19 16 206 3 1,075

2000 664 222 26 19 214 4 1,149

2003 862 270 35 24 219 11 1,421

Ấn Độ 1980 53 34 1 4 148 1 241

1985 76 48 4 4 162 1 295

1990 104 63 10 6 176 2 361

1995 134 84 17 6 189 2 432

2000 159 114 21 6 202 4 506

2003 173 124 23 6 211 5 542

Nguồn: IEA 2005a.Lưu ý: Mtoe = triệu tấn dầu quy đổi.

Page 161: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 143

Thay đổi về thời gian là một khía cạnh quan trọng về cường độ sử dụng năng lượng ở Trung Quốc và ấn Độ. Trong giai đoạn 23 năm, từ 1980 đến 2003, cường độ sử dụng năng lượng ở Trung Quốc đã giảm khoảng 4,8% hàng năm- giảm hơn gấp hai lần ở Mỹ với mức 2% mỗi năm và gần 24 lần nhanh hơn mức giảm hàng năm ở Ấn Độ với mức 0,2%.5 Kết quả là cường độ sử dụng năng lượng của Trung Quốc đã giảm khoảng một nửa so với Mỹ và trái lại Ấn Độ tăng khoảng 50% so với cường độ của Mỹ. Sự thay đổi lớn trong hơn hai thập kỷ (cả ở hai nước và so với Mỹ) là như nhau cho dù ta sử dụng GDP theo thời giá thị trường hay PPP (xem hàng cuối cùng ở bảng 5.2).

Các nguồn năng lượng trong nước

Lượng sử dụng điện của Trung Quốc tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ từ 1986 đến 1995 sau đó lại tăng gấp đôi vào năm 2003 (Cục Thống Kê Quốc gia 2005), Trung Quốc có nền công nghiệp điện năng phát triển nhanh nhất trên thế giới- chủ yếu đốt nhiên liệu bằng than. Công suất phát bằng thuỷ điện là một nguồn điện năng đặc biệt quan trọng chỉ ở các vùng miền trung và phía tây. Ngành công nghiệp là ngành tiêu thụ điện lớn nhất, tiếp theo là khu vực dân cư và sau đó là ngành nông nghiệp.

5. Hầu hết việc giảm cường độ về năng lượng ở Trung Quốc từ năm 1978 là do sự thay đổi về công nghệ, không phải là chuyển đổi cơ cấu từ công công nghiệp nặng sang công nghiệp nhẹ (Lin 1996)

Dựa trên GDPGiá thị trường

(mức cố định 2000 US$)

Dựa trên GDP/PPP

Yếu tố Năm(s) TQ ÂĐ Mỹ TQ ÂĐ Mỹ

C/dụng n/lượnga 1980 101,936 26,805 15,174 24,922 5,051 15,157

2003 33,175 25,460 9,521 8,076 4,761 9,561

Tỷ lệ t/trưỏng (%)

1980–2003 –4.76 –0.22 –2.01 –4.78 –0.26 –1.98

So với Mỹ 1980 6.72 1.77 n.a. 1.64 0.33 n.a.

2003 3.48 2.67 n.a. 0.84 0.50 n.a.

T/đổi tỷ lệ 1980–2003 0.52 1.51 0.51 1.49 n.a.

Bảng 5.2 Thay đổi mật độ năng lượng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ

Nguồn: từ USEIA 2005 và Ngân hàng TG 2005b.Note: n.a. = không có; PPP = đồng giá sức mua.a. Tổng tieu thụ năng lượng sơ chế trong 1 đơn vị sản lượng.

Page 162: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

144 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Ấn Độ có một công suất phát điện thiết kế là 112.000 MGW, xấp xỉ 10% công suất của Mỹ (USEIA 2005). Xấp xỉ 70% điện của Ấn Độ được tạo ra từ than. Khác với Trung Quốc, Ấn Độ không có nguồn cung cấp lớn về than chất lượng cao hay khí để tạo ra điện, do đó ngày càng phải nhập khẩu nhiều than và khí. Ngành công nghiệp là ngành tiêu thụ điện lớn nhất ở ấn Độ, tiếp theo là ngành nông nghiệp và sau đó là khu vực dân cư.

Như ở Trung Quốc, ngành điện ở Ấn Độ phải tiếp tục đương đầu với sự thiếu hụt lớn về cung - cầu và có nguồn cung cấp điện chất lượng kém (ví dụ, điện áp thấp và mạng lưới điện không ổn định). Sự thiếu hụt điện cao điểm được ước tính là khoảng 13% (theo Chính phủ Ấn Độ 2003)- hầu như thấp hơn đã được ước tính so với nguồn cấp đáng tin cậy hơn. Sự thất thoát về phân phối và truyền tải điện ở một số bang (như Maharashtra) lên đến khoảng 40% tổng số nguồn điện được phát tập trung6.

Giao thông

Trong thập kỷ trước, Trung Quốc đã cam kết theo một chiến lược cạnh tranh với Mỹ trong việc phụ thuộc vào cơ giới hoá như là một phương tiện vận tải chính. Chiến lược này phần nào được quyết định bởi những tính toán về đi lại; nhưng động lực chính của chiến lược này là phục vụ cho thực hiện chính sách công nghiệp7. Ngành công nghiệp ô tô được xem như là một động lực phát triển tiềm năng cho toàn bộ ngành kinh tế bởi hiệu quả gấp bội của nó thông qua mối liên kết giữa người mua-nhà cung cấp.

Với sự chuyển đổi chiến lược này, các phương tiện sử dụng ít năng lượng, như xe đạp và xích lô đã được thay thế bằng các phương tiện sử dụng nhiều năng lượng hơn như xe máy, ô tô, xe tải. Tốc độ phát triển của đội ngũ phương tiện trung bình tăng 5,7%/năm cho đến hết năm 1999 và tăng mạnh đến 26,5%/năm trong 5 năm qua, mặc dù hiện nay có những dấu hiệu là tốc độ

6. Những thất thoát này có thể do tính chất kỹ thuật (chẳng hạn thất thoát đường dây do bảo trì kém, dòng điện quá tải, tiêu chuẩn thiết bị kém, hệ số công suất thấp ngoài giờ cao điểm) hoặc do tính chất thương mại (chẳng hạn ăn cắp đường điện hạ thế, đồng hồ lỗi, cung cấp đồng hồ không được đo và thu lợi tức không đều). Những vấn đề về giảm bớt thất thoát bao gồm thiếu kiểm toán năng lượng, không tách biệt các thất thoát thành loại kỹ thuật và thương mại và có ít tính minh bạch trong việc ghi chỉ số đồng hồ và ghi hoá đơn. Các dữ liệu sẵn có được trích dẫn ở trên không phân biệt giữa hai loại thất thoát, mặc dù những thất thoát về thương mại, chẳng hạn như ăn cắp, là thất thoát có tính thiết thực nhưng không có điện để tiêu thụ.7. Hội nghị Quốc hội lần thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội nghị lần thứ 8 của Dân hội đã thiết lập ngành công nghiệp ô tô như là trụ cột của nền kinh tế đất nước. Đẻ biết thêm chi tiết, xem Website của tiểu Hội đồng Ô tô thuộc Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc, http://www.auto-ccpit.org/).

Page 163: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 145

phát triển đang bắt đầu giảm nhẹ. Sở hữu ô tô ở Trung Quốc vẫn chỉ là 8-10 xe/1.000 người, tương phản với tỷ lệ ở Nhật Bản là gần 400 xe/1.000 người, và khoảng 500 xe/1.000 người ở Mỹ8. Khoảng hơn 30 năm nữa, hoàn toàn có thể tưởng tượng được tỷ lệ sở hữu ô tô ở Trung Quốc sẽ phát triển gấp 10 lần, nếu xét sự phát triển dự kiến về thu nhập của hộ gia đình và các chính sách hiện hành của chính phủ. Dự kiến, số dặm trung bình của phương tiện theo mỗi hộ gia đình và khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng xe tải sẽ phát triển mạnh. Điều này là do sự gia tăng các toà nhà, văn phòng và những khu dân cư nằm rải rác trong một vùng đô thị rộng lớn, làm tăng khoảng cách giữa họ và giữa các trung tâm đô thị, các thực thể thương mại và công nghiệp ngày càng dựa vào tính linh động của mạng lưới đường quốc lộ đang phát triển nối giữa các thành phố ở Trung Quốc và nối các vùng bờ biển với đất liền. Sự thâm nhập của công nghệ sử dụng nhiên liệu hiệu quả còn rất thấp trong các phương tiện cơ giới ở đây.

Một số thành phố ở Ấn Độ, như Đêli đã cho thấy sự phát triển bùng nổ về sở hữu và sử dụng ô tô giống như ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nhìn chung việc Ấn Độ dựa vào ngành đường bộ để vận tải hành khách và thương mại vẫn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc bởi vì Ấn Độ đã bắt đầu phát triển ngành này muộn hơn nhiều. Nhưng sự phát triển gần đây của tầng lớp trung lưu và quyết định mở rộng mạng lưới quốc lộ của chính phủ có lẽ sẽ kích thích sự phụ thuộc ngày càng tăng vào đường bộ. Ngoài ra cả Trung Quốc và Ấn Độ đã có sự phát triển bùng nổ về vận tải đường không- một ngành tiêu thụ chính các sản phẩm dầu lửa.

Sử dụng năng lượng và khí thải, 1980 – 2004

Trung Quốc là nước sản xuất than lớn nhất trên thế giới. Năm 2004, sản lượng than gần như gấp đôi sản lượng của Mỹ (2,2 tỉ tấn so với 1,1 tỉ tấn) (USEIA 2006). Tổng các nguồn tài nguyên than được ước tính của Trung Quốc chỉ đứng sau Liên Xô cũ, dù các nguồn dự trữ được chứng minh đứng thứ ba trên thế giới. Trung Quốc là nhà xuất khẩu ròng về than và có lẽ sẽ vẫn giữ vững vị trí này trong ít nhất một thập kỷ nữa.

Năm 2003, than chiếm 67% sản lượng năng lượng sơ chế của Trung Quốc là

8. Con số sở hữu phương tiện ở Nhật và Mỹ là cao hơn, khoảng 570/1.000 ở Nhật và 780/1.000 ở Mỹ. Sở hữu phương tiện không chỉ bao gồm ô tô mà còn cả xe buýt, xe tải nhỏ, xe tải, chứ không phải xe máy (Ngân hàng Thế giới 2005b)

Page 164: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

146 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

1.216 triệu tấn tương đương dầu (Mtoe), dầu chiếm 12%, khí tự nhiên chiếm 3%, thuỷ điện chiếm 2%, và khối sinh học và chất thải khác chiếm 16% (Bảng 5.1). Trung Quốc có ngành năng lượng hạt nhân đang phát triển, nhưng công suất của nó chỉ chiếm 0,8% sản lượng năng lượng năm 2003. Gần đây hơn, Trung Quốc đã mạnh dạn tiến tới việc phát triển điện nguyên tử, sức gió và năng lượng mặt trời, và theo đuổi các công nghệ mới về khí hoá than và các loại tương tự. Trong việc tiêu thụ năng lượng thành phẩm, than cũng trội hơn các nguồn năng lượng khác, chiếm 72% lượng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch và 58% tổng lượng tiêu thụ năng lượng sơ chế.

Năm 2003, tổng sản lượng năng lượng sơ chế của Ấn Độ ước tính là 441 Mtoe, với than chiếm 36% hỗn hợp cung cấp, dầu chiếm 9%, khí chiếm 5%, thuỷ điện chiếm 1%, điện hạt nhân chiếm 1%, và năng lượng khối sinh học và các nhiên liệu tái tạo chiếm 48% (bảng 5.1)9. Việc sử dụng dụng các nhiên liệu thương mại, chẳng hạn như than và dầu, đang phát triển nhanh song song với sự phát triển về kinh tế (công nghiệp hoá và thu nhập theo đầu người ngày càng tăng). Tuy nhiên, không như Trung Quốc, hơn 60% hộ gia đình Ấn Độ vẫn phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống như gỗ củi, phân súc vật và phần còn lại của hoa màu cho nhu cầu năng lượng của họ (TERI 2004).

Việc sử dụng ngày càng tăng các nhiên liệu hoá thạch (nhất là than và dầu) ở cả hai nước đang phát ra các khí thải có hại - các hạt (chủ yếu có những ảnh hưởng cục bộ về sức khoẻ ở những vùng đô thị), sulphua và nitơ (chủ yếu có những ảnh hưởng khu vực qua tầng Ôzon và mưa axit đối với nông nghiệp và các hệ sinh thái) và CO2 (chủ yếu có những ảnh hưởng toàn cầu dưới hiện tượng nóng lên của trái đất).

Những nhân tố ngoại sinh toàn cầu

Mỹ là nước phát khí thải các bon từ năng lượng lớn nhất thế giới, nhưng dự kiến Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong hơn một thập kỷ nữa. Việc thải khí cácbon ở Trung Quốc được tạo ra do sự phát triển nhanh chóng việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch, nhất là than và dầu (khí ga chưa phải là yếu tố đóng góp chính). Việc thải khí CO2 ở Ấn Độ chỉ bằng một phần tư ở Trung Quốc, nhưng cũng đang phát triển do phụ thuộc vào các nhiên liệu hoá thạch, nhất là sử dụng cho sản xuất điện.

9. 30 năm đầu, trước khi phát triển sản lượng điện thương mại, khối lượng sinh học truyền thống chiếm 66% tổng nguồn cấp năng lượng chính của ấn Độ. Lúc đó, khối lượng sinh học cũng là một nguồn năng lượng chính của Trung Quốc- xấp xỉ 30% (IBA 2005a).

Page 165: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 147

Nguồn: IEA 2005a, 2005b.Lưu ý: : CO2= đi-ô-xits các bon; Mtoe = triệu tấn dầu quy đổi.

nguồ

n nă

ng lư

ợng

chín

h sử

dụn

g th

an (M

toe) 1.000

900

800

700

600

500

400

300

200

100

0

4.000

3.500

3.000

2.500

2.000

1.500

1.000

500

0

thải

khí

CO

2(t

riệu

m3 tấ

n)

năm

Than đá, Trung QuốcThan đá, Ấn Độ

CO2, Trung QuốcCO2, Ấn Độ

19801982

19841986

19881990

19921994

19961998

20002002

2003

Hình 5.1 Sử dụng năng lượng cơ bản là than và tổng khí thải CO2 dosử dụng năng lượng hóa thạch, Trung Quốc và Ấn Độ, 1980–2003

Như thấy rõ trong Hình 5.1, việc thải khí CO2 ở cả hai nước hoàn toàn là do sử dụng than.

Các yếu tố kinh tế-xã hội nào đang dẫn đến những thay đổi về việc thải khí CO2 ở Trung Quốc và Ấn Độ? Tài liệu gần đây bao gồm giai đoạn từ 1980 đến 1996/97 đã thừa nhận tăng trưởng về kinh tế là động lực lớn nhất cho việc phát thải khí tăng cao ở cả hai nước10. Tổng lượng gia tăng khí thải theo thời gian đã bù đắp đáng kể do hiệu quả năng lượng được cải tiến ở Trung Quốc, nhưng ở Ấn Độ sự bù đắp này ít hơn nhiều. Việc khử các bon (hạ thấp lượng thải khí CO2 bằng cách giảm yếu tố phát xạ thông qua sử dụng công nghệ tốt hơn và sử dụng các nhiên liệu có lượng các bon thấp) không phải là yếu tố quan trọng trong giai đoạn 2 thập kỷ này ở Trung Quốc hay Ấn Độ11. Tuy nhiên, tầm quan trọng của nó ở Ấn Độ đã gia tăng trong những năm 1990.

10. Đối với Trung Quốc, xem Sinton, Levine và Wang 1998; Van Vuuren và những người khác 2003, và Zhang 2000. Đối với ấn Độ, xem Paul Bhattacharya 2004.11. Yếu tố phát xạ được tính như là các khí thải trên một năng lượng đơn vị.

Page 166: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

148 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Những yếu tố ngoại sinh cục bộ

Như lưu ý ban đầu, sự phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hoá thạch (nhất là than) không chỉ làm tăng khí thảI CO2 mà cũn phát triển các loại chất gây ô nhiễm cục bộ (chẳng hạn hạt chất lơ lửng, sunphua điôxyt, ôxit Nitơ và v.v.v), gây hại cho sức khoẻ, nhất là ở các thành phố và tầng Ozôn mặt đất và mưa axit đặc biệt ở các vùng nông thôn và các hệ sinh thái tự nhiên12.

Sunphua đioxyt và muội thải ra do đốt than là hai chất gây ô nhiễm chính cho không khí tạo thành mưa axit mà hiện làm ảnh hưởng gần 30% tổng khối lượng đất ở Trung Quốc (USEIA 2003) - các vùng này cũng bị ảnh hưởng bởi làn sương mù tự nhiên do Ozon tạo ra. Tại Ấn Độ cũng vậy, lượng mưa axit đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo Hệ thống Thông tin Môi trường của ấn Độ, đất ở vùng đông bắc, các vùng Bihar, Orissa, West Bengal, và các vùng ven biển phía Nam có độ pH thấp. Nếu không áp dụng các biện pháp giảm bớt ngay, tỡnh hỡnh nghiờm trọng hon do mưa axit gõy ra có thể làm cho các vùng đất này trở nên cằn cỗi hay không thích hợp cho nông nghiệp. Các nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy sản lượng lúa mì trung bình giảm 13-50% trong phạm vi 10km của các trạm nhiệt điện có công suất 500-2000MGW(Mitra và Sharma 2002). Các nghiên cứu tương tự ở Trung Quốc đã kết luận rằng chất lượng không khí ô nhiễm đã giảm sản lượng tối đa khoảng 5-30% cho xấp xỉ 70% hoa màu được trồng ở Trung Quốc (Chameides và những tỏc gi? khác 1999).13

Các lò nung và nồi hơi công nghiệp sử dụng than là các nguồn tập trung lớn nhất về ô nhiễm không khí cho đô thị, và vận tải đường bộ là nguồn ô nhiễm không khí lưu động chính14. Các thành phố ở các nước phát triển có chiều hướng có nồng độ ô nhiễm cao hơn các thành phố ở các nước công nghiệp (xem hình 5.2). Tuỳ vào chất gây ô nhiễm không khí, một nhóm 10 - 20 thành phố khác nhau trở thành các thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới và nhiều thành phố ở Trung Quốc và Ấn Độ có danh sách trong các nhóm này15.

12. Ozôn và các chất ôxy quang hoá được hình thành bởi tác dụng của ánh sáng cực tím của mặt trời đối với Nitơ. Nồng độ và sản sinh Ozôn phụ thuộc vào sự góp phần của Oxit Nitơ và ánh sáng cực tím.13. Giả sử đủ nước và dinh dưỡng, những mô phỏng về các mô hình thu hoạch chứng minh rằng các sol khí làm cho sản lượng thu hoạch thấp do giảm độ chiếu sáng mặt trời trên bề mặt do đó giảm năng suất biên của các đầu vào khác14. Cục Bảo vệ Môi trường Nhà nước của Trung Quốc ước tính sự ô nhiễm về công nghiệp chiếm hơn 70% tổng lượng ô nhiễm toàn quốc, bao gồm 72% về các khí thái sunphua đioxyt và 75% về bụi khói (một thành phần chính của các hạt lơ lửng).15. Các nghiên cứu của Barlier bao gồm một báo cáo được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra năm 1998.

Page 167: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 149

Bắc Kinh

Thiên Tân

Thượng Hải

Thủ đô Mexico

Mumbai

Băng-cốc

Bác-xê-lô

-naXơ-un

Sydney

Béc-lin

Tô-ky-ôPa-ri

Lốt-an-giơ-lé

t

Xing-ga-po

Luân-đôn

TSP SO 2 NO 2

thành phố

Nồn

g độ

chấ

t ô n

hiễm

(µg/

m3 )

400

350

300

250

200

150

100

50

0

Nguồn: Hao và Wang 2005.Chú ý: NO2= diôxit nitơ; SO2= sodium dioxide; TSP = chất lơ lửng.

Hình 5.2 So sánh chất lượng không khí, một số thành phố trên thế giới, 2000Tỷ lệ trung bình năm

Người ta có thể nói rất nhiều về sự ô nhiễm ở một thành phố, một địa phương hay một con sông bởi vì đánh giá sự ô nhiễm trên một vùng đơn vị là một chức năng của các vùng được cấp khí và lưu vực sông được khoanh vùng. Nhưng không có cách đánh giá tương đương cho một vùng lớn như một nước, do đó không thể đo đạc mức độ ô nhiễm trung bình ở Trung Quốc hay ấn Độ. Thay vào đó, ước tính tổng số người được đặt trong các mức độ và loại ô nhiễm khác nhau ở mức quốc gia sẽ hữu ích hơn.

Năm 2003, hơn một nửa số dân thành thị ở Trung Quốc (58,4%) đã rơi vào tình trạng ô nhiễm với số lượng trung bình hàng năm của hạt chất thô vượt quá 100 microgram/m3 theo tiêu chuẩn của Trung Quốc (và gấp hai lần tiêu chuẩn Mỹ). Ô nhiễm không khí được ước tính đã khiến cho hơn 420.000 người chết và 300.000 ca viêm cuống phổi ở 660 thành phố ở Trung Quốc vào năm

Page 168: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

150 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

đó (theo Ngân hàng Thế giới 2006a). Ở Ấn Độ, Cohen và những tác giả khác (2004) đã báo cáo ước tính 107.000 người chết vượt quá con số năm 200016.

Những nỗ lực để giảm bớt lượng khí thải cục bộ ở Trung Quốc bằng cách giảm bớt sản lượng và tiêu thụ than đã đạt được một số thành công trong việc giảm lượng khí SO2 và các lượng khí thải cục bộ khác trong vài năm cuối thập kỷ 1990 (Hao và Wang 2005). Việc giảm lượng thải SO2 là nhờ việc giảm tiêu thụ than và các lượng khí thải CO2 ở Trung Quốc (xem hình 5.1). Dù GDP tăng trưởng khoảng một phần ba (+33,7%) trong giai đoạn 1997 -2001, hầu như không có sự gia tăng về lượng khí thải CO2 (+0.2%)-trái với sự gia tăng 14% lượng khí thải trong giai đoạn 1980-1997 so với tỉ lệ GDP đã dự đoán. Nồng độ SO2 cũng đã giảm gần 40%. Sự sụt giảm này đã khiến người ta lạc quan rất nhiều về khả năng tách rời sự gia tăng nhu cầu năng lượng và khí thải khỏi sự tăng trưởng GDP. Một số yếu tố - kể cả thống kê sai - giải thích rõ ràng sự tách riêng này. Tầm quan trọng tương đối của các yếu tố này đang được bàn cãi, nhưng việc đóng cửa nhiều nhà sản xuất than nhỏ và không hiệu quả cũng rất quan trọng (Sinton và Fridley 2000, 2003; Sinton 2001).

Tuy nhiên, sự tách bạch này cũng không thể kéo dài được lâu. Trước sự hiện diện của bảng giá điện thấp, cắt điện tạm thời và thiếu điện do tăng trưởng GDP hàng năm 9-10%, dẫn đến việc phải sử dụng toàn bộ công suất phát điện, bất kể hiệu quả ra sao. Kết quả là cả lượng thải SO2 (nhất là ở các thành phố phía Bắc) và CO2 đã có xu hướng tăng trở lại.

Việc khuyến khích sử dụng hệ thống đường bộ để vận chuyển hàng và hành khách đã tạo ra nhu cầu đòi hỏi cao về dầu (xăng dầu, điezen và các sản phẩm dầu khác) ở cả Trung Quốc và ấn Độ. Việc nhập khẩu dầu gia tăng, và đối với hai nước tác động tới cả hai vấn đề cân đối thanh toán và an toàn năng lượng trong nước, và tác động toàn cầu vào các thị trường năng lượng của thế giới. Phần này nhằm giải quyết vấn đề tác động toàn cầu.

Sự gia tăng sử dụng năng lượng gầy đây của những Nguời khổng lồ là lý do cho sự gia tăng lớn về sử dụng năng lượng toàn cầu, nhưng sự gia tăng hàng

16 Các nghiên cứu từng phần khác chứng thực các kết quả này. ở Trung Quốc, hậu quả của các mức ô nhiễm không khí hiện nay được nêu rõ trong thống kê về y tế cho một số thành phố: “gần 4.000 người bị chết non mỗi năm do bệnh đường hô hấp liên quan đến ô nhiễm ở Trùng Khánh; 4.000 người ở Bắc Kinh và 1.000 người ở Thượng Hải và Thẩm Dương. Nếu xu hướng hiện nay vẫn cứ tiếp tục xảy ra, Bắc Kinh có thể mất gần 80.000 người, Trùng Khánh là 70.000 người và các thành phố lớn khác có thể phải chịu tổn thất hàng chục ngàn sinh mạng cho đến 2020. Với ngành công nghiệp dự kiến sẽ duy trì sự tăng trưởng nhanh chóng trong 20 năm tới, việc giảm nhanh cường độ về ô nhiễm sẽ cần thiết để không ngừng hạn chế các khí thải” (Dasgupta, Wang và Wheeler 1997, trang 3). ở ấn Độ, Delhi đã được xem như là thành phố có số tử vong cao nhất- khoảng 7.500 người chết mỗi năm (Brandon và Hommann 1995; WHO 2002; Ngân hàng Thế giới 2005a).

Page 169: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 151

năm về sử dụng năng lượng trên toàn cầu đã không có gì khác thường so với trước đây. Việc sử dụng năng lượng của những Người khổng lồ không phải là tác nhân chính làm giá dầu tăng lên gần đây. Đúng hơn là sự thắt chặt các nguồn cung cấp dầu trong bối cảnh khả năng dự trữ giảm và những thay đổi không ngừng về địa chính trị đã kéo giá cả tăng lên trong vài năm vừa qua.

Kể từ cuối những năm 1980, giá cả dầu thấp đã tương đối ổn định và không lên xuống17. Đã có hai ngoại lệ: một mũi nhọn tạm thời (phản ánh sự thay đổi) trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh năm 1990-1991 với các giá dầu tăng vọt 50% cao hơn giá trung bình trong giai đoạn tháng Năm 1990-1991 và sự bất ổn trong cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài ở Châu á năm 1997-1998 khi giá cả mỗi thùng dầu sụt xuống khoảng 12,90USD từ tháng Giêng 1997 đến tháng 12/1998. Sự sụt giảm về giá cả này đã phản ánh một cơn sốc về âm cầu, chủ yếu gây ra do sự suy giảm về nhu cầu dầu ở Châu Á và tốc độ giảm vừa phải về hoạt động kinh tế ở Châu Âu và Nhật Bản. Sự sụt giá này đã phản ánh sự chậm trễ trong việc điều chỉnh giảm sản xuất của Tổ chức các Nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Tiếp theo sự sụt giá này trong giai đoạn 1999-2000 là sự theo kịp cân đối về giá cả dưới tác động phối hợp của những cắt giảm về sản xuất của OPEC và sự phát triển mới về hoạt động kinh tế toàn cầu. Giữa 2002 và 2004, giá dầu bước vào giai đoạn tăng dần nhưng trong thời gian dài và kể từ 2004 giá dầu đã tăng cao. Quá trình thời gian và những yếu tố quyết định về xu hướng giá cả gần đây không có điểm gì chung với hai sự kiện trong những năm 1990 hay với một trong hai cơn sốc về dầu trong những năm 1970 (IMF 2005a) mà cơ bản là do chính những sự phá vỡ đột ngột nguồn cung về địa chính trị.18

Sự gia tăng nhu cầu toàn cầu trong bối cảnh phát triển kinh tế trên thế giới đã khiến giá dầu tăng dần nhưng đều hơn trong giai đoạn 2002 - 2004. Từ 2002-2004, GDP toàn cầu (dưới dạng không đổi) đã cho thấy tốc độ tăng trưởng hàng năm thay đổi thất thường nhưng cao, dao động trong khoảng 3-4%, chỉ giảm nhẹ vào cuối 2004 và cho đến hết 2005 (theo Ngân hàng Thế giới 2006a). Sử dụng dầu thô trên toàn cầu tăng từ 77,6 triệu thùng/ngày (mbd) đến 84,2 mbd từ quý đầu 2002 đến quý tư 2004; và dù có những dấu hiệu giảm trong suốt năm 2005, nó tiếp tục tăng so với số lượng năm 2004 (trung bình +1,1 mbd), nêu rõ tính khó thích nghi tương đối về sử dụng dầu liên quan

17. Do mục đích của đoạn này (trừ phi mang ý nghĩa khác), giá dầu phải được hiểu như là giá dầu thô bán tại nơi giao hàng, với giá rất thấp. Số trung bình cộng (trung bình hàng tháng) của các cấp trung gian ở Dubai, Brent và West Texas.18. Giá cả trung bình hàng năm tăng 250% trong thời kỳ 1973-1974 và 133% trong thời kỳ 1978-1979, là do những hạn chế to lớn và đột ngột giảm cung liên quan đến các sự kiện địa chính trị.

Page 170: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

152 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

đến các giá cả cao hơn trong thời gian ngắn (“Các báo cáo Thị trường Dầu” của IEA).

Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chịu trách nhiệm đóng góp lớn nhất về sử dụng dầu thô trong giai đoạn này (tương đối đều ở mức gần 60%). Phần đóng góp của Trung Quốc tăng từ 6,06% (quý đầu 2002) đến 7,87% (quý tư 2004) số lượng sử dụng dầu thô toàn cầu. Như vậy, Trung Quốc chịu trách nhiệm cho sự gia tăng cao nhất về sử dụng dầu toàn cầu so với mức sử dụng vào đầu 2001, trung bình 0.25 mbd lúc ban đầu và sau đó tăng 2,1 mbd (tương đương 37% lượng gia tăng toàn cầu). Hơn nữa, dù việc sử dụng dầu thô ở các nước công nghiệp đang giảm nhẹ, song song với với sự giảm tốc vừa phải về hoạt động kinh tế của họ năm 2001. Đà phát triển kinh tế của Trung Quốc đủ lớn để bù đắp sự suy giảm và tạo ra sự gia tăng thực về sử dụng dầu. Kể từ 2005, khi nền kinh tế thế giới bắt đầu chậm lại (và sử dụng dầu ở các nước công nghiệp đã chững lại), tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đã tiếp tục duy trì một phần tăng trưởng trong sử dụng dầu. Một câu chuyện tương tự xảy ra đối với ấn Độ, dù con số đưa ra ít ấn tượng hơn. Ấn Độ chỉ chiếm 3-4% lượng sử dụng toàn cầu và 7% lượng gia tăng trung bình về sử dụng dầu toàn cầu kể từ đầu năm 2001.

Do đó, Trung Quốc và Ấn Độ cùng nhau chiếm một phần lớn lượng sử dụng dầu toàn cầu gia tăng ở thập kỷ này (xem hình 5.3), nhưng họ vẫn chỉ chiếm 9-10% lượng sử dụng dầu gộp lại. Ngoài ra, sự tăng trưởng về sử dụng dầu gần đây ở Trung Quốc và Ấn Độ đã được bù đắp phần nào bởi sự chậm lại hay giảm dần về lượng sử dụng dầu ở các nước chủ yếu phụ thuộc vào dầu. Kết quả là sử dụng dầu gộp lại đã không phát triển mạnh trong vài năm trước như đã phát triển trong những năm 1990.19

Đến đầu 2005, nguồn cung về dầu (và drawdown hàng tồn kho) ít nhiều đã theo kịp cầu đang gia tăng. Tuy nhiên, kể từ thời gian đó, với khả năng sản xuất dự phòng của OPEC đang suy giảm, thị trường đã phải chịu sức ép, dù vấn đề này đã phần nào dịu xuống vào khoảng cuối 2005. Suốt hàng loạt đợt cung cấp, sẽ khan hiếm đã mở rộng nhiều cơ hội phát triển ngắn hạn và những vấn đề không phải là những mối quan tâm trong một thời gian cung cấp dư thừa, và đã góp phần mang lại bất ổn.20 Hình 5.4 cho thấy công suất sản xuất dự phòng của OPEC đã bắt đầu giảm xuống đều đặn vào giữa 2002, đưa thị

19 Trong những năm 1990 tổng cầu về dầu thô tăng 1,61% hàng năm; trái lại từ 2000-2005 đã tăng ít hơn một nửa mức đó (0,74%)20 Thiếu đầu tư về công suất lọc dầu trong thập kỷ qua, kết hợp với tổn thất của nhà máy lọc dầu cùng với những cơn bão ở Vịnh Mexico cũng đã hạn chế thị trường.

Page 171: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 153

Nguồn: “Báo cáo thị trường dầu” IEA, trong các năm.Lưu ý: mbd = triệu thùng ngày; OECD = Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.

Tăm

g cầ

u (m

bd)

8,0

6,0

4,0

2,0

0

–2,0

–4,0

Q1

2001 Q1

2002 Q1

2003 Q1

2004 Q1

2005 Q1

2006

quý và năm

Các nước OECDCác nước nằm ngoài OECD

Trung QuốcẤn Độ

Hình 5.3 Sử dụng dầu tăng lên so với quý 1 năm 2001, nhiều nước.

trường đến gần hơn những kiềm chế ràng buộc về nguồn cung dầu giá rẻ. Kể từ tháng Giêng 2004, công suất dự phòng này đã ở mức dưới 3 mbd. Ước tính sơ bộ của Quỹ tiền tệ Quốc tế thừa nhận công suất dự phòng theo yêu cầu là 5 mbd có thể giúp ổn định thị trường bị mất đi một nửa sự ổn định (theo IMF 2005a). Với những bất ổn về địa chính trị cùng với sản lượng của Irắc, Nigeria và Cộng hoà Bolivariana de Venezuela (Xem hình 5.4), và sự thiếu đầu tư (cả ngược và xuôi chiều) trong dây chuyền cung cấp, qui mô của sự sụt giảm về công suất dự trữ lại còn cao hơn. Kết quả là, ngay cả khi cung và cầu được cân đối từ giữa 2004 đến giữa 2004, giá cả vẫn tiếp tục tăng lên đáng kể. Xu hướng giá cả tăng lên này đã không giảm ngay cả sau khi OPEC đã chấp nhận một giải pháp dung hoà vào giữa 2004 - để làm cho nguồn dự trữ dầu thô thương mại của OECD được bổ sung thêm đầy đủ và giảm bớt lo s? tiềm tàng về thiếu hụt nguồn cung cấp trong bối cảnh tốc độ sản xuất của các nước không thuộc OECD giảm xuống. Do đó, sự cân bằng về cung và cầu, như đạt được trong mô hình hàng tồn kho của thị trường dầu đã ngừng lại để dự đoán giá dầu thô trong vài năm qua, với những dao động thị trường vượt cầu nhưng giá lại tăng đều đặn. Sự tăng nhanh đầy kịch tính về giá dầu kể từ 2004 đã phát sinh do

Page 172: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

154 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Ngu

ồn: “

Báo

cáo

thị t

rườn

g dầ

u” IE

A tr

ong

các

năm

.Lư

u ý:

mbd

= tr

iệu

thùn

g ng

ày; O

PEC

= Tổ

chứ

c cá

c nư

ớc x

uất k

hẩu

dầu.

Alg

eria

, Ind

ones

ia, I

slam

ic R

epub

lic o

f Ira

n, K

uwai

t, Li

bya,

Qat

ar, S

audi

Ara

bia,

Tiểu

vươ

ng q

uốc

Arậ

p th

ống

nhất

Iraq,

Nig

eria

, and

Rep

ỳblic

a Bo

livar

iana

de

Vene

zuel

athán

g và

năm

spare capacity (mbd)9 8 7 6 5 4 3 2 1 0

T. G

iêng

2001

T. B

ảy20

01T.

Giê

ng20

02T.

Bảy

2002

T. G

iêng

2003

T. B

ảy20

03T.

Giê

ng20

04T.

Bảy

2004

T. G

iêng

2005

T. B

ảy20

05T.

Giê

ng20

06

Hìn

h 5.

4 S

ản lư

ợng

sản

xuất

của

OPE

C

Page 173: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 155

cung khó thích nghi hơn nhiều so với trước đây kết quả là làm giảm công suất dự phòng cùng với những bất ổn gia tăng về địa chính trị.

Giá cả hiện nay đang được thiết lập theo một sự sắp đặt không ngừng trông chờ vào sự khan hiếm trong tương lai c?a một thị trường được kích động mạnh bởi những quan ng?i về triển vọng trung hạn cho các nguồn cung cấp năng lượng giá rẻ như:

Giảm tốc độ tăng trưởng sản xuất ở các nước không thuộc OPEC (bất •kể giá dầu cao) mà dự kiến sẽ đạt tới mức cao nhất trong 5 - 10 nămSự suy thoỏi sản lượng dự phòng của OPEC do phải chịu sức ép từ •những diễn biến chính trị và bất ổn xã hội đang gia tăng.Chi tiêu không hợp lý cho khảo sát và duy trì các mỏ dầu hiện có, cũng •như chi không đủ cho các công suất thích hợp của nhà máy lọc dầu trong bối cảnh xác định lại nhu cầu, gây thêm áp lực về cầu cho các sản phẩm nhẹ hơn.

Mô phỏng xu hướng năng lượng và khí thải đến năm 2050

Cả Trung Quốc và Ấn Độ sẽ phải duy trì tỷ lệ tăng trưởng GDP cao trong nhiều thập kỷ tới để cải thiện phúc lợi cho người dân và tạo ra đủ việc làm cho lực lượng lao động ngày càng tăng. Sự tăng trưởng đó cần phải được tiếp sức bởi dầu. Nhiều nhà phân tích dầu ở Trung Quốc và Ấn Độ lưu ý rằng việc hai người khổng lồ sản xuất năng lương nhiên liệu hoá thạch sẽ tăng trưởng không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Kết quả là các nước này dự kiến sẽ ngày càng phụ thuộc vào việc nhập khẩu năng lượng. Mức độ phụ thuộc thế nào sẽ được quyết định bởi việc liệu các nước này sẽ tiếp tục thực hiện giải pháp sử dụng năng lượng có chi phí thấp nhưng gây ô nhiễm hay có các biện pháp quyết liệt trong việc áp dụng chiến lược sử dụng năng lượng đa dạng và cân bằng hơn.

Trong việc dự báo sử dụng năng lượng về mặt trung hạn (trong thời hạn 5 năm), thông thường người ta sử dụng số liệu tăng trưởng GDP và các cấu trúc tạo nên GDP để xác định dự báo và sử dụng mô hình kinh tế lượng dự đoán quan hệ đàn hồi giữa việc sử dụng năng lượng với GDP để dự báo mức độ sử dụng năng lượng. Tuy nhiên cách làm này cho các kết quả rất khác nhau tại các nước OECD thu nhập cao. Điều này đặc biệt đúng từ những năm 70 khi các nước bắt đầu chuyển dịch sang cơ cấu kinh tế dựa trên dịch vụ trong giai đoạn hậu công nghiệp (một phần để phản ứng trước cú sốc giá dầu trước đó trong thập kỷ 70). Hệ số tỷ lệ đàn hồi giữa sử dụng năng lượng và tăng trưởng kinh tế tương đối gần nhau tại hầu hết các nước đang phát triển (Zhang 2000;

Page 174: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

156 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Liu 2004). Trong những năm 90, hệ số này giám 0.7-0.8 đối với Ấn Độ - thấp hơn nhiều so với thập kỷ 70. Hệ số này thậm chi ít ổn định hơn đối với những nước thực hiện thay đổi cơ cấu cơ bản, như Trung Quốc, nơi hệ số giao động từ dưới 0,5 lên trên 1.21 Thực tế, việc dựa vào số liệu cực thấp của Trung Quốc trong những năm 90 đã làm cho IEA và các nhà quan sát khác dự báo thấp nhu cầu năng lượng mạnh của Trung Quốc trong giai đoạn sau 2000 (IEA 2002).22 “Dựa trên số liệu năng lượng và kinh tế gần đây (giai đoạn 2002-04), Trung Quốc một lần nữa cho thấy mô hình tăng trưởng năng lượng của nước đang phát triển với tỷlệ đàn hồi GDP lớn hơn một.23

Dự báo nhu cầu sử dụng năng lượng trong thời hạn ngoài 5 năm cần sử dụng các mô hình phức tạp hơn. Cần phân tách sự tăng trưởng của nhiều loại năng lượng khác nhau (ví dụ nhiên liệu hoá thạch với nhiên liệu tái tạo hoặc các tiểu thành phần của hai loại nhiên liệu này), chúng ta cần một mô hình kinh tế khác để có thể dự báo thay đổi khác nhau trong ngành năng lượng và cho thấy chúng phản ứng thế nào đối với sự thay đổi về giá cả liên quan, sự thay đổi về công nghệ và sản lượng của các ngành khác nhau. Điều này đỏi hỏi sử dụng một mô hình mô phỏng đa ngành. Nhiều mô hình mô phỏng năng lượng có thời gian dự báo 20-30 năm vì nguồn vốn cơ bản sử dụng để sản xuất năng lượng kéo dài và các tác động dài hạn của các khoản đầu tư hiện tại không thể hiện trong thời gian ngắn hạn. Hơn nữa cũng cần phải có nhiều thời gian và công sức để phân tích tác động của các nguồn đầu tư hiện nay đối với khí thải trong tương lai. Các nhiên liệu khác nhau có các hệ số khí thải khác nhau và việc chuyển loại nhiên liệu sử dụng có thể tác động đến nguồn khí thải rất nhiều kể cả với mức độ sử dụng năng lượng như nhau. Các yếu tố ngoại sinh liên quan đến khí thải năng lượng cũng là một hàm số quyết định mức khí thải chung (ví dụ việc tập trung các chất ô nhiễm lâu tan như CO2) chứ không chỉ là khí thải hàng năm. Điều này đòi hỏi áp dụng mô hình ít nhất 50 năm, giống như mô hình chúng ta sử dụng trong phần này.24 Yếu tố quan trọng cần lưu ý khi phân tích kết quả của các mô hình này là chúng không phải là dự báo hoặc

21. Như đã lưu ý ở trên, độ co dãn thấp bất thường ở mức 0.5% không được giải thích thỏa đáng. Có l? điều này bắt nguồn từ sự kết hợp các số liệu sai, việc cải thiện hiệu quả gắn với công nghệ công nghiệp mới và sự chuyển đổi nhiên liệu/thay đổi cơ cấu và các biện pháp kinh tế chỉ huy hà khắc (đóng cửa các doanh nghiệp công nghiệp làng xã tạo việc làm và lợi nhuận nhưng sử dụng nhiều than bẩn)22. Trong Triển vọng năng lượng thế giới năm 2002, nhu cầu năng lượng sơ chế tại Trung Quốc cho năm 2010 là 1,302 Mteo, trong khi nhu câu cầu thực tế đạt 1,422 Mtoe đến năm 2003. 23. Độ co dãn trong tiêu thụ năng lượng đạt trung bình 1,47 trong giai đoạn 2002-04 theo Cục thống kê quốc gia Trung Quèc24..Nhiều mô hình thay đổi khí hậu hoạt động trong thời gian 5 năm và kéo dài vài thế kỷ

Page 175: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 157

xác định kết quả xảy ra. Thay vào đó, các kết quả này chỉ là minh hoạ mang tính khám phá về hậu quả của các giải pháp lựa chọn. Sự hữu ích của các kết quả này phụ thuộc vào tính phù hợp của mô hình sử dụng và các kịch bản được lựa chọn để phân tích vấn đề.

Lựa chọn Mô hình Mô phỏng

Trong quá trình mô phỏng năng lượng và khí thải đối với từng nước, một số nhà phân tích phụ thuộc vào mô hình từ trên xuống cho toàn bộ nền kinh tế, trong khi các nhà phân tích khác lại sử dụng mô hình từ dưới lên áp dụng theo từng ngành, từng lĩnh vực công nghệ riêng lẻ. Mô hình thứ nhất tạo ra nhiều kết quả khác nhau bởi lẽ chúng giả định rằng tất cả các ngành đều hoạt động ở mức biên giới sản xuất và đây không phải là điều thường diễn ra tại các nước đang phát triển. Mô hình thứ hai có xu hướng tạo ra cơ hội công bằng hơn, nhưng lại không tính đến hiệu ứng phản hồi hoặc hiệu ứng bù đắp tại các ngành khác của nền kinh tế hoặc phân ngành khác trong ngành năng lượng. Do cả hai cách tiếp cận này đều có điểm mạnh và điểm yếu nên người ta thường sử dụng một “hệ thống các mô hình” (có nghĩa là sử dụng cả hai mô hình trên) để mô phỏng các kịch bản cụ thể cho từng nước.25 Các mô hình toàn cầu đa khu vực được sử dụng để mô phỏng đồng thời các động thái diễn ra tại những nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ nhằm xác định các kết quả toàn cầu của những động thái tại các thị trường năng lượng khác nhau cũng như mức độ khí thải toàn cầu. Một số mô hình toàn cầu đa khu vực như vậy được phổ biến là MERGE, Mô hình đánh giá khí hậu mini (Mini-CAM), Mô hình thống nhất Châu Á Thái Bình dương và các mô hình khác)26. Phần này sử dụng các dự toán do mô hình IMACLIM-R đưa ra tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế về Môi trường và Phát triển.27

Mô hình IMACLIM-R là mô hình cân bằng chung tập trung vào các tiểu ngành sử dụng năng lượng (nhiên liệu hoá thạch- than, dầu, gas và các nhiên liệu không hoá thạch như hạt nhân, hydro, đống sinh học và các nhiên liệu tái

25. Trong một “hệ thống các mô hình”, sản phẩm của một mô hình được sử dụng là đầu vào của mô hình kia thay vì thiết lập một phương trình thống nhất một cách toàn diện hơn nhưng rât khó thiết lập. 26. Đối với MERGE, xem thêm Kypress (2000). Mô hình Mini-Cam xuất phát từ Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc thái bình dương Hoa Kỳ (Edmonds, Wise, and MacCracken 1994; Edmonds, Wise, and Barns 1995). AIM từ Viện nghiên cứu môi trường quốc gia Nhật Bản (Morita et al. 1994)27. Để biết thêm chi tiết về mô hình này, xem thêm Crassous et al. (2006).

Page 176: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

158 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

tạo lại), các ngành biến đổi năng lượng (như điện) và các ngành sử dụng năng lượng thô (như công nghiệp, xây dựng, vận tải và nhà ở). Để dễ phân tích, mô hình này tập hợp tất cả các lĩnh vực khác vào một mô hình chung. Sự tăng trưởng được quyết định một phần bởi các nhân tố nội sinh (dân số, tiết kiệm) và một phần bởi các nhân tố ngoại sinh (sự tăng trưởng sản lượng ngoại sinh, các biến đổi về thương mại, sự cạn kiệt của nguồn năng lượng nhiên liệu hoá thạch rẻ, v.v…). Mỗi năm một mô hình cân bằng tĩnh được sử dụng và sự biến động ngoại sinh trong cơ cấu của nền kinh tế được mô phỏng (ví dụ một kịch bản có nhiều đầu tư trong lĩnh vực giao thông và người tiêu dùng ưa chuộng mạnh sự thay đổi sẽ tạo ra sự tăng trưởng cơ cấu khác hơn so với mô hình có các giả định đối lập).

So với các mô hình năng lượng-kinh tế đang tồn tại khác, mô hình IMACLIM-R có một số ưu điểm:

Mô hình này đưa ra thông tin kỹ thuật về mức cung và cầu của ngành 1. năng lượng, bao gồm hiệu quả sử dụng (thường không được đề cập tới trong các mô hình sử dụng chỉ số đàn hồi để xác định nhu cầu năng lượng thành phầm), khả năng mô phỏng yếu tố “vừa học vừa làm” và có tính đến một cách thực tế hơn nhân tố đầu tư cơ bản để xác định xu hướng đầu tư và sử dụng công nghệ.Mô hình này bảo đảm sự nhất quán giữa thông tin kỹ thuật với các đặc 2. điểm của bối cảnh kinh tế, bao gồm một loạt giá cả tương đối.28

Mô hình này dựa trên sự cân bằng giữa mô hình xác định mức tối ưu 3. về dài hạn với một tầm nhìn xa hoàn hảo (có xu hướng xem nhẹ vai trò của sức ỳ kỹ thuật và xã hội trong điều chỉnh kinh tế) và các mô hình xác định tính năng động bất đối xứng.29 Mô hình IMACLIM-R là một mô hình tăng trưởng cho phép sự bất đối xứng quá độ. Mô hình này có khả năng mô phỏng những bất cân đối quá độ ngắn hạn (bắt nguồn từ kết hợp của tầm nhìn hạn chế vào một thời điểm nào đó và sự trì trệ của hệ thống kinh tế) và khả năng thích ứng (xem điểm 1 trong danh sách). Tuy nhiên điểm này cũng bao gồm các cơ chế phản hồi cần thiết để làm cho nền kinh tế có thể hồi phục về dài hạn, một lộ trình dài hạn được xây dựng do những thay đổi dân cư, tăng năng suất, tích tụ vốn, và thay đổi về giá kéo cánh thương mại. Do vậy sự tăng trưởng dài

28. Trong mô hình IMACLIM-R, phản ứng giá cả phụ thuộc vào thông tin kỹ thuật như hiệu quả nănglượng hơn là các hệ số trong hàm sản xuất đặc biệt khí giá biến động trong khoảng thời gian dài hơn29. Gỉả định đưa ra tốc độ điều chính rất chậm và có thể dẫn đến thiệt hại lớn về GD

Page 177: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 159

hạn không phục thuộc vào những diễn biến tối ưu và hợp lý.30 Trái lại sự tăng trưởng tương lai phụ thuộc vào tầm nhìn không hoàn hảo về giá và số lượng tương lai, quyết định phân bổ đầu tư và lựa chọn công nghệ trong lĩnh vực điện.Mô hình này cho phép sự chu chuyển của luồng vốn quốc tế giữa các 4. khu vực như là một hàm giải thích sự chênh lệch giữa tiết kiệm nội địa và tổng đầu tư mong muốn trong mỗi khu vực của 9 khu vực trên toàn cầu (mà Trung Quốc và Ân Độ là đại diện cho các khu vực khác nhau). Mô hình này dựa trên tỷ lệ tiết kiệm. Tỷ lệ tổng tiết kiệm của một nước hoặc vùng được quyết định bởi xu hướng dân cư và cơ cấu tuổi tác hơn là những điều chỉnh lãi suất ngắn hạn. Tất cả các khoản tiết kiệm được đầu tư. Những khoản đầu tư dự kiến được mô hình hoá trên cơ sở xác định nhu cầu tăng đầu tư trong tương lai (một cách không hoàn hảo). Một khu vực có thừa tiết kiệm trở thành một người xuất khẩu vốn trong khi một khu vực thiếu vốn tài trợ cho các nhu cầu đầu tư của mình trở thành người nhập khẩu vốn. Sự tập hợp quốc tế làm cầu nối giữa xuất khẩu vốn thừa và tái phân bổ khoản tiền này tới các khu vực thiếu tiết kiệm cần thiết để đáp ứng các nhu cầu đầu tư của mình.31

Lựa chọn kịch bản

Kịch bản tham khảo hoặc cơ sở, được gọi là kịch bản “mọi việc đâu sẽ vào đấy” (viết tắt là BAU) được mô phỏng trong chương này.32 Để dễ theo dõi, chỉ có các kết quả của kịch bản này được mô tả chi tiết. Tất cả các kịch bản khác được trình bày tóm tắt và so sánh với BAU. Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm được giả định trong BAU là 6.5-7.5% tại Trung Quốc trong 1-2 thập kỷ tới và 5-6% tại Ấn Độ giảm xuống 3-4% năm đến 2050. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong tương lai tương đối thấp do những hạn chế về thể chế và kỹ

30. Mặc dù mô hình miêu tả các hành vi, nó không nhất thiết thể hiện sự thiếu kỳ vọng. Thứ nhất giả định là người ta phản ứng trước giá hiện nay với lượng thông tin tốt nhất có được vào thời điểm đưa ra quyết định. Thứ hai, độ co dãn chi phối những phải ứng đó thể hiện hành vi thực tế và bao hàm một số nhân tố ẩn như độ ỳ, sợ rủi ro và v.v...31. Trong mô phỏng, một số nước có thể được mô hình hóa là có tỷ lệ xuất khẩu vốn cố định từ trước.32. Năm cơ sở để dự báo là 2001, thay vì năm 2005 được sử dụng trong các mô hình khác trong cuốn sách này. Nguyên nhân là số liệu của IEA về năng lượng của từng nước (sử dụng mô phỏng IMACLIM-R) và số liệu Dự án phân tích thương mại toàn cầu có thể có được với độ chễ vài năm và cần bảo đảm rằng các dự kiện kinh tế và chi tiết năng lượng được sử dụng trong mô phỏng là nhất quán vói năm cơ sở và được thử nghiệm 1-2 năm.

Page 178: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

160 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

thuật đối với nền kinh tế, dẫn dến sự kém hiệu quả trong phân bổ nguồn lực và hạn chế khả năng duy trì tỷ lệ tăng trưởng rất cao trong giai đoạn dài. Tuy nhiên, một dạng kịch bản BAU được mô phỏng. Được gọi là BAU-H, mô hình này giả định rằng tăng trưởng GDP hàng năm cao hơn từ 1-1.5 điểm phần trăm tại cả hai nước (đó là từ 7,5-9% đối với Trung Quốc và 7-8% tại Ấn Độ trong 1,2 thập kỷ tới ). Tỷ lệ tăng trưởng lạc quan này dựa trên kết quả gần đây và dựa trên giả định chính phủ thực hiện kế hoạch 5 năm. Cả BAU và BAU-H giả định tiếp tục phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hoá thạch trong vài thập kỷ tới, tạo tác động xấu đến khí thải tại địa phương (chất lắng đọng, sulphur, ozone và các chất tương tự) và ở tầm toàn cầu (hiệu ứng nhà kính, đặc biệt chất CO2)

Kịch bản thay thế dựa trên chính sách (viết tắt là ALT) được thiết kế để thăm dò mức độ các nhóm chính sách có thể đạt 2 kết quả về sự phân tách.33

Thứ nhất là phân tách tăng trưởng năng lượng khỏi tăng trưởng GDP thông qua việc giảm sử dụng năng lượng, thông qua tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng hoặc không triển khai ngành sản xuất sử dụng nhiều năng lượng hoặc cả hai biện pháp. Thứ hai là phân tách khí thải ra khỏi sự tăng trưởng năng lượng thông qua việc chuyển đổi sử dụng nhiên liệu từ than sang gas (hoặc than sạch) hoặc từ nhiên liệu hoá thạch sang năng lượng hạt nhân hoặc năng lượng tái tạo (và những cải thiện đồng thời về hiệu quả sử dụng năng lượng). Việc bóc tách như vậy không diễn ra độc lập nhau. Đây chỉ là cách thức tiện lợi để mô tả mức độ hiệu quả của chính sách trong việc tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng của nền kinh tế và giảm khí thải độc hại.

Ba nhóm kịch bản được mô phỏng:

Kịch bản cầu1. (được viết tắt là D) bao gồm các hành động bổ sung nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng ngoài những sự cải thiện hiệu quả đã được mô phỏng trong trường hợp BAU (như được mô tả trong biểu đồ KAYA trong hình 5.6.)34. Sự cải thiện bổ sung là (a) tăng 25% mức độ hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành tổng hợp (bao gồm hiệu qủa đơn thuần và những thay đổi cơ cấu kinh tế với việc tăng tỷ trọng dịch vụ trong GDP so với trường

33. Tham khảo thêm thông tin về các giải pháp chính sách, xem thêm Shalizi (2005).34. IEA gợi ý việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quản lý nhu cầu năng lượng và giảm khí thải CO2. Trong giai đoạn 2002-30, những cải thiện như vậy góp phần giảmkhí thải hơn 50% đối với nhóm 11 nước IEA (úc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Italia, Nhật bản, Na Uy, Thụy điển, Anh và Mỹ) do IEA có đầy đủ số liệu những nước này (xem thêm Bradley 2006)

Page 179: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 161

hợp cơ sở; (b) tăng thêm 1,1% hiệu quả hàng năm nhờ các thiết bị sử dụng năng lượng hiệu quả trong hộ gia đình, dẫn đến tăng 60% mức độ hiệu quả so với trường hợp cơ sở; và (c) tăng 50% mức độ sử dụng nhiên liệu ô tô đến 2050 so với trường hợp cơ sởKịch bản cung2. (được viết tắt là S) bao gồm cung ứng cao hơn điện hạt nhân và thuỷ điện ở cả Trung Quốc và Ấn Độ so với mức BAU, trong đó đã tính đến việc mở rộng một số ngành phi nhiên liệu hoá thạch.35 Sự cải thiện bổ sung bao gồm (a) tăng 20% năng lực sử dụng thuỷ điện so với trường hợp cơ sở; (b) tăng 30% tỷ trọng cung ứng điện hạt nhân trong trong đầu tư mới sản xuất điện; (c) tỷ trọng nhiên liệu sinh học tăng dần lên mức 10% trong tổng nhiên liệu được 2 người khổng lồ sản xuất. Tỷ trọng tăng năng lượng gió và mặt trời tăng nhanh từ mức rất thấp lên mức cao nhưng không đủ để bù đắp việc giảm sử dụng khối sinh học truyền thống; và (d) hiệu quả năng lượng tăng lên 15% trong lĩnh vực sử dụng than cho ngành công nghiệp và 8% sử dụng than cho sản xuất điện trong tổng đầu tư mới sau năm 2005.Kịch bản cả cung và cầu3. (được viết tắt là S&D) kết hợp cả biện pháp cải thiện hiệu quả và biện pháp thay đổi nhiên liệu. Điều này phù hợp với chiến lượng năng lượng của Trung Quốc và Ấn Độ (Sarma, Margo và Sachdeva 1998l Liu 2003).

Trong tài liệu nghiên cứu viết cho chương này, Shalizi (sắp xuất bản), kịch bản BAU và ALT được mô phỏng trong hai bối cảnh khác nhau: (1) trường hợp cơ sở giả định không có hạn chế trong quá trình điều chỉnh ngắn hạn trên thị trường năng lượng và (2) bối cảnh có hạn chế trong quá trình điều chỉnh trước nhu cầu gia tăng về năng lượng trên khía cạnh (a) phân bổ nguồn cung ứng than trong nước tại Trung Quốc và Ấn Độ hoặc (b) phát triển thị trường dầu và khí trong tương lại do những cú sốc về nguồn lực và địa chính trị trên thị trường dầu thế giới hoặc những khó khăn của ngành công nghiệp dầu khí thế giới (bao gồm cả các nhà máy lọc dầu) trong việc xây dựng năng lực sản xuất cần thiết và đúng lúc. Điều này đưa ra một số điều chỉnh nhằm hoàn thiện các phân tích ở trên.

Những kịch bản này tạo ra một loạt các kết quả có thể so sánh được. Kết quả được quan tâm đặc biệt trong nghiên cứu này là nhu cầu năng lượng trong nền kinh tế, khí thải toàn cầu liên quan đến nhu cầu năng lượng (tập trung

35. Lưu ý việc chuyển nhiên liệu thường tạo ra sự cải thiện đồng hời hiệu quả sử dụng năng lượng.

Page 180: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

162 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

vào CO2), khí thải địa phương liên quan đến nhu cầu năng lượng (tập trung vào SO2) và nhu cầu đầu tư liên quan đến các giải pháp phát triển năng lượng khác nhau.36 Những mô phỏng này làm cho chúng ta có thể so sánh các hậu quả khác nhau của việc tăng tốc hoặc trì hoãn đầu tư vào việc chuyển dịch từ kịch bản BAU sang kịch bản ALT và thăm dò tiềm năng tự tài trợ hoặc huy động tài trợ bổ sung bên ngoài cho mục tiêu này.

Kịch bản tham khảo – BAU và BAU-H

Hai kịch bản cơ sở thể hiện sự tăng trưởng năng lượng và khí thải nhanh liên quan đến sự tăng trưởng GDP nhanh và rất nhanh của Trung Quốc và Ấn Độ trong những thập kỷ tới. Những kịch bản này đưa ra các chuẩn năng lượng và khí thải mà qua đó chi phí và lợi ích của các biện pháp can thiệp chính sách bổ sung có thể được thảo luận trong phần sau.

Tác động đối với quốc gia

Tại Trung Quốc, các ngành sử dụng năng lượng chủ chốt, ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng sử dụng năng lượng thành phẩm cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ trọng này sẽ tăng trên 60% trong hai thập kỷ tới trước khi giảm xuống dưới mức tỷ trọng hiện nay vào năm 2050. Tỷ trọng sử dụng năng lượng sinh hoạt cũng giảm từ 31% xuóng 25% và tỷ trọng trong ngành giao thông (phụ thuộc gần như hoàn toàn vào xăng) tăng gấp đôi lên 21% (xem bảng 5.3). Về nhiên liệu, tỷ trọng điện tăng gần gấp 3 lần. Tỷ trọng gas và sản phẩm dầu tinh chế tăng 2 điểm phần trăm cho mỗi loại. Tỷ trọng sử dụng than và khối sinh học truyền thống giảm nhiều. Vai trò của than trong sử dụng năng lượng giảm khi ngành dịch vụ phát triển hơn ngành công nghiệp. Vai trò của khối sinh học truyền thống cũng giảm đi trong tổng lượng sử dụng năng lượng khi điện thương mại thay thế nguồn nhiên liệu này.

Mặc dù điện chỉ chiếm 1/3 tổng lượng sử dụng năng lượng vào năm 2050, nhưng việc phụ thuộc nặng nề vào than (80%) để sản xuất điện vào giữa thế kỷ giải thích tại sao than vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng mức sử dụng năng lượng của Trung Quốc. Đến 2050, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào than cho

36. Tổng chất lắng động, thường được sử dụng trong báo cáo sức khỏe khó có thể xác định được và do đó không được tính đến. Khí SO2e có thể dự tính được trong mô hình mô phỏng nên được đưa vào nghiên cứu. Tuy nhiên không thể đánh giá được tác động của nó đối với sức khỏe do những vấn đề được thảo luận ở trên.

Page 181: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 163

việc sử dụng năng lượng vẫn còn cao (63% trong kịch bản BAU và 65% trong kịch bản BAU-H). Việc sử dụng năng lượng sơ chế (chứ không phải sử dụng năng lượng thành phẩm) quyết định mức độ khí thải ô nhiễm. Trong kịch bản BAU, nhu cầu sử dụng năng lượng sơ chế tại Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020 và gấp 4 vào năm 2050.37 Trong kịch bản tăng trưởng cao hơn BAU-H, sự gia tăng khí thải CO2 sẽ lớn hơn đôi chút ở mức gấp 2,5 lần đến năm 2020 và 5,2 lần đến năm 2050.

37. Mô phỏng này dựa trên dự tính của chính phủ Trung Quốc cho giai đoạn 5 năm lần thứ 11 và sau đó.

Trung Quốc Ấn Độ

2005 2020 2050 2005 2020 2050

Tổng tiêu thụ thành phẩm (Mtoe) 921.7 1,683.2 2,685.1 400.3 609.4 1,268.1

Ngành (%)

Công nghiệp/dịch vụ 58.5 62.2 54.6 32.7 39.3 48.3

Giao thông 10.2 14.4 20.8 10.4 12.3 16.0

Sử dụng sinh hoạt 31.2 23.5 24.6 56.9 48.4 35.7

NHiên liệu (%)

Than 38.0 37.4 25.5 11.5 13.0 12.0

Sản phẩm tinh chế 25.0 27.4 27.8 27.5 27.7 25.7

Gas 2.6 3.4 4.4 2.7 3.0 3.3

Điện 13.3 20.3 35.8 9.9 17.3 37.5

Nhiên liệu tái tạo và khối s/học 21.1 11.5 6.6 48.3 38.9 21.5

Tổng sử dụng n/lượng sơ chế (Mtoe) 1,223.1 2,483.5 4,436.5 515.6 845.8 2,068.8

Than (%) 54.3 58.9 62.7 29.2 37.8 57.9

Dầu (%) 23.1 22.6 20.5 25.0 22.6 17.7

Khí tự nhiên (%) 2.5 3.5 3.4 3.8 5.3 4.5

Hạt nhân (%) 0.5 2.4 0.8 0.1 2.1 0.5

Hydro (%) 3.0 3.1 3.7 3.9 1.9 3.7

Nhiên liệu tái tạo (%) 11.5 7.9 37.6 30.3 15.9 15.9

Bảng 5.3 Tỷ trọng ngành và nhiên liệu trong tiêu thụ nănglượng tạiTrung Quốc và Ấn Độ

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên mô hình mô phỏng.Lưu ý: Mtoe = triệu tấn dầu quy đổi

Page 182: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

164 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Tại Ấn Độ, nhu cầu năng lượng thành phẩm từ ngành công nghiệp và dịch vụ tăng từ 33% lên 48% và nhu cầu năng lượng của ngành giao thông tăng từ 10% lên 16%. Nhu cầu năng lượng thành phẩm từ khu vực dân cư giảm từ 57% xuống 36% (bảng 5.3).

Tương tự như trường hợp Trung Quốc, sự dịch chuyển sang sử dụng điện tại Ấn Độ làm tăng tỷ trọng than trong nhu cầu năng lượng sơ chế từ 1/3 năm 2001 lên gần 58% năm 2050. Tỷ trọng sử dụng than tăng so với nguồn thuỷ điện và khí ga biomass truyền thống. Trong kịch bản BAU, nhu cầu năng lượng sơ chế tăng gấp 1,6 lần tại Án Độ đến năm 2020 và 3,6 lần đến năm 2050. Trong kịch bản BAU-H, mức tăng cao hơn đáng kể: gấp 2,2 lần và 7,9 lần đến năm 2020 và 2050.38

Ảnh hưởng toàn cầu

Đầu tiên chúng ta hãy xem xét giá dầu. Hiện tại, Trung Quốc chiếm 6% lượng

38. Mô phỏng này dựa trên dự tính chính thức của chính phủ Ân Độ cho giai đoạn năm năm lần thứ 10 và sau đó

Tỷ tr

ọng

tiêu

thụ

dầu

toàn

cầu

(%)

14

12

10

8

6

4

2

0

160

140

120

100

80

60

40

20

0

Gía

dầu

thô

thế

giới

/thù

ng

(200

1 U

S$)

năm2001

20052009

20132017

20212025

20292033

20372041

20452049

Giá dầu, BAUGiá dầu, BAU-H

Ấn Độ, BAUẤn Độ, BAU-H

Trung Quốc, BAUTrung Quốc, BAU-H

Ấn Độ

Giá cả

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên mô hình mô phỏng.Chú ý: BAU = kịnh bản bình thường; BAU-H = kịch bản tăng trưởng cao.

Trung Quốc

Hình 5.5 Tỷ trọng sử dụng dầu của Trung Quốc và Ấn Độ vàdự đoán giá Dầu thế giới, kịch bản BAU và BAU-H

Page 183: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 165

dầu sử dụng trên thế giới; tỷ trọng này tăng lên 10% năm 2050 trong trường hợp BAU. Cần lưu ý rằng tỷ trọng tiêu thụ dầu của Trung Quốc trong tổng tiêu thụ dầu thế giới ổn định sau năm 2030 do mức độ sử dụng dầu ở các nước đang phát triển khác sẽ tăng nhanh hơn. Trong cùng thời kỳ, tỷ trọng toàn cầu của Ấn Độ tăng từng bước từ 3% lên 5% trong trường hợp BAU (xem hình 5.5).

Trong trường hợp cơ sở, kết quả mô phỏng (tính theo giá đô la năm 2001) cho thấy giá dầu năm 2020 là 61,90 đô la (hoặc 62,47 đô la trong trường hợp BAU-H) ít hơn giá thực tế năm 2006.39 Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, việc tăng giá dầu trong thời gian gần đây là không vững chắc. Do đó có sự khác biệt rõ rệt giữa giá trị cao của giá dầu trong giai đoạn ngắn hạn và giá trị cao vĩnh viễn và vững chắc. Gía 62 đô la thùng dầu năm 2020 (hoặc 133 đô la/ thùng năm 2050 trong hình 5.5) cần được so sánh với mức giả ổn định mà không tính đến sự bất ổn ngắn hạn trong thời gian gần đây. Mức giá bình thường khi đó có thể là khoảng từ 40-50 đô la một thùng vào năm 2006 (chứ không phải 75 đô la vào tháng 7/2006).40

Đến năm 2050, giá dầu thô sẽ tăng gấp năm lần trong giai đoạn 5 thập kỷ từ 2001-2050 (từ 25 đô la lên 133 đô la một thùng tính theo mức giá năm 2001).Sự gia tăng này là khá lớn nhưng không phải là lạ lẫm trong lịch sử.41 Gía một thùng dầu năm 1970 chỉ là 9 đô la tính theo đồng đô la năm 2004 (hoặc 1,8 đô la theo giá danh nghĩa năm 1970( (BP 2006). Năm 2004, trước khi giá dầu tăng cao do sức ép trên thị trường dầu khí và sự bất ổn địa chính trị, giá dầu là 36,4 đô la, tăng gấp bốn lần trong hơn 3 thập kỷ.42

Liệu các công nghệ nhiên liệu khác có thể được sử dung để đáp ứng nhu cầu dầu khí với mức giá cao như thế không ? Câu hỏi này không thể trả lời được một cách chắc chắn. Sự gia tăng giá dầu đến 2050 được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng tiếp tục về nhu cầu giao thông (đặc biệt là giao thông đường bộ và hàng không) ở khắp nơi trên thế giới. Nhu cầu này sẽ làm tăng sử dụng dầu đáng kể và sẽ không có nguồn năng lượng thay thế được dầu khí (không như lĩnh vực điện, có thể có nhiều giải pháp nhiên liệu tái tạo thay thế nhiên liệu hóa thạch). Trong khi mô phỏng mô hình này, sự thâm nhập thị trường của

39. Tỷ lệ hoán đổi từ đô la năm 2001 sang đô la năm 2004 là 1.065m và tới đô la 2005 là 1,092.40. Việc hình thành giá dầu trong mô hình IMACLIM-R không tính đến yếu tố rủi ro (được thể hiện là đóng vai trò chính), do đó giá dầu thô về ngắn hạn có thể thấp hơn giá trên thị trường dầu.41. Trường hợp này cũng không giảm sút quỏ so với các dự báo khác. Dự báo Bộ Năng lượng Mỹ trong cuốn Triển vọng năng lượng quốc tế năm 2006 đưa ra kịch bản cao về mức giá dầu đạt 95 USD thùng (theo giá 2004) đến năm 2030.42. Giá 1970 đối với dầu thô nhẹ của Arập thậm chí ít hơn 1,26 đo la theo giá năm 1970 tương đương với 7đô la theo giá 2005. Năm 2003, giá đạt 40 đô la hoặc gần gấp 6 lần (IEA 2006).

Page 184: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

166 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

nhiên liệu sinh học hoặc hydrogen để thay thế dầu khí phục vụ nhu cầu giao thông là tương đối hạn chế trong giai đoạn mô phỏng.43 Ngoại trừ ethanol từ mía đường (và ở mức độ ít hơn là ngô), thì tất cả các nhiên liệu sinh học khác đang ở giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm sơ khai. Hydrogen và liquefaction hiện chưa phải là các công nghệ khả thi về mặt thương mại và sẽ không khả thi như vậy trong vòng 1-2 thập kỷ tới; sẽ phải mất vài thập kỷ sau đó mới có thể thiết lập được cơ sở hạ tầng cần thiết để chuyển sang sử dụng các nhiên liệu thay thế này. Do đó, dựa trên sự hiểu biết về các công nghệ khả thi hoặc có vẻ khả thi trong hai thập kỷ tới, kết quả mô phỏng cho thấy xu hướng giá dầu tăng lên vẫn sẽ tiếp tục do những điều kiện về cung.44

Do nhân tố thích ứng cũng được tính đến trong mô hình này, nên việc tăng giá sẽ không dẫn đến sự thua thiệt nặng nề cho GDP, trong khi đó sự tăng giá dầu đột ngột sẽ dẫn đến sự thua thiệt GDP đáng kể, ít nhất về mặt ngắn hạn khi nền kinh tế chưa có khả năng điều chỉnh cần thiết (Hamilton 2003). Theo thời gian, nền kinh tế sẽ trở lại quỹ đạo dài hạn. Như Manne (1978) đã lưu ý, nếu có sự kỳ vọng hoàn hảo hoặc sự thích ứng từng bước trong giai đoạn dài hạn trong một thế giới không có các cú sốc đột ngột, thì người ta không nghĩ đến sự thay đổi GDP lớn do năng lượng chỉ là một thành phần nhỏ của nền kinh tế. Sẽ không có trường hợp có những cú sốc và sự ngạc nhiên.45 Để phân tích hành vi của mô hình IMACLIM nhằm phản ứng trước sự tăng đột biến giá dầu, một mô hình được áp dụng với giả định giá dầu thế giới tăng lên 35 USD thùng trong 2 năm so với xu hướng giá dài hạn. Tại đỉnh điểm, mức độ thiệt hại GDP là -3.2% tại Trung Quốc (-1.6% lien tiếp trong 2 năm) và -7% tại Ấn Độ (-3.5% trong hai năm liên tiếp).

Đến đây chúng ta chuyển sang vấn đề khí thải. Trong trường hợp BAU, khí thải CO2 từ năng lượng sử dụng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020 so với năm 2005 và tăng gấp 4 vào năm 2050 đạt mức 3,6 giga tấn cabon (GtC) tại Trung Quốc. Mức C02 tăng gần gấp đôi đến 2020 và gấp bốn đến 2050, đạt 1,6 GtC tại Ấn Độ. Tổng khí thải của hai người khổng lồ vào năm 2050 sẽ bằng 44% tổng khí

43. Như đã lưu ý trong thảo luận về các biện pháp cung thực hiện trong mô hình, mức sử dụng nhiên liệu sinh học dự kiến đạt 10% tổng nhiên liệu tại Trung Quốc và ấn Độ. Đối với thế giới, mức độ sử dụng còn thấp hơn (3% tổng nhiên liệu trong 50 năm tới dựa trên cuốn Triển vọng năng lượng thế giới (IEA 2004).44. Cần lưu ý giá dầu có tính đến vai trò tăng lên của nguồn xăng phi truyền thống và đắt hơn.45. Như đã lưu ý trước, giả định “không có ngạc nhiên” và “không có sức ép” trong kịch bản BAU có thể không thực tế. Tuy nhiên, những kịch bản này đặt ra tiêu chuẩn hữu ích để đánh giá các tình huống có vấn đề (cứngnhắc và sức ép) làm ngăn chặn khả năng điều chỉnh giá và sản lưọng nhanh chóng và suôn sẻ.

Page 185: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 167

thải thế giới vào năm đó, so với khoảng 20% vào năm 2005. Khí thải S02 ở cả hai nước cũng theo quỹ đạo giống như khía thải CO2.

Kết luận chung là sự tăng mạnh mức sử dụng năng lượng tại Trung Quốc và Ấn Độ chắc sẽ không đến mức tạo ra sự mất cân đối cơ cấu trên thị trường năng lượng toàn cầu, Kết quả tiêu cực chính là lượng khí thải CO2 tạo ra cho 2 nước và toàn cầu (và ngoài 2050, sẽ làm tăng sự cạn kiện lượng dự trữ dầu khí truyền thống và phi truyền thống).

Điều gì xảy ra với những biến số này khi tỷ lệ tăng trưởng GDP cao hơn tại Trung Quốc và Ấn Độ? Trong trường hợp BAU-H, tỷ trọng của Trung Quốc trong sử dụng dầu khí thế giới tăng lên 14% và Ân Độ lên 8% năm 2050. Tuy vậy, giá dầu tăng chỉ ở mức 62,47 đô la thùng ( so với 61,9 đô la trong trường hợp BAU) đến năm 2020 và 139,8 đô la đến năm 2050 (so với mức 133 đô la thùng trong trường hợp BAU).46 Với tỷ lệ tăng trưởng GDP cao hơn tại Trung Quốc và Ấn Độ (BAU-H), phần còn lại của thế giới sẽ tăng GDP thê 2 điểm phần trăm so với trường hợp BAU được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tại hai quốc gia khổng lồ Châu Á.

Trong kịch bản BAU-H, nhu cầu năng lượng sơ chế trên toàn cầu sẽ tăng lên cao hơn 16 % đến năm 2050. Khí thải carbon, sẽ tăng thêm 19,%. Sự tăng trưởng nhanh hơn về khí thải carbon so với năng lượng sơ chế là 5,3 điểm phần trăm về tỷ trọng carbon trong tổng cung ứng năng lượng toàn cầu. Do hầu hết các khu vực trên thế giới đều không thể tránh việc sử dụng than nhiều hơn và các nhiên liệu hoá thạch khác để đáp ứng nhu cầu năng lượng cao hơn. Trong kịch bản tăng trưởng cao hơn, khí thải CO2 của cả Trung Quốc và Ấn Độ năm 2020 sẽ tăng gấp trên 2 lần (tăng lên tương ứng 2,2 GtC và 0,7 GtC) và gấp sáu lần đến năm 2050 (lên mức 4,9 GtC) và 11 lần (lên 3,2 GtC). Cả hai người khổng lồ sẽ chiếm 60% tổng khí thải CO2 của thế giới vào năm 2050. Do vậy khi so hai kịch bản BAU và BAU-H, sẽ dẫn đến một kết quả không ngạc nhiên là trong bối cảnh thiếu các chính sách thay thế nhằm tăng cường hiệu quả năng lượng và phi carbon hoá, mức sử dụng năng lượng và CO2 sẽ cao hơn và tỷ lệ GDP cũng sẽ cao hơn.

Do CO2 tiếp tục lắng đọng trong không khí trong thời gian dài, nên sự tích tụ khí thải là điều lo ngại, chứ không phải tỷ lệ khí thải hàng năm.47 Ví dụ, hiện

46. Trong kịch bản BAU-H, giá dầu chỉ bằng $6,80 một thùng (+5.1%) cao hơn kịch bản BAU năm 2050. Sự khác biệt nhỏ diễn ra do giả định rằng chính sách năng lượng đuợc thực hiện hiệu quả và đúng lúc trong ngành than của Ân Độ và Trung Quốc nhắm đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng lên. Việc tăng nhu cầu giao thông và dầu khí là lớn nhưng chưa đủ đẻ tạo ra sự bất cân bằng lớn trên thị trường dầu khí.47. Trường hợp SO2 o không hoàn toàn đúng như vậy. Các chất thải khác tan nhanh hơn qua thời gian.

Page 186: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

168 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

tượng này gây ra nhiệt độ cao hơn và sự ấm lên của trái đất. Khi phân tích hai vấn đề này thì ta thấy rõ hơn lợi ích của sử dụng khoảng thời gian 50 năm trong mô phỏng. Nếu phân tích chỉ hạn chế đến năm 2020 thì chúng ta sẽ thấy tỷ lệ tăng trưởng GDP cao hơn trong kịch bản BAU-H sẽ tạo ra lượng CO2 chỉ 9% cao hơn tại Trung Quốc và 19% cao hơn tại Ấn Độ so với kịch bản BAU. Tuy nhiên, đến năm 2050 sự khác biệt là rất lớn: 22% cao hơn tại Trung Quốc và 79% cao hơn tại Ấn Độ (hoặc 34% cao hơn trong cả hai trường hợp), trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm chỉ cao hơn từ 0,75% đến 1,25% trong giai đoạn 50 năm từ 2001-50.48

Kịch bản điều chỉnh hạn chế trong nghiên cứu của Shalizi (sắp xuất bản) cho thấy nếu nhu cầu năng lượng không mở rộng như dự định, GDP sẽ thấp hơn tại Án Độ (giảm 8% năm 2030) và Trung Quốc (giảm 2%) và giá dầu thế giới chắc chắn sẽ cao hơn 15% so với dự tính. Chúng ta không thể dự đoán liệu có đủ khoản đầu tư thoả đáng để tránh những hạn chế không nhưng những kết quả này chắc chắn cho thấy đây là một nhân tố quan trọng đối với sự tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ.

Kịch bản can thiệp chính sách – ALT-D, ALT-S và ALT S&D

Những kịch bản can thiệp chính sách thay thế cho thấy có thể tăng hiệu quả năng lượng và giảm khí thải đáng kể mà không làm ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng GDP.

Tác động đối với quốc gia

Kịch bản ALT (dựa trên chính sách) dẫn đến việc giảm đáng kể mức độ sử dụng năng lượng và khí CO2 ở cả Trung Quốc và Ấn Độ (bảng 5.4)49. Tác động của việc áp dụng cả hai nhóm biện pháp cung và cầu là mạnh hơn so với việc áp dụng một trong hai nhóm biện pháp. Điều quan trọng hơn là tác động tích cực đối với việc giảm sử dụng năng lượng và khí thải hàng năm là khá lớn và tăng lên theo thời gian với tác động tích cực đối với GDP.

48. Tỷ lệ tăng trưởng cao hơn từ 1,0 đến 1,5 % (giữa kịch bản BAU và BAU-H) được nêu trong phần kịch bản “đâu sẽ có đó” đề cập đến vài giai đoạn 5 năm sau 2005. Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến giảm xuống 3-4% vào năm 2050. Do đó trong thời gian 30 năm, tỷ lệ tăng trưởng trung bình (giữa kịch bản BAU và BAU-H) chỉ là 0,75-1,25%.49. Mức độ giảm thậm chí còn cao hơn đối với khí SO2, khí thái có tác động cục bộ nhưng không được đề cập trong bảng trên.

Page 187: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 169Bả

ng 5

.4 T

óm tắ

t các

kịc

h bả

n A

LT c

ó liê

n qu

an tớ

i BA

U c

ho T

rung

Quố

c và

Ấn

Độ,

200

5–50

Nước

và kịch

bả

n

GDP

(200

1 US

$ tr

illio

ns)

Sử d

ụng

năng

lượn

g sơ

chế

(Mto

e)CO

2(G

tC)

Đầu

tư n

ăng

lượn

g (2

001

US$

billi

ons)

2005

2020

2050

2005

2020

20

5020

0520

2020

5020

0520

2020

50

Trun

g Q

uốc

Khôn

g th

ay đ

ổivề

chín

h sá

ch—

BAU

1.62

4.46

11.7

51,

223.

122,

483.

524,

436.

510.

901.

963.

6171

.53

119.

6811

3.28

Cầu—

ALT

-D (%

)99

.899

.410

0.8

99.1

90.3

78.8

99.0

88.7

76.7

99.8

96.7

76.0

Cung

—AL

T-S

(%)

99.9

99.5

99.5

98.7

95.8

98.4

98.5

83.1

79.8

101.

211

6.3

121.

7

Cung

Cầu—

ALT-

S&D

(%)

99.7

98.6

99.2

97.8

86.7

75.9

97.6

72.8

59.9

101.

011

4.3

92.2

Ấn Đ

ộKh

ông

thay

đổi

về ch

ính

sách

—BA

U

0.61

1.35

4.59

515.

6184

5.84

2,06

8.79

0.26

0.49

1.56

18.4

436

.64

74.1

3

Cầu—

ALT

-D (%

)99

.899

.410

0.9

99.1

94.1

84.8

99.1

92.8

82.9

99.9

95.2

84.1

Cung

—AL

T-S

(%)

99.9

99.8

101.

498

.493

.899

.398

.177

.376

.410

2.2

113.

412

4.9

Cung

Cầu—

ALT-

S&D

(%)

99.7

99.0

101.

297

.588

.783

.797

.271

.663

.210

2.1

110.

510

3.5

Nguồ

n:Tí

nh to

án củ

a tá

c giả

dựa

trên

hình

phỏn

g.Lư

u ý:

GtC

= gi

ga tấ

n ca

rbon

; Mto

e =

triệu

tấn

dầu

quy

đổi.

Page 188: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

170 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Tính toán mức độ năng lượng và khí thải tách khỏi tăng trưởng GDP

Biểu đồ KAYA trình bày cách thức hợp lý thể hiện mức độ bóc tách việc sử dụng năng lượng và khí thải khỏi sự tăng trưởng GDP. Trục tung trong biểu đồ KAYA cho thấy mức độ cải thiện năng lượng trong nền kinh tế (tức là tỷ lệ năng lượng được sử dụng trong mỗi đơn vị sản lượng), từ phải sang trái. Trục hoành cho thấy mức độ cải thiện carbon (khử carbon hoá) trong nền kinh tế (tức là tỷ lệ carbon thải trong mỗi đơn vị năng lượng) từ trên xuống dưới. Trong biểu đồ KAYA được trình bày ở trên (5.6), vùng sáng thể hiện kịch bản BAU; dòng in đậm thể hiện kịch bản thực hiện các giải pháp cầu (ALT-D); dòng kẻ chấm thể hiện kịch bản thực hiện biện pháp cung (ALT-S), dòng kẻ đen thể hiện kịch bản thực hiện kết hợp cả hai biện pháp cả cung và cầu (ALT-S&D).

Trong chiến lược BAU đối với Trung Quốc và Ấn Độ, có sự sụt giảm mạnh về mức độ sử dụng năng lượng thể hiện mức độ hiện đại hóa của ngành và áp dụng công nghệ mới. Tuy nhiên, mức độ sử dụng carbon tăng lên ở cả hai nước, nhưng cao hơn ở Ấn Độ. Trung Quốc giảm nhẹ sử dụng carbon nhưng chỉ diễn ra ở giai đoạn sau trong thời kỳ 50 năm trong kịch bản.

Liên quan đến trường hợp BAU, các biện pháp ALT-D nhằm giảm cầu (bằng cách tăng hiệu qủa sử dụng năng lượng), thể hiện mức độ giảm sử dụng năng lượng trong GDP và bảo đảm rằng việc sử dụng carbon không tăng lên như trong trường hợp BAU. Ở Trung Quốc, các chính sách cầu làm giảm khí thải 0,84 Gtc, so với mức giảm 3,6 GtC khí thải vào năm 2050 (giảm 23%). Tại Ấn Độ, các chính sách cầu giảm 0,27 GtC khí thải, so với mức giảm 1,6 GtC năm 2050 (khoảng 17%).

So với trường hợp BAU, các biện pháp ALT-S thay đổi cung (đó là cơ cấu nhiên liệu cung cấp cho nền kinh tế) không thể hiện mức độ giảm sử dụng năng lượng trong GDP (không như các biện pháp cầu) ở cả Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên ở Trung Quốc các biện pháp này làm thay đổi mức độ giảm carbon. Ở Ấn Độ, sau khi thời gian đầu không sử dụng carbon, mức độ sử dụng carbon bắt đầu tăng (không như Trung Quốc) do tỷ trọng sử dụng khối sinh học mang tính truyền thống trong các hộ gia đình cao hơn tại Ấn Độ so với Trung Quốc (48% so với 18%). Do đó việc chuyển từ sử dụng khối sinh học truyền thống sang sử dụng điện thương mại cho các hộ gia đình dẫn đến việc thay thế khối sinh học ít tạo ra carbon hơn bằng điện dựa trên nhiên liệu hoá thạch thải nhiều carbon hơn bất chấp việc sử dụng nhiều hơn hạt nhân và và nhiên liệu tái tạo phi truyền thống như năng lượng gió và mặt trời để sản xuất ra điện. Tuy nhiên các chính sách cung đã làm giảm khí thải 30% tại Ấn Độ

Page 189: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 171

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên mô hình mô phỏng.Lưu ý: tC/toe = tấn carboj/tấn dầu quy đổi.

BAU ALT-S ALT-D ALT-S&D

0,35 0,45 0,55 0,65 0,75 0,85 0,95 1,05 1,15 1,25

mức độ sử dụng năng lượng trong GDP (toe/triệu US$)

0,80

0,75

0,70

0,65

0,60

0,55

0,50

0,45

b. Ấn Độ

0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 1,1

mức độ sử dụng năng lượng trong GDP (toe/triệu US$)

Mức

độ

carb

on d

o sử

dụn

gN

ăng

lượn

g sơ

chế

Mức

độ

carb

on d

o sử

dụn

gN

ăng

lượn

g sơ

chế

0,85

0,80

0,75

0,70

0,65

0,60

a. Trung Quốc

2010

20052001

BAU

ALT-D

2010

2025

2050ALT-S

ALT-S&D

20502025

2001

2010

2005

BAUALT-D

2010

2025

2050

ALT-S

ALT-S&D

2050

2025

Hình 5.6 Mức độ năng lượng và khí thải phân tách trong trường hợp tiêu dùng năng lượng thành phẩm.

Page 190: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

172 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

(Từ 1,56 GtC xuống 1,19 GtC), một mức độ giảm cao hơn hơn mức 20% tại Trung Quốc (từ 3,6 GtC trong trường hợp BAU xuống 2,88 GtC).

Việc kết hợp các biện pháp giảm cầu với các biện pháp chuyển dịch nhiên liệu (ALT-S&D) dẫn đến việc giảm sử dụng năng lương và carbon so với việc sử dụng chỉ một nhóm giải pháp. Đến năm 2050, việc áp dụng kết hợp hai nhóm biện pháp làm giảm sử dụng năng lượng trong GDP ở mức 24% tại Trung Quốc và 25% tại Ấn Độ so với kịch bản BAU.

Tác động toàn cầu

Tác động của các kịch bản chính sách ALT đối với giá năng lượng thế giới tương đối khác nhau. Sự gia tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong lĩnh vực giao thông tại Trung Quốc và Ấn Độ làm giảm giá dầu toàn cầu khoảng vài điểm phần trăm. Hiệu quả gia tăng trong việc sử dụng than và việc sử dụng thay thế nhiên liệu tái tạo và hạt nhân để sản xuất điện có tác động to lớn hơn đối với giá than thế giới, làm giảm giá than 5-10% đến năm 2050. Điều này sẽ có tác động tích cực đối với Ấn Độ, nước có thể phải nhập khẩu nhiều than hơn trong tương lai. Tác động này sẽ thể hiện mạnh hơn trong kịch bản chặt chẽ hơn.50

Các kịch bản ALT có tác động lớn hơn đối với khí thải và tác động này ngày càng tăng theo thời gian, thậm chí ngoài năm 2050. Tuy nhiên, đến năm 2050, các chính sách cầu tại Trung Quốc làm giảm khí thải CO2 khoảng 15% và các chính sách cung giảm khí CO2 ở mức 18%. Việc thực hiện cả hai nhóm biện pháp này làm giảm 32% khí thải hoặc gần 1/3 lượng khí thải so với lương khí thải được nêu trong kịch bản cơ sở. Tác động chung của chính sách đối với khí thải CO2 tại Ấn Độ có mức độ tương tự. Các chính sách cầu tại Ấn Độ giúp giảm 12% khí thải và các chính sách cung giảm khoảng 22% lượng khí thải. Thực hiện cả hai biện pháp sẽ làm giảm khí thải 31% hoặc gần 1/3 so với lượng khí thải CO2 trong kịch bản cơ sở.

Nhu cầu tài chính và đầu tư bổ sung

Như được lưu ý trong phần trước về xu hướng năng lượng và khí thải ALT, việc thực hiện các biện pháp về cung hoặc cầu sẽ làm giảm năng lượng và khí

50. Cần lưu ý tác động của kịch bản ALT so với trường hợp tham khảo NAU là thấp hơn tác động của kịch bản chặt chẽ hơn

Page 191: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 173

thải so với trường hợp của BAU. Các biện pháp không làm giảm tác động của nhau do đó việc thực hiện cả hai loại biện pháp đều làm giảm năng lượng và khí thải đáng kể hơn là việc chỉ thực hiện 1 loại giải pháp. Sự suy giảm này sẽ tiếp tục trong giai đoạn đến và sau năm 2050. Điều này lại không đúng đối với trường hợp đầu tư năng lượng (xem ô cuối trong bảng 5.4).

Thực hiện các biện pháp chỉ để giảm nhu cầu năng lượng sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư so với trường hợp BAU, theo đó các biện pháp thay đổi cơ cấu cung ứng nhiên liệu làm tăng đáng kể nhu cầu đầu tư. Tuy nhiên, việc thực hiện cả hai loại biện pháp sẽ có tác động ngay đến nhu cầu đầu tư theo hướng cao hơn trong giai đoạn đầu và thấp hơn trong giai đoạn sau so với trường hợp BAU51. Có nghĩa là đến năm 2050, nhu cầu đầu tư năng lượng giảm (trong trường hợp của Trung Quốc, giảm ở dưới mức BAU). Nguyên nhân cho sự sụt giảm này là việc thay đổi nhiên liệu chỉ cần một lượng đầu tư nhỏ khi nhu cầu thấp hơn.52

Một điểm chính trong phân tích này là luồng vốn được ấn định. Do đó việc tăng đầu tư trong ngành năng lượng phải được tài trợ thông qua giảm nguồn vốn chảy ra hoặc giảm các nguồn đầu tư trong nước. Mô phỏng của chúng tôi đặt giả định Ấn Độ áp dụng biện pháp thứ nhất giúp Ấn Độ tiếp tục phát triển GDP so với BAU nhưng làm giảm tài sản tịnh và tạo tác động không thuận đối với phúc lợi của người dân, một yếu tố không được tính tới trong mô hình này. Để minh hoạ, chúng tôi đưa ra giả định trái ngược đối với Trung Quốc có quá trình tích tụ tài sản không được giám sát. Vấn đề ở chỗ mặc dù nhu cầu đầu tư bổ sung trong mô hình ALT là thực tế nhưng kết quả GDP không tạo ra các chỉ số phù hợp để xác định hiệu quả của biện pháp này đối với phúc lợi của người dân. Biện pháp này phụ thuộc vào việc giảm sản lượng, giảm tài sản tịnh và lợi ích của việc giảm khí thải.

Theo quan điểm quốc gia, chi phí đầu tư ban đầu cao vào các giải pháp sử dụng năng lượng thay thế nhiên liệu hoá thạch là một lo ngại. Do đó phản ứng thông thường là đình hoãn ứng dụng các công nghệ hiện đại cho đến khi những sáng kiến công nghệ bổ sung làm giảm chi phí.53 Theo đó, một kịch

51. Nhu cầu đầu tư cao hơn 114% tại Trung Quốc vào năm 2020 (ttương đương với việc bổ sung 113 tỷ USD tính theo giá năm 2001) và cao hơn 110% tại Ấn Độ vào năm 2020 (ttương đương với việc bổ sung 4 tỷ USD tính theo giá năm 2001) 52. Khi kịch bản chặt chẽ được áp dụng, tổng đầu tư cần thiết trong trường hợp BAU-f case cũng thấp hơn trường hợp BAU do GDP thấp hơn.53. Trong mô hình IMACLIM-R sử dụng cho mô phỏng này tại chương này, yếu tố “vừa học vừ a làm” được đưa vào mô phỏng, do đó đầu tư vào công nghệ mới sẽ thúc đẩy tốc độ giảm chi phí

Page 192: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

174 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

bản thay thế được mô phỏng để thăm dò hậu quả của việc chậm trễ áp dụng giải pháp trên. Điều này cho thấy việc trì hoãn sự can thiệp chính sách giúp tiết kiệm tiền bây giờ nhưng sẽ dẫn đến nhu cầu đầu tư cao hơn trong tương lai nhằm đạt tỷ lệ khí thải mục tiêu trong giai đoạn cụ thể. Tuy vậy, thậm chí nhu cầu đầu tư cao hơn cũng có thể đáp ứng được bởi lẽ các khoản đầu tư này chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn trong lượng GDP lớn hơn nhờ sự tăng trưởng kinh tế. Điều này ủng hộ cảm giác ban đầu về lợi ích kinh tế của việc trì hoãn can thiệp. Nhược điểm của sự trì hoãn can thiệp là lợi ích môi trường của những chính sách này cũng sẽ bị trì hoãn. Vấn đề kịch bản này chỉ ra là sẽ không thể bù đắp được đầy đủ những lợi ích có thể đạt được nhờ thực hiện các can thiệp chính sách sớm hơn. Mặc dù chi phí đầu tư và lợi ích của việc giảm khí thải đều sẽ diễn ra trong tương lai, nhưng giá trị hiện tại của hai chính sách này là không như nhau. Vê giá carbon, cả mức độ chi phí và lợi ích đều tương đồng nhau. Nếu hành động sớm, giá ẩn của carbon sẽ thấp hơn mức hiện tại ($10-12 đô la một tấn CO2) theo mô phỏng về thị trường carbon (Cơ chế Phát triển sách)- Điều đó có nghĩa là, không có lý do gì để chậm chễ áp dụng chính sách. Việc chậm chễ một thập kỷ dẫn đến giá carbon cao hơn hiện nay để tạo ra cùng một lượng lợi nhuận. Gía carbon cao hơn trên mức giá thị trường và do đó sẽ không hiệu quả về chi phí. Kết quả là lợi ích giảm chi phí tài chính của việc trì hoãn đầu tư sẽ không bù đắp đầy đủ chi phí khí thải tích tụ do sự phụ thuộc lâu hơn vào nhiên liệu hoá thạch.54-55

Kết luận

Chương này đã đưa ra một số nhận định quan trọng về tác động của sự tăng trưởng Trung Quốc và Ấn Độ đối với khí thải và thị trường năng lượng. Hiện tại nhu cầu điện đang tăng lên rất nhanh ở cả hai nước. Ngoài than, có các nguồn năng lượng giá thấp trong nước với trữ lượng hạn chế để sản xuất ra điện.

Nhu cầu dầu cũng tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thông tăng lên. Sự gia tăng sử dụng nhiên liệu hoá thạch đang tạo ra khí hiệu ứng nhà kính có hại và tăng chi phí y tế công cộng do ô nhiễm không khí tại địa phương.

Trong tương lai, các yếu tố ngoại sinh năng lượng (địa phương, khu vực và

54. Chương này không đánh giá mức độ trao đổi carbon quốc tế có thể diễn ra sau hiệp định Kyoto.55. Chi tiết đầy đủ có thể tham khảo trong Shalizi (2006) and thus reduce the aggregate financial burden.

Page 193: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 175

toàn cầu) chắc chắn sẽ xấu đi, đặc biệt nếu như không có sự chuyển dịch trong chiến lược năng lượng của Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhiều nước đang phát triển lo ngại rằng nhu cầu năng lượng cao từ Trung Quốc và Ấn Độ sẽ làm nguy hại đến sự tăng trưởng của họ qua việc gia tăng giá cả trên thị trường năng lượng quốc tế. Tác động này sẽ nhỏ và được bù đắp một phần hoặc đầy đủ bởi tác động kích thích tăng trưởng của thị trường tại Trung Quốc và Ấn Độ.

Bản thân những Người khổng lồ lo ngại rằng việc dịch chuyển chiến lược năng lượng sang sử dụng nhiên liệu tạo khí thải thấp hơn sẽ làm giảm các yếu tố ngoại sinh và sức ép đối với giá năng lượng thế giới trên thị trường năng lượng toàn cầu, những lại làm hạn chế sự tăng trưởng thu nhập.

Trên thực tế có bằng chứng cho thấy sự gia tăng hiệu quả sẽ tạo nhiều cơ hội để giảm sự gia tăng sử dụng năng lượng mà không ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng GDP. Một số biện pháp đòi hỏi chi phí cao hơn nhưng các nhu cầu tài chính này đều có thể được đáp ứng được trên thị trường vốn trong nước và thế giới. Chấp nhận đầu tư như vậy sẽ có lợi cho quốc gia và thế giới.

Cần có nghiên cứu thêm nhằm gắn kết các mô hình toàn cầu đa khu vực thế hệ mới về sự tăng trưởng ngoại sinh (như mô hình IMACLIM-R) với các mô hình phân tách hơn đang được giới thiệu hoặc sử dụng tại Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này sẽ tạo ra một mô hình hoàn hảo hơn nhằm thử nghiện các chính sách cụ thể phù hợp với các cơ hội và hạn chế cụ thể của từng nước. Điều này cũng cho phép phân tích vấn đề công bằng và hậu quả khác nhau của các giải pháp can thiệp đối với các vùng dân cư.

Page 194: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

176 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Sự thay đổi sản xuất và sản lượng (Mtoe)

Năm Than Dầu Khí gas HydroKhối s/học và

chất thải Hạt nhân Tổng

Bảng 5A.1 Cân bằng năng lượng, 1980–2003

a. Trung Quốc

1980 316 107 12 5 180 0 6201981 315 103 11 6 182 0 6161982 332 104 10 6 184 0 6361983 352 106 10 7 186 0 6611984 387 116 11 7 187 0 7081985 405 130 13 8 189 0 7441986 423 131 14 8 191 0 7671987 454 135 14 9 193 0 8051988 488 140 15 9 195 0 8471989 495 139 16 10 198 0 8571990 545 136 16 11 200 0 9081991 535 140 17 11 202 0 9061992 555 143 16 11 203 0 9291993 588 138 17 13 205 0 9611994 630 144 18 14 205 4 1,0151995 691 149 19 16 206 3 1,0841996 722 158 21 16 207 4 1,1281997 707 156 21 17 208 4 1,1131998 698 156 24 18 209 4 1,1091999 685 161 26 18 213 4 1,1062000 698 151 28 19 214 4 1,1152001 705 161 31 24 216 5 1,1422002 765 168 34 25 217 7 1,2162003 917 169 36 24 219 11 1,377

Phụ lục

Tiêu thụ (Mtoe)

Năm Than Dầu Khí gas HydroKhối s/học và

chất thải Hạt nhân Tổng

1980 313 89 12 5 180 0 5991981 311 84 11 6 182 0 5941982 329 83 10 6 184 0 6131983 348 85 10 7 186 0 6371984 384 88 11 7 187 0 6761985 401 93 13 8 189 0 7041986 418 98 14 8 191 0 7291987 446 105 14 9 193 0 7671988 478 112 15 9 195 0 809

Page 195: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 177

1989 486 116 16 10 198 0 8261990 535 110 16 11 200 0 8721991 523 121 17 11 202 0 8741992 541 132 16 11 203 0 9041993 576 146 17 13 205 0 9571994 615 145 18 14 205 4 1,0021995 673 158 19 16 206 3 1,0751996 700 172 19 16 207 4 1,1191997 685 191 19 17 208 4 1,1241998 678 188 22 18 209 4 1,1191999 661 205 24 18 213 4 1,1242000 664 222 26 19 214 4 1,1492001 648 227 29 24 216 5 1,1492002 716 244 32 25 217 7 1,2412003 862 270 35 24 219 11 1,422

Bảng 5A.1, tiếp

Năm Than Dầu Khí gas HydroKhối s/học và

chất thải Hạt nhân Tổng

Xuất khẩu tịnh (Mtoe)

Năm Than Dầu Khí gas HydroKhối s/học và

chất thải Hạt nhân Tổng

1980 3 18 0 0 0 0 211981 3 19 0 0 0 0 221982 3 20 0 0 0 0 231983 3 21 0 0 0 0 241984 3 29 0 0 0 0 321985 4 37 0 0 0 0 411986 5 33 0 0 0 0 381987 8 31 0 0 0 0 381988 9 28 0 0 0 0 371989 9 22 0 0 0 0 311990 10 26 0 0 0 0 361991 12 19 0 0 0 0 321992 14 11 0 0 0 0 251993 12 –8 0 0 0 0 41994 15 –2 0 0 0 0 131995 18 –9 0 0 0 0 91996 22 –14 1 0 0 0 91997 22 –35 2 0 0 0 –111998 20 –31 2 0 0 0 –91999 23 –43 2 0 0 0 –182000 35 –71 2 0 0 0 –342001 57 –66 2 0 0 0 –62002 49 –76 2 0 0 0 –252003 55 –101 1 0 0 0 –45

Page 196: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

178 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

b. Ấn Độ

Thay đổi sản xuất và sản lượng (Mtoe)

Năm Than Dầu Khí gas HydroKhối s/học và

chất thải Hạt nhân Tổng

1980 50 11 1 4 148 1 2151981 56 17 2 4 151 1 2301982 58 22 2 4 154 1 2411983 63 27 3 4 156 1 2541984 68 30 3 5 160 1 2661985 71 31 4 4 162 1 2741986 77 32 5 5 165 1 2851987 82 32 6 4 169 1 2941988 89 34 7 5 171 2 3071989 92 36 9 5 173 1 3161990 97 35 10 6 176 2 3261991 106 34 11 6 180 1 3381992 111 30 13 6 182 2 3441993 115 30 13 6 185 1 3511994 118 36 13 7 187 1 3621995 124 39 17 6 189 2 3771996 131 37 18 6 190 2 3841997 134 38 20 6 193 3 3941998 131 37 21 7 195 3 3951999 138 37 20 7 198 3 4042000 143 37 21 6 202 4 4142001 148 37 21 6 205 5 4222002 151 38 23 6 208 5 4312003 157 39 23 6 211 5 441

Bảng 5A.1, tiếp

Tiêu thụ(Mtoe)

Năm Than Dầu Khí gas HydroKhối s/học và

chất thải Hạt nhân Tổng

1980 53 34 1 4 148 1 2411981 60 36 2 4 151 1 2531982 62 39 2 4 154 1 2611983 66 40 3 4 156 1 2711984 71 42 3 5 160 1 2811985 76 48 4 4 162 1 2961986 80 48 5 5 165 1 3051987 86 50 6 4 169 1 3171988 94 55 7 5 171 2 3341989 97 60 9 5 173 1 3461990 104 63 10 6 176 2 3601991 112 65 11 6 180 1 375

Page 197: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Năng lượng và Khí thải 179

Năm Than Dầu Khí gas HydroKhối s/học và

chất thải Hạt nhân Tổng

1992 118 68 13 6 182 2 3881993 123 70 13 6 185 1 3981994 127 74 13 7 187 1 4101995 134 84 17 6 189 2 4321996 142 89 18 6 190 2 4471997 147 94 20 6 193 3 4631998 144 101 21 7 195 3 4721999 152 113 20 7 198 3 494 2000 159 114 21 6 202 4 5062001 162 115 21 6 205 5 5142002 168 119 23 6 208 5 5272003 173 124 23 6 211 5 542

Bảng 5A.1, tiếp

Xuất khẩu tịnh (Mtoe)

Năm Than Dầu Khí gas Hydro Khối s/học và chất thải

Hạt nhân Tổng

1980 –3 –23 0 0 0 0 –261981 –3 –20 0 0 0 0 –231982 –4 –17 0 0 0 0 –201983 –3 –13 0 0 0 0 –161984 –3 –12 0 0 0 0 –151985 –4 –17 0 0 0 0 –211986 –4 –16 0 0 0 0 –201987 –5 –18 0 0 0 0 –231988 –5 –22 0 0 0 0 –271989 –6 –24 0 0 0 0 –291990 –7 –27 0 0 0 0 –341991 –6 –31 0 0 0 0 –371992 –7 –38 0 0 0 0 –451993 –7 –40 0 0 0 0 –471994 –9 –39 0 0 0 0 –481995 –10 –45 0 0 0 0 –551996 –11 –52 0 0 0 0 –631997 –14 –56 0 0 0 0 –691998 –13 –64 0 0 0 0 –771999 –15 –75 0 0 0 0 –902000 –15 –77 0 0 0 0 –932001 –14 –78 0 0 0 0 –922002 –16 –80 0 0 0 0 –972003 –15 –85 0 0 0 0 –100

Source: IEA 2005a.Note: Mtoe = million tons of oil equivalent.

Page 198: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

180 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Page 199: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

181

Sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ trong nền kinh tế toàn cầu là chủ đề thảo luận sôi nổi trong giới chính sách, kinh doanh và báo chí quốc tế. Với tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người bình quân hàng năm gần 9% trong suốt một phần tư thế kỷ qua, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là không có tiền lệ. Về phần mình, với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP trên đầu người bình quân gần 4% năm kể từ năm 1981, sự cất cánh của Ấn Độ dường như chỉ kém ngoạn mục hơn khi so với Trung Quốc.

Tại cả hai nước, sự tăng trưởng đi kèm theo sự sụt giảm lớn (và thậm chí là ngoạn mục trong trường hợp của Trung Quốc) tỷ lệ đói nghèo tuyệt đối được đo đạc bằng mức thu nhập hoặc tiêu dùng. Hình 6.1 thể hiện hai xu hướng tại hai nước trong giai đoạn 1981-2003 (1). Tỷ lệ đói nghèo trên đầu người được tính toán trên cơ sơ so sánh 2 nước. Dòng đói nghèo mà Ngân hàng thế giới áp dụng là mức thu nhập chuẩn toàn cầu 1 USD/ngày hoặc tương đương 32,74 USD một tháng tính theo đồng giá sức mua năm 1993 . Trung Quốc bắt đầu giai đoạn này với tỷ lệ đói nghèo cao hơn, nhưng nhanh chóng vượt Ấn Độ.

Nhiều người bày tỏ sự quan ngại về tác động phân phối của quá trình tăng

Những Người khổng lồnửa thức nửa tỉnhSự tăng trưởng không đồng đều tại Trung Quốc và Ấn Độ

Shubham Chaudhuri và Martin Ravallion

C H ư ơ N G 6

1. Vào thời điểm viết chương này, tác giả chỉ có dữ liệu sơ bộ cho Ấn Độ trong năm tài khóa 2004/05, điểm này không được đề cập trong hình 6.1. Dự liệu sơ bộ cho thấy tỷ lệ đói nghèo chung của Ấn Độ trong hình 6.1 được duy trì, mặc dù tỷ lệ này không tăng lên (theo điểm % năm) kể từ đầu những năm 90.

Page 200: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

182 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

trưởng tại hai nước. Cuộc tranh luận trong nước về các biện pháp cải cách thúc đẩy tăng trưởng ngày càng trở nên quyết liệt với nhiều ý kiến khác nhau. Nhìn chung người ta cảm thấy rằng lợi ích từ tăng trưởng lan tỏa hết sức không đồng đều, trong đó một bộ phận dân cư bị tụt hậu cả về giá trị tương đối và tuyệt đối. Đúng là những người khổng lồ đã thức tỉnh khỏi sự suy thoái kinh tế, nhưng đó chỉ là sự tỉnh giấc bởi lẽ một bộ phận dân cư trong xã hội vẫn còn đói nghèo (về mặt tương đối và tuyệt đối). Sự bất cân đối này này càng thể hiện rõ qua sự bất bình đẳng thu nhập theo cách tính thông thường ở cả hai nước. Đến lượt nó, những động thái này đã làm một số nhà quan sát phải đặt câu hỏi về tính bền vững của tăng trưởng.

Người ta giải thích hiện tượng này như thế nào? Sự tăng trưởng diễn ra không đồng đều như thế nào? Liệu chúng ta có thể tin vào các số liệu cho thấy sự bất bình đẳng đang gia tăng? Nếu vậy, liệu chúng ta có nên quan ngại một bộ phận dân cư có vẻ như bị tụt hậu (ít nhất về giá trị tương đối)? và Liệu đìều này có mang lại rủi ro cho sự bền vững về tăng trưởng và giảm nghèo không?

Trong chương này, chúng tôi cố gắng trả lời những câu hỏi này. Rõ ràng là những câu hỏi này rất được quan tâm tại hai nước, nhưng chúng cũng đáng được chú ý tại những nước khác nữa bởi vì tác động của sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ đối với thế giới phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu những người khổng lồ có thể duy trì được tỷ lệ tăng trưởng mà họ đã đạt được trong suốt gần ¼ thế kỷ qua không. Và sự bền vững đó phụ thuộc vào việc liệu những

Nguồn: Đánh giá nghèo từ Chen và Ravallion (2004); GDP từ tài khoản quốc gia.

GD

P đầ

u ng

ười

(con

stan

t 200

0 U

S$)

1.400

1.200

1.000

800

600

400

200

0

70

60

50

40

30

20

10

0

Dân

số

nghè

o (%

Thu

nhậ

p dư

ới 1

USD

ngà

y)

năm1981

19831985

19871989

19911993

19951997

19992001

2003

Tỷ lệ nghèo TQTỷ lệ nghèo ÂĐ

GDP trên đầu người TQGDP trên đầu người ÂĐ

Hình 6.1 Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, 1981–2003

Page 201: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 183

quan ngại về sự tăng trưởng không đồng đều đến nay có phải là những quan ngại hợp lý không và liệu sự bât bình đẳng đó có đặt ra những rủi ro đối với sự tăng trưởng trong tương lai không.

Sau khi lưu ý một số vấn đề về số liệu, chương này xem xét cách thức diễn ra sự tăng trưởng không đồng đều tại Trung Quốc và Ấn Độ và hệ luỵ của sự tăng trưởng không đồng đều đó đối với sự bất bình đẳng và đói nghèo là gì. Từ những phân tích dựa trên số liệu khảo sát hộ gia đình và tổng số liệu từ nguồn chính thức, chúng tôi chỉ ra rằng sự tăng trưởng diễn ra không đồng đều về mặt địa lý, ngành, và ở cấp độ hộ gia đình. Điều này có nghĩa là thành tựu trong giảm nghèo cũng diễn ra không đồng đều và sự bất bình đẳng thu nhập tăng lên. Nếu sự tăng trưởng diễn ra cân bằng hơn thì tình hình giảm nghèo sẽ mạnh hơn. Tiếp đó chúng tôi giải thích tại sao tăng trưởng lại không đồng đều và tại sao đây là điều đáng lo ngại. Do tính chất phức tạp của các vấn đề và những khó khăn trong việc giải trình các vấn đề này một cách thực tiễn, nên phần thảo luận có thể phần nào mang tính phỏng đoán. Chúng tôi cơ cấu phần thảo luận dựa trên ý tưởng rằng có cả loại bất bình đẳng “tốt” và “xấu”, các động cơ và khía cạnh của bất bình đẳng và sự tăng trưởng không đồng đều đều mang khía cạnh tốt và xấu dưới góc độ tác động của nó đối với cả tính công bằng và sự tăng trưởng và phát triển dài hạn.

Chúng tôi lập luận rằng con đường phát triển của những người khổng lồ bị ảnh hưởng và tạo ra cả hai loại bất bình đẳng xấu và tốt. Mặc dù bất bình đẳng tốt, chủ yếu là loại bất bình đẳng thể hiện vai trò của các biện pháp khuyến khích về kinh tế là hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng đến nay, nhưng có rủi ro rằng những bất bình đẳng xấu có thể làm cản trở các cá nhân trong việc liên kết với thị trường và hạn chế đầu tư và tích luỹ vốn vật chất và con người, điều này có thể làm nguy hại tính bền vững của tăng trưởng trong những năm tới. Chúng tôi lập luận rằng cần có các chính sách nhằm duy trì những bất bình đẳng tốt-tức là tiếp tục áp dụng các khuyến khích đối với sáng tạo và đầu tư- đồng thời giảm thiểu các loại bất bình đẳng xấu thông qua việc đầu tư vào nguồn vốn con người và cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm giúp người nghèo nông thôn tiếp cận thị trường.

Làm rõ các vấn đề về số liệu

Luôn có những nguyên nhân nghi ngờ về các số liệu kinh tế và các biện pháp tính toán tính bất bình đẳng và đói nghèo. Những vấn đề này tương đối khác biệt giữa hai nước.

Page 202: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

184 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Một số vấn đề số liệu đã che phủ những đánh giá trước đây về thực trạng đói nghèo và bất bình đẳng ở Trung Quốc. Một số vấn đề là những vấn đề chung diễn ra ở các nước khác; một số vấn đề mang tính đặc thù tại Trung Quốc. Một điểm không bình thường về số liệu Trung Quốc là Uỷ ban số liệu quốc gia (NBS) sử dụng các công cụ khảo sát hàng năm khác cho khu vực nông thôn và thành thị, đó là Khảo sát hộ gia đình nông thôn, và Khảo sát hộ gia đình địa phương. Mặc dù đã có nỗ lực bảo đảm tính nhất quán, những vẫn còn tồn tại một số vấn đề.

Đối với khảo sát nông thôn, cũng tồn tại một số vấn đề về tính nhất quán như thảo luận trong các nghiên cứu của Ravallion và Chen (sắp xuất bản). Một trong những vấn đề nghiêm trọng hơn là năm 1990, có một sự thay đổi về phương pháp định giá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong Khảo sát Hộ gia đình nông thôn: giá thu mua công (được định giá dưói mức giá thị trường) được thay thế bằng giá bán địa phương2. Đối với năm 1990 (năm duy nhất mà 2 phương pháp được so sánh), nghiên cứu của Ravallion và Chen (sắp xuất bản) cho thấy rằng phương pháp định giá mới tạo ra sự bất bình đẳng thấp hơn một chút. Trong năm 1990, chỉ số Gini đối với khu vực nông thôn Trung Quốc giảm từ 31,5% xuống 29,9%. Chỉ số đói nghèo tính theo đầu người nông thôn giảm mạnh từ 37,6% xuống 29,9%. Những tác động này thể hiện tỷ lệ tiêu thụ nông sản cao trong số dân nghèo Trung Quốc.

Một vấn đề khác trong các nghiên cứu trước đây là không điều chỉnh được sự khác biệt về chi phí sinh hoạt tại các môi trường sống khác nhau. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả so sánh về phân phối theo thời gian và không gian. Mức độ chênh lệch giữa nông thôn và thành thị giảm đi đáng kể khi người ta tính đến chi phí sinh hoạt cao hơn ở thành thị (theo nghiên cứu sắp xuất bản của Ravallion và Chen). Xu hướng tích cực trong sự bất bình đẳng giữa thành thị-nông thôn kể từ năm 1980 (mà nhiều tác giả đã lưu ý trong nghiên cứu) đã biến mất khi người ta tính đến tỷ lệ lạm phát cao hơn tại khu vực thành thị so với khu vực nông thôn, mặc dù xu hướng tích cực trong sự bất bình đẳng thành thị-nông thôn kể từ giữa năm 1990 vẫn thể hiện rõ (Nghiên cứu sắp xuất bản của Ravallion và Chen).

Việc khó tiếp cận các dữ liệu vi mô của Trung Quốc đã làm hạn chế khả năng của các nhà nghiên cứu trong việc giải quyết các quan ngại về dữ liệu.

2. Cho đến giữa những năm 90, chính phủ thu mua lương thực với giá thấp hơn thị trường. Sử dụng mức giá này để đinh giá tiêu dùng dẫn tới đánh giá quá mức mức độ đói nghèo và bất bình đẳng. Thông lệ này nhìn chung đã bị loại bỏ từ những năm 90 trở đi và giá bán lương thực địa phương bắt đầu được sử dụng để định giá.

Page 203: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 185

Tuy nhiên, cũng có một số dữ liệu vi mô đối với một số tỉnh và khoảng thời gian được chọn. Ravallion và Chen (1999) đã sử dụng các dữ liệu vi mô của bốn tỉnh phía Nam Trung Quốc để chỉnh sửa các phương pháp đánh giá về đói nghèo và bất bình đẳng. Việc chỉnh sửa các số liệu khảo sát gốc có xu hướng làm giảm sự bất bình đẳng và tỷ lệ tăng theo thời gian.

Không phải tất cả các vấn đề về số liệu đều có nghĩa là mức độ bất bình đẳng hoặc độ tăng bất bình đẳng thấp hơn trên thực tế. Ví dụ, nếu chúng ta tính đến vấn đề tuân thủ (một số người giàu có không có mặt trong khảo sát), thì chúng ta có thể thấy tỷ lệ bất bình đẳng ở mức cao hơn3. Chúng ta hiện chưa có cơ sở giải quyết vấn đề này ở Trung Quốc, nhưng chúng ta ngờ rằng vấn đề tuân thủ là đáng lo ngại ở thành thị Trung Quốc hơn là khu vực nông thôn.

Việc giám sát đói nghèo tại Ấn Độ kể từ những năm 1960 dựa chủ yếu vào khảo sát chi tiêu hộ gia đình được thực hiện trong khuôn khổ Khảo sát Mẫu quốc gia. Đặc điểm nổi bật là chi tiêu tiêu dùng trên đầu người của hộ gia đình được sử dụng làm chỉ số phúc lợi cá nhân. Dòng đói nghèo có giá trị thực tế cố định theo thời gian và không gian (khu vực nông thôn và thành thị ở các bang) được quyết định bởi các thông số địa lý giữa kỳ. Vấn đề dữ liệu chính là việc đánh giá tình hình đói nghèo và bất bình đẳng ở Ấn Độ trong những năm 90 đã bị bao phủ bởi vấn đề liên quan đến sự nhất quán về số liệu giữa hai đợt khảo sát chính diễn ra trong những năm 90 (Deaton 2001; Sen và Hiamnshu 2004a, 2004b).4

Cũng có những quan ngại về chất lượng khảo sát đánh giá mức độ thu nhập hoặc tiêu dùng. Các kết quả khảo sát về thu nhập và tiêu dùng đối với các mẫu đại diện quốc gia thường không tương thích với các thông số từ tài khoản quốc gia. Điều này cũng đúng đối với GDP thường bao gồm các nguồn tiêu dùng trong nước ngoài hộ gia đình. Điều ngạc nhiên hơn là sự chênh lệch giữa mức độ và tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng tư nhân trong tài khoản quốc gia; Ravallion (2003) đưa ra các bằng chứng. Sự chênh lệch về mức độ và tỷ lệ tăng trưởng của tiêu dùng được xác định qua Khảo sát mẫu quốc gia của Ấn Độ

3. Điều này không nhất thiết phải như vậy. Tuy nhiên có bằng chứng hỗ trợ cho Hoa Kỳ (Korinek, Mistiaen và Ravallion 2006).4. Kể từ khi tiến hành khảo sát mẫu quôc gia trong những năm 50, khảo sát đặt thời hạn tiêu dùng trong 30 ngày. Cách làm này thay đổi năm 1999/2000 với vòng khảo sát thứ 55 (bình quân khoảng 60% tổng tiêu dùng), trong đó khảo sát định ra thời gian tiêu dùng trong 7 và 30 ngày cho cùng nhóm hộ gia đình và câu hỏi đặt ra cho thời gian tiêu dùng 7 ngày trước khi hỏi về thời gian tiêu dùng 30 ngày. Trái lại, chi tiêu cho các hạng mục tiêu dùng phi lương thực không thường xuyên (chiếm khoảng 20% tổng tiêu dùng) được tính trong thời gian tiêu dùng 1 năm. Thời gian tiêu dùng 30 ngày được sử dụng đối với các hạng mục tiêu dùng phi lương thực thường xuyên mua.

Page 204: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

186 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

và trong tài khoản quốc gia là đặc biệt lo ngại. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng (được tính toán trong thực tế) sự tiêu dùng tư nhân trong tài khoản quốc gia bao gồm những nội dung không thấy trong khảo sát (Deaton 2005)5. Ngoài sự khác biệt về tính toán, các khảo sát cũng gặp phải vấn đề về sai lệch báo cáo (đặc biệt đối với thu nhập, có vẻ như ít nghiêm trọng hơn vấn đề tiêu dùng) và hiện tượng không trả lời một cách có chủ đích.6

Cũng có một số vấn đề về số liệu trong khi so sánh trường hợp của Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc thường sử dụng số liệu thu nhập hộ gia đình (trên đầu người) làm biến số đánh giá trong khi Ấn Độ lại sử dụng số liệu chi tiêu tiêu dùng (trên đầu người). Ngoài ra, các số liệu về sự khác biệt theo không gian về chi phí sinh hoạt lại tương đối thiếu ở cả hai nước. Hơn nữa, việc so sánh sức mua giữa các nước gặp trở ngại do một số quan ngại về số liệu giá và vấn đề chỉ số-số liệu chuẩn.7

Một vấn đề liên quan đến số liệu cần đề cập đó là liệu các phương pháp tính toán bất bình đẳng thông thường có tính đến sự bất bình đẳng giữa các nhóm không. Tất nhiên, bất kỳ sự tính toán về bất bình đẳng nào đều nêu bật sự khác biệt, nhưng điều chưa rõ là sự bất bình đẳng giữa các nhóm có được chú ý hay không như tác giả Kanbur (2001) đã từng đề cập. Mặc dù vấn đề này dẫn đến một số câu hỏi sâu hơn về chủ nghĩa cá nhân và vai trò của bản sắc nhóm, nhưng là những vấn đề nằm ngoài khuôn khổ của nghiên cứu này. Mặc dù vậy, chúng tôi cũng sẽ tập trung lưu ý đến những sự khác biệt nhất định giữa các nhóm tại Trung Quốc và Ấn Độ.

Cách thức diễn ra sự tăng trưởng không đồng đều

Sự tăng trưởng tại Trung Quốc và Ấn Độ trong một phần tư thế kỷ qua là không đồng đều. Sự không đồng đều này là khá rõ rệt trên một vài khía cạnh (liên quan đến nhau), có tác động đến sự bất bình đẳng, giảm nghèo và phát triển con người tại hai nước. Phần này nêu lên 4 luận điểm:

5. Deaton và Kozel (2005) xuất bản các nghiên cứu về vấn đề này và vấn đề đánh giá đói nghèo tại Ấn Độ.6. Trong đánh giá đói nghèo, một số nhà nghiên cứu đã thay thế khảo sát bằng sử dụng tài khoản quốc gia (GDP hoặc tiêu dùng trên đầu người); ví dụ xem nghiên cứu Bhalla (2002) và Sala-i-Martin (2002). Việc thay thế này nhằm bảo đảm rằng sự chênh lệch là khách quan trên khía cạnh phân phối. Tuy nhiên, giả định đó là sai; ví dụ sự không trả lời khảo sát có chọn lọc có thể tạo ra những sai sót không mang tính trung lập. Xem thêm thảo luận trong bối cảnh đánh giá đói nghèo tại Ấn Độ của Ravallion (2000). 7. Chúng tôi nhìn chung không đề cấp đến các vấn đề số liệu trong chương này không phải bởi vì chúng tôi nghĩ chúng không quan trọng mà bởi vì đây không phải là chỗ để thảo luận sâu vấn đề này.

Page 205: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 187

Sự tăng trưởng không đồng đều tại các bang ở Ấn Độ và các tỉnh ở 1. Trung Quốc có nghĩa là tiến bộ giảm nghèo diễn ra không đồng đềuSự tăng trưởng không đồng đều diễn ra giữa các ngành, trong đó sự 2. tăng trưởng của ngành sơ cấp tụt hậu hơn so với sự tăng trưởng trong ngành cấp 2 và cấp 3 tại cả hai nước và thu nhập nông thôn tăng chậm hơn so với thu nhập thành thị.Sự tăng trưởng không đồng đều diễn ra tại cấp độ hộ gia đình. Đặc 3. biệt, thu nhập ở cấp phân phối cao nhất tăng nhanh hơn ở cấp thấp tại cả hai nước. Điều này có nghĩa là sự bất bình đẳng tăng lên, đặc biệt mạnh mẽ trong trường hợp của Trung Quốc.Do sự tăng trưởng nhanh hơn tại hai nước diễn ra không đồng đều trên 4. những khía cạnh đó, tạo ra những kết quả thất vọng trên phương diện tiến bộ giảm nghèo và các khía cạnh (phi thu nhập) khác của đời sống.

Sự tăng trưởng không đồng đều theo địa lý đã tạo ra những tiến bộ không đồng đều trong giảm nghèo.

Kết quả tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ còn che phủ sự không đồng đều đáng kể về tăng trưởng ở cấp địa phương. Tỷ lệ tăng trưởng GDP tại các tỉnh Trung Quốc (trong giai đoạn 1978-2004) dao động từ mức thấp 5, 9% tại Qinghai đến 13, 3% tại Zhejiang. Tại Ấn Độ, tỷ lệ tăng trưởng GDP tại các bang trong giai đoạn 1980-2004 dao động từ mức thấp 1, 7% tại Jammuand Kashir lên mức cao 8, 7% tại Goa. Trong số 16 bang của Ấn Độ, bang Bihar (bao gồm cả bang mới thành lập Jharkand) có tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất là 2, 2% và bang Karnataka có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất ở mức 7, 2%.

Tỷ lệ tăng trưởng ở cấp tỉnh và bang cao hơn và ít ổn định hơn vào khoảng năm 1980 tại Trung Quốc và năm 1990 tại Ấn Độ8. Mặc dù vậy, sự khác biệt theo địa lý về tỷ lệ tăng trưởng đã tạo ra sự chênh lệch theo vùng tại cả hai nước. Ở Ấn Độ, các bang trước đây vốn nghèo hơn tăng trưởng chậm hơn, dẫn đến sự chênh lệch vô điều kiện cả về mức độ tương đối và tuyệt đối9. Xu hướng này thể hiện rõ trong hình 6.2 cho thấy tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm trên đầu người của các bang so với mức GDP bình quân đầu người ban đầu của các bang nghèo nhất. Các bang nghèo của Ấn Độ đang chịu sự tăng trưởng

8. Tại Ấn Độ, ví dụ ngoại trừ trường hợp các bang thực hiện Cách mạng xanh như Punjab và Haryana và bang Maharashtra, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm từ trước những năm 80 là gần 2%9. Xem thêm nghiên cứu của Ghosh (2006) để biết thêm các thử nghiệm kinh tế lượng cho thấy sự chênh lệch tăng trưởng cao tại Ấn Độ trong giai đoạn sau cải cách.

Page 206: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

188 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

1

Nguồn: Cục thống kê quốc gia TQ, Niên giám thống kê TQ, các năm; Tổ chức khảo sát TW Ấn Độ.

Tỉnh TQ,1978

2 3 4 5 6 7 8 9 10

GDP trên đầu người của tỉnh và bang so vớitỉnh và bang nghèo nhất

GD

P đầ

u ng

ười

gôa

đoạn

19

78–8

0 v

à 20

04 (%

)

14

12

10

8

6

4

2

0

Bang ÂĐ, 1980

Hình 6.2 Tỷ lệ tăng trưởng tại cấp địa phương

tích cực tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng cao sau giai đoạn cải cách lại diễn ra ở các bang khác. Tại Trung Quốc, các tỉnh nghèo lúc đầu đã có thể theo kịp được các tỉnh giàu ban đầu về tỷ lệ tăng trưởng (hình 6.2). Bắt kịp có nghĩa là không có sự chênh lệch tương đối, tuy nhiên sự chênh lệch tuyệt đối giữa các tỉnh có xu hướng tăng lên. Cũng có dấu hiệu chênh lệch vùng giữa vùng duyên hải và vùng nội địa Trung Quốc (xem nghiên cứu Chen và Fleisher 1996; Jian, Sachs và Warner 1996; Sun và Dutta 1997; Raiser 1998; và Kanbur và Zhang 1999).

Sự không đồng đều về tăng trưởng theo không gian đã dẫn đến những tiến bộ không đồng đều về giảm nghèo theo hai cách. Thứ nhất, do sự tăng trưởng thu nhập của các hộ gia đình gắn liền với giảm nghèo tại cấp địa phương ở cả Trung Quốc và Ấn Độ. Do đó, sự tăng trưởng không đồng đều về địa lý cũng có nghĩa là những tiến bộ giảm nghèo diễn ra không đồng đều, trong đó một số tỉnh và bang có thành tích giảm nghèo nhanh hơn nhiều so với các tỉnh và bang khác10. Tại Trung Quốc, khu vực duyên hải có thành tích tốt hơn khu vực nội địa. Tỷ lệ giảm nghèo trong giai đoạn 1981-2001 là 8% năm đối với các tỉnh nội địa so với 17% tại các tỉnh duyên hải. Tại Ấn Độ, hầu hết các bang miền

10. Trường hợp Ấn Độ đã được đề cập đầy đủ trong nghiên cứu của Datt và Ravallion (2002) và Deaton và Drèze (2002), trường hợp Trung Quốc được nêu trong nghiên cứu của Ravallion và Chen (sắp xuất bản).

Page 207: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 189

Tây và Nam, bán đảo Ấn Độ (ngoại trừ Andhra Pradesh) đạt được thành tích khá tốt trong khi các bang lạc hậu hơn là Bihar, Madhya Pradesh, Rajasthan và Uttar cùng với các bang ở miền đông đạt được tương đốt ít thành tựu về giảm nghèo trong giai đoạn 1993-1994 và 1999-2000.

Thứ hai, sự tăng trưởng nhanh nhất không xuất hiện tại những nơi tác động mạnh mẽ nhất đối với giảm nghèo. Điều này thể hiện rõ khi chúng ta so sánh tỷ lệ tăng trưởng giữa các tỉnh thể hiện mỗi quan hệ co dãn giữa tăng trưởng và giảm nghèo so với tỷ trọng nghèo ban đầu (so sánh này nhằm bảo đảm tăng trưởng có tác động đến giảm nghèo quốc gia tại một tỉnh nhất định). Nếu như tăng trưởng có tác động mạnh mẽ nhất đối với nghèo đói tại các tỉnh tăng trưởng, thì ta hẳn đã thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ tăng trưởng và độ đàn hồi giảm nghèo. Tuy nhiên, cả hai nước đều không thể hiện rõ mối quan hệ này, cho dù là quan hệ tỷ lệ thuận hay nghịch (Xem nghiên cứu của Ravallion và Chen (sẵp xuất bản) về trường hợp của Trung Quốc và nghiên cứu của Datt và Ravallion (2002) về trường hợp của Ấn Độ).

Tăng trưởng không đều giữa các ngành làm tăng khoảng cách thu nhập giữa thành thị-nông thôn và làm cản trở nỗ lực giảm nghèo

Khía cạnh thứ hai của sự tăng trưởng không đồng đều ở cả hai nước được thể hiện giữa các ngành. Tỷ lệ tăng trưởng trong ngành sơ cấp (nông nghiệp) không chỉ theo sau ngành bậc 2 (công nghiệp) và bậc 3 (dịch vụ) mà còn giảm sút kể từ năm 1980 (hình 6.3).

Về mặt danh nghĩa, thu nhập và chi tiêu thành thị rõ ràng đã tăng nhanh hơn thu nhập nông thôn trong một phần tư thế kỷ qua tại hai nước. Đối với Ấn Độ, điều này thể hiện qua sự gia tăng tỷ trọng tiêu thụ thành thị- nông thôn từ dưới 1,4% năm 1983 tới 1,7% năm 2000. Thậm chí năm 1981, tỷ trọng thu nhập giữa thành thị và nông thôn là khoảng 2,5% - cao hơn nhiều so với tỷ trọng tương tự tại Ấn Độ. Kể từ đó, mặc dù có những giai đoạn tỷ trọng thu nhập thành thị-nông thôn giảm, nhưng xu hướng chung vẫn là tăng lên.

Việc điều chỉnh sự khác biệt về chi phí sinh hoạt có thể làm lu mờ xu hướng này một chút. Đối với Trung Quốc, tỷ trọng lạm phát thành thị cao hơn ở nông thôn; và khi tính đến nhân tố này, thì ta không thấy xu hướng tăng tỷ trọng thu nhập thành thị-nông thôn (xem nghiên cứu sắp xuất bản của Ravallion và Chen).11

11. Có các vấn đề về dữ liệu khác có tác động không rõ lắm đối với sự chênh lệch nông thôn-thành thị. Việc đếm thiếu người nhập cư nông thôn tại khu vực thành thị Trung Quốc dẫn đến việc xác định quá

Page 208: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

190 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

0

Nguồn: Cục thống kê quốc gia TQ, Niên giám thống kê TQ, các năm; Tổ chức khảo sát TW Ấn Độ.

1980–851985–901990–95

2 4 6 8 10 12 14 16

Tỷ lệ tăng trưởng trung bình năm (%)

ngu

ồn

a. Trung Quốc

0 2 4 6 8 10 12 14 16

Tỷ lệ tăng trưởng trung bình năm (%)

nguồ

n

nông nghiệp

công nghiệp

dịch vụ

b. Ấn Độ

1995–20002000–05

nông nghiệp

công nghiệp

dịch vụ

16

Hình 6.3 Tỷ lệ tăng trưởng GDP theo ngành, 1980–2005

Tuy nhiên, có những giai đoạn, bao gồm giai đoạn từ 1997 đến nay, sự chênh lệch giữa thành thị-nông thôn có xu hướng tăng lên. Hơn nữa, cho dù có tính đến sự chênh lệch về chi phí sinh hoạt, thì khoảng cách tuyệt đối về thu nhập giữa thành thị và nông thôn cũng tăng lên. Điều này cũng đúng với trường hợp của Ấn Độ.

mức mức độ và tỷ lệ tăng trưởng trong tỷ trọng đô thị -nông thôn. Do tác động này, tỷ lệ phản hồi khảo sát thành thị có xu hướng thấp hơn tại khu vực nông thôn. Có thể khẳng định người giàu có tỷ lệ phản hồi thấp hơn. Kết quả thảo luận của chúng tôi với Ban thống kê quốc gia Trung Quốc cho thấy vấn đề này ngày càng nghiêm trọng tại Trung Quốc.

Page 209: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 191

Tỷ trọng đóng góp theo ngành của tăng trưởng có ý nghĩa đối với việc giảm nghèo tại cả hai nước trong thập kỷ gần đây. Điều này có thể thấy trong bảng 6.1, trong đó thể hiện những thay đổi về tỷ lệ nghèo theo thời gian (đó là sự khác biệt về tỷ lệ nghèo theo đầu người) trên cả phương diện tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người nói chung (đó là sự thay đổi tỷ lệ GDP trên đầu người) và tỷ lệ tăng trưởng GDP trong 3 ngành. Tỷ lệ tăng trưởng theo ngành được đo đạc theo tỷ trọng đóng góp của từng ngành để thể hiện thực tế là các ngành có tỷ lệ tăng trưởng giống nhau chưa chắc đã có tác động như nhau đối với giảm nghèo nếu như ngành đó đóng góp tỷ trọng thấp hơn nhiều trong tổng thu nhập so với các ngành khác. Khi đã xác định tỷ trọng đóng góp từng ngành, ta có thể giả định xem nội dung tăng trưởng đó có tác động đến giảm nghèo ngày không. Điều lưu ý là phương pháp hồi quy nên được coi là các công cụ xác định tỷ trọng đóng góp hơn là mô hình xác định hệ quả đối với giảm nghèo. Việc giải thích kỹ hơn phải xác định nội hàm tỷ lệ tăng trưởng và thành phần của tăng trưởng; Ravallion và Chen (nghiên cứu sắp xuất bản) đã đưa ra mô hình giảm nghèo ở Trung Quốc.

Đối với Trung Quốc, tỷ lệ đàn hồi chỉ số giàm nghèo và tăng trưởng GDP là khá ấn tượng ở mức 2,6. Có nghĩa là cứ 10% tỷ lệ tăng trưởng đem lại 26%

Bảng 6.1 Xóa đói giảm nghèo và kết cấu ngành của tăng trưởng

Trung Quốc Ấn Độ

Tăng trưởng và thành phần (1) (2) (3) (4) (5)

Tăng trưởng GDP đầu người

–2.60(–2.16)

–0.99(–3.38)

Ngành sơ cấp (tỷ trọng)

–8.07(–3.97)

–7.85(–4.09)

–1.16(–2.96)

Ngành bậc 2 (tỷ trọng)

–1.75(–1.21)

3.41(1.84)

Ngành bậc 3 (tỷ trọng)

–3.08(–1.24)

–3.42(–2.74)

Ngành bậc 2+3 –2.25(–2.20)

R2 0.21 0.43 0.42 0.75

Nguồn: Ravallion và Chen sắp xuất bản (TQ, 1981–2001); Ravallion và Datt 1996 (ÂĐ 1951–91).

Page 210: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

192 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

tỷ lệ giảm nghèo. Khi tăng trưởng được bóc tách theo ngành, thì điều rõ ràng là thành phần tăng trưởng theo ngànhh có vai trò quan trọng đối với giảm nghèo. Tác động của tăng trưởng trong lĩnh vực sơ cấp cao hơn nhiều so với tăng trưởng ở ngành cấp hai và cấp ba. Tác động của hai ngành này đối với giảm nghèo là tương đương nhau.

Tỷ lệ đàn hồi của tăng trưởng đối với giảm nghèo nhìn chung thấp hơn tại Ấn Độ so với Trung Quốc (cột 4). Đối với Ấn Độ, tỷ trọng ngành của tăng trưởng là nhân tố quan trọng mặc dù sự tăng trưởng ở ngành cấp 3 là tương đối quan trọng hơn tại Trung Quốc12. Điều này thể hiện sự khác biệt giữa hai nước trong việc phân bổ đất nông nghiệp. Tại khu vực nông thôn Trung Quốc, các điều kiện ban đầu vào giai đoạn đầu cải cách tạo ra mức độ bất bình đẳng tương đối thấp trong việc tiếp cận đất đai. Qúa trình phi tập thể hóa bắt đầu cuối những năm 70 đã tạo ra sự phân bổ đất đai tương đối bình đẳng ít nhất trong nội bộ các xã. (giữa các xã, cách duy nhất để bảo đảm sự công bằng trong phân bổ đất đai là cho phép sự di chuyển của người dân, vốn không được coi là một giải pháp đáng mong muốn). Điều này có nghĩa là sự tăng trưởng nông nghiệp là một công cụ mạnh mẽ trong việc xóa nghèo và bất bình đẳng ở Trung Quốc (xem thêm nghiên cứu sắp xuất bản của Ravallion và Chen). Đất nông nghiệp được phân bổ bất bình đẳng hơn tại Ấn Độ. Điều này làm giảm tác động của sự tăng trưởng nông nghiệp đối với giảm nghèo tại Ấn Độ so với Trung Quốc.

Việc tăng thu nhập nông thôn, cho dù nhờ sự tăng trưởng nông nghiệp hoặc (đặc biệt trong trường hợp của Trung Quốc) nhờ sự tăng việclàm phi nông nghiệp nông thôn, đều là nhân tố quan trọng giúp giảm nghèo. Bảng 6.2 cho thấy tỷ lệ giảm nghèo thay đổi theo thời gian (sự khác biệt về tỷ lệ nghèo trên đầu người) nhờ sự tăng trưởng về thu nhập nông thôn và thành thị, một khái niệm thể hiện tác động của di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị. Có thể nói rằng ở cả hai nước sự tăng trưởng thu nhập nông thôn là nhân tố quan trọng giúp giảm nghèo. Ravallion và Chen (nghiên cứu sắp xuất bản) cũng báo cáo về đóng góp của ngành đối với giảm nghèo tại Trung Quốc, trong đó khẳng định tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế nông thôn. Khoảng 72% việc giảm các chỉ số nghèo xuất hiện tại Trung Quốc trong giai đoạn 1981-2001 nhờ có sự giảm nghèo tại nông thôn so với 5% là nhờ sự giảm nghèo ở thành thị và 23% là do chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị.

12. Lưu ý rằng hệ số tăng trưởng trong ngành cấp 2 và 3 đối với Ấn Độ là tương đối đồng đều (bảng 6.1). Điều này cho thấy sự khác biệt trong tỷ lệ tăng trưởng tạo tác động phân phối đối với giảm nghèo.

Page 211: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 193

Kết quả trong bảng 6.1 và 6.2 cho thấy hình thức tăng trưởng không đồng đều giữa các ngành tại Ấn Độ và Trung Quốc, trong đó tỷ lệ tăng trưởng ngành sơ cấp tụt hậu so với ngành cấp 2 và cấp 3 và thu nhập nông thôn tăng chậm hơn so với thu nhập thành thị- có nghĩa là tiến bộ giảm nghèo đã giảm hơn so với triển vọng. Chúng ta thử xem liệu có thể đạt thêm thành quả giảm nghèo nếu sự tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng đều hơn thông qua mô hình mô phỏng giả định. Theo mô hình này, giả định cả ba ngành tăng trưởng đồng đều – có nghĩa là tỷ trọng của các ngành trong GDP năm 1981 tiếp tục không đổi theo thời gian. Bảng 6.1 tính được tỷ lệ giảm nghèo theo các giả định khác nhau về tỷ lệ tăng GDP. Ví dụ, nếu giả định tỷ lệ tăng trưởng cân bằng và Trung Quốc duy trì được tỷ lệ tăng trưởng GDP như vậy trong giai đoạn 1981-2001, thì tỷ lệ giảm nghèo khi đó sẽ giảm được 16.3% năm, thay vì tỷ lệ 9.5% trên thực tế. Như vậy thay vì mất 20 năm để đưa chỉ số nghèo tính theo đầu người từ 53% xuống 8% thì trong trường hợp này chỉ mất 10 năm.

Tất nhiên người ta có thể đặt câu hỏi liệu có thể đạt được sự tăng trưởng cân bằng theo ngành mà không làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế chung không và do đó, giả định trên được coi là trường hợp cao. Và dường như có những dấu hiệu của sự bù đắp theo ngành giữa tỷ lệ tương quan giữa tỷ lệ tăng trưởng khu vực sơ cấp của Trung Quốc và tỷ lệ tăng trưởng của khu vực cấp 2 và 3 là -0,414 trong giai đoạn này. Điều này có nghĩa là trong trường hợp có sự tăng trưởng cân bằng hơn, trong đó tỷ lệ tăng trưởng của khu vực sơ cấp cao hơn, thì tỷ lệ tăng trưởng chung sẽ giảm xuống. Đáng lưu ý là mối tương quan tỷ lệ nghịch đó khá yếu về mặt số liệu—mức độ đáng kể khoảng 6%--và có những giai đoạn ngắn (1983-84; 1987-88; 1994-96) mà cả tăng trưởng của khu vực sơ cấp và tăng trưởng của khu vực bậc hai và ba đều trên mức trung bình.

Bảng 6.2 Xóa đói giảm nghèo và kết cấu tăng trưởng đô thị-nông thôn

Tỷ lệ tăng trưởng hoặc tác động dịch chuyển dân số Trung quốc Ấn độ

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập nông thôn (tính theo tỷ trọng) –2,56 (–8,43) –1,46 (12,64)

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập thành thị (tính theo tỷ trọng) 0,09 (0,20) –0,55 (–1,37)

Dân số 0,74 (0,16) –4,46 (–1,.31)

R2 0,82 0,90

Nguồn: Ravallion và Datt 1996 (Ấn Độ); Ravallion và Chen sắp xuất bản (Trung Quốc).

Page 212: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

194 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Nghiên cứu tương tự ở Ấn Độ cho thấy nếu như không có sự bất cân bằng trong tăng trưởng giữa các ngành và khu vực địa lý thì tỷ lệ tăng trưởng quốc gia kể từ khi cải cách trong đầu những năm 90 hẳn đã tạo ra tỷ lệ giảm nghèo gấp đôi so với tỷ lệ giảm nghèo trong lịch sử Ấn Độ (Datt và Ravallion 2002). Các bằng chứng cũng cho thấy các bang có tỷ lệ phát triển nông thôn ban đầu thấp và mức độ phát triển vốn con người thấp thường có tỷ lệ đàn hồi thấp giữa đói nghèo với tăng trưởng kinh tế (Ravallion và Datt 2002).

Tăng trưởng không đồng đều giữa các hộ gia đìnhdẫn đến gia tăng bất bình đẳng

Sự không đồng đều trong tăng trưởng kinh tế giữa các hộ gia đình với mức sống khác nhau được thể hiện rõ trong vòng cung tăng trưởng (GIC), thể hiện tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn thời gian tương ứng với mỗi mức tỷ lệ phân bổ (được xếp hạng thông qua thu nhập hoặc tiêu dùng trên đầu người)13. Hình 6.4 thể hiện chỉ số GIC của Trung Quốc và Ấn Độ trong giai đoạn 1990-99 và 1993-99. Trong cả hai trường hợp, tỷ lệ tăng trưởng trong hạng cuối của bảng phân phối thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng ở hạng đầu của bảng phân phối. Đường vòng cung không dốc nhiều trong trường hợp của Ấn Độ14. Tỷ lệ tăng trưởng tại Trung Quốc trong những năm 90 tăng nhanh khi dịch chuyển lên cao hơn trong bậc thang thu nhập, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong những năm 90 tăng lên khoảng từ 3% đối với nhóm dân cư nghèo nhất lên hơn 10% đối với nhóm dân cư giầu nhất. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng chung là 6,2%, tỷ lệ tăng trưởng đối với nhóm 20% dân cư nghèo nhất (theo chuẩn nghèo “1 đô la ngày” của Trung Quốc năm 1995) là 4%.

13. Xem thêm Ravallion và Chen (2003) để có định nghĩa và nội dung chính xác của GIC.14. Nội dung chi tiêu GIC của Ấn Độ trong những năm 90 phụ thuộc nhiều vào những điều chỉnh để khắc phục vấn đề nhất quán giữa khảo sát 1999/2000 và các khảo sát trước đó. GIC trình bày trong hình 6.4 dựa trên những dự toán của Sundaram và Ten-dulkar (2003). Các tác giả này đã giải quyết vấn đề nhất quán bằng cách dự toán chi tiêu tiêu dùng dựa trên một giai đoạn tham khảo chung cho các hạng mục tiêu dùng. Sau đó, tác giả gộp số liệu phân phối nông thôn và thành thị, giả định sự khác biệt chi phí sinh hoạt của thành thị và nông thôn là 33% trong giai đoạn 1993/94 và 38% trong giai đoạn 1999/2000. Điều này phù hợp với chỉ số GIC được xác định theo dự tính của Deaton (2001) dựa trên “giai đoạn tham khảo chung”. Nếu không có nỗ lực nào được thực hiện để giải quyết vấn đề liên quan đến tính nhất quán, thì ta chỉ cần đơn giản sử dụng dự toán thô “chưa điều chỉnh” từ mỗi cuộc khảo sát. Chỉ số GIC cho thấy một mô hình tăng trưởng có lợi hơn cho người nghèo với tỷ lệ tăng trưởng giảm từ hơn 2% đối với nhóm người nghèo nhất đến khoảng 1% đối với nhóm giàu nhất trong bảng phân phối (Ravallion 2004b).

Page 213: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 195

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Tỷ lệ dân cư nghèo nhất tính theo thu nhập và chi tiêu trên đầu người

tăng

trưở

ng c

hi ti

êu/t

hu n

hập

trên

đầu

ngư

ời h

àng

năm

(%)

109876543210

Trung Quốc 1990–99

Ấn Độ 1993/99

Hình 6.4 Đường cong tăng trưởng Trung Quốc (1990–99) và Ấn Độ (1993-99)

Nguồn: Ravallion và Chen 2003 (Trung Quốc , sử dụng thu nhập hộ gia đình); Ravallion 2004a (Ấn Độ, sử dụng chi tiêu hộ gia đình vào tiêu dùng).

Chỉ số GIC đối với Ấn Độ trong những năm 90 thể hiện hình chữ U nhẹ, với tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất - khoảng 1% đối với nhóm dân cư đứng thứ 10 và có sự khác biệt nhỏ hơn giữa tỷ lệ tăng trưởng của nhóm dân cư đứng đầu (gần 2%) và tỷ lệ tăng trưởng của nhóm dân cư đứng thấp nhất (chỉ trên 1%) so với trường hợp của Trung Quốc.

Như chúng tôi đã lưu ý, thậm chí các khảo sát đại diện quốc gia với mẫu lớn (như được sử dụng để xây dựng hình 6.4) thường không thể hiện tình hình ở nhóm giàu nhất trong bảng phân phối. Trong trường hợp Ấn Độ, những bằng chứng từ nguồn thông tin khác cho thấy thu nhập ở nhóm giàu nhất tăng nhanh, ví dụ, dựa trên nghiên cứu về tỷ lệ đóng thuế, Banerjee và Pikety (2003) đã báo cáo những người siêu giàu tại Ấn Độ, thuộc nhóm thứ 99,99 có tỷ lệ tăng trưởng thu nhập cao hơn mức 285% trong giai đoạn 1987-88 và 1999-2000.

Hình 6.5 thể hiện xu hướng bất bình đẳng thu nhập tại hai nước. Theo quan điểm so sánh giữa hai nước, Ấn Độ vẫn còn là nướccó sự bất bình đẳng thu nhập tương đối thấp (Ngân hàng thế giới 2005c, 2006), nhưng điều này không đúng đối với trường hợp của Trung Quốc. Chỉ số Gini về bất bình đẳng thu nhập đối với Trung Quốc tăng từ mức 28% năm 1981 lên mức 41% năm 2003

Page 214: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

196 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

(mặc dù khôngdiễn ra liên tiếp) và tăng cao hơn trong một số giai đoạn và ở một số tỉnh15.

Thực tế là việc tính toán sự bất bình đẳng ở Trung Quốc sử dụng số liệu thu nhập trong khi ở Ấn Độ sử dụng số liệu tiêu dùng (trên đầu người). Điều này không giải thích sự khác biệt về cách tính toán bất bình đẳng trong hình 6.5. Trong một số năm, có thể đo đạc mức độ bất bình đẳng dựa trên việc sử dụng số liệu tiêu dùng trong trường hợp của Trung Quốc. Khi thực hiện điều này, tỷ lệ bất bình đẳng dựa trên tiêu dùng chỉ thấp hơn đôi chút so với sự bất bình đẳng dựa trên thu nhập. Và có thể vẫn còn cao hơn nhiều trong trường hợp của Ấn Độ (Chen và Ravallion 2006).

Trong trường hợp của Ấn Độ, người ta thấy chỉ số Gini tăng trong những năm 90 mặc dù sự gia tăng này ít rõ ràng hơn tại Trung Quốc (hình 6.5)16. Tuy nhiên còn quá sớm để nói Ân Độ đang trải qua xu hướng tăng bất bình đẳng giống như Trung Quốc đã trải nghiệm. Như thể hiện trong hình 6.516, nhìn lại thời gian, sự bất bình đẳng gia tăng tại Ấn Độ là một hiện tượng gần đây.17

1978

Nguồn: Tính toán của tác giả (Ấn Độ); Ravallion và Chen sắp xuất bản (Trung Quốc).

1983 1988 1993 1998 2003

năm

Hệ

sô b

ất b

ình

đẳng

Gin

it

45

40

35

30

25

Trung Quốc, thu nhập Ấn Độ, tiêu thụ

Hình 6.5 Xu hướng bất bình đẳng thu nhập, 1978–2003

15. Lưu ý rằng con số sau thấp hơn đối chút so với dự toán trước đây về Trung Quốc vì đã được đính chính lại theo sự thay đổi về phương pháp định giá khảo sát ( như đã thảo luận ở trên) và sự khác biệt về chi phí sinh hoạt thành thị - nông thôn, vốn có xu hướng tăng lên theo thời gian do tỷ lệ lạm phát cao tại khu vực thành thị (khi sự kiểm soát và trợ cấp giá bị dần loại bỏ đối với một số mặt hàng, bao gồm cả nhà ở). Nếu không có sự điều chỉnh này, dự tính chỉ số Gini đối với năm 2003 sẽ tăng lên hơn 45%, thay vì 41%.16. Hình 6.5 sử dụng Khảo sát mẫu quốc gia “dày”. Mẫu mỏng trong giai đoạn những năm 90 cũng khẳng định sự gia tăng về mức độ bất bình đẳng (Ravallion 2000).17. Lưu ý rằng sự so sánh theo thời gian chỉ có thể diễn ra khi sử dụng số liệu thời gian thống nhất, sử dụng phương pháp Deaton để khắc phục vấn đề về tính nhất quán.

Page 215: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 197

Thực vậy, không có xu hướng tăng mạnh về sự bình đẳng tiêu dùng tại Ấn Độ cho đến đầu những năm 90 (Bruno, Ravallion, và Squire 1998).18

Những nhận thức “trên thực tế” rằng sự bất bình đẳng đang gia tăng mạnh mẽ ở Ấn Độ có vẻ không dễ phù hợp với cảm nhận được thể hiện trong hình 6.5. Tuy nhiên những cảm nhận của người dân cũng có thể là sai lầm và ngay cả các dữ liệu cũng không phải là hoàn hảo. Như chúng ta đã lưu ý, các con số dựa trên khảo sát có thể chưa thể hiện hết các khoản lợi nhuận đối với người giàu và điều này phù hợp với bằng chứng về hoàn thuế. Sự thay đổi rõ rệt về tiêu dùng và phong cách sống mà người giàu thể hiện có thể không được thể hiện đầy đủ trong các biện pháp tính toán bất bình đẳng dựa trên khảo sát. Cũng có thể điều quan trọng hơn là nhận thức về bất bình đẳng tăng lên nhanh chóng tại Ấn Độ có thể phản ánh sự gia tăng bất bình đẳng tuyệt đối, đã được thể hiện trong khoảng cách tuyệt đối giữa người giàu và người nghèo, như là một sự khác biệt rõ ràng từ những khoảng cách tương ứng (Ravallion 2004a). Có bằng chứng cho thấy nhiều người xem xét bất bình đẳng về phương diện tuyệt đối hơn là phương diện tương đối (xem nghiên cứu của Amiel và Cowel năm 1999).

Tăng trưởng không đồng đều theo ngành và địa lýgóp phần làm gia tăng bất bình đẳng.

Do cả hai người khổng lồ đều bắt đầu cải cách khi đã có khoảng cách lớn về mức sống giữa thành thị và nông thôn, nên sự tăng trường không đồng đều, trong đó thu nhập thành thị tăng nhanh hơn nông thôn cũng làm tăng sức ép với bất bình đẳng. Các dữ liệu về thời gian trong nghiên cứu của Ravallion và Chen (sắp xuất bản) đưa ra bằng chứng trực tiếp cho thực tế này tại Trung Quốc. Nếu không tính đến sự tăng trưởng về thu nhập nông thôn và thành thị, thì tỷ trọng dân số thành thị tăng lên cũng không có tác động lớn đối với sự bất bình đẳng. Và giai đoạn sự chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn tăng (giảm) cũng là giai đoạn bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn tăng (giảm). Điều này cũng có nghĩa là gia tăng trong khoảng cách thành thị - nông thôn đã trở thành một điểm nổi bật được cả người dân và chính phủ nhắc tới, vượt quá cả phần đóng góp của nó trong việc tính toán sự bất bình đẳng và đói

18. Vào thời điểm viết nghiên cứu này, kết quả của vòng khảo sát mẫu quốc gia thứ 61 cho giai đoạn 2004/05 vẫn chưa được công bố. Chỉ có kết quả sơ bộ vào thời điểm viết, nhưng các kết quả đó cho thấy sự bất bình đẳng gia tăng tại Ấn Độ kể từ những năm 90, tiếp tục diễn ra đến năm 2005 và có thể đã tăng lên như được trình bày trong hình 6.5. Mặc dù vậy, cần phân tích kỹ hơn khi có dữ liệu vĩ mô.

Page 216: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

198 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

nghèo truyền thống. Điểm này bắt nguồn một phần từ niềm tin rằng sự chênh lệch thành thị-nông thôn thể hiện (ít nhất là phần nào) sự thiên vị thành thị trong quá trình cải cách và các lựa chọn chi tiêu công cộng bổ sung. Điều này càng được củng cố bởi những sự vụ lạm dụng xảy ra trên thực tế hoặc bị coi là có lạm dụng quyền lực chính trị địa phương làm phương hại đến người nông dân nghèo hoặc những người nông dân nghèo mất đất (các cuộc tranh chấp đất đai hay xảy ra về hợp đồng đất đai và việc chuyển đổi quyền sử dụng đất tại khu vực nông thôn Trung Quốc là minh chứng).

Tương tự như vậy, những quan ngại bất bình đẳng theo khu vực diễn ra mạnh mẽ tại cả hai nước mặc dù tầm quan trọng về mặt định lượng của bất bình đẳng tăng lên giữa các khu vực (tỉnh và bang) có vẻ lớn hơn tại Ấn Độ. Mặc dù bất bình đẳng giữa các nhóm được đề cập nhiều trong các cuộc thảo luận chính sách, nhưng điều quan trọng là cần lưu ý bất bình đẳng tăng lên trong nội bộ thành thị và nông thôn cũng là một nhân tố chính thể hiện sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng nói chung; đối với Trung Quốc, bất bình đẳng tăng lên ở nông thôn là nhân tố quan trọng gây nên bất bình đẳng nói chung. Trong khi đó bất bình đẳng ở Ấn Độ tăng nhiều hơn ở thành thị hơn là ở nông thôn.

Nội dung ngành của tăng trưởng GDP cũng là một nhân tố xác định sự thay đổi trong bất bình đẳng. Ví dụ, bảng 6.1 cho thấy tăng trưởng khu vực sơ cấp tại Trung Quốc có quan hệ tương quan với tỷ lệ bất bình đẳng thấp hơn trong khi lại không có sự tương quan với tăng trưởng ở khu vực bậc hai và ba (theo nghiên cứu sắp xuất bản của Ravallion và Chen). Sự thay đổi chỉ số Gini đối với tỷ lệ tăng trưởng tại khu vực sơ cấp là -0,478 với tỷ lệ t là -2,76. Cũng có xu hướng tích cực trong tình trạng bất bình đẳng (khoảng 5% năm), là sự độc lập của tỷ lệ tăng trưởng khu vực tư nhân.

Liệu tỷ lệ tăng trưởng của ngành sơ cấp phải cao hơn bao nhiêu để có thể ngăn chặn sự gia tăng trong tỷ lệ bất bình đẳng ? Một tỷ lệ tăng trưởng 7% hàng năm là cần thiết để tránh gia tăng bất bình đẳng, trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng của ngành sơ cấp trung bình hàng năm là dưới 5% trong giai đoạn 1981-2001. Chỉ trong 2 giai đoạn (đầu những năm 80 và giữa những năm 90) tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp đủ cao để ngăn chặn sự gia tăng trong bất bình đẳng. Sự chênh lệch giữa tỷ lệ tăng trưởng trong GDPngành sơ cấp và tỷ lệ tối thiểu cần thiết để ngăn chặn bất bình đẳng gia tăng là đặc biệt lớn trong giai đoạn gần đây. Tỷ trọng ngành của tăng trưởng kinh tế gần đây tại Trung Quốc cho thấy sự gia tăng bất bình đẳng rõ rệt.

Còn quá sớm để kết luận một cách tự tin rằng sự gia tăng bất bình đẳng gần

Page 217: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 199

đây tại Ấn Độ bắt nguồn từ những nhân tố giống nhau. Mặc dù vậy, chúng ta có thể chắc chắn “sự thiên vị thành thị” trong quá trình tăng trưởng của Ấn Độ kể từ khi cải cách diễn ra đã tạo sức ép làm tăng tỷ lệ bất bình đẳng nói chung.

Tại sao tăng trưởng không đồng đều vàtại sao điều này lại quan trọng

Tại sao có tăng trưởng không đồng đều về tổng thể cũng như theo ngành và địa lý trong các thập kỷ gần đây và chúng ta giải thích thế nào về sự không đồng đều này ?

Chúng ta có cần phải lo ngại về việc một bộ phận dân cư ở cả Trung Quốc và Ấn Độ bị tụt hậu? Chúng ta có phải lo ngại về mức độ bất bình đẳng đang gia tăng không?

Những câu hỏi này dễ đặt ra hơn là trả lời do tính chất phức tạp và đa chiều của quy trình tạo ra sự bất bình đẳng và tăng trưởng không đồng đều. Các chính sách đóng vai trò quan trọng như là các điều kiện ban đầu về mặt lịch sử (ví dụ các thể chế được kế thừa) và địa lý (như là một yếu tố quyết định khả năng tiếp cận thị trường và các dịch vụ công cộng). Các lực lượng kinh tế cũng rất quan trọng như các nhân tố chính trị và xã hội. Trả lời những câu hỏi này một cách thấu đáo nằm ngoài khuôn khổ của chương này. Điều chúng ta có thể làm là cung cấp một cách đánh giá dựa trên việc chuyển tải những chứng cứ từ các nguồn khác nhau.

Chúng ta sẽ cơ cấu các cuộc thảo luận dựa trên sự phân biệt giữa bất bình đẳng tốt và xấu – các động lực và khía cạnh của sự tăng trưởng không đồng đều có ý nghĩa tốt và xấu đối với mức sống của người nghèo. Chúng tôi sẽ lập luận rằng con đường phát triển sau cải cách của cả hai người khổng lồ bị ảnh hưởng và tạo ra cả hai loại bất bình đẳng.

Bất bình đẳng tốt

Bất bình đẳng tốt thể hiện và củng cố các biện pháp khuyến khích dựa trên thị trường cần thiết để thúc đẩy sáng tạo, tinh thần kinh doanh và tăng trưởng. Các bằng chứng riêng rẽ cho thấy sự gia tăng bất bình đắng sau khi áp dụng cải cách thị trường tại Trung Quốc và Ấn Độ ít nhất phần nào thể hiện việc thực thi hiệu quả các biện pháp khuyến khích dựa trên thị trường mới được áp dụng, khác biệt so với thời kỳ trước đây, khi mà mức độ bất bình đẳng thấp

Page 218: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

200 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

do các biện pháp can thiệp và bóp méo các quy định được đưa ra nhằm cản trở các động cơ thúc đẩy nỗ lực và sáng tạo cá nhân.

Có lẽ một ví dụ điển hình về vai trò của sự bất bình đẳng tốt (và các động cơ kinh tế kèm theo nó) trong sự tăng trưởng của Trung Quốc chính là sự khích lệ đối với sản xuất nông nghiệp trong đầu những năm 1980 thông qua Hệ thống Trách nhiệm Hộ gia đình. Theo hệ thống này, các hộ nông thôn được giao đất và trở thành những người sở hữu đầu ra từ mảnh đất đó. Điều này đã làm gia tăng mạnh mẽ động lực sản xuất. Trước khi hệ thống này được áp dụng, đất đai được khai thác tập thể và tất cả các thành viên chia sẻ chung sản lượng khá là bình đẳng. Trong bối cảnh đó, động lực thúc đẩy nỗ lực cá nhân rất yếu và những cuộc cải cách đối với hệ thống này là hết sức cần thiết nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nông thôn trong giai đoạn đầu của quá trình quá độ Trung Quốc (nghiên cứu của Fan 1991 và Lin 1992). Ban đầu, những cải cách này làm giảm bất bình đẳng vì nó giúp tăng thu nhập nông thôn so với thu nhập thành thị. Tuy nhiên sau đó một số hộ gia đình làm việc hiệu quả hơn các hộ khác, tùy thuộc vào sự nhạy bén canh tác của họ, điều kiện thổ nhưỡng, khả năng tiếp cận thị trường. Điều này tạo sức ép gia tăng bất bình đẳng ở nông thôn.

Một ví dụ khác được đưa ra trong nghiên cứu của Park (2004) khi phân tích sự gia tăng chênh lệch lương tại Trung Quốc kể từ khi thựchiện cải cách năm 1980. Vào đầu thời kỳ này, khu vực thành thị Trung Quốc đã có hệ thống trả lương cố định, chính phủ phụ trách phân bổ lao động và tỷ lệ học phí thấp (Fleisher và Wang 2004). Khi đó, có rất ít động lực thúc đẩy cải thiện chất lượng hoạt động hoặc học thêm kỹ năng. Từ việc áp dụng lương cố định và mức độ di chuyển lao động thấp, Trung Quốc dịch chuyển dần tới hệ thống thị trường trong những năm 90, trong đó tập trung phát triển khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh năng động và một thị trường lao động mở. Nhờ những cải cách làm tăng quy mô việc làm trong khu vực tư nhân đang mở rộng và phát triển thị trường lao động cạnh tranh, sự chênh lệch lương đã tăng lên đáng kể dựa vào kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Mức học phí cũng tăng lên (Heckman và Li 2004; Park 2004). Nhìn về tương lai, tác động của sự xuất hiện của hệ thống giáo dục được mở rộng sau quá trình cải cách tại Trung Quốc (theo đó tỷ lệ lợi nhuận có xu hướng cao hơn ở các cấp học cao hơn) thì việc tăng mức học phí sẽ tạo sức ép làm gia tăng bất bình đẳng dù giáo dục sẽ góp phần làm giảm nghèo đói.

Tại Ấn Độ, có xu hướng bất bình đẳng lương gia tăng trong những năm 90. Một phần do có các mức lương khác nhau theo trình độ giáo dục khác nhau. Sự chênh lệch này thể hiện sự phát triển của các thị trường lao động và sản

Page 219: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 201

phẩm ngày càng cạnh tranh (Dutta 2005). Một ví dụ khác về sự chênh lệch gia tăng thể hiện vai trò của các động lực trong việc thúc đẩy tăng trưởng liên quan đến sự chênh lệch về tăng trưởng giữa các bang của Án Độ trong những năm 90. Trong thời gian này, một số bang có tăng trưởng cao trong khi một số bang khác kém hơn. Cả Ahluwalia (2000) và Kohli (2006) cho rằng it nhất gia tăng bất bình đẳng thể hiện phần nào phản ứng của đầu tư tư nhân đối với sự khác biệt trong môi trường đầu tư ở các bang khác nhau. Khi Kohli (2006) lưu ý những phản ứng đó khích lệ các nhà lãnh đạo của bang đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư tư nhân tất nhiên trong giới hạn về chính trị và năng lực của các bang. Điều này trái ngược với giai đoạn trước khi tỷ trọng đầu tư công cộng trong tổng đầu tư lớn hơn nhiều.

Có bằng chứng ở Ấn Độ cho thấy tác động của các biện pháp khuyến khích được nhân lên nhiều lần nhờ sự có mặt của các nền kinh tế tích tụ trong các hoạt động công nghiệp. Lall và Chakvarty (2005) cho thấy đa dạng công nghiệp (vốn cao hơn tại các vùng công nghiệp hỗn hợp và thành phố) tạo ra tác dụng giảm chi phí thông qua kinh tế tích tụ. Do đó các đơn vị công nghiệp tư nhân thường thích tập trung tại các khu công nghiệp có mật độ dày nhằm tăng mức độ của các cụm công nghiệp. Ngược lại, các quyết định địa điểm của các ngành công nghiệp quốc doanh có thể ít chịu bị tác động bởi các tính toán chi phí mà bị ảnh hướng nhiều bởi mong muốn tạo ra sự cân bằng vùng tốt hơn. Kết luận của hai học giả Lall và Chakravorty là các cuộc cải cách, việc giảm đầu tư công cộng và sự xuất hiện của khu vực tư nhân với tư cách là nguồn đầu tư công nghiệp mới chủ yếu đã góp phần tạo nên bất bình đẳng theo không gian cao hơn trong hoạt động công nghiệp.

Bất bình đẳng xấu

Các quy trình đang diễn ra tại Trung Quốc và Ân Độ chắc chắn không phải mang tính ngẫu nhiên như các nghiên cứu đã chỉ ra. Cái bẫy đói nghèo địa lý, các hình thức phân biệt xã hội, sự thiếu vốn con người và thiếu khả năng tiếp cận tín dụng và bảo hiểm, nạn tham nhũng và ảnh hưởng không đồng đều là những nhân tố tác động đồng thời làm tăng sự bất bình đẳng và ngăn chặn một số nhóm dân cư nhất định trong việc thoát khỏi các hoạt động truyền thống có năng suất thấp. Thất bại của thị trường tín dụng thường là gốc rễ của vấn đề; chính người nghèo có nhiều hạn chế nhất trong việc đầu tư vào vốn con người và cơ sở hạ tầng. Những bất bình đẳng xấu, có gốc rễ bắt nguồn từ thất

Page 220: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

202 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

0

Nguồn: Cục thống kê quốc gia TQ, Niên giám thống kê TQ, các năm; Tổ chức khảo sát TW Ấn Độ.

Tỉnh TQ

10 20 30 40 50 60

Tỷ lệ nghèo ban đầu (%)So với tỉnh nghèo nhất (bang)

tăng

trưở

ng th

u nh

ập

trun

g bì

nh h

àng

năm

% 7

6543210

Bang ÂĐ, nông thôn Bang ÂĐ, thành thị

Hình 6.6 Tỷ lệ tăng trưởng tại cấp địa phương, so với tỷ lệ nghèo ban đầu

bại của thị trường, thất bại trong điều phối, và trong quản lý đã ngăn cản các cá nhân trong việc liên kết với thị trường và hạn chế đầu tư vào vốn con người và cơ sở hạ tầng.19

Ở đây chúng tôi tập trung vào hai khía cạnh của bất bình đẳng xấu. Bất bình đẳng đầu tiên liên quan đến địa điểm với sự có mặt của nhân tố ngoại sinh, cản trở sự di chuyển và phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lực địa phương. Những đặc điểm này đã tạo ra những cái bẫy đói nghèo địa lý. Có nghĩa là một hộ nghèo ở một khu vực giàu tài nguyên có thể thoát nghèo, trong khi một hộ tương tự sống ở một khu vực nghèo thì hoạt động trì trệ hoặc càng nghèo hơn. Đây có thể là một nguyên nhân tại sao những tỉnh nghèo ban đầu thường có tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn sau đó (hình 6.6).

Mặc dù những phát hiện này dựa trên các dữ liệu cho thấy sự tồn tại của các bẫy đói nghèo đó, nhưng cũng khó có thể có kết luận cuối cùng về việc này. Có thể tham khảo các bằng chứng vi mô rõ hơn về yếu tố ngoại sinh mang tính

19. Ngân hàng thế giới (2005c, chương 5) có một tổng kết hữu ích về các lập luận và bằng chứng giải thích tại sao một số loại bất bình đẳng không hiệu quả khi chúng đòi hỏi những cơ hội không bình đẳng để thăng tiến. Xem thêm tổng quan hữu ích về các lập luận lý thuyết của Aghion, Caroli, và Garcia-Peñalosa (1999).

Page 221: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 203

địa lý giải thích những cái bẫy đó trong các nghiên cứu của Jalan và Ravallion (2002) và Ravallion (2005), trong đó có sử dụng các dữ liệu hộ gia đình nông thôn Trung Quốc. Những đặc điểm địa lý thuận lợi cho việc thoát nghèo bao gồm những điều kiện thuận lợi do nhà nước kiểm soát (như mật độ đường nông thôn) và các thuận lợi do khu vực tư nhân tạo ra (như mức độ phát triển nông nghiệp địa phương).

Khía cạnh quan trọng thứ hai liên quan đến sự bất bình đẳng về phát triển nguồn nhân lực- thường gắn với sự thất bại của thị trường tín dụng ở phía cầu. Tuy vậy điều này cũng thể hiện sự thất bại của chính phủ trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ. Chúng tôi lập luận trong phần trên rằng việc tăng học phí và chênh lệch lương thể hiện sự bất bình đẳng tốt bởi vì điều này phản ánh thị trường lao động được tự do hơn và có nhiều động lực tạo ra công việc và hình thành kỹ năng. Đương nhiên những người ít được học hành và có ít tài sản hoặc khả năng tiếp cận tín dùng thì có ít khả năng đáp ứng các biện pháp khuyến khích cũng như tận dụng được những cơ hội mới do các cải cách thị trường tạo ra.

Do đó, bất bình đẳng về cơ hội tích lũy vốn con người là những bất bình đẳng “xấu” ở chỗ nó làm giảm tác động của tăng trưởng đối với đói nghèo ở cả hai nước.20

Giáo dục cơ sở được phổ cập nhiều hơn tại Trung Quốc trong giai đoạn đầu cải cách so với Án Độ. Trung Quốc cũng gần đạt được tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, những bất bình đẳng trong các cấp giáo dục trên tiểu học vẫn tồn tại và trở thành nguồn gốc bất lợi ngày càng quan trọng do giáo dục phổ thông cơ sở (và ở một số nước là phổ thông trung học) đã trở thành một điều kiện tiên quyết để tiếp cận các công việc phi nông nghiệp, đặc biệt tại thành thị nơi mà mức lương cao hơn nhiều so với mức lương nông nghiệp. Do đó, việc thiếu giáo dục là một cản trở rất quan trọng đối với triển vọng thoát nghèo tại Trung Quốc cũng giống như ở những nơi khác.

Bất bình đẳng về giáo dục của Ấn Độ rõ ràng lớn hơn tại Trung Quốc (cả trong giai đoạn đầu và kể từ khi tiến hành cải cách) (Ngân hàng thế giới 2005c). Sự chênh lệch về trình độ giáo dục đã cản trở tăng trưởng có lợi cho người nghèo. Sự chênh lệch mà chúng ta đã nhìn thấy trong tác động của tăng

20. Lưu ý, nhận định về bất bình đẳng về vốn nhân lực là xấu cũng nhất quán với quan điểm của chúng tôi cho rằng thu nhập không đồng đều (ví dụ như thể hiện ở mức độ chênh lệch về tiền lương ngày càng tăng) mang tính tích cực. Thu nhập không đồng đều bắt nguồn từ sự đa dạng của lợi nhuận thu được do những nỗ lực khác nhau. Không đồng đều về vốn nhân lực là do khác biệt về vốn, kết quả của sự thất bại của chính phủ (bên cung) và thị trường (bên cầu), nhất là những thất bại của thị trường tín dụng.

Page 222: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

204 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

trưởng kinh tế phi nông nghiệp đối với đói nghèo thể hiện sự bất bình đẳng trên một số khía cạnh như năng suất nông nghiệp thấp, mức sống nông thôn thấp so với khu vực thành thị, và trình độ giáo dục cơ bản thấp đã cản trở người nghèo tham gia vào quá trình tăng trưởng phi nông nghiệp (Ravallion và Datt 2002). Khác biệt giữa các bang trong các bậc giáo dục đầu tiên là nhân tố chính giải thích tác động của tăng trưởng phi nông nghiệp đối với đói nghèo. Cũng giống như Trung Quốc, trình độ giáo dục thấp, tài sản ít, hoặc khả năng tiếp cận tín dụng hạn chế đã làm cản trở người dân trong việc hưởng lợi từ các cải cách thị trường.

Những cản trở chính sách, sự thiên vị và thờ ơ

Những sai sót chính sách về cả chủ quan và khách quan đã góp phần tạo ra tăng trưởng không đều và thất bại trong việc chuyển hóa tăng trưởng thành những tác động tích cực hơn về xóa đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực tại hai quốc gia khổng lồ này. Những sai sót này thuộc một trong ba dạng: thứ nhất, chính sách cản trở chức năng thị trường; thứ hai, chính sách thiên vị lợi ích của một số vùng và ngành nghề; và thứ ba là các chính sách thể hiện sự thờ ơ đối với một số lĩnh vực hoạt động cần sự can thiệp của chính phủ.

Có lập luận cho rằng những quy định lao động nghiêm ngặt của Ấn Độ và việc ưu đãi mở rộng các ngành kinh tế quy mô nhỏ là rào cản đối vối tăng trưởng trên diện rộng. Mặc dù có mục tiêu cân bằng phân phối, song các chính sách này lại hạn chế tăng trưởng doanh nghiệp, làm giảm cơ hội việc làm và cản trở chuyển dịch lao động khỏi lĩnh vực nông nghiệp (Ngân hàng Thế giới 2006). Với một đất nước 1 tỷ người, chỉ 8 triệu người lao động Ấn Độ được những quy định này bảo vệ, theo Ngân hàng Thế giới (2006), “Có vẻ như các quy định lao động hiện hành bảo vệ những người lao động đang có việc làm bằng cách ‘ngăn cản’ những người lao động khác có cơ hội được làm việc” (trang 17). Những quy định này có lẽ đã không thúc đẩy việc thu hút lao động, và có thể đã giúp duy trì một số lượng lớn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lớn hơn nhiều so với các nước khác có cùng mức đóng góp giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp (Virmani 2005). Trong những năm gần đây, mặc dù GDP tăng, song tỷ lệ tạo việc làm của Ấn Độ lại không bắt kịp với tốc độ tăng của lực lượng lao động. Một số tác giả đã gọi tăng trưởng của Ấn Độ là tăng trưởng phi việc làm (Mehta 2003). Đây chỉ là những quan sát mang tính gợi mở, song cái giá phải trả của những chính sách trên đối với người nghèo của Ấn Độ vẫn cần phải tiếp tục được đánh giá cụ thể.

Page 223: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 205

Ở Trung Quốc, trở ngại đối với việc di chuyển lao động khỏi ngành nông nghiệp thông qua di dân trong nước là do những hạn chế của chính phủ dưới hệ thống hộ khẩu (hukou), trong đó quy định mỗi người lao động bắt buộc phải có đăng ký cư trú chính thức tại một khu vực thành thị và sử dụng hạ tầng cơ sở ở nơi đó. Những người khi sinh ra đã mang đăng ký cư trú ở nông thôn sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể giành được đăng ký cư trú ở thành thị.21 Các rủi ro khác của di dân là việc các hộ gia đình nông thôn phải đối mặt với nguy cơ bị mất đất đã được đăng ký hành chính và người di cư nông thôn bị phân biệt đối xử dưới nhiều hình thức khác nhau ở thành thị.

Có thể dự toán sơ bộ mức độ chi phí đối với người di cư do những chính sách này qua nghiên cứu của Shi, Sicular và Zhao(2004). Các tác giả này báo cáo rằng sau khi tính đến sự khác biệt về chi phí sinh hoạt và đặc điểm của người lao động, thì có thể xác định mức lương của thành thị cao hơn lương tại nông thôn khoảng 50%. Chi phí di cư cao đằng sau những khoảng cách này có thể là sự gia tăng của nghèo đói và bất bình đẳng. Cũng có những hạn chế tương tự đối với di cư nông thôn và thành thị.

Những hạn chế về di dân làm gia tăng bất bình đẳng và tạo ra những thiệt hại đáng kể đối với sản lượng. Không chỉ lao động giữa các ngành được phân bổ không hiệu quả mà những hạn chế trên còn làm cho Trung Quốc khó thực hiện mô hình kinh tế tích tụ tập trung (Au và Henderson 2006). Theo nhận định (đáng tin cậy) thì chi phí của di cư làm giảm thu nhập tại các ngành nghèo (sử dụng nhiều lao động), và điều này làm tăng đói nghèo và bất bình đẳng. Những phân biệt đối xử về chính sách bất lợi cho người nghèo còn bao gồm các biện pháp chi tiêu công và chính sách công nghiệp tạo ưu đãi hơn cho các khu vực duyên hải Trung Quốc so với các vùng nội địa (nghèo hơn).

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không quan tâm đến lĩnh vực cung cấp dịch vụ. Hệ thống giáo dục của Ấn Độ khá nổi tiếng về sự thiếu hụt, không chỉ đối với người nghèo (Drèze và Sen 1995; PROBE 1999). Trong đó người ta lo ngại nhiều về vấn đề chất lượng dịch vụ (Ngân hàng Thế giới 2006). Trong khi đó, Trung Quốc có xuất phát điểm cân bằng hơn trong cung cấp dịch vụ (mặc dù có khoảng cách lớn giữa thành thị và nông thôn), song nước này cũng trải qua sự bất bình đẳng ngày một tăng trong tiếp cận lĩnh vực y tế và giáo dục (Zhang và Kanbur 2005). Sự yếu kém và chênh lệch giữa các vùng trong cung cấp dịch

21. Mặc dù có những cản trở đối với di cư, Trung Quốc có tỷ lệ thành thị hóa nhanh hơn Ấn Độ. Dân số thành thị của Trung Quốc tăng từ 19% năm 1980 lên 39% năm 2002. Tại Ấn Độ, dù không có những hạn chế như vậy nhưng tỷ trọng dân cư thành thị tăng từ 23% lên 28% trong cùng kỳ.

Page 224: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

206 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

vụ ở cả hai quốc gia đều có thể nhìn thấy được, ít nhất là một phần nào đó do sự chênh lệch lớn ngày càng tăng của chi tiêu công cộng trên đầu người giữa vùng giàu và nghèo của đất nước, với việc phân phối lại tài chính khá hạn hẹp và do vậy dẫn đến sự phụ thuộc nặng nề của chính quyền địa phương đối với các nguồn lực tại chỗ. Chúng ta sẽ quay lại điểm này khi bàn về chính sách.

Tính năng động: Các bất bình đẳng tốt có thể chuyển thànhcác bất bình đẳng xấu như thế nào

Khi không có thể chế kiểm soát và cân bằng phù hợp, thì bất bình đẳng sẽ gia tăng (thậm chí lúc đầu đây là loại bất bình đẳng tốt) cũng có thể dẫn các hiện tượng như tham nhũng, chủ nghĩa tư bản thân hữu, đặc quyền đặc lợi hoặc các nỗ lực hưởng lợi từ những cơ hội mới và hạn chế những người khác tiếp cận các cơ hội đó hoặc thay đổi các luật lệ của cuộc chơi nhằm duy trì những lợi thế ban đầu22. Do đó những bất bình đẳng xấu xuất hiện theo thời gian.

Sự tăng trưởng và hoạt động của các doanh nghiệp làng xã Trung Quốc (TVEs) đã chứng minh cho tính năng động này. Sự tăng trưởng và phát triển của các TVEs ở nhiều khu vực khác nhau của Trung Quốc, bắt đầu từ giữa những năm 1980, thường được coi như một ví dụ thành công của chiến lược cải cách thể chế từng bước của nước này – trong trường hợp này là việc phi tập trung hóa kinh tế mà trong đó chính quyền địa phương được trao quyền thành lập các TVE và giữ lại lợi nhuận của các doanh nghiệp này (Oi 1999).

Khả năng kiểm soát và tự chủ, kết hợp với việc kiềm chế ngân sách ngặt nghèo áp đặt ở trên, cuối cùng đã mang lại động lực đúng đắn để đầu tư và hoạt động một cách hiệu quả. Việc gia tăng sản lượng và việc làm phi nông nghiệp có thể không đồng đều theo không gian nhưng lại giúp làm giảm bất bình đẳng (do những sáng kiến trên có cơ sở nông thôn rộng lớn) và góp phần vào sự tăng trưởng của Trung Quốc cho đến giữa những năm 90.

Tuy nhiên, với sự bùng nổ của các TVE và sự cạnh tranh tăng lên trong các nhóm sản phẩm khác nhau tạo ra sức ép đối với chính quyền tỉnh và địa phương trong việc tăng cường bảo hộ cho các TVE mà họ quản lý tại địa phương. Điều này tạo ra nhiều rào cản thương mại và sự xâm nhập thị trường của các doanh nghiệp bên ngoài, dẫn đến sự phân tán thị trường các nhân tố

22. Các lập luận trước có thể tham khảo trong các nghiên cứu của North (1990) và Hellman (1998)

Page 225: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 207

sản xuất và sản phẩm của Trung Quốc và làm xấu đi môi trường đầu tư tại nhiều địa phương (Ngân hàng thế giới 2005 c).

Nhận thức và chấp nhận bất bình đẳng:Bất bình đẳng xấu có thể loại bỏ bất bình đẳng tốt

Bất đẳng xấu hết sức có hại. Thứ nhất, chúng trực tiếp làm giảm tiềm năng tăng trưởng do các bộ phận dân cư bị tụt hậu sẽ thiếu cơ hội tiếp nối hoặc đóng góp cho quá trình tăng trưởng. Thứ hai, bất bình đẳng xấu trong bối cảnh kỳ vọng của người dân lên cao có thể tạo ra những nhận thức tiêu cực về các lợi ích của cải cách. Bởi lẽ người dân khó có thể xác định được nguồn gốc bất bình đẳng để biết được bất bình đẳng nào là tốt hoặc xấu, nên xã hội không có sự vị tha đối với bất bình đẳng ở bất kỳ dạng nào. Sự thiếu vị tha có thể gây ra bất ổn định xã hội hoặc tạo cản trở mạnh hơn đối với các cải cách cần thiết, do đó gián tiếp đe dọa tính bền vững của tăng trưởng. Trên thực tế, sự tồn tại của các bất bình đẳng xấu sẽ loại bỏ các bất bình đẳng tốt.

Han và Whyte (2006) báo cáo kết quả khảo sát hơn 3000 người Trung Quốc trưởng thành được phỏng vấn năm 2004. Khảo sát cho thấy 40% những người trả lời hoàn toàn đồng ý rằng sự bất bình đẳng ở đất nước nhìn chung là quá lớn và 32% tương đối đồng ý với quan điểm này. Điều ngạc nhiên là phải đến 80% mong muốn “chính phủ thu hẹp khoảng cách “để bảo đảm mức sống tối thiểu. Điều thú vị là qua các khảo sát nhận thức cho thấy không phải những người kém thế nhất như nông dân hoặc người di cư từ nông thôn là những người bày tỏ quan ngại nhất đối với tình trạng bất bình đẳng không công bằng. Điều lưu ý là hầu hết những người trả lời đều tin rằng trình độ giáo dục, khả năng và hỗ lực đều được đền đáp tại Trung Quốc.

Mức độ quan ngại cao đối với bất bình đẳng không hàm chỉ sự bất mãn đối với kết quả phân bổ của các cải cách kinh tế. Tuy nhiên có những dấu hiệu cho thấy nhận thức (hoặc những kinh nghiệm trực tiếp) về bất bình đẳng xấu đã tạo ra sự bất mãn ngày càng tăng đối với cải cách tại Trung Quốc và Ân Độ. Các cuộc biểu tình xã hội về sự bất bình đẳng khác nhau đang ngày càng phổ biến tại Trung Quốc. Theo một cuộc thăm dò do Viện khoa học xã hội Trung Quốc tiến hành năm 2002, 60% trong số 15 nghìn người trả lời phỏng vấn cho rằng các quan chức Đảng và chính phủ được hưởng lợi nhiều nhất từ cải cách, trong khi các cuộc thăm dò dư luận khác (được đề cập trong nghiên cứu của Pei 2006) luôn coi tham nhũng là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất

Page 226: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

208 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

tại Trung Quốc. Trong quá trình xem xét các nguyên nhân kinh tế của sự bất ổn xã hội tại Trung Quốc, Keidel (2005) cho rằng sự bất mãn đối với những xáo trộn về kinh tế do các cuộc cải cách tạo ra là một phần cần thiết để tạo nên bất bình đẳng tốt nhưng lại bị gia tăng do tham nhũng và sai phạm trong các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương. Hồ sơ cảnh sát báo cáo trong bản tin chính thức được trích dẫn trong nghiên cứu của Gill (2006) cho thấy số lượng các cuộc biểu tình tập thể, các cuộc xung đột bạo lực dường như là những hiện tượng của sự bất ổn xã hội đã tăng lên gấp 10 lần từ 8.300 vụ năm 1993 lên gần 80.000 vụ năm 2005. Pei (2006) cho rằng những dấu hiệu bất mãn xã hội làm cho Trung Quốc khó có thể thực hiện các biện pháp cải cách cần thiết để khắc phục những yếu kém cơ cấu còn tồn tại, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính - những biện pháp cải cách vốn hết sức quan trọng đối với việc duy trì tăng trưởng theo nhận định của Qũy tiền tệ quốc tế (Tseng và Rodlauer 2003). Do vậy, Pei (2006) đã viết về “sự quá độ bị mắc bẫy” của Trung Quốc (trang 2).

Tại Ấn Độ, sự thất bại chính trị của chiến dịch tranh cử “Ấn Độ tươi sáng” của Đảng Bharatiya Janata năm 2004 được coi là do thiếu chú ý đến bất bình đẳng đang nổi lên sau các cuộc cải cách thúc đẩy tăng trưởng. Những lý giải như vậy thường gây nghi ngờ, tuy nhiên có bằng chứng từ các cuộc thăm dò quan điểm cho thấy bất bình đẳng tăng lên là một quan ngại chung tại Ấn Độ. Trong cuộc khảo sát bầu cử quốc gia năm 2004, ¾ những người trả lời cho rằng các cuộc cải cách trong 15 năm qua đã chỉ làm lợi cho người giàu (Suri 2004). Trong đảng dân chủ của Ấn Độ, những tâm lý như vậy đã tạo sức ép chính trị buộc chính phủ phải trì hoãn những cải cách cần thiết (Bardhan 2005). Ví dụ, năm 2005 chính phủ phải rút bỏ kế hoạch tư nhân hóa 13 doanh nghiệp công nghiệp nhà nước hàng đầu. Những lo ngại về sự bất bình đẳng gia tăng và tiến bộ chậm về giảm nghèo đã dẫn đến các chương trình giảm nghèo mới.

Duy trì những bất bình đẳng tốt vàgiảm những bất bình đẳng xấu

Việc đưa ra một nhóm các giải pháp và thể chế đúng đắn nhằm đảm bảo tăng trưởng được duy trì và lan tỏa rộng khắp là những ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của hai Người khổng lồ. Mặc dù bất bình đẳng hay được đề cập trong các diễn thuyết chính trị tại Ấn Độ trong nhiều thập kỷ qua, nhưng đây

Page 227: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 209

lại là một hiện tượng tương đối mới tại Trung Quốc, chỉ xuất hiện với tư cách là một quan ngại lớn trong những năm gần đây.23

Liệu các nhà hoạch định chính sách có nên quá lo lắng về hiện tượng bất bình đẳng gia tăng không? Có thể điều này là hiển nhiên trên một khía cạnh nào đó. Hơn 5 thập kỷ trước đây, W. Arthur Lewis (1954) quan sát rằng một đặc điểm rõ rệt của quá trình chuyển đổi cơ cấu tại các nền kinh tế có tỷ lệ lao động thặng dư cao là sự chuyển dịch từng bước lao động thặng dư từ các hoạt động truyền thống có năng suất thấp sang các hoạt động hiện đại có năng suất cao. Ông cho rằng quá trình này chắc chắn sẽ kéo theo sau hiện tượng bất bình đằng gia tăng, trong đó một số người có thể vượt qua được quá trình quá độ trong khi những người khác bị tụt hậu ít nhất là tạm thời24. Như Lewis đã đề cập: “sự phát triển phải không bình đẳng bởi vì sự phát triển không bắt đầu đồng thời tại mọi nơi của nền kinh tế”.

Nếu quả thực những gì chúng ta đang chứng kiến tại Trung Quốc và Ấn Độ là quá trình chuyển đổi xã hội như vậy, thì việc người dân bị tụt hậu có thể bắt kịp được chỉ là vấn đề thời gian. Khi đó bất bình đẳng tăng lên chỉ là một hiện tượng nhất thời mặc dù nó có thể tiếp tục gia tăng trong vài năm nữa do quá trình quá độ diễn ra trong thời gian hàng thập kỷ (thậm chí đối với một xã hội và nền kinh tế thay đổi nhanh chóng như Trung Quốc). Khi quá trình quá độ hoàn tất, gần như chắc chắn là sẽ có gia tăng về mức độ bất bình đẳng so với thời kỳ trước cải cách bởi lẽ những động cơ bất bình đẳng tốt bắt đầu phát huy tác dụng nhờ cải cách.

Tuy nhiên, như chúng tôi đã thảo luận ở đây, có một số nguyên nhân cần được tin rằng các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến việc bảo đảm mức sống tuyệt đối cao hơn, nhất là cho người nghèo, thì cũng cần quan tâm đến bất bình đẳng xấu. Trong phần này, chúng tôi cố gắng đưa ra một khuôn khổ khái niệm đơn giản để suy nghĩ xem các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc và Ấn Độ cần phải làm gì để khắc phục tình trạng bất bình đẳng tăng lên, và xem xét một số các giải pháp chính sách, bao gồm những giải pháp được thực hiện gần đây tại hai nước.

23. Han và Whyte (2006) trích dẫn kết quả của khảo sát năm 2004 tiến hành ở các quan chức cao cấp do Trường Đảng của Trung Ương Đảng Cộng sản tiến hành. Theo đó, bất bình đẳng về thu nhập là lo ngại nhất, vượt lên các vấn đề khác.24. Khía cạnh thể hiện sự chênh lệch năng suất - giữa nông thôn và thành thị, nông nghiệp truyền thống và hiện đại, nông nghiệp và công nghiệp, v.v...- sẽ thay đổi theo bối cảnh, thậm chí trong cùng một đất nước. Khía cạnh nào là phù hợp nhất sẽ quan trọng cho việc hoạch định chính sách.

Page 228: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

210 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Xác định các thách thức và tránh các chẩn đoán sai lầm

Chúng ta thường coi mục tiêu bảo đảm sự tăng trưởng bền vững là điều hiển nhiên nhằm đem lại lợi ích cho người nghèo để tạo ra sự giảm nghèo tuyệt đối lớn và bền vững25. Các nỗ lực loại bỏ bất bình đẳng xấu không nên làm tổn hại đến các nền tảng tạo ra bất bình đẳng tốt ở mức độ đe dọa đến mức sống dài hạn của người nghèo. Thách thức ở đây là nhằm xác định các giải pháp chính sách nhằm tác động trực tiếp đến những bất bình đẳng xấu mà không làm tổn hại đến những bất bình đẳng tốt.

Từ xuất phát điểm như vậy, rõ ràng là chúng ta không nên chấp nhận những chính sách tái phân phối làm ảnh hướng xấu đến mức sống dài hạn của người nghèo. Việc chấp nhận quan điểm không có sự đánh đổi giữa thu nhập và bất bình đẳng không có nghĩa là không có sự đánh đổi ở cấp độ các chính sách cụ thể. Việc giảm bất bình đẳng bằng cách tạo thêm những méo mó cho nền kinh tế có thể tạo ra các tác động mờ nhạt đối với tăng trưởng và giảm nghèo. Tuy nhiên chúng tôi không khẳng định rằng sẽ có một sự đánh đổi như vậy với tất cả các chính sách tái phân phối. Tiềm năng thực hiện chính sách cùng được lợi – thúc đẩy sự tăng trưởng công bằng - bắt nguồn từ thực tế là một số nhân tố cản trở tăng trưởng đòi hỏi rằng người nghèo được chia sẻ ít hơn cơ hội tạo ra từ tăng trưởng. Sự giảm nghèo nhanh hơn đòi hỏi phải kết hợp tăng trưởng nhiều hơn, mô hình tăng trưởng có lợi cho người nghèo hơn, và thành công trong việc giảm bất bình đẳng làm hạn chế triển vọng của người nghèo trong việc thụ hưởng các cơ hội mà tăng trưởng tạo ra.

Học hỏi từ qúa khứ: tránh sự đánh đổi sai lầm

Kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ trong ¼ thập kỷ qua cho thấy một số các bài học quan trọng liên quan đến các định hướng chính sách chung cần thiết và khả thi. Một bài học là mọi sự đánh đổi giữa tăng trưởng và công bằng thường, mặc dù không phải là luôn luôn, là một sự đánh đổi sai. Như chúng tôi đã đề cập ở trên, có thể đánh đổi trong một số loại bất bình đẳng nhất định, chứ không phải trong mọi loại bất bình đẳng. Sự kết hợp đúng các chính sách có thể tạo ra kết quả cùng thắng đối với tăng trưởng, giảm nghèo và giảm sự bất bình đẳng (hoặc ít nhất là không tăng).

25. Về định nghĩa “sự tăng trưởng có lợi cho người nghèo” và các định nghĩa liên quan trong tài liệu, xem thêm Ravallion (2004b)

Page 229: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 211

Việc thử nghiệm giải pháp đánh đổi giữa tăng trưởng và công bằng tạo ra một số vấn đề phân tích. Trong trường hợp của Trung Quốc, ít nhất khi so sánh các tỷ lệ tăng trưởng với thay đổi về bất bình đẳng chúng ta thấy không có dấu hiệu cho thấy bất bình đẳng cao hơn là cái giá của sự tăng trưởng cao của Trung Quốc. Mối quan hệ tương hỗ giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP và sự khác biệt trong chỉ số Gini là -0,05; và hệ số thay đổi t chỉ là 0,22. Việc thử nghiệm này không cho thấy sự tăng trưởng cao hơn đơn thuần sẽ dẫn đến sự gia tăng mức độ bất bình đẳng. Mặc dù mức độ bất bình đẳng tăng đống thời với sự gia tăng của thu nhập trung bình, nhưng điều này phản ánh sự trùng hợp về thời gian hơn là mối quan hệ liên quan giữa tăng trưởng và bất bình đẳng. Giai đoạn tăng trưởng nhanh hơn không tạo ra sự gia tăng nhanh trong mức độ bất bình đẳng; quả thực, giai đoạn giảm bất bình đẳng (1981-85 và 1995-98) có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong thu nhập hộ gia đình. Giai đoạn tăng trưởng cao nhất trong ngành sơ cấp (1983–84, 1987–88, và 1994–96) không dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn ở các ngành khác (Ravallion và Chen). Chúng tôi cũng không thấy rằng các tỉnh có tỷ lệ tăng trưởng thu nhập nông thôn cao hơn phải chịu sụ gia tăng về bất bình đẳng. Điều ngược lại có lẽ còn đúng hơn.

Nguồn gốc tỷ lệ tăng trưởng của ngành sơ cấp cao hơn tại Trung Quốc có thể là rất khác trong giai đoạn đầu 1980 và giữa 1990. Trong giai đoạn trước đây, tăng trưởng nông nghiệp được thúc đẩy bởi những động lực sản xuất nhờ áp dụng hệ thống Trách nhiệm Hộ gia đình, theo đó người nông dân chịu trách nhiệm sử dụng các đầu ra nông nghiệp26. Trong giai đoạn 2 (giữa những năm 90), chính phủ vận hành một chính sách thu mua thực phẩm trong nước theo đó người nông dân có nghĩa vụ bán một số liệu nông sản cố định cho chính phủ với mức giá thường thấp hơn mức giá thị trường địa phương (nhưng họ được quyền bán sản lượng còn lại theo giá thị trường). Đối với một số nông dân, đây là một khoản thuế bên lề bởi lẽ họ sản xuất nhiều lương thực hơn số lượng phải bán cho nhà nước, nhưng đối với những người nông dân khác, điều này ảnh hưởng đến quyết định sản xuất của họ. Ravallion và Chen đã đưa ra các bằng chứng cho thấy việc giảm mức thuế ẩn trên sẽ tạo ra việc gia tăng đáng kể thu nhập cho nền kinh tế nông thôn, đặc biệt đối với người nghèo.

26. Tài liệu này nêu tầm quan trọng của cải cách đối với hệ thống này trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nông thôn trong giai đoạn đầu của quá trình quá độ Trung Quốc (Fan 1991; Lin 1992).

Page 230: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

212 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Giúp nông dân nghèo tiếp cận thị trường

Việc giảm gia tăng bất bình đẳng và bảo đảm sự giảm nghèo nhanh hơn đòi hỏi tăng thu nhập ở khu vực nông thôn tụt hậu ở cả hai nước. Điều này đòi hỏi việc cải thiện tiếp cận thị trường. Vấn đề là điều này cần thực hiện như thế nào. Luôn có sự lựa chọn giữa việc đầu tư vào phát triển khu vực nghèo (việc làm cho người dân) hoặc tạo thuận lợi cho việc di cư sang khu vực khác (ngựời dân tìm việc làm). Đặt ra sự lựa chọn này chắc chắn là quá đơn giản hóa vấn đề. Việc di cư đến các khu vực thành thị chắc chắn có lợi cho người nghèo ở cả hai nước. Tuy nhiên việc di cư thường không khả thi đối với các hộ nông thôn nghèo vốn thiếu đầu tư thỏa đáng vào các khu vực nghèo, nhất là phát triển nguồn nhân lực. Ngược lại mặc dù có khả năng tăng thu nhập nông nghiệp hơn nữa (chẳng hạn thông qua việc đa dạng hóa sang trồng cây có giá trị gia tăng cao hơn) hoặc thúc đẩy việc làm phi nông nghiệp nông thôn, nhưng tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chắc chắn sẽ giảm đi ở cả hai nước. Vị trí địa lý và khoảng cách xa xôi cũng làm hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở các vùng nghèo.

Thay vào đó, chúng tôi đặt vấn đề xác định và khắc phục những thất bại của chính phủ và thị trường, đồng thời giải quyết sự bất bình đẳng tài sản làm ngăn cản người nghèo tiếp cận những cơ hội tạo lợi nhuận cho sự tự thăng tiến. Theo quan điểm này ở cả hai nước đều có ba ưu tiên.

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng nông thôn cần có một ưu tiên cao. Trung Quốc bắt đầu quá trình cải cách với một cơ sở hạ tầng nông thôn nghèo. Những hạn chế tài chính và cho vay có nghĩa là phải mất 10 năm mới có thể đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng như hệ thống đường bắt đầu triển khai năm 1990. Sự khác biệt về cơ sở hạ tầng nông thôn giữa các nước giải thích rõ sự tăng trưởng tiêu thụ ở cấp độ hộ gia đình nông nghiệp tại khu vực nông thôn Trung Quốc (Jallan và Ravallion 2002). Hoàn toàn có thể thu được lợi nhuận khá cao từ các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng được chuẩn bị tốt tại khu vực nông thôn nghèo (Ravallion và Chen 2005).

Tại Ấn Độ, chất lượng nghèo nàn của cơ sở hạ tầng nông thôn được thừa nhận là một cản trở đối với sự tăng trưởng và giảm nghèo. Người ta tin rằng sẽ đạt được nhiều kết quả trong việc tạo ra sự tăng trưởng công bằng hơn nếu cơ sở hạ tầng và tài chính nông thôn được cải thiện tại Ấn Độ. Mặc dù đây không phải đơn giản chỉ là vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng. Thay vào đó, điều này đặt ra các vấn đề sâu sắc hơn về nhu cầu phải cải cách các thể chế hiện tại và tạo ra các biện pháp khuyến khích (Ngân hàng thế giới 2006).

Page 231: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 213

Thứ hai, cần có chính sách tốt hơn trong việc cung cấp các dịch vụ giáo dục và y tế có chất lượng cho người nghèo. Và thứ ba, cần có chính sách cho phép các thị trường nhân tố sản xuất và sản phẩm chủ chốt (lao động, đất đai và tín dụng) được phát huy hiệu quả tốt hơn theo hướng có lợi cho người nghèo. Tại Ấn Độ, điều này đòi hỏi phải phi điều tiết hóa thị trường lao động tại khu vực chính thức. Ở Trung Quốc, việc giảm các cản trở chính sách đối với di cư và xây dựng các cải cách luật pháp cho phép sự phát triển của thị trường quyền sử dụng đất đai tại khu vực nông thôn Trung Quốc (trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nông dân để họ có thể bán, cầm cố hoặc chuyển giao cho con cháu) là những ưu tiên. Nước láng giềng Việt Nam cũng có bước đi này trong những năm 90 và các bằng chứng hiện có cho thấy về cơ bản, các cải cách này đã góp phần giảm nghèo (Ravallion và Van de Walle 2006).

Chi tiêu công và chính sách tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các ưu tiên này. Tuy nhiên nhân tố quan trọng là việc huy động nguồn taìi chính và xác định phương thức chi tiêu. Việc loại bỏ sự phân biệt đối xử người nghèo trong thu thuế và chính sách chi tiêu cũng là nhân tố hết sức quan trọng. Như chúng tôi đã đề cập, việc chính phủ giảm thuế ẩn của người nông dân thông qua các chỉ tiêu thu mua lương thực là một công cụ quan trọng giảm nghèo tại Trung Quốc, Theo quan điểm này, chính sách gần đây của Trunng Quốc trong việc miễn thuế cho nông dân ở các khu vực nghèo là rất đáng được hoan nghênh mặc dù khong có các nguồn thu thay thế ở các vùng nghèo, người ta có thể dự đoán một sự giảm sút đầu tư công và dịch vụ cần thiết cho giảm nghèo hoặc mức chính quyền địa phương bồi thường đất đai cho người dân bán đất đai giành cho các hoạt động phi nông nghiệp sẽ được trả thấp hơn.

Một vấn đề tiếp diễn ở cả hai nước là làm thế nào để tăng cường các nguồn lực tài chính địa phương tại các khu vực nghèo. Ưu tiên của hai nước dành cho việc phân cấp hóa chi tiêu xã hội sẽ có tác động hạn chế đối với kết quả phát triển con người và nghèo đói nếu như điều này không đi kèm với các nỗ lực của các cấp trung ương trong việc tái phân bổ tài chính lớn hơn cho vùng nghèo từ các vùng giàu có hơn.

Các sáng kiến gần đây

Các nhà lãnh đạo chính trị và các nhà hoạch định chính sách ở cả hai nước đang cố gắng tìm cách giúp đỡ những người nông dân nghèo tiếp cận được tiến trình tăng trưởng. Ở Trung Quốc, việc giảm và loại bỏ dần thuế và phí

Page 232: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

214 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

nông nghiệp cũng như việc áp dụng hạn chế trợ cấp giáo dục tiểu học ở những địa phương nghèo trong gian đoạn sau của kế hoạch 10 năm là những bằng chứng cho thấy sự chuyển dịch lớn trong ưu tiên của chính phủ nhằm nhấn mạnh hơn nữa việc cải thiện đời sống ở nông thôn. Một phần chính của kế hoạch là một gói các giải pháp nhằm thực hiện cái mà các nhà lãnh đạo gọi là xây dựng một nông thôn xã hội chủ nghĩa mới. Gói giải pháp này đòi hỏi việc loại bỏ hệ thống tất cả các loại thuế nông nghiệp. Tuy vậy, việc loại bỏ thuế và phí nông nghiệp dẫn đến những quan ngại mới. Như chúng tôi đã lưu ý, đối với nhiều chính quyền địa phương ở nông thôn, đặc biệt là ở các tỉnh và khu vực nghèo nội địa, những khoản thuế và phí này là nguồn thu nhập chính được sử dụng để trang trải cho các dịch vụ công cộng địa phương, nhất là y tế và giáo dục. Chính sách này có khả năng làm ảnh hưởng không chỉ đến sự tiếp cận và chất lượng các dịch vụ y tế và giáo dục mà còn có tác động đến đói nghèo trên khía cạnh tiêu dùng.

Trung Quốc là trường hợp tương đối đặc biệt do những người nghèo có tỷ lệ tiết kiệm cao. Mặc dù việc phân tích triệt để và chi tiết vấn đề này vẫn chưa được thực hiện nhưng kinh nghiệm và cảm nhận cho thấy việc tiết kiệm để đề phòng trường hợp đau ốm không có bảo hiệm và các rủi ro khác, tiếp kiệm để trang trải việc học hành cho con cái, tiết kiệm để trang trải cho chi phí tuổi già đều đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích tại sao người nghèo Trung Quốc tiết kiệm nhiều như vậy.

Chính phủ có vẻ nhận thức rất rõ về những quan ngại về chất lượng dịch vụ nghèo nàn tại nông thôn và do vậy phần lớn khoản kinh phí cho việc thực hiện chiến lược “xây dựng một nông thôn xã hội chủ nghĩa mới” đã dành cho các dịch vụ y tế và giáo dục ở nông thôn. Trong số những sáng kiến đề cập ở trên bao gồm các kế hoạch cung cấp vài tỷ nhân dân tệ từ chính quyền trung ương cho hàng chục triệu học sinh tiểu học và trung học và bảo đảm giáo dục 9 năm miễn phí cho học sinh nông thôn. Chính phủ trung ương cũng đặt kế hoạch tăng gấp đôi trợ cấp cho nông dân nếu họ tham gia quỹ hợp tác xã y tế do nhà nước tài trợ được xây dựng nhằm giảm gánh nặng tài chính. Các yếu tố khác của kế hoạch bao gồm việc tăng chi tiêu trợ cấp cho các nông dân và tăng đầu tư của chính phủ trong các công trình nông thôn.

Kế hoạch đảm bảo Đời sống tối thiểu, thường được gọi là dibao, là giải pháp chính của chính phủ đối với các thách thức mới của việc bảo trợ xã hội trong một nền kinh tế mang tính thị trường hơn. Kế hoạch này nhằm đảm bảo thu nhập tối thiểu tại khu vực thành thị thông qua việc thu hẹp khoảng cách giữa thu nhập thực tế và “dòng dibao” mà người địa phương thường gọi. Về lý

Page 233: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 215

thuyết, điều này sẽ loại bỏ đói nghèo dibao, nhưng kế hoạch này vẫn chưa đạt được mục tiêu chủ yếu do nó chưa áp dụng được cho hết các đối tượng cần thiết(Chen, Ravallion và Wang 2006). Việc cải cách chương trình và mở rộng đối tượng-bao gồm các khu vực nông thôn (hay bị bão) - đặt ra một số thách thức. Nếu các kế hoạch này được thực hiện hiệu quả và nhắm vào những khu vực nghèo và các hộ nghèo tại khu vực nông thôn Trung Quốc, thì triển vọng giảm nghèo là rất khả quan, đặc biệt là những người nghèo về khía cạnh tiêu dùng, trong giai đoạn 5 năm lần thứ 11.

Cũng có một số các sáng kiến mới ở Ấn Độ. Đạo luật bảo đảm việc làm nông thôn năm 2005 bảo đảm 100 ngày lao động một năm với mức lương nông nghiệp tối thiểu cho ít nhất một thành viên trong gia đình. Điều này sẽ có tác động lớn đối với nghèo đói nông thôn. Tuy nhiên điều vẫn không rõ ràng là đây có phải là giải pháp hiệu quả nhất về chi phí hay không, nếu chúng ta cân nhắc tất cả các chi phí liên quan, bao gồm cả cơ hội bỏ lỡ thu nhập của những người tham gia chương trình (Murgai và Ravallion 2005). Ngân sách của chính phủ năm 2006/07 cũng kêu gọi tăng chi tiêu lớn cho cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo việc làm, dịch vụ y tế và giáo dục. Các chương trình mới bao gồm dự án Bharat Nirman (Xây dựng Ấn Độ) nhằm cung cấp điện năng, tiếp cận đường xá trong mọi điều kiện thời tiết và nước sạch cho tất cả các làng xã của Ấn Độ; chương trình Sarva Siksha Abhiyan, nhằm bảo đảm giáo dục cơ sở tối thiểu cho học sinh. Các chương trình này không nhằm vào người nghèo nhưng chúng có lợi cho người nghèo bởi lẽ những làng mạc nào thiếu các dịch vụ như vậy thường là các làng nghèo.

Kết luận

Tăng trưởng kinh tế ít khi cân bằng giữa các vùng hoặc ngành của một nền kinh tế đang phát triển. Cả Trung Quốc và Ấn độ đều không phải là một ngoại lệ. Chúng tôi thấy mô hình tăng trưởng sau cải cách không đặc biệt có lợi cho người nghèo ở cả hai nước. Ở Trung Quốc, sự tăng trưởng trong khu vực cấp một (chủ yếu là nông nghiệp) góp phần giảm nghèo và bất bình đẳng nhiều hơn sự tăng trưởng của ngành bậc hai hoặc bậc ba. Ở Ấn Độ, do sự bất bình đẳng trong tiếp cận đất đai cao hơn Trung Quốc, nên tăng trưởng nông nghiệp đóng vai trò kém quan trọng hơn trong giảm nghèo so với sự tăng trưởng ngành bậc ba. Ở cả hai nước, đã có sự không đồng đều lớn về địa lý trong lĩnh vực tăng trưởng, trong đó nhiều khu vực bị tụt hậu, bao gồm những khu vực

Page 234: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

216 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

khởi nguyên là khu vực nghèo nhất. Trong thời gian gần đây, sự bất bình đẳng nhìn chung tăng lên ở cả hai nước.

Người nghèo ở Ấn Độ bắt đầu quá trình cải cách hiện nay mà không có lợi thế như người nghèo ở Trung Quốc về khả năng tiếp cận đất đai và trình độ giáo dục. Bất bình đẳng về phát triển nhân lực và tiếp cận cơ sở hạ tầng thiết yếu tại hai nước (có thể là nhiều hơn ở Ấn Độ) đang cản trở triển vọng của người nghèo trong việc chia sẻ những lợi ích kinh tế có được nhờ cải cách. Đặc tính địa lý của bất bình đẳng và những chênh lệch về nguồn lực tài chính và năng lực của chính phủ đang là những lo ngại chính sách đang nổi lên cho tương lai của cả hai nước.

Trong tương lai, bất bình đẳng cao gia tăng sẽ làm cho hai nước khó có khả năng duy trì những tiến bộ trong giảm nghèo. Tuy nhiên sẽ không hữu ích nếu ta chỉ thảo luận về bất bình đẳng với tư cách như một nhân tố chung khi thảo luận về các giải pháp chính sách. Các chính sách cần tập trung vào khía cạnh cụ thể của bất bình đẳng nhằm tạo ra hoặc duy trì các cơ hội bình đẳng cho sự tham gia hưởng lợi từ những lợi ích từ tăng trưởng kinh tế. Người ta cho rằng cả hai nước đang chứng kiến sự gia tăng bất bình đẳng xấu bởi lẽ theo thời gian bất bình đẳng tốt (có lợi cho sự tăng trưởng hiệu quả) trở thành bất bình đẳng xấu và những bất bình đẳng xấu sẽ xóa nhòa những bất bình đẳng tốt.

Mặc dù cả hai nước cần phải quan tâm đến những bất bình đẳng xấu mà chúng tôi đã chỉ ra, chúng tôi nghi ngờ rằng Trung Quốc đang có những rủi ro ngắn hạn lớn hơn: bất bình đẳng tăng lên sẽ làm hạn chế tăng trưởng. Chính phủ Trung Quốc đã có thể bù đắp cho bất bình đẳng tăng lên thông qua tăng trưởng kinh tế cao. Thậm chí có lập luận cho rằng chính bất bình đẳng tăng lên tạo cơ sở cho tăng trưởng của Trung Quốc thông qua việc duy trì sự ổn định xã hội. Thách thức ở chỗ những bất bình đẳng xấu đang nảy sinh tại Trung Quốc càng làm cho nước này khó có thể thúc đẩy sự tăng trưởng cần thiết nhằm khắc phục những bất bình đẳng đó. Duy trì đủ tăng trưởng sẽ đỏi hỏi phải tạo ra hiệu quả tốt hơn trong các giải pháp chính sách được thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng. Cho dù vấn đề bất bình đẳng tăng lên có được giải quyết thành công hay không, thì điều này cũng sẽ có tác động đối với thế giới. Nếu vấn đề này không được giải quyết, thì sẽ có rủi ro là tỷ lệ tăng trưởng cao sẽ trở nên khó có thể duy trì được và do đó tạo ra hiệu ứng lan tỏa đối với thương mại và tăng trưởng ở các nơi khác. Nếu vấn đề bất bình đẳng được giải quyết, tùy thuộc vào cách thức giải quyết thế nào, có thể có một số chi phí ngắn hạn đối với tăng trưởng, mặc dù việc giải quyết những bất bình đẳng xấu có lợi cho sự tăng trưởng. Cũng có thể có một số hậu quả đối với thương mại thông qua sự

Page 235: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh 217

thay đổi về nội dung ngành của thương mại. Ví dụ, ở cả hai nước, khả năng mở rộng cây thương vụ có thể làm giảm bớt sự quan ngại về bất bình đẳng gia tăng. Người ta hy vọng rằng một phần đáng kể của sản lượng của cây thương vụ trong việc mở rộng này có thể được xuất khẩu ra nước ngoài.

Các sáng kiến mới đang thực hiện ở cả hai nước có thể là những bước đi đúng hướng mặc dù cần có các nghiên cứu đánh giá liên tục về tính hiệu quả của các giải pháp này so với các chiến lược thay thế. Có thể có các vấn đề quan trọng nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng liên quan đến sự cân bằng hợp lý giữa các giải pháp can thiệp khác nhau. Tuy nhiên một thách thức thậm chí còn khó khăn hơn vẫn tồn tại: đó là việc cải thiện quản trị điều hành- năng lực, trách nhiệm giải trình và sự phản hồi, đặc biệt là (nhưng không chỉ giới hạn) ở cấp địa phương. Nếu thách thức này không được đáp ứng, thì tính hiệu quả của bất kỳ sáng kiến nào được mô tả ở trên cũng sẽ có thể không được bảo đảm.

Page 236: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường
Page 237: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

219

Trường hợp của Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy để tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, điều quan trọng là cần cho phép các doanh nghiệp tư nhân tham gia cạnh tranh trên thị trường (vốn trước đây họ bị cấm tham gia) và chính phủ cần cung cấp các dịch vụ thiết yếu, như cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy năng suất. Các chương trước đã làm rõ vấn đề này. Chương này nêu lên một bài học thứ hai (vốn ít được để ý), là kinh nghiệm của hai đất nước rộng lớn và hoàn toàn khác nhau này khẳng định tầm quan trọng của công tác quản trị quốc gia đối với tăng trưởng và phát triển. Thêm vào đó, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ khác nhau về thể chế chính trị, nhưng hai nước này vẫn có chung một đặc điểm quan trọng: quyền kiểm soát và cân bằng trong tầng lớp lãnh đạo cấp cao của chính phủ.

Một định nghĩa phổ biến của quản trị quốc gia là tập trung vào kết quả- đó là mức độ chính phủ ban hành và thi hành chính sách vì lợi ích của tất cả công dân. Một định nghĩa khác lại tập trung vào những biện pháp khuyến khích mà chính phủ đưa ra nhằm thực thi các chính sách vì lợi ích của mọi công dân, dựa trên tính năng động và thể chế chính trị quyết định kết quả của quản trị. Nhóm các tiêu chí quản trị mà Ngân hàng Thế giới thiết lập trong giai đoạn 1996-2004 (Kaufmann, Kraay và Mastruzzi, 2005) đã bao quát cả hai định nghĩa trên. Các tiêu chí đó là: “tiếng nói và trách nhiệm giải trình” và “bất ổn chính trị và tình trạng bạo lực” liên quan mật thiết tới tình hình chính trị, quyết định kết quả quản trị. Ấn Độ đạt điểm cao hơn hẳn Trung Quốc về tiêu

C H ư ơ N G 7

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế

Philip Keefer

Page 238: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

220 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

chí tiếng nói người dân nhưng thấp hơn hẳn về độ ổn định chính trị. Cả hai điểm số này phản ánh tình trạng bầu cử cạnh tranh tại Ấn Độ.1

Các chỉ số quản trị bao gồm 4 chỉ số sau: (1) hiệu lực chính quyền, (2) chất lượng công tác lập pháp, (3) nhà nước pháp quyền, (4) kiểm soát tham nhũng. Các chỉ số này ảnh hưởng tới phát triển theo nhiều cách. Chương này sẽ đề cập tới ảnh hưởng của các chỉ số trên tới việc bảo đảm quyền sở hữu, một nhân tố chính đối với tăng trưởng kinh tế và thường được thể hiện dưới dạng các biến số như: hiệu lực chính quyền, pháp luật hay kiểm soát tham nhũng. Trung Quốc đã đứng trên Ấn Độ khi xếp hạng về hiệu lực chính quyền và năm 2004 về kiểm soát tham nhũng, nhưng lại dưới Ấn Độ về hiệu lực luật pháp. Măc dù hai nước có sự khác biệt rõ rệt trong việc bảo đảm tiếng nói người dân, nhưng kết quả của điều này thì không khác biệt lắm về mặt số liệu.

Việc phân tích gặp phải hai vấn đề. Thứ nhất, điều gì đã làm cho hai đất nước này phát triển nhanh chóng dù hiệu quả quản trị quốc gia chỉ ở mức trung bình? Tăng trưởng kinh tế thần tốc ở Trung Quốc nhưng hiệu quả quản trị quốc gia chỉ đạt mức trung bình (xấp xỉ phân vị 50 trên một trăm, theo Ngân hàng Thế giới). Các chính phủ của nước nghèo có thể nhìn vào thực tiễn này mà kết luận dù hiệu quả quản trị quốc gia thấp, họ vẫn có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tuy vậy, phân tích dưới đây sẽ chỉ ra rằng kết luận này là hoàn toàn sai lầm. Kết quả quản trị quốc gia của Trung Quốc và Ấn Độ, dù chỉ ở mức trung bình chung nhưng vẫn cao hơn các nước nghèo khác. Sự khác biệt đã tác động tới tăng trưởng của hai người khổng lồ này so với các các nền kinh tế khác. Hơn thế nữa, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có thị trường rộng lớn với nhiều nhân công rẻ, chính điều này đã hấp dẫn các nhà đầu tư bất chấp hiệu quả quản trị quốc gia ở mức độ nào. Các nước có thị trường nhỏ hơn cần phải có các biện pháp cứng rắn hơn nhằm tăng cường chính sách và môi trường quản trị để có thể đạt được tốc độ tăng trưởng tương tự. Cuối cùng, tăng trưởng kinh tế ở cả hai quốc gia này đều không phải tự nhiên mà có, mà đều do kết quả của các tiến bộ đạt được trong quản trị quốc gia những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80.

Vấn đề thứ hai là tại sao cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có hiệu quả quản trị quốc gia tương tự nhau mặc dù thể chể chính trị khác nhau và hình thức cạnh tranh chính trị khác nhau? Chính phủ các nước nghèo có thể kết luận rằng thể chế chính trị không liên quan tới hiệu quả quản trị quốc gia. Nhưng bằng

1. Ví dụ: Ấn Độ đạt phân vị trên 50, trong khi Trung Quốc chỉ đạt dưới 25 trên một trăm trong tổng số các quốc gia tham dự.

Page 239: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 221

chứng sau đây lại chứng minh điều ngược lại. Cùng một thời điểm, cả hai quốc gia đều trải qua những thay đổi chính sách mang lại thay đổi tích cực cho tốc độ tăng trưởng. Những thay đổi chính trị khá giống nhau, đặc biệt là việc tăng cường cơ chế đối trọng đối với các lãnh đạo cấp cao.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và hiệu quả quản trị quốc gia trung bình: Quản trị Quốc gia vẫn là vấn đề cần quan tâm.

Vào đầu những năm 1980, kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu cất cánh. Ở Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt gần 8%/năm, gấp đôi những năm 1970. Tại Ấn Độ, tốc độ tăng trưởng cũng xấp xỉ như vậy, tăng từ gần 0% những năm 1970 tới 3,5% những năm 1980. Tốc độ phát triển của Ấn Độ gần gấp đôi và Trung Quốc gấp năm lần mức phát triển trung bình của thế giới. Thoạt nhìn khó có thể đánh đánh giá vai trò của quản trị quốc gia đối với sự bùng nổ tăng trưởng kinh tế này. Cũng không thể sử dụng các chỉ số của Ngân hàng Thế Giới để tính toán mức độ hiệu quả của quản trị quốc gia và tốc độ tăng trưởng bởi vì các chỉ số chỉ tính tới năm 1996. Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng chỉ số từ mô hình Đánh giá rủi ro cho các quốc gia trên thế giới (ICRG) để so sánh Trung Quốc và Ấn Độ với các quốc gia khác (theo Knack và Keefer, 1995).

Chỉ số này là tổng hàm của chất lượng bộ máy quản lý, nhà nước pháp quyền và tình trạng tham nhũng có liên quan tới các chỉ số về quản trị quốc gia của Ngân hàng Thế Giới về hiệu lực chính quyền, pháp luật và kiểm soát tham nhũng. Điểm cao nhất trên thang điểm là 18. Đầu những năm 1980, chỉ số về quản trị quốc gia tính theo ICRG của Ấn Độ là 9 và của toàn thế giới là 9,3. 10 năm sau đó, chỉ số của thế giới là 9.6, của Trung Quốc là 10 và của Ấn Độ là 7.1

Tình hình kinh tế vi mô ở Trung Quốc khẳng định kết luận rằng tăng trưởng có thể tăng cao dù môi trường quản trị chỉ ở mức trung bình. Cai, Fang và Xu (2005) phát hiện ra các công ty thường chi một khoản rất lớn để hối lộ cho các quan chức chính phủ (khoản chi này được xếp vào dòng ngân sách có tên “chi phí giải trí và đi lại” trong sổ sách kế toán công ty) nhằm tránh những gánh nặng hành chính và nguy cơ chính quyền thực hiện các hành vi cơ hội. Vì những can thiệp chính trị là mối e ngại của các nhà lãnh đạo công ty và nó ảnh hưởng tới quyết định kinh doanh của công ty đó. Nee và Opper (2006) phân tích một cuộc điều tra 72 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải. Họ đưa ra các câu hỏi về mức độ can thiệp của các cơ quan hoặc

Page 240: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

222 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 63 quyết định kinh doanh khác nhau của công ty trên nhiều lĩnh vực, từ tài chính và đầu tư tới nhân sự và quan hệ đối ngoại. Nhìn chung, các công ty đều cho rằng có can thiệp nhất định ở tất cả các lĩnh vực. Họ cũng đưa ra những bằng chứng cho thấy quyền lực của các quan chức chính phủ và các lãnh đạo đảng bộ đối với các quyết định của một công ty có ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và sự công bằng của công ty đó. Đồng thời, mối quan hệ tốt với chính phủ là điều kiện cần thiết để có được cơ hội vay vốn. Theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới năm 2003 về môi trường đầu tư của Trung Quốc, Nee và Opper (2006) phát hiện trong quá trình vay vốn của công ty, công ty phụ thuộc lớn vào sự hỗ trợ hành chính của chính phủ. Hơn 40% các công ty quốc doanh, công ty tập thể, công ty tư nhân và các tư nhân, nhận được hỗ trợ chính phủ để có được khoản vay ngân hàng. Chỉ có 15% không báo cáo nhận được hỗ trợ từ chính phủ để vay ngân hàng. Tương tự, 32% công ty tư nhân có giám đốc đang nắm giữ các vị trí chính thức trong Đảng được nhận các khoản cho vay, trong khi đó 17% các công ty không có được lợi thế này.

Ở Ấn Độ tuy không có bằng cớ về tác động của can thiệp của chính phủ đối với hành vi của doanh nghiệp, nhưng rõ ràng là khả năng tiếp cận các đầu vào kinh tế cơ bản không liên quan đến các lực lượng thị trường. Ví dụ, công ty có thể vay từ các ngân hàng thương mại quốc doanh, chiếm giữ phần lớn nhất các khoản tín dụng, mà ngân hàng không đánh giá yếu tố liên quan như khả năng sinh lời hay thay đổi lợi nhuận của công ty (Banerjee, Cole, và Duflo 2003)2

Mặc dù hiệu quả quản trị quốc gia của Trung Quốc và Ấn Độ chỉ ở mức trung bình, kinh nghiệm của hai nước này cho thấy 3 lý do để các nước nghèo cần nỗ lực gấp đôi để tăng hiệu quả quản trị quốc gia của đất nước mình. Thứ nhất, Trung Quốc và Ấn Độ đều có hiệu quả quản trị quốc gia tốt hơn hẳn các nước nghèo khác. Trên thang điểm từ 0 tới 18, Trung Quốc và Ấn Độ đều hơn các nước có thu nhập bình quân đầu người tương tự 2 đến 3 điểm vào năm 1985 và 1990.3

1. Việc tính toán thu nhập cá nhân cũng cho những kết quả tương tự vì sử dụng tỉ giá trao đổi để tính thu nhập cá nhân cho kết quả chính hơn là sử dụng

2. Mặc dù chế độ phân phối tín dụng rất đáng chú ý ở Ấn Độ, Xu và Yeung (2006) chỉ ra các công ty Trung Quốc thực chất có phản hồi tốt hơn về việc tiếp cận tín dụng so với các công ty Ấn Độ. Theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới về môi trường đầu tư, ở cả hai đất nước, công ty nào tiếp cận tín dụng ngân hàng tốt hơn sẽ hoạt động hiệu quả hơn và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn , tạo giá trị gia tăng nhiều hơn. Hiệu quả này thấy rõ hơn và nhiều hơn ở Trung Quốc3. Theo các hồi quy cơ bản về các chỉ số thiết chế vĩ mô theo thu nhập bình quân và biến giả của đất nước.

Page 241: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 223

Ấn Đ

ộTr

ung

Quố

c

Biến

số p

hụ th

uộca

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Trun

g Q

uốc (

1 =

có, 0

= k

hông

)0.

050

(8.1

0)0.

049

(7.4

4)0.

007

(0.3

7)

Ấn Đ

ộ (1

= có

, 0 =

khô

ng)

0.01

8 (4

.79)

0.01

8 (4

.59)

–0.0

29 (2

.61)

Thu

nhập

bìn

h qu

ân th

eo đ

ầu n

gười

(đầu

gia

i đoạ

n; 1

,000

s cố

định

, PPP

-đồ

ng đ

ô la

đã

có đ

iều

chỉn

h)–0

.002

3 (6

.40)

–0.0

02 (4

.80)

–0.0

002

(6.3

3)–0

.000

2 (4

.62)

Dân

số (đ

ầu g

iai đ

oạn,

100

triệ

u)0.

008

(5.2

2)0.

006

(3.0

5)

Tổng

thu

nhập

(đầu

gia

i đoạ

n tỉ

cố

định

, PPP

-đồn

g đô

la đ

ã có

điều

chỉn

h)–0

.005

(2.8

2)–0

.004

(2.2

9)

Chỉ s

ố qu

ản tr

ị quố

c gia

(gia

i đoạ

n đầ

u)0.

0016

(3.3

1)0.

001

(1.8

9)0.

0016

(3.3

4)0.

001

(1.8

1

Tỉ lệ

phầ

n tră

m d

ân số

ở đ

ộ tu

ổi

14 tu

ổi v

à nh

ỏ hơ

n(th

ời k

ỳ đầ

u)0.

0016

(3.5

7)–0

.002

(4.6

2)–0

.000

5 (1

.22)

–0.0

015

(3.4

6)–0

.001

9 (4

.51)

–0.0

005

(1.2

9)

Tỉ lệ

phầ

n tră

m d

ân n

ông

thôn

(đầu

gia

i đoạ

n)0.

0000

5 (0

.56)

0.00

005

(0.5

0)0.

0002

(1.6

8)0.

0000

5 (0

.53)

0.00

004

(0.4

7)0.

0002

(1.6

8)

Tổng

số h

ọc si

nh tr

ung

học

(đầu

gia

i đoạ

n)0.

0001

5 (0

.23)

0.00

015

(1.1

8)0.

0002

(1.2

7)0.

0002

(1.3

3)0.

0002

(1.3

1)0.

0002

(1.2

2)

1980

s (1

= có

, 0 =

199

0–20

04–0

.006

(1.8

2)–0

.006

(1.7

0)–0

.008

(2.2

4)–0

.006

(1.7

4)–0

.005

(1.6

2)–0

.008

(2.2

8)

Số q

uốc g

ia19

3 (1

12)

193

(112

)19

3 (1

12)

193

(112

)19

3 (1

12)

193

(112

)

R20.

350.

320.

270.

360.

330.

26

Bảng

7.1

Tươ

ng q

uan

tăng

trưở

ng, 1

980–

2004

Nguồ

n: N

gân

hàng

thế

giới

200

5b, C

ác ch

ỉ số

phát

triể

n th

ế giớ

i; Chỉ

dẫn

về n

guy c

ơ Gh

i chú

: PPP

: nga

ng g

iá sứ

c mua

. Chữ

t –

số li

ệu th

ống

kê đ

ăt tr

ong

trong

ngo

ặc đ

ơn. H

ướng

dẫn

quố

c tế v

ề mức

độ

rủi r

o ch

o từ

ng q

uốc g

ia …

Chí

số q

uản

trị q

uốc g

ia là

tồng

các c

hỉ số

tham

nhũ

ng,

mức

độ

quan

liêu

, và

chỉ s

ố ph

áp q

uyền

theo

ICRG

. Khô

ng có

dữ

liệu

về tr

ị số

ổn đ

ịnh.

Hệ

số d

ương

tron

g cá

c biế

n số

của T

rung

Quố

c và

Ấn Đ

ộ ch

o th

ấy sự

tăng

trưở

ng n

hanh

hơn

dự

đoán

của

các

biến

số có

tính

chất

quy

ết đ

ịnh

khác

. Dấu

trừ

biểu

thị t

ốc đ

ộ tă

ng tr

ưởng

chậm

hơn

. a.

Tăng

trưở

ng củ

a th

u nh

ập b

ình

quân

theo

đầu

ngư

ời, g

iá cố

địn

h tín

h tro

ng th

ời đ

iểm

198

0-89

1990

-200

4

Page 242: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

224 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

sự cân bằng về sức mua. Sự khác biệt này chênh lệch khoảng 1.5 so với thu nhập trung bình của cả nước.

Thứ hai, như đã biết, hiệu quả quản trị quốc gia có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Bảng 7.1 đưa ra kết quả khảo sát mối tương quan giữa suy thoái với tăng trưởng kinh tế theo đầu người (tính theo đơn vị tiền tệ địa phương) trong giai đoạn 1980-2004 theo mặt cắt ngang của các quốc gia.4 Ở cột 1 và 4 của bảng này, thu nhập theo đầu người ở giai đoạn đầu, quản trị quốc gia và số dân dưới 14 tuổi có liên quan chặt chẽ tới tăng trưởng kinh tế.

Những hồi quy này giải thích một nửa cho tăng trưởng của Ấn Độ- hệ số Ấn Độ cho thấy 1.8% tăng trưởng hàng năm theo đầu người của Ấn Độ chưa được giải thích. Những hồi quy này cũng góp phần giải thích gần một nửa tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc (8.7%)- hệ số Trung Quốc chỉ ra tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người lớn hơn 5% được giải thích do thu nhập đầu người, nhân khẩu học, quản trị quốc gia và các nhân tố khác. Chúng ta không hy vọng giải thích tăng trưởng kinh tế của hai người khổng lồ này bằng đặc điểm quốc gia như quản trị , vì cả hai đều đạt mức tương tự. Dù chúng ta có xem xét quản trị quốc gia (hồi quy 1 và 3) hay không (hồi quy 2 và 5) thì tỉ lệ tăng trưởng của Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa có lời giải thích là như nhau.5 Tuy nhiên, từ bảng 7.1 chúng ta có thể thấy rằng hiệu quả thiết chế vĩ mô của Trung Quốc so sánh với các quốc gia khác đã đem lại 0.75% tăng trưởng kinh tế mỗi năm trong giai đoạn 1980-2004.

Thứ ba, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có thị trường rộng lớn và tiềm năng. Các nước nghèo khác không có được thị trường như vậy. Chính thị trường rộng lớn đã bù đắp rất nhiều cho các rủi ro kinh doanh có thể xảy ra khi ở trong môi trường quản trị quốc gia yếu kém. Ngoài yếu tố môi trường chính sách, chúng ta thường kỳ vọng đầu tư nước ngoài chảy vào các quốc gia có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai cao nhất. Fan cùng nhiều nhà nghiên cứu khác (2006) đã so sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào thập niên 1990 với các nước khác. Họ đưa ra kết luận tăng trưởng FDI cao vọt chủ yếu nhờ vào tiềm năng tăng trưởng kinh tế có thể đạt được (dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các năm trước).

Nói cách khác, tăng trưởng FDI là nhờ vào những cơ hội to lớn tại thị trường Trung Quốc mở ra cho đầu tư nước ngoài nhờ thông qua việc thực

4. Việc tính toán thu nhập cá nhân cũng cho những kết quả tương tự vì sử dụng tỉ giá trao đổi để tính thu nhập cá nhân cho kết quả chính hơn là sử dụng sự cân bằng về sức mua. Sự khác biệt này chênh lệch khoảng 1.5 so với thu nhập trung bình của cả nước.5. Không có biến số của quản trị quốc gia vào thập niên 1980 tại Trung Quốc

Page 243: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 225

hiện một số biện pháp chính sách vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. FDI vào Trung Quốc nhiều hơn 80% so với các nước khác vì tỉ lệ lợi nhuận cao hơn. Chính yếu tố này đã lấn át ảnh hưởng (cũng khá mạnh) của môi trường thể chế, là yếu tố làm giảm 30% FDI vào Trung Quốc6.

Cột 3 và 6 của bảng 7.1 đã làm rõ câu hỏi này. Các hồi quy đã tách 2 hệ số đo quy mô thị trường, tổng thu nhập và tổng dân số.

Thu nhập quốc gia chỉ ra 2 kết quả trái ngược: những nước có tổng thu nhập thấp thì thường có thị trường nhỏ hơn, do đó sẽ cản trở đầu tư, nhưng những nước nghèo hơn có mức thu nhập bình quân thấp hơn lại có khả năng tốt hơn trong việc bắt kịp các nước khác, do đó tốc độ tăng trưởng cao. Tổng dân số là chỉ số cho 2 yếu tố: thứ nhất là qui mô của thị trường với yếu tố đẩu và lao động và yếu tố thứ 2 là qui mô tiềm năng của thị trường nếu thu nhập binh quân theo đàu người tăng lên, điều này cũng thể giá trị của các đầu tư hiện tại của quốc gia. Từ cột 3 và 6 trong bảng 7.1 ta thấy rằng tổng dân số tăng thêm 100 triệu người thì thu nhập bình quân theo đầu người tăng từ 0,6 đến 0,8 %. Tổng thu nhập của cả nước giảm 3 triệu đô thì tỉ lệ phát triển kinh tế hàng năm tăng từ 0,4-0,5 %.

Các hồi qui này cũng gián tiếp chứng minh rằng qui mô của thị trường sẽ giúp cải thiện thiết chế vĩ mô yếu kém. Trước hết, hệ số thiết chế vĩ mô giảm 1/3 sau khi kiểm soát được qui mô của thị trường. Thứ 2, sự phát triển của Trung Quốc được giải thích hoàn toàn ở cột 6 khi các cải cách về chính sách cho phép khai thác thị trường để đem lại lợi nhuận cao hơn đồng thời cũng làm giảm những rủi ro của thiết chế vĩ mô. Mặt khác ở Ấn Độ, nơi mà những cải cách về chính sách không rõ rệt lắm thì việc tính toán qui mô của thị trường chính là nghịch đảo của hệ số thiết chế vĩ mô. Thay vì tăng nhanh hơn 1,8% như trong cột 1 và 2 thì tốc độ phát triển của Ấn Độ lại chậm hơn tốc độ phát triển của qui mô thị trường là 2,9%.7

Sẽ có ý kiến đưa ra là những điều kiện thuận lợi của Trung Quốc và Ấn Độ

6. Huang sẽ thảo luận về các chính sách của Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước. Điều này đưa tới một điểm quan trọng, đó là các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt tràn vào Trung Quốc với hy vọng có lợi nhuận cao bất chấp rủi ro về an ninh quyền sở hữu và hợp đồng7. Những nước “thần kì” có nền thiết chế vĩ mô kém, chẳng hạn như Hàn Quốc trong những năm 1960 hay Indonesia, rất ít vào các thị trường lớn để khắc phục những hạn chế của nền thiết chế vĩ mô ấy. Điều này đối lập hẳn với các kinh nghiệm chung được tổng kết trong bảng 7.1. Những nước này cũng chắc chắn giải quyết những vấn đề về đầu tư-thiết chế vĩ mô thông qua đầu tư cho 1 số ít các gia đình có mối quan hệ mật thiết với nhà vua và/hoặc quân đội. Sau cùng, trong tất cả các trường hợp, những dàn xếp về thể chế này là không ổn định, và trong 1 vài trường hợp những thay đổi về thể chế còn tạo ra 1 môi trường an toàn cho thiết chế vĩ mô đồng thời tạo ra sự phân chia gia cấp.

Page 244: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

226 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

đã được phóng đại lên. Thực tế là thị trường ở 2 quốc gia này thường bị phân tán nhỏ bởi những mạng lưới giao thông và các rào cản bảo hộ thương mại của từng vùng trên từng quốc gia. Nhưng những rào cản ấy chỉ tồn tại ở những quốc gia nhỏ và thường kém phát triển hơn.8

Ngoài ra, các nhà đầu tư ở Trung Quốc và Ấn Độ đáng lẽ đã có thể xuất khẩu các trang thiết bị sản xuất sang các quốc gia này. Tỷ trọng xuất khẩu trong GDP của Trung Quốc đã tăng từ 10% năm 1980 lên gần 20% năm 2000, và 6% lên 12% trong GDP của Ấn Độ. Trong giai đoạn này, thu nhập bình quân theo đầu người tăng gấp 4 lần ở Trung Quốc và tăng gấp đôi ở Ấn Độ. Do đó, mặc dù mức tiêu thụ hộ gia đình vẫn chiếm khoảng 50% GDP trong nước Trung Quốc nhưng lại giảm từ 74% xuống 65% tại Ấn Độ, hay nói cách khác, phần lớn tăng trưởng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng. Vì vậy, các nhà đầu tư thậm chí có lí do để quan tâm tới qui mô của thị trường. Các lý do này bao gồm các nền kinh tế tích trữ tồn tại trong những thị trường rộng lớn cho tới những thị trường lao động không ổn định ( bất kể yếu tố mới nào cũng khó làm tăng mức thu nhập). Kochhar et al. (2006) đã coi thành công của Ấn độ chính là nhờ những thử nghiệm mới, những thử nghiệm ấy tăng cùng với qui mô của nền kinh tế.

Bằng chứng ở đây cho thấy các nước nghèo không có khả năng áp dụng những kinh nghiệm của Ấn Độ và Trung Quốc bởi nó sẽ ảnh hưởng tới quản trị nhà nước: nhìn chung hệ quả của thiết chế vĩ mô ảnh hưởng tới phát triển; quản trị nhà nước của Trung Quốc và Ấn Độ trung bất kì trường hợp nào cũng đều tốt hơn các nước nghèo khác; và nếu chỉ có quản trị nhà nước ở mức độ trung bình như trường hợp Trung Quốc và Ấn Độ, các nước nghèo chưa thể phát triển vì hầu hết các nước nghèo đều không có tiềm năng đem lại lợi nhuận.

Phần tiếp theo của chương này sẽ sử dụng những bằng chứng lịch sử của Trung Quốc và Ấn Độ để đưa ra cùng một kết luận như trên nhưng theo một cách khác: Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu phát triển nhanh chóng sau khi 2 nước này cải thiện đáng kể môi trường quản trị công. Phần tiếp phân tích “những người khổng lồ” này để xác định các điều kiện mà các nước có hoặc

8. Mặc dù nhỏ hơn nhiều so với 2 láng giềng của mình nhưng Nepal cũng phải đối mặt với những hạn chế về giao thông do đặc điểm địa lí. Và không giống như Trung Quốc và Ấn Độ, các thành phố ở Nepal đã áp dụng những rào cản thương mại trong nước như đánh thuế vào các mặt hàng nhập khẩu vào nước này.

Page 245: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 227

không có bầu cử cạnh tranh cần phải đạt được để tạo ra những hệ quả thiết chế vĩ mô tốt..

Đằng sau những số liệu so sánh giữa các nướcKinh tế chính trị và các kết quả quản trị

Vì tăng trưởng bùng nổ ở Trung Quốc và Ấn Độ vào những năm 1980 nên chúng ta muốn biết điều gì đã xảy ra đối với quản trị trong suốt những năm 1970. Tuy nhiên khi có quá ít số liệu về hiệu quả của quản trị quốc gia từ những năm 1970 trở đi, nhưng ta có thể dựa vào sự phát triển những đặc điểm chính trị của những người khổng lồ này như những chỉ số về tiếng nói của người dân và quản trị theo như định nghĩa của Ngân hàng Thế giới để hiểu những động cơ của chính phủ nhằm đạt được các kết quả quản trị tốt.

Trước tiên câu hỏi đặt ra là những chỉ số về tiếng nói của người dân và trách nhiệm giải trình của Trung Quốc và Ấn Độ hoàn toàn khác nhau nhưng kết quả quản trị của hai nước lại giống nhau. Điều này thật đáng ngạc nhiên. Người ta thường giả định khi có bầu cử giữa các bên đối lập khiến các nhà lãnh đạo chính trị quan tâm hơn tới phúc lợi xã hội, bao gồm cả việc theo đuổi kết quả quản trị quốc gia tốt. Một tài liệu có sức thuyết phục tranh luận rất chính xác về điều này: các cuộc bầu cử ngăn không cho những thành phần ưu tú lấn át những thành phần không ưu tú, do đó mà khuyến khích đầu tư và tăng trưởng của những thành phần không ưu tú này (như trường hợp Acemoglu và Robinson năm 2006).Thực tế, điểm số quản trị quốc gia ở các quốc gia có bầu cử cạnh tranh, tính trung bình, có rất ít sự khác biệt so với những nước không có bầu cử cạnh tranh.

Chẳng hạn như năm 1995, điểm số quản trị quốc gia của những nước nằm trong nhóm thứ 50 trong tổng số những nước có bầu cử cạnh tranh gần bằng điểm số của những nước thuộc nhóm thứ 50 trong tổng số những nước không có bầu cử cạnh tranh. (11,0 so với 10,7 trên tổng số 18)9. Một mặt, hình thức bầu cử cạnh tranh đảm bảo chất lượng quản trị sẽ được cải thiện; mặt khác ở những nước không có bầu cử cạnh tranh, các nhà lãnh đạo có thể có động lực thiết lập những thể chế giúp tăng cường môi trường quản trị quốc gia. Hầu hết những thước đo về tiếng nói người dân và tính dân chủ đều không tính

9. Những nước được xếp vào nhóm các nước có bầu cử cạnh tranh với điều kiện họ ghi điểm số tối đa (7) về cả chỉ số hành pháp và lập pháp của sức cạnh tranh bầu cử theo cơ sở dữ liệu của Các Thể Chế Chính Trị (Beck và các đồng nghiệp, 2001).

Page 246: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

228 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

đến điểm này. Trường hợp Trung Quốc và Ấn Độ phân tích những trở ngại và thuận lợi trong quá trình cải thiện kết quả quản trị.

Thách thức trong việc tạo ra kết quả quản trị tốt có thể tóm gọn trong một câu hỏi: bao nhiêu phần trăm dân số cảm thấy yên tâm rằng chính phủ sẽ không có những hành vi cơ hội? Phần thảo luận trong chương này tập trung vào những đặc điểm chính trị của những nước có ảnh hưởng tới câu trả lời cho câu hỏi này. Kiềm chế đối trọng chính trị là một đặc điểm quan trọng. Những nhà lãnh đạo không qua bầu cử có thể mở rộng số phần trăm dân số này tới một mức độ mà họ có thể thiết lập những đảng phái lớn cùng với những thể chế nội bộ, bao gồm cả kiềm chế đối trọng chính trị nội bộ theo ý muốn của lãnh đạo. Điều này giúp các thành viên thoát khỏi nỗi lo là sẽ bị lãnh đạo trừng phạt một cách độc đoán.Đây là giải pháp mà Trung Quốc đã thực hiện để giải quyết vấn đề của nước họ. Kiềm chế đối trọng chính trị trong chế độ dân chủ cũng có thể bành trướng độ che phủ của chiếc ô cầm quyền tốt bằng cách tăng lợi ích xã hội cùng với quyền được phủ quyết các sáng kiến độc đoán của chính phủ. Mặc dù Ấn Độ không ngừng được hưởng lợi từ kiềm chế đối trọng chính trị kể từ năm 1977, đặc biệt là từ năm 1989, nhưng những sự kiện diễn ra đầu những năm 1970 đã phá vỡ kiềm chế đối trọng cả bên trong lẫn bên ngoài trong việc thực hiện quyền lãnh đạo của Quốc hội. Ở cả hai nước kiềm chế đối trọng chính trị suy yếu vào những năm 1970 - một thập kỷ tăng trưởng chậm, và được củng cố vào những năm 1980 và 1990 – giai đoạn phát triển nhanh hơn.

Thậm chí ngay cả những nước có bầu cử cạnh tranh và kiềm chế đối trọng, những thiếu sót chính trị có thể làm giảm những sáng kiến chính trị giúp nhằm tăng cường quản trị quốc gia tốt (theo Keefer và Khemani 2005). Ví dụ, khi người dân không hiểu biết đầy đủ về mối liên hệ giữa một quyết định chính trị cụ thể và phúc lợi xã hội mà chúng đem lại (ví dụ như trường hợp cải cách quản trị công), các chính trị gia sẽ không cạnh tranh được trên phương diện chính sách đó. Thiếu hiểu biết và không tiếp cận được với nguồn thông tin, chậm trễ, và môi trường kinh tế phức tạp với đầy rẫy những cú sốc, tất cả các yếu tố trên gây nên khó khăn về thông tin.Một thiếu sót chính trị nữa xảy ra khi các đảng phái không thực hiện được lời hứa với dân chúng. Các đảng phái phải quay sang những nhóm người mà họ có thể nói những lời hứa đáng tin – nhưng khi nhóm người này ít đi thì những sáng kiến để cải thiện quản trị cũng bị thu hẹp đi (theo Keefer và Vlaicu 2005). Một lần nữa, những người dân nghèo và sống nơi hẻo lánh khó có thể biết được mối quan hệ giữa những động thái chính trị và môi trường quản trị hoặc khó có thể đánh giá đúng tầm quan

Page 247: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 229

trọng của môi trường quản trị quốc gia đến cuộc sống của chính họ. Tương tự như vậy, ở những quốc gia bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng xã hội, những cái giá phải trả cho việc thực hiện lời hứa chính trị đáng tin với người dân sẽ làm chi phí cho việc thực hiện những lời hứa với một nhóm đối tượng cụ thể bị giảm bớt. Mỗi một ứng cử viên chính trị đại diện cho một nhóm lợi ích khác nhau và do đó không giành được lòng tin những người thuộc nhóm khác.

Những thiếu sót chính trị lý giải tại sao những quyết sách tại Ấn Độ thường tập trung vào trợ cấp và chính sách kinh tế vĩ mô hơn là cải thiện chất lượng dịch vụ xã hội, nâng cao chất lượng quản trị quốc gia và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp. Những đóng góp chính trị cho lợi ích của dân khiến người dân khó nhận thức được ưu điểm của những vấn đề được liệt kê phía sau, điều này cho phép những ứng viên thắng cử tỏ ra nhạy cảm hơn với những lời thỉnh cầu của các nhóm lợi ích đặc biệt chống đối việc cải tổ.

Thay đổi chính trị và quản trị ở Ấn Độ

Tăng trưởng của Ấn Độ thường được giải thích là kết quả của cải cách hành chính vào năm 1991. Tuy nhiên, tăng trưởng bình quân đầu người hàng năm ở Ấn Độ vào những năm 1980 và 1990 là vẫn bằng nhau (khoảng 3,5%) so với dưới 1% vào những năm 1970.10 Rodrik và Subramanian (2005) thấy những con số này không nói lên được điều gì.

Kohli (2006) cho rằng đó là những cải cách chính sách khiêm tốn. Tuy vậy tầm quan trọng của những cải cách này là sự chuyển dịch từ mô hình phát triển dựa trên tái phân phối sang một mô hình thân thiện hơn đối với lợi ích kinh doanh tư nhân. Phần này sẽ giải thích nguyên nhân tăng trưởng nhanh hơn trong những năm 80. Trong những năm 70, cả môi trường chính sách và quản trị đều xấu đi. Tình hình đó dừng lại trước khi diễn ra giai đoạn tăng trưởng trong những năm 80.

Nhiều chính sách sai lầm đã được đưa ra trong những năm 70. Trong cuộc bầu cử 1967, tỷ trọng số ghế của Đảng Quốc Đại trong Quốc hội giảm 19%, đạt tỷ lệ đa số phiếu 54%. Kết quả yếu kém trong bầu cử làm giảm chi phí khi đảng viên rời đảng, và đảng bắt đầu tan rã. Indira Gandri đã cố gắng lôi kéo

10. Thu nhập được tính theo đồng tiền địa phương cố định. Tính không ổn định cũng giảm đáng kể; độ lệch tiêu chuẩn của tăng trưởng hàng năm vào những năm 1970 gấp hai lần so với độ lệch tiêu chuẩn những năm 1980 và 1990. Độ lệch tiêu chuẩn những năm 1970 cũng là dấu hiệu của những thể chế dân chủ yếu kém, như Quinn và Woolley (2001) cho thấy các nước dân chủ thường bộc lộ sự tăng trưởng không ổn định.

Page 248: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

230 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

ủng hộ của nhóm trường phái can thiệp ủng hộ việc tăng vai trò của nhà nước trong hoạt động kinh tế. Chính phủ đã quốc hữu hoá các ngân hàng lớn và tăng cường vị thế của các doanh nghiệp nhà nước. Shanker và Nayak (1983) ước tính giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 1968-69 đã tăng từ 15% trong tổng giá tri gia tăng của các công ty chính phủ, phi chính phủ, công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, công ty nhà nước quy mô lớn và vừa phi tài chính, lên mức 26% trong giai đoạn 1977-78. Tình hình “License Raj” cũng mở rộng rất nhanh. Năm 1970, tất cả các doanh nghiệp phải đăng ký với Bộ phụ trách hoạt động công ty và doanh nghiệp không thể mở rộng sản xuất các bộ không phê duyệt và đôi khi cần Thủ tướng phê duyệt. Năm 1976, sau 8 năm liên tiếp hạn chế các hoạt động của doanh nghiệp, chính phủ đã sửa đổi Đạo luật tranh chấp công nghiệp, theo đó các doanh nghiệp có trên 300 lao động phải có sự đồng ý của chính phủ trước khi sa thải lao động (Frankel 2005).

Quản trị quốc gia yếu kém trong những năm 70 ít được thảo luận mặc dù một số thay đổi chính sách thể hiện rõ yếu kém này. Các quy định License Raj không được áp dụng một cách minh bạch và những người chủ ngân hàng không được đền bù đầy đủ khi mất tài sản do quốc hữu hoá. Hơn nữa, những động cơ chính trị thúc đẩy quản trị tốt tại Ấn Độ suy giảm trong những năm 70. Các sự kiện trong thập kỷ này làm giảm kiềm chế và đối trọng cả bên ngoài và bên trong các nhà lãnh đạo đảng.

Trước năm 1967, xung đột lợi ích có ảnh hưởng lớn tới quá trình ra quyết định nội bộ của Đảng; những lợi ích này đã làm hạn chế sự độc đoán của các nhà lãnh đạo. Những người đứng đầu đảng Quốc đại bao gồm cả những người không ủng hộ nền kinh tế công nghiệp Mahatma Gandhi và những người ủng hộ nền kinh tế công nghiệp nhưng theo chủ nghĩa xã hội mà đại diện là Jawaharlal Nehru, lẫn những chiến binh sẵn sàng cầm vũ khí để ủng hộ mô hình tái phân phối.

Nắm vai trò trên chính trường còn có các nhà lãnh đạo ít chịu ảnh hưởng của ý thức hệ - những người quản lý mạng lưới những người ủng hộ chính trị của Quốc hội, vốn là đơn vị nòng cốt để huy động cử tri. Frankel (2005) mô tả mạng lưới này theo cách sau:

Nhìn chung các đảng chính trị quốc gia không tuyển chọn những người xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo khó. Thay vào đó họ tự điều chỉnh mình cho phù hợp với những cơ cấu quyền lực hiện để dễ dàng giành được số phiếu ủng hộ. Người được hưởng lợi chính từ việc bỏ phiếu là những thành phần thành đạt nhất bao gồm giai cấp địa chủ, những cá nhân có thể khai

Page 249: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 231

thác mạng lưới rộng gồm những giai cấp truyền thống, người thân trong gia đình, các mối quan hệ kinh tế (của người lĩnh canh và người lao động phụ thuộc) để tổ chức một nhóm những người ủng hộ trực tiếp (trang 20).Những lợi ích của những giai cấp địa chủ này vì thế mà được thể hiện đầy

đủ trong Đảng Quốc đại và họ có thể bác bỏ việc thay đổi chính sách. Năm 1946, người đàn ông quyền lực nhất trong Đảng Quốc đại là Sardar Vallabhai Patel – trung uý trưởng của11 Mahatma Gandhi. Ông là người chịu trách nhiệm xây dựng đảng địa phương. Ông thường xuyên chiếm ưu thế trong các cuộc xung đột với Nehru (ví dụ, bằng cách gây trở ngại cho các ứng viên đảng xã hội tranh cử quyền lãnh đạo đảng quốc đại [Frankel 2005]), và chỉ khi Patel chết đi, Nehru mới có thể thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá do nhà nước đóng vai trò chủ đạo (Nayar 1990).

Tháng 11 năm 1969, Đảng Quốc đại giành được dưới nửa số phiếu bầu (43,7%), lần đầu tiên tỷ lệ ủng hộ đảng này giảm xuống thấp hơn 50%.Các đối thủ của Gandhi rời đảng, làm yếu đi sự kiềm chế đối trọng trong nội bộ đảng.11 Không lâu sau, Gandhi nắm các chức năng chủ chốt của các thành viên nội các và trực tiếp chỉ đạo họ. Năm 1970, bà chuyển 60 trong số 100 bộ phận thuộc Bộ Nội vụ (và 7 trong số 14 viên chức cao cấp) sang ban thư kí nội các, và bà trực tiếp giám sát các hoạt động tình báo, chính sách và hành chính chủ yếu của chính phủ (Frankel 2005).

Mất đoàn kết trong nội đảng không nhất thiết dẫn đến sự suy giảm kiềm chế chính trị trong việc thực hiện quyền hành pháp nếu nó buộc Đảng Quốc đại (I) phải cai trị cùng khối liên minh, thay thế tự kiểm tra trong nội bộ đảng bằng giám sát bên ngoài; nếu nó làm tăng thách thức bầu cử cho đảng của Gandhi, hoặc tăng cường kiểm tra trong nội bộ đảng Đảng quốc đại I để tăng quyền lực. Không biện pháp nào nêu trên được thực thi. Giám sát bên ngoài đã không có hiệu lực trong những cuộc bầu cử năm 1971, khi mà Đảng quốc đại I tăng đa số phiếu của nghị viện lên 68%.

Bên trong, cuộc khủng hoảng khiến cho việc đồng thuận trong nội bộ đảng trở nên khó khăn hơn. Đồng thuận ó vai trò quan trọng trong thực hiện kiềm chế đối trọng chính trị từ bên trong. Ngoài các cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại những năm 1970, Ấn Độ còn bị ảnh hưởng bởi mất mùa và thiếu lương thực, một cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 1973 do giá dầu tăng cao và lạm phát vượt quá 23% trong giai đoạn 1973-1974 (Frankel 2005,

11. Bà thiết lập Quốc hội R (sau này là Quốc hội I - chữ cái đầu tiên của India, Ấn Độ); các uỷ viên Quốc hội cấp cao thành lập ra Quốc hội O (chữ cái đầu tiên của từ Organization - tổ chức).

Page 250: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

232 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

trang 647; Brass 1990, trang 40). Các cuộc biểu tình bạo động công khai trên diện rộng và đơn lẻ diễn ra sau những cú sốc này. Hàng loạt các cuộc biểu tình do sinh viên khởi xướng ở Gujarat và Bihar đã khiến chính phủ phải điều 40 000 quân tới Bihar. Các nhà hoạt động chính trị và những người biểu tình thậm chí còn nhận được sự ủng hộ của Jayaprakash Narayan, một người có uy tín vì ông thân cận với Mahatma Gandhi và vì ông ủng hộ người dân nghèo; và sau khi tham gia “Phong trào J.P”, một phong trào rộng khắp Ấn Độ nổ ra thách thức chính quyền Indira Gandhi ở cả trong và ngoài quốc hội (Frankel 2005). Năm 1974, 700 000 công nhân đường sắt đã đình công - chiếm một nửa lực lượng lao động trong ngành; 20 ngày sau cuộc đình công kết thúc sau khi chính phủ bắt giữ những người cầm đầu vụ biểu tình và 20.000 công nhân (Frankel 2005, trang 530). Năm 1975, sau khi đất nước độc lập, cuộc ám sát một quan chức nội các đầu tiên diễn ra trong một vụ nổ bom đã giết chết bộ trưởng bộ giao thông đường sắt L. N. Mishra (Frankel 2005).

Đối mặt với một viễn cảnh chính trị trước mắt và cái giá quá cao để duy trì sự ủng hộ thậm chí ngay trong Đảng Quốc đại, năm 1975 Indira Gandhi đã tuyên bố trong một thông báo khẩn cấp, nới lỏng hoàn toàn những hạn chế cả trong và ngoài đảng đối với quyền lực của bà. Hàng nghìn thành viên đảng ở cấp địa phương đã bị cầm tù và những đối thủ chính của bà đã bị bắt (Brass 1990). Bà hoãn cuộc bầu cử quốc hội dự định tổ chức năm 1976, vì vậy làm suy yếu vai trò của cơ quan lập pháp với cơ quan hành pháp (Brass 1990, trang 42).Cuối năm 1976, bà thông qua lần sửa đổi thứ 42 của Hiến pháp theo đó quy định tổng thống cần lắng nghe ý kiến thành viên nội các và hạn chế quyền lực của tổng thống đối với thủ tướng.

Luật sửa đổi lần thứ 42 tạo thuận lợi cho việc giám sát pháp lý đối với cơ quan hành pháp. Việc giám sát này rất sát sao. Chẳng hạn như toà án tối cao bác bỏ ngay lập tức việc quốc hữu hoá ngân hàng năm 1969 và nỗ lực của chính phủ trong việc xoá bỏ các quỹ đen và đặc quyền của những người thuộc dòng dõi hoàng gia trước đây. Thúc giục phải đưa ra tuyên bố khẩn cấp, tháng 6 năm 1975 toà án tối cao của Allahabad tuyên án thủ tướng Gandhi phạm tội thao túng bầu cử bất hợp pháp và ra lệnh cho bà phải rời bỏ chức vụ. Luật sửa đổi lần thứ 42 trao vị trí đứng đầu cho Các nguyên tắc chỉ đạo về các Quyền cơ bản. Các nguyên tắc chỉ đạo là những mục tiêu mang tính hiến pháp liên quan đến việc thực hiện công bằng xã hội, và việc theo đuổi mục tiêu này phụ thuộc nhiều vào hành động của cơ quan hành pháp. Điều đó phản ánh rõ cơ sở hiến pháp của việc rà soát mang tính pháp lý. Ví dụ, toà án sử dụng Các Quyền cơ

Page 251: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 233

bản để bảo vệ quyền tài sản của công dân trong trường hợp quốc hữu hoá ngân hàng và đặc quyền của hoàng thân quốc thích (Frankel 2005).

Tóm lại, những năm 1970 chứng kiến sự suy giảm chất lượng của các chính sách liên quan đến khu vực tư nhân và suy giảm chất lượng trong môi trường quản trị – thể hiện qua việc quốc hữu hoá ngân hàng và sự suy giảm kiềm chế đối trọng đối với hành pháp. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tăng trưởng diễn ra chậm trong những năm 1970. Và sau đó vào những năm 80 khi tăng trưởng được hồi phục trở lại, thì xu hướng đầu tư được ảnh hưởng tích cực bởi chính sách và quản trị đã phát triển theo chiều hướng tốt lên.

Cải cách chính sách và quản lý vào cuối thập niên 70 .

Lời kêu gọi tổ chức bầu cử lại của thủ tướng Gandhi năm 1977 đã giúp chấm dứt tình trạng tiêu cực trước đó đồng thời đưa đất nước trở lại chiều hướng phát triển tích cực. Sau các cuộc bầu cử liên minh Liên minh Janata lên nắm quyền đánh dấu thất bại nặng nề của Đảng Quốc đại. Chính quyền mới đã thực hiện những cải cách chính sách khiêm tốn, chấm dứt tình trạng sai lầm chính sách: mở rộng danh mục cấp phép đầu tư ; tự do hóa tiếp cận tín dụng và trao đổi ngoại hối; thực hiện các biện pháp nhằm tăng số lượng các mặt hàng được sản xuất khi đã được cấp giấy phép bất kỳ; và nới lỏng chính sách kiểm soát giá cả (xem Kohli 2006; Kochhar 2006). Cùng lúc, quyết định của Đảng Cộng sản tách khỏi liên minh với Đảng Quốc đại vốn đã tồn tại từ năm 1969, càng minh chứng cho doanh nghiệp thấy chính phủ dần chấm dứt can thiệp sâu vào nền kinh tế (Frankel 2005).

Mội trường quản trị cũng được cải thiện. Thể chế tam quyền phân lập được khôi phục. Chính quyền Janata bãi bỏ điều luật sửa đổi số 42 và thông qua điều luật sửa đổi số 44, theo đó khôi phục lại việc áp dụng “Tình trạng khẩn cấp” được quy định trong Hiến pháp và ưu thế của các Quyền cơ bản. Toà án tối cao thiết lập lại quyền xem xét sự thống nhất giữa các điều luật với các quyền cơ bản của hiến pháp đã được quy định trong trường hợp Minerva Mills tháng 5 năm 1980 (Frankel 2005).

Những bằng chứng trên không chứng tỏ được Ấn Độ vào những năm 80 của thế kỷ XX là một mô hình chính phủ liên hiệp và quá trình ra quyết định đã được thể chế hóa. Chính phủ Janta vốn chỉ nắm quyền đến năm 1981 đã sử dụng tất cả các công cụ chính thức và không chính thức nhằm loại bỏ các thống đốc bang từ thời Đảng Quốc đại. Trong cuộc bầu cử năm 1984, sau các cuộc bạo động tôn giáo và vụ ám sát bà Indira Gandhi, Đảng Quốc đại dành

Page 252: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

234 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

được hơn 70% số ghế tại cơ quan lập pháp. Theo đó, thủ tướng mới Rajiv Gandhi lên nắm quyền mà không chịu sự kiểm soát bởi các thành viên trong liên minh cầm quyền.

Tuy nhiên có một sự khác biệt quan trọng giữa giai đoạn những năm 1980 với thời kỳ sau cuộc bầu cử năm 1971. Kết quả cuộc bầu cử năm 1977 công nhận Đảng Quốc đại có thể bị rời khỏi nhiệm sở. Như vậy lần đầu tiên trách nhiệm giải trình trong bầu cử được củng cố một cách vững chắc ở Ấn Độ. Các cuộc bầu cử này trước hết cho thấy rằng không chính phủ nào ở Ấn Độ loại bỏ được cách thức quản lý yếu kém. Đồng thời cho thấy tính chất cạnh tranh đa đảng phái thể hiện rõ trong các chỉ thị ngoài thể chế ví dụ như các cuộc biểu tình lớn hay các tuyên bố tình trạng khẩn cấp.12 Do đó, mặc dù chiếm đa số ghế trong quốc hội, chính phủ của những năm 1980 phải đương đầu với một cuộc thẩm tra bầu cử vốn chưa hề có tiền lệ trước đó.

Thêm một bằng chứng nữa cho kết luận trên đây. Vào những năm 1970, BERI là một tổ chức chuyên về dịch vụ phân tích và dự đoán thông tin về 45 quốc gia trên thế giới có bao gồm Ấn Độ nhưng không có thông tin về Trung Quốc. Một trong tiêu chí mà BERI theo dõi là chất lượng thực thi hợp đồng. Biến số này đã tăng từ 1,15 lên 1,93 (trên tổng điểm là 4,0) trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1980. Mức tăng này không phải do sự thay đổi về phương pháp định lượng hay do tiến bộ trăm năm có một mà do điểm trung tuyến của 45 quốc gia giảm nhẹ (từ 2.43 xuống còn 2.30).

Cải cách chính sách và quản trị vào cuối thập niên 90

Vào năm 1991, Narashimha Rao lãnh đạo Đảng Quốc đại đang chiếm thiểu số đã tiến hành tự do hóa các hoạt động kinh tế khỏi những kìm hãm từ thập niên 70. Động lực của những cải cách này chính là cuộc khủng hoảng khi mà Ấn Độ đã tiêu hết những khoản vay nước ngoài từ những năm 1980, dư nợ lên đến 21% trong tổng số thu tài khoản hiện tại và tiền lãi phải trả bằng 20% chi tiêu chính phủ. Tuy nhiên, chính phủ Rao đã ban hành các quy định giúp giải quyết các nguồn tài khoá hạn hẹp của cuộc khủng hoảng; cắt giảm số lượng các ngành công nghiệp vốn là đặc quyền sản xuất của khối nhà nước; xoá bỏ cơ chế xin cấp phép đối với tư nhân khi thành lập hay mở rộng doanh nghiệp;

12. Bầu cử năm 1967 được coi là sự kiện bước ngoặt chấm dứt sự chuyên quền của Đảng Quốc đại. Mặc dù Đảng Quốc đại chỉ nắm giữ 41% số phiếu, nhưng đối thủ gần nhất là Bharatiya Jana Sang cũng chỉ đạt được 9%.

Page 253: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 235

phá giá đồng rupi; cho phép quy đổi các tài khoản vãng lai; dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu và giảm thuế; dỡ bỏ các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài, và cho phép các thể chế tài chính nước ngoài được đầu tư vào hai thị trường chứng khoán của Ấn Độ.

Những cải cách trên đủ để ổn định mức tăng trưởng kinh tế vào những năm 80 mà không phải gánh chịu mất cân đối về tài khoá và thương mại do các chính sách của những năm 80 gây ra. Tuy nhiên thành tựu của các cải cách trên mới chỉ dừng lại ở đó. Lý do là vẫn còn những sai sót trong những chính sách trọng yếu. Bao cấp vẫn duy trì ở mức độ lớn, các doanh nghiệp nhà nước còn cồng kềnh, nợ xấu còn phổ biến trong ngành ngân hàng và những quy định cứng nhắc trong thị trường lao động vẫn là một vấn đề nổi cộm. Những cải cách trong các lĩnh vực trên cần được hạ viện Ấn Độ Lok Sabha phê chuẩn nên các cải cách này đã không thể thực hiện được. Các chỉ số kinh doanh của Ngân hàng Thế giới đã giám sát môi trường pháp lý và điều tiết của các quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí của các hoạt động kinh doanh. Đến năm 2004, Ấn Độ vẫn bị đánh giá thấp hơn các quốc gia khác do cứng nhắc trong quản lý việc làm cũng như chi phí thực hiện hợp đồng, thậm chí khi không xét đến chỉ số thu nhập bình quân theo đầu người. Từ năm 1996 đến 2004, Ấn Độ đã thụt lùi từ vị trí thứ 44 xuống ví trí 27 so với các nước khác trong bảng xếp hạng chỉ số chất lượng quản trị của Ngân hàng Thế giới.

Kết quả quản trị dường như được cải thiện trong những năm 90 mặc dù số liệu vẫn chưa rõ rệt. Đánh giá về rủi ro của các quốc gia nhận định: cho đến năm 1992, mức tăng về chỉ số pháp quyền của Ấn Độ - một trong ba chỉ số được sử dụng để tạo thành chỉ số quản trị 18 điểm – là khoảng 3.0 hoặc thấp hơn. Kể từ năm 1994, con số này là 4.0 (vớí thang điểm là 6.0). Tuy vậy, tham nhũng có biến chuyển tích cực dù nhỏ trong những năm 80, 90 thì trở nên tệ hơn kể từ năm 2001. Thêm vào đó, theo chỉ số quản trị của Ngân hàng Thế giới, từ năm 1996 đến 2004 Ấn Độ rất ít tiến bộ về tính hiệu quả trong hoạt động của chính phủ, thực thi luật và kiếm soát tham nhũng.

Kiểm soát và cân bằng chính trị ngày càng ăn sâu vào đời sống chính trị của Ấn Độ. Sự phân tách chính trị, yếu tố làm tăng khả năng hình thành các chính phủ liên minh, đã tăng đáng kể trong suốt giai đoạn 80-90. Xác suất hai thành viên cơ quan lập pháp được lựa chọn ngẫu nhiên thuộc các Đảng khác nhau tăng từ 50% trong những năm 1980 lên 70% trong những năm 1990 (Beck, 2001). Các chính phủ liên minh trở thành nhu cầu cấp bách trong thập niên 90. Nếu vào những năm 1980, tỉ lệ hai thành viên cơ quan lập pháp trong liên minh chính phủ thuộc hai đảng khác nhau không được vượt quá 2% thì đến

Page 254: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

236 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

những năm 90 con số này là hơn 30%. Nguy cơ chính phủ có những hành động áp đặt do đó được giảm xuống trong những năm 1990. Điều này cũng phù hợp với các báo cáo ICRG về cải thiện chất lượng luật pháp.

Những khía cạnh chính trị khác về quản trị hiệu quả, đặc biệt là những mặt chưa hoàn chỉnh về chính trị thay đổi chậm hơn. Các đảng tiếp tục gặp khó khăn khi cam kết bầu cử với mục tiêu sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bao gồm cải cách quản trị. Những cử tri nghèo, trình độ giáo dục thấp và sống ở vùng xa rất khó có thể giám sát việc thực hiện những chính sách này. Thêm nữa, chỉ một số tầng lớp xã hội được hưởng lợi từ những cải cách tăng trưởng. Trong môi trường chính trị như vậy, thông thường các nhà chính trị ưu tiêu thực hiện các chính sách để giữ lời hứa với những nhóm lợi ích trung thành với mình hoặc những chính sách dễ thực thi như trợ cấp (xem Wilkinson, 2006). Ví dụ, không chỉ các cải cách mở cửa thị trường là khó khăn mà cả những nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng của các cơ quan hành chính, giảm tham nhũng, xoá bỏ những trở ngại về luật pháp cản trở tăng trưởng. Những nỗ lực này càng trở nên khó khăn bởi vì chúng mâu thuẫn hoặc không liên quan tới lợi ích của các nhóm cử tri góp phần vào thành công của các nhà chính trị.

Sự chưa hoàn chỉnh về chính trị chính là lý do vì sao cải cách chậm trễ. Hầu hết các ý kiến cho rằng cải cách chậm chạp chính là do sự phân tán chính trị. Nhưng mức độ phân tán tại Ấn Độ vẫn còn thấp theo chuẩn thế giới. Hơn nữa, lập luận trên không tính đến động cơ của cá nhân các nhà chính trị.13 Các lợi ích rộng lớn do cải cách kinh tế mang lại không đem lại sự nổi bật về mặt chính trị. Kohli (2006) đã chứng minh chính phủ miễn cưỡng mở cửa thị trường cho liên minh chính trị giữa các nhà chính trị với các nhóm lợi ích đặc biệt (các công ty). Theo đó cải cách khuyến khích các công ty có liên quan tới quan chức đầu tư nhưng lại không cho phép sự gia nhập rộng rãi của các công ty mới.

Chính sách hạ tầng cho thấy một góc nhìn khác về ảnh hưởng của sự chưa hoàn chỉnh về chính trị. Cơ sở hạ tầng được coi là cản trở chính đối với các chính sách của Ấn Độ. Tuy nhiên, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng giảm xuống trong những năm 1990s, quay trở về mức của những năm 1970 (khoảng 1,5 % GDP). Vào thập niên 1980 con số này là hơn 2% GDP. Sự sụt giảm này do khó khăn về kinh tế vĩ mô và tài khoá.14 Các vấn đề kinh tế vĩ mô lại không giải thích được

13. Chia rẽ chính trị ở Ấn Độ vào thập niên 90 thế kỷ XX thực chất vẫn nhỏ so với các quốc hội dân chủ khác. Sau này, xác xuất hai thành viên cơ quan hành pháp được bầu không cùng một Đảng là khoảng 67%14. Lời giải thích này tuy vậy mang tính cường điệu. Việc tái cấp nguồn chi , theo đó sẽ không còn dành cho các dự án mang tính chính trị nhưng không hiệu quả và thiếu sự công bằng trong trợ cấp hoàn toàn có thế đảm bảo đủ vốn cho đầu tư vào hạ tầng cơ sở mang tính hiệu quả cao.

Page 255: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 237

sự bóp méo trong phân bổ vốn cho cơ sở hạ tầng nhằm thiên vị các dự án đem lại lợi ích chính trị lớn nhất. Nó cũng không giải thích đươc những khó khăn triền miên trong việc loại bỏ những lực cản được coi là lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Những thiếu sót về hính trị giải thích những vấn đề này rõ ràng hơn (Wilkinson, 2006b).

Kể từ năm 2004, tăng trưởng hàng năm đã tăng lên 6%. Còn quá sớm để phân tích bản chất của sự tăng trưởng nhanh chóng này. Song lưu ý là Đảng Quốc đại lên nắm quyền trở lại vào năm 2004. Lần này cũng giống như những năm 70, Đảng Quốc đại lại liên minh với Đảng Cộng sản để chiếm đa số ghế song lần này, kết quả có nhiều khác biệt. Ở thập niên 70, liên minh hai Đảng đã thực hiện các chính sách tái phân phối thông qua sung công tài sản và quản lý trực tiếp của chính phủ đối với nền kinh tế. Tăng trưởng thời gian này gần như là 0%. Không đi ngược với cuộc cải cách năm 1991, một liên minh tương tự đã tập trung vào việc thực hiện công bằng và tái phân phối thông qua các chương trình việc làm mang tính hiệu quả hơn. Thay đổi này cho thấy tinh thần và nhận thức nâng cao về tầm quan trọng của việc cải thiện đời sống rõ rệt cho đông đảo dân chúng. Tuy nhiên thực tế là chính sách này vẫn tập trung vào tái phân phối thay vì tiến hành cải cách nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Nó cho thấy sự chưa hoàn thiện về thông tin cũng như về chính trị vẫn tiếp tục là khó khăn cho các đảng để thu được lợi ích chính trị từ các chính sách trên.

Quản trị nhà nước ở Trung Quốc thời kỳ hậu Mao Trạch Đông.

Môi trường chính sách của Trung Quốc trước năm 1980 nổi tiếng là khắc nghiệt đối với sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân cũng như các biện pháp kích thích thị trường, có lẽ là khắc nghiệt nhất trên thế giới. Môi trường quản trị của Trung Quốc cũng yếu kém tại thời điểm đó. Các quy định mang đầy dấu ấn cá nhân và các chính sách độc đoán đã tạo ra cảm giác thiếu an toàn cho cả các Đảng viên Trung Quốc và những người dân bình thường. Shrink (1993) viết rằng, trước năm 1978, “Mao Trạch Đông cố gắng duy trì uy tín cách mạng của mình và ngăn chặn xu hướng thể chế hóa… thông qua các chiến dịch lớn như Đại nhảy vọt và Cách mạng văn hóa” (tr. 8). Bản thân Cách mạng văn hóa cho thấy nỗ lực của Mao Trạch Đông nhằm phớt lờ Đảng cộng sản và các đối thủ của ông. Cuộc cách mạng này do các Hồng vệ binh thực hiện, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Mao Trạch Đông. Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, hàng ngàn Đảng viên đã phải làm những công việc hạ đẳng, bị đưa về các vùng nông thôn để lao động cải tạo, hoặc bị giam cầm (Theo Shirk, 1993).

Page 256: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

238 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Các hoạt động chính trị quan trọng dưới thời Mao Trạch Đông thường khó dự đoán trước, đó là một dấu hiệu khác cho thấy việc thiếu sự hạn chế đối với các hành vi cơ hội. Cả 2 người kế nhiệm do Mao Trạch Đông lựa chọn đều chết vì các hoạt động chính trị. (Theo Whiting 2001, tr. 11)

Tăng trưởng kinh tế bùng nổ sau khi xóa bỏ những ngăn cấm về hoạt động kinh tế tư nhân và những cải cách trong quản trị nhà nước nhằm loại bỏ tình trạng thiếu an toàn kể trên. Từ năm 1952 đến năm 1980, tỉ lệ tăng thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm ở mức dưới 2,5% (The Shirk 1993). Từ năm 1980 trở đi, tỉ lệ này tăng gấp 3 lần. Sản lượng nông nghiệp đạt mức tăng trưởng hàng năm là 7% từ năm 1978 đến năm 1988, cao gấp 3 lần so với 26 năm trước đó (Theo Shirk). Ngành sản xuất cũng phát triển mạnh mẽ. Trong giai đoạn 1978-87, đóng góp của doanh nghiệp tư nhân ở nông thôn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 8,7% lên 23,1%15 (Byrd và Gelb 1990). Tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp của các công ty tư nhân – không bị chính phủ quản lý – tăng gần gấp đôi từ năm 1978 đến năm 1988, từ 22% lên 43% (Theo Shirk 1993).

Những cải cách chính sách đằng sau những thay đổi này rất ấn tượng. Đến năm 1983, Cơ chế khoán trong nông nghiệp đã được thực hiện xuyên suốt ở Trung Quốc. Cơ chế này cho phép các hộ nông dân canh tác trên đất của tập thể, giữ lại sản phẩm họ làm ra sau khi đã đóng thuế cho nhà nước. Các thay đổi chính sách quan trọng đã khuyến khích ngành sản xuất tư nhân phát triển. Các hộ gia đình có thể dùng lợi nhuận đầu tư vào máy móc nông nghiệp, xe tải và công cụ sản xuất và tham gia vào hoạt động sản xuất và buôn bán cá thể. Các doanh nghiệp làng xã (township and village enterprises - TVE) thuộc sở hữu tập thể có thể được cá nhân hoặc một nhóm thuê lại (Theo Shirk 1993). Đầu tư vào khu vực nông thôn dần hình thành: trong những năm 80, đầu tư của các công ty tư nhân chiếm 19%, đầu tư của các hợp tác xã chiếm 13% tổng đầu tư vào tài sản cố định (Huang – sắp xuất bản). Chính sách năm 1979 đã mở rộng kinh tế đối ngoại và cho phép các công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng chuyển công tác quản lý giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế cho chính quyền địa phương, cho phép chính quyền địa phương trực tiếp hợp tác với nước ngoài.

Các quan chức chính quyền địa phương đóng vai trò trung tâm trong các cuộc cải cách này. Thực vậy, một lý do quan trọng để tập trung vào các TVE

15. Năm 1987 có khoảng 2 phần 3 các hợp tác xã chính thức thuộc sở hữu tập thể, 1 phần 3 thuộc sở hữu tư nhân của 1 cá nhân hay 1 nhóm

Page 257: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 239

là chuyển tiền thuê đất tới các cán bộ nòng cốt ở địa phương, giúp họ bù đắp các thiệt hại do quá trình phi tập thể hóa gây ra (theo Oi 1999).16 Tập trung vào TVE cho phép các cán bộ đang quản lý mô hình hợp tác xã xuất hiện từ trước – dưới thời Mao Trạch Đông – tiếp tục sử dụng mô hình đó để phân phối công việc và tài nguyên khác (theo Oi 1998). Các cán bộ này thực hiện quá trình phi tập thể hóa đất đai, vì ở cấp địa phương, đất đai vẫn thuộc sở hữu tập thể. Họ thuê người quản lý các TVE. Như Oi (1999) quan sát thấy, mặc dù chính quyền xã cho những người quản lý thuê các TVE, nhưng những cán bộ và chính quyền địa phương vẫn kiểm soát biên chế, kiểm soát đầu tư và dây chuyền sản xuất, và cuối cùng, họ là những người nắm giữ phần lợi nhuận mà các hộ nông dân phải nộp. Whitting (2001) viết rằng “Thực vậy, các cán bộ xã phê chuẩn số lượng người làm việc và mức lương ở mỗi doanh nghiệp TVE.” (tr. 204)

Các cán bộ địa phương cũng tham gia vào các doanh nghiệp tư nhân bên cạnh các TVE. Một mặt, quá trình tự do hóa trong nông nghiệp thúc đẩy đầu tư tư nhân vào khu vực nông thôn và tài sản chính trong quá trình tự do hóa nông nghiệp là đất đai do các cán bộ địa phương quản lý. Mặt khác, có một số bằng chứng cho thấy sự thiếu an toàn đối với các nhà đầu tư tư nhân trong những năm 1980. Sự thiếu an toàn này có thể được giải quyết nếu các cán bộ địa phương tham gia với tư cách là đối tác. Ở nơi nghèo tài nguyên như thành phố Văn Châu, mặc dù các cán bộ địa phương đặc biệt ủng hộ đầu tư tư nhân vì thành phố này thiếu vốn duy trì TVE nhưng các doanh nhân vẫn có mối lo ngại tài sản bị sung công, nên họ chỉ đầu tư các khoản tiền nhỏ, rồi tạm ngừng đầu tư để sau này tiếp tục, hoặc khi đã đầu tư đến mức nhất định thì chuyển từ tái đầu tư lợi nhuận sang mua “nhà giá cao” hoặc mua “phần mộ của tổ tiên”. (Theo Whitting, 2001, tr. 148)

Vấn đề tín nhiệm trong quá trình phát triển Trung Quốc

Các quan chức địa phương sẽ không đầu tư trên quy mô lớn nếu không có đảm bảo rằng đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận. Trên thực tế, Oi (1999) cho biết, chính quyền xã yêu cầu các hợp tác xã tái đầu tư trung bình khoảng 50% lợi nhuận

Sự tập trung vào các hợp tác xã cũng làm nhẹ đi các tư tưởng chống đối sự phát triển của khu vực tư nhân. Ví dụ, Oi (1999, tr. 74) đã dẫn lời của một cán bộ ở nông thôn vào những năm 80, coi các doanh nhân là “những tên côn đồ” (di tou she).

Page 258: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

240 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

thu được.17 Cho dù trong vai trò quản lý các hợp tác xã, hay là những cá nhân có quan hệ chặt chẽ với các nhà đầu tư tư nhân, thì tại sao các cán bộ xã lại tin rằng lãnh đạo cấp trên không truất hữu phần lợi nhuận họ quản lý? Lãnh đạo đảng Cộng sản cần làm cho các cán bộ nòng cốt tin tưởng vào lời hứa của Đảng (việc này có thành công hay không không thể đánh giá qua chỉ số về tiếng nói của người dân hoặc trách nhiệm giải trình, vì cải cách chỉ tác động đến các cán bộ nòng cốt chứ không có tác động đến người dân nói chung)

Hai tác giả Che và Qian (1998a, 1998b) cho rằng, để thu hút đầu tư, chính phủ đã cho phép chính quyền địa phương thành lập các hợp tác xã và thực hiện đổi mới tài khóa năm 1980, cho phép chính quyền địa phương giữ tất cả lợi nhuận thu được, nhiều hơn định mức quy định trước. Quy định này cho phép chính quyền địa phương giữ lại nhiều lợi nhuận hơn, đồng thời yêu cầu họ cung cấp nhiều hàng hóa công cho địa phương hơn. Đổi mới này được mô tả là “địa phương tự quyết” (fenzao chifan) (Theo tác giả Whitting, 2001, tr.76). Theo Che và Quian (1998b), quá trình phi tập thể hóa có thể thực hiện được vì chính phủ và chính quyền địa phương có cùng động cơ nghĩa vụ cung cấp hàng hóa công cộng, như cách làm đường ở địa phương và đặc biệt là duy trì an ninh trật tự. Chiến lược này không thể áp dụng với các công ty tư nhân không có nghĩa vụ cung cấp các hàng hóa công cộng cho địa phương.

Có hai lý do cần xem xét giải thích thêm. Những cải cách tài khóa này đã bị đảo ngược khi chính phủ thấy nguồn thu ngân sách trung ương giảm trong khi vốn đầu tư không giảm (xem thêm Wong, 1992). Hơn nữa, giữa chính phủ trung ương và chính quyền địa phương có xung đột về loại hàng hóa công cần cung cấp, và chính phủ nỗ lực rất nhiều để cung cấp hàng hóa công cộng thiết yếu. Thậm chí vào đầu thập niên 80, lãnh đạo trung ương phải giám sát chặt chẽ quá trình giáo dục và duy trì trật tự xã hội, nhấn mạnh vai trò của những dịch vụ này với chính quyền địa phương.18 Đến những năm 1990, xung đột lợi ích giữa chính phủ trung ương và chính quyền địa phương ngày càng lớn. Ví dụ, các cán bộ địa phương làm tăng tình trạng bất ổn xã hội khi bán

17. Một vài phần trong số đầu tư này không sinh lợi. Ví dụ, một phần vốn đầu tư được sử dụng để xây nhà cho những người lao động (Theo Nee, 1992). Hơn nữa, không thể chắc chắn rằng TVE đã đước tái đầu tư hay chỉ đơn giản là sử dụng các khoản vay từ ngân hàng nhà nước. Trong cả 2 trường hợp, sản lượng tăng nhanh là dấu hiệu cho thấy khoản đầu tư lớn vào sản xuất.18. Các vấn đề tương tự cũng xảy ra trong chính sách kinh tế vĩ mô – xung đột về lợi ích giữa chính phủ trung ương và chính quyền địa phương rõ nét hơn. Huang (1996) cho rằng chính phủ dùng những lo ngại về sự nghiệp của các cán bộ địa phương để ngăn chặn họ áp dụng chiến lược mở rộng (nghĩa là, có xem xét đến các khoản tín dụng ngân hàng), áp dụng các yếu tố lạm pháp bên ngoài trên khắp cả nước.

Page 259: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 241

đất đai sở hữu tập thể nhưng không đền bù thỏa đáng cho hoa lợi của những người nông dân, hoặc cho phép các công ty địa phương phớt lờ các quy định về môi trường.

Thể chế trong nội bộ Đảng và những cam kết đáng tin cậyđối với các nhà đầu tư những năm 1980

Một cách giải thích khác về sự sẵn lòng đầu tư của các cán bộ nòng cốt chính là sự thể chế hóa của Đảng cộng sản Trung Quốc (CPC) – Cơ chế đối trọng ở hàng ngũ lãnh đạo cao nhất và hệ thống đánh giá, cất nhắc minh bạch hơn. Quá trình thể chế hóa bắt đầu khi Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền năm 1977. Thách thức đối với ông khi ấy là phải tăng niềm tin vào Đảng cộng sản Trung Quốc, thông qua phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mang lại lợi ích cho mọi người dân Trung Quốc, trong khi vẫn đảm bảo đặc quyền của các cán bộ nòng cốt của Đảng, để duy trì lòng trung thành và các cam kết của họ đối với Đảng. Chìa khóa để thực hiện các mục tiêu trên là phải tăng niềm tin của các cán bộ nòng cốt vào Đảng, cho họ tin rằng họ sẽ được Đảng đền đáp nếu như các quyết định của họ giúp kinh tế tăng trưởng trong tương lai.

Cải cách năm 1980 mang lại rất nhiều lợi ích cho các quan chức địa phương. Nhưng để đảm bảo tính hiệu quả của cải cách – mang đến lợi ích cho tất cả mọi công dân – thì phần thưởng cho những cán bộ nòng cốt phải đáng tin cậy. Như Huang (2003) viết, vì các hợp tác xã do những cán bộ nhà nước điều hành, nên Đặng Tiểu Bình tập trung vào xây dựng các quy định đánh giá, cất nhắc sao cho thật đáng tin cậy. Đặng Tiểu Bình “lãnh đạo bằng luật, phân cấp chính quyền rõ ràng và hoạch định chính sách tập thể, thay thế cho tình trạng tập trung quyền lực quá độ và các luật lệ gia trưởng thời Mao Trạch Đông” (Theo Shirk 1993, tr. 9. Xem thêm Whitting 2006). Đến năm 1983, Ban tổ chức của Đảng cộng sản Trung Quốc đã thực hiện tiêu chí đánh giá cán bộ cụ thể và xác thực, từ đánh giá tổng sản lượng và đầu tư trong những năm đầu cho tới biện pháp đánh giá tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội những năm 1990. Đảng cũng tạo ra nhiều cơ hội đảm nhận các vị trí chủ chốt hơn cho các cán bộ có công bằng việc áp dụng chế độ nghỉ hưu bắt buộc đối với các Đảng viên (Theo Manion, 1992).

Một số điều kiện làm tăng chi phí khi bãi bỏ các quy định này của chính phủ trung ương. Trước hết, việc thực hiện được các qui định mới rất tốn kém, vì phải đào tạo lại hàng ngàn cán bộ, đồng thời phải xây dựng bộ máy đánh giá

Page 260: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

242 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

tốn kém. Khoản đầu tư này sẽ mất đi nếu không quan tâm đúng mức đến các quy định mới được đưa ra.

Thứ hai, bản thân Đặng Tiểu Bình đã có uy tín. Ông đã phải trả giá cho việc ủng hộ hệ thống quản lý cán bộ như trên dưới thời Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông dùng Cách mạng văn hóa không chỉ để xóa bỏ hệ thống này, mà còn để loại bỏ chính Đặng Tiểu Bình (Theo Manion, 1985). Vì phải trả giá đắt cho việc ủng hộ hệ thống này nên khi Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền năm 1978, ông đã gây dựng được uy tín cho mình trong việc ủng hộ hệ thống này.

Thứ ba, kế hoạch này đã được một loạt các cơ chế đối trọng trong nội bộ Đảng, trong đó quan trọng nhất là nhóm các nhà lãnh đạo cao cấp. Sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông qua đời, quyền lực đã được chuyển vào tay nhiều nhà lãnh đạo khác của Đảng. Ví dụ, Đặng Tiểu Bình làm theo ý kiến của các Đảng viên lớn tuổi. Sự kế nhiệm lãnh đạo ít tuân theo các quy định thông thường song các quyết định vẫn cần được 30 nhà lãnh đạo hoặc nhiều hơn nữa thông qua. (Theo Shirk 1993.)19 Shirk cũng chỉ ra rằng cải cách trong những năm 80 thực tế bị làm chậm lại do thiếu sự đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo cấp cao. Nguyên tắc đồng thuận khiến cải cách khó khăn song ngược lại khi muốn dừng thực hiện cải cách cũng không dễ. Trong bối cảnh cải cách biên chế, quyết định sa thải gần 20 triệu cán bộ lâu năm chỉ được các nhà lãnh đạo cấp cao đồng ý khi lợi ích của họ đã được thỏa mãn (Manion 1992). Cơ chế đối trọng cũng cản trở các thay đổi đơn phương đối với quá trình cất nhắc cán bộ hoặc sự thiếu quan tâm đến các tiêu chuẩn cất nhắc cán bộ. Từ năm 1978 đến năm 1995, Li và Zhou (2005) thấy rằng khi kinh tế của một tỉnh càng phát triển thì khả năng lãnh đạo của của tỉnh được cất nhắc càng cao, đồng thời khả năng bị cách chức càng thấp.

Các nguồn đầu tư và quản trị hiệu quả sau 1990

Vào thập niên 90, có sự chuyển đổi mô hình phát triển. Đầu tư của các nhóm ngoài nhà nước, đặc biệt là đầu tư nước ngoài tăng đáng kể. Đầu tư vào tài sản cố định của tư nhân nông thôn và các TVE giảm mạnh trong tổng đầu tư vào tài sản cố định. Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư của các công ty đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp thành thị tăng xấp xỉ 14% trong tổng đầu tư giai

19. Đây là môt ví dụ điển hình của sự lỏng lẻo: mặc dù sự đồng ý tập thể của các nhà lãnh đạo tối cao là quan trọng để thải hồi tổng bí thư CPC năm 1987, nhưng các nhà lãnh đạo chọn cách phớt lờ thủ tục chính thức là cần có sự phê chuẩn của Uỷ ban trung ương (Shirk 1993)

Page 261: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 243

đoạn 2001 – 2003. Giai đoạn 1986 – 1990 con số này nhỏ hơn 3% (Huang sẽ đề cập trong phần sau). Sự chuyển dịch về mặt chiến lược này đã đặt ra hai câu hỏi. Một là làm thế nào để thay đổi cơ chế quản trị của những năm 1980 nhằm khuyền khích đầu tư nước ngoài và từ khu vực ngoài quốc doanh? Hai là làm sao để sự thay đổi này giúp cho các nhà lãnh đạo tiếp tục cân bằng lợi ích của nhà nước với toàn bộ dân chúng?

Mô hình tăng trưởng của thập niên 80 chủ yếu dựa trên đầu tư tại chỗ của các nhóm quốc doanh sở tại gặp phải ba khó khăn sau. Thứ nhất, các công ty quốc doanh tại địa phương có những động cơ chính trị cũng như động cơ cá nhân rất lớn để tối đa hoá doanh thu và việc làm song lại không quan tâm đến lợi nhuận. Điều này khuyến khích họ chấp nhận vay nợ và nợ thuế tăng cao và vẫn đảm bảo tăng trưởng. Vào năm 1989, khoảng 18% các cơ sở sản xuất quy mô làng xã gặp phải những khó khăn nghiêm trọng. Chính phủ buộc phải cho phép 800.000 cơ sở TVE đóng cửa. Khoảng 2, 2 triệu doanh nghiệp phải hợp nhất với các doanh nghiệp khác hoặc phải cơ cấu lại (Nee, 1992). Quá trình cải cách doanh nghiệp lên đến cực điểm vào năm 1997 khi chính quyền trung ương quyết định dỡ bỏ quyền gây ảnh hưởng của chính quyền địa phương với các quyết định cho vay; đóng cửa hàng trăm ngân hàng cấp và các thể chế tài chính cấp địa phương; chuyển quyền cho vay của bốn ngân hàng thương mại quốc doanh ở chi nhánh cấp tỉnh và địa phương lên cấp trung ương ở Bắc Kinh (xem Shih, 2004).

Thứ hai, mô hình của thập niên 80 làm cạn kiệt các nguồn thu của trung ương theo đó thu ngân sách trong tổng GDP giảm từ 30% năm 1970 xuống còn 23% năm 1985 và 12,6% vào năm 1993 và 10% vào năm 1995. Khoản thiếu hụt này buộc lãnh đạo trung ương không còn lựa chọn nào khác mà phải điều chỉnh lại cơ chế tài chính hình thành trong giai đoạn 1980. Theo cơ chế cũ, chính quyền địa phương được hưởng những khoản chia khổng lồ từ doanh thu của đất nước (Yang, 2004).

Thứ ba, các nhà chức trách địa phương chưa thực sự là các cơ quan công quyền tin cậy như mong đợi của chính phủ. Mối lo về sự suy thoái quyền lực của chính quyền trung ương đã được nêu ra từ cuối những năm 80 đầu 90 của thế kỷ (xem Nee, 1992). Biểu hiện rõ rệt nhất của sự suy thoái này trên mặt trận kinh tế là việc hình thành các rào cản thương mại liên địa phương nhằm bảo vệ các cơ sở kinh doanh của địa phương mình khỏi sự cạnh tranh bên ngoài.

Đồng thời, nhu cầu về những cán bộ trung thành của Đảng cũng giảm bớt trong giai đoạn 1990 hơn giai đoạn 1980 trước đó. Khi bắt đầu quá trình cải cách, các nhà lãnh đạo Đảng không dám tự tin là cải cách sẽ mang lại lợi ích

Page 262: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

244 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

cho những người dân bình thường trong xã hội. Nhưng thực tế, điều này đã xảy ra. Tuy nhiên, trước những nguy cơ thất bại, chính phủ quan tâm đặc biệt tới việc duy trì lòng trung thành của cán bộ. Đến năm 1990, tính cấp thiết này bị thu hẹp do các cải cách theo định hướng thị trường đã chứng tỏ thành công của mình. Chi phí duy trì sự trung thành của các nhóm quốc doanh tăng cao do vào những năm 1990, các Đảng viên có nhiều cơ hội làm ăn tốt từ bên ngoài hơn so với giai đoạn 1980. Nee và Opper (2006) đã chỉ ra rằng “sức hút của các cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong thị trường kinh tế đang phát triển nở rộ đã khiến nhiều nhân viên chính phủ tìm kiếm các công việc bên ngoài sau khi rời nhiệm sở” (trang 11).

Thay vì chú trọng vào TVE hay các cơ sở quốc doanh trong nước, chính phủ chuyển hướng tập trung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, rồi sau đó là đầu tư trong nước và đầu tư tư nhân. Vào năm 1991, các công ty tư nhân chiếm khoảng 5,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Các công ty ngoài quốc doanh mà chủ yếu là TVE chiếm 52,7% (Hoàng, 1993). FDI tăng từ 0,9% trong tổng đầu tư vào tài sản cố định năm 1983 lến 15% năm 1997. Trong khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (bao gồm chủ yếu là các TVEs) đầu tư FDI chiếm 2,6% của đầu tư cố định năm 1983 và tăng lên 31,7% vào năm 1997. Đến giữa năm 2003, các doanh nghiệp tập thể TVEs chiếm thị phần nhỏ trong tổng doanh số bán hàng và lợi nhuận. Nhưng nó liên tục giảm mạnh và đến giữa năm 2005 thì thị phần của nó chỉ còn một nửa. Các công ty tư nhân có vốn đầu tư trong nước hoặc nước ngoài chiếm thị phần lớn trong các ngành sản xuất , chiếm 60% thị phần năm 2005 (theo Ngân hàng Thế giới 2005).

Huang (2003) cho rằng FDI tăng do các chính sách luật pháp và tài chính của chính phủ, theo đó tạo ưu tiên cho đầu tư nước ngoài hơn là đầu tư trong nước. Tuy nhiên những chính sách này có thể xem như nỗ lực nhằm duy trì lợi ích cho các quan chức địa phương. Ví dụ, cho đến giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, các doanh nghiệp tư nhân buộc phải đăng ký kinh doanh giống như các doanh nghiệp tập thể, và điều này chính thức đặt doanh nghiệp dưới quyền quản lý của chính quyền địa phương (Huang 2003).

Năm 1992, môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp trong nước bắt đầu thay đổi khi Đặng Tiểu Bình kêu gọi sự ra đời của nhiều doanh nghiệp tư nhân hơn nữa. Năm 1998, ngân hàng trung ương nới lỏng định mức cho vay, gây bất lợi nghiêm trọng cho các doanh nghiệp tư nhân, và cuối cùng chính phủ đã cho phép doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu ra nước ngoài. Trong Hiến pháp của Trung Quốc, trước năm 1999 khu vực tư nhân được coi là khu vực không thể thiếu trong nền kinh tế Trung Quốc và được đặt ngang bằng các doanh nghiệp

Page 263: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 245

khác.20 Tháng 7 năm 2001, Giang Trạch Dân thông báo rằng các doanh nhân nếu muốn có thể gia nhập Đảng Cộng sản (theo Huang 2003). Tỉ trọng giữa vốn đầu tư trong và ngoài nước đã giảm từ 48% năm 1996 xuống 29% vào năm 2000 ( theo Huang 2003). Một trong dấu hiệu chứng tỏ sự thông thoáng của chính sách của Trung Quốc đối với đầu tư trong nước là nước này đã vượt qua các nước nghèo khác trong việc giảm chi phí cho các nhà đầu tư. Theo chỉ số kinh doanh của Ngân hàng thế giới, trước năm 2004, chi phí cho công tác triển khai hợp đồng và những điều khoản khắt khe về tuyển dụng đã vượt quá chuẩn so với các nước khác trong việc kiểm soát thu nhập theo đầu người.

Cũng như trước đây, một câu hỏi chính là tại sao các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài lại có phản ứng đối với những thay đổi về chính sách này? Mức độ tin cậy của hệ thống đánh giá chung của những năm 80 nhằm bảo vệ các nhà đầu tư trong nước khỏi những quyết định độc đoán của đảng dường như không có tác dụng tương tự để bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm 90. Chúng ta lại nhớ lại bằng chứng do nhóm tác giả Fei (2006) đưa ra. Theo đó, chỉ riêng qui mô của thị trường Trung Quốc không thôi cũng đã có thể thu hút một nguồn vốn rất lớn từ khu vực tư nhân nếu những rào cản về đầu tư được dỡ bỏ. Ở cấp trung ương, cuộc đua nội bộ giữa những người tài chứng tỏ sự tuân thủ ngày càng cao các qui tắc trong suốt thời kỳ 80-90. Dưới thời Mao Trạch Đông, các cuộc đua ấy đôi khi kết thúc trong bạo lực.

Tuy nhiên dưới thời Đặng Tiểu Bình và trong cả các giai đoạn sau nữa vấn đề không trầm trọng lắm vì những hình phạt như không được đề bạt vào các vị trí lãnh đạo không còn trở nên quá nghiêm trọng như người ta từng nghĩ. Quá trình thể chế hóa sự kiềm chế và cân bằng trong nội bộ Đảng CS Trung Quốc đã làm gia tăng những khó khăn cho bất kỳ cá nhân lãnh đạo đảng nào muốn hành động một cách cơ hội.

Sự kiểm soát và cân bằng về chính trị ngày càng tăng đã tạo ra một nền móng vững chắc cho các cải cách hành chính và lập pháp trong suốt những năm 90. Dưới sự bảo hộ của Luật tố tụng hành chính 1989, đã có gần 10.000 vụ kiện kiện các cơ quan chính phủ được thống kê vào năm 1989, và con số này đã tăng lên 98.000 vào năm 1998. Trong 460.000 vụ kiện được thống kê trong thời gian đó, có khoảng 35% bên nguyên thắng kiện (Yang 2004). Clarke, Murrell và Whiting (2006) đã chỉ ra tăng cường thể chế hóa các nghị quyết về giải quyết tranh chấp pháp lý, thay thế các nghị quyết giải quyết tranh chấp chung về hành

20. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được ghi nhận từ bản Hiến pháp 1982 (Huang 2003).

Page 264: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

246 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

chính nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất quy mô làng xã. Những cải cách hành chính diễn ra nhiều nhất vào năm 2005 trong đó đề xuất một bộ luật toàn diện về quản lý các dịch vụ dân sự nhằm củng cố những nỗ lực quản lý nhằm hiện đại hóa bộ máy nhà nước của Trung Quốc (Nee and Opper 2006).

Những nỗ lực này ít nhất cũng nhằm tạo ra một môi trường đầu tư an toàn hơn. Yang (2004) đã nhận định, “Đối với Đặng Tiểu Bình, ổn định chính trị, đặc biệt là tính thống nhất trong đường lối lãnh đạo đảng là điều kiện cần để cải cách kinh tế. Ông cũng nhận thấy rằng, thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua cải cách sẽ đóng vai trò thiết yếu nếu cá nhân người cầm quyền chứng minh được hiệu lực của những cải cách đã đạt được trong những năm 80” (trang 6).

Cuối cùng, chính phủ Trung Quốc đã biết tận dụng vị thế tài chính quan trọng của mình để nâng cao tỉ lệ lợi nhuận cho các nhà đầu tư, thông qua việc sử dụng đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng. Nói một cách chính xác thì đây là khoản đầu tư giúp Trung Quốc mở rộng thị trường, một trong những lợi thế chính của nước này. Ví dụ như Trung Quốc đã tăng mạng lưới đường xá của mình lên 23% từ năm 1990 đến 1995 và 50% năm 2002 (theo các chỉ số phát triển của Ngân hàng thế giới 2005b). Điều này đã thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân vì 2 lý do chính. Thứ nhất, mặc dù các nhà quan sát đều có chung nhận định rằng đầu tư công cộng ở Trung Quốc mang lại lợi nhuận thấp, một phần do những đầu tư ấy nhằm vào các tỉnh nghèo, nhưng cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể. Ví dụ như các cảng biển đạt chuẩn quốc tế của Trung Quốc đã giúp nâng cao lợi nhuận cho đầu tư tư nhân trong hoạt động buôn bán. Thứ hai, để có được những đầu tư ở khu vực công cộng có hiệu quả thì chính phủ luôn phát hành trái phiếu: những đầu tư ấy sẽ nhận được những lợi ích cao về mặt chính trị nếu các nhà đầu tư tư nhân biết tận dụng cơ sở hạ tầng mới. Nếu chính phủ đưa ra những chính sách không hợp lý thì các nhà đầu tư sẽ bỏ đi và ngay lập tức tiền đầu tư cho cơ sở hạ tầng sẽ mất, điều này cũng giống trường hợp các đầu tư ban đầu của chính phủ để phát triển hệ thống đánh giá cán bộ đảng sẽ mất nếu chính phủ đưa ra những tiêu chuẩn không rõ ràng trong việc đánh giá sự tiến bộ của cán bộ.

Khó khăn về quản trị trong những năm 1990

Tại sao các nước đơn nguyên đảng khác không áp dụng các chiến lược của Đảng cộng sản Trung Quốc để thu hoạch những thành quả kinh tế tương tự như vậy? Trên thực tế, trường hợp của Trung Quốc đã cho thấy rất rõ là các

Page 265: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 247

nhà lãnh đạo của các đảng nên thành lập những đảng lớn hơn nữa nhằm bảo vệ các Đảng viên của mình khỏi những quyết định độc đoán của đảng mình, và cũng chính là bảo vệ tính đơn nhất của mình (Gehlbach and Keefer 2006). Ví dụ, muốn các đảng viên tuyệt đối trung thành với đảng thì họ phải được trả lương cao hơn bên ngoài. Và khi số lượng đảng viên tăng lên thì đương nhiên tiền lương chi trả cho họ cũng tăng theo.21 Trung Quốc đã phải đầu tư rất nhiều tiền, thậm chí vượt quá cả dự tính cho quá trình thúc đẩy và đánh giá trong nội bộ đảng, chẳng hạn mô hình mà Trung Quốc giới thiệu những năm 70-80.

Chia sẻ quyền lực là điều khó xảy ra vì cá nhân một lãnh đạo của một chính phủ không qua bầu cử có thể nắm trong tay nhiều quyền lực hơn các nhà lãnh đạo khác (thường là về quân đội). Tuy nhiên quyền kiểm soát và cân bằng chính trị chính là hệ quả của cân bằng quyền lực giữa các lãnh đạo chủ chốt. Và khi phân chia quyền lực trong hàng ngũ lãnh đạo không cân bằng, như dưới thời Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, khó có thể thiết lập một chế độ kiểm soát và cân bằng về chính trị.

Do đó, mặc dù những điều chỉnh quan trọng trong những năm 1990 đã chứng tỏ khả năng thích ứng của lãnh đạo Trung Quốc trước những thử thách về kinh tế, xã hội nhưng người ta không mấy ngạc nhiên khi cuộc thương lượng (cho những điều chỉnh ấy) giữa các lãnh đạo và các nhóm chủ chốt trong Đảng diễn ra không mấy suôn sẻ. Những điều chỉnh vào năm 1990- đây cũng là năm hoạt động của các cơ sở sản xuất làng xã giảm sút, lượng vốn đầu tư và thuế cùng giảm- khiến tiền lương mà chính phủ trả cho các công chức bị giảm sút . Để giảm thiểu những thất thoát trong việc chi trả tiền lương cho các cán bộ , chính phủ trung ương Trung Quốc đã tiến hành tư nhân hóa 250,000 doanh nghiệp vừa và nhỏ vào năm 1997 thông qua việc bán cổ phần cho các Đảng viên với giá thấp. Mặt khác, các cải cách này đã đem lại hệ quả là nó lại tạo điều kiện cho các Đảng viên chạy theo những lợi ích cá nhân của mình trong khi gây sức ép lên xã hội, và đặc biệt là lên Đảng. Tham nhũng, chiếm đất và thiếu giám sát trong việc cung ứng các loại hàng hóa công (giáo dục, công tác bảo vệ an toàn mô trường, vân vân) là những hiện tượng mà các cán bộ Đảng dễ mắc phải. Sự kiềm chế và cân bằng được đẩy mạnh ở cấp cơ sở sẽ giúp cải thiện quản trị ở cấp địa phương.

Việc điều chỉnh quyền lực giữa các lãnh đạo đã làm suy yếu nguyên tắc quản lý cán bộ và quản trị nhà nước và điều này khiến người dân có phản

21. Ngoại lệ ở đây là động cơ ý thức hệ. Các nhà lãnh đạo đưa ra ý thức hệ để tập hợp những người ủng hộ, nhưng họ có thể có thể tạo rất ít lợi ích kinh tế cho những người ủng hộ.

Page 266: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

248 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

ứng. Theo Huang, từ năm 1993 đến 1997, số vụ biểu tình tăng từ 8.700 đến 32.000 vụ. Theo báo cáo chính thức thì số vụ đình công tăng từ 58.000 năm 2003 lên 74.000 năm 2004. Con số gia tăng có mối liên hệ trực tiếp với những nỗ lực của các cán bộ cơ sở nhằm tăng lương cho họ, chuyển đất nông thành đất phục vụ hoạt động công nghiệp và các mục đích sử dụng khác cũng như sự yếu kém trong giám sát tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp địa phương gây ra. Ví dụ như kết quả của cuộc điều tra do Anthony Saich ở trường đại học Havard đã chỉ ra rằng, trong gia đoạn 2002-2005, tỉ lệ ủng hộ chính phủ trung ương vẫn còn rất cao, trong khi chính quyền ở cấp địa phương lại không nhận được sự ủng hộ như vậy. (“Các yếu tố tích cực” 2006, trang 15). Trong bản báo cáo trước Đại hội đại biểu lần thứ 16 tháng 11 năm 2002, chủ tịch Giang Trạch Dân nhấn mạnh: “Nếu chúng ta không đẩy lùi nạn tham nhũng thì mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Đảng sẽ mất đi vị thế là Đảng cầm quyền trong lòng dân và Đảng đó sẽ tự sụp đổ ” (Yang 2004, trang 257).

Về nguyên tắc,Đảng phải có khả năng kiểm kiểm soát nạn tham nhũng và và sai thải những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ. Trên thực tế, chính phủ đã tăng cường phát hiện các hiện tượng tham nhũng ở cấp địa phương, đặc biệt chú ý tới các cán bộ cao cấp ở các tỉnh, huyện, xã nhằm thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc loại trừ các Đảng viên trốn tránh nhiệm vụ hoặc thu những khoản tiền trái pháp luật, kìm hãm sự phát triển của Đảng. Năm 2000 tỉ lệ Đảng viên là cán bộ cấp cao bị kỷ luật cao gấp 3 lần so với năm 1993. Từ năm 1995 đến năm 2000, mỗi năm có từ 4000 đến 6000 cán bộ cấp cao ở cấp tỉnh, huyện, xã chịu kỉ luật của ban thanh tra và kỉ kuật (DIC). Số vụ liên quan đến kinh tế bao gồm cả tham nhũng mà các ủy ban thanh tra & kỉ luật cấp tỉnh xử lí, chiếm 22% trong tổng số vụ kiểm tra năm 1987, 48% năm 1997, các vụ việc lớn-gian lận trên 10.000 tệ- tăng từ 6% lên hơn 30% vào năm 2000. Trong số những cán bộ vi phạm chịu kỉ luật, 25% bị khai trừ khỏi Đảng, 69% chịu các hình thức kỉ luật nhẹ hơn và 6% bị đưa ra pháp luật (Wedeman 2004).

Tuy nhiên chính phủ không thể tự do làm mọi chuyện. Lòng trung thành của cán bộ Đảng được đánh giá dựa trên tính minh bạch của chính phủ. Tính minh bạch dễ được duy trì nếu có ít các mục tiêu và những mục tiêu ấy dễ dàng tiếp cận. Nếu có quá nhiều mục tiêu được đề ra và lại khó đánh giá, như trong trường hợp đối phó với nạn tham những, thì những quyết định nôn nóng trong việc phát giác tham nhũng có thể khiến hàng ngũ lãnh đạo trong Đảng bị nhìn nhận như là những cán bộ độc đoán. Ví dụ, lãnh đạo có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm.

Page 267: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 249

Trong cơ chế đánh giá cán bộ, cải thiện môi trường và an ninh trật tự xã hội là một tiêu chí đánh giá đường lối của các cán bộ lãnh đạo, trong đó phát triển kinh tế là thước đo quan trọng nhất. Không có các tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá hoạt động của các cán bộ ấy thì chính phủ sẽ không đưa ra các hình phạt cho các cán bộ tuy đóng góp thành công cho phát triển kinh tế nhưng lại yếu kém trong các hoạt động khác. Và hậu quả là, cuộc chiến chống tham nhũng trở nên rời rạc, không triệt để và đôi khi mang nặng tính chính trị. (Yang 2004).

Chi phí cho một chiến dịch chống tham nhũng không hiệu quả ấy-cũng là chi phí để thanh tra các cán bộ- là rất lớn. Quan hệ với cán bộ địa phương vẫn tạo ra sự an toàn cho nhà đầu tư tư nhân. Tuy nhiên điều này sẽ mất nếu như sự tín nhiệm của cán bộ với Đảng bị giảm sút. Các cán bộ địa phương có trách nhiệm thu thuế, thực thi pháp luật cũng như đảm đương những nhiệm vụ không thể thiếu khác. Ngoài ra, một vài khó khăn về thu nhập của các cán bộ Đảng có mối liên hệ mật thiết với Đảng: họ có thu nhập khi Đảng vẫn là Đảng cầm quyền và họ vẫn đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Để khắc phục những khó khăn ngày càng tăng về quản trị quốc gia ở cấp địa phương, Đảng đã tăng cường các thể chế giám sát cán bộ địa phương và hoạt động của Đảng viên. Các thể chế này đều hoạt động theo cơ chế từ trên xuống và giúp lãnh đạo giám sát cán bộ của mình. Người dân cũng có thể tiếp cận với cơ chế giám sát từ trên xuống này. Tuy nhiên chỉ những cá nhân với tiềm lực tài chính mạnh mới có thể tiếp cận với cơ chế giám sát này vì chi phí cho một chuyến khiếu kiện, đi tới trung ương và tìm đúng quan chức cần gặp là không nhỏ. Các thể chế theo cơ chế từ dưới lên nhằm đánh giá các cán bộ ở cấp địa phương, đặc biệt là các cuộc bầu cử địa phương lại được sử dụng triệt để hơn. Các thể chế này có ưu điểm là giao cho những cá nhân có uy tín hơn chịu trách nhiệm kỉ luật các cán bộ vi phạm. Tuy nhiên, những thể chế ấy vẫn còn có những hạn chế nghiêm trọng trong việc tách rời năng lực nghề nghiệp của các cán bộ với các quyết định của lãnh đạo cấp cao.

Trong quá trình phát triển thiết chế vĩ mô trong những năm 90, Trung Quốc vẫn lưu ý củng cố các thể chế nhằm cải thiện chất lượng quản trị và hỗ trợ phát triển toàn diện. Chính điều này tạo nên sự khác biệt giữa Trung Quốc và các nước khác không có bầu cử. Ở những nước ấy, niềm tin vào tình bằng hữu luôn được đề cao. Ví dụ như Mexico dưới thời Porfirio Díaz đã luôn tận dụng các quan hệ thân thiết (các mối quan hệ cá nhân, giữa các doanh nhân và các nhà lãnh đạo chính trị) để thu hút đầu tư và phát triển. Nhưng phát triển kinh tế luôn phải đi kèm với việc hối lộ cho những người bạn của Díaz đã trở

Page 268: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

250 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

thành tâm điểm cho các cuộc nổi dậy, và cuối cùng đã lên tới đỉnh điểm và biến thành cuộc cách mạng ở Mexico vào đầu những năm 1900 (Haber, Razo, và Maurer 2003).

Mong đợi cho tương lai:

Những kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm 80 và 90 đã khẳng định hai điều, thứ nhất quản trị quốc gia có vai trò quan trọng đối với phát triển và hai là tầm quan trọng quản trị quốc gia tốt tới cơ cấu chính trị và thể chế qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo chính phủ thực hiện các lời hứa một cách uy tín với người dân. Cả hai quốc gia này chỉ bắt đầu phát triển sau khi cải thiện môi trường quản trị vốn ở mức rất thấp. Mặc dù chất lượng quản trị quốc gia mới ở mức trung bình nhưng cả hai quốc gia này đều vượt qua những thử thách mà cả các quốc gia có bầu cử cạnh tranh và các quốc gia không có bầu cử cạnh tranh gặp phải. Trung Quốc đã cân bằng được việc thỏa mãn lợi ích của đảng viên với lợi ích của toàn dân trong khi vẫn thể chế hóa cạnh tranh giữa những người đứng đầu Đảng, điều này không hề có ở các nước khác. Nền quản trị ở Ấn Độ đã tiến bộ hơn trước mặc dù bóng đen của nền chính trị dựa trên các mối quan hệ quen biết cũng hạn chế động lực duy trì chế độ ấy. Cả hai quốc gia này đều nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiểm soát và cân bằng về chính trị là giữa các đảng hay các ban ngành của chính phủ như ở Ấn Độ hay giữa các phe phái của một đảng cầm quyền như ở Trung Quốc.

Thành công không ngừng của chính phủ Trung Quốc trong việc cân bằng giữa nhu cầu của đảng viên với nhu cầu của quần chúng chính là chìa khóa đạt được kết quả quản trị trung bình. Khi mức lương tăng và siêu lợi nhuận từ những thị trường lớn lại giảm thì một nền quản trị tốt tốt vẫn là chìa khóa để tiếp tục phát triển. Điều này yêu cầu các cán bộ lãnh đạo phải thành công trong việc thúc đẩy kế hoạch thể chế hóa những hạn chế về chủ nghĩa cơ hội của các quan chức chính phủ trong nội bộ Đảng. Ví dụ, các đại hội cơ sở và toàn quốc đã tạo ra những ảnh hưởng ngày càng tăng trong công tác xây dựng pháp luật, phê chuẩn văn bản, rà soát các chính sách và giám sát ngân sách đồng thời quản lý và giám sát các hoạt động của các cán bộ và các cơ quan (Whiting 2006). Vai trò ngày càng tăng của đại hội đảng các cấp thể hiện thông qua việc tăng số lượng các thư ký đảng ở cấp tỉnh và đây chính là những người đứng đầu các đại hội đại biểu cấp tỉnh. Số lượng ấy tăng từ 13 người trong tổng số 31 người năm 1998 lên 23 người trong tổng số 31 người năm 2003 (Yang 2004). Hệ quả tương lai của nền quản trị sẽ phụ thuộc vào mức độ mà những thể chế

Page 269: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Quản trị và Tăng trưởng kinh tế 251

này có thể bảo đảm độ an toàn cho các nhà đầu tư và công dân mà không gây tác động xấu lên các cán bộ đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc giảm tiền lương trả cho đảng viên thì Đảng buộc phải có những chính sách khen thưởng đặc biệt lớn hơn so với những gì đảng viên có thể nhận được bên ngoài Đảng. Ví dụ, quá trình thể chế hóa ngày càng cao đòi hỏi nhiều biện pháp quyết liệt hơn nữa để đối phó với nạn tham nhũng hoặc tăng cường phối hợp giữa các cán bộ và tòa án địa phương, khen thưởng cán bộ nếu cần nhằm nâng cao lòng trung thành của họ với Đảng. Xing-ga-po đã rất thành công với mô hình này.

Tính ổn định của mối quan hệ giữa lãnh đạo và cán bộ phụ thuộc vào các chủ trương của Đảng. Nếu chính phủ trải qua những biến động nghiêm trọng, hoặc nếu bất ổn chính trị xảy ra quá nhanh trong khi chính phủ chưa kịp hoàn thành thảo luận về quan hệ giữa lãnh đạo và công chức nhằm cải thiện nền quản trị địa phương, thì cái giá phải trả để có được lòng trung thành của cán bộ sẽ tăng lên, và hậu quả là khó cải thiện nền quản trị.

Bước đi thận trọng của Trung Quốc đối với những thay đổi kinh tế vĩ mô lớn như cải cách khu vực tài chính hoặc thả nổi tỉ giá trao đổi ngoại hối đã khẳng định tính nhạy cảm của chính phủ đối với những cú sốc của nhân dân gây ra ví dụ những người bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế tiêu cực mang lại hay những quần chúng bị mất niềm tin vào các chính sách của chính phủ. Kinh nghiệm năm 1989 cũng chỉ ra rằng những phản ứng trước những cú sốc này thường hướng vào khu vực tư nhân trong nước: sau các sự kiện tại quảng trường Thiên An Môn năm trước, thái độ chính thức đối với doanh nhân đã xấu đi nghiêm trọng (Huang 2003). Do tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư tư nhân, và ngày nay ở mức độ lớn hơn nhiều so với năm 1989, thay đổi thái độ chiến lược như vậy sẽ có tác động lớn đối với tăng trưởng và đầu tư.

Ấn Độ có nhiều thể chế bảo đảm tín nhiệm thể hiện qua các cơ chế kiềm chế và cân bằng. Ví dụ, Ấn Độ không lệ thuộc vào bất kì một đảng nào. Những thể chế này có đủ khả năng để đảm bảo một nền quản trị trung bình để đối phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế và bất ổn về chính trị sâu sắc. Các cú sốc kinh tế và chính trị chưa chắc là mối đe dọa đặc biệt cho quản trị quốc gia và tăng trưởng của Ấn Độ. Tuy nhiên, trước những sự không hoàn hảo về chính trị, thì cơ chế kiềm chế và cân bằng vốn là chìa khóa đảm bảo cho quyền sở hữu lại có thể là cản trở đối với quá trình cải cách. Vấn đề then chốt cho tương lai là phải cải thiện các chính sách và quản trị nói chung, tức là mở cửa kinh tế cho phép tham gia rộng rãi, sáng tạo cao hơn và tham gia đông đảo hơn của nhiều thành phần kinh tế trong tất cả các loại thị trường. Những hạn

Page 270: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

252 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

chế về chính trị đã làm giảm sút tỉ lệ bỏ phiếu đề theo đuổi mục tiêu trên. Sự phân tầng trong xã hội, thiếu giáo dục, sự cô lập và đói nghèo đã khiến các cử tri tham gia bầu cử chủ yếu nhằm có được các lời hứa trao đặc quyền đặc lợi và những trợ cấp.

Tuy nhiên Ấn Độ cũng đã bắt đầu quá trình phi tập trung, thiết kế các chương trình bầu cử địa phương và giao trách nhiệm cung cấp dịch vụ công và nguồn thu nhiều hơn cho chính quyền địa phương. Nước này cũng thử nghiệm những biện pháp đưa những người thiệt thòi vào hệ thống chính trị, bao gồm cả việc cho phép phụ nữ và những người có địa vị thấp hơn được tham gia vào các hội đồng chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương mới này sẽ vượt qua những trở ngại để cải thiện nền quản trị, ví dụ thông qua việc loại bỏ các hàng rào thông tin vốn cản trở việc thực hiện tính chịu trách nhiệm của chính quyền ở các cấp.

Cuối cùng, Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy những dấu hiệu khả quan về phát triển. Phát triển có thể thúc đẩy các cải cách quản trị quốc gia ở các nước. Wilkinson (2006b) lí luận rằng tăng trưởng ở Ấn Độ dường như đang tạo ra một tầng lớp cử tri không dung thứ cho nền chính trị thân hữu. Tại Trung Quốc, tăng trưởng trong những năm 1990 củng cố niềm tin Đảng Cộng Sản vào những quyết định được dân chúng ủng hộ. Do vậy Đảng chấp nhận rủi ro mở cửa nền kinh tế cho đầu tư tư nhân và thẳng tay kỉ luật những đảng viên tham nhũng. Điều này cho phép lãnh đạo kỳ vọng nhiều hơn vào các cán bộ, chứ không chỉ vào tăng trưởng nhằm chia sẻ các lợi ích của tăng trưởng một cách rộng rãi hơn cho các đảng viên và công dân, nâng cao chất lượng các dịch vụ công cộng, giảm ô nhiễm môi trường và minh bạch hóa công tác quản lí đất đai ở cấp địa phương.

Page 271: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Tài liệu tham khảo 253

Tài liệu tham khảo

Acemoglu, Daron và James A. Robinson. 2006. Bản chất kinh tế của Chế độ độc tài và Dân chủ. New York: Cambridge University Press.

Aghion, Philippe, Eva Caroli, và Cecilia Garcia-Peñalosa. 1999. “Bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế: Viễn cảnh của các Học thuyết tăng trưởng mới”. Tạp chí Kinh tế số 37 (4): 1615–60.

Ahluwalia, M. S. 2000. “Thực trạng kinh tế của các nước giai đoạn hậu cải cách.” Tạp chí Kinh tế và Chính trị, ngày 6-5, 1637–48.

“Chiếc điều hòa nhiệt độ lụi tàn trước sức nóng cạnh tranh ở Trung Quốc”. 2005.Thời báo Tài chính, tháng 24.

Aizenman, Joshua và Jaewoo Lee. 2005. “Dự trữ quốc tế: Quan điểm thận trọng và trọng thương, Lý thuyết và thực tiễn.” Tài liệu nghiên cứu 11366, Viện nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, Cambridge, MA.

Allen, Franklin, Jun Qian và Meijun Qian. 2005. “Hệ thống tài chính của Trung Quốc: Quá khứ, hiện tại và tương lai.” Bản sao. Trường Wharton, Philadelphia.

Amiel, Yoram và Frank Cowell. 1999. “Suy ngẫm về bất bình đẳng: Đánh giá cá nhân và phân phối thu nhập”, Cambridge, UK: Đại học Cambridge.

“Một vùng châu thổ” 2006. Thời báo Tài chính, ngày 8/5.“Mệnh lệnh đạo đức và chính trị cấp bách”, 2006. Thời báo Tài chính, ngày 24

tháng 4.Ananthakrishnan, Prasad và Sonali Jain-Chandra. 2005. “Tác động của thuận

lợi hóa thương mại đối với Ấn Độ trong ngành dệt may.” Tài liệu nghiên cứu 05/214, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Washington, DC.

Ando, M. và F. Kimura. 2003. “Hình thành mạng lưới Sản xuất và Phân phối Quốc tế ở khu vực Đông Á.” Tài liệu nghiên cứu 10167, Viện nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, Cambridge, MA.

Arora, Ashish và Suma Athreye. 2001. “Ngành công nghiệp phần mềm và Phát triển Kinh tế của Ấn Độ.” Tài liệu thảo luận 2001/20, Đại học Liên bang/Học viện nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới, Helsinki.

Arora, Ashish và Alfonso Gambardella. 2004. “Toàn cầu hóa Ngành công nghiệp phần mềm: Viễn cảnh và Cơ hội đối với các nước phát triển và các nước đang

Page 272: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

254 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

phát triển.” Tài liệu nghiên cứu 10538, Viện nghiên cứu Kinh tế Quốc tế, Cambridge, MA.

“Triển khai Cách mạng thép.” 2005. Kinh tế Trung Quốc, ngày 23 tháng 5.Au, Chun-Chung và J. Vernon Henderson. 2006. “Những quy định nghiêm ngặt

về di cư đã hạn chế tích lũy và năng xuất lao động của Trung Quốc như thế nào.” Tạp chí Kinh tế phát triển 80: 350–88.

“Tự động hóa.” 2006. Kinh tế Trung Quốc, ngày 5 tháng 6.Bai, Chong-En. 2006. “Hệ thống Tài chính nội địa và các luồng vốn: Trung

Quốc.” Tài liệu tham khảo của Múa với những người khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và Kinh tế toàn cầu. Học viện nghiên cứu Chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Balakrishnan, Karthik, Ananth Iyer, Sridhar Seshadri và Anshul Sehopuri. 2006. “Chuỗi cung ứng tự động của Ấn Độ ở ngã ba đường.” Bản sao. Đại học Purdue, West Lafayette, IN.

Banerjee, Abhijit, Shawn Cole và Esther Duflo. 2003. “Tài chính ngân hàng ở Ấn Độ.” Bản sao. Khoa Kinh tế, Đại học Công nghệ Massachusetts, Cambridge.

Banerjee, Abhijit và Thomas Piketty. 2003. “Thu nhập hàng đầu ở Ấn Độ: 1956–2000.” Bản sao. Khoa Kinh tế, Đại học Công nghệ Massachusetts, Cambridge.

Bardhan, P. 2005. “Bản chất của việc Phản đối cải cách Kinh tế ở Ấn Độ.” Tạp chí Kinh tế và Chính trị, 26 tháng 11. http://www.epw.org.in/showArticles.php?root=2005&leaf=11&filename=9388&filetype=html.

Beck, Thorsten, George R. Clarke, Alberto Groff, Philip E. Keefer và Patrick P. Walsh. 2001. “Công cụ mới trong Kinh tế Chính trị so sánh: Cơ sở dữ liệu của các Học viện Chính trị.” Tạp chí Kinh tế của Ngân hàng Thế giới 15 (1): 165–76.

Beck, Thorsten, Asli Demirgüç-Kunt và Ross Levine. 2006. “Cơ sở dữ liệu mới về Cấu trúc và Phát triển Tài chính (1960–2004).” Tài liệu nghiên cứu chính sách 2146, Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Bergsten, C. Fred, Bates Gill, Nicholas Lardy và Derek J. Mitchell. 2006. “Trung Quốc: Bức tranh tổng quát: Những điều thế giới cần để hiểu về cường quốc đang nổi lên này.” New York: Vấn đề chung/Học viện Kinh tế Quốc tế/Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế.

Bhalla, Surjit. 2002. “Hãy mường tượng rằng không có đất nước nào: Đói nghèo, Mất bình đẳng và Tăng trưởng trong kỷ nguyên Toàn cầu hóa.” Washington, DC: Học viện Kinh tế Quốc tế.

Page 273: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Tài liệu tham khảo 255

“Các cường quốc lớn trong ngành thiết kế Chip tại Ấn Độ” 2006. IEEE Spectrum March.

Blanchard, Olivier và Francesco Giavazzi. 2005. “Tái cân bằng tăng trưởng sự tăng trưởng ở Trung Quốc: Cách tiếp cận 3 chiều.” Tài liệu nghiên cứu 05-32, Học viện Công nghệ Massachusetts, Cambridge.

BP. 2006. “Năng lượng: Rà soát số liệu của nguồn năng lượng thế giới” 2006. http://www.bp.com/statisticalreview.

Bradley, R. 2006. “Thay đổi cách chúng ta sử dụng năng lượng.” Bài phát biểu tại Tuần Năng lượng do Ngân hàng Thế giới tổ chức, Washington, DC, 6–8 tháng 3.

Brandon, Carter J. và Kirsten Hommann. 1995. “Cái giá của sự trì trệ.” Tài liệu nội bộ, Bộ phận Môi trường Nam Á, Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Branstetter, Lee và Nicholas Lardy. 2006. “Trung Quốc đối phó với toàn cầu hóa” Tài liệu nghiên cứu 12373, Viện nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, Cambridge, MA.

Brass, Paul R. 1990. “Chính trị Ấn Độ kể từ khi độc lập.” New Cambridge - Lịch sử Ấn Độ, tập IV.1. Cambridge, UK: Đại học Cambridge .

Briscoe, John. 2005. “Chống chọi với cơn sóng dữ tương lai.”, Washington, DC: Ngân hàng Thế giới.

Broadman, Harry. 2007. “Con đường tơ lụa của châu Phi: Mặt trận kinh tế mới của Trung Quốc và Ấn Độ.” Washington, DC: Ngân hàng Thế giới.

Bruno, Michael, Martin Ravallion và Lyn Squire. 1998. “Công bằng và tăng trưởng ở các nước đang phát triển: Triển vọng cũ và mới của các vấn đề chính sách.” Trong cuốn Phân phối thu nhập và tăng trưởng chất lượng cao của Vito Tanzi và Ke-young Chu. Cambridge, MA: MIT Press.

Byrd, William và Alan Gelb. 1990. “Ngành công nghiệp làng xã tư nhân Trung Quốc trong quá trình cải cách kinh tế Trung Quốc.” Tài liệu nghiên cứu chính sách và các vấn đề đối ngoại 406 (tháng 4), Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Caballero, Ricardo, Emmanuel Farhi và Pierre-Olivier Gourinchas. 2006. “Hình mẫu cân bằng của sự mất cân bằng toàn cầu và tỷ lệ lãi suất thấp.” Tài liệu nghiên cứu 11996, Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, Cambridge, MA.

Cai, Hongin, Hanming Fang và Lixin Colin Xu. 2005. “Ăn, Uống, Công ty, Chính phủ: Điều tra tham nhũng từ những chi phí du lịch và giải trí của các Công ty Trung Quốc.” Tài liệu nghiên cứu 11592, Viện nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, Cambridge, MA.

Page 274: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

256 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Chameides, William L., H. Yu, S. C. Liu, M. Bergin, X. Zhou, L. Mearns, G. Wang, C.S. Kiang, R. D. Saylor, C. Luo, Y. Huang, A. Steiner và F. Giorgi. 1999. “Nghiên cứu điển hình về tác động của khói mù khu vực đối với nông nghiệp: cơ hội để tăng năng suất cây trồng tại Trung Quốc thông qua kiểm soát khí thải?” Kỷ yếu Viện khoa học quốc gia 96 (2): 13626–33.

Chamon, Marcos và Eswar Prasad. 2005. “Yếu tố quyết định đối với tích lũy của các hộ gia đình Trung Quốc.” Bản sao. Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Washington, DC.

Chan, Sarah và Qingyang Gu. 2006. “Đầu tư ở Trung Quốc tập trung vào khu vực đất liền.” Tạp chí Kinh tế Viễn đông, tháng 5.

Chaudhuri, Sudip. 2004. “Ngành công nghiệp dược phẩm.” trong cuốn Cơ cấu ngành công nghiệp của Ấn Độ, của Subir Gokarn, Anindya Sen và Rajendra R. Vaidya. New York: Đại học Ox-ford.

Che, Jiahua và Yingyi Qian. 1998a. “Quyền sở hữu trí tuệ không được bảo hộ và Quyền sở hữu Công ty của Chính phủ.” Tạp chí Kinh tế 113 (2): 467–96.

. 1998b. “Môi trường thể chế, Chính phủ cộng đồng và quản trị doanh nghiệp: Tìm hiểu về các doanh nghiệp làng xã Trung Quốc.” Tạp chí Luật pháp, Kinh tế và Tổ chức 14 (1): 1–23.

Chen, Jian và Belton M. Fleisher. 1996. “Sự mất bình đẳng thu nhập của khu vực và Tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc.” Báo Kinh tế so sánh 22: 141–64.

Chen, Kun và Martin Kenney. Ấn phẩm sắp xuất bản “Các trường đại học/Viện nghiên cứu và Hệ thống Cải tiến khu vực: Trường hợp của Bắc Kinh và Shenzhen”, Tạp chí Phát triển Thế giới.

Chen, Shaohua và Martin Ravallion. 2004. “Thực trạng của những người nghèo nhất thế giới ra sao kể từ đầu những năm 1980?” Tạp chí Quan sát Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới 19 (2): 141–70.

. 2006. “So sánh về mức độ mất bình đẳng và tình trạng đói nghèo giữa Thu nhập và Tiêu dùng.” Bản sao. Nhóm Nghiên cứu Phát triển, Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Chen, Shaohua, Martin Ravallion và Youjuan Wang. 2006. “Dibao: Mức thu nhâp tối thiểu được bảo đảm tại các thành phố của Trung Quốc?” Tài liệu nghiên cứu chính sách 3805, Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

“Trung Quốc xuất hiện nổi bật trên mặt trận dược phẩm của Ấn Độ.” 2006. http://www.bain.com/bainweb/publications/in_the_news_detail.asp?id=24912&menu_url=for_the_media.asp.

“Trung Quốc: Ngành dược phẩm đã không nhận thấy tiềm năng.” 2005. Tạp chí phân tích Oxford, ngày 8 tháng 9.

Page 275: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Tài liệu tham khảo 257

“Thành công của ngành công nghệ cao của Trung Quốc không phải là điều hiển nhiên.” 2005. Thời báo tài chính, 25 tháng 10.

“Trung Quốc: Tình trạng thiếu nước gây ra những nguy cơ lớn.” 2006. Tạp chí phân tích Oxford, 13 tháng 2.

“Chiếc năm châm tủ lạnh Trung Quốc trở thành một món đồ bán chạy.” 2005. Thời báo Tài chính, 18 tháng 11. Trích dẫn số liệu của Trung Quốc. 2005. Bắc Kinh: Tài liệu thống kê của Trung Quốc.

Clarke, Donald, Peter Murrell và Susan Whiting. 2006. “Vai trò của luật pháp trong phát triển kinh tế ở Trung Quốc.” Tài liệu nghiên cứu Pháp luật và Lý thuyết lập pháp 187, Đại học George Washington, Washington, DC.

Clarke, George R. và Scott J. Wallsten. 2006. “Có phải Internet đã thúc đẩy thương mại? Thực tiễn của các nước phát triển và đang phát triển.” Điều tra kinh tế 44 (3): 465–84.

Cohen, Aaron J., H. Ross Anderson, Bart Ostro, Kiran Dev Pandey, Michal Krzyzanowski, Nino Künzli, Kersten Gutschmidt, Arden Pope, Isabelle Romieu, Jonathan M.Samet và Kirk Smith. 2004. “Những tác động đạo đức của tình trạng ô nhiễm không khí ở vùng đô thị.” Trong cuốn so sánh các rủi ro y tế: Gánh nặng khu vực và toàn cầu của căn bệnh do những nhân tố tiềm ẩn nguy cơ chính được xác định, tập 2, của M. Ezzati Majid, A. D. Lopez, A. Rodgers và C.J.L. Murray, 1353–433. Geneva: Tổ chức Y tế Thế giới.

Commander, Simon, Rupa Chanda, Mari Kangasniemi và L. Alan Winters. 2004. “Có phải việc di cư của lực lượng lao động lành nghề là chảy máu chất xám? Thực tế của Ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ.” Tài liệu thảo luận 1422, Học viện nghiên cứu lao động, Bonn, Đức.

Cooper, Richard N. 2006. “Lao động của Trung Quốc và Ấn Độ hội nhập với kinh tế thế giới như thế nào?” Tài liệu tham khảo của cuốn Múa với những người khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế toàn cầu. Học viện Nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Corbett, Jenny và Tim Jenkinson. 1996. “Nguồn tài chính cho ngành công nghiệp, 1970–1989: Một so sánh quốc tế.” Báo Kinh tế Quốc tế Nhật Bản 10: 71–96.

Crassous, Renaud, Jean-Charles Hourcade, Olivier Sassi, Vincent Gitz, Sandrine Mathy và Meriem Hamdi-Cherif. 2006. “IMACLIM-R: Một khuôn mẫu cho các vấn đề phát triển bền vững.” Tài liệu tham khảo của cuốn Múa với những người khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế toàn cầu. Học viện nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Page 276: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

258 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Dasgupta, Susmita, Hua Wang và David Wheeler. 1997. “Thành công: Cải cách chính sách và Tương lai của Ô nhiễm công nghiệp ở Trung Quốc.” Tài liệu nghiên cứu chính sách 1856, Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Datt, Gaurav và Martin Ravallion. 2002. “Có phải tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau cải cách của Ấn Độ đã bỏ người nghèo lại phía sau?” Báo Viễn cảnh Kinh tế 16 (3): 89–108.

D’Costa, Anthony. 2006. “Xuất khẩu, Mối liên kết giữa các trường đại học và ngành công nghiệp, thách thức về sáng chế tại Bangalore, Ấn Độ.” Tài liệu nghiên cứu chính sách 3887, Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Deaton, Angus. 2001. “Tỷ lệ đói nghèo ở Ấn Độ giai đoạn 1999-00.”, Bản sao. Chương trình nghiên cứu về Nghiên cứu Phát triển, Đại học Princeton, Princeton, NJ.

. 2005. “Tình trạng đói nghèo ở Thế giới đang phát triển (hay Tăng trưởng ở Thế giới nghèo)” Nghiên cứu Kinh tế và Số liệu 87 (1): 1–19.

Deaton, Angus và Jean Drèze. 2002. “Xem xét lại tình trạng Đói nghèo và Mất bình đẳng ở Ấn Độ.” Tạp chí Kinh tế Chính trị, 7 tháng 9, 3729–48.

Deaton, Angus và Valerie Kozel. 2005. “Cuộc chiến đói nghèo của Ấn Độ.” Delhi, India: Macmillan.

Devlin, Robert, Antoni Estevadeordal và Andres Rodríguez-Clare. 2006. “Sự nổi lên của Trung Quốc:Cơ hội và thách thức đối với Mỹ La tinh và Ca-ri-bê.” Cambridge, MA: David Rockefeller Center, Đại học Harvard.

DfID (Vụ Phát triển Quốc tế). 2005. “Tác động của Tăng trưởng và Tự do hóa Thương mại ở Trung Quốc và Ấn Độ đối với tình trạng đói nghèo ở châu Phi.” DCP 70, Báo cáo, London.

Dimaranan, Betina V., ed. Sắp xuất bản. “Thương mại toàn cầu, Hỗ trợ và Sản xuất: Cơ sở dữ liệu GTAP 6 Data Base.” Tây Lafayette, IN: Trung tâm phân tích thương mại tòan cầu, Đại học Purdue.

Dollar, David và Aart Kraay. 2006. “Không phải người đi vay hay người cho vay: Liệu quan điểm về giá trị tài sản nước ngoài bằng 0 của Trung Quốc có ý nghĩa về mặt kinh tế?” Báo Kinh tế Tiền tệ 53 (5): 943–71.

Dooley, Michael, David Folkerts-Landau và Peter Garber. 2003. “Tham luận về Hệ thống Bretton Woods System.” Tài liệu nghiên cứu 9971, Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia, Cambridge, MA.

Drèze, Jean và Amartya. 1995. “Ấn Độ: Phát triển kinh tế và Cơ hội xã hội”. Delhi, India: Đại học Oxford.

Dutta, P. 2005. “Giải thích về mất bình đẳng tiền lương ở Ấn Độ.” Tài liệu nghiên

Page 277: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Tài liệu tham khảo 259

cứu của Bộ phận Nghiên cứu về đói nghèo 29, Phòng Kinh tế, Đại học Sussex, Vương quốc Anh.

Edmonds, James A., M. Wise và D. Barns. 1995. “Chi phí và hiệu quả của các Hiệp định năng lượng nhằm thay đổi khí thải đi-ỗ-xít các-bon”, Chính sách năng lượng 23: 309–36.

Edmonds, James A., M. A. Wise và C. MacCracken. 1994. “Công nghệ năng lượng tiên tiến và thay đổi khi hậu: Phân tích dựa trên Mô hình đánh giá thay đổi toàn cầu (GCAM).” Phòng thí nghiệm Đông Bắc Thái Bình Dương, Richland, Washington.

Eichengreen, Barry. 2004. “Mất cân bằng toàn cầu và Bài học từ Bretton Woods.” Tài liệu nghiên cứu 10497, Viện nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, Cambridge, MA.

Eichengreen, Barry và Pipat Luengnaruemitchai. 2004. “Tại sao châu Á không có thị trường trái phiếu lớn hơn?” Bài tham luận tại Trường đại học Hàn Quốc/Hội thảo BIS, “Nghiên cứu thị trường trái phiếu châu Á” Xê-un, tháng 3.

Eichengreen, Barry và Yung Chul Park. 2003. “Tại sao hội nhập tài chính ở châu Á không bằng châu Âu?” Tài liệu nghiên cứu PEIF-4, Viện nghiên cứu châu Âu, Đại học California, Berkeley.

Ngân hàng Trung ương châu Âu. 2006. “Tích lũy dự trữ ngoại tệ” Tài liệu 43, Nhóm đặc trách Ủy ban Quan hệ Quốc tế, Frankfurt, Đức.

Evenett, Simon J. và Anthony J. Venables. 2002. “Tăng trưởng xuất khẩu ở các nước đang phát triển: Xâm nhập thị trường và các Dòng thương mại song phương.” http://www.alexandria.unisg.ch/Publikationen/22177.

Fan, Joseph P. H., Randall Morck, Lixin Colin Xu và Bernard Yeung. 2006. “Liệu việc điều hành tốt có đưa lại nguồn vốn đầu tư nước ngoài? Giải thích cho trường hợp thu hút FDI đặc biệt của Trung Quốc.” Tài liệu tham khảo cho Cuốn “Nhảy múa với những người khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền Kinh tế toàn cầu.” Học viện nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Fan, Shenggen. 1991. “Tác động của thay đổi công nghệ và Cải cách thể chế đối với tăng trưởng của ngành nông nghiệp Trung Quốc.” Báo Kinh tế Nông nghiệp châu Mỹ 73: 266–75.

FAO (Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc). 2006. “Tăng trưởng nhanh của một số nền kinh tế châu Á: Bài học và Tác động tới Nông nghiệp và An ninh lương thực: Trung Quốc và Ấn Độ.” Phòng khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Băng-cốc: FAO.

Page 278: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

260 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Farrell, Diana và Aneta Marcheva Key. 2005. “Hệ thống tài chính tụt hậu của Ấn Độ.” McKinsey Quarterly 2.

Fehr, Hans, Sabine Jokisch và Laurence Kotlikoff. Sắp xuất bản. “Có phải Trung Quốc sẽ dùng bữa trưa của chúng ta và mời chúng ta ăn tối? Mô phỏng con đường chuyển đổi kinh tế, tài chính và nhân khẩu học của Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc.” Trong cuốn Chính sách Tài chính và Quản lý ở Đông Á, của Takatoshi Ito và Andrew Rose. Chicago: Đại học Chicago.

Fernandez, Juan Antonio và Laurie Underwood. 2006. CEO Trung Quốc. Xinh-ga-po: John Wiley & Sons. “Số liệu cho thấy Trung Quốc là nước nhập khẩu dòng về phương tiện.” 2006. Thời báo Tài chính, 11 tháng 2.

Fleisher, Belton và Xiaojun Wang. 2004. “Sự chênh lệch về tay nghề, Quay lại trường học và sự phân đoạn thị trường trong một nền kinh tế chuyển đổi: Trường hợp của Trung Quốc đại lục.” Báo Kinh tế phát triển 73: 315–28.

Frankel, Francine R. 2005. “Kinh tế chính trị của Ấn Độ giai đoạn 1947–2004: Cuộc cách mạng từng bước.” Niu Đê-li: Đại học Oxford.

Freund, Caroline và Caglar Ozden. 2006. “Ảnh hưởng của xuất khẩu của Trung Quốc đối với trao đổi thương mại của khu vực Mỹ La tinh với Thế giới.” Bản sao. Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Friedman, Edward và Bruce Gilley, eds. 2005. Những người khổng lồ châu Á: So sánh giữa Trung Quốc và Ấn Độ. New York: Palgrave Macmillan.

Fujita, Masahisa và Nobuaki Hamaguchi. 2006. “Kỷ nguyên đang đến của Trung Quốc + 1: Viễn cảnh của Nhật Bản về Mạng lưới sản xuất Đông Á.” Tài liệu tham khảo của Dancing with Giants: China, India, and the Global Economy. Học viện nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Gallagher, Kelly Sims. 2006. “Giới hạn trong quá trình nhảy vọt về phát triển công nghệ năng lượng? Thực tế Ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc.” Chính sách năng lượng 34 (4): 383–94.

Gehlbach, Scott và Philip Keefer. 2006. “Những cam kết đáng tin cậy của chế độ chuyên quyền.” Bản sao. Đại học Wisconsin-Madison.

Genberg, Hans, Robert McCauley, Yung Chul Park và Avinash Persaud. 2005. “Tích lũy chính thức và Quản lý tiền tệ ở châu Á: Sự kỳ bí, Thực tiễn và Tương lai.” Luân-đôn: Trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế.

Ghosh, Madhusudan. 2006. “Cải cách kinh tế, Tăng trưởng và Sự chia rẽ khu vực ở Ấn Độ”. Bản sao. Đại học Visva-Bharati, West Bengal, Ấn Độ.

Gill, B. 2006. “Sự biến đổi nội địa của Trung Quốc: Dân chủ hóa hay Mất trật tự?” Trong cuốn Toàn cảnh Trung Quốc: Điều mà giờ đây thế giới cần để hiểu về môt siêu cường đang nổi lên, của C. Fred Bergsten, Bates Gill, Nicholas

Page 279: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Tài liệu tham khảo 261

Lardy và Derek J. Mitchell, ch. 3. New York: Vấn đề công chúng/Học viện Kinh tế Quốc tế/Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược.

“Biến đổi toàn cầu.” 2006. Tạp chí Kinh tế Trung Quốc, 19 tháng 6.Gokarn, Subir, Anindya Sen và Rajendra R. Vaidya, eds. 2004. “Cơ cấu ngành

công nghiệp Ấn Độ.” New York: Đại học Oxford.Gokarn, Subir và Rajendra R. Vaidya. 2004. “Ngành công nghiệp phụ tùng ô tô.”

Trong cuốn Cơ cấu ngành công nghiệp Ấn Độ của Subir Gokarn, Anindya Sen và Rajendra R. Vaidya. New York: Đại học Oxford.

Goldstein, Andrea, Nicolas Pinaud, Helmut Reisen và Xiaobao Chen. 2006. “Sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ: Chứa đựng điều gì trong đó có tác động đối với châu Phi?” Trung tâm Phát triển, OECD, Paris.

Goldstein, Morris và Nicholas Lardy. 2005. “Vai trò của Trung Quốc trong hệ thống Bretton Woods System được hồi sinh: Một trường hợp nhầm bản sắc” Tài liệu nghiên cứu 05-2, Học viện Kinh tế Quốc tế, Washington, DC.

Goodfriend, Marvin và Eswar Prasad. 2006. “Khuôn khổ cho Chính sách tiền tệ độc lập ở Trung Quốc.” Tài liệu nghiên cứu 06/111, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Washington, DC.

“Nhỏ là đẹp” 2006. Tạp chí Kinh tế, 25 tháng 3, 14–16.Gordon, James và Poonam Gupta. 2005. “Hiểu biết về Cách mạng dịch vụ của

Ấn Độ.” Trong cuốn Kinh nghiệm mới của Ấn Độ và Trung Quốc về Cải cách và Tăng trưởng, của Wanda Tseng và David Cowen. New York: Palgrave Macmillan.

Chính phủ Ấn Độ, Bộ năng lượng. 2003. “Số liệu 2003.” http://powermin.nic.in/JSP_SERVLETS/internal.jsp.

Chính phủ Ấn Độ, Ủy ban Kế hoạch. 2002. “Tầm nhìn Ấn Độ 2020”. New Delhi.

Grace, Cheri. 2005. “Báo cáo ngắn cho DfID: Cập nhật về tình hình Trung Quốc và Ấn Độ và Tiếp cận dược phẩm.” London: Bộ phận Phát triển Quốc tế.

Haber, Stephen, Armando Razo và Noel Maurer. 2003. “Chính trị của Quyền sở hữu trí tuệ: Bất ổn định chính trị, Cam kết đáng tin cậy và Tăng trưởng Kinh tế ở Me-hi-cô, 1876–1929.” Cambridge, UK: Đại học Cambridge.

“Công ty Haier tạo ra 1000 việc làm tại Quận Kershaw.” 2006. The State, April 11. http://www.thestate.com/mld/thestate/.

Hamilton, James D. 2003. “Thế nào là một cú sốc dầu lửa?” Báo Kinh tế 113: 363–98.

Han, Chunping và Martin King Whyte. 2006. “Toàn cảnh tâm trạng xã hội về

Page 280: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

262 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Trung Quốc ngày nay.” Bản sao, Đại học Harvard, Cambridge, MA.

Hanson, Gordon và Raymond Robertson. 2006. “Trung Quốc và tiến triển gần đây của xuất khẩu ngành chế tạo của Mỹ La-tinh.” Bản sao. Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Hao, Jiming và Litao Wang. 2005. “Cải thiện chất lượng không khí ở Trung Quốc: Trường hợp của Bắc Kinh.” Báo của Hiệp hội Quản lý không khí và rác thải 55: 1298–305.

Hausmann, Ricardo và Dani Rodrik. 2003. “Phát triển kinh tế như tự khám phá.” Báo Kinh tế Phát triển 72: 603–33.

Heckman, James và Xuesong Li. 2004. “Sự thiên vị trong lựa chọn, Lợi thế cạnh tranh và lợi ích của giáo dục: Bằng chứng từ Trung Quốc năm 2000.” Tạp chí nghiên cứu Kinh tế Thái Bình Dương 9 (3): 155–71.

Hellman, Joel. 1998. “Người chiến thắng sẽ giành tất cả: Tính chính trị của cải cách cục bộ trong thời kỳ chuyển đổi hậu cộng sản.” Tạp chí Chính trị thế giới 50 (2): 203–34.

“Tập đoàn siêu thị Wal-Mart đã tới.” 2005. Tuần báo Kinh tế, 4 tháng 4.Hertel, Thomas W., ed. 1997. Phân tích thương mại tòan cầu, Mô hình và Ứng

dụng. Cambridge, UK: Đại học Cambridge.Holz, Carsten A. 2006. “Cải cách và tăng trưởng tại Trung Quốc: các dự toán

của Angus Maddison đáng tin cậy như thế nào?” Tạp chí Thu nhập và Tài sản 52 (1): 85–119.

“Honda sẽ đầu tư 652 triệu đô la vào thị trường Ấn Độ.” 2006. Thời báo Tài chính, 5 tháng 7.

Huang, Yasheng. 1996. “Lạm phát và kiểm soát đầu tư ở Trung Quốc.” Cambridge, UK: Đại học Cambridge.

. 2003. “Bán Trung Quốc: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn cải cách.” New York: Đại học Cambridge.

. Sắp xuất bản. “Tính chất tư bản của Trung Quốc đến đâu?” trong cuốn Sổ tay quốc tế về kinh tế phát triển của Amitava Krishna Dutt và Jamie Ros. Aldershot, UK: Edward Elgar.

Huang, Yasheng và Tarun Khanna. 2005. “Mô hình kinh doanh trong và ngoài nước.” Trong cuốn Những người khổng lồ châu Á: So sánh Trung Quốc và Ấn Độ, của Edward Friedman và Bruce Gilley. New York: Palgrave Macmillan.

Hummels, David và Peter Klenow. 2005. “Tính đa dạng và chất lượng của xuất khẩu quốc gia.” Tạp chí Kinh tế châu Mỹ 95 (3): 704–23.

Page 281: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Tài liệu tham khảo 263

Ianchovichina, Elena. 2004. “Phân tích chính sách thương mại trong bối cảnh hoàn thuế”. Tạp chí Báo Mô hình chính sách 26: 353–71.

Ianchovichina, Elena và Pooja Kacker. 2005. “Dự báo và những yếu tố quyết định tăng trưởng ở thế giới đang phát triển” Tài liệu nghiên cứu chính sách 3775, Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Ianchovichina, Elena và Will Martin. 2004. “Tác động kinh tế của việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.” Tạp chí Kinh tế của Ngân hàng Thế giới 18 (1): 3–28.

“IBM sẽ hiện diện ở Ấn Độ với khoản vốn đầu tư 6 tỷ đô la Mỹ.” 2006. Thời báo Tài chính, 7 tháng 6.

IEA (Tổ chức năng lượng quốc tế). 2002. Toàn cảnh năng lượng thế giới 2002. Paris: OECD.

. 2004. Toàn cảnh năng lượng thế giới 2004. Paris: OECD.

. 2005a. “Cán cân năng lượng của các nước ngoài OECD – Cán cân mở rộng.” tập 2005, 01. OECD, Paris.

. 2005b. “Khí thải CO2 từ nhiên liệu,” vol. 2005, 01. OECD, Paris.

. 2006. “Giá năng lượng thô(US$/bbl),” vol. 2006, 01. OECD, Paris.

. Trong nhiều năm. “Báo cáo thị trường dầu mỏ.” http://www.oilmarketreport.org.

IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế). 2005a. “Thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục thắt chặt?” Tòan cảnh Kinh tế thế giới , ch. IV. Washington, DC.

. 2005b. Toàn cảnh Kinh tế Thế giới: Xây dựng các thể chế. Washington, DC.

. 2006a. Báo cáo về sự ổn định tài chính toàn cầu. Tháng 4. Washington, DC.

. 2006b. Tòan cảnh kinh tế thế giới, cơ sở dữ liệu, tháng 9 năm 2006.http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2006/02/data/index.htm.

“Ấn Độ: Sự xâm nhập của Trung Quốc vào thị trường xuất khẩu dệt may.” 2005. Tài liệu phân tích của Oxford, 20 tháng 5.

“Ấn Độ: Hạ tầng cơ sở yếu kém làm cản trở tăng trưởng đô thị.” 2006. Tài liệu phân tích của Oxford, 11 tháng 7.

Jalan, Jyotsna và Martin Ravallion. 2002. “Những cái bẫy đói nghèo theo địa lý? Một mô hình tăng trưởng tiêu dùng vi mô ở khu vực nông thôn Trung Quốc?” Tạp chí kinh tế lượng ứng dụng 17: 329–46.

“Hàng hóa hàm lượng chất xám cao của Nhật Bản được công nhận rộng rãi ở Ấn Độ.” Japanese White Goods Get High Recognition in India.” 2006. Báo Nhật Bản, 1 tháng 4/.

Page 282: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

264 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Jean, Sébastien, David Laborde và Will Martin. 2005. “Hậu quả của việc sử dụng những công thức mới thay thế trong cắt giảm rào cản nông nghiệp.” trong cuốn Cải cách thương mại nông nghiệp và Vòng phát triển Đô-ha của Kym Anderson và Will Martin, ch. 4. Washington, DC: Ngân hàng Thế giới.

Jenkins, Rhys và Chris Edwards. 2006. “Động lực Châu Á và Tiểu Châu Phi Saharan.” Bản tin IDS 37 (1): 23–32.

Jian, Tianlun, Jeffrey Sachs và Andrew Warner. 1996. “Xu hướng mất bình đẳng giữa các vùng ở Trung Quốc.” Tạp chí Kinh tế Trung Quốc 7 (1): 1–21.

Joseph, K. J. 2004. “Ngành công nghiệp điện tử.” trong cuốn Cơ cấu ngành công nghiệp của Ấn Độ của Subir Gokarn, Anindya Sen và Rajendra R. Vaidya. New York: Đại học Oxford.

Ju, Jiandong và Shang-Jin Wei. 2006. “Giải pháp cho hai nghịch lý các luồng vốn quốc tế.” Bản sao. Qũy Tiền tệ Quốc tế, Washington, DC.

Kaminsky, Graciela và Sergio Schmukler. 2003. “Tổn thương ngắn hạn, Lợi ích dài hạn: Tác động của tự do hóa tài chính.” Tài liệu nghiên cứu 9787, Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, Cambridge, MA.

Kanbur, Ravi. 2001. “Chính sách kinh tế, Phân phối và Đói nghèo: Bản chất của sự bất đồng.” Phát triển thế giới 29 (6): 1083–94.

Kanbur, Ravi và Xiaobo Zhang. 1999. “Sự mất bình đẳng khu vực nào: Diễn biến của quá trình mất bình đẳng giữa nông thôn-thành thị và vùng duyên hải-đât liền ở Trung Quốc.” Tạp chí Kinh tế so sánh 27: 686–701.

Kaplinsky, Raphael, Dorothy McCormick và Mike Morris. 2006. “Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Tiểu vùng ở châu Phi.” Văn phòng Trung Quốc, U.K. Vụ Phát triển Quốc tế, Bắc Kinh.

Kaufmann, Daniel, Aart Kraay và Massimo Mastruzzi. 2005. “Các vấn đề quản lý IV: Chỉ số quản lý giai đoạn 1996–2004.” Tài liệu nghiên cứu chính sách 3630 (tháng 6), Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Keefer, Philip và Stuti Khemani. 2005. “Dân chủ, Chi tiêu công và người nghèo: Tìm hiểu về động lực chính trị trong cung cấp dịch vụ công cộng.” Tạp chí quan sát nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới 20 (1): 1–28.

Keefer, Philip và Razvan Vlaicu. 2005. “Dân chủ, Uy tín và chủ nghĩa thân hữu” Tài liệu nghiên cứu chính sách 3472, Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Keidel, Albert. 2005. “Cơ sở kinh tế của bất ổn xã hội ở Trung Quốc.” Tài liệu của Đối thoại Mỹ - Âu về Trung Quốc lần thứ 3, Washington, DC, 26–27 tháng 5.

Khanna, Tarun và Krishna Palepu. 2004. “Tiến trình của Quyền sở hữu tập

Page 283: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Tài liệu tham khảo 265

trung ở Án Độ: Mô hình tổng quát và Lịch sử ngành công nghiệp phần mềm của Ấn Độ.” Tài liệu nghiên cứu 10613, Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia, Cambridge, MA.

Kletzer, Kenneth M. 2005. “Tự do hóa các luồng vốn đầu tư ở Ấn Độ: Thụt giảm tài chính, Chính sách kinh tế vĩ mô và Cải cách từng bước.” trong cuốn Diễn đàn chính sách Ấn Độ 2004, của Suman Bery, Barry Bosworth và Arvind Panagariya, 1–40. Washington, DC: Brookings Institution Press.

Knack, Stephen, và Philip Keefer. 1995. “Các thể chế và hiệu quả hiệu quả kinh tế: Các khảo sát trên phạm vi toàn quốc sử các công cụ thể chế khác nhau.” Kinh tế học và chính trị học 7 (3): 207–27.

Kochhar, Kalpana, U. Kumar, R. Rajan, A. Subramanian, và I. Tokatlidis. 2005. “Mô hình phát triển của Ấn Độ: Những gì đã xảy ra, những gì sẽ đến?” Tài liệu trình bày tại loạt hội thảo Carnegie-Rochester về Chính sách Công, Trường Kinh doanh Tepper , Đại học Carnegie-Mellon, Pittsburgh, PA, 18–19 tháng 11.

. 2006. “Mô hình phát triển của Ấn Độ: Những gì đã xảy ra, những gì sẽ đến?” Tài liệu Công tác số 06/22, Qũy Tiền tệ Thế giới , Washington, DC.

Kohli, Atul. 2006. “Chính trị và phát triển kinh tế tại Ấn Độ, 1980–2005, Phần I và II.” Tuần báo kinh tế và chính trị, 1/4, 1251–60, và 8/4, 1361–70.

Korinek, Anton, Johan Mistiaen, và Martin Ravallion. 2006. “Không phản hồi khảo sát và Phân bổ thu nhập.” Nhật báo về sự Bất công Kinh tế 4 (2): 33–55.

Công ty KPMG . 2006. Sản xuất tại Ấn Độ: Cơ hội, thách thức và những câu truyện thần thoại. Báo cáo số 211-786.

Kuijs, Louis. 2005. “Đầu tư và tiết kiệm tại Trung Quốc.” Tài liệu nghiên cứu chính sách số 3633, Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

. 2006. “Trung Quốc trong tương lai: Một nước tiết kiệm hay đi vay” Tài liệu tham khảo cho cuốn Khiêu vũ với những gã khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ, và nền kinh tế toàn cầu. Viện nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Kypreos, K. 2000. “Mô hình SÁT NHẬP với những thay đổi kỹ thuật nội sinh.” bài trình bày tại Hội thảo về lập mô hình kinh tế chính sách môi trường và những thay đổi kỹ thuật nội sinh, tại Amsterdam, 16–17 tháng 11.

Lall, Sanjaya, và Manuel Albaladejo. 2004. “Khả năng cạnh tranh của Trung Quốc: Một mối đe dạo cho các nhà sản xuất xuất khẩu Đông Á?” Phát triển Thế giới 32 (9): 1441–66.

Lall, Sanjaya, và John Weiss. 2004. “Trung Quốc mối đe dọa cạnh tranh của

Page 284: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

266 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Châu Mỹ La Tinh: Phân tích cho giai đoạn 1990–2002.” Nhà xuất bản Queen Elizabeth Tài liệu Công tác số120, Đại học Oxford, UK.

Lall, Somik, và Sanjoy Chakravorty. 2005. “Vị trí công nghiệp và sự bấy bình đẳng về không gian: Lý thuyết và dẫn chứng từ Ấn Độ.” Xem xét lại ngành kinh tế học phát triển 9 (1): 47–68.

Lane, Philip. 2006. “Bảng tài khoản đối xứng của Ấn Độ và Trung Quốc.” Tài liệu tham khảo cho cuốn Khiêu vũ với những gã khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế Toàn cầu. và the Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Lane, Philip, và Gian Maria Milesi-Ferretti. 2002. “ Di chuyển nguồn vốn dài hạn.” trong cuốn Kinh tế học vĩ mô NBER Hàng năm 2001, ed. Ben S. Bernanke và Kenneth S. Ro-goff, 73–116. Nhà xuất bản Cambridge, MA: MIT.

. 2006. “Sự giàu có bề ngoài của các quốc gia: Thống ke lại và mở rộng về tải sản và nộ nước ngoài, giai đoạn 1970–2004.” Tài liệu Công tác số 06/69, Qũy tiễn tệ quốc tế, Washington, DC.

Lane, Philip, và Sergio Schmukler. 2006. “Hội nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Âns độ.” Tài liệu Thảo luận số 5852, Trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế London.

Lardy, Nicholas R. 2004. “Trung Quốc liệu có phải là một thách thức kinh tế hung mạnh mới?” trong cuốn Hoa kỳ và nền kinh tế thế giới: Chính sách kinh tế đối ngoại trong thập kỷ mới, ed. C.Fred Bergsten. Washington, DC: Học viện kinh tế học quốc tế.

Lewis, W. Arthur. 1954. “Phát triển kinh tế với nguồn cung ứng vô tận lực lượng lao động.” Đại họcManchester về nghiên cứu Kinh tế và Xã hội 22: 139–91.

Li, David D. 2006. “Các khoản đầu tư lớn trong nước không qua trung gian và nợ chính phủ: Những thách thức trong quá trình cải tổ lĩnh vực tài chính tại Trung Quốc.” Tài liệu tham khảo cho cuốn Khiêu vũ với những gã khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế Toàn cầu. và the Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Li, Hongbin, và Li-An Zhou. 2005. “Chính trị và hiệu quả kinh tế: Vai trò sang tạo của việc kiểm soát cá nhân tại Trung Quốc.” Nhật báo kih tế học công cộng 89 (9/10): 1743–62.

Lim, Edwin, Michael Spence, và Ricardo Hausmann. 2006. “Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu: những vấn đề và quan điểm trung hạn.” Tài liệu Công tác số 1265, Trung tâm phát triển quốc tế, Đại học Harvard, Cambridge, MA.

Page 285: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Tài liệu tham khảo 267

Lin, Justin. 1992. “cải cách nông thôn và tăng trưởng nông nghiệp tại Trung Quốc.” Tổng quan kinh tế Hoa Kỳ 82: 34–51.

Lin, Xiannuan. 1996. Chiến lược năng lượng của Trung Quốc: cơ cấu kinh tế những lựa chọn công nghệ và tình hình tiêu thụ năng lượng. Westport, CT: Praeger.

Lindert, P. H. 2000. “Ba thế kỷ bất công tại Anh và Mỹ.” Trong cuốn sở tay Phân bổ thu nhập, Tập . I, ed. A. B. Atkinson và F. Bourguignon, 167–216.Amsterdam: North Hollvà.

Liu, Gang. 2004. “Ưóc tính nhu cầu năng lượng và sự có dãn nhu cầu năng lượng tại các nước OECD: Phương pháp bảng số liệu động.” Tài liệu Thảo luận số 373, Phòng nghiên cứu, thống kê Norway, Oslo.

Liu, Shijin. 2003. “Những thách thức và mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp năng lượng Trung Quốc đến năm 2020.” Bài thuyết trình tại Diễn đàn phát triển Trung Quốc 2003, Chiến lược cải tổ ngành năng lượng quốc gia của Trung Quốc, 15–17 tháng 11.

Loayza, Norman, P. Fajnzylber, và C. Calderon. 2005. Tăng trưởng kinh tế tại Mỹ la tinh và Ca- ri-bê” Số liệu thức tế chuẩn hóa, chú giải, và dự báo.Washington, DC: Ngân hàng Thế giới.

Ma, Jun, Nam Ngyuen, và Jin Xu. 2006. Động lực sáng tạo của Trung Quốc. Hong Kong (Trung Quốc): Ngân hàng Deutsche , 18 tháng 5.

Maddison, Angus. 2003. Nền kinh tế thế giói: Thống kê lịch sử. Paris: OECD.Manion, Melanie. 1985. “Hệ thống quản lý cán bộ sau thời Mao trạch đông:

Việc bổ nhiệm, thuyên chuyển và cho nghỉ các cán bộ đảng và nhà nước.” Quý san Trung Quốc 102 (Tháng 6): 203–33.

. 1992. “Chính trị và chính sách thời sau khi Mao trạch đông nghỉ hưu.” Quý San Trung Quốc số 129 (March): 1–25.

Manne, Allen. 1978. “Liên hệ giữa kinh tế và năng lượng: Chuyện ngụ ngôn con voi và con thỏ?” Trong cuốn Bước tiến trong kinh tế học năng lượng và nguồn lực, Tập . 1, ed. R. Pindyck. Greenwich, CT: JAI Press.

Markusen, J., T. Rutherford, và D. Tarr. 2005. “Thương mại và đầu tư trực tiếp trong ngành dịch vụ cho các nhà sản xuất và thị trường chuyên môn trong nước.” Nhật báo Canada về kinh tế 38 (3): 758–77.

Mattoo, Aaditya, Deepak Mishra, và Anirudh Shingal. 2004. Duy trì Duy trì sự phát triển của ngành dịch vụ tại Ấn Độ, tiếp cận thị trường nước ngoài, cải cách trong nước và đàm phán quốc tế. Washington, DC: Ngân hàng Thế giới.

Page 286: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

268 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

McKinsey Global Institute. 2005. Sự phát triển của thị trường lao động thế giới. New York: McK-insey & Company.

Mehta, Pratap Bhanu. 2003. “Một vấn đề vô danh—Nền kinh tế Ấn Độ không tạo được nhiều việc làm.” Tờ Điện tín, 17 Tháng 12.

Mengistae, Taye, Lixin Colin Xu, và Bernard Yeung. 2006. “Trung Quốc vs. Ấn Độ: Nhìn nhận ở tầm vĩ mô khi so sánh hiệu quả kinh tế vĩ mô.” Tài liệu tham khảo cho cuốn Khiêu vũ với những gã khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế Toàn cầu. Viện nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Min, Weifang. 2006. “Xu hướng phát triển học sau đại học tại TQ trong thời gian gần đây.” 8 tháng 5.

Mishra, Deepak. 2006. “Cung cấp vốn cho tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Ấn Độ và sự ảnh hưởng chung tới nền kinh tế thế giới.” Tài liệu tham khảo cho cuốn Khiêu vũ với những gã khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế Toàn cầu. Viện nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Mitra, Devashish, và Beyza P. Ural. 2006. “Ngành công nghiệp sản xuất tại Ấn Độ: một ngành tăng trưởng chậm chạp trong nền kinh tế phát triển như vũ bão toàn cầu.” Tài liệu tham khảo cho cuốn Khiêu vũ với những gã khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế Toàn cầu. Viện nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Modigliani, Franco, và Shi Larry Cao. 2004. “Sự hỗn loạn trong hoạt động tiết kiệm tại TQ và lý thuyết vòng đời.” Nhật báo Lý thuyết kinh tế 42 (1): 145–70.

Morita, Tsuneyuki, Mikiko Kainuma, Hideo Harasawa, và Keiko Kai. 1994. “Mô hình hội nhập Châu Á Thái Bình Dương nhằm đánh giá các lựua chọn chính sách giảm thiểu khí ga gây hiệu ứng nhà kính. Chất thải vào không khí và những tác động làm nóng lên của trái đất.” Viện nghiên cứu môi trường quốc gia, Ibaraki, Nhật bản.

Mukherji, Joydeep. 2005. “Nguyên nhân gây ra sự khác biệt về phát triển: hơn cả sự phân chia chế độ .” Trong cuốn Những gã khổng lồ Châu Á: So sánh Trung Quốc và Ấn Độ, ed. Edward Friedman và Bruce Gilley. New York: Palgrave Macmillan.

Murgai, Rinku, và Martin Ravallion. 2005. “Đảm bảo việc làm tại nông thôn Ấn Độ: chi phí và lợi ích giảm nghèo?” Tuần san Kinh tế và chính trị, 30 Tháng 7, 3450–55. Cục thống kê TQ. 2005. Niên giám thống kê 2005. Beijing.

Page 287: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Tài liệu tham khảo 269

Naughton, Barry. 1995. Vượt lên kế hoạch: Cải cách kinh tế TQ, 1978–1993. New York: Nhà xuất bản Đại học Cambridge.

. 2006. “Kiểm soát từ theo chiều từ trên xuống dưới: SASAC và sự cố hữu trong việc duy trì sở hữu nhà nước tại TQ.” Ảnh. Đại học California, San Diego.

Nayar, Baldev Raj. 1990. Nền kinh tế chính trị tại khu vực công cộng của Ấn Độ. London: Sangam Books.

Nee, Victor. 1992. “Động lực tổ chức cho việc quá độ thị trường: Những mô hình lai tạo: quyền sở hữu trí tuyệ và nền kinh tế hỗn hợp tại TQ.” Tuần san Khoa học quản lý 37 (1): 1–27.

Nee, Victor, và Sonja Opper. 2006. “Chủ nghĩa tư bản được chính trị hóa tại TQ.” Tài liệu tham khảo cho cuốn Khiêu vũ với những gã khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế Toàn cầu. Viên nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Nichols và Surhan Cam, 1–22. New York: Palgrave Macmillan.Nikomborirak, Deunden. 2006. “Nghiên cứu so sánh về vai trò của ngành dịch

vụ trong phát triển kinh tế tại TQ và Ấn Độ Tài liệu tham khảo cho cuốn Khiêu vũ với những gã khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế Toàn cầu. Viên nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Noble, Gregory W. 2006. “Sự nổi lên của ngành công nghiệp ô tô TQ và Ấn Độ và tác động đối với các nước đang phát triển.” Tài liệu tham khảo cho cuốn Khiêu vũ với những gã khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế Toàn cầu. Viên nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

North, Douglass C. 1990. Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hiệu quả kinh tế. Cambridge, UK: NXB Đại học Cambridge.

“Đến phần khó khăn .” 2006. Nhà kinh tế học, 3 Tháng 6. Obstfeld, Maurice. 2005. “Sự rằng buộc giữa động nhân dân tệ và đồng đô la ở các khía cạnh khác nhau.” Bản sao, Đại học California, Berkeley.

Obstfeld, Maurice, và Kenneth Rogoff. 2005. “Sự bất cân bằng về luồn tài chính trong các tài khoản toàn cầu và sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái.” Các tài liệu thống kê về hoạt động kinh tế 1: 67–146.

Văn phòng Tổng cục Đăng kiểm Ấn Độ. 2003. “Tổng tài sản các hộ gia định tại Án độ theo điều tra 2001.” http://www.censusindia.net/2001housing/S00-020.html.

Oi, Jean Chun. 1989. Nhà nước và Nông dân tại TQ đương đại: Nền kinh tế chính trị của Chính phủ Làng. Berkeley: Nhà xuất bản Đại học California.

Page 288: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

270 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

. 1999. Nông thôn TQ cất cánh: các nền tảng thể chế của cải cách kinh tế.Berkeley: Nhà xuất bản Đại học California .

Padhi, Asutosh, Geert Pauwels, và Charlie Taylor. 2004. “Tự do hóa nền công nghiệp dệt may Ấn Độ.” Quý san McKinsey Tháng 10.

Panagariya, Arvind. 2004. “Ấn Độ trong những năm 1980s và 1990s: Chiến thắng trong đấu tranh để cải cách.”, tài liệu Công tác số 04/43, Qũy Tiền tệ Thế giới, Washington, DC.

. 2006. “Ấn Độ và TQ: Thương mại và Đầu tư nước ngoài” Bản sao. Đại học Colum-bia, New York.

Park, Albaret, Xiaoqing Song, Junsen Zhang, và Yaohui Zhao. 2004. “Gia tăng bất công về thu nhập tại thành thị TQ, 1988 đến 1999.” Bản sao. Khoa kinh tế, Đại học Michigan, Ann Arbor.

Patnaik, Ila, và Ajay Shah. 2006. “Mối liên quan giữa các dòng luân chuyển vốn và hệ thống tài chính trong nước của Ấn Độ.” Tài liệu tham khảo cho cuốn Khiêu vũ với những gã khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế Toàn cầu. Viên nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

. Forthcoming. “Kinh nghiệm của Ấn Độ với vấn đề dòng luân chuyển vốn.” Trong cuốn Kiểm soát vốn và các dòng luân chuyển tại các nền kinh tế mới nổi: Chính sách, hoạt đọng và kết quả, ed. Sebastian Edwards. Chicago:Nhà xuất bản Đại học Chicago.

Paul, Shyamal, và Rabindra N. Bhattacharya. 2004. “Việc thải khí CO2 từ việc sử dụng năng lượng tại Ấn Độ: Phân tích phân ly.” Chính sách năng lượng 32: 585–93.

Pecht, Michael, và Y. C. Chan. 2004. Ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc. College Park, MD: Nhà xuất bản CALCE EPSC.

Pei, Minxin. 2006. bước quá độ bị kìm kẹp: hạn chế của chế độ chuyên quyền.Cambridge, MA: Nhà xuất bản Đại học Harvard.

Petri, Peter A. 2006. “Có phải Đông Á đang trở nên độc lập hơn?” Nhật san Kinh tế châu Á 17 (3): 381–94.

Prasad, Eswar, và Raghuram Rajan. 2005. “Tự do hóa tài khoản vốn có kiểm soát: một gợi ý.” Tài liệu Thảo luận Chính sách số 05/7, Qũy Tiền tệ Thế giới , Washington, DC.

. 2006. “Một cơ chế cho chính sách tiền tệ độc lập hơn của TQ.” Tài liệu công tác số 06/111, Qũy Tiền tệ Thế giới, Washington, DC.

Prasad, Eswar, Kenneth Rogoff, Shang-Jin Wei, và Ayhan Kose. 2003. Tác động của tự do hóa tài chính đối với các nước đang phát triển: Một vài dẫn chứng thực nghiệm. Tài liệu 220. Washington, DC: Qũy Tiền tệ Thế giới .

Page 289: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Tài liệu tham khảo 271

Prasad, Eswar, và Shang-Jin Wei. 2005. “Phương pháp tiếp cận của TQ với các dòng luân chuyển vốn: cách thức và những phương pháp luận giải khả dĩ.” Tài liệu Công tác số 05/79, Qũy tiền tệ quốc tế, Washington, DC.

PROBE Team. 1999. Báo cáo công khai về tình hình giáo dục cơ sở. New Delhi, India: Nhà XB đại học Oxford.

Puga, Diego, và Anthony Venables. 1999. “tích tụ tư bản và phát triển kinh tế: thay thế nhập khẩu và tự do hóa thương mại.” Nhật san Kinh tế 109: 292–311.

Quinn, Dennis P., và John Woolley. 2001. “Dân chủ và hiệu quả kinh tế: Ưu tiên sự ổn định.” Nhật báo hoa kỳ về khoa học chính trị số 45 (3): 634–57.

Radhakrishnan, K. G. 2006. “Ngành công nghiệp phần mềm non trẻ của Ấn Độ.” Tổng quan kinh tế viễn đông.

Raiser, Martin. 1998. “Trợ cấp bất bình đẳng: cải cách kinh tế, chuyển giao tài khóa và sự hội tụ tất cả những điểm trên tại các tỉnh của TQ.” Nhật báo nghiên cứu phát triển số 34: 1–26.

Ranciere, Romain, Aaron Tornell, và Frank Westermann. 2005. “Khủng hoảng có hệ thống và tăng trưởng.” Tài liệu Công tác số11076, Uỷ ban nghiên cứu kinh tế quốc gia,Cambridge, MA.

Ravallion, Martin. 2000. “Liệu các thước đo nghèo đói có nên bị gắn với các tài khoản quốc dân không?” Tuần báo kinh tế và chính trị, 26 tháng 8, 3245–52.

. 2003. “Đo lường tổng lượng phúc lợi xã hội tại các nước đang phát triển: mức độ tương hợp giữa các tài khoản quốc dân và số liệu khảo sát” Tổng quan kinh tế học và thống kê 85: 645–52.

. 2004a. “những khái niệm khác nhau về bất bình dẳng trong cuộc tranh luận về toàn cầu hóa.” Trong cuốn Diễn đàn Thương mại 2004, ed. Susan Collins và Carol Graham, 1–38. Washing- ton, DC: Nhà xuất bản pháp luật Brookings.

. 2004b. “Tăng trưởng hỗ trỡ nghèo đói: một cuốn sách võ lờng.” Tài liệu Công tác số3242, Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

. 2005. “Những tác động phụ của phát triển nông thôn: Dẫn chứng từ TQ.” Trong cuốn Sự bất bình đẳng theo không gian và sự phát triển, ed. Ravi Kanbur và Anthony Venables, 137–62. New York: Nhà xuất bản Đại học Oxford.

Ravallion, Martin, và Shaohua Chen. 1999. “Khi cải cách kinh tế nhanh hơn cải cách về mặt thống kê: Đo lường và lý giải sự bất bình đẳng taị nông thôn TQ.” Bản tin kinh tế học và thống kê Oxford 61: 33–56.

Page 290: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

272 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

. 2003. “Đo lường tăng trưởng hỗ trợ nghèo đói với.” Những lá thư kinh tế học 78 (1): 93–99.

. 2005. “Những ảnh hưởng không nhìn thấy được: Tiết kiệm tại hộ gia đình trước các dự án phát triển tại các khu vực nghèo đói.” Nhật báo kinh tế học công cộng 89: 2183–204.

. Forthcoming. “Bước tiến của TQ trong phòng xóa đói giảm nghèo.” Nhật báo kinh tế học phát triển.

Ravallion, Martin, và Gaurav Datt. 1996. “Tăng trưởng kinh tế với các yếu tố cấu thành có vai trò ra sao với người dân nghèo của Ấn Độ?” Tổng quan kinh tế Ngân hàng Thế giới 10: 1–26.

. 2002. “Tại sao tăng trưởng tại một số vùng của Ấn Độ lại có ảnh hưởng giảm nghèo tích cực hơn so với các vùng khác?” Nhật báo Kinh tế học Phát triển 68: 381–400.

Ravallion, Martin, và Dominique van de Walle. 2006. “Việc mất đất biểu hiện sự thành công hay thất bại của Việt Nam trong thời kỳ quá độ?” Tài liệu Công tác nghiên cứu Chính sách số3871, Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Rawski, Thomas. 2006. “Những thước đo quốc tế của sự phát triển bùng nổ tại TQ: xu hướng, viễn cảnh và tác động.” Bài thuyết trình tại Diễn đàn Yale Đông Á về kinh tế chính trị, New Haven, CT, 31 Tháng 5.

Reisen, Helmut, Vàrea Goldstein, và Nicolas Pinaud. 2006. “Trung Quốc và Ấn Độ có gì để hỗ trợ châu Phi?” Tài liệu thuyết trình tại Hội nghị phát triẻn toàn cầu thường niên lần thứ 7, St. Petersburg, Russia, 18 tháng 1.

“Rủi ro song hành cùng tăng trưởng.” 2006. Oxford Analytica, 20 tháng 2.Rodrik, Dani. 2006a. “chi phí xã hội của việc dự trữ ngoại tệ.” Nhật báo kinh tế

quốc tế 20 (3): 253–66.. 2006b. “Có gì đặc biệt về kim ngạch xuất khẩu của TQ?” Bản sao.

Kennedy School, Đại học Harvard, Cambridge, MA.Rodrik, Dani, và Arvind Subramanian. 2005. “Từ sự phát triển của đạo Hindu

đến việc tăng năng suất: Bí ẩn về sự chuyển giao tăng trưởng tại Ấn Độ.” Tài liệu nội bộ của IMF 52 (2): 193–236.

Rolvà-Holst, David, và John Weiss. 2005. “Cộng hòa nhân dân Trung hoa và những nước láng giềng: dẫn chứng về thương mại khu vực và tác động của đầu tư.” Lý thuyết kinh tế châu á thái bình dương 19 (2): 18–35.

Roy, Tirthankar. 2004. “ngành công nghiệp dệt may.” Trong bài Cơ cấu ngành công nghiệp tại Ấn Độ, ed.

Page 291: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Tài liệu tham khảo 273

Subir Gokarn, Anindya Sen, và Rajendra R. Vaidya. New York: Nhà XB đại học Oxford.

Sala-i-Martin, Xavier. 2002. “phân bổ thu nhập thế giới (thống kê từ phân bổ ước tính của từng nước).” Tài liệu Công tác số 8933, Uỷ ban nghiên cứ kinh tế quốc gia, MA.

“Sanyo muốn Ấn Độ tăng trưởng mạnh mẽ.” 2006. Nihon Keizai Shimbun, 3 tháng 4.

Sarma, E.A.S, J. N. Margo, và A. S. Sachdeva. 1998. “Viễn cảnh năng lượng của Ấn Độ tính đến năm 2020.” Tài liệu trinh bày tại Đại hội toàn cầu lần thư 17 về năng lượng, Houston, TX, 13–18 tháng 9.

Saxenian, AnnaLee. 2006. The New Argonauts. Cambridge, MA: Harvard University Press.

Schiff, Jerald, Enric Fernvàez, Renu Kohli, Sudip Mohapata, Catriona Purfield, Mark Flanagan, và Dimitri Rozhkov. 2006. “Những vấn đề nổi cộm tại Ân độ.” Báo cáo quốc gia số. 06/56, Qũy Tiền tệ Thế giới , Washington, DC.

“Bán hàng thật đơn giản.” 2006. Business Week, 27 tháng 2.Sen, Abhijit, và Himanshu. 2004a. “đói nghèo và bất bình đẳng tại Ấn Độ 1.”

Tuần san kinh tế và chính trị, 18 tháng 9, 4247–63.. 2004b. “đói ngèo và bất binh đẳng tại Ấn Độ 2: khoảng cách ngày

càng tăng trong những năm1990s.” Tuần báo kinh tế và chính trị, 25 tháng 9, 4361–75.

Setser, Brad. 2005. “Bài toán khó cho TQ: thị trường tài chính bên ngoài phát triển mạnh trong khi thị trường tài chính trong nước yếu kém.” Bài thuyết trình tại hội nghị CESifo, “Tìm hiểu nền kinh tế TQ,” Munich,tháng 6

Shalizi, Zmarak. 2005. “Phát triển bền vững và sử dụng khôn ngoan tài nguyên thiên nhiên tại TQ.” Bài thuyết trình tại diễn đàn thế kỷ 21. Beijing, 5–7 tháng 9.

. 2006. “giải quyết vấn nạn thiếu nước tại TQ và những hậu quả về mặt xã hội và môi trường.” Tài liệu Công tác Nghiên cứu Chính sách số3895, World Bank, Washington, DC.

. Forthcoming. “năng lượng và khí thai: những tác động khu vực và toàn cầu của TQ và Ấn Độ.” Tài liệu Công tác Nghiên cứu Chính sách số, Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Shanker, Kripa, và T. G. Nayak. 1983. “Những thay đổi về cổ phần thu nhập, một nghiên cứu so sánh về khu vực doanh nghiệp tư nhân và nhà nước tại Ấn Độ, giai đoạn 1960–61 đến 1977–78.” Tài liệu của ngân hàng dự trữ Ấn Độ 4 (June): 82–109.

Page 292: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

274 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

Shi, Xinzheng, Terry Sicular, và Yaohui Zhao. 2004. “bất bình đẳng về thu nhập thành thị và nông thôn tại TQ trong những năm 1990s.” Bản sao. Trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc gia TQ, Đại học Bei-jing.

Shih, Victor. 2004. “giải quyết vấn đề nợ khó đòi: những khó khăn về chính sách chính trị và tài chính tại TQ.” Quý San Trung Quốc số 922–44.

Shirk, Susan L. 1993. Lô gíc chính trị trong cải cách kinh tế tại TQ. Berkeley: Nhà XB đại học California.

Sigurdson, Jon. 2005. Trung Quốc siêu sức mạnh công nghệ. Northampton, MA: Edward Elgar.

Sinton, Jonathan. 2001. “sự chính sác và đáng tin cậy của các thống kê năng lượng của TQ.” Tổng quan kinh tế TQ 12 (4): 373–83.

Sinton, Jonathan E., và David G. Fridley. 2000. “Điều gì đang xảy ra? Xu hướng tiêu thụ năng lượng tại TQ hiện nay.” Chính sách năng lượng 28: 671–87.

. 2003. “Nhận xét về các số liệu thống kế gần đây của TQ về năng lượng.” Tạp chí Trung Quốc 6 (2): 6–14.

Sinton, Jonathan E., Mark D. Levine, và Qingyi Wang. 1998. “Hiệu quả sử dụng năng lượng tại TQ: Những việc đã làm tốt và những thách thức.” Chính sách năng lượng 26 (11): 813–29.

“Phát triển ổn định.” 2006. Tuần báo kinh tế và chính trị, February 25. Srinivasan, T. N. 2003a. “TQ và Ấn Độ: cập nhật về hiệu quả kinh tế, cạnh tranh, và Hợp tác..” Tài liệu Công tác số199, Đại học Stanford Trung tâm phát triển quốc tế, Palo Alto, CA.

. 2003b. “Cải cách kinh tế Ấn Độ.” Tài liệu 190, Trung tâm phát triển quốc tế Stanford Đại học Stanford, Stanford, CA.

. 2006. “TQ Ấn Độ và nền kinh tế thế giới” Tài liệu tham khảo cho cuốn Khiêu vũ với những gã khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế Toàn cầu. Viên nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Stevens, Christopher, và Jane Kennan. 2006. “làm sao xác định được tác động về thương mại của TQ lên các nước nhỏ?” Bảng tin của Viện nghiên cứu phát triển 37 (1): 33–42.

Streifel, Shane. 2006. “tác động của TQ và Ấn Độ tới thị trường hàng hóa toàn cầu: tập trung vào các sản phẩm kim loại khoáng sản và dầu khí.” Tài liệu tham khảo cho cuốn Khiêu vũ với những gã khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế Toàn cầu. Viên nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Sull, Donald N., và Yong Wang. 2005. Hàng sản xuất tại TQ: Các giám đốc

Page 293: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Tài liệu tham khảo 275

phương tây học được gì từ những doanh nhân tiên phong của TQ. Boston: Nhà XB đại học kinh doanh Harvard.

Summers, Lawrence. 2006. “phản ánh lên tài khoản toàn cầu sự tích lũy của các thị trường mới xuất hiện.” L. K. Jha, Ngân hàng dự trữ Ấn Độ, Mumbai,tháng 3

Sun, Haishun, và Dilip Dutta. 1997. “Tăng trưởng kinh tế TQ trong giai đoạn 1984–93: Trường hợp chủ nghĩa hai cực khu vực.” Qúy san thế giới thứ ba 18 (5): 843–64.

Sundaram, Krishnamurty, và Suresh D. Tendulkar. 2003. “đói nghèo ở Ấn Độ trong những năm 1990s: kết quả xem lại cho tất cả: Ấn Độ và 15 quốc gia lớn trong giai đoạn 1993–94.” Tuần báo kinh tế chính trị, 15 tháng 11, 4865–73.

Suri, K. C. 2004. “Dân chủ, cải cách kinh tế và kết quả bầu cử tại Ấn Độ.” Tuần báo kinh tế chính trị, 39 (51), 5404–11.

Sutton, John. 2004. “Mạng lưới cung ứng phụ kiện ô tô tại TQ và Ấn Độ: một nghiên cứu tiêu chuẩn.” Bản sao. Suntory và Trung tâm quốc tế Toyota về kinh tế học và các lĩnh vực liên quan, Trường kinh tế London.

Swamy, Subramanian. 2005. “Đuổi theo TQ, liệu Ấn Độ có theo kịp?” Trong cuốn Những gã khổng lồ châu á: so sánh TQ và Ấn Độ, ed. Edward Friedman và Bruce Gilley. New York: Palgrave Macmillan.

Tan, Kong-Yam. 2004. “Thị trường hỗn độn và ảnh hưởng lên tăng trưởng kinh tế.” tài liệu chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm lần thứ 11 của TQ. Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

“Hãng thép Tata tự làm nhục mình khi đáp ứng nhu cầu của Ấn Độ với công nghệ quá cao và bán quặng với giá rẻ.” 2006. Thời báo tài chính, 24 tháng 3. “Viễn thông và công nghệ.” 2006. Trung Quốc kinh doanh, 5 tháng 6.

TERI (Viện năng lượng và tài nguyên). 2004. danh mục dữ liệu của TERI niên giám 2004. New Delhi, India: TERI Press.

“Ấn Độ hôm nay, thế giới ngày mai.” 2005. Tờ nhà kinh tế học, 2 tháng 4. “Toshiba đột phá vào thị trường điện gia dụng Ấn Độ.” 2006. Dây chuyền kinh doanh, 5 tháng 5.

Tseng, Wvàa, và Markus Rodlauer, eds. 2003. Trung Quốc: cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Washington, DC: IMF. UNCTAD . New York: United Nations.

Báo cáo vê Thương mại và phát triển năm 2005 của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc 2002 Báo cáo về phát triển con người năm 2002: Năng cao dân chủ trong

Page 294: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

276 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

một thế giới bị chia rẽ. Nhà xuất bản Đai hoc OXFORD. New York Vương quốc Anh, Uỷ ban Công Nghiệp và Thương mại 2005. Báo cáo phát triển. London

“Quá tải nghề nghiệp?Làm thế nào để giải quyết những nguy cơ Ấn Độ và Trung Quốc Thời báo tài chính, 20 tháng 7. USEIA (Cơ quan thông tin về năng lượng của Mỹ). 2003.

“Tổng quan về việc sử dụng năng lượng của Trung Quốc. http://www.fe.doe.gov/international/EastAsia_and_Oceania/chinover.html.

. 2005. Báo cáo thường niên về Năng lượng toàn cầu 2003 http://tonto.eia.doe.gov/bookshelf/SearchResults.asp?title=International+Energy+Annual&submit=Search&product.

. 2006. Báo cáo thường niên về Năng lượng toàn cầu 2004 http://www.eia.doe.gov/iea/.

Van Vuuren, Detlef, Zhou Fengqi, Bert de Vries, Jiang Kejun, Cor Graveland, and Li Yun. 2003. “Viễn cảnh Năng lượng và Khí thải của Trung Quốc trong thế kỉ 21- Sự khám phá dựa trên những lựa chọn phát triển và Giảm thiểu cơ bản” Chính sách năng lượng 369-87

Virmani, Arvind. 2005. “Các cơ chế chính sách, sự tăng trưởng và nghèo đói của Ấn Độ: Những bài học rút ra từ sự thất bại của Chính phủ và sự thành công của các doanh nghiệp.” Tài liệu trang 170. Uỷ Ban Nghi ên cứu và phát triển kinh tế Quốc tế Ấn Độ, New Delhi.

Walmsley, Terrie, Betina Dimaranan, and Robert McDougall. 2002. “Viễn cảnh cơ bản cho Mô hình GTAP năng động.” tài liệu của Cuộc họp Ban Cố vấn, Đài Loan ngày 2-3/06

Warnock, Francis, and Veronica Warnock. 2006. “Dòng chảy nguồn vốn quốc tế và lãi suất của Hoa kì” Đại học Virginia Charlottesville. “Ấn Độ, hãy thận trọng.” 2006. Tờ nhà kinh tế học, 6 tháng 5.

Wedeman, Andrew. 2004. “mức độ tham nhũng ngày càng tăng tại TQ.” Qúy san Trung Quốc 895–921. “ Ấn Độ hãy thận trọng” 2006. Tờ nhà kinh tế học ngày 6/05

Whalley, John. 2006. “hiệu quả hoạt động của MFA của các nước đang phát triển.” tài liệu công tác só 12178, Uỷ ban nghiên cứu kinh tế quốc gia, Cambridge, MA.

Whiting, Susan H. 2001. Quyền lực và sự giàu có ở nông thôn TQ: những thay đổi thể chế kinh tế chính trị. New York: Nhà xuất bản Đại học Cambridge.

. 2006. “Tăng trưởng, quản lý và pháp luật: những thể chế pháp luận nội bộ của đảng nhà nước TQ.” Tài liệu tham khảo cho cuốn Khiêu vũ với những

Page 295: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Tài liệu tham khảo 277

gã khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế Toàn cầu. Viên nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Wilkinson, Steven I. 2006a. “giải thích mô hình thay đổi của những mối liên hệ giữa những người bầu cử tại Ấn Độ ” Trong cuốn Nhà tài trợ, khách hàng và chính sách: Mô hình giải trình dân chủ và cạnh tranh chính trị ed. Herbert Kitschelt và Steven I. Wilkinson. Cambridge, UK: Cambridge Nhà xuất bản Đại học.

. 2006b. “Chính trị học tiêu dùng cơ sở hạ tầng tại Ấn Độ.” Tài liệu tham khảo cho cuốn Khiêu vũ với những gã khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế Toàn cầu. Viên nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Wong, Christine P. W. 1992. “cải cách tài khóa và công nghệp hóa địa phương: quá trình cải cách nhiều vấn đề sau thời kỳ Mao trạch đông.” Trung Quốc hiện đại 18 (2): 197–227.

Ngân hàng Thế giới. 1994. Cải cách ngoại thương tại TQ. Washington, DC.. 2002. “Hộp 2.3: Vòng luân chuyển vốn giữa hồng công và Trung Quốc.”

Trong cuốn Tài chính phát triển toàn cầu 2002: Cung cấp tài chính cho các quốc gia nghèo nhất, 41. Washington, DC.

. 2003a. Viễn cảnh kinh tế toàn cầu và các nước đang phát triển 2004. Wash-ington, DC.

. 2003b. Báo cáo phát triển thế giới 2003: Phát triển bền vững trong một thế giới năng động. New York: Nhà xuất bản Đại học Oxford .

. 2004a. Đánh giá môi trường đầu tư 2004: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuât. Washington, DC.

. 2004b. “Chính sách thương mại tại Nam Á: Tổng quan.” Báo cáo 29949, Wash-ington, DC.

. 2005a. “Một luồng không khí mới: tiến trình 10 năm và những thách thức trong quản lý chất lượng không khí tại thành thị 1993–2002.” Washington, DC.

. 2005b. Các chỉ số phát triển thế giới. http://web.worldbank.org/WBSITE/ EXTERNAL/DATASTATISTICS/ 0,,contentMDK:20899413~menuPK:232599~ pagePK:64133150~piPK:64133175~theSitePK:239419,00.html.

. 2005c. Báo cáo phát triển thế giới: bình đẳng và phát triển. New York: Oxford

. 2006a. “Mô hình chi phíe môi trường của TQ.” Bản sao. Washington, DC.

Page 296: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

278 Vũ Điệ u Vớ i Ngườ i KhổNg Lồ

. 2006b. Các chỉ số phát triển kinh tế. Washington, DC.

. 2006c. Ấn Độ: Tăng trưởng mang tính phổ quát và phân phối dịch vụ làm nên thành công. New Delhi, India.

. Forthcoming. Mỹ la tinh và ca ri bê phản ứng trước sự phát triển của TQ và Ấn Độ. Nghiên cứu khu vực của văn phòng kinh tế trưởng phụ trách Mỹ la tinh và ca ri bê, Washington, DC. Ngân hàng Thế giới Office, Beijing. 2005. Quý San Trung Quốc số cập nhật - tháng 11 2005, Bảng 2, p. 16.

. 2006. “xem xét lại chỉ số GDP - những thay đổi và những điều không thay đổi ?” Cập nhật Qúy: tháng 2 2006. htp://siteresources.worldbank.org/INTCHINA/Resources/318862-1121421293578/cqu_feb06.pdf, tải trên mạng xuống 3 tháng 4, 2006.

Hội đồng năng lượng thế giới. 1999. các chính sách sử dụng hiệu quả năng lượng và các chỉ số. London.

WHO (Tổ chức y tế thế giới). 2002. Báo cáo sức khỏe toàn cầu. Geneva.Wu, Jinglian. 2005. Hiểu và lý giải cải cách kinh tế tại TQ. Cincinnati, OH:

Thomson/South-Western.Wu, Yanrui, và Zhangyue Zhou. 2006. “Thay đổi thương mại song phương

giữa TQ và Ấn Độ.” Nhật báo kinh tế châu á 17 (3): 509–18.Xiao, Geng. 2004. “Chính quyền nhân dân Trung hoa và vấn đề luân chuyển

FDI: Phạm vi, nguyên nhân và ảnh hưởng .” Tài liệu Thảo luận số 7, Viện ngân hàng phát triển châu Á, Tokyo.

Yang, Dali L. 2004. Tạo ra một TQ hùng mạnh mới: Qúa độ thị trường và hoạt động chính trị của chính quyền TQ. Stanford, CA: Nhà xuất bản Đại học Stanford .

Yang, Yongzheng. 2006. “Trung Quốc hội nhập vào nền kinh tế thế giới: ảnh hưởng đối với các nước đang phát triển .” Lý thuyết kinh tế châu á thái bình dương 20 (1): 40–56.

Yusuf, Shahid, và Kaoru Nabeshima. 2006a. Các ưu tiên phát triển của TQ. Washington, DC: Ngân hàng Thế giới.

. 2006b. Các thành phố hậu công nghiệp tại Đông Á. Stanford, CA: Nhà XB Đại học Stanford.

Yusuf, Shahid, Shuilin Wang, và Kaoru Nabeshima. 2005. “chính sách tài khóa hướng đến sự sáng tạo.” Bản sao . Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Zhang, Xiaobo, và Ravi Kanbur. 2005. “sự bất bình đẳng về không gian trong giáo dục và dịch vụ y tế tại TQ.” Tổng quan kinh tế Châu Á 16: 189–

Zhang, Zhongxiang. 2000. “Liệu TQ có dám cam kết về mức khí thải tối đa? Phân tích kinh tế chính trị.” Kinh tế học năng lượng 22: 587–614.

Page 297: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Tài liệu tham khảo 279

Zhao, Min. 2006. “Tự do hóa từ các nước bên ngoài và sự phát triển của hệ thống trao đổi ngoại tệ TQ: Một nghiên cứu thực tiễn .” Tài liệu tham khảo cho cuốn Khiêu vũ với những gã khổng lồ: Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế Toàn cầu. Viên nghiên cứu chính sách và Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Zhao, Wei, Theo Nichols, và Surhan Cam. 2005. “Trung Quốc: quá độ qua tư bản chủ nghĩa.” Trong cuốn Người lao động trong một thế giới toàn cầu: nghiên cứu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Châu Phi, Nam Mỹ, Đông Á, và Châu Âu, ed. Theo Nichols và Surhan Cam, 92–119. New York: Palgrave Macmillan.

Zhou, Ping, và Loet Leydesdorff. 2006. “Sự nổi lên của TQ với tư cách một quốc gia đi đầu về khoa học.” Tài liệu nghiên cứu chính sách 35 (1): 83–104.

Page 298: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc Nguyễn Đình Thiêm

Biên tập và chịu trách nhiệm Nội dung: Ngân hàng Thế giới

Giấy phép Xuất bản số: 475-2007/CXB/4-96/LĐXH

In xong và nộp lưu chiểu quý 2-2007

Production by Lotus Communications, Hanoi – lotushn@ hn.vnn.vn

Page 299: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường
Page 300: Vũ điệu với Người khổng lồ - World Bank...giá dầu thế giới, Kịch bản BAU và BAU-H Hình 5.6 Mức độ năng lượng khí thải phân tách trong trường

“Một cuốn sách rất hay nên đọc!”

T Ạ P C H Í K I N H T ẾNgày 14 tháng 9 năm 2006

“Cuốn sách này cho thấy giá trị to lớn của những công trình nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới. Không quá đơn giản hoá vấn đề, nghiên cứu này đã giúp cho một vấn đề phức tạp trở nên dễ hiểu và dễ tiếp cận. Bảy chương sách do các nhà nghiên cứu hàng đầu trong một số lĩnh vực là tác giả chính đã phân tích sâu sắc triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ cũng như tác động của các nước này tới nền kinh tế thế giới. Các phân tích hết sức công phu, kỹ lưỡng và phù hợp, làm sáng tỏ cuộc tranh luận mang tính hùng biện nhiều hơn là thực tế.”

L A W r e N C e H . S U M M e r SCharles W. Eliot của Trường Đại học HarvardTrường Chính phủ John F. Kennedy

“Sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ tạo ra những quan ngại sâu sắc về các cơ hội phát triển đối với các nước nghèo và sự nghèo hoá của những nước giàu hơn. Khiêu vũ với Những người khổng lồ diễn giải những quan ngại này trong bối cảnh lịch sử của nó. Với những phân tích chi tiết và hợp lý, các tác giả có tên tuổi đã chỉ ra những Người khổng lồ này thực sự khổng lồ trên một số lĩnh vực. Trong một số lĩnh vực khác, tăng trưởng của hai nước này mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức. Không có cuốn sách nào về chủ đề tương tự mà tôi thấy cần giới thiệu để bạn đọc tham khảo hơn là cuốn sách này.”

J U S T I N Y I f U L I NGiám đốc sáng lậpTrung tâm nghiên cứu kinh tế Trung QuốcĐại học Bắc Kinh