9
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng Kinh Ký Sự”) - Lê HữuTrác- TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG – ĐÀ NẴNG

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng Kinh Ký Sự”) - Lê HữuTrác-

Embed Size (px)

DESCRIPTION

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG – ĐÀ NẴNG. Tuần 1 Tiết: 1,2: Đọc văn:. VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng Kinh Ký Sự”) - Lê HữuTrác-. I. TIỂU DẪN :. 1. Tác giả :. - Lê Hữu Trác (1724-1791) - Hiệu: Hải Thượng Lãn Ông. - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

Page 1: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng Kinh Ký Sự”)                             - Lê HữuTrác-

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

(Trích “Thượng Kinh Ký Sự”) - Lê HữuTrác-

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG – ĐÀ NẴNG

Page 2: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng Kinh Ký Sự”)                             - Lê HữuTrác-

I. TIỂU DẪN:

1. Tác giả:

-Là 1 danh y, người soạn sách, dạy nghề thuốc truyền bá y học.- Là nhà văn, nhà thơ có đóng góp cho văn học Việt Nam.- Tác phẩm được tập hợp trong: “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển là tác phẩm y học xuất sắc nhất của thời trung đại.- Ghét danh lợi, yêu thích núi non, cây cỏ, bầu bạn cùng thiên nhiên , chuyên tâm vào việc thuốc, chữa bệnh cứu người. Viết sách để dạy học trò.

- Lê Hữu Trác (1724-1791) - Hiệu: Hải Thượng Lãn Ông

Page 3: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng Kinh Ký Sự”)                             - Lê HữuTrác-

2. Tác phẩm:

“Thượng kinh ký sự”a. Thể loại:-Thể ký: Ghi chép sự việc câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.

b. Tóm tắt: Sách giáo khoa trang 3

Page 4: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng Kinh Ký Sự”)                             - Lê HữuTrác-

II. ĐỌC HIỂU:1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:

a. Quang cảnh:- Cực kỳ xa hoa, tráng lệ thể hiện quyền lực tột bậc của nhà chúa. + Vào phủ chúa phải qua nhiều lần cửa và “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp đâu cũng là cây cối um tùm chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”.

Page 5: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng Kinh Ký Sự”)                             - Lê HữuTrác-

+ Trong khuôn viên phủ chúa “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”.+ Nội cung: Gồm những chiếu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặc phấn áo đỏ...+ăn uống thì mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ.b. Cung cách sinh hoạt:

- Về nghi thức: Lê Hữu Trác phải qua nhiều thủ tục mới được vào thăm bệnh cho thái tử.Phủ chúa Trịnh thật lộng lẫy, sang trọng, uy nghiêm.- Tác giả không thấy mặt chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh của chúa do quan chánh đường truyền đạt lại. Xem bệnh phải viết tờ khải để dâng lên chúa. Nín thở đứng chờ ở xa.

Page 6: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng Kinh Ký Sự”)                             - Lê HữuTrác-

C. Thái độ của tác giả trước cảnh sống trong phủ chúa

- Tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất. Ông không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng lạc quá mức của những người giữ trọng trách quốc gia.- Cuộc sống an nhàn ở nơi ẩn dật của tác giả rõ ràng là sự đối trọng gay gắt với cách sống của gia đình chúa Trịnh Sâm và bọn quan lại dưới trương những thứ sơn son thiếp vàng là phù phiếm, là hình thức che đậy những gì dơ bẩn bên trong

Page 7: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng Kinh Ký Sự”)                             - Lê HữuTrác-

c. Thế tử Cán:

Lối vào chỗ ở của vị chúa rất nhỏ: “đi trong tối om, qua năm sáu lần trướng gấm”.Nơi thế tử ngự đặt sập và cắm nến to trên giá đồng...Chỉ có một ấu chúa - thực chất chỉ là cậu bé lên năm tuổi chưa đến tuổi đi học - mà vây quanh bao nhiêu là vật chất, gấm vóc lụa là, vàng ngọc...+Mặc áo đỏ ngồi trên sập vàng.+Biết khen người giữ phép tắc: “ông này lạy khéo”+Đứng dậy cởi áo thì “tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân thì xanh, chân tay gầy gò... nguyên khí đã hao mòn thương tổn quá mức... mạch bị tế sái... âm dương đều bị tổn hại”.Thế tử Cán được miêu tả bằng cái nhìn của một vị lang y tài giỏi, chẩn bệnh. Tác giả vừa tả vừa nhận xét khách quan...

Page 8: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng Kinh Ký Sự”)                             - Lê HữuTrác-

2. Thái độ của Lê Hữu Trác -phẩm chất của một thầy lang được bộc lộ qua đoạn trích:

- Khi khám bệnh cho thế tử Cán, thái độ của Lê Hữu Trác diễn ra phức tạp.+Một mặt tác giả chỉ ra căn bệnh cụ thể, nguyên nhân của nó, một mặt ngầm phê phán: “vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.+Ông rất hiểu căn bệnh của Trịnh Cán, đưa ra những cách chữa hợp lý, thuyết phục nhưng lại lo chữa có hiểu quả ngay, chúa sẽ tin dùng, bị công danh trói buộc”.+ Cuối cùng lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng, tác giả đã gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm và lương tâm người thầy thuốc.

Page 9: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng Kinh Ký Sự”)                             - Lê HữuTrác-

III. Tổng kết:1. Giá trị nội dung:

- Giá trị hiện thực: Bức tranh về cuộc sống xa hoa, ăn chơi hưởng lạc của giai cấp thống trị Thái độ phê phán kín đáo của tác giả.- Phẩm chất của người thầy thuốc, khinh thường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do.

2. Giá trị nghệ thuật:Quan sát sự vật sự việc tỉ mỉ, sinh động, kể diễn biến sự vật khéo léo, lôi cuốn người đọc. Không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và vật.