25

Click here to load reader

vi sinh vat gay benh than kinh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: vi sinh vat gay benh than kinh

TIỂU LUẬNNHÓM VI SINH VẬT GÂY BỆNH CHO

HỆ THẦN KINH

Họ tên: Ngô Thị HoanLớp: KHMT-K7BLớp học phần: Vi sinh học môi trường- NO2

Page 2: vi sinh vat gay benh than kinh

NHÓM VI SINH VẬT GÂY BỆNH CHO HỆ THẦN KINH

Mở đầu

Vi sinh vật là một thế giới sinh vật vô cùng nhỏ bé mà ta không thể quan sát thấy bằng mắt thường. Nó phân bố ở khắp mọi nơi, trong đất, trong nước, trong không khí, trong thực phẩm ... Nó có mặt ở dưới những độ sâu tăm tối của đại dương. Bào tử của nó tung bay trên những tầng cao của bầu khí quyển, chu du theo những đám mây. Nó sống được trên kính, trên da, trên giấy, trên những thiết bị bằng kim loại ...

Vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiên nhiên cũng như trong cuộc sống của con người. Trong thiên nhiên ngoài những nhóm vi sinh vật có ích, còn có những nhóm vi sinh vật gây hại. Nếu nắm vững cơ sở sinh học của tất cả các quá trình có lợi hay có hại đó, ta sẽ đưa ra được những biện pháp khoa học để phát huy những mặt có lợi và hạn chế những mặt gây hại của vi sinh vật.

Vi sinh vật (microorganisms) là tên gọi chung để chỉ tất cả các sinh vật có hình thể bé nhỏ, muốn thấy rõ được người ta phải sử dụng tới kính hiển vi.

Virus là nhóm vi sinh vật đặc biệt, chúng nhỏ bé tới mức chỉ có thểquan sát được qua kính hiển vi điện tử (eletron microscope). Virus chưa có cả cấu trúc tế bào. Virus là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong đó có thể kể đến các virus gây bệnh cho hệ thần kinh.

Virus gây bệnh cho hệ thần kinh có thể xâm nhập vào cơ thể theo nhiều con đường khác nhau thông qua hệ hô hấp, hệ thiêu hóa, niệu và đặc biệt là qua vết cắn của động vật bị bệnh và sau đó là vào hệ thần kinh. Muỗi, ve bét và cac côntrùng chân khớp khác có thể là vector truyền virus vào hệ thần kinh khi vượt qua hàng rào máu não hoặc dịch não tủy máu. Hàng rào máu não là các tế bào nội mô được tế bào thần kinh đệm bám chặt xung quanh. Vách ngăn dịch não tủy bao gồm các tế bào biểu mô mạng mạch. Các vách ngăn này cản trở sự xâm nhập của đa số vi sinh vật vào hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, nếu vi sinh vật nhiễm được vào chính các tế bào vách ngăn thì chúng có thể lọt lưới để xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương.Sự nhân lên của virus trong nãc có thể gây viêm não. Từ dịch não tủy, virus xâm nhập vào màng não gây viêm màng não. Nếu xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương có thể gây viêm não.

Page 3: vi sinh vat gay benh than kinh

Nhóm virus

Virus Bệnh

Arena Viêm màng não – màng mạch lympho

Viêm màng não vô trùng

BunyaHerpes

Virus viêm nãoCalifonia Viêm não

Paramyxo Herpes simplex Viêm nãoCytomegalo Viêm màng não vô trùng –

viêm nãoVaricella - zoster Viêm màng não vô trùng

Picorna Quai bị Viêm màng não vô trùngSởi Viêm màng não sơ cứng

bán cấpRetro Polio

CoxsackieEcho

Viêm màng não vô trùng

Rhabdo HIV Viêm màng não bán cấp – sa sút trí nhớ

Toga Virus viêm nãongựa miền Đông Viêm màng não vô trùng – viêm nãoVirus viêm não ngựa miền Tây

Virus viêm não Nhật BảnVirus ốm Louping

Virus Rubella

Virus viêm não St.Louis Viêm nãoVirus viêm não VenezuelaVirus viêm não thung lũng Murray

Bảng: Một số virus gây bệnh cho hệ thần kinh

Page 4: vi sinh vat gay benh than kinh

I. HỌ PICORNAVIRIDAE.

1. Đặc điểm chungHọ Picornaviridae gồm 2 giống: Enterovirus và Rhinovirus. Đặc điểm chung là nhỏ, chứa ARN 1 sợi, capsid đối xứng hình khối, không

có vỏ bọc.- Giống Enterovirus gồm 4 loài: + Poliovirus: gồm có 3 typ, gây bệnh bại liệt, viêm màng não.+ Coxsackievirus: gồm có 29 typ, gây viêm màng não vô khuẩn, viêm cơ

tim, viêm họng áp tơ, phát ban ngòai da...+ Echovirus: gồm có 32 typ, gây viêm màng não vô khuẩn, viêm đường hô

hấp, viêm não, viêm ruột, viêm cơ tim,...+ Enterovirus typ 68-71 gây viêm kết mạc chảy máu, viêm tiếu phế quản;

typ 72 của Enterovirus gây viêm gan cấp tính (Hepatitis A virus).- Giống Rhinovirus: gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.

2. Bệnh bại liệtBệnh bại liệt là một bệnh nhiễm virus cấp đương tiêu hóa nhưng lại có biểu

hiện lâm sàng của tổn thương hệ thần kinh trung ương. Poliovirus xâm nhiễm họng và ruột nên có thể phân lập ở cả 2 nơi. Nó gồm 3 typ: 1, 2, 3.

Poliovirus gây nên bệnh bại liệt, một bệnh cấp tính tác động lên hệ thần kinh trung ương. Những nơ ron vận động của tủy sống hoặc của vỏ não có thể bị phá hủy và do đó gây nên liệt mềm. Trong một vụ dịch 90 - 93 % các truờng hợp là thể ẩn, 4 - 8% bênh nhẹ với những triệu chứng đường hô hấp và đường ruột, chỉ có 1 - 2% có hội chứng bại liệt.

2.1. Đặc tính virus học2.1.1. Hình thái

Hình 1: Virus bại liệt (Poliomyelitis virus)

Virus bại liệt là một trong những virus nhỏ nhất được biết, đường kính 28 nm. Virus chứa ARN một sợi, capsid đối xứng hình khối gồm có 32 capsome.

Page 5: vi sinh vat gay benh than kinh

Phân tử ARN một sợi chiếm 30 % trọng lượng của hạt virus. Phân tử ARN có thể tách khỏi hạt virus và vẫn giữ khả năng xâm nhiễm các nuôi cấy tế bào. Capsid bảo vệ axit nucleic, giúp cho virus cố định lên bề mặt tế bào cảm thụ và mang kháng nguyên đặc hiệu hình thành tính miễn dịch đối với virus.

2.1.2. Sức đề khángVirus đề kháng với ete và thuốc tẩy, bền vững ở pH 4 - 10 nhưng bị mất hoạt

tính ở 56oC trong 30 phút hoặc xử lý bằng formalin, Cl2, H2O2, KMnO4. Ở nhiệt độ bình thường virus có thể tồn tại trong phân người từ 1 ngày đến nhiều tuần lễ tùy theo số lượng virus, pH và độ ẩm của phân. Virus giữ khả năng xâm nhiễm trong một thời gian tương đối dài ở trong nước, sữa và các thức ăn khác.

2.1.3. Tính chât nuôi cấyNgười ta có thể nhiễm virus cho các loài khỉ Rhesus, khỉ Cynomolgus lúc

tiêm vào tủy sống, vào não hoặc nhỏ vào mũi. Poliovirus có thể lây truyền bằng đường tiêu hóa lúc nhiễm virus cho khỉ qua đường miệng. Hiện nay động vật không còn được sử dụng để chẩn đoán virus nhưng được sử dụng để thử nghiệm vaccine.

Phần lớn những chủng Poliovirus có thể phát triển ở tế bào nguời hoặc tế bào thận khỉ, hoặc tế bào thường trực như tế bào HeLa. Poliovirus gây nên ở nuôi cấy tế bào hiệu ứng tế bào bệnh lý đặc trưng: tế bào trở nên tròn, chiết quang, nhân co rút trước khi thoái hóa.

2.1.4. Cấu trúc kháng nguyênPoliovirus gồm 3 typ: 1, 2, 3 xác định nhờ phản ứng trung hòa, phản ứng kết

hợp bổ thể và phản ứng kết tủa ở môi trường gel. Kháng nguyên trung hòa và kháng nguyên kết hợp bổ thể có thể chiết xuất từ nuôi cấy tế bào hoặc từ thần kinh trung ương bị nhiễm virus. Poliovirus xuất hiện tính kháng nguyên tương đối bền vững. Vì vậy nó làm thay đổi tính chất sinh học. Kháng nguyên gồm có 2 loại là kháng nguyên D và kháng nguyên C. Kháng nguyên D có ở phần đầu của virus, còn kháng nguyên C có ở phần ARN của virus.

2.2. Khả năng gây bệnh2.2.1. Đường lây truyền bệnhBệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm mạnh, có thể lây truyền bằng đường

tiêu hóa và đường hô hấp nhưng chủ yếu là đường tiêu hóa. Người nhiễm virus do ăn thức ăn nhiễm virus hay tiếp xúc với các vật dụng nhiễm virus hoặc hô hấp các hạt chất tiết nhỏ có chứa virus.

2.2.2. Sự phát triển của virus ở trong cơ thểSau khi xâm nhập vào cơ thể, virus xâm nhiễm vùng miệng họng và ruột,

nhân lên ở đó và ở những hạch bạch huyết ở cổ và màng treo ruột. Sau 2, 3 ngày virus được phóng thích vào máu và sự nhiễm trùng thứ phát xảy ra ở những mô nhạy cảm khác mô thần kinh và hệ thần kinh trung ương. Sự nhân lên của những virus ở những vị trí ban đầu và sự nhiễm virus máu tiếp theo, trong nhiều truờng

Page 6: vi sinh vat gay benh than kinh

hợp không có biểu hiện lâm sàng hoặc cho thấy một chứng bệnh không đặc hiệu chứng bệnh quan trọng gọi là bệnh bại liệt xảy ra sau nhiễm virus máu và là hậu quả của sự nhân lên của virus và sự phá hủy tế bào ở những vị trí thứ phát. Thời gian nung bệnh từ 7 - 14 ngày, có khi ngắn hơn 3 ngày hoặc dài hơn 35 ngày.

2.3. Các hình thức bại liệtNhững thương tổn gây liệt cơ thông thường xảy ra ở những tế bào của sừng trước tủy sống (chứng bại liệt tủy sống). Những thương tổn tương tự có thể xaỷ ra ở những vùng tủy sống và não (chứng bại liệt hành não) và ở vỏ não (chứng bại liệt não). Bại liệt hành não đặc biệt nghiêm trọng vì thương tổn của những dây thần kinh sọ gây liệt cho những cơ của khí quản, thanh quản, vòm miệng, làm mất khả năng nuốt và nhanh chóng cản trở sự hô hấp nếu không được điều trị thích hợp. Thương tổn của những trung tâm hô hấp và vận mạch có thể dẫn đến suy hô hấp và trụy tim mạch nên chứng bại liệt hành não có tỷ lệ tử vong cao.

2.4. Tính miễn dịchTính miễn dịch thường xuyên đối với typ Poliovirus gây nên sự nhiễm trùng. Tuy nhiên có thể có một mức độ thấp về sự đề kháng khác typ đặc biệt giữa typ 1 và typ 2. Kháng thể kháng bại liệt của mẹ truyền cho con tuần tự biến mất trong 6 tháng đầu của đời sống đứa bé. Kháng thể tiêm vào cơ thể chỉ tồn tại trong 3 - 5 tuần lễ.Kháng thể trung hòa tạo thành khoảng 7 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với Poliovirus và tồn tại suốt đời. Vì virus ở trong não và tủy sống không bị ảnh hưởng bởi kháng thể ở trong máu nên tạo miễn dịch chỉ có giá trị lúc thực hiện trước khi xuất hiện những triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh.Từ lâu người ta biết sự đề kháng bệnh bại liệt liên hệ chặt chẽ với amidan. Những khảo sát gần đây cho thấy sau khi cắt amidan thì mức kháng thể ở miệng và họng giảm xuống rõ rệt, đặc biệt ở trẻ em nam. Ở trẻ em bị cắt amidan thì sự đáp ứng với vaccine bại liệt phát triển chậm và hiệu giá kháng thể thấp hơn trẻ em có amidan nguyên vẹn.

2.5. Phòng chốngTuy không có thuốc chống bại liệt nhưng có thể tránh được bệnh nhờ

vacxin. Có hai loại vacxin là Vacxin Salk dùng để tiêm và vacxin sống giảm độc lực OPV (vacxin Sabil)

3. Vius Coxsackie3.1. Các nhóm virus CoxsackieGồm: - Coxsackie nhóm A: Gồm 24 typ thường gây viêm cơ, dẫn đến liệt- Coxsackie nhóm B: Gồm 6 typ gây viêm cứng cơ, đặc trưng bởi tổn thương

tại chỗ, dấn tới run, mất điều hòa và liệt, đồng thời gây hoại tử mô mỡ, gây viêm màng não và tủy

3.2. Khả năng nuôi cấy

Page 7: vi sinh vat gay benh than kinh

Tất cả các virus nhóm B đều nhân lên được trong tế bào nuôi cấy mô thận khỉ. Nhóm A thì chỉ có A7, A9 là nhân lên được trong tế bào Hela, HE2p hoặc tế bào thận thai người.

3.3. Khả năng gây bệnh cho ngườiVirus có thể vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, vào ruột và nhân lên ở

đây, sau đó qua niêm mạc vào máu, chúng vượt qua hàng rào dịch máu não và dịch máu não tủy để gây nhiễm màng não tủy.

Bệnh thường gặp ở người đối với hệ thần kinh do virus này gây ra bao gồm viêm não vô khuẩn, liệt nhẹ và viêm màng não vô khuẩn.

- Viêm não vô khuẩn, liệt nhẹ: Bệnh do virus nhóm A: A2, A4, A7, A9, A10; nhóm B: từ B1 đến B5Biểu hiện: Sốt, đau đầu, buồn nôn. Sau 1-2 ngày có hội chứng màng não dẫn

đến đau cơ, liệt nhẹ(cứng cơ cổ do viêm não), các tế bào lympho và protein trong dịch não tủy tăng.

- Viêm màng não vô khuẩn: Nhiều virus tấn công vào hệ thần kinh trung ương gây viêm màng não tủy (màng bao bọc não và cột sống)

Ngoài ra, trong nhóm Enterovirus còn có virus Echo typ 4, 6, 9, 16, 18 có thể gây viêm màng não.

II. HỌ RHABDOVIRIDAE1. Đặc điểm cơ bản Rhabdoviridae là một họ virus chứa ARN đơn, có vỏ ngoài, gây nhiễm ở

động vật có xương sống hoặc thực vật. Họ này gồm các tác nhân gây bệnh quan trọng như bệnh dại, viêm miệng.

Virion của virus rhabdo chứa 4-5 protein ký hiệu là L(large), G (glycoprotein), N (nucleocapsit), NS (non-structural) và M ( matrix), 15- 25% lipit và 3 cacbonhydrat.

Các virus rhabdo bền ở pH 5-10, không bền ở pH 3 nhưng lại mất hoạt tính khi đun nóng ở nhiệt độ 56oC, dưới ánh sáng tử ngoại và trong dung môi hòa tan lipit.

Các virus rhabdo ở động vật thường có hình viên đạn (hình trụ, một mặt dẹt, mặt kia tròn), kích thước 170 x 70 nm. Virion chứa một nucleocapsit xoắn cấu tạo từ phức hệ protein N-ARN liên kết với protein L và NS và được bao bọc bởi protein M. Toàn bộ phức hệ đó được gói trong một vỏ ngoài lipoprotein nhạy cảm với ete. Protein G hình thành những gai bề mặt dài 5-10nm. Nhân capsid (nucleocapsid) đối xứng xoắn và chiếm một phần nhỏ của hạt virus (2-3% thành phần của virus là ARN, tương đương với 30% thành phần ARN của virus không vỏ bọc).

Họ rhabdoviridae gồm 2 chi là Lyssavirus và Vesiculovirus.

Page 8: vi sinh vat gay benh than kinh

2. Bệnh dại2.1 Đặc điếm sinh học

Hình 2. Virus gây bệnh dại ( Rhabdovirus)

2.1.1. Cấu trúcVirus dại thuộc nhóm Rhabdovirus, hình gậy giống như hình đầu viên đạn,

cấu trúc đối xứng hình xoắn, chứa ARN một sợi âm có dạng lượn sóng, bao quanh có lớp capsid và lớp envelop chưa protein. Chiều dài của hạt virus dao động trong khoảng 70 nm. Virus dại cố định ngắn hơn virus dại hoang dại và thường có hình cầu, đường kính khoảng 60 nm.

Hạt virus (virion) chứa một số enzim không thể thiếu cho quá trình nhiễm là: ARN polymeraza, ARN methylaza và một số enzim khác. Sự có mặt của ARN polymeraza là không thể thiếu vì virus mang (-) ARN và không thể phục vụ như ARN thông tin, tế bào vật chủ cũng không chứa enzim có thể phiên mã ARN thành ADN.

2.1.2. Sự nhân lên của virusARN của Rhabdovirus được phiên mã thành hai loại ARN khác nhau trong tế bào chất. Kiểu tổng hợp ARN thứ nhất tạo thành một loạt các ARN thông tin từ các gen khác nhau của virus. Loại thứ hai phiên bản dương toàn bộ gen của ARN virus (đối với vi sinh vật có độ dài 11,162 nucleotid). Những bản (+) ARN dài này sẽ dùng làm khuôn mẫu để tạo ra (-) ARN cho thế hệ sau của virus. Mỗi ARN thông tin chỉ mã hóa cho một protein. Qúa trình này có một cơ chế để đảm bảo quá trình giải mã sễ dùng lại ở điểm cuối của mỗi gen và một chuỗi poly A được gắn vào đuôi của mỗi ARN thông tin. Khi mà ARN thông tin chứa gen ARN polymeraza được hình thanhfthif cũng là lúc mà enzim ARN – polymeraza được tổng hợp. Dẫn tới sự hình thành rất nhiều (+)ARN bao gồm cả ARN thông tin và (+)ARN khuôn mang chiều dài của toàn bộ gen ARN virus. Dịch mã ARN

Page 9: vi sinh vat gay benh than kinh

thông tin dẫn tới sự hình thành protein vỏ, còn sự phiên mã của (+)ARN với độ dài đầy đủ của toàn bộ ARN làm thành những (-) ARN. Sự lắp ráp của virus có vỏ bọc phức tạp hơn so với sự lắp ráp của virus không có vỏ bọc, có hai loại protein vỏ được tạo ra. Đó là protein của nhân capsid và protein của vỏ. Capsid nhân trước hết được hình thành do sự tương tác của các protein capsid nhân xung quanh ARN của virus. Những protein này được tổng hợp ở ribosom trong tể bào chất. Những protein của màng vỏ chứa đoạn đầu kị nước được tổng hợp bởi ribosom mà bản thân nó cũng liên hệ với màng. Khi những protein này tổng hợp các gốc đường sẽ được gắn vào và tạo thành những glycoprotein. Những protein này đặc trưng cho protein màng và được chuyển tới màng tế bào và ở đó sẽ thay thế protein màng của vật chủ (những chuỗi đầu sẽ được loại bỏ). Các capsid nhân sau đó được chuyển tới khu vực màng co chưa glycoprotein virus. Các capsid nói trên nhận biết chính xác sự có mặt của protein virus. Những capsid nhân này sẽ nối với glycoprotein và mọc chồi qua đó và kết quả tạo thành màng bọc bới glycoprotein. Cuối cùng là hình thành virus có màng bọc với phần lipid từ tế bào chủ còn protein màng được mã hóa bởi virus. Trong quá trình nảy chồi, bản thân nó không phá hoiaj đối với tế bào chủ và như vậy sẽ giải phóng các hạt virus trong một thời gian tương đối dài (sự tổn thương tế bào chú tuy vậy vẫn xảy ra vì một lý do nào đó chưa được biết).

2.1.3. Nuôi cấyCó thể nuôi cấy virus dại trên các tế bào nuôi tiên phát như: tế bào thận

chuột đất, tế bào xơ phôi gà và trên các tế bào thường trực như: tế bào vero, tế bào thận chuột đất BHK-21. Khi cấy virus vào phôi gà ấp 7 ngày, vào túi lòng đỏ hay túi niệu đệm, hiệu giá tối đa của virus được nhận thấy vào ngày thứ 9, các phôi chậm phát triển nhưng ít khi chết. Nhiều ddoonhj vật máu nóng như chuột nhắt, thỏ, chuột lang... cũng có thể được dùng để nuôi cấy virus.

2.1.4. Khả năng đề khángVirus có thể bị bất hoạt bởi dung môi hòa tan lipid như: ether, natri

desoxycholat, trypsin, formalin. Ánh sáng mặt trời, tia cực tím nhanh chóng làm bất hoạt virus. Môi trường kiềm cao hoặc acid mạnh cũng tác dụng tiêu diệt virus. Virus bị chết ở nhiệt độ 560C trong 30 phút, ở 800C sau 3 phút.

Virus dại bền vững ở môi trường có glycerol 0,5%. pH tối ưu của môi trường để bảo quản virus là 7,4-9,0. Với nhiệt độ -400C trong các mẫu não, virus tồn tại vài tháng và ở -700C có thể tồn tại hàng năm mà vẫn không mất tính chất gây bệnh .

2.1.5. Đặc điểm kháng nguyênVirus có kháng nguyên V là kháng nguyên kích thích cơ thể sinh kháng thể

trung hòa. Kháng nguyên S không gắn liền với hạt virus, nó được tách ra từ khi hạt virion tách ra khỏi màng tế bào. Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu, đặc biệt là hồng cầu ngỗng, có khả năng ngưng kết hồng cầu nhanh ở 4oC với pH 6,4.

Page 10: vi sinh vat gay benh than kinh

2.2. Phân loạiTheo tính chất sinh học, có thể chia thành 2 loại virus dại:2.2.1 Virus dại hoang dạiTồn tại ở 3 dạng sinh học: cổ điển, cường độc, nhược độc.2.2.2 Virus dại cố địnhNăm 1884 L. Pasteur tiêm truyền virus từ chó cho thỏ. Qua nhiều lần tiêm

truyền, ông đã thu được 1 chủng virus dại không độc đối với người khi tiêm qua đường ngoại thần kinh ông gọi virus này là virus dại “cố định”. Virus có thời kì ủ bệnh ngắn ( 7 ngày), “ủ bệnh cố định”. Virus được bảo tồn bằng nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, không thể tồn tại trong điều kiện tự nhiên bởi virus không đào thải ra theo tuyến nước bọt và không thể truyền qua vết cắn. trong tế bào não của súc vật bị nhiễm virus dại cố định, không hình thành tiểu thể Negri.

2.2.3 Miến dịchKhi tiêm vacxin phòng dại vào cơ thể, sau 10 ngày sẽ có kháng thể trung hòa

trong máu; kháng thể này sẽ tồn tại trong cơ thể khoảng 7 tháng. Kháng thể trung hòa không những có trong máu mà có cả trong tế bào, điều này giúp chúng ta giải thích được cơ chế, tác dụng của vacxin phòng dại đối với người bị chó dại cắn.

Kháng thể kết hợp bổ thể cũng đượ hình thành sau 4 tuần tiêm vacxin nhưng hiệu giá thấp hơn so với kháng thể trung hòa, kháng thể kết hợp bổ thể tồn tại trong cơ thể khoảng 6 tháng.

2.3. Khả năng gây bệnh2.3.1. Dịch tễVirus được lưu hành khắp thế giới, nhưng tập trung chủ yếu vẫn là các nước

vùng nhiệt đới: Châu Á, Châu Phi, Trung và Mỹ. Ổ chứa virus sại là các động vật máu nóng bị dạo như chó, mèo. Virus truyền từ động vật sang động vật và người một cách ngẫu nhiên qua vết cắn hoặc vết cào. Ở nước ta, bệnh thường gặp vào mùa nóng. Chó, mèo đều có khả năng mang bệnh nhưng chủ yếu là chó.2.3.2. Khả năng gây bệnh cho người

Thời kì ủ bệnh: thay đổi từ 1-3 tháng, nhưng cũng có trường hợp chỉ có 10 ngày hoặc lâu tới 8 tháng. Thời kì ủ bệnh dài hay ngắn là tùy thuộc vào vị trí và mức độ vết cắn: vết cắn càng gần thần kinh trung ương, vết cắn càng sâu thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. thời kì ủ bệnh nói chung yên lặng, đôi khi sốt nhẹ, nhức đầu, khó chịu, buồn nôn hoặc chảy nước mắt, nước mũi. Dấu hiệu có giá trị chẩn đoán nhất ở thời kì này là dấu hiệu kiến bò tại vết cắn.

Thời kì toàn phát: người bệnh bị kích thích trên mọi giác quan dẫn đến kết quả là sợ nước, sợ gió, sợ tiếng động và ánh sáng. Các cơ co thắt mạnh dẫn đến đau đớn, trong đầu bệnh nhân có cảm giác bị đè nén, sợ hãi, lo âu sau đó hưng phấn và cuối cùng đến giai đoạn liệt. Tất cả các bệnh nhân dại khi lên cơn đều bị chết trong tình trạng bị liệt cơ hô hấp và tuần hoàn.

2.3.3. Cơ chế gây bệnh

Page 11: vi sinh vat gay benh than kinh

Virus dại thường xuyên có mặt trong hệ thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh ngoại biên của động vật bị dại. Các tế bào thần kinh ở hạch giao cảm bị bong ra làm tuyến nước bọt bị nhiễm virus. Khi các động vật dại cắn, virus từ nước bọt vào cơ thể qua vết cắn, nhiễm vào máu, từ đó virus đi tới các nơi như phổi, gan, thận... Ngoài ra virus tiến dọc theo dây thần kinh hướng tâm tới tủy sống rồi lên thần kinh trung ương. Virus dại nhân lên trong tế bào thần kinh, tủy sống và thần kihn trung ương. Không phải lúc nào các tế bào ở hạch giao cảm cũng bị bong ra, sự bong ra có tính chất không liên tục, điiều này giải thích sự lây lan virus không liên tục khi bị chó dại cắn. Sự nhân lên của virus trong tế bào đã xuất hiên một vật thể ưa acid trong bào tương của tế bào, đó là tiểu thể Negri, bản chất là các nucleocapsid tự do trong bào tương tập trung lại

2.4. Chẩn đoán vi sinh vậtVề chẩn đoán vi sinh vật bệnh dại đối với người, người ta ít làm bởi vì việc

lấy bệnh phẩm rất khó khăn, mặt khác nó cũng không có ý nghĩa cho việc điều trị. Người ta dùng chẩn doán vi sinh vật trên súc vật bị nghi dại. Thường dùng 3 phương pháp để chẩn đoán

2.4.1. Tìm tiểu thể NegriNão của động vật được phết lên lăng kính, nhuộm theo phương pháp Seller

hoặc Mann, soi lên kính hiển vi chúng ta thấy tiểu thể Negri thường khu trú trong tế bào thần kinh sừng Amon có kích thước khoảng 0,25- 25 m, bắt màu Eosin

2.4.2 Phân lập virusLấy nước dãi trong khi đang mắc bệnh hoặc não tử thi hoặc não chó tiêm

vào não chuột nhắt trắng 2-3 ngày tuổi. Từ ngày thứ 7 trở đi chuột xuất hiện liệt mềm

2.4.3 Chẩn đoán huỳnh quang tìm kháng nguyênLấy nước dãi hoặc não cần xét nghiệm phết lên lam kính, nhuộm huỳnh

quang với kháng thể đã biết.2.5 Nguyên tắc phòng và điều trị2.5.1. Phòng bệnhCần tiêu diệt những động vật bị dại. Trong số những động vật máu nóng thì

chó là động vật bị nhiễm dại nhiều nhất, mặt khác chó lại sống gần người do đó cần:

- Hạn chế nuôi chó- Nuôi chó phải xích hoặc nhốt không cho chạy rông ra đường.- Tiêm vacxin phòng dại cho chó, mỗi năm 1 lần vào mùa xuân trước khi

bệnh dại có thể phát triển mạnh.2.5.2. Điều trị dự phòngĐối với người bị chó dại cắn hoặc mèo dại cắn, cào chúng ta phải;

Page 12: vi sinh vat gay benh than kinh

- Tiêm kháng huyết thanh chống dại( SAR) dưới da, phía trên vết cắn trong vòng 72 ngày với liều lượng 0,2- 0,5 ml, tương đương với 40 đơn vị cho một kg cân nặng.

- Sau đó 1-2 ngày, tiêm vacxin phòng dại. tùy vacxin mà có cách tiêm và liều lượng khác nhau.

Hiện nay ở Việt Nam có 2 vacxin dại đang được dùng là Fuenzalida và Verolab

2.5.3. Cách xử lý trường hợp bị chó nghi dại cắnKhi bị chó nghi dại cắn, chúng ta phải bình tĩnh thực hiên đầy đủ các bước

sau:- Nhốt chó lại cho ăn uống đầy đủ, theo dõi trong vòng 10 ngày.- Xử lý vết cắn ở người bằng cách: rửa sạch vết thương bằng nước xà

phòng đặc 20% hoặc dung dịch Bensal konium clorua 20% hoặc dung dịch - propiolacton 20%. Không khâu vết thương. Gây tê tại chỗ bằng procain.

- Nếu vết cắn ở vào chỗ nguy hiểm( gần đầu, sâu) thì tiêm ngay huyết thanh kháng dại rồi tiếp tục tiêm vacxin phòng dại.

- Nếu vết cắn binh thường( xa đầu, nông) thì theo dõi chó: Nếu sau 10 ngày chó vẫn sống, ăn uống bình thường, thì không cần tiêm vacxin, nếu trong vòng 10 ngày , chó bị chết thì phải tiêm huyết thanh và vacxin ngay.

- Trường hợp chó chạy mất tích, bị đánh chết hoặc bị chó con cắn thì phải tiêm huyết thanh va vacxin ngay vì dấu hiệu dại ở chó con không rõ ràng

III. Họ Flaviridae

1. Đặc điểm cơ bảnHọ Flaviviridae gồm nhiều virus arbo (Arbovirus: Arthropod - borne

viruses), đó là những virus do các loài côn trùng tiết túc hút máu như muỗi hoặc ve mang và lây truyền giữa các động vật có xương sống (kể cả loài người). Các virus arbo muốn truyền bệnh từ động vật có xương sống này sang động vật có xương sống khác phải có môi giới trung gian là côn trùng tiết túc (trừ những trường hợp không bình thường). Khi côn trùng tiết túc hút máu động vật đang ở giai đoạn nhiễm virus huyết, virus sẽ nhân lên ở trong cơ thể côn trùng tiết túc vài ngày (thời kì nung bệnh bên ngoài), nếu côn trùng tiết túc này đốt động vật cảm thụ khác thì sẽ truyền bệnh cho động vật đó. Các virus này nhân lên trong tế bào các loài côn trùng tiết túc (muỗi, ve...) nhưng không gây bệnh cho chúng.

2. Virus viêm não Nhật BảnBệnh viêm não Nhật Bản đã được mô tả từ năm 1871, nhưng cho mãi tới

năm 1934 virus viêm não Nhật Bản mới được Hayshi phát hiện tại Nhật Bản.

Page 13: vi sinh vat gay benh than kinh

Virus viêm não Nhật Bản được xếp vào nhóm B( Flavivirus) của Arbovirus, do vậy người ta còn gọi là virus viêm não Nhật Bản B

2.1.1. Đặc điểm

Hình 3. Virus viêm não Nhật Bản

Virus viêm não Nhật Bản hình cầu, đối xứng hình khối, chứa ARN một sợi dương chiếm 6% trọng lượng của virion, kích thước virus vào khoảng 40- 50nm, có vỏ envelop, hằng số lắng là 44S, trọng lượng phân tử là 4.106 Dalton. Virus chứa ARN một sợi, nucleocapsid đối xứng hình khối. Có một vỏ bọc bên ngoài capsit.

Ba protein cấu trúc là:-Protein C: có khối lượng phân tử 13000Da, chứa 136 axit amin, giàu

lisin.Protein ckeets nối với ARN tạo thành phức hợp C – ARN.- Protein pre M/M: PrM có khối lượng phân tử 26kDa, chứa 75 axit amin, là

chất chưa được glycosyl hóa của protein M- Protein E: Các gai nhú ra khỏi vỏ ngoài là glycoprotein E. Protein Eganws

với thụ thể của tế bào chủ, tham gia vào sự dung hợp với màng tế bào và có khả năng gây ngưng kết hồng cầu.

Bảy protein phi cấu trúc là: NS1, NS2a, NS2b, NS3, NS4a, NS4b và NS5- NS1 là glyoprotein liên kết màng. Đột biến ở protein này cũng ảnh hưởng

đến tính độc.- NS2 là protein lớn thứ 2 trong hạt virus, có hoạt tính enzym protenaza,

helicaza và ARN triphophataza.- NS5 là protein cuối cùng được mã hóa bởi khung đọc mở, cũng là protein

lớn nhất, có hoạt tính enzym metyltranferaza tham gia vào sự metyl hóa mũ ở đầu 5’ và ARN – polymeaza.

Các protein còn lại còn chưa được nghiên cứu rõ về chức năng.Virus bị mất hoạt lực ở 560C rong 30 phút. Virus bị phá hủy

bởi ether va desoxycholat Natri.2.1.2 Chu trình nhân lênGồm các giai đoạn sau:- Hấp phụ và xâm nhập: Virus di chuyển trong dịch gian bào để bám vào

thụ thể của tế bào dành cho glycoprotein E, sau đó xâm nhập vào tế bào theo cơ chế nhập bào.

Page 14: vi sinh vat gay benh than kinh

- Tổng hợp các thành phần: Sau khi cởi vỏ, ARN chuỗi (+) được dùng làm mARN để tổng hợp protein sớm (ARN-polymeaza). ARN chuỗi (+) cũng được dùng làm khuôn để tổng hợp ARN chuỗi (-) bổ sung nhờ ARN-polymeaza phụ thuộc ARN để tạo thành chuỗi RF trung gian, rồi từ đó tổng hợp chuỗi ARN (+) theo nguyên tắc bán bảo tồn,Đây là genom của virus mới. Sự tổng hợp ARN xảy ra trong tế bào chất. Các ARN mới được tạo thành lại được dùng làm mARN để tổng hợp protein cấu trúc.

Quá trình lắp ráp và hoàn thiện virion diễn ra ở màn sinh chất , capsit hình thành khối đa diện bên trong chưa một chuỗi ARN. Các virion được tạo thành nằm trong các nang của mạng lưới nội chất.

2.1.3. Nuôi cấyCó thể nuôi cấy virus viêm não Nhật Bản trên tế bào nuôi như: tế bào thận

khỉ, tế bào thận lợn, đặc biệt virus phát triển tốt ở tế bào muỗi C6/36. Người ta còn nuôi cấy virus vào não chuột nhắt trắng 1- 3 ngày tuổi, virus phát triển làm cho chuột bị tê liệt. Cũng có thể nuôi cấy virus vào lòng đỏ trứng gà ấp được 8- 9 ngày , sau 48- 96 giờ, virus phát triển làm cho bào thai chết

2.1.4. Khả năng đề khángVirus viêm não Nhật Bản nhạy cảm với các dung môi hòa tan lipid như

ether, natri deoxycholat, formalin....dưới tác dụng của tia cực tím, virus bị phá hủy dễ dàng. Ở 600C, virus bị tiêu diệt sau 30 phút, ở 40C bị tiêu diệt sau vài giờ, nhưng nếu ở trong dung dịch glycerol 50% hay đông lạnh bảo quản ở -70oC thì virus có thể sống được vài tháng tới vài năm.

2.1.5. Tính chất kháng nguyênVirus viêm não Nhật Bản có kháng nguyên chung với những virus cùng

nhóm Flavivirus, chính vì vậy trong phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu, nó có phản ứng chéo với các virus cùng nhóm, nhưng trong phản ứng ELISA thì ít có phản ứng chéo hơn. pH 6,2 là thích hợp nhất cho việc ngưng kết hồng cầu của virus

2.2. Khả năng gây bệnh2.2.1. Dây chuyền dịch tễ họcVirus viêm não Nhật Bản lưu hành rộng rãi ở châu Á. Trong khi Nhật Bản

hiện nay đã căn bản thanh toán được bệnh này thì ở các nước như Ấn Độ, Banglades, Nepal, Thái Lan, Việt Nam..., số người bị viêm não Nhật Bản lại tăng. Các vụ dịch thường xảy ra vào mùa hè. Virus được duy trì ở động vật có xương sống hoang dại( ĐVCXSHD), một số loài chim(chim liếu diếu) và gia súc(GS) như lợn, chó, ngựa...

Vật trung gian truyền bệnh là muỗi thuộc giống Culex và Aedes trong đó muỗi Culex tritaeniorhynchus là vectơ chính, truyền virus qua các động vật có xương sống và từ đó truyền sang người

2.2.2.Khả năng gây bệnh cho động vật

Page 15: vi sinh vat gay benh than kinh

Virus viêm não Nhật Bản phát triển tốt trên chuột nhắt trắng mới đẻ và trưởng thành, khi gây nhiễm vào não và ổ bụng. Các loại chim như: cò, diệc, gà...cũng bị nhiễm virus. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc lan truyền của virus.

2.2.3. Khả năng gây bệnh cho người.Khi bị muỗi nhiễm virus Nhật Bản đốt, người có thể mắc bệnh viêm não

Nhật Bản. Bệnh thường mắc ở trẻ em, tập trung ở lứa tuổi dưới 10 tuổi, phần lớn là thể ẩn, thể điển hình gặp rất ít, thời kỳ ủ bệnh từ 6- 16 ngày. Ở các trường hợp nhẹ thì lâm sàng biểu hiện nhẹ như nhức đầu, sốt nhẹ, khó chịu trong vài ngày.

Thể điển hình là viêm não có thể từ thể nhẹ hoặc bắt đầu đột ngột như: nhức đàu nặng, sốt cao, cứng cổ và thay đổi cảm giác, ở trẻ em có thể bị co giật. Bệnh nhân thường tử vong trong giai đoạn toàn phát. Bệnh nhân có thể bị di chứng, thường là biến loạn tinh thần, giảm trí tuệ, thay đổi cá tính, cũng có khi di chứng sau 2 năm mới xuất hiện

2.2.4. Cơ chế gây bệnhVirus nhiễm qua vết đốt vào máu. Sau thời kỳ nhiễm virus huyết, virus gây

tổn thương ở não, viêm tế bào thần kinh, hạch thần kinh đệm và viêm quanh mạch. Những biến đổi thường xảy ra ở chất xám và ảnh hưởng trước tiên lên não trung gian và não giữa, làm cho bệnh nhân rối loạn ý thức, hôn mê ở nhiều mức độ khác nhau, có kèm theo liệt vận động.

2.3. Phòng và điều trị2.3.1. Phòng bệnh chunga) Tiêu diệt côn trùng tiết tục: Là diệt môi giới trung gian truyền bệnh bằng nhiều hình thức như:

- Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để muỗi không còn nơi trú ẩn và đẻ trứng

- Phun thuốc diệt muỗi theo định kỳb) Tránh và hạn chế muỗi đốt

Khi ngủ phải nằm màn, những nơi có nhiều muỗi có thể thấm màn bằng permethrin 0,2 g/m2.

c) Phòng bệnh đặc hiệuHiện nay người ta dùng vacxin tiêm phòng cho trẻ em dưới 10 tuổi để

phòng bệnh, nhất là vùng có dịch lưu hành. Khi xảy ra dịch cần tiêm nhắc lại cho trẻ em trong lứa tuổi cảm thụ( dưới 15 tuổi)

2.3.2. Điều trị Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu . Trong thời kỳ khởi phát và toàn

phát, phải tập trung giải quyết các vấn đề sau:- Chống phù nề não- Chống co giật- Bù dịch, dinh dưỡng tốt- Chống bội nhiễm, nhất là đường hô hấp

Page 16: vi sinh vat gay benh than kinh

- Hạn chế di chứng: thời kỳ lui bệnh cần xoa bóp nhiều, vật lý liệu pháp, hoặc châm cứu đồng thời luyện tập lại chức năng nói viết...

Page 17: vi sinh vat gay benh than kinh

Tài liệu tham khảo

1. Lê Huy Chính, 2007, “ Vi sinh vật y học”, NXB Y học.2. Phạm Văn Ty, 2005, “ Virut học”, NXB Giáo dục.3.Nguyễn Lân Dũng và công tác viên, nd., “Giáo trình vi sinh vật học”.4. Lê Xuân Phương, “Vi sinh vật học môi trường”5. http://www.google.com.vn/6. http://tailieu.vn/