74
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG DỤNG CỦA PHỨC CHẤT LYSINE VỚI MỘT SỐ KIM LOẠI SINH HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2014

Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

  • Upload
    vanmien

  • View
    235

  • Download
    7

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Vi Thị Thanh Thủy

TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG DỤNG CỦA PHỨC

CHẤT LYSINE VỚI MỘT SỐ KIM LOẠI SINH HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2014

Page 2: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Vi Thị Thanh Thủy

TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG DỤNG CỦA PHỨC

CHẤT LYSINE VỚI MỘT SỐ KIM LOẠI SINH HỌC

Chuyên ngành: Hóa vô cơ

Mã số: 60440113

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS HUỲNH ĐĂNG CHÍNH

Hà Nội – Năm 2014

Page 3: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Huỳnh Đăng Chính và ThS.NCS

Nguyễn Thị Thúy Nga đã tận tình hƣớng dẫn em trong thời gian thực hiện đề tài

luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của bộ môn Hóa Vô Cơ & Đại

Cƣơng - Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội, các thầy cô bộ môn Hóa Vô Cơ -

Trƣờng Đại Học Khoa Học Tự Nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành

luận văn.

Em xin cảm ơn gia đình, các anh chị em, bạn bè đồng nghiệp đã động viên,

giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu vừa qua.

Học viên

Vi Thị Thanh Thủy

Page 4: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………...

CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN…………………………………………………………

1.1. Vai trò của kim loại sinh học…………………………………………...

1.2. Vai trò sinh học của lysine……………………………………………..

1.3. Vai trò và ứng dụng của phức chất kim loại – lysine…………………..

1.4. Tổng hợp phức chất của kim loại sinh học với amino axit thiết yếu….

CHƢƠNG 2 - THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………

2.1. Thực nghiệm…………………………………………………………………...

2.1.1. Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm………………………………………..

2.1.2. Nghiên cứu sự tạo phức bằng phƣơng pháp chuẩn độ đo pH…………..

2.1.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình tạo phức…………………

2.1.4. Tổng hợp phức chất…………………………………………………….

2.1.5. Nghiên cứu độ bền của phức chất trong môi trƣờng mô phỏng dịch

ruột và dịch dạ dày……………………………………………………………..

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………….

2.2.1. Phƣơng pháp chuẩn độ đo pH………………………………………….

2.2.2. Phƣơng pháp phổ UV – Vis……………………………………………

2.2.3. Phƣơng pháp phân tích nguyên tố………………………………….......

2.2.4. Phƣơng pháp phổ khối lƣợng…………………………………………..

2.2.5. Phƣơng pháp phổ hấp thụ hồng ngoại………………………………….

2.2.6. Phƣơng pháp phổ 13

C – NMR………………………………………….

2.2.7. Phƣơng pháp phân tích nhiệt……………………………………….......

2.2.8. Phƣơng pháp mô phỏng Gaussian………………………………….......

CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN…………………………………….......

3.1. Kết quả nghiên cứu sự tạo phức bằng phƣơng pháp chuẩn độ đo pH……........

3.2. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tạo phức………………………

3.2.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ………………………………………………..

1

3

3

7

9

12

17

17

17

17

17

19

19

20

20

22

23

24

25

26

27

27

29

29

33

33

Page 5: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

3.2.2. Ảnh hƣởng của thời gian……………………………………………….

3.2.3. Ảnh hƣởng của tỷ lệ các chất tham gia phản ứng………………………

3.3. Phân tích cấu trúc, tính chất của phức chất tổng hợp………………………….

3.3.1. Kết quả phân tích nguyên tố………………………………………........

3.3.2. Kết quả phổ khối lƣợng…………………………………………….......

3.3.3. Kết quả phổ UV – Vis………………………………………………….

3.3.4. Kết quả phổ hồng ngoại………………………………………………...

3.3.5. Kết quả phổ 13

C – NMR………………………………………………..

3.3.6. Kết quả phân tích nhiệt…………………………………………………

3.3.7. Kết quả phƣơng pháp mô phỏng Gaussian……………………………..

3.4. Kết quả nghiên cứu độ bền của phức chất trong môi trƣờng mô phỏng dịch

ruột và dịch dạ dày…………………………………………………………….

KẾT LUẬN……………………………………………………………………….......

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN VĂN……………..

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….

PHỤ LỤC

34

36

37

37

37

40

41

43

45

49

51

53

54

55

Page 6: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CuLys2: [Cu(C6H13N2O2)2(H2O)]

MnLys2: [Mn(C6H13N2O2)2(H2O)2]

ZnLys2: [Zn(C6H13N2O2)2(H2O)2]

FeLys3: [Fe(C6H13N2O2)3]

Cu(Ac)2: Cu(CH3COO)2

Zn(Ac)2: Zn(CH3COO)2

EDTA: C10H16N2O8

ET – OO: C20H12N3NaO7S

NMR: Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân

HLys: L – Lysine monohydrochloride

MS: Phổ khối lƣợng

IR: Phổ hồng ngoại

UV – Vis: Phổ tử ngoại – khả kiến

Page 7: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Một số metaloenzim thiết yếu ở động vật………………………

Bảng 1.2. Sự hấp thu các dạng hóa học của khoáng chất vào tế bào niêm

mạc ruột của chuột bạch đực……………………………………………….

Bảng 1.3. Ảnh hƣởng của phức chất kim loại – lysine tới bò sữa…………

Bảng 1.4. Ảnh hƣởng của sắt – glixin tới lợn nái………………………….

Bảng 3.1. Kết quả chuẩn độ H2Lys+ và các hệ M

n+: H2Lys

+ = 1:2…………

Bảng 3.2. Kết quả chuẩn độ H2Lys+ và hệ M

n+: H2Lys

+ = 1:3……………...

Bảng 3.3. Logarit hằng số bền của các phức chất…………………………..

Bảng 3.4. Kết quả phân tích hàm lƣợng kim loại trong các phức chất……...

Bảng 3.5. Kết quả phân tích phổ MS của ZnLys2…………………………..

Bảng 3.6. Kết quả phân tích phổ MS của CuLys2…………………………..

Bảng 3.7. Các tín hiệu cộng hƣởng trên phổ 13

C – NMR của HLys và

ZnLys2……………………………………………………………………….

Bảng 3.8. Kết quả phân tích giản đồ nhiệt của các phức chất………………

7

10

11

12

28

31

32

36

38

39

43

48

Page 8: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Cấu hình electron của đồng………………………………………………..

Hình 1.2. Cấu hình electron của kẽm…………………………………………….......

Hình 1.3. Hai dạng đồng phân quang học của lysine………………………………..

Hình 1.4. Cấu trúc không gian của L – Lysine ……………………………………...

Hình 1.5. Quy trình tổng hợp phức chất [M(Val)2(phen)]…………………………

Hình 1.6. Công thức cấu tạo của phức chất [M(N-phtalyl)], [M(N-phtalyl)2]………

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình tổng hợp phức chất………………………………………

Hình 3.1. Đƣờng cong chuẩn độ H2Lys+

và các hệ Mn+

: H2Lys+……………………

Hình 3.2. Phổ UV – Vis của Cu(Ac)2 và CuLys2 theo nhiệt độ phản ứng…………..

Hình 3.3. Sự phụ thuộc của nồng độ CuLys2 vào nhiệt độ phản ứng………………..

Hình 3.4. Phổ UV – Vis của Cu(Ac)2 và CuLys2 theo thời gian phản ứng………….

Hình 3.5. Sự phụ thuộc của nồng độ CuLys2 vào thời gian phản ứng………………

Hình 3.6. Phổ UV–Vis của Cu(Ac)2 và CuLys2 theo các tỉ lệ Cu(Ac)2 : HLys khác

nhau………………………………………………………………………………….

Hình 3.7. Phổ MS của ZnLys2……………………………………………………….

Hình 3.8. Sơ đồ phân mảnh của ZnLys2(H2O)2………………………………… …..

Hình 3.9. Phổ MS của CuLys2……………………………………………………….

Hình 3.10. Sơ đồ phân mảnh của CuLys2……………………………………………

Hình 3.11. Phổ MS của MnLys2……………………………………………………..

Hình 3.12. Kết quả phổ UV – Vis……………………………………………….......

Hình 3.13. Phổ hồng ngoại của HLys và các phức chất……………………………..

Hình 3.14. Phổ 13

C – NMR của HLys……………………………………………….

Hình 3.15. Phổ 13

C – NMR của ZnLys2……………………………………………..

Hình 3.16. Giản đồ phân tích nhiệt của ZnLys2……………………………………..

Hình 3.17. Giản đồ phân tích nhiệt của FeLys3………………………………….......

Hình 3.18. Giản đồ phân tích nhiệt của CuLys2……………………………………..

Hình 3.19. Giản đồ phân tích nhiệt của MnLys2…………………………………….

Hình 3.20. Cấu trúc phân tử FeLys3…………………………………………………

4

6

8

8

15

15

19

25

32

33

34

35

35

36

38

38

39

40

40

42

44

44

45

46

46

47

50

Page 9: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

Hình 3.21. Cấu trúc phân tử ZnLys2…………………………………………………

Hình 3.22. Cấu trúc phân tử CuLys2…………………………………………….......

Hình 3.23. Cấu trúc phân tử MnLys2………………………………………………..

Hình 3.24. Phổ UV–Vis của CuLys2 trong môi trƣờng mô phỏng dịch dạ dày……..

Hình 3.25. Phổ UV–Vis của CuLys2 trong môi trƣờng mô phỏng dịch ruột………..

50

50

51

51

52

Page 10: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

1

MỞ ĐẦU

Những năm gần đây, trong lĩnh vực hóa sinh thƣờng có nhiều bài viết đề cập

tới tầm quan trọng của các ion kim loại đối với sinh vật. Nghiên cứu mới nhất về

vấn đề này là tập trung vào quá trình tổng hợp và phân loại các hợp chất sinh học có

chứa ion kim loại do ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực y dƣợc, dinh dƣỡng và

khoa học nông nghiệp [25-26, 28-29].

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng tôi làm nổi bật ứng dụng của

hợp chất kim loại sinh học với amino axit thiết yếu là lysine, nhằm cung cấp các

khoáng chất cần thiết, bổ sung vào thức ăn cho gia súc, gia cầm. Các khoáng chất

thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lƣợng, hỗ trợ sự phát

triển của các mô tế bào và tham gia vào việc điều tiết các quá trình của cơ thể.

Do cơ thể động vật rất khó hấp thu các dạng khoáng vô cơ và các sản phẩm

từ tự nhiên thì lại có hàm lƣợng dinh dƣỡng thấp. Trong khi đó dạng phức chất hữu

cơ lại đƣợc cơ thể hấp thu dễ dàng. Kết hợp với khả năng tạo phức tốt của amino

axit (lysine) với kim loại chuyển tiếp, chúng tôi hi vọng tạo ra các phức chất của

lysine với các kim loại sinh học, nhằm tạo ra các khoáng chất an toàn về mặt sinh

học áp dụng trong lĩnh vực chăn nuôi.

Ở Việt Nam, hiện nay gần nhƣ chƣa sản xuất đƣợc các sản phẩm thức ăn bổ

sung kim loại và amino axit dạng phức chất mà phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài với

giá thành cao và không chủ động đƣợc nguồn sản phẩm.

Với các lý do trên, đề tài: “Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và ứng dụng

của phức chất Lysine với một số kim loại sinh học” đƣợc lựa chọn với mục đích:

Nghiên cứu sự tạo phức bằng phƣơng pháp chuẩn độ đo pH, tính hằng số bền

của các phức chất.

Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng (thời gian, nhiệt độ, tỷ lệ các chất phản ứng)

đến quá trình tổng hợp phức chất.

Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc các phức chất của lysine với một số kim loại

sinh học nhƣ: Cu(II), Zn(II), Mn(II) và Fe(III).

Page 11: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

2

Khảo sát độ bền của phức chất tổng hợp đƣợc trong môi trƣờng mô phỏng

dịch ruột và dịch dạ dày.

Cấu trúc luận văn gồm:

Mở đầu

Chƣơng 1 – Tổng quan

Chƣơng 2 – Thực nghiệm và các phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 3 – Kết quả và thảo luận

Kết luận

Page 12: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Vai trò của kim loại sinh học [5]

Trong các điều kiện tự nhiên, trên trái đất có khoảng 90 nguyên tố hóa học

đƣợc tìm thấy ở những hàm lƣợng khác nhau, nhƣng trong thành phần của các hệ

sinh học phổ biến thì chỉ thấy có 18 nguyên tố tham gia và trong đó có 10 nguyên tố

là kim loại (chúng đƣợc gọi là kim loại của sự sống hay kim loại sinh học). Theo

quan điểm của hóa vô cơ hiện đại, kim loại sinh học đƣợc chia thành 2 nhóm: nhóm

các nguyên tố không chuyển tiếp (Na, K, Ca, Mg, Zn) và nhóm các nguyên tố

chuyển tiếp (Mn, Fe, Co, Cu, Mo). Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, sẽ tập

trung nghiên cứu 4 kim loại sinh học phổ biến là sắt, đồng, mangan và kẽm.

* Vai trò sinh học của sắt [5-6, 8]

Sắt có số thứ tự 26, thuộc nhóm VIIIB, chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn các

nguyên tố hóa học. Cấu hình electron của sắt là: [Ar]3d64s

2, nó thể hiện các mức oxi

hóa từ -2 đến +6, trong đó các mức oxi hóa đặc trƣng nhất là +2 và +3 (hai mức oxi

hóa này có thể chuyển hóa qua lại tùy theo môi trƣờng). Trong thiên nhiên sắt có 4

đồng vị bền là: 54

Fe, 56

Fe, 57

Fe và 58

Fe, trong đó 56

Fe chiếm 91,68%.

Sắt là một trong những nguyên tố phổ biến nhất của vỏ trái đất (đứng hàng

thứ tƣ sau O, Si và Al) và có vai trò sinh học rất lớn thông qua các phức chất sinh

học quan trọng nhƣ : hemoglobin, mioglobin, transferin, feritin…thực hiện chức

năng giữ và vận chuyển oxi.

Sắt chiếm khoảng 0,02% khối lƣợng của thực vật và khoảng 0,01% khối

lƣợng của động vật. Khi thiếu sắt cơ thể mắc bệnh thiếu máu, sức khỏe suy giảm, da

xanh, thai nhi nếu thiếu sắt có thể dẫn đến dị dạng ống thần kinh…. Nhu cầu về sắt

của ngƣời vào khoảng 15 mg/ngƣời/ngày. Tuy nhiên, lƣợng sắt trong thức ăn phải

vào khoảng 150 mg, vì cơ thể chỉ có thể đồng hóa đƣợc 10% sắt trong thực phẩm.

Những thực phẩm giàu sắt là nƣớc mận ép, nho khô, hồ đào, bánh mì đen, gan động

vật…

Page 13: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

4

* Vai trò sinh học của đồng [5-6, 30].

Đồng là nguyên tố kim loại kém hoạt động, có số thứ tự 29, thuộc nhóm IB,

chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Đồng có cấu hình electron

[Ar]3d10

4s1. Trong các hợp chất, đồng thể hiện số oxi hoá +1, +2, +3, trong đó mức

oxi hóa +2 là bền nhất. Trong tự nhiên, đồng có hai đồng vị bền là: 63

Cu (70,13%)

và 65

Cu (29,87%).

Hình 1.1. Cấu hình electron của đồng

Tuy hàm lƣợng của đồng trong cơ thể sinh vật rất nhỏ, khoảng 10-4

%, nhƣng

có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống. Cho đến nay ngƣời ta đã xác định

đƣợc 25 loại protein và enzim chứa đồng. Chúng có mặt trong các cơ thể sống dƣới

các dạng khác nhau và có vai trò rất khác nhau. Đồng đóng vai trò quan trọng trong

tổng hợp sắc tố da, mắt, tóc, tham gia vào quá trình hình thành xƣơng và tổng hợp

các tế bào máu. Đồng cũng tạo thành một nhóm các protein có khả năng hấp thụ

thuận nghịch oxi giống hemoglobin và mioglobin. Đại diện nhóm này có thể kể đến

hemoxianin. Protein này đƣợc tìm thấy ở một số loài nhuyễn thể, có phân tử khối

vào khoảng 4.000.000 đvC. Dạng chƣa hấp thụ oxi của hemoxianin không màu

chứng tỏ đồng ở trạng thái oxi hóa +1, sau khi hấp thụ oxi nó có màu xanh chàm,

chứng tỏ đồng ở mức oxi hóa +2.

Cơ thể thiếu đồng sẽ dẫn đến phá vỡ sự trao đổi sắt giữa huyết tƣơng và hồng

cầu, do đó gây ra bệnh thiếu máu. Sự thiếu đồng cũng dẫn đến chứng bạc tóc. Nhu

cầu về đồng của cơ thể khoảng 2 – 3 mg/ ngày. Đối với những cơ thể thiếu đồng có

Page 14: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

5

thể bổ sung các thực phẩm giàu đồng nhƣ gan, lòng đỏ trứng, sữa chua, quả hồ đào,

bánh mì đen…

* Vai trò sinh học của mangan [5-6]

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, mangan là nguyên tố kim loại

có số thứ tự 25, thuộc nhóm VIIB, chu kỳ 4. Mangan có cấu hình electron

[Ar]3d54s

2, nó thể hiện các mức oxi hóa phong phú từ -3 đến +7, trong đó mức oxi

hóa +2 là bền nhất. Dạng bề ngoài mangan giống sắt nhƣng cứng và khó nóng chảy

hơn.

Mangan rất quan trọng đối với sự sống, đóng vai trò là chất hoạt hóa một số

enzim xúc tác quá trình tạo thành clorophin (chất diệp lục), tạo máu và sản xuất

những kháng thể nâng cao sức đề kháng. Đối với cây trồng, có nhiều bằng chứng

chứng tỏ Mn tham gia vào hệ quang hợp II (PSII) với chức năng oxi hóa nƣớc để

giải phóng oxi và tham gia vào quá trình đồng hóa nitơ của thực vật. Không những

thế, các quá trình tổng hợp các vitamin B, C, hemoglobin, protein đều cần có sự góp

mặt của mangan. Một số enzim chứa mangan nhƣ arginaza, cholinestenaza,

photphoglucomutaza….có nhiệm vụ kiểm soát các quá trình tƣơng ứng nhƣ quá

trình phân tách amino axit, quá trình đông máu hay trao đổi cacbohiđrat.

Mangan thuộc nguyên tố vi lƣợng, hàm lƣợng mangan trong cơ thể thực vật

khoảng 10-3

% và 10

-5% trong cơ thể động vật. Nhu cầu của ngƣời bình thƣờng về

mangan là khoảng 0,2 – 0,3 mg/ ngày/ kg trọng lƣợng. Mangan trong cơ thể tập

trung chủ yếu trong các mô xƣơng, gan, thận, dịch dạ dày, đặc biệt là trong ti lạp thể

của tế bào. Nguồn thực phẩm giàu mangan có thể kể đến là chè, củ cải đỏ, cà rốt,

khoai tây, hạt tiêu, gan động vật…

* Vai trò sinh học của kẽm [5-6, 11, 30]

Kẽm là nguyên tố kim loại thuộc chu kì 4, nhóm IIB, số thứ tự là 30, với cấu

hình electron là [Ar]3d10

4s2. Nhờ sự hoàn chỉnh của lớp electron sát lớp ngoài cùng

3d10

mà kẽm thể hiện mức oxi hoá duy nhất là +2. Trong tự nhiên kẽm có 5 đồng vị

bền là: 64

Zn, 66

Zn, 67

Zn, 68

Zn, 70

Zn, trong đó 64

Zn chiếm tỉ lệ 50,9%.

Page 15: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

6

Hình 1.2. Cấu hình electron của kẽm

Cùng với sắt và đồng, kẽm là một trong ba kim loại quan trọng hàng đầu đối

với sự sống. Kẽm giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, tổng hợp

protein và axit nucleic. Đến nay ngƣời ta đã xác định đƣợc 300 enzim chứa kẽm

gồm các ancol dehiđrogenaza, andolaza, peptitdaza, cacboxipeptidaza, proteaza…

Ngoài vai trò là trung tâm hoạt động của các enzim, kẽm còn đóng vai trò quan

trọng trong việc tạo ra những cấu trúc đặc trƣng của các protein và mạch xoắn của

các phân tử AND, trong đó kẽm thƣờng liên kết với các nguyên tử S của cystein và

N của histidin.

Trong cơ thể, kẽm tập trung ở bắp thịt, gan, dịch dạ dày.... Khi thiếu kẽm trẻ con sẽ

biếng ăn, chậm lớn, xƣơng ròn, tóc mọc chậm. Nhu cầu về kẽm phụ thuộc vào lứa

tuổi và giới tính, lƣợng kẽm hàng ngày đối với trẻ con là 5 – 10 mg, ngƣời lớn 12 –

15 mg, phụ nữ mang thai 20 – 40 mg thậm chí là 50 mg. Các thức ăn giàu kẽm phổ

biến nhƣ: thịt, gan, trứng, sữa, táo, cam, quýt, rau xanh…

Page 16: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

7

Bảng 1.1. Một số metaloenzim thiết yếu ở động vật [17]

Kim loại Enzim Vai trò

Sắt

Ferredoxin

Catalaza

Xitocrom

Succinat

Đehyđrogenaza

Methemoglobin

Hemoglobin

Chất khử, vận chuyển (e)

Thúc đẩy sự phân hủy H2O2

Vận chuyển (e)

Chuyển hóa cacbon hydrat

Vận chuyển O2

Đồng

Xitocrom oxiđaza

Lysyl oxiđaza

Ceruloplasmin

Superoxide dismutalaza

Vận chuyển O2

Oxi hóa lysine

Liên kết với Fe

Cạnh tranh với các peoxit tự do

Kẽm

Cacboanhyđraza

Cacboxypeptiđaza

Photphattaza kiềm

Alohol đehyđrogenaza

RNA và DNA

Chuyển hóa CO2

Thủy phân peptit

Thủy phân PO43-

Chuyển hóa rƣợu

Tổng hợp chuỗi RNA và DNA

Mangan

Superoxide dismutase

Pyruvate cacboxylaza

Cạnh tranh với các peoxit tự do

Chuyển hóa pyruvate

1.2. Vai trò sinh học của lysine [9, 31]

Lysine là một α – amino axit thiết yếu đối với sự sinh trƣởng và phát triển

bình thƣờng của cơ thể ngƣời và động vật. Tuy nhiên, nó không tự đƣợc tổng hợp

trong cơ thể mà đƣợc bổ sung từ ngoài vào thông qua thức ăn.

Công thức phân tử của lysine là C6H14N2O2, khối lƣợng phân tử

146,188g/mol, nhiệt độ phân hủy 200 – 300oC và tan tốt trong nƣớc. Công thức cấu

tạo của lysine: NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH, với hai dạng đồng phân quang học D

Page 17: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

8

– Lysine và L – Lysine, trong đó cơ thể sinh vật sống chỉ hấp thụ đƣợc lysine dạng

L.

D – Lysine L – Lysine

Hình 1.3. Hai dạng đồng phân quang học của lysine

Hình 1.4. Cấu trúc không gian của L – Lysine

Lysine giữ vai trò sống còn trong tổng hợp protein là chìa khóa trong sản

xuất enzim, hoocmon và các kháng thể giúp cơ thể tăng cƣờng sức đề kháng, chống

bệnh tật, đặc biệt ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh rộp miệng hay mụn

rộp sinh dục. Thiếu lysine trong thức ăn dẫn đến rối loạn quá trình tạo máu, hạ thấp

số lƣợng hồng cầu và hemoglobin, phá vỡ quá trình cân bằng protein, gây ra hàng

loạt biến đổi ở gan và phổi. Đặc biệt đối với động vật còn non và trẻ em khi bị thiếu

lysine sẽ xảy ra hiện tƣợng chậm lớn, trí tuệ kém phát triển.

Lysine là một amino axit cần thiết và đòi hỏi phải luôn có sẵn trong thức ăn

để đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của cơ thể. Nhu cầu tối thiểu về lysine đối với trẻ

Page 18: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

9

em là 103 mg/ kg, nữ trƣởng thành là 0,50 g/ ngày và 0,8 g/ ngày đối với nam

trƣởng thành. Đối với động vật việc bổ sung lysine vào thức ăn là rất cần thiết. Các

thực phẩm giàu lysine là: thịt, cá, sữa, lòng đỏ trứng, lạc, đậu tƣơng, bột đậu nành…

1.3. Vai trò và ứng dụng của phức chất kim loại – lysine [17-18, 20].

Bảng tuần hoàn Mendeleev chứa ít nhất 104 nguyên tố hóa học thì có tới 81

nguyên tố đƣợc coi là thành phần tạo nên các khoáng chất. Trong đó, 17 nguyên tố

đƣợc cho là khoáng chất thiết yếu đối với sự sống của động vật (Fe, Mn, Cu, Zn, P,

Mg…). Nhóm các khoáng chất thực hiện ba chức năng chính sau:

- Giữ vai trò trong sự phát triển và duy trì các mô cứng và mềm trong cơ

thể.

- Quy định quá trình sinh lý và sinh học của động vật. Khoáng chất thiết

yếu giữ vai trò nhƣ chất xúc tác trong hệ thống enzim và hoocmon.

- Tham gia vào quá trình tạo năng lƣợng, đóng vai trò nhƣ một yếu tố cần

thiết trong các phản ứng enzim, biến đổi thức ăn thành các chất chuyển

hóa khác, giải phóng năng lƣợng để sử dụng cho các hoạt động của cơ

thể.

Lƣợng khoáng chất quá nhiều hay quá ít đều có hại tới cơ thể động vật, việc

cung cấp các khoáng chất “an toàn” về mặt sinh học là hoàn toàn cần thiết. Có

nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến tính sinh học của khoáng, trong phạm vi nghiên cứu

này chúng tôi chỉ đề cập tới yếu tố ảnh hƣởng duy nhất là: “các dạng hóa học của

khoáng chất”.

Một nhóm nghiên cứu [17] đã làm các thí nghiệm trên phân đoạn ruột của

giống chuột bạch đực để so sánh khả năng hấp thu giữa phức amino axit với dạng

vô cơ của kim loại, kết quả đƣợc thể hiện trên bảng 1.2.

Page 19: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

10

Bảng 1.2. Sự hấp thu các dạng hóa học của khoáng chất vào tế bào niêm

mạc ruột của chuột bạch đực [17]

Các số liệu trên cho thấy: phức chất amino axit đƣợc hấp thu vào niêm mạc

ruột tốt hơn là các cation kim loại từ dạng muối vô cơ và thí nghiệm trên còn chứng

minh rằng:

- Các nguyên tố khoáng ở dạng muối vô cơ trong quá trình tiêu hoá thƣờng

phân giải thành các ion tự do, các ion này có thể kết hợp với những phân tử khác

trong khẩu phần ăn, tạo nên những hợp chất khó hấp thu, làm giảm tác dụng sinh

học của khoáng chất.

- Trong trƣờng hợp là phức chất của một amino axit, các ion kim loại trong

phân tử là trơ về mặt hóa học do tạo liên kết với các phối tử amino axit (liên kết này

có tính cộng hóa trị và ion). Chính nhờ đặc điểm này mà kim loại trong phức chất

có hoạt tính sinh học cao và đƣợc hấp thu dễ dàng hơn.

Những nghiên cứu của nhóm tác giả [18, 20] đã chứng minh sự hiệu quả khi

bổ sung các phức chất của amino axit thiết yếu với kim loại vào thức ăn cho gia súc.

Nhóm tác giả Mahmoud M. Abdel-Monem, Michael D. Anderson [20] đã

đánh giá về những ảnh hƣởng của các phức kim loại – lysine đến sản lƣợng sữa và

năng suất sinh sản của giống bò thƣơng mại Holstein – Friesian. Năm trăm năm

mƣơi con bò Holstein Friesian trong một trang trại chăn nuôi bò sữa thƣơng mại

đƣợc xếp thành hai nhóm. Nhóm I (cung cấp thức ăn thƣờng xuyên), nhóm II (cung

Kim loại

Các dạng hóa học của kim loại

Phức chất Muối sunfat Muối cacbonat Oxit

Cu 35 8 6 11

Mn 94 36 51 23

Fe 298 78 82 61

Zn 191 84 87 66

Page 20: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

11

cấp thức ăn thƣờng xuyên + 360 mg kẽm – lysine + 200 mg mangan – lysine + 125

mg đồng – lysine). Nghiên cứu trên đƣợc thực hiện trong 35 ngày trƣớc khi bò đẻ.

Kết quả thí nghiệm đƣợc trình bày trong bảng 1.3.

Bảng 1.3. Ảnh hưởng của phức chất kim loại - lysine tới bò sữa

Các kết quả trong bảng 1.3 chỉ ra rằng: những con bò có khẩu phần ăn đƣợc

bổ sung thêm các phức chất kim loại – lysine cho sản lƣợng sữa tăng 5,4%, tỷ lệ

mang thai tăng 6,1%, trƣờng hợp niêm vú giảm 20% đồng thời hàm lƣợng kim loại

đƣợc hấp thu cũng cao hơn so với những con bò mà khẩu phần ăn của chúng không

đƣợc bổ sung phức chất kim loại – lysine.

Tác giả [18] nghiên cứu sự ảnh hƣởng của sắt – glixin tới lợn nái: chọn ngẫu

nhiên 40 con lợn nái và chia đều thành 2 nhóm. Nhóm A (cung cấp thức ăn thƣờng

xuyên), nhóm B (cung cấp thức ăn thƣờng xuyên + 0,2% sắt – glixin/ tổng lƣợng

thức ăn). Thực hiện chế độ thức ăn nhƣ trên trong vòng bốn tuần trƣớc khi đẻ cho

đến hai tuần sau khi đẻ. Số lƣợng lợn con sinh ra, trọng lƣợng sơ sinh, số lợn con

sinh ra còn sống và trọng lƣợng lúc cai sữa đƣợc trình bày trong bảng 1.4.

Kết quả Nhóm I Nhóm II

Sản lƣợng sữa (kg/ngày) 16,6 17,5

Trƣờng hợp niêm vú (%) 29,9 23,8

Tỷ lệ mang thai (%) 82 87

Hàm lƣợng kẽm (mg/kg) 36 41

Hàm lƣợng đồng (mg/kg) 88 181

Hàm lƣợng mangan (mg/kg) 5,3 5,7

Page 21: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

12

Bảng 1.4. Ảnh hưởng của sắt – glixin tới lợn nái

Kết quả Nhóm A Nhóm B

Số lợn nái ban đầu 20 20

Số lợn con sinh ra 214 220

Số lợn con sinh ra còn sống 185 201

Trọng lƣợng trung bình lợn sơ sinh (kg) 1,29 1,34

Số lợn con cai sữa 165 186

Tổng trọng lƣợng cai sữa (kg) 877,80 1086,24

Trọng lƣợng cai sữa trung bình (kg) 5,32 5,84

Những con lợn nái có thức ăn đƣợc bổ sung thêm phức chất sắt – glixin

(nhóm B) cho khả năng sinh sản cao, trọng lƣợng lợn con sinh ra lớn hơn và sức đề

kháng của chúng cũng tốt hơn so với nhóm lợn nái có khẩu phần ăn không đƣợc bổ

sung sắt – glixin (nhóm A).

Lĩnh vực nghiên cứu những ứng dụng của các phức chất amino axit thiết yếu

với kim loại để bổ sung vào sữa, thức ăn cho con ngƣời và động vật còn đƣợc công

bố bởi các nhóm nghiên cứu của tác giả E.J. Underwood [15], nhóm nghiên cứu của

các tác giả [16, 17, 19, 21, 27]…

Việc sử dụng các phức chất của kim loại với các amino axit thiết yếu nhƣ

chất phụ gia bổ sung vào thức ăn trong chăn nuôi, đem lại năng suất cao, nhiều lợi

ích kinh tế. Do đó lĩnh vực tổng hợp các loại phức chất này ngày càng đƣợc quan

tâm và phát triển hơn.

1.4. Tổng hợp phức chất của các kim loại sinh học với amino axit thiết yếu

[6, 7, 17]

Mangan, đồng và sắt là các nguyên tố kim loại chuyển tiếp nhóm d, do sự có

mặt của lớp vỏ electron chƣa đầy đủ nên các nguyên tố này có khả năng tạo thành

phức chất. Thành phần và hình dạng của phân tử phức chất phụ thuộc vào nhiều yếu

Page 22: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

13

tố: bản chất ion trung tâm, bản chất phối tử, điều kiện phản ứng nhƣ nhiệt độ, pH

dung dịch…

- Mn2+

có khả năng tạo thành phức chất với hầu hết các phối tử thông thƣờng

nhƣng hằng số bền của các phức chất đó thƣờng nhỏ hơn so với hằng số bền của các

phức chất các kim loại hóa trị II khác (Fe, Co, Ni) vì rằng: ion Mn2+

có bán kính lớn

nhất so với các ion cùng điện tích của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đồng

thời năng lƣợng làm bền bởi trƣờng tinh thể bằng không. Hơn nữa Mn2+

với cấu

hình d5 khá bền vững làm cho nó không có dạng phối trí nào đặc biệt chiếm ƣu thế

trong phức chất của Mn(II), các phức chất có thể là tứ diện ([MnBr4]2-

), vuông

phẳng ([Mn(phtaloxyanin)], bát diện ([Mn(H2O)6], lƣỡng chóp tam giác… trong đó

phức chất bát diện có phần phổ biến hơn.

- Cu2+

có cấu hình electron là [Ar]3d9 là trƣờng hợp thể hiện rõ nhất hiệu ứng

Jahn – Teller khi bị đặt vào trƣờng phối tử bát diện hay tứ diện, dẫn tới các phức

chất tạo thành không có tính đối xứng cao. Cu(II) tạo thành phức chất với nhiều

amin khác nhau, các phức chất này có màu xanh đậm hơn phức chất aqua. Phổ hấp

thụ electron của chúng có cực đại chuyển dịch về phía sóng ngắn hơn so với

[Cu(H2O)6]2+

. Cu2+

là một chất tạo phức mạnh, với số phối trí thay đổi từ 3 đến 8,

trong đó các số phối trí 4 và 6 là phổ biến nhất.

- Fe(III) với cấu hình [Ar]3d5

có khả năng tạo thành phức chất với hầu hết

các phối tử. Dạng hình học phổ biến nhất là các phức chất bát diện: [FeF6]3-

,

[Fe(C2O4)3]3-

, [Fe(CN)6]3-

…Mặc dù có cấu hình electron giống Mn(II) nhƣng màu

sắc các phức chất của Fe(III) đậm hơn hẳn, tức là các phức chất của Fe(III) hấp

thụ mạnh ánh sáng trong vùng khả kiến. Hiện tƣợng này đƣợc giải thích bằng phổ

chuyển điện tích. Ion Fe3+

có mật độ điện tích lớn hơn so với ion Mn2+

, ion Fe3+

phân cực các phối tử mạnh hơn, do đó các dải chuyển điện tích trong phổ hấp thụ

electron có cƣờng độ lớn hơn.

Zn2+

có khả năng tạo nhiều phức chất, tuy nhiên khả năng tạo phức của nó

kém hơn đồng. Zn2+

với cấu hình electron d10

với năng lƣợng bền hóa bởi trƣờng

phối tử bằng không, do đó nó không ƣu tiên một dạng hóa lập thể nào. Nói chung

Page 23: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

14

kẽm có các số phối trí từ 2 đến 7, trong đó các số phối trí 4, 5 và 6 là phổ biến hơn

cả. Những ion phức thƣờng gặp là: [ZnCl4]2-

, [Zn(NH3)6]2+

, [Zn(NH3)4]2+

… cũng

do cấu hình bền 3d10

, nên các phức chất của ion Zn2+

đều không có màu. Đó là do

mỗi obitan d đã đƣợc điền đủ hai electron nên không có sự chuyển dời electron

giữa các obitan 3d có phân mức năng lƣợng khác nhau. Cũng giống nhƣ ion Cu2+

,

ion Zn2+

có khả năng tạo các phức chất vòng càng 5 cạnh bền với các phối tử α –

amino axit.

Trong dung dịch L – Lysine tồn tại ở dạng ion lƣỡng cực:

Anion H2NCHRCOO- (R = NH2-(CH2)4) chứa 3 nhóm cho electron (N, O

- và

=O), trong đó oxi xeton ít khi liên kết với ion kim loại cùng với 2 nhóm cho kia.

Vấn đề là ở chỗ khi phối trí nhƣ vậy thì sẽ tạo thành vòng 4 cạnh không bền. Trong

các phức chất ion kim loại liên kết với gốc cacboxyl hoặc với nhóm amin, hoặc với

cả 2 nhóm đó và trong trƣờng hợp sau cùng thì sẽ tạo thành vòng chelat 5 cạnh bền

vững (các liên kết mang đặc tính của liên kết cộng hóa trị và liên kết ion).

Trên thế giới, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu của các nhà khoa

học ở các quốc gia khác nhau về lĩnh vực tổng hợp và phân tích cấu trúc của phức

chất kim loại với amino axit [22 - 26, 28 - 29, 32]… Từ đó cho thấy sự đa dạng

trong các phƣơng pháp tổng hợp và sự phong phú về cấu trúc của phức chất amino

axit.

Nhóm tác giả Noori.K. Fayad, Taghreed Hashim. Al- Noor, Atheer. A.

Mahmood, Ibtihaj Kadhim Malih [26] đã tiến hành tổng hợp các phức chất của

Page 24: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

15

Mn(II), Cu(II), Fe(II), Co(II), Ni(II) và Cd(II) với đồng thời 2 phối tử là L – valine

và 1,10-

phenanthroline) theo quy trình sau:

Hình 1.5. Quy trình tổng hợp phức chất [M(Val)2(phen)] [26]

Hình 1.6. Công thức cấu tạo của phức chất [M(N-phtalyl)], [M(N-phtalyl)2]

(M: Fe(III), Cr(III), Co(II)) [25]

Tác giả Csoergh.I (Thụy Điển) [14] đã tổng hợp đƣợc phức rắn của Honmi

với

axit L – Aspatic ứng với thành phần Ho(L-Asp)Cl2.6H2O. Phân tích cấu trúc của

phức chất, tác giả đã chỉ ra ion Ho3+

có số phối trí là 8 với các liên kết qua 5 nguyên

tử oxi của nƣớc (H2O) và 3 nguyên tử oxi của ba nhóm aspactat. Trong khi đó,

Page 25: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

16

nhiều tác giả khác lại chỉ ra sự tham gia đồng thời của cả hai nhóm chức vào việc

hình thành phức chất.

Tác giả Ibrahim S.A (Ai Cập) [14] đã tổng hợp và nghiên cứu tính chất của

các phức chất Ce(III) với một số amino axit nhƣ L – Alanin, L – Aspactic và L –

Glutamic. Bằng các phƣơng pháp phân tích hoá học, phổ hồng ngoại và đo độ dẫn

điện đã chỉ ra sự phối trí giữa các amino axit với Ce3+

thực hiện qua nguyên tử oxi

của nhóm cacboxyl và nguyên tử nitơ của nhóm amin.

Hiện nay ở nƣớc ta, lĩnh vực nghiên cứu phức chất cũng ngày càng đƣợc

quan tâm. Có thể kể đến nhóm nghiên cứu của PGS.TS Lê Hữu Thiềng và GS.

Nguyễn Trọng Uyển [10], đã tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc phức chất của các

nguyên tố đất hiếm với một số amino axit (tổng hợp các phức rắn của một số ion đất

hiếm với L-Tryptophan với công thức H3[Ln(Trp)3(NO3)3].3H2O với Ln: Sm, Gd,

Tb và H3[Pr (Trp)3 (NO3)3 ].2H2O. Mỗi phân tử L – Tryptophan chiếm hai vị trí

trong cầu nội phức chất, liên kết giữa phối tử và các ion đất hiếm đƣợc thực hiện

qua nguyên tử nitơ của nhóm amin và nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl) [14].

Nhóm nghiên cứu của PGS. Trần Thị Đà và GS. Nguyễn Hữu Đĩnh tại Khoa Hóa

Học, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội đã nghiên cứu tổng hợp, xác định cấu trúc,

tính chất và ứng dụng của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp với các phối tử hữu

cơ nhƣ hợp chất dị vòng oxadiazole, triazole, thiazoline, indole, quinolin và hợp

chất đồng vòng có trong tinh dầu thực vật, các amino axit, các gốc axit hữu

cơ…Tuy nhiên, các nghiên cứu về tổng hợp và ứng dụng của các phức chất amino

axit thiết yếu với các kim loại sinh học chƣa thấy công bố trƣớc đây.

Page 26: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

17

CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thực nghiệm

2.1.1. Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm

* Hóa chất

- L – Lysine monohydrochloride, EDTA, ET – OO, pepsin, glucoza.

- Cu(CH3COO)2.H2O, Zn(CH3COO)2, FeCl3.H2O, MnCl2.4H2O, MgSO4.7H2O.

- HCl đặc (36,5%), H2SO4 đặc (98%), axit sufosalixylic, dung dịch Na2S2O3, NaOH

viên, tinh thể KOH, hồ tinh bột, (NH4)2S2O8, AgNO3, FeSO4, NaCl, KCl, CaCl2,

KH2PO4, KNO3, NaHCO3.

- Dung môi: nƣớc cất, etanol 98%, axeton; Giấy lọc băng vàng, giấy đo pH.

Các hóa chất có độ tinh khiết PA.

* Dụng cụ

- Cốc thuỷ tinh chịu nhiệt: 80 ml, 100 ml; lọ chịu nhiệt 30 ml.

- Phễu thủy tinh, buret, bình định mức 50 ml, 100 ml, 1000 ml; pipet 5 ml, 10 ml,

20 ml.

- Máy khuấy từ, máy lọc hút chân không, máy đo pH.

- Tủ sấy, tủ lạnh, bình hút ẩm, lò nung, cân phân tích 4 số.

2.1.2. Nghiên cứu sự tạo phức bằng phƣơng pháp chuẩn độ đo pH

Chuẩn độ riêng rẽ 50 ml dung dịch phối tử L (L: lysine) bằng dung dịch

KOH 5.10-2

M trong điều kiện không và có mặt ion kim loại Mn+

lấy theo tỷ lệ mol

Mn+

: L là 1:2 đối với trƣờng hợp Mn+

là: Cu2+

, Zn2+

, Mn2+

và 1:3 khi Mn+

là Fe3+

,

với nồng độ Mn+

bằng 10-3

M, lực ion trong các thí nghiệm là 0,1 (dùng dung dịch

KNO3 1M để điều chỉnh lực ion). Tiến hành chuẩn độ ở nhiệt độ phòng 30 ± 1oC.

Kết quả thu đƣợc đƣợc trình bày ở bảng 3.1, bảng 3.2 và hình 3.1.

2.1.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình tạo phức

*Ảnh hưởng của nhiệt độ

Page 27: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

18

Sử dụng phƣơng pháp phổ UV – Vis để khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ đến

quá trình tổng hợp CuLys2. Các thí nghiệm phản ứng giữa Cu(Ac)2 và HLys theo tỉ

lệ 1:2 đƣợc thực hiện trong cùng một khoảng thời gian là 4 giờ ở các nhiệt độ khác

nhau: 30oC, 40

oC, 50

oC, 60

oC, 70

oC, 80

oC và 90

oC. Đo phổ UV – Vis của các dung

dịch sau phản ứng và so sánh với phổ UV – Vis của dung dịch Cu(Ac)2 ban đầu.

Kết quả thí nghiệm đƣợc thể hiện ở hình 3.2 và 3.3.

Khảo sát sự ảnh hƣởng của nhiệt độ đến quá trình tổng hợp ZnLys2 và

MnLys2 dựa vào tính chất và trạng thái của sản phẩm. Các thí nghiệm phản ứng

giữa Zn(Ac)2 với HLys và MnCl2 với HLys theo tỉ lệ mol 1:2 đƣợc thực hiện trong

cùng một khoảng thời gian là 4 giờ ở các nhiệt độ khác nhau: 30oC, 40

oC, 50

oC,

60oC, 70

oC, 80

oC và 90

oC. Nhỏ dung dịch NaHCO3 1M vào các dung dịch sau phản

ứng trên, sau đó quan sát và giải thích hiện tƣợng xảy ra.

* Ảnh hưởng của thời gian

Dùng phƣơng pháp phổ UV – Vis để khảo sát ảnh hƣởng của thời gian đến

quá trình tổng hợp phức chất CuLys2. Các thí nghiệm phản ứng giữa Cu(Ac)2 và

HLys theo tỉ lệ 1:2 cùng đƣợc thực hiện ở nhiệt độ 80oC. Đo phổ UV – Vis của các

dung dịch sau mỗi 15 phút phản ứng (tổng thời gian phản ứng là 6,5 giờ) và so sánh

với phổ UV – Vis của dung dịch Cu(Ac)2 ban đầu. Kết quả đƣợc thể hiện ở hình 3.4

và 3.5.

* Ảnh hưởng của tỷ lệ các chất tham gia phản ứng

Ảnh hƣởng của tỷ lệ các chất tham gia phản ứng đến quá trình tổng hợp phức

CuLys2 đƣợc khảo sát bằng phổ UV – Vis. Các thí nghiệm phản ứng giữa Cu(Ac)2

và HLys cùng đƣợc thực hiện trong 2 giờ, ở nhiệt độ 80oC theo các tỷ lệ: (2:1),

(1:1), (1:1,5), (1:2), (1:2,5) và (1:3). Đo phổ UV – Vis của các dung dịch sau phản

ứng và so sánh với phổ UV – Vis của dung dịch Cu(Ac)2 ban đầu. Kết quả thí

nghiệm đƣợc thể hiện ở hình 3.6.

2.1.4. Tổng hợp phức chất

Phƣơng trình tổng hợp nhƣ sau:

Page 28: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

19

Mn+

+ nHL → MLn + nH+

Cách tiến hành: cân một lƣợng chính xác m1 gam muối vô cơ

(Cu(CH3COO)2.H2O, Zn(CH3COO)2, MnCl2.4H2O,FeCl3.H2O) tƣơng ứng với 5

mmol ion kim loại và m2 gam HLys tƣơng đƣơng với 10 mmol phối tử đối với

trƣờng hợp của Cu(II), Zn(II), Mn(II) hoặc 15 mmol với trƣờng hợp của Fe(III), hòa

tan bằng 50 ml H2O, sau đó dung dịch đƣợc khuấy và gia nhiệt ở 80oC trong 6 giờ.

Trong quá trình khuấy, sử dụng dung dịch NaOH 2M để điều chỉnh pH của dung

dịch phản ứng. Phức chất rắn thu đƣợc đem rửa bằng axeton và tiến hành kết tinh lại

bằng dung môi etanol nguyên chất, phức chất thu đƣợc đem sấy ở 70oC trong 24

giờ. Quy trình tổng hợp đƣợc tóm tắt theo sơ đồ sau:

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình tổng hợp phức chất

2.1.5. Nghiên cứu độ bền của phức chất trong môi trƣờng mô phỏng dịch ruột

và dịch dạ dày [17]

Môi trƣờng mô phỏng dịch dạ dày: để pha 1 lít dung dịch mô phỏng dịch

dạ dày cần 2 gam NaCl, 3,2 gam pepsin, 7 ml HCl đặc và thêm nƣớc cất vừa đủ 1

lít. Dung dịch có pH khoảng 1,2.

Môi trƣờng mô phỏng dịch ruột (Krebs – Ringer Bicacbonat) KRB: để

pha 1 lít KRB cần 6,3 gam NaCl, 0,35 gam KCl, 0,14 gam CaCl2, 0,16 gam

KH2PO4, 0,15 gam MgSO4.7H2O , 0,21 gam NaHCO3 và 5 gam glucoza trong 1 lít

nƣớc cất.

Page 29: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

20

Khảo sát độ bền của các phức chất trong môi trƣờng mô phỏng dịch dạ

dày

Cân một lƣợng chính xác phức chất kim loại. Hòa tan phức chất trong 10 ml

dung dịch giả dịch dạ dày trên máy khuấy từ. Ghi phổ UV – Vis của mẫu từ 0 – 3

giờ để theo dõi độ hấp thụ và bƣớc sóng có cƣờng độ hấp thụ cực đại. Kết quả khảo

sát đƣợc chỉ ra trong hình 3.24.

Khảo sát độ bền của các phức chất trong môi trƣờng mô phỏng dịch

ruột

Hòa tan phức chất trong 10 ml mô phỏng dịch ruột trên máy khuấy từ để

đƣợc dung dịch nồng độ 2.10-2

M. Ghi phổ UV – Vis của mẫu từ 0 – 3 giờ để theo

dõi độ hấp thụ và bƣớc sóng có cƣờng độ hấp thụ cực đại. Kết quả đƣợc chỉ ra trong

hình 3.25.

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phƣơng pháp chuẩn độ đo pH [10, 13]

* Cơ sở phương pháp chuẩn độ đo pH

Có nhiều phƣơng pháp khác nhau để nghiên cứu sự tạo phức trong dung dịch

nhƣ: phƣơng pháp quang phổ, phƣơng pháp trao đổi ion, phƣơng pháp điện thế,

phƣơng pháp đo độ tan… Trong luận văn này, phƣơng pháp chuẩn độ đo pH đƣợc

sử dụng để nghiên cứu sự tạo phức.

Giả thiết M là ion tạo phức, HL là phối tử, khi có sự tạo phức giữa ion kim

loại với phối tử có sự giải phóng ion H+:

M + HL <=> ML + H+ (bỏ qua sự cân bằng điện tích)

Do đó khi xác định đƣợc nồng độ ion H+ có thể xác định đƣợc mức độ tạo

phức của hệ. Phối tử là axit yếu thƣờng đƣợc chuẩn độ bằng dung dịch bazơ mạnh

có mặt chất điện li trơ ở nồng độ thích hợp để duy trì lực ion. Để điều chỉnh lực ion

ngƣời ta thƣờng dùng các chất điện li trơ nhƣ KCl, KNO3, NaClO4... Lực ion đƣợc

tính theo công thức sau:

Zi

2

Page 30: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

21

Trong đó I là lực ion, còn Ci và Zi là nồng độ và điện tích của ion thứ i.

Tiến hành chuẩn độ dung dịch phối tử khi không và có mặt ion Cu2+

, Zn2+

,

Mn2+

, Fe3+

. Xây dựng đƣờng cong chuẩn độ biểu diễn sự phụ thuộc của pH vào số

đƣơng lƣợng bazơ kết hợp với một mol axit, từ đó dựa vào sự khác nhau của hai

đƣờng cong đó để kết luận về sự tạo phức trong dung dịch.

* Phương pháp xác định hằng số bền của phức

Giả thiết phức chất tạo thành từng bậc nhƣ sau:

M + L ML; k1

ML + L ML2; k2

........................…...............

MLn-1 + L MLn; kn

Trong đó: k1, k2,… kn là các hằng số bền từng bậc của các phức tƣơng ứng.

Giá trị của các hằng số bền từng bậc đƣợc xác định theo các công thức sau:

K1=

, k2 =

, kn=

(1.1)

Trong luận văn này, phƣơng pháp Bjerrum đƣợc sử dụng để xác định hằng

số bền của phức chất. Theo Bjerrum, hằng số bền của phức tạo thành đƣợc xác định

thông qua nồng độ của phối tử tự do.

=

(1.2)

Với [L] là nồng độ phối tử tại thời điểm cân bằng, CL và CM là nồng độ

chung của phối tử và kim loại trong dung dịch, là nồng độ phối tử tự do (hệ số

trung bình các phối tử).

Theo (1.2) ta đƣợc:

=

=

Kết hợp với (1.1) ta có:

=

Page 31: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

22

k1[L] +

k1k2[L]

2 + …+

k1k2…kn[L

n] = 1(1.3)

Thay các đại lƣợng đã biết vào phƣơng trình (1.3) ta sẽ tính đƣợc k1, k2… kn.

2.2.2. Phƣơng pháp phổ UV – Vis [12].

Phổ tử ngoại và khả kiến, viết tắt là UV – Vis (Ultraviolet – Visible) là

phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng rộng rãi từ lâu.

Phổ tử ngoại và khả kiến của các chất hữu cơ gắn liền với bƣớc chuyển

electron giữa mức năng lƣợng electron trong phân tử khi các electron chuyển từ các

obitan liên kết hoặc không liên kết lên các obitan phản liên kết có mức năng lƣợng

cao hơn, đòi hỏi phải hấp thụ năng lƣợng từ bên ngoài. Các bƣớc chuyển dời

electron trong phân tử:

Mỗi bƣớc chuyển này đƣợc đặc trƣng bằng giá trị bƣớc sóng (năng lƣợng) và

hệ số tắt phân tử Ɛ. Tuy nhiên bƣớc sóng cực đại có thể bị ảnh hƣởng bởi các hiệu

ứng nhóm thể, hiệu ứng lập thể, dung môi....

Thông thƣờng các kim loại chuyển tiếp nhƣ Mn, Fe, Co, Ni, và Cu chứa

obitan d cho dải hấp thụ đặc trƣng trong vùng khả kiến có đặc điểm là các dải hấp

thụ thƣờng rộng. Đối với các phức của ion kim loại chuyển tiếp thì các phối tử cũng

ảnh hƣởng đến vị trí hấp thụ cực đại. Trong luận văn này, phƣơng pháp UV – Vis

đƣợc sử dụng để chứng minh có sự tạo phức xảy ra bằng cách so sánh phổ UV –

Vis của dung dịch chứa ion kim loại ban đầu với phổ của phức chất tạo thành và xác

định cấu trúc phân tử.

Kết quả UV – Vis của các phức chất nghiên cứu đƣợc đo trên máy UV – Vis

Agilent 8453 tại Bộ môn Hoá Vô cơ & Đại cƣơng – Trƣờng Đại Học Bách Khoa

Hà Nội.

2.2.3. Phƣơng pháp phân tích nguyên tố

σ σ* П П

*

n П*

σ*

Page 32: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

23

Để phân tích hàm lƣợng các nguyên tố trong phức chất, ngƣời ta thƣờng sử

dụng các phƣơng pháp sau: phƣơng pháp EDS [1], phƣơng pháp phổ UV – Vis [4],

phƣơng pháp chuẩn độ... Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xác định hàm

lƣợng kim loại trong phức chất tạo thành bằng phƣơng pháp chuẩn độ [14].

Xác định % Zn(II), Fe(III) trong phức chất ZnLys2, FeLys3 bằng phƣơng

pháp chuẩn độ complexon:

- Zn2+

tạo phức bền với EDTA ở pH=10: Zn2+

+ H2Y2-

→ ZnY2-

+ 2H+.

Chất chỉ thị ET – OO có màu xanh khi ở dạng tự do, có màu đỏ nho khi ở

dạng phức. Sát điểm tƣơng đƣơng EDTA phản ứng với phức ZnInd chuyển

chúng trở lại ở dạng tự do:

ZnInd + H2Y2-

→ ZnY2-

+ H2Ind

(đỏ nho) (xanh)

- Fe3+

tạo phức bền với EDTA ở pH=2: Fe3+

+ H2Y2-

→ FeY- + 2H

+,

phản ứng cạnh tranh ở điểm cuối.

FeSSal+ + H2Y

2-→ FeY

- + H2SSal

(đỏ tím) (vàng) (không màu)

- Xác định % Cu(II) trong phức chất CuLys2 bằng phƣơng pháp iot –

thiosunfat. Cu2+

phản ứng với I- giải phóng I2 một cách định lƣợng. Chuẩn độ

lƣợng I2 giải phóng ra bằng dung dịch chuẩn Na2S2O3 và chất chỉ thị hồ tinh

bột:

Cu2+

+ 4I- → 2CuI +I2 ; I2 + 2Na2S2O3 → Na2S4O6

=

- Xác định Mn2+

bằng phƣơng pháp chuẩn độ oxi hóa khử. Đầu tiên oxi

hóa Mn2+

thành MnO4- bằng (NH4)2S2O8 có mặt AgNO3, sau đó chuẩn độ

MnO4- bằng Fe

2+.

Page 33: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

24

Thực nghiệm: tiến hành cân một lƣợng phức chất nhất định đem nung ở

800oC trong 1,5 giờ để chuyển hết về dạng oxit. Hòa tan oxit bằng dung dịch HCl

loãng, cô cạn trên bếp cách thủy ở 80oC để đuổi hết axit dƣ, dùng nƣớc cất 2 lần để

định mức đến thể tích nhất định, sau đó tiến hành chuẩn độ theo các phƣơng pháp

trên để xác định hàm lƣợng kim loại trong phức chất tƣơng ứng. Kết quả đƣợc trình

bày trong bảng 3.4.

2.2.4. Phƣơng pháp phổ khối lƣợng [12]

Phƣơng pháp phổ khối lƣợng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nghiên

cứu, xác định cấu trúc các hợp chất hữu cơ, vì thế phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử

dụng trong các nghiên cứu về phức chất. Dựa trên các số khối thu đƣợc trên phổ có

thể xây dựng cấu trúc phân tử phức hoặc chứng minh sự đúng đắn của công thức

cấu tạo dự kiến.

Nguyên tắc chung của phƣơng pháp phổ khối lƣợng là phá vỡ phân tử trung

hòa thành ion phân tử và các ion dƣơng mảnh có số khối m/z (m là khối lƣợng, z là

điện tích ion). Sau đó phân tách các ion này theo số khối và ghi nhận thu đƣợc phổ

khối lƣợng của mẫu phân tích.

ESI là phƣơng pháp ion hóa phổ biến dùng cho nghiên cứu phức chất và phù

hợp với các hợp chất kém bay hơi. Phƣơng pháp này có đặc điểm là quá trình ion

hóa xảy ra êm dịu. Trong kỹ thuật ESI, các ion dƣơng tạo thành có thể gắn thêm

một proton và các ion âm tạo thành có thể mất bớt một proton, do vậy ion dƣơng [M

– H]- có khối lƣợng nhỏ hơn khối lƣợng phân tử một đơn vị. Trong nhiều trƣờng

hợp các ion dƣơng đƣợc tạo thành do kết hợp với các cation có sẵn trong dung dịch

nhƣ Na+, K

+ tạo nên các ion dƣơng [M + Na]

+, [M + K]

+.

Phổ khối lƣợng của các phức chất nghiên cứu đƣợc ghi trên máy Agilent

LC/MS/MS-Xevo TQMS tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

2.2.5. Phƣơng pháp phổ hấp thụ hồng ngoại [6, 7, 12]

Phƣơng pháp phổ hấp thụ hồng ngoại là một trong những phƣơng pháp vật lý

hiện đại cho nhiều thông tin quan trọng về thành phần và cấu tạo của phức chất. Khi

Page 34: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

25

so sánh phổ của phức chất với phổ của các phối tử tự do ta thu đƣợc thông tin về sự

tạo phức giữa phối tử và ion trung tâm nhƣ kiểu liên kết, độ bền liên kết, mức độ

liên kết, dung lƣợng phối trí của phối tử…Những biến đổi trong phổ hồng ngoại do

phối tử đi vào cầu phối trí của phức chất thƣờng đƣợc xét khi nghiên cứu kiểu liên

kết kim loại - phối tử. Nguyên tắc chung là so sánh phổ của phức chất nghiên cứu

(tạo bởi ion kim loại M và phối tử L) với phổ của những hợp chất khác chứa phối tử

L có kiểu liên kết đã biết.

Trong phổ của các axit cacboxylic và muối của chúng, đặc trƣng của nhóm –

COOH là các dải hấp thụ trong vùng 1700 – 1750 cm-1

(νc=o), nhóm –COO- trong

vùng 1570 – 1590 cm-1

(νC-O) và vùng 1400 – 1420 cm-1

(νC-O). Các phân tử amino

axit thƣờng có cấu tạo lƣỡng cực, trong phổ hồng ngoại của chúng các giá trị νC=O

thƣờng nằm trong khoảng 1600 – 1630 cm-1

, còn νC-O nằm trong khoảng 1400 –

1415 cm-1

. Nhóm – COOH phối trí có các dải dao động hóa trị bất đối xứng (νC=O)

dịch chuyển về vùng có số sóng thấp hơn.

Các dải dao động hóa trị của các liên kết N – H (νN-H) trong phổ của các

amin nằm trong vùng 3500 – 3330 cm-1

, các dải dao động biến dạng (δN-H) nằm

trong vùng 1600 cm-1

. Trên phổ của các phức chất của amin, dải hấp thụ νN-H hơn và

nằm ở vùng có tần số thấp hơn trong phổ của amin tự do tƣơng ứng. Các giá trị này

đƣợc sử dụng để xác định đặc tính của các liên kết M – N trong các phức chất amin

(M là kim loại trung tâm). Dựa vào mức độ giảm νN-H trên phổ của các phức so với

phổ của các muối của natri hoặc kali với các phối tử để đánh giá độ bền của liên kết

M – N, sự chuyển dịch này càng lớn thì liên kết càng bền.

Các dải hấp thụ đặc trƣng của ion hidroxyl ở 3760 – 3500 cm-1

(νOH), của

nƣớc ẩm trong khoảng 3600 – 3200 cm-1

(νOH), của nƣớc kết tinh trong mẫu khoảng

1640 – 1615 cm-1

(δOH).

Các liên kết M – O và M – N: việc nghiên cứu phổ hồng ngoại của các liên

kết M – O và M – N cho ta thông tin trực tiếp về đặc tính của liên kết kim loại -

phối tử. Nhƣng hiện nay chƣa đủ tính xác định khi quy gán các dải M – O và M –

N. Thông thƣờng, các dải M – O và M – N nằm trong vùng 300 ÷ 600 cm-1

.

Page 35: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

26

Do sự hấp thụ của nhóm amin bị xen phủ bởi sự hấp thụ của nƣớc kết tinh và

tần số dao động của nhóm – COO- thì không những chịu ảnh hƣởng của sự tạo phức

mà còn chịu ảnh hƣởng của liên kết hyđro giữa nhóm C=O với nhóm – NH2 của

phân tử khác, tần số dao động bất đối xứng của nhóm – COO- và tần số dao động

biến dạng của nhóm NH2 trong phức của amino axit cùng nằm trong vùng gần 1600

cm-1

. Vì vậy việc quy gán các dải hấp thụ cho các dao động xác định nhiều khi

không thống nhất trong phổ hồng ngoại.

Phổ hồng ngoại của các phức chất đƣợc ghi trên máy Nicolet của hãng Thermo –

Mỹ, đặt tại phòng thí nghiệm Hóa Dầu, Viện Kỹ Thuật Hóa Học, Đại Học Bách

khoa Hà Nội. Mẫu đƣợc ép viên rắn với KBr.

2.2.6. Phƣơng pháp phổ 13

C – NMR [12]

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân (phổ NMR) là một phƣơng pháp vật lý hiện đại

nghiên cứu cấu tạo các hợp chất hữu cơ, nó có ý nghĩa quan trọng để xác định cấu

tạo các phân tử phức tạp. Phƣơng pháp phổ biến đƣợc dùng là phổ 1H – NMR và

phổ 13

C – NMR . Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phổ 13

C – NMR để nghiên cứu

phức chất.

Cả hai phƣơng pháp phổ 13

C tƣơng tác 1H và xóa tƣơng tác

1H đều cho các

thông tin giá trị trong việc phân tích cấu trúc phức chất. Tuy nhiên phổ 13

C tƣơng

tác 1H cho nhiều nhóm đỉnh do sự khác nhau về số proton trong các nhóm CH, CH2

và CH3, cƣờng độ của nhiều đỉnh quá nhỏ lẫn với cả nhiễu của máy, do đó việc giải

phổ gặp khó khăn. Vì vậy chúng tôi sử dụng phổ 13

C xóa tƣơng tác 1H.

Để khẳng định chính xác hơn về sự tạo phức, vị trí của các liên kết mới và

cấu trúc của phức chất, ta so sánh phổ 13

C xóa tƣơng tác 1H của phức chất nghiên

cứu (kim loại – lysine) với phổ 13

C xóa tƣơng tác 1H của lysine. Xem xét độ dịch

chuyển hóa học của các nhóm C-N, C=O, C-C ....để chứng minh có xảy ra sự tạo

phức.

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân NMR của các phức chất đƣợc đo trên máy

Avance 500, tần số 500 MHz tại Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Page 36: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

27

2.2.7. Phƣơng pháp phân tích nhiệt [7]

Phƣơng pháp phân tích nhiệt là tổ hợp của các phƣơng pháp xác định nhiệt

chuyển pha và những đặc điểm khác về nhiệt của các hợp chất riêng lẻ hoặc của hệ

gồm nhiều chất tƣơng tác. Đây là phƣơng pháp thuận lợi để nghiên cứu phức chất.

Dựa vào hiệu ứng nhiệt có thể nghiên cứu những quá trình biến đổi hoá lý phát sinh

ra khi đun nóng hoặc làm nguội chất, ví dụ sự phá vỡ mạng tinh thể, sự chuyển pha,

sự biến đổi đa hình, sự tạo thành và nóng chảy các dung dịch rắn, các tƣơng tác hoá

học…

Có rất nhiều phƣơng pháp phân tích nhiệt khác nhau nhƣng trong đề tài

nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích nhiệt vi sai (DTA) và

phân tích nhiệt trọng lƣợng (TGA) để nghiên cứu cấu trúc của phức chất.

Đƣờng DTA chỉ sự biến đổi nhiệt độ của mẫu nghiên cứu so với mẫu chuẩn

trong lò. Nhờ đƣờng DTA ta biết đƣợc khi nào có hiệu ứng thu nhiệt (cực tiểu trên

đƣờng cong) và khi nào có hiệu ứng phát nhiệt (cực đại trên đƣờng cong) còn từ

đƣờng TGA ta có thể suy đoán đƣợc thành phần của chất khi xảy ra hiệu ứng nhiệt.

Vì vậy, kết hợp các dữ liệu thu đƣợc từ 2 đƣờng TGA và DTA cho phép thu đƣợc

những dữ kiện liên quan đến tính chất của phức rắn nhƣ:

- Có thể suy luận về thành phần của phức chất.

- Xác định độ bền nhiệt của phức chất và các yếu tố ảnh hƣởng đến độ bền nhiệt

của nó.

- Xác định đƣợc các phức chất có chứa nƣớc hay không chứa nƣớc. Phức có

chứa nƣớc, hiệu ứng mất nƣớc thƣờng là thu nhiệt. Nhiệt độ của hiệu ứng mất

nƣớc kết tinh thấp hơn nhiệt độ của hiệu ứng mất nƣớc phối trí.

- Sự thay đổi số phối trí và trạng thái hóa trị của ion trung tâm và nhiều dữ kiện

khác.

Giản đồ phân tích nhiệt của các phức chất đƣợc ghi trên máy Shimadzu DTG

– 60H tại Đại học Sƣ Phạm Hà Nội, tốc độ gia nhiệt 10oC/phút, nhiệt độ từ 30

oC

đến 800oC trong khí N2.

2.2.8. Phƣơng pháp mô phỏng Gaussian [3]

Page 37: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

28

Phần mềm Gaussian tính toán dựa trên nhiều mô hình lý thuyết khác nhau,

thƣờng đƣợc gọi là mô hình hóa học. Mô hình hoá học này đƣợc đặc trƣng bởi

phƣơng pháp lý thuyết và hệ hàm cơ sở.

* Phƣơng pháp lý thuyết

Bộ phần mềm Gaussian chứa một hệ thống từ thấp đến cao các thủ tục tính

toán tƣơng ứng với các phƣơng pháp gần đúng khác nhau, còn đƣợc gọi là mức lý

thuyết. Một số phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng: phƣơng pháp trƣờng tự hợp

Hartree – Fock (HF), phƣơng pháp lý thuyết hàm mật độ 3 thông số loại Becke

(B3LYP), phƣơng pháp lý thuyết nhiễu loạn Moller – Plesset bậc 2 (MP2), phƣơng

pháp lý thuyết nhiễu loạn Moller – Plesset bậc 4 (MP4)….Trong đề tài nghiên cứu

này, sử dụng phƣơng pháp trƣờng tự hợp Hartree – Fock (HF) do thời gian tính toán

hợp lý và độ chính xác chấp nhận đƣợc.

* Hệ hàm cơ sở

Hệ hàm cơ sở là sự biểu diễn toán học của các vân đạo phân tử. Một hệ hàm

cơ sở có thể đƣợc xem nhƣ là sự giới hạn từng điện tử vào một vùng không gian

riêng biệt. Hệ hàm cơ sở càng lớn thì các điện tử càng ít bị giới hạn về vị trí không

gian và do đó, các vân đạo phân tử đƣợc mô tả càng chính xác.

Dùng phƣơng pháp Gaussian trong để mô phỏng cấu trúc của các phức

chất tạo thành, thu đƣợc các thông tin về: vị trí, độ dài liên kết, năng lƣợng liên kết,

góc liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Page 38: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

29

CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu sự tạo phức bằng phƣơng pháp chuẩn độ đo pH

Bảng 3.1. Kết quả chuẩn độ H2Lys+ và các hệ M

n+:H2Lys

+= 1:2

VKOH(ml) A pH-H2Lys+

pH-CuLys2 pH-ZnLys2 pH-MnLys2

0,00 0,00 2,88 3,89 3,52 3,76

0,20 0,10 2,98 4,03 3,74 4,05

0,40 0,20 3,04 4,11 3,91 4,16

0,60 0,30 3,11 4,17 4,07 4,22

0,80 0,40 3,20 4,27 4,15 4,31

1,00 0,50 3,31 4,35 4,23 4,37

1,20 0,60 3,45 4,43 4,31 4,41

1,40 0,70 3,66 4,53 4,38 4,55

1,60 0,80 4,02 4,61 4,50 4,62

1,80 0,90 7,20 4,69 4,58 4,65

2,00 1,00 8,09 4,78 4,61 4,79

2,20 1,10 8,51 4,85 4,76 4,89

2,40 1,20 8,77 4,94 4,83 5,11

2,60 1,30 9,00 5,03 4,97 5,25

2,80 1,40 9,19 5,15 5,06 5,31

3,00 1,50 9,32 5,25 5,17 5,78

3,20 1,60 9,45 5,36 5,22 6,14

3,40 1,70 9,58 5,51 5,38 6,33

3,60 1,80 9,71 5,65 5,60 6,57

3,80 1,90 9,83 5,82 5,77 6,89

4,00 2,00 9,97 6,03 5,95 6,95

4,20 2,10 10,08 6,35 6,22

4,40 2,20 10,19 6,65 6,49

Page 39: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

30

4,60 2,30 10,29 7,18 7,04

4,80 2,40 10,36 7,76 7,75

5,00 2,50 10,48 8,26 8,03

5,20 2,60 10,56 8,89 8,67

5,40 2,70 10,63 9,24 8,81

5,60 2,80 10,71 9,48

5,80 2,90 10,76 9,65

6,00 3,00 10,83 9,78

6,20 3,10 10,89 9,92

6,40 3,20 10,93 10,01

6,60 3,30 10,98 10,10

6,80 3,40 11,03 10,16

7,00 3,50 11,08 10,27

7,20 3,60 11,11 10,32

7,40 3,70 11,15 10,38

7,60 3,80 11,18 10,44

7,80 3,90 11,21 10,50

8,00 4,00 11,24 10,57

8,20 4,10 11,28 10,61

8,40 4,20 11,31 10,65

8,60 4,30 11,34 10,70

8,80 4,40 11,36 10,74

9,00 4,50 11,38 10,78

9,20 4,60 11,41 10,82

9,40 4,70 11,43 10,84

9,60 4,80 11,45 10,88

9,80 4,90 11,48 10,91

10,00 5,00 11,50 10,92

Page 40: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

31

Bảng 3.2. Kết quả chuẩn độ H2Lys+

và hệ Fe3+

: H2Lys+ = 1:3

10,20 5,10 11,52 10,94

10,40 5,20 11,54 10,97

10,60 5,30 11,55 11,00

VKOH(ml) a pH-HLys pH-FeLys3 VKOH(ml) a pH-HLys pH-FeLys3

0,00 0,00 2,81 2,84 2,80 0,93 8,18 3,15

0,20 0,07 2,84 2,86 3,00 1,00 8,48 3,19

0,40 0,13 2,88 2,88 3,20 1,07 8,67 3,22

0,60 0,20 2,93 2,90 3,40 1,13 8,83 3,27

0,80 0,27 2,99 2,92 3,60 1,20 8,94 3,29

1,00 0,33 3,05 2,94 3,80 1,27 9,05 3,37

1,20 0,40 3,13 2,97 4,00 1,33 9,17 3,47

1,40 0,47 3,22 2,99 4,20 1,40 9,27 3,52

1,60 0,53 3,32 3,01 4,40 1,47 9,38 3,63

1,80 0,60 3,45 3,03 4,60 1,53 9,48 3,78

2,00 0,67 3,62 3,05 4,80 1,60 9,61 3,98

2,20 0,73 3,91 3,08 5,00 1,67 9,74 4,41

2,40 0,80 5,17 3,10 5,20 1,73 9,82 4,97

2,60 0,87 7,64 3,12

Page 41: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

32

Hình 3.1. Đường cong chuẩn độ H2Lys

+ và các hệ M

n+: H2Lys

+

1. Đƣờng cong chuẩn độ H2Lys+ (hệ M

n+: H2Lys

+ = 1:2)

2. Đƣờng cong chuẩn độ hệ Cu2+

: H2Lys+ = 1:2

3. Đƣờng cong chuẩn độ hệ Zn2+

: H2Lys+ = 1:2

4. Đƣờng cong chuẩn độ hệ Mn2+

: H2Lys+ = 1:2

5. Đƣờng cong chuẩn độ H2Lys+ (hệ Fe

3+: H2Lys

+= 1:3)

6. Đƣờng cong chuẩn độ hệ Fe3+

: H2Lys+ = 1:3

Từ bảng 3.1, 3.2 và hình 3.1 rút ra nhận xét:

- Vị trí các đƣờng cong chuẩn độ hệ Mn+

: H2Lys+ = 1:2 với M

n+ lần lƣợt là:

Cu2+

, Zn2+

, Mn2+

ứng với các khoảng pH = 3,89 – 4,61, 3,52 – 4,50, 3,76 – 4,62 cao

hơn hẳn so với đƣờng cong chuẩn độ H2Lys+ tự do, nhƣ vậy ở các khoảng pH này

không xảy ra sự tạo phức. Trong khoảng pH = 4,69 – 11,00 đƣờng cong chuẩn độ

hệ Cu2+

: H2Lys+ = 1:2 nằm thấp hơn hẳn so với đƣờng cong chuẩn độ H2Lys

+ tự do,

chứng tỏ ở khoảng pH này có sự tạo phức xảy ra, giải phóng ion H+ làm giảm pH

của hệ. Với khoảng pH = 4,58 – 8,81, pH = 4,65 – 6,95 các đƣờng cong chuẩn độ

H2Lys+ khi có thêm ion Zn

2+, Mn

2+ nằm

thấp xuống so với đƣờng cong chuẩn độ

H2Lys+ tự do, chứng tỏ có sự tạo thành phức chất ZnLys2, MnLys2 ở các khoảng giá

trị pH này.

Page 42: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

33

- Đƣờng cong chuẩn độ H2Lys+ khi không và có mặt ion Fe

3+ gần nhƣ trùng

nhau ở khoảng pH = 2,84 – 2,90, chứng tỏ hầu nhƣ không xảy ra sự tạo phức. Khi

pH = 2,92 – 4,97 đƣờng cong chuẩn độ hệ Fe3+

: H2Lys+ = 1:3 nằm thấp hơn hẳn so

với đƣờng cong chuẩn độ H2Lys+. Điều đó chứng tỏ phức chất FeLys3 đƣợc tạo

thành ở pH có giá trị trong khoảng 2,92 – 4,97.

Bảng 3.3. Logarit hằng số bền của các phức chất

3.2. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tạo phức

3.2.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ

400 600 800

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

656

771

§é

hÊp

th

ô

B­íc sãng (nm)

Cu(Ac)2

30 C

40 C

50 C

60 C

70 C

80 C

90 C

Hình 3.2. Phổ UV – Vis của Cu(Ac)2 và CuLys2 theo nhiệt độ phản ứng

Từ hình 3.2 rút ra nhận xét về sự ảnh hƣởng của nhiệt độ tới quá trình tổng

hợp CuLys2:

Phức chất CuLys2 ZnLys2 MnLys2 FeLys3

Lgk1 7,44 7,50 4,87 7,08

Page 43: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

34

- Cu(Ac)2 có píc 771 nm ứng với bƣớc sóng hấp thụ ánh sáng màu xanh của

dung dịch Cu2+

. Khi cho HLys vào dung dịch Cu(Ac)2, có sự tạo thành phức

chất CuLys2 nên bƣớc sóng hấp thụ 771 nm đã chuyển về 656 nm.

- Ở các nhiệt độ phản ứng khác nhau thì độ hấp thụ của dung dịch phản ứng

cũng khác nhau. Nói chung, độ hấp thụ tăng dần khi nhiệt độ tăng (tuân theo

định luật Lambert Beer).

30 40 50 60 70 80 90

0.80

0.85

0.90

0.95

1.00

1.05

1.10

1.15

§é

hÊp

th

ô

NhiÖt ®é [C]

CuLys2

Hình 3.3. Sự phụ thuộc của nồng độ CuLys2 vào nhiệt độ phản ứng

Trên đồ thị cho thấy nồng độ phức chất đạt cao nhất từ 80oC. Vì vậy nhiệt độ

tối ƣu cho tổng hợp phức chất CuLys2 là 80oC.

Còn đối với quá trình tổng hợp ZnLys2 và MnLys2 thì sự ảnh hƣởng của

nhiệt độ đƣợc đánh giá dựa vào tính chất và trạng thái của sản phẩm.

- Với các mẫu phản ứng ở nhiệt độ 30oC, 40

oC thì khi thêm NaHCO3 vào, thấy

xuất hiện kết tủa nhanh và nhiều chứng tỏ còn nhiều ion kim loại.

- Các mẫu ở nhiệt độ 50oC, 60

oC thì lƣợng kết tủa giảm.

- Lƣợng kết tủa từ phức kẽm gần nhƣ không có, từ phức mangan còn ít đối với

các mẫu ở nhiệt độ 80oC, kết quả tƣơng tự ở 90

oC. Vì vậy nhiệt độ 80

oC

đƣợc chọn để tổng hợp phức chất.

3.2.2. Ảnh hƣởng của thời gian

Page 44: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

35

400 600 800 1000

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

771

656

§é

hÊp

th

ô

(nm)

CuAc

30 min

60 min

90 min

120 min

150 min

180 min

195 min

210 min

225 min

240 min

255 min

270 min

285 min

300 min

315 min

330 min

345 min

360 min

375 min

15 min

Hình 3.4. Phổ UV – Vis của Cu(Ac)2 và CuLys2 theo thời gian phản ứng

0 50 100 150 200 250 300 350 400

0.8

0.9

1.0

1.1

1.2

1.3

1.4

§é

hÊp

th

ô

Thêi gian (phót)

CuLys2

Hình 3.5. Sự phụ thuộc của nồng độ CuLys2 vào thời gian phản ứng

Từ hình 3.4 và 3.5 rút ra nhận xét:

- Cu(Ac)2 có píc 771 nm ứng với bƣớc sónghấp thụ ánh sáng màu xanh của

dung dịch Cu2+

. Khi cho HLys vào dung dịch Cu(Ac)2, có sự tạo thành phức

chất CuLys2 nên bƣớc sóng hấp thụ 771 nm đã chuyển về 656 nm.

- Ở các thời gian phản ứng khác nhau thì độ hấp thụ của dung dịch phản ứng

cũng khác nhau. Nói chung, độ hấp thụ tăng dần khi thời gian phản ứng tăng.

Page 45: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

36

- Nồng độ phức chất tăng nhanh ở khoảng thời gian phản ứng từ 4 – 6 giờ.

Nồng độ phức chất đạt cao nhất từ 6 giờ trở đi, vì vậy thời gian tối ƣu để

tổng hợp phức chất CuLys2 là 6 giờ.

3.2.3. Ảnh hƣởng của tỷ lệ các chất tham gia phản ứng

400 600 800 1000

-0.2

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1.2§

é h

Êp t

(nm)

Cu(Ac)2

2:1

1:1

1:2

1:1.5

1:2.5

1:3

771

728

637 656

Hình 3.6. Phổ UV–Vis của Cu(Ac)2 và CuLys2 theo các tỷ lệ Cu(Ac)2 : HLys

khác nhau

Từ hình 3.6 rút ra nhận xét:

Đối với Cu(Ac)2, pic đặc trƣng cho màu xanh của nó là 771 nm, khi thêm

HLys đỉnh pic dần dịch chuyển về phía bƣớc sóng thấp hơn do tạo thành phức chất

CuLys2. Khi tỉ lệ Cu(Ac)2 : HLys là 2:1, 1:1, 1:1,5, 1:2, 1:2,5, 1:3 đỉnh pic lần lƣợt

là 728 nm, 686 nm, 661 nm, 656 nm, 657 nm và 637 nm. Điều này đƣợc giải thích

nhƣ sau: khi tỷ lệ Cu(Ac)2 lớn hơn phối tử, dung dịch sau phản ứng còn dƣ Cu(Ac)2

nên đỉnh pic có bƣớc sóng gần với dung dịch Cu(Ac)2 ban đầu. Khi tỷ lệ phối tử

tăng lên, hàm lƣợng Cu(Ac)2 giảm và CuLys2 tăng nên đỉnh pic giảm dần về bƣớc

sóng đặc trƣng của CuLys2 là 656 nm. Tại bƣớc sóng 656 nm, độ hấp thụ của dung

dịch Cu(Ac)2 : HLys ứng với tỷ lệ 1:2 là lớn nhất. Khi tỷ lệ Cu(Ac)2 : HLys là 1:3

đỉnh pic đã giảm xuống bƣớc sóng 637 nm, chứng tỏ sản phẩm phức thu đƣợc sẽ có

cấu trúc và thành phần khác với các tỷ lệ 1:2 và 1:2,5 (pic ở 656 nm).

Page 46: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

37

Từ các kết quả trên chúng tôi đƣa ra điều kiện tối ƣu để tổng hợp các phức

Cu(II), Zn(II), Mn(II) với lysine là ở nhiệt độ 80oC, thời gian tổng hợp là 6 giờ theo

tỷ lệ kim loại: lysine = 1:2 và trƣờng hợp phức của Fe(III) với lysine là 24 giờ theo

tỷ lệ Fe(III): HLys = 1:3 ở nhiệt độ 80oC.

3.3. Phân tích cấu trúc, tính chất của phức chất tổng hợp

3.3.1. Kết quả phân tích nguyên tố

Bảng 3.4. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại trong các phức chất

Phức chất Công thức giả thiết % Kim loại TN % Kim loại

LT

FeLys3 Fe(C6H13N2O2)3 12,38 11,40

ZnLys2 Zn(C6H13N2O2)2(H2O)2 16,15 16,41

CuLys2 Cu(C6H13N2O2)2H2O 14,25 14,37

MnLys2 Mn(C6H13N2O2)2(H2O)2 13,88 14,44

Từ kết quả phân tích hàm lƣợng kim loại trong các phức chất ở bảng 3.4, xét

thấy % kim loại tính toán theo lý thuyết và % kim loại thu đƣợc theo thực nghiệm

không có sự chênh lệch đáng kể, phù hợp với các công thức dự kiến của các phức

chất Fe(III), Zn(II), Cu(II) và Mn(II) với HLys.

3.3.2. Kết quả phổ khối lƣợng

Page 47: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

38

Hình 3.7. Phổ MS của ZnLys2

Bảng 3.5. Kết quả phân tích phổ MS của ZnLys2

Stt m/z % m/z CTPT Stt m/z % m/z CTPT

1 454,96 57 Zn2Lys2(H2O)2 4 227,95 12 ZnLysH2O

2 355,11 40 ZnLys2 5 209 73 ZnLys

3 244,99 37 ZnLys(H2O)2 6 147 100 Lys

Dựa vào hình 3.7 và bảng 3.5, dự đoán sự phân mảnh của phức chất kẽm –

lysine theo sơ đồ sau:

ZnLys2(H2O)2

ZnLysH2O

Lys

ZnLys ZnLys(H2O)2

ZnLys2

-Zn

-H2O

-Lys

-H2O

-2H2O

-Lys

Page 48: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

39

Hình 3.8. Sơ đồ phân mảnh của ZnLys2(H2O)2

Hình 3.9. Phổ MS của CuLys2

Bảng 3.6. Kết quả phân tích phổ MS của CuLys2

Stt m/z % m/z CTPT

1 441,01 62 Cu2Lys2

2 355,02 51 CuLys2

3 208,9 34 CuLys

4 147 15 Lys

Phổ MS của đồng – lysine xuất hiện những mảnh khối lƣợng quan trọng với

giá trị m/z = 355,02 và 208,97 ứng với mảnh CuLys2, CuLys. Dựa vào hình 3.9 và

bảng 3.6 giả thiết sự phân mảnh của phức đồng – lysine xảy ra nhƣ sau:

Page 49: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

40

Hình 3.10. Sơ đồ phân mảnh của CuLys2

Hình 3.11. Phổ MS của MnLys2

Trên phổ khối lƣợng của phức chất mangan – lysine xuất hiện píc có giá trị

m/z bằng 346,08 ứng với mảnh khối lƣợng MnLys2.Tuy nhiên cƣờng độ của píc này

thấp (22%) do phức chất này là chất rắn, khó bay hơi nên bị phân hủy nhiều bởi

nhiệt ở buồng hóa hơi.

3.3.3. Kết quả phổ UV – Vis

Page 50: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

41

400 600 800 1000

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

771

623§

é h

Êp t

(nm)

Cu(Ac)2

CuLys2

HLys

Hình 3.12. Kết quả phổ UV – Vis

Phổ UV – Vis của Cu(Ac)2 có vân hấp thụ ở λmax= 771 nm, khi tạo thành

phức chất CuLys2 thì λmax đã giảm về 623 nm. Vân phổ của dung dịch ion kim loại

và phức chất đều không đối xứng và trải rộng do sự ảnh hƣởng của hiệu ứng Jahn –

Teller. Phổ chuyển d – d của phức CuLys2 có λmax = 623 nm đƣợc quy gán cho sự

chuyển mức năng lƣợng tƣơng ứng với cấu trúc tháp vuông (số phối trí 5). [29]

3.3.4. Kết quả phổ hồng ngoại

Page 51: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

42

4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500

%

(1/cm)

3164

619

3264574

562

579

551666

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Hình 3.13. Phổ hồng ngoại của HLys và các phức chất

HLys (1), ZnLys2 (2), MnLys2 (3), FeLys3 (4) và CuLys2 (5)

Phổ hồng ngoại gốc của HLys, ZnLys2, MnLys2, FeLys3 và CuLys2 đƣợc

trình bày ở phần phụ lục. So sánh phổ hồng ngoại của các phức chất tạo thành với

phổ hồng ngoại của HLys, rút ra các nhận xét sau:

- Phổ IR của HLys xuất hiện các vân phổ 3441,2 cm-1

, 3164,4 cm-1

ứng với

dao động VN-H của nhóm NH3+ và nhóm -NH2 còn tồn tại trong phân tử, vân

phổ 2939,7 cm-1

ứng với dao động của các nhóm -CH2, -CH3, còn dao động

VC=O trong nhóm COO- đƣợc quy gán cho vân phổ 1616,8 cm

-1.

- Khi hình thành phức chất ZnLys2, dao động VN-H dịch chuyển lên 3433 cm-1

,

chứng tỏ sự tham gia của nhóm -NH2 trong liên kết phức chất. Vân phổ

2939,0 cm-1

của các nhóm -CH2, -CH3 trong ZnLys2 hầu nhƣ không bị dịch

chuyển so với trong HLys (2939,7 cm-1

), chứng tỏ chúng không tham gia vào

sự liên kết trong phức chất. Dao động VC=O trong ZnLys2 bị dịch chuyển

Page 52: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

43

xuống 1610,2 cm-1

do ảnh hƣởng của liên kết giữa O với Zn và vân phổ 579

cm-1

đƣợc quy gán cho liên kết này.

- So sánh phổ IR của Mnlys2 với HLys thu đƣợc những vân phổ quan trọng

chứng tỏ có sự tạo thành các liên kết mới trong phức chất. Vân phổ 562 cm-1

đƣợc quy kết cho liên kết giữa O với Mn. Các dao động VN-H, VC=O bị dịch

chuyển lên 3416,4 cm-1

, 1618 cm-1

, điều này chứng tỏ các nhóm -NH2, COO-

tham gia vào sự hình thành liên kết trong phức chất.

- Trên phổ IR của FeLys3 và Culys2 cũng xuất hiện các vân phổ chứng tỏ các

nhóm -NH2, COO- có tham gia vào sự hình thành liên kết trong phức chất

(các dao động VN-H, VC=O bị dịch chuyển lên 3415,6 cm-1

, 1618,3 cm-1

trong

FeLys3 và trong Culys2 là 3264 cm-1

, 1661 cm-1

, dao động của liên kết VFe-O

đƣợc quy gán cho vân phổ 574 cm-1

, dao động của liên kết VCu-O đƣợc quy

gán cho vân phổ 618 cm-1

).

- Sự dao động của nhóm VOH xuất hiện trong các giá trị phổ giữa 3433 – 2939

cm-1

(ZnLys2), 3416,4 – 3019,2 cm-1

(MnLys2), 3415,6 – 3026,7 cm-1

(FeLys3) và 3444 – 3264 cm

-1 (CuLys2) cho thấy sự hiện diện của nƣớc ẩm,

kết tinh hoặc phối trí tồn tại trong các phức chất này.

3.3.5. Kết quả phổ 13

C – NMR

Quy kết các tín hiệu xuất hiện trên phổ 13

C – NMR của HLys và ZnLys2 theo

bảng 3.7.

Bảng 3.7. Các tín hiệu cộng hưởng trên phổ 13

C – NMR của HLys và ZnLys2

Vị trí C C1 C2 C3 C4 C5 C6

HLys 174,707 54,652 30,012 21,593 26,524 39,244

ZnLys2 54,037 31,560 22,135 26,556 39,344

( HOOC1 – C

2H (NH2) – C

3H2 – C

4H2 – C

5H2 – C

6H2 – NH2)

Page 53: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

44

Hình 3.14. Phổ 13

C – NMR của HLys

Hình 3.15. Phổ 13

C – NMR của ZnLys2

Từ bảng 3.7 và các hình 3.14, 3.15 rút ra nhận xét:

Page 54: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

45

- Tín hiệu 174,707 ppm của nguyên tử cacbon trong nhóm –COOH trong

HLys không còn xuất hiện trong phức chất ZnLys2, chứng tỏ có sự liên kết

giữa nguyên tử oxi trong nhóm –COO với nguyên tử kim loại kẽm.

- Tín hiệu của nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nhóm –COOH và –NH2

trong HLys bị dịch chuyển từ 54,652 ppm xuống 54,037 ppm khi tạo thành

phức ZnLys2, chứng tỏ có sự hình thành liên kết cho nhận giữa nguyên tử N

của nhóm –NH2 với nguyên tử kim loại.

- Tín hiệu 30,013 ppm của cacbon trong nhóm –CH2 gần nhất với nguyên tử

cacbon liên kết trực tiếp với nhóm –COOH và –NH2 trong HLys bị dịch

chuyển lên 31,560 ppm trong ZnLys2 do chịu sự ảnh hƣởng khi hình thành

các liên kết mới trong phức chất.

- Các tín hiệu của cacbon trong các nhóm –CH2 còn lại trong HLys hầu nhƣ

không có sự thay đổi đáng kể trong phức chất tạo thành, chứng minh chúng

không tham gia vào sự liên kết trong phức chất.

3.3.6. Kết quả phân tích nhiệt

Hình 3.16. Giản đồ phân tích nhiệt của ZnLys2

Giản đồ phân tích nhiệt của Zn(II) – lysine xuất hiện các hiệu ứng thu nhiệt ở

239,21oC , 252,77

oC cùng độ giảm khối lƣợng 10,05% ứng với sự tách ra của 2

phân tử nƣớc phối trí. Các hiệu ứng tỏa nhiệt ở 537,98oC, 660,07

oC với hai lần giảm

Furnace temperature /°C50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 650

TG/%

-80

-60

-40

-20

0

20

40

60

80

100

120

140

160

Heatflow/µV

-10

0

10

20

DTG/% /min

-13

-8

-3

Peak :239.21 °C Peak :252.77 °C

Peak :537.98 °C

Peak :660.07 °C

Peak :262.98 °C

Peak :596.55 °C

Mass variation: -37.90 %

Mass variation: -46.90 %

Figure:

16/09/2014 Mass (mg): 11.87

Crucible:PT 100 µl Atmosphere:AirExperiment:Mau Zn(lys)2

Procedure: RT ----> 800C (10 C.min-1) (Zone 2)Labsys TG

Exo

Page 55: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

46

khối lƣợng tiếp theo là do sự phân hủy của các thành phần trong phức chất. Từ

750oC trở đi thì đƣờng TG gần nhƣ là một đƣờng thẳng, chứng tỏ từ nhiệt độ này

trở đi đã không xảy ra sự giảm khối lƣợng của phức chất. Chúng tôi dự đoán sản

phảm cuối cùng là ZnO và công thức phân tử của phức chất tạo thành là

ZnLys2(H2O)2.

Hình 3.17. Giản đồ phân tích nhiệt của FeLys3

Trên giản đồ DTA của phức chất Fe(III) – Lysine có các hiệu ứng tỏa nhiệt ở

215,30oC; 399,00

oC và 526,97

oC kèm theo tổng phần trăm giảm khối lƣợng là

81,16% phù hợp với dự đoán Fe2O3 là sản phẩm cuối cùng và sơ bộ kết luận thành

phần phức chất là FeLys3.

Furnace temperature /°C50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 650

TG/%

-50

-30

-10

10

30

50

70

90

110

130

Heatflow/µV

-12

-2

8

18

28

38

DTG/% /min

-14

-13

-12

-11

-10

-9

-8

-7

-6

-5

-4

-3

-2

-1

Peak :215.30 °C

Mass variation: -22.44 %

Mass variation: -38.26 %

Peak :234.57 °C

Peak :517.85 °C

Peak :525.97 °C

Peak :246.08 °C

Peak :399.00 °C

Figure:

17/09/2014 Mass (mg): 11.1

Crucible:PT 100 µl Atmosphere:AirExperiment:Mau Fe(lys)3

Procedure: RT ----> 800C (10 C.min-1) (Zone 2)Labsys TG

Exo

Page 56: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

47

Hình3.18. Giản đồ phân tích nhiệt của CuLys2

Ở giản đồ DTA của phức chất Cu(II) với Lysine xuất hiện hai hiệu ứng thu

nhiệt ở nhiệt độ 279,82oC, 419,92

oC và một hiệu ứng tỏa nhiệt ở 493,14

oC kèm theo

% giảm khối lƣợng do sự phân hủy các thành phần của phức chất với tổng % giảm

khối lƣợng bằng 81,59% (dự đoán các cấu tử tách ra bao gồm H2O phối trí, CO2,

H2, N2) phù hợp với kết quả dự đoán sản phẩm cuối cùng là CuO và phức chất tạo

thành là CuLys2(H2O).

Hình 3.19. Giản đồ phân tích nhiệt của MnLys2

Sự giảm khối lƣợng 13,5% ở hiệu ứng thu nhiệt 274,12oC tƣơng đƣơng với 2

phân tử nƣớc phối trí đƣợc tách ra. Độ giảm khối lƣợng lần hai và ba tƣơng ứng với

sự phân hủy các thành phần của phức chất. Ở nhiệt độ trên 620oC, khối lƣợng của

phức chất hầu nhƣ không giảm, quy kết có sự hình thành Mn3O4 và phức chất tạo

thành có công thức phân tử là MnLys2(H2O)2.

Page 57: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

48

Bảng 3.8. Kết quả phân tích giản đồ nhiệt của các phức chất

Phức

chất

Nhiệt độ

(oC)

Độ giảm khối lƣợng (%) Hiệu ứng nhiệt

(DTA) (oC)

DrTG

(oC) TN/ LT Cấu tử tách ra

ZnLys2

30 – 263 10,50/ 9,23 H2O phối trí

239,21 (thu)

252,77 (thu)

537,98 (tỏa)

660,07 (tỏa)

262,98

596,55

263 – 750 70,3/ 79,48 CO2, H2, N2

750 – 800

Không có sự giảm khối lƣợng.

Dự đoán sản phẩm cuối là

ZnO.

FeLys3

30 – 600 81,16/ 83,71 CO2, H2, N2

215,30 (tỏa)

399,00 (tỏa)

526,97 (tỏa)

234,57

517,85

600 – 800

sự giảm khối lƣợng không

đáng kể. Dự đoán sản phẩm

cuối là Fe2O3.

CuLys2

30 – 300 81,59/ 78,71

H2O phối trí,

CO2, H2, N2 279,82 (thu)

419,92 (thu)

493,14 (tỏa)

279,39

496,11

300 – 630

630 – 800

% giảm khối lƣợng không

đáng kể. Dự đoán sản phẩm

cuối là CuO.

MnLys2

30 – 280 13,5/ 9,45 H2O phối trí

274,14 (thu)

420,83 (tỏa)

558,28 (tỏa)

279,59

413,70

563,96

270– 620 88,72/ 70,52 CO2, H2, N2

620 – 800

Không xảy ra sự giảm khối

lƣợng. Dự đoán sản phẩm cuối

là Mn3O4.

Kết hợp các kết quả phân tích nguyên tố, phổ khối lƣợng, phổ tử ngoại – khả

kiến, phổ hồng ngoại, phổ cộng hƣởng từ hạt nhân, phân tích nhiệt và mô phỏng

Gaussian có thể đề nghị công thức cấu tạo và cấu trúc phân tử của các phức chất

tổng hợp đƣợc nhƣ sau:

Page 58: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

49

FeLys3

COO H2N

H2N – (CH2)4 – CH Fe HC – (CH2)4 – NH2

NH2 OOC

O NH2

O= C - HC – (CH2)4 – NH2

ZnLys2

H2O

NH2 OOC

[NH2- (CH2)4 – CH Zn CH – (CH2)4 – NH2]

COO H2N

H2O

CuLys2

H2O

NH2 OOC

[NH2- (CH2)4 – CH Cu CH – (CH2)4 – NH2]

COO H2N

MnLys2

H2O

NH2 OOC

[NH2- (CH2)4 – CH Mn CH – (CH2)4 – NH2]

COO H2N

H2O

3.3.7. Kết quả phƣơng pháp mô phỏng Gaussian

Từ công thức cấu tạo đƣa ra trên cơ sở các phƣơng pháp thực nghiệm, sử

dụng phƣơng pháp mô phỏng Gaussian để mô phỏng cấu trúc phân tử cũng nhƣ tính

toán góc liên kết, độ dài liên kết trong các phân tử phức chất (hình 3.20 – 3.23).

Page 59: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

50

Hình 3.20. Cấu trúc phân tử FeLys3

Hình 3.21. Cấu trúc phân tử ZnLys2

Hình 3.22. Cấu trúc phân tử CuLys2

Page 60: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

51

Hình 3.23. Cấu trúc phân tử MnLys2

3.4. Nghiên cứu độ bền của phức chất trong môi trƣờng mô phỏng dịch ruột

và dịch dạ dày

Hình 3.24. Phổ UV – Vis của CuLys2 trong môi trường mô phỏng dịch dạ dày

Kết quả phổ UV – Vis của CuLys2 trong môi trƣờng mô phỏng dịch dạ dày

cho thấy, trong suốt thời gian khảo sát λmax của dung dịch CuLys2 là không đổi ở

700 nm nhỏ hơn rất nhiều so với λmax của Cu(Ac)2 ở 771 nm. Nhƣ vậy, phức chất

này bền trong môi trƣờng mô phỏng dịch dạ dày.

Page 61: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

52

400 600 800 1000

0

1

2

(CuLys2)

(Cu(Ac)2)771

620

§é

hÊp

th

ô

B­íc sãng (nm)

CuLys2 trong m«i tr­êng m« pháng dÞch ruét

Hình 3.25. Phổ UV – Vis của CuLys2 trong môi trường mô phỏng dịch ruột

Đối với môi trƣờng mô phỏng dịch ruột, đây là môi trƣờng kiềm nhẹ (pH =

7,4) và thuộc khoảng pH tạo phức của hầu hết các phức chất nên không bị phân ly

ra ion kim loại. Điều khẳng định này đƣợc chứng minh bằng dung dịch phức chất

trong môi trƣờng này không bị kết tủa hidroxit. Ngoài ra, có thể theo dõi độ bền của

các phức chất trong môi trƣờng mô phỏng dịch ruột bằng phổ UV – Vis của phức

chất theo thời gian. Trong môi trƣờng mô phỏng dịch ruột phức chất CuLys2 có λmax

= 620 nm với độ hấp thụ khá cao và không đổi trong suốt 3 giờ khảo sát trong khi

dung dịch Cu(Ac)2 hấp thụ ở 771 nm với vân rộng và độ hấp thụ thấp. Phức chất

CuLys2 cũng không bị phân ly trong môi trƣờng mô phỏng dịch ruột. Nhƣ vậy

CuLys2 không bị phân hủy trong cả 2 môi trƣờng mô phỏng dịch dạ dày và dịch

ruột.

Page 62: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

53

KẾT LUẬN

1. Bằng phƣơng pháp chuẩn độ đo pH, tìm đƣợc các khoảng giá trị pH để phản ứng

tạo phức xảy ra và tính đƣợc hằng số bền của các phức chất Zn(II), Cu(II), Mn(II)

và Fe(III) với lysine có giá trị Lgk1 lần lƣợt bằng : 7,50, 7,44, 4,87, 7,08.

2. Đã tổng hợp đƣợc các phức chất của Zn(II), Cu(II), Mn(II) và Fe(III) với lysine.

Tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình tạo phức (tỷ lệ các chất tham

gia, thời gian và nhiệt độ phản ứng) và từ đó tìm ra đƣợc điều kiện tổng hợp thuận

lợi.

- Tổng hợp CuLys2, ZnLys2, MnLys2 ở nhiệt độ 80oC, thời gian tổng hợp 6 giờ, lần

lƣợt trong môi trƣờng pH có giá trị trong khoảng (4,69 – 9,65), (4,58 – 8,81), (4,65

– 6,95).

- Tổng hợp FeLys3 ở nhiệt độ 80oC, thời gian tổng hợp 24 giờ, trong môi trƣờng pH

có giá trị trong khoảng (3,10 – 4,97).

3. Đã xác định đƣợc cấu trúc của các phức chất tổng hợp đƣợc bằng phƣơng pháp

phổ MS, UV – Vis, 13

C – NMR, IR và phân tích nhiệt. Liên kết trong phức chất

đƣợc hình thành giữa ion kim loại Mn+

(Mn+

: Zn2+

, Cu2+

, Mn2+

, Fe3+

) với phối tử qua

nguyên tử O của nhóm cacboxyl và nguyên tử N của nhóm amin. Phức chất

CuLys2(H2O) với cấu trúc tháp vuông, ZnLys2(H2O)2 cấu trúc bát diện,

MnLys2(H2O)2 và FeLys3 có cấu trúc bát diện lệch.

4. Đã khảo sát độ bền của phức chất CuLys2 trong môi trƣờng mô phỏng dịch ruột

và dịch dạ dày, kết quả cho thấy phức chất không bị phân hủy trong các môi trƣờng

này.

Page 63: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

54

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN VĂN

1. Nguyễn Thị Thúy Nga, Vi Thị Thanh Thủy, Vũ Đào Thắng, Huỳnh Đăng

Chính (2014), “Tổng hợp phức chất của kẽm(II), mangan(II), sắt(III) với L

– Lysine”, Tạp chí hóa học, T. 52 (5A) tr. 219-223.

2. Nguyen Thi Thuy Nga, Vi Thi Thanh Thuy, Vu Dao Thang, Huynh Dang

Chinh (2014), Research on factors affecting and synthetics of copper –

lysine and copper – threonine complexes, hội nghị hóa học quốc tế Việt

Nam – Malaisia.

Page 64: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Du (2009), Báo cáo kỹ thuật phân tích phổ, Trƣờng Đại Học

Bách Khoa Hà Nội.

2. Trần Thị Đà, Lê Thị Hồng Hải, Nguyễn Thị Ngọc Vinh, Nguyễn Hữu Đĩnh

(2006), “Tổng hợp một số phức chất Mangan dùng làm chế phẩm tạo màu

cho granit nhân tạo”, ạp chí h a học v c h , T.44, số 2, tr.65-70.

3. Huỳnh Thành Đạt, Lê Văn Hiếu (2004), Giáo trình phươ pháp tí h t á

lượng tử và mô phỏng trong quang phổ, Trƣờng Đại Học Khoa Học Tự

Nhiên – Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

4. Vũ Đăng Độ (2004), Các phươ pháp vật lý trong hóa học, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

5. Vũ Đăng Độ (2003), Giá trì h Hóa si h v cơ, Kh a Hóa học, Trƣờng

Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội.

6. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt (2011), Hóa học v cơ, quyển 2, NXB Giáo

Dục, Vĩnh Phúc.

7. Lê Chí Kiên (2007), Hóa học phức chất, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

8. Hoàng Nhâm (2004), Hóa học v cơ tập 3, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

9. Đỗ Đình Rãng, Đặng Đình Bạch, Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Mạnh Hà,

Nguyễn Thị Thanh Phong (2006), Hóa học hữu cơ, tập 3, NXB Giáo Dục,

Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Ri, Tạ Thị Thảo (2006), Thực tập phân tích hóa học, Trƣờng

Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội.

11. Lê Hữu Thiềng, Nguyễn Trọng Uyển, Đặng Thị Thanh Lê, Phạm Thế

Cƣờng (2012), “Nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm

(Tb, Dy, Ho, Er) với L-Asparagin trong dung dịch bằng phƣơng pháp

chuẩn độ đo pH”, Tạp chí khoa học, T.50 (5B) tr. 75-78.

Page 65: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

56

12. Nguyễn Minh Thủy (2009), Giá trì h di h dưỡ ười, Trƣờng Đại học

Cần Thơ.

13. Nguyễn Đình Triệu (1999), Các phươ pháp vật lí ứng dụng trong hóa

học, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

14. Nguyễn Thúy Vân (2010), Nghiên cứu sự tạo phức đơ , đa phối tử của

một số nguyên tố đất hiếm nặng với L-Methionin và Axetylaxeton bằng

phươ pháp chuẩ độ đ pH, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trƣờng Đại Học

Sƣ Phạm Thái Nguyên.

Tiếng Anh

15. E.J. Underwood, N.F. Suttle (1999), The mineral nutrition of livestock, the

3rd edition, Cabi Publishing, New York, USA.

16. Eduardo Walter Ettlin, Jose Ruben Boccio, Adrian Tomas De Paoli,

Edgardo Adrian Hager, Pablo Adrian De Paoli (2013), “Salts of mineral

nutrients stabilized with amino acids and/or ammonium salt, products and

food supplements that contain them and procedures for obtaining same”,

United states Patent, US 8523975 B2.

17. H.DeWayne Ashmead (1993), The roles of amino acid chelates in animal

nutrition, Noyes Publications, NewJersey, USA.

18. Hsinhung John Hsu (2001), “Animal feed additive by preparing metal

amino acid chelates, increasing desired metal uptake by the animal, and

concomitant growth facilitation and enhancement for the treated animals”,

United states Patent, US 6197815 B1.

19. Long Pan, Shaotang Yuan, Jairajh Mattai, James G. Masters (2014), “Zinc-

lysine complex”, WO 2014098818 A1.

20. Mahmoud M. Abdel-Monem, Michael D. Anderson (2003), “Composition

for supplementing animals with solutions of essential metal amino acid

complexes”, United states Patent, US 7022351 B2.

Page 66: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

57

21. Mahmoud M. Abdel-Monem, Michael D. Anderson (1990), “Use of copper

complexes of alpha-amino acids that contain terminal amino groups as

nutritional supplements”, European patent application, EP 0377526 A2.

22. Mark Pedersen, H.Deway Ashmead (2003), “Composition and method for

preparing amino acid chelates andcomplexes”, United states Patent, US

6518240 B1.

23. Max R. Motyka, Rick Harnish, Stephen D. Ashmead, H.Deway Ashmead

(2010), “Hypoallergenic metal amino acid chelates and metal amino acid

chelate – containing compositions”, United states Patent, US 7838042 B2.

24. Monty Leu, Laurens, Iowa (1991), “Metal lysine complexes and method

for producing metal lysine complexes”, United states Patent, 5061815.

25. Nagham S. Buttrus (2014), “Synthesis and Characterization of some Cr+3

,

Fe+3

, Co+2

, Ni+2

, Cu+2

and Zn+2

Complexes with N-Phthalyl amino acid

ligands”, Research Journal of Chemical Sciences , vol. 4(5), pp. 41-47.

26. Noori.K. Fayad, Taghreed Hashim. Al- Noor, Atheer. A. Mahmood, Ibtihaj

Kadhim Malih (2013), “Synthesis, Characterization, and Antibacterial

Studies of Mn (II), Fe (II), Co(II), Ni(II), Cu (II) and Cd(II) Mixed- Ligand

Complexes Containing Amino Acid ( L-Valine) And (1,10-

phenanthroline)”, Chemistry and Materials Research, vol.3 No.5.

27. Peter A. Stark (2012), “Mixed amino acid metal salt complexes”, WO

2012170055 A1.

28. Salman M. Saadeh (2013), “Synthesis, characterization and biological

properties of Co(II), Ni(II), Cu(II) and Zn(II) complexes with an SNO

functionalized ligand”, King Saud UniversityArabian Journal of

Chemistry,vol 6, pp. 191–196.

29. Temitayo Olufunmilayo Aiyelabola1, Isaac Ayoola Ojo1, Adeleke Clement

Adebajo, Grace Olufunmilayo Ogunlusi, Olayinka Oyetunj, Ezekiel

Olugbenga Akinkunmi, Adebowale Olusoji Adeoye (2012), “Synthesis,

Page 67: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

58

characterization and antimicrobial activities of some metal(II) amino acids’

complexes”, Advances in Biological Chemistry, vol 2, pp. 268-273.

30. Udrescu Mariana (2012), Structural studies of metal complexes with amino

acids and biomarkers for use in diagnostic, Bolyai University, Romania.

31. Walter Pfefferl, Etal (2003), Biotechnological manufacture of lysine,

Biotechology, vol 79, pp. 69 – 112.

32. Wolfgang Beck (2009), Metal Complexes of Biologically Important

Ligands, CLXXII [1].Metal ions and metal complexes as protective groups

of amino acids and peptides – reactions at coordinated amino acid, US.

PHỤ LỤC

Page 68: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

59

411.4

480.2

574.1

734.7

842.1

887.7

994.7

1140.9

1181.31214.4

1292.9

1349.4

1500.5

1618.3

1732.9

1984.5

3026.7

3415.6

3814.83847.6 3862.8

Fe(l

ys

)3

30

40

50

60

70

80

90

100

%Transmittance

500

1

000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

Wave

num

bers

(cm

-1)

Num

be

r o

f sa

mp

le s

ca

ns: 3

2N

um

be

r o

f b

ackg

round

sca

ns: 3

2R

eso

lutio

n: 4

.00

0S

am

ple

ga

in: 8

.0M

irro

r ve

locity:

0

.63

29

Ap

ert

ure

: 1

00

.00

Page 69: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

411.4

480.2

574.1

734.7

842.1

887.7

994.7

1140.9

1181.31214.4

1292.9

1349.4

1500.5

1618.3

1732.9

1984.5

3026.7

3415.6

3814.83847.6 3862.8

Fe(lys)3

30 40 50 60 70 80 90 100

%Transmittance

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

Wavenumber

s (cm-1)

Number of s

ample scans

: 32Numb

er of backgro

und scans: 3

2Resol

ution: 4.000

Sample gain

: 8.0Mirror

velocity: 0.

6329Apertu

re: 100.00

502.3

590.8

649.7

711.5 738.6 751.6790.6 806.5

861.0 880.1912.0 925.2 944.1

973.01014.5

1046.71077.9

1110.0 1132.7

1168.81188.11230.0

1279.31328.1

1355.6

1392.41457.7

1472.41525.2

1583.0

1661.0

2018.6

2359.8

2465.2

2537.9

2630.8

2687.3

2778.6

3012.5

3264.0

3444.0

Cu

(ly

s)2

-30

-20

-10 0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

%Transmittance

500

1

000

1500

2000

2500

3000

3500

Wave

num

bers

(cm

-1)

Num

be

r o

f sa

mp

le s

ca

ns: 3

2N

um

be

r o

f b

ackg

round

sca

ns: 3

2R

eso

lutio

n: 4

.00

0S

am

ple

ga

in: 8

.0M

irro

r ve

locity:

0

.63

29

Ap

ert

ure

: 1

00

.00

Page 70: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

412.0 429.6

476.3

549.6579.3

623.0671.7

737.8

778.4

862.0

909.9 929.3967.8

1000.91047.0

1098.11132.9

1180.8

1260.3

1343.0

1404.8

1506.6

1610.2

2082.6

2939.0

3433.0

Zn(l

ys

)2

-10 0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

%Transmittance

500

1

000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

Wave

num

bers

(cm

-1)

Num

be

r o

f sa

mp

le s

ca

ns: 3

2N

um

be

r o

f b

ackg

round

sca

ns: 3

2R

eso

lutio

n: 4

.00

0S

am

ple

ga

in: 8

.0M

irro

r ve

locity:

0

.63

29

Ap

ert

ure

: 1

00

.00

Page 71: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG
Page 72: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG

413.5 429.8

473.4 502.3551.1

666.0708.9

734.4764.7

783.4 801.7860.7

906.5 929.9954.3 974.4 996.01029.41049.3

1098.01144.3

1182.01218.41261.7 1280.5

1319.11347.1 1361.5

1406.61423.01449.9

1505.7

1565.8 1584.7

1616.8

2109.8

2597.2

2939.7

3164.4

3441.2

L-Ly

sin

-20

-10 0 10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

%Transmittance

500

100

0

150

0

200

0

250

0

300

0

350

0

400

0

Wav

enum

bers

(cm

-1)

Num

ber o

f sam

ple

scan

s: 3

2N

umbe

r of b

ackg

roun

d sc

ans:

32

Res

olut

ion:

4.

000

Sam

ple

gain

: 8.

0M

irror

vel

ocity

: 0.

6329

Ape

rture

: 69

.00

Page 73: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG
Page 74: Vi Thị Thanh Thủy TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ỨNG