41
Cách mạng tháng Tám (19-8-45) là cuộc cách mạng thắng lợi của Việt Minh với quân Pháp, Nhật và chính phủ Đế quốc VN do vua Bảo Đại phê chuẩn. Kết quả chính phủ cũ giải tán và sau đó đến ngày 2-9-45, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khó khăn: Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng. Đối ngoại: # thù trong giặc ngoài chống phá quyết liệt Đất nước bị kẻ thù bao vây 4 phía. Thù trong giặc ngoài câu kết với nhau. Nhằm lật đổ chính quyền VN non trẻ vừa giành

Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tài liệu được biên soạn bởi Nguyễn Thanh Loan và đưa lên bởi MDK . Tài liệu trình bày về hoàn cảnh của Việt nam sau cách mạng tháng Tám - Sau khi giành chính quyền và thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Bị khủng bố chính trị bởi thù trong giặc ngoài, tình hình đất nước trong tinh tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Xem bản đầy đủ của tài liệu này và các tài liệu khác trên trang http://ymgvietnam.com

Citation preview

Page 1: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

Cách mạng tháng Tám (19-8-45) là cuộc cách mạng thắng lợi của Việt Minh với quân Pháp, Nhật và chính phủ Đế quốc VN do vua Bảo Đại phê chuẩn. Kết quả chính phủ cũ giải tán và sau đó đến ngày 2-9-45, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Khó khăn: Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng. Đối ngoại:# thù trong giặc ngoài chống phá quyết liệt

Page 2: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

Đất nước bị kẻ thù bao vây 4 phía. Thù trong giặc ngoài câu kết với nhau. Nhằm lật đổ chính quyền VN non trẻ vừa giành lại đc.

Đồng Minh kéo vào nước ta

* Cuối tháng 8 - 1945, theo thoả thuận của phe Đồng minh ở Hội nghị Potsdam (16/7 -2 /8/1945: 3 đại diện của 3 quốc gia tham dự hội nghị là: tổng bí thư Đảng Cộng sản Xô Viết Joseph Stalin, thủ tướng Anh Clement Attlee, tổng thống Mỹ Harry S Truman), trong tháng 9-1945, gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch dưới danh nghĩa quân Đồng Minh kéo vào miền Bắc nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.

- Đội quân Trung Hoa vào Việt Nam gồm có bốn sư đoàn, trong đó hai sư đoàn Vân Nam và hai sư đoàn Quảng Tây:

+ Hai sư đoàn Vân Nam do Lư Hán (Lu Han) trực tiếp chỉ huy, gồm sư đoàn 93 (tướng Lư Cổ Truyền dẫn đầu), vào ngã Lào Cai, theo thung lũng sông Hồng đến Hà Nội và sư đoàn 60 tướng Vạn Bảo Bang chỉ huy) tiến vào miền trung Việt Nam qua hai hải cảng Vinh và Đà Nẵng. 

Lư Hán

Page 3: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

+ Hai sư đoàn Quảng Tây là sư đoàn 62 (Hoàng Đào lãnh đạo) vào đường Cao Bằng – Lạng Sơn, xuống thẳng Hà Nội và sư đoàn 52 (tướng Triệu Công Vũ phụ trách) tiến đến Hải Phòng.  Tháng 12-1945, sư đoàn 53 (Quảng Tây) đến thay thế sư đoàn 52 và 62.

- Quân Tưởng vào miền Bắc nước ta danh nghĩa là để tước vũ khí quân Nhật. Nhưng thực chất, chỉ tạo thêm cho nhân dân ta gánh nặng khó khăn về kinh tế, gây ra bao nhiêu rối ren về chính trị.

+ Nói qua về 2 tổ chức phản động Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt cách) và Việt Nam quốc dân đảng (Việt quốc) lúc bấy giờ: chúng sống từ lâu ở nước ngoài, không có liên hệ gì với phong trào trong nước. Chúng tự nhận là những người Việt Nam yêu nước theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng thực ra là một bọn phản động mưu toan dựa vào Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch và mũi súng quân Tưởng để kiếm sống.

Quân Tưởng dung dưỡng, tiếp sức cho 2 tổ chức phản động trên quấy nhiễu, phá rối, cướp của, giết người, tuyên truyền (in truyền đơn phản đối việc Việt Minh thành lập Chính phủ lâm thời và nêu lên mười ba điều thảo phạt Chính phủ Hồ Chí Minh. Chúng đem truyền đơn rải khắp đường ngang lối tắt), kích động một số người đi theo chúng chống lại chính quyền cách mạng, đòi cải tổ Chính phủ lâm thời, và các bộ trưởng là đảng viên cộng sản phải từ chức. Chúng lập chính quyền phản động ở Móng Cái, Yên Bái, Vĩnh Yên.

s VN quốc dân Đảng

- Trong nửa đầu tháng chín, gần hai chục vạn quân Tưởng đã tràn ra hầu khắp các tỉnh miền Bắc như một bệnh dịch. Chúng càng trở nên trơ tráo, lộ rõ nguyên hình bọn lưu vong mất gốc, được che chở bằng lưỡi lê quân đội phản động nước ngoài.

- 1-9-1945: tướng Lư Hán đáp máy bay đến Hà Nội.Mấy hôm sau, những bản bố cáo dài dằng dặc được dán khắp nơi. Bọn quân phiệt Quốc dân đảng Trung Hoa coi như chúng tới một nơi không có chính quyền. Chúng tự cho chúng quyền giữ trị an trong thành phố. Chúng quy định giá trị của tiền Quan kim, tiền Quốc tệ, những thứ tiền giấy từ lâu đã trở thành mớ giấy lộn. Chúng đề ra cả những quy định để kiểm soát xe cộ đi lại trong thành phố.

Tóm lại, quân Tưởng Giới Thạch kéo vào nước ta với âm mưu diệt cộng cầm Hồ, tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, đánh đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản

Page 4: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

động tay sai của chúng. Đằng sau quân Tưởng là đế quốc Mỹ đang nuôi dã tâm đặt Đông Dương dưới chế độ "uỷ trị", một trá hình của chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Tưởng Giới Thạch,đứng đầu Trung Hoa Quốc Dân Đảngnhiệm kỳ 4/12/1930 – 15/12/1947

Page 5: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

Quân đội Trung Hoa Dân quốc đến Hải Phòng, năm 1945

* Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, gần 3 vạn quân Anh cũng dưới danh nghĩa Đồng minh, kéo vào nước ta để tước vũ khí quân Nhật, nhưng kỳ thực là đã thỏa thuận với bọn tướng lĩnh Nhật, thả hàng vạn tên tù binh Pháp (do chúng giam giữ trước), lén lút trang bị vũ khí cho bọn này để âm mưu cướp lại nước ta. Anh tích cực giúp Pháp chiếm Đông Dương, làm bình phong cho Pháp, dọn đường cho Pháp trở lại Việt Nam.

Dưới sư chỉ đạo của tướng Anh là Douglas Gracey, trung tá Rivier thuộc Lực lượng biệt kích Pháp (commando), trong tháng 9-1945, người Anh đã giúp người Pháp chiếm lại Sài Gòn, sau đó xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, và lăm le tiến ra Bắc Bộ.

Prime Minister of the United Kingdom Clement Richard Attlee, nhiệm kỳ 26/07/1945 – 26/1/1951

Page 6: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

Quân đội Anh

Đội biệt kích lích thuỷ đánh bộ Hoàng gia Anh

Page 7: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

Quân Anh đến Sài Gòn, tháng 9 năm 1945

- 6 vạn quân Nhật sẵn sàng hành động theo lệnh quân Anh, sẵn sàng trao vũ khí để câu kết các đế quốc chống chính quyền cách mạng. Một số quân Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm súng cùng với quân Anh dọn đường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam.

Nhật hoàng Hirohito, tại vị 25/ 12 /1926 – 7/1/1989 (62 năm, 13 ngày)

Page 8: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

- 3 vạn quân P kéo vào nước ta. Chúng vẫn nuôi ý đồ thống trị nước ta lần nữa.

Đêm 22, rạng sáng 23 - 9 – 1945, thực dân Pháp dựa vào sự che chở của quân Anh và yểm trợ của tàn quân Nhật, bắt đầu nổ súng đánh chiếm các công sở ở Sài Gòn ( Ủy ban nhân dân Nam Bộ và tự vệ thành Sài Gòn ). Đây là sự mở đầu của Pháp trở lại xâm lược Việt Nam lần hai. được quân Anh giúp sức, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn. Nhiều cuộc chiến đấu ác liệt giữa ta và Pháp đã diễn ra ở cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Khánh Hội, cầu Chữ Y...

Charles de Gaulle.Chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp: nhiệm kỳ1944-1946Đệ ngũ Cộng hòa Pháp . Nhiệm kỳ1959 – 1969 : đứng đầu Liên hiệp Dân chủ Cộng Hòa Pháp

Page 9: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com
Page 10: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

Hỏi cung

Ngày 23 và 24-10-1945, sau khi có viện binh từ châu Âu và châu Phi đưa sang, giặc Pháp mở đợt tấn công ra phía bắc, đánh chiếm Thủ Dầu Một, rồi Biên Hòa. Ở phía nam, chúng đánh chiếm Tân An, Gò Công, Mỹ Tho và các tỉnh miền Tây.

Như vậy, rõ ràng chính quyền non trẻ cách mạng phải đương đầu một lúc bốn tên giặc ngoài (Anh, Tưởng, Nhật, Pháp) đông gần nửa triệu tên, chưa kể những loại kẻ thù bên trong đang tìm mọi cách ngóc đầu dậy. Vận mệnh của đất nước và dân tộc ta đang đứng trước những thử thách

Page 11: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

vô cùng nghiêm trọng. Nền độc lập vừa mới giành được bằng bao nhiêu máu xương, giờ đây đang có nguy cơ tiêu diệt.

* Ngoại giao: ta chưa đc 1 nước nào trên thế giới công nhận đặt quan hệ ngoại giao. Lãnh tụ các đảng phái quốc gia không phải là không biết về Hồ Chí Minh, và cũng không phải không có những nghi ngại đối với Việt Minh cộng sản.

Đối nội:

Trong lúc đó, ta còn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về kinh tế, xã hội. Do chính sách vơ vét của Pháp, Nhật để dốc vào cuộc chiến tranh, ta đang gặp phải vô vàn khó khăn. Đời sống nhân dân thiếu thốn, cơ cực mọi bề.

# Chính quyền cm non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu.

Trước những đòi hỏi của các đảng phái không cộng sản, Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh đành nhượng bộ. Ngày 11-11-1945, ông Hồ tuyên bố giải tán đảng Cộng sản Đông Dương (thực chất là rút vào hoạt động bí mật), tổ chức tổng tuyển cử quốc hội, tiến đến thành lập chính phủ liên hiệp để tạo ra một bộ mặt dân chủ hợp pháp trước mặt quốc tế.

Thông cáo Đảng Cộng sản Đông Dương tự ý giải tán, ngày 11-11-1945

1- Cǎn cứ vào điều kiện lịch sử, tình hình thế giới và hoàn cảnh trong nước, nhận rằng lúc này chính là cơ hội nghìn nǎm có một cho nước Việt Nam giành quyền hoàn toàn độc lập;

2- Xét rằng: muốn hoàn thành nhiệm vụ dân tộc giải phóng vĩ đại ấy, sự đoàn kết nhất trí của toàn dân không phân biệt giai cấp, đảng phái là một điều kiện cốt yếu;

3- Để tỏ rằng: những đảng viên cộng sản là những chiến sĩ tiền phong của dân tộc, bao giờ cũng hy sinh tận tụy vì sự nghiệp giải phóng của toàn dân, sẵn sàng đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi của giai cấp, hy sinh quyền lợi riêng của đảng phái cho quyền lợi chung của dân tộc;

4- Để phá tan tất cả những điều hiểu lầm ở ngoài nước và ở trong nước có thể trở ngại cho tiền đồ giải phóng của nước nhà.

Ban Chấp hành Trung ương

Đảng Cộng sản Đông Dương

họp ngày 11 tháng 11 nǎm 1945, nghị quyết tự động giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương.

Những tín đồ của chủ nghĩa cộng sản muốn tiến hành việc nghiên cứu chủ nghĩa sẽ gia nhập "Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương".

 

Ban chấp hành Trung ươngĐảng Cộng sản Đông Dương

Page 12: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

Chính quyền còn non trẻ, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang mỏng manh: Đảng bộ từ trong bí mật bước ra, mới được khôi phục và củng cố lại về tổ chức. Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, cán bộ vừa thiếu lại chưa có kinh nghiệm quản lý xã hội, còn nhiều bỡ ngỡ trước bao nhiêu vấn đề của cuộc sống đặt ra. Lực lượng vũ trang mới xây dựng, nhiệt tình và lòng dũng cảm không thiếu, nhưng trang bị kém, chưa được rèn luyện, chưa qua thực tế chiến đấu.

# Kinh tế, tài chính:

- Công nghiệp: đình đốn. Sản xuất công nghiệp còn rất sơ khai với vài trăm xí nghiệp và 90 nghìn công nhân, chủ yếu phục vụ cho mục đích bóc lột nhân công rẻ mạt và vơ vét tài nguyên của thực dân. Nhiều xí nghiệp nằm trong tay tư bản Pháp, các cơ sở của ta chưa được phục hồi, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

- Nông nghiệp: lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá + thiên tai, mất mùa ruộng đất bỏ hoang, hơn ½ diện tích không canh tác được. Thương nghiệp, thủ công nghiệp đình đốn.

+ Trc cm t8: Quan hệ ruộng đất mang nặng tính chất phong kiến, thuộc địa. Có tới gần 60% số hộ nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê, cấy rẻ và chịu sự bóc lột của địa chủ, thực dân. Cơ sở vật chất - kỹ thuật nông nghiệp không đáng kể. Hệ thống đê điều được xây dựng trong lịch sử, nhưng hằng năm không được củng cố, bồi bổ đầy đủ, nên cách vài ba năm lại bị vỡ đê lớn. Hệ thống thủy nông chỉ tưới được cho 15% diện tích canh tác, còn lại phải dựa vào nước trời. Hầu hết diện tích chỉ cấy được một vụ lúa với năng suất thấp. Lương thực hằng năm không đủ dùng trong nước, lại bị quân xâm lược vơ vét, nên số người bị chết đói không năm nào không có, đặc biệt năm 1945 có tới 2 triệu người. Những vấn đề trên vẫn chưa đc giải quyết triệt để.

Page 13: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

Một làng bị ngập

Ruộng lúa

Page 14: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

Trình độ sx lạc hậu

+ Nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945 ( xảy ra tại miền Bắc Việt Nam, khoảng từ /10/1944 – 5/1945, làm khoảng đến 2 triệu người dân chết đói) do Nhật, Pháp gây ra chưa

Page 15: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

được khắc phục. Nạn đói đầu năm 1945  vừa chấm dứt, nạn đói mới lại đe dọa. Nạn lụt lớn trong tháng 8 làm cho 9 tỉnh Bắc Bộ bị vỡ đê

Page 16: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

Đói quá phải ăn cả thịt chuột

Page 17: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

Những người đói cướp lại thóc gạo do Nhật chiếm, bị quân đội Nhật hành hung (1945)

- Tài chính: tình hình tài chính rất khó khăn. Ngân sách Nhà nước trống rỗng, kho bạc chỉ có 1,2 triệu đồng, trong đó quá nửa là tiền rách. Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp. 20-11-1945, Quân Tưởng do tướng Lữ Hán dẫn đầu kéo quân vào HN, tung tiền Quốc tệ và Quan kim làm cho nền tài chính nước ta rối loạn (1đ quan kim ăn 1đ5 Đông Dương ngân hàng). Dù VM chiếm được chính quyền, nhưng Đông Dương Ngân Hàng (ĐDNH) ở Hà Nội cũng như ở Sài Gòn trong tay tư bản Pháp, quân Nhật bảo vệ, nên VM không chiếm được hai ngân hàng này. Khi giải giới quân đội Nhật, Trung Hoa thay quân Nhật bảo vệ ĐDNH.

Page 18: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

Có 2 ý kiến về Quốc tệ: 1) Quốc tệ có thể là loại tiền “Military bank note” mà quân đội viễn chinh các nước Hoa Kỳ, Anh, Nhật đã dùng.  tiền Military Bank Note của Hoa Kỳ được gọi là “dollar đỏ”.  2) Sau cuộc cách mạng Tân Hợi (1911), ngoài giấy bạc do Ngân Hàng Trung Ương Trung Hoa phát hành, các tỉnh Trung Hoa đều phát hành tiền riêng.  Do đó, Quốc tệ cũng có thể là tiền do tỉnh Vân Nam phát hành. 

Tiền quan kim: giấy bạc do chính phủ Trưởng Giới Thạch phát hành

Đồng bạc Đông Dương,lưu thông tại ĐD thuộc Pháp trong thời gian từ 1885-1952

Page 19: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

Mặt trước của đồng 5 piastre

Page 20: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com
Page 21: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com
Page 22: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com
Page 23: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com
Page 24: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

- Văn hóa, xã hội: hơn 90% dân mù chữ. Bình quân 1 vạn dân năm 1939 chỉ có 283,5 người đi học, chủ yếu là học sinh vỡ lòng và học sinh tiểu học. Cả Đông Dương chỉ có 3 trường đại học. Năm 1939, cả nước có 26 bệnh viện, 61 nhà hộ sinh, 507 phòng khám bệnh với vài trăm bác sĩ và nhiều hơn một chút y sĩ, nữ hộ sinh, bình quân 1 vạn dân chỉ có 0,23 y, bác sĩ.

Các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức nặng nề. Nhiều tàn dư lạc hậu của thực dân phong kiến.

Nhân dân phố Hà Trung (Hà Nội) tham gia diễu hành cổ động phong trào diệt giặc dột, ngày 6-12-1945

Page 25: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

Hút thuốc phiện

Page 26: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

MINH NGUYỆT dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Học PhiNăm sản xuất : 2004Quốc gia : Việt NamNhà sản xuất : Hãng phim truyện Việt NamThể loại : Tâm lý - Lịch sửĐạo diễn : Nguyễn Hữu PhầnBiên kịch : Học Phi Cách mạng tháng Tám thành công, bên cạnh công cuộc xây dựng Nhà nước mới Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vừa phải cảnh giác với những âm mưu phá hoại làm rối ren nội trị của quân đội Tàu Tưởng cùng bè lũ tay sai vừa phải chăm lo củng cố lực lượng. Đất nước ta đang đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", nguy cơ một cuộc đấu tranh trường kỳ với tham vọng quay trở lại thống trị Đông Dương của thực dân Pháp đang đến gần, đồng thời phải tìm mọi cách li gián hàng ngũ kẻ thù - bấy giờ là bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách núp bóng Tưởng Giới Thạch. Hòa mình trong không khí sục sôi Cách mạng của đất nước, nhân vật chính trong phim - Minh Nguyệt, một cô gái Hà Nội - sẽ phải làm gì khi biết bố mình là một trong những nhân vật cốt cán của các thế lực phản động và chúng ra sức tung tin đồn ông bị Việt Minh đốt ngôi chùa nơi ông trụ trì rồi sát hại ông ?

* Thuận lợi:

- Nước ta được độc lập, nhân dân được giải phóng. Nước VN dân chủ cộng hòa đã trở thành nước độc lập có chủ quyền. - Khí tế cm sôi nổi trên cả nước. Toàn dân hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, đồng lòng giữ vững chính quyền.- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, uy tín và địa vị của Liên Xô được nâng cao trên

Page 27: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

trường quốc tế. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thành một dòng thác cách mạng. Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ. ở trong nước, chính quyền nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được kiến lập có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của dân tộc. Lực lượng vũ trang nhân dân đang phát triển. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo khéo léo của Đảng, của Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng trong mặt trận dân tộc thống nhất, quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do của dân tộc.

Hệ thống XHCN hình thành, làn sóng cm thế giới, cm đấu tranh vì hòa bình phát triển mạnh tạo thàn từng làn sóng cm tấn công chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Đảng và Hồ Chủ tịch sáng suốt lãnh đạo, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành. - 3 làn sóng: dân tộc, dân chủ, cnxh. VN hòa cung với 3 làn sóng cm này để tấn công vào chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.------------------------------------------------------------------------------------------

Kết:Trước nay chưa hề có một tên gọi cụ thể nào đặt cho thời kỳ này - giai đoạn xây dựng Nhà nước độc lập mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chống ba thứ giặc (giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm) hay công cuộc chuẩn bị cho giai đoạn trường kỳ kháng chiến về sau ? Mặc dù được xem như một trong những giai đoạn hiểm nguy nhất của chế độ chính trị Việt Nam, song cũng chính là thời kỳ để lại những dấu ấn đáng nêu gương trong tiến trình Lịch sử Việt Nam kể từ khi có Nhà nước đến nay. Chưa bao giờ, bộ máy chính quyền trung ương ở nước ta lại bị đặt trong tình thế hiểm nghèo đến như vậy, không những là sự phá hoại từ trong ra ngoài của các phe nhóm phản động hoặc ngoại thù, mà đó còn là cái thế "ngàn cân treo sợi tóc", đất nước vừa mới trải qua một giai đoạn cực kỳ ngắn ngủi (5 năm chìm đắm dưới ách thực dân và phát xít), nhưng hậu quả thảm khốc hơn hẳn những giai đoạn trước đó, trước tiên là cái chết của 2 triệu đồng bào không phải vì bom đạn, mà vì cái đói - một hiện thực quá thảm khốc ở một xứ sở "rừng vàng bể bạc" như nước ta, một Chính phủ không vững vàng trong việc giải quyết dứt điểm nạn đói, kể như mất uy tín.

Trước tình hình đó, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tỉnh táo và sáng suốt phân tích tình thế, chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức mạnh mới của dân tộc làm cơ sở để vạch ra chủ trương và giải pháp đấu tranh giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập tự do.

Sau ngày tuyên bố độc lập, Chính phủ lâm thời đã nêu ra những việc cấp bách nhằm thực hiện ba nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc. Chỉ thị nhận định tình hình thế giới và trong nước, chỉ rõ những thuận lợi cơ bản và những thử thách lớn lao của cách mạng nước ta. Trung ương Đảng xác định: Tính chất của "cuộc cách

Page 28: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng"1. Cuộc cách mạng ấy chưa hoàn thành vì nước ta chưa hoàn toàn độc lập. Khẩu hiệu của ta lúc này vẫn là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết". Phân tích âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương, Trung ương nêu rõ "kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng" 2. Vì vậy phải "lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược" 3; mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào; kiên quyết giành độc lập - tự do - hạnh phúc cho dân tộc.

1, 2, 3, 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.8, tr. 26-27.

Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc nêu ra nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân cả nước ta lúc nay là "củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân"4

. Để thực hiện các nhiệm vụ đó Trung ương đề ra các công tác cụ thể: Về nội chính: xúc tiến việc bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính thức, lập Hiến pháp, củng cố chính quyền nhân dân. Về quân sự: động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài. Về ngoại giao: kiên trì nguyên tắc "bình đẳng tương trợ", thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và chủ trương "độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp. Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đã giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng về chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng khôn khéo trong tình thế vô cùng hiểm nghèo của nước nhà.

2. Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng:

a. Về chính trị - quân sự:

- Chính trị:

+ Ngày 8 - 9 - 1945, chính phủ công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.

+ Ngày 6 - 1 - 1946, hơn 90 % cử tri trong cả nước đã đi bầu cử Quốc hội và đã bầu được 333 đại biểu Bắc - Trung - Nam vào quốc hội.

Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta được thực hiện quyền làm chủ, bầu những

Page 29: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

đại biểu chân chính vào các cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.

+ Các địa phương bầu cử hội động nhân dân các cấp. Ủy ban hành chính ra đời.

+ Ngày 2 - 3 - 1946, Quốc hội khóa 1 họp phiên đầu tiên ở Hà Nội

- Về quân sự:

+ Đội Việt Nam giải phóng quân thành lập ( 5 - 1945 ) được chuyển thành Vệ quốc đoàn ( 9 - 1945 ) và thành Quân đội quốc gia ( 22 - 5 - 1946 ).

+ Cuối 1945, lực lượng tự vệ ở xã, huyện phát triển với số lượng hàng vạn người.

b. Về kinh tế, tài chính:

- Diệt giặc đói:

+ Vấn đề trước mắt: chính phủ hô hào nhân dân tiết kiệm, nhường cơm sẻ áo, tổ chức ngày đồng tâm, lập hũ gạo cứu đói và nghiêm cấm đầu cơ tích trữ.

+ Biện pháp lâu dài: phát động nhân dân tăng gia sản xuất, giảm tô và thuế ruộng đất 20 %, tịch thu rộng đất của đế quốc Việt gian chia cho dân cày, bỏ thuế thân. Vì vậy đã làm cho việc sản xuất nông nghiệp được phục hồi, nạn đói được đẩy lùi một bước.

- Tài chính:

+ Chính phủ kêu gọi sự đóng góp của nhân dân, xây dựng quỹ độc lập, Quỹ đảm phụ quốc phòng, tổ chức Tuần lễ vàng.

+ Sau một thời gian ngắn, chúng ta thu được 370 kg vàng, 20 triệu vào quỹ độc lập, 40 triệu đồng vào Quỹ đảm phụ quốc phòng.

+ Ngày 31 - 1 - 1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành đồng Việt Nam và đến ngày 23 - 11 - 1946, tiền Việt Nam chính thức được lưu hành.

c. Về văn hóa - giáo dục:

+ Ngày 8 - 9 - 1945, Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập Nha Bình dân học vụ và kêu gọi nhân dân tham gia xóa nạn mù chữ.

+ Từ 8 - 9 - 1945 đến 8 - 9 - 1946, có 76.000 lớp học và 2,5 triệu người được xóa nạn mù chữ.

+ Trường phổ thông các cấp và đại học khai giảng sớm với nội dung học và dạy đổi mới. Và như vậy, đã đẩy lùi được giặc dốt.

Page 30: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

3. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng:

a. Kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược miền Nam:

- Chính phủ Đờ-gôn thành lập đội quân viễn chính sang Đông Dương, chỉ huy là tướng Lơ-cơ-léc.

- Ngày 2 - 9 - 1945, Pháp xả súng vào cuộc mít tinh ở Sài Gòn - Chợ Lớn làm 47 người chết và nhiều người khác bị thương.

- Tháng 6 - 1945, quân Anh và một đại đội lính Pháp đến miền Nam và tỏ thái độ thù địch với nhân dân, yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, trả tù binh Pháp và trang bị vũ khí cho họ.

- Đêm 22, rạng sáng 23 - 9 - 1945, Pháp nổ súng đánh Sài Gòn ( Ủy ban nhân dân Nam Bộ và tự vệ thành Sài Gòn ). Đây là sự mở đầu của Pháp trở lại xâm lược Việt Nam lần hai.

b. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống Pháp:

- Đánh Pháp bằng mọi hình thức, mọi nơi, mọi chỗ:

+ Lực lượng vũ trang đánh sân bay, đánh kho tàng, dựng chướng ngại vật,...

+ Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn triệt phá nguồn tiếp tế, bất hợp tác, dựng chướng ngại vật,...

+ Công sở, trường học, nhà máy, hãng buôn đóng cửa. Tàu xe ngừng chạy, chợ không họp,...

- Tháng 10 - 1945, Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

- Chủ trương của Đảng:

+ Kiên quyết chống Pháp ở miền Nam.

+ Huy động cả nước chi viện cho Nam Bộ kháng chiến: thanh niên Bắc Bộ, Trung Bộ xung vào đoàn quân Nam tiến. Nhân dân cả nước quyên góp tiền, gạo, thuốc men, quần áo cho Nam Bộ kháng chiến.

c. Đấu tranh với quân Trung Hoa quốc dân đảng và bọn phản cách mạng ở miền Bắc:

- Quân Tưởng sử dụng bọn tay sai phá hoại cách mạng, muốn thành lập chính quyền phản cách mạng.

Page 31: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

- Chính phủ ta tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Tưởng.

+ Ngày 2 - 3 - 1946, quốc hội họp và quyết định nhường cho bọn Việt cách 70 ghế trong quốc hội và 4 ghế bộ trưởng.

+ Cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông, chấp nhận tiêu tiền Trung Quốc ở Việt Nam.

+ Tay sai phá hoại cách mạng thì bị trừng trị theo pháp luật, trấn áp bọn phản cách mạng. Điều đó làm hạn chế các hoạt động phá hoại của quân Tưởng, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.d. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy lui quân Trung Hoa Quốc dân đảng ra khỏi nước ta:

* Hiệp ước Hoa - Pháp:

Pháp, Tưởng cấu kết kí hiệp ước Pháp - Hoa ( 28 - 2 - 1946 ), theo đó:

- Tưởng được Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa ở Trung Quốc, vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng qua Hoa Nam ( Trung Quốc ) không phải nộp thuế.

- Pháp được đưa quân ra miền Bắc thay Tưởng giải giáp quân Nhật.

* Chủ trương của ta:

- Dân tộc Việt Nam có hai con đường: cầm súng đánh Pháp; tạm hòa với Pháp để tránh một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.

- Ngày 3 - 3 - 1946, Đảng ta họp và quyết định chọn giải pháp hòa để tiến.

- Ngày 6 - 3 - 1946, Hiệp định sơ bộ được kí kết tại Hà Nội giữa Hồ Chí Minh và Xanh-tơ-ni. Nội dung Hiệp định như sau:

+ Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do có chính phủ riêng, quân đội riêng, nghị viện riêng, tài chính riêng nhưng vẫn nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

+ Việt Nam cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay Tưởng trong thời hạn 5 năm.

+ Hai bên ngừng bắn Nam Bộ để đi tới đàm phán chính thức.

Ý nghĩa: tránh được cuộc chiến tranh bất lợi và đẩy nhanh được 20 vạn quân Tưởng về nước cùng tay sai. Giành thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng về mọi mặt.

- Sau khi kí Hiệp định sơ bộ:

+ Pháp tiếp tục khiêu khích ở Nam Bộ, lập chính phủ Nam Kì tự trị.

Page 32: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

+ Ta kiên quyết đấu tranh nên một cuộc hội nghị họp tại Phông-ten-nơ-blô ( Pháp ) ngày 6 - 7 - 1946 nhưng thất bại. Quan hệ Việt Pháp trở nên căng thẳng, nguy cơ chiến tranh kề gần.

Hồ Chí Minh kí Tạm ước ( 14 - 9 - 1946 ) với Pháp, nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Đông Dương, tạo thêm quỹ thời gian hòa bình cho ta xây dựng lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến.

- Trước 6 - 3 - 1946, ta kiên quyết đánh Pháp ở miền Nam và hòa với quân Tưởng ở miền Bắc nhưng từ 6 - 3 - 1946 trở đi, ta tạm thời hòa hoãn với Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng về nước.

Page 33: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com
Page 34: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com
Page 35: Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Viết từ ymgvietnam.com

tuong gioi thach

Lớp bình dân học vụ (ảnh: internet)

Jiǎng Zhōngzhèng

Jiǎng Jièshí