28
1 SỐ 2 - 2016 VĂN BẢN MỚI - CHÍNH SÁCH MỚI Baéc Giang chuû ñoäng phoøng tröø saâu beänh haïi caây troàng vuï chieâm xuaân 2015 - 2016 T rong vụ chiêm xuân năm 2015 - 2016 đến nay, toàn tỉnh gieo trồng được 31.735ha/79.800ha kế hoạch đề ra, trong đó: Cây lúa diện tích là 23.124ha/52.500ha; cây ngô 461ha/3.000ha; cây lạc 5.720ha/9.000 ha; khoai lang 299ha/1.600ha; rau, đậu các loại 1.393ha/6.300ha và 738ha cây trồng khác. Theo khảo sát, điều tra cho thấy, một số sâu bệnh hại cây trồng đã xuất hiện, trên cây rau họ thập tự: Diện tích nhiễm sâu xanh là 17ha, sâu tơ là 17ha, bệnh sương mai là 11ha, bọ nhảy là 4ha, diện tích nhiễm bệnh thán thư hại ớt là 01ha (ở huyện Tân Yên); trên cây lúa: Diện tích lúa có ốc bươu vàng là 62ha (gây hại nặng 3ha), chuột hại 17ha; trên cây ăn quả: Diện tích bưởi nhiễm sâu bùa vẽ là 6ha, rệp sáp 17ha, chết khô cành 3ha; diện tích vải thiều nhiễm bệnh sương mai là 7ha, nhện lông nhung diện tích nhiễm 15ha. Do đó, trong thời gian tới, thời tiết ngày càng ấm dần lên, độ ẩm tương đối cao thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển là điều kiện rất thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại như sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh… có khả năng gây hại nặng cục bộ. Trước tình hình trên, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bắc Giang đã yêu cầu các Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố tập trung điều tra theo dõi diễn biến sự phát sinh, gây hại của các đối tượng sâu bệnh để có biện pháp hướng dẫn bà con nông dân phòng trừ kịp thời, đồng thời phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông chỉ đạo đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh hại và hướng dẫn nông dân phòng trừ tốt những nơi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao bằng một số loại thuốc đặc hiệu, đặc biệt lưu ý phải sử dụng thuốc đúng trong danh mục trên cây rau và đảm bảo thời gian cách ly để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm./. HT (t/h) Nông dân chủ động phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa

VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

1SỐ 2 - 2016

VĂN BẢN MỚI - CHÍNH SÁCH MỚI

Baéc Giang chuû ñoäng phoøng tröø saâu beänh haïi caây troàng

vuï chieâm xuaân 2015 - 2016Trong vụ chiêm

xuân năm 2015 - 2016 đến nay,

toàn tỉnh gieo trồng được 31.735ha/79.800ha kế hoạch đề ra, trong đó: Cây lúa diện tích là 23.124ha/52.500ha; cây ngô 461ha/3.000ha; cây lạc 5.720ha/9.000 ha; khoai lang 299ha/1.600ha; rau, đậu các loại 1.393ha/6.300ha và 738ha cây trồng khác.

Theo khảo sát, điều tra cho thấy, một số sâu bệnh hại cây trồng đã xuất hiện, trên cây rau họ thập tự: Diện tích nhiễm sâu xanh là 17ha, sâu tơ là 17ha, bệnh sương mai là 11ha, bọ nhảy là 4ha, diện tích nhiễm bệnh thán thư hại ớt là 01ha (ở huyện Tân Yên); trên cây lúa: Diện tích lúa có ốc bươu vàng là 62ha (gây hại nặng 3ha), chuột hại 17ha; trên cây ăn quả: Diện tích bưởi nhiễm sâu bùa vẽ là 6ha, rệp sáp 17ha, chết khô cành 3ha; diện tích vải thiều nhiễm bệnh sương mai là 7ha, nhện lông nhung diện tích nhiễm 15ha. Do đó, trong thời gian tới, thời tiết ngày càng ấm dần lên, độ ẩm tương đối cao thuận lợi cho

cây trồng sinh trưởng, phát triển là điều kiện rất thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại như sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh… có khả năng gây hại nặng cục bộ.

Trước tình hình trên, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bắc Giang đã yêu cầu các Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố tập trung điều tra theo dõi diễn biến sự phát sinh, gây hại của các đối tượng sâu bệnh để có biện pháp hướng dẫn bà con nông dân phòng trừ kịp

thời, đồng thời phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông chỉ đạo đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh hại và hướng dẫn nông dân phòng trừ tốt những nơi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao bằng một số loại thuốc đặc hiệu, đặc biệt lưu ý phải sử dụng thuốc đúng trong danh mục trên cây rau và đảm bảo thời gian cách ly để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm./.

HT (t/h)

Nông dân chủ động phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa

Page 2: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

2 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Không phải chạy đồngVụ xuân này, cánh đồng

thôn Dăm, xã Vũ Xá (Lục Nam) phẳng phiu trải dài ngút tầm mắt. Thửa nào cũng rộng từ vài sào đến một mẫu vuông vức bám theo đường, mương nội đồng đầy ăm ắp nước. Ông Nguyễn Văn Hạ, thôn Dăm cho biết: “Trước đây với hơn 1 mẫu ruộng nhà tôi có 14 thửa. Chỉ đi thăm đồng cũng đã hết ngày chứ chưa nói làm được gì. Bây giờ, cũng bằng ấy diện tích gia đình chỉ còn 2 thửa gần nhau, cấy cày không phải mất công

chạy đồng nữa. Vụ này, tôi thuê máy làm đất trong nửa ngày, mình tôi sạ lúa một ngày là xong”.

Ruộng rộng đã giúp nông dân trong thôn gieo cấy nhanh. Do vậy, dù thời tiết rét đậm, rét hại xảy ra ở đầu vụ cũng không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Cả thôn đồng loạt áp dụng sạ tay, cấy ném nên trong vòng 2 ngày đã hoàn thành gieo cấy lúa xuân, giảm nửa tháng so với trước. Theo Trưởng thôn Vũ Văn Ngụ, kết quả này ngoài sự mong đợi của thôn. Khi mới triển

khai dồn đổi ruộng thôn gặp rất nhiều khó khăn. Không nản lòng, các thành viên tiểu ban DĐĐT của thôn đến từng hộ tuyên truyền chủ trương, lợi ích sau dồn ruộng. Nhờ đó, bà con đã hiểu và đồng thuận thực hiện. Với gần 100ha đất canh tác, hiện nay thôn còn bình quân 1 - 3 thửa/hộ, giảm 7 - 8 thửa so với trước. Bên thửa lúa được sạ tay đang lên mầm xanh mơn mởn, bà Nguyễn Thị Lanh tuổi ngoài lục tuần hồ hởi: “Giá như làm thế này sớm hơn có phải chúng tôi làm ruộng nhàn hơn không

Sau dồn điền đổi thửa (DĐĐT), những con đường chạy thẳng ra cánh đồng rộng từ 3 - 5m, mương máng thông thoáng, nước tưới thuận lợi, máy nông nghiệp chạy đến tận ruộng giúp người dân vơi nỗi nhọc nhằn.

Niềm vui trên ruộng mới

Page 3: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

3SỐ 2 - 2016

hả bác Dăm”. Đó là nguồn động viên lớn lao đối với người trưởng thôn đã từng nhiều đêm mất ăn, mất ngủ vì lo lắng chia ruộng cho dân.

Là vụ đầu tiên thực hiện DÐÐT, thôn Khả Lý Thượng, xã Quảng Minh (Việt Yên) lại diễn ra khá thuận lợi. Ruộng đất nhỏ lẻ, nhiều ruộng còn phải cuốc thủ công mà không thể đưa máy hay cày trâu làm đất. Thế nên khi triển khai dồn ruộng, người dân đều tích cực hưởng ứng, ủng hộ. Sau khi hoàn tất, từ nguồn kinh phí của cấp trên hỗ trợ và đóng góp công sức của người dân, ô tô, máy ủi chạy ngày đêm san gạt, chỉnh trang đồng ruộng. Ruộng đất tích tụ, bà con cấy cày thuận lợi, bớt vất vả.

Lan tỏa phong tràoQua 2 năm thực hiện

DĐĐT theo kế hoạch của tỉnh, đến nay, toàn tỉnh dồn đổi khoảng 8,2 nghìn ha tại hơn 270 thôn, đạt hơn 80% khối lượng. Ngoài canh tác thuận lợi, DĐĐT đã giúp các địa phương xây dựng gần 100 cánh đồng mẫu sản xuất, trong đó hơn 30 cánh đồng có sự tham gia của doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Ở thôn Nội Ninh, xã Ninh Sơn (Việt Yên) vụ này là vụ thứ 3 bà con liên kết với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương sản xuất lúa giống lúa Thiên ưu 8 với diện tích hơn 30ha. Công ty ký hợp đồng thu mua

thóc tươi tại ruộng bằng giá thóc khô KD18 ở cùng thời điểm. Vụ trước, nông dân lãi khoảng 1 triệu đồng/sào. Vụ này, thôn Bình Dương, xã Ngọc Sơn (Hiệp Hòa) sau khi dồn ruộng thành công đã xây dựng cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng cao.

Năm nay, các huyện, thành phố có kế hoạch dồn đổi hơn 2,1 nghìn ha đất canh tác. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, nhiều địa phương đã rốt ráo thực hiện các biện pháp ngay từ đầu năm. Tại huyện Lục Nam, 5 xã trong diện dồn ruộng gồm: Bảo Đài, Bắc Lũng, Vũ Xá, Tam Dị, Đông Phú với tổng diện tích gần 500ha đã thống nhất phương án dồn đổi và được treo tại nơi công cộng để người dân nắm được. Riêng UBND xã Bảo Đài, ngoài ngân sách tỉnh, huyện còn trích kinh phí hỗ trợ 5 triệu đồng/ha cho các thôn.

Huyện Hiệp Hòa - đơn vị dẫn đầu DĐĐT của tỉnh có kế hoạch dồn đổi gần 300ha trong năm nay. Với việc duy trì phương án lấy phiếu xin ý kiến của người dân về DĐĐT đã thể hiện nhiều ưu điểm, giải quyết được những khó khăn trong tổ chức hội họp, không phát sinh khiếu kiện, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện giao ruộng trên thực địa. Nhờ vậy, các bước như: Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất; quy hoạch đồng ruộng; xây dựng phương án dồn đổi đã

hoàn tất. Để hoàn thành DĐĐT

trên tổng diện tích 354ha, huyện Việt Yên dành gần 3 tỷ đồng ngân sách hỗ trợ chỉnh trang đồng ruộng và khuyến khích tiểu ban tại các thôn hoạt động. Ngay khi thu hoạch lúa xuân sẽ đo đạc, giao ruộng cho người dân sản xuất vụ mới.

Làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT vào đầu tháng 3 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái nhấn mạnh, hiệu quả sau dồn đổi ruộng đã rõ, ngành nông nghiệp cùng với các huyện, thành phố, cơ quan liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, tạo thành phong trào tích cực DĐĐT lan rộng khắp các làng quê để hoàn thành kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, việc triển khai các bước cần thận trọng, chặt chẽ bảo đảm đúng quy trình; có cơ chế thu hút doanh nghiệp vào sản xuất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích./.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, hiệu quả kinh tế trên cánh đồng mẫu tăng từ 15 - 20% so với cách làm nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy, năm nay, toàn tỉnh xây dựng 37 cánh đồng mẫu trên diện tích đã DĐĐT thành công.

Trịnh Lan

Page 4: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

4 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Caùch laøm môùi, hieäu quaû trong nuoâi caù roâ phi ñôn tính ôû Vieät Yeân

Hương Giang

Năm 2015, Bắc Giang có khoảng 12.000ha diện

tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, đa số các hộ biết áp dụng nuôi theo hướng bán thâm canh và thâm canh nhằm nâng cao năng suất nuôi, tăng sản lượng thu hoạch. Song song với đó tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, hệ lụy của việc sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất không hợp lý dẫn đến những tác động xấu như ảnh hưởng

đến chất lượng sản phẩm khi thu hoạch, gây ra hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc, ô nhiễm môi trường...

Nhằm giải quyết những thách thức đó, năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Việt Yên triển khai mô hình “Nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính có xử lý môi trường nước tại chỗ”, quy mô 1,1ha, với 33.000 con giống, kích cỡ giống từ 5 - 7cm, mật độ thả 3 con/m2. Qua khảo sát đã chọn được 02 hộ đủ điều kiện tham gia mô hình là

ông Vũ Văn Mai, thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung và bà Nguyễn Thị Phương ở xã Quang Châu, huyện Việt Yên. Ngoài các chỉ tiêu kỹ thuật, hai hộ tham gia mô hình phải cam kết không sử dụng thuốc kháng sinh và phân hữu cơ, đồng thời phải sử dụng vôi bột, thuốc sát khuẩn, chế phẩm sinh học ANZ (xử lý đáy) để cải tạo môi trường, áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho ao nuôi. Từ khi triển khai áp dụng đến nay, mô hình cho kết quả khả quan, mở ra hướng đi mới cho

Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không được xử lý tốt sẽ lập tức bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn dư thừa, xác chết của một số đối tượng nuôi, chất thải của các đối tượng nuôi... khiến nước có màu và mùi rất khó chịu, đặc biệt là lượng ôxy hòa tan trong nước bị giảm mạnh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ thủy sinh. Nước ô nhiễm không chỉ làm gia tăng nguồn bệnh cho thủy sản mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì vậy, việc xử lý nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản được coi là việc làm bắt buộc và có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Page 5: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

5SỐ 2 - 2016

bà con nông dân trên địa bàn huyện.

Ông Vũ Văn Mai - hộ tham gia mô hình cho biết: “Sau 7 tháng nuôi với diện tích ao 0,5ha, sản lượng đạt 17,8 tấn, trọng lượng trung bình trên 700g/con, với giá bán buôn là 32.000 đồng/kg, trừ chi phí cho lãi trên 52 triệu đồng”. Cũng theo ông Mai: “Nuôi cá rô phi đơn tính có xử lý môi trường nước tại chỗ hạn chế được rất nhiều thiệt hại do dịch bệnh gây ra, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. So với các hộ khác cùng thôn, cách nuôi này đã giảm thiệt hại đáng kể do dịch bệnh liên cầu khuẩn thường gặp trên cá rô phi”.

Thực tế triển khai mô hình cho thấy, sử dụng chế phẩm dinh học ANZ xử lý đáy là phương pháp đem lại hiệu quả đối với nuôi cá rô phi đơn tính, giúp nước ao nuôi được làm sạch, các chất thải được phân hủy, giảm thiểu khí độc, tăng lượng ôxy hòa tan trong nước. Bên cạnh đó, việc trộn chế phẩm sinh học ANZ cho cá ăn còn có tác dụng tốt trong việc kích thích tiêu hóa thức ăn, thông qua việc tăng cường hệ vi sinh trong đường ruột, đồng thời sẽ giúp cá mau lớn.

Bà Nguyễn Thị Hà - Phó Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Việt Yên nhận định: “Mô hình triển khai rất phù hợp với điều kiện của

địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi trồng thủy sản. Thành công của mô hình mở ra hướng nuôi cá mới an toàn, ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, đây cũng là bước đệm để bà con nuôi cá trong vùng học tập, làm theo”.

Trong thời gian tới, để mô hình được áp dụng rộng rãi thì các cấp, các ngành của địa phương cùng các hộ đã tham gia mô hình cần tăng cường công tác tuyên truyền về tính hiệu quả của nó. Có như vậy, năm 2016 và những năm tiếp theo ngành nuôi trồng thủy sản Bắc Giang mới có thể phát triển bền vững./.

Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đạt hiệu quả cao ở Việt Yên

Page 6: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

6 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Cây nghệ, ngoài giá trị làm gia vị còn được

sử dụng trong y học dân gian, trong những năm gần đây, curcumin - hoạt chất chính phân lập từ cây nghệ đã được các nhà khoa học chứng minh là có rất nhiều tác dụng sinh học. Các nghiên cứu cho thấy, curcumin có tính chất phòng ngừa và chống ung thư, chống ôxy hóa, chống viêm khớp, chống thoái hóa,

chống thiếu máu cục bộ và kháng viêm, phòng ngừa bệnh Alzheimer. Ngoài ra curcumin là một chất có triển vọng trong điều trị viêm gan B, C và nhiễm HIV. Tuy nhiên cho tới nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cây nghệ vàng chưa được trồng trên quy mô lớn, chủ yếu trồng với quy mô nhỏ hộ gia đình và chưa quan tâm đến chất lượng giống nghệ có hàm lượng curcumin cao, việc trồng và thu hoạch nghệ

vẫn còn thủ công, chưa tuân theo một tiêu chuẩn tầm cỡ nào để nâng tầm cây nghệ thành cây dược liệu trọng điểm. Trong quá trình nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu, năm 2015, Viện Hóa học - Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam đã đề xuất triển khai dự án “Xây dựng mô hình trồng nghệ theo hướng GACP và phát triển vùng nguyên liệu cho sản xuất để chiết xuất curcumin từ củ nghệ làm thực phẩm chức

Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nghệ

Hoàng Thoa

Page 7: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

7SỐ 2 - 2016

năng và một số sản phẩm có giá trị cao từ cây nghệ tại Bắc Giang” với tổng kinh phí đầu tư hơn 7 tỷ đồng và thực hiện đến năm 2018. Kết quả bước đầu cho thấy, cây nghệ trồng tại Bắc Giang cho năng suất, chất lượng và hàm lượng curcumin cao; hiệu quả kinh tế mang lại từ cây nghệ cao hơn so với trồng lúa và các loại rau màu khác.

Ông Phan Văn Hùng, thôn Thị, xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang, một trong các hộ tham gia mô hình trồng thử nghiệm cây nghệ cho biết: “Được sự vận động của dự án, gia đình tôi đã bỏ gần 1 sào ruộng trồng rau màu để trồng nghệ vàng, tham gia mô hình tôi được hỗ trợ giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật về cách trồng và chăm sóc. Hiện nay, gia đình tôi đang thu hoạch nghệ, năng suất ước đạt 1.5 tấn/sào, với giá thu mua 5.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình tôi cũng thu lãi trên 5 triệu đồng, gấp 5 lần so với trồng màu trước kia”.

Không chỉ gia đình ông Hùng, nhiều hộ nông dân khác tại xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang và xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam tham gia dự án cũng đều nhận xét, trồng nghệ chăm sóc đơn giản, chi phí đầu tư thấp (giống, phân bón) và sẽ mở rộng diện tích trồng trong vụ tới.

Với 1ha trồng thử nghiệm ban đầu tại 2 xã, dự án đã đánh giá tình hình phát triển,

năng suất và hàm lượng hoạt chất curcumin của củ nghệ vàng như sau: Cả 2 giống nghệ được đưa vào trồng thử nghiệm hoàn toàn có thể thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Bắc Giang; năng suất, chất lượng, hàm lượng curcumin trong nghệ cao hơn so với các vùng trồng nghệ khác. Đây cũng là cơ sở để các xã tạo vùng quy hoạch sản xuất tập trung cho cây nghệ. Ông Trần Phương Cương - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hà cho biết: “Hiện tại, cây nghệ trồng tại xã Mỹ Hà đã có kết quả đánh giá, lợi ích mang lại từ mô hình trồng nghệ cao hơn so với cây trồng địa phương, giá thu mua ổn định. Năm nay, xã sẽ có các chủ trương để tuyên truyền, khuyến khích bà con tham gia dự

án, mở rộng vùng sản xuất, nếu thành công sẽ đưa cây nghệ thành cây trồng phát triển trọng điểm của xã”.

Từ kết quả đã được kiểm chứng bởi các chuyên gia, những đánh giá tích cực của địa phương và người dân, Tiến sỹ Dương Ngọc Tú - Viện Hóa học cho biết: “Năm 2016, sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trồng cây nghệ vàng lên 10ha trên địa bàn 2 huyện Lục Nam và Lạng Giang. Toàn bộ sản phẩm nghệ tươi sẽ được Công ty TechbiFarm tổ chức thu mua để sơ chế, kiểm soát chất lượng cũng như công bố tiêu chuẩn chất lượng nghệ tươi đạt tiêu chuẩn trồng, thu hoạch và chế biến theo hướng áp dụng GACP với các đối tác trong và ngoài nước”./.

Mô hình trồng nghệ tại xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang

Page 8: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

8 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Trieån voïng moâ hình troàng chanh boán muøa

Qua giới thiệu của cán bộ Hội Nông dân xã Nghĩa

Phương, huyện Lục Nam, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Văn Đoàn, sinh năm 1986, Chi hội phó Chi hội nông dân thôn Kỳ Sơn, một cán bộ trẻ năng động, dám nghĩ, dám làm với mô hình trồng chanh bốn mùa hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xuất thân trong một gia đình nông dân mà điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn nhưng với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Văn Đoàn học rất giỏi. Học xong phổ thông trung học, anh thi đỗ vào trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, tốt nghiệp ra trường với tấm bằng khá, anh tìm được công việc với mức lương cao tại một công

ty xuất nhập khẩu ở Hà Nội, nhưng khao khát làm giàu trên chính mảnh đất quê hương đã khiến anh quyết định từ bỏ nơi đô thị để về quê lập nghiệp và chọn nông nghiệp là hướng phát triển kinh tế cho mình.

Năm 2012, anh Đoàn trở về quê và bắt tay thực hiện những dự định của bản thân. Ban đầu, với 2 mẫu vườn của bố, mẹ anh tập trung trồng toàn bộ vải sớm kết hợp trồng xen một số loại cây ăn quả khác và chăn nuôi gà. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, nghiên cứu trên mạng internet, xem các chương trình truyền hình và thăm quan thực tế một số mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, có khi vào cả miền Nam để tìm loại cây trồng thích hợp… anh biết đến giống chanh bốn mùa xuất xứ Đà Lạt,

đây là giống cây đã được một số hộ dân ở Hàm Yên, Tuyên Quang trồng khá thành công, mang lại giá trị kinh tế cao và đặc biệt có thể phát triển tốt trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Năm 2013, anh Đoàn quyết định chặt bỏ hơn 1ha diện tích vải thiều để đầu tư trồng chanh, anh lên Tuyên Quang mua 300 cành chanh giống với giá 70.000 đồng/cành về trồng. Bên cạnh đó, nhận thấy nhiều hộ dân ở địa phương bỏ ruộng cấy, anh quyết định thầu 2ha đất ruộng, sau đó dồn đổi để mở rộng diện tích trồng chanh. Cùng với việc chọn cây chanh bốn mùa là giống cây trồng chủ lực, anh trồng thêm các loại cây ăn quả khác có giá trị cao, đang

Những năm qua, việc mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, lựa chọn những giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương, cho năng suất cao, phẩm chất tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng… là cách làm nông nghiệp hiệu quả, mở ra những triển vọng mới trong việc phát triển kinh tế của người nông dân.

Page 9: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

9SỐ 2 - 2016

được thị trường ưa chuộng, đó là nhãn chín muộn Miền thiết, táo Đài Loan, đu đủ.

Chia sẻ về cây chanh bốn mùa Đà Lạt, anh Đoàn cho biết: “Ưu điểm của giống chanh này là ra quả quanh năm, các đợt quả gối nhau, mỗi năm 1 cây cho hái 3 - 4 lần, nếu chăm sóc tốt, cây có thể cho hơn 1 tạ quả. Đây là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm thu khoảng 100 - 130 triệu đồng/ha. Mặt khác, trồng chanh bốn mùa lại ít sâu bệnh, không phải đầu tư chi phí quá cao, quá trình chăm sóc cũng không khó”.

Trao đổi về thời vụ và kỹ thuật canh tác giống chanh bốn mùa, anh Đoàn cho biết: “Miền Bắc trồng vào 2 vụ chính là vụ đông xuân (tháng 2 - 3) và vụ thu đông (tháng 8 - 10). Chanh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất thịt tơi xốp và nhiều mùn. Độ pH thích hợp từ 5 - 8, chanh không chịu úng nước do đó cần đào kênh hoặc lên luống cao để thoát nước. Trước khi trồng chanh cần đào hố trước từ 1 - 2 tháng. Mật độ trồng thích hợp: Cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m; kích thước hốc trồng 0,6x0,6x0,6m. Nếu vùng đất thấp phải có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5-0,6m, rộng 0,8-1m. Nếu vùng đất cao, mặt

đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3-0,8m, rộng 0,8-1m, mặt đất nghiêng <5% không vun mô. Đất trồng: Trộn thêm vôi bột 1kg + phân hữu cơ hoai mục 10 -15kg + 10-15kg tro trấu + 1kg Super lân. Cách trồng: Đào một hốc nhỏ giữa mô, đặt cành giống vào hốc, tháo bao đựng bầu ra, lấp đất giữ chặt bầu cây, cắm cọc giữ cây cố định.

Đối với phân bón: Bón lót trước khi trồng bằng phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục khoảng 20kg/hố trồng. Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cành giống để trồng. Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Có thể tưới từ 2-3 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng. Sau đó khoảng 1 tuần đến 10 ngày tưới 1 lần. Chú ý luôn giữ sạch cỏ dại.

Đối với việc bón thúc sau trồng: Năm đầu tiên, bón thúc với liều lượng 1 muỗng canh phân urê pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây. 1 năm tưới 3-4 lần. Cây chanh bốn mùa dễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên muốn đạt năng suất, chất lượng cao cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác. Bón thúc từ năm thứ hai là 10-50g phân urê/cây/năm, chia làm 3-4 lần, bón vào gốc lấp đất hoặc pha nước tưới.

Trong quá trình chăm

sóc, cần đảm bảo giữ ẩm cho cây bằng cách đậy tủ gốc cho cây vào mùa khô, nhằm hạn chế công tưới nước. Mặt khác, cần tỉa cành tạo tán, hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi, sâu bệnh, giúp cây thông tháng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối, tạo điều kiện thuận lợi để cây ra hoa, đậu quả. Chú ý phòng, trừ một số bệnh trên cây chanh như: Rỉ sắt, nhện đỏ, vẽ bùa…”

Vừa trồng, vừa đúc rút kinh nghiệm, mở rộng diện tích, đến nay, gia đình anh có hơn 3 mẫu chanh (khoảng hơn 2.000 cây). Với giá bán dao động từ 20 .000 - 30.000đồng/kg, cùng việc tiêu thụ dễ dàng, tư thương đến tận nhà thu mua… năm 2015, dù mới bắt đầu cho thu hoạch, nhưng vườn chanh đã mang lại cho gia đình hơn 200 triệu đồng không kể nguồn thu từ các loại cây ăn quả khác. Bên cạnh cung cấp quả, gia đình anh còn cung cấp chanh giống cho nhân dân trong và ngoài vùng với giá 50.000đồng/cành.

Trong một vài năm tới, vườn chanh của gia đình anh Đoàn hứa hẹn sẽ cho thu nhập cao hơn nữa, mở ra triển vọng về giống cây trồng có hiệu quả với người nông dân./.

HT

Page 10: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

10 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Nhöõng nhaø

Máy vun luống đa năngNhờ sáng chế thành

công máy vun luống, gia đình ông Đỗ Trọng Nghĩa, (1968) thôn Bình Dương, xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa đã góp phần làm giảm chi phí, sức lao động, tăng hiệu quả công việc trong sản xuất.

Được biết, là hộ thuần nông, hàng năm vào vụ đông gia đình ông Nghĩa đều canh tác 3-5 sào ngô và nhiều nhiều diện tích cây trồng khác. Trong quá trình chăm sóc giống cây này có hai giai đoạn vun đất để bón cho ngô phát triển. Đây là công đoạn khá vất vả, tốn nhiều sức. Vì vậy, trong quá trình làm việc ông đã suy nghĩ và cải tiến thành công ra chiếc máy vun luống. Xuất phát ý tưởng từ chiếc xe máy EnZô cũ ông đã tiến hành cắt bỏ những chi tiết không cần thiết, mua các trục máy và vòng bi cũ của máy cày hỏng về tiện đi, đồng thời thêm khung và vòng bi mới. Sau khi ông chuẩn bị đầy đủ các bộ phận

cần thiết cho chiếc máy thì mang ra cửa hiệu gò hàn nhờ họ hoàn thiện giúp phần còn lại.

Ông cho biết: “Sau 3 tháng mày mò thiết kế, nhiều hôm quên ăn vì mải mê hết tháo ra lại lắp vào. Khi hoàn thiện tôi hồi hộp và lo lắng nhưng rất may là máy hoạt động hiệu quả ngay từ lần thử đầu tiên”. Chiếc máy được thiết kế nhỏ gọn, bao gồm các bộ phận chính như: Có 8 cánh quạt đất bằng thép, hai bánh răng để đảo chiều chuyển động của xe, hai bánh rùa. Máy có khả năng áp dụng làm được 2 công việc: Vun luống cho cây khi được một tháng tuổi, khi động cơ hoạt động máy sẽ phay nhỏ đất vun lên và tập trung đất kín gốc cây; đồng thời máy còn làm luống mới vun và phay nhỏ mặt luống sau khi máy hoặc trâu cày tơi đất, người dân có thể sử dụng máy vun luống trên mọi địa hình khác nhau. Hiệu suất làm việc đạt 45 phút/sào bằng

20 lao động chân tay. Khi hoạt động máy không gây ra tiếng ồn. Với những ưu điểm trên, giải pháp của ông đạt giải khuyến khích trong cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ VI năm 2015”.

Máy làm cỏ tự chế Dày công cải tạo khu đất

trũng rộng hơn 2ha để trồng chè, ông Nguyễn Ngọc Sỹ, thôn Thượng, xã Thượng Lan (Việt Yên) luôn coi trọng chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nên tuyệt đối không sử dụng chất hóa học trừ cỏ. Theo ông, thuốc diệt cỏ là con dao hai lưỡi, tuy giúp nhà nông đỡ được công làm cỏ nhưng về lâu dài làm đất chai cứng và ảnh hưởng đến sức khỏe người làm vườn, người tiêu dùng. Vì vậy, ông phải thuê lao động dọn vườn 10 đợt mỗi năm, mỗi đợt mất khoảng 50 công.

Năm 2012, ông đầu tư mua máy làm cỏ nhưng khi đưa vào vận hành tại vườn chè, máy rung lắc mạnh, khó điều khiển và tốn sức, không

Không qua trường lớp đào tạo, không có bất kỳ bằng cấp nào song từ thực tế công việc hằng ngày, nhiều nông dân trong tỉnh Bắc Giang đã có sáng kiến độc đáo góp phần tiết kiệm công sức lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.Ông Đỗ Trọng Nghĩa

Page 11: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

11SỐ 2 - 2016

noâng gioûi saùng cheáHoàng Phương

sạch cỏ còn làm bật gốc cây. Nghiên cứu kỹ, ông phát hiện ra nhà sản xuất thiết kế bánh lồng gắn với lưỡi xới không phù hợp.

Ông đã mày mò cải tiến kích cỡ bánh máy, số lượng, góc độ lắp đặt lưỡi xới và tạo ra chiếc máy mới gồm 2 bánh lồng, 18 lưỡi xới răng hoạt động hiệu quả. “Từ khi dùng máy làm cỏ cải tiến, gia đình tôi chỉ cần mua dầu nhớt, thuê một nhân công vận hành máy trong 3 ngày liên tục là toàn bộ diện tích chè đã sạch cỏ dại, tiết kiệm được 40 triệu đồng mỗi năm so với trước. Loại máy này có thể áp dụng cho ruộng trồng màu, cây ăn quả ở nhiều địa hình”, ông Sỹ nói.

Giải pháp này được đánh giá có tính sáng tạo, ứng dụng cao và đoạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật tỉnh giai đoạn 2013 - 2015.

Lồng bắt muỗiCũng được đánh giá

cao trong Hội thi lần này là lồng bắt muỗi của ông Phạm Xuân Thanh, bản Thia, xã Canh Nậu (Yên Thế). Chăn nuôi với quy mô lớn nhưng đàn gia súc của gia đình ông không ít lần phải bán với giá thấp do da vật nuôi bị những nốt muỗi đốt dày đặc. Ông Thanh đã tìm trên thị

trường nhiều loại máy diệt muỗi nhưng khi đặt trong khu chuồng nuôi không phát huy tác dụng bởi muỗi quá nhiều. Phun thuốc thì ảnh hưởng đến vật nuôi. Ông trăn trở phải làm sao để tự làm ra vật dụng bắt muỗi.

Qua quan sát, ông nhận thấy, ban đêm loài muỗi thường bay đến những nơi có ánh sáng màu đỏ. Ông bắt tay ngay vào chế tạo chiếc lồng bắt muỗi từ những vật dụng đơn giản, dễ kiếm. Ông dùng nan tre đan thành lồng có dạng hình trụ khuyết đáy, sâu khoảng 50 cm gắn vào phía sau quạt cây (quạt điện). Ngoài lồng dán giấy bóng màu đỏ, bên trong đặt bóng điện quả nhót. Trước quạt gắn túi làm

từ màn tuyn. Đặt quạt ở một góc phù hợp, bật lên từ xẩm tối đến khoảng 21 giờ bởi đây là thời điểm muỗi hoạt động nhiều nhất.

Trong bóng tối, thấy ánh sáng màu đỏ, muỗi và một số côn trùng khác bay lại gần bóng điện và bị lực của cánh quạt đang quay đẩy vào trong túi ở đằng trước. Cách làm này khá hiệu quả, đàn lợn của gia đình ông không còn bị khách mua dìm giá vì “da xấu” như trước. Ngoài ra, nhiều hộ được ông Thanh hướng dẫn làm lồng bắt muỗi chế biến thành thức ăn cho chim, cá cảnh, ếch nuôi./.

Ông Nguyễn Ngọc Sỹ vận hành máy làm cỏ

Page 12: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

12 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Hieäu quaû giaûi phaùp xöû lyù ra hoa, ñaäu quaû khoâng ñaøo reã treân caây

cam Ñöôøng CanhBảo Tú Quyên

bung gần hết lộc non, dùng kali sunfat pha theo nồng độ 0,1kg với 20 lít nước phun ướt đều tán lá. Sau đó khoảng 7-10 ngày, tiến hành tưới kali clorua dưới gốc theo tỷ lệ 0,2kg hòa với 8 lít nước/1m đường kính tán lá, khuấy đều rồi tưới từ tán cây trở vào gốc. Sau tưới 10 ngày, lá cây chuyển màu xanh sang vàng nhẹ, lúc này ta dùng lưỡi dao mỏng tiện một vòng cách gốc 0,3 - 0,4m để cây suy yếu tạm thời, tích tụ dinh dưỡng và kích thích ra hoa.

Sau tiện 15-20 ngày, khi cây phân hóa mầm hoa thì phun kích thích tố hoa trái Thiên nông của Công ty Quang Nông theo khuyến cáo. Sau khi hoa nở bung hết khoảng 1 tuần thì tiện

ra chi phí rất lớn cho việc thuê nhân công đào rễ theo phương pháp truyền thống. Do vậy, trong quá trình canh tác, anh Long luôn trăn trở nhằm tìm ra phương pháp giảm đến mức thấp nhất chi phí đầu tư trên một đơn vị diện tích.

Năm 2010, từ kinh nghiệm thực tế sản xuất anh đã tự nghiên cứu và thí nghiệm thành công phương pháp “Xử lý ra hoa đậu quả không đào rễ trên cây cam Đường Canh”. Với phương pháp này, chủ vườn không cần đào rễ mà dùng phân kali phối hợp với khoanh cành.

Bước đầu anh cho thí điểm trên 20 gốc, các bước được tiến hành tuần tự: Cuối tháng 11 âm lịch khi cây

Nhằm giải phóng sức lao động, giảm chi phí nhân

công nhưng vẫn bảo đảm năng suất, chất lượng quả cam, anh Bùi Đức Long - phố Kép, xã Hồng Giang, Lục Ngạn (Bắc Giang) đã tìm ra phương pháp “Xử lý ra hoa đậu quả không đào rễ trên cây cam Đường Canh” và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Cam Đường Canh là giống cây khó trồng, việc xử lý cho cây ra hoa, đậu quả là một khâu then chốt, quyết định đến toàn bộ quá trình sản xuất cũng như năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế của một vụ cam. Hàng năm, người nông dân trồng cam mất nhiều công sức chăm sóc và phải bỏ

Page 13: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

13SỐ 2 - 2016

Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Hồng Lý thăm quan giải pháp “Xử lý ra hoa đậu quả không đào rễ trên cây cam Đường Canh” của anh Bùi Đức Long

nước, không bị nứt nên tiêu thụ thuận lợi. Vườn cam của gia đình tôi mấy năm trở lại đây luôn có thu nhập ổn định từ 2-3 tỷ đồng/năm”.

Với những kết quả đã đạt được, vừa qua anh Bùi Đức Long vinh dự là một trong 63 nông dân tiêu biểu toàn quốc được Bộ Nông nghiệp và PTNT tuyên dương. Giải pháp “Xử lý ra hoa đậu quả không đào rễ trên cây cam Đường Canh” của anh đã đoạt giải nhất Cuộc thi Sáng tạo nhà nông tỉnh tỉnh Bắc Giang lần thứ VI và giải ba toàn quốc năm 2015./.

không kịp do chậm muộn ra rất ít hoa, nhiều cây không có. Một số lao động mới làm không quen, đào đất sâu khiến cây đứt rễ, cây chết hoặc ngừng ra hoa nhiều năm liền. Bằng biện pháp kỹ thuật xử lý ra hoa đậu quả không đào rễ, ngoài giảm chi phí đầu tư thì năm nào vườn cam của gia đình anh cũng sai trĩu quả. Qua trao đổi, được biết: “So với cách trồng thông thường sẽ giảm chi phí nhân công được gần 70 triệu đồng/5ha/năm; cây ra hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả đạt 95%, ít mắc bệnh, năng suất tăng, mã quả đẹp, mọng

gốc lần hai, nếu cây yếu để lại 1-2cm vỏ. Kết quả, cả 20 cây cam đều sai quả. Vụ cam năm 2011, anh Long nhân rộng lên 1.000 cây sau khi áp dụng thành công ở bước đầu. Năm 2012, áp dụng trên 3.000 cây. Năm 2013 áp dụng trên 4.500 cây và từ năm 2014 đến nay, anh đã áp dụng thành công trên toàn bộ diện tích gần 5ha với 10.000 cây.

Anh Long cho biết, trước đây hàng năm gia đình anh phải thuê 60-70 lao động về đào rễ cây, chi phí 150-200 nghìn đồng/ngày công. Khi ấy, những cây khoanh rễ

Page 14: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

14 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Chăm sóc và phòng hại vải thiều thời

Vải thiều hoa ra rộ vào cuối tháng 3 đầu tháng 4

dương lịch. Tuy nhiên, để có vụ vải thiều đạt năng suất cao, người làm vườn cần chú ý một kỹ thuật sau:

1. Chăm sócNgay sau khi thu hoạch

quả, người trồng vải thiều đã chăm sóc chuẩn bị cho mùa tới: Tỉa cành, tạo hình cho cây bằng cách dùng kéo chuyên dùng cắt bỏ hết các cành nhỏ, cành tăm, cành bị sâu bệnh, các cành mọc chen trong tán; đặc biệt là các chồi vượt vừa mọc ra trong mùa đông vừa qua (còn gọi là lộc đông) nhằm làm cho tán cây thông thoáng hạn chế sâu bệnh phát sinh, phát triển; giúp cây phân hóa mầm hoa tốt; tăng cường dinh dưỡng cho cây khỏe hơn sẽ hạn chế được tình trạng rụng hoa, rụng quả non sau này.

Ngừng hẳn tưới nước, giữ cho vườn cây ở mức khô hạn cục bộ từ 10 - 15 ngày mới tưới đẫm nước liên tục 2 - 3 ngày rồi dứt hẳn

để kích thích cho hoa nở đồng loạt, tập trung. Dùng rơm rạ, cỏ khô ủ gốc giữ ẩm thường xuyên cho vườn cây trong thời gian cây ra hoa và đậu quả. Nếu để vườn khô, cây thiếu nước, hoa sẽ rụng nhiều. Ngược lại tưới quá nhiều, độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ cao làm cho các mô non ở cuống và hoa trương lên đột ngột cũng làm hoa rụng nhiều.

Pha 10ml HPC-B97 cho bình 8 - 10 lít phun đều lên

tán, chùm nụ trước khi hoa nở và phun lại lần 2 sau khi hoa nở hết, quả đã đậu ổn định bằng hạt đỗ xanh. Trong trường hợp cây vải đã nở hoa được khoảng 2/3, nếu thấy tỷ lệ đậu quả kém, có thể pha 1 gam A-xít Boric vào 10 lít nước sạch rồi phun nhẹ lên các chùm hoa nhằm giúp các túi phấn hoa đực thêm sức sống, dễ thụ phấn, đậu quả. Trong thời gian cây đang nở hoa, không được phun các loại

Phòng trừ sâu bệnh kịp thời sẽ làm tăng tỷ lệ đậu quả

Page 15: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

15SỐ 2 - 2016

trừ sâu bệnh kỳ ra hoa, đậu quả

thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc kích thích sinh trưởng khác.

Chú ý phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh, đặc biệt là nhện lông nhung gây hại khi cây ra lộc non. Thu gom những lá bị nhện đem đốt để tránh lây lan. Dùng các loại thuốc trừ nhện như Pegasus 500ND, Ortus 5SC phun ngay sau khi lộc non mới nhú; sử dụng các loại thuốc trừ sâu như Selecron 500 ND, Regent 800WG, Fastac 5 EC… để phun trừ bọ xít xanh, bọ xít vai nhọn, rệp hại hoa, sâu đục cuống quả… Với sâu đục quả, thường xuyên kiểm tra các lứa sâu để phun làm 3 đợt chính: cuối tháng 4, cuối tháng 5 và giữa tháng 6; sử dụng các loại thuốc trừ nấm như: Boóc-đô 1%, Ridomil MZ 0,2%, Anvil 0,2%, Score 0,1% hoặc Aliette 80 WP 0,15%.

2. Phòng trừ sâu bệnh * Nhện lông nhung

hại vải:- Đặc điểm gây hại:

Nhện lông nhung phát sinh

quanh năm, gây hại chủ yếu trên các đợt lộc, nặng nhất vào vụ xuân. Sâu non nở ra chích hút biểu bì mô mặt dưới lá hút nhựa, kích thích mô lá làm cho lá dị dạng có mầu nâu đỏ như nhung, mặt trên lá xoăn, phồng rộp phát triển không bình thường, làm cho lá quang hợp kém, dễ rụng.

- Phòng trừ:+ Thu gom các lá rụng,

cắt bỏ các cành bị hại nặng đem đốt. Sau thu quả và vụ đông cắt tỉa cho cây thông thoáng, làm vệ sinh vườn để giảm bớt điều kiện hoạt động của nhện.

+ Sử dụng thuốc: Regent 0,1%; Pegasus 0,1%; Ortus 0,1% có tác dụng diệt nhện trưởng thành tốt. Phun cho mỗi đợt lộc 2 lần: lần 1 nhú lộc, lần 2 lộc ra rộ.

* Bệnh hại vải: * Bệnh giả sương mai

(nông dân gọi là bệnh sương mai). Bệnh gây hại trên lá, chùm hoa và quả. Trên cành và cuống hoa, mô bệnh có màu nâu, thâm đen và phát triển lan rộng ra xung quanh,

làm cho cành và cuống hoa tóp lại, khô dần và gẫy. Trên quả mô bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục, sau lan dần trên mặt vỏ quả gây héo khô và chuyển màu thâm hoặc đen sẫm, trên mô bệnh được bao phủ 1 lớp nấm trắng dầy, mịn.

Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng vào mùa xuân khi thời tiết ấm, có mưa phùn ẩm ướt, trùng lúc cây đang ra hoa, hình thành quả và kéo dài cho tới khi thu hoạch.

Biện pháp phòng trừ bệnh giả sương mai:

- Cắt bỏ các cành chồi hoa cũ không có quả do bị bệnh nặng và tiến hành vệ sinh vườn sau khi thu hoạch.

- Phun trừ nguồn bệnh lưu tồn trên mặt đất bằng dung dịch Sunphat đồng 0,2 - 0,3%.

- Khi cây ra hoa kết quả từ sau tháng 2 cho đến khi quả chín, điều tra thường xuyên, nếu phát hiện thấy triệu chứng bệnh thì dùng thuốc Ridomil 72 MZ nồng độ 0,2% để phun, tuỳ theo

Page 16: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

16 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

điều kiện thời tiết nếu trời có mưa hoặc đêm nhiều sương cần phun tiếp lần 2, cách lần 1 từ 7 - 10 ngày.

* Bệnh thán thư: Bệnh phát sinh gây hại trên lá, lộc non, trên các chùm hoa và quả.

Trên lá, bệnh gây hại từ đỉnh lá trở xuống hoặc từ mép lá trở vào, mô bệnh màu nâu, ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ có đường viền màu nâu sẫm.

Trên lộc non, mô bệnh

có dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối. Trên hoa và quả non, mô bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu đen sau phát triển loang rộng ra, có dạng hơi lõm. Bệnh nặng làm cho hoa và quả bị rụng.

Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện trời ấm và ẩm trong tháng 3 và 4, đặc biệt khi có mưa phùn trùng lúc cây đang ra hoa và hình thành quả non gây hiện tượng rụng hoa, rụng quả.

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư:

- Tỉa cành tạo tán, cắt bỏ những cành tăm, cành vô hiệu tạo cho cây thông thoáng.

- Điều tra theo dõi vườn, đặc biệt khi thời tiết ấm và ẩm thấy bệnh xuất hiện thì tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc như Bavistin 50FL hoặc Benlat 50WP nồng độ 0,1%./.

Nguyễn Tươi (t/h)

Một số việc nhà nông cần làm trong tháng tư

1. Đối với cây trồng, bảo vệ thực vật

- Chăm sóc lúa, rau màu vụ xuân: Chú ý kiểm tra phòng trừ sâu bệnh và chống hạn cho lúa, bảo đảm đủ nước tưới, bón đón đòng cho lúa xuân. Chú ý phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt đề phòng các đối tượng thường gây hại nặng ở vụ xuân là rầy nâu, sâu đục thân và bệnh đạo ôn.

- Chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ mùa như giống, vật tư phân bón, chuẩn bị ruộng gieo mạ mùa.

- Chiết ghép giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại quả, phun thuốc chống rụng quả cho nhãn, vải, bưởi, cam, quýt.

- Chăm sóc rau màu vụ hè: Thụ phấn bổ sung cho bầu, bí, mướp.

- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến của sâu bệnh hại và tổ chức phòng trừ kịp thời. Chú ý bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ hại lúa; sâu khoang, sâu đục quả, đục thân, bệnh gỉ sắt, bệnh sương mai hại đậu tương; bệnh đốm lá, bệnh héo xanh hại lạc; dòi đục lá, sâu xanh sọc trắng, bệnh phấn trắng,

Tháng tư là thời điểm chuyển mùa từ xuân sang hè, cây trồng và vật nuôi rất hay bị bệnh. Với lúa là bệnh rầy nâu, sâu đục thân, đạo ôn. Với vật nuôi là bệnh tụ huyết trùng; tiêu chảy; chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò; viêm phổi ở gia súc… Đây cũng là thời điểm thích hợp để ương nuôi một số loại thủy sản… Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang khuyến cáo, trong tháng tư, bà con nông dân cần lưu ý các điểm sau:

Page 17: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

17SỐ 2 - 2016

bọ trĩ, rệp muội hại cây họ bầu bí; sâu cắn lá, rệp cờ, khô vằn hại ngô; bọ xít, sâu đục cành, nhện lông nhung hại nhãn, vải; rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, nhện vàng hại cây ăn quả có múi; rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, bệnh đốm lá hại chè; bệnh đốm lá, sâu đục nụ hại cây hoa hồng, hoa cúc.

2. Đối với chăn nuôi thú y- Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi,

tăng cường dinh dưỡng, Vitamin và khoáng chất nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể vật nuôi. Có các biện pháp ổn định tiểu khí hậu môi trường chuồng nuôi, tránh Stress ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa.

- Phòng ngừa các bệnh do thời tiết chuyển mùa như chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò; bệnh tụ huyết trùng ở vật nuôi; tiêu chảy, viêm phổi ở gia súc…

- Kiểm tra đôn đốc việc tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó, mèo trước mùa hè, đặc biệt các địa phương có ổ dịch cũ. Tiếp tục tiêm phòng đại trà đợt 1 trong năm của các cơ sở chưa hoàn thành trong tháng 3. Sau khi kết thúc tiêm phòng đại trà vắc-xin cúm gia cầm, tổng vệ sinh tiêu độc môi trường để hạn chế dịch bệnh phát sinh.

- Nuôi vỗ béo đàn trâu, bò thịt, gột vịt con nuôi thời vụ, tuyển chọn, bổ sung đàn gà sinh sản.

- Đây là thời điểm thích hợp trồng các loại cỏ làm thức ăn cho gia súc như: Mulato, VA06, Ghine…

3. Đối với thủy sản- Cho cá trắm cỏ, mè trắng, mè hoa đẻ

chính vụ. Tiếp tục nuôi vỗ cá trôi giai đoạn một. Chuẩn bị nhà sinh sản cho ba ba đẻ trứng. Cho cá rô phi đẻ, chuẩn bị ương cá. Ương nuôi tôm càng xanh giống. Nuôi vỗ cá trôi giai đoạn hai vào cuối tháng.

- Phòng, trị bệnh cho thủy sản khi thời tiết chuyển mùa: Vệ sinh môi trường, tăng cường dinh dưỡng cho cá nuôi, cho cá ăn thuốc phòng bệnh định kỳ./.

Văn Bằng (t/h)

Chuyến tàu cuối nămTrên chuyến tàu cuối năm từ Hà Nội về

Bắc Giang. Có một chàng sinh viên ngồi cạnh một bác nông dân, hai người làm quen nhau và trò chuyện vui vẻ. Một lúc sau chàng sinh viên nảy ra một ý kiến, chàng quay ra nói với bác nông dân.

- Cháu và bác thi đố vui nhé, nếu bác không trả lời được bác chỉ mất cháu 1 ngàn, còn nếu cháu thua, cháu mất bác 10.000 ngan.

Để giết thời gian bác nông gật đầu đồng ý.Chàng sinh viên ra câu đố trước.- Người ta dùng gì để tưới phân ạ?- Bác nông dân chẳng nói chẳng rằng rút

ngay 1 ngàn đồng đưa cho cậu sinh viên, chàng sinh viên lại hỏi tiếp.

- Hoa gì nở vào ban đêm?Cũng như lần trước bác rút ra 1 ngàn và

đưa cho cậu sinh viên và chậm rãi nói: Đến lượt tôi

- Đố anh con gì lên dốc bằng 5 chân xuống bằng 6 chân?

Chàng sinh viên vắt óc cả tiếng đồng hồ cũng không nghĩ ra, vò đầu bứt tai cũng không nghĩ ra cuối cùng anh ta cũng phải móc ví đưa cho bác nông dân 10.000 đồng.

Khi xuống đến ga, vẫn chưa nghĩ ra là con gì nên anh chạy theo bác nông dân hỏi với theo.

- Bác ơi con đó là con gì vậy bác?Vẫn với động tác cũ, bác lại rút trong túi

ra 1 ngàn và đưa cho cậu sinh viên./.

Trung Thành (s/t)

Vui cười

Page 18: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

18 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI18 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Một số kinh nghiệm bón phân cho cây trồngCó thể nói phân bón

là “thức ăn” của cây trồng. Việc

bón phân thích hợp sẽ góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế; ít hoặc không tác động xấu đến kết cấu đất canh tác và môi trường. Ý nghĩa của vấn đề này càng quan trọng hơn khi nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, đang cạn kiệt, sản xuất trong điều kiện cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt, buộc chúng ta phải tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến, có tác động rất lớn đến môi trường sống của con người,

đến sự phát triển của các hệ sinh thái. Bón phân hợp lý cần đảm bảo tăng năng suất cây trồng nhưng không gây ô nhiễm, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân và không có những tác động tiêu cực lên các hệ sinh thái.

Mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của cải tạo đất bằng biện pháp sinh, hóa học, nghiên cứu dinh dưỡng và tăng độ phì cho đất, sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, khả năng thương mại hóa và giá trị gia tăng cao.

Phân bón cho cây trồng bao gồm nhiều loại, nhưng có thể gộp vào những nhóm chủ yếu: Phân hữu cơ (cả hữu cơ vi sinh), phân vô cơ, phân vi sinh. Khi bón phân cần chú ý:

1. Chọn đúng loại phânCây cần phân gì bón

đúng loại phân đó. Mỗi loại có những tác dụng riêng. Bón không đúng loại sẽ không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những hậu quả xấu.

Đất chua không bón các loại phân có tính Axit. Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.

2. Bón đúng lúcNhu cầu đối với các chất

dinh dưỡng của cây thay đổi tuỳ theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm nhiều hơn Kali, có giai đoạn cây cần Kali nhiều hơn đạm. Bón phân đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng.

Để cho cây có thể sử

Page 19: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

19SỐ 2 - 2016 19 - 2015

dụng tốt các loại phân bón, nên bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Không nên trộn nhiều loại phân với nhau để bón, vì có thể xảy ra trường hợp làm giảm tác dụng của một số loại phân.

Không để cho cây rơi vào tình trạng kiệt quệ do thiếu dinh dưỡng mới bón phân. Khi cây đã rơi vào trạng thái kiệt quệ, việc bón phân lúc này khiến cây trồng không hấp thụ hết lượng phân bón, phân bị hao hụt nhiều, thậm chí phân còn có thể gây ra những tác động xấu đối với cây.

3. Bón đúng đối tượngCây trồng có yêu cầu đối

với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thãi.

Trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích luỹ và gây hại nặng. Càng bón thêm phân, cây lại sinh trưởng thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặng hơn. Ở những trường hợp này, bón phân cần nhằm đạt mục tiêu là ngăn ngừa sự tích luỹ và gây hại của sâu bệnh.

Đối tượng của phân bón không chỉ có cây trồng, vi sinh vật đất, mà còn có cả toàn bộ các thành tố cấu

thành nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chọn đúng đối tượng để tác động, có thể mở ra những tiềm năng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của phân bón.

4. Bón đúng cáchCó nhiều phương pháp

bón phân: Bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hòa vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước...

Bón phân vào đất ở độ sâu thích hợp với từng loại cây trồng, không nên bón phân vào sát gốc cây, nhất là với những loại cây công nghiệp và cây ăn quả.

Không thể bón quá nhiều lần cho cây mà thường tập trung vào một số lần để bón, thông thường là 2 - 4 lần trong một vụ đối với các loại cây ngắn ngày.

Có nhiều dạng bón phân: Rắc bột, vo viên dúi vào gốc, pha thành dung dịch để tưới.

Có nhiều thời kỳ bón phân: Bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, kích thích hạt nảy mầm...

Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất, phù hợp với từng trình độ của người nông dân.

Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phân bón được

sử dụng, tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau. Bón nhiều phân không hẳn đã tốt, nồng độ phân hóa học cao có thể gây hại đối với cây, cây có thể có nhu cầu đối với một lượng phân bón không nhỏ, nhưng lượng phân đó phải được chia nhỏ ra cho cây hút nhiều lần, tập trung vào bón một lần cây không những không hút được mà còn bị đầu độc, mặt khác lượng phân bón bị hao hụt nhiều do bay hơi, rửa trôi, cây cỏ dại hút mất...

5. Đúng thời tiếtThời tiết có ảnh hưởng

đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động khác, phân bón có thể cháy lá, hỏng hoa, quả; trời mưa to, cây chưa kịp sử dụng thì phân bón đã bị trôi theo dòng nước mưa làm ô nhiễm ao hồ và sông suối.

Điều cần lưu ý là sức chịu đựng cũng như mức độ tiếp thu các tác động từ bên ngoài của các bộ phận trên cây rất khác nhau. Đối với một loại phân bón, có thể đối với bộ phận này là thừa nhưng đối với bộ phận khác lại là chưa đủ. Chính vì thế mà có những loại hóa chất chỉ có thể bón cho cây vào đất mà không thể phun lên lá được, đặc biệt không được bón phân một chiều./.

Đỗ Thơm (t/h)

Page 20: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

20 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Kyõ thuaät thaâm canh

caây aên quaûMuốn cho cây ăn

quả xanh tốt, khỏe mạnh, luôn

được mùa thì người trồng phải biết thâm canh, kết hợp những kinh nghiệm hay với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cho cây ra hoa, đậu quả theo ý muốn.

Cây ăn quả thích hợp nhất là trồng trong vụ xuân. Khoảng cách trồng tùy thuộc vào vùng sinh thái hay mục đích sử dụng, thông thường vùng đồng bằng nên trồng khoảng cách 5 x 6m, vùng trung du đồi nùi bố trí 6 x 7m. Nếu trồng để làm vườn cây mẹ lấy mắt ghép nên chọn khoảng cách 2 x 3m. Thời kỳ đầu, khi cây ăn quả chưa giao tán nên trồng xen các cây ngắn ngày vào các chỗ trống để tăng hiệu quả sử dụng.

+ Đào hố, bón lót, trồng cây: Hố trồng được đào với kích thước 60 x 60cm. Bón lót mỗi hố 15 - 20kg phân

Cán bộ khuyên nông hương dân người trồng ôi bao quả đê hạn chê ruồi vàng gây hại

Page 21: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

21SỐ 2 - 2016

chuồng hoai mục hoặc 5 - 7kg phân hữu cơ vi sinh + 0,5kg supe lân + 0,3kg KCL + 0,1kg vôi bột. Phân bón được trộn đều với đất cho xuống hố, vun ụ nổi so với mặt đất cao khoảng 20 - 25cm đối với vùng thấp, vùng cao có thể trồng sâu hơn. Vét 1 hố nhỏ giữa ụ, đặt bầu cây ngang với mặt ụ, rạch bỏ túi bầu ni lông rồi vun đất nén chặt xung quanh bầu. Phủ 1 lớp rơm rác hoặc cỏ khô dày 2 - 3cm. Tưới ngay sau trồng mỗi cây 1 thùng nước. Các cây có lộc non thì cắt bỏ vừa để tạo tán vừa chống mất nước cho cây. Sau trồng 20 ngày cây ổn định, lấy dao rạch lớp ni lông chỗ vết ghép để cây phát triển.

+ Chăm sóc, tạo tán: Trong tuần đầu tiên mỗi ngày tưới cho cây 1 lần vào sáng hoặc chiều. Sau đó cách 2 - 3 ngày tưới 1 lần cho tới hết tháng. Khi cây đã hồi phục sẽ tưới thưa hơn, đảm bảo đất luôn ẩm. Trong giai đoạn cây chưa có quả có thể bón thúc cho cây 0,5kg Urê + 0,5kg KCL + 1kg lân Super/năm hoặc sử dụng NPK chuyên dùng. Phân bón cần chia làm nhiều lần để bón, có thể rải phân quanh tán và lấp đất hặc tưới với nước. Khi cành ghép cao 30 - 40cm

bấm ngọn để tạo cành cấp 1, cành này dài 30 - 40cm bấm ngọn tiếp để tạo cành cấp 2, từ đây sẽ tạo ra cành cấp 3. Nên để 3 - 4 cành cấp 1,6 - 8 cành cấp 2 và 12 - 16 cành cấp 3. Như vậy, cây sẽ có bộ tán thấp hình mâm xôi thuận lợi cho công tác bảo vệ thực vật và thu hái lại cho năng suất cao. Muốn cho cây ăn quả xanh tốt, khỏe mạnh, luôn được mùa thì người trồng phải biết thâm canh, kết hợp những kinh nghiệm hay với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cho cây ra hoa, đậu quả theo ý muốn. Đồng thời thực hiện các công việc như: Bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, xử lý cho cây ra hoa bằng hóa chất, ghép thay tán, ghép cải tạo đổi giống; chống rụng hoa, rụng quả non bằng cách khoanh vỏ hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học...

+ Phòng trừ sâu bệnh: Cây ăn quả hay bị các đối tượng sâu bệnh gây hại như: nhóm chích hút, nhóm ăn lá, các bệnh hại trên lá, hoa và rễ. Cụ thể, với nhóm chích hút (bọ xít, rầy, rệp, nhện đỏ, bọ trĩ...) dùng một trong các loại thuốc Serpa 0,1%, Depterex 0,2 - 0,3%, Pegasus 0,1%, Dnitol 0,1 - 0,2%... Với nhóm sâu ăn lá

như sâu đục ngọn, sâu đục qủa... dùng một trong các loại thuốc Decis 0,1 - 0,2%, Sumicidin 0,1 - 0,2%, Padan 0,1 - 0,2%... Sâu hại gốc rễ (mối, kiến, bọ cánh cứng...) sử dụng Basudin, Lidanfor, Sevidol để trị (dùng một trong các loại thuốc trên trộn 1 thuốc với 1 - 10 cát rắc xung quang gốc và hố). Ngoài ra tiến hành phun thuốc diệt trừ các loại sâu qua đông như bọ xít, rệp, rầy... để bảo vệ lá và nụ hoa. Các bệnh trên lá( khô đầu lá, cháy mép, đốm lá...) sử dụng các thuốc như Rhidomil 0,2%, Anvil 0,2%, Bayfidan 0,2%, Score 0,1%, Aliette 0,3%...

* Chú ý: Đối với sâu bệnh trên lá nên phun 2 lần cho mỗi đợt lộc (lần 1 khi cây bắt đầu phát lộc, lần 2 khi lộc rộ. Có thể phun riêng hoặc phun phối hợp cả thuốc sâu lẫn thuốc bệnh). Đối với vườn cây trưởng thành bệnh thối hoa hay xuất hiện vào tháng 12 gây hại trong tháng 1 và tháng 2 làm cho các chùm hoa thối khô có màu nâu gây thiệt hại có lúc lên đến 80 - 100%. Để phòng trừ bệnh hiệu quả nên sử dụng thuốc Boocdo1%, Rhidomil 0,2%, An vil 0,2%... /.

Nguyễn Thảo (t/h)

Page 22: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

22 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Bieän phaùp chaêm soùc caây rau gioáng trong vöôøn öômNhiều loại rau màu muốn phát triển

tốt thì cần phải trải qua giai đoạn ở vườn ươm hoặc trong bầu.

Giai đoạn này dù chiếm một thời gian ngắn nhưng có vai trò rất lớn, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây trồng. Để có số lượng cây con khỏe mạnh, sạch sâu bệnh nông dân cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật sau:

Xử lý đất: Đất làm bầu hoặc đất vườn ươm vụ hè thu cần trộn thêm với phân chuồng mục và xỉ than, vôi bột để thoát nước tốt khi gặp mưa lớn hoặc tưới đẫm, hạn chế nấm bệnh. Vụ thu đông và xuân hè cần trộn thêm một lượng nhỏ Supe lân (0,5kg supe/m3 đất) để giúp bộ rễ phát triển nhanh và giữ ấm cho cây.

Các cây họ bầu bí (dưa chuột, dưa hấu, bí xanh…) nếu đem trồng từ khi có 2 - 3 lá thật thì tranh thủ làm bầu theo kiểu trải nền: trộn đều hỗn hợp phân chuồng mục và bùn ao (đã để hả hơi) sau đó cán đều trên nền đất phẳng sao cho độ dày nền bùn từ 3 - 4cm. Đợi nền se lại thì dùng thanh tre mỏng kẻ ô bàn cờ sau đó tra 1 hạt vào chính giữa ô. Gieo xong phủ kín hạt bằng một lớp đất trộn với tro bếp (1 đất : 2 tro). Sau đó, rắc thoáng trấu lên trên cùng cho đỡ đóng váng mặt. Cách làm này tốn rất ít công lao động mà hiệu quả cao không kém làm bầu lá chuối hoặc nilon.

Đất làm bầu và đất vườn ươm cần phải sạch cỏ dại và diệt trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc xử lý đất (vôi tả, thuốc trừ sâu xám, trừ nấm khô vằn, lở cổ rễ…). Nên xử lý trước khi gieo hạt từ 2 - 3 ngày.

Chăm bón và tưới nước: Buổi chiều khi tưới nước cho cây con thì cần tưới lượng vừa đủ để đến đêm nước trên thân, lá hoàn toàn khô, tưới đủ để đất ngấm hết nước, không còn đọng lại trên mặt nhằm hạn chế cây chết thắt thân do nấm khô vằn.

Cây con trong vườn ươm luôn được sống trong điều kiện môi trường dinh dưỡng, nước, ánh sáng và nhiệt độ tối ưu. Vì vậy, khi đưa ra ngoài ruộng gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi cây dễ bị chết hoặc chậm phát triển. Do đó, nên hạn chế nước tưới và chăm sóc dinh dưỡng từ 3 - 5 ngày trước khi ra đồng để cây dễ thích nghi. Thậm chí, đối với rau màu có dạng thân gỗ, rễ chùm (các cây họ cà) cần phải nhổ lên trước khi trồng khoảng 1 tuần, cắt rễ chính rồi giâm chúng lại, chờ cho nhiều rễ phụ phát sinh mới đem trồng sẽ giúp cây nhanh bén rễ và phát triển nhanh hơn.

Bảo vệ thực vật: Thời gian cây trong bầu hoặc vườn ươm nếu thời tiết về đêm có nhiều sương (vụ thu đông, xuân hè) thì cần dùng khung che bằng nilon vào ban đêm để tránh sương, hạn chế bệnh chết ẻo do nấm. Vụ hè thu cần làm giàn mái che bằng lưới nilon đen để giảm bớt cường độ ánh sáng và mưa to.

Trong thời gian ở vườn ươm, bầu cây cần được phun phòng bệnh khô vằn (chết thắt thân) bằng các loại thuốc như Tilt-supe, Amistar-top, Validacin… với nồng độ bằng một nửa khi phun cho cây trưởng thành, kết hợp với các chế phẩm phân bón lá có chứa hàm lượng lớn canxi./.

Lê Quang (t/h)

Page 23: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

23SỐ 2 - 2016

Phöông phaùp troàng vaø chaêm soùc caây chuøm ngaây

cho naêng suaát caoHiện nay, cây chùm

ngây được trồng, khai thác và sử

dụng nhiều nơi trên thế giới do có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên yêu cầu kỹ thuật trồng loại cây này khá khắt khe.

Để cây chùm ngây phát triển được tốt nhất, người trồng cần tuân thủ theo đúng kỹ thuật trồng cây. Chùm ngây hay cây ba đậu dại (tên khoa học: Moringa oleifera) là loài thực vật thân gỗ thuộc họ chùm ngây (Moringaceae), xuất xứ từ vùng Nam Á. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, Vitamin, Beta-caroten, Acid amin và nhiều hợp chất Phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như Zeatin, Quercetin, Alpha-sitosterol, Caffeoylquinic acid và Kaempferol.

Một số nguồn nghiên cứu cho biết chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao gồm 7 loại Vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại

acid amin, 46 chất chống ôxi hóa, liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chất kháng sinh, kháng độc tố, các chất giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, giúp ổn định huyết áp, hạ cholesterol, bảo vệ gan.

Chuẩn bị trồng câyNgười trồng cần dùng

bao nilon đựng cát, đất (2/3) + phân hữu cơ (1/3) đã trộn sẵn sau đó ngâm hạt chùm ngây với nước (02 sôi, 03 lạnh) trong 12h hoặc nước lạnh trên 12h. Hiện nay, có 2 cách gieo trồng. Cách 1 dùng cho người chưa có kinh nghiệm gieo trồng. Người trồng cây dùng ngón tay ấn vào giữa bao sâu bằng 2 đốt ngón tay, đặt 1 - 2 hạt chùm ngây vào rồi phủ đất lại, tưới nước vừa phải, để trong mát, tưới nước cho ẩm.

Cách 2 dùng cho người đã có kinh nghiệm gieo trồng. Người gieo cần cấy hạt đã ngâm nước bỏ trong tấm vải bao kín (vải thoát được nước), đặt vào chỗ

tối, ấm để hạt nảy mầm (hằng ngày tưới thêm nước vào để giữ ẩm). Sau vài ba ngày, hạt giống sẽ nảy mầm, người trồng sẽ đem hạt ra trồng. Cách trồng là dùng ngón tay ấn hạt vào giữa bao sâu bằng 2 đốt ngón tay, tưới nước vừa phải, để trong bóng mát.

Sau 4 - 7 ngày, khi hạt đã mọc lên, người nông dân cần tiếp tục tưới nước hằng ngày và cắm 1 que tre cao 5 tấc cạnh cây chùm ngây con, cột dây (mục đích giữ cho cây không bị ngã trong quá trình tưới). Sau 40 - 50 ngày, khi cây cao từ 10 cm - 20cm, người dân mới được tiến hành trồng ngoài đất. Quy cách trồng cây tùy theo nhu cầu như thu hoạch lá, rễ, hoa. Dự tính trung bình: 10.000 m2 (1ha) cần 5kg hạt.

Kỹ thuật trồng cây chùm ngây

Hầu hết loài cây này đều được bà con khai thác trồng trên đất rừng được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất,

Page 24: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

24 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

trừ cỏ dại. Nếu người trồng không cày bừa, làm cỏ kỹ, sau này chi phí diệt cỏ và sâu rầy sẽ rất cao.

Tùy theo nhu cầu thu hoạch, người trồng cây có thể trồng với mật độ như sau: chuẩn bị đất hoai trộn phân hoai, tro, trấu bón vào hố đào sẵn kích thước 30 x 30cm sâu 40cm.

Lá tươi cây Moringa là một loại rau cao cấp nên mật độ cây cách cây là 0,5m, hàng cách hàng 1m để dễ đi lại chăm sóc, thu hoạch. Rễ của cây chùm ngây có thể làm thuốc xuất khẩu.

Chuẩn bị cây chùm ngây làm giống

Có nhiều cách khác nhau để nhân giống cây chum ngây. Người trồng có thể trồng bằng hạt và bằng cách cắm cành xuống đất, nhưng cách tốt nhất là trồng bằng hạt để cây con có rễ vững chắc, ít tốn phân bón và công chăm sóc. Cây không cắt ngọn sau 8 tháng trồng sẽ đạt chiều cao 2,5m - 3,2m, đường kính thân đạt xấp xỉ 2cm và có khoảng 7 cành.

Cây chùm ngây có thể trồng quanh năm vì có khả năng chịu khô hạn tốt. Ở những vùng thiếu nước thì người dân nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 - 5).

Trên những vùng đất cao, đồi, người nông dân nên đào hố lớn hơn bầu ươm cây giống từ 4 - 5 cm sau đó bón lót phân chuồng khoảng (10kg + 0.5 Super

Lân)/50cây. Trên đất thấp, người trồng cần phải lên mô trước khi trồng, xới và rải phân quanh mô.

Bón phân thúc hàng năm

Hiện nay chưa có thí nghiệm nào về bón phân cho cây chùm ngây trên các loại đất khác nhau. Lượng phân bón thay đổi theo tính chất đất, theo tuổi của cây và theo sản lượng mà cây đã cho. Thông thường, người dân nên bón theo đợt: bón phân 3 lần/năm, riêng phân chuồng chỉ bón 06 tháng/lần.

Ở năm đầu, cây nên bón bằng phân hóa học (chẳng hạn Urê) được hòa vào nước và tưới hoặc phun lên cả thân và gốc. Các năm sau, người chăm sóc nên rải phân chung quanh gốc rồi tưới nhẹ cho phân hòa tan và ngấm xuống đất.

Giai đoạn kiến thiết cơ bản diễn ra trong thời gian ngắn từ 3 - 6 tháng. Ngoài ra muốn nâng cao năng suất của cây, người trồng cần bổ sung các vi lượng bằng cách tưới phun hoặc tưới các chế phẩm như HCP 301, Mymix để cây con tăng trưởng mạnh ở giai đoạn đầu, cho lá, hạt tốt.

Giai đoạn kinh doanhNgười dân có thể thu

hoạch lá khi trồng 3 - 6 tháng. Cây Moringa rất dễ trồng và chóng lớn, có thể trồng chùm ngây xen kẽ dưới tán rừng, khi cây cao được 1,5m thì cắt cành, ngay chỗ cắt sẽ đâm ra nhiều tược, khi tược

cao lại cắt ngang lúc đó cây sẽ đâm tược theo cấp số nhân.

Rễ sẽ cho thu hoạch từ năm thứ 2 trở đi. Mặc dù cây chùm ngây chịu hạn rất tốt nhưng khi nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và giảm năng suất nhiều. Biểu hiện của sự thiếu nước là: cành mới hình thành ít, phát triển rất chậm, cành teo lại và chuyển sang màu vàng, lá vàng, héo nhiều, lá nhỏ.

Việc tưới nước nên bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5. Tùy theo ẩm độ đất, người trồng có thể thay đổi nhịp độ tưới từ 5 – 7 ngày/lần (tưới vào buổi sáng).

Trước mỗi đợt bón phân người tưới cây có thể dùng thuốc trừ cỏ hoặc làm cỏ thủ công. Cây chùm ngây hầu như “miễn dịch” với sâu bọ. Nhìn chung, loài cây này có tỷ lệ sâu bệnh không đến 2%.

Bên cạnh đó, việc không làm sạch cỏ phát sinh một số sâu bệnh phá hoại như: Kiến cắn, đục khoét làm hư hạt giống, các cành non; sâu bệnh hại: Ruồi đục quả Gitona spp, các loài bọ cánh cứng hại lá cây con và cây chồi giâm hom. Người nông dân nên dùng các loại thuốc theo danh mục cho phép của Bộ Y tế. Năng suất của cây tùy theo cách đầu tư, trung bình thu hoạch có thể đạt 0,5kg lá tươi/tháng/cây (sau khi trồng 3 tháng)./.

Văn Bằng (t/h)

Page 25: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

25SỐ 2 - 2016

Kinh nghieäm troàng

ñaäu töông ÑT

cho naêng suaát cao84

Trước đây, đậu tương là cây trồng thế mạnh góp phần

tăng thu nhập cho nông dân Bắc Giang. Tuy nhiên diện tích cây trồng này giảm mạnh, mất dần chỗ đứng trong cơ cấu cây trồng hàng năm trên địa bàn tỉnh do sâu bệnh hại nên năng suất thấp. Chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm trồng đậu tương giống mới DT 84 năng suất cao để bà con nông dân tham khảo.

1. Chọn giống: Giống đậu tương

DT84 của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang do Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo.

+ Lượng giống: 2,5 - 3kg/sào (360m2).

+ Chuẩn bị giống: Hạt giống đảm bảo tỷ lệ nảy mầm trên 85%, độ thuần trên 98%.

2. Thời vụ gieo hạt:

Vụ đông gieo từ ngày 15/9 - 5/10, vụ thu gieo từ 25/5-30/6, vụ xuân gieo từ ngày 20/2-20/3.

3. Làm đất và lên luống: Thích hợp trồng trên đất cát pha, thịt nhẹ, dễ tưới tiêu nước. Yêu cầu đất phải nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại, giữ ẩm và thoát nước tốt.

+ Đối với đất trũng: Cày bừa, tạo luống rộng 1,2m - 1,5m, cao 20cm, rãnh rộng 30cm. Rạch hàng theo 3 hàng dọc hoặc hàng ngang luống, rạch sâu 5 - 7cm, hàng cách hàng 35 - 40cm, hàng ngoài cách mép luống 10 - 15cm, cây cách cây 10 - 12cm (mỗi hốc gieo 2-3 hạt). Đảm bảo mật độ 50 - 55 cây/m2.

+ Đối với đất soi bãi thoát nước: Cày bừa tạo luống rộng 2 - 3m, rãnh rộng 30cm hoặc rạch hàng trồng thành băng (mỗi băng rộng 5 - 6m khơi một rãnh thoát nước). Rạch sâu 5 - 7cm, hàng cách hàng 35 - 40cm, cây

cách cây 10 - 12cm (mỗi hốc gieo 2 hạt). Đảm bảo mật độ 45 - 50 cây/m2.

+ Đối với đất đồi dốc: Chọn đồi có độ dốc dưới 15 độ, làm sạch cỏ, cày nhỏ đất, sau đó cuốc hốc hoặc rạch hàng sâu 5 - 7cm, hàng cách hàng 35 - 40cm, cây cách cây 10 - 12cm (mỗi hốc gieo 2 hạt). Đảm bảo mật độ 45 - 50 cây/m2.

4. Bón phân: Lượng phân bón cho 1

sào như sau: Phân chuồng: 200 - 250kg; lân Supe: 12 - 15kg, Kali: 4 - 5kg; đạm urê: 3 - 4kg. Nếu trường hợp đất chua, có thể bón bổ sung thêm vôi bột với lượng 12 - 15kg.

Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + Supe lân + 2 - 2,5kg Kali + 1,5 - 2kg đạm urê rải theo rạch, sau đó lấp nhẹ đất, phủ kín phân (vôi bột bón vãi khi cày bừa làm đất).

- Lượng đạm và kali còn

Page 26: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

26 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

lại bón thúc làm 2 lần:+ Lần 1: Khi cây có 2 - 3

lá thật.+ Lần 2: Khi cây có 5 - 6

lá thật.5. Gieo hạt:- Trước khi gieo nên phơi

lại hạt giống dưới nắng nhẹ 3 - 4 giờ. Gieo lúc có mưa nhỏ, đất ẩm, nếu đất khô nên tưới vào rạch để hạt dễ nảy mầm. Gieo hạt cách xa phân bón lót 2 - 3cm, nếu để hạt tiếp xúc với phân, mầm sẽ bị chết. Khi gieo xong cần lấp một lớp đất dày 1 đến 2cm phủ kín hạt.

6. Chăm sóc:- Sau trồng 3 - 5 ngày,

tiến hành kiểm tra trồng dặm những chỗ mất cây.

+ Vun xới lần 1: Khi cây có 2 - 3 lá kép, tiến hành tỉa định cây đảm bảo mật độ 45 - 50 cây/m2. Dùng cuốc xới xáo tạo điều kiện cho đất tơi xốp, bộ rễ phát triển thuận lợi, vi khuẩn nốt sần sớm

cộng sinh, làm sạch cỏ dại.Bón thúc lần 1: Bón 1kg

đạm/sào + 1 - 1,5kg kali/ sào, bón cách gốc 5 - 7cm, sau đó vun gốc và lấp kín phân (Chú ý: không để phân dính bám trên lá làm cháy lá và chết cây).

+ Vun xới lần 2: Tiến hành trước khi đậu tương ra hoa sau lần 1 khoảng 12 - 15 ngày, xới sâu 5 - 7cm, sạch cỏ dại.

Bón thúc lần 2: Từ 1 - 1,5kg kali/sào + 1kg đạm/sào, bón cách gốc 10 - 12cm kết hợp vun cao, chống đổ cho cây.

+ Tưới tiêu nước: Đậu tương là cây trồng cạn nhưng kém chịu hạn. Nhu cầu nước của cây lớn nhất vào thời kỳ ra hoa, làm quả. Ngoài việc tưới nước cho đậu tương, trong vụ hè, lượng mưa nhiều, cần chú ý thoát nước kịp thời, nếu ngập úng lâu cây vàng héo,

hoa quả rụng nhiều, dẫn đến năng suất thấp.

7. Phòng trừ sâu bệnh:- Sâu hại: Đậu tương

thường bị dòi đục thân, lá, sâu khoang, sâu xanh, rệp, sâu đục quả…

Phòng trừ: Sâu xanh, sâu đục quả bằng Bestox 5EC, Ofatox 400EC nồng độ 0,2%. Trừ bọ xít bằng Padan 95SP, Dipterex 0,1 - 0,15%. Thời gian phun khi cây có 2 lá đơn và 4 - 5 lá thật. Phun vào lúc chiều mát.

- Bệnh hại: Bệnh gỉ sắt, sương mai, thối rễ, cháy lá, đốm nâu vi khuẩn…

Phòng trừ: Dùng giống chống bệnh, bón phân cân đối, luân canh cây trồng. Dùng thuốc hóa học trừ bệnh gỉ sắt, đốm nâu phun Zinep 0,5% hoặc Boocdo 1%.

ĐT(t/h)

Mô hình trồng đậu tương đạt năng suất cao (ảnh minh họa)

Page 27: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

27SỐ 2 - 2016

Các giống dưa chuột lai PC4, dưa chuột lai

GL1-2, cà chua lai FM29, cà chua lai GL1-3 đều là những giống ưu thế lai có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp gieo trồng trong vụ đông và xuân hè tại các tỉnh phía Bắc.

1. Giống dưa chuột lai PC4

- Đặc điểm nổi bật: Giống

dưa chuột PC4 có thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày, thích hợp trồng cả 2 vụ xuân hè và thu đông tại các tỉnh phía Bắc. Thu quả rất sớm, sau trồng 35 - 40 ngày, thời gian thu quả kéo dài tới 40 - 45 ngày. Cây sinh trưởng phát triển khỏe, năng suất đạt trên 50 tấn/ha trong vụ xuân hè và trên 45 tấn/ha vụ thu đông. Quả có dạng hình đẹp, vỏ quả màu xanh đậm,

gai quả đen, cùi dày, giòn, thơm thích hợp cho ăn tươi và chế biến muối mặn xuất khẩu. Khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn và sương mai khá.

- Thời vụ thích hợp: Vụ thu đông gieo hạt 25/8 - 5/9; vụ xuân hè gieo 25/2 - 5/3.

- Địa chỉ cung cấp giống: Việc Cây lương thực và Cây thực phẩm, Liên Hồng - Gia Lộc - Hải Dương; Điện thoại:

Những giống rau mới có năng suất cao,

chất lượng tốt

Page 28: VĂN BẢN MỚI - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/25d/chuyen san so 2-2016.pdf · Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

28 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

03203 716 463, 03203 716 386, 0912675359.

2. Giống chưa chuột lai GL1-2

- Đặc điểm nổi bật: Cây có khả năng phát triển tốt, thời gian sinh trưởng 80 - 85 ngày, thích hợp trong vụ đông và vụ xuân hè tại các tỉnh phía Bắc. Năng suất đạt trên 50 - 60 tấn/ha trong cả 2 thời vụ. Vỏ quả màu xanh, gai trắng, ruột đặc, ăn giòn, ngọt, chất lượng quả tốt, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước. Giống chịu bệnh sương mai và phấn trắng tốt.

- Thời vụ thích hợp: Vụ đông gieo hạt 5/9 - 15/10; vụ xuân hè gieo hạt 15/1 - 15/2

- Giống được công nhận giống sản xuất thử năm 2014. Giống đang được mở rộng diện tích tại các tỉnh như: Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế.

- Địa chỉ cung cấp hạt giống: Viện Nghiên cứu Rau quả, Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội; Điện thoại: 04 38 760 545, 0989093798.

3. Giống cà chua lai FM 29

- Đặc điểm nổi bật: Giống thuộc dạng hình sinh trưởng vô hạn, thời gian sinh trưởng 130 - 150 ngày, thích hợp trong vụ xuân hè tại các tỉnh phía Bắc. Năng suất đạt trên 50 tấn/ha. Quả chín đỏ, tập trung, chất lượng quả tốt đáp ứng yêu cầu tiêu

thụ trong nước và chế biến. Giống có khả năng chống chịu bệnh sương mai và vi-rút xoăn vàng lá rất tốt.

- Thời vụ thích hợp: Vụ xuân hè gieo hạt 5/12 - 5/1 năm sau.

- Giống được công nhận chính thức năm 2010, hiện đang được trồng phổ biến tại các địa phương như Nam Định, Hà Nam, Hải Phòng và Thanh Hóa.

- Địa chỉ cung cấp hạt giống: Viện Nghiên cứu Rau quả, Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội; Điện thoại: 04 38 760 545, 0989093798.

4. Giống cà chua lai GL1-3

- Đặc điểm nổi bật: Giống thuộc dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn, thời gian sinh trưởng 110 - 120 ngày trong vụ chính và 90 - 100 ngày trong vụ xuân hè. Năng suất đạt 60 - 65 tấn/ha (vụ đông),

trên 40 tấn/ha (vụ thu đông) và trên 30 tấn/ha (vụ xuân hè). Khả năng chống chịu bệnh sương mai và vi-rút xoăn vàng lá rất tốt. Quả hình trụ cao, màu sắc quả đỏ đậm, chất lượng quả tốt, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và chế biến.

- Thời vụ thích hợp: Vụ thu đông gieo hạt 5/7 - 20/7; vụ đông gieo hạt 5/9 - 10/9; vụ xuân hè gieo hạt 5/12 - 5/1 năm sau.

- Giống được công nhận giống sản xuất thử năm 2014, hiện đang được mở rộng ở Phú Thọ và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.

- Địa chỉ cung cấp hạt giống: Viện Nghiên cứu Rau quả, Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội; Điện thoại: 04 38 760 545, 0989093798./.

Trang Trần (t/h)

Giống cà chua lai cho năng suất cao