81
01. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa, Thể thao và Du lịch.- Ngày 13/10/2011.- Số 943 Theo UBND tỉnh Sơn La, Sơn La là tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch và hiện là tỉnh có sức thu hút đối với khách du lịch. Số du khách đến với Sơn La ngày càng tăng, tổng doanh thu dịch vụ xã hội đạt 187,8 tỷ đồng, doanh thu ở các cơ sở lưu trú đạt 71,65 tỷ đồng. Phát huy thế mạnh của các tỉnh miền núi về du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, Sơn La đặc biệt quan tâm đến đa dạng hóa sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm của tỉnh. Tỉnh tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch để giới thiệu nét đặc sắc về cảnh quan thiên nhiên và đặc trưng văn hóa của các dân tộc của tỉnh nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung, nhất là liên kết với 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu tạo mối liên kết vùng dọc tuyến Quốc lộ 6 để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, sản phẩm du lịch đặc trưng, gắn du lịch với văn hóa, lịch sử với du lịch sinh thái phù hợp với tiềm năng lợi thế của mỗi tỉnh. Bà Mai Thu Hương, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Sơn La cho biết, đến với Sơn La, bạn sẽ được ngắm nhìn một vùng núi non hùng vĩ và khám phá về giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc, cuốn hút trong vòng xòe, ngây ngất say trong men rượu cần, cùng thả hồn theo ánh lửa bập bùng và giọng hát ngọt ngào trong đêm hội nhạc rừng. Khi đất nước trên đà đổi mới, Sơn La cũng đã có nhiều chuyển biến, nhất là trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống của nhân dân. Sơn La được du khách biết đến bởi những nét văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em và cả những nét giao thoa giữa các nền văn hóa. Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 1

22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

01. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa, Thể thao và Du lịch.- Ngày 13/10/2011.- Số 943

Theo UBND tỉnh Sơn La, Sơn La là tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch và hiện là tỉnh có sức thu hút đối với khách du lịch. Số du khách đến với Sơn La ngày càng tăng, tổng doanh thu dịch vụ xã hội đạt 187,8 tỷ đồng, doanh thu ở các cơ sở lưu trú đạt 71,65 tỷ đồng. Phát huy thế mạnh của các tỉnh miền núi về du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, Sơn La đặc biệt quan tâm đến đa dạng hóa sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm của tỉnh. Tỉnh tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch để giới thiệu nét đặc sắc về cảnh quan thiên nhiên và đặc trưng văn hóa của các dân tộc của tỉnh nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung, nhất là liên kết với 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu tạo mối liên kết vùng dọc tuyến Quốc lộ 6 để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, sản phẩm du lịch đặc trưng, gắn du lịch với văn hóa, lịch sử với du lịch sinh thái phù hợp với tiềm năng lợi thế của mỗi tỉnh.

Bà Mai Thu Hương, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Sơn La cho biết, đến với Sơn La, bạn sẽ được ngắm nhìn một vùng núi non hùng vĩ và khám phá về giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc, cuốn hút trong vòng xòe, ngây ngất say trong men rượu cần, cùng thả hồn theo ánh lửa bập bùng và giọng hát ngọt ngào trong đêm hội nhạc rừng. Khi đất nước trên đà đổi mới, Sơn La cũng đã có nhiều chuyển biến, nhất là trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống của nhân dân. Sơn La được du khách biết đến bởi những nét văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em và cả những nét giao thoa giữa các nền văn hóa.

Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều tỉnh vùng Tây Bắc, trong đó có ngành du lịch của Sơn La. Nhiều tour du lịch ngắn được tổ chức đã tạo ra được sức hấp dẫn đối với du khách cả trong và ngoài nước. Sau khi đến sân bay Nà Sản, du khách được đi tham quan những di tích lịch sử và những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng đã được xếp hạng: Nhà ngục Sơn La, nơi giam giữ tù chính trị trong thời kỳ chống Pháp, hang bia “Quế Lâm Ngự Chế” - bút tích của Vua Lê Thái Tông năm 1440... Bài thơ được khắc trên vòm hang vách đá thẳng đứng, dưới lòng hang rộng, có nhiều thạch nhũ mọc từ vòm hang buông xuống. Đây là những thắng cảnh kỳ vĩ do thiên nhiên và con người kiến tạo.

Cách trung tâm thành phố gần 5 km, điểm tham quan và thư giãn tại khu suối nước nóng bản Mòng hiện ra còn nguyên những nét đẹp hoang sơ, thuần khiết đầy quyến rũ. Trong những tour du lịch, du khách sẽ đến với những địa danh, những khu văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trên những nếp nhà sàn truyền thống, du khách có thể thưởng thức những món ăn đặc sản, hương vị mới lạ đậm đà, hấp dẫn như măng lay, cá nướng, cơm lam. Sau khi chiêm ngưỡng những danh thắng ở thành phố Sơn La và có thể tiếp tục cuộc hành trình của mình để ngắm những cảnh đẹp hùng vĩ mà nên thơ như Hang Dơi, thác Dải Yếm ở Mộc Châu và tận hưởng không khí trong lành của vùng khí hậu tiểu ôn đới quyện hòa cùng hương chè ngan ngát.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 1

Page 2: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Những du khách yêu thích du lịch sinh thái vùng cao sẽ có nhiều cơ hội ngắm nhìn những vẻ đẹp hoang sơ của những nhành phong lan rừng, những đỉnh núi cao mây vờn, những dòng suối nước trong veo và cả tấm lòng chân chất, hiếu khách của người dân bản xứ. Hương vị thơm nồng của rượu cần hòa quyện cùng điệu xòe bên ánh lửa bập bùng sẽ còn lưu giữ mãi trong lòng du khách. Mùa xuân về, hoa ban nở trắng càng tô thêm vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc trên suốt cuộc hành trình về với Sơn La.

02. T.T.N. TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH TỈNH SƠN LA: NƠI GIEO MẦM NHỮNG TÀI NĂNG NGHỆ THUẬT / T.T.N // Bản tin Văn hóa, Thể thao và Du lịch.- Ngày 13/10/2011.- Số 943

Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Sơn La vừa làm lễ tốt nghiệp cho hơn 100 học sinh thuộc các hệ đào tạo chính khóa về thanh nhạc, múa dân gian, hội họa, nhạc cụ, sáng tác âm nhạc, thư viện, du lịch và quản lý văn hóa cơ sở. Đồng thời tiếp tục tuyển sinh 140 học sinh, sinh viên vào năm học 2011 - 2012.

Hiện nhà trường có trên 500 học sinh, sinh viên đang theo học. Đây là trường đặc thù chuyên đào tạo học sinh năng khiếu về nghệ thuật được tuyển chọn từ cơ sở, vùng sâu, vùng xa là con em đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Nhà trường còn liên kết với các trường đại học, cao đẳng trong nước để đào tạo học sinh, sinh viên chuyên ngành quản lý văn hóa, đào tạo tại chức lớp đại học văn hóa du lịch, đại học thư viện - thông tin. Nhà trường còn tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các nghệ nhân cơ sở sưu tầm, chế tác các loại nhạc cụ dân tộc, sưu tầm và khai thác các làn điệu dân ca dân tộc, các điệu múa dân gian...

Nhà trường tuyển sinh đào tạo chuyên ngành nghệ thuật hệ 6 năm chủ yếu là học sinh ở lứa tuổi từ 12 đến 15. Học sinh học các lớp chuyên ngành nghệ thuật được bố trí ở tại ký túc xá, được nhà trường gửi vào các trường phổ thông trung học, phổ thông cơ sở và tiểu học để học văn hóa.

Trong hơn 40 năm (từ năm 1967 đến nay), Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Sơn La đã đào tạo trên 5.000 học sinh, sinh viên. Đây là nguồn nhân lực có tài năng nghệ thuật để bổ sung diễn viên, nhạc công cho các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, các đội văn hóa thông tin, đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở. Đồng thời đây là những hạt nhân xây dựng phong trào, tổ chức và duy trì hoạt động của trên 2.000 đội văn nghệ quần chúng tại cơ sở của tỉnh Sơn La. Đây còn là lực lượng cốt cán sưu tầm, bảo tồn sản phẩm văn hóa phi vật thể, phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa, nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Em Lầu A Thá, học sinh lớp Hội họa kể rằng: Nhà ở bản Huổi Dứng, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu. Từ nhỏ, em đã phải lên nương cùng với bố mẹ để làm nương ngô, nương lúa. Là một trong 30 học sinh dân tộc Mông thi trúng tuyển năng khiếu nghệ thuật vào trường trong năm học này, em cố gắng tiếp thu nhiều kiến thức về hội họa từ các thầy cô giáo truyền giảng. Em mơ ước trở thành họa sĩ giỏi để sau này sáng tác những tác phẩm hội họa

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 20112

Page 3: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

về quê hương, về những nét đẹp văn hóa của người Mông, góp phần quảng bá văn hóa dân tộc mình.

Cô giáo trẻ Trần Thị Thanh Xuân cho biết: “Tin học là môn bắt buộc trong chương trình đào tạo của nhà trường. Đa số các em là con em đồng bào các dân tộc thiểu số lần đầu đến trường vừa được học các lớp đào tạo chuyên ngành nghệ thuật vừa học văn hóa. Các em rất lạ với môn tin học, lại chưa biết ngoại ngữ nên hướng dẫn các em trên máy vi tính phải công phu. Tuy nhiên các em rất ham học hỏi, nghiên cứu tài liệu sách vở, học thêm ngoài giờ lên lớp. Tôi cố gắng hướng dẫn các em soạn thảo văn bản thuần thục, sử dụng thư viện điện tử, soạn thảo những bản nhạc trên máy tính”.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Ban Giám hiệu nhà trường luôn chú trọng nâng cao chất lượng nghiệp vụ cũng như đầu tư trang thiết bị dạy và học. Ngoài đào tạo học sinh chuyên ngành nghệ thuật, hàng năm nhà trường đều mở các lớp đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ làm công tác văn hóa, thông tin cơ sở. Đây cũng là lớp góp phần nâng cao chất lượng cho cán bộ làm công tác văn hóa ở tuyến huyện và ở tuyến xã, đóng góp vào việc đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ trí thức của ngành Văn hóa và du lịch nói riêng và của tỉnh nói chung.

Để làm tốt công tác đào tạo những nghệ sĩ diễn viên, cán bộ làm công tác văn hóa thông tin có chất lượng cao cho tỉnh, những năm tới nhà trường chú trọng mở rộng ngành nghề đào tạo, liên kết đào tạo và nâng số học sinh, sinh viên từ 800 lên 1.200. Nhà trường đáp ứng nhu cầu đào tạo không chỉ cán bộ của tỉnh mà còn đào tạo cán bộ nghệ thuật cho lưu học sinh nước bạn Lào. Đến năm 2012 - 2013 nâng cấp thành Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch, góp phần giữ gìn và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc các dân tộc tỉnh Sơn La.

03. Kim Sơn. GIẤC MƠ TỶ PHÚ CỦA CHÀNG TRAI NUÔI BÒ / Kim Sơn // Tiền phong.- Ngày 17/10/2011.- Số 290

Tốt nghiệp đại học ngành Điện tử viễn thông với tấm bằng loại ưu, Phan Doãn Huấn trở về quê hương Mộc Châu sau khi đã cho phép mình thử sức với các cơ hội kiếm sống ở Hà Nội. Mảnh đất nơi anh từng muốn rời xa đã cho anh một cơ hội để khẳng định mình. Chăn nuôi bò sữa hiện không chỉ là công việc, nó đã trở thành niềm tự hào để anh tự tin thấy quyết định năm nào của mình đã đúng.

Hiện tại thu nhập bình quân của gia đình Phan Doãn Huấn, sinh năm 1982, ở 26/7 Tân Cương, Thị trấn nông trường Mộc Châu, Sơn La là 70 - 80 triệu đồng/tháng. Huấn “hâm”, biệt danh mà bạn bè đại học đặt cho anh năm nào giờ đây sắp trở thành… tỷ phú nuôi bò.

“TÔI TỪNG CHÁN MÙI BÒ”Sau 3 năm gặp lại Phan Doãn Huấn, tại cuộc thi Hội thi Hoa hậu bò

sữa tại Mộc Châu một ngày trung tuần tháng 10, trước mặt tôi là một

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 3

Page 4: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

thanh niên có gương mặt sáng bừng và nụ cười như nắng. Thế nhưng chỉ chừng ba câu hỏi dồn, trên khóe mắt anh xuất hiện hai dòng nước mắt. Vừa giơ tay quệt nước mắt vừa xin lỗi, Huấn nói rằng: “Tôi giốngmẹ, hay bị xúc động”.

Lớn lên chứng kiến sự vất vả của cha mẹ ngày ngày ở nông trường rồi sau đó suốt ngày quanh quẩn sau đuôi bò kỳ cọ, vắt sữa, tắm rửa, thay cỏ, Huấn từng ước một ngày mình sẽ thoát ra khỏi nơi đây, thoát khỏi sự ám ảnh của “mùi bò” tìm đến những vùng đất mới. Giấc mơ đó trở thành hiện thực khi Huấn thi đỗ đại học năm 2002. Hăm hở rời cao nguyên về Hà Nội, Huấn chăm chỉ học hành và bốn năm sau anh tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu.

Giấc mơ được diện quần Tây, sơ mi cổ cồn, xách cặp tới những tòa nhà cao tầng vào mỗi sáng đã trở thành hiện thực. Huấn tìm được việc làm đúng chuyên môn ngay sau khi ra trường. Nhưng mức lương khởi điểm 1,8 triệu đồng không đủ cho cuộc sống với vài ba bữa ăn thanh đạm, anh liên tục phải chuyển cơ quan với mong muốn có mức lương cao hơn. Một năm sau khi ra trường, lương của Huấn tăng lên được 2,2 triệu đồng.

Huấn chia sẻ: “Khi đó tôi đã thực sự suy nghĩ rất nhiều về trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình tương lai, tôi cũng bắt đầu nhớ khí hậu trong lành ở Mộc Châu sau mỗi ngày tan tầm bị kẹt cứng trong tiếng còi xe ở Hà Nội”. Sau những đêm trăn trở, Huấn quyết định rời thành phố trở về nơi anh đã từng muốn ra đi. Bạn bè biết chuyện đều ra sức can ngăn, thậm chí có người còn gọi anh là Huấn “hâm” vì quyết định đó.

VÀ GIẤC MƠ TỶ PHÚKhi trở về, đàn bò của gia đình Huấn có 30 con, Huấn đề nghị bố

mẹ mở rộng quy mô đàn bằng việc nhân phối giống. Sau ba năm, hiện tại đàn bò của gia đình Huấn đã tăng lên 68 con, trong đó 18 con đang cho khai thác sữa.

Thành thật chia sẻ về mức thu nhập của gia đình bốn lao động chính hiện tại, anh Huấn cho biết, mỗi tháng sau khi trừ đi các khoản, gia đình anh thu về khoảng 70 - 80 triệu đồng. Năm sau cả 50 con bò cho khai thác sữa, nguồn thu tăng lên gấp 3 - 4 lần.

Tôi đùa: “Với thu nhập ấy ở mảnh đất cao nguyên này anh chi dùng thế nào cho hết?”, anh Huấn thật thà: “Nhà ở Hà Nội, xe ô tô gia đình đều có thể mua sắm được nhưng do thấy chưa có nhu cầu cần thiết nên hiện tại tiền vốn đó gia đình vẫn để ở… ngân hàng”.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 20114

Page 5: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Huấn cho biết, hiện ở Nông trường Mộc Châu có hàng chục thanh niên sau khi học xong đại học đã trở về, cùng với gia đình chăn nuôi những đàn bò và thực sự họ đã khẳng định có thể trở thành tỷ phú từ… bò. Tuy nhiên, không vì thế anh Huấn khuyên các em của mình nghỉ học sớm bởi anh cho rằng, những kiến thức tích lũy ở trường đại học có thể không sử dụng trực tiếp vào việc chăn nuôi nhưng nền tảng tri thức ấy bằng cách nào đó vẫn được các anh áp dụng trong việc gây dựng kinh tế theo mô hình kinh tế hộ gia đình. Anh Huấn cũng cho rằng, nếu có sự định hướng sớm, có thể trước đó anh đã đăng ký theo học một ngành nào đó gần gũi với chăn nuôi thì chắc công việc hiện tại sẽ tốt hơn.

Hiện tại, gia đình Huấn cũng như các hộ chăn nuôi khác vẫn nhận được sự trợ giúp của Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu. Theo Huấn, nhờ sự hỗ trợ bền vững này thì chỉ vài năm nữa ở mảnh đất này sẽ có nhiều thanh niên trở thành tỷ phú nhờ bò. “Chúng tôi có những đồng cỏ, nguồn thức ăn được công ty hỗ trợ, lại được hỗ trợ những biện pháp chăn nuôi bò sữa tốt nhất từ các chuyên gia và không bao giờ phải lo về đầu ra sản phẩm, cứ thế yên tâm mà làm việc” - Huấn chia sẻ. 04. Kiều Thiện. HỘI NÔNG DÂN SƠN LA: ĐIỂM TỰA VỮNG CHẮC CỦA NÔNG DÂN / Kiều Thiện // Nông thôn ngày nay.- Ngày 17/10/2011.- Số 248

Xác định vị thế là cơ quan có nhiệm vụ tập trung lực lượng, dẫn dắt nông dân (ND) xóa đói - giảm nghèo, góp phần đưa Sơn La thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã có nhiều giải pháp hay, hiệu quả giúp ND.

Sơn La là tỉnh mà nông dân chiếm 80% dân số, nên việc giúp xóa đói, giảm nghèo cho ND chính là "mũi nhọn" trong nội dung hoạt động của Hội.

CỦNG CỐ TỔ CHỨC VỮNG MẠNHNhững năm qua, công tác cán bộ luôn được các cấp Hội quan tâm

nhằm kiện toàn, củng cố kịp thời đội ngũ cán bộ có năng lực, tâm huyết từ tỉnh đến chi hội bản, tiểu khu. Bên cạnh đó, Hội chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền vận động nông dân tham gia tổ chức hội và xây dựng quỹ Hội.

Chị Quàng Thị Hương - Chánh văn phòng Hội ND tỉnh Sơn La cho biết: Từ đầu năm đến nay, Hội đã kết nạp được 2.866 hội viên. 100% cơ sở Hội có quỹ hoạt động; Trong đó 9 tháng đầu năm 2011, quỹ Hội tăng thêm hơn 500 triệu đồng. Riêng quý III vừa qua, các cấp Hội đã tổ chức

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 5

Page 6: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

45 lớp nghiệp vụ công tác hội cho 2.159 học viên, vượt gần 150% so với kế hoạch. Đồng thời Hội đã cử 18 cán bộ tham gia các lớp tập huấn của T.Ư Hội…

Cũng trong 9 tháng qua, các cấp Hội tỉnh Sơn La đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý được 195 buổi, cho gần 3.000 lượt hội viên, ND; Tư vấn pháp luật cho gần 1.000 ND... Các hoạt động này đã giúp ND nâng cao hiểu biết, tự tin và mạnh dạn trong sản xuất và đời sống; Giảm thiểu tình trạng ND không hiểu luật, vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực SXKD, hôn nhân - gia đình, sinh đẻ có kế hoạch, tranh chấp đất đai...

GIÚP HỘI VIÊN LÀM GIÀUĐời sống vật chất, tinh thần của hội viên là biểu hiện sức mạnh và

hiệu quả hoạt động của tổ chức hội. Ông Hoàng Sương - Chủ tịch Hội ND tỉnh Sơn La, cho biết: Thực hiện liên kết 4 nhà, các cấp Hội đã chủ động cung cấp giống, phân bón, vật tư sản xuất cho ND kịp thời vụ để ND không bị tư thương ép giá và mua phải hàng kém chất lượng.

Hiện Hội đang phối hợp Công ty Phân bón Hải Phòng, Công ty cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung… xây dựng kế hoạch cung ứng cho nông dân hàng trăm tấn phân bón làm vụ tới. Công tác đào tạo nghề được đẩy mạnh thông qua sự phối hợp với Sở LĐTBXH, gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

9 tháng qua đã có 40 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 1.271 hội viên, ND; Tổ chức tập huấn kinh nghiệm sản xuất cho gần 47.000 lượt ND trong tỉnh. Dư nợ của ND ở Ngân hàng Chính sách xã hội qua 1.328 tổ tiết kiệm và vay vốn của Hội lên tới hơn 504 tỷ đồng với37.715 hộ vay…

Với sự trợ giúp của Hội, các mô hình kinh tế hiệu quả ngày càng nhân rộng, như chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; Trồng rau, màu hàng hóa; Sản xuất nông nghiệp gắn với nghề phụ nhằm huy động thời gian rỗi và sức lao động dư thừa trong nông dân; Thâm canh cây công nghiệp, ngô hàng hóa; Trồng và bảo vệ rừng...

Bà Lò Thị Thanh - nông dân xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, chỉ vào đàn gà hơn 200 con, nói: “Được tổ chức Hội cho đi tập huấn về nuôi gà thả vườn và cho vay vốn mua con giống nên tôi cùng mấy hộ nữa trong bản cũng mạnh dạn đầu tư nuôi gà thả vườn vừa không tốn đất canh tác, lại có lợi nhuận cao. Mấy hộ khác trong bản được vay vốn thâm canh cây cà phê nên năm nay thu nhập cũng cao hơn năm trước gần 20 triệu đồng/ha. Có tổ chức quan tâm, ND cũng thêm nhiều cái lợi...”.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 20116

Page 7: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Hội đã chủ động cung cấp giống, phân bón, vật tư sản xuất cho ND kịp thời vụ để ND không bị tư thương ép giá và mua phải hàng kém chất lượng. Ông Hoàng Sương - Chủ tịch Hội ND tỉnh Sơn La

05. Thanh Quý. TRẢ LỜI VIỆC BÍ THƯ HUYỆN ỦY THUẬN CHÂU BỊ TỐ CÁO / Thanh Quý // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 17/10/2011.- Số 290

Tỉnh ủy Sơn La trả lời đơn của bà Lê Thị Vinh ở tiểu khu 17, thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, do báo Pháp luật Việt Nam chuyển đến.

Đơn của bà Vinh tố cáo bà Lường Thị Chum - Bí thư Huyện ủy Thuận Châu - có nhiều bất thường trong việc kê khai tài sản. Cụ thể, bà Chum chỉ có một suất lương nuôi hai con ăn học nhưng đã mua nhà của ông Tăng Xuân Tâm – nguyên Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Châu với số tiền 1.450 triệu đồng mang tên con gái là Lường Thị Dung.

Công văn cho biết, sau khi nghiên cứu đơn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thấy nội dung đơn trùng với đơn thư đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo xem xét giải quyết theo quy định và thẩm quyền. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã thành lập Đoàn kiểm tra tiến hành giải quyết đơn tố cáo. Kết quả xác minh xác định: Con gái bà Lường Thị Chum là Lường Thị Dung là người đứng tên trong hồ sơ mua nhà của ông Tăng Xuân Tâm, với số tiền là 1.200 triệu đồng. Về nguồn tiền mua nhà, bà Chum đứng tên vay tiền của người thân và một số người bạn, cùng với số tiền tiết kiệm của gia đình và chị Dung vay thêm của bạn bè.

Sau khi xem xét, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 159 thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho bà Vinh biết.

06. Văn Nguyễn. ÁP DỤNG PHÂN ĐỊNH GIỚI TÍNH BÒ SỮA / Văn Nguyễn // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 17/10/2011.- Số 206

Phối giống theo phương pháp phân định giới tính bò sữa đang được Công ty Cổphần (Cty CP) Giống bò sữa Mộc Châu áp dụng để tăng nhanh số lượng đàn bò, góp phần giải quyết nguồn nguyên liệu sữa đang thiếu của doanh nghiệp (DN) hiện nay.

Ông Trần Công Chiến, Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc Công ty cho hay, hiện các sản phẩm sữa của Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu sản xuất không đủ nhu cầu tiêu dùng trong cả nước, nguyên nhân là nguồn nguyên liệu có hạn, số lượng đàn bò cho sữa tăng chậm.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 7

Page 8: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Chính vì lý do trên, việc tăng nhanh số lượng đàn bò là yêu cầu cấp thiết của DN. Một trong những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đang được Cty áp dụng, đó là phối giống bằng phương pháp phân định giới tính. Phương pháp này có thể cho tỷ lệ bê cái được sinh sản lên đến 90%.

Ông Phạm Hải Nam, Phó giám đốc Trung tâm Giống (Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu), cho biết kỹ thuật phân định tinh để nâng cao tỷ lệ bê cái trên tổng đàn bò sữa đã được áp dụng trên bò sinh sản của Cty từ đầu tháng 4 năm 2009. Số lượng tinh này được nhập từ hãng ABS Global, do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Á Châu làm đại diện phân phối.

Trước đây, với phương pháp thụ tinh truyền thống, tỷ lệ bê đực và bê cái của Mộc Châu đều nhau, tương đương 50/50 bê đực – cái. Sau khi sinh sản, số bê cái sẽ được giữ lại để sản xuất sữa tươi, còn số bê đực được bán làm thực phẩm. Chính vì tỷ lệ này nên việc phát triển số lượng bò cho sữa của Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu rất khó thực hiện, đồng nghĩa với sản lượng sản xuất không đáp ứng được nhu cầu xã hội và hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi không được nâng lên.

Phương pháp phân định giới tính hiện đang áp dụng có thể giải quyết căn bản hai vấn đề, đó là tăng nhanh số đầu bò sữa vùng nguyên liệu và cải thiện chất lượng giống. Theo ông Nam, tinh phân giới tính của hãng ABS Global là loại tinh khi phối vào bò sữa sẽ đạt tỷ lệ đẻ bê cái lên đến 90%. Bên cạnh đó, nguồn tinh để phân lập giới tính của hãng ABS Global được khai thác từ những đực giống tốt nhất thế giới, nên khi sử dụng sẽ góp phần đáng kể cải thiện chất lượng di truyền của bò sữa Việt Nam.

Theo đơn vị nhập khẩu, giá bán lẻ một liều tinh phân giới tính khoảng 40 USD (tương đương 850 nghìn đồng). Về mặt kỹ thuật, trung bình phối 1,7 liều tinh phân giới thì bò sẽ đậu thai. Như vậy, chi phí trung bình để có một bê cái là khoảng 1,5 triệu đồng. So với giá bê cái tơ thuần hiện nay là 15 đến 20 triệu đồng thì chi phí trên là chấp nhận được. Mặt khác, dùng tinh bò sữa phân giới tính giúp tăng đàn lên nhanh gấp đôi chỉ trong vòng từ một đến hai năm.

Về cơ sở khoa học của phương pháp này, bác sĩ thú y, Phó Trưởng phòng Sản xuất kinh doanh của Cty, ông Nguyễn Chí Áp cho biết dựa vào sự khác nhau của ADN của tế bào tinh trùng đó là trọng lượng của tế bào tinh trùng đực cao hơn trọng lượng của tế bào tinh trùng cái. Như vậy, sau khi dùng phương pháp phân ly, quay ly tâm ở tốc độ 9 nghìn vòng/giây, tế bào mang nhiễm sắc thể cái sẽ được chọn lựa bằng

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 20118

Page 9: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

phương pháp cảm quan. Đây là phương pháp tách ly tâm lệch trọng lượng 34% tiên tiến nhất hiện nay, tách ra và tạo dòng và đọng dưới đáy cốc. Sau đó tách lọc những tế bào mang gien của giống cái, bảoquản trong điều kiện vô trùng và như cách bảo quản tinh bò bình thường khác.

Theo bác sĩ Áp, căn cứ trên nhu cầu của người sử dụng, nếu muốn bò thịt thì lấy tinh trùng mang nhiễm sắc thể đực nhiều hơn. Nhưng ở Mộc Châu, vì mục tiêu là đẩy nhanh số lượng đàn bò cho sữa, nên sẽ lấy tế bào mang nhiễm sắc thể cái.

“Nhà sản xuất khuyến cáo là chỉ dùng cho phối giống với bò hậu bị, nhưng ở Mộc Châu, vì mục đích tăng đàn, nên ngoài bò hậu bị, chúng tôi mạnh dạn đưa cả vào bò đã sinh sản lứa 1, lứa 2 và thậm chí là lứa 3. Tỷ lệ nhà sản xuất trên lý thuyết là 87%, tuy nhiên, kể cả cho phối giống ở bò đã sinh sản lứa 2, lứa 3, chúng tôi vẫn thực hiện đạt đến 90%. Khi bê phân định giới tính được ra đời, trọng lượng trung bình đạt 36,5kg/con, đặc điểm giống tốt, tăng trọng như bê thường. Một số bệnh về tiêu hóa của bê con phân định giới tính thường xảy ra đã được Công ty dần khắc phục. Chúng tôi thấy rằng, với bò sinh sản có sức khỏe tốt, thì việc phối giống bằng phương pháp phân định giới tính bò không có vấn đề gì xảy ra”, ông Áp nói.

Về số lượng bò đã ra đời theo phương pháp phân định giới tính, từ tháng 4/2009 bắt đầu đưa vào thực hiện với 500 liều tinh, sau đó đầu năm 2010 là 1 nghìn liều. Hiện nay là 6 nghìn liều/năm, đã có khoảng gần 3 nghìn con bê cái ra đời, nâng số lượng đàn bò cái cho sữa của Mộc Châu đến nay lên gần 8 nghìn con.

Năm 2011, Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng một trung tâm giống và chuyển giao kỹ thuật với tổng bò 500 con. Trong quá trình quy hoạch đến năm 2015, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 4 trại giống bò nữa với công suất nuôi từ 500 đến 1.000 con bò/trại, đồng thời tiếp tục mở rộng ra các vùng, xã lân cận trong huyện Mộc Châu. Những trung tâm này có chức năng chọn lọc ra đàn bò hạt nhân có năng suất, chất lượng sữa cao nhất, đồng thời là nơi cung cấp những giống tốt cho các hộ chăn nuôi trong vùng và các tỉnh khác trong cả nước.

Cuối tuân qua, 106 “thí sinh” bò sữa Mộc Châu (Sơn La) của các hộ chăn nuôi đã bước vào vòng chung kết cuộc thi hoa hậu năm 2011. Ngày hội đã thu hút hàng trăm người dân từ khắp nơi đổ về tham dự. Kết quả, bò của chủ nuôi Đinh Văn Chỉnh ở đơn vị 70, thị trấn Nông trường đã

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 9

Page 10: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

đoạt ngôi vị cao nhất với phân thưởng hơn 50 triệu đồng, cả tiền mặt và hiện vật.

07. Thanh Hào. DI DÂN KHỎI VÙNG LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA: KÊ KHỐNG, RÚT TIỀN CỦA NHÀ NƯỚC / Thanh Hào // Đại đoàn kết.- Ngày 17/10/2011.- Số 248

Hơn 8 nghìn hộ dân di chuyển khỏi vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La thuộc địa bàn huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đến nay chưa được chia ruộng sản xuất, cuộc sống đang đối mặt với nghèo túng, thiếu thốn bộn bề. Thế nhưng cán bộ Ban quản lý bồi thường di dân tái định cư huyện Quỳnh Nhai (BQLDA) lại cấu kết, thông đồng với nguyên trưởng bản Hán A, Hán B của xã Chiềng Khoang lập hồ sơ kê khai khống diện tích đất ngập, cây cối hoa màu, rút bạc tỷ của Nhà nước để chia nhau.

Nằm ven lòng hồ Thủy điện Sơn La, nhưng xã Chiềng Khoang lại thuộc trong số ít xã của huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La không phải di chuyển dân tránh ngập. Bởi theo thiết kế, nước hồ Thủy điện Sơn La dâng cao như thời điểm bây giờ xấp xỉ ở cốt 215 (tức là nước dâng ở mức 215 mét) chỉ có hơn 56 ha diện tích ruộng nương của bà con chủ yếu ở bản Hán A, bản Hán B của xã bị nhấn chìm, đất ở của dân không bị ảnh hưởng. Lợi dụng kẽ hở này, ngay từ khi kiểm đếm, cán bộ Ban QLDA đã thông đồng với cán bộ thôn bản, thả sức kê khống diện tích để khi “nước nổi” sẽ xóa sạch dấu vết hòng rút tiền dự án chung chia. Gia đình ông Bạc Cầm Thịnh ở bản Hán B, thực tế chỉ có 150 mét vuông đất ruộng, vậy nhưng cán bộ đi áp giá đền bù khai khống lên 1,5 ha. Với mức bồi thường 6.800 đồng cho một mét vuông đất ruộng, 4.800 đồng đất nương và 900.000 đồng cho một cây xoài từ 5 năm tuổi trở lên, số tiền đền bù cho gia đình ông Thịnh đã tăng vọt từ 3,9 triệu đồng lên tới 150 triệu đồng. Số tiền khống này, gia đình ông Thịnh chỉ được hưởng phần nào, còn lại các cán bộ chia nhau. Một cán bộ địa chính xã Chiềng Khoang được chia tiền thật thà kể: “Trường hợp cây cối chỉ 10 cây, kê khống lên 100 cây... Sau đó dân lại trích cho dự án là bao nhiêu. Tôi được cái Dinh, cán bộ dự án cho 7 triệu đồng, không phải tham ô, tham nhũng, nó tự cho thôi”.

Theo tìm hiểu riêng của chúng tôi, số diện tích lập hồ sơ kê khai khống ở hai bản Hán A, Hán B là gần 6 ha đất ruộng, nương của hơn 30 hộ. Cùng với số tiền bồi thường cây cối, hoa màu, một số cán bộ của BQLDA đã rút tiền của Nhà nước gần 2 tỷ đồng về ăn chia. Ông Lò Văn

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201110

Page 11: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Chơi, Chủ tịch UBND xã Chiềng Khoang thừa nhận là lãnh đạo xã có sai sót khi ký nhận vào danh sách bồi thường mới dẫn đến vụ việc tiêu cực này. Ông nói: “Văn bản BQLDA đưa thì anh em mình cứ ký tờ đuôi, trong khi đó diện tích nó nằm ở tờ 1, tờ 2. Cán bộ tái định cư xuống, ví dụ 90 mét vuông thì thêm thành một trăm chín mươi chẳng hạn. Anh em mình sơ suất là không nhìn nhận là chỗ ấy, thiếu sót của UBND xã là như thế”.

Trong khi cán bộ BQLDA đã cấu kết rút tiền Nhà nước làm lợi cho bản thân, vẫn còn nhiều hộ dân thuộc diện được nhận hỗ trợ đền bù mòn mỏi trông chờ tiền hỗ trợ để ổn định cuộc sống. Chị Lò Thị Vân, bản Hán B, gia đình theo thống kê được đền bù 27 triệu đồng đến nay mới nhận được 7 triệu đồng cho biết: “Tiền đền bù thì chúng tôi vẫn chưa được nhận đủ. Ruộng nương thì cũng hết rồi, muốn làm ruộng, làm nương thì cũng không có đất. Muốn chăn nuôi lợn, trâu, bò thì cũng không có vốn”.

Xung quanh vụ việc, ông Đặng Sỹ Định, Phó BQLDA cho rằng lãnh đạo Ban chủ quan, thiếu kiểm tra, buông lỏng quản lý để xảy ra tiêu cực. Sự việc xuất hiện từ khi gần như kết thúc dự án.

Theo thông tin chúng tôi nhận được, cơ quan Công an tỉnh Sơn La đã vào cuộc ra lệnh bắt tạm giam bốn cán bộ có liên quan đến vụ việc tiêu cực này. Tuy nhiên, dư luận không khỏi lo lắng, với 4000 tỷ đồng bồi thường di dân của huyện Quỳnh Nhai liệu đây có phải là vụ tiêu cực duy nhất? 08. P.V. “HOA HẬU BÒ SỮA” NĂM 2011/ P.V // Văn hóa.- Ngày 17/10/2011.- Số 2067

106 “thí sinh” bò sữa Mộc Châu (Sơn La) đã bước vào vòng chung kết trước sự cổ vũ của đông đảo người dân trong vùng. Không chỉ có các “thí sinh” bò sữa được so tài mà người chăn nuôi trong vùng cũng có dịp để giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Được biết, 106 “cô cậu” bò sữa tham dự chung kết năm nay đã được tuyển chọn từ 8.000 con bò trong khu vực. Vương miện Hoa hậu đã được trao cho bò của chủ nuôi Đinh Văn Chỉnh ở đơn vị 70, Nông trường Mộc Châu cùng phần thưởng trị giá 50 triệu đồng.

09. Trần Lê. XÂY THỦY ĐIỆN Ở HUYỆN NGHÈO SỐP CỘP / Trần Lê // Thời báo kinh tế Việt Nam.- Ngày 17/10/2011.- Số 248

SỨC TRẺ VÀ TRÍ TUỆ TRÊN CÔNG TRÌNH CỦA TOPACOSốp Cộp là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, giáp với tỉnh Sầm Nưa nước Lào,

là một trong 62 tỉnh nghèo nhất nước, mới tách ra từ huyện Sông Mã, nên khó khăn, thiếu thốn đủ mặt. Huyện được thiên nhiên ban cho 3 dòng suối từ núi cao đổ về hợp

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 11

Page 12: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

lại thành con sông Nậm Công dồi dào nguồn nước. Sốp Cộp, có nghĩa là 3 suối nhập vào nhau. Từ tháng 03/2010, tại xã Tà Cọ nơi con sông Nậm Công chảy qua, nhộn nhịp một công trường xây dựng nhà máy thủy điện cách thị trấn Sông Mã 25 km.

Giữa tháng 10/2011, cán bộ kỹ thuật và công nhân của Công ty Cổ phần công nghiệp xây dựng Toàn Phát (Topaco) đang tập trung xây dựng tuyến đầu mối và cụm nhà máy. Từ trên cao nhìn xuống, toàn bộ cụm nhà máy sáng màu xi măng, các xe đổ bê tông cần mẫn rót từng mẻ theo vòi dài chảy xuống những hạng mục đang thi công. Nhà máy có công suất 30 MW kiểu hở, kết cấu bằng bê tông cốt thép. Chiếc cần cẩu tháp sừng sững với cánh tay 50 m đang nhịp nhàng thả từng bó thép để công nhân đổ bê tông ghép nối cao dần hạng mục. Ở phía sau nhà máy là cửa nhận nước theo đường hầm đang được đơn vị khác thi công.

Kỹ sư Hoàng Quốc Lập, Giám đốc chi nhánh Topaco Tây Bắc, chỉ huy trưởng công trình, cho biết phần việc đổ bê tông đảm bảo đúng tiến độ thi công đã giúp cho đơn vị lắp máy 45-3 hoàn thành lắp đặt buồng xoắn và máy công tác. Hiện đã thực hiện đúng kế hoạch cao độ đáy nhà máy, dầm cầu trục, phần bét sàn. Ông Lập cam đoan đến ngày 31/1/2012 sẽ bàn giao toàn bộ cho bên lắp máy để lắp cầu trục, sau đó lắp tổ máy số 1. Tại tuyến đầu mối, theo thiết kế đập dâng nước kết hợp tràn tự chảy, đang hiện rõ dần chiều dài 113,8 m, với độ cao sẽ là 37 m, có cửa xả cát được bố trí trong thân đập. Cửa lấy nước vào đường hầm bằng bê tông cốt thép, rồi theo tuyến hầm dẫn nước dài 3,4 km. Do cấu tạo địa chất của đường hầm có chỗ khác nhau, nên nói như kỹ sư Nguyễn Ngọc Lịch, phó chỉ huy trưởng công trình hầm, đường hầm tiết diện móng ngựa có đoạn có vỏ bọc bê tông cốt thép, thông thủy. Nằm trên tuyến hầm là tháp điều áp và giếng đứng ngầm, đường ống áp lực ngầm bằng thép có độ dài 400 m. Để khắc phục chậm tiến độ do khó khăn về kỹ thuật, đơn vị chủ quản thi công đường hầm là CTCP tư vấn xây dựng và phát triển điện (FTD) đã trang bị máy khoan doa bin hiện đại trị giá 17 tỷ đồng, khoan đứng và khoan dốc, có thể khoan được lỗ khoan 300 m, doa được đường kính 1,7 m và sâu 300 m, không dùng chất nổ, vừa đảm bảo tiến độ, vừa đảm bảo an toàn. Topaco thi công 3 ca liên tục, 24/24 giờ trong ngày, cán bộ giám sát bám sát hiện trường bất kể thời tiết thất thường, kể cả mưa kéo dài suốt từ tháng 7 đến hết tháng 9. Kỹ sư Đỗ Tiến Thuật, tốt nghiệp đại học năm 2009, tự nguyện đến làm việc ngay tại Topaco, không do dự gắn bó với công trình thủy điện Tà Cọ bốn bề rừng núi, xa xôi, hẻo lánh. Anh Thuật phụ trách kỹ thuật tuyến đầu mối, tin chắc đảm bảo sẽ đổ đúng thời hạn 4.000 m3 bê tông, để đạt tiến độ cao trình 695 của đập dâng và cao trình 685 phần đập tràn. Anh cũng cho biết, từ thực tế công trình, chẳng những anh củng cố thêm được kiến thức đã học, mà còn biết ứng phó hiệu quả trước nhiều tình huống không có trong sách.

Hơn 100 con người của Topaco hầu hết ở độ tuổi thanh niên, đang xây dựng Thủy điện Tà Cọ, đều có suy nghĩ và nghị lực như anh kỹ sư Đỗ Tiến Thuật. Đấy là sức mạnh của cả một tập thể trí thức trẻ có chung hoài bão, hướng tới tương lai. Chẳng hạn như kỹ sư

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201112

Page 13: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

xây dựng Lương Thế Hợp, từ một nhân viên cần cù trở thành phó ban nghiệm thu kết toán công trình, bám sát chủ đầu tư, tháng nào nghiệm thu tháng đó, góp phần đảm bảo tiến độ công trình. Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Vinh, Tổng giám đốc Topaco, có kế hoạch xây dựng công ty trở thành đơn vị mạnh ngang tầm khu vực và quốc tế, theo đó, chiến lược xây dựng con người là nhân tố quyết định. Các cán bộ từ tổng công ty đến các công ty khu vực đều được bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ, trình độ tiếng Anh, hầu hết đội ngũ lãnh đạo và giữ vị trí quan trọng đều trưởng thành từ công trình, thi công công trình nào cũng đảm bảo tiến độ và chất lượng, được chủ đầu tư tin tưởng, tín nhiệm.

10. N.N. HƠN 1 NGHÌN TỶ ĐỒNG PHỤC VỤ ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HÓA TRƯỜNG, LỚP HỌC VÀ NHÀ CÔNG VỤ GIÁO VIÊN Ở SƠN LA / N.N // Giáo dục và thời đại.- Ngày 18/10/2011.- Số 166

Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 vừa được UBND tỉnh Sơn La tổ chức, đánh giá lại kết quả hơn 3 năm triển khai thực hiện và các kế hoạch thực hiện tiếp theo của Đề án.

Gần 4 năm qua, với hơn 1 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư của Trung ương và trên 18 tỷ đồng huy động của các địa phương, Sơn La đã xây dựng được 1.305 công trình, trong đó 864 công trình nhà lớp học, với 3.377 phòng học và 441 công trình nhà công vụ giáo viên, với 2.053 phòng...

UBND tỉnh Sơn La đã biểu dương những kết quả mà các địa phương, các ngành chức năng đã đạt được trong quá trình thực hiện Đề án, đồng thời, nêu rõ những mặt hạn chế: Ở một số địa phương, việc lựa chọn danh mục, địa điểm xây dựng, thiết kế, đấu thầu chưa khoa học, thi công dàn trải; Việc bố trí nguồn vốn của địa phương và huy động xã hộihóa tham gia thực hiện Đề án đạt thấp...

Theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh, trong thời gian tới, các cấp, các ngành tập trung thực hiện Đề án trong giai đoạn cuối kỳ với 6 nhiệm vụ trọng tâm và 11 giải pháp cụ thể đã được hội nghị nhất trí thông qua.

Nhân dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 9 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008 - 2012.

11. Thanh Hào. XUNG QUANH DỰ ÁN DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA: TIỀN MẤT, CÔNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG… ĐỔ SỤP / Thanh Hào // Đại đoàn kết.- Ngày 19/10/2011.- Số 250

Trên báo Đại Đoàn Kết ra ngày 17/10/2011, chúng tôi đã phản ánh về việc kê khống, rút tiền của Nhà nước trong dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La của một số cán bộ Ban Quản lý dự án (QLDA) huyện Quỳnh Nhai. Trong quá trình về cơ sở,

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 13

Page 14: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

chúng tôi chứng kiến một số cơ sở hạ tầng thi công kém chất lượng, gây hậu quả nghiêm trọng... đặc biệt ngôi trường xây mới, vừa đưa vào sử dụng mấy tháng đã đổ sụp...

Xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai hiện hoàn toàn bị cô lập sau khi mực nước hồ Thủy điện Sơn La dâng tới cốt 215. Cách duy nhất có thể đến với xã là bằng chiếc đò sắt với giá 50 nghìn đồng một lượt cho một người. Theo như tính toán của ông Lềm Văn Chim, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Sại, chỉ với hơn 1 tuần đi lại, lương của các cô giáo đã không đủ để trả cho chủ đò. Cách trở là vậy, nhưng không ngày nào cán bộ xã, các thầy, các cô không ra huyện để tìm cách lo cho cuộc sống của đồng bào. Việc trước mắt chính là có một ngôi trường học cho con em.

Theo Dự án di dân Thủy điện Sơn La, xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai thuộc diện di dân tại chỗ. Trước khi có dự án, xã có 712 hộ thuộc 20 bản có ruộng nước để canh tác, vậy mà tỷ lệ hộ nghèo đói vẫn chiếm 65%. Nay, sau 2 năm di dân, không còn ruộng nước, không còn nương, đời sống của đồng bào đã khó lại thêm khốn khó.

Niềm vui duy nhất của đồng bào Mường Sại là thấy sự đổi thay của thôn bản. Đó chính là các công trình phúc lợi được đầu tư xây dựng mới. Từ năm 2008, Ban QLDA huyện Quỳnh Nhai đã trực tiếp chỉ định đơn vị thi công về Mường Sại. Mới đây, đơn vị thi công hoan hỷ cắt băng khánh thành các công trình, mời lãnh đạo xã nhận bàn giao: Trường cấp I, cấp II, trạm y tế... Thực “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, tiếng trống khai trường vừa vang lên đón các em về ngôi trường mới, cũng là lúc thầy cô trường Mường Sại lại phải tá hỏa di chuyển học sinh trước khi ngôi trường đổ sụp. Không thể tưởng tượng nổi công trình được đầu tư gần chục tỷ đồng bỗng chốc trở thành đống phế thải. Người dân Mường Sại càng bức xúc khi chưa thấy một kết luận nào từ phía các cơ quan và người có trách nhiệm. Thầy Lềm Văn Sanh, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Mường Sại kể: “Chúng tôi nhận ngôi trường này vào tháng 10/2010. Qua quá trình sử dụng, đến tháng 3/2011 chúng tôi thấy hiện tượng nứt, thậm chí nghe có những tiếng đứt gãy. Chúng tôi kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và vội chuyển các em thì ngôi trường đổ sụp. Hiện chúng tôi mượn một điểm trường tiểu học với 6 phòng học. Trường có 258 học sinh, ở một trung tâm bản, rất chật chội. Chúng tôi đang phải dồn thành 8 lớp, dạy kín 2 ca...”.

Tìm hiểu, chúng tôi được biết, không chỉ có công trình trường trung học cơ sở bị đổ sụp, hiện toàn bộ khu nhà bán trú, trường tiểu học Mường Sại cũng đang chịu chung số phận công trình kém chất lượng.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201114

Page 15: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Toàn bộ tường xây trong tình trạng lún nứt. Dù đã đưa vào sử dụng 3 tháng nay nhưng chủ đầu tư vẫn để công trình trong trạng thái 2 không: Không có điện, không có nước sinh hoạt. Số học sinh, giáo viên bán trú của trường tiểu học Mường Sại đang phải đi tìm chỗ ăn ở, khiến cuộc sống của thầy trò càng khó khăn.

Chủ trương của Chính phủ trong việc tái định cư cho đồng bào trong dự án Thủy điện Sơn La chính là đồng bào có nơi ở mới phải tốt hơn, hoàn thiện hơn, ổn định hơn. Thế nhưng chủ trương đúng đắn này lại đang bị những người có trách nhiệm buông lỏng quản lý để người dân không được thụ hưởng những chính sách tốt đẹp này. Ông Đặng Sỹ Định, Phó BQLDA Thủy điện Sơn La huyện Quỳnh Nhai, cho biết, với tổng kinh phí trên 4000 tỷ đồng dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng, BQLDA đã rải ngân gần 2.000 tỷ đồng. Vậy có hay không việc quản lý kém đã dẫn đến tình trạng thất thoát tiền bạc, làm công trình kém chất lượng, nhà đổ sụp như trên? Đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Sơn La sớm làm rõ trách nhiệm trong việc đầu tư xây dựng các dự án; Quản lý chi trả nguồn vốn hỗ trợ tái định cư, có biện pháp xử lý nghiêm minh những cán bộ vi phạm để lấy lại lòng tin cho đồng bào.

12. Nam Tùng Sơn. NUÔI BÒ, TRỒNG MÍA LÀM GIÀU / Nam Tùng Sơn // Nông thôn ngày nay.- Ngày 19/10/2011.- Số 250

Sau nhiều năm "kiên trì" với cái nghèo, năm 2006 anh Trịnh Quang Thạch, dân tộc Thái ở bản Thanh Yên 1, xã Phiêng Khoài (Yên Châu, Sơn La) quyết tâm "đuổi" cái nghèo bằng cách phát triển chăn nuôi, trồng trọt.

Nghĩ là vậy, nhưng anh vẫn băn khoăn chưa biết nên nuôi con gì trồng cây gì? Và anh đã chọn nuôi bò, trồng mía trắng, chè. "Nhà mình có nhiều đất, chăn nuôi sẽ rất thuận lợi, trồng mía lá sẽ là nguồn thức ăn cho bò, còn chè sẽ là nguồn thu nhập thường xuyên để "lấy ngắn, nuôi dài" - anh Thạch tâm sự.

Khởi nghiệp từ 3 con bò, đến nay anh đã có 18 con bò trong đó có 10 bò mẹ, trung bình mỗi năm anh có thêm từ 8 - 10 con bê. Anh Thạch phấn khởi khoe: "Tháng trước mình bán 2 con bò được 16 triệu đồng để mua cái xe máy cho cháu nó đi học (con gái đầu anh đang học nghề trang điểm trên TP. Sơn La, con gái thứ 2 học Đại học Tây Bắc - PV). Từ nay đến cuối năm thể nào mình cũng có thêm 3 con bê nữa".

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 15

Page 16: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Theo anh Thạch nuôi bò rất dễ, vốn đầu tư ít hơn trâu, nhưng thu hồi vốn nhanh do bò đẻ mắn, đặc biệt những vùng có đồng cỏ, bãi chăn thả thì nuôi bò rất kinh tế.

Ngoài chăn nuôi bò, anh còn trồng gần 4ha mía trắng (mía ép nước) và 2ha chè. AnhThạch cho biết, trước kia anh đã có 1ha chè, nhưng vì không có vốn đầu tư nên chè cỗi, thu nhập chẳng đáng là bao. Từ khi có nguồn thu từ bò, mía, anh đã đầu tư cải tạo lại vườn chè và đến nay vườn chè của anh đã xanh tốt trở lại.

Với 2ha chè, mỗi năm trừ chi phí, anh Thạch thu về 100 triệu đồng và 4ha mía cũng mang về cho anh từ 150 - 200 triệu đồng. Anh Thạch bảo làm mía tuy vất vả, nhưng lại có tiền "cục". Mặt khác điều kiện thổ nhưỡng ở đây khá thích hợp cho cây mía phát triển, nên hạn chế được sâu bệnh, phân bón.

Sau mấy năm gắn bó với bò, mía, chè, anh Thạch đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Hỏi về dự định trong tương lai, anh Thạch bày tỏ: "Mình sẽ thầu thêm 2ha nữa để trồng mía và chè. Đúng là nuôi con gì, trồng cây gì mình phải thực sự sát sao với nó, làm thật thì mới mong… ăn thật".

13. Thanh Thùy. TIN VẮN / Thanh Thùy // Văn hóa .- Ngày 19/10/2011.- Số 2068

Thực hiện nghị quyết 30a của Chính phủ năm 2011 huyện Mường

La được giao 14,5 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đến nay huyện đã hỗ trợ được hơn 9,3 tỷ đồng cho 5.699 hộ, đạt 64,5% kế hoạch.

14. A. Hiếu. MÓN QUÀ NGHĨA TÌNH GỬI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC SƠN LA / A. Hiếu, Thu Uyên // An ninh thế giới .- Ngày 19/10/2011.- Số 1.104

(Ghi nhanh về chuyến công tác do báo CAND - Bệnh viện 19-8 - Cục Cảnh sát truy nã tội phạm - Công an tỉnh Sơn La phối hợp tổ chức tặng quà, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đồng bào các dân tộc tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, Sơn La).

Ngày 13/10 vừa qua, đoàn công tác Xã hội - Từ thiện báo CAND & Chuyên đề ANTG do Đại tá Nguyễn Thái, Trưởng Ban Thời sự - Chính trị - Nghiệp vụ làm Trưởng đoàn, đã vượt qua quãng đường gần 200km từ Hà Nội đến cao nguyên Mộc Châu. Trở lại Tây Bắc, hành trang mà báo CAND & Chuyên đề ANTG và các nhà hảo tâm mang theo lần này là 120 suất quà gồm 120 chiếc chăn bông ấm, 100 thùng

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201116

Page 17: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

mỳ tôm, tiền mặt tặng cho các gia đình chính sách, đồng bào nghèo xã Lóng Luông và động viên cán bộ, chiến sĩ (CBCS) công an cơ sở.

Có mặt tại xã Lóng Luông lần này, cùng phối hợp tổ chức Chương trình "Vì bình yên cuộc sống, vì hạnh phúc nhân dân", trao quà Tết Nhâm Thìn 2012; Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con các dân tộc trong xã, ngoài báo CAND - Chuyên đề ANTG còn có các đơn vị: Cục Cảnh sát Truy nã tội phạm do Đại tá Nguyễn Dĩnh, Cục trưởng làm Trưởng đoàn; Đoàn Bệnh viện 19-8 Bộ Công an do Đại tá Trần Minh Đạo, Giám đốc bệnh viện 19-8 làm Trưởng đoàn; Đoàn Công an tỉnh Sơn La do Đại tá Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn.

Từ các bản vùng cao xa xôi của đồng bào Mông, Thái, Dao ở Lũng Xá, Tà Dê, CoTang, Co Chàm… hàng trăm bà con đồng bào các dân tộc rục rịch dậy từ tờ mờ sáng, chuẩn bị khăn áo đổ về Trung tâm trạm y tế xã để được các bác sĩ của Bệnh viện 19-8 khám bệnh, phát thuốc miễn phí; Nhận quà Tết Nhâm Thìn 2012 của báo CAND - Chuyên đề ANTG, của Cục Cảnh sát Truy nã tội phạm, Công an tỉnh Sơn La.

Đoàn tới nơi đã thấy các đồng chí lãnh đạo chủ chốt trong Đảng ủy - HĐND -UBND xã hồ hởi ra đón. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cho biết: "Lóng Luông là xã vùng cao nằm dọc theo Quốc lộ 6, giáp ranh với tỉnh Hòa Bình, là cửa ngõ của tỉnh Sơn La. Với diện tích hơn 5.000 ha, dân số hơn 5.000 nhân khẩu, gồm 4 dân tộc anh em sinh sống: Thái, Dao, Kinh, Mông, trong đó dân tộc Mông chiếm hơn 85% dân số. Hiện nay, xã có hơn 96% dân số sinh sống bằng nghề nông, trồng trọt trên nương rẫy; Xã có 27% hộ nghèo".

Thay mặt những người làm báo CAND, Đại tá Nguyễn Thái chúc tết sớm bà con các dân tộc trong xã, khẳng định: Đã thành thông lệ, mỗi khi xuân về, Quỹ XHTT của báo CAND - Chuyên đề ANTG lại mang những món quà xuân là tấm lòng của cán bộ, chiến sỹ CAND và các nhà hảo tâm đến với các gia đình chính sách, đồng bào nghèo cả nước. Món quà tuy nhỏ nhưng chứa đựng nghĩa tình, xua đi những đêm đông giá lạnh; Mong bà con các dân tộc tiếp tục ủng hộ lực lượng CAND trong công tác giữ vững ANTT tại cơ sở, giữ bình yên trong từng nếp nhà, từng bản, làng.

Cũng trong ngày hôm ấy, đoàn công tác của các y, bác sĩ Bệnh viện 19-8 đã có một ngày làm việc thiết thực, hiệu quả, phục vụ nhân dân; Cấp phát miễn phí 500 cơ số thuốc cho nhân dân. Khoảng 9h sáng, bà con từ các bản đã xuống, đứng vòng trong, vòng ngoài, xếp hàng cả ở bàn khám bệnh và nơi nhận thuốc chữa bệnh miễn phí. Trưởng trạm y tế xã Lóng Luông Giàng A Pàng, bác sĩ Sồng A Phư tích cực hướng dẫn bà con vào bàn khám bệnh, phiên dịch tiếng Mông để bà con biết cách sử dụng thuốc khi được đoàn công tác cấp miễn phí.

Trong chuyến công tác này, Cục Cảnh sát Truy nã tội phạm đã tặng Trạm y tế xã tủ thuốc; Bệnh viện 19-8 đã tặng Trạm y tế nhiều dụng cụ, sách tra cứu dược, thiết bị y tế. Báo CAND - Chuyên đề ANTG ngoài tặng chăn ấm cho các gia đình chính sách, đồng bào

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 17

Page 18: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

nghèo, còn tặng quà cho Ban Công an xã Lóng Luông và Tổ công tác đặc biệt 135 đang "cắm bản" tại xã Lóng Luông để tuyên truyền, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú.

Những món quà đầy ắp nghĩa tình của báo CAND, các đơn vị công an từ Bộ đến cơ sở cùng với các nhà hảo tâm đã góp phần mang đến một cái tết ấm cúng hơn, làm vợi bớt những khó khăn cho bà con. Với CBCS công an "cắm bản", món quà nhỏ sẽ là sự động viên tinh thần lớn, giúp họ cùng với nhân dân các dân tộc anh em giữ vững tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ở vùng Tây Bắc tươi đẹp.

15. Anh Hiếu. THEO CHÂN LỰC LƯỢNG CÔNG AN VẬN ĐỘNG ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ RA ĐẦU THÚ/ Anh Hiếu, Thu Uyên// Công an nhân dân.- Ngày 20/10/2011.- Số 2276

BÀI 1: ĐƯỜNG VỀ NẺO THIỆNTheo chân Tổ công tác đặc biệt 135 được thành lập với sự phối hợp của Cục

Cảnh sát Truy nã tội phạm, Bộ Công an (C52), một số Phòng Cảnh sát Công an tỉnh Sơn La đến từng gia đình các đối tượng có lệnh truy nã đặc biệt, đã ra đầu thú trong những ngày đầu tháng 10, chúng tôi mới cảm nhận phần nào những khó khăn các cán bộ, chiến sĩ "cắm bản" làm nhiệm vụ.

“ĐÃ HIỂU MÌNH SAI RỒI”Chúng tôi cùng Đại tá Nguyễn Dĩnh - Cục trưởng C52, Đại tá Nguyễn Thái - Trưởng

ban Thời sự chính trị nghiệp vụ, báo Công an nhân dân về xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, Sơn La, phối hợp với Bệnh viện 19 - 8 Bộ Công an, Công an tỉnh Sơn La thực hiện chương trình từ thiện “Vì bình yên cuộc sống, vì hạnh phúc nhân dân”, đã cùng Tổ công tác đặc biệt 135, đồng chí Sồng A Thào - Trưởng Công an xã Lóng Luông vào bản Co Tang thăm hỏi Sồng A Giàng phạm tội liên quan đến ma túy, bị truy nã đã ra đầu thú.

Nhà của Sồng A Giàng ở ngay đầu bản Co Tang. Cả gia đình Sồng A Giàng đều có mặt ở nhà, đón tiếp chúng tôi niềm nở và thân tình. Tuyệt nhiên không có "cắm lá xanh", chống đối hay phòng thủ, cái cách mà trước đây nhiều gia đình người Mông ở bản này đã áp dụng để ngăn cản "người lạ" vào làng.

Gương mặt của Sồng A Giàng có phần hốc hác sau hơn 3 năm trốn chui trốn lủi trong rừng, mang trên mình 2 lệnh truy nã của Cục CSĐT tội phạm về ma túy và Công an TP Hà Nội. Cuộc trốn chạy sự phán xét của pháp luật về hành động tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy của Giàng từng được sự hậu thuẫn đắc lực của một số người trong gia đình và cả một số bà con trong bản. Giữa rừng Tây Bắc mênh mông chỉ có những đứa con lớn lên tại vùng đất này, bàn chân quen từng con suối, gốc cây mới có thể tìm thấy nhau. Vợ của Sồng A Giàng suốt ngần ấy năm đã làm công việc tiếp tế lương thực cho Giàng mỗi tuần.

Sồng A Giàng cho biết, cũng thi thoảng Giàng có lẻn về nhà. Nhưng chỉ dám về vào ban đêm, đến tờ mờ sáng là phải lỉnh vào rừng, những ngày đó giờ nhớ lại thật là nặng nề.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201118

Page 19: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Đêm về chỉ cần nghe tiếng chó sủa, tiếng động lạ là phải bật dậy chạy thục mạng. Nhưng bây giờ thì đã nhẹ lòng rồi. Mới ra đầu thú được mấy ngày, Sồng A Giàng như trút được "gánh nặng" trong đầu. Món nợ với pháp luật về hành vi sai trái của mình, Giàng bảo sẽ phải trả, nhưng lòng thì thanh thản lắm.

Được các cán bộ Công an của C52, Công an tỉnh Sơn La, Công an huyện Mộc Châu, chính quyền xã, đặc biệt là Trưởng Công an xã Sồng A Thào và người cậu là Giàng A Gia, Phó Chủ tịch UBND xã Lóng Luông vận động, giải thích cho cả nhà Giàng hiểu về tội lỗi của mình, hiểu về chính sách khoan hồng, nên chính người em trai của Sồng A Giàng là Sồng A Phềnh đã "phát tin" ấy để kêu gọi Giàng về đầu thú.

Sau khi đầu thú, Sồng A Giàng đã trực tiếp vào rừng vận động chú ruột là Sồng A Khúa cùng trong bản Co Tang học theo mình. Chúng tôi từ nhà của Giàng đến nhà Sồng A Khúa. Nhà của Sồng A Khúa đã mở rộng cửa đón khách. Trốn trong rừng đã 2 năm nay, Khúa bảo "giờ về vì đã hiểu mình sai rồi, trốn mãi trong rừng thì không sợ bị bắt nhưng làm sao ở mãi được. Ra đầu thú thì còn có cơ hội được về làm nương rẫy, được về với vợ con ở bản".  

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦUTheo tìm hiểu của chúng tôi, xã Lóng Luông có 4 dân tộc thiểu số sinh sống, trong

đó người Mông chiếm tới 85% dân số, có một thực trạng đáng buồn là đến tháng 8/2011, toàn xã có 35 đối tượng bị truy nã, trong đó có 31 đối tượng truy nã tội liên quan đến ma túy. Xã còn có hơn 130 đối tượng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy đang thi hành án tại các trại giam… và có gần 100 con nghiện…

Còn nhớ, trong ngày đầu tiên đến xã Lóng Luông, Phó Chủ tịch UBND xã Lóng Luông Giàng A Cở nói với chúng tôi, rằng: "Mình và những người cán bộ làm ở xã đều mong muốn sao có nhiều người ra đầu thú, sao cho Lóng Luông không có người buôn bán ma túy, không còn người nghiện ma túy. Còn người là còn của, chứ dân bản cứ có người đi buôn ma túy là đau lòng lắm".

Sáng 13/10, khi bà con dân bản đang hồ hởi kéo nhau đến trung tâm y tế xã khám bệnh miễn phí, Tổ công tác đặc biệt 135 đã thông báo, vừa có thêm một đối tượng thuộc diện truy nã đặc biệt xin ra đầu thú. Khi chúng tôi sang trụ sở UBND xã đã thấy Tráng A Chứ vừa được bố và con trai dẫn lên Trạm Công an xã Lóng Luông để trình diện sau nhiều ngày trốn chui trốn lủi trong rừng. Gương mặt Chứ như vừa trút được nỗi lo lắng, sợ hãi dài ngày.

Được Đại tá Nguyễn Dĩnh giải thích về chính sách khoan hồng đối với những người  từng sai lầm ở một số xã đồng bào người Mông, đặc biệt ở xã Lóng Luông, anh Chứ đã hứa sẽ đi vận động những người khác đang lẩn trốn trở về đầu thú để được giảm nhẹ tội, sớm trở về sống cùng vợ con. 

Cùng với Tráng A Chứ, đã có 11 đối tượng truy nã trú tại bản Lóng Luông; Ở bản Co Tang ra đầu thú… Bố, mẹ, vợ, con, anh em của 11 đối tượng này đều bày tỏ sự cảm ơn

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 19

Page 20: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Công an tỉnh Sơn La đã vận động con em họ ra đầu thú. Đại tá Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Sơn La đã động viên các đối tượng ra đầu thú là biết quay về nẻo thiện để làm lại cuộc đời và mong các gia đình có con em bị truy nã vận động họ trở về…

Đến nay, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện phương án 592 của Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, giải quyết tình hình phức tạp về tội phạm và TNXH tại cụm địa bàn 3 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình) và xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu (Sơn La) và qua hơn 3 năm thực hiện đề án phát triển kinh tế, xã hội theo Quyết định số 2708 của UBND tỉnh Sơn La, tình hình xã Lóng Luông đã có những chuyển biến tích cực. Theo Công an tỉnh Sơn La, "chiến dịch 135" bắt đầu từ ngày 25/8 và kết thúc vào ngày 30/11/2011 đã thu được kết quả bước đầu.

Từ chuyện thực tế ở Lóng Luông cho thấy, đường về nẻo thiện luôn rộng mở đối vớicác đối tượng có lệnh truy nã. Tuy nhiên, để tuyên truyền vận động đối tượng truy nã và giađình họ hiểu được chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước và nhanh chóng gọi con em về là cả một quá trình kiên trì hợp lực của chính quyền địa phương và lực lượng Công an "cắm bản". Có như vậy mới đạt được kết quả.

16. Đức Tuấn. BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI DÂN VÙNG HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA / Đức Tuấn // Nhân dân .- Ngày 20/10/2011

Trong những ngày đầu tháng 10 vừa qua, có nhiều thông tin cho rằng, người dân bản Hé, xã Mường Chiên (Quỳnh Nhai, Sơn La) và một số hộ bà con điểm tái định cư (TÐC) dọc tuyến ven hồ từ Nhà máy Thủy điện Sơn La về phía thượng lưu, gồm các xã Chiềng Bằng, Mường Sại, Mường Chiên phải tháo dỡ di chuyển nhà cửa, do nước lòng hồ thủy điện dâng cao. Ðể làm rõ vấn đề này sáng 15/10, chúng tôi cùng đoàn công tác của UBND tỉnh Sơn La và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi kiểm tra, xác minh thông tin trên.

Cụ thể sự việc như sau: Cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa qua, hồ Thủy điện Sơn La bắtđầu thực hiện tích nước, cho đến ngày 10 và 12/10 đạt cao trình 214,7 m (mấp mé cao trình 215 m theo thiết kế thân đập). Trước thời điểm đó, UBND tỉnh Sơn La đã có Thông báo số 822/UBND-TÐC ngày 17/5/2011 về tiến độ tích nước hồ Thủy điện Sơn La, UBND huyện Quỳnh Nhai đã có Công văn chỉ đạo số 224/UBND ngày 30/5/2011 về tiến độ nước dâng và việc bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân vùng ven hồ. Trong những ngày nước lên cao, UBND huyện Quỳnh Nhai và Ban QLDA di dân TÐC  huyện đã tổ chức kiểm tra dọc tuyến hồ. Tại xã Chiềng Bằng có 14 hộ di chuyển tạm nằm dưới cốt ngập, đã được tuyên truyền vận động di chuyển lên trên cốt 218m trước thời điểm nước dâng. Tại xã Pắc Ma - Pha Khinh, ba nhà dân có nguy cơ bị ngập, gồm: Hộ ông Ðiêu Chính Kính, Hà Văn Dứa, Lò Văn Út tự ý làm nhà dưới cốt ngập đã được chính quyền địa phương và bà con nhân dân giúp đỡ tháo dỡ kịp thời di chuyển lên trên cốt ngập 218 m. Tại bản Hé, bản Bon, xã Mường Chiên (Quỳnh Nhai), ông Ðiêu Chính Hưng, trưởng bản Hé II, cho biết:

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201120

Page 21: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Ðiểm TÐC bản Hé II quy hoạch 75 hộ dân, hiện nay phát sinh tăng lên 86 hộ. Toàn bộ các hộ dân đều nằm trong điểm quy hoạch trên cốt 218 m và không bị ngập. Ba hộ có nguy cơ bị ngập cho làm nhà ở dưới cốt ngập đã được chính quyền bản và UBND xã Mường Chiên đã tuyên truyền, vận động các hộ này tháo dỡ, thực hiện di chuyển lên trên cốt 218 m từ ngày 25/9 đến ngày 3/10. Như vậy, không có hộ nào ở bản Hé II bị ngập nước, phải tháo chạy. Trong đó, có nhà của hộ gia đình ông Lò Văn Lộc, ở bản Hé I, còn ở cách mặt nước hồ thủy điện bốn đến năm mét và cách xa mớn nước lòng hồ khoảng 50 m. Về khu nghĩa trang bản Hé chỉ bị ngập phần chân đồi, phía trên hiện nay ở mức nước dâng 214,7 m  còn rộng khoảng 2,5 ha. Toàn bộ phần mộ đã được bà con di chuyển ra khỏi vùng ngập.

Cũng tại bản Hé I, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Trưởng phòng tổ chức Công ty Thủy điện Sơn La Nguyễn Thanh Sơn. Ông Sơn khẳng định, toàn bộ vị trí mốc đường viền ven hồ cao trình 218 m, do Viện Thiết kế quy hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định đều chính xác. Các điểm quy hoạch di dân TÐC của huyện Quỳnh Nhai đều bảo đảm an toàn trên mức nước dâng cốt 215 m và trên cao trình 218 m.

Như vậy, việc thông tin người dân phải tháo dỡ nhà cửa do cắm mốc sai là không đúng. Chỉ có một số hộ dân không thực hiện di chuyển theo quy hoạch, tự ý làm nhà dưới cốt ngập đã nhận sai sót và đã được di chuyển kịp thời trước thời điểm nước dâng.

Ðược biết, huyện Quỳnh Nhai đang xem xét việc hỗ trợ cho các cháu học sinh ở các bản ven hồ đi học. Ðồng thời, đề nghị các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công đường tránh ngập 279 - Mường Chiên - Cà Nàng để bảo đảm việc đi lại cho nhân dân thuận lợi. Thời gian tới, Ban QLDA di dân TÐC huyện và chính quyền các xã tiếp tục theo dõi, giám sát thực hiện tốt việc bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng cho người dân vùng hồ Thủy điện Sơn La.

17. Thanh Ngọc. TRÊN 14,5 TỶ ĐỒNG GIÚP NÔNG DÂN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT / Thanh Ngọc // Nông thôn ngày nay.- Ngày 20/10/2011.- Số 251

Đó là kinh phí thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ năm 2011 ở huyện Mường La. Tính đến đầu tháng 10 này, huyện đã hỗ trợ hơn 9,3 tỷ đồng cho 5.699 hộ. Trong đó, trên 3,1 tỷ đồng hỗ trợ giống lúa thuần; 400 triệu đồng cho 1.833 hộ trồng 200ha cỏ ZuZi để phát triển chăn nuôi đại gia súc; 800 triệu đồng hỗ trợ ngô giống và phân bón cho 536 hộ; Cung ứng 441 con bò giống sinh sản cho hộ nghèo, nâng tổng số bò hỗ trợ lên 758 con với tổng kinh phí trên 5,7 tỷ đồng…

18. P.V. MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY / P.V // Nhân dân.- Ngày 21/10/2011

1 giờ sáng ngày 20/10, Công an huyện Mộc Châu (Sơn La) phối hợp Phòng PC47, Công an tỉnh Sơn La bắt Bùi Việt Phương (SN 1972), trú tại xã Tân Quang (Sông Công, Thái Nguyên) và Hà Văn Tiến (SN 1987), trú tại xã Hồng Tiến (Phổ Yên, Thái Nguyên) về

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 21

Page 22: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Công an thu giữ một bánh heroin (hơn 300 gam), một xe ô tô, lập hồ sơ xử lý.

19. Anh Hiếu. THEO CHÂN LỰC LƯỢNG CÔNG AN VẬN ĐỘNG ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ RA ĐẦU THÚ/ Anh Hiếu, Thu Uyên// Văn hóa.- Ngày 21/10/2011.- Số 2277

BÀI CUỐI: LẤY NHÂN TÂM THU PHỤC LÒNG NGƯỜIBuổi chiều đến "đại bản doanh" của Tổ công tác đặc biệt 135 chúng tôi thấy

vắng ngắt. Sực nhớ lúc đặt chân đến huyện Mộc Châu, các anh công an "cắm bản" đã từng "bật mí" rằng, ở xứ sở "sương mù" này, muốn đến gặp dân phải đi từ cuối chiều vì đến nhà họ, lúc sập tối cũng chính là lúc dân bản mới đi nương về. Thì ra các anhđã đi xuống bản.

ĐÃ ĐƯỢC ĐỒNG BÀO ƯNG CÁI BỤNG"Đối với đồng bào người Mông khi đã hiểu, đã ưng cái bụng thì họ tuyệt đối tin

tưởng, yêu quí như con em trong nhà", Trung tá Dương Đình Lập, cán bộ của C52 được điều động, tăng cường về "cắm bản" ở Lóng Luông ánh mắt chộn rộn niềm vui nhắc đến những ngày tháng vất vả ban đầu, khi Tổ công tác đặc biệt 135 nhận nhiệm vụ, phải ăn, ở nhờ Trạm Kiểm lâm xã Lóng Luông. Sau hơn 2 tháng, giờ nhiều người dân gọi vui anh Lập là "người con của bản".

Cùng với anh Lập, Thượng tá Đào Trọng Sơn, Trưởng Phòng 4, C52 cùng 4 anh em của C52 đã "cắm bản" từ nhiều tháng nay ở Mộc Châu. Các anh kể, từ Hà Nội lên, lúc đầu, thấy gì cũng bỡ ngỡ. Đôi lúc tưởng chừng như rơi vào thế bế tắc.

Đường vào bản gần mà cứ xa đằng đẵng vì người dân còn ở thế phòng thủ, không để cán bộ tiếp cận vận động. Nhưng rồi, sau những ngày vất vả tìm hiểu, các cán bộ, chiến sĩ của Tổ công tác đã gỡ được thế cô lập. Không thể tự mình tiếp cận ngay được với đồng bào, các anh đã tuyên truyền và vận động chính quyền xã, các già làng, trưởng bản, người dân cùng vào cuộc.

Bây giờ, Thượng tá Sơn, Trung tá Lập cùng các cán bộ, chiến sỹ của C52 đã biết "phát sóng ngắn" bằng tiếng dân tộc Mông, biết ăn món thắng cố, biết uống thứ rượu ngô say nồng hương trời đất vùng cao nguyên Mộc Châu. Việc vận động đối tượng truy nã từ đây bắt đầu có kết quả.

Ngoài cán bộ, chiến sỹ của C52, những ngày ở cao nguyên Mộc Châu, chúng tôi còn được gặp các đồng chí trong Tổ công tác đặc biệt 135 là cán bộ, chiến sỹ thuộc các lực lượng của Công an tỉnh Sơn La. Số cán bộ này là những người được Ban Giám đốc Công an tỉnh, lãnh đạo các đơn vị lựa chọn vào "đội quân tinh nhuệ cắm bản".

Ngoài việc đến vận động, tuyên truyền người dân hiểu về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các anh đã thực sự là người con của bản, được dân tin, dân

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201122

Page 23: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

yêu qua mỗi việc làm hằng ngày. Cùng dọn dẹp vệ sinh, hướng dẫn tăng gia, sản xuất, cùng lên nương trỉa bắp, mang thuốc chữa bệnh cho cụ già, em nhỏ khi họ bị cảm ốm...

Tận tụy, hết mình với đồng bào, đó là những gì chúng tôi cảm nhận được trong những ngày ở Mộc Châu với Tổ công tác đặc biệt 135. Thiếu tá Vũ Quốc Tuấn, Đội phó Đội phòng chống ma túy đường dài, Công an tỉnh Sơn La, nhiều năm phụ trách địa bàn Mộc Châu, đặc biệt là hai điểm nóng về ma túy là xã Lóng Luông và Vân Hồ đã thực sự dành tình cảm đối với vùng đất này.

Cảm nhận tình cảm của cán bộ, Sồng A Phềnh, em trai của đối tượng ra đầu thú Sồng A Giàng, đã nhận làm em kết nghĩa với anh Tuấn. Sồng A Phềnh từ ngày được anh Tuấn ghé nhà thăm luôn, đã trở thành "tuyên truyền viên", giúp đỡ tích cực lực lượng công an cắm bản. Đại úy Mùa A Của, cán bộ Đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an huyện Mộc Châu nhà cách trụ sở UBND xã Lóng Luông hơn 3km nhưng vẫn liên tục "cắm bản", cảtháng chỉ ghé qua nhà 1 lần. 

Đến giờ thì đồng bào đã biết đến Tổ công tác đặc biệt 135 với những cái tên thân thương: Lò Tiến Sơn, Phó Phòng PC52; Đàm Thanh Hiền, cán bộ Phòng PV28; Vũ Quốc Tuấn, Đội phó Phòng PC47; Vũ Ngọc Chiến, Đội trưởng Phòng PC52 Công an tỉnh Sơn La; Vừ A Sà, cán bộ Công an huyện Mộc Châu và còn nhiều đồng chí khác. Các anh đều vui vì đã nhiều gia đình ở các bản Co Tang, Lũng Xá, Tà Dê, Lóng Luông mời đến nhà ăn cơm, uống rượu và nói chuyện về chính sách.

Cũng chính từ những cuộc vui với đồng bào, các đồng chí của Tổ công tác đã khéo léo tuyên truyền, giải thích cho bà con về tác hại của ma túy, về chính sách khoan hồng đối với các đối tượng đang bị truy nã là người Mông. "Mưa dầm thấm lâu", đến ngày 17/10 đã có 12 đối tượng có lệnh truy nã đặc biệt ở hai bản Co Tang và Lóng Luông ra đầu thú. Nhiều người trong số này còn tự nguyện giao nộp vũ khí. Giữa trưa 17/10, Trung tá Dương Đình Lập còn gọi điện thông báo, đang vào bản Co Tang để tiếp nhận thêm 1 trường hợp là Tráng A Chồng ra đầu thú.   

Thượng tá Nguyễn Xuân Hiến, Phó trưởng Phòng PC52 Công an tỉnh Sơn La, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt 135 thở phào vì những thành công bước đầu đã khích lệ tinh thần cán bộ, chiến sĩ rất nhiều. Được đồng bào tin, ủng hộ là phần thưởng lớn nhất và cũng là mấu chốt của thành công trong việc vận động các đối tượng phạm tội là người Mông ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng và những người khác không bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo vào buôn bán ma túy. Và, quan trọng hơn là làm sao để các bản làng người Mông thoát hẳn sự lệ thuộc vào ma túy. Điều này đang được các cấp chính quyền của tỉnh Sơn La vào cuộc với nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội tại vùng cao nguyên Mộc Châu.  

VẪN CÒN GIAN NANLóng Luông cùng với Vân Hồ là 2 xã từ lâu là điểm "nóng" về ma túy của huyện

Mộc Châu. Lóng Luông giáp ranh với nhiều xã của tỉnh Hòa Bình nên nhiều đối tượng tội phạm ma túy đã lợi dụng sự thật thà, chất phác và thiếu hiểu biết pháp luật của bà con

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 23

Page 24: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

người Mông để thuê vận chuyển, rồi biến họ trở thành những người liều mình buôn bán "cái chết trắng". Thời gian qua, Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ như Cục CSĐT tội phạm về ma túy phối hợp với lực lượng Biên phòng, lực lượng Cảnh sát phòng, chống ma túy Công an tỉnh Sơn La, đặc biệt là công an sở tại huyện Mộc Châu quyết liệt vào cuộc.

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến hết ngày 30/9/2011, Công an huyện Mộc Châu phối hợp với các đơn vị đã phá 157 vụ với 252 đối tượng ma túy, thu giữ 255.59,21 g heroin; 213 viên ma túy tổng hợp; 2 ô tô, 58 xe máy; Hơn 338 triệu đồng; 3.800 USD, 1 khẩu súng AK, 2 súng tự chế, 22 viên đạn… Điển hình, ngày 16/4, Công an huyện Mộc Châu phối hợp với Phòng PC47 Công an tỉnh Sơn La bắt Vì Văn Đường, SN 1980 và Vì Thị Khít, SN 1988, cùng trú tại huyện Mộc Châu đang vận chuyển 20 bánh heroin. Mở rộng điều tra, CQĐT đã bắt thêm 3 đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Đại tá Phùng Tiến Triển, Trưởng Công an huyện Mộc Châu cho biết, bên cạnh việc ra quân đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, trong đó có tội phạm ma túy, Công an huyện đang tích cực phối hợp với các đơn vị thực hiện Kế hoạch 135 của Công an tỉnh Sơn La về phối hợp vận động đầu thú và truy bắt đối tượng truy nã tại địa bàn xã Lóng Luông, xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu (Sơn La). Lực lượng Công an các cấp đang tích cực cùng chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục người dân tham gia, ủng hộ "chiến dịch 135". Chương trình "Vì bình yên cuộc sống, vì hạnh phúc nhân dân" do báo Công an nhân dân - Bệnh viện 19-8 - Cục Cảnh sát truy nã tội phạm - Công an tỉnh Sơn La phối hợp tổ chức tặng quà Tết, khám, cấp thuốc miễn phí đã góp phần động viên bà con các dân tộc xã Lóng Luông càng thêm tin tưởng vào sự quan tâm của công an và chính quyền địa phương.

Kết quả "chiến dịch 135" mới chỉ là bước đầu, vẫn còn gần 20 đối tượng truy nã về ma túy chưa ra đầu thú và chúng tôi hiểu rằng, cuộc chiến chống ma túy đầy khốc liệt nơi đây và cuộc vận động các đối tượng truy nã ra đầu thú vẫn còn gian nan phía trước. Hy vọng rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Sơn La, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể huyện Mộc Châu; Sự vào cuộc của các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và Công an tỉnh Sơn La, cao nguyên Mộc Châu sẽ từng bước đẩy lùi được ma túy, để xây dựng cuộc sống ngày càng phát triển.

20. A. Hiếu. KẾT THÚC ĐIỀU TRA VỤ LỪA BÁN 15 PHỤ NỮ, TRẺ EM RA NƯỚC NGOÀI / A. Hiếu, Thu Uyên // Công an nhân dân.- Ngày 21/10/2011.- Số 2277

Ngày 20/10, CQĐT Công an tỉnh Sơn La cho biết, sau một thời gian điều tra đã kết thúc vụ án Lò Thị Bó phạm tội mua bán người, mua bán trẻ em.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201124

Page 25: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Theo CQĐT, trong thời gian hơn 4 năm, từ năm 2007 đến năm 2010, bằng các thủ đoạn tinh vi, Lò Thị Bó đã câu kết với các đối tượng trong và ngoài nước, lừa bán trót lọt 15 phụ nữ, trẻ em qua biên giới.

Với nhiều tên gọi khác nhau như Bóc, Hạnh, Phương, Hoa, Lò Thị Bó, 41 tuổi, ở bản Nà Bó, xã Nà Bó, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã đi khắp các bản làng vùng cao ở tỉnh Sơn La để tuyển nhân viên bán hàng tạp hóa, tuyển người lao động để lừa bán sang Trung Quốc.

Không ai biết Bó từng là đối tượng nghiện ma túy, năm 2002 bị TAND huyện Mai Sơn xử phạt 24 tháng tù giam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Mãn hạn tù được 2 tháng, tháng 12/2004, Bó bỏ 2 đứa con trai vốn đã mồ côi cha và từ lâu vắng hơi mẹ để theo một người đàn bà tên là Mơ, quê ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định sang Trung Quốc.

Từ đơn tố giác của gia đình các bị hại, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Sơn La đã "đón lõng" bắt Lò Thị Bó, khi Bó cùng con trai từ Trung Quốc vượt biên giới vào Việt Nam, trở lại tỉnh Sơn La để tiếp tục lừa bán phụ nữ, trẻ em. Hiện hồ sơ vụ án Lò Thị Bó phạm tội mua bán người, mua bán trẻ em đã được CQĐT chuyển Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La.

21. Ngọc Điệp. KẾT CỤC ĐƯỢC BÁO TRƯỚC CỦA TÀI XẾ TAXI KHÔNG CHỊU CHỞ KHÁCH MÀ CHỈ THÍCH “CHỞ” MA TÚY / Ngọc Điệp // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 21/10/2011.- Số 294

Thọ có dáng người cao to, gương mặt thư sinh bụ bẫm của một con người hiền lành, tử tế. Nhưng đằng sau vẻ ngoài lương thiện ấy là một con quỷ hám tiền chuyên đi gieo rắc "cái chết trắng" khắp nhân gian.

Ngày 20/10, TAND TP. Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Dương Ngô Thọ (SN 1986, ở xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) về tội "Buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy" theo Điểm b Khoản 4 Điều 194 BLHS.

TÀI XẾ TAXI VÌ TIỀN, LÀM NÔ LỆ CHO MA TÚYThọ là mắt xích của một đường dây buôn bán ma túy liên tỉnh bị triệt phá hồi tháng

10/2008 nhưng đã bỏ trốn và chỉ bị bắt vào ngày 29/12/2010 theo lệnh truy nã.Con đường sa ngã của Dương Ngô Thọ bắt đầu từ tháng 7/2008, khi đó Thọ mới 22

tuổi và đang làm tài xế taxi. Thời điểm ấy, Thọ cùng anh họ ở gần nhà là Dương Ngô Thăng (SN 1980) đến gặp Sồng A Chồng tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La để bàn bạc về việc buôn bán ma túy. Theo thỏa thuận giữa hai bên, khi muốn mua ma túy thì Thọ và Thăng phải lên Mộc Châu thông báo số lượng và đặt tiền cho Chồng, sau đóChồng và đồng bọn sẽ chuyển hàng từ Mộc Châu về Bắc Giang giao tận nhà cho Thăng.

Chuyến hàng đầu tiên mà bọn chúng thực hiện trót lọt là vào các ngày 19, 20/10/2008 với số lượng 5 bánh hê-rô-in có giá 45.000 USD.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 25

Page 26: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Ngày 26/10/2008, Thọ thuê xe tự lái lên Mộc Châu gặp Sồng để đặt mua tiếp 15 bánh hê-rô-in, nộp tiền cọc 50 triệu đồng. Rạng sáng 30/10/2008, Sồng và đồng bọn đã bị bắt giữ khi đang trên đường đi Bắc Giang giao hàng cho Thăng. Địa điểm chúng sa lưới là đường Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên, Hà Nội với tang vật thu được gồm 15 bánh hê-rô-in cùng nhiều kiếm, lựu đạn, bình xịt hơi cay...

Từ lời khai của Sồng, cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt khẩn cấp Dương Ngô Thăng, Dương Ngô Thọ. Ngoài ra, công an còn mở rộng điều tra bắt thêm đồng bọn của Sồng gồmSồng A Đùa (SN 1984), Sồng A Chồng (SN 1985), Mùa A Lánh (SN 1979, đều ở Mộc Châu, Sơn La), Tạ Xuân Tiến (SN 1963) và Bùi Văn Thi (SN 1970, đều quê Hải Dương).

Tuy nhiên, Thăng và Thọ đã kịp thời lẩn trốn trước khi công an ập đến. Ngày 28/3/2009, Thăng bị bắt về quy án. Tiếp đó, ngày 29/12/2010, Thọ sa lưới.

Ngày 28/1/2010, TAND TP. Hà Nội tuyên phạt tử hình đối với Dương Ngô Thăng và Sồng A Chồng (trong đó, bị cáo Thăng sau này may mắn được giảm án xuống tù chung thân). Cũng chịu phạt về tội "Buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy", Sồng A Đùa, Tạ Xuân Tiến, Mùa A Lánh đều nhận án tù chung thân, còn Bùi Văn Thi lĩnh 20 năm tù.

TỘI ÁC KHÔNG THỂ DUNG THỨTrong phiên tòa ngày 20/10, Dương Ngô Thọ một mực chối tội. Chỉ đến khi HĐXX

cho mời Dương Ngô Thăng và Sồng A Đùa đến đối chứng thì Thọ mới chịu thừa nhận tội trạng của mình.

HĐXX nhận định, Dương Ngô Thọ không thành khẩn khai báo, không ăn năn hối lỗi và thiếu ý thức cải tạo, lại phạm tội vì tư lợi cá nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội, nên dù bị cáo có nhân thân tốt, chưa từng có tiền án, tiền sự đi chăng nữa thì vẫn không được áp dụng các hình thức giảm nhẹ.

Do đó, mặc dù Thọ đã nại ra nhiều tình tiết để xin Tòa giảm án (như có nhân thân tốt, không tiền án, tiền sự, vợ chồng không nghề nghiệp ổn định, hai con còn nhỏ, mẹ đã già, bố từng đi chiến đấu ở miền Nam và mang di chứng chất độc da cam...) nhưng HĐXX vẫn tuyên phạt Dương Ngô Thọ tử hình, buộc bị cáo nộp phạt thêm 200 triệu đồng.

22. Vừ A Páo. BI KỊCH VÌ… BỒ NHÍ / Vừ A Páo // Bảo vệ pháp luật.- Ngày 21/10/2011.- Số 85

Bùi Văn Hưng (SN 1972, ở xóm Tôm, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình) làm nhân viên khu du lịch Khoang Xanh, Ba Vì, Hà Nội, đã có vợ và ba con.

Năm 2005, Hưng gặp Ngô Thị Thu Huyền (SN 1984), quê ở thị trấn Mai Sơn (Sơn La), một sinh viên lên thực tập ở khu du lịch. Tuy đã có gia đình, Hưng vẫn được Huyền yêu thương, cùng nhau chung sống bất hợp pháp mấy năm liền, đến năm 2008 đã sinh 1 con trai. Năm 2009, Huyền đem con về Mai Sơn sống với mẹ đẻ để buôn bán mưu sinh. Từ Hòa Bình, Hưng vẫn thường xuyên lên thăm mẹ con Huyền, chu cấp tiền để Huyền nuôi con, hứa bỏ vợ để cưới Huyền (?).

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201126

Page 27: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Ngày 2/6/2011, Hưng lại lên thăm mẹ con Huyền. Thấy cuộc sống chẳng đâu vào đâu, Huyền nói với Hưng: "Có lẽ phải chia tay thôi", Hưng không nói gì, nhưng khi mẹ của Huyền cũng có ý kiến nên chia tay nhau thì Hưng nói lại: "Mẹ đừng bắt tội chúng con, sau này sẽ đâu vào đấy, tốt đẹp lên thôi, con sẽ ly dị vợ ở quê để cưới Huyền, trở thành con rể của gia đình... chúng con sẽ sống bên nhau đến già".

Sáng hôm sau, thấy mẹ đẻ Huyền đi chợ, Hưng uống hết 1/3 chai rượu 500ml, Hưng hỏi Huyền, Huyền vẫn nói là phải chia tay thôi, con trai - Ngô Bùi Minh Duy - Huyền sẽ nuôi...

Sẵn hơi men, Bùi Văn Hưng đã rút dao đâm nhiều nhát vào ngực trái của Huyền, rồi tự đâm mình để không được sống bên nhau, thì cùng chết bên nhau (?!).

Cả hai được đưa đi cấp cứu, song Huyền đã tử vong, còn Hưng được cứu sống.Bùi Văn Hưng bị truy tố về tội Giết người. Mới đây, TAND tỉnh Sơn La đã tuyên phạt

Bùi Văn Hưng mức án tử hình.Từ chuyện yêu đương mù quáng, Bùi Văn Hưng đã phải trả giá, chỉ khổ cho những

đứa con thơ.

23. Minh Tiến. CÔNG AN HÀ NỘI BÓC GỠ ĐƯỜNG DÂY BUÔN BÁN 150 BÁNH HÊRÔIN / Minh Tiến // An ninh thế giới.- Ngày 22/10/2011.- Số 1.105; Pháp luật Việt Nam.- Ngày 20/10/2011.- Số 293

Lực lượng điều tra tội phạm về ma túy, Công an TP Hà Nội vừa lập một chiến công xuất sắc, bóc gỡ đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép hàng trăm bánh heroin theo hành lang Đông Tây (Sơn La - Thái Nguyên - Lạng Sơn) và về Hà Nội. Những tên trùm cộm cán nhất đã lần lượt sa lưới…

CHUYÊN ÁN BÍ MẬTCách đây khoảng 2 tháng, chúng tôi có nhận được tin trên địa bàn huyện Từ Liêm,

(TP Hà Nội) cho biết, lực lượng chống ma túy trên địa bàn vừa bóc dỡ một đường dây ma túy "khủng". Chúng tôi đã cố gắng tiếp xúc với các đơn vị công an của huyện, để mong có được những thông tin nóng nhất về vụ án, kịp thời chuyển tải đến bạn đọc. Tuy nhiên, mọi cố gắng của chúng tôi đều trở nên vô vọng.

Ngày 19/10/2011, gặp chúng tôi tại trụ sở Công an huyện Từ Liêm, Đại tá Trần Quang Trong, Trưởng Công an huyện Từ Liêm bắt tay rất chặt: "Các anh thông cảm, vì đây là một chuyên án lớn, cơ quan công an xác định phải bóc dỡ toàn bộ đường dây buôn bán ma túy liên tỉnh cho tới khi thành công thì mới dám tuyên truyền. Chứ vừa mới bắt được một mắt xích nhỏ lẻ mà đã vội lên báo, thì rất khó cho ban chuyên án".

Đại tá Trong, nguyên là Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an TP Hà Nội, người đã có gần 20 năm kinh nghiệm đánh án ma túy lúc này mới thở phào nhẹ nhõm. Ông kể lại cho chúng tôi một cách chi tiết nhất chuyên án bóc dỡ đường dây

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 27

Page 28: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

mua bán, vận chuyển, tàng trữ 150 bánh hêrôin và hàng trăm viên ma túy tổng hợp - Chuyên án mang bí số 228M.

Giữa năm 2011, thông qua công tác điều tra cơ bản, lực lượng Công an huyện Từ Liêm phát hiện một đường dây mua bán vận chuyển ma túy từ các tỉnh phía Bắc về Hà Nội. Công an huyện đã giao cho Đội CSĐTTP về ma túy sử dụng các biện pháp nghiệp vụ xác minh các đối tượng nghi vấn. Cho tới khoảng tháng 8/2011 thì phát hiện một đối tượng tên Trịnh Văn Bách (SN 1974, trú tại tiểu khu Vĩnh Thuận, Bắc Sơn, Lạng Sơn) cùng nhiều đối tượng khác cùng nhau tổ chức một đường dây mua bán vận chuyển trái phép các chất ma túy từ Sơn La, Thái Nguyên, Lạng Sơn về Hà Nội qua bến xe Mỹ Đình.

Căn cứ vào những hồ sơ tài liệu thu thập được, Công an huyện Từ Liêm đã lập chuyên án mang bí số 228M ngày 14/8/2011 để khẩn trương tập trung lực lượng và biện pháp nghiệp vụ đấu tranh triệt phá.

Sau một thời gian tiến hành trinh sát, mật phục tại bến xe Mỹ Đình sáng ngày 20/8/2011 Đội CSĐTTP về ma túy Công an huyện Từ Liêm phối hợp với Đồn Công an số 1, Công an huyện đã tổ chức bắt giữ đối tượng Trịnh Văn Bách khi hắn vừa sử dụng hêrôin và lên xe ôtô khách BKS 47V-2304 định đi vào Nam. Qua khám xét, cơ quan công an thu giữ 332gr hêrôin và 0,86gr ma túy tổng hợp và nhiều tang vật có giá trị chứng minh tội phạm khác.

Căn cứ vào lời khai của Bách và tài liệu trinh sát đã xác định các đối tượng trong chuyên án, liên tiếp từ ngày 20/8 đến ngày 22/9/2011 Công an huyện Từ Liêm đã bắt thêm 5 đối tượng khác nằm trong đường dây là Lương Đức Chính (SN 1966, trú tại phường Tích Lương, TP Thái Nguyên); Trần Lưu Thùy (SN 1972), Liêu Thị Cúc (SN 1965) cùng trú tại thị trấn Chùa Hang (Đồng Hỷ, Thái Nguyên); Nguyễn Thị Hương (SN 1979, trú tại Tự Nhiên, Thường Tín, Hà Nội); Đặng Xuân Chính (SN 1962, trú tại phường Phú Xá, TP Thái Nguyên).

Được biết, Liêu Thị Cúc vốn là giáo viên Trường mầm non Cao Ngạn (Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Mặc dù chồng là Lương Quang Chính (SN 1950) đang chấp hành án phạt tù 17 năm về tội mua bán trái phép chất ma túy song Cúc vẫn tham gia mua bán trái phép chất ma túy trong đường dây của Trần Lưu Thùy. Nhà Cúc được coi là "tổng kho" giấu hàng của đường dây này. Thiếu tá Hoàng Ngọc Cương, Đội trưởng Đội CSĐTTP về ma túy Công an huyện Từ Liêm cho chúng tôi biết. Tại nhà Cúc, các trinh sát đã phát hiện ra 3 bánh hêrôin được gói vào giấy nến, cất trong một chiếc máy giặt. Nhà Cúc có 2 máy giặt, một cái sử dụng bình thường, còn một cái thì được ngụy trang để giấu ma túy.

Còn Trần Lưu Thùy là đối tượng nghiện ma túy nặng. Năm 2010, Thùy quen Tráng A Chư (trú tại Mộc Châu, Sơn La) và thiết lập đường dây mua bán trái phép hêrôin từ Sơn La về Thái Nguyên và Hà Nội tiêu thụ. Sau khi bắt mối với Thùy, Chư thường xuyên dùng ôtô Prado đời mới trực tiếp lái xe vận chuyển hêrôin từ Thái Nguyên xuống Hà Nội giao hàng cho Thùy, mỗi chuyến hàng chục bánh. Tại Cơ quan điều tra, Lương Đức Chính khai

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201128

Page 29: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

đã trực tiếp nhìn thấy Thùy nhận của Chư 40 bánh hêrôin vào dịp đầu năm 2011. Do chất lượng thấp nên Thùy đã nhờ Chính bán hộ 26 - 27 bánh. Chính mới bán cho Thùy 1 bánh, số còn lại Thùy cất giấu tại nhà Liêu Thị Cúc. Ngoài ra, Chính còn biết và nghe Thùy kể khoảng tháng 4/2011 đã mua 20 bánh hêrôin của Chư, hàng chất lượng tốt nên đã tiêu thụ hết.

Kết quả bước đầu đến nay đã làm lộ rõ đường dây mua bán trái phép chất ma túy lớn do Trần Lưu Thùy, Lương Đức Chính cầm đầu. Trong vòng 6 tháng các đối tượng đã mua bán trái phép hơn 150 bánh hêrôin, liên quan đến nhiều đối tượng ở các tỉnh Sơn La, Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Nguyên và một số tỉnh phía Nam. Đường dây ma túy trên được chia làm nhiều nhánh, nhiều khúc, Cơ quan điều tra công an TP Hà Nội đang tiếp tục điều tra, mở rộng.

VẪN LUÔN KHỐC LIỆT"Tráng A Chư cái tên này quen quen. Có phải hắn chính là đối tượng đã đâm thẳng

xe ôtô vào lực lượng công an?" - tôi đặt câu hỏi."Đúng vậy. Chư sinh năm 1977, trú tại Mộc Châu (Sơn La) là đối tượng đã dùng xe

ôtô Prado chở 50 bánh hêrôin từ Sơn La về Hà Nội, định bán cho Trần Lưu Thùy. Ngày 18/5/2011, khi đến địa phận huyện Cao Phong gặp tổ công tác của Công an tỉnh Hòa Bình chặn bắt, hắn đã lao thẳng ôtô vào tổ tuần tra của lực lượng công an, nhằm bỏ chạy. Cú đâm đó đã khiến cho hai đồng chí Trung úy Đỗ Mạnh Linh (SN 1983) - Đại đội phó Đại đội Cảnh sát cơ động, Phòng PC65 Công an tỉnh Hòa Bình và Thượng sĩ Hoàng Minh Thành (SN 1988) cán bộ Cảnh sát cơ động, Phòng PC65 Công an tỉnh Hòa Bình bị thương. Dù được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện, nhưng do bị thương nặng, đồng chí Đỗ Mạnh Linh đã hy sinh hồi 1 giờ 20 phút ngày 19/5/2011" - Đại tá Trong vẫn nhớ tường tận từng chi tiết của vụ án này.

Sau khi biết tin Tráng A Chư bị bắt, Trần Lưu Thùy lập tức bỏ trốn. Trong suốt khoảng thời gian từ 26/7 đến 19/8/2011, Thùy tiếp tục dùng điện thoại liên lạc nhờ Lương Đức Chính tiêu thụ nốt số hêrôin đang gửi tại nhà Cúc thì bị bắt giữ. Thùy khai từ đầu năm 2010 đến nay đã mua của Tráng A Chư tổng cộng 26 bánh hêrôin giá từ 140 - 160 triệu đồng/bánh. Mỗi bánh Thùy lãi 20 triệu đồng.

Cũng theo Thiếu tá Hoàng Ngọc Cương, sau khi bắt được tên Trịnh Xuân Bách, Cơ quan điều tra xác định một "con cá lớn" của vụ án là Lương Đức Chính, trú tại Thái Nguyên.

…Đại tá Trần Quang Trong cho chúng tôi biết thêm. Sau hơn 60 ngày đêm đánh án, với sự nỗ lực của Ban chuyên án, sự phối hợp nhịp nhàng của Công an huyện Từ Liêm với PC47 Công an TP Hà Nội, Công an các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an... chuyên án 228M đã thu được kết quả khả quan. Những con cá lớn lần lượt sa lưới.

Tại Cơ quan Công an, lúc đầu các đối tượng không chịu khai, vì chúng biết rõ, với

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 29

Page 30: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

số lượng ma túy chúng đã mua bán, vận chuyển thì khả năng phải chịu mức án cao nhất là gần như chắc chắn. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy, lực lượng Công an vẫn đấu tranh thành công, tạm khép lại giai đoạn 1 của chuyên án.

24. P.V. LẮP ĐẶT THÀNH CÔNG RÔ-TO TỔ MÁY 4 THỦY ĐIỆN SƠN LA / P.V // Nhân dân.- Ngày 23/10/2011; Thời báo kinh tế Việt Nam.- Ngày 24/10/2011.- Số 254

Đúng 11 giờ ngày 22/10, Công ty cổ phần LILAMA 10 - Chi nhánh Sơn La (Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - LILAMA) phối hợp Ban Quản lý Dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La và các nhà thầu lắp đặt thành công rô-to tổ máy 4 của nhà máy. Sau ba tiếng đồng hồ dịch chuyển trên quãng đường 130 m qua các tổ máy 1, 2, 3 và căn chỉnh, rô-to này có đường kính 15,589 m, cao 2,816 m, nặng khoảng 1.000 tấn, đã được đưa vào vị trí sta-to tổ máy 4 chính xác. Theo tiến độ, dự kiến tổ máy 4 sẽ phát điện, hòa lưới quốc gia vào cuối tháng 12/2011.

25. Quỳnh Giang. BẢN ÁN NGHIÊM KHẮC CHO KẺ BUÔN BÁN MA TÚY / Quỳnh Giang // Quân đội nhân dân.- Ngày 23/10/2011; Công an nhân dân.- Ngày 21/10/2011.- Số 2277

TAND TP Hà Nội đã mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Dương Ngô Thọ (ởthôn Hội Phú, xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) về hành vi "mua bán trái phép chất ma túy". Hội đồng xét xử tuyên án tử hình đối với bị cáo Dương Ngô Thọ.

Theo cáo trạng, ngày 30/10/2008, Cảnh sát cơ động Hà Nội phát hiện Tạ Xuân Tiến (ở Hòa Bình) và Sồng A Đùa (ở Sơn La) đi xe gắn máy, mang theo kiếm đi trên đường dẫn cầu Thanh Trì.

Cảnh sát đã đuổi theo, kiểm tra hành chính, phát hiện trong ba lô Đùa mang có một quả lựu đạn, bình xịt hơi cay và 120.000USD. Tiến dùng 50 triệu đồng định hối lộ xin tha nhưng đã bị lực lượng cảnh sát kiên quyết bắt giữ. Qua điều tra, công an xác định Tiến và Đùa là mắt xích trong đường dây mua bán ma túy liên tỉnh, trong đó Thọ là một đầu mối. Thọ và Dương Ngô Thăng đã gặp Sồng A Chồng ở Sơn La để mua liên tiếp 20 bánh hê-rô-in. Sau đó, Thọ bỏ trốn, đường dây ma túy của Sồng A Chồng bị triệt phá và đưa ra xét xử. Chồng và Thăng bị tuyên án tử hình.

26. Vũ Thu Giang. LỢI ÍCH CỤC BỘ VÀ LỢI ÍCH NHÓM / Vũ Thu Giang // Văn nghệ trẻ.- Ngày 23/10/2011.- Số 43

“Sơn La là tỉnh khá nổi tiếng vào đầu những năm 2000 với hàng loạt những dự án thủy điện gây tranh cãi, đặc biệt là công

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201130

Page 31: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

tác giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân. Tính từ thời điểm Sơn La có dự án thủy điện đến nay cuộc sống của người dân đã có những thay đổi rất đáng ghi nhận. Song, niềm vui có được nguồn điện về thắp sáng thôn bản sẽ trọn vẹn hơn nếu như không có những điều đáng tiếc xảy ra”.

Câu chuyện về những thảm họa đau lòng do thiên tai, địch họa mang đến cho người dân vùng lũ đã nhận được sự cảm thông và nước mắt của cộng đồng, thì cũng trong thời gian này những giọt nước mắt, xót xa lại hướng về những người dân đang trở thành nạn nhân của sự vô cảm, hay nói đúng hơn là của những người vốn lấy lợi ích cục bộ thay thế lợi ích nhóm, lợi ích cộng đồng…

Đó là những ngày đầu tháng 10, khi cơn bão Nesa đổ bộ vào Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề, Thủy điện Nậm Chiến 2 đã tiến hành xả trên cốt 270m dẫn đến làm ngập ruộng lúa, hoa mầu của dân, đặc biệt là 4 bản: Pá Chiến, bản Lầm, bản Pá Lang, bản Chiến, gây hậu quả đến sản xuất, thiệt hại hơn 10ha ruộng lúa, hoa màu. Ngoài ra, thủy điện xả lũ còn làm sạt lở nhiều đoạn đường trong bản, trong xã, nghiêng đổ cầu treo, làm trôi nhiều cột nhà của dân đang ngâm ở dưới mương nước. Trường PTTH cơ sở và 1 trường mầm non của xã, một số quán hàng dọc ven đường, cơ sở chăn nuôi của dân cũng bị ngập úng. May mắn không có thiệt hại về người.

Trước sự thiệt hại về tài sản của người dân, UBND xã Chiềng San đề nghị phía nhà máy thủy điện hỗ trợ cho dân 5.000 đồng/m2 ruộng lúa bị vùi lấp. Thế nhưng, đáp lại nguyện vọng của người dân, phía lãnh đạo Thủy điện Nậm Chiến 2 khẳng định công trình thủy điện không có khả năng chống lũ, mà chỉ có khả năng hứng nước để phát điện, duy trì ở mực nước dâng bình thường là 272 mét. Còn nếu nước lũ về bao nhiêu thì nhà máy sẽ tiếp tục xả bấy nhiêu theo quy luật tự nhiên của dòng nước lũ về. Còn nhà máy có xả to, xả bé như ý kiến của người dân bức xúc là quy luật của thiên nhiên, lũ về bao nhiêu nhà máy xả bấy nhiêu.

Hứng nước để phát điện và không có khả năng chống lũ, điều tiết lũ, đó là chức năng của một thủy điện vùng. Điều đó có nghĩa là, để giữ thủy điện, cũng đồng nghĩa với việc giữ công ăn việc làm của một bộ phận cán bộ nhà máy, người ta sẵn sàng bỏ qua tính mạng và tài sản của người dân vùng phân lũ. Những người vốn chấp nhận di dời nhà cửa, mồ mả ông bà, cha mẹ, nhường đất cho việc xây dựng thủy điện và chấp nhận trở thành người dân vùng phân lũ. Xây dựng thủy điện vừa và nhỏ là cần thiết nhưng nếu ta xây dựng quá nhiều thủy điện mà không theo quy hoạch, không tính toán kỹ tác động đến môi trường, thì vô hình chung lợi bất cập hại. Theo số liệu vừa được công bố, thì trung bình 5 năm qua mỗi năm thiên tai cướp đi sinh mạng của gần 400 người, thiệt hại về tài sản ước tính chiếm từ 1

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 31

Page 32: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

đến 1,5% GDP. Vì vậy, để hạn chế những thiệt hại đã có nhiều ý kiến đề xuất Chính phủ nên chỉ đạo các địa phương dừng việc xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ, đồng thời tổ chức kiểm tra đánh giá thật kỹ về tác động môi trường của những công trình thủy điện đã và đang xây dựng từ đó cân nhắc nên hay không nên hy sinh lợi ích của cộng đồng để xây dựng thủy điện.

Tất cả những chỉ đạo mang tính định hướng này, chỉ dừng lại trên giấy, còn thực tế thì để khắc phục tình trạng thiếu điện, người ta liền nghĩ đến việc phải xây dựng ngay thủy điện để phục vụ người dân. Điều này không sai, nhưng nó thể hiện bản tính ăn xổi ở thì, hay nói đúng hơn là làm ăn kiểu con buôn. Hàng nghìn ha rừng có thâm niên, hàng chục thậm chí hàng trăm năm tuổi bỗng chốc chỉ trong một ngày đẹp trời, rơi vào quy hoạch làm thủy điện, bất kể rừng nguyên sinh, hay rừng đặc dụng, đều bị chặt hạ không chút thương tiếc. Điều đau xót hơn, chính là sự tùy tiện. Nếu một thủy điện chưa đủ, người ta sẵn sàng cho xây dựng hai, ba, thậm chí nhiều hơn…

Rừng bị tàn phá không thương tiếc dẫn đến hàng loạt những hệ lụy. Xói mòn và sạt lở đất là những nguy cơ tiêm ẩn sẵn sàng ập đến với người dân và hậu quả chắc chắn sẽ rất nghiêm trọng. Những cánh đồng, những ngôi nhà... không còn được lá chắn rừng bảo vệ nhanh chóng trở thành bình địa mỗi khi lũ đi qua. Chỉ thiên tai đến từ thiên nhiên thôi đã khiến những người dân nghèo vùng sâu, vùng xa không thể chống chọi, huống hồ sự khó khăn này lại lớn theo cấp số nhân khi các hồ thủy điện đồng loạt xả lũ để đảm bảo an toàn.

…Quay trở lại với người dân 4 xã đang chịu hậu quả nặng nề của Thủy điện Nậm Chiến 2. Dư luận không khỏi ngạc nhiên trước quy mô quá khiêm tốn của một nhà máy thủy điện. Hồ chứa chỉ ở mức 1000m3 nước, không có chức năng điều tiết lũ. Với một thủy điện như vậy, không hiểu nó sẽ mang lại nguồn lợi cho dân sinh thế nào, chỉ biết rằng, theo một lãnh đạo của Thủy điện Nậm Chiến 2 thì lũ về bao nhiêu, họ xả bấy nhiêu, theo quy luật bất khả kháng của tự nhiên.

Không có thiệt hại về người, nhưng tài sản là những thứ quyết định cuộc sống củangười dân thì đã bị lũ cuốn hoặc đang thoi thóp sống dở chết dở trong tình trạng ngập nặng. Phù sa của đất đã bị rửa trôi, rồi đây người dân sẽ còn phải đổ công, đổ của để cải tạo nguồn đất mới có thể tiếp tục sản xuất trở lại. Số tiền chưa biết sẽ là bao nhiêu, nhưng họ chỉ yêu cầu phía nhà máy hỗ trợ 5.000 VNĐ/1m2 hoa màu, nhưng không được nhà máy chấp nhận. Sự giằng co giữa lợi ích cục bộ và lợi ích nhóm chưa đi đến hồi kết. Rất có thể, trong số những người dân của 4 xã sẽ có người chán nản tính chuyện di dời, có người cam chịu, bởi một sự thật không thể chối bỏ, đó là họ sẽ còn phải chịu cảnh thấp thỏm không yên trước cuộc sống luôn bị đe dọa bởi còn có nhiều đợt lũ chồng lũ đang chờ họ phía trước. Và như vậy, lợi ích của người dân nơi đây chưa biết đến khi nào mới được đảm bảo. Câu trả lời sẽ có được, chỉ khi sự vô cảm không còn đất sống trong mỗi con người chúng ta. Đừng lấy lợi ích cục bộ chiến thắng lợi ích nhóm, lợi ích cộng đồng.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201132

Page 33: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

27. Ngọc Điệp. MỐI TÌNH NGHÈO CHẾT YỂU/ Ngọc Điệp // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 24/10/2011.- Số 297; An ninh Thủ đô.- Ngày 22/10/2011.- Số 3348; Công an nhân dân.- Ngày 22/10/2011.- Số 2278

Lóa mắt trước các tài sản đắt tiền của ông bà chủ, cô bé “ô sin” đã để lòng tham nuốt chửng sự lương thiện. Sau lần trộm cắp tài sản này, thủ phạm đã vướng vòng lao lý, bị sẩy thai và còn đẩy chồng chưa cưới vào sau song sắt trại giam.

MỐI TÌNH NGHÈO NƠI PHỐ THỊ XA HOACầm Thị Quỳnh Trang (SN 1994) là người dân tộc Thái, trú tại Mai Sơn, Sơn La.

Hoàn cảnh gia đình đã khó khăn, Trang học hết lớp 9 thì bố mẹ ly hôn nên cô bé cũng chán nản và bỏ học luôn. Bố đi bước nữa, Trang ở với người mẹ có bệnh tim và cao huyết áp. Cũng từ đó, cuộc sống của hai mẹ con Trang trở nên rất chật vật, khó khăn, hai miệng ăn và mọi chi tiêu cho sinh hoạt gia đình tất thảy chỉ trông chờ vào đồng áng. Bởi vậy, khi có người giới thiệu ra Hà Nội làm người giúp việc, Trang lập tức đồng ý và quyết tâm đi “thoát ly” để kiếm thêm thu nhập phụ giúp mẹ.

Xuống Hà Nội làm “ô sin” chưa được bao lâu thì Trang tình cờ quen biết với Trần Ngọc Tuyên (SN 1990, quê ở Phú Thọ), nhân viên chạy bàn trong một quán cơm ở khu vực Tây Hồ, Hà Nội. Giống như Trang, cậu trai này cũng sinh trưởng trong một gia đình có hoàn cảnh rất éo le: Bố mất sớm, mẹ Tuyên “đi bước nữa” nhưng không hạnh phúc nên đầu năm 2010, hai mẹ con dắt díu nhau xuống Hà Nội làm thuê, mong đổi đời hoặc chí ít là thoát khỏi cảnh cùng quẫn không ngày mai ở chốn quê nghèo cực khổ.

Như thể ông trời se duyên, hai người trẻ có đồng cảnh ngộ đã sớm trúng “tiếng sét ái tình”. Sức hút tình yêu khiến Trang thậm chí còn xao nhãng công việc “ô sin” để dọn về chung sống với Tuyên trong một khu trọ ở ngõ 12, cụm 3, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội. Khi đó, dù Trang chưa đủ tuổi nhưng cô bé đã trót mang trong người dòng máu của Tuyên nên gia đình hai bên đành cho phép đôi bạn trẻ kết hôn. Theo dự kiến, Trang sẽ lên xe hoa trong tháng 8/2011.

Nhưng đám cưới ấy đã không thể diễn ra và Tuyên cũng không được “lên chức” bốbởi trước khi hỉ sự diễn ra, một chuyện tồi tệ đã xảy ra với đôi bạn trẻ này. Đến giờ, Trang vẫn gọi ngày xảy ra chuyện buồn ấy là “ngày ma ám”, “ngày đáng ghét” bởi đó là ngày mà Trang cùng Tuyên đã vướng vào đường lao lý vì tội “Trộm cắp tài sản”.

LÒNG THAM BẤT CHỢT THỨC GIẤC, NUỐT CHỬNG BAO NĂM THÁNG LƯƠNG THIỆN

Hồ sơ vụ án thể hiện: Sau khi chuyển đến sống với Tuyên được một thời gian, Trang quyết định quay lại nghề “quản gia” để cùng chồng tương lai chuẩn bị cho cuộc sống gia đình sau này.

Từ cuối tháng 5/2011, Trang chuyển đến làm giúp việc cho gia đình bà Venus Star Magaretha, quốc tịch Singapore, ở phòng 602 G2, khu đô thị Ciputra (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội). Càng đến gần đám cưới, gánh nặng tiền nong càng đè nặng lên vai đôi trẻ.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 33

Page 34: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Khoảng 6h30 ngày 13/6/2011, trong lúc bí tiền, Trang bất ngờ nảy ra ý định ăn cắp tài sản của chủ nhà để ăn tiêu. Nghĩ nhưng chưa làm, Trang gọi điện cho người yêu là Trần Ngọc Tuyên để hỏi ý kiến và như ma xui quỷ khiến, Tuyên đã đồng ý.

8h cùng ngày, nhân lúc bà chủ đưa con đi học còn ông chủ chưa thức giấc, Trang đãăn trộm một lượng tài sản lớn, bao gồm: 4 máy tính cá nhân, 1 máy quay phim, 1 máy ảnh, 1 điện thoại cảm ứng, 1 ví da và hơn 1 triệu đồng tiền mặt, tổng trị giá gần 56 triệu đồng.

Về phía Tuyên, anh ta thuê hẳn một taxi đến biệt thự Ciputra để đón Trang cùng với số tài sản trộm cắp được. Sau đó, cả hai bắt xe khách lên TP. Việt Trì (Phú Thọ) bán 2 máy tính Macbook Pro của hãng Apple danh tiếng với giá “rẻ như bèo”: 2 triệu đồng/chiếc. Số tiền này được đôi tình nhân “mèo mả gà đồng” nướng sạch vào các trò ăn chơi sau một thời gian dài sống trong thiếu thốn, đói khổ. Ngay hôm sau - 14/6, cả hai bị Công an quận Tây Hồ bắt giữ cùng số tài sản chưa kịp tiêu thụ.

Ngày 21/10 vừa qua, TAND TP. Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử Cầm Thị Quỳnh Trang và Trần Ngọc Tuyên về tội “Trộm cắp tài sản”.

TRẢ GIÁ ĐẮT Nhìn Trang và Tuyên đứng trước tòa, không ai nghĩ đó là một cặp. Vì Tuyên đẹp

trai, còn Trang lại kém duyên hơn nhiều. Gương mặt thiếu đi những nét trẻ con, cùng với thân hình không được thon gọn cho lắm mà nói chính xác là rất to béo, khiến Trang già hơn nhiều so với cái tuổi 17.

Mẹ Tuyên có mặt trong phiên tòa hôm ấy, còn mẹ Trang vì có tiền sử bệnh tim nên khi hay tin con gái gây tội, bà đã không thể gượng dậy xuống Hà Nội thăm con, đành nhờ cậy người bố đã có gia đình riêng lo giúp.

Bố Trang là người đàn ông gầy gò, khắc khổ, sau khi ly dị với mẹ Trang vào năm 2009, công việc vất vả khiến ông dành ít sự quan tâm cho con gái. Ông tâm sự: “Nó (tức Trang - PV) là đứa hiền lành, thật thà, ngờ nghệch lắm. Thế nên khi mẹ nó xin tôi cho nó xuống Hà Nội làm ô sin, tôi cũng phần nào thấy yên tâm bởi nó thật thà như thế thì kiểu gì chủ nhà người ta cũng quý. Sự việc xảy ra khiến mẹ nó sốc nặng, tôi có gặng hỏi thì nó bảo ý đồ xấu xa ập đến bất ngờ, nó không kịp nghĩ...”.

Quả vậy, 4 tháng sau khi gây nên tội, khi quan tòa hỏi Trang vì sao lại có ý định trộm cắp của nhà bà chủ, cô ta vẫn lí nhí không trả lời được.

Còn Tuyên, trước câu hỏi của Hội đồng xét xử: “Có biết hành vi trộm cắp là sai không?”, Tuyên trả lời thành khẩn: “Bị cáo có biết”. Vị quan tòa hỏi tiếp: “Thế sao còn đồng ý với người yêu đi trộm cắp?”. Tuyên cũng thành thật trả lời: “Vì nghĩ là sẽ có nhiều tiền để ăn tiêu”.

Phía dưới, mẹ của Tuyên, một người đàn bà nghèo đậm nét quê mùa sụt sùi khóc khi nghe con trai nhận tội. Bà thương con phạm tội một cách dại dột, trách con trong một lúc đã để lòng tham chi phối, gây nên tội lớn. Đối với bà, Tuyên là đứa con có tuổi thơ chịu

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201134

Page 35: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

nhiều thiệt thòi, nhưng hiền lành, ngoan ngoãn, chăm chỉ làm việc phụ giúp mẹ. Tuyên không đua đòi hư hỏng và cũng chưa bao giờ lấy của ai cái gì...

Thời điểm phạm tội, Trang đang mang thai được một tháng nhưng vì lo lắng và sức khỏe không tốt, nên đã bị sảy sau đó.

Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định: Hành vi của Trang và Tuyên đã phạm vào tội “Trộm cắp tài sản” theo Khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự. Trang tuy là chủ mưu, nhưng do khi phạm tội chưa đủ tuổi thành niên và tình hình sức khỏe không tốt, nên bị tuyên phạt 12 tháng tù giam cho hưởng án treo, chịu thời hạn thử thách là 23 tháng 18 ngày. Còn Tuyên tuy không thực hiện việc trộm cắp nhưng có sự hứa hẹn trước và có hànhvi đem tài sản đi tiêu thụ, do đó, Tuyên lĩnh 15 tháng tù giam.

28. Kiều Thiện. TỶ PHÚ DÓ BẦU BẢN HÌN/ Kiều Thiện // Nông thôn ngày nay.- Ngày 24/10/2011.- Số 254

Để có gần 4.000 cây dó bầu như hôm nay, ông Lò Văn Pâng, (62 tuổi) ở bản Hìn, phường Chiềng An, TP. Sơn La đã đầu tư gần 2 tỷ đồng. Bù lại, bây giờ ông có thể ung dung ngắm nhìn đồng tiền sinh sôi, nảy nở.

Rời quân ngũ năm 1987 ông Pâng trở về quê hương bản Hìn và làm chủ nhiệm HTX bản.

CẢ CUỘC ĐỜI XUNG KÍCHViệc đầu tiên của Chủ nhiệm Pâng với HTX là ra quyết định san hộ - dãn bản; Động

viên các hộ trẻ tách khỏi ngôi nhà chung để lập hộ mới gắn với nhận đất, khai hoang ruộng nước, đào ao thả cá, chuyển đổi cây trồng.

Ông Pâng kể: "Mấy anh em nhà tôi cũng tách thành 5 hộ. Bám đất, bám nương, hiệu quả canh tác cao hơn, đói nghèo bị đẩy lui từng bước". Tiếp đó, ông bắt tay vào cải tạo nương vườn tạp để trồng cây ăn quả và cà phê. Những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20, vườn quýt của ông mỗi vụ thu tới hàng tấn quả; Vườn cà phê cũng thu hàng chục triệu mỗi năm. Hiệu quả kinh tế từ trang trại của ông Pâng đã thu phục quyết tâm của dân bản. Phong trào trồng cây ăn quả trong bản phát triển, lan sang cả các bản lân cận.

Cuối thập kỷ 90, khi gia đình đã khá giả, ông Pâng lại tiên phong trong phát triểnđàn trâu, bò và nuôi nhím sinh sản. "Vốn liếng cũng chẳng có nhiều nên tôi cứ túc tắc, từ một vài con giống ban đầu, vừa làm, vừa học hỏi, tích lũy thêm. Vậy mà gặp may, trâu bò cứ đẻ sòn sòn; Nhím thì gây đôi nào được đôi ấy". Đàn bò sinh sản nhiều, ông bán bớt trâu, bò thêm tiền mua những con nhím tốt giống về nuôi.

Đến năm 2005 - 2006, khi một đôi nhím giống giá cả chục triệu đồng thì ông Pâng đã có đàn nhím tới hơn 70 đôi. "Có thời điểm mỗi năm tôi thu ngót tỷ bạc từ nhím nên khi có thông tin về cây dó bầu được giá, tôi đã tìm mua 4.000 cây về trồng. Lúc ấy, ai cũng bảo tôi liều vì tiền mua dó bầu lên tới gần 2 tỷ. Nhưng nghĩ mình có đàn nhím, trâu bò hỗ trợ;

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 35

Page 36: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Với lại không mạnh dạn đầu tư thì cơ hội sẽ đi qua. Tôi phá bỏ vườn cây trái để trồng dó bầu" - ông Pâng kể.

SAU KHÓ KHĂN LÀ THÀNH CÔNGCây lạ, đất mới, những ngày đầu ông gặp không ít khó khăn. “Từ việc đào hố, phân

bố hàng cây thế nào cho hợp lý, chăm sóc ra sao… tôi đã biết gì đâu. Vì thế nên bị chết mất mấy trăm cây dó bầu. Thế nhưng cái máu làm ăn thôi thúc, nghĩ mình cũng đâu đến nỗi phải lo cơm áo hàng ngày, cứ mạnh dạn bớt 2ha đất vườn mà trồng dó bầu, cùng lắm thì thành rừng gỗ cũng chẳng thiệt” - ông Pâng thật thà. Trăn trở mãi, ông lại tìm thầy, tìm thợ, học thêm trên sách báo… và gần 2ha dó bầu ngày càng bám rễ xanh tốt. Hiện 4.000 cây dó bầu của ông, cây nhỏ nhất đường kính cũng trên 10cm. "Đã có người trả tôi hơn 1 triệu đồng một cây nhưng tôi không bán" - ông Pâng cho biết.

Điểm lại những việc làm của mình, ông Pâng trầm ngâm: “Tôi hay đi trước mọi người nên cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng sau khó khăn là những thành công. Mà đã thành công thì nói gì cũng dễ, vận động ai cũng nghe và có điều kiện giúp đỡ những người khó khăn”. Gia đình ông nhiều năm qua đã giúp gần chục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong bản có điều kiện học hành.

Chỉ vào một thân cây dó với nhiều lỗ thủng sâu hoắm, ông Pâng khoe: "Tôi đang tạo trầm cho cây đấy. Nếu thành công thì cái vườn này sẽ có giá trị nhiều tỷ đồng. Tạo trầm cho dó bầu không đơn giản, nếu không biết cách rất dễ gây bệnh cho cây, ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng của dó bầu. Quan trọng là mình phải tính toán, học hỏi thật chu đáo chứ không được làm liều".

29. Tạ Dũng. “CÁN BỘ ƠI, CHO MÌNH MƯỢN ĐIỆN THOẠI ĐI!”/ Tạ Dũng // Văn hóa.- Ngày 24/10/2011.- Số 2070

Chương trình “Đồng hành cùng báo Văn hóa” bầu chọn vịnh Hạ Long đang trong thời điểm sôi động tại trụ sở báo. Không khí chương trình càng “nóng thêm” bởi những thông tin, hình ảnh của đợt vận động bầu chọn đang được cán bộ, phóng viên báo Văn hóa tổ chức lưu động tại nhiều địa điểm ngoài Tòa soạn, trong đó có cả những bản đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.

Cách Hà Nội gần 200 km, bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La làđiểm dừng chân đầu tiên trong hành trình vận động bầu chọn của cán bộ, phóng viên báo Văn hóa thông qua sự giới thiệu của Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Mộc Châu. Xã Đông Sang có hơn 5.000 người, thuộc 5 dân tộc anh em: Dao, Thái, Mường, Mông và Kinh, sinh sống trong 12 bản. Bản xa nhất cách trung tâm thị trấn gần 20 km, bà con phải mất nửa ngày đi bộ. “Xa quá! Liệu bà con có đến tham gia không?” - một cán bộ báo Văn hóa tỏ ra lo lắng. Nhưng hóa ra là… lo xa! Sân nhà văn hóa bản Áng, nơi tổ chức chương trình vận động đã nhộn nhịp từ sáng sớm. Nhiều bà con còn đến sớm hơn cả Ban tổ chức.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201136

Page 37: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Các em học sinh hăng hái giúp Ban tổ chức căng băng rôn, sắp xếp bàn ghế và kiêm cả nhiệm vụ hướng dẫn cho ông bà, bố mẹ cách thức nhắn tin bình chọn.

Chủ tịch xã Phạm Văn Quế cười tươi rói: “Các cháu học sinh bây giờ nhanh nhẹn, sáng dạ lắm. Mấy hôm trước, chính các cháu tình nguyện vào mấy bản xa nhất để thông báo cho bà con đấy. Mà toàn đi vào chiều tối, vì ban ngày bà con đi nương hết. Các cháu tuyên truyền khéo hơn cả cán bộ ấy chứ”.

Theo ông Vì Văn Phịnh, Chủ tịch UBMTTQ xã Đông Sang cho biết: “Hầu hết người dân ở đây chưa được đến vịnh Hạ Long. Bà con chỉ biết vịnh Hạ Long qua hình ảnh trên sách, báo và tivi. Nhiều người thích vịnh Hạ Long đã xin ảnh mang về nhà treo đấy”.

Một học sinh dân tộc Thái, tình nguyện viên nhiệt tình giúp báo Văn hóa thực hiện buổi vận động thì cười lỏn lẻn: “Các cô chú từ Hà Nội còn lên tận đây thì cháu phải giúp đỡ các cô chú chứ ạ!”. Cô gái nhỏ còn “bật mí” một kế hoạch: Cháu sẽ cố gắng học tốt vàgiành học bổng để đưa bố mẹ đi thăm vịnh Hạ Long.

CHO MÌNH MƯỢN CÁI ĐIỆN THOẠI…Đó là câu nói gây ấn tượng nhất đối với các cán bộ, phóng viên báo

Văn hóa có mặt ở bản Áng. Chị Lường Thị Ánh, dân tộc Thái ở bản Sì Lỳ (xã Nà Mường) khi thấy mọi người đang chăm chú soạn tin nhắn bầu chọn mà chị không có điện thoại để bầu. Chị liền nói khó với ông Vì Văn Phịnh, Chủ tịch UBMTTQ xã Đông Sang cho mượn máy điện thoại di động để trực tiếp soạn tin bầu chọn. Chị cho biết, nhà mình cách đây xa lắm, hôm nay ra ngoài này có việc, lại gặp cuộc bầu chọn nhưng vì quên không mang điện thoại nên đành phải… mượn để cùng bầu cho vui.

30. Thanh Ngọc. TIN VẮN / Thanh Ngọc // Nông thôn ngày nay.- Ngày 25/10/2011.- Số 255

Sau 2 năm thực hiện chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, đến hết tháng 9/2011, Ngân hàng CSXH tỉnh Sơn La đã phối hợp cùng với các hội, đoàn thể trên địa bàn làm thủ tục cho 12.315 hộ vay vốn để cải tạo, làm mới nhà ở với tổng dư nợ gần 99 tỷ đồng, đạt 94% kế hoạch.

31. H. Thủy. ANH TÔN Ở BẢN LÒNG HỒ / H. Thủy // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 25/10/2011.- Số 298

Có thể nói, vốn chính sách về được với bà con dân tộc ở bản Lòng Hồ (ChiềngSơn, Mộc Châu, Sơn La) có sự góp công không nhỏ của Trưởng thôn - anh Lường Văn Tôn.

ĐÓNG LẠI TRANG CŨ

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 37

Page 38: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Chiềng Sơn là xã biên giới của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, giáp với nước Lào. Cả xã có 6 dân tộc gồm Kinh, Thái, H'Mông, Mường, Khơ Mú, Tày cùng chung sống đan xen trong 23 bản tiểu khu. Địa bàn rộng, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, trong khi đất canh tác có độ dốc lớn, thời tiết diễn biến bất thường, đường giao thông đi lại khó khăn, tập quán sinh hoạt của bà con dân tộc còn nhiều hạn chế. Những khó khăn đó tác động không nhỏ đến công tác xóa đói giảm nghèo ở nơi đây.

Chính vì thế, ngay ở UBND xã, khi chúng tôi nói đến anh Lường Văn Tôn ở bản Lòng Hồ, lãnh đạo UBND và các hội đoàn thể đều biết. Anh Tôn là Trưởng bản Lòng Hồ, cũng là người có công lớn trong việc đưa vốn chính sách về cho bà con nơi đây.

Bản Lòng Hồ, giờ thuộc Tiểu khu 10, trước đây nằm trong Nông trường chè Chiềng Ve. Gọi là bản Lòng Hồ vì bà con trong bản đều là di dân Thủy điện Hòa Bình. Năm 1995, cả bản về đây, gồm 50 hộ. Mỗi khẩu được chia 400m2, nên muốn có thêm đất trồng chè, trồng ngô, người dân phải tự bỏ tiền và vay vốn ngân hàng.

Khi đó khó khăn lắm, vì cơ chế di dân thủy điện chưa hoàn chỉnh như bây giờ. Các hộ dân vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Văn bản 747 để có cây trồng, con giống, nhưng kinh nghiệm chưa có, lại tính toán chưa thông nên số hộ thành công từ đồng vốn này rất hãn hữu. Kết quả bản Lòng Hồ của anh Tôn nợ hơn 200 triệu đồng. Về sau, khoản vay này được chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý. Nợ cũ chưa trả, không vay khoản mới được. Vì thế, vốn chính sách đã có mà những hộ dân trong bản Lòng Hồ không thể tiếp cận.

Năm 2008, anh Tôn đảm nhiệm công việc Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Làm việc với ngân hàng, với chính quyền, nắm bắt được điều đó, anh Tôn tự nhủ nhất định phải làm cách nào đó để vốn chính sách về giúp bà con bản Lòng Hồ xóa nghèo. Nghĩ là làm, anh tìm cách vận động bà con. Mưa dầm thấm lâu, tự bản thân gia đình anh trả nợ trước "làm mẫu", đến nay bà con bản Lòng Hồ đã trả được hơn 170 triệu tiền "nợ 747", 40 triệu còn lại, các gia đình dự kiến sẽ trả hết sau vụ ngô bội thu mùa này.

…MỞ SANG TRANG MỚIHiện, bản Lòng Hồ có 40 hộ, trong đó có 37 hộ nghèo, có 27 hộ thành viên Tổ Tiết

kiệm và vay vốn đang vay vốn. Sau khi bà con tích cực thực hiện trả "nợ 747"; Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Mộc Châu đã đưa hơn 600 triệu đồng vốn về cho bà con để xóa nhà tạm và đầu tư chăn nuôi, trồng trọt. Có vốn chính sách, lại được sự trợ giúp về kỹ thuật của Hội Nông dân, nhiều gia đình nhờ đó đã chuyển đổi thành công hai vụ. Cái đói đã bị đẩy lùi, các hộ dân đang quyết tâm đẩy cái nghèo ra khỏi bản.

Riêng hộ gia đình anh Tôn, khoản vay 20 triệu chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn năm 2008 đã giúp gia đình trong hoạch định phát triển kinh tế. Năm nay, anh thu hoạch được khoảng 13 tấn bắp mỗi hécta, cộng với 3.000m2 chè shan tuyết, dựkiến sau khi trừ chi phí, anh sẽ thu về khoảng 40 triệu đồng.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201138

Page 39: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Ngô đầy sân, đàn lợn thịt và lợn nái trong chuồng cũng là một khoản tài sản đáng kể, anh Tôn vẫn đang dự định mở rộng chăn nuôi. "Mình chỉ mong bà con nhanh chóng trả hết nợ củ, để có thể vay vốn làm ăn. Giờ bản vẫn còn nhiều hộ nghèo quá, mình mong thời gian tới, số hộ phải vay vốn chính sách sẽ ít dần đi, các gia đình thoát nghèo bền vững hơn " - anh chia sẻ.

Nói về công cuộc giảm nghèo của xã, ông Dương Anh Tuấn - Phó Chủ tịch xã Chiềng Sơn đề nghị: "Đảng, Nhà nước xem xét nâng mức vay/hộ cho phù hợp với điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn để đảm bảo giảm nghèo bền vững. Xem xét để hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi với lãi suất như hộ nghèo hoặc cao hơn một chút, để hộ cận nghèo có điều kiện thoát nghèo bền vững".

32. Tòng Thị Hính. GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC / Tòng Thị Hính // Đại biểu nhân dân.- Ngày25/10/2011.- Số 298

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo Nghị định số 61/2006 của Chính phủ tại các huyện Sốp Cộp và Sông Mã. Qua giám sát cho thấy, chính sách cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được các cấp, các ngành quan tâm, các chế độ, chính sách được chi trả kịp thời, đúng quy định, đúng đối tượng. Từ năm 2008 đến nay, các huyện đã thực hiện chi trả cho hơn 1.200 giáo viên được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Nghị định. Các huyện đề nghị bổ sung chính sách cho đối tượng là cán bộ, nhân viên hành chính công tác tại các trường chuyên biệt; Bổ sung nguồn kinh phí cho việc thực hiện nội dung tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên, cán bộ quản lý; Có chính sách đối với các cán bộ, giáo viên tham gia giảng dạy, công tác ở các điểm trường vùng đặc biệt khó khăn. Đoàn giám sát đề nghị các huyện tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, động viên cán bộ giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của huyện; Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đối với các điểm trường xa trung tâm...

33. Duy Ngợi. HIPHOP PHỐ HUYỆN/ Duy Ngợi // Tiền phong.- Ngày 26/10/2011.- Số 299

Không chỉ là nơi rèn luyện sức khỏe, Câu lạc bộ (CLB) Hiphop Mộc Châu (Sơn La) còn là sân chơi bổ ích để thanh thiếu niên tránh xa tệ nạn.

Từ 18 giờ hằng ngày, hàng chục thanh niên đầu tóc xanh đỏ, trang phục lạ lại đổ về Nhà văn hóa huyện Mộc Châu luyện nhảy với sự hỗ trợ của cặp loa mi ni và những bản nhạc hiphop.

Lúc mới thành lập (năm 2005), CLB hiphop Mộc Châu chỉ có 5 thành viên. Đến nay, Hiphop Mộc Châu gồm 2 nhóm là Envent và Unity

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 39

Page 40: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

thu hút hàng trăm bạn trẻ. Thành viên tham gia xuất phát từ niềm đam mê rèn luyện sức khỏe. Nguyễn Duy Minh, 20 tuổi, một trong những người sáng lập CLB, nói: “Lúc đầu bố mẹ cấm tập luyện, nhưng sau lại khuyến khích bọn em theo đuổi đam mê vì thấy nhiều người ủng hộ nhiệt tình”.

Để đến được Nhà văn hóa huyện, Nguyễn Hữu Nam, trường THPT Tân Lập (nhà ở thị trấn Nông trường Mộc Châu) hằng ngày phải vượt 10 km. Hầu hết thành viên CLB đều ở vùng sâu xa nên chưa từng được chỉ dạy. Tuy nhiên, nhờ đam mê nhiều bạn trẻ đã thực hiện những động tác rất khó. “Tuy chưa sánh bằng các nhóm nhảy chuyên nghiệp, được đầu tư một cách bài bản, nhưng đây thực sự là cố gắng không nhỏ”, Minh chia sẻ.

CLB đã được mời đi biểu diễn tại các sự kiện lớn như Qua miền Tây Bắc, Ngày hội văn hóa người Mông tại huyện Mộc Châu. Cách đây hơn 1 năm, CLB tự đứng ra tổ chức cuộc thi BigCypher in small town - giải đấu thường niên của những người đam mê hiphop toàn tỉnh và giành giải nhì.

CLB hiphop Mộc Châu còn là sân chơi lành mạnh, giúp bạn trẻ tránh xa tệ nạn xã hội. “Trước đây em nghiện game online, nhưng từ khi tham gia CLB hiphop, các em không còn dính game nữa”, Nguyễn Quốc Vượng, trường THPT Thảo Nguyên, thị trấn Mộc Châu nói. CLB mong muốn sẽ được tham gia những giải đấu lớn ở Hà Nội.

34. Thanh Quý. PHÙ YÊN (SƠN LA): BỨC XÚC NẠN KHAI THÁC, VẬN CHUYỂN GỖ LẬU / Thanh Quý // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 27/10/2011.- Số 300

Báo Pháp luật Việt Nam nhận được đơn của bạn đọc phản ánh: Hiện nay, trên địa bàn Phù Yên, tỉnh Sơn La diễn ra cảnh khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Ở hầu hết các xã còn có rừng gỗ thì cứ mỗi chiều khoảng 17 - 18h người dân vận chuyển gỗ bằng xe máy từ các xã đổ về thị trấn để cung cấp cho các xưởng mộc. Trên địa bàn thị trấn có hơn 20 xưởng mộc, chủ yếu chế biến gỗ pơmu, gỗ nghiến, gỗ đinh… Gỗ khai thác trái phép được chở đi khắp nơi nhưng kiểm lâm vẫn xác nhận được vận chuyển. Người dân lo ngại, nếu tình trạng này tiếp diễn thì vài năm nữa rừng ở Phù Yên sẽ bị phá trụi. Người dân bức xúc và đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn nạn phá rừng tại đây.

Đề nghị Chi cục Kiểm lâm huyện Phù Yên kiểm tra phản ánh nêu trên để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

35. X. Minh. PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ DU LỊCH KHU VỰC TÂY BẮC / X. Minh // Bản tin Văn hóa Thể thao và Du lịch.- Ngày 27/10/2011.- Số 945

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201140

Page 41: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Để có cái nhìn tổng thể về du lịch khu vực Tây Bắc và có định hướng cụ thể trong việc liên kết phát triển du lịch liên vùng, từ 26/8 đến 9/9, Lào Cai với vai trò là trưởng nhóm đã cùng với ngành du lịch 7 tỉnh trong khu vực gồm Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ và các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội, doanh nghiệp du lịch các địa phương nói trên tổ chức đoàn khảo sát tuyến du lịch vòng cung Tây Bắc mở rộng.

Chuyến khảo sát vòng cung Tây Bắc gắn với sự kiện quảng bá lớn của Sơn La cho điểm du lịch mới của tỉnh tại cao nguyên Mộc Châu “Qua miền Tây Bắc - Sơn La 2011”. Đây được coi là một điểm nhấn của chương trình với quyết tâm quảng bá mạnh mẽ hình ảnh du lịch Mộc Châu với khí hậu trong lành và vẻ đẹp còn nguyên sơ được ví như Đà Lạt tại miền núi phía Bắc. Ông Lường Văn Định, Phó Giám đốc Sở VH, TT & DL Sơn La cho biết: Đây là một hoạt động cụ thể nhằm đẩy mạnh quảng bá du lịch Tây Bắc dựa trên tuyến quốc lộ 6 (gồm Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) và mở rộng sang cung đường 32 và 70. Qua các hoạt động như: Hội chợ du lịch thương mại Sơn La, lễ hội chè, hoạt động văn hóa tại khu du lịch sinh thái bản Áng - Đông Sang... nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc, văn hóa vùng miền, các sản vật phong phú của các tỉnh Tây Bắc; Phát triển một số sản phẩm văn hóa, du lịch.

Chính vì muốn khảo sát thực trạng cung đường và các điểm du lịch có thể giới thiệu khai thác và khả năng liên kết tuyến, hành trình khảo sát bắt đầu từ Hòa Bình với điểm đến là bản Giang Mỗ dân tộc Mường và bảo tàng không gian văn hóa Mường (TP Hòa Bình) với cái nhìn tổng quát về văn hóa, kiến trúc nhà sàn, phong tục tập quán... Ngược theo quốc lộ 6, đoàn khảo sát đánh giá tuyến điểm du lịch của Sơn La với điểm đến là Mộc Châu với đồng cỏ, đồi chè rộng mênh mông đang thu hút nhiều du khách trẻ và tuyến điểm mới lòng hồ Sơn La…

36. Cầm Quang Minh. KHÔNG THỂ HỮU KHUYNH MÃI ĐƯỢC / Cầm Quang Minh // Người cao tuổi.- Ngày 28/10/2011.- Số 977

Mười năm trước, hai con đường mang tên hai chiến sĩ cách mạng là Tô Hiệu và Chu Văn Thịnh, (mỗi đường dài gần 2 cây số) giữa trung tâm thị xã Sơn La. Để từng bước chỉnh trang đô thị, chuẩn bị nâng thị xã lên thành thành phố, tỉnh Sơn La đã đầu tư làm mới con đường dài 400 m, nối liền 2 đường ở đoạn giữa, đặt tên là đường "Cách mạng Tháng Tám" đầy ý nghĩa vì không phải đi vòng miệng thúng như trước nữa. Nhà cao tầng của dân cư được xây dựng ven con đường mới này, nhưng thật buồn là ở đầu đường Cách mạng Tháng Tám nối với đường Tô Hiệu vẫn còn đến 60 m bên trái không "giải tỏa" được, vì chủ nhà không chịu bàn giao, với lí do vì không được đền bù thỏa đáng (?).

Do đường Cách mạng Tháng Tám xuống cấp nghiêm trọng, cuối năm 2010, ngân sách lại phải đầu tư đến 6 tỉ đồng để nâng cấp, bình quân mỗi mét đường 15 triệu đồng, đến nay đã cơ bản xong. Nhưng vẫn còn 60 m nối với đường Tô Hiệu vẫn là nút giao thắt cổ

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 41

Page 42: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

chai, tuy không có người ở, nhưng lại là nơi chứa đồ phế liệu của chủ đất. Nhân dân bất bình vì sự "bất lực" của các cơ quan hữu quan, sự coi thường pháp luật của chủ nhà làm mất đi mĩ quan đô thị gây ô nhiễm môi trường.

Việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình công cộng ở thành phố Sơn La không nhiều và chẳng mấy khó khăn như các địa phương khác, nhưng cái nút thắt cổ chai ở đường Cách mạng Tháng Tám nối với đường Tô Hiệu vẫn ngang nhiên tồn tại gần chục năm qua là điều khó chấp nhận. Mong cơ quan chức năng ở tỉnh Sơn La sớm giải quyết không thể hữu khuynh lâu đến thế.

37. Hải Yên. QUẢ PAO KHÔNG TUỔI / Hải Yên // Tin tức cuối tuần.- Ngày 28/10 - 3/11/2011.- Số 43

Tộc người Mông ở Tây Bắc có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc nhưng phổ biến nhất vẫn là trò chơi ném pao. Đối với người Mông, quả pao dường như không có tuổi, nó gắn bó với người Mông trẻ thơ cho đến cuối đời và trở thành một niềm khắc khoải khôn nguôi trong tình yêu.

Quả pao hay còn được gọi là pa pao được khâu nối các miếng vải lanh thành trái tròn, to bằng quả cam, bên trong nhồi hạt lanh hoặc bông vải. Ngày nay, để tạo sắc màu cho quả pao, các thiếu nữ Mông còn dùng thổ cẩm của người Thái, hay những lụa tơ tằm để tạo sự mềm mại cho quả pao. Trò chơi ném pao được diễn ra ở những khu đất rộng tương đối bằng phẳng, người chơi được chia làm hai bên nam - nữ. Khoảng cách hai đội cách nhau khoảng 5 - 7 mét. Tài khéo léo của người ném pao là không để cho pao rơi xuống đất và được giao ước với nhau bằng về số lần ném, số lần bắt được pao, nếu bên nào thua thì phải hát một bài hoặc làm một điều gì đó do đôi thắng quy định.

Trò chơi ném pao thường được tổ chức trong các ngày Tết, các lễ hội truyền thống của người Mông như lễ hội Gầu Tào, lễ hội Nào Sồng, ngày mừng nhà mới hay lễ cúng bản. Lên vùng cao Tây Bắc, bạn còn có thể bắt gặp những đôi nam thanh, nữ tú người Mông chơi ném pao trong ngày Tết Độc lập ở Mộc Châu, ở chợ tình Khau Vai hay chợ tình Sa Pa.

Bà Sùng Thị Sông (75 tuổi) ở xã Lóng Luông (Mộc Châu – Sơn La) đã khâu hàng nghìn quả pao cho người Mông trong vùng, kể rằng: “Chẳng biết quả pao và trò chơi ném pao có từ khi nào nữa, nó có từ lâu lắm rồi. Chỉ biết rằng, người đàn ông Mông đi tìm vợ, đi hội đều mang theo khèn và biểu diễn những điệu múa khèn mạnh mẽ thể hiện sự trai tráng của người đàn ông thì người phụ nữ phải mang theo quả pao để đối xứng. Quả pao thể hiện sự mềm mại, vừa là trò chơi, vừa là vật trang sức của phụ nữ Mông trong các cuộc vui”. Cũng theo bà Sông, việc quan trọng nhất của thiếu nữ Mông là phải biết xe lanh dệt vải may váy và làm quả pao. Người đàn ông Mông đi tìm vợ thì việc đầu tiên họ xem là khả năng dệt vải, thêu thùa và làm quả pao. Một quả pao tốt thì các đường khâu phải kín,

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201142

Page 43: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

khi cầm quả pao không được cứng hoặc mềm quá. Một người phụ nữ Mông giỏi giang, đảm đang thì phải biết làm quả pao tốt.

Điểm đặc sắc nhất là ném pao cũng là dịp để trai gái trao gửi ánh mắt nụ cười tìm bạn lòng. Khi ném pao là trao cả ánh mắt nụ cười cho nhau. Các chàng trai mến cô gái nào thì giữ quả pao để sau có cớ cầm đến nhà hay tìm gặp để bày tỏ tình cảm, nếu hợp nhau, họ hẹn hò và bắt đầu một mối tình. Tuy nhiên, đa số những mối tình bắt đầu bằng trò chơi ném pao đều không trọn vẹn và quả pao trở thành một niềm hoài niệm và khắc khoải trong cuộc đời. Tôi đã từng gặp những cụ già người Mông lang thang ở chợ tình Khau Vai trên tay cầm quả pao đã cũ đi tìm hoài niệm một cuộc tình thời trai trẻ. Ông già Mùa A Sấu đến chợ tình Khau Vai chỉ với một ước nguyện, được chơi ném pao với bạn tình thời còn trai trẻ để còn niềm tin đi nốt quãng đời còn lại. Chính vì thế, đối với người Mông, quả pao là hoài niệm về tình yêu dường như không có tuổi.

38. Vừ A Páo. ANH, EM RUỘT THÀNH BỊ CÁO LẪN BỊ HẠI / Vừ A Páo // Bảo vệ pháp luật.- Ngày 28/10/2011.- Số 87

TAND tỉnh Sơn La vừa mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử hai bị cáo là anh em ruột ở bản Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu.

Theo cáo trạng, Giàng A Trứ (SN 1968) đã 2 lần bỏ vợ, đang sống với vợ thứ ba sinh năm 1991, mấy năm qua không có chuyện gì mâu thuẫn, nhưng gần đây chẳng biết nghe ai, Giàng A Trứ nghi ngờ anh trai là Giàng A Chu (SN 1966) có quan hệ bất chính với 2 vợ trước, xui họ bỏ mình, hai anh em mâu thuẫn nhau ngày càng phức tạp.

Tối 19/2/2011, A Trứ vác súng sang nhà A Chu mắng: “Chúng mày giỏi thật, xui vợ tao bỏ tao, tao sẽ giết”. Thấy chuyện chẳng lành, A Chu và mẹ (của cả A Trứ) cùng vợ A Chu bảo nhau đóng chặt cửa vì sợ A Trứ giết chết. A Trứ đã bắn liền 2 phát súng để thị uy.

Từ trong nhà, A Chu nói: “Sao mày lại bắn súng bừa bãi, muốn bắn phải bắt được quả tang, có chứng cứ, rồi báo công an giải quyết chứ”.

Nghe A Chu nói thế, A Trứ vẫn tiếp tục bắn vào nhà A Chu, A Chu cũng lấy súng bắn trúng tay, bụng A Trứ, A Trứ bắn lại A Chu rồi hét to: “Tao hết đạn rồi, lấy đạn cho tao”. A Chu nghĩ A Trứ sẽ còn bắn tiếp, A Chu lại bóp cò trúng vào chị Mùa Thị Chồng (vợ của A Trứ) ra đỡ chồng đã bị thương, chị kêu to: “Bố mẹ ơi đạn trúng tôi rồi”.

Thấy đã bắn bị thương cả vợ chồng A Trứ, A Chu kéo mẹ đẻ và vợ là Tráng Thị Say bỏ chạy ra rừng. Cả công an, trưởng bản Tà Dê đã có mặt tại hiện trường. A Chu về đưa vợ chồng A Trứ đi cấp cứu.

Giàng A Trứ bị truy tố về tội giết người, còn Giàng A Chu bị truy tố về tội Vô ý gây thương tích.

Tại cơ quan điều tra và trả lời thẩm vấn của Hội đồng xét xử, cả hai anh em bị cáo đều hối hận, thành khẩn khai báo xin pháp luật khoan hồng… Hội đồng xét xử đã tuyên

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 43

Page 44: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

phạt Giàng A Trứ 6 năm tù, Giàng A Chu 1 năm tù (cho hưởng án treo, thử thách 24 tháng).

39. Tô Văn Binh. TÁI HIỆN KHU CĂN CỨ DU KÍCH LONG HẸ / Tô Văn Binh // Quân đội nhân dân.- Ngày 29/10/2011

Khu căn cứ du kích Long Hẹ, huyện Thuận Châu (Sơn La) có một thời từng là nơi những người con ưu tú của đồng bào các dân tộc thể hiện ý chí đấu tranh bất khuất, kiên cường, quyết một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ kính yêu, đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Đồng bào nơi đây đang mừng vui đón đợi việc tái hiện lại di tích Long Hẹ, để chiến công của đồng bào năm xưa không chỉ là những câu chuyện kể cùng con cháu.

Trở lại đại ngàn Thuận Châu vào một ngày mùa thu giữa tháng mười có sương mù bảng lảng phủ kín những nương ngô, nương lúa xanh mướt. Vào nhà cụ bà Thào Thị Sông, bản Cha Mạy B, nguyên là Tổ trưởng phụ nữ xã Long Hẹ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chúng tôi như nghe lòng mình chảy về miền ký ức cũ. Chợt nhớ đến câu nói của lão du kích Thào Sái Chu năm xưa: “Ăn bát canh măng nhạt khổ lắm. Nhưng nếu dùng muối mà thằng Pháp cung cấp thì còn khổ hết cả đời mình, đời con cháu mình cũng khổ theo nữa đấy…”, đã có tác động lớn, giúp đồng bào các dân tộc nơi đây vững tin đi theo cách mạng, đi theo du kích địa phương do anh Thào Khua Chỉnh ngày ấy làm chỉ huy chống lại quân xâm lược và bè lũ tay sai đến tận cùng.

Trò chuyện với chúng tôi, cụ Sông vui cái bụng lắm. Khí phách và lòng căm thù giặc trong anh Thào Khua Chỉnh - cánh chim đầu đàn của du kích Long Hẹ vào những năm 1950 ở thế kỷ trước thì cụ Sông vẫn còn nhớ như in. Bên ánh lửa bập bùng, cụ móm mém cười, nói với chúng tôi: “Cái tin cán bộ xã nhà bảo là trên tỉnh sẽ đem tiền bạc, máy móc về mở một con đường cắt ngang qua sườn núi Cán Tỉ và sửa sang cho Khu căn cứ du kích Long Hẹ giống như thời chiến tranh làm bà con người Mông ưng lắm. Đội du kích ngày ấy rất tài. Bởi thế, chỉ cần nhắc đến cái tên Thào Khua Chỉnh và các chú Thào Sái Chu, Thào Lìa Lù, Thào Phá Trống... là bọn giặc đã sợ xanh cả mặt”. Nói đến đây, cụ Sông nheo nheo đôi mắt hằn sâu vết chân chim, đăm đăm nhìn về phía con suối Nặm Nhứ.

Theo lời đồng chí Trần Trung Đông, Giám đốc Trung tâm văn hóa thông tin huyện Thuận Châu thì chủ trương triển khai mở đường, quy hoạch và tôn tạo di tích lịch sử Khu căn cứ du kích Long Hẹ đã được người dân địa phương hết lòng mừng rỡ, nhất là đội ngũ già làng từng sống, chiến đấu với giặc Pháp và bọn tay sai ngày xưa. Vết tích của chiến khu Long Hẹ hiện chỉ còn lại mấy móng nhà, vài ba cái máng dùng để cho lợn ăn cùng một số tường rào xếp bằng những hòn đá hộc có kích thước lớn; Chiếc cối đá mà họ dùng vào việc giã lá rừng, diêm sinh, phân dơi làm thuốc nổ vẫn còn khá lành lặn. Cái giếng khơi có đường kính rộng khoảng 1m là nơi ta và địch từng tranh chấp nguồn nước ăn. Tại đây anh

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201144

Page 45: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

em du kích cầm súng kíp tiêu diệt hai tên lính Pháp để minh chứng với bà con dân bản rằng: Vũ khí thô sơ của ta vẫn cứ đánh được thằng giặc Pháp.

Ở cái tuổi bách niên có lẻ vậy mà cụ Thào Khua Chỉnh - cánh chim đầu đàn của du kích Long Hẹ vẫn còn khỏe mạnh và “phong độ” lắm. Khi chúng tôi nhắc đến chuyện đánh đuổi giặc Pháp năm xưa, cụ Chỉnh hào hứng kể: "Những năm Pháp về dựng đồn, xây bốt, người dân xã nhà bị đàn áp, nhiều bà con rất hoang mang, lo sợ, nhưng sau đó đã anh dũng đứng lên đấu tranh chống bọn xâm lược. Tôi tham gia cách mạng từ năm 1946, đến năm 1949, khi đội du kích Long Hẹ được thành lập thì bản thân tôi đã tổ chức cho hơn 70 người kiên trì bám địa bàn chiến đấu. Suốt 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, tôi đã chỉ huy đội du kích phối hợp với bộ đội chuẩn bị lực lượng, góp sức người, sức của chi viện cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau này, tôi được đồng bào và cấp trên tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Ủy ban hành chính xã Long Hẹ".

Sách sử ghi lại rằng, từ tháng 11/1949 đến tháng 12/1953, giặc Pháp đã nhiều lần tổ chức hành quân mang theo vũ khí tối tân, hiện đại nhất thời đó đi càn quét tại các bản làng trong xã Long Hẹ, nhưng không khi nào chúng thành công trước sự mưu trí, dũng cảm của gần 70 du kích địa phương. Qua đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Thào Dũng Sếnh, chúng tôi được biết sau khi con đường hoàn thành sẽ triển khai tôn tạo khuôn viên Khu căn cứ du kích Long Hẹ có tổng diện tích ba héc-ta, được chia làm hai khu: Khu 1, diện tích hai héc-ta là bản Long Hẹ cũ. Khu 2, tại đồi Chông Dềnh rộng một héc-ta, trước đây là đồn của quân Pháp. Trên cơ sở này các loại vũ khí tự tạo như chông, cung tên, súng kíp, hầm hào và nhiều hình ảnh, hiện vật liên quan đến chiến công của Đội du kích Long Hẹ sẽ được phục chế lại.

40. Đơn Thương. NO ẤM MƯỜNG DO / Đơn Thương // Đại đoàn kết.- Ngày 29/10/2011.- Số 259

Hôm ở Phù Yên, miền đất đầu tiên của khu tự trị Thái - Mèo, trên con đường viễn lộ “nguyên thủy” ngày xưa lên Tây Bắc, đối diện với một mùa vàng và ngần ngật những nồi cơm trắng đầu vụ, hỏi về những đổi thay của đất này, tôi đã được người quen giới thiệu tới Mường Do. Xã Mường Do vốn là nơi xa với huyện (nằm trong danh sách 30a) Phù Yên (Sơn La) mà “tiếng tăm” về sự đổi thay đã “bay” về đến đây thì hẳn là “có vấn đề” lắm. Thế là tôi đi.

TRIỆU PHÚ… MIỀN RỪNGĐường lên Mường Do có xa, gập ghềnh, nhưng bù lại cũng dễ đi vì tuyến đường liên

xã này đã được kiên cố hóa. Đường tốt, phương tiện đi lại nhiều, nên cảm giác trống vắng vốn có mà người ta hay gặp ở các miền rừng đã vợi đi rất nhiều. Lại thêm khung cảnh đồi núi êm đềm, xanh ngắt cây, với những ngôi nhà sàn đặc trưng của người Mường dường như làm cho con đường như ngắn lại. Chả mấy chốc, khi những ánh nắng của tiết cuối thu, đầu đông đủ sức xuyên thấu mây trời Tây Bắc thì chúng tôi cũng đến xã.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 45

Page 46: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Hút nhờ điếu thuốc lào của anh Đinh Văn Vợi, đang tíu tít cùng vợ con thu hoạch đỗ tương - cây đặc sản của Mường Do, tôi hỏi thăm địa chỉ của một nhà giầu trong xã. Giơ bàn tay chai sạn vốn có của bất cứ một nông dân nào mà người ta hay gặp trên chốn miệt rừng, anh bấm đốt liệt kê. Hai bàn tay đã hết các đốt bấm, anh cười hiền rồi bộc bạch: Người có kinh tế khá ở Mường Do giờ khó đếm lắm cán bộ ạ. Nó nhiều đến “hết cả đốt tay” của mình rồi đấy. Gặng hỏi mãi, lại chau mày, anh dễ dãi: Tốt nhất là cán bộ tìm vào nhà Lường Văn Vương, ở bản Han 2. Ở Mường Do giờ nói đến người giầu, “nó” hay được nhắc đến lắm. “Nó” làm giầu đến cán bộ xã, cán bộ huyện còn biết cơ mà. Tên “nó” còn được ghi cả vào tờ giấy, có cái dấu đỏ của cán bộ đóng rồi gửi đi để đồng bào chỗ khác học hỏiđấy.

Bản Han 2, nơi có triệu phú Lường Văn Vương ở là một trong 5 bản nằm ở khu Suối Han, hình thành do những người Mường ở Hòa Bình di về tái định cư để nhường đất cho Thủy điện Sông Đà hơn 20 năm về trước. Mùa này ở Mường Do bát ngát mầu hanh vàng của đỗ tương chín. Tìm tới nhà triệu phú Vương, anh cũng đang cùng vợ con thu hoạch đỗ tương. Vợ chồng con cái đi trước, nhổ đỗ tương xếp đống, sau đó là hàng trăm con trâu bò đang đủng đỉnh “tận thu” cỏ, loang khắp một sườn đồi. Trông khung cảnh hệt như một nông trang mà người ta đã từng chứng kiến trên phim ảnh ở một nơi nào đó.

Có khách, với bản chất quý người, chai rượu mang theo để “đưa cơm” bữa trưa được anh Vương mang ra đãi. Vương bảo, năm nay ngoài ngô thì đỗ tương ở Mường Do cũng khá được mùa. Ước chừng toàn vụ, gia đình anh cũng thu được khoảng 25 - 30 triệu. So với người nông dân vùng cao như thế là cao. Nhưng theo Vương, so với gia đình anh, số tiền thu ấy chỉ dùng cho... vợ đi chợ thôi. Nguồn thu chủ yếu giờ là chăn nuôi đại gia súc mà lớn nhất là trâu và bò.

300 con trâu, bò là cái anh nói làm chúng tôi phải giật mình. Hỏi lại, anh bảo, đấy chỉ là số lượng trâu, bò đã trưởng thành, còn trâu bò thuộc loại mới sinh thì... bận việc nên chưa đếm, chưa biết. Nếu có thời gian mà đếm, chắc sẽ phải hơn.

Vương bảo, trước, cũng như đồng bào Mường trên đây anh cũng no đói phập phù lắm. Chỉ biết trồng lúa, trồng ngô theo kiểu quảng canh, trồng nhiều nhưng thu ít nên lúa, ngô về nhà hàng năm không nhiều. Đói no kéo dài, sau được cán bộ hướng dẫn cách làm ăn, lại cho vay vốn nữa nên cái đầu cũng tỉnh táo dần. Mỗi năm học một tý, mỗi năm thay đổi một tý, thế là cuộc sống dần được cải thiện.

Cái cải thiện lớn nhất và đem lại thu nhập cao nhất cho gia đình anh ấy là việc tập trung và đi chuyên sâu vào chăn nuôi đại gia súc. Để có đàn đại gia súc như bây giờ, ngoài việc tận dụng trâu bò gia đình, bà con để nhân đàn, anh còn cùng vợ con mạnh dạn vay vốn để mua thêm. Với một trọng tâm được xác định, lại thêm kỹ thuật chăn nuôi được tiếp cận nên đàn trâu bò của anh đã vượt qua mọi bệnh tật, giá rét để phát triển. Ngoảnh đi, ngoảnh lại, ngoài việc lựa chọn đầu con đã trưởng thành để bán, đầu tư làm nhà, mua sắm vật dụng cho gia đình thì với đàn trâu bò hiện có của nhà anh, không ai bảo anh không là triệu phú.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201146

Page 47: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Lại nhẩm tính, anh Vương bảo: Trung bình mỗi con trâu bò hiện có, với giá thành rẻ nhất là 5 triệu/con thì hiện tại anh đang có một khoản tài chính ước chừng lên đến 1,5 tỷ đồng.

VỐN VỀ THỨC DẬY ĐẤT NGHÈONgược dòng lịch sử, trước đây, bà con Mường Do cũng khó khăn lắm. Các cụ

thường có câu: “Khó bó khôn”, những năm trước đây bà con ở Mường Do cũng đã có cho mình những khát vọng để đổi đời. Nhưng đụng đâu, vướng đấy vì một nguyên nhân rất đơn giản: Thiếu tiền.

Thế rồi không để bà con chờ, các chương trình 134, 135 đồng loạt ra đời để hỗ trợ người dân. Sau điện, đường, trường, trạm, chợ thì các nguồn vốn khác như vốn choChương trình 167, vốn Chương trình 30a tiếp tục được triển khai để hỗ trợ cho người dân.

Cùng vốn, các chương trình làm ăn, các kinh nghiệm kỹ thuật, chăn nuôi và gieo trồng cũng đã được định hình, theo chân cán bộ lên đến với dân. Ngoài lúa thì cái cơ bản nhất là việc chuyển đổi cây trồng đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn về cái ăn và thu nhập cho dân. Sau khi nghiên cứu, thấy đất đai ở Mường Do phần lớn đều bị tận thu, sử dụng không đúng kỹ thuật nên đều đã bạc mầu. Nếu cứ huy động quỹ đất ấy vào trồng lúa thì sẽ không đem lại năng suất. Sau một thời gian tìm hiểu, trồng thử nghiệm, cây đỗ tương đã được đưa vào trồng đại trà ở Mường Do. 70 ha đất được thâm canh đỗ tương đã đem lại nguồn thu lớn cho dân và làm giầu lại cho đất.

Cùng nguồn vốn hỗ trợ, chỉ trong thời gian ngắn đã có 5 ha ruộng được mở mới, 4 ha ruộng được phục hóa, 16 ha ruộng bậc thang được cải tạo, đưa quỹ đất có cây lương thực được gieo trồng của xã lên trên 1.200 ha. Đáng chú ý nhất của các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ trong thời gian gần đây phải kể đến là vốn của Chương trình 30a. Nhờ những đồng tiền của nguồn vốn này mà hệ thống các tuyến đường vừa thiếu, vừa yếu của xã đã được cải thiện. Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc đi lại thì những tuyến đường này còn góp phần tạo thuận lợi cho thông thương. Những nông, lâm sản của người dân thay cho việc trước đây phải mất cả ngày mới xuống được chợ thì bây giờ đã bon bon xe chạy vào tận nơi. Người dân đỡ mất sức, mất chi phí, hơn nữa hàng hóa thông thương nhiều, giá thành cũng rẻ hơn.

Đứng trên tuyến đường mới mở bằng nguồn vốn của Chương trình 30a như bản Do 2, Suối Lồng, Bãi Lươn, bản Páp, Tân Do, bản Kiểng... anh Hoàng Văn Tanh vui vẻ cho biết: Không nhờ Chương trình 30a thì không biết bao giờ người dân chúng tôi mới có được những con đường liên thôn kiên cố như thế này. Cùng với con đường mới mở, cùng sự hân hoan của anh Tanh, tôi đã thấy lấp ló bên vệ đường những quán hàng đã được mở ra. Nhờ con đường, các hình thức dịch vụ cũng bắt đầu có điều kiện phát triển. Mới đầu là manh mún, nhỏ lẻ, nhưng chỉ một thời gian nữa, theo đà phát triển, các quán hàng này sẽ là các đại lý bầy bán các mặt hàng cần thiết và là nơi thu gom nông sản của người dân.

41. P.V. TIN VẮN / P.V // Nhân dân.- Ngày 29/10/2011

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 47

Page 48: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

Ngày 27/10, UBND tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2001 - 2011, đồng thời phát động phong trào toàn dân chủ động phòng ngừa, không để tăng số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra trên địa bàn.

42. Văn Trường. CHUYỆN GHI TẠI “SIÊU THỊ” MA TÚY / Văn Trường // An ninh Thủ đô.- Ngày 30/10/2011.- Số 350

Nắng cuối thu đã nhạt dần, hành trình của chúng tôi đến Mộc Châu lần này thật đặc biệt đó là cùng với  Cục cảnh sát Truy nã tội phạm (C52) của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm trong một chuyến công tác tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu -  một xã được biết đến là một điểm nóng của tỉnh Sơn La về tình hình buôn bán ma túy và sử dụng vũ khí trái phép.

ĐỘT NHẬP LÓNG LUÔNGXã Lóng Luông, huyện Mộc Châu được coi là “siêu thị” ma túy của khu vực Tây

Bắc. Xã Lóng Luông có 11 bản gồm 1.051 hộ với gần 5.300 nhân khẩu. Tình hình ANTT rất phức tạp khi có đến 35 đối tượng truy nã đang sinh sống trên địa bàn: 31 đối tượng là người dân tộc Mông, 4 đối tượng là người Kinh. Nổi cộm nhất là các bản Co Tang, Pa Kha, Lóng Xá, Lóng Luông và Tà Dê. Các đối tượng truy nã liều lĩnh đều nằm trên 5 bản này. Buôn ma túy và sử dụng vũ khí  trái phép đã trở thành đặc sản, thành chuyện thường ngày ở bản. Trẻ em sẵn sàng bỏ cả học để làm “liên lạc viên” cho bố mẹ, người thân. Thấy chúng tôi là người lạ xuất hiện, lớp học vơi đi quá nửa để chạy về cảnh báo với những đại gia ma túy - bố mẹ chúng. Nhiều đại gia trong các vụ án tại Pà Cò, Hang Kia của tỉnh Hòa Bình cũng có nguyên quán Lóng Luông.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an một tổ công tác đặc biệt của Cục Cảnh sát Truy nã tội phạm và Công an tỉnh Sơn La (tổ 135) đã đến Lóng Luông vận động các đối tượng ra đầu thú. Chiến lược đặc biệt này được giao cho tổ công tác gồm 20 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Thượng tá Nguyễn Xuân Hiến - Phó trưởng Phòng PC52 tỉnh Sơn La làm tổ trưởng. Thời gian đầu tiếp cận địa bàn thật sự khó khăn, nguy hiểm đối với tổ công tác bởi các đối tượng biết rằng, nếu bị bắt thì họ không thể tránh khỏi những án phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật. Các đối tượng sẵn sàng chống trả đến cùng khi bị phát hiện. Triết lý sống “chết hay là dựa cột” dường như đã ngấm vào suy nghĩ của những người dân nơi đây.

HÀNH TRÌNH VẬN ĐỘNGTrước khi tiến vào Lóng Luông, trinh sát của tổ công tác đã có cả một thời gian dài ở

cùng bà con dân bản. Qua thời gian này, các chiến sĩ đã nắm được đối tượng truy nã trên địa bàn xã Lóng Luông được trang bị vũ khí rất hiện đại: Từ súng ngắn K54, K59; Súng tiểu liên AK… cho đến lựu đạn. Hầu hết các đối tượng này đã được đồng bọn cung cấp khi tham gia buôn bán ma túy với số lượng lớn. Sự liều lĩnh, tinh quái của đối tượng chính là mối hiểm nguy cho những chiến sĩ “mũi nhọn”. Với sự linh hoạt, khôn khéo các trinh sát của tổ công tác 135 đã thực hiện những biện pháp nghiệp vụ để tiếp cận địa bàn bằng cách

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201148

Page 49: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

“đi đường vòng”. Đó là cách tiếp cận với người thân của đối tượng, những người có tiếng nói trong gia đình, dòng họ, bản làng để từ đó tác động đến từng đối tượng. Từ những cuộc nói chuyện vui đến những lời đề nghị, giải thích và thuyết phục họ để họ hiểu được sự đặc cách, khoan hồng của  pháp luật. Những lời thuyết phục  tưởng chừng như không đủ sức lay động những đối tượng sẵn sàng xả súng đối đầu với công an, vậy mà trong vòng gần 20 ngày, các anh đã vận động được 10 đối tượng nguy hiểm ra đầu thú. Cả 10 đối tượng này đều phạm tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, đã lẩn trốn nhiều năm nay.

Trong đó, riêng ngày 13/10 có 3 đối tượng đặc biệt nguy hiểm ra đầu thú. Đó là Sồng A Giàng, SN 1984, Sồng A Khúa và Tráng A Chứ, SN 1973, cùng trú tại bản Co Tang, xã Lóng Luông. Sồng A Giàng có 2 lệnh truy nã đặc biệt của Cục CSĐT tội phạm về ma túy và Công an Hà Nội về tội mua bán trái phép chất ma túy từ năm 2007. Sồng A Khúa là chú ruột của Giàng, cũng bị bắt khi đang vận chuyển 2 bánh heroin và đã lẩn trốn nhiều năm nay. Còn Tráng A Chứ là em rể của Giàng bị bắt khi đang cất 1 bánh heroin tại nhà. Bản thân Chứ cũng có em trai là Tráng A Cở đã bị thi hành án tử hình về tội ma túy tại Bắc Giang cách đây vài năm. Cả 3 đối tượng đều hứa sẽ vận động người thân, bạn bè trótphạm lỗi lầm cùng ra đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước.

Nghe tin có Đại tá Nguyễn Dĩnh - Cục trưởng Cục C52 lên thăm hỏi, động viên các gia đình và đối tượng đã ra đầu thú như là một động thái tiếp thêm niềm tin cho các đối tượng khác đến gặp chính quyền xin được hưởng khoan hồng. Thêm một hành động thiết thực nữa là các y, bác sĩ đầu ngành của Bệnh viện 19-8 lên khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho đồng bào tại xã Lóng Luông càng làm tăng thêm niềm tin cho đồng bào dân tộc Mông nơi đây.

Sau khi những đối tượng đầu tiên ra đầu thú, tổ công tác 135 đã coi họ là một nguồn vận động hiệu quả. Bởi, bản thân các đối tượng đều biết tội của mình nên xác định “quay đầu” lại là một quyết định đúng đắn, là một cơ hội để làm lại cuộc đời. Theo Đại tá Nguyễn Dĩnh - Cục trưởng Cục C52, các đối tượng có lệnh truy nã còn lại đều đã biết được chính sách khoan hồng này. Việc kêu gọi họ ra đầu thú chỉ là vấn đề thời gian.

Mỗi đối tượng ra đầu thú là một lần anh em trinh sát 135 đã phát khổ vì rượu. Khi được mời đến nhà uống rượu, tức là đối tượng đã đồng ý gặp mặt trinh sát và ra đầu thú. Lúc này đối tượng rất muốn nghe cán bộ, chiến sĩ của tổ công tác nói rõ về sự khoan hồng của Chính phủ dành cho họ. Thiếu tá Đồng Ngọc Hà cho biết: “Trong tổ công tác có những anh em bị huyết áp cao và đau dạ dày nhưng nếu muốn tiếp cận được với họ thì mình phải hiểu phong tục của họ. Có những lần tiếp xúc, vận động đối tượng ra đầu thú thành công, về đến chỗ ở là nôn thốc nôn tháo, ốm đến mấy ngày”.

NGÀY MỚI BẮT ĐẦUNếu như các đối tượng truy nã trước kia luôn phải sống cuộc sống chui lủi trong

bóng tối, luôn phải  lẩn tránh, không dám gặp người của chính quyền địa phương cũng như công an thì sau khi ra đầu thú, họ như trút được gánh nặng mà bấy lâu nay do thiếu hiểu

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 49

Page 50: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

biết pháp luật mà họ đã phạm tội. Không những thế, được các chiến sĩ công an vận động, thuyết phục họ hiểu hơn chính sách của pháp luật và thức tỉnh để thấy rằng mình phải làm gì để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Sồng A Giàng cho hay: “Đêm nằm ngủ nghe tiếng cành cây gãy ngoài vườn, nghe tiếng chó sủa cũng giật mình, chỉ sợ có cán bộ vào vây bắt. Thèm ăn bát mỳ ngoài phố cũng không dám đi. Giờ ra đầu thú, ngủ cảm thấy ngon giấc không bị giật mình như trước. Em chỉ mong sao sớm trả được hết nợ pháp luật để được hưởng cuộc sống tự do”. Còn đối tượng Tính A Sua sinh năm 1969, người đầu tiên ra đầu thú giờ cũng vun vén gia đình, thể hiện trách nhiệm của người chồng, người cha bằng cách hàng ngày đi làm nương, rẫy để trồng sắn, ngô.

Chia tay tổ công tác 135, câu nói vui của Trung tá Dương Đình Lập: “Cứ cái đà này, anh em chúng tôi sắp thất nghiệp rồi” đã ám ảnh tôi suốt chặng đường dài. Nhìn vẻ đẹp của Lóng Luông ít ai nghĩ đó lại là “cái rốn” ma túy của vùng Tây Bắc. Lúc này Lóng Luông đang bớt chao đảo bởi những đối tượng truy nã đang ra đầu thú ngày một nhiều thêm. Chúng tôi rời Lóng Luông cũng là lúc bình minh vừa hé. Vẻ đẹp thanh bình của Lóng Luông đang dần về với những nếp nhà ám khói. Rồi đây, trên nương trên rẫy của Lóng Luông lại có thêm những người chồng, người cha gánh vác việc nhà. Một ngày mới lại bắt đầu ở Lóng Luông.

Trong lúc ngồi viết bài  này, tôi đã nhận được 1 tin vui nữa từ Lóng Luông gửi về: Có thêm 3 đối tượng nữa ra đầu thú là Tráng A Khai và Tráng A Chồng, Hò A Chư.

43. P.V. VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY / P.V // Nhân dân.- Ngày 30/10/2011

11 giờ 30 phút, ngày 28/10, tại khu 3, thị trấn huyện Than Uyên (Lai Châu), Công an huyện Than Uyên bắt quả tang Tráng A Dơ (SN 1989); Vàng A Linh (tức Lanh, SN 1982), cùng trú tại bản Hua Tạt, xã Vân Hồ (Mộc Châu, Sơn La) về hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Công an thu hai bánh heroin, một xe máy, 2 điện thoại di động và 400 nghìn đồng, lập hồ sơ xử lý.

44. Thạch Hương. “HỌC” UỐNG SỮA / Thạch Hương // Phụ nữ Việt Nam.- Ngày 31/10/2011.- Số 130

Nhiều học sinh dân tộc thiểu số đã thích đến trường bởi ở đó không chỉ được học, các em còn được uống sữa “không mất tiền”…

ĐƯA SỮA VỀ TRƯỜNGĐến giữa “rốn sữa” Mộc Châu (tỉnh Sơn La) mà bảo các con phải học uống sữa thì

nghe có vẻ phi lý, nhưng đó là sự thật 100%. Cô giáo Nguyễn Thị Lan - Hiệu trưởng trường mầm non Họa mi chia sẻ: “Các con chưa có thói quen uống sữa nên rất thờ ơ khi các cô đưa sữa ra. Đến ngày thứ ba phải uống sữa bắt đầu có con vùng vằng. May là với trẻ mẫu giáo, cô giáo là nhất nên dần dần, các cô cũng uốn nắn, tạo nề nếp cho các cháu ăn

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201150

Page 51: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

sáng bánh mỳ, bánh ngọt cùng với uống sữa tươi. Lúc đầu không cháu nào chịu uống sữa thanh trùng, cứ nằng nặc đòi sữa hộp. Công ty phải cấp sữa hộp giấy mấy tháng liền. Nhưng biết là sữa thanh trùng tốt hơn cho các con nên chúng tôi kiên trì thuyết phục, bằng rất nhiều cách, từ phân tích giảng giải đến các phần thưởng nóng, bây giờ 100% các con vui vẻ uống sữa thanh trùng hằng ngày”.

Mở rộng chương trình đến xã Vân Hồ - xã vùng sâu cách Mộc Châu gần 30km, đa số học sinh là dân tộc thiểu số, khó khăn càng nhiều. Suy nghĩ mãi mới tìm ra cách tác động đến trưởng bản. Khi trưởng bản đã thông thì trở thành người ủng hộ nhiệt liệt và tìm cách thuyết phục các cha mẹ đưa con đi học để được uống sữa. Công ty cũng dành 2 buổi gặp các cô giáo và phụ huynh học sinh để tuyên truyền về thành phần dinh dưỡng, tác dụng của sữa với trẻ nhỏ để mọi người tự giác hưởng ứng. Giờ đây, hơn 400 em bé dân tộc Mông, Dao, Thái, Mường đã quen uống sữa hằng ngày.

NIỀM VUI GIẢN DỊTheo số liệu thống kê của các trường ở Mộc Châu, thời điểm chưa được uống sữa, số

lượng trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân là 15%, số trẻ suy dinh dưỡng chiều cao lên tới 28%. Đến đầu tháng 9/2011, trong đợt kiểm tra sức khỏe đầu năm học mới, tình trạng đó cải thiện đáng kể. Hơn 2 năm uống sữa đều đặn hàng ngày, chỉ còn 5% trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân và 8% các con suy dinh dưỡng chiều cao. Các cô hy vọng, trong vòng 2 năm tới, tình trạng này sẽ hoàn toàn chấm dứt.

Hình ảnh quen thuộc của các trẻ dân tộc trước nay là lủi thủi chơi ở nhà hoặc chạy chơi trên nương, trên rẫy. Nhưng giờ, số trẻ đến trường đã tăng đều mỗi năm. Nhờ việc ăn không phải đóng góp nhiều mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng nên việc huy động cha mẹ cho con đi học mẫu giáo ở đây trở nên dễ dàng hơn, duy trì sĩ số học sinh hằng ngày cũng tốt hơn.

Chương trình “Sữa học đường” của Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu bắt đầu từ tháng 4/2009 phủ 6 trường với hơn 900 trẻ. Tháng 4/2010 tăng lên 8 trường với hơn 1.800 trẻ. Từ cuối năm 2010 đến nay đã tăng thêm trên 400 trẻ. Mỗi ngày Công ty cung cấp khoảng 250 lít sữa và 13 cân đường, tương đương 3,3 triệu đồng để hơn 2.200 trẻ được uống sữa thanh trùng.

45. Vĩnh Phúc. Người Xinh Mun cầu mùa / Vĩnh Phúc // Nông thôn ngày nay.- Ngày 31/10/2011.- Số 260

Chỉ mấy ngày nữa thôi, ở khắp vùng đất Sông Mã (tỉnh Sơn La) này, đồng bào Xinh Mun - còn có tên gọi khác là người Puộc, Pụa - sẽ bước vào lễ hội cầu mùa...

Cũng như nhiều dân tộc khác, đồng bào Xinh Mun theo quan niệm vạn vật hữu linh, họ tin rằng, các cánh rừng, con suối… đều có thần linh cai quản.

Lễ hội cầu mùa thường từ 3 - 5 năm mới được tổ chức một lần, vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 1 âm lịch, khi mùa màng đã thu hoạch xong và năm đó được mùa, lúa ngô đầy

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 2011 51

Page 52: 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/db202011.doc · Web view1. Trần Nguyện. SƠN LA: NHIỀU TOUR, ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN / Trần Nguyện // Bản tin Văn hóa,

nhà, nuôi được nhiều gà, lợn… Lễ hội sẽ diễn ra trong 2 ngày và đứng ra tổ chức, chủ trì lễ hội là những thầy mo trong bản.

Lễ hội cầu mùa được tổ chức trong phạm vi gia đình, nhưng lực lượng tham gia làm công việc chuẩn bị lễ vật, cỗ bàn và đặc biệt là lực lượng tham gia phần hội thì gồm cả bản, từ các ông, bà già, thanh niên nam nữ và cả trẻ nhỏ, mọi người đều tham dự với tinh thần tự giác, hăng say và nhiệt tình.

Lễ hội cầu mùa có phần lễ và phần hội rõ ràng. Phần lễ trang nghiêm, thành kính, thầy mo thay mặt dân bản cúng tế các vị thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, để lúa sai bông, để ngô mẩy hạt, để lợn gà trâu bò không bị dịch bệnh, sinh sôi đầy chuồng, để con người khỏe mạnh không bị ốm đau, để bản mường mãi mãi hưng thịnh. Khác với không khí trang nghiêm của phần lễ, ở phần hội, trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng, trong sự nồng say của men rượu cần, tinh thần của người dân được thăng hoa, mọi người thả mình theo những điệu múa, trò chơi dân gian rất vui vẻ, diễn tả hiện thực cuộc sống của cộng đồng dân tộc Xinh Mun như múa Tăng bu, To luồng, múa kéo thuyền, chơi "to miếng" (đấu võ), chơi "giắc klsù" (bắt tổ ong)...

Già bản A Túc bảo rằng, lễ hội này bắt đầu có từ bao giờ thì chẳng ai nhớ được, chỉ biết rằng đã qua rất nhiều đời, người Xinh Mun rất tự hào về nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc nhất của mình. Đến dự lễ hội cầu mùa dù là chủ hay khách đều được đối xử bình đẳng như nhau, đều được tham gia vào những sinh hoạt văn hóa tập thể lành mạnh, góp phần tích cực vào việc vun đắp tình đoàn kết cộng đồng, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tạo ra bầu không khí vui tươi phấn khởi, hướng người dân theo những cái thiện, xa rời cái xấu. "Ta tin, con cháu mai này vẫn sẽ chung thủy với lễ cầu mùa" - già A Túc nói.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 20 năm 201152