1508
1 TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI Maria Valtorta Chuyển ngữ: Nữ tu Maria Phạm Thị Hùng CMR Dịch từ bản tiếng Pháp: “L’Evangile tel qu’il m’a été révélé” Chuẩn bị Quyển thứ nhất Năm thứ nhất đời sống công khai Quyển thứ hai Năm thứ hai đời sống công khai Quyển thứ ba và bốn Năm thứ ba đời sống công khai Quyển thứ năm, sáu và bảy

tongdomucvusuckhoe.net · Web viewSự trinh trong luyện lọc và duy trì những cảm xúc của trí tuệ và tình cảm ở mức độ trọn hảo mà chỉ có kẻ đồng

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI

Maria Valtorta

Chuyển ngữ: Nữ tu Maria Phạm Thị Hùng CMR

Dịch từ bản tiếng Pháp:

“L’Evangile tel qu’il m’a été révélé”

Chuẩn bị

Quyển thứ nhất

Năm thứ nhất đời sống công khai

Quyển thứ hai

Năm thứ hai đời sống công khai

Quyển thứ ba và bốn

Năm thứ ba đời sống công khai

Quyển thứ năm, sáu và bảy

Chuẩn bị cuộc tử nạn

Quyển thứ tám

Cuộc tử nạn

Quyển thứ chín

Vinh quang

Quyển thứ mười

Tin Mừng như đã được vén mở cho tôi

Quyển thứ hai

Năm thứ nhất đời sống công khai

La presente pubblicazione dell’opera di Maria Valtorta: “L’Evangelo come mi è stato rivelato”, tradotta in lingua vietnamita, è stata autorizzata dal Centro Editoriale Valtortiano (Viale Piscicelli 91 - 03036 Isola del Liri (FR) Italia - www.mariavaltorta.com ) che è titolare di tutti i diritti sulle op- ere di Maria Valtorta.

Tác phẩm này của Maria Valtorta: “L’Evangile tel qu’il m’a été révélé”, được phiên dịch và xuất bản bằng tiếng Việt với sự cho phép của Trung Tâm Xuất Bản Valtorta (Viale Piscicelli 91, 03036 Isola del Liri (FR) Italia, www.mariavaltorta.com ), cơ quan giữ bản quyền về mọi tác phẩm của Maria Valtorta.

MỤC LỤC

1 Chúa Giêsu từ giã Mẹ Người lúc khởi hành từ Nazarét

2 “Maria khóc, vì Mẹ là đấng Đồng Công Cứu Chuộc”

3 Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan

4 “Gioan không cần một dấu hiệu nào”

5 Giêsu bị ma qủi cám dỗ trong sa mạc

6 “Satan luôn luôn hiện diện với vẻ bề ngoài nhân hậu”

7 Gặp Gioan và Giacôbê

8 “Cha yêu Gioan vì sự trong sạch của ông”

9 Gioan và Giacôbê nói với Phêrô về Đức Messia

10 Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Phêrô với Đức Messia

11 “Gioan cũng lớn trong sự khiêm nhường”

12 Giêsu gặp Philíp và Natanael tại Bétsaiđa, trong nhà Phêrô

13 Juđa Thađê ở Bétsaiđa để mời Giêsu tới dự tiệc cưới Cana

14 Giêsu tại tiệc cưới Cana

15 Bà ơi, từ rày có gì giữa tôi và bà

16 Giêsu xua đuổi các lái buôn khỏi Đền Thờ

17 Gặp Iscariot và Tôma. Phép lạ cho Simon Zêlote

18 Tôma trở thành môn đệ

19 Juđa Alphê, Tôma và Simon được nhận ở bờ sông Giođan

20 Trở về Nazarét sau lễ Vượt Qua cùng với sáu môn đệ

21 Chữa người mù tại Caphanaum

22 Người bị qủi ám được chữa trong giáo đường Caphanaum

23 Chữa mẹ vợ của Simon Phêrô

24 Giêsu thuyết giáo và làm các phép lạ trong nhà Phêrô

25 Giêsu cầu nguyện ban đêm

26 Người cùi được chữa gần Corozain

27 Người bại liệt được chữa trong nhà Phêrô tại Caphanaum

28 Mẻ cá lạ lùng

29 Iscariot tìm thấy Giêsu tại Giếtsêmani. Người nhận ông làm môn đệ

30 Giêsu làm phép lạ cho các lưỡi dao bể tan tại Cửa Cá ..3

31 Giêsu ở Đền Thờ với Iscariot. Người giảng thuyết ở đó

32 Giêsu giáo huấn Judas

33 Giêsu gặp Gioan Zêbêđê tại Giếtsêmani

34 “Gioan là mẫu người hoàn toàn của những kẻ hiến thân hy sinh cho tình yêu Cha”

35 Giêsu và Iscariot gặp Simon Zêlote và Gioan

36 Giêsu, Gioan, Simon và Judas đi Bétlem

37 Giêsu tại Bétlem, trong nhà người nông dân và trong hang

38 Giêsu tại quán trọ Bétlem. Thuyết giáo trên đống đổ nát của nhà Anna

39 Giêsu và các mục đồng Elie, Lêvi và Giuse

40 Giêsu tại Jutta, trong nhà người mục đồng Isaac

41 Giêsu tại Hébron. Căn nhà của Zacaria. Aglaé

42 Giêsu tại Kêriot. Cái chết của ông già Saul

43 Giêsu trên đường trở về với các mục đồng gần Hébron …

44 Giêsu tại núi chay tịnh và trong hang cám dỗ

45 Tại khúc sông cạn của Giođan. Gặp các mục đồng Gioan, Mathia và Simêon

46 Iscariot bán cho Diomède các nữ trang của Aglaé

47 Giêsu khóc vì Judas và Simon Zêlote an ủi Người

48 “Với các con cũng vậy: Người tốt ở trong tỉ lệ đã có giữa các người tốt và Judas”

49 Giêsu gặp Lazarô tại Bêtani

50 Giêsu trở lại Jêrusalem và ở Đền Thờ. Iscariot nói tại Đền Thờ. Tại Giếtsêmani.

51 51* Giêsu nói với người lính Alexandre tại Cửa Cá

52 Giêsu và Isaac ở gần Đôcô. Khởi hành đi Esdrelon

53 Giêsu ở bên người mục đồng Jonas tại đồng bằng Esdrelon

54 Trở về Nazarét sau khi từ biệt Jonas

55 Ngày hôm sau trong nhà Nazarét

56 Giáo huấn các môn đệ trong vườn oliu

57 Giêsu giáo huấn các môn đệ ở gần nhà Người

58 Giáo huấn các môn đệ cùng với Đức Trinh Nữ Maria trong khu vườn ở Nazarét

59 Chữa cho người đẹp Corozain. Giảng thuyết tại giáo đường Caphanaum

60 Giacôbê Alphê được nhận vào số môn đệ. Giêsu giảng thuyết bên cạnh quầy thuế của Mathêu

61 Giêsu tại Bétsaiđa. Người giảng cho đám đông

62 Gọi Mathêu vào số môn đệ

63 Giêsu ở trên hồ Tibêriat. Giáo huấn các môn đệ gần thành phố này

64 Giêsu tại Tibêriat, tìm Jonatha tại nhà Chouza

65 Giêsu ở trong nhà bác Alphê, rồi ở nhà Người

66 Giêsu hỏi ý Mẹ Người về các môn đệ của Người

67 “Tính nhân loại của các tông đồ nặng nề chừng nào!” ...

68 Chữa cho Jeanne, vợ Chouza, ở gần Cana

69 Giêsu trên núi Liban, trong nhà các mục đồng Benjamin và Daniel

70 Giêsu tại thành phố ở bờ biển. Nhận được thơ có liên can tới Jonas

71 Giêsu trong nhà Maria Alphê. Làm hòa với anh họ Simon

72 “Ân Sủng luôn luôn hành động ở nơi nào có ý muốn chính trực”

73 Giêsu không được đón tiếp tại Nazarét

74 Giêsu cùng với Mẹ Người ở nhà Jeanne Chouza

75 Giêsu tại nhà Anna vào ngày mùa gặt. Phép lạ chữa đứa trẻ tê liệt

76 Giêsu tại nhà Doras. Jonas qua đời

77 Giêsu ở trong nhà của Jacob gần hồ Méron

78 Trở về khúc cạn của sông Giođan gần thành Jêricô

79 Giêsu ở trong nhà Lazarô. Matta nói về Mađalêna

80 Vẫn còn là trong nhà Lazarô sau Lễ Lều.Lời mời của Giuse Arimathi

81 Giêsu gặp Gamaliel trong bữa tiệc của Giuse Arimathi

82 Chữa đứa trẻ sắp chết. Người lính Alexandre. Sự hối thúc Giêsu

83 Giêsu nói chuyện với Nicôđêmô lúc ban đêm tại Giếtsêmani

84 Giêsu tại nhà Lazarô trước khi đi tới “Nước Đẹp”

85 Giêsu tại Nước Đẹp. Bắt đầu đời sống cộng đồng với các môn đệ

86 Giêsu tại Nước Đẹp:“Ta là Chúa, Thiên Chúa ngươi”. ..

87 Giêsu tại Nước Đẹp: “Ngươi sẽ không làm cho ngươi những tà thần ở trước mặt Ta”

88 Giêsu tại Nước Đẹp: “Đừng xướng danh Ta vô ích”

89 Giêsu tại Nước Đẹp: “Hãy tôn kính cha mẹ ngươi”

90 Giêsu tại Nước Đẹp: “Ngươi sẽ không phạm điều tà dâm trong thân xác cũng như trong sự ưng thuận”

91 Người đàn bà trùm khăn tại Nước Đẹp

92 Giêsu tại Nước Đẹp: “Hãy thánh hóa các ngày lễ”

93 Giêsu tại Nước Đẹp: “Đừng giết người”. Cái chết của Doras.

94 Giêsu tại Nước Đẹp. Ba môn đệ của ông Tẩy Giả

95 Giêsu tại Nước Đẹp: “Đừng ước muốn vợ chồng người khác”

96 Giêsu tại Nước Đẹp: Chữa người Rôma điên. Nói với các người Rôma

97 Giêsu tại Nước Đẹp: “Đừng làm chứng gian”

98 Giêsu tại Nước Đẹp: “Đừng ước ao của người”

99 Giêsu tại Nước Đẹp: Tổng kết. Bình luận: từ vực sâu và xin thương xót

100 Giêsu rời Nước Đẹp và đi về Bêtani

101 Chữa cho bà Jêrusa bị ung thư tại Đôcô

102 Tại Bêtani, trong nhà Simon Zêlote

103 Lễ Ánh Sáng trong nhà Lazarô với các mục đồng

104 Trở về Nước Đẹp

105 Một môn đệ mới - Khởi hành đi Galilê

106 Trên miền núi xứ Emmau

107 Trong nhà của ông Clêopha, trưởng giáo đường

1* CHÚA GIÊSU TỪ GIÃ MẸ NGƯỜI LÚC KHỞI HÀNH TỪ NAZARÉT

(Thị kiến bắt đầu trong lúc rước lễ)

Tôi thấy phía bên trong của căn nhà Nazarét. Tôi thấy một phòng giống như phòng để cư ngụ, nơi gia đình dùng bữa và giải lao vào những giờ nghỉ ngơi. Đó là một phòng rất nhỏ, chỉ có một cái bàn hình chữ nhật và một cái rương đặt ở chân tường dùng làm ghế ở bên cạnh bàn. Phía các bức tường kia, có một cái khung cửi và một ghế đẩu, rồi có hai ghế đẩu khác và một cái kệ với một đèn dầu và vài dụng cụ khác. Một cái cửa mở ra phía vườn. Đây hẳn là buổi chiều, vì chỉ còn một tia mặt trời sau cùng trên đỉnh một ngọn cây cao vừa bắt đầu có những lá xanh đầu tiên.

Giêsu ngồi ở bàn, Người ăn và Maria phục vụ, đi ra đi vào qua cái cửa nhỏ, tôi cho là để tới nơi có bếp lửa mà người ta nhận thấy ánh sáng qua cái cửa hé mở.

Hai ba lần Giêsu bảo Maria ngồi và cùng ăn, nhưng Mẹ không muốn nên lắc đầu mỉm cười buồn bã. Rồi Mẹ mang lên rau luộc có cả nước, như để thay vì canh; rồi cá nướng và một cục phó mát mềm có dạng khối cầu, nhắc ta nhớ tới những cục đá lăn xuống từ con suối, rồi thêm ôliu đen. Bánh có dạng tròn, lớn như cái đĩa, hơi dầy, đã để sẵn trên bàn. Nó khá đen, có chứa cám. Trước mặt Giêsu có một bình nước và một cái ly. Người ăn lặng lẽ, nhìn Mẹ với tình yêu đau đớn.

Maria rõ ràng là đau khổ. Mẹ ra vào để giữ vẻ bình tĩnh. Mặc dù vẫn còn hơi ban ngày, nhưng Mẹ thắp đèn, đặt bên Giêsu và giơ tay vuốt ve Người để che giấu khuôn mặt. Mẹ mở cái giỏ giống như bằng len sống, dệt tay, như vậy nó không thấm nước, có mầu hạt dẻ. Mẹ rờ ở bên trong, rồi đi ra vườn, tới tận cuối vườn, một nơi như để chứa đồ lặt vặt, rồi ra khỏi đó với những trái táo nhăn nheo, chắc là bảo trì từ mùa hè, Mẹ bỏ vào giỏ. Rồi Mẹ lấy một cái bánh và một cục phó mát bỏ vào, mặc dù Giêsu không thấy, và Người đã nói là chỗ còn đó đã đủ rồi.

Rồi Maria lại tới gần bàn, chỗ gần Giêsu nhất, ở bên trái Người, và nhìn Người ăn. Mẹ nhìn Người với nỗi buồn, với sự thờ lạy, với khuôn mặt tái mét hơn thường lệ, mà sự đau khổ làm cho già đi, với đôi mắt lớn hơn vì nó bị quầng, dấu vết của những nước mắt đã chảy. Đôi mắt như sáng hơn thường, đã được rửa bằng nước mắt và nó lại đầy, sẵn sàng trào ra. Đôi mắt đau đớn và mệt mỏi.

Giêsu ăn nhẩn nha và rõ ràng là bất đắc dĩ, chỉ là để làm vui lòng Mẹ Người. Người trầm tư hơn thường, ngẩng đầu lên nhìn Mẹ, Người gặp đôi mắt đầy nước, Người liền cúi xuống vì kính trọng sự xúc động. Người chỉ giới hạn ở việc cầm bàn tay tế nhị mà Mẹ tì vào mép bàn. Người lấy tay trái cầm lấy và ép vào má Người. Người vuốt tay Mẹ trên má Người để cảm thấy sự âu yếm của bàn tay tội nghiệp đang run run. Rồi Người hôn vào mu bàn tay với bao là tình yêu và trọng kính.

Tôi thấy Maria lấy tay trái Người bịt lên miệng để cản tiếng nấc. Rồi Mẹ lấy ngón tay lau giọt nước mắt tràn ra khỏi mi và chảy trên má. Giêsu bắt đầu ăn nữa, và Maria chạy rất lẹ, rất lẹ, ra ngoài mảnh vườn nhỏ, bây giờ đã hầu tối, và biến mất trong đó.

Giêsu tì khửu tay trái trên bàn, tì trán vào bàn tay, và chìm vào suy tưởng, quên ăn. Người lắng tai nghe và đứng dậy.

Người cũng ra vườn, và sau khi đã nhìn khắp chung quanh, Người đi về bên tay phải và vào hang đá. Ở bên trong, tôi nhận ra xưởng mộc, bây giờ thứ tự, không bàn mộc, không gỗ lạt, không lửa đốt. Có một cái bàn với các dụng cụ, mỗi thứ vào chỗ của nó. Chỉ có thế.

Maria gục đầu trên bàn và khóc, giống như đứa trẻ: đầu gục trên cánh tay trái khoanh lại để trên bàn. Mẹ khóc không gây tiếng động, nhưng cách đau đớn. Giêsu đi vào, êm nhẹ tới nỗi Mẹ chỉ biết khi Người đặt tay trên đầu Mẹ và nói “Má!” với giọng trách móc yêu đương.

Maria ngẩng đầu nhìn Con Mẹ qua màn nước mắt. Mẹ tì vào Người, hai tay chắp lại, tì vào cánh tay phải của Người. Giêsu lau nước mắt Mẹ bằng tay áo rộng của Người và kéo Mẹ vào ngực.

Người, hôn lên trán Mẹ. Giêsu rất oai phong, Người có vẻ trưởng thành hơn thường, và Maria có vẻ trẻ, ngoại trừ khuôn mặt ghi dấu đau khổ.

- Đi, má! - Giêsu nói, và Người ghì chặt Mẹ vào Người bằng cánh tay phải. Người lại trở ra vườn rồi ngồi trên một cái ghế dài đặt kề vào tường nhà.

Mảnh vườn yên tĩnh bây giờ chìm trong đêm, chỉ có một vầng trăng đẹp và một ánh sáng ló ra khỏi phòng ăn. Đêm thanh vắng. Giêsu nói chuyện với Maria. Lúc đầu tôi không hiểu các lời, vì chỉ xì xèo, những lời mà Maria chấp nhận và cúi đầu.

Rồi tôi nghe thấy: “Má hãy bảo các người bà con tới, đừng ở một mình. Con sẽ an lòng hơn để làm tròn sứ mệnh. Tình yêu của con không được gây khuyết điểm cho má. Con sẽ năng trở về và con sẽ đón má khi con ở Galilê mà không thể về nhà. Lúc đó má sẽ tới gặp con. Má à, giờ này phải đến... Nó đã bắt đầu khi thiên thần hiện ra với má, bây giờ nó điểm chuông, và chúng ta phải sống với nó, phải không má? Sau đó sẽ đến bình an vì thử thách đã vượt qua, rồi sẽ là niềm vui. Trước hết chúng ta phải băng qua sa mạc này như các tổ phụ, để vào đất hứa. Nhưng Chúa sẽ giúp chúng ta như Người đã giúp các vị. Người sẽ ban cho chúng ta sự trợ giúp như man-na thiêng liêng để nuôi thần trí chúng ta trong cơn thử thách lớn lao nhất. Chúng ta hãy thưa Cha chúng ta...”

Giêsu đứng dậy, Maria làm theo. Họ ngửa mặt lên trời, hai Bánh Thánh sống động rạng rỡ trong đêm. Bằng một giọng rõ ràng, ngắt ra từng chữ, Giêsu đọc nhẩn nha lời cầu nguyện cùng Chúa. Người nhấn mạnh các lời: “Nguyện cho nước Cha đến, nguyện cho ý Cha được nên trọn”, tách rời hẳn hai câu đó với các câu khác. Người cầu nguyện với tay giơ ra, không hoàn toàn như hình Thánh Giá, nhưng như linh mục lúc nói: “Chúa ở cùng anh chị em”. Maria vẫn giữ hai tay chắp lại.

Rồi hai người trở vào nhà. Tôi chưa bao giờ thấy Người uống rượu. Người cầm cái vò ở trên kệ, đổ một tí rượu trắng ra cái cốc có chân và mang lại bàn. Người cầm tay Maria, bó buộc Mẹ ngồi bên Người và uống rượu. Người nhúng bánh vào rượu và đưa cho Mẹ ăn, cương quyết đến nỗi Maria phải nhượng bộ. Giêsu uống hết chỗ rượu còn lại.

Rồi Người ôm ghì Mẹ vào lòng. Giêsu và Maria không nằm để ăn, nhưng ngồi giống như chúng ta. Họ không nói nữa. Họ chờ. Maria vuốt ve bàn tay phải của Giêsu và đầu gối Người. Giêsu vuốt ve cánh tay và đầu Maria.

Rồi Giêsu đứng dậy, Maria làm theo. Họ ôm hôn nhau nhiều lần cách âu yếm, rất nhiều lần. Dường như mỗi lần họ tính rời nhau ra, thì Maria lại ôm ghì lấy Con Mẹ. Đó là Bà Chúa, nhưng sau cùng, đó cũng là bà mẹ, một người má phải chia lìa người con và hiểu biết sự chia lìa này sẽ kết thúc thế nào. Mong rằng người ta đừng nói là Maria không khổ. Trước đây tôi nghĩ vậy, nhưng bây giờ thì không vậy nữa.

Giêsu cầm áo khoác mầu xanh lơ đậm của Người. Người khoác nó lên vai và đội cái nón của nó lên đầu. Rồi Người đeo cái giỏ lên vai để nó không cản bước chân. Maria giúp Người bằng cách sửa sang ngay ngắn áo xống và mũ nón, trong khi vẫn còn vuốt ve Người nữa.

Giêsu đi ra cửa sau khi đã vẽ một cử chỉ chúc lành cho căn nhà. Maria theo Người tới ngưỡng cửa. Họ hôn nhau lần chót.

Con đường thanh vắng và đơn độc, có trăng soi chiếu. Giêsu lên đường. Người còn quay lại hai lần để nhìn Má Người vẫn đứng tì vào ngưỡng cửa, trắng hơn là mặt trăng và sáng láng trong nước mắt yên lặng. Giêsu càng lúc càng xa trên đường sáng trắng. Maria vẫn tựa vào cửa và khóc. Rồi Giêsu biến mất tại một khúc đường quành.

Người đã bắt đầu con đường của kẻ rao Tin Mừng và sẽ kết thúc trên Golgota. Maria trở vào nhà trong nước mắt và đóng cửa lại. Đối với Mẹ, con đường tới Golgota cũng đã bắt đầu. Còn với chúng ta...

2*“MARIA KHÓC, VÌ MẸ LÀ ĐẤNG ĐỒNG CÔNG CỨU CHUỘC”

Lời Chúa Giêsu:

Đây là nỗi khổ thứ bốn của Maria, Mẹ Thiên Chúa: Thứ nhất là việc dâng con trong Đền Thờ, thứ hai là trốn sang Ai Cập, thứ ba là Giuse qua đời, thứ bốn là chia lìa với Cha.

Biết ước muốn của cha linh hướng, hôm qua Cha đã nói với con là Cha muốn vội vã mô tả nỗi đau khổ của chúng ta để người ta hiểu biết. Nhưng như con thấy: chúng được phơi ra ánh sáng do nỗi khổ của Mẹ. Cha đã giải thích việc trốn sang Ai-Cập trước sự dâng con trong Đền Thờ, là vì Cha phải làm vào ngày hôm đó. Cha có lý do của Cha, con cũng hiểu, và con sẽ giải thích cho Cha linh hướng của con cách rõ ràng.

Cha có chương trình luân phiên các chiêm niệm của con với các lời giải thích mà Cha cho con sau đó, cùng với những bài đọc chính tả đúng nghĩa, để nâng cao tâm hồn con và cho con hạnh phúc của thị kiến. Cũng vì với cách này, nó tỏ rõ sự khác nhau giữa cách bày tỏ của con và của Cha. Vả lại, trước bao nhiêu sách vở nói về Cha, nói đi nói lại, thay đổi, tô điểm, nó đã trở thành không thực, Cha muốn ban cho những ai tin vào Cha một thị kiến dẫn họ về với sự thật của thời kỳ Cha sống trên trái đất. Từ đó, Cha không bị giảm thiểu, nhưng trái lại, Cha trở nên lớn lao hơn trong sự khiêm nhường của Cha, là điều phải là bánh của các con, để dạy các con khiêm nhường giống như Cha, một người như các con đã mang dưới lớp áo loài người của Cha sự toàn thiện của một Thiên Chúa. Cha phải là mẫu gương cho các con, và mẫu gương thì phải toàn vẹn.

Trong sự chiêm niệm, Cha đã không theo thứ tự thời gian phù hợp với các sách Tin Mừng. Cha lấy những điểm cha thấy hữu ích hơn cho một ngày cố định đối với con và những người khác, bằng cách theo thứ tự các giáo huấn của Cha, và theo lòng nhân từ của Cha.

Giáo huấn rút ra từ sự chiêm niệm về việc khởi hành của Cha liên can đặc biệt tới các cha mẹ và con cái mà ý Thiên Chúa gọi tới một sự từ bỏ hỗ tương vì một tình yêu cao hơn. Thứ đến, nó liên can tới những người phải đương đầu với một sự từ bỏ nặng nề.

Các con gặp biết bao trong đời sống! Đó là những cái gai của đời sống các con trên trái đất, và nó xuyên thấu con tim. Cha biết. Nhưng với những ai đón nhận nó cách nhẫn nhục - cẩn thận, Cha không nói: “với những ai ước ao nó và đón nhận nó với niềm vui”, đó đã là sự toàn thiện. Cha nói: “cách nhẫn nhục”- nó sẽ biến thành các bông hồng tươi nở đời đời. Nhưng số những người đón nhận nó cách nhẫn nhục thì rất ít. Giống như các con lừa nổi chứng, các con xô đẩy và chống đối phản kháng lại ý muốn của Chúa Cha, nếu không là các con xúc phạm tới Người bằng những hung dữ và cắn xé thiêng liêng, tức là các con phản nghịch, nói phạm tới Thiên Chúa.

Các con đừng nói: “Tôi chỉ có cái của này mà Thiên Chúa lấy mất của Tôi! Tôi chỉ có cái tình cảm này mà Thiên Chúa giựt của tôi!” Maria cũng vậy, một phụ nữ dễ thương, rất tình cảm, vì trong sự “Đầy Ơn”, ngay cả các hình thức tâm tình và xúc cảm cũng toàn vẹn, Mẹ chỉ có một của, một tình yêu duy nhất trên trái đất: Con của Mẹ. Mẹ chỉ có một tình cảm này thôi. Cha mẹ Người đã chết từ lâu, và Giuse chết đã mấy năm rồi. Mẹ chỉ còn có Cha để yêu Mẹ và để Mẹ không cảm thấy cô đơn. Các người bà con, không biết gì về nguồn gốc Thiên Chúa của Cha nên hơi hận thù đối với Mẹ. Đối với họ, Mẹ là người mẹ không biết áp đặt cho con cái làm điều tốt theo nghĩa thông thường, từ chối những chương trình hôn nhân có thể làm rạng rỡ gia đình, và cả có lợi về vật chất.

Bà con theo nghĩa thông thường, cũng là nghĩa loài người - các con gọi nó là nghĩa tốt, nhưng đó là nghĩa loài người, tức là ích kỷ các bà con muốn có những thay đổi thực tiễn trong đời Cha. Thực ra, họ sợ một ngày kia sẽ bị phiền, vì Cha đã dám bầy tỏ những tư tưởng quá lý tưởng đối với họ, và có thể làm lu mờ giáo đường. Lịch sử dân Hy Bá đầy những giáo huấn về số phận của các tiên tri. Sứ mạng của các tiên tri không phải sứ mạng dễ dàng. Nó thường dẫn tới cái chết cho vị tiên tri và phiền phức cho bà con họ hàng. Thực sự, họ luôn luôn có tư tưởng là một ngày kia sẽ phải bắt Mẹ Cha chịu trách nhiệm.

Vậy họ không sẵn sàng để thấy rằng Mẹ Cha không phản đối điều gì, và vẫn tiếp tục tôn thờ Con Mẹ. Sự phản đối này gia tăng trong ba năm sứ mạng của Cha, và đi tới chỗ khiển trách công khai: khi họ đến tìm Cha giữa đám đông, và xấu hổ vì sự kỳ cục của Cha, theo họ, là đụng độ với giai cấp quyền thế. Sự khiển trách hướng về Cha và Mẹ, người mẹ tội nghiệp.

Maria biết thái độ của bà con, vì không phải tất cả đều giống Giacôbê, Juđa và Simon cũng như mẹ họ: Maria Clêopha. Và Mẹ thấy trước là tính tình này sẽ đi tới đâu. Mẹ biết Mẹ sẽ có số phận nào trong vòng ba năm, và số phận nào chờ Mẹ sau đó, cũng như số phận của Cha. Nhưng Mẹ không chống đối như các con. Mẹ khóc. Ai có thể không khóc khi từ biệt người con yêu mẹ như Cha yêu, với tư tưởng những ngày dài không còn Cha ở đó, trong căn nhà đơn côi, trước viễn ảnh là con mình sẽ phải đụng độ với sự độc ác của loài người, những kẻ cảm thấy mình có tội, và tội đẩy họ tới chỗ tấn công kẻ vô tội, tới nỗi muốn giết nó.

Mẹ đã khóc bởi vì Mẹ là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, và là mẹ loài người khi họ nhận được từ Thiên Chúa một sự sống mới. Mẹ phải khóc cho tất cả những người má không biết làm cho đau khổ người mẹ của họ thành triều thiên vinh quang đời đời.

Trong thế giới có biết bao bà mẹ mà cái chết đã giật người con khỏi tay họ! Bao nhiêu người mẹ mà một ý muốn siêu nhiên đã lấy các người con khỏi họ. Maria đã khóc cho tất cả các con gái của Người như người mẹ của các Kitô hữu; cho tất cả những chị em của Người, trong sự đau khổ làm mẹ cô đơn của họ, và cũng cho tất cả các con cái sinh bởi người nữ, được tiền định trở nên tông đồ của Thiên Chúa, và tử đạo vì tình yêu Thiên Chúa bằng sự trung thành với Thiên Chúa hay bởi sự độc ác của loài người.

Máu Cha và nước mắt Mẹ là một hỗn hợp củng cố cho những kẻ được gọi tới một định mệnh anh hùng, là cái xóa bỏ sự bất toàn của họ, và cả những tội vì yếu đuối của họ, trong khi cho họ, ngoài ơn tử đạo, dù bằng cách nào, sự bình an của Thiên Chúa, và vinh quang trên trời nếu họ chịu đựng vì Thiên Chúa.

Các nhà truyền giáo sẽ thấy nó là ngọn lửa sưởi ấm cho họ trong xứ đầy tuyết giá. Họ tìm thấy nó như sương mát trong xứ đầy mặt trời cháy nóng. Nước mắt của Maria nảy sinh ra từ lòng bác ái của Người, và vọt ra từ trái tim trong trắng của Người. Vậy nó có Đức Ái trinh trong kết hợp với tình yêu. Lửa và sự trinh trong nguyên tuyền là hương thơm tươi mát giống như nước đọng trong vành hoa của một bông huệ sau một đêm mưa sương.

Các linh hồn thánh hiến sẽ tìm thấy nó trong sa mạc của đời sống tu viện đúng nghĩa: Sa mạc, vì họ chỉ sống bằng sự kết hợp với Thiên Chúa, và tất cả các tình cảm khác đều tươi nở bằng cách trở nên đức ái siêu nhiên hoàn toàn: đối với cha mẹ, bạn hữu, người trên kẻ dưới.

Họ sẽ tìm thấy cái hỗn hợp thuộc về Thiên Chúa này: những kẻ thánh hiến cho Thiên Chúa ở giữa đời, nơi họ không được hiểu, không được yêu, cũng là sa mạc, nơi họ sống như họ đơn độc, vì họ không được hiểu và bị chế nhạo, vì tình yêu họ mang đến cho Cha.

Họ sẽ tìm thấy nó: các “nạn nhân” yêu dấu của Cha, bởi vì Mẹ Maria là người đầu tiên là nạn nhân vì tình yêu Giêsu và những kẻ theo Người. Bằng bàn tay từ mẫu và thầy thuốc, Mẹ cho những nước mắt củng cố của Mẹ và làm cho say sưa vì một hy sinh cao cả hơn. Nước mắt thánh của Mẹ Cha!

Maria cầu nguyện. Mẹ không từ chối cầu nguyện khi Thiên Chúa để Mẹ đau đớn. Hãy nhớ lấy điều đó. Mẹ cầu nguyện với Giêsu. Mẹ cầu nguyện cùng Cha, Cha chúng ta, Cha các con.

Kinh Lạy Cha được đọc lần đầu tiên trong vườn Nazarét để an ủi nỗi khổ của Maria, để hiến dâng ý muốn của chúng ta cho Thiên Chúa, vào lúc bắt đầu của giai đoạn từ bỏ ý muốn này mỗi lúc một hơn cho tới tột đỉnh của nó: với Cha là sự từ bỏ sự sống, với Maria là cái chết của Con Mẹ.

Chúng ta không có gì để Chúa Cha phải tha thứ, nhưng chúng ta, những kẻ không hề có tội, chúng ta đã xin sự tha thứ của Cha để được tha, được xá giải, dù chỉ một cái thở dài ngược với phẩm giá của sứ mạng của chúng ta, để dạy cho các con rằng người ta càng ân nghĩa với Thiên Chúa thì sứ mạng càng được chúc phúc và sinh hoa trái; để dạy các con sự kính trọng Thiên Chúa và sự khiêm nhường. Trước dung nhan Thiên Chúa Cha, dù chúng ta là người nam và người nữ toàn vẹn, cũng cảm thấy mình là không, nên đã xin ơn tha thứ cũng như xin bánh hàng ngày.

Bánh của chúng ta là gì? Không phải thứ bánh đã được nhào bởi bàn tay trinh khiết của Maria, và được nướng trong chiếc lò nhỏ mà bao lần Cha đã bổ củi và nhóm lửa. Bánh đó cũng cần bao lâu người ta còn ở trên mặt đất. Nhưng bánh hàng ngày của chúng ta là làm trọn từng ngày một, công việc thuộc sứ mệnh của chúng ta. Xin Thiên Chúa ban nó cho chúng ta mỗi ngày, vì làm tròn sứ mệnh Thiên Chúa trao là niềm vui cho ngày giờ của chúng ta, có phải không Gioan nhỏ ? Con đã chẳng nói rằng ngày giờ trống rỗng đối với con, làm như nó không hiện hữu đối với con nếu Thiên Chúa để cho con một ngày không có sứ mệnh chịu đau khổ sao?

Maria cầu nguyện cùng với Giêsu. Các con ơi! Chính Giêsu biện minh cho các con. Chính Cha làm cho lời cầu nguyện của các con có thể chấp nhận và có thể lợi ích trước mặt Chúa Cha. Cha đã nói: “Mọi sự các con xin cùng Chúa Cha nhân danh Cha, Người sẽ nhận lời”. Và Giáo Hội đã làm cho giá trị lời cầu nguyện của mình khi nói: “Vì Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con”.

Khi các con cầu nguyện, hãy luôn luôn, luôn luôn, luôn luôn kết hợp với Cha. Cha sẽ cầu nguyện lớn tiếng cho các con, làm át tiếng nói loài người của các con bằng tiếng nói Người-Thiên-Chúa của Cha. Cha sẽ đặt lời cầu của các con trên bàn tay bị xuyên thâu của Cha và Cha dâng lên Chúa Cha, nó sẽ trở nên Bánh Thánh vô giá. Tiếng nói Cha tan hoà với tiếng nói các con sẽ như cái hôn của con thảo bay lên tới Chúa Cha, và mầu đỏ thẫm của các vết thương Cha sẽ làm cho lời cầu của các con thành quý báu. Hãy ở trong Cha nếu các con muốn Chúa Cha ở trong các con, với các con, cho các con.

Con đã chấm dứt bài tường thuật bằng cách nói: “Còn với chúng ta...”, là con đã muốn nói: “Còn với chúng ta là những kẻ quá vô ơn đối với hai đấng đã trèo lên Calvê vì chúng ta!” Con đã làm rất phải khi để những chữ này. Hãy để nó mỗi khi Cha cho con thấy một trong những đau khổ của chúng ta. Cầu cho nó như tiếng chuông kêu gọi chiêm ngắm và sám hối.

Lúc này thì đủ rồi. Con hãy nghỉ ngơi. Bình an cho con.

3* CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA TẠI SÔNG GIOĐAN

Lời Chúa Giêsu:

Những điều con đã viết hôm 30 tháng giêng có thể nên dịp cho các kẻ nghi ngờ bày ra những “nhưng” và những “nếu” của họ. Chính Cha sẽ trả lời thay cho con. Con đã viết: “... Khi con thấy như vậy, các sức lực của cơ thể con, đặc biệt là qủa tim, chịu đựng một sự phân tán lớn lao”. Chắc chắn sẽ có những tiến sĩ của những “không thể được” sẽ nói: “Đó là bằng cớ rằng những điều xảy đến cho bà ta là thuộc về con người, vì sự siêu nhiên thì luôn luôn có sức mạnh và không bao giờ yếu đuối”. Vậy họ hãy giải thích cho Cha tại sao những cuộc xuất thần vĩ đại, trong đó có những điều vượt quá khả năng con người như loại trừ sự đau đớn hay trọng lượng của vật chất, các hậu qủa của các vết thương bên ngoài hay sự xuất huyết trầm trọng... lại được khen như những điều thật đẹp đối với họ. Và dù thể lực vẫn còn, nhưng sau đó, khi sự xuất thần vừa chấm dứt, họ bất tỉnh trên đất, tới nỗi làm cho người ta nghĩ rằng linh hồn họ đã lìa xác? Họ cũng hãy cắt nghĩa cho Cha tại sao sau vài giờ của cơn hấp hối kinh khủng, nhắc lại cơn hấp hối của Cha, như trường hợp tớ nữ Têrêsa của Cha, như cơn hấp hối của tôi tớ Gemma của Cha và của nhiều linh hồn khác, mà tình yêu của Cha và của họ đã làm cho họ đáng được sống cuộc khổ nạn của Cha. Những người này đã phục hồi sức khoẻ và sự cân bằng về thể lực mà cả những người khỏe mạnh nhất cũng không có.

Cha là chủ của sự sống và sự chết, của sức khỏe và bệnh tật. Cha sử dụng các tôi tớ Cha theo ý Cha, giống như sợi chỉ đẹp là một đồ chơi trong tay Cha. Phép lạ ở nơi con là điều này: Trong tình trạng thể lực của con, tình trạng được kéo dài cách lạ lùng, làm con có thể đạt tới phước lộc này mà không chết, bằng chứng của những chuyển vận trong khi con yếu nhược tới nỗi nếu là người khác, thì dù nghĩ tới một tư tưởng thô sơ nhất cũng không thể. Phép lạ ở trong những sinh lực chảy vào trong con cho những giờ này, cũng như nó chảy vào trong con vào những giờ con viết những bài được đọc, hay những lời của Trời mà các thần trí khác mang tới cho con. Phép lạ ở trong việc tái thủ đắc sức mạnh cách thình lình sau khi niềm vui đã tiêu hao trong con chút sức lực còn lại để con viết. Sức lực này chính Cha chuyển vào cho con, giống như máu từ Cha chuyền vào cho các mạch bị cạn kiệt của con như làn sóng đổ vào bờ và tưới cho nó. Bờ bãi được tưới khi làn sóng tắm cho nó, rồi nó lại khô cho tới làn sóng mới. Đó giống như công việc làm con hao mòn dòng máu của Cha cho tới lần chuyển máu khác.

Con, về phần con, con chỉ là không. Con là một thực thể tội nghiệp đang hấp hối. Con làm việc vì Cha muốn, cho mục đích của Cha. Con là tạo vật tội nghiệp, chỉ có giá trị về tình yêu của con. Con không có công trạng nào khác ngoài tình yêu và ước muốn tình yêu cho người khác, vì tình yêu đối với Thiên Chúa của con. Đó là điều biện minh cho thực thể của con, và lòng nhân hậu của Cha đã giữ sự sống cho con, trong khi theo như loài người thì con người của con đã nhượng bộ cái chết từ lâu rồi. Cảm tưởng lại trở thành một “miếng giẻ” như con nói, khi Cha ngừng mang con đi với Cha trong cánh đồng chiêm niệm và nói với con, cho con và cho những người khác, là bằng chứng rằng tất cả những gì xảy ra, là xảy ra duy nhất do ý muốn của Cha. Nếu ai suy nghĩ một cách nhân loại rằng: với cùng một ý muốn và cùng một tình yêu, Cha có thể chữa con, và đó sẽ là cách tốt hơn để chứng tỏ tình yêu và lòng nhân hậu của Cha. Cha trả lời rằng Cha luôn luôn giữ sự sống cho các tôi tớ Cha, bao lâu Cha thấy rằng sứ mạng của họ còn phải tiếp tục, nhưng Cha không bao giờ tạo cho họ một đời sống loài người sung sướng, vì công việc của Cha thực hiện trong và bởi đau khổ. Và ngoài ra, các tôi tớ Cha chỉ có một ước nguyện giống như Cha: Đau khổ để cứu chuộc. Vậy đừng nói là: “phân tán sức lực”, hãy nói là: “sau khi lòng tốt của Giêsu đã làm biến đi tình trạng tật nguyền của tôi vì ý hướng của Người và vì niềm vui của tôi, tôi lại trở về tình trạng của tôi như Người chấp nhận: bị đóng đinh bởi tình yêu Người và vì tình yêu Người”.

Bây giờ hãy tiến lên trước với sự vâng lời đầy tình yêu. Cũng là ngày 3-2-1944, vào buổi chiều:

Tôi thấy một cánh đồng không người ở, không hoa mầu, không có các thửa ruộng trồng cấy, chỉ thấy thấp thoáng đó đây vài bụi cây như thuộc loại rau cỏ tại những chỗ đất thấp và ít khô cằn. Nhận xét rằng những đất đai khô cằn và không trồng cấy này ở bên phải tôi, trong khi phía bắc thì ở sau lưng tôi, và như vậy, tôi nhìn về hướng nam.

Ở bên trái, tôi thấy một dòng sông có bờ thấp, cũng chảy chậm từ bắc xuống nam. Theo sự chuyển động rất chậm của dòng sông, tôi hiểu lòng sông không phải là bờ dốc mạnh, và con sông này chảy qua một chỗ lõm của đồng bằng. Dòng nước chỉ vừa đủ để ngăn cản nước đọng và làm thành đầm lầy. Nước không sâu. Đó là nơi người ta nhìn thấy đáy. Tôi đoán chiều sâu không quá một mét, tối đa là một mét rưỡi. Rộng như từ Arno tới Saint Miniato-Empoli: tôi nói khoảng hai chục mét. Nhưng sự đo lường bằng mắt của tôi chỉ là phỏng chừng. Nước có mầu xanh lơ, ở gần bờ thì hơi ngả mầu xanh lá cây, vì ở bờ, ẩm độ giữ cho có một giải cỏ xanh, làm vui cho con mắt mỏi mệt vì cảnh bao la của đá và cát trải ra không cùng ở phía trước.

Tiếng nói nội tâm mà tôi đã giải thích cho quý vị rồi, cho tôi nghe thấy và giải thích cho tôi điều tôi phải nhận xét và phải biết, đã báo cho tôi rằng tôi thấy thung lũng sông Giođan. Tôi gọi nó là thung lũng, vì đó là thói quen gọi nơi có một dòng sông, nhưng ở đây tôi thấy không chính xác để gọi nó bằng cái tên đó, vì một thung lũng thì phải có các đồi, nhưng ở quanh đây tôi không thấy đồi. Tóm tắt, tôi đang ở gần sông Giođan, và cảnh hoang vu tôi thấy ở bên phải tôi là sa mạc xứ Juđa.

Nếu nói sa mạc tức là nơi không có người ở, không dấu vết công việc của loài người, thì nó ít thích hợp đối với tư tưởng của chúng ta về sa mạc. Ở đây không có cồn cát như chúng ta nghĩ, nhưng chỉ là đất trơ trụi, lủng củng đá và đồ gằm, giống như các mảnh đất bồi sau trận lụt. Ở rất xa là các ngọn đồi, rồi ở gần Giođan là hoàn toàn an bình, một sắc thái đặc biệt vượt quá sắc thái của các phong cảnh thông thường, có cái gì nhắc ta nhớ tới điều ta cảm thấy ở bờ hồ Trasimène. Đó là nơi kêu gọi các đường bay thiên thần và các tiếng nói Thiên Quốc. Nhưng tôi có cảm tưởng là tôi đang ở trong một nơi để nói chuyện với thần trí.

Trong khi đang nhận xét như vậy, tôi thấy một cảnh đầy những người ở dọc bờ hữu ngạn của Giođan - so với tôi - Có rất nhiều người ăn mặc khác nhau. Một số giống như người dân thường, một số có vẻ giầu. Khá nhiều người có vẻ giống pharisiêu, vì y phục của họ trang điểm những tua rua và băng giải.

Ở giữa có một người đứng trên tảng đá mà vừa thấy là tôi nhận ra ông Tẩy Giả, dù tôi mới thấy ông lần đầu. Ông nói với đám đông mà tôi bảo đảm với quý vị là bài giảng của ông thiếu êm dịu. Giêsu đã gọi Giacôbê và Gioan là “con cái sấm sét”. Vậy phải có tên nào để đặt cho nhà hùng biện hung hăng này? Người ta có thể gọi Gioan Tẩy Giả là: tiếng sét, núi lở, động đất, vì ông hách dịch chừng nào trong sự hùng biện và các cử chỉ của ông. Ông nói về việc Đấng Messia đến và cổ võ các thính giả của ông sửa soạn tâm hồn họ, bằng cách loại bỏ những ngổn ngang, và bằng cách dựng dậy tư tưởng của họ. Nhưng đó là cách nói cuồng nhiệt và cứng cỏi. Vị Tiền Hô không có bàn tay êm nhẹ của Giêsu để săn sóc các vết thương lòng. Đó là vị thầy thuốc lột trần ra, khám xét và cắt tỉa không thương hại.

Trong khi tôi nghe - tôi không nhớ được các lời ông, vì đó là những lời của các Phúc Âm thánh sử, nhưng nó trào ra trong một bài thuyết trình thác đổ - tôi thấy Giêsu của tôi tiến đến theo đường mòn có cỏ xanh và bóng mát dọc theo sông Giođan. Con đường miền quê này, lối mòn thì đúng hơn là con đường, được vạch ra bởi các đoàn du mục và các khách du hành, trong hàng bao thế kỷ đã đi để tới nơi khúc sông mà lòng sông trồi lên, có thể lội qua được. Lối mòn tiếp tục ở bờ bên kia và mất đi trong mầu xanh của bờ bãi.

Giêsu có một mình. Người tiến bước từ từ và tới đàng sau Gioan Tẩy Giả. Người đi, không gây tiếng động, trong khi nghe tiếng nói sang sảng của sự Sám Hối nơi sa mạc, tựa như Giêsu cũng là một trong vô số kẻ đến với Gioan để được rửa, chuẩn bị sự thanh tẩy để đón Đấng Messia. Không có gì phân biệt Giêsu với những người khác. Người giống dân thường về y phục, giống ông chúa về sắc đẹp và các nét của Người, nhưng không có dấu hiệu gì về Thiên Chúa phân biệt Người với đám đông.

Chắc hẳn Gioan cảm thấy một thần khí siêu nhiên đặc biệt. Ông quay lại và nhận ngay ra nguồn gốc của thần khí này. Ông chạy xuống khỏi tảng đá dùng làm tòa giảng của ông. Và với vẻ thong dong, ông tiến về phía Giêsu đang đứng tựa vào một gốc cây cách sau đám đông vài mét.

Giêsu và Gioan nhìn nhau một lát. Giêsu với cái nhìn mầu Trời rất êm dịu. Gioan với đôi mắt nghiêm khắc, rất đen, đầy chớp sáng. Hai người lại gần, người nọ đối diện người kia. Cả hai đều cao lớn điều giống nhau duy nhất - tất cả những gì còn lại đều khác nhau. Giêsu tóc hoe vàng, để dài, chải thứ tự, da trắng ngà, mắt xanh da trời, y phục đơn giản nhưng oai phong. Gioan tóc đen, bù xù, thả rơi xuống vai, cắt bậc thang, với bộ râu đen cắt ngắn, phủ hầu hết khuôn mặt, không để lộ đôi má lõm vì chay tịnh. Đôi mắt đen như lên cơn sốt, da ngăm đen vì mặt trời và mưa gió, bao phủ bằng lớp lông dầy, nửa mình trần với chiếc áo da lạc đà được giữ ở thắt lưng bằng sợi giây da, phủ lấy thân mình, dài xuống vừa qua bộ sườn gầy, để lộ xương sườn phía tay mặt, những xương sườn chỉ được phủ bằng y phục duy nhất là làn da cháy nám. Mặt đối mặt, đúng là một người mọi với một thiên thần.

Gioan, sau khi đã nhìn đăm đăm trên Người bằng cái nhìn xuyên thấu, liền kêu lên: “Đây là Con Chiên Thiên Chúa. Làm sao lại có thể là Chúa tôi đến cùng tôi?”

Giêsu trả lời điềm đạm: “Để hoàn thành nghi thức sám hối”.

-Lạy Chúa! Không bao giờ đâu. Chính tôi phải đến cùng Ngài để được thánh hóa. Vậy mà Ngài lại đến với tôi.

Giêsu để tay lên đầu ông, vì Gioan cúi mình trước mặt Người, Người trả lời: “Hãy để mọi việc xảy ra như Ta muốn, để làm trọn mọi điều công chính, và để nghi thức của anh dẫn con người tới mầu nhiệm cao cả hơn, để họ được loan báo rằng Nạn Nhân đã ở trong thế giới”.

Gioan quan sát Người với con mắt mà một giọt nước mắt đã làm cho êm dịu cái nhìn của ông, rồi ông đi trước Người tới bờ sông. Giêsu cởi áo khoác và áo dài của Người, chỉ giữ lại chiếc quần đùi và đi xuống nước, nơi Gioan đã đứng. Gioan rửa cho Người bằng cách đổ nước sông trên đầu Người, nhờ một vật giống như cái gáo ông đeo ở thắt lưng, trông như một mảnh vỏ bầu khô.

Giêsu thực là con chiên trắng với làn da của Người, với các đường nét nhũn nhặn, với cái nhìn êm đềm...

Khi Giêsu lên bờ và mặc áo, Người trầm tư cầu nguyện. Gioan chỉ Người cho đám đông và minh chứng rằng đã nhận ra Người nhờ dấu hiệu mà Thánh Thần Thiên Chúa đã chỉ cho ông, và chỉ định cách chắc chắn Đấng Cứu Thế.

Nhưng tôi bị lôi kéo bởi cảnh tượng Giêsu cầu nguyện, và tôi không còn thấy gì khác ngoài khuôn mặt sáng láng nổi bật trên nền xanh của bờ sông.

4* “GIOAN KHÔNG CẦN MỘT DẤU HIỆU NÀO”

Lời Chúa Giêsu:

Gioan không cần dấu hiệu nào cho chính ông. Thần trí ông được tiền thánh hóa từ trong lòng mẹ, đã có cái nhìn siêu nhiên thông minh, là phần số của tất cả những người không mắc tội của Ađam.

Nếu con người vẫn ở trong tình trạng Ân Sủng, trong sự vô tội và sự trung thành với đấng Tạo Hóa của nó, thì nó sẽ thấy Thiên Chúa qua những diện mạo bề ngoài. Sách Sáng Thế nói rằng Chúa là Thiên Chúa nói cách thân mật với con người vô tội, và con người không ngất xỉu khi nghe tiếng nói này, họ phân biệt được nó và không bị lầm. Đó là phần số của con người: Thấy và hiểu Thiên Chúa như người con đối với cha nó. Rồi tội lỗi đã đến và con người không còn dám nhìn Thiên Chúa nữa, không thể biết khám phá và hiểu Thiên Chúa, và nó biết càng ngày càng ít.

Nhưng Gioan, ông anh họ Gioan của Cha, đã được thanh tẩy khỏi tội khi Đấng Đầy Ơn cúi xuống để ôm Êlisabét cách yêu thương, người mà trước đây son sẻ, bây giờ sinh nở. Bào thai đã nhảy mừng trong lòng mẹ nó, khi nó cảm thấy cái vảy của tội lỗi rơi xuống khỏi linh hồn nó, giống như cái vảy rơi khỏi vết thương khi nó lành. Thánh Thần đã làm cho Maria thành Mẹ Đấng Cứu Tinh, đã bắt đầu công cuộc cứu rỗi của Người qua Maria, chiếc Bình Thánh sống của Phần Rỗi nhập thể, cho đứa trẻ sắp sinh này, được tiền định để liên kết với Cha, không phải bởi máu huyết cho bằng bởi sứ mạng, đã làm cho chúng ta thành như môi trường đào tạo lời nói. Gioan là môi miệng và Cha là lời nói. Ông là vị Tiền Hô trong Tin Mừng với định mệnh tử đạo. Cha là đấng ban sự toàn thiện của Thiên Chúa cho Tin Mừng được Gioan khánh thành, và sự tử đạo của ông là để bảo vệ Lề Luật của Thiên Chúa.

Gioan không cần dấu hiệu nào cả, nhưng vì thần trí mờ đặc của những người khác nên một dấu hiệu là cần thiết. Gioan đã đặt nền móng cho sự xác nhận của ông trên cái gì, nếu không phải là trên bằng cớ không thể chối cãi được, mà con mắt loài người chậm chạp nhìn ra, và đôi tai loài người lười biếng nhận biết.

Cha cũng vậy, Cha không cần thanh tẩy, nhưng sự khôn ngoan của Chúa đã xét rằng đây là thời điểm và cách thế để gặp nhau, bằng cách làm cho Gioan ra khỏi hang đá của sa mạc và Cha ra khỏi nhà, để tụ họp chúng ta vào lúc này, để mở trời ra ở trên Cha, và chính Người, chim bồ câu Thiên Chúa, xuống trên đấng sẽ rửa loài người cùng với chim bồ câu này, và làm cho từ trời phát ra lời tuyên bố mạnh mẽ về tư tưởng thần linh của Cha: “Đây là con yêu dấu của Ta, Ta được thỏa lòng vì Người”. Đó chính là để loài người không thể chữa lỗi hay nghi ngờ về việc có nên theo Cha hay không.

Những biểu dương của Đấng Kitô thì rất nhiều: Lần thứ nhất sau kỳ sinh nhật là việc các nhà Đạo Sĩ, lần thứ hai là ở Đền Thờ, thứ ba là ở bờ sông Giođan. Rồi đến những biểu dương vô kể khác mà Cha đã làm cho biết, vì những phép lạ của Cha là những biểu dương về Thiên Tính của Cha, cho tới sự biểu dương sau cùng là việc sống lại và lên trời của Cha. Quê hương của Cha được đầy dẫy những biểu dương của Cha, giống như hạt giống vãi ở bốn phương trời, nó lan tràn tới mọi tầng lớp và mọi nơi của đời sống: với các mục đồng, các kẻ quyền thế, các kẻ thông thái, kẻ cứng lòng tin, kẻ tội lỗi, các thầy cả, các kẻ thống trị, các trẻ nhỏ, lính tráng, Hy Bá, dân ngoại.

Ngày nay nó vẫn còn nhắc lại, nhưng cũng như khi đó, thế giới không chấp nhận chúng, hay đúng hơn, họ không chấp nhận các phép lạ hiện thời, và họ quên các phép lạ quá khứ. Nhưng Cha không từ bỏ. Cha nhắc lại để cứu các con, để dẫn các con tới đức tin vào Cha.

Maria, con biết điều con làm không, đúng hơn là điều Cha làm trong khi cho con thấy lại Tin Mừng? Đó là một cố gắng lớn lao nhất để dẫn loài người đến với Cha. Con đã ước ao điều đó bằng lời cầu nguyện tha thiết của con. Cha không chỉ giới hạn ở lời nói nữa, Lời đã mệt mỏi và làm cho người ta lánh xa nó. Đó là một tội, nhưng như vậy đó. Cha đã cầu cứu tới các thị kiến, thị kiến về Tin Mừng của Cha, và Cha giải thích nó để làm cho nó sáng tỏ hơn và lôi cuốn hơn.

Với con, Cha ban sự an ủi bằng thị kiến, với mọi người, Cha ban phương tiện để ước ao Cha và hiểu biết Cha. Và nếu nó cũng vô ích, hay nếu họ giống như các trẻ nhỏ, họ vất bỏ ân huệ, không hiểu về giá trị của nó, thì với con, ân huệ vẫn còn, và với họ, sẽ là sự phẫn nộ của Cha. Cha có thể lại một lần nữa, nói lời khiển trách xa xưa: “Chúng ta đã thổi sáo mà các anh không nhảy, chúng ta đã kêu lời than van mà các anh không khóc”.

Nhưng không sao, hãy để cho họ, những người “không thể hoán cải” thu góp than hồng trên đầu họ. Chúng ta hãy quay về với các con chiên đang tìm biết người mục tử. Mục tử là Cha, và con là cái gậy để dẫn chúng về với Cha.

Nhưng quý vị thấy, tôi đã vội vã viết chi tiết này, vì lẽ nó nhỏ mọn nên tôi dễ quên, và đó là những điều mà quý vị muốn biết.

Rồi hôm nay, khi đọc lại tập giấy, tôi thấy một câu của Chúa Giêsu có thể dùng làm kỷ cương cho ta. Sáng nay quý vị đã nói rằng quý vị không thể phổ biến những lối diễn tả về phong cách riêng của cá nhân tôi, và tôi là một kẻ nhát gan nổi tiếng, nên tôi rất bằng lòng về điều đó. Nhưng quý vị không thấy rằng điều đó hình như trái ngược với những điều vị Thầy đã nói trong bài đọc ở tập sau cùng sao? “Con càng chú ý và chính xác (trong sự diễn tả về những điều tôi thấy), thì số những kẻ đến với Cha sẽ càng quan trọng”. Điều đó có nghĩa là những diễn tả phải được biết đến. Nếu không, làm sao có thể để cho các linh hồn đến với Giêsu tự nhận lấy ơn phúc cho mình. Tôi chịu nhận quý vị điểm này, rồi hãy làm những gì quý vị thích. Cả đến tôi cũng đồng ý với quý vị về phương diện nhân loại. Nhưng ở đây, chúng ta không ở trong lãnh vực nhân loại, và cả đến nhân tính của các kẻ xướng ngôn phải biến đi. Ngay trong bài đọc hôm nay, Chúa Giêsu cũng nói: “... bằng cách cho con nhìn thấy Tin Mừng của Cha, Cha đã làm một cố gắng lớn lao nhất để lôi kéo loài người. Cha không chỉ giới hạn ở lời nói nữa... Cha đã cầu cứu đến các thị kiến, và Cha giải thích nó để làm cho nó thành sáng tỏ và hấp dẫn hơn”. Vậy thì sao?

Nhưng vì tôi là một sự hư vô tội nghiệp, và tự mình tôi, tôi xếp ly lại ngay trên tôi, tôi sẽ nói rằng nhận xét của quý vị làm tôi băn khoăn, và lợi dụng nó để an hưởng, để cho rằng tôi băn khoăn tới nỗi nó làm tôi nghĩ tới sẽ không viết những điều tôi thấy nữa, mà chỉ viết những bài được đọc. Nó thổi vào tim tôi: “Mày thấy không? Những thị kiến nổi tiếng của mày hoàn toàn vô ích, chỉ dùng để cho người ta coi mày như con điên, vì thực sự mày như vậy. Mày nhìn thấy gì? Những con dòi của khối óc đảo lộn của mày. Phải rất cần có những gì khác mới đáng được nhìn thấy trời cao chứ!” Và suốt ngày, tôi phải ở dưới cái tia ăn mòn của sự cám dỗ này. Tôi bảo đảm với quý vị rằng tôi không phải khổ vì sự đau đớn dữ dằn của cơ thể tôi cho bằng vì điều này. Nó muốn dẫn tôi tới thất vọng. Hôm nay, ngày thứ sáu của tôi là một ngày cám dỗ thiêng liêng. Tôi nghĩ đến Giêsu ở trong sa mạc và ở Giếtsêmani.

Nhưng tôi không thú nhận bị thua tên qủi xảo quyệt này để không làm ai cười. Và trong khi chiến đấu với nó và với những gì ít thiêng liêng nơi tôi, tôi viết cho quý vị niềm vui của tôi hôm nay, đồng thời bảo đảm với quý vị rằng đối với tôi, tôi sẽ rất thoải mái nếu Giêsu lấy đi ơn được thị kiến là niềm vui lớn lao nhất của tôi, miễn là Người giữ tôi trong tình yêu và lòng thương xót của Người.

5* GIÊSU BỊ MA QỦI CÁM DỖ TRONG SA MẠC

Tôi thấy nơi sỏi đá cô đơn mà tôi đã thấy ở bên trái tôi trong thị kiến về Chúa chịu phép rửa ở sông Giođan, nhưng tôi phải tiến sâu vào đó, vì sự thực, tôi không còn thấy dòng sông đẹp với mầu xanh lững lờ trôi, cũng không thấy những giải mầu xanh lá cây dọc hai bên bờ, được thủy lộ này nuôi dưỡng. Ở đây chỉ có cô tịch, đá sỏi, đất cháy đã biến thành bụi vàng vàng, mà thỉnh thoảng gió bốc lên thành những đám bụi xoáy nhỏ. Có thể nói đó là hơi thở của một cái miệng lên cơn sốt, vì nó khô và nóng cháy. Nó hành hạ mũi và cổ họng vì những cát bụi nó mang theo. Ở đó đây, họa hiếm mới có vài bụi cây gai mà tôi không biết tại sao nó có thể chịu đựng được cảnh buồn thảm này. Nó giống như vài sợi tóc lơ thơ trên đầu người hói. Trên cao là bầu trời xanh khắc nghiệt, bên dưới là mặt đất khô cằn, chung quanh là sỏi đá và sự yên lặng. Đó là tất cả những gì thiên nhiên mà tôi thấy.

Đây, một hang đá khổng lồ có dạng phôi đá, bên trong có một tảng đá nhỏ. Giêsu ngồi ở trên đó và tựa lưng vào vách đá. Người nghỉ ở đó cho khỏi mặt trời thiêu đốt. Đấng nói ở trong nội tâm của tôi chỉ cho tôi biết rằng tảng đá Người đang ngồi ở trên, cũng là bàn qùi và gối đầu của Người khi Người nghỉ ngơi vài giờ, cuộn mình trong áo khoác, dưới ánh sáng của tinh tú và không khí lạnh ban đêm. Thực vậy, ở ngay gần đó là cái giỏ mà tôi đã thấy Người cầm đi lúc khởi hành ở Nazarét. Đó là tất cả những gì Người có. Và vì thấy nó xẹp lép, tôi hiểu là chút ít lương thực mà Maria đã bỏ vào đó không còn nữa.

Giêsu rất gầy và xanh xao. Người ngồi: khửu tay chống trên đầu gối, cánh tay trước giơ ra phía trước, hai tay chụm lại, các ngón đan vào nhau. Người chiêm niệm. Thỉnh thoảng Người ngước mắt nhìn quanh, và nhìn mặt trời hầu như ở trên đỉnh đầu trong bầu trời xanh. Thỉnh thoảng, đặc biệt là sau khi nhìn chung quanh, Người ngước mắt nhìn ánh sáng mặt trời, rồi nhắm mắt lại, gục đầu vào tảng đá của hang nơi Người trú, tựa như Người bị chóng mặt.

Tôi thấy xuất hiện một cái mõm khủng khiếp của Satan. Nó không phơi bày hình dạng của nó như chúng ta thường trình bày: với cặp sừng và cái đuôi dài v.v. Nó giống như một người Ả- Rập, bọc trong y phục của nó. Chiếc áo khoác của nó giống như áo giả hóa trang. Đầu nó cuốn khăn mà mối khăn xõa xuống tới vai, để che đậy cho khuôn mặt mà ở hai bên, người ta chỉ nhìn thấy một hình tam giác hẹp, nâu đen, với cặp môi mỏng và cong. Đôi mắt rất đen và sâu lõm, từ đó phát ra những tia chớp thôi miên. Hai con ngươi nhìn như xuyên thấu tới đáy lòng người, nơi người ta không đọc thấy gì cả, hoặc chỉ thấy hai chữ: “Bí nhiệm”. Trái với con mắt Giêsu, cũng làm người ta say mê bằng những tia sáng thôi miên, xuyên vào tận đáy lòng, nhưng ở đó người ta đọc được rằng: nơi Người chỉ có lòng nhân từ và tình yêu. Con mắt Giêsu là sự vuốt ve cho linh hồn. Con mắt Satan là dao găm hai lưỡi, nó đâm thủng và đốt cháy.

Nó tiến lại gần Giêsu: “Ông ở một mình à?” Giêsu nhìn nó và không trả lời.

-Làm sao ông tới đây? Ông bị lạc à? Giêsu lại nhìn nó và nín thinh.

-Nếu tôi có nước trong bầu của tôi, tôi sẽ cho ông. Nhưng tôi không có. Ngựa của tôi bị kiệt lực, và tôi đi bộ lại khúc sông cạn. Tôi uống nước ở đó và có người cho tôi một cái bánh. Tôi biết đường, hãy đi với tôi, tôi sẽ dẫn ông.

Giêsu không ngước mắt lên nữa.

-Sao ông không trả lời tôi? Ông có biết rằng nếu ông ở lại đây, ông sẽ chết không? Gió đã nổi lên, sắp có bão. Đi!

Giêsu khoanh tay trong lời cầu nguyện thầm.

-A! Vậy là đúng ông rồi sao? Từ hồi tôi tìm ông! Và bây giờ, tôi đã quan sát ông từ rất lâu, từ lúc ông chịu phép rửa. Ông gọi Đấng Hằng Hữu? Người ở quá xa! Bây giờ ông ở trên trái đất và ở giữa loài người, và nơi loài người thì tôi là vua. Nhưng ông làm tôi thương hại và tôi muốn giúp ông, bởi vì ông tốt và ông đến để hy sinh cách vô ích. Loài người ghét ông vì lòng tốt của ông. Họ chỉ biết có vàng, ăn uống và hưởng thụ. Hy sinh, chịu đựng, vâng lời là những từ ngữ chết đối với họ, chết hơn là vùng đất ở chung quanh ông. Họ còn khô cằn hơn những sỏi cát này. Ở đây chỉ có rắn ẩn nấp để chờ cắn, và chó rừng chờ xé ông ra từng mảnh. Nào, đi! Họ không đáng người ta chịu khổ cho họ đâu. Tôi biết họ rõ hơn ông.

Satan ngồi trước mặt Giêsu. Nó tìm hiểu Người bằng con mắt ghê gớm của nó, và nó mỉm cười bằng cái mõm rắn. Giêsu vẫn luôn luôn nín lặng và cầu nguyện trong tâm trí.

-Ông thách đố tôi? Ông lầm. Tôi là sự khôn ngoan của trái đất. Tôi có thể giúp ông như người thầy, để giúp ông thắng. Ông coi, quan trọng là phải thắng. Rồi khi đã áp đặt được thế giới và lôi kéo được nó, lúc đó người ta dẫn nó tới chỗ nào tùy ý. Nhưng trước tiên phải làm như họ muốn, làm giống như họ, lôi cuốn họ bằng cách làm cho họ tin là chúng ta cảm phục họ và chúng ta theo họ trong tư tưởng của họ.

-Ông trẻ và đẹp trai. Hãy bắt đầu bằng đàn bà. Chính đàn bà là thứ người ta phải bắt đầu. Đáng lẽ tôi phải khuyên bà ta (Evà) cách khác, tôi sẽ có thể làm cho bà ta thành một dụng cụ tuyệt nhất, và tôi sẽ có thể thắng Thiên Chúa! Nhưng tôi quá vội. Còn ông, tôi dạy cho ông, vì đã có một hôm tôi nhìn ông với niềm vui thiên thần, và một chút tình yêu này còn lại trong tôi. Nhưng ông, hãy nghe tôi và lợi dụng kinh nghiệm của tôi. Hãy kiếm một người bạn. Nơi nào ông không thành công thì bà sẽ thành công. Ông là Ađam mới, phải có Evà của ông.

Lại nữa, làm sao ông có thể chữa những bệnh về giác quan nếu ông không biết nó là gì. Ông không biết rằng đàn bà là cái nhân, từ đó sinh ra cây dục vọng và kiêu ngạo sao? Tại sao con người muốn thống trị? Tại sao họ muốn giầu có và uy quyền? Để chiếm hữu đàn bà. Bà như chim sơn ca, bà cần thấy sự hào nhoáng mới lôi kéo được bà. Vàng và sự thống trị là hai mặt của chiếc gương lôi kéo đàn bà, và là nguyên nhân mọi sự dữ trên thế giới. Ông coi: đàng sau một ngàn lỗi phạm với diện mạo khác nhau, thì có ít nhất là chín trăm điều mọc rễ trong cái đói chiếm hữu đàn bà, hay là trong ý muốn của một đàn bà bị thiêu đốt bởi một ước ao mà người đàn ông chưa thỏa mãn hay không thỏa mãn nữa. Hãy đến với các bà, nếu ông muốn biết thế nào là đời sống, rồi sau đó, ông chỉ cần biết chữa những bệnh hoạn của nhân loại.

Ông biết, đàn bà họ đẹp! Thế giới không có gì đẹp hơn. Đàn ông có tư tưởng và sức mạnh, nhưng đàn bà! Tư tưởng của họ là hương thơm, giao tiếp với họ là như cái vuốt ve của bông hoa. Sắc đẹp của họ là thứ rượu làm say sưa. Sự yếu đuối của họ giống như búp tơ hay lọn tóc quăn của trẻ thơ trong tay người đàn ông. Sự vuốt ve của họ là sức mạnh, kết hợp với sự vuốt ve của chúng ta, nó sẽ bốc lửa. Những mệt mỏi, những đau khổ, những lo âu sẽ biến đi khi đặt nó bên cạnh người đàn bà. Họ ở trong tay chúng ta như bó hoa.

Nhưng tôi ngu quá! Ông đói mà tôi lại nói về đàn bà. Sức lực ông đã cạn kiệt, vì lẽ đó, hương thơm này của trái đất, bông hoa này của sự tạo dựng, trái cây ngon biết cho và kích thích tình yêu này, đối với ông có vẻ vô giá trị. Nhưng ông hãy nhìn những hòn đá này, chúng tròn và nhẵn biết bao, vàng bóng dưới ánh mặt trời đang lặn. Chúng không giống bánh sao? Ôi! Con Thiên Chúa, ông chỉ cần nói: “Ta muốn” để nó trở thành bánh thơm giống như chiếc bánh mà giờ này các bà nội trợ đang lấy ra khỏi cái lò của gia đình. Và những cây keo khô cằn này, nếu ông muốn, nó không thể phủ đầy những trái ngon lành, ngọt như mật ong sao? Hãy ăn cho no, Con Thiên Chúa! Ông là thầy của trái đất. Nó sẽ rũ xuống và đặt mình ở chân ông để hạ cơn đói của ông.

Ông coi, ông tái mét và lảo đảo chỉ vì mới nghe nói tới bánh! Giêsu tội nghiệp! Ông yếu tới nỗi không thể ra lệnh cho phép lạ sao? Ông có muốn tôi làm cho ông không? Tôi không ở ngang mức của ông, nhưng tôi có thể làm được cái gì. Tôi sẽ mất sức mạnh trong vòng một năm, rồi tôi lại thu thập lại được tất cả. Nhưng tôi muốn giúp ông vì ông tốt, và vì tôi luôn luôn nhớ ông là Thiên Chúa của tôi, cho dù bây giờ tôi không đáng cho ông cái tên này. Hãy giúp tôi bằng lời cầu nguyện của ông để tôi có thể...

-Im! Người ta không phải chỉ sống bởi bánh, mà còn bởi mọi lời đến từ Thiên Chúa.

Thằng qủi giật nảy như điên. Nó nghiến răng và nắm tay, nhưng nó trấn tĩnh và nhe răng phác họa một nụ cười.

-Tôi hiểu. Ông ở bên trên mọi nhu cầu của trái đất, và ông ghê tởm việc dùng tôi. Tôi đáng vậy. Nhưng hãy đi và coi những gì đang xảy ra ở trong nhà của Thiên Chúa. Hãy coi các thầy cả cũng không từ chối hòa lẫn thần trí và xác thịt, bởi vì sau cùng, đó là những con người chứ không phải các thiên thần. Hãy hoàn thành một phép lạ thiêng liêng. Tôi sẽ đem ông lên nóc Đền Thờ, và ở trên đó, ông biến hình thành một vẻ đẹp tuyệt vời, rồi gọi đội binh các thiên thần, bảo họ xếp cánh thành một cái bệ cho chân ông, và mang ông như vậy xuống dưới sân chính, để họ thấy ông và nhớ rằng có một Thiên Chúa. Đôi khi những biểu lộ này rất cần, vì con người có trí nhớ rất ngắn, đặc biệt là với các sự thiêng liêng. Ông sẽ thấy các thiên thần vui chừng nào để làm chỗ cho ông đặt chân, và làm cái thang cho ông xuống!

-Có lời đã nói: “Đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi”.

-Ông hiểu rằng sự xuất hiện của ông cũng không thay đổi được gì, và Đền Thờ vẫn tiếp tục là nơi họp chợ và đồi trụy. Sự thông minh Thiên Chúa của ông biết rằng con tim của các người thừa hành trong Đền Thờ là ổ rắn độc cấu xé nhau để giành quyền. Chỉ có quyền hành loài người chế ngự họ.

-Nào, hãy thờ lạy tôi. Tôi sẽ cho ông tất cả trái đất: Alexandre, Cyrus, César, tất cả những kẻ chinh phục lớn nhất của quá khứ hay còn sống, sẽ chỉ là những tên chủ đoàn du mục thô lỗ so với ông là người có hết mọi nước của trái đất dưới phủ việt, và cùng với các nước là của cải, hết mọi vinh quang của trái đất: đàn bà, lừa ngựa, lính tráng, đền đài. Ông có thể dựng cờ của ông khắp nơi khi ông là Vua các vua và là Chúa thế giới. Lúc đó ông sẽ được vâng lời và kính trọng bởi dân chúng và hàng giáo phẩm. Mọi tầng lớp sẽ tôn vinh ông và phục vụ ông, vì ông sẽ là Chúa mạnh mẽ, duy nhất.

-Hãy thờ lạy tôi một lát thôi. Hãy lấy đi cho tôi cái khát vọng được thờ lạy! Chính nó đã làm tôi hư mất. Nhưng nó ở lại trong tôi và thiêu đốt tôi. Lửa hỏa ngục là khí mát ban mai so với sự hung hăng nó thiêu đốt tôi ở bên trong. Cái khát này là hỏa ngục của tôi. Một lát, chỉ một nháy mắt thôi, ôi Kitô! Ông là người tốt! Một nháy mắt vui của kẻ bị hành hình đời đời! Hãy làm cho tôi cảm thấy thế nào là làm Thiên Chúa, và tôi sẽ tận tụy với ông, vâng lời như một nô lệ suốt đời, trong hết mọi công việc của ông. Một thoáng thôi, chỉ một thoáng thôi, rồi tôi sẽ không quấy quất ông nữa - Và Satan qùi gối xuống năn nỉ.

Giêsu liền đứng lên, gầy gò, sau những ngày chay tịnh. Người tựa như cao lớn hơn. Khuôn mặt Người dễ sợ vì nghiêm khắc và mạnh mẽ. Đôi mắt Người là hai viên lam ngọc nảy lửa. Tiếng Người như tiếng sấm dội vang trong đá trơ trọc, lan ra trên đá và đất khô cằn khi Người nói: “Cút đi! Satan. Có lời chép: ‘Ngươi sẽ chỉ thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi và phục vụ một mình Người’”.

Satan, với tiếng kêu xé rách của kẻ bị kết án và của sự thù ghét khôn tả, nhảy dựng lên, ghê sợ trong sự phẫn uất của nó, trong cơ thể bốc khói của nó. Rồi nó biến đi trong tiếng gầm và lời nguyền rủa.

Giêsu ngồi xuống, mệt mỏi, tựa đầu vào vách đá sau lưng. Người có vẻ tới mức, chảy mồ hôi. Nhưng các thiên thần đến, dùng cánh làm mới lại không khí nóng ngột ngạt trong hang, thanh tẩy nó và giải nhiệt cho nó. Giêsu mở mắt và mỉm cười. Tôi không thấy Người ăn. Có lẽ Người bồi dưỡng bằng hương thơm Thiên Đàng. Và Người ra khỏi đó, lại mạnh mẽ.

Mặt trời đã lặn và biến mất. Giêsu cầm cái giỏ rỗng, được các thiên thần bay ở bên trên Người để hộ tống, làm một ánh sáng êm dịu cho Người trong khi đêm về rất mau. Người đi hướng về phía đông, đúng hơn là đông bắc. Người đã hồi phục sự biểu lộ thông thường, bước đi vững vàng. Cuộc chay tịnh lâu dài chỉ còn là kỷ niệm với dáng vẻ khắc khổ hơn, khuôn mặt gầy hơn và xanh xao hơn. Đôi mắt hân hoan trong niềm vui không thuộc về trái đất.

6* “SATAN LUÔN LUÔN HIỆN DIỆN VỚI VẺ BỀ NGOÀI NHÂN HẬU”

Lời Chúa Giêsu:

Hôm qua con không có cái sức mạnh mà Cha thường cho con, nên con chỉ là một tạo vật sống một nửa. Cha đã cho các chi thể của con nghỉ ngơi, và Cha chỉ để cho con chay tịnh một điều duy nhất mà con thấy bị đè nặng: chay tịnh lời Cha. Maria tội nghiệp! Con đã làm một ngày thứ tư lễ tro. Con đã cảm thấy mùi tro trong mọi sự, vì con không có Thầy con. Con không thấy sự hiện diện của Cha, nhưng Cha vẫn ở đó.

Buổi sáng, vì sự lo âu là hỗ tương, Cha đã thì thầm trong giấc ngủ mơ màng của con: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian, xin ban bình an cho chúng con”. Cha đã làm con nhắc đi nhắc lại nhiều lần, và đồng thời Cha cũng lặp lại. Con đã nghĩ Cha sẽ nói về đề tài này. Không. Trước tiên là đề tài Cha đã chỉ cho con, và Cha sẽ giải thích cho con. Rồi chiều nay Cha sẽ giải thích đề tài khác.

Con đã thấy: Satan luôn luôn hiện diện với vẻ bề ngoài nhân hậu, dưới vẻ thông thường. Nếu các linh hồn chú tâm, và nhất là liên lạc thiêng liêng với Thiên Chúa, họ sẽ nhận ra nó và thận trọng, mau lẹ chống lại các cạm bẫy của ma qủi. Nhưng nếu linh hồn không lưu ý tới Thiên Chúa, chia lìa với Người bằng những khuynh hướng xác thịt, để cho nó xâm chiếm và làm cho họ điếc, không chạy đến lời cầu nguyện để kết hợp với Thiên Chúa, nên họ làm cho sức mạnh của linh hồn họ chảy đi mất như bởi một đường ống gắn vào qủa tim loài người của họ, khi đó họ sẽ khó lòng nhận ra các cạm bẫy che giấu dưới vẻ bề ngoài vô hại, họ rơi vào đó và sẽ rất khó lòng thoát ra.

Hai con đường mà Satan thường dùng để đến với các linh hồn là: sự lôi kéo về xác thịt và tính tham ăn. Nó luôn luôn bắt đầu về phía vật chất và tự nhiên. Sau khi đã phá được và chinh phục được họ, nó quay ra tấn công phần thượng: trước hết là phía luân lý: về tư tưởng với những kiêu căng và khát vọng của nó. Rồi đến thần trí, bằng cách lấy đi của nó, chẳng những tình yêu, mà cả sự kính trọng Thiên Chúa. Tình yêu Thiên Chúa đã không còn nữa khi họ thay thế nó bằng những tình yêu loài người khác. Khi đó là lúc con người phó thân xác và linh hồn cho Satan để đi tới sự hưởng thụ mà họ theo đuổi, để dính vào nó càng ngày càng chặt.

Cha đã xử sự thế nào, con đã thấy: Yên lặng và cầu nguyện. Sự yên lặng: vì Satan tìm lôi kéo và lung lạc chúng ta, nên ta phải chịu đựng sự hiện diện của nó, không sốt ruột cách ngu dốt, và không sợ suy nhược, nhưng phản ứng cách dứt khoát trước sự hiện diện của nó, và chống cự sự lôi kéo của nó bằng lời cầu nguyện.

Thật vô ích để thảo luận với Satan. Nó sẽ thắng, vì nó rất mạnh trong ngôn ngữ của nó. Chỉ có Thiên Chúa mới nói lại với nó được. Khi đó hãy chạy đến với Thiên Chúa để Người nói thay cho các con, qua các con; hãy chỉ cho Satan danh thánh Người và dấu hiệu của Người, không phải bằng cách viết trên giấy hay khắc trên gỗ, nhưng là viết và khắc trong tim, tên Cha và dấu hiệu của Cha. Chỉ đáp trả Satan khi nó xiên xỏ như nó là Thiên Chúa, bằng cách dùng lời Thiên Chúa, nó sẽ không chịu đựng được.

Rồi sau cuộc chiến sẽ là vinh thắng, và các thiên thần sẽ phục vụ kẻ thắng, bảo vệ họ chống lại sự thù ghét của Satan. Các ngài sẽ củng cố cho họ bằng sương trời, với ân huệ mà các ngài đổ tràn vào trong tim đứa con trung thành, với phúc lành như một vuốt ve trên linh hồn.

Phải có ý muốn thắng Satan, tin ở Thiên Chúa và sự trợ giúp của Người; tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện và lòng nhân từ của Thiên Chúa. Lúc đó Satan sẽ không làm gì được các con.

Hãy đi bình an. Chiều nay Cha sẽ cho con hưởng phần còn lại.

7* GẶP GIOAN VÀ GIACÔBÊ

Tôi thấy Giêsu đi dọc bờ sông Giođan tươi xanh. Có vẻ như Người trở về từ nơi tôi đã thấy Người chịu phép rửa, gần khúc sông cạn, nơi rất được người ta biết đến, và đi qua để sang bờ bên kia thuộc vùng Pêrê. Nhưng nơi lúc trước có nhiều người đông đúc, bây giờ vắng tanh, chỉ có vài người qua lại, đi bộ hay đi ngựa hoặc lừa.

Giêsu có vẻ không lưu ý gì tới họ. Người đi lên về phía bắc, như chìm trong tư tưởng của Người. Khi Người tới ngang khúc sông cạn, Người gặp một nhóm người lứa tuổi khác nhau, đang ồn ào tranh luận, rồi họ chia tay, một phần đi về phía bắc, một phần về phía nam. Trong số những người đi về phía bắc, tôi thấy Gioan và Giacôbê.

Gioan nhìn thấy Giêsu trước, ông chỉ Người cho anh ông và các bạn. Họ nói với nhau một lát, rồi Gioan bắt đầu dấn bước để bắt kịp Giêsu. Giacôbê từ từ theo sau em ông. Những người khác không chú ý tới. Họ từ từ bước trong khi thảo luận.

Khi Gioan đã đến gần Giêsu, cách Người độ vài ba mét, ông kêu: “Con Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian!”

Giêsu quay lại nhìn ông, hai người cách nhau vài bước. Họ quan sát nhau. Giêsu với cái nhìn nghiêm trang và xuyên thấu; Gioan với cái nhìn trong sạch, vui tươi, trên khuôn mặt dễ thương, trẻ trung, giống như một cô gái trẻ. Ta thấy ông khoảng hai mươi hơn kém. Trên đôi má hồng chỉ thấy những sợi lông măng như chiếc voan vàng.

-Con tìm ai? - Giêsu hỏi.

-Tìm Thầy.

-Làm sao con biết Ta là Thầy?

-Ông Tẩy Giả đã nói điều đó cho con.

-Và tại sao con gọi Thầy là Con Chiên?

-Vì con đã nghe Thầy xưng danh như vậy vào hôm Thầy đi qua, hơn một tháng trước đây.

-Con muốn gì ở Thầy?

-Muốn Thầy nói cho chúng con những lời của sự sống đời đời để an ủi chúng con.

-Nhưng con là ai?

-Con là Gioan, con của Zêbêđê, và ông này là anh Giacôbê của con. Chúng con người Galilê, dân chài, và cũng là môn đệ của Gioan. Ông ấy đã nói với chúng con những lời của sự sống, và chúng con nghe ông, vì chúng con muốn nghe Thiên Chúa, và được Người tha thứ bằng sự sám hối, để chuẩn bị tâm hồn cho đấng Messia tới, chính là Thầy, Gioan đã nói vậy, vì ông đã thấy dấu hiệu con bồ câu đậu trên Thầy và đã bảo chúng con: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Con, con thưa Thầy: Con Chiên Thiên Chúa, đấng gánh tội trần gian, xin ban bình an cho chúng con, vì chúng con không còn người hướng dẫn, linh hồn chúng con xao xuyến.

-Gioan (Tẩy Giả) ở đâu?

-Hêrôđê đã bắt ông, ông đang ở tù tại Machéronte. Những người trung thành nhất trong chúng con đang cố gắng giải thoát cho ông, nhưng không thể được. Chúng con từ đó về đây. Xin Thầy cho chúng con ở với Thầy. Xin Thầy chỉ cho chúng con Thầy ở đâu.

-Hãy tới. Nhưng các con biết các con tìm gì không? Ai theo Thầy thì phải bỏ tất cả: nhà cửa, cha mẹ, lối suy nghĩ, và cả sự sống. Thầy sẽ làm cho các con thành môn đệ và bạn hữu của Thầy, nếu các con muốn. Nhưng Thầy, Thầy không có của cải, người bảo vệ. Thầy như vậy và Thầy sẽ vậy hơn nữa, nghèo tới nỗi không có nơi tựa đầu, và bị bách hại còn hơn một con chiên lạc bị chó sói săn đuổi. Giáo lý của Thầy còn nghiêm khắc hơn của Gioan, vì nó cấm sự oán thù. Nó không hệ ở ngoại diện cho bằng nội tâm. Các con phải tái sinh nếu các con muốn là người của Thầy. Các con có muốn không?

-Thưa Thầy muốn. Chỉ Thầy mới có những lời cho chúng con ánh sáng. Lời Thầy xuống vào nơi tối tăm và buồn rầu vì thiếu kẻ lãnh đạo, nó mang ánh sáng của mặt trời.

-Vậy ta hãy đi dọc bờ sông. Thầy sẽ giáo huấn các con.

8* “CHA YÊU GIOAN VÌ SỰ TRONG SẠCH CỦA ÔNG”

Lời Chúa Giêsu:

Nhóm người gặp Cha khá đông, nhưng chỉ có một người nhận ra Cha: kẻ có linh hồn, tư tưởng và thể xác trong sạch đối với mọi dâm đãng.

Cha nhấn mạnh về giá trị của sự trong trắng: Sự trinh trong luôn luôn là nguồn mạch của sự trong sáng cho tư tưởng. Sự trinh trong luyện lọc và duy trì những cảm xúc của trí tuệ và tình cảm ở mức độ trọn hảo mà chỉ có kẻ đồng trinh mới có kinh nghiệm.

Người ta đồng trinh bằng nhiều cách: Một cách bó buộc. Điều này đặc biệt nơi phụ nữ, khi không có ai chọn để kết hôn. Điều đó cũng vậy đối với nam giới. Nhưng như vậy không phải là đồng trinh. Và điều này còn tệ hại nữa, vì từ một tuổi trẻ sớm bị ô uế bởi các ước muốn, thì chỉ có thể trở thành thủ lãnh của một gia đình bệnh hoạn trong tình cảm, và thường cả trong thân xác.

Có thứ đồng trinh tự nguyện, thứ của các linh hồn thánh hiến cho Chúa trong đà tình yêu trung thành. Một sự đồng trinh thật đẹp! Một hy sinh đẹp lòng Thiên Chúa. Nhưng không phải tất cả đều biết giữ mầu trắng hoa huệ này, luôn luôn đứng thẳng trên công, hướng về trời, không biết tới bùn của trái đất, chỉ mở ra cho mặt trời Thiên Chúa và sương mát của Người.

Có biết bao người chỉ giữ một sự trong sạch thể chất, nhưng bất trung trong tư tưởng. Họ tiếc và ước ao điều họ đã hy sinh. Những người đó chỉ đồng trinh một nửa. Nếu thân xác còn nguyên vẹn, thì con tim lại không được như vậy. Qủa tim này lên men, sôi sục, phát ra làn khói dâm ô càng được luyện lọc và đáng phạt hơn, vì chúng là những sáng tác của tư tưởng cứ âu yếm, chăn nuôi, và làm cho nên đông đúc những tưởng tượng thoả mãn, bất hợp pháp đối với những kẻ tự do, và càng bất hợp pháp đối với những kẻ có lời khấn.

Đó chính là những lời khấn giả hình. Nó có diện mạo, nhưng không có thực tế. Thực vậy, Cha bảo các con rằng: nếu một người đến cùng Cha với bông huệ bị gẫy nát bởi ý muốn của một kẻ thô bạo, và một người khác đến với một bông huệ còn nguyên vẹn về vật chất, nhưng đầy tràn một thứ dâm ô được vuốt ve, vun trồng, để lấp đầy các giờ cô quạnh, thì Cha gọi người thứ nhất là người đồng trinh, và Cha phủ nhận đặc tính này của người thứ hai. Cha còn cho người thứ nhất một triều thiên kép: đồng trinh và tử đạo, vì lẽ thân xác bị thương tích, và con tim phủ đầy vết thương do sự bị cắt cụt mà họ không muốn.

Sự trong sạch có giá trị tới nỗi, như con đã thấy, trước hết, Satan lôi kéo Cha vào sự ô uế. Nó biết rằng tội dâm ô phá hủy linh hồn và làm cho nó thành mồi dễ dàng cho các tội khác. Satan lo áp dụng đích điểm chính để thắng Cha.

Bánh và cái đói là những hình thức vật chất, tượng trưng cho sự thèm ăn, những cái thèm mà Satan khai khẩn để đạt mục đích sau cùng của nó. Lương thực nó hiến cho Cha để làm Cha ngã như bị say dưới chân nó thì khác nhau: Bánh, rồi sẽ đến ham ăn, tiền bạc, uy quyền, ngẫu tượng, phạm thượng, bội ước đối với luật Chúa. Những bước đầu tiên để thắng Cha là thế. Đúng như qui trình nó đã dùng để đánh ngã Ađam.

Thế giới cười nhạo những kẻ trong sạch. Những kẻ dơ bẩn ô uế tấn công những kẻ trong sạch. Gioan Tẩy Giả là nạn nhân do sự dâm ô của hai kẻ đồi trụy. Nhưng nếu thế gian còn một chút ánh sáng, đó là nhờ những kẻ trong sạch còn lại giữa đời. Họ là tôi tớ của Thiên Chúa, hiểu biết Thiên Chúa và nhắc lại lời Thiên Chúa. Cha đã nói: “Phúc cho kẻ có lòng trong sạch, vì họ sẽ thấy Thiên Chúa”. Ngay trên mặt đất, những kẻ mà khói ám của tình dục không làm mờ tối tư tưởng, cũng được thấy Thiên Chúa, nghe Người, theo Người và chỉ Người cho kẻ khác.

Gioan Zêbêđê là kẻ trong sạch. Ông là sự trong sạch giữa các môn đệ Cha. Linh hồn ông là bông hoa trong thân xác thiên thần. Ông gọi Cha bằng những lời của người thầy thứ nhất, và xin Cha cho ông sự bình an. Nhưng bình an, ông đã có trong chính ông do sự trong sạch của đời ông, và Cha yêu ông vì sự trong sạch rạng rỡ trong ông. Chính với sự trong sạch, Cha ký thác những giáo huấn, những bí mật của Cha. Ông là kẻ thân thiết nhất của Cha.

Ông đã là môn đệ đầu tiên của Cha. Ông đã yêu Cha ngay từ lúc đầu ông thấy Cha. Linh hồn ông tan hoà với linh hồn Cha từ ngày ông thấy Cha đi dọc sông Giođan vì ông đã thấy ông Tẩy Giả chỉ trỏ Cha. Nếu sau đó ông không gặp Cha khi Cha từ sa mạc trở về, ông cũng tìm Cha cho tới khi tìm thấy. Qủa vậy, kẻ trong sạch và khiêm nhường ước ao được giáo huấn về khoa học của Thiên Chúa, nó đi như nước chảy ra bể, để đến với vị nó thấy đó là người Thầy của các giáo lý trên trời.

Những lời khác của Chúa Giêsu :

Cha không muốn con nói về những cám dỗ về tình dục mà Giêsu của con đã chịu, mặc dầu tiếng nói nội tâm của con cho con hiểu những chiến thuật của Satan để lôi kéo Cha về cảm giác. Cha muốn rằng chính Cha nói và nghĩ tới đó. Cần phải nói về nó, nhưng bây giờ hãy qua chuyện khác. Bông hoa của Satan, hãy để nó lại trên cát. Hãy đi theo Cha như Gioan. Con sẽ bước đi giữa gai, thay vì hoa hồng, con sẽ tìm thấy những giọt máu của Đấng đã đổ ra cho con, để con cũng thắng �