121
TRỤ CỘT cho tương lai XANH TRỤ CỘT cho tương lai XANH XÂY Empowered lives. Resilient nations.

Y cho tương lai XANH · 2019-11-26 · Điều 43 của Hiến pháp được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013 quy định: Mọi người có quyền được sống trong

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TRỤ CỘT cho tương lai XANHTRỤ CỘT

cho tương lai XANH

XÂY

Empowered lives.Resilient nations.

Tổng Biên tập:TS. NGUYỄN ANH TUẤN

Phó Tổng Biên tập:LÊ TRỌNG MINH, BÙI ĐỨC HẢI

ĐỖ XUÂN KHÁNH

Phụ trách nội dung:LÊ TRỌNG MINH

Phụ trách sản xuất:NGUYỄN QUỐC VIỆT

Cố vấn chuyên mônĐÀO XUÂN LAIKOOS NEEFJES

TRƯƠNG THỊ QUỲNH TRANGNASTASSJA HOFFET

TRƯƠNG QUANG HỌC

Hiệu đính tiếng AnhROBERT SHERWOOD

Ảnh bìa: SCG

TOÀ SOẠN47 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội

ĐT: 04.38450537 - Fax: 04.38235288Website: www.vir.com.vn; baodautu.vn

tinnhanhchungkhoan.vn

CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, TỔNG ĐẠI LÝ PHÁT HÀNH VÀ QUẢNG CÁO

TP.HCM: 178 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3ĐT: 08.39305311 - 08.39305316Fax: 08.39305317 - 08.39305318

E-mail: [email protected] ĐÀ NẴNG:

Tầng 5, Văn phòng III - Bộ KH&ĐT. Đường Lê Sát, Quận Hải Châu. ĐT: 0511.3623492 - 3623493

Fax: 0511.3623491 E-mail: [email protected]

HẢI PHÒNG: 1 Đinh Tiên Hoàng

ĐT: 031.3842478 - Fax: 031.3842419E-mail: [email protected]

CẦN THƠ:105 Trần Hưng Đạo, Quận Ninh Kiều

ĐT: 0710.6252115 - Fax: 0710.3731766E-mail: [email protected]

VINH: Số 3, Đại lộ Lê Nin, Phường Hồng Phúc

ĐT/Fax: 0388.601171 Email: [email protected]

HÀ TĨNH: 142 Trần Phú, TP. Hà Tĩnh

ĐT/Fax: 0393.693535Email: [email protected]

THÁI BÌNH:Số nhà 3, lô 12, đường Lê Thánh TôngĐT: 0366.250288 - Fax: 0366.250388

Email: [email protected] HOÁ:

Số nhà 30/1, Đặng Tiến Đông, Đông ThọĐT/Fax: 037.3712569

Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản số 40/GP-XBĐS, ngày 20/3/2014

In tại Công ty TNHH một thành viên In Tiến Bộ. Xuất bản tháng 5 năm 2014

n Chiến lược vì tương lai xanh của Việt Nam 6-7n Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) thể hiện nỗ lực bảo vệ môi trường của Việt Nam 8-9n Sửa luật để đáp ứng yêu cầu mới 10-12n Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường 2005 13-15n Hoàn thiện Luật Bảo vệ môi trường (Sửa đổi): Cần xem xét năm khía cạnh chính 16-19n Đề cao vai trò của người dân 20-21n Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường nhìn từ góc độ quyền trẻ em 22n Cần cân nhắc một số quy định trong Luật BVMT 23n Nâng cao tính thông thoáng, minh bạch 24-25n Mở rộng tham vấn người dân 26-27n Những việc cần làm trong tham vấn cộng đồng 28-29n Cấp phép môi trường cần rõ ràng, nhất quán 30n Không ngại mất thời gian 31n Đại diện tiếng nói người dân nên là cấp thôn 32-33n Quy định về cung cấp dịch vụ ĐTM đã rõ hơn 34-35n Cần thêm những quy định đột phá hỗ trợ khởi kiện các hành vi gây ô nhiễm 36-39n Bảo vệ quyền lợi của nạn nhân bị ô nhiễm 40n Còn nhiều câu hỏi để ngỏ 41n Một số vấn đề về quản lý chất thải hiệu quả 42-43n Cần thắt chặt quản lý nhập khẩu phế liệu 44-45n Cần có quy định và cơ chế khả thi phân loại phế liệu với chất phế thải 46-47n Cần mạnh tay hơn với vi phạm môi trường 48-49n Vấn đề biến đổi khí hậu trong dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) 50-52n Siết chặt quy định về khai thác khoáng sản 53n Phát triển năng lượng tái tạo cần quy định cụ thể 54-55n Cần tăng cường thông tin về ‘tiêu dùng xanh’ 56n Lựa chọn tất yếu để cạnh tranh 57n Chung tay xây dựng một tương lai bền vững 58-59n Ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp “xanh hóa” sản xuất 60n Nâng cao vai trò truyền thông môi trường và quyền tiếp cận thông tin của người dân 61-63

MỤC LỤC

Trong khi chủ trương thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, Việt Nam xác định phát triểnkinh tế-xã hội phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, coi bảo vệ môi trường là mộttrụ cột của phát triển bền vững. Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai tháchợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lývà kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; khắc phục suy thoáivà cải thiện chất lượng môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường 2005 mặc dù đã góp phần quan trọng vào việc thực hiệnmục tiêu trên, nhưng cũng đã bộc lộ không ít khiếm khuyết cần được sửa đổi, bổ sungđể có một “trụ cột pháp lý” hoàn thiện hơn vì một tương lai xanh của Việt Nam, đáp ứngnhững yêu cầu mới của quá trình phát triển.

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII sẽ xem xét và thông qua Luật Bảo vệ môi trường(sửa đổi) trên cơ sở lắng nghe, tiếp thu rất nhiều ý kiến đóng góp từ đông đảo tầng lớpnhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia pháp luật và môi trường trong vàngoài nước... Đặc san “Xây trụ cột cho tương lai xanh” hy vọng sẽ mang đến thêm nhữngthông tin tham khảo hữu ích cho quá trình xem xét, thảo luận và ra quyết định của cácĐại biểu Quốc hội về đạo luật quan trọng này.

Ban Biên tập Báo Đầu tư chân thành cảm ơn Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tàinguyên và Môi trường, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã ủnghộ và có những ý kiến chỉ đạo quý báu trong quá trình xuất bản Đặc san. Chân thànhcảm ơn Cơ quan Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã tích cực hỗ trợ và phốihợp thực hiện Đặc san.

Lời Tòa soạn

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại ViệtNam rất hân hạnh được giới thiệu cuốn đặcsan này với hy vọng các nhà làm chính sách,

các chuyên gia và các tầng lớp nhân dân sẽ thảoluận kỹ hơn về bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Việcbỏ phiếu thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửađổi) tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa 13 vào tháng6/2014 sẽ là dấu mốc quan trọng đối với Việt Namtrong quá trình tái cơ cấu kinh tế, hướng tới một môhình tăng trưởng bền vững, công bằng và toàn diệnhơn.

Trong 20 năm qua, Việt Nam đã xây dựng mộtkhuôn khổ pháp lý mạnh mẽ về bảo vệ môi trường vàbảo tồn tài nguyên thiên nhiên vì mục tiêu phát triểnbền vững. Trong suốt thời kỳ này, kinh tế Việt Nam đãtăng trưởng trung bình 7%/năm, với thu nhập bìnhquân đầu người tăng gần 5 lần, tỷ lệ nghèo cũng đãgiảm rất mạnh, và Việt Nam cũng đã trở thành quốcgia có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010. Tuynhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọngvà khai thác quá mức tài nguyên khoáng sản vẫndiễn ra, ảnh hưởng tới cuộc sống và mưu sinh củangười dân tại nhiều vùng trên cả nước, cũng như gâyquan ngại lớn đối với nhiều tầng lớp nhân dân. Cácthách thức môi trường nghiêm trọng tại Việt Namcần phải được giải quyết nhằm bảo vệ quyền lợi củanhân dân, và ngăn ngừa các tác động tiêu cực đối vớicuộc sống và mưu sinh của người dân.

Việc sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường vào năm2014 tạo cơ hội lớn để luật được thực hiện dễ dànghơn, ngăn chặn đà suy thoái môi trường và phòngngừa những vụ ô nhiễm mới. Một bộ luật mạnh về

bảo vệ môi trường sẽ giúp đạt được tăng trưởngkinh tế bền vững và ổn định xã hội, đồng thời bảo vệđược môi trường, mang đến lợi ích cho người dânViệt Nam và đảm bảo phát triển bền vững dài hạncho đất nước.

Cuốn đặc san này phản ánh quan điểm củanhiều bên tham gia, trong đó có Quốc hội, chínhphủ, các doanh nghiệp, chuyên gia và cộng đồngdân cư về các khía cạnh cần được thảo luận và xemxét thấu đáo trong quá trình sửa đổi và thông quaLuật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Sáu vấn đề đượcthảo luận trong cuốn đặc san này bao gồm: đánh giámôi trường chiến lược và đánh giá tác động môitrường; sự tham gia của các cộng đồng dân cư và cáctổ chức xã hội dân sự; nhập khẩu nguyên liệu loạithải và chất thải nguy hại; tranh chấp ô nhiễm môitrường; thương mại và môi trường; và biến đổi khíhậu và tăng trưởng xanh.

Chúng tôi hy vọng cuốn đặc san này sẽ hữu íchvới quá trình thảo luận chính sách một cách hiệuquả và sâu rộng, và có giá trị tham khảo cho các Đạibiểu Quốc hội trong quá trình thảo luận Luật Bảo vệmôi trường (sửa đổi) trước khi thông qua luật này.

LOUISE CHAMBERLAIN Giám đốc quốc gia

Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt NamXÂ

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 4

Việt Nam đang thực hiện mục tiêu phát triển nhanh vàbền vững, trong đó bảo vệ môi trường được xem làmột trong ba trụ cột, cùng với phát triển kinh tế và

đảm bảo an sinh xã hội.Điều 43 của Hiến pháp được Quốc hội thông qua

ngày 28/11/2013 quy định: Mọi người có quyền đượcsống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệmôi trường. Điều 63 của Hiến pháp cũng quy định rõ:Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sửdụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiênnhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ độngphòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môitrường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượngtái tạo. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suykiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh họcphải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồithường thiệt hại.

Để cụ thể hóa các quy định đó của Hiến pháp năm2013, thể chế hóa kịp thời các nghị quyết của Đảng, nhấtlà Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Hội nghịTrung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổikhí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môitrường, với quan điểm chủ động ứng phó với biến đổi khíhậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trườnglà những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầmảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyếtđịnh sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đềcho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội.Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ

thống chính trị, là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơquan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trongđó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo củaĐảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.

Căn cứ các quan điểm chỉ đạo và nhiệm vụ nói trên,đồng thời xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn trong bối cảnhtình hình ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng vàbiến đổi khí hậu đã trở thành mối nguy cơ hiện hữumang tính toàn cầu, thì việc sửa đổi Luật Bảo vệ môitrường 2005 càng trở nên cấp thiết.

Luật Bảo vệ môi trường là một đạo luật quan trọng.Việc rà soát, sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường lần này sẽkhắc phục các quy định bất hợp lý và bổ sung các quyđịnh mới phù hợp với tình hình hiện nay để tăng cườngkhả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng ngừa, khắcphục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cũng sẽ quy địnhđầy đủ hơn các cơ chế, chính sách, biện pháp, xác định rõnguồn lực cho bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổikhí hậu, theo đó ngoài ngân sách nhà nước sẽ khuyếnkhích huy động các nguồn lực từ xã hội, các thành phầnkinh tế và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế bởi đây khôngchỉ là vấn đề riêng của Việt Nam mà còn mang tính toàncầu. Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cũngcần xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành,từng địa phương cũng như vai trò của các cơ quan, tổchức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường.

Tôi tin rằng, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) sẽ cótính khả thi và đi vào cuộc sống nếu xử lý tốt các vấn đềnày.

UÔNG CHU LƯUỦy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 5

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

Xin Thứ trưởng cho biết vì sao có thể coităng trưởng xanh là cơ chế phát triển phùhợp với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh ônhiễm môi trường và biến đổi khí hậuđang trở nên những vấn đề lớn đối vớinước ta?

Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới,Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tếvới tốc độ cao, trung bình 7% mỗi năm,nhiều mục tiêu thiên niên kỷ quan trọng đãđạt được. Năm 2010, Việt Nam đã chính thứcbước vào nhóm nước có thu nhập trungbình.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổnđịnh một mặt đã tạo ra sự cải thiện rõ rệttrong lĩnh vực tiêu dùng, nhưng mặt kháccũng tạo ra những thách thức đối với môitrường nói riêng và phát triển bền vững nóichung. Phát triển kinh tế-xã hội vẫn còn dựanhiều vào việc khai thác tài nguyên thiênnhiên. Việc sử dụng các nguồn tài nguyênthiên nhiên không tái tạo còn phổ biến. Tiêudùng năng lượng cho sinh hoạt và các hoạtđộng kinh tế tăng lên dẫn đến việc tiêu thụnhiều năng lượng hóa thạch hơn trong khiviệc sử dụng các nguồn năng lượng sạch,năng lượng tái tạo còn hạn chế. Đi kèm vớitiêu thụ nhiều năng lượng hóa thạch là phátthải khí nhà kính nhiều hơn, cũng tức là phátthải các khí gây ô nhiễm môi trường,

Chủ trương nhất quán của lãnh đạoĐảng và Nhà nước Việt Nam là không tăngtrưởng kinh tế nhanh bằng mọi giá. Chiếnlược Phát triển Kinh tế-xã hội của Việt Namgiai đoạn 2011-2020 đã chỉ rõ, đất nước cầnphát triển nhanh và bền vững, tăng trưởngkinh tế phải đi kèm với với tiến bộ xã hội vàbảo vệ môi trường. Bảo vệ và cải thiện môitrường phải được coi là yếu tố không thểtách rời của quá trình phát triển. Vấn đề đặtra là làm sao cơ cấu lại nền kinh tế theohướng nâng cao hiệu quả, chuyển từ tăngtrưởng chủ yếu theo chiều rộng sang chiều

sâu trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoahọc công nghệ tiên tiến để tăng năng suấtlao động, triệt để tiết kiệm các nguồn lựctrong phát triển và cải thiện môi trường,phát triển các nguồn năng lượng có thể táitạo. Cần thay đổi mô hình phát triển và côngnghệ sản xuất, tiêu dùng theo hướng sạchhơn và thân thiện hơn với môi trường; thựchiện công nghiệp hóa “sạch” với cơ cấungành nghề, công nghệ, thiết bị đảm bảonguyên tắc thân thiện với môi trường; sửdụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồntài nguyên khoáng sản; bảo vệ phát triểnrừng; giảm ô nhiễm không khí, quản lý chấtthải rắn và chất thải nguy hại; giảm nhẹ tácđộng và hạn chế những ảnh hưởng có hạicủa biến đổi khí hậu.

Từ quan điểm này, tăng trưởng xanhđược xác định là cơ chế phát triển phù hợpvới Việt Nam.

Khái niệm tăng trưởng xanh hiện đãđược các nhà hoạch định chính sách ápdụng trên phạm vi toàn cầu. Tháng 6/2009,tại cuộc họp của Tổ chức Hợp tác và Pháttriển Kinh tế (OECD), tăng trưởng xanh đãđược đưa vào trong tuyên bố và được xem làmô hình phát triển mới giúp đạt được tăngtrưởng bền vững. Gần đây hơn, tháng6/2012, tại Hội nghị "Rio + 20", tăng trưởngxanh một lần nữa được nhấn mạnh là nhântố quan trọng giúp đạt được phát triển bềnvững.

Việc chúng ta lựa chọn tăng trưởng xanhphù hợp với xu hướng hội nhập và phát triểnchung của thế giới, theo hướng không chỉmang lại lợi ích kinh tế, mà còn hướng tớiphục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên,nuôi dưỡng cuộc sống con người và giảm

thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Tăngtrưởng xanh là một nội dung quan trọng củaphát triển bền vững, đảm bảo phát triểnkinh tế nhanh và hiệu quả. Tăng trưởng xanhđi kèm với các định hướng chính sách, kếhoạch phát triển quốc gia mới nhằm quản lýbền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên,tạo việc làm xanh, xoá đói giảm nghèo, ansinh xã hội và bảo vệ môi trường.

Các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của Chiếnlược Quốc gia về tăng trưởng xanh là gì,thưa Thứ trưởng?

Chiến lược Quốc gia về tăng trưởngxanh của Việt Nam hướng tới 3 mục tiêu cụthể là:

• Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế theohướng khuyến khích các ngành kinh tế sửdụng hiệu quả năng lượng và tài nguyênthiên nhiên với giá trị gia tăng cao.

• Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộngrãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệuquả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cườngđộ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phóhiệu quả với biến đổi khí hậu.

• Nâng cao đời sống nhân dân thôngqua việc tạo thêm việc làm từ các ngànhcông nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh vàcải thiện chất lượng cuộc sống thông quaviệc xây dựng hạ tầng xanh, lối sống thânthiện với môi trường.

Để đạt được các mục tiêu trên, Chiếnlược Quốc gia về tăng trưởng xanh đề ra 3nhiệm vụ chiến lược:

• Giảm cường độ phát thải khí nhà kínhvà thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, nănglượng tái tạo, với chỉ tiêu cụ thể đến năm2020 là: giảm cường độ phát thải khí nhàkính từ 8-10% so với mức của năm 2010;giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP từ1-1,5%/năm; và giảm phát thải khí nhà kínhtrong các hoạt động năng lượng từ 10-20%so với phương án phát triển bình thường.

• Thực hiện xanh hóa sản xuất, với chỉtiêu cụ thể đến năm 2020 là: giá trị sản phẩmcác ngành công nghệ cao, công nghệ xanhchiếm từ 42-45% tổng GDP; tỷ lệ các cơ sởsản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường là 80%,áp dụng công nghệ sạch hơn là 50%; và đầutư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môitrường, làm giàu vốn tự nhiên đạt 3-4% GDP.

• Thực hiện xanh hóa lối sống và tiêudùng bền vững, thực hiện đô thị hóa nhanh,bền vững, duy trì lối sống hòa hợp với thiênnhiên ở nông thôn trong quá trình hiện đại

Chiến lược vì tương lai xanh của Việt Nam

6

Thứ trưởng Bộ Kế hoạh và Đầu tưNguyễn Thế Phương phân tích ýnghĩa của việc thực hiện Chiến lượcQuốc gia về tăng trưởng xanh đối vớimục tiêu phát triển bền vững và bảovệ môi trường quốc gia. PV. ThànhĐạt thực hiện

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 7

hóa và tạo lập thói quen tiêu dùng bền vữngtrong bối cảnh hội nhập với thế giới toàncầu. Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 là:100% đô thị loại III có hệ thống thu gom vàxử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định; 60%với đô thị loại IV, loại V và các làng nghề; cảithiện môi trường khu vực bị ô nhiễm nặng100%, tỷ lệ chất thải được thu gom, xử lý hợptiêu chuẩn theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg.

Việc áp dụng rộng rãi công nghệ tiên tiếnnhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyênthiên nhiên, bảo vệ môi trường, giảmcường độ phát thải khí nhà kính, gópphần ứng phó hiệu quả với biến đổi khíhậu đã được quy định như thế nào trongChiến lược này?

Việc áp dụng rộng rãi công nghệ tiếntiến đã được nhấn mạnh rõ trong Mục tiêuchiến lược số 2 của CLTTX cụ thể như sau:“Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãicông nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quảhơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độphát thải khí nhà kính,góp phần ứng phóhiệu quả với biến đổi khí hậu”.

Hiện tại Việt Nam có trình độ công nghệthấp, sử dụng những công nghệ lạc hậu, lỗithời giá rẻ. Những công nghệ này sử dụnglãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiênvà phát thải gây ô nhiễm môi trường, sửdụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, gây ranhững tổn thất lớn cho hệ sinh thái. Việc này

cần có lộ trình và sự giúp đỡ của các nướcphát triển trong chuyển giao công nghệ mớicũng như chính sách đầu tư thích đáng chokhoa học kỹ thuật . .

Theo tính toán sơ bộ, để giảm phát thảikhí nhà kính như đã cam kết trong 9 lĩnh vựcchủ yếu của nền kinh tế, cần thiết phải huyđộng nguồn vốn đầu tư trên 30 tỷ USD tronggiai đoạn 2013-2020 từ các nguồn vốn ngânsách nhà nước, nguồn hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA) và khu vực tư nhân.

Cần có môi trường thể chế để tạo điềukiện và khuyến khích mọi thành phần kinhtế và toàn dân tham gia đầu tư và áp dụngcông nghệ tiên tiến.

Hiện việc thực hiện Chiến lược này đangđược triển khai như thế nào, thưa Thứtrưởng?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơquan đầu mối quốc gia về tăng trưởng xanhđã xây dựng một lộ trình gồm nhiều bước vàhành động ưu tiên. Các nội dung sau đã vàđang được phối hợp triển khai:

• Xây dựng và trình Chính phủ ban hànhKế hoạch hành động quốc gia về tăngtrưởng xanh giai đoạn 2013-2020 (KHHĐ-TTX) với sự tham gia tích cực của các Bộ,ngành, địa phương, cộng đồng doanhnghiệp và các tổ chức quốc tế.

• Thực hiện các hoạt động ưu tiên: - Tổ chức Ban điều phối triển khai Chiến

lược tăng trưởng xanh, trực thuộc Ủy banquốc gia về Biến đổi khí hậu.

- Hoàn thiện khung thể chế nhằm thúcđẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế phù hợp vớiChiến lược tăng trưởng xanh.

- Hình thành Khung chính sách tài chínhtăng trưởng xanh.

- Nâng cao nhận thức và huy động sựtham gia của toàn dân vào việc thực hiệnChiến lược tăng trưởng xanh.

- Triển khai xây dựng kế hoạch/chươngtrình hành động tăng trưởng xanh tai một sốtỉnh, thành phố; tổng kết và nhân rộng.

- Hoàn thiện thể chế về không khí sạch;kiểm kê, giám sát phát thải khí nhà kính vàquản lý các hoạt động giảm thiểu phát thảikhí nhà kính.

- Rà soát và kiến nghị điều chỉnh các quyhoạch phát triển kinh tế - xã hội từ quanđiểm phát triển bền vững và xây dựng đề ántái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăngtrưởng xanh cho giai đoạn 2014-2020.

- Rà soát và kiến nghị điều chỉnh các quyhoạch phát triển ngành công nghiệp, nônglâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, xâydựng, tài nguyên-môi trường, khoa học-công nghệ v.v. từ quan điểm phát triển bềnvững và xây dựng khung chính sách và kếhoạch hành động tăng trưởng xanh của cácngành tương ứng trong giai đoạn 2014-2020.

- Và các hoạt động ưu tiên khác.

Thực hiện đô thị hóa nhanh, bền vững, xanh hóa lối sống, hòa hợp với thiên nhiên là một nhiệm vụ chiến lược của tăng trưởng xanh

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 8

TS. VÕ TUẤN NHÂNPhó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Quốc hội

Trong đổi mới và hội nhập, những năm quaĐảng và Nhà nước ta đã hoạch định chiếnlược về bảo vệ môi trường (BVMT) trongthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, xây dựng và chỉ đạo thực hiệnkế hoạch phòng ngừa, khắc phục suy thoáimôi trường, sự cố môi trường. Nhiều vănbản định hướng quan trọng trong lĩnh vựcBVMT đã được ban hành.

Dự án Luật BVMT (sửa đổi) được đưavào chương trình chính thức theo Nghịquyết số 20/2011/QH13 về chương trìnhxây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hộikhóa XIII. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đãthảo luận về dự án Luật BVMT (sửa đổi).Trên cơ sở tiếp thu một cách nghiêm túc ýkiến của các vị đại biểu Quốc hội tại Kỳ họpthứ 6 vào tháng 11 năm 2013. Dự thảo LuậtBVMT (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu,gồm có 20 chương, 179 điều, tăng 5chương, 43 điều so với Luật bảo vệ môitrường 2005. Dự thảo Luật lần này tăng sốchương và điều nhằm bổ sung một số nộidung mới, đồng thời bố cục lại các điều

đảm bảo tính logic và khoa học. Dự thảoLuật có một số điểm mới nổi bật thể hiệnnỗ lực bảo vệ môi trường của Việt Nam,như sau:

(1) Quy định về quy hoạch bảo vệ môitrường là nội dung mới được bổ sungtrong dự thảo Luật. Cần có quy hoạchBVMT để có công cụ phù hợp, triển khaichủ động, tổng thể, dài hạn thực sự gắnbảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xãhội, đảm bảo phát triển bền vững. Trướcthực trạng ô nhiễm và suy thoái môitrường nghiêm trọng hiện nay, quy hoạchBVMT là công cụ quản lý chủ động, hiệuquả và có tầm nhìn dài hạn, bảo đảm BVMTthực sự là một trong ba trụ cột của pháttriển bền vững. Việc quy định quy hoạchBVMT trong Dự thảo Luật là kế thừa vàhoàn thiện quy định của Luật BVMT năm1993 và Luật BVMT năm 2005 ; đồng thờithể chế hóa Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày03/6/2013 Hội nghị Ban chấp hành Trungương 7 Khóa XI về chủ động ứng phó vớibiến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tàinguyên và BVMT để tạo hành lang pháp lýcho tổ chức, cá nhân hoạt động BVMT gắnvới ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).

(2) Quy định về Kế hoạch bảo vệ môitrường (KHBVMT) của các cơ sở sản xuất,kinh doanh, dịch vụ. Trong giai đoạn chuẩnbị đầu tư dự án, đánh giá tác động môitrường là công cụ hữu hiệu cho việc rà soát,đánh giá các yêu cầu BVMT của một dự áncụ thể. Tuy nhiên, sau khi dự án đi vào hoạtđộng với tư cách là một cơ sở sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ thì chúng ta đang thiếumột công cụ quản lý môi trường thốngnhất. KHBVMT được đề xuất áp dụng đốivới các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụkhi đi vào hoạt động. Các chủ cơ sở sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm tựlập KHBVMT và thực hiện kế hoạch đó theocác quy định của pháp luật về BVMT. Quyđịnh này sẽ tăng tính chủ động, nâng cao ýthức tự giác trong việc thực thi pháp luậtvề BVMT của các cơ sở sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ.

(3) Dự thảo luật đã xây dựng mộtchương mới quy định về ứng phó vớiBĐKH - một vấn đề toàn cầu và là tháchthức nghiêm trọng đối với nhân loại. ViệtNam là một trong những nước chịu sự tácđộng lớn nhất của BĐKH và nước biểndâng. Chủ động ứng phó với BĐKH là một

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) thể hiệnnỗ lực bảo vệ môi trường của Việt Nam

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 9

trong những nhiệm vụ quan trọng hàngđầu, là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơquan, tổ chức, doanh nghiệp và cộngđồng dân cư. Chương này thể chế hóamột số nghị quyết của Đảng, chiến lược,chương trình mục tiêu quốc gia về ứngphó với BĐKH; Lồng ghép nội dung ứngphó với BĐKH vào chiến lược, quy hoạch,kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; Quảnlý phát thải khí nhà kính; Quản lý các chấtlàm suy giảm tầng ô-dôn; Phát triển nănglượng tái tạo; Sản xuất và tiêu thụ bềnvững; Tái sử dụng, tái chế và thu hồi nănglượng từ chất thải; Quyền hạn và tráchnhiệm của cộng đồng đối với ứng phó vớiBĐKH; Phát triển và ứng dụng khoa học,công nghệ ứng phó với BĐKH; Hợp tácquốc tế về ứng phó với BĐKH… đáp ứngcác yêu cầu cấp thiết về ứng phó với biếnđổi khí hậu hiện nay.

(4) Bảo vệ môi trường biển và hải đảođược quy định thành một Chương riêng.Quy định này thể hiện sự thống nhất vàtoàn diện trong công tác bảo vệ môitrường. Chương này quy định những vấnđề chung về bảo vệ môi trường biển và hảiđảo; Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trườngbiển và hải đảo; Phòng ngừa và ứng phó sựcố môi trường trên biển và hải đảo.

(5) Bổ sung các quy định về bảo vệ môitrường đối với các cơ sở nghiên cứu, phòngthí nghiệm; kiểm soát chất độc Dioxin;kiểm soát việc sản xuất, nhập khẩu và sửdụng hóa chất; bảo vệ môi trường nôngnghiệp, thủy sản; quy định việc tái sử dụngchất thải; thời hiệu khởi kiện về môitrường…

(6) Bổ sung quy định nội dung quản lýnhà nước về bảo vệ môi trường; quy địnhrõ trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường, Bộ trưởng và Thủtrưởng các cơ quan ngang bộ, đặc biệt làtrách nhiệm xây dựng văn bản quy phạmpháp luật về bảo vệ môi trường.

(7) Quy định về quyền và nghĩa vụ củacác tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghềnghiệp và cộng đồng dân cư. Dự thảoLuật có một chương riêng quy định tráchnhiệm và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc,các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghềnghiệp và cộng đồng dân cư trong BVMT;làm rõ quyền được cung cấp thông tin,quyền đối thoại, quyền được tham giakiểm tra BVMT... Đồng thời, Dự thảo LuậtBVMT (sửa đổi) quy định trách nhiệm củacác cơ quan quản lý nhà nước, chủ các cơsở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việcbảo đảm quyền của các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp và cộng đồng

dân cư.Bên cạnh việc rà soát, chỉnh sửa, quy

định chặt chẽ hơn về cấu trúc, nội dung củaDự thảo Luật, nhiều nội dung cụ thể đãđược bổ sung, hoàn thiện những quy địnhnhư: Đánh giá môi trường chiến lược (bổsung quy định đánh giá về tác động củaBĐKH); quy định thời điểm thực hiện đánhgiá tác động môi trường (phải được phêduyệt trước khi quyết định chủ trương đầutư); cam kết BVMT; điều kiện về nhập khẩuphế liệu; các quy định về bảo vệ môi trườngnước, đất, không khí; làm rõ hơn về các yêucầu BVMT đối với một số khu vực đặc thùnhư khu kinh tế, khu công nghiệp, cụmcông nghiệp, làng nghề; Quy định rõ tráchnhiệm của các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ

quan, người đứng đầu cơ sở…; Bổ sung quyđịnh về nguyên tắc xác định trách nhiệmpháp lý của cá nhân đối với các vụ việc viphạm pháp luật về môi trường; Quy định vềtrách nhiệm báo cáo môi trường của chínhquyền các cấp, các bộ; báo cáo môi trườngcủa các tập đoàn, tổng công ty; Làm rõ hơntrách nhiệm quan trắc môi trường.

Dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửađổi) được Quốc hội xem xét, thông qua tạiKỳ họp thứ 7. Tin tưởng rằng các nội dungmới trong Dự thảo Luật sẽ được các vị đạibiểu Quốc hội tán thành và Luật BVMT (sửađổi) sẽ tạo sự đột phá mới nâng cao hiệuquả công tác BVMT, góp phần cho kinh tếphát triển đi vào chiều sâu đảm bảo cho sựphát triển bền vững.

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có thêm nhiều quy định khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 10

Xin Thứ trưởng cho biết những nguyêntắc căn bản trong việc xây dựng Luật Bảovệ môi trường sửa đổi?

Luật Bảo vệ môi trường 2005 có ý nghĩaquan trọng, góp phần vào những kết quảđạt được trong công tác bảo vệ môi trườngthời gian qua. Tuy nhiên, sự thay đổi nhanhchóng của các điều kiện kinh tế, xã hội, môitrường đã đặt ra nhu cầu khách quan cầnxây dựng Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)nhằm khắc phục những hạn chế và điềuchỉnh được các nội dung mới.

Trong quá trình xây dựng Luật Bảo vệmôi trường (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đãxác định rõ 5 nguyên tắc căn bản như sau:

Thứ nhất, thể chế hóa quan điểm, chủtrương, đường lối của Đảng, đặc biệt là Nghịquyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóaXI về chủ động ứng phó với biến đổi khíhậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảovệ môi trường.

Thứ hai, bảo đảm phù hợp với Hiếnpháp, giữ vững nguyên tắc pháp chế và tínhnghiêm minh của pháp luật. Bảo đảm tínhthống nhất và đồng bộ giữa quy định củapháp luật về bảo vệ môi trường với các hệthống pháp luật khác có liên quan,

Thứ ba, kế thừa những ưu điểm của LuậtBảo vệ môi trường năm 2005; Các quy địnhcủa Luật phải rõ ràng, minh bạch và có tínhthực thi phù hợp với điều kiện kinh tế - xãhội của Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, tiếp thu có chọn lọc kinhnghiệm quản lý môi trường và xây dựngpháp luật về môi trường của một số nướctrên thế giới; bổ sung một số nội dung mới(tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu,...); hàihòa các quy định của Luật và các cam kếtquốc tế về môi trường thể hiện tại các điềuước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đãký kết, tham gia.

Thứ năm, coi phòng ngừa ô nhiễm vàsuy thoái môi trường là nhiệm vụ chính; bảođảm thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệmôi trường từ Trung ương đến cơ sở; tăngcường trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổchức và cá nhân đối với công tác bảo vệ môitrường.

Theo Thứ trưởng, Luật Bảo vệ môi trường(sửa đổi) sẽ góp phần quan trọng như thếnào vào việc thực hiện Chiến lược Tăngtrưởng xanh cũng như mục tiêu pháttriển bền vững quốc gia?

Như chúng ta đã biết, Chiến lược quốcgia về tăng trưởng xanh được Thủ tướngChính phủ ban hành ngày 25 tháng 9 năm2012 tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg. Chiếnlược đặt ra mục tiêu chung là tăng trưởngxanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làmgiàu vốn tự nhiên; giảm phát thải và tăngkhả năng hấp thụ khí nhà kính với các mụctiêu cụ thể gồm tái cấu trúc và hoàn thiệnthể chế kinh tế theo hướng xanh hóa cácngành hiện có và khuyến khích phát triểncác ngành kinh tế sử dụng hiệu quả nănglượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao;nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiếnnhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyênthiên nhiên, giảm cường độ phát thải khínhà kính; nâng cao đời sống nhân dân, xâydựng lối sống thân thiện với môi trườngthông qua tạo nhiều việc làm từ các ngànhcông nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh,đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầngxanh. Ba nhiệm vụ chính trong chiến lượcđược đặt ra gồm giảm cường độ phát thảikhí nhà kính và thúc đẩy sử dụng nănglượng sạch, năng lượng tái tạo; Xanh hóasản xuất; Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêudùng bền vững. Các nhiệm vụ chính nàyđược cụ thể hóa bằng 17 giải pháp thựchiện hướng tới mục tiêu xây dựng nền kinhtế bền vững.

Bảo vệ môi trường là một trong 3 trụ cộtchính của phát triển bền vững. Với tinh thầnđó, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đượcxây dựng trên quan điểm bảo vệ môitrường vừa là mục tiêu vừa là một nội dungcơ bản của phát triển bền vững. Tăng cườngbảo vệ môi trường phải theo phương châmứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quyluật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợpkiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môitrường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinhhọc; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mụctiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dựán gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đếnsức khỏe cộng đồng. Đầu tư cho bảo vệ môitrường là đầu tư cho phát triển bền vững.Khắc phục tư tưởng chạy theo các lợi íchtrước mắt về kinh tế mà hy sinh những lợiích lâu dài về môi trường. Nâng cao hiệuquả của hoạt động lồng ghép yêu cầu bảovệ môi trường trong các chiến lược, quyhoạch, kế hoạch và dự án đầu tư phát triển.Các chỉ tiêu môi trường phải được sử dụngđể đánh giá chất lượng, hiệu quả và tínhbền vững trong phát triển kinh tế, xã hội

Sửa luật để đáp ứng yêu cầu mới

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) dựkiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ7, Quốc hội khóa 13 sẽ góp phần tíchcực vào việ thực hiện Chiến lược Quốcgia về tăng trưởng xanh cũng như mụctiêu phát triển bền vững củ Việt Nam.Ông Bùi Cách Tuyến - Thứ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường trao đổi với PV.Thanh Tùng về những điểm mới có tácđộng sâu rộng trong luật này.

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 11

của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địaphương.

Một trong những mục đích hướng tớicủa việc xây dựng Luật Bảo vệ môi trường(sửa đổi) là đáp ứng những yêu cầu mới củaquá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng,tái cấu trúc nền kinh tế hài hòa với thiênnhiên, thân thiện với môi trường, thúc đẩytăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Trên cơ sở đó, một số nội dung cơ bảnquan trọng của Luật Bảo vệ môi trường (sửađổi) được xem là những giải pháp then chốtđể đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanhvà phát triển bền vững như sau:

Quy hoạch bảo vệ môi trường được đềxuất xây dựng như một công cụ để phânvùng môi trường gắn với các giải pháp quảnlý và bảo vệ môi trường nhằm phát triểnbền vững. Quy hoạch bảo vệ môi trườnggắn liền với quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội là nền tảng cho các hoạtđộng phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệmôi trường.

Đánh giá môi trường chiến lược đối vớicác chiến lược, quy hoạch, kế hoạch pháttriển để đưa ra những giải pháp giảm thiểutác động bất lợi đến môi trường, làm nềntảng và được tích hợp trong các chiến lược,quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảođảm mục tiêu phát triển bền vững. Ngănngừa những tác động xấu tới môi trườngcủa các dự án phát triển thông qua công cụđánh giá tác động môi trường.

Yêu cầu lồng ghép các nội dung ứngphó với biến đổi khí hậu trong các chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnhvực.

Kiểm soát chặt chẽ việc phát thải ra môitrường đặc biệt là phát thải khí nhà kính, các

chất làm suy giảm tầng ô- dôn; giảm thiểu,tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từchất thải.

Phát triển năng lượng tái tạo; khai thácvà sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyênthiên nhiên, phục hồi môi trường và bồihoàn đa dạng sinh học.

Ưu đãi, hỗ trợ và ưu tiên phát triển cáchoạt động nghiên cứu, chuyển giao, pháttriển và ứng dụng công nghệ tiên tiến, thânthiện với môi trường công nghệ khai thác,sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên,tiết kiệm năng lượng, bảo tồn thiên nhiênvà đa dạng sinh học

Sản xuất và tiêu thụ bền vững, pháttriển công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng,giao thông, dịch vụ xanh và sản phẩm thânthiện với môi trường; thực hiện kiểm toánmôi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh; ưutiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thânthiện với môi trường.

Xin Thứ trưởng cho biết những điểm mớinổi bật của Luật Bảo vệ môi trường sửađổi so với Luật Bảo vệ môi trường 2005

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửađổi) lần này tăng số chương và điều nhằmbổ sung một số nội dung mới cũng như hạnchế số lượng nội dung cần văn bản hướngdẫn; đồng thời sắp xếp lại trật tự cácchương, điều đảm bảo tính logic và khoahọc. Bên cạnh các nội dung góp phần vàoviệc thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanhcũng như mục tiêu phát triển bền vữngquốc gia như đã nói ở trên, Dự thảo Luật cómột số điểm mới nổi bật như sau:

(1) Quy định về quy hoạch bảo vệ môitrường: là nội dung mới được bổ sung trongdự thảo Luật: Cần có quy hoạch BVMT để cócách nhìn và triển khai chủ động, tổng thể,dài hạn thực sự gắn bảo vệ môi trường vớiphát triển kinh tế, an sinh, xã hội, bảo đảmphát triển bền vững.

(2) Kế hoạch bảo vệ môi trường: Đượccoi là công cụ hữu hiệu trong việc quản lýcông tác bảo vệ môi trường của các cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinhchất thải kể từ khi dự án đi vào hoạt động.Kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ tạo sự chủđộng, nâng cao ý thức cho chủ các cơ sởtrong công tác BVMT đồng thời là cơ sở đểcác cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức,người dân giám sát, thanh kiểm tra công tácbảo vệ môi trường của các cơ sở.

(3) Quy định về ứng phó với biến đổi khíhậu: Nội dung này chưa được quy địnhtrong Luật hiện hành. Biến đổi khí hậu làvấn đề đang thách thức, ảnh hưởng lớn đếntoàn cầu trong đó có nước ta. Dự thảo Luật

Phát triển năng lượng tái tạo là một trong những nội dung hướng tới của Luật Bảo vệ môi trường sửa đổiđể góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 12

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) coi phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường là một nhiệm vụ chính

có một chương quy định về ứng phó vớibiến đổi khí hậu để đáp ứng các yêu cầu cấpthiết về ứng phó với biến đổi khí hậu hiệnnay, luật hóa một số nội dung cơ bản củamột số nghị quyết của Đảng và Chươngtrình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biếnđổi khí hậu.

(4) Bảo vệ môi trường biển và hải đảo:Dự thảo Luật có một chương quy định vềbảo vệ môi trường biển và hải đảo nhằmbảo đảm tính thống nhất và toàn diện củaLuật Bảo vệ môi trường. Chương này chỉ quyđịnh những nội dung cơ bản, có tínhnguyên tắc, đồng thời không có sự trùnglặp với những nội dung dự kiến được xâydựng trong Luật Bảo vệ tài nguyên và môitrường biển do Bộ Tài nguyên và Môi trườngđang xây dựng.

(5) Nội dung bảo vệ các thành phần môitrường đất, nước, không khí, …môi trườnglàng nghề, nhập khẩu phế liệu… được ràsoát, chỉnh sửa, bổ sung các quy định cụthể, chặt chẽ nhằm kiểm soát và hạn chếtình trạng gây ô nhiễm môi trường đã xảy ratrong thời gian qua. Dự thảo Luật có thêmquy định mới về kiểm soát chất độc dacam/dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ doMỹ sử dụng trong chiến tranh; về hiệu lựchồi tố để quy trách nhiệm bồi thường thiệthại do ô nhiễm môi trường...

(6) Bổ sung quy định nội dung quản lýnhà nước về bảo vệ môi trường trong mộtđiều riêng để quy định rõ nội dung quản lýnhà nước về bảo vệ môi trường; quy địnhrõ trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường, Bộ trưởng và Thủ

trưởng các cơ quan ngang bộ khác thaycho quy định cũ giao cho bộ, ngành, đặcbiệt là trách nhiệm xây dựng văn bản phápluật về bảo vệ môi trường.

(7) Về quyền hạn và nghĩa vụ của các tổchức xã hội, xã hội-nghề nghiệp và cộngđồng dân cư, dự thảo Luật đã dành chươngriêng quy định về nghĩa vụ và quyền hạncủa Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội, xãhội-nghề nghiệp và cộng đồng dân cư, làmrõ các quyền như: được cung cấp thông tin,đối thoại và tham gia kiểm tra, giám sátcông tác BVMT... Đồng thời, Dự thảo LuậtBVMT (sửa đổi) quy định trách nhiệm củacác cơ quan quản lý nhà nước, chủ các cơsở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việcbảo đảm quyền của các tổ chức xã hội, xãhội-nghề nghiệp và cộng đồng dân cưđược thực hiện.

(8) Bổ sung các quy định về bảo vệ môitrường đối với các cơ sở nghiên cứu, phòngthí nghiệm; kiểm soát chất độc Dioxin cónguồn gốc từ chất diệt cỏ do Mỹ sử dụngtrong chiến tranh; kiểm soát việc sản xuất,nhập khẩu và sử dụng hóa chất nói chungvà đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật, thú y;bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn;tái sử dụng chất thải; thời hiệu khởi kiện vềmôi trường;…

Theo Thứ trưởng, cần làm gì để đảm bảoLuật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đượcthực thi có hiệu quả sau khi ban hành?

Bảo đảm hiệu quả thực thi của phápluật môi trường nói chung, của Luật Bảo vệmôi trường nói riêng là hết sức quan trọng.

Đây cũng chính là nội dung được Bộ Tàinguyên và Môi trường và các đối tác pháttriển lựa chọn là chủ đề ưu tiên tại Diễn đànphát triển Việt Nam (VDPF) năm 2013 doThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì. Theochỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TNMTđã giao cho Tổng cục Môi trường nghiêncứu, xây dựng đề án “Tăng cường năng lựcthực thi pháp luật về bảo vệ môi trường”nhằm đánh giá năng lực, thực trạng tìnhhình thực thi pháp luật về bảo vệ môitrường nhằm đề xuất các giải pháp tăngcường và nâng cao hiệu quả thực thi phápluật trong lĩnh vực này.

Nhằm bảo đảm Luật Bảo vệ môi trường(sửa đổi) được thực thi có hiệu quả sau khiban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đãchỉ đạo các đơn vị chuyên môn, trong đóTổng cục Môi trường là đơn vị chủ côngchuẩn bị song song và đồng bộ các văn bảnhướng dẫn thực thi Luật Bảo vệ môi trườngđảm bảo khi được ban hành sẽ đi vào thựchiện ngay, tránh tình trạng chờ văn bảnhướng dẫn.

Để tăng cường hiệu quả thực thi củapháp luật nói chung và Luật Bảo vệ môitrường nói riêng, sự tham gia giám sát củacác tổ chức, của nhân dân đóng vai trò hếtsức quan trọng.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công táctuyên truyền, phổ biến chính sách và phápluật về môi trường. Bộ Tài nguyên và Môitrường đánh giá cao vai trò của các phươngtiện thông tin đại chúng trong công tácnâng cao nhận thức, ý thức pháp luật vềmôi trường cho các tầng lớp nhân dân.

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 13

TS. PHẠM HOÀNG MAITH.S NGUYỄN THỊ DIỆU TRINHVụ Khoa học Giáo dục, Tài nguyên và Môitrường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Việc sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường banhành năm 2005 được đặt ra trong bối cảnhnền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi,trong đó chú trọng nhiều đến việc chuyểnđổi mô hình tăng trưởng theo hướng khuyếnkhích sử dụng hiệu quả tài nguyên thiênnhiên, bảo vệ môi trường và nâng cao sứccạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh đó, ViệtNam đang thể hiện vai trò là quốc gia cótrách nhiệm đóng góp vào nỗ lực của cộngđồng quốc tế trong việc ứng phó với biến đổikhí hậu.

Thực hiện Luật BVMT 2005 trongcông tác lập kế hoạch

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( KH&ĐT) đượcChính phủ giao nghiên cứu, thực hiện cácquy định của Luật BVMT 2005 và các nghịđịnh và thông tư hướng dẫn liên quan. Bộ đãthực hiện lồng ghép môi trường vào cácchiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK) pháttriển kinh tế - xã hội (KTXH), cụ thể:

Xây dựng và đưa bộ chỉ tiêu phát triểnbền vững (PTBV) và BVMT vào Kế hoạch pháttriển KTXH 5 năm từ giai đoạn 2006 - 2010;Lồng ghép các hạng mục, hoạt động đầu tưcho môi trường trong các chương trình, dự ánphát triển KTXH; Trình Chính phủ ban hànhcác nghị định, quyết định như Nghị định số140/2006/NĐ-CP Chính phủ quy định vềBVMT trong các khâu lập, thẩm định, phêduyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược,quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển….

Ngoài ra, Bộ KH&ĐT đã xây dựng trìnhChính phủ ban hành chiến lược PTBV, chiếnlược và kế hoạch hành động quốc gia về tăngtrưởng xanh, với nội dung: Phối hợp với cácbộ, ngành địa phương xây dựng, ban hànhvăn bản pháp quy và lồng ghép môi trườngtrong chuẩn bị, thẩm định phê duyệt đầu tư.

Những nỗ lực thực hiện có thể tóm tắttheo hình 1.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khaithực hiện, đối với một số quy trình, thủ tục vềBVMT liên quan công tác kế hoạch và đầu tưgồm đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC),đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và camkết BVMT vẫn còn một số hạn chế:

Công tác chuẩn bị, thẩm định, phê duyệtBáo cáo ĐMC hoặc ĐTM còn khá tách biệt,tốn nhiều thời gian mà hiệu quả chưa cao;

Vấn đề môi trường chưa thực sự đượclồng ghép ngay từ đầu, báo cáo ĐMC thườngmang tính minh họa, ít có tác dụng giúp đưara và lựa chọn phương án ít tác động tiêu cựclên tài nguyên, môi trường, xã hội, đa dạngsinh học…;

Thiếu hướng dẫn chi tiết về quy trìnhĐMC cho chiến lược, quy hoạch, kế hoạchphát triển KTXH; Nghị định và thông tư banhành còn khá chung chung, chưa đáp ứngyêu cầu đặc thù của từng ngành;

Không có tiêu chí thẩm định rõ ràng đểxác định ĐMC nào đạt hay không đạt dẫnđến nhiều chủ quản của cơ quan lập ĐMCkhông biết rõ khi nào và như thế nào báo cáođạt yêu cầu;

Những đối tượng đang sử dụng nhiều tàinguyên, tạo ra nhiều ô nhiễm không được/ítđược đưa vào trong ĐMC mới;

Theo dõi, giám sát đảm bảo các nội dungtrong báo cáo đánh giá còn chưa làm thườngxuyên, thường chỉ khi có vấn đề mới rà soát;

Sự tham gia của các bên liên quan trongviệc phân cấp, phân quyền không rõ, khi xảyra vụ việc thường khá mất thời gian để xácđịnh trách nhiệm, cơ chế xử lý, bồi thường,mà vụ Vedan là điển hình;

Thực hiện mục tiêu PTBV, nhưng trongquá trình này lại tách biệt vấn đề xã hội vớivấn đề môi trường làm cho nhiều chươngtrình, dự án liên quan đến hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA) phải bổ sung, làm lại hoặckhông triển khai được, nhiều nội dung cầnđược công khai và tham vấn nhưng chưađược làm tốt, thiếu biện pháp giảm thiểu ônhiễm hiệu quả, nên dẫn đến thiệt hại saunày;

Chưa đề cập nhiều chủ đề quan trọng vềPTBV, BĐKH, tăng trưởng xanh: trong quátrình triển khai luật từ 2005 đến nay, các

Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh vàsửa đổi Luật Bảo vệ môi trường 2005

Hình 1

Bài viết sẽ tập trung phân tích sự cầnthiết và nội dung của Luật Bảo vệ môitrường trong công tác xây dựng chiếnlược, quy hoạch và kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội, và là công cụ hữu hiệugiúp cho việc thực hiện Chiến lược Quốcgia về phát triển bền vững và Chiếnlược Quốc gia về tăng trưởng xanh.

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 14

hướng dẫn vẫn theo cách tiếp cận cũ, chỉquan tâm tới các vấn đề môi trường, thiếuvắng nội dung BĐKH, dù gần đây đã đượchướng dẫn đã được ban hành nhưng cònthiếu đồng bộ nên khó thực thi; hoặc ĐMC,ĐTM chỉ quan tâm nhiều đến tác động củaphát triển lên môi trường, song chưa đề cậptới những tác động ngược lại của môi trường,BĐKH lên tính hiệu quả, bền vững của dự án;

Những vấn đề liên vùng, xuyên biên giớichưa được đề cập và triển khai tích cực.Những năm qua chúng ta đã thử áp dụngquản lý lưu vực sông nhưng kết quả đến naykhông rõ. Hiện nay chúng ta đang đối diệnnhiều khó khăn trong đàm phán với một sốquốc gia láng giềng có chung lưu vực sôngđang phát triển thủy điện làm ảnh hưởngđến phát triển kinh KTXH vùng hạ du (ví dụĐồng bằng sông Cửu Long) nhưng chưa cócơ chế cụ thể để đàm phán, thảo luận vàtham vấn;

Quy trình xử lý, trách nhiệm khi có vấn đềchưa rõ ràng như khiếu kiện, không đồng ývới nội dung báo cáo, sự cố môi trường… rấtkhó xác định trách nhiệm của Bộ, ngành, địaphương, doanh nghiệp;

Nguồn lực huy động cho BVMT hạn hẹp,khó có thể thu hút đầu tư vì thiếu cơ chế rõ

ràng, hơn nữa việc chỉ sử dụng vốn cho MT từnguồn sự nghiệp đã hạn chế việc đầu tư chomôi trường;

Chưa khuyến khích được đầu tư tư nhânvào BVMT, xử lý ô nhiễm: Hiện có nhiều côngty tư nhân đã nghiên cứu, thử nghiệm thànhcông việc xử lý ô nhiễm, nhưng thiếu các cơchế chính sách liên quan đến khuyến khích,ưu đãi, bảo vệ tác quyền nên chưa thu hútđược nhiều thành phần và doanh nghiệpđầu tư vào lĩnh vực mới mẻ này.

Bối cảnh phát triển, những vấnđề liên quan đến PTBV và TTX

Trong bối cảnh phát triển đang có nhiềuthay đổi, sự nghiệp phát triển KTXH và BVMTcủa đất nước đang đứng trước nhiều tháchthức cũng như cơ hội. Đó là: Ổn định kinh tếvĩ mô, nâng cao sức cạnh tranh, hiện trạng sửdụng tài nguyên lãng phí dẫn đến cạn kiệt, ônhiễm môi trường, chênh lệch mức sống,ứng phó với BĐKH…; Kinh tế thế giới đangbiến động với diễn biến khó lường tác độngđến thị trường, nguồn cung nguyên, nhiênliệu, tài chính, vốn…; Chính phủ ban hànhchiến lược quốc gia về PTBV, BĐKH và tăngtrưởng xanh; Chính phủ đang hoàn chỉnh đềán tái cấu trúc kinh tế; OECD và một số quốc

gia đã có nhận thức mới về mối quan hệ giữavấn đề môi trường và phát triển trong chủ đềBĐKH, nghiên cứu bổ sung quy định BVMTcó yếu tố BĐKH và tăng trưởng xanh thay vìban hành luật riêng biệt; Chính sách ODA vàtài trợ cho BĐKH, tăng trưởng xanh đang mởra cơ hội mới, gồm cả khả năng thực hiệnPPP trong lĩnh vực BVMT, tăng trưởng xanhvà BĐKH.

Một số đề xuất, bổ sung lồngghép những nội dung PTBV,tăng trưởng xanh vào dự thảoLuật BVMT (sửa đổi)

Để lồng ghép các nội dung của các chiếnlược PTBV, tăng trưởng xanh, cần bổ sung đểhoàn thiện Dự thảo Luật BVMT( sửa đổi) theocác hướng sau:

Phải đề cập rõ hơn về nguyên tắc nhữngyêu cầu cơ bản, yếu tố cần quan tâm trongBVMT: PTBV, ứng phó BĐKH, tăng trưởngxanh; Tạo môi trường pháp lý để thúc đẩyviệc sử dụng tài nguyên có hiệu quả, thay đổimô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnhtranh của nền kinh tế; Đối tượng, phạm viđiều chỉnh của luật cần được mở rộng để cóthể gắn kết được BVMT, PTBV, Ứng phóBĐKH, tăng trưởng xanh, phục vụ được các

Mục tiêu chung của của Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh là tiến tới nền kinh tế các-bon thấp

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 15

ưu tiên ngắn hạn cũng như tầm nhìn pháttriển lâu dài của đất nước; Quy trình, thủ tụcchuẩn bị, thẩm định, phê duyệt Báo cáoĐMC, ĐTM cần nâng cấp gần với yêu cầuquốc tế để thu hút đầu tư nước ngoài tốthơn; Hoàn chỉnh các công cụ báo cáo, theodõi, giám sát: ĐMC, ĐTM, công khai, công bốthông tin; Theo dõi và giám sát thực thi cầncó phân cấp, phân quyền, tham gia cụ thểcủa địa phương, các tổ chức xã hội dân sự..;Sự tham gia của các bên liên quan được làmrõ; Quan tâm đến chương trình, dự án đầu tưvào vốn tự nhiên; Khuyến khích được đầu tưtư nhân vào BVMT, xử lý ô nhiễm; Khuyếnkhích việc chuyển giao và sử dụng côngnghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sửdụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; BVMT,PTBV phải được lồng ghép vào các quy địnhvề mua sắm công, đầu tư công; Hướng dẫnthực hiện ĐMC, ĐTM cần được chi tiết, cậpnhật hơn, phù hợp với đặc điểm từng ngành,thời kỳ, ưu tiên của Chính phủ, đặc biệt cầncó những hướng dẫn chi tiết về định giá tàinguyên, môi trường, trong mối quan hệ đếntác động xã hội với lưu ý đến các nhóm cưdân đang được Đảng và nhà nước quan tâm,làm cơ sở cho phân tích chi phí – lợi ích trongbáo cáo; Quy định rõ nguồn lực huy độngcho BVMT không chỉ từ một số nguồn hạnhẹp khiến cản trở đầu tư như hiện tại; Kếthợp với các bộ, ngành ban hành kịp thời cáchướng dẫn ĐMC, ĐTM chuyên ngành (thôngtư liên tịch).

Riêng về quy trình thủ tục ĐTM (một nộidung quan trọng trong Dự thảo Luật BVMT),

gắn nhiều với hoạt động của ngành kế hoạchvà đầu tư, qua nghiên cứu cho thấy: Cần mởrộng phạm vi đề cập của ĐMC để là công cụtốt lồng ghép mục tiêu PTBV, BĐKH, tăngtrưởng xanh vào quá trình ra quyết định đốivới các vấn đề chính sách ở tầm vĩ mô hoặcmang tính chiến lược để trở thành ĐMC nângcao hoặc đánh giá tính bền vững (ĐTB); ĐTBgồm cả đánh giá môi trường và tác động xãhội; ĐMC sẽ không phải là hoạt động độc lậpdo một nhóm chuyên gia tiến hành songsong hoặc sau khi xây dựng CQK, mà là mộtphần nhiệm vụ của chính những người xâydựng CQK, trong đó gồm cả các chuyên giamôi trường; Các mục tiêu về BVMT, PTBV,tăng trưởng xanh sẽ được kết hợp ngay từđầu với các mục tiêu KTXH thông qua việcxác định các tiêu chuẩn về từng lĩnh vực vàtiêu chuẩn về tính bền vững chung.

Sơ đồ của quy trình thực hiện ĐMC nângcao (ĐMC+) có thể tóm tắt như hình 2.

Trong sơ đồ trên, để tăng cường lồngghép PTBV và tăng trưởng xanh, thì ở bước 1và bước 2, chúng ta cần thực hiện đánh giá,mô tả diễn biến trong quá khứ và dự báo xuhướng của các vấn đề môi trường chính vớitác động của các ngành KTXH chủ yếu củavùng lãnh thổ được xây dựng chiến lược, quyhoạch trong trường hợp không thực hiệnchiến lược, quy hoạch từ đó mới có thể thấyđược tính bền vững của chương trình, dự ánhiện tại, những yếu tố gây ra sự biến đổi, đixuống của các thành phần môi trường, đặcbiệt xem xét hậu quả khi có thêm tác độngcủa BĐKH và những điểm cần khắc phục nếu

làm CQK mới.Với bước 3, đề xuất các mục tiêu, các ưu

tiên và hoạt động phát triển: Khi sử dụngĐMC+, một số kịch bản, phương án với sự kếthợp khác nhau của các biến số kinh tế, xã hội,môi trường sẽ giúp chúng ta thực sự có lờigiải là nên chọn phương án nào, và khôngcần phải làm ĐMC hình thức như hiện nay.

Ở đây, khi đánh giá các phương án, ngoàinhững chỉ tiêu hiện có, chúng ta có thể sửdụng bộ tiêu chí: KT-XH-MT, KT-XH, KT-MT đểxem xét quyết định. Ví dụ với tiêu chí KT-XH-MT là:

• GDP xanh (GDP trừ đi thiệt hại do mấtmát tài nguyên và ô nhiễm môi trường).

• Tổng giá trị thiệt hại của xã hội do thiêntai, biến đổi khí hậu (giá trị thiệt hại trực tiếp+ giá trị của cải và công sức bỏ ra để phòngchống thiên tai).

• Đóng góp vào tái cơ cấu kinh tế, nângcao sức cạnh tranh.

Với KT-XH:• Năng suất lao động xã hội (triệu đồng

GDP/ mỗi lao động). • Thu nhập của người lao động trong

tăng trưởng kinh tế (triệu đồng thu nhập(tiền lương, tiền công và các thu nhập có tínhchất lương) / mỗi lao động /năm).

• Chênh lệch trong mức sống dân cư (hệsố GINI hoặc thu nhập của nhóm 10% thunhập cao nhất so với thu nhập của nhóm10% thu nhập thấp nhất).

Với KT-MT, đó là:• Hao phí năng lượng để sản xuất ra mỗi

đơn vị GDP (kWh hoặc TEU/tỷ đồng GDP). • Hao phí nước để sản xuất ra mỗi đơn vị

GDP (m3 hoặc tấn nước/tỷ đồng GDP).• Hao phí đất nông nghiệp để tăng

trưởng (số ha đất nông nghiệp bị giảm đitính trên mỗi tỷ đồng GDP tăng thêm).

• Hao phí rừng để tăng trưởng (số ha đấtcó rừng tăng lên hoặc giảm đi tính trên mỗitỷ đồng GDP tăng thêm).

• Lượng chất thải rắn tính trên mỗi đơn vịGDP (tấn/tỷ đồng GDP).

• Tỷ trọng của các ngành công nghiệpchế tạo (hoặc công nghệ cao), tỷ trọng củasản phẩm sản xuất sạch hơn trong GDP vàtrong xuất khẩu (%).

Thực hiện được những thay đổi này làthách thức không nhỏ với cơ quan kế hoạchvà đầu tư, cũng như cơ quan quản lý nhànước về tài nguyên môi trường. Tuy nhiênviệc tham khảo các bộ tiêu chí (KT-XH-MT, KT-XH, KT-MT) để quyết định lựa chọn phươngán ĐTM nâng cao, qua đó lồng ghép các nộidung PTBV, TTX vào Dự thảo Luật BVMT (sửađổi) là rất cần thiết, đảm bảo hiệu lực triểnkhai của Luật BVMT trong thời gian tới.

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 16

ĐÀO XUÂN LAITrợ lý Giám đốc Quốc gia UNDP Việt Nam Trưởng phòng Phát triển bền vững, UNDP VN

Kể từ khi thông qua Chương trình Nghị sự 21,Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quantrọng trên cả 3 trụ cột của chương trình nghịsự phát triển bền vững, bao gồm kinh tế, xãhội và môi trường.

Từ năm 1990-2010, kinh tế Việt Namtăng trưởng trung bình 7,3%/năm, với thunhập bình quân đầu người tăng gấp 5 lần. Tỷlệ nghèo của Việt Nam cũng đã giảm từ14.2% năm 2010 xuống còn 7.8% năm 2013,và một số chính sách xã hội tiến bộ cũng đãđược đề xuất và thực hiện. Năm 2013, tỷ lệche phủ rừng đã đạt 41.1% tổng diện tích

đất, 75% các khu công nghiệp và các khu chếxuất đã có các hệ thống xử lý nước thải đápứng các tiêu chuẩn môi trường, và 84% chấtthải rắn cũng đã được thu gom. Việt Namcũng đã xây dựng và đẩy mạnh các chiếnlược và kế hoạch quan trọng tầm quốc giatrong việc bảo vệ môi trường (BVMT) và ứngphó với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đặtra cho Việt Nam. Chất lượng rừng đang suygiảm và xu hướng mất đa dạng sinh họcngày càng tăng đã không thể đảo ngược.Trong khi đó, nhiều vụ ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng và sự khai thác quá mức tàinguyên khoáng sản đang tiếp tục ảnh hưởngxấu tới cuộc sống và gây quan ngại lớn chonhân dân.

Việt Nam đã và đang tích cực thực hiệnchương trình nghị sự phát triển bềnvững, đặc biệt là kể từ năm 2004 khithông qua Định hướng chiến lược pháttriển bền vững (còn gọi là Chươngtrình Nghị sự 21) của mình. Dựa trênnguyên tắc quan trọng của Tuyên bốRio về Môi trường và Phát triển là “Conngười là trung tâm của những mốiquan tâm về sự phát triển lâu dài. Conngười có quyền được hưởng một cuộcsống hữu ích, lành mạnh và hài hòavới thiên nhiên", phát triển bền vữngđã luôn được lồng ghép vào các kếhoạch phát triển quốc gia, bao gồmChiến lược Phát triển Kinh tế-xã hội2011-2020.

HOÀN THIỆN LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (SỬA ĐỔI):

Cần xem xét năm khía cạnh chính

Ô nhiễm môi trường tiếp tục ảnh hướng xấu đến cuộc sống và sức khỏe người dân

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 17

Luật BVMT đầu tiên của Việt Nam banhành năm 1993 và Luật BVMT (sửa đổi) banhành năm 2005 đã giúp cải thiện đáng kểviệc quản lý bền vững tài nguyên thiênnhiên, bảo tồn các hệ sinh thái cho con ngườivà phát triển kinh tế, đồng thời cũng giúpgiảm thiểu ô nhiễm môi trường. Luật BVMT(sửa đổi) lần này được kỳ vọng sẽ toàn diệnvà khả thi hơn, đồng thời đảm bảo được tínhthực thi trong thực tiễn. Để đạt được mụctiêu này, cần xem xét 5 khía cạnh chính sau:

- Cần chính thức công nhận địa vị pháp lývà vai trò của các cộng đồng dân cư và các tổchức dân sự;

- Cần đảm bảo tính độc lập của cơ quanđược giao nhiệm vụ thẩm định các báo cáođánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) vàbáo cáo đánh giá tác động môi trường(ĐTM). Đặc biệt, cần đảm bảo việc thực hiệncác biện pháp giảm thiểu được yêu cầu trongĐMC và ĐTM.

- Cần đảm bảo tính thực thi các điềukhoản của luật;

- Cần đảm bảo sự sẵn có của thông tin,công khai và minh bạch thông tin; và

- Cần đảm bảo bình đẳng giới, như Hiếnpháp đã chỉ rõ.

Vai trò của các cộng đồng dân cưvà các tổ chức dân sự

Dự thảo luật BVMT (sửa đổi) thừa nhậncác vai trò và quyền của cộng đồng dân cư vàcác tổ chức xã hội dân sự. Đây là việc làm cầnthiết trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩycải cách thể chế, nhằm tạo ra tăng trưởngbền vững, bình đẳng và toàn diện. Xã hội dânsự đã đóng góp đáng kể vào phát triển đấtnước thông qua việc khơi dậy nguồn lực conngười, thúc đẩy dân chủ và đoàn kết. LuậtBVMT 2005 đã thừa nhận vai trò của Mặt trậnTổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên,nhưng lại không tạo cơ chế cho các tổ chứcnày và nhiều tổ chức khác đóng vai trò trongbảo vệ môi trường.

Các cộng đồng dân cư là những nhómngười dễ bị tổn thương nhất trước các tác

động của ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, họlại thường không có năng lực, nguồn lực vàkỹ năng để đối phó với các tác động tiêu cựcnhư vậy. Luật BVMT 2005 quy định: “Ý kiếncủa UBND xã, phường, thị trấn, đại diện cộngđồng dân cư nơi thực hiện dự án phải đượcnêu trong báo cáo ĐTM”.

Điểm tiến bộ này cần được tiếp tục kếthừa và phát huy trong Luật BVMT (sửa đổi)nhằm tạo điều kiện cho các cộng đồng dâncư tích cực tham gia quá trình thực hiện cácĐTM và giám sát việc thực hiện các biệnpháp giảm thiểu tác động tiêu cực được ghitrong các báo cáo ĐTM đã được phê duyệt.

Luật này cũng cần có cơ chế rõ ràng đểcộng đồng dân cư thực thi được vai trò vàbảo vệ các quyền của mình như đã được quyđịnh trong Điều 43 của Hiến pháp (sửa đổi)ban hành năm 2013, theo đó “mọi người cóquyền được sống trong môi trường tronglành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”.

Địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư vẫnchưa được làm rõ trong khuôn khổ pháp lýcủa Việt Nam, bao gồm cả Bộ Luật Dân sự.Luật BVMT (sửa đổi) cần thiết lập một địa vịpháp lý và cơ chế phù hợp cho cộng đồngdân cư để thực sự được tham gia và đónggóp vào BVMT. Ngoài việc nên định nghĩatrưởng thôn là người có thể thay mặt cộngđồng một cách hợp pháp, luật này cũng cầnlàm rõ cơ quan nhà nước và cơ chế hỗ trợtrưởng thôn hoàn thành vai trò là người đạidiện của mình.

Đánh giá môi trường chiến lược(ĐMC) và báo cáo đánh giá tácđộng môi trường (ĐTM)

Xuất phát từ nhu cầu phải có các công cụđắc lực để BVMT, Việt Nam đã quy định ĐMClần đầu tiên trong luật BVMT 2005 nhằm bổsung cho ĐTM được quy định lần đầu tiêntrong Luật BVMT 1993. Tuy nhiên, 2 công cụquan trọng này vẫn chưa được áp dụng hiệuquả, chủ yếu là do thiếu nguồn lực và thiếusự phân cấp cho các bộ và chính quyền địaphương. Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) đãphần nào khắc phục được các hạn chế này vàviệc đưa ra cơ chế hỗ trợ kỹ thuật và giám sátsẽ có ý nghĩa rất quan trọng để việc thực hiệnphân cấp có hiệu quả.

Lần đầu tiên, dự thảo Luật BVMT (sửađổi) đã nêu rõ sự cần thiết tạo ra một môitrường bình đẳng cho các nhà cung cấp dịchvụ/tư vấn độc lập tham gia vào quá trình lậpbáo cáo ĐTM nếu như họ được các cơ quannhà nước có thẩm quyền cấp phép. Điều nàysẽ giúp đảm bảo các báo cáo ĐTM có chấtlượng kỹ thuật cao, với chi phí cạnh tranh dothị trường quyết định.

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 18

Tính độc lập của hội đồng thẩm địnhcũng rất quan trọng trong việc cải thiện chấtlượng các báo cáo ĐTM và ĐMC, nhất là khicác báo cáo ĐMC được lập bởi các cơ quanchức năng – cũng là các cơ quan đề xuất cácchiến lược hay chương trình. Việc hội đồngthẩm định hoạt động độc lập với cơ quanphê duyệt sẽ giúp tránh xung đột lợi ích.Điều này có thể thực hiện bằng cách cơ quannhà nước có thẩm quyền lựa chọn ngẫunhiên các thành viên của hội đồng thẩmđịnh từ nhiều nhà tư vấn/cung cấp dịch vụđộc lập, trừ các nhà tư vấn có liên quan hoặccó mối quan hệ với chủ dự án khiến xung độtlợi ích có thể xảy ra.

Trong suốt quá trình thực hiện và thẩmđịnh báo cáo ĐTM, các thành viên hội đồngthẩm định và chủ dự án không được gặp gỡtrực tiếp hay liên lạc với nhau để ngăn ngừatham nhũng. Không nên yêu cầu chủ dự ántham gia các cuộc họp thẩm định của hộiđồng thẩm định và tại các cuộc họp này, bấtcứ quan điểm hay bình luận nào của cácthành viên hội đồng phải được ghi âm và lưu

trữ. Các thành viên hội đồng phải chịu tráchnhiệm pháp lý về các quan điểm hay bìnhluận mà mình đưa ra. Cần chỉ rõ rằng, các sailầm của các thành viên hội đồng có thể khiếngiấy phép và vụ kiện pháp lý bị hủy bỏ.

Việc thực hiện các biện pháp giảm thiểughi trong các báo cáo ĐTM và ĐMC đã đượcphê duyệt là vô cùng quan trọng để cáccông cụ ĐTM và ĐMC có hiệu quả. Việc giámsát và thực thi các biện pháp này trongnhững năm qua còn nhiều hạn chế do thiếunăng lực và nhân lực tại Bộ Tài nguyên và Môitrường - cơ quan có nhiệm vụ theo dõi việcthực hiện các biện pháp giảm thiểu.

Thực thi Để các quy định của luật đi vào cuộc

sống, cách thức thực thi và các cơ chế ápdụng sẽ phải theo sát các chế tài trực tiếp,kịp thời và cứng rắn đối với các bên có liênquan. Luật BVMT 2005 bộc lộ một số hạnchế và thiếu sót khiến việc thực thi, giám sát,điều hành và các biện pháp chế tài chưađược hiệu quả. Chẳng hạn, việc thiếu quy

định hướng dẫn và định nghĩa rõ ràng vềchất thải, chất thải nguy hại và phế liệu đãtạo ra lỗ hổng pháp lý khiến hoạt độngnhập khẩu chất thải công nghiệp nguy hạitừ các nước công nghiệp trở nên hợp pháp.Các quy định trong Luật BVMT 2005 có thểđược điều chỉnh và diễn giải dễ dàng theonhiều cách khác nhau, tại các cấp độ thựchiện khác nhau. Để khắc phục điều này, ViệtNam nên phê chuẩn Công ước Basel bổsung về cấm xuất khẩu chất thải (Basel BanAmendment) năm 1995 của Công ướcBasel về kiểm soát vận chuyển qua biên giớicác phế thải nguy hại và việc tiêu hủychúng. Công ước này không cho phép vậnchuyển các phế thải nguy hại qua biên giớivì các nguy cơ trở thành bãi rác thải của cácnước phát triển.

Luật BVMT (sửa đổi) cần có cơ chế giảiquyết tranh chấp, thiệt hại, giải quyết và đềnbù để giảm thiểu những áp lực xã hội và dâncư ngày càng tăng, gắn liền với suy thoái môitrường. Chính phủ cần giữ vai trò hỗ trợ pháplý và kỹ thuật cho những nạn nhân của ô

Dù đạt được nhiều tiến bộ, Việt Nam vẫn đang phải đứng trước những thách thức lớn về môi trường

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 19

nhiễm môi trường. Luật BVMT 2005 đãkhông làm được điều này. Đơn cử, trong “vụVedan”, cộng đồng dân cư đã gặp nhiều khókhăn trong việc tìm kiếm hỗ trợ kỹ thuật đểxác định thiệt hại.

Luật sẽ được thực thi hiệu quả khi cáckhâu giám sát và kiểm soát được phân bổ đủnguồn lực tài chính và kỹ thuật, trong đó cókhâu đánh giá thiệt hại và hậu quả đối vớinạn nhân ô nhiễm. Từ năm 2007, Chính phủViệt Nam đã đầu tư 1% tổng chi tiêu thườngniên của mình vào việc quản lý và bảo vệ môitrường. Hy vọng mức đầu tư này sẽ tăngthêm trong thời gian tới và Luật BVMT (sửađổi) sẽ quy định một tỷ lệ hoặc con số cụ thểnhằm đảm bảo việc phân bổ thực tế.

Các cơ chế kiểm soát và giám sát cầnđược xây dựng để đảm bảo việc giám sát vàthực thi thường xuyên, hàng ngày, cũng nhưcác cuộc kiểm tra tại chỗ đột xuất, nhằm ngănngừa và phản ứng thật nhanh khi suy thoáimôi trường xảy ra. Sự giám sát hiện hành củaQuốc hội và Chính phủ có thể đạt hiệu quảcao hơn bằng cách áp dụng các công cụ độclập, chẳng hạn như chỉ số thực thi môi trường(environmental performance index - EPI). Chỉsố này do trường Đại học Yale (Hoa Kỳ) khởixướng và đã được áp dụng thành công ởnhiều quốc gia nhằm đo lường trạng thái củamôi trường tại một quốc gia hay mộttỉnh/thành phố và so sánh giữa cáctỉnh/thành, đồng thời cũng nhằm thu hútchú ý mang tính chính trị từ lãnh đạo cáctỉnh/thành này để cải thiện chất lượng bảo vệmôi trường.

Thông tin Các biện pháp đề cập trên đây cũng như

các quy định trong Luật BVMT (sửa đổi) sẽkhông thể thực hiện và có tính thực thi hiệuquả nếu như các thông tin và dữ liệu môitrường không được công khai và minh bạchđối với các bên liên quan và công chúng nóichung. Chẳng hạn, việc tham vấn cộng đồngtrong suốt quá trình thực hiện báo cáo ĐTMsẽ trở nên hiệu quả nếu như tất cả các cộngđồng liên quan được cung cấp đầy đủ thôngtin và có thời gian phản hồi. Các cộng đồngcũng cần được tạo điều kiện để hiểu các tácđộng tiêu cực có thể xảy ra của dự án. Họcũng cần có quyền bày tỏ quan ngại và đượcphản hồi một cách rõ ràng, cũng như thamgia vào việc thực hiện các biện pháp giảmthiểu được ghi trong các báo cáo ĐTM.

Giới Hiến pháp (sửa đổi) 2013 của Việt Nam

nêu rõ tầm quan trọng của bình đẳng giới.Điều 26 quy định: “Công dân nam, nữ bình

đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sáchbảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”.Một số luật liên quan đến BVMT, như LuậtPhòng chống thiên tai (2013), đã hiện thựchóa nguyên tắc này.

Luật BVMT (sửa đổi) cần thể chế hóa cácquyền và trách nhiệm chính thức của phụ nữ,các em gái và các tổ chức của phụ nữ trongBVMT và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Phụnữ tiếp tục đóng góp đáng kể vào BVMT vàcũng cần được tạo điều kiện tham gia hiệuquả vào các quá trình ra quyết định tại tất cảcác cấp. Không kém phần quan trọng, phụnữ ở nông thôn thường bị ảnh hưởng nặnghơn bởi ô nhiễm và các sự cố ô nhiễm, vì họphải chăm sóc gia đình và làm các công việcđồng áng.

Kết luận UNDP xin chúc mừng Chính phủ Việt

Nam về việc dự án Luật BVMT (sửa đổi) đãgiải quyết nhiều rào cản trong luật BVMT2005 và cũng đã bao hàm nhiều vấn đề mớinhư biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Dựthảo luật đã mở rộng các vai trò và sự thamgia của các tổ chức xã hội dân sự, phân cấp

việc lập và thẩm định các báo cáo ĐTM vàĐMC, tạo ra một thị trường - sân chơi côngbằng cho các nhà cung cấp dịch vụ tham gialập báo cáo ĐTM. Dự thảo cũng đã nêu rõ sựcần thiết phải phân bổ thêm nguồn lực nhànước vào bảo vệ môi trường, cùng với sự giatăng dần của thu nhập quốc dân. Ngoài ra,dự thảo cũng đề ra nhiều quy định tốt khácnhau liên quan đến việc công khai thông tinvà dữ liệu môi trường đối với các bên liênquan và công chúng.

Những khía cạnh được cải thiện và làmrõ hơn trong 5 nội dung chính đã nêu trênđây có thể tạo cơ sở cho việc thực hiện LuậtBVMT (sửa đổi) hiệu quả hơn. Chúng tôi thựcsự hy vọng rằng, Việt Nam sẽ cho thế giớithấy nỗ lực của mình bằng việc thông quamột Luật BVMT tiến bộ hơn vào năm 2014.

UNDP tự hào được tiếp tục hỗ trợ kỹthuật và tham vấn cho quá trình xây dựngLuật BVMT (sửa đổi) 2014, cũng như Luật Tàinguyên, môi trường biển và hải đảo, LuậtKiểm soát và Phòng tránh thiên tai (2013),Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệuquả (2010), Luật Đa dạng sinh học (2008) vàLuật BVMT 2005.

Luật BVMT (sửa đổi) được kỳ vọng là công cụ hữu hiệu hơn để bảo tồn các hệ sinh thái

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 20

TSKH Nghiêm Vũ Khải, nguyên Thứtrưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoahọc, Công nghệ và Môi trường Quốc hộiKhóa XII cho rằng, Luật Bảo vệ môitrường (sửa đổi) cần nhấn mạnh vai tròvà lợi ích của người dân trong công tácbảo vệ và giám sát môi trường đối vớidoanh nghiệp. PV. Thành Đạtthực hiện.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Luật BVMT(sửa đổi) cần đề cao vai trò và lợi ích củacủa người dân trong bảo vệ môi trường, vìhọ chính là đối tượng chịu nhiều thiệt hạinhất khi ô nhiễm xảy ra. Quan điểm củaông là gì?

Điều 43 của Hiến pháp mới (2013) quyđịnh, mọi người có quyền được sống trongmôi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệmôi trường. Nhằm cụ thể hóa tinh thần này,đồng thời kế thừa Luật BVMT 2005, dự thảoLuật BVMT (sửa đổi) tiếp tục quy định nhữngnguyên tắc, chế tài nhằm thực hiện quyềnhiến định của công dân. Một trong nhữngnguyên tắc đó là “Tổ chức, cá nhân gây ônhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải cótrách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hạivà các trách nhiệm khác theo quy định củapháp luật.” (Khoản 8 Điều 4 – Nguyên tắcBVMT)

Gần 10 năm thực hiện Luật BVMT 2005cho thấy, đã xảy ra nhiều sự cố môi trường,đặc biệt là tại các khu công nghiệp, đô thị,khu khai thác tài nguyên thiên nhiên và cáclàng nghề. Nhiều doanh nghiệp vì mục tiêutối đa hóa lợi nhuận nên cố tình vi phạm cácquy định về BVMT. Một số địa phương chỉ vìchú trọng thu hút đầu tư mà đã phê duyệtnhững dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trườngcao, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi

trường và sức khỏe con người.Quán triệt nguyên tắc phát triển bền

vững và rút kinh nghiệm trong gần 10 nămthực hiện Luật 2005, Luật BVMT (sửa đổi)tiếp tục đặt trọng tâm và đề cao hơn nữa vaitrò và lợi ích của người dân trong BVMT.Thực tế chứng minh rằng, nhiều khi mặc dùluật đã có các quy định rất rõ ràng, hợp lýnhưng việc thực hiện lại chưa nghiêm minhdo ý thức của người dân, doanh nghiệp cònhạn chế, công tác quản lý còn nhiều bất cập.

Vậy theo ông, để người dân có thể giámsát việc thực hiện Luật BVMT (sửa đổi)một cách nghiêm túc, luật này cần quyđịnh việc tiếp cận thông tin môi trườngcủa người dân như thế nào? Và người dâncó thể phản hồi đến cấp nào khi phát hiệnvi phạm?

Dự thảo Luật đã quy định về quyền vàtrách nhiệm của cộng đồng đối với bảo vệmôi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.Theo đó, cộng đồng có quyền được cungcấp và yêu cầu cung cấp thông tin về môitrường, biến đổi khí hậu, trừ các thông tinthuộc danh mục bí mật nhà nước. Cộngđồng cũng có trách nhiệm tham gia các hoạtđộng bảo vệ môi trường, ứng phó với biếnđổi khí hậu.

Dự thảo dành 1 điều quy định các thôngtin môi trường sau đây phải được công khai:báo cáo đánh giá môi trường chiến lược,đánh giá tác động môi trường và kế hoạchbảo vệ môi trường; thông tin về các nguồn

thải, các loại chất thải, xử lý chất thải; khuvực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mứcnghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khuvực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; cácloại báo cáo về môi trường; kết quả thanhtra, kiểm tra về bảo vệ môi trường. Hình thứccông khai phải bảo đảm thuận tiện chonhững đối tượng có liên quan tiếp nhậnthông tin. Cơ quan công khai thông tin môitrường chịu trách nhiệm trước pháp luật vềtính chính xác của thông tin được công khai.

Tôi cho rằng, Luật BVMT (sửa đổi) cầnquy định rõ hơn, khả thi hơn quyền chongười dân phản ánh các đề xuất, kiến nghịcủa mình đến các tổ chức, cá nhân có thẩmquyền phê duyệt dự án đầu tư trước khi dựán được phê duyệt; kiến nghị đó phải đượcxem xét trong quá trình thẩm định, phêduyệt dự án; có cơ chế để người dân kiểmsoát được các hoạt động liên quan đến môitrường của doanh nghiệp.

Đơn cử, năm 2008, Công ty Vedan bịphát hiện gây ô nhiễm môi trường nghiêmtrọng tại sông Thị Vải, ảnh hưởng tới đờisống, sản xuất nông, ngư nghiệp của hàngngàn hộ nông dân tại 3 địa phương là Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và TP.HCM. Với sự lêntiếng của dư luận, sự vào cuộc của chínhquyền và cơ quan chức năng, nhất là khingười tiêu dùng tẩy chay sản phẩm củaVedan, công ty này đã phải bồi thường mộtkhoản tiền khá lớn cho nông dân. Thực ra,chính quyền, cơ quan chuyên môn, ngườidân biết việc xả thải chất gây ô nhiễm của

Đề cao vai trò của người dân

Thông tin về khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường phải được cung cấp kịp thời cho người dân

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 21

công ty này từ nhiều năm trước. Nhưng donhững yếu kém, bất cập đã nêu trên, việcphát hiện và xử lý quá chậm. Vì vậy, nếungười dân được trao quyền thực sự hơn vàcơ chế thực thi quyền đó rõ ràng hơn, cũngnhư các cơ quan quản lý nghiêm túc, quyếtliệt hơn trong việc kiểm soát ô nhiễm, thìtính thực thi của luật sẽ được nâng cao.

Khi người dân phát hiện ô nhiễm thì cácchế tài đối với đối tượng gây ô nhiễm cầnđược quy định như thế nào để các đốitượng này không dám tái phạm, thưaông?

Điều 49 của Luật hiện hành quy định rấtrõ mức độ xử lý đối với các hành vi gây ônhiễm rất cụ thể, bao gồm xử phạt hànhchính, tạm đình chỉ hoạt động để nâng cấpcông nghệ xử lý chất thải, di dời đến địađiểm khác mà sức tải của môi trường có thểchấp nhận được. Nếu các biện pháp đókhông đáp ứng yêu cầu BVMT thì đình chỉhoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, Bộ luật hình sự sửa đổi năm2008 (Chương 17 – Tội phạm môi trường)còn quy định hình phạt tù đối với cá nhângây ô nhiễm môi trường gây hậu quảnghiêm trọng đối với sức khỏe, tính mạng vàtài sản của tổ chức, cá nhân. Rất đáng tiếc làtừ khi những điều luật trên được sửa đổi vẫnchưa xử lý hình sự được trường hợp nào,

mặc dù hậu quả diễn ra rất nghiêm trọng,đặc biệt nghiêm trọng. Vướng mắc lại nằm ởchỗ giải thích từ ngữ trong các luật liênquan. Điều này cần khắc phục ngay để phápluật được thực thi nghiêm minh góp phầnBVMT.

Luật BVMT (sửa đổi) sẽ quy định chi tiếthơn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, nhất làtrách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước,cơ quan chuyên môn về BVMT. Đồng thờicác luật có liên quan về hình sự, dân sự, xửphạt hành chính cũng phải điều chỉnh, bổsung để bảo đảm tính thống nhất, tính khảthi của hệ thống pháp luật về BVMT.

Trong dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) đãquy định các cơ chế khuyến khích ứng dụngcông nghệ sạch hơn; cơ chế phát triển xanh,áp dụng nguyên tắc 3R trong sản xuất, baogồm Reduce (Giảm phát thải), Reuse (Tái sửdụng) và Recycle (Tái chế). Hoạt động 3Rhiện đã triển khai tại nhiều nước trên thếgiới, được khuyến khích phát triển nhằmgóp phần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tàinguyên thiên nhiên, thực hiện phát triểnbền vững. Chính phủ các nước này đã đưa racác chính sách tài chính như giảm thuế khiđầu tư công nghệ tái chế; thành lập Quỹ táichế chất thải để phát triển hoạt động 3R. Cácchương trình tái chế chất thải cũng đã huyđộng sự tham gia hiệu quả của tư nhân vàcác cộng đồng dân cư.

Thưa ông, Luật BVMT (sửa đổi) nên có cácquy định như thế nào để vừa hài hòa lợiích của các bên (người dân, các nhà quảnlý và doanh nghiệp), vừa đảm bảo tínhthực thi và vừa đảm bảo được bảo vệ môitrường?

Có nhiều ý kiến cho rằng, đã sản xuấtkinh doanh thì phải phát thải, nếu quy địnhquá chặt chẽ thì doanh nghiệp “bó tay” hoặctìm cách “lách luật”. Thực tế hiện nay, nhiềudoanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu,tiêu hao nhiều năng lượng, phát thải lớn. Vìvậy nếu tính đủ chi phí môi trường và nghĩavụ xã hội thì không thể duy trì sản xuất kinhdoanh. Hiện nay, các doanh nghiệp như vậytồn tại được là nhờ vào cơ chế ưu đãi, nhờvào việc trốn tránh trách nhiệm BVMT. Theotính toán của chuyên gia nước ngoài, tăngtrưởng GDP hằng năm của Trung Quốctrong nhiều năm gần đây là hai con số;nhưng do hậu quả môi trường quá lớn nênthực chất thì mức tăng trưởng này phải trừđi không dưới 3%.

Trong điều kiện kinh tế đang gặp khókhăn thì việc bảo đảm sự hài hòa giữa 3 trụcột phát triển bền vững gồm tăng trưởngkinh tế - tiến bộ xã hội – bảo vệ môi trườnglà một bài toán khó. Chủ trương tái cơ cấunền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng,nếu thực hiện tốt thì sẽ là lời giải thông minhnhất cho bài toán này.

Luật cần quy định rõ hơn, khả thi hơn quyền cho người dân phản ánh kiến nghị đến các cơ quan thẩm quyền trước khi dự án được phê duyệt

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 22

TS. YOSHIMI NISHINOTrưởng phòng Quản trị và Chính sách xã hội,UNICEFThS. PHẠM THI LANChuyên gia về Lập pháp và Quyền trẻ em

Thiệt hại môi trường toàn cầu là một trongnhững thách thức lớn nhất trong thế kỷ 21mà các quốc gia, nhất là những quốc giađang phát triển phải đối mặt.

Trên toàn thế giới, con người đang trảiqua những tác động tiêu cực của tình trạngthiếu nước và thực phẩm, ô nhiễm đất,không khí và nước, hoặc các thảm họa tựnhiên. Do biến đổi khí hậu, bão lụt, hạn hán,và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác giatăng và trở nên khắc nghiệt hơn với tần suấtlớn hơn. Nó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sinhkế, an ninh lương thực, sức khỏe, khả năngsử dụng nước, hay tình trạng nhà ở củangười dân trong đó có trẻ em. Những tácđộng này được dự báo sẽ còn tiếp tục trongthời gian tới.

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thươngnhất từ các thảm họa thiên tai và biến đổikhí hậu bởi các em là những người ít có khảnăng tự bảo vệ mình nhất. Đồng thời về mặtthể lực các em cũng dễ bị tổn thương từnhững tác động liên quan đến sức khỏe vàkhả năng sinh tồn của mình. Mỗi năm trênthế giới có khoảng ba triệu trẻ em dưới 5

tuổi chết vì những bệnh liên quan đến môitrường, chiếm nhiều hơn 1/3 các trường hợptử vong ở trẻ em. Người ta dự báo rằng trongmười năm tới, mỗi năm sẽ có khoảng 175triệu trẻ em bị ảnh hưởng từ thời tiết và biếnđổi khí hậu, thiên tai. Trẻ em nghèo đặc biệtbị ảnh hưởng vì sinh kế của gia đình các emthường phụ thuộc vào các nguồn tài nguyênnhạy cảm với khí hậu (chẳng hạn như lĩnhvực nông nghiệp).

Ở Việt Nam, biến đổi khí hậu đang đặt ramuôn vàn thách thức đối với sự phát triểnkinh tế xã hội của quốc gia và mức độ tácđộng của nó sẽ ngày càng trầm trọng do hệquả lũy tiến của quá trình phát thải khí nhàkính trong một thời gian dài. Lượng mưathất thường và thay đổi, nhiệt độ tăng lên,ngày càng nhiều các sự kiện thời tiết cựcđoan như bão, lũ lụt, mưa nhiều gây lụt lội,hiện tượng nước biển dâng đang ảnh hưởngđáng kế đến mọi lĩnh vực, vùng miền, cácnhóm dân cư, và đặc biệt là an sinh củanhững người dân nghèo. Theo một nghiêncứu gần đây của Trung tâm Phát triển toàncầu thì Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trênthế giới xét về mức độ ảnh hưởng bởi các sựkiện thời tiết cực đoan .

UNICEF đánh giá cao nỗ lực sửa đổi LuậtBảo vệ Môi trường của Quốc hội Việt Namnhằm tăng cường hành động bảo vệ môitrường và chống biến đổi khí hậu. Là cơ

quan Liên hợp quốc có bề dày kinh nghiệmvề quyền trẻ em, UNICEF xin đưa ra một sốđề xuất tiếp tục cải tiến bản Dự thảo sửa đổiluật Bảo vệ Môi trường từ góc độ các quychuẩn quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Namđã cam kết thực hiện. Những khuyến nghịnày được xây dựng dựa trên kết quả phântích thông tin sơ cấp và thứ cấp từ trẻ em vàcác cán bộ các ngành các cấp khác nhau vềtác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ emtại Việt nam.

Các khuyến nghị đề xuất sửa đổi Luậtđược tóm tắt như sau:

l Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thươngnhất từ biến đổi khí hậu và suy thoái môitrường. Luật Bảo vệ Môi trường cần tạo hànhlang pháp lý bảo vệ trẻ em khỏi những tháchthức này nhằm thúc đẩy hiện thực hóaquyền của các em. Những quy định về tăngcường nhận thức và sự tham gia của ngườidân giáo dục cho họ về biến đổi khí hậu (baogồm cả việc phân bổ ngân sách đầy đủ chocác hoạt động này), cũng như những quyđịnh về việc cần thiết phải có các chiến lượcgiảm thiểu và thích nghi với biến đổi khí hậusẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăngcường khả năng ứng phó của cộng đồngchống biến đổi khí hậu

l Trẻ em có tiềm năng trở thành nhữngnhân tố tích cực trong cuộc chiến chốngbiến đổi khí hậu và suy thoái môi trường.Việc cụ thể hóa những điều khoản để tăngcường sự tham gia của trẻ em vào việc xâydựng, thực thi cũng như giám sát các hànhđộng chống biến đổi khí hậu sẽ giúp thúcđẩy các hành động nhằm giảm thiểu tácđộng của biến đổi khí hậu và suy thoái môitrường.

l Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi cầnđưa ra quy định đảm bảo tính đồng bộ,nhất quán trong việc đưa ra các quyết sáchbảo vệ môi trường, và phải xem xét xemliệu những quyết sách đó có đi ngược vớinhững lợi ích tốt nhất của trẻ hay không,cũng như liệu nó có mang lại những tácđộng không mong muốn tới việc thực hiệncác quyền liên quan của các em như đã nêutrên. Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi cầnthể hiện nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất củatrẻ trong mọi quyết định, hành động củanhà nước về môi trường.

l Bên cạnh các đề xuất mang tínhnguyên tắc nêu trên, Luật Bảo vệ Môi trườngsửa đổi cần bổ sung thêm các quy định cụthể như chống lao động trẻ em tại các cơ sởsản xuất ô nhiễm hoặc trong môi trường ônhiễm độc hại, và giảm nguy cơ đuối nước ởtrẻ em. Đồng thời trách nhiệm của các cơ sởgây ô nhiễm cũng cần được quy định.

Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trườngnhìn từ góc độ quyền trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất từ biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

CHÍNH SÁCH - KHUYẾN NGHỊ

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 23

TS. PHẠM SỸ CHUNG Cố vấn cấp cao, Công ty luật LNT & Partners

Trước những yêu cầu bức thiết của quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng

trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu ,những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tếquốc tế và trước thực trạng biến đổi khônlường của khí hậu trong những năm qua,việc sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường (BVMT)trong bối cảnh hiện nay không chỉ đáp ứngnhu cầu của thực tiễn khách quan mà cònnhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về môitrường, phục vụ cho chiến lược phát triểnbền vững của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Nhìn chung, so với Luật BVMT 2005, dựthảo Luật lần này đã khái quát được nhữngnội dung cơ bản nhất liên quan đến vấn đềbảo vệ môi trường. Ngoài việc bổ sung, sửađổi và cụ thể hóa một số điều của LuậtBVMT 2005 để phù hợp với tình hình thựctiễn hiện nay, nhiều vấn đề mới đã được Bansoạn thảo cập nhật đưa vào Luật nhưChương “Bảo vệ môi trường trong ứng phóvới biến đổi khí hậu”; bổ sung mục về “Quyhoạch bảo vệ môi trường”, mục về “Cam kếtbảo vệ môi trường”...

Đáng lưu ý là dự thảo lần này đã tậptrung làm rõ trách nhiệm của các cơ quanquản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường theonguyên tắc Nhà nước quản lý thống nhất vềbảo vệ môi trường; các tổ chức chính trị, xãhội, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồngđều có quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường.Vấn đề nguồn lực tài chính cho bảo vệ môitrường được được xác định rõ hơn (chi từkinh phí sự nghiệp môi trường). Dự thảocũng nhấn mạnh tăng trưởng xanh, khuyếnkhích phát triển công nghiệp và đô thị sinhthái; khuyến khích sản xuất và tiêu thụ thânthiện với môi trường… Điểm nổi bật về nộidung cơ bản được chỉnh sửa và bổ sung đó làvấn đề quy hoạch bảo vệ môi trường; đốitượng phải thực hiện đánh giá tác động môitrường; các cam kết bảo vệ môi trường trêncơ sở thừa kế nội dung cam kết bảo vệ môitrường của Luật BVMT 2005 và giới hạnnhững đối tượng cần có cam kết bảo vệ môitrường; quy định về bảo vệ môi trường trongứng phó với biến đổi khí hậu.

Để tránh sự trùng lắp với những nộidung dự kiến được xây dựng trong Luật Tàinguyên, môi trường biển và hải đảo do Bộ Tàinguyên và Môi trường đang chủ trì thực hiện,Ban soạn thảo dự án Luật chỉ đưa nội dung

của chương về “Bảo vệ môi trường biển vàhải đảo” với các quy định mang tính nguyêntắc mà không đi vào chi tiết, cụ thể.

Để hoàn thiện Luật Bảo vệ môi trường(sửa đổi), có một số điểm cần lưu ý:

Về mối quan hệ giữa Luật BVMT(sửa đổi) với các Luật có liên quan

Để tránh bị chồng chéo hoặc xung độtvới các nội dung có liên quan quy địnhtrong các Luật như Luật Xây dựng, Luật Đấtđai, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, LuậtKhoáng sản.., cần có sự rà soát nội dung cácđiều khoản để đảm bảo sự tương thích vàđồng bộ giữa các văn bản quy phạm phápluật. Ví dụ, quy định kỳ quy hoạch bảo vệmôi trường phát triển kinh tế xã hội là 10năm trong khi quy định kỳ quy hoạch về đôthị là 20 năm. Về nội dung bảo vệ môitrường biển và hải đảo cần tránh trùng lắpvới những nội dung đã có trong Dự án LuậtTài nguyên, môi trường biển và hải đảođang được triển khai xây dựng. Tương tựnhư vậy quy định về nguồn lực bảo vệ môitrường không nhất thiết phải quy định cụthể trong Luật khi mà Luật Ngân sách nhànước, Luật Thuế bảo vệ môi trường đã quyđịnh chi tiết nội dung này.

Về nội dung các điều khoản trongdự thảo, cần cân nhắc một số quyđịnh

l Quy định về bảo vệ môi trường ở cáclàng nghề và quy định bảo vệ môi trườngđối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụnhư dự thảo hiện nay là chưa phù hợp, thiếutính khả thi, còn đồng nhất khái niệm "làng

nghề" và "cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịchvụ” (doanh nghiệp). Làng nghề không giốngdoanh nghiệp chính quy, công nghệ sản xuấtcòn lạc hậu, quản lý theo kiểu truyền thống,vì vậy áp dụng chế tài xử lý vi phạm ô nhiễmmôi trường của doanh nghiệp cho làng nghềlà chưa hợp lý. Ngoài ra, cần cân nhắc kỹ quyđịnh xây dựng tổ chuyên trách về môi trườngtại các làng nghề liệu có khả thi, vì nguồnkinh phí hiện nay của của các thôn, xã đangrất khó khăn.

l Liên quan đến vấn đề quản lý ô nhiễmcủa nghĩa trang cũng chưa thật hợp lý, nếuchỉ quy định một điều là chưa đủ và bao quáthết nội dung cần bảo vệ, vì hoạt động maitáng, hỏa táng có liên quan đến ô nhiễm đất,nước và không khí. Vấn đề này cần quy địnhthành một chương riêng biệt.

l Đối với nội dung đánh giá tác độngmôi trường, nên xem xét để quy định vềđánh giá tác động môi trường bảo đảm chấtlượng, khách quan, khoa học mà không nhấtthiết phải tiến hành hai bước, vì như vậy sẽlàm phát sinh nhiều thủ tục và tốn kém.

l Đối với vấn đề bảo vệ môi trườngtrong nhập khẩu phế liệu, nên rà soát, bổsung quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về nhậpkhẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; bổsung quy định về hàng rào kỹ thuật (xâydựng danh mục, hoặc liệt kê các tiêu chí vềchất lượng) đối với phế liệu được phép nhậpkhẩu nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụngnhập khẩu phế liệu để nhập chất thải, chấtđộc hại vào Việt Nam.

l Về kỹ thuật xây dựng văn bản quyphạm pháp luật, dự thảo còn một số điềukhoản quy định chưa rõ ràng (như “Dự án tácđộng xấu đến môi trường” ) hoặc sử dụng từngữ không phù hợp với từ ngữ của văn bảnquy phạm pháp luật như “sản xuất tiêu thụbền vững”. Do quy định khá chung chungnên có những nội dung phải chờ Nghị định,Thông tư hướng dẫn chi tiết mới thực hiệnđược (ví dụ quy định trách nhiệm của Bộ Tàinguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dâncấp tỉnh tổ chức tham vấn các cơ quan cóliên quan trong quá trình xây dựng quyhoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia, cấptỉnh, nhưng để thực hiện quy định này cácBộ, ngành, địa phương phải xây dựng thôngtư liên tịch mới đưa được Luật vào đời sống).

Hy vọng Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)sẽ sớm được thông qua, đi vào đời sống thựctiễn, góp phần thúc đẩy sự triển bền vữngcủa môi trường Việt Nam trong bối cảnh toàncầu hóa về môi trường của thế giới.

Cần cân nhắc một số quy định trong Luật BVMT

Nhìn chung, so với LuậtBVMT 2005, dự thảoLuật lần này đã kháiquát được những nội

dung cơ bản nhất liênquan đến vấn đề bảo vệ

môi trường.

ĐMC - ĐTM - THAM VẤN

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

TOMISAKA TAKASHIChuyên gia JICA

Bước đi tích cực đối với pháttriển kinh tế và bảo vệ môitrường

Để lồng ghép được nội dung về môitrường ngay từ giai đoạn lập chính sách vàxây dựng chương trình, vai trò của ĐMC rấtquan trọng. Đặc biệt, tại Việt Nam do vai tròmang tính chính sách của chiến lược, của kếhoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinhtế xã hội – vốn là chiến lược mở đầu – là rấtquan trọng nên ĐTM diễn ra như thế nàotrong khi tiến hành các hoạt động xã hội, từđó có thể đưa ra các giải pháp phòng tránh,ngăn ngừa và cải thiện như thế nào và phảnánh các nội dung đó vào chiến lược là một

biện pháp chính sách hiệu quả. Ngoài ra, thông qua việc phản ánh

những nội dung cân nhắc về bảo vệ môitrường, có thể mang lại hiệu quả và giảm bớtgánh nặng về kinh tế xã hội. Chính vì vậy,chiến lược trên phạm vi rộng, kế hoạch tổngthể, đối tượng của ĐMC được định nghĩatrong Dự thảo Luật BVMT sửa đổi là một việclàm rất tốt đối với sự phát triển kinh tế xã hộivà bảo vệ môi trường của Việt Nam.

Mặt khác, trách nhiệm trong việc bảo vệmôi trường và thi hành chính sách bảo vệđược làm rõ thông qua việc quy định tráchnhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cácBộ ngành liên quan cũng như các UBND tỉnhvới vai trò là cơ quan thẩm định ĐMC.

Tuy nhiên, trong Luật có quy định Hộiđồng thẩm định được thành lập tại Cơ quan

thẩm định và thực hiện việc thẩm địnhnhưng những nội dung như lựa chọn thànhviên của Hội đồng thẩm định và phươngpháp thẩm định là những yếu tố quan trọngđể tăng chất lượng của báo cáo ĐMC, hyvọng sẽ được quy định cụ thể hơn bằng cácvăn bản dưới luật.

Trách nhiệm chủ dự án được quyđịnh rõ ràng

Quy định dự án thực hiện ĐTM đượcđịnh nghĩa bao quát hơn từ quy định cá biệttheo đơn vị dự án được liệt kê một phầntrong Luật BVMT hiện hành. Nói cách khác,những dự án có nguy cơ tiềm tàng gây tácđộng xấu đến môi trường và xã hội là đốitượng phải thực hiện ĐTM, nghĩa là dự thảoLuật BVMT (sửa đổi) đã mở rộng đối tượngthực hiện ĐTM. Thủ tục sàng lọc xem dự ánnào thuộc đối tượng thực hiện ĐTM là bướcđầu tiên đảm bảo tính minh bạch của thủtục ĐTM. Danh sách dự án thuộc đối tượngthực hiện ĐTM trong nghị định 29/2011/NĐ-CP hiện hành được công khai, nên rất cầnđưa ra quy định phù hợp về các dự án thuộcđối tượng thực hiện ĐTM khi xây dựng Nghịđịnh mới căn cứ theo Luật sửa đổi lần này.

Về việc thực hiện ĐTM, có thể thấy trách

Nâng cao tính thông thoáng, minh bạch

24

Các nội dung của Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) liên quan đến Đánh giá môitrường chiến lược (ĐMC) và Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được đơngiản hóa về phương diện thủ tục và định nghĩa chủ thể thực hiện cũng như tráchnhiệm của người thực hiện ĐMC/ĐTM, cơ quan thẩm định, đối tượng thu thập ýkiến và cơ quan thực hiện ĐTM. Những nội dung này được đánh giá rất cao nhìn từquan điểm thể chế, pháp luật.

Trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường của chủ dự án đã được quy định rõ ràng

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

ĐMC - ĐTM - THAM VẤN

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

nhiệm của chủ dự án đã được quy định rõràng. Ngay cả trường hợp sử dụng công ty tưvấn bên ngoài thì chủ dự án vẫn phải cótrách nhiệm trong việc thực hiện ĐTM. Mặtkhác, việc quy định thủ tục 2 giai đoạn làĐTM ở giai đoạn chuẩn bị và ĐTM cũng nhưquy định thủ tục tiến hành đánh giá lại là nộidung sửa đổi tốt giúp làm rõ quy trình khảosát phải thực hiện bằng ĐTM. Mặc dù đốitượng thực hiện ĐTM chuẩn bị bị hạn chế,nhưng được kỳ vọng sẽ là cơ chế tốt trongquá trình thực thi luật.

Những nội dung phải có trong báo cáoĐTM được sắp xếp hợp lý hơn so với luậthiện hành hiện quy định chồng chéo giữađiều 20 và điều 23. Chi tiết nội dung báo cáophải được quy định trong các văn bản dướiluật trong thời gian tới, đảm bảo chức năngđầy đủ của luật. Đặc biệt, cần nghiên cứu,thảo luận cẩn thận về việc lựa chọn nội dungđánh giá, phương pháp nghiên cứu, phươngpháp đo đạc và phương pháp đánh giá. Nộidung của báo cáo ĐTM có đầy đủ hay khôngvà tính minh bạch có được đảm bảo haykhông rất quan trọng vì nó thể hiện sự đầyđủ của văn bản dưới luật.

Trong đợt sửa đổi lần này, dự kiến trongLluật sẽ quy định các công ty tư vấn mà cơquan thực hiện dự án có thể thuê. Như đãtrình bày ở phần trước, cơ quan thực hiện dựán sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùngđối với kết quả báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, việcđể cho các công ty được chính phủ phêduyệt có kỹ thuật đo đạc, kỹ thuật phân tíchvà kỹ thuật đánh giá cần thiết thực hiện ĐTMcũng là một biện pháp đảm bảo mức độ tincậy của báo cáo ĐTM.

Tuy nhiên, để thủ tục phê duyệt, chophép này không mang tính tùy hứng, việclàm rõ thủ tục và công việc phê duyệt đượckỳ vọng ở các văn bản dưới luật.

Báo cáo ĐTM là một công cụmạnh

Nghĩa vụ phải có Giấy chứng nhận bảovệ môi trường trong hoạt động của doanhnghiệp là một điểm đặc biệt trong hệ thốngbảo vệ môi trường của Việt Nam. Giấy chứngnhận này được cấp sau khi nộp báo cáoĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường và cácgiấy tờ chứng minh khác lên Sở Tài nguyênvà Môi trường. Những nội dung ràng buộcnhư thực hiện các giải pháp bảo vệ môitrường và tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp đãđược ghi trong báo cáo ĐTM và trở thànhràng buộc về mặt pháp lý.

Kết quả là, trong các hoạt động củadoanh nghiệp, ngoài việc tuân thủ các quyđịnh theo của Luật BVMT, các doanh nghiệp

cũng phải thực hiện đúng các giải pháp vềbảo vệ môi trường đã được ghi rõ trong báocáo ĐTM. Cơ chế ĐTM của các nước khác chỉlà cơ chế nhằm dự đoán và đo đạc, đánh giámức độ ảnh hưởng tới môi trường khi thựchiện dự án và trong quá trình thực thi, việcthực hiện được quy định bằng các quy địnhluật pháp khác ngoài cơ chế đánh giá tácđộng môi trường. Về điểm này, báo cáo ĐTMcủa Việt Nam là một công cụ rất mạnh trongquá trình thực hiện việc bảo vệ môi trường.

Nhìn từ phía đơn vị lập báo cáo ĐTM,những quy định pháp luật này vừa mangtính lợi ích vừa mang tính bất lợi. Điểm lợitrong báo cáo ĐTM có nêu các giải phápcũng như tiêu chuẩn kỹ thuật dựa trên quyđịnh của luật pháp hiện hành, vì vậy việc giảithích cho bên ngoài về việc tuân thủ luậtliên quan đến bảo vệ môi trường sẽ trở nênđơn giản thông qua việc công bố kết quảthực hiện giám sát căn cứ theo báo cáo ĐTM.Điểm bất lợi là khi kỹ thuật bảo vệ môitrường tiến bộ hơn hay luật pháp thay đổi

dẫn đến cần phải chỉnh sửa báo cáo ĐTM,việc thẩm định sẽ mất thời gian và công sức.Tất nhiên, việc thẩm định xem vấn đề mangtính kỹ thuật đã được giải quyết hay chưacần thủ tục tương ứng nhưng để thủ tục nàyđơn giản, trong thời gian tới cũng cần cânnhắc về cơ chế để báo cáo ĐTM phù hợp vớiquy định mới nhất. Theo ý kiến cá nhân tôi,trong thời gian tới cần đưa ra các hướng dẫnvề nội dung cần cho đánh giá kỹ thuật vàđơn giản hóa thủ tục thay đổi báo cáo

Ngoài ra, nhìn từ phía chính phủ, do báocáo ĐTM có vai trò mang tính pháp lý nêncần giám sát các nội dung của báo cáo, chỉđạo đơn vị thực hiện dự án và đưa ra nhậnđịnh chính sách trong tương lai. Cơ quanthẩm định bắt đầu từ Bộ TNMT mặc dù đãthu thập báo cáo và kết quả khảo sát theonội dung của báo cáo, nhưng rằng việcquan trọng nhất và cần thiết nhất lại lànghiên cứu các biện pháp, đối sách để cóthể sử dụng các thông tin quan trọng trongbáo cáo ĐTM.

Nghĩa vụ phải có Giấy chứng nhận bảo vệ môi trường trong hoạt động của doanh nghiệp là một điểm đặcbiệt trong hệ thống bảo vệ môi trường của Việt Nam

25

ĐMC - ĐTM - THAM VẤN

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 26

Ông đánh giá thế nào về tầm quan trọngcủa quyền tiếp cận thông tin của ngườidân đối với công tác ĐTM và việc thực hiệnquyền này hiện tại ở nước ta ra sao?

Hiện nay, nhận thức của đa số người dânViệt Nam về công tác ĐTM đối với các dự ánđầu tư nói chung còn rất hạn chế vì họ chưathực sự hiểu ĐTM là gì. Mặt khác, người dânrất thiếu thông tin và nếu có thông tin thì cácthông tin ấy còn rất chung chung và phiếndiện. Do vậy Luật BVMT (sửa đổi) cần có quyđịnh về công khai hóa thông tin và quyềnđược tiếp cận thông tin của các bên có liênquan, trong đó có người dân. Một trong cáccách hữu hiệu đảm bảo cho vấn đề này là bắtbuộc thực hiện việc tham vấn trong quá trìnhthực hiện ĐTM.

Tham vấn người dân thuộc phạm trù“tham vấn cộng đồng” (communityconsultation). Ngoài người dân, tham vấn đòihỏi phải được thực hiện đối với nhiều cácbên liên quan khác, như: các cấp chínhquyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơquan phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu,các trường đại học, các chuyên gia… Việctham vấn người dân trong quá trình ĐTM làvô cùng quan trọng, nó không phải chỉ đểtìm kiếm sự ủng hộ của người dân, mà còn làđể tìm hiểu về văn hóa, phong tục và tậpquán của người dân bản địa, tìm kiếm các

kiến thức bản địa nơi dự án có thể được tiếnhành. Mặt khác, việc tham vấn này cũngnhằm nâng cao nhận thức của người dân vềbảo vệ môi trường. Các cơ quan quản lý nhànước và các chủ đầu tư sẽ phải công khai vớinhững người dân sống tại và xung quanh địađiểm dự án về đặc điểm, lợi ích và các tácđộng tích cực và tiêu cực của dự án. Nếungười dân không hiểu rõ các thông tin về dựán và các biện pháp loại trừ hoặc giảm thiểutác động tiêu cực của dự án, họ có thể sẽphản đối dự án và ngược lại, một khi họ hiểurõ được các vấn đề này thì họ sẽ ủng hộ vàtạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn, kinhdoanh ở địa phương của họ. Vì vậy, có thể nóirằng việc tham vấn người dân là một yếu tốvô cùng quan trọng đảm bảo tính thực thi vàhiệu quả của công tác bảo vệ môi trường vìsự phát triển bền vững của địa phương nóiriêng, của đất nước nói chung.

Việc tham vấn đòi hỏi phải được tiếnhành trong suốt quá trình thực hiện ĐTM, lậpbáo cáo ĐTM và thẩm định báo cáo ĐTM. Tuynhiên, ở Việt Nam, theo Luật BVMT 2005, việctham vấn không được thực hiện trong tất cảcác bước của quá trình ĐTM mà chỉ ở bướclập báo cáo ĐTM (bước cuối cùng của quátrình này), không được thực hiện ở khâuthẩm định báo cáo ĐTM, mặt khác, đối tượngtham vấn chỉ là Ủy ban nhân dân (UBND) cấpxã và đại diện cộng đồng dân cư nơi thựchiện dự án, nhưng không chỉ rõ “đại diệncộng đồng dân cư” là ai ? (sau đó có văn bảndưới Luật đã xác định đại diện này là Ủy banmặt trận tổ quốc Việt Nam – UBMTTQVN -cấp xã). Tuy nhiên, tôi cho rằng không thể coihai cơ quan này là “cộng đồng” (cộng đồngdân cư) được bởi vì UBND là cơ quan hànhchính của nhân dân (một cấp chính quyền),còn UBMTTQVN là một tổ chức chính trị - xãhội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. Nhưvậy có thể nói rằng, vai trò của người dân làrất mờ nhạt trong quá trình ĐTM.

Vậy Luật BVMT (sửa đổi) nên quy định việctham vấn này như thế nào?

Thứ nhất, chủ dự án phải thực hiện thamvấn trong tất cả các bước của quá trình ĐTM,đặc biệt là các bước, như: xác định phạm viĐTM; điều tra, khảo sát, thu thập thông tin vànghiên cứu về đối tượng bị tác động bởi dựán (các thành phần môi trường, trong đó cócon người); xây dựng các giải pháp, biệnpháp duy trì các tác động tích cực, loại trừhoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực của dựán; xây dựng chương trình hoặc kế hoạch về

quản lý môi trường, về giám sát (quan trắc)môi trường trong quá trình triển khai dự án;và cuối cùng là tham vấn về nội dung củabáo cáo ĐTM (như đã nêu, việc lập báo cáoĐTM là bước cuối cùng của quá trình ĐTM).

Thứ hai, cơ quan thẩm định và phê duyệtbáo cáo ĐTM phải thực hiện tham vấn trongquá trình thẩm định và phê duyệt báo cáonày, kể cả việc tham vấn trong quá trình đikhảo sát, kiểm tra hiện trường nơi thực hiệndự án.

Thứ ba, đối tượng tham vấn phải rất đadạng và rộng rãi; tùy theo tính chất, quy môvà địa điểm của dự án mà lựa chọn đối tượngtham vấn cho phù hợp và hiệu quả. Các đốitượng sau đây cần phải được lựa chọn đểtham vấn (xếp theo thứ tự ưu tiên), trong đóphải bắt buộc tham vấn các đối tượng bị tácđộng bởi dự án:

• Các cá nhân, các nhóm người (cộngđồng dân cư) bị tác động trực tiếp và/hoặcgián tiếp;

• Các doanh nghiệp bị tác động trực tiếpvà/hoặc gián tiếp;

• Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức phi chính phủ và các tổ chứckhác có liên quan và/hoặc có mối quan tâmđến dự án và các tác động của dự án;

• Các cơ quan nghiên cứu, các trường đạihọc, các chuyên gia có kiến thức, kinhnghiệm và/hoặc có mối quan tâm đến dự ánvà tác động của dự án;

• Các cá nhân, tổ chức được hưởng lợi từdự án;

Thứ tư, bắt buộc phải có kế hoạch tăngcường năng lực cho các cơ quan quản lý nhànước có liên quan và đảm bảo đủ các điềukiện cần thiết (nhất là con người và tài chính)cho họ thực hiện tốt việc tham vấn và đảmbảo cho công tác tham vấn có tính khả thi vàđi vào thực chất của vấn đề đặt ra, chứ khôngthể nào làm theo cách có thể nói là khá “qualoa, chiếu lệ, hình thức”.

Làm thế nào để buộc cơ quan nhà nước vàdoanh nghiệp chủ động tiếp cận ngườidân và thực hiện công tác ĐTM đạt hiệuquả cao?

Thứ nhất, phải cụ thể hóa việc tham vấntrong Luật BVMT (sửa đổi) như đã nêu trên.

Thứ hai, phải có cơ chế bắt buộc côngkhai hóa thông tin với người dân về nội dungdự án, về quá trình thực hiện ĐTM và nộidung báo cáo ĐTM của chủ dự án; về việcthẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của cơquan nhà nước.

Mở rộng tham vấn người dân

Trao đổi với phóng viên Thanh Tùng,TS. Nguyễn Khắc Kinh, Chủ tịch HộiĐánh giá tác động môi trường (ĐTM)Việt Nam nhận xét, việc mở rộngquyền tiếp cận thông tin về môitrường, đặc biệt là quá trình thực hiệnĐTM của người dân và các tổ chức dânsự đối với các dự án đầu tư là mộttrong những điểm nhấn trong LuậtBảo vệ môi trường (sửa đổi).

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

ĐMC - ĐTM - THAM VẤN

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 27

Thứ ba, phải có chế tài nghiêm khắc đểxử lý các trường hợp không thực hiện thamvấn hoặc tham vấn không đúng quy định.

Thứ tư, cần đa dạng hóa các hình thứctuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngườidân về tầm quan trọng của công tác ĐTM nóichung, của việc tham vấn trong ĐTM nóiriêng; về cách tiếp cận và xử lý thông tin liênquan đến dự án, liên quan đến việc thực hiệnĐTM và nội dung báo cáo ĐTM của chủ dựán, liên quan đến việc thẩm định và phêduyệt báo cáo ĐTM của cơ quan nhà nước …để người dân có đủ những kiến thức tối thiểucần thiết cho việc phản hồi ý kiến khi đượctham vấn hoặc phản ảnh, tố cáo những viphạm quy định về ĐTM của chủ dự án và cáccơ quan nhà nước có liên quan.

Theo ông, đâu là thách thức lớn nhất trongviệc tạo ra một ĐTM có chất lượng hiệnnay nhìn từ góc độ tham vấn?

Riêng về việc tham vấn trong ĐTM nêutrên, hiện có nhiều thách thức và bất cập, đặcbiệt là: việc tham vấn chưa được thực hiệntrong suốt chu trình ĐTM (bao gồm việc thựchiện ĐTM, lập báo cáo ĐTM, thẩm định vàphê duyệt báo cáo ĐTM) mà chỉ ở khâu lậpbáo cáo ĐTM; đối tượng tham vấn hiện cònquá hẹp, chỉ có UBND cấp xã và đại diện cộngđồng dân cư nơi thực hiện dự án nhưngkhông rõ đại diện này là ai; trách nhiệm thamvấn đáng lẽ phải đặt lên vai chủ dự án làchính thì lại dồn quá nặng lên vai UBND cấpxã trong khi cấp xã hầu như không có đủnăng lực tối thiểu cần thiết. Hiện tại, mỗi xãchỉ có một “cán bộ địa chính” kiêm nhiệmcông tác môi trường; ngay sau khi Luật BVMT2005 ra đời đã có đề xuất phải đổi tên “cán bộđịa chính” thành “cán bộ tài nguyên và môi

trường” để ít nhất người dân thấy rằng chínhquyền cấp xã có trách nhiệm về BVMT tại địaphương, nhưng cũng không được bởi một lýdo rất đơn giản là nếu đổi tên thì cán bộ nàysẽ không được trả lương vì không có têntrong danh mục trả lương ở cấp xã. Mặt khác,hầu hết “cán bộ địa chính” ở cấp xã khôngđược trang bị những kiến thức tối thiểu vềmôi trường nói chung và về ĐTM nói riêng;có xã còn giao trách nhiệm quản lý môitrường cho cán bộ tư pháp mà cán bộ nàycũng không được trang bị kiến thức tối thiểuvề môi trường và ĐTM.

Ông có thể cho biết kinh nghiệm của mộtsố quốc gia về việc tạo điều kiện cho ngườidân tiếp cận thông tin về ĐTM?

Các nước thường không có nhiều vănbản dưới luật như ở ta. Luật BVMT của họthường là có mức độ đầy đủ và chi tiết cần

thiết để thực hiện trong thực tế mà nhiềukhi không cần đến văn bản dưới luật (ví dụnhư Australia). Việc công khai thông tin vàquyền được tiếp cận của người dân với cácthông tin về môi trường nói chung, về ĐTMnói riêng luôn được đặt lên hàng đầu vàđược pháp luật bảo hộ. Nghĩa vụ công khaithông tin và tạo điều kiện cho người dântiếp cận thông tin đã trở thành một thóiquen, một nghĩa vụ trường trực đối với từngcơ quan nhà nước, từng doanh nghiệp vàhọ rất sợ vi phạm những điều mà pháp luậtquy định. Để công khai hóa thông tin vềĐTM, các nước khác nhau có nhiều hìnhthức khác nhau, ví dụ, in và phân phát tờ rơivề những nội dung khác nhau liên quan đếndự án và ĐTM đối với dự án; đăng công khaithông tin về quá trình thực hiện ĐTM, về nộidung báo cáo ĐTM, về việc thực hiện cáccông tác hậu ĐTM… trên internet; trưngbày công khai báo cáo ĐTM ở những nơicông cộng mà người dân dễ dàng tiếp cận(thư viện, câu lạc bộ có liên quan đến môitrường chẳng hạn).

Sự khác biệt và khiếm khuyết lớn trongtiếp cận thông tin về ĐTM của Việt Nam sovới các nước là một trong các nguyên nhâncơ bản làm cho công tác ĐTM ở nước ta chấtlượng thấp, kém hiệu quả - hệ lụy là không íttrường hợp ô nhiễm và suy thoái môi trườngđã xảy ra trong thực tế vì trong giai đoạn xâydựng và phê duyệt dự án đã không làm tốtcông tác ĐTM. Kinh nghiệm ở một số nướckhác đã cho thấy rằng, nếu không coi trọngđúng mức và không thực hiện tốt công tácĐTM theo phương châm “phòng bệnh hơnchữa bệnh” thì sẽ phải trả giá rất đắt, thậmchí là vô phương cứu chữa khi thực tế xấu xảyra và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống củangười dân.

ÔNG MAI THANH DUNG Cục trưởng Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Tổng cục Môi trường):Minh bạch hóa là yêu cầu và xu thế tất yếu đối với một xã hội dân sự và dân chủ. Việc tham vấn ý kiến người dân vàcộng đồng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với một dự án đầu tư cũng không nằmngoài quá trình minh bạch hóa công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Các nước phát triển trên thế giới và các dự ándo các tổ chức quốc tế tài trợ, cho vay vốn đối với các nước đang phát triển đều đòi hỏi thực hiện tham vấn cộng đồngtrong giai đoạn chuẩn bị đầu tư một dự án.Ở nước ta, việc tham vấn cộng đồng trong quá trình thực hiện ĐTM được pháp lý hóa từ khi Luật Bảo vệ môi trường2005 có hiệu lực. Theo đó, chủ đầu tư phải cung cấp các thông tin cơ bản về dự án, những tác động chính và các biệnpháp giảm thiểu những tác động bất lợi khi thực hiện dự án để cộng đồng biết, tham gia đóng góp ý kiến cho dự áncũng như bày tỏ những đề xuất, kiến nghị…. Có thể một số đối tượng được tham vấn không có chuyên môn và amhiểu sâu trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường nhưng việc chủ dự án minh bạch hóa, giải trình các tác động củadự án và cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của dự án đến cộng đồng sẽ giúpngười dân và cộng đồng có được sự hiểu biết rõ hơn về những lợi ích dự án mang lại cho họ cũng như những tác độngcủa dự án đến hoạt động, đời sống của họ. ĐTM được thực hiện song song với quá trình lập dự án đầu tư và hoạt động tham vấn được tiến hành trong quá trìnhthực hiện ĐTM, có thể làm kéo dài hơn thời gian thực hiện ĐTM, nhưng việc làm này là rất hữu ích đối với chủ dự án đểtránh những thiệt hại cả về kinh tế và tiến độ thực hiện xây dựng cũng như các tổn thất trong giai đoạn vận hành sảnxuất khi vướng phải những xung đột, khiếu kiện của người dân và cộng động.

Đối tượng tham vấn đánh giá tác động môi trường phải đa dạng

ĐMC - ĐTM - THAM VẤN

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 28

GS.TS. LÊ THẠC CÁN Viện Môi trường & Phát triển bền vững

Mục đích và nội dung của báocáo Đánh giá Tác động Môitrường

Tất cả các dự án phát triển kinh tế-xã hội(KTXH) đều có những tác động đến tìnhtrạng tài nguyên thiên nhiên, môi trường tạinơi thực hiện dự án và qua đó đến đời sốngvật chất và tinh thần, hoạt động sản xuát,kinh doanh, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốcphòng của nhân dân sinh sống trên địa bàntác động của của dự án. Để hạn chế các tácđộng tiêu cực, phát huy các tác động tích cựccủa dự án các chính phủ của các quốc gia vàcác cơ quan điều hành của các tổ chức quốctế đều đã quy định rằng trong hồ sơ trìnhduyệt các dự án phát triển kinh tế-xã hội(KTXH) phải có báo cáo đánh giá tác độngmôi trường (ĐTM) của dự án.

Báo cáo ĐTM mà chủ dự án có tráchnhiệm biên soạn và trình cơ quan thẩm địnhbáo cáo đó phải mô tả một cách khách quanvà đúng đắn các tác động môi trường(TĐMT) có thể có của dự án và các biện phápmà dự án sẽ thực hiện để đảm bảo về mặt tàinguyên môi trường (TNMT) và KTXH dự án sẽđem lại những lợi ích mà không gây ra nhữngthiệt hại về các mặt đó cho nhân dân sinhsống và hoạt động trên địa bàn dự án. Vớinhững tác động không thuận lợi không thể

tránh khỏi về TNMT, KTXH thì chủ dự án phảicó biện pháp thích hợp để khắc phục, đền bùcho những người dân, các cộng đồng, các tổchức bị thiệt hại.

Sự cần thiết phải tham vấn cộngđồng báo cáo ĐTM của dự án

Báo cáo ĐTM về thực chất là lời cam kếtcủa chủ dự án trước các cơ quan quản lýTNMT và cộng đồng đông đảo nhân dân liênquan đến dự án về việc phát huy các tácđộng tốt và khắc phục các tác động xấu vềTNMT của dự án. Cùng với các cơ quan quảnlý nhà nước có trách nhiệm, các cộng đồngnhân dân sẽ chịu các tác động TNMT của dựán phải được biết về nội dung của lời hứahẹn của chủ dự án trong báo cáo ĐTM đểchấp nhận, để kiểm tra việc thực hiện và gópphần tham gia thực hiện. Vì vậy nên các quốcgia, các tổ chức quốc tế liên quan đến quảnlý báo cáo ĐTM của dự án đều yêu cầu báocáo này phải được tham vấn cộng đồng(TVCĐ). TVCĐ báo cáo ĐTM có mục đích làmcho báo cáo đó đúng đắn, phù hợp với tìnhhình thực tế, khả thi về các biện pháp TNMTvà KTXH mà chủ dự án sẽ thực hiện sau khidự án được cơ quan có thẩm quyền của nhànước, hoặc các tổ chức tài trợ của các chínhphủ nước ngoài, các ngân hàng đầu tư phêduyệt. Chi phí cho TVCĐ đó nằm trong tổngchi phí về việc xây dựng và trình duyệt báocáo ĐTM của dự án.

Theo kinh nghiệm hoạt động tại nhiềuquốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) thìTVCĐ báo cáo ĐTM không làm chậm trễ việcthực hiện dự án, ngược lại các dự án khôngcó báo cáo ĐTM được TVCĐ đầy đủ thườngbị chậm trễ và có kết quả thực hiện kém hơnloại được TVCĐ tốt. Theo Ngân hàng Pháttriển Châu Á (ADB) đã từ lâu trước đây TVCĐbáo cáo ĐTM là yêu cầu bắt buộc đối với cácdự án sử dụng nguồn đầu tư của ADB. TheoADB ngay từ những năm 1990 nhiều quốcgia ở châu Á đã có quy định về TVCĐ đối vớicác báo cáo ĐTM của các dự án phát triểnKTXH với đầu tư từ các ngân sách quốc gia.

Nội dung cần tham vấn về báocáo ĐTM

Với mục đích và ý nghĩa như nêu trênTVCĐ báo cáo ĐTM của dự án là hoạt độngcủa chủ dự án và tư vấn soạn thảo báo cáoĐTM cùng các cộng đồng nhân dân chịu cáctác động môi trường của dự án, các cơ quan,các tổ chức có trách nhiệm được nhà nướcgiao về quản lý các tác động môi trường củadự án và những tổ chức, những người cóhiểu biết và quan tâm tới các tác động này.Quá trình tham vấn báo cáo ĐTM cần cónhững hoạt động sau đây:

l Trình bày về dự án và Báo cáo ĐTMcủa dự án

Chủ dự án hoặc tổ chức dịch vụ giúp holàm báo cáo ĐTM giới thiệu với người dự

Những việc cần làm trong tham vấn cộng đồng

Thực hiện tốt tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường sẽ giúp giảm thiểu các tác động xấu về tài nguyên môi trường của dự án

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

ĐMC - ĐTM - THAM VẤN

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 29

tham vấn mục đích phát triển KTXH của dựán; các hoạt động mà dự án sẽ thực hiện đểđạt các mục đích đó; thời gian, địa điểm, tiếntrình thực hiện dự án; tổ chức điều hành dựán, giám đốc dự án,tổ chức và người chịutrách nhiệm khắc phục các tác động tiêu cực,phát huy các tác động tích cực về TNMT củadự án.

Giới thiệu với người dự tham vấn nộidung báo cáo ĐTM của dự án mà chủ dự ánđã chuẩn bị đến ngày tham vấn. Cụ thể là:

- Các tác động tích cực về TNMT và KTXHcủa dự án đối với các khu vực và các cộngđồng dân cư sinh sống trên địa bàn hoạtđộng của dự án và vùng lân cận. Các việc màchủ dự án sẽ làm để phát huy các tác độngTNMT tích cực. Các việc mà chủ dự án mongmuốn các tổ chức, các cộng đồng sinh sốngtrên địa bàn dự án cùng chủ dự án thực hiện.

- Các tác động tiêu cực về TNMT và KTXHcủa dự án đối với các khu vực và các cộngđồng nhân dân sinh sống trên địa bàn hoạtđộng của dự án và vùng lân cận. Các việc màchủ dự án sẽ làm để khăc phục các tác độngtiêu cực. Các việc mà chủ dự án đề nghị các tổchức, các cộng đồng sinh sống và hoạt độngtrên địa bàn dự án cùng chủ dự án thực hiện.

- Cung cấp cho những người dự thamvấn một văn bản trình bày rõ ràng, đầy đủ vàdễ hiểu về các nội dung nêu trên dựa trên dựthảo báo cáo ĐTM đã chuẩn bị tới lúc tiếnhành cuộc họp tham vấn.

l Hoạt động tham gia của những ngườidự tham vấn

Tại các cuộc họp tham vấn nội dung củabáo cáo ĐTM của dự án những người thamgia các hoạt động tham vấn có nhiệm vụ:

- Trình bày những nội dung mà người dựtham vấn nhất trí với trình bày của chủ dự ántrong dự thảo báo cáo ĐTM của dự án, giảithích bằng sự việc, thông tin, số liệu, lý lẽ củasự nhất trí đó. Các việc dự án cần làm để hiệnthực hoá các nội dung nói trên.

- Trình bày những nội dung mà người dựtham vấn không nhất trí với trình bày củachủ dự án trong dự thảo báo cáo ĐTM, giảithích bằng: sự việc, thông tin, số liệu, lý lẽ vềsự không nhất trí đó; những việc dự án cầnlàm để điều chỉnh những nội dung mà ngườidự tham vấn không nhất trí.

- Trình bày nhận định và đánh giá chungcủa người dự tham vấn về chất lượng của dựthảo báo cáo ĐTM đã được chủ dự án trìnhbày: báo cáo ĐTM đã chuẩn bị có thể chấpnhận được; có thể được chấp nhận với bổsung, sữa chưa; hoặc không thể chấp nhậnvà phải làm lại trên cơ sở tiếp thu các nộidung được tham vấn.

Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế có quy

định phải tham vấn TVCĐ báo cáo ĐTM saukhi dự án đã hoàn thành việc xây dựng và lắpđặt thiết bị. Tham vấn này có mục đích kiểmtra việc dự án thực hiện các kết luận chínhthức trong phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án.

Cộng đồng cần được tham vấnbáo cáo ĐTM của dự án lànhững ai?

Việc quy định thành phần tham gia TVCĐbáo cáo ĐTM tuỳ thuộc từng quốc gia, hoặctừng tổ chức quốc tế tài trợ dự án. Theo kinhnghiệm của nhiều quốc gia và tổ chức quốctế đang hoạt động ở Việt Nam những thànhphần trong cộng đồng cần được tham vấndáo cáo ĐTM ở Việt Nam có thể như sau:

1) Các cộng đồng nhân dân trực tiếp chịucác tác động tích cực hoặc tiêu cực về TNMTcủa dự án, các UBND các cấp có trách nhiệmquản lý TNMT trên địa bàn dự án. Cấp đó làcấp xã nếu dự án chỉ có TĐMT trên địa bànmột xã; là cấp huyện nếu dự án có TĐMT trênđịa bàn nhiều xã trong huyện; là cấp tỉnh nếudự án có TĐMT trên nhiều huyện trong tỉnh.

2) Các tổ chức chính trị xã hội (CTXH), cáctổ chức xã hội nghề nghiệp (XHNN), các cơquan thông tin,truyền thông có nhiệm vụhoạt động về TNMT ltrên địa bàn của dự án.

3) Các chuyên gia Việt Nam, các công dânViệt Nam quan tâm, am hiểu về tác độngTNMT của dự án và có nguyện vọng đónggóp vào TVCĐ về TNMT của dự án và đượcmột tổ chức có trách nhiệm tham gia TVCĐ

báo cáo ĐTM của dự án mời cùng tham dựtham vấn.

4) Các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực,chuyên gia nước ngoài có nhiều kinh nghiệmvề các vấn đề TNMT liên quan đến dự án, cónguyện vọng tham vấn về nội dung báo cáoĐTM của dự án và được một tổ chức Việt Namcó trách nhiệm tham gia TVCĐ báo cáo ĐTMcủa dự án mời cùng tham dự tham vấn.

Những quy định về TVCĐ báocáo ĐTM cần có trong LuậtBVMT của Việt Nam

TVCĐ báo cáo ĐTM là việc cần kiến thứcở trình độ cao, thuộc nhiều ngành khoa họctự nhiên, xã hội và công nghệ, có khối lượnglớn, nội dung đa ngành, đa dạng, đòi hỏi thờigian, nhân lực, kinh phí, phương thức làmviệc rất khác nhau đối với từng loại dự án.Luật quốc gia về BVMT cần vận dụng nhữngnguyên tắc chung về các vấn đề đã được đềcập trên đây vận dụng vào điều kiện thực tếcủa quốc gia, cũng như của vùng hoạt độngcủa dự án.

Ở Việt Nam đã có nhiều dự án phát triểnKTXH có báo ĐTM được tham vấn đầy đủ,công phu, thực hiện trong nhiều tháng, nhiềunăm bởi những cộng đồng gồm: các UBNDcác cấp, các cơ quan quản lý TNMT các cấp,các cộng đồng nhân dân sinh sống, hoạtđộng trên các địa bàn tác động của dự án, cáctổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hộinghề nghiệp, các cơ quan truyền thông...

Theo quy định về TVCĐ báo cáo ĐTM tạikhoản 8, điều 20, mục 2 về ĐTM của LuậtBVMT năm 2005 của nước ta thì TVCĐ báocáo ĐTM chỉ còn là tham vấn các UBND và đạidiện công đồng dân cư cấp xã tai các nơi chịucác TĐMT của dự án. Các cơ quan cấp huyện,tỉnh, cùng các thành phần 2),3), 4) nêu trênđều ở ngoài hoạt động TVCĐ báo cáo ĐTM.Với quy định này chỉ có thể có kết quả TVCĐtương đối đầy đủ, đúng đắn cho báo cáoĐTM của một số dự án phát triển KTXH loạinhỏ, hoặc vừa. Với các dự án trung bình vàlớn như các dự án về năng lượng, về côngtrình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, khai tháctài nguyên thiên nhiên thì không thể có kếtluận TVCĐ báo cáo ĐTM đủ tin cậy.

Quá trình TVCĐ các báo cáo ĐTM của cácdự án về điện nguyên tử, về xa lộ, cầu đường,cảng sông, cảng biển cấp quốc gia, hoặc cấpvùng, cấp tỉnh,các dự án khai thác bauxite ởTây Nguyên, titan ở ven biển miền trung …thực hiện theo các quy định trong thời gianvừa qua không thể có TVCĐ đáng tin cậy nếuchỉ thực hiện theo các quy định này. Mongrằng trong quá trình xây dựng luật BVMT sửađổi, Quốc hội sẽ xem xét vấn đề này.

Theo kinh nghiệm hoạtđộng tại nhiều quốc giacủa Ngân hàng Thế giới(WB) thì TVCĐ báo cáo

ĐTM không làm chậm trễviệc thực hiện dự án,ngược lại các dự án

không có báo cáo ĐTMđược TVCĐ đầy đủ

thường bị chậm trễ và cókết quả thực hiện kém

hơn loại được TVCĐ tốt.

ĐMC - ĐTM - THAM VẤN

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 30

Sự không rõ ràng về quy trình, thủ tục,chủ thể và nội dung trong việc thựchiện cấp phép môi trường đòi hỏi mộtchương riêng về cấp phép môi trườngtrong Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

TS. NGUYỄN KHẮC KINHNguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giámôi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trườngChủ tịch Hội Đánh giá tác động môi trường ViệtNam.

Bức tranh hiện hữuLuật Bảo vệ môi trường năm 2005 không

có một chương hay một điều nào riêng đượcgọi là “cấp phép môi trường”. Tuy nhiên, trongLuật có đề cập đến một số loại hình côngviệc, như cho phép, cấp giấy chứng nhận,cấp giấy xác nhận, cấp chứng chỉ, cấp giấyphép, cấp mã số … về môi trường. Tất cảnhững công việc này đều có chung bản chấtlà những loại thủ tục hành chính bắt buộcmà cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu doanhnghiệp phải hoàn tất trước khi bắt tay vàohoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụnhằm đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môitrường. Chính vì vậy, có thể gọi chung cácloại văn bản này là giấy phép môi trường vàhoạt động này là cấp phép môi trường. Cóthể nêu một số ví dụ cụ thể như Giấy xácnhận đối với chủ dự án về việc đã thực hiệnđầy đủ các nội dung của báo cáo đánh giátác động môi trường (ĐTM) và các yêu cầucủa quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đótrước khi đưa dự án vào giai đoạn vận hành(đưa các công trình của dự án vào sử dụng);Chứng chỉ kỹ thuật đối với việc sử dụng máymóc, thiết bị, hóa chất độc hại trong thăm dò,khảo sát, khai thác, chế biến khoáng sản;Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trườngđối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh,dịch vụ thực hiện tốt việc quản lý chất thải….

Đa phần các giấy phép này có mục đíchkiểm soát, giám sát các hoạt động, hành vi cóthể gây hại tới môi trường. Tuy nhiên, một vàibất cập trong việc thực thi đã được nhắc tới.Rõ rệt nhất là quy định chủ dự án chỉ đượcđưa dự án vào giai đoạn vận hành sau khi đãđược cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và cấpgiấy xác nhận về việc đã thực hiện các yêucầu về ĐTM như nêu trên.

Vấn đề đáng bàn ở đây là, báo cáo ĐTMbao gồm rất nhiều các nội dung khác nhauvà thường được phân chia theo 4 giai đoạn

thực hiện khác nhau của dự án như: Giaiđoạn chuẩn bị (giải tỏa mặt bằng địa điểmthực hiện dự án, di dân, tái định cư …); Giaiđoạn xây dựng (san lấp hoặc tôn tạo mặtbằng địa điểm thực hiện dự án, xây dựng cáccông trình chính và công trình phụ trợ của dựán …); Giai đoạn vận hành (đưa các côngtrình của dự án vào sử dụng); Giai đoạn đóngcửa hoạt động (đóng cửa từng phần hoặctoàn phần các công trình của dự án sau khiđã kết thúc việc sử dụng, việc khai thác).

Nội dung về bảo vệ môi trường của từnggiai đoạn này cũng rất đa dạng và phongphú, trong đó có nội dung được thực hiện vàhoàn tất trong một thời gian rất ngắn vàkhông để lại căn cứ (dấu tích, bằng chứng …)nào để kiểm tra và xác nhận, như các nộidung về đền bù, giải tỏa mặt bằng ở giaiđoạn chuẩn bị; các nội dung về san lấp mặtbằng, thi công xây dựng các công trình chínhvà công trình phụ của dự án có liên quan đếnmôi trường ở giai đoạn xây dựng; các biệnpháp chống bụi, ồn, rung; chống xói mòn,sụt, lở, trượt đất; các biện pháp chống úng,ngập; các biện pháp quản lý chất thải rắn,đặc biệt là chất thải nguy hại … trong giaiđoạn chuẩn bị và giai đoạn xây dựng v.v…

Trong khi theo quy định hiện hành, việckiểm tra và cấp giấy xác nhận thực hiện cácnội dung của báo cáo ĐTM chỉ được thựchiện trước khi dự án đi vào giai đoạn vậnhành – tức là sau khi dự án đã kết thúc giaiđoạn thứ 2 (giai đoạn xây dựng) – vậy thì lấycăn cứ gì để kiểm tra tất cả các nội dung, biệnpháp nêu trên?

Hay một số điều kiện để cấp giấy phépmôi trường không rõ như loại hàng hóa, vậtliệu nào là có nguy cơ gây sự cố môi trường?

Hàng hóa, thiết bị, phương tiện nào có khảnăng gây ô nhiễm môi trường khi quá cảnhlãnh thổ Việt Nam? Tại sao chỉ tổ chức, cánhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiệntốt việc quản lý chất thải mới được cấp giấychứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường? Cáctrường hợp thực hiện chưa tốt hoặc khôngthực hiện thì sao?

Đó là chưa kể đến các nội dung về quytrình, thủ tục, chủ thể thực hiện cấp nhiềuloại giấy phép môi trường chưa rõ ràng.

Tuân thủ nguyên tắc cấp phépChính vì những bất cập nêu trên, trong

việc sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường 2005,cần làm rõ một số vấn đề còn tồn tại.

Cụ thể, nên có giải thích từ ngữ về “cấpphép môi trường” và/hoặc “giấy phép môitrường”. Có thể hiểu cấp phép môi trường làviệc ban hành một văn bản của cơ quan nhànước có thẩm quyền dưới dạng giấy phép,giấy chứng nhận, giấy chứng chỉ về môitrường với mục đích cho phép hoặc chứngnhận một tổ chức, cá nhân có đủ các điềukiện cần thiết về môi trường để tiến hành cáchoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường vàđời sống có liên quan đến bảo vệ môi trường.

Còn giấy phép môi trường là một vănbản do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnban hành dưới dạng giấy phép, giấy chứngnhận, giấy chứng chỉ về môi trường với mụcđích cho phép hoặc chứng nhận một tổchức, cá nhân có đủ các điều kiện cần thiết vềmôi trường để tiến hành các hoạt động vềkinh tế, xã hội, môi trường và đời sống có liênquan đến bảo vệ môi trường.

Nên có một chương riêng về cấp phépmôi trường trong Luật Bảo vệ môi trường(sửa đổi) hoặc một mục riêng này trong mộtchương khác có liên quan, trong đó cónhững điều cơ bản như sau:

Một là làm rõ các các loại giấy phép môitrường. Hai là tuân thủ nguyên tắc cấp phépmôi trường, trong đó phải đảm bảo nội dungcấp phép phải thật sự cần thiết và có tính khảthi; quy trình cấp phép phải rõ ràng, minhbạch, chặt chẽ; không gây ra sự chồng chéo,mâu thuẫn giữa các giấy phép môi trườngvới nhau, giữa giấy phép môi trường với cácgiấy phép và quy định pháp luật khác có liênquan; bảo đảm sự công bằng, bình đẳng vàcó sự tham gia của các bên liên quan. Đồngthời, các nội dung chính của giấy phép môitrường, trách nhiệm cấp phép môi trườngcũng như việc bảo đảm các nguồn lực chocấp phép môi trường phải được thể hiện rõ.

Cấp phép môi trường cần rõ ràng, nhất quán

Các nội dung chính củagiấy phép môi trường,trách nhiệm cấp phépmôi trường cũng như

việc bảo đảm các nguồnlực cho cấp phép môitrường phải được thể

hiện rõ.

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

ĐMC - ĐTM - THAM VẤN

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 31

PV. THANH HÀ

Bà Trần Thị Hương Trang, Giám đốc đồng thờilà người sáng lập Trung tâm Nghiên cứupháp luật và chính sách phát triển bền vững(LPSD), nhận xét: “Nếu cho rằng quá trìnhtham vấn người dân, cộng đồng làm kéo dàithời gian thực hiện dự án là không xác đáng”.

Dẫn nghiên cứu của Viện Nghiên cứuchiến lược chính sách công nghiệp (IPSI) - BộCông thương - thực hiện tại TP.HCM, ĐồngNai, Thái Nguyên, Hưng Yên và Đà Nẵng, rằngô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệpchủ yếu do người dân phát hiện, và ngườidân không đánh giá ô nhiễm theo chỉ sốBOD, COD mà họ nhìn nhận dưới góc độ mùihôi thối, ảnh hưởng tới sức khỏe của họ, bàTrang khẳng định, người dân, cộng đồng cóquyền đưa ra ý kiến của mình để chủ dự ánvà hội đồng thẩm định phải cân nhắc đếnquyền lợi của họ trước khi phê duyệt.

“Những ý kiến tham vấn của người dân,cộng đồng trong quá trình đánh giá tác độngmôi trường là những ý kiến về tác động trựctiếp của dự án đối với môi trường cuộc sống,sức khỏe... của chính họ. Và những ý kiến nàycũng không phải là ý kiến về chuyên môn kỹthuật, nên không xem xét đến yếu tố ngườidân có am hiểu chuyên môn kỹ thuật, hay cóchất lượng hay không. Những ý kiến cần

chuyên môn kỹ thuật sâu sẽ được các chuyêngia có chuyên môn kỹ thuật sâu đưa ra”, bàTrang nói.

“Họ có quyền đưa ra ý kiến để chủ dự án,hội đồng thẩm định phải xem xét thay đổi.Họ cũng là người sau này thực hiện việc giámsát, theo dõi quá trình thực hiện dự án, xemchủ dự án có đảm bảo những cam kết bảo vệmôi trường đã nêu ra trong báo cáo tác độngmôi trường hay không”, bà Trang nhấn mạnh.

Trao đổi về việc một số doanh nghiệpbăn khoăn liệu quá trình tham vấn người dânvà cộng đồng có thể sẽ khiến kéo dài thờigian thực hiện dự án, ông Nguyễn Hạnh, Phótrưởng ban Nội chính Tỉnh ủy An Giang, Phótrưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trungương, cho rằng, cái gì cũng có tính hai mặtcủa nó, nhưng “kiểu gì cũng phải tham vấn ýkiến của người dân”, bởi môi trường đó sẽảnh hưởng đến chính cuộc sống của họ.

“Có doanh nghiệp lo ngại người dânkhông hiểu dự án sẽ có phản ứng. Nếu vậy,trước khi đó, hãy tuyên truyền cho người dânhiểu”, ông Hạnh nói.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực này,có thể trong thực tế sẽ xảy ra trường hợpngười dân không am hiểu chuyên môn dẫnđến ý kiến thẩm định có chất lượng chưa cao.Nhưng kết quả lấy ý kiến người dân hoặc tổchức chịu tác động trực tiếp bởi dự án về báo

cáo đánh giá tác động môi trường của dự ánđầu tư sẽ do Hội đồng thẩm định xem xét,đánh giá, nên không phụ thuộc nhiều vàoviệc người dân có am hiểu hay không.

“Trường hợp am hiểu thì đương nhiên ýkiến của người dân hoặc tổ chức chịu tácđộng trực tiếp bởi dự án sẽ tốt hơn. Nhưngdù ý kiến chưa chất lượng thì cũng đều là cơsở để Hội đồng thẩm định xem xét, đánh giátrước khi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác độngmôi trường. Và dù chưa chất lượng thì cũngkhông phải là nguyên nhân kéo dài thời gianthực hiện dự án”, vị này nói.

Trên thực tế, giống như các điều khoảnmà Dự thảo Luật quy định về việc xây dựngđánh giá tác động môi trường 2 bước, khiếncác chủ đầu tư lo ngại việc “kéo dài thời gian”,thì không phải dự án nào cũng phải thựchiện tham vấn. Dự thảo Luật quy định, các dựán đầu tư phù hợp với quy hoạch của khu sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã đượcphê duyệt báo cáo đánh giá tác động môitrường cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sởhạ tầng sẽ không phải thực hiện tham vấn.

Hơn nữa, theo bà Trang, trong Dự thảoLuật cũng đã nêu một khoản thời gian hợp lýcho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ củamình. Vì thế, chủ dự án phải dự liệu khoảngthời gian này để cân đối với các hoạt độngkhác trong quá trình thực hiện.

“Với quy định như vậy, Dự thảo Luật đãtạo điều kiện thuận lợi tối đa cho chủ dự ánthực hiện nghĩa vụ của mình, cũng như đảmbảo quyền của người dân, cộng đồng đượcthực hiện”, bà Trang nhấn mạnh và khẳngđịnh, quá trình tham vấn ý kiến cộng đồng vàngười dân trong quá trình đánh giá tác độngmôi trường là cần thiết.

Người dân không đánh giá ô nhiễm bằng chỉ số mà nhìn nhận một cách trực quan đối với những yếu tố ô nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mình

Không ngại mất thời gianMột điểm tiến bộ quan trọng trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) làquy định cần có sự tham vấn ý kiến của người dân, cộng đồng trong quá trìnhđánh giá tác động môi trường. Nhưng liệu quy định này có làm kéo dài thời gianthực hiện dự án nếu cộng đồng dân cư không am hiểu sâu về chuyên môn?

ĐMC - ĐTM - THAM VẤN

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 32

PV. THÀNH ĐẠT

Mới đây, hàng trăm người dân thuộc thị trấnTứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huếđã bao vây Nhà máy xi măng Luks (vốn đầutư Hồng Kông) yêu cầu lãnh đạo nhà máy bồithường thiệt hại, đóng bảo hiểm khám chữabệnh cho nhiều công nhân, và phải có tráchnhiệm cùng chính quyền sớm bố trí tái địnhcư cho những hộ dân bị ảnh hưởng.

Những người dân này cho rằng, Nhà máyxi măng Luks gây ô nhiễm môi trường rấtnghiêm trọng suốt nhiều năm qua, vi phạmnhiều quy định về lao động và cam kết táiđịnh cư. Điều đáng nói là, người dân địaphương không hề được tham vấn về tácđộng của dự án trước, trong và sau khi nhàmáy này được xây dựng năm 1996.

Tương tự như người dân Tứ Hạ, cư dân xãThạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọcũng không ngờ rằng, các dự án sản xuấtcông nghiệp trên địa bàn xã không chỉ gây ônhiễm không khí và đất nghiêm trọng, đedọa sản xuất nông nghiệp địa phương, màcòn tiềm ẩn những mối nguy hại nghiêmtrọng đến sức khỏe cộng đồng.

Theo một nghiên cứu gần đây của Trungtâm Nghiên cứu Luật và Chính sách Pháttriển bền vững, dù chưa có các thống kêchính thức về ung thư ở Thạch Sơn, cácthông tin thu thập được từ nhiều nguồnthông tin khác nhau đã cho thấy số ca ungthư trong xã đã tăng bất thường. Đặc biệt làvào năm 2006, tỷ lệ ung thư đã tăng đến mứcđộ đáng kể.

Ông Đặng Đình Bách, Giám đốc trungtâm cho rằng, lẽ ra, người dân nơi đây cầnđược tham vấn trước khi các dự án trên đượcphép đi vào hoạt động,. “Nếu họ được thamvấn đầy đủ các thông tin, thì các dự án trênkhông thể thực hiện được, và chắc chắnngười dân sẽ không mắc bệnh như vậy”, ôngBách nói.

Một nghiên cứu khác của Trung tâmNghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trườngtrong Phát triển - một tổ chức phi chính phủtại Hà Nội - về ảnh hưởng của các hoạt độngkhai thác khoáng sản đối với cuộc sốngngười dân tại một số địa phương tại hai tỉnhYên Bái và Hà Tĩnh cũng cho thấy thực trạngđại đa số người dân không hề được tham vấnkhi các dự án được thực hiện. Bà Phạm KimNgọc, Giám đốc trung tâm cho biết: “Tiếngnói của chính quyền cơ sở thường bị độngtrong các quyết định cấp phép khai tháckhoáng sản trên địa bàn. Hoạt động thamvấn ý kiến chính quyền mang tính hình thứcvà thường bỏ quên ý kiến của người dân, cácbáo cáo đánh giá tác động môi trường, haynhững tham vấn ý kiến người dân thường chỉmang tính hình thức”.

Một phụ nữ khi được phỏng vấn chobiết: “Từ ngày công ty khai khoáng đấy về

đây khai thác 3 năm nay, kinh tế gia đình tôisa sút rất nhiều do đất đỏ trên đồi vùi xuốngruộng. Năm ngoái lũ về ruộng ngập đỏ cả hạtlúa, mang về thì cũng chả biết kêu ai, lúa đỏ,đi gặt thì bùn đất đỏ đầy người nhưng khôngai tưởng tượng nổi”.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Khắc Kinh, Chủ tịchHội Đánh giá tác động môi trường Việt Nam,với những trường hợp như trên, việc thamvấn trực tiếp người dân là vô cùng cần thiếtvì họ là chủ thể chịu tác động trực tiếp của ônhiễm.

Tại dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửađổi), vấn đề tham vấn người dân đã đượcnhấn mạnh bằng việc quy định chủ dự ánphải tổ chức tham vấn ủy ban nhân dân cấpxã nơi thực hiện dự án và cộng đồng chịu tácđộng trực tiếp bởi dự án. Trong đó, “cộngđồng” được định nghĩa bao gồm các tổ chứcchính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp và cộng

Đại diện tiếng nói người dân nên là cấp thôn

Là chủ thể chịu tác động của ô nhiễm. người dân cần được tham vấn trựctiếp

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửađổi) đề cao vai trò của cộng đồngtrong quá trình tham vấn của chủ dựán và cơ quan chức năng. Vậy cấp nàonên là cấp thích hợp cho việc đại diệntiếng nói người dân để quá trình thamvấn thực sự thiết thực và hiệu quả?

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

ĐMC - ĐTM - THAM VẤN

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 33

đồng dân cư. Việc tham vấn cộng đồng dâncư chịu tác động trực tiếp bởi dự án được tiếnhành thông qua họp cộng đồng do chủ dựán chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân cấpxã tổ chức. Ủy ban nhân dân cấp xã cũngđược trao một số quyền khác như được chủđộng tiếp cận thông tin, tham vấn các dự ánliên quan, đối thoại và tham gia đối thoại,tham gia vào giám sát và tiếp cận kết quảđiều tra môi trường, và yêu cầu các cơ quanchức năng kiện và đền bù.

Tuy nhiên, ông Đào Xuân Lai, Trợ lý Giámđốc Quốc gia UNDP Việt Nam, Trưởng phòngPhát triển bền vững UNDP Việt Nam, chorằng Luật BVMT sửa đổi nên quy định đạidiện cho tiếng nói người dân tại cấp thấpnhất là cấp thôn, bản, nhằm đảm bảo rằngngười dân sẽ có quyền được tham vấn rộngrãi hơn trong bảo vệ môi trường và có thểtrực tiếp đối thoại về bảo vệ môi trường vớicác chủ dự án và các cơ quan chức năng.

“Cần phân định quyền hạn cho cấp thônvà Luật BVMT (sửa đổi) nên định nghĩa rõràng rằng ‘cộng đồng dân cư phải bao gồmcấp thôn. Ở nhiều nước khác, khái niệm nàyđược quy định rất rõ ràng”, ông Lai nói.

Đồng quan điểm trên, ông Bách chorằng, nếu Luật BVMT sửa đổi mở rộng việctham vấn cộng đồng dân cư xuống cấpthôn, bản, với các quy định cụ thể, thì sẽgiúp người dân tránh được các rủi ro trongcuộc sống.

GS. Trương Quang Học, chuyên gia kinh

tế và môi trường tại Đại học Kinh tế (Đại họcQuốc gia Hà Nội) nhận xét, hiện nay, đa sốngười dân không được tiếp cận thông tin đầyđủ về môi trường của các dự án tại nơi họsinh sống, mặc dù họ chính là chủ thể bị tácđộng đầu tiên khi ô nhiễm xảy ra. Đây chínhlà một trong những nguyên nhân khiếnnhiều vụ khiếu kiện về môi trường xảy ra, vàkhiến Luật BVMT hiện hành bị hạn chế tínhthực thi. Vì vậy, Luật BVMT (sửa đổi) cần quyđịnh định nghĩa cộng đồng dân cư với cấpthấp nhất là cấp thôn.

Theo ông Lai, việc quy định cấp thôn làcấp thấp nhất đại diện cho tiếng nói củangười dân sẽ giúp nhiều người dân hơntham gia vào quá trình xây dựng văn bảnmôi trường của doanh nghiệp và các cơ

quan quản lý. “Qua đó họ sẽ được tiếp cậnnhiều thông tin và được tham vấn nhiềuhơn”.

Đại biểu Dương Hoàng Hương – PhóTrưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ,cũng cho rằng, dự thảo luật BVMT sửa đổimới chỉ quy định trách nhiệm và tổ chứctham vấn của chủ đầu tư mà chưa thể hiện rõquyền tham gia, tham vấn của người dân,chưa thể hiện rõ được vai trò, ý nghĩa, tácđộng, tính ràng buộc của các ý kiến tham vấntrong công tác thẩm định, phê duyệt, báocáo đánh giá tác động môi trường.

“Tôi đề nghị bổ sung thêm các quy địnhvề quyền tham gia, tham vấn của người dân,khẳng định rõ hơn ý nghĩa pháp lý, mức độràng buộc của các ý kiến tham vấn đối vớichủ dự án và các cơ quan có thẩm quyền phêduyệt báo cáo đánh giá tác động môi trườngđể cho hoạt động tham vấn thực sự có đượcý nghĩa thực tế”, đại biểu Hương nhấn mạnh.

TS. Nguyễn Khắc Kinh thậm chí còn chorằng, khi tham vấn cộng đồng dân cư thì phảitham vấn trực tiếp với người dân, không phảivới đại diện của dân. Nếu tham vấn với đạidiện của dân thì việc cấp nào có thể đại diệnsẽ phụ thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của dựán. Nếu ở cấp thôn thì đại diện nên là trưởngthôn, và nếu ở cấp xã thì đại diện nên là cấpxã. Thậm chí, nếu địa phương lập ra một hộiđại diện cho ý chí người dân về các vấn đềkinh tế-xã hội, thì hội này cũng có thể là đạidiện cho người dân.

Cần phân định quyềnhạn cho cấp thôn và LuậtBVMT (sửa đổi) nên địnhnghĩa rõ ràng rằng ‘cộng

đồng dân cư phải baogồm cấp thôn

Mở rộng tham vấn cộng đồng dân cư xuống cấp thôn, bản với các quy định cụ thể sẽ giúp người dân tránh được các rủi ro trong cuộc sống

ĐMC - ĐTM - THAM VẤN

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 34

PV. THANH THU

Ý tưởng về việc quy định rõ các điều kiện màcác tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ đánhgiá tác động môi trường (ĐTM) phải đáp ứngtrong Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đượcnhiều chuyên gia đánh giá cao trong bốicảnh có nhiều tổ chức thực hiện tư vấn vàlập báo cáo ĐTM không đảm bảo chấtlượng.

Theo luật sư Trần Trọng Bình thuộc Côngty Luật Audier & Partners Vietnam LLC –Pháp, các quy định mới đối với các nhà cungcấp dịch vụ ĐTM có thể sẽ buộc các tổ chứcthực hiện ĐTM kém chất lượng hiện nayhoặc là phải dừng hoạt động, hoặc là phảinâng cao chất lượng để cạnh tranh. Đồngthời, các quy định mới này sẽ giúp Việt Namthu hút thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụĐTM từ nước ngoài vốn có nhiều kinhnghiệm.

“Hiện nay, do thiếu các quy chuẩn và

điều kiện hoạt động cho các dịch vụ này nênnhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưamuốn đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực này,dù Việt Nam đã mở cửa thị trường này”, ôngBình phân tích.

Theo ông Đào Xuân Lai, Trưởng phòngPhát triển bền vững của văn phòng Chươngtrình Phát triển Liên Hợp quốc tại Hà Nội,một thị trường ĐMT rộng lớn hơn sẽ giúpcác doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, và tiếpcận được thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụnày với chất lượng cao.

“Để đảm bảo rằng các báo cáo ĐTM cóthể đáp ứng được yêu cầu của các cơ quanchức năng, các doanh nghiệp thường phảilàm các báo cáo này với chi phí khá cao.Trong khi đó, các báo cáo này lại thường cóchất lượng thấp vì những người làm báo cáolại không có nhiều năng lực”, ông Lai nói.

Cũng bình luận về các quy định mớinày, ông Ryuji Tomisaka, chuyên gia cao cấpvề chính sách môi trường của Cơ quan Hợp

tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết, ở NhậtBản cũng như ở nhiều quốc gia, các doanhnghiệp thường thuê các tổ chức thực hiệnĐTM cho họ, vì các tổ chức này có kiến thứcchuyên sâu, có kỹ thuật và các trang thiết bịhiện đại.

“Chúng tôi đánh giá cao dự thảo LuậtBVMT (sửa đổi) đã làm rõ các quy định vàđiều kiện cho các tổ chức thực hiện dịch vụtư vấn ĐTM. Bởi vì ĐTM đòi hỏi các hoạtđộng nghiên cứu đa diện như quan sát,phân tích, dự báo (gồm cả mô phỏng), chonên kiến thức và năng lực chuyên môn là vôcùng cần thiết để tạo ra một báo cáo ĐTMhiệu quả và có tính khoa học”, ông Tomisakanhận xét. “Việc Quốc hội phê chuẩn các quyđịnh này sẽ cải thiện khuôn khổ thể chế choViệt Nam trong việc mở cửa hơn nữa dịch vụmôi trường. Điều này là một trong các yếu tốchính giúp Việt Nam phát triển bền vững”.

Đồng quan điểm trên, TS. Nguyễn KhắcKinh, Chủ tịch Hội Đánh giá tác động môitrường Việt Nam, cho biết, dịch vụ cung ứngĐTM tư nhân đã xuất hiện từ rất lâu tại rấtnhiều nước. Ví dụ, Indonesia có một cơ quanđộc lập chuyên làm ĐTM, và được quy địnhbởi một chương trong Luật BVMT tại quốcgia này. Trong khi đó, Hàn Quốc cũng có một

Quy định về cung cấp dịch vụ ĐTM đã rõ hơnChất lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường quá kém là một trong những nguyên nhân chính khiến môi trường Việt Nam bị ô nhiễm trầm trọng

Việc ban hành các điều kiện cụ thể đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ đánh giátác động môi trường sẽ góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng củathị trường này.

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

ĐMC - ĐTM - THAM VẤN

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 35

hiệp hội bao gồm nhiều công ty chuyênthực hiện ĐTM với các quy định rất chặt chẽ.

“Các quy định về các tổ chức thực hiệnĐTM trong Luật BVMT sửa đổi là một bướctiến mới, sẽ tạo ra một thị trường ĐTM cạnhtranh và nhiều doanh nghiệp cung ứng cácdịch vụ ĐTM nước ngoài sẽ vào Việt Nam.Tuy nhiên, việc phát triển đội ngũ nhân lựcđủ mạnh cho các tổ chức trong nước sẽ làmột thách thức rất lớn”, ông Kinh nói.

Dù mở cửa dịch vụ ĐTM từ năm 2007 khigia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới,nhưng đây là lần đầu tiên Việt Nam quy địnhcác điều kiện cụ thể cho các tổ chức thựchiện các dịch vụ này.

Theo dự thảo Luật BVMT (sửa đổi), các tổchức thực hiện ĐTM phải đáp ứng một sốđiều kiện như có cán bộ có chứng chỉ hànhnghề tư vấn đánh giá tác động môi trườngdo cơ quan có thẩm quyền cấp, và có đủđiều kiện kỹ thuật để đo đạc, phân tích vàđánh giá môi trường. Bộ Tài nguyên và Môitrường (TNMT) hướng dẫn chi tiết việc cấpchứng chỉ hành nghề tư vấn đánh giá tácđộng môi trường, giấy chứng nhận tổ chứcđủ điều kiện hoạt động tư vấn thực hiệnđánh giá tác động môi trường.

Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hànhLuật BVMT sửa đổi quy định chủ dự án, tổchức dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM phải cócán bộ chuyên ngành môi trường hoặcchuyên ngành liên quan đến môi trường vàđã được Bộ TNMT cấp chứng chỉ hành nghềtư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môitrường.

Báo cáo của Bộ TNMT lý giải: “Việc quyđịnh về chứng chỉ hành nghề tư vấn đánhnhằm tăng tính chuyên nghiệp và tính chịutrách nhiệm cá nhân của những người thamgia hoạt động bảo vệ môi trường; mặt kháccũng giúp nâng cao chất lượng xây dựng cácbáo cáo ĐTM và nâng cao nhận thức chungvề môi trường”.

“Một trong những nguyên nhân chínhdẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càngnghiêm trọng ở Việt Nam chính là do chấtlượng báo cáo ĐTM của nhiều dự án là quákém. ĐTM của dự án này có thể được saochép để áp dụng cho dự án kia. Chẳng hạnnhư, các báo cáo ĐTM của các dự án thủyđiện Sông Tranh 2 và A Vương hầu như làgiống hệt nhau, chỉ khác mỗi số liệu”, ôngTrần Xuân Vinh, Phó trưởng đoàn đại biểuQuốc hội tỉnh Quảng Nam nói tại cuộc thảoluận tổ về thủy điện gần đây.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, điềuquan trọng nhất đối với báo cáo ĐMT khôngchỉ là chất lượng, mà còn là việc báo cáo nàyphải được kiểm tra, thẩm định và giám sát

trước, trong và sau khi dự án đi vào hoạtđộng. Nếu vậy thì trước hết, phải nâng caođược chất lượng đội ngũ chuyên gia thẩmđịnh.

“Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) vẫn khôngquy định việc báo cáo này sẽ được thực hiệnvà giám sát như thế nào,” ông Lai nói.

Cũng theo các chuyên gia, nhằm thựchiện và giám sát hiệu quả ĐTM, dự thảo luậtcần đẩy mạnh vai trò giám sát của Bộ TNMTvà các Sở TNMT đối với việc tuân thủ ĐTMcủa doanh nghiệp.

“Nếu như các cơ quan này không thểlàm được việc này, thì họ phải thuê các tổchức giám sát môi trường độc lập nhằmgiám sát các dự án có ĐTM. Tôi cho rằng LuậtBVMT mới nên có quy định cho phép các cơquan chức năng thuê các tổ chức này đểgiám sát các hoạt động bảo vệ môi trườngcủa doanh nghiệp”, ông Lai đề xuất, đồngthời kiến nghị nhà nước có cơ chế hỗ trợ tài

chính cho các cơ quan này trong việc thuêcác tổ chức giám sát.

Cũng theo dự thảo Luật BVMT sửa đổi,“Tổ chức tư vấn thực hiện ĐTM chịu tráchnhiệm trước chủ dự án và trước pháp luật vềcác thông tin, số liệu do mình tạo lập trongbáo cáo đánh giá tác động môi trường.”

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp lại cho rằng quyđịnh này là “không phù hợp với bản chất củahoạt động tư vấn”, bởi vì về nguyên tắc, tổchức tư vấn chỉ chịu trách nhiệm với chủ đầutư là người có quan hệ hợp đồng tư vấn vớimình về các cam kết theo hợp đồng. Báo cáoĐTM do tổ chức tư vấn lập chỉ có tính chấttham khảo. Chủ đầu tư có thể sử dụng báocáo đánh giá tác động hoặc không sử dụnghoặc có sử dụng nhưng bổ sung, chỉnh sửa.Do vậy, tổ chức tư vấn không thể chịu tráchnhiệm chung trước pháp luật về các thôngtin trong báo cáo đánh giá tác động củamình.

Một thị trường đánh giá tác động môi trường rộng lớn hơn sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 36

NGUYỄN HOÀNG PHƯỢNGTrung tâm Con người và Thiên nhiên

Theo Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửađổi), các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xãhội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcbảo vệ môi trường có quyền kiến nghị cơquan nhà nước có thẩm quyền khởi kiện cáchành vi vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệthại đối với các chủ cơ sở sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ gây tác hại đối với môitrường.

Đồng thời, dự thảo cũng nhấn mạnhrằng tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư cóquyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nướccó thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án vềhành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môitrường gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môitrường, xâm phạm quyền, lợi ích của Nhànước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình vàcá nhân. Cơ quan nhà nước, người có thẩmquyền nhận được khiếu nại, tố cáo có tráchnhiệm xem xét, giải quyết theo quy định củapháp luật về khiếu nại, tố cáo. Ngoài ra, thờihiệu khởi kiện cũng đã được Dự thảo Luậtđiều chỉnh theo hướng có lợi hơn cho ngườikhởi kiện và phù hợp với thực tế của tranhchấp và thiệt hại môi trường.

Như vậy, so với Luật BVMT 2005, đây mộtbước tiến khá lớn trong việc đảm bảo quyềnvà lợi ích của người dân, vai trò các tổ chức xãhội-dân sự trong việc khiếu nại, khởi kiệntrong lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, conđường để người dân có thể tiếp cận với cônglý trong lĩnh vực môi trường vẫn còn nhiềukhoảng trống chưa được giải quyết.

Ai có quyền khởi kiện?Theo Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi), có 4

đối tượng được phép khởi kiện đối với cáchành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môitrường , đó là: (i) cơ quan nhà nước có thẩmquyền; (ii) tổ chức (iii) cá nhân và (iv) cộng

đồng dân cư. Tuy nhiên, quy định này dẫnđến nhiều điểm chưa rõ ràng.

Thứ nhất, chưa rõ cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền khởi kiện người thực hiện hànhvi vi phạm môi trường là cơ quan nào.

Điều 56, khoản 2 Bộ Luật tố tụng dân sự(2004) quy định “Cơ quan, tổ chức do Bộ luậtnày quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêucầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi íchcủa Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ tráchcũng là nguyên đơn”. Theo hướng dẫn tạiPhần I, mục 2 của Nghị quyết số 02 của Hộiđồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối caongày 12/5/2006 thì “Cơ quan, tổ chức cóquyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toàán bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhànước quy định tại Khoản 3 Điều 162 của BộLuật tố tụng dân sự khi có đầy đủ các Điềukiện sau đây: (1) Cơ quan, tổ chức đó cónhững nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thựchiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xãhội về một lĩnh vực nhất định; và (2) Lợi íchcông cộng, lợi ích của Nhà nước cần yêu cầuToà án bảo vệ phải thuộc lĩnh vực do cơquan, tổ chức đó phụ trách”.

Theo quan điểm của Toà án Nhân dân Tối

cao , “Cơ quan Tài nguyên và Môi trường cóquyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toàán buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vigây ô nhiễm môi trường phải bồi thườngthiệt hại, khắc phục sự cố gây ô nhiễm môitrường công cộng”. Tuy nhiên, quy định nàykhông xác định rõ “Cơ quan Tài nguyên vàMôi trường” là cơ quan nào, Sở Tài nguyên-Môi trường hay Bộ Tài nguyên-Môi trường.Trong khi đó, nhiệm vụ và quyền hạn quản lýNhà nước về môi trường không chỉ có các cơquan tài nguyên và môi trường mà còn cácBộ, Ủy ban nhân dân các cấp cùng thực hiện.

Một số ý kiến cho rằng các tổ chức xã hộihay tổ chức phi chính phủ (tổ chức nhân dân)như Hội nông dân, Hội bảo tồn sinh vật biển,Hội khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật, Hộibảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Namnên là những tổ chức có quyền khởi kiện vìhọ hoạt động vì lợi ích công cộng, lợi ích củanhà nước theo từng lĩnh vực mà mình phụtrách.

Thực tế giải quyết một số vụ việc gây ônhiễm môi trường nghiêm trọng như Vedanxả thải “đầu độc” sông Thị Vải hay NicotexThanh Thái chôn thuốc trừ sâu xuống lòng

Cần thêm những quy định đột phá hỗ trợ khởi

Các nạn nhân của ô nhiễm môi trường cần được bảo vệ tốt hơn bằng các quy định pháp lý chặt chẽ, đầy đủ

Lần đầu tiên Hiến pháp Việt Nam ghinhận một quyền con người mới, đó làQuyền môi trường. Là luật chuyênngành nhằm cụ thể hóa các quy địnhcủa Hiến pháp, Luật Bảo vệ Môi trường(sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo cơ chế đểngười dân thực hiện quyền con ngườicủa mình.

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 37

đất ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa cũng cho thấyngười dân đều lựa chọn Hội Nông dân làngười đại điện theo ủy quyền để khởi kiện.Tuy nhiên, mặc dù là điểm mới, nhưng các tổchức xã hội – nghề nghiệp như Hội nông dânvẫn không có quyền khởi kiện mà chỉ có thểkiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyềnkhởi kiện, trong khi cơ quan này vẫn chưa rõlà cơ quan nào.

Thứ hai, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dâncư là ai?

Theo tinh thần Dự thảo Luật BVMT (sửađổi), tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cưkhông chỉ được khởi kiện để bảo vệ quyền lợicủa mình mà còn được khởi kiện để bảo vệquyền lợi cộng đồng, của Nhà nước và thậmchí là của gia đình, cá nhân khác. Có nghĩa làtổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư ở đây cóthể là bất cứ ai, không bắt buộc là người bịthiệt hại. Điều này tưởng chừng là sự mởrộng quyền cho tổ chức, cá nhân, cộng đồngdân cư nhưng thực chất còn nhiều mâuthuẫn với một số quy định khác trong Dựthảo cũng như các quy định khác của phápluật trong việc thực hiện quyền này.

Thứ nhất, như đề cập ở trên, tổ chức xã

hội – nghề nghiệp cũng là tổ chức nhưngkhông được khởi kiện trực tiếp mà chỉ cóquyền kiến nghị với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền để khởi kiện.

Thứ hai, theo quyền khởi kiện vụ án quyđịnh tại Bộ luật Tố tụng dân sự thì cá nhânchỉ được khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình còn tổ chức được khởikiện không chỉ để bảo vệ lợi ích của mình màcòn để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhànước nhưng phải thuộc lĩnh vực mình quảnlý. Tuy nhiên, hướng dẫn của Hội đồng Thẩmphán Toà án Nhân dân Tối cao tại Phần I, mục2 của Nghị quyết số 02 ngày 12/5/2006 về haiđiều kiện bắt buộc để tổ chức có thể khởikiện không để bảo vệ lợi ích của mình là (i) cónhững nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thựchiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xãhội về một lĩnh vực nhất định; và (2) Lợi íchcông cộng, lợi ích của Nhà nước cần yêu cầuToà án bảo vệ phải thuộc lĩnh vực do cơquan, tổ chức đó phụ trách”. Kết quả cũnggiống như cơ quan nhà nước có thẩm quyền,không rõ ràng tổ chức nào được quyền khởikiện để bảo vệ môi trường chung.

Thứ ba, cộng đồng dân cư không phải là

một chủ thể, là một đương sự trong vụ ándân sự. Thêm nữa, khái niệm cộng đồng theogiải thích trong Dự thảo, bao gồm các tổchức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp vàcộng đồng dân cư, cũng chưa làm rõ cộngđồng dân cư bao gồm những ai. Do đó, quyđịnh về quyền của cộng đồng dân cư trongviệc tham gia vào việc đánh giá kết quả bảovệ môi trường hay yêu cầu chủ cơ sở sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấp thông tinsẽ không còn nhiều ý nghĩa thực tế khi chỉđược thực hiện qua cơ chế đại diện, trong khichính cộng đồng dân cư được đại diện vẫnchưa được xác định.

Từ những phân tích trên, có thể thấy đốitượng chắc chắn có quyền khởi kiện tronglĩnh vực môi trường theo quy định của Dựthảo Luật BVMT (sửa đổi) không khác biệtcăn bản và đột phá so với Luật BVMT 2005,vẫn là tổ chức, cá nhân có quyền và lợi íchhợp pháp bị xâm hay người bị thiệt hại.

Khởi kiện ai?Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) quy định rất

rõ các bên tranh chấp về môi trường baogồm (i) Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phầnmôi trường có tranh chấp với nhau; (ii) Giữatổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thànhphần môi trường và tổ chức, cá nhân có tráchnhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trườngbị ô nhiễm, suy thoái, bồi thường thiệt hại vềmôi trường. Việc giải quyết tranh chấp về môitrường được thực hiện theo quy định củapháp luật về giải quyết tranh chấp dân sựngoài hợp đồng và các quy định khác củapháp luật có liên quan. Như vậy, người bịkiện hay bị đơn dân sự là các tổ chức, cá nhânkhai thác, sử dụng các thành phần môitrường hoặc có các hoạt động bảo vệ môitrường.

Với quy định này, cơ quan quản lý Nhànước chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trườngđã tự đặt mình khỏi các tranh chấp về môitrường cũng như trách nhiệm bồi thườngthiệt hại liên quan và liên đới đến các tranhchấp về môi trường này, trong khi trên thựctế, thiệt hại môi trường có thể xảy ra do hệquả của chính các hành vi của cơ quan quảnlý Nhà nước. Khác với việc thu hồi đất thựchiện dự án, người dân có thể khởi kiện cơquan quản lý nhà nước ra Tòa bởi quyền lợicủa họ bị ảnh hưởng trực tiếp do Quyết địnhhành chính của cơ quan quản lý. Tuy nhiên,trong lĩnh vực môi trường, cơ quản quản lýkhông trực tiếp là người gây ra ô nhiễm hay

kiện các hành vi gây ô nhiễm môi trường

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 38

tranh chấp nhưng hành vi của cơ quan quảnlý có thể là nguyên nhân hoặc góp phần vàothiệt hại môi trường. Ví dụ, việc cơ quan quảnlý phê duyệt dự án khi chưa lập Báo cáo tácđộng môi trường, dự án vẫn đi vào hoạtđộng và gây ô nhiễm. Hay trường hợp banhành hướng dẫn vận hành liên hồ chứa cácthủy điện, nếu Đà Nẵng có thiếu nước dẫnđến thiệt hại cho 1,7 triệu dân hạ du thì cũngkhông thể khởi kiện Bộ Tài nguyên và Môitrường bởi Bộ không sử dụng nguồn nước,không có tranh chấp và cũng không thể khởikiện các dự án thủy điện bởi họ không cóhành vi trái pháp luật mà chỉ thực hiện theovăn bản hướng dẫn của Bộ.

Mặt khác, việc giới hạn các bên trong sựtranh chấp không gồm cơ quan có thẩmquyền trong khi họ là người quản lý cácthành phần môi trường, thậm chí thực hiệncác hoạt động cải tạo, phục hồi khu vực môitrường bị ô nhiễm, suy thoái, lại có quyềnkhởi kiện theo quy định của tố tụng dân sự làchưa thật sự thống nhất và hợp lý ngay trongDự thảo và các Luật liên quan.

Một điểm khác biệt căn bản của Dự thảoLuật BVMT sửa đổi là nguyên tắc xác địnhtrách nhiệm cá nhân. Nguyên tắc này đượcxác định như sau:

“a) Người đứng đầu trực tiếp của tổ chứcphải chịu trách nhiệm đối với các hành vi viphạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liênquan đến hoạt động của tổ chức mình;

b) Người đứng đầu cơ quan quản lý vềbảo vệ môi trường và các cơ quan có liênquan đến quản lý tổ chức và hoạt động củatổ chức có hành vi gây ô nhiễm, suy thoáimôi trường phải chịu trách nhiệm về quản lýtheo qui định của pháp luật;

c) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suythoái môi trường có trách nhiệm khắc phụchậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vigây ô nhiễm, suy thoái môi trường của mìnhgây ra;

d) Trường hợp cá nhân gây ô nhiễm dothực hiện nhiệm vụ của tổ chức thì ngườiđứng đầu tổ chức quản lý người thực hiệnnhiệm vụ đó phải chịu trách nhiệm bồithường.”

Đây có thể coi là một bước tiến của Dựthảo nhằm cụ thể hóa trách nhiệm của ngườiđứng đầu tổ chức, cơ quan trong việc thựchiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệmôi trường. Tuy nhiên, để tránh trường hợpgiải phóng trách nhiệm của tổ chức và thaythế bằng trách nhiệm của cá nhân ngườiđứng đầu (khoản d), Dự thảo nên áp dụngquy định về bồi thường thiệt hại trong cáctrường hợp cụ thể của Bộ luật Dân sự về bồithường thiệt hại ngoài Hợp đồng để giải

quyết. Theo đó, trường hợp cá nhân, cán bộ,công chức gây thiệt hại môi trường khi thựchiện nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan thì tráchnhiệm bồi thường trước tiên thuộc về tổchức, cơ quan đó còn người vi phạm có lỗi sẽphải hoàn trả lại cho tổ chức, cơ quan sau .Quy định này không chỉ phù hợp với quyđịnh pháp luật chung mà còn đảm bảo tínhkhả thi, kịp thời và nhanh chóng của việc bồithường thiệt hại khi tài sản của cá nhânnhiều trường hợp không thể đủ để xử lý cácthiệt hại về môi trường xảy ra.

Cơ chế khởi kiệnTheo Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi), cơ

chế để người dân khởi kiện được thực hiệntheo quy định chung của pháp luật về giảiquyết tranh chấp dân sự ngoài Hợp đồng vàcác quy định khác của pháp luật có liên quan.Do đó, về mặt nguyên tắc, trách nhiệm bồithường chỉ phát sinh khi đáp ứng đủ các yếutố sau: (i) Phải có thiệt hại xảy ra; (ii) Phải cóhành vi trái pháp luật; (iii) Phải có mối quanhệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vitrái pháp luật; và (iv) Phải có lỗi cố ý hoặc lỗivô ý của người gây thiệt hại.

Như vậy, mặc dù trường hợp gây ônhiễm môi trường, trách nhiệm pháp lý vẫnphát sinh ngay cả khi không có lỗi, song việcchứng minh ba yếu tố còn lại không phảiđiều dễ dàng đối với người dân muốn khởikiện. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môitrường bao gồm (i) Suy giảm chức nãng, tính

hữu ích của môi trường ; (ii) Thiệt hại về sứckhoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậuquả của việc suy giảm chức nãng, tính hữuích của môi trường gây ra.

Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của conngười, tài sản và lợi ích nhiều đối tượng cóthể là sức khỏe, tính mạng, tài sản của các cánhân, có thể là lợi ích hợp pháp của các tổchức, hay môi trường tự nhiên… Trong nhiềutrường hợp không thể tách biệt được thiệthại về môi trường tự nhiên tại một khu vựcnhất định với thiệt hại về tài sản, sức khỏe, lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại khuvực đó, do đó, khó xác định được ai là ngườithiệt hại và được hưởng bồi thường thiệt hại.Nhiều vụ vi phạm môi trường ở Việt Nam cònphải thuê kỹ thuật giám định của nước ngoàimới có thể đưa vụ việc ra cơ quan xét xử.Điều này là một rào cản đối với người dânmuốn chứng minh thiệt hại. Mặt khác, vấn đềtrách nhiệm chứng minh và chi phí cho việcxác định và giám định thiệt hại này không cóquy định rõ ràng, thiếu ràng buộc tráchnhiệm của các bên liên quan, nghĩa là vềnguyên tắc vẫn là nghĩa vụ chính của bên bịthiệt hại nếu họ muốn khởi kiện, bởi thiệt hạivề sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sảnvà lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân dohậu quả của việc suy giảm chức năng, tínhhữu ích của môi trường gây ra là trách nhiệmcủa người khởi kiện. Trừ trường hợp sự cốmôi trường, trách nhiệm chứng minh được

Cư dân vẫn là những người chịu thiệt thòi nhất từ ô nhiễm môi trường

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 39

quy định rất rõ ràng là thuộc UBND cấp tỉnhhoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường trongtrường hợp bị ô nhiễm từ hai tỉnh trở lên.

Thứ hai, việc chứng minh hành vi tráipháp luật là một thách thức cả về mặt lý luậnlẫn thực tiễn. Nguyên nhân là bằng chứng viphạm do người dân cung cấp không đượccông nhận giá trị pháp lý trước Tòa trong khiviệc xác minh của cơ quan chức năng phảitheo quy trình và thường có độ trễ nhất địnhso với thời điểm xảy ra vi phạm. Do đó, nhiềutrường hợp khi cơ quan chức năng đến xácminh thì hậu quả không đủ để coi là vi phạmpháp luật. Hơn nữa, hệ thống quy chuẩn kỹthuật về môi trường hiện vẫn còn thiếunhiều quy chuẩn, gây khó khăn cho việc xácđịnh vi phạm. Ví dụ, với kết quả kiểm nghiệmcác mẫu đất, nước và chất thải tại khu vựccông ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái chônhóa chất xuống lòng đất, nhiều chỉ tiêukhông có quy chuẩn để so sánh .

Thứ ba, việc chứng minh mối quan hệnhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quảxảy ra rất phức tạp và trong một số trườnghợp gần như không thể tách biệt được cặphành vi – hậu quả tương ứng. Hậu quả xảy racó thể là sự tổng hợp của (i) nhiều hành vi viphạm do nhiều chủ thể khác nhau cùng thựchiện như nhiều nhà máy trong khu côngnghiệp cùng xả thải; (ii) sự cộng hưởng tácđộng của các tác nhân khác như thiên tai,dịch bệnh, nguồn gen,…; hay (iii) hành vi viphạm của chính người bị thiệt hại (người dân

sống trong khu vực cũng là một trong nhữngđối tượng gây ô nhiễm khi xả rác, nước thảisinh hoạt, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…Trong khi đó, pháp luật quy định phải chứngminh mối quan hệ nhân quả, tức là hành vigây thiệt hại phải là nguyên nhân trực tiếphoặc là nguyên nhân có ý nghĩa quyết địnhđối với thiệt hại đã xảy ra để xác định bị đơndân sự (người có trách nhiệm bồi thường) –một nội dung bắt buộc trong đơn khởi kiện.

Nếu như hiện nay, thời hiệu khởi kiện chỉlà 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợppháp bị xâm phạm, tức là khi thiệt hại đượcxác định hay chứng minh được mối quan hệnhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạmthì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thườngthiệt hại trong nhiều trường hợp đã khôngcòn. Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) đã có mộtbước tiến đáng kể khi thời hiệu được tính từthời điểm tổ chức, cá nhân phát hiện đượcthiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật củacác tổ chức, cá nhân khác. Do đó, vấn đề bấtcập về thời hiệu khởi kiện đã được Dự thảoLuật BVMT (sửa đổi) tháo gỡ.

Tuy nhiên, nếu Dự thảo vẫn tiếp tục ápdụng các quy định hiện hành về bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng theo luật Dân sự ápdụng cho ô nhiễm môi trường thì bất lợithuộc về người đi kiện khi trách nhiệmchứng minh gần như vẫn hoàn toàn thuộc vềngười bị thiệt hại trong khi nghĩa vụ này vượtquá khả năng của họ.

Nghiên cứu cách xử lý đối với tranh chấp

của một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốccho thấy, việc hoán đổi nghĩa vụ chứng minhcác yêu cầu khởi kiện là bước đột phá giúpngười bị thiệt hại có thể thực hiện quyền củamình. Theo đó, bên khởi kiện chỉ phải chứngminh hành vi vi phạm của bên bị kiện và hậuquả là thiệt hại xảy ra còn việc chứng minhkhông có mối quan hệ nhân – quả giữa hànhvi – thiệt hại là trách nhiệm của bên bị kiện.

Mặt khác, thực tế cho thấy những tranhchấp liên quan đến môi trường có thể gâythiệt hại cho hàng trăm người nhưng Dựthảo Luật BVMT (sửa đổi) cũng chưa mở cơchế cho khởi kiện tập thể để có thể tận dụngđược nguồn lực của tập thể trong việc chứngminh các thiệt hại quy mô và phức tạp như ônhiễm môi trường hiện nay.

Với khoảng 800 thanh tra môi trường ởcác cấp và 2.000 cảnh sát môi trường là consố quá nhỏ so với hàng trăm nghìn vụ việc viphạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên cảnước. Tuy nhiên, việc tăng thêm biên chếchuyên trách là điều không thể trong bốicảnh cơ cấu tinh gọn bộ máy hành chính Nhànước, Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) chưa đưara được đột phá nhằm kiểm soát các hoạtđộng có ảnh hưởng đến môi trường ngay“trên giấy” và “tại chỗ”, vốn tiết kiệm cả nhânlực và vật lực hơn công tác thanh, kiểm tratrên thực tế. Kiểm toán môi trường là một cơchế được nhiều quốc gia trên thế giới ápdụng để kiếm soát hoạt động của các cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt độngảnh hưởng đến môi trường, là bước tiếp saucủa đánh giá tác động môi trường. Việc cóthực hiện xây dựng các công trình xử lý nướcthải, áp dụng các biện pháp nhằm giảmthiểu tác động, ô nhiễm môi trường haykhông đều được thể hiện trên báo cáo kiểmtoán thông qua các chi phí hoạt động tươngứng. Ngoài ra, bộ máy Nhà nước đã có cơquan Tổng kiểm toán Nhà nước cũng như rấtnhiều các tổ chức, cá nhân hoạt động tronglĩnh vực kiểm toán, do đó không phát sinhthêm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứcthực hiện công việc giám sát các hoạt độngbảo vệ môi trường này.

Không thể không ghi nhận những bướctiến đáng kể của các quy định pháp luật vềbảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật BVMT(sửa đổi), tuy nhiên, để đảm bảo tính thực thi,hiệu quả và thống nhất trên thực tế, Dự thảovẫn cần có những đột phá hơn nữa nhằmbảo đảm quyền lợi của người dân, nhữngngười chịu thiệt thòi nhiều nhất do ô nhiễmmôi trường. Đây cũng là cách thiết thực nhấtđể hiện thực hóa những cam kết của Nhànước thể hiện trong Hiến pháp 2013 vềquyền con người.

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 40

PV. THANH THU

Việc kéo dài thời hiệu khởi kiện các vụ viphạm về môi trường theo quy định tại dựthảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) sẽ giúpngười chịu thiệt hại về ô nhiễm môi trườngtiến hành khởi kiện các đổi tượng vi phạmmột cách dễ dàng hơn.

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)quy định, thời hiệu khởi kiện về môi trườngđược tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bịthiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vivi phạm pháp luật về môi trường của các tổchức, cá nhân khác. Còn theo quy định củaLuật Bảo vệ môi trường 2005, thời hiệu khởikiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 2 năm, kểtừ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cánhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.

“Đây là một trong những điểm mới vàquan trọng nhất của dự thảo lần này, vì nó sẽgiúp bảo vệ quyền lợi của những nạn nhâncủa ô nhiễm”, luật sư Vũ Thu Hạnh, người hiệnđang tham gia vào một dự án góp ý kiến vàoLuật BVMT (sửa đổi) bình luận.

Theo Luật Bảo vệ môi trường hiện hành,trong rất nhiều trường hợp, mặc dù ngườidân phát hiện ô nhiễm môi trường đã diễn ratrong nhiều năm nhưng thiệt hại thì khôngthể tính toán ngay được.

“Hành vi gây ô nhiễm của một số doanhnghiệp thường kéo dài, khó phát hiện vàngười dân mất thời gian dài mới biết lợi íchcủa mình bị xâm phạm. Điều này khiến nhiềungười dân bị thiệt hại sẽ không có quyềnkhởi kiện đòi bồi thường”, Phó chủ tịch Hội

Nông dân tỉnh Đồng Nai Lê Hữu Thiện nói.“Quy định mới này là một thay đổi tích

cực. Tôi cho rằng quy định thời hiệu khởi kiệnlà 2 năm đối với các tranh chấp về môitrường là không hợp lý, bởi các hành vi gây ônhiễm thường kéo dài, khó phát hiện vàngười dân phải mất một thời gian khá dàimới biết được quyền và lợi ích hợp pháp củamình bị xâm phạm, đặc biệt là thiệt hại vềsức khỏe thì có khi phải mất đến 10-20 nămsau người dân mới biết được quyền, lợi íchhợp pháp mình bị xâm phạm. Điều này sẽdẫn tới việc rất nhiều người dân bị thiệt hạisẽ không được quyền khởi kiện yêu cầu bồithường thiệt hại”, luật sư Nguyễn Văn Hậu,trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Văn Hậuvà cộng sự (TP.HCM), nói.

Ông Hậu lấy ví dụ một doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài gây ô nhiễm và bịphát hiện năm 2008, nhờ sức ép của dư luậnvà quyết tâm của người dân nên công ty nàyđã buộc phải bồi thường mà không cầnthông qua con đường khởi kiện tại toà án.Trong trường hợp nếu công ty này trì hoãnthêm một thời gian nữa, không chịu bồithường thì người dân bị thiệt hại có thể sẽmất quyền khởi kiện vì đã hết thời hiệu.

Theo ông Hậu, việc kéo dài thời hiệu khởikiện sẽ giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợppháp của người bị thiệt hại do hành vi gây ônhiễm môi trường gây ra.

Nghiên cứu các quy định về thời hiệukiện về môi trường ở các nước Châu Âu chothấy, pháp luật của các nước này thường quyđịnh một thời hiệu kiện tương đối dài để bảo

vệ quyền lợi của người bị thiệt hại. Ví dụ: TạiPháp, Điều L.152-1 Luật Môi trường của Phápquy định thời hiệu 30 năm đối với “nghĩa vụtài chính liên quan tới những thiệt hại gây rađối với môi trường bởi các thiết bị, công trìnhvà các hoạt động điều chỉnh bởi luật này…”.

Theo luật sư Vũ Thị Duyên Thủy, thực tiễngiải quyết tranh chấp môi trường tại Việt namtrong thời gian qua và xu hướng gia tăngnhanh chóng các vụ việc yêu cầu bồi thườngthiệt hại do ô nhiễm môi trường cho thấy,nhiều trường hợp mất quyền khởi kiện yêucầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môitrường vì hết thời hiệu khởi kiện.

Bà Thủy phân tích, không giống với thiệthại dân sự khác, trong lĩnh vực môi trường cónhiều trường hợp gây ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưngthiệt hại lại chưa xảy ra ngay để người bị thiệthại nhận biết và thực hiện quyền yêu cầu bồithường thiệt hại. Vì vậy, có thể xảy ra tìnhtrạng khi tổ chức, cá nhân bị thiệt hại khởikiện thì đã hết thời hiệu khởi kiện. Bên cạnhđó, trên thực tế rất nhiều trường hợp, tổchức, cá nhân bị thiệt hại do ô nhiễm môitrường thường yêu cầu cơ quan quản lý lànhà nước tại địa phương là UBND các cấp giảiquyết. “Tuy nhiên, các cơ quan này chỉ cóthẩm quyền xử phạt hành chính hoặc ápdụng các biện pháp cưỡng chế hành chínhnhằm khắc phục hậu quả thiệt hại mà khôngcó thẩm quyền quyết định việc bồi thườngthiệt hại nên đôi khi có thể dẫn tới việcđương sự mất quyền khởi kiện tại toà án dothời hiệu khởi kiện đã hết”, bà giải thích.

Bảo vệ quyền lợi của nạn nhân bị ô nhiễm Hành vi gây ô nhiễm của một số doanh nghiệp thường kéo dài, khó phát hiện và người dân mất thời gian dài mới biết lợi ích của mình bị xâm phạm

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 41

NGUYỄN MINH ĐỨC Ban Pháp chế, VCCI

Thứ nhất là vấn đề quy hoạch BVMT - tácđộng lớn nhất của nội dung về quy hoạchBVMT đến hoạt động của doanh nghiệp,nhất là về việc phân vùng không gian để bảotồn và phát triển. Theo quy định của nộidung này, quy hoạch BVMT sẽ xác định khuvực nào được phép thực hiện các hoạt độngkinh tế, khu vực nào không được.

Tuy nhiên, vấn đề phát sinh ở chỗ, quychế pháp lý áp dụng cho các hoạt động sảnxuất kinh doanh ở các khu vực này vẫn chưađược quy định rõ và đây sẽ là điểm mà nhiềudoanh nghiệp sẽ quan tâm. Câu hỏi đặt ra là,ở các khu vực được coi là bảo tồn thì sẽ bịcấm những hoạt động kinh tế nào? Nếu mộtdoanh nghiệp đang sản xuất kinh doanhbình thường tại khu vực này được xác định làkhu bảo tồn thì sẽ xử lý thế nào?

Thứ hai, về đánh giá tác động môitrường (ĐTM) ban đầu. Đây cũng là một quyđịnh mới và chưa rõ tác động trên thực tế đốivới các doanh nghiệp sẽ đến đâu.

Theo quy định này, ngoài việc phải thựchiện báo cáo ĐTM trong giai đoạn lập dự ánnhư trước đây, doanh nghiệp phải lập thêmmột báo cáo ĐTM ban đầu trong giai đoạnnghiên cứu đầu tư (cùng với báo cáo tiềnkhả thi, xin chủ trương đầu tư).

Điểm thuận của quy định này là sẽ giúpcho chủ dự án kiểm soát các vấn đề môitrường ngay từ ban đầu và tránh được việcbỏ rất nhiều công sức lập dự án rồi mà báocáo ĐTM cuối cùng lại không được thôngqua. Nhưng điểm chưa thuận là quy định nàysẽ làm phát sinh thêm thủ tục hành chính màdoanh nghiệp phải thực hiện. Trong trườnghợp này, việc làm rõ diện những dự án phảithực hiện ĐTM sẽ rất cần thiết.

Thứ ba, quy định về kiểm tra xác nhậncông trình BVMT trước khi đi vào vận hànhchính thức. Trong quá trình soạn thảo, Bansoạn thảo đã có ý định bỏ thủ tục này vànhập việc kiểm tra công trình BVMT vàocùng với thủ tục thanh tra, kiểm tra thôngthường. Nếu thủ tục này được bỏ đi sẽ tạothuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trongquá trình vận hành dự án bởi một số dự ánkhông thể xác định được thời điểm đi vàovận hành chính thức nên không xác định

được việc kiểm tra xác nhận như thế nào chophù hợp.

Thứ tư, quy định về cam kết BVMT (CBM).Tương tự như việc kiểm tra, xác nhận côngtrình, quy định này cũng đã được rút khỏicác dự thảo trước, nhưng lại được đưa trở lạivào dự thảo này.

Ý định ban đầu của Ban soạn thảo là việcbỏ CBM sẽ được thay bằng Kế hoạch BVMT(KBM) - quy định mới, sẽ được đề cập sau),bởi CBM trước đây chỉ được lập và nộp mộtcách rất hình thức, không trải qua bất kỳcông đoạn kiểm tra nào và hầu như khôngcó ý nghĩa giúp bảo vệ môi trường.

Thứ năm, quy định về KBM. Đây là mộtnghĩa vụ mới mà các cơ sở sản xuất kinhdoanh sẽ phải thực hiện. Theo đó, các cơ sởsản xuất kinh doanh sẽ phải lập kế hoạchKBM một lần (khi cơ sở đi vào hoạt độngchính thức, hoặc khi luật mới có hiệu lực). Vàđây sẽ là cơ sở cho việc thanh tra, kiểm tracủa cơ quan nhà nước. Quy định này khácvới các lần dự thảo trước khi mà KBM đượccác cơ sở sản xuất kinh doanh có phát sinhchất thải lập định kỳ hàng năm.

Thứ sáu, giấy chứng nhận về các hoạtđộng liên quan đến BVMT. Theo dự thảo, loạigiấy chứng nhận này có ý nghĩa chứng nhậnlà doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinhdoanh các dịch vụ BVMT. Quy định này sẽ tácđộng trực tiếp đến hoạt động của các doanhnghiệp cung cấp dịch vụ môi trường nhưdịch vụ lập các báo cáo (ĐTM, CBM và KBM),dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải,dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng các công

trình BVMT… Một câu hỏi đặt ra là loại giấy chứng

nhận này có ý nghĩa khi những doanhnghiệp này muốn được hưởng ưu đãi do đãcó hoạt động BVMT hay không? Thực tế hiệnnay cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp đãthực hiện các hoạt động BVMT và muốnđược hưởng ưu đãi từ các cơ quan thuế, hạtầng, hải quan… nhưng lại không có căn cứchứng minh mình thuộc diện được ưu đãi.

Thứ bảy về vấn đề quan trắc môi trường.Dự thảo giao Bộ Tài nguyên Môi trường banhành danh mục và hướng dẫn việc quan trắcchất thải đối với các cơ sở sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ. Điều này có nghĩa là một sốdoanh nghiệp sẽ phải thực hiện nghĩa vụquan trắc nguồn thải của mình (tự thực hiệnhoặc sử dụng dịch vụ) và báo cáo kết quảquan trắc một cách trung thực cho cơ quannhà nước.

Mặc dù có lo ngại sẽ có thêm nhữngphức tạp trong việc thực hiện quy định nàynhưng hiện vẫn chưa rõ diện doanh nghiệpphải thực hiện nghĩa vụ này cũng như cáchthức thực hiện nên cũng chưa thể đánh giácụ thể hơn về tác động của quy định đếndoanh nghiệp.

Thứ tám, nghĩa vụ của doanh nghiệp đốivới cộng đồng dân cư. Dự thảo Luật BVMT(sửa đổi) quy định chủ doanh nghiệp phảitrả lời bằng văn bản, đối thoại, cung cấpthông tin về hoạt động bảo vệ môi trườngcủa mình theo định kỳ hàng năm hoặc khi cóyêu cầu.

Đây là quy định mới nhằm tăng cườngthông tin và đối thoại giữa doanh nghiệp vàcộng đồng dân cư. Mặc dù vậy, một sốdoanh nghiệp cũng băn khoăn về việc trìnhtự, thủ tục thực hiện các việc này nhằm tránhgây phiền toái cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của họ.

Thứ chín, nội dung quy định về thanh tra,kiểm tra về môi trường đặt ra việc thanh tra,kiểm tra về môi trường nhiều nhất là 2lần/năm, trừ trường hợp có tranh chấp. Đâycũng có thể coi là một quy định nhằm bảo vệdoanh nghiệp khỏi việc bị thanh tra, kiểm traquá nhiều, gây cản trợ hoạt động sản xuất,kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần phải chung taythực hiện các hoạt động BVMT và giảm tốiđa các tác động xấu từ hoạt động sản xuấtkinh doanh đến môi trường. Mặc dù vậy,cũng cần phải đánh giá kỹ tác động của cácquy định này. Quy định nào tạo thêm thủtục hành chính, gây tốn kém thời gian vàchi phí cho doanh nghiệp nhưng lại khôngcó nhiều ý nghĩa trong BVMT thì cần phảiđược loại bỏ.

Còn nhiều câu hỏi để ngỏMột số quy định chưa rõ ràng về nghĩa vụ bảo vệ môi trường (BVMT) trong dự thảoLuật BVMT (sửa đổi) có thể sẽ gây khó cho doanh nghiệp.

Quy định nào tạo thêmthủ tục hành chính, gây

tốn kém thời gian và chiphí cho doanh nghiệp

nhưng lại không có nhiềuý nghĩa trong BVMT thì

cần phải được loại bỏ

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

NGUYỄN TRUNG THẮNGViện Chiến lược, chính sách tài nguyên môitrường

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) sửađổi và các văn bản hướng dẫn dự kiến đượcban hành cần được cân nhắc, xem xét về mộtsố vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả quản lýchất thải.

Ưu tiên phòng ngừa, giảm thiểuphát sinh chất thải; tiến tới ápdụng các công cụ kinh tế để giảmchất thải và hạn chế chôn lấp.

Trên thế giới, trong quản lý chất thải, cácbiện pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế(3R) đã được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ,trong đó được ưu tiên nhất là phòng ngừa,giảm thiểu chất thải phát sinh. Ví dụ, ở CHLBĐức, trong Luật Quản lý chất thải 1972 quyđịnh nguyên tắc ưu tiên theo thứ tự: (i)Phòng ngừa/tránh phát sinh chất thải (wasteprevention/avoidance); (ii)Phục hồi, bao gồmtái sử dụng, tái chế, thu hồi chất dinh dưỡng,thu hồi năng lượng (Recovery) và; (iii) Xử lýchất thải phù hợp với môi trường (FinalDisposal)” (BMU, 2006).

Việt Nam là thành viên của Diễn đàn khuvực châu Á – Thái Bình Dương về 3R từ năm2009. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủcũng đã ban hành Quyết định 2149/QĐ-TTgngày 17/12/2009 phê duyệt Chiến lược quốcgia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến2025, tầm nhìn 2050, trong đó nhấn mạnh“phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thảitại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăngcường tái sử dụng, tái chế để giảm khốilượng chất thải phải chôn lấp”.

Dự thảo Luật BVMT sửa đổi hầu như chưanhấn mạnh nguyên tắc này, cũng như chưađề cập đến việc khuyến khích áp dụng cáccông cụ sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất

thải…. trong các cơ sở sản xuất nhằm giảmthiểu chất thải. Vì vậy, vấn đề này nên đượccân nhắc, xem xét.

Một vấn đề nữa là việc áp dụng các côngcụ kinh tế thích hợp. Nhiều nền kinh tế nhưHàn Quốc, Đài Loan, Thụy Điển… đã thựchiện cơ chế thu phí theo khối lượng chất thảirắn phát sinh (pay-as-you-throw). Ngoài ra,một số nước cũng đã đánh thuế đối vớilượng chất thải phải chôn lấp, (gọi là thuế bãichôn lấp - landfill tax), qua đó hạn chế chônlấp và khuyến khích việc áp dụng các côngnghệ không-chôn-lấp như đốt, chế biếnphân sinh học, bioga….

Vì vậy, trong các văn bản hướng dẫn cầncân nhắc, xem xét việc sử dụng các công cụkinh tế nêu trên để giảm lượng chất thải phátsinh trong thời gian tới, cũng như hạn chếlượng chất thải rắn phải chôn lấp về lâu dài.

Triển khai đồng bộ phân loạichất thải rắn tại nguồn với pháttriển cơ sở hạ tầng và công nghệxử lý

Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn đãđược quy định bởi Luật BVMT 2005 cũng nhưDự thảo Luật BVMT sửa đổi. Tuy nhiên, trênthực tế, hoạt động này ở các hộ gia đình hầunhư chưa được triển khai. Nguyên nhân

chính là do ở nước ta hầu như mới chỉ có mộtphương thức xử lý chính là chôn lấp. Cáccông nghệ xử lý khác như chế biến phân visinh (compost), đốt, ủ khí sinh học (biogas)…còn chưa phổ biến. Vì vậy, ở các địa phươnghầu như chưa có hệ thống hạ tầng kỹ thuậtđồng bộ về thu gom, xử lý riêng các loại chấtthải rắn đã được phân loại. Ở một số dự án thíđiểm, sau một thời gian, chất thải rắn sau khiđược phân loại tại hộ gia đình lại bị thu gomchung để mang đến bãi chôn lấp. Ngoài ra,cũng là do chưa có hướng dẫn việc thực hiệnphân loại cụ thể, và ý thức của người dântrong hoạt động này còn chưa cao.

Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn,muốn thành công, cần phải được gắn kết vớiphương thức xử lý dự định áp dụng ở từngkhu vực cụ thể. Ví dụ, ở khu vực nông thônvới phương thức xử lý có thể là chế biến phâncompost và chôn lấp thì chất thải rắn cầnđược phân loại thành: có thể tái chế; hữu cơ;vô cơ. Trong khi ở các thành phố lớn, cácphương thức xử lý chính trong thời gian tớicó thể là chôn lấp, đốt thì chất thải rắn cầnđược phân loại thành: có thể tái chế; có thểđốt cháy; không thể cháy..v.v…

Vì vậy, việc phân loại chất thải rắn tạinguồn cần được hướng dẫn theo hướng ápdụng với hoàn cảnh cụ thể của từng

Một số vấn đề về quản lý chất thải hiệu quả

42

Hình 1. Tháp quản lý chất thải ở CHLB Đức. (Nguồn: BMU,2006)

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 43

vùng/địa phương, kết hợp chặt chẽ với quyhoạch áp dụng các công nghệ xử lý hạn chếchôn lấp cũng như lộ trình đầu tư các côngtrình/nhà máy xử lý, tái chế chất thải rắn. Cónhư vậy thì chính sách này mới thật sự đi vàocuộc sống.

Quy định rõ quy chuẩn kỹ thuậtvề phế liệu được phép nhậpkhẩu

Mặc dù Luật BVMT 2005 và các văn bảnhướng dẫn đã quy định về việc nhập khẩumột số loại phế liệu để làm nguyên liệu sảnxuất, nhưng việc triển khai trên thực tế cònnhiều vướng mắc, bất cập. Nhiều doanhnghiệp đã lợi dụng chính sách nhập khẩuphế liệu để đưa chất thải vào nước ta, do việcphân định giữa chất thải và phế liệu là chưarõ ràng. Để khắc phục tình trạng này, Dự thảoLuật BVMT (sửa đổi) đã quy định việc phế liệunhập khẩu từ nước ngoài phải đáp ứng cácquy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộcdanh mục phế liệu được phép nhập khẩu doThủ tướng Chính phủ quy định.

Như vậy, vấn đề mấu chốt là phải xâydựng và ban hành được các quy chuẩn kỹthuật quốc gia về phế liệu. Tuy nhiên, vấn đềnày lại không được đề cập rõ ràng ở các quyđịnh về quy chuẩn kỹ thuật về môi trường vàtiêu chuẩn môi trường (Chương XI) của Dựthảo Luật. Dự thảo cũng đã đưa ra các điềuvề các yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật vềchất lượng môi trường xung quanh và quychuẩn kỹ thuật về chất thải song không cóđiều khoản nào đề cập đến yêu cầu đối vớiquy chuẩn kỹ thuật về phế liệu.

Vì vậy, nên cân nhắc, xem xét, bổ sungcác quy định cụ thể hơn đối với quy chuẩn kỹthuật về phế liệu nhập khẩu đồng thời cũngxem xét lại, bổ sung thêm đối với khái niệmvề “quy chuẩn kỹ thuật môi trường” ở phầngiải thích từ ngữ (Điều 3) trong Dự thảo LuậtBVMT (sửa đổi) cho phù hợp.

Hướng dẫn trách nhiệm mở rộngcủa nhà sản xuất theo từngnhóm chất thải.

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất(Extended Producer’s Responsibility – EPR) làcơ chế được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước,theo đó, các nhà sản xuất, nhập khẩu cótrách nhiệm thu hồi, xử lý các sản phẩm thảibỏ sau khi sử dụng. Cơ chế này, khi được triểnkhai áp dụng, sẽ góp phần rất lớn vào việcthúc đẩy tái chế, thiết kế sản phẩm thânthiện môi trường.

Ở nhiều nước, cơ chế này được quy địnhtrong các văn bản cụ thể cho từng loại hình

sản phẩm thu hồi, tùy vào đặc tính của từngloại sản phẩm mà có các quy định các nhau.Ví dụ như ở CHLB Đức, EPR đã được áp dụngđối với các loại sản phẩm/chất thải như baobì, pin, các phương tiện cơ giới hết hạn sửdụng, dầu thải, các thiết bị điện và điện tửthông qua các văn bản pháp luật như: Pháplệnh bao bì (Packaging Ordinance); Pháplệnh về thu hồi và xử lý pin đã qua sử dụng(The Ordinance on the Return and Disposalof Used Batteries (1998/2001); Pháp lệnh vềphương tiện giao thông hết thời hạn sử dụng(The End-of-Life Vehicles Ordinance1997/2006); Pháp lệnh chất thải dầu mỡ kỹthuật; Luật thiết bị điện và điện tử 2005 (TheElectrical and Electronic Equipment Act -Elektro- und Elektronikgerätegesetz). Tươngtự, Nhật Bản cũng có các luật riêng đối vớitừng loại chất thải (ISPONRE, 2009).

Ở nước ta, Luật BVMT 2005 và Dự thảoLuật BVMT (sửa đổi) đã có quy định vềnguyên tắc trách nhiệm của các chủ cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thu hồimột số loại hình sản phẩm hết hạn sử dụnghoặc thải bỏ. Ngày 09/8/2013, Thủ tướngChính phủ cũng đã ban hành Quyết định50/2013-QĐ-TTg về thu hồi và xử lý sảnphẩm thải bỏ và hiện nay, Bộ Tài nguyên môitrường đang xây dựng thông tư hướng dẫn.

Qua kinh nghiệm của nhiều nước, để ápdụng EPR thành công, cần có cơ sở hạ tầngkỹ thuật về tái chế, xử lý chất thải tốt; hệthống thu gom tốt; ý thức trách nhiệm củacộng đồng cao…. Ngoài ra, mỗi loại chất thảicó một đặc thù khác nhau, vì vậy, việc triểnkhai áp dụng EPR nên được nghiên cứu,hướng dẫn riêng đối với từng nhóm/loại chất

thải, trước hết cần được áp dụng cho một sốloại thông dụng nhất (ví dụ, ắc-quy), sau đórút kinh nghiệm và xây dựng hướng dẫn đốivới các loại khác.

Quy định rõ việc xây dựng, quảnlý cơ sở dữ liệu về môi trường vàchất thải

Cơ sở dữ liệu, số liệu về quản lý chất thảicó ý nghĩa quan trọng cho việc dự báo,hoạch định các chính sách, chiến lược cũngnhư quy hoạch, đầu tư xây dựng các côngtrình xử lý chất thải. Cũng như ở một số lĩnhvực khác, cơ sở dữ liệu về quản lý chất thải ởnước ta hiện đang không được thu thập,thống kê một cách đầy đủ, thống nhất, đồngbộ và theo chuỗi qua các năm. Tuy nhiên,việc xây dựng, cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệunày chưa được đề cập một cách rõ ràng trongDự thảo Luật BVMT sửa đổi.

Hiện nay, công tác quản lý nhà nước vềchất thải hiện đang được phân cho nhiều Bộ,ngành (Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ytế, Bộ Giao thông vận tải) và việc trực tiếpquản lý chất thải được giao cho các địaphương. Để xây dựng được một cơ sở dữ liệuvề quản lý chất thải thống nhất, có chấtlượng, cần có các quy định về cơ chế phốihợp, cung cấp dữ liệu giữa các bộ, ngành,đồng thời phải có các hướng dẫn về loại sốliệu, cách thức, trách nhiệm, tần suất thuthập, cơ chế báo cáo…, để các địa phươngthực hiện.

Vì vậy, vấn đề này nên được cân nhắc,xem xét đưa vào trong Dự thảo Luật BVMT(sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn.

Cần có cơ sở hạ tầng kỹ thuật về tái chế, xử lý chất thải tốt

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 44

PV. NGUYỄN THANH

Đầu tháng 4/2014, Cục Hải quan TP.HCM đãtạm giữ 8 container phế liệu thép nhập khẩukhông đạt tiêu chuẩn theo quy định tại cảngPhước Long - Thủ Đức, để chờ xử lý. Công tyTNHH Thương mại dịch vụ Giao nhận QNN(TP.HCM), chủ của lô hàng, khai báo rằng cáccontainer chứa 166,3 tấn phế liệu thép đãđược xử lý theo yêu cầu bảo vệ môi trường(BVMT), xuất xứ từ Pháp, trị giá trên 1,1 tỷđồng, thuế VAT hơn 118 triệu đồng.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, toàn bộ số hàngtrên là dây điện cắt ngắn, còn nguyên vỏ bọcbằng vật liệu cách điện. Số phế liệu kim loạinêu trên không đáp ứng tiêu chuẩn đượcphép nhập khẩu theo quy định tại Thông tưsố 01/2013/TT-BTNMT ngày 28-1-2013 củaBộ Tài nguyên và Môi trường.

Trước đó, vào tháng 1/2014, Chi cục Hảiquan cảng Sài Gòn khu vực 1 đã tạm giữ27,83 tấn phế liệu nhập khẩu không đạt tiêuchuẩn kỹ thuật theo quy định, trị giá trên626 triệu đồng, của Công ty TNHH Kim loạiV.P (Bình Chánh - TP.HCM). Theo khai báocủa doanh nghiệp, hàng nhập khẩu lànhôm phế liệu, đủ điều kiện nhập khẩu theoquy định hiện hành. Tuy nhiên, qua kiểm travà giám định, lô phế liệu này không phùhợp với quy định trongQCVN31:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về môi trường đối với phế liệu sắt,thép nhập khẩu.

Hai vụ việc này chỉ nằm trong số rấtnhiều vụ nhập khẩu phế liệu trái phép vàoViệt Nam hàng năm. Trong đó, có nhiều mặthàng có nguy cơ gây ô nhiễm đến môitrường như máy móc, thiết bị lạc hậu cũ,hỏng, hết niên hạn sử dụng, linh kiện điện tửcó chứa chất nguy hại vượt quá ngưỡngnhiều lần.

Chỉ tính riêng từ tháng 5 năm 2009 đếntháng 5 năm 2011, 37 vụ việc vi phạm đã bịphát hiện, trong đó có 3.278 container chứa56.618 tấn ắc quy chì phế thải và hàng hoákhác thuộc diện chất thải nguy hại đã nhậpkhẩu qua cảng biển, cửa khẩu Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường Nguyễn Minh Quang, nguyên nhân

của thực trạng trên là do việc nhập khẩu“rác” thải từ các nước tiên tiến thường manglại lợi nhuận cao khiến không ít doanhnghiệp trong nước tìm cách “lách luật”, ngụytrang dưới nhiều hình thức khác nhau vớidanh nghĩa hợp pháp nhằm thu lợi bấtchính.

Theo dự thảo Luật Bảo BVMT (sửa đổi),chính phủ sẽ siết chặt nhập khẩu phế liệuvào Việt Nam nhằm tăng cường bảo vệ môitrường hiện đang ô nhiễm ngày càngnghiêm trọng.

Dự thảo luật quy định rằng tổ chức, cánhân nhập khẩu phế liệu chỉ được sử dụngphế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sảnxuất, không được cho, bán tạp chất đi kèmphế liệu, và phải có trách nhiệm tái xuất phếliệu trong trường hợp không đáp ứng cácquy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Để nhập khẩu phế liệu, tổ chức và cánhân cũng phải đáp ứng các yêu cầunghiêm ngặt về xuất xứ, chất lượng, côngnghệ, kho bãi tập kết, thiết bị tái chế, tái sửdụng phế liệu, xử lý tạp chất đi kèm phế liệuđạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Cũng theo dự thảo, Chính phủ sẽ quyđịnh điều kiện nhập khẩu phế liệu. Ủy bannhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra,phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi viphạm pháp luật liên quan đến phế liệu nhậpkhẩu. Hằng năm, phải báo cáo Bộ Tài nguyênvà Môi trường tình hình nhập khẩu, sử dụngphế liệu và các vấn đề môi trường liên quanđến phế liệu nhập khẩu tại địa bàn.

Cần tạo hàng rào kỹ thuậtMột số đại biểu Quốc hội cho rằng,

Chính phủ không nên cho phép nhập khẩuphế liệu vì đây là một trong những nguyênnhân gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên,theo ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủyban Kinh tế của Quốc hội, nếu trong các camkết quốc tế mà Việt Nam không cấm nhậpkhẩu phế liệu thì luật không thể cấm được.

Cần thắt chặt quản lý nhập khẩu phế liệu

Cần dựng hàng rào kỹ thuật đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu

Lo ngại môi trường bị tác động xấu, nhiều ý kiến đề nghị Dự thảo Luật Bảo vệ môitrường (sửa đổi) cần quy định các điều kiện nhập khẩu phế liệu một cách nghiêmngặt và làm rõ hơn các khái niệm về phế liệu, nguyên liệu và phế thải.

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 45

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốchội Phan Trung Lý và Chủ nhiệm Văn phòngQuốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho rằng,cả về mặt kinh tế lẫn các cam kết quốc tế màViệt Nam đã ký kết thì khó có thể cấm nhậpkhẩu phế liệu.

Vì vậy, “Luật BVMT (sửa đổi) cần có cáchàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩuphế liệu, chỉ cho phép nhập khẩu loại phếliệu có thể xử lý thành nguyên liệu đầu vàocho sản xuất trong nước với giá thành rẻ,nguồn cung trong nước thiếu và ít gây hạiđến môi trường trong quá trình xử lý”, ôngGiàu đề xuất.

Không những vậy, theo ông Phúc, ngoàidựng hàng rào kỹ thuật phải quy định cụ thểđiều kiện, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân nhậpkhẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất,nhập khẩu ủy thác và phải giao cho UBNDcấp tỉnh trách nhiệm kiểm tra, phát hiện,ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm phápluật liên quan đến phế liệu nhập khẩu. Ngoàira, luật phải giao trách nhiệm cho Bộ TNMTquy định tiêu chí về bảo vệ môi trường đốivới phế liệu nhập khẩu và phối hợp với BộCông Thương quy định danh mục phế liệuđược phép nhập khẩu từ nước ngoài và từdoanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trongkhu phi thuế quan vào nội địa.

Ông Tomisaka Ryuji, chuyên gia môitrường của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật

Bản hiện đang làm việc tại Bộ Tài Nguyên vàMôi trường Việt Nam, thì cho rằng nhiềuquốc gia cũng phải tuân thủ các cam kếtcủa Tổ chức Thương mại Thế giới về nhậpkhẩu phế liệu. Tuy nhiên, Việt Nam có quyềntừ chối phế liệu nhập khẩu vì điều nàykhông được điều chỉnh bởi Công ước Baselvề kiểm soát vận chuyển qua biên giới cácphế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng,và các quy định quốc tế khác. “Tôi cho rằng,một trong những giải pháp tốt nhất mà cácquốc gia này sử dụng chính là các tiêuchuẩn/quy định kỹ thuật. Tôi nghĩ đây làđiều rất hay mà Việt Nam nên học hỏi”, ôngRyuji khuyến nghị.

Làm rõ các khái niệm“Không thể biến Việt Nam thành bãi rác

thải của thế giới được. Trong nhiều năm qua,các cơ quan hải quan và Bộ Tài nguyên vàMôi trường đã rất đau đầu về việc giải quyếtvấn đề nhập khẩu phế liệu trái phép donhiều quy định lỏng lẻo hiện nay. Chẳng hạnnhư, theo Luật BVMT hiện hành, việc địnhnghĩa thế nào là phế liệu vẫn rất mơ hồ, tạora nhiều lỗ hổng cho phép ngày càng nhiềuphế liệu nhập khẩu trái phép vào Việt Nam”,ông Phúc nhấn mạnh.

Theo ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệmỦy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trườngcủa Quốc hội, Luật BVMT (sửa đổi) cần phải

có quy định phân biệt thế nào là nguyên liệuđầu vào, thế nào là phế liệu, và thế nào làphế thải để tránh việc các doanh nghiệp lợidụng và nhập khẩu trái phép các loại chấtthải vào Việt Nam.

Ông Tomisaka Ryuji cũng nhấn mạnhrằng, Việt Nam hiện còn rất thiếu các quyđịnh và các cơ chế cụ thể, khả thi trong việcphân biệt nguyên liệu với phế liệu, và vớichất thải. Đó là lý do vì sao nhiều doanhnghiệp đã lợi dụng kẽ hở pháp lý này đểnhập khẩu chất thải nguy hại vào trongnước, gây ô nhiễm môi trường.

Theo các chuyên gia, ở Trung Quốc, cácnhà nhập khẩu phế liệu phải tuân thủnghiêm ngặt 1 danh mục phế liệu cho phépnhập khẩu. Quốc gia này cũng phân biệt rõràng thế nào là chất thải, phế liệu và nguyênliệu đầu vào. Indonesia cũng không chophép nhập khẩu vào quốc gia này nhữngloại phế liệu không được xử lý trước đó.

Hiện Việt Nam có khoảng 160 nhà nhậpkhẩu phế liệu. Khoảng 75% trong số đónhập khẩu cho sản xuất và tái chế, 18% nhậpkhẩu để phân phối, và số còn lại nhập khẩudưới dạng được ủy thác.

Việt Nam nhập khẩu khoảng 3,43 triệutấn phế liệu thép năm 2012, tăng 32,5% sovới năm 2011. Năm 2013, nhập khẩu phếliệu thép cũng tăng khoảng 30% so với năm2012, theo Hiệp hội Thép Việt Nam.

Phế liệu chỉ được nhập khẩu để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 46

Trao đổi với PV. Nguyễn Thu, ôngTomisaka Ryuji, chuyên gia môi trườngcủa Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bảnhiện đang làm việc tại Bộ Tài Nguyên vàMôi trường Việt Nam, nêu một số khuyếnnghị về việc Luật Bảo vệ môi trường (sửađổi) có nên cấm hay tiếp tục cho phépnhập khẩu phế liệu.

Theo ông, Việt Nam nên cấm hay cho phépnhập khẩu phế liệu?

Việt Nam nên tuân thủ các quy định củathế giới về nhập khẩu phế liệu, và Luật BVMT(sửa đổi) nên có một điều khoản quy định vềviệc này. Tôi cho rằng, khi nỗ lực để trở thànhmột nước công nghiệp, Việt Nam sẽ có nhucầu rất lớn đối với các loại nguyên liệu và phếliệu cho sản xuất trong nước. Đương nhiên,các nguồn nguyên liệu và phế liệu này làkhông đủ, và do vậy Việt Nam phải nhậpkhẩu thêm từ bên ngoài.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện còn rất thiếucác quy định và các cơ chế cụ thể, khả thitrong việc phân biệt nguyên liệu với phế liệuvà với chất thải. Đó là lý do vì sao nhiềudoanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở pháp lý nàyđể nhập khẩu chất thải nguy hại vào trongnước, gây ô nhiễm môi trường.

Theo Công ước Basel về kiểm soát vậnchuyển qua biên giới các phế thải nguyhiểm và việc tiêu huỷ chúng, tất cả các nướcphát triển và đang phát triển phải tuân thủcác quy định nghiêm ngặt về tiêu hủy cácchất thải nguy hại. Tuy vậy, các nước đangphát triển thường không tuân thủ công ướcnày tốt bằng các nước phát triển. Tôi chorằng, các nước đang phát triển như ViệtNam nên áp dụng một trong hai giải phápsau:

Thứ nhất là Việt Nam nên tiếp tục cấmnhập khẩu phế liệu, cho dù phế liệu này cónguy hại hay không nguy hại. Tuy nhiên, việc

định rõ thế nào là phế liệu và thế nào là chấtthải là vô cùng quan trọng. Chúng ta phảiphân biệt nguyên liệu với phế thải và vớichất thải, bởi vì về bản chất, chúng hoàn toànkhác nhau. Ngoài ra, cơ quan nào sẽ chịutrách nhiệm kiểm tra chất lượng của chúng,và địa điểm nào sẽ được quy định rõ để quytập chúng? Nếu giải pháp này được áp dụng,thì Việt Nam sẽ có thể cho phép nhập khẩuphế liệu.

Thứ hai là Việt Nam nên có thêm các quyđịnh mới để kiểm soát chặt chẽ việc nhậpkhẩu phế liệu, bởi các quy định hiện hànhdường như vẫn chưa đủ mạnh để Chính phủcó thể quản lý hiệu quả các chất thải nguyhại, trong khi môi trường của Việt Nam đã vàđang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọngmà một phần nguyên nhân là do phế liệunhập khẩu. Nhiều quốc gia cũng đã có biệnpháp quản lý nhập khẩu phế liệu rất hiệuquả. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, trong ngắnhạn, Việt Nam nên cấm nhập khẩu phế liệu.

Nhưng theo cam kết của Tổ chức Thươngmại Thế giới, Việt Nam không thể cấm

hoàn toàn việc nhập khẩu phế liệu, vậycần làm gì để vẫn bảo vệ được môi trường?

Việt Nam có quyền từ chối phế liệu nhậpkhẩu vì điều này không được điều chỉnh bởiCông ước Basel và các quy định quốc tế khác.Nhiều quốc gia cũng phải tuân thủ các camkết của Tổ chức Thương mại Thế giới về nhậpkhẩu phế liệu. Tuy nhiên, một trong nhữnggiải pháp tốt nhất mà các quốc gia này sửdụng chính là các tiêu chuẩn/quy định kỹthuật. Tôi nghĩ đây là điều rất hay mà ViệtNam nên học hỏi.

Ông có thể nêu một số kinh nghiệm củaNhật Bản trong việc kiểm soát nhập khẩuphế liệu?

Để có thể trở thành một nước côngnghiệp như ngày hôm nay thì vài chục nămtrước đây, Nhật Bản cũng đã phải xuất khẩuvà nhập khẩu phế liệu với khối lượng lớn.Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản đã áp dụngnhiều biện pháp ngăn chặn ô nhiễm tại cácnước đang phát triển mà Nhật Bản xuấtkhẩu phế liệu, kể cả các chất thải nguy hạisang. Chẳng hạn, Nhật Bản có các quy định

Cần có quy định và cơ chế khả

Việt Nam có nhu cầu rất lớn đối với các loại nguyên liệu và phế liệu cho sản xuất nhưng chỉ nguồn cung trong

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 47

phân loại nguyên liệu, chất thải và chất thảinguy hại. Hiện nay, Nhật Bản đã phân loại vàcó danh mục bao gồm hơn 400 loại nguyênliệu mà các doanh nghiệp phải được chứngnhận khi họ sử dụng.

Thêm vào đó, Nhật Bản cũng có các quyđịnh nghiêm ngặt về nhập khẩu và xuấtkhẩu phế liệu. Khi một doanh nghiệp nàođó muốn nhập khẩu hay xuất khẩu phế liệu,thì doanh nghiệp này phải đề xuất với cơquan quản lý chuyên môn. Cơ quan này sẽthẩm định đề xuất đó và tiến hành kiểm tramẫu phế liệu nhập khẩu của doanh nghiệp.Nếu mẫu này đáp ứng được các yêu cầunhập khẩu và sử dụng thì doanh nghiệpmới được phép nhập khẩu. Đối với trườnghợp xuất khẩu, phế liệu chỉ được xuất đi khicó sự phê chuẩn của chính phủ của nướcnhập khẩu. Phế liệu được xuất khẩu haykhập khẩu cũng phải được các cơ quan hảiquan kiểm tra kỹ càng. Do vậy, việc phânloại và các quy định trên đã giúp chúng tôiđẩy nhanh quá trình ra quyết định của cáccơ quan chức năng, rằng họ có thể chophép hay cấm các doanh nghiệp tiến hành

nhập khẩu phế liệu hay không.

Liệu Việt Nam có nên học cách làm này củaNhật Bản không, thưa ông?

Theo tôi là nên. Có một điều nữa mà tôimuốn chia sẻ. Hiện nay, một số doanhnghiệp Nhật Bản đang muốn thực hiện mộtsố dự án tái chế tại Việt Nam. Theo đó, họ sẽnhập khẩu phế liệu từ Nhật Bản và các quốcgia khác vào Việt Nam và các sản phẩm sẽđược xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên,8 năm trước đây, Chính phủ Việt Nam đã cấmnhập khẩu phế liệu từ Nhật Bản, với lý do làphế liệu của Nhật Bản không phù hợp vớiviệc tái sử dụng.

Ngoài ra, như tôi đã nói ở trên, Việt Namhiện còn rất thiếu các quy định và các cơ chếcụ thể, khả thi trong việc phân biệt nguyênliệu với phế liệu, và với chất thải, đặc biệt làchất thải nguy hại. Do vậy, các dự án nàykhông thể thực hiện được ở Việt Nam. Tôi chorằng Luật BVMT mới sẽ làm rõ các cơ chế nàyđể các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồmcác doanh nghiệp Nhật Bản, có thể thực hiệncác dự án tái chế công nghiệp tại Việt Nam.

Ông vừa đề cập đến Công ước Basel. Mặcdù gia nhập công ước này từ tháng3/1995, Việt Nam vẫn chưa thể quản lýnhập khẩu phế liệu một cách nghiêmngặt. Vậy theo ông, Luật BVMT mới củaViệt Nam nên có các quy định chặt chẽnhư thế nào để có thể kiểm soát nhậpkhẩu phế liệu một cách hiệu quả?

Vẫn lấy Nhật Bản là ví dụ. Nhật Bản cũngphải tuân thủ nghiêm túc các quy định củacông ước này, thông qua việc ban hànhnhiều luật và quy định.

Từ năm 1994, chúng tôi đã có một bộluật về xuất, nhập khẩu các chất thải nguyhại, để tăng cường tính thực thi của Côngước Basel. Nhằm đảm bảo bộ luật này cóthể đi vào cuộc sống, Chính phủ Nhật Bảnthường xuyên tổ chức các hội nghị vàcung cấp thông tin về các hoạt động xuất,nhập khẩu phế liệu cho các doanh nghiệpliên quan. Năm 2012, Nhật Bản thông báosẽ xuất khẩu khoảng 326.000 tấn chấtthải nguy hại, nhưng số liệu chất thải thựctế xuất khẩu là khoảng 120.000 tấn. Đốivới phế liệu nhập khẩu, các nước đãthông báo cho Nhật Bản rằng họ sẽ xuấtkhẩu sang khoảng 100.000 tấn, nhưng sốliệu nhập khẩu thực tế chỉ là khoảng9.600 tấn. Doanh nghiệp nào muốn xuấtkhẩu hoặc nhập khẩu các chất thải nàyđều phải có báo cáo chi tiết lên các cơquan chức năng.

Tôi cho rằng, đối với Việt Nam, Luật BVMT(sửa đổi) có thể sẽ đánh dấu một bước tiếnlớn hơn trong việc quản lý chất thải và chấtthải nguy hại, nếu như các quy định chặt chẽđược đưa ra trong luật này. Tuy vậy, Việt Namvẫn nên ban hành một nghị định về quản lýchất thải nguy hại. Hiện nay, Việt Nam chỉ cómột nghị định về quản lý chất thải rắn đượcban hành vào năm 2011.

Để có thể tuân thủ nghiêm túc Côngước Basel và bảo vệ môi trường, Việt Namnên rà soát lại toàn bộ các quy định hiệnhành về quản lý chất thải và cần đưa ra cácđịnh nghĩa chính xác về phế liệu, nguyênliệu thứ phẩm và chất thải để có các chínhsách quản lý phù hợp và hiệu quả. Bên cạnhđó, tất cả các hoạt động kiểm soát việc nhậpkhẩu phế liệu và nguyên liệu thứ phẩm phảiđược thực hiện trước khi các sản phẩm nàyđược nhập khẩu vào Việt Nam. Ngoài ra, cầnlàm rõ chức năng của các cơ quan chuyênkiểm tra và kiểm soát, giám sát nhập khẩuphế liệu trong Luật BVMT mới.

thi phân loại phế liệu với chất phế thải

nước là chưa đủ

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 48

PV. NGUYỄN THANH

Trong những năm qua, dư luận đã trở nênbất bình trước hàng nghìn vụ doanh nghiệpgây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khibị xử phạt mà vẫn cố tình tái phạm. Điểnhình là vụ Công ty Cổ phần Thuộc da HàoDương (TP.HCM) dù bị xử phạt hàng chụclần vì hành vi xả nước thải chưa qua xử lý,nhưng vẫn tái phạm.

Vụ việc này được phát hiện khi thôngtin về những vi phạm của Công ty NicotexThanh Thái trong vụ chôn chất độc nguy hạichết người tại Thanh Hóa đang tràn ngậptrên các phương tiện thông tin đại chúng.

Dư luận cũng chưa quên vụ Công ty Cổphần Giấy An Hòa (Tuyên Quang) xả trộmnước thải ra sông Lô, vụ Sonadezi gây ônhiễm sông Đồng Nai, hay vụ TungKuang xảnước thải chứa chất nguy hại ra môi trườngở Hải Dương, bởi hành vi của những doanhnghiệp này không chỉ tác động trực tiếp tớimôi trường sống, mà còn để lại hậu quả xấu,

lâu dài tới hệ sinh thái và cuộc sống của cácthế hệ mai sau.

Vì sao doanh nghiệp vẫn bất chấp quyđịnh pháp lý? Đó là bởi cá chế tài hiện hànhkhông đủ mạnh, khiến doanh nghiệp liêntục tái phạm.

Còn nhiều hạn chếKhi đánh giá các quy định về xử lý vi

phạm hành chính trong bảo vệ môi trường(BVMT), luật sư Vũ Thị Duyên Thủy, ngườihiện đang tham gia vào một dự án góp ýkiến vào Luật BVMT (sửa đổi) cho rằng, cácquy định hiện hành về xử lý vi phạm hànhchính trong BVMT giữa Luật BVMT 2005 vớicác văn bản pháp luật khác đã bộc lộ nhiềuhạn chế và thiếu thống nhất.

Đơn cử, Khoản 3 Điều 40 Luật BVMT2005 quy định “Uỷ ban nhân dân các cấp,đơn vị quản lý trật tự công cộng được ápdụng biện pháp xử lý đối với chủ công trình,phương tiện vận tải vi phạm quy định vềBVMT”. Khoản 4 Điều 52 Luật BVMT 2005

cũng quy định “Uỷ ban nhân dân các cấp,lực lượng công an, đơn vị quản lý trật tựcông cộng trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm xử lý các hànhvi vi phạm về BVMT ở nơi công cộng theoquy định của pháp luật về BVMT và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan”.

Tuy nhiên, theo bà Thủy, “Đơn vị quản lýtrật tự công cộng” là một khái niệm khá mơhồ, chưa được giải thích cụ thể trong LuậtBVMT 2005 nên khó có một cách hiểu thốngnhất về chủ thể này. Hơn nữa, thẩm quyềnxử lý vi phạm pháp luật của đơn vị quản lýtrật tự công cộng hiện cũng chưa được quyđịnh trong một văn bản pháp luật nào về xửlý vi phạm hành chính. Luật xử lý vi phạmhành chính mới được ban hành cũng khôngquy định thẩm quyền xử lý vi phạm hànhchính cho chủ thể này.

Ngoài ra, quy định: “Những hành vi viphạm pháp luật về BVMT, quy định giữ gìnvệ sinh môi trường nơi công cộng bị xử lýbằng các biện pháp sau đây: Phạt tiền; Buộclao động vệ sinh môi trường có thời hạn ởnơi công cộng; Tạm giữ phương tiện có liênquan gây ra ô nhiễm môi trường” tại Khoản3 Điều 52 Luật BVMT 2005 cũng không phùhợp với Luật xử lý vi phạm hành chính và Bộluật hình sự hiện hành.

Cần mạnh tay hơn với vi phạm môi trườngChế tài mạnh sẽ buộc doanh nghiệp “chùn tay” khi thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường

Sự lỏng lẻo và chồng chéo trong các quy định pháp lý hiện hành về môi trường,cũng như các chế tài chưa đủ sức răn đe đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệpra sức gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống nhân dân.

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

“Luật xử lý vi phạm hành chính khôngquy định buộc lao động vệ sinh môi trườngcó thời hạn ở nơi công cộng là một trongcác biện pháp xử phạt chính hay xử phạt bổsung đối với người vi phạm. Luật Hình sựcũng không quy định về loại hình phạt này”,bà Thủy bình luận.

Ngoài ra, Nghị định 117/2009/NĐ-CP vềxử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMTcó nhiều quy định mâu thuẫn với Luật xử lývi phạm hành chính. Ví dụ, thẩm quyền xửphạt hiện hành của các chủ thể như Chủtịch UBND các cấp, chánh thanh tra các cấptại Nghị định 117/2009/NĐ-CP không phùhợp với thẩm quyền xử phạt được quy địnhtrong Luật xử lý vi phạm hành chính.

Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 40Nghị định 117/2009/NĐ-CP, thẩm quyền xửphạt tiền của Chủ tịch UBND các cấp đượcquy định là: Chủ tịch UBND cấp xã có quyềnphạt tiền đến 2 triệu đồng; Chủ tịch UBNDcấp huyện có quyền phạt tiền đến 30 triệuđồng; Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyềnphạt tiền đến 500 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 38Luật xử lý vi phạm hành chính: Chủ tịchUBND cấp xã có quyền phạt tiền đến 10%mức tiền phạt tối đa (1 tỷ đồng) nhưngkhông quá 5 triệu đồng; Chủ tịch UBND cấphuyện có quyền phạt tiền đến 50% mức tiềnphạt tối đa (1 tỷ đồng) nhưng không quá 50triệu đồng; Chủ tịch UBND cấp tỉnh cóquyền phạt tiền mức tối đa (1 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, nghị định 117/2009/NĐ-CĐ có quy định một trong các hình thức xửphạt bổ sung là: "Tước quyền sử dụng giấyphép, chứng chỉ hành nghề". Tuy nhiên, hiện

nay chưa có hướng dẫn cụ thể giấy phépmôi trường bao gồm những loại giấy phépnào, cấp cho những đối tượng nào và trìnhtự, thủ tục cấp phép ra sao nên quy định nàyhiện chỉ nằm trên giấy tờ, không thực hiệnđược trên thực tế.

Theo ông Nghiêm Vũ Khải, nguyên Thứtrưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyênPhó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Côngnghệ và Môi trường Quốc hội Khóa XII,trong những năm qua, mặc dù hàng nghìnvụ vi phạm môi trường đã bị phát hiện,nhưng hầu như chưa có đối tượng nào bịphạt tù. Lý do là vì, Bộ luật Hình sự và cácvăn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu quyđịnh định lượng hóa khung hình phạt đốivới một số tội danh cụ thể. Vì vậy, các dấuhiệu định tội: “gây hậu quả nghiêm trọng;rất nghiêm trọng; đặc biệt nghiêm trọng”hay “khối lượng lớn; khối lượng rất lớn; khốilượng đặc biệt lớn” vẫn còn được quy địnhchung chung, rất khó áp dụng thống nhấttrên thực tiễn. Điều này làm ảnh hưởngkhông nhỏ đến việc xét xử, khó đảm bảo ápdụng chính xác khung hình phạt đối vớingười phạm tội.

Chẳng hạn, Điều 185 Bộ luật hình sự(đã sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quyđịnh tội danh đưa chất thải vào lãnh thổViệt Nam. Theo đó, người nào lợi dụng việcnhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị,phế liệu hoặc hóa chất, chế phẩm sinh họchoặc bằng thủ đoạn khác đưa vào lãnh thổViệt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thảikhác với số lượng lớn hoặc gây hậu quảnghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 200 triệuđồng đến 1 tỷ đồng, cải tạo không giam

giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến3 năm.

Tuy nhiên, theo luật sư Thủy, chất thảiđược đưa vào Việt Nam với số lượng baonhiêu là số lượng lớn, bao nhiêu là sốlượng rất lớn và bao nhiêu là số lượng đặcbiệt lớn là điều không dễ xác định. Mặtkhác, hậu quả thế nào là rất nghiêm trọnghay hậu quả như thế nào là đặc biệtnghiêm trọng cũng cần có sự định lượnghóa cụ thể. Sự định lượng này khó có thểáp dụng chung cho mọi hành vi phạm tộivề môi trường. Bởi lẽ, trong lĩnh vực tộiphạm môi trường, cũng là gây hậu quảnghiêm trọng, song với mỗi hành vi phạmtội, hậu quả gây ra có những đặc thù riêngnên khó có thể xác định một khuôn mẫuchung cho mọi hành vi.

Nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng,sự thiếu thống nhất và tính lỏng lẻo của cácquy định về BVMT hiện hành đang tiếp taycho các hành động vi phạm môi trường.

“Đối với Luật BVMT mới, tôi đề nghị sửaquy định về xử lý vi phạm theo hướng bổsung các hình thức, chế tài như tạm đìnhchỉ, đình chỉ hoạt động, thu hồi các loại giấyphép có liên quan đến hoạt động sản xuất,kinh doanh, khai thác, cấm hành nghề cóđiều kiện, bổ sung các quy định về nguyêntắc, tiêu chí chung để áp dụng từng loại chếtài đối với từng hành vi vi phạm và từngmức độ vi phạm. Tôi cũng đề nghị nâng mứcphạt tiền nhằm khẳng định thái độ nghiêmkhắc hơn của nhà nước, của pháp luật đốivới các vi phạm”, Đại biểu Dương HoàngHương (Phú Thọ), Ủy viên Uỷ ban Tài chính -Ngân sách của Quốc hội nói.

Thiếu chế tài đủ sức răn đe, doanh nghiệp vô tư xả thải

49

BVMT TRONG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

KOOS NEEFJESCố vấn Chính sách về biến đổi khí hậu, UNDPViệt Nam

Việt Nam đang đạt được những tiến bộ quantrọng trong việc hướng tới phát triển bềnvững với việc sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường(BVMT) ban hành năm 2005.

Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật nàychỉ giới hạn trong lĩnh vực BVMT. Đây là điềucần nhấn mạnh bởi luật nào cũng phải nêurõ phạm vi điều chỉnh. Ở các luật khác, phạmvi điều chỉnh sẽ khác dù các luật có liên quanchặt chẽ với nhau.

Tại điều 1 của dự thảo Luật BVMT (sửađổi), nội dung phạm vi điều chỉnh khôngnhắc đến BĐKH. Hệ quả là, khi BĐKH được đềcập đến trong Luật, nó sẽ chỉ giới hạn trongcác quyền, trách nhiệm và hành động ứng

phó với BĐKH cần thiết và có tác dụng đểBVMT. Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nàocũng thể hiện rõ ràng trong các phần khácnhau của dự thảo Luật. Do vậy, việc đưa rathêm 1 điều mới hoặc mở rộng Điều 1 trongChương 4 về BĐKH có thể chỉ rõ được rằng“ứng phó với BĐKH” trong Luật này là vềnhững ứng phó với BĐKH có liên quan đếnbảo vệ môi trường của Việt Nam và thế giới.

Có một số hoạt động ứng phó với BĐKHkhông trực tiếp liên quan đến BVMT và cầnđược quy định trong các điều luật khác.Chẳng hạn, việc tăng cường khả năng phụchồi của các cộng đồng và các hộ gia đình khiphải đối mặt với các hậu quả của BĐKH, nhưbão, lũ hoặc xây dựng đê kè thì phần lớnkhông phải là BVMT. Do vậy, nhiều hoạtđộng ứng phó quản lý thiên tai như trongnông nghiệp, thủy sản, xây dựng và phát

triển đô thị sẽ nằm ngoài phạm vi của LuậtBVMT, cần được điều chỉnh chi tiết trong cácluật khác như lâm nghiệp và năng lượng. Cólẽ sẽ cần phải có một luật tổng thể về BĐKH,và chỉ trong trường hợp đó thì toàn bộ cácvấn đề về quyền, trách nhiệm và hành độngliên quan đến BĐKH sẽ được bao hàm.

Điều 4 về “Các nguyên tắc bảo vệ môitrường” quy định rằng bảo vệ môi trườngphải gắn kết hài hòa với với BĐKH (và một sốvấn đề khác). Tuy nhiên, “gắn kết hài hòa với”thì lại không được định nghĩa trong dự thảoLuật, và cũng khá mơ hồ - có thể có nghĩa làhầu như bất cứ mối liên hệ nào với BVMT.Chính xác hơn, cần quy định rằng BVMT,phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội,bảo vệ trẻ em,… và ứng phó với BĐKH phảiđược xem xét nhằm đạt được phát triển bềnvững - vốn được định nghĩa trong luật. Thuật

Vấn đề biến đổi khí hậu trong dự thảo Luật BVMT (sửa đổi)

50

Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam luôn đành sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề này

Bài viết này đưa ra một số gợi ý và đề xuất dựa trên việc nghiên cứu dự thảo LuậtBVMT (sửa đổi) đề ngày 26/4/2014, tập trung vào các khía cạnh biến đổi khí hậu(BĐKH) của Luật. Các khía cạnh này đã được nhấn mạnh đáng kể so với Luật BVMT2005, bởi vấn đề BĐKH đã trở thành mối quan tâm lớn trên thế giới và tại Việt Nam.

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

BVMT TRONG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 51

ngữ “gắn kết hài hòa với” cũng được sử dụngở Điều 45, Chương 4 về BĐKH và nên đượcxem xét lại.

Chương 4 về BĐKH bao gồm 1 số điềumới và quan trọng. Tuy vậy, điều đầu tiên củachương này có thể giải thích tại sao ứng phóvới BĐKH lại được đưa vào Luật. Về phươngdiện đó, “ứng phó với BĐKH được điều chỉnhtrong Luật này là những ứng phó góp phầnbảo vệ môi trường, đặc biệt là vào việc ổnđịnh nồng độ khí thải nhà kính trong bầu khíquyển toàn cầu nhằm giảm thiểu BĐKH,đồng thời làm cho các hệ sinh thái ở ViệtNam thích nghi một cách tự nhiên với BĐKH,đảm bảo rằng sản xuất lương thực không bịđe dọa và hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững”.Khuyến nghị này được đưa ra dựa trên mụctiêu của Công ước khung của Liên Hợp quốcvề BĐKH mà Việt Nam đã phê chuẩn năm1994.

Điều 46 về “Lồng ghép BĐKH” với nhiềuchiến lược và kế hoạch là rất quan trọng. Tuynhiên, lồng ghép các ứng phó với BĐKH lạikhông được cụ thể hóa đối với các ứng phóBĐKH về bảo vệ môi trường. Do vậy, Điềunày đã vượt quá phạm vi của Luật vốn chỉgiới hạn trong BVMT. Ngoài ra, Điều này cònnói rõ rằng BĐKH cần được lồng ghép vàocác công cụ bảo vệ môi trường quan trọngnhất, bao gồm đánh giá tác động môitrường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiếnlược (ĐMC). Điều không rõ là ĐMC được đềcập ở Điều 46.1 nhưng lại cùng với các chiếnlược và kế hoạch có bản chất hoàn toànkhác, còn ĐTM thì không được đề cập chútnào trong mối liên hệ với BĐKH. Ở nhữngphần khác của Luật, các công cụ này nêu ranhưng lại không có sự đề cập về ứng phó vớiBĐKH về BVMT.

Điều 47 về “Quản lý phát thải khí nhàkính” là nội dung then chốt về BĐKH trongLuật BVMT (sửa đổi) và bao gồm các quy địnhquan trọng. Đây là mấu chốt giúp Việt Namcó thể đóng vai trò trong việc đạt được mụctiêu của Công ước khung của Liên Hợp quốcvề BĐKH (được sử dụng để hoạch định mụctiêu của Việt Nam trong việc giải quyết vấnđề BĐKH trong Luật này, như kiến nghị trên).Tuy nhiên, theo cách nhìn này, cần nhấnmạnh thêm Điều 47. Ví dụ, Việt Nam đã đặt racác mục tiêu giảm phát thải khí nhà kínhtrong Chiến lược Tăng trưởng xanh. Các mụctiêu đó có thể đưa vào Luật này. Nhiều nướckhác cũng đã đưa một số mục tiêu giảm phátthải khí nhà kính vào luật. Còn nếu thấy nhưvậy quá chi tiết thì Luật BVMT có thể nêuchung chung rằng các mục tiêu quốc gia vàmục tiêu từng ngành sẽ được đặt ra so vớimột mốc cơ sở (ví dụ mốc năm 2010). Theo

Công ước khung của Liên Hợp quốc vềBĐKH, Việt Nam sẽ đạt được các mục tiêu củamình với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tếcũng như với các biện pháp tự nguyện củamình. Nội dung đó cũng có thể đưa vào Điều47 nhằm phản ánh các cam kết quốc tế màcác bên của Công ước khung của Liên Hợpquốc về BĐKH đã nhấn mạnh.

Điều 47 cũng cần nhấn mạnh rằng nó cóliên quan tới các hoạt động cắt giảm phátthải khí nhà kính ở Việt Nam, và sẽ rất hữu íchkhi đưa ra một danh mục các ngành ưu tiêncho cắt giảm khí nhà kính, được quốc tế hỗtrợ cũng như từ sự tự nguyện của Việt Nam.Các ưu tiên đã được thông qua trong một sốchiến lược và kế hoạch hành động quốc giavề BĐKH và tăng trưởng xanh bao gồm: sảnxuất và sử dụng năng lượng, kể cả nănglượng tái tạo; sản xuất công nghiệp; lâmnghiệp; trồng trọt; chăn nuôi; và quản lý chấtthải. Hiện nay, Điều 47 chỉ nói tới lâm nghiệpchứ không đề cập đến các ưu tiên khác.Trong khi đó, năng lượng tái tạo và chất thảilại bị loại ra và đề cập ở các điều khác, nhưĐiều 49 và 51. Trong dự thảo Luật, việc sắpxếp chỉ một vài ưu tiên về giảm thiểu phátthải chứ không phải là các ưu tiên khác là cótính cục bộ và không hợp lý. Lâm nghiệp,như đã được đề cập ở Điều 47, và năng lượngtái tạo dĩ nhiên là rất quan trọng. Nhưngchúng cũng được điều chỉnh ở các luật vàchính sách khác. Do vậy, chỉ cần một danhmục liệt kê các ưu tiên chung về giảm thiểukhí thải nhà kính là đủ - điều này có nghĩa làcó thể lược bỏ Điều 49 về “Năng lượng tái

tạo”. Điều 51 về chất thải là trọng tâm củaLuật BVMT (sửa đổi), nhưng trong khi chấtthải hữu cơ trực tiếp liên quan đến phát thải,thì không phải tất cả các loại chất thải đềuphát thải. Do vậy, việc điều chỉnh các chi tiếtvề chất thải trong chương về BĐKH là khônghoàn toàn phù hợp.

Điểm 1.d của Điều 47 nói về hợp tácquốc tế về giảm thiểu khí thải nhà kính. Vấnđề này là quan trọng nhưng có thể cần phảilàm rõ hơn. Các cơ chế khác nhau đã đượctạo ra theo Công ước khung của Liên Hợpquốc về BĐKH, trong đó Việt Nam có thểtham gia và được cộng đồng quốc tế hỗ trợvề tài chính và kỹ thuật – và thực sự Việt Namcũng đang chuẩn bị cho việc này. Do đó,điểm 1.d có thể diễn giải, ví dụ, như sau: Tíchcực tham gia vào các cơ chế hỗ trợ được xâydựng theo Công ước khung của Liên Hợpquốc về BĐKH, nhằm thúc đẩy hỗ trợ kỹthuật và tài chính quốc tế, bao gồm các kếhoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhàkính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA)và giảm phát thải từ mất rừng và suy thoáirừng (REDD).

Một bản dự thảo Luật BVMT (sửa đổi)trước đó đã đề cập tầm quan trọng của đầutư tại Điều 47 về “Quản lý phát thải khí nhàkính”, và đề cập tầm quan trọng của việc loạibỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch tại Điều 49về “Năng lượng tái tạo”. Tuy nhiên, tại dựthảo này thì các vấn đề trên lại không đượcđề cập. Trong khi đó, các chính sách kinh tếvà tài khóa về năng lượng lại vô cùng quantrọng trong việc đạt được mục tiêu giảm

Quản lý phát thải khí nhà kính là một nội dung then chốt về biến đổi khí hậu trong Luật BVMT (sửa đổi)

BVMT TRONG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 52

phát thải khí nhà kính. Nếu thiếu các chínhsách này thì khó có thể đạt được các mụctiêu trên, bởi ngành năng lượng đã trở thànhngành phát thải nhiều nhất tại Việt Nam.Việc đưa thêm một đoạn trong Điều 47 hayđưa thành một điều riêng biệt về vấn đề nàycó cơ sở từ một số chính sách hiện hành củaViệt Nam, bao gồm Nghị quyết Trung ương 7của Ban Chấp hành trung ương Đảng, Chiếnlược Tăng trưởng xanh, và Kế hoạch hànhđộng tăng trưởng xanh. Chẳng hạn, trongNghị quyết Trung ương 7 có đoạn: “Có lộtrình đến năm 2020 xóa bỏ các cơ chế, chínhsách hỗ trợ giá đối với nhiên liệu hóa thạch”.Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cũngcam kết thực hiện các vấn đề liên quan trongcác Hành động 3, 10 và 26. Các hành độngnày cũng là về các chính sách kinh tế (nhưthuế, trợ cấp và đầu tư) nhằm hạn chế việcsử dụng nhiên liệu hóa thạch, tăng hiệu suấtsử dụng năng lượng, và khuyến khích sửdụng năng lượng tái tạo. Chừng nào mà cáctrợ giá còn tồn tại thì việc đầu tư vào các dựán phát thải thấp và thân thiện với môitrường sẽ không thể hiệu quả, và các doanhnghiệp cũng không muốn đầu tư. Vậy có thểđưa thêm một đoạn mới hay một điều mớicó nội dung như: Để giảm phát thải khí nhàkính trong ngành năng lượng, từng bước bãibỏ trợ giá nhiên liệu hóa thạch trực tiếp hoặcgián tiếp đối với các ngành điện, giao thôngvà sản xuất; có chính sách tài chính, các quyđịnh đầu tư hỗ trợ tiết kiệm năng lượng vànăng lượng tái tạo.

Điều 50 về “Sản xuất và tiêu dùng bềnvững” là nội dung quan trọng và dựa trên các

quy định trong Chiến lược Tăng trưởng xanh.Tuy nhiên, Điều 50 lại không giới hạn trongBĐKH, và cũng không tập trung vào BVMT –điều này có phạm vi rộng hơn phạm vi củaLuật BVMT, và cũng rộng hơn chủ đề và mụctiêu của chương về BĐKH trong Luật. Do vậy,có lẽ Điều 50 cần được quy định rõ ràng hơnhoặc xóa bỏ.

Các khuyến nghị trên về các hành độngưu tiên đối với giảm thiểu phát thải khí nhàkính, về bãi bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạchvà về đầu tư vào ngành năng lượng sẽ lànhững động lực chính đối với sản xuất vàtiêu dùng xanh. Những khuyến nghị đó cũnglàm giảm sự cần thiết phải có Điều 50 này.

Có một điều rất quan trọng về BĐKHchưa được đưa vào dự thảo Luật BVMT (sửađổi). Mục tiêu của Công ước khung của LiênHợp quốc về BĐKH là nhằm ổn định khí thảinhà kính cũng như thích ứng với các hệthống tự nhiên, và nhằm phát triển kinh tếbền vững. Một số hành động thích ứng vớiBĐKH trực tiếp liên quan tới BVMT và cầnđược giải quyết tại một điều riêng biệt trongLuật, dựa trên các ưu tiên đã được đề cậptrong Chiến lược ứng phó với BĐKH và cácchính sách khác của Việt Nam. Chẳng hạn,Điều 47 về “Quản lý phát thải nhà kính” – mộtđiều về thích ứng với BĐKH bao gồm cáchoạt động báo cáo và quan trắc (thích ứngphải được bao gồm trong các báo cáo củaViệt Nam cho Công ước khung của Liên Hợpquốc về BĐKH), và một danh mục các ưu tiênvề BĐKH dưới dạng các thuật ngữ chung.Phần lớn các ưu tiên (có tính chiến lược)trong Chiến lược BĐKH chỉ liên quan gián

tiếp đến BVMT, nhưng một số ưu tiên thì lạiliên quan trực tiếp. Các ưu tiên đối với cáchành động về thích ứng với BĐKH, vớinhững hàm ý trực tiếp về BVMT, bao gồmviệc thích ứng với: (a) sự gia tăng rủi ro về hưhại hay thất bại của các cơ sở sản xuất từnhững trận bão cực đoan (ngày càng giatăng), nước dâng do bão, cũng như lũ lụt vàhệ quả ô nhiễm môi trường ; (b) mực nướcbiển dâng và xâm nhập mặn do BĐKH gâyra, đe dọa sinh kế của người dân và cácthành phố, và cần có các biện pháp BVMTnhư bảo tồn và trồng cây đước; (c) các yêucầu thích ứng của các hệ thống tự nhiên vàcác khu bảo tồn, bao gồm các trận hạn hánngày càng khắc nghiệt đe dọa các khu vựcđất ngập nước tự nhiên.

Cuối cùng, Điều 54 về “Hợp tác quốc tếvề ứng phó với biến đổi khí hậu” là một tậphợp các tuyên bố rất chung chung, khônglàm rõ các quyền, trách nhiệm và hành độngcụ thể. Vấn đề hợp tác quốc tế cũng được đềcập trong Điều 47 về “Quản lý phát thải khínhà kính”. Như đã giải thích ở trên, Điều 47nên đề cập đến các công cụ cụ thể theoCông ước khung của Liên Hợp quốc vềBĐKH. Mặc dù một điều khoản về hợp tácquốc tế có thể được giữ nguyên trongChương 4 như là một điều khoản riêng biệtthì vấn đề hợp tác quốc tế cũng nên đượcxem xét lại trong bối cảnh toàn bộ LuậtBVMT, bởi chắc chắn vấn đề hợp tác quốc tếcũng sẽ được đề cập một cách quan trọngtrong các phần khác của luật BVMT. Do vậy,tất cả các quy định chung có thể được cùngphối hợp.

Các nguyên tắc bảo vệ môi trường trong ứng phó với biến đổi khí hậu có thể cụ thể hóa như khuyến khích trồng cây gây rừng

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

BVMT TRONG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 53

Ông Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ nhiệmỦy ban Khoa học, Công nghệ và Môitrường Quốc hội, cho biết, Luật Bảo vệmôi trường (sửa đổi) sẽ có những quyđịnh chặt chẽ để khắc phục những tồntại trong hoạt động khai thác khoángsản. PV Thanh Tùng thực hiện

Ông đánh giá thế nào về thực trạng khaithác khoáng sản ở nước ta hiện nay?

Ở Việt Nam, ngành khai khoáng làngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng GDPlớn và cũng là một trong những ngành côngnghiệp gây nhiều tác động nhất đến môitrường và xã hội. Tuy nhiên, tại Việt Nam chođến nay vẫn chưa có thống kê được toàn bộđất đá thải từ khoảng 1.000 mỏ và điểm mỏđang khai thác, chế biến trên phạm vi cảnước. Đất đá thải không chỉ làm ô nhiễm môitrường mà đặc biệt nó còn đang làm biếndạng địa hình, địa chất các nơi này.

Các hoạt động khai thác kim loại cũnghủy hoại môi trường do bồi tụ đất đá, phátsinh bụi, nước thải với khối lượng lớn, gây ônhiễm không khí và nước. Khai thác vật liệuxây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phânbón và hóa chất như đá vôi, đá xây dựng, cácloại đất sét, cát sỏi cũng gây những tác độngxấu đến môi trường, làm ô nhiễm không khí,ô nhiễm nước, gây tiếng ồn.

Phần lớn các mỏ đá xây dựng hiện naythường được khai thác bằng nổ mìn và thủcông, quy trình lạc hậu, không có hệ thốngthu bụi, làm cho hàm lượng bụi ở nơi làmviệc lớn gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Công nghiệp khai thác, chế biến khoángsản nước ta phát triển còn ở mức độ thấp,chưa khai thác triệt để được quặng nghèo,các thành phần có ích đi kèm trong quặng.Tài nguyên khoáng sản chưa được sử dụnghợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả.

Vì sao Luật hiện hành không giải quyếtđược tình trạng này, thưa ông?

Lý do là vì Luật BVMT 2005 có quy địnhvề khai thác khoáng sản và tài nguyên thiênnhiên gắn với bảo vệ môi trường, nhưng lạikhông có các chế tài thực sự cứng rắn.

Hiện nay, vấn đề cấp phép khai tháckhoáng sản chủ yếu được được phân cấpcho các địa phương. Do đó nhiều tỉnh thànhcấp phép tràn lan, dẫn đến việc chính phủ và

thậm chí ngay cả các địa phương cũngkhông kiểm soát được. Kết quả là, ô nhiễmmôi trường đã gia tăng trong thời gian qua.

Do đó trong luật mới cũng có quy địnhvề bảo vệ môi trường trong khai tháckhoáng sản và sẽ tính toán lại việc phân cấpcấp phép các dự án thăm dò và khai tháckhoáng sản sao cho phù hợp. Tuy nhiên, luậtmới này cũng sẽ kế thừa và phát huy 1 sốđiều của luật cũ là trung ương phải tăngcường khoanh vùng, quy hoạch về khoángsản. Trong trường hợp địa phương đượcquyền cấp phép, thì cũng phải quy hoạch.Cái nào cần phải bảo vệ, cho phép khai thácvà quy mô đến đâu thì mới giao cho địaphương một cách rõ ràng hơn.

Theo ông, có nên xem xét lại việc phâncấp cấp phép khai thác khoáng sản?

Tôi nghĩ là việc đó là rất nên làm. Việcphân cấp lại đầu tư khai thác khoáng sản làđương nhiên phải làm. Cần phân cấp lại dựán nào thuộc thẩm quyền cấp phép củachính phủ, cái nào thuộc thẩm quyền cấpphép cấp bộ và cái nào thuộc thẩm quyềncấp phép của địa phương. Dứt khoát chúng

ta phải phân cấp lại khai thác khoáng sản,đánh giá lại điều tra cơ bản và quy hoạch lạitài nguyên khoáng sản. Ba cái đó phải đi đôivới nhau.

Việc khai thác khoáng sản cũng cần phảiđược tiếp tục quy định là ngành nghề kinhdoanh có điều kiện theo Luật Đầu tư. Chủcác dự án phải có trình độ chuyên môn vềmỏ và khoáng sản, thì cái này dứt khoát phảithực thi. Điều này sẽ góp phần vào việc thựcthi luật một cách nghiêm túc.

Hiện nay có tình trạng là việc tuân thủluật và các quy định còn chưa đúng mức.Vậy, theo quan điểm của ông, cần phảilàm gì để Luật Bảo vệ Môi trường mới cóthể được thực thi thực sự có hiệu quả?

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môitrường được Quốc hội giao thẩm tra luật mớinày. Do tính bức thiết của việc bảo vệ môitrường hiệu quả hơn, chúng tôi yêu cầu bansoạn thảo phải dự thảo ngay 1 nghị định chitiết hướng dẫn thi hành luật này. Yêu cầu đặtra là nghị định này phải sát thực và có tínhkhả thi. Sau khi nghị định này được banhành, thì thông tư hướng dẫn thi hành nghịđịnh cũng sẽ được ban hành ngay.

Ông có kỳ vọng gì khi Luật Bảo vệ môitrường (sửa đổi) này có hiệu lực?

Luật này đã được bổ sung nhiều quyđịnh về khắc phục được những tồn tại cả vềkhai thác khoáng sản và bảo vệ môi trườngtrong luật hiện hành. Chúng tôi kỳ vọng luậtmới này sẽ có tính ổn định và tuổi thọ dàihơn so với luật hiện nay. Thực tế, khi xâydựng luật mới này, Bộ Tài nguyên và Môitrường đã tham khảo 8 luật bảo vệ môitrường của 8 quốc gia để lọc ra những quyđịnh phù hợp với thực tế của Việt Nam.

Siết chặt quy định về khai thác khoáng sản

Luật hiện hành không có các chế tài thực sự cứng rắn về khai thác khoáng sản

BVMT TRONG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 54

PV. NGỌC THANH

Là một quốc gia nằm trong vùng khí hậunhiệt đới gió mùa, và đặc biệt là mộtnước vẫn còn phụ thuộc nhiều vào

nông nghiệp, tiềm năng phát triển nănglượng tái tạo của Việt Nam không hề nhỏ.Theo ước tính của Vụ Năng lượng mới vàNăng lượng tái tạo, Bộ Công Thương, nguồnnăng lượng gió của Việt Nam ước tính vàokhoảng 7.000 megawatt, năng lượng sinhkhối vào khoảng 3.000 megawatt và nănglượng mặt trời dao động từ khoảng 4-5kilowatt trên giờ trên diện tích 1m2.

Mặc dù vậy, tính đến năm 2013, tổngmức điện năng từ nguồn năng lượng tái tạođược nối vào mạng lưới điện quốc gia chỉđạt khoảng 1.500 MW, trong đó có tới hơn1.400 MW là từ các dự án thủy điện nhỏ. Cảnước mới chỉ có hai dự án điện gió được nốilưới, trong khi đó chưa có dự án nào từ cácnguồn năng lượng mặt trời, năng lượng sinhkhối và năng lượng rác được nối với hệthống truyền tải điện quốc gia.

Điều đó cho thấy nước ta không nhữngchưa tận dụng tiềm năng lớn này cho sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảoan ninh năng lượng mà còn đang để phí cơhội bảo vệ môi trường tự nhiên, giảm phátthải khí gây hiệu ứng nhà kính, góp phầnngăn chặn sự ấm lên của trái đất.

Ông Werner Kossman, cố vấn trưởng củaDự án Hỗ trợ Năng lượng Tái tạo tại Việt Namdo Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tài trợ,cho rằng Việt Nam cần phải giảm bớt sự phụthuộc vào các nguồn năng lượng truyềnthống và phát triển mạnh hơn nữa nguồnnăng lượng tái tạo trong bối cảnh Chính phủđang quyết tâm thực hiện chiến lược tăngtrưởng xanh.

Ông cho rằng, các dự án năng lượng táitạo là một mũi tên trúng hai đích. Đích thứnhất là cung cấp thêm nguồn năng lượngcho nền kinh tế, và đích thứ hai là góp phần

bảo vệ môi trường sống một cách bền vững.“Tôi nghĩ cần phải coi phát triển năng

lượng tái tạo là một phần trong kế hoạchbảo vệ môi trường,” ông Kossmann nói.

Theo ông Hirofumi Miyake, Tham tánkinh tế của Đại sứ quán Nhật Bản tại ViệtNam, Việt Nam hiện nay đang đối mặt vớithiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung nănglượng. Một trong những biện pháp giảiquyết vấn đề này chính là tạo cơ chế ưu đãicho các nhà đầu tư năng lượng tái tạo.

“Chẳng hạn như, việc phát triển ngànhcông nghiệp khí đốt là đặc biệt quan trọngđối với Việt Nam. Nếu Việt Nam phát triểnđược ngành công nghiệp này, thì sẽ tiếtkiệm được rất nhiều chi phí. Để đảm bảonguồn cung năng lượng và thu hút thêmđầu tư vào năng lượng tái tạo, chính phủ cầnphải tăng giá mua điện và đảm bảo rằng cácnhà đầu tư làm ăn có lãi”, ông Miyake nói.

Cần ưu đãi rõ ràng hơnTrên thực tế, việc khuyến khích phát

triển năng lượng tái tạo đã là một phầntrong Luật Bảo vệ Môi trường được banhành từ năm 2005. Trong đó có quy địnhNhà nước khuyến khích tư nhân đầu tư vào

các dự án năng lượng tái tạo thông qua cácưu đãi về thuế, đất đai và các khoản hỗ trợkhác. Luật cũng quy định Nhà nước sẽ nângcao dần tỷ trọng năng lượng tái tạo trongtổng sản lượng năng lượng quốc gia nhằmbảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểuphát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường (sửađổi) đang được trình Quốc hội thông quavào Kỳ họp Quốc hội 7, khóa 13, cũng đãđịnh rõ “Năng lượng tái tạo là năng lượngđược khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặttrời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh họcvà các nguồn tài nguyên năng lượng có khảnăng tái tạo khác”.

Theo dự thảo này, nhà nước có chínhsách hỗ trợ phát triển, sử dụng năng lượngsạch, năng lượng tái tạo. Các chính sách nàycũng nhằm hỗ trợ việc sử dụng chất thải đểsản xuất năng lượng; sản xuất, nhập khẩu, sửdụng máy móc, thiết bị, phương tiện giaothông dùng năng lượng tái tạo.

Nếu nhìn vào những quy định như vậy,có thể thấy vai trò bảo vệ môi trường củanăng lượng tái tạo đã được coi trọng ở ViệtNam. Tuy nhiên, theo ông Kossmann, nhữngquy định trên là chưa đủ.

Phát triển năng lượng tái tạo cần quy định cụ thể Khuyến khích phát triển năng lượng táitạo sẽ góp phần quan trọng tronggiảm nhẹ BĐKH, ngăn chặn tình trạngô nhiễm môi trường ở Việt Nam trongtương lai, nhưng cần phải có quy địnhrõ hơn về chính sách khuyến khíchtrong Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi).

Cần coi phát triển năng lượng tái tạo là một phần trong kế hoạch bảo vệ môi trường

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

BVMT TRONG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 55

“Lý do các nhà đầu tư tư nhân vẫn cònngần ngại đầu tư vào lĩnh vực này là chưa cómột chính sách khuyến khích và ưu đãi đủmạnh. Nếu muốn các nhà đầu tư tham giavào lĩnh vực này, thì cần phải có những quyđịnh rõ ràng hơn nữa,” ông Kossmann nói.

Ông Tô Hoài Dân, Tổng Giám đốc Côngty Công Lý, chủ đầu tư dự án điện gió tại BạcLiêu, cũng đồng ý rằng quy định khuyếnkhích và ưu đãi đối với các dự án năng lượngtái tạo cần phải rõ ràng và mang tính hỗ trợnhiều hơn nữa trong Luật Bảo vệ Môi trườngmới.

“Năng lượng tái tạo là một lĩnh vực đầutư mới, công nghệ mới và chi phí rất cao, nếukhông có chính sách rõ ràng thì khó khuyếnkhích được các nhà đầu tư,” ông Lý nói.

Từng bước bỏ trợ giá nhiên liệuhóa thạch

Theo Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường(sửa đổi), nhà nước sẽ ban hành lộ trình xóabỏ chính sách trợ giá với nhiên liệu hóathạch.

Điều này được coi là một động thái tíchcực bởi theo ông Koos Neefjes, cố vấn chínhsách về biến đổi khí hậu của Chương trìnhPhát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại ViệtNam, một trong những lý do chính mà nhiềunhà đầu tư nước ngoài e ngại khi đầu tư vào

các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam làchính sách trợ giá nhiên liệu hóa thạch. Vớigiá điện quy định hiện hành khá thấp và nếukhông có các biện pháp ưu đãi như cho thuêđất giá rẻ hoặc tín dụng ưu đãi, các nhà sảnxuất điện quốc doanh sẽ bị lỗ. Giá điện thấpkhông hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân, nhấtlà đầu tư vào năng lượng tái tạo.

“Chính sách tài khóa liên quan đến sảnxuất và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch rấtquan trọng trên toàn cầu và tại Việt Nam.Chiến lược tăng trưởng xanh và Nghị quyếtcủa Đảng về tài nguyên môi trường và biếnđổi khí hậu cam kết Việt Nam sẽ loại bỏ trợcấp nhiên liệu hóa thạch, sẽ loại bỏ một ràocản chính để tăng tính khả thi của tăngnăng lượng tái tạo như tăng hiệu quả nănglượng tại Việt Nam,” ông Koos Neefjes bìnhluận.

Ông Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoahọc Khí tượng Thủy văn và Môi trường (BộTài nguyên và Môi trường), cho rằng, để thuhút thêm đầu tư vào năng lượng tái tạo, dựthảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi nên quyđịnh rõ ràng rằng: “Nhà nước có các chínhsách hỗ trợ khuyến khích nghiên cứu, pháttriển, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinhdoanh và sử dụng năng lượng sạch, nănglượng tái tạo. Nhà nước xây dựng và thựchiện lộ trình xóa bỏ các cơ chế, chính sách

trợ giá đối với nhiên liệu hóa thạch”.Tuy nhiên, theo UNDP, việc mở rộng sản

xuất năng lượng tái tạo đặc biệt là thu hútđầu tư tư nhân (trong nước, nước ngoài)không thể chỉ mong chờ từ mỗi việc loại bỏtrợ giá và áp thuế các-bon, ít nhất là tronggiai đoạn ngắn hạn. Chừng nào các chi phísản xuất như đối với năng lượng gió và mặttrời chẳng hạn, chưa giảm nhiều thì vẫn cầnquy định các biểu giá thích hợp để trả chocác nhà đầu tư tiềm năng, và các mục tiêungày càng tăng về sản lượng năng lượng táitạo. Các biểu giá cao hơn thị trường sẽ dẫnđến tăng giá của người tiêu thụ, nhất làtrong một khoảng thời gian ngắn cho đếnkhi chi phí sản xuất giảm nhiều hơn.

UNDP cho rằng, đối với Việt Nam, sựchuyển dịch hướng tới các biện pháp cóhiệu quả về mặt năng lượng và sản xuấtnăng lượng tái tạo, như năng lượng gió vàmặt trời, chính là đổi mới công nghệ và hiệnđại hóa cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượngcó thể mang lại ảnh hưởng tích cực đến tăngtrưởng kinh tế. Vấn đề này bao gồm đổi mớicông nghệ trong sản xuất công nghiệp;nâng cao hiệu suất năng lượng của các tòanhà và các hệ thống giao thông công cộng;cơ sở hạ tầng năng lượng mới (trong đó có‘lưới điện thông minh’); và thay đổi hành vicủa người tiêu dùng.

BVMT TRONG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 56

PV. KHÔI NGUYÊN

Sau khi xây xong ngôi nhà 4 tầng của mình,ông Nguyễn Ngọc Thuyên, một kiến trúc sưtại Hà Nội, đã quyết định đầu tư gần 50 triệuđồng lắp đặt hệ thống bóng đèn LED tiếtkiệm điện. Ông cho biết, dù giá cả của cácloại đèn LED này cao hơn giá các bóng đènloại thường hàng chục lần, nhưng đèn LEDcó ưu điểm là rất bền, nhiều màu sắc và đadạng về chủng loại.

Hiện nay, số lượng gia đình như ôngThuyên sử dụng đèn LED không phải là hiếm.Ông Phạm Ngọc Minh, chủ một cửa hàngbán đồ điện trên phố Phùng Hưng (Hà Nội)cho biết, ông Thuyên chỉ là một trong nhiềukhách hàng sử dụng đèn LED mà ông vẫnbán hàng ngày. Trung bình doanh thu hàngngày từ các sản phẩm LED của cửa hàng nàylên đến hàng trăm triệu đồng.

“Các sản phẩm LED rất bền và hợp thờitrang. Dù giá cả khá đắt nhưng nhu cầu cácsản phẩm này đang ngày càng tăng”, ôngMinh nói.

Tuy nhiên, cả ông Thuyên và ông Minhđều không nghĩ rằng loại đèn tiết kiệm điệnmà họ đang nói đến có tác dụng rất lớn trongviệc giúp giảm phát thải khí thải nhà kính vàgiảm nhẹ biến đổi khí hậu.

“Cái mà tôi quan tâm nhất chính là cácsản phẩm này có kiểu dáng bắt mắt và rấtbền. Đắt một chút nhưng dùng được lâu”,ông Thuyên nói.

Ông Ralf Matthaes, Tổng giám đốc khuvực của TNS Indochina – một công ty nghiêncứu và phân tích thông tin kinh doanh, thịtrường toàn cầu, nhận xét, người tiêu dùngViệt Nam nói chung có ít kiến thức chuyênsâu về môi trường, chưa nói đến các sảnphẩm xanh.

“Hầu hết người tiêu dùng thường nghĩrằng các vấn đề môi trường thì liên quan tớikhí thải xe máy, ô tô, rác rưởi, các chất độc ở

các dòng sông. Tuy nhiên, nhiều người lạikhông biết rằng ô nhiễm môi trường có thểlàm tầng ô-dôn bị phá hủy”, ông Matthaesphân tích.

“Điều này là có lý khi nhiều người ViệtNam hiện đang chú ý nhiều đến các sảnphẩm thời thượng, chứ không phải là cácsản phẩm xanh. Người tiêu dùng càng trẻthì hiểu biết về môi trường càng cao, nhưnghiện vẫn chỉ ở mức độ khá hời hợt”, ông nóithêm.

Một đại diện của Công ty Osram ViệtNam (Đức) cũng nhận xét, nhiều người tiêudùng Việt Nam khi sử dụng đèn LED khôngnghĩ rằng họ đang góp phần tích cực vàobảo vệ môi trường.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn ĐứcAnh, nhân viên bán hàng tại siêu thị điệnmáy HC (Hà Nội) cho biết, thường thì kháchhàng quan tâm nhất đến chất lượng và giá cảhàng hóa.

“Họ không mấy khi quan tâm đến việccác sản phẩm điện tử hay điện lạnh mà họsắp mua có tiết kiệm được nhiều điện năngkhông và càng không ai hỏi rằng việc sửdụng các sản phẩm này sẽ góp phần bảo vệmôi trường như thế nào”, ông Đức Anh giảithích.

Theo chuyên gia thương hiệu NguyễnĐình Thành của công ty tiếp thị và truyềnthông LeBros, hiện nay, nhận thức cao củangười tiêu dùng về sử dụng các sản phẩmthân thiện môi trường chủ yếu thường thấy ở

các quốc gia phát triển, nơi mà chính ngườitiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng trongviệc định hướng và “buộc” các doanh nghiệpphải sản xuất “xanh”.

“Nếu như đại bộ phận người tiêu dùngViệt Nam ý thức được sự cần thiết phải tiêudùng xanh thì môi trường sống đã khôngđến mức bị ô nhiễm nặng nề như thế này”,ông Thành nói. “Nhiều khách hàng khi đi siêuthị vẫn ưa thích sử dụng túi ni-lông, một sảnphẩm rất hại cho môi trường”.

Một động thái tích cực là ngày càngnhiều doanh nghiệp chủ động hướng ngườitiêu dùng vào việc sử dụng các sản phẩmthân thiện với môi trường.

Từ năm 2008, hệ thống Metro Cash &Carry đã sử dụng túi ni-lông dùng một lần vàcác hộp giấy các-tông cho các khách hàngcủa mình gói, bọc các loại thực phẩm.

Ông Khuất Quang Hưng, phụ tráchtruyền thông của Metro Cash & Carry chobiết, lượng khách hàng sử dụng các loại túini-lông và hộp giấy này đang ngày càngtăng. Hiện Metro cũng bán các sản phẩm nàycho nhiều doanh nghiệp với khối lượng lớn.

“Rõ ràng là nhu cầu về các sản phẩmthân thiện môi trường của người tiêu dùng làrất lớn”, ông Hưng đánh giá.

Từ tháng 9/2013, hệ thống siêu thị BigCcũng đã cung cấp miễn phí tại chỗ các túi ni-lông dễ phân hủy sử dụng làm bao bì đựnghàng hóa cho khách hàng. Loại túi tự hủy nàyđược Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên vàMôi trường cấp giấy chứng nhận thân thiệnvới môi trường vào năm 2012, có thể tự phânhủy trong vòng 5 năm sau khi được chôndưới đất.

“Nhu cầu về các túi ni-lông tự hủy củaBigC đang ngày một gia tăng”, bà Dương ThịQuỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại của hệthống siêu thị BigC tại Việt Nam cho biết.

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửađổi) cũng đã đưa ra các quy định về việckhuyến khích hoạt động sản xuất, tiêu thụbền vững. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môitrường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp vớicác bộ, ngành có liên quan tổ chức xây dựngcơ chế, chính sách khuyến khích các hoạtđộng sản xuất và tiêu thụ bền vững; phốihợp với cơ quan thông tin, báo chí truyềnthông, giới thiệu, quảng bá về sản phẩm,dịch vụ thân thiện với môi trường. Hy vọngrằng, các cơ chế, chính sách này sẽ sớm đượcban hành và đi vào cuộc sống để hoạt độngtiêu dùng xanh sẽ trở thành phổ biến vàmang tính chủ động.

Cần tăng cường thông tin về ‘tiêu dùng xanh’

Nhu cầu về các sản phẩm thân thiện môi trườngcủa người tiêu dùng là rất lớn

Nhu cầu về sản phẩm thân thiện vớimôi trường của nhiều người tiêu dùngdường như mới chỉ xuất phát một cáchtự nhiên hơn là từ sự hiểu biết về “tiêudùng xanh”. Điều này cho thấy sự cầnthiết có thêm những quy định và cơchế khuyến khích tăng cường thôngtin trong lĩnh vực này.

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

XANH HÓA ĐỂ CẠNH TRANH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 57

PV. VŨ ANH

Bắt đầu từ tháng 1/2014, Nga đã có lệnhtạm ngưng nhập khẩu một số mặt hàngthủy sản từ Việt Nam, trong đó có cá tra, dochất lượng. Hay vấn đề dư lượngEthoxyquin trong tôm nhập vào Nhật cũnglà rào cản rất lớn và nan giải mà doanhnghiệp Việt Nam đã và đang phải đối mặt.Đặc biệt, với Đạo luật Nông trại 2014 đượcthông qua, Mỹ bắt đầu đặt vấn đề chấtlượng nuôi trồng tại Việt Nam.

Đó là những rào cản mà Hiệp hội Chếbiến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam(VASEP) cảnh báo đến doanh nghiệp. Nếucác doanh nghiệp không đáp ứng được việcthực hiện chuỗi sản xuất từ nuôi trồng, chếbiến, đóng gói tương đồng với điều kiện ởcác thị trường đó thì sẽ không thể đưa hàngvào được.

Trong khi đó, thị trường Nhật Bản vẫncòn tồn tại thách thức, gây khó khăn cho sảnphẩm thủy sản Việt Nam bởi một số quyđịnh về kháng sinh, hóa chất đôi khi khôngtương thích với thông lệ quốc tế. Thị trườngEU thì vẫn luôn ngặt nghèo bởi các hệ thốngquy định về tiêu chuẩn chất lượng.

Hay như các doanh nghiệp trong ngànhgỗ. Hiện nhiều khách hàng tại các thị trường

có giá trị cao như Mỹ và châu Âu rất quantâm đến nguồn gốc sản phẩm gỗ. Nhu cầuđối với gỗ nhiệt đới đã được cấp Chứng chỉrừng ở các thị trường này đã vượt quá cung.Do đó, họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn đểmua các sản phẩm gỗ được chứng nhận làkhai thác và nhập khẩu hợp pháp từ cácnguồn rừng được quản lý bền vững. Gỗđược cấp "Chứng chỉ rừng" sẽ bán được giácao hơn khoảng 30% so với cùng loại khôngđược cấp nhãn.

Như vậy nếu không đáp ứng đầy đủ cáctiêu chuẩn về môi trường khi sản xuất hànghóa, gia tăng dịch vụ thì doanh nghiệp sẽmất đi cơ hội kinh doanh vàng tại những thịtrường xuất khẩu chính và tiềm năng. Khôngchỉ vậy, ngay cả thị trường trong nước cũngsẽ bị chững lại, bởi lượng người dân trunglưu ngày càng tăng, cộng với lượng kháchdu lịch nước ngoài gia tăng, khiến sức tiêudùng sản phẩm xanh tại Việt nam khôngngừng tăng…

Theo nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc,các doanh nghiệp có thể mất 1/3 lợinhuận nếu họ phải chịu trách nhiệm vềcác thiệt hại gây ra cho môi trường.Ngược lại, nếu là các nhà kinh doanh thựcthụ, họ sẽ nhìn thấy trong rủi ro đó có cơhội kinh doanh duy nhất và lớn nhất

trong thế kỷ 21 và sẽ trở thành một lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp.

Với tư cách là doanh nghiệp có nhiềusáng kiến phát triển bền vững, bảo vệ môitrường tại Việt Nam, ông Nguyễn CôngMinh Bảo, Giám Đốc Phát triển Bền vữngCông ty Xi măng Holcim Việt Nam, cho hay:“Bảo vệ môi trường đi cùng với sự tăngtrưởng trong kinh doanh đảm bảo cho sựphát triển lâu dài và tăng lợi thế cạnh tranhcủa doanh nghiệp trên thị trường. Trong khiđó, việc hoàn thiện Luật Bảo vệ môi trườngchắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp đi theo hướng tăng trưởngxanh phát triển đồng thời kêu gọi ý thứcbảo vệ môi trường của các doanh nghiệpkhác nữa”.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Vũ ThịThuận, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dượcphẩm Traphaco cho rằng, kinh doanh xanhlà bài toán không đơn giản, song doanhnghiệp vẫn phải làm, bởi nó sẽ giúp doanhnghiệp tăng hiệu quả và tính bền vững pháttriển lâu dài.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Vănphòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bềnvững (VCCI), cho hay, Việt Nam đang chịuảnh hưởng nặng trong biến đổi khí hậu vàdoanh nghiệp phải tăng sức cạnh tranh trênthị trường trong và ngoài nước để thu ngoạitệ. Đặc biệt, khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩnvề bảo vệ môi trường khi xuất khẩu hànghóa, dịch vụ doanh nghiệp Việt Nam sẽ nângcao giá trị thương hiệu ở tất cả các thị trườngtrong lẫn ngoài nước. “Nếu đi sau trong pháttriển xanh, doanh nghiệp Việt Nam sẽ mấtlợi thế cạnh tranh từ các rào cản của các thịtrường”, ông Vinh nói.

Các doanh nghiệp có thể mất 1/3 lợi nhuận nếu họ phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra cho môi trường

Lựa chọn tất yếu để cạnh tranhBằng việc khuyến khích doanh nghiệp đi theo con đường sản xuất và kinh doanhxanh, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi sẽ góp phần cải thiện sức cạnh tranh củadoanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung trên thị trường thế giới.

XANH HÓA ĐỂ CẠNH TRANH

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 58

Thế giới của chúng ta đã và đang đối mặt vớivô vàn thảm họa do cả thiên nhiên lẫn conngười gây ra. Cả thế giới đang phải vật lộn đểgiải quyết những hậu quả nặng nề từ sự mấtcân bằng giữa sự hữu hạn của tài nguyênthiên thiên nhiên và nhu cầu tiêu thụ ngàycàng cao của con người, với nguyên nhân từsự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa nhanhđến sản xuất và tiêu dùng quá mức.

Dù vì bất cứ lý do gì, vấn đề cấp bách đặtra là chúng ta phải tái tạo và phục hồi nhữnggì đã mất hoặc bị hư hại. Thời gian qua, các tổchức quốc tế, các chính phủ, các tổ chức phichính phủ, cộng đồng doanh nghiệp vàngười dân đã cho thấy sức mạnh của tinhthần hợp tác khắc phục và giảm nhẹ hậu quảthảm họa. Song cho dù sức mạnh của tinhthần hợp tác liên ngành này có lớn đến đâuthì thảm họa vẫn có xu hướng tăng nhanhvới tần suất và cường độ cao hơn.

Thế giới mà chúng ta nói tới đang đứngtrước bước ngoặt quan trọng. Chúng ta cầnnâng cao sức mạnh hợp tác bằng cách cùngđi tiên phong trong việc tạo ra những mốiquan hệ đối tác mới để thực hiện tốt mụctiêu phát triển bền vững.

Trong những năm gần đây, cộng đồngthế giới, đặc biệt là cộng đồng doanhnghiệp, đã nhận thức rõ và chú trọng pháttriển bền vững. Tuy nhiên, từ ý tưởng đếnhiện thực vẫn gặp nhiều rào cản, như sựthiếu hiểu biết về việc lồng ghép phát triểnbền vững vào các kế hoạch kinh doanh, haycác hoạt động vì mục tiêu bền vững đượcthực hiện một cách manh mún và tách biệtkhỏi phạm vi kinh doanh.

Trong thế giới đầy biến động ngày nay,phát triển bền vững không còn là sự lựa chọnmà là việc phải làm. Phát triển kinh doanhphải đi đôi với phát triển bền vững theo cùngmột hướng. Một doanh nghiệp phát triểnbền vững và thành công không chỉ đượcđánh giá đơn thuần bằng kết quả lợi nhuận.

Ngoài hoạt động kinh doanh, doanh nghiệpphát triển bền vững phải là doanh nghiệp cóđạo đức, có trách nhiệm với các bên liênquan và có bổn phận với xã hội với tư cách làmột doanh nghiệp công dân tốt thông quaviệc đóng góp cho cộng đồng và quốc gianơi mình hoạt động. Doanh nghiệp phảiluôn ý thức được rằng mình là một bộ phậncấu thành của xã hội và phải cùng phát triểnbền vững với xã hội trong thời đại mới. Dođó, doanh nghiệp phải nỗ lực trở thành mộtmẫu hình để nhanh chóng đưa xã hội đến sựphồn vinh một cách bền vững.

Từ tầm nhìn của SCG, để trở thành doanhnghiệp phát triển bền vững hàng đầu, chúngtôi đã áp dụng một khuôn khổ phát triển bền

vững tại tất cả các quốc gia nơi chúng tôihoạt động để cải thiện quá trình sản xuất vànăng suất, phụ thuộc ít hơn vào tài nguyênthiên nhiên, tạo ra các sản phẩm và dịch vụthân thiện với môi trường và củng cố sứcmạnh của các cộng đồng. Đồng thời, điều đócũng giúp chúng tôi thúc đẩy sự tham giacủa cán bộ, nhân viên và các đối tác kinhdoanh vào việc cải thiện quá trình tăngtrưởng bền vững, dựa trên một nguyên tắcquản trị doanh nghiệp hiệu quả.

Để trở thành một doanh nghiệp thânthiện với môi trường, các hoạt động củadoanh nghiệp luôn phải quan tâm đến môitrường. Lãnh đạo doanh nghiệp phải camkết điều chỉnh thái độ đối với việc sử dụng

Chung tay xây dựng một tương lai bền vữngTừ quan điểm của doanh nghiệp đầu tiên tại ASEAN được Hội đồng Chỉ số bềnvững Dow Jones xếp hạng hàng đầu trong ngành công nghiệp vật liệu xâydựng thế giới trong 3 năm liên tiếp, ông Kan Trakulhoon, Chủ tịch kiêmGiám đốc điều hành của Tập đoàn SCG (Thái Lan) phân tích, những quy địnhkhắt khe tại Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) sẽ cổ vũ các hoạt độngsản xuất kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường và vì sự phát triển bền vữngquốc gia. Việc coi đây là cơ hội hay thách thức là tùy thuộc tầm nhìn và hướngđi mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn.

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

XANH HÓA ĐỂ CẠNH TRANH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 59

tài nguyên thiên nhiên, với các bên liên quanvà vì lợi ích của các bên liên quan này, đặcbiệt là với khu vực xã hội đang ngày cànggắn kết chặt chẽ với môi trường. Chúng tacần thực hiện những quan điểm chỉ đạo vềphát triển bền vững, thực hành quản lý tốtnhất và các nguyên tắc quản trị doanhnghiệp trong các quá trình hoạch định, sảnxuất và vận chuyển. Bên cạnh đó, cần thiếtlập và giám sát các chỉ số về kinh tế, xã hội vàmôi trường.

Hoạt động của doanh nghiệp bền vữngcần phải có tính tích hợp, với việc thực hiệncác chính sách 3R, bao gồm Giảm thiểu(Reduce), Tái sử dụng/Tái chế (Reuse/Recyclevà Bổ sung (Replenish), bắt đầu từ việc thiếtkế nhà máy theo hướng thân thiện với môitrường; áp dụng các công nghệ hiện đại vàthường xuyên bảo trì máy móc nhằm giảmtiêu thụ năng lượng; giảm thiểu sử dụngthan bằng cách sử dụng nhiên liệu sinh khối;đảm bảo hậu cần sản phẩm theo hướnggiảm thiểu các tác động của môi trường vàxã hội bằng việc kết hợp với bộ phận hậu cầnđể tính toán cung đường vận chuyển đối vớitừng khu vực, giảm thiểu vận chuyểncontainer rỗng và sử dụng công nghệ tối đahóa hiệu quả vận chuyển.

Áp dụng quản lý môi trường tích hợp làmột chiến lược tốt đối với doanh nghiệp bềnvững. Quản lý môi trường tích hợp phản ánhcác giá trị và hành vi của cán bộ, nhân viên vàcác nhà cung ứng, giúp họ cùng xác định cácmục tiêu, lắng nghe quan điểm của nhau.Quản lý môi trường tích hợp cũng giúp cácbên liên quan tham gia và gắn bó với cácchính sách vì quy hoạch bền vững. Tháchthức đối với doanh nghiệp chính là các kếtquả từ việc cân bằng hoạt động của doanhnghiệp với bảo tồn môi trường, và cùng tồntại với xã hội thì không dự báo trước được.Điều này không có nghĩa là để đạt được cáinày thì phải từ bỏ cái khác, mà là cần phải cảitiến nhiều hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầucủa tất cả các cổ đông một cách bền vững.

Quản lý môi trường tích hợp là một chiếnlược mà SCG đã thực hiện ở tất cả các quốcgia nơi tập đoàn hoạt động, nhằm tạo dựngniềm tin của các cổ đông. Theo đó, tất cả cáckhía cạnh xã hội và môi trường đều đượcxem xét, đánh giá và theo dõi liên tục bằngmột hệ thống báo cáo. Hệ thống này có thểđánh giá và đối chiếu các kết quả với các mụctiêu đã được xác định nhằm quản lý và tiêuchuẩn hóa tốt hơn. SCG đã thiết lập các chỉ sốnhằm quản lý, báo cáo và đánh giá thườngxuyên và so sánh với các mục tiêu ban đầunhư giảm tiêu thụ năng lượng và phát thải

khí nhà kính ở mức 10% vào năm 2020 so vớinăm 2007; sử dụng các năng lượng thay thếnhư nhiên liệu sinh khối, khí sinh học, bùnnước thải và chất thải sinh hoạt; không chônlấp chất thải thông qua việc giảm thiểu chấtthải từ quá trình sản xuất và tái chế hiệu quả.Việc thiết lập các chỉ số đã giúp tạo hiệu quảrất lớn trong công tác quản lý môi trường đểđạt được các mục tiêu.

Qua hơn 100 năm hoạt động, SCG luôncam kết phát triển con người và tổ chức vìtăng trưởng bền vững. Chúng tôi cũng camkết sẽ tiếp tục nỗ lực để trở thành một doanhnghiệp được xã hội thừa nhận là một hìnhmẫu bằng cách áp dụng các biện pháp cụthể và có hệ thống, bắt đầu từ mọi khía cạnhcủa nội bộ doanh nghiệp bao gồm văn hóadoanh nghiệp, thúc đẩy các nguyên tắc, giátrị đạo đức và quản trị tốt, cải thiện các côngtrình có tác động đến hệ sinh thái, cải thiệnan toàn lao động. Có nhiều biện pháp đãgiúp SCG bắt kịp nhóm các nhà công nghiệphàng đầu trên thế giới, như không có chấtthải chôn lấp, mua sắm xanh, các sản phẩmvà dịch vụ thân thiện môi trường, hệ thốngchứng nhận an toàn cho nhà thầu SCG, và bộquy tắc ứng xử cho các nhà cung ứng củaSCG.

SCG cam kết hợp tác chặt chẽ với cộngđồng và xã hội, như đã phản ánh ở các dự áncủa chúng tôi, như Bảo tồn nước vì ngày maicủa SCG, Cải tiến công nghệ nhằm phục hồiđất nhiễm mặn, và Lễ hội Những câu chuyệntrong vườn dành cho trẻ em.

Chúng tôi đã thực hiện các sáng kiến chocác công ty của mình tại Việt Nam, áp dụngcác nguyên tắc phát triển bền vững thôngqua việc cải thiện các sản phẩm thân thiện

với môi trường và có giá trị gia tăng, cũngnhư phát triển quá trình sản xuất xanh nhưsử dụng các công nghệ mới nhằm giảm tiêuthụ năng lượng. Chúng tôi cũng đã đẩymạnh hợp tác với các nhà cung ứng thượngnguồn và hạ nguồn, để họ có thể áp dụngcác công cụ phát triển bền vững.

SCG và Báo Mực tím đã thực hiện dự ánƯớc mơ xanh năm 2013 cho sinh viên cáctrường đại học nhằm nâng cao nhận thức vềbảo tồn môi trường và xây dựng lối tư duyxanh đối với thanh niên Việt Nam. Chúng tôikhông chỉ phát triển các quá trình và sảnphẩm thân thiện môi trường, mà còn xâydựng lối tư duy xanh trong trái tim ngườidân, đặc biệt là các bạn trẻ - những chủ nhântương lai của đất nước.

Thông qua nỗ lực và cải thiện khôngngừng, SCG đã được Hội đồng Chỉ số bềnvững Dow Jones (DJSI) xếp hạng hàng đầutrong ngành công nghiệp vật liệu xây dựngthế giới trong 3 năm liên tiếp, và chúng tôicũng là doanh nghiệp ASEAN đầu tiên đượccông nhận danh hiệu này.

SCG bước vào thế kỷ mới với đầy đủcam kết tạo dựng các giá trị với cho cộngđồng thế giới thông qua việc kinh doanhthân thiện với môi trường của mình.Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm,kiến thức và các thành tựu của mình trongtất cả các lĩnh vực thông qua một quátrình cùng tham gia, từ các tổ chức kinhdoanh thượng nguồn và hạ nguồn, các tổchức xã hội và các cộng đồng nơi mà SCGhoạt động. SCG tin tưởng rằng sức mạnhcủa hợp tác chủ động thông qua toàn bộchuỗi kinh doanh sẽ mang lại những thayđổi tích cực và nhiều giá trị hơn cho cộng

Tổ hợp sản xuất “xanh” của SCG

XANH HÓA ĐỂ CẠNH TRANH

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 60

Việt Nam đang định hướng phát triểnnền kinh tế theo hướng xanh và sạchhơn. Nhưng các cơ chế ưu đãi đểkhuyến khích doanh nghiệp (DN) đầutư sản xuất - kinh doanh theo hướngnày được cho là chưa đủ mạnh.

PV. NGUYÊN ĐỨC

Là một tập đoàn lớn của Hàn Quốc, khiđầu tư vào Việt Nam, Samsung đã nhanhchóng áp dụng các công nghệ sạch vàthân thiện mới môi trường trong các côngđoạn sản xuất. Với quy mô đầu tư lớn vàứng dụng công nghệ cao trong sản xuất,Samsung đã được hưởng ưu đãi lớn vềthuế thu nhập doanh nghiệp, như hưởngthuế suất 10%, miễn 4 năm và giảm 50%trong 9 năm tiếp theo.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phảidoanh nghiệp nào cũng được hưởng các cơchế ưu đãi như vậy, cho dù Việt Nam đangđịnh hướng phát triển nền kinh tế theohướng xanh và sạch hơn, khuyến khíchdoanh nghiệp ứng dụng công nghệ xanh vàsạch trong sản xuất - kinh doanh.

Một nguyên nhân khá cơ bản, đó là docác cơ chế, chính sách ưu đãi chưa được luậthóa theo đúng nghĩa “ưu đãi cho công nghệxanh”, mà chỉ được quy định khá lẻ tẻ trongnhiều luật và quy định pháp luật khác nhau,như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, LuậtThuế thu nhập doanh nghiệp, cũng như cácnghị định của Chính phủ liên quan việckhuyến khích nhập khẩu công nghệ, thiết bịtrong nước chưa sản xuất được, hay dánnhãn xanh…

Luật Bảo vệ môi trường 2005 cũng đãquy định về điều này và tiếp tục được dựthảo trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.Tuy nhiên, các quy định về ưu đãi trong dựthảo vẫn chưa thật sự cụ thể mà mới chỉ làưu đãi về đất và tài chính cho các hoạt độngbảo vệ môi trường, các cơ sở sản xuất, kinhdoanh và các sản phẩm được chứng nhậnthân thiện với môi trường; khuyến khích tổchức, cá nhân tiêu dùng các loại sản phẩmthân thiện với môi trường.

“Chính phủ nên có những chính sách

thiết thực để khuyến khích các doanhnghiệp áp dụng công nghệ xanh vào sảnxuất vì về lâu dài, những giải pháp này sẽđem lại lợi thế cho cả đất nước và doanhnghiệp”, ông Nguyễn Công Minh Bảo, Giámđốc Phát triển bền vững Công ty Xi măngHolcim Việt Nam phát biểu. Ông cũng chobiết, trong những năm qua, Holcim cũng đãrất tích cực trong áp dụng sản xuất xanh,nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bềnvững, và trên hết là vì lợi ích của chínhdoanh nghiệp.

Ông Ngô Văn Huy, Giám đốc Công tyTNHH Philips Electronics Vietnam cho rằng,những chính sách khuyến khích doanhnghiệp tham gia sản xuất sạch và tiết kiệmnăng lượng chưa đủ mạnh. Chẳng hạn, thuếnhập khẩu đèn LED và các loại đèn dây tócthông thường vẫn tương đương nhau. Trongkhi, thuế nhập khẩu đèn LED của các nướctrong khu vực thấp hơn ở Việt Nam rất nhiều.

“Chúng tôi cũng như nhiều doanhnghiệp khác chờ đợi những chính sáchkhuyến khích đủ mạnh để có thể yên tâmđầu tư, kinh doanh lâu dài ở Việt Nam”, ôngHuy nói.

Không chỉ các doanh nghiệp nướcngoài, các doanh nghiệp trong nước, vốnđang gặp rất nhiều khó khăn sau 5 nămchịu tác động của khủng hoảng tài chínhtoàn cầu cũng đang chật vật với việc thựchiện định hướng tăng trưởng xanh.

Tại một cuộc hội thảo cách đây chưa lâuvề tăng trưởng xanh, một doanh nghiệpđến từ Bắc Kạn cho biết, mặc dù các chínhsách ưu đãi để khuyến khích mọi thànhphần kinh tế tham gia vào sản xuất xanh đãcó, nhưng trên thực tế, doanh nghiệpkhông dễ tiếp cận các ưu đãi đó.

“Để vay vốn chuyển đổi mô hình sảnxuất thì doanh nghiệp cần phải có tài sảnthế chấp, chưa kể lãi suất khá cao và thờihạn vay thường ngắn. Trong khi, một dự ánthường phải chờ tới vài năm mới kiểmchứng được hiệu quả đầu tư. Do đó, Chínhphủ cần xem xét các khoản tín dụng ưu đãicho các dự án ‘sản xuất xanh’ có thời gianvay trung hạn và đặc biệt là lãi suất thấp”, vịnày nói.

Cũng tại hội thảo nói trên, bà Ivy WongAbdullah, chuyên gia đến từ Malaysia đãchia sẻ kinh nghiệm của quốc gia mìnhtrong phát triển xanh. Đó là, Malaysia đã ápdụng nhiều cơ chế ưu đãi dành cho các nhàđầu tư, các doanh nghiệp để họ thấy đượcgiá trị cộng hưởng và lợi ích từ tăng trưởngxanh. Chẳng hạn, có cơ chế giá ưu đãi cho

năng lượng tái tạo, cho chương trình tiếtkiệm năng lượng, áp dụng chương trìnhđấu thầu mua sắm xanh cho Chính phủ, trợcấp thuế đầu tư xanh, miễn thuế nhập khẩu,miễn thuế ưu đãi lên đến 100%, miễn thuếthu nhập và đóng dấu miễn thuế…

Kinh nghiệm của Malaysia có thể là bàihọc cho Việt Nam, mà trước hết là việc cầncó những chính sách ưu đãi, khuyến khíchđủ mạnh và được cụ thể hóa trong các đạoluật, trong đó có Luật Bảo vệ môi trường(sửa đổi) và các văn bản dưới luật.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn VănĐạo, Phó Tổng giám đốc Công ty SamsungVietnam, Chính phủ cũng nên có nhữngchính sách khen thưởng, động viên chonhững doanh nghiệp tích cực trong việcứng dụng công nghệ xanh và sạch. “Việcnày là rất cần thiết để khuyến khích doanhnghiệp sản xuất xanh, thay vì chỉ đi kiểm travà… phạt những doanh nghiệp vi phạm”,ông Đạo nói.

Có chung quan điểm, nhưng ôngNguyễn Công Minh Bảo cho rằng, đểkhuyến khích doanh nghiệp sản xuất xanh,Việt Nam cần có quy chuẩn chung cho cácdoanh nghiệp để họ dễ dàng đối chiếu vớihoạt động của mình. “Cần có các sáng kiếnđể triển khai sản xuất xanh theo nhóm,như doanh nghiệp xi măng, công nghiệpnặng, hàng tiêu dùng…, bởi mỗi ngànhhàng có đặc điểm riêng và vì thế, việc thựchiện sản xuất xanh cũng sẽ khác biệt”, ôngBảo đề xuất.

Ưu đãi để khuyến khích doanhnghiệp “xanh hóa” sản xuất

Chính phủ cần xem xét các khoản tín dụng ưu đãi chocác dự án ‘sản xuất xanh’

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

THÔNG TIN VÀ MÔI TRƯỜNG

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 61

PV. THANH TÙNG

Cuối năm 2013, dư luận và báo chí trongnước bị khuấy động bởi vụ việc công tyNicotex Thành Thái (sản xuất thuốc trừ sâu)đã chôn giấu nhiều hóa chất độc hại tronglòng đất tại khuôn viên của công ty này.

Theo Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnhThanh Hóa, kết quả phân tích môi trường(nước, đất) của công ty này cho thấy hàmlượng các chất độc hại trong đất đã vượttiêu chuẩn cho phép đến vài nghìn lần.

Trong thời gian từ tháng 10/2013 đến15/2/2014, đã khai quật được 949 tấn chấtthải và đất nhiễm hóa chất bảo vệ thực vậttại 7 điểm chôn lấp, trong đó có 239 tấnchất thải gây ô nhiễm nặng và 710 tấn chấtthải gây ô nhiễm ở mức độ nhẹ.

Trước đó, vào tháng 1/2014, PhòngCảnh sát phòng chống tội phạm về môitrường Công an tỉnh (PC49) phối hợp với

đồn Công an Khu công nghiệp Biên Hòa bắtquả tang Công ty TNHH VP ComponentsViệt Nam (Khu công nghiệp Amata, phườngLong Bình, TP. Biên Hòa) đang xả lén nướcthải chưa qua xử lý ra môi trường.

Kiểm tra thực tế, PC49 phát hiện côngty này sử dụng máy bơm 10 mã lực, gắn vớiđường ống nhựa bơm xả thẳng ra hệthống thu gom nước mưa của hạ tầng Khucông nghiệp Amata để thoát ra môitrường. Đoàn kiểm tra còn phát hiện thêm1 đường ống nhựa khác có chiều dàikhoảng 200m để dẫn nước thải từ hệthống xử lý nước thải cục bộ ra khu đấttrống gần cổng ra vào của công ty.

Ông Nguyễn Việt Dũng, phó giám đốcTrung tâm Con người và Thiên nhiên chobiết, ngoài nỗ lực của cơ quan chức năng,thì vai trò của báo chí trong việc phanhphui những vi phạm của các doanh nghiệpnêu trên là rất lớn.

“Báo chí và các phương tiện truyềnthông góp phần chỉ ra những hạn chế nàythông qua điều tra, phản ánh những vụviệc phát sinh trong thực tế”, ông Dũng nói.“Báo chí và các tổ chức xã hội cũng đã tạodiễn đàn mở và kênh đối thoại để ngườidân, các nhà nghiên cứu và các bên liênquan chia sẻ ý kiến và bình luận, qua đógóp phần nâng cao chất lượng quá trình raquyết định của cơ quan quản lý”.

Đơn cử, vào cuối năm ngoái, Bộ Côngthương đã loại khỏi quy hoạch 2 dự ánthủy điện Đồng Nai 6 và 6A do nhiều quanngại về tác động môi trường rất lớn. Trướcđó, báo chí đã đưa tin đồng loạt về tác hạitiềm tàng của 2 dự án này, theo đó, việcthực hiện sẽ làm mất vĩnh viễn 327,23hađất rừng. Đặc biệt, trong đó có 128,37hađất ở khu vực Cát Lộc thuộc vùng lõi Vườnquốc gia Cát Tiên. Vào năm 2001, vườnquốc gia này được UNESCO công nhận làKhu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Công cụ phòng ngừa hữu hiệuNăm 2012, Tổng cục Môi trường Việt

Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phốihợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốctế và Quỹ Dân chủ Liên hợp quốc thực hiện

Nâng cao vai trò truyền thông môi trườngvà quyền tiếp cận thông tin của người dân

Với các quy định đề cao vai trò truyền thông về môi trường và quyền tiếp cậnthông tin của người dân, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) sẽ là công cụ hiệu quảgiúp các cơ quan chức năng phát hiện và ngăn chặn nhiều vụ vi phạm môi trườngvà điều chỉnh chính sách môi trường cho phù hợp với thực tế

Được tiếp cận thêm thông tin về an toàn môi trường, người dân sẽ có điều kiện bảo vệ mình tốt hơn

THÔNG TIN VÀ MÔI TRƯỜNG

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 62

một bản khảo sát về hiện trạng phản ánhthông tin môi trường trên Báo Đầu tư, BáoThanh Niên và Báo Lao động. Trước đó, vàonăm 2011, một bản khảo sát tương tự cũngđã được thực hiện.

Theo kết quả khảo sát, báo chí nóichung và 3 tờ báo trên nói riêng “đã tíchcực vào cuộc, phản ánh toàn diện và kịpthời các hoạt động quản lý môi trường,động viên các tầng lớp nhân dân tích cựctham gia các phong trào bảo vệ môitrường, góp phần tiến tới xây dựng một xãhội phát triển kinh tế hài hòa với đảm bảoan ninh xã hội và bảo vệ môi trường”.

Các cơ quan truyền thông đã góp phầnvào việc nâng cao nhận thức về môi trườngcủa người dân và doanh nghiệp, đồng thờilà kênh hữu ích phản hồi thông tin từ cuộcsống tới các nhà hoạch định chính sách.

Đầu năm 2014, BBC Media Action - tổchức phát triển quốc tế của Tập đoànTruyền thông Anh quốc BritishBroadcasting Corporation, đã phối hợp vớiTổng Cục môi trường Việt Nam công bốmột khảo sát của BBC với quy mô toànquốc với 3.486 hộ gia đình về việc ngườidân Việt Nam đang thích ứng với biến đổikhí hậu và bảo vệ môi trường như thế nào.

Tổng Cục môi trường cho biết, khảo sátnày đã được các cơ quan chức năng củaViệt Nam đánh giá cao, góp phần tạo ra cácthay đổi trong chính sách bảo vệ môitrường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo khảo sát này, người dân nhận ramối liên hệ trực tiếp giữa sự suy giảm vềmôi trường với sức khỏe của họ. 83% sốngười được khảo sát cho biết sức khỏecủa họ đã bị ảnh hưởng tiêu cực do sựthay đổi về môi trường và khí hậu. Con sốnày thậm chí còn cao hơn ở thành thị(88%). Người dân bày tỏ mối lo ngại vềnhững thay đổi có thể làm tổn hại đến sứckhỏe của họ khi thực phẩm và nước sinhhoạt bị ô nhiễm, không khí không tronglành và sự xuất hiện của các bệnh dịchmới trên con người và động vật, chẳnghạn như cúm gia cầm.

“Hiện nay, lĩnh vực môi trường tiếp tụclà đề tài nhận được nhiều sự quan tâm, phảnánh thông tin từ các cơ quan báo chí. Trongbối cảnh đó, báo chí đã tích cực tham giaphản ánh toàn diện và kịp thời các hoạtđộng quản lý môi trường, động viên cáctầng lớp nhân dân tích cực tham gia cácphong trào bảo vệ môi trường, góp phầntiến tới xây dựng một xã hội phát triển kinhtế hài hòa với đảm bảo an ninh xã hội và bảovệ môi trường”, ông Trần Phong, Giám đốcTrung tâm thông tin môi trường thuộc Tổng

Cục Môi trường, nhận xét.

Đi vào luậtDự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa

đổi) đang được Quốc hội thảo luận đãkhẳng định vai trò và vị trí của thông tin đạichúng về bảo vệ môi trường.

Dự thảo luật quy định, Bộ Tài nguyênvà Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơquan thông tin, truyền thông, báo chí cácngành, các cấp có trách nhiệm truyềnthông về bảo vệ môi trường. Các bộ, cơquan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tàinguyên và Môi trường, các cơ quan thôngtin, truyền thông, báo chí các cấp có tráchnhiệm truyền thông về bảo vệ môi trườngthuộc lĩnh vực phụ trách.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có tráchnhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngànhliên quan tổ chức xây dựng cơ chế, chínhsách khuyến khích các hoạt động sản xuấtvà tiêu thụ bền vững; phối hợp với cơ quanthông tin, báo chí truyền thông, giới thiệu,quảng bá về sản phẩm, dịch vụ thân thiệnvới môi trường.

Bên cạnh đó, theo dự thảo, Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức thành viêntrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm truyền thông, vậnđộng các thành viên của tổ chức và nhândân tham gia bảo vệ môi trường; tham giagiám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng quy định vềchi sự nghiệp môi trường, bao gồm nhiềunội dung, trong đó có việc đầu tư vào đàotạo, truyền thông, giáo dục về pháp luật vềbảo vệ môi trường.

Nhiều chuyên gia môi trường và truyềnthông bày tỏ hy vọng Luật Bảo vệ môitrường (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫndưới luật sẽ tiếp tục cụ thể hóa hơn nữa vaitrò của báo chí và các cơ chế khuyến khíchsự tham gia của các phương tiện truyềnthông đại chúng vào công tác bảo vệ môitrường, góp phần đắc lực thực hiện mụctiêu phát triển bền vững quốc gia.

Tăng quyền tiếp cận thông tinmôi trường của người dân

Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình vàMôi trường trong Phát triển – một tổ chứcphi chính phủ tại Hà Nội, gần đây đã tiếnhành khảo sát việc sử dụng thuốc trừ sâutrong sản xuất nông nghiệp đối với hơn100 nông dân tại xã Hải Vân, huyện HảiHậu, tỉnh Nam Định.

Theo khảo sát này, chỉ 12,3% số người được hỏi chobiết họ đã từng được tham dự các khóa đào tạo sử dụng

thuốc trừ sâu. Kết quả là, nông dân trong xã chủ yếu sửdụng thuốc trừ sâu dựa theo kinh nghiệm, chứ khôngdựa trên các thông số kỹ thuật của bao bì thuốc hay đặcthù mùa vụ và cây trồng.

Khoảng 80% số nông dân được khảosát nói rằng họ đã từng làm đổ thuốc trừsâu lên người trong khi phun. Gần 86% chobiết họ bị chóng mặt, mệt mỏi và đau đầukhi sử dụng thuốc.

“Nông dân trong xã không được tiếpcận thông tin đầy đủ về thuốc trừ sâu và sửdụng thuốc đúng cách, bởi vì chính ngườibán thuốc cũng là nông dân hoặc là nhữngngười hàng xén không có kiến thức vềthuốc trừ sâu”, bà Phạm Kim Ngọc, Giámđốc trung tâm nhận xét. “Hậu quả là, cánhđồng lúa của xã cũng bị ô nhiễm. Tôm, cáchết nổi đầy mương.”

Theo bà, việc người dân chịu ô nhiễm

Ngoài nỗ lực của cơ quan chức năng, vai trò của công chúng và bá

Y

TR

CỘ

T

CH

O

ƠN

G

LA

I

XA

NH

THÔNG TIN VÀ MÔI TRƯỜNG

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

và phơi nhiễm thuốc trừ sâu nặng nề nhưvậy một phần là do ccác quy định phápluật về BVMT hiện hành còn thiếu các cơchế tạo điều kiện cho người dân tiếp cậnthông tin chính xác và thực thi các quyềngiám sát và đối thoại về bảo vệ môi trườngvà bảo vệ chính mình khỏi ô nhiễm.

“Nhiều người dân không hề nghĩ rằngviệc mình sử dụng sai thuốc trừ sâu và bịảnh hưởng sức khỏe có phần nguyên nhântừ sự lỏng lẻo trong các quy định pháp lý”,bà Ngọc nói. Bởi vậy, theo bà, Luật Bảo vệmôi trường (sửa đổi) cần có thêm các quyđịnh về quyền được cung cấp thông tin vàquyền được đào tạo để giúp nông dân bảovệ chính mình.

Hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường2005 không quy định rõ ràng các loạithông tin môi trường mà người dân có

thể tiếp cận;không chỉ rõ các quyền của các tổ chức xãhội, dân sự, biện pháp công bố thông tinmôi trường; cơ quan nào có thẩm quyềncông bố những thông tin như vậy. Kếtquả là, đại bộ phận người dân không hềđược tiếp cận thông tin môi trường củacác dự án hiện hành và môi trường ngàycàng ô nhiễm với nhiều vụ khiếu kiện xảyra.

Luật sư Trần Thị Hương Trang, ngườiđang tham gia một dự án góp ý kiến vàoLuật BVMT (sửa đổi) phân tích, theo LuậtBVMT 2005, tổ chức, cá nhân có quyền gửiyêu cầu, kiến nghị về bảo vệ môi trườngđến cơ quan tổ chức hội đồng thẩm địnhvà cơ quan phê duyệt dự án; hội đồng vàcơ quan phê duyệt dự án có trách nhiệmxem xét các yêu cầu, kiến nghị trước khiđưa ra kết luận, quyết định.

“Tuy nhiên, luật hiện hành chưa có cơchế tạo điều kiện cho người dân, côngchúng thực hiện việc phản biện, đóng gópý kiến hiệu quả. Nếu không có một cơquan, thể chế độc lập, đứng ra xem xétnhững ý kiến khách quan của người dân,thì với cơ chế hiện nay, ý kiến, kiến nghịđược gửi đến hội đồng thẩm định cơ quanphê duyệt dự án khó có thể được xem xétkhách quan”, bà Trang nói.

Theo Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi), hiệnđang được Quốc hội xem xét, quyền tiếpcận thông tin môi trường của người dân sẽđược mở rộng.

Cụ thể, đại diện cộng đồng dân cư cóliên quan trên địa bàn chịu tác động môitrường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ có quyền yêu cầu chủ các cơ sở sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấp cácthông tin về bảo vệ môi trường và liênquan đến bảo vệ môi trường bằng việc đốithoại trực tiếp; cung cấp thông tin bằngvăn bản.

Bên cạnh đó, đại diện cộng đồng dâncư cũng được quyền tổ chức tìm hiểu thựctế về công tác bảo vệ môi trường của cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu thập,công bố, cung cấp thông tin cho các cơquan có thẩm quyền và chịu trách nhiệmvề thông tin có liên quan đến bảo vệ môitrường của cơ sở.

Ngoài việc có quyền yêu cầu các cơquan quản lý nhà nước có liên quan cungcấp các kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đốivới các cơ sở sản xuất, đại diện cộng đồngdân cư còn có quyền tham gia đánh giá kếtquả bảo vệ môi trường của các cơ sở sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện các biệnpháp khác để bảo vệ quyền và lợi ích củamình và cộng đồng dân cư trong bảo vệ môitrường theo quy định của pháp luật.

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửađổi) cũng quy định rằng, các tổ chức chínhtrị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cócác quyền được cung cấp và yêu cầu cungcấp thông tin về bảo vệ môi trường theoquy định của pháp luật; được tham vấn đốivới các dự án có liên quan đến chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Ngoài ra, họ cũng có quyền được yêucầu đối thoại và tham gia đối thoại về bảovệ môi trường với các cơ quan quản lýnhà nước về môi trường và các chủ cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liênquan; được tham gia các hoạt động kiểmtra về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quanđến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củamình.

và báo chí trong việc phát hiện các vi phạm về môi trường là rất lớn

63

GREENER

FUTURE

GREENER

FUTURE

LEGALIZING

AEmpowered lives.Resilient nations.

Editor in Chief DR. NGUYEN ANH TUAN

Deputy Editors in Chief LE TRONG MINH, BUI DUC HAI

DO XUAN KHANH

Content Manager LE TRONG MINH

Production Manager NGUYEN QUOC VIET

Technical AdvisorsDAO XUAN LAIKOOS NEEFJES

TRUONG THI QUYNH TRANGNASTASSJA HOFFET

TRUONG QUANG HOC

English ConsultantROBERT SHERWOOD

HEAD OFFICE47 Quan Thanh, Ba Đinh, Ha Noi

Tel: 04.38450537 - Fax: 04.38235288E-mail: [email protected]

Website: www.vir.com.vn; baodautu.vntinnhanhchungkhoan.vn

ADVERTISING & LOCAL SUBSCRIPTION HCMC:

178 Nguyen Đinh Chieu Str., Dist. 3Tel: 08.39305311 - 08.39305316Fax: 08.39305317 - 08.39305318

E-mail: [email protected] DA NANG:

5th Floor, MPI’s office building Le Sat Str., Hai Chau Dist.

Tel: 0511.3623492 - 3623493Fax: 0511.3623491

E-mail: [email protected] HAI PHONG:

1 Đinh Tien Hoang Str.Tel: 031.3842478 - Fax: 031.3842419

E-mail: [email protected] THO:

105 Tran Hung Dao Str., Nih Kieu Dist. Tel: 0710.6252115 - Fax: 0710.3731766

E-mail: [email protected]:

3 Lenin’s Boulevard Tel/Fax: 0388.601171

Email: [email protected] TINH:

142 Tran Phu, Ha Tinh City Tel/Fax: 0393.693535

Email: [email protected] BINH:

No 3, Lot 12, Le Thanh Tong Str. Tel: 0366.250288 - Fax: 0366.250388

Email: [email protected] HOA:

No 30/1, Dang Tieng Dong Str., Dong Tho Tel/Fax: 037.3712569

Email: [email protected]

n Nurturing green growth 68-69n Enhancing Vietnam’s efforts in environmental protection 70-71n Far reaching changes to ensure green growth 72-74n How the Law on Environmental Protection is set to ensure a greener, cleaner tomorrow 75-77n Changes to strategising and planning in the amended Law on Environmental Protection 78-81n New LEP should enhance the role of the public 82-83n Involving children in combatting pollution 84n How the draft LEP could modernise green laws 85n The clear benefits of transparency 86-87n Voice of the people enhanced by draft law 88-89n Public consultation for EIA reports needs clearer provisions 90-91n Environmental licensing needs greater clarity 92n Involving the community in consultations 93n Organising green growth at the grassroots level 94-95n Revised LEP irons out EIA report expectations 96n Enterprises need more clarity on environmental role in LEP 97n Law should take ‘waste not, want not’ stance 98-99n Leveraging international experience on scrap 100-101n Authorities go for tighter regulations on scrap 102n Ensuring the public’s right to punish polluters 103n Intensifying crack-downs on environmental violations 104-105n Revised environment law needs to innovate mechanisms for public pollution lawsuits 106-109n Climate change revisions in draft LEP to help Vietnam anticipate risks 110-112n Absolute moratorium on exploitative mining 113n Feeling the gust of renewables 114-115n Incentivising Vietnam’s cleaner, greener future 116n Green choice for businesses’ sustainable development 117n Acting for a greener and sustainable world 118-119n The public and media underline scrutiny role 120-122

CONTENT

ForewordWhile driving its economy towards quick but stable growth, Vietnam has defined a interrela-tionship between socio-economic development and environmental protection, consideringthe latter a fundamental pillar of development.

Sustainable environmental development means effectively and efficiently using naturalresources, preventing and mitigating pollution, protecting and preventing degradation to theenvironment, while striving to improve its quality.

The Law on Environmental Protection (2005), while serving an important role, has revealedweaknesses that must be surmounted in order to build stronger legal foundations for agreener Vietnam given its new development context. At the 7th session of the 13th NationalAssembly, the country’s top legislative body will scrutinise and is likely to adopt the amendedLaw on Environmental Protection. Their decision will be made after considering commentsand opinions from the public, business community, and domestic and foreign experts. Thisspecial edition, Legalising a Greener Future is expected to provide additional references forlawmakers to consider before voting on this very important law.

The editorial board extends its sincere thanks to the Ministry of Planning and Investment,Ministry of Natural Resources and Environment, and the National Assembly’s Committee forScience, Technology and Environment for their valuable support and guidance in creating thisspecial edition. We would also like to thank the United Nations Development Programme inVietnam, which provided valuable knowledge and input.

It is with great pleasure that the UNDP in Viet Nampresents this paper on environmental protection inViet Nam.

With this paper we hope to encourage discussionamong policy makers, experts and also the widerpublic. Importantly, the National Assembly will voteon the amended Law on Environmental Protection(LEP) at its 7th meeting in June 2014. This is animportant moment for Viet Nam in restructuring theeconomy to move towards a model for moreinclusive, equitable, and sustainable growth.

Over the past two decades, Viet Nam hasintroduced a strong legal framework to protect theenvironment and preserve natural resources for itssustainable development. During this period VietNam’s economy grew at annual rates of about 7percent, the per capita income almost quintupled,poverty rates reduced dramatically, and the countryattained low middle-income country status in 2010.But there were also high-profile cases of industrialpollution and extraction of mineral resources, whichhave affected the lives and livelihoods of people inmany parts of the country and raised concern in thewider population. Serious environmental challengesin Viet Nam must be addressed to protect people’srights and prevent further negative impact on livesand livelihoods.

The amendment of the LEP in 2014 presents agreat opportunity to make this law easier toimplement and enforce, to halt environmentaldegradation and prevent new pollution from

occurring. A strong LEP will help to enable sus-tainable economic growth, social stabilization, whileensuring environmental protection, benefitting theVietnamese people and long term sustainable devel-opment of the country.

This paper gathers views by a diverse range ofstakeholders, including members of NationalAssembly, Government leaders, business owners,experts, as well as community representatives onaspects that deserve in-depth discussion and requirecareful consideration for the amendment andapproval of the LEP. The six issues discussed in thepaper are: strategic environmental assessment andenvironmental impact assessment; participation ofcommunities and civil society organizations; importof discarded materials and hazardous waste; environ-mental pollution disputes; trade and environment;and climate change and green growth.

We hope this paper will support deep andeffective policy dialogue and can serve as a referencefor members of parliament in reviewing the draft LEPbefore approving it.

LOUISE CHAMBERLAIN, UNDP Country Director

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 66

Vietnam’s pursuit of rapid and sustainable development is basedon the three major pillars of environmental protection,economic development, and social security.

Article 43 of the amended Constitution adopted by the NationalAssembly on November 28, 2013, states that “All people have theright to live in a clean environment and have the obligation to protectthe environment.”

The Constitution’s Article 63 also reads that “The State shall adoptenvironmental protection policies; manage and use natural resourcesin an efficient and sustainable manner; conserve nature and biodi-versity; and take the initiative in preventing and controlling naturaldisasters and responding to climate change. The State shallencourage all activities for environmental protection and the devel-opment and use of new energy and renewable energy. Organisationsand individuals that cause environmental pollution, natural resourceexhaustion or biodiversity depletion shall be strictly punished andshall rectify and compensate for damage.”

In order to realise these provisions and timlely institutionalise theCommunist Party’s resolutions, particularly Resolution No.24-NQ/TW,dated June 3, 2013, by the 11th Party’s Central Committee on activelyresponding to climate change, strengthening the management ofnatural resources and environmental protection, with the viewpointbeing taking the initiative in responding to climate change,improving natural resource management and protecting the envi-ronment are interrelated issues of special importance, significantlyinfluencing the country’s sustainable development; they are also thefoundation and prerequisite for outlining socio-economic devel-opment policies and ensuring national security and defence, andsocial security.

Environmental protection and response to climate change are ofthe utmost importance to the country’s political system and are alsothe responsibility and obligation of agencies, organisations and the

public community, in which the state plays a leading role under theleadership of the Communist Party and the participation and super-vision of the whole society.

Based on the aforementioned viewpoint and tasks, and realrequirements in the context of increasingly-serious environmentalpollution and climate change having become a looming globalthreat, it has become urgent to amend the Law on Environmental Pro-tection issued in 2005.

The Law on Environmental Protection is very important. The draftamendments would address unsuitable provisions and add new pro-visions that fit the current socio-economic situation, with a view tostrengthening capacity in response to climate change and to preventand overcome environmental pollution.

The revised Law on Environmental Protection will embrace newmechanisms and policies while specifying resources used for envi-ronmental protection and climate change response. Accordingly, inaddition to the state budget, other resources from society andeconomic sectors will be raised, together with support from the inter-national community. This is because environmental protection andclimate change response are not issues exclusively faced by Vietnam,but by every country around the world.

The amended Law on Environmental Protection will also need toclearly define the responsibilities of all levels, sectors and localities, aswell as the role of agencies, organisations, households, and indi-viduals in environmental protection.

I believe that the amended Law on Environmental Protection willbe feasible and effectively enforced once the issues mentioned hereinare settled appropriately.

UONG CHU LUUMEMBER OF THE PARTY’S CENTRAL COMMITTEE

VICE CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 67

POLICY & RECOMMENDATIONS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

Why is green growth considered asuitable development approach forVietnam, particularly in view ofaddressing serious environmental pol-lutions and responding to climatechange?

Since the doi moi economic reformprocess was initiated in 1986, Vietnam hasattained tremendous economicachievements, realising an average annualgrowth rate of 7 per cent and accom-plishing many of the United Nations’ Mil-lennium Development Goals. In 2010,Vietnam became a lower middle-incomecountry.

The rapid and stable economicgrowth, on one hand, has resulted in sig-nificantly improved living conditions, buton the other hand it has challenged theenvironment in particular and sustainabledevelopment in general. Vietnam’s

economic development remains largelyreliant on exploiting natural resourceswhile rampant and inefficient use of rawminerals and non-renewable energy stillexists. Increasing energy consumption hasled to increased use of fossil fuels whileclean renewable energy sources remainlimited, resulting in higher emission ofgreen house gases which are also pol-luting the environment.

The consistent policy of Vietnam’sParty and State is not to set a target ofachieving fast economic growth by allmeans. Vietnam’s 2011-2020 Socio-economic Development Strategy pointsout that the country needs to developrapidly and sustainably, with economicgrowth closely linked to social progressand environmental protection.

The challenge is how we are able todrive the economy in an intensive andsustainable manner through applicationof advanced technologies that helpimprove productivity, resource efficiency,environmental quality and developmentof renewable energy.

We need to renovate production anddistribution mechanisms and technologywhich is greener and more friendly with

the environment, promote resource effi-ciency and conservation, protect forests,reduce environmental pollution, enhancesolid waste treatment and mitigate theimpacts of climate change.

In this context, a green growth modelis clearly suitable for Vietnam to advancetoward sustainable development.

Green growth has been appliedglobally for years. At a meeting of theOrganisation for Economic Co-operationand Development (OECD) in June 2009,green growth was underlined as a newmodel in the pursuit of sustainable devel-opment. In June 2012, at the UnitedNations Conference on SustainableDevelopment (Rio+20), held in Brazil’s Riode Janeiro, green growth was once againunderscored as an important factor inachieving sustainable development.

The Vietnamese government’senaction of the National Green GrowthStrategy goes in line with this globaltrend. Green growth is accompanied withnew policies and plans to effectivelymanage natural resources, generategreen employment, reduce poverty, andensure social security and environmentalprotection.

Nurturing green growth

68

Achieving efficient energy use is mutually beneficial for businesses and the country

Vietnam has been implementing its national green growth strategy since late2013 to develop a low-carbon economy. Deputy Minister of Planning andInvestment Nguyen The Phuong spoke to Thanh Tung about the importanceof this strategy for economic development and environmental protection.

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

POLICY & RECOMMENDATIONS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 69

What are targets and duties specified inthe strategy?

For Vietnam, green growth is system-atised in the national green growthstrategy with three specific targets to beachieved.

The first is to restructure and improveinstitutions to ensure energy and naturalresources are more efficiently used.

The second is to promote research andapplication of advanced technology tobetter use natural resources, reduce GHGemissions and respond to climate change.

The third is to improve people’s livesvia creating jobs from green agricultural,industrial and service sectors, anddeveloping green infrastructure and envi-ronmentally friendly lifestyles.

To achieve these targets, the strategycovers three strategic tasks. The first is toreduce GHG emissions and encourageclean and renewable energy. By 2020, GHGemissions are targeted to reduce by 8-10per cent against 2010, while energy con-sumption will be pared down by 1-1.5 percent of gross domestic product (GDP)annually.

The second task is to promote green

production so that by 2020, hi-tech andgreen products will account for 42-45 percent of GDP, and 80 per cent and 50 percent of production establishments willrespectively meet environmentalstandards and apply cleaner technology.Investment for developing environmentalprotection sectors will be tantamount to 3-4 per cent of GDP.

The third task is promoting greenlifestyle and sustainable consumption inboth urban and rural areas, and tackleenvironmental problems associated withrapid urbanisation. By 2020, all Grade-3urban areas and 60 per cent of Grades 4-5areas must have waste water treatmentand collection systems that meet nationalstandards, and all heavily polluted areasmust be improved.

How has the strategy been imple-mented?

The MPI has tailored an appropriateroadmap with various prioritised stagesand actions for implementation. We havecompiled an action plan on green growthfor 2013-2020 with consultation of allstakeholders, which entails the partici-

pation of government agencies, localauthorities, enterprises and internationalorganisations.

To carry out the strategy, we aresetting up a co-ordination committeemanaged by the National Committee onClimate Change, improving the regulatoryframework, devising a financial policyframework for green growth, andincreasing public awareness and partici-pation.

So far the strategy has been imple-mented in some cities and provinces on atrial basis before being deployednationwide. We are also setting forthguidelines on clean air and GHG man-agement.

Meanwhile, national socio-economicdevelopment plans have been revised toembrace sustainable development pri-orities. An economic restructuring plan inline with green growth for 2014-2020 isalso drafted.

For the 2014-2020 period, all agri-culture, forestry, fisheries, industry,transport, construction, natural resources,environment, science and technologydevelopment plans are also adjusted.

Promoting a green economy and lifestyle is one of the underlying principles of revisions to the Law on Environmental Protection

POLICY & RECOMMENDATIONS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 70

In past years, throughout the country’s doimoi (economic reform) process and interna-tional integration, the state has outlined anenvironmental protection strategy cor-relative with national industrialisation andmodernization. It has also installed andguided the implementation of plans toovercome environmental degradation andincidents.

At its 6th session last November, theNational Assembly discussed the draftamended LEP. Based on the constructivecomments and feedback from deputies atthe session, it is now a strong documentcontaining 20 chapters and 179 articles, 5more chapters and 43 more articles than theexisting LEP 2005.

The draft adds new content and has alsobeen reorganised to be more logical and sci-entific. It embraces new points including:

(1) Environmental protection zoningis a new content supplemented in the draft.Such zoning is needed as it is an effectivetool for combining environmental pro-tection with socio-economic development,in order to ensure sustainable development.

(1) Zoning. This is an effective tool forharmonising environmental protection withsocio-economic development and ensuringsustainable development.

Due to increasing pollution and environ-mental degradation, zoning is morereflective of Vietnam’s long-term vision. Itwill help the country maintain environ-mental protection as one of the country’sthree pillars for socio-economic devel-opment. The inclusion of zoning in the draftinherits and perfects the provisions of theLEP issued in 1993 and the later version in2005 as well as institutionalised Resolution

No.24-NQ/TW issued in 2013 by the 11thParty’s Central Committee on activelyresponding to climate change andstrengthening the management of naturalresources and environmental protectiontowards creating a legal framework fororganisations and individuals working in theenvironmental sector.

(2) Environmental protection planning.The draft also contains content on environ-mental protection planning by businesses.In preparing for a new project, an environ-mental impact assessment report efficientlyreviews and evaluates all environmentalrequirements of a project. However, after a

project goes operational there is a lack ofmanagement of their environmentalactivities. Businesses will be responsible formaking a plan and implementing it inaccordance with the environment law. Thisregulation will raise awareness of environ-mental protection regulations, obligationsand duties.

(3) The draft also includes a new chapteron climate change response to address thisurgent issue. Climate change is a concern forall mankind and Vietnam is very vulnerableto climate change and corresponding risingsea levels.

Actively responding to climate change is

Enhancing Vietnam’s effortsin environmental protection

The new law looks to create a breakthrough in environmental protection

The draft amendments to the Law onEnvironmental Protection (LEP)currently under discussion andexpected to be adopted by the 7thsession of the 13th National Assemblyinclude many new regulations thatcorrespond with Vietnam’senvironmental protection efforts. TheNational Assembly’s Committee forScience, Technology and EnvironmentDeputy Chairman Vo Tuan Nhanexplains these new additions.

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

POLICY & RECOMMENDATIONS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

one of the key tasks, responsibilities andobligations of agencies, organisations,enterprises and public communities. Thischapter has institutionalised resolutions bythe Communist Party, the government’ssocio-economic development strategies,and the national target programme onclimate change response.

This chapter has also integrated climatechange response into the country’s socio-economic development strategies andplans. It also deals with issues related tomanaging greenhouse gas emissions andozone-depleting substances; developmentof renewable energy; sustainable pro-duction and consumption; as well asrecycling and producing energy from waste.

It has also stipulated the rights andresponsibilities of the community in climatechange response, development and appli-cation of climate change-related scienceand technology, and international co-operation.

(4) Maritime and insular environment isanother new chapter, giving unity and com-prehensiveness to Vietnam’s stance on envi-ronmental protection. This chapter alsocovers issues dealing with maritime andinsular environmental pollution, and pre-vention of and response to maritime andinsular environmental incidents.

(5) The draft has added regulations onenvironmental protection for institutes andlaboratories, as well as controlling dioxinand the general production, import and useof chemicals. It has guidelines on protectingagriculture and fisheries and reusing wasteand lengthens the statute of limitations forenvironmental violations.

(6) The draft has also added a regulationon state management of environmental pro-tection, while specifying the responsibilitiesof the minister of natural resources and envi-ronment and heads of ministerial-levelbodies, particularly in terms of making legaldocuments on environmental protection.

(7) The draft also stipulates the rightsand obligations of political-social and social-professional organisations and the publiccommunity. It has a new chapter stipulatingthe rights and obligations of the aforemen-tioned groups, as well as the NationalFatherland Front.

It also specifies the public’s rights, suchas access to information and inclusion in dia-logues, examinations and supervision ofenvironmental protection activities. Thedraft outlines the responsibilities of statebodies and business owners in ensuring therights of social organisations, social-vocationorganisations and the public.

In addition to reviewing, revising and

organising the amendments, drafters havealso added and improved many regu-lations, such as strategic environmentalassessment (supplementing a regulationon assessing climate change impacts); stip-ulating the timeline for conducting an envi-ronmental impact assessment (which mustbe approved before an investment plangoes forward); environmental protectioncommitments; conditions on scrap imports;and regulations on protecting water, landand air.

It has also clarified requirements onenvironmental protection in specialisedareas such as economic zones, industrialparks, industrial complexes and craftvillages. The role of ministers and heads ofagencies are specified, as are regulations onindividual legal responsibility for environ-mental violations. The draft has underlinedthe responsibilities of authorities at all levelsfor making environmental reports torelevant bodies. It also outlines responsi-bilities for environmental monitoring.

The draft will be discussed at the 13thNational Assembly’s 7th session. Hopefullythe new content gets the thumbs-up as thenew LEP looks to create a breakthrough inenvironmental protection toward quali-tative and sustainable economic devel-opment.

71

POLICY & RECOMMENDATIONS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 72

What are the basic principles for outliningthe amended Law on Environmental Pro-tection (LEP)?

Since it was passed, the LEP 2005 hasbeen very successful at accomplishing envi-ronmental goals, but rapid social, economicand environmental changes have required usto expand and reinforce this law.

Five basic principles were followed inmaking the new LEP.

Firstly, the new LEP needed to institu-tionalise the Communist Party’s viewpointsand policies, especially Resolution No.24-NQ/TW, dated June 3, 2013, and issued bythe 11th Party’s Central Committee onactively responding to climate change,strengthening management of naturalresources, and protecting the environment.

Secondly, the new LEP must follow theConstitution to ensure it is strictly followed.The environmental law must be consistentwith other related laws.

Thirdly, the new LEP must inherit the LEP2005’s favourable points, while its provisionsmust be made clear, transparent, and feasibleto the country’s existing socio-economicconditions.

Fourthly, the new LEP must selectivelyabsorb experiences with environmentalmanagement and law making from aroundthe world, while supplementing old contentwith additions on green growth and climatechange. Also, it must be in harmony withinternational provisions and environmentalcommitments in Vietnam’s internationaltreaties.

Finally, the new LEP must consider pre-vention of environmental pollution anddegradation a key task, ensuring consistentenvironmental management from thecentral to grass-roots levels. It muststrengthen responsibilities and obligationsof all organisations and individuals for envi-ronmental protection.

How will the new LEP contribute to imple-menting Vietnam’s National Green GrowthStrategy and national sustainable devel-opment targets?

As you may know, the National GreenGrowth Strategy passed by the primeminister in 2012 via Decision 1393/QD-TTghas set out a plan to build a green-growthand low-carbon economy with the foremostfocus on reducing GHG [greenhouse gas}

emissions. The specific targets to realise thisstrategy include economic restructuring andhoning the economic institution thatpromotes and incentivises effective use ofenergy and natural resources. Also under thisstrategy, people’s lives will improve togetherwith the development of an environ-mentally-friendly lifestyle with the rise ofemployment in green industrial, agricultural,and service sectors.

The strategy embraces three major tasks,including reducing GHG emissions andboosting the use of clean and renewableenergy; greening production; and greeninglifestyle while boosting sustainable con-sumption. These tasks were laid out with 17solutions to pursue a sustainable economy.

Environmental protection is one of threekey pillars for sustainable development. Inthis spirit, the revised LEP is compiled basedon a set stance that environmental pro-tection is both a target and basic expectationfor sustainable development. Environmentalprotection boils down to taking care ofnature, as well as controlling and reducingpollution, improving the environment, andconserving ecological and biologicaldiversity. Maintaing public health is anotherkey target. Any project that risk to causeserious environmental pollution will not belicensed or will be removed. Investment intoenvironmental protection means investmentinto sustainable development. It is unac-ceptable to sacrifice environmental benefitsfor short-term economic gain. All activitiesintegrating environmental protection intodevelopment strategies, plans and projectsmust be improved. Environmental normsmust be followed to ensure successful, andsustainable, socio-economic development ofbusiness, localities and the nation as a whole.

One of the goals in making the new LEPis to meet new economic growth andrestructuring requirements in a manner thatis harmonious with nature, friendly to theenvironment and boosts green growth andsustainable development.

Accordingly, some basic, but importantpoints in the draft LEP are seen as critical inachieving green growth and sustainabledevelopment targets, including:

- Environmental protection zoning hasbeen outlined as a tool for authorities todefine what types of projects can be imple-mented in which geographical areas to

Far reaching changes to ensure green growth

The amended Law on EnvironmentalProtection expected to be adopted bythe 13th National Assembly at itsseventh session will make a significantcontribution to Vietnam’s realisation ofits National Green Growth Strategyand national sustainable developmenttargets. Deputy Minister of NaturalResources and Environment Bui CachTuyen spoke to Thanh Thu about thelaw’s far reaching changes.

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

POLICY & RECOMMENDATIONS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 73

prevent environmental pollution. Environ-mental protection zoning closely links withVietnam’s master socio-economic devel-opment planning and serves as a foundationfor socio-economic development and envi-ronmental protection.

- Strategic environmental assessmentsfor development strategies and plans havealso been prescribed in the new LEP. Thesewould outline solutions to reduce negativeimpacts on the environment. They also serveas a foundation for development strategiesand plans to ensure sustainable devel-opment.

- The draft LEP would also prevent devel-opment projects from having a bad impacton the environment via the aforementionedassessments.

- The draft also requires climate changeresponse regulations to be integrated intosocio-economic development strategies andplans, and development plans for sectors.

- Under the draft LEP, emissions, espe-cially greenhouse gas emissions, and ozone-depleting substances would be closely con-trolled. Recycling under the 3 Rs [reduce,

reuse, recycle] and producing energy fromwaste will be promoted.

- The draft also encourages developmentof renewable energy, with regulations onproperty exploiting and using naturalresources, environmental rehabilitation, andbiological diversity preservation.

- The new LEP also underscoresincentives and support for developingresearch, transfer, development and appli-cation of advanced environmentally-friendlytechnologies and technologies to exploitand use natural resources effectively, saveenergy, and protect nature.

- The new LEP also highlights sus-tainable production and consumption, envi-ronmentally-friendly industrial, agricultural,service, construction, and traffic devel-opment; environmental auditing and greencredits; and green investment. All environ-mentally-friendly products and serviceswould be prioritised.

Any other highlights you would like topoint out in the revised law, as comparedto the LEP 2005?

The draft amendments to the existingLEP have increased the number of chaptersand articles and added significant newcontent, but it also limited content thatwould be addressed in guiding documents.As well as content that will contribute toimplementing the National Green GrowthStrategy and national sustainable devel-opment targets, there are some highlynotable changes:

(1) Environmental protection zoning: it isneeded to have environmental protectionzoning, which will help take the initiative inoutlining socio-economic developmentstrategies and plans which closely link envi-ronmental protection with economic devel-opment and social security, in order toensure sustainable development.

(1) Environmental protection plan: Thiswill be a tool to raise awareness of pro-duction and service businesses about envi-ronmental protection. It will also serve as abase for state agencies, organisations andthe public to supervise and examine theseentities’ environmental protection activities.

(2) Climate change response: This is com-

The revised LEP will encourage development of renewable energy

POLICY & RECOMMENDATIONS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

pletely lacking in the current LEP. Climatechange is emerging as a major challengearound the world, and especially in Vietnam.The draft has earmarked an entire chapter onclimate change response to meet urgentrequirements for responses and preventativemeasures. It has also created some basiccontent for resolutions to be set forth by theCommunist Party and National Target Pro-gramme on Climate Change Response.

(3) Protection of maritime and insularenvironment: The draft has also created anew chapter on this issue to ensure the unityand comprehensiveness of the law. Thischapter includes basic content that does notoverlap with the Law on Natural Resourcesand Maritime Environmental Protection cur-rently outlined by the Ministry of NaturalResources and Environment (MoNRE).

(4) Sections on protection of land, water,air, the environment of craft villages andscrap imports are revised, with more specificregulations to strictly prevent pollution. Thedraft also has a new regulation on controllingdioxin, used by the Americans during theVietnam War, and a new regulation onretroactive effects and compensation fordamages caused by pollution.

(5) The draft LEP also has supplementarycontent on the state’s management of envi-

ronmental protection, in which responsi-bilities of the minister of natural resourcesand environment and ministers and heads ofministerial-level bodies are clearly defined,particularly in regard to outlining legal doc-uments on environmental protection. In theexisting law the responsibilities are in thehands of ministries and sectors.

(6) Regarding social organisations, social-vocational organisations, and the public, thedraft has also earmarked a separate chapterstipulating their rights and obligations, as wellas those of the national fatherland front. Manyrights are also clarified, such as those to accessinformation and join dialogues, examinationsand reviews of environmental protectionactivities. The draft also stipulates the respon-sibilities of state bodies and the owners of pro-duction and service businesses in ensuring therights of social organisations, social-vocationalorganisations and the public.

(7) Supplements were also added to reg-ulations governing research establishmentsand laboratories; controlling production,import and usage of chemicals (with anemphasis on dioxin) as well as pesticides andveterinary medicines; protecting the agri-cultural and rural environment; reusingwaste; and lengthening the statute of limi-tations to ensure environmental violators can

be brought to justice.

What should be done to ensureenforcement of the new LEP?

It is very important to ensure theenforcement of all environmental laws, par-ticularly the LEP. Enforcement was a prioritytopic for the MoNRE and developmentpartners at the Vietnam Development Part-nership Forum in 2013, hosted by PrimeMinister Nguyen Tan Dung. As he requested,the MoNRE has tasked its Vietnam Envi-ronment Administration to outline project“Enhancing the capacity in enforcing theenvironmental protection law” with a view toassessing the ability to carry out and currentprogress of the environmental protectionlaw and proposing relevant solutions.

For the revised LEP to be effectivelyimplemented, the MoNRE has asked itsagencies, including the Vietnam Envi-ronment Administration, to outline the law’sguiding documents so they can be put intopractice as soon as the new LEP is enacted.

Also, the law will not be effective withoutthe supervisory role of organisations andpeople from all walks of life. The MoNREhighly values the role of the mass media inhelping raise the public’s awareness of envi-ronmental protection.

The revised LEP could lead to environment solutions from the lowest to the highest levels

74

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

POLICY & RECOMMENDATIONS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 75

Vietnam has been actively pursuing asustainable development agendaespecially since the adoption of theStrategic Orientation for SustainableDevelopment (Vietnam Agenda 21) in2004. Building on the importantprinciple of the Rio Declaration onEnvironment and Development that:"Human beings are at the centre ofconcerns for sustainable development.They are entitled to a healthy andproductive life in harmony withnature", sustainable development hasbeen embedded into the countrydevelopment plans, including theNational Socio-Economic DevelopmentStrategy 2011-2020.

BY DAO XUAN LAIAssistant Country Director and Head of Sus-tainable Development Cluster, UNDP Vietnam

Following the adoption of the VietnamAgenda 21, Vietnam has made remarkableachievements in all three economic, socialand environment pillars of the sustainabledevelopment agenda. Between 1990 and2010, Vietnam’s economy has grown at anannual average rate of7.3 %, and the percapita income almost quintupled. Thepoverty rate has reduced from 14.2% in 2010to 7.8% in 2013 and a number of advancedsocial policies have been successfullyintroduced and implemented. By 2013,forest coverage reached 41.1% of the totalterrestrial land, 75% of industrial zones andexport park zones have waste watertreatment systems and facilities meetingenvironmental standards, and 84% of solidwaste is collected. Vietnam has alsointroduced and enhanced importantnational strategies and action plans for envi-ronmental protection and climate changeresponse. However, challenges remain: thequality of forest is declining, an increasingtrend of biodiversity loss has not beenreversed, and high profile cases of industrial

pollution and extraction of mineralresources continue to affect the lives andlivelihoods of local people and raise greatconcern amongst the public.

The first Law on Environmental Pro-tection (LEP) 1993 and the amended LEP2005 have helped to significantly improvethe sustainable management of naturalresources and to preserve ecosystemsservices for human and economic devel-opment, while eliminating environmentalpollution. The amended LEP in 2014 isexpected to be more comprehensive, andfeasible to implement and enforce inpractice. To achieve this objective, it isimportant to consider the following fiveaspects:

1. official recognition of the legal status,and roles of local community and civilsociety;

2. ensuring independence of theauthority designated to undertake appraisalof Strategic Environment Assessment (SEA),and Environmental Impact Assessment(EIA)reports,and particularly ensuring theimplementation of mitigation measuresrequired in the approved SEA and EIAreports

3. enforcement of the provisions of thelaw;

4. information availability, publicity andtransparency; and

5. gender equality, as specified in theConstitution.

Roles of the local communityand civil society

It is encouraging that the draft LEP rec-ognizes the roles and rights of communityand civil society organizations. This recog-nition is very timely as Vietnam isundergoing an institutional reform processto engender more inclusive, equitable, andsustainable growth. Civil society has madesignificant contributions to the country’sdevelopment by stimulating publicresources, promoting democracy, and soli-darity. The LEP 2005 recognised the roles forof the Vietnam Father Front and its memberorganizations, but it failed to create mech-anisms for these organizations and others toplay an active role in environmental pro-tection.

Local communities are among the mostvulnerable groups to environmental pol-lution. However, they often lack of capacity,

How the Law on Environmental Protection isset to ensure a greener, cleaner tomorrow

While the previous LEPs were strong in their time, the draft version may mark a new green era

POLICY & RECOMMENDATIONS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 76

resources and skills to cope with its negativeimpacts. The LEP 2005 required that the“opinions of commune-level People's Com-mittees and representatives of populationcommunities in the place where the projectis located must be included in the presentedin the environmental impact assessmentreport.” This advance should be built upon inthe amended LEP to enable community toactively participate in the process ofpreparing EIA reports and to monitor theimplementation of mitigation measuresagreed in the approved EIA reports. The Lawneeds to define a clear mechanism by whichlocal communities can exercise their rolesand protect their rights as defined in thearticle 43 of the Vietnam Constitution 2013)– “everyone has the right to live in a cleanenvironment and as the obligation toprotect the environment”

The legal status of the local communityhas not yet been clearly defined in the Viet-namese legal framework, including the CivilLaw.It is essential for the amended LEP toestablish an appropriate status andmechanism for the community to truly par-ticipate in and contribute to environmentalprotection. A possibility is to define thatheads of village can legally represent thecommunity. Then the LEP should clearlydefine the government authority andmechanism to support the heads of villagesto fulfil their representation role.

Strategic EnvironmentAssessment (SEA), and Environ-mental Impact Assessment (EIA)

Recognisng the need for powerful toolsfor environmental protection, Vietnamintroduced the SEA for the first time in theLEP 2005, to supplement EIA which wasintroduced for the first time in the first LEP1993. However, application of these twoimportant tools has not been effective, duemainly to inadequate allocation and lack ofdecentralized decision-making to the min-istries and provincial authorities. The draftamended LEP has partly corrected theseweaknesses and it is important the finalversion should lay out a mechanism fortechnical support and oversight to ensureeffective application of decentralization inpractice.

For the first time, the draft amended LEP2014 also spells out that there needs to be alevel playing field for service providers/independent consultants to take part inelaborating EIA reports if they haveobtained license from the State competent

authorities. This will help to ensure hightechnical quality in EIA reports, and com-petitive costs that are defined by the market.

The independence of the appraisal com-mittee also is essential to improve thequality of EIA and SEA reports, especiallywhen SEA reports are produced by the gov-ernment authorities who are proposingstrategy or programme. Making theappraisal committee independent from theapproving committees will help to avoidconflict of interests. This can be done byselecting members of appraisal committeerandomly from available pool of inde-pendent consultants/ service providerslicensed by the State competent authority,and excluding any consultants who areinvolved in or have relationships with theproject owner that may lead to conflict ofinterest. Throughout the process of pro-ducing and appraising an EIA report, anyface to face meetings or connectionsbetween appraisal committee members andproject owners should be avoided to reducepossibility of corruption. For example theproject owner should not be requested toparticipate in the appraisal meetings of theappraisal committee. At the appraisalmeetings, any views and comments of theappraisal committee members must berecorded and filed, and the committeemembers must be legally responsible fortheir views and comments. It should bemade clear that mistakes or wrong doings of

the committee members may lead to nullifi-cation of the practice licence or a legal lawsuit.

Implementation of the mitigationmeasures specified in the approved EIA andSEA reports is essential to make the SEA andEIA tools effective. The monitoring andenforcement of these measures has beenvery limited over the past years partly due tolack of capacity and human resources in theMinistry of Natural Resources and Envi-ronment who was designated to follow upwith the implementation of mitigationmeasures.

Enforcement In order for LEP provisions to come to

life, the enforcement regime and applicationmechanisms will have to follow strong,timely and direct sanctions to theresponsible parties. The LEP 2005 presents anumber of limitations and shortcomingsthat constraints the enforcement of moni-toring, supervision and sanctions measures.For example, lack of clear guidelines andlegal definition of waste-hazardous wasteand scrap has created a loophole whereimporting industrial hazardous waste fromindustrial countries is legal. The provisions inthe LEP 2005 can be easily modified andinterpreted in different ways at variousimplementation levels. To rectify this,Vietnam should ratify the Basel BanAmendment of 1995 of the Basel con-

Environmental pollutions are burning issues for Vietnam to address with a strong law

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

POLICY & RECOMMENDATIONS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 77

vention that does not allow the trans-boundary movements of hazardous wastesor it risks becoming a dumpsite/landfill ofindustrialised countries.

The amended LEP needs to lay out astrong mechanism for dispute resolution,damages, settlement and compensation torespond to the increasing public and socialpressure pertaining to environmental degra-dation. The government should beresponsible for providing legal and technicalsupport to the victims of environmental pol-lution. The LEP 2005 failed to do so. Forexample, in the “Vedan case” local com-munity faced challenges of finding technicalsupport to define damages.

Enforcement will also be effective if suf-ficient technical and financial capacity isallocated to proper oversight and moni-toring, including the evaluation of lossesand the consequences for the victims. Since2007, Vietnam has allocated up to 1% of thegovernment’s annual expenditure to envi-ronmental management and protection. Itis expected that this funding allocation willbe increased further in the coming periodand that a specific percentage or figure willbe defined in the amended LEP to ensureactual allocation.

Monitoring and supervision mech-anisms will have to be designed to ensureregular and routine oversight andenforcement as well as spontaneous spot-checks to prevent and react quickly as envi-

ronmental degradation happens. Thecurrent oversight by the National Assemblyand the Government can be more effectivewith introduction of independent tools, forexample environmental performance index(EPI). The EPI has been initialled by Yale Uni-versity in the United State of America tomeasure the state of the environment (SoE)in a country or in a province. The EPI hasbeen successfully introduced in variouscountries, to measure provincial SoE andmake comparisons among provinces, so asto draw political attention of provincialleaders leading to improved quality of envi-ronmental protection.

Information The measures outlined above and other

provisions in the amended LEP will not beimplemented and enforced effectively ifenvironmental information and data are notopenly and made available in a transparentmanner to the involved stakeholders andgeneral public. For example, public consul-tation during the elaboration of the EIAreport will only be effective if all concernedlocal communities are provided with suf-ficient information, and time to providecomments. They also need to be enabled tounderstand the possible negative impacts ofthe planned project, empowered to expresstheir concerns, as well as be able to receiveclear feedback and participate in the imple-mentation of mitigation measures required

in the EIA reports.

Gender The Vietnam Constitution 2013 clearly

recognizes the importance of genderequality; Article 26 commits that “The Stateshall adopt policies to guarantee the right toand opportunities for gender equality.”Some laws relating to environmental pro-tection, such as the Law on NaturalResources Prevention and Control (2014)have materialized this principle.

The amended LEP 2014 should institu-tionalize the formal rights and responsi-bilities of women, girls and women’s organi-zations in environmental protection andnatural resources management. Womencontinue to make significant contributionsto environmental protection and should beenabled to also effectively participate in thedecision-making processes at all levels.Importantly, women in rural areas are oftenmore exposed to environmental pollutionand its incidence because they are takingcare of their families and doing field work.

Conclusion: UNDP would like to con-gratulate Vietnam for the great draft LEP,which has addressed many weaknesses ofthe LEP 2005 and included new issues suchas climate change and green growth. TheDraft Law expands the roles and partici-pation of the civil society organization,enables more decentralization for elabo-ration and appraisal of SEA and EIA report,creates a market or a level playing field forservice providers to take part in elaboratingEIA reports, requests more allocation ofState budget with gradual increase corre-sponding with the increase of nationalincomes, and various good provisionsrelating to disclosure of environmental infor-mation and data to the concerned stake-holders and general public. These advanceand further elaboration in these five areashighlighted can help lay the foundation formore effective implementation of theamended LEP. We do hope that Vietnam willshowcase to the world by adopting a cuttingedge LEP in 2014.

UNDP are proud to have provided andcontinue providing technical inputs andconsultation support to the formulation ofthe amended LEP 2014, and the Law onMarine and Coastal Resources and Envi-ronment, the Law on Disaster Risk Pre-vention and Control 2012, the Law onEnergy Efficiency and Energy Conservation2010, the Biodiversity Law 2008, and the LEP2005.

POLICY & RECOMMENDATIONS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 78

BY PHD. PHAM HOANG MAI & MA.NGUYEN THI DIEU TRINHDepartment of Science, Education, NaturalResources and Environment - Ministry ofPlanning and Investment

The amendment of the Environmental Pro-tection Law issued in 2005 is being carriedout in the context that there have been alot of changes in Vietnam’s economy. Thefocus is put on shifting the growth patterntowards more efficient use of naturalresources, protection of the environmentand improvement of the economy’s com-petitiveness. In addition, Vietnam hasshown great efforts in the joint responsi-bility of the international community incombatting climate change.

Implementing the 2005 Envi-ronment Protection Law in termsof planning

The Ministry of Planning andInvestment (MPI) is assigned by the Gov-ernment to study and implement planningrelated regulations by the EnvironmentProtection Law and concerning decreesand circulars. The MPI has integrated envi-ronmental issues in socio-economic devel-opment strategies, master plans and plans.

The set of sustainable development(SD) and environment protection indicatorswas established and mainstreamed into the5-year socio-economic development plan(SEDP) for the period 2006-2010; Envi-ronment investment activities were reg-ulated as a partial component of socio-economic development projects/pro-grammes; There are various decrees anddecisions issued by the Government, such

as Decree No. 140/2006/NĐ-CP on envi-ronment protection in the formulation,appraisal, approval and implementation ofdevelopment strategies, master plans,plans and projects.

Recently, the MPI has formulated andsubmitted to the Government for approvalthe National Strategies on SD and greengrowth (GG) as well as the national actionplan on GG. These documents allemphasise the collaboration between min-istries and provinces to formulate andpromulgate legal documents for main-streaming environmental issues ininvestment preparation, appraisal andapproval.

Efforts to integrate environment con-sideration into planning process can beseen in the table above.

However, in reality there are some limi-tations in implementing environmentalprotection procedures/regulations relatedto planning, including strategic envi-ronment assessment (SEA), environmentimpact assessment (EIA) and environmentprotection commitment.

Works on preparation, appraisal and

approval remain fragmented and aretherefore ineffective.

Environmental issues have not beenput into consideration from the earlystages. SEA reports are mostly seen as illus-trated documents with limited guidance onchoosing options to prevent adverseimpacts on natural resources, environment,society and biodiversity.

There is also a lack of detailed guidanceon SEA procedures for socio-economicdevelopment strategies, master plans andplans. Decrees and circulars are viewed astoo general and not yet meetingrequirements for specific sectors.

Additionally, there exists no criteria toappraise and certify the quality of SEAreports. This makes the SEA owners veryconfused as to what level an SEA isqualified.

Those presently consuming too manynatural resources and creating lots of pol-lution are not considered in the “new” SEA.

Monitoring and evaluation (M&E) ofreports’ contents have not been strictlyfollowed. In reality, until there occur criticalissues then M&E are conducted.

Changes to strategising and planning in theamended Law on Environmental Protection

Mainstreaming environment into planning and

implementing plans:

Environment protection law No. 52/2005/QH11 and envi-

ronmental elements; Forest development and protection

law; natural resources law

Decree 80/2006/ND-CP, 21/2008/ND-CP, circulars on

SEA, EIA and commitment on environmental protection

Requirements on environmental protection on formulation,

appraisal, approval and implementation of development

strategies, master plans and plans (Decree 140/2006,

92/2006, related sets of criteria, standards, decrees, cir-

culars,)

Investment programs

Implementing investment

programmes

Investment projects

Apply for investment

license

Decision on investment

Prepare strategies,

master plans, plans

(socio-economic devel-

opment of the country,

province, sector and urban

areas)

Draft master plans, plans:

SEA and environmental

protection sections

Appraisal, approval

Efforts to integrate environment consideration into planning process are

illustrated as below:This article provides recommendationsfor mainstreaming the nationalstrategies on sustainable developmentand green growth into the revised Lawon Environmental Protection withregards to the formulation of socio-economic development strategies,master plans and plans

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

POLICY & RECOMMENDATIONS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 79

Involvement of stakeholders togetherwith unclear delegation of power andauthorities make it time consuming toidentify responsibilities, arrange solutionsand compensate victims when violationsoccur. This was very easy to observe in theVedan case.

While pursuing sustainable devel-opment goals, there remains separate con-sideration between environment and socialissues in preparation and implementationof reports. This has forced ODA relatedprojects/programs to be revised,reprepared or made them even impossibleto realise. There are many weaknesses intransparent publicity and consultation aswell as lack of effective measures for pol-lution mitigation. This has then led to lots oflosses.

Issues related to sustainable devel-opment, climate change and green growthare not clear. Since the beginning of thelaw’s implementation in 2005, attacheddocuments still apply old approacheswhich take into account solely the envi-ronment without climate change (actuallythere is now guidance on climate changebut it is not compatible or in-line with envi-ronmental issues and therefore difficult toimplement), or SEA and EIA just considerone direction of a development’s impact onthe environment without taking intoaccount the other aspects of adverse envi-ronmental and climate change impacts ona project’s effectiveness and sustainability;

Inter-regional and cross-border issuesare not mentioned and strictly imple-mented. Over the past years, river basinmanagement has been applied but hasshown no effective results. We are facedwith the fact that neighbouring countriessharing our river basins are developinghydropower plants that impact the socio-economic development of our lower basinareas (the Mekong Delta is an example).

However there are unclear mechanisms tonegotiate, discuss and conduct consul-tations.

Procedures and responsibilities forresolving issues related to lawsuits,disputes, disagreements with SEA/EIAreports, and environmental incidents arenot clear among key stakeholders includingministries, provinces, sectors and enter-prises.

Resources mobilised for environmentalprotection are limited. It is difficult toattract investment to the environmentsector due to the lack of clear mechanisms,

in addition, due to the fact that budgetaryspending on the environment only comesfrom recurrent resources, there are limi-tations to environment protection.

Stimulating private investment in envi-ronmental protection and pollution miti-gation remains weak. So far there havebeen many private companies who havecome to study and apply pollutionsolutions. However complicated mech-anisms and policies governing investmentincentives and intellectual property pro-tection have created barriers to attractingsectors and enterprises to this new area.

Issues related to sustainable development, climate change and green growth are not clear in the LEP 2005

Works on preparation,appraisal and approvalremain fragmented and

are therefore ineffective.

POLICY & RECOMMENDATIONS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 80

Development context, issuesrelated to sustainable devel-opment and green growth

In a fast changing developmentcontext, there have been many challengesand opportunities for the nation’s socio-economic development course, theyinclude: stable macro economy, improvedcompetitiveness, wasteful use of naturalresources leading to exhaustion, environ-mental pollution, inequality, and climatechange response. The global economy hasexperienced fluctuations with unforeseenimpacts on markets, supplies of naturalresources, fuels, finance and capital. Thegovernment of Vietnam has promulgatedthe national strategies on sustainabledevelopment, climate change and greengrowth and completed the economicrestructuring programme. The OECD andsome countries have got a new awarenessof the relationship between environmentalissues and development in the context ofclimate change by studying mainstreamclimate change and green growth towardenvironmental protection instead ofissuing separate laws. ODA policies andassistance given to help deal with climatechange and promote green growth havebrought new opportunities, includingpossible application of PPP in environ-

mental protection, green growth andclimate change.

In Vietnam, the national green growthstrategy has a broad connotation, and is in-line with the socio-economic developmentstrategy towards 2020.

Some recommendations formainstreaming sustainabledevelopment and green growthin the draft environment pro-tection law (revised version)

To mainstream the content of the sus-tainable development and green growthstrategies into the draft Environmental Pro-tection Law, it is recommended that:

Basic requirements and factors of envi-ronmental protection, sustainable devel-opment, climate change response andgreen growth should be mentioned inprinciple; a legal environment should becreated that promotes efficient use ofnatural resources and changing growthpatterns, the economy’s competitivenessshould be improved; the law’s targets aswell as regulated scope should beexpanded to be able to link to environ-mental protection, sustainable devel-opment, climate change response andgreen growth which will serve the nation’sshort term and long term development

goals; procedures and stages for prepa-ration, appraisal and approval of SEA andEIA should match internationalrequirements to attract more foreigninvestment; M&E tools should be com-pleted; SEA and EIA reports should be pub-lished; M&E implementation should be del-egated to localities and civil society organi-sations and other groups; roles of stake-holders should be clearly identified;attention should be paid to investmentprograms/projects in enriching naturalcapital; private investment in environmentprotection and pollution treatment shouldbe promoted; use and transfer of modern,environmentally-friendly and resourcesaving technologies should be encouraged;environmental protection and sustainabledevelopment should be integrated intopublic procurement and public investment;guidance on SEA and EIA should bedetailed and updated to suit specificsectors and periods of time as well as thegovernment’s priorities.

Specifically there needs to be guidanceon valuation of natural resources and theenvironment that takes into accountsociety and target groups cared for by thegovernment and this will serve as thebaseline for cost-benefit in these reports.

Also there needs to be clear regulations

Complicated mechanisms have created barriers to attracting private investment in environmental protection and pollution mitigation

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

POLICY & RECOMMENDATIONS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 81

reflecting that resources for environmentalprotection are not limited to only a fewsources, which has led to current barriersfor investment. There also needs to be morecollaboration between ministries in formu-lating sectoral SEA and EIA guidance (inter-ministerial circulars).

Particularly regarding SEA procedures(important content in the draft Environ-mental Protection Law), there must beclose links with planning and investmentactivities.

Studies show that the scope of SEAshould be enlarged to make it a good toolto integrate sustainable developmentobjectives, climate change and greengrowth into the policy making process atthe macro and strategic levels, SEA plus orSustainability Appraisal (SA). SA includesboth environmental and social appraisals.

SEA will no longer be a separate activityby an independent group of experts whichis conducted at the same time or after for-mulation of strategies, master plans andplans but a part of key tasks that the formu-lation team of strategies, master plans andplans should prepare.

The formulation team should includeenvironmental experts and thereforeobjectives for environmental protection,

sustainable development and green

growth can be considered from thebeginning together with socio-economicobjectives through identification of criteriafor each sector as well as overall sustain-ability. (Diagram of the SEA plus steps (SEA+)can be illustrated below).

In this diagram, to enhance the inte-gration of sustainable development andgreen growth, in step 1 and 2, we need to:Assess, describing past stories and fore-casting future trends on main environ-mental issues with the impacts from keysocio-economic sectors in the region wherewe are building its development strategies,master plans, plans in the scenario thatthere have no strategies, master plan to beimplemented, so that we can see the sus-tainability of current projects/programs,identifying factors that lead to changes,degradation of environmental elements,especially with further impact by climatechange and things to be fixed in imple-menting new strategies, master plans andplans.

In step 3, proposing objectives, pri-orities and development activities: with theapplication of SEA+: some scenarios,options with the different combination ofsocio-economic and environmental vari-ations will help us to decide and avoid the

ineffective SEA procedures at present.

While we assess options, in addition toavailable indicators, we can apply a set ofindicators: Economic-Social-Environment,Economic-Social, Economic–Environment tomake a decision. For example with theEconomic-Social-Environment indicator set:

• Green GDP (GDP minus losses fromnatural resource consumption and environ-mental pollution).

• Total loss value to society due tonatural disasters and climate change (directloss value and value of physical assets andhuman resources to control against naturaldisasters).

• Contribution to economic restruc-turing, increased competitiveness.

The indicator set of Economic-Society• Social labour productivity (million

VND of GDP/each labourer). • Income of workers in economic

growth (million VND of income -salary,wages and other income related tosalary)/each labourer/year).

• Gap in living standards (GINI orincome of the group of 10% with highestincome with the income of the group of10% with the lowest income).

The indicator set of Economic-Envi-ronment:

• Energy consumption for production ofeach unit of GDP (kwh or TEU/billion VND ofGDP).

• Water consumption for production ofeach unit of GDP (m3 or tonne ofwater/billion VND of GDP).

• Loss of agriculture land for growth(amount of hectares of agricultural landreduced per each added billion VND ofGDP).

• Loss of forestry for growth (increasedor decreased amount of hectares coveredby forests/each added billion VND of GDP).

• Amount of solid waste per GDP unit(tonne/billion VND of GDP).

• Share of manufacturing industries (orhi-tech), share of cleaner productionproducts in GDP and in exports (%).

Implementing these changes is a hugechallenge to planning and investmentagencies, as well as state managementbodies in charge of environmental pro-tection. However, it is essential to refer tothe set of indicators (Economic-Social-Envi-ronment, Economic-Social, Economic-Envi-ronment) suggested in SEA+ aimed atmainstream sustainable development andgreen growth into the draft EnvironmentProtection Law to ensure its enforcement inthe coming time.

1. Identify core content of strategies, master plans and plans: general description of the

current situation, achieved goals and direction for the coming time

(SEA +: Assessments of current situation on economy, society, environment and institution)

2. Analysis of development conditions: Identify challenges, key issues, and solutions.

(SEA+: Scenario 0 on economic, social and environmental development)

3. Propose development objectives, priorities and activities. Propose policies. Consult

targeted groups impacted by the strategies, master plans and plans.

(SEA+: scenarios and options in conjunction with economic, social and environmental

variables. Identify their trade-off costs, adverse impacts. Making sustainability appraisals.

Selecting scenarios, options and solutions to respond to impacts)

4. Propose the framework of strategies, master plans and plans, implementation organi-

sation, resource allocation, assignment of responsibilities for leading agencies

(SEA+: Propose action plans, supervision programme, synthesizing solutions)

5. Detailing draft strategies, master plans and plans and completing them. Getting opinions,

peer reviews and making adjustments

6. Officially appraise and approve the strategies, master plans and plans.

Diagram of the SEA plus steps (SEA+) can be illustrated as following:

Strategic Environmental Assessment in planning process

POLICY & RECOMMENDATIONS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 82

The revised Law on EnvironmentalProtection needs to underscore the roleand interests of the public as well asthe supervision of enterprises, saysNghiem Vu Khai, former DeputyMinister of Science and Technology andformer Chairman of the NationalAssembly’s Committee for Science,Technology and the Environment.Thanh Tung reports.Many experts maintain that the revisedLaw on Environmental Protection (LEP)should enhance the public’s role andinterest in environmental protectionbecause they are the true victims. Whatare your thoughts on this?

Under Article 43 of the revised Consti-tution, adopted last October, all people havethe right to live in a clean environment andan obligation to protect the environment. Torealise this and uphold the LEP issued in2005, the draft amendment to the lawoutlines the constitutional rights andresponsibilities of individual citizens.

One principle is that “Organisationsand/or individuals causing pollution,incidents and degradation shall beresponsible for the repair of and compen-sation for damages and bear other responsi-bilities in accordance with the law” (Clause 8of Article 4 – Principles of EnvironmentalProtection).

Nearly ten years after implementing theLEP 2005, numerous environmentalscandals have occurred, particularly atindustrial and urban parks as well asresource exploitation areas and craftvillages. Many profit-seeking enterpriseshave intentionally violated environmentalregulations. Some localities, in a race toattract investment, have carelessly approvedprojects prone to environmental pollution,resulting in serious damage to the envi-ronment and human health.

In pursuing sustainable developmentand based on the experiences gained thusfar in implementing the LEP, the reviseddocument focuses on enhancing thepublic’s role and interest in environmentalprotection. Still, reality shows that in manycases, while the law is clear and reasonable,implementation of the law is lax due to

limited public and businesspeople’awareness and poor management byauthorities.

If the public is to seriously supervise theimplementation of the revised LEP, howwill the law enhance their access to infor-mation and at what administrative levelcan they lodge complaints when theydiscover a violation?

Article 49, under the latest draftamendment, clearly stipulates the com-munity’s rights and responsibilities in envi-ronmental protection and climate changeresponse. Accordingly, the community hasthe right to be provided with and ask forinformation about the environment andclimate change, except for cases whereinformation is deemed not to be in thepublic interest. The community is also

responsible for participating in activitiesrelated to environmental protection andclimate change response.

The draft amendment earmarked onearticle on publishing environmental infor-mation. It stipulates that the following mustbe published: strategic environmentalassessment reports, environmental impactassessment reports and environmental pro-tection plans, information about wastesources, types of waste and waste treatment,areas that are seriously polluted anddegraded and areas prone to environmentalincidents, and results from inspections andinvestigations.

The form of publishing must be con-venient for all stakeholders and publishersare responsible for the accuracy of the infor-mation.

I think the revised LEP needs to be moreclear and realistic about people’s rights tolodge complaints and submit proposals toorganisations and individuals authorised toapprove investment projects before they arelicensed. The proposals and complaintsmust be considered before approving theprojects. There should be a mechanism forpeople to supervise all of enterprises’activities related to the environment.

For instance in 2008, Taiwan’s sodiumglutamate maker Vedan was discovered pol-luting the Thi Vai river in the country’ssouthern region, affecting the livelihood andagricultural production of hundreds of

New LEP should enhance the role of the public

Environmental scandals have made clear the need for greater public access to knowledge and process

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

POLICY & RECOMMENDATIONS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 83

thousands of farmers in Ba Ria-Vung Tau andDong Nai provinces, as well as Ho Chi MinhCity. Following public outcry over Vedan’sactions, including a boycott of the firm’sproducts, government agencies requiredthe company pay significant compensationto its victims.

In fact, local authorities and the publicwere aware of Vedan’s activities well aheadof the official news but because there wasno system for them to respond the companywent on polluting the river for years. If thepublic had more rights and a mechanism bywhich to implement said rights, and ifauthorities would take pollution moreseriously, the law would be better enforced.

When pollution cases are discovered,what sanctions should be prescribed bythe revised LEP so these violators don’tdare repeat the offence?

The existing law’s Article 49 clearly stip-ulates sanctions for different environmentalviolations, including fines and suspendingviolators’ operations until they upgradewaste treatment technologies. Sanctionsalso include forcing violators to relocate. Ifthey fail to meet these requirements, theirbusiness could be shut down.

Another legal foundation is Chapter 17under the revised Criminal Code, enacted in2008, which includes imprisonment as apossible punishment for individuals vio-

lating the environmental law to the extent ofcausing serious damage to human healthand life and the assets of individuals andorganisations.

Regretfully, despite heavy-handed pun-ishments and extremely serious conse-quences, no violator has yet faced criminalcharges. The trouble lies in the languageused by related laws. These need to beaddressed as soon as possible to push upenforcement and ensure environmental pro-tection.

The revised LEP will provide more detailson the obligations of organisations and indi-viduals, and particularly the responsibilitiesof state and other agencies specialising inenvironmental protection. At the same time,laws on criminal and civil affairs and theapplication of fines need to be adjusted andsupplemented to ensure the legalframework on the environment is feasible.

The draft amendment also stipulatesmechanisms to encourage the application ofgreen technologies, green development,and the 3Rs – Reduce, Reuse, Recycle – inproduction. The 3Rs are widely acceptedaround the world and many governmentsoffer financial incentives such as tax breaksfor investments into recycling technologiesand the establishment of waste recyclingfunds. Waste recycling programmes havebeen joined by both enterprises and com-munities in many nations.

What specific regulations should therevised LEP include toward harmonisingthe interests of all stakeholders whileensuring enforcement?

Many have said that production can’texist without the discharge of waste. If regu-lations are too strict, enterprises will eithersee their business affected or will bend thelaw. Many enterprises are still usingoutdated technologies that are not energyefficient and emissions heavy. Thus, the lawneeds to take into account their environ-mental costs and social responsibilities,because if too high they will not be able tomaintain their production.

Many enterprises owe their existence toincentives offered by the state and theirevasion of environmental responsibilities.Foreign experts have calculated that whileChina’s growth has been in the double digitsevery year for a long while, if the environ-mental costs are included it would actuallygo down by at least 3 per cent.

Amid Vietnam’s current economic diffi-culties, it is difficult to harmonise theinterests of all relevant parties toward sus-tainable development, economic growth,social progress and environmental pro-tection. The government’s economic restruc-turing and renewal of the growth model willbe essential to solving this issue, and only ifthey are successfully implemented.

The public will be given greater power and authority over checking, managing and punishing polluters

POLICY & RECOMMENDATIONS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 84

DR YOSHIMI NISHINOChief of Social Policy and Governance Section,UNICEFPHAM THI LANChild rights and laws Specialist

Global environmental threats havebecome a huge challenge facing the worldespecially developing countries in the 21stcentury. Globally people are suffering fromnegative impacts of water and foodshortage, land, water and air pollution, aswell as natural disasters. Due to climatechange, there has been observed anincrease in storms, drought and extremeweather conditions, both in terms of fre-quency and severity. These have alreadyhad significant impact on livelihoods, foodsecurity, health, clean water availability andhousing of different population groupswhich of course also include children, andthese impacts look set to continue infuture.

Children are the most vulnerable toclimate change and natural disastersbecause they are least capable to protectthemselves from climate shocks and risks,and have a higher physical vulnerability tohealth and survival impacts. Every year, it isestimated that about 3 millions childrenunder 5 die of environmental relateddiseases, accounting for one third of thetotal death toll among children. It isestimated that175 million children eachyear are affected by climate changetriggered disasters. Poor children are morevulnerable than others because theirfamily livelihoods are very muchdependent on natural resources (such asagriculture) which are sensitive to climatechange.

Climate change is already presentingmultiple challenges to Viet Nam, challengesthat are expected to intensify as the cumu-lative effects of historical emissions emerge.This is a significant challenge to the

country’s continued socio-economic devel-opment. Increasingly erratic and variablerainfall, higher temperatures, more intenseextreme weather events like typhoons,droughts and heavy rainfall causing floods,and the rising seawater level will all havesignificant impacts across sectors, regions,and income groups, and particularly onlivelihood security of the poorest ruralpeople. According to a recent research byCenter for Global Development, Viet Namwas ranked as the 5th most at risk country interms of exposure to extreme weatherevents .

UNICEF fully supports the efforts of theNational Assembly of Vietnam to amend theLaw on Environmental protection toincrease action environmental protectionand climate change. As a long-standinginternational child rights agency, UNICEFwould like to offer some carefully con-sidered suggestions that can improve thedraft amendment to ensure it takes intoaccount international norms and standardson child rights ratified by Vietnam. Theserecommendations have been informed byevidence from children and policymakersgathered at national, subnational and com-munity level on the effects of climatechange on children in Vietnam.

The recommendations can be sum-marized as follows:

• Children are the most vulnerable toclimate change and environmental degre-dation. Laws on environmental protectionshould create a legal corridor to safeguardtheir rights. The amendment of the LawEnvironmental Protection is therefore animportant platform to gurantee measuresto reduce vulnerabilities for children and

protect them from such challenges. Pro-visions around public awareness, partici-pation and education (including budgetallocation) on climate change as well asstrategies for climate change mitigation andadaptation are critical to build communityresilience in the context of climate change.

• Children have potential to becomeactive change agents in the fight againstclimate change and environmental degre-dation. Including provisions for child partic-ipation in designing, implementing andmonitoring the implementation of climatechange actions will further advance actionsthat reduce impacts of climate change andenvironmental degredation.

• The amended Law on EnvironmentalProtection needs to ensure consistencies inall environmental policy decisions, andconsider whether such decisions go againstthe best interests of children, as well aswhether such decisions can bring aboutundesirable effects on implementation ofrelevant children’ rights as mentionedabove. Children should be seen as a vul-nerable group, and as such, the lawamendment should incoperate provisionswhere their best interests are considered inall state decisions on environmental pro-tection.

• Besides recommendations on CRCprinciples as mentioned above, the LawEnvironmental Protection should includespecific articles about abolishment of childlabour in polluted workplaces or in haz-ardous working environment; and aboutreduction of children’s vulnerability todrowing. It is also important to include pro-visions around responsibilities of pollutingfacilities.

Children are at the greatest risk from climate change and natural disasters

Involvingchildren incombattingpollution

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

POLICY & RECOMMENDATIONS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

DR. PHAM SY CHUNGSenior Counsel, LNT & Partners

In light of the pressing need for industrial-isation and modernisation, as well as thedemands of international economic inte-gration and the unpredictability of climatechange, the amendments to the Law onEnvironment Protection will not onlymove towards resolving the practicalissues facing the environment, but alsoimprove the legal regime on environmentprotection. An improved legal regime willsupport the sustainable development ofVietnam.

In comparing the Law on EnvironmentProtection (2005) with the present draft,the fundamental issues concerning envi-ronment protection appear to be coveredby the draft. New provisions have beenupdated, supplemented, amended andembodied to bring it in line with practice.The current draft focuses on clarifying theresponsibilities of environment protectionagencies on the principle that the Stateexercises unified management of envi-ronment protection, while political andsocial organisations, NGOs and commu-nities have the rights and obligations toprotect the environment.

The financial resources expended forenvironment protection is also specifiedclearly (from designated expenditures forenvironment protection). The draft alsoemphasises a green growth strategy,encouragement in developing ecologicalindustries and urban zones, and encour-agement in producing and consumingenvironmentally friendly products.

The highlights of the amendmentsand supplements are arguably those onthe planning of environment protection,under which subjects have to conductenvironmental impact assessments andadopt environment protection com-mitments as set out under the Law onEnvironment Protection (2005), as well asthe limitation of subjects that mustpropose commitments and the provisionson environment protection againstclimate change.

In order to avoid overlap with the Lawon Marine and Island Resources and Envi-ronment under which the Ministry ofNatural Resources and Environment is pri-marily responsible, the draft only provides

a Chapter on “marine and island envi-ronment protection” to set out therelevant principles, rather than specificregulations.

However, as a step towards com-pleting the amended Law on EnvironmentProtection, the following points should beconsidered:

The relationship between theLaw on Environment Protectionand other relevant laws

In order to avoid overlaps or conflictswith other laws (e.g. the Law on Con-struction, Law on Land, Commercial Law,Law on Investment and Law on Minerals),all of those provisions should be reviewedto ensure compatibility. For instance, theperiod of planning environment pro-tection and socio-economic developmentis 10 years while the period of planningurban areas is 20 years.

Specifically, for the protection of marineand island environments, the new lawshould avoid overlap in contents alreadyprovided in the current draft Law on Marineand Island Resource and Environment. Sim-ilarly, it is unnecessary for regulations onresources for environment protection to bespecifically stipulated in the present draftbecause this matter has been clarified in theLaw on State Budget and the Law on Envi-ronment Protection Tax.

Regarding the articles in thedraft, the following provisionsshould be considered:

- The provisions on environment pro-tection in crafting villages and envi-ronment protection in manufacturing,trading and service provision facilities inthe current draft are inappropriate,infeasible and ambiguous in distin-guishing the concept of “crafting village”and “manufacturing, trading and serviceprovision facilities” (enterprises). Craftingvillages are different from official enter-prises due to their outdated productiontechnology and traditional management.Hence, the application of sanctions forviolation of environmental regulationsimposed on the enterprises to craftingvillages is unreasonable.

There should be further careful con-sideration on whether the provision onestablishing the organisations in charge of

environment protection in hamlets andvillages is feasible. This is because atpresent, the hamlets and villages operateon a tight budget.

- The provision on management ofpollution in cemeteries is not unrea-sonable, and the allocation of only onearticle to this matter is insufficient anddoes not clarify its scope. For instance,burials and cremations may lead to pol-lution of the soil, water and air. This mattershould be provided in a separate chapter.

- Regarding the environmental impactassessment, there should be consid-eration ensuring that the environmentalimpact assessment is of quality andobjective, and should not be two steppedto streamline procedures and save costs.

- Regarding environment protectionfor the import of scrap materials, morespecific and coherent provisions on theimport of scrap materials for manufac-turing purposes should be reviewed andsupplemented. There should also be addi-tional provisions on technical barriers(e.g., listing scrap materials that may beimported or listing the criteria for quality)with a view of preventing abuse of thesystem of allowing the import of scrapmaterials to also include the import ofwaste and toxics into Vietnam.

Regarding the technique fordeveloping legal documents, there aresome ambiguous provisions such as“Projects having adverse impact on envi-ronment” and inappropriate use ofwording such as in “sustainable pro-duction and consumption”.

Moreover, due to some vague pro-visions, further guidance in decrees andcirculars is needed. For example, somearticles provide that the responsibilities ofthe Ministry of Natural Resources andEnvironment and the Provincial People’sCommittee are to consult agencies inrelation to the process of developingnational and provincial environment pro-tection plans. However, in order toimplement this provision in practice, theauthorised agencies have to promulgatejoint circulars.

We hope that the amended Law onEnvironment Protection will soon bepassed and applied into practice so as tocontribute to the sustainable devel-opment of Vietnam.

How the draft LEP could modernise green laws

85

SEA, EIA & CONSULTATION

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

A positive step towardeconomic development andenvironmental protection

To integrate environmental consid-eration right from the planning stage, therole of SEA is really important.

The guiding role of strategies, masterplans and socio-economic developmentplans which are serve as the primarystrategies, is very important in Vietnam.Reflecting warning and preventivemeasures taken from EIA implementation inthose strategies is therefore critical.

Also, by looking through the lens ofenvironmental protection, efficiency can beimproved and economic pressures can beeased. Therefore, the Law on EnvironmentalProtection (EIA)’s master plan for SEA is a bigstep in the right direction for Vietnam’ssocio-economic development and environ-

mental protection.Additionally, the responsibility for envi-

ronmental protection is clearly put in thehands of the Ministry of Natural Resourcesand Environment and other related min-istries and bodies, and the role of provincialpeople’s committees in appraising an SEA ismade undoubtedly clear.

The law would regulate that anappraisal committee is set up by theappraising body, but does not stipulate theselection of members or appraisal methods,which are vital to the quality of SEA reports.These stipulations are expected to beprovided in the guiding documents of theamended LEP.

The responsibility of projectowners

Regulations governing EIA reports in

the draft LEP are much clearer than those inprevious version – LEP 2005.

It is clearly defined that projects whichhave the potential to harm the environmentand/or society must conduct an EIA. Thismeans the revised law will expand the kindsof projects that have to do EIA reports.

The way to chose which projects couldbe implemented EIA is the first step toensure the transparency of EIA procedures.The list of projects which are forced to doEIA in the decree 29/2011/ND-CP wasdeclared, therefore appropriated regu-lations on projects which have to do EIAmust be released in the new decree basedon the revised law.

Choosing which projects mustimplement EIA reports is the first step toensuring transparency of EIA procedures.Projects which must conduct EIAs was

The clear benefits of transparency

86

The draft amended Law on Environmental Protection’s guidelines on Strategic Environmental Assessment (SEA)s andEnvironmental Impact Assessment (EIA) reports have been simplified and outline the obligations of implementers as well asappraisal by authorities and dialogue mechanisms with community stakeholders. The content is welcomed and appreciatedfrom both institutional and legal points of view says JICA expert Tomisaka Takashi.

Project owners’ responsibilities are clearly defined in the draft LEP

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

SEA, EIA & CONSULTATION

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 87

outlined in Decree 29/2011/ND-CP, andtherefore this decree will also have to beamended based on upcoming relatedrevisions in the LEP.

In terms of conducting EIA reports,project owners’ responsibility is are clearlydefined in the draft LEP. Even if they out-source this to consultants, project ownersare still responsible for the completion andcontent of the reports.

Also, the amendments concerning theinitial regulation-assessment phase and re-assessment phase are helpful in clarifyingthe process by which to conduct EIAreports. While this is still fairly limited in thedraft, it is a positive move forward.

EIA report contents have been re-organised in the draft as well, as in thecurrent law there is overlap, for example,between articles 20 and 23. EIA reportsmust be monitored closely in the comingtime to ensure all the functions of the laware activated.

In particular, the selection of contentand research, measurement andassessment methodologies requires carefuldebate. It is essential that EIA reports aredetailed and fully transparent.

The amended law is also expectedprovide regulations on hiring consultants toprepare EIA reports. Although projectowners take the full responsibility of thequality of the reports, hiring licensed con-sultants who have adequate techniquesand methodologies is a solution to ensureEIAs are reliable. Licensing procedures areexpected to be clarified in guiding doc-uments of the amended LEP.

Strong measuresAnother important factor in the draft

LEP is the requirement that projects have acertificate of environmental protectiongranted by the government. This certificatewould only be granted after an enterprisesubmits its EIA report, environmental pro-tection plan, and other related documentsto the local Department of NaturalResources and Environment.

Environmental protection solutionsand technical standards are now part of EIAreports and are required by law, accordingto the amended LEP.

As a result, enterprises must not onlyfollow the LEP but also have to strictly takeand follow measures to protect the envi-ronment as defined clearly in their EIAreport.

Compared to EIA regulations in other

countries that only anticipate, measure andassess the impact of a project on the envi-ronment and separate reports from envi-ronmental regulations, Vietnam’s EIA policyis a strong tool in the environmental pro-tection process.

Those legal documentations bring boutboth advantage and disadvantages to theEIA owner. The advantage is that the EIAcontains solutions and technical standardsbased in the existing legal regulations. Thismakes easier to put through the approvalprocess of EIA.

These new additions are a double-edged sword for projects. One advantage isthat the EIA would include solutions andtechnical standards based on existing regu-lations and the EIA approval process wouldbecome easier.

However the disadvantage is that itwould take time to improve environmental

protection technology if regulations changeand this would undoubtedly require yetanother revision to EIA policy.

To reduce the consequences of this dis-advantage, policy makers need to considerhow to make EIA reports appropriate withupdated regulations.

In my opinion, guidelines on technicalassessments and simplifying EIA proceduresshould be addressed in the coming time.

Apart from that, since EIA has its legalrole, the government needs to strictlymonitor reports’ contents and instructprojects’ owners to obey and release futurepolicies and comments on their reports.

For appraisal bodies such as theMinistry of Natural Resources and Envi-ronment, more than just checking thecontent of EIA reports, they need to studyand use information therein toward futurepolicies and law.

Environmental protection solutions and technical standards are now part of EIA reports

SEA, EIA & CONSULTATION

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 88

Vietnam Association for EnvironmentalImpact Assessment chairman NguyenKhac Kinh tells Thanh Tung that oneof the major highlights of the revisedLaw on Environmental Protection isthe greater rights for the public toaccess the implementation,compilation and appraisal ofenvironmental impact assessmentreports.

How important is the public’s right toaccess environmental impact assessment(EIA) information and how have theserights been implemented in Vietnam sofar?

Most people’s awareness about EIA cur-rently remains limited, because they don’treally know what EIA means. In addition,people suffer from a lack of information, andeven if they can access some information,such information is general and one-sided.So the revised Law on Environmental Pro-tection (LEP) would need to prescribe regu-lations on promoting such information andthe right to access such information for allstakeholders including the public. One ofthe most effective tools to ensure thisbecomes feasible is to make public consul-tations compulsory during the EIA process.

Public consultation is described as “com-munity consultation”. Besides the public,consultation must be conducted with stake-holders such as authorities at all levels,socio-political organisations, non-govern-mental organisations, research institutes,universities and experts. Public consultationfor EIA is vital, not only to seek support fromthe public, but also to understand localhabits, custom and culture, and access localknowledge at locations hosting projects.

Consultation is also aimed to raise publicawareness about environmental protection.Authorities and investors will have to pub-licise project details and their impacts on thepublic. If the public don’t understand theinformation and solutions to counteract orreduce the negative impacts of projects,they may oppose them. However, if theywell understand these problems, they couldactually offer support and facilitate enter-prises to implement their businesses. Public

consultation is therefore very important toensure the effectiveness of local environ-mental protection and sustainable devel-opment.

Consultation must be conducted duringthe implementation, compilation andappraisal of EIA reports. However, under theLEP issued in 2005, public consultation wasnot included in almost EIA steps, except inthe concluding stages.

Furthermore, the lowest administrativelevel able to provide comments andfeedback included communal people’s com-mittees and representatives of the com-munity at locations affected by the projects.However, the LEP 2005 failed to specify whothat community was. A regulation laterdefined that this representative was thecommune-level Vietnam Fatherland Front.

However, I think that these two organi-sations can’t be considered to be the actuallocal community, because the people’s com-mittee is an administrative body, while theVietnam Fatherland Front is a socio-politicalorganisation and part of the political system.So it can be said that the public’s actual roleremains very limited or even insignificant inthe EIA process.

How should this requirement be stip-ulated in the revised LEP?

Firstly, investors must conduct consul-tations during all the steps of an EIA report,especially in determining the scope of theEIA; investigation, surveying, informationcollection and research on what and whowould be affected by projects (includingboth the environmental components andpeople); drafting of solutions to maintain

the positive impacts and ways to reduce oreradicate negative effects; the drafting ofprogrammes or plans on environmentalmanagement and environmental moni-toring during project implementation; andfinally consultation about the content of EIAreports. As I said previously, the drafting ofan EIA report is actually the final step.

Secondly, the agency in charge ofappraising and approving EIA reports mustconduct consultations during the appraisaland approval stages for these reports,including consultations during on-the-spotsurveying and examinations.

Thirdly, a diverse range of views needsto be provided through consultation. Con-sultancy providers are selected based on thesize, characteristics and locations of projects.The following people and organisationsmust be selected for consultancy, based ontheir priority and the level of impact suchprojects would have on them:

l Individuals and groups of people (com-munity) directly or indirectly affected;

l Enterprises directly or indirectlyaffected;

l State bodies, socio-political organi-sations, non-governmental organisationsand other organisations relevant to and/orinterested in the project and impacts;

l Research institutes, universities,experts experienced and/or interested in theproject and impacts; and

l Individuals and organisations bene-fiting from the projects.

Fourthly, there must be compulsorilyplans to strengthen capacity for relevantstate management bodies and to ensure allnecessary conditions; particularly thathuman resources and finances are availablefor them to properly conduct these consul-tations. This is also to ensure these consul-tations become a reality and not per-functory as is currently the case.

How can state bodies and enterprises bemade obliged to canvass the public forconsultations?

Firstly, public consultation must bemade concrete in the revised LEP as I pre-viously mentioned.

Secondly, there must be a compulsorymechanism on publicising information tothe public about the content of any project,the implementation of EIA and its content,

Voice of the people enhanced by draft law

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

SEA, EIA & CONSULTATION

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 89

and the appraisal and approval of EIA bystate bodies.

Thirdly, there must be strict sanctions topunish cases where projects proceedwithout consultation or where consultationprocesses fail to satisfactorily take place.

Fourthly, ways of raising publicawareness need to be improved and diver-sified, so that the public can have betterunderstanding about the role of consul-tation and what solutions are available todeal with the findings of any such process.The public should know more about thecontents of EIA and its implementation, andthe reasons given for the approval of an EIAreport. All these will equip the public withsufficient basic knowledge so that they canmake comments and feedback on environ-mental activities by businesses.

What will be the biggest challenges forcreating a high-quality EIA report, interms of consultation?

Regarding EIA consultation, many chal-lenges currently remain. Consultationdoesn’t really exist in any major form, there’scurrently only the need to file an EIA report.

Those allowed to involve in thecon-sultancy process are limited. Currently, onlythe communal people’s committee and rep-resentatives of inhabitants in locationshome to projects are entitled to provideconsultancy. However, who those represen-tatives are remains unclear.

Actually although investors are obligedto conduct consultations, it is the communalpeople’s committee must undertake this

consultation, and the committee has almostno capacity. At present, each commune hasonly one member of staff in charge of landproblems who also works on environmentalissues.

After the LEP 2005 was issued, someproposed that the land staff be renamedenvironmental staff, so that the commune’senvironmental protection responsibilitycould be highlighted. However, the proposalwas turned down because the renamingwould result in no salary payment for thestaff. At present, the state pays absolutelynothing to environmental staff incommunes.

Additionally, almost all land staff incommunes are not equipped with basic

knowledge on the environment or on EIAreports. Some communes even task environ-mental management to their legal staff whoalso have no environmental and EIAknowledge.

How do foreign countries facilitate publicaccess to EIA information?

Many foreign countries often don’t havesub-law documents as Vietnam does. Theirenvironmental laws are prescribed withfeasible details without needing sub-lawdocuments. Information publicity and thepublic’s rights to access environmental infor-mation in general and EIA information inparticular are always based in their doc-uments on the public’s rights to informationand are wholly protected by the law.

The provision of information and rightsfor public to access to such information is anembedded habit and obligation, becauseauthorities and enterprises don’t want toviolate the laws.

Countries have their own ways to pub-licise EIA information, such as distributingleaflets on specific projects and EIA reports.Such information can be also found on theinternet and public places such as libraries,local government buildings and local com-munity clubs.

These shortcomings in accessing EIAinformation has been one of the biggestcauses behind poor-quality EIA processes inVietnam. Consequently, a large number ofcases involving heavy pollution havehappened. Experiences from some countrieshave shown that poor EIA processes will leadto serious environmental pollution which inturn has directly affected the public.

MAI THANH DUNG Head of the Environmental Impact Assessment and Appraisal Department under the MoNRE’sVietnam Environment Administration:

Transparency is required by and is an inevitable quality of any civil and democratic society. As such, seeking inputand feedback from the public during the processing of conducting environmental impact assessment (EIA) reports byinvestment projects must also be made clear and transparent. This leads to an open system of environmental pro-tection and management. For developing nations, public consultation is a must for any project financed by developednations and international organisations.

In Vietnam, public consultation during the implementation of EIA reports is mandated under the Law on Envi-ronmental Protection issued in 2005. Accordingly, investors have to provide basic information on and solutions forprojects to mitigate negative impacts on people and allowing them to provide their ideas and responses as well as sug-gestions.

Of course, some of those people consulted may have no knowledge about environmental management and pro-tection. But if investors make their projects’ information clear and transparent, the public will have a better under-standing about both negative and positive aspects.

EIA reports are compiled during the preparations for investment projects. The consultation is conducted at thesame time the reports are being compiled. This can make the process longer, but also is very useful to investors inavoiding economic risks and losses resulting from the potential complaints and lawsuits either during the building oroperations phases.

Public opinion and feedback could be the greatest strength of the revised LEP

SEA, EIA & CONSULTATION

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 90

All socio-economic development projectshave an impact on the environment andlocal communities.

In order to limit negative impacts, gov-ernments and international organisationshave stipulated that project dossiers mustinclude environmental impact assessment(EIA) reports.

An EIA report must accurately andobjectively describe all the possible environ-mental impacts of a project. It must alsoinclude solutions to protect the envi-ronment, while benefiting local commu-nities.

An EIA report consists of an outlinedcommitment by the investor to authoritiesand the public about the positive impacts ofany project as well as any preventativemeasures they intend to take to minimiseenvironmental damage.

The authorities and the public musthave the right to know and discuss thecontents of such draft and final reports sothat they can contribute to its implemen-tation. That’s why it’s common internationalpractice to publicise their contents.

Public consultation intends to make thereport more accurate and feasible. The costsof public consultation are included in thetotal costs when compiling an EIA report.

According to the World Bank, publicconsultation does not necessarily delay theimplementation. Contrarily, a projectwithout an EIA report with sufficient publicconsultation is often delayed and when it is

implemented, the results are worse than aproject with a well-prepared EIA report.

The Asian Development Bank (ADB) hasalso stipulated that any ADB-backed projectmust be based on a well-prepared EIAreport. Since the 1990s, many Asian nationshave forced all EIA reports for state-fundedprojects to include public consultation.

Public consultation The EIA’s public consultation process

must include a variety of activites.The project’s owner or the compilers of

an EIA have to give the public all informationon the project’s goals, and activities asso-ciated with the project’s completion. Alldetails about the project like time, place andpace of implementation and thoseresponsible for the project also have to bemade public.

The project’s entire socio-economic andenvironmental impacts on the locationhosting the project, surrounding areas, andthe local community need also beannounced to the public. Additionally, theowner must specify solutions to possibleenvironmental impacts. The public alsoneed to be provided with information abouthow the project owner intends to co-operate with the public.

Before and during consultation, thepublic need to be provided with clear doc-uments which outline the project’s detailsand possible positive and negative impacts.These documents are drawn up based on

the draft EIA report. At public consultation meetings, public

concerns over EIA reports should beexplicitly explained via fact-sheets, infor-mation, data and analysis. Also, solutionsagreed by the public and ways of resolvingissues of disagreement with the publicshould be made clear.

Additionally, the public’s feedback andassessment on the EIA report must beannounced at the meetings. Project ownersmust vow to be open to such comments.

It is also common practice to ensure thatpublic consultation must be conducted forEIA reports after the project is completed.This is to examine how seriously the projectowners have implemented the official con-clusions from the approved EIA reports.

Public consultation for environmental impactassessments reports needs clearer provisions

Socio-economic and environmental impacts on the location

The revised Law on EnvironmentalProtection needs to embrace morespecific regulations on publicconsultation regarding environmentalimpact assessments writes, ProfessorLe Thac Can from the Institute ofEnvironment and SustainableDevelopment.

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

SEA, EIA & CONSULTATION

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 91

Who provides feedback?Those allowed to participate in public

consultations for EIAs depend on the regu-lations of each country or organisationfunding projects. International experiencesfrom many nations and international organ-isations operating in Vietnam suggest thatcommunities directly affected by theproject’s impact should be able to par-ticipate, with perhaps these being localpeople’s committees at all levels in charge ofnatural resources and environmental man-agement in the areas hosting projects,whether at a commune, district or provinciallevel.

Civic organisations and agenciesoperating in natural resources and environ-mental protection in locations home toprojects should also be able to providecomments for EIAs.

Members of the public with an under-standing of the project’s impact andwanting to contribute to bettering theproject’s EIA should also be able tocomment.

International and regional organisations

and foreign experts experienced in dealingwith natural resources and environmentalissues could comment on the project’s EIAbut only if invited by a local organisation incharge of commenting on the EIA.

How public consultation shouldbe specified in the Law on Envi-ronmental Protection (LEP)

Public consultations on EIAs would relyon the contribution from scientific and tech-nological experts. Consultations would needmore time, effort and money, which wouldvary based on the type of project.

In Vietnam, many socio-economic devel-opment projects have had their EIA reportsprepared by people’s committees andnatural resources and environmental man-agement agencies at all levels, with inputfrom local people and other organisations.

Such projects that conducted EIAreports include the Son La and Lai Chauhydropower projects and Ho Chi MinhHighway.

These experiences have not been suffi-ciently reflected in the existing LEP issued in

2005.Under the existing LEP, public consul-

tation is conducted with people’s com-mittees and representatives of people incommunes hosting such projects.

Meanwhile, the law fails to stipulate therights to participate in so-called public con-sultation for socio-political agenciesoperating in natural resources and environ-mental protection in locations hosting suchprojects, local experts or international andregional organisations, and foreign experts.

Therefore the existing LEP’s public con-sultation regulations are applicable to EIAreports of small and medium-sized, but notmajor projects.

Also the public consultation process inthe EIA reports of many national-level majorprojects on nuclear power, motorways andbridges under implementation may notproduce reliable results if conducted underthe existing regulations.

Hopefully the revised LEP expected tobe adopted by the National Assembly thisMay will include regulations on biggerpublic consultations.

hosting the project and surrounding areas must be announced to the public

SEA, EIA & CONSULTATION

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 92

BY DR. NGUYEN KHAC KINHPresident of the Vietnam EnvironmentalImpact Assessment Association

A lack of clarity in procedures addressingenvironmental licensing has shown theneed for a separate chapter on this issue inthe draft Law on Environmental Protection.

The Law on Environmental Protection(LEP) 2005 does not have a specific chapteron environmental licensing. However, thelaw covers activities such as certifying andgranting environmental certificates andcodes, and the like. Such activities are per secompulsory administrative proceduresfirms must finalise before starting oper-ations to ensure environmental protectionrequirements are satisfied. Therefore, thesekinds of documents are commonlyregarded as environmental licenses andsuch activities, environmental licensing.

There are also different kinds of such‘licenses’. For example, a project developermust conduct an environmental impactassessment (EIA) report and followrequirements that result from that reportbefore starting operations. A project mayalso have to get technical certification touse harmful machinery, equipment orchemicals and there are certificates for busi-nesses that have waste managementand/or treatment facilities.

Such licenses ensure businesses’ oper-ations are not harming the environment byopening them up to environmental crit-icisms. However, there have been numerousproblems with this system.

Most apparent was the regulationrequiring developers, before bringing theiroperation on-line, show evidence provingthey had fully implemented the aforemen-tioned EIA requirements.

The problem is that EIA reports consistof different content covering the four stagesof project implementation, including thepreparatory stage (land acquisition and res-idential relocation, etc.); construction(building main and auxiliary works); com-missioning (putting project into operation);and closing of a project (partly or all).

Environmental protection demands ateach stage are diverse and some stages arecompleted so quickly that there is nothingleft to confirm it was done correctly, such assite clearance, measures to reduce dust ornoise, or waste management measures.

Under current regulations, checkingand approving EIA report contents ishandled when a project completes its con-struction. So how will authorities knowwhether the developer followed theirrequirements or not?

Moreover, several areas pertaining toenvironmental licensing remain unclear,such as specifying what goods or materialsare high-risk for environmental accidentsand what kinds of products and equipmentmay cause environmental pollution.

Another issue is that while organi-sations and individuals conducting effectivewaste management activities are given cer-tificates, what of those that are not?

There was also a lack of clarity on theprocesses and procedures for environ-mental licenses, as well as who could issuethem.

The draft LEP must tackle theseobstacles

Accordingly, it needs to define specificterms such as “environmental licensing” and“environmental license”.

Environmental licensing should be

defined as the enacting of a document byan approved authority in the form of anenvironment license or certificate thatshows an individual or organisation has sat-isfied all aspects of environmentalrequirements and regulations.

Environmental licenses should be adocument enacted by an approvedauthority that certifies an individual ororganisation has satisfied all aspects of envi-ronmental requirements and regulations.

There should be a separate chapter onenvironmental licensing in the amendedLEP that contains the following:

Firstly the different kinds of environ-mental licenses should be made clear.Secondly, licensing procedures should betight, clear and transparent without con-flicts between other licenses and laws.Finally, it should ensure quality, impartialityand engagement of all affected or involvedparties.

Apart from that, there should be greaterclarity in terms of the content of environ-mental licenses, the responsibilities oflicensing bodies, and ensuring resources torealise targets.

Environmental licensing needs greater clarity

Increased entry of service providers will help build a greener environment

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

SEA, EIA & CONSULTATION

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 93

BY THANH HA

Director and founder of the Law and Policyof Sustainable Development ResearchCentre (LPSD) Tran Thi Huong Giang said it isunreasonable to claim that public consul-tation in assessing projects’ environmentalimpacts would prolong their timetables.

Trang cited studies by the Institute forIndustrial Policy and Strategy under theMinistry of Industry and trade, conducted indiverse locations nationwide including HoChi Minh City, Dong Nai, Thai Nguyen, HungYen and Danang, which showed that pol-lution violations at industrial parks weremostly discovered by local people.

These people did not assess pollutionbased on common indicators, but rather ontheir perception of a project’s impact ontheir health and life.

“Local communities have the right toraise questions and to require a projectdeveloper or authority to take into accounttheir concerns before approving a project,”she added.

She continued by saying, “In appraisinga project’s environmental impacts, thepublic often analyses potential impacts ontheir life, health and the environment, but

not on its technical aspects. When there isneed for such technical assessments, this isthe work of professional experts.”

She went on to say that “Stakeholdercommunities have the right to express theirconcerns and require a developer or judgingpanel to make changes. They are alsoaccountable for supervising and overseeinga project’s implementation to ensure thedeveloper keeps their environmental com-mitments as per their EIA [EnvironmentalImpact Assessment] report.”

In respect to businesses’ worry that theprocess of public consultation would slowprojects down, deputy head of the InternalAffairs division under An Giang province’sParty Committee and deputy head of theCentral Steering Committee on JudicialReform Nguyen Hanh, said there was alwaysa give and take, but that public consultationwas necessary as the environment directlyimpacts people first.”

“Some businesses have voiced concernsthat local residents might reject a projectbecause they don’t understand it. In thatcase, the project should educate people onthe importance and quality of the project,”Hanh said.

One expert in the field said that in fact

there were cases where local people con-ducted poor assessments due to low qualifi-cations. But public input on projects’ EIAreports would be later reviewed andappraised by a judging panel, so theseoutliers would have little effect.

“It will be better if people and organi-sations directly affected by a project are wellinformed about it, that way the judgingpanel will not be reviewing a below par EIAreport and sending it in to a higher authorityfor approval,” said the expert.

In fact, not every project needs com-munity consultation. The amended LEP draftstipulates that investment projectsupgrading their production, business orservices that have already had their EIAreports approved in the original stages willnot need to seek community consultationanew.

Trang from LPSD noted that theamended LEP also sets aside a suitabletimeline for related parties to handle theirrights and obligations. The developers,therefore, need to work out a suitabletimeframe to balance the different responsi-bilities in setting up projects.

“Under such regulations, the amendedLEP would enable project developers tocarry out their obligations on schedule, aswell as ensure the rights of all stakeholders,including the public,” Trang said, assertingthat public consultation was necessary tofully assess a project’s environmentalimpacts.

Unlike authorities, people have a real world view on the direct effects of pollution

Involving the community in consultations A key change in the draft amended Law on Environmental Protection (LEP) is therequirement for public (or community) consultation in the environmental impactassessment process. One question being raised is whether the process could causedelays to projects due to a lack of awareness and knowledge on this subject.

SEA, EIA & CONSULTATION

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 94

The draft amendments to theLaw on Enviromental Protection,scheduled to be adopted by theNational Assembly next month,enhances the public’s role inconsultations with projectowners and authorisedagencies. What is left tounderstand is whatadministrative level is suitable torepresent the public to ensurethe process is practical andeffective? Nguyen Thanhreports.

Recently, hundreds of people in Thua Thien-Hue province’s Tu Ha town besieged HongKong’s Luks cement factory. They requiredcompensation to be paid for environmentaldamages caused by the plant. They alsorequired the firm to provide insurance forworkers and pay for resettlement ofaffected households.

The locals said the factory had beenpolluting for years and had also violatedlabour regulations and resettlement com-mitments. Notably, throughout the factory’sconstruction and operations they said themanagers had never held a dialogue on thisissue with the community.

Far in the North, residents of Thach Soncommune in Phu Tho province neverrealised that the industrial projects in thearea were causing such tremendous harmto the air and land, as well as menacing agri-cultural production and threatening humanhealth.

A recent survey by the Centre for Lawand Policy of Sustainable DevelopmentResearch showed that information collectedby various media sources suggests theincidence of cancer in the area has beenabnormally high for some time thoughthere are no publicly official records forcancer statistics in Thach Son. Since 2006the statistics are troubling.

The centre’s director Dang Dinh Bachsaid the locals should have been consultedbefore these projects went into operation.“If they had, the projects may not have beenbuilt and this disease would not beattacking the inhabitants,” Bach said.

Recently, the Research Centre forGender, Family and Environment in Devel-opment, a non-governmental organisationin Hanoi, conducted a survey on the effectsof mineral exploitation on people in Yen Baiand Ha Tinh provinces.

Results show that not a single localperson was consulted on the projects.“Grass-roots authorities often played apassive role in making decisions to licensemineral exploitation projects. Proceduralconsultations were often made which failedto notice local people,” said the centre’sexecutive officer Pham Kim Ngoc.

“Since these projects started three yearsago, my family’s life has becomeincreasingly difficult because theirexcavated land has filled our rice fields,” saidone woman surveyed. “The projects havealso caused flooding of other fields.”

According to Nguyen Khac Kinh,

president of the Vietnam Association forEnvironmental Impact Assessment, it isimportant for the public to be consulted onenvironmental issues, as they were thedirect victims.

Under the draft amendment to the Lawon Environmental Protection (LEP), publicconsultation has been underscored with aregulation that project owners must consultwith the people’s committees of communeshosting projects and the community thatcould be directly impacted by such projects.

“Community” includes socio-politicaland social-vocational organisations as wellas local communities. Public consultation isconducted via a meeting hosted by aproject investor in collaboration with thecommunal people’s committee.

The committee is also entitled to accessinformation and give feedback on projectsas well as dialogue, supervise and access to

Organising green growth at the grassroots level

As they are on the front-lines, it is vital that the public be consulted and heard

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

SEA, EIA & CONSULTATION

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 95

environmental survey, and requiresauthorised agencies to sue and compensatefor environmental violations.

However, the United Nations Devel-opment Programme (UNDP)’s SustainableDevelopment Cluster head Dao Xuan Laisaid the revised LEP should consider ahamlet-level as representative of thepublic’s interest. This would help people tohave more direct dialogues with projectowners and authorised agencies on envi-ronmental issues.

“The hamlet level should be given thisright. The new LEP should clearly includehamlets as representative of the public. Inforeign countries this definition is veryclear,” Lai said.

Echoing this view, Bach said that if therevised LEP allowed the public consul-tations to be organized in hamlets underspecific regulations, people may be moreable to express their concerns about envi-ronmental risks.

According to professor Truong QuangHoc, an economic and environmentalexpert from Hanoi National University’sEconomic University, most ordinary peoplehave limited access to environmental infor-mation about projects based in their

localities, though they are on the front-lineof its effects. This is one of the main reasonsbehind many environmental lawsuits andlimited enforcement of the existing LEP. Thenew law should therefore define hamlet asthe lowest level representing the public’sinterest.

Lai said the stipulation that hamletwould be the lowest level representing thepublic’s interest would help more peoplejoin in the process between enterprises andauthorised agencies. “Therefore they canaccess more information and consultation.”

Duong Hoang Huong, deputy head of

Phu Tho province’s National Assembly dele-gation said the draft law only stipulatedinvestor’s responsibilities and consultationmechanism and did not clearly definingpeople’s rights to join in the consultations. Itdoes also not clearly show the role, signif-icance and impacts of feedback andcomments during appraisal and approval ofa project’s environmental impactassessment reports.

“The new LEP should clearly definewhat rights the public has in terms of beingconsulted on environmental issues and par-ticipating in supervising a project’s envi-ronment related activities. These regu-lations will contribute to ensuring the law’senforcement,” he stressed.

Kinh added that when the public wasconsulted, it should be directly with peoplerather than administrative representatives.He said if consultations were done throughrepresentatives, the level of authority torepresent the public should depend on thescale of the project. For example, if theproject impacts a hamlet, the representativewould be the hamlet’s head. If localitiesestablish an organization to represent theirinterests, and they will, this group wouldreplace the former representative.

The new Law on Environment Protection

should clearly include hamlets as

representative of thepublic

Public consultations at the hamlet level would streamline the people’s involvement in environmental issues

SEA, EIA & CONSULTATION

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 96

Many experts have praised the new regu-lations for their specific conditions in termsof organisations and individuals who cancarry out environmental impact assessment(EIA) services, particularly as Vietnam is hometo many poor-quality EIA consultants.

According to lawyer Tran Trong Binhfrom French-backed law firm Audier &Partners Vietnam LLC, clearer regulations forEIA service providers would force sub-standard organisations out of the market orinto improving their services and would alsolure more experienced foreign providers.

“At present, the lack of operationalcriteria for EIA services has prevented foreignproviders from operating in Vietnam, thoughit has already opened the market, he said.

According to the head of the SustainableDevelopment Cluster at the United NationsDevelopment Programme Vietnam DaoXuan Lai, a bigger EIA market would helpenterprises reduce costs and access high-quality providers.

“To ensure their EIA reports meetauthorised agencies’ requirements, enter-prises have to accept high outlays,” he said,adding that “Meanwhile, such reports areoften poor quality as the providers are notprofessional.”

Commenting on these new regulations,Ryuji Tomisaka, environmental policy expertat the Japan International Co-operationAgency, said that in Japan firms would onlyaccept high-quality EIA service providers.

“We appreciate that the new LEP draftclearly has standards for EIA consultanciesbecause this task requires multi-facetedresearch such as observation, analysis andforecasting, as well as simulation. Profes-sional expertise is needed to ensure scientificand effective EIA,” he said.

“Hopefully the provisions in the new LEPwill improve the institutional framework forVietnam to be more open to environmentalservices that are critical to Vietnam’s sus-tainable development,” Tomisaka said.

Echoing this view, Nguyen Khac Kinh,chairman of the Vietnam Association forEnvironmental Impact Assessment said

private EIA providers were all over the world.Indonesia has an independent agency spe-cialising in making EIA that has its operationsstipulated in the country’s environmentallaw. South Korea has an association whosemembers are EIA providers that operateunder common strict rules.

“The specific regulations on EIA organi-sations will mark a big change, and help tocreate a competitive EIA market that attractsforeign providers as well. The challenge nowis how to develop a strong local EIAworkforce,” he said.

Though the economy opened to EIAservices in 2007 when Vietnam joined theWorld Trade Organisation (WTO) in 2007, thiswould be the first time Vietnam has stip-ulated specific conditions for organisationsproviding these services in the Law on Envi-ronmental Protection (LEP), expected to beadopted by the National Assembly in May.

The draft explicitly states that organi-sations which produce EIA reports must havequalified officials and staff, with certificationsauthorised by the Ministry of NaturalResources and Environment (MoNRE). EIAorganisations are also required to employspecialised staff with relevant universityqualifications.

The draft also requires such organi-sations to “have qualified techniques formeasurement, analysis and evaluation of theenvironment.” To carry this out, it is stipulatedthat organisations must have technicalestablishments and specialised equipmentto measure, take samples, process and

analyse environmental samples.“The regulation on EIA certification is

aimed at enhancing the professionalism andresponsibility of those engaging in environ-mental protection. This is important, as ithelps improve the quality of reports,” said aMinistry of Natural Resources and Envi-ronment report about the draft LEP.

“One of the biggest causes behindVietnam’s increasing environmental pol-lution is that EIA reports done for enterprisesare low-quality as they are often done hastily.Also, in some cases firms have managed tojust copy a report from one project ontoanother, as was done with the Song Tranh 2and A Vuong hydropower projects. Theirreports are nearly identical,” said Tran XuanVinh, deputy head of Quang Nam province’sNational Assembly delegation.

According to many experts however, themost important factor is not the quality ofEIA reports but also how they are imple-mented and supervised once a project goesoperational. To this end the quality of EIAappraisers must also be approved.

“The draft LEP fails to specify how EIAreports will be implemented andsupervised,” Lai stressed.

Experts have said that to effectivelyimplement and supervise EIA reports, thenew LEP would need to strengthen theministry and departments of naturalresources and environment’s supervision ofand enforcement that environmental regu-lations are followed.

“If these agencies cannot accomplishthis, they need to employ private EIA moni-toring/inspection organisations. The new lawshould include guidance that they do so,” Laisuggested.

A further point of contention in the newdraft is the fact that “consultant serviceorganisations that make EIA reports areresponsible to the project owner and the lawfor the information and data they haveproduced in that report.”

The Ministry of Justice has argued thatthis regulation is “unsuitable to the nature ofthe consultancy.” It explained that inprinciple, consultancies were onlyresponsible to investors under a contract. EIAreports made for them are for reference only.Investors have the right to use or not use thereports and thus organisations are notresponsible before the law for the infor-mation and data they create in a report.

Revised LEP irons out EIA report expectations

The lack of operationalcriteria for EIA services

has prevented foreignproviders from operating

in Vietnam

The specific conditions for organisations providing environmental impactassessment services, outlined in the new Law on Environmental Protection, areaimed at improving the quality and professionalism of this market in Vietnam.Thanh Dat reports.

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

SEA, EIA & CONSULTATION

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 97

BY NGUYEN MINH DUCVCCI Legislation Department

First is the regulation on environmental pro-tection planning, which has the biggestimpact on enterprise performance, partic-ularly in the zoning of areas for preservationand development. Environmental pro-tection planning means authorities can allowwhich geographical areas can or cannot beused for economic development.

The problem with this is a lack of legalregulations for business and productionactivities in these areas. This point is likely tobe of great interest to businesses. Thequestions are what economic activities willbe banned in preserved areas and what reg-ulations will be used for enterprisesoperating in an area marked as preserved?

Second is the regulation requiring pre-liminary environmental impact assessments.This is a new regulation, and its potentialimpact on enterprises remains unclear.

In addition to implementing an environ-mental impact assessment during the initialphases of a project, enterprises will also berequired to submit an environmental impactassessment in the pre-feasibility study stage.

This regulation can help project ownerscontrol environmental risks right from thebeginning, avoiding potential losses if theassessment fails to be approved. However, itwill become another administrative barrier,and as such it is necessary to clarify whatkinds of projects need to conduct environ-mental assessments.

Third is the regulation on inspecting andapproving an environmental protectionfacility before it becomes operational. Duringthe drafting process, merging this procedureinto standard inspection practices has beenproposed. If they are combined it would bemore convenient for enterprises as manyhave difficulty setting a date for thebeginning of an environmental protection

facility’s operations and therefore more dif-ficult conducting the inspection of saidfacilities.

Fourth is the regulation on environ-mental protection commitment. This regu-lation was removed from previous drafts, buthas been re-added to this version. Initiallythe drafters planned to replace a com-mitment with an overall environmental pro-tection plan. This was because environ-mental protection commitments were sub-mitted without being examined, andtherefore had little effect on realising envi-ronmental protection.

Fifth is the regulation on environmentalprotection planning, which is a new obli-gation. Businesses will have to make an initialenvironmental protection plan when theybegin operations or when the new Law onEnvironmental Protection comes into effect.The plan will be a legal base for authorities toperform inspections and examinations.Under previous drafts this regulation wasonly applicable to enterprises whose oper-ations produced pollutant waste.

Sixth is the regulation on obtaining a cer-tificate on environmental protectionactivities. Under the draft this certificatewould certify that enterprises have all the

necessary conditions to engage in environ-mental protection services such as con-ducting environmental assessment reports,issuing environmental protection certificatesand plans, and other services related to col-lecting, transporting and treating waste andconsulting on, designing and constructingenvironmental protection works.

However, a key question is whether envi-ronmental protection activities will becomea passport for enterprises to accessincentives, despite them having no realactivities? In reality, many enterprises whichhave such activities want to receive tax, landand customs priorities but cannot as theyhave no evidence showing the right.

Seventh is the regulation on environ-mental monitoring. The draft has tasked theMinistry of Natural Resources and Envi-ronment to issue a list of wastes and guidethe monitoring of wastes for production andbusiness establishments. This would meanthat some enterprises will have to performan obligation on monitoring their ownwastes. They can do it or have it done, andthen report monitoring results to relevantstate agencies.

Despite some concern over the possiblecomplications arising from this regulation, itis unclear which enterprises will have thisright and how it would be managed. Thus, itis difficult to determine the impact this regu-lation will have on enterprises.

Eighth is the regulations on enterprises’responsibilities to protect the community. Inthe draft, business owners are required toprovide the public with chances for dialogueand written answers to their questions. Allinformation regarding environmental pro-tection activities must be fully transparent.

This is a new regulation aimed atcreating openness between businesses andthe public. Many enterprises are unsurehowever at what mechanism would managethis.

Ninth is the regulation on environmentalinspection and examination, which requiresenterprises to be inspected twice at most in ayear, except for businesses engaged in envi-ronmental disputes. This regulation alsohelps enterprises avoid inspections thatcould interrupt their business and pro-duction activities.

It is important that regulations are put inplace to ensure businesses follow the envi-ronment law, but these need careful reviewand those that cause unnecessary barriersand over-costly mechanisms should beremoved.

Enterprises need more clarityon environmental role in LEPAt its 7th session of the 13th Legislature, the National Assembly is scheduled toadotp the amended Law on Environmental Protection. The draft law still containsunclear provisions concerning the role of enterprises in protecting theenvironment and therefore businesses may have difficulty with implementation.

It will become anotheradministrative barrier,

and as such it is necessary to clarify whatkinds of projects need to

conduct environmentalassessments

TOUGHER HANDS ON POLLUTERS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

The amended Law on EnvironmentalProtection needs to improve theeffectiveness of waste managementwhen it comes to its specificapplication, writes Nguyen TrungThang, vice head of the Institute forStrategy and Policy on NaturalResources and Environment under theMinistry of Natural Resources andEnvironment.

Reduce, reuse, recycleMeasures to reduce, reuse and recycle

(3Rs) waste have been used widely for wastemanagement internationally, with priorityplaced on preventing and reducing waste asa starting point. For example, Germany’s Lawon Waste Management issued in 1972 stip-ulates a rank-based priority principle: Wasteprevention and avoidance, recovery andfinal disposal.

Vietnam has been a member of the AsiaPacific Forum on the 3Rs since 2009. Addi-tionally, Vietnam issued guidance in 2009 onapproving the national strategy for the inte-grated management of solid waste up to2025 with a vision to 2050 which stressedthat “Solid waste management must be per-formed in an integrated manner to preventand reduce waste at the source, which is thetop priority task, and to increasingly reuseand recycle waste to reduce the volume ofwaste to be buried.”

The draft amendment to the Law onEnvironmental Protection (LEP) largely failsto underscore this principle and also fails tohighlight incentives to apply cleaner pro-duction and waste management at busi-nesses to reduce waste at their point oforigin, something the draft should obviouslyaddress.

Another issue of no less importance isthe application of sound economic tools.Many economies use a pay-as-you-throwmechanism. Some countries have alsoimposed taxes on waste that needs to beburied, otherwise known as a landfill tax.This mechanism has helped limit wasteburial, while encouraging the application ofnon-burial technologies like incineration,compost processing and biogas.

Therefore the law’s guiding documents

would need to take into account the use ofthese economic tools to decrease waste inthe coming time, and also to limit thevolume of solid waste that needs to beburied in the long-term.

Classification of solid waste The classification of solid waste

produced at source was stipulated in the2005 LEP and its draft amendment.However, this activity has failed to be imple-mented at a household level, because waste

burial is commonly employed in Vietnam.Other treatment technologies like compostprocessing, incineration and biogas remainuncommon. In some pilot projects, solidwaste from households has been collectedand classified, but they are then brought tolandfills. In addition there are no specificguiding documents on waste classification,which is combined with limited publicawareness on waste classification.

In order for the classification of solidwaste at their point of origin to be suc-cessfully implemented, there needs to beflexible treatment methods at differentareas. For instance, in rural areas, thesemethods can include compost processingand burial, with solid wastes classified asrecyclable, organic and inorganic. In bigcities, the methods can include burial andincineration, with solid wastes classifiedbased on whether they can be recycled,incinerated or treated in another way.

Thus classification of solid wastes needsto be implemented based on the character-istics of each locality, with the combinationof the application of burial limiting tech-nologies and roadmaps to construct solidwaste treatment facilities. If this proposal iswell received, the government’s waste

Law should take ‘waste not, want not’ stance

98

Figure 1. Waste management in Germany. (Source: BMU,2006)

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

TOUGHER HANDS ON POLLUTERS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 99

treatment policies can be put into practice.

Specifications on importedscrap

Although the LEP2005 and someguiding documents have stipulated regu-lations on importing some types of scrap forproduction, the implementation of the lawand documents remains difficult due tomany loopholes, such as unclear regulationson distinguishing scrap from waste. Conse-quently, many enterprises have used theloophole on scrap imports to import wasteinto Vietnam.

In order to resolve this shortcoming, thedraft amendment to the LEP2005 has stip-ulated that imported scrap must meet envi-ronmental technical criteria and must benamed in the government’s list of scrapallowed for import.

The problem now is how to draft andissue national technical criteria on scrap.Again, this problem has failed to be madeclear in the draft law’s regulations on envi-ronmental technical criteria and environ-mental standards (outlined in Chapter 11).

The draft law has also included environ-mental technical criteria for surroundingenvironmental and technical criteria forwaste. However, it has failed to cover anyregulations on technical criteria for scrap.

It is therefore necessary to consider andsupplement more specific regulations on

technical criteria for imported scrap, andalso to reconsider and supplement theconcept of “environmental technical criteria”in the draft’s glossary in the new LEP.

Extended producer responsi-bility

Under extended producer responsibility(EPR), a mechanism widely applied in manycountries, producers and importers have toretrieve and dispose of used products. Thismechanism can help boost recycling andpromote environmentally-friendly products.

In many countries, EPR is stipulated inmany legal documents based on producttype. For example in Germany, EPR is appliedto products such as packaging, batteries,obsolete vehicles, used oil, and electricaland electronic products. Japan has laws foreach of type of waste.

Vietnam’s LEP2005 and its draftamendment have also outlined the respon-sibility for producers for recovering and dis-posing of such products. On August 9, 2013,the prime minister also enacted the Decision50/2013-QD-TTg on the retrieval anddisposal of waste, and the decision’s guidingcircular is being drafted by the Ministry ofNatural Resources and Environment.

In order for the EPR to be successfullyapplied, there should be good waste col-lection, recycling and treatment infra-structure, while public awareness on waste

disposal and management must improve.Because each type of waste has its own char-acteristics, EPRs should be specifically drawnup to deal with certain types of waste.

Managing environmental andwaste data

Waste management data is veryimportant for forecasting and formulatingpolicies, strategies on environmental pro-tection and development of wastetreatment facilities. At present, waste man-agement data in Vietnam is not sufficientlycollected and analysed. The draft law hasalso failed to clearly mention this type ofdata.

State management of waste currentlyfalls under the remit of ministries andsectors like construction, industry and trade,agriculture and rural development, healthand transport. Meanwhile, localities are incharge of directly managing waste. In orderto develop a good database on waste man-agement, there should be regulations oncombining data and sharing such infor-mation among ministries and sectors.Localities must also have clear guiding doc-uments on waste management so that theycan more effectively manage waste.

If these issues are addressed in therevised LEP and its guiding documents,there should be significant improvements inthe effectiveness of the new law.

TOUGHER HANDS ON POLLUTERS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 100

While local experts are arguing overwhether Vietnam should ban orcontinue allowing the import of scrapmetal in the draft amendments to theLaw on Environmental Protectionexpected to be adopted in June,Tomisaka Ryuji, a JapanInternational Co-operation Agencyexpert working at Vietnam’s Ministryof Natural Resources and Environment,provides some words of wisdom.

Should Vietnam ban or not ban theimport of scrap metal?

Vietnam should follow the world's regu-lations on scrap imports and the new Law onEnvironmental Protection (LEP) should coveran article on this. I think that while Vietnamis trying to develop into an industrialisednation, it will have big demand for materialsand scrap for local manufacturing. Obviouslylocal sources of materials and scrap areinsufficient, and therefore the country has toimport more.

However, Vietnam currently lacksspecific feasible regulations and mech-anisms in distinguishing material from scrapand waste. That's why many enterpriseshave used this loophole to import haz-ardous waste into the country.

Under the Basel Convention on theControl of Trans-boundary Movements ofHazardous Wastes and Their Disposal, alldeveloped and developing countries haveto obey strict regulations on the disposal ofhazardous waste. However, normallydeveloping countries aren't so strict onobeying this convention as developedcountries. I think developing nations likeVietnam should consider a few solutions.

The first solution is that Vietnam shouldcontinue banning the import of scrapswhether hazardous or not. However, it isvery important that the definition of scrapand waste be clearly clear. We have to dis-tinguish material from scrap and wastewhich are quite different from one another.Another question is who will examine thequality of such imports and where wouldthey be stored? If this is resolved, thenVietnam should import scrap.

The second solution is that Vietnam

should make new regulations to strictlycontrol scrap imports, because the existingregulations seem too weak for the gov-ernment to manage hazardous waste, whilethe country's environment has beenincreasingly polluted to some extent byscrap imports. Many nations have alsoapplied this solution.

However I think in the short term,

Vietnam should continue to ban scrapimports.

Do you have any international experiencein controlling import of scrap?

In order to become an industrial nation,Japan used to import and export scrapdecades ago. However, the Japanese gov-ernment applied many solutions to curb pol-lution in developing countries caused byexported scrap including hazardousmaterial. For example, Japan has specificregulations on classifying materials, waste,and hazardous waste. At present, Japan haveclassified and listed more than 400 types ofmaterials.

Additionally, Japan also has strict regu-lations on scrap imports. When an enterprisewants to import or export scrap it needs per-mission. After the proposal gets theagreement from an agency, the enterprisemust submit an inspection result report onscrap. Only after such an examination is theimport allowed. In cases of scrap exports,the firm would need evidence of permission

Leveraging international experience on scrap

Increased domestic demand for production materials and inadequate supplies at home has fueled the need for scrap i

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

TOUGHER HANDS ON POLLUTERS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 101

from the country the scrap is being exportedto. Customs are responsible for inspectingthe scrap. This system has quickly boosteddecision-making processes related to thetrade of scrap.

Do you mean Vietnam should learn fromthis experience?

Yes. Some Japanese enterprises cur-rently want to implement recycling projectsin Vietnam. They will import scrap fromJapan or other nations for processing inVietnam, and products will be exported.However, the Vietnamese government eightyears ago banned importing scrap fromJapan. Moreover, Vietnam currently lacks aspecific feasible mechanism on classifyingmaterials, scrap, waste and hazardous waste.So currently these projects can't be imple-mented in Vietnam. I also think thismechanism should be included in the newLEP in order to facilitate investors.

Under its WTO commitments, Vietnamwill have to continue allowing the importof scrap. So what does Vietnam need todo to protect the environment?

Many nations also have to follow WTO

commitments on scrap imports. However,one of the best solutions that they haveused is to build technical barriers. I think thisis a good example for Vietnam to follow.

You have just mentioned the Basel Con-vention. Despite joining the conventionin March 1995, Vietnam has failed tostrictly manage scrap imports. What strictregulations should the new LEP stipulatein order to closely control scrap imports?

Again, let’s take Japan as an example.Japan also follows the convention’s strictregulations via the enactment of many lawsand regulations. For instance, we have had alaw on importing and exporting hazardouswastes in order to enforce the Basel Con-vention since 1994.

In addition, the government has doneregularly briefings and information providedto the companies that carry imports andexports in order to implement the law.

In 2012, Japan noticed to the exportcountry for export hazardous waste whichamount about 326,000 tonnes and actualamount of hazardous waste from Japan wascarried out about 120,000 tons. Forimported scraps, about 100,000 tonnes of

amounts were noticed from other countriesand 9,600 tonnes were actual imports fromother countries. However, enterprises wantto export or import these wastes must makedetailed reports to authorised agencies.

I think that for Vietnam, the new LEPmay mark a bigger advance in managingwaste and hazardous waste if strict regu-lations are prescribed. If so, Vietnam wouldnot need a law on importing and exportinghazardous waste like Japan. However,Vietnam needs to issue a decree onmanaging hazardous waste. A present,Vietnam only has a decree released in 2011on solid waste management.

In order to effectively comply with theBasel Convention and protect the envi-ronment, Vietnam should revise all existingregulations on waste management, andexactly stipulate the definitions of scrap, by-scrap and waste in order to have propermanagement policies. All activities tocontrol the import of scrap and by-scrapmust be performed before the scrap and by-scrap are imported into Vietnam. Also, thefunctions of agencies in charge ofexamining and controlling the import ofscrap also need to be made clear.

imports

TOUGHER HANDS ON POLLUTERS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 102

BY THANH TUNG

Fearing that environmental pollution couldworsen due to imports of scrap, NationalAssembly Standing Committee membershave suggested the draft amendments tothe Law on Environmental Protection includestrict specific conditions on scrap importsand define the difference between waste,scrap and input materials for better man-agement.

In early April 2014, Ho Chi Minh City’sCustoms Department confiscated eight con-tainers containing imported substandardscrap worth over VND1.1 billion ($52,380) atthe city’s Phuoc Long port. The goods’ owner,QNN Logistics Co., Ltd, declared the con-tainers held 166.3 tonnes of scrap had beenimported from France and treated underVietnam’s environmental standards.

However, the containers were found tocontain cut electric wires, which failed tomeet environmental standards stipulated bythe Ministry of Natural Resources and Envi-ronment (MoNRE).

In January, Ho Chi Minh City’s Saigonport customs agency held 27.83 tonnes ofimported scrap in custody, as the owner, VPMetal Company, declared the goods werealuminum scrap that met with localstandards. However, they were found to besubstandard.

These are just two examples of manyillegal scrap import violations discovered byauthorities in recent years. Many importshave been found to be very harmful to theenvironment, such as obsolete machines andequipment and discarded electronics com-ponents.

The lack of a clear definition betweenwaste and scrap has allowed scrap imports toenter the country unhindered and toxins inthese metals can pollute the environment.

Between May 2009 and May 2011, some37 violations were discovered, with 3,278containers holding 56,618 tonnes of leadbattery and other hazardous waste importedillegally into Vietnam via seaports and bordergates.

MoNRE Minister Nguyen Minh Quangsaid violators were reaping hefty profits fromimporting waste into Vietnam.

Under the draft amendments to the Lawon Environmental Protection (LEP), Vietnamwill be much harder on scrap imports as partof its moves to counter ever-rising pollution.

The draft stipulated that scrap importersare allowed to use such goods for productionmaterials, but not for trading. They must alsomeet strict requirements on origins, quantityand characteristics, warehouses, recyclingand processing technology, as well as importcontracts. When scrap is found to be sub-standard, it would be refused entry into thecountry.

Also under the draft, there are detailedconditions for scrap imports. Provincial andmunicipal people’s committees areresponsible for examining, discovering,curbing and punishing scrap import vio-lations. They will have to report to the MoNREeach year on scrap imports to their locality.

Technical barriersSeveral National Asembly members have

said the government actually wants toabolish all scrap imports, as they are greatlyadding to the country’s environmental pol-lution.

However, Nguyen Van Giau, chairman ofthe National Assembly’s Economic Com-mittee, said that as a member of the WorldTrade Organisation, Vietnam was required toallow scrap impors. “The revised LEP shouldinclude technical barriers to preventimported scrap. Only scrap which can beprocessed into input materials for local pro-duction and have minimal impact on theenvironment should be allowed.”

National Assembly Legal CommitteeChairman Phan Trung Ly and NationalAssembly Office Chairman Nguyen HanhPhuc also said it was difficult to ban scrapimports due to Vietnam’s international com-mitments.

“Besides embracing technical barriers,

the new LEP must include stringentstandards and conditions for scrapimporters. Also, municipal and provincialpeople’s committees must be responsible forexamining and curbing all violations,” hestressed.

He added the new LEP must task theMoNRE with stipulating criteria on environ-mental protection for imported scrap andwork with the Ministry of Industry and Tradeto compile a list of allowed imported scrap.

According to Tomisaka Ryuji, a JapanInternational Cooperation Agency expertworking at the MoNRE, many nations have tofollow World Trade Organisation com-mitments on imported scrap. However,Vietnam also has the right to reject importedscrap that is not regulated by the Basel Con-vention on the Control of TransboundaryMovements of Hazardous Waste and theirDisposal or international regulations.Vietnam joined this convention in March1995.

“One of the best solutions is to buildtechnical regulations/standards. This is agood example for Vietnam,” he said.

Laking specific regulations“Vietnam cannot be turned into the

world’s dumping ground. In recent years,customs agencies and the MoNRE have hadtrouble solving illegal scrap imports due tocurrent lax regulations. For example, underthe existing LEP 2005, the definition of scrapis vague, creating a loophole for enormousimports to enter the country,” Phuc stressed.

According to Phan Xuan Dung, Chairmanof the National Assembly’s Committee forScience, Technology and Environment, thenew LEP needs to prescribe regulations todistinguish input materials from scrap andwaste to prevent enterprises from illegallyimporting waste into the country.

Along the same line, Ryuji noted thatVietnam currently lacked specific regulationsand mechanisms to distinguish usablematerials from scrap and waste. That is whymany enterprises use this loophole to importhazardous waste into the country, posinggreat risk to the environment.

According to experts, in China scrapimporters must strictly follow a list of allowedimports. China also clearly distinguisheswaste from scrap and input materials.Indonesia doesn’t allow any scrap importsthat haven’t been treated.

Authorities go for tighter regulations on scrap

Scrap imports should fall under strict policies

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

TOUGHER HANDS ON POLLUTERS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 103

BY KHOI NGUYEN

The extension of the timeframe for filinglawsuits involving environmental pollutionshould make it much easier for the public tosue for damages according to a clause in theproposed amendment to the Law on Envi-ronmental Protection.

The draft amendment to the existingLaw on Environmental Protection (LEP)issued in 2005 stipulates that the window forfiling cases involving individuals or organi-sations that had suffered from environ-mental pollution would now be calculatedfrom the time that the environmentaldamage was discovered.

“This is a quite valuable change in thislaw, when compared to the previous draftsand the existing LEP, because it can helpprotect the interests of those hit by pol-lution,” said lawyer Vu Thu Hanh, who is cur-rently engaged in the United Nations Devel-opment Programme project to analyse thenew draft LEP.

She explained that under the currentregulation, the public could only file a casefor compensation within a two-year time-span as from the day their legal rights andinterests were found to be affected. This,however, failed to reflect the reality of manycases, in which environmental pollution

might not be discovered for many years.“The current regulation doesn’t help the

public as it is sometimes quite a while beforethe prolonged effects of pollution are dis-covered. This meant that it is difficult foraffected communities to even realise thatthey are being affected. As a result, thepublic would have no rights to file such alawsuit if after two years they failed to provehow their rights and interests have beenaffected,” said Le Huu Thien, vice head of theDong Nai Provincial Farmers’ Association.

“The new regulation would be a bigchange, as it would help ensure the public’sinterests are upheld in environmentallawsuits. The current regulation is quiteunsuitable, because the effects of pollutionare often long-lasting, while it can takedecades for the public to realise their healthhas been affected. For example, in the caseof Vedan, if the company had refused toprovide compensation for its pollution in theThi Vai River, the public might have entirelylost out because of the short time framethey had to file the lawsuit,” said lawyerNguyen Van Hau, head of Nguyen Van Hauand Associates law firm in Ho Chi Minh Cityand vice chairman of the city’s Lawyers’Association.

In 2008, the Taiwanese-backed companywas found to have been discharging

untreated waste water for many years intothe Thi Vai River which runs through Ho ChiMinh City, as well as Dong Nai and Ba Ria-Vung Tau provinces. The firm’s actionaffected the livelihoods of hundreds ofthousands of poor farmers. It was not untillate 2010 that Vedan paid compensation toaffected farmers due to massive publicpressure, a boycott of its products and hugemedia coverage.

Hau said many European nations hadmuch longer timeframes for environmentallawsuits. “For example, France’s Environ-mental Law allows a 30-year timeframe.Vietnam should learn from other countries,so that its people’s environmental interestscan be further ensured.”

Lawyer Vu Thi Duyen Thuy, who is alsoengaged in the United Nations Devel-opment Programme project, said in manycases, the public could not sue polluters astheir timeframe for launching a lawsuit wasonly two years, which was too short for thepublic to calculate the damage caused bypollution.

“Pollution destroys the environment inmany ways, but the public’s health isn’talways affected immediately. When theydiscover they’ve been affected it could beyears later. So it is vital to lengthen the timeframe for lawsuits to be filed,” Thuy said.

Ensuring the public’s right to punish pollutersThe effects of pollution are often long-lasting, while it can take decades for the public to realise their health has been affected

TOUGHER HANDS ON POLLUTERS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 104

Over recent years, the public has been out-spoken about the thousands of enterprisesrefusing to stop their environmental vio-lations, despite numerous warnings andsanctions.

One typical example is Hao DuongLeather Tanning Company in Ho Chi MinhCity, which has continued to violate envi-ronmental regulations despite repeatedfines and government warnings. Late lastyear the company was found to have beendischarging untreated waste water into thesouthern Dong Dien River for the past sixyears.

The violation was discovered after pes-ticide producer Nicotex Thanh Thai JointStock Company was found to be illegallyburying toxic chemicals on its land in ThanhHoa province’s Cam Thuy district.

Other violations include the An Hoa

Paper Joint Stock Company in Tuyen Quangprovince, which last July was caught dis-charging untreated water into the Lo Riverand Taiwan’s Tung Kuang Company, whichwas caught polluting in Hai Duong province.

Why are these and many other enter-prises able to continue destroying the envi-ronment? The common answer is is lax stip-ulations.

Tougher penalties required inthe new law

Discussing regulations on punishingpolluters, Vu Thi Duyen Thuy, working withthe United Nations Development Pro-gramme’s project to analyse the draftamendment to the existing Law on Environ-mental Protection (LEP) from 2005, saidcurrent regulations on punishing adminis-trative violations are highly limited and

inconsistent. For example, Clause 3 of the law’s Article

40 stipulated that “People’s committees at alllevels and public order management unitsmay apply measures to punish owners ofworks and vehicles that violate environ-mental protection regulations.” Clause 4 ofthis law’s Article 52 stated that “People’scommittees at all levels, the police force andpublic order management units shall, withinthe scope of their respective tasks andpowers, have to punish violations of envi-ronmental protection rules in public placesaccording to the provisions of the environ-mental law and other relevant laws.”

However, Thuy noted that “public ordermanagement unit” was a vague conceptthat failed to be clarified in the LEP 2005 andtherefore is difficult to understand or apply.Moreover, such a unit’s competence in pun-ishing violations was also not prescribed inany legal document regarding adminis-trative violations. The existing Law on Pun-ishing Administrative Violations (LPAV)enacted in June 2012 has also failed tostipulate this unit’s competence in handlingadministrative violations.

Also, Clause 3 of the LEP 2005’s Article 52is similarly inconsistent with the LPAV andthe current Civil Code. Specifically, theclause state that “Violations of the Law on

Intensifying crack-downs onenvironmental violations

Tough sanctions will force businesses to think twice before engaging in environmental damaging operations

Lax and overlapping regulations and blasé punishments have made it difficult forauthorities to prevent many enterprises from destroying the environment. ThanhTung reports.

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

TOUGHER HANDS ON POLLUTERS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 105

Environmental Protection and rules on keepenvironmental sanitation in public placesshall be subject to the following sanctions:fines; forced environmental sanitationlabour for definite terms in public places;and temporary seizure of violating meanscausing environmental pollution.”

“The LPAV doesn’t stipulate “forced envi-ronmental sanitation labour for definiteterms in public places” as one of the main orsupplemental sanctions for violators. ThePenal Code also doesn’t stipulate this kind ofsanction,” Thuy argued.

Additionally, prime ministerial Decree117/2009/ND-CP from 2012 on punishingviolations of environmental protection alsohas many regulations inconsistent with theLPAV. For instance, the competence inimposing sanctions by people’s committees’chairpersons at all levels (prescribed in thisdecree) conflicts with the competence levelsspecified in the LPAV.

Specifically under the decree, fines of upto VND2 million ($95.2) may be imposed bycommune-level people’s committee chair-persons, up to VND30 million ($1,428) bydistrict-level people’s committee chair-persons, and up to VND500 million ($23,800)by provincial/municipal people’s committeechairpersons.

However, under the LPAV, commune-level people’s committee chairpersons mayimpose fines of up to 10 per cent of themaximum fine levels (VND1 billion, or over

$47,600), but may not exceed VND5 million($238). District-level people’s committeechairpersons may impose fines up to 50 percent of maximum fine levels, but may notexceed VND50 million ($2,380). Themaximum fine that can be imposed bymunicipal/provincial people’s committeechairpersons is VND1 billion ($47,600).

Furthermore, the decree also includes aregulation that one of the supplementalsanctions was to “revoke business licensesand certificates”. But as of yet, there is noguiding document on specifics of environ-mental certificates and who will be grantedsuch certificates, as well as how the cer-tificates will be issued. Thus this regulation isnot practical.

According to Nghiem Vu Khai, formerDeputy Minister of Science and Technologyand former Chairman of the NationalAssembly’s Standing Committee for Science,Technology and Environment, over recentyears, though thousands of environmentalviolations have been discovered, no vio-lators have been imprisoned. This is becausethe Penal Code and its guiding documentsfail to clarify sanctions for certain offences.Therefore the terminology for defining thelevel of crimes, such as “causing serious/veryserious/especially serious aftermath” or “bigvolume, very big volume and especially bigvolume” are difficult to actually put intopractice. This has made it difficult to trycrimes and sanction violators.

Another example is that under Article185 of the Penal Code, revised and supple-mented in 2009, those who take advantageof importing technologies, machines,equipment, scrap or chemicals, or bio-logicals to bring in hazardous waste in largequantities shall be fined between VND200million ($9,520) and VND1 billion ($47,600),subject to non-custodial reform of up to 3years, or even a prison term of between 6months and 3 years.

However, according to Thuy it is difficultto determine the true level of waste broughtinto Vietnam in the past period. It is also dif-ficult to determine consequences on thebasis of “serious”, “very serious”, or “especiallyserious”. These quantitative concepts cannotbe applied across the board to environ-mental violations, as each violation has itsown characteristics.

Many National Assembly members havealso said lax and overlapping environmentalregulations and soft punishments haveprompted many enterprises to continue pol-luting to maximise profits.

“The new LEP should embrace new pun-ishments like suspending or permanentlystopping violators’ operations and revokinglicenses for business and production. Dif-ferent violations need different pun-ishments. I also suggest the new LEP raisefines on violators,” said Duong HoangHuong, member of the National Assembly’sFinancial and Budgetary Committee.

The new law should embrace new punishments like suspending or permanently stopping violators’ operations

TOUGHER HANDS ON POLLUTERS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 106

BY NGUYEN HOANG PHUONGCentre for People and Nature Reconciliation

“Everyone has the right to live in a cleanenvironment, and the obligation for envi-ronmental protection” (Article 43, Consti-tution 2013).

This was the first time the VietnameseConstitution recognised a new envi-ronment-related human right. As a spe-cialised law specifying the regulations of theConstitution, the draft amended LEP isexpected to set up an institution for citizensto protect their human rights.

According to the draft LEP revision,political–social organisations andsocial–professional organisations in theenvironmental protection field shall havethe right to petition state authorities to actagainst the owners of factories, businesses,and service facilities that cause acts of envi-ronmental violation, and request compen-sation. Simultaneously, the bill alsoemphasises that organisations, individuals,and communities have the right to petitionand denounce state authorities in oppo-sition to violations of environmental pro-tection regulations that cause pollution anddegradation, and environmental incidentsthat violate the rights and interests of thestate, communities, organisations,households, and individuals. After receivinga petition and/or denunciation, authoritiesand the relevant person in charge will haveto consider and resolve the complaint,pursuant to the regulations of petition anddenunciation. Additionally, the prescriptionof limitations for initiating a lawsuit havealso been amended in respect to benefits forplaintiffs, and is more appropriate to thereality of disputes and environmentaldamages in the bill.

For these reasons, compared to the LEP2005, there are significant advantages forthe protection of rights and interests ofcitizens and social–civil organisations in the

role of petition and initiating lawsuits in theenvironmental field. However, there are stillmany unresolved gaps on the road topeoples’ access to environmental justice.

Who has the right to initiate alawsuit?

Pursuant to the LEP revision, fourentities will have the right to initiate alawsuit based on violations of environ-mental protection regulations. They are (i)authorities; (ii) organisations; (iii) individuals;and (iv) communities. Nevertheless, theseregulations could lead to confusion or mis-understanding.

Firstly, it is not clear whichauthorities/agencies have the competencyto initiate a lawsuit against environmentalviolators.

Item 2, Article 56, of the Civil ProcedureCode (2004) promulgates “Agencies andorganisations prescribed by this Code,which institute civil cases to request courtsto protect the public’s interests and the

state's interests in the domains under theirrespective charges are also plaintiffs.”According to guidelines in Part I, section 2 ofResolution No. 02/2006 of the Judges’Council of the Supreme People’s Court datedMay 12th, 2006, “Agencies and organisationshave the right to institute civil cases in orderto request court protection for the public’sinterests and the state’s interests as pre-scribed by section 3, Article 162 of the CivilProcedure Code, provided they fulfill the fol-lowing conditions: (1) Agencies and organi-sations have the authority and responsibilityto implement state management and socialmanagement in a specific field; and (2) Thepublic’s interests and state’s interests mustbe in the domain of the agencies’ and organ-isations’ charges.”

Regarding the opinion of the SupremePeople’s Court, “Natural Resources and Envi-ronment agencies have the right to initiate acivil lawsuit to request the courts to forceindividuals, agencies, and organisations thatcause environmental pollution to pay com-

Revised environment law needs to innovatemechanisms for public pollution lawsuitsVietnam’s environment has faced accelerating pressures of degradation and pollution from development. Pollution not onlyaffects the health, property and lives of citizens and the state, but is also a potential source of political and social unrest,causing civil protests to stop the acts of pollution. Therefore, clear litigation for citizen lawsuits to protect their rights andinterests will be an essential solution and beneficial for citizens, the state, enterprises, and other parties.

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

TOUGHER HANDS ON POLLUTERS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 107

pensation and remedy public environ-mental incidents.” However, this regulationdoes not specify which authorities are“Natural Resources and Environmentagencies”, Department of Natural Resourcesand Environment (DoNRE), or Ministry ofNatural Resources and Environment(MoNRE)? In addition, state authorities andresponsibilities for environmental mattersare not only under the management ofNatural Resources and Environmentagencies, but also under other Ministriesand People’s Committees (PC) at all levels.

Some people say that civil societyorganisations (CSOs) or non-governmentalorganisations (NGOs), such as the Farmer’sUnion, Marine Creature Conservation Asso-ciation, Union of Science and Technology onPlant Protection, and Vietnam Association ofNature and Environmental Protection,should also have the right to initiate alawsuit because they act for public interestsand the state’s interests in their respectivecharges.

In reality, when dealing with very seriouscases of environmental pollution such asVedan’s sewage poisoning the Thi Vai river,or Nicotex Thanh Thai company buryingpesticides underground and poisoning theland in Cam Thuy district, Thanh Hoaprovince, citizens usually choose theFarmer’s Union to be their authorized repre-sentative to institute a legal case. Althoughbeing a new regulation in the bill,social–professional organisations such asthe Farmer’s Union shall not be able toinitiate a lawsuit without authorisation while

the authorities in charge of suing are stillunspecified.

Secondly, who are the organi-sations, individuals and com-munities?

In the spirit of the draft LEP revision,organisations, individuals, and communitieshave the right to sue in order to protect notonly their rights, but also public interestsand the state’s interests, and even theinterests of households and individuals. Thismeans that organisations, individuals, andcommunities can be anyone, not just thevictims. It seems to be an expansion of theirrights, but actually, there is a lot of conflictwith other regulations both in this bill and inrelevant laws conducting this right.

Firstly, the aforementioned social–pro-fessional organisations are one kind oforganisation, but they do not have the rightto sue per se, they can only request theauthorities to initiate a lawsuit.

Secondly, according to the right toinstitute civil cases as prescribed in the CivilProcedure Code , individuals can onlyinstitute a case to protect their ownlegitimate rights and interests while organi-sations can protect both their rights andinterests, and public and state interests, aslong as they belong under their man-agement. However, guidelines at Part I,Section 2 of Resolution No. 02 dated May 12,2006 of the Judges’ Council of the SupremePeople’s Court show two compulsory con-ditions for organisations initiating a lawsuitthat is not for protecting their own benefits:(i) That they hold duties and authority in theimplementation of specific fields of statecompetence and/ or social management;and (ii) The public interests and stateinterests that need safeguarding by thecourts belong to the charges of that agencyor organisation. As already mentioned withcompetent agencies/authorities, it isambiguous which organisations caninstitute a lawsuit to protect the commonenvironment.

Thirdly, communities are not recognisedby the law as an entity or as an involvedparty in civil cases. Additionally, the defi-nition of communities in the draft LEPincludes political–social organisations,social–professional organisations, and com-munities, but does not specify who the com-munities are. Therefore regulations on acommunities’ rights to participate in theevaluation of environmental protectionresults or request the supply of information

from the owners of factories, businesses andservice bodies/units in other regulations,shall not be meaningful in reality, due to thefact that they lack proper definition of com-munities and a mechanism to verify the rep-resentative.

Based on the above reasons andarguments, it is clear that thepersons/entities that have the right to file alawsuit on environmental matters in thedraft LEP revision have not changed signifi-cantly or received any major innovation incomparison to the LEP (2005). The victimswill still be the organisations and individualswhose legitimate rights and interests wereinfringed upon.

Who shall institute a lawsuit incourt?

The draft LEP revision clearly defined theparties to an environmental dispute as (i)organisations and individuals using environ-mental elements; (ii) organisations and indi-viduals exploring and using environmentalelements, versus organisations and indi-viduals restoring and remediating pollutedand degraded environments, and compen-sating the environment. The settlement shallproceed according to the settlement regu-lation of the dispute over compensation fornon-contractual damage and other relevantlegislation. In short, defendants in civil casesshall be organisations and individuals eitherexploring and using environmentalelements, or acting for environmental pro-tection.

Concerning this, state agencies orauthorities are responsible for environ-mental protection outside environmentaldisputes, respective compensation liabilitiesand joint liabilities to these environmentaldisputes, despite the fact that environ-mental damages can be caused by stateagencies. This differs from disputes over landacquisition for project developments, wherepeople institute a lawsuit against the state’sadministrative agencies when theirdecisions directly affect citizen’s rights andinterests. Nonetheless, in the environmentalfield, authorities/agencies are often notdirectly the polluters or source of thedisputes, but their acts can cause or con-tribute to environmental damage. Forexample, state agencies may approve aproject development without the Environ-mental Impact Assessment (EIA) report inadvance, and then the project’s operation isthe cause of pollution. Another examplewould be promulgating a guideline for joint

TOUGHER HANDS ON POLLUTERS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 108

operation of reservoirs and lakes forhydropower plants. If Danang lacks freshwater later on, which then causes damagesfor 1.7 million people in the lower areas,Danang shall not institute the lawsuit,neither will MoNRE who does not use thewater resource, or hydropower plants whichare not committing illegal acts, they are justcomplying with MoNRE’s guideline.

On the other hand, the limitation ofinvolved parties to a dispute excludes theauthorities/ agencies responsible for themanagement of environmental elements,even in conducting the remedy andrestoration activities in areas of pollutionand degradation and holding the right toinstitute a lawsuit pursuant to civil pro-cedure, it shall not be consistent and appro-priate to other regulations in the draft LEPrevision and relevant laws.

One of the significant innovations of thedraft LEP revision is the individual liabilitiesprinciple. This principle is as follows:

“a) Executive leaders shall be directlyresponsible for violations of environmentalprotection rules relevant to their organi-sation’s operation;

b) Leaders of environmental protectionagencies and other agencies related toorganisational and operational man-agement causing environmental pollutionand degradation shall be responsible formanagement liabilities according to pro-visions of the law;

c) Organisations and individuals causingenvironmental pollution and degradationshall be responsible for remediation andcompensation for their acts;

d) In the case of individuals causing pol-lution while belonging to an organisationand performing assigned duties, the leaderof that organisation shall be responsible forthe payment of compensation.”

The draft LEP revision could be inno-vative by moving to personalise the respon-sibilities of leaders in organisations andagencies that violate environmental pro-tection regulations. However, to avoidorganisations becoming free of liability dueto leaders taking personal liability (clause d),the draft should apply regulations of com-pensation for damage in a number ofspecific cases in the Civil Code on compen-sation for non-contractual damages for set-tlement. Therefore, if individuals, officials orcivil servants cause environmental damagesduring the performance of their dutiesassigned by organisations and agencies, thecompensation liabilities shall firstly belong

to that organisation or agency, and then theperson at fault for causing the damage shallreimburse an amount of money to theorganisation or agency . This regulation notonly complies with common law, but alsoensures that compensation can be feasible,quick and prompt, especially in cases wherepersonal property is insufficient to com-pensate the environmental damages.

Mechanism for initiating alawsuit?

In the draft LEP revision, the mechanismfor initiating a citizen lawsuit complies withthe common law on civil non-contractualsettlement and other related laws. Therefore,in principle, liability for compensation onlyarises from fully following four conditions: (i)Damages occur; (ii) Illegal acts; (iii)Cause–effect relationship betweendamages and illegal acts; and (iv) Intentionalor unintentional fault of the person whocaused the damages.

However, even in the case of environ-mental pollution, legal liabilities still arisewithout any fault, but the burden of prooffor the remaining three conditions is not

easy for anyone who would like to initiate acitizen lawsuit. Damages of pollution anddegradation comprise: (i) a reduction in thefunctions and utilities of the environment;and (ii) damages to health, human life,legitimate property and interests of organi-sations and individuals resulting from thereduction in the functions and utilities of theenvironment.

Damage to human health and life,property and interests of multiple partiescan be health, life and property of indi-viduals, legitimate property and interests oforganisations, or the natural environment.They cannot be separated into environ-mental damages for specific areas, withdamages for health, property and legitimateinterests of organisations or individuals inthat area; and consequently, in many cases itis hard to define who the aggrieved party is.In some cases of environmental violations inVietnam, we have to hire an overseastechnical assessor before bringing thesecases to trial. This is a barrier for citizens whowould like to initiate a lawsuit. On the otherhand, it is not clear who is responsible for theburden of proof and expenses of damage

The draft law has creative solutions to the problem of defining responsible parties in pollution suits

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

TOUGHER HANDS ON POLLUTERS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 109

verifications and assessments amongst theparties. This means that in principle, majorresponsibilities belong to the aggrievedparties who would like to institute a lawsuit.Plaintiffs bear the responsibilities for provingthe damages to health, human life,legitimate property and interests of organi-sations and individuals, resulting from areduction in the functions and utilities of theenvironment. An exception is environmentalincidents where pollution occurs in one ormore provinces. In these cases, the burdenof proof shall rest in the hands of People’sCommittees for local issues and the MoNREfor the rest.

Secondly, proving the illegal acts is achallenge in both theory and practice.Evidence of the cause supplied by people isnot recognised as being legally valid, whilean agencies’ verification must comply withprocesses and is often after an illegal acthas been committed. As a result, the conse-quences are not sufficient to identify theacts as illegal when the agencies verify.Moreover, the environmental technical reg-ulation system lacks many regulations,causing difficulties for defining violations.

For instance, results of control experimentson soil, water and waste samples of theNicotex Thanh Thai Joint Stock Company,which buried a large quantity of toxicchemicals on their land, showed somesamples in excess of the permittedstandards in regulations, while others hadno standards or regulations for comparison.Thirdly, the cause–effect relationshipbetween illegal acts and consequences iscomplicated, and in some cases cannot bedetermined. Such situations include (i)many illegal acts coming from multipleparties such as waste from factories inindustrial zones; (ii) impacts related tonatural disasters, disease, genetic sources,etc.; or (iii) illegal acts coming fromaggrieved parties (e.g. residents causingpollution through litter, waste water, pes-ticides, etc.). Meanwhile, the law requires usto prove the cause–effect relationship,which means the acts causing damagemust be directly or reasonably deter-minable to be responsible for suchdamages, in order to verify the defendantsresponsible for compensation. This is also acompulsory condition to initiate a lawsuitpetition by law.

Currently the statute of limitations forlawsuits is two years from the date onwhich the legal rights or interests wereinfringed. In many cases, this is not enoughtime to verify the damages or prove thecause–effect relationship betweendamages and illegal acts. The draft LEPrevision has come up with a significantinnovation, with the statute of limitationfor a lawsuit calculated from the date onwhich organisations and individuals realisetheir legal rights or interests have beeninfringed by illegal acts of other organi-sations and individuals. Therefore, the draftLEP revision has resolved this inadequacy.

However, if the draft keeps the currentregulations of compensation for non-con-tractual damages under Civil Law for envi-ronmental pollution, the disadvantages leantowards plaintiffs because they are nearlycompletely responsible for the burden ofproof, which is often beyond their capacity.

The settlement of disputes in severalcountries, particularly in China, over timehas shown that switching the burden ofproof is a significant revolution thatsupports aggrieved parties in realisation oftheir rights. As a result, plaintiffs just have toprove the illegal acts of the defendants andthe consequences of such acts, while thedefendants must prove there is no

cause–effect relationship between their actsand the damages.

In addition, environmental disputessuch as Vedan involved nearly 7,000aggrieved households, and Nicotex ThanhThai or Sonadezi Long Thanh hurt hundredsof people. However, the draft LEP revisiondoes not provide a mechanism for thesecommunities or a group of people to initiatea lawsuit, preventing them from actingcohesively and using community resourcesand capacities to prove the damages on alarge scale and in complicated cases of envi-ronmental pollution.

In other words, around 800 environ-mental inspectors at all levels and 2,000environmental police are small numbersin comparison to the thousands of envi-ronmental protection law violationsnationwide. However, increasing thenumber of officers in charge of environ-mental violations is impossible in thecontext of the state’s administrationrestructure. One solution that couldenhance the control of activities affectingthe environment both on paper and onlocation in a way that economises morehuman and financial resources than realinspections, is to introduce an environ-mental audit mechanism. Environmentalaudit mechanisms are applied in manycountries around the world to monitorand control the actual operation of manu-facturing, trade and service facilitiesaffecting the environment and should bethe next step of the EIA. For example,monitoring a company’s expenses relatingto wastewater treatment activities andmitigation of environmental impacts andpollution could provide a fast and cheapinitial indication of a company’s environ-mental performance via environmentalaudit reports. Additionally, as Vietnam’sinstitution already comprises the StateAudit and a large number of organisationsand individuals acting in the audit field, anincrease in officers to supervise theseenvironmental protection activities wouldnot be necessary.

It is clear that the draft LEP revision hasremarkably documented environmentalprotection articles and clauses, but to ensuretheir feasibility, effectiveness and unity, thedraft needs further changes to protect therights and interests of citizens, who are atthe greatest disadvantage from environ-mental pollution. It is also a practical way torealise the state’s commitment in the 2013Constitution on human rights.

ENVIRONMENTAL PROTECTION & CLIMATE CHANGE

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 110

BY KOOS NEEFJESUNDP climate change policy advisor

Vietnam is making important progress inmoving towards sustainable developmentas it is amending the Law on EnvironmentalProtection (LEP) of 2005. This note on theamended LEP discusses in particular somesuggestions based on study of the draft LEPof April 26, 2014. It focuses on the climatechange aspects of the LEP, which are beingreinforced substantially when comparedwith the LEP of 2005 because in the inter-mediate period climate change has becomesuch a critical concern in the world and inVietnam. Some of the excellent parts of thedraft amended LEP regarding responding toclimate change will be highlighted, and sug-gestions for improvements are made.

The scope of the draft of 26 April 2014 ofthe amended LEP is limited to environ-mental protection. This is important tostress, because this or any other Law shouldbe clear in scope – other laws must coverother matters, even if they relate closely. Inthe first Article of the LEP, on Scope, there isno reference to climate change. The conse-quence of that is that when and whereclimate change in this law is addressed itshould be limited to rights, responsibilities

and responses to climate change that areneeded for and can contribute to environ-mental protection. This is however notalways clearly the case in different parts ofthe draft LEP. Therefore a new or expandedfirst article in chapter IV on climate changemight clarify that “responding to climatechange” in this Law is about those responsesto climate change that relate to the pro-tection of the Vietnamese and global envi-ronment.

There are several climate changeresponses that are not directly about envi-ronmental protection and those should beregulated in other laws, for example rein-

forcing the resilience of communities andhouseholds in the face of climate changeeffects such as heavier storms and floods orbuilding dykes are not primarily about envi-ronmental protection. Therefore manyresponses on disaster management, andalso on for example agriculture, fisheries orurban development and construction wouldremain outside the scope of the LEP. Thereare also many climate change responses thatdo relate to environmental protection butthat are or should be regulated in detail inother laws, such as those on forestry orenergy. Perhaps in future there will be anoverall law on climate change, and only inthat case the entire spectrum of climatechange related rights, responsibilities andactions would be covered.

In Article 4 on “Principles of Environ-mental Protection” it is regulated that envi-ronmental protection must be harmonizedwith climate change (and several othermatters). However “harmonizing” (“gắn kếthài hòa với”) is not defined in the draft LEPand is very vague; it could mean almost anylink with environmental protection. It wouldbe more precise to spell out that environ-mental protection, economic development,social security, child protection, …, andresponding to climate change must all be

Climate change revisions in draft LEP to helpVietnam anticipate risks, grab opportunities

Alterations to policies on climate change in the revised law will allow the country to prepare for and mitigate its effects

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

ENVIRONMENTAL PROTECTION & CLIMATE CHANGE

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 111

taken into consideration (or: be balanced) inorder to achieve sustainable development,which is defined in the law. The term “har-monizing” is also used in Chapter IV onClimate change, Article 45, where it may alsobe reconsidered.

Chapter IV on climate change containssome new and important Articles. However,in the first Article of Chapter IV it could beexplained why climate change responses areincluded in this Law. In this regard it isproposed that “climate change responsesregulated in this LEP are those responsesthat contribute to environmental protection,in particular to the stabilization ofgreenhouse gas concentrations in the globalatmosphere to mitigate climate change,whilst allowing ecosystems in Vietnam toadapt naturally to climate change, ensuringthat food production is not threatened andto enable sustainable economic devel-opment”. This proposed statement is basedon the objective of the UN Framework Con-vention on Climate Change (UNFCCC) whichVietnam ratified in 1994.

Article 46 on “Integration of ClimateChange” in various strategies and plans isvery important. However, the main-streaming climate change responses is notmade specific for those climate changeresponses that are about environmentalprotection - so currently this article goesbeyond the scope of the LEP, which is limitedto environmental protection. In addition,this article could explicitly state that climatechange should be integrated in the mostimportant environmental protectioninstruments, Environmental ImpactAssessment and Strategic EnvironmentalAssessment (EIA, SEA). Now SEA is men-tioned in paragraph 46.1 but that isalongside strategies and plans of a very dif-ferent nature, which is not very clear; and EIAis not mentioned at all in connection withclimate change. These instruments are reg-ulated in other parts of the LEP, but there it isnot mention anything about climate changeresponses that are about environmentalprotection.

Article 47 on “Management ofGreenhouse Gas Emissions” is the mostcritical climate change article in the LEP andcontains important paragraphs. This is keyso that Vietnam can play its role in attainingthe objective of the UNFCCC (which wouldbe used for formulation of Vietnam’sobjective for addressing climate change inthis law, as per above suggestion). But withthat in mind this Article could be

strengthened. For example, Vietnam hasalready set GHG emissions mitigationtargets in the Green Growth Strategy, whichcould be included here – other countrieshave put some of their GHG emissionstargets in law too. Alternatively, if that wouldbe deemed too detailed, the LEP could statein general terms that national as well assectoral targets will be set against a baseline(e.g. 2010 baseline). As per the UNFCCC,Vietnam will achieve its targets with interna-tional support as well as voluntary measures,which could also be stated in this Article as areflection of international commitmentsalready made by the Parties to the UNFCCC.

Article 47 should stress that it concernsall GHG mitigation activities in Vietnam, andit is also useful to list the main prioritysectors for GHG emissions mitigation that issupported internationally as well as vol-untary supported by Vietnam. Priorities thatare already agreed as part of several nationalstrategies and action plans on climatechange and green growth include: energyproduction and use, including renewableenergy; industrial production; forestry; cropproduction; animal husbandry; and wastemanagement. At the moment this articleonly refers to forestry and not to any of theseother priorities, whereas renewable energyand waste are singled out and addressed inseparate articles, no. 49 and 51 respectively.This treatment in the draft LEP of just someof the priorities for emissions mitigation andnot others is partial and irrational. Forestry,as mentioned in Article 47, and renewable

energy are important of course, but they arealso regulated in other laws and policies so ageneral list of priorities for GHG emissionsmitigation would suffice – this means thatArticle 49 on “Renewable energy” could bedeleted. Article 51 on waste is central to theLEP, but whereas organic waste is directlyrelevant to emissions, not all waste producesemissions so to regulate waste details in theclimate change chapter is not fully appro-priate.

Article 47 paragraph 1.d is about inter-national cooperation for reduction of GHGemissions. This is important, but can bemade more specific. Different mechanismshave been created under the UNFCCC, inwhich Vietnam can participate and whichwill lead to international financial andtechnical support - and indeed Vietnam it isalready preparing itself for this. Thereforethis paragraph could say, for example: Par-ticipate actively in support mechanismscreated under the UN Framework Con-vention on Climate Change in order toenhance international financial andtechnical support, including on NationallyAppropriate Mitigation Actions (NAMAs)and Reduced Emissions from deforestationand forest Degradation (REDD).

An earlier draft of the LEP mentionedthe importance of investments in Article 47on “Management of GHG emissions” and ofphasing out subsidies on fossil fuels inArticle 49 on “Renewable Energy”, but thiswas deleted in the present draft. Economicand fiscal policies on energy are however

As it faces climate change head on, Vietnam has to do its utmost to secure its people and resources

ENVIRONMENTAL PROTECTION & CLIMATE CHANGE

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 112

absolutely critical for achieving the objectiveof GHG emissions mitigation – without this itis in fact highly unlikely that they can beachieved because the energy sector hasalready emerged as the largest emitter ofGHGs in Vietnam. Inclusion of a paragraphunder Article 47 or as a separate Article onthis issue is supported by several existingpolicies in Vietnam, including the Party Res-olution TU7 24 NQTW, the Green GrowthStrategy, and the Green Growth Action Plan.For example the Party resolution says “Có lộtrình đến năm 2020 xóa bỏ các cơ chế, chínhsách hỗ trợ giá đối với nhiên liệu hóa thạch”.The Green Growth Action Plan commits torelated matters in its Action 3, 10 and 26 – allof which are somehow about economicpolicies (tax, subsidy, investment) to limitthe use of fossil fuels, increase energy effi-ciency and stimulate renewable energy. Aslong as subsidized prices persist,investments green or low carbon projectsand products will not be effective andbusiness sector and foreign private sectorwill not be interested to invest. Thus a newparagraph or Article could, for example,state: In order to achieve emissions miti-gation targets in the energy sector, indirectand direct fossil fuel price support to theelectricity, transport, and manufacturingsectors will be phased out and fiscal policiesand investment regulations will supportinvestment in energy efficiency andrenewable energy.

Article 50 is on “Sustainable Production

and Consumption”. This is important andbased on agreements in the Green GrowthStrategy. However, this article is not limitedto climate change, nor focused on environ-mental protection – it is much broader thanthe scope of the LEP and broader than thetitle and objective of the chapter on climatechange within the LEP. Therefore this articlemight be made much more precise, ordeleted. My suggestions above aboutpriority GHG emissions mitigation actionsand about eliminating fossil fuel subsidiesand investments in the energy sector will beprimary drivers for green production andconsumption, so they also reduce the needfor this article.

One very important article on climatechange is not yet included in the (draft) LEP.The objective of the UNFCCC is about stabi-lizing greenhouse gasses as well as adap-tation of natural systems and to ensure sus-tainable economic development. Severalclimate change adaptation actions aredirectly related to environmental protectionand should be addressed in a stand-alonearticle, based on priorities already includedin Vietnam’s Climate Change Strategy (VCCS)and other policies. Just like Article 47 on“Management of GHG emissions”, a climatechange adaptation article would include areference to reporting and monitoring(adaptation must also be included inVietnam’s reports to the UNFCCC), and listsome of the climate change priorities ingeneral terms. Most (strategic) priorities in

the VCCS relate only indirectly to environ-mental protection but some are directlyrelevant. Priorities for climate change adap-tation actions with direct implications forenvironmental protection include adap-tation to: (a) increased risks of damage orfailure of production facilities from(increasingly) extreme storms and stormsurges as well as floods and subsequentenvironmental pollution; (b) sea level riseand saline water intrusion that are enhancedby climate change, threaten livelihoods andcities, and require environmental protectionmeasures such as mangrove plantation andconservation; (c) adaptation requirements ofnatural systems and protected areas,including increasingly severe droughts thatthreaten natural wetlands.

Finally, Article 54 on “InternationalCooperation in Responding to ClimateChange” is a very general set of statementsthat do not clarify specific rights, responsi-bilities or actions. There is also a reference tointernational cooperation in Article 47 on“Management of GHG emissions mitigation”which, as explained above, should refer tospecific instruments under the UNFCCC.Whether an Article on international coop-eration is maintained in Chapter IV as aseparate article should be reconsidered inthe context of the whole LEP, because surelythere are other parts of the LEP in whichinternational cooperation is also important,so all the general regulations could becaptured jointly.

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

ENVIRONMENTAL PROTECTION & CLIMATE CHANGE

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 113

Massive exploitation of naturalresources poses a threat to Vietnam’senvironment and sustainabledevelopment. Vo Tuan Nhan, ViceChairman of the National Assembly’sCommittee for Science, Technology andEnvironment, spoke to VIR about thetough new measures currently beingscrutinised by the National Assembly toaddress the situation.

How have Vietnam’s natural resourcesbeen exploited?

The mineral exploitation and pro-cessing industry is one of the country’s keyeconomic sectors. Despite its major contri-bution to the country’s economic growth,it has also had a huge negative impact onthe environment and society.

Despite anecdotal evidence, there areno exact figures related to the totalamount of waste discharged from some1,000 mines and mine spots nationwide.Such waste not only has polluted the envi-ronment, but has deformed landscapesand affected the geological characteristicsof these areas.

Metal exploitation has also contributedto the destruction of the environment dueto extracted gravel, dust, and untreatedwaste water. The environment has alsobeen devastated by the sourcing ofbuilding materials and other materials formaking fertilisers and the extraction oflimestone, granite, clay, sand and gravel.The majority of mine spots use explosivesand other obsolete technologies thatcause major dust pollution that far out-strips permissible limits.

Vietnam’s mineral exploitation andprocessing industry development remainsrather limited, with failure in the radicalexploitation of lean ores and weaknesses inthe extraction process of useful substancesfrom ores. The country’s natural resourceshave failed to be properly and effectivelyused.

What have lawmakers done to resolvethis situation?

The existing Law on EnvironmentalProtection (LEP) issued in 2005 does not

include tough enough punishments forthose that flout the environment, althoughit embraces regulations on the exploitationof natural resources and minerals in combi-nation with environmental protection.

At present, the government’s ongoinginvestment decentralisation policy hasenabled localities to massively licensemineral exploration and exploitationprojects, making it very difficult for thegovernment and even localities to controlthe operations of these projects. Conse-quently, the environment has beenincreasingly polluted.

The draft new LEP covers regulationson environmental protection in mineralexploration and exploitation operations,and on new investment licensing decen-tralisation mechanisms.

The new LEP will also have to inheritand promote some regulations found inthe existing law, in which the governmentshall have to enhance the planning and

zoning of mineral exploration and explo-ration. The government would need tocarefully examine and classify all projectsbefore deciding which projects will beexploited by the government and bylocalities.

Do you think the current decentrali-sation of mining licensing should bereconsidered?

Yes, it is also important to reconsiderthe decentralisation of investmentlicensing for these projects. The gov-ernment would need to reconsider whichprojects can be licensed by them, by min-istries and by localities, and review allmineral planning and zoning.

Also, mineral exploration andexploitation must also continue being con-sidered to be subject to specific conditionsunder the existing Law on Investment.Project owners must be qualified to runmining and minerals. This will also con-tribute to full enforcement of the new LEP.

The complete enforcement of laws isgenerally a major problem, and thesame is true in terms of the current LEP.What do you think must be done toensure effective and full enforcement ofthe new LEP?

The National Assembly’s Committee forScience, Technology and Environment iscarefully scrutinising this new law.

Due to the immediate necessity toeffectively implement environment pro-tection, we have devised a draft decree onguiding the implementation of the newLEP. This decree must be quite practical andfeasible. After this decree is enacted, acircular guiding the decree will also beissued soon.

What effects do you expect from thenew LEP?

This new LEP includes new regulationson mineral exploration and exploitation,and environmental protection. We hopethe new law proves durable and has alonger lifespan than the current legislation.When drafting the new law, the Ministry ofNatural Resources and Environmentreferred to environmental laws from eightother countries to select feasible regu-lations suitable to Vietnam’s environmentalmanagement situation.

Absolute moratorium on exploitative mining

The government wouldneed to reconsider whichprojects can be licensed

by them, by ministriesand by localities, and

review all mineralplanning and zoning

ENVIRONMENTAL PROTECTION & CLIMATE CHANGE

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

Vietnam has huge potential for developingrenewable energy, as it is located in an areaprone to tropical monsoons and itseconomy relies heavily on agriculture.

Statistics from the New and RenewableEnergy Department estimate that thecountry’s wind power potential is around7,000 megawatts, biomass 3,000MW andsolar power nearly 4-5 kilowatts per squaremetre.

However, total renewable energy cur-

rently connected to the grid is only approxi-mately 1,500MW, of which 1,466MW is gen-erated from small hydro projects. Only twowind projects in Bac Lieu and Binh Thuanprovinces are connected to the nationalgrid, while there are not yet any solar orbiomass projects.

Clearly Vietnam has yet to take fulladvantage of its renewable sources forimproving socio-economic developmentand ensuring energy security and is also

wasting an opportunity to protect its envi-ronment and reduce greenhouse gasemissions.

Werner Kossman, chief technicaladvisor at German sustainable devel-opment firm GIZ’s renewable energysupport project, said Vietnam shouldreduce its reliance on traditional energysources. Instead, the country shouldfurther develop sources of renewableenergy in the context of the government’snew green development strategy.

He said he believed renewable energydevelopment would “kill two birds with onestone.” The first by increasing total energysupply and the second, protecting the envi-ronment toward sustainable growth.

“I think we should consider renewable

114

Vietnam has yet to take full advantage of its renewable sources for improving socio-economic development

Feeling the gust ofrenewables

Incentives for developing renewable energy will make a significant contribution toVietnam’s efforts to mitigate climate change and reduce pollution. However,specific regulations are needed in the draft Law on Environmental Protection.Ngoc Thanh report.

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

ENVIRONMENTAL PROTECTION & CLIMATE CHANGE

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 115

energy development as part of the envi-ronment protection plan,” related Kossman.

According to Hirofumi Miyake, counselorand chief of the Economic Section under theJapanese Embassy in Hanoi, Vietnam is cur-rently facing a serious energy shortfall. Oneof the key solutions to this issue was to incen-tivise renewable energy investors.

“In order to stabilise the energy supplyand attract more renewable energyinvestment, it is necessary for the gov-ernment to increase electricity prices toensure investors can get profits from thelocal power market,” he added.

Clearer incentives neededActually, encouraging the development

of renewable energy is included in thecurrent Law on Environmental Protection

(2005). Specifically, the state encouragedprivate investors to build renewable energyprojects via tax and land incentives andother forms of incentives. The law also stip-ulated that the state would gradually raisethe ratio of renewable energy against totalenergy, in a bid to protect natural resourcesand reduce greenhouse gas emissions.

The draft amendments to the LEP, cur-rently under discussion and expected to beadopted by the 13th National Assembly’s7th session, clearly outline renewableenergy as coming from water, wind,sunlight, geothermal, wave power andbiofuels.

Under the draft, the state shouldinclude policies to support the devel-opment and use of clean energy andrenewable energy. These policies would alsobe aimed at supporting the use of waste toproduce energy, and also promoting theproduction, import and use of machines,equipment and vehicles using renewableenergy.

Importantly, the state should alsooutline and implement the policy onrenewable energy subsidies.

Such regulations would promote therole of renewable energy in environmentalprotection. Kossman agreed, saying thatmore specific regulations were needed.

“Investors are reluctant because of theintrinsic risks and state management of theelectricity price does not bode well forreturns on investment. If the governmentwants private investors to enter this sector, itneeds to provide clear regulations,”Kossman continued.

To Hoai Dan, general director of Cong LyCompany, owner of Bac Lieu wind powerfarm, also agreed that incentive policies forrenewable energy should be more clear andsupportive in the revised LEP.

“Investment into wind power isexpensive because it uses advanced tech-nologies. If the government wants morewind power investors, it will have to reviewand adjust its policies,” said Dan.

Removing fossil fuel subsidiesUnder the draft law, the state would

enact a roadmap on removing fossil fuelsubsidies.

This is considered a strong positivemove, because, according to climatechange policy advisor for the UnitedNations Development Programme inVietnam Koos Neefjes, one of the mainreasons many foreign investors are indirect

subsidies on fossil fuels. The regulatedprices are low for electricity in particularandwithout various support measures such ascheap land and capital, the state ownedenergy companies will be making losses.But low prices are unattractive for privateinvestors, especially investors in renewableenergy.

“Fiscal policies regarding fossil fuel pro-duction and consumption are criticalglobally and in Vietnam. The green growthstrategy and the Party Resolution on naturalresources and environment and climatechange commit Vietnam to the eliminationof fossil fuel subsidies, which wouldeliminate a primary barrier to increasing thefeasibility of renewable energy, as well asincreasing Vietnam’s energy efficiency,”Neefjes explained.

Tran Thuc, director general of theMinistry of Natural Resources and Envi-ronment’s Institute of Meteorology, said thatto lure more renewable energy investors, thedraft law should clearly stipulate that “Thestate shall have policies to support andencourage research, development, tech-nology transfer, manufacturing, sales anduse of clean energy and renewable energy.The state shall build and implement aroadmap on removing mechanisms, policiesand subsidies for fossil fuels.”

However, according to the UNDP, theexpansion of renewable energy production,in particular through (domestic/foreign)private investment cannot be expected onlyby removing subsidies and introducingcarbon taxes, at least not in the short-term.Until the production costs of wind and solarenergy, for example, come down further,there is a need to regulate feed-in tariffs thatwould be paid to potential investors andtargets for total renewable energy pro-duction. These above-market tariffs will leadto increased consumer prices, most likelyover a limited period of time, until costs ofproduction have been reduced.

The UNDP continued in saying that ashift towards energy efficiency measuresand renewable energy production, such aswind and solar, is about technological inno-vation, modernisation of infrastructure, andenergy management which can havepositive effects on GDP growth. Thisincludes technological innovation inindustrial production, improving the energyefficiency of buildings and mass transportsystems, new power infrastructure(including ‘smart grid’), and changingconsumer behaviour.

SHARPENING COMPETITIVENESS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

BY NGUYEN DUC

Korea’s Samsung group is perhaps one ofthe larger players to do so in Vietnam. Itapplied state-of-the-art environmentally-friendly technologies to its productionline immediately upon entering thecountry. With its sizable investment andhigh technology, that group was entitledto a 10 per cent corporate income tax(CIT) exemption for the first four years ofoperations and a 50 per cent reductionfor another nine years.

However, such incentives are only cur-rently applied to a few companies fol-lowing the government’s endorsement,while many others have yet to accessthem despite having green technology;this stands in the way of fully realisingVietnam’s cleaner, greener economygoals.

One reason is that incentive policiesand mechanisms are only scarcely men-tioned in different legal documents, suchas the Investment Law, Enterprise Lawand CIT Law, or in government decrees tobolster the import of green technologiesand products.

Incentives were introduced in the Lawon Environmental Protection (LEP) 2005,and are also embedded in the amendedLEP draft, but regulations on incentives inthe draft still lack details as in fact thereare only preferences related to land rentand credits for environmental protectionactivities, environmentally-friendly pro-duction and trading operations, and envi-ronmentally-friendly products. The draftalso provides general stipulations on pro-moting the use of eco-friendly products.

“The government needs to createpractical policies that encourage busi-nesses to go green, as over the long haulthese solutions will bring benefits to boththe country and its enterprises,” saidNguyen Cong Minh Bao, sustainabledevelopment director at Taiwan-investedcement maker Holcim Vietnam.

Bao added that in recent years,Holcim has been proactive in applyingmeasures for green production, strivingto protect the environment and developsustainably, and naturally, to get the asso-ciated economic benefits.

Director of Phillips ElectronicsVietnam Ngo Van Huy said currentpolicies were not persuasive enough to

inspire businesses to implement cleanproduction and energy efficiencymeasures. He gave the example of tariffslevied on energy efficient LED bulbs andstandard lamps being the same inVietnam, while neighbouring nationshave very low tariffs on LED bulbs.

“Our company, like many others,wants to see incentives introduced that

Incentivising Vietnam’s cleaner, greener future

116

The government should consider granting preferential credit packages with lower rates and longerterms to green production projects

Vietnam is gearing up its efforts tocreate a green economy. But existingincentives to motivate firms aregenerally insufficient.

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

SHARPENING COMPETITIVENESS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 117

are strong enough to give us peace-of-mind when doing long-term business inVietnam,” Huy said.

Not only foreign invested firms, butalso local businesses are saddled withhardships after five years dealing with theeffects of the global recession, and needthe proper motivation to inspire a greengrowth development orientation.

At a recent workshop on green devel-opment, a business representative fromthe northern province of Bac Kan wasquoted as saying that green incentivesare attractive, but that it is difficult forfirms to access those incentives.

“To borrow funds for green reno-vations, firms need collateral, and they arealso facing high interest rates and shortlending terms. It can also take severalyears to see the investment returns of aproject. Therefore, the governmentshould consider granting concessionarycredit packages with lower rates andlonger terms to green productionprojects,” said the representative.

Also at the workshop, an expert fromMalaysia, Ivy Wong Abdullah, sharedMalaysia’s experiences in green devel-opment with attendees. She said thecountry has offered diverse incentives toinvestors and businesses to help themrecognise the synergy value and benefitsof green development.

She noted preferential pricingschemes for renewable energy andenergy efficient programmes, a greengovernment procurement bidding pro-gramme, tax subsidies for greeninvestment, import tax exemptions andothers.

Malaysia’s experiences can serve as avaluable lesson to Vietnam in developingpolicies that are highly attractive to firmsand detailed thoroughly in law, partic-ularly in the LEP and relevant sub-laws.

According to deputy general directorof Samsung Vietnam Nguyen Van Dao,the government should introducerewards to acknowledge firms with anenvironmentally-minded approach.

“This is important to inspire morefirms to join the cause, rather than onlyinspecting and finding violators,” saidDao.

Advocating this view, Bao fromHolcim Vietnam said common standardswere needed so firms could easily followand compare them to their own oper-ations.

BY VU ANH

Through inspiring firms to go green intheir production and business, theamended Law on Environmental Pro-tection would also be expected to helpenhance the competitive advantage ofVietnamese businesses as well as thecountry’s economic position in the world.

As of January this year, the RussianFederation has halted the import of somekinds of seafood from Vietnam, includingtra fish, due to a quality issue. Ethoxyquinresidues found in Vietnamese shrimpexported to Japan resulted in the sameconsequences. Most recently, with theadoption of the Farm Bill 2014, the US willbe putting a closer eye on the quality ofVietnam’s aquaculture.

As a result, the Vietnam Association ofSeafood Producers and Exporters (VASEP)has warned its members that firms cannotexport products to these markets unlesstheir production chain from aquacultureand processing to packaging is com-patible with the requirements of thesecountries.

In the meantime, the Japanese markethas also applied regulations on antibioticsand chemicals used on exported seafoodthat do not always match internationalpractice. The EU market similarly hasstringent quality standards.

For local businesses operating inwood furniture manufacturing, many cus-tomers in high-value markets such as theUS and Europe are paying closer heed totimber origin and the demand for tropicalwood with forest stewardship certification

in these markets has far outstrippedsupply. these customers are willing to paymore for certified products. Currentlytimber products with this certificate arefetching 30 per cent more than thosewithout.

These examples illustrate that busi-nesses face losing valuable export oppor-tunities to these major markets if theycannot fully satisfy their environmentalstandards. Moreover, the domestic markethas a fast growing appetite for greenproducts, particularly among the risingmiddle class.

United Nations research shows thatfirms might lose a third of their profits ifthey were responsible for repairing andmitigating the damage they cause to theenvironment. On the other hand, if theywere responsible traders, they wouldforesee the risk as a unique and majorbusiness opportunity that could becomea competitive advantage for theirbusiness.

A representative of a foreign investedenterprises with a raft of initiatives for sus-tainable development and environmentalcaring in Vietnam said he expected moreimprovment in the amended LEP toinspire more firms to go green and creategreater awareness of the environment.

Sharing this view, chairwoman at HoChi Minh City-based pharmaceutical firmTraphaco Vu Thi Thuan said greenbusiness was not easy, but firms shouldadopt it to increase efficiency and createsustainability.

Director of the Office for Business Sus-tainable Development (SD4B) under theVietnam Chamber of Commerce andIndustry Nguyen Quang Vinh saidVietnam was hard hit by the effects ofclimate change and businesses needed toscale up competitiveness both at homeand abroad to achieve better results.Notably, their brand value would be sig-nificantly bolstered in both domestic andforeign markets if they satisfied environ-mental standards.

“If they are late comers to green devel-opment, local firms may lose competi-tiveness in overcoming trade barriers inforeign markets,” he said.

Green choice for businesses’sustainable development

As late comers to greendevelopment, local firmsmay lose competitiveness

in overcoming tradebarriers in foreign

markets

SHARPENING COMPETITIVENESS

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 118

BY KAN TRAKULHOONPresident & CEO, SCG

With Vietnam’s National Assembly scruti-nising amendments to the Law on Environ-mental Protection, businesses should expectthat the coming tightened rules will helpdrive out environmentally damaging oper-ations toward sustainable development.

Our world is faced with countless dis-asters, natural or man-made. The global com-munity is also grappling with grave conse-quences resulting from an imbalancebetween natural resource availability andexpanding consumption demands. Thereasons range from increasing world popu-lation and rapid urbanisation to excessiveproduction and consumption.

Whatever the reasons, we must have, asa matter of urgency, restoration and rehabili-tation of that which has been damaged orlost. International organisations, gov-ernments, business organisations, NGOs andthe public have shown the strength of col-laboration in post-disaster relief and refur-bishment.

Yet no matter how powerful the force ofcross-sectoral collaboration can be, morefrequent and intense disasters are loomingon the horison.

In recent years, the world community, inparticular the business sector, recognises andgives priority to sustainable development.But the road to making this concept apractical reality is fraught with hurdles suchas a lack of understanding as to how tointegrate sustainability into business plans,compartmentalised processes, and sepa-ration from the business sphere.

The world community as we speak isentering a critical turning point. We need toenhance the power of collaboration byworking proactively to truly make changehappen in creating partnership to executesustainable development sustaintially.

SCG has been in business for over 100years, with commitment to develop itspeople and organisation for sustainablegrowth. We are also committed to making

our organisation recognised by society asone worth working with, as a role model. Wehave taken substantial measures to achievethis goal and at every level of our businesspromote and encourage our businessculture, principles, ethics, good governanceand improvement of works that have animpact on ecology and safety to bring thecompany on par with the league of globalindustrial leaders (for example, Zero Waste toLandfill, Green Procurement, environ-mentally friendly products and services, SCGContractor Safety Certification System, andthe SCG Supplier Code of Conduct.

SCG is committed to empowering thecommunity and society, as reflected in ourprojects such as SCG Conserving Water forTomorrow, Innovative Technology for theRestoration of Saline Land, and the Tales inthe Garden Festival for child development.

Through our efforts and constantimprovement, SCG has been ranked as theworld’s Industry Leader in ConstructionMaterials by the Dow Jones Sustainability

Indices for the third consecutive year, and weare the first in ASEAN to have beenrecognised.

SCG embarks on the next century withfull commitment to create values to theworld community through our environ-mentally friendly business practice. We areprepared to share our knowledge, expe-rience and achievements with all sectorsthrough participatory process, be it businessrelated to SCG from upstream to down-stream, business organizations, social insti-tutions, communities where SCG operates.

SCG believes that the power of collabo-ration in working proactively throughout theentire business chain will bring aboutchange for the better and value creation tothe world community.

Sustainability is not a choice, but arequirement in our evolving world. Businessconducts and the sustainable developmentapproach must be developed together andon the same direction. A successful and sus-tainably growing business is not simply

Acting for a greener and sustainable worldThe draft revision of the Law on Environment Protection being scrutinised byVietnam’s National Assembly is expected to set new benchmarks and pathway forbusinesses to act towards a cleaner environment, and on a broader perspective, amore sustainable economy. Whether this will be seen as a new opportunity orchallenge will depend on the vision and actions of each individual business.

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

SHARPENING COMPETITIVENESS

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

gauged by its bottom line. It is the one withethics, responsibility to its stakeholders,recognition of its duty towards society whiledoing business and full performance of itsduty as a good corporate citizen by con-tributing to the communities and countrieswhere it operates. It must always realise thatit is a part of the society and is required togrow sustainably towards the new centurytogether with the society. Therefore, it muststrive to become a role model in driving thesociety towards prosperity strongly and sus-tainably.

To be a sustainable business leader, weshould apply a sustainable developmentframework to all locations where we operate.This allows us to improve our manufacturingprocess and productivity, depend less onnatural resources, create environmentallyfriendly products and services, andstrengthen communities, while boosting theparticipation of employees and businesspartners in improving the process of sus-tainable growth based on corporate gov-ernance principles.

To be an environmentally-friendlybusiness, environmental consideration mustbe included as a part of operations. Man-agement must be committed to adjustingattitudes related to natural resources, stake-holder engagement, and serving the needsof stakeholders, especially the social sector,to demonstrate increased involvement inenvironmental aspects. Also we need toimplement sustainable developmentguidelines, best management practices andcorporate governance principles in planning,manufacturing, and transportationprocesses. Establishment and monitoring ofeconomic, social and environmental indi-

cators are also required. Sustainable businesses shall operate

with an integration concept by adopting 3Rpolicies (i.e. Reduce, Reuse/Recycle andReplenish) starting from environmentallyfriendly design of factory; implementingmodern technologies and regularly maintainmachineries to reduce energy consumption;reducing coal usage by substitution ofbiomass; product logistics that reduce envi-ronmental and social impacts with coop-eration from logistics by defining route andmethod proper to each area, reducing emptybackhaul, and using of technology thatmaximise effectiveness of transportation.

Integrated environmental managementis a strategy that SCG has implemented in allcountries in which it operates to build stake-holders’ confidence that all social and envi-ronmental aspects are considered, assessedand tracked continuously with a reportingsystem that can evaluate and compareresults against defined targets to furtherimprovement and standardisation.

SCG has defined proper indicators forregular monitoring, reporting and evaluatingtargets such as reducing energy con-sumption and greenhouse gas emissions by10 per cent in 2020, compared to the baseyear of 2007. They also monitor alternativeenergy including biomass, biogas,wastewater sludge and community waste, aswell as zero waste to landfill which reduceswaste from production and supportsrecycling efforts. The implementation of suchindicators clearly reveal the outcomes ofenvironmental management and supports inachieving targets.

Integrated environmental managementreflects value and behavior of SCG’s

employees and suppliers that enable processto define goals together, reasonably listen toopinions, allow participation from all stake-holders and adhere to policies for effectiveplanning. It is a challenge to the organisationthat the results from balancing businessoperation with environment conservationand co-existence with society areunforeseen. This is not about renouncing oneportion to gain another portion but it is moreon innovation for responding to all stake-holders’ need sustainably.

We have implemented initiatives in ourcompanies in Vietnam to apply the principlesof sustainable development by innovatinghigh-value added and environmentally-friendly products and services, as well asdeveloped green manufacturing processessuch as the use of new technologies toreduce energy consumption. We’ve alsoworked to ensure that our upstream anddownstream suppliers utilise sustainablepractices.

SCG and Muc Tim newspaper started theGreen Dream project in 2013 for universitystudents aiming to raise awareness of envi-ronmental conservation and to instill a greenmindset in the Vietnamese youth. We havenot only developed environmentally-friendlyprocesses and products, but also aim toinform people about the benefits of goinggreen. That is why we partnered with MucTim newspaper to start the Green Dream inVietnam project in 2012, which will continuethis year toward embedding environmentalconcern among young Vietnamese. We hopethey will help to better take care of the envi-ronment and share what they have learnedwith others to ensure the nation’s sus-tainable, green future.

To be a sustainable business leader, SCG has applied a sustainable development framework to all locations it operates

119

ENVIRONMENT & INFORMATION

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review

The revised Law on Environmental Pro-tection will highlight the role of the massmedia and the public’s right to access envi-ronmental information. This is expected tobe effective in helping authorities discoverand stop environmental violations andcreating policies suitable to the current sit-uation.

Since late last year the public and massmedia have been outspokenly critical oflocally-owned pesticide producer NicotexThanh Thai Joint Stock Company’s illegalburying of toxic chemicals on its site inThanh Hoa province’s Cam Thuy district.

According to provincial Department ofNatural Resources and Environment, resultsfrom analyzing the company’s land andwater quality showed that the kinds oftoxins and levels exceeded the permissiblelimit thousands of times over.

Between October last year and this

February, some 949 tonnes of toxic wasteand pesticide-saturated soil has beenexcavated at seven burial sites.

In another case in January 2014, DongNai provincial police caught US-backedplastic and rubber producer VP Com-ponents Vietnam discharging untreatedwastewater into the environment.

Nguyen Viet Dung, deputy director ofHanoi-based People and Nature Reconcil-iation (PanNature), a local NGO, said the vio-lations were uncovered by both authoritiesand the media.

“The press contributed to revealing theenvironmental violations through investi-gations and stories,” Dung said. “Journalistsand social organisations have also createdan open forum and a dialogue mechanismfor citizens, researchers, and stakeholders toshare their views and provide feedback. Thiscan improve the quality of authorities’

decisions.”Late last year, the Ministry of Industry

and Trade delisted the planned 135megawatt, VND4.41 trillion ($212 million)Dong Nai 6 and the 106MW, VND3.44 trillion($165.6 million) Dong Nai 6A hydropowerprojects for fear of the environmental risksthey caused.

Prior to their delisting, such risks wereextensively reported on by the press, whichcited numerous comments by scientists andresearchers saying that if these projects hadbeen implemented, they would haveremoved 327.23 hectares of forest,including a major swath of the core of CatTien National Park. This park was made aworld Biosphere Reserve by UNESCO in2001.

WatchdogIn 2011 and 2012, the Ministry of

Natural Resources and Environment(MoNRE)’s Vietnam Environment Adminis-tration co-operated with the InternationalUnion for Conservation of Nature and theUnited Nations Democratic Fund to conducttwo surveys on environmental coverage by

The public and media underline scrutiny role

120

The media shows people a direct link between environmental degradation and their health

The revised Law on Environmental Protection will highlight the role of the massmedia and the public’s right to access environmental information. This is expectedto be effective in helping authorities discover and stop environmental violationsand creating policies suitable to the current situation. Nguyen Dat reports

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

ENVIRONMENT & INFORMATION

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 121

Dau Tu/Vietnam Investment Review, ThanhNien and Lao Dong newspapers.

These surveys showed the press, andthese three newspapers in particular,“actively and comprehensively covered allenvironmental management activities andenvironmental violations. They alsoencouraged the public to participate inenvironmental protection activities, con-tributing to building a good economy,social security and a cleaner environment.”

Many other press agencies have con-tributed to improving the public and enter-prises’ awareness of environmental pro-tection. They have also served as aneffective channel for transmitting infor-mation to policy makers.

Early this year, BBC Media Action, theinternational development organisation ofthe British Broadcasting Corporation, col-laborated with the Vietnam EnvironmentAdministration to announce a survey of3,486 Vietnamese households nationwideon how Vietnamese people are respondingto climate change and helping protect theenvironment.

According to the administration, thesurvey was well received by authorities forits potential to create change in thecountry’s policies on environmental pro-tection and climate change response.

The survey detailed how developmenthas brought new concerns about pollution,overpopulation, waste management andindustrial development. People saw a directlink between environmental degradationand their health. 83 per cent of people felttheir health had been negatively affected byclimate and environmental changes. Thisfigure was even higher in urban areas, at 88per cent. People also expressed concernsabout how these changes caused contam-inated food and water, made it harder tobreathe and brought new human andanimal diseases, including bird flu.

The lawThe role of the mass media in environ-

mental protection has been detailed clearlyin the draft amendments to the Law onEnvironmental Protection (LEP), currentlyunder discussion by experts and theNational Assembly and expected to beadopted in June.

The draft stipulates that the MoNREmust host and work with media groups atall levels to promote environmental pro-tection coverage. Ministries and ministerial-level agencies are responsible for holdingpress conferences and other media eventsto supply such coverage.

MoNRE would also be accountable forco-operating with other governmentbodies to develop mechanisms and policiesthat encourage sustainable consumptionand production activities and promote envi-ronmentally-friendly products and services

in the media.Also according to the draft law, the

Vietnam National Fatherland Front and itsmember organisations are accountable forco-operating with the mass media inmobilising the public to boost andsupervise environmental protectionactivities.

The draft also includes a regulation oninvesting in environmental training andeducation via the mass media.

Many experts and media agenciesexpect the new LEP and its guiding doc-uments to further clarify the role of thepress in environmental protection, and thatmore incentives will be offered to attract theparticipation of the mass media

Expanding public accessHanoi-based NGO Research Centre for

Gender, Family and Environment in Devel-

Public monitoring is vital for discovering environmental violations

The press contributed torevealing the environ-

mental violations throughinvestigations and stories

ENVIRONMENT & INFORMATION

LE

GA

LI

ZI

NG

A

G

RE

EN

ER

F

UT

UR

E

Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review 122

opment recently conducted a survey onpesticide use by farmers in Hai Vancommune in Nam Dinh province’s Hai Haudistrict.

Under the survey, only 12.3 per cent ofrespondents said they had received pes-ticide use training. As a result, they usethem based on their personal experiences,not on the product specifications.

Up to 80 per cent said they had spilledpesticides on their body during use. Some85.5 per cent said they suffered fromvertigo, fatigue (78.7 per cent) andheadache (66.4 per cent).

“The farmers are not getting sufficientaccess to information about pesticides orhow to use them properly because sellersare also farmers or people with noknowledge on pesticides,” said the centre’sexecutive director Pham Kim Ngoc. “Conse-quently, the commune’s environment hasbeen polluted, with dead fish and shrimpsfound in fields.”

She ascribed this to lacking mech-anisms in the existing LEP for people toaccess detailed information and to exercisetheir rights to dialogues about protectingthe environment and themselves from pol-lution.

“Many people don’t make the con-

nection between their use of pesticides andbad health and lax legal regulations. In thinkthe LEP should include clear regulations onhow to help farmers protect themselves,”Ngoc argued.

However, Ngoc’s proposals on fur-thering information access may be realised,as the draft LEP would expand people’sright to access environmental information.

Under the draft, the public, socialorganisations and socio-occupationalorganisations have the right to be providedwith and require the compiling of infor-mation related to environmental pro-tection. They also have the right to join dia-logues on the environment with state man-agement agencies and business owners.

They would also be allowed to par-ticipate in inspections of environmentalprotection at service and business estab-lishments. Additionally they would also beable to make recommendations and debatewith authorities on violations that requirecompensation for damages.

The public would also be able to accessenterprises’ environmental protectionresults and exercise other measures toprotect their legal rights and interests.

The current LEP 2005 fails to clarifytypes of environmental information that is

available to the public and does not specifyorganisations’ rights to access, and who canand how to publish such information.

As a result, there is an increasingnumber of environmental lawsuits as pol-lution becomes more prevalent due topeople’s lack of access.

Lawyer Tran Thi Huong Trang, whoengages in a UNDP project to analyse thenew LEP, explained that under the currentLEP’s Article 17.5, “Organisations and indi-viduals may send petitions and recommen-dations concerning environmental pro-tection to the agency establishing theappraisal council and the project-approvingagency; the council and agency shall haveto consider the petitions and recommen-dations before making conclusions ordecisions.”

“However, the law does not have amechanism to facilitate the public’sfeedback and comments. If there is no inde-pendent institution or agency in charge ofensuring the public’s objective opinions areheard, there is no guarantee they will beacted upon,” Trang said. “Under the currentmechanism, the council and agency cannotconsider the public’s recommendationsobjectively, as they were the ones whoapproved the projects.”

Often people are not aware of their own impact on the environment, nor are they educated about the effects of manufacturing and resource exploitation