Transcript

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

Thực hiện bởi:

NHÓM 6 – LỚP MBA12C

Nguyễn Thanh NhânTrác Văn Ngọc QuanPhạm Thị Kim QuyênNguyễn Thanh TâmPhạm Thanh VânNguyễn Anh ViệtHuỳnh Thi Hiền

MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG VÀ GIÁ CỔ PHIẾU TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG VÀ GIÁ CỔ PHIẾU TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Nội dụng trình bài:

1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu3. Kiểm định Granger trên giá vàng và giá cổ phiếu.4. Hồi quy các biến trễ rút ra từ Granger test5. Kết quả và ý nghĩa kinh tế 6. Hạn chế của mô hình nghiên cứu và Thảo luận

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

• Về mặt lý thuyết nguồn vốn sẽ dịch chuyển từ lĩnh vực đầu tư này sang lĩnh vực đầu tư khác có sức sinh lời cao hơn. Do đó, giá vàng và giá cổ phiếu có kỳ vọng là quan hệ nhân quả với nhau.

• Trong các nghiên cứu gần đây nhất tại thị trường Việt Nam về giá vàng và giá cổ phiếu, trùng hợp là các kết quả nghiên cứu là đều chỉ ra được có mối quan hệ giữa chúng với nhau, nhưng lại có những khác nhau căn bản.

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

• Đinh Thị Thanh Long và Nguyễn Thị Thu Trang (2008) đã đưa ra kết luận “có những thời điểm giá vàng và chỉ số VN-Index biến động cùng chiều, nhưng cũng có những thời điểm mối quan hệ giữa giá vàng và chỉ số VN-Index là mối quan hệ ngược chiều”.

• TS. Trương Đông Lộc và Ths. Võ Thị Hồng Đoan (2009) đã có kết luận “Mối quan hệ giữa giá vàng và giá chứng khoán chỉ xảy ra một chiều là từ giá vàng ảnh hướng đến giá cổ phiếu”.

• Từ năm 2010 đến nay, thị trường vàng và cổ phiếu có nhiều yếu tố tác động như: khủng hoảng kinh tế, biến động tỷ giá, biến động chính trị, chính sách mới, … tác cả làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý nhà đầu tư. Theo nhận định của chúng tôi, mối quan hệ này đã thay đỗi. Đó là lý do chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề này.

1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

• Tóm tắt kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng với độ trể từ 1 đến 2 tuần thì có tính nhân quả song phương giữa giá vàng và giá cổ phiếu. Tuy nhiên, mối quan hệ nhân quả này lại thể hiện bản chất khác nhau. Cụ thể:

- VNINDEX SJC: nếu các yếu tố khác không đổi thì 1 điểm giảm (tăng) của VNINDEX tuần thứ t có thể dự báo được trung bình 0,0444 trđ sự tăng (giảm) giá SJC tại thời điểm t+1. Tương tự, 1 điểm sự thay đổi của VNINDEX tuần thứ t-1 có thể dự báo được trung bình 0,0883 trđ sự tăng (giảm) giá SJC tại thời điểm t+1.

- SJC VNINDEX: nếu các yếu tố khác không đổi thì 1 trđ sự tăng (giảm) của giá SJC tuần thứ t có thể dự báo được trung bình 10,0237 điểm giảm (tăng) giá VNINDEX tại thời điểm t+1. Tương tự, 1trđ sự tăng (giảm) của giá SJC tuần thứ t-1 có thể dự báo được trung bình 5,1421 điểm tăng (giảm) VNINDEX tại thời điểm t+1.

1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

1.1 Mục tiêu nghiên cứu:

• Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu mối quan hệ nhân quả Granger giữa sự thay đổi giá vàng và giá cổ phiếu tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.

• Thiết lập mô hình dự báo đơn giản dựa trên mối quan hệ giữa hai biến số trên theo thời gian.

• P/S: Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm chuỗi chỉ số Vn-Index và giá vàng SJC theo thời gian với tần suất tuần được thu thập từ 04/01/2010 đến 07/10/2012.

1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Giá cổ phiếu: Chúng tôi lấy giá VN-INDEX làm đại diện vì:

+ Là chỉ số giá chứng khoán sàn tập trung

+ Thông tin niêm yết minh bạch và có sự kiểm soát của UBCK nhà nước

+ Giao dịch theo phương thức khớp lệnh

+ Công ty niêm yết có quy mô vốn lớn- Giá vàng: chúng tôi lấy giá vàng miếng SJC làm đại diện vì:

+ SJC là thương hiện vàng miếng được nhiều người ưu chuộng.

+ SJC có thị phần lớn trong thị trường vàng miếng.

+ SJC đang độc quyền vàng miếng, mô hình kinh tế lượng thiết lập có thể ứng dụng để dự báo cho tương lai.

1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Trong giai đoạn nghiên cứu liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa giá vàng và giá cổ phiếu?

- Nếu có vậy chiều hướng quan hệ ra sao? Mức độ quan hệ như thế nào?

- Sự thay đổi của SJC dự báo được bao nhiều sự thay đổi của VN-INDEX và ngược lại?

Kết quả nghiên cứu nhằm trả lời những câu hỏi trên

1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

1.4 Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.• Phương pháp thảo luận nhóm.• Phương pháp nghiên cứu định lượng:

+ Mô hình kiểm định nhân quả Granger ứng dụng trên các biến trễ VNINDEX và giá vàng SJC

+ Hồi quy giữa biến độc lập này với các biến trễ được xem là có tác động granger lên biến kia và ngược lại.

+ Sử dụng phần mềm thống kê Eviews 16 để phân tích dữ liệu.

1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu

• Hai chỉ tiêu nghiên cứu được thu thập từ tuần 1 năm 2010 đến tuần từ 40 năm 2012. Tổng giá trị quan sát là 144 giá trị theo thời gian.

• Dữ liệu tuần được lấy trung bình cộng các ngày có giao dịch trong tuần.

.000

.002

.004

.006

.008

.010

.012

320 360 400 440 480 520 560 600

Normal Histogram

Den

sity

VNINDEX

.00

.02

.04

.06

.08

.10

.12

16 20 24 28 32 36 40 44 48 52 56

Normal Histogram

De

nsi

ty

SJC

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

• VN-Index trong kỳ nghiên cứu có xu hướng giảm.

• Giá vàng SJC trong kỳ có xu hướng tăng lên.

Có dấu hiệu hai biến số nghiên cứu quan hệ nghịch biến theo thời gian.

2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu

0

100

200

300

400

500

600

10M01 10M07 11M01 11M07 12M01 12M07

SJC VNINDEX

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

3. Kiểm định Granger test

Thời gian Yt Xt

2000 213 12

2001 234 15

2002 231 14

2003 235 13

…. …… ……

2012 246 15

Quan hệ nhân quả: (Granger, 1969)

Xét các chiều quan hệ nhân quả Granger:

-X Y: Các giá trị quá khứ của X được kỳ vòng có thể giúp tiên đoán các giá trị tương lai của Y.

-Y X: Các giá trị quá khứ của Y được kỳ vòng có thể giúp tiên đoán các giá trị tương lai của X.

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

3. Kiểm định Granger test

Thời gian Xt

2000 213 12

2001 234 15

2002 231 14

2003 235 13

…. …… ……

2012 246 15

- Kết quả kiểm định nhân quả Granger sử dụng để tiến hành hồi quy định lượng.

- Về mặt ý tưởng: các giá trị thông tin quá khứ càng xa thời điểm dự báo thì càng ít giá trị tham khảo. Vậy xa bao nhiểu? Granger test sẽ trả lời dự trên kết quả phân tích thông kê.

Yt

?

?

?

?

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

• Cơ sở lý luận về Granger test

3. Kiểm định Granger test

• Kiểm định nhân quả Granger: SJC VNINDEX (1.1)

1. Hồi quy SJC hiện hành theo tất cả các số hạng SJC trễ, không bao gồm các biến VNINDEX trễ trong phép hồi quy này. Ta thu được tổng bình phương số dư hạn chế RSSR.

2. Sau đó chạy hồi quy bao gồm luôn các số hạng trể của VNINDEX. Ta thu được bình phương số dư không hạn chế RSSUR.

3. Giả thiết không là H0: ∑βi = 0, nghĩa là, các số hạng VNINDEX trễ không thuộc về phép hồi quy.

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

4. Để kiểm định giả thiết này, ta áp dụng thống kê F kiểm định Wald và cách quyết định như sau: Nếu giá trị thống kê F tính toán lớn hơn giá trị thống kê F phê phán ở một mức ý nghĩa xác định ta bác bỏ giả thiết H0 và ngược lại.

3. Kiểm định Granger test

Hàm này có phân phối F với bậc tự do là m và (n – k) . Trong trường hợp này, m bằng số lượng số hạng VNINDEX trễ và k là số lượng thông số ước lượng trong phép hồi quy không hạn chế.

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

Thực hiện từ bước 1 đến bước 4 để kiểm định Granger test cho chiều ngược lại: VNINDEX SJC (1.2).

3. Kiểm định Granger test

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

• Ứng dụng Granger test vào dữ liệu nghiên cứu:

1. VNINDEX SJC H0: VNINDEX không có quan hệ nhân quản Granger lên SJC

3. Kiểm định Granger test

Kết quả kiểm định Granger cho thấy với độ trể từ 1-2 tuần thì VNINDEX có quan hệ nhân quả lên SJC (tức là sự thay đổi trên VNINDEX là nguyên nhân gây ra sự thay đổi lên SJC).

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

• Ứng dụng Granger test vào dữ liệu nghiên cứu:

2. SJC VNINDEX H0: SJC không có quan hệ nhân quản Granger lên VNINDEX

3. Kiểm định Granger test

Kết quả kiểm định Granger cho thấy với độ trể từ 1-4 tuần thì SJC có quan hệ nhân quả lên VNINDEX (tức là sự thay đổi trên SJC là nguyên nhân gây ra sự thay đổi lên VNINDEX).

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

4. Mô hình hồi quy

- Các biến độc lập được lấy ra từ phân tích kiểm định Granger.

- Sau đây lần lượt ta thực hiện hồi quy và kiểm định từng mô hình.

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

4. Mô hình hồi quy

3.1 Hồi quy mô hình 2.1

Kết quả hồi quy cho thấy nếu các yếu tố khác không đổi thì 1 điểm giảm (tăng) của VNINDEX tuần thứ t có thể dự báo được trung bình 0,0444 trđ sự tăng (giảm) giá SJC tại thời điểm t+1. Tương tự, 1 điểm sự thay đổi của VNINDEX tuần thứ t-1 có thể dự báo được trung bình 0,0883 trđ sự tăng (giảm) giá SJC tại thời điểm t+1.

Hệ số R-squared = 0.651 và Adjusted R-squared = 0.645 tương đối khá, mô hình có thể chấp nhận được.

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

4. Mô hình hồi quy

3.1 Hồi quy mô hình 2.2

Mô hình hồi quy (2.2) xuất hiện các giá trị không như kỳ vọng.

Hệ số R-squared = 0.602 và Adjusted R-squared = 0.59 tương đối thấp.

Hệ số t-Statistic của các biến trể 2, 3, 4 nhỏ hơn 1,96 có dấu hiệu thừa biến. Lần lượt kiểm định sự có mặt không cần thiết của các biến này (kiểm định Wald Test).

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

4. Mô hình hồi quy

3.1 Hồi quy mô hình 2.2

kiểm định Wald Test

Giả thiết H0: Biến trể SJC(-4) và SJC(-3) là không cần thiết:

Loại bỏ 2 biến SJC(-3) và SJC(-4) ra mô hình 2.2.

P/s: nếu loại bỏ biến SJC(-2) thì mô hình bị thiếu biến), nên SJC(-2) được giữa lại.

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

4. Mô hình hồi quy

3.1 Hồi quy mô hình 2.2

Mô hình sau điều chỉnh:

Kết quả hồi quy cho thấy nếu các yếu tố khác không đổi thì 1 trđ sự tăng (giảm) của giá SJC tuần thứ t có thể dự báo được trung bình 10,0237 điểm giảm (tăng) giá VNINDEX tại thời điểm t+1. Tương tự, 1trđ sự tăng (giảm) của giá SJC tuần thứ t-1 có thể dự báo được trung bình 5,1421 điểm tăng (giảm) VNINDEX tại thời điểm t+1 .

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

5. Ý nghĩa kinh tế

• Kết quả mô hình 2.1:

- Kết quả mô hình cho thấy quan hệ nhân quả giữa giá vàng và giá cổ phiếu là nghịch đảo với nhau, khi Vn-Index tăng thì giá vàng giảm và ngược lại.

- Điều này là do khi Vn-Index giảm điểm, nhà đầu tư có xu hướng bán cổ phiếu chuyển sang mua vàng trong giai đoạn nghiên cứu (dòng vốn chảy từ kênh đầu tư có suất sinh lợi thấp sang kênh đầu tư có suất sinh lời cao hơn), hai thông tin quan trọng cho quyết định này là giá chứng khoán trong 1 và 2 tuần trước đó.

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

5. Ý nghĩa kinh tế

• Kết quả mô hình 2.2:

- Kết quả mô hình 2.2 thể hiện sự thay đổi trong tâm lý nhà đầu tư cổ phiếu đối với các thông tin quá khứ của giá vàng. Thông tin quá khứ của giá vàng tác động trái chiều nhau lên VNINDEX ở độ trể 1 và 2 tuần.

- Sự thay đổi của SJC ở tuần thứ t-1 nghịch biến với thay đổi của VNINDEX ở tuần t có thể được giải thích bởi nguyên nhân dịch chuyển dòng vốn qua các kênh đầu tư.

- Sự thay đổi của SJC ở tuần thứ t-2 đồng biến với thay đổi của VNINDEX ở tuần thứ t có thể là do các nhà đầu tư thận trọng với vấn đề “bong bóng” giá ở thị trường vàng hoặc các nhà đầu tư bán chốt lời và chuyển sang mua chứng khoán.

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

6. Kiểm tra thực tế và hạn chế

• Kiểm tra thực tế (mô hình xây dựng có phù hợp thực tế không?)

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

6. Kiểm tra thực tế và hạn chế

• Kiểm tra thực tế mô hình 2.1

- Mức độ chênh lệch so với thực tế khá cao, khả năng dự báo của mô hình thấp.- Giá vàng trên thực tế chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, tác động với các mức độ khác nhau ở từng thời kỳ. Đây là lý do mô hình nghiên cứu có hệ số R2 không cao lắm.

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

6. Kiểm tra thực tế và hạn chế

• Kiểm tra thực tế mô hình 2.2

- Mức độ chênh lệch của chỉ số VNINDEX dự báo và VNINDEX thực tế ở mức tương đối, người sử dụng có thể sử dụng để tham khảo.- Giá cổ phiếu trên thực tế chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, tác động với các mức độ khác nhau ở từng thời kỳ. Đây là lý do mô hình nghiên cứu có hệ số R2 không cao lắm.

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

6. Kiểm tra thực tế và hạn chế

• Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

- Cả hai mô hình đều mắc phải khuyết tật là có hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi nên cần thận trọng khi sử dụng kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, mục tiêu của mô hình là mang tính dự báo nên có thể chấp nhận mô hình như là một giá trị tham khảo.

- Mức độ giải thích của các mô hình (R2) khá thấp, chứng tỏ rằng mô hình còn thiếu nhiều biến quan trong. Hay nói cách khác, có nhiều yếu tố khác tác động đến sự thay đổi của giá vàng và giá cổ phiếu như: tỷ gía, lãi suất, tăng trưởng kinh tế, … mà một nghiên cứu mở rộng cần bổ sung.

- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá vàng và giá cổ phiếu có quan hệ nhân quản Granger một cách có ý nghĩa thống kê. Do vậy, trong nghiên cứu mở rộng có thể nên bổ sung thêm các biến trể VNINDEX nếu nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá vàng và ngược lại.

Thực hiện bởi: Nhóm 6 I Lớp MBA12C I ĐH Mở Tp.HCM

Cảm ơn các anh chị đã lằng nghe!

Sau đây là phần thảo luận và đặt câu hỏi.


Recommended