Download doc - Tong Quan Ky Thuat

Transcript

BỘ QUỐC PHÒNGTẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG VIETTEL (Dành cho nhân viên sau tuyển dụng)

LƯU HÀNH NỘI BỘ

HÀ NỘI, THÁNG 03 NĂM 2010

BỘ QUỐC PHÒNGTẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG VIETTEL (Dành cho nhân viên sau tuyển dụng)

LƯU HÀNH NỘI BỘ

NGƯỜI VIẾT TÀI LIỆU KHOA KỸ THUẬT

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETTEL

HÀ NỘI, THÁNG 03 NĂM 2010

MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................................1

MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT............................................................................4

LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................6

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG..........................................7

I. Thành phần trong mạng viễn thông..........................................................................71. Khái niệm mạng Viễn thông.................................................................................72. Các thành phần của mạng viễn thông..................................................................7

II. Chức năng của các thành phần trong mạng viễn thông..........................................71. Thiết bị đầu cuối..................................................................................................72. Hệ thống truyền dẫn.............................................................................................83. Trung tâm chuyển mạch.....................................................................................124. Hệ thống báo hiệu..............................................................................................145. Các loại dịch vụ.................................................................................................156. Trung tâm Điều hành - Quản lý - Bảo dưỡng....................................................167. Các thiết bị phụ trợ............................................................................................17

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG VIETTEL...........................19

I. Mạng Viettel Mobile.............................................................................................191. Sơ đồ cấu trúc mạng Viettel Mobile...................................................................192. Chức năng của các thành phần trong mạng Viettel Mobile..............................19

II. Mạng PSTN Viettel...............................................................................................211. Sơ đồ cấu trúc mạng PSTN của Viettel (hình 2.1).............................................212. Chức năng của các thành phần trong mạng PSTN............................................21

III. Mạng Internet Viettel...........................................................................................221. Sơ đồ cấu trúc mạng Internet Viettel (hình 2.3)................................................222. Chức năng của các thành phần trong mạng Internet........................................22

IV. Mạng truyền dẫn Viettel......................................................................................231. Sơ đồ cấu trúc mạng truyền dẫn của Viettel (hình 2.4).....................................232. Chức năng của các thành phần trong mạng truyền dẫn....................................24

V. Sơ đồ kết nối tổng thể mạng Viễn thông Viettel theo cấu trúc phân lớp..............251. Sơ đồ kết nối (hình 2.5)......................................................................................252. Luồng lưu lượng.................................................................................................25

VI. Mô hình tổ chức bộ máy kỹ thuật hành điều hành mạng Viettel Telecom.........27(hình 2.6)...................................................................................................................27

CHƯƠNG III. THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG TRONG MẠNG VIỄN THÔNG.......................................................................................................................................29

I. Thuật ngữ trong mạng di động...............................................................................291. TRX (TRE):........................................................................................................292. Kênh lưu lượng (con goi là kênh TCH):............................................................293. Kênh SDCCH:....................................................................................................294. TU (Traffic Utilisation):....................................................................................295. Giơ peak:............................................................................................................296. GoS (Grade of Service):.....................................................................................297. Tỷ lệ cuộc goi được thiết lập thành công (CSSR):.............................................29

1

8. Tỷ lệ rớt cuộc goi (CDR):..................................................................................299. Ti lệ kênh SDCCH bị rớt (SDR).........................................................................2910. Ti lệ kênh SDCCH bị nghen (SCR):.................................................................3011. Ti lệ kênh TCH bị nghen (TCR):......................................................................3012. Tỷ lệ chuyển giao thành công (HOSR):...........................................................3013. Thơi lượng gián đoạn thông tin mạng vô tuyến di động (TF):.........................3014. Goc Tilt: là goc ngâng/cụp của anten..............................................................3015. Goc Azimuth:...................................................................................................3016. Độ cao antenna...............................................................................................3017. Mức thu cương độ tín hiệu (Rxlev)..................................................................3118. Thuê bao attach:..............................................................................................3119. Thuê bao registered:........................................................................................3120. Số thuê bao detach (thuê bao rơi mạng):........................................................3121. BHCA (Busy hour call attempt):......................................................................3122. MHT (Mean Holding Time):............................................................................3123. Độ khả dụng của mạng (D)..............................................................................31

II. Thuật ngữ mạng ADSL.........................................................................................321. DSL (Digital Subscriber Line):..........................................................................322. Thơi lượng gián đoạn thông tin mạng ADLS và PSTN (TF):............................323. Tốc độ đương xuống và tốc độ đương lên:........................................................324. Sự cố đương dây thuê bao (đối với ADSL và PSTN):........................................325. Tỷ lệ sửa chữa đương dây thuê bao trong 6h:...................................................326. Thơi gian thiết lập dịch vụ:................................................................................32

III. Thuật ngữ mạng truyền dẫn.................................................................................321. Thơi lượng gián đoạn thông tin mạng Truyền dẫn (TF):...................................322. Nháy luồng:........................................................................................................333. Luồng E1:...........................................................................................................334. Luồng STM-1:....................................................................................................335. Luồng STM - n (n = 4, 16, 64):..........................................................................336. SDH (Synchronous Digital Hierarchy):............................................................337. DWDM (Dense Wavelength Division Multiplexing):........................................33

IV. Các đơn vị đo lường trong viễn thông: VSWR, dB, dBm, dBi, Erl....................331. Ti số song đứng điện áp (VSWR):......................................................................332. dB:......................................................................................................................333. dBi:.....................................................................................................................334. Erlang (Erl):......................................................................................................33

CHƯƠNG IV. MÔ TẢ CHUNG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KỸ THUẬT VIỄN THÔNG.............................................................................................................34

I. Vai trò chuyên môn................................................................................................341. Quy hoạch mạng: bao gồm 6 việc sau:..............................................................342. Thiết kế mạng.....................................................................................................343. Triển khai...........................................................................................................354. Khai thác............................................................................................................355. Tối ưu mạng: bao gồm 6 việc sau:.....................................................................37

II. Vai trò quản lý......................................................................................................371. Quản lý tài nguyên mạng lưới............................................................................372. Quản lý chất lượng mạng...................................................................................38

2

3. Quản lý tài sản...................................................................................................384. Quản lý khách hàng:..........................................................................................39

III. Mối quan hệ:........................................................................................................39

PHỤ LỤC I: NGÂN HÀNG CÂU HỎI........................................................................40

3

MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Thuật ngữ tiếng Anh Tiếng Việt tương đương

2G Second Generation Thế hệ công nghệ thứ 2

3G Third Generation Thế hệ công nghệ thứ 3

AUC Authentication Center Trung tâm nhận thực

BGM Background Music Nhạc nền

BSC Base Station Controller Đài điều khiển trạm gốc mạng 2G

BSSAPBase Station System ApplicationPart

Phần ứng dụng hệ thống trạm gốc

BTS Base Transceiver Station Trạm thu phát gốc mạng 2G

CAP CAMEL Application Part Phần ứng dụng CAMEL

CRBT Colour Ringback Tone Nhạc chuông chờ đa âm.

DSLAMDigital Subscriber Line Access Multiplexer

Bộ ghép kênh truy nhập đường thuê bao số

DWDMDense Wavelength Division Multiplexing

Ghép kênh phân chia theo bước song

EIR Equipment Identity Register Bộ ghi nhận dạng thiết bị

GGSN Gateway GPRS Support Node Node hỗ trợ GPRS cổng

GMSCGateway Mobile Switching Center

TT chuyển mạch di động cổng

GPRS General Packet Radio Service DV vô tuyến chuyển mạch gói

GSM Global System of Mobile Hệ thống di động toàn cầu

HLR Home Location Register Bộ ghi dịch thường trú

HSDPA High Speed Downlink Packet Access

Truy nhập gói đường xuống tốc độ cao.

HSPA High Speed Packet Access Truy nhập gói tốc độ cao.

HSUPA High-Speed Uplink Packet Access

Truy nhập gói đường lên tốc độ cao

IP Internet Protocol Giao thức Internet

ISUP ISDN User Part Phần người dùng ISDN

MAP Mobile Application Part Phần ứng dụng di động

MCA Miscall Alert System Hệ thống báo cuộc gọi nhỡ

MSS Mobile Soft Switch Chuyển mạch mềm di động

MSC Mobile Switching Center Trung tâm chuyển mạch di động

NodeB NodeB Trạm thu phát gốc mạng 3G

SCCPSignaling Connection Control Part

Phần điều khiển kết nối báo hiệu

SDH Synchronous Digital Hierarchy Phân cấp số đồng bộ

4

Chữ viết tắt

Thuật ngữ tiếng Anh Tiếng Việt tương đương

SGSN Serving GPRS Support Node Node hỗ trợ cung cấp GPRS

SMSC Short Message Service Center Trung tâm dịch vụ nhắn tin

STM-1 Synchronous Transport Module 1 Module chuyển phát đồng bộ - 1

UE User Equipment Thiết bị di động 3G

VLR Visiter Location Register Bộ ghi dịch tạm trú

VSAT Very Small Aperture Terminal Thiết bị vệ tinh

WAP Wireless Application Part Phần ứng dụng không dây

5

LỜI NÓI ĐẦU

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của ngành viễn thông quốc tế hiện nay, Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel đã có những bước chuyển mình đột phá để theo kịp với tốc độ tăng trưởng chóng mặt của ngành viễn thông quốc tế. Đó là sự cải tiến về mặt công nghệ, không ngừng sáng tạo nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Muốn làm được như vậy chúng ta cần có một chiến lược phát triển phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, mở rộng hợp tác với các hãng viễn thông lớn trong khu vực và thế giới, không ngừng học hỏi trao đổi kinh nghiệm và tiến bộ công nghệ với các quốc gia khác trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó công tác đào tạo cũng cần phải được chú trọng đặc biệt, bởi vì một doanh nghiệp vững mạnh luôn song hành với đội ngũ nhân viên có phẩm chất tốt và chuyên môn giỏi.

Nhằm đảm bảo nguồn tài liệu đào tạo cho nhân viên sau tuyển dụng, Bộ môn Viễn thông - Khoa Kỹ thuật - Trung tâm Đào tạo Viettel tái bản tài liệu “Tổng quan mạng Viễn thông Viettel”, tài liệu bao gồm 4 chương sau:

Chương I : Tổng quan về mạng viễn thông.Chương II : Tổng quan mạng viễn thông Viettel.Chương III : Thuật ngữ thường dùng trong mạng Viễn thông .Chương IV : Mô tả chung công việc của Nhân viên kỹ thuật Viễn thông.Hy vọng rằng, tài liệu này có ý nghĩa thiết thực cho các nhân viên sau tuyển dụng

bước đầu làm quen với cấu trúc mạng Viễn thông của Viettel.Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong

nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng chí Lãnh đạo các cấp và đồng nghiệp để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:Trung tâm Đào tạo ViettelM1 - An Khánh - Hoài Đức - Hà NộiTel: 04.62650.329 - 0987.767.889Fax: 04.62650.174Email: [email protected]

6

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNGI. Thành phần trong mạng viễn thông.1. Khái niệm mạng Viễn thông.

Viễn thông bao gồm những vấn đề liên quan đến:- Việc truyền thông tin giữa các đối tượng qua một khoảng cách, nghĩa là bao

gồm bất kỳ hoạt động liên quan tới việc phát/nhận tin tức (âm thanh, hình ảnh, chữ viết, dữ liệu...).

- Qua các phương tiện truyền thông (hữu tuyến như đường dây kim loại, cáp quang hoặc vô tuyến hoặc các hệ thống điện từ khác).2. Các thành phần của mạng viễn thông.

Các thành phần của mạng viễn thông bao gồm:+ Thiết bị đấu cuối.+ Hệ thống truyền dẫn.+ Trung tâm chuyển mạch(tổng đài).+ Hệ thống báo hiệu.+ Các loại dịch vụ.+ Trung tâm Điều hành - Quản lý - Bảo dưỡng.+ Các thiết bị phụ trợ.

II. Chức năng của các thành phần trong mạng viễn thông.1. Thiết bị đầu cuối.

Thiết bị đầu cuối (Terminal Device) là thiết bị giao tiếp với người sử dụng(còn được gọi là đối tượng sử dụng, có thể là con người hoặc máy móc tự động) và là cầu nối giữa người sử dụng và mạng.

1.1. Chức năng:

7

10Mb/s

Thiết bị

phụ trợ

Báo hiệuC7

Truyền dẫn

Node CHUYỂN MẠCH

PC

Điều hành - Quản lý & Bảo dưỡng

Thiết bị

đầu cuối

Hình 1.1. Các thành phần trong mạng viễn thông

- Thiết bị đầu cuối có chức năng thu/phát các bản tin và chuyển các bản tin dưới dạng tín hiệu điện thành dạng thông tin mà con người có thể hiểu được như: hình ảnh, âm thanh, văn bản…. và ngược lại.

- Giao diện với con người (Man-Machine): thân thiện, dễ dùng, đa nhiệm, có thể di động.

- Giao diện với mạng (UNI - User Network Interface): phải được chuẩn hoá, tương thích với nhiều mạng, cước phí, quản lý dễ dàng, bảo mật tốt, có giao diện chuẩn để tương thích với nhiều mạng, ở nhiều vị trí khác nhau.1.2. Phân loại:

Thiết bị đầu cuối có nhiều loại, chúng rất khác nhau về chức năng và yêu cầu dịch vụ. Thiết bị đầu cuối gồm hai loại chính sau:

+ Thiết bị đầu cuối hữu tuyến như: máy điện thoại cố định, Fax, telex, PC, máy rút tiền tự động ATM, camera,…

+ Thiết bị đầu cuối vô tuyến như: Mobile, Wifi,…

2. Hệ thống truyền dẫn.2.1. Chức năng:

Truyền dẫn là quá trình truyền tải thông tin từ điểm này đến điểm khác trong mạng viễn thông. Mạng truyền dẫn đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ thống viễn thông. Nó là nền tảng, là cơ sở hạ tầng cho việc thực hiện truyền tải thông tin, dịch vụ.

2.2. Phân loại:Có hai phương thức truyền dẫn được sử dụng chính là: truyền dẫn hữu tuyến và

truyền dẫn vô tuyến.2.2.1. Truyền dẫn hữu tuyến:Truyền dẫn hữu tuyến thường sử dụng hai môi trường truyền dẫn quan trọng nhất

là: cáp đồng và cáp quang.

8

WiFi “Hotspot” LANs

Fax

Hình 1.2: Thiết bị đầu cuối hữu tuyến.

Hình 1.3: Thiết bị đầu cuối vô tuyến.

MS

* Cáp đồng, sử dụng 2 kiểu chính: cáp đối xứng và cáp đồng trục. Tín hiệu truyền trên cáp đồng là tín hiệu điện.- Ưu điểm: Đơn giản về mặt công nghệ, thiết bị, triển khai lắp đặt và sửa chữa.- Nhược điểm: gây tổn hao lớn dẫn đến khả năng truyền xa nhỏ, dễ bị ảnh

hưởng bởi nhiễu, độ bảo mật thông tin kém, dung lượng kênh truyền và băng thông thấp. Chủ yếu cáp đồng sử dụng ở lớp người sử dụng như: từ DSLAM đến thuê bao internet, từ tổng đài mạng PSTN đến thuê bao điện thoại.

* Cáp quang, sử dụng trong cáp sợi quang: Tín hiệu truyền trên sợi quang là tín hiệu ánh sáng vì thế khắc phục được những nhược điểm của việc truyền tín hiệu điện trên cáp đồng

- Ưu điểm: tín hiệu suy hao nhỏ khoảng cách giữa hai trạm lặp tăng lên nhiều lần, giảm được ảnh hưởng của nhiễu, độ bảo mật thông tin cao, dung lượng kênh truyền dẫn lớn với tốc độ cao vì thế thường được sử dụng trong các tuyến truyền dẫn từ lớp Access trở lên.

- Nhược điểm: phức tạp về mặt công nghệ, thiết bị.

Số sợi quang

Đường kính trung bình của cáp

Trọng lượng(kg/km)

Bán kính uốn cong nhỏ nhất(mm)

9

Hình 1.4: Cáp đối xứng

Hình 1.5: Cấu trúc của cáp quang

(mm) Có tải Không tải

4 ~ 36 11.2 90.61 - 95.53 230 115

48 ~ 72 12.2 112 - 115.12 250 125

Bảng 1.1: Đương kính, trong lượng và bán kính uốn cong nhỏ nhất của cáp treo.

Số sợi quang

Đường kính trung bình của cáp

(mm)

Trọng lượng(kg/km)

Bán kính uốn cong nhỏ nhất(mm)

Có tải Không tải

4~36 12.6117.96 - 122.95

250 130

48~72 13.6 138.66–141.36 280 140

Bảng 1.2: Đương kính, trong lượng và bán kính uốn cong nhỏ nhất của cáp chôn trực tiếp.

2.2.2. Truyền dẫn vô tuyếnTrong mạng viễn thông Viettel hiện đang sử dụng truyền dẫn vô tuyến có hai

loại là: Truyền dẫn Viba và truyền dẫn qua Vệ tinh(VSAT).* Truyền dẫn Viba.

Truyền dẫn vô tuyến chuyển tiếp bằng Viba của Viettel thường sử dụng những băng tần số 7GHz, 15GHz, 17GHz.

STT Khoảng cách tuyến Loại Viba Loại anten

1 < 5 Km 17 GHz 0,3m và 0,6m

2 > 5 Km 15GHz 0,3m và 0,6m

3 > 20 Km 7GHz 1,2m

Bảng 1.3: Thông số về khoảng cách của tuyến truyền với tần số và loại anten.

- Ưu điểm: lớn nhất của truyền dẫn vô tuyến so với truyền dẫn cáp là không cần bất kỳ một đường dây dẫn nào. Được sử dụng trong các địa hình khó khăn thi công hệ thống truyền dẫn quang và truyền dẫn trong môi trường không gian tự do và trong tầm

10

Hình 1.6: Trạm chuyển tiếp vô tuyến bằng Viba.

nhìn thẳng. Các hệ thống vô tuyến được lắp đặt nhanh gọn, không cần đào xới, chi phí đầu tư ít.

- Nhược điểm: Dung lượng thấp, chất lượng đường truyền không ổn định, suy hao lớn do ảnh hưởng của thời thiết: mưa, gió, bão,…

* Truyền dẫn Vệ tinh.Trong thông tin vệ tinh, thiết bị chuyển tiếp trung gian chuyển động theo quỹ

đạo xung quanh trái đất thay vì được thiết lập cố định trên mặt đất. Trạm mặt đất truyền thông tin đến vệ tinh bằng một tần số, vệ tinh tái tạo và truyền thông tin đó trở về bằng một tần số khác. Các băng tần sử dụng trong truyền dẫn vệ tinh:

STT Băng tần Uplink (GHz) Downlink (Ghz)

1 Băng C 5GHz (5,925 - 6,425) 3GHz (3,7 - 4,2)

2 Băng C+ 5GHz (5,850 - 6,925) 3GHz (3,4 - 3,7)

3 Băng Ku 14GHz (14 - 14.5) 11GHz (11.7 - 12.2)

4 Băng Ku+ 14GHz (13.75 - 14.5) 11GHz (12.25 - 12.75)

Bảng 1.4: Các băng tần sử dụng trong truyền dẫn vệ tinh

Các vệ tinh sử dụng trong viễn thông thường được định vị tại quỹ đạo địa tĩnh, vị trí được coi là không thay đổi tại mọi thời điểm nếu nhìn từ điểm quan sát tại trạm mặt đất. Khoảng cách đến quỹ đạo này khoảng 36.000km tính từ trái đất nên trễ truyền dẫn xấp xỉ 240ms từ trạm mặt đất phát đến trạm Vệ tinh thu. Người nói phải chờ trả lời khoảng 0,5 giây, điều này làm gián đoạn thông tin liên tục. Một vấn đề khác đối với truyền thông vệ tinh là tiếng vọng, thông thường tiếng vọng cũng bị trễ khoảng 0,5 giây.

Trong mạng viễn thông Viettel sử dụng thông tin vệ tinh trong một số trường hợp sau:

+ Truyền dẫn thông tin sang mạng viễn thông Quốc tế (Gateway).+ Tích hợp trạm BTS qua đường vệ tinh.

11

Hình 1.7: Trạm chuyển tiếp vô tuyến bằng Vệ tinh.

Ưu điểm: do tính phức tạp của địa hình, địa lý tại một số nơi như miền núi, hải đảo…giải pháp truyền dẫn bằng cáp quang, cáp đồng hay viba không có tính khả thi cao, và không tối ưu chính vì thế việc kết nối truyền dẫn giữa BTS và BSC thông qua đường truyền vệ tinh sẽ là tối ưu nhất cho việc phát sóng trạm mới để mở rộng vùng phủ, và giải pháp này được gọi là truyền dẫn Abis qua đường vệ tinh.

Nhược điểm: là dung lượng đường truyền thấp, chất lượng tín hiệu bị ảnh hưởng của thời tiết, trễ lớn, chi phí cao. 3. Trung tâm chuyển mạch

Để thiết lập một tuyến nối theo yêu cầu từ một thuê bao này tới một thuê bao khác thì mạng phải có thiết bị chuyển mạch để lựa chọn một tuyến nối phù hợp. Trong mạng điện thoại, các hệ thống chuyển mạch này được gọi là các tổng đài. Thuê bao sẽ nhận được cuộc nối theo yêu cầu nhờ vào các thông tin báo hiệu truyền qua đường dây thuê bao. Thông tin báo hiệu này rất cần thiết cho việc truyền các thông tin điều khiển của một cuộc gọi hay truyền trên các mạch kết nối các tổng đài với nhau.

Trong thực tế hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật chuyển mạch đang được áp dụng. Trong đó, phổ biến nhất là kỹ thuật chuyển mạch kênh, kỹ thuật chuyển mạch gói và chuyển mạch mềm. 3.1. Chuyển mạch kênh (CS: Circuit Switch).

- Chuyển mạch kênh được định nghĩa là kỹ thuật chuyển mạch đảm bảo việc thiết lập các đường truyền dẫn dành riêng cho việc truyền tin của một quá trình trao đổi thông tin giữa hai hay nhiều thuê bao khác nhau.

- Chuyển mạch kênh được ứng dụng cho việc liên lạc một cách tức thời, quá trình chuyển mạch được đưa ra một cách không có cảm giác về sự chậm trễ (thời gian thực) và độ trễ biến thiên giữa nơi thu và nơi phân phối tin hay ở bất kỳ phần nào của hệ thống truyền tin. Chuyển mạch kênh tín hiệu số là quá trình kết nối, trao đổi thông tin các khe thời gian giữa một số đoạn của tuyến truyền dẫn TDM số.

- Có hai cơ chế thực hiện quá trình chuyển mạch kênh tín hiệu số là: Cơ chế chuyển mạch không gian số (loại S) và cơ chế chuyển mạch thời gian số (loại T) và xây dựng trường chuyển mạch kết hợp giữa hai loại S và T bảo đảm kích thước lớn bất kỳ theo yêu cầu.

12

Hình 1.8: Trương chuyển mạch không số (loại S)

3.2. Chuyển mạch gói (Packet Switching):Kỹ thuật chuyển mạch gói ngày nay đã trở thành một kỹ thuật rất có tiềm năng và

quan trọng trong lĩnh vực Viễn thông bởi vì nó cho phép các nguồn tài nguyên viễn thông sử dụng một cách hiệu quả nhất. Chuyển mạch gói có thể thích ứng với diện rất rộng các dịch vụ và yêu cầu của khách hàng. Trên thế giới ngày nay, mạng chuyển mạch gói cũng đang được phát triển rất mạnh mẽ và sử dụng chủ yếu cho các dịch vụ truyền thông số liệu giữa các máy tính. Tuy vậy chuyển mạch gói cũng đang thể hiện hiệu quả và tính hấp dẫn của nó cho các dịch vụ viễn thông khác như điện thoại, Video và các dịch vụ băng rộng khác.

Nguyên lý của chuyển mạch gói là dựa trên khả năng của các máy tính tốc độ cao và các quy tắc để tác động vào bản tin cần truyền sao cho có thể chia cắt các cuộc gọi, các bản tin hoặc các giao dịch (Transaction) thành các thành phần nhỏ gọi là “Gói” tin. Tuỳ thuộc vào việc thực hiện và hình thức của thông tin mà có thể có nhiều mức phân chia. Ví dụ một cách thực hiện phổ biến được áp dụng của chuyển mạch gói hiện nay là bản tin của người sử dụng được chia thành các Segments và sau đó các Segments lại được chia tiếp thành các gói (Packet) có kích thước chuẩn hoá. Như chuyển mạch ATM, FR,….

Ví dụ: trên hình 1.10 mô tả nguyên lý làm việc của chuyển mạch gói. Các bản tin của thuê bao gọi A sẽ không được gửi đi một cách tức thời và trọn vẹn qua mạng tới thuê bao B như trong chuyển mạch kênh mà nó sẽ được cắt ra thành các gói chuẩn ở node chuyển mạch gói nguồn PSWS. Mỗi gói sẽ được phát vào mạng một cách riêng rẽ và độc lập và chúng dịch chuyển về node chuyển mạch gói đích PSWĐ theo một đường dẫn khả dụng nhất tại bất kỳ thời điểm nào, đồng thời mỗi gói sẽ được giám sát lỗi dọc hành trình. Tại PSWĐ các gói sẽ tái hợp để tạo thành các bản tin nguyên vẹn như ban đầu rồi gửi tới thêu bao B.

13

Hình 1.9: Trương chuyển mạch thơi gian số (loại T).

Hình 1.10: Mô hình chuyển mạch goi.

3.3. Chuyển mạch mềm (SoftSwitch): Chuyển mạch mềm là khái niệm bao hàm việc tách phần điều khiển ra khỏi

phần chuyển mạch (kết nối). Nó bao gồm các module phần mềm tiêu chuẩn, có chức năng điều khiển cuộc gọi, báo hiệu, có giao thức liên kết và khả năng thích ứng với các dịch vụ mới trong mạng hội tụ. Nó chuyển mạch cuộc gọi mà không phụ thuộc vào phương thức truyền dẫn và cách truy nhập mạng.

Chuyển mạch mềm (SoftSwitch) là công nghệ chuyển mạch các cuộc gọi trên nền công nghệ gói (như VoIP chẳng hạn: G711, G723, G729,...)

Chuyển mạch mềm trong mạng di động:- Phần điều khiển(Modul control):

Phần điều khiển được gọi là: MSS (Mobile Switch Center Server), có chức năng thực hiện bảo mật, quản lý di động, thiết lập và giải phóng cuộc gọi,.... các MSS liên lạc với nhau và các phần tử mạng khác bằng các giao thức chuẩn lớp 3 như ISUP, MAP, BICC. MSC-Server điều khiển các MGw và đưa ra các chức năng và tài nguyên cần thiết cho một cuộc gọi. Giao thức được sử dụng ở đây là H.248 (MGCP).- Phần chuyển mạch (Modul Switch).

Phần kết nối là mạng phân tán dùng để chuyển mạch các cuộc gọi. Phần tử chính ở đây là các MGw. MGw dùng để thiết lập các kết nối giữa các người dùng và khi cần nó có thể chuyển đổi các công nghệ chuyển tải khác nhau (TDM, ATM, IP). MGw cũng thực hiện việc xử lý dữ liệu người dùng như mã hoá/giải mã thoại, khử tiếng vọng... Tài nguyên cho một cuộc gọi có thể được phân bố trên nhiều MGw, ví dụ một MSC-Server có thể điều khiển nhiều MGw cho cùng một cuộc gọi. Các phần tử trong mạng phân lớp có thể chạy trên nền mạng IP (Mobile Backbone Packet Network).

4. Hệ thống báo hiệu.4.1. Chức năng

Trong mạng viễn thông báo hiệu được coi là một phương tiện để chuyển thông tin và các lệnh từ điểm này đến điểm khác, các thông tin và các lệnh này có liên quan đến thiết lập, giám sát và giải phóng cuộc gọi. Báo hiệu thực hiện 3 chức năng chính:

- Chức năng giám sát: giám sát đường thuê bao, đường trung kế...- Chức năng tìm chọn: chức năng điều khiển và chuyển thông tin địa chỉ.

14

Hình 1.11: Sơ đồ kết nối MSC Server với mạng.

- Chức năng khai thác và vận hành mạng: phục vụ cho việc khai thác mạng một cách tối ưu nhất.4.2. Phân loại:

Thông thường báo hiệu được chia làm 2 loại tùy thuộc vào phương thức xử lý tín hiệu báo hiệu và ứng dụng của nó là:

* Báo hiệu trong mạng chuyển mạch kênhTrong mạng chuyển mạch kênh, báo hiệu được chia thành hai loại là báo hiệu

đường thuê bao và báo hiệu liên đài. - Báo hiệu đường thuê bao là báo hiệu thực hiện cho các máy đầu cuối, thường

đó là máy điện thoại với tổng đài nội hạt.- Báo hiệu liên tổng đài là báo hiệu giữa các tổng đài với nhau và được chia

thành 2 loại là: + Báo hiệu kênh kết hợp CAS(Channel Asociated Signaling): Báo hiệu

kênh kết hợp hay còn gọi là báo hiệu kênh liên kết là hệ thống báo hiệu trong đó tín hiệu báo hiệu nằm trong kênh tiếng hoặc trong một kênh có liên quan chặt chẽ với kênh tiếng - R2.

+ Báo hiệu kênh chung CCS(Common Channel Signaling): là hệ thống báo hiệu trong đó tín hiệu báo hiệu nằm trong một kênh tách biệt với các kênh tiếng và kênh báo hiệu này được sử dụng chung cho một số lượng lớn các kênh báo hiệu của các kênh tiếng - C7.* Báo hiệu trong mạng chuyển mạch gói. Trong mạng chuyển mạch gói, báo hiệu được thực hiện thông qua các giao thức

báo hiệu. Tùy thuộc vào công nghệ được sử dụng cho từng mạng cụ thể mà báo hiệu thực hiện trong các mạng là khác nhau. Tuy nhiên, cũng giống như trong mạng chuyển mạch kênh, chúng ta cũng có thể xem có hai loại báo hiệu trong mạng chuyển mạch gói hay chính xác hơn có hai loại nhóm giao thức báo hiệu trọng mạng chuyển mạch gói: các giao thức báo hiệu lớp ứng dụng và các giao thức báo hiệu lớp lõi (Sigtran, SIP).

- Các giao thức báo hiệu lớp ứng dụng thực hiện các chức năng cơ bản của một cuộc gọi: thiết lập, duy trì và giải phóng phiên truyền thông.

- Còn các giao thức báo hiệu lớp lõi thực hiện chức năng điều khiển, quản lý các phần tử trên mạng.Báo hiệu trong mạng chuyển mạch gói là một nội dung rất lớn, để tìm hiểu kỹ về

vấn đề này cần phải xem xét cho từng giao thức cụ thể của từng mạng khác nhau. 5. Các loại dịch vụ.

Khái niệm dịch vụ viễn thông luôn gắn liền với khái niệm mạng viễn thông. Mỗi mạng viễn thông sẽ cung cấp một vài loại dịch vụ cơ bản đặc trưng cho mạng viễn thông đó và mạng này có thể cùng hỗ trợ với mạng khác để cung cấp được một dịch vụ viễn thông cụ thể.

Dịch vụ viễn thông rất đa dạng, vì vậy có nhiều phương pháp để phân loại dịch vụ theo những quan điểm khác nhau, thông thường dịch vụ viễn thông được phân chia thành các nhóm sau:5.1. Dịch vụ cơ bản:

Truyền đưa tức thời thông tin qua mạng viễn thông (bao gồm cả Internet) mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin. Đây là loại dịch vụ tối thiểu(đơn

15

giản nhất) mà nhà cung cấp dịch vụ cấp cho khách hàng, dựa trên năng lực cơ bản của nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông.5.2. Dịch vụ giá trị gia tăng:

Là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông. Những dịch vụ này thuận tiện hơn cho người sử dụng, không chỉ kết nối thiết bị đầu cuối, có khả năng cung cấp rộng khắp và tính cước linh hoạt. 5.3. Các dịch vụ trên nền mạng thế hệ sau:

Các dịch vụ được cung cấp trên nền mạng thế hệ sau (NGN) là mạng có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ chuyển mạch gói để có thể triển khai nhanh chóng các loại hình dịch vụ khác nhau dựa trên sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động.

Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại dịch vụ trên những cơ sở tiêu chí khác nhau, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, hoạch định chính sách của nhà nước.5.4. Các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ giá trị gia tăng mà mạng viễn thông Viettel đang cung cấp:

Các dịch vụ cơ bản Các dịch vụ giá trị gia tăng

- Dịch vụ khai thác trên mạng di động 2G và 3G:

+ Thoại.+ Hiển thị số gọi đến.+ Nhắn tin ngắn. + Giữ cuộc gọi.+ Chờ cuộc gọi.+ Chặn cuộc gọi đến và đi.+ Chuyển cuộc gọi.+ Hộp thư thoại (Voice mail).+ Dữ liệu.+ Gọi hội nghị.

+ Các số điện thoại khẩn cấp. + Video Call. + Mobile Internet. + D-com 2G và 3G.- Dịch vụ truy cập Internet.- Dịch vụ điện thoại cố định, Fax và dịch vụ điện thoại Homephone.- Dịch vụ điện thoại đường dài, quốc tế VoIP.

- Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động 2G và 3G: + Dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ MCA. + Dịch vụ Colour Ring. + Dịch vụ thanh toán cước trả sau bằng thẻ ATM(thanh toán điện tử). + Dịch vụ Call Me Back. + Dịch vụ Ứng tiền. + Dịch vụ thanh toán cước trả sau bằng thẻ nạp tiền trả trước (Pay 199). + Dịch vụ GPRS: MMS, Email, WAP, Tải nhạc chuông đa âm, âm thanh thực, hình nền, games, màn hình chờ,... + Mobi TV, Imuzik 3G,… + Mạng riêng ảo. + Dịch vụ cầu truyền hình. + Dịch vụ thuê kênh truyền.

6. Trung tâm Điều hành - Quản lý - Bảo dưỡng.6.1. Quản lý lỗi (Fault Mamagement):

16

- Thu thập đầy đủ các cảnh báo từ tất cả các phần tử mạng và lọc cảnh báo, phân mức cảnh báo theo màu sắc

- Tự động nhận dạng các cảnh báo được định nghĩa trước- Tra cứu cảnh báo- Khi lỗi làm phát sinh các lỗi khác thì hệ thống có chức năng nhóm cảnh báo

liên quan 1 sự kiện cụ thể- Thống kê công việc bảo dưỡng hàng ngày: logbook (Đội thực hiện, Trung tâm

chỉ theo dõi tiến độ thực hiện).- Báo cáo thống kê lỗi

6.2. Quản lý cấu hình (Configuration Mamagement):- Quản lý topo mạng theo mô hình phân cấp- Quản lý tham số - cấu hình phần cứng, version phần mềm bao gồm cả cấu hình

backup và sự thay đổi trong quá trình khai thác.- Quản lý đặc tính node mạng- Báo cáo cấu hình hệ thống (yêu cầu thực hiện báo cáo theo phương thức quản

lý được các tài nguyên đang sử dụng trên mạng).6.3. Quản lý chất lượng (Performance Mamagement):

- Báo cáo chất lượng: Báo cáo chất lượng ngày hoặc theo giờ chi tiết mức Cell, BTS, BSC, MSC, báo cáo theo vùng địa lý.

- Giám sát tải: Giám sát tải/tài nguyên sử dụng của BSC, MSC.- Đặt mức ngưỡng chất lượng mạng.- Quản lý sự cố về chất lượng mạng: theo dõi và báo cáo các sự cố chất lượng

mạng giúp: phân tích sự cố, báo cáo thông kê sự cố (bao gồm cả các sự cố trong quá khứ).

- Báo cáo chất lượng mạng.6.4. Quản lý bảo mật:

- Nhận thực người dùng: quản trị hệ thống quản lý account, chính sách bảo mật, phát hiện và ngăn chặn sự xâm nhập trái phép vào hệ thống..

- Các sự kiện tác động lên hệ thống đều được lưu trữ trong logfile ví dụ địa chỉ IP login, thời gian login, logout, thông tin về account..

- Quản lý các account truy nhập theo địa chỉ IP.- Lưu trữ các sự kiện, thời gian bắt đầu, kết thúc chạy các ứng dụng trên hệ thống

7. Các thiết bị phụ trợ.Các thiết bị phụ trợ trong mạng viễn thông bao gồm:

- Bộ nguồn AC/DC;

17

Hình 1.12. A. Tủ nguồn AC/DC Emerson trong trạm BTS

- Thoát sét/bảo vệ quá áp

- Cảnh báo cháy nổ;

- Hệ thống làm mát cho trạm BTS…

18

Hình 1.12. B. Hệ thống tiếp địa cho trạm BTS

Hình 1.12. C. Đầu báo khoi đa dụng cho trạm BTS

Hình 1.12. D. Hệ thống điều hoa làm mát cho nhà trạm

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG VIETTEL

I. Mạng Viettel Mobile.1. Sơ đồ cấu trúc mạng Viettel Mobile.

Sơ đồ cấu trúc mạng Viettel Mobile được thể hiện trên hình 2.12. Chức năng của các thành phần trong mạng Viettel Mobile.

Mạng Viettel Mobile được chia thành 5 lớp gồm: Lớp User, Lớp Access, Lớp Distribution, Lớp core, Lớp Applcation. Chức năng của các lớp như sau:+ Lớp User: lớp người sử dụng là máy đầu cuối Mobile Station(MS) và thiết bị di động User Equipment(UE).

- 2G: Giao diện giữa MS và BTS là giao diện Um.- 3G: Giao diện giữa UE và NodeB là giao diện Uu.

19

data

E1/STM1

E1

10Mb/s

User Layer

Access Layer

Distribution Layer

Application Layer

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc phân lớp mạng Viettel Mobile

SMS CRBT BGM

SMSC

MCA

Uu

IP/MPLS

G-MGW

MGW1MGW2

MSC Server

Core Layer

BSC

Iu-PS

GGSN

SGSN

Router coreINTERNET

Mạng ngoài: VNPT,EVN,Quân sự…

HLR/AuC

MS

BTS

Abis

BSC

GMSC

MSC

Um

Iu-CS

UE

NodeB

RNC

Iub

Iur

RNC

+ Lớp Access: Bao gồm hệ thống các trạm gốc BTS và NodeB. Có chức năng thu phát sóng và đã phủ sóng kín 63/63 tỉnh thành.

- 2G: Công nghệ truy nhập GSM. Sử dụng băng tần 900Mhz và 1800Mhz. Kếtnối(tích hợp) với mạng(tới BSC) thông qua truyền dẫn bằng cáp quang hoặc Viba hoặc qua Vệ tinh VSAT. Giao diện giữa BTS và BSC là giao diện Abis.- 3G: Công nghệ truy cập HSPA. Sử dụng băng tần 2110-2170 MHz. Tốc độ truy cập data tối đa lên tới 7,2Mb/s. Kết nối (tích hợp) với mạng (tới RNC) thông qua truyền dẫn bằng cáp quang(10Mb/s). Giao diện giữa NodeB và RNC là giao diện Iu-CS.

+ Lớp Distribution: - 2G: Hệ thống các trạm BSC điều khiển trạm gốc. Kết nối đến MSC bằng luồng E1/STM1. Giao diện giữa BSC và MSC là giao diện A, sử dụng giao thức BSSAP.

3G: Hệ thống các trạm RNC quản lý một hay nhiều trạm NodeB và điều khiển các tài nguyên của chúng. Nó được nối đến Lớp lõi bằng hai kết nối, một kết nối tới MGW – MSC Server (luồng thoại) và một kết nối đến SGSN (luồng data). MGw cũng thực hiện việc xử lý dữ liệu người dùng như mã hoá/giải mã thoại, khử tiếng vọng... + Lớp core:

- 3G: Sử dụng công nghệ IP/MPLS. Tài nguyên cho một cuộc gọi có thể được phân bố trên nhiều MGw, ví dụ một MSC-Server có thể điều khiển nhiều MGw cho cùng một cuộc gọi. Các phần tử trong mạng phân lớp có thể chạy trên nền mạng IP (Mobile Backbone Packet Network).

- 2G: Là hệ thống tổng đài MSC làm chức năng chuyển mạch, thiết lập điều khiển cuộc gọi. Kết nối trực tiếp với các GMSC và các BSC, RNC tại mỗi vùng.

Các MSC trên có giao diện với GMSC và các BSC, RNC giao diện kết nối bằng các luồng E1 và STM1. Giao diện báo hiệu với GMSC sử dụng báo hiệu số 7 giao thức SCCP, ISUP, MAP, CAP. Giao diện báo hiệu với BSC sử dụng giao thức BSSAP.

Tổng đài GMSC có giao diện với các mạng bên ngoài để kết nối mạng bên ngoài với mạng GSM.

Giao diện kết nối là các luồng E1 hoặc STM1. Các giao diện này sử dụng báo hiệu số 7, giao diện giữa GMSC với MSC sử dụng giao thức: ISUP, SCCP, MAP, CAP.

Kết nối trực tiếp với tổng đài Toll của Viettel tại Hà Nội định tuyến lưu lượng đi quốc tế; đến mạng PSTN của Viettel và mạng quân sự.

Giao diện kết nối lưu lượng ngoại mạng là các luồng E1 hoặc STM1. Báo hiệu số 7 sử dụng các giao thức ISUP cho thoại và giao thức MAP cho SMS.

HLR: Trung tâm quản lý đăng ký dữ liệu thuê bao, HLR kết nối trực tiếp với các hệ thống sau:

o Các STP sử dụng giao thức MAP.

o Hệ thống GPRS cho dịch vụ WAP.

SGSN (Serving GPRS Support Node): Thực hiện chức năng chuyển mạch gói. Có hỗ trợ giao diện kết nối với BSC, RNC.

GGSN (Gateway GPRS Support Node): Thực hiện chức năng chuyển mạch gói. Không có giao diện kết nối với BSC.

20

+ Lớp Application: thực hiện chức năng là giao diện kết nối giữa các mạng khác nhau, Cung cấp các dịnh vụ trên mạng di động như: SMS, MCA, BGM...*Hệ thống IN và các hệ thống VAS.

+ IN (Intelligent network): Xử lý điều khiển các cuộc gọi của thuê bao trả trước Prepaid; Lưu trữ thông tin tài khoản của thuê bao trả trước.

+ SMSC (Short Message Service Center): Trung tâm dịch vụ tin nhắn: Xử lý điều khiển nhận SMS từ thuê bao và phân phối SMS tới thuê bao nhận.

+ MCA (Miscall Alert System): Hệ thống cảnh báo cuộc gọi nhỡ.+ CRBT (Colour Ringback Tone): Hệ thống nhạc chuông chờ.+ BGM (Backgroud Music): Hệ thống nhạc nền.+ GPRS (General Packet Radio Service 2.5G): 172Kb/s (EDGE 2.75G: 384Kb/s).

II. Mạng PSTN Viettel. 1. Sơ đồ cấu trúc mạng PSTN của Viettel (hình 2.1).2. Chức năng của các thành phần trong mạng PSTN.

Mạng PSTN Viettel được chia thành 5 lớp gồm: Lớp User, Lớp Access, Lớp Application, Lớp core, Lớp Gateway. Chức năng của các lớp như sau:

+ Lớp User: lớp người sử dụng gồm các máy đầu cuối như: máy điện thoại, máy Fax, modem.

+ Lớp Access: bao gồm các bộ Host(các tổng đài nội hạt) và các bộ tập rung thuê bao. Cung cấp dịch vụ thoại truyền thống cho các thuê bao trong một khu vực

+ Lớp Distribution: Gồm các bộ Tandem tỉnh thực hiện vận chuyển lưu lượng và định tuyến và giữa Lớp Application với Lớp core(định tuyến ra) và giữa Lớp Application với Lớp Access.

+ Lớp core: Gồm các Toll/tandem khu vực thực hiện vận chuyển lưu lượng và định tuyến giữa các khu vực với nhau. Gateway: thực hiện chức năng là giao diện kết nối giữa mạng PSTN Viettel với các mạng khác, nó thực hiện định tuyến luồng thông tin từ mạng chủ tới mạng khách và ngược lại.

21

III. Mạng Internet Viettel1. Sơ đồ cấu trúc mạng Internet Viettel (hình 2.3).

Mạng Internet Viettel có thể được chia thành 05 lớp gồm: Lớp người sử dụng(User Layer), Lớp truy nhập (Access Layer), Lớp phân phối (Distribution layer), Lớp lõi (Core Layer) và Lớp cổng kết nối (Application layer).2. Chức năng của các thành phần trong mạng Internet.

Chức năng của các lớp như sau:- User Layer: Là các thiết bị đầu cuối nối vào DSLAM như modem.- Access Layer: gồm thiết bị DSLAM (Digital Subscriber Line Access

Multiplexer) Là thiết bị ghép kênh truy nhập đường dây thuê bao số đảm bảo cho các dịch vụ xDSL, DSLAM là thiết bị đặt tại phía nhà cung cấp dịch vụ và là điểm kết cuối của các kết nối ADSL. Nó cho phép kết nối với internet qua đường dây điện thoại với tốc độ cao. Cung cấp các dịch vụ truy nhập Internet xDSL, dịch vụ thuê kênh riêng (leased line) và các dịch vụ giá trị gia tăng khác (Value added Service)

- Distribution Layer: Bao gồm Agg _Sw là thiết bị chuyển mạch có chức năng thu thập tín hiệu từ nhiều nguồn dữ liệu (nhiều port) dựa trên các đặc tính khác nhau ví dụ như tốc độ (10/100Mbps), công nghệ (Ethernet, PoS: Packet over SDH) và giao thức (IP, UDP)...thành kênh dữ liệu lớn hơn (tại cổng uplink).

- Core Layer: thực hiện chức năng chuyển mạch nội vùng và định tuyến chuyển các luồng thông tin có kết cuối sang vùng khác hoặc mạng khác lên lớp Gateway để lớp này thực hiện chuyển luồng thông tin tới đích đến.

22

Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc phân lớp mạng PSTN Viettel

Toll/Tandem Khu vực

Tandem/Tỉnh

Host/ bộ tập trung thuê bao

HNI HCMĐNG

Host RSUD

RSUD RSUD

User Layer

Access Layer

Distribution Layer

Core Layer

Mạng Quốc tế

Gateway Gateway

Ngoại mạng

BRAS: máy chủ điều khiển truy nhập băng rộng từ xa, thực hiện các chức năng điều khiển các hoạt động truy nhập vào mạng, cấp địa chỉ IP và nhận thực người sử dụng…

Router: là bộ định tuyến, thực hiện chức năng là giao diện kết nối giữa các mạng khác nhau, nó thực hiện định tuyến luồng thông tin từ mạng chủ tới mạng khách và ngược lại nhận luồng tin từ mạng khách phân bổ tới các địa chỉ nội mạng tương ứng.

- Application Layer: thực hiện chức năng là giao diện kết nối giữa các mạng khác nhau, nó thực hiện định tuyến luồng thông tin từ mạng chủ tới mạng khách và ngược lại nhận luồng tin từ mạng khách phân bổ tới các địa chỉ nội mạng tương ứng.IV. Mạng truyền dẫn Viettel.1. Sơ đồ cấu trúc mạng truyền dẫn của Viettel (hình 2.4).

Mạng truyền dẫn của Viettel cũng có cấu trúc phân lớp và được chia thành 4 lớp: + Lớp Truy nhập (Access Layer) gồm các trạm BTS, DSLAM, Host

PSTN... + Lớp Hội tụ (Convergence Layer) hay còn gọi là lớp nội Tỉnh. + Lớp Lõi (Core Layer) hay còn gọi là Lớp liên Tỉnh

23

Mạng Internet

DSLAM

ATM Switch

BRAS

ROUTER CORE

HCM

HNI

ĐNG

IP Switch

VDC, mạng

khác,….

Quốc tếChat,mail,

web,…

n*E1 FE, GE

FE, GE

GGSN

Trong lớp Core của mạng di động

User Layer

Access Layer

Distribution Layer

Core Layer

Application Layer

Hình 2.3: Sơ đồ cấu trúc phân lớp mạng Internet Viettel

+ Lớp trục Quốc gia (National Backbone Layer).

2. Chức năng của các thành phần trong mạng truyền dẫn.+ Lớp truy nhập (Access Layer): Chức năng kết nối trực tiếp với các điểm

dịch vụ: BTS, DSLAM, RSU, Khách hàng thuê kênh...- Công nghệ: SDH.- Dung lượng: STM-1; STM-4

+ Lớp hội tụ (hay Lớp nội tỉnh - Convergence Layer): Chức năng kết nối lớp lõi với lớp truy nhập, có chức năng trung chuyển dịch vụ (Phân phối – Distribution và Gom - Grooming) giữa lớp Core và lớp Access

- Công nghệ: SDH.- Dung lượng: STM-16 trở lên. - Độ phủ nội hạt các thành phố, các tuyến liên huyện, thị xã.

+ Lớp lõi (Core layer) hay còn gọi là Lớp liên Tỉnh: Chức năng tập trung lưu lượng dịch vụ tại các Tỉnh, chuyển tải về các trung tâm dịch vụ tại Hà nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh.

- Công nghệ: SDH, tương lai có thêm DWDM.- Dung lượng: N x STM-64.- Độ phủ nội hạt các thành phố lớn (HNI, ĐNG, HCM); các vòng ring liên tỉnh. Hiện tại mỗi tỉnh có 02 Node Core SDH STM-64.

+ Lớp trục Quốc gia (National Backbone Layer): Chức năng kết nối lưu lượng các vùng miền, truyền tải dịch vụ Bắc - Nam, kết nối các hướng đi Quốc tế.

- Công nghệ chủ yếu DWDM tốc độ cao.- Dung lượng: N x STM-64, dung lượng tối đa 400 Gbit/s.

24

Hình 2.4: Sơ đồ cấu trúc phân lớp mạng truyền dẫn Viettel

- Độ phủ đường trục Bắc - Nam (từ HNI – HCM); các vòng ring quốc tế: HNI – LSN – MCI; HCM – VTU – CTO. Độ dài từ LSN – CTO.

V. Sơ đồ kết nối tổng thể mạng Viễn thông Viettel theo cấu trúc phân lớp1. Sơ đồ kết nối (hình 2.5).2. Luồng lưu lượng.

25

26

Host

10Mb/s

ROUTER CORE

Core Layer

Distribution Layer

User Layer

Access Layer

Hình 2.5: Sơ đồ kết nối tổng thể mạng viễn thông Viettel hiện tại(co thể thay đổi theo quy mô mạng và công nghệ).

Mạng di động

UE

BTS

BSC

MSC

GMSC

Data SGSN

GGSN

HLR

E1/STM1

NodeB

MS

G-MGW

MGW1

IP/MPLS

STM1/GE

MSC Server

MGW2

Mạng PSTN

ATM Switch

Mạng ngoài: VNPT,EVN, Quân

sự…..

Mạng Internet

Toll Khu vực

Tandem/Tỉnh

Bộ tập trung thuê bao

HNI

HCM

ĐNG

RSUD

Application Layer

DSLAM

HCM

HNI

ĐNG

IP Switch

VDC, mạng

khác,….

Điện thoại Quốc tế

IGw

Quốc tế

E1

E1/STM1

n*E1 FE, GE

FE, GE

Chat,mail, web,….

RNC

BRAS

SMS, MCA, CRBT,..

* Các trường hợp luồng lưu lượng (traffic fllow) (co thể thay đổi phụ thuộc vào chính sách định tuyến của từng giai đoạn).

- Một cuộc gọi từ thuê bao di động Viettel sang thuê bao cố định Viettel cùng vùng:

o MSBTSBSCMSCGMSC tandemHostPhone.

- Một cuộc gọi từ thuê bao di động Viettel sang thuê bao Homephone khác vùng: Hiện nay số tổng đài Softwitch (MSS) chiếm 80% tổng số tổng đài di động trên mạng, lưu lượng mạng lõi di động truyền tải trên nền IP (MBPN) chiếm 85%. Có 2 phương thức định tuyến cho tổng đài MSC sử dụng TDM và MSS sử dụng IP:

o MSC sử dụng TDM: MS BTS BSC MSC GMSC vùng 1 GMSC vùng 2 MSC BSC BTS HP.

o MSS sử dụng IP: MS BTS BSC MSS GMSC vùng 2 MSC BSC BTS HP.

- Một cuộc gọi từ thuê bao Homephone đến thuê bao di động Viettel cùng vùng.o TH 1, cùng MSC: HP BTS BSC MSC BSC BTS MS.

o TH 2, khác MSC, MSS sử dụng IP: HP BTS BSC MSS MSS# BSC BTS MS.

o TH 3, khác MSC, MSC sử dụng TDM: HP BTS BSC MSC GMSC MSC# BSC BTS MS.

- Một cuộc gọi từ thuê bao di động Viettel sang thuê bao di động Vinaphone: o MS viettel BTS BSC MSC GMSC viettel GMSC vina

MSC BSC BTS MS vina. (ở vùng nào định tuyến đến vùng đó).- Một cuộc gọi từ thuê bao di động Viettel sang thuê bao cố định của VNPT.

o TH 1, các tỉnh trừ HNI, HCM: MS viettel BTS BSC MSC GMSC viettel Tandem tỉnh viettel Tamdem tỉnh vnpt host CĐ vnpt.

o TH 2, HNI, HCM: MS viettel BTS BSC MSC GMSC viettel Tandem HNI/HCM vnpt host CĐ VNPT.

- Một cuộc gọi từ thuê bao cố định Viettel tại tỉnh A đến thuê bao cố định của VNPT tại tỉnh B khác vùng.

o CĐ viettel A Host Tandem viettel A Toll viettel vùng 1 Toll viettel vùng 2 Tandem viettel B Tamdem vnpt B host CĐ vnpt

VI. Mô hình tổ chức bộ máy kỹ thuật hành điều hành mạng Viettel Telecom (hình 2.6).

(co thể thay đổi theo từng giai đoaạn phát triển)

27

28

29

Hình 2.6: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KỸ THUẬT ĐIỀU HÀNH MẠNG VIETTEL TELECOM NĂM 2010

Ban hành kèm theo Quyết định số 214 /QĐ-VTQĐ-TCNL ngày 25/01/2010 của TGĐ Tập đoàn VTQĐGIÁM ĐỐC

PGĐ Công nghệPGĐ Hạ Tầng PGĐ Khai thác

1.Ban Quy hoạch2. Ban Quản lý chất lượng3.Ban Tiêu chuẩn Viễn thông.4. Ban tích hợp giải pháp.5. Ban Nghiệp vụ.

1. Ban Dự án 2. Ban Đầu tư3. Ban Thẩm định pháp lý.

1. Ban NSS2. Ban BSS3. Ban Truyền dẫn4. Ban VAS - IN5. Ban INOC6. Ban IT.7. Ban PSTN8. Ban Hỗ trợ

1. Ban Quy hoạch ƯDCNTT2. Ban An toàn thông tin. 3. Ban Hỗ trợ khai thác CNTT.

1. Ban Sáng kiến, ý tưởng2. Ban nghiên cứu Tiêu chuẩn mới.3. Ban nghiên cứu Giải pháp mới.4. LAB

1. Ban TK,TƯ truyền dẫn.2. Ban Hỗ trợ khai thác

1. Ban Điện Lạnh2. Ban Điện công nghiệp.3. Ban Quản lý máy phát điện

PGĐ

PhòngTài chính

-TP. TC.- Kế toán..- Thủ quỹ.

PhòngQL Tài sản

PhòngTC LĐ

PhòngHành chính

PhòngKế hoạch

-B. Kế hoạch, tổng hợp;-B. Vật tư, thiết bị ;-B. Điều hành xây dựng hạ tầng.

-B. Tổ chức BC;-B. Đánh giá ;-B. Tiền lương, .-B. Chính sách;-Đào tạo, ISO.

-B. Vătn thư.- B. Hành chính.- B. Xe.- Vệ binh

PhòngChính trị

PhòngKS nội bộ

Phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ

PhòngĐiều hành Viễn thông(NOC)

(

Phòng Khoa học Công nghệ

Phòng Truyền dẫn

Phòng Cơ điện

Phòng Đầu tư

Phòng CNTT

Trung tâm Khu vực 1

1. P. VHKT.2. P.Thiết kế, Tối ưu.3. P. NOC.4. P. Truyền dẫn.5. P. Quản lý tỉnh.6. P. Quản lý tài sản.7. P. KT nghiệp vụ8. P. Xây dựng Hạ tầng9. P. VAS - IN10. P. TCLD-HC11. P. Kế hoạch

1. Ban Kinh doanh.2. Ban Dịch vụ nội dung3. Ban Hợp tác, chia sẻ hạ tầng.

Phòng Kinh doanh

1. Ban XD cơ bản.2.Ban Giám sát, nghiệm thu.3.Ban Hoàn công.

PhòngHạ Tầng

Trung tâm Khu vực 2

1. P. VHKT.2. P.Thiết kế, Tối ưu.3. P. NOC.4. P. Truyền dẫn.5. P. Quản lý tỉnh.6. P. Quản lý tài sản.7. P. KT nghiệp vụ8. P. Xây dựng Hạ tầng9. P. TCLĐ-HC.10. P. Kế hoạch.

Trung tâm Khu vực 3

1. P. VHKT.2. P.Thiết kế, Tối ưu.3. P. NOC.4. P. Truyền dẫn.5. P. Quản lý tỉnh.6. P. Quản lý tài sản.7. P. KT nghiệp vụ8. P. Xây dựng Hạ tầng9. P. VAS - IN10. P. TCLĐ-HC11. P.. Kế hoạch.

PGĐ Tối ưuPGĐ Quy hoạch

1. Ban NSS2. Ban BSS.3. Ban Quốc tế.4. Ban IN5. Ban VAS

Phòng Mạng Lõi

1. Ban 2G.2. Ban 3G.3. Ban KSCL

Phòng Vô tuyến

Trung tâm KTCNTT

1. P. Tính cước.2. P. Trực khai thác.3. P. Quản trị hệ thống.4. P. Quản lý ứng dụng5. P. Tổng hợp

- B. QLTS.- B. Bảo hành sửa chữa.- B.KCS.-B. Định mức.

CHƯƠNG III. THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG TRONG MẠNG VIỄN THÔNG

I. Thuật ngữ trong mạng di động. 1. TRX (TRE):

Bộ thu phát của trạm gốc (BTS). Mỗi TRX bao gồm 8 khe thời gian (TS), thông thường: 1 khe thời gian sử dụng cho báo hiệu, 7 khe thời gian sử dụng cho thoại.

2. Kênh lưu lượng (con gọi là kênh TCH): Khi có cuộc gọi của khách hàng thì cuộc gọi sẽ được mang đi trên kênh này.Kênh Full Rate -FH: Khi 1 thuê bao dùng 1 kênh TCH thì gọi là kênh FR.Kênh Half Rate-HR: Khi 2 thuê bao dùng chung 1 kênh TCH - gọi là kênh HR

3. Kênh SDCCH: Là 1 kênh báo hiệu quan trọng, sử dụng trong các trường hợp sau:

Khi khách hàng gửi/nhận tin nhắn, tin nhắn sẽ được mang đi trên kênh này.Khi máy của khách hàng tự động thông báo vị trí cho mạng biết (thường gọi là

cập nhập vị trí)Khi khách hàng thực hiện cuộc gọi, kênh này sẽ được sử dụng cho việc trao đổi,

thông báo qua lại giữa mạng và máy của khách hàng, trước khi khách hàng được cấp 1 kênh lưu lượng.4. TU (Traffic Utilisation):

Hiệu suất sử dụng tài nguyên vô tuyến (Cell, BTS, các KV, toàn mạng), được tính theo công thức:

TU = 100*(Lưu lượng thực tế giờ cao điểm/Lưu lượng có khả năng hỗ trợ).Trong đó:

- Lưu lượng thực tế giờ cao điểm được lấy từ số liệu thống kê hàng ngày.- Lưu lượng có khả năng hỗ trợ được tra bảng ErlangB ứng với số kênh TCH

Full Rate (FR) và cấp độ dịch vụ (GoS) là 2%.TU được sử dụng để đánh giá hiệu suất sử dụng tài nguyên mạng và đánh giá

nghẽn của các Cell.5. Giờ peak:

Là giờ mà lưu lượng của mạng lớn nhất (thường là giờ thuê bao gọi nhiều nhất khoảng 7h8h tối ở KV1).6. GoS (Grade of Service): Là tỉ lệ nghẽn cuộc gọi cho phép trên mạng. Ví dụ: GoS = 2% thì nếu có 100 cuộc gọi, cho phép nghẽn 2 cuộc.7. Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công (CSSR):

CSSR = số cuộc gọi thiết lập được / tổng số cuộc gọi cần thiết lập.8. Tỷ lệ rớt cuộc gọi (CDR):

CDR = số cuộc gọi bị rớt / tổng số cuộc gọi thiết lập được.9. Tỉ lệ kênh SDCCH bị rớt (SDR)

SDR = số kênh SDCCH bị rớt / tổng số kênh SDCCH thiết lập được.

30

10. Tỉ lệ kênh SDCCH bị nghen (SCR):SCR = số yêu cầu cấp kênh SDCCH nhưng không được/tổng số yêu cầu cấp

kênh SDCCH.11. Tỉ lệ kênh TCH bị nghen (TCR):

TCR = số yêu cầu cấp kênh TCH nhưng không được / tổng số yêu cầu cấp kênh TCH (thường được tính trong giờ peak)12. Tỷ lệ chuyển giao thành công (HOSR):

HOSR = số lần thuê bao di chuyển thành công từ cell này sang cell khác/tổng số lần yêu cầu di chuyển.13. Thời lượng gián đoạn thông tin mạng vô tuyến di động (TF):

Là tổng thời gian trạm BTS (TRX) bị gián đoạn dịch vụ trong ngày. Đơn vị tính: BTS*h hoặc TRX*h.Chỉ tiêu (co thể thay đổi theo thơi gian): 18/2/16 E1*h (Toàn mạng/ HNI+HCM/Tỉnh còn lại)Phương pháp xác định: thống kê toàn bộ sự cố trong vòng 24 giờ đồng hồ.Cách tính : TF = ni*Ti (3.1)

14. Góc Tilt: là góc ngẩng/cụp của anten.Có 3 loại tilt hay nhắc tới (minh hoạ hình dưới):+ Tilt cơ: là tilt chỉnh bằng tay, dùng Clê để vặn+ Tilt điện: tilt mà anten đã được chỉnh sẵn bên trong

(vd như tilt điện bằng 6 thì coi như anten đã nghiêng sẵn 6o rồi)+ Tilt tông = tilt cơ + tilt điện

15. Góc Azimuth: Là hướng phủ của anten, so với hướng bắc theo chiều kim đồng hồ, đơn vị là độ. Ví dụ góc azimuth của cell 1 và cell 2 như hình 3.2 dưới đây.16. Độ cao antenna.

Độ cao antenna là khoảng cách theo phương thẳng đứng từ đáy antenna GSM đến mặt đất.

Hình 3.1: Cách xác định goc tilt tổng

31

17. Mức thu cường độ tín hiệu (Rxlev).Là mức cường độ tín hiệu thu được tại MS (đường xuống) hoặc BTS (đường

lên).Đơn vị: dBm hoặc W (watt).RxLev càng lớn thể hiện mức thu càng tốt và ngược lại.Khoảng giá trị: rxlev [từ -110 đến - 47 dBm], tương ứng với RXLEV [ từ 0 đến

63]. Với mức thu rxlev < -110 thì giá trị được quy đổi RXLEV = 0, với những mức thu rxlev > - 47 thì giá trị được quy đổi RXLEV = 63.

Viettel định nghĩa rxlev outdoor < -80 dBm (RXLEV =30) là sóng yếu.18. Thuê bao attach:

Là thuê bao đang bật máy mà hệ thống tổng đài đang quản lý.19. Thuê bao registered:

Là thuê bao attach hoặc thuê bao attach vừa tắt máy chưa quá 24h.20. Số thuê bao detach (thuê bao rời mạng):

Thuê bao rời mạng = Tổng số thuê bao registered – Tổng số thuê bao attach 21. BHCA (Busy hour call attempt):

Là số lượng cuộc gọi (thành công và không thành công) được thực hiện trong giờ peak trong ngày.22. MHT (Mean Holding Time):

Là thời gian tính từ lúc thuê bao nhấc máy tới khi gác máy. 23. Độ khả dụng của mạng (D)

Là tỷ lệ thời gian trong đó mạng sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, được tính trong vòng 24 giờ đồng hồ. ≥ 99.98%

Phương pháp xác định: thống kê toàn bộ sự cố trong vòng 24 giờ đồng hồ.

D = 1- (Tổng (BTS*Tmất liên lạc)) *100% (3.2) Tổng số BTS*60*24

Hình 3.2: Cách xác định goc azimuth của Cell.

32

II. Thuật ngữ mạng ADSL.1. DSL (Digital Subscriber Line):

Là kỹ thuật dùng các phương pháp điều chế tín hiệu khác nhau để truyền tín hiệu số (gói) trên đường dây điện thoại (cáp đồng). xDSL viết tắt cho một họ các công nghệ gồm ADSL, VDSL, HDSL...2. Thời lượng gián đoạn thông tin mạng ADLS và PSTN (TF):

Là tổng thời gian thuê bao bị gián đoạn dịch vụ trong ngày (từ 17h ngày hôm trước đến 17h ngày hôm sau). Đối với mạng ADSL: do lỗi phần mạng truy nhập từ DSLAM tới mạng core gây ra. Đối với mạng PSTN: do lỗi phần mạng truy nhập từ DLU, TF được tính cho các sự cố kết thúc trong ngày (đối với sự cố xảy ra ngày hôm trước, kết thúc vào ngày hôm sau thì TF được tính cho ngày hôm sau).

Đơn vị tính: user*h.3. Tốc độ đường xuống và tốc độ đường lên:

Là thuật ngữ dùng để chỉ tốc độ truyền dữ liệu đường xuống (từ DSLAM của nhà cung cấp tới modem khách hàng) và tốc độ truyền dữ liệu đường lên (từ modem của khách hàng tới DSLAM của nhà cung cấp dịch vụ). Đơn vị đo là Kbps.

Ví dụ: - Gói dịch vụ Home N có tốc độ tải xuống/tải lên tối đa là 1024/512Kbps. - Home E có tốc độ tải xuống / tải lên tối đa là 1536/512 Kbps..

4. Sự cố đường dây thuê bao (đối với ADSL và PSTN): Là số sự cố do mạng ngoại vi của nhà cung cấp dịch vụ xảy trong ngày. Chỉ tiêu về sự cố đường dây được tính bằng 0,5 số sự cố trên 1000 Thuê bao/ngày.

5. Tỷ lệ sửa chữa đường dây thuê bao trong 6h: Là tỷ lệ sự cố được sửa chữa trong 6h so với tổng số tiếp nhận sự cố cần sửa

chữa. Thời gian sửa chữa được tính từ lúc Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhận được thông báo hư hỏng của khách hàng tới khi sửa chữa song (các sự cố phát sinh từ 16h hôm trước tới 8h sáng ngày hôm sau được tính bắt đầu từ 8h hôm sau).

Yêu cầu hiện nay tỉ lệ sửa chữa đường dây thuê bao trong 6h là ≥ 95 %6. Thời gian thiết lập dịch vụ:

Là thời gian từ lúc Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng ký hợp đồng cho tới khi khách hàng sử dụng được dịch vụ.

Chỉ tiêu: ≤ 2 ngày cho toàn mạng, và ≥ 90% số yêu cầu.III. Thuật ngữ mạng truyền dẫn.1. Thời lượng gián đoạn thông tin mạng Truyền dẫn (TF):

Là tổng thời gian gián đoạn luồng E1 xảy ra trong ngày, tuần, tháng đối với từng cấp mạng khác nhau do các sự cố gây nên.

Đơn vị tính: E1*h/ngày (cấp nội hạt); E1*h/tuần (cấp liên tỉnh); E1*h/tháng (cấp đường trục quốc gia).

Chỉ tiêu(co thể thay đổi theo thơi gian):Toàn mạng: ≤ 30E1*h/ngày. Nội hạt: ≤ 25E1*h/ngày.

33

Liên tỉnh: ≤ 15E1*h/tuần.Trục quốc gia:≤ 10E1*h/tháng.

2. Nháy luồng: Là việc mất luồng E1 của 1 trạm BTS trong thời gian ≤ 1 phút. Chỉ tiêu về nháy luồng (NL):

- Trạm quang: NL ≤ 8 lần nháy/tháng/trạm. - Trạm Viba: NL ≤ 9 lần nháy/tháng/trạm.

3. Luồng E1: Là luồng số có tốc độ 2,048 Mbit/s4. Luồng STM-1:

Là luồng Truyền dẫn quang SDH có tốc độ 155 Mbit/s. 5. Luồng STM - n (n = 4, 16, 64):

Là luồng Truyền dẫn quang có tốc độ n x 155 Mbit/s. 6. SDH (Synchronous Digital Hierarchy):

Hệ thống phân cấp số đồng bộ. 7. DWDM (Dense Wavelength Division Multiplexing):

Hệ thống ghép kênh phân chia theo bước sóng mật độ cao. IV. Các đơn vị đo lường trong viễn thông: VSWR, dB, dBm, dBi, Erl.1. Tỉ số sóng đứng điện áp (VSWR):

VSWR - Voltage Standing Wave Ratio là giá trị đo sự ảnh hưởng của việc không phối hợp giữa trở kháng đầu cuối của ăng ten và trở kháng đặc trưng của đường truyền dẫn. VSWR là một cách tốt để mô tả ảnh hưởng của trở kháng đầu cuối và băng thông của ăng ten. Nó xuất hiện khi trở kháng không tương thích giữa các phần tử trong hệ thống RF. VSWR được gây ra bởi tín hiệu RF bị phản xạ tại điểm trở kháng không tương thích trên đường truyền tín hiệu. 2. dB:

Là một đơn vị hàm logarit của phép đo mà ở đó nó diễn tả độ lớn của đại lượng vật lý (thường là công suất hoặc cường độ) liên quan tới một mức tham chiếu được đưa ra. 3. dBi:

Là công suất dB mà ở đó nó có liên quan tới một nguồn đẳng hướng. dBi được sử dụng trong truyền dẫn để diễn tả độ lợi hoặc suy hao công suất giữa đầu vào và đầu ra thiết bị. dBi là một đơn vị đo độ lợi của ăng ten.4. Erlang (Erl):

Là đơn vị đo của lưu lượng (Traffic), công thức tính Erl như sau: (3.3)

Trong đó: A là lưu lượng đo bằng Erl, n là số cuộc gọi, t là thời gian giữ cuộc gọi trung bình, T thời gian đo (thường T = 3600s).

Ví dụ: Trung bình trong 1 giờ thuê bao di động thực hiện 1 cuộc gọi (n=1) và thời gian giữ cuộc gọi là 60s. Erl của 1 thuê bao là:

A = 1.60/3600 0.017Erl = 17 (mErl).

34

Các chi tiêu chất lượng mạng lưới, dịch vụ được thể hiện trong các bộ tiêu chuân chất lượng của Tổng Công ty.

CHƯƠNG IV. MÔ TẢ CHUNG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

I. Vai trò chuyên môn. Bao gồm:

+ Quy hoạch.+ Thiết kế. + Triển khai.+ Khai thác. + Tối ưu.

Cho các hạ tầng mạng lưới cung cấp các dịch vụ Viễn thông trên địa bàn Tỉnh bao gồm : Di động, ADSL/PSTN, Truyền dẫn (thể hiện như hình vẽ 4.1).

1. Quy hoạch mạng: bao gồm 6 việc sau:- Nắm được phân bố cư dân và địa hình trên toàn Tỉnh.- Phối hợp với bộ phận Kinh doanh đánh giá và dự đoán nhu cầu sử dụng dịch

vụ viễn thông trên địa bàn Tỉnh trong các giai đoạn.- Nắm được cấu trúc mạng di động trên địa bàn Tỉnh.- Nắm được hiện trạng vùng phủ mạng di động hiện tại trên địa bàn Tỉnh.- Nắm được mức độ sử dụng tài nguyên của mạng lưới.- Đưa ra đề xuất về cấu trúc mạng lưới, bổ xung tài nguyên cho Tỉnh theo định

kỳ và đột xuất.2. Thiết kế mạng.2.1. Mạng di động

- Thiết kế danh định trạm BTS.- Khảo sát và thiết kế trạm BTS.- Kiểm tra, tích hợp và đưa trạm BTS mới vào hoạt động.- Cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu trạm BTS.

2.2. Mạng ADSL/PSTN.- Khảo sát địa bàn, tính toán vùng phục vụ.- Thiết kế tuyến cáp

35

- Thiết kế nhà trạm.- Lập dự toán trình thẩm định.- Theo dõi khi thiết kế được thẩm định.

2.3. Mạng truyền dẫn.- Khảo sát sơ bộ tuyến cáp.- Khảo sát các tuyến Viba.- Khảo sát các trạm VSAT.- Khảo sát thiết kế nhà trạm.- Thiết kế các tuyến Viba.- Thiết kế các tuyến cáp- Tính toán số lượng vòng Ring, số Node/Ring, cấu hình đấu nối.- Tính toán dung lượng các vòng ring.- Thiết kế công suất thu của các tuyến.- Tính toán cấu hình từng Node.- Lập thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế.

3. Triển khai.3.1. Triển khai mạng di động gồm có 3 việc sau:

- Giám sát chất lượng xây lắp trạm BTS.- Kiểm tra chất lượng lắp đặt trạm BTS.- Nghiệm thu công trình trạm BTS.

3.2. Triển khai mạng ADSL/PSTN gồm có 6 việc sau:- Thực hiện các công việc kỹ thuật trong việc đối thầu chọn đối tác thi công.- Chuẩn bị vật tư.- Lập kế hoạch thi công triển khai.- Theo dõi, giám sát thi công.- Lập hồ sơ hoàn công.- Thanh quyết toán và đưa vào sử dụng.

3.3. Triển khai mạng truyền dẫn gồm có 5 việc sau:- Chuẩn bị các thủ tục cho quá trình thi công, lắp đặt.- Giám sát thi công các tuyến các tuyến cáp.- Lắp đặt hệ thống thiết bị.- Nghiệm thu các tuyến cáp.- Hoàn công, thanh quyết toán.

4. Khai thác.Khai thác mạng = Trực giám sát/ƯCTT + Bảo dưỡng + Nâng cấp.

4.1. Khai thác mạng di động bao gồm các việc sau:+ Giám sát/ƯCTT và nâng cấp cấu hình trạm:

- ƯCTT trạm BTS (mất điện, mất luồng, lỗi Card, chết trạm).- Nâng, giảm cấu hình trạm BTS.

+ Bảo dưỡng trạm BTS:- Bảo quản, bảo dưỡng phần vỏ nhà trạm.- Bảo quản, bảo dưỡng phòng máy.

36

- Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống cột Anten. - Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống đèn báo độ cao.

- Bảo quản, bảo dưỡng Antenna-Feeder GSM và Viba- Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống thoát sét ngoài trời.- Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống bãi tiếp địa;- Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống làm mát;- Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống nguồn AC;- Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống nguồn DC;- Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống Ắc quy;- Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống tiếp đất, chống sét bên trong trạm;- Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống thiết bị thu, phát sóng di động;- Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống thiết bị Viba;- Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống thiết bị quang;

4.2. Khai thác mạng ASDL/PSTN bao gồm các việc sau:+ Ứng cứu thông tin khi mất điện.

- Chuẩn bị dụng cụ.- Tiếp nhận thông tin mất điện, điều động lực lượng ƯCTT.- Chạy máy nổ.- Ghi nhật ký.

+ Ứng cứu thông tin khi lỗi thiết bị(thay Card DSLAM, PSTN).- Card thuê bao.- Card điều khiển.- Trạm mất giám sát.

+ Ứng cứu thông tin khi đứt cáp quang.- Chuẩn bị dụng cụ.- Trực tiếp nhận sự cố.- Kiểm tra xác định nguyên nhân.- Đo, hàn cáp.- Kết thúc.

+ Xử lý đường dây thuê bao, sự cố khách hàng.-Theo dõi, tiếp nhận thông tin sự cố.- Điều động nhân lực.- Theo dõi đôn đốc thực hiện.

+ Bảo dưỡng.- Tuần tra tuyến cáp.- Ghi chép sự cố.- Lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp.

4.3. Khai thác mạng truyền dẫn bao gồm có 14 việc sau:- Trực giám sát hệ thống.- ƯCTT đứt cáp quang.- ƯCTT mất điện AC(chạy máy nổ).- Tuần tra tuyến cáp.

37

- Rà soát, củng cố mạng lưới.- Giám sát chất lượng mạng Truyền dẫn tại tỉnh.- Cập nhật sơ đồ mạng lưới Truyền dẫn tại tỉnh hàng tháng.- Phòng chống bão lụt.- Đảm bảo mạng lưới cho các dịp Lễ, Tết.- Bảo dưỡng các tuyến cáp treo số 8.- Bảo dưỡng các tuyến cáp treo ADSS.- Bảo dưỡng các tuyến cáp chôn.- Bảo dưỡng phòng máy và các thiết bị phụ trợ.- Bảo dưỡng thiết bị truyền dẫn.

* Các giải pháp chính để cải thiện chỉ tiêu E1*h:- Xử lý tình trạng vòng ring chung cáp, chung tuyến cột. - Dự phòng nguồn DC 1 + 1, dự phòng thiết bị và chia tải tại các trạm có nhiều dịch vụ.- Xử lý các chuỗi ≥ 5E1, vu hồi các trạm Hub ≥ 5E1. - Tăng cường tuần tra, bảo vệ, bảo dưỡng tuyến cáp để giảm sự cố đứt cáp.

* Các giải pháp chính để cải thiện chỉ tiêu BTS*h:+ Trang bị đầy đủ trang thiết bị công cụ UCTT.+ Tổ chức bộ máy UCTT phân bổ hợp lý trên địa bàn Tỉnh.+ Thường xuyên tuần tra bảo dưỡng các tuyến cáp.+ Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng trạm BTS, đặc biệt là hệ thống nguồn.+ Bổ sung đầy đủ máy nổ và cộng tác viên chạy máy nổ cho các trạm BTS theo đúng theo quy định.+ Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên kỹ thuật tỉnh..

5. Tối ưu mạng: bao gồm 6 việc sau:- Theo dõi vá và đánh giá chất lượng mạng di động trên địa bàn Tỉnh.- Thực hiện tối ưu mạng lưới hằng ngày, bao gồm:

+ Xác định và đưa ra các biện pháp xử lý lỗi phần cứng trạm BTS.+ Phân tích và đánh giá chung về chất lượng mạng.+ Xác định các vấn đề về Cell tồi cần xử lý.+ Phân tích và đưa ra các biện pháp xử lý.+ Theo dõi và đánh giá các hành động tối ưu.+ Báo cáo chất lượng mạng.

- Theo dõi, đánh giá và báo cáo chất lượng mạng hàng tuần.- Theo dõi, đánh giá và báo cáo chất lượng mạng hàng tháng.- Tối ưu tại trạm BTS.- Đo Driving test đánh giá chất lượng mạng theo theo định kỳ.

II. Vai trò quản lý1. Quản lý tài nguyên mạng lưới1.1. Mạng vô tuyến di động:

38

Nắm được tổng số trạm BTS, số TRX đang phát sóng, đang triển khai, đang ở trong kho dự phòng. Hiệu suất sử dụng tài nguyên TRX (TU) của các trạm đang phát sóng.1.2. Mạng truyền dẫn:

Nắm được số node truyền dẫn quang, các điểm hạ kênh từ đường trục liên tỉnh, trục quốc gia, dung lượng các tuyến, node truyền dẫn, tổng số chiều dài Km cáp, số lượng sợi mỗi tuyến (số lượng sợi đang dùng/tổng số; số sợi trao đổi với đối tác...), số luồng đang khai thác, số tuyến Viba, số trạm VSAT đã có và đang triển khai trong tỉnh. Sơ đồ mạng truyền dẫn trong Tỉnh. Số lượng thiết bị, card, vật tư dự phòng có trong kho.1.3. Mạng ADSL và PSTN:

Nắm được số Tổng đài PSTN, DLU, DSLAM đang triển đang triển khai trên mạng. Hiệu suất sử dụng thiết bị PSTN và ADSL (port) đang triển khai.2. Quản lý chất lượng mạng2.1. Mạng vô tuyến di động:

Nắm và hiểu các chỉ tiêu KPI cơ bản đánh giá mạng di động (CDR, CSSR, HOSR, Nghẽn TCH) và các mục tiêu tương ứng với từng chỉ tiêu đó.

Nắm được chất lượng mạng hàng ngày thông qua báo cáo của TTKTVT tỉnh.Nắm được tình hình sự cố và khắc phục sự cố mạng di động hàng ngày

(BTS*h).Đưa ra các yêu cầu tác động để nâng cao chất lượng mạng lưới.

2.2. Mạng truyền dẫn:Nắm và hiểu được các chỉ tiêu KPI cơ bản đánh giá mạng Truyền dẫn (Độ khả

dụng, thời lượng gián đoạn thông tin E1*h, thời gian khắc phục sự cố, Performance của hệ thống...).

Nắm được các sự cố Truyền dẫn hằng ngày và tình hình khắc phục sự cố hằng ngày: Các yếu tố gây nên sự cố Truyền dẫn, các công tác xử lý sự cố, mức ưu tiên xử lý sự cố (Truyền dẫn ưu tiên xử lý trước) từ đó đưa ra các phương án, hành động, điều hành kỹ thuật nhằm giảm sự cố, giảm thời gian xử lý để nâng cao chất lượng mạng lưới của tỉnh.

Các quy hoạch mạng Truyền dẫn cho tỉnh. Khả năng vu hồi tuyến, dự phòng thiết bị, card.

2.3. Mạng ADSL và PSTN:Nắm được chất lượng hàng ngày thông qua báo cáo của TTKTVT tỉnh theo các

chỉ tiêu: Số sự cố đường dây thuê bao/1000TB/ngày ≤ 0,5 sự cố, tỷ lệ sự cố đường dây thuê bao được khắc phục trong 6h (yêu cầu > 95%).

Nắm được và phân loại sự cố làm ảnh hưởng tới chất lượng mạng (thông qua thời lượng gián đoạn thông tin).

Nắm được tình hình sự cố và số liệu sự cố đã khắc phục và số sự cố còn tồn hàng ngày của mạng PSTN và ADSL hàng ngày. 3. Quản lý tài sản 

Tài sản là toàn bộ vật tư, trang thiết bị, công dụng cụ do TCT mua sắm để phục vụ họat động sản xuất kinh doanh. Quản lý tài sản là nghiệp vụ quản lý toàn bộ tài sản do đơn vị thay mặt TCT quản lý để tài sản được sử dụng đúng mục đích, không mất

39

mát, sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu sử dụng trên mạng lưới, đảm bảo thông suốt các dịch vụ do TCT cung cấp.

Mục tiêu của quản lý tài sản nhằm:- Theo dõi được vật tư, trang thiết bị, công dụng cụ đang lắp đặt, vận

hành, sử dụng tại đơn vị: số lượng bao nhiêu, đặt ở đâu, cán bộ nào đang quản lý trực tiếp.

- Theo dõi được quá trình sử dụng tài sản: tình trạng, chất lượng như thế nào? Tỷ lệ hỏng hóc là bao nhiêu?

4. Quản lý khách hàng: Khách hàng PSTN, Internet, khách hàng doanh nghiệp thuê kênh truyền riêng.Nắm được danh sách tên, địa chỉ, dịch vụ đang sử dụng của khách hàng mà khu

vực mình quản lý để khi có sự cố về kỹ thuật xẩy ra thì nhân viên kỹ thuật phải khôi phục lại cho khách hàng trong một thời gian ngắn nhất luôn tạo cho khách hàng sự thảo mái và hài lòng nhất. III. Mối quan hệ:

- Mối quan hệ nội bộ: mối quan hệ với các đầu mối công việc với các cơ quan, chi nhánh trong Tổng Công ty.

- Mối quan hệ với bên ngoài:+ Với các Sở, Ban Ngành ở địa phương.+ Với các đối tác.+ Với các đơn vị Quân sự.

40

PHỤ LỤC I: NGÂN HÀNG CÂU HỎII. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm:

TT Nội dung câu hỏi Phương án trả lờiĐáp án

Đối tượng trả

lời câu hỏi

Mức độ

khó

1.Một trung kế số E1 có tốc độ truyền:

A. 1,544MbpsB. 2,048MbpsC. 128Kbps

BNVKT

1

2.Khoảng cách kênh trong công nghệ GSM là bao nhiêu?

A. 45 MHzB. 25 KHzC. 200 KHz

CNVKT,

Đối tượng khác

2

3.

Công nghệ 3G được viết tắt của cụm từ nào?

A. Third Generate technology.B. Third Generation technology.C. Third General technology.

B

NVKT, Đối tượng

khác1

4.

Trạm thu phát sóng của mạng thông tin di động 2G là trạm:

A. BSC.B. BTS.C. MSC.D. GMSC.

B

NVKT, Đối tượng

khác 1

5.

Trạm thu phát sóng của mạng thông tin di động 3G là trạm:

A. NodeB.B. RNC.C. MSC.D. GMSC

A

NVKT, Đối tượng

khác 1

6.

Từ SIM được viết tắt của cụm từ nào sau đây?

A. Subscriber Identity ModuleB. Subscriber Identify Module.C. Subscriber Identifier Module.

A

NVKT, Đối tượng

khác1

7.

Mạng thông tin di động 2G Viettel sử dụng các băng tần nào sau đây?

A. 900 - 1900Mhz.B. 800 - 1900MhzC. 900 - 1800MhzD. 800 - 1800Mhz.

C

Đối tượng khác 1

8.

Mạng thông tin di động 3G Viettel sử dụng băng tần nào sau đây?

A. 1800 - 1900Mhz.B. 2110-2170 MHzC. 900 - 1800MhzD. 1930-1990 Mhz.

B

NVKT, Đối tượng

khác 1

9. ADSL được viết tắt của A. Asymmetric A NVKT, 1

41

TT Nội dung câu hỏi Phương án trả lờiĐáp án

Đối tượng trả

lời câu hỏi

Mức độ

khó

cụm từ nào? Digital Subscriber Line.B.Asymmetry Digital Subscriber Line. C.Asymmetrical Digital Subscriber Line.

Đối tượng khác

10.

Trong các node VLR, MSC, GMSC, HLR,STP dữ liệu của thuê bao được lưu trữ ở:

A. HLR và VLRB. Chỉ ở HLRC. Chỉ ở VLRD. Tất cả các node trên

A

NVKT

2

11.Mạng PSTN của Viettel có cấu trúc bao nhiêu lớp?

A. 4 lớp.B. 5 lớp.C. 6 lớp.

BNVKT,

Đối tượng khác

1

12.

PSTN được viết tắt của cụm từ nào?

A. Public Switched Telephone Network.B. Public Signalling Telephone Network.C. Public Signal Telephone Network.

A

NVKT, Đối tượng

khác1

13.

Hệ thống báo hiệu số 7 sử dụng phương thức báo hiệu nào?

A. Tương tự DCB. Báo hiệu kênh chung.C. Báo hiệu kênh liên kết.

B

NVKT

3

14.

Trong những phát biểu sau phát biểu nào đúng về những lợi ích của tổng đài Softswitch?

A. Hỗ trợ đồng thời công nghệ GSM và WCDMA trong cùng một nodeB. Tiết kiệm chi phí truyền dẫn.C. Pooling MSC Server.D. Cả 3 phương án trên.

D

NVKT

3

15. Trong mạng thông tin di động 3G của Viettel sử

A. WCDMAB. HSDPA.

D NVKT 2

42

TT Nội dung câu hỏi Phương án trả lờiĐáp án

Đối tượng trả

lời câu hỏi

Mức độ

khó

dụng công nghệ nào sau đây?

C. HSUPA.D. HSPA

16.

Trễ truyền dẫn từ trạm mặt đất lên vệ tinh là bao nhiêu?

A. 250 ms.B. 125 ms. C. 150 ms.

A

NVKT

2

17.

Trong các dải tần số sau, dải tần nào dùng cho Viba?

A. 30KHz - 300KHzB. 3MHz - 300MHZC. 3GHz - 30GHz

C

NVKT, Đối tượng

khác 2

18.

Hiện tại Viettel có bao nhiêu đường trục cáp quang Bắc-Nam?

A. 3 đường.B. 4 đường.C. 5 đường.D. 6 đường.

B

NVKT, Đối tượng

khác 1

II. Ngân hàng câu hỏi tự luận.

TT Nội dung câu hỏi Gợi ý trả lờiĐối tượng trả lời câu

hỏi

Mức độ

khó

1. Đồng chí trình bày lại (bằng sơ đồ) các kiến thức chung nhất về cấu trúc mạng viễn thông (như trong bài giảng).

Mục I, Chương I

Đối tượng khác

1

2. Đồng chí hãy cho biết mạng viễn thông Viettel sử dụng các hệ thống truyền dẫn nào? Ưu nhược điểm của từng hệ thống?

Mục 2, II, Chương I

Đối tượng khác

1

3.Mạng di động 2G của Viettel.- Hãy kể tên các phần tử lớp lõi?- Hãy kể tên các phần tử lớp truy nhập?

Mục I, Chương II

NVKT 2

4.Mạng di động 3G của Viettel.- Hãy kể tên các phần tử lớp lõi?- Hãy kể tên các phần tử lớp truy nhập?

Mục I, Chương II

NVKT 2

5. Cấu trúc mạng PSTN của Viettel gồm những lớp gì? Chức năng chính của các lớp?

Mục II, Chương II

NVKT, Đối tượng

khác2

6. Cấu trúc mạng Internet của Viettel gồm những lớp gì? Chức năng chính của các lớp?

Mục III, Chương II

NVKT, Đối tượng

khác2

43

TT Nội dung câu hỏi Gợi ý trả lờiĐối tượng trả lời câu

hỏi

Mức độ

khó

7. Cấu trúc mạng truyền dẫn của Viettel gồm những lớp gì? Chức năng chính của các lớp?

Mục IV, Chương II

NVKT, Đối tượng

khác2

8. Đồng chí hãy vẽ lại mô hình phân lớp tổng thể mạng Viễn thông Viettel gồm mạng Mobile, PSTN, Internet.

Mục 1,V, Chương II

NVKT 2

9.

Vẽ và trình bày sơ đồ luồng Traffic (lưu lượng) các trường hợp sau:

- Một cuộc gọi từ thuê bao di động Viettel sang thuê bao cố định Viettel cùng vùng.

- Một cuộc gọi từ thuê bao di động Viettel sang thuê bao Homephone khác vùng.

- Một cuộc gọi từ thuê bao Homephone đến thuê bao di động Viettel cùng vùng.

- Một cuộc gọi từ thuê bao cố định Viettel tại tỉnh A đến thuê bao cố định của Viettel tại tỉnh B khác vùng.

Mục 2, V Chương II

NVKT, Đối tượng

khác2

10.

Đồng chí hãy trình bày các thuật ngữ cơ bản, thường dùng trong kỹ thuật:

- Kênh lưu lượng (kênh TCH)- Erlang (Erl)- TU.- Góc Tilt.- Góc Azimuth.- Số thuê bao detach (t.bao rời mạng).- DSLAM.- Sự cố đường dây thuê bao (đối với

ADSL và PSTN).- Tỷ lệ sửa chữa đường dây thuê bao

trong 6h.- Luồng E1.- Luồng STM-1.- Nháy luồng.

Mục I, Chương III

NVKT 2

11.Hãy nêu các vai trò chuyên môn trong nghề kỹ thuật viễn thông.

Mục I, Chương III

Đối tượng khác

2

44

TT Nội dung câu hỏi Gợi ý trả lờiĐối tượng trả lời câu

hỏi

Mức độ

khó

12.

Mô tả chung vai trò chuyên môn- Quy hoạch mạng di động gồm những

việc gì?- Thiết kế mạng mạng di động gồm

những việc gì?- Thiết kế mạng mạng ADSL/PSTN

gồm những việc gì?- Triển khai mạng di động gồm những

việc gì?- Triển khai mạng ADSL/PSTN gồm

những việc gì?- Khai thác mạng di động gồm những

việc gì?- Tối ưu mạng mạng di động gồm

những việc gì?

Mục I, Chương III

NVKT, Đối tượng

khác2

13.

Mô tả chung vai trò quản lý- Quản lý tài nguyên mạng lưới- Quản lý chất lượng mạng- Quản lý khách hàng- Quản lý tài sản

Mục II, Chương III

NVKT, Đối tượng

khác2

14.

Trong ngày có 3 sự cố về truyền dẫn nội tỉnh, tỉnh A đứt cáp quang làm mất thông tin 10 E1 trong thời gian 2h, tỉnh B hỏng thiết bị làm mất thông tin 15 E1 trong thời gian 60 phút, tỉnh C đứt cáp quang làm mất thông tin 20 E1 trong thời gian 90 phút.

- Tính thời lượng gián đoạn thông tin E1*h nội tỉnh?

- Với tính toán trên có đạt chỉ tiêu không E1*h nội tỉnh không ? theo đồng chí để giảm E1*h thì nhân viên kỹ thuật truyền dẫn cần phải làm gì ?

- Mục 13, I, Chương III,

Công thức 3.1- Mục 1, III, Chương III,

- Mục 1.4.3, I Chương IV

NVKT, Đối tượng

khác3

15. Trong ngày mạng lưới có 02 sự cố, sự cố thứ 1 hỏng thiết bị làm 1 BTS mất thông tin trong thời gian 3h, sự cố thứ 2 mất điện lưới làm mất truyền dẫn quang cấp cho 6 BTS trong thời gian 180 phút.

- Tính thời lượng gián đoạn thông tin BTS*h toàn mạng?

- Với tính toán trên, thời lượng gián

- Mục 13, I, Chương III,

Công thức 3.1- Mục 1, III, Chương III,

- Mục 1.4.3, I Chương IV

NVKT, Đối tượng

khác

3

45

TT Nội dung câu hỏi Gợi ý trả lờiĐối tượng trả lời câu

hỏi

Mức độ

khó

đoạn thông tin BTS*h toàn mạng có đạt chỉ tiêu không? theo đồng chí để giảm BTS*h thì nhân viên kỹ thuật cần phải làm gì?

NVKT: Nhân viên kỹ thuật.Đối tượng khác: NV Kinh doanh, NV lái xe ứng cứu thông tin,…

46