52
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KiỂM TOÁN ThS Phạm Thị Bích Ngọc

Ktdc chap1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ktdc chap1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KiỂM TOÁN

ThS Phạm Thị Bích Ngọc

Page 2: Ktdc chap1

Nắm rõ các vấn đề sau:

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động Kiểm toán

1.2 Định nghĩa kiểm toán1.3 Bản chất kiểm toán 1.4 Chức năng kiểm toán 1.5 Phân loại kiểm toán 1.6 Kiểm toán viên và Hội Kiểm toán viên1.7 Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán1.8 Đạo đức nghề nghiệp1.9 Ý nghĩa và tác dụng của Kiểm toán

Page 3: Ktdc chap1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động Kiểm toán

Quá trình hình thành và phát triển trên Thế Giới• Thời Trung cổ, Kiểm toán là việc thẩm tra tính

chính xác của thông tin tài chính.• Thế kỷ 18 Kiểm toán độc lập ra đời.• Thế kỷ 20 ??? Kiểm toán độc lập BCTC chuyển

mục đích từ « phát hiện sai phạm » thành « nhận xét về độ trung thực và hợp lý » của BCTC.

• Thế kỷ 21 Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ.Vai trò của kiểm toán???

Page 4: Ktdc chap1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động Kiểm toán

Quá trình hình thành và phát triển tại Việt Nam• Thế kỷ 20 :

• Trước 1986, Kiểm toán là công tác kiểm tra kế toán - Nhà nước

• Sau 1986, Kiểm toán độc lập xuất hiện.• Hiện nay, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ và

Kiểm toán nhà nước.

Page 5: Ktdc chap1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động Kiểm toán

Các tổ chức nghề nghiệp và chuẩn mực trên thế giới

Liên đoàn kế toán quốc tế (International Ferderation of Accountants - IFAC – 07/10/1977) với trên 163 thành viên ở 119 nước. www.ifac.org

IFAC có 04 Ủy ban lập quy có trách nhiệm ban hành các chuẩn mực trong các lĩnh vực khác nhau.

Trong đó ỦY ban Quốc tế về Chuẩn mực kiểm toán và Dịch vụ đảm bảo (International Auditing and Assuarance Standards Board - IAASB) ban hành Chuẩn mực quốc tế về kiểm toán và dịch vụ đảm bảo (ISA).

Hiệp hội các kiểm toán viên nội bộ ( The Institutue of Internal Auditors – IIA) http://www.theiia.org

Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) www.intosai.org

Page 6: Ktdc chap1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động Kiểm toán

Các tổ chức nghề nghiệp và chuẩn mực trên thế giới• Tại các quốc gia

- Hiệp hội Kế toán viên Công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accounts - AICPA)

- Hiệp hội Kế toán viên công chứng Nhật (Japanese Institute of Certified Public Accounts - JICPA)

- Hiệp hội Giám định viên kế toán Anh quốc và xứ Wales (Institute of Chartered Accounts in England and Wales - ICAEW)

- Đoàn kiểm toán viên Đức (Wirtchaftsprferkammer - WPK)- Liên đoàn Quốc gia các Chuyên viên Kế toán Pháp

(Compagnie Nationale de Commissaire aux Comptes - CNCC)

Mỗi quốc gia cũng ban hành các chuẩn mực kiểm toán đựa theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) nhưng phù hợp với đất nước mình.

Page 7: Ktdc chap1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động Kiểm toán

Các công ty kiểm toán và chuẩn mực tại Việt Nam• Kiểm toán độc lập

- Ngày 13/5/1991, thành lập Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) năm 2003, (VACO Sài Gòn) Cty tư

vấn và kiểm toán A&C. Công ty dịch vụ kế toán Việt Nam (ASC) Cty dịch vụ tư vấn tài chính kế

toán và kiểm toán (AASC) năm 2003, (AASC Sài Gòn) Cty kiểm toán AFC- Năm 1992:

Xuất hiện công ty kiểm toán nước ngoài đầu tiên Ernst & Young (E&Y)

• Về lực lượng KTV:– Năm 1994 tổ chức đặt cách KTV khoảng 100 người làm công tác KT-TC.– Tháng 08/1995: tổ chức thi kỳ KTVQG đầu tiên.

• Đến 11/08/2013 Tổng số : 208 Công ty kiểm toán– 172 TNHH– 3 Hop Danh– 27 Cty Hãng thành viên quốc tế– 6 Cty có vốn đầu tư nước ngoài

Page 8: Ktdc chap1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động Kiểm toán

Các công ty kiểm toán và chuẩn mực tại Việt Nam• Kiểm toán độc lập

Về văn bản pháp luật liên quan- Ngày 30/03/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP về Kiểm

toán độc lập.

- Ngày 29/06/2004 Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 64/2004/TT-TC để thi hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP.

- Ngày 31/10/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 133/2005/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một sô điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP.

- Ngày 01/12/2005 Bộ Tài Chính ban hành Quyết định 85/2005/QĐ-BTC về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam.

Page 9: Ktdc chap1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động Kiểm toán

Các công ty kiểm toán và chuẩn mực tại Việt Nam• Kiểm toán độc lập

Về văn bản pháp luật liên quan- Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA ban

hành Chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

- Thông tư 214 có hiệu lực từ 1/1/2014: 37 chuẩn mực kiểm toán mới. Kết hợp với 5 chuẩn mực cũ vẫn còn hiệu lực .

- Ngày 15/12/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 39/2011/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Page 10: Ktdc chap1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động Kiểm toán

Các công ty kiểm toán và chuẩn mực tại Việt Nam• Kiểm toán nội bộ

- Ngày 28/10/1997- BTC ban hanh QĐ số 832/TC/QĐ/CĐKT: “Tổ chức hệ thống kiểm

toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước”.

- Ngày 17/8/2011- Thông tư số 16/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Page 11: Ktdc chap1

1.2 Định nghĩa

« Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi những kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập »

Page 12: Ktdc chap1

1.3 Bản chất kiểm toán

-“Kiểm tra kế toán là một chức năng của bản thân kế toán, một thuộc tính cố hữu của kế toán”.-“Rà soát các thông tin từ chứng từ kế toán đến tổng hợp cân đối kế toán”.

Page 13: Ktdc chap1

1.3 Bản chất kiểm toán

Anh: “ Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một DN do một KTV được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan”. Pháp: “Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ của một TC do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là KTV tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thực tế không che dấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định”.

Page 14: Ktdc chap1

1.3 Bản chất kiểm toán

Trình bày khá đầy đủ các mặt đặc trưng cơ bản của Kiểm toán.Chỉ phù hợp với Kiểm toán Tài Chính

Đối tượng là các Báo cáo tài chínhDo KTVĐL (được bổ nhiệm) tiến hành trên cơ sở các chuẩn mực chung.

Page 15: Ktdc chap1

1.3 Bản chất kiểm toán

Thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Phạm vi kiểm toán rộng Hiệu quả của hoạt động kinh tế Hiệu năng của quản lý xã hội Hiệu lực của hệ thống pháp lý trong từng loại hoạt động …

Page 16: Ktdc chap1

1.3 Bản chất kiểm toán

Gồm:

1. Kiểm toán tài chính (Financial statement Audit) Nhằm đánh giá tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên các Bảng khai tài chính, phục vụ nhu cầu sử dụng của nhiều người

2. Kiểm toán tuân thủ (Compliance Audit) Hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện các thể lệ, chế độ, luật pháp của đơn vị kiểm tra trong quá trình hoạt động.

3. Kiểm toán hoạt động (Operational Audits) Quá trình đánh giá có tính hệ thống tính hiệu năng và hiệu quả và tính kinh tế (3Es) của các hoạt động được kiểm toán và từ đó báo cáo kết quả đánh giá cho ban quản lý hoặc cho những người có trách nhiệm kèm theo những kiến nghị nhằm cải tiến và nâng cao hoặc hoàn thiện các hoạt động của đơn vị được kiểm toán.

Page 17: Ktdc chap1

1.4 Chức năng kiểm toán

Nhằm khẳng định:Mức độ trung thực của tài liệu Tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hoặc việc lập các bảng khai tài chính.

Được thể hiện trên hai phương diện: Độ tin cậy của các con số, các thông tin đã được công bố. Tính đúng đắn và trung thực của các biểu mẫu, sổ sách phản ánh tình hình tài chính.

Page 18: Ktdc chap1

1.4 Chức năng kiểm toán

Khu vực công (Kiểm toán nhà nước)Hình thức 1: Bày tỏ ý kiến như một quan toàQuá trình xác minh, kiểm tra tài liệu về tình hình quản lý của DN và sự chính xác, hợp lệ của việc thu chi ngân sách.Khi có sai phạm xảy ra, KTNN có quyền xét xử như một quan toà thông qua phán quyết của mình.

Hình thức 2: Hình thức tư vấn

Việc kiểm toán bày tỏ ý kiến bằng hình thức tư vấn Về hoạt động thu chi và sử dụng công quỹ.

Page 19: Ktdc chap1

1.4 Chức năng kiểm toán

Khu vực kinh doanh ngoài ngân sách nhà nước (Ví dụ: Kiểm toán độc lập)Bày tỏ ý kiến kết quả xác minh về độ tin cậy của thông tin.

Sản phẩm là “Báo cáo kiểm toán”. Bày tỏ ý kiến dưới dạng tư vấn.

Sản phẩm là “Thư quản lý”.

Page 20: Ktdc chap1

1.5 Phân loại kiểm toán

Trong nền kinh tế người sử dụng thông tin kiểm toán có yêu cầu và mục đích khác nhau. Do vậy để đáp ứng nhu cầu thì:

Nhiều loại hình kiểm toán khác nhau hình thành (theo mục đích)

Nhiều chủ thể kiểm toán khác nhau ra đời (theo chủ thể)

Page 21: Ktdc chap1

1.5 Phân loại kiểm toán

Page 22: Ktdc chap1

1.5 Phân loại kiểm toán

Page 23: Ktdc chap1

Kiểm toán liên kết??

• Kiểm toán liên kết là sự sáp nhập của các loại kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động

• Lĩnh vực kiểm toán này thường được ứng dụng tại các đơn vị công cộng

• Đây là việc thẩm định, soát xét công việc quản lý các nguồn tài chính, nhân lực, vật lực đã ủy quyền cho người sử dụng theo mục đích đề ra

Page 24: Ktdc chap1

Đúng/Sai và giải thích

1. Kiểm toán nội bộ được xem là một sự kiểm soát bên ngoài đối với ban quản trị của công ty

2. Kiểm toán nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập

3. Khi thực hiện kiểm toán nghiệp vụ, các kiểm toán viên bắt buộc sử dụng một chương trình kiểm toán theo chuẩn quốc gia

4. Kiểm toán nội bộ không bao giờ thực hiện một cuộc kiểm toán tài chính

Page 25: Ktdc chap1

1.6 Kiểm toán viên và Hội Kiểm toán viên Kiểm toán viên nội bộ Những người làm nghề kiểm toán không chuyên nghiệp Ví dụ: kế toán viên giỏi, nhà quản lý có kinh nghiệm, kỹ thuật

viên - Có hiểu biết về những lĩnh vực có liên quan đến kiểm toán- Có trình độ nghiệp vụ tương xứng.

Kiểm toán viên chuyên nghiệp Ví dụ:

- Giám định viên trong hệ thống kiểm toán ở Tây Âu- Kiểm soát viên chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp

nhà nước và các đơn vị công cộng (có quy mô lớn),- Các chuyên gia được các hội đồng quản trị sử dụng

trong uỷ ban kiểm toán.

Page 26: Ktdc chap1

1.6 Kiểm toán viên và Hội Kiểm toán viên Kiểm toán viên nhà nước

– Những công chức (viên chức nhà nước) làm nghề kiểm toán.

– Được tuyển chọn và hoạt động do tổ chức kiểm toán nhà nước phân công.

– Được xếp vào các ngành bậc chung của công chức.

– Các chức danh:Kiểm toán viênKiểm toán viên chính Kiểm toán viên cao cấp.

Page 27: Ktdc chap1

1.6 Kiểm toán viên và Hội Kiểm toán viên Kiểm toán viên độc lập • Là những người hành nghề kiểm toán.• Để hành nghề, họ phải đủ các điều kiện hành nghề

như:- Về nghiệp vụ chuyên môn: Phải có bằng kế toán viên

công chứng (CPA).- Về phẩm hạnh: Phải là người không có tiền án, tiền

sự.- Về pháp lý: Phải đăng ký hành nghề (tại Bộ Tư pháp -

riêng ở Việt Nam tại Bộ Tài Chính).- Về xã hội: Không có chung lợi ích kinh tế, không có

quan hệ ruột thịt (thường là 3 đời) với khách thể kiểm toán.

Page 28: Ktdc chap1

1.6 Kiểm toán viên và Hội Kiểm toán viên Kiểm toán viên độc lập1. Kiểm toán viên: Tốt nghiệp đại học Bốn năm (quy định mới) làm trợ lý kiểm toán hoặc năm

năm trong lĩnh vực kế toán, tài chính Tốt nghiệp kỳ thi tuyển kiểm toán viên (CPA). Có khả năng độc lập thực hiện công việc kiểm toán cụ

thể.2. Kiểm toán viên chính: Đã từng là kiểm toán viên (thường từ 3-5 năm) Qua kỳ thi nâng bậc Có khả năng tổ chức 1 nhóm kiểm toán viên tiến hành

những công việc kiểm toán có quy mô lớn.3. Kiểm toán viên cao cấp

Page 29: Ktdc chap1

1.6 Kiểm toán viên và Hội Kiểm toán viên

Tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền hạn của một kiểm toán viên được quy định trong Điều 13 Nghị định 105/2004/NĐ-CP.

Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ IIA (The Institute of Internal Auditors ): http://www.theiia.org

Hiệp hội kiểm toán viên độc lập (CPA) IFAC: www.ifac.org IAASB (International Auditing and Assurance Standards

Board) VACPA (Vietnam Association of Certified Public Accountants):

http://www.vacpa.org.vn

Hiệp hội (học viên) của các tổ chức kiểm toán viên nhà nước INTOSAI: www.intosai.org ASOSAI: www.asosai.org

Page 30: Ktdc chap1

1.7 Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán

CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY

KiỂM TOÁN NỘI BỘ

Hội đồng hoặc bộ phận kiểm toán

nội bộ

Giám định viên kế toán

Page 31: Ktdc chap1

1.7 Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán

CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Văn phòng kiểm toán địa phương

Công ty kiểm toán khu vực

Công ty kiểm toán quốc gia

Công ty kiểm toán quốc tế

Page 32: Ktdc chap1

1.7 Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán

Chức năng

Quyền điều hành chia thành nhiều

khối, mỗi khối chia thành nhiều cấp

khác nhau

Có mạng lưới ở tất cả các địa phương

CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Quan hệ nội bộQuan hệ với các cơ quan nhà nước

Độc lập với cơ quan hành

pháp và lập

pháp

Trực thuộc

cơ quan hành pháp

Trực thuộc

cơ quan lập

pháp

Trực tuyếnTổng KTNN trực tiếp chỉ huy các hoạt động kiểm

toán

Liên hệ ngang Liên hệ dọc

Có mạng lưới ở từng

khu vực

Page 33: Ktdc chap1

Các lĩnh vực hoạt động của công ty kiểm toán

Dịch vụ xác nhận: như kiểm toán các báo cáo tài chínhDịch vụ kế toánTư vấn thuếTư vấn về quản trị

Page 34: Ktdc chap1

Nghị định 105/2004/NĐ-CPĐiều 22“1. Doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện các dịch vụ kiểm toán sau:a)Kiểm toán báo cáo tài chínhb)Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuếc)Kiểm toán hoạt độngd)Kiểm toán tuân thủe)Kiểm toán nội bộf)Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành g)Kiểm toán báo cáo quyết toán dự ánh)Kiểm toán thông tin tài chínhi)Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước

Page 35: Ktdc chap1

“2. Doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện các dịch vụ khác sau:

a) Tư vấn tài chínhb) Tư vấn thuếc) Tư vấn nguồn nhân lựcd) Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tine) Tư vấn quản lýf) Dịch vụ kế toáng) Dịch vụ định giá tài sảnh) Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế

toán, thuế theo quy định của pháp luậti) Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính.

Page 36: Ktdc chap1

1.8 Đạo đức nghề nghiệp

• Đạo đức nghề nghiệp Là những chỉ dẫn để các thành viên luôn duy trì một thái độ nghề nghiệp đúng đắn nhằm bảo vệ và nâng cao uy tín của nghề nghiệp.

Page 37: Ktdc chap1

1.8 Đạo đức nghề nghiệpTrích Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Kế toán, kiểm toán Việt Nam (QĐ số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005)

35. Nguyên tắc cơ bản của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, gồm:a) Độc lập (áp dụng chủ yếu cho kiểm toán viên hành nghề và người

hành nghề kế toán);b) Chính trực;c) Khách quan;d) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;e) Tính bảo mật;f) Tư cách nghề nghiệp;g) Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.

Page 38: Ktdc chap1

1.9 Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán trong quản lý

Ý nghĩa tác dụng của kiểm toán trong quản lý

Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý

Hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp hoạt động tài chính kế toán

Tạo niềm tin cho những người quan tâm

Page 39: Ktdc chap1

Tạo niềm tin cho “những người quan tâm”

• Ai là người quan tâm?- Cơ quan Nhà nước- Các nhà đầu tư- Các nhà quản trị doanh nghiệp- Người lao động- Khách hàng, nhà cung cấp

Page 40: Ktdc chap1

Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán trong quản lý• Hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp

hoạt động tài chính kế toán nói riêng,hoạt động quản lý nói chung

• Góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhờ chức năng tư vấn về quản lý

Page 41: Ktdc chap1

Kết thúc chương 1

Page 42: Ktdc chap1

Trắc nghiệm

1. Kiểm toán có thể được khắc họa rõ nét nhất qua chức năng:

a. Soát xét và điều chỉnh hoạt động quản lýb. Kiểm tra và xử lý vi phạm tài chínhc. Kiểm tra để tạo lập nề nếp tài chínhd. Xác minh và bày tỏ ý kiến về tài chính kế

toáne. Tất cả các câu trên

Page 43: Ktdc chap1

Trắc nghiệm

2.Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế, khi thực hiện chức năng xác minh thì kiểm toán viên phải có trách nhiệm:

a. Phát hiện và báo cáo mọi gian lận và sai sót trong báo cáo tài chính

b. Không có và không chịu trách nhiệm ngăn ngừa tất cả các gian lận và sai sót

c. Phát hiện toàn bộ những sai sót trọng yếu, nhưng không phát hiện gian lận trọng yếu

d. Ba câu đều sai

Page 44: Ktdc chap1

Trắc nghiệm

3.Chức năng bày tỏ ý kiến dưới góc độ tư vấn chủ yếu được thể hiện qua hình thức:

a. Báo cáo kiểm toánb. Thư quản lýc. Bằng miệngd. Cả a và b

Page 45: Ktdc chap1

Bài tập

• 1. Phân biệt giữa kế toán và kiểm toán BCTC?

Page 46: Ktdc chap1

Bài tập• Câu nào mô tả đúng nhất về kiểm toán hoạt

động:a) Kiểm toán hoạt động tập trung kiểm tra kế toán

và tài chính đối với một công ty mới được thành lập

b) Kiểm toán hoạt động tập trung vào việc kiểm tra sự trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp

c) Xem xét và đánh giá về tính hữu hiệu và hiệu quả của một hoạt động hay một bộ phận trong đơn vị

d) Cả 3 câu trên đều đúng

Page 47: Ktdc chap1

Bài tập• Thí dụ nào sau đây không phải là kiểm toán

tuân thủ:a) Kiểm toán các đơn vị phụ thuộc về việc thực hiện

các quy chế của Tổng công ty.b) Kiểm toán của cơ quan thuế đối với các DN.c) Kiểm toán một doanh nghiệp theo yêu cầu của

ngân hàng về việc chấp hành các điều khoản của một hợp đồng tín dụng.

d) Kiểm toán một phân xưởng mới thành lập để đánh giá hoạt động và đề xuất các biện pháp cải tiến.

Page 48: Ktdc chap1

Bài tập• Điều nào sau đây không phải là lý do chính của

việc kiểm toán BCTC:a) Do mâu thuẫn giữa nhà quản lý của đơn vị được

kiểm toán so với KTVĐL.b)Sự phức tạp của các vấn đề liên quan đến kế toán

và trình bày BCTC.c) Người sử dụng BCTC khó khăn trong việc tiếp cận

các thông tin tại đơn vị được kiểm toán.d)Tác động của báo cáo tài chính đến quá trình ra

quyết định của người sử dụng.

Page 49: Ktdc chap1

Bài tập• Lý do chính của kiểm toán BCTC là:a)Nhằm đáp ứng yêu cầu luật pháp.b)Để đảm bảo rằng không có những sai lệch

trong báo cáo tài chính.c) Cung cấp cho người sử dụng một sự đảm bảo

hợp lý về tính trung thực và hợp lý của BCTC.d)Làm giảm trách nhiệm của nhà quản lý đối với

BCTC.

Page 50: Ktdc chap1

Bài tập

• Mục tiêu nào sau đây không phải là của kiểm toán nội bộ:a) Xem xét mức độ tin cậy và tính trung thực

của các thông tin tài chính và phi tài chính b) Bảo vệ tài sản của đơn vị c) Giảm nhẹ khối lượng công việc cho kiểm

toán viên độc lập khi kiểm toán đơn vị d) Xem xét mức độ tuân thủ các chính

sách,kế hoạch và luật pháp

Page 51: Ktdc chap1

Bài tập• Hãy vận dụng các khái niệm sau: Thu thập và đánh giá bằng

chứng, các tiêu chuẩn được thiết lập, KTV đủ năng lực và độc lập trong định nghĩa Kiểm toán vào 2 trường hợp? Kiểm toán Thuế do cơ quan thuế thực hiện. Kiểm toán BCTC do KTV độc lập thực hiện.

Kiểm toán Thuế Kiểm toán BCTC

Thu thập và đánh giá bằng chứng

Các tiêu chuẩn được thiết lập

KTV đủ năng lực và độc lập

Page 52: Ktdc chap1

Bài tập• Khi tiến hành kiểm toán BCTC cho Công ty TNHH adidas Việt Nam, 2 KTV Nam

& Anh đã gặp các tình huống sau đây:

1. Hai tháng trước ngày kết thúc niên độ, nhân viên kế toán tổng hợp của Cty adidas Việt Nam đã nghĩ việc và cho đến ngày lập BCTC, Cty vẫn chưa tìm được người thay thế. Do đó, những nghiệp vụ phát sinh của Cty trong hai thánh cuối niên độ chưa được ghi vào sổ sách. Vì Anh đã kiểm toán BCTC năm trước cho Cty, nên Cty đã nhờ Anh lập BCTC và sau đó hiện đang tiến hành kiểm toán BCTC cho năm hiện hành.

2. Một người bạn thân của Nam, biết Nam đang kiểm toán cho Công ty adidas, và cùng lúc người bạn này đang làm một chuyên đề về “Đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH adidas Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010”. Nên đã đề nghị Nam cung cấp một số tài liệu liên quan đến vấn đề này, và hứa sẽ bảo mật các tài liệu đó, Nam đã đồng ý.

3. Sau khi kết thúc kiểm toán các BCTC năm xong cho Cty, để cám ơn 2ktv Nam&Anh đã tận tình làm việc trong thời gian qua, Cty đã tăng hai anh 02 sản phẩm là 02 đôi giày của Cty sản xuất và hai anh đã vui vẻ nhận quà cùng lời cảm ơn.

• Yêu cầu: Trong từng tình huống trên, bạn hãy cho biết hai anh Nam&Anh có vi phạm đạo đức nghề nghiệp hay ko?