18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG KHOA CÔNG NGHTHÔNG TIN BN BÁO CÁO THC HÀNH CU TRÚC MÁY TÍNH Giáo viên hướng dn: Thầy Trương Minh Huy Nhóm : 14 Lp : 11TCLC Sinh viên thc hin : Trương Ân Phước Lê Quang Chánh Đà Nẵng Tháng 10/2013

Baocao th ctmt

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Báo cáo thực hành Cấu Trúc Máy Tính

Citation preview

Page 1: Baocao th ctmt

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BẢN BÁO CÁO THỰC HÀNH

CẤU TRÚC MÁY TÍNH

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trương Minh Huy

Nhóm : 14

Lớp : 11TCLC

Sinh viên thực hiện : Trương Ân Phước

Lê Quang Chánh

Đà Nẵng – Tháng 10/2013

Page 2: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 2

Chương mở đầu. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNH ........................... 3

Chương 1. MAINBOARD VÀ CÁC THIẾT BỊ, ........................................................... 4

LINH KIỆN GẮN TRÊN MAINBOARD ...................................................................... 4

1. Đế cắm CPU .......................................................................................................... 5

2. Chíp cầu Bắc ......................................................................................................... 6

3. Chip cầu Nam ........................................................................................................ 6

4. ROM BIOS ............................................................................................................ 7

5. AGP hoặc PCIE EXPRESS ................................................................................... 8

6. Khe PCI ................................................................................................................. 8

7. Khe RAM và RAM ............................................................................................... 8

8. IC Clocking – IC tạo xung Clock .......................................................................... 9

9. IC – CARD SOUND ONBOARD ...................................................................... 10

10. IC – CARD NET ONBOARD ......................................................................... 11

11. Các cổng kết nối thiết bị ngoại vi .................................................................... 11

Chương 2. BỘ NGUỒN – CÁC LOẠI DÂY, ĐẦU RA ............................................... 13

1. Các kết nối đầu ra của nguồn .............................................................................. 13

2. Quy ước màu dây và cấp điện trong nguồn máy tính ......................................... 14

Chương 3. CHUẨN ĐOÁN BỆNH QUA .................................................................... 15

TIẾNG BÍP CỦA LOA BIOS ...................................................................................... 15

Mô Ta Ma Lôi Chân Đoan Post Cua Bios Ami ......................................................... 15

Bios Phoenix .............................................................................................................. 16

Page 3: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 2

MỞ ĐẦU

Trong kỹ thuật máy tính, kiến trúc máy tính là thiết kế khái niệm và cấu trúc hoạt

động căn bản của một hệ thống máy tính.

Lịch sử phát triển máy tính hình thành cũng không quá lâu nhưng những gì mà nó

mang lại cho sự phát triển của loài người là vô cùng lớn. Máy tính phát triển qua nhiều

giai đoạn, mỗi giai đoạn gắn liền với một thành tựu vượt bậc về công nghệ.

Máy tính là một khối thống nhất được hình thành từ hai phần là phần cứng và phần

mềm. Phần cứng là tập hợp các thiết bị kết nối với nhau thành 1 thể thống nhất liên

quan chặt chẽ với nhau, phần mềm là những chương trình giúp máy tính có thể vận

hành và hoạt động.

Để có kiến thức về phần cứng máy tính chúng ta cần phải nắm rõ chức năng nhiệm

vụ của từng phần. Đặt biệt là Mainboard trong CPU máy tính, đây là thiết bị quan

trọng giúp kết nối các thiết bị với nhau giúp máy tính hoạt động.

Page 4: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 3

Chương mở đầu. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNH

CPU: Bộ vi xử lý trung tâm.

Bo mạch chủ (Mainboard): Bo mạch chính kết nối các thiết bị với nhau trong

máy tính. Có thể so sánh bo mạch chủ trong phần cứng giống như vai trò của hệ

điều hành trong phần mềm.

RAM: Bộ nhớ tạm của máy tính dùng cho ghi lại các dữ liệu tạm thời trong

một phiên làm việc của máy tính.

Ỗ đĩa cứng: Bộ nhớ dữ liệu chính của máy tính cá nhân, các thành quả của một

quá trình làm việc có thể được lưu trữ trên ổ cứng trước khi có các hành động

sao lưu dự phòng trên các dạng bộ nhớ khác.

Ổ đĩa quang (CD, DVD): Bộ nhớ dùng cho xuất, nhập dữ liệu với dung lượng

lớn hoặc trao đổi dữ liệu, phần mềm với những máy tính khác. Sử dụng sao lưu

dữ liệu và các mục đích khác. Đây không phải là thiết bị bắt buộc đối với hệ

thống phần cứng.

Bo mạch đồ họa: Thiết bị có chức năng xử lý và xuất hình ảnh ra màn hình

máy tính.

Bo mạch âm thanh: Thiết bị có chức năng xử lý và xuất tín hiệu âm thanh ra

các thiết bị phát thanh.

Bo mạch mạng: Thiết bị có chức năng kết nối mạng Internet, kết nối giữa các

máy tính với nhau, trao đổi thông tin diện rộng.

Vỏ máy tính (case): Một bộ khung dùng để định vị và bảo vệ các thiết bị của

máy tính.

Nguồn máy tính: Cung cấp điện cho máy tính

Màn hình, chuột, bàn phím: Các thiết bị nhập xuất căn bản, cần thiết cho máy

tính.

Page 5: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 4

Chương 1. MAINBOARD VÀ CÁC THIẾT BỊ,

LINH KIỆN GẮN TRÊN MAINBOARD

Mainboard là gì?

Đối với máy vi tính, Mainboard (còn được gọi Việt hóa là bo mẹ hay bo mạch chủ -

motherboard), là một bản mạch đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa CPU và các

thiết bị khác của máy tính. Một cách tổng quát, nó là mạch điện chính, trung tâm, của

một hệ thống hay thiết bị điện tử; tuy rằng thuật ngữ này thường dùng trong máy tính

cá nhân. Mainboard kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp tới mọi phân của máy tính.

THÀNH PHẦN CẤU TẠO MAINBOARD

Mainboard điển hình dùng để nghiên cứu: Mainboard Foxconn g41mx 2.0 Series

Page 6: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 5

1. 4-pin ATX 12V Power Connector 2. System FAN Header

3. IR/CIR Connector 4. PCI Express x1 Slot

5. PCI Express x16 Slot 6. PCI Slots

7. S/PDIF_OUT Connector 8. CD_IN Connector

9. Front Audio Connector 10. Clear CMOS Jumper

11. Floppy Connector 12. Front USB Connectors

13. South Bridge: Intel ® ICH7 14. TPM Connector

15. SATA Connectors 16. Front Panel Connector

17. IDE Connector 18. Speaker Connector

19. 24-pin ATX Power Connector 20. DDR2 DIMM Slots

21. CPU_FAN Header 22. North Bridge: Intel ® G41

23. LGA 775 CPU Socket

Các thành phần quan trọng của một bo mạch: Socket (đế cắm CPU), chip cầu Bắc,

chip cầu Nam, khe cắm RAM, khe cắm mở rộng, các IC điều khiển NET, Audio,...,

các cổng kết nối thiết bị ngoại vi, I/O, BIOS, CMOS...

1. Đế cắm CPU

Bộ phận này còn được gọi là socket. Đây là

bộ phận để lắp cố định CPU vào bo mạch

chủ. Mỗi dòng chip CPU khác nhau thì

thích hợp với mỗi loại bo mạch chủ khác

nhau, số socket càng lớn thì thích hợp cho

dòng CPU hiện đại hơn. Ví dụ như dòng

socket của Intel: LGA775 (đây là loại

socket trong mainboard Foxconn ở trên),

LGA1156, LGA1366. Con số đằng sau là số điểm tiếp xúc với CPU.

Page 7: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 6

2. Chíp cầu Bắc

Chức năng: điều khiển các thành phần có tốc độ cao như CPU, RAM,

Card Video. Điều khiển về tốc độ Bus và điều khiển chuyển mạch dữ

liệu.

Kết nối: chân chipset Bắc kết nối đến CPU, RAM, Card Video và

Chipset Nam.

Hư hỏng: chipset Bắc mà hỏng thì CPU cũng không hoạt động do không

có tín hiệu reset CPU vì vậy máy sẽ không khởi động, quạt nguồn vẫn

chạy do mạch mở nguồn ở chipset Nam vẫn tốt.

Sửa chữa: chỉ thay thế chipset Bắc khi đã kiểm tra kĩ CPU và đã nạp lại

BIOS, vì chipset Bắc ít khi bị hư hỏng và hơn nữa, thay mới nó rất phức

tạp.

Hình anh:

3. Chip cầu Nam

Chức năng: điều khiển các thành phần có tốc độ chậm như Card Sound,

Card NET, ổ cứng, ổ CD ROM, cổng USB, IC. Điều khiển các cổng

SIO, ROM BIOS, IC điề khiển chuột phím, điều khiển tắt mở nguồn.

Kết nối: chân chipset Nam kết nối đến PCI để ra các card mở rộng, đến

khe IDE để ra các ổ đĩa, đến BIOS, đến IC SIO để điều khiển các cổng

FDD, cổng Serial.

Hư hỏng: chipset Nam hỏng có thể sinh ra nhiều bệnh khác nhau, trong

đó thường gặp nhất là bệnh mất reset máy không khởi động đưcọ, hoặc

Page 8: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 7

bệnh không mở được nguồn, bệnh không nhận cổng USB, không nhận ổ

đĩa ở cổng IDE.

Sửa chữa: ta có thể thay thế chipset Nam khi gặp các bệnh: bật công tắc

quạt nguồn không quay, kiểm tra bằng Card Test Main thấy mất tín hiệu

reset, máy không nhận USB, không nhận ổ cứng,...

Hình anh:

4. ROM BIOS

Tên linh kiện: ROM BIOS viết tắt của Read Only Memory – Basic In

Out System – IC nhớ chỉ đọc, lưu chương trình hệ thống vào ra cơ sở.

Đặc điểm nhận biết trên Mainboard là: IC mình dày hình chữ nhật

khoảng 2cm2, thường là IC chân cắm vào một socket, trên Main không

còn IC nào khác có hình dạng tương tự.

Chức năng: cung cấp phần mềm cho quá trình khởi động máy tính, cung

cấp chương trình kiểm tra RAM và Card Video, cung cấp trình điều

khiển cho các chipset và Card Video onboard, cung cấp bản CMOS

SETUP mặc định.

Kết nối: ROM BIOS kết nối trực tiếp đến chipset Nam.

Hư hỏng: Nếu hỏng thì máy không khởi động được, bật công tắc quạt

nguồn vẫn quay. Nếu lỗi chương trình BIOS thì sinh ra các lệnh sai lệch.

Sửa chữa: Nạp lại BIOS, nếu nạp lại không được thì hỏng ROM

Hình anh:

Page 9: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 8

5. AGP hoặc PCIE EXPRESS

Khe AGP và PCI Express dùng để gắn Card Video, khe AGP hoặc PCI Express

do chipset Bắc điều khiển.

Hình anh:

6. Khe PCI

Khe PCI do Chipset Nam điều khiển dùng để gắn các card sound, card net...

7. Khe RAM và RAM

Khe RAM do chipset Bắc điều khiển dùng để gắn thanh RAM, đây là bộ nhớ

trung gian không thể thiếu của máy tính.

RAM có hai loại là RAM tĩnh và RAM động:

RAM tĩnh (static RAM – SRAM) được chế tạo theo công nghệ ECL (dùng

trong CMOS và BiCMOS). Mỗi bit nhớ gồm có các cổng logic với 6

transistor MOS. Là bộ nhớ nhanh, việc đọc không làm hủy nội dung của

ô nhớ và thời gian thâm nhập bằng chu kì của bộ nhớ.

RAM động (Dynamic RAM – DRAM) dùng kỹ thuật MOS, mỗi bit nhớ

gồm một transistor và một tụ điện. Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc

duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội

dung bit này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều

Page 10: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 9

khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ cũng theo

đó mà ít nhất là gấp đôi thời gian thâm nhập ô nhớ. Việc lưu trữ thông

tin trong bit nhớ chỉ là tạm thời vì tụ điện sẽ phóng hết điện tích đã nạp

và như vậy phải làm tươi bộ nhớ sau khoảng thời gian 2us. Việc làm tươi

được thực hiện với tất cả các ô nhớ trong bộ nhớ. Hiện nay có 3 loại

RAM động phổ biến nhất là: DDR SDRAM, DDR2 SDRAM, DDR3

SDRAM.

Các thông số cua RAM: hiện nay, thông thường dung lượng RAM được

tính đến bằng GB..Dung lượng RAM càng lớn càng tốt cho hệ thống

nhưng không phải tất cả các hệ thống phần cứng và hệ điều hành đều hỗ

trợ RAM lớn. Nếu muốn dùng >3.5GB RAM thì phải sử dụng các HĐH

64 bit thay vì 32 bit. Bus của RAM đặc trưng cho tốc độ truy cập ô nhớ

của RAM, đơn vị clock/s hay MHz. Bus càng cao tốc độ RAM càng lớn,

hiện nay bus ram đã đạt đến trên 2200 MHz.

8. IC Clocking – IC tạo xung Clock

Tên linh kiện: mạch Clocking – tạo xung Clock, xung nhịp chủ cho hệ

thống MainBoard.

Đặc điểm nhận biết: mạch gồm có một IC hai hàng chân (khoảng 50

châm) và luôn có thạch anh 14,3 MHz bên cạnh.

Page 11: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 10

Hình anh:

Chức năng: mạch Clocking có chức năng tạo ra xung Clock làm xung

nhịp hệ thống cung cấp cho tất cả các thành phần trên Main hoạt động,

mỗi IC trên Main (trừ IC dao động) và các Card mở rộng đều được mạch

Clocking phát cho một xung Clock có tân số khác nhau, nếu không có

xung Clock thì các IC xử lí tín hiệu số sẽ không hoạt động được.

Mạch còn đồng bộ dữ liệu trong toàn hệ thống, đi kèm với dữ liệu đơn

để giải mã chúng thành các bit nhị phân.

Kết nối: độc lập, không chịu sự điều khiển của bất kì thành phần nào, là

mạch hoạt động đầu tiên khi có nguồn chính cung cấp cho Main.

Hư hỏng: nếu hỏng mạch Clocking thì máy không khởi động được,

không báo sự cố, khi kiểm tra bằng Card Test Main thấy mất tín hiệu đèn

Clock.

Sửa chữa: thay IC hoặc thạch anh 14.3 Mhz cho đến khi đèn Clocking

trên mạch test sáng.

9. IC – CARD SOUND ONBOARD

Tên linh kiện: IC điều khiển Card Sound Onboard và cổng kết nối ra loa,

mic.

Đặc điểm nhận dạng: có hình vuông, kích thước khoảng 1cm2 tính cả

chân, xung quanh có rất nhiều tụ điện.

Chức năng: điều khiển các chức năng về âm thanh như đổi tín hiệu âm

thanh sang Analog và ngược lại, khuếch đại âm thanh ra loa, khuếch đại

âm thanh vào từ Micro. Chúng được kết nối trực tiếp đến chip cầu Nam

sau đó đưa ra các jack cắm la và micro.

Page 12: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 11

Trong trường hợp bị hư hỏng IC này sẽ làm mất âm thanh ra loa hoặc có

thể ta không cài được trình điều khiển cho card âm thanh. Muốn sửa

chữa thì phải thay IC mới.

Hình anh:

10. IC – CARD NET ONBOARD

Tên linh kiện: IC điều khiển Card mạng onboard (Net Onboard)

Đặc điểm nhận dạng: là IC 4 hàng chân, hình vuông, bên cạnh luôn có

thạch anh 24Mhz.

Chức năng: điều khiển dữ liệu qua mạng LAN và mạng Internet. Chúng

kết nối giao tiếp với chipset Nam, đầu ra kết nối đến cổng mạng theo

jack cắm RJ45

Trong trường hợp bị hư hỏng IC này, sẽ không kết nối được Internet,

không cài được trình điều khiển cho Card net được. Ta phải vào CMOS

setup xem có disable nó không? Nếu không phải thay IC mới.

Hình anh:

11. Các cổng kết nối thiết bị ngoại vi

SATA là một loại chuẩn giao tiếp dành cho đĩa cứng, SATA thì nhanh hơn và

ổn định hơn so với chuẩn IDE cũ. Kết nối SATA cũng dễ dàng hơn so với IDE

vì nó là một cáp riêng biệt cho mỗi ổ đĩa, không phải qua bước set jumper slave

hay master.

Page 13: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 12

Cổng S/PDIF Thông thường, mọi tín hiệu âm thanh số (digital) đều phải được

chuyển đổi thành dạng tương tự (analog). Trong máy tính, card âm thanh có

nhiệm vụ chuyển tín hiệu âm thanh số thành tương tự rồi chuyển ra loa.

Cổng P/S 2 là cổng giao tiếp của các thiết bị ngoại vi đầu vào như chuột hoặc

bàn phím (đời cũ). Hiện nay người ra dùng cổng USB vì nó tiện hơn và nhiều

ưu điểm vượt trội hơn.

Cổng USB là laoij cổng giao tiếp cực kì phổ biến trên thế giới hiện nay, với tốc

độ truyền tải dữ liệu cao cùng với khả năng tương thích nhiều thiết bị: Flash

Disk, Mouse, Keyboard, Printer, Scanner... Hiện nay có hai phiên bản là USB

2.0 và USB 3.0.

Cổng VGA D-sub 15 Pin là loại cổng thường dùng để kết nối và xuất dữ liệu từ

máy tính ra màn hình (thường là màn hình CRT hoặc LCD đời cũ).

Page 14: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 13

Chương 2. BỘ NGUỒN – CÁC LOẠI DÂY, ĐẦU RA

1. Các kết nối đầu ra của nguồn

Nguồn máy tính không thể thiếu các đầu dây cắm cho các thiết bị sử dụng

năng lượng cung cấp từ nó. Các kết nối đầu ra của nguồn máy tính bao gồm:

- Đầu cắm vào bo mạch chu (motherboard connector) là đầu cắm có 20 hoặc

24 chân, tùy thể loại bo mạch chủ sử dụng. Phiên bản khác của đầu cắm này

là 20+4 chân: phù hợp cho cả bo mạch dùng 20 và 24 chân.

- Đầu cắm cấp nguồn cho CPU (+12V power connector) có hai loại: Loại 4

chân và loại 8 chân (thông dụng là 4 chân, các nguồn mới thiết kế cho các

bo mạch chủ đời mới sử dụng loại 8 chân).

- Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang (giao tiếp ATA, peripheral connector): Gồm

4 chân.

- Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang giao tiếp SATA: gồm 4 dây.

- Đầu cắm cho cac card đồ họa cao cấp: gồm 6 chân.

- Đầu cắm cho ổ đĩa mềm: Gồm 4 chân.

Các đầu cắm cho bo mạch chủ và thiết bị ngoại vi được nối với các dây dẫn

màu để phân biệt đường điện áp, thông thường các dây dẫn này được hàn trực

tiếp vào bản mạch của nguồn. Tuy nhiên có một số nhà sản xuất đã thay thế

Page 15: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 14

việc hàn sẵn bằng cách thiết kế các đầu cắm nối vào nguồn. Việc cắm nối có ưu

điểm là loại bỏ các dây không cần dùng đến để tránh quá nhiều dây nối trong

thùng máy gây cản trở luồng gió lưu thông trong thùng máy, nhưng nó cũng có

nhược điểm là tạo thêm một sự tiếp xúc thứ hai trong quá trình truyền dẫn điện,

điều này làm tăng điện trở và có thể gây nóng, tiếp xúc kém dẫn đến không

thuận lợi cho quá trình truyền dẫn.

2. Quy ước màu dây và cấp điện trong nguồn máy tính

Quy ước chung về các mức điện áp theo màu dây trong nguồn máy tính như

sau:

Màu đen: Dây chung, có mức điện áp quy định là 0V hay còn gọi là

GND hoặc COM. Tất cả các mức điện áp khác đều so với dây này.

Màu cam: dây +3,3V.

Màu đỏ: dây +5V.

Màu vàng: dây +12V (thường quy ước đường +12V thứ nhất đối với các

nguồn chỉ có một đường +12V).

Màu xanh dương (Blue): dây -12V.

Màu xanh lá (Green): dây kích hoạt sự hoạt động của nguồn. Nếu

nguồn ở trạng thái không hoạt động hoặc không được nối với máy tính,

ta có thể kích hoạt nguồn làm việc bằng cách nối dây kích hoạt này với

dây 0V màu đen. Đây là thủ thuật để kiểm tra sự hoạt động của nguồn

trước khi lắp vào máy tính.

Dây màu tím: điện áp 5vsb (5V standby): dây này luôn luôn có điện

ngay từ khi đầu vào của nguồn được nối với nguồn điện dân dụng cho dù

nguồn có được kích hoạt hay không. Dòng điện này được cung cấp ch o

việc khởi động máy tính ban đầu, cung cấp cho con chuột, bàn phím

hoặc các cổng USB. Việc dùng đường 5Vsb cho bàn phím và con chuột

tùy theo thiết kế của bo mạch chủ.

Một số dây khác: khi mở rộng các đường cấp điện áp khác nhau, các

nguồn có thể sử dụng một số dây dẫn có màu hỗn hợp.

Page 16: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 15

Chương 3. CHUẨN ĐOÁN BỆNH QUA

TIẾNG BÍP CỦA LOA BIOS

Tiếng bíp mỗi khi khởi động máy tính chính là thông báo mã hoá chứa đựng thông

tin kết quả của quá trình kiểm tra cơ sở các thiết bị phần cứng trong máy. Quá trình

kiểm tra này được gọi là POST (Power-On-Self-Test). Nếu POST cho ra kết quả tốt,

máy tính sẽ phát một tiếng bíp và mọi thứ diễn ra suôn se. Nếu các thiết bị phần cứng

máy có vấn đề thì loa sẽ phát ra vài tiếng bíp. Nếu giải mã được những tiếng bíp này

thì bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc chẩn đoán bệnh của máy tính.

Trên các máy tính đời mới hiện nay, mainboard được tích hợp các chíp xử ly đảm

nhiệm nhiều chức năng, giảm bớt card bổ sung cắm trên bo mạch. Tuy nhiên, điều này

sẽ làm giảm tính cụ thể của việc chẩn đoán. Ví dụ, nếu chíp điều khiển bàn phím bị lỗi

thì giải pháp duy nhất là phải thay cả mainboard.

Mô Ta Ma Lôi Chân Đoan Post Của Bios Ami

1 tiếng bip ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, đó là khi bạn

thấy mọi dòng test hiển thị trên màn hình. Nếu bạn không thấy gì trên màn hình

thì phải kiểm tra lại monitor và card video trước tiên, xem đã cắm đúng chưa.

Nếu không thì một số chíp trên bo mạch chủ của bạn có vấn đề. Xem lại RAM

và khởi động lại. Nếu vẫn gặp vấn đề thì có khả năng bo mạch chủ đã bị lỗi.

Bạn nên thay bo mạch.

2 tiếng bip ngắn: Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình.

Nếu nó hoạt động tốt thì bạn hãy xem có thông báo lỗi trên màn hình không.

Nếu không có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn le (parity error). Cắm lại RAM và

khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.

3 tiếng bip ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.

4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có

thể là do bộ đặt giờ của bo mạch bị hỏng.

5 tiếng bip ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có thể phải thay bo mạch chủ.

Page 17: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 16

6 tiếng bip ngắn: Chíp trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím không hoạt động.

Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại keyboard hoặc thử dùng keyboard khác.

Nếu tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải thay bo mạch chủ khác.

7 tiếng bip ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác.

8 tiếng bip ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card. Nếu vẫn kêu

bíp thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chíp nhớ trên card bị lỗi. Thay card

màn hình.

9 tiếng bip ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Thay BIOS khác.

10 tiếng bip ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch

chủ khác.

11 tiếng bip ngắn: Chíp bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch

khác.

1 bip dai, 3 bip ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm lại RAM, nếu không thì phải

thay RAM khác

1 bip dai, 8 bip ngắn: Không test được video. Cắm lại card màn hình.

Bios Phoenix

Tiếng bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI một chút. BIOS này phát ra 3

loạt tiếng bíp một. Chăng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loạt được tách

ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp.

Mô Ta Ma Lôi Chân Đoan Post Của Bios Phoenix

1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong

CMOS.

1-1-4: BIOS cần phải thay.

1-2-1: Chíp đồng hồ trên mainboard bị hỏng.

1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề.

1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề.

1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.

1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.

1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề.

1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề.

1-4-2: Xem lại RAM.

Page 18: Baocao th ctmt

Báo cáo thực hành Cấu trúc máy tính GVHD: Trương Minh Huy

Lê Quang Chánh, Trương Ân Phước – 11TCLC Trang 17

2-_-_: Tiếng bíp keo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vấn đề.

3-1-_: Một trong những chíp gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải

thay mainboard.

3-2-4: Chíp kiểm tra bàn phím bị hỏng.

3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn

hình oặc thử với card khác.

3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động.

4-2-1: Một chíp trên mainboard bị hỏng.

4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì

mainboard có vấn đề.

4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử

rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì

giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.

4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.

4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày

giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.

4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ

xem có được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối

tiếp này.

4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.

4-4-3: Bộ đồng xử ly số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên

thay.

1-1-2: Mainboard có vấn đề.

1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard.