42
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Số: 3693/ĐA-HVBCTT-ĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2014 ĐỀ ÁN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TẬP TRUNG NĂM 2015 1. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH 1.1. Mục đích - Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; - Học viện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn phương thức tuyển sinh phù hợp với đặc thù của trường; - Tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh tham gia xét tuyển và tăng cơ hội cho các thí sinh có năng lực phù hợp với các ngành đào tạo của trường; - Nâng cao chất lượng đầu vào, đảm bảo tuyển chọn đúng thí sinh có đủ năng lực hoàn thành có chất lượng mục tiêu đào tạo của nhà trường, từ đó, hiện thực hóa các chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế. 2.2. Nguyên tắc - Đảm bảo các nguyên tắc về tuyển sinh theo quy định hiện hành và các quy định tại Điều 34, Luật Giáo dục Đại học năm 2012. - Đảm bảo lộ trình đổi mới công tác tuyển sinh và 1

De an-tuyen-sinh-hv-bao-chi-va-tuyen-truyen

Embed Size (px)

Citation preview

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIAHỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Số: 3693/ĐA-HVBCTT-ĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2014

ĐỀ ÁN TUYỂN SINHĐẠI HỌC CHÍNH QUY TẬP TRUNG NĂM 2015

1. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

TUYỂN SINH

1.1. Mục đích

- Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp

ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Học viện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn phương thức

tuyển sinh phù hợp với đặc thù của trường;

- Tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh tham gia xét tuyển và tăng cơ hội cho các

thí sinh có năng lực phù hợp với các ngành đào tạo của trường;

- Nâng cao chất lượng đầu vào, đảm bảo tuyển chọn đúng thí sinh có đủ

năng lực hoàn thành có chất lượng mục tiêu đào tạo của nhà trường, từ đó, hiện

thực hóa các chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội và

hội nhập quốc tế.

2.2. Nguyên tắc

- Đảm bảo các nguyên tắc về tuyển sinh theo quy định hiện hành và các

quy định tại Điều 34, Luật Giáo dục Đại học năm 2012.

- Đảm bảo lộ trình đổi mới công tác tuyển sinh và tuân thủ các Thông tư và

văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

- Đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành đào tạo.

2. PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

2.1. Phương thức tuyển sinh

2.1.1. Tiêu chí xét tuyển

2.1.1.1. Học viện xét tuyển theo 3 nhóm ngành:

- Nhóm 1: Ngành Báo chí;

1

- Nhóm 2 gồm các ngành: Triết học, Kinh tế, Lịch sử, Xây dựng Đảng và

chính quyền Nhà nước, Chính trị học, Xuất bản, Xã hội học, Công tác xã hội;

- Nhóm 3 gồm các ngành: Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Quảng

cáo, Ngôn ngữ Anh.

Trong từng nhóm ngành, Học viện quy định môn bắt buộc và môn tự chọn

để xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia. Riêng nhóm 1 ngành Báo chí

tổ chức kiểm tra bổ sung môn: Năng khiếu báo chí.

Môn bắt buộc và môn tự chọn để xét tuyển căn cứ kết quả thi THPT quốc

gia được quy định cho từng nhóm ngành như sau:

Nhóm ngành

Môn bắt buộc (A)

Môn tự chọn (B) (chọn 1

trong các môn dưới đây)

Môn Năng khiếu (C)

Điểm xét tuyển

1 Ngữ vănToán, Lịch sử, Tiếng Anh

Năng khiếu báo chí

A + B + C

2 Ngữ văn + ToánLịch sử, Địa lý, Tiếng Anh

- A + B

3Ngữ văn + Tiếng

Anh (hệ số 2)Toán, Lịch sử, Địa lý

- A + B

2.1.1.2. Điều kiện nộp hồ sơ:

Thí sinh tham dự xét tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần thỏa

mãn các điều kiện sau:

- Có kết quả xếp loại học lực từng năm học trong 3 năm Trung học phổ

thông đạt 6,0 trở lên;

- Hạnh kiểm 3 năm Trung học phổ thông xếp loại Khá trở lên;

- Điểm trung bình các môn thi Trung học phổ thông quốc gia đạt 6,0 trở lên

(theo thang điểm 10).

2.1.1.3. Kiểm tra môn Năng khiếu tại trường:

Bài kiểm tra Năng khiếu báo chí gồm 2 phần:

+ Phần thứ nhất: Bài kiểm tra trắc nghiệm (3 điểm) gồm 30 câu hỏi, thời

gian làm bài 30 phút: kiểm tra hiểu biết chung về các vấn đề của đời sống xã

hội.

+ Phần thứ hai: Bài thi tự luận (7 điểm) gồm 2 câu hỏi, thời gian làm bài

120 phút:

Câu 1 (3 điểm): đánh giá năng lực xử lý, biểu đạt thông tin và sử dụng

ngôn ngữ trong xây dựng, hoàn thiện văn bản. Dạng thức đề thi có thể là: cung 2

cấp một văn bản báo chí có lỗi sai (về quan điểm chính trị, cấu trúc văn bản, về

tính logic, về văn phong, về cách sử dụng ngôn từ…) yêu cầu thí sinh sửa chữa

và hoàn thiện văn bản theo cách của mình.

Câu 2 (4 điểm): đánh giá năng lực phát hiện vấn đề và thể hiện quan điểm

cá nhân. Dạng thức đề thi có thể là: cung cấp thông tin về một vấn đề, một sự

kiện, yêu cầu thí sinh viết một bài luận tối đa là 500 từ.

- Tổng thời gian làm bài thi Năng khiếu báo chí: 150 phút. Bài kiểm tra

Năng khiếu do Học viện ra đề và tổ chức chấm thi.

2.1.1.4. Xác định điểm trúng tuyển:

Điểm trúng tuyển được xác định theo ngành, chuyên ngành dựa trên tổng

điểm các môn thi quy định cho nhóm ngành xếp từ cao xuống thấp. Các môn thi

thuộc nhóm ngành 1, nhóm ngành 2 tính hệ số 1, môn Tiếng Anh thuộc nhóm

ngành 3 tính hệ số 2.

2.1.2. Lịch thi tuyển của trường

Nhóm ngành 1: Học viện nhận hồ sơ xét tuyển ngay sau khi có kết quả thi

Trung học phổ thông quốc gia và sẽ kết thúc nhận hồ sơ trước 10 ngày so với thời

hạn xét tuyển đợt 1 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (dự kiến kết thúc

nhận hồ sơ vào ngày 10/8/2015). Tổ chức thi môn Năng khiếu báo chí dự kiến vào

12/8/2015, công bố danh sách thí sinh trúng tuyển dự kiến vào ngày 15/8/2015. Trả

hồ sơ đăng ký xét tuyển cho thí sinh không trúng tuyển ngành Báo chí dự kiến từ 16

– 20/8/2015 (dự kiến 5 ngày cuối theo lịch xét tuyển đợt 1 của Bộ Giáo dục và Đào

tạo). Lịch nhận hồ sơ, lịch thi môn Năng khiếu báo chí và công bố kết quả trúng

tuyển có thể được điều chỉnh tùy thuộc thời gian công bố kết quả thi Trung học phổ

thông quốc gia và sẽ được thông báo trên website Học viện www.ajc.edu.vn, nhưng

vẫn dành 5 ngày cuối của đợt xét tuyển cho thí sinh không trúng tuyển vào ngành

Báo chí rút hồ sơ để đăng ký vào trường khác.

Nhóm ngành 2, nhóm ngành 3: quy trình xét tuyển, hồ sơ và thời gian xét tuyển

theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sau khi công bố kết quả xét tuyển đợt 1, nếu còn chỉ tiêu Học viện sẽ thông báo

lịch xét tuyển đợt 2 trên website Học viện và qua các phương tiện thông tin đại

chúng.

- Hồ sơ xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kèm theo bản

photo công chứng học bạ 3 năm Trung học phổ thông.

2.1.3. Nhận hồ sơ xét tuyển

3

Hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh nộp trực tiếp tại phòng Tuyển sinh và

Quản lý chương trình - Ban Quản lý đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36

Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ trên.

2.1.4. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

Thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ

chính quy hiện hành; thí sinh thuộc diện ưu tiên được cộng điểm ưu tiên theo

mức điểm được hưởng vào tổng điểm chung để xét tuyển.

2.1.5. Lệ phí tuyển sinh

Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Báo chí và Tuyên

truyền.

Lệ phí đăng ký xét tuyển và lệ phí dự kiểm tra Năng khiếu nộp cùng Hồ sơ

đăng ký xét tuyển.

2.2. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh

2.2.1. Ưu điểm của phương án tuyển sinh

- Việc phân chia các ngành, chuyên ngành theo nhóm ngành và xác định

các môn thi cho từng nhóm ngành, xác định hệ số 2 cho môn Tiếng Anh thuộc

nhóm ngành 3 dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng của nhóm ngành, về năng

lực của sinh viên nhằm tạo thuận lợi cho sinh viên lĩnh hội kiến thức ngành,

chuyên ngành trong quá trình học tập đại học sau này.

- Sơ tuyển Hồ sơ giúp đánh giá sơ bộ về năng lực, phẩm chất của thí sinh.

Với thí sinh đăng ký dự tuyển nhóm 1, Học viện chỉ gửi Giấy báo dự kiểm tra

môn Năng khiếu cho những thí sinh đáp ứng các tiêu chí của vòng sơ tuyển Hồ

sơ. Như vậy, Học viện có thể chủ động tính toán số thí sinh tham dự bài kiểm tra

Năng khiếu để chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra.

- Việc yêu cầu thí sinh dự kiểm tra môn Năng khiếu một mặt góp phần

tuyển chọn thí sinh đủ năng lực học tập tốt theo mục tiêu đào tạo của ngành; mặt

khác, góp phần hạn chế số lượng hồ sơ ảo. Những thí sinh tham dự bài kiểm tra

Năng khiếu là những thí sinh thực sự có nguyện vọng theo học tại Học viện. Do

đó, Học viện có thể chủ động trong khâu xác định điểm trúng tuyển và số lượng

thí sinh trúng tuyển theo chỉ tiêu xác định.

2.2.2. Nhược điểm của phương án tuyển sinh

- Thí sinh dự thi ngành Báo chí vẫn phải trực tiếp tham dự một bài kiểm tra

môn Năng khiếu tại Học viện.

- Với nhóm ngành 1, trong trường hợp xét tuyển lần đầu không đủ chỉ tiêu,

4

Học viện bắt buộc phải tổ chức thêm kỳ kiểm tra môn Năng khiếu báo chí mới

có thể xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

2.3. Các yếu tố đảm bảo chất lượng, sự công bằng của phương án

tuyển sinh đã đề xuất

- Xét tuyển căn cứ kết quả thi trung học phổ thông quốc gia: Mức điểm

chuẩn trúng tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong 5 năm trở lại đây

theo từng ngành đào tạo dao động ở mức trung bình khá trở lên. Đó là căn cứ để

Học viện đề xuất phương án xét tuyển dựa trên kết quả thi trung học phổ thông

quốc gia.

- Hạnh kiểm xếp loại khá trở lên cả 3 năm Trung học phổ thông là yêu cầu

bắt buộc để xét tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền do đặc thù của Học

viện vừa là trường đại học, vừa là trường Đảng duy nhất trong hệ thống giáo dục

đại học Việt Nam, luôn có yêu cầu cao về phẩm chất chính trị, đạo đức đối với

người dự tuyển và coi trọng rèn luyện để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức

lối sống cho sinh viên.

- Quy định môn thi chính đối với các ngành nhóm 2 (môn tiếng Anh hệ số

2) căn cứ vào yêu cầu đặc thù về năng lực ngoại ngữ theo ngành đào tạo.

- Quy trình làm đề thi: thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng

hệ chính quy hiện hành.

TT Nội dungNgười thực

hiệnThời gian Ghi chú

I. Xây dựng Ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm1 Xây dựng dự thảo Ngân hàng

câu hỏi thi trắc nghiệm (tối thiểu 2000 câu)

Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các chuyên gia trong lĩnh vực báo chí, truyền thông

Từ 01/01/2015 đến 28/02/2015

2 Lựa chọn, biên tập thành bộ câu hỏi 500 câu

Hội đồng khoa học – đào tạo

01/3/2015 đến 30/3/2015

3 Tổ chức thi thử, điều chỉnh Hội đồng tuyển sinh

01/4/2015 đến 15/4/2015

4 Công bố dạng đề thi mẫu Hội đồng tuyển sinh

20/4/2015

II. Xây dựng đề thi tự luận

5

1 Xây dựng Bản kế hoạch chi tiết đề thi: Thứ tự câu hỏi, nội dung (Kiến thức/kỹ năng), nguồn tài liệu, điều kiện thực hiện, cấp độ câu hỏi (hiểu biết; áp dụng; phân tích; tổng hợp; đánh giá), loại câu hỏi, số lượng câu hỏi, thang điểm, tổng điểm

Hội đồng khoa học - đào tạo

2 Soạn thảo đề thi theo bản kế hoạch chi tiết đề thi (tối thiểu 20 đề) kèm theo đáp án, thang điểm chi tiết

Ban Đề thi

3 Tổ chức phản biện, biên tập đề thi

Ban Đề thi

4 Tổ chức thi thử Hội đồng tuyển sinh

5 Phân tích kết quả thử nghiệm; điều chỉnh các vấn đề còn tồn tại đối với đề thi đã được thử nghiệm

Hội đồng tuyển sinh, Ban Đề thi

6 Xây dựng đề thi gốc Ban Đề thi

- Chấm thi: thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính

quy hiện hành.

+ Chấm thi trắc nghiệm khách quan: bằng máy chấm thi trắc nghiệm;

+ Chấm thi tự luận: thành lập Ban Chấm thi, tổ chức chấm thi theo Quy chế

tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Công tác bảo mật đề thi: thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao

đẳng hệ chính quy hiện hành.

2.4. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh

2.4.1. Điều kiện về nhân lực

Trong các kỳ thi tuyển sinh đại học từ năm 2003 trở về trước, Học viện

Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức thi môn Năng khiếu báo chí với các chuyên

ngành Báo chí. Học viện có đủ đội ngũ chuyên gia và kinh nghiệm tổ chức ra

đề thi, chấm thi môn Năng khiếu báo chí theo mục tiêu đào tạo của Học viện.

Việc tổ chức thi các môn này trong những năm trước được xã hội đánh giá cao,

đáp ứng yêu cầu tuyển chọn sinh viên có đủ năng lực theo học và hoàn thành tốt

chương trình đào tạo của Học viện theo ngành dự tuyển.

2.4.2. Cơ sở vật chất

6

Học viện Báo chí và Tuyên truyền có tổng diện tích đất 5,6 h.a, diện tích

sàn xây dựng là 49.500 m2. Để phục vụ việc giảng dạy và nghiên cứu, Học viện

có một hệ thống 95 giảng đường, phòng học với 1 giảng đường lớn sức chứa 800

người; 1 giảng đường 200 chỗ; 2 giảng đường 100 chỗ; 4 giảng đường 60 - 180

chỗ; 87 phòng học có từ 30 - 60 chỗ. Tổng diện tích hội trường, giảng đường,

phòng học các loại 13.500 m2; tổng diện tích thư viện, trung tâm học liệu 3.450

m2; tổng diện tích phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực tập, nhà tập đa

năng 2.000 m2. Trên 80% số giảng đường và phòng học của Học viện được lắp

đặt máy chiếu Projector để giảng viên sử dụng vào quá trình giảng dạy. Tất cả các

giảng đường và phòng học đều được lắp đặt hệ thống tăng âm. Học viện có 04

phòng học ngoại ngữ, 08 phòng giảng dạy và thực hành máy vi tính. Ngoài ra,

Học viện có phòng dựng phim, phòng máy photocopy, máy in siêu tốc, máy fax...

Học viện có trang Website được đưa lên mạng Internet và sử dụng các

phần mềm tin học ứng dụng trong quản lý, khai thác các dữ liệu, tư liệu, tài liệu

phục vụ cho nghiên cứu và học tập.

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1. Nội dung công việc cần thực hiện

TT Nội dungĐơn vị chủ trì/phối

hợpThời gian (dự kiến)

1 Tổ chức truyền thông (bao gồm cả truyền thông nội bộ (tập huấn, tuyên truyền cho đội ngũ giảng viên và cán bộ liên quan đến công tác tuyển sinh) và truyền thông bên ngoài (tới các ứng viên dự tuyển) về phương án tuyển sinh.

Ban Quản lý Đào tạo/Ban Tư vấn tuyển sinh/Các khoa đào tạo

2 Thành lập nhóm chuyên gia xây dựng bộ đề kiểm tra năng khiếu

Ban Đề thi/Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo

3 Nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, gửi Giấy báo tham dự kiểm tra môn Năng khiếu

Ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh

Sau khi có kết quả thi THPT quốc gia

4 Tổ chức kiểm tra môn Năng khiếu Hội đồng tuyển sinh 20/8/20155 Chấm bài kiểm tra môn Năng

khiếuBan Chấm thi 21/8-

26/8/20156 Xét trúng tuyển, gửi Giấy báo

triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học

Hội đồng tuyển sinh/Ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh

30/8/2015

7

7 Tổ chức kiểm tra để xét tuyển chỉ tiêu bổ sung (nếu có)

Hội đồng tuyển sinh/Ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh

8

3.2. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Học viện thành lập Ban Thanh tra tuyển sinh gồm những cán bộ có tinh

thần trách nhiệm cao, có uy tín đối với đồng nghiệp, có kinh nghiệm trong công

tác thanh tra. Ban Thanh tra tuyển sinh chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ

thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc tất cả các khâu của công tác

tuyển sinh, kịp thời phát hiện sai sót, vi phạm và đề xuất hình thức xử lý theo

đúng quy định.

3.3. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan

- Nơi tiếp nhận thông tin khiếu nại, tố cáo liên quan đến các hiện tượng tiêu

cực trong công tác tuyển sinh là Ban Thanh tra tuyển sinh.

- Trách nhiệm của người khiếu nại, tố cáo các hiện tượng tiêu cực phải

cung cấp các bằng chứng cụ thể và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông

tin.

- Ban Thanh tra tuyển sinh có trách nhiệm giữ bí mật danh tính người khiếu

nại, tố cáo, bảo vệ nguyên trạng bằng chứng và xác minh tính xác thực của bằng

chứng, báo cáo Giám đốc Học viện và đề xuất phương án xử lý phù hợp.

3.4. Chế độ thông tin, báo cáo

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển

sinh theo quy định./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC- Bộ Giáo dục và Đào tạo (để báo cáo);- Học viện Chính trị QGHCM (để báo cáo);- Ban Giám đốc Học viện;- Các đơn vị của Học viện;- Website Học viện;- Lưu: VT, ĐT.

PGS, TS. Trương Ngọc Nam (đã ký)

9

PHỤ LỤC 1

QUY CHẾTuyển sinh Đại học hệ chính quy

(Ban hành kèm theo Quyết định số ……./HVBCTT-ĐH ngày…. tháng… năm….của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1. Quy chế này quy định về tuyển sinh Đại học hệ chính quy của Học viện

Báo chí và Tuyên truyền, bao gồm: tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh và các ban giúp việc trong công tác tuyển sinh; công tác xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển; chế độ báo cáo và lưu trữ.

2. Quy chế này áp dụng cho năm 2015, các năm tiếp theo sẽ được cập nhật theo qui định hiện hành và có điều chỉnh, bổ sung phù hợp.

Điều 2. Tổ chức tuyển sinh1. Học viện sử dụng kết quả của Kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc

gia kết hợp với kết quả thi môn Năng khiếu báo chí để xét tuyển ngành Báo chí. Các ngành khác xét tuyển sử dụng kết quả của Kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia theo tổ hợp môn thi theo quy định tại chương III của Quy chế này.

2. Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi môn Năng khiếu báo chí; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển; giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh;

Kết quả thi môn Năng khiếu báo chí của thí sinh vào ngành Báo chí chỉ có giá trị xét tuyển vào Học viện, không có giá trị xét tuyển sang trường (hoặc nhóm trường) khác.

Điều 3. Trách nhiệm của Học viện trong tổ chức thi bổ sung môn Năng khiếu báo chí cho ngành Báo chí

a) Không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo của Học viện tổ chức luyện thi;

b) Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, không để phát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch;

c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc;

d) Công bố rộng rãi phương thức tuyển sinh của Học viện để thí sinh, phụ huynh và xã hội giám sát;

10

đ) Công khai kết quả tuyển sinh trên website Học viện www.ajc.edu.vn và các phương tiện thông tin đại chúng khác;

e) Thực hiện chế độ thông tin kịp thời và báo cáo kết quả sau khi kết thúc kỳ tuyển sinh theo quy định của Quy chế này.

Điều 4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh1. Hoạt động thanh tra tuyển sinh thực hiện theo quy định hiện hành về tổ

chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Học viện có trách nhiệm tổ chức thanh tra các khâu của công tác tuyển sinh tại Học viện theo quy định tại Thông tư số 51/2012/TT- BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Những người có người thân (vợ, chồng, con; anh, chị, em ruột của vợ, chồng) dự thi hay xét tuyển vào Học viện không được tham gia công tác thanh tra tuyển sinh trong năm đó.

Điều 5. Điều kiện của thí sinh tham gia tuyển sinh1. Tính đến thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo

dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp (sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học); đạt được các yêu cầu sơ tuyển sau đây:

- Có kết quả xếp loại học lực 3 năm Trung học phổ thông đạt 6,0 trở lên;- Hạnh kiểm 3 năm Trung học phổ thông xếp loại Khá trở lên;- Điểm trung bình các môn thi Trung học phổ thông quốc gia đạt 6,0 điểm

trở lên (theo thang điểm 10);- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. - Thí sinh dự thi các chuyên ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị

(Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục lý luận chính trị) không nói ngọng, nói lắp, không bị dị tật về ngoại hình.

- Thí sinh dự thi chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh, dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp (nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên).

2. Những người không đủ các điều kiện kể trên và những người thuộc diện dưới đây không được dự tuyển:

a) Không chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự;b) Đang trong thời kỳ thi hành án hình sự;c) Bị tước quyền dự thi tuyển sinh hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ

hai năm (tính từ năm bị tước quyền dự thi hoặc ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự thi);

11

 Điều 6. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh1. Chính sách ưu tiên đối tượng, theo khu vực được thực hiện theo Quy

chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.2. Các đối tượng được xét tuyển thẳng

a) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học phổ thông;

b) Người đã dự thi và trúng tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong các năm trước, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khỏe, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại Học viện mà không phải thi lại. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức.

c) Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển tham dự Cuộc thi sáng tạo khoa học, kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học được tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh.

d) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào đại học theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải;

Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải khuyến khích trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào cao đẳng theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải.

e) Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày: Giám đốc căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học.

g) Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Giám đốc Học viện căn cứ kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường để xem xét, quyết định cho vào học.

12

h) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây nam bộ.

Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Giám đốc Học viện quy định.

3. Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển thẳng: đối với thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Hội thi khoa học kỹ thuật do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và đã tốt nghiệp trung học, sau khi hoàn thành Kỳ thi THPT quốc gia, có kết quả thi đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định được Giám đốc Học viện xem xét, quyết định cho vào học. Thí sinh đăng ký dự tuyển ngành Báo chí phải dự thi môn Năng khiếu báo chí do Học viện tổ chức và có kết quả thi đạt điểm 5 trở lên (theo thang điểm 10) được xét trúng tuyển.

4. Chỉ tiêu xét tuyển thẳng

Không quá 2% tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện năm 2015 (tương đương với 31 chỉ tiêu), được phân bổ như sau:

- Ngành Báo chí: 14 chỉ tiêu;- Ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 2 chỉ

tiêu;- Ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Biên dịch ngôn ngữ Anh: 2 chỉ

tiêu;- Các ngành, chuyên ngành còn lại: 13 chỉ tiêu.Điều 7. Quy định về xác định thí sinh trúng tuyển- Có đủ điều kiện tham gia tuyển sinh theo quy định tại điều 5 của Quy

chế này;

13

- Đã đăng kí sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển đại học, cao đẳng;

- Đáp ứng các yêu cầu xét tuyển và đạt điểm trúng tuyển theo quy định của Học viện.

Điều 8. Lịch thi tuyển và hồ sơ xét tuyển1. Lịch thi tuyển:Nhóm ngành 1: Sau khi có kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia, Học

viện nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1 trong 20 ngày, dự kiến từ 25/7/2015 đến hết ngày 14/8/2015. Lịch kiểm tra môn Năng khiếu báo chí đối với thí sinh đăng ký dự tuyển ngành Báo chí dự kiến vào ngày 20/8/2015. Công bố kết quả xét tuyển đợt 1 dự kiến vào 30/8/2015. (Lịch nhận hồ sơ, lịch kiểm tra môn Năng khiếu báo chí và công bố kết quả trúng tuyển có thể được điều chỉnh tùy thuộc thời gian công bố kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia và sẽ được thông báo trên website Học viện www.ajc.edu.vn).

Nhóm ngành 2, nhóm ngành 3: quy trình xét tuyển, hồ sơ và thời gian xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sau khi công bố kết quả xét tuyển đợt 1, nếu còn chỉ tiêu Học viện sẽ thông báo lịch xét tuyển đợt 2 trên website Học viện và qua các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Hồ sơ xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kèm theo bản photo công chứng học bạ 3 năm Trung học phổ thông;

Chương IITỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG

TUYỂN SINH VÀ CÁC BAN GIÚP VIỆC HỘI ĐỒNG TUYỂN SINHĐiều 9. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh

(HĐTS)Hằng năm, Giám đốc Học viện ra quyết định thành lập HĐTS để điều

hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh.1. Thành phần của HĐTS trường gồm có:a) Chủ tịch: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được Giám đốc uỷ quyền;b) Phó Chủ tịch: Phó Giám đốc;c) Uỷ viên thường trực: Trưởng ban Quản lý đào tạo.d) Các uỷ viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng khoa, Trưởng ban, cán bộ

công nghệ thông tin và cán bộ do Giám đốc chỉ định tham gia HĐTS.Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi hay

xét tuyển vào Học viện trong năm đó không được tham gia HĐTS Học viện.

14

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS Học viện:HĐTS Học viện có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các khâu:Tổ chức triển khai các phương án tuyển sinh đã được lựa chọn; giải quyết

thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tuyển sinh; thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển; tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định; tổ chức thực hiện phần mềm tuyển sinh thống nhất; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch và phó Chủ tịch HĐTS Học viện:- Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế tuyển sinh Học viện;- Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến

tuyển sinh;- Báo cáo kịp thời với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh về công tác tuyển sinh của trường;- Ra quyết định thành lập các ban giúp việc HĐTS Học viện bao gồm:

Ban Thư ký, Ban Tư vấn tuyển sinh, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Cơ sở vật chất, Ban Thanh tra, Ban Chấm thi, Ban Chấm kiểm tra, Ban Phúc khảo. Các Ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐTS trường;

- Phó Chủ tịch HĐTS trường giúp Chủ tịch HĐTS thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi Chủ tịch HĐTS  uỷ quyền.     

 Điều 10. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS Học viện

1. Thành phần Ban Thư ký HĐTS Học viện gồm có:a) Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS Học viện kiêm nhiệm;b) Các uỷ viên: một số cán bộ Ban Quản lý Đào tạo, cán bộ các khoa,

phòng, ban và cán bộ công nghệ thông tin.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS Học viện:a) Tổ chức nhận hồ sơ và lệ phí đăng kí xét tuyển, thi tuyển;b) Nhập và rà soát thông tin đăng kí xét tuyển vào phần mềm tuyển sinh;c) Cập nhật và công bố công khai thông tin đăng kí xét tuyển của thí sinh,

các thông tin liên quan đến hồ sơ, thời gian và địa điểm đăng kí dự thi trên website www.ajc.edu.vn và các phương tiện thông tin đại chúng khác;

d) Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình HĐTS quyết định;e) Lập danh sách thí sinh trúng tuyển;g) In và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển;

15

h) Kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển theo quy định tại Điều 16 của Quy chế này.

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch HĐTS giao. Điều 11. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Tư vấn tuyển sinh1. Thành phần Ban Tư vấn tuyển sinh gồm có: a) Trưởng ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐTS Học viện kiêm

nhiệm;b) Phó Trưởng ban do Trưởng ban Quản lý Đào tạo kiêm nhiệm;c) Uỷ viên thường trực do Phó Trưởng ban Quản lý Đào tạo phụ trách

phòng Tuyển sinh và Quản lý chương trình kiêm nhiệm;d) Các Uỷ viên gồm một số cán bộ, giảng viên các khoa, chuyên viên

phòng Tuyển sinh và Quản lý chương trình. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban tư vấn tuyển sinh: Xây dựng kế hoạch

và tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn tuyển sinh, quảng bá thông tin tuyển sinh đến các thí sinh và cộng đồng.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Tư vấn tuyển sinh:a) Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác tư vấn tuyển sinh từ thông

tin, thông báo tuyển sinh, tờ rơi áp phích…;b) Quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình truyền thông;c) Cử cán bộ phụ trách các kênh truyền thông như website, gửi công văn

đến các trường trung học phổ thông, tổ chức các đoàn tư vấn tuyển sinh…d) Phó Trưởng ban giúp Trưởng ban thực hiện các nhiệm vụ được Trưởng

ban phân công và thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc khi được Trưởng ban giao.

4. Ủy viên Ban tư vấn tuyển sinha) Phải là những cán bộ có tinh thần trách nhiệm, hiểu đầy đủ thông tin,

quy chế, quy định tuyển sinh, am hiểu các ngành/chuyên ngành đang được tổ chức đào tạo tại Học viện;

b) Nếu thiếu cán bộ phục vụ tư vấn, Ban Tư vấn tuyển sinh được phép sử dụng sinh viên tình nguyện của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Học viện.

Điều 12. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các ban chuyên môn khác

Thực hiện theo quy định tại Quy chế tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia hiện hành.

16

Chương IIIPHƯƠNG THỨC THI TUYỂN, XÉT TUYỂNVÀ TRIỆU TẬP THÍ SINH TRÚNG TUYỂN

Điều 13. Quy định tổ hợp môn thi xét tuyển và tiêu chí xác định điểm trúng tuyển

1. Học viện tổ chức xét tuyển theo 3 nhóm ngành:- Nhóm ngành 1: Ngành Báo chí. Môn thi xét tuyển: 1 môn bắt buộc (Ngữ

văn) + 1 môn tự chọn (hoặc Toán hoặc Lịch sử hoặc tiếng Anh) + 1 môn Năng khiếu Báo chí.

- Nhóm ngành 2 gồm các ngành: Triết học, Kinh tế, Lịch sử, Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Chính trị học, Xuất bản, Xã hội học, Công tác xã hội. Môn thi xét tuyển: 2 môn bắt buộc (Ngữ văn và Toán) + 1 môn tự chọn (hoặc Lịch sử hoặc Địa lý hoặc tiếng Anh).

- Nhóm ngành 3 gồm các ngành: Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Ngôn ngữ Anh. Môn thi xét tuyển: 2 môn bắt buộc (Ngữ văn và Tiếng Anh) + 1 môn tự chọn (Toán hoặc Lịch sử hoặc Địa lý).

2. Điểm trúng tuyển được xác định theo ngành, chuyên ngành dựa trên tổng điểm các môn thi quy định cho nhóm ngành xếp từ cao xuống thấp, đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

Các môn thi thuộc nhóm ngành 1, nhóm ngành 2 tính hệ số 1, môn Tiếng Anh thuộc nhóm ngành 3 tính hệ số 2.

Điều 14. Tổ chức thi môn Năng khiếu báo chí1. Cấu trúc đề thi gồm 2 phần:+ Phần thứ nhất: Bài kiểm tra trắc nghiệm (3 điểm) gồm 30 câu hỏi, thời

gian làm bài 30 phút: kiểm tra hiểu biết chung về các vấn đề của đời sống xã hội.

+ Phần thứ hai: Bài thi tự luận (7 điểm) gồm 2 câu hỏi, thời gian làm bài 120 phút:

Câu 1 (3 điểm): đánh giá năng lực xử lý, biểu đạt thông tin và sử dụng ngôn ngữ trong xây dựng, hoàn thiện văn bản. Dạng thức đề thi có thể là: cung cấp một văn bản báo chí có lỗi sai (về quan điểm chính trị, cấu trúc văn bản, về tính logic, về văn phong, về cách sử dụng ngôn từ…) yêu cầu thí sinh sửa chữa và hoàn thiện văn bản theo cách của mình.

Câu 2 (4 điểm): đánh giá năng lực phát hiện vấn đề và thể hiện quan điểm cá nhân. Dạng thức đề thi có thể là: cung cấp thông tin về một vấn đề, một sự

17

kiện, yêu cầu thí sinh viết một bài luận tối đa là 500 từ.2. Tổng thời gian làm bài thi Năng khiếu báo chí: 150 phút. Bài thi Năng

khiếu do Học viện ra đề và tổ chức chấm thi.3. Công tác tổ chức thi, chấm thi, xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển,

phúc khảo và giải quyết khiếu nại về điểm thi thực hiện theo Quy chế tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

Điều 15. Triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường1. Chủ tịch HĐTS trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do

Ban Thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học.2. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ kết quả xét tuyển của thí sinh và những

thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.3. Trong thời gian nhập học, thí sinh phải qua kiểm tra sức khoẻ toàn diện

do trường tổ chức hoặc do Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp.4. Thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập

học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển, nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học.

5. Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai, do hoàn cảnh gia đình, có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, Giám đốc Học viện xem xét, quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau.

Điều 16. Kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển1. Khi sinh viên trúng tuyển đến trường nhập học, Học viện cử cán bộ

kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính học bạ, văn bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh và các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên của thí sinh…, ghi vào các giấy tờ nói trên: ngày, tháng, năm, "đã đối chiếu bản chính" rồi ghi rõ họ tên và ký.

2. Sau kỳ thi tuyển sinh, Giám đốc Học viện giao cho Ban Thư ký HĐTS tiến hành kiểm tra kết quả thi của tất cả số thí sinh đã trúng tuyển vào trường về tính hợp pháp của tất cả các tiêu chí theo quy định xét tuyển.

3. Trong quá trình thu nhận hồ sơ hoặc trong thời gian sinh viên đang theo học tại trường, nếu phát hiện hồ sơ giả mạo thì báo cáo Giám đốc Học viện xử lý theo Quy chế.

4. Sau khi được xét tuyển chính thức, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ra Quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển.

18

Chương IVKHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 Điều 17.  Khen thưởng1. Những người có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ

tuyển sinh được giao, tuỳ theo thành tích cụ thể, được Chủ tịch HĐTS Học viện khen thưởng hoặc đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khen thưởng.

2. Quỹ khen thưởng trích trong lệ phí tuyển sinh.Điều 18. Xử lý cán bộ tuyển sinh vi phạm Quy chếThực hiện theo qui định tại Quy chế tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và

Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.Điều 19. Xử lý thí sinh dự thi vi phạm quy chếThực hiện theo qui định tại Quy chế tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia.

Chương VXỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN ÁNH VỀ TIÊU CỰC TRONG TUYỂN SINH

VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO LƯU TRỮ

Điều 20. Xử lý thông tin phản ánh về tiêu cực trong tuyển sinhViệc xử lý thông tin phản ánh tiêu cực trong tuyển sinh được thực hiện

theo quy định tại Quy chế tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia.Điều 21. Chế độ báo cáoThực hiện theo qui định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính

quy hiện hành.Điều 22. Chế độ lưu trữ1. Bài thi môn Năng khiếu báo chí của thí sinh trúng tuyển ngành Báo chí

được lưu trữ trong suốt khóa học.2. Bài thi môn Năng khiếu báo chí của thí sinh không trúng tuyển ngành

Báo chí được lưu trữ trong thời hạn 1 năm kể từ ngày thi.3. Các tài liệu liên quan đến tuyển sinh được bảo quản và lưu trữ trong

suốt khoá đào tạo theo quy định của Pháp lệnh lưu trữ. Hết khoá đào tạo, Giám đốc Học viện ra quyết định thành lập Hội đồng xét huỷ. Các tài liệu và kết quả thi (tên thí sinh, điểm các môn thi, điểm trúng tuyển) được lưu trữ lâu dài./.

GIÁM ĐỐC

PGS, TS. Trương Ngọc Nam

19

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ TUYỂN SINH CỦAHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TỪ 2010 – 2014

TT Năm Chỉ tiêu được giao Thực tuyển

1 2010 1450 1480

2 2011 1500 1432

3 2012 1550 1485

4 2013 1550 1614

5 2014 1550 1712

20

PHỤ LỤC 3THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NĂM 2015

TTTên trường Ngành học

Ký hiệu trường Mã ngành Môn thi/xét tuyển

Tổng chỉ tiêu

Thông tin cần lưu ý

  HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

HBT 

15501. Vùng tuyển sinh: tuyển sinh trong cả nước2. Phương thức tuyển sinh: Học viện xét tuyển theo 3 nhóm ngành căn cứ kết quả thi THPT quốc gia. Riêng nhóm 1 ngành Báo chí tổ chức kiểm tra bổ sung môn Năng khiếu báo chí.2.1. Xét tuyển hồ sơ:Thí sinh tham dự xét tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần thỏa mãn các điều kiện sau:- Có kết quả xếp loại học lực 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12 từ 6,0 trở lên (theo thang điểm 10);- Hạnh kiểm cả 3 học kỳ nêu trên xếp loại Khá trở lên;- Điểm trung bình các môn thi trung học phổ thông quốc gia đạt 6,0 trở lên.2.2. Kiểm tra môn Năng khiếu tại trường (đối với thí sinh đăng ký thi ngành Báo chí): gồm 2 phần:- Phần thứ nhất: Bài kiểm tra trắc nghiệm (3 điểm) gồm 30 câu hỏi, thời gian làm bài 30 phút: kiểm tra hiểu biết chung về các vấn đề của đời sống xã hội. - Phần thứ hai: Bài thi tự luận (7 điểm) gồm 2 câu hỏi, thời gian làm bài 120 phút:+ Câu 1 (3 điểm): đánh giá năng lực xử lý, biểu đạt thông tin và sử dụng ngôn ngữ trong xây dựng, hoàn

 1 Báo chí D320101

Nhóm 1:Văn, Năng khiếu báo chí, ToánVăn, Năng khiếu báo chí, Lịch sửVăn, Năng khiếu báo chí, tiếng Anh

430

2 Triết học D220301

Nhóm 2:Văn, Toán, Lịch sửVăn, Toán, Địa lýVăn, Toán, tiếng Anh

1003 Kinh tế D310101 1004 Lịch sử D220310 50

5Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước

D310202 50

6 Chính trị học D310201 4407 Xuất bản D320401 508 Xã hội học D310301 509 Công tác xã hội D760101 5010 Quan hệ quốc tế D310206 Nhóm 3:

ANH, Văn, ToánANH, Văn, Lịch sửANH, Văn, Địa lý

10011 Quan hệ công chúng D360708 5012 Quảng cáo D320110 4013 Ngôn ngữ Anh D220201 40

21

thiện văn bản. Dạng thức đề thi có thể là: cung cấp một văn bản báo chí có lỗi sai (về quan điểm chính trị, cấu trúc văn bản, về tính logic, về văn phong, về cách sử dụng ngôn từ…) yêu cầu thí sinh sửa chữa và hoàn thiện văn bản theo cách của mình.+ Câu 2 (4 điểm): đánh giá năng lực phát hiện vấn đề và thể hiện quan điểm cá nhân. Dạng thức đề thi có thể là: cung cấp thông tin về một vấn đề, một sự kiện, yêu cầu thí sinh viết một bài luận tối đa là 500 từ.- Tổng thời gian làm bài thi Năng khiếu báo chí: 150 phút. Bài kiểm tra Năng khiếu do Học viện ra đề và tổ chức chấm thi.2.3. Xác định điểm trúng tuyển: theo ngành, chuyên ngành dựa trên tổng điểm các môn thi quy định cho từng nhóm ngành xếp từ cao xuống thấp. Các môn thi thuộc nhóm ngành 1, nhóm ngành 2 tính hệ số 1, môn Tiếng Anh thuộc nhóm ngành 3 tính hệ số 2.2.4. Các chuyên ngành đào tạo:- Ngành Triết học gồm 2 chuyên ngành: Triết học Mác – Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học;- Ngành Kinh tế gồm 2 chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mác - Lênin; Quản lý kinh tế;- Ngành Chính trị học gồm 8 chuyên ngành: Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa; Chính trị phát triển; Quản lý xã hội; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Giáo dục lý luận chính trị; Văn hóa phát triển; Chính sách công; Khoa học quản lý nhà nước;- Ngành Báo chí gồm 7 chuyên ngành: Báo in; Ảnh báo chí; Báo phát thanh; Báo truyền hình; Quay phim truyền hình; Báo mạng điện tử; Báo chí đa phương tiện; 

- Ngành Quan hệ quốc tế gồm 2 chuyên ngành: Thông tin đối ngoại; Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế. Khi đăng ký dự thi, thí sinh cần đăng ký mã chuyên ngành dự thi (thông tin về mã chuyên ngành được đăng tải trên website Học viện www.ajc.edu.vn). 2.5. Lịch thi tuyển:Nhóm ngành 1: Học viện nhận hồ sơ xét tuyển ngay sau khi có kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia và sẽ kết thúc nhận hồ sơ trước 10 ngày so với thời hạn xét tuyển đợt 1 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (dự kiến kết thúc nhận hồ sơ vào ngày 10/8/2015). Tổ chức thi môn Năng khiếu báo chí dự kiến vào 12/8/2015, công bố danh sách thí sinh trúng tuyển dự kiến vào ngày 15/8/2015. Trả hồ sơ đăng ký xét tuyển cho thí sinh không trúng tuyển ngành Báo chí dự kiến từ 16 – 20/8/2015 (dự kiến 5 ngày cuối theo lịch xét tuyển đợt 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Lịch nhận hồ sơ, lịch thi môn Năng khiếu báo chí và công bố kết quả trúng tuyển có thể được điều chỉnh tùy thuộc thời gian công bố kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia và sẽ được thông báo trên website Học viện www.ajc.edu.vn, nhưng vẫn dành 5 ngày cuối của đợt xét tuyển cho thí sinh không trúng tuyển vào ngành Báo chí rút hồ sơ để đăng ký vào trường khác. Nhóm ngành 2, nhóm ngành 3: quy trình xét tuyển, hồ sơ và thời gian xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Sau khi công bố kết quả xét tuyển đợt 1, nếu còn chỉ tiêu Học viện sẽ thông báo lịch xét tuyển đợt 2 trên website Học viện và qua các phương tiện thông tin đại chúng.Sinh viên học các chuyên ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục lý luận chính trị) được miễn học phí. Thí sinh dự thi các chuyên ngành này không nói ngọng, nói lắp, không bị dị tật về ngoại hình.Thí sinh dự thi chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh, dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp (nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên).3. Đào tạo để cấp bằng đại học thứ 2: 650 chỉ tiêu. Sẽ có thông báo cụ thể vào tháng 3/2015 trên website www.ajc.edu.vn

22

PHỤ LỤC 4

CÁC NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NĂM 2015

TT Ngành, chuyên ngành Mã ngànhMã chuyên

ngànhMôn thi/xét

tuyểnChỉ tiêu dự kiến

1Báo chí, chuyên ngành Báo in

D320101 602

Nhóm 1: Ngữ văn, 1 môn tự

chọn (hoặc Toán hoặc

Lịch sử hoặc tiếng Anh), Năng khiếu

Báo chí

100

2Báo chí, chuyên ngành Ảnh báo chí

D320101 603 40

3Báo chí, chuyên ngành Báo phát thanh

D320101 604 50

4Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình

D320101 605 100

5Báo chí, chuyên ngành Quay phim truyền hình

D320101 606 40

6Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử

D320101 607 50

7Báo chí, chuyên ngành Báo chí đa phương tiện

D320101 608 50

8Triết học, chuyên ngành Triết học Mác - Lênin

D220301 524Nhóm 2: Ngữ

văn, Toán, 1

môn tự chọn

(hoặc Lịch sử

hoặc Địa lý

hoặc tiếng

Anh)

50

9Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học

D220301 535 50

10Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị

D310101 536 50

11Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế

D310101 537 50

12Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

D220310 50

13Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước

D310202 50

14Chính trị học, chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa

D310201 530 90

15Chính trị học, chuyên ngành Chính trị phát triển

D310201 531 50

16Chính trị học, chuyên ngành Quản lý xã hội

D310201 532 50

17Chính trị học, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh

D310201 533 50

18Chính trị học, chuyên ngành Giáo dục lý luận chính trị

D310201 534 50

19Chính trị học, chuyên ngành Văn hóa phát triển

D310201 535 50

20 Chính trị học, chuyên ngành Chính sách công

D310201 536 50

23

21Chính trị học, chuyên ngành Khoa học Quản lý nhà nước

D310201 537 50

22Xuất bản, chuyên ngành Biên tập xuất bản

D320401 50

23 Xã hội học D310301 50

24 Công tác xã hội D760101 50

25Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Thông tin đối ngoại

D310206 610

Nhóm 3: Ngữ văn và Tiếng

Anh, 1 môn tự chọn (Toán

hoặc Lịch sử hoặc Địa lý).

50

26Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế

D310206 611 50

27 Quan hệ công chúng D360708 50

28 Quảng cáo D320110 40

29 Ngôn ngữ Anh D220201 40

 

24

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 

1. Cơ sở vật chất: Đến hết ngày 31/12/2014:

TT Nội dung Đơn vị tính Tổng số

I Diện tích đất ha 5,6

II Diện tích sàn xây dựng m2 49.500

1 Giảng đường

Số phòng Phòng 95

Tổng diện tích m2 13.500

2 Phòng học máy tính

Số phòng Phòng 08

Tổng diện tích m2 1.100

3 Phòng học ngoại ngữ

Số phòng Phòng 04

Tổng diện tích m2 200

4 Trung tâm Thư viện – Khoa học m2 3.450

5 Studio, phòng thực hành

Số phòng Phòng 16

Tổng diện tích m2 2.000

6 Ký túc xá

Số phòng Phòng 330

Diện tích toàn khuôn viên m2 21.200

7 Diện tích nhà ăn sinh viên m2 1.700

8 Diện tích khác

Hội trường m2 2.000

Sân thể thao m2 3.200

2.  Đội ngũ giảng viên: Đến hết ngày 31/12/2014:

Giáo sư Phó Giáo sư Tiến si KH Tiến si Thạc si Đại học

03 29 0 110 125 25

25