99
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế công nghiệp đã trang bị cho em những kiến thức và đóng góp những ý kiến quý báu để em có thể hoàn thành khóa luận này. Em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tiên Phong đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để em hoàn thành khóa luận này. Em xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo công ty cổ phần Gia Linh Hà Nội, anh Hồng - trưởng phòng kỹ thuật, chị Thắng – kế toán trưởng tại công ty đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong thời gian thực hiện khóa luận này. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Quang Thuận Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54 Trang 1

Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Dự án lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhà máy Muto Hà Nội

Citation preview

Page 1: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế công nghiệp đã

trang bị cho em những kiến thức và đóng góp những ý kiến quý báu để em có thể hoàn

thành khóa luận này.

Em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tiên Phong đã trực tiếp hướng

dẫn tận tình để em hoàn thành khóa luận này.

Em xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo công ty cổ phần Gia Linh Hà Nội, anh

Hồng - trưởng phòng kỹ thuật, chị Thắng – kế toán trưởng tại công ty đã giúp đỡ tôi rất

nhiệt tình trong thời gian thực hiện khóa luận này.

Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất

mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện

hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quang Thuận

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 1

Page 2: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

MỤC LỤCDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................................5

LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ QUẢN

LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...........................................................................................................7

1.1 Khái niệm và phân loại dự án đầu tư......................................................................7

1.1.1 Định nghĩa về đầu tư.....................................................................................7

1.1.2 Dự án đầu tư.................................................................................................7

1.1.3 Đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư........................................................7

1.1.4 Phân loại dự án đầu tư..................................................................................8

1.1.5 Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư........................................10

1.2 Các tiêu chuẩn sử dụng trong phân tích và đánh giá dự án..................................12

1.2.1 Giá trị hiện tại ròng NPV............................................................................13

1.2.2 Suất thu lợi nội tại IRR...............................................................................14

1.2.3 Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C)..........................................................................16

1.2.4 Thời gian hoàn vốn (Thv).............................................................................18

1.2.5 Phân tích độ nhạy của dự án.......................................................................19

1.3 Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chinh - xã hội dự án đầu tư.................................20

1.3.1 Phân tích tài chính......................................................................................20

1.3.2 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án đầu tư..................................21

1.4 Quản lý dự án đầu tư.............................................................................................22

1.4.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư..................................................................22

1.4.2 Quản lý tiến độ dự án đầu tư.......................................................................22

1.4.3 Phương hướng nâng cao hiệu quả dự án đầu tư..........................................24

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU DỰ ÁN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG NHÀ MÁY

CÔNG NGHỆ MUTO HÀ NỘI 2......................................................................................27

2.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Gia Linh Hà Nội..................................................27

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triên..............................................................27

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ...................................................................................27

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 2

Page 3: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

2.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý.................................................................28

2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban................................................28

2.2 Dự án lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhà máy công nghệ Muto Hà Nội 2..............31

2.2.1 Giới thiệu chung về dự án...........................................................................31

2.2.2 Hiện trạng hệ thống chiếu sáng nhà máy công nghệ Muto Hà Nội 2.........33

2.2.3 Dự báo nhu cầu tiêu thụ..............................................................................40

2.2.4 Quy mô và tổng mức đầu tư của dự án.......................................................42

2.2.5 Sự cần thiết đầu tư lắp đặt hệ thống chiếu sáng..........................................45

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH DỰ ÁN LẮP ĐẶT HỆ

THỐNG CHIẾU SÁNG NHÀ MÁY CÔNG NGHỆ MUTO HÀ NỘI 2..........................48

3.1 Phân tích kinh tế - tài chính của dự án..................................................................48

3.1.1 Xác định mức tổng đầu tư dự án.......................................................................48

3.1.2 Các giả thiết đưa vào tính toán.........................................................................48

3.2 Phân tích tài chính các phương án cơ sở...............................................................49

3.2.1 Phân tích tài chính phương án 1.......................................................................49

3.2.2 Phân tích tài chính phương án 2.......................................................................51

3.2.3 Phân tích độ nhạy của 2 phương án..................................................................53

3.3 So sánh kinh tế - kỹ thuật phương án 2.................................................................57

3.3.1 Về mặt kỹ thuật.................................................................................................57

3.3.2 Về mặt kinh tế..................................................................................................57

3.3.3 Kết luận và kiến nghị........................................................................................58

KẾT LUẬN........................................................................................................................60

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................61

PHỤ LỤC...........................................................................................................................62

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 3

Page 4: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

Bảng 2 – 1: Kết quả hoạt động kinh doanh, năm 2011 – 2012..........................................30

Bảng 2 – 2: Đặc tính chiếu sáng của các thể sáng thường được sử dụng...........................33

Bảng 2 – 3: Thông số kỹ thuật của các thiết bị chiếu sáng................................................37

Bảng 2 – 4: Số lượng thiết bị tính toán cho nhà máy Công nghệ Muto Hà Nội................39

Bảng 2 – 5: Nhu cầu sử dụng điện năng của nhà máy hàng tháng.....................................40

Bảng 2 – 6: Biểu giá điện áp dụng cho Công ty TNHH Công nghệ Muto Hà Nội năm 2011....................................................................................................................................42

Bảng 2 – 7: Thiết bị của các phương án và giá thành sản phẩm........................................43

Bảng 2 – 8: Tổng mức đầu tư của các phương án..............................................................44

Bảng 3 – 1: Chi phí đầu tư của các phương án...................................................................49

Bảng 3 – 2: Chênh lệch chi phí của phương án cơ sở và phương án 1..............................49

Bảng 3 – 3: Phân tích tài chính phương án 1......................................................................50

Bảng 3 – 4: Đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính..............................................................51

Bảng 3 – 5: Chênh lệch chi phí của phương án cơ sở và phương án 2..............................51

Bảng 3 – 6: Phân tích tài chính phương án 2......................................................................52

Bảng 3 – 7:Đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính...............................................................53

Bảng 3 – 8: Kết quả tính toán độ nhạy khi giá điện bình quân tăng 3%, 5%.....................53

Bảng 3 – 9:Phân tích độ nhạy của hai phương án..............................................................54

Bảng 3 – 1: Tiến độ công việc chính của dự án.................................................................64

Hình 2 – 1: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh................................28

Hình 3 – 1: Độ nhạy của NPV phương án 1 khi giá điện thay đổi.....................................55

Hình 3 – 2: Độ nhạy của NPV phương án 1 khi chi phí O&M thay đổi............................55

Hình 3 – 3: Độ nhạy của NPV phương án 2 khi giá điện thay đổi.....................................56

Hình 3 – 4: Độ nhạy của NPV phương án 2 khi chi phí O&M thay đổi............................56

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 4

Page 5: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ODA Là một hình thức đầu tư nước ngoài, các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.

FDI Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

NPV Giá trị hiện tại thuần.

IRR Suất thu lợi nội tại.

MARR Suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được.

Thv Thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

B/C Chỉ tiêu Lợi ích/ Chi phí.

HĐQT Hội đồng quản trị.

TNHH Trách nhiệm hữu hạn.

GDP Tổng sản phẩm quốc nội.

Chi phí O&M Chi phí vận hành và bảo dưỡng.

e Hệ số co giãn.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 5

Page 6: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, cơ cấu các ngành kinh tế đang thay đổi theo xu hướng công nghiệp hóa –

hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng điện trong các ngành công nghiệp là rất lớn. Ngành điện

chưa thể phát triển nhanh, kịp thời đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng, nên các đơn vị sản xuất

kinh doanh cần sử dụng điện một cách hiệu quả và tiết kiệm có được hiệu quả kinh tế nhất

cho đơn vị mình. Điều này yêu cầu các công ty xây dựng, lắp đặt hệ thống sử dụng điện

phải tính toán các phương án phu hợp với yêu cầu của đối tác và mang lại hiệu quả tiết

kiệm điện sử dụng. Để đảm bảo được điều này, doanh nghiệp xây lắp phải luôn nghiên

cứu, áp dụng các kỹ thuật và trang thiết bị mới mang lại hiệu quả cho các công trình.

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Gia Linh Hà Nội, được tham gia vào

một số hoạt động nhất định của công ty, em chọn đề tài làm khóa luận tốt nghiệp của

mình là:

Phân tích dự án lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho nhà máy Công nghệ Muto Hà Nội 2

Khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sơ phương pháp luận phân tích hiệu quả của dự án đầu tư

Chương 2: Giới thiệu dự án “Lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho nhà máy Công nghệ

Muto Hà Nội 2”

Chương 3: Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính dự án “Lắp đặt hệ thống chiếu sáng

nhà máy Công nghệ Muto Hà Nội 2”

Với kiến thức còn nhiều hạn chế, do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất

mong được sự góp ý và bổ sung của các thầy cô giáo.

Em xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Gia Linh Hà Nội đã tạo điều kiện cho em

được thực tập tại công ty và cung cấp số liệu để em thực hiện khóa luận. Em xin cảm ơn

thầy giáo TS. Nguyễn Tiên Phong đã hướng dẫn em trong suốt thời gian làmkhóa luận

vừa qua.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2013

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 6

Page 7: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

CHƯƠNG I: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Khái niệm và phân loại dự án đầu tư

1.1.1 Định nghĩa về đầu tư

Đầu tư là hoạt động sử dụng các tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm

thu lợi nhuận và lợi ích kinh tế, là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các

hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong

tương lai.

1.1.2 Dự án đầu tư

Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới: Dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động, các

chính sách và các chi phí có liên quan được thiết kế nhằm mục tiêu nhất định, trong một

khoảng thời gian xác định.

Theo định nghĩa của nhà kinh tế học người Pháp: Dự án đầu tư là tập hợp các giải

pháp về sử dụng các nguồn lực hữu hạn hiện có nhằm đem lại lợi ích cho nhà đẩu tư và

cho xã hội nhiều nhất có thể trong một khoảng thời gian xác định.

Theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng (ban hành kèm theo nghị định dố 177/CP

ngày 20 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ): Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất về việc

bỏ vốn để làm mới, mở rộng và cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự

tăng trưởng về mặt số lượng và cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ trong

một khoảng thời gian xác định.

1.1.3 Đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư

- Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nhằm thu lợi trong tương lai.

- Không phân biệt hình thức thực hiện, nguồn gốc của vốn,… mọi hoạt động có các

đặc trưng trên đều được coi là hoạt động đầu tư

- Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường là quyết định

sử dụng các nguồn lực mà biểu hiện cụ thể dưới dạng các hình thái khác nhau như

tiền, đất đai, tài sản, vật tư thiết bị, giá trị trí tuệ,…

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 7

Page 8: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

- Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài: xác suất biến đổi nhất định do

nhiều nhân tố. Chính điều này là một trong những vấn đề hệ trọng phải tính đến

trong mọi nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án.

- Hoạt động đầu tư là hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi

ích trong tương lai: đầu tư về một phương diện nào đó là một sự hy sinh hiện tại để

đổi lấy lợi ích trong tương lai.

- Hoạt động đầu tư là hoạt động luôn chứa đựng yếu tố rủi ro: các đặc trưng nói trên

đã cho thấy hoạt động đầu tư là một hoạt độn chứa nhiều rủi ro.

1.1.4 Phân loại dự án đầu tư

1.1.4.1 Phân loại theo quy mô

Theo quy định hiện hành (Nghị định số 12/2000/NQ-CP) đối với các dự án công

nghiệp điện, khai thác dầu khí, xi măng, luyện kim… thì

- Nhóm A : Có tổng vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng VN.

- Nhóm B : Dự án có tổng vốn đầu tư từ 30 tỷ đồng cho đến 600 tỷ đồng VN

- Nhóm C : Dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn 30 tỷ đồng VN.

1.1.4.2 Phân loại theo tính chất sử dụng vốn đầu tư

- Đầu tư phát triển: Là đầu tư trực tiếp nhằm tăng thêm giá trị tài sản, tạo ra năng

lực mới hoặc cải tạo, mở rộng, nâng cấp năng lực hiện có vì mục tiêu phát triển, có tác

dụng quan trọng trong việc tái sản xuất mở rộng.

- Đầu tư dịch chuyển: Là đầu tư trực tiếp nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị tài

sản. Lúc này không có sự gia tăng giá trị tài sản. Loại này có ý nghĩa quan trọng trong

việc hình thành thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái,... hỗ trợ cho

đầu tư phát triển.

1.1.4.3 Phân loại theo ngành đầu tư

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Ngành năng lượng đặc biệt là điện năng là một

ngành hạ tầng cơ sở cần rất nhiều vốn đầu tư.

- Đầu tư phát triển công nghiệp.

- Đầu tư phát triển nông nghiệp.

- Đầu tư phát triển dịch vụ.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 8

Page 9: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

1.1.4.4 Phân loại theo tính chất đầu tư

- Đầu tư mới : Chủ đầu tư bỏ vốn ra để xây đựng mới hoàn toàn nhằm sản xuất kinh

doanh, dịch vụ để thu lợi nhuận.

- Đầu tư chiều sâu : Chủ đầu tư bỏ vốn nhằm mở rộng sản xuất, quy mô của doanh

nghiệp (Quỹ đầu tư phát triển).

- Đầu tư tận dụng năng lực sản xuất sẵn có : Trên quan điểm tiết kiệm và hiệu quả,

cần huy động các giải pháp để sử dụng 100% công suất thiết kế của năng lực sản

xuất hiện có.

- Đầu tư thay thế : Chủ đầu tư lấy vốn để thay thế những thiết bị cũ, hư hỏng (Quỹ

khấu hao).

1.1.4.5 Phân loại theo nguồn vốn đầu tư

- Vốn trong nước: là vốn hình thành từ nguồn tích luỹ nội bộ của nền kinh tế quốc

dân.

Các thành phần vốn trong nước:

Vốn ngân sách nhà nước.

Vốn tính dụng ưu đãi của nhà nước.

Vốn thuộc quỹ hồ trợ đầu tư quốc gia.

Vốn tính dụng thương mại.

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.

Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài.

Vốn của các tổ chức kinh tế địa phương.

Vốn của các doanh nghiệp trong nước.

- Vốn ngoài nước:

Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của chính phủ và các nguồn viện trợ

quốc tế dành cho phát triển (kể cả vốn ODA).

Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).

Vốn đầu tư của các tổ chức quốc tế…

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 9

Page 10: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

1.1.4.6 Phân loại theo chức năng quản trị vốn

- Đầu tư trực tiếp: Đầu tư mà người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn là một chủ

thể. Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trong nước, theo luật khuyến khích đầu tư trong

nước, hoặc đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Đầu tư gián tiếp: Đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không phải là một

chủ thể, thường là hoạt động tín dụng của các tổ chức ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ tiền

tệ, công ty tài chính.

1.1.5 Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư

1.1.5.1Chuẩn bị đầu tư

Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư

Nghiên cứu tiền khả thi (tuy theo mức độ quan trọng và độ lớn của dự án) là bước

sàng lọc lần cuối cung để chọn lựa được dự án tối ưu. Trong bước nghiên cứu này cũng

gần tương tự như giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết và

chính xác hơn, mọi khía cạnh được xem xét ở trạng thái động.

Nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:

- Các bối cảnh chung về kinh tế, xã hội, luật pháp có ảnh hưởng tới dự án.

- Nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết đầu tư dự án.

- Dự kiến quy mô, hình thức đầu tư.

- Chọn khu vực, địa điểm và nghiên cứu nhu cầu, diện tích sử dụng….

- Phân tích sơ bộ công nghệ và kỹ thuật, xây dựng điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị,

nguyên liệu, năng lượng.

- Phân tích sơ bộ về kinh tế, tài chính nhằm xác định sơ bộ tổng mức đầu tư và các

nguồn vốn.

- Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư trên quan điểm của chủ đầu tư, của xã hội, của nhà

nước.

Đặc điểm nghiên cứu các vấn đề trên ở giai đoạn này là chưa chi tiết, xem xét ở trạng

thái tính, ở mức trung bình ở mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật, tài chính, kinh

tế của cơ hội đầu tư và toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư, do đó độ chính xác chưa cao.

Nghiên cứu khả thi bao gồm:

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 10

Page 11: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

- Các bối cảnh chung về kinh tế, xã hội, luật pháp có ảnh hưởng tới dự án.

- Nghiên cứu về sự cần thiết đầu tư dự án.

- Lựa chọn hình thức đầu tư.

- Lập chương trình sản xuất và chương trình đáp ứng nhu cầu.

- Xác định địa điểm cụ thể, phương án giải phóng mặt bằng.

- Lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ.

- Các phương án tài chính kinh tế.

- Các mốc thời gian chính thức thực hiện dự án.

1.1.5.2Thực hiện dự án

Thực hiện dự án là giai đoạn biến các dự định đầu tư thành hiện thực nhằm đưa dự án vào

hoạt động thực tế của đời sống kinh tế xã hội. Giai đoạn này bao gồm một loạt các quá

trình kế tiếp hoặc xen kẽ nhau từ khi thiết kế đến khi đưa dự án vào vận hành khai thác.

Thực hiện dự án là giai đoạn hết sức quan trọng, có liên quan chặt chẽ với việc đảm bảo

chất lượng và tiến độ thực hiện dự án và sau đó là hiệu quả đầu tư.

1.5.2.1 Công tác của chủ đầu tư

- Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của nhà nước

- Xin giấy phép xây dựng hoặc giấy phép khai thác tài nguyên.

- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.

- Mua sắm thiết bị và công nghệ.

- Tổ chức tuyển chọn tư vấn, khảo sát thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng

công trình.

- Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật (TKKT) tổng dự toán.

- Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp, mua sắm thiết bị công trình.

1.5.2.2 Công tác của tổ chức xây lắp

- Chuẩn bị các điều kiện cho thi công xây lắp. San lấp mặt bằng xây dựng điện

nước, công xưởng, kho tàng, bến cảng đường xá, lán trại và công trình tạm phục vụ

thi công, chuẩn bị vật liệu xây dựng…

- Chuẩn bị xây dựng các công trình vật liệu liên quan trực tiếp.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 11

Page 12: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

1.5.2.3 Các công tác tiếp theo

Tiến hành thi công xây lắp công trình theo đúng thiết kế, dự án và tổng tiến độ được

duyệt. Trong bước công việc này các cơ quan, các bên đối tác có liên quan đến việc xây

lắp công trình phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình cụ thể là:

- Chủ đầu tư có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.

- Các nhà tư vấn có trách nhiệm giám định kỹ thuật và chất lượng công trình theo

đúng chức năng và hợp đồng kinh tế đã ký kết.

- Các nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ và chất lượng xây dựng công trình như đã

ký kết trong hợp đồng.

Yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác thi công xây lắp là đưa công trình vào

khai thác, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn quy định theo tổng tiến độ, đảm

bảo chất lượng và hạ giá thành xây lắp.

1.1.5.3 Hoàn thánh kết thúc dự án đầu tư

- Vận hành (sử dụng, khai thác,…) dự án

Giai đoạn này được xác định từ khi chính thức đưa dự án vào vận hành khai thác cho đến

khi kết thúc dự án. Đây là giai đoạn thực hiện các hoạt động theo chức năng của dự án và

quản lý các hoạt động đó theo các kế hoạch đã dự tính.

- Đánh giá sau khi thực hiện dự án (thường gọi là đánh giá sau dự án): Thực chất

đây là việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của

dự án trong giai đoạn vận hành khai thác. Phân tích, đánh giá dự án trong giai đoạn này

nhằm:

Hiệu chỉnh các thông số kinh tế – kỹ thuật để đảm bảo mức đã được dự kiến

trong nghiên cứu khả thi.

Tìm kiếm cơ hội phát triển, mở rộng dự án hoặc điều chỉnh các yếu tố của dự án

cho phu hợp với tình hình thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án. Dựa vào các kết

quả phân tích, đánh giá quá trình vận hành, khai thác dự án để có quyết định đúng

đắn về sự cần thiết kéo dài hoặc chấm dứt thời hạn hoạt động của dự án.

- Kết thúc dự án: Tiến hành các công việc cần thiết để chấm dứt hoạt động của dự án

(thanh toán công nợ, thanh lý tài sản và hoàn thành các thủ tục pháp lý khác).

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 12

Page 13: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

1.2 Các tiêu chuẩn sử dụng trong phân tích và đánh giá dự án

Trong việc đánh giá dự án, các tiêu chuẩn sử dụng cần phải:

- Được dựa trên cơ sở dòng tiền mặt thực của dự án;

- Phu hợp cho nhiều loại dự án;

- Phản ánh giá trị theo thời gian của tiền tệ;

- Có thể so sánh sự trội hơn giữa dự án này với dự án khác;

- Có tính đến rủi ro của dự án.

Các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng cũng như các chính phủ thường sử dụng tất cả

các chỉ tiêu hoặc một vài tiêu chuẩn đánh giá về mặt kinh tế - tài chính sau:

1.2.1 Giá trị hiện tại ròng NPV

a. Khái niệm

NPV là hiệu số giữa dòng thu và dòng chi của dự án trong suốt thời kỳ phân tích được

quy đổi thành một giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại. Đây là chỉ tiêu cơ bản dung để

đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại

cho nhà đầu tư. Giá trị hiện tại (NPV) được xem là tổng hiện giá dòng tiền ròng của dự án

với suất chiết khấu thích hợp.

b. Công thức xác định NPV như sau :

NPV =∑t=0

n

(Bt−C t)(1+t)−t

Trong đó:NPV - Giá trị hiện tại ròng.

n - Thời hạn đầu tư ( năm).

Bt - Doanh thu dự án tại năm t .

Ct - Chi phí dự án tại năm t (bao gồm chi phí đầu tư và chi phí hoạt động)

i - Lãi suất chiết khấu % (năm).

c. Ưu nhược điểm của phương pháp

- Ưu điểm :

Chỉ tiêu NPV cho ta biết được tổng hiện giá của tiền lời, sau khi đã hoàn đủ vốn.

Như vậy chỉ tiêu NPV đã khắc phục được các khuyết điểm của thời gian hoàn

vốn T.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 13

Page 14: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Nếu NPV > 0 thì dự án có lời

Nếu NPV < 0 thì dự án bị lỗ

Nếu NPV = 0 thì dự án không lời không lỗ, tức là thu hồi chỉ vừa đủ trả lại vốn,

tính trên quan điểm hiện giá.

- Khuyết điểm:

NPV chỉ cho ta biết dự án lời hay lỗ, và số tiền lời lỗ bằng bao nhiêu, nhưng

chưa cho ta biết mức độ sinh lợi (lãi suất) của bản thân dự án. Do đó đôi khi dự

án tuy có lời nhưng vẫn chưa nên đầu tư vì mức độ sinh lợi thấp.

Hơn nữa, NPV tính ra sẽ là một hằng số có giá trị như một trị ngẫu nhiên chứ

chưa cho ta thấy quy luật, nghĩa là mới cho ta biết kết quả chứ chưa cho ta biết

hiệu quả. Vì vậy có thể xảy ra trường hợp dự án A có NPV lớn hơn NPV của dự

án B nhưng chưa đủ để ta nói rằng dự án A tốt hơn dự án B.

d. Phạm vi ứng dụng

Được áp dụng cho hầu hết các dự án đầu tư. Nếu NPV>0 ta chỉ nên nói dự án có lời,

không nên nói dự án là khả thi vì tính khả thi của dự án phụ thuộc nhiều yếu tố chứ không

riêng gì NPV. Hơn nữa nếu NPV >0 mà không đủ lớn thì cũng chưa xứng đáng để đầu tư,

nghĩa là cũng chưa khả thi.

1.2.2 Suất thu lợi nội tại IRR

a. Khái niệm

Suất thu lợi nội tại là suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0.

Suất thu lợi nội tại là suất mà dự án tạo ra.

Theo định nghĩa trên IRR thỏa mãn điều kiện :

NPV =∑t=0

n Bt

(1+ IRR)t −∑t=0

n C t

(1+ IRR)t =0

Trong đó: IRR - Tỷ số hoàn vốn nội tại.

Ct - Chi phí ở năm thứ t.

Bt -Doanh thu ở năm thứ t.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 14

Page 15: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

n - Tuổi thọ của dự án.

Giải phương trình trên ta tìm được IRR bằng cách giải gần đúng như sau: cho một hệ

số chiết khấu i1bất kỳ sao cho NPV1 > 0, với i2 sao cho NPV2< 0. IRR được suy ra gần

đúng theo công thức sau:

IRR=i1+(i2−i1)NPV 1

NPV 1+|NPV 2|

Trong đó: i1 - Hệ số chiết khấu ứng với NPV1, dương nhưng sát giá trị 0.

i2 - Hệsố chiết khấu ứng với NPV2, âm nhưng sát giá trị 0.

NPV1 - Giá trị hiện tại thực dương ứng với i1.

NPV2 - Giá trị hiện tại thực dương ứng với i2.

IRR = r% là một lãi suất do bản thân dự án sinh ra làm cân bằng giữa tổng hiện giá

thu hồi và tổng hiện giá đầu tư, nghĩa là với lãi suất phân biệt vung lời, vung lỗ của dự án

trong cả thời hạn đầu tư.

Như vậy dự án phải gánh chịu một lãi suất lớn hơn IRR thì dự án đã lỗ (NPV< 0), không

nên đầu tư. Ngược lại, nếu dự án chiết khấu bởi một lãi suất nhỏ hơn IRR thì vẫn có lời

(NPV= 0), nếu số tiền là đủ lớn thì vẫn có thể đầu tư.

b. Ưu, nhược điểm của phương pháp

Ưu điểm:

Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, tính toán cho cả đời dự

án;

Hiệu quả được biểu diễn dưới dạng số tương đối và có so với một trị số hiệu quả

tiêu chuẩn;

Trị số IRR được xác định từ nội bộ phương án một cách khách quan và do đó tránh

được việc xác định trị số của suất thu lợi tối thiểu r để quy các chỉ tiêu về cung một

thời điểm so sánh như khi tính chỉ tiêu NPV;

Có thể tính đến nhân tố trượt giá và lạm phát bằng cách thay đổi các chỉ tiêu của

dòng tiền tệ thu chi qua các năm và suát thu lợi r.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 15

Page 16: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Nhược điểm:

Cho kết quả chính xác trong điều kiện thị trường vốn là hoàn hảo, một điều kiện

khó đảm bảo trong thực tế;

Khó ước lượng chính xác các chỉ tiêu cho cả đời dự án;

Phương pháp này nâng đỡ các dự án cần ít vốn đầu tư, ngắn hạn có mức doanh lợi

của đồng vốn cao so với các dự án tuy cần nhiều vốn, dài hạn, có mức doanh lợi

của đồng vốn thấp nhưng hiệu số thu chi (theo số tuyệt đối) cao nếu chỉ dựa vào

các chỉ tiêu IRR một cách đơn thuần;

Phương pháp này đã giả định các kết số đầu tư của dòng tiền tệ được đầu tư lại

ngay vào phương án đang xét với suất thu lợi bằng chính IRR đang cần tìm. Điều

này sẽ không phu hợp với thực tế nếu trị số IRR tìm ra quá lớn, vì nó đã giả định

rằng suất thu lợi khi tái đầu tư cũng đạt mức quá lớn đó. Đó là điều không hoàn

toàn phu hợp với thực tế;

Việc tính toán IRR tương đối phức tạp, nhất là với dòng tiền tệ đổi dấu nhiều lần;

Nói rằng so sánh theo chỉ tiêu IRR nhưng thực chất vẫn phải ưu tiên lựa chọn

phương án theo chỉ tiêu NPV trong trường hợp so sánh theo hiệu quả của gia số

đầu tư.

c. Phạm vi ứng dụng

Thường được dung phổ biến trong kinh doanh, tìm phương án tốt nhất theo cả hai chỉ

tiêu NPV, IRR trong các điều kiện nhất định.

Sử dụng hiệu quả khi cần quyết định chính sách huy động vốn cũng như cần quảng cáo

dự án.

Đối với huy động vốn: thu hút các nhà đầu tư góp vốn và ngân hàng cho vay

So sánh các giải pháp đầu tư: hai phương án có NPV bằng nhau thì phương án nào có

IRR lớn hơn sẽ được chọn.

So sánh các dự án: Khi so sánh nhiều phương án mà có khuynh hướng chọn theo IRR,

kiểm tra thêm lãi suất chiết khấu đang sử dụng là bao nhiêu để kiểm tra thêm chỉ tiêu

NPV.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 16

Page 17: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

1.2.3 Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C)

a. Định nghĩa

Tỷ số lợi ích/chi phí là tỷ số giữa tổng giá trị hiện tại của doanh thu và tổng giá trị hiện tại

của chi phí dự án.

B/C=∑t=0

n Bt

(1+ t)t

∑t=0

n C t

(1+ t)t

Trong đó: Bt - Lợi ích trong năm t.

Ct - Chi phí trong năm t.

t - Hệ số chiết khấu.

Điều kiện lựa chọn dự án đầu tư dựa vào tiêu chuẩn B/C:

B/C ≥ 1 Thì dự án có thu nhập bu đắp được chi phí. Khi dự án có tính đối kháng, loại

trừ nhau thì chọn dự án nào có B/C lớn hơn.

B/C < 1 Thì dự án thua lỗ.

B/C = max thì dự án tối ưu với dự án độc lập và có cung độ lớn.

b. Ưu, nhược điểm của phương pháp

- Ưu điểm

Có tính đến biến động của các chỉ tiêu tính toán theo thời gian cho cả đời dự án.

Có thể tính đến nhân tố trượt giá

Hiệu quả được tính theo số tương đối nên được đánh giá chính xác hơn so với

nguồn chi phí đã bỏ ra.

Khi so sánh theo gia số đầu tư có thể tìm được phương án vừa tốt hơn theo chỉ

tiêu NPV.

- Khuyết điểm

Chỉ đảm bảo tính chính xác trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo

Khó dự báo chính xác các chỉ tiêu tính toán cho cả đời dự án

Việc xác định trị số suất thu lợi tối thiểu gặp nhiều khó khăn.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 17

Page 18: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Nói rằng so sánh theo tỷ số thu chi nhưng về thực chất vẫn phải ưu tiên lựa chọn

phương án theo NPV.

c. Phạm vi ứng dụng

Ứng dụng hạn chế hơn so với phương pháp dung chỉ tiêu NPV, IRR và thường

dung để phân tích và đánh giá các dự án có quy mô khác nhau.

1.2.4 Thời gian hoàn vốn (Thv)

a. Định nghĩa

Thời gian hoàn vốn T là thời gian cần thiết để có thể hoàn trả lại vốn đầu tư đã bỏ ra,

tức là thời gian cần thiết để cho tổng hiện giá của thu hồi vừa bằng tổng hiện giá của vốn

đầu tư.

NPV =∑t=0

T

Bt(1+t )−t=∑t=0

T

Ct (1+t)−tTrong đó: T - Thời gian hoàn vốn.

Bt - Doanh thu tại năm t.

Ct - Chi phí tại năm t.

i - Lãi suất chiết khấu (% /năm)

b. Ưu, nhược điểm của phương pháp

- Ưu điểm :

Dễ xác định

Độ tin cậy tương đối cao. Lý do là thời gian hoàn vốn là những năm đầu khai

thác, mức độ bất trắc ít hơn những năm sau. Các số liệu dự báo đối với các năm

đầu có độ tin cậy cao hơn những năm sau.

Chỉ tiêu này giúp các nhà đầu tư thấy được đến bao giờ thì vốn có thể được thu về

đủ, trên quan điểm hiện giá, do đó họ có thể sơ bộ quyết định có nên đầu tư hay

không.

Số nghịch đảo của T gọi là E. Ví dụ T= 4 năm thì E= 0,25 hay 25% . E đựơc xem

gần đúng là hệ số hiệu quả đầu tư trong những năm đầu. Có thể đem E so sánh

với hiệu quả tiêu chuẩn {E} . Nếu E ¿ {E} thì việc đầu tư là có lợi.

Do có những ưu điểm kể trên nên chỉ tiêu thời gian hoàn vốn được sử dụng rộng

rãi và là chỉ tiêu bắt buộc khi tính toán lập dự án đầu tư.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 18

Page 19: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

- Khuyết điểm:

Không cho biết thu nhập to lớn sau khi hoàn vốn. Đôi khi một dự án có thời gian

hoàn vốn dài nhưng lại có thu nhập về sau cao thì vẫn có thể là một dự án tốt. Do đó

không dựa vào thời gian hoàn vốn để kết luận rằng dự án này tốt hơn dự án kia.

Phụ thuộc vào hệ số chiết khấu. Nếu i càng lớn thì thời gian hoàn vốn càng dài và

ngược lại. Vì vậy cần chọn hệ số chiết khấu cho phu hợp với từng dự án, trên cơ sở

tính toán chi phí sử dụng vốn của từng dự án.

c. Phạm vi ứng dụng

Thời gian hoàn vốn được sử dụng rộng rãi và là chỉ tiêu bắt buộc phải tính toán khi

lập dự án đầu tư.

Dung như chỉ tiêu bổ sung liên quan tới vấn đề rủi ro trong đầu tư.

1.2.5 Phân tích độ nhạy của dự án

Hiệu quả của dự án phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào được dự báo trong khi lập dự

án nhất là những yếu tố giá cả, tài chính trong tương lai xa. Vì vậy cần phải xem xét tính

ổn định về mặt tài chính của các dự báo thông qua các chỉ tiêu hiệu quả khi có biến động

của các đầu vào này.

Độ nhạy của dự án là mức độ biến đổi của các chỉ tiêu hiệu quả như: lợi nhuận, hiện

giá của hiệu số thu chi (NPV), hay suất thu lợi nội tại (IRR),…khi ta thay đổi các chỉ tiêu

tính toán có mặt trong dòng tiền tệ so với tình trạng bình thường ban đầu.

Độ nhạy của dự án có thể khảo sát theo sự thay đổi của từng chỉ tiêu riêng rẽ hay

hầu hết các chỉ tiêu đồng thời. Độ nhạy thường được xem xét theo các tình huống tốt nhất,

xấu nhất và bình thường để quyết định cuối cung.

- Các đại lượng đầu vào có thể biến động ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án

thường là :

Mức lãi suất tính toán: chọn mức lãi suất tính toán thấp làm dự án trở nên hấp

dẫn. Trong thực thế lãi suất có thể cao hơn.

Doanh số: Sự thay đổi về doanh số hàng năm có thể làm cho dự án từ lỗ thành lãi

và ngược lại.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 19

Page 20: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Tuổi thọ dự án: Thông thường nếu quá lạc quan về mặt thị trường có thể dự báo

tuổi thọ dự án lớn hơn thực tế, làm cho NPV tăng lên.

Giá bán sản phẩm: Đặc biệt các sản phẩm mới nếu không điều tra kỹ thị trường

và sự phát triển công nghệ thì có thể dự báo giá sản phẩm quá cao so với thực tế.

Các yếu tố chi phí sản xuất: Có tính quyết định đến giá thành sản phảm và hiệu

quả dự án.

Chi phí cơ hội của vốn: đại lượng này biến động tuỳ theo thị trường vốn, nếu có biến

động tăng trong khi thực hiện dự án có thể làm cho dự án không còn hấp dẫn nữa.

- Các đại lượng cần đưa ra phân tích

Giá trị tuyệt đối lợi nhuận thu được nên phân tích hiệu quả kinh tế xã hội thì đó là

giá trị gia tăng.

Giá trị thu hồi nội tại (NPV).

Suất thu lời nội tại (IRR).

Thời gian hoàn vốn.

Chỉ số lợi ích/chi phí (B/C).

Nói tóm lại, phân tích độ nhạy là một phương pháp khá hiệu quả để đánh giá dự án

đầu tư trong trường hợp có nhiều yếu tố đầu vào thay đổi gây tác động không tốt đến kết

quả của dự án. Nó giúp cho các nhà đầu tư lường trước được những rủi ro có thể xảy đến

với dự án và có những biện pháp thích hợp nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu những tác động

xấu của những yếu tố này tới kết quả của dự án đầu tư.

1.3 Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chinh - xã hội dự án đầu tư

1.3.1 Phân tích tài chính

Đối với bất cứ dự án nào, du là tiền khả thi hay khả thi đều cần phải tiến hành phân

tích tài chính. Đây là một nội dung kinh tế quan trọng của dự án.

Thông qua phân tích tài chính ta xác định được quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn,

ngồn tải trợ cho dự án, tính toán thu chi lãi lỗ, những lợi ích thiết thực mang lại cho nhà

đầu tư và cho cả cộng đồng.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 20

Page 21: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Trên cơ sở đó, ta đánh giá được hiệu quả về mặt tài chính của việc đầu tư nhằm quyết

định có nên đầu tư hay không. Nhà nước cũng có căn cứ vào nay để xem xét các lợi ích

tài chính có hợp lý hay không, dự án có đạt được các lợi ích hay không và dự án có an

toàn về mặt tài chính hay không.

Đối với các dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nói chung nội dung phân

tích phân tích tài chính là giống nhau, chỉ khác nhau về chi tiết.

Phân tích tài chính, ngoài những tác dụng trên, còn là cơ sở để tiến hành phân tích

kinh tế – xã hội.

Phân tích tài chính liên quan trực tiếp đến ngân quỹ của nhà đầu tư, nên được nhà đầu

tư đặc biệt quan tâm.

Việc tính toán, đánh giá tài chính được tiến hành theo nội dung trình tự sau đây:

- Xác định vốn đầu tư, cơ cấu các loại vốn, nguồn tài trợ.

- Lập các bảng tính tài chính.

- Xác định các chỉ tiêu hiệu quả và các vấn đề khác.

1.3.2 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án đầu tư

Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội hoặc hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư là một nội

dung quan trọng và phức tạp của phân tích dự án, có nhiệm vụ đánh giá hiệu quả của một

dự án đầu tư trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tức là phân tích đầy đủ, toàn

diện những đóng góp thực sự của dự án vào việc phát triển nên kinh tế quốc gia và việc

thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.

Để có thể phân tích kinh tế -xã hội, trước hết ta cần phải xác định được các lợi ích

kinh tế - xã hội và những chi phí mà xã hội cần bỏ ra khi thực hiện dự án .

Lợi ích kinh tế – xã hội là những lợi ích về mặt kinh tế được xét trên phạm vi toàn xã

hội, toàn nền kinh tế quốc dân, tức là xét trên tầng vĩ mô, khác với những lợi ích về mặt

tài chính chỉ được xét trên tầng vi mô, liên quan đến từng xí nghiệp.

Lợi ích kinh tế – xã hội của một dự án là hiệu số của các lợi ích mà nền kinh tế quốc

dân và xã hội thu được trừ đi những đóng góp mà xã hội phải bỏ ra khi dự án đươc thực

hiện.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 21

Page 22: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Lợi ích mà nền kinh tế quốc dân và xã hội thu được có những cái không định lượng

được như sự phu hợp của dự án đối với những mục tiêu phát triển kinh tế, những lĩnh vực

được ưu tiên, ảnh hưởng dây chuyền đến sự phát triển của các nghành khác, … nhưng

cũng có những cái định lượng được như mức độ gia tăng sản phẩm, thu phập quốc dân, sử

dụng lao động,tăng thu ngoại tệ, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước. Lợi ích kinh tế - xã

hội cũng là dự tính trên cơ sở các số liệu dự báo nên cũng có tính chất biến động rủi ro.

Những đóng góp, hoặc chi phí, mà xã hội phải bỏ ra trong quá trình thực hiện dự án

chủ yếu là các tài nguyên mà xã hội phải dành cho dự án thay vì có thể sử dụng cho một

mục đích khác trong một tương lai gần.

Như vậy lợi ích kinh tế – xã hội chính là sự so sánh giữa lợi ích được dự án tạo ra với

cái mà xã hội phải trả để sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhất là đối với nền kinh tế quốc

dân và toàn xã hội. Đối với nước ta, khái niệm về lợi ích kinh tế xã hội của dự án trình

bày trên nay, còn là điều mới mẻ, vì trong nhiều thập niên trước nay chúng ta chưa sử

dụng nó. Chỉ sau khi nền kinh tế nước ta chuyển qua cơ chế thị trường thì khái niệm này

mới được du nhập vào nước ta, và trên thực tế ta còn thiếu kinh nghiệm trong việc xác

định các chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến khái niệm này. Mặc dầu vậy, Nhà nước ta trong

những quy định gần đây, cũng đã yêu cầu phải tính toán, xác định một số chỉ tiêu hiệu quả

kinh tế xã hội của các dự án đầu tư, bên cạnh những vấn đề môi trường làm cơ sở để Nhà

nước phê chuẩn và cấp giấy phép đầu tư.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 22

Page 23: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Tóm tắt chương 1

Chương 1 của khóa luận tập trung vào tìm hiểu những khái niệm cơ bản, cách thức để

phân loại dự án đầu tư, quy trình để lập một dự án đầu tư, cũng như những cơ sở lý thuyết

để tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả của dự án. Vấn đề quan trọng trong cơ sở lý

thuyết đó là đi tìm hiểu cách tính các chỉ tiêu hiệu quả như: NPV, IRR, Thv, B/C. Qua đó,

có thể đánh giá dự án đầu tư đó có thực sự hiệu quả hay không cũng như quy mô lãi và

mức độ rủi ro của dự án. Trong chương 3, khóa luận sẽ ứng dụng các lý thuyết này vào

việc phân tích hiệu quả của dự án: “Lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhà máy Công nghệ

Muto Hà Nội 2”.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 23

Page 24: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU DỰ ÁN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG NHÀ

MÁY CÔNG NGHỆ MUTO HÀ NỘI 2

2.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Gia Linh Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Gia Linh Hà Nội

Tên giao dịch quốc tế: GiaLinh Hanoi JSC

Giấy phép kinh doanh: 0103038838 cấp ngày 06/07/2009

Chủ tịch HĐQT: Nguyễn Văn Sơn

Trụ sở chính: Km1 đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, Đông Anh, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: Lô A25, khu đấu giá Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: (04)-8-589-3836

Website: http://www.gialinhhanoi.com.vn

- Công ty được thành lập từ năm 2005 với tên gọi “Công ty TNHH Kỹ nghệ Gia Linh”

tên giao dịch quốc tế là “Gia linh Engineering Co., Ltd”. Đến năm 2009, để mở rộng

quy mô cũng như mô hình của công ty, Ban quản trị quyết định đổi tên thành “Công

ty CP Gia Linh Hà Nội” và hoạt động với tên gọi đó cho đến nay. Khách hàng của

Công ty chủ yếu là công ty nước ngoài hoạt động tại các cụm, khu công nghiệp.

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ

- Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà hiện tại doanh nghiệp đang kinh doanh: Sau

khi được thành lập chức năng chính của công ty là xây dựng, lắp đặt các công trình,

hạng mục công trình (xây dựng nhà xưởng, văn phòng; lắp đặt cơ điện, đường ống

thoát nước, thông gió, khí nén, điều hòa, chữa cháy,…) phục vụ chủ yếu trong các

cụm, khu công nghiệp với các đối tác là nước ngoài.

Nhiệm vụ của công ty:

- Đầu tư xây dựng các công trình hạ tần kỹ thuật đối với các dự án san lấp mặt bằng,

xây các hệ thống cấp thoát nước.

- Xây dựng các công trình, hạng mục công trình; lắp đặt cơ điện, khí nén, điều hòa,

thông gió, chữa cháy,….

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 24

Page 25: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT

P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

P. KỸ THUẬT

P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

P. VẬT TƯ

CTHĐQT KIÊM GIÁM ĐỐC

ĐỘI 1 ĐỘI 2 ĐỘI 3

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

- Lập các dự án kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và xây dựng.

- Xây dựng các công trình công nghiệp, thủy lợi và công trình ngầm.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý

Mỗi công ty ngay từ đầu khi thành lập đều phải xây dựng cho mình một cơ cấu quản

lý thống nhất, có sự phân cấp cho từng phòng ban cụ thể để từ đó có thể xác định nhiệm

vụ, quyền hạn của mỗi phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng ban trong đơn vị. Công

ty đã thành lập các phòng ban với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể để cung làm tốt

công việc là tham mưu cho Giám đốc của công ty về mọi vấn đề phát sinh trong và ngoài

đơn vị.

Hình 2 – 1: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

- Hội đồng Quản trị:là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty do Đại hội đồng cổ

đông công ty bầu ra. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty giải quyết

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 25

Page 26: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ các vấn đề thược

thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Giám đốc (kiêm Chủ tịch HĐQT): lãnh đạo trực tiếp công ty, chịu trách nhiệm

về việc điều hành, quản lý công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông.

Giám đốc là người đại diện của công ty trước pháp luật, là người có quyền ký kết

các văn bản pháp luật liên quan tới công ty.

- Phó Giám đốc:là người giúp việc cho Giám đốc, các Phó giám đốc phụ trách và

quản lý một lĩnh vực chuyên môn riêng

- Phòng Tổ chức – Hành chính: Quản lý và thực hiện các thủ tục hành chính, pháp

chế trong công ty và với các cơ quan hữu quan bên ngoài phu hợp với quy định của

công ty, pháp luật và các quy định của Nhà nước. Xây dựng chiến lược, kế hoạch

và chính sách phát triển nhân sự.Lập kế hoạch nhân sự cho từng dự án của công ty.

- Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ xây dựng các tài liệu, hồ sơ đấu thầu; tiếp nhận tiến

bộ khoa học – kỹ thuật, đề xuất dây chuyền công nghệ phu hợp cho các dự án được

triển khai

- Phòng Tài chính – Kế toán: hoạch định đầu tư, huy động và sử dụng các nguồn

vốn một cách hiệu quả nhật; hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chế độ

kế toán Việt Nam; kiểm tra, kiểm soát, phân tích, đánh giá các thông tin kinh tế, tài

chính của doanh nghiệp phục vụ cho công tác quản lý và ra quyết định của lãnh

đạo

- Các đội của công ty: Khảo sát thực địa, thi công hoàn thiện các công trình, chịu

trách nhiệm về chất lượng công trình; phối hợp với chủ đầu tư công trình nghiệm

thu khối lượng công việc thực hiện cho thanh lý hợp đồng và thanh toán tiền

lương; xây dựng và tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, các biện pháp an

toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.

Các kết quả hoạt động của doanh nghiệp

Trong suốt thời gian hoạt động từ khi thành lập đến nay, công ty đã thực hiện 53 dự

án, trong đó:

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 26

Page 27: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

- 5 dự án đang trong quá trình thực hiện

- 2 dự án đã được phê duyệt

- 46 dự án đã hoàn thành

Các dự án công ty thực hiện đều là các dự án về các công trình lắp đặt hệ thống điện,

cơ khí, khí nén, hệ thống cấp thoát nước.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Bảng 2 – 1: Kết quả hoạt động kinh doanh, năm 2011 – 2012

Đơn vị tính: VNĐ

CHỈ TIÊU Mã số Năm nay Năm trước

1 2 3 4

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01 22,548,598,852 6,440,159,914

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02    

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02)

10 22,548,598,852 6,440,159,914

4. Giá vốn hàng bán 11 21,467,739,706 5,741,449,902

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)

20 1,080,859,146 698,710,012

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 27,797,523 92,173,537

7. Chi phí tài chính 22 112,003,003 15,637,727

Trong đó: Chi phí lãi vay 23    

8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 870,377,303 709,897,704

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+21-22-24)

30 126,276,363 65,348,118

10. Thu nhập khác 31    

11. Chi phí khác 32    

12. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40    

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)

50 126,276,363 65,348,118

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể thấy lợi nhuận của

công ty trong năm 2011 – 2012 tăng rất mạnh. Điều này có thể được lý giải thông qua số

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 27

Page 28: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

lượng dự án công ty đã thực hiện trong những năm này khá lớn: 5 dự án thi công công

trình công nghiệp ở các KCN, 3 dự án lắp đặt hệ thống điều hòa, chiếu sáng cho các tòa

nhà văn phòng.

2.1.5 Đánh giá chung về tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Sau một thời gian thành lập, công ty cổ phần Gia Linh Hà Nội đang ngày càng phát

triển. Với sự cố gắng của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân

viên, công ty đã và đang mở rộng quy mô, tạo uy tín trên thương trường.

Đội ngũ nhân viên lành nghề, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, được đào tạo không ngừng

về mặt chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu công việc ngày càng cao.

Tuy nhiên công ty cũng còn một số hạn chế:

- Phạm vi hoạt động của công ty trên lĩnh vực thiết kế, xây dựng, lắp đặt có thời gian

công trình kéo dài khiến vòng quay vốn chậm. Dịch vụ lao động trình độ cao, có

kinh nghiệm cũng bị hạn chế do cạnh tranh nguồn nhân lực với nhiều công ty lớn

khác.

- Hạn chế bởi giấy phép khi muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh

Định hướng phát triển:

- Phát triển chuyên ngành xây dựng, lắp đạt hệ thống cơ điện, điều hòa, khí nén

- Mở rộng quy mô, xây dựng xưởng cơ khí gia công các thiết bị chi tiết cơ khí để

giảm chi phí thuê, mua ngoài.

- Kết hợp với các đơn vị xây lắp, nhà thầu khác để thực hiện các công trình, dự án

lớn hơn,…

2.2 Dự án lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhà máy công nghệ Muto Hà Nội 2

2.2.1 Giới thiệu chung về dự án

Trong giai đoạn II của dự án xây mới, nhà máy Công nghệ Muto Hà Nội cần có một

hệ thống chiếu sáng đạt tiêu chuẩn, tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu

kỹ thuật. Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm được lắp đặt sẽ giúp công ty giảm chi phí sản xuất

và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 28

Page 29: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

3 phương án được xây dựng cho hệ thống chiếu sáng tại nhà máy công nghệ Muto Hà

Nội 2:

- Phương án chiếu sáng cơ sở được tính toán theo tiêu chuẩn chiếu sáng từng khu

vực của nhà máy.

- Phương án chiếu sáng 1: do tổng công ty thiết kế xây dựng Hà Nội đưa ra với các

thiết bị chiếu sáng thông thường cho nhà máy

- Phương án chiếu sáng 2: do công ty cổ phần Gia Linh Hà Nội đưa ra với các thiết

bị chiếu sáng tiết kiệm điện.

2.2.1.1 Mục tiêu của dự án

-Lắp đặt hệ thống chiếu sáng chung.

-Hình thức chiếu sáng: Chiếu sáng trực tiếp.

- Sử dụng thiết bị chiếu sáng hợp lý để tăng năng suất lao động, chống chói lóa, giảm

mệt mỏi, và hạn chế nguy cơ tai nạn lao động.

- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện để tiết kiệm điện năng sử dụng.

-Giảm chi phí phải trả cho chiếu sáng, giúp giảm chi phí sản xuất sản phẩm.

2.2.1.2 Cơ sở để lập đề án

- Kế hoạch xây dựng nhà máy công nghệ của công ty TNHH Công nghệ Muto Hà

Nội;

- Hợp đồng kinh tế giữa công ty TNHH Công nghệ Muto Hà Nội và Công ty Cổ phần

Gia Linh Hà Nội;

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114 – 1:2008,

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD;

- Quyết định của Bộ Y tế QĐ/BYT 3733/2002: Về độ rọi, độ đồng đều của ánh sáng

và chỉ số hoàn màu

- Các phương án lắp đặt thiết bị chiếu sáng được áp dụng theo phương pháp luận và

các bước thiết kế được công nhận.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 29

Page 30: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

2.2.1.3 Đặc điểm chính của công trình

- Dự án “Lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhà máy Công nghệ Muto Hà Nội 2” được triển

khai cho khu vực nhà máy Công nghệ Muto 2. Đây là khu nhà máy được Công ty

TNHH Muto Hà Nội đầu tư mới để mở rộng quy mô sản xuất.

- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng chung cho khu vực nhà máy, lắp hệ thống chiếu sáng

dự phòng, hệ thống đèn báo thoát hiểm.

- Hệ thống phải được xây dựng đáp ứng nhu cầu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh

doanh và an toàn lao động cho công nhân của công ty.

2.2.1.4 Phạm vi đề án

- Hệ thống dây dẫn, công tắc điều khiển cho hệ thống chiếu sáng khu vực nhà xưởng,

khu vực văn phòng, hành lang công trình phụ.

- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng chung cho 02 nhà xưởng của nhà máy Công nghệ Muto

Hà Nội 2.

- Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng hành lang, đèn chiếu sáng dự phòng và đèn chỉ dẫn

tới lối thoát hiểm khi sự cố.

2.2.2 Hiện trạng hệ thống chiếu sáng nhà máy công nghệ Muto Hà Nội 2

2.2.2.1 Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn chiếu sáng từng khu vực của nhà máy

Bảng 2 – 2: Đặc tính chiếu sáng của các thể sáng thường được sử dụng

Loại đènLm/W Chỉ số

hoàn màu

Ứng dụng đặc

trưng

Tuổi thọ

(giờ)Phạm vi TB

Đèn sợi đốt 8÷18 14 Hoàn hảo

Gia đình, khách

sạn, chiếu sáng

chung, chiếu

sáng khẩn cấp.

1000

Đèn huỳnh

quang46÷60 50

Tốt, đặc

biệt khi có

lớp bọc

Văn phòng, cửa

hàng, bệnh viện,

gia đình.

5000÷20000

Đèn huỳnh 40 ÷70 60 Rất tốt Khách sạn, cửa 8000÷10000

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 30

Page 31: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

quang compacthàng, gia đình,

văn phòng.

Đèn hơi Natri

cao áp50÷90 60÷80 Trung bình

Chiếu sáng chung

trong nhà máy,

khu xây dựng.

2000÷4000

Đèn Metal

Halide thông

thường

55 70÷80 Trung bình

Chiếu sáng chung

nhà máy, chiếu

sáng công cộng.

10000

Đèn Metal

Halide thế hệ

mới

100 80÷90 Tốt

Chiếu sáng chung

nhà máy, chiếu

sáng công cộng.

15000

a. Chiếu sáng khu vực nhà xưởng

Chiếu sáng là hạng mục không thể thiếu khi xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất. Đảm

bảo cho quá trình sản xuất được thực hiện liên tục ngày cũng như đêm. Tuy thuộc vào đặc

điểm của từng loại hình nhà xưởng sản xuất (xưởng may, xưởng sản xuất gỗ, xưởng sản

xuất cơ khí, kho lưu hàng,…) mức độ và yêu cầu chiếu sáng sẽ khác nhau. Vì vậy, khi

thiết kết cần nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm, tính chất của nhà xưởng và nhu cầu sử dụng

của từng khu vực trong nhà xưởng một cách rõ ràng để lựa chọn mức độ chiếu sáng phu

hợp cũng như đưa ra giải pháp phu hợp. Khi thiết kê chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp

cần lưu ý một số yêu cầu sau:

- Lựa chọn mức độ chiếu sáng phu hợp theo từng khu vực trong nhà xưởng

- Nghiên cứu tính chất, đặc điểm của nhà xưởng sản xuất để lựa chọn: nguồn sáng,

màu sắc ánh sáng, tuổi thọ phu hợp: thiết bị có khả năng hạn chế chói loa, cấp bảo

vệ bụi, nước, khả năng chống va đập, nhiệt độ, độ rung, độ ồn phu hợp.

- Đối với các xưởng có các thiết bị quay như: bánh đà, máy mài,… tần số ánh sáng

(nguồn sáng phóng điện) phải khác với tấn số quay của thiết bị để tránh tai nạn

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 31

Page 32: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

(nếu trung tần số người vận hành có thể không nhận biết được thiết bị có quay hay

không)

- Nghiên cứu kỹ cách bố trí thiết bị trong xưởng để bố trí đèn phu hợp, tránh bị che

khuất, hạn chế chói lóa (không treo đèn thấp dưới 2.5m), đảm bảo an toàn cũng

như thuận lợi cho việc vận hành, bảo dưỡng, thay thế. Một số xưởng ngoài việc

chiếu sáng chung cần thiết phải tăng cường chiếu sáng cục bộ hoặc các thiết bị

chiếu sáng cầm tay (di động) phục vụ lắp đặt sửa chữa máy móc

- Đối với các xưởng thông thường, giải pháp chiếu sáng thông thường là trực tiếp

(đèn lắp trên trần, xà cột, xích,…vv chiếu xuồng), tuy nhiện có mối số xưởng có độ

cao lớn. Không có khả năng lắp đèn hoặc khó khăn trong việc vận hành bảo dưỡng

có thể sử dụng giải pháp chiếu sáng gián tiếp (sử dụng các đèn pha lắp ở độ cao

thấp chiếu lên các tầm gương lắp phía trên khu vực cần chiếu).

- Việc điều khiển: nên điều khiể theo từng vung, vị trí đóng cắt thuận tiện, thiết kế

thêm các ổ cắm di động phục vụ các thiết bị chiếu sáng cầm tay. Ngoài ra, cần lưu

ý đế hệ thống chiếu sáng sự cố và chiếu sáng bảo vệ

Hiện nay, một số thiết bị chiếu sáng công suất cao đang được sử dụng phổ biến cho

các khu công nghiệp là: đèn cao áp Natri, đèn cao áp Metal Halide. Đặc biệt, bóng Metal

Halide thế hệ mới đang được sử dụng để thay thế bóng đèn Metal Halide thông thường.

Bóng đèn Metal Halide thế hệ mới có nhiều ưu điểm:

- Sáng hơn so với bóng đèn sử dụng ống phóng điện quartz thông thường

- Chỉ số hoàn màu cao Ra = 80 – 95 ánh sáng rực rỡ, trung thực tự nhiên

- Tuổi thọ tăng 1,5 – 2 lần so với đèn Metal Halide sử dụng ống phóng điện quartz

- Hiệu suất phát quang cao đạt tới 100 lm/W

- Có thể khởi động và hoạt động tôt trong dải nhiệt độ -200C + 600C, phu hợp chiếu

sáng ở điều kiện nhiệt độ thấp

- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn IEC 61167/IEC 62035

b. Chiếu sáng khu vực văn phòng, hành lang, cầu thang

Trong phòng làm việc, chiếu sáng phải đảm bảo yêu cầu tạo môi trường chất lượng

ánh sáng, tạo cảm giác hưng phấn, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công việc.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 32

Page 33: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Đèn huỳnh quang ống các thế hệ có thể tiết kiệm hơn và có tuổi thọ cao hơn nhiều

so với đèn sợi đốt thông thường do hiệu suất năng lượng phát quang cao từ 4 lần trở lên

và tuổi thọ cao 10 lần so với đèn sợi đốt thông thường. Nếu chỉ căn cứ đơn giản vào công

suất tiêu thụ và có chú ý đến độ phát sáng thì dung đèn T8 với công suất 36W thay cho

đèn T10 với công suất 40W cũng có thể tiết kiệm được 10% điện năng và sáng hơn.

Trong thực tế, các số hiệu đo được như sau:

- Bóng đèn T8 – 36W có quang thông 3 350 lumen và hiệu suất năng lượng phát

quang dao động trong khoảng 80 ÷ 90 lm/W, trong khi bóng đèn T10 – 40W có

quang thông 2 850 lumen và hiệu suât năng lượng phát quang dao động trong

khoảng 50÷60 lm/W

- Căn cứ vào cả công suất tiêu thụ định mức ít hơn lẫn độ sáng lớn hơn của bóng đèn

T8 so với T10, chúng ta thấy được khả năng bức xạ ánh sáng của bóng đèn huỳnh

quang thế hệ mới T8 rất lớn.

- Đèn huỳnh quang ống có chiều dài lớn nên ánh sáng tỏa rộng, phân bố đều trong

phòng làm việc, trong khi đèn compact cũng có thể tiết kiệm nhưng ánh sáng tỏa

hẹp.

- Đèn huỳnh quang ống phát nhiệt ít hơn đèn sợi đốt nên có thể tiết kiệm điện cho

máy điều hòa nhiệt độ về mua nóng nếu phòng làm việc có lắp điều hòa nhiệt độ

- Đèn huỳnh quang sử dụng chấn lưu điện từ chất lượng cao có thể tiết kiệm 30% so

với sử dụng chấn lưu sắt từ thông thương, do tổn thất của chấn lưu này không đáng

kể và làm cho đèn sáng thêm. Chấn lưu chất lượng thấp thường gây nhiễu sóng vô

tuyến điện và giảm tuổi thọ bóng đèn do dạng sóng và tấn số cao của điện áp

không đạt chuẩn mực.

- Cả hai loại bóng đèn huỳnh quang T8 và T10 đều dung chung các thiết bị chóa

đèn, máng đèn,....

c. Công trình phụ

Khu vực này đòi hỏi yêu cầu chiếu sáng không cao, nhưng thiết bị phải được bảo vệ

trước độ ẩm cao của khu vực này. Đèn huỳnh quang chống ẩm là phu hợp nhất.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 33

Page 34: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

d. Chiếu sáng sự cố: Đèn LED chiếu sáng khẩn cấp, đèn LED chỉ dẫn

Đèn LED là loại đèn mới được bổ sung vào danh sách các nguồn sáng sử dụng năng

lượng hiệu quả. Trong khi đèn LED phát ra ánh sánh nhìn thấy ở dải quang phổ rất hẹp,

chúng có thể tạo ra “ánh sáng trắng”. Điều này được thực hiện nhờ đèn LED xanh có phủ

Photpho hay dải màu đỏ - xanh da trời – xanh lá cấy. Đèn LED có tuổi thọ từ 40 000 đến

100 000 giờ tuy thuộc vào màu sắc. Đèn LED đã được sử dụng trong nhiều ứng dụng

chiếu sáng, bao gồm biển báo lối thoát hiểm, đèn tín hiệu giao thông, đèn dưới tử, đèn

chiếu sáng khẩn cấp, và nhiều ứng dụng trang trí khác. Mặc du còn mới, nhưng công nghệ

LED đang phát triển nhanh. Khả năng tiết kiệm điện năng của đèn LED rơi vào khoảng từ

82% đến 93%.

Đèn LED chỉ dẫn

Đặc tính:

- Sử dụng nguồn sáng LED chất lượng cao, hiệu suất cao, tiêu tốn ít điện năng

- Bộ lưu điện có dung lượng pin 400mAh

Đèn LED chiếu sáng khẩn cấp

Đặc tính:

- Sử dụng nguồn sáng LED, hiệu suất cao, tiêu tốn ít điện năng

- Mặt tán quang bằng mica cho phân bố ánh sáng rộng

- Dễ dàng điều chỉnh góc chiếu đèn

e. Thông số kỹ thuật các thiết bị chiếu sáng sử dụng trong dự án

Một số thiết bị chiếu sáng được đề xuất sử dụng cho khu vực nhà máy Công nghệ Muto

Hà Nội 2 bởi công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông. Thông số kỹ thuật của

các thiết bị này được cho ở bảng sau:

Bảng 2 – 3: Thông số kỹ thuật của các thiết bị chiếu sáng

Nguồn sángCông suất

(W)

Hệ số phát sáng

(Lm/W)

Tuổi thọ(giờ)

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 34

Page 35: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Metal Halide thông thường 400 55 10000

Metal Halide thế hệ mới 400 100 15000

Huỳnh quang T10 40 75 10000

Huỳnh quang T8 36 80 20000

Huỳnh quang chống ẩm T8 18 80 20000

Nguồn sángDung lượng pin

(mAh)Công suất

(W)

Thời gian chiếu sáng

(phút)

Đèn LED chỉ dẫn 400 1.5 180

Đèn LED chiếu sáng khẩn cấp 800 2 180

2.2.2.2 Đặc điểm kỹ thuật các phương án lắp đặt hệ thống chiếu sáng của công ty

Muto Hà Nội

a. Khu vực nhà xưởng

- Nhà xưởng của nhà máy được sử dụng chủ yếu gia công vỏ nhựa cung cấp cho các

nhà sản xuất điện thoại, máy in. Nhà xưởng bao gồm khu sản xuất phôi. khu dập

khuôn chi tiết, khu gia công thô, khu sơn, mạ chi tiết, khu vực sấy, khu vực đóng gói.

- Kích thước nhà xưởng: 35m x 35m x 4m

- Số lượng tầng: 02 tầng

- Hệ số phản xạ trung bình của các bề mặt ngăn cách ρtb = 0.5

Yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật:

- Độ rọi: ≥ 200 lux

- Mật độ công suất: ≤ 8W/m2

- Phải có hệ thống đèn chỉ dẫn tới lối thoát hiểm khi có sự cố

- Phải có hệ thống chiếu sáng dự phòng

b. Khu vực văn phòng

- Văn phòng giành cho quản đốc phân xưởng và phòng kỹ thuật, phòng thử nghiệm,

phát triên sản phẩm.

- Kích thước phòng: 8m x 5m x 3m

- Số lượng phòng: 12 phòng

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 35

Page 36: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

- Hệ số phản xạ trung bình của các bề mặt ngăn cách: ρtb = 0.5

Yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật:

- Độ rọi trên bàn làm việc ≥ 300 lux

- Mật độ công suất ≤ 13 W/m2

- Chỉ số hoàn màu: Ra ≥ 80

- Nhiệt độ màu ánh sáng: 5500K/6500K

- Giới hạn hệ số chói lóa: 19

c. Chiếu sáng hành lang, cầu thang

- Hành lang chạy dọc hai bên nhà xưởng và hành lang phân cách khu vực văn phòng và

khu vực sản xuất, gia công sản phẩm

- Kích thước: 1.8m x 30m x 3m

Yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật

- Độ rọi trên sàn ≥ 100 lux

- Độ đồng đều ≥ 0.5

- Mật độ công suất ≤ 7 W/m2

- Có hệ thống đèn chỉ dẫn lối thoát khi có sự cố, hệ thống chiếu sáng dự phòng

d. Chiếu sáng công trình phụ

- Kích thước phòng: 5m x 4m x 3m

- Độ rọi trên sàn 200 lux

- Mật độ công suất ≤ 7 W/m2

e. Tính toán cụ thể cho từng phương án:

Phương án cơ sở: đây là phương án do nhà máy Muto Hà Nội đưa ra, hệ thống cần đảm

bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng khu vực. Cụ thể:

Khu vực Diện tích

m2

Độ rọi

Lm/m2

Mật độ công suất

W/m2

Công suất tối đa

(kW)

Nhà xưởng 2450 ≥ 200 ≤ 8 19.6

Văn phòng 480 ≥300 ≤ 13 6.24

Hành lang, cầu thang 324 ≥ 100 ≤ 7 2.268

Công trình phụ 80 ≥ 200 ≤ 7 0.56

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 36

Page 37: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Tổng 28.699

Phương án 1 và phương án 2:

Khu vực nhà xưởng có diện tích mỗi tầng:

S = 35*35 = 1125 m2

Quang thông yêu cầu:

Φ= 1125 * 200/0.5 = 490000 lumen

Quang thông của bóng đèn cao áp Metal Halide:

- Đèn Metal Halide thông thường: 400*55 = 26000 lumen

- Đèn Metal Halide thế hệ mới: 400*100 = 40000 lumen

Số lượng đèn tối thiểu cần cho mỗi tầng của xưởng:

- Đèn Metal Halide thông thường: 490000/22000 ≥ 22. Chọn số lượng đèn là

23 bóng

- Đèn Metal Halide thế hệ mới: 490000/40000 ≥ 13 chọn số lượng đèn là 15

bóng đèn là 15 bóng

Kiểm tra yêu cầu về mật độ công suất:

- Đèn Metal Halide thông thường: 400*23/1125 = 7.8 W/m2 < 8 W/m2

- Đèn Metal Halide thế hệ mới: 400*15/1125 = 5.3 W/m2 < 8 W/m2

Như vậy, các kết quả tính toán cho khu vực nhà xưởng đều đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật

trong thiết kế hệ thống chiếu sáng. Tiến hành tính toán tương tự cho các khu vực văn

phòng, hành lang, cầu thang, công trình phụ, chiếu sáng khẩn cấp, chỉ dẫn lối thoát hiểm,

ta thu được kết quả:

Bảng 2 – 4: Số lượng thiết bị tính toán cho nhà máy Công nghệ Muto Hà Nội phương án 1

ĐènCông suất(W)

Số lượng(bóng)

Các chỉ tiêu chiếu sáng đạt được

Độ rọi trung bình(lux)

Mật độ công suất

(W/m2)

Đèn Metal Halide thông thường

400 46 244 7,5

Tiêu chí phải đạt được theo tiêu chuẩn ≥ 200 ≤ 8

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 37

Page 38: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Huỳnh quang âm trần T10

40 72 382 12

Tiêu chí phải đạt được (theo tiêu chuẩn) ≥ 300 ≤ 13

Huỳnh quang T8 36 15 120 3

Tiêu chí phải đạt được (theo tiêu chuẩn) ≥ 100 ≤ 7

Huỳnh quang chống ẩm T8

18 24 210 5.7

Tiêu chí phải đạt được (theo tiêu chuẩn) ≥ 200 ≤ 7

Bảng 2 – 5: Số lượng thiết bị tính toán cho nhà máy Công nghệ Muto Hà Nội phương án 2

ĐènCông suất(W)

Số lượng(bóng)

Các chỉ tiêu chiếu sáng đạt được

Độ rọi trung bình(lux)

Mật độ công suất

(W/m2)

Đèn Metal Halide thế hệ mới

400 30 245 4.8

Tiêu chí phải đạt được theo tiêu chuẩn ≥ 200 ≤ 8

Huỳnh quang âm trần T8

36 60 325 9

Tiêu chí phải đạt được (theo tiêu chuẩn) ≥ 300 ≤ 13

Huỳnh quang T8 36 15 120 3

Tiêu chí phải đạt được (theo tiêu chuẩn) ≥ 100 ≤ 7

Huỳnh quang chống ẩm T8

18 24 210 5.7

Tiêu chí phải đạt được (theo tiêu chuẩn) ≥ 200 ≤ 7

Các kết quả tính toán đều đảm bảo yêu cầu về thiết kế hệ thống. Từ đó ta tiến hành xây

dựng các phương án thiết kế hệ thống phu hợp với điều kiện của công ty, đồng thời tạo

hiệu quả tiết kiệm trong quá trình sử dụng.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 38

Page 39: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

2.2.3 Dự báo nhu cầu tiêu thụ

2.2.3.1 Cơ sở pháp lý để tính nhu cầu chiếu sáng

Việc tính toán nhu cầu phụ tải của nhà máy công nghệ Muto Hà Nội 2 được lập trên

cơ sở sau:

- Phương hướng phát triển sản xuất của công ty Công nghệ Muto Hà Nội giai đoạn

2011 – 2016.

- Kế hoạch sản xuất của nhà máy Công nghệ Muto Hà Nội 2.

- Yêu cầu kỹ thuật về hệ thống thiết kế cho từng khu vực của nhà máy

2.2.3.2 Nhu cầu và công suất điện năng

Nhu cầu sử dụng cụ thể của nhà máy: Công ty TNHH Công nghệ Muto hoạt động

2 ca, hệ thống phải làm việc liên tục 16/24h mỗi ngày. Tính toán theo yêu cầu kỹ thuật,

nhu cầu sử dụng điện hàng tháng của nhà máy được thể hiện như sau:

Bảng 2 – 6: Nhu cầu sử dụng điện năng của nhà máy hàng tháng

Khu vực Yêu cầu kỹ thuật Đơn vị Thông số

Nhà xưởng

Mật độ công suất W/m2 8

Diện tích m2 2 450

Thời gian sử dụng hàng tháng Giờ 480

Điện năng tiêu thụ hàng tháng kWh 9408

Tiền điện hàng tháng Triệu VNĐ 10.14

Văn phòng

Mật độ công suất W/m2 13

Diện tích m2 480

Thời gian sử dụng hàng tháng Giờ 480

Điện năng tiêu thụ hàng tháng kWh 2995.2

Tiền điện hàng tháng Triệu VNĐ 3.23

Hành lang, cầu thang Mật độ công suất W/m2 7

Diện tích m2 324

Thời gian sử dụng hàng tháng Giờ 480

Điện năng tiêu thụ hàng tháng kWh 1088.64

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 39

Page 40: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Tiền điện hàng tháng Triệu VNĐ 1.17

Công trình phụ

Mật độ công suất W/m2 7

Diện tích m2 80

Thời gian sử dụng hàng tháng Giờ 300

Điện năng tiêu thụ hàng tháng kWh 168

Tiền điện hàng tháng Triệu VNĐ 0.18

LED chiếu sáng khẩn cấp

Số lượng Cái 8

Công suất W 2

Thời gian sử dụng hàng tháng Giờ 480

Tiền điện hàng tháng Triệu VNĐ 0.0083

LED chỉ dẫn

Số lượng Cái 10

Công suất W 1.5

Thời gian sử dụng Giờ 480

Tiền điện hàng tháng Triệu VNĐ 0.0078

Tổng công suất lắp đặt kW 28.7

Tổng tiền điện phải trả theo yêu cầu hàng tháng Triệu VNĐ 14.73

Nhu cầu sử dụng điện năng cho chiếu sáng của nhà máy sẽ được sử dụng để tính toán xây

dựng phương án cơ sở. Phương án này sẽ được sử dụng để tính toán hiệu quả của các

phương án mà công ty xây lắp Gia Linh thiết kế cho công ty. Thông qua kết quả đó, công

ty Muto có thể tiến hành đưa ra quyết định lựa chọn phương án lắp đặt đem lại hiệu quả

kinh tế nhất cho công ty.

Theo thiết kế hệ thống điện sử dụng cho khu vực nhà máy 1, nhà máy 2 của công ty Muto

vẫn sử dụng nguồn điện hạ áp từ nguồn trạm biến áp của khu công nghiệp Quang Minh.

Công ty TNHH Muto Hà Nội phải trả tiền điện theo biểu giá áp dụng cho đơn vị sản xuất

kinh doanh cấp điện áp dưới 6kV. Biểu giá điện áp dụng tại cấp điện áp dưới 6kV như

sau:

Bảng 2 – 7: Biểu giá điện áp dụng cho Công ty TNHH Công nghệ Muto Hà Nội năm 2011

Thời gian Thứ 2 ÷ Thứ 7 Chủ nhật

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 40

Page 41: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Đơn giá (VNĐ/kWh)

Giờ bình thường (13 giờ)

4h00 ÷ 9h30

1 023

1 023

11h00 ÷ 17h00

20h00 ÷ 22h00

Giờ cao điểm (5 giờ)9h30 ÷ 11h30

1 93817h00 ÷ 20h00

Giờ thấp điểm (6 giờ) 22h00 ÷ 4h00 589 589

Giá điện bình quân (VNĐ/kWh)

1 078

*Nguồn Bộ phận kỹ thuật, quản lý điện – Công ty TNHH MUTO Hà Nội

Giá điện bình quân được tính toán như sau:

Ptb = {(1023*13+1938*5+589*6)*(6*24)+(1023*18+589*6)}/(24*7) = 1078 (vnđ/kWh)

2.2.4 Quy mô và tổng mức đầu tư của dự án

Dự án được tính toán theo 2 phương án với quy mô và tổng mức đầu tư từng phương

án cụ thể như sau:

2.2.4.1 Quy mô dự án

Phương án 1: Sử dụng các thiết bị chiếu sáng bao gồm:

- Chiếu sáng cho khu vực nhà xưởng sản xuất: đèn cao áp Metal Halide 400W thông

thường;

- Chiếu sáng khu vực văn phòng: đèn huỳnh quang âm trần T10/40W;

- Chiếu sáng hành lang, cầu thang: đèn huỳnh quang T8/18W;

- Chiếu sáng công trình phụ: đèn huỳnh quang chống ẩm T8/18W;

- Đèn LED chỉ dấn, đèn LED chiếu sáng sự cố.

Phương án 2: Sử dụng các thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện

- Chiếu sáng khu vực nhà xưởng sản xuất: đèn cao áp Metal Halide 400W thế hệ

mới;

- Chiếu sáng khu vực văn phòng: đèn huỳnh quang T8/36W;

- Chiếu sáng khu vực hành lang, cầu thang: đèn huỳnh quang T8/18W;

- Chiếu sáng công trình phụ: đèn huỳnh quang chống ẩm T8/18W;

- Đèn LED chỉ dẫn, đèn LED chiếu sáng sự cố.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 41

Page 42: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Dự án sử dụng toàn bộ thiết bị chiếu sáng được cung cấp bởi Công ty Cổ phần bóng

đèn phích nước Rạng Đông. Chi phí thiết bị được cho ở bảng sau:

Bảng 2 – 8: Thiết bị của các phương án và giá thành sản phẩm phương án 1

TT Thiết bị Số lượngGiá thành bộ

sản phẩm (VNĐ)

Tổng

(Triệu VNĐ)

1 LED chiếu sáng khẩn cấp 8 370700 2.97

2 LED chỉ dẫn 10 396000 3.96

3 Huỳnh quang chống ẩm T8/01-18W 24 583000 13.99

4 Huỳnh quang T8/01-36W 15 561000 8.42

5 Cao áp Metal Halide thông thường 400W

46 2438600 112.18

6 Huỳnh quang âm trần T10/02-40W 72 579184 41.7

Bảng 2 – 9: Thiết bị của các phương án và giá thành sản phẩm phương án 2

TT Thiết bị Số lượngGiá thành bộ

sản phẩm (VNĐ)

Tổng

(Triệu VNĐ)

1 LED chiếu sáng khẩn cấp 8 370700 2.97

2 LED chỉ dẫn 10 396000 3.96

3 Huỳnh quang chống ẩm T8/01-18W 24 583000 13.99

4 Huỳnh quang T8/01-36W 15 561000 8.42

7 Cao áp Metal Halide 400W thế hệ mới 30 3856400 115.69

8 Huỳnh quang âm trần T8/02-36W 60 719300 43.16

2.2.4.2 Tổng mức đầu tư dự án

Bảng 2 – 10: Tổng mức đầu tư của các phương án

Hạng mục Đơn vị Phương án 1 Phương án 2

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 42

Page 43: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Tổng giá trị: trong đó Triệu VNĐ 324.04 322.88

Chi phí lắp đặt Triệu VNĐ 90.34 89.34

Chi phí thiết bị Triệu VNĐ 183.21 188.18

Chi phí dây dẫn, công tắc Triệu VNĐ 50.49 45.36

*Nguồn số liệu: phòng kế toán (Công ty cổ phần Gia Linh Hà Nội)

2.2.5 Sự cần thiết đầu tư lắp đặt hệ thống chiếu sáng

- Khu vực sản xuất cần được đảm bảo an toàn và tạo năng suất ổn định. Việc phân

bố ánh sáng hợp lý sẽ tăng hiệu quả làm việc, chống chói lóa, làm giảm mệt mỏi và

hạn chế nguy cơ tai nạn lao động. Sử dụng sản phẩm chiếu sáng chất lượng cao sẽ

giảm chi phí bảo dưỡng, giảm tần suất ngưng trệ sản xuất do sự cố liên quan đến

chiếu sáng. Cần có hệ thống chiếu sáng sự cố và các đèn chỉ dẫn thoát hiểm để

đảm bảo an toàn.

- Khu vực văn phòng: Với chức năng phòng làm việc, chiếu sáng phải đảm bảo các

yêu cầu chỉ tiêu chất lượng ánh sáng, tạo môi trường ánh sáng, tạo môi trường ánh

sáng tiện nghi cho người làm việc, tạo cảm giác hưng phấn, sáng tạo, nâng cao

hiệu quả công tác. Chiếu sáng phòng làm việc cần lưu ý thiết kế hệ thống điều

khiển phu hợp phục vụ đa dạng nhu cầu sử dụng.

- Chiếu sáng hành lang, cầu thang: Hành lang là nơi lưu thông, kết nối các khu

vực trong tòa nhà. Chiếu sáng hành lang phải đảm bảo thuận tiện và an toàn. Cầu

thang cần chiếu sáng rõ bậc lên xuống, tránh gây chói lóa, sử dụng đèn chiếu sáng

có kiểu dáng phu hợp. Lắp đặt đèn chỉ dẫn và đèn thoát hiểm để đảm bảo an toàn.

- Hệ thống sử dụng các thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện sẽ giúp giảm chi phí tiền

điện hàng năm, nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu chiếu sáng cho hoạt động sản

xuất kinh doanh.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 43

Page 44: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã giới thiệu chung về dự án “Lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhà máy Công

nghệ Muto Hà Nội 2”. Đặc điểm các thiết bị chiếu sáng sử dụng trong công nghiệp được

đưa ra để giúp dễ dàng xây dựng phương án lắp đặt. Nhà máy cần phải được chiếu sáng

theo các yêu cầu kỹ thuật cho phép hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và

đảm bảo an toàn lao động. Từ đó tính toán, xây dựng phương án lắp đặt hệ thống chiếu

sáng phu hợp và đảm bảo yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật.

Việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng là vô cung cần thiết, bởi hệ thống sẽ giúp cho năng

suất làm việc của công nhân cao hơn, đảm bảo an toàn trong lao động. Trong chương 2,

có hai phương án lắp đặt được xây dựng để công ty Muto Hà Nội lựa chọn. Để đánh giá

hiệu quả của hai phương án, từ đó đưa ra quyết định chọn phương án thi công, ta tiến

hành phần tích hiệu quả tài chính – kinh tế của từng phương án trong chương 3.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 44

Page 45: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH DỰ ÁN LẮP

ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG NHÀ MÁY CÔNG NGHỆ MUTO HÀ NỘI 2

3.1 Phân tích kinh tế - tài chính của dự án

3.1.1 Xác định mức tổng đầu tư dự án

Cơ sở lập tổng mức đầu tư:

- Khối lượng lấy theo dự án đầu tư.

- Thiết kế kỹ thuật nhà máy Công nghệ Muto Hà Nội 2.

- Các báo cáo khảo sát sơ bộ do Công ty Gia Linh thực hiện.

- Đơn giá thiết bị chiếu sáng của các nhà cung cấp.

- Chi phí vận hành, bảo dưỡng được áp dụng theo quy định của Công ty Muto Hà

Nội.

3.1.2 Các giả thiết đưa vào tính toán

- Vốn đầu tư là nguồn vốn của chủ thầu công ty TNHH Muto Hà Nội.

- Phương án cơ sở là phương án do Công ty Muto Hà Nội đưa ra. Phương án này

được tính toán theo dự báo nhu cầu sử dụng điện của nhà máy công nghệ Muto

trong quá trình đi vào hoạt động. Chi phí đầu tư của phương án cơ sở cho việc tính

toán trong dự án là 10.376 triệu đồng/1kW (*Nguồn số liệu: phòng kế toán - Công

ty cổ phần Gia Linh Hà Nội)

- Đặc điểm của hệ thống chiếu sáng là sử dụng điện năng để chiếu sáng phục vụ hoạt

động sản xuất, hệ thống không tạo doanh thu cho công ty. Việc tính toán hiệu quả

cần dựa trên sự tiết kiệm điện năng do sử dụng thiết bị có hiệu suất cao và lắp đặt

hệ thống hợp lý.

- Mức đầu tư và chi phí của các phương án:

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 45

Page 46: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Bảng 3 – 1: Chi phí đầu tư của các phương án

Hạng mục Đơn vịPhương án

cơ sởPhương án

1Phương án

2

Tổng giá trị đầu tưTriệu VNĐ

297.78 324.05 322.88

Tổng công suất kW 28.699 23.38 15.757

Chi phí tiền điện hàng thángTriệu VNĐ

14.74 11.99 8.04

Chi phí vận hành hàng thángTriệu VNĐ

2 2.5 3.5

Chi phí bảo dưỡng hàng tháng

Triệu VNĐ

1.5 2 2

*Nguồn số liệu: phòng kế toán (Công ty cổ phần Gia Linh Hà Nội)

- Tính toán hiệu quả trong 2 năm sử dụng hệ thống

- Hệ số chiết khấu: 12%/năm

- Phân tích độ nhạy:

Giá điện tăng 5%; tăng 10%

Chi phí vận hành, bảo dưỡng tăng 5%; tăng 10%

3.2 Phân tích tài chính các phương án cơ sở

3.2.1 Phân tích tài chính phương án 1

- Ta so sánh các phương án 1 với phương án cơ sở để xác định hiệu quả của dự án.

- Chi phí đầu tư: là chi phí tăng thêm của phương án 1 so với phương án cơ sở

- Doanh thu: là số tiền điện phải trả giảm được của phương án 1 so với phương án

cơ sở.

- Chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng cũng được so sánh tương tự để tính toán.

Bảng 3 – 2: Chênh lệch chi phí của phương án cơ sở và phương án 1

Phương án cơ sở Phương án 1 Chênh lệch

Chi phí đầu tư (triệu đồng) 297.78 324.05 -26.27

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 46

Page 47: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Tiền điện phải trả hàng tháng (triệu đồng) 14.74 11.99 2.75

Chi phí vận hành (triệu đồng) 2 2.5 -0.5

Chi phí bảo dưỡng (triệu đồng) 1.5 2 -0.5

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 47

Page 48: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Bảng 3 – 3: Phân tích tài chính phương án 1 Đvt: triệu đồng

Tháng Đầu tưLợi nhuận

(B)Chi phí O&M

(C)B-C (1+i)^-t B*(1+i)^-t C*(1+i)^-t (B-C)*(1+i)^-t At

0 26.27 -26.27 1 -26.271 2.75 1.00 1.752 2.75 1.00 1.753 2.75 1.00 1.754 2.75 1.00 1.755 2.75 1.00 1.756 2.75 1.00 1.757 2.75 1.00 1.758 2.75 1.00 1.759 2.75 1.00 1.7510 2.75 1.00 1.7511 2.75 1.00 1.7512 2.75 1.00 1.75 0.892 29.51 10.71 16.78 -9.4813 2.75 1.00 1.7514 2.75 1.00 1.7515 2.75 1.00 1.7516 2.75 1.00 1.7517 2.75 1.00 1.7518 2.75 1.00 1.7519 2.75 1.00 1.7520 2.75 1.00 1.7521 2.75 1.00 1.7522 2.75 1.00 1.7523 2.75 1.00 1.7524 2.75 1.00 1.75 0.797 52.70 19.13 26.76 17.28

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 48

Page 49: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Bảng 3 – 4: Đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính

Chỉ tiêu IRR (%) NPV (triệu đồng) B/C

Phương án 1 38 17.28 2.75

Thời gian hoàn vốn: 1.35 năm

Các chỉ tiêu tính toán (NPV, IRR, B/C) đều đạt yêu cầu, dự án đầu tư có thể có hiệu quả

kinh tế.

3.2.2 Phân tích tài chính phương án 2

- Ta so sánh các phương án 1 với phương án cơ sở để xác định hiệu quả của dự án.

- Chi phí đầu tư: là chi phí tăng thêm của phương án 1 so với phương án cơ sở

- Doanh thu: là số tiền điện phải trả giảm được của phương án 1 so với phương án

cơ sở.

- Chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng cũng được so sánh tương tự để tính toán.

Bảng 3 – 5: Chênh lệch chi phí của phương án cơ sở và phương án 2

Phương án cơ sở Phương án 2 Chênh lệch

Chi phí đầu tư (triệu đồng) 297.78 322.88 -25.1

Tiền điện phải trả hàng tháng

(triệu đồng)14.74 8.04 6.7

Chi phí vận hành (triệu đồng) 2 3.5 -1.5

Chi phí bảo dưỡng (triệu đồng) 1.5 2 -0.5

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 49

Page 50: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Bảng 3 – 6: Phân tích tài chính phương án 2 Đvt: triệu đồng

Tháng Đầu tưLợi nhuận

(B)Chi phí O&M

(C)B-C (1+i)^-t B*(1+i)^-t

C*(1+i)^-t

(B-C)*(1+i)^-t

At

0 25.10 -25.10 1 -25.101 6.70 2.00 4.702 6.70 2.00 4.703 6.70 2.00 4.704 6.70 2.00 4.705 6.70 2.00 4.706 6.70 2.00 4.707 6.70 2.00 4.708 6.70 2.00 4.709 6.70 2.00 4.7010 6.70 2.00 4.7011 6.70 2.00 4.7012 6.70 2.00 4.70 0.892 65.8 19.64 46.15 21.0513 6.70 2.00 4.7014 6.70 2.00 4.7015 6.70 2.00 4.7016 6.70 2.00 4.7017 6.70 2.00 4.7018 6.70 2.00 4.7019 6.70 2.00 4.7020 6.70 2.00 4.7021 6.70 2.00 4.7022 6.70 2.00 4.7023 6.70 2.00 4.7024 6.70 2.00 4.70 0.797 128.17 38.27 89.91 110.96

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 50

Page 51: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Bảng 3 – 7:Đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính

Chỉ tiêu IRR (%) NPV (triệu đồng) B/C

Phương án 2 202.34 110.96 3,35

Thời gian hoàn vốn là: 0.18 năm (~ 2.16 tháng)Các chỉ tiêu tính toán (NPV, IRR, B/C, Thv) đều đạt yêu cầu, các phương án đầu tư có hiệu quả kinh tế.

3.2.3 Phân tích độ nhạy của 2 phương án

Giá trị NPV thay đổi khi có sự thay đổi của các yếu tố: giá bán điện, giá thiết bị điện. Ta

tính toán độ nhạy của NPV khi thay đổi các yếu tố trên

Bảng 3 – 8: Kết quả tính toán độ nhạy khi giá điện bình quân tăng 3%, 5%

Các chỉ tiêu

Phương án 1 Phương án 2

IRR(%)

NPV(Triệu đồng)

B/CIRR(%)

NPV(Triệu đồng)

B/C

Giá điện ban đầu 37.82 17.28 2.75 202.34 110.96 3.35

Giá điện bình quân tăng 5%

44.80 20.70 2.89 217.74 120.66 3.52

Giá điện bình quân tăng 10%

51.66 24.12 3.03 232/98 130.36 3.68

Tổng chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng tăng 5%

35.26 16.04 2.62 197.71 108.06 3.19

Tổng chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng tăng 10%

32.67 14.80 2.50 193.06 105.17 3.04

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 51

Page 52: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Công thức tính độ nhạy:

e=

(NPV ¿¿ t−NPV 0)NPV 0

(A ¿¿ t−A0)A0

¿¿

Trong đó: NPVt - Giá trị hiện tại thuần ở thời điểm nghiên cứu

NPV0 - Giá trị hiện tại thuần ở phương án cơ sở

At - Nhân tố đầu vào ở thời kỳ nghiên cứu

A0 - Nhân tố đầu vào ở phương án cơ sở

1% thay đổi của biến đầu vào sẽ dẫn đến e% thay đổi của NPV

Bảng 3 – 9:Phân tích độ nhạy của hai phương án

Các chỉ tiêu

Phương án 1 Phương án 2

NPV(tr đồng)

NPV thay đổi

eNPV

(tr đồng)NPV

thay đổie

Giá điện ban đầu 17.28 110.96

Giá điện bình quân tăng 5%

20.70 20% 2.91 120.66 9% 1.75

Giá điện bình quân tăng 10%

24.12 40% 3.50 130.36 17% 1.75

Tổng chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng tăng 5%

16.04 -7.18% -1.44 108.06 -2.6% - 0.522

Tổng chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng tăng 10%

14.80 -14.34% -1.44 105.17 -2.6% - 0.522

Phương án 1:

- Độ nhạy e = 3.50>0 có nghĩa là NPV biến thiện tỷ lệ thuận với giá điện bình quân.

Khi giá điện bình quân tăng thì NPV tăng; tăng giá điện bình quân 1% thì NPV

tăng 3.50%. Giá điện tác động khá lớn tới sự biến đổi của NPV.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 52

Page 53: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

0% 2% 4% 6% 8% 10% 12%0

5

10

15

20

25

30

17.28

20.7

24.12

% Thay đổi giá điện bình quân

NP

V (

Tri

ệu đ

ồng)

Hình 3 – 1: Độ nhạy của NPV phương án 1 khi giá điện thay đổi

- Độ nhạy e= -1.44 <0 có nghĩa là NPV biến thiện tỷ lệ nghịch với chi phí vận hành

bảo dưỡng. Khi chi phí tăng thì NPV giảm; chi phí vận hành, bảo dưỡng tăng 1%

thì NPV giảm 1.44%.

0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.1213.50

14.00

14.50

15.00

15.50

16.00

16.50

17.00

17.50

% Thay đổi chi phí vận hành, bảo dưỡng

NP

V (

Tri

ệu đ

ồng)

Hình 3 – 2: Độ nhạy của NPV phương án 1 khi chi phí O&M thay đổi

Phương án 2 phân tích tương tự phương án 1 ta thấy:

- Độ nhạy e = 1.75 > 0 có nghĩa là NPV biến thiên tỷ lệ thuận với giá điện bình

quân. Khi giá điện bình quân tăng thì NPV tăng; tăng giá điện bình quân 1% thì

NPV tăng 1.75%. Như vậy, tác động của giá điện đến NPV là không nhiều.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 53

Page 54: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

0% 2% 4% 6% 8% 10% 12%100

105

110

115

120

125

130

135

110.96

120.66

130.36

% Thay đổi giá điện bình quân

NP

V (

Tri

ệu đ

ồng

Hình 3 – 3: Độ nhạy của NPV phương án 2 khi giá điện thay đổi

- Độ nhạy e= - 0.522<0 có nghĩa là NPV biến thiện tỷ lệ nghịch với chi phí vận hành

bảo dưỡng. Khi chi phí tăng thì NPV giảm; tăng chi phí vận hành, bảo dưỡng 1%

thì NPV giảm 0.522%.

0% 2% 4% 6% 8% 10% 12%102.00

103.00

104.00

105.00

106.00

107.00

108.00

109.00

110.00

111.00

112.00

% Thay đổi chi phí vận hành, bảo dưỡng

NP

V (

Tri

ệu đ

ồng

Hình 3 – 4: Độ nhạy của NPV phương án 2 khi chi phí O&M thay đổi

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 54

Page 55: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Như vậy, tiền điện trung bình phải trả hàng tháng ở cả hai phương án tăng đều làm NPV

thay đổi. Và phương án 1 có e lớn hơn, nghĩa là sự ảnh hưởng của tiền điện hàng tháng

tác động nhiều hơn tới lợi ích của phương án 1.

Ở cả hai phương án, chi phí O&M tỷ biến thiên tỷ lệ nghịch với NPV. Phương án 1 chi

phí O&M lớn hơn nên ảnh hưởng nhiều hơn tới NPV của dự án, tuy nhiên thay đổi do chi

phí O&M gây ra không nhiều, và thấp hơn nhiều so với sự ảnh hưởng của giá mua điện.

3.3 So sánh kinh tế - kỹ thuật phương án 2

3.3.1 Về mặt kỹ thuật

Yêu cầu về độ rọi:

- Cả hai phương án đều đáp ứng đủ yêu cầu về độ rọi, đảm bảo cho hoạt động quản

lý và sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

- Phương án 2 sử dụng đèn cao áp có hệ số phát sáng cao giúp giảm số lượng bóng

so với phương án 1.

- Đèn huỳnh quang T8 sử dụng trong chiếu sáng văn phòng có cung chỉ số hoàn màu

với đèn huỳnh quang T10 nhưng lại có quang thông lớn hơn, đáp ứng yêu cầu về

độ rọi tốt hơn.

Yêu cầu về công suất:

- Phương án 1 sử dụng bóng đèn Metal Halide 400W thông thường có hệ số phát

quang 55lm/W, nên đòi hỏi số lượng đèn lớn. Tuy đảm vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ

thuật, nhưng mật độ công suất của phương án này khá lớn.

- Phương án 2 sử dụng bóng đèn Metal Halide 400W thế hệ mới có hệ số phát quang

100lm/W giúp giảm đáng kể số lượng đèn cần lắp đặt. Phương án này có mật độ

công suất tối ưu hơn phương án 1.

Cả hai phương án đều đạt chỉ tiêu kỹ thuật về chiếu sáng trong công nghiệp, đạt được mục

đích đề ra khi xây dựng dự án. Nhưng phương án 2 có ưu thế hơn phương án 1 do sử dụng

các thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 55

Page 56: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

3.3.2 Về mặt kinh tế

- Tổng mức đầu tư của phương án 1 lớn hơn phương án 2 không nhiều (0.36%)

- Số lượng thiết bị chiếu sáng của phương án 2 ít hơn nhiều do sử dụng loại đèn có

hiệu suất cao sẽ không chỉ giảm chi phí đầu tư mà còn giảm tiền điện phải trả hàng

tháng cho công ty

- Về các chỉ tiêu kinh tế: Kết quả phân tích tài chính cho thấy phương án 2 có NPV,

B/C lớn hơn phương án 1. Mặt khác, thời gian hoàn vốn của phương án 2 chỉ là

0.18 năm, trong khi phương án 1 là 1.35 năm.

Kết luận: Xét về mặt kinh tế phương án 2 có vốn đầu tư nhỏ hơn, hiệu quả kinh tế hơn.

3.3.3 Kết luận và kiến nghị

Trên quan điểm kinh tế, kỹ thuật phương án 2 là phương án tối ưu cho hệ thống chiếu

sáng nhà máy công nghệ Muto 2.

Hệ thống chiếu sáng phương án 2 sử dụng các thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao không

những đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, giúp hệ thống sản xuất làm việc hiệu quả, mà còn

giúp tiết kiệm điện năng sử dụng. Điều đó góp phần giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản

xuất chung, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Lựa chọn phương án 2 để thi

công lắp đặt.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 56

Page 57: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Tóm tắt chương 3

Chương 3 của khóa luận đã đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của hai phương án

được đề xuất ở chương 2. Qua việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế - tài chính, cả hai phương

án đều có NPV, IRR, B/C, Thv cho thấy tính khả thi.

Qua độ nhạy của hai phương án, ta thấy giá bán điện có ảnh hưởng lớn hơn tới NPV

của phương án 1. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá điện là không thường xuyên và không

nhiều. Mà NPV của phương án 2 cao hơn nhiều so với phương án 1 nên việc lựa chọn

phương án 2 để thi công là hợp lý.

Để dễ dàng hơn trong công tác quản lý thực hiện dự án, chúng ta có thể tìm hiểu thêm

về phần mềm Microsoft Project 2013 được đề cập trong phụ lục của khóa luận.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 57

Page 58: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

KẾT LUẬN

Dự án lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhà máy công nghệ Muto Hà Nội 2 được tiến hành

căn cứ nhu cầu sử dụng và kế hoạch đầu tư xây dựng của công ty TNHH Muto Hà Nội.

Đầu tư lắp đặt hệ thống đảm bảo các yêu cầu:

- Về mặt kinh tế: dự án đem lại hiệu quả kinh tế như: tiết kiệm chi phí điện năng phải

trả hàng tháng so với tính toán yêu cầu kế hoạch. Coi sự chênh lệch giữa các chi phí

của phương án cơ sở và phương án tính toán là doanh thu và chi phí để xét tính hiệu

quả kinh tế thì các chỉ số NPV, IRR, B/C, Thv đều đạt yêu cầu. Việc sử dụng thiết bị

chiếu sáng hiệu suất cao sẽ giảm chi phí tiền điện phải trả, bu đắp cho chi phí tăng

thêm khi đầu tư lắp đặt hệ thống.

- Về mặt kỹ thuật:

Chiếu sáng cho khu vực sản xuất, văn phòng, hành lang, tạo hiệu quả cho quá

trình sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời, hệ thống đèn chiếu sáng khẩn

cấp và chỉ dẫn nhằm nâng cao an toàn trong lao động, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại

khi gặp sự cố.

Đảm bảo yêu cầu về chiếu sáng trong công nghiệp: độ rọi, mật độ công suất, chỉ

số hoàn màu, nhiệt độ màu,…

Thiết bị hiệu suất cao giúp tiết kiệm điện năng sử dụng, tuổi thọ cao giúp giảm

chi phí bảo dưỡng, thay thế.

Với các lý do trên, kết hợp với nhu cầu giảm chi phí sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hệ thống chiếu sáng hợp lý giảm điện năng sử dụnggiúp giảm chi phí của công ty, đồng thời đem lại lợi ích cho ngành điện. Dự án sẽ là tiền đề để xem xét việc đầu tư thay thế, cải tạo hệ thống chiếu sáng của khu vực nhà máy công nghệ Muto Hà Nội

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 58

Page 59: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] - Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính Phủ.

[2] - Nghị định số 16/2005/NĐ–CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ.

[3] - Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.

[4] - Kinh tế nắng lượng – TS.Phạm Thị Thu Hà (Chủ biên) – NXB Thống kê – HN –

2006.

[5] - Quản trị dự án đầu tư Gs.Ts.NGƯT. Bui Xuân Phong – Học viện công nghệ Bưu

chính viễn thông.

[6] – Quản trị rủi ro – GS.TS Nguyễn Minh Duệ - Đại học Bách khoa Hà nội.

[7] – Bài giảng Kinh tế lượng – TS.Phạm Cảnh Huy – Đại học Bách khoa Hà nội.

[8] – Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Microsoft Project 2010

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 59

Page 60: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

PHỤ LỤC

Giới thiệu phần mềm Microsoft Project 2010 trong quản lý dự án

Microsoft Project 2010 là một chương trình giúp bạn có thể lập kế hoạch và quản lý một dự án. Từ thời

hạn của một cuộc họp quan trọng cho đến ngân sách thích hợp dành cho nguồn nhân lực của dự án.

Microsoft Project 2010 được sử dụng để:

- Tạo ra các kế hoạch cho dự án ở các cấp độ chi tiết cho một dự án. Làm việc với các thông tin và

dữ liệu một cách chi tiết giúp kiểm soát dự án hiệu quả

- Quản lý các công việc, chi phí, nguồn lực theo từng cấp độ

- Xem các thông tin, dữ liệu của dự án bằng nhiều cách. Áp dụng các nhóm, đánh dấu, sắp xếp và

lọc các thông tin mà bạn muốn.

- Theo dõi và quản lý kế hoạch trong quá trình thực hiện dự án

- Cộng tác và chia sẻ dữ liệu với những thành viên trong nhóm để tăng năng suất làm việc.

Khởi tạo dự án

Mở Microsoft Project tạo một dự án mới, chọn ngày bắt đầu trong mục Project Information và lưu lại với

tên DACS.MUTO

- Nhập tên công việc: việc đặt tên cho công việc có giá trị thực tiễn tốt trong kế hoạch dự án.

- Các bước thực hiện trong Microsoft Project như sau:

B1

Trong Microsoft Project ta vào Task chọn Grantt Chart

B2

Trong cột Task Mode chọn một trong hai loại Task Mode. Nhập tên trong cột Task name

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 60

Page 61: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Tạo các nhiệm vụ phụ(subtrack): các subtrack là các nhiệm vụ nằm bên trong một nhiệm vụ lớn nào đó.

Phần trên ta đã nhập danh sách các công việc từ trên xuống dưới, tức là các nhiệm vụ con của một nhiệm

vụ nằm dưới nó trong bảng công việc. Tạo các nhiệm vụ con như sau:

B1Chọn các nhiệm vụ con của một nhiệm vụ (có thể là một hoặc nhiều nhiệm vụ là nhiệm vụ con

của nhiệm vụ khác) bằng cách bôi đen các nhiệm vụ đó

B2

Trong Menu Task nhấn Indent Task để báo rằng đây là một nhiệm vụ con

Thiết lập thời gian cho các nhiệm vụ

B1 Chọn công việc

B2 Nhập số ngày để hoàn thành công việc đó. Nhập thời gian bắt đầu công việc, Microsoft Project

sẽ tự động tính ngày kết thúc công việc.

B3 Kích đúp vào nhiệm vụ ta được hộp thoại Task Information

Chọn tab Advanced vào phần deadline chọn ngày là hạn cuối cung của công việc. Khi đó ta được

ở Gantt Chart như sau:

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 61

Page 62: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Các công việc chính của dự án lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhà máy Công nghệ Muto Hà Nội 2 được thiết

lập như sau:

Bảng 3 – 1: Tiến độ công việc chính của dự án

Task Name Duration Start Finish PredecessorsLập dự án 31 days Wed 26-05-10 Wed 07-07-10 Khảo sát sơ bộ 2 days Wed 26-05-10 Thu 27-05-10 Khảo sát nguồn cấp điện 2 days Wed 26-05-10 Thu 27-05-10 Khảo sát tiến độ hoàn thiện của đơn vị xây dựng

2 days Wed 26-05-10 Thu 27-05-10

Khảo sát kỹ thuật và điều tra tình hình hoạt động sản xuất

10 days Fri 28-05-10 Thu 10-06-10 4

Lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 7 days Fri 11-06-10 Mon 21-06-10 5 Lập đề án thiết kết kỹ thuật, tổng dự toán 12 days Tue 22-06-10 Wed 07-07-10 6Thi công 87 days Wed 07-07-10 Thu 04-11-10 Mua thiết bị 35 days Thu 08-07-10 Wed 25-08-10 Lập thống kê thiết bị, vật tư của dự án 15 days Thu 08-07-10 Wed 28-07-10 7,5 Liên hệ đơn vị đối tác, đặt hàng 10 days Thu 29-07-10 Wed 11-08-10 10 Ký kết hợp đồng mua sắm thiết bị 10 days Thu 12-08-10 Wed 25-08-10 11 Lắp đặt hệ thống 52 days Wed 25-08-10 Thu 04-11-10 Lắp đặt hệ thống tủ điện, dây dẫn cho hệ thống chiếu sáng

35 days Thu 26-08-10 Wed 13-10-10 12

Lắp đặt tủ điện 15 days Thu 26-08-10 Wed 15-09-10 Lắp hệ thống dây dẫn 30 days Thu 26-08-10 Wed 06-10-10 Lắp hệ thống công tắc điều khiển 5 days Thu 07-10-10 Wed 13-10-10 16 Lắp đặt hệ thống chao và máng đèn 25 days Wed 25-08-10 Tue 28-09-10 Hệ thống vít treo đèn cao áp 15 days Wed 25-08-10 Tue 14-09-10 Hệ thống chao đèn 10 days Wed 15-09-10 Tue 28-09-10 19 Lắp đặt máng đèn huỳnh quang âm trần 20 days Wed 25-08-10 Tue 21-09-10 Máng đèn chống ẩm công trình công cộng 3 days Wed 25-08-10 Fri 27-08-10 Lắp đặt balat, chấn lưu, bóng đèn theo bản thiết kế

15 days Wed 22-09-10 Tue 12-10-10

Balat đèn cao áp Metal Halide 10 days Wed 29-09-10 Tue 12-10-10 19,20 Chấn lưu đèn huỳnh quang 15 days Wed 22-09-10 Tue 12-10-10 21,22 Lắp bóng cho hệ thống 52 days Wed 25-08-10 Thu 04-11-10 Lắp đặt bóng đèn cao áp Metal Halide 10 days Wed 13-10-10 Tue 26-10-10 24

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 62

Page 63: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Lắp đặt bóng đèn huỳnh quang 17 days Wed 13-10-10 Thu 04-11-10 25 Lắp đặt hệ thống đèn chỉ dẫn 5 days Wed 25-08-10 Tue 31-08-10 Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp 6 days Wed 25-08-10 Wed 01-09-10Hoàn thành, bàn giao 9 days Fri 05-11-10 Wed 17-11-10 Kiểm tra, nghiệm thu 7 days Fri 05-11-10 Mon 15-11-10 30 Bàn giao, đưa công trình vào hoạt động 2 days Tue 16-11-10 Wed 17-11-10 32

Tạo nguồn lực và xác định nguồn lực cho dự án

Trong Microsoft Project có 3 loại nguồn lực

- Work: là loại tài nguyên không phải tiêu dung hết sau khi thực hiện dự án mà có thế sử dụng trong

tương lai: con người, máy móc, thiết bị,…

- Material: là loại nguồn lực được tiêu thụ, sử dụng để dự án được tiếp diễn. Ví dụ: xăng dầu, điện,

- Cost: là chi phí phát sinh thêm trong công việc để có thể hoàn thành nó.

Tạo nguồn lực cho dự án

Vào Task menu chọn Resource Sheet để mở khung nhìn tạo tài nguyên cho hệ thống

Vào Menu View nhấp vào Tables chọn Entry

Trong cột Resource Name đánh tên tài nguyên

Trong cột Group đặt tên nhóm để gom nhóm lại

Chọn kiểu tài nguyên trong Type

Nhập đơn vị tại cột Max

Thiết lập nguồn lực cho các công việc

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 63

Page 64: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Chọn công việc mà ta muốn xác định nguồn lực cho nó

Kích Resource tab chọn nhóm Assigments, kích nút Assign Resource để mở cửa sổ Assign Resource

Chọn nguồn lực muốn thiết lập từ danh sách các nguồn lực

Kích Assign

Lặp lại các bước trên cho đến khi các nguồn lực cho 1 dự án được thiết lập xong

Nhân nút close để hoàn thành thiết lập nguồn lực cho một công việc

Theo dõi quá trình thực hiện công việc của dự án

Kiểm tra ngày bắt đầu và ngày kết thúc dự án: chúng ta có thể xem lại thông tin về ngày kết thúc dự án có

đúng mong đợi không, số lượng công việc và số thời gian đã thực hiện được của dự án. Trong tab Project

chọn Project Information, kích Statistics ta có:

Xác định đường Găng của dự án: Trong tab Task mục view chọn Tracking gantt. Khi đó sẽ hiển thị một

đường màu đỏ, đường này chính là đường găng của dự án.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 64

Page 65: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

So sánh thông tin công việc thực tế và kế hoạch: để dự án được thực hiện theo đúng tiến độ, chúng ta cần

phải biết được những thay đổi những phát sinh trong thực hiện dự án. Chức năng này cho phép bạn thấy

được những công việc có liên quan tới chúng, điều chỉnh nguồn tài nguyên sử dụng hay lược bỏ những

công việc không cần thiết để hoàn thành công việc đó đúng hạn.

B1 Chọn khung nhìn Tracking Gantt

B2 Chọn Table thể hiện là Variance

Theo dõi mức độ sử dụng tài nguyên

Chúng ta có thể theo dõi việc sử dụng tài nguyên trong thực tế và kế hoạch. Trong phần này chúng ta

cũng có thể theo dõi được số tài nguyên quá tải đối với việc sử dụng tài nguyên.

B1 Chọn khung nhìn Resource Usage

B2 Chọn chế độ hiển thị Table là Work

Theo dõi chi phí hiện tại và khả năng tài chính

Chi phí thực hiện dự án theo kế hoạch có thể sẽ khác với chi phí thực tế thực hiện. Chính vì những lí do

trên chúng ta cần phải theo dõi chi phí thực hiện các công việc trong quá trình thực hiện và đảm bảo rằng

tổng chi phí thực hiện dự án sẽ không nằm ngoài dự kiến.

B1 Chọn khung nhìn Gantt chart trên task tab

B2 Chọn mục Table là cost

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 65

Page 66: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

B3 So sánh các giá trị tại các cột Total cost và Baseline tức là cột tổng chi phí thực tế và kế

hoạch

Xem xét chi phí toàn bộ dự án: với Microsoft Project chúng ta có thể thấy được tổng chi phí theo kế

hoạch, theo thực tế, chi phí đã sử dụng và chi phí còn lại để thực hiện dự án.

B1 Trên tab Microsoft Project chọn Project Information

B2 Chọn statistics: chi phí theo kế hoạch, thực tế và chi phí để tiếp tục thực hiện dự án được hiển

thị

Phân tích tài chính với bảng Earned Value: chúng ta sử dụng bảng này để dự đoán rằng với tình hình hiện

tại thì công việc sẽ kết thúc với một chi phí vượt quá khả năng cho phép hay không. Cột VAC thể hiện sự

khác nhau về chi phí giữa thực tế và kế hoạch.

B1 Chọn khung nhìn Gantt Chart

B2 Vào Table chọn More Tables

B3 Một hội thoại mở ra, trong danh sách chọn Earned Value sau đó kích Apply

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 66

Page 67: Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tiên Phong

Chú ý: nếu cột VAC âm thì tiến độ thực tế này thì quỹ tài chính dự định theo kế hoạch là âm và ngược lại.

Sinh viên: Nguyễn Quang Thuận – KTCN K54Trang 67