5
Câu 1 : Mục tiêu và động lực có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với sự thành công của mỗi người. Liên hệ với bản thân. Mục tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời, nhưng vì sao nhiều người không đặt ra mục tiêu cho mình? Biểu hiện thường thấy nhất là họ không tin rằng con người làm chủ số phận của chính mình. Họ không cho rằng chính họ là thuyền trưởng lái con tàu định mệnh của mình. Thiếu niềm tin chính là trở ngại lớn nhất trong việc thiết lập mục tiêu cá nhân. Biểu hiện thứ hai là họ không nghĩ rằng việc thiết lập mục tiêu là có ý nghĩa thực sự quan trọng trong cuộc đời, nên chỉ dừng lại với những ước mơ mơ hồ. Biểu hiện thường thấy thứ ba là họ sợ thất bại khi đặt ra những mục tiêu lớn lao, nên thỏa mãn với những gì mình có được và cố thủ trong “vùng an toàn” của mình. Biểu hiện thứ tư là họ sợ phải trả giá bằng sức lực, thời gian, tiền của hay cả việc phải từ bỏ một số đam mê để đạt được điều mà họ chưa từng có. Mục tiêu lớn hay nhỏ tùy thuộc vào s ức mạnh của niềm tin và sự cảm nhận về năng lực của bản thân. Chính điều đó định hình tầm nhìn và thế giới riêng của mỗi

Knlvn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Knlvn

Câu 1: Mục tiêu và động lực có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với sự thành công của mỗi người. Liên hệ với bản thân.

Mục tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời, nhưng vì sao nhiều người không đặt ra mục tiêu cho mình? Biểu hiện thường thấy nhất là họ không tin rằng con người làm chủ số phận của chính mình. Họ không cho rằng chính họ là thuyền trưởng lái con tàu định mệnh của mình. Thiếu niềm tin chính là trở ngại lớn nhất trong việc thiết lập mục tiêu cá nhân. Biểu hiện thứ hai là họ không nghĩ rằng việc thiết lập mục tiêu là có ý nghĩa thực sự quan trọng trong cuộc đời, nên chỉ dừng lại với những ước mơ mơ hồ. Biểu hiện thường thấy thứ ba là họ sợ thất bại khi đặt ra những mục tiêu lớn lao, nên thỏa mãn với những gì mình có được và cố thủ trong “vùng an toàn” của mình. Biểu hiện thứ tư là họ sợ phải trả giá bằng sức lực, thời gian, tiền của hay cả việc phải từ bỏ một số đam mê để đạt được điều mà họ chưa từng có.  

Mục tiêu lớn hay nhỏ tùy thuộc vào sức mạnh của niềm tin và sự cảm nhận về năng lực của bản thân. Chính điều đó định hình tầm nhìn và thế giới riêng của mỗi người. Mục tiêu thấp không thúc đẩy con người nổ lực huy động tối đa tiềm năng của bản thân. Mục tiêu lớn lao, cao đẹp, đo lường được, đầy thách thức, thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết, tạo khát vọng mãnh liệt hiện thức hóa ước mơ. Khi mục tiêu là chinh phục đỉnh núi cao thì tất cả các quả đồi đều trở nên quá thấp. Daniel Burnham, kiến trúc sư nổi tiếng với nhiều công trình lớn khuyên rằng: “Đừng đặt ra kế hoạch nhỏ. Chúng không thôi thúc và hâm nóng bầu nhiệt huyết để hành động. Hãy đặt những kế hoạch lớn, nhằm vào những mục tiêu cao cả”. Điều đáng ngại không phải là đặt ra mục tiêu quá cao, mà chính là đặt ra những mục tiêu quá tầm thường rồi thỏa mãn khi đạt nó và dừng bước.

 Mục tiêu đạt được mục tiêu giúp con người nhìn thế giới với một nhãn quan tích cực và sẽ làm cho con người trở nên vĩ đại hay nhỏ bé. Nhà khoa học sáng chế ra điện thoại Alexander Graham Bell cho rằng: “Thành công sẽ đến với

Page 2: Knlvn

những ai biết rõ mình muốn điều gì và không bao giờ bỏ cuộc cho tới khi đạt được điều đó.

Động lực là yếu tố giúp bạn đi đến hành động hay lựa chọn. Đó là yếu tố tạo ra động cơ. Động cơ được hiểu là “sự thôi thúc từ bên trong” mỗi cá nhân, khiến anh ta phải hành động, chẳng hạn như bản năng, đam mê, cảm xúc, thói quen, tâm trạng, khát vọng hay ý tưởng.

Động lực được xem như niềm hy vọng hay một sức mạnh khác giúp khởi đầu một hành động với nỗ lực tạo ra một kết quả cụ thể nào đó.

Tạo động lực cho bản thân và thúc giục người khác hành động. Khi đã hiểu rõ những nguyên tắc có thể tạo động lực cho mình, bạn sẽ hiểu rõ những nguyên tắc có thể tạo động lực cho người khác. Ngược lại, một khi hiểu rõ những nguyên tắc có thể tạo động lực cho người khác, bạn cũng sẽ hiểu rõ những nguyên tắc có thể tạo động lực cho chính bản thân mình

Hãy tập thói quen tạo động lực cho mình bằng thái độ tích cực, sau đó bạn có thể định hướng suy nghĩ, kiểm soát cảm xúc và làm chủ số phận.

Liên hệ bản thân :

Em bắt đầu từ những mục tiêu tổng quát và sau đó chuyển thành những mục tiêu cụ thể hơn bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

1. Ba mục tiêu quan trọng nhất trong công việc của mình lúc này là gì?

2. Ba mục tiêu tài chính quan trọng nhất của mình hiện tại là gì?

3. Ba mục tiêu quan trọng nhất đối với gia đình và các mối quan hệ của mình lúc này là gì?

4. Ba mục tiêu quan trọng nhất liên quan đến sức khoẻ và thể hình của mình lúc này? ..v.v…..

Tự tạo cho mình những động lực để thực hiện mục tiêu.

Câu 2: Bạn đã áp dụng kĩ năng làm việc nhóm vào trong đời sống như thế nào ?

Page 3: Knlvn

Làm việc nhóm là một yêu cầu khá quan trọng trong cuộc sống hiện đại khi ta cần thực hiện khối lượng công việc rất lớn nhưng liên quan mật thiết với những người khác , không ai có thể tự mình làm hết mọi việc hoặc nếu có thể sẽ không có khả năng làm việc khác hoặc không có khả năng phát huy tối đa công việc của mình, làm việc nhóm cũng là hình thức chuyên môn hóa. Liên hệ với thực tế là khi đi học nhóm :

+ Bổ trợ nhau trong công việc

+Theo hình thức tự do không rằng buộc, nếu hình thức học nhóm đúng nghĩa thì không ai được giao nhiệm vụ gì cả mà ai có kiến thức hay khả năng làm gì thì làm việc đó

Việc học nhóm mang lại hiệu quả cao hơn so với học riêng lẻ do:+ Có người biết những cái người khác không biết có thể bổ trợ+ Sự hứng thú và trực quan làm tăng hiệu quả học

Môn học kỹ năng làm việc nhóm đã giúp em rút ra những kinh nghiệm để tăng hiệu quả khi làm việc nhóm :

Công việc của nhóm là công việc chung không phải của riêng cá nhân nào cả. Bởi vậy nếu bạn đã chấp nhận tham gia nhóm, hãy cố gắng hết sức cho công việc của cả nhóm.

Tôn trọng các thành viên khác là tôn trọng chính bản thân bạn, hãy tới đúng giờ, nộp bài nhóm đúng giờ.

Trong khi họp nhóm luôn đặt mục tiêu của nhóm lên trên hết, đừng làm sao nhãng công việc bằng những chủ đề không liên quan, gây thiếu tập trung.

Đừng ngắt lời người khác, hãy lắng nghe và chú ý đến những gì người khác phát biểu.

Đừng chỉ trích, đừng phản đổi ngay ý kiến của người khác dù nó thiếu thực tế đến đâu, hãy đặt bản thân mình vào nhiều trường hợp và nhận xét ý kiến đó.

Tranh cãi tích cực, phát biểu, đưa ra ý kiến của riêng mình, cư xử với thái độ nhã nhặn, ôn hòa. Đừng quá bảo thủ bởi kết quả cuối cùng là sự “đồng tâm” của cả nhóm.