36
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG NHÓM NHỎ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Khoa Công Nghệ Thông Tin GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Nhóm 4: Trần Thị Vĩ Hạ Nguyễn Ngọc Tú Nguyễn Thị Kim Xuyến Nguyễn Thị Hồng Diệu Trương Thị Mỹ Hiệu 06/28/2022 1

Nhóm 4

  • Upload
    my-hieu

  • View
    137

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nhóm 4

05/03/2023

1

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG NHÓM NHỎ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCMKhoa Công Nghệ Thông Tin

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc HoaNhóm 4:Trần Thị Vĩ HạNguyễn Ngọc TúNguyễn Thị Kim XuyếnNguyễn Thị Hồng DiệuTrương Thị Mỹ Hiệu

Page 2: Nhóm 4

05/03/2023

2Lời giới thiệuThành ngữ Việt Nam có câu:

“Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Ngay từ xa xưa, người Việt Nam ta đã đề cao tinh thần đoàn kết, khả năng làm việc theo đội, theo nhóm. Và cho đến ngày hôm nay, ngay trong thời đại mở cửa mà hội nhập, năng

lực hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm vẫn rất cần thiết và quan trọng.

Năng lực hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện nay, chính vì vậy, phát triển năng lực hợp tác từ trong trường học đã trở thành một xu thế giáo dục trên thế giới. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ chính là sự phản ánh thực tiễn của xu thế đó.

Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.

Page 3: Nhóm 4

05/03/2023

3 1. Bản chất

3. Ưu điểm

5. Khi nào sử dụng phương

pháp này6. Các cách thành lập

nhóm

7. Một số kỹ thuật làm việc nhóm cụ thể

8. Một số lưu ý

9. Ví dụ minh họa

10. Tài liệu tham khảo

Page 4: Nhóm 4

05/03/2023

4 1. Bản chất

• Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ còn được gọi bằng một số tên khác như "Phương pháp thảo luận nhóm" hoặc phương pháp dạy học hợp tác.

• Đây là một phương pháp dạy học mà "Học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung".

a. Khái niệm:

Page 5: Nhóm 4

05/03/2023

5 1. Bản chất

Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm:• Giúp cho mọi hs tham gia một cách chủ động vào quá trình học

tập;• Tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để

giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; • Tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp

tác giải quyết những nhiệm vụ chung.• Giúp Nâng cao kĩ năng làm việc, giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề

thực tế.

b. lợi ích:

Page 6: Nhóm 4

05/03/2023

6 2. Quy trình thực hiện

• Khi sử dụng phương pháp dạy học này, lớp học được chia thành những nhóm từ 4 đến 6 người.

• Tùy mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao nhiệm vụ giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.

• Cấu tạo của một hoạt động theo nhóm (trong một phần của tiết học, hoặc một tiết, một buổi) có thể là như sau:

Page 7: Nhóm 4

05/03/2023

7 2. Quy trình thực hiện

Bước 1. Làm việc chung cả lớp

• Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.

• Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm.

• Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần).

Bước 2. Làm việc theo nhóm

• Lập kế hoạch làm việc• Thỏa thuận quy tắc làm việc• Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc

độc lập.• Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.• Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của

nhóm.

Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp

• Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

• Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.

• Giáo viên tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.

Page 8: Nhóm 4

05/03/2023

8 3. Ưu điểm

Học sinh được học cách cộng thác trên nhiều phương diện Học sinh được nêu quan điểm của mình, được nghe quan điểm của bạn khác

trong nhóm, trong lớp; được trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao cho nhóm. Qua cách học đó, kiến thức của học sinh sẽ bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học, tư duy phê phán của học sinh được rèn luyện và phát triển.

Các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới và học hỏi lẫn nhau. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, được tham gia trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra. Học sinh hào hứng khi có sự đóng góp của mình vào thành công chung của cả lớp.

Page 9: Nhóm 4

05/03/2023

9 3. Ưu điểm

Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên hs, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn; các em học được trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn; từ đó, giúp học sinh dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.

Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú; kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của hs được phát triển.

Page 10: Nhóm 4

05/03/2023

10 4. Hạn chế

Một số học sinh do nhút nhát hoặc vì một lí do nào đó không tham gia vào hoạt động chung cuả nhóm, nên nếu Giáo viên không phân công hợp lí có thể dẫn đến tình trạng chỉ có một vài học sinh khá tham gia còn đa số học sinh khác không hoạt động.

Ý kiến các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt với nhau (nhất là đối với các môn Khoa học xã hội).

Thời gian có thể bị kéo dài Với những lớp có sĩ số đông hoặc lớp học chật hẹp, bàn ghế khó di chuyển

thì khó tổ chức hoạt động nhóm. Khi tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác.

Page 11: Nhóm 4

05/03/2023

11

Chỉ những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn hoạt động động cá nhân thì mới nên sử dụng phương pháp này.

Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới.

Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:

5. Khi nào sử dụng phương pháp này

Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không? Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau? Học sinh đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa? Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào? Cần chia nhóm theo tiêu chí nào? Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?

Page 12: Nhóm 4

05/03/2023

12 6. Các cách thành lập nhóm

• Có nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Có thể theo sổ điểm danh, theo màu sắc, theo biểu tượng, theo giới tính, theo vị trí ngồi, hoặc có cùng sự lựa chọn,... Bảng sau đây trình bày 10 cách theo các tiêu chí khác nhau.

• Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tùy theo nhiệm vụ. Tuy nhiên, nhóm thường từ 3-5 học sinh là phù hợp.

Page 13: Nhóm 4

05/03/2023

13 6. Các cách thành lập nhóm

Ưu điểm: Đối với Học sinh thì đây là cách dễ chịu nhất

để thành lập nhóm, đảm bảo công việc thành công nhanh

nhất.

Nhược điểm: Dễ tạo sự tách biệt giữa các

nhóm trong lớp, vì vậy cách tạo nhóm như thế này không

nên là khả năng duy nhất

Page 14: Nhóm 4

05/03/2023

14 6. Các cách thành lập nhóm

Ưu điểm: Các nhóm luôn luôn mới mẻ sẽ đảm bảo là tất cả các học sinh đều có

thể học tập chung nhóm với

tất cả các học sinh khác.

Nhược điểm: Nguy cơ có trục trặc

tăng cao, học

sinh phải

sớm làm quen với việc đó để thấy

rằng cách lập

nhóm như vậy là bình

thường.

2. Các nhóm ngẫu nhiên

• Bằng cách đếm số, phát thẻ, bốc thăm, sắp xếp theo màu sắc,...

Page 15: Nhóm 4

05/03/2023

15 6. Các cách thành lập nhóm

Ưu điểm: Cách tạo nhóm kiểu

vui chơi, không gây ra sự đối địch, đối kháng

Nhược điểm: Cần một tí chi

phí để chuẩn bị và cần

nhiều thời gian

hơn để tạo lập nhóm.

3. Nhóm ghép hình

• Xé nhỏ một bức tranh hoặc các tờ tài liệu cần xử lí, các hs được phát mẫu xé nhỏ, những học sinh ghép thành bức tranh hoặc tờ tài liệu đó sẽ tạo thành nhóm.

Page 16: Nhóm 4

05/03/2023

16 6. Các cách thành lập nhóm

Ưu điểm: Tạo lập nhóm một cách độc đáo, tạo ra niềm vui cho học sinh có thể

biết nhau rõ hơn.

Nhược điểm: Cách làm này mất đi tính độc đáo nếu được sử dụng thường

xuyên.

• Ví dụ: Tất cả những học sinh cùng sinh ra trong mùa đông, mùa xuân, mùa hè hoặc mùa thu sẽ tạo thành nhóm.

Page 17: Nhóm 4

05/03/2023

17 6. Các cách thành lập nhóm

Ưu điểm: Cách làm này đã

được chứng tỏ tốt trong

những nhóm học tập có

nhiều vấn đề

Nhược điểm: Sau khi đã

quen nhau một thời

gian dài thì việc lập các nhóm mới sẽ

khó khăn.

5. Các nhóm cố

định trong

một thời gian dài

• Các nhóm được duy trì trong một số tuần hoặc một số tháng, các nhóm này thậm chí có thể được đặt tên riêng.

Page 18: Nhóm 4

05/03/2023

18 6. Các cách thành lập nhóm

Ưu điểm: Tất cả đều được lợi. Những học sinh khá giỏi đảm nhận trách

nhiệm, những học sinh yếu kém được

giúp đỡ

Nhược điểm: Ngoài việc mất thời gian thì chỉ có ít nhược

điểm, trừ phi những học sinh khá giỏi hướng dẫn sai.

• Những học sinh khá giỏi trong lớp cùng luyện tập với các học sinh yếu hơn và đảm nhận nhiệm vụ của người hướng dẫn

Page 19: Nhóm 4

05/03/2023

19 6. Các cách thành lập nhóm

Ưu điểm: Học sinh có thể xác định mục

đích của mình. Ví dụ, ai bị điểm kém trong môn Toán thì có thể tập trung vào

một số ít bài tập

Nhược điểm: Cách làm này dẫn đến kết

quả là nhóm học tập cảm thấy bị chia

thành những Học sinh thông minh và

những học sinh kém

• Những học sinh yếu hơn sẽ xử lí các bài tập cơ bản, những học sinh đặc biệt giỏi sẽ nhận được thêm những bài tập bổ sung.

Page 20: Nhóm 4

05/03/2023

20 6. Các cách thành lập nhóm

Ưu điểm: Học sinh sẽ biết các em

thuộc dạng học tập như thế nào?

Nhược điểm: Học sinh chỉ học những gì mình thích và bỏ

qua những nội dung khác.

• Được áp dụng thường xuyên khi học tập theo tình huống, những học sinh thích học tập với hình ảnh, ẩm thanh hoặc biểu tưởng sẽ nhận được những bài tập tương ứng.

Page 21: Nhóm 4

05/03/2023

21 6. Các cách thành lập nhóm

Ưu điểm: Tạo điều kiện học tập theo

kinh nghiệm đối với những gì đặc biệt

quan tâm.

Nhược điểm: Thường chỉ

có thể áp dụng trong khuôn khổ một dự án lớn.

• Ví dụ, trong khuôn khổ một dự án, một số học sinh sẽ khảo sát một xí nghiệp sản xuất, một số khác khảo sát cơ sở chăm sóc xã hội,...

Page 22: Nhóm 4

05/03/2023

22 6. Các cách thành lập nhóm

Ưu điểm: Có thể thích hợp nếu học về những chủ đề đặc trưng cho

học sinh nam và nữ, ví dụ trong giảng dạy về tình dục, chủ đề lựa chọn nghề nghiệp,...

Nhược điểm: Nếu bị lạm dụng có thể dẫn đến

mất bình đẳng nam nữ

Page 23: Nhóm 4

05/03/2023

23 7. Một số kỹ thuật làm việc nhóm cụ thể

Kỹ thật khăn trải bàn: Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung

quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số thành viên của nhóm.

Cá nhân trả lời câu hỏi và viết trên phần xung quanh.

Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa.

Treo ấn phẩm, trình bày.

Page 24: Nhóm 4

05/03/2023

24 7. Một số kỹ thuật làm việc nhóm cụ thể

Page 25: Nhóm 4

05/03/2023

25

Kỹ thuật “Các mảnh ghép”: Các tiến hành kỹ thuật “Các mảnh ghép”

 

VÒNG 1

• Hoạt động theo nhóm 3 người

• Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C)

• Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao

• Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm

7. Một số kỹ thuật làm việc nhóm cụ thể

Page 26: Nhóm 4

05/03/2023

26

Kỹ thuật “Các mảnh ghép”: Các tiến hành kỹ thuật “Các mảnh ghép”

  VÒNG 2Hình thành nhóm 3 người mới (1người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ

nhóm 3)

Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ

với nhau

Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết

Lời giải được ghi rõ trên bảng

7. Một số kỹ thuật làm việc nhóm cụ thể

Page 27: Nhóm 4

05/03/2023

27

Thiết kế nhiệm vụ mảnh ghép

• Lựa chọn một chủ đề thực tiễn

• Xác định một nhiệm vụ phức hợp – bao gồm các phần khác nhau (để thực hiện ở vòng 2)

• Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp (kiến thức, kĩ năng, thông tin, chiến lược)

• Xác định các nhiệm vụ mang tính chuẩn bị (cho vòng 1). Xác định các yếu tố hỗ trợ cần thiết để hoàn thành thành công vòng 1

7. Một số kỹ thuật làm việc nhóm cụ thể

Page 28: Nhóm 4

05/03/2023

28 7. Một số kỹ thuật làm việc nhóm cụ thể

•Nhiệm vụ các thành viên trong nhóm:

Page 29: Nhóm 4

05/03/2023

29 8. Một số lưu ý

Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận cho các

nhóm.

Khi làm việc theo nhóm, các nhóm có thể tự bầu ra nhóm trưởng nếu cần. Các

thành viên trong nhóm có thể luân phiên nhau làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng

phân công cho mỗi thành viên thực hiện một phần công việc.

Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức (bằng lời, bằng

tranh vẽ, bằng tiểu phẩm, bằng văn bản viết trên giấy to,...) có thể do một người

thay mặt nhóm trình bày hoặc có thể nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn

nối tiếp nhau.

Page 30: Nhóm 4

05/03/2023

30 8. Một số lưu ý

Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả lớp. Để

trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại

diện hoặc có thể phân công mỗi nhóm viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ

được giao là khá phức tạp.

Tạo điều kiện để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá.

Tùy theo nhiệm vụ học tập, Học sinh có thể sử dụng hình thức làm việc cá nhân

hoặc hoạt động nhóm cho phù hợp, không nên thực hiện PPDH này một cách

hình thức. Không nên làm dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình

thức (tránh lối suy nghĩ: đổi mới PPDH là phải sử dụng hoạt động nhóm).

Trong suốt quá trình học sinh thảo luận, giaos viên cần đến các nhóm, quan sát,

lắng nhe, gợi ý, giúp đỡ học sinh khi cần thiết.

Page 31: Nhóm 4

05/03/2023

31 9. Ví dụ minh họa

Minh họa qua môn Tin họcVí dụ 1: Khi học đến phần “Kiểu bố trí các máy tính trong mạng” bài 20 Tin học lớp 10 Giáo viên cho Học sinh xem các kiểu bố trí các máy tính trong mạng và nêu đặc trưng của

từng loại. Sau đó, chia lớp thành 4 nhóm ứng với 4 tổ trong lớp. Cho học sinh làm việc nhóm trong vòng 8 phút.

Nội dung làm việc nhóm: Nhóm 1,nhóm 2:o Trình bày ưu – nhược điểm của kiểu bố trí hình sao và đường thẳng trong mạng?o Nếu có cơ hội thiết kế phòng máy (phòng internet) thì nhóm em sẽ chọn kiểu bố trí nào?

Giải thích lý do. Nhóm 3, nhóm 4:o Trình bày ưu – nhược điểm của kiểu bố trí hình sao và đường tròn trong mạng?

Page 32: Nhóm 4

05/03/2023

32 9. Ví dụ minh họa

Minh họa qua môn Tin họcVí dụ 1: Khi học đến phần “Kiểu bố trí các máy tính trong mạng” bài 20 Tin học lớp 10 Giáo viên cho Học sinh xem các kiểu bố trí các máy tính trong mạng và nêu đặc trưng của

từng loại. Sau đó, chia lớp thành 4 nhóm ứng với 4 tổ trong lớp. Cho học sinh làm việc nhóm trong vòng 8 phút.

Nội dung làm việc nhóm:o Nếu có cơ hội thiết kế phòng máy (phòng internet) thì nhóm em sẽ chọn kiểu bố trí nào?

Giải thích lý do. Lưu ý: Các nhóm cử đại diện nhóm lên báo cáo. Nội dung báo cáo ngắn gọn, súc tích và ứng dụng trình chiếu PowerPoint hay dùng sơ đồ tư

duy để báo cáo. Nhóm nào trình bày hay và có sự hợp tác cũng như phản biện tốt thì sẽ được cộng điểm

vào cột 15 phút.

Page 33: Nhóm 4

05/03/2023

33 9. Ví dụ minh họa

Minh họa qua môn Tin họcVí dụ 2: Sau khi dạy xong bài 12 “GiaoTiếp Với Hệ Điều Hành” Giaos viên sẽ đưa ra

yêu cầu làm việc nhóm như sau:• Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ đã quy định.

• GV viết lên bảng 4 Hệ Điều Hành: WIN7,WIN XP, Linux, Mac. Và yêu cầu HS về nhà tìm

hiểu về các loại HĐH này (hoặc các nhóm có thể tìm hiểu loại HĐH nào mà các em quan

tâm) với các tiêu chí sau:

Đơn nhiệm hay đa nhiệm

Có 1 hay nhiều Bộ xử lý

Các phiên bản

Giao diện của các HĐH (hình ảnh, …..)

Page 34: Nhóm 4

05/03/2023

34 9. Ví dụ minh họa

Minh họa qua môn Tin họcVí dụ 2: Sau khi dạy xong bài 12 “GiaoTiếp Với Hệ Điều Hành” Giáo viên sẽ đưa ra yêu

cầu làm việc nhóm như sau:

• Ưu, nhược của từng loại Yêu cầu nộp hình ảnh và bài báo cáo bằng Word cho GV trước ngày học bài

13

Đến ngày học bài 13.Một số HĐH thông dụng, các nhóm sẽ lên trình bày cho

cả lớp.

• Đánh giá, chấm điểm: Nhóm làm tốt nhất được 4đ, Nhóm thứ 2 được 3đ cộng vào điểm KT miệng

Đánh giá 50% là GV và 50% là các nhóm đánh giá cho nhau

Page 35: Nhóm 4

05/03/2023

35 10. Tài liệu tham khảo

Phương pháp dạy và kỹ thuật dạy học tích cực : http://www.slideshare.net/100003687951442/mt-s-phng-php-v-k-thut-dy-hc-tch-cc

Các kỹ thuật dạy học tích cực/Kỹ thuật “khăn trải bàn”:http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/C%C3%A1c_k%E1%BB%B9_thu%E1%BA%ADt_d%E1%BA%A1y_h%E1%BB%8Dc_t%C3%ADch_c%E1%BB%B1c/K%C4%A9_thu%E1%BA%ADt_%22Kh%C4%83n_tr%E1%BA%A3i_b%C3%A0n%22

Các kỹ thuật dạy học tích cực/Kỹ thuật “Các mảnh ghép”:http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/C%C3%A1c_k%E1%BB%B9_thu%E1%BA%ADt_d%E1%BA%A1y_h%E1%BB%8Dc_t%C3%ADch_c%E1%BB%B1c/K%C4%A9_thu%E1%BA%ADt_%22C%C3%A1c_m%E1%BA%A3nh_gh%C3%A9p%22 

Page 36: Nhóm 4

05/03/2023

36

MONG CÔ VÀ CÁC BẠN GÓP Ý CÙNG NHÓM 4