67
Giáo Khoa Việt Ngữ Cấp 3 1 ENTER : trang sau Right arrow : trang sau Left arrow : trang trước Esc : chấm dứt Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California Tiếng Việt Mến Yêu

VIET NGU LOP 3

  • Upload
    univ

  • View
    417

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VIET NGU LOP 3

Giáo Khoa Việt Ngữ Cấp 3

1

ENTER : trang sau

Right arrow : trang sau

Left arrow : trang trước

Esc : chấm dứt

Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California

Tiếng Việt Mến Yêu

Page 2: VIET NGU LOP 3

Tiếng Nước Tôi

2

Page 3: VIET NGU LOP 3

Bài 1 Tổ Tiên

Tổ tiên là các vị đời xưa sinh ra trước ông bà, cha mẹ mình.

Nhờ có tổ tiên mới có ông bà, cha mẹ, có cha mẹ mới có mình.

Vậy mình phải nhớ ơn tổ tiên.

Theo phong tục nước ta, cứ đến ngày giỗ, ngày Tết, con cháu

đến nhà trưởng tộc dự cúng lễ tổ tiên. Trong những ngày này,

người trưởng tộc kể lại công đức của các bậc tiền nhân cho con

cháu nghe. Đây cũng là một cách tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên

Ý chính:

Con cháu phải nhớ ơn tổ tiên.

3

Nghe

Page 4: VIET NGU LOP 3

Bài 1 Tổ Tiên

Học thuộc lòng:

Con người có tổ, có tông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.

Chữ Hiếu ta phải nhớ luôn

Công ơn tiên tổ, cội nguồn chớ quên.

Tục ngữ:

Chim có tổ, người có tông.

(Everything has its origin.)

4

Nghe

Page 5: VIET NGU LOP 3

Bài 2 Gia Đình Sum Họp

Hôm nay là 30 Tết, anh Tư đi học xa cũng đã về. Thế là gia

đình Tâm sum họp đông đủ để chuẩn bị đón giao thừa. Ba và

Tâm đang trang hoàng lại bàn thờ. Mẹ loay hoay lo việc bếp

núc. Chị Mai quét dọn nhà cửa và thu xếp đồ chơi của bé Hà

cho gọn ghẽ. Ông nội ngắm nghía cành mai vàng hé nở, lộ vẻ

thích thú. Bé Hà vừa được tắm xong, đến bên bà ngoại khoe

quần áo mới.

Cả nhà quây quần bên mâm cơm thật đầm ấm. Ai nấy đều háo

hức đón tết.

Ý chính:

Sinh hoạt của gia đình vào chiều 30 Tết.

5

Nghe

Page 6: VIET NGU LOP 3

Bài 2 Gia Đình Sum Họp

Học thuộc lòng:

Gia đình trên có ông bà,

Dưới có chú bác, mẹ cha, cô dì.

Ấy là trật tự tôn ti,

Của người dân Việt con thì chớ quên.

Tục ngữ:

Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

(Blood is thicker than water.)

6

Nghe

Page 7: VIET NGU LOP 3

Bài 3 Công Ơn Ông Bà

Ông bà sinh ra cha mẹ. Trước kia ông bà cũng phải làm lụng

vất vả để nuôi nấng cha mẹ ta.

Ông bà thương yêu cháu chẳng khác gì cha mẹ yêu con. Vậy

làm con cháu phải kính mến ông bà, cũng như kính mến cha

mẹ thì mới phải đạo làm người.

Ý chính:

Nói về công ơn ông bà.

7

Nghe

Page 8: VIET NGU LOP 3

Bài 3 Công Ơn Ông Bà

Học thuộc lòng:

Em kính yêu nhất ông bà,

Mỗi sáng thức dậy pha trà mời ông.

Cả nhà trên dưới một lòng,

Vâng lời dạy bảo, nhớ công sinh thành.

Tục ngữ:

Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.

(Out of the mouths of babes.)

8

Nghe

Page 9: VIET NGU LOP 3

Bài 4 Ông Tôi

Ông tôi đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc ông bạc trắng như

bông, lưng hơi còng. Đi đâu ông cũng phải chống gậy. Mỗi khi xem sách, ông phải đeo kính lão. Ông yêu chúng tôi lắm. Con cháu lúc nào cũng quấn quít bên ông. Ông thường kể chuyện cổ tích cho chúng tôi nghe.

Ý chính:

Tả ông của tôi.

9

Nghe

Page 10: VIET NGU LOP 3

Bài 4 Ông Tôi

Học thuộc lòng:

Ông em tóc bạc, lưng còng,

Mẹ cha em dốc một lòng kính yêu.

Bên ông cứ mỗi buổi chiều,

Em nghe ông kể rất nhiều chuyện hay

Tục ngữ:

Kính lão đắc thọ

(Revere the old and thou shall live long)

10

Nghe

Page 11: VIET NGU LOP 3

Bài 5 Bà Tôi

Bà tôi tuy đã già, tóc bạc trắng nhưng lúc nào cũng chải bới

gọn gàng. Da bà đã nhăn nhưng trông bà vẫn hồng hào khỏe

mạnh. Mỗi buổi sáng bà cùng vài người bạn đi bộ quanh khu

công viên gần nhà để tập thể dục. Ngày rằm, mồng một, bà đi

chùa lễ Phật cùng với gia đình.

Ý chính:

Tả bà của tôi

11

Nghe

Page 12: VIET NGU LOP 3

Tập hát “Yêu Mến Mẹ Cha”

12

Page 13: VIET NGU LOP 3

Bài 5 Bà Tôi

Học thuộc lòng:

Mừng tuổi bà

Xuân sang, cháu chúc mừng bà,

Quanh năm, khỏe mạnh, nước da đỏ hồng

Dáng bà đi đứng thong dong,

Cả nhà trên dưới một lòng kính yêu

Thành ngữ:

Kẻ cắp gặp bà già

(Diamond cut diamond)

13

Nghe

Page 14: VIET NGU LOP 3

Bài 6 Con Rùa Và Con Thỏ

Ngày kia, Rùa và Thỏ gặp nhau. Rùa rủ Thỏ chạy đua. Thỏ trả

lời :”Chị điên à ? Tôi phóng chạy còn chị thì bò !”. Rùa đáp

:”Điên hay không thì cứ thử đua từ đây đến bìa rừng xem ai

đến trước.”. Thỏ nghĩ thầm “chỉ cần phóng bốn bước thì tới, ta

vừa ngủ vừa chơi, thủng thẳng , chẳng vội gì.”

Thỏ cứ thong thả rong chơi, không lo gì cả. Trong khi đó, Rùa

tuy chậm chạp, nhưng cứ nhắm đích là bìa rừng mà tiến tới.

Khi thấy Rùa sắp đến đích, Thỏ vội chạy như bay. Nhưng vô

ích vì Rùa đã đến đích trước rồi.

Ý chính:

Câu chuyện chạy đua giữa Rùa và Thỏ.

Thành ngữ:

Chậm mà chắc (Slow and steady wins the race.) 14

Nghe

Page 15: VIET NGU LOP 3

Bài 7 Vâng Lời Cha Mẹ

Làm con mà biết yêu mến cha mẹ, ân cần với cha mẹ, thì cha

mẹ sẽ vui lòng. Nhưng muốn cho cha mẹ được vui lòng hơn

nữa, thì con phải vâng lời dạy bảo. Ta biết rằng cha mẹ ngăn

cấm điều gì là muốn cho mình được nên tốt. Vậy mình vâng lời

cha mẹ, tức là ích lợi cho mình. Cũng ví như ông thầy thuốc

bắt người bệnh phải kiêng cữ thức gì là để chữa cho người ấy

mau khỏi.

Ý chính:

Tại sao con phải vâng lời cha mẹ.

15

Nghe

Page 16: VIET NGU LOP 3

Bài 7 Vâng Lời Cha Mẹ

Học thuộc lòng:

Gọi dạ, bảo vâng

Bảo vâng, gọi dạ con ơi !

Vâng lời sau trước con thời chớ quên.

Công cha, nghĩa mẹ khôn đền

Vào ra thưa gởi mới nên con người.

Tục ngữ:

Thương cho roi cho vọt,

Ghét cho ngọt cho bùi.

(Spare the rod and spoil the child.)

16

Nghe

Page 17: VIET NGU LOP 3

Bài 8 Giúp Đỡ Cha Mẹ

Tâm thấy cha mẹ thường vất vả. Sáng nào mẹ Tâm cũng dậy

sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà rồi mới ra khỏi nhà đi

làm. Tối đến, mẹ phải dọn dẹp, giặt giũ áo quần. Cha Tâm

không dậy sớm nhưng đi làm về khuya. Thấy vậy Tâm luôn

luôn tìm cách giúp đỡ cha mẹ sau khi đã xong hết bài tập ở

trường.

Khi cha mẹ nhờ làm việc gì, Tâm cũng làm ngay và trong lòng

thấy vui sướng.

Ý chính:

Bổn phận con cái phải giúp cha mẹ.

17

Nghe

Page 18: VIET NGU LOP 3

Bài 8 Giúp Đỡ Cha Mẹ

Học thuộc lòng:

Công cha, nghĩa mẹ

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Tục ngữ:

Cha nào con nấy.

(Like father, like son.)

18

Nghe

Page 19: VIET NGU LOP 3

Bài 9 Yêu Mến Cha Mẹ

Cha mẹ yêu thương con không sao kể xiết, lo cho con từng bữa

ăn, giấc ngủ. Mỗi khi con đau ốm cha mẹ lo buồn. Bổn phận

làm con là phải hết lòng yêu thương và kính trọng cha mẹ bằng

cách phải chăm chỉ học hành, vâng lời dạy bảo để cha mẹ vui

lòng.

Ý chính:

Làm con phải yêu mến cha mẹ.

19

Nghe

Page 20: VIET NGU LOP 3

Bài 9 Yêu Mến Cha Mẹ

Học thuộc lòng:

Cháu phải tôn kính ông bà,

Cũng như cha mẹ mới là cháu ngoan.

Nói năng lễ phép, dịu dàng

Bảo vâng, gọi dạ, hỏi han, thưa trình

Tục ngữ:

Gọi dạ bảo vâng.

(To be polite and obedient.)

20

Nghe

Page 21: VIET NGU LOP 3

Bài 10 Cha Đi Làm Về

Cha Tâm ở hãng về. Anh em Tâm vội vàng chạy ra đón. Cha

Tâm đi làm từ sáng sớm. Lúc thức dậy, Tâm đã không thấy cha

đâu. Bây giờ cha về, anh em Tâm mừng quá ! Cơm ăn, áo mặc

vì ai mà có ? Sách vở, giấy bút, thuốc men lấy ở đâu ra ?

Những điều ấy nhờ thầy cô giảng dạy Tâm đã hiểu rõ. Vì vậy

Tâm càng yêu quí cha hơn.

Ý chính:

Cha đi làm về.

21

Nghe

Page 22: VIET NGU LOP 3

Bài 10 Cha Đi Làm Về

Học thuộc lòng:

Cha em tuổi ngoại bốn mươi,

Cằm vuông, mắt sáng, dáng người cao cao.

Chân tay, da dẻ hồng hào,

Mừng người sức vẫn dồi dào như xưa.

Tục ngữ:

Trẻ cậy cha, già cậy con.

(The young live on their fathers, the old on their children).

22

Nghe

Page 23: VIET NGU LOP 3

Tập hát “Vang Vang Tình VN”

23

Page 24: VIET NGU LOP 3

Bài 11 Ngày Cuối Tuần Của Mẹ

Hôm nay là ngày thứ bảy, mẹ Tâm được nghỉ làm. Mẹ Tâm ở

nhà thu dọn và sắp xếp đồ đạc lại cho gọn ghẽ. Sau đó, mẹ lái

xe đi chợ mua sắm thức ăn cả tuần cho gia đình.

Về nhà, mẹ lúi húi làm cơm. Nhờ mẹ mà cả nhà có cơm dẻo,

canh ngọt. Tối đến, mẹ còn nhắc nhở và xem lại các bài tập của

anh em Tâm. Ngày nghĩ Tâm ở nhà giúp mẹ.

Ý chính:

Công việc làm của mẹ vào cuối tuần

24

Nghe

Page 25: VIET NGU LOP 3

Bài 11 Ngày Cuối Tuần Của Mẹ

Học thuộc lòng:

Mẹ em dậy sớm, thức khuya,

Gia đình, con cái mọi bề chăm lo…

Chúng em, áo ấm, cơm no,

Công cha, nghĩa mẹ thật to bằng trời…

Thành ngữ:

Mẹ tròn con vuông.

(Mother and baby are doing fine.)

25

Nghe

Page 26: VIET NGU LOP 3

Bài 12 Chú, Bác, Cô, Dì

Hôm nay, thấy em Trí hỗn với cô tôi, mẹ tôi mắng, rồi bảo

chúng tôi rằng:

“Chú, bác, cô, dì, cậu, mợ … là những bậc ngang hàng với cha

mẹ mình. Vậy các con là cháu, cũng phải kính mến các bậc ấy

như là cha mẹ. Các con cũng phải tỏ ra lễ phép và vâng lời,

không được hỗn láo, thế mới là bổn phận làm cháu.”

Ý chính:

Phải kính trọng chú, bác, cô, dì, cậu, mợ.

26

Nghe

Page 27: VIET NGU LOP 3

Bài 12 Chú, Bác, Cô, Dì

Học thuộc lòng:

Con người có tổ, có tông

Cậu, dì, chú, bác cùng ông, cùng bà.

Vui buồn cùng với mẹ cha,

Vâng lời, lễ phép mới là cháu ngoan.

Tục ngữ:

Một người làm quan cả họ được nhờ.

(The whole family benefits by having an influential member.)

27

Nghe

Page 28: VIET NGU LOP 3

Bài 13 Chú Em

Chú là em của bố.

Chú nhỏ hơn bố nên gọi bố bằng anh. Bố em và chú em đều là

con của ông bà nội.

Em có tất cả hai chú. Hai chú đều thương em, thường dẫn em

đi chơi và hay mua quà cho em.

Em rất thương và kính trọng hai chú của em.

Ý chính:

Chú của em là người dễ mến.

28

Nghe

Page 29: VIET NGU LOP 3

Bài 13 Chú Em

Học thuộc lòng:

Chú Ba

Chú Ba tuổi đã năm mươi

Gặp ai chú cũng tươi cười hỏi thăm.

Giúp người, chẳng quản nhọc nhằn

Ai nhờ giúp đỡ chú bằng lòng ngay

Tục ngữ:

Mất cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.

(An orphan turns to his next of kin for assitance.)

29

Nghe

Page 30: VIET NGU LOP 3

Bài 14 Anh Em Phải Giúp Đỡ Nhau

Anh em cùng cha mẹ sinh ra, ví như chân tay. Vui, buồn,

sướng, khổ cùng có nhau. Có việc gì, phải giúp đỡ lẫn nhau,

bảo nhau cùng làm, chớ nên tị nạnh. Khi đã lớn khôn, người

này ốm đau, hoạn nạn, người kia phải cứu giúp.

Ý chính:

Bổn phận anh em phải giúp đỡ lẫn nhau.

30

Nghe

Page 31: VIET NGU LOP 3

Bài 14 Anh Em Phải Giúp Đỡ Nhau

Học thuộc lòng:

Giúp đỡ anh chị em

Anh em cùng giọt máu đào,

Cùng nhau thân thiết khác nào tay chân.

“Chị ngã thì em phải nâng,

Chớ đừng chị ngã, em bưng miệng cười.”

Tục ngữ:

Máu chảy, ruột mềm.

(The call of blood draws people together.)

31

Nghe

Page 32: VIET NGU LOP 3

Bài 15 Hai Anh Em

Tâm và Việt là hai anh em rất thương yêu nhau. Mỗi khi có

miếng ăn ngon, Tâm thường nhường cho em. Khi cùng nhau

chơi đùa hoặc được chia quà thì Tâm cũng để cho em phần

hơn. Ông bà, cha mẹ thấy vậy vui sướng và hãnh diện.

Ý chính:

Tả tình anh em của Tâm và Việt.

32

Nghe

Page 33: VIET NGU LOP 3

Bài 15 Hai Anh Em

Học thuộc lòng:

Tình anh em

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.

Anh em như thể tay chân,

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Tục ngữ:

Anh em bốn bể là nhà.

(All men are brothers.)

33

Nghe

Page 34: VIET NGU LOP 3

Tập hát “Bèo Dạt Mây Trôi”

34

Page 35: VIET NGU LOP 3

Bài 16 Anh Tôi

Anh của Tâm dáng người cao lớn khoẻ mạnh. Anh đã tốt

nghiệp ngành kỹ sư điện tử, hiện làm việc cho một hãng sản

xuất máy điện toán, tiền lương rất cao. Trong gia đình, nếu ai

thiếu thốn, anh sẵn sàng giúp đỡ. Anh vui vẻ, rộng lượng,

chẳng những với người trong gia đình mà ngay cả họ hàng gần

xa. Mọi người thường khen anh là thanh niên lý tưởng của gia

đình và xã hội.

Ý chính:

Anh của Tâm là một thanh niên lý tưởng.

35

Nghe

Page 36: VIET NGU LOP 3

Bài 16 Anh Tôi

Học thuộc lòng:

Anh Tâm

Anh Tâm là một kỹ sư

Anh luôn chăm học, biếng lười tránh xa.

Anh là gương tốt cả nhà,

Bạn bè, thân thuộc nhà nhà ngợi khen.

Tục ngữ:

Có chí thì nên.

(Where there is a will, there is a way.)

36

Nghe

Page 37: VIET NGU LOP 3

Bài 17 Anh Tâm

Gia đình Việt có bốn anh em, anh Tâm là anh cả. Anh thương

yêu chúng em lắm. Ngày nào anh cũng giảng lại bài cho chúng

em. Thỉnh thoảng anh dẫn chúng em đi xem phim, hay bọc

giúp Vân quyển vở, gấp cho Trung cái tàu bay. Có gì ăn, anh

cũng chia đều cho chúng em. Lúc nào anh cũng vui vẻ, và

không hề lớn tiếng la rầy em út. Nếu chúng em có làm gì sai

phạm, anh nhỏ nhẹ giải thích và khuyên bảo không nên tái

phạm.

Ý chính:

Tâm là người anh được các em kính mến.

37

Nghe

Page 38: VIET NGU LOP 3

Bài 17 Anh Tâm

Học thuộc lòng:

Anh em hoà thuận

Anh em chung sống một nhà,

Sao cho êm ấm, thuận hoà mới nên.

Trên nhường dưới, dưới nhường trên,

Tránh điều xích mích làm phiền mẹ cha.

Thành ngữ:

Giống nhau như hai giọt nước.

(To be like two peas in a pod.)

38

Nghe

Page 39: VIET NGU LOP 3

Bài 18 Ve Và Kiến

Con ve hát suốt mùa hè. Khi mùa đông tới, gió bấc thổi, ve đói

vì không còn thực phẩm, phải đến nhà kiến hỏi mượn thức ăn.

Kiến liền hỏi:”Lúc thời tiết ấm áp chị làm gì ?” Ve đáp: “Tôi

hát suốt đêm ngày, chắc điều ấy không làm chị phiền lòng.”

Kiến bảo:”Tôi thích lắm. Vậy bây giờ sao chị không múa hát

nữa đi ?” Ve đáp:” Tôi đang đói, làm sao múa hát nổi !”. Kiến

bảo :”Nếu tôi cũng suốt ngày lo múa hát như chị mà không lo

làm việc để dành dụm thì làm sao có thức ăn như bây giờ để

cho chị mượn!”

Ý chính:

Câu chuyện giữa con ve và con kiến.

39

Nghe

Page 40: VIET NGU LOP 3

Bài 18 Ve Và Kiến

Học thuộc lòng:

Ve sầu hát suốt mùa hè

Miếng ăn chẳng thiết, mải mê chơi đùa

Đông về, ve đói lòng chưa ?

Kiến vàng nhắn nhủ:”Nhớ chừa ham chơi !

Tục ngữ:

Tay làm hàm nhai.

(If you won’t work you won’t eat.)

40

Nghe

Page 41: VIET NGU LOP 3

Bài 19 Thầy Hiệu Trưởng

Thầy Hiệu Trưởng trường Tâm đã ngoài 50, dáng người mảnh

khảnh. Đôi kính trắng làm thầy thêm vẻ đạo mạo và nghiêm

nghị, nhưng thầy rất hiền lành và thương yêu học sinh. Thầy

thường trò chuyện với thầy cô giáo và phụ huynh để việc dạy

và học tiếng Việt của trường đạt thành quả tốt đẹp. Thầy mong

sao cho thế hệ con trẻ ở hải ngoại không quên cội nguồn, luôn

gìn giữ và phát triển văn hoá dân tộc. Vì vậy, ai ai cũng kính

mến Thầy.

Ý chính:

Tả thầy Hiệu trưởng.

41

Nghe

Page 42: VIET NGU LOP 3

Bài 19 Thầy Hiệu Trưởng

Học thuộc lòng:

Thầy Hiệu Trưởng

Thầy em tuổi ngoài năm mươi,

Lúc nào thầy cũng tươi cười bảo ban

Văn hóa dân tộc là vàng,

Cùng nhau phát triển vẻ vang giống nòi.

Tục ngữ:

Không thầy đố mày làm nên.

(One can’t learn without a teacher.)

42

Nghe

Page 43: VIET NGU LOP 3

Bài 20 Kính Trọng Thầy Cô

Thầy cô thay cha mẹ dạy bảo các em học tập để mở mang trí

tuệ. Trải qua nhiều tháng năm rèn luyện, các em mới biết đọc,

biết viết. Học sinh còn được dạy biết lễ phép và thương yêu

mọi người. Thầy cô luôn luôn xem học sinh như con em mình

và dạy dỗ bằng tấm lòng khoan dung và trìu mến.

Bởi vậy, các em học sinh cần phải biết quý trọng thầy cô.

Ý chính:

Các em phải kính trọng thầy cô như tôn kính cha mẹ mình.

43

Nghe

Page 44: VIET NGU LOP 3

Bài 20 Kính Trọng Thầy Cô

Học thuộc lòng:

Nhớ ơn thầy cô

Cha mẹ có công sinh thành

Thầy cô dạy bảo nên danh sau này.

Cho con biết những điều hay

Công thành danh toại ơn thầy chớ quên.

Tục ngữ:

Thà làm đầy tớ người khôn còn hơn làm thầy kẻ dại.

(Better be a wise man’s servant than a fool’s master.)

44

Nghe

Page 45: VIET NGU LOP 3

Tập hát “Bóng Cờ Lau”

45

Page 46: VIET NGU LOP 3

Bài 21 Biết Ơn Thầy

Ngày xưa ông Chu Văn An mở trường dạy học. Học trò ông

nhiều người làm nên. Tuy vậy, khi đến thăm thầy, học trò vẫn

giữ lễ phép như hồi còn đi học. Người nào có lỗi, ông quở

mắng ngay. Thế mà không ai dám oán ! Ai cũng tỏ lòng biết ơn

thầy. Tục ngữ có câu :”Không thầy đố mầy làm nên.”

Ý chính:

Học trò phải nhớ ơn thầy.

46

Nghe

Page 47: VIET NGU LOP 3

Bài 21 Biết Ơn Thầy

Học thuộc lòng:

Chào thầy

Mỗi khi gặp thầy giáo

Em ngã mũ cúi chào.

Thầy mỉm cười khẽ gật

Em sung sướng biết bao.

Tục ngữ:

Còn sống, còn học.

(Live and learn.)

47

Nghe

Page 48: VIET NGU LOP 3

Bài 22 Cô Giáo Em

Cô giáo em hãy còn trẻ, dáng người thon gọn, với mái tóc dài

xõa quá bờ vai. Chiếc áo dài truyền thống dân tộc Việt làm tăng

vẻ dịu hiền của cô. Giờ ra chơi, cô đi lại trong sân. Cô mỉm

cười khi thấy chúng em nô đùa. Đôi khi cô bày trò chơi để

cùng vui với học sinh. Chúng em cố gắng chăm chỉ học tập để

cô được vui lòng.

Ý chính:

Tả cô giáo trẻ.

48

Nghe

Page 49: VIET NGU LOP 3

Bài 22 Cô Giáo Em

Học thuộc lòng:

Cô giáo em

Cô giáo em rất dịu hiền

Ân cần, dạy dỗ, bảo khuyên học trò.

Các em nên cố gắng lo,

Học hành chăm chỉ phải cho nên người.

Tục ngữ:

Dạy tức là học.

(Teaching others teaches the teacher.)

49

Nghe

Page 50: VIET NGU LOP 3

Bài 23 Cây Sậy Và Cây Dầu

Ngày xưa, cây sậy và cây dầu thường hay gây gỗ với nhau. Cây

dầu cậy to lớn khoe mình khỏe hơn.

Cây dầu chê sậy :”Chú thật là yếu. Chỉ một cơn gió nhẹ cũng

làm chú té ngửa.”

Sậy không thèm trả lời. Mấy hôm sau, bão táp nổi lên. Cây sậy

khom lưng tránh khỏi, còn cây dầu ngạo nghễ bị gió thổi bật

gốc.

Ý chính:

Câu chuyện giữa cây sậy và cây dầu.

50

Nghe

Page 51: VIET NGU LOP 3

Bài 23 Cây Sậy Và Cây Dầu

Học thuộc lòng:

Ai ơi chớ có vội cười,

Hay đâu là những hạng người khoe khoang.

Ở nhà nhất mẹ nhì con,

Ra đường lắm kẻ còn dòn hơn ta.

Tục ngữ:

Chớ trông mặt mà bắt hình dong.

(Don’t judge a book by its cover.)

51

Nghe

Page 52: VIET NGU LOP 3

Bài 24 Học Trò Tốt

Ở lớp Tâm có Tư rất chăm học. Tuy nhà Tư nghèo, nhưng quần

áo của Tư lúc nào cũng tươm tất, sạch sẽ. Ở trường, Tư kính

thầy, yêu bạn. Bài học nào Tư cũng thuộc làu. Bài làm thì đầy

đủ, sạch sẽ. Tư thường cùng Tâm tranh nhau nhất, nhì.

Thầy vẫn lấy Tư và Tâm ra kể làm gương tốt cho cả lớp.

Ý chính:

Gương tốt của một học sinh.

52

Nghe

Page 53: VIET NGU LOP 3

Bài 24 Học Trò Tốt

Học thuộc lòng:

Trò ngoan

Năm nay em đã lớn rồi,

Không còn lêu lỏng biếng lười như xưa.

Học chăm chỉ, thầy bạn ưa,

Nói năng lễ phép đi thưa về trình

Tục ngữ:

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

(A man is known by the company he keeps.)

53

Nghe

Page 54: VIET NGU LOP 3

Bài 25 Hercules Và Người Đánh Xe

Có người đánh xe kia bất cẩn di qua một con đường lầy lội.

Bánh xe lún xuống bùn, ngựa không thể kéo lên được.

Người đánh xe vội quỳ xuống cầu xin thần Hercules đến cứu.

Tức giận vì sự lười biếng của người đánh xe, thần Hercules gọi

xuống:

- Đồ lười ! Hãy đứng dậy, nghiêng vai mà đỡ xe lên.

Ý chính:

Câu chuyện giữa người đánh xe và thần Hercules.

Cách ngôn:

Cứ cố gắng đi rồi trời sẽ giúp.

(God helps him who helps himself.)

54

Nghe

Page 55: VIET NGU LOP 3

Tập hát “Giòng Sông Bạch Đằng”

55

Page 56: VIET NGU LOP 3

Bài 26 Sân Trường

Sân trường của Tâm là một khoảnh đất rộng có thảm cỏ xanh

rất xinh tươi, bao bọc ba bề. Trường có sân bóng rổ và một khu

dành riêng cho các em vui chơi với những tàng cây cao rợp

bóng. Trong giờ ra chơi, Tâm và các bạn chạy, nhảy, nô đùa ở

đó.

Ý chính:

Tả sân trường của Tâm.

56

Nghe

Page 57: VIET NGU LOP 3

Bài 26 Sân Trường

Học thuộc lòng:

Trường em

Trường em mái đỏ, tường vàng,

Sân trường rộng rãi thênh thang vui đùa.

Giờ học chúng em ganh đua,

Bạn bè chăm chỉ, không thua, không nhường.

Cách ngôn:

Chọn bạn mà chơi.

(Select your friend with a silk-gloved hand)

57

Nghe

Page 58: VIET NGU LOP 3

Bài 27 Buổi Học Đầu Tiên

Tâm lên năm tuổi. Hôm nay lần đầu tiên mẹ đưa Tâm đi học

tiếng Việt, tiếng của mẹ cha. Đeo cặp trên vai, Tâm hớn hở đến

trường. Vừa đến cổng trường Tâm ngại ngùng dừng lại, nhưng

khi thấy các bạn cùng tuổi đang vui vẻ nói cười. Tâm hết lo sợ,

cùng vui bước vào lớp.

Ý chính:

Ngày đầu tiên Tâm đi học.

58

Nghe

Page 59: VIET NGU LOP 3

Bài 27 Buổi Học Đầu Tiên

Học thuộc lòng:

Em đi học

Theo mẹ Tâm bước đến trường,

Trau dồi tiếng Việt mẹ thương cha mừng.

Tiếng cười, tiếng nói tưng bừng,

Ở trường Việt ngữ không ngừng ê a.

Tiếng Việt là tiếng nước ta,

Con Hồng, cháu Lạc nhà nhà phải thông.

Cách ngôn:

Tri thức là sức mạnh

(Knowledge is power.)

59

Nghe

Page 60: VIET NGU LOP 3

Bài 28 Giờ Vào Lớp

Đã hết giờ chơi. Một hồi chuông reo vang báo giờ vào học.

Học sinh ngừng chơi. Người nào đi về lớp nấy. Các em xếp

hàng đôi trước cửa lớp. Xong đâu vào đấy thầy ra hiệu, các em

bước vào lớp. Giờ học bắt đầu.

Ý chính:

Tả giờ vào học.

60

Nghe

Page 61: VIET NGU LOP 3

Bài 28 Giờ Vào Lớp

Học thuộc lòng:

Reng reng reng vào lớp.

Các em mau tập họp.

Chạy nhanh đến xếp hàng

Thầy ra hiệu vào lớp.

Tục ngữ :

Kiến tha lâu đầy tổ

(Many a pickle makes a mickle.)

61

Nghe

Page 62: VIET NGU LOP 3

Bài 29 Lớp Học Vui

Tâm theo các bạn vào lớp học. Cửa sổ và cửa ra vào mở toang.

Trong lớp vách sơn màu vàng nhạt. Mấy bức tranh màu treo ở

trên tường. Sau bàn thầy giáo là chiếc bảng lớn. Bàn ghế học

sinh đặt rất đều và gọn. Lớp học sáng sủa, sạch sẽ trông vui

quá.

Ý chính:

Tả lớp học của Tâm.

62

Nghe

Page 63: VIET NGU LOP 3

Bài 29 Lớp Học Vui

Học thuộc lòng:

Lớp em

Lớp em tuy bé nhỏ,

Nhưng cũng khá đông người.

Cô giáo thật vui tươi,

Giảng bài thật tỏ rõ.

Tục ngữ :

Đoàn kết gây sức mạnh

(In unity there is strength.)

63

Nghe

Page 64: VIET NGU LOP 3

Bài 30 Lúc Tan Học

Một hồi chuông reo vang lên. Thầy giáo ra hiệu cho học sinh

thu xếp sách vở. Các em xếp hàng đôi ra khỏi lớp. Đến cổng

trường, mọi người mới tan hàng. Tâm thoáng trông thấy chị

Dương tới đón. Tâm chạy vội lại nắm tay chị. Hai chị em vui

vẻ lên xe ra về.

Ý chính:

Tả giờ tan học.

64

Nghe

Page 65: VIET NGU LOP 3

Bài 30 Lúc Tan Học

Học thuộc lòng:

Tan học

Chiều nay, trống học vừa tan,

Cổng trường rộng mở thả đàn bướm bay.

Từng đoàn em bé thơ ngây,

Miệng cười hớn hở dắt tay nhau về.

Tục ngữ :

Văn ôn, võ luyện

(Practice makes perfect.)

65

Nghe

Page 66: VIET NGU LOP 3

Tập hát “Đưa Em Xuống Thuyền”

66

Page 67: VIET NGU LOP 3

Bức Họa Đồng Quê

67