63
Giáo Khoa Việt Ngữ Cấp 4 1 ENTER : trang sau Right arrow : trang sau Left arrow : trang trước Esc : chấm dứt Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California Tiếng Việt Mến Yêu

VIET NGU LOP 4

  • Upload
    univ

  • View
    416

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VIET NGU LOP 4

Giáo Khoa Việt Ngữ Cấp 4

1

ENTER : trang sau

Right arrow : trang sau

Left arrow : trang trước

Esc : chấm dứt

Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California

Tiếng Việt Mến Yêu

Page 2: VIET NGU LOP 4

Công Đức Sinh Thành

2

Page 3: VIET NGU LOP 4

Bài 1 Ngày Khai Trường

Mấy tháng hè đã trôi qua. Hôm nay hầu hết các trường đều nhập học trở lại.

Tâm thức dậy sớm hơn mọi ngày, sửa soạn tập vở đầy đủ, quần áo tươm tất, ăn

điểm tâm, chờ ba đưa tới trường.

Sau một thời gian tạm xa cách, mỗi người mỗi nơi, hình như ai cũng nhớ

nhau. Tâm bồi hồi mong đến trường sớm để gặp lại thầy, cô, bạn cũ. Khi đến

trường, mọi người đều hớn hở vui mừng.

Cảnh sân trường ngày hôm nay thật là nhộn nhịp. Tiếng nói, tiếng cười rộn

rã, bao lời thăm hỏi chào đón nhau thật chân tình. Bên cạnh đó, mấy cậu học

sinh mới chuyển trường có vẻ bỡ ngỡ, rụt rè, e ngại vì lạ thầy, lạ bạn.

Bỗng một hồi chuông reo, báo tin giờ học đã tới. Tâm cùng các bạn xếp hàng

vào lớp. Một năm học mới bắt đầu.

3

Nghe

Page 4: VIET NGU LOP 4

Bài 1 Ngày Khai Trường

Học thuộc lòng:

Ngày khai trường

Hôm nay là ngày khai trường,

Tâm cùng các bạn bên đường nôn nao.

Thầy, cô, bạn cũ đón chào,

Vào năm học mới xiết bao vui mừng

Tục ngữ:

Có công mài sắt có ngày nên kim. (Practice makes perfect.)

4

Nghe

Page 5: VIET NGU LOP 4

Bài 2 Ngày Tết

Tết Nguyên Đán là ngày lễ, quan trọng và lớn nhất trong năm của người Việt

Nam.

Đêm giao tiếp giữa năm cũ và năm mới gọi là đêm giao thừa. Mọi nhà đều

bày lễ vật lên bàn thờ, hoa đèn cúng trời đất, tiễn năm cũ, đón năm mới, cùng

tỏ lòng biết ơn Tổ Tiên.

Tết là ngày đoàn tụ. Mọi người dù ở xa cũng cố gắng trở về để ăn tết cùng gia

đình, thăm viếng, chúc tụng và tỏ lòng hiếu kính đối với các bậc trưởng

thượng.

Người Việt sống xa quê hương mỗi khi tết đến, đều có tổ chức các lễ hội tưng

bừng như Hội chợ, diễn hành Tết để duy trì nét đẹp của văn hóa Việt.

5

Nghe

Page 6: VIET NGU LOP 4

Bài 2 Ngày Tết

Học thuộc lòng:

Hoa xuân

Hoa đào hé nhụy đón xuân sang.

Năm mới chúc nhau được huy hoàng,

Ông bà, cha mẹ cùng con cháu,

Dân Việt ngày thêm được vẻ vang.

Thành ngữ:

Tối như đêm ba mươi . (It is pitch dark.)

6

Nghe

Page 7: VIET NGU LOP 4

Bài 3 Con Rồng Cháu Tiên

Theo truyền thuyết, Tổ tiên ta là con Rồng, cháu Tiên.

Truyện kể rằng:

Con của Kinh Dương Vương là Lạc Long Quân (Rồng) lấy bà Âu Cơ (Tiên)

sinh ra một bọc có một trăm trứng, nở ra một trăm con: năm mươi con theo

cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi mà sinh sống.

Người con trưởng được Lạc Long Quân phong làm vua đầu tiên, lấy hiệu là

Hùng Vương thứ nhất. Vua Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô

ở Phong Châu, nay là Vĩnh Yên.

Triều đại Hùng Vương được lưu truyền 18 đời.

Qua sự tích này, người Việt tự hào là con Rồng, cháu Tiên và hàng năm ngày

10 tháng 3 Âm lịch là ngày Đại lễ giỗ tổ Hùng Vương.

7

Nghe

Page 8: VIET NGU LOP 4

Bài 3 Con Rồng Cháu Tiên

Học thuộc lòng:

Hùng Vương

Vua Hùng dựng nước Văn Lang,

Phong Châu thủ phủ, rỡ ràng biên cương.

Truyền trao mười tám đời vương,

Khiến dân nước Việt phú cường âu ca.

Ca dao:

Dù ai buôn bán phương xa,

Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười.

8

Nghe

Page 9: VIET NGU LOP 4

Bài 4 Gia Tộc

Dân tộc Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời. Gia đình được coi là nền tảng

của xã hội, do đó trong gia tộc vị trí của từng người được xác định qua cách

xưng hô.

Thân thuộc họ nội (bên cha) gồm ông bà nội, bác trai, bác gái, chú, thím, cô,

dượng, anh, chị, em họ nội.

Thân thuộc họ ngoại (bên mẹ) gồm ông bà ngoại, cậu, mợ, dì, dượng, anh, chị,

em họ ngoại.

Tinh thần gia tộc được nuôi dưỡng trân trọng, vì đó là nhịp cầu nối kết giữa

các thế hệ nhắc nhở cho con cháu phải ghi nhớ nguồn gốc của dòng máu lưu

truyền từ đời này sang đời khác.

Con người có tổ có tông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.

9

Nghe

Page 10: VIET NGU LOP 4

Bài 4 Gia Tộc

Học thuộc lòng:

Thân tộc

Cô, dượng, chú, bác, bên cha,

Cậu, mợ, bên mẹ đều là người thân.

Sớm hôm thăm hỏi ân cần,

Vào thưa, ra gởi hai thân vui lòng.

Tục ngữ:

Một giọt máu đào hơn ao nước lã. (Blood is thicker than water)

10

Nghe

Page 11: VIET NGU LOP 4

Bài 5 Con Gà Trống Và Bình Nước

Có con gà trống kia gáy không ra tiếng vì khát nước bỗng nhiên nó gặp được

bình nước. Thường khi bình vẫn đầy, nhưng nay bình lại quá cạn. Gà cố rướn

cổ vào sâu mà cũng không có vói được nước. Nó cố lăn bình xuống, nhưng

bình lại quá nặng.

Đang định bỏ cuộc thì nó nghĩ ra một kế hay. Nó đi nhặt sỏi bỏ vào bình cho

đến khi nước đầy lên đến miệng.

Sau cùng gà nhảy lên cổ bình, uống lấy uống để cho đã khát.

Tục ngữ:

Có khó mới sinh khôn. (Necessity is the mother of invention.)

11

Nghe

Page 12: VIET NGU LOP 4

Tập hát “Vỗ Cái Trống Cơm”

12

Page 13: VIET NGU LOP 4

Bài 6 Quyển Sách Mới

Năm học mới bắt đầu. Hôm nay thầy Hiệu Trưởng phát sách Giáo khoa Việt

Ngữ Cấp Ba cho học sinh.

Tâm cùng các bạn nôn nao chờ đợi để nhận được sách mới. Cầm sách trên tay,

Tâm vui sướng vô cùng. Sách đẹp quá, bìa cứng màu xanh nhạt, trên có vẽ

hình chim Lạc, chữ Giáo Khoa Việt Ngữ được in lớn đậm nét. Sách dày

khoảng một trăm trang. Lần giở từng trang sách, mắt Tâm sáng lên vì thích

thú. Sách có rất nhiều hình ảnh đẹp, màu sắc tươi vui, chữ in rõ ràng lại có

phần chú thích bằng tiếng Anh nữa.

Sau buổi học, mẹ Tâm vừa đến đón, Tâm vội khoe ngay sách mới. Tâm hứa

với mẹ sẽ giữ gìn sách cẩn thận, sẽ chăm học hơn nữa để khỏi phụ lòng mong

đợi của mẹ cha và thầy cô giáo.

13

Nghe

Page 14: VIET NGU LOP 4

Bài 6 Quyển Sách Mới

Học thuộc lòng:

Sách mới

Thầy trao em sách giáo khoa,

Từng trang, từng chữ, như hoa trong vườn.

Tiếng Việt nguồn gốc nhớ luôn,

Em không lười biếng, khỏi buồn thầy cô.

14

Nghe

Page 15: VIET NGU LOP 4

Bài 7 Yêu Mến Cha Mẹ

Sáng nay lúc làm bài xong, Tâm lại gần Bà Nội đang ngồi dựa lưng trên ghế

bố. Bà nắm tay Tâm và hỏi :

- Cháu có yêu kính cha mẹ cháu không ?

- Thưa Bà có ạ, cháu yêu cha mẹ cháu nhiều lắm. Cha mẹ có công sinh ra

con, nuôi con khôn lớn, lo cho con từng chén cơm, manh áo, học hành để

sau này trở thành người hữu dụng.

- Ai dạy cho cháu biết những điều ấy ?

- Thưa Bà, hôm qua thầy cháu đã dạy những điều ấy ở trường Việt ngữ.

Cháu hứa với Bà sẽ chăm chỉ học hành, vâng lời và yêu kính cha mẹ để Bà

được vui lòng.

15

Nghe

Page 16: VIET NGU LOP 4

Bài 7 Yêu Mến Cha Mẹ

Học thuộc lòng:

Yêu Mến Cha Mẹ

Em yêu kính nhất mẹ cha,

Vâng lời dạy bảo em là con ngoan.

Tương lai xây dựng huy hoàng,

Cha mẹ vui sướng mừng con nên người.

Ca dao:

Có cha có mẹ thì hơn,

Không cha không mẹ như đờn đứt dây.

16

Nghe

Page 17: VIET NGU LOP 4

Bài 8 Đi Thăm Vườn Bách Thú

Sáng nay Tâm bồn chồn mong đợi cho mau đến 7 giờ 30 để ba đưa đến trường

sớm hơn mọi ngày. Xe buýt của học khu Garden Grove sẽ chở cấp lớp Tâm đi

thăm vườn bách thú vào lúc 8 giờ sáng.

Trên đường, xe chạy qua nhiều gầm cầu, nhiều phố xá lớn lao, nhưng dường

như Tâm không chú ý lắm. Tâm chỉ mong sao cho chóng đến sở thú để tha hồ

nhìn ngắm những con thú nuôi tại đây. Chừng một tiếng đồng hồ sau, ước

muốn của Tâm đã toại nguyện. Nào là cọp, beo, hươu, nai, vượn, voi, khỉ …

đầy đủ tất cả các loại thú rừng. Thầy cô lần lượt dẫn học sinh từ nơi này sang

nơi khác, Tâm và các bạn cùng nhau quan sát một cách rất thích thú.

Đến 1 giờ 30 , thầy trưởng đoàn ra lịnh chuẩn bị lên xe ra về. Nhiều bạn còn

luyến tiếc, chân bước đi mà đầu vẫn còn ngoái lại, ước ao sẽ có một lần đi sở

thú nữa.

Tục ngữ:

Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu,

Đến khi hùm dậy đầu lâu chẳng còn.

(Let sleeping dogs lie)17

Nghe

Page 18: VIET NGU LOP 4

Bài 9 Sự Tích Trầu Cau

Vào đời vua Hùng Vương thứ 4, có hai anh em Cao Tân, Cao Lang giống nhau

như đúc, thương nhau và không bao giờ xa nhau. Đến khi người anh cưới vợ,

anh em vẫn ở chung một nhà.

Một hôm, hai anh em cùng nhau ra đồng làm việc, thình lình người em bị bệnh

về trước. Người chị dâu tưởng lầm là chồng mình về nên vui vẻ ra đón, ôm

chầm lấy người em. Người em sợ anh mình hiểu lầm nên bỏ nhà ra đi, tới bờ

sông ngồi khóc cho đến chết rồi hóa ra hòn đá vôi. Người anh đi tìm em mãi

mà không thấy, tới bên hòn đá thì vì quá buồn bã, kiệt sức mà chết và hóa ra

cây cau. Người vợ đi tìm chồng, tới bên bờ sông, ngồi cạnh hòn đá ôm lấy

thân cau khóc cho đến chết, thân hóa ra dây trầu. Dây trầu từ từ leo lên thân

cau mà lớn.

Vua Hùng Vương biết chuyện thương cảm truyền lệnh dùng Trầu Cau trong

việc cưới hỏi.

18

Nghe

Page 19: VIET NGU LOP 4

Bài 9 Sự Tích Trầu Cau

Học thuộc lòng:

Tình anh em

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Anh em như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Tục ngữ:

Miếng trầu là đầu câu chuyện. ( A bitter quid sets a conversation going.)

19

Nghe

Page 20: VIET NGU LOP 4

Bài 10 Trường Học

Sau khi theo gia đình đến Mỹ hơn một tháng, Tâm được Ba đưa đến trường để

ghi danh đi học.

Trường Tâm thật xinh xắn. Hình ảnh đầu tiên làm Tâm chú ý là chỗ đậu xe

mênh mông, sân chơi thể thao rộng lớn và đầy đủ dụng cụ luyện tập. Bên

trong là thảm cỏ xanh mướt của sân trường, trông thật êm ái mát mẻ. Các

phòng học mới toanh, sáng sủa, mỹ thuật khiến Tâm có cảm tưởng như mới

vừa xây cất.

Mỗi ngày, Tâm thích thú đến trường để được nghe thầy, cô giảng dạy cùng bạn

bè thi đua học tập.

20

Nghe

Page 21: VIET NGU LOP 4

Bài 10 Trường Học

Học thuộc lòng:

Trường em

Trường em xinh thật là xinh,

Lối đi ẩn hiện nấp mình dưới hoa,

Bãi xe hai lối vào ra,

Sân chơi cỏ mượt như là lót nhung.

Phòng học phân chia từng vùng,

Dù lớn dù nhỏ cũng chung một trường.

Tục ngữ:

Tri thức là sức mạnh. (Knowledge is power.)

21

Nghe

Page 22: VIET NGU LOP 4

Tập hát “Đố Ai”

22

Page 23: VIET NGU LOP 4

Bài 11 Yêu Mến Bạn

Bạn bè cùng học một lớp, cũng như anh em trong một nhà, nên biết yêu mến

và giúp đỡ lẫn nhau.

Tâm là học sinh mới nên chưa theo kịp các bạn về tiếng Anh, lại nhỏ nhắn,

rụt rè, nên thường bị một số bạn nghịch ngợm trêu chọc. Tuấn ngồi cạnh Tâm

cảm thấy khó chịu về hành động của các bạn. Tuấn dành nhiều thời gian để

giải thích cho các bạn, từ đó các bạn tỏ ra thân thiện với Tâm. Lúc ra chơi

hay những khi rỗi rảnh Tuấn còn hướng dẫn thêm cho Tâm về các bài học

tiếng Anh. Từ đó Tâm càng ngày càng tự tin và tiến bộ.

Tuấn xứng đáng là một học sinh gương mẫu, biết giúp đỡ và yêu mến bạn.

23

Nghe

Page 24: VIET NGU LOP 4

Bài 11 Yêu Mến Bạn

Học thuộc lòng:

Bạn mới

Tâm là bạn mới, lớp hai,

Rụt rè lo lắng biết ai chơi cùng ?

Tuấn là bạn tốt ngồi chung,

Giúp Tâm bài vở lại cùng đùa vui

Tục ngữ:

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

(The man is known by the company he keeps.)

24

Nghe

Page 25: VIET NGU LOP 4

Bài 12 Con Ngỗng Đẻ Trứng Vàng

Có anh chàng nọ, may mắn nuôi được một con ngỗng mái, mỗi ngày ngỗng đẻ

cho một trứng vàng.

Anh ta mừng lắm, tự nghĩ rồi đây anh sẽ trở thành người giàu có. Lòng tham

lam khiến anh mờ trí, anh lại nghĩ rằng :”Ngỗng này không phải ngỗng

thường, vậy bụng nó chắc chứa một kho tàng vàng bạc, sao ta không mổ lấy

ngay.” Anh liền lấy dao mổ bụng ngỗng để lấy vàng.

Kết quả là ngỗng chết, vàng cũng không có. Anh vò đầu, gãi tai tiếc của. Đúng

là mất cả chì lẫn chài !!!

Tục ngữ:

Tham thì thâm (Grasp all, lose all)

Lời khuyên: Chớ nên tham lam quá độ.

25

Nghe

Page 26: VIET NGU LOP 4

Bài 13 Bổn Phận Đối Với Cha Mẹ

Sáng nay, Tâm có dịp trình bày với các bạn trong lớp về đề tài: “Bổn phận đối

với cha mẹ.”

Tâm nói :”Cha mẹ sinh ra chúng ta, nuôi nấng cho nên người, công ơn thật là

lớn lao. Để đền đáp công ơn sinh thành, trước tiên chúng ta cần thiết lễ phép

và kính nể cha mẹ trong cử chỉ cũng như lúc nói năng. Ngoài ra, chúng ta

cũng cần biết vâng lời cha mẹ vì những lời khuyên bảo của cha mẹ đều giúp

chúng ta suy nghĩ và làm điều đúng. Hơn nữa chúng ta còn phải giúp đỡ cha

mẹ và cố gắng học hành để làm vui lòng các bậc sinh thành. Khi lớn khôn

thành tài, chúng ta cần cố gắng chăm sóc cha mẹ chu đáo khi cha mẹ về già.”

Các bạn trong lớp đều bày tỏ sự đồng ý với Tâm về bổn phận của con đối với

cha mẹ.

26

Nghe

Page 27: VIET NGU LOP 4

Bài 13 Bổn Phận Đối Với Cha Mẹ

Học thuộc lòng:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Ca dao:

Lên nao mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẫn từ

27

Nghe

Page 28: VIET NGU LOP 4

Bài 14 Phù Đổng Thiên Vương

Đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân bên Tàu đem quân sang xâm chiếm nước ta.

Nhà vua sai sứ rao truyền tìm người tài ra đuổi giặc.

Bấy giờ ở làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh, có Cậu Bé xin sứ giả đúc cho một

con ngựa và cái roi sắt để đi dẹp giặc. Khi có roi và ngựa sắt, cậu bé vươn

vai trở thành người cao lớn nhảy lên ngựa cầm roi xông ra trận. Ngựa phun

lửa, roi quất kẻ thù, giặc thua bỏ chạy. Sau đó người và ngựa bay lên núi

Sóc Sơn biến mất.

Nhà vua truyền lập đền thờ ở làng Gióng tức là làng Phù Đổng về sau phong là

Phù Đổng Thiên Vương còn gọi là Thánh Gióng.

28

Nghe

Page 29: VIET NGU LOP 4

Bài 14 Phù Đổng Thiên Vương

Học thuộc lòng:

Cậu Bé Đuổi Giặc Ân

Thuở xưa thứ sáu vua Hùng,

Giặc Ân cướp phá hành hung nước nhà.

Hịch truyền cứu nước vang xa,

Ở làng Phù Đổng nẩy ra kỳ tài,

Roi đồng, ngựa sắt dương oai,

Đánh tan giặc cướp, diệt loài ác nhân.

Núi Sóc Sơn hóa thành thần,

Roi đồng ngựa sắt phi thân về trời.

29

Nghe

Page 30: VIET NGU LOP 4

Bài 15 Bổn Phận Của Người Học Sinh

Làm người ai cũng phải học, vì sự học đem lại hiểu biết cho chúng ta.

Tâm là một học sinh tốt và chuyên cần, luôn đi học đúng giờ. Trong lớp Tâm

chăm chỉ và chú ý nghe lời giảng của thầy cô, siêng năng học bài, làm bài

đầy đủ. Do đó việc học tập của Tâm ngày càng tiến bộ.

Tâm luôn kính trọng thầy cô, hòa nhã và giúp đỡ bạn bè. Vì vậy Tâm được

thầy yêu bạn quý, cha mẹ vui lòng. Tâm là một học sinh tốt, đã làm tròn bổn

phận của người học sinh.

30

Nghe

Page 31: VIET NGU LOP 4

Bài 15 Bổn Phận Của Người Học Sinh

Học thuộc lòng:

Khuyến Học

Con người có học nên khôn,

Văn hay, chữ tốt, tiếng đồn vang xa.

Hăng say, chăm chỉ, thật thà,

Ấy là đức tính để ta nên người.

Thành ngữ:

Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời.

(A good learner today will be a good achiever tomorrow)

31

Nghe

Page 32: VIET NGU LOP 4

Tập hát “Bạc Liêu Hoài Cổ”

32

Page 33: VIET NGU LOP 4

Bài 16 Ngày Của Cha

Hôm nay, ngày 15 tháng 6 dương lịch là Ngày Của Cha (father’s day) Tâm

theo mẹ ra phố để mua quà tặng cho Ba.

Tâm đã học thuộc lòng câu “Công cha như núi Thái Sơn”, nên nhân ngày này,

Tâm muốn làm cho Ba được vui. Tâm lấy tiền để dành chọn mua cho Ba một

cái cà-vạt đẹp. Tâm hí hửng và thích thú chờ Ba đi làm về đem quà biếu cho

Ba.

Tâm suy nghĩ chắc Ba sẽ ngạc nhiên lắm về việc làm của Tâm, Tâm vui vẻ

mỉm cười một mình.

33

Nghe

Page 34: VIET NGU LOP 4

Bài 16 Ngày Của Cha

Học thuộc lòng:

Quà Cho Cha

Hôm nay là Ngày của Cha,

Tâm cùng với mẹ mua quà tặng Ba.

Chắc là Ba sẽ vui lòng,

Món quà con biếu, nhớ công sinh thành

34

Nghe

Page 35: VIET NGU LOP 4

Bài 17 Sự Tích Bánh Dầy, Bánh Chưng

Vào dịp đầu xuân, vua Hùng Vương thứ 6 họp các con lại bảo rằng :”Người

nào tìm được thức ăn ngon và có ý nghĩa để cúng tổ tiên thì ta sẽ truyền ngôi

cho.” Các người con lớn đua nhau đi tìm món ngon vật lạ, chỉ có người con

út là Tiết Liêu, mẹ lại mất sớm không ai giúp đỡ, nên ngày đêm lo lắng. Tiết

Liêu nằm mộng thấy một vị thần bảo rằng :”Hãy lấy gạo nếp làm bánh hình

tròn tượng trưng cho trời gọi là bánh dầy và bánh hình vuông tượng trưng cho

đất gọi là bánh chưng đem dâng cúng tổ tiên vì công lao tổ tiên, quý như trời

đất.”

Đến kỳ hẹn, Tiết Liêu đem dâng bánh dầy và bánh chưng cho vua cha. Nhà

vua lấy làm lạ bèn hỏi ý nghĩa, Tiết Liêu tâu rõ đầu đuôi. Vua ăn bánh thấy

thơm ngon bèn truyền ngôi cho Tiết Liêu. Từ đó dân ta có tục làm bánh dầy,

bánh chưng để cúng tổ tiên trong dịp Tết.

35

Nghe

Page 36: VIET NGU LOP 4

Bài 17 Sự Tích Bánh Dầy, Bánh Chưng

Học thuộc lòng:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.

Nêu cao, pháo nổ, bánh chưng xanh

Cháu con phải biết ngọn ngành

Tiết Liêu dâng bánh trở thành quân vương

Tục ngữ:

Cây có cội, nước có nguồn (Everything has its origin)

36

Nghe

Page 37: VIET NGU LOP 4

Bài 18 Bổn Phận Đối Với Thầy Cô

Cha mẹ có công sinh thành, thầy cô dạy dỗ để ta nên người hữu dụng.

Thầy cô là người hiểu nhiều, biết rộng. Thầy cô dạy ta các điều hay lẽ phải,

mong muốn ta thành người tài giỏi. Vậy bổn phận chúng ta khi còn đi học

phải chăm chỉ vâng lời thầy cô, có như thế thì bản thân ta mới tiến bộ được.

Thầy cô là người thay mặt cha mẹ để dạy bảo chúng ta. Người học sinh tốt

phải tôn kính, vâng lời và biết ơn thầy cô. Mai sau thành đạt đem sự hiểu biết

đã học được giúp ích cho người đời là chúng ta đã đền ơn cho thầy cô.

37

Nghe

Page 38: VIET NGU LOP 4

Bài 18 Bổn Phận Đối Với Thầy Cô

Học thuộc lòng:

Nhớ Ơn Thầy Cô

Cha mẹ có công sinh, nuôi.

Ơn thầy dạy dỗ nên người chớ quên.

Con ơi, gắng học mới nên,

Đem tài giúp nước báo đền ơn sâu.

Tục ngữ:

Không thầy đố mầy làm nên (One can’t learn without a teacher.)

38

Nghe

Page 39: VIET NGU LOP 4

Bài 19 Ngày Của Mẹ

Nói đến mẹ là nói đến công ơn sinh thành dưỡng dục, to lớn không bì sánh

bằng.

Mẹ đã cưu mang chín tháng mười ngày, khi con cất tiếng chào đời, mẹ vui

mừng không kể xiết.

Bởi vậy bổn phận làm con phải thương yêu và kính mến cha mẹ, ấy là người

con có hiếu. Trong ngày của Mẹ, hầu hết gia đình đều nhộn nhịp chuẩn bị

tiệc tùng và quà để biếu Mẹ, cùng những lời chúc tụng vô cùng cảm động.

Những người Việt Nam theo đạo Phật lấy ngày rằm tháng bảy hàng năm làm

ngày báo hiếu. Ngày ấy còn được gọi là ngày Lễ Vu Lan, dựa theo sự tích của

ngài Mục Kiều Liên cứu mẹ trong địa ngục. Theo tục lệ này những người mẹ

còn sống thì được cài một đóa hoa đỏ trên ngực áo, nếu mẹ đã mất thì cài

hoa trắng.

39

Nghe

Page 40: VIET NGU LOP 4

Bài 19 Ngày Của Mẹ

Học thuộc lòng:

Thờ Kính Cha Mẹ.

Làm con hiếu thảo mẹ cha

Nhớ công nuôi dưỡng mới là hiền nhân

Sớm khuya thăm hỏi ân cần

Thờ cha, kính mẹ, tu thân nên người

Ca dao:

Ơn cha nặng lắm ai ơi,

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

40

Nghe

Page 41: VIET NGU LOP 4

Bài 20 Người Chăn Dê Và Đàn Dê

Một ngày mùa đông, gió thổi mạnh và tuyết rơi nhiều. Người chăn dê lùa đàn

dê vào hang núi gần đó để tránh tuyết. Anh ta bỗng ngạc nhiên vì ở đó dê rừng

nhiều hơn dê nhà.

Anh nổi lòng tham, muốn giữ hết số dê đang ở trong hang. Anh để mặc cho dê

nhà đói khát, lại còn ném cho dê rừng cả những cành lá thơm ngon.

Khi trời quang đãng trở lại, đàn dê dắt nhau về rừng, dê nhà cũng theo đàn bỏ

Anh mà đi.

Thành ngữ:

Có trăng quên đèn. (One nail drives out another.)

41

Nghe

Page 42: VIET NGU LOP 4

Tập hát “Rau Răm Ở Lại”

42

Page 43: VIET NGU LOP 4

Bài 21 Trọng Thủy Mỵ Châu

Chuyện xảy ra thời Thục An Dương Vương của nước Âu Lạc (nước Việt) và

Triệu Đà nhà Tần ở nước Tàu.

Công chúa Mỵ Châu vâng lệnh vua cha kết hôn với Thái Tử nước Tàu là

Trọng Thủy để mối quan hệ của hai lân bang ngày càng tốt đẹp. Nàng đâu có

ngờ rằng, Trọng Thủy có mưu gian, sang nước Việt để tráo Nỏ Thần hầu dễ bề

thôn tính nước Âu Lạc, khiến nàng và vua cha phải thiệt mạng. Tin lời căn

dặn của chồng là khi nào có chiến tranh giữa hai nước thì cứ rắc lông ngỗng

làm dấu, chàng sẽ tìm tới; việc này giúp Triệu Đà theo được dấu vết của An

Dương Vương mà đuổi theo. Thần Kim Quy xuất hiện nói với An Dương

Vương :”Giặc ngồi sau lưng nhà ngươi đó”. Vua quay lại, thấy Mỵ Nương

đang rắc lông ngỗng trắng chỉ dấu cho giặc. Tức giận, nhà vua đã vung kiếm

giết Mỵ Nương, rồi nhảy xuống biển mà tự trầm. Trọng Thủy đến nơi thấy xác

vợ, vô cùng thương xót và hối hận bèn nhảy xuống giếng trong Loa Thành mà

tự tử.43

Nghe

Page 44: VIET NGU LOP 4

Bài 21 Trọng Thủy Mỵ Châu

Tục truyền, Mỵ Châu bị giết, máu nàng chảy xuống biển, con trai ăn phải hóa

ra có ngọc trân châu. Đem ngọc trân châu mà rửa bằng nước giếng trong cổ

Loa Thành thì sáng đẹp lộng lẫy.

Học thuộc lòng:

Một đôi kẻ Việt người Tần

Nửa phần ân ái, nửa phần luyến thương.

44

Nghe

Page 45: VIET NGU LOP 4

Bài 22 Hình Thể Và Vị Trí Nước Việt Nam

Việt Nam là tên gọi của quốc gia nơi Tổ Tiên và cha mẹ chúng ta đã được sinh

ra và lớn lên.

Nước Việt Nam ở vùng Đông Nam Châu Á, hình cong như chữ S. Phía Bắc

giáp nước Trung Hoa. Phía Nam giáp Vịnh Thái Lan. Phía Tây giáp nước Ai

Lao (Lào) và nước Kampuchia (Cam Bốt). Phía Đông giáp biển Thái Bình

Dương còn gọi là Biển Đông.

Nếu có ai hỏi, quê hương anh là gì và ở đâu ? Xin thưa quê hương tôi là Việt

Nam, ở vùng Đông Nam Châu Á.

45

Nghe

Page 46: VIET NGU LOP 4

Bài 22 Hình Thể Và Vị Trí Nước Việt Nam

Học thuộc lòng:

Việt Nam minh châu trời Đông,

Hình cong chữ S, con rồng cháu tiên.

Đông Nam Châu Á nối liền,

Lục địa: Tây, Bắc, Đông, viền biển khơi.

Tục ngữ:

Chim có tổ người có tông. (Everything has its origin.)

46

Nghe

Page 47: VIET NGU LOP 4

Bài 23 Anh Em Hòa Thuận

Con người lúc còn nhỏ ai cũng sống trong một gia đình, có cha mẹ, anh chị

em. Cùng một cha mẹ, sinh ra trước là anh, là chị, sau là em.

Đến lúc trưởng thành, mỗi người làm một công việc, có một gia đình riêng

nhưng cùng có chung giòng máu. Bởi vậy lúc nào cũng nên thương yêu,

nhường nhịn lẫn nhau, chớ gây chuyện xích mích, cãi cọ làm mất hòa khí

giữa anh chị em trong gia đình làm phiền lòng cha mẹ.

Tâm là đứa con ngoan trong gia đình biết kính trên nhường dưới, lễ phép đối

với các bậc cha anh, bao dung, nhường nhịn các em nên được mọi người

yêu mến.

47

Nghe

Page 48: VIET NGU LOP 4

Bài 23 Anh Em Hòa Thuận

Học thuộc lòng:

Hòa Thuận

Làm con yêu mẹ kính cha,

Anh, chị, em phải thuận hòa cùng nhau.

Anh thì truớc, em thì sau,

Nhường cơm sẻ áo, ốm đau đỡ đần

Ca dao:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

48

Nghe

Page 49: VIET NGU LOP 4

Bài 24 Trí Khôn

Ngày xưa, có một người đi cày, đánh đập con trâu thế nào nó cũng phải chịu.

Con cọp ngồi trên bờ trông thấy, mới hỏi trâu rằng :”Trâu kia ! Mày to lớn

dường ấy, sao mày lại để cho nó đánh đập như vậy ?”

Trâu đáp :”Nó bé nhưng trí khôn nó lớn.” Cọp lấy làm lạ, không biết trí khôn

là cái gì, mới bảo người đi cày rằng :”Người kia ! Trí khôn của mày đâu cho

tao xem ?”

Người đi cày đáp :”Trí khôn tôi để ở nhà.”

Cọp bảo :”Mày về lấy cho tao xem.”

Người đi cày đáp :”Tôi về ông ăn mất trâu của tôi thì sao ? Nếu ông bằng lòng

để tôi trói ông lại, tôi sẽ về nhà lấy cho ông xem.”

Cọp muốn xem trí khôn, đành chịu để cho người trói. Trói cọp xong, người

nông phu lấy cây đánh mạnh vào mình cọp và nói rằng :”Trí khôn của tao

đây !” Cọp cố vùng vẩy, gầm thét, nhưng không làm sao thoát ra được. Thế

mới biết, mạnh chẳng bằng khôn.

Tục ngữ:

Mạnh dùng sức, yếu dùng chước (Better brain than brawn.) 49

Nghe

Page 50: VIET NGU LOP 4

Bài 25 Học Việt Ngữ

Ngày đầu tiên vào lớp học Việt Ngữ, Lan rất bỡ ngỡ, vì Lan nói tiếng Việt

chưa thông. Nhưng cô giáo của Lan rất dễ mến. Cô hết lòng yêu thương chỉ

dạy từng bạn trong lớp học.

Từ đó Lan rất cảm mến cô giáo và quyết học thật chăm. Trong lớp điều gì

chưa hiểu, Lan giơ tay xin cô giảng thêm. Về nhà Lan học bài thật thuộc

và làm bài đầy đủ. Trước đây Lan không biết tí gì về phát âm, tập đọc, viết

chính tả. Chỉ một năm sau, nhờ siêng năng cần cù, Lan đã có thể đọc và viết

khá trôi chảy. Ngoài ra Lan còn có thể viết thư thăm Bà Ngoại ở Việt Nam.

Cuối năm, Lan trở thành học sinh giỏi và được phần thưởng. Cô giáo và các

bạn trong lớp ai cũng khen ngợi Lan về tính cần cù chăm học tiếng Việt để

không quên nguồn gốc dân tộc Việt Nam của mình.

50

Nghe

Page 51: VIET NGU LOP 4

Bài 25 Học Việt Ngữ

Học thuộc lòng:

Việc học của Lan

Ngày vào lớp học đầu tiên,

Lan còn bỡ ngỡ, lo phiền phân vân.

Nhờ cô giáo dạy tận tâm,

Lo phiền biến mất, chuyên cần học hay

Tục ngữ:

Có chí thì nên

(Where there is a will, there is a way)

51

Nghe

Page 52: VIET NGU LOP 4

Tập hát “Tình Ta Với Mình”

52

Page 53: VIET NGU LOP 4

Bài 26 Hãnh Diện Là Người Việt Nam

Được sinh ra ở nước ngoài, nhưng em là người Việt Nam, vì cha mẹ em là

người Việt Nam, dòng máu trong cơ thể em là dòng máu Việt Nam, gia đình

em sống nếp sống của người Việt Nam.

Cha mẹ em dạy rằng người Việt Nam thành công trong cuộc sống vì có óc

thông minh và có tính cần cù nhẫn nại. Gia đình Việt Nam lại rất gắn bó với

nhau, cha mẹ yêu thương và hy sinh cho con cái, còn con cái thì biết vâng lời

và giúp đỡ cha mẹ. Dù sống ở hải ngoại, các thế thệ Việt Nam vẫn nối tiếp

nhau giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam.

Em hãnh diện là người Việt Nam. Em cố gắng học thật giỏi và sống thật tốt

đẹp, để nêu cao danh dự người Việt Nam.

53

Nghe

Page 54: VIET NGU LOP 4

Bài 26 Hãnh Diện Là Người Việt Nam

Học thuộc lòng:

Tự hào

Hãnh diện là người Việt Nam,

Con Hồng cháu Lạc quyết làm rạng danh.

Noi gương tiên tổ, cha anh,

Phát huy truyền thống sử xanh lưu truyền.

Tục ngữ:

Tốt danh hơn lành áo

(A good name is better than riches.)

54

Nghe

Page 55: VIET NGU LOP 4

Bài 27 Con Sói Và Con Cừu

Đây là một câu chuyện của kẻ mạnh (con sói) hiếp kẻ yếu (cừu non).

Một con cừu non đang nhởn nhơ uống nước bên bờ suối. Bỗng từ trên dòng

suối, một con chó sói hùng hổ chạy đến hét to lên :”Con kia, sao mầy cả gan

dám uống nước tại đây làm đục nước uống của tao ?”

Cừu trả lời :”Thưa ông, con uống nước tại đây là dưới dòng, ông uống trên

dòng làm sao đục nước của ông được.”

Sói lại nói tiếp :”Năm rồi tao nghe người ta nói mầy nói xấu tao.”

Cừu đáp :”Thưa ông, mẹ con mới sanh con năm nay.”

Sói thua lý lại kiếm chuyện nói :”Không phải mầy thì chắc là anh em của

mầy.”

Cừu thật thà đáp :”Thưa ông, mẹ con sanh có mỗi một mình con.”

Sói trợn mắt, quát to :”Câm mồm, không anh chị em mầy, thì cũng họ hàng

nhà mầy.”

Vừa nói, sói vừa nhảy đến vồ cừu để ăn thịt.

Tục ngữ:

Lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng (Might makes right.) 55

Nghe

Page 56: VIET NGU LOP 4

Bài 28 Sự Tích Trái Dưa Hấu

An Tiêm là con vua Hùng Vương thứ 10, muốn tự mình lập nên sự nghiệp mà

không cần nhờ vua cha. Vua nghe được tức giận và đày ra hoang đảo.

An Tiêm cùng vợ vẫn vui sống cuộc đời nơi chốn hoang vu. Bỗng một hôm,

có con chim làm rớt hột giống màu đen xuống đảo. Hột ấy mọc lên một dây

có trái to, thuộc giống dưa, da xanh mướt. An Tiêm bổ ra thì thấy trong ruột

màu đỏ và có nước ngọt, ăn rất ngon nên lấy hột đem gieo khắp nơi trên đảo.

Chẳng bao lâu có thuyền buôn ghé vào đảo. An Tiêm lựa những trái thật to,

nhờ người lái buôn mang về biếu vua cha.

Vua thấy lòng hiếu thảo của con nên cũng nguôi giận, truyền lịnh cho vợ

chồng An Tiêm được trở về. An Tiêm đem theo giống dưa đỏ về xứ trồng, gọi

là dưa hấu.56

Nghe

Page 57: VIET NGU LOP 4

Bài 28 Sự Tích Trái Dưa Hấu

Học thuộc lòng:

Người tai mắt đứng trong trời đất,

Ai là không cha mẹ sinh thành.

Gương treo đất nghĩa trời kinh,

Ở sao cho xứng chút tình làm con

Tục ngữ:

Xanh vỏ đỏ lòng.

(Cold hands, warm heart.)

57

Nghe

Page 58: VIET NGU LOP 4

Bài 29 Không Nên Thức Khuya

Đêm đã khuya, thấy các em vẫn còn chơi đùa ồn ào ở phòng khách.

Chị Hai hỏi:”Sao các em chưa đi ngủ thế?”

Các em trả lời :”Chúng em chưa buồn ngủ, hôm nay chúng em thức khuya

chơi cũng được. Mai Chủ Nhật nghỉ, tha hồ mà ngủ trưa.”

Chị Hai bảo :”Các em không nên thức khuya, vì thức khuya hại sức khỏe lắm.

Các em cũng không nên dậy trưa; dậy trưa thì uể oải khó chịu, dễ sinh ra lười

biếng. Các em thức ngủ phải có điều độ mới được.”

Sau lời khuyên bảo của chị Hai, các em ngoan ngoãn vâng lời vào phòng

riêng tắt đèn đi ngủ.

58

Nghe

Page 59: VIET NGU LOP 4

Bài 29 Không Nên Thức Khuya

Học thuộc lòng:

Không Thức Khuya

Đêm khuya sao cứ chơi đùa,

Em không đi ngủ, hơn thua nỗi gì ?

Chị Hai bảo :”đi ngủ đi!”

Thức khuya dậy trễ thế thì không nên.

Ca dao:

Giàu đâu đến trễ ngủ trưa,

Sang đâu đến kẻ say sưa suốt ngày

(The early bird catches the worm.)

59

Nghe

Page 60: VIET NGU LOP 4

Bài 30 Sơn Tinh, Thủy Tinh

Vua Hùng Vương thứ 18 có một người con gái rất đẹp tên là Mỵ Nương. Một

hôm có hai chàng trai tên là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến xin cưới Mỵ Nương.

Nhà vua bảo hai người về đem lễ vật tới hỏi, ai tới trước sẽ được nhà vua gả

con. Sơn Tinh đem lễ vật tới trước nên cưới được vợ đem về núi. Thủy Tinh

tới sau, tức giận làm phép cho mưa to, gió lớn, nước dâng lên. Sơn Tinh cũng

làm phép hễ nước càng dâng cao thì núi cũng cao thêm. Thủy Tinh thấy

không thắng được nên phải rút về biển.

Về sau, mỗi khi có mưa bão, dân ta thường nói rằng đó là Thủy Tinh đánh

nhau với Sơn Tinh.

60

Nghe

Page 61: VIET NGU LOP 4

Bài 30 Sơn Tinh, Thủy Tinh

Học thuộc lòng:

Trong đời mười tám vua Hùng,

Mỵ Nương nhan sắc tuyệt trần nhân gian.

Chuyện rằng: Sơn đã nhanh chân,

Thủy Tinh chậm bước phải đành mất duyên.

Chàng ta nổi trận lôi đình,

Làm mưa, làm bão, nước dâng cao vời.

Dân tình khốn khổ, đời đời oán than !

Tục ngữ:

Dĩ hòa vi quý. (lấy hòa thuận là quý báu, chớ có đánh nhau.)

(Live and let live.)

61

Nghe

Page 62: VIET NGU LOP 4

Tập hát “Cánh Thiệp Đầu Xuân”

62

Page 63: VIET NGU LOP 4

Trống Cơm

63