19
Nhà máy ô tô Veam, phòng cơ điện ĐÀO TẠO BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ

Tài liệu điện, cơ khí

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tài liệu điện, cơ khí

Nhà máy ô tô Veam, phòng cơ điện

ĐÀO TẠO BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ

Page 2: Tài liệu điện, cơ khí

I. RƠ LE BẢO VỆ EOCR

Hình ảnh rơ le bảo vệ EOCR-SS D-Time: delay time là thời gian cho phép khởi động O-Time: operating delay time là thời gian cho phép quá tải Load: Đo dòng điện của động cơ và cài đặt dòng bảo vệ Test: Đây là chức năng kiểm tra và xác nhận tình trạng của động cơ Reset: khởi động lại rơ le

Page 3: Tài liệu điện, cơ khí

I. RƠ LE BẢO VỆ EOCR Hướng dẫn đấu nối và căn chỉnh Sơ đồ đấu nối:

Page 4: Tài liệu điện, cơ khí

I. RƠ LE BẢO VỆ EOCR Hướng dẫn chỉnh định dòng bảo vệ cho rơ le:

Bước 1: Chỉnh O-time, D-time, Load lên mức tối đa. Cho động cơ chạy ổn định, ghi nhận thời gian khởi động của động cơ

Bước 2: Chỉnh D-time bằng thời gian khởi động của động cơ đã xác định ở bước 1 cộng thêm 1~5 giây tùy nhu cầu thực tế

Bước 3: Chỉnh giảm dần nút Load cho đến khi đèn OL báo sáng. Chỉnh tăng trở lại cho đến khi đèn OL vừa tắt.

Bước 4: Chỉnh nút O-time theo yêu cầu của động cơ. O-time nhỏ thì tác động nhanh và động cơ được bảo vệ tốt (nên đặt từ 3-5s).

Page 5: Tài liệu điện, cơ khí

II. MEGAOM

Quy định điện áp đo - Udm thiết bị đến 600V chọn áp đo 500VDC - Udm thiết bị lớn hơn 600V đến 7000V chọn áp đo 1000VDC - Udm thiết bị lớn hơn 7000V chọn áp đo 2500VDC› Tiêu chuẩn cách điện của các thiết bị- Đối với động cơ hạ áp 220/380V , tiêu chuẩn cho phép của một động cơ khí xuất xưởng là

2MΩ. - Khi vận hành bình thường điện trở cách điện lớn hơn 0.5 MΩ là đạt.

Page 6: Tài liệu điện, cơ khí

II. MEGAOM Hướng dẫn đo lường Bước 1: Kiểm tra điện áp pin của megaom Bước 2: Kết nối đầu dò thử nghiệm với máy đo. Nối đầu dò thử nghiệm(màu

đen) với đầu nối EARTH và đầu dò thử nghiệm(màu đỏ) tới đầu nối LINE với đầu kết nối của máy đo.

Bước 3: Ngắt kết nối và kiểm tra nguồn động lực của mạch điện được kiểm tra

Bước 4: Kết nối que dò thử nghiệm(màu đen) tới đầu cực nối đất của mạch kiểm tra.

Cho đầu của que thăm dò thử nghiệm (màu đỏ) với mạch cần đo kiểm tra và nhấn nút kiểm tra. Tiếng bíp liên tục trong suốt quá trình đo lường.

Page 7: Tài liệu điện, cơ khí

III. HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG CÁC LOẠI VAN CÔNG NGHIỆP Van cầu

Page 8: Tài liệu điện, cơ khí

III. HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG CÁC LOẠI VAN CÔNG NGHIỆP Van cầu- Lau chùi bề mặt của tất cả các bộ phận van bằng vải khô mềm. Khi bộ phận của van có dính dầu nhớt thì phải rửa sạch(bằng dung môi thích hợp) và thổi khô bằng không khí.- Kiểm tra chân van. Nếu bị chày xước thì phải đánh bóng hoặc thay toàn bộ- Tháo lớp lót kín cũ từ hộp nắp bịt. Kiểm tra tình trạng bề mặt đệm của thân vòng đệm và đĩa. Vết rách nhỏ thì nên loại bỏ bằng cách mài bóng với đá nhám hoặc với thiết bị phù hợp. Vết rách sâu thì nên tháo rời để gia công hoặc mài bóng.- Tháo rời các vòng đệm ren cũng tương tự như trên.- Lắp ráp đĩa / trục chính như trước, lắp ráp các van và thay thế các miếng đệm cũ.

Page 9: Tài liệu điện, cơ khí

III. HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG CÁC LOẠI VAN CÔNG NGHIỆP Van cửa

Page 10: Tài liệu điện, cơ khí

III. HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG CÁC LOẠI VAN CÔNG NGHIỆP Van cửa

Vệ sinh phần bên trong và phần mặt nhẵn bóng triệt để với chất lỏng làm sạch thích hợp, kiểm tra bất kỳ vết xước nào trên bề mặt vòng đệm.

Vết xước nhỏ thì nên loại bỏ bằng máy mài bóng với đá nhám. Nếu vết xước sâu mà không thể loại bỏ bằng máy mài, thêm nữa là gia công

theo yêu cầu. Tương tự vết xước nhỏ trên bề mặt chốt thì nên được loại bỏ bởi máy mài với

đá nhám. Vết xước sâu thì nên loại bỏ bằng gia công và mài bóng. Tháo rời lớp lót kín cũ từ hộp nắp bịt. Làm sạch bề mặt nắp che từ bên trong.

Vệ sinh phần ren của trục đỡ, phần ren của ống kẹp và bôi trơn với sự trợ giúp của súng qua ống nối bôi trơn trên đầu nắp chụp

Page 11: Tài liệu điện, cơ khí

IV. CĂN CHỈNH PHANH VÀ TRỤC ĐỘNG CƠ Căn chỉnh phanh- Bảng giá trị khe hở phanh:

Page 12: Tài liệu điện, cơ khí

IV. CĂN CHỈNH PHANH VÀ TRỤC ĐỘNG CƠ Căn chỉnh phanh

Page 13: Tài liệu điện, cơ khí

IV. CĂN CHỈNH PHANH VÀ TRỤC ĐỘNG CƠ Căn chỉnh phanh Hướng dẫn: Tháo nắp đậy Chèn thước đo khe hở vào trong khoảng giữa lõi cố định(1) và bản cực

từ(16) và xoay đai ốc (8) tại đầu của chốt ren(3) theo chiều kim đồng hồ cho đến khi khe hở đo được đạt giá trị gần đúng. Nếu khe hở quá rộng để điều chỉnh bằng cách này, giảm số vòng lót điều chỉnh(4) trong sử dụng. Điều chỉnh cả những 3 đai ốc(8) cho đến khi khe hở tại 3 điểm chu vi bằng nhau và nằm trong bảng thông số kỹ thuật chuẩn .

Sau khi hoàn thành căn chỉnh khe hở, bật và tắt nguồn vài lần để kiểm tra hiệu suất của phanh.

Lắp lại quạt(14), lắp chốt hoặc bắt vít(13) và nắp đậy(12).

Page 14: Tài liệu điện, cơ khí

IV. CĂN CHỈNH PHANH VÀ TRỤC ĐỘNG CƠ Căn chỉnh trục

Page 15: Tài liệu điện, cơ khí

V. VÒNG BI

Khái niệm: Vòng bi hay còn gọi là bạc đạn, là tên gọi dùng để chỉ những ổ lăn. Chúng có tên gọi như vậy bắt nguồn từ việc bên trong các ổ này có nhiều cục đạn hình giống viên đạn, thường có hình cầu, hình trụ thẳng hoặc trụ côn, ... nhằm tạo ma sát lăn cho ổ trượt. Độ ma sát lăn này nhỏ hơn nhiều so với chế độ trượt (do có cơ chế bôi trơn dễ dàng cho việc sử dụng).

Page 16: Tài liệu điện, cơ khí

V. VÒNG BI

Kiểm tra vòng bi

Nứt hay vỡ vòng giữ bi, các viên bi và ca trong.

- Sự tróc vảy của các viên bi hay rãnh lăn.

- Bị xước, tạo vết khía trên các viên bi, tạo bề mặt gờ trên rãnh lăn.

- Sự mài mòn vòng giữ bi hay lỏng các đnh tán.

- Tạo vết rạn nứt hay gỉ sét trên các viên bi hoặc rãnh lăn.

- Có các vết lõm trên các viên bi hoặc rãnh lăn.

- Sự rão của các bề mặt ngoài ca ngoài hay lỗ ca trong.

- Sự biến màu do nhiệt.

- Các vòng làm kín bị hư hỏng hay vòng làm kín mỡ của vòng bi.

Page 17: Tài liệu điện, cơ khí

V. VÒNG BI Dụng cụ tháo vòng bi

Page 18: Tài liệu điện, cơ khí

V. VÒNG BI Dụng cụ lắp vòng bi

Page 19: Tài liệu điện, cơ khí

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!