7
Shantipriya Reddy (2008), Essentials of clinical periodontology and periodontics, 2 nd edition. PHẦN I: MÔ NHA CHU 1. GIẢI PHẪU HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔ NHA CHU GIẢI PHẪU: Niêm mạc miệng (oral mucosa) gồm 3 vùng: - Niêm mạc nhai (masticatory mucosa): gồm nướu và niêm mạc khẩu cái cứng. - Niêm mạc đặc biệt (specialized mucosa): phủ lưng lưỡi. - Niêm mạc phủ (lining mucosa): là niêm mạc phủ xoang miệng. Mô nha chu (periodontium) gồm nướu, xương ổ răng, dây chằng nha chu (DCNC) và xê măng gốc răng. Theo giải phẫu, nướu được chia thành: nướu viền (free or marginal gingiva), nướu dính (attached gingiva) và gai nướu (interdental gingiva). Ranh giới giữa nướu rời và nướu dính là rãnh nướu rời (free gingival groove), là một rãnh cạn trên nướu tương ứng với vị trí của đáy khe nướu (gingival sulcus). Đường nối giữa nướu dính và niêm mạc xương ổ răng được gọi là đường nối nướu-niêm mạc (mucogingival junction). Nướu nằm giữa 2 răng kế nhau là gai nướu, ở vùng răng sau, vùng tiếp xúc giữa các răng rộng, gai nướu gồm 2 phần ngoài và trong nối với nhau bởi yên nướu (col). Yên nướu là biểu mô không sừng hóa do đó là vị trí hay khởi phát quá trình bệnh lý nhất.

Giải phẫu & sự phát triển của mô nha chu

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giải phẫu & sự phát triển của mô nha chu

Shantipriya Reddy (2008), Essentials of clinical periodontology and periodontics, 2nd edition.

PHẦN I: MÔ NHA CHU

1. GIẢI PHẪU HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔ NHA CHU

GIẢI PHẪU:

Niêm mạc miệng (oral mucosa) gồm 3 vùng:

- Niêm mạc nhai (masticatory mucosa): gồm nướu và niêm mạc khẩu cái cứng.

- Niêm mạc đặc biệt (specialized mucosa): phủ lưng lưỡi.

- Niêm mạc phủ (lining mucosa): là niêm mạc phủ xoang miệng.

Mô nha chu (periodontium) gồm nướu, xương ổ răng, dây chằng nha chu (DCNC) và xê măng gốc răng. Theo giải phẫu, nướu được chia thành: nướu viền (free or marginal gingiva), nướu dính (attached gingiva) và gai nướu (interdental gingiva). Ranh giới giữa nướu rời và nướu dính là rãnh nướu rời (free gingival groove), là một rãnh cạn trên nướu tương ứng với vị trí của đáy khe nướu (gingival sulcus). Đường nối giữa nướu dính và niêm mạc xương ổ răng được gọi là đường nối nướu-niêm mạc (mucogingival junction). Nướu nằm giữa 2 răng kế nhau là gai nướu, ở vùng răng sau, vùng tiếp xúc giữa các răng rộng, gai nướu gồm 2 phần ngoài và trong nối với nhau bởi yên nướu (col). Yên nướu là biểu mô không sừng hóa do đó là vị trí hay khởi phát quá trình bệnh lý nhất.

Hình 1.1: Đặc điểm của bề mặt nướu.

Rãnh nướu

Nướu dính

Tiếp nối nướu-NM

NM xương ổ R

Đáy hành lang

Gai nướu Nướu viền

Thắng môi

Page 2: Giải phẫu & sự phát triển của mô nha chu

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔ NHA CHU:

Để hiểu được sự phát triển của mô nha chu phải hiểu rõ sự hình thành chân răng. Sự phát triển của xê măng và chân răng bắt đầu khi men đã hình thành hoàn tất. Biểu mô men lớp trong và lớp ngoài hợp với nhau để tạo thành bao biểu mô chân răng Hertwig, nó quyết định hình dạng của chân răng.

Sự phát triển của xê măng ở giai đoạn sớm:

BM men lớp ngoài và lớp trong liên tục với nhau (không có tầng trung gian và lưới tế bào sao) ở đường nối men-xê măng tương lai và tạo thành một bao (sheath) gồm 2 lớp, phát triển vào trong trung mô bên dưới. Phần phía chóp của bao chân răng vẫn không đổi trong khi phần phía thân răng, có liên hệ với sự hình thành ngà và xê măng, di chuyển về phía xoang miệng. Bao chân răng uốn cong về phía trong ngay mức tiếp nối men-xê măng tương lai để tạo thành hoành biểu mô (epithelial diaphragm).

NgàMen

Nguyên bào men

BM men lớp ngoài

TB trung mô chưa biệt hóa của bao răngTủy

Bao chân răng Hertwig

Nguyên bào ngà

Bao răng

Nguyên bào ngà biệt hóa

Tủy

Bao chân răng Hertwig

Hình 1.2: Bao chân răng Hertwig

Hình 1.3 Sự tăng sinh của bao chân răng & sự hình thành ngà về phía chóp.

Page 3: Giải phẫu & sự phát triển của mô nha chu

Khi thân răng hình thành hoàn tất, các tế bào BM men lớp trong mất khả năng tạo thành men và được gọi là BM men thoái hóa (reduced enamel epithelium). Nhưng chúng vẫn có khả năng cảm ứng các tế bào trung mô xung quanh biệt hóa thành nguyên bào ngà (odontoblasts), tiếp tục hình thành tiền ngà và ngà.

Sau khi ngà hình thành hoàn tất, có một số thay đổi xảy ra ở bao chân răng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các tế bào biểu mô của bao chân răng sinh ra một lớp trên ngà chân răng có độ dày 10/xm, có hyaline và chức các hạt nhỏ và sợi (fibrils), lớp này được gọi là lớp hyaline Hopewell Smith hay xê măng trung gian. Các tế bào BM bao chân răng tiết ra các protein của men như amehgenin hay enameloids. Bao chân răng ở giai đoạn này không còn liên tục và cho phép trung mô của bao răng xung quanh đến tiếp xúc với amelogenin. Các tế bào bao răng này sau đó biệt hóa thành nguyên bào xê măng (cementoblasts) và tạo khuôn hữu cơ của xê măng trên bề mặt chân răng.

Sự phát triển của xê măng ở giai đoạn muộn:

Nguyên bào xê măng là các tế bào hình vuông, được sắp xếp ở mặt ngoài của lớp hyaline. Các tế bào này chịu trách nhiệm tạo khuôn hữu cơ của xê măng gồm chất nền proteoglycan, các sợi collage nội sinh và sau đó là sự khoáng hóa (mineralization) của khuôn hữu cơ.

Hình 1.4: Sự phá vỡ của bao chân răng.

Hình 1.5: Các sợi và tế bào của bao răng tiếp xúc bề mặt ngà.

Bao răng

Bao chân răng bị phá vỡ

Tủy

Ngà

Các sợi của bao R

TB của bao R

Bao chân R

TB bao R biệt hóa thành nguyên bào xê măng

Hình 1.6: Lắng đọng khuôn xê măng giai đoạn sớm.

NgàCác sợi ban đầu

Bao R

Bao chân R bị phá vỡ

Nguyên bào xê măng

Page 4: Giải phẫu & sự phát triển của mô nha chu

Sự khoáng hóa bắt đầu với việc hình thành một lớp mỏng gọi là lớp dạng xê măng (cementoid). Muối khoáng có nguồn gốc từ dịch mô chứa ion canxi và photphat lắng đọng thành các tinh thể hydroxyapatite.

Bao chân răng Hertwig bị phân rã di chuyển chậm ra khỏi bề mặt chân răng và vẫn nằm trong DCNC được gọi là biểu mô còn sót Malassez. DCNC hình thành từ bao răng (dental follicle) rất sớm sau khi chân răng bắt đầu hình thành. Trước khi răng mọc, các sợi từ bao răng sát nhập vào trong xê măng và nằm song song với bề mặt chân răng. Khi răng mọc, các sợi này có hướng xiên và được xem như là tiền thân của sợi DCNC. Khi xê măng tiếp tục tăng độ dày, có nhiều sợi DCNC sát nhập vào trong xê măng hơn và khi các sợi này ổn định chúng được gọi là sợi Sharpey.

Xương ổ răng hình thành xung quanh DCNC. Với sự lắng đọng xương liên tục, khoảng DCNC dần dần thu hẹp lại. Mỏm xương ổ phát triển trong lúc răng mọc và tế bào chịu trách nhiệm tạo xương là nguyên bào xương (osteoblasts).

Sự phát triển của biểu mô kết nối (junctional epithelium):

Khi men hình thành hoàn tất, nguyên bào men (ameloblasts) trở nên ngắn hơn và chúng để lại một màng mỏng trên bề mặt men gọi là biểu bì men nguyên phát (primary enamel cuticle). BM men lớp trong sau khi lắng đọng thành men thì bị giảm đi một vài lớp tế bào hình vuông và được gọi là BM men thoái hóa. Nó bao phủ toàn bộ bề mặt men kéo dài đến đường nối men-xê măng. Lúc răng mọc, đỉnh múi hay rìa cắn của răng chạm niêm mạc miệng làm dung hợp BM men thoái hóa với BM miệng. Khi thân răng nhô ra xoang miệng, các nguyên bào men (trước đó tiếp xúc với men) chuyển dạng thành biểu mô kết nối. BM kết nối ở phía thân răng liên tục với BM miệng. Khi răng mọc, BM men thoái hóa ngắn lại dần dần. Khe nướu (một rãnh nông) có thể phát triển giữa nướu và bề mặt răng.

Xê măng khoáng hóa một phần với các TB xê măng

Nguyên bào xê măng

TB bao chân R còn sót

Ngà

Hình 1.7: Sự hình thành xê măng.

Page 5: Giải phẫu & sự phát triển của mô nha chu

Từ đây ta thấy, nguyên bào men trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn tạo thành men và giai đoạn giúp hình thành bám dính biểu mô nguyên phát (primary epithelial attachment) hay biểu mô kết nối. Khi biểu mô kết nối hình thành từ nguyên bào men nó được gọi là bám dính biểu mô nguyên phát. BM kết nối hình thành sau điều trị ngoại khoa lấy đi nguổn gốc của nó từ các tế bào đáy của BM miệng thay vì nguyên bào men, thì gọi là bám dính biểu mô thứ phát (secondary epithelial attachment).

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH CẦN LƯU Ý:

1. Mô nha chu gồm: xương ổ răng, xê măng, DCNC và nướu.

2. Nướu là cấu trúc nha chu duy nhất nhìn thấy trên lâm sàng, được chia thành nướu viền, nướu dính và gai nướu.

3. Ranh giới giữa nướu viền và nướu dính là rãnh nướu. Ranh giới giữa nướu dính và niêm mạc xương ổ là tiếp nối nướu-niêm mạc.

4. Khi ngà hình thành hoàn tất, bao chân răng không còn liên tục và cho phép trung mô xung quanh tiếp xúc với một sản phẩm của tế bào bao BM chân răng (amelogenin). Các tế bào trung mô của bao răng này sau đó biệt hóa thành nguyên bào xê măng, nguyên bào sợi và nguyên bào xương để tạo thành xê măng, DCNC và xương ổ răng.

5. Sự dung hợp của BM miệng và BM men thoái hóa tạo thành BM kết nối hay bám dính biểu mô.

Hình 1.8: Sự phát triển của biểu mô kết nối.

BM men thoái hóa

BM miệng

BM kết nối

Xương ổ R

BM kết nối

BM men thoái hóa

Lá bám dính BM

Page 6: Giải phẫu & sự phát triển của mô nha chu

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. BG Jansen Van Rensburg. Oral Biology, chapter 8, Quintessence Publishing Co Ltd, 1995; 301-7.

2. BRR Varma, RP Nayak. Current concepts in Periodontics, chapter 2, Arya Publishing, 2002; 4-8.

3. S.N.Bhasker. Orbans, Oral Histology and Embryology, 10th edition, CBSP Publishers and Distributers, New Delhi, 41-4.

4. Tencate. Oral Histology, Development, Structure and Function, 3rd

edition, Jaypee Bros, 228-43.