5
Page 1/5 Thông tin vbnh viêm tiu phế qun trdành cho cha mTình hung : Cách đây gần 4 năm, sau bữa tic sinh nht 1 tuổi thì Rơm có một căn bệnh mà mình suốt đời không bao giquên. Nửa đêm đang ngủ bỗng dưng phát hiện ra hơi thở ca con nhanh khng khiếp, mình vi kêu chng dy và hai vchng ba chân bn cng ôm con vào Khoa cp cu ca bnh vin. Sau khi vào thì cô y tá ki m tra tim mch, huyết áp của Rơm và bảo hai vchồng … ngồi đợi. Mình gần như nói không ra hơi: “Trời ơi, sao đợi được… Cô không thy con tôi nó thkhông ni nữa à?” Bng mt ging hết sức bình tĩnh, và dịu dàng, cô nói: “À, tôi kiểm tra cho bé rồi. Không sao đâu, anh chị cngồi đợi, khi nào tới lượt thì bác sĩ sẽ gọi.” Mình nhìn cô y vi vnghi ngờ: “Cô có nói thật không đấy? Cô có chc không đấy?” ấy cười, ging rt dí dỏm: “Tôi chắc mà, bảo đảm một trăm mười phần trăm luôn (110%). Anh chvô kia, có đồ chơi cho bé đó. À, với li xin chthông cm cho, đêm nay hơi đông bệnh nhân nên có thphải đợi hơi lâu ạ.” Cui cùng, cũng tới lượt Rơm được gặp bác sĩ, đợi my tiếng đồng hnhưng gặp bác sĩ chỉ có 15 phút rồi…. đi về. Bnh của Rơm gọi là BNH VIÊM TIU TIU PHQUN (Bronchiolitis). Viêm tiu phế qun là gì? Viêm tiu phế qun (hay còn gi là viêm cung phi tên tiếng anh là bronchiolitis) trem là tình trạng các đường dn khí hp nht (tiu phế qun) trong phi ca trbsưng phồng và có thkhiến trbkhó th. Nguyên nhân gây viêm tiu phế qun thường là mt loi virus gi là virus hp bào hô hp (còn gi là RSV).

Tờ "Thông tin về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ dành cho cha mẹ"

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tờ "Thông tin về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ dành cho cha mẹ"

Page 1/5

Thông tin về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ dành cho cha mẹ

Tình huống :

Cách đây gần 4 năm, sau bữa tiệc sinh nhật 1 tuổi thì Rơm có một căn bệnh mà

mình suốt đời không bao giờ quên. Nửa đêm đang ngủ bỗng dưng phát hiện ra

hơi thở của con nhanh khủng khiếp, mình vội kêu chồng dậy và hai vợ chồng ba chân bốn cẳng ôm con vào Khoa cấp cứu của bệnh viện.

Sau khi vào thì cô y tá kiểm tra tim mạch, huyết áp của Rơm và bảo hai vợ

chồng … ngồi đợi. Mình gần như nói không ra hơi: “Trời ơi, sao đợi được… Cô không thấy con tôi nó thở không nổi nữa à?”

Bằng một giọng hết sức bình tĩnh, và dịu dàng, cô nói: “À, tôi kiểm tra cho bé

rồi. Không sao đâu, anh chị cứ ngồi đợi, khi nào tới lượt thì bác sĩ sẽ gọi.”

Mình nhìn cô ấy với vẻ nghi ngờ: “Cô có nói thật không đấy? Cô có chắc không

đấy?”

Cô ấy cười, giọng rất dí dỏm: “Tôi chắc mà, bảo đảm một trăm mười phần trăm

luôn (110%). Anh chị vô kia, có đồ chơi cho bé đó. À, với lại xin chị thông cảm cho, đêm nay hơi đông bệnh nhân nên có thể phải đợi hơi lâu ạ.”

Cuối cùng, cũng tới lượt Rơm được gặp bác sĩ, đợi mấy tiếng đồng hồ nhưng

gặp bác sĩ chỉ có 15 phút rồi…. đi về. Bệnh của Rơm gọi là BỆNH VIÊM TIỂU TIỂU PHẾ QUẢN (Bronchiolitis).

Viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản (hay còn gọi là viêm cuống phổi – tên tiếng anh là

bronchiolitis) ở trẻ em là tình trạng các đường dẫn khí hẹp nhất (tiểu phế quản)

trong phổi của trẻ bị sưng phồng và có thể khiến trẻ bị khó thở. Nguyên nhân

gây viêm tiểu phế quản thường là một loại virus gọi là virus hợp bào hô hấp (còn

gọi là RSV).

Page 2: Tờ "Thông tin về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ dành cho cha mẹ"

Page 2/5

Hầu hết trẻ em có thể bị nhiễm RSV trong khoảng hai năm đầu đời. Tình trạng

này xảy ra phổ biến nhất vào những tháng mùa đông và thường chỉ gây ra các

triệu chứng “giả cảm lạnh” mức độ nhẹ. Phần lớn trẻ tự khỏi.

Một vài trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có thể bị khó thở, kém ăn và cần nhập viện.

Có thể phòng ngừa viêm tiểu phế quản cho trẻ không?

Không. Chủng virus gây viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ cũng gây ho và cúm ở trẻ

lớn và người trưởng thành vì vậy rất khó phòng ngừa.

Triệu chứng của viêm tiểu phế quản là gì?

□ Viêm tiểu phế quản bắt đầu giống như cảm lạnh thông thường. Bé có thể

bị chảy nước mũi, thỉnh thoảng có sốt và ho.

□ Sau vài ngày bé có thể bị ho nhiều hơn.

□ Nhịp thở của bé có thể nhanh hơn bình thường và có thể có tiếng khò khè.

Bé có thể phải gắng sức khi thở.

Page 3: Tờ "Thông tin về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ dành cho cha mẹ"

Page 3/5

□ Thỉnh thoảng, ở những trẻ sơ sinh, viêm tiểu phế quản có thể gây ra các

cơn ngừng thở ngắn.

□ Khi khó thở bé có thể bỏ bú, bú ít đi so với bình thường. Bạn có thể nhận

biết qua việc tã lót của bé ít ẩm ướt hơn.

□ Bé có thể mệt mỏi sau khi bú (ăn) và trở nên cáu kỉnh.

Tôi có thể giúp bé bằng cách nào?

□ Nếu bé bú kém, thử giảm lượng sữa cho bé bú mỗi lần và cho bé bú nhiều

lần hơn.

□ Nếu bé bị sốt bạn có thể cho bé dùng paracetamol. Bạn phải đọc kĩ tờ

hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm. Nếu không hiểu rõ hãy tham khảo ý

kiến dược sĩ xem việc sử dụng paracetamol cho bé có hợp lý không và

nên dùng với liều như thế nào.

□ Nếu bé đang dùng bất kì thuốc nào khác, bạn nên tiếp tục cho bé sử dụng.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cho bé sử dụng hãy tham khảo ý kiến

của bác sĩ.

□ Viêm tiểu phế quản thường do virus gây ra vì vậy kháng sinh sẽ không có

tác dụng.

Hãy đảm bảo rằng bé không phải tiếp xúc với khói thuốc lá. Hút thuốc lá thụ

động có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của bé và làm các bệnh về đường

hô hấp như viêm tiểu phế quản trầm trọng hơn.

Bệnh viêm tiểu phế quản thường kéo dài bao lâu?

□ Phần lớn trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ khỏe lại trong khoảng 2 tuần. Trẻ có

thể vẫn còn ho trong một vài tuần.

□ Có thể cho bé đi nhà trẻ trở lại khi bé đủ khỏe (bú (ăn) bình thường và

không còn khó thở).

□ Không cần thiết phải gặp bác sĩ nếu bé đang phục hồi tốt. Nếu bạn lo lắng

về sự tiến triển bệnh của trẻ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Page 4: Tờ "Thông tin về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ dành cho cha mẹ"

Page 4/5

Khi nào tôi nên tham khảo ý kiến chuyên gia?

Liên hệ với bác sĩ của bạn nếu:

□ Bạn thấy lo lắng về tình trạng của bé.

□ Bé bị khó thở.

□ Trong khoảng trên 2 – 3 cữ bú bé bú ít hơn một nửa so với bình thường

hoặc không đại tiểu tiện trong vòng 12 giờ.

□ Bé bị sốt, hoặc

□ Bé có vẻ mệt và quấy khóc.

Gọi cấp cứu nếu:

□ Bé rất khó thở và tím tái hoặc đổ mồ hôi.

□ Lưỡi và môi bé chuyển màu xanh hoặc

□ Bé có cơn ngừng thở kéo dài.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bé phải nhập viện?

□ Tại bệnh viện bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra bé.

□ Bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra nhịp thở của bé thông qua một thiết bị đặc

biệt gọi là máy đo oxy dựa vào mạch đập. Thiết bị này là một cảm biến

ánh sáng thường được bọc quanh ngón tay hoặc ngón chân của bé. Thiết

bị sẽ đo lường nồng độ oxy trong máu và giúp các bác sĩ và y tá đánh giá

nhịp thở của bé.

□ Nếu bé cần thở oxy, oxy sẽ được cấp qua một ống mảnh thông qua mũi

hoặc qua một mặt nạ.

□ Nếu bé cần hỗ trợ hô hấp hoặc tiêu hóa(ăn qua ống thông) thì cần phải

cho bé nhập viện.

□ Bạn sẽ có thể ở lại bệnh viện để chăm sóc bé.

□ Bé có thể chỉ phải ở lại viện một vài ngày. Bạn có thể đưa bé về nhà khi

bé bú (ăn) bình thường và không cần hỗ trợ thở oxy nữa.

Page 5: Tờ "Thông tin về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ dành cho cha mẹ"

Page 5/5

□ Để xác định nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản, có thể cần lấy một ít

nước mũi của bé để thử RSV. Tại bệnh viện điều này là cần thiết để cách

li những bé nhiễm và không nhiễm virus nhằm ngăn ngừa virus lây lan.

□ Bạn cần rửa sạch tay và sấy khô tay cẩn thận trước và sau khi chăm sóc

bé.

□ Hạn chế người tới thăm bệnh để ngăn ngừa sự lây lan bệnh.

□ Nếu bé cần được nuôi ăn, sữa có thể được đưa vào dạ dày qua một ống

thông. Đó là một ống nhựa nhỏ đặt thông từ mũi hoặc miệng bé xuống dạ

dày. Ống được giữ cố định bằng cách gắn ống nhựa vào cằm của bé. Ống

thông sẽ được tháo ra khi trẻ có thể tự bú trở lại.

□ Một vài bé có thể cần truyền nhỏ giọt dung dịch điện giải để đảm bảo bé

đủ nước.

□ Một số ít bé có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn và cần phải được chăm

sóc tích cực (có thể là ở một bệnh viện khác) để hỗ trợ hô hấp cho bé.

Sau khi xuất viện

□ Nếu bạn thấy lo ngại về tình trạng của bé hãy tham khảo ý kiến của cán

bộ y tế.

Viêm tiểu phế quản có tái phát không?

Bé hiếm khi bị viêm tiểu phế quản tái phát trừ một số rất ít trường hợp.

Viêm tiểu phế quản có để lại di chứng kéo dài không?

□ Bé có thể vẫn còn ho, đau ngực và khò khè một thời gian nhưng các dấu

hiệu này sẽ mất dần đi.

□ Viêm tiểu phế quản thông thường không gây ra các bệnh hô hấp mạn tính.

Link gốc: http://www.sign.ac.uk/pdf/sign91.pdf

Người dịch: DS. Vũ Thị Vân

Người hiệu đính: ThS.DS. Võ Thị Hà