3
BIỂU HIỆN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA TRẺ THẤP CÒI Ở CẤP ĐỘ 1 Trẻ thấp còi có 3 cấp độ, trẻ thấp còi độ 1 tuy mới là giai đoạn nhẹ của bệnh trẻ thấp còi, nhưng nếu không biết cách ngăn chặn hay phòng ngừa, rất dễ chuyển sang tình trạng thấp còi độ 2, độ 3. Ảnh hưởng rất lớn tới thể lực, trí tuệ cũng như sự phát triển sau này. 1. Tình trạng trẻ thấp còi ở trẻ? Trẻ thấp còi Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ phát triển chậm về chiều cao, chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ trước 3 tuổi, nguyên nhân phần lớn do suy dinh dưỡng mãn tính kéo dài. Những trẻ dễ gặp suy dinh dưỡng thấp còi là: - Trẻ sinh non hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai (sinh đủ tháng nhưng có cân nặng sơ sinh dưới 2.500g) - Trẻ bị còi xương, trẻ được nuôi dưỡng không hợp lý sẽ rất có nguy cơ bị mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi. - Nhóm trẻ bị dị tật bẩm sinh, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài. Hoặc trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa. 2. Những biểu hiện trẻ đang thấp còi độ 1

Biểu hiện và cách phòng ngừa trẻ thấp còi cấp độ 1

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Trẻ thấp còi độ 1 tuy mới là giai đoạn nhẹ của bệnh trẻ thấp còi, nhưng nếu không biết cách ngăn chặn hay phòng ngừa, rất dễ chuyển sang tình trạng thấp còi độ 2, độ 3. Ảnh hưởng rất lớn tới thể lực, trí tuệ cũng như sự phát triển sau này.

Citation preview

BIỂU HIỆN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

TRẺ THẤP CÒI Ở CẤP ĐỘ 1

Trẻ thấp còi có 3 cấp độ, trẻ thấp còi độ 1 tuy mới là giai đoạn nhẹ của bệnh trẻ thấp còi, nhưng nếu không biết cách ngăn chặn hay phòng ngừa, rất dễ chuyển sang tình trạng thấp còi độ 2, độ 3. Ảnh hưởng rất lớn tới thể lực, trí tuệ cũng như sự phát triển sau này.

1. Tình trạng trẻ thấp còi ở trẻ?

Trẻ thấp còi

Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ phát triển chậm về chiều cao, chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ trước 3 tuổi, nguyên nhân phần lớn do suy dinh dưỡng mãn tính kéo dài. Những trẻ dễ gặp suy dinh dưỡng thấp còi là:

· Trẻ sinh non hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai (sinh đủ tháng nhưng có cân nặng sơ sinh dưới 2.500g)

· Trẻ bị còi xương, trẻ được nuôi dưỡng không hợp lý sẽ rất có nguy cơ bị mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi.

· Nhóm trẻ bị dị tật bẩm sinh, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài. Hoặc trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa.

2. Những biểu hiện trẻ đang thấp còi độ 1

Trẻ thấp còi thường có các biểu hiện như ra nhiều mồ hôi ngay cả khi trời mát mẻ, trẻ hay bị kích thích, khó ngủ, giật mình ban đêm, rụng tóc sau gáy, hai bên tai. Ngoài ra, tùy theo thể trạng cơ thể mà trẻ có thể biểu hiện như thở rít, con khóc lặng, nôn trớ, nấc khi ăn, do hạ Canxi máu, bé chậm tăng cân và phát triển chiều cao.

3. Cách phòng ngừa trẻ thấp còi độ 1 hiệu quả

Trẻ thấp còi, có thể trạng yếu do trẻ sức đề kháng kém, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Nên cố gắng nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, thường xuyên cho trẻ tắm nắng sớm để cơ thể trẻ có đủ lượng Vitamin D tự nhiên để giúp cho quá trình chuyển hóa Canxi vào cơ thể.

Trẻ được 6 tháng tuổi trở lên là thời điểm thích hợp để cho trẻ ăn dặm vì lúc này, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Không cho trẻ ăn sớm quá sẽ làm trẻ bỏ phí những dưỡng chất rất quý giá trong sữa mẹ. Cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn, mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những món ăn bổ dưỡng, giàu Vitamin D như lòng đỏ trứng gà, ga, rau màu xanh đậm, … tuy nhiên không ép trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ có tâm lý sợ hãi mỗi lần ăn dặm.

Cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn

Ngoài ra, để phòng ngừa trẻ thấp còi toàn diện, giảm ốm vặt nâng cao sức đề kháng cho trẻ, các mẹ nên bổ sung thêm các chất tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ khỏe mạnh cao lớn như canxi tảo biển, vitamin C, L-Carnitine… Để giúp trẻ thấp còi ăn ngon miệng hơn, hấp thu tối ưu chất dinh dưỡng, mẹ có thể lựa chọn và bổ sung thêm sản phẩm chứa kẽm oxit, vitamin B1.