4
XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG MẸ CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ? Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng là do chế đô dinh dưỡng chưa khoa học và hợp lí. Vì vậy, để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, phục hồi cân nặng, chiều cao cũng như tối ưu trí thông minh của trẻ thì trong thực đơn và khẩu phần của con, mẹ cần cung cấp đủ năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết. 1. Cách nhận biết trẻ suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng là triệu chứng có thể xuất hiện từ trong bào thai và thường gặp ở bé dưới 3 tuổi – một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong việc phát triển thể chất và trí não của trẻ. Có rất nhiều biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng, tuy nhiên, bố mẹ có thể nhận thấy rõ nhất tình trạng của con với 3 dấu hiệu sau: - Bé chậm tăng cân: Cân nặng là điều dễ nhận thấy nhất thể hiện sự phát triển thể chất của con. Bé được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu bị đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng. Mẹ nên lưu ý theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ hàng tháng để đánh giá thể trạng của con. Nếu đường phát triển cân nặng của con nằm dưới vùng chuẩn bình thường thì con đang bị đe dọa bởi chứng suy dinh dưỡng.

Xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần chú ý những gì?

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Chế đô dinh dưỡng chưa khoa học và hợp lí là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ suy dinh dưỡng. Cùng tìm hiểu những mẹo nhỏ xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng qua bài viết dưới đây mẹ nhé!

Citation preview

XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG

MẸ CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ?

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng là do chế đô dinh dưỡng chưa khoa học và hợp lí. Vì vậy, để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, phục hồi cân nặng, chiều cao cũng như tối ưu trí thông minh của trẻ thì trong thực đơn và khẩu phần của con, mẹ cần cung cấp đủ năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết.

1. Cách nhận biết trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là triệu chứng có thể xuất hiện từ trong bào thai và thường gặp ở bé dưới 3 tuổi – một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong việc phát triển thể chất và trí não của trẻ.

Có rất nhiều biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng, tuy nhiên, bố mẹ có thể nhận thấy rõ nhất tình trạng của con với 3 dấu hiệu sau:

· Bé chậm tăng cân: Cân nặng là điều dễ nhận thấy nhất thể hiện sự phát triển thể chất của con. Bé được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu bị đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng. Mẹ nên lưu ý theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ hàng tháng để đánh giá thể trạng của con. Nếu đường phát triển cân nặng của con nằm dưới vùng chuẩn bình thường thì con đang bị đe dọa bởi chứng suy dinh dưỡng.

Bé chậm tăng cân

· Chậm phát triển thể chất: Trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng có mức cân nặng nhẹ hơn 20% so với tiêu chuẩn. Trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao thì có mức chiều cao thấp hơn 10% so với tiểu chuẩn. Mẹ cũng nhớ chú ý xem các mốc phát triển vận động của con như: lật, ngồi, nói, đi… có phù hợp với lứa tuổi không.

· Trẻ mệt mỏi và đau yếu, kém linh hoạt: Bên cạnh chiều cao và cân nặng, mẹ cũng nên thường xuyên theo dõi bữa ăn của trẻ. Nếu thấy có biểu hiện biếng ăn, ăn không hết phần thức ăn theo nhu cầu lứa tuổi, mẹ cần tìm nguyên nhân để giúp trẻ ăn ngon miệng. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên bỏ qua khi thấy trẻ kém linh hoạt, thường xuyên mắc các bệnh lí nhiễm trùng… Đây cũng là biển hiện sớm của suy dinh dưỡng.

2. Xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần chú ý những gì?

· Nấu cháo với độ đặc vừa phải

Cháo loãng giúp trẻ dễ ăn và ăn nhiều hơn nhưng lại không cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. Cháo quá đặc lại khiến bé khó ăn và nhanh ngán. Tốt nhất mẹ nên nấu cháo với độ đặc vừa phải để con hấp thu được nhiều dưỡng chất mà không bị ngán.

· Lựa chọn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

Lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng cao

Đối với trẻ suy dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác biệt hơn đối với các trẻ cùng trang lứa. Chính vì vậy việc bổ sung thực phẩm giàu năng lượng là việc cần thiết để con khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Một số loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: chuối, khoai tây, trứng, sữa…

· Thêm dầu mỡ vào các món ăn cho con

Mẹ có biết rằng chất béo từ dầu mỡ mang đến cho con nguồn năng lượng gấp đôi chất đạm và chất béo thông thường? Không chỉ là nguồn bổ sung năng lượng hiệu quả, chất béo còn là môi trường thích hợp giúp hòa tan các loại vitamin trong dầu, đặc biệt là viamin E và vitamin D. Mỗi bát cháo hoặc canh của con mẹ nên cho thêm 1 thìa nhỏ dầu và mỡ để giúp con phát triển tốt nhất.

· Cho con ăn thêm những bữa phụ

Bữa phụ cho bé với món sinh tố bơ

Bên cạnh việc đảm bảo cho con 3 bữa chính 1 ngày, mẹ nên tăng cường thêm cho bé từ 2- 3 bữa phụ. Bữa phụ nên cách bữa chính 2 tiếng. Với bữa phụ này mẹ có thể cho bé ăn hoa quả, nước ép hoa quả, sữa chua, bánh quy… để bổ sung thêm những dưỡng chất thiếu hụt.

· Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua các sản phẩm hỗ trợ

Bổ sung dinh dưỡng qua các sản phẩm hỗ trợ

Bổ sung dinh dưỡng qua các sản phẩm hỗ trợ là điều cần thiết để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của bé, nhất là đối với các bé gặp tình trạng suy dinh dưỡng. Sản phẩm hỗ trợ có thành phần vitamin D3, Calci tảo biển giúp trẻ tăng cường chiều cao. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn chiết xuất từ Hồng sâm, Amomum Fruit, Kẽm oxit và các vitamin nhóm B cùng hương liệu tự nhiên kích thích bé ăn ngon hơn, hạn chế tình trạng biếng ăn ở trẻ và tăng cường hồi phục sức khỏe.

Chúc bé ăn ngoan, chóng lớn!