97
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA THUỶ SẢN BÀI TIỂU LUẬN: P GV: NHÓM:

Ca (ngu loai)

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA THUỶ SẢN

BÀI TIỂU LUẬN:

P

GV: NHÓM:

Danh sách loài

•Cá mòi cờ

•Cá chép

•Cá dầy

•Cá thác lác

•Cá Anh vũ

•Cá Trắm đen

•Cá Hô

•Cá Linh bản

•Cá Trắm cỏ

•Cá Basa

•Cá Lăng

•Cá Ngạnh

•Cá Nầu

•Cá Trôi

•Cá Mè lúi

•Cá măng sữa

•Cá Dìa

•Cá Nục sò

•Cá Chẽm

•Cá Hồng

•Cá Luợng vây đuôi dài

•Cá Phèn 1 sọc

•Cá Đù bạc

•Cá Basa

•Cá Lóc

•Cá Đối

•Cá Mú chấm đen

•Cá

•Cá Ngừ bò

•Cá Thu vạch

cá mòi cờ

Đặc điểm phân bố

• Cá Mòi cờ nằm trong thành phần của khu hệ cá vịnh Bắc Bộ, sống ở ven bờ, giới hạn phía Nam gặp ở vùng biển Thừa Thiên Huế.

• Hàng năm đến mùa đẻ trứng, cá di cư vào các hệ thống sông lớn miền Bắc, nhất là hệ thống sông Hồng để sinh sản.

mòi cờ

cá măng sữa

phân bố trên thế giới

Đặc điểm phân bố

• Cá Măng sữa là cá biển ven bờ, rộng muối, có thể sống được ở các kênh rạch, đầm, hồ nước ngọt ven biển.

• Ở nước ta cá sống ở phía tây nam vịnh Bắc Bộ, ven biển Trung Bộ và Nam Bộ.

• Bãi đẻ ở vùng biển có độ sâu 20 - 40 m.

măng sữa

Cá thát lác

Đặc điểm phân bố

• Cá Thát lác sống ở hầu hết các thủy vực nước ngọt đồng bằng thuộc các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Cá cũng có thể gặp ở cửa sông và các đầm nước lợ ven biển. Giới hạn cao nhất của cá Thát lác về phía bắc là lưu vực sông Lam (Nghệ An).

thác lác

cá chép

Đặc điểm phân bố

• Cá phân bố rất rộng trên thế giới, trừ Nam Mỹ, Madagasca và châu úc, tây Bắc Mỹ, chịu được nhiệt độ 0 – 400C, thích hợp ở 20 - 27oC. Cá sống tự nhiên và nuôi trong các ao, hồ. Nghề nuôi và tuyển chọn cá Chép đã có lịch sử lâu đời, nhất là ở Trung Quốc.

Cá Dầy

Đặc điểm phân bố

• Cá có vùng phân bố hẹp, trong các sông từ Quảng Trị vào Nam Trung Bộ. Sản lượng cá khá cao ở đầm phá Thừa Thiên Huế, nhất là đầm Cầu Hai, khi độ muối ở đây giảm thấp do lũ hoặc vào thời kỳ cửa Tư Hiền bị thu hẹp và bị lấp, nước trong đầm giảm đến lợ nhạt.

• Cá Dày là cá ngon, như một đặc sản của đầm phá, sông suối Trung và Nam Trung Bộ. Ở phá Thừa Thiên Huế cỡ khai thác tập trung vào nhóm dưới 1 tuổi đến 2 tuổi.

Đặc điểm phân bố

• Cá phân bố ở các sông, suối và các đầm hồ ở các tỉnh phía Bắc. Cá khai thác có khối lượng từ 300 đến 1000 gam, trúng bình 500g

• Cá Trôi ăn đáy và gặm thực vật trên các giá thể . Thức ăn chính là các mảnh vụn hữu cơ, các loại tảo bám như tảo Silic. Ngoài ra, trong ống ruột còn gặp ấu trùng côn trùng, giáp xác sống đáy, song số lượng không đáng kể.

• Trên hệ thống sông Hồng, bãi đẻ quan trọng của cá là Thác Bà, Vạn Yên (sông Đà), Giàn Khế,. cửa Ngòi Thía, Sền Vền, Cánh Mỉnh (sông Thao) và sông Trung thuộc hệ thống sông Thái Bình. Tại bãi đẻ, cá thường tập trung thành đàn đông và phát ra tiếng kêu “ụt ịt” như lợn kêu.

Cá Anh vũ

Đặc điểm phân bố

• Cá sống ở trung thượng lưu thuộc hệ thống sông Hồng (sông Thao, Lô, Đà) Sau khi có đập Hòa Bình, cá . Anh Vũ trên sông Đà phân bố cao hơn lên phía thượng lưu và các suối lớn như Tạ Khoa, Tạ Bú,. suối Tấc. Loài này còn có mặt ở Vân Nam, Tứ Xuyên .Trung Quốc.

• Nơi đẻ có mực nước thay đổi từ 0,5 đến 2,0 m, thường

là đáy đá, lắm hang hốc.

Hệ thống sông ĐàHệ thống sông ThaoHệ thống sông Lô

trắm đen

Đặc điểm phân bố

• Cá Trắm đen phân bố chủ yếu trong các hệ thống sông lớn thuộc các tỉnh phía Bắc, nhất là hệ thống sông Hồng Cá con được nuôi thả trong các ao, đầm.

• Cá Trắm đen ăn chủ yếu là động vật đáy, nhất là ốc, hến, trai, cua. Khi đói có thể ăn cả quá rụng như sung, vả.

trắm cỏ

phân bố trắm cỏ

Đặc điểm phân bố

• Ở nước ta cá Trắm cỏ sống ở sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn).

• Năm 1958 cá được nhập từ Trung Quốc và. năm 1967 đã thả lại vào sông Hồng một số lượng đáng kể. Những năm gần đây trên sông Hồng cũng đã vớt được Cá bột của Trắm cỏ.

• Thức ăn cua Trắm cỏ là thực vật: các loại rong, cỏ mềm ven bờ nước, bèo cái bèo tấm. Cá con thường ăn tảo, cặn vẩn, Protozoa, Rotatoria, Crustacea. Cỡ từ 8 - 10 cái cá chuyển dần sang .ăn thực vật bậc cao, nhất là cỏ.

Sông Kỳ Cùng

linh bản

Đặc điểm phân bố

• Cá phân bố trong các vực nước Nam Bộ và nhiều vùng nước nhiệt đới khác (Borneo, Samatra, Thái Lan...).

• Cá sống thành đàn ở tầng nước mặt các ao hồ, kênh rạch, sông, đôi khi gặp ở phần đầu của vùng cửa sông.

• Thịt cá không ngon, nhưng số lượng của quần thể đông, cho sản lượng khai thác cao, nhất là khi cá hợp đàn di cư sinh sản. Vì vậy, mùa khai thác trùng với mùa đẻ trứng của cá.

linh bản

cá hô

Đặc điểm phân bố

• Cá phân bố ở hệ thống sông Mêkông, chủ yếu gặp ở vùng Châu Đốc, Tân Châu.

• Đến mùa sinh sản cá di cư lên phần trung lưu để đẻ trứng. Cá con xâm nhập vào các sông nhỏ và đồng bằng ngập nước trong mùa lũ để kiếm ăn. Mùa đẻ của cá Hô từ tháng 5 đến tháng 7.

• Cá Hô có thịt ngon và kích thước 1ớn nên bị khai thác mạnh, kích thước quần thể đã giảm đi nhiều. Cá trở nên hiếm gặp ở vùng hạ lưu sông Cửu Long.

Con đường di cư sinh sản của cá Hô

tra, basa

Đặc điểm phân bố

• Cá có mặt trên sông Tiền và sông Hậu thuộc hệ thống sông Cửu Long.

• song nhiều từ vùng biên giới Việt Nam - campuchia trở lên: Khi lũ tràn bờ, cá con xâm nhập vào các kênh rạch, ao, đìa và đồng bằng ngập nước. Những con không kịp rút theo lũ có. thể sống được ở những nơi nước chảy chậm hoặc nước đứng.

• Đến mùa sinh sản (tháng 6 - 8) cá tìm đến nơi nước chảy mạnh để đẻ trứng. Bãi đẻ quan trọng nằm ở dọc đoạn sông từ Phnompenh đến Kratie (Campuchia). Cá con nở ra trôi theo dòng xuôi xuống hạ lưu và vào Biển Hồ và đến tận hệ thống sông Cửu Long.

cá lăng

Đặc điểm phân bố

• Cá Lăng (hay cá Quất) là cá cỡ lớn, sông trong các sông lớn thuộc các tỉnh phía Bắc, nhất là hệ thống sông Hồng. Vùng lòng hồ Hòa Bình thường bắt được cá từ 1- 4 đến 11 – 12 kg, cá lớn nhất nặng đến 30 kg (tại Tạ Khoa). Cá Lăng có cỡ tối đa nặng tới 40 kg (Vu Trúng Tạng, 1996).

• Cá hay sống trong hang hốc ở những nơi tối, ven bờ và kiếm ăn tại những nơi tập trung của sinh vật làm thức ăn như các bè gỗ, nứa, bến phà, bến tàu.

• Cá đẻ trong những hang đá, hốc ngầm tự nhiên hoặc đào vùng. Trứng chìm và dính. Cá biết chăm sóc con, súc sinh sản thấp. Trên hệ sông Hồng nơi cá đẻ tập trung là ngòi Như, ngòi Đùm, ngòi Thía.

Cá Ngạnh

Đặc điểm phân bố

• Cá gặp ở tất cả các hệ thống sông từ miền Bắc đến Nam Trung Bộ (Trà Khúc). Không gặp loài này ở các vực nước Nam Bộ. Cá ưa sống nơi nước chảy êm nên thường tập trung ở hạ lưu.

• Cá sống trong tầng đáy và tầng nước giữa. • Chúng hay tập trung đông ở các bến phà, bến tắm trên

sông và ăn tất cả những thải bỏ của con người.• Bãi đẻ của cá là các hang hốc tự nhiên hoặc tự đào ở

đáy đất.

Cá Lóc

Đặc điểm phân bố

• Chúng có thể sống trong các môi trường nước thiếu ôxy, là loài cá sống trong môi trường nước ngọt. Chúng tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới như châu Phi và châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Triều Tiên, Sri Lanka, Việt Nam v.v, ở đó chúng được coi là loài cá đặc sản.

• Môi trường: Nước ngọt; độ sâu sinh sống từ 0 đến 30 m trong các sông, suối, ao, hồ và trong các ao nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, hay tìm thấy trong các ao hồ có nhiều rong cỏ và nước đục.

• Nhiệt độ: 7 - 35 °C • Vĩ độ: 40°bắc - 10°bắc

Cá Đối

Đặc điểm phân bố

• Ở vùng cửa sông thường gặp 5 đến 7 loài có giá trị cao, nhất là loài cá Đối mục. Cá sinh sống trong vùng cửa .sông và thường có mặt trong các đầm nước lợ.

• Đến mùa sinh sản, giống như cá Măng sữa, cá cái di cư ra vùng nước sâu xa bờ để dẻ trứng. Sau đó, cá bố mẹ và con cái trở lại vùng cửa sông để sinh sống.

• Cá Đối đất khai thác được trong các đầm nước lợ thuộc hệ sông Hồng.

• Cá Đối, nhất là Đối mục, có thịt ngon, xuất hiện quanh năm trong khai thác ở các đầm. nước lợ. Nhân dân Nam Bộ có tập quán vớt và thuần hoa Đối mục con về nuôi trong ao thay thế cho các loài cá nuôi nước ngọt khác mà nguồn giống của chúng ở đây thường không có.

cá nầu

Đặc điểm phân bố

• Cá rất hay gập trong đầm, phá, kênh rạch nước lợ cửa sông, trong một số đầm nuôi ven biển, chúng cho sản lượng. khai thác đáng kể.

• Chiều dài cá đánh bắt ở các đầm nuôi thuộc châu thổ sông Hồng đạt đến 143 - 175mm với khối lượng tương ứng là 105 - 140g.

• Cá lớn đẻ ngay trong vùng cửa sông, cá con rất phong phú, xâm nhập vào đầm và phát triển để cho sản lượng khai thác.

phân bố trên thế giới

dìa

Đặc điểm phân bố

• Loài này thường gặp ở cửa sông và nước nóng ven bờ. Ở đầm phá Thừa Thiên Huế cá trở thành đối tượng kinh tế và được ựa chuộng.

• Mùa đẻ của cá trong đầm từ tháng IV đến tháng 8, rộ nhất vào khoảng tháng 6 đến tháng 8.

• Cá Dìa trong đầm có thể đánh bất quanh năm, nhưng sản lượng thấp. Do cá bị khai thác nhiều nên sản lượng có chiều hướng giảm. Cá có thể trở thành đối tượng nuôi trong đầm nước lợ.

cá dìa

cá chẽm

Đặc điểm phân bố

• Cá Chẽm còn được gọi là cá Vược thuộc loại cá dữ điển hình của vùng cửa sông. Chúng có số lượng đông trong các kênh rạch, đầm phá, nhất.là trong các đầm nuôi tôm.

• Trong các đầm nuôi chưa gặp cá lớn đạt tuổi sinh sản, nhưng cá đẻ ngay trong vùng cửa sông. Khi lấy nước vào đầm nuôi, cá con đã theo vào khá đông.

phân bố cá Chẽm thế giới

cá chẽm

Cá Nục Sò

Đặc điểm phân bố

• Cá Nục sò thuộc họ cá Khế (Carangidae), có vùng phân bố rộng, sống ở tầng nước giữa và tầng nước mặt thềm lục địa, thường tập trung thành đàn và có hiện tượng di cư rõ rệt từ tầng nước sâu lên tầng nước mặt để kiếm ăn và sinh sản, nhất là ở vịnh Bắc bộ khi chuyển từ mùa đông sang xuân hè.

phân bố trên thế giới cá Nục Sò

Cá Hồng

Đặc điểm phân bố

• Cá Hồng (L. erythropterus) thường phân bố ở sải nước sâu trên 40m, song tập trung đông ở những sải nước 40 - 90m với nhiệt độ và độ muối tương ứng là 19 - 25oC và 33 - 34%o.

• Bãi đẻ của cá Hồng tập trung ở độ sâu 40 - 80m. Cá con thường di nhập vào vùng nước nông, thậm chí cả ở các cửa sông để kiếm ăn. Khi cá lớn, chúng lại trở lại nơi nước sâu để sinh sống như cha mẹ của chúng.

phân bố Cá Hồng trên thế giới

Cá Mú Chấm Đen

Đặc điểm phân bố

• Cá thích sống ở các hốc đá, vùng ven bờ quanh các đảo san hô, nơi có độ sâu từ 10-30m. Cá thích hợp ở nhiệt độ từ 22-280C ở 180C cá bắt đầu bỏ ăn, ở mức 150C cá hầu như ngưng hoạt động. Cá chịu được độ mặm trong giới hạn 11-14%0.

• Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia,Úc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, cá phân bố hầu hết ở các vùng biển.

phân bố trên thế giới cá Mú Chấm Đen

Cá Lượng vây đuôi dài

Đặc điểm phân bố

• Cá lượng dài vây đuôi thuộc họ Nemipteridae, sống chủ yếu ở vùng nước sâu 40 – 70 m, chất đáy là cát pha bùn và bùn pha cát, nhiệt độ 19 – 22oC và độ muối 32,5 - 34,5%0.

• Ở vịnh Bắc Bộ cá Lượng vây đuôi dài chiếm 1,3 - 2,0% tổng sản lượng cá đánh được trên tàu điều tra

Phân bố trên thế giới

Cá Phèn 1 sọc

Đặc điểm phân bố

• Cá Phèn một sọc thuộc họ cá Phèn (Mullidae), sống ở độ sâu 30 - 90 m, nơi chất đáy là cát pha bùn lẫn vỏ thân mềm, hoặc cát pha bùn, bùn pha cát với nhiệt độ và độ muối của nước tương ứng là 20 – 240C và 33 - 35%0.

• Cá con nở ra thường sống ở nơi nước nông gần bờ, lớn nhanh, sau chuyển dần ra xa bờ nơi nước sâu.

Phân bố trên thế giới

Cá Đù Bạc

Đặc điểm phân bố

• Cá Đù bạc thuộc họ cá Đù (Sciaenidae), sống đáy, nơi bùn pha cát ở các sải nước sâu. Cá không có hiện tượng di cư rõ rệt, nhưng đến mùa sinh sản, chúng thường vào vùng nước nông gần bờ để đẻ trứng rồi lại trở lại vùng nước sâu.

• Cá thường được đánh bắt ở thềm lục địa nước ta.

Phân bố cá Đù Bạc trên thế giới

Cá Thu Vạch

Đặc điểm phân bố

• Cá Thu vạch là cá nổi ở vùng nước thềm lục địa, nhiều khi tập trung thành đàn để kiếm ăn và sinh sản.

• Cá ưa sống ở nơi nước trong, độ muối cao (30 - 34%o) trong lớp nước mặt khống sâu quá 30m.

• Do sợ ánh sáng và tiếng động nên cá xuất hiện đông ở tầng nước mặt vào lúc hoàng hôn và đêm tối, khi biển lặng.

• Ở vịnh Bắc Bộ cá đánh được có kích thước 300 - 600mm, nhưng chủ yếu là những cá có chiều dài 400 - 600mm. Cá cái có kích thước lớn hơn cá đực.

Phân bố trên thế giới

Cá Ngừ Bò

Đặc điểm phân bố

• Cá Ngừ là những loài sống ở tầng nước mặt và tầng nước giữa, bơi nhanh, ưa nơi nước trong và ấm.

• Những ngày thời tiết đẹp, gió nhẹ cấp 2 - 3 cá thường đi đàn, nổi lên mặt nước để săn mồi.

• Bình Định, Phú Yên là 2 tỉnh nổi tiếng với nghề câu cá ngừ.

Phân bố trên thế giới

Cá Rôhu

Đặc điểm phân bố

• Cá có đầu vừa phải, thân tròn và dài, vẩy vừa phải, đường bên chạy dài từ giữa vi đuôi đến đầu. Cá có một cặp râu ngắn, nhỏ ở hàng trên, giấu theo đường rãnh bên. Thân có màu hơi xanh, dọc theo sau, trở thành bạc hai bên, và xuống dưới bụng, các vây màu xám hay đen, mắt màu đỏ sáng.

• Có nguồn gốc từ Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Nepan, Myanmar...

• Ăn chủ yếu thực vật, mùn bã hữu cơ...sống ở tầng giữa và tầng đáy.

• Vì chất lượng thịt ngon và lớn nhanh nên Rôhu trở thành đối tượng nuôi quan trọng trong các ao, đầm.

Cá Trê Phi

Đặc điểm phân bố

Khu vực phân bố

Danh sách nhóm

• Phan Xuân Minh Trí• Phan Thị Vân• Nguyễn Mộng Truyền• Nguyễn Thị Đăng Trình• Nguyễn Lê Bảo Trung• Lê Thiên Quốc Việt

• Lê Thị Thuý Trinh• Trần Thị Huyền Trang• Trần Thị Tuyết Trinh• Hà Thị Điền Tuyết• Huỳnh Văn Tuấn• Cao Đức Hiếu Vĩnh

Tài Liệu Tham Khảo

• Giáo trình Ngư Loại Học-Vũ Trung Tạng...

• vi.wikipedia.com

• google.com.vn