223
1 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ----------- TRẦN THỊ THU HẰNG Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã số : 60.22.56

Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

-----------

TRẦN THỊ THU HẰNG

Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại

hoá, từ 1996 đến 2005

Chuyên ngành : Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Mã số : 60.22.56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Page 2: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thành tựu của công cuộc đổi mới là một trong ba thắng lợi vĩ đại của cách

mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã

hội, hoàn thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

khoa học và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Việt Nam đã phá được thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tăng

cường mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định

chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh. Kinh tế tăng tưởng, đời sống của nhân

dân được cải thiện, vị thế Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Đất

nước ta có được thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, là nhờ đường lối đổi mới

do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Trong 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Đảng

Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách thể hiện rõ sự đổi mới

trong tư duy kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một chủ trương lớn của Đảng

ta. Đây chính là một trong những nội dung quan trọng trong đường lối phát triển

kinh tế thời kỳ đẩy mạnh công hiện hoá, hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu đến

năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và

nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, trong

nhiều năm qua đã phát huy nội lực và thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn, thách

thức, từng bước thực hiện có hiệu quả chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thực tiễn những năm qua đã chứng minh chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế

của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế khách

quan, phù hợp sự phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất và phù hợp

với lòng dân. Nhờ có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà cơ cấu kinh tế

có nhiều thay đổi và đạt kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi bộ mặt địa

phương, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần vào sự nghiệp chung: Xây dựng

CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Hà Nội, Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung

tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo và giao 2

Page 3: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

dịch quốc tế. Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, nơi hội tụ nhiều tiềm năng cho sự

phát triển so với nhiều thành phố khác. Vì vậy, Nghị quyết Bộ chính trị (15-12-

2000) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô, giai đoạn 2001-2010, nhấn

mạnh Hà Nội “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia,

trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế" [8,

tr.3]-tư tưởng hồ chí minh

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã

nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

đối với sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Do vậy, Đảng bộ đã phát huy truyền

thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người dân Hà Nội, đồng thời

đẩy mạnh khai thác tiềm năng của thành phố. Sau 20 năm tiến hành đổi mới,

kinh tế - xã hội Thủ đô đạt được nhiều thành tựu to lớn. Kinh tế tăng trưởng

nhanh, cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần to lớn vào sự phát

triển chung của Thành phố trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa; bộ mặt Thủ đô có nhiều thay đổi; đời sống của nhân dân không ngừng

nâng cao; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.Vai trò lãnh đạo của

Đảng bộ được củng cố, tăng cường, đáp ứng nhu cầu phát triển cả bề rộng lẫn

chiều sâu. Đạt được kết quả trên là do Đảng bộ Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo

xây dựng, “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là khâu then

chốt” [4, tr.58], quan tâm lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô phù hợp

với định hướng của Trung ương, phù hợp điều kiện cụ thể của Hà Nội. Chủ

trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn được Đảng bộ Hà Nội chú ý tổng kết,

hoàn thiện, đổi mới trong thực tiễn các giai đoạn phát triển kinh tế của thành

phố.

Việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học qúa trình lãnh đạo thực hiện

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội và việc khẳng định tính đúng

đắn của chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng ta, là một vấn đề có ý

nghĩa chiến lược để xây dựng và phát triển nền kinh tế Thành phố Hà Nội. Mặt

khác, thành tựu, khuyết điểm, thuận lợi và khó khăn, kinh nghiệm thành công và

chưa thành công… trong sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội về chuyển dịch cơ 3

Page 4: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

cấu kinh tế, cũng là những vấn đề của một số tỉnh, thành phố khác có đặc điểm,

vị trí, điều kiện tương tự, cần được nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm, để

thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ đó tổng kết kinh nghiệm,

hoàn chỉnh về lý luận, phát triển về thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa việc

cụ thể hoá đường lối của Đảng đối với từng địa phương, trong đó có Thành phố

Hà Nội.

Vì thế, tôi chọn đề tài "Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến

2005" làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt

Nam.

2. Tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về

chuyển dịch CCKT ở Việt Nam như: GS. Đỗ Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, NXB

Chính trị Quốc gia, H, 1994; PGS. Đỗ Hoài Nam: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ngành và phát triển mũi nhọn, NXB KHXH, H, 1996; Lê Du Phong: Chuyển

dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và

triển vọng, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2003; Trần Ngọc Hiên: Mối quan hệ

công - nông nghiệp - dịch vụ trong sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước

ta, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H, 1997; PGS.TS. Nguyễn Văn Khanh: Biến

đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong

thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2003; Ban Tư tưởng - Văn hoá

Trung ương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Con đường công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị

Quốc gia, H, 2003; Davit Dapice: Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng

bay, NXB Chính trị Quốc gia, H, 1994…

Ở Trung ương và địa phương có nhiều đề tài nghiên cứu, về chuyển dịch

CCKT: Đề tài KX- 08 “Phát triển tổng thể kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam”,

1995. Thành uỷ Hà Nội có Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm

01X13 và kết quả nghiên cứu đã in thành sách: Hai mươi năm đổi mới ở Thủ đô 4

Page 5: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Hà Nội định hướng phát triển đến năm 2010, NXB Hà Nội, 2005. Cuốn sách là

công trình nghiên cứu công phu, nội dung phong phú, đề cập đến hầu hết các

vấn đề cơ bản của quá trình đổi mới ở Thủ đô, trong đó có vấn đề CCKT và

chuyển dịch CCKT. Đây cũng là công trình tổng kết thực tiễn của Hà Nội.

Đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng

Cộng sản Việt Nam, viết về lĩnh vực này và đã bảo vệ thành công như: Đào Thị

Vân, “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997 - 2003”. Luận văn thạc sĩ chuyên

ngành lịch sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại ĐHQG, Hà Nội, năm 2004;

Nguyễn Ngọc Thanh, “Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo thực hiện

chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991 - 2000)”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch

sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội 2004;

Đặng Thị Kim Oanh, “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu

kinh tế từ năm 1997 đến năm 2003”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử

Đảng, đã bảo vệ thành công tại ĐHQG, Hà Nội, năm 2005...

Ngoài ra cũng có nhiều bài viết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đăng trên

các tạp chí chuyên ngành.

Các công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến chuyển dịch cơ cấu

kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng hoặc

cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nước ta… Một vài công trình có đề cập

đến sự lãnh đạo của Đảng bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công

nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số tỉnh. Ở Hà Nội mới chỉ có một công trình

nghiên cứu về Đảng bộ Gia Lâm lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện

Gia Lâm. Chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện

và đầy đủ về: Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích:

5

Page 6: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

+ Làm rõ quá trình vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, chủ trương

của Trung ương trong lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa

phương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, từ 1996 đến 2005.

+ Đánh giá bước đầu thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế ở Hà Nội, từ 1996 đến 2005.

+ Nêu lên một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ

cấu kinh tế của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, từ 1996 đến 2005.

- Nhiệm vụ:

+ Trình bày một cách có hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng về phát

triển kinh tế, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1996 đến 2005.

+ Trình bày quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội vận dụng đường lối,

chủ trương của Trung ương, lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở

Thủ đô Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005.

+ Phân tích kết quả quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chuyển dịch cơ

cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội.

+ Tổng kết những kinh nghiệm trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế

của Đảng bộ Hà Nội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Là sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, là nghiên cứu những chủ trương,

giải pháp của Đảng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Địa bàn nghiên cứu là Thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu từ

tháng 5 - 1996 (Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XII) đến tháng 12 -

2005 (Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV)

+ Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một số nội dung chính: chuyển dịch

cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành, chuyển dịch cơ cấu

kinh tế vùng, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Luận văn tập trung nghiên

cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành.6

Page 7: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu

- Cơ sở lý luận:

Luận văn được tiến hành trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển

kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng một số phương pháp chuyên ngành như: Phương pháp

lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra còn kết hợp các phương pháp như phân

tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn…

- Nguồn tư liệu:

+ Các văn kiện Đại Hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X và nghị quyết Trung

ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khoá VI, VII, VIII, IX về phát triển

kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Tác phẩm của Hồ Chí Minh về Đảng lãnh đạo kinh tế.

+ Các văn kiện Đại hội, hội nghị của Đảng bộ Thành phố Hà Nội các

khoá IX, X, XI, XII, XIII, XIV, các nghị quyết chỉ thị một số Quận uỷ, Huyện

uỷ tiêu biểu về kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Báo cáo hàng năm của

Thành uỷ, UBND thành phố, Báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công

nghiệp, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở du lịch - Thương mại. Niên

giám thống kê thành phố, tài liệu khảo sát thực tế…

6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn

- Hệ thống hoá chủ trương, giải pháp của Đảng bộ Thành phố Hà Nội

trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, từ 1996 đến 2005.

- Phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học thành tựu và hạn chế

trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần

đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thủ đô Hà Nội, từ 1996 đến 2005.

- Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ Hà Nội về lãnh đạo, chỉ đạo

chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng tham khảo trong nghiên

cứu và giảng dạy lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội thời kỳ đổi mới.7

Page 8: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận

văn gồm 2 chương, 7 tiết.

8

Page 9: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

CHƯƠNG I. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA

ĐẢNG BỘ HÀ NỘI THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

(1996 - 2000)

1.1. ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU KINH TẾ

1.1.1.Một số khái niệm về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tếTrong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế, đặc biệt trong đường lối đổi

mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức sâu sắc việc chuyển dịch

CCKT, và coi đây là một trong những nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong

chiến lược phát triển kinh tế theo định hướng XHCN. Vì thế, việc xác định được

một CCKT hợp lý sẽ thúc đẩy việc xây dựng cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu

đầu tư, cơ cấu lao động, tạo cơ sở vững chắc cho quá trình phân công lao động,

xã hội hóa lực lượng sản xuất, đổi mới quan hệ sản xuất, đẩy mạnh phát triển

nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo động lực to lớn thúc đẩy nhằm đạt

mục tiêu kinh tế - xã hội. Mặt khác, chuyển dịch CCKT còn có vai trò đặc biệt

quan trọng để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN. Vì vậy, trong

quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ

trương và kiên quyết lãnh đạo thực hiện chuyển dịch CCKT theo hướng CNH,

HĐH.

C.Mác khi phân tích quá trình phân công lao động xã hội đã chỉ rõ:

“chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp

với quá trình phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất” [59, tr.70].

Khi xét CCKT là nói đến tổng thể cấu trúc của nền kinh tế với các bộ

phận hợp thành, với tỷ trọng tương ứng của mỗi bộ phận và quan hệ tương tác

giữa các bộ phận ấy trong quá trình sản xuất xã hội. CCKT chỉ ổn định tương

đối theo thời gian và không gian nhất định, nó thay đổi và phát triển theo sự phát

triển của lực lượng sản xuất. Trong từng thời kỳ nhất định của quá trình tăng

trưởng kinh tế, nhà nước phải thông qua việc nhận thức các quy luật kinh tế

9

Page 10: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

khách quan, phân tích đánh giá các xu thế của nền kinh tế, tìm ra phương án tối

ưu để điều chỉnh CCKT trong những điều kiện cụ thể của đất nước.

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, xuất bản năm 2003: “cơ cấu kinh tế là

tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn

định hợp thành” [108, tr. 610].

CCKT giữ vai trò cốt lõi của nền kinh tế - xã hội, thể hiện trình độ phát

triển chuyên môn hóa các ngành kinh tế trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử.

CCKT phản ánh nội dung kinh tế của một xã hội, một vùng nên nó có lịch sử

không ngừng vận động, phát triển. CCKT không phải là hệ thống tĩnh mà là hệ

thống động, các nhân tố của CCKT vận động trong mối quan hệ hữu cơ tác động

lẫn nhau, ràng buộc chặt chẽ với nhau; giai đoạn sau cao hơn, hoàn thiện hơn so

với giai đoạn trước.

CCKT mang tính khách quan, được hình thành trên cơ sở trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội, sự tăng trưởng của

các yếu tố cấu thành nền kinh tế.

CCKT có các loại khác nhau; có thể nghiên cứu chuyển dịch CCKT dưới

nhiều trình độ, lĩnh vực nhưng về cơ bản nội dung đó gồm: cơ cấu nền kinh tế

quốc dân, cơ cấu theo ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu theo

đơn vị hành chính - lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế.

Trong những nội dung chủ yếu của CCKT, CCKT ngành là nội dung cơ

bản nhất quyết định phản ánh sự phát triển theo quan hệ cung cầu của thị trường,

theo tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Cơ cấu các thành phần kinh tế chỉ rõ

thành phần quan trọng thực hiện CCKT ngành, theo hướng của cơ cấu ngành,

các thành phần kinh tế được tổ chức thực hiện. Nhưng cơ cấu ngành và cơ cấu

thành phần kinh tế chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên từng lãnh thổ, địa

phương dựa trên cơ sở sự phân bố lãnh thổ một cách hợp lý để phát triển các

ngành và các thành phần kinh tế, đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối

với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Để có CCKT hợp lý phải thỏa mãn được một số tiêu chí cơ bản sau: Thứ

nhất, CCKT phải phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, trước hết là quy luật 10

Page 11: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

kinh tế cơ bản. Thứ hai, CCKT phải khai thác hợp lý và phát huy được nguồn

lực, tiềm năng của đất nước, từng vùng, từng địa phương, vận dụng những tiến

bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Thứ ba, CCKT phải tạo nên sự phát

triển cân đối, phát huy lợi thế của các vùng các ngành kinh tế. Thứ tư, CCKT

phải tạo lên sự gắn kết giữa các loại thị trường trong nước và ngoài nước, mở

rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Thứ năm, CCKT phải tạo được tích lũy

ngày càng tăng cho nền kinh tế quốc dân, cùng với xã hội phát triển lành mạnh,

giữ vững quốc phòng an ninh.

Những nội dung chủ yếu của CCKT quốc dân có thể nghiên cứu dưới

nhiều góc độ, lĩnh vực, nhưng về cơ bản gồm: CCKT ngành kinh tế, CCKT

thành phần kinh tế, CCKT theo đơn vị hành chính lãnh thổ:

Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế:

CCKT ngành là bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế quốc dân, là

nòng cốt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế.

Có nhiều cách phân loại ngành trong mỗi nền kinh tế. Có thể dựa vào đặc

điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi ngành mà phân thành 3 ngành chủ yếu một cách

khái quát nhất là: công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Trong CCKT ngành, lĩnh

vực quan trọng nhất là nông nghiệp và công nghịêp, nhưng nông nghiệp và công

nghiệp muốn phát triển mạnh phải thông qua hệ thống dịch vụ.

Nông nghiệp, bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp gắn liền với phát triển

toàn diện nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp là

ngành trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm vật chất trực tiếp phục vụ nhu cầu thiết

yếu cho sự tồn tại phát triển của xã hội loài người, là nơi cung cấp sức lao động,

nguyên liệu và là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm cho ngành công nghiệp

và dịch vụ.

Công nghiệp, bao gồm công nghịêp chế tạo, công nghiệp khai khoáng và

luyện kim, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

và hàng xuất khẩu, công nghiệp nguyên liệu, công nghiệp điện tử tin học…Công

nghiệp đóng vai trò quan trọng quyết định sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu

11

Page 12: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

tiêu dùng. Do vậy, công nghiệp được xếp vào vị trí hàng đầu của quá trình CNH,

HĐH.

Dịch vụ, là cầu nối giữa sản xuât nông nghiệp với công nghiệp, giữa sản

xuất với tiêu dùng; thể hiện quá trình trao đổi giữa các vùng, miền, giữa thành

thị với nông thôn, giữa trong nước với ngoài nước. Trong quá trình sản xuất,

dịch vụ có vai trò đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.

Dịch vụ thực hiện mối tương tác giữa các bộ phận hợp thành CCKT. Khi trình

độ phát triển kinh tế hàng hóa ngày càng cao, sự phân công lao động hóa ngày

càng nhanh, càng sâu rộng thì tỷ lệ dịch vụ trong CCKT ngày càng lớn.

Việc phân tích cơ cấu ngành kinh tế không chỉ phân tích về mặt lượng,

(số lượng, tỷ trọng…) mà điều quan trọng phải phân tích cho được mặt chất của

cơ cấu ngành: vị trí, vai trò, xu hướng vận động, sự tương tác giữa các ngành

hoặc phân ngành trong mối liên hệ phát triển chung với toàn bộ nền kinh tế, khả

năng hướng ngoại, khả năng chiếm lĩnh thị trường và đáp ứng nhu cầu xã hội,

quan hệ giữa cơ cấu ngành với cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế v.v.

Cơ cấu ngành luôn vận động và biến đổi phát triển không ngừng, nhất là

trong điều kiện cơ chế thị trường. Do vậy, khi phân tích cơ cấu ngành, phải làm

rõ tính quy luật của sự vận động, tìm ra phương hướng chuyển dịch CCKT

ngành phù hợp với CCKT khác và đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh

tế quốc dân trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Thông thường, một nền

kinh tế có ba ngành kinh tế cơ bản: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Việc sắp

xếp thứ tự ưu tiên như thế nào là phụ thuộc vào lợi thế của từng ngành và của

mỗi nước trong từng thời kỳ khác nhau của đất nước. Cơ cấu ngành còn quyết

định cơ cấu đầu tư vào mỗi ngành trong từng thời kỳ để từ đó đánh giá được

hiệu quả đầu tư cho mỗi ngành, tính toán được cơ cấu sản phẩm và khả năng

thỏa mãn nhu cầu thị trường của từng loại sản phẩm.

Chuyển dịch CCKT ngành là quá trình làm thay đổi cấu trúc các mối liên

hệ của các ngành hoặc các phân ngành trong một ngành theo xu hướng, mục tiêu

và phương hướng nhất định. Đó là sự thay đổi có mục đích, có định hướng và

lựa chọn trên cơ sở phân tích đầy đủ, có cơ sở lý luận và thực tiễn, cùng với việc 12

Page 13: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

áp dụng đồng bộ các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu ngành từ trạng thái này

sang trạng thái khác một cách hợp lý và có hiệu quả hơn.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH là quá trình

làm thay đổi nền kinh tế từ chỗ có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc

hậu, sang cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ hiện đại, đó là quá trình

làm tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế gắn với sự biến

đổi của công nghệ và năng suất lao động, tạo lên sự phát triển nhanh và bền

vững trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình ấy cơ cấu phân ngành trong

nội bộ ngành cũng có những biến đổi đáng kể cả về chất và lượng. Vì thế, yêu

cầu đặt ra là phải xác định được CCKT hợp lý và có hiệu quả, xác định được các

ngành mũi nhọn, các ngành trọng điểm, những ngành có tương lai phát triển và

đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước, ngoài nước và những vấn đề kinh

tế xã hội đặt ra trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước.

Cơ cấu kinh tế vùng thể hiện sự phân công lao động trên lãnh thổ với lợi

thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng hình thành chuyên môn

hóa, đa dạng hóa nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực và tiềm năng kinh tế

trong vùng mang lại giá trị kinh tế. CCKT vùng gắn chặt chẽ với cơ cấu ngành

kinh tế, hợp thành hai mặt của quá trình phát triển.

Cơ cấu thành phần kinh tế đòi hỏi phải tạo được mối quan hệ hợp tác, hỗ

trợ giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân nhằm khai thác tiềm

năng nhân lực vật lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đai Hội X chỉ rõ:

nước ta hiện nay có năm thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể;

kinh tế tư nhân (kinh tế cá thể, tiểu chủ); kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế có vốn

đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ

phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bình

đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Trong quá trình phát triển kinh tế, lực lượng sản xuất luôn biến động

trong quá trình phát triển sản xuất và tái sản xuất. Vì vậy để phù hợp với quy

luật phát triển kinh tế khách quan CCKT cũng thường xuyên biến đổi, chuyển

dịch.13

Page 14: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, xuất bản năm 2003:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình cải biến kinh tế xã hội từ trạng

thái lạc hậu, mang nặng tính chất tự cấp tự túc từng bước chuyên môn hóa hợp

lí, trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, trên cơ sở đó tạo ra năng xuất lao động

cao, hiệu quả kinh tế cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh, cho nền kinh tế nói

chung. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm việc chuyển biến cơ cấu kinh tế

theo ngành, theo vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế [108, tr.535].

Việt Nam là một nước có nền kinh tế kém phát triển so với các nước trên

thế giới và khu vực. Vì thế, việc chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH

vừa là vấn đề mang tính tất yếu khách quan, đồng thời là quá trình đi lên từng

bước dựa trên sự kết hợp mật thiết của các điều kiện chủ quan, các lợi thế kinh

tế - xã hội tự nhiên trong nước, trong vùng, đơn vị kinh tế với các khả năng đầu

tư, hợp tác liên kết, liên doanh về sản xuất, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm của các

nước, các vùng, đơn vị kinh tế khác nhau.

Chuyển dịch CCKT phải được coi là điểm chủ yếu, nội dung cơ bản lâu

dài trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Nếu xác định được phương hướng và

phương pháp chuyển dịch CCKT đúng, sẽ có hiệu quả kinh tế xã hội cao trong

sự phát triển; ngược lại, sẽ phải trả giá đắt cho tương lai. Trong thời đại ngày

nay - thời đại của sự bùng nổ cách mạng khoa học - công nghệ và xu hướng

quốc tế hóa sản xuất - không nước nào không phải tính đến sự chuyển dịch

CCKT.

Do điều kiện thực tế của nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế nông

nghiệp nghèo nàn lạc hậu, cùng với sự tàn phá khốc liệt của nhiều năm chiến

tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc, vì thế, để đưa nền kinh tế Việt Nam phát

triển kịp và bằng nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới, không

bị tụt hậu, đói nghèo, điều tất yếu phải thực hiện CNH, HĐH. Trên cơ sở đó

ĐCS Việt Nam đã khẳng định quan điểm nhất quán CNH, HĐH là nhiệm vụ

trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.

Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

14

Page 15: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa VII (7-1994), đã

xác định rõ: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động

sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ

công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,

phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công

nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao.

Mục tiêu chủ yếu của CNH, HĐH là biến nước ta thành một nước công

nghiệp có cơ sở vật chất kỹ - thuật hiện đại, CCKT hợp lý, quan hệ sản xuất phù

hợp với tính chất và trình độ của lượng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất,

hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, đảm bảo quốc phòng an ninh vững

chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Đặc điểm lớn của CNH, HĐH ở nước ta là vì mục tiêu xây dựng thành

công CNXH. Đảng ta đã xác định CNH, HĐH trước hết là CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn tạo cho nông nghiệp nông thôn những điều kịên thực tiễn về

cơ sở vật chất kỹ thuật, con người, khoa học công nghệ.

Nước ta tất yếu phải tiến hành CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. Bởi vì,

Thứ nhất, chỉ có CNH, HĐH mới có thể xây dựng được cơ sở vật chất cho chế

độ mới. Văn kiện Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994), chỉ rõ:

“CNH, HĐH là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước

chung quanh, giữ vững được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ

quyền và định hướng XHCN” [29, tr.27]. Thứ hai, CNH, HĐH còn tạo ra lực

lượng sản xuất mới về chất tạo tiền đề cho sự hình thành những mối quan hệ

mới về kinh tế - xã hội, chính trị trong toàn xã hội. Thứ ba, CNH, HĐH còn đáp

ứng yêu cầu khách quan của việc củng cố và tăng cường khả năng quốc phòng,

của sự thống nhất giữa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. CNH,

HĐH tạo điều kiện mở rộng kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế khu

vực và quốc tế [54, tr. 82-84].

Một trong những nội dung cơ bản của CNH, HĐH là xác lập CCKT mới,

hợp lý tương ứng với cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại của CNXH. CCKT mới

là CCKT công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.15

Page 16: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Quá trình chuyển dịch CCKT trong thời kỳ quá độ là quá trình chuyển từ

nền kinh tế có cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu công

nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đặc trưng cơ bản của quá trình chuyển dịch là

giá trị sản xuất của ba ngành trên đều tăng qua các giai đoạn, nhưng tỷ trọng của

ngành nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng, tỷ trọng

lao động trong nông nghiệp giảm, tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ

ngày càng tăng.

Ở nước ta quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá

trình phức tạp kéo dài trong suốt thời kỳ quá độ, điều đó đòi hỏi Đảng và nhà

nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở từng địa phương phải quan tâm lãnh

đạo, tìm tòi, sáng tạo, năng động để xây dựng một CCKT hợp lý theo hướng

CNH, HĐH.

Để đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, cần dựa vào

một số quan điểm sau:

- Chuyển dịch CCKT phải nhằm thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, phù

hợp với mô hình định hướng XHCN.

- Chuyển dịch CCKT phải khai thác được tối ưu khả năng và thế mạnh

của từng vùng kinh tế trong cả nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành

phần kinh tế, tập trung đầu tư đúng mức cho một số vùng kinh tế trọng điểm, có

khả năng thu hồi vốn nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế.

- Chuyển dịch CCKT phải đảm bảo các quy mô và bước đi thích hợp, chú

trọng quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư ít, tạo được nhiều việc làm cho người lao

động, đặc biệt chú ý hình thành và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm,

ngành kinh tế mũi nhọn có công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại.

- Chuyển dịch CCKT phải đảm bảo được nền kinh tế có hiệu quả, có môi

trường sinh thái bền vững, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, gắn tăng cường

ổn định chính trị - xã hội và an ninh quốc phòng.

- Chuyển dịch CCKT phải phù hợp với xu hướng mở rộng quan hệ hợp

tác kinh tế trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tranh thủ khả năng thu hút vốn

16

Page 17: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

đầu tư và công nghệ hiện đại của nước ngoài nhằm phát triển kinh tế thúc đẩy

mạnh quá trình chuyển dịch CCKT trong nước.

Có thể thấy vấn đề xuyên suốt là:

Quá trình chuyển dịch CCKT được hoạt động thông qua hoạt động đầu tư

và sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế dưới tác động của cơ chế thị

trường được nhà nước hướng dẫn và thúc đẩy bằng công cụ quản lý vĩ mô và

chương trình đầu tư dựa vào nguồn vốn tập trung [31, tr.12].

Nội dung cơ bản của CNH, HĐH bao gồm hai vấn đề cốt lõi là áp dụng

rộng rãi thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và

các ngành kinh tế, xây dựng CCKT phát triển hợp lý có hiệu quả và ngày càng

hiện đại. Vì vậy, chuyển dịch CCKT và CNH, HĐH có mối quan hệ biện chứng,

gắn bó với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Chuyển dịch CCKT theo hướng

hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là nội dung cốt lõi của CNH, HĐH đất

nước. Cho nên, qúa trình chuyển dịch CCKT vừa là nguyên nhân vừa là kết quả

của qúa trình CNH, HĐH và ngược lại CNH, HĐH nền kinh tế sẽ tạo tiền đề vật

chất - kỹ thuật và là con đường phương hướng, mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch

CCKT phổ biến là sản xuất nhỏ mà chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lên một nền

kinh tế công nghiệp ngày càng hiện đại, có năng xuất cao, thúc đẩy sự phát triển

đồng bộ nền kinh tế quốc dân.

Đối với nước ta hiện nay, chuyển dịch CCKT tất yếu phải gắn liền và phải

phát triển theo hướng CNH, HĐH. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH

là nội dung là điều kiện cho sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh

tế quốc dân và thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một

nước công nghiệp.

Chuyển dịch CCKT là chiến lược kinh tế tổng quát nhằm khai thác lợi thế

tối ưu của các vùng, các ngành, các lĩnh vực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo

nên sự gắn kết giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế, xuất hiện

những yêu cầu đòi hỏi lớn hơn để các yếu tố thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Để phát triển kinh tế đất nước, ở nước ta có thể đẩy mạnh chuyển dịch

CCKT theo hướng CNH, HĐH mới có thể khắc phục được nguy cơ tụt hậu xa 17

Page 18: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

hơn về kinh tế so với các nước trên thế giới và khu vực, tạo điều kiện mở rộng

thị trường trong và ngoài nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút các

nguồn vốn đầu tư, kế thừa có chọn lọc kinh niệm quản lý, chuyển giao công

nghệ tiên tiến trên thế giới.

Sự chuyển dịch CCKT từ lạc hậu, ít hiệu quả sang cơ cấu hợp lý tối ưu,

có hiệu quả cao gắn với bước tăng trưởng cơ sở vật chất kỹ thuật do quá trình

CNH, HĐH tạo ra sẽ góp phần quan trọng tăng cường sức mạnh của hệ thống

chính trị XHCN, từ đó thúc đẩy sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học công

nghệ, phát triển văn hóa xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững

an ninh quốc phòng, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về kinh tế giữa các vùng

miền, nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nông thôn với thành thị, tạo động lực

cho phát triển toàn diện đất nước.

Do vậy, có thể thấy chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là một

trong những nội dung kinh tế cốt lõi trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của

Đảng và nhân dân ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

1.1.2. Đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đổi mớiChủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo lý luận cách mạng của chủ

nghĩa Mác-Lênin về CNXH và con đường tiến lên CNXH. Người chỉ rõ mối

quan hệ gắn bó hữu cơ, tác đông biện chứng thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển

giữa hai ngành kinh tế cơ bản: công nghiệp và nông nghiệp. Tháng 4-1962,

trong bài nói chuyện tại hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng Lao Động

Việt Nam (khóa III), Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Công nghiệp và nông nghiệp

là hai chân của nền kinh tế. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ

lẫn nhau và cùng phát triển, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiếp bước sẽ

nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích” [55, tr.544-545].

Nước ta là một nước nông nghiệp truyền thống do vậy việc phát triển

nông nghiệp luôn được chú trọng hàng đầu trong chặng đường đầu tiên của thời

kỳ quá độ lên CNXH. Người khẳng định: “phải lấy nông nghiệp làm chính, phải

toàn diện phải chú ý các mặt công nghiệp, thương nghiệp tài chính, ngân hàng,

giao thông, kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế các ngành này phải lấy nông

18

Page 19: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

nghiệp làm trung tâm” [56, tr.396]. Nông thôn phải tăng gia sản xuất, thực hành

tiết kiệm thì mới giàu có. Nông thôn giàu sẽ mua nhiều hàng hóa do công nghiệp

sản xuất ra. Đồng thời nông nghiệp cung cấp đầy đủ nguyên liệu, lương thực cho

công nghiệp và thành thị. Như thế là nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp

phát triển. Công nghiệp lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh hơn nữa. Công

nghiệp, nông nghiệp phát triển thì dân giàu nước mạnh. Khi đánh giá vai trò của

nông nghiệp, Hồ Chí Minh chỉ rõ:

Vì nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời

là nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiện nay,

cho nên cần cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát trển các

ngành kinh tế khác. Phải cải tạo và phất triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho

việc công nghiệp hóa nước nhà [55, tr.14-15].

Những tư tưởng trên của Hồ Chí Minh đã đặt nền móng quan trọng cho

việc xác định một CCKT hợp lý giữa công nghiệp và nông nghiệp trong xây

dựng CNXH ở nước ta. Vì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn tiến lên CNXH thì

phải phát triển kinh tế công nghiệp và nông nghiệp vì hai ngành đó có quan hệ

khăng khít, hỗ trợ, tác động, thúc đẩy nhau cùng phát triển trong nền kinh tế

quốc dân thống nhất.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng, cơ sở quan trong để xây dựng chủ

trương, đường lối về phát triển các ngành kinh tế, CCKT hợp lý phù hợp với

nhiệm vụ xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ ở nước ta .

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng CNXH ở miền Bắc từ năm 1954 -

1975 và trên cả nước từ 1975 - 1985, căn cứ vào tình hình lịch sử cụ thể, Đảng

ta đã có nhiều chủ trương để phát triển kinh tế, trong đó nhấn mạnh vai trò và

mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Tuy nhiên do nhiều lý do khách

quan, chủ quan, có lúc còn nóng vội trong việc xác định mô hình kinh tế, vì thế

việc xác định CCKT, chuyển dịch CCKT có những yếu tố không hợp lý. CCKT

của cả nước và các địa phương suốt trong một thời gian dài chuyển dịch không

đáng kể, kinh tế tăng trưởng chậm, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã

hội, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn.19

Page 20: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật,

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12 - 1986) đã tổng kết nêu lên bốn bài học

kinh nghiệm lớn, trong đó có bài học: “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế

và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của

Đảng” [26, tr.20]. Bài học này có ý nghĩa to lớn, nhưng quan trọng nhất là trên

lĩnh vực kinh tế.

Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, quan điểm, chủ trương về

CCKT và chuyển dịch CCKT của Đảng là nhất quán, xuyên suốt và ngày càng

hoàn thiện qua các kỳ Đại hội, các Hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị các khóa

VI, VII, VIII, IX, X.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986), với tinh thần đổi mới toàn

diện, bắt đầu đổi mới từ tư duy kinh tế, để phát triển kinh tế Đảng ta chỉ rõ:

Muốn đưa nền kinh tế sớm thoát khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối, phải

dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trong đó các

ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại sản xuất có quy mô và trình độ

kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều

kiện thực tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định [26, tr.47].

Trong bố trí lại CCKT, Đại hội chủ trương phải đưa nông nghiệp lên mặt

trận hàng đầu, đưa nông nghiệp tiến một bước theo hướng sản xuất lớn; ra sức

phát triển công nghiệp nhẹ. Đây là sự cụ thể hóa nội dung chính của công

nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH, là

bước đột phá trong tư duy và nhận thức đổi mới về chuyển dịch CCKT trong

thời kỳ mới của Đảng. Đại hôi chỉ rõ: Bố trí lại CCKT, phải điều chỉnh lớn cơ

cấu đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước nhằm tập trung cho việc thực hiện ba

chương trình kinh tế lớn: “lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất

khẩu” [26, tr. 47].

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991), đã tổng kết 5 năm đổi mới,

khẳng định một trong những thành tựu đầu tiên là trên lĩnh vực kinh tế đã đạt

được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện mục tiêu của ba chương trình

kinh tế. Đại hội chỉ rõ: “Những kết quả thực hiện các mục tiêu gắn liền với 20

Page 21: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

những chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và bố trí lại cơ

cấu kinh tế” [28, tr. 19-20].

Đại hội lần thứ VII đã đề ra những định hướng trong chính sách kinh tế

trong đó có quan điểm đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn liền với quá trình xây

dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chuyển dịch CCKT theo hướng từng bước công

nghiệp hóa, thoát khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Quan điểm về chuyển

dịch CCKT được hiểu: Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp

chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu nhằm ổn định tình

hình kinh tế xã hội; tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp, mở rộng kinh tế

dịch vụ theo hướng huy động triệt để các khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và

hàng xuất khẩu; đẩy mạnh thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí và một số loại

khoáng sản; lựa chọn để phát triển một số ngành công nghiệp.

Đại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh chỉ rõ: “Khi kết thúc thời kỳ quá độ, hình thành

về cơ bản nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch

vụ gắn với phân công và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng” [31, tr.12].

Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế quốc dân sẽ gồm nhiều ngành, nghề,

nhiều quy mô, nhiều trình độ công nghệ. Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn

với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng

hàng đầu. Đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đẩy

mạnh kinh tế đối ngoại, phát triển kinh tế dịch vụ, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ

tầng. Xây dựng nền công nghiệp nặng với bước đi thích hợp, trước hết là ngành

trực tiếp phục vụ nông nghiệp. Thực hiện chuyên môn hóa và liên kết kinh tế

giữa các vùng, các địa phương. Xây dựng các trung tâm kinh tế của từng vùng

để tạo điều kiện liên kết giữa công nghiệp với nông nghiệp, thành thị với nông

thôn.

Đến năm 1996, con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác

định rõ hơn. Trên thế giới cuộc cách mạng khoa học - công nghệ ngày càng phát

triển cao, thúc đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa nền kinh tế. Nước ta cũng như

những nước đang phát triển khác trên thế giới đều có thời cơ và vận hội mới để 21

Page 22: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước. Trên cơ sở đánh giá thực tế thành tựu

đạt được sau 10 năm đổi mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996), đã

khẳng định những nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là

chuẩn bị tiền đề cho CNH, HĐH đã cơ bản hoàn thành, cho phép nước ta chuyển

sang một thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với những nhiệm vụ và

mục tiêu cụ thể. Đại hội khẳng định:

Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành

một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp

lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản

xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân

giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn

đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp [34, tr.80].

Đại hội VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt coi trọng Công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp và nông thôn”, chỉ rõ nội dung cơ bản của CNH, HĐH nông

nghiệp nông thôn những năm còn lại của thập kỷ 90 là:

- Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập

trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng

hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực trong

xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và thị trường trong và

ngoài nước

- Thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa…

- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngày

càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị.

- Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề

mới bao gồm tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng

xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông

nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, từng bước hình thành nông

thôn mới văn minh hiện đại [34, tr.87].

22

Page 23: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Phát triển công nghiệp, ưu tiên các ngành chế biến lương thực - thực

phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công

nghệ thông tin. Phát triển có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng (năng

lượng - nhiên liệu, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng và sửa tàu thủy, luyện

kim, hóa chất), tăng thêm năng lực sản xuất tương ứng với yêu cầu tăng trưởng

kinh tế, nâng cao khả năng độc lập về kinh tế [34, tr.88].

Phát triển nhanh du lịch và các dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính -

viễn thông, thương mại, vận tải, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm công

nghệ, pháp lý, thông tin…và các dịch vụ phụ vụ cuộc sống nhân dân. “Từng

bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm

cỡ trong khu vực”.

Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ. Chuyển dịch CCKT lãnh thổ trên cơ

sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗ trợ nhau,

làm cho tất cả các vùng đều phất triển. Đầu tư ở mức cần thiết cho các vùng

kinh tế trọng điểm để thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế [34, tr.89].

Mở rông và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh xuất khẩu, coi

xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các

mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nâng mức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị

trường. Chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ

chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc, với bước đi thích hợp [34,

tr.91].

Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa VIII (12-1997), chỉ rõ: Đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải mở rộng kinh tế đối ngoại, tranh thủ vốn,

công nghệ và ra nhập thị trường quốc tế. Nhưng trên cơ sở độc lập tự chủ, phát

huy đầy đủ các yếu tố nội lực, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, bao gồm

nguồn lực con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống lịch sử [37, tr.8].

Hội nghị đã ra nghị quyết “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội

lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2000” [37, tr.27].

23

Page 24: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Hội nghị nhấn mạnh cần tập trung thực hiện tốt chủ trương: “Thúc đẩy sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư”. Nâng cao hiệu quả và

sức cạnh tranh của nền kinh tế là định hướng cơ bản cho sự chuyển dịch CCKT,

điều chỉnh cơ cấu đầu tư. Muốn vậy phải phát triển nhanh, mạnh, vững chắc các

ngành công nghiệp, trước hết là ngành công nghiệp chế biến có khả năng cạnh

tranh cao [37, tr.54-55]. Nghị quyết xác định những việc cần tập trung thực hiện

là “Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động

ở nông thôn” [37, tr.62]. “Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản” [37,

tr.66]. “Phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động của các

cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn, phát triển các cơ sở quốc

doanh ở vùng sâu, vùng xa” [37, tr.67].

Cụ thể hóa hơn nữa chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn

theo hướng CNH, HĐH, tháng 4-1998, Bộ Chính trị ra nghị quyết 10

“Về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nghị quyết nhấn mạnh việc chuyển dịch CCKT nông

nghiệp - nông thôn theo hướng CNH, HĐH là phải tạo ra những chuyển hướng

mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa với cơ cấu đa dạng vừa để xuất khẩu với

sức cạnh tranh cao, vừa khai thác lợi thế tiềm năng của từng vùng sinh thái, tăng

nhanh năng xuất chất lượng và hiệu quả của nông nghiệp. Chuyển dịch CCKT

nông nghiệp - nông thôn theo hướng CNH, HĐH nghĩa là từ chỗ nặng về trồng

trọt, chủ yếu là cây lương thực sang sản xuất các cây trồng, vật nuôi có giá trị

hàng hóa cao; từ chỗ chủ yếu làm nông nghiệp sang phát triển các ngành công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong đó giải quyết tốt các mối quan hệ

cơ bản giữa trồng trọt với chăn nuôi, giữa nông nghiệp với lâm nghiệp, giữa

nông - lâm nghiệp với công nghiệp và dịch vụ…

Ngày 10-11-1998, BCT khóa VIII ra Nghị quyết 06-NQ/TW: " Về một số

vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn". Nghị quyết khẳng định bốn quan

điểm phát triển nông nghiệp - nông thôn:

Một là, coi trọng thực hiện CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp (gồm

cả nông nghiệp, ngư nghiệp..) và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh 24

Page 25: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu

dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh

giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, đẩy mạnh CNH,

HĐH đất nước theo định hướng XHCN.

Hai là, đẩy mạnh chuyển dịch CCKT, gắn phát triển nông nghiệp với

công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự

liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường trên địa bàn nông thôn và

trên phạm vi cả nước, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới;

gắn công nghiệp hóa với thực hiện dân chủ hóa và nâng cao dân trí đào tạo nhân

lực ở nông thôn, tạo ra sự phân công lao động xã hội mới, giải quyết việc làm

nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống

giữa thành thị và nông thôn.

Ba là, phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến

bộ khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng

ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng

mạnh ra xuất khẩu.

Bốn là, phát triển nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh

tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế HTX dần trở thành nền tảng

hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật.Tiếp tục

phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác; các loại hình HTX dịch vụ cho kinh tế

hộ nông dân, từng bước xây dựng hợp tác xã nông nghiệp theo luật hợp tác xã;

chú trọng liên kết kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác. Tạo điều

kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu

tư, phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông

thôn.

Tuy nhiên, chuyển dịch CCKT nông nghiệp trước hết phải giữ vững mục

tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Nghị quyết đề

ra một số biện pháp để chuyển dịch CCKT nông nghiệp: đẩy mạnh thâm canh

lúa, từng bước hình thành các vùng tập trung sản xuất lúa năng suất, chất lượng

cao gắn với chế biến; hình thành các vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp, 25

Page 26: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

rau, hoa quả; khuyến khích kinh tế hộ, HTX và trang trại chăn nuôi quy mô vừa

và lớn…đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.

Cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về đẩy mạnh chuyển dịch

CCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, ngày 15-6-2000, Chính phủ ra

Nghị quyết 09 về một số chủ trương và chính sách chuyển đổi CCKT và tiêu thụ

sản phẩm nông nghiệp. Nghị quyết 09 của Chính phủ cho phép giảm diện tích

lúa cả nước từ 3,4 triệu ha xuống còn khoảng 4 triệu ha, tập trung sản xuất lúa ở

những vùng trọng điểm thích hợp nhất với cây lúa; các địa phương chuyển

những vùng trồng lúa bấp bênh sang sản xuất những sản phẩm khác phù hợp và

có giá trị kinh tế cao.

Đường lối và những quan điểm chỉ đạo về CNH, HĐH nông nghiệp nông

thôn của Đảng thể hiện sự đổi mới ngày càng rõ, trong nhận thức và tư duy lý

luận của Đảng về CNH, HĐH và chuyển dịch CCKT ở nước ta nhằm thực hiện

tốt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước

công nghiệp theo hướng hiện đại.

Những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về chuyển dịch CCKT

và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã được cấp ủy Đảng các địa phương

quán triệt, thực hiện một cách đúng đắn, sáng tạo phù hợp với tiềm năng và lợi

thế của từng địa phương trên phạm vi cả nước. Đây là cơ sở quan trọng để Đảng

bộ Thành phố Hà Nội đề ra chủ trương, biện pháp, lãnh đạo thực hiện chuyển

dịch cơ cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở Thành phố Hà Nội, từ 1996 đến

2005.

1.2. CƠ CẤU KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỚC NĂM 1996

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Hà NộiHà Nội, Thủ đô của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam nằm ở trung tâm

Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20053' đến 21023' vĩ độ Bắc và từ 105044' đến

106002' kinh độ Đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: phía Bắc giáp Thái Nguyên; phía

Đông giáp Bắc Ninh, Hưng Yên; phía Tây và Tây Nam giáp Hà Tây, Vĩnh Phúc.

Hà Nội có diện tích 920,97 km2, bằng 0,28% diện tích tự nhiên của cả nước.

Khoảng cách dài nhất từ phía Bắc xuống phía Nam Thành phố trên 50 km, chỗ

26

Page 27: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

rộng nhất từ Tây sang Đông 30 km. Dân số 3.118,200 người (tính đến hết năm

2004), chiếm 3,6% dân số cả nước. Thành phố Hà Nội có 9 quận nội thành: Ba

Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng,

Thanh Xuân, Hoàng Mai và 5 huyện ngoại thành: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia

Lâm, Thanh Trì,Từ Liêm [9, tr.9].

Hà Nội nằm ở châu thổ sông Hồng, trên vùng đồng bằng cao giới hạn ở

phía Bắc bởi bậc thềm Tam Đảo; phía Tây là bậc thềm Ba Vì; phía Đông và phía

Nam là vùng đồng bằng thấp được tạo thành về sau ở hạ lưu sông Hồng [9, tr.9-

10].

Hà Nội có khí hậu mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa

ẩm, với hai mùa chủ yếu trong năm: mùa nóng và mùa lạnh. Nhiệt độ không khí

trung bình năm của Hà Nội khá cao 24,4o C, chệnh lệch nhiệt độ giữa các tháng

trong năm lên tới 12,5o C, nhiệt độ tối đa có thể lên tới 40o C, nhiệt độ tối thiểu

có thể xuống 5 - 7o C, kéo dài 7 - 12 ngày. Độ ẩm trung bình các tháng trong

năm dao động từ 71% đến 82%, độ ẩm không khí trung bình có thể xuống 10%

vào tháng 12 và tháng 1 [100, tr.10].

Sơ đồ 1.1: Dân số trung bình qua các năm [21, tr.19]

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

Ngo¹ i thµnh 20815 21462 24290 20273 20680Néi thµnh 20526 21399 25085 30158 30370Toµn thµnh 41,341 42,861 49,375 50,431 51,050

2000 2002 2003 2004 2005

27

Page 28: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.250 - 1.870 mm; số ngày mưa

trong năm là 140 ngày, phân bố không đều và hình thành 2 mùa, mùa mưa

thường tập trung 85% lượng mưa cả năm và chiếm tới 1.400 - 1.500mm, mưa

lớn thường vào tháng 8, lượng mưa trung bình 300 - 350mm [100, tr.10].

Chế độ thủy văn của Hà Nội tương ứng với đặc điểm của tình hình khí

hậu, chia làm hai mùa, mùa lũ và mùa cạn, mùa lũ thường kéo dài từ tháng 6 đến

tháng 10, lũ cao nhất vào tháng 8, lượng nước chiếm tới 70 đến 75% tổng lượng

nước cả năm [100, tr.10].

Mạng lưới sông ngòi trên Hà Nội khá dày, khoảng 0,5km/km2, thuộc hai

hệ thống sông chính là sông Thái Bình và sông Hồng. Hà Nội có nhiều đầm hồ

tự nhiên, với diện tích hiện còn 3.600 ha, khu vực nội thành tập trung khá nhiều

có tới 27 đầm hồ, còn lại phân bố ở các quận, huyện của Thành phố [100, tr.9-

10].

Tài nguyên khoáng sản Hà Nội rất phong phú và đa dạng. Hà nội và vùng

phụ cận có 500 mỏ và điểm quặng với gần 40 loại khoáng sản đã được phát hiện

và đánh giá ở các mức độ khác nhau [100, tr.12].

Hà Nội nổi tiếng từ xưa là nới tập trung nhiều nghề thủ công truyền thống

tinh xảo với những nghệ nhân và thợ tài hoa. Đến Hà Nội sẽ được tham quan các

nghề truyền thống như tranh dân gian; gốm sứ Bát Tràng; nghề làm giấy dó lụa;

dệt tơ lụa ở Bưởi; nghề thêu ở Yên Thái; nghề đúc đồng ở Ngũ xá; nghề chạm

khảm, trang trí đồ gỗ Vân Hà; sản xuất đồ da Kiêu Kỵ…

Trong gần 1000 năm phát triển Hà Nội luôn là trung tâm văn hóa của cả

nước. Hà Nội có nhiều địa danh nổi tiếng về cảnh quan như: Hồ Tây, hồ Hoàn

Kiếm, Đền Sóc…[100, tr.13].

Đầu thế kỷ XI, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long

(1010). Từ đây Thăng Long chuyển dần thành đất kinh kỳ, nơi hội tụ nhân tài,

vật lực của bốn phương. Hà Nội trở thành trung tâm đầu não của đất nước từ

đây.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám nơi hội tụ “ nguyên khí” của dân tộc, là niềm

tự hào chung của đất nước, điểm cốt lõi của bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà 28

Page 29: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Nội, không chỉ biểu hiện ở các giá trị văn hóa rất phong phú và đa dạng mà còn

ở chỗ hội tụ các tinh hoa để tạo lên nhân cách con người Thủ đô với “Hào khí

Thăng Long”, “Sĩ khí Hà Thành”, “Người Tràng An”, “Hà Nội thanh lịch”...

Cư dân tứ xứ hội tụ về Hà Nội đem theo những phong tục, lề thói địa

phương, rồi được chắt lọc, chau chuốt trong khung cảnh văn hóa kinh kỳ, tạo

thành nếp sống “thanh lịch Hà Nội”. Trong nét thanh lịch đó phải kể đến đặc

trưng của người Hà Nội là hiền hòa, hiếu học, chuyên cần, hào hoa và sáng tạo.

Chính từ đó tạo nên mặt bằng dân trí cao. Nhân dân Hà Nội nhanh nhạy với cái

mới, có nhiều yếu tố thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH Thành phố Hà Nội.

Nhân dân Hà Nội có truyền thống đấu tranh kiên cường và nồng nàn yêu

nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Hà Nội đã đóng góp xứng đáng

vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhân dân Hà Nội đã phát huy cao độ truyền

thống tốt đẹp, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám, hai

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc Vịêt Nam XHCN, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới. Nhân dân Hà Nội

tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc

và CNXH. Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hà Nội ra đời sớm,

dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo nhân dân trong đấu tranh và xây dựng đất nước

năng động, sáng tạo.

Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các

địa phương khác trong cả nước. Nghị quyết 15 - NQ/TW của Bộ Chính trị , ngày

15 - 12 - 2000 chỉ rõ: “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính

quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch

quốc tế” [8, tr.3]. Hà Nội là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với lịch sử nghàn năm

văn hiến, nơi hội tụ kết tinh, lan tỏa và phát sáng các giá trị văn hóa truyền

thống của dân tộc. Với vị thế là Thủ đô Hà Nội vừa có những tiềm năng, lợi thế

so sánh vừa có những thách thức.

Một mặt, với tư cách là Thủ đô, Hà Nội có một số mặt thuận lợi cơ bản

trong phát triển kinh tế:29

Page 30: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

+ Hà Nội được Đảng và nhà nước chỉ đạo tập trung về mọi mặt trong quá

trình phát triển Thủ đô; có điều kiện thuận lợi trong tiếp cận những thành tựu

khoa học công nghệ, tinh hoa văn hóa thế giới, giải quyết kịp thời hiệu quả các

vấn đề kinh tế liên quan trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc

tế.

+ Là nơi đặt trụ sở của các cơ quan lãnh đạo Trung ương Đảng, Quốc

Hội, Chính phủ, các đoàn thể xã hội; nơi diễn ra các hội nghị trong nước và

quốc tế quan trọng, nơi đặt trụ sở đại sứ quán các nước; các cơ quan thông tấn

báo chí, xuất bản cấp quốc gia. Vì thế Hà Nội sớm được trực tiếp tiếp thu các

Nghị quyết, đường lối chính sách, thông tin đối nội và đối ngoại trong từng giai

đoạn lãnh đạo phát triển kinh tế.

+ Hà Nội hiện có 49 trường đại học và cao đẳng, 38 trường trung học

chuyên nghiệp và dạy nghề, 112 viện nghiên cứu [100, tr.16-17]. Phần lớn các

chuyên gia đầu ngành đang nghiên cứu giảng dạy ở Thủ đô Hà Nội. Nếu Hà Nội

biết thu hút chất xám của các nhà khoa học các bộ ngành Trung ương, các viện

nghiên cứu, các trường đại học trên địa bàn thì sẽ có lợi rất to lớn mà không có

địa phương nào trong cả nước có được để phát triển kinh tế Thủ đô.

+ Hà Nội có ưu thế hơn các địa phương khác trong khu vực và phía Bắc

trong việc tuyên truyền, quảng bá, thu hút vốn đầu tư, sản xuất tiêu thụ sản

phảm, mở rộng dịch vụ công nghệ cao, tài chính, ngân hàng, dịch vụ đối ngoại,

du lịch…Về lâu dài, nhờ khả năng kế thừa, lôi cuốn, quy tụ, đúc kết nhiều tiềm

lực điều kiện từ bên ngoài cũng như tự tích lũy kinh nghiệm, bản lĩnh lãnh đạo

kinh doanh, trình độ phát triển hạ tầng, nguồn vốn, tri thức, công nghệ…tạo tiền

đề, động lực mạnh nhất cho sự phát triển và cất cánh của nền kinh tế Thủ đô.

+ Hà Nội đã, đang và sẽ giữ vai trò là trung tâm kinh tế lớn nhất của Bắc

Bộ, có sức hút và khả năng lan tỏa rộng tác động trực tiếp tới quá trình phát triển

của cả vùng, cả nước. Đồng thời, Hà Nội có khả năng khai thác thị trường rộng

lớn của vùng và của cả nước để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu.

Mặt khác, Hà Nội cũng có khó khăn trong phát triển kinh tế:

30

Page 31: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Hà Nội, là nơi những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được

ban hành, là trung tâm đầu não về chính trị. Vì vậy, mỗi động thái chủ trương,

chính sách và thực tiễn của Thành phố Hà Nội đều có tác động trực tiếp và gián

tiếp đến tình hình kinh tế của cả nước. Điều đó không cho phép Thành ủy Thành

phố dễ dàng, mạnh tay thử nghiệm các quyết sách quản lý, điều hành phát triển

kinh tế như một số tỉnh và thành phố khác.

Do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, Hà Nội trở thành nơi hội tụ

dòng dân di cư tự do. Đây là một sức ép lớn cho quá trình phát triển kinh tế Thủ

đô.

Thủ đô Hà Nội địa bàn trọng điểm để các thế lực thù địch trong và ngoài

nước tập trung chống phá. Vì vậy, Thành ủy Hà Nội vừa phải lãnh đạo phát triển

kinh tế đồng thời dành nhiều thời gian lãnh đạo, chỉ đạo nhằm ổn đinh tình hình

chính trị, an ninh quốc phòng. Hà Nội phải đối mặt với thách thức, một mặt đẩy

nhanh tốc độ phát triển kinh tế Thành phố nhằm đuổi kịp sự phát triển kinh tế

của thủ đô các nước trong khu vực và thế giới; mặt khác, phải đảm bảo phát

triển kinh tế bền vững và bảo đảm sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội,

an ninh quốc phòng vững chắc. Điều đặc biệt quan trọng nhất là giữ vững và ổn

định tình hình kinh tế đất nước và kinh tế vùng trọng điểm Bắc Bộ.

1.2.2. Thực trạng kinh tế, cơ cấu kinh tế Thành phố Hà Nội trước năm 1996Những chủ trương, định hướng, chính sách lớn của Đảng và nhà nước

trong công cuộc đổi mới về chuyển dịch CCKT, đã được Thành ủy Hà Nội quán

triệt thực hiện một cách nghiêm túc, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của

Thủ đô Hà Nội trong từng thời kỳ.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ X (10 - 1986), đã

xác định những vấn đề quan trọng mà Đảng bộ Thủ đô cần giải quyết: Mọi công

tác phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu; phải coi trọng tổ chức công

tác thực tiễn một cách cụ thể tỷ mỉ; phải chuyển mạnh từ cách làm ăn theo lối

cũ, quan liêu, bao cấp, sang hoạt động năng động sáng tạo, hạch toán kinh tế và

kinh doanh XHCN, không ngừng tăng năng suất và hiệu quả, nâng cao chất

lượng và tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội, chúng ta phải kiên quyết,

31

Page 32: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

không thỏa hiệp đối với những cá nhân, đơn vị vẫn giữ nếp nghĩ, cách làm theo

lối cũ, không chịu vận dụng để nắm vững và vận dụng đúng đắn các quy luật

kinh tế [2, tr.56].

Ngay từ Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ X, Thành ủy Hà Nội

đã quan tâm phát triển kinh tế theo chiều sâu, chú trọng chuyển dịch CCKT giữa

các ngành và nội ngành. Đại hội nhận định: “một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý

mới ổn định và phát triển được” và đề ra mục tiêu “từng bước xây dựng cơ cấu

kinh tế hợp lý của Thủ đô”. Đảng bộ Hà Nội chủ trương: "Phải xây dựng cơ cấu

kinh tế bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế đối ngoại” [2,

tr.60].

Công nghiệp, phải tiến lên trình độ hiện đại có những ngành mũi nhọn,

những sản phẩm tiêu biểu cho Thủ đô và giữ vị trí quan trọng trong việc cung

ứng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng cho cả nước.

Nông nghiệp, phải được trang bị kỹ thuật mới, áp dụng nhanh chóng các

thành tựu khoa học hiện đại về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, để trở thành

vành đai thực phẩm lớn, bảo đảm cung ứng ngày càng tăng hàng hoá cho nhu

cầu tiêu dùng của nhân dân Thành phố.

Dịch vụ, bao gồm các ngành lưu thông, phân phối, giao thông vận tải, các

ngành kinh tế đô thị, nhà ở, cấp thoát nước, cấp điện, giao thông công cộng,

thông tin liên lạc… phải được xây dựng và từng bước hiện đại hoá để đáp ứng

nhu cầu ngày càng tăng của một trung tâm công nghiệp lớn của hàng triệu người

làm việc sinh sống.

Kinh tế đối ngoại “bao gồm cả xuất, nhập khẩu và các quan hệ hợp tác

kinh tế dưới mọi hình thức giữa Hà Nội với thủ đô các nước XHCN và các nước

khác, phải được mở rộng nhanh chóng để sử dụng có hiệu quả sự phân công hợp

tác quốc tế” [2, tr. 61].

Đây được coi là những một trong những chủ trương, đầu tiên của Đảng bộ

Thành phố lãnh đạo chuyển dịch CCKT ngành và nội ngành.

Sau khi ổn định được sản xuất nông nghiệp, bước vào giai đoạn mới của

CNH, HĐH đồng thời để phát huy vai trò đầu tàu của Thủ đô đối với phát triển 32

Page 33: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

kinh tế vùng, Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XI (vòng 1) ( từ 25

đến 24-4-1991); Đại hội (vòng 2) (ngày 16-11-1991), đã xác định: “Trong 5 năm

tới, Hà Nội phấn đấu có bước chuyển rõ về cơ cấu ngành kinh tế”.

Cơ cấu ngành kinh tế Thủ đô được hình thành trên cơ sở liên kết kinh tế

Trung ương với kinh tế địa phương trên địa bàn Hà Nội, có tính đến nhu cầu và

mở rộng sự liên kết kinh tế với toàn vùng, với các tỉnh khác cũng như hợp tác

với nước ngoài. Trong những năm trước mắt, sớm hình thành cơ cấu kinh tế:

Công nghiệp - thương mại, dịch vụ, du lịch - nông nghiệp [3, tr.50].

Từ ngày 29 đến ngày 31-3-1994, Đảng bộ Thành phố tiến hành Hôị nghị

đại biểu giữa nhiệm kỳ. Hội nghị đã nêu bật nhữmg thành tựu lớn của Đảng bộ

và nhân dân Thủ đô trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố

lần thứ XI và đề ra những nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội theo

hướng CNH, HĐH : tiếp tục phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, củng

cố vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh; mở rộng kinh tế đối ngoại.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghi giữa nhiệm kỳ của Thành ủy về điều

chỉnh CCKT theo hướng CNH, HĐH, Thành ủy đã chỉ đạo các cấp, các ngành

tiếp tục sắp xếp chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà

nước theo quyết định 90/CP của chính phủ.

Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh

đạo, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội, so với nhiều năm trước, thế

và lực của Hà Nội đã tăng lên đáng kể. Kinh tế Thủ đô nhanh chóng vượt qua

khỏi khủng hoảng, tăng trưởng với tốc độ khá, từng bước phát triển theo hướng

bền vững. Các thành phần, các ngành, các lĩnh vực kinh tế đều phát triển. Tổng

sản phẩm quốc nội (GDP), tăng bình quân 8.35%/năm (giai đoạn 1986 - 1990

tăng 4.48%/ năm [3, tr.27], giai đoạn 1991 - 1995 tăng 11,9 %/ năm [4, tr.37].

Đời sống nhân dân được cải thiện.

Ngành công nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng trong CCKT Thủ đô

giai đoạn 1991 – 1995 tăng bình quân 14,33% vượt chỉ tiêu đề ra (5-6%/năm)

[4, tr.37]. Một số ngành công nghiệp chủ lực như: quạt điện, xe đạp Viha, hàng

điện tử, may, dệt kim được ưu tiên phát triển; bước đầu hình thành một số ngành 33

Page 34: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

công nghiệp mới ở Thủ đô, như công nghiệp thực phẩm vi sinh, công nghiệp

điện tử, tin học. Nhiều sản phẩm công nghiệp của Hà Nội đã khẳng định khả

năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.

GDP ngành dịch vụ tăng bình quân 9,22%/năm. Lưu thông hàng hóa và

dịch vụ diễn ra thuận lợi, “Tổng mức mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thị trường xã

hội trong 5 năm tăng gấp 3 lần” [4, tr.37]. Thị trường trong và ngoài nước được

củng cố và phát triển. Văn minh thương mại được Thành ủy quan tâm chỉ đạo,

đảm bảo phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. “Tổng kim ngạch

xuất khẩu của địa phương trong 5 năm là 558,8 triệu USD, tăng bình quân hàng

năm 16,5%./ năm” [4, tr.38]; tỷ trọng các sản phẩm thô, tinh chế ngày càng

giảm. “Nhờ kinh tế phát triển, 5 năm qua chỗ làm việc đã tăng thêm 54% so với

thời kỳ 1986 - 1990” [4, tr.38].

Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng. Tính đến hết năm 1995, có

210 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 3,3 tỷ USD (trong đó có 67 dự

án do Thành phố làm chủ quản đầu tư với số vốn hơn 1,4 tỷ USD); có 1,3 tỷ

USD vốn đầu tư nước ngoài đã triển khai thực hiện. Đã tạo được nhiều thị

trường xuất nhập khẩu mới, thay thế thị trường truyền thống bị thu hẹp [4, tr.37-

38].

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng có sự chuyển dịch theo hướng

tiến bộ. Đời sống nông thôn ngoại thành từng bước được nâng cao. Trong khi

diện tích nông nghiệp thành phố liên tục giảm do yêu cầu phát triển đô thị, công

nghiệp, nhưng GDP nông nghiệp bình quân cả giai đoạn 1986 - 1995, vẫn tăng

6,19%/năm. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 1,9%/năm giai đoạn 1986 - 1990

xuống còn 1,35%/năm thời kỳ (1991 - 1995); ngành chăn nuôi tăng từ

6,75%/năm giai đoạn (1986 – 1990) lên 7,2%/năm giai đoạn (1991 - 1995). Cơ

cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng phát triển các sản phẩm có giá trị kinh tế,

chất lượng cao; hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mô hình

làng nghề được quan tâm phát triển. Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII (5 -

1996), đánh giá: “Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh và tăng

vụ, phát triển ngành nghề nên giá trị sản lượng tính trên một đơn vị diện tích 34

Page 35: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

ngày càng tăng, năm 1991 đạt 14,9 triệu đồng/ ha, năm 1995 đạt 28,2 triệu đồng/

ha” [4, tr.40].

Bảng 1.1: Tăng trưởng cơ cấu kinh tế Thủ đô sau 10 năm đổi mới [17, tr.31]

Đơn vị tính: %

Giai đoạn 1986 - 1990 1991 - 1995

Tăng trưởng GDP 4,48 12,5

1. Công nghiệp 1,65 13,73

2. Dịch vụ 5,78 12,66

3. Nông lâm - thủy sản 6,76 5,62

Trong giai đoạn 1990 - 1995, dưới sự lãnh đạo của Thường vụ Thành ủy

và sự lãnh đạo thực hiện của UBND Thành phố, CCKT Thủ đô chuyển dịch

theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp làm đòn bẩy phát triển dịch vụ,

nông nghiệp; giảm tỷ trọng các ngành dịch vụ và nông nghiệp để chọn lọc từng

bước nâng cao chất lượng và phát triển theo chiều sâu. Tỷ trọng giá trị tăng

thêm: công nghiệp tăng từ 27,9% năm 1985, lên 33,01% năm 1995, dịch vụ

giảm từ 66,5% năm 1985, xuống còn 61,60% năm 1995, nông - lâm - thủy sản

từ 5,6% năm 1985 [100, tr. 94], xuống còn 5,39% năm 1995 [17, tr.31].

Sau 10 năm đổi mới, Thành phố Hà Nội đang hình thành rõ nét CCKT:

công nghiệp - thương mại, du lịch, dịch vụ - nông nghiệp theo hướng hiện đại

hóa. Cùng với sự phát triển quy mô và thay đổi tỷ trọng trong tổng GDP của nền

kinh tế, mối quan hệ giữa các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi quan trọng về

chất. Các ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau hơn, không chỉ trao đổi sản

phẩm mà trao đổi, hợp tác ngay trong quá trình sản xuất. Công nghiệp đã ngày

càng bám sát hơn nhu cầu thị trường và các ngành sản xuất khác; hoạt động dịch

vụ không tách rời mà ngày càng gắn vào phục vụ sự phát triển của công nghiệp -

nông, lâm, thủy sản. Nông nghiệp chuyển sang sản suất hàng hóa, trồng cây

công nghiệp cung cấp nguyên liêu cần thiết cho công nghiệp, sản xuất nhiều

35

Page 36: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

lương thực, thực phẩm cung cấp cho các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ,

thông qua dịch vụ để trao đổi hàng hóa, đồng thời áp dụng thành tựu công

nghiệp nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm. Từng bước trong các ngành

kinh tế hình thành mối liên hệ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển giữa các

ngành.

Cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Thành phố đang dần

được hoàn thiện theo những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN. Kinh tế Thủ đô tăng trưởng và phát triển gắn với việc đảm bảo phát

triển các mục tiêu văn hóa xã hội.

Bảng 2.2: Tỷ trọng cơ cấu kinh tế Hà Nội (theo GDP) trong 10 năm

đổi mới (%) [17, tr.31]

Năm 1985 1990 1995

Tổng số 100 100 100

1. Thương mại, du lịch, lịch vụ 66,5 61,95 61,60

2. Công nghiệp 27,9 29,04 33,01

3. Nông - lâm - thủy sản5,6 9,01 5,39

Kinh tế Thủ đô đã khắc phục được tình trạng đình đốn, liên tục đạt được

trình độ tăng trưởng cao, bước đầu đã có tích luỹ, lạm phát bị đẩy lùi, số lao

động có việc làm tăng lên, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhân dân

tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới.

Cùng với chuyển dịch CCKT ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và CCKT

vùng cũng có sự chuyển dịch tích cực.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT, Hà

Nội cũng còn một số hạn chế, yếu kém: tiềm năng của Thành phố chưa được

khai thác đúng mức, chương trình thu hút vốn chậm triển khai kết quả đạt được

thấp, vốn nhàn rỗi trong nhân dân còn nhiều, quỹ đất đai, nhà xưởng, kho tàng,

máy móc, thiết bị chưa được khai thác sử dụng hợp lý. Việc hợp tác sản xuất

36

Page 37: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

kinh doanh với các cơ sở Trung ương trên địa bàn và các địa phương còn ít.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chưa cao, nhất là khu vực

kinh tế Nhà nước. Một số cơ sở chưa năng động, tìm tòi phương hướng phát

triển, chậm đổi mới trong cơ chế quản lý và lúng túng trong việc huy động vốn,

để đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước

trên một số lĩnh vực kinh tế chưa thể hiện rõ nét, như: thương mại và thị trường,

tín dụng nông thôn, hướng dẫn và liên kết các thành phần kinh tế ngoài quốc

doanh. Trong sản xuất nông nghiệp vấn đề đổi mới hình thức tổ chức và quản lý

HTX chậm được nghiên cứu tổng kết thực tiễn và đề ra phương hướng chỉ đạo.

Việc quản lý đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn lỏng lẻo, hoạt động

liên doanh hợp tác với nước ngoài còn sơ hở, có những mặt chưa quản lý tốt gây

thiệt hại cho Nhà nước và quyền lợi công dân. Trong quản lý kinh tế, các cấp

chính quyền trong hoạt động thực tế chưa phân định rõ chức năng quản lý Nhà

nước về hành chính - kinh tế và chức năng quản lý kinh doanh, nên thường nắm

cái không cần nắm, buông lỏng cái cần quản lý; chuyển dịch CCKT còn chậm

[4, tr.46-48].

1.3. VẬN DỤNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH

ĐẠO, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở ĐỊA

PHƯƠNG (1996 - 2000), THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ

1.3.1. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, từ ngày 7

- 5 -1996, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã tiến hành Đại hội Đảng bộ Thành phố

lần thứ XII.

Trên cơ sở đánh giá mặt thành công và hạn chế trong lãnh đạo phát triển

kinh tế và chuyển dịch CCKT ở Hà Nội, Đại hội XII chỉ rõ: "Để phát triển kinh

tế Thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những năm trước

mắt, cơ cấu kinh tế ở Hà Nội vẫn là: Công nghiệp - Thương mại, du lịch, dịch vụ

- Nông nghiệp (Nhưng có thay đổi quan hệ tỷ lệ nội bộ và trọng điểm phát

triển)” [4, tr.65].

Về công nghiệp, Đại hội xác định:

37

Page 38: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Công nghiệp Hà Nội phải phát triển với tốc độ nhanh, có hiệu quả kinh tế

lớn, trên cơ sở cơ cấu sản xuất với phương châm ưu tiên những ngành đòi hỏi

công nghệ và hàm lượng chất xám cao, kết hợp với những ngành nghề truyền

thống, từng bước sử dụng công nghệ tiên tiến và thu hút nhiều lao động, đáp ứng

yêu cầu của thị trường, thay thế dần hàng nhập khẩu mà trong nước sản xuất

được, bảo đảm môi trường sinh thái. Trong khi coi trọng sản xuất sản phẩm cơ

khí chế tạo mà Hà Nội có thế mạnh, cần tăng cường sản xuất hàng tiêu dùng và

hàng xuất khẩu, đầu tư công nghiệp phục vụ nông nghiệp, du lịch, dịch vụ,

thương mại. Huy động tiềm năng và liên kết các thành phần kinh tế, hợp tác và

liên doanh trong nước và nước ngoài để cải tạo phát triển các cơ sở sản xuất có

quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu. Phấn đấu đến năm 2000 đưa tỷ trọng công

nghiệp trong GDP tăng từ 33,01% (1995) lên 39-40% (năm 2000), đạt tốc độ

tăng giá trị sản xuất công nghiệp 19 - 20%/năm [4, tr.65-66].

Đại hội Đảng bộ Thành phố đề ra một số giải pháp để phát triển công

nghiệp: “phải đổi mới cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh tốc độ phát triển các

ngành công nghiệp, trước hết là 5 ngành công nghiệp then chốt: Cơ khí - đồ

điện; Công nghiệp điện tử; Dệt - may - da; Công nghiệp thực phẩm; Công

nghiệp xây dựng [4, tr.66].

Về chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp, Đại hội chỉ rõ:

- Ngành cơ khí - đồ điện : Quy hoạch hình thành đồng bộ các cơ sở cơ

khí, kể cả cơ khí nặng, cơ khí chính xác. Củng cố phát triển ngành cơ khí chế tạo

động cơ các loại, máy móc và thiết bị phụ tùng sản xuất và chế biến sản phẩm

nông lâm nghiệp, thủy lợi, xây dựng...

- Công nghiệp điện tử: Ngành công nghiệp điện tử ngày càng phát triển

mạnh, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Thủ đô. Phát triển công nghệ

tin học như các hệ thống chương trình quản lý, các hệ mạng để trao đổi thông

tin...Nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất các mặt hàng điện tử, dân dụng,

từng bước phát triển các mặt hàng điện tử phục vụ sản xuất. Phấn đấu đạt tốc độ

tăng trưởng 25 – 30%/năm.

38

Page 39: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

- Ngành dệt - may - da: Cần phát triển nhanh để tạo nhiều việc làm và góp

phần tăng giá trị ngành công nghiệp. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng trung

bình khoảng 20%/năm.

- Công nghiệp thực phẩm: Đẩy mạnh công nghiệp sơ chế và tinh chế nông

sản, thực phẩm. Khai thác tối đa khả năng sản xuất tại chỗ và liên kết với các

tỉnh bạn để tạo nguồn nguyên liệu cho công nghệp thực phẩm. Phát triển và hiện

đại hóa công nghệ bảo quản và chế biến thực phẩm truyền thống hướng tới xuất

khẩu. Thực hiện nền nông nghiệp “sạch” bằng cách sử dụng ngày càng rộng rãi

phân và thuốc trừ sâu sinh học, các chất kích thích sinh trưởng với mục tiêu

giảm tỷ lệ phân và thuốc trừ sâu hóa học. Phát triển công nghệ sinh học trong

tạo giống mới, bảo vệ cây con, trong y dược, bảo vệ môi trường. Nhịp độ tăng

trưởng bình quân khoảng 23%/năm.

- Công nghiệp xây dựng: Hướng vào vật liệu xây dựng cao cấp, đồ trang

trí nội thất, thanh hợp kim, nhôm định hình, kính, gạch men, gạch lát, đồ sứ vệ

sinh...đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ để có sản phẩm chất lượng cao phục vụ

tốt các công trình xây dựng.

- Các ngành công nghiệp khác: Khai thác những lợi thế những ngành công

nghiệp khác của Hà Nội để cùng với các ngành công nghiệp then chốt, góp phần

thực hiện vai trò động lực của trung tâm công nghiệp lớn.

Đại hội chỉ rõ: cần tổ chức hợp lý công nghiệp trên lãnh thổ, đối với các

khu công nghiệp tập trung hiện có nằm trong nội thành (Thượng Đình, Minh

Khai, Vĩnh Tuy, Trương Định, Đuôi cá) chủ yếu đầu tư chiều sâu, từng bước

thay đổi thiết bị và công nghệ, xây dựng bổ sung các phân xưởng để đồng bộ sản

xuất, nhằm cải tạo và hiện đại hóa các khu này, đặc biệt chú ý đầu tư cải thiện

môi trường, chống ô nhiễm. Đối với các khu công nghiệp tập trung còn nhiều

đất như Cầu Diễn, Nghĩa Đô, Chèm, Đông Anh, Cầu Bươu, cần xây dựng thêm

các xí nghiệp có quan hệ về sản xuất, công nghệ. Thúc đẩy các khu công nghiệp

mới hình thành ở Sài Đồng, Đông Anh, Sóc Sơn, Nội Bài, Bắc và Nam cầu

Thăng Long...Những nơi đã xây dựng xong từng phần, cần sớm đưa vào hoạt

động, phát huy hiệu quả nhanh. Có chính sách kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp của 39

Page 40: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

nước ngoài và thu hút đầu tư trong nước về công nghiệp vào các khu công

nghiệp này. Tại đây sẽ tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới, đào tạo lực lượng

lao động lành nghề cùng cách quản lý tiên tiến, mở rộng việc gia công cho các

xí nghiệp vệ tinh ở ngoài khu công nghiệp, hình thành khu công nghệ cao. Tổ

chức các công ty theo ngành hàng (như dệt - may, sản xuất cơ khí, xây dựng...)

bao gồm các cơ sở địa phương và Trung ương trên địa bàn Hà Nội.

Để có đủ nguyên liệu đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp, Đại hội

chỉ rõ: “Phát triển công nghiệp Hà Nội phải gắn với phát triển vùng nguyên liệu

và công nghiệp của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với các

tỉnh phía Bắc và trong cả nước” [4, tr.71].

Về Thương mại, du lịch, dịch vụ, mục tiêu phấn đấu của Thương mại Hà

Nội là : “Xây dựng thị trường phát triển lành mạnh, ổn định, góp phần tích cực

chống lạm phát, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của nhân dân” [4, tr.72].

Đối với các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, Đại hội

xác định: “Thương mại Hà Nội gồm nhiều thành phần, trong đó quốc doanh

đóng vai trò chủ đạo, nắm và chi phối bán buôn những mặt hàng, ngành hàng

chiến lược; bán lẻ các mặt hàng thiết yếu; chủ động can thiệp thị trường khi

cung cầu căng thẳng” [4, tr.72-73]; không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế với

nông dân, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Để phát huy thế mạnh và khả năng

của thương nghiệp quốc doanh, Đại hội chỉ rõ: “Đổi mới thương nghiệp quốc

doanh theo hướng gắn lưu thông với sản xuất, nội thương với ngoại thương; cải

tiến phương thức và tác phong kinh doanh, nâng cao văn minh thương nghiệp”

[4, tr.73].

Đại hội đề ra phương hướng phát triển thương mại là: Quy hoạch xây

dựng mạng lưới bán lẻ hàng hóa và cung ứng vật tư nông nghiệp, mạng lưới

mua bán nông sản của nông dân, các chợ, giảm hẳn việc buôn bán trên hè phố.

Hình thành các trung tâm thương mại, các cửa hàng bách hóa lớn, các siêu thị,

các cửa hàng tự chọn có quy mô hợp lý, tiến tới xây dựng trung tâm thương mại

quốc tế. Đẩy mạnh xuất khẩu nhằm phát triển sản xuất và góp phần ổn định thị

trường trong nước. Xây dựng cơ cấu hàng xuất khẩu và nhập khẩu hợp lý, nâng 40

Page 41: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

cao tỷ trọng hàng xuất khẩu từ nguồn sản xuất trên địa bàn; đồng thời coi trọng

nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất.

Nguyên tắc để duy trì và phát triển thương mại được Đại hội xác định như

sau: “Phát triển thương mại và thị trường phải đi đôi với việc tăng cường quản

lý thị trương, chống các hoạt động đầu cơ buôn lậu, nhập lậu, buôn bán hàng

cấm, hàng giả các hành vi gian lận thương mại” [4, tr.74].

Đối với du lịch : “Nhanh chóng phát triển các hoạt động du lịch, coi xây

dựng các chương trình, các tuyến du lịch nối liền Hà Nội với các nơi khác trong

nước, trước hết là các tỉnh, thành lân cận, các tuyến du lịch quốc tế” [4, tr.74].

Về giải pháp để phát triển du lịch, Đại hội xác định: Tôn tạo các khu di

tích lịch sử, kết hợp với việc xuất bản các ấn phẩm giới thiệu danh lam thắng

cảnh và lịch sử văn hóa truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến. Nghiên cứu,

phục hồi phát triển các món ăn Hà Nội, các lễ hội truyền thống phù hợp với nhu

cầu của khách du lịch và nếp sống văn hóa dân tộc.

+ Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ du lịch như: khách sạn, nhà hàng,

khu giải trí, bán hàng lưu niệm, món ăn dân tộc, cửa hàng miễn thuế, thu đổi

ngoại tệ, lữ hành. Xây dựng quy hoạch du lịch và thống nhất quản lý các hoạt

động du lịch trên địa bàn Hà Nội .

+ Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của tài chính, ngân hàng,

phấn đấu trở thành công cụ có hiệu quả của quản lý kinh tế ,bảo đảm nhu cầu tài

chính, tiền tệ cho kinh tế và đời sống.

Để đáp ứng phát triển dịch vụ thương mai và giao dịch tài chính góp phần

quan trọng chuyển dịch CCKT, Đại hội xác định: Hoạt động tài chính phải có kế

hoạch tạo ra nguồn thu mới trên cơ sở phát triển sản xuất kinh doanh. Bằng mọi

biện pháp tích cực và có hiệu lực giảm mạnh thất thu ngân sách xây dựng nền tài

chính lành mạnh, kỷ cương. Thực hiện tốt Luật ngân sách, Pháp lệnh kế toán

thống kê tăng cường công tác kiểm toán và thanh tra tài chính. Chặt chẽ trong

chi ngân sách, kể cả chi đầu tư cho sản xuất, xây dựng cũng như chi hành chính

sự nghiệp. Thực hiện nghiêm ngặt chính sách tiết kiệm chi tiêu ngân sách. Mở

rộng kinh doanh ngoại hối, tăng nhanh nguồn vốn ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu đổi 41

Page 42: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

mới công nghệ và thanh toán quốc tế. Mở rộng hoạt động của ngân hàng nông

nghiệp, triển khai hoạt động của các ngân hàng phục vụ người nghèo, xây dựng

hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình mới ở các xã có kinh tế hàng hóa

phát triển nhằm thiết lập thị trường vốn ở nông thôn ngoại thành. Hiện đại hóa

nhanh công nghệ ngân hàng phục vụ có hiệu quả các mặt nghiệp vụ và dịch vụ

ngân hàng [4, tr.76-77].

Về nông nghiệp, Trên cơ sở kết quả đạt được của chương trình 06 do

Thành ủy đề ra trong nhiệm kỳ khóa XI về “Kinh tế ngoại thành và xây dựng

nông thôn mới Thủ đô”, Đại hội chỉ rõ: “Nông nghiệp ngoại thành càng phải

tiếp tục đổi mới mạnh cơ cấu theo hướng tăng nhanh giá trị cây trồng, vật nuôi

trên đơn vị diện tích và tăng giá trị hàng hoá - dịch vụ/ 1 ha canh tác” [4, tr.78].

Đại hội đề ra một số giải pháp phát triển, nâng cao sản lượng trên lĩnh vực

nông nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp: Phát triển

mạnh sản xuất thực phẩm chất lượng cao, như lợn nạc, bò thịt, bò sữa, thịt và

trứng gia cầm, các loại cá ngon và thủy đặc sản, các loại quả, rau sạch...Chú

trọng các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao, vừa thỏa mãn nhu cầu

tại chỗ, vừa cung ứng cho các tỉnh bạn. Cải tiến cơ cấu cây trồng theo hướng

phát triển các giống lúa đặc sản, các loại cây phục vụ chăn nuôi, các cây dược

liệu và công nghiệp ngắn ngày phục vụ công nghiệp chế biến. Phát triển kinh tế

ngoại thành bao gồm cả đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các ngành

nghề truyền thống. Củng cố phát triển các loại hình dịch vụ sản xuất (thủy nông,

vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, giống...); phát triển mạng lưới tiêu thụ nông sản

hàng hóa.

Để đường lối phát triển nông nghiệp đi vào cuộc sống đạt kết quả và có

chất lượng, Đại hội xác định: “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của

các loại hợp tác xã. Quản lý chặt chẽ đất đai theo luật định”. Đại hội đã nêu cao

quyết tâm: “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, làm cho nông thôn

ngoại thành có bộ mặt mới và hạn chế dần sự cách biệt giữa thành thị và nông

thôn. Phấn đấu đến năm 2000 phần lớn các xã ngoại thành đều đạt tiêu chuẩn

nông thôn mới” [4, tr.79].42

Page 43: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, Thành ủy Hà

Nội đã có nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tại kỳ họp lần thứ 2 (từ ngày 8 đến ngày 9-7-1996), Thành ủy đã quyết

nghị Chương trình công tác số 01- CTr/TU của Đảng bộ Thành phố: Bổ sung

hoàn thiện và tiếp tục chỉ đạo các chương trình công tác , các Nghị quyết quan

trọng về kinh tế mà Thành ủy khóa XI đã thông qua: Chương trình 13: “Huy

động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô", Chương trình

06: “Kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới Thủ đô”, Chương trình 18:

“Sắp xếp lại sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội”, Nghị quyết 17 về: “Phát

triển công nghiệp và khoa học công nghệ Thủ đô đến năm 2000 theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đai hóa”, và xây dựng chương trình công tác mới,

chương trình “Kinh tế đối ngoại”, chương trình “Quan hệ sản xuất”.

Thường vụ Thành ủy đã tổ chức cuộc tiếp xúc giữa Tổng Bí thư Đỗ Mười

với các doanh nghiệp quốc doanh, tư nhân, liên doanh, công ty trách nhiệm hữu

hạn, công ty cổ phần thuộc các ngành cơ khí, điện tử, công nghiệp nhẹ, giao

thông vận tải thương nghiệp...để góp phần xây dựng cơ chế, chính sách và định

hướng phát triển các thành phần kinh tế.

Thành phố đã đầu tư 137 tỷ đồng tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh

tế tư nhân sản xuất kinh doanh. Do đó, năm 1996, giá trị tổng sản lượng công

nghiệp tăng 18,6%, xuất khẩu tăng 33%, trong đó kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng

2,7% tăng 80,2%; kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng 60%, tăng 15,4%; kinh tế hỗn

hợp chiếm tỷ trọng 28,8%, tăng 24,5% so với năm 1995. Tuy nhiên, sự đầu tư

của Thành phố chưa đủ mạnh để đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế. Năm 1996 nhịp

độ tăng trưởng kinh tế vẫn chững lại, chỉ đạt 12,3%, giảm 2,7% so với năm 1995

[9, tr.728].

Khắc phục những khó khăn do tác động của quy luật kinh tế thị truờng và

những bất cập trong cơ chế, chính sách, năm 1997, Thành ủy tập trung chỉ đạo

khâu trọng tâm nhất của công nghiệp - thương mại Thành phố là vốn đầu tư cho

các doanh nghiệp. Thành ủy, UBND Thành phố đã làm việc với Thống đốc ngân

43

Page 44: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

hàng, thống nhất dành 300 tỷ đồng vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp của Hà Nội

vay.

Về nông nghiệp, Hội nghị Thành uỷ lần thứ 3 (10 - 1996), đã bổ sung nội

dung của chương trình 06 - CTr/TU “Về phát triển kinh tế ngoại thành và xây

dựng nông thôn mới” theo hướng CNH, HĐH.

Để tiếp tục đổi mới củng cố HTX, Thành ủy đã ra Nghị quyết số

02-NQ/TU ngày (7 - 4 - 1997), chủ trương: tổ chức sắp xếp, đăng ký HTX hiện

có hoạt động theo luật HTX và các nghị định của Chính phủ. Qua đó làm cho

cho các HTX cổ phần hóa thực sự là một đơn vị kinh tế tập thể của những người

lao động tự nguyện góp vốn, góp sức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo nguyên

tắc bình đẳng cùng có lợi.

Ngày 6 - 8 - 1997, Thành uỷ ra Chỉ thị 19 - CT/TU, chỉ đạo các cấp, các

ngành, tiếp tục thực hiện Chương trình 18 - CTr/TU của Thành uỷ “Về sắp xếp

lại sản xuất” và Chỉ thị 500/TTg của Thủ tướng Chính phủ (25 - 8 - 1995), tổ

chức, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ và

tập trung sản xuất tạo cho doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, sức cạnh

tranh mạnh mẽ hơn trong cơ chế thị trường. Thành ủy coi đây là “Chương trình

công tác trọng điểm của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và UBND Thành phố từ

nay đến năm 2000”. Chỉ thị chỉ rõ: "Trong xây dựng chương trình sắp xếp lại

doanh nghiệp Nhà nước, các sở, ngành, quận, huyện cần gắn kết chương trình

này với chỉ đạo triển khai đồng bộ các chương trình về đổi mới quan hệ sản

xuất, chương trình đổi mới khoa học công nghệ, chương trình CNH, HĐH,

chương trình huy động vốn” [72, tr.2]. Tiếp theo, ngày 28 - 10 - 1997 Thường

vụ Thành ủy đã đưa ra kế hoạch tiếp tục thực hiện Chương trình 18 về: “Sắp xếp

lại sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội”.

Ngày 07 - 12 - 1998, Thường trực Thành ủy đã nghe báo cáo về tiến độ

triển khai thực hiện dự án các khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội.

Ngày 8 - 12 - 1998, Thành ủy Hà Nội ra Thông báo số 119 - TB/TU về “Ý kiến

chỉ đạo của Thường trực Thành ủy về tiếp tục triển khai thực hiện dự án các khu

công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội”, nêu rõ quan điểm chỉ đạo của 44

Page 45: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Thành phố là: “không thu lợi nhuận từ kinh doanh cơ sở hạ tầng, tiền đất và các

khoản chi phí khác...nhằm mục tiêu giảm giá thành sản xuất đầu tư nhỏ nhất, tạo

điều kiện để các doanh nghiệp làm thủ thục thuê đất nhanh nhất ” [83, tr.1].

Thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU, Thành phố đã kiện toàn Ban chỉ đạo

sắp xếp doanh nghiệp, lập hội đồng thẩm định việc thành lập và giải thể doanh

nghiệp theo quy định mới. Các doanh nghiệp tiếp tục sắp xếp, bố trí lại cán bộ

công nhân viên, giải thể, sáp nhập hoặc thành lập công ty mới: 1.887 doanh

nghiệp trong tổng số 2.638 doanh nghiêp đã được kiểm tra việc kê khai, đăng ký

và đăng ký lại kinh doanh theo chỉ thị 657/TTg của thủ tướng Chính phủ. Nhờ

có những biện pháp chỉ đạo kịp thời và nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc

đầu tư vốn và cải tiến chất lượng sản phẩm, sản xuất công nghiệp có bước phát

triển mới.

Về thương mại - du lịch, thực hiện Chỉ thị 46/CT-TW của BBT Trung

ương Đảng ngày 14-10-1994, về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong

tình hình mới; căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII, Ban

Thường vụ Thành ủy đã ra Nghị quyết số 11 - NQ/TU (12 - 8 - 1998), về “Đổi

mới và phát triển du lịch Thủ đô đến năm 2010 và những năm sau”. Nghị quyết

chỉ rõ: du lịch Hà Nội đã có những tiến bộ đáng kể, Hà Nội trở thành trung tâm

du lịch của cả nước, thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 1990 - 1998 đạt 25%/năm, hoạt động du lịch

phát triển phong phú, đa đạng, từ các khâu tiếp thị. Quảng cáo, lữ hành, khách

sạn, vận chuyển và các dịch vụ đồng bộ khác. Kinh tế du lịch đã góp phần vào

quá trình chuyển dịch CCKT của Thành phố.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, hoạt động du lịch cũng

còn nhiều yếu kém. Du lịch Hà Nội chưa phát triển ngang tầm với tiềm năng

vốn của Thủ đô; hiệu quả kinh tế, xã hội còn thấp; thị trường du lịch, đặc biệt là

thị trường quốc tế còn nhỏ bé. Các cơ sở du lịch chưa năng động, nhạy bén nắm

bắt thời cơ để phát triển, bên cạnh đó nhận thức của các cấp, các ngành về kinh

tế du lịch còn chưa thống nhất, đồng bộ [81, tr.1-2].

45

Page 46: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Nghị quyết chỉ rõ: Mục tiêu tổng quát để phát triển du lịch là: Nắm vững

và khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi, thời cơ mới trong nước và quốc

tế, sử dụng có hiệu quả những lợi thế so sánh của Thủ đô nhằm tạo ra bước

ngoặt phát triển mới cả về lượng và chất cho ngành du lịch; đưa ngành kinh tế

này trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Thành phố

vào đầu thế kỷ 21, góp phần đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm

cỡ trong khu vực. Hướng phát triển của du lịch Hà Nội trong thời gian tới sẽ

phát triển theo hướng “du lịch văn hóa, du lịch hội nghị hội thảo, du lịch sinh

thái, du lịch kinh doanh” [81, tr.2].

Mục tiêu cụ thể của ngành du lịch là: Phát huy mạnh mẽ nguồn lực hiện

có, mở rộng hợp tác quốc tế, hợp tác khu vực, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, lực

lượng cán bộ, phấn đấu đến năm 2000 đón 700 ngàn lượt khách du lịch quốc tế,

1,8 triệu khách du lịch nội địa, đưa tổng GDP của ngành du lịch chiếm 7 - 8%

tổng thu nhập trong nước của Thành phố [81, tr.2]..

Quan điểm phát triển kinh tế du lịch của Thành ủy là: Xây dựng ngành du

lịch Thành phố thành ngành mũi nhọn hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây

dựng Thủ đô, một ngành kinh tế tổng hợp có tính chất liên ngành, liên vùng và

xã hội hóa cao. Phát triển du lịch góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH

Thủ đô.

Thành ủy đã đề ra một số biện pháp phát triển du lịch: Trước hết các cấp

ủy Đảng cần làm cho mọi người nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò và triển vọng

phát triển du lịch nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng. Phát triển đồng bộ các

dịch vụ phục vụ du lịch như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng,...và đặc biệt chú

trọng xây dựng các tổ hợp trung tâm hội nghị, hội thảo quốc tế. Ưu tiên những

điều kiện cần thiết xây dựng một vài khu vui chơi giải trí có tầm cỡ để phục vụ

khách du lịch và nhân dân Thủ đô. Huy động các nguồn vốn đầu tư, xây dựng và

phục chế các công trình văn hóa lịch sử, cơ sở vật chất khác, phối hợp chặt chẽ

với các địa phương để xây dựng và nâng cấp các tuyến, điểm du lịch hấp dẫn,

phong phú, hình thành tuyến du lịch liên hoàn. Phát huy tiềm năng và sức sáng

tạo của các thành phần kinh tế phát triển du lịch, trong đó doanh nghiệp du lịch 46

Page 47: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phát triển các tour du lịch ở các quy mô và loại

hình khác nhau để phục vụ cho mọi đối tượng, mọi yêu cầu: tham quan, giải trí,

hội thảo, hội nghị, du lịch chữa bệnh, du lịch thể thao. Tăng cường công tác tiếp

thị, quảng bá du lịch để thu hút khách, đặc biệt du khách quốc tế. Tiến hành

công tác đào tạo mới, đào tạo lại nguồn nhân lực cho du lịch với trình độ cao để

từng bước có trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực, đảm đương quản

lý điều hành các hoạt động du lịch lớn đa dạng, phong phú. Đẩy mạnh công tác

tuyên truyền giáo dục nếp sống văn hóa văn minh, nâng cao dân trí tạo cho du

khách có ấn tượng tốt về con người Thủ đô. Phát triển tăng cường vai trò của tổ

chức Đảng và các tổ chức quần chúng, trong các doanh nghiệp du lịch trên địa

bàn Thành phố [81, tr.3-4].

Cụ thể hóa Nghị quyết số 11 - NQ/TU, UBND Thành phố đã có kế hoạch

số 104/UB - KH ngày 14 - 1 - 1999, xác định những nội dung cần triển khai

trong phạm vi toàn Thành phố với 13 chương trình cụ thể.

Ngày 28 - 4 - 1999, Chủ tịch UBND Thành phố đã ký quyết định thành

lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội.

Tại kỳ họp đầu năm 1999, Hội đồng nhân dân Thành phố đã quyết định

triển khai 25 công trình phục vụ kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, trong

đó có 13 Chương trình về cải tạo, nâng cấp các sản phẩm văn hóa, kiến trúc lịch

sử mà ngành du lịch được thừa hưởng và trở thành sản phẩm của mình. Như: Dự

án xây dựng một tuyến phố đi bộ, Dự án đường phố ẩm thực Việt Nam, Dự án

nâng cấp làng nghề Bát Tràng, Dự án phục chế làng cổ Đông Ngạc, Dự án nâng

cao môi trường văn hóa du lịch Thủ đô, Dự án khôi phục đoạn đường xe điện

cổ, Dự án khu công viên nước Hồ Tây...

Thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TW của Bộ Chính trị (17 - 8 - 1996) về:

“Tiếp tục đổi mới hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định

hướng xã hội chủ nghĩa”, Thành ủy chủ trương đến năm 2000, thương nghiệp

Thành phố phải hoàn thành một số nhiệm vụ cấp bách: tổ chức tốt Nghị định

02/CP của Chính phủ về chính sách ngân hàng, sắp xếp lại doanh nghiệp thương

47

Page 48: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

nghiệp Nhà nước, phát triển cổ phần hóa; khôi phục và củng cố HTX thương

mại - dịch vụ.

Những chủ trương, chính sách và những giải pháp lớn của Trung

ương ,Thành ủy, UBND Thành phố là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế và

chuyển dịch CCKT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Thực hiện chủ trương của Thành ủy nhiều Đảng bộ đã vận dụng sáng tạo

trên cơ sở điều kiện thực tế và lợi thế của địa phương nhằm đẩy mạnh chuyển

dịch CCKT và đã đạt một số kết quả tích cực.

Những chủ trương định hướng lớn và những giải pháp trên đây là cơ sở và

điều kịên quan trọng để đường lối của Đảng đi vào cuộc sống, và được nhân dân

Thủ đô, các doanh nghiệp đón nhận, ủng hộ, thực hiện một cách nghiêm túc

dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội và các cấp ủy cơ sở.

1.3.2. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1996-2000* Thành tựu:

+ Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ Thành phố khóa XII (1996- 2000), dưới

sự lãnh đạo và chỉ đạo sát sao, trên cơ sở có kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm

thực tiễn trong quá trình chuyển dịch CCKT. CCKT kinh tế có bước chuyển

quan trọng theo hướng CNH, HĐH. Tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng trưởng

bình quân hàng năm: 10,6%, (các năm tăng như sau: năm 1996 tăng 12,98%,

năm 1997 tăng 12,59%, năm 1998 tăng 12,01%, năm 1999 tăng 6,48%, năm

2000 tăng 9,34%). Hà Nội là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng

cao. Năm 2000 đã chặn đà giảm sút tăng trưởng kinh tế. Kinh tế Thủ đô phát

triển trên tất cả các ngành và khu vực [4, tr. 30].

Bảng 1.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội và cả nước

giai đoạn (1996 - 2000) [85, tr.6].

1996 1997 1998 1999 2000

Hà Nội 12,98 12,59 12,01 6,5 9,34

Cả nước 9,34 8,15 5,8 4,8 5.5

48

Page 49: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Qua bảng tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo GDP của Hà Nội và cả

nước ở trên. GDP của Thành phố Hà Nội luôn cao hơn bình quân chung của cả

nước từ 1,3 - 1,5 lần, xong đang có xu hướng thu hẹp khoảng cách trong những

năm cuối của giai đoạn 1996 - 2000.

Nhờ luôn tăng trưởng cao hơn mức trung bình của cả nước nên tỷ trọng

GDP của Hà Nội trong tổng GDP của cả nước ngày càng tăng cao. Tỷ trọng

GDP của Hà Nội trong tổng GDP của cả nước tăng từ 6,15% năm 1995 lên

7,22% năm 2000. Tỷ trọng GDP của Hà Nội so với vùng Đồng bằng sông Hồng

cũng tăng từ 34,8% năm 1995 lên 41% năm 2000 và so với vùng kinh tế trọng

điểm Bắc Bộ từ 62,47% 1995 lên 65,47% năm 2000 [85, tr.7].

Bảng 1.4: Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa (GDP ) [19, tr.40] Đơn vị tính: %

199

5

199

6

199

7

199

8

199

9

200

0

Chia theo thành phần kinh tế

Khu vực kinh tế trong nước 93,5 89,8 88,8 85,3 84,8 81,5

Kinh tế Nhà nước Trung ương 60,5 57,0 59,5 56,1 55,0 53,1

Kinh tế Nhà nước địa phương 10,1 9,2 8,4 9,1 8,2 7,9

Kinh tế ngoài Nhà nước 22,9 23,7 20,9 20,1 21,6 20,5

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 6,5 10,2 11,2 12,6 13,0 15,9

Thuế nhập khẩu - - - 2,1 2,2 2,6

Chia theo ngành kinh tế

Dịch vụ 61,5 59,9 60,0 61,7 58,4 60,0

Công nghiệp mở rộng 33,1 34,9 35,3 36,4 37,9 37,0

Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 5,4 5,1 4,7 3,9 3,7 3,0

Trong những năm 1996 - 2000, kinh tế Thủ đô phát triển ở tất cả các

ngành, các khu vực, tăng nhanh nhất là công nghiệp mở rộng, đặc biệt là xây

dựng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 5 năm 1996 - 2000, công

49

Page 50: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

nghiệp tăng bình quân 13,45%/ năm, nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng bình

quân 4,44%/ năm. dịch vụ tăng bình quân 8,90%/ năm, Khu vực trong nước tăng

bình quân 8,68%/ năm, khu vực có vốn ĐTNN tăng bình quân 6,02%/ năm [19,

tr.40]. Qua số liệu của sự phát triển GDP của các ngành kinh tế có thể thấy sự

phát triển không ổn định và thiếu tính bền vững.

Cơ cấu kinh tế Thủ đô chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng theo Đại

hội Đảng bộ Thành phố Khóa XII đề ra là nâng dần tỷ trọng ngành công nghiệp,

giảm tương ứng ngành dịch vụ và nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp tăng từ

33,01% năm 1995 lên 38% năm 2000; ngành dịch vụ từ 61,60% năm 1995,

giảm xuống còn 60,0% vào năm 2000; ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản từ

5,4% năm 1995 giảm xuống còn 3,0% vào năm 2000 [19, tr.40].

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6,5% năm 1995, lên 15,9%

năm 2000. Khu vực kinh tế trong nước giảm từ 93,5% năm 1995, xuống còn

81,5% năm 2000. Đáng chú ý là tỷ trọng của quốc doanh Trung ương giảm

chậm từ 60,5% năm 1995 xuống còn 53,1% năm 2000; kinh tế quốc doanh địa

phương giảm từ 10,1% (1995) xuống còn 7,9% (2000); kinh tế ngoài Nhà nước

giảm 20,9% xuống còn 20,5% [19, tr. 40].

Từ sự phân tích trên có thể nhận thấy ngoài sự thay đổi quy mô và tỷ lệ

các ngành trong CCKT, mối quan hệ giữa các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi

căn bản về chất. Có thể nhận thấy các ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

hơn, không chỉ trong trao đổi sản phẩm cuối cùng mà cả ngay trong quá trình

sản xuất, theo sự điều tiết của thị trường và sự quản lý của nhà nước, sản xuất

công nghiệp bám sát hơn với yêu cầu của thị trường, các ngành sản xuất nông -

lâm nghiệp - thủy sản, ngành dịch vụ. Hoạt động của các ngành dịch vụ không

tách rời mà gắn vào phục vụ đắc lực cho phát triển công nghiệp, nông - lâm

nghiệp - thủy sản. Ngành thương mại không hoạt động tách rời như là một

ngành kinh tế biệt lập trong lĩnh vực lưu thông mà gắn với sản xuất trong từng

ngành, từng doanh nghiệp. Khác nhiều so với thời kỳ bao cấp, người sản xuất,

lưu thông, phân phối sản phẩm và người tiêu thụ liên kết với nhau một cách rời

rạc, thậm chí quay lưng lại với nhau. Đến đây, các nhà sản xuất không những 50

Page 51: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

tăng cường các hoạt động thương mại của bản thân mình mà còn liên hệ chặt với

các nhà tiêu thụ sản phẩm và các doanh nghiệp coi đó là yếu tố quan trọng quyết

định sự sống còn của doanh nghiệp mình.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ các ngành và lĩnh vực chủ yếu:

Công nghiệp, hướng tới hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới

bằng việc gia nhập hiệp Hội kinh tế Đông Nam Á (ASEAN) và tổ chức Hợp tác

kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

Thực hiện chủ chủ trương của Thành ủy, UBND Thành phố, Sở công

nghiệp Hà Nội chỉ đạo phát triển công nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Công

nghiệp Hà Nội đã tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn có hàm lượng

chất xám cao, tạo ra hiệu quả kinh tế lớn như: công nghiệp điện tử, tin học, viễn

thông: sản xuất linh kiện, phụ kiện, lắp ráp, phần cững và phát triển công nghiệp

phần mềm. Công nghiệp hàng tiêu dùng chất lượng cao, phục vụ trong nước và

xuất khẩu từ các hàng tiêu dùng hàng ngày như: xà phòng, thuốc đánh răng, dầu

gội đầu các loại nước uống đến thưc ăn, rau quả sạch.

Trong giai đoạn 1996 - 2000, sản xuất công nghiệp của Hà Nội vẫn tiếp

tục tăng trưởng. Tỷ trọng công nghiệp từ 34,8% năm 1996 lên 38% năm 2000.

GTSX công nghiệp bình quân hàng năm tăng 15,6% [87, tr.30] (năm 1996 tăng

22,25%; năm 1997 tăng 17,60%; năm 1998 tăng 13,91%; năm 1999 tăng 7,56%;

năm 2000 tăng 8,67%) [19, tr.59-60]. Sản phẩm công nghiệp ngày càng phong

phú. Ngoài 9 khu công nghiệp cũ, Hà Nội đang hình thành và phát triển 5 khu

công nghiệp tập trung, 2 khu công nghiệp vừa và nhỏ.

Đây là giai đoạn đổi mới một cách đồng bộ cả về quan điểm nhận thức

cũng như tổ chức chỉ đạo điều hành công nghiệp Hà Nội. Đặc biệt trong chỉ đạo

có sự chuyển hướng từ khép kín sang mở cửa, từ tập trung cho công nghiệp

nặng sang phát triển công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất

khẩu. Giai đoạn 1996 - 2000 còn có những tiến bộ đáng kể trong trang bị lại, đổi

mới và đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp,

công nghiệp Hà Nội, đầu tư theo chiều sâu được chú trọng hơn. Nhờ đổi mới cơ

chế, nhiều doanh nghiệp đã có nhiều cách huy động vốn, trong đó có nguồn vốn 51

Page 52: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

liên doanh đầu tư với nước ngoài, nhờ vậy đã đổi mới dây truyền thiết bị công

nghệ và thiết bị sản suất, tiếp thu công nghệ hiện đại. Với chủ trương phát triển

công nghiệp đúng đắn của Thành ủy công nghệp Hà Nội đã đạt được một số

thành tựu.

Qua bảng dưới đây ta thấy cơ cấu các nhóm ngành công nghiệp chuyển

dịch nhanh theo hướng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp

kỹ thuật cao như: công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin tăng từ 9,50% năm

1995 lên 11,88% năm 2000; công nghiệp cơ khí tăng từ 28,21% năm 1995 lên

32,95% năm 2000; công nghiệp sản xuất vật liêu xây dựng tăng từ 5,51% năm

1995 lên 6,78% năm 2000. giảm công nghiệp chế biến nông - lâm sản - thực

phẩm từ 21,86% năm 1995 xuống còn 15,78% năm 2000; công nghiệp khai thác

giảm từ 1,65% năm 1995 xuống còn 1,43% năm 2000 [140, tr. 9].

Bảng 1.5: Chuyển dịch cơ cấu các nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 1996

- 2000 [140, tr. 9]. Đơn vị tính: %

Năm 1995 2000 1996 -

2000

Tổng số 100 100 100

Công nghiệp khai thác 1,65 1,43 - 0,22

Công nghiệp chế biến 86,99 88,4 1,85

+ Công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản,

thực phẩm

21,86 15,78 - 6,08

+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 5,51 6,78 1,27

+ Công nghiệp cơ khí, luyện kim 28,21 32,95 4,74

+ Công nghiệp điện tử,công nghệ thông tin 9,50 11,88 2,38

+ Công nghiệp dệt may, da giày 14,45 12,39 - 2,06

+ Công nghiệp hóa chất và các SP hóa chất 7,47 9,07 1,60

Công nghiệp khác (điện, nước, in, tái chế...) 11,39 9,73 -1,66

+ Công nghiệp điện, nước 9,22 7,44 -1,78

52

Page 53: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

+ In, tái chế... 2,17 2,29 0,12

Sự giảm sút giá trị sản xuất công nghiệp thể hiện rõ nhất là khu vực doanh

nghiệp Nhà nước Trung ương, giảm từ 52,12% năm 1995 xuống còn 42,64%

năm 2000 và khu vực doanh nghiệp Nhà nước địa phương, giảm từ 19,44% năm

1995 xuống còn 12,86% năm 2000. Nhưng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước lại

tăng từ 9,53% năm 1995 lên 10,62% năm 2000, tốc độ tăng trưởng của khu vực

có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 18,91% năm 1995 lên 33,88% vào năm 2000.

Nếu xét cả giai đoạn thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng trưởng cao

nhất và đạt tốc độ tăng bình quân 26,56%/năm, đưa cơ cấu của khu vực này theo

giá trị sản xuất từ 18,91% năm 1995 lên 33,88% năm 2000 [140, tr.10].

Bảng 1.6: Thực trạng chuyển dịch CCKT theo thành phần kinh tế (giá thực

tế) [140, tr.10] Đơn vị tính: %

Năm 1995 2000

Tổng số 100 100

1.Khu vực kinh tế trong nước 81,09 66,12

+ Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 52,12 42,64

+ Doanh nghiệp Nhà nướcđịa phương 19,44 12,86

+ Kinh tế ngoài Nhà nước 9,53 10,62

2.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 18,91 33,88

Các cơ sở công nghiệp đã từng bước chuyển sang đa dạng hóa sản phẩm,

thực hiện sản xuất gắn với thị trường và hiệu quả kinh tế, từng bước khắc phục

sự chia cắt giữa sản xuất với lưu thông, giữa công nghiệp với thương mại và thị

trường. Nhiều doanh nghiệp cơ sở đã tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, đổi

mới thiết bị, một số doanh nghiệp đầu tư đúng hướng nên có trình độ công nghệ

khá và đạt mức tăng trưởng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường. Trong tổng số

217 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 25% số doanh nghiệp có

53

Page 54: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

công nghệ sản xuất tiên tiến. Công ty Xuân Hòa, Công ty điện cơ Trần Phú,

Công ty kim khí Thăng Long, Công ty khóa Việt - Tiệp, Công ty bia Việt Hà,

Công ty giầy Ngọc Hà...

Nhiều sản phẩm công nghiệp Hà Nội chiếm tỷ trọng cao so với vùng và

cả nước như: động cơ điện chiếm 83% so với cả nước, xe đạp chiếm 35%, máy

chế biến gỗ chiếm 46,6%, đồ nhôm chiếm 74%, lắp ráp tivi chiếm 57,7%, giầy

vải chiếm 40%, thuốc tẩy chiếm 29,5%, lốp xe đap chiếm 47,6%, quạt máy các

loại chiếm 73,9% [85, tr.10].

Ngoài 9 khu công nghiệp cũ, Thành phố đã và đang hình thành và phát

triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ. Đến năm

2000, Hà Nội đã hình thành 5 khu công nghiệp tập trung: Sóc Sơn, Bắc Thăng

Long, Sài Đồng B, Đài Tư; Sài Đồng A. Trong các khu công nghiệp tập trung có

22 dự án đầu tư với tổng số vốn 322 triệu USD. Cùng với các khu công nghiệp

tập trung ở Hà Nội đã hình thành các khu công nghiệp vừa và nhỏ ở các huyện

ngoại thành: Khu công nghiệp Vĩnh Tuy (Thanh Trì), với diện tích 12 ha, đã có

18 dự án đầu tư; khu công nghiệp Phú Thị (Gia Lâm), diện tích 17 ha, có 22 dự

án đăng ký đầu tư...[85, tr.10-11].

Lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp với các mặt hàng thủ công mỹ

nghệ truyền thống như: Gốm sứ Bát Tràng, Kim Lan (Gia Lâm); dệt xe tơ chỉ

Triều Khúc (Thanh Trì); may (Cổ Nhuế); gỗ mỹ nghệ Vân Hà (Đông Anh), rèn

(Xuân Phương - Từ Liêm)... với đặc điểm chung là có đội ngũ nghệ nhân và thợ

có tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp độc đáo, sản phẩm tinh xảo, có sức

cạnh tranh cao ở cả thị trường trong nước và nước ngoài, là một thế mạnh của

Thành phố Hà Nội.

Nhìn tổng thể quá trình chuyển dịch CCKT công nghiệp giai đoạn 1996 –

2000, cơ cấu nhóm ngành kinh tế - kỹ thuật của công nghiệp Hà Nội đã có sự

chuyển dịch theo hướng đa dạng; cơ cấu thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát

triển nhanh, song kinh tế Nhà nước vẫn giữ được vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng

trên 50%. Công nghiệp Thủ đô phát triển theo hướng kỹ thuật cao, tạo ra một số

ngành chủ lực.54

Page 55: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp ngày càng đa dạng nhưng chưa huy

động được nhiều vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tỷ trọng vốn Nhà nước đầu tư vào

công nghiệp Hà Nội giảm mạnh đã phần nào ảnh hưởng tới chuyển dịch CCKT.

Thành phố Hà Nội thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn thấp hơn so với Thành

phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Tỷ lệ vốn nước ngoài đầu tư vào

công nghiệp mới chiếm khoảng 15 - 16%.

Đã xuất hiện một số doanh nghiệp sản xuất có công nghệ tiên tiến, sản

phẩm công nghiệp ngày càng phong phú, một số sản phẩm có khả năng cạnh

tranh, chiếm lĩnh và đứng vững trên thị trường như: đồ điện gia dụng, sứ xây

dựng, bánh kẹo, sản phẩm đồ uống... Một số sản phẩm công nghiệp có giá trị

xuất khẩu ngày càng cao, như điện tử, máy in phun, sản phẩm may mặc, hàng

thủ công mỹ nghệ, bước đầu hình thành công nghệ phần mềm.

Sự phát triển và chuyển dịch CCKT ngành công nghiệp trên đây là phù

hợp với nhu cầu thị truờng. Các ngành và nhóm ngành công nghiệp trong từng

khu vực kinh tế cũng phù hợp với việc khai thác những lợi thế có sẵn. Khu vực

sản xuất trong nước chủ yếu phát triển mạnh và chiếm tỷ lệ cao ở các ngành,

lĩnh vực sản xuất thu hút nhiều lao động, có nguồn nguyên liệu trong nước

không nhất thiết phải yêu cầu kỹ thuật cao và vốn đầu tư quy mô lớn.

Dịch vụ - Thương mại - du lịch

Dịch vụ: Trong 5 năm, tăng trưởng GDP ngành dịch vụ Thành phố Hà

Nội đạt 8,90%/ năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP chung của kinh tế toàn

Thành phố, nên tỷ trọng của dịch vụ đã giảm từ 61,60% năm 1995 xuống còn

58,3 % năm 2000 [19, tr.41]. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch CCKT trong

nội bộ ngành dịch vụ có điểm đáng chú ý là:

Các hoạt động tài chính, tín dụng tăng trưởng cao nhất trong khối các

ngành dịch vụ. Tính bình quân giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng của

lĩnh vực dịch vụ này là 20,65%/ năm. Song tỷ trọng GDP của lĩnh vực này chỉ

chiếm 3,9% (2000) trong tổng số GDP của Thành phố. Tiếp đến lĩnh vực phát

triển nhanh là văn hóa thông tin tăng bình quân 12,3%/ năm, nhưng tỷ trọng

cũng chỉ chiếm 2,1% [85, tr.11]. 55

Page 56: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong khu vực dịch vụ là lĩnh vực vận

tải - kho bãi - thông tin liên lạc, tiếp đến là lĩnh vực thương nghiệp và sửa xe có

động cơ. Tuy nhiên nếu tính cả giai đoạn, hai lĩnh vực này tăng trưởng chỉ đạt

8,5%/ năm và 6,93%/ năm [85, tr.12].

Về thương mại: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường

Thành phố đạt mức tăng trưởng khá và tương đối ổn định. Tốc độ tăng bình

quân giai đoạn 1996 - 2000, là 10,14%/ năm; khu vực thương mại hỗn hợp tăng

cao nhất, tốc độ tăng trưởng bình quân là 31,92%/ năm; khu vực thương mại có

vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng bình quân 9,41%/ năm; khu vực thương mại

Nhà nước tăng trưởng chậm nhất, đạt 5,27%/ năm.

Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, khu vực kinh tế Nhà

nước giảm từ 29, 39% năm 1995 xuống còn 25,79% năm 2000; khu vực kinh tế

tư nhân và cá thể giảm từ 64,30% năm 1995 xuống 63,5% năm 2000; khu vực

kinh tế tập thể tăng từ 1,97% năm 1995 lên 5,65% năm 2000; khu vực kinh tế có

vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 3,4 năm 1995 lên 4,19 năm 2000 [85, tr.12].

Thương nghiệp quốc doanh giữ được vai trò chủ đạo trong bán buôn, nhất

là các loại hàng hóa chiến lược như xăng dầu, xi măng, sắt thép, vật liệu xây

dựng, phân bón. Năm 1999 tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn của Thành

phố Hà Nội là 45.500 tỷ đồng thì thương nghiệp quốc doanh đảm bảo gần 80%,

các thành phần ngoài quốc doanh chỉ chiếm khoảng 20%.

Về kim ngạch xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội

phát triển đáng kể, bình quân hàng năm tăng 14,91%, tổng kim ngạch xuất khẩu

đạt khoảng 6,5 tỷ USD. Bước đầu hình thành những mặt hàng có kim ngạch

xuất khẩu và thị trường tương đối ổn định: Dệt - may - da giầy, điện - điện tử,

nông - thủy sản, thủ công mỹ nghệ...[87, tr.31]. Trong đó kim ngạch xuất khẩu

của kinh tế Trung ương chiếm tỷ trọng 75%, tăng bình quân 14,93%/ năm; xuất

khẩu địa phương chiếm tỷ trọng 25%, tăng trưởng bình quân 19,29%/ năm.

Nhưng nhịp độ tăng trưởng giữa các năm không ổn định, tăng cao trong 2 năm

1996 - 1997, năm 1998 nhịp độ tăng trưởng chững lại và được phục hồi nhịp độ

tăng trưởng năm 1999 - 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn là 56

Page 57: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

18,39%/ năm. Trong đó nhập khẩu của Trung ương chiếm tỷ trọng khoảng 85%/

năm, tăng bình quân 19,06%/ năm; nhập khẩu địa phương chiếm tỷ trọng 15%,

tăng trưởng bình quân 15,1%/ năm [85, tr.13].

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu địa phương đã hình thành các nhóm hàng

xuất khẩu chủ lực: tỷ trọng xuất khẩu công nghệ phẩm đã tăng từ 47,35% năm

1995 lên 57,39% năm 2000; hàng nông sản giảm từ 14,95% xuống còn 12,91%;

hàng thủy hải sản từ 4,56% giảm xuống còn 2,3%, hàng lâm sản từ 4,06% giảm

xuống còn 1,72%. Đặc biệt đã hình thành mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất

khẩu ổn định và có thị trường tiêu thụ tốt như: Dệt - may; giầy - dép; điện - điện

tủ; nông hải sản; thủ công mỹ nghệ.

Thị trường xuất nhập khẩu của Hà Nội ngày càng ổn định và mở rộng.

Tính đến năm 2000, Hà Nội đã quan hệ thương mại với hơn 60 quốc gia và vùng

lãnh thổ ở hầu hết các châu lục trên thế giới, kể cả thị trường khó tính như Nhật

Bản, EU, Mỹ. Những thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của Hà Nội là: EU.

Hàn Quốc, Nhật Bản. ASEAN [85, tr.13].

Cùng với thành tựu đạt được trên, hoạt động thương mại của Thành phố

Hà Nội cũng đạt nhiều tiến bộ trên các mặt sau: đã và đang hình thành mạng

lưới thương mại hợp lý hơn theo hướng CNH, HĐH: hệ thống chợ trung tâm, hệ

thống các siêu thị, hệ thống văn phòng đại diện, hệ thống chợ nông thôn, hệ

thống lò giết mổ gia súc, hệ thống cửa hàng thương mại, dịch vụ. Đến năm

2000, Hà Nội đã có 40 siêu thị và cửa hàng tự chọn, trong đó thương nghiệp

quốc doanh chiếm khoảng 50%. Văn minh thương mại và dịch vụ ngày càng

được chú ý theo hướng phục vụ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Công tác

xúc tiến mở rộng thị truờng, quản lý thị trường đã và đang được chú ý quan tâm;

hình thức hội chợ, quảng cáo hàng hóa đang được ngày càng nhiều nhà sản xuất

và người tiêu dùng quan tâm. trong công tác thị trường đã thực hiện dán tem đối

với hàng nhập khẩu tạo điều kiện nâng sức cạnh tranh hàng nội, thực hiện tốt

bình ổn giá và một số mặt hàng chủ đạo, những mặt hàng chiến lược.

Du lịch: giai đoạn 1996 - 2000, ngành du lịch Hà Nội đã có bước phát

triển đáng kể cả về quy mô và chất lượng, từng bước trở thành một ngành có vai 57

Page 58: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Thành phố. Đặc biệt sau khi có Nghị

quyết số 11-NQ/TU về “Đổi mới và phát triển du lịch Thủ đô đến năm 2010 và

những năm sau”, ngày 12-8-1998, du lịch Hà Nội đã có bước phát triển mới.

Môi trường du lịch ngày càng được cải thiện, số lượng khách quốc tế đến Hà

Nội có tốc độ tăng trưởng cao.Tổng lượt khách tăng từ 1.052.000 lượt khách

năm 1996, lên 2.600.000 năm 2000. tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 - 2000

là 19,02%/ năm, trong đó khách quốc tế tăng từ 352.000 lượt khách năm 1996

lên 500.400 năm 2000, khách quốc tế tăng bình quân 2,22%/ năm; khách nội địa

tăng trưởng bình quân 30,95%/ năm. Doanh thu du lịch đạt 914 tỷ đồng năm

1995, lên 3000 tỷ đồng năm 2000 [145, tr.6].

Trong ngành du lịch, do liên doanh, liên kết đã có một số khách sạn đạt

tiêu chuẩn 5 sao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và tiếp đón các đoàn. Các thị

trường du lịch quan trọng vẫn được giữ vững (Châu Âu, Nhật Bản, Các nước

ASEAN), gần đây nổi lên thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đang có tốc độ

phát triển cao, đóng góp ngân sách ngày càng tăng, doanh thu xã hội phát triển

không ngừng, tạo được nhiều việc làm cho xã hội. Đặc biệt du lịch Hà Nội đã

gắn kết chặt chẽ với các thị trường trong nước (từ Bắc đến Nam) và thị trường

quốc tế.

Các công ty du lịch Hà Nội có sự phát triển đáng kể, tổng số có 142 đơn

vị lữ hành, trong đó có 32 đơn vi lữ hành quốc tế, có 331 khách sạn trên 9000

phòng, có hàng chục đơn vị vận chuyển khách du lịch, có trên 700 người được

cấp thẻ hướng dẫn viễn chính thức, hàng ngàn người là hướng dẫn viên hợp

đồng. Tổng số lao động trong ngành du lịch trên 15.000 người.

Nhiều tuyến du lịch, nhiều loại hình du lịch được mở ra. Nếu trước năm

1996, hoạt động du lịch chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khách sạn, doanh thu

khách sạn thường chiếm 80 - 90% doanh thu ngành du lịch, trong khi doanh thu

lữ hành chỉ chiếm 1 - 3% thì từ năm 1996 đến năm 2000 du lịch lữ hành đã

được mở rộng [85, tr.14].

Các hoạt động tuyên truyền quảng bá cho du lịch được đẩy mạnh nhằm

giúp cho du khách hiểu được tiềm năng du lịch của Thành phố Hà Nội. Trong 5 58

Page 59: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

năm 1996 - 2000, ngành du lịch đã phối hợp với ngành hàng không, văn hóa, thể

dục - thể thao tổ chức nhiều hoạt động hội thảo, hội thao, liên hoan du lịch để

giới thiệu văn hóa, con người Hà thành với bạn bè và du khách.

Hà Nội cũng đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ

quản lý, hướng dẫn viên phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch. Số lượng khách

sạn, nhà nghỉ không ngừng tăng, từ 233 khách sạn, nhà nghỉ năm 1995, tính đến

năm 2000 trên toàn Thành phố đã có 331 khách sạn với 9.396 phòng, gồm 100

khách sạn quốc doanh với 3.359 phòng, 17 khách sạn liên doanh với nước ngoài

và 214 khách sạn thuộc các thành phần khác. Đã có 67 khách sạn được xếp

hạng, gồm 3 khách sạn 5 sao, 3 khách sạn 4 sao, 128 khách sạn 3 sao, 30 khách

sạn 2 sao và 13 khách sạn 1 sao. Hệ thống vận tải du lịch phát triển nhanh, riêng

hệ thống taxi đã có trên 20 hãng với trên 1000 đầu xe [85, tr.15].

Nhờ những định hướng lớn của Nghị quyết số 11 - NQ/TU về “Đổi mới

và phát triển du lịch Thủ đô đến năm 2010 và những năm sau”, sự chỉ đạo sát

sao của UBND Thành phố, đặc biệt sự quan tâm của thường trực Thành ủy, Hội

đồng nhân dân Thành phố, ngành du lịch Hà Nội đã phát triển một cách vững

chắc, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính của các nước Đông Nam Á, Đông Bắc

Á, có tác động đến thị trường du lịch Hà Nội. Song du lịch Hà Nội ngày càng

thể hiện rõ vai trò của mình trong CCKT chung của Thành phố. Doanh thu đã

tăng 2 lần so với năm 1998, đạt tỷ trọng 13% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, Sở

du lịch đẩy mạnh phát triển các tour du lịch liên tỉnh. Ngoài tuyến Hải Phòng,

Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế. Du lịch Hà Nội còn phát triển mạnh

mẽ các tour sang phía Tây (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu), lên phía Bắc như Cao

Bằng, Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái.

Sự chuyển dịch CCKT của ngành du lịch thể hiện 2 xu hướng trong phát

triển kinh tế - xã hội Thành phố: đó là xu hướng tập trung phát triển các ngành,

lĩnh vực dịch vụ cao cấp như tài chính ngân hàng, giáo dục - đào tạo, văn hóa

thông tin; xu hướng làm dịch vụ trực tiếp cho sản xuất như vận tải, kho bãi,

thương nghiệp.

59

Page 60: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Nông nghiệp: Trong 5 năm, sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tiếp tục

tăng trưởng và phát triển khá: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm

nghiệp - thủy sản bình quân đạt 4,98%/ năm [87, tr.32], vượt chỉ tiêu Đại hội

XII đề ra. Tăng cao nhất là ngành thủy sản, bình quân 6,56%/năm, tiếp đến là

ngành chăn nuôi, bình quân 5,96%/năm, ngành trồng trọt, bình quân tăng

3,65%/năm, ngành lâm nghiệp giảm 1,80%/năm.

Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản chuyển dịch theo

chiều hướng tích cực. Tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản tăng dần từ 36,65%

năm 1995 lên 38,35% năm 2000; tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần trong khi

giá trị tuyệt đối vẫn tăng [85, tr.16].

Trong cơ cấu nội bộ các ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ

trọng cây trồng, vật nuôi có chất lượng và giá trị hàng hóa cao như tăng diện tích

trồng cây thực phẩm từ 8755 ha năm 1995 lên 9173 ha năm 2000, cây công

nghiệp tăng 6478 ha năm 1995 lên 7303 ha năm 1999, giảm diện tích trồng cây

lương thực từ 71111 ha năm 1995 xuống còn 66217 ha năm 2000 [19, tr.171].

Cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch giảm diện tích gieo trồng, vật nuôi

nhưng tăng năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm như trồng trọt đạt

734803 triệu đồng năm 1995 lên 931921 triệu đồng năm 2000. Chăn nuôi từ

394170 triệu đồng năm 1995 lên 542566 triệu đồng năm 2000, thủy sản từ

49272 triệu đồng năm 1995 lên 76671 năm 2000 [19, tr.172-177].

Bảng 1.7: Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp [19, tr.172-177]

Đơn

vị tính1995 1996 1997 1998 1999 2000

Lúa

Diện tích ha 56086 54795 54535 54018 53895 54162

Năng suất tạ/ha 36,8 34,9 34,4 37,1 38,5 41,5

Sản lượng tấn 20629

2

19099

3

18773

0

20019

7

20760

3

19566

7

Ngô

60

Page 61: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Diện tích ha 9658 11201 11572 12253 11718 12055

Năng suất tạ/ha 22,6 27,6 31 26,4 26,5 26,3

Sản lượng tấn 21815 30945 35874 32393 31103 31675

Rau các loại

Diện tích ha 5732 7897 7468 7655 7670 7985

Năng suất tạ/ha 169,9 145,7 158,5 164,4 170,0 179,5

Sản lượng tấn 95095 11503

8

11813

4

12582

5

13042

3

14334

5

Hoa các loại

Diện tích ha 389 507 517 1008 1075 1562

Sản lượng

(giá thực tế)

Triệu

đồng

11670 - 39407 71184 63115 67044

Nhìn bảng trên ta thấy, diện tích trồng cây lương thực và cây thực phẩm

có loại tăng, có loại giảm diện tích gieo trồng nhưng sản lượng và giá trị hàng

hóa của các loại cây trồng ngày càng tăng như: diện tích trồng lúa ngày càng

giảm từ 56086 ha năm 1995 xuống còn 54161 ha năm 2000, nhưng năng suất

lúa và chất lượng lúa để xuất khẩu và có giá trị kinh tế ngày càng cao từ 36,8

tạ/ha năm 1995 lên 41,5 tạ/ha năm 2000. Diện tích trồng ngô phục vụ chăn nuôi

tăng từ 9658 ha năm 1995 lên 12005 ha năm 2000, sản lượng ngô không ngừng

tăng từ 21815 tấn năm 1995 lên 31675 tấn năm 2000. Diện tích trồng rau tăng từ

5732 ha năm 1995 lên 7985 ha năm 2000, năng suất tăng từ 169,9 tạ/ ha năm

1995 lên 179,5 tạ/ ha năm 2000, sản lượng tăng từ 95095 tấn năm 1995 lên

143345 tấn năm 2000, đặc biệt là rau sạch cung cấp cho các siêu thị, cửa hành

rau sạch Thủ đô ngày càng tăng.

Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, sự chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở

nông nghiệp và phát triển nông thôn, cấp ủy Đảng cơ sở các huyện Từ liêm, Gia

Lâm, Đông Anh đã thực hiện quy hoạch vùng sản suất rau theo quy trình rau

sạch cung cấp cho Thủ đô.

61

Page 62: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Cơ cấu ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng tăng nhanh các sản

phẩm có chất lượng như lợn nạc, bò sữa, thủy sản, chăn nuôi gia cầm. Tổng đàn

lợn trên 2 tháng tăng bình quân 3,4%/ năm, đàn bò sữa tăng bình quân 4,5%/

năm, sản lượng lợn thịt tăng bình quân 6,7%/năm, thịt gia cầm tăng bình quân

7,6%/năm trong đó chủ yếu là chăn nuôi gà công nghiệp [85, tr.16-17].

+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế :

Giai đoạn 1996 - 2000, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã tập trung nguồn

lực phát triển kinh tế Nhà nước, trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu như kết

cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, những cơ

sơ sản xuất và thương mại, dịch vụ then chốt. Bỏ cơ chế quản lý “cấp chủ quản”,

nâng cao chất lượng cấp quản lý của cơ sở chuyên ngành. Đổi mới và tăng

cường vai trò của kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực phân phối lưu thông. Phát

triển mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Trừ một số doanh nghiệp

100% vốn Nhà nước, nói chung, nhà nước chỉ nắm tỷ lệ cổ phần chi phối, cổ

phần đặc biệt, còn lại chủ yếu bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên doanh

nghiệp, một phần bán ra ngoài doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, điạ phương đã góp phần cung

ứng hầu hết các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân Thủ đô

và các vùng phụ cận; nhiều sản phẩm xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới,

tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển, đồng thời

tiếp tục đảm nhận những công việc, hoặc đầu tư vào các lĩnh vực mà các thành

phần kinh tế khác chưa có điều kiện tham gia do mức đầu tư ban đầu quá lớn

trong khi lợi nhuận thấp, thậm chí không có lợi nhuận. Tỷ trọng kinh tế Nhà

nước trên địa bàn giảm từ 70,6% năm 1995 xuống còn 61,0% năm 2000, trong

đó tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nước địa phương trong GDP trên địa bàn đạt

10,1% năm 1995 giảm xuống còn 7,9% năm 2000. Tốc độ tăng GDP trung bình

trên địa bàn giai đoạn 1996 - 2000, đạt 7,89%/năm, trong đó khu vực kinh tế địa

phương đạt 5,59%/năm, các doanh nghiệp Nhà nước địa phương đóng góp 1,7%

tổng thu ngân sách trên địa bàn. tạo việc làm ổn định cho 70 ngàn lao động, góp

phần ổn định đời sống kinh tế - xã hội Thủ đô [19, tr.40].62

Page 63: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Mặc dù tỷ trọng giảm, nhưng khu vực kinh tế Nhà nước đã và đang phát

huy vai trò chủ đạo, là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền

kinh tế, chiếm vị trí quan trọng cơ cấu GDP Thành phố, nắm giữ những ngành

và lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế (điện, nước, viễn thông, cơ sở hạ tầng...),

quản lý các tài nguyên của Thủ đô.

Chủ trương đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước

được Hà Nội tiến hành thực hiện một cách thận trọng, bài bản bước đầu đạt

được một số thành tựu nhất định. Nhưng do nhiều nguyên nhân, tốc độ cổ phần

hóa doanh nghiệp còn chậm. So với nhiều thành phần kinh tế khác doanh

nghiệp Nhà nước được sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách, vay vốn, nắm giữ nhiều

lợi thế về địa điểm kinh doanh, nhưng một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước

chưa năng động, chậm đổi mới dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh và từng bước tham

gia vào hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, trong đó có những lĩnh vực trước đây

chỉ do Nhà nước đảm nhận. Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa (GDP) trung bình cả

giai đoạn 1996 - 2000, đạt 21,36%/ năm. Cùng với quá trình chuyển chuyển dịch

CCKT thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp mới được hình thành.

Đến năm 2000 toàn thành phố có khoảng 6.760 doanh nghiệp ngoài quốc doanh

và phát triển khá hiệu quả [100, tr.98]. Do tính năng động kinh tế, khu vực kinh

tế ngoài quốc doanh còn là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế Thủ

đô.

Do những đổi mới về nhận thức, cùng hàng loạt cơ chế chính sách hỗ trợ,

khuyến khích của Trung ương và Thành phố, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng

phát triển và có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển và chuyển dịch

CCKT Thành phố Hà Nội. Tỷ trọng các doanh nghiệp tư nhân trong GDP Thành

phố tăng liên tục từ 3,4% năm 1995 lên 6,1% năm 2000, nếu tính cả hộ kinh tế

cá thể thì mức tăng là 17,6% (1995) và 17,5% (2000). Các doanh nghiệp tư nhân

và hộ sản xuất kinh doanh đã tạo ra Giá trị sản xuất công nghiệp bằng 90% Giá

trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp Nhà nước địa phương, chiếm

khoảng 8% kim ngạch xuất khẩu, 7,5% tổng mức bán lẻ trên thị trường, cung 63

Page 64: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

cấp 60% lượng hàng hóa bán cho các tỉnh lân cận và thu hút 50% lao động xã

hội trên địa bàn. Các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu kinh doanh thương mại và

dịch vụ, hầu như chưa có doanh nghiệp tư nhân nào tham gia vào hoạt động dịch

vụ cao.

Kinh tế tập thể (chủ yếu là kinh tế hợp tác) vẫn giữ vị trí nhất định trong

cơ cấu kinh tế Thành phố, góp phần tạo nhiều sản phẩm trong xã hội, tăng GDP,

giải quyết việc làm, đời sống của một bộ phận dân cư. Nhiều HTX sau chuyển

đổi hoạt động hiêu quả hơn.

Về kinh tế hộ: tính đến năm 2000, Hà Nội có 282.520 hộ sản xuất kinh

doanh, trong đó hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ chiếm 25,3%, ngành

nông nghiệp 69,2% và ngành thủ công nghiệp chiếm 5,5%, Kinh tế hộ hoạt động

đa dạng và đạt kết quả khá nhất trong thu hút lao động và phát triển nghề mới.

Kinh tế HTX: Đến cuối năm 2000, Toàn Thành phố có 728 HTX; so với năm

1996, tăng 114 HTX, nhưng số lượng xã viên giảm nhiều (365.000 xã viên).

Trong đó, HTX nông nghiệp chiếm 43,7%, HTX phi nông nghiệp chiếm 56,3%.

Trong HTX phi nông nghiệp, HTX tiểu - thủ công nghiệp chiếm 70%, HTX vận

tải 14,6%, HTX xây dựng 10%, HTX thương mại 5,4% [88, tr 10].

Qua khảo sát, phân loại có 28% HTX khá, 41% trung bình, 31% yếu kém.

Chất lượng, hiệu quả hoạt động của một số loại hình HTX như sau: HTX nông

nghiệp: cung cấp dịch vụ đầu vào là chủ yếu, lãi không nhiều, dịch vụ đầu ra của

sản phẩm gặp nhiều khó khăn. HTX tiểu – thủ công nghiệp: sản xuất phát triển

nhanh (giai đoạn 1996 - 2000 tăng 40,17%/ năm), mỗi năm tuyển dụng thêm

10,12% lao động, thu nhập bình quân khá 420.000 đồng/ người/ tháng. HTX

thương mại: có bước phát triển mới về vốn kinh doanh, doanh thu, nộp ngân

sách và thu nhập của xã viên đề tăng [95, tr, 15]

Tuy nhiên, hoạt động của kinh tế tập thể còn nhiều yếu kém: vấn đề tài

chính chưa được giải quyết triệt để, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, tổ chức

quản lý yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, thu nhập thấp so với bình quân của xã

hội, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng (nội thành - ngoại thành):64

Page 65: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Từ 1996 – 2000 do quá trình đô thị hóa, diện tích nội thành và khu vực

ven đô dành cho phát triển kinh tế trở nên chật hẹp. Đặc biệt phát triển công

nghiệp ở khu vực này dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường, các vấn đề bức xúc xã

hội, trong khi tiềm năng của ngoại thành còn rất lớn chưa được khai thác sử

dụng nhiều. Nhận thức rõ vai trò và từ thực trạng nông nghiệp, nông thôn ngoại

thành, từ năm 1990, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, đã có chủ trương

tăng cường lãnh đạo chỉ đạo phát triển kinh tế ngoại thành. Ngày 5 - 5 - 1992,

Thành ủy ra chương trình 06 “Kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới

Thủ đô giai đoạn 1992-1995”, năm 1996 Thành ủy có kế hoạch 05/KH - TU tiếp

tục thực hiện chương trình 06/CTr - TU đến năm 2000.

Tính đến năm 2000, ngoại thành Hà Nội có 5 huyện, 118 xã và 8 thị trấn,

với dân số là: 1.273.800 (chiếm 46,6% dân số toàn Thành phố), diện tích tự

nhiên của ngoại thành là 83.440 ha (chiếm 91% diện tích toàn Thành phố), trong

đó 43.400 ha đất nông nghiệp, 6.630 ha đất lâm nghiệp [131, tr.1]. Chương trình

06/CTr-TU, đã đi vào cuộc sống, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch

CCKT, cải thiện đời sống văn hóa ngoại thành, góp phần xứng đáng vào sự

nghiệp phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội.

Trong giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ phát triển của kinh tế ngoại thành

thấp hơn khu vực nội thành.

Một số Đảng bộ huyện đã lãnh đạo thực hiện tốt chuyển dịch CCKT ở địa

phương, như : Từ Liêm, Gia Lâm...Ở 2 huyện này đã hình thành CCKT: công

nghiệp - nông nghiệp - thương mại, dịch vụ với tỷ lệ thích hợp.

Nguyên nhân của những thành tựu:

Trước hết, đó là việc thực hiện đương lối đổi mới và các Nghị quyết của

Trung ương Đảng và được cụ thể hóa bằng 12 chương trình và kế hoạch của

Thành ủy một cách đúng đắn.

Sự năng động sáng tạo của nhân dân Thủ đô, của các sở, ban, ngành và

các doanh nghiệp trong tìm tòi các hình thức, giải pháp khai thác tiềm năng,

phát huy sức mạnh, lợi thế của Thành phố và của các thành phần kinh tế từ cơ

sở, từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh.65

Page 66: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Sự đổi mới một số khâu trong nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng

bộ, Ban thường vụ Thành ủy, UBND Thành phố và cấp ủy, chính quyền các các

quận, huyện.

Sự cố gắng và tinh thần trách nhiệm cao của đại bộ phận cán bộ, đảng

viên trong toàn Đảng bộ Thành phố.

Sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, có kiểm tra của Trung ương đối với Thành

phố.

Về hạn chế:

Kinh tế Hà Nội phát triển chưa vững chắc, chuyển dịch CCKT chưa tương

xứng với tiềm năng, vị thế của Thủ đô. Một số chỉ tiêu chuyển dịch CCKT được

đề ra ở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII và chỉ tiêu đã điều

chỉnh không đạt, (đến năm 2000 công nghiệp đạt 39% (năm 2000 đạt 37%),

nông - lâm nghiệp - thủy sản là 3,3% (năm 2000 đạt 3,0%), dịch vụ 57,7% (năm

2000 đạt 60,0%).

Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của các ngành trong

CCKT còn thấp. Trong nội bộ từng ngành, cơ cấu các ngành, các sản phẩm có

trình độ kỹ thuật, công nghệ cao còn ít, sản phẩm kém sức cạnh tranh. Đây là

một trở ngại cho quá trình CNH, HĐH và hội nhập của nền kinh tế Thành phố

Hà Nội.

Đầu tư cho phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT còn tình trạng dàn

trải, chưa hợp lý. Chưa xác định chính xác và đầu tư cho những ngành, sản

phẩm mũi nhọn nhằm đẩy mạnh chuyển dịch CCKT của Thành phố Hà Nội.

Thu hút đầu tư của nước ngoài giảm. Dịch vụ chất lượng cao phát triển

chậm, hiệu quả hạn chế; lĩnh vực tài chính - ngân hàng còn nhiều mặt chậm đổi

mới. sản xuất chưa thật gắn kết với thị trường; Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp

Nhà nước còn chậm; hoạt động của các HTX sau chuyển đổi còn lúng túng, khu

vực kinh tế ngoài quốc doanh chưa được quan tâm, hỗ trợ đúng mức. Quan hệ

hợp tác giữa các địa phương trong vùng và cả nước còn hạn chế.

Kinh tế Nhà nước, nhất là kinh tế Nhà nước Trung ương chiếm tỷ trọng

cao trong CCKT Thành phố. Đây là một thế mạnh cũng là vấn đề phức tạp cho 66

Page 67: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

qua trình hoạch định chính sách và điều hành chuyển dịch CCKT và phát triển

kinh tế Thành phố.

Tuy còn một số hạn chế, nhưng thành tựu to lớn của chuyển dịch CCKT ở

Thành phố Hà Nội giai đoạn 1996 - 2000, chứng minh chủ trương chuyển dịch

CCKT do Đảng bộ Thành phố đề ra và lãnh đạo thực hiện trong 5 năm qua là

hoàn toàn đúng định hướng. CCKT chuyển dịch theo hướng nâng tỷ trọng công

nghiệp, giảm tỷ trọng dịch vụ và nông nghiệp, đồng thời đi vào chiều sâu

chuyển dịch CCKT ngành. Đây là điều kịên, cơ sở khoa học đã được thực tiễn

kiểm nghiệm khẳng định đường lối chủ trương của Đảng đã, đang và sẽ đi vào

cuộc sống. Những thành tựu đạt được trong quá trình chỉ đạo thực hiện ở giai

đoạn này, làm cơ sở để Đảng bộ Thành phố Hà Nội tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh

chuyển dịch CCKT giai đoạn 2001 - 2005.

CHƯƠNG II. ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO, ĐẨY MẠNH CHUYỂN

DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ( 2001 – 2005 )

2.1. CHỦ TRƯƠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐẢNG

NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Bước vào thế kỷ XXI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng,

tháng 4-2001, đã xác định đường lối phát triển kinh tế là: “Đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở

thành một nước công nghiệp” [41, tr.24].

Về mục tiêu phát triển kinh tế trong kế hoạch 5 năm (2001 - 2005), Đại

hội chỉ rõ: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu

kinh tế, cơ cấu lao động theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nâng

cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối

ngoại” [41. tr.28]. Chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch là: Nhịp độ tăng GDP bình

quân 7,5%/ năm. Đến năm 2005, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp là 20 - 21%

GDP; công nghiệp và xây dựng 38 - 39%, các ngành dịch vụ 41 - 42%.67

Page 68: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Đại hội chủ trương: Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn

theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị

trường và điều kiện sinh thái từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu

lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Xây dựng hợp lý cơ

cấu sản xuất nông nghiệp. Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong

nông nghiệp phát triển mạnh công nghiệp dịch vụ ở nông thôn. Đưa nhanh tiến

bộ và khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu

vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện tích; tăng năng

suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị

trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước [41, tr.168-169].

Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế, Đại hội chỉ rõ:

Phát triển và chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH. Nâng cao chất

lượng và hiệu quả phát triển kinh tế, tăng sức cạnh tranh. Chuyển dịch CCKT,

cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát triển các thế mạnh và lợi thế so sánh của đất

nước, gần với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước [41, tr.26].

Đại hội xác định: Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần

thiết để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển và

đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên trình độ mới bằng việc ứng dụng

tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đẩy mạnh thủy lợi

hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa; quy hoạch sử dụng đất hợp lý; đổi mới cơ cấu

cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích; giải quyết tốt vấn

đề tiêu thụ nông sản hàng hóa; đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng

kinh tế và xã hội ở nông thôn, phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành, nghề

đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng

nghề, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và

dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện

đời sống nhân dân.

Về công nghiệp, Đại hội chủ trương vừa phát triển các ngành sử dụng

nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại,

công nghệ cao. Phát triển mạnh công nghệ chế biến nông sản, thủy sản, may 68

Page 69: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

mặc, da - giầy, một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm...Xây

dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng, sản xuất tư liệu sản

xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng. Khai thác có

hiệu quả các nguồn tài nguyên, dầu khí, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Chú

trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng một số doanh nghiệp

lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hóa. “Phát triển nhanh các ngành công

nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất

khẩu, như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da - giầy, điện tử - tin học,

một số sản phẩm cơ khí và tiêu dùng…" [41, tr.173].

Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động

để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả, phát triển

dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách phát triển nhanh hiện đại dịch vụ bưu

chính - viễn thông, phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi

nhọn…mở rộng dịch vụ tài chính - tiền tệ, phát triển mạnh các dịch vụ kỹ thuật,

dịch vụ tư vấn, dịch vụ phục vụ đời sống.

Dịch vụ, phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ:

thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính - viễn

thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, chuyển giao công

nghệ, tư vấn pháp lý, thông tin thị trường [41, tr. 92-94].

Sau Đại hội IX Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX), 18-3-2002, ra Nghị

quyết về: "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

thời kỳ 2001- 2010". Nghị quyết làm rõ hơn quan điểm về đẩy nhanh CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn. CNH, HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch

CCKT nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế

biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng

các thành tựu khoa học, công nghệ trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị

kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng

cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức mạnh cạnh tranh của nông sản hàng hóa

trên thị trường. Nghị quyết nhấn mạnh:

69

Page 70: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động

các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng và lao động nông nghiệp,

xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo

vệ môi trường sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù

hợp, xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao

đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn [43, tr.93-94].

Nghị quyết Trung ương 5 khẳng định 5 quan điểm về đẩy nhanh CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới.

Một là, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ

quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước. Phát triển công nghiệp dịch vụ

phải gắn bó chặt chẽ hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho CNH, HĐH

nông nghiệp, nông thôn.

Hai là, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn

lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ thúc đẩy

chuyển dịch CCKT theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, gắn với thị

trường để sản xuất hàng hóa quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao bảo vệ

môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp

và nông nghiệp nông thôn bền vững...

Ba là, dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực

bên ngoài, phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà

nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng

vững chắc. Phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hóa, các lọai hình

doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.

Bốn là, kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm

nghèo ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Nâng cao đời sống vật chất và văn

hóa của người dân nông thôn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu,

vùng xa...

70

Page 71: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Năm là, kết hợp chặt chẽ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với xây

dựng tiềm năng và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân...Thể

hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển - xã hội của cả

nước, của các ngành, các địa phương...[43, tr.94-95].

Đường lối và những quan điểm chỉ đạo quá trình CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn của Đảng thể hiện quá trình phát triển nhận thức và tư duy lý

luận của Đảng ta về CNH, HĐH, về chuyển dịch CCKT ở nước ta, nhằm phấn

đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Tháng 2 - 2004, BCHTƯ họp Hội nghị lần thứ 9, ra Nghị quyết “Về một

số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết

Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng”. Về phát triển kinh tế Trung ương chủ

trương:

- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu qủa khu vực doanh

nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa mạnh hơn nữa; khuyến khích phát

triển mạnh kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và

các tổ chức kinh tế cổ phần; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp; nâng

cao hiệu quả đầu tư.

- Tạo lập và phát triển đồng bộ các loại thị trường: Thị trường chứng

khoán, thị trường tài chính - tín dụng, thị trường bất động sản, thị trường lao

động, thị trường khoa học và công nghệ.

- Tiếp tục chủ động hội nhập, thực hiện có hiệu quả các cam kết và lộ

trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm ra

nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

- Đổi mới cơ bản công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh

tế - xã hội và điều chỉnh mạnh CCKT. Trên cơ sở chiến lược quy hoạch, có

chính sách điều chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cơ cấu lao động

trong từng ngành, từng vùng theo hướng CNH, HĐH nhằm phát huy lợi thế so

sánh, gắn với thị trường trong nước và thế giới. Chuyển mạnh CCKT nông

nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung

chuyên canh, thâm canh, có năng suất, chất lượng cao; áp dụng tiến bộ khoa học 71

Page 72: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

và công nghệ mới nhất là công nghệ sinh học, gắn với chế biến và tiêu thụ. Phát

triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, phù trợ cần thiết. Mở rộng và nâng cao chất

lượng các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt là dịch vụ

chất lượng cao, phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng dịch vụ cao hơn tốc độ tăng

trưởng chung của nền kinh tế.

Những chủ trương của Đảng về chuyển dịch CCKT giai đoạn 2001-2005,

được Đảng bộ các địa phương trong cả nước quán triệt và vận dụng sáng tạo phù

hợp với đặc điểm, lợi thế, tiềm năng của từng địa phương. Đây là nền tảng cơ sở

rất quan trọng để Đảng bộ Thành phố Hà Nội đề ra chủ trương, biện pháp, lãnh

đạo, chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch CCKT ở Thủ đô (2001 - 2005) và đề ra định

hướng phát triển, chuyển dịch CCKT trong giai đoạn 2006 - 2010.

2.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

KINH TẾ CỦA ĐẢNG BỘ HÀ NỘI

Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII (từ 27 đến 30-12-2000)

đã đề ra những định hướng cơ bản nhằm phát triển kinh tế Thủ đô: Đảm bảo

kinh tế Thủ đô có nhịp độ tăng trưởng nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế hợp lý

theo hướng ưu tiên phát triển các lĩnh vực có sử dụng công nghệ cao, hiệu quả

kinh tế lớn, ít gây ô nhiễm môi trường, giải quyết nhiều việc làm, nâng cao trình

độ, chất lượng dịch vụ trở thành thế mạnh của kinh tế Thủ đô, phấn đấu đi đầu

cả nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, về tiếp cận kinh tế tri thức,

phục vụ có hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, của các

tỉnh lân cận, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước [87, tr.49-50].

Đại hội quán triệt phương châm: “phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ

trung tâm, xây dựng Đảng và bộ máy chính quyền là nhiệm vụ then chốt” [87,

tr.52]

Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII đề ra những nhiệm vụ cơ bản

của kế hoạch 5 năm (2001-2005) cụ thể: "Tiếp tục thực hiện tốt cơ cấu kinh tế

công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp"; Tập trung phát triển mạnh lực lượng sản

xuất kết hợp chặt chẽ với xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ

nghĩa, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Từ đó, “chuyển cơ 72

Page 73: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp trong giai đoạn tiếp

theo "[87, tr.53-54].

Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (2001-2005):

- Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm: 10 - 11%.

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm: 14,5 -

15,5%.

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ bình quân hàng năm: 9 -

10%.

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm: 3,5 - 4%.

- Vận tải khách công cộng đến năm 2005 đáp ứng được 20 - 25% nhu cầu

[87, tr.60].

Về công nghiệp, Đại hội chủ trương: phát triển công nghiệp với tốc độ

nhanh, hiệu quả cao trên cơ sở phát huy mạnh các nguồn lực, đặc biệt là nội lực,

đưa công nghệ hiện đại và công nghệ tiên tiến vào sản xuất bình quân 8 - 10%/

năm. Hỗ trợ hiện đại hóa những ngành nghề truyền thống, thu hút nhiều lao

động, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, thích ứng nhanh với thị

trường, bảo đảm đủ năng lực và tiêu chuẩn cạnh tranh với các nước trong khu

vực.

Thu hút các dự án để lấp đầy và phát huy hiệu quả các khu công nghiệp;

hỗ trợ xây dựng và phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ. Hình thành

ngành công nghiệp môi trường. Cải tạo, chuyển hướng sản xuất có kế hoạch, di

chuyển các cơ sở gây ô nhiễm, kỹ thuật giản đơn đến khu vực xa dân cư. Đầu tư

chiều sâu mở rộng các khu công nghiệp cũ ở ngoại thành còn khả năng về quỹ

đất, phù hợp với quy hoạch chung.

Các ngành công nghiệp chủ lực được xác định theo thứ tự: điện - điện tử -

thông tin, cơ - kim khí, dệt - may - da giầy, chế biến thực phẩm, vật liệu mới.

Chỉ tiêu của các ngành công nghiệp chủ lực:

Điện - điện tử - thông tin: Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất bình

quân 15 – 16%/năm.

73

Page 74: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Cơ - kim khí: Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 14 –

15%/ năm.

Dệt - may - da giầy: tốc độ tăng giá tri sản xuất bình quân đạt 15%/năm.

Chế biến thực phẩm: phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân

14 - 15%/ năm.

Công nghệ vật liệu mới: tốc độ tăng giá tri sản xuất bình quân 14 – 15%/

năm [87, tr.63- 64].

Về dịch vụ, phát triển mạnh các loại dịch vụ chất lượng cao.

Nâng cao chất lượng và phát triển đồng bộ dịch vụ du lịch trở thành ngành

quan trọng trong CCKT Thủ đô. Phát triển du lịch văn hóa - sinh thái, du lịch

truyền thống, du lịch lễ hội, du lịch kinh doanh...Kết hợp tốt du lịch với tôn tạo

các di tích, danh lam thắng cảnh; giữa phát triển các sản phẩm du lịch gắn với

quảng bá truyền thống lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Phối hợp với các

địa phương khác để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho các chương trình phát

triển du lịch đa dạng. Tổng doanh thu du lịch tăng 10%/năm

Xây dựng Hà Nội thành trung tâm thương mại thị trường hàng hóa bán

buôn, xuất nhập khẩu và dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại. Ưu tiên các

hoạt động xúc tiến thương mại; mở rộng và tăng cường quản lý thị trường. Phấn

đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2005 trên địa bàn khoảng 3,3 tỉ USD, tăng

bình quân 16 - 18%/năm.

Tích cực khai thác thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường nông thôn.

Cơ cấu lại từng nhóm hàng và nâng cao chất lượng hàng hóa tạo sự ổn định, chủ

động trong xuất khẩu. Xây dựng các trung tâm thương mại hiện đại, hoàn chỉnh

hệ thống chợ, nhất là các chợ đầu mối bán buôn. Chống nạn hàng giả, hàng lậu,

gian lận thương mại...

Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, xây dựng Hà Nội thành một

trung tâm tài chính hàng đầu khu vực phía Bắc và đóng vai trò quan trọng trong

cả nước. Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống tài chính - ngân hàng, đảm

bảo nhu cầu thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho quá trình CNH,

HĐH Thủ đô. Củng cố, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng thương mại quốc 74

Page 75: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

doanh, ngân hàng cổ phần; phát triển hệ thống tín dụng, ngân hàng phục vụ

người nghèo, phát huy vai trò các tổ chức tín dụng nhân dân ở nông thôn. Đa

dạng hóa các loại hình bảo hiểm phục vụ đầu tư và phát triển; xây dựng các

công ty tài chính làm nhiệm vụ huy động và phân phói vốn. Tham gia thị trường

chứng khoán an toàn, hiệu quả.

Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông sử dụng công nghệ

hiện đại, tăng dung lượng các tổng đài hiện có; cáp quang hóa mạng bưu chính

viễn thông; đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin phục vụ quản lý và sản xuất

kinh doạnh

Phát triển vận tải hành khách chất lượng cao, bảo đảm an toàn, thông suốt.

Phát triển các loại hình dịch vụ; kiểm toán, pháp luật, bảo hiểm, đối

ngoai, dịch vụ văn hóa, công nghệ, khám chữa bệnh và các dịch vụ chất lượng

cao khác [87, tr.65-66-67].

Về nông nghiệp, Đại hội chủ trương tập trung chỉ đạo việc giao đất ổn

định lâu dài cho nông dân. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn,

từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất tạo nhiều sản

phẩm hàng hóa có giá trị cao làm cơ sở cho phát triển các ngành trồng trọt, chăn

nuôi thủy sản. Chú trọng sản xuất các loại nông phẩm đặc sản phù hợp với điều

kiện thổ nhưỡng và lợi thế khoa học - công nghệ của Thủ đô. Xây dựng, củng

cố các trung tâm chuyển giao công nghệ, cung cấp giống, cây con theo phương

pháp tiên tiến và công nghệ sinh học hiện đại. Quy hoạch một số vùng chuyên

canh như: rau rạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm nhằm tăng giá trị sản

phẩm nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Củng cố các làng nghề truyền thống, phát triển các quần thể trang trại -

khu dân cư, điểm du lịch sinh thái - văn hóa. Xây dựng kinh tế ngoại thành gắn

với quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới [87, tr.67-68].

Đối với các thành phần kinh tế, Đại hội nhấn mạnh: Phát triển mạnh các

thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với

kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng. Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp, 75

Page 76: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

tách chức năng quản lý sản xuất kinh doanh với chức năng quản lý Nhà nước.

Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa vững chắc các DNNN.

Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX sau chuyển đổi về phương

thức sản xuất kinh doanh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, đào tạo cán bộ và

tìm kiếm thị trường. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hộ gia đình phát triển. Coi

trọng sử dụng cơ chế kinh tế gắn với lợi ích vật chất và tinh thần của người lao

động; phát triển mạnh các thành phần và loại hình kinh tế [87, tr.68-69].

Để đẩy mạnh chuyển dịch CCKT, Đại hội chỉ rõ: “Đẩy nhanh tốc độ tăng

trưởng kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa” [87, tr.61].

Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã đề ra định hướng phát triển các ngành và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 như sau:

Phát triển và chuyển dịch CCKT Thủ đô phải đặt trong mối quan hệ với CCKT

của vùng tam giác tăng trưởng và CCKT chung của cả nước, trong mối quan hệ

kinh tế Trung ương với kinh tế địa phương. Việc phát triển và chuyển dịch

CCKT phải gắn hài hòa giữa củng cố quan hệ sản xuất với phát triển lực lượng

sản xuất, quan tâm đến chất lượng CCKT. Phát triển và chuyển dịch CCKT phải

đảm bảo tính ổn định bền vững, kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả kinh tế với ổn

định xã hội và bảo vệ môi trường.

Mô hình chuyển dịch CCKT ở Hà Nội được thực hiện theo hướng kết hợp

khai thác nguồn lực bên trong với mở rộng quan hệ kinh tế, tham gia hội nhập

khu vực và thế giới, phát huy ưu thế các ngành truyền thống có hiệu quả cao, kết

hợp với những ngành có hàm lượng kỹ thuật, chất xám cao có sức đột phá, có

tác động thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác [85, tr.21].

Trên cơ sở đổi mới nhận thức, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII,

đã làm rõ hơn, cụ thể hơn một số vấn đề sử dụng cơ chế, chính sách trong phát

triển kinh tế : “Coi trọng sử dụng cơ chế kinh tế gắn với lợi ích vật chất và tinh

thần của người lao động, phát triển mạnh các thành phần, loại hình kinh tế, phát

huy dân chủ từ cơ sở, tạo động lực trực tiếp cho sự phát triển”[87, tr.69]; “Tiếp 76

Page 77: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

tục đổi mới quản lý doanh nghiệp, tách chức năng quản lý sản xuất kinh doanh

với chức năng quản lý Nhà nước”[87, tr.68]; “tạo điều kiện thuận lợi để các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế

hộ gia đình phát triển”[87, tr.69]. Theo tinh thần đó, Thành phố đã thực hiện

nhiều giải pháp tổ chức, tài chính, khen thưởng để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền Thành phố đã đổi mới nhiều

cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ, thông thoáng, nhất quán, phù hợp với

những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN để tạo môi

trường thuận lợi thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư

nước ngoài nhằm đẩy nhanh tăng trưởng, chuyển dịch CCKT, đi đầu cả nước

trong sự nghiệp CNH, HĐH.

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ Thành phố và nghị

quyết Hội nghị lần thứ 2 của Thành ủy (khóa XIII), ngày 6 - 02 - 2001, Thường

vụ Thành ủy Hà Nội đã họp với các đồng chí chủ nhiệm chương trình công tác

của Thành ủy (khóa XIII), thống nhất các chương trình công tác gắn với chuyển

dịch CCKT Thành phố như sau:

+ Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn và công

nghệ thông tin.

+ Chương trình phát triển một số ngành dịch vụ.

+ Chương trình phát triển kinh tế ngoại thành và hiện đại hóa nông thôn.

+ Chương trình củng cố quan hệ sản xuất.

Hội nghị lần thứ 3 BCH Đảng bộ Thành phố (khóa XIII), họp từ ngày 2-3

tháng 4 năm 2001, quyết định thông qua ứng dụng và phát triển công nghệ thông

tin. Hội nghị xác định: đây là chương trình mới có tầm quan trọng đặc biệt, liên

quan đến các lĩnh vực hoạt động của Thủ đô. Hội nghị nhấn mạnh: Trong qúa

trình thực hiện chương trình, cần chú ý đến các đặc điểm của Thủ đô để chọn

bước đi thích hợp, đạt hiệu quả thiết thực. Phải tiến hành từng bước vững chắc

có trọng điểm, phù hợp với đặc điểm riêng của từng ngành, từng đơn vị, cần coi

trọng cả hai mặt: ứng dụng và phát triển công nghệ.

77

Page 78: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Từ ngày 2 đến ngày 3-10-2001, Hội nghị lần thứ 5 BCH Đảng bộ Thành

phố Hà Nội họp và quyết định Chương trình “tiếp tục củng cố, đổi mới quan hệ

sản xuất, phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực”. Đây là một chương

trình quan trọng có liên quan, tác động đến nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế xã

hội. Hội nghị chỉ rõ nội dung chương trình phải bám chắc các quan điểm cơ bản

nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết 15 của

BCT, pháp lệnh Thủ đô và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII,

đảm bảo tăng trưởng kinh tế, giữ vững định hướng XHCN, phát triển mạnh các

thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập

thể, cùng với kinh tế Nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.

Ngày 8-5-2002, Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp bàn về tình hình

các khu công nghiệp tập trung và các khu - cụm công nghiệp vừa và nhỏ của

Thành phố. Ban thường vụ đã nhất trí đánh giá: Hà Nội vẫn luôn là trung tâm

công nghiệp lớn của cả nước. Trong CCKT của Thủ đô, công nghiệp vẫn chiếm

vị trí quan trọng và có đóng góp lớn cho sự phát triển chung. Việc xây dựng các

khu công nghiệp tập trung và các khu - cụm công nghiệp vừa và nhỏ của Thành

phố là chủ trương đúng đắn và đã có tác dụng tích cực trong việc thu hút các dự

án đầu tư nước ngoài, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về địa điểm

đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy mô và kết quả hoạt động

chưa tương xứng với lợi thế của Thủ đô, tiến độ thực hiện các dự án còn chậm,

thủ tục cấp giấy phép chưa thông thoáng, việc giải phóng mặt bằng còn khó

khăn, diện tích lấp đầy trong các khu công nghiệp tập trung còn thấp, môi

trường đầu tư nhiều nơi chưa thực sự hấp dẫn.

Từ tình hình đó, Ban Thường vụ Thành ủy chủ trương:

+ Trên cơ sở xem xét, đánh giá cụ thể các khu - cụm công nghiệp đã có ở

Thủ đô, căn cứ quy hoạch đã được phê duyệt của Thành phố để đinh ra chiến

lược phát triển.

+ Đối với các khu công nghiệp tập trung cần tăng cường xúc tiến đầu tư,

khẩn trương cụ thể hóa các cơ chế chính sách của Thành phố để tạo ra môi

trường đầu tư thông thoáng hơn.78

Page 79: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

+ Đối với các khu - cụm công nghiệp vừa và nhỏ cần được xây dựng theo

hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại.

+ Cần ưu tiên quan tâm đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, trình độ

kỹ thuật và công nghệ cao, hoạt động trong những ngành công nghiệp chủ lực

của Thành phố.

+ Phát triển khu công nghiệp nói chung và các khu công nghiệp tập trung,

các khu - cụm công nghiệp vừa và nhỏ phải gắn với việc hợp tác phát triển giữa

Hà Nội với các tỉnh lân cận và chủ động đẩy mạnh tham gia hội nhập kinh tế

quốc tế.

Để nâng cao hiệu quả quản lý và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Hà

Nội. Ngày 20-5-2002, Thường trực Thành ủy họp và quyết định: Hoạt động thu

hút vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) cần được tiếp tục đổi mới và nâng cao chất

lượng và phương thức hoạt động; nghiên cứu chọn lọc những ngành nghề đầu tư

hợp lý, mang tính chiến lược, ưu tiên phát triển 5 ngành chủ lực theo định hướng

phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Thành phố tiếp tục tập trung cải cách hành

chính về thủ tục xem xét, thẩm định dự án đầu tư; các ngành, các cấp có biện

pháp hỗ trợ cho các doạnh nghiêp sau khi được cấp phép. Trong quá trình thu

hút vốn nước ngoài, Thành phố cần tạo cơ chế ưu đãi, động viên khen thưởng

cho các nhà đầu tư thực hiện tốt chính sách, có hiệu quả; đối với những dự án

không còn phù hợp hoặc không có khả năng triển khai cần chỉ đạo nghiên cứu

kỹ để có phương án tháo gỡ hoặc kiên quyết thu lại giấy phép đầu tư.

Hội nghị lần thứ 8 BCH Đảng bộ Thành phố (khoá XIII) 02 và 03-7-

2002. đã thông qua các đề án thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH

Trung ương Đảng:

Về đề án đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể , Thành

ủy đã đề ra các giải pháp:

+ Tiếp tục rà soát, đánh giá đúng thực chất hoạt động của HTX, trên cơ sở

đó định ra phương hướng, giải pháp thích hợp cho từng loại hình cụ thể (HTX

nông nghiệp, HTX Tiểu thủ công nghiệp, HTX vận tải, HTX thương mại, dịch

vụ ở nội thành và ngoại thành).79

Page 80: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

+ Tổng kết, nhân rộng một số mô hình HTX làm ăn có hiệu quả. Tạo điều

kiện để xây dựng một số mô hình mới như các HTX thương mại, liên hiệp tác xã

trồng rau sạch, HTX tiêu thụ sản phẩm. Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh để

phát triển kinh tế tập thể với hình thức, quy mô đa dạng.

+ Tập trung giải quyết các vấn đề tồn đọng về đất đai, tài chính của các

HTX; sắp xếp, giải thể các HTX làm ăn không hiệu quả, chỉ tồn tại trên danh

nghĩa.

Trong Đề án khuyến khích tạo điều kịên phát triển kinh tế tư nhân, Thành

ủy đề ra những giải pháp nhằm tạo động lực cho phát triển nội lực của kinh tế tư

nhân, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, nguồn lực phát triển các ngành có lợi

thế, phối hợp với các thành phần kinh tế khác đảm bảo cho nền kinh tế Thủ đô

tăng trưởng nhanh và bền vững.

+Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, thống nhất nhận thức tạo môi

trường thể chế và tâm lý thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp

luật. Xóa bỏ sự kỳ thị gây khó khăn, thực hiện bình đẳng giữa các thành phần

kinh tế.

+ Tiếp tục xây dựng và cụ thể hóa cơ chế, chính sách về đất đai, tạo

nguồn vốn thị trường, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, hỗ trợ khoa học công nghệ, dạy

nghề, gắn với cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp

tư nhân yên tâm sản xuất kinh doanh.

Đối với nông nghiệp, ngày 05 - 11 - 2001 Thành ủy Hà Nội ban hành

Chương trình 12/CTr-TU Phát triển kinh tế ngoại thành, từng bước hiện đại hóa

nông thôn (2001-2005), định hướng phát triển giai đoạn 2006 - 2010”, nhằm

phát triển kinh tế ngoại thành, từng bước hiện đại hóa nông thôn có vị trí chiến

lược rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh chính trị

của Thủ đô. Phấn đấu từng bước xây dựng một nền nông nghiệp đô thị, sinh

thái, có những sản phẩm chất lượng cao và giá trị kinh tế lớn, góp phần đẩy

nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Thủ đô, không ngừng

nâng cao đời sống nhân dân.

80

Page 81: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Để đạt được mục tiêu trên, Thành ủy xác định: phải đẩy mạnh việc quy

hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông

thôn mới tới làng, xã; đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội

cho nông thôn, nhất là đường giao thông, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường,

thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa. Chỉ đạo xây dựng làng, xã mới để

nhân ra diện rộng. Đẩy mạnh chuyển dịch CCKT trong nông nghiệp, chuyển

nhanh số diện tích cấy lúa sang nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế

cao, có những sản phẩm mũi nhọn bảo đảm CCKT nông nghiêp phù hợp với

CCKT chung của Thành phố.

Mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001 – 2005 là:

“Phấn đấu đến năm 2005, Hà Nội đi dần vào nền nông nghiệp đô thị, sinh thái”.

Để đạt mục tiêu và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, Thành ủy đã xác

định một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện:

Chuyển mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản

xuất hàng hóa thành vùng tập trung, sản lượng có hàm lượng chất xám và chất

lượng cao, giá trị lớn trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất các nông sản có lợi thế; phát

triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và dịch

vụ. Trong sản xuất nông nghiệp với lợi thế nông nghiệp đô thị, áp dụng mạnh

công nghệ sinh học, công nghệ sạch để tập trung sản xuất giống thương phẩm

các sản phẩm mũi nhọn: rau xanh, hoa, quả và chăn nuôi bò sữa, lợn nạc, thủy

sản chất lượng cao.

Hiện đại hóa công nghệ sản xuất nông nghiệp, tập trung áp dụng công

nghệ sản xuất nông sản phẩm sạch, công nghệ cao trong sản xuất giống, bảo

quản chế biến nông sản hàng hóa.

Phát triển nông nghiệp gắn bảo vệ môi trường, xây dựng nền nông nghiệp

sinh thái bền vững.

Thực hiện từng bước đô thị hóa nông thôn gắn với xây dựng nông thôn

hiện đại theo hướng văn minh sinh thái. Quy hoạch xây dựng kiến trúc không

gian nông thôn phù hợp với quá trình đô thị hóa, bảo đảm tính văn hóa, sinh thái

và sự hài hòa giữa nét đẹp truyền thống với tính hiện đại của nông thôn đô thị.81

Page 82: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Tháng 7 - 2002 Thành ủy thông qua Đề án số 19 Về “Thực hiện Nghị

quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về đẩy

nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”.

Đề án xác định 2 nhiệm vụ chủ yếu: Một là, “Công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp”: Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng

hóa thành vùng tập trung với những sản phẩm mũi nhọn có lợi thế, chất lượng

cao, cho giá trị lớn gắn với công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế

biến và thị trường. Thực hiện từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, ứng dụng

mạnh mẽ các thành tựu công nghệ, tăng cường hệ thống thủy lợi, đẩy mạnh tốc

độ cơ giớ hóa, điện khí hóa trong các khâu sản xuất và sau thu hoạch. Chú trọng

công nghệ sản suất nông sản sạch, công nghệ cao, công nghệ sinh học, tạo và

nhân nhanh giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất cao và chất lượng tốt. Hai là,

“Công nghệp hóa, hiện đại hóa nông thôn”: Khôi phục và phát triển các làng

nghề truyền thống, nghề mới, đi đôi với phát triển các ngành dịch vụ nông thôn.

Xây dựng khu (cụm) công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ tập trung ở

các huyện. Ưu tiên đầu tư công nghiệp xây dựng chế biến nông sản, gắn liền xây

dựng chợ và khu trung tâm thương mại ở các xã, liên xã.

Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông

thôn là:

+ Đẩy mạnh công tác quy hoạch nông nghiệp, nông thôn:

+ Xây dựng các đề án, dự án phát triển trọng tâm, chuyển đổi nhanh

CCKT, nông nghiệp, nông thôn tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

+ Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hóa tập trung với các sản phẩm mũi nhọn có lợi thế của nông nghiệp

đô thị ở Hà Nội: rau, hoa, chăn nuôi bò sữa, lợn lạc và thủy sản chất lượng cao,

công nghệ sạch, giá trị lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và hình thành

các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

+ Chuyển mạnh diện tích lúa và cây lương thực, đặc biệt vùng cao hạn,

đồi gò sang trồng cây ăn quả, rau cao cấp, hoa, cây cảnh. Chuyển đổi mạnh diện

82

Page 83: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

tích ruộng trũng sang phát triển thủy, đặc sản bằng những giống mới có chất

lượng cao.

+ Xây dựng các vùng sản xuất tập trung: Vùng sản xuất hoa (Từ Liêm,

Đông Anh); Vùng sản xuất rau an toàn (Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn); Vùng

cây ăn quả (Sóc Sơn); vùng chăn nuôi bò sữa (Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn);

vùng chăn nuôi lợn nạc (Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn).

+ Xây dựng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung ở Vĩnh

Tuy, Phú Thụy, Ninh Hiệp, Cầu Giấy, Từ Liêm, Ngọc Hồi và Cầu Bươu (Thanh

Trì).

+ Xây dựng các làng nghề các làng nghề tập trung, Bát Tràng, Kiêu Kỵ,

Tân Triều, Liên Hà, Vân Hà, Xuân Phương, Hữu Hòa, Vạn Phúc, Ninh Hiệp,

Đình Xuyên. Để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân.

Cũng trong tháng 7 – 2002, Thành ủy thông qua đề án về: “Phát triển

công nghiệp chế biến rau quả; giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng

CNH, HĐH ở Hà Nội”. Đây là Đề án rất quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đẩy

nhanh việc chuyển dịch CCKT của Thành phố, trước hết là CCKT nông nghiệp.

Thực hiện tốt đề án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển nhiều mặt kinh tế - xã hội

của Thành phố, vừa đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị nông sản, giải

quyết lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân; vừa bảo đảm chất

lượng, vệ sinh ăn toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường Thủ đô, tạo điều kiện để

công nghiệp cơ khí, công nghệ vi sinh, xuất khẩu hàng hóa phát triển.

Đối với dịch vụ, thương mại, du lịch, Thành ủy có Chương trình “Nâng

cao hiệu quả đầu tư, phát triển một số ngành dịch vụ, chủ động tham gia hội

nhập kinh tế quốc tế’: Đây là chương trình có phạm vi rộng, cần tập trung vào

những vấn đề cơ bản, cấp bách nhất. Đầu tư phải gắn và phục vụ hiệu quả kinh

tế - xã hội (2001-2005) của Thành phố; quan tâm cải tiến thủ tục hành chính và

đổi mới cơ chế chính sách, thu hút các nguồn vốn đầu tư; sử dụng có hiệu quả

nguồn vốn (ngân sách Nhà nước, vốn trong dân, vốn đầu tư nước ngoài, tín

dụng, ngân hàng). Ban quản lý các khu công nghiệp trên cơ sở phân loại hợp lý

các dự án quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm, đầu tư mạnh vào các ngành sản 83

Page 84: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

xuất kinh doanh, các ngân hàng cần cải tiến phương thức hoạt động trong kinh

doanh tiền tệ để phát huy hiệu quả nguồn vốn huy động vào phát triển kinh tế -

xã hội Thủ đô.

Đối với một số ngành dịch vụ có trình độ cao, có chất lượng cao, cần nhận

thức rõ hơn quan điểm Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII và quy hoạch

phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, để xác đinh vị trí ưu tiên của các

ngành dịch vụ. Đổi mới nhận thức về ngành du lịch, phát huy sức mạnh tổng

hợp, đồng bộ của các ngành, các cấp tạo ra sản phẩm du lịch, quảng bá du lịch

sâu rộng trong nước và quốc tế; nghiên cứu xây dựng một số trung tâm thương

mại lớn, phát triển mạng lưới chợ đặc biệt là chợ đầu mối và cơ sở vật chất

nhằm phát triển thương mại dịch vụ và xuất khẩu.

Để phát triển thương mại một cách lành mạnh, Thường vụ Thành ủy ra

chỉ thị số 15 ngày 12 - 8 - 2000, về việc “Tăng cường công tác đấu tranh chống

buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn Hà

Nội”. Nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh và khắc phục được những yếu kém tồn

tại, Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, các ngành chức năng, cùng

các tổ chức đoàn thể quần chúng, các cơ quan thông tin của Thành phố phải phối

hợp với chính quyền các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật

cho moị thành phần xã hội kể cả người tiêu dùng và người sản xuất...

Các Đảng bộ quận, huyện đều triển khai Nghị quyết để thực hiện có hiệu

quả chủ trương và giải pháp lớn của Thành ủy.

2.3. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CHUYỂN

DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở HÀ NỘI (2001 - 2005)

2.3.1. Thành tựuĐại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIV (12 - 2005), kiểm điểm qúa trình

thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII, đánh giá: Kinh tế

phát triển nhanh và khá toàn diện; hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII, bình quân 5 năm (2001-

2005) tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 11,1%/năm (chỉ tiêu Đại hội XIII là

10-11%/năm), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn Thủ đô các năm

84

Page 85: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

tăng như sau: năm 2001 tăng 10,02%, năm 2002 tăng 10,3%, năm 2003 tăng

11,1%, năm 2004 tăng 11,12%, năm 2005 tăng 11,1%. Giá trị công nghiệp tăng

13,2%/năm, dịch vụ tăng 10,3%/năm, nông - lâm - thủy sản tăng 2,5%/năm

[101, tr, 26].

Bảng 2.1: Cơ cấu Tổng sản phẩm nội địa (GDP) (giá thực tế) [21, tr.41-42] Đơn vị tính: %

Tổng sản phẩm

nội địa GDPDịch vụ

Công nghiệp –

Xây dựng

Nông - lâm

nghiệp - thủy

sản

2000 100,0 60,0 37,0 3,0

2001 100,0 60,5 36,8 2,7

2002 100,0 59,7 37,8 2,5

2003 100,0 57,2 40,5 2,3

2004 100,0 57,5 40,6 1,9

2005 100,0 57,5 40,5 2,0

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng do Đại hội Đảng bộ

Thành phố lần thứ XIII đề ra là: Cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông

nghiệp dần chuyển theo xu thế hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế dịch vụ - công

nghiệp - nông nghiệp đã hình thành rõ nét; tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP

là dịch vụ 57,5% - công nghiệp 40,5% - nông nghiệp 2%. Công nghiệp và dịch

vụ tăng trưởng nhanh; chất lượng, trình độ các ngành kinh tế được nâng cao;

quan hệ giữa các ngành kinh tế bước đầu có sự thay đổi về chất (công nghiệp đã

bám sát hơn nhu cầu thị trường và hỗ trợ các ngành sản xuất nông - lâm - thủy

sản phát triển; hoạt động dịch vụ đã từng bước phục vụ cho sự phát triển nông -

lâm - thủy sản), hiệu qủa và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô được cải thiện

[101, tr.29]. Cùng sự phát triển quy mô và thay đổi trong tỷ trọng GDP của nền

kinh tế Thủ đô giai đoạn 2001-2005, các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi

quan trọng về chất.

85

Page 86: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Trong những năm qua kinh tế Thủ đô phát triển ở tất cả các ngành, các

khu vực, tăng nhanh nhất là công nghiệp - xây dựng, khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài và dịch vụ. Trong 5 năm (2001-2005), giá trị công nghiệp tăng

13,2%/năm, dịch vụ tăng 10,3%/năm, nông - lâm - thủy sản tăng 2,5%/năm.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 12,7%/ năm, khu vực

kinh tế ngoài Nhà nước tăng 12,3%, khu vực kinh tế Nhà nước tăng 10,3%. Qua

số liệu của sự phát triển GDP của các ngành, thành phần kinh tế kinh tế có thể

khẳng định sự phát triển tương đối ổn định của nền kinh tế Thành phố Hà Nội.

CCKT Thủ đô chuyển dịch theo hướng nâng dần tỷ trọng ngành công

nghiệp, giảm tương ứng ngành dịch vụ và nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp từ

36,8%/năm năm 2001 lên 40,8% năm 2005; ngành dịch vụ giảm từ 60,8%/năm

2001, giảm xuống còn 57,5% vào năm 2005; ngành nông - lâm nghiệp và thủy

sản từ 2,7%/năm 2001 giảm xuống còn 1,7 vào năm 2005.

Khu vực kinh tế trong nước tăng từ 79,1% năm 2000 lên 81,4% năm

2005. Trong đó: khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng từ 20,4% năm 2000 lên

21,9 năm 2005, khu vực kinh tế trong nước tăng từ 58,7% năm 2000, lên 59,5%

năm 2005. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm từ 16,9% năm 2000, xuống

còn 15,5% năm 2005. Đặc biệt đáng chú ý là kinh tế Nhà nước Trung ương đã

có sự tăng trưởng từ 50,8% năm 2000 tăng lên 52,4 năm 2005, kinh tế Nhà nước

địa phương giảm từ 7,9 năm 2000 xuống còn 7,1 năm 2005 [21, tr.41].

Đầu tư trong nước phát triển, đầu tư nước ngoài tăng khá. Thu hút vốn

đầu tư xã hội trên địa bàn năm 2005 tăng gần 2,1 lần so với năm 2000 (32.120 tỷ

đồng/ 15.427 tỷ đồng). Thu ngân sách hàng năm luôn đạt và vượt kế hoạch giao,

năm 2005 tăng gần 2,2 lần so với năm 2000 (30.295 tỷ đồng/ 14.038 tỷ đồng)

[101, tr.32].

Từ số liệu trên có thể nhận thấy ngoài sự thay đổi quy mô và tỷ lệ các

ngành trong CCKT, thì mối quan hệ giữa các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi

căn bản về chất. Có thể nhận thấy các ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

hơn, không chỉ trong trao đổi sản phẩm cuối cùng mà cả ngay trong quá trình

sản xuất, theo sự điều tiết của thị trường và sự quản lý của nhà nước; sản xuất 86

Page 87: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

công nghiệp bám sát hơn với yêu cầu của thị trường, các ngành sản xuất nông -

lâm nghiệp - thủy sản, ngành dịch vụ. Hoạt động của các ngành dịch vụ không

tách rời mà gắn vào phục vụ đắc lực cho phát triển công nghiệp, nông - lâm

nghiệp - thủy sản. Ngành thương mại không hoạt động tách rời như là một

ngành kinh tế biệt lập trong lĩnh vực lưu thông mà gắn với sản xuất trong từng

ngành, từng doanh nghiệp. Khác nhiều so với thời kỳ bao cấp, người sản xuất,

lưu thông, phân phối sản phẩm và người tiêu thụ liên kết với nhau một cách rời

rạc, thậm chí quay lưng lại với nhau. Đến đây, các nhà sản xuất không những

tăng cường các hoạt động thương mại của bản thân mình mà dần từng bước liên

hệ chặt với các nhà tiêu thụ sản phẩm và các doanh nghiệp coi đó là yếu tố quan

trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp mình.

Về chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế:

Công nghiệp giai đoạn này về cơ bản đã thực hiện thành công những bước

đi ban đầu chiến lược CNH, HĐH hướng về xuất khẩu, khác về cơ bản so với

đường lối công nghiệp trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Sự chuyển

dịch CCKT đang diễn ra theo xu thế tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ

trong tổng GDP của Thành phố. Quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp

được đẩy nhanh theo hướng ngày càng hợp lý và có hiệu quả hơn. Một số ngành

có thế mạnh về lợi thế so sánh như chế biến thực phẩm, cơ kim khí, điện - điện

tử và công nghệ thông tin, dệt, may, da giầy...chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ

cấu ngành. Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thu hút nhiều lao động có tốc độ

tăng trưởng cao, sản xuất được nhiều mặt hàng đa dạng, từng bước đáp ứng tốt

hơn nhu cầu của Thành phố và cả nước cả về số lượng, chất lượng, và đang có

khả năng thay thế dần một số hàng nhập ngoại.

Các ngành công nghiệp được sắp xếp lại và phát triển mạnh. Tăng bình

quân 19%/năm (chỉ tiêu 14,5-15,5%/năm); trong đó các ngành công nghiệp chủ

lực tăng 19,7%/năm. Vốn đầu tư 5 năm ngành công nghiệp chủ lực (thiết bị điện

- điện tử - tin học, cơ - kim khí, dệt may - da giầy, chế biến thực phẩm, vật liệu

mới chiếm 84% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở Hà Nội ). Sản phẩm

công nghiệp phong phú hơn; hình thành một số ngành công nghiệp mới. Thành 87

Page 88: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

phố đã huy động vốn đầu tư xây dựng 4 khu công nghiệp tập trung và 16 khu,

cụm công nghiệp vừa và nhỏ; di chuyển 80 cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô

nhiễm ra khỏi nội thành và các khu dân cư [101, tr.29].

Bảng 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội (giá 1994) [21, tr.63-

64] Đơn vị tính: tỷ đồng

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng số 17746 20353 25230 30474 36598 42047

Công nghiệp chế biến 18657 18657 23279 28357 34275 39420

Tỷ trọng % 91,36 91,67 92,26 93,03 93,65 93,75

SX và phân phối điện,

nước1431 1431 1651 1841 1978 2229

Tỷ trọng % 7,26 7,03 6,54 5,95 5,54 5,53

Công nghiệp khai thác 256 256 300 303 345 398

Tỷ trọng % 1,39 1,26 1,19 0,99 0,94 0,95

Trong cơ cấu Giá trị sản xuất nội ngành công nghiệp, tốc độ tăng không

đều và thiếu ổn định giữa các nhóm ngành như: sản xuất thực phẩm đồ uống

(tăng từ 1567 tỷ đồng năm 2000 lên 3356 tỷ đồng năm 2005), sản xuất thuốc lá

(tăng từ 547 tỷ đồng năm 2000 lên 940 tỷ năm 2005), dụng cụ y tế (giảm từ 146

tỷ đồng năm 2000 xuống 132 tỷ năm 2005), sản xuất chế biến giấy (tăng từ 339

tỷ đồng năm 2000 lên 718 tỷ năm 2005). Ngành công nghiệp sản xuất hóa chất

(không được khuyến khích phát triển) nhưng vẫn tăng trưởng khá (tăng từ 594 tỷ

đồng năm 2000 lên 1912 tỷ năm 2005) [21, tr.63-64].

Sự phát triển các khu, cụm công nghiệp đang đặt ra vấn đề trước mắt và

lâu dài, là tăng trưởng và phát triển bền vững. Hiện nay trên địa bàn Thành phố

có 5 khu công nghiệp tập trung với diện tích 97464 ha, trong đó diện tích đã xây

dựng hạ tầng kỹ thuật là 260 ha (chiếm 26,68% diện tích), tỷ lệ lấp đầy đạt

khoảng 60% diện tích đã xây dựng cơ sở hạ tầng, đã có 69 doanh nghiệp (trong

đó có 64 doanh nghiệp nước ngoài) vào thuê đất với tổng vốn đầu tư 742 triệu

88

Page 89: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

USD, giải quyết việc làm cho 12.000 lao động, đóng góp gần 1/4 kim ngạch

xuất khẩu toàn Thành phố [100, tr.107].

Ở các khu cụm công nghiệp vừa và nhỏ, trong 5 năm đã hoàn thành 6 dự

án: cụm công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị 14,8 ha; khu công nghiệp vừa và nhỏ

Vĩnh Tuy 12,2 ha; khu công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm 21,1 ha; cụm sản xuất

tiểu thủ công vừa và nhỏ Cầu Giấy 8,2 ha; cụm tiểu thủ công nghệp Hai Bà

Trưng 9 ha; cụm công nghiệp vừa và nhỏ Đông Anh 18 ha. Năm 2005, Thành

phố tiếp tục triển khai xây dựng thêm 4 khu, cụm công nghiệp nữa: cụm công

nghiệp Phú Thị 5,4 ha; cụm công nghiệp Ngọc Hồi 56,4 ha; cụm công nghiệp

Ninh Hiệp 64 ha; cụm công nghiệp thực phẩm HAPRO 31 ha. Thành phố cũng

đã ban hành những quy định về quy trình thực hiện những dự án đầu tư xây

dựng, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, quy chế quản lý các cụm công nghiệp

trên địa bàn Thành phố [99, tr15].

Tuy nhiên, việc Thành phố xây dựng các khu cụm công nghiệp gần nội

thành với nhiều ưu đãi và chính sách hỗ trợ tuy bước đầu tạo điều kiện cho

doanh nghiệp công nghiệp phát triển, nhưng lại hạn chế thu hút đầu tư, lấp đầy

nhanh các khu công nghiệp tập trung, quy mô lớn ở ngoại thành, ảnh hưởng đến

quá trình chuyển dịch CCKT vùng. Ở đây chưa có sự ăn khớp giữa biện pháp

trước mắt và chiến lược lâu dài.

Dưới tác động của Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII) về sắp xếp và

đổi mới doanh nghiệp, Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII), về tiếp tục đổi

mới cơ chế, chính sách khuyến khích và phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là

luật doanh nghiệp được ban hành năm 1999 và có hiệu lực thi hành từ 1-1-2000,

đã đánh dấu về cơ bản sự cải thiện môi trường pháp lý cho doanh nghiệp, trong

cải cách hành chính, cải thiện quan hệ giữa Nhà nước và các doanh nghiệp, đã

khiến cho các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần

tăng nhanh về số lượng trong ngành công nghiệp. Vì vậy sự chuyển dịch CCKT

thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2001 - 2005, diễn

ra theo chiều hướng: Công nghiệp các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có xu

hướng tăng, tăng từ 13,06% năm 2000 lên 20,45% năm 2005; công nghiệp có 89

Page 90: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 32,88% năm 2000 lên 37,85% năm 2005. Công

nghiệp Nhà nước Trung ương và điạ phương giảm từ 54,06% năm 2000 xuống

còn 41,70% năm 2005. Tuy Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương

và điạ phương trên địa bàn Thành phố giảm, nhưng vẫn nắm vai trò điều tiết sự

phát triển của ngành công nghiệp và vẫn nắm các ngành công nghiệp then chốt

và tài nguyên của Thành phố [21, tr.63-64].

Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp [21, tr.66-74]Đơn vị tính: %

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng số 100 100 100 100 100 100

Khu vực kinh tế trong

nước

54,06 55,56 49,16 47,09 45,42 41,70

-Kinh tế NN Trung ương 42,26 43,32 39,15 37,34 35,57 32,24

- Kinh tế NN địa phương 11,80 12,24 10,08 9,75 9,85 9,46

- Kinh tế ngoài Nhà nước 13,06 14,56 16,85 19,88 19,63 20,45

Kinh tế có vốn ĐTNN 32,88 29,88 34,0 33,03 34,95 37,85

Nhóm 5 ngành công nghiệp chủ lực về cơ bản vẫn được xác định khá

thống nhất trong các kỳ Đại hội Đảng bộ Thành phố. Tuy có những bước thăng

trầm nhưng trong giai đoạn 2000 - 2005, tăng trưởng Giá trị sản xuất của ngành

công nghiệp chủ lực đạt 19,7%/ năm. Đáng chú ý là trong 5 nhóm ngành công

nghiệp chủ lực có 2 ngành có tốc độ tăng trưởng khá là cơ kim khí tăng

25,23%/năm, điện - điện tử tăng 21,67%/năm, các ngành còn lại tăng chậm, chế

biến thực phẩm tăng 17,5%/năm, dệt may - da dầy tăng 12,6%/ năm. Mặc dù 2

ngành cơ - kim khí, điện - điện tử tăng trưởng có nhưng chủ yếu vẫn là gia công,

lắp ráp nên tỷ trọng giá trị gia tăng trên Giá trị sản xuất thấp nhất ( chi phí sản

xuất cao nhất) trong 5 nhóm ngành chủ lực đã xác định [100, tr.106].

- Ngành dịch vụ, thương mại, du lịch:

Thực hiện chủ trương nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển một số ngành

dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao, các loại dịch vụ được 90

Page 91: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

mở rộng, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Giá trị sản xuất tăng bình quân

10,5%/năm (chỉ tiêu 9 - 10%/năm) [100, tr.29-30]. (năm 2001 tăng11,2%, năm

2002 đạt 8,1%, năm 2003 đạt 8,5%, năm 2004 đạt 11,8%, năm 2005 đạt 10,6).

Thương mại, Tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên thị trường trong 5 năm

liên tục tăng từ 23682 tỷ đồng năm 2001 (đạt 95,24%) tăng lên 45000 năm 2005

(đạt 86,44%) (trong đó khu vực trong nước tăng từ 2557 tỷ đồng năm 2001 (đạt

95,24%) lên 38900 tỷ đồng năm 2005 (86,44%), kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài tăng 1125 tỷ đồng năm 2001 (4,76%) lên 6100 tỷ năm 2005 (13,56%).

Khu vực kinh tế trong nước dịch vụ thương mại phát triển từ 810 tỷ đồng năm

2001 tăng lên 1952 tỷ năm 2005 [21, tr.127-128].

Bảng 2.4: Cơ cấu Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ [21, tr.127]Đơn vị tính: tỷ đồng

2001 2002 2003 2004 2005

Tổng số 23683 27843 39097 39350 45000

Khu vực kinh tế trong nước 22557 25434 27911 34915 38900

Tỷ số % 95,24 91,34 90,31 88,73 86,44

Khu vực có vốn ĐT NN 1125 2409 2996 4435 6100

Tỷ số % 4,76 8,66 9,69 11,27 13,56

Ngành thương mại coi trọng khai thác thị trường trong nước; văn minh

thương mại có chuyển biến, phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân, với sự tham

gia tích cực của các thành phần kinh tế. Thị trường xuất khẩu được mở rộng,

chủng loại sản phẩm xuất khẩu phong phú (hàng nông sản tăng từ 478 triệu

USD năm 2001 lên 606 triệu USD năm 2005, hàng dệt may tăng từ 362 triệu

USD (2001) lên 581 triệu USD (2005), giầy dép, sản phẩm từ da tăng từ 66 triệu

USD (2001) lên 110 triệu USD (2005), hàng thủ công mỹ nghệ tăng từ 96 triệu

USD (2001) lên 101 triệu USD (2005), hàng điện tử 98 triệu USD (2001) lên

222 triệu USD). Hà Nội đã xuất khẩu đến 187 khu vực của các quốc gia và vùng

lãnh thổ với kim ngạch tăng 15,4%/năm (tăng từ 1402 triệu USD năm 2000 lên

2866 triệu USD năm 2005) [21, tr. 114]. 91

Page 92: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Một số lĩnh vực dịch vụ khác phát triển khá, ứng dụng công nghệ hiện đại

ngày càng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế

quốc tế (dịch vụ viễn thông, thông tin, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn...). Ngành

bưu điện không ngừng tăng (số máy điện thoại tăng từ 604 nghìn cái (2001) tăng

lên 1310 nghìn cái, doanh thu tăng từ 1919 tỷ đồng (2001) lên 3088 tỷ đồng

(2005) (trong đó thu viễn thông tăng từ 1687 tỷ đồng (2001) lên 2654 tỷ đồng

(2005) [21, tr.162].

Giai đoạn này du lịch Hà Nội đã có bước tiến nhiều mặt, hiệu quả đầu tư

được nâng cao, hệ thống cơ sở vật chất được nâng cấp và hoàn thiện dần, nhiều

chương trình và dịch vụ du lịch mới được ra đời, công tác hội nhập được thực

hiện một bước, môi trường du lịch ngày càng được cải thiện, chất lượng dịch vụ

thường xuyên được nâng lên. Tổng lượt khách du lịch đến Hà Nội kể cả quốc tế

và nội địa đã tăng từ 3 triệu lượt khách năm 2001 lên 5,340 triệu lượt năm 2005.

Thị phần khách quốc tế đến Hà Nội đứng thứ 2 cả nước sau Thành phố Hồ Chí

Minh. Hà Nội đã đón khách quốc tế đến từ 160 thị trường trên thế giới, hàng

năm tăng 20 - 30%, chiếm 32,42% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Khách

đến Hà Nội có tốc độ tăng trung bình 15% năm.

Doanh thu nộp ngân sách của ngành du lịch không ngừng tăng lên, từ

1.651 tỷ đồng năm 2001 lên 3.981 tỷ năm 2005.

Hà Nội có 4.230 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du

lịch và các dịch vụ du lịch khác, trong đó có 175 đơn vị kinh doanh lữ hành

quốc tế, chiếm 30% tổng số doanh nghiệp lữ hành quốc tế cả nước (từ 1999 đến

nay Hà Nội luôn có 2 - 3 doanh nghiệp đạt danh hiệu doanh nghiệp lữ hành hàng

đầu Việt Nam).

Ngành du lịch Hà Nội hiện có 420 cơ sở lưu trú du lịch với 12500 phòng,

trong đó có 166 khách sạn đã xếp hạng với 8830 phòng. Có 7 khách sạn 5 sao

với 2045 phòng, 5 khách sạn 4 sao với 1933 phòng, 74 khách sạn 2 sao với 2494

phòng, 50 khách sạn 1 sao với 962 phòng, 8 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu

với 81 phòng, từ năm 2001 đến nay Hà Nội luôn có 2 - 3 khách sạn đạt danh

hiệu 10 khách sạn hàng đầu Việt Nam.92

Page 93: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Du lịch Hà Nội phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới, hấp dẫn du

khách, doanh thu tăng 16%/năm (lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng

13%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 16%/năm) [145, tr 4-5].

Nông nghiệp được quan tâm đầu tư phát triển, hiệu quả sản xuất có tiến

bộ. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các

ngành chăn nuôi, thủy sản, các loại nông sản, hàng hóa có chất lượng và giá trị

cao (tỷ trọng Giá trị sản xuất trồng trọt giảm từ 58,2% năm 2000 xuống còn

khoảng 51% năm 2005, Giá trị sản xuất chăn nuôi, thủy sản tăng từ 37,7% lên

khoảng 47% năm 2005); đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất tập

trung (hoa, rau an toàn, cây ăn quả nuôi trông thủy sản); việc ứng dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất có chuyển biến; bước đầu

hình thành và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Giá trị sản xuất/ ha đất nông

nghiệp - thủy sản năm năm 2005 tăng gần 1,5 lần so với năm 2000 (52,6 triệu

đồng/ 36,4 triệu đồng).

Chú trọng đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thống

kênh mương, đường giao thông, mạng lưới điện, trường học, (cứng hóa 100%

kênh loại 1,53% kênh loại 2,100% thôn, xã và hầu hết các hộ có điện sử dụng,

73% số hộ được dùng nước hợp vệ sinh, 80% hệ thống giao thông liên thôn, liên

xã, liên huyện được cứng hóa. Trong 5 năm (2001 - 2005) tổng vốn đầu tư xây

dựng cơ bản ở nông thôn khoảng 2.540 tỷ đồng, chiếm 26% vốn đầu tư xây

dựng cơ bản của Thành phố; hỗ trợ phát triển một số làng nghề, đời sống nông

dân được cải thiện, thu nhập bình quân của nông dân năm 2005 tăng 1,8 lần so

với năm 2000 (465.000 đồng/ người/ tháng so với 262.000 đồng/ người/ tháng)

[101, tr.30-31].

Tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình 12/CTr-TU Phát triển kinh tế

ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nông thôn (2001 - 2005), đạt được những

kết quả nổi bật:

Kết quả phát triển sản xuất nông nghiệp: “Sản xuất nông nghiệp đã có

bước phát triển nhanh, chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa với chất

lượng va giá trị kinh tế cao. Tốc độ bình quân trong 5 năm đạt 2,3%, đạt xấp xỉ 93

Page 94: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

chỉ tiêu Hội đồng nhân dân Thành phố đề ra nhưng thấp hơn chỉ tiêu của

Chương trình 12/CTr-TU. Trong đó ngành trồng trọt - lâm nghiệp tăng bình

quân 1,0% năm, ngành chăn nuôi thủy sản tăng 4,1% năm. Diện tích trồng rau

tăng 1,25 lần, số đầu lợn nạc tăng 1,69 lần, bò sữa tăng 2,2 lần. Năng suất và sản

lượng cây trồng, vật nuôi đều tăng khá trong đó có sự đẩy mạnh thâm canh,

chuyển đổi cơ cấu, đưa giống mới và công nghệ mới vào sản xuất.

Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một ha đất nông nghiệp tăng từ 40,4

triệu đồng năm 2000 lên 55 triệu đồng năm 2005, vượt chỉ tiêu chương trình

12/CTr-TU đề ra (50 triệu đồng/ha). Đã từng bước hình thành các vùng sản xuất

chuyên canh tập trung: vùng hoa Từ Liêm 500 ha, vùng rau an toàn 2000 ha ở

Vân Nội (Đông Anh), Văn Đức, Dương Xá (Gia Lâm), Yên Mỹ (Thanh Trì),

cây ăn quả kết hợp nuôi trông thủy sản và du lịch sinh thái ở (Từ Liêm, Đông

Anh, Sóc Sơn), bò sữa ở (Gia Lâm, Sóc Sơn) [146, tr.2].

CCKT nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng. Sản phẩm nông nghiệp đã

đáp ứng một phần quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân Thủ đô.

Qua 5 năm thực hiện Chương trình tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt - lâm

nghiệp giảm từ 59,06% năm 2000 còn 52,81% năm 2005; tỷ trọng chăn nuôi

thủy sản tăng từ 38,69% năm 2000 lên 45,10% năm 2005 đạt mức chỉ tiêu

Chương trình 12 đề ra. Cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch đúng hướng: diện

tích trồng lúa giảm 18,7% (khoảng 10.000 ha gieo trồng) so với năm 2000, được

thay thế bằng diện tích trồng rau, hoa, cây ăn quả, thủy sản.

Trồng trọt các loại cây có chất lượng như lúa thơm, rau chất lượng, qủa

ngon, hoa đẹp được phục hồi và phát triển các giống hoa mới.

Hàng năm sản phẩm nông nghiệp ngoại thành đã đảm bảo một phần quan

trọng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô: 167.000 tấn rau xanh, (đáp ứng

70%), 200.000 tấn lúa, (đáp ứng 30%). 200.000 tấn lợn thịt, (đáp ứng 40%),

8000 tấn thịt gia cầm (đáp ứng 40%), 37.000 tấn quả tươi (đáp ứng 10%), 1.000

tấn thịt trâu, bò (đáp ứng 6%).

Dịch vụ trong nông nghiệp được quan tâm, có bước phát triển khá. Hàng

năm cung cấp hơn 400 tấn lúa nguyên chủng, gần 5.000 con lợn giống hậu bị 94

Page 95: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

cấp 1, sản xuất, cung cấp 160 bò, bê sữa, 100 triệu cá bột, 70 triệu cá giống,

hàng triệu cây giống phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất của nông dân ngoại

thành và các tỉnh bạn [146, tr 3].

Thành ủy, UBND Thành phố đã quan tâm đầu tư ứng dụng khoa học công

nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Trong 5 năm thực hiện

Chương trình, đã tổ chức nghiên cứu 73 đề tài khoa học với tổng kinh phí là

18,325 tỷ đồng và 9 dự án sản xuất thử nghiệm với nguồn vốn vay có thu hồi là

6,406 tỷ đồng. Các đề tài dự án thử nghiệm đã bám sát chương trình mục tiêu

phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội theo hướng đô thị sinh thái và hiện đại

hóa nông thôn, nghiên cứu về nông nghiệp công nghệ cao, về phát triển mở rộng

vùng rau an toàn, về giống cây trồng vật nuôi, nâng cao hiệu quả khai thác công

trình thủy lợi.

Trồng trọt đã được ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật

như sản xuất và gieo trồng các giống ngô lai, lúa lai chất lượng cao, nhiều giống

rau, hoa mới được nhân rộng. Đã hoàn thiện tập đoàn giống rau chất lượng cao

như: súp lơ xanh, cải ngọt, cải thảo...và tập đoàn giống hoa: hoa hồng Đà Lạt,

Đài Loan, cúc Nhật Bản, hoa lan hồ điệp, vũ nữ Delro, địa lan, nhiều giống cây

ăn quả được đưa vào sản xuất đại trà như bưởi Phú Diễn, cam Canh, nhãn,

vải...Nhân giống cây trồng bằng công nghệ In vitro (nuôi cấy mô tế bào thực

vật), ứng dụng công nghệ vi ghép sinh trưởng để sản xuất giống cây ăn quả sạch.

Chăn nuôi bước đầu thành công trong việc cấy hợp tử cho bò, tạo ra giống

bò lai có năng suất, chất lượng sữa cao. Nhiều giống gà siêu thịt, siêu trứng đã

được đưa ra nuôi trên diện rộng tại các trang trại hộ gia đình cho năng suất, chất

lượng cao. Trong nuôi trồng thủy sản, nhiều giống mới được đưa vào sản xuất

như cá rô phi đơn tính, trê lai, tôm càng xanh, cá chim trắng.

Hà Nội đã đầu tư đưa vào sản xuất khu nông nghiệp cao tại công ty giống

cây trồng Hà Nội; đang tiếp tục xây dựng trại lợn giống ông, bà theo hướng

công nghệ cao. Một số dự án sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại đã được

quan tâm đầu tư: vùng hoa Tây Tựu (Từ Liêm), vùng rau Đông Anh, Gia Lâm,

vùng thủy sản Đông Mỹ (Thanh Trì).95

Page 96: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

- Về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn:

Kinh tế nông thôn được tăng truởng liên tục với chất lượng cao. Tổng Giá

trị sản xuất (giá 1994), các ngành trong nông nghiệp 5 năm (2001-2005), tăng

bình quân 13,3%. Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản

tăng bình quân 5 năm 19,2%; năm 2005 so với năm 2000 tăng 2,41 lần, trong đó

lĩnh vực xây dựng cơ bản tăng mạnh do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà

ở của nông thôn. Công nghiệp nông thôn Hà Nội phong phú đa dạng, sản xuất

mang tính hàng hóa rõ rệt, tập trung vào một số ngành nghề chủ yếu như: chế

biến thực phẩm, chế biến sữa, rau, giết mổ gia súc, sản xuất gốm, sứ, dệt may.

Thủ công mỹ nghệ, cơ kim khí, sản xuất đồ gỗ, điêu khắc trạm khảm. Ngoại

thành Hà Nội đang hình thành khu công nghiệp vừa và nhỏ ở Dương Xá, Kiêu

kỵ, Nguyên Khê, Phú Minh, Minh Khai...

Ngành thương mại, dịch vụ ở nông thôn tăng trưởng khá ổn định. Tốc độ

tăng trưởng bình quân 5 năm 10%, Giá trị sản xuất năm 2005 so với năm 2000

tăng 1,61 lần. Đã tập trung xây dựng các chợ đầu mối, cải tạo xây dựng lại hoặc

xây dựng mới các chợ tại huyện. Bước đầu quan tâm đến công tác xúc tiến

thương mại, xây dựng thương hiêu, quản lý chất lượng và chuẩn bị tiền đề hội

nhập kinh tế quốc tế [146, tr.3].

CCKT nông thôn chuyển dịch đúng hướng: tăng nhanh tốc độ phát triển

Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng cơ bản, thương mai - dịch vụ và giảm

tốc độ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp. So sánh Giá trị sản xuất năm 2005

và năm 2000 (tính theo giá thực tế) cho thấy, cơ cấu công nghiệp - xây dựng cơ

bản tăng từ 52% năm 2000 lên 63% năm 2005, cơ cấu ngành thương mại - dịch

vụ tăng từ 19,1% năm 2000 lên 20,3 % năm 2005, cơ cấu ngành nông - lâm

nghiệp giảm từ 28,9% năm 2000 xuống còn 16,7% năm 2005 [146, tr.3].

Trong 5 năm, ngành nông nghiệp đã tập trung sắp xếp được hơn 70% số

doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa được 7 doanh nghiệp, giải thể 1 doanh

nghiệp, sáp nhập 8 doanh nghiệp. Đã hình thành 3 doanh nghiệp lớn với 100%

vốn Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất và cung ứng giống chất lượng

cao phục vụ nông nghiệp.96

Page 97: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Để triển khai Nghị quyết số 13, Đề án 17/ĐA-TU Hà Nội tiếp tục đổi mới

nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể ở nông thôn. Đã tập trung một số chính sách

hỗ trợ HTX, chính sách đào tạo cán bộ HTX, chính sách xúc tiến thương mại.

Trong 5 năm đã có hơn 30 HTX được thành lập và phát triển có hiệu quả.

Kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát triển mạnh cả về quy mô và số lượng.

Toàn Thành phố có hơn 400 trang trại, chủ yếu chăn nuôi, thủy sản kết hợp du

lịch sinh thái.

Các dự án chuyển dịch CCKT, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập

trung cũng có nhiều kết quả: Dự án hoa ở Tây tựu - Từ Liêm (500 ha), dự án

vùng thủy sản Đông Mỹ - Thanh Trì (90 ha), vùng sản xuất rau an toàn Vân Hội

- Đông Anh, Văn Đức, Dương Xá - Gia Lâm, Lĩnh Nam - Hoàng Mai...

Đời sống vật chất tinh thần của nông dân được tăng lên rõ rệt, thu nhập

bình quân đầu người trong 5 năm tăng 1,8 lần. Tỷ lệ hộ nghèo từ 12,5% năm

2000 xuống còn 0,8 năm 2005. Trong 5 năm đã giải quyết được 2 vạn lao động

nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp.

Hạn chế của việc thực hiện Chương trình 12/ CTr-TU: Chuyển dịch

CCKT nông nghiệp và nông thôn còn chậm, chưa tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ.

Chăn nuôi công nghiệp, ngành nghề dịch vụ nông thôn phát triển chưa tương

xứng với tiềm năng và yêu cầu đổi mới. Chất lượng tăng trưởng và sức cạnh

tranh của sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Một số loại hình dịch vụ trình độ cao

phục vụ nông nghiệp có khả năng mang lại giá trị lớn chưa được quan tâm đầu

tư phát triển như: sản xuất giống, sản xuất vật tư, dịch vụ phục vụ nông nghiệp,

công nghệ chế biến sau thu hoạch...Một số dự án đề ra nhưng quá trình triển

khai chậm, chưa có hiệu quả.

Một số dự án chuyển dịch CCKT nông nghiệp và nông nghiệp, nông thôn,

dự án quy hoạch, dự án phát triển làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ triển

khai chậm, hiệu quả thấp, thiếu quy hoạch và chưa có tác dụng giải quyết việc

làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn.

So với Đà Nẵng giai đoạn 2001 - 2005, tổng sản phẩm GDP Hà Nội tăng

thấp hơn. Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2005 của Đà Nẵng là 97

Page 98: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

13% đạt so với chỉ tiêu Đại hội XIX đề ra (chỉ tiêu Đại hội là 13-14%) [100,

tr.18], cao hơn Hà Nội (11,1%). CCKT ngành giai đoạn 2001 - 2005 của Đà

Nẵng có giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 20,1%/ năm, dịch vụ

11,4%/ năm, nông - lâm nghiệp - thuỷ sản là 5,9%/ năm [100, tr. 18-19], trong

khi ở Hà Nội là công nghiệp - xây dưng là 13,2%/ năm, dịch vụ 10,3%/ năm,

nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 2,5%/ năm [101, tr, 26].

Các thành phần kinh tế đều phát triển. Hà Nội tiếp tục đổi mới sắp xếp lại

doanh nghiệp Nhà nước, góp phần phát huy rõ hơn vai trò chủ đạo của kinh tế

Nhà nước; kinh tế tập thể được quan tâm chỉ đạo, phát hiện một số mô hình

HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả; kinh tế ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn

đầu tư nước ngoài phát triển nhanh (bình quân 5 năm, GDP khu vực kinh tế Nhà

nước tăng 10,3%/năm, kinh tế ngoài Nhà nước tăng 12,3%/năm, kinh tế có vốn

đầu tư nước ngoài tăng 12,7%/năm), đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh

tế, cung cấp hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu [101, tr.32].

Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình 13- CTr/TU, quan hệ sản

xuất tiếp tục được củng cố và có bước phát triển theo đúng định hướng XHCN.

Kinh tế Nhà nước giữa vai trò chủ đạo đối với một số lĩnh vực quan trọng, các

thành phần kinh tế khác đều phát triển và có sự đóng góp lớn vào phát triển kinh

tế - xã hội Thủ đô. Kinh tế Nhà nước có mức tăng trưởng khá và chiếm tỷ trọng

lớn trong GDP, (kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng 64% năm 2001, 64,3% năm

2003, 62,9% năm 2004). Ngành công nghiệp chủ lực do khu vực kinh tế Nhà

nước nắm giữ đã tạo điều kiện điều tiết ổn định thị trường, thúc đẩy các khu vực

kinh tế khác phát triển; một số ngành dịch vụ được quan tâm đầu tư, hiện đại

hóa.

Kinh tế ngoài Nhà nước đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động theo Luật

doanh nghiệp tăng nhanh cả về số lượng, quy mô, vốn đăng ký, (đến 30 - 6 -

2005, đã cấp 32.712 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, với tổng số vốn đăng

ký 60.330 tỷ đồng)

Thành phố đã áp dụng một số biện pháp tích cực huy động vốn cho đầu tư

phát triển. Trong năm 5 Thành phố đã xây dựng 18 dự án khu, cụm công nghiệp 98

Page 99: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

vừa và nhỏ, với diện tích khoảng 8000 ha; có 7 khu, cụm đã xây dựng xong hệ

thống kiến trúc và tiếp nhận 143 doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh với số

vốn đầu tư 3000 tỷ đồng. Kinh tế tư nhân liên tục đạt tăng trưởng cao; tổng sản

phẩm nội địa khu vực kinh tế tư nhân tăng bình quân 13,5%/năm cao hơn tốc độ

GDP (11,07%) và chiếm tỷ trọng 21% trong GDP của Thành phố [99, tr.4].

Thực hiện Đề án 17 - ĐA/TU, khu vực kinh tế tập thể được quan tâm chỉ

đạo, nhiều HTX chuyển đổi và đăng ký kinh doanh theo luật HTX, đến 31 - 6 -

2005 có 528/764 HTX được chuyển đổi.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng cả về số lượng và vốn đầu tư. Đến

15 - 8 - 2005 có 559 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, tổng số vốn

đầu tư dự kiến 2.800 triệu USD, vốn thực hiện dự kiến 1.100 triệu USD, chiếm

tỷ trọng cao (năm 2000 chiếm tỷ trọng 15,4%, năm 2004 chiếm 14,4%, năm

2003 chiếm 16,3%, năm 2004 chiếm 15,4%, năm 2005 chiếm 16,9%)., góp phần

giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý, tay nghề lao

động và chuyển dịch CCKT theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Việc đổi mới củng cố các doanh nghiệp được Thành phố quan tâm chỉ đạo

và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt. Trong 5 năm tuy gặp nhiều khó khăn

nhưng công tác đổi mới sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước đã có chuyển biến tích

cực. Đến 31- 8 - 2005 Hà Nội đã thực hiện cổ phần hóa 78 doanh nghiệp, sáp

nhập 40 doanh nghiệp, giải thể phá sản 4 doanh nghiệp, chuyển đổi 17 doanh

nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, chuyển sang mô hình

công ty mẹ, công ty con 1 doanh nghiệp, thành lập 5 Tổng công ty hoạt động

theo mô hình công ty mẹ con [99, tr.4-5].

Bên cạnh thành tựu đạt được, việc thực hiện nội dung của Chương trình

còn một số hạn chế: một số dự án khi thực hiện còn vướng mắc chậm được giải

quyết, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn thấp,

quy mô kinh doanh nhỏ thiếu mạnh dạn trong đầu tư, công tác quản lý các

doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh còn chưa chặt chẽ, một số cơ chế, chính

sách về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước chậm được ban hành, khu vực

99

Page 100: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

kinh tế HTX còn nhiều khó khăn yếu kém, tiến độ thực hiện chủ trương phát

triển một số ngành công nghiệp chủ lực còn chậm, kết quả đạt được còn hạn chế.

Với những thành tựu mà Hà Nội đạt được trong giai đoạn 2001-2005,

“mặc dù Hà Nội chỉ chiếm 3,7% về dân số và 0,3% diện tích lãnh thổ, Hà Nội

đóng góp khoảng 8% vào GDP của cả nước, 10,1% giá trị sản xuất công nghiệp,

8,7% kim ngạch xuất khẩu, 10,8% vốn đầu tư xã hội, 14,5 thu ngân sách quốc

gia” [102, tr.1].

Kinh tế Thành phố Hà Nội trong 5 năm (2001-2005) không chỉ chuyển

dịch CCKT theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp mà chất lượng và

CCKT nội ngành có sự chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH.

2.3.2. Hạn chếTrong 5 năm (2001-2005) chất lượng phát triển kinh tế chưa cao, đầu tư

còn dàn trải, vai trò các ngành chủ lực nói chung, chủ lực trong công nghiệp nói

riêng, chưa rõ nét. (Trong 5 năm ngành công nghiệp chủ lực chỉ có ngành cơ -

kim khí có tốc độ tăng Giá trị sản xuất cao hơn tốc độ phát triển công nghiệp

chung (đạt 25,6%/năm), các ngành còn lại đều có Giá trị sản xuất bằng hoặc

thấp hơn Giá trị sản xuất công nghiệp chung). Các ngành công nghiệp chung,

các ngành công nghiệp nguồn, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển.

Nguồn nhân lực và thiết bị, công nghệ phổ biến ở trình độ trung bình, ảnh

hưởng đến chất lượng phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. (Theo kết

quả điều tra của Phòng công nghiệp và thương mại (VCCI) và Dự án nâng cao

năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI), chỉ số năng lực cạnh tranh về môi trường

kinh doanh của Hà Nội chỉ xếp thứ 14 trong 42 tỉnh, Thành phố được điều tra).

Một số dịch vụ yêu cầu trình độ cao, có khả năng mang lại giá trị gia tăng lớn

(như tài chính - tín dụng, KH - CN, du lịch, tin học...) phát triển chưa mạnh.

Mức tăng trưởng GTSX nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu chưa đạt kế hoạch

do Đại hội XIII đề ra. (GTSX nông nghiệp tăng 2,2%/ năm (chỉ tiêu 3,5 -

4%/năm), xuất khẩu tăng 15,4%/năm (chỉ tiêu 16 - 18%/năm).

Thể chế pháp lý, môi trường đầu tư chưa thật thông thoáng, chưa theo kịp

yêu cầu phát triển. Công tác quản lý Nhà nước đối với kinh tế ngoài quốc doanh

100

Page 101: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

còn hạn chế, sơ hở. Liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp trên địa bàn và

các doanh nghiệp địa phương khác còn yếu.

Việc thu hút nguồn vốn và điều chỉnh cơ cấu đầu tư ra ngoại thành, thực

hiện chủ trương phát triển Hà Nội sang phía Bắc và phía Tây Bắc (Bắc sông

Hồng) triển khai thiếu kiên quyết. Đầu tư xây dựng còn dàn trải, hiệu quả chưa

cao. Một số công trình trọng điểm chưa đảm bảo tiến độ.

2.4. KẾT QUẢ 10 NĂM LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

KINH TẾ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO, CỦA ĐẢNG BỘ

THÀNH PHỐ HÀ NỘI (1996-2005)

2.4.1. Kết quả 10 năm chuyển dịch CCKT (1996-2000)Nghiên cứu thực tiễn chuyển dịch CCKT Thành phố Hà Nội thời kỳ đẩy

mạnh CNH, HĐH Thủ đô (1996 - 2005), có thể thấy quan điểm nhất quán trong

việc đề ra chủ trương chuyển dịch CCKT Thành phố và quá trình lãnh đạo chỉ

đạo, việc thực hiện theo đúng định hướng của Đảng nhằm thúc đẩy mạnh

chuyển dịch CCKT.

Một là, CCKT ngành của Hà Nội đã chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.

Kinh tế Thành phố Hà Nội từ nền kinh tế bao cấp theo cơ chế kế hoạch

hóa tập trung, quan liêu bao cấp từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN, kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao.

Trong hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ Thành phố (khóa XII, XIII), CCKT

Thành phố Hà Nội chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng công nghiệp

ngày càng cao, và tương đối đều trong CCKT của Thành phố. Công nghiệp từ

34,9% năm 1996 [18, tr.35-36], tăng lên 40,5% năm 2005 [21, tr.41-42]. Dịch

vụ, du lịch, thương mại và nông nghiệp tuy giảm tỷ trọng trong GDP nhưng đều

tăng cao giá trị tuyệt đối. Dịch vụ chuyển dịch dần tương ứng với lợi thế và thực

tiễn của Thành phố là từng bước sử dụng công nghệ hiện đại, ngày càng đáp ứng

yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xu thế hội nhập kinh tế

quốc tế và khu vực (dịch vụ giảm từ 59,9% năm 1996 [18, tr.36], giảm xuống

còn 57,5% năm 2005 [21, tr. 42]), Thị trường xuất khẩu được mở rộng, chủng

loại sản phẩm xuất khẩu phong phú. Đến nay Hà Nội đã xuất khẩu đến 187 khu

101

Page 102: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

vực của các quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu trong 10 năm

(1996-2005) tăng từ 1308 triệu USD năm 1996 [18, tr.126], lên 2866 triệu USD

năm 2005 [21, tr.144]. Nông - lâm nghiệp - thủy sản chuyển dịch sang sản xuất

hàng nông sản có chất lượng và giá trị hàng hóa cao trên một đơn vị diện tích (tỷ

trọng nông nghiệp giảm từ 5,1% năm 1996 [18, tr.35], xuống 2% năm 2005 [21,

tr.41]).

Từ những kết quả đạt được, trong 10 năm (1996 - 2005), CCKT Hà Nội

đã chuyển dịch từ công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp thành dịch vụ - công

nghiệp - nông nghiệp, vượt yêu cầu do Đại hội XIII Đảng bộ Hà Nội đề ra.

Hai là, cơ cấu thành phần kinh tế cũng chuyển dịch theo hướng tích cực.

SƠ ĐỒ 2.1: CƠ CẤU GIÁ TRỊ TĂNG THÊM TRÊN ĐỊA BÀN

[18, tr.35-36; 21, tr, 41-42]

N¨m 1996

34.9%5.1%

59.9%

N¨m 2000

37%

3%

60%

z

102

Page 103: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

N¨m 2005

40.8%1.7%

57.5%

C«ng NghiÖp N«ng nghiÖp DÞch vô

Doanh nghiệp nhà nước (Trung ương, địa phương), mặc dù giảm trong cơ

cấu GDP chung của Thành phố từ 79,2% năm 1996 xuống còn 59,5% năm

2005, nhưng vẫn, đã và đang nắm giữ vai trò chủ đạo, là công cụ quan trọng để

Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Bởi kinh tế Nhà nước luôn nắm giữ hầu

hết những ngành, lĩnh vực then chốt (điện, nước, bưu chính - viễn thông) và

quản lý các nguồn tài nguyên quan trọng của Thành phố. Thực hiện chủ trương

sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước đến 15-11-2005,

cổ phần hóa được 54 doanh nghiệp. Tuy được sự quan tâm đầu tư của Đảng và

Thành phố nhưng một bộ phận lớn doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa thực sự

năng động, chậm đổi mới dẫn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh đạt được thấp

hơn so với các thành phần kinh tế khác.

Kinh tế tập thể, chủ yếu là kinh tế HTX có nhiều chuyển biến, xuất hiện

một số mô hình HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả (Tính đến 31 - 6 - 2005

Hà Nội có 764 HTX tạo việc làm ổn định cho 160.000 xã viên và người lao

động, đóng góp ngân sách trên 22 tỷ đồng/ năm trong đó đã có 85% HTX hoạt

động có hiệu quả [100, tr.98-99]. Các HTX thành lập theo Luật HTX đã đứng

vững trong cơ chế thị trường và từng bước phát triển. Tuy nhiên kinh tế HTX

còn nhiều khó khăn, để tiếp tục phát triển kinh tế tập thể, nâng cao hiệu quả hoạt

động của HTX trong thời gian tới cần đổi mới hơn nữa mô hình và phương thức

hoạt động của HTX, phải quan tâm gắn kết chặt chẽ giữa vốn đóng góp và lợi

103

Page 104: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

nhuận được hưởng, gắn quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia HTX trên

nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù phát triển muộn hơn, nhưng với

tiềm lực về vốn và công nghệ nên đã phát triển nhanh, đóng góp ngày càng

quan trọng trong CCKT của Thành phố. Tỷ trọng GDP của khu vực kinh tế này

không ngừng tăng từ 10,2 năm 1996 [18, tr.35], lên 15,5% năm 2005 [21, tr.41],

đóng góp vào tổng thu ngân sách của Thành phố tăng từ 7,0% năm 1997 [18,

tr.43], lên 10,8% năm 2005 [21, tr.49]. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp

phần quan trọng vào chủ trương chuyển dịch CCKT Thành phố. Đó là sự

chuyển dịch cơ cấu công nghệ trong ngành công nghiệp, dịch vụ theo hướng

đồng bộ hiện đại, góp phần nâng cao trình độ cán bộ quản lý và tay nghề kỹ

thuật của người lao động.

Kinh tế ngoài quốc doanh trong 10 năm đã phát triển nhanh và từng bước

tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh. GDP do khu vực này đóng góp tăng

trưởng tương đối đều, bình quân đạt 21,36%, thu hút gần 60% lao động đang

làm việc của Thành phố. Do tính năng động của thành phần kinh tế này, đây

được coi là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của Thành

phố.

Ba là, CCKT vùng có sự chuyển dịch mạnh mẽ.

Thành phố đã ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngoại thành (đường

giao thông, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc...), hình thành nhiều khu vực

đô thị, nhiều khu công nghiệp mới. Năm 2001, Thành ủy đã xây dựng Chương

trình 12 về phát triển kinh tế ngoại thành, từng bước hiện đại hóa nông thôn, ban

hành quy chế cho doanh nghiệp đầu tư vào khu vực Sóc Sơn, Đông Anh, có cơ

chế đấu giá quyền sử dụng đất để bổ sung ngân sách tái đầu tư. Tuy nhiên, tốc

độ phát triển kinh tế ngoại thành vẫn còn thấp hơn khu vực nội thành. Tăng

trưởng bình quân khu vực ngoại thành đạt 9,8%/ năm, khu vực nội thành đạt

12,12%.

So với Thành phố Hồ Chí Minh, qua bảng 2.5 có thể thấy rõ sự tăng

trưởng GDP của thành phố Hà Nội có năm cao hơn so với tăng trưởng GDP của 104

Page 105: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh, có năm thấp hơn. Ở những năm 2002, 2003, 2004 thì

xấp xỉ băng nhau.

Bảng 2.5: Tăng trưởng GDP Hà Nội so với Thành phố Hồ Chí Minh

[103, tr. 80 - 86]Đơn vị tính: %

Năm 1996 1997 1998 2000 2001 2002 2003 2004

Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100

Hà Nội 12,98 12,59 12,01 9,34 10,02 10,03 11,1 11,12

Thành phố

HCM

14,7 12,1 9,2 9,0 9,5 10,2 11,2 11,5

Bảng 2.6: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội và Thành phố Hồ

Chí Minh, giai đoạn 2001 - 2005 [21, tr.41; 62, tr.50]Đơn vị tính: %

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

HÀ NỘI

+Dịch vụ 60,5 59,7 57,2 57,5 57,5

+Công nghiệp - xây dựng 36,8 37,8 40,5 40,6 40,8

+Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 2,7 2,5 2,3 1,9 1,7

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

+Dịch vụ 59,9 51,6 49,3 50,1 50,7

+Công nghiệp - xây dưng 46,2 46,7 49,1 48,5 48,1

+Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 1,9 1,7 1,6 1,3 1,2

Bảng trên cho thấy cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng Thành phố Hồ

Chí Minh tăng cao hơn Hà Nội. Ngành dịch vụ, nông - lâm - thuỷ sản Hà Nội

giảm nhẹ nhưng vẫn có tỉ trọng cao hơn thành phố Hồ Chí Minh.

Do những thành tựu mà Thành phố đạt được trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là

kinh tế những năm qua “Vị thế, uy tín của Thủ đô được nâng cao trên trường

quốc tế. Năm 2004 Hà Nội được một số tổ chức có uy tín trên thế giới bình chọn 105

Page 106: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

là một trong 5 thành phố tốt nhất châu Á và đứng thứ hai về du lịch ở châu Á”

[101, tr.53-54].

Từ những thành công, hạn chế trong chuyển dịch CCKT Thủ đô theo

hướng CNH, HĐH 10 năm qua có thể khẳng định:

+ Chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH trong

suốt 10 năm phát triển kinh tế Thủ đô (1996 - 2005), là phù hợp với lợi thế và

thực tiễn của Thành phố. Để chủ trương này thực hiện tốt, đạt hiệu quả cao, cần

quán triệt sâu rộng đến tất cả các cấp, các ngành; mặt khác, phải cụ thể hóa chủ

trương thành các cơ chế, chính sách có tác dụng khuyến khích phát triển chuyển

dịch CCKT. Các Chương trình, Dự án lớn cần được nghiên cứu, xác định rõ hơn

nội dung chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, với những quy định, bước

đi, lộ trình triển khai cụ thể, phù hợp với thực tiễn của từng quận, huyện để đạt

tốc độ tăng trưởng cao, tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế.

+ Chủ trương của Thành ủy là kiên quyết lãnh đạo, chuyển nền kinh tế

Thành phố từ khép kín sang nền kinh tế mở, từ nền kinh tế chủ yếu là hướng nội

(sản xuất chủ yếu hướng vào thị trường địa phương), sang nền kinh tế hướng

ngoại (hướng vào cả thị trường trong nước, trong vùng và thế giới). Đây là chủ

trương đúng vừa phù hợp với yêu cầu phát triển chuyển dịch CCKT, vừa là điều

kiện để đổi mới công nghệ, phương thức sản xuất kinh doanh, chủ động cạnh

tranh, hội nhập nền kinh tế quốc tế.

+ Chủ trương chuyển dịch CCKT ngành, nội ngành tạo động lực thúc đẩy

phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT của Thành phố là phù hợp cả về lý luận

và thực tiễn. Có được thành là do Thành ủy tập trung chỉ đạo, xây dựng cơ chế,

chính sách, trong đó ưu tiên các nguồn lực cho phát triển ngành và nội ngành.

Để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các ngành cần có sự chỉ đạo thường xuyên,

kịp thời của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố.

+ Chủ trương, chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và

chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của Thành phố đã thực hiện trong thời

gian qua là đúng đắn, nhất quán. Các thành phần kinh tế đều được thừa nhận và

đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong 106

Page 107: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

10 năm qua cơ chế, thể chế kinh tế thị trường đã hình thành và ngày càng hoàn

thiện, từng thành phần kinh tế có chuyển biến cả về lượng và chất; khả năng

cạnh tranh của các thành phần kinh tế Thủ đô được nâng lên. Kinh tế Nhà nước

đã phát huy vai trò chủ đạo, là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế,

nắm giữ các ngành kinh tế quan trọng, quản lý các tài nguyên của Thủ đô. Mặc

dù so với các thành phần kinh tế khác, kinh tế Nhà nước có nhiều lợi thế hơn

hẳn, nhưng một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa thực sự năng động,

chậm đổi mới, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Chủ trương, sắp xếp, đổi mới,

nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước được đại đa

số doanh nghiệp, công nhân viên và nhân dân Thủ đô ủng hộ, tuy nhiên do nhiều

nguyên nhân tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn chậm. Kinh tế tập

thể với kinh tế HTX là nòng cốt được triển khai nghiêm túc, một số HTX đã

thích ứng với cơ chế thị trường, hoạt động có hiệu qủa từng bước phát triển,

quyền lợi, thu nhập của xã viên và người lao động được nâng lên. Tuy nhiên,

còn nhiều HTX hoạt động kém hiệu quả, có HTX chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

Trong 10 năm qua kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở

Hà Nội phát triển tương đối nhanh, tham gia vào nhiều loại hình kinh tế, đóng

vai trò ngày càng quan trọng vào đời sống kinh tế - xã hội và chuyển dịch CCKT

Thủ đô. Tuy nhiên, so với tốc độ tăng trưởng về số lượng thì doanh thu, lợi

nhuận nộp ngân sách còn chưa tương xứng.

Những thành công trong chuyển dịch CCKT đã tác động tích cực đến tăng

trưởng và phát triển kinh tế Thủ đô, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.

Trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, Hà Nội có điều kiện phát triển các lĩnh vực văn

hóa xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng. Hà Nội được đánh giá là địa

phương có điều kiện phúc lợi đảm bảo cho sự phát triển con người và chỉ số

phát triển con người cao nhất cả nước.

* Nguyên nhân chủ yếu của thành tựu chuyển dịch cơ cấu kinh tế

(1996-2005):

Nguyên nhân khách quan quan trọng đầu tiên là công cuộc đổi mới ở Việt

Nam với những chủ trương và chính sách của Đảng Nhà nước về phát triển kinh 107

Page 108: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

tế, chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, đã tạo động lực cho phát triển

kinh tế cả nước nói chung và Thành phố Hà Nội, Thủ đô trái tim của cả nước nói

riêng.

Sức ép trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, sự bùng nổ những

tiến bộ khoa học công nghệ trong, ngoài nước và khu vực ở hầu hết trên các lĩnh

vực tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch CCKT Thành phố Hà Nội theo

hướng CNH, HĐH.

Thành phố Hà Nội, Thủ đô cả nước có lợi thế về mặt điều kiện tự nhiên,

kinh tế - xã hội, vị trí địa lý quan trọng cho sự phát triển kinh tế nói chung và sự

chuyển dịch CCKT nói riêng. So với những Thành phố và địa phương khác

trong cả nước Hà Nội có tiềm lực khoa học kỹ thuật và số lượng giáo sư, tiến sĩ,

cán bộ khoa học có trình độ khoa họa kỹ thuật và tay nghề cao.

Thành phố Hà Nội là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của cả nước.

Mặt khác Hà Nội vừa có điều kiện thuận lợi về khả năng khai thác thị trường

trong nước, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ vừa có điều kiện thuận lợi

khai thác thị trường quốc tế. Đây cũng chính là điều kiện để Đảng bộ Thành phố

quyết định chủ trương chuyển dịch CCKT với định hướng phát triển công

nghiệp, giảm tương ứng tỷ trọng dịch vụ hướng vào sản xuất hàng hóa và dịch

vụ chất lượng cao trên cơ sở áp dụng thành tựu khoa học công nghệ, để hàng

hóa và sản phẩm có giá trị kinh tế lớn tiến tới hình thành CCKT dịch vụ - công

nghiệp - nông nghiệp ở Thủ đô.

Nguyên nhân chủ quan:

Đường lối chuyển dịch CCKT do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra hoàn

toàn đúng đắn, phù hợp điều kiện phát triển thấp và không đều của lực lượng sản

xuất ở nước ta, là định hướng lớn cho cấp ủy Đảng của các tỉnh, thành phố trong

cả nước đề ra chủ trương chuyển dịch CCKT ở từng địa phương nhằm thực hiện

mục tiêu chung là đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển kịp và bằng sự phát triển

kinh tế các nước trong khu vực và thế giới.

Trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX, XI, XII,

XIII, đều đề ra chủ trương, định hướng chuyển dịch CCKT Thành phố Hà Nội 108

Page 109: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

phù hợp với điều kiện cụ thể và xu hướng phát triển kinh tế của Thủ đô, của

vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Đảng bộ Thành phố, UBND Thành phố đã ban hành một số chủ trương,

chính sách cụ thể, đúng đắn khuyến khích, thúc đẩy quá trình chuyển dịch

CCKT.

Tính chủ động, năng động, sáng tạo của nhân dân Thủ đô, của các doanh

nghiệp, hộ sản xuất trong việc mạnh dạn đầu tư vốn vào sản xuất và đổi mới

công nghệ hiện đại và đặc biệt là các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh đã

quan tâm chú ý theo dõi yếu tố thị trường, từ đó điều chỉnh sản xuất, kinh doanh

nhằm tạo ra năng suất, chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm.

- Những hạn chế và nguyên nhân:

Chuyển dịch CCKT Thành phố chưa tạo được sự phát triển kinh tế ổn

định; chất lượng chuyển dịch và hiệu quả kinh tế do chuyển dịch CCKT đem lại

còn thấp. Sự gia tăng của GDP toàn Thành phố trong cả thời kỳ tăng bình quân

10,7%/ năm và tỷ trọng (GDP) của các các ngành công nghiệp - dịch vụ - nông

nghiệp tăng bình quân (1996 - 2005) là dịch vụ 59,24%, công nghiệp 37,8%,

nông nghiệp 3,15%. Nhưng nếu đi sâu vào xem xét CCKT từng ngành thì thấy

đây vẫn là cơ cấu của nền kinh tế phát triển và chuyển dịch CCKT chậm và đang

trong quá trình CNH, HĐH. Cụ thể: dịch vụ liên tục giảm từ 59,9% (1996)

xuống 57,5 (2005) do sự tăng nhanh hơn của sản xuất công nghiệp và của bản

thân sự chuyển dịch CCKT nội ngành dịch vụ. Vì trong nội ngành dịch vụ

những ngành có trình độ công nghệ cao và khả năng mang lại giá trị tăng thêm

lớn như tài chính - tín dụng, khoa học, giáo dục - đào tạo, y tế còn chậm phát

triển và chiếm tỷ lệ thấp, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh pháp lý, sở hữu trí tuệ, quản

lý trí tuệ trình độ còn hạn chế.

Nhìn bề nổi, ngành công nghiệp Thành phố có sự phát triển giá trị tăng

thêm hàng năm cao, nhưng sự chuyển dịch CCKT nội ngành công nghiệp lại

phát triển không đều và thiếu ổn định. Bên cạnh một số doanh nghiệp có vốn,

thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại (trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp ngoài Nhà nước), phần lớn 109

Page 110: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

ngành công nghiệp vẫn đang ở trong tình trạng có thiết bị công nghệ trung bình,

một số lạc hậu. Các ngành công nghiệp nguồn như thiết kế và sản xuất khuôn

mẫu, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp phần mềm, công nghiệp phụ trợ

chưa phát triển.

Sản xuất nông nghiệp tuy có tiến bộ trong chuyển dịch, đổi mới cơ cấu

cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và

chăn nuôi với giống cây, con mới, có năng suất và chất lượng cao; nhưng kiểu tổ

chức sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp vẫn chủ yếu là cách

thức truyền thống, quy mô nhỏ, năng suất thấp, nguy cơ khó đảm bảo sự ổn định

về chất lượng sản phẩm nông - lâm nghiệp - thủy sản.

Vai trò chủ đạo của các ngành công nghiệp chủ lực được xác định nhất

quán trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ Thành phố trong nền kinh tế còn chưa

phát huy rõ nét. Cụ thể trong 5 ngành công nghiệp chủ lực được xác định chỉ có

2 ngành đạt tốc độ tăng Giá trị sản xuất cao hơn tốc độ tăng Giá trị sản xuất sản

xuất công nghiệp chung là cơ - kim khí, tăng 22,5% và điện - điện tử tăng

22,6%. Còn ngành dệt may - da giầy, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liêu xây

dựng đều có tốc độ tăng Giá trị sản xuất thấp hơn tốc độ tăng chung.

Việc triển khai sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của

các doanh nghiệp Nhà nước còn chậm so với yêu cầu đặt ra. Công tác quản lý

hoạt động của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước sau khi cấp giấy chứng nhận

kinh doanh chưa chặt chẽ, quản lý lợi nhuận thuế còn gặp không ít khó khăn,

lúng túng. Kinh tế HTX chuyển đổi chậm, hiệu quả sản xuất chưa cao, một số

HTX chỉ tồn tại trên hình thức. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Thành phố

Hà Nội còn hạn chế trong giai đoạn 1996 - 2000 do ảnh hưởng của cuộc khủng

hoảng tài chính, tiền tệ khu vực.

Sự phối hợp quản lý giữa Trung ương và địa phương trong phát triển kinh

tế ở một số lĩnh vực còn chưa rõ ràng, dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao.

Quan hệ hợp tác giữa các địa phưong trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chủ

yếu mới dừng lại ở quan hệ song phương thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ Trung

110

Page 111: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

ương, kết quả hợp tác mới chỉ là bước đầu, chưa có sự tham gia mạnh của các

doanh nghiệp.

- Nguyên nhân hạn chế

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH

của cả nước nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng, kinh tế Thành phố mặc

dù đã thay đổi nhiều sau 10 năm đầu đổi mới (1986 – 1996), nhưng hạ tầng kỹ

thuật còn nhiều lạc hậu, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển còn

hạn chế, nhiều doanh nghiệp còn gặp không ít khó khăn trong đầu tư vốn để đổi

mới công nghệ và thiết bị công nghệ.

Trong quá trình đổi mới và đẩy mạnh chuyển dịch CCKT chưa lường hết

những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực. Do vậy, hạn chế đầu

tư nước ngoài vào Thủ đô Hà Nội.

Mô hình chuyển dịch CCKT theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH còn nhiều

vấn đề chưa thống nhất từ Trung ương đến địa phương, làm cho quá trình thực

hiện chuyển dịch CCKT còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.

Việc thực hiện nguyên tắc phối hợp quản lý kinh tế theo ngành và lãnh

thổ chưa hợp lý, phân cấp quản lý trên địa bàn giữa Trung ương và Thành phố

nhiều điểm chưa rõ, còn nhiều chồng chéo.

Các giải pháp, cơ chế và chính sách cụ thể địa phương chưa theo kịp với

chủ trương, định hướng, mục tiêu đề ra cho chuyển dịch CCKT Thành phố Hà

Nội. Việc xây dựng và triển khai trên thực tế các cơ chế chính sách, biện pháp

khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chủ lực thiếu và chưa đủ tầm,

nên chưa tạo động lực, và sự đột phá trong phát triển ngành công nghiệp chủ lực

của Thành phố.

Thành phố chưa thực hiện tốt chủ truơng CNH, HĐH, chưa tận dụng tốt

lợi thế của Thủ đô đi sau so với các thủ đô các nước trong khu vực và thế giới để

có thể đi ngay vào phát triển các ngành công nghiệp chủ lực. Mặt khác việc xác

định nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực còn quá rộng và chưa theo kịp

biến đổi của tình hình thế giới và trong nước, mà chủ yếu xuất phát từ khả năng

lợi thế của Thành phố.111

Page 112: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Hệ thống kết cấu hạ tầng của Thành phố mặc dù so với trước năm 1996 có

nhiều đổi mới, tiến bộ nhưng chưa đáp ứng kịp với yêu cầu đô thị hóa, yêu cầu

phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là quá trình chuyển dịch CCKT theo

hướng CNH, HĐH.

Thành phố Hà Nội chưa tận dụng tốt khả năng lợi thế Thành phố hòa

bình, ổn định về chính trị - xã hội để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư

vào Thành phố trong khi lợi thế về nguồn lao động và đất đai ngày càng giảm do

quá trình đô thị hóa.

Trình độ cán bộ quản lý và người lao động nhìn chung chưa đáp ứng yêu

cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH. Đặc biệt thiếu nhiều quản lý và

công nghân có trình dộ tay nghề cao sẵn sàng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của

các doanh nghiệp.

2.4.2.Một số kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hà NộiTừ những kết quả đạt được và những mặt hạn chế trong lãnh, đạo chỉ đạo

chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, từ 1996 - 2005, có thể rút ra một số

kinh nghiệm chủ yếu sau:

Một là, vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và

Nhà nước, nắm vững điều kiện cụ thể của địa phương phát huy thế mạnh lợi thế,

tiềm năng, hạn chế, khắc phục khó khăn, đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp

nhằm đẩy nhanh chuyển dịch CCKT.

Để lãnh đạo chuyển dịch CCKT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH,

Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã luôn luôn bám sát và quán triệt sâu sắc các chủ

trương nghị quyết của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch CCKT. Đảng bộ

Thành phố Hà Nội đã không ngừng nghiên cứu, học tập và vận dụng sáng tạo

vào thực tế Thủ đô, tạo được bước đột phá trên nhiều lĩnh vực. Trong quá trình

lãnh đạo, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã xác định thuận lợi, thời cơ, tiềm năng

và khó khăn từ đó xác định và thực hiện nhất quán quan điểm phát triển kinh tế

là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, tập hợp trí tuệ của

toàn Đảng bộ, từng đảng viên, và của mọi tầng lớp nhân dân và các thành phần

kinh tế Thủ đô để phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động kịp thời đề ra những chủ

112

Page 113: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

trương, giải pháp đúng đắn trên từng ngành, lĩnh vực cụ thể để đẩy nhanh quá

trình chuyển dịch CCKT của Thành phố, tăng tỷ trọng công nghiệp đặc biệt

công nghiệp chế biến, giảm tương ứng dịch vụ theo hướng phát triển những

ngành dịch vụ công nghệ cao đáp ưng yêu cầu của thời kỳ mới.

Các mục tiêu phát triển chuyển dịch CCKT do Đảng bộ Thành phố đề ra

vừa mang tính tiến tiến khoa học, vừa phù hợp với điều kiện của địa phương và

xu hướng phát triển chung của vùng. Thành phố tập trung chỉ đạo các cấp, sở,

ban, ngành, các quận, huyện phát huy nội lực, khai thác tiềm năng trong phát

triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, phát triển các làng nghề truyền

thống và thực hiện tốt việc lưu thông hàng hóa. Đẩy mạnh hợp tác đầu tư để

tranh thủ nguồn lực bên ngoài váo phát triển các ngành kinh tế, đồng thời tranh

thủ sự ủng hộ của Trung ương và các sở, ban ngành và đóng góp của nhân dân

để xây dựng kết cấu hạ tầng đặc biệt giao thông đô thị và giao thông nông thôn.

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc chủ trương, đường lối đổi mới, chủ trương

chuyển dịch CCKT của Đảng, trên cơ sở xác định lợi thế của Thành phố và tầm

quan trọng của các ngành công nghiệp, vai trò nông nghiệp, nông thôn, của du

lịch, thương mại, các thành phần kinh tế, Đảng bộ Thành phố đã đề ra nhiều

Chương trình, dự án, đề án và chiến lược phát triển theo hướng CNH, HĐH

nhằm đạt hiệu quả cao tăng nhanh nhiều sản phẩm có chất lượng cho xã hội,

nâng cao chất lượng và mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.

Trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự

vận dụng linh hoạt sáng tạo, đảm bảo tính nguyên tắc trong việc đề ra những chủ

trương biện pháp đúng đắn của Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy, UBND

Thành phố đã kịp thời, phù hợp xu thế phát triển chung của đất nước và khu

vực, hợp lòng dân nên được nhân dân Thủ đô đồng tình ủng hộ và hưởng ứng

tích cực. Nhân dân Thành phố Hà Nội sẵn sàng góp sức người, sức của, thực

hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng bộ Thành phố thực hiện chuyển dịch

CCKT, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

113

Page 114: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Hai là, để chuyển dịch CCKT đạt hiệu qủa cao cần phải xây dựng lộ trình

và định hướng chiến lược lâu dài trên cơ sở có những giải pháp đồng bộ, cụ thể

phù hợp điều kiện, lợi thế, tiềm năng của từng quận, huyện.

Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là vấn đề mới đòi hỏi sự

tham gia của toàn Đảng, toàn dân, của mọi thành phần kinh tế. Vì vậy, khi đề ra

chủ trương và định hướng lớn, cần quan tâm xác định cụ thể mục tiêu, lộ trình

thực hiện rõ ràng. Không thể sử dụng các biện pháp hành chính chung chung mà

phải được cụ thể hóa bằng pháp luật, trên cơ sở ban hành đồng bộ kịp thời

những cơ chế chính sách khuyến khích, tác động trực tiếp đến lợi ích của doanh

nghiệp, lợi ích người lao động nhằm thúc đẩy qúa trình chuyển dịch chiến lược

phát triển kinh tế, trong định hướng đầu tư kinh doanh, đổi mới thiết bị công

nghệ phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh, theo hướng CNH, HĐH.

Chuyển dịch CCKT đồng bộ trên tất cả các ngành và nội ngành, nhưng

không có nghĩa là làm đồng loạt, dàn đều, mà phải đề ra chiến lược phát triển

kinh tế và chuyển dịch CCKT lâu dài, lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm, trên cơ

sở có sự tính toán cẩn thận các bước đi, hình thức, biện pháp thực hiện phù hợp.

Ba là, kế thừa, phát huy có chọn lọc những kinh nghiệm chuyển dịch

CCKT của các địa phương trong nước, trong vùng, của các nước trên thế giới

và khu vực, vận dụng phù hợp với điều kiện, vị trí chiến lược của Thủ đô.

Nội lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và

chuyển dịch CCKT nói riêng. Vì có phát huy nội lực mới tranh thủ thu hút và sử

dụng tốt nguồn ngoại lực. Phát huy nội lực trước hết là phát huy nguồn lực con

người, chất xám của địa phương, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên

nhiên của Thành phố và sử dụng tốt nguồn lực của Nhà nước. Tuy nhiên, điều

có ý nghĩa quan trọng quyết định để phát huy nội lực là có cơ chế chính sách

phù hợp để khai thác và phát huy tối đa khả năng vật chất, trí tuệ, tinh thần của

mọi người dân Thành phố, các thành phân kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân.

Ngoại lực có vai trò quan trọng đối với qúa trình chuyển dịch CCKT nếu kết

hợp tốt nội lực. Ngoại lực sẽ là động lực mạnh để thúc đẩy chuyển dịch CCKT

đạt hiệu quả cao khi mà Thành phố đang trong quá trình mở rộng đô thị hóa ra 114

Page 115: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

ngoại thành thì việc thu hút nguồn ngoại lực là tối cần thiết. Tuy nhiên không vì

thế mà có thể thu hút một cách tùy tiện được mà phải trên nguyên tắc chủ trương

và quy hoạch tổng thể của Thành phố.

Việc vận dụng kinh nghiệm lãnh đạo chuyển dịch CCKT của các địa

phương trong và ngoài nước, phải chú ý lựa chọn, kế thừa những mô hình, kinh

nghiệm được thực tế kiểm nghiệm đạt kết quả cao, nhưng phải phù hợp với điều

kiện, hoàn cảnh, những tiềm năng và lợi thế của Thành phố.

Bốn là, cần xác định chính xác, cụ thể những ngành, sản phẩm mũi nhọn

của địa phương có lợi thế đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tập trung vốn đầu

tư để nâng cao chất lượng hàng hóa và giá thành sản phẩm.

Phát huy lợi thế của Thủ đô đi sau trong quá trình CNH, HĐH, hạn chế sự

tụt hậu xa hơn về kinh tế, cùng với sự phát triển những ngành, sản phẩm đáp

ứng nhu cầu thị trường, cần xác định chính xác và tập trung nguồn lực phát triển

nhanh một số ngành và sản phẩm chủ lực có vai trò dẫn đường mà Thành phố

Hà Nội có tiềm năng và lợi thế, cần chú ý những ngành và sản phẩm có giá trị

lâu dài. Không nên lựa chọn nhiều ngành vì tiềm năng của Thành phố có hạn.

Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong xác định

nhóm các ngành công nghiệp chủ lực. Chủ trương này được các kỳ Đại hội

Đảng bộ Thành phố thông qua tương đối thống nhất từ những năm đầu sự

nghiệp đổi mới. Mặc dù các ngành công nghiệp chủ lực phát triển đã mang lại

nhiều thành tựu, tuy nhiên, cho đến nay một số ngành phát triển vẫn chưa tương

xứng với vốn đầu tư và tiềm năng của Thành phố. Do vậy trong thời gian tới

Đảng bộ Thành phố cần xác định một số ngành trọng điểm để phát triển đạt hiệu

quả cao hơn.

Năm là, tăng cường khối đại đoàn kết, phát huy dân chủ trong sản xuất,

đầu tư, kinh doanh, huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế ,

nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương chuyển dịch CCKT.

Cùng với việc xác định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế

vốn và nguồn nhân lực là 2 vấn đề đảm bảo sự phát triển và chuyển dịch CCKT

theo hướng CNH, HĐH. Do đó cần coi trọng việc huy động đầu tư của 5 thành 115

Page 116: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

phần kinh tế, nhằm chuyển dần từ đầu tư trực tiếp từ nguồn ngân sách Nhà nước

sang hỗ trợ sau đầu tư. Quan tâm đào tạo kiến thức kinh tế thị trường cho đội

ngũ cán bộ quản lý và đào tạo nghề, kỹ thuật cho người lao động và người sản

xuất kinh doanh để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công nhân của các doanh nghiệp.

Cần tạo lòng tin cho nhân dân và các doanh nghiệp bằng việc coi trọng

công tác cải cách hành chính, quản lý thị trường, chống buôn lậu và làm hàng

giả. Xây dựng văn hoá trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh mang

đặc trưng phong cách của người Thủ đô văn minh thanh lịch trước đối tác và

nhà đầu tư.

Sáu là, chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ

chuyên môn, năng lực quản lý, luôn năng động, sáng tạo, đủ mạnh để đáp ứng

yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

Đảng bộ Hà Nội luôn nhận thức sâu sắc yêu cầu, nhiệu vụ, vai trò, vị thế

của Thủ đô trong trái tim cả nước. Vì vậy, Đảng bộ Hà Nội luôn quan tâm, chú

trọng việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng từ Thành

phố đến cơ sở, đề cao tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên; phát huy dân

chủ trong tổ chức Đảng, nhưng gắn với việc thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương.

Đảng bộ Hà Nội chủ trương: các cán bộ, đảng viên phải gần dân, tin dân, luôn

quan tâm, phấn đấu vì lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không ngừng học

tập, rèn luyện nâng cao năng lực trình độ để đáp ứng yêu cầu cao của nhiệm vụ

lãnh đạo phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT.

Hà Nội là Thành phố có nhiều tiềm năng và lợi thế so với các tỉnh và

Thành phố khác, nhưng để tiềm năng, lợi thế trở thành hiện thực. Yêu cầu đặt ra

là: không chỉ có sự lãnh đạo đúng đắn kịp thời của Đảng là đủ, mà cần phải có

đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có

năng lực lãnh đạo và quản lý kinh tế. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề,

về công tác cán bộ Thành ủy đã tập trung chỉ đạo và có một số mặt đổi mới, nhất

là trong việc đánh giá, quy hoạch, điều động, luân chuyển cán bộ. Số tổ chức cơ

sở đảng trong sạch, vững mạnh, đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ

116

Page 117: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

và số lượng đảng viên mới đều tăng so với các kỳ Đại hội đề ra, thể hiện chủ

trương trẻ hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Thành phố.

Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chuyển

dịch CCKT nói riêng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội luôn tổng kết, rút kinh

nghiệm nhằm phát huy thành tựu, hạn chế mặt chưa đạt, để Đảng bộ không

ngừng hoàn thiện, trưởng thành, phát triển ngang tầm với nhiệm vụ phát triển

kinh tế, hoàn thành thắng lợi mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ

XII, XIII đề ra.

Với chủ trương đúng đắn, sự chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ Thành phố Hà

Nội, sự triển khai kịp thời của HĐND, UBND, các sở, ban, ngành chuyên môn,

trong 10 năm từ 1996 – 2005, tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố đã có

bước phát triển: kinh tế phát triển nhanh và khá toàn diện, CCKT chuyển dịch

theo hướng CNH, HĐH, văn hóa xã hội có tiến bộ, an ninhchính trị, trật tự an

toàn xã hội được tăng cường, hoạt động đối ngoại tiếp tục mở rộng và phát huy

hiệu quả, đời sống nhân dân Thủ đô được nâng lên, nhân dân Thủ đô phấn khởi

tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, tích cực xây dựng Thành phố

ngày càng giàu đẹp. Quá trình lãnh đạo trong thời gian qua của Đảng bộ Thành

phố, đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành

phố trong những năm tiếp theo, để Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo thành công sự

nghiệp CNH, HĐH của Thành phố, để đến năm 2020 Hà Nội trở thành đô thị

văn minh, hiện đại, Thành phố du lịch hấp dẫn của khu vực; phát huy tốt vai trò

là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học – công nghệ, giáo dục - đào tạo, kinh tế và

giao dịch quốc tế của cả nước.

117

Page 118: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

KẾT LUẬN

Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1996 đến 2005, là một đề tài rộng và

khó. Trong luận văn này chủ yếu chỉ đề cập một số vấn đề cơ bản của quá trình

Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch CCKT ở Thủ đô. Đó là quá

trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt chủ

trương, đường lối của Đảng, chỉ đạo qúa trình chuyển dịch CCKT, đánh giá

thành tựu và hạn chế, phân tích nguyên nhân để rút ra những kinh nghiệm cho

Đảng bộ, tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh hơn quá trình chuyển dịch CCKT theo

hướng CNH, HĐH trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2010.

Chuyển dịch CCKT là quá trình cải biến kinh tế xã hội từ trạng thái lạc

hậu, mang năng tính tự cấp, tự túc từng bước chuyên môn hoá hợp lí, trang bị kỹ

thuật, công nghệ hiện đại, trên cơ sở tạo ra năng suất lao động cao, hiệu quả kinh

tế cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh, cho nền kinh tế nói chung. Việc chuyển

dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH vừa là vấn đề mang tính tất yếu khách quan,

đồng thời là quá trình đi lên từng bước dựa trên sự kết hợp mật thiết của các

điều kiện chủ quan, lợi thế, tiềm năng của địa phương. Vì thế, chuyển dịch

CCKT được coi là điểm chủ yếu, nội dung cơ bản lâu dài trong quá trình CNH,

HĐH. Chủ trương, định hướng lớn về chuyển dịch CCKT của Đảng Cộng sản

Việt Nam và qúa trình vận dụng sáng tạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, thể

hiện qua việc đề ra chủ trương, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện các Nghị quyết

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và lãnh đạo thực hiện chuyển dịch CCKT

theo hướng CNH, HĐH trên địa bàn Thành phố từ 1996 đến 2000. Việc lãnh

đạo, thực hiện chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở Thành phố Hà Nội

là do yêu cầu khách quan và những đòi hỏi bức thiết của Thành phố, đồng thời

thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo trong lãnh đạo phát triển kinh tế và chuyển dịch

CCKT của Đảng bộ Thành phố Hà Nội. Bởi, Hà Nội là một trong những địa

phương đầu tiên của cả nước lãnh đạo chuyển dịch CCKT (Đại hội Đảng bộ

Thành phố lần thứ XI 1986). Quá trình chuyển dịch CCKT diễn ra ở tất cả các

ngành, công nghiệp, dịch vụ - thương mại - du lịch, nông - lâm nghiệp - thủy 118

Page 119: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

sản...,các thành phần kinh tế, ở các quận, huyện, vùng sản xuất của Thành phố.

Những chủ trương chuyển dịch CCKT mà Đại hội Đảng bộ Thành phố đề ra

nhằm rút ngắn quá trình chuyển từ nền kinh tế khép kín với CCKT công nghiệp,

nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế đối ngoại mà chủ yếu phát triển công nghiệp

nặng và nông nghiệp là chủ yếu chiếm phần lớn ngân sách đầu tư, sang nền kinh

tế mở thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với CCKT công nghiệp - dịch vụ - nông

nghiệp.

Bước sang thế kỷ XXI, quán triệt Nghị quyết Đại hội IX của Trung ương

Đảng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã đề ra chủ trương, giải pháp đẩy mạnh

chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH từ 2001 - 2005. Quá trình lãnh đạo,

chỉ đạo thực hiện chủ trương chuyển dịch CCKT ở Thành phố Hà Nội thể hiện

cụ thể qua các Nghị quyết, dự án, đề án, các Chương trình công tác và công trình

trọng điểm của BCH, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố (khóa XIII), nhằm

đẩy mạnh phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT từ công nghiệp - dịch vụ -

nông nghiệp sang CCKT dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, và sự chuyển

dịch nội ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, xuất khẩu, hợp tác, thu hút

vốn đầu tư nước ngoài... Luận văn trình bày thành tựu chuyển dịch CCKT của

Thành phố, kết quả đạt được từ các Đề án, Dự án, Chương trình do Thành ủy đề

ra, UBND Thành phố, Ban chỉ đạo dự án lãnh đạo thực hiện từ 2001 - 2005. Với

thành tựu đạt được trong 10 năm đẩy mạnh CNH, HĐH Thủ đô (1996 - 2005) đã

làm thay đổi khá toàn diện bộ mặt kinh tế - xã hội của Thành phố, đồng thời

nâng cao vị trí Thủ đô. Thành phố Hà Nội xứng đáng “Là trái tim của cả nước,

đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học,

giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế". Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp CNH, HĐH của một địa phương là thủ đô của một nước, quá trình

chuyển dịch CCKT còn có nhiều hạn chế và những vấn đề nảy sinh trong lãnh

đạo chuyển dịch CCKT trên địa bàn Thành phố cũng được luận văn trình bày

khá rõ. Trên cơ sở đó, Luận văn rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh

đạo, chỉ đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ Thành phố Hà Nội từ 1996 đến

2005. Những kinh nghiệm, sẽ giúp cho Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo tốt 119

Page 120: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

hơn chuyển dịch CCKT trong thời kỳ mới và cũng là cơ sở để các địa phương

trong vùng, trong nước tham khảo trong quá trình lãnh đạo thực hiện chuyển

dịch CCKT ở địa phương.

Qua nghiên cứu sự lãnh đạo chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH

của Đảng bộ Thành phố (1996 - 2005), mặc dù còn có những hạn chế nhất định

trên một số lĩnh vực, nhưng cũng đạt một số kết quả bước đầu, là cơ sở để khẳng

định chủ trương, giải pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch CCKT mà Đảng

bộ Thành phố Hà Nội đề ra đã đi vào cuộc sống và được thực tiễn kiểm nghiệm

là hoàn toàn đúng đắn, khoa học, phù hợp với điều kiện, lợi thế, tiềm năng của

Thành phố.

120

Page 121: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành

phố Hà Nội lần thứ IX (1983). Lưu hành nội bộ.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành

phố Hà Nội lần thứ X (1986). Lưu hành nội bộ.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành

phố Hà Nội lần thứ XI (1991). Lưu hành nội bộ.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành

phố Hà Nội lần thứ XII (1996). NXB Hà Nội

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (4-5-1998), Số 32-NQ/TW. “Chỉ thị về việc

kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (1010-2010)”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10-11-1998), Số 06-NQ/TW. Nghị quyết

của Bộ Chính tri “ Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn”.

7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng(11-11-1998), Số 179-NQ/TW. “Thông báo

kết luận của Bộ Chính trị “về phát triển du lịch trong tình hình mới”. Phòng lưu

trữ Thành ủy Hà Nội.

8. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (15-12-2000), Số15-NQ/TW: Nghị quyết của

Bộ Chính trị “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời

kỳ 2001-2010”, Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

9. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2004). Lịch sử Đảng bộ Thành

phố Hà Nội (1930-2000). NXB Hà Nội.

10. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2005). Biên niên sự kiện cơ bản

lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2001-2005. NXB Hà Nội.

11. Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (27-11-1998), số 194

BC/BQL. “Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện nghị định của Chính phủ về khu

công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà

Nội.

12. “Biên bản Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ X, XI, XII, XIII, XIV ”.

Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.121

Page 122: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

13. Chính phủ (11-9-1997), số 747-QĐ/TT-CP: Quyết định của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm

Bắc bộ thời kỳ 1996-2010. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

14. Chính phủ (15-6-2000), số 09/2000/NQ-CP: Nghị quyết của Chính phủ về một

số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm

nông nghiệp.

15. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư, nâng cao hiệu quả và

sức cạnh tranh của nền kinh tế Thành phố Hà Nội (4-1998). Phòng lưu trữ

Thành ủy Hà Nội.

16. Chủ tịch Nước, 11-1-2001- lệnh số 01/2001/L-CTN về việc công bố pháp lệnh

Thủ đô Hà Nội và pháp lệnh thư viện. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

17. Cục thống kê Thành phố Hà Nội. Niên giám thống kê 1995, Hà Nội.

18. Cục thống kê Thành phố Hà Nội. Niên giám thống kê 1999, Hà Nội.

19. Cục thống kê Thành phố Hà Nội. Niên giám thống kê 2001, Hà Nội.

20. Cục thống kê Thành phố Hà Nội. Niên giám thống kê 2004, Hà Nội.

21. Cục thống kê Thành phố Hà Nội. Niên giám thống kê 2005, Hà Nội.

22. Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ Quận Ba Đình, “Báo cáo

Chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận lần thứ XXI (1996); lần thứ XXII

(2000); lần thứ XXIII (2005)”, Hà Nội .

23. Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Từ Liêm “Báo cáo

Chính trị Đại hội lần thứ XIX (1996); lần thứ XX (2000); lần thứ XXI (2005)”,

Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (21-1-1983), số 08-NQ/TW: Nghị quyết Hội nghị Bộ

Chính trị về công tác Thủ đô Hà Nội. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1987): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VI, NXB Sự thật, H.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1987): Văn kiện Hội nghị Toàn quốc lần thứ hai

(khoá VI) NXB Sự thật, H.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1989): Nghị quyết hội nghị lần thứ VI (khoá VI)

NXB sự thật, H.122

Page 123: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

28. Đảng Cộng sản Việt Nam,(1991): Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VII, NXB Sự thật, H.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1994): Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa

nhiệm kỳ khoá VII, NXB Chính trị Quốc gia, H.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1991): Chiến lược ổn định phát triển kinh tế xã hội

đến năm 2000, NXB sự thật, H.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1991): Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB sự thật, H.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1993): Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp

hành Trung ương khoá VII, NXB sự thật, H.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (03-1-1996), số

12-NQ/TW: Nghị quyết của Bộ Chính trị “về việc tiếp tục đổi mới tổ chức và

hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ

nghĩa.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1996): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, NXB Chính trị Quốc gia, H.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương (20-10-1996), số 10-

TB/TW. “Thông báo ý kiến của Thường vụ Bộ Chính trị về Điều chỉnh quy

hoạch chung Thủ đô Hà Nội tới năm 2020”.Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1997): Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp

hành Trung ương (khóa VIII), NXB Chính trị Quốc gia, H.

37. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1998): Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp

hành Trung ương (khóa VIII), NXB Chính trị Quốc gia, H.

38. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương (17-10-1998), số 05-

NQ/TW: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần1) Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khóa VIII về nhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 1999.

39. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương (17-10-2000), số 58-

CT/TW. “Chỉ thị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục

vụ sự nghiệp CNH, HĐH”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

123

Page 124: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

40. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương (06-11-2000), số 329-

TB/TW. “Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Thủ đô Hà Nội”. Phòng lưu

trữ Thành ủy Hà Nội.

41. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, NXB Chính trị Quốc gia, H.

42. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2001): Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khóa IX), NXB Chính trị Quốc gia, H.

43. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2002): Văn kiện hội nghị Đại biểu toàn quốc lần

thứ năm (khoá IX) , NXB Chính trị Quốc gia, H.

44. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2002): Văn kiện hội nghị Đại biểu toàn quốc lần

thứ sáu (khoá IX) , NXB Chính trị Quốc gia, H.

45. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2003): Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp

hàng Trung ương Đảng (khóa IX), NXB Chính trị Quốc gia, H.

46. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2004): Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc lần

thứ chín, khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, H.

47. Đảng Cộng sản Việt Nam,( 2005): Báo cáo một số vấn đề lý luận - thực tiễn

qua 20 năm đổi mới 1986 -2000, NXB Chính trị Quốc gia, H.

48. Đào Duy Tùng (1994). Quá trình hình thành con đường đi lên Chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, H.

49. Đặng Kim Oanh (2005) “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu

kinh tế từ năm 1997 đến năm 2003”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử

Đảng, đã bảo vệ thành công tại ĐHQG, H.

50. Đỗ Mạnh Khởi, (2004). “Phương hướng và giải pháp chuyển dịch CCKT

ngành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2010”. Luận án tiến sỹ kinh tế đã bảo

vệ thành công tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H.

51. Đỗ Xuân Tài, (1999). “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp

hoá, hiện đaị hoá ở tỉnh Cần Thơ”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng,

đã bảo vệ thành công tại ĐHQG, H.

124

Page 125: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

52. Đào Thị Vân (2004), “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dich cơ cấu

kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 1997-2003”. Luận

văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại ĐHQG, H.

53. Giáo trình Kinh tế học phát triển. (2005), NXB Lý luận Chính trị, H.

54. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam, (2005), NXB Lý luận Chính trị, H.

55. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 10, NXB Chính trị Quốc gia, H.

56. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 11, NXB Chính trị Quốc gia, H.

57. Hội khoa học kinh tế Việt nam, Trung tâm thông tin và phát triển kinh tế

(2004). Toàn cảnh kinh tế Việt nam. NXB Chính trị Quốc gia, H.

58. C. Mác và Ph.Ăngghen (1993): Toàn tập, tập 13, NXB Chính trị Quốc gia, H.

59. C. Mác và Ph.Ăngghen (1993): Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị Quốc gia, H.

60. Nguyễn Ngọc Thanh (2004). “Đảng bộ Huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo

thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991-2000)”. Luận văn thạc sĩ chuyên

ngành lịch sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại HVCTQG Hồ Chí Minh, H.

61. Niên giám thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2001.

62. Niên giám thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005.

63. Thành ủy Hà Nội (12-7-1996), số 01-CTr/TU, “Chương trình công tác của Ban

Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XII”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà

Nội.

64. Thành ủy Hà Nội (10-11-1996), số 05-KH/TU. “Kế hoạch tiếp tục thực hiện

Chương trình 06 của Thành ủy về phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng

nông thôn mới Thủ đô đến năm 2000”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

65. Thành ủy Hà Nội (1996-2000). Các văn bản chủ yếu của Thành ủy Hà Nội ban

hành trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ Thành phố khóa XII, Tập I, II, III, IV, V.

Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

66. Thành ủy Hà Nội (23-01-1997), số 09-BC/TU, “Báo cáo kiểm điểm công tác

lãnh đạo, chỉ đạo của ban thường vụ Thành ủy 6 tháng cuối năm 1996 và định

hướng nhiệm vụ năm 1997”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

125

Page 126: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

67. Thành ủy Hà Nội (7-4-1997), số 02-NQ/TU. Nghị quyết về một số chủ trương,

biện pháp củng cố và phát triển Hợp tác xã ở Hà Nội”. Phòng lưu trữ Thành ủy

Hà Nội.

68. Thành ủy Hà Nội (15-5-1997), số 28-BC/KT, “Về việc thực hiện CTr- 06”.

Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

69. Thành ủy Hà Nội (6-1997). Kế hoạch “Tiếp tục thực hiện Chương trình số

13/CTr-TU về huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ

đô”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

70. Thành ủy Hà Nội (6-1997). “Chương trình xây dựng và củng cố quan hệ sản

xuất của Thành ủy Hà Nội ( khóa XII)”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

71. Thành ủy Hà Nội (02-7-1997), số 06-NQ/TU. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5

Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa XII)”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà

Nội.

72. Thành ủy Hà Nội (6-8-1997). Số 19/CT-TU. Chỉ thị “V/v lãnh đạo thực hiện

chương trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội”. Phòng

lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

73. Thành ủy Hà Nội (6-8-1997). Số 20/CT-TU. Chỉ thị “V/v thực hiện chủ trương

đổi mới và phát triển HTX nông nghiệp theo luật HTX”. Phòng lưu trữ Thành ủy

Hà Nội.

74. Thành ủy Hà Nội (5-9-1997), số 08-CTr/TU. “Chương trình Một số vấn đề về

xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

75. Thành ủy Hà Nội (28-10-1997). Số 20-KH/TU. “Kế hoạch Tiếp tục thực hiện

Chương trình 18-Ctr/TU về việc sắp xếp lại sản xuất kinh doanh trên địa bàn

Hà Nội”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

76. Thành ủy Hà Nội (6-12-1997), số 25-BC/TU. “Báo cáo kết quả kiểm tra thực

hiện chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội”. Phòng lưu trữ Thành ủy

Hà Nội.

77. Thành ủy Hà Nội (11-1-1998), số 77-TB/TU, “Thông báo ý kiến của Ban

Thường vụ Thành ủy về tình hình kinh tế- xã hội năm 1997 và nhiệm vụ năm

1998 của Thành phố Hà Nội”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.126

Page 127: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

78. Thành ủy Hà Nội (15-1-1998), số 27-BC/TU, “Báo cáo kiểm điểm công tác của

Ban Thường vụ Thành ủy năm 1997 và nhiệm vụ chủ yếu năm 1998”. Phòng lưu

trữ Thành ủy Hà Nội.

79. Thành ủy Hà Nội (2-4-1998). “Báo cáo việc thực hiện chương trình 18/CTr/TU

về sắp xếp lại sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội (12-1-1993)”. Phòng lưu

trữ Thành ủy Hà Nội.

80. Thành ủy Hà Nội (2001-2005). Các văn bản chủ yếu của Thành ủy Hà Nội

khóa XIII nhiệm kỳ 2001-2005, Tập I, II, III, IV, V. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà

Nội.

81. Thành ủy Hà Nội (12-8-1998), Số 11- NQ/TU, “Nghị quyết về đổi mới và phát

triển du lịch Thủ đô từ nay đến năm 2010 và những năm sau”. Phòng lưu trữ

Thành ủy Hà Nội.

82. Thành ủy Hà Nội (15-9-1998), số 39-BC/TU. “Báo cáo phát huy vai trò của tổ

chức cơ sở Đảng ở nông thôn trong lãnh đạo phát triển kinh tế- xã hội”. Phòng

lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

83. Thành ủy Hà Nội (08-12-1998), Số 119-TB/TU. “Thông báo ý kiến chỉ đạo của

Thường trực Thành ủy về tiếp tục triển khai thực hiện dự án các khu công

nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

84. Thành ủy Hà Nội (26-01-1999), Số 45- BC/TU. “Báo cáo tóm tắt kết quả thực

hiện 12 chương trình công tác của Thành ủy”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

85. Thành ủy Hà Nội (7-2000). “Báo cáo Thủ đô Hà Nội trong chương trình phát

triển vùng kinh tế trọng điểm”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội .

86. Thành ủy Hà Nội (20-11-2000), số 83- BC/TU. “Báo cáo kết quả 4 năm thực

hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Kế hoạch số 11- KH/TU về khoa

học công nghệ”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

87. Thành ủy Hà Nội. “Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII

(2001)”. NXB Hà Nội.

88. Thành ủy Hà Nội (7-2002). “Đề án thực hiện Nghị quyết lần thứ 5 Ban Chấp

Hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao

hiệu quả kinh tế tập thể”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.127

Page 128: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

89. Thành ủy Hà Nội (7-2002). “Đề án thực hiện Nghị quyết lần thứ 5 Ban Chấp

Hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách,

khuyến khích tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”. Phòng lưu trữ Thành ủy

Hà Nội.

90. Thành ủy Hà Nội (12-2002). “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã

hội, an ninh- quốc phòng năm 2002- kế hoạch năm 2003 của Thành phố Hà

Nội”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

91. Thành ủy Hà Nội (12-2003). “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã

hội, an ninh quốc phòng năm 2003, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm

2004 của Thành phố Hà Nội”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

92. Thành ủy Hà Nội (7-2003), “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội

nửa nhiệm kỳ đầu Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII”. Phòng lưu trữ

Thành ủy Hà Nội.

93. Thành ủy Hà Nội (06-01-2004), số 71-BC/TU. “Báo cáo sơ kết 3 năm thực

hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về phương hướng,

nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010”. Phòng lưu trữ

Thành ủy Hà Nội.

94. Thành ủy Hà Nội (06-01-2004), số 72-BC/TU. “Báo cáo kết quả 3 năm xây

dựng, triển khai thực hiện 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy và 9 cụm

công trình trọng điểm Thành phố; phương hướng công tác năm 2004”. Phòng

lưu trữ Thành ủy Hà Nội .

95. Thành ủy Hà Nội (06-7-2004), số 90-BC/TU. “Báo cáo kiểm điểm 2 năm thực

hiện Nghị quyết 13-NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 (khóa IX) và

đề án 17-ĐA/TU của Thành ủy Hà Nội về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng

cao hiệu qủa kinh tế tập thể”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

96. Thành ủy Hà Nội (23-11-2004). “Báo cáo kiểm điểm 2 năm thực hiện Đề án

18-ĐA/TU của Thành uỷ về thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá IX), Tiếp

tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư

nhân", Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

128

Page 129: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

97. Thành ủy Hà Nội (06-01-2005), số 107-BC/TU. “Báo cáo kết quả công tác

lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội Thủ đô năm 2004; phương

hướng, nhiệm vụ cơ bản năm 2005”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

98. Thành ủy Hà Nội (04-10-2005), số 136-BC/TU. “Báo cáo tình hình kinh tế - xã

hội quý III và 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm

của Thành phố Hà Nội”, Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

99. Thành ủy Hà Nội (04-10-2005), số 137-BC/TU, “Báo cáo tổng kết thực hiện 10

chương trình công tác lớn của Thành ủy, 9 cụm công trình trọng điểm của

Thành phố giai đoạn 2001-2005”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

100. Thành ủy Hà Nội (2005). Chủ trương nghiên cứu khoa học trọng điểm 01X-13

"Hai mươi năm đổi mới ở Thủ đô Hà Nội định hướng và phát triển đến năm

2010". NXB Hà Nội.

101. Thành ủy Hà Nội. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV

(2006), Hà Nội.

102. Thành uỷ Hà Nội (03-2006). “Báo cáo tóm tắt dự thảo kế hoạch phát triển kinh

tế-xã hội 5 năm 2006 - 2010 của thành phố Hà Nội”. Lưu trữ văn thư Thành ủy

Hà Nội.

103. Thành phố Đà Nẵng. Văn kiện Đại hội XIX Thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng

2006.

104. Thường vụ thành uỷ (1-2002). “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế -

xã hội năm 2001 và kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2002 Thành phố Hà Nội”.

Phòng lưu trữ Thành uỷ Hà Nội.

105. Thường vụ thành uỷ (29-1-2002), số 16-BC/TU. “Báo cáo kiểm điểm công tác

năm 2001, phương hướng nhiệm vụ 2002 của Ban Thường vụ Thành ủy”. Phòng

lưu trữ Thành uỷ Hà Nội.

106. Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2003), Cơ chế chính sách đặc thù phát triển Thủ

đô Hà Nội - Một số định hướng cơ bản. Nxb khoa học và kỹ thuật, H.

107. Trần Văn Nhưng, (2001), “Xu hướng chuyển dịch CCKT ngành công nghiệp

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận án tiến sỹ kinh tế đã bảo vệ tại Học

viện CTQG Hồ Chí Minh, H129

Page 130: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

108. Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), H.

109. UBND Thành phố Hà Nội (10-10-1996). Số 2344/ VP, “Chương trình hành

động của UBND Thành phố Hà Nội thực hiện NQ 12 của BCT tiếp tục đổi mới

tổ chức và hoạt động thương nghiệp phát triển thị trường theo định hướng

XHCN”. Lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ UBND Thành phố.

110. UBND Thành phố Hà Nội (26-10-1996), số 42/BC-UB. “Báo cáo kết quả thực

hiện 5 năm 1991 - 1995 và phương hướng nhiệm vụ 1996 - 2000 về phát triển

kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô”. Lưu trữ tại Trung

tâm lưu trữ UBND Thành phố.

111. UBND Thành phố Hà Nội (1-1997). “Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện

nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 1996 và nhiệm vụ - mục tiêu chủ yếu của kế hoạch

kinh tế - xã hội năm 1997 của Thành phố Hà Nội”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà

Nội.

112. UBND Thành phố Hà Nội (24-02-1997), số 11/ TTr - UB, “Tờ trình về biện

pháp phát triển sản xuất khu vực công nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội”. Phòng lưu

trữ Thành uỷ Hà Nội.

113. UBND Thành phố Hà Nội, Sở Thương Mại (5-5-1997), “ Báo cáo định hướng

cụ thể về quy hoạch, sắp xếp mạng lưới thương nghiệp trên địa bàn Hà Nội”.

Lưu trữ phòng tổng hợp Sở Thương mại Hà Nội.

114. UBND Thành phố Hà Nội (13-8-1997), số 1939/CV-UB. “Hướng dẫn thi hành

luật hợp tác xã trong ngành nông nghiệp Hà nội”. Lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ

UBND Thành phố.

115. UBND Thành phố Hà Nội (15-8-1997). “Báo cáo tổng kết chỉ đạo điểm chuyển

đổi hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội theo luật hợp tác xã”. Phòng lưu trữ Thành

ủy Hà Nội.

116. UBND Thành phố Hà Nội, Sở Du Lịch Hà Nội (17-11-1997), số 502/SDL/DL-

HTĐT. “Những định hướng lớn phát triển du lịch Thủ đô đến năm 2000 và

những năm sau”. Lưu trữ tại phòng tổng hợp sở du lịch Hà Nội.

130

Page 131: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

117. UBND Thành phố Hà Nội (10-01-1998). “Báo cáo tóm tắt thực hiện nhiệm vụ

kinh tế xã hội năm 1997 và kế hoạch năm 1998 của Thành phố Hà Nội”. Phòng

lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

118. UBND Thành phố Hà Nội (31-3-1998), số 17/BC-UB. “Báo cáo tổng kết

chuyển đổi HTX phi nông nghiệp theo luật HTX trên địa bàn Thành phố Hà

Nội”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

119. UBND Thành phố Hà Nội (03-4-1998), số 19 BC/UB. “Báo cáo phương

hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới năm

1998-2000”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

120. UBND Thành phố Hà Nội, Sở Du Lịch (5-1998). “Định hướng phát triển du

lịch Thủ đô đến năm 2000 và 2010”. Lưu trữ văn thư Sở Du lịch Hà Nội.

121. UBND Thành phố Hà Nội “Báo cáo tổng kết thực hiện chuyển đổi HTX nông

nghiệp hoạt động theo luật HTX trên địa bàn thành phố năm 1998,1999”. Phòng

lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

122. UBND Thành phố Hà Nội (1998). Số 19- BC/UB. “Báo cáo phương hướng

nhiệm vụ phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới năm 1998 -

2000”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

123. UBND Thành phố Hà Nội, Sở Nông Nghiệp & PTNT (13-3-1998), số 195

BC/CS-NN&PTNT. “Báo cáo tổng kết 2 năm phát triển NN&XDNT. mới Thủ

đô Hà Nội 1996-1997”. Lưu trữ phòng tổng hợp Sở Nông nghiệp và phát triển

nông thôn Hà Nội.

124. UBND Thành phố Hà Nội (21-9-1998), số 22/KH&ĐT-VVVT. “Xác định

phương hướng đầu tư và lựa chọn các chương trình dự án hỗ trợ phát triển

chính thức (ODA) của Thành phố Hà Nội giai đoạn 1998-2010 và 2020”. Phòng

lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

125. UBND Thành phố Hà Nội (17-5-1999), số 28/KH-UB. “Kế hoạch công tác của

ban chỉ đạo Chương trình phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn

mới Thành phố Hà Nội- năm 1999”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

131

Page 132: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

126. UBND Thành phố Hà Nội (4-1-2000). “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ

kinh tế - xã hội năm 1999 và kế hoạch kinh tế xã hội năm 2000 của Thành phố

Hà Nội”. Phòng lưu trữ Thành uỷ Hà Nội.

127. UBND Thành phố Hà Nội (4-2000). “Báo cáo định hướng kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội 5 năm 2001-2010”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà

Nội.

128. UBND Thành phố Hà Nội (4-2000). “Báo cáo một số vấn đề chuyển dịch cơ

cấu kinh tế Thủ đô theo hướng CNH, HĐH và hội nhập kinh tế với khu vực và

thế giới thời kỳ 2000-2010”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội .

129. UBND Thành phố Hà Nội (17-5-2000). “Chiến lược phát triển kinh tế ngoại

thành giai đoạn 2000-2010”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

130. UBND Thành phố Hà Nội (18-5-2000). “Đánh giá tình hình du lịch Hà Nội

theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-TU của Ban Thường vụ Thành ủy về đổi mới

và phát triển du lịch Hà Nội từ nay đến năm 2010 và những năm sau”. Phòng

lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

131. UBND Thành phố Hà Nội (5-6-2000), số 384/CS-NN. “Báo cáo tổng kết

chương trình 06/CTr-TU về phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông

thôn mới”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

132. UBND Thành phố Hà Nội (07-6-2000). “Báo cáo định hướng chiến lược phát

triển kinh tế ngoại thành Thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2000-2010”. Phòng lưu trữ

Thành ủy Hà Nội.

133. UBND Thành phố Hà Nội (8-2000). “Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thế phát

triển kinh tế-xã hội Thành phố Hà Nội 2000-2010”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà

Nội.

134. UBND Thành phố Hà Nội (01-11-2000). “Báo cáo về tình hình thi hành luật

doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

135. UBND Thành phố Hà Nội (13-11-2000). “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm

vụ kinh tế – xã hội năm 2000 và kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2001 của Thành

phố Hà Nội”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

132

Page 133: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

136. UBND Huyện Từ Liêm (22-5-2002). “Báo cáo kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh

tế 4 năm theo nghị quyết TW 4 (khóa VIII)”. Lưu trữ phòng kế hoạch tổng hợp

UBND huyện Từ Liêm.

137. UBND Thành phố Hà Nội, Sở Thương Mại (17-01-2003). “Báo cáo tổng kết

hoạt động thương mại Hà Nội năm 2002; phương hương, kế hoạch năm 2003”,

lưu trữ phòng tổng hợp Sở Thương mại Hà Nội.

138. UBND Thành phố Hà Nội (2004). “Báo cáo tổng kết năm 2003 của Sở nông

nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

139. UBND Thành phố Hà Nội, Sở Thương Mại (5-2004). “Báo cáo tổng kết phát

triển các thành phần kinh tế trên địa bàn trong thời kỳ đổi mới ngành thương

mại Hà Nội”. Lưu trữ phòng tổng hợp Sở Thương mại Hà Nội.

140. UBND Thành phố Hà Nội, Sở công nghiệp Hà Nội (5 - 2004), “Báo cáo tổng

kết chuyển dịch CCKT Thủ đô theo hướng CNH, HĐH”. Lưu trữ phòng tổng

hợp Sở Công nghiệp Hà Nội.

141. UBND Thành phố Hà Nội (04-01-2005). “Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện

nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2004, kế hoạch phát triển

năm 2005 của Thành phố Hà Nội”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

142. UBND Thành phố Hà Nội, Sở Thương Mại (3-2005), “Báo cáo tổng kết hoạt

động thương mại Hà Nội năm 2004; phương hương, nhiệm vụ trọng tâm năm

2005”, lưu trữ phòng tổng hợp Sở Thương mại Hà Nội.

143. UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Viện kinh tế - Sở văn hóa thông tin (2005).

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 30 năm xây dựng và phát triển (1975-2005).

144. UBND Thành phố Hà Nội, Sở Thương Mại (21-7-2005), số 1439/BC-STM.

“Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển thương mại năm 2005 và kế hoạch

phát triển thương mại năm 2006”. Lưu trữ phòng tổng hợp Sở Thương mại Hà

Nội.

145. UBND Thành phố Hà Nội, Sở Du Lịch Hà Nội (11-8-2005), số 572/BC-SDL.

“Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005 và xây dựng kế hoạch

2006-2010”. Lưu trữ văn thư Sở Du lịch Hà Nội.

133

Page 134: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

146. UBND Thành phố Hà Nội, Ban chỉ đạo chương trình 12/Ctr-TU, (9-2005),

“Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình 12/CTr-TU phát triển kinh tế

ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nông thôn (2001-2005), định hướng phát

triển năm 2006 - 2010”. Phòng lưu trữ Thành ủy Hà Nội.

147. UBND Thành phố Hà Nội, Sở công nghiệp Hà Nội (1-2006), “Báo cáo đón

nhận Huân chương độc lập hạng III và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV của ngành công nghiệp Hà Nội”. Lưu

trữ phòng tổng hợp Sở Công nghiệp Hà Nội.

148. UBND Thành phố Hà Nội, Sở Thương Mại (24-3-2006). “Báo cáo hoạt động

thương mại Hà Nội năm 2005; phương hương, nhiệm vụ trọng tâm năm 2006”.

Lưu trữ phòng tổng hợp Sở Thương mại Hà Nội.

134

Page 135: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu.....................................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................4

5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu.................................4

6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn.......................................................4

7. Kết cấu của luận văn......................................................................................4

CHƯƠNG I. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA

ĐẢNG BỘ HÀ NỘI THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ............................5

1.1. ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CHUYỂN

DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.................................................................................5

1.1.1.Một số khái niệm về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.......5

1.1.2. Đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đổi

mới................................................................................................................10

1.2. CƠ CẤU KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỚC NĂM 1996......15

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Hà Nội........................................15

1.2.2. Thực trạng kinh tế, cơ cấu kinh tế Thành phố Hà Nội trước năm 1996

.......................................................................................................................18

1.3. VẬN DỤNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH

ĐẠO, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở ĐỊA

PHƯƠNG (1996 - 2000), THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ...............................22

1.3.1. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội............22

1.3.2. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1996-2000..................29

CHƯƠNG II. ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO, ĐẨY MẠNH CHUYỂN

DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ( 2001 – 2005 )......................................................40

2.1. CHỦ TRƯƠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐẢNG

NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI...............................................................40135

Page 136: Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

2.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ

CẤU KINH TẾ CỦA ĐẢNG BỘ HÀ NỘI.....................................................43

2.3. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở HÀ NỘI (2001 - 2005)....................50

2.3.1. Thành tựu............................................................................................50

2.3.2. Hạn chế...............................................................................................59

2.4. KẾT QUẢ 10 NĂM LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ

CẤU KINH TẾ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO, CỦA ĐẢNG

BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (1996-2005)........................................................60

2.4.1. Kết quả 10 năm chuyển dịch CCKT (1996-2000)..............................60

2.4.2.Một số kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội...............67

KẾT LUẬN........................................................................................................71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................73

136