42
E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com ƯỚC MƠ NHỎ NHOI Hằng năm, vào mùa thi, anh em chúng tôi cố gắng tổ chức chương trình Tiếp Sức Mùa Thi, mọi sinh hoạt của Giáo Xứ đành xếp lại, tận dụng phòng ốc và nhân tài vật lực để giúp các thí sinh từ những miền quê xa xăm lên thành phố dự thi. Có lắm khi nghe những thông tin của ngành giáo dục mà ngao ngán, nhưng biết làm sao hơn khi mùa thi còn đó, còn bao nhiêu bạn trẻ từ miền quê ngỡ ngàng giữa đô hội, không một người quen, không nơi nương tựa. Chuyện lùm xùm về đề án dạy học theo chương trình Anh ngữ rầm rộ mấy ngày nay trên báo chí. Ông Giám Đốc Sở Giáo Dục Đào Tạo thành phố nói một đàng, ông Tổng Lãnh Sự Anh nói một nẻo, ngược hẳn nhau, ông nào nói đúng, ông nào nói sai ? Nói ông Tổng Lãnh Sự nói đúng, vọng ngoại chăng ? Nói ông Giám Đốc nói đúng, chẳng lẽ ông Tổng Lãnh Sự nói sai ? Toàn người lớn mà nói ngược nhau, tin ai ? Chuyện chương trình học và sách giáo khoa, thay đổi liên tục. Việc ăn nói trước Quốc Hội mà như trò đùa, ông Thứ Trưởng thay mặt Bộ Trưởng nói 34.000 tỷ là kinh phí cải cách sách giáo khoa, Đại biểu phản ứng, ông Bộ Trưởng đi ngoại quốc về nói không có con số đó ! Cuối cùng, trước khi đi vào cõi thinh lặng, người ta bảo có người đưa con số đó cho ông Thứ Trưởng phát biểu ngay tại nghị trường, ông thứ trưởng cứ nói mà không biết mình nói gì, huề ! Hết ! Quốc Hội là cái gì mà ăn nói kiểu như vậy ? Bao nhiêu vụ như vậy rồi kết luận luôn là tại một ai đó vô danh, người đánh máy chẳng hạn, kỷ luật anh đánh máy. Hết ! Hệ thông đào tạo như thế, con người vận hành bộ máy đào tạo như thế, như những kịch sĩ múa rối vụng về thiếu lương tâm, hằng triệu bạn trẻ cuốn vào guồng máy đào tạo vô lý, hụt hẫng và què quặt, kéo theo hệ lụy bao nhiêu gia đình, bao nhiêu tổ chức, bao nhiêu con người có tương quan, và chúng tôi những con người tình nguyện lao vao giòng xoáy vô hồn đó. ( Ảnh chụp Thánh Lễ dành riêng cho các thí sinh và tình nguyện viên TSMT chiều thứ năm 3.7.2014 ). Hoàn toàn không kỳ vọng một tí gì về một thiết chế xã hội như vậy, nhưng không thể khoanh tay nhìn bao nhiêu bạn trẻ chịu sự thiệt thòi, chỉ vì khi vào giòng chảy đó, họ thiếu nhiều điều kiện để tham gia 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 617 – CHÚA NHẬT

Ephata 617

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Trân trọng giới thiệu Tuần báo điện tử EPHATA của Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Citation preview

Page 1: Ephata 617

E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com

ƯỚC MƠ NHỎ NHOIHằng năm, vào mùa thi, anh em chúng tôi cố gắng tổ chức chương trình Tiếp Sức Mùa Thi, mọi

sinh hoạt của Giáo Xứ đành xếp lại, tận dụng phòng ốc và nhân tài vật lực để giúp các thí sinh từ những miền quê xa xăm lên thành phố dự thi.

Có lắm khi nghe những thông tin của ngành giáo dục mà ngao ngán, nhưng biết làm sao hơn khi mùa thi còn đó, còn bao nhiêu bạn trẻ từ miền quê ngỡ ngàng giữa đô hội, không một người quen, không nơi nương tựa. Chuyện lùm xùm về đề án dạy học theo chương trình Anh ngữ rầm rộ mấy ngày nay trên báo chí. Ông Giám Đốc Sở Giáo Dục Đào Tạo thành phố nói một đàng, ông Tổng Lãnh Sự Anh nói một nẻo, ngược hẳn nhau, ông nào nói đúng, ông nào nói sai ? Nói ông Tổng Lãnh Sự nói đúng, vọng ngoại chăng ? Nói ông Giám Đốc nói đúng, chẳng lẽ ông Tổng Lãnh Sự nói sai ? Toàn người lớn mà nói ngược nhau, tin ai ?

Chuyện chương trình học và sách giáo khoa, thay đổi liên tục. Việc ăn nói trước Quốc Hội mà như trò đùa, ông Thứ Trưởng thay mặt Bộ Trưởng nói 34.000 tỷ là kinh phí cải cách sách giáo khoa, Đại biểu phản ứng, ông Bộ Trưởng đi ngoại quốc về nói không có con số đó ! Cuối cùng, trước khi đi vào cõi thinh lặng, người ta bảo có người đưa con số đó cho ông Thứ Trưởng phát biểu ngay tại nghị trường, ông thứ trưởng cứ nói mà không biết mình nói gì, huề ! Hết ! Quốc Hội là cái gì mà ăn nói kiểu như vậy ? Bao nhiêu vụ như vậy rồi kết luận luôn là tại một ai đó vô danh, người đánh máy chẳng hạn, kỷ luật anh đánh máy. Hết !

Hệ thông đào tạo như thế, con người vận hành bộ máy đào tạo như thế, như những kịch sĩ múa rối vụng về thiếu lương tâm, hằng triệu bạn trẻ cuốn vào guồng máy đào tạo vô lý, hụt hẫng và què quặt, kéo theo hệ lụy bao nhiêu gia đình, bao nhiêu tổ chức, bao nhiêu con người có tương quan, và chúng tôi những con người tình nguyện lao vao giòng xoáy vô hồn đó. ( Ảnh chụp Thánh Lễ dành riêng cho các thí sinh và tình nguyện viên TSMT chiều thứ năm 3.7.2014 ).

Hoàn toàn không kỳ vọng một tí gì về một thiết chế xã hội như vậy, nhưng không thể khoanh tay nhìn bao nhiêu bạn trẻ chịu sự thiệt thòi, chỉ vì khi vào giòng chảy đó, họ thiếu nhiều điều kiện để tham gia sòng phẳng với anh em khác. Họ nghèo, tham gia thi cử như là một lối thoát duy nhất ra khỏi kiếp vô cùng nghèo.

Trong bữa cơm trưa nay, các bạn trẻ tình nguyện “Tiếp Sứa Mùa Thi” của Nhà Thờ ngồi nói chuyện với nhau. Hôm nay đưa các thí sinh đi xem trường lớp. Có một anh tình nguyện viên kể lại rằng, sau khi đã đưa một thí sinh đến nơi sẽ thi ngày mai, cô bé liền rụt rè ngỏ lời xin được đi thăm thành phố: “Anh cho em đi thăm

thành phố, em chưa biết thành phố bao giờ !” Phì cười trước sự chân thật của cô thí sinh, anh xe ôm tình nguyện chạy một vòng trong thành phố, bữa cơm trưa chàng kể lại với một vẻ tự hào vì đã làm một việc nghĩa. Chuyện lớn lao đối với cô bè chỉ là “chuyện nhỏ như con thỏ” đối với chàng.

Một giấc mơ nhỏ nhoi được đi thăm thành phố, bao nhiêu bạn trẻ đã ước mơ, một giấc mơ thật bình dị tầm thường nhưng khó thực hiện. Ngang trái và bất công, giấc mơ bé nhưng khó thực hiện, trong khi nhiều kẻ phung phí tiền bạc vào những chuyện vô bổ một cách dễ dàng không thương tiếc.

1

NĂM THỨ 14 – SỐ 617 – CHÚA NHẬT 6.7.2014

Page 2: Ephata 617

Trong Kinh Thánh có một câu chuyện cảnh giác mọi người tin, câu chuyện Ladarô nghèo và người phú hộ, cái đau khổ mà người phú hộ giàu có sẽ phải chịu do chính thái độ thờ ơ của ông trước cái nghèo cùng cực của người khác, Chúa là Thiên Chúa của sự công bằng sẽ có cách của Ngài để chia lại tài sản mà Chúa ban cho mọi người cùng chung hưởng, nếu còn có những ai “quần áo lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình”.

Cách đây một tháng, có một cha đi về kể cho tôi nghe một đám “tạ ơn” của một Nữ Tu khấn trọn đời, tiệc hơn 50 bàn, ban nhạc chơi sôi nổi ầm ĩ…

Mùa “tạ ơn” đang nở rộ, Chúa nghĩ gì về những cuộc “tạ ơn” đó ? Và còn bao nhiêu những ước mơ nhỏ nhoi bình dị ?

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 3.7.2014

MỤC LỤC TÌM BÀI:ƯỚC MƠ NHỎ NHOI ( Lm. Vĩnh Sang ) ................................................................................................ 01KHIÊM NHƯỜNG ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ................................................................................. 02TRỞ NÊN HÈN MỌN ( AM. Trần Bình An ) ............................................................................................ 03HÃY CẦM LẤY VÀ ĐỌC ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ......................................................................... 04MANG ÁCH CỦA CHÚA SẼ GẶP ĐƯỢC BÌNH AN ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ............................... 06KHÚC TẠ ƠN (Trầm Thiên Thu ) ............................................................................................................ 07PHONG CÁCH PHANXICÔ – BÀI 12: THÁNH LỄ CUỘC ĐỜI ( Nguyễn Trung ) .................................. 10CHÍNH TRỊ VÀ ĐẠO ĐỨC ( Phùng Văn Hoá ) ........................................................................................ 12CUỘC CHIẾN TRƯỜNG KỲ CHỐNG LẠI GIA ĐÌNH ( Bản dịch của Nguyễn Thế Bài ) ....................... 15 CỨU CHUỘC NHỜ TÌNH THƯƠNG YÊU CÔNG CHÍNH ( Lm. Kevin O'Shea, bản dịch của Mai Tá ) ......... 21LỬA VÀ NƯỚC ( Pháp Nhật ) ................................................................................................................. 24LƯƠNG TÂM GIÁ BAO NHIÊU ? ( Tạ Khánh Thiết, bản dịch của Nguyễn Thiên ) ............................... 25MƯỜI LĂM ĐIỀU THƯỢNG ĐẾ SẼ KHÔNG HỎI ( Bản dịch của Huỳnh Huệ ) .................................... 26NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) ........................... 27

KHIÊM NHƯỜNGChúng ta thường tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng,

phép tắc vô cùng. Khi tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, ta thường nghĩ đến một Thiên Chúa oai nghi bệ vệ, cao sang quyền thế, xa cách. Ta không nghĩ hay không dám nghĩ rằng Thiên Chúa thật rất khiêm nhường. Thực sự Thiên Chúa rất khiêm nhường.

Vì khiêm nhường nên Thiên Chúa ẩn mình trong vô hình. Ở đời, một người quyền thế chiếm rất nhiều không gian của người khác. Người quyền thế ở nhà lớn, ngồi ghế rộng. Sự hiện diện của họ khiến mọi người khép nép, nói năng mất tự nhiên, đi đứng phải nhìn trước nhìn sau. Nếu bây giờ Thiên Chúa hiện hình đứng giữa chúng ta. Chắc hẳn chúng ta chẳng thể ngồi thoải mái như bây giờ. Trái lại chúng ta sẽ quì sụp xuống, gục đầu, đấm ngực ăn năn. Nhưng Thiên Chúa đã che giấu dung nhan. Người ẩn mình trong vô hình để cho ta được tự do. Người nhường không gian cho con người. Người tự trở nên một Đấng nghèo hèn, bé nhỏ đến độ bị người đời quên lãng.

Vì khiêm nhường nên Thiên Chúa im lặng. Trong xã hội, người uy quyền thường nói nhiều. Người nhỏ phải nghe người lớn, người nhỏ có muốn nói cũng bị tiếng người lớn át đi. Thiên Chúa đã tự trở nên bé nhỏ. Người im lặng nhường lời cho con người. Người lắng nghe con người cả khi họ chỉ trích, chống đối, lên án Người. Người trở nên một Đấng bé nhỏ nghèo hèn, khép nép, im lặng trong thế giới ồn ào của loài người.

Vì khiêm nhường nên Thiên Chúa đã cúi xuống thân phận con người. Con người chẳng là gì mà Chúa vẫn thương. Người còn cúi xuống sâu hơn nữa trước những kẻ tội lỗi để nâng họ lên. Khi người ta cúi xuống trước một kẻ cao trọng, sự khiêm nhường ấy đáng nghi ngờ. Nhưng khi người ta cúi xuống trước một thân phận tội lỗi, nghèo hèn, sự khiêm nhường ấy rất chân thực.

2

CÙNG SUY NIỆM

Page 3: Ephata 617

Chính sự khiêm nhường thẳm sâu làm chứng quyền năng vô biên của Thiên Chúa. Thông thường ở đời, quyền năng là để chiến thắng, để chế ngự, để đè bẹp. Ai chống lại quyền lực, quyền lực sẽ nghiền nát người ấy. Trái lại, nơi Thiên Chúa, quyền năng là để chịu thua, để yêu thương, để tha thứ. Sức mạnh không ở nơi quyền lực. Quyền lực bộc phát là quyền lực không tự kiềm chế được. Trái lại, khiêm nhường là chế ngự được sức mạnh của mình. Đó mới chính là quyền năng thực sự mạnh mẽ.

Thiên Chúa vô hình. Có lẽ ta sẽ khó mà hiểu biết sự khiêm nhường của Thiên Chúa, nếu ta không nhìn thấy sự khiêm nhường của Chúa Giêsu.

Cuộc đời Chúa Giêsu là một cuộc đời khiêm nhường. Vì khiêm nhường nên Ngài không ngừng đi xuống. Từ trời cao Người đã hạ mình xuống thế. Từ thân phận là Thiên Chúa Người đã hạ mình xuống làm một người bình thường. Là Thiên Chúa cao sang, Người đã tự nguyện xuống làm một người dân dã nghèo hèn. Là thánh thiện vô cùng, Người đã tự nhận lấy thân phận tội đồ. Là Đấng hằng sống, Người đã tự nguyện chết đi. Suốt cuộc đời, Người đã không ngừng cúi xuống những thân phận tăm tối, nghèo hèn, tội lỗi, bị loại trừ. Và một cử chỉ không thể nào quên là trong bữa tiệc ly, Người đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Người đã hạ mình xuống tận cùng, không còn có thể xuống hơn được nữa.

Vì Thiên Chúa khiêm nhường luôn tìm đường đi xuống, nên những ai kiêu căng tìm nâng mình lên sẽ chẳng bao giờ gặp được Người. Thiên Chúa khiêm nhường nên chỉ ai khiêm nhường nhỏ bé mới gặp được Người.

Hôm nay Chúa Giêsu tha thiết mời gọi: “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Hãy ghi danh vào học trường Chúa Giêsu. Hãy học bài học khiêm nhường. Hãy học bài học Giêsu. Hãy học với Thầy Giêsu. Hãy bước theo Thầy Giêsu xuống những bậc thang khiêm nhường thẳm sâu. Ở bậc thang cuối cùng, Thiên Chúa đang chờ đợi ta, ta sẽ gặp được Người. Ta sẽ kết hiệp với Người. Ta sẽ rũ sạch mọi vất vả lo âu. Ta sẽ được bình an.

Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Xin uốn lòng con nên giống như trái tim Chúa. Amen.

Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT

TRỞ NÊN HÈN MỌNNăm 1979, trên đường trở về từ Oslo, sau khi nhận giải

Nobel Hòa Bình, mẹ Têrêsa Calcutta dừng lại tại Roma. Các ký giả chen chúc chờ đợi gặp mẹ trong khuôn viên nhỏ bé của ngôi nhà cộng đoàn các nữ tu Thừa Sai Bác Ái ở Monte Celio. Mẹ Têrêsa không để cho các ký giả tấn công. Trái lại, mẹ tiếp họ như những người con. Mẹ nhẹ nhàng đặt vào tay mỗi người một ảnh đeo Đức Mẹ Vô Nhiễm. Các ký giả ráo riết bao vây mẹ để chụp hình và để phỏng vấn.

Một ký giả táo bạo hỏi: "Thưa mẹ, năm nay mẹ 70 tuổi. Khi mẹ qua đời thế giới cũng sẽ như trước ! Vậy đâu có gì thay đổi sau bao nhiêu cực nhọc ?" Mẹ Têrêsa đăm đăm nhìn chàng ký giả trẻ tuổi và nở một nụ cười thật tươi, nụ cười như một cái vuốt ve trìu mến, rồi mẹ từ tốn nói: "Anh thấy đó, tôi không bao giờ nghĩ rằng

mình có thể thay đổi thế giới. Tôi chỉ tìm cách trở thành một giọt nước trong, một giọt nước lóng lánh rạng ngời Tình Yêu Thiên Chúa, thế thôi. Anh cho là quá ít sao ?"

Chàng ký giả trẻ tuổi lúng túng. Các ký giả khác đứng im không nhúc nhích. Mẹ Têrêsa thản nhiên tiếp tục cuộc đối thoại: "Anh cũng nên cố gắng trở thành một giọt nước trong, như thế, sẽ có hai giọt nước trong. Anh lập gia đình chưa ?" Chàng ký giả đáp: “Dạ rồi” – "Vậy anh cũng nên nói với vợ và như thế chúng ta sẽ là ba giọt nước trong. Anh có con chưa ?" – "Thưa mẹ, ba đứa !" – "Tốt lắm. Vậy anh cũng nên nói với các con anh, và như thế, tất cả chúng ta sẽ là 6 giọt nước trong !" ( Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt. Mẹ Têrêsa Calcutta ).

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu cảm tạ, ngợi khen Đức Chúa Cha đã thương yêu mặc khải cho những kẻ bé mọn mầu nhiệm Nước Trời. Mẹ Têrêsa Calcutta cũng tự nhận mình bé mọn, chỉ là một giọt nước trong, một giọt nước long lánh rạng ngời Tình Yêu Thiên Chúa, dù Mẹ đã làm biết bao kỳ công giúp đỡ người nghèo khổ tại Ấn Độ và khắp nơi trên thế giới.

Hèn mọn bản thân

Khi Chúa Giêsu giáng sinh tại Bêlem với dáng dấp hài nhi bé bỏng yếu đuối, thì những kẻ chăn chiên, những mục đồng bé mọn lại là những người đầu tiên được vinh dự đến thăm Hài Nhi. Đến khi đi

3

Page 4: Ephata 617

rao giảng, Người mời gọi mọi người hãy sống đơn sơ, ngây thơ, trong trắng, chân chất, thật thà, thân thiện, hòa nhã như trẻ em, để được Ơn Cứu Độ: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không quay trở lại, mà nên như trẻ em, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” ( Mt 18, 3 ).

Bí quyết cải lão hoàn đồng không phải trẻ lại thân xác mau hư nát, mà canh tân, đổi mới tâm hồn, bỏ đi những thói hư tật xấu, toan tính, lọc lừa, tất cả cái khôn ngoan thế gian, mà sống vô tư, phó thác hoàn toàn vào Chúa Quan Phòng, như em bé âu yếm nép vào lòng mẹ che chở.

Trở nên hèn mọn như Mẹ Maria tự cảm nhận qua Kinh Maginificat: “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới”, chính là gương mẫu hoàn hảo cho toàn thể Kitô hữu noi theo, để xứng đáng ân hưởng tình yêu Chúa.

Hèn mọn với tha nhân

Trở nên bé mọn với tha nhân là khiêm nhường, hạ mình xuống, nhu mì, nhân ái, xóa tan đi cái tôi tự cao, tự đại, mà tình nguyện coi mình là người đầy tớ phục vụ tha nhân, như Đức Giêsu đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. “Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” ( Ga 13, 14 ).

Trở nên bé mọn là hiền lành và nhẫn nhục, nhường nhịn, nhân ái, không còn kiêu căng, ngạo mạn, củng cố địa vị, chỗ đứng, so đo, ganh đua, kèn cựa với bất kỳ ai. “Ai muốn kiện tụng hầu đoạt chiếc áo cánh của ngươi, hãy nhường cả áo ngoài cho họ. Ai bắt ngươi đi một dặm đường, ngưoi hãy đi với nó hai dặm nữa. Ai xin ngươi cứ cho, họ muốn vay mượn ngươi đừng từ chối” ( Mt 6, 40 – 42 ).

Trở nên hèn mọn là vui lòng chịu đựng những sự khốn khổ do cường quyền, ác nhân áp bức, hành hạ, tra tấn, bỏ tù, sát hại, bức tử vì danh Chúa. “Đừng chống cự với người ác. Trái lại, nếu ai tát má bên phải ngươi, hãy đưa má kia cho họ nữa” ( Mt 6, 39 ).

Thánh Phaolô cũng hết lòng khuyên nhủ sống khiêm hạ: “Đừng làm chỉ vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình” ( Pl 2, 3 ).

Hèn mọn với Thiên Chúa

Noi gương Đức Giêsu, Người trở nên hèn mọn trước mặt Đức Chúa Cha, hóa thân làm phàm nhân, người Kitô hữu cũng nhìn nhận mình là tạo vật hèn mọn, chẳng là chi cả trước Thiên Chúa, như bắt chước người thu thuế đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mặt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi" ( Lc 18, 13 ).

Hoặc khi làm được bất cứ việc chi tốt lành, hãy nhận lấy thân phận hèn mọn, đầy tớ bất xứng mà thưa cùng Chúa, như Người đã từng dạy: "Chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm" ( Lc 17, 10 ).

Thánh Phêrô còn minh định thêm về đức khiêm nhường: “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường. Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định” ( 1Pr 5, 5 – 6 ).

Khi một viên chức cao cấp của chính phủ Ấn Độ chúc mừng Mẹ Têrêsa được trao giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1979, thì Mẹ vui vẻ đáp lại: “Tất cả vì vinh quang Chúa !”

“Người khiêm nhượng như hạ mình sát đất, không còn ngã xuống đâu nữa. Người kiêu ngạo như leo trên tháp cao, rất dễ nhào và ngã nặng khủng khiếp” ( Đường Hy Vọng, số 517 ).

Lạy Chúa Giêsu, luôn hiền hậu và khiêm nhường, xin ban cho chúng con biết sống hèn mọn ngay với bản thân, với tha nhân và nhất là với Thiên Chúa cao cả, để có hiệp thông vào mầu nhiệm Nước Trời.

Lạy Mẹ Maria, kính xin Mẹ dạy chúng con noi gương Mẹ, trở nên đầy tớ hèn mọn, để được Chúa đoái thương nhìn đến. Amen.

AM TRẦN BÌNH AN

HÃY CẦM LẤY VÀ ĐỌC Chúa Giêsu không chỉ giảng dạy về đời sống Đức Tin và siêu nhiên mà còn dạy cách sống nhân

bản. Những ai học theo giáo huấn của Người sẽ trở thành con người sống dễ thương, dễ mến và do đó sẽ thành công trong cuộc đời. Sứ điệp Chúa Giêsu gởi đến Chúa Nhật hôm nay là: “Anh em hãy học với Tôi, vì Tôi hiền lành và khiêm nhường” ( Mt 11, 29 ).

Hiền lành là dịu dàng, ngọt ngào, không thô bạo, không cứng cỏi. Hiền lành là nhân đức bao gồm tâm thế bên trong và phản ứng bên ngoài. Tâm thế bên trong luôn êm ái, hoà nhã, nghĩ tốt về người khác, yêu thương, khoan dung, thông cảm; phản ứng bên ngoài luôn nhẹ nhàng, tôn trọng.

4

Page 5: Ephata 617

Khiêm tốn là chấp nhận đứng thấp, ở dưới, như Gioan Tẩy Giả khiêm tốn “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”.

Chúa Giêsu hiền lành, dễ thương trong lòng. Người luôn yêu thương người khác. Đặc biệt là những người bé mọn. Người luôn muốn và làm điều tốt cho mọi người. Người không lên án, không thành kiến với những người mà xã hội coi là xấu xa, tội lỗi. Lời nói và hành động của Người luôn toả ra sự dịu dàng, nâng đỡ, khích lệ, ủi an. Người không nặng lời, không kết án, Người sống bằng tình thương.

Người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, Chúa Giêsu chẳng những dễ thương với người phụ nữ mà còn dễ thương đối với những người đã tố cáo chị ta. Những người này tự cho mình là công chính. Chúa Giêsu không la, không quát, không hét, không hò, Người chỉ thinh lặng cúi xuống hiền từ dùng ngón tay viết lên cát. Bị hỏi mãi Chúa mới trả lời: “Ai trong các ông sạch tội, hãy ném đá trước đi”. Họ rút lui bắt đầu từ những người lớn tuổi. “Tôi cũng không kết án chị đâu, chị hãy ra về và từ nay đừng phạm tội nữa” ( x. Ga 8, 1 – 11 ).

Chúa Giêsu dạy chúng ta sống hiền lành, dễ thương. Người khuyên chúng ta bắt chước người mục tử trong dụ ngôn “Con chiên lạc” ( Lc 15, 4 – 7 ). Người mục tử không hề đánh đập, giận dữ, quát tháo, hay kéo lê con chiên lạc về mà lại tử tế đặt nó lên vai mình, vác về đàn. Chúa Giêsu cũng khuyên chúng ta bắt chước người cha trong dụ ngôn “Đứa con hoang đàng” ( Lc 15, 11 – 32 ). Người cha không mắng chửi đứa con đầy lầm lỗi trở về, cũng không cãi cọ, không xua đuổi mà lại ôm hôn và dọn tiệc ăn mừng. Chúng ta có thể kể rất nhiều ví dụ trong Phúc âm về sự hiền lành, dễ thương của Chúa Giêsu.

Cuộc đời Chúa Giêsu là một cuộc đời khiêm nhường. Vì khiêm nhường nên Người không ngừng đi xuống. Từ trời cao, Người đã hạ mình xuống trần thế. Từ thân phận là Thiên Chúa, Người đã hạ mình xuống làm một người lao động bình thường. Là Thiên Chúa cao sang, Người đã tự nguyện xuống làm một người dân dã nghèo hèn. Là Đấng thánh thiện vô cùng, Người đã tự nhận lấy thân phận tôi đòi. Là Đấng Hằng Sống, Người đã tự nguyện chết khổ đau. Suốt cuộc đời, Người không ngừng cúi xuống những thân phận tăm tối, nghèo hèn, tội lỗi, bị loại trừ. Người đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Thiên Chúa đã quỳ trước mặt nhân loại, Thiên Chúa rửa chân cho con người.

Ôi lạ lùng thay ! Sự khiêm nhường thẳm sâu của Thiên Chúa. Trong khi con người kiêu ngạo, muốn vươn lên làm Chúa thì Thiên Chúa lại hạ mình xuống làm người. Trong khi con người thấp hèn, muốn nâng mình lên bằng cách chà đạp người khác thì Thiên Chúa cao cả lại hạ mình xuống nâng con người lên. Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là hèn nhát mà trái lại là dũng mãnh cam đảm, hạ mình để phục vụ. Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là nô lệ, nhưng trái lại là một cử chỉ đầy tình yêu. Hạ mình là con đường của Thiên Chúa. Khiêm tốn là khuôn mặt của Thiên Chúa. ( Tgm. Ngô Quang Kiệt ).

Vì Thiên Chúa khiêm nhường luôn tìm đường đi xuống nên những ai kiêu căng, tìm cách nâng mình lên sẽ chẳng bao giờ gặp được Người. Thiên Chúa khiêm nhường nên chỉ ai khiêm nhường, nhỏ bé mới gặp được Người. Vì thế, Chúa Giêsu đã “ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp lòng Cha” ( Mt 11, 25 – 26 ).

Trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu tha thiết mời gọi: Hãy học cùng Tôi vì Tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng ( Mt 11, 29 ). Vậy hãy ghi danh vào học trường Giêsu. Hãy học bài học hiền lành, dễ thương, không những chúng ta sẽ gặp được Thiên Chúa mà Thiên Chúa sẽ rũ sạch mọi vất vả, âu lo và chúng ta sẽ tìm được nguồn bình an cho tâm hồn ( Mt 11, 28 ). Hãy học bài học Giêsu, hãy học với Thầy Giêsu.

Augustinô là một thanh niên có tư chất thông minh nhưng lỡ đi lạc đường. Về phương diện trí thức, Augustinô ỷ mình thông thái, dùng kiến thức của mình để truy tìm những học thuyết uyên bác. Kết quả là lạc vào bè rối Manikê. Về phương diện luân lý, Augustinô sống buông thả theo những đòi hỏi của xác thịt, kết quả là một cuộc sống tội lỗi.

Thế rồi một hôm, trong lúc tâm hồn đang trống rỗng, vô vị, Augustinô bỗng nghe một tiếng nói từ đâu đó vang lên: “Tolle et lege” ( hãy cầm lấy và đọc ). Augustinô thấy trước mặt một cuốn Kinh Thánh, Ngài cầm lên, mở ra và gặp ngay đoạn thư Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Rôma: “Đừng sống theo xác thịt nữa, mà hãy sống theo Thánh Thần”.

Cuộc hoán cải của Augustinô đã được dọn đường nhờ sự cầu nguyện và hãm mình của mẹ Ngài là thánh Monica, nhưng chính câu Thánh Kinh này là yếu tố quyết định thay đổi cuộc đời Thánh nhân.

5

Page 6: Ephata 617

Trở nên một Giáo Phụ, một triết gia, một thần học gia, một vị Thánh lỗi lạc, rất mực thánh thiện của Giáo Hội, Augustinô nhờ việc học hỏi về Chúa Giêsu qua Thánh Kinh.

Chúng ta cũng hãy học với Thầy Giêsu qua Lời Chúa mỗi ngày. Yêu mến Lời Chúa, sống Lời Chúa để Lời Chúa biến đổi đời chúng ta sống theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Hãy học hỏi Tin Mừng và hãy để Tin Mừng soi sáng lòng trí của mình. Hãy múc lấy sức mạnh từ ân sủng của Bí Tích Hoà Giải và Bí Tích Thánh Thể. Hãy siêng năng Chầu Thánh Thể. Đó là sứ điệp Lời Chúa gởi đến cho chúng ta trong Chúa Nhật này.

Học với Thầy Giêsu suốt đời, lột bỏ những tự hào về khôn ngoan thông thái, sống hồn nhiên khiêm tốn như trẻ thơ, đó là điều cần thiết để mỗi người được Thầy Giêsu mạc khải và đưa vào thế giới của Thiên Chúa.

Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN

MANG ÁCH CỦA CHÚA SẼ GẶP ĐƯỢC BÌNH ANSống trong một thế giới mà người nghèo, kẻ yếu, người bị áp bức luôn phải lo lắng, vật lộn với

cuộc sống đầy vất vả. Không những thế, họ còn bị đồng loại chất lên vai những gánh nặng trong khi những người kia lại chẳng buồn đưa lấy một ngón tay để nhấc những gánh nặng ấy. Lời mời gọi của Đức Giêsu “hãy đến với Ta” thật ý nghĩa và đầy nguồn an ủi cho những ai vất vả mang gánh nặng nề. Đến với Chúa Giêsu, gánh nặng sẽ vơi đi, mang ách của Người ta sẽ cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng, vì ách của Chúa là ách của tình yêu và tha thứ.

Lời Chúa Giêsu thân thưa với Cha Người: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn” ( Mt 11, 25 ). Chúa Giêsu hứa ban cho tất cả “sự bổ sức”, nhưng đặt một điều kiện, đó là: “Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng” ( Mt 11, 29 ). Cái “ách đó” là gì, mà thay vì đè nặng thì lại làm vơi nhẹ, thay vì nghiền nát thì lại nâng lên ? Ách của

Chúa Giêsu là luật của tình yêu thương, là giới răn mà Người đã để lại cho các môn đệ Người ( x. Ga 13, 34; 15, 12 ).

Nói đến cái “ách”, luật Do Thái được xem như đặc quyền của họ, vì sự khôn ngoan là hồng ân của Thiên Chúa thể hiện trong sống hàng ngày. Chúa Giêsu coi mình như là sự khôn ngoan của Thiên Chúa và ban tặng những cái ách ấy cho ai đón nhận Người. Chúa Giêsu chính là mặc khải trọn vẹn về Thiên Chúa và ý muốn của Thiên Chúa cho con

người. Người mời gọi: “Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng” hãy đến với Người, hãy tin vào Người, “Người sẽ nâng đỡ bổ sức cho” ( Mt 11, 28 ).

Ách, với mục đích là giúp con vật kéo cầy, kéo xe một cách dễ dàng. Cũng thế, khi chúng ta mang ách của Chúa Giêsu, Người không làm gì khác hơn là giúp đỡ chúng ta bớt đi những gánh nặng. Người mời gọi chúng ta đến mang lấy ách của Người, Người cùng vác ách với chúng ta. Chúa Giêsu mang ách ấy trước hết và đứng bên cạnh chúng ta. Khi hai người cộng tác với nhau kéo chung một chuyến xe cuộc đời, chắc chắn sẽ đỡ vất vả hơn, sẽ di chuyển được nhanh hơn. Đó chính là điều Chúa Giêsu làm cho mỗi người chúng ta.

Thật là lạ, Chúa Giêsu mời gọi kẻ khó nhọc đến với Người để được nghỉ ngơi dưỡng sức, nay Người lại trao thêm ách. Ách là một công cụ để làm việc. Ách là để thi hành một tác vụ, phục vụ Đức Kitô. Chúng ta có đón nhận cái ách mà Đức Giêsu ban cho hay không ? Ách của Người không phải là gánh nặng nhưng là êm ái và nhẹ nhàng ( x. Mt 11, 30 ). Thánh Phaolô nói cái ách này sẽ dẫn chúng ta đến tự do, nên khi đón nhận cái ách của Đức Giêsu là chúng ta cũng đón nhận một Đấng “cùng mang ách” với chúng ta.

Ở đoạn trước trong Tin Mừng theo Thánh Mátthêu, Chúa Giêsu chúc phúc cho những ai “có tinh thần nghèo khó” ( Mt 5, 3 ) như thể đã có được Nước Trời làm sản nghiệp. Hôm nay, Đức Giêsu nói đến “những kẻ bé mọn” ( Mt 11, 25 ) nghĩa là những người hèn mọn và khiêm nhường. Theo nghĩa Kinh Thánh,

6

Page 7: Ephata 617

họ là những người không có uy thế, quyền lực, địa vị hay chức vụ cao sang, chẳng có gì để có thể khoe khoang, vì thế, họ chấp nhận phó thác nơi Thiên Chúa mà không chút do dự hay kiêu hãnh giả tạo nào.

Tiên tri Dacaria nói đến vị Vua Mêssia lên Giêrusalem, cưỡi trên con lười con là con của lừa mẹ, nhắc lại rằng Chúa Giêsu liên kết với chúng ta, dưới ách nặng của sự khiêm nhường và dịu dàng, Người đã mang thân phận người như chúng ta, chịu khổ nạn để cứu chuộc chúng ta. Từ trên nơi cao thẳm, Người đã cúi xuống đất để nghe tiếng van nài, Người đã hạ mình xuống để giải thoát chúng ta khỏi chết.

Chúa Giêsu đề nghị chúng ta hãy mang lấy ách của sự khiêm nhường và hiền hậu, của niềm tin vào tình thương Thiên Chúa và phó thác trong tay Người, xin Người cứu giúp: “Trẻ trung thì mệt, thì mỏi, tráng đinh nghiêng ngả bổ nhào, song những ai trông vào Thiên Chúa, sẽ có sức mạnh luôn luôn đổi mới, chúng mọc cánh như những phụng hoàng; chúng chạy mà không mỏi, chúng đi mà không mệt” ( Is 40, 30 – 31 ).

Thật hạnh phúc biết bao khi chúng ta đón nhận vào lòng sự hiện diện của Chúa, chúng ta sẽ tìm thấy liều thuốc bổ sức như lời Người hứa; và giảm bớt gánh nặng đè trên chúng ta, vì có Chúa vác đỡ chúng ta.

Có người viện cớ hỏi: Vậy tại sao Thiên Chúa không cất đi gánh nặng nơi con người, giải thoát con người một lần cho tất cả các gánh nặng ? Thưa là vì Ngài không muốn cứu chúng ta mà không có chúng ta. Thiên Chúa dành cho chúng sự tôn trọng và yêu thương trong lúc ấy.

Chúng ta đang đứng trước một mầu nhiệm. Mầu nhiệm này là chỉ mạc khải cho những kẻ bé mọn nghĩa là những người không cậy dựa vào sức riêng mình để tự cứu mình mà chỉ cậy dựa vào Chúa, những người không đặt an toàn vào sự hiểu biết nhân loại nhưng trong Người Con đã được mạc khải cho họ, bởi vì họ biết ngoài Người ra, họ không thể làm gì được.

Niềm vui cả thể của con người là được gắn bó với Đức Kitô và phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa là Cha. Biết được Chúa Cha yêu mến, kết hợp với Ngài và tin tưởng vào Ngài như người con bé nhỏ đặt an toàn trong tay bố của mình.

Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết khiêm nhường thật trong lòng, để chúng con được kể vào số những kẻ bé mọn của Tin Mừng, những người Thiên Chúa Cha hứa mạc khải cho biết mầu nhiệm Nước Trời.

Lạy Ðức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương của lòng từ mẫu, xin giúp chúng con “học” nơi Chúa Giêsu sự khiêm nhường thật, cương quyết mang lấy ách êm ái Người trao, để sống an bình nội

tâm, và giúp chúng con an ủi các anh chị em khác đang mệt nhọc bước đi trên con đường cuộc sống. Amen.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ

KHÚC TẠ ƠNTạ ơn là cảm tạ, cảm ơn, tri ân, biết ơn, nhớ ơn. Sống trên đời,

không ai là một ốc đảo, nghĩa là luôn có mối liên đới với người khác, bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hoặc gián tiếp. Không ai lại không thọ ân của người khác, đơn giản nhất là nhờ ông bà, cha mẹ, anh chị em, hàng xóm, thầy cô, bạn bè... Tục ngữ nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là tiền nhân muốn nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn.

Biết ơn là biết tự trọng, biết tôn trọng người khác, là người có giáo dưỡng, là người khiêm tốn và trọng chữ tín. Trong tập “Những Lời Khai Thị Vàng Ngọc”, Tịnh Không Pháp Sư viết: “Hãy biết ơn những người khiển

trách ta, vì họ giúp ta tăng trưởng định tuệ; hãy biết ơn những người làm ta vấp ngã, vì họ khiến năng lực của ta mạnh mẽ hơn; hãy biết ơn những người bỏ rơi ta, vì họ đã dạy cho ta biết tự lập; hãy biết ơn những người đánh đập ta, vì họ đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta; hãy biết ơn những người lường gạt ta, vì họ tăng tiến kiến thức cho ta; hãy biết ơn những người làm hại ta, vì họ đã tôi luyện tâm trí của ta; hãy biết ơn tất cả những người khiến ta được kiên định và thành tựu”. Những ý tưởng thật là cao thượng, ai sống đúng được như vậy thì đúng là vĩ nhân rồi !

7

Page 8: Ephata 617

Phàm nhân mà người ta còn biết được như vậy thì thật đáng quý. Và có lẽ nhờ đó mà chúng ta không còn ngạc nhiên, và có thể hiểu được lý do Chúa Giêsu bảo chúng ta phải yêu kẻ thù: “Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em” ( Lc 6, 28 ). Luật yêu của Ngài khác Cựu Ước, có vẻ “ngược đời” lắm, nhưng đó lại là nghịch-lý-thuận. Quả thật, hiểu cho sâu xa thì ai cũng là ân nhân của chúng ta, dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, nghĩa là chúng ta luôn phải biết ơn người khác. Với Thiên Chúa, chúng ta càng phải biết tạ ơn nhiều hơn và tạ ơn không ngừng. Tạ ơn phải được lặp đi lặp lại rất nhiều lần như một điệp khúc của bài trường ca vậy !

Tác giả Thánh Vịnh đã tự vấn và tự trả lời: “Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ vì mọi ơn lành Người đã ban cho ? Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ và kêu cầu thánh danh Chúa” ( Tv 116 [ 114 – 115 ], 12 – 13 ). Tạ ơn Thiên Chúa là bổn phận của chúng ta, việc đó chẳng thêm gì cho Ngài nhưng lại sinh ơn cứu độ cho chính chúng ta. Kỳ diệu quá!

Nói tới động thái tạ ơn, chúng ta có thể nhớ lại chuyện mười người phong hủi, chuyện thật chứ không là dụ ngôn. Cả mười người đều được sạch, nhưng chỉ có một người ngoại bang trở lại tạ ơn Chúa Giêsu ( Lc 17, 11 – 19 ). Như vậy, chắc chắn chín người kia là “đạo gốc”, vô ơn vì có lẽ tưởng mình là “ngon”. Câu chuyện này “nhắc khéo” chúng ta về việc chúng ta thường vô ơn bội nghĩa đối với Thiên Chúa và tha nhân.

Chuyện này cũng phần nào liên quan lời Chúa Giêsu khi Ngài nói về người môn đệ chân chính: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa ! lạy Chúa !’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên Trời, mới được vào mà thôi” ( Mt 7, 21 ). Có những người nhân danh Chúa mà nói tiên tri, trừ quỷ, làm nhiều phép lạ,... nhưng Chúa Giêsu không hề biết họ: “Xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác !” ( Mt 7, 23 ). Chúng ta làm những việc mà chúng ta tưởng là “việc đạo đức” nhưng với Chúa thì chỉ là “việc gian ác”. Coi chừng, vì không khéo thì chúng ta có thể ở trong đám người ấy, và nếu như thế thì thật khốn nạn !

Người khiêm nhường biết nhớ ơn là người vui vẻ, không ưu sầu. Tác giả Thánh Vịnh mời gọi: “Nào thiếu nữ Sion, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ” ( Dcr 9, 9 ). Lý do để chúng ta vui mừng rất rõ ràng. Thiên Chúa đến với chúng ta bằng nhiều cách, dạng phổ biến nhất là Hồng Ân, là Thánh Ân của Ngài. Vì thế mà chúng ta không thể không biết tạ ơn Ngài. Ngài còn đến với chúng ta qua từng người chúng ta gặp hằng ngày, và rồi chúng ta cũng phải biết ơn những người chúng ta gặp – dù họ là ai, vì ai cũng có cái để chúng ta học hỏi – đúng để theo, sai để tránh.

Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài là Đấng cứu thoát chúng ta khỏi kẻ thù và làm cho chúng ta được an cư lạc nghiệp: “Người sẽ quét sạch chiến xa khỏi Épraim và chiến mã khỏi Giêrusalem; cung nỏ chiến tranh sẽ bị Người bẻ gãy, và Người sẽ công bố hoà bình cho muôn dân. Người thống trị từ biển này qua biển nọ, từ sông Cả đến tận cùng cõi đất” ( Dcr 9, 10 ). Vả lại, “chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban” ( Ga 3, 27 ). Vậy thì không tạ ơn sao được chứ ?

Điệp khúc Tạ ơn là bài ca nguyện tuyệt vời và cần thiết, phải được lặp đi lặp lại từng ngày trong suốt cuộc đời: “Lạy Thiên Chúa con thờ, là Vua của con, con nguyện tán dương Chúa và chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời. Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời” ( Tv 145, 1 – 2 ).

Thiên Chúa vui lòng thì có lợi cho chúng ta vô cùng. Tuy nhiên, chúc tụng Chúa khi cuộc đời chúng ta xuôi chèo mát mái thì không có gì đáng nói, nhưng thật đáng nói nếu cuộc đời chúng ta luôn gặp trắc trở, số kiếp luôn lận đận, như Thánh Gióp là tấm gương sáng chói.

Sau khi bị mất tất cả, từ tài sản tới con cái, bản thân ông cũng bị bệnh tật, mọi người đều xa tránh, nhưng ông vẫn trung tín với Thiên Chúa. Ông xác định: “Thân trần truồng sinh

từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lại lấy đi: xin chúc tụng danh Đức Chúa !” ( G 1, 21 ). Cả đời chúng ta cũng không thể so sánh với một góc nhỏ của Thánh Gióp.

Niềm tin của Thánh Gióp lớn lao quá ! Nhưng niềm tin đó không mơ hồ hoặc ảo tưởng, mà hoàn toàn chính xác, như tác giả Thánh Vịnh nói: “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu

8

Page 9: Ephata 617

tình thương. Chúa nhân ái đối với mọi người, tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên. Lạy Chúa, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ, kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài, nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển, xưng tụng Ngài là Đấng quyền năng, để nhân loại được tường những chiến công của Chúa, và được biết triều đại Ngài rực rỡ vinh quang” ( Tv 145, 8 – 12 ).

Chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng cầm quyền sinh tử, Ngài “đẩy xuống âm phủ rồi lại kéo lên” ( 1 Sm 2, 6; Kn 16, 13 ), Ngài “bắt phải nghèo và cho giàu có, hạ xuống thấp và nhắc lên cao” ( 1 Sm 2, 6 – 7 ). Nghe có vẻ “oải” quá! Không phải vậy đâu. Ngài vẫn “thành tín trong mọi lời Ngài phán, và đầy yêu thương trong mọi việc Ngài làm. Ai quỵ ngã, Ngài đều nâng dậy, kẻ bị đè nén, Ngài cho đứng thẳng lên” ( Tv 145, 13 – 14 ). Tác giả Thánh Vịnh đã trải nghiệm và tạ ơn: “Lạy Chúa, từ âm phủ Ngài đã kéo con lên, tưởng đã xuống mồ mà Ngài thương cứu sống” ( Tv 30, 4 ). Đúng là Hồng Ân chồng lên Hồng Ân. Tạ ơn Chúa là điều hoàn toàn hợp lý !

Tuy nhiên, trong cuộc sống chúng ta lại thường xuyên hành động trái ngược, biết mà không làm. Chúa Giêsu cũng đã nhắc nhở: “Tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn” ( Mt 26, 41; Mc 14, 38 ). Thân xác thật nặng nề, nặng hơn đá đeo ! Chúng ta vẫn lòng chai dạ đá, chỉ “ưa thích chuyện hư không, chạy theo điều giả dối” ( Tv 4, 3 ).

Thánh Phaolô chia sẻ kinh nghiệm: “Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược với tính xác thịt, đôi bên kình địch nhau, khiến anh em

không làm được điều anh em muốn” ( Gl 5, 17 ). Thần Khí Chúa rất quan trọng trong đời sống chúng ta, vì chính Chúa Thánh Thần đã tác động và biến đổi chúng ta, như Thánh Phaolô nói: “Anh em không bị tính xác thịt chi phối, mà được Thần Khí chi phối, bởi vì Thần Khí của Thiên Chúa ngự trong anh em. Ai không có Thần Khí của Đức Kitô thì không thuộc về Đức Kitô” ( Rm 8, 9 ).

Thánh Phaolô giải thích cặn kẽ: “Nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới. Vậy thưa anh em, chúng ta mang nợ, không phải mang nợ đối với tính xác thịt, để phải sống theo tính xác thịt. Vì nếu anh em sống theo tính xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em thì anh em sẽ được sống” ( Rm 8, 11 – 13 ). Quả thật, chúng ta luôn là “con nợ” của Thiên Chúa và tha nhân. Nhưng con nợ cũng vẫn phải biết ơn, vì mắc nợ cũng là thọ ân vậy.

Hồng Ân lớn nhất mà chúng ta mắc nợ Chúa Giêsu, và phải nhớ mà tạ ơn Ngài, đó là ơn cứu tử của Ngài dành cho chúng ta: “Tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” ( Ga 10, 15 ). Vâng, chính cái chết của Ngài là Hồng Ân cao cả, không gì sánh bằng, và chẳng bao giờ chúng ta có thể đền ơn đáp nghĩa. Nhưng Ngài không đòi hỏi gì nhiều ở chúng ta, mà Ngài chỉ cần chúng ta biết tin yêu Ngài và tạ ơn Ngài trong mọi hoàn cảnh – dù vui hay buồn, dù sướng hay khổ. Điều kiện có khó gì đâu, thế mà chúng ta vẫn chỉ “hứa lèo”, có máu di truyền của Chú Cuội, hứa nhiều mà giữ chẳng bao nhiêu. Tồi tệ thật đấy !

Chính Đức Giêsu đã làm gương cho chúng ta khi Ngài cất tiếng tạ ơn Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” ( Mt 11, 25 – 26 ). Ngài là Sư Phụ hiền lành và khiêm nhường ( Mt 11, 29 ) nên Ngài chỉ thích những con người “hèn mọn” mà thôi.

Sau khi dâng lời tạ ơn, Chúa Giêsu cho biết: “Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho” ( Mt 11, 27 ). Ai khiêm nhường thì Ngài sẽ mặc khải cho những điều bí ẩn. Chắc chắn như vậy. Và Ngài luôn mời gọi mọi người, không trừ ai: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” ( Mt 11, 28 – 30 ).

9

Page 10: Ephata 617

Thật vậy, ách của Ngài là ách êm ái, gánh của Ngài là gánh nhẹ nhàng. Không ai lại không vất vả và mang gánh nặng nề, không cách này thì cách khác, dù theo nghĩa bóng hoặc nghĩa đen, có nghĩa là không ai lại không cần đến Ngài. Cuộc đời có rất nhiều thứ chúng ta phải “gồng mình” mà chịu đựng, thậm chí có những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi và hầu như kiệt sức. Cái ách thô ráp và cái gánh nặng trĩu ở đâu cũng có, dù trong gia đình hoặc cộng đồng tu trì. Nhưng có lẽ chúng ta chưa thực sự kề vai vào gánh vác Ách và Gánh của Chúa Giêsu nên chúng ta vẫn thường “than thở” đủ thứ, than trách đủ kiểu. Thế mới biết phàm nhân yếu hèn quá đỗi, vậy mà vẫn “chảnh” lắm, lúc nào cũng chỉ rình nổi loạn mà thôi !

Chúng ta được sinh ra làm người là một đại ân. Được lành lặn và khỏe mạnh là một đại ân nữa. Chúng ta lài được Chúa Giêsu cứu độ, đó là một đặc ân khác. Như vậy, chúc tụng và tạ ơn là một trong các bổn phận hàng đầu mà chúng ta phải thực hiện đối với Thiên Chúa. Có nhiều cách, một cách đơn giản là tránh tội: “Hãy run sợ, và đừng phạm tội nữa, trên giường nằm, suy nghĩ và lặng thinh” ( Tv 4, 5 ). Một cách khác cũng đơn giản là ca hát: “Hãy cùng nhau đối đáp những bài Thánh Vịnh, Thánh Thi và Thánh Ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa” ( Ep 5, 19 ).

Ca dao Việt Nam nói: “Ai mà phụ nghĩa quên công / Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm”. Quả thật, lòng biết ơn rất quan trọng, dù chúng ta đang đứng trên đỉnh núi Tabor hoặc Canvê. Dễ tạ ơn khi phấn khởi ở trên Tabor, nhưng rất khó tạ ơn khi ủ rũ ở trên Canvê. Hằng ngày, một lời cảm ơn rất đơn giản nhưng lại rất thường bị lãng quên ! Cuộc đời chúng ta là bản “trường ca tạ ơn” vô tận, với ai cũng vậy mà thôi. Trong đó có những “nốt tình” khác nhau về trường độ và cao độ, mỗi “nốt” có vị trí khác nhau nhưng vẫn luôn hài hòa để tạo thành bản tổng phổ hoàn chỉnh.

Lạy Thiên Chúa, chúng con chân thành xin lỗi Ngài vì đã bao lần chúng con vô ơn bội nghĩa với Ngài và với tha nhân. Xin thêm cho chúng con được dồi dào ba đức đối thần và các đức đối nhân để chúng con vui mừng vác thập giá hằng ngày mà theo Đức Kitô lên đỉnh đồi Canvê. Xin giúp chúng con biết sống chân thành yêu thương nhau để hoàn thiện như Ngài. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

PHONG CÁCH PHANXICÔBài 12. Thánh Lễ cuộc đời

Pamela Mauro đã cho rằng Papa Phanxicô không thể nào ghé thăm nhà chị được, “Nhưng với phong cách của ngài, thì có thể lắm”. Cha mẹ của chị và cô em gái bị khuyết tật nặng Roberta sống tại Calabria. Nhà của họ nằm trên con lộ chính Papa Phanxicô sẽ đi qua trên đường đến dâng Thánh Lễ tại Sibari vào ngày thứ bẩy 21.6.2014 cho 250 ngàn người. Họ dựng lên một tấm bảng bên vệ đường với nguyên văn tiếng Ý là “Papa Francesco”. Người Ý và toàn thế giới Công Giáo rất thường gọi Giáo Hoàng là Papa, chữ thân thương trìu mến mà họ gọi cha đẻ của mình, trong khi người Việt chỉ biết gọi ngài là Đức Thánh Cha hay Đức Giáo Hoàng. Trước cửa nhà, họ dựng lên các tấm bảng khác với nội dung “Xin dừng

lại” và “Ở đây có một Thiên Thần đang chờ đón ngài.”

Quả thực Papa Phanxicô đã dừng lại, giữa những tiếng reo hò “Bravo, Francesco ( Hoan hô Phanxicô ). Ngài bước ra khỏi xe để ban phép lành cho cô Roberta. Ngài chỉ dùng một cái xe con con tầm thường thôi, ngồi trong đó rất là chật chội, bây giờ nhiều người Việt Nam, kể cả một số không ít Giáo Sĩ còn mua xe hoành tráng hơn cho mình. Có thể xem lại cuộc gặp gỡ ngắn và bất ngờ này tại: www.youtu b e.com/watch?v=oVCrfNqQLWQ và có thể thêm xem hình chụp tại http://foto.ilgazzettino.it/CRONACA/foto/0-72602.shtml?idArticolo=759349

10

CÙNG NHẬN ĐỊNH

Page 11: Ephata 617

Phong cách của Papa Phanxicô theo mẫu gương Thánh Phanxicô Assisi đang cảm hóa rất nhiều người trên thế giới.

Mới đây, ngày 8.6.2014, Papa Phanxicô đã thực hiện được một kỳ tích mà trước đây không ai có thể tưởng tượng được là mời cả hai nguyên thủ của quốc gia không đội trời chung là Israel và Palestine cùng đến Vatican để cùng cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Cả ba tôn giáo lớn Kitô Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo đều tôn thờ một Thiên Chúa Duy Nhất và đều công nhận Abraham là Tổ Phụ của Lòng Tin của mình.

Kitô hữu chúng ta tin rằng chỉ có Chúa Giêsu mới chính là Lời Mặc Khải duy nhất và tối thượng của Thiên Chúa, hơn thế nữa, Chúa Giêsu còn chính là Thiên Chúa Làm Người.

Nếu Thiên Chúa đã tự muốn trở nên một con người bình thường như mọi người, kể cả bạn và tôi, tức là Người đã coi con người như đồng hàng với mình và cuộc đời mỗi người, dù rất khác biệt, đều có một giá trị tuyệt đối như chính cuộc đời mà Người đã sống trên trần gian này.

Ít có ai nói lên được sự tuyệt vời khôn tả của mầu nhiệm Thiên Chúa Làm Người một cách cô đọng mà súc tích như Thánh Tiến sĩ Thomas Aquinas ( Opusc. 57, 1 – 4 ), câu

này được đưa vào Sách giáo lý chính thức của Hội Thánh ( đoạn 460 ): Con duy nhất của Thiên Chúa muốn chia sẻ với chúng ta thần tính của Người khi đón chịu lấy bản tính con người, nhờ thế mà Người cũng làm cho con người trở thành Thiên Chúa. ( The only-begotten Son of God, wanting to make us sharers in his divinity, assumed our nature, so that he, made man, might make men gods ).

Ngày 19.6.2014, Vietcatholic đưa tin: Trước mặt Linh Mục đại diện Chúa Kitô và cộng đoàn, tối ngày 18.6.2014, 50 bạn trẻ đã cử hành Bí Tích Hôn Phối cách long trọng tại Nguyện Đường Giáo Xứ Thuận Nghĩa ( cột tre, mái lá ). Giây phút hạnh phúc này là hoa trái của một tình yêu tinh tuyền mà các đôi trai gái đã trao gửi cho nhau qua một thời gian dài gặp gỡ, tìm hiểu. Qua một tháng miệt mài học hỏi Giáo Lý Hôn Nhân, hôm nay các anh chị đã tiến tới cử hành Bí Tích Hôn Phối tại Nguyện Đường Giáo Xứ. Hôn nhân gia đình là nền tảng và mốc điểm khởi đầu cho sự phát triển của Giáo Hội. Với số lượng 12 ngàn Giáo Dân, mỗi năm giáo xứ Thuận Nghĩa tổ chức ba khoá học hôn nhân cho các bạn trẻ để đáp ứng nhu cầu mục vụ. Nguyện cầu cho các bạn trẻ lãnh nhận Bí Tích Hôn Phối hôm nay luôn có Chúa đồng hành để giữ mãi phút giây hạnh phúc của ngày lễ.

Xem hình tại https://www.flickr.com/photo s /vietcatholic/14435330786/in/set-72157645242132942

Nguồn http://www.vietcatholic.net/News/Html/125605.htm

Cùng ngày hôm đó còn có tin: 5 Giám Mục và 200 Linh Mục tham dự Lễ An Táng tiễn đưa cha Albertô Trần Phúc Nhân. Cha Albertô Nhân người gốc Giáo Phận Phát diệm, là một Linh Mục trong gia đình có 3 anh em Linh Mục khác là Trần Phúc Long, Trần Phúc Vỵ, Trần Phúc Vinh Hạnh và có 3 chị em Nữ Tu.

Cha Nhân mới đây về hưu trí tại nhà Dưỡng Lão Chí Hòa, sau một cơn đau tim, cha đã qua đời ngày 17 tháng 6 hưởng thọ 82 tuổi và phục vụ trong thiên chức Linh Mục 56 năm. Đám tang của cha Nhân được tổ chức ngày 18 tháng 6 năm 2014, tại Nhà Thờ Chí Hòa Sàigòn, dưới sự chủ sự của Tổng Giám Mục Sàigòn Phaolô Bùi Văn Đọc. Đồng tế trong Thánh Lễ An Táng có bốn vị Giám Mục từ các Giáo Phận khác nhau trong cả nước và hơn 200 Linh Mục. Trong một bài giảng dài, Đức Tổng Giám Mục nói về phẩm chất gương mẫu của cha Albertô như là

gương sống hiếm hoi của các Linh Mục, và là người bạn của Tổng Giám Mục.

Nguồn http://www.vietcatholic.net/News/Html/125611.htm

11

Page 12: Ephata 617

Đây chính là đặc điểm khá nổi bật của Nhà Thờ Việt Nam. Các Linh Mục rất được quý trọng một cách hoàn toàn chính đáng. Giữa hàng Giáo Sĩ với nhau có một sự gắn bó hỗ tương cao cả và bền chặt. Một Linh Mục qua đời được 5 Giám Mục và 200 Linh Mục từ mọi miền đất nước lũ lượt về đồng tế Thánh Lễ An Táng, một việc rất thường xuyên xẩy ra, là một hình ảnh trên cả tuyệt vời. Cũng tuyệt vời không kém là hình ảnh 50 bạn trẻ cùng đón nhận Bí Tích Hôn Nhân ( cũng thường xuyên xẩy ra ) với một Linh Mục duy nhất tại một Nhà Thờ miền quê nghèo phải dựng bằng cột tre và lợp mái bằng lá. Tất cả đều là những Thánh Lễ cao cả của cuộc đời và có những ý nghĩa khác nhau tùy theo tầm nhìn.

Đâu là tâm tình và thái độ mà Đức Kitô muốn ta có ? Phanxicô đã sống với phong cách Phanxicô. Papa Phanxicô đang làm thế giới phải bàng hoàng với phong cách của ngài khi dừng chân bên vệ đường để chúc lành cho một cô bé tật nguyền. Đâu là phong cách mà ta, với tư cách là môn đệ Đức Kitô, cũng phải có ?

5 Giám Mục và 200 Linh Mục tham dự Thánh Lễ An Táng cho cha Trần Phúc Nhân đều mang những trọng trách rất nặng nề và quỹ thời gian cũng rất eo hẹp, nhiều vị có khi còn đa đoan hơn cha xứ Thuận Nghĩa nữa.

Tại sao sau 500 năm, tỷ lệ Kitô hữu tính trên tổng số dân Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ ? Đâu là mũi nhọn các hoạt động của Nhà Thờ Việt Nam ?

Lời Chúa để cho ta rao giảng cho người khác hay còn để cho ta sống và thực hành. Có bao nhiêu cuộc đời quanh ta phải hư đi vì ta chẳng hề làm điều chi cho họ cả ? Đâu là điều bận tâm nhất của ta, không làm không được, mà vì phải làm nên ta đành bỏ qua nhiều điều khác.

“Anh em nghĩ sao ? Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao ? Và nếu may mà tìm được, thì Thầy bảo thật anh em, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc. Cũng vậy, Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất” ( Mt 18, 12 – 14 ).

NGUYỄN TRUNG

CHÍNH TRỊ VÀ ĐẠO ĐỨCĐúng một năm sau sự kiện

11 tháng 9 tại Mỹ, vào ngày 11.9.2002, trung tướng Lưu Á Châu khi ấy là chính ủy bộ đội không quân quân khu Thành Đô đã có bài nói chuyện dành cho các cấp cán bộ từ tiểu đoàn trưởng trở lên để bàn về mối tương quan giữa Dân Chủ và Đạo Đức trong đó ông kịch liệt phê phán thái độ thiếu đạo đức của một bộ phận người dân Trung Quốc:

“Vụ 11/9 năm ngoái là sự việc có thể khảo nghiệm trình độ đạo đức của dân ta nhất. Hôm nay vừa đúng tròn một năm sự kiện ấy. Vụ 11 tháng 9 tuy không thể thay đổi thế giới nhưng đã thay đổi nước Mỹ. Đồng thời thế giới sau ngày ấy khó thể trở lại trước sự kiện này. Khi xảy ra vụ 11 tháng 9 có người bạn gọi điện thoại cho tôi nói: sinh viên Đại Học Bắc Kinh và Đại Học Thanh Hoa đang khua chiêng gõ trống. Tôi bảo đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc còn chưa lọt vào vòng sau kia mà, phải đến mồng 7 tháng 10 đội Trung Quốc mới đấu trận cuối cùng với đội Liên Hiệp Vương Quốc A Rập, nếu thắng thì sẽ lọt vào danh sách dự World Cup. Một lúc sau mới biết thì ra sinh viên Trung Quốc đang chúc mừng việc Tòa Tháp Đôi Mỹ bị đánh sập” ( Nguồn: Tuanvietnam.net 20.6.2014, Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức ).

Đối với sinh viên dẫu sao cũng được kể là tinh hoa dân tộc, đã vậy, còn các nhà báo có nhiệm vụ phô diễn bộ mặt quốc gia thì sao ? “Báo chí nước ngoài đưa tin: Hồi ấy có một đoàn nhà báo Trung Quốc đang ở thăm Mỹ khi thấy hình ảnh tòa nhà Trung Tâm Thương Mại Thế Giới bị đánh sập, các

12

CÙNG BÌNH LUẬN

Page 13: Ephata 617

thành viên đoàn nhà báo này bất giác vỗ tay. Đây là một dạng ngấm văn hóa. Điều đó không thể trách, bọn họ đã không thể kiềm chế được bản thân” ( Nguồn: Tuanvietnam. Net, bài viết đã dẫn ).

Cái dạng… ngấm văn hóa vui mừng vỗ tay trước nỗi đau của người khác theo Lưu Á Châu nó là thứ văn hóa truyền thống của giai cấp phong kiến xưa kia: “Người Trung Quốc xem cảnh giết người khác không ai không vui mừng phấn khởi. Giai cấp thống trị cố ý đem người ta ra giết hại nơi đông người. Kẻ bị thống trị thì hưởng thụ tại nơi đông người cái cảm giác khoái trá của kẻ thống trị. Nhất là khi xử tử bằng kiểu tùng xẻo, kéo dài ba ngày, người xem đông nghìn nghịt” ( Nguồn: Tuanvietnam.net, Tướng Trung Quốc… đã dẫn ).

Bởi nguyên nhân nào mà ông tướng không quân được biết tới như một nhà văn có tiếng, chủ nhân của nhiều giải thưởng văn học lại có thể nhận định văn hóa truyền thống Trung Quốc một cách lệch lạc như vậy ? Theo tôi đó là vì ông ta đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của học thuyết Duy Vật Mácxít. Chính do nơi ảnh hưởng này mà Lưu Á Châu đã cho rằng:

“Trung Quốc không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Hegel từng nói Trung Quốc không có triết học. Tôi cho rằng mấy nghìn năm nay Trung Quốc chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào. Nhà tư tưởng tôi nói là những người như Hegel, Socrate, Plato những nhà tư tưởng ấy có cống hiến to lớn đối với tiến trình văn minh nhân loại. Lão Đam ( Lão Tử ) bạn nói là nhà tư tưởng phải không. Chỉ dựa vào Đạo Đức Kinh 5.000 chữ mà có thể làm nhà tư tưởng ư ? Đấy là chưa nói Đạo Đức Kinh có vấn đề. Khổng Tử có thể coi là nhà tư tưởng chăng ? Thế hệ chúng ta xem xét ông thế nào ? Tác phẩm của ông bị xem xét ra sao ? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho nội tâm người Trung Quốc một hệ thống giá trị có thể đối kháng quyền lực thế tục. Cái mà ông cung cấp là tất cả xoay xung quanh quyền lực. Nếu Nho học là một tôn giáo thì đó là một tôn giáo rởm. Nếu là tín ngưỡng thì là tín ngưỡng rởm. Nếu là triết học thì đó là triết học của xã hội quan trường hóa. Xét trên ý nghĩa này thì Nho học có tội với người Trung Quốc” ( Nguồn: Tuanvietnam.net, Tướng Trung Quốc… đã dẫn ).

Phê phán cả Lão Tử lẫn Khổng Tử cho rằng hai con người này không có cống hiến gì cho văn minh nhân loại giống như các triết gia Tây Phương: Hegel, Socrat, Plato… Điều ấy chứng tỏ đầu óc của ông tướng này đã… ngấm nặng ý hệ Duy Vật đến nỗi xổ toẹt toàn bộ di sản văn hóa không những chỉ riêng của Trung Hoa mà còn của cả nhân loại. Với việc chối từ này chúng ta cũng không lạ gì với việc mà ông ta nêu lên những tệ hại của cái gọi là văn hóa truyền thống mà thực chất là của Trung Quốc nói riêng và của các chế độ CS nói chung trong thời hiện đại.

Những tệ hại được nêu lên ấy đại khái như là “Thuật Ngụy Biện". Ngụy biện chẳng qua là sự nói dối. Có thể nói chế độ Cộng Sản là tập đại thành của dối trá. Giáo sư Trần Phương cựu phó thủ tướng, cựu bộ trưởng Bộ Nội Thương ( 1981 – 1982 ) cựu ủy viên Trung Ương Đảng đã được Ban Giám Hiệu trường Phan Chu Trinh mời đến nói chuyện với các giáo viên của trường nhân dịp ông vào công tác tại Đà Nẵng ( 1987 ): “Nhưng mà hôm nay nói ra để nói rõ rằng chúng ta có rất nhiều cái mơ hồ và chính vì cái mơ hồ trong tư tưởng đó cho nên cương lĩnh đầy rẫy những cái sai. Ông nói Chủ Nghĩa Xã Hội mà ông không hiểu nó là cái chi cả. Ông nói định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa mà ông không biết cái định hướng nó là cái gì. Ông nói là nền dân chủ Xã Hội Chủ Nghĩa mà ông cóc hiểu dân chủ Xã Hội Chủ Nghĩa khác cái Dân Chủ Tư Sản là cái gì…” ( Nguồn: Nguoilotgach.blogspot 20.10.2013, Chúng ta tự lừa dối chúng ta và chúng ta lừa dối người khác ).

Đã tự lừa dối mình thì không có cách chi không lừa dối người khác và hậu quả của sự lừa dối ấy tất nhiên chỉ có thể đưa đến sự tàn nhẫn bất công. Xã hội Trung Quốc và những xã hội Cộng Sản khác ngay cả khi đã chối bỏ nó, như Liên Bang Nga hiện nay, cũng vẫn chịu ảnh hưởng rất nặng của chủ nghĩa duy vật và độc tài. Một khi đã nhiễm óc duy vật rồi thì chỉ còn biết có mình, coi người khác hoàn toàn như những đối tượng để khai thác trục lợi. Lợi dụng được thì gọi nhau là đồng chí. Ngược lại thì trừ khử giết hại không thương tiếc. Đã biết bao chứng cớ về sự thanh toán nhau trong các chế độ độc tài mà ai cũng biết. Đối với những con người đã nhiễm óc duy vật rồi thì không gì mà không làm miễn sao có lợi ( bất chính ) cho mình. Từ cái thói chỉ biết có lợi cho mình ấy mà người ta đã nhẫn tâm làm hại người khác nhưng không có một chút mặc cảm lương tâm nào.

13

Page 14: Ephata 617

Trung Quốc với chế độ Cộng Sản hiện nay là một quốc gia đứng đầu thế giới trong lãnh vực sản xuất đồ giả và những thứ độc hại khác từ sữa, đồ chơi cho trẻ em cho đến thực phẩm nhiễm hóa chất đủ loại. Tư tưởng phát xuất ra hành động, chủ trương theo đuổi một chủ nghĩa xấu như duy vật thì hậu quả xấu làm sao có thể tránh được: Nạn tham nhũng tràn lan không có cách chi diệt trừ. Nạn phá hủy môi trường càng ngày càng dữ dội đến nỗi ngay như thủ đô Bắc Kinh đã phải nâng mức báo động đỏ về ô nhiễm không khí hàng năm nhiều đợt, đợt sau luôn nặng hơn đợt trước !?!

Với những hậu quả nhãn tiền như thế, người ta cũng muốn sửa sai, đổi mới đấy thế nhưng không thể được. Việc đổi mới giống như việc đánh bùn sang ao chỉ thêm ngầu đục. Cũng trong lần nói chuyện tại trường Phan Chu Trinh ngày ấy Giáo Sư Trần Phương nói sự đổi mới của chế độ là bất khả ngay cả với ông Tổng Bí Thư Đảng: “Cho nên có khi cái hôm mà có đồng chí hỏi tôi về đồng chí Lê Duẩn, người ta nói là tại sao anh ca tụng anh Lê Duẩn là một người biết nghe như thế mà anh ấy không thể đổi mới được ? Tôi trả lời thế này: Anh Lê Duẩn tuy cũng là người rất là tỉnh táo đấy nhưng ông ấy cũng nằm trong một hệ thống tư tưởng mà ông không thoát ra được. Ông không thoát được bởi vì thế này: chính ông Lê Duẩn đi họp cái Hội Nghị 57, Hội Nghị 60. Ông ấy là những người thiết kế ra cái hệ tư tưởng của cái hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa thế giới này. Nó đấy, cho nên tôi nói thật với các anh đó khi năm 86 chúng ta đổi mới thì ông mới chịu cái sức ép của thực tế là ông không thể nào không theo cơ chế thị trường được. Ông phải chịu nhưng ông chưa kiểm điểm cái tư tưởng của ông đâu” ( Nguồn: nguoilotgach.blogspot 30.10.2013, Gs. Trần Phương… ).

Chưa kiểm điểm bởi vì ông Lê Duẩn chưa nhận thức được cái sai của Chủ Nghĩa Cộng Sản ở chỗ nào. Trái lại, tướng Lưu Á Châu có lẽ bởi từng là giáo sư thỉnh giảng của Đại Học Stanford nên mới sùng thượng Mỹ hầu vạch ra cái hướng sửa sai cho nước mình. Trước hết, ông ca ngợi chế độ bầu cử “Không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta lớn đến cấp nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không có quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có cương vị, có cương vị thì không có đầu óc. Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, một là họ không mắc sai lầm, hai là họ ít mắc sai lầm, ba là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai” ( Nguồn: Tuanvietnam.net 20.6.2014, Tướng Trung Quốc… đã dẫn ).

Ưu điểm của thể chế dân chủ Mỹ chính là ở chỗ việc tranh cử của các ứng cử viên ( Tổng Thống ). Tranh cử nói cho dễ hiểu thì nó không khác gì việc thi đua mà giám khảo lại chính là các cử tri. Ở đây ta thấy dường như lá phiếu của người dân sẽ quyết định ai sẽ là ng ười lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên sự thực thì không phải vậy, đằng sau cái việc tranh cử bầu cử đó còn ẩn chứa biết bao điều khuất lấp, nào là những kỹ thuật dàn dựng nói xấu bôi tro trát chấu nhau, nào là mua phiếu, hứa hẹn chức vụ béo bở cho những cổ động viên nhiều tiền nhiều thế lực v.v…

Mặc dầu vậy, tất cả những mờ ám ấy chưa phải là vấn đề. Điều quan yếu nhất trong các thể chế dân chủ chính là việc phổ thông đầu phiếu căn cứ trên đa số tức ứng cử viên nào nhiều phiếu nhất sẽ đắc cử. Cũng do nơi căn cứ vào đa số ấy mà người ta đã thay thế phẩm chất bằng số lượng. Phảm chất ( quality ) ở đây gồm bởi những con người có nhận thức, có óc phán đoán, họ biết điều gì thực sự là cần cho quốc gia dân tộc v.v… Còn số lượng ( quantity ) tức cái đám đông mù quáng chỉ biết đòi hỏi làm sao đáp ứng được những nhu cầu thiết thực cho đời sống: công ăn việc làm, an sinh xã hội, diệt trừ tham nhũng v.v… Người tranh cử nào chẳng muốn thắng cử. Bởi vậy nhất định phải nhắm đến cái đám đông hỗn tạp kia bằng những lời hứa sao cho lọt tai họ…

Cố nhiên việc tranh cử, bầu cử tại các quốc gia dân chủ có nhiều điểm vượt trội so với chế độ Cộng Sản. Thế nhưng suy cho cạn lẽ thì đời sống con người chẳng lẽ chỉ hạn cuộc trong những nhu cầu của xác thân hữu hạn này sao ? Bao lâu còn hạn cuộc như thế thì dù cho Cộng Sản hay Dân Chủ sẽ vẫn còn đối xử với con người như không phải con người, nếu không muốn nói như câu ngạn ngữ La Mã cổ thời: “Người là lang sói với người” ( Homo homini lupus est ).

Đối xử với con người như không phải con người thì không bao giờ có thể có được đạo đức. Tại sao ? Bởi con người dù xuất hiện dưới bất cứ hình thức chủng tộc giai cấp nào nó cũng mang nơi mình

14

Page 15: Ephata 617

phẩm chất vô cùng cao quý. Phẩm chất ấy Đạo Phật gọi là Phật tính, là Viên Giác tính. Còn Đạo Chúa gọi là Thiên Chúa tính, Thượng Đế tính, Thần tính, Hình Ảnh Thiên Chúa, Con Thiên Chúa Hằng Sống v.v…

Chính trị theo cái nghĩa cao quý nhất như tên gọi của nó chẳng những phải đem lại an cư lạc nghiệp cho muôn nhà, mà còn phải tạo cho con người có được thuận lợi tối đa trong việc thực hiện tâm linh tính của mình. Sở dĩ chính trị cần làm điều ấy bởi vì cứ bình tâm suy nghĩ mà xem, tất cả rồi sẽ qua đi, nào những nền văn minh, những đế quốc những chế độ đủ loại nay có còn gì đâu hay chỉ là một ánh chớp trong vô biên bất tận ? Không còn mà vẫn còn, và cái còn ấy chính là cái nghiệp mà mỗi người đã tạo lấy cho mình: “Ta sẽ tùy công việc của mỗi người trong các ngươi mà báo ứng” ( Kh 2, 23 ).

PHÙNG VĂN HÓA

Từ khi Thiên Chúa tạo dựng con người và ban cho loài người đời sống GIA ĐÌNH – để con người hưởng hạnh phúc, tôn thờ Thiên Chúa và tăng thêm người được may mắn và hạnh phúc thờ phượng Người – thì Satan không hề ngừng nghỉ phá hoại công trình cao đẹp này, mà khởi đầu là cuộc cám dỗ ông bà nguyên tổ và sự sa ngã của loài người. TỪ ĐÓ, Satan luôn tìm cách khoét sâu và phá hủy thành trì GIA ĐÌNH này, mọi thời, mọi nơi, mọi lúc. TRẬN CHIẾN ngày càng tàn khốc, với cái nê “tự do” trong mọi lãnh vực. Giáo Hội là Thầy và Mẹ ( Mater et Magistra ) luôn bảo vệ chân lý, tín lý, luân lý và bảo vệ con cái mình. CUỘC CHIẾN GIA ĐÌNH ngày càng khốc liệt, không khoan nhượng. Mỗi tín hữu Công Giáo là một chiến sĩ trong trận chiến trường kỳ này, không được phép lơ là, giao động, gục ngã.

Trong tinh thần đó, chờ đợi và cầu nguyện cho THƯỢNG HỘI DỒNG GIÁM MỤC VỀ GIA ĐÌNG sắp diễn ra vào tháng 10 tới đây, xin chia sẻ bài viết THE LONG WAR AGAINST THE FAMILY của tác giả Ryan N.S. Topping ( đã chuyển ngữ ngày 15.2.2013 ).

CUỘC CHIẾN TRƯỜNG KỲ CHỐNG LẠI GIA ĐÌNHLớp người ưu tuyển văn hoá cấp tiến đã từ lâu duy trì những thành kiến đối với gia đình vốn,

không bị phản đối, dẫn tới sự sụp đổ của nó. Trong nhiều điều, tôi chỉ xin kể ra đây ba: (1) Sự khẳng định rằng hôn nhân làm cho nam giới và nữ giới kém tự do hơn (2). Sự giả định rằng con cái là một gánh nặng và (3) sự khẳng định rằng phân biệt sinh lý là một điều tưởng tượng. Ba ý tưởng này tượng trưng cho ba làn sóng của phong trào bài gia đình trong 150 năm qua.

Ý tưởng đầu tiên là đóng góp của Chủ Nghĩa Marx; ý tưởng thứ hai là của thuyết ưu sinh; ý tưởng thứ ba là kết quả của các nhà lý luận về giới tính gần đây. Những người bảo thủ xã hội hay quá thường chơi một trận chiến săn lùng với cánh tả cấp tiến. Chúng tôi kinh ngạc trước nạn nạo phá thai; chúng tôi lo âu về nạn ly dị; chúng tôi ngạc nhiên về sự trỗi dậy của cuộc vận động hành lang đồng tính. Đúng là báo động đã vang lên.

Nhưng ngay cả trước khi có cuộc vận động hành lang, nếu gia đình có bao giờ dành lại được vị trí nỗi bật tự nhiên của nó, các người bảo thủ cần phải phục hồi ký ức về việc làm sao “gia đình truyền thống” đã đánh mất con đường của mình. Trong bài viết này và trong hai bài tiếp theo, tôi muốn nói ra ba giai đoạn của cuộc chiến trường kỳ chống lại gia đình và sau đó sẽ lưu ý vắn gọn một số nguyên tắc trả lời có ích cho chúng. Chúng ta sẽ bắt đầu trước hết với sự đóng góp của chủ nghĩa Mác.

Chung cho cả Marx lẫn Engels là niềm tin rằng các quan hệ xã hội không mang đặc điểm sự bình đẳng vật chất – tuyệt đối, là bất công. Trong bài nghiên cứu có ảnh hưởng của ông, Nguồn gốc Gia Đình, Tư Hữu và Nhà Nước ( 1884 ), người cộng tác của Karl Marx, Friedrich Engels đã tấn công gia đình như là tế bào nguyên thuỷ của bất bình đẳng và chế độ nô lệ. Như một sự mở rộng của ao ước chiếm hưu đầu tiên của con người – từ tương đương của sa ngã trong Chủ Nghĩa Marx – con người cũng mong ước bảo đảm việc truyền lại tài sản cho hậu thế.

Trong giải thích của Engels, xu thế này là cái làm trỗi dậy chế độ một vợ một chồng. Nam giới với đất đai tài sản muốn có những người thừa kế với một danh phận hợp pháp. Do đó, trong hôn nhân nữ giới

15

CÙNG PHÂN TÍCH

Page 16: Ephata 617

thuộc về nam giới, đơn thuần như “một dụng cụ sản xuất con cái”. Trong cái nhìn của Engels sự nô dịch hoá nữ giới, một cách tự nhiên, giống như tất cả các bất bình đẳng, sẽ chấm dứt một khi các phương tiện sản xuất được chuyển từ tư hữu sang nhà nước. Khi không còn quyền sỡ hữu và không còn khả năng truyền cho đời sau gia tài của cải, nam giới sẽ không còn quan tâm nhận diện con cái nữa. Một kết quả là một khi các điều kiện kinh tế làm hôn nhân trỗi lên, chấm dứt, thì hôn nhân cũng sẽ chấm dứt. Kết thúc lịch sử, tình dục sẽ lại được giải phóng.

Engels tiên đoán rằng cuộc cách mạng sắp đến sẽ giáng một cái tát cho cả gia đình lẫn luân lý tình dục trưởng giả chống đỡ nó. Trong tương lai xã hội chủ nghĩa này, ”gia đình đơn nhất hết còn là đơn vị kinh tế của xã hội” và sẽ dẫn đến “sự tăng trưởng dần dà của sự giao hợp không bị giới hạn”. Hiển nhiên Freud không phải là người đầu tiên gợi ý rằng tình dục là điều mà con người thật sự theo đuổi kiếm tìm.

Bất kể những khiếm khuyết của lý thuyết của ông, Engels ít nhất có thể thấy trước về những phân nhánh của nó: chủ nghĩa xã hội tiến tới, gia đình lùi dần. Khi những công việc nuôi dạy con cái, chăm sóc người già và làm ra tiền được nhà nước tiếp thu, ngày càng ít lý do còn lại để một người nam và một người nữ thành lập một khế ước bền lâu.

Trong những chuyến đi tới các quốc gia Cộng Sản, tôi đã bị đánh động bởi sự việc là thái độ của chúng ta đối với việc giáo dục trẻ em phù hợp một cách sát sao biết bao với các phương pháp của cộng sản. Tuy nhiên có sự khác biệt này: dưới Chủ Nghĩa Cộng Sản, hàng triệu bà mẹ bị ép buộc phải làm việc bên ngoài gia đình và phải gửi con cái họ cho những cơ sở của nhà nước.

Trong thế giới tự do, nhiều người trong chúng ta làm điều này do lựa chọn của riêng chúng ta. Khi con cái từ tuổi lên ba ăn hai bữa hoặc nhiều hơn với những người lạ, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi cha mẹ thấy khó khăn trong việc kiểm soát mức độ lòng trung thành vốn được cho là hiển nhiên. Con cái cần số lượng thời giờ hơn là “giờ chất lượng”, và khi nhà cửa trống vắng, thì con cái chuyển các bổn phận của chúng sang nơi khác, thông thường là cho những người ngang hàng với chúng.

Những cậu trai và cô gái sớm bị đặt vào các cơ sở nhà nước, trở thành mồi béo bở cho cái được gọi là “văn hoá giới trẻ” – gồm nhạc pop, áo quần đắt tiền và những thú tiêu khiển thô bỉ theo ý đồ của các tập đoàn để tạo một thị trường dễ dãi. Khi người mẹ phải làm việc, thì việc nuôi nấng con cái cũng trở nên khó khăn hơn. Thực tế, những đòi hỏi của công việc có thể đi đến chỗ xem ra là trò đùa khi được đặt bên cạnh tư cách làm cha làm mẹ.

Đối với ngày càng nhiều phụ huynh, các hy sinh tại nhà xem ra chỉ đem lại một sự đền đáp nghèo nàn. Hẳn nhiên các bà mẹ trẻ không có lựa chọn nào hơn là làm việc ngoài nhà, nhưng nhu cầu này khó khăn lắm mới trở thành tiêu chí. Gia đình phải hơn chỉ là một trạm cuối xe buýt nơi các kết nối với những nơi đến khác được thực hiện. Nó phải quay lại thành một trung tâm cho sinh hoạt đầy ý nghĩa. Giáo dục, việc làm, cầu nguyện, sự chăm sóc và trò chơi là những chức năng chính yếu thuộc về gia đình được xếp đặt một cách thích hợp. Việc phục hồi sức mạnh của gia đình tuỳ thuộc vào khả năng của nó, kế đến là giành lại vị trí từ các lực nên ngoài mà các hoạt động của nó đã bị chuyển sang.

Viết cho thế hệ sau Marx và Engels, Đức Thánh Cha Lêô XIII hiểu rất rõ rằng những gì đang bị đe doạ trong trận chiến chống lại Chủ Nghĩa Xã Hội. Tân Sự ( Rerum Novarum – 1891 ) để mắt đến không chỉ các quyền của người lao động, mà còn đến sự tồn tại của gia đình người thợ thuyền. Cả hai đều có các quyền vốn có nền móng trong tự nhiên và được lộ cho thấy. "Xin chú ý, vì thế gia đình hoặc đúng hơn xã hội của gia đình này, một xã hội quả là rất nhỏ bé, nhưng là một xã hội thật sự và có trước bất cứ một xã hội có tổ chức nào !”

Sự phẫn nộ của các cặp vợ chồng cần phải được gợi ở nguy hiểm hiện tại mà hạnh phúc của họ đang phải đương đầu. Sự bình đẳng và sự bổ sung trên thực tế có thể sống chung trong một sự kết hợp may mắn. Người Kitô hữu đơn thuần không cần phải chấp nhận rằng bình đẳng phải ( theo như từ ngữ chủ nghĩa Marx ) bị giảm thiểu chỉ còn là bằng nhau về đồng lương và cơ hội đồng đều để có giấy phép tình dục.

Trong đợt sóng đầu tiên tấn công vào gia đình, không có bất cứ dấu hiệu sự phụ thuộc lẫn nhau nào được nhìn thấy như là một đe doạ đối với tự do. Những kẻ hoạt động chống lại gia đình đã nhấn mạnh rằng việc phục tùng một hợp đồng độc quyền là một sự hy sinh tự do ý chí. Như Simone de Beauvoir đã khẳng định, trong hôn nhân, ”người đàn ông và vợ cùng nhau trải qua sự áp bức của một cơ chế mà họ không lập ra”.

16

Page 17: Ephata 617

Không cần phải nói, sự áp chế này – mà nam giới và nữ giới chịu đựng nhiều nhất – không phải là kết quả của hôn nhân, mà là kết quả của những lời hứa bị đổ vỡ. Ngay cả qua những chỉ số tẻ nhạt dường ấy như là sự giàu sang, sức khoẻ và hạnh phúc được báo cáo, một núi nghiên cứu khoa học xã hội đã từ lâu lật ngược sự khôn ngoan phổ biến của những cuốn tiểu thuyết giật gân thập niên 1960, như The Second Sex ( giới tính thứ hai ) và cuốn Feminine Mystique ( Nữ tính kỳ bí ) của Betty Friedman. Cũng như nam giới, phụ nữ chỉ đơn thuần phát triển tốt hơn trong hôn nhân. Họ chịu ít trầm cảm hơn, được bảo đảm hơn vế mặt tài chính và trải nghiệm hơn sự giao hợp thoả mãn (để có thêm chứng cừ, xin đọc cuốn The Case of Marriage của Linda Waite và Maggie Gallagher ). Ngay cả ngày nay, nhiều thập niên sau cuộc tấn công vào lý tưởng của gia đình hạt nhân chỉ có cha mẹ và con cái, chỉ có 8% nữ giới nói họ hy vọng vẫn chưa kết hôn. Chẳng có gì phải nói thêm về đợt sóng đầu tiên.

Đợt sóng thứ hai cũng chấp nhận lập luận của Chủ Nghĩa Marx rằng công bằng đòi buộc sự bình đẳng tuyệt đối về vật chất.Nhưng tiếp theo, ngón tay đang vẫy lại hường từ những người đàn ông sang trẻ em. Nếu nữ giới muốn có tình dục với nam giới ( theo dòng suy tư này ), thì họ phải không bị trách phạt với con đẻ ngoài ý muốn.

Phần nhiều, việc ngừa tránh thai nhân tạo được coi là vòng đai phòng thủ thứ nhất, nhưng từ ban đầu, nạo phá thai đã luôn là sự hỗ trợ. Sự kết nối giữa ngừa tránh thai, bình đẳng kinh tế và tiếp cận với nạo phá thai được thực hiện công khai năm 1992 do Toà Án Tối Cao Hoa Kỳ phán quyết về Kế Hoạch Hoá Gia Đình chống lại Casey, vốn bảo vệ phán quyết năm 1973 trước đó ủng hộ nạo phá thai trong vụ Roe chống lại Wade bằng những lời đáng ghi nhớ này:

Hạn chế của luật Roe về quyền lực của bang không thể bị bác bỏ mà không có sự bât công đối với những người mà, đã hai thập niên phát triển kinh tế và xã hội, đã thiết lập những quan hệ tình dục và đã có những chọn lựa vốn xác định quan điểm của họ về nhau và vị trí của họ trong xã hội, dựa vào tính hiệu lực của việc phá thai trong trường hợp ngừa tránh thai thất bại. Khả năng để nữ giới tham gia một cách bình đẳng vào đời sống kinh tế và xã hội của quốc gia này đã được tạo thuận tiện nhờ khả năng kiểm soát đời sông inh sản của họ.

Sự dung thứ nạo phá thai được hợp pháp hoá là hậu quả nghiêm trọng nhất theo sau một khi người ta chấp nhận ngừa tránh thai, nhưng không chỉ một mình nó. Năm 1930, Anh Giáo là tổ chức Kitô Giáo đầu tiên tán thành việc sử dụng ngừa tránh thai nhân tạo. Và tiếp theo từ điều này, nguyên Tổng Giám Mục Canterbury, Rowan Williams, cũng lưu ý rằng nói đồng ý với bao cao su là đánh mất quyền lên án thói giao hợp qua hậu môn. Tách tình dục khỏi việc sinh sản và những kết hợp đồng tính trở nên tương đương với những kết hợp giữa hai người khác phái. Để đạt mục đích này, Williams đã kết luận:

Trong một Giáo Hội chấp nhận tính hợp pháp của ngừa tránh thai, thì việc lên án tuyệt đối các quan hệ giao hợp đồng tính phải dựa trên hoặc là một triển khai chính thống trừu tượng một số văn bản Kinh Thánh rất mập mờ, hoặc là dựa trên một giả thuyết mơ hồ và không Kinh Thánh về sự bổ túc tự nhiên, được áp dụng một cách tỉ mỉ và lỗ mãng cho sự phân biệt về thể lý mà không quan tâm đến cac câu trúc tâm lý.

Lôgic của vị Tổng Giám Mục Anh Giáo là có cơ sở, tất nhiên – bao lâu mà người ta còn chấp nhận giả thuyết này. Trong một Giáo Hội đã chấp nhận ngừa tránh thai, thì việc khiển trách các kết hợp đồng tính nam đúng là độc đoán. Mặc dù các tín hữu Công Giáo Rôma nay

đứng trơ trọi một mình như là khối Kitô Giáo duy nhất đồng thanh bác bỏ ngừa tránh thai nhân tạo, trước khi mọi khối Kitô Giáo năm 1930 – và nhiều tổ chức tôn giáo khác – chống lại nó như là một sự sỉ nhục đối với nhân phẩm. Việc đình triệt sản tạm thời hay vĩnh viễn một người nam hoặc một người nữ khoẻ mạnh không chỉ làm mất giá trị hành vi vợ chồng, mà còn hủy hoại sự kết hợp này như nó vốn là. Như Mahatma Gandhi đã cảnh báo năm 1925: ”Tôi thúc giục những người ủng hộ các phương pháp kiểm tra sinh đẻ nhân tạo hãy xem xét các hậu quả. Bất cứ sự sử dụng rộng rãi nào các phương pháp này cũng sẽ dẫn tới việc sự tan rã của giao ước hôn nhân”.

Trong bất cứ sự kiện nào, phong trào ưu sinh và chống lại sinh sản do Margaret Sanger ( 1879 – 1966 ) phổ biến và được duy trì qua Kế hoạch hoá gia đình, đã thành công áp đảo đến nỗi sẽ đòi hỏi nỗ lực to lớn để đánh thức những sức tưởng tượng của giới trẻ về một thế giới nơi mà con cái không bị coi như là một gánh nặng xã hội và kinh tế. Sự chuộc tội nào sẽ bị đòi buộc đối với sự tàn sát hàng loạt những con cái bé nhỏ của chúng ta, thì quả là khó lòng tưởng tượng được. Ngoài sự làm cho lương tâm

17

Page 18: Ephata 617

của mỗi chúng ta nên chai đá, chúng ta nay chỉ mới bắt đầu chịu những cái giá xã hội cho việc sát hại. Châu Âu đã bước vào mùa đông dân số, những gì Trung Quốc sẽ trải nghiệm một khi ảnh hưởng đầy đủ của việc quét sạch một thế hệ con gái được cảm nhận, người ta khó lòng mà đoán được. Trước hết hướng về chống lại nam giới và sau đó chống lại con cái, ngày nay đợt sóng thứ ba của cuộc tấn công vào gia đình nhắm trực tiếp tới nữ giới.

Chính từ đợt sóng thứ ba mà những tuyên bố về giới tính ngày càng kỳ dị hơn đang được loan báo và lời khẳng định kì dị nhất trong mọi khẳng định là: giới tính là viễn vông. Với một thế hệ, sinh viên năm thứ nhất đã học lẫn tránh một cách ngoan ngoãn khi được nói rằng “giới tính” là một giải thích xã hội. Từ ngữ giới tính nhắc tới một khái niệm xã hội. Nhưng chỉ duy nhất các từ mới có giống đực, giống cái, thậm chí cả giống trung tính: con người có giống đực và giống cái. Những người đấu tranh nữ quyền ( và nhiều Kitô hữu ) quen biện luận cho quyền đi bầu của nữ giới trên bình diện mà nam giới và nữ giới chia sẻ một bản chất chung. Nay họ khẳng định một tính phi lý nữ tính rõ rệt và mặc nhiên phủ nhận một bản tính con người chung.

Vế số điẻm ghi được này, mũi nhọn của phong trào nữ quyền đã đi được những khoảng cách mênh mông kể từ cuốn A Vindication of the Rights of Women ( Một xác minh Nữ Quyền, 1792 ) của Mary Wollstonecraft. Nhìn chung, ngày nay những người đấu tranh nữ quyền đã thay đổi chiến lược về căn bản các tuyên bố của họ đi theo những kiểu cách gần đây nhất của triết học hậu hiện đại. Như thế, học giả được hoan nghênh rộng rãi, Luce Irigaray, bênh vực tình trạng đặc quyền của nữ giới không phải trên nền tảng lý trí, mà là trên căn bản chối từ lý trí.

Hãy kể ra một ví dụ, trong tác phẩm This Sex Which Is Not One ( Giới tính này vốn không phải là Độc Nhất ) của Bà, chúng ta nghe thấy rằng “Những lời của nàng là những lời mâu thuẫn, ở mức độ nào đó điên rồ ngay từ quan điểm về lý trí, không thể nghe được đối với bất cứ người nào nghe họ với những toạ độ làm sẵn, với một tập hợp các chuẩn mực được soạn thảo đầy đủ trong tay”. Bất cứ điều gì tác giả này mong khẳng định, bà tỏ ra từ chối cho nữ giới chia sẻ tính hợp lý với họ. Đây là điều đáng tiếc nhất. Với một điều, không tham gia vào lý trí, có rất ít để đặt nền tảng cho nguyên lý bình đẳng giữa các giới.

Cũng tương tự, việc lập luận rằng nữ giới tham gia vào những “sự hợp lý” khác nhau, chỉ có thể làm giảm bớt hạnh phúc của nữ giới – vì đa số ước ao chia sẻ một thứ tình thân nào đó với nam giới. Một thế giới trong đó ngững người nam và những người nữ không cùng chia sẻ một lý trí chung, có khả năng khiến cho một số đồng tính nữ cảm thấy thoải mái hơn;nhưng nó sẽ có thể là thế giới nhỏ hơn nhiều để hưởng thụ, mà không có tình thân có ý nghĩa giữa anh chị em giữa vợ chồng, giữa mẹ và con trai. ( Irigaray ít ra cũng dường như tin rằng hạnh phúc của một phụ nữ được đáp ứng tốt hơn khi tách khỏi gia đình ). Không mong bị phân loại bởi những cái nhãn làm sẵn những nhận dạng đồng tính, khác giới tính hoặc chuyển giới, Irigaray đề xuất cái đã được đặt cho tên là “thú nhục dục đa hình thái”. Việc xây dựng những nhà vệ sinh công cộng sẽ không bao giờ giống nhau.

Nếu ý thức hệ giới tính được chấp nhận, không chỉ những phòng thay quần áo ( có tủ khoá ) sẽ bị tháo đi; gia đình cũng sẽ như thế. Các Kitô hữu, tín đồ Do Thái Giáo, tín đồ Hồi Giáo và những người bảo thủ cựu trào, đã mở rộng quá nhiều sự bao dung đối với những người thiết kế giới tính. Như Đức Thánh Cha Biển Đức 16 nhận định gần đây trong bài giảng Lễ Giáng Sinh, khái niệm gia đình thực sự và sự an toàn của con cái mới là vấn đề. "Nhưng nếu không có một tính hai mặt được quy định trước về người nam và người nữ trong công cuộc tạo dựng, thì gia đình cũng không còn là một thực tại được công cuộc tạo dựng thiết lập. Cũng vậy, đứa con đã mất vị trí nó đã chiếm cho đến nay và phẩm giá gắn liền với nó”.

Chúng ta phải hiểu những đợt sóng ấy như thế nào ? Chúng ta bắt đầu gỡ bỏ thiệt hại đã xảy ra trong cuộc chiến trướng lỳ chống lại gia đình này ra sao ?

Trong đoạn cuối của loạt bài này, tôi xin đưa ra một ít gợi ý.

Có ba đợt tấn công chống lại gia đình:

1. Sự khẳng định rằng hôn nhân nô lệ hoá. 2. Rằng con cái là gánh nặng và…3. Rằng sự khàc biệt về giới tính là ảo tưởng.

Phải trả lời thế nào ? Tôi mong kềt thúc câu chuyện ngắn của chúng ta bằng việc suy tư không quá nhiều như thế về một giải quyết bằng hành động, mà là về cách làm sao chúng ta nên đổi mới lối suy nghĩ.

18

Page 19: Ephata 617

Trước hết, cuộc tấn công đương thời trên gia đình giả định trước những gì ? Thường xuyên, ở gốc rễ của những cuộc tấn công này trên gia đình ẩn một sự đồi bại của cái mà Đức Gioan-Phaolô 2 đã gọi là “ý tưởng và kinh nghiệm của sự tự do”. Trong phân tích của cố Giáo Hoàng, việc những ý tưởng này nằm bên dưới và những cơ chế xã hội và kinh tế ủng hộ chúng là một khái niệm về tự do được hình thành không phải như là một khả năng thực hiện chân lý, ”mà như là một khả năng độc lập tự nhận thức về bản thân ( Familiaris Consortio 6 ).

Thay cho một khái niệm như vậy và được thực hiện qua những quy tắc ứng xử và tập tục phù hợp với gia đình, người nam và người nữ hợp nhất trong hôn nhân được kêu gọi để thể hiện tình yêu tự hiến của Chúa Kitô. Khó lòng có thể có được một chứng từ lôi cuốn về tình yêu tự trao hiến hơn là một gia đình đang cầu nguyện.

Kế đến, các Kitô hữu sẽ phải lượng giá lại ý niệm về bình đẳng, khởi đầu với đơn vị đo lường của nó. Rõ ràng, cả sự giảm bớt chiều cao của nam giới lẫn gia tăng trọng lượng của nữ giới cũng không kể đến. Bình đẳng thường được đo lường bằng quyền bầu cử, bằng lương tướng, bằng đề bạt – nói cách khác, theo một số tiêu chuẩn chính trị hoặc kinh tế. Ngay cả chấp nhận lúc này một khái niệm hoàn toàn duy vật về bình đẳng, thì đó là một thời gian dài kể từ khi chúng ta đi qua bình đẳng cơ hội đến sự cần thiết thực tiễn phải thích nghi.

Vượt qua Marx, với các tín hữu Công giáo, hạnh phúc không được đo lường chủ yếu bằng việc coi tài chính như nhân tố quyết định mọi thứ. Nhân đức là một tiền tệ bền vững và ổn định hơn rất nhiều. Đó thực sự có phải là trường hợp mà đa số phụ nữ thấy hạnh phúc tại văn phòng hơn là ở nhà ? Cứ cho là những kết quả độc hại của sự sắp đặt xã hội nay đã hiển nhiên, thì có một cái thoạt nhìn đã thấy là chứng cứ rằng việc theo đuổi sự bình đẳng trừu tượng được xác định như thế chống lại hạnh phúc của cả hai giới và con cái chúng ta. Đáng chú ý là nữ giới không ngừng nói rằng họ không tìm thấy nguồn gốc sự thoả mãn lớn lao nhất của họ từ công việc bên ngoài nhà. Sở thích này càng được đánh dấu nơi các phụ nữ có con cái.

Trong một nghiên cứu Pew gần đây, khi các bà mẹ có con cái dưới 18 được hỏi về nguồn hoàn thành quan trọng nhất của họ, thì 51% đã kể ra các quan hệ của họ với con cái họ; 29% kể ra những quan hệ của họ với chồng hoặc người chồng trong hôn nhân thực tế, trong khi chỉ có 1% kể ra công ăn việc làm hoặc sự nghiệp. Tại sao nó đã trở thành sự mong đợi mà nữ giới không thể được phát huy hết năng lực trong nhà ? Hôn nhân và bài dạy Giáo Lý tuổi thiếu niên trong lãnh vực này phải chuyển sang thế công.

Suốt thế kỷ 20 đã có một sự đổi mới tư duy về ơn gọi gia đình, gồm cả lối nghĩ về vai trò nữ giới. Đức Giosn-Phaolô 2 đã lưu ý rằng, trong khi việc mở rộng tiếp cận công việc công khai theo một số ý nghĩa nào đó là một thành tựu đích thực, thì không phải không có mất mát. Suốt trong các bài viết của Đức Gioan-Phaolô 2, như trong Tông Thư Mulieris Dignitatem ( Phẩm giá phụ nữ ) và Letter to Families ( Thư gửi các Gia Đình ) của Người, Đức Thánh Cha chỉ ra rằng nam giới và nữ giới chỉ tiến tới sự phát triển thật sự của họ qua tình yêu tự hiến.

Nơi nữ giới, việc tự trao ban được thực hiện một cách rõ ràng qua việc nuôi dưỡng một đứa con. Từ đó, tình mẫu tử nơi nữ giới ( vốn cũng có thể được diễn tả trong việc nuôi dưỡng các con cái thiêng liêng ) cần được tôn vinh cả trên những cống hiến được thực hiện trong các lãnh vực chính trị và kinh tế ( Mulieris Dignitatem 18 ). Đáng tiếc, ngày nay vai trò làm mẹ đã bị nhạo báng đến nỗi nhiều người thấy việc chăm sóc gia đình tại nhà vừa không hấp dẫn lẫn không thể được. Một xã hội nơi chính quyền tạo dễ dãi cho ly dị và khó khăn cho các bà mẹ ở nhà thì không tỏ ra tiến bô, mà là đang chất dần mòn. Đức Gioan-Phaolô II đưa ra lý lẽ rằng “xã hội phải được cơ cấu theo một cách sao cho các bà vợ và các bà mẹ trong thực tế không bị bắt buộc phải làm việc bên ngoài nhà” ( Familiaris Consortio 23 ).

Đây không phải là một hy vọng phi hiện thực. Các luật lệ có thể chấm dứt việc gây bất lợi cho các phụ nữ ở nhà. Như một xuất phát điểm: miễn giảm thuế liên bang và địa phương lớn hơn có thể được hướng lại đối với các gia đình có con cái ăn theo; quy vùng các luật lệ có thể cho phép sử dụng lớn hơn nhà cửa như là một nơi làm việc; các gia đình dạy học tại nhà có thể được giảm một phần thuế bất động sản nào đó; và những thứ đại loại như thế.

Quan trọng hơn hết, các phụ nữ và chống họ sẽ phải tái khám phá vẻ đẹp của thiên chức làm mẹ. Vừa qua một cặp vợ chồng mà chúng tôi biết, đã tìm kiếm lời khuyên từ Linh Mục Anh Giáo của họ để hỏi liệu họ có nên thử có mang đứa con thứ ba hay không. Vị Linh Mục này khuyến khích họ làm như thế, trong khi ngài đã cố vấn cho nhiều phụ huynh – vốn hối tiếc vì không có thêm con cái – ngài chưa hề gặp một cặp vợ chồng nghĩ rằng họ đã nuôi dưỡng quá nhiều con cái. Tuy vậy, rất ít cặp vợ chồng muốn tiếp tục con đường này, khi cả hai cha mẹ theo đuổi một nghề làm toàn thời gian ở vào tuổi ba mươi.

Con cái là một phúc lành; chào mừng con cái đòi hỏi chúng ta điều chỉnh thói quen tiêu pha. Nếu chúng ta thực sự nghĩ rằng việc nuôi dạy con cái là một công việc cao quý hơn là tích luỹ của cải, thì có thể những cặp vợ chồng trẻ sẽ phải giảm những hy vọng kinh tế.

19

Page 20: Ephata 617

Tóm lại, các tín hữu Công Giáo sẽ cần học hỏi lại để xử lý tốt không chỉ đối với hôn nhân truyền thống, mà còn cả với việc có nhiều con cái. Vì không chỉ có sự phát triển con người đòi hỏi một kinh tế lành mạnh và một xã hội có tổ chức ổn định; nó còn đòi hỏi tình yêu. Và không có con đường nào tốt hơn để học biết làm sao để yêu thương hơn là trong một gia đình mở rộng cho sự sống.

Những gia đình đông người có thể thúc đẩy sự thánh thiện vì nhiều lý do. Đối với các phụ huynh, đây là ba lý do: ngủ ít hơn, chi tiêu nhiều hơn và làm việc nhiều hơn. Ba lý do lớn này, một số người có thể nói, tất thảy đối với việc chủ tâm tránh có con cái. Và nhiều người làm như thế. Nhưng sẽ không, nếu đích nhắm của bạn là thiên đàng. Quả thật, những hoa trái của tình yêu hôn nhân vốn sản sinh những điều kiện mà các thầy tu và nữ tu phải chấp nhận qua ân sủng ( nghĩa là chấp nhận những lời khuyên khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời ). Có một câu chuyện nổi tiếng từ cuộc đời của Thánh Nữ Têrêxa Lisieux ở Dòng Kín Carmel. Trong Tu Viện, chiếc chuông là tiếng kêu gọi chung giờ cầu nguyện. Sự vâng lời của Thánh Nữ Têrêxa mau lẹ đến độ ngay khi nghe tiếng chuông đàu tiên, ngài bỏ ngay bút xuống, bỏ ngang một chữ đang viết dở dang trên trang giấy. Tiếng kêu của một đứa con giống như tiếng chuông của Thánh Nữ Têrêxa. Nó thường rung lên.

Không còn nghi ngờ gì nữa, việc ở nhà không phải luôn thành công đối với một bà mẹ trẻ. Cũng không phải tất cả các cặp vợ chồng mở ra cho sự sống đều được chúc phúc với con cái. Những sự thiếu vắng này là một nguyên do đau buồn thất vọng cho những phụ huynh như thế. Đáng tiếc, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng nhìn thấy cái được trong những gì mà thời gian qua đã nhận ra như là một sự mất mát. Trong hầu như mọi nền văn hoá con người, những gia đình đông con là một dấu chỉ phúc lành. Theo Giáo Lý, họ vẫn là: "Kinh Thánh và thực hành truyền thống Giáo Hội nhìn thấy nơi những gia đình đông con một dấu chỉ Chúa chúc phúc lành và sự quảng đại của các phụ huynh” ( Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo 2373 ).

Con cái chúc phúc cho cha mẹ và họ hàng, vì chúng giữ niềm vui dễ lây truyền; con cái chúc phúc cho các anh chị vì chúng mang đến tình bạn gần gũi; con cái chúc phúc cho cha mẹ, trên hết là vì chúng biến cha mẹ thành người lớn. Không như bất kỳ quà tặng nào khác, một đứa con nhỏ mới mang đến cho cha mẹ cơ hội lớn lên trong tình yêu. Việc trao đổi những quà tặng như vậy chỉ có thể có được khi một người nam và một người nữ mở rộng lòng mình ra với sự sống mới. Giáo Hội tiếp tục quý trọng những ai làm như thế.

Kể từ khi Chủ Nghĩa Marx ra đời vào nửa thế kỷ 19 cho đến khoảng năm 1980, người ta gần như hoàn toàn thừa nhận rằng nghiên cứu khoa học xã hội là bạn của các nhà thiết kế xã hội khuynh tả. Rất đông các khoa học xã hội đã chọn giả thuyết của Marx, rằng các quan hệ xã hội không mang đặc điểm bình đẳng vật chất hoàn toàn thì đều là bất công. Nghiên cứu bằng thống kê và thực nghiệm được chào đón như những phương tiện để nhổ bật thành kiến và tính phi lý mà các cơ chế truyền thống được đặt nền móng trên đó. Trên hết, – lập luận tiếp tục – gia đình, và cùng với nó là những vai trò của nam giới và nữ giới, sẽ có thể được phơi bày như không có chỗ dựa trong tự nhiên.

Tất cả những điều này đã thay đổi. Nhiều nhà xã hội học vẫn trung thành với các chính sách cơ bản. Nhưng sự kiểm soát của họ về ngành này đã được nới lỏng. Từ nhiều năm qua cho đến nay, các nghiên cứu khoa học xã hội liên quan đến gia đình đã giúp soi sáng “những mặt mạnh, tính không thể thay thế được của gia đình”. Trả lời cho Engels, de Beauvoir, MTV và công ty, bài dạy Giáo Lý sẽ phải sử dụng một cách tự tin hơn sự nghiên cứu phong phú có được trên những lợi ích gia đình mang lại. Như lý trí và mạc khải làm chứng, sự kết hợp những con người được đặt nền tảng không phải trên sự bình đẳng trừu tượng, mà là trên một sự sẵn sàng tự nguyện phục vụ Chúa Kitô nơi nhau. Trong sự canh tân nền văn hoá Công Giáo, cuộc chiến đấu bắt đầu tại nhà, trên đầu gối uốn cong.

Nguyên tác: THE LONG WAR AGAINST THE FAMILY, bản dịch của Jos. NGUYỄN THẾ BÀI

20

Page 21: Ephata 617

 (*) Ryan N.S. Topping là một nghiên cứu sinh của Trường Cao Đẳng Khoa Học Nhân Văn Thomas More. Có bằng tiến sĩ thần học từ Đại Học Oxford. Tác giả cuốn Rebuilding Catholic Culture: How the Catrchism Can Shape Our Common Life ( mà bài viết trên đây được trích ra ).

CỨU CHUỘC NHỜ TÌNH THƯƠNG YÊU CÔNG CHÍNHƠn Cứu Chuộc và lời cầu Chúa xót thương

Tham dự Tiệc Thánh, ta thường dâng lên Chúa lời kinh mai như sau:

“Lạy Chúa, xin dủ tình thương xót chúng con,Lạy Đức Kitô, xin dủ tình thương xót chúng con”.Với từ điển Oxford khổ nhỏ, lòng xót thương đã được định nghĩa, như sau:

“Xót thương là: lòng trắc ẩn độ lượng vẫn phú ban cho người không quyền lực, đặc biệt là những người phạm lỗi, hoặc ai đó, tuy không đòi hỏi nhưng vẫn được đối xử tử tế tốt lành, cả vào trường hợp có sự cung kính rất trông mong.”

Vì trông mong, nên người người vẫn tự đặt mình luôn sẵn sàng hứng nhận lòng từ bi, trắc ẩn từ Đức Chúa với lòng tin tưởng vượt bực, như kẻ phạm lỗi trước phiên toà xét xử về sự công bằng nơi nhân loại.

Từ vựng “Mercy” bên tiếng Anh, xem ra như còn đề nghị nhiều điều vượt cả sự công minh chính trực, vượt lằn ranh giới hạn tình xót thương bình thường, nữa. Nơi Phụng Vụ, ta còn nghe biết lời cầu Chúa xót thương, như ở câu: “Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con !” Thương xót đây, mang ý nghĩa một đợi trông rất cẩn trọng. Cẩn trọng để Chúa xót thương những người cầu khấn được miễn chuẩn, không đòi phải sống tốt đạo đẹp đời, mới được thế.

Ở Sách Thánh, từ vựng “xót thương”, cũng ít thấy. Đúng hơn, ta chỉ thấy sự tin tưởng trọn vẹn vào Đức Chúa là Đấng thương yêu con người vẫn rất mực. Và Ngài sẽ còn yêu thương ta mãi đến muôn thuở, muôn đời. Với Thánh Vịnh 25, người cầu khấn vẫn đưa vào lời kinh đêm, những câu nói thân thương, như sau:

“Lạy Chúa, xin nhớ lại nghĩa nặng với ân sâu Ngài từng biểu lộ từ muôn thuở muôn đời.” ( Tv 25, 6 ) Xem thế thì, đây là chuyện Chúa vẫn gần cận, thân thương với con người. Ngài vẫn tỏ lòng từ ái

thủy chung với họ từ ngàn đời; và lòng nhân ái ấy sẽ còn kéo dài mãi đến thiên thu. Nơi lời kinh đêm hôm trước, người người lại vẫn dâng lên Chúa lời cầu khấn thân thương, như sau:

“Tuổi xuân trót dại bao lầm lỗi, xin Ngài đừng nhớ đến, nhưng xin lấy tình thương mà nhớ đến con cùng” ( Tv 25, 7 ).

Lầm lỡ, trót dại thời son trẻ, thật ra chỉ là đốm sáng hiện trên màn hình của thời bé bỏng đã qua trong dĩ vãng, không thể nào khiến Chúa bận tâm chia trí, hoặc lo ra được. Bởi thế nên, lời kinh hôm nào lại vẫn nhắc:

“Xin Ngài đừng nhớ đến những lỗi/tội con trót phạm, nhưng hãy lấy tình thương yêu mà nhớ đến con cùng.”

"Tình thương đây", tiếng Do Thái gọi là “hesed”, tức lòng từ ái, mẫn cảm kéo dài đến thiên thu, vạn đại. Tiếng Aram xưa, gọi đó là “rahamim”. Còn tiếng Latinh, lại dịch là lòng mẫn cảm đầy thương xót. Sách Thánh bản Vulgata có chữ “Douai” ý nói lòng trắc ẩn, độ lượng. Tiếng Do Thái sử dụng từ vựng này ở số nhiều, là do từ thuở ban sơ thời nguyên thủy đã có từ vựng mang nhiều nghĩa, như: tình dịu hiền êm ả, sự tử tế tốt lành, lòng mến thương độ lượng, nhiều trắc ẩn. Thế nên, từ vựng “Mercy” ở tiếng Anh không bao hàm nhiều nghĩa đến độ thế.

21

CÙNG TÌM HIỂU

Page 22: Ephata 617

Một số dịch giả Kinh Thánh bản 70, khi xưa cũng tìm cách dịch chữ “oiktimoi” ở tiếng Hy Lạp cho đúng văn bản gốc, nhưng bản dịch chính lại ghi là “lòng dạ đầy trắc ẩn”. Thánh Vịnh lại có câu: “Hãy đem nó vào lòng dạ xót thương đầy trắc ẩn”.

Tác giả Tyndale gọi đó là “lòng trắc ẩn dịu êm”. Còn Thánh Giacôbê khi trước, lại nói đến đặc tính cảm thông từ Đức Chúa. Nên hỏi rằng, thật ra thì lời kinh hôm dâng Chúa ở Tiệc Thánh như câu: Kyrie Eleison, Christe Eleison thật ra mang ý nghĩa gì ?

Tình yêu qua kinh nghiệm chú giải của Lm. Christian Duquoc

Những điều nhắc đến ở trên có nói về tình thương yêu cách chung chung, hoặc có bàn về loại hình mến mộ Chúa vẫn tỏ lộ cho con người chứ ? Phải chăng, ta có nói cho nhiều cũng diễn tả không đủ tình Chúa thương yêu con người và sự công minh Ngài vẫn có, đúng thật là một ư ? Nhưng vấn đề là hỏi rằng: làm sao lại như thế ?

Lm. Christian Duquoc cũng từng đặt câu hỏi: Đức Giêsu là Ai ? Ngài thương yêu con người đến độ nào ?

Đức Giêsu xưa vẫn phán: thời buổi đã mãn. Thế nên ngay từ đầu, Ngài cũng không đặt nặng những gì tuỳ thuộc vào “thời buổi” theo hướng cơm áo gạo tiền, hoặc theo nghĩa chính trị và quyền bính nơi đạo giáo như trình thuật cơn cám dỗ đầu lúc Chúa khởi sự cuộc sống công khai đời rao giảng. Buổi đầu đời, Ngài không nhấn mạnh đến những gì khả dĩ khiến ta làm lại cuộc sống; hoặc: cải thiện lịch sử cách triệt để, nào hết. Ngài cũng chẳng nối kết với bất cứ đường lối diễn giải lịch sử nào hết. Giả như ta nhận ra những điều như thế về Đức Giêsu, hẳn ta cũng không còn cách nào sử dụng viễn ảnh lịch sử như đường lối chính thức để hiểu rõ Ngài. Ta cũng chẳng tài nào hiểu được ý nghĩa của sự việc giải phóng hoặc chính đạo giáo nữa. Điều này có ý bảo: Đức Giêsu đã tách rời khỏi mọi thứ đạo giáo, hoặc theo cung cách lịch sử từng nhận thức và thực hiện, cho đến nay.

Các phòng trào này nọ của lịch sử hoặc đạo giáo vẫn chỉ tương đối thôi. Tương đối cả về thành quả lẫn thất bại. Thiên Chúa là Đấng siêu việt, Ngài khác hẳn mọi thứ như thế. Do khác biệt, nên Ngài có khả năng ở với nhân loại cả vào lúc con người thành công lẫn thất bại. Mà Ngài cũng chẳng cần dựa vào thành quả hoặc thất bại để đánh giá con người. Ngài ở với con người, cả trong bản chất rất thường tình của họ, chẳng cần họ thành công hay thất bại.

Đức Giêsu lâu nay sống thực bằng nhận thức rằng: tất cả những gì diễn tiến trong lịch sử và cuộc sống con người, và Ngài coi đó như những “mảnh vụn nhỏ”, tức một thứ gì đó không hoàn tất. Ta nói thế vì con người không biết đó là thứ gì, bởi ta không thấy và cũng chẳng nắm bắt được phần tổng thể của những thứ như thế. Trong khi đó, Chúa lại trực tiếp có cảm quan về một Thiên Chúa rất khác biệt. Ngài có trực cảm là ta phải làm sao để các mảnh vụn vẫn cứ là mảnh vụn. Ta không có khả năng tạo quan niệm hoặc hoàn tất “tổng thể” ấy hầu để nó ăn khớp với những mảnh vụn như thế; và làm như thế mới tạo được ý nghĩa cho mọi sự. Ta phải sống sao không cần đến những đó. Và ta còn phải từ bỏ lối sống kết tụ không tưởng đầy ngẫu hứng giống như thế.

Đức Giêsu, thật ra, Ngài không muốn áp đặt bất cứ hình thức xã hội hoặc mẫu mực nào về chính trị, đạo giáo hoặc loại hình biến đổi thiên nhiên, hết. Bởi làm như thế tức là ta đã chống lại nhận thức về “mảnh vụn”.

Đức Giêsu từng học hỏi kinh nghiệm sống tình yêu bí nhiệm ở trong và về các “mảnh vụn” thấp hèn và thô thiển, vốn dĩ không thể trở thành tổng thể hoặc thành phần tổng thể ấy. Đó chính là “tình yêu” đơn thuần, bởi chỉ có tình yêu mới tôn trọng bản chất đích thực của “mảnh vụn nhỏ”. Đây, rõ ràng là sự độ lượng nơi Tình Chúa thương yêu ta.

Hồng phúc an lạc, diễn tả uy lực biến đổi đang gần cận bên ta –nơi thế giới gồm những “mảnh vụn nhỏ” có sự độ lượng được kề cận Chúa vốn dĩ gắn liền vào sự thấp hèn và thô thiển. Lịch sử cần gần cận, chứ thật ra không là diễn giải, phát xuất từ điểm tới của những yếu kém này.

Chính các “nơi” này, đích thực là nơi dấy lên một sự sống vượt khỏi mọi khinh miệt và bao lực từ hệ thống quyền lực. Chính bằng việc tham gia vào sự thể như thế, nên các cộng đoàn tín hữu của Chúa

22

Page 23: Ephata 617

Kitô có thể gia nhập Vương Quốc Nước Trời như Lời Ngài diễn tả ở Tin Mừng hoặc gia nhập vào công cuộc Tạo dựng mới, như thánh Phaolô từng xác quyết.

Là tín hữu Đức Kitô, không có nghĩa là sống thụ động, mà là khẳng định một cách chủ động niềm tin của mình rằng mỗi biến cố lịch sử đã trở thành thời điểm cho niềm hy vọng có sự hiện diện của Chúa ở trong và ở với những gì là thô thiển, thấp hèn. Theo nghĩa Chúa diễn tả, thì những gì cần được bênh vực/biện hộ không là lối ra từ thế giới có nền lịch sử và chính trị thực thụ, mà là sự gián đoạn khỏi tầm nhìn của chính nó.

Ơn Cứu Chuộc thành toàn không phải chỉ nhờ duy có sự Thương khó mà thôi – mà sự Thương khó của Đức Giêsu là thành phần phải có trong điều kiện thống khổ của nhân loại và ngang qua lịch sử cũng như tất cả những thứ đó có tác dụng cứu chuộc con người. Tác giả Duquoc rất thích cái tiêu đề do ông chọn khi viết về Ơn Cứu Chuộc, bởi nó đem lại cho toàn thể lịch sử cái gọi là “Bản Giao hưởng được diễn tả cách chầm chậm”.

Chú thích quan trọng:

Tôi vẫn nghĩ: ý niệm về những “mảnh vụn nhỏ” nói ở trên chợt đến từ triết học lãng mạn. Từ cội nguồn, ý niệm này được sử dụng theo nghĩa của “Ánh lửa thần thánh”, sau đó đã trải dài cách rộng rãi. Thoạt đầu, ý niệm này được bắt gặp từ tư tưởng đặc biệt của Kierkegaard, sau đó có Nietzsche và đến thời Simone Weil nó càng hiện rõ hơn chí ít với lập trường/quan điểm của Walter Benjamin, nữa. Tác giả Benjamin đây lại cũng nói rằng các “mảnh vụn” lại đã “bão hoà” và “rực sáng” là yếu tố đảm trách sự vô cùng vô tận; và niềm hy vọng thần thánh về một cứu chuộc không được “xác định cho rõ”. Ở đây, tôi thấy có sự kết nối tư tưởng với tác giả T.S. Eliot, với Joyce, Kafka, v.v...

Phần phụ thêm:

Năm 1999, Lm. Christian Duquoc cũng viết một cuốn sách khác có đề tựa: “Je crois en Eglise. Précarie institutionelle de Dieu, Paris, Cerf.

Ở đây nữa, tác giả vẫn nhấn mạnh lên một điều là: tất cả mọi cơ sở bất kể họ có tìm cách thực hiện mọi sự việc tích cực hay không đều ra điêu đứng/khổ sở về hoạt động khác thường của các thể chế, vì họ cố duy trì tính chính thống của riêng mình. Điều này được lối biện luận về chính kiến mà ta gọi là thần học, vẫn quan tâm chứ ? Tuy nhiên, sự việc tỏ cho ta thấy Thiên Chúa hiện diện ở thế giới là do Ngài tự quyết định như thế, và qua đó Ngài xoá bỏ chính mình Ngài nên như vậy. Thể chế Giáo Hội lại cứ tuyên bố: mình là chứng nhân của một Thiên Chúa như thế. Đúng ra chỉ có Lời Chúa rất khác biệt và không tinh giản được, mới là nguồn gốc và bảo chứng cho việc thực sự mở lòng mình ra để trở thành quà tặng của Thánh Thần Chúa, thôi. Chuyện đạo đức, nơi Đạo Chúa, không có gì là lạ lùng hết, nhưng không là trọng tâm cho các sự thể ra như thế.

Đức Bênêđitô 16 và tông thư "Thiên Chúa là Tình Yêu"

Lâu nay, nhiều người vẫn cố xác định xem ý nghĩa xác thực của ngôn từ khi định nghĩa Tình Thương Yêu, như từ vựng: đức Mến Thương, tình bằng hữu, ái tình, lòng bác ái, v.v… Thánh Kinh, thường tập trung vào lời kinh Shema ở sách luật Torah Do Thái trong đó ghi rõ giới lệnh đầu: “Người phải yêu thương Đức Chúa...” và ở thư thứ nhất chương 13, Thánh Phaolô gửi tín hữu thành Côrintô cũng như thư thứ nhất Thánh Gioan đều đề cập đến Tình Yêu, như thế.

Qua tông thư này, Đức Bênêđitô 16 bàn về sự khác biệt từ ngàn xưa giữa từ vựng Hy Lạp Eros ( Ái tình ) và Agapè ( lòng mến mộ ). Eros, là thứ ái tình thấy rõ nơi tình yêu thương nam nữ đầy dục tính, cứ vươn cao vươn cao mãi để đạt toại nguyện cho bằng được. Trong khi đó, Agapè lại trầm xuống, quyết ra ngoài để đến với mọi người, cũng tựa như sự tách bạch giữa tình yêu đầy chiếm hữu với tình thương yêu mang tính dâng hiến. Từ vựng Eros, tập trung vào chính con người mình, còn Agapè lại là thứ tình mến mộ hướng về người khác, tức tha nhân. Agapè có đặc điểm không đòi điều kiện, là thứ tình thiêng liêng, vô kỷ.

23

Page 24: Ephata 617

Đức Bênêđitô 16 khẳng định rằng: bao lâu Eros và Agapè còn kiếm tìm sự kết hợp đúng cách nơi thực thể là tình yêu đích thực, thì khi đó bản chất thực thụ của tình yêu mới thành hiện thực. Các tầm kích này đều thẩm nhập vào nhau. Tình yêu là thực tại đơn thuần gồm cả hai tầm kích như thế.

Agapè tiếng Hy Lạp, tương đương với từ vựng “Ahaba” tiếng Do Thái, cả hai đều có nghĩa như một khám phá thực thụ về phía bên kia, biết quan tâm chăm sóc lẫn nhau, vẫn kiếm tìm sự tốt lành của phía bên kia, tức của người mình yêu mến. Đó là nhận định không theo nghĩa cảm giác mãnh liệt, nhưng theo nghĩa là cứ xuất hành về phía trước mà cho đi và cho mãi để đến với người khác. Chúa thương yêu chúng ta, là Ngài thương và yêu cùng một kiểu, rất tương tự.

Ở đây ta lại nhớ về sự kiện khi xưa triết gia Aristotle không bao giờ nghĩ, đó là động lực ban đầu hoặc nguyên nhân tiên quyết dẫn đến việc yêu thương ta. Người Do Thái dư biết Chúa thương yêu ta bằng tình yêu rất “con người”. Ngài thương yêu ta rất mực, nên Tình Yêu của Ngài còn được gọi là Eros và tình yêu Ngài hoàn toàn mang tính chất rất Agapè nữa. Chúa có mối tình rất nồng nàn với con dân Ngài. Tình Eros của Chúa đối với con người hoàn toàn là Agapè. Chúa là người yêu vẫn có nơi Ngài trọn vẹn sự đam mê của tình yêu rất thực.

Với tôi, nói thế như thể bảo rằng: việc tháp nhập tình yêu đầy tính chất đam mê vẫn đi vào tình mến mộ Agapè của Thiên Chúa, ít ra là đã cho ta thấy sự công minh chính trực được tháp ghép vào tình yêu thương thần thánh của Thiên Chúa.

Lm. Kevin O’Shea, DCCT, bản lược dịch của Mai Tá ( còn tiếp )

LỬA VÀ NƯỚCChuyện này xảy ra lâu lắm rồi, lâu đến nỗi loài người và cây cối cũng chưa có mặt trên quả điạ

cầu này. Trên trái đất lúc đó sự sống còn rất đơn sơ. Chỉ có vài loại vi khuẩn đơn bào. Thời gian đó nước với lửa là một đôi bạn thân. Tình cảm giữa nước với lửa khăng khít với nhau đến nỗi gió và đất phải “ghen tị”. Tình bạn đẹp giữa nước và lửa duy trì như thế đến hàng triệu năm. Một hôm, lửa mới nói với nước rằng: “Hai chúng ta có mặt trên trái đất này cũng khá lâu rồi, mà nhiệm vụ của bạn và tôi là phải tạo nên và duy trì sự sống. Muốn cho sự sống lâu dài và trải rộng thì chúng ta phải mời anh Gió và chị Đất cùng tham gia. Chị Đất có khả năng cất giữ tất cả các loại hạt giống, còn anh Gió thì có khả

năng đưa những hạt giống đi xa. Như vậy, chúng ta phải đi đến nhà của anh Gió và chị Đất để chia sẻ về vấn đề này”.

Sau khi được sự chấp nhận của anh Gió và chị Đất cho công cuộc kiến tạo sự sống, Lửa và Nước lại bàn thêm: “Các hạt giống được chị Đất giữ khắp mọi nơi, và chúng cần có tôi để bắt đầu sự sống. Vậy bạn có cách nào giúp tôi làm được chuyện đó không ?” Nước hỏi: "Ý của bạn là muốn được bay lên cao để những dòng nước trong người bạn tuôn chảy, và rưới đều khắp tất cả mọi hạt giống phải không ?” – “Ừ, đúng vậy.” – “Chuyện đó không khó đâu, tôi sẽ dùng sức nóng của mình đưa bạn lên trên đó.”

Bàn tính xong, Lửa dùng sức nóng đưa Nước lên cao. Nhận được sức nóng của lửa, Nước từ từ hóa thành hơi và bay lên. Bay lên trên cao nước tạo thành những cụm mây. Nước đã nhờ anh Gió đem những hạt nước trong người mình rưới khắp tất cả những hạt giống được chị Đất đang nâng niu và ôm ấp. Từ khi có những hạt giống, tình tình chị Đất đã thay đổi hẳn. Chị luôn vui vẻ và hát lên những bài ca yêu thương. Chị Đất chăm sóc cho những hạt giống như là một người mẹ đang chăm sóc cho những đứa con thân yêu của mình. Các hạt giống đã từ từ lớn lên. Các hạt giống hiểu và cảm nhận được những tình cảm mà chị Đất dành cho mình. Không biết từ lúc nào, các hạt giống đã gọi chị đất là mẹ – Đất Mẹ.

Ngày qua ngày, với sự chăm sóc cần mẫn và thương yêu của chị Đất, của đôi bạn Nước và Lửa, các hạt giống đã lớn lên rất nhanh. Giờ đây tất cả những hạt giống đầu tiên đều đã trưởng thành. Rồi mỗi hạt giống ấy sinh sản ra nhiều hạt giống con. Cứ thế các hạt giống thế hệ này tiếp nối các hạt giống của

24

CÙNG NGHIỆM SINH

Page 25: Ephata 617

thế hệ trước mà duy trì, lớn lên và phát triển. Anh Gió cũng không quên nhiệm vụ của mình là đưa các hạt giống đi xa và trải rộng. Không bao lâu toàn bộ trái đất được phủ một màu xanh. Rồi muôn thú xuất hiện.

Như vậy là công cuộc kiến tạo sự sống ở trái đất hoàn thành. Tình bạn của nước và lửa càng thắm thiết hơn xưa. Hai người bạn nắm tay nhau, trong phút chốc tan biến vào nhau. Nước và Lửa đã trở thành một biểu tượng đẹp của tình bạn. Bất cứ người nào nhìn vào Lửa cũng đều thấy sự có mặt của Nước. Và bất cứ người nào nhìn thấy Nước cũng đều thấy sự có mặt của Lửa. Nước và Lửa bấy giờ không còn là hai thực tại tách rời nhau. Điều bí mật này trải qua hàng triệu triệu năm nữa đến khi có con người xuất hiện, nhưng vẫn chưa có ai khám phá ra: Nước với Lửa là một.

Bạn là người của thế kỷ 21. Tôi sẽ dành sự khám phá này cho bạn. Không khó lắm đâu, chỉ cần phân tích cấu tạo của phân tử Nước ( 2 hydro + oxi ), bạn sẽ thấy được ngay. ( Hydro là một chất cháy, Oxi là một chất duy trì sự cháy. Nhưng khi chúng kết hợp với nhau thì sẽ tạo thành phân tử Nước như bạn đã biết ).

Những hiện tượng mà chúng ta nhìn thấy dường như chúng có vẻ mâu thuẫn với nhau, chống đối nhau. Nhưng nếu ta chịu khó nhìn sâu hơn chút nữa, ta sẽ thấy rằng chúng có trong nhau như Nước với Lửa vậy. Lửa làm Nước bốc hơi. Nước có khả năng dập tắt Lửa. Nhưng Nước với Lửa vẫn là một. Ngoài Nước chúng ta không thể tìm thấy Lửa. Ngoài Lửa chúng ta cũng không thể tìm thấy Nước.

Chúng ta hãy học cách nhìn này dưới con mắt của khổ đau và hạnh phúc. Chúng ta cũng sẽ thấy tương tự. Bạn sẽ không bao giờ nếm được mùi vị của hạnh phúc nếu như bạn chưa từng khổ đau. Cũng như bạn sẽ không cảm thấy có thức ăn là một hạnh phúc lớn nếu như bạn chưa từng bị đói. Với cách nhìn này, chúng ta có thể biến tất cả những khổ đau của mình thành chất liệu nuôi dưỡng hạnh phúc…

PHÁP NHẬT 

LƯƠNG TÂM GIÁ BAO NHIÊU ?Hà Tam là lái xe chở hàng hóa. Hôm nay, xe đang bon bon chạy trên đường bỗng nhiên "khực"

một cái rồi dừng lại. Hỏng rồi ! Hà Tam xuống xe đến bên vệ đường vác hai hòn đá to chặn bánh sau lại rồi chui vào gầm sửa xe. Khoảng hơn hai tiếng đồng hồ thì xong. Hà Tam lên xe nổ máy chuẩn bị đi tiếp.

Đúng lúc đó có một ông lão chăn bò bên cạnh đường chạy đến đập đập tay vào cửa xe, nói rất to: "Này anh lái xe, anh đánh rơi đồ kìa !" Ông lão vừa nói vừa chỉ chỉ về phía sau xe. Hà Tam đoán ông lão nhắc đến hai hòn đá chặn bánh sau xe mà mình vác ra lúc nãy. Hà Tam toét miệng cười, nói do vội đi nên quên mất. Nói vậy song anh ta vẫn cố ý nhấn ga cho xe chạy.

Ông lão vừa đuổi theo vừa quát to: "Anh làm người như thế à ? Làm người phải có lương tâm chứ ? Anh bỏ hai hòn đá to ở trên đường để cho người ta…"

Những lời trách cứ của ông lão chăn bò bị bỏ lại cùng đám bụi phía sau xe. Hà Tam cười thầm trong bụng: Lương tâm giá bao nhiêu tiền một cân?

Chạy hơn trăm cây số vào thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi này lại nắn túi nọ, tìm mãi không thấy giấy phép lái xe đâu. Hà Tam thừ người ra: giấy phép lái xe rõ ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người, vậy sao lại tìm không thấy ? Cẩn thận nhớ lại, Hà Tam mới chắc là chiếc ví da đã bị rơi khi mình chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà Tam vội vã vẫy taxi quay lại chỗ sửa xe.

Khi quay lại chỗ sửa xe ban sáng, Hà Tam tìm khắp nơi không thấy cái ví cũng không thấy ông lão chăn bò đâu. Hai hòn đá chặn bánh xe đã được ai đó khuân vào để bên vệ đường. Trên hòn đá thấy dán mảnh giấy có mấy chữ xiêu xiêu vẹo vẹo: "Muốn lấy lại giấy tờ thì phải vác hòn đá này lên trên đồi".

25

CÙNG CẢM NHẬN

Page 26: Ephata 617

Ôi mẹ ơi ! Hòn đá vừa to vừa nặng, ngọn đồi trước mặt lại vừa cao vừa dốc, vác hòn đá này liệu có bò lên được trên đó không ? Hà Tam kêu to lên: "Đừng bắt ép người ta như thế ! Cần bao nhiêu tiền cứ ra giá đi !"

Khi Hà Tam vác hòn đá đến chân đồi thì thấy một cái mũ lá có kẹp một tờ giấy viết mấy chữ: "Đừng nói đến tiền, xin mời lên đồi". Hà Tam tiếp tục đi, được một đoạn lại thấy cái mũ lá cũng có tờ giấy yêu cầu Hà Tam cứ vác đá lên đồi, các chuyện khác miễn bàn. Không còn cách nào khác, Hà Tam đành phải bê hòn đá vất vả từng bước bò lên.

Lên được đỉnh đồi thật không dễ gì. Vậy mà trên đó không thấy có người cũng không thấy giấy tờ lái xe, chỉ thấy có tờ giấy dán trên một thân cây yêu cầu Hà Tam vác hòn đá theo hướng chỉ dẫn đi xuống phía dưới.

Xuống được dưới chân đồi vẫn không thấy giấy tờ, ngoài một tờ giấy yêu cầu Hà Tam vác hòn đá đi ngược trở lên. Cứ như thế theo hướng chỉ dẫn trên các tờ giấy, Hà Tam vác hòn đá đi qua mấy quả đồi nhỏ, mệt tưởng chết, cuối cùng mới thấy cái ví da của mình đặt trên một nấm mồ đất trơ trọi.

Giấy tờ đủ cả, tiền bạc không thiếu một xu.

Dưới cái ví tiền còn có một tờ giấy viết: "Cái ví này là do tôi nhặt được, bây giờ nó đã trở về với chủ của nó. Anh có biết vì sao tôi lại bắt anh vác hòn đá đi một quãng đường xa đến trước nấm mồ này không ? Đây là mộ của con trai tôi. Một đêm hai năm trước, nó đi xe máy về nhà, vấp phải hòn đá của một kẻ nào đó không có lương tâm bỏ ở trên đường, bị ngã mà chết. Tôi đưa anh đến tận mồ của con trai tôi là mong anh hiểu rõ một đạo lý:

"Lương tâm là vô giá, làm người có thể để mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất lương tâm".

TẠ KHÁNH KHIẾT ( Trung Quốc )Bản dịch Việt ngữ của NGUYỄN THIÊN

MƯỜI LĂM ĐIỀU THƯỢNG ĐẾ SẼ KHÔNG HỎIFIFTEEN THINGS GOD WON’T ASK

1. Thượng Đế sẽ không hỏi bạn lái xe hơi hiệu gì, nhưng sẽ hỏi bạn đã chở giúp được cho bao nhiêu người không có phương tiện đi lại. ( God won’t ask which car you drive, but will ask how many people you drove who didn’t have transportation ).

2. Thượng Đế sẽ không hỏi nhà bạn lớn cỡ nào, nhưng sẽ hỏi bạn đã chào đón bao nhiêu người đến nhà. ( God won’t ask how big is your house, but will ask how many people you welcomed into your home ).

3. Thượng Đế sẽ không hỏi về quần áo thời trang trong tủ áo của bạn, nhưng sẽ hỏi bạn bao nhiêu trong số quần áo ấy đã được đem giúp cho người thiếu thốn. ( God won’t ask about the fancy clothes in your wardrobe, but will ask how many of those clothes helped the needy ).

4. Thượng Đế sẽ không hỏi về địa vị xã hội của bạn, nhưng sẽ hỏi bạn đã thể hiện tư cách thế nào đối với tha nhân. ( God won’t ask about your social status, but will ask what kind of class you displayed with others ).

5. Thượng Đế sẽ không hỏi bạn có bao nhiêu của cải tài sản, nhưng sẽ hỏi liệu những thứ ấy có điều khiển chi phối cuộc đời bạn hay không. ( God won’t ask how many material possessions you had, but will ask if they dictated your life ).

6. Thượng Đế sẽ không hỏi bạn mức lương cao nhất của bạn là bao nhiêu, nhưng sẽ hỏi liệu bạn có đánh mất chính mình để có được mức lương ấy hay không. ( God won’t ask what your highest salary was, but will ask if you compromised your character to obtain that salary ).

26

Page 27: Ephata 617

7. Thượng Đế sẽ không hỏi bạn làm thêm ngoài giờ bao nhiêu thời gian, nhưng sẽ hỏi bạn có làm thêm giờ vì gia đình và những người yêu dấu của bạn hay không. ( God won’t ask how much overtime you worked, but will ask if you worked overtime for your family and loved ones ).

8. Thượng Đế sẽ không hỏi bạn đã được cấp trên đề bạt bao nhiêu lần, nhưng sẽ hỏi bạn đã đề bạt người khác ra sao trong đời mình. ( God won’t ask how many promotions you received, but will ask how you promoted others ).

9. Thượng Đế sẽ không hỏi chức vụ nghề nghiệp của bạn là gì, nhưng sẽ hỏi bạn có cải tiến công việc bằng khả năng tốt nhất của bạn hay không. ( God won’t ask what your job title was, but will ask if you reformed your job to the best of your ability ).

10. Thượng Đế sẽ không hỏi bạn đã làm gì để tự giúp chính mình, nhưng sẽ hỏi bạn đã làm gì để giúp người khác. ( God won’t ask what you did to help yourself, but will ask what you did to help others ).

11. Thượng Đế sẽ không hỏi bạn có bao nhiêu người bạn, nhưng sẽ hỏi bạn là bạn chân thành của bao nhiêu người. ( God won’t ask how many friends you had, but will ask how many people to whom you were a true friend ).

12. Thượng Đế sẽ không hỏi bạn đã làm gì để bảo vệ quyền lợi của bản thân, nhưng sẽ hỏi bạn đã làm gì để bảo vệ quyền lợi của người khác. ( God won’t ask what you did to protect your rights, but will ask what you did to protect the rights of others ).

13. Thượng Đế sẽ không hỏi bạn sống ở khu nhà nào trong thành phố, nhưng sẽ hỏi bạn đã đối xử với hàng xóm ra sao. ( God won’t ask in what neighborhood you lived, but will ask how you treated your neighbors ).

14. Thượng Đế sẽ không hỏi về màu da của bạn, nhưng sẽ hỏi về các nhân cách của chính bạn. ( God won’t ask about the color of your skin, but will ask about the content of your character ).

15. Thượng Đế sẽ không hỏi bao nhiêu lần bạn đã hành động đi đôi với lời nói, nhưng sẽ hỏi bao nhiêu bạn đã không hành động khớp với lời bạn đã nói. ( God won’t ask how many times your deeds matched your words, but will ask how many times they didn’t ).

Theo PRAVS WORLD, bản dịch của Huỳnh HuệNguồn: dotchuoinon.com

CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔTRỢ GIÚP LẦN 2 CHO CHỊ NGUYỄN THỊ THOA Ở SÀIGÒN, BỊ VIÊM TAI GIỮA

Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, giới thiệu chị NGUYỄN THỊ THAO, sinh năm 1975, chồng là Lâm Tuấn Cảnh, hiện ngụ tại số 28/88 Phan Tây Hồ, P. 7, Q. Phú Nhuận, Sàigòn. Hai vợ chồng chị bán vé số nuôi 2 con. Chị Thao bị viêm tai giữa. Chị được theo dõi và điều trị tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sàigòn. Chúng tôi xin trợ giúp chị 400.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 3 biên lai ).

TRỢ GIÚP ÔNG NGUYỄN XUÂN NGỌC Ở BÌNH DƯƠNG, BỊ MÁU NHIỄM MỠ

Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, giới thiệu ông NGUYỄN XUÂN NGỌC, sinh năm 1959, hiện ngụ tại số 111, tổ 4, ấp 6, xã Hưng Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ông Hòa sống với mẹ già, hàng ngày đi lượm ve chai để mưu sinh. Ông Hòa bị liệt nửa người, đau thần kinh tọa, gần

27

CÙNG TƯƠNG TRỢ

Page 28: Ephata 617

đây lại bị nổi những nốt đỏ khắp người. Ông đi khám tại Phòng Khám Thiên Phước và làm các xét nghiệm thì được biết gan đã bị nhiễm mỡ. Chúng tôi xin trợ giúp ông 500.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 3 biên lai ).

TRỢ GIÚP CHỊ TRẦN THỊ LƯỢM Ở TIỀN GIANG BỊ XUẤT HUYẾT NÃO

Ông Bùi Chiêu Tấn, cộng tác viên Trung Tâm Mục Vụ DCCT, giới thiệu chị TRẦN THỊ LƯỢM, sinh năm 1986, con của bà Trần Thị Xiêu, điện thoại: 01286.927.632, hiện ngụ tại số 321 ấp Đèn Đỏ, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Chị có 2 con, chồng bỏ đi, người cha bị bệnh tiểu đường, người mẹ đi làm thuê làm mướn, thu nhập bấp bênh. Chị Lượm bị bệnh sốt xuất huyết não, thiếu bạch cầu, có nguy cơ bị ung thư máu, đã phải nhập Bệnh Viện Truyền Máu và Huyết Học 2 lần. Chúng tôi xin trợ giúp chị 8.000.000 VND, số

tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 2 biên lai ).

TRỢ GIÚP BÀ NGUYỄN THỊ DUNG Ở ĐĂKLĂK BỊ UNG THƯ DI CĂN

Ông Antôn Trần Trung Hiếu, cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót Giáo Xứ Vinh Đức, Giáo Phận Buôn Ma Thuột, giới thiệu bà NGUYỄN THỊ DUNG, sinh ngày 10.7.1970, hiện ngụ tại thôn Tây Hà 5, xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăklăk, thuộc Giáo Xứ Công Chính, Giáo Phận Buôn Ma Thuột, điện thoại: 0975.101.125. Năm 2009, bà Dung bị ung thư vòm hầu, phải về điều trị tại Bệnh Viện Ung Bướu Sàigòn, đến năm 2011, di căn phổi, đến năm 2013 thì thêm di căn xương chân phải, có nguy cơ phải tháo khớp. Tổng cộng bà đã phải vào hóa chất 13 lần, tính đến nay đã chi phí riêng tiền hóa chất hơn 17 triệu đồng, chi phí đi lại ăn uống cũng hết thêm khoảng 7 triệu đồng. Đến ngày 14.7.2014 tới đây sẽ vào hóa chất lần thứ 14. Các bác sĩ cho biết phải theo dõi lâu dài, có thể phải vào hóa chất nhiều lần nữa. hoàn cảnh gia đình bà Dung khó khăn, phải vay mượn để lo liệu mọi sự. Chúng tôi xin trợ giúp bà 1.200.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 2 biên lai ).

489. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP MỔ TIM CHO BÀ LÊ THỊ PHI Ở PHÚ YÊN

Cô Isave Nguyễn Thị Nỡ, Nhóm Hồng Ân, điện thoại: 0908.145.457, giới thiệu bà LÊ THỊ PHI, sinh năm 1967, hiện ngụ tại ấp Đông Phước, xã Hòa, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, điện thoại liên hệ: 01652.028.575. Bà Phi phát bệnh từ năm 2000. Do đau yếu thường xuyên, không làm gì được, bà chỉ có thể lo nội trợ trong nhà. Chồng của bà trước đây làm công nhân, nhưng từ năm 2011, bị tai biến liệt nửa người, không đi làm được nữa. Gia đình có hai con, người con lớn đã nghỉ học đi làm thợ sơn phụ nuôi em đi học, nhưng khi cả cha lẫn mẹ đều bệnh, người em này cũng phải nghỉ học sớm để đi làm công nhân.

Bà Phi nhập viện ngày 10.6.2014 tại khu C, khoa Tim Mạch, Bệnh Viện 115, với hồ sơ bệnh lý bị hep van tim 2 lá, hở 3 lá. Trước đây hoàn cảnh quá khó khăn, bà chỉ uống thuốc cầm chừng, nay bệnh trở nặng buộc phải mổ, giấy báo chi phí mổ là 90 triệu đồng, gia đình không thể nào lo nổi, họ hàng và người quen cho vay mượn cũng chỉ được 30 triệu đồng.

Ngày 26.6.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp mổ tim cho bà Lê Thị Phi với số tiền là 45.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDCô Trần Bảo Anh và các ân nhân ( Canada ): 500 CADCô Phạm Thị Ngọc Dung ( Hoa Kỳ ): 100 USDÔng Cao Xuân Lý ( Úc ): 100 AUDBà Le My Thi Le ( Hoa Kỳ ): 100 USDÔng Phạm Xuân Phong ( Hoa Kỳ ): 60 USDCô Thu Nguyệt, Florida ( Hoa Kỳ ): 100 USDBác Liên và Kim Thu ( Pháp ): 100 USDCô Trung, Gx. Tân Phú ( Sàigòn ): 200 USDGia đình bé Phương Linh ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDGia đình bé Khải Huyền ( Sàigòn ): 4.500.000 VNDAnh chị Tuấn – Nga, Tân Định ( Sàigòn ): 1.000.000 VND

28

Page 29: Ephata 617

Anh Phêrô Võ Đức Hiền ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDMột gia đình trẻ ở Q. 10 ( Sàigòn ): 300.000 VNDAnh chị Mẫn - Phương ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDGia đình cháu Tuyết Lan ( Sàigòn ): 500.000 VNDÔng Đức dự Lễ Xa Quê ( Sàigòn ): 500.000 VNDGia đình Fiat Ngọc Dũng ( Sàigòn ): 200.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp bé Siu Ton: 5.000.000 VND

Tổng kết đến 15g30 chiều thứ hai 30.6.2014: 19.200.000 VND + 500 CAD + 660 USD + 100 AUD = 45.000.000 VND

Như vậy sau 5 ngày quyên góp, nhờ chuyển thêm số tiền giúp bé Siu Ton vẫn còn dư lại sau khi bé mất đột ngột, chúng ta đã có được 45 triệu đồng giúp bà Lê Thị Phí. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Me và cám ơn quý ân nhân gần xa.  

490. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ LAO KHÁNG THUỐC

CHO ÔNG NGÔ VĂN HÙNG Ở ĐỒNG NAICô Isave Nguyễn Thị Nỡ, nhóm Hồng Ân, giới thiệu ông NGÔ VĂN HÙNG, sinh 1958, nguyên

quán ở ấp Phú Mỹ, xã Xuân Lập, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, hiện thuê nhà tạm trú tại số 108D Hồ Thị Kỷ, P. 1, Q. 10, Sàigòn, điện thoại: 01635.643.400. Ông Hùng có ba người con, cuộc sống ở quê nhà khó khăn nên đưa vợ con vào Sàigòn mưu sinh. Ông làm bảo vệ giữ xe cho quán ăn, người vợ bán vé số, hai người con lớn đã lập gia đình, làm thợ hồ và ở riêng, người con trai út cũng mắc bệnh lao.

Ông Hùng bị lao kháng thuốc, đang điều trị tại khoa B, Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch, từ lúc phát bệnh đến nay ông đã phải nhập viện 3 lần, lần 1 hết 18.500.000 triệu đồng, lần 2 hết 10.356.000 triệu đồng, ngày 7.6.2014 vừa qua, bệnh tái phát trầm trọng, ông lại phải nhập viện lần 3. Gia đình không có tiền nên con trai ông đã bán chiếc xe gắn máy được 8 triệu đồng để lo cho cha, số tiền còn lại gia đình phải đi vay nợ, trả tiền lời 20%. Hiện tại chủ nhà trọ không cho ở nữa vì không có tiền trả, nếu xuất viện gia đình ông sẽ phải tá túc ở hành lang Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch và xin cơm từ thiện.

Ngày 30.6.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị lao kháng thuốc cho ông Ngô Văn Hùng với số tiền là 25.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp bé Siu Ton: 10.000.000 VNDCô Trần Thị Thu Thảo ( Sàigòn ): 500.000 VNDCụ Thuận, Xóm 3, Gx. ĐMHCG ( Sàigòn ): 200.000 VNDChị Bích Vân ( Hoa Kỳ ): 200 USDChị Bích Liên ( Hoa Kỳ ): 100 USDChị Quế Trâm ( Hoa Kỳ ): 200 USD

Tổng kết đến 20g40 tối thứ hai 30.6.2014: 14.700.000 VND + 500 USD = 25.350.000 VND

Như vậy chỉ trong 1 ngày quyên góp, nhờ chuyển thêm số tiền giúp bé Siu Ton vẫn còn dư lại sau khi bé mất đột ngột, chúng ta đã có được 25 triệu đồng giúp ông Ngô Văn Hùng. Số tiền 350.000 VND dư ra xin chuyển cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là cháu bé H'Nga Niê ở Đăk Lăk. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Me và cám ơn quý ân nhân gần xa.  

491. ĐANG QUYÊN GÓP QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘTCHO CHÁU BÉ H'NGA NIÊ Ở ĐĂKLĂK

Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, giới thiệu cháu bé H'NGA NIÊ, sinh ngày 17.11.2012 ( 3 tuổi rưỡi ), người dân độc Êđê, con gái của anh Y Khun Mlô và chị H'Bi Niê, hiện ngụ tại buôn Wieo A, thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk, số điện thoại của chị H'Bi Niê:

29

Page 30: Ephata 617

01695.263.135. Anh chị có ba con, bé đầu tiên nay đã 11 tuổi, bị thiểu năng, chậm phát triển, hai bé sau sinh đôi, một bé sức khỏe bình thường, còn bé H'Nga Niê thì bệnh tật liên tục.

Cháu bé H'Nga Niê bị nhiễm trùng đường ruột, ói ra dịch xanh, đi tiêu ra dịch xanh, bị viêm phúc mạc do thủng hội tràng lúc mới sinh. Bé đã được ưa về Sàigòn phẫu thuật 2 lần tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2. Lần thứ nhất, sau khi sinh được 8 ngày, phẫu thuật cắt bỏ ruột già do bị sa hậu môn, phải làm hậu môn tạm ở ngoài, chi phí phẫu thuật khoảng 42 triệu đồng. Lần thứ hai, phẫu thuật ngày 2.5.2014 để đóng hậu môn tạm, chi phí hết khoảng 24 triệu đồng. Cộng thêm các khoản chi phí đi lại, nằm viện, mua thuốc đặc trị, sau khi được trừ BHYT vẫn phải đóng cho bệnh viện tất cả là 68 triệu đồng.

Gia đình ở quê khó khăn nên cả hai lần phẫu thuật ba mẹ cháu đều phải đi vay mượn: vay ngân hàng 30 triệu đồng, vay thêm bà con và dân làng 32 triệu đồng, tổng cộng số nợ trước đây đã là 62 triệu đồng. Hiện bé đã được xuất viện về nhà, nhưng còn rất yếu, sẽ trở về Sàigòn tái khám thứ ba 8.7.2014. Từ khi về nhà, bé đã phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh Viện Đăk Lăk 2 lần vì bị tiêu chảy do đã phải cắt bỏ phần ruột già.

Ngày 1.7.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị nhiễm trùng đường ruột cho cháu bé H'Nga Niê với số tiền là 40.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp ông Ngô Văn Hùng: 350.000 VNDBạn Nguyễn Lê Thái Hoàng ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDLm. Phan Tự Cường, OP. ( Đồng Nai ): 5.000.000 VNDMột bạn ở Gx. Duy Hòa ( Buôn Ma Thuột ): 2.000.000 VNDMột gia đình Fiat ( Sàigòn ): 500.000 VNDMột chị ở Gx. Bùi Phát ( Sàigòn ): 200.000 VNDBạn Phương Thúy ( Hoa Kỳ ): 1.500.000 VNDMột bạn qua Ngôi Sao Nhỏ ( Sàigòn ): 1.500.000 VNDBạn Fiat Huệ Trinh ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDBạn Fiat Ly Hương ( Gia Lai ): 500.000 VNDBé Bảo Châu, Gx. Bình Thuận ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDBác Tốn, Hóc Môn ( Sàigòn ): 500.000 VNDBạn Fiat Thiên Ân ( Sàigòn ): 500.000 VNDChị Fiat Mai Minh Trang, Texas ( Hoa Kỳ ): 500 USDCa đoàn Việt Linh, Cali ( Hoa Kỳ ): 200 USDAnh Công, Giáo Xứ Mẫu Tâm ( Sàigòn ): 500.000 VNDMột gia đình ẩn danh ( Sàigòn ): 2.500.000 VNDNgân Giang và Vũ ( Sàigòn ): 400.000 VNDCô Nguyễn Thị Thu Diễm ( Sàigòn ): 200.000 VND

Sơ kết đến 7g20 sáng thứ sáu 4.7.2014: 23.150.000 VND + 700 USD = 38.000.000 VND

DANH SÁCH CÁC ÂN NHÂN TRỢ GIÚP CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ SỰ SỐNG THÁNG 6.2014

Cô Lê Thị Ngọc Trinh ( Sàigòn ) góp 8.6 ............................................................................ 1.000.000 VNDAnh Phan Xuân Bửu, Nhóm BVSS ( Sàigòn ) góp 9.6 cho tháng 5 ................................... 1.500.000 VNDHai bạn Quang Nhựt – Kim Ngọc, Agape 34 ( Sàigòn ) góp 10.6 ...................................... 1.000.000 VNDCô Trúc ( Vũng Tàu ) góp 11.6 ........................................................................................... 2.000.000 VNDMột người ẩn danh ( Hoa Kỳ ) qua cha Tâm, góp 15.6 .................................................................. 50 USDChị Suy ( Đức ) gửi về 15.6 .......................................................................................................... 100 EURBạn Nguyên Thương ( Sàigòn ) góp 16.6 ........................................................................... 2.000.000 VNDChị Phan Thị Thu Hiền, Gx. Tân Thái Sơn ( Sàigòn ), góp 17.6 ........................................ 2.000.000 VNDAnh Phan Xuân Bửu, Nhóm BVSS ( Sàigòn ) góp 18.6 cho tháng 6.................................. 1.500.000 VNDBà Vũ Thị Đào ( Úc ) gửi về 18.6, qua cha Hồ Đắc Tâm .................................................. 10.000.000 VNDCàphê Phượng Cát ( Sàigòn ) góp 18.6, qua cha Đình Phương ....................................... 4.000.000 VNDMột ân nhân ẩn danh ( Sàigòn ) qua cha Trí, góp 27.6 ......................................................... 500.000 VNDGia đình bé Vũ Lê Đức Toàn ( Sàigòn ) góp 28.6 ................................................................. 200.000 VNDAnh chị Khôi Trinh ( Hoa Kỳ ) gửi về 30.6 ................................................................................... 300 USD

30

Page 31: Ephata 617

Tổng kết ân nhân giúp trong tháng 6 ...................................... 350 USD + 100 EUR + 25.700.000 VND

31