15
NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh nắm được : Con người cần năng lượng để phát triển cơ thể, duy trì các hoạt động thể lực (lao động, vui chơi, học tập..) và duy trì các hoạt động sống. Nhu cầu năng lượng không giống nhau ở mỗi người. Nó phụ thuộc vào các yếu tố: Tuổi, Giới, Loại hình lao động, Tình trạng sinh lí… Mô tả được các tiêu chí của một bữa ăn dinh dưỡng hợp lí. Học sinh biết cách ăn uống hợp lí, đủ các chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu năng lượng (không thừa, không thiếu và phòng tránh các loại bệnh). Chuẩn bị: Hình ảnh minh họa các hoạt động (Năng lượng tiêu hao). Hình ảnh một số thực phẩm minh họa các chất dinh dưỡng cho hoạt động sống (Năng lượng ăn vào) Các tài liệu liên quan đến bài học Nội dung bài học: 1. Giới thiệu bài học 2. Năng lượng và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người 3. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng.

dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/fileupload/documents/bai 2. nhu cau... · Web viewNHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học:

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/fileupload/documents/bai 2. nhu cau... · Web viewNHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học:

NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH

DƯỠNG HỢP LÝ

Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh nắm được :

Con người cần năng lượng để phát triển cơ thể, duy trì các hoạt động thể lực

(lao động, vui chơi, học tập..) và duy trì các hoạt động sống.

Nhu cầu năng lượng không giống nhau ở mỗi người. Nó phụ thuộc vào các yếu

tố: Tuổi, Giới, Loại hình lao động, Tình trạng sinh lí…

Mô tả được các tiêu chí của một bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.

Học sinh biết cách ăn uống hợp lí, đủ các chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu

năng lượng (không thừa, không thiếu và phòng tránh các loại bệnh).

Chuẩn bị:

Hình ảnh minh họa các hoạt động (Năng lượng tiêu hao).

Hình ảnh một số thực phẩm minh họa các chất dinh dưỡng cho hoạt động sống

(Năng lượng ăn vào)

Các tài liệu liên quan đến bài học

Nội dung bài học:

1. Giới thiệu bài học

2. Năng lượng và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người

3. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng.

4. Bữa ăn dinh dưỡng hợp ly, cân đối

5. Tổng kết bài học

1. Giới thiệu bài học

- Giới thiệu sơ lược về nội dung bài học

Page 2: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/fileupload/documents/bai 2. nhu cau... · Web viewNHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học:

- Đọc to mục tiêu bài học

2. Năng lượng và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người

- GV đưa một số hình ảnh.

Quan sát tranh nêu các hoạt động có trong tranh?

- Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ xung.

Giáo viên nhận xét và trả lời: Trong tranh là hình ảnh các Bác nông dân đang

cày ruộng, các cô đang cấy, các bạn đang học, các bạn nhỏ đang chơi kéo co

Kể những việc làm của em hằng ngày và một số hoạt động mà em biết ?

- HS trả lời, nhận xét, bổ xung.

Năng lượng cần để làm gì?

- Cho HS thảo luận nhóm đôi (Trong thời gian 2 phút).

- Gọi Đại diện các nhóm trình bày. Nhận xét, bổ xung.

GV: Con người muốn lao động, học tập, vui chơi, thể dục thể thao được thì

cần năng lượng để phát triển cơ thể, duy trì các hoạt động thể lực và duy trì các

hoạt động sống. Nhờ có các hoạt động đó đã giúp cho quá trình tiêu hóa thức

ăn, để duy trì chuyển hóa cơ bản, cho ra năng lượng.

- Gọi 1, 2 em đọc tài liệu ý 1 bài 2 “Nhu cầu dinh dưỡng”.

Page 3: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/fileupload/documents/bai 2. nhu cau... · Web viewNHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học:

Năng lượng ấy lấy từ đâu ra?

- Cho HS thảo luận nhóm đôi (Trong thời gian 3 phút).

- Đại diện các nhóm trình bày.

Giáo viên nhận xét nếu đúng thì khen ngợi nếu thiếu bổ sung: Năng lượng

lấy từ thức ăn

Kể tên một số thực phẩm thức ăn mà hàng ngày các em ăn hoặc các em biết

trên mạng, báo, truyền hình?

- HS trả lời, nhận xét, bổ xung.

- GV đưa một số hình ảnh về thức ăn để HS phân loại.

- HS làm việc theo nhóm, đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung.

Trong thức ăn cần có những chất gì?

Giáo viên: Trong thức ăn có 4 nhóm chất dinh dưỡng chính sau: Chất béo

(Lipit), chất đạm (Protein), chất bột đường (Gluxit), các vitamin và khoáng

chất.

- Chia thành 3 nhóm và hỏi các nội dung sau:

Tổ 1: Chất béo có trong thực phẩm nào? (Dầu, mỡ, lạc, vừng, đậu tương,

bơ…..).

Tổ 2: Chất đạm có trong thực phẩm nào? (Các loại thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa,

đậu tương…..).

Tổ 3: Chất bột đường có trong thực phẩm nào? (Gạo, mì,ngô, kê, các loại khoai

củ….).

Page 4: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/fileupload/documents/bai 2. nhu cau... · Web viewNHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học:

GV lưu ý cho HS nắm được:

Page 5: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/fileupload/documents/bai 2. nhu cau... · Web viewNHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học:

Riêng chất đạm có từ 2 nguồn đạm thực vật, đạm động vật. Trẻ em dưới 5 tuổi

được ưu tiên nguồn đạm động vật vì các em đang ở độ tuổi phát triển.

GV đưa bảng phân tích, khắc sâu cho học sinh hiểu được sự trao đổi giữa năng

lượng ăn vào với năng lượng tiêu hao.

3. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng.

- GV cho HS nghiên cứu tài liệu ý 2 bài 2 Nhu cầu về dinh dưỡng tìm hiểu về

nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng .

Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- HS thảo luận nhóm đôi (Thời gian 2 phút). Đại diện các nhóm trình bày, nhận

xét , bổ xung.

GV chốt: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng phụ thuộc vào yếu tố:

Lứa tuổi (Trẻ em khácvới người lớn, khác với người già. Vì trẻ em đang

ở độ tuổi phát triển khả năng hấp thụ tốt nên năng lượng ăn vào nhiều

hơn so với người lớn, người già: cụ thể như tăng chất đạm động vật.

Loại hình lao động (Việc nặng hay việc nhẹ).

Giới tính (Nam khác với Nữ).

Tình trạng sinh lí (bà mẹ đang mang thai hoặc đang cho con bú sẽ có

nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng khác với người phụ nữ

bình thường).

- GV cho HS tìm hiểu về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng phù hợp

với từng lứa tuổi cụ thể

Page 6: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/fileupload/documents/bai 2. nhu cau... · Web viewNHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học:

Bảng 1: Nhu cầu năng lượng cho trẻ em dưới 10 tuổi.

- GV yêu cầu HS dựa vào số liệu bảng 1 cho biết:

Nhu cầu năng lượng trong ngày của một em HS từ 4- 6 tuổi là bao nhiêu Kcal?

(1.470 Kcal).

Nhu cầu năng lượng trong ngày của một em HS từ 7- 9 tuổi là bao nhiêu Kcal? (1.825 Kcal).

GV: 1 gam chất béo (Lipit) cho 9 Kcal, 1 gam chất đạm (Protein) cho 4 Kcal,

1 gam chất bột đường (Gluxit) cho 4 Kcal.

Bảng 2: Nhu cầu Protein khuyến nghị cho trẻ 1 - 9 tuổi.

Bảng 3: Tổng hợp nhu cầu Lipit khuyến nghị theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý.

Page 7: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/fileupload/documents/bai 2. nhu cau... · Web viewNHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học:

Dựa vào bảng 3 cho biết giai đoạn nào của phụ nữ có nhu cầu năng lượng cao

nhất?

- Gọi 1 hoặc 2 em trả lời

Giáo viên: Giai đoạn mang thai em bé và giai đoạn đang nuôi con bú cần có

nhu cầu năng lượng cao hơn phụ nữ bình thường, có một chế ăn đầy đủ các

chất dinh dưỡng.

4. Bữa ăn dinh dưỡng hợp lý, cân đối

- GV cho HS đọc tài liệu ý 3 tìm hiểu về bữa ăn dinh dưỡng hợp lí,cân đối.

Giáo viên: Để đảm bảo duy trì sức khỏe tốt cần có bữa ăn cung cấp đầy đủ các

chất dinh dưỡng, và các chất dinh dưỡng ở tỉ lệ thích hợp.

a. Đặc điểm của bữa ăn dinh dương hơp ly, cân đối?

- Trước hết bữa ăn cần có đủ năng lượng, đáp ứng đủ nhu cầu theo tuổi, giới

tính, tình trạng sinh lý và mức độ lao động như trong bảng nhu cầu. Đặc biệt là

ở tuổi thiếu niên, nhu cầu năng lượng khác nhau rõ rệt giữa hai giới.

- Bữa ăn cần có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết:

Chất đạm (Viết tắt là P: Protein)

Chất béo (Viết tắt là L:Lipit)

Chất bột đường (Viết tắt là G: Gluxit)

Các vitamin và muối khoáng

- Để đảm bảo có đủ các thành phần dinh dưỡng, tăng thêm giá trị của bữa ăn,

cần có sự phối hợp nhiều loại thực phẩm trong từng bữa ăn (nên phối hợp từ 15

đến 20 loại) và thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo ra các bữa ăn ngon

miệng, hấp dẫn và đủ chất.

- Bữa ăn phải phù hợp về khẩu vị, ngon, tiết kiệm và phải diễn ra trong bầu

không khí thân mật, vui vẻ.

- Phân chia số bữa và tỷ lệ năng lượng các bữa ăn trong ngày một cách hợp lí

Một ngày em ăn mấy bữa? đó là những bữa nào?

Page 8: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/fileupload/documents/bai 2. nhu cau... · Web viewNHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học:

- Gọi học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung

Giáo viên:

Mỗi ngày chúng ta ăn từ 3-4 bữa (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối); ngoài

ra tùy điều kiện và mức độ lao động, chúng ta còn có các bữa ăn phụ

tầm giữa bữa sáng và bữa trưa; bữa ăn phụ tầm giữa bữa trưa và bữa

chiều). Bữa tối không nên ăn quá no, các bạn học sinh thì tuyệt đối

không được nhịn bữa ăn sáng.

Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: thức ăn không là nguôn gây bệnh.

b. Các chất dinh dương của khẩu phần ở tỷ lệ cân đối thích hơp

- Năng lượng được cung cấp bởi các nhóm chất dinh dưỡng (Chất đạm, viết tắt

là P: protein; Chất béo, viết tắt là L: lipit; Chất bột đường, viết tắt là G: Gluxit)

cần đạt một tỉ lệ cân đối như sau:

Người trưởng thành: P: L: G = 12% : 18% : 70%

Lứa tuổi thiếu niên: P: L: G = 14% : 20% : 66%

- Cân đối giữa protein động vật so với tổng số protein của khẩu phần: nên đạt tới

50% đối với cơ thể đang phát triển và 30% đối với người trưởng thành. Nguồn

protein động vật từ thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, ốc, ếch…. Nguồn protein thực

vật từ gạo, đậu, đỗ, vừng, lạc, rau xanh…

- Cân đối về lipit: nên có cả lipit động vật (gồm mỡ và các lipit có trong các thức

ăn động vật) cả lipit thực vật (gồm dầu ăn các loại, vừng, lạc, đậu tương);

lượng lipit động vật không nên vượt quá 65% tổng số lipit có trong khẩu phần.

c. Cách nhận biết bữa ăn đủ dinh dương và cân đối

- Theo dõi cân nặng là cần thiết để biết xem chế độ dinh dưỡng có đáp ứng đủ

nhu cầu dinh dưỡng không. Cân nặng giảm là biểu hiện của chế độ ăn thiếu

năng lượng. Cân nặng tăng quá nhiều là biểu hiện chế độ ăn vượt quá nhu cầu

năng lượng.

- Mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm và chia làm 5 món:

Món cơm

Món rau.

Page 9: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/fileupload/documents/bai 2. nhu cau... · Web viewNHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học:

Món canh

Món giàu đạm béo như thịt kho, cá rán hoặc đậu phụ sốt cà chua…

Quả chín tráng miệng.

- Về vệ sinh: Bữa ăn phải đảm bảo an toàn, các thức ăn phải lành, sạch, không là

nguồn gây bệnh.

GV chốt: Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí: Ngon, hợp khẩu vị và có đầy đủ 4 nhóm

chất dinh dưỡng với tỷ lệ thích hợp. Phối hợp nhiều loại thực phẩm. Bảo đảm

vệ sinh an toàn thực phẩm, không phải là nguồn gây bệnh.

5. Tổng kết bài học

Hôm nay chúng ta học bài gì?

Các em có biết ở độ tuổi của các em nhu cầu năng lượng là bao nhiêu không ?

- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung

Các em cho biết thế nào là bữa ăn cân đối, hợp lí và đầy đủ dinh dưỡng?

- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung

- GV tổng kết kiến thức toàn bài, nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Dặn HS về thực hiện ăn uống đủ chất dinh dưỡng.

- Kiểm tra học sinh bằng các câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm

1. Một gam chất béo (Lipit) cho mấy Kcal? (Chăm sóc dinh dưỡng-Nhà Xuất bản

Y học 2011, dự án HEMA)?

A. 5 Kcal

B. 9 Kcal

C. 4 Kcal

D. 12 Kcal

Page 10: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/fileupload/documents/bai 2. nhu cau... · Web viewNHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học:

3. Một gam chất đạm (Protein) cho mấy Kcal? (Chăm sóc dinh dưỡng-Nhà Xuất

bản Y học 2011, dự án HEMA)?

A. 4 Kcal

B. 6 Kcal

C. 7 Kcal

D. 8 Kcal

4. Một gam chất bột đường (Gluxit) cho mấy Kcal? (Chăm sóc dinh dưỡng-Nhà

Xuất bản Y học 2011, dự án HEMA)?

A. 9 Kcal

B. 10 Kcal

C. 4 Kcal

D. 12 Kcal

5. Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

A. Tuổi

B. Giới

C. Mức độ lao động và hoạt động thể lực; Tình trạng sinh lí

D. Tất cả các yếu tố trên

6. Cơ thể con người cần năng lượng để cung cấp cho hoạt động hoặc quá trình

nào sau đây?

A. Hoạt động thể lực (học tập, vui chơi, thể dục, lao động…)

B. Tiêu hóa thức ăn

C. Chuyển hóa cơ bản

D. Tất cả các hoạt động, quá trình trên

7. Trong bữa ăn gia đình, chất đạm Động vật cần được ưu tiên cho đối tượng

nào sau đây?

A. Trẻ em dưới 5 tuổi

B. Anh, chị lớn

Page 11: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/fileupload/documents/bai 2. nhu cau... · Web viewNHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học:

C. Bố

D. Mẹ

8. Những chất dinh dưỡng nào sau đây cung cấp năng lượng cho cơ thể?

A. Chất Đạm (Protein)

B. Chất Bột đường (Gluxit)

C. Chất béo (Lipit)

D. Cả 3 chất trên

9. Những người sau đây, ai có nhu cầu năng lượng cao nhất?

A. Bác thợ xây

B. Cô giáo

C. Bác thợ cắt tóc

D. Anh nhân viên cửa hàng bán điện thoại

10.Giai đoạn nào sau đây của người phụ nữ là có nhu cầu năng lượng cao nhất?

A. Khi còn nhỏ

B. Tuổi dậy thì

C. Giai đoạn đang mang thai em bé và Giai đoạn đang nuôi con bú

D. Khi về hưu

11.Trong 1 gam mỗi chất dinh dưỡng sau đây, chất nào giải phóng nhiều năng

lượng nhất?

A. Chất đạm (Protein)

B. Chất béo (Lipit)

C. Chất bột đường (Gluxit)

D. Chất sắt (thuộc nhóm vi chất dinh dưỡng)

12.Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí cần đáp ứng những tiêu chí nào sau đây?

A. Ngon, hợp khẩu vị và có đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng với tỷ lệ thích

hợp

Page 12: dinhduonghocduong.netdinhduonghocduong.net/fileupload/documents/bai 2. nhu cau... · Web viewNHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học:

B. Phối hợp nhiều loại thực phẩm

C. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không phải là nguồn gây bệnh

D. Cả 3 tiêu chí trên