17
Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài 1 SĐT : 0902651694 I. Ôn tập 2 loại axit nucleotit Các axit nucleotit đều cu to theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nucleotit. A. AND ( axit deoxyribonucleotit). -Xét nucleotit (nu.) phân tAND : + Đường pento. (C 5 H 10 O 4 ) + Axit photphoric ( H 3 PO 4 ) + Bazo nito . (A,T,G,X). -Xét cu trúc AND : Theo mô hình ca Cric Oatson thì phân tAND là mt chui xon kép gm 2 mch polynucleotit xoắn đều quanh 1 trục như 1 cái thang dây xon theo chiều ngược kim đồng h, mà hai tay thang là các phân tđường và axit photphoric sp xếp xen knhau , gn vi nhau bng các liên kết hóa tr, còn mi bc thang là 1 cặp bazo nitric đứng đối din và liên kết vi nhau bng các liên kết hidro theo nguyên tc bsung , bazo ln là A liên kết vi T bng 2 liên kết hidro là bazo bé, tương tự bazo ln G liên kết vi X là bazo bé bng 3 liên kết hidro . - Chức năng chính của AND: Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyn . - Kiến thức cơ bản làm toán : - TsX G T A trong các AND khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng loài. - Liên kết hidro được dùng để đánh giá phân tử đó kém bền hay bn vững hơn ví dụ : có nhiu A liên kết với T hơn thì phân tử đó sẽ kém bền hơn phân tử mà có nhiu liên kết G- X hơn. ng dng LKH 2 : Chuyên đề I Nhc li kiến thức cơ bản AND ARN Protein

333333333333333333

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

1

SĐT : 0902651694

I. Ôn tập 2 loại axit nucleotit

Các axit nucleotit đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nucleotit.

A. AND ( axit deoxyribonucleotit).

-Xét nucleotit (nu.) ở phân tử AND :

+ Đường pento. (C5H10O4)

+ Axit photphoric ( H3PO4 )

+ Bazo nito . (A,T,G,X).

-Xét cấu trúc AND :

Theo mô hình của Cric –Oatson thì phân tử

AND là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch

polynucleotit xoắn đều quanh 1 trục như 1 cái

thang dây xoắn theo chiều ngược kim đồng hồ, mà

hai tay thang là các phân tử đường và axit

photphoric sắp xếp xen kẽ nhau , gắn với nhau

bằng các liên kết hóa trị , còn mỗi bậc thang là 1

cặp bazo nitric đứng đối diện và liên kết với nhau bằng các liên kết hidro theo nguyên tắc bổ

sung , bazo lớn là A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro là bazo bé, tương tự bazo lớn G liên kết

với X là bazo bé bằng 3 liên kết hidro .

- Chức năng chính của AND: Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền .

- Kiến thức cơ bản làm toán :

- Tỉ số XG

TA trong các AND khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng loài.

- Liên kết hidro được dùng để đánh giá phân tử đó kém bền hay bền vững hơn ví dụ : có

nhiều A liên kết với T hơn thì phân tử đó sẽ kém bền hơn phân tử mà có nhiều liên kết G-

X hơn.

Ứng dụng LKH2 :

Chuyên đề I

Nhắc lại kiến thức cơ bản AND ARN Protein

Page 2: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

2

SĐT : 0902651694

(1) Dùng trong các bài toán tiến hóa xác định khả năng độ bền của các cơ thể sống , bằng

các xác định các liên kết trong phân tử ( LKH2 ).

(2) Dùng làm trong các bài tập lí thuyết : LKH2 là một liên kết yếu vì thế giúp cho AND

thực hiện tốt các chức năng cơ bản của nó ví dụ trong quá trình nhân đôi AND phải tách

mạch ra để lộ chạc chữ Y thì phải phá vỡ liên kết hidro mà liên kết hidro là liên kết yếu

nên nó rất dễ bị phá vỡ. Nhưng mặt khác nó cũng giúp cho cấu trúc của AND được bền

vững vì tuy liên kết hidro là liên kết yếu nhưng do trong phân tử AND có rất nhiều liên

kết hidro nên nó trở nên mạnh và giúp cho cấu trúc AND thật bền vững.

-Mỗi vòng xoắn của chuỗi xoắn kép AND dài 34 Ao và gồm 10 cặp nu . Vậy mỗi cặp nu ứng với

3,4 Ao.

Đổi đơn vị : 1 micromet (µm) = 104 A

0

1 micromet = 106nanomet (nm)

1 mm = 103 µm = 10

6 nm = 10

7 A

0

Tính chất 1 : A+ G = T + X=N/2

Vậy ta có công thức hệ quả: %A + % G = %T + %X = 50%.

Tính tổng số nu : ).(2)(2 XTGANu

Liên kết hidro : H=2A+3G=2T+3X.

Tính chiều dài của AND : 4,3.2

NL

Số chu kì xoắn : C=N/20.

Khối lượng phân tử AND : M= N.300

Tính số LKHT trong phân tử AND :

Trong mỗi mạch đơn, 2 nu kế tiếp nối với nhau bằng một liên kết hóa trị, vậy N/2 nu sẽ

có số liên kết hóa trị là N/2 – 1 liên kết.

Số liên kết hóa trị giữa các nu trong cả 2 mạch của AND là: ( N/2 – 1 )2 = N – 2.

Tổng số liên kết hóa trị trong cả AND : N – 2 + N = 2N – 2 .

Xét một phân tử AND ta có:

Mạch 1: A1 T1 G1 X1

Mạch 2: T2 A2 X2 G2

Page 3: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

3

SĐT : 0902651694

A1 = T2 ; T1 = A2 ; G1 = X2 ; X1 = G2 .

Số nucleotit từng loại của AND :

A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2+ T2

G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2

Thành phần phần trăm từng loại nu của AND :

(%A1 + %A2 )/2= (%T1 + %T2 )/2= %A = %T

(%G1 + %G2 )/2=( %X1 + % X2 )/2= %G = %X

Virut, ADN chỉ có 1 mạch.

Ở tinh trùng và trứng, hàm lượng ADN giảm 1/2 hàm lượng ADN trong tế bào sinh dưỡng.

Ở kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau: hàm lượng ADN gấp 2 hàm lượng ADN ở các giai đoạn khác.

B. ARN ( axit ribonucleotit ) .

Mỗi ribonu ( rN ) được cấu tạo từ axit photphotrit ( H3PO4 ) , đường pento ( C5H10O5 ) , bazo

nito ( A,U,G,X ). A liên kết với U , G liên kết với X .

Cấu trúc :

- m ARN ( ARN thông tin ) : là mạch được sao mã từ mạch gốc của AND và chỉ bằng

cách thay mạch gốc của AND nhờ A liên kết với U còn các nu còn lại thì bằng cách G

liên kết X , T liên kết A , X liên kết G. Giữ nhiệm vụ truyền thông tin cấu trúc của

protein cần tổng hợp ( Khi thực hiện quá trình dịch mã : mARN luôn ở cấu trúc bậc I ). Ở

đầu 5’ của mARN có trình tự nucleotit đặc hiệu để riboxom nhận biết và gắn vào. Phân tử

mARN của sinh vật nhân thực chỉ mang thông tin về một protein ( mARN đơn xitron ),

còn ở nhân sơ lại chứa mã của nhiều loại protein khác nhau ( mARN đa xitron ).

- rARN ( ARN riboxom ) có một mạch là thành phần cấu tạo nên riboxom .

- tARN ( ARN vận chuyển ) có chức năng vận chuyển axit amin (aa) tương ứng đến nơi

tổng hợp protein . Là một mạch poliribonucleotit , nhưng cuộn lại một vài chổ , đầu 3’

gắn với aa tương ứng , trong mạch có đoạn có các cặp bazo nitric liên kết với nhau theo

nguyên tắc bổ sung ( A-U, G-X) nhưng có đoạn không và tạo thành những thùy tròn ,

một thùy tròn như vậy mang đối mã (anticodon) gồm 3 ribonu tương ứng với aa mà nó

vận chuyển . Nhờ đó mà nó có thể nhận ra bộ ba mã hóa tương ứng trên mARN theo

nguyên tắc bổ sung trong tổng hợp protein.

- Kiến thức cơ bản làm toán :

Page 4: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

4

SĐT : 0902651694

- Tính số rN của ARN : rN =A + U + G +X .

- Tính khối lượng của ARN : M = rN .300

- Tính chiều dài của phân tử ARN :

4,3.2

4,3.N

rNLL ADNARN

- Tính số liên kết hóa trị của ARN :

Trong mỗi ribonu: rN

Giữa các ribonu: rN – 1

Trong phân tử ARN : HTARN = 2rN – 1

C. Protein .

- Xét cấu trúc phân tử Protein (Pr. )

Cũng cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các axit amin ( amino acid ) . Mỗi aa có

khối lượng phân tử trung bình là 110 đvC , chiều dài trung bình là 3 Ao . Đặc điểm chung của aa

là cấu tạo NH2-R-COOH có hơn 200 loại aa khác nhau nhưng chỉ có 20 loại aa dạng -amino

acid mới tham gia vào cấu tạo protein thường gặp ở cơ thể sống. Các aa liên kết với nhau bằng

các liên kết peptit tạo nên chuổi polypeptit . Liên kết peptit được tạo thành do nhóm cacboxyl

của aa này liên kết với nhóm amin của aa tiếp theo và giải phóng 1 phân tử H2O .

Protein gồm có bốn bậc cấu trúc cơ bản :

+ Cấu trúc bậc 1 : chuổi polypeptit mạch thẳng đặc trưng bởi trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi .

+ Các cấu trúc cao hơn ( 2,3,4) : chuổi polypeptit dạng xoắc nhiều cấp tạo thành chuỗi xoắn phức

có thể là xoắn hoặc tấm xếp dạng xoắn , dạng bó hoặc khối cuộn.

- Kiến thức cơ bản làm toán :

Tính khối lượng của 1 chuỗi polypeptit : M = aa . 110 .

Tính chiều dài của 1 chuổi polypeptit : L= aa . 3

Số bộ ba sao mã = 33.2

rNN

Số bộ ba có mã hóa aa = 13

13.2

rNN

Page 5: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

5

SĐT : 0902651694

Số aa của phân tử protein = 23

23.2

rNN

II.Bài tập luyện tập.

Câu 1. Một gen chứa mạch bổ sung với mạch mã gốc của gen có trình tự nucleotit là :

5’-A-X-G-A-T-T-G-A-A-X-A-T-X-A-T-3’

Trình tự nucleotit có trên mạch gốc của gen và trình tự ribonucleotit có trên mARN là

A. Mạch gốc của gen : 3’-T-G-X-T-A-A-G-T-T-X-A-T-G-A-A-5’

Mạch mARN : 5’-A-X-G-A-U-U-X-A-A-G-T-A-X-T-T-3’

B. Mạch gốc của gen : 3’-T-G-X-T-A-A-X-G-G-G-T-A-X-T-A-5’

Mạch mARN: 5’-A-X-G-A-U-U-G-X-X-A-T-G-A-T-T-5’

C. Mạch gốc của gen : 3’-T-G-X-T-A-A-X-T-T-G-T-A-G-T-A-5’

Mạch mARN: 5’-A-X-G-A-U-U-G-A-A-X-A-U-X-A-U-3’

D. Mạch gốc của gen : 3’-T-G-X-T-A-A-X-T-T-G-X-A-G-T-A-5’

Mạch mARN: 5’-A-X-G-A-U-U-G-A-A-G-A-U-X-A-U-3’

Câu 2. Số phát biểu Đúng trong số các phát biểu sau :

(1) Chỉ có AND là cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nucleotit.

(2) Nucleotit của AND và ARN đều có đường pento, axit photphoric và bazo nito.

(3) AND có đường là C5H10O5 còn ARN có đường là C5H10O4.

(4) AND thường có rất nhiều đơn phân đến hàng triệu còn ARN có rất ít đơn phân có khi

chỉ vài chục.

(5) AND là mạch kép còn ARN là mạch đơn.

(6) AND có tính đa dạng và đặc thù.

(7) Nhờ có liên kết peptit mà phân tử AND có tính bền vững và linh hoạt.

A.(2) , (4) , (5) , (6) B. (1) , (3) , (4) , (7) . C. (2) , (3) , (5) , (6) . D.(1) , (3) , (5) ,(7).

Câu 3 (Trích đề thi thử 2013). Gọi tắt gốc phốt phat là P, gốc đường pentô là D, các số 3’ và 5’ là

số của Cacbon ở đường. Sơ đồ nào dưới đây biểu diễn chuỗi pôlyphôtphođieste là đúng?

Page 6: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

6

SĐT : 0902651694

A. 5’P-D3’-5’P-D3’-5’P -D3’- …

B. 3’P - 5’D- 3’P - 5’D - 3’P - 5’D -…

C. P-5’D3’ - P- 5’D3’- P- 5’D3’-…

D. D - 5’P3’ - D - 5’P3’D - 5’P3’-…

Câu 4. Số kết quả Đúng rồi các ý sau :

(1) Một phân tử của sinh vật nhân sơ có 20% G , 10% X , 30% A ,40% T .Thì gen tương ứng

có A= T= 35% , G=X = 15%.

(2) Xét 3 phân tử AND có chiều dài bằng nhau nhưng tỉ lệ A+T của các phân tử là như sau :

321 )(2

1)(3 ptptpt TATATA

Khi đun nóng cả 3 phân tử cùng một lúc thì phân tử số 3 sẽ bị tách mạch trước.

(3) Một mạch đơn của gen có tỉ lệ (A+T)/(G+X)=1/2 thì tỉ lệ (A+T)/(G+X) mạch còn lại

cũng là 2

1.

(4) Mỗi tế bào soma của người có 6 tỷ cặp nuclêôtit trên các nhiễm sắc thể. Nếu xếp các cặp

nuclêôtit này thành một chuỗi thẳng, thì được một chiều dài 2,04 mét.

(5) Ở loài virut ta xét có 3000 nucleotit trong phân tử AND. Thì chiều dài của phân tử AND

của virut là 10200.

A.(1) , (2) , (4) . B. (2) , (3) , (5) . C. (1), (4) , (5) . D. (2) , (3) ,(5 ).

Câu 5 . Dùng Enzim đặc hiệu E1 , E2 để cắt 1 phân tử AND thành 2 nữa hoàn toàn bằng nhau .

Đặc điểm 2 ADN như sau:

- Nếu dùng Enzim 1 thì ta thu được một gen có mạch thứ nhất có tỉ lệ là

A:T:G:X=25%:35%:30%:10%.

- Nếu dùng Enzim 2 thì ta thu được một gen có mạch thứ hai có tỉ lệ là : A= 13% , T=17%

, X=25% , G=25%.

Vậy khả năng cắt của E1 và E2 là:

A. Enzim 1 và Enzim 2 đều cắt theo chiều ngang.

B. Enzim 1 cắt dọc và Enzim 2 cắt ngang.

Page 7: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

7

SĐT : 0902651694

C. Enzim 1 cắt ngang và Enzim 2 cắt dọc.

D. Enzim 1 và Enzim 2 đều cắt theo chiều dọc.

Câu 6. Số phát biểu Đúng trong các phát biểu sau :

(1) AND luôn có T mà không có U còn ARN thì ngược lại.

(2) Liên kết photphodieste nối nguyên tử cacbon số 3 của đường pento ở nucleotit này gốc

photphat của nuleotit liền kề tạo thành chuỗi polinucleotit.

(3) Nhờ liên kết hidro là liên kết yếu mà trong phân tử AND có tính bền vững và linh hoạt .

(4) Virut chỉ có 1 mạch AND.

(5) Ở tinh trùng và trứng, hàm lượng ADN giảm 1/2 hàm lượng ADN trong tế bào sinh

dưỡng.

(6) Ở kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau: hàm lượng ADN gấp 2 hàm lượng ADN ở các giai đoạn khác.

A.(1),(2),(5),(6). B.(1),(3),(4),(6). C.(2),(4),(5),(6). D.(1),(2),(3),(4),(5),(6).

Câu 7 . Số nhận xét Đúng trong các phát biểu sau:

(1) AND chức năng chính là lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.

(2) Tỉ số XG

TA trong các AND khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng loài.

(3) Khi thực hiện dịch mã mARN luôn ở cấu trúc bậc 2.

(4) Ở sinh vật nhân sơ thì mARN đơn xitron.

(5) Có 200 loại aa tham gia vào cấu tạo protein thường gặp ở cơ thể sống.

(6) Liên kết peptit được tạo thành do nhóm cacboxyl của aa này liên kết với nhóm amin của

aa tiếp theo và giải phóng 1 phân tử H2O.

A.(1),(2),(3). B.(1),(2),(6). C.(2),(3),(6). D.(3),(4),(5).

Câu 8. Câu SAI trong các phát biểu sau:

A. Các cấu trúc Protein bậc 2,3,4 thì chuổi polypeptit dạng xoắc nhiều cấp tạo thành chuỗi

xoắn phức có thể là xoắn hoặc tấm xếp dạng xoắn , dạng bó hoặc khối cuộn.

B. Cấu trúc bậc 1 : chuổi polypeptit mạch thẳng đặc trưng bởi trình tự sắp xếp các aa trong

chuỗi .

Page 8: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

8

SĐT : 0902651694

C. Mỗi aa có khối lượng phân tử trung bình là 110 đvC , chiều dài trung bình là 3,4 Ao.

D. tARN ( ARN vận chuyển ) có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng đến nơi tổng

hợp protein.

Câu 9. Hệ quả nào của AND sau đây là SAI :

A. T+X=A+G B.T+G=N/2 C.(A+T)/(G+X)=1 D.2A+3G=H

Câu 10.Chiều dài của gen cấu trúc có thể không đạt giá trị trong đoạn nào sau đây:

A.2040Ao -0,000408mm. B.0,306 m -0,0051mm.

C.2040Ao-5100A

o. D.3060A

o-0,00153mm.

Câu 11. Một gen có tổng số liên kết Hidro là 5400. Biết hiệu số giữa loại X và một loại khác

không bổ sung với nó là 20%. Chiều dài của gen là:

A.L=6800A0 . B. L=3000A

0 . C. L=4200A

0 . D.L=1200A

0.

Câu 12. Xét ở một gen không phân mảnh có tỉ lệ các loại nu của gen như sau:

(G+X)/(A+T)=3/7.Kết quả nào sau đây là đúng với gen này:

A.A=T=35%,G=X=15%.

B.A.G=A.X=T.G=T.X=5,25%.

C.A.T=G.X=30%.

D.Cả A và B đều đúng.

Câu 13. Xét ở một gen không phân mảnh có T<X và T3+X

3=0,065. Kết quả nào sau đây là

đúng:

A.T3=5%,X

3=1,5%.

B.A=T=10%,G=X=40%.

C.A3=0,04,G

3=0,025.

D.G3=3,5%,T

3=3%.

Câu 14. Mạch đơn của một gen không phân mảnh có 4909 LKHT giữa axit và đường và có

13496 LKH2. Khối lượng gen , chu kì xoắn và số lượng từng loại nu của gen trên là :

A.M=2,946.106 đvC,C=491,A=T=1234,G=X=3676.

B.M=29,46.106 đvC,C=300,A=T=1345,G=X=3455.

C.M=2,456.106 đvC,C=324,A=T=1234,G=X=3242.

Page 9: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

9

SĐT : 0902651694

D.M=2,3343.107 đvC, C=322,A=T=1213,G=X=1321.

Câu 15. Cho 1 gen không phân mảnh có chiều dài 15504 A0,liên kết H2 thuộc đoạn [10000-

15000], và có tích số hai loại nu không bổ sung là 5,25%. Tỉ lệ % của các nu của gen và H là:

A.A=T=35%,G=X=15%,H=10488 .

B.A=T=30%,G=X=20%,H=12323.

C.A=T=25%,G=X=25%,H=12233.

D.A=T=10%,G=X=40%,H=12312.

Câu 16. Môt phân tử AND ở một loài sinh vật nhân sơ dài 8,16 m . Trên mạch đơn thứ nhất của

AND này có: AT

X

XT

A

XA

T 25 và G=2A.

Số lượng từng loại nu trên mạch 1 pôlynu của phân tử AND là:

A.A=2123(nu),T=2312(nu),X=2132(nu),G=2132(nu).

B.A=2400(nu),T=4800(nu),X=7200 (nu),G=9600(nu).

C.A=3242(nu),T=1234(nu),X=2324(nu),G=2132(nu).

D.A=4800 (nu),T=2400 (nu),G=9600 (nu),X= 7200 (nu).

Câu 17. Xét ở một gen không phân mảnh. Cho biết mạch thứ I của gen này có tỉ lệ giữa các loại

nu là : A:T:G:X=4:2:1:3. Gen này có 1350 LKH2.

Số liên kết hóa trị của gen là:

A.2248 B.3242 C.3213 D.3214

Câu 18. Xét một gen không phân mảnh có L=0,2856 micromet. Trên mỗi mạch đơn có tỉ lệ các

loại nu là T=6/5.G=3A=6/7.X.Số lượng nu thuộc mỗi loại nu thuộc mỗi loại của gen trên là:

A.A=T=336,G=X=504.

B.A=T=212,G=X=213.

C.A=T=213,A=T=212.

D.A=T=504,G=X=336.

Câu 19. Mạch thứ nhất của 1 gen không phân mảnh có tỉ lệ giữa các loại nu là T=G=5X/8. Mạch

thứ hai có số nu loại T=2/5 số nu loại G của mạch thứ nhất và bằng 250nu.Số nu của gen này là:

A.2345 B.2590 C.5180 D.6484

Câu 20. Xét ở một đoạn mạch của phân tử AND có hai gen I và II.

Ở Gen I thấy có 3900 LK H2 và tổng bình phương của hai loại nucleotit không bổ sung không

vượt quá 117.104 nu.

Gen II có số LKH2 ít hơn gen I 1020 LK. Giữa hai mạch đơn của gen II có tương quan về tỉ lệ

giữa các loại nu là G1=3A2/11,T2=G1/3,T1=11G2/5.

Kết quả nào dưới đây là đúng:

A.Số nu từng loại của gen 1 là A=T=600,G=X=900.

B.Số nu từng loại của gen 2 là A=T=720,G=X=480.

Page 10: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

10

SĐT : 0902651694

C. Khối lượng của phân tử AND là 162.104 đvC.

D.Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 21. Một phân tử ARN có % từng loại ribonucleotit như sau : A=36% , X=22%,U=34%.Biết

khối lượng của ARN là 450.103 đvC thì số lượng từng loại ribonucleotit là :

A.rA=540 , rU=510 , rG=540 ,rX=330. B.rA=510 ,rU=540 ,rG=510 ,rX=330.

C.rA=540 ,rU=330 ,rG=330,rX=510. D.rA=510 ,rU=510,rG=510,rX=510.

Câu 22. Một phân tử ARN gồm 10 loại bộ mã sao với số lượng từng loại như sau: 1 bộ UGG, 32

bộ GUG,24 bộ GXA, 25 bộ XGA ,26 bộ XAA, 7 bộ AXX, 56 bộ AUU ,62 bộ UGX , 45 bộ

GXA , 12 bộ GAU.

Chiều dài của ARN và khối lượng của phân tử ARN trên lần lượt là:

A. L=5100,M=450000 B.L=986,M=87000

C.L=962,M=288600 D.L=2958,M=261000

Câu 23.Một phân tử protein gồm 1 chuỗi polipeptit có chiều dài 1500A0. Số liên kết peptit có

trong protein đó là :

A.500 B.499 C.498 D.497

Câu 24. Tổng số axit tạo thành các phân tử protein là 14880 axit amin . Trong các phân tử

protein đó người ta biết có tất cả 14820 liên kết peptit. Biết rằng số axit amin của mỗi chuổi

polipeptit đều bằng nhau và mỗi phân tử protein gồm 2 chuỗi polipeptit. Số axit của mỗi chuỗi

polipeptit và số phân tử protein của mỗi chuỗi polipeptit là

A.248 aa , 20 pt B.248 aa , 30 pt C.428 aa , 40 pt D. 428 aa và 50 pt.

Câu 25. Khi mạch peptit xoắn lại thành dạng lò xo xoắn , dạng có số axit trên mỗi vòng xoắn

A. 3,2 aa B.3,5 aa C.3,7 aa D.5,1 aa

III.Hướng dẫn giải bài tập.

Câu 1. Mạch bổ sung với mạch gốc của gen là : 5’-A-X-G-A-T-T-G-A-A-X-A-T-X-A-T-3’

Mạch gốc của gen là 3’-T-G-X-T-A-A-X-T-T-G-T-A-G-T-A-5’

Mạch ARN là 5’-A-X-G-A-U-U-G-A-A-X-A-U-X-A-U-3’

Vậy đáp án Đúng mà ta cần tìm là đáp án C

Câu 2. Số phát biểu Đúng trong số các phát biểu sau :

(1) Chỉ có AND là cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nucleotit.

Sai vì : ARN cũng là một axit nucleotit và cũng cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là

các nucleotit (A,U,G,X).

(2) Nucleotit của AND và ARN đều có đường pento, axit photphoric và bazo nito.

(3) AND có đường là C5H10O5 còn ARN có đường là C5H10O4.

Sai vì : AND có đường là C5H10O4 còn ARN mới là C5H10O5.

Page 11: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

11

SĐT : 0902651694

(4) AND thường có rất nhiều đơn phân đến hàng triệu còn ARN có rất ít đơn phân có khi

chỉ vài chục.

(5) AND là mạch kép còn ARN là mạch đơn.

(6) AND có tính đa dạng và đặc thù.

(7) Nhờ có liên kết peptit mà phân tử AND có tính bền vững và linh hoạt.

Sai vì nhờ liên kết hidro là liên kết yếu nên phân tử AND vừa bền vững vừa linh hoạt . ( Xem kĩ

lí thuyết về liên kết hidro mà bài giảng đã nói ở trên).

Vậy đáp án đúng là đáp án A

Câu 3. Gọi tắt gốc phốt phat là P, gốc đường pentô là D, các số 3’ và 5’ là số của Cacbon ở

đường. Sơ đồ nào dưới đây biểu diễn chuỗi pôlyphôtphođieste là đúng?

A. 5’P-D3’-5’P-D3’-5’P -D3’- …

B. 3’P - 5’D- 3’P - 5’D - 3’P - 5’D -…

C. P-5’D3’ - P- 5’D3’- P- 5’D3’-…

D. D - 5’P3’ - D - 5’P3’D - 5’P3’-…

Câu 4. Số kết quả Đúng rồi các ý sau :

(1) Một phân tử của sinh vật nhân sơ có 20% G , 10% X , 30% A ,40% T .Thì gen tương ứng

có A= T= 35% , G=X = 15%.

Ta có rU= 100% - (rA + rG + rX)=100% - (30% + 20% +10%)=40%. Vì gen có 2 mạch nên mỗi

mạch so với mARN đều chiếm 100% nên kết quả phải chia đôi :

%152

%20%10

%352

%40%30

XG

rUrATA

Vậy câu 1 chính xác.

(2) Xét 3 phân tử AND có chiều dài bằng nhau nhưng tỉ lệ A+T của các phân tử là như sau :

321 )(2

1)(3 ptptpt TATATA

Khi đun nóng cả 3 phân tử cùng một lúc thì phân tử số 3 sẽ bị tách mạch trước.

Page 12: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

12

SĐT : 0902651694

Ta thấy (A+T)pt3=2(A+T)pt1=6(A+T)pt2. Vậy trong cả 3 phân tử thì phân tử số 2 ít lượng A+T

nhất nên có nhiệt độ sôi cao nhất . Phân tử số 1 nhiều A+ T nhất nên sẽ rất ít G+ X nên sẽ bị tách

mạch nhanh nhất . Vậy câu 2 sai.

(3) Một mạch đơn của gen có tỉ lệ (A+T)/(G+X)=1/2 thì tỉ lệ (A+T)/(G+X) mạch còn lại

cũng là 2

1.

Tỉ lệ mạch bổ sung với mạch trên là 2.

(4) Mỗi tế bào soma của người có 6 tỷ cặp nuclêôtit trên các nhiễm sắc thể. Nếu xếp các cặp

nuclêôtit này thành một chuỗi thẳng, thì được một chiều dài 2,04 mét.

Trong chuỗi xoắn kép ADN, một v.ng xoắn theo trục dài 3,4 nm gồm 10 cặp nuclêôtit→ mỗi

cặp nuclêôtitchiếm 0,34 nm → 6 tỷ cặp nuclêôtitxếp thẳng hàng sẽ dài = 6.109× 0,34 nm =

2.040.000.000 nm hay 2,04 mét.

(5) Ở loài virut ta xét có 3000 nucleotit trong phân tử AND. Thì chiều dài của phân tử AND

của virut là 10200.

Virut chỉ có 1 mạch AND nên chiều dài của cả phân tử nó là 3000.3,4=10200.

Vậy đáp án đúng là đáp án C

Câu 5. Dùng Enzim đặc hiệu E1 , E2 để cắt 1 phân tử AND thành 2 nữa hoàn toàn bằng nhau .

Đặc điểm 2 ADN như sau:

- Nếu dùng Enzim 1 thì ta thu được một gen có mạch thứ nhất có tỉ lệ là

A:T:G:X=25%:35%:30%:10%.

- Nếu dùng Enzim 2 thì ta thu được một gen có mạch thứ hai có tỉ lệ là : A= 13% , T=17%

, X=25% , G=25%.

Theo đề ta thấy E1 cắt phân tử AND mà thu được một gen có mạch thứ nhất có tỉ lệ là

A:T:G:X=25% :35%:30%:10%

Vậy ở mạch thứ 2 ta có A2:T2:G2:X2=35%:25%:10%:30% . Nên ta có :

A=T= %302

%35%25nên G=X=20%. Vậy E1 cắt ngang .

Tương tự cho E2 thì A khác T và G khác X nên E2 đã cắt dọc AND.

Câu 6. Số phát biểu Đúng trong các phát biểu sau :

(1) AND luôn có T mà không có U còn ARN thì ngược lại.

Page 13: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

13

SĐT : 0902651694

(2) Liên kết photphodieste nối nguyên tử cacbon số 3 của đường pento ở nucleotit này gốc

photphat của nuleotit liền kề tạo thành chuỗi polinucleotit.

(3) Nhờ liên kết hidro là liên kết yếu mà trong phân tử AND có tính bền vững và linh hoạt .

(4) Virut chỉ có 1 mạch AND.

(5) Ở tinh trùng và trứng, hàm lượng ADN giảm 1/2 hàm lượng ADN trong tế bào sinh

dưỡng.

(6) Ở kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau: hàm lượng ADN gấp 2 hàm lượng ADN ở các giai đoạn khác.

A.(1),(2),(5),(6). B.(1),(3),(4),(6). C.(2),(4),(5),(6). D.(1),(2),(3),(4),(5),(6).

Câu 7. Số nhận xét Đúng trong các phát biểu sau:

(1) AND chức năng chính là lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.

(2) Tỉ số XG

TA trong các AND khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng loài.

(3) Khi thực hiện dịch mã mARN luôn ở cấu trúc bậc 2.

Sai sữa lại : luôn ở cấu trúc bậc 1.

(4) Ở sinh vật nhân sơ thì mARN đơn xitron.

Sai sữa lại : đa xitron.

(5) Có 200 loại aa tham gia vào cấu tạo protein thường gặp ở cơ thể sống.

Đúng là có hơn 200 loại aa nhưng chỉ có 20 loại aa dạng -amino axit mới tham gia vào cấu tạo

protein thường gặp ở cơ thể sống.

(6) Liên kết peptit được tạo thành do nhóm cacboxyl của aa này liên kết với nhóm amin của

aa tiếp theo và giải phóng 1 phân tử H2O.

A.(1),(2),(3). B.(1),(2),(6). C.(2),(3),(6). D.(3),(4),(5).

Câu 8. Câu SAI trong các phát biểu sau:

A. Các cấu trúc Protein bậc 2,3,4 thì chuổi polypeptit dạng xoắc nhiều cấp tạo thành chuỗi

xoắn phức có thể là xoắn hoặc tấm xếp dạng xoắn , dạng bó hoặc khối cuộn.

B. Cấu trúc bậc 1 : chuổi polypeptit mạch thẳng đặc trưng bởi trình tự sắp xếp các aa trong

chuỗi .

Page 14: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

14

SĐT : 0902651694

C. Mỗi aa có khối lượng phân tử trung bình là 110 đvC , chiều dài trung bình là 3,4 Ao.

Sai vì chiều dài của mỗi aa chỉ có 3Ao.

D. tARN ( ARN vận chuyển ) có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng đến nơi tổng

hợp protein.

Câu 9. Hệ quả nào của AND sau đây là SAI :

A. T+X=A+G B.T+G=N/2 C.(A+T)/(G+X)=1 D.2A+3G=H

Câu 10.Chiều dài của gen cấu trúc có thể không đạt giá trị trong đoạn nào sau đây:

B. A.2040Ao -0,000408mm. B.0,306 m -0,0051mm.

C. C.2040Ao-5100A

o. D.3060A

o-0,00153mm.

Câu 11. Một gen có tổng số liên kết Hidro là 5400. Biết hiệu số giữa loại X và một loại khác

không bổ sung với nó là 20%. Chiều dài của gen là:

A.L=6800A0 . B. L=3000A

0 . C. L=4200A

0 . D.L=1200A

0.

Ta có 2A+3G=5400 (1)

Mặt khác theo lí thuyết A+G=50%. Theo đề X-T=G-A=20%.

Giải hệ phương trình ta được : A=T=15%,G=X=35%.

Mà A=%A.N,G=%G.N theo vào 1 ta được phương trình ẩn N: 2.15%.N+3.15%.N=5400

N=4000.Vậy: 0

68004,3.2

AN

L .

Câu 12. Xét ở một gen không phân mảnh có tỉ lệ các loại nu của gen như sau:

(G+X)/(A+T)=3/7.Kết quả nào sau đây là đúng với gen này:

A.A=T=35%,G=X=15%.

B.A.G=A.X=T.G=T.X=5,25%.

C.A.T=G.X=30%.

D.Cả A và B đều đúng.

Với dạng này các em nên lấy kết quả A,B thay vào đề thì thấy thỏa mãn nên chọn D.

Nếu giải tường minh thì các em thấy A=T và G=X nên ta có tỉ lệ trên tương đương tỉ lệ mới

2G/2A=3/7.

Mà theo lí thuyết thì ta có A+G=50% .Giải hệ phương trình ta được đáp án A , nhân các tỉ lệ %

của số nu các em được đáp án B . Đáp án đúng cuối cùng là D.

Page 15: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

15

SĐT : 0902651694

Câu 13. Xét ở một gen không phân mảnh có T<X và T3+X

3=0,065. Kết quả nào sau đây là

đúng:

A.T3=5%,X

3=1,5%.

B.A=T=10%,G=X=40%.

C.A3=0,04,G

3=0,025.

D.G3=3,5%,T

3=3%.

Ta có theo lí thuyết thì T+X=50%(1)

Theo đề thi ta có T3+X

3=0,065%(2)

Từ phương trình (1) rút T=50%-X, thay vào phương trình (2) ta được : (50-X)3+X

3=0,065.

Bấm máy tính các em được nghiệm : X=G=40%,A=T=10% . Vậy đáp án đúng là đáp án B

Câu 14. Mạch đơn của một gen không phân mảnh có 4909 LKHT giữa axit và đường và có

13496 LKH2. Khối lượng gen , chu kì xoắn và số lượng từng loại nu của gen trên là :

A.M=2,946.106 đvC,C=491,A=T=1234,G=X=3676.

B.M=29,46.106 đvC,C=300,A=T=1345,G=X=3455.

C.M=2,456.106 đvC,C=324,A=T=1234,G=X=3242.

D.M=2,3343.107 đvC, C=322,A=T=1213,G=X=1321.

Theo đề ta có N/2-1=4909 nên N=9820=2A+2G

Mặt khác ta lại có 2A+3G=13496. Giải hệ phương trình ta có A=T=1234,G=X=3676.

M=N.300=2,946.106 đvC, C=491 .

Câu 15. Cho 1 gen không phân mảnh có chiều dài 15504 A0,liên kết H2 thuộc đoạn [10000-

15000], và có tích số hai loại nu không bổ sung là 5,25%. Tỉ lệ % của các nu của gen và H là:

A.A=T=35%,G=X=15%,H=10488 .

B.A=T=30%,G=X=20%,H=12323.

C.A=T=25%,G=X=25%,H=12233.

D.A=T=10%,G=X=40%,H=12312.

Dù cho chiều dài ra sao thì ta luôn luôn có A+G=50%. Theo đề ta có A.G=5,25% .Giải hệ

phương trình ta được A=T=35%,G=X=15%. Theo đề ta có N=9120 nên A=T=3192,G=X=1368.

Vậy H=2A+3G=10488 (LK).

Page 16: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

16

SĐT : 0902651694

Câu 16*. Môt phân tử AND ở một loài sinh vật nhân sơ dài 8,16 m . Trên mạch đơn thứ nhất

của AND này có: AT

X

XT

A

XA

T 25 và G=2A.

Số lượng từng loại nu trên mạch 1 pôlynu của phân tử AND là:

A.A=2123(nu),T=2312(nu),X=2132(nu),G=2132(nu).

B.A=2400(nu),T=4800(nu),X=7200 (nu),G=9600(nu).

C.A=3242(nu),T=1234(nu),X=2324(nu),G=2132(nu).

D.A=4800 (nu),T=2400 (nu),G=9600 (nu),X= 7200 (nu).

Theo đề ta có tỉ lệ là : AT

X

XT

A

XA

T 25 (1)

(1) 13322

345

33

3

22

45

ATXTXA

XAT

AT

X

XT

A

XA

T

Vậy ta có hệ phương trình sau :

AX

AT

AG

ATX

XTA

XAT

AG

5,1

5,0

2

333

224

5

2

Ta luôn có:

A+T+G+X=N=24000 (nu)

<=> A+0,5A+2A+1,5A=24000

<=> 5A=24000

=> A=4800 (nu) , T=2400 (nu) , G=9600 (nu) , X= 7200 (nu).

Câu 17. Xét ở một gen không phân mảnh. Cho biết mạch thứ I của gen này có tỉ lệ giữa các loại

nu là : A:T:G:X=4:2:1:3. Gen này có 1350 LKH2.

Số liên kết hóa trị của gen là:

A.2248 B.3242 C.3213 D.3214

%A1=40%,%G1=10%,%T1=20%,%X1=30%.

Theo cơ sở lí thuyết :

%A1=%T2=40%.

%T1=%A2=20%.

%G1=%X2=10%.

%X1=%G2=30%

Mà %A=%T=(%A1+%A2)/2=30%

%G=%X=(%G1+%G2)/2=20%

Mà 2A+3G=1350 . Từ đó ta có 2.%A.N+3.%G.N=1350 . Nên N=1125.

Số liên kết hóa trị của gen là 2N-2=2248

Câu 18. Ta có N=2L/3,4=1680.

Theo đề ta có: A=T/3,T,G=5T/6,X=7T/6.

A1=(T/3)/[T/3+T+5T/6+7T/6]=10%

T1=T/[T/3+T+5T/6+7T/6]=30%

X1=(7T/6)/[T+7T/6+T+5T/6]=35%

G1=100%-(10+30+35)%=25%.

Mà %A=%T=(%A1+%A2)/2=20%.

%G=%X=(%G1+%X1)/2=30%.Nên A=T=336,G=X=504.Vậy đáp án A

Page 17: 333333333333333333

Trích Sách LTĐH MÔN SINH HỌC Trương Tấn Tài

17

SĐT : 0902651694

Câu 19. Mạch 1 có : T1=G1=5X/8.

Mạch 2 có T2=2G1/5=250

Vậy A1=T2=250,G1=650,T1=650,X1=1040.

Vậy N=2.rN=2.(250+650+650+1040)=5180.Vậy đáp án C Câu 20

*.+,Xét ở gen I ta có : 2A+3G=3900 (1).

A2 + G

2 117.10

4 (2).

Ứng dụng bất đẳng thức bunhiacopski vào bất đẳng thức 2 thì ta có điều kiện xảy ra khi và chỉ

khi A/2=G/3 (3)

Giải hệ (1) và (3) ta có A=T=600,G=X=900.

+,Xét ở gen II:

Theo đề ta có:

G1=3A2/11

T2=G1/3=A2/11

G2=5T1/11=5A2/11

Mà 2(A2+T2)+3(G1+G2)=3900-1020 (*). Thay các dữ kiện trên vào * ta được A2=660, nên

G1=180,T2=60,G2=300.

Vậy A=T=A1+A2=T2+A2=720

G=X=G1+G2=480.

MADN=(3000+2400).300=162.104 đvC

Vậy đáp án đúng là D.

Câu 21. Ta có rN=450000/300=1500 ribonucleotit.

Vậy rA=1500.36%=540 , rU=1500.34%=510 , rG=1500.36%=540 , rX=1500.22%=330.Vậy đáp

án đúng là A

Câu 22. Tổng số bộ bs trên ARN = 1 bộ UGG+ 32 bộ GUG+24 bộ GXA+ 25 bộ XGA +26 bộ

XAA+ 7 bộ AXX + 56 bộ AUU + 62 bộ UGX + 45 bộ GXA + 12 bộ GAU=290 bộ.

Số ribonucleotit của ARN là rN=3.290=870.

Vậy chiều dài ARN = 870.3,4=2958.

Khối lượng phân tử ARN = 870. 300=261000 đvC.

Câu 23. Số aa của chuổi polipeptit : m = 1500/3 = 500 (aa)

LKPT = m – 1 =500 – 1 = 499 (LK) . Vậy đáp án đúng là đáp án B.

Câu 24. Tổng số aa = số chuỗi polipeptit . số aa của mỗi chuỗi polipeptit = k . m =14880 (1)

Tổng số LKPT = số chuỗi polipeptit . LKPT trong mỗi chuỗi = k (m-1) =14820 (2)

Giải hệ (1) và (2) ta thu được m=248 và k= 60

Vậy số phân tử protein là 60/2=30 . Vậy đáp án đúng là đáp án B

Câu 25. Khi mạch peptit xoắn lại thành dạng lò xo xoắn , dạng có số axit trên mỗi vòng xoắn

A. 3,2 aa B.3,5 aa C.3,7 aa D.5,1 aa