9
1 ĐẠO HI VÀ NH HƯỞNG CA NÓ TI QUYN CA PHNMT SQUC GIA HI GIÁO CHÂU Á Đặng ThHng Tuyến Phm ThuLinh Trung tâm Lut So sánh, Trường ĐHL Hà Ni Nhc ti phncác quc gia Hi giáo người ta thường nghĩ ti mng che mt và nhng bqun áo dài đen che kín toàn bcơ th. Trang phc ca phncác quc gia này cũng phn nào thhin scách bit ca hđối vi xã hi bên ngoài cũng như sbt bình đẳng gii sâu sc. Phncác quc gia Hi giáo bhn chế nhiu trong các lĩnh vc chính tr, dân s, kinh tế, lao động… Đây là hquca vic duy trì áp dng các phong tc tp quán có tlâu đời khu vc Trung đông và đặc bit là các quy định có phn hà khc đối vi phnca đạo Hi. Đạo Hi có nh hưởng sâu sc ti quan nim và vthế ca người phnHi giáo trong xã hi. Bài viết này sgii thiu vđạo Hi và nh hưởng ca nó ti quyn ca phnmt squc gia Hi giáo đin hình là -rp Xê-út và Inđônêxia. 1. Khái quát vđạo Hi và nhng quy định ca đạo Hi vquyn phnĐạo Hi là mt tôn giáo xut hin tthế kthVII ti bán đảo rp và tri qua hơn mười thế kphát trin, tôn giáo này đã trthành tôn giáo ln thhai trên thế gii vi lượng tín đồ khong 1,3 tngười. Giáo lý ca đạo Hi vcơ bn không chu nh hưởng tcác tôn giáo khác và là hthng các quy định rt cht ch, điu chnh mi mt ca đời sng. Kinh Koran – kinh thánh ca người Hi giáo được coi là ngun lut quan trng nht ca lut Hi giáo (Shariah). Kinh Koran ghi li nhng li răn dy ca Thượng đế đối vi con người thông qua nhà tiên tri Mohammed, hay nói cách khác, Koran có ngun gc thn thánh. Phn ln các quy định vquyn ca phnHi giáo đều được ghi nhn ti kinh Koran. Do là thánh kinh nên Koran là ngun lut không thsa đổi. Vì vy, hu hết các quy định vquyn ca phntrong Koran dù đã lc hu thi đim hin ti song vn được nhiu quc gia Hi giáo duy trì áp dng. Theo kinh Koran, phnluôn có địa vthp hơn và phthuc vào nam gii: “Đàn ông có quyn đối vi đàn bà vì Chúa đã sinh ra đàn ông cao quí hơn đàn bà và vì đàn ông phi btài sn ca mình ra để nuôi h. Đàn bà tt phi biết vâng li đàn ông vì đàn ông săn sóc cphn tinh thn ca đàn bà. Đối vi nhng phnkhông biết vâng li, đàn ông có quyn rung b, không cho nm chung giường và có quyn đánh đập.” (Koran 4:43). Do đó, phnHi giáo hu như không có các quyn vchính tr, dân s, kinh tế… Bên cnh đó, mt sít các quyn mà hđược cũng không bình đẳng như đối vi nam gii. PhnHi giáo cũng được quyn có tài sn và hưởng tha kế tchng hoc tcha m. Tuy nhiên, stài sn hđược bhn chế đối vi tài sn tha kế, phnluôn hưởng phn tha kế ít hơn so vi nam gii: “Phn tài sn để li cho con trai bng hai ln con gái. Nếu chcó con gái và scon gái nhiu hơn hai thì phn tài sn cho tt ccác con gái bng hai phn ba stài sn để li. Và nếu chcó mt con gái thì phn ca con gái bng mt na phn tài sn để li.” (Koran 4:11). Người Hi giáo quan nim không có quan htình bn gia nam và n, phnngun gc ca dc vng. Do đó, người phncó bn phn bo vdanh d, che giu hình nh ca mình đối vi nhng người đàn ông l. Đây cũng là ngun gc ca quy định

6_3_2011

Embed Size (px)

DESCRIPTION

6_3_2011

Citation preview

  1

ĐẠO HỒI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI QUYỀN CỦA PHỤ NỮ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA HỒI GIÁO CHÂU Á

Đặng Thị Hồng Tuyến

Phạm Thuỳ Linh

Trung tâm Luật So sánh, Trường ĐHL Hà Nội

Nhắc tới phụ nữ ở các quốc gia Hồi giáo người ta thường nghĩ tới mạng che mặt

và những bộ quần áo dài đen che kín toàn bộ cơ thể. Trang phục của phụ nữ các quốc gia này cũng phần nào thể hiện sự cách biệt của họ đối với xã hội bên ngoài cũng như sự bất bình đẳng giới sâu sắc. Phụ nữ ở các quốc gia Hồi giáo bị hạn chế nhiều trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, lao động… Đây là hệ quả của việc duy trì áp dụng các phong tục tập quán có từ lâu đời ở khu vực Trung đông và đặc biệt là các quy định có phần hà khắc đối với phụ nữ của đạo Hồi. Đạo Hồi có ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm và vị thế của người phụ nữ Hồi giáo trong xã hội. Bài viết này sẽ giới thiệu về đạo Hồi và ảnh hưởng của nó tới quyền của phụ nữ ở một số quốc gia Hồi giáo điển hình là Ả-rập Xê-út và Inđônêxia. 1. Khái quát về đạo Hồi và những quy định của đạo Hồi về quyền phụ nữ

Đạo Hồi là một tôn giáo xuất hiện từ thế kỉ thứ VII tại bán đảo Ả rập và trải qua hơn mười thế kỷ phát triển, tôn giáo này đã trở thành tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới với lượng tín đồ khoảng 1,3 tỷ người. Giáo lý của đạo Hồi về cơ bản không chịu ảnh hưởng từ các tôn giáo khác và là hệ thống các quy định rất chặt chẽ, điều chỉnh mọi mặt của đời sống. Kinh Koran – kinh thánh của người Hồi giáo được coi là nguồn luật quan trọng nhất của luật Hồi giáo (Shariah). Kinh Koran ghi lại những lời răn dạy của Thượng đế đối với con người thông qua nhà tiên tri Mohammed, hay nói cách khác, Koran có nguồn gốc thần thánh. Phần lớn các quy định về quyền của phụ nữ Hồi giáo đều được ghi nhận tại kinh Koran. Do là thánh kinh nên Koran là nguồn luật không thể sửa đổi. Vì vậy, hầu hết các quy định về quyền của phụ nữ trong Koran dù đã lạc hậu ở thời điểm hiện tại song vẫn được nhiều quốc gia Hồi giáo duy trì áp dụng.

Theo kinh Koran, phụ nữ luôn có địa vị thấp hơn và phụ thuộc vào nam giới: “Đàn ông có quyền đối với đàn bà vì Chúa đã sinh ra đàn ông cao quí hơn đàn bà và vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình ra để nuôi họ. Đàn bà tốt phải biết vâng lời đàn ông vì đàn ông săn sóc cả phần tinh thần của đàn bà. Đối với những phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm chung giường và có quyền đánh đập.” (Koran 4:43). Do đó, phụ nữ Hồi giáo hầu như không có các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế… Bên cạnh đó, một số ít các quyền mà họ có được cũng không bình đẳng như đối với nam giới.

Phụ nữ Hồi giáo cũng được quyền có tài sản và hưởng thừa kế từ chồng hoặc từ cha mẹ. Tuy nhiên, số tài sản họ có được bị hạn chế và đối với tài sản thừa kế, phụ nữ luôn hưởng phần thừa kế ít hơn so với nam giới: “Phần tài sản để lại cho con trai bằng hai lần con gái. Nếu chỉ có con gái và số con gái nhiều hơn hai thì phần tài sản cho tất cả các con gái bằng hai phần ba số tài sản để lại. Và nếu chỉ có một con gái thì phần của con gái bằng một nửa phần tài sản để lại.” (Koran 4:11).

Người Hồi giáo quan niệm không có quan hệ tình bạn giữa nam và nữ, phụ nữ là nguồn gốc của dục vọng. Do đó, người phụ nữ có bổn phận bảo vệ danh dự, che giấu hình ảnh của mình đối với những người đàn ông lạ. Đây cũng là nguồn gốc của quy định

  2

về trang phục của phụ nữ: "Phụ nữ phải mặc che kín hoàn toàn, không được để lộ một phần nào của thân thể trước mặt bất cứ một người đàn ông nào, bao gồm cả mặt và tay" (Koran 33:53). Sự phân biệt giới tính một cách cực đoan này đã khiến phụ nữ Hồi giáo gần như bị tách hẳn khỏi xã hội. Sự hạn chế trong các mối quan hệ với những người khác giới cũng là lí do khiến hôn nhân trong xã hội Hồi giáo phần nhiều mang tính ép buộc đối với người phụ nữ.

Trong quan hệ hôn nhân, phụ nữ Hồi giáo phụ thuộc hoàn toàn vào chồng. Xã hội Hồi giáo thừa nhận chế độ đa thê, do đó, đối với nam giới không có tội ngoại tình. Ngược lại, phụ nữ Hồi giáo chỉ được phép có một chồng và tội ngoại tình là tội nặng nhất tương ứng với hình phạt ném đá tới chết. Người vợ có nghĩa vụ phục tùng, chung thủy với người chồng sau khi li hôn và thậm chí cả khi người chồng đã chết. Koran quy định về “thời gian ở giá” đối với phụ nữ li hôn và góa phụ. Phụ nữ sau khi li hôn và góa phụ Hồi giáo chỉ được tái hôn khi đã hết “thời gian ở giá”. Nếu trong “thời gian ở giá” họ có quan hệ tình cảm hoặc tái hôn với người đàn ông khác thì sẽ bị coi là phạm tội ngoại tình.

Ngày nay, có rất ít các quốc gia Hồi giáo chỉ áp dụng duy nhất Shariah trên lãnh thổ của mình. Phần lớn các quốc gia đều sử dụng song song luật do nhà nước ban hành và Shariah. Mặt khác, các quốc gia thông qua quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước phương Tây, đều chịu sự ảnh hưởng ít nhiều của văn minh pháp lý phương Tây. Nhờ vậy, quyền của phụ nữ ở một số quốc gia Hồi giáo đã được mở rộng. Một số quốc gia đã thừa nhận các quyền cơ bản của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế…Tuy nhiên, cũng còn một số ít các quốc gia duy trì áp dụng duy nhất luật Hồi giáo, chính vì vậy quyền của phụ nữ vẫn bị coi nhẹ. Sự khác biệt về quyền phụ nữ ở khác quốc gia Hồi giáo ngày nay có thấy được thông qua việc nghiên cứu quyền phụ nữ ở hai quốc gia điển hình là Ả-rập Xê-út – quốc gia chỉ áp dụng duy nhất Shariah và Inđônêxia – quốc gia có lượng tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới, nơi áp dụng song song pháp luật nhà nước ban hành và Shariah. 2. Quyền của phụ nữ ở Vương quốc Ả-rập Xê-út

Hiện nay, Ả-rập Xê-út là một trong số ít các quốc gia, nơi mà quyền phụ nữ là vẫn còn là một vấn đề cấm kị và có thể gây nhiều tranh cãi. Đây là kết quả của việc duy trì áp dụng duy nhất luật Shariah với những nguyên tắc, quy định có nhiều khác biệt với phần còn lại của thế giới. Tuy Shariah không đặt ra quá nhiều hạn chế đối với phụ nữ, đồng thời cũng thừa nhận một số quyền cơ bản như quyền có tài sản riêng, quyền được học tập, quyền được thừa kế…, song quyền của phụ nữ ở quốc gia này vẫn bị hạn chế trong nhiều lĩnh vực, phần nhiều bởi chế độ “mahran” – người giám hộ. Bên cạnh Shariah, nhà nước cũng có ban hành một số lượng ít ỏi luật thành văn, nhưng vấn đề về quyền và bảo đảm thực hiện các quyền của phụ nữ vẫn thường bị bỏ ngỏ. Do đó, có thể nói, ở Ả-rập Xê-út, người phụ nữ chỉ được coi là tầng lớp thấp trong xã hội, không được thừa nhận và không có quyền công dân một cách đầy đủ. Điều này có thể thấy qua một số điểm sau:

Thứ nhất, phụ nữ Ả-rập Xê-út bị hạn chế các quyền chính trị. Họ không được phép tham gia bầu cử. Đối với số ít những phụ nữ may mắn có được việc làm ở các cơ quan nhà nước họ cũng không có quyền giữ vị trí lãnh đạo. Ả-rập Xê-út kiên trì duy trì chế độ này bởi theo Koran, thánh kinh cũng là Hiến pháp của Ả-rập Xê-út, phụ nữ không thể có vị trí ngang với nam giới. Đáp lại sự chỉ trích từ các quốc gia và tổ chức quốc tế về sự bất bình đẳng này, Ả-rập Xê-út cho rằng phụ nữ ở quốc gia này cũng đã có được vị trí nhất định, có vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội và họ cũng được trao một số quyền chính trị như tham gia vào hoạt động của quản lý của Nhà nước với tư cách là các cố vấn (advisor). Tuy nhiên, theo thống kê, kể từ khi quy định cho phép phụ nữ trở thành cố vấn của Hội đồng Bộ trưởng đến nay, ở Ả-rập Xê-út mới chỉ có 06 người được tham gia công

  3

việc này1. Khi được hỏi ý kiến, nhiều người cho rằng đây là bước tiến quan trọng khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội, song cũng có nhiều ý kiến cho rằng, các nữ cố vấn chỉ như những “vật trang trí” không có thực quyền. Mãi tới gần đây, Ả-rập Xê-út mới có nữ bộ trưởng đầu tiên phụ trách về giáo dục nữ giới. Đây cũng là dấu hiệu đầu tiên thể hiện mong muốn nâng cao quyền phụ nữ trong lĩnh vực chính trị của Quốc vương nước này.

Thứ hai, các quyền dân sự của phụ nữ quốc gia này rất hạn chế. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất chính là việc phụ nữ Ả-rập Xê-út không có chứng minh thư (ID), không được cấp bằng lái xe, không được tự do di chuyển giữa các thành phố hay ra nước ngoài. Họ giống như những vật sở hữu của đàn ông khi mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều cần sự cho phép, trong nhiều trường hợp phải được lập thành văn bản hoặc có sự tham gia cùng của người giám hộ - thường là người chồng hoặc là những người có quan hệ ruột thịt gần gũi như cha, anh, em trai. Đã có những trường hợp, người giám hộ là em trai, chưa tới 20 tuổi và người này có quyền ngăn cản chị gái mình – người đã có bằng thạc sĩ không được phép ra nước ngoài2. Một số phụ nữ cho rằng, chế độ “người giám hộ” không gây cản trở việc họ hòa nhập với xã hội, song phần đông thừa nhận rằng chế độ này mang tới không ít bất tiện và gây trở ngại cho họ. Một điểm khác cho thấy sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ ở quốc gia này, đó là việc con gái được quyền nhận thừa kế song tài sản thừa kế chỉ bằng một nửa của con trai hoặc không quá nửa số tài sản được để lại khi họ là con gái duy nhất. Quy định này được ghi nhận trong Koran – nguồn luật đã có hơn một nghìn năm tuổi, và rõ ràng nó đã trở nên lạc hậu ở thời điểm hiện tại.

Thứ ba, phụ nữ Ả-rập Xê-út không có được cơ hội lao động như nam giới. Trước đây, phụ nữ quốc gia này chủ yếu làm các công việc nội trợ và không tham gia lao động để có thu nhập riêng. Hiện nay, cùng với xu hướng chung, phụ nữ cũng có việc làm song rất giới hạn. Họ không được làm việc chung với nam giới mà phải tìm việc làm ở những cơ sở chỉ có lao động là nữ. Bên cạnh đó, các tổ chức, cơ sở sản xuất tư nhân cũng hạn chế nhận các lao động nữ. Chính vì vậy, tỉ lệ nữ giới thất nghiệp thường cao hơn gấp nhiều lần so với nam giới. Theo thống kê năm 2009 của Liên Hợp quốc, tỉ lệ nữ thất nghiệp ở Ả-rập Xê-út là 13,21% trong khi ở nam giới, tỉ lệ này là 4,24%. Không chỉ bị giới hạn về cơ hội việc làm, mức lương trả cho phụ nữ cũng thấp hơn nhiều so với nam giới. Tính trung bình, mức lương của lao động nữ thường vào khoảng 5.938 USD/năm trong khi mức lương trung bình của lao động nam là 35.137 USD/năm3. Như vậy, có thể nói, trong quan hệ lao động, phụ nữ Ả-rập Xê-út chưa nhận được sự đối xử công bằng.

Thứ tư, trong lĩnh vực giáo dục, phụ nữ cũng được hưởng chế độ giáo dục đầy đủ ở các cấp học song vẫn bị giới hạn đáng kể trong ngành học. Kể từ khi các trường học chấp nhận học sinh nữ vào năm 1956 đến nay, số lượng nữ sinh ở nước này tăng lên nhanh chóng. Tính đến năm học 2004 – 2005, tổng số nữ sinh ở các cấp học đã lên tới hơn 2 triệu em trong khi năm học 1974 – 1975 con số này mới dừng ở 270.000 em4. Số lượng nữ sinh ở Vương quốc này hiện nay thậm chí còn cao hơn so với nam sinh, từ bậc mẫu giáo tới hết lớp 12, số lượng nữ sinh chiếm 51,4% tổng số học sinh. Bên cạnh đó, số lượng nữ sinh tốt nghiệp ở bậc đại học chiếm 56,5% trong khi nam sinh tốt nghiệp chỉ chiếm 43,5%5. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất bình đẳng giữa nam sinh và nữ sinh quốc

                                                            1 Saudi’s women rights: Stuck at the Red light – Asmaa Al‐Mohamed, Jounalist and Women’s Rights Activist, Online Editor for Al Arabiya, Saudi Arabia. 2 Saudi’s women rights: Stuck at the Red light – Asmaa Al‐Mohamed, Jounalist and Women’s Rights Activist, Online Editor for Al Arabiya, Saudi Arabia 3 Global gender gap Report 2009 – World Economic Forum 4 Education for Girls in Saudi Arabia – Saudi Arabia Ministry of Education. 5 United Nations report: Promotion and protection of all human rights, civil, political, economic, social and cultural rights, including the right to developmen – Mission to Saudi Arabia. 

  4

gia này. Hiện ở Ả-rập Xê-út không có trường học dành cho cả nam và nữ sinh. Số lượng nữ sinh tăng song mục đích giáo dục đối với nữ giới vẫn không thay đổi qua nhiều thế hệ, đó là phục vụ cho thiên chức tự nhiên của phụ nữ: làm vợ và làm mẹ. Chính vì mục đích này, số lượng nữ sinh theo học các ngành khoa học xã hội luôn cao hơn nhiều so với các ngành khoa học tự nhiên. Họ cũng không được phép theo học một số ngành học ở bậc đại học, ví dụ như kĩ sư, chiêm tinh học, địa chất và luật. Độ tuổi kết hôn ở nữ thấp cũng là một trong những rào cản khiến nhiều nữ sinh không thể theo đuổi con đường học vấn.

Thứ năm, quyền của phụ nữ Ả-rập Xê-út trong quan hệ hôn nhân gia đình cũng rất hạn chế. Phụ nữ không có quyền tự quyết trong việc kết hôn hay li hôn. Việc kết hôn của phụ nữ nước này thường phụ thuộc vào việc đính ước giữa hai gia đình từ khi họ còn nhỏ và chủ yếu dựa trên mong muốn của người giám hộ. Do không có luật quy định về độ tuổi kết hôn và tục tảo hôn không bị cấm, các bé gái dưới 15 tuổi có thể bị cha mình ép buộc lấy những người đàn ông lớn tuổi để giải quyết các vấn đề về tài chính của gia đình. Bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng bởi truyền thống Hồi giáo, phụ nữ cũng không có quyền yêu cầu li hôn. Trong trường hợp họ yêu cầu li hôn, tòa án có thể viện dẫn rất nhiều lí do để bác đơn li hôn, ví dụ như một bé gái bị ép buộc kết hôn khi mới 8 tuổi đã không được tòa án Unayzh chấp nhận cho li hôn với lí do cô chưa đến tuổi dậy thì6. Trong khi đó, nhiều trường hợp dù không muốn li hôn, một số phụ nữ bị ép buộc phải li dị người chồng theo ý muốn của cha hay anh trai. Trong gia đình, người phụ nữ Ả-rập cũng không có quyền quyết định đối với các vấn đề chung của gia đình hay trong việc dạy dỗ con cái.

Thứ sáu, dù là phái yếu song phụ nữ ở Ả-rập Xê-út không nhận được sự quan tâm thích đáng của xã hội. Ở vương quốc này, tình trạng bạo hành trong gia đình, lạm dụng tình dục đối với phụ nữ không phải là hiếm gặp, song lại không có bất kì quy định nào được ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người phụ nữ. Theo thống kê, một trung tâm tư vấn ở một thành phố chính của nước này trung bình hàng tháng nhận được khoảng 50 lời khiếu nại về bạo hành trong gia đình và lạm dụng tình dục ở trẻ em. Bên cạnh đó, chỉ từ tháng 1 tới tháng 5 năm 2008, Hội đồng bảo vệ trật tự xã hội Jeddah của quốc gia này đã thụ lý hơn 250 vụ việc về sử dụng bạo lực trong gia đình7. Con số này trên thực tế có thể còn cao hơn song không được xác định cụ thể do thiếu dữ liệu thống kê và hầu hết phụ nữ Ả-rập không có khái niệm về việc khai báo bị bạo hành hay lạm dụng tình dục. Để lí giải cho tình trạng này, có thể kể tới các nguyên nhân như tình trạng tảo hôn, sự phụ thuộc đến mức lệ thuộc vào người đàn ông trong các gia đình Ả-rập và đặc biệt là do thiếu các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ.

Như vậy, có thể thấy rằng phụ nữ ở Ả-rập Xê-út chưa nhận được sự đối xử công bằng, không có được đầy đủ các quyền như đối với một người “trưởng thành”. Trái ngược với suy nghĩ thông thường, rất nhiều phụ nữ Ả rập Xê út vẫn cho rằng sự phụ thuộc đối với đàn ông là một “đặc quyền” của phụ nữ nước này, và sự hạn chế về quyền trong lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế…không gây ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Nói cách khác, họ chấp nhận, thậm chí không muốn từ bỏ cuộc sống lệ thuộc vào nam giới bất chấp tình trạng bị xâm hại về quyền lợi. Do đó, để khắc phục tình trạng trên, quốc gia này cần có một cuộc cải cách lớn không chỉ trong lĩnh vực luật pháp mà cả về mặt tư tưởng.

                                                            6 United Nations report: Promotion and protection of all human rights, civil, political, economic, social and cultural rights, including the right to developmen – Mission to Saudi Arabia. 7 Arab News, 28 May, 2008. 

  5

3. Quyền của phụ nữ ở Inđônêxia Mặc dù không phải là thánh địa của đạo Hồi và Hiến pháp cũng không ghi nhận về

tôn giáo này nhưng Inđônêxia lại là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới, với 86,1% dân số là tín đồ Hồi giáo (Muslim). Điều này cho thấy Luật Hồi giáo có vai trò khá quan trọng với người dân Inđônêxia. Phần lớn hoạt động lập pháp của Inđônêxia đều ghi nhận tầm quan trọng của bình đẳng giới, nhưng luật Hồi giáo đã ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ Inđônêxia, ảnh hưởng tới việc thực thi pháp luật nhà nước trên thực tế.

Thứ nhất, quyền bình đẳng về chính trị theo giới tính mặc dù vẫn hạn chế nhưng đã dần được quan tâm.

Việc đấu tranh đòi quyền chính trị của nữ giới là một quá trình lâu dài trong lịch sử của quốc hội Inđônêxia. Năm 1928, Inđônêxia có nữ đại biểu nhân dân đầu tiên. Đây là một bước ngoặt trong lịch sử, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ Inđônêxia vào các vấn đề quốc gia, đồng thời nâng cao cơ hội cho nữ giới tham gia vào chính trường. Phụ nữ đã đóng một vai trò quan trọng trong lực lượng vũ trang, trong các hoạt động công cộng nói chung ở giai đoạn đấu tranh giành độc lập của nhân dân Inđônêxia trước và sau năm 1945.

Tuy nhiên, sau khi giành được độc lập, tư tưởng gia trưởng đã trở lại ảnh hưởng tới nền chính trị của Inđônêxia. Quan điểm của các chính khách cũng như tư tưởng của người dân Inđônêxia cho rằng phụ nữ chỉ nên quan tâm tới những vấn đề của gia đình, chăm sóc con cái. Trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1955, phụ nữ chỉ chiếm 6.5% số ghế của quốc hội (Hội đồng đại diện nhân dân - DPR)8.

Gần đây, trong xu thế chung, Inđônêxia đã dần quan tâm hơn tới vấn đề quyền chính trị của nữ giới. Hiến pháp năm 1945 và các bản sửa đổi (gần đây nhất là vào năm 2002) mặc dù không quy định rõ ràng về quyền bình đẳng cho nữ giới, nhưng đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các cơ quan có thẩm quyền của Inđônêxia xây dựng và thực hiện các quy chế về bình đẳng giới, đặc biệt về quyền chính trị của phụ nữ. Bắt đầu từ năm 1988, Inđônêxia có những chính sách quy định về vai trò và vị trí của phụ nữ trong bộ máy nhà nước. Cũng năm này, một cơ quan của phụ nữ ra đời – Vụ Các vấn đề về nữ giới (Junior Ministry for Women’s Affairs). Bản chính sách chung (the Board Guidelines) năm 1999 đã chỉ đạo việc trao quyền cho phụ nữ phải được thực hiện theo hai hướng. Thứ nhất, mở rộng vai trò và vị trí của phụ nữ trong bộ máy nhà nước, thông qua việc ban hành các quy định và hoạt động của các tổ chức chịu trách nhiệm về bình đẳng giới. Thứ hai, nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động và sự độc lập của các tổ chức phụ nữ trong việc trao quyền cho phụ nữ. Chính sách này được áp dụng cho tất cả các cơ quan nhà nước: cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp, cơ quan lập pháp (DPR/MPR) và các cơ quan kiểm toán nhà nước. Ngày 18/ 02/ 2003, Luật số 12/2003 về bầu cử các thành viên Hội đồng đại diện nhân dân đã được thông qua, trong đó Điều 65, Mục 1 quy định: “Mỗi đảng phái chính trị khi đề cử ứng viên vào Hội đồng đại diện nhân dân, Hội đồng đại diện nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng đại diện nhân dân của các khu tự trị trong các cuộc tổng tuyển cử phải đảm bảo tỉ lệ nữ giới tối thiểu 30%”. Với khung pháp lý được mở rộng như vậy, thực tế ở Inđônêxia gần đây số lượng nữ giới được bầu cử vào các cơ quan đã tăng lên đáng kể. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1987 và năm 1999, tỷ lệ nữ giới được bầu vào Hội đồng đại diện nhân dân (DPR) lần lượt là 13% và 8,8% 9. Năm 2004, cùng với cuộc bầu cử DPR, cuộc bầu cử Hội đồng đại diện địa phương (DPD) lần

                                                            8 Khofifah Indar Parawansa, Enhancing Women’s Political Participation in Indonesia, Women in Parliament: Beyond 

Numbers. 9 Khofifah Indar Parawansa, Enhancing Women’s Political Participation in Indonesia, Women in Parliament: Beyond Numbers. 

  6

đầu tiên đã được diễn ra với tỷ lệ nữ giới chiếm 11,3 % số ghế của Hội đồng đại diện nhân dân và 21,1% số ghế của Hội đồng đại diện địa phương10.

Như vậy, có thể thấy mặc dù Inđônêxia gần đây đã có nhiều chính sách tăng cường quyền chính trị của phụ nữ nhưng tỷ lệ nữ giới trong các cơ quan nhà nước của Inđônêxia vẫn ở mức hạn chế. Đây là tình trạng chung của nhiều quốc gia ở châu Á, chứ không riêng ở Inđônêxia.

Thứ hai, pháp luật về hôn nhân, gia đình và thực tế áp dụng ở Inđônêxia chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.

Cho tới nay, Inđônêxia vẫn chưa có một văn bản pháp luật về hôn nhân áp dụng thống nhất trên cả nước. Những quy định về hôn nhân của Inđônêxia bao gồm: Luật Hôn nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, luật Hôn nhân Hồi giáo, luật Hôn nhân theo tập quán (Adat Marriage Law). Luật Hôn nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đang có hiệu lực ở Inđônêxia là Luật số 1 năm 1974 (Luật Hôn nhân 1974). Trên thực tế, những chế định của Luật Hôn nhân 1974 đều ảnh hưởng từ luật Hồi giáo, không được trái với kinh Koran. Chính vì vậy, các quy định pháp luật về hôn nhân gia đình hiện hành của Inđônêxia vẫn chứa đựng rất nhiều yếu tố bất bình đẳng giữa nữ giới và nam giới trong gia đình.

Độ tuổi kết hôn theo luật định là 16 đối với nữ và 18 đối với nam. Mặc dù việc kết hôn có sự khác nhau giữa các tôn giáo và giữa các dân tộc (Inđônêxia có khoảng 300 dân tộc, trong đó nhóm người Java đông nhất chiếm khoảng 42% dân số), nhưng những trường hợp kết hôn sớm (phổ biến giữa các thiếu nữ 16 tuổi và những đàn ông lớn tuổi) thường xảy ra ở các vùng nông thôn. Theo kết quả của cuộc điều tra kinh tế xã hội quốc gia (National Social Economic Survey) năm 1998, có tới 16% phụ nữ ở Tây Java kết hôn trước 16 tuổi. Theo một báo cáo của Liên hợp quốc năm 2004, khoảng 13% phụ nữ Inđônêxia trong độ tuổi từ 15 đến 19 đã kết hôn11.

Luật Hồi giáo thừa nhận chế độ đa thê, một người đàn ông Hồi giáo ở Inđônêxia có thể lấy tới bốn vợ, với điều kiện ông ta phải đối xử công bằng với tất cả các bà vợ và phải có khả năng tài chính để có thể chu cấp cho các bà vợ. Luật Hôn nhân 1974 cho phép đàn ông có thể lấy nhiều vợ nếu ông ta đưa ra được bằng chứng cho thấy người vợ đầu tiên không thể thực hiện được trách nhiệm của người vợ, bị khuyết tật về thể chất, bị bệnh hiểm nghèo hoặc không thể sinh con. Riêng các công chức của Inđônêxia bị cấm lấy nhiều vợ. Gần đây, chính phủ dự định mở rộng quy định này áp dụng đối với tất cả các đối tượng làm việc trong bộ máy nhà nước nhưng điều đó đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các đảng phái Hồi giáo.

Luật Hôn nhân còn ghi nhận đàn ông là người đứng đầu trong gia đình, nhưng trách nhiệm với gia đình lại thuộc về cả người đàn ông và người phụ nữ. Bổn phận với gia đình, việc nuôi dạy con cái đều do người phụ nữ đảm nhiệm.

Về lĩnh vực thừa kế, có sự khác nhau giữa các vùng miền và giữa các dân tộc. Luật Hồi giáo cũng như tập quán của nhiều địa phương của Inđônêxia có xu hương ưu tiên quyền thừa kế cho nam giới hơn là cho phụ nữ. Ví dụ: Luật Hồi giáo quy định con trai được hưởng suất thừa kế bằng 2 lần suất thừa kế của con gái. Tuy nhiên, một số cuộc điều tra đã cho thấy ở một số địa phương của Inđônêxia, việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo mẫu hệ, tức là từ mẹ sang con gái.

                                                            10 Titi Sumbung, Building Gender Equality in Governance: The Indonesia Experience, at the 6th Asia Pacific Congress of Women in Politics, February 10‐12, 2006, Makati City, Philippines. 

 11 Gender  equality  and  Social  institutions  in  Indonesia  –  Social  Institutions  and  Gender  Index  (SIGI),  website: http://genderindex.org/country/indonesia  

  7

Thứ ba, Inđônêxia đã thiết lập một hệ thống các văn bản pháp luật nhằm bảo vệ sức khỏe cho nữ giới nhưng không phải lúc nào những quy định đó cũng được thực thi.

Mặc dù nguồn thông tin và số liệu thống kê không nhiều nhưng cũng có một số bằng chứng cho thấy tình trạng bạo lực đối với phụ nữ diễn ra khá phổ biến ở Inđônêxia. Bạo lực trong gia đình được xem là một vấn đề riêng tư và nhạy cảm, hiếm khi người bị bạo hành dám tố cáo. Theo cuộc Điều tra dân số và y tế năm 2003, 25% số phụ nữ đang và đã từng kết hôn được hỏi cho rằng người chồng được quyền đánh đập vợ nếu người vợ có một trong những hành vi sau: làm cháy thức ăn; cãi lại lời chồng; đi ra ngoài mà không nói với chồng; bỏ mặc con cái; từ chối quan hệ tình dục với chồng.

Sức khỏe sinh sản của phụ nữ Inđônêxia cũng không được quan tâm đúng mực. Sự hạn chế các văn bản pháp luật điều chỉnh, trình độ hiểu biết về sức khỏe sinh sản nam giới thấp cùng với những quan niệm lạc hậu của Đạo Hồi và truyền thống là những lý do cản trở nam giới tham gia vào các chương trình sức khỏe sinh sản. Tỷ lệ nam giới Inđônêxia sử dụng biện pháp tình dục an toàn và kế hoạch hóa gia đình rất thấp, trong khi phụ nữ phải xin ý kiến và được sự đồng ý của chồng khi muốn sử dụng một biện pháp tránh thai nào đó. Điều này ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới, vì pháp luật của Inđônêxia không can thiệp vào quyền của các cặp vợ chồng trong việc quyết định số lượng con cái, khoảng cách tuổi của các con. So với các quốc gia khác trong khu vực, số lượng bà mẹ tử vong ở Inđônêxia là cao nhất. Theo thống kê, hàng năm Inđônêxia có khoảng 20.000 phụ nữ chết do các nguyên nhân liên quan đến sinh sản.

Pháp luật Inđônêxia quy định việc phá thai là bất hợp pháp, truyền thống không thừa nhận con ngoài giá thú, chính vì vậy, các ca phá thai ở Inđônêxia thường được thực hiện “chui” bởi các nhà cung cấp dịch vụ không có chuyên môn và trong điều kiện không an toàn. Người ta ước tính rằng có đến một nửa các ca tử vong liên quan đến thai nghén ở Inđônêxia là hậu quả của việc phá thai không an toàn.

Một hủ tục ở Inđônêxia có nguồn gốc từ Hồi giáo cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ, đó là tục cắt bộ phận sinh dục ngoài của các bé gái trước khi bước vào tuổi dậy thì. Tháng 4/2006, Bộ Y tế Inđônêxia đã ra lệnh cấm thực hiện việc cắt bộ phận sinh dục nữ (được gọi là cắt bao quy đầu nữ - FGM), chính thức yêu cầu các bác sĩ, y tá phải tuân thủ. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động này vẫn được tiến hành phổ biến ở các địa phương của Inđônêxia, những người vi phạm lệnh cấm đó không bị truy cứu trách nhiệm. Người dân địa phương tin rằng một bé gái không được cắt bộ phận sinh dục ngoài sẽ không sạch sau khi đi tiểu và khiến chúng có thể bị ung thư cổ tử cung và nếu cầu nguyện với bộ phận sinh dục ô uế, lời cầu nguyện của họ sẽ không được lắng nghe. Họ cũng tin rằng tập tục này sẽ giúp các bé gái giữ được sự tinh khiết, sự trong sạch và có "đai bảo vệ" sự trinh tiết của mình trước khi lập gia đình. Còn các bé gái không làm phẫu thuật sẽ bị coi là ô uế và sẽ không thể sinh được con trai nối dõi tông đường cho nhà chồng. Theo kết quả của một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2009, các nhà xã hội học Inđônêxia cho biết, 96% các gia đình được hỏi đã thừa nhận rằng họ đã cho con gái mình cắt bộ phận sinh dục trước khi chúng bước vào giai đoạn dậy thì (khoảng 14 tuổi). Mặc dù không ảnh hưởng tới kinh tế gia đình vì các cuộc phẫu thuật được tiến hành miễn phí, nhưng hủ tục này đã gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ. Theo các chuyên gia y tế, việc cắt bao quy đầu ở nữ giới có thể gây đau đớn, băng huyết, nhiễm trùng, vô sinh và thậm chí là dẫn tới tử vong nếu người thực hiện không có đủ chuyên môn và dụng cụ giải phẫu.

Thứ tư, pháp luật thành văn của Inđônêxia hiện nay đã ghi nhận bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động nhưng thực tế quyền lao động của nữ giới vẫn bị hạn chế.

  8

Hiến pháp 1945, trong lần sửa đổi thứ hai vào năm 2000, đã ghi nhận quyền lao động của công dân không phân biệt nam hay nữ tại Khoản 2 Điều 28D: “Mỗi người đều có quyền được làm việc, trả lương và đối xử công bằng, phù hợp trong các quan hệ lao động”. Quy định này cũng đã được cụ thể trong Luật số 13/2003 về Lao động. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ Luật Hồi giáo và truyền thống, sự tham gia của phụ nữ vào các quan hệ lao động vẫn hạn chế hơn nam giới. Theo thống kê của Liên Hợp quốc năm 2009, tỷ lệ lao động là phụ nữ chỉ chiếm 36,9% lực lượng lao động nói chung, tỷ lệ này còn thấp hơn ở một số công việc quản lý, trong bộ máy chính quyền (22%). Cũng theo thống kê này, ở Inđônêxia tỷ lệ thất nghiệp của nữ giới cao hơn nam giới, cụ thể là 10,76% với nữ và 8.1% với nam. Thu nhập của nữ giới cũng thấp hơn so với nam giới, thu nhập bình quân đầu người của nữ chỉ khoảng 2,179 USD/ năm, trong khi của nam là 4,729 USD/ năm12. Như vậy, có thể thấy, sự hạn chế của phụ nữ so với nam giới về quyền lao động ở Inđônêxia thể hiện ở cả khả năng tìm kiếm cơ hội việc làm cũng như khả năng có được vị trí cao trong công việc và mức thu nhập cao.

Thứ năm, trong lĩnh vực giáo dục, ở Inđônêxia những năm gần đây, chênh lệch giữa nam giới và nữ giới đã giảm, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách giữa nam và nữ về tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ tham gia vào hoạt động giảng dạy.

Pháp luật của Inđônêxia đã ghi nhận quyền học tập của công dân: “Mỗi người đều có quyền tự phát triển thông qua việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản của mình, quyền được học tập và cùng chia sẻ những lợi ích của khoa học và công nghệ, nghệ thuật và văn hóa nhằm mục tiêu hoàn thiện chất lượng cuộc sống của họ và cho sự thịnh vượng chung của loài người” (Khoản 1 Điều 28C Hiến pháp Inđônêxia 1945 – Lần sửa đổi thứ hai năm 2000). Theo thống kê năm 2009 của Liên Hợp quốc, tỷ lệ nữ sinh từ tiểu học đến đại học không có sự cách biệt nhiều so với tỷ lệ nam giới. Có 93% số nữ giới được học ở cấp tiểu học so với 98% nam, tương ứng ở cấp trung học là 68% và 67%, còn ở cấp đại học đều là 17%. Trong khi đó, tỷ lệ biết chữ của nữ giới chỉ là 87% so với tỷ lệ 95% của nam giới13.

Việc giáo dục tại trường học đối với các bé trai và các bé gái ở Inđônêxia còn có một điểm rất đặc biệt. Các gia đình Hồi giáo ở Inđônêxia thường gửi con cái họ đến các trường Hồi giáo (Madrasah) do Bộ Tôn giáo quản lý. Tỷ lệ bé gái ở các trường này cao hơn các bé trai, xu hướng này thể hiện rõ ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, trung bình là 55% nữ và 45% nam14. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục tại các trường Hồi giáo lại thấp hơn tại các trường phổ thông công lập cả về đầu vào và đầu ra.

Sự tham gia vào công tác giảng dạy của phụ nữ hạn chế hơn nam giới, thể hiện ở tỷ lệ giáo viên nữ tại các cơ sở đào tạo thấp hơn nam giới, đặc biệt là ở cấp trung học và cấp đại học. Thống kê của Liên Hợp quốc năm 2009 cho thấy tỷ lệ giáo viên nữ ở các trường trung học chiếm 49%, nhưng ở cấp đại học chỉ chiếm 41%15.

Như vậy, có thể thấy, Nhà nước và cộng đồng xã hội ở Inđônêxia đã ngày càng quan tâm tới việc bảo vệ quyền bình đẳng của nữ giới trong mọi mặt của đời sống. Nỗ lực đó của Nhà nước thể hiện bằng việc ngày càng có nhiều các văn bản, quy phạm pháp luật quốc gia ra đời ghi nhận quyền bình đẳng giới, cùng với việc Inđônêxia tham gia vào

                                                            12  Global gender gap Report 2009 – World Economic Forum. 13  Global gender gap Report 2009 – World Economic Forum.  14 Indonesia  –  Country  Gender  Assessment,  Southeast  Asia  Regional  Department,  Regional  and  Sustainable, Development Department, Asian Development Bank, July 2006 15 Global gender gap Report 2009 – World Economic Forum. 

  9

một số các điều ước quốc tế về bình đẳng giới16. Tuy nhiên, cũng giống như ở các quốc gia châu Á khác, đặc biệt là các quốc gia Hồi giáo, quyền bình đẳng của phụ nữ ở Inđônêxia vẫn còn một khoảng cách xa giữa quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng.

                                                            16 Năm  1984,  Inđônêxia đã tham gia Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) của Liên Hợp quốc.