22
MC LC A. THTRƯỜNG TIN T...................................................................2 I. Thtrường tin t- tín dng ................................................... 2 II. Thtrường ngoi hi và vàng .................................................. 8 1. Thtrường ngoi hi ................................................................ 8 B. THTRƯỜNG VN ........................................................................13 I. Thtrường chng khoán ....................................................... 13 II. Thtrường BĐS ...................................................................... 20

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ - srtc.org.vn · Tuy nhiên, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng của Mỹ từ 0,5% lên 2,2% trong năm nay và cho rằng nền kinh tế lớn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

MỤC LỤC

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ ................................................................... 2

I. Thị trường tiền tệ - tín dụng ................................................... 2

II. Thị trường ngoại hối và vàng .................................................. 8

1. Thị trường ngoại hối ................................................................ 8

B. THỊ TRƯỜNG VỐN ........................................................................ 13

I. Thị trường chứng khoán ....................................................... 13

II. Thị trường BĐS ...................................................................... 20

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

2

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

I. Thị trường tiền tệ - tín dụng

Thị trường tiền tệ - tín dụng thế giới

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay là

3,3% (giảm 0,1% so với dự báo hồi tháng 7) và năm 2015 là 3,8% (giảm 0,2% so với dự báo

trước) do tình hình kinh tế tăng trưởng kém tại EU, Nga, Trung Đông và Nhật Bản, đồng thời

cảnh báo về đà phục hồi còn yếu và không đồng đều.

Tuy nhiên, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng của Mỹ từ 0,5% lên 2,2% trong năm nay và

cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới suy giảm giai đoạn đầu năm chỉ vì các yếu tố tạm thời. Số

liệu mới được công bố trong tháng 10 cho thấy, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 3,5% trong quý III,

cao hơn nhiều so với dự báo 3% trước đó. Điều này cho thấy Mỹ vẫn đang trên đà phục hồi tích

cực. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 10 cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm trở lại

đây (5,8%) cùng số việc làm mới được tạo ra ở mức cao là những dấu hiệu cho thấy sự vững

vàng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, bất chấp sự suy yếu của châu Âu hay các thị trường mới

nổi.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tiếp tục giữ mức lãi suất thấp cho tới khi nền

kinh tế mạnh hơn vì lo ngại việc tăng lãi suất sớm sẽ gây tác hại kép lên nền kinh tế trong bối

cảnh kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, FED đã tuyên bố chấm dứt gói hỗ

trợ QE3 vì cơ quan này tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng của Mỹ cũng như sự khởi sắc trên

thị trường lao động. Gói QE3 bắt đầu được áp dụng từ 13/9/2012 đến nay, theo đó mỗi tháng

FED sẽ mua trái phiếu dài hạn trị giá 85 tỷ USD nhằm hỗ trợ tăng trưởng và giảm tỷ lệ thất

nghiệp. Cùng với gói QE3, mức lãi suất thấp kỉ lục (gần bằng 0%) cũng được duy trì nhưng

nhiều chuyên gia phân tích kinh tế đang kì vọng FED sẽ nâng lãi suất vào giữa năm 2015 trước

những dấu hiệu lạc quan của lạm phát và thị trường lao động của nước này.

Tại châu Âu, IMF đã đánh giá khu vực này đang trải qua quá trình phục hồi đa tốc độ, GDP

Anh sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong khi đó Pháp, Đức và Italy lại tăng trưởng chậm và không

ổn định. NHTW châu Âu (ECB) vẫn giữ nguyên chính sách kinh tế và không đưa ra biện pháp hay

chính sách mới nào cũng như không tăng thêm giá trị chương trình mua trái phiếu để giúp nền kinh

tế khu vực hồi phục trở lại cũng như ngăn chặn tỷ lệ lạm phát giảm sâu.

Trên thị trường liên ngân hàng London, lãi suất đồng USD cũng như đồng EUR của tất cả

các kì hạn chỉ biến động nhẹ (xem biểu đồ 1, 2). So sánh lãi suất đồng USD ngày cuối tháng

(31/10) với ngày đầu tháng (1/10), kì hạn qua đêm, 3 tháng và 12 tháng giảm nhẹ (0.00050% –

0.02380%), các kì hạn còn lại tăng nhẹ từ 0,00130 – 0,00390% trong đó kỳ hạn 1 tháng có mức

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

3

tăng mạnh nhất. Lãi suất đồng EUR của hầu hết các kì hạn tăng nhẹ ở phiên cuối tháng so với

đầu tháng. Riêng lãi suất kỳ hạn 1 tuần giảm 0,00214%, các kì hạn còn lại tăng nhẹ từ 0,00143%

- 0,01% trong đó kỳ hạn 12 tháng tiếp tục là kỳ hạn có mức giảm mạnh nhất. Lãi suất kỳ hạn qua

đêm mang giá trị âm suốt tháng và chỉ tăng lên giá trị dương vào ngày giao dịch cuối cùng của

tháng (0,04357%).

Biểu đồ 1: Lãi suất đồng USD và EUR trên Thị trường liên ngân hàng London tháng

10/2014

USD

EUR

Nguồn: homefinance.nl

Biểu đồ 2: Lãi suất đồng USD và EUR trên Thị trường liên ngân hàng London 10 tháng

đầu năm 2014

USD

EUR

Nguồn: homefinance.nl

IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng của Nhật Bản xuống 0,9% cho năm 2014 do những ảnh

hưởng của việc nâng thuế tiêu dùng từ 5% - 8% hồi tháng 4. NHTW Nhật (BOJ) đã giữ nguyên

chính sách tiền tệ được trong suốt tháng cùng nhận định nền kinh tế nước này đang phục hồi dù

-

0.10000

0.20000

0.30000

0.40000

0.50000

0.60000

0.70000

1/10 11/10 21/10 31/10

KH 1 tháng KH 3 tháng

KH 6 tháng KH 12 tháng

-

0.05000

0.10000

0.15000

0.20000

0.25000

0.30000

0.35000

1/10 11/10 21/10 31/10

KH 1 tháng KH 3 tháng

KH 6 tháng KH 12 tháng

-

0.10000

0.20000

0.30000

0.40000

0.50000

0.60000

0.70000

1/1 1/2 1/3 1/4 1/5 1/6 1/7 1/8 1/9 1/10 1/11

KH 1 tháng KH 3 tháng

KH 6 tháng KH 12 tháng

-

0.10000

0.20000

0.30000

0.40000

0.50000

0.60000

1/1 1/2 1/3 1/4 1/5 1/6 1/7 1/8 1/9 1/10 1/11

KH 1 tháng KH 3 tháng

KH 6 tháng KH 12 tháng

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

4

vẫn chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc tăng thuế tiêu dùng. Số liệu mới được công bố của

Nhật cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 9 đã tăng lên mức 3,6% (tăng 0,1% so

với tháng trước); giá tiêu dùng trong tháng 9 lại tăng 3% so với năm trước và là tháng tăng thứ

16 liên tiếp. Sau khi FED quyết định chấm dứt gói QE3, ngày 31/10 vừa qua, BOJ đã tuyên bố

nâng giá trị chương trình mua trái phiếu lên 80.000 tỷ JPY/năm, đồng thời tăng gấp 3 lần số tiền

đổ vào các quỹ giao dịch và ủy thác đầu tư bất động sản Nhật Bản. trong bối cảnh kinh tế đang

tăng trưởng chậm lại và động thái nới lỏng tiền tệ vào ngày cuối cùng của tháng này của BOJ

được các nhà phân tích đánh giá là nhằm đối phó với tình trạng lạm phát đang tăng chậm lại.

Tại Trung Quốc, nếu tính theo phương pháp tính GDP của IMF (ngang giá sức mua PPP)

thì nước này đã vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới còn với phương pháp

thông thường không điều chỉnh theo PPP thì Trung Quốc vẫn chỉ đứng thứ 2 thế giới. Hiện nay

Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng. Nợ của nước này đã lên đến mức báo

động, bao gồm cả nợ của chính phủ, công ty và hộ gia đình, đã vượt quá GDP vào năm 2008 và

đến nay đã lên tới 250% tổng thu nhập quốc dân. Nền kinh tế phát triển quá nóng của Trung

Quốc đã tạo ra những khoản vay khổng lồ và tín dụng khi chảy vào các doanh nghiệp làm ăn

kém hiệu quả sẽ càng kéo tăng trưởng chậm lại.

Để hỗ trợ tăng trưởng cũng như cung cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, NHTW

Trung Quốc (PBoC) đã không dùng biện pháp truyền thống là cắt giảm lãi suất cơ bản mà bơm

tiền vào hệ thống thông qua các công cụ có kỳ hạn 3 tháng với lãi suất 3,5%. Theo đó, PBoC đã

bơm vào thị trường 500 tỷ NDT trong tháng 9 và 269,5 tỷ NDT trong tháng 10. PBoC cũng cho

biết sẽ tiếp tục triển khai chính sách tiền tệ thận trọng và sẽ sử dụng nhiều công cụ khác nhau để

điều chỉnh thanh khoản. PBoC cũng giữ nguyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng như duy trì lãi suất cơ

bản trong 2 năm trở lại đây.

Nhận định: Kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi tích cực nhưng vẫn có thể chịu những ảnh

hưởng bất lợi từ sự suy yếu của các nền kinh tế ở nước ngoài. Khu vực EU cũng đang phải đối

mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm, không đồng đều giữa các nước thành viên và tỷ lệ thất

nghiệp cao. Đà tăng trưởng chậm này của EU sẽ là gánh nặng đối với đà phục hồi của kinh tế

thế giới. Tại châu Á, việc BOJ công bố tăng chương trình kích thích kinh tế đã giúp chứng khoán

toàn cầu tăng vọt và thiết lập nhiều mức kỷ lục mới còn ở Trung Quốc, tăng trưởng giảm tốc và

nhiều vấn đề của nền kinh tế còn chưa được giải quyết dù có tăng kích thích tài khóa hay tiền tệ.

Thị trường tiền tệ - tín dụng trong nước

Một loạt các ngân hàng ở cả khối quốc doanh và TMCP đã giảm nhẹ lãi suất huy động ở

các kỳ hạn 3 – 12 tháng và đưa mặt bằng lãi suất xuống thấp hơn so với mức trần 6% nhằm cải

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

5

thiện lợi nhuận vào giai đoạn đầu tháng. Bên cạnh đó, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia đã

đưa ra dự báo lạm phát cho cả năm 2014 chỉ ở mức 3 – 4% nên mức trần lãi suất huy động được

các nhà đầu tư cũng như giới chuyên môn đánh giá sẽ giảm trong thời gian từ nay tới cuối năm.

Và đúng như dự đoán, NHNN đã điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động vào ngày 28/10. Theo

quyết định số 2173/QĐ-NHNN, trần lãi suất đối với tiền gửi bằng VND đối với tiền gửi không

kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm.

Các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên không bị giới hạn bởi trần lãi suất mà do khách hàng và tổ chức tín

dụng tự thỏa thuận. Theo quyết định số 2172/QĐ-NHNN, trần lãi suất đối với tiền gửi bằng USD

đối với tổ chức là 0,25%/năm và đối với cá nhân là 0,75%/năm. Các mức lãi suất điều hành (gồm

lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên

ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân

hàng) được giữ nguyên. Cả 2 quyết định đều có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/10/2014.

Với mức lạm phát hiện nay, lãi suất huy động có thể giảm mà người gửi tiền vẫn được

hưởng mức lãi suất thực dương. So với mặt bằng lãi suất cho vay trong khu vực, lãi cho vay ở

Việt Nam còn cao gấp 2 lần, vì vậy việc giảm lãi suất huy động sẽ là cơ sở cũng như áp lực để

giảm lãi suất cho vay nhằm tăng sức cạnh tranh cũng như tăng khả năng sinh lời cho doanh

nghiệp. Lãi suất huy động giảm sẽ không ảnh hưởng nhiều tới lượng vốn huy động do gửi tiết

kiệm trong giai đoạn này vẫn được coi là một trong những kênh đầu tư an toàn và có hiệu quả.

Tính đến ngày 24/10, lượng vốn huy động đã tăng 11,88% so với cuối năm 2013, trong đó huy

động vốn bằng tiền đồng tăng 13,17% chủ yếu ở khu vực dân cư. Sự chênh lệch về lãi suất tiền

gửi của VND cao hơn 5-6 lần so với USD nên người dân cũng có xu hướng chuyển từ gửi USD

sang VND để tăng thêm lợi nhuận. Bên cạnh đó, sự tiện lợi trong tiêu dùng đối với đồng nội tệ

hay việc dễ dàng chuyển đổi sang ngoại tệ khi có nhu cầu với tỷ giá ổn định cũng là những yếu

tố tác động tới xu hướng này.

Trong khi vốn huy động tăng 11,88% thì tín dụng mới chỉ tăng 7,85% so với cuối năm

2013 (số liệu tính đến ngày 24/10). Cơ cấu tín dụng vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập

trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. So sánh với số liệu cùng

kỳ năm trước (7,3%) thì con số 7,85% của năm nay được xem là có nhỉnh hơn và như vậy, mục

tiêu tăng trưởng 12 – 14% cho cả năm 2014 cũng có nhiều khả năng hoàn thành khi quý IV

thường là thời gian tín dụng tăng trưởng mạnh nhất trong năm.

Lãi suất cho vay hiện cao gấp 5 – 6 lần lạm phát là một mức chênh lệch phi lý và dù lãi

suất huy động có giảm hay không thì NHNN cũng cần quyết liệt hơn trong việc chỉ đạo giảm

thêm lãi suất cho vay. Theo thống kê của NHNN, lãi suất cho vay VND ở khối NHTM Nhà nước

phổ biến ở 9% - 10%/năm trong ngắn hạn và 10,5% - 11,5%/năm trung dài hạn; ở khối

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

6

NHTMCP, lần lượt là 9,5% - 10%/năm và 11% - 12%/năm; đối với 5 lĩnh vực ưu tiên ở cả 2

khối chỉ còn 7% - 8%/năm. Các NHTM liên tục đưa ra những gói cho vay ưu đãi cho khách hàng

(cả doanh nghiệp và cá nhân) nhưng để tiếp cận được lãi suất ưu đãi vẫn không phải việc dễ. Do

lo ngại nợ xấu nên các ngân hàng chỉ muốn cho những doanh nghiệp tốt vay, nhưng những đối

tượng này lại chưa có nhu cầu vay, còn những doanh nghiệp chấp nhận vay với lãi suất cao thì

ngân hàng lại không dám giải ngân vì rủi ro lớn, kể cả đối với những doanh nghiệp vướng nợ xấu

và đã được xử lý sau khi bán nợ cho VAMC.

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất của các kì hạn có xu hướng tăng mạnh giai đoạn

giữa tháng và giảm dần ở cuối tháng (xem biểu đồ 1).

Biểu đồ 1: Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tháng 10/2014

(Nguồn: sbv.gov.vn)

Lãi suất liên ngân hàng của tất cả các kì hạn đều có mức tăng mạnh vào giai đoạn giữa

tháng. Sự biến động mạnh này có thể xuất phát từ việc không đồng đều về thanh khoản giữa các

ngân hàng. Các ngân hàng nhỏ có nhu cầu vay vốn cao trong giai đoạn này đã đẩy lãi suất liên

ngân hàng ở tất cả các kì hạn lên cao. Bên cạnh đó, sự kiện liên quan tới ngân hàng Đại Dương

cũng có những ảnh hưởng nhất định tới thị trường liên ngân hàng, mặt bằng lãi suất liên tiếp ghi

nhận những biến động mạnh với lãi suất của các kì hạn đồng loạt tăng cao. Tuy nhiên, NHNN đã

điều tiết thanh khoản với việc bơm tiền qua kênh thị trường mở giúp ổn định lại thanh khoản của

hệ thống và giảm đà tăng của lãi suất liên ngân hàng. Với sự hỗ trợ kịp thời của NHNN, thanh

khoản của hệ thống sẽ tiếp tục ổn định và trong ngắn hạn, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng sẽ

không có những biến động quá lớn.

Thống kê giao dịch trong tháng (từ ngày 01 – 31/10) tổng doanh số giao dịch bằng VND

trên thị trường liên ngân hàng đạt 462.601 tỷ đồng (bằng 126,81% so với tháng trước), tương

đương với doanh số giao dịch bình quân 1 ngày đạt 20.113,09 tỷ đồng. Giao dịch chủ yếu tập

trung ở các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và 2 tuần. Cụ thể, doanh số giao dịch của kì hạn qua

-

0.50

1.00

1.50

2.00

2.50

3.00

3.50

4.00

1/10 6/10 11/10 16/10 21/10 26/10 31/10

KH qua đêm KH 1 tuần KH 2 tuần KH 1 tháng

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

7

đêm đạt tỷ trọng lớn nhất 193.458 tỷ đồng (chiếm 41,82%), tiếp theo là kì hạn 1 tuần với doanh

số đạt 157.228 tỷ đồng (chiếm 33,99%) và kì hạn 2 tuần với doanh số 66.221 tỷ đồng (chiếm

14,31%). Tỷ lệ doanh số giao dịch các kì hạn từ 1 tháng trở xuống đạt 437.873 tỷ đồng (chiếm

94,65%).

Trên thị trường mở, NHNN đã bơm ròng trong tháng 10 (xem biểu đồ 2).

Biểu đồ 2: Diễn biến thị trường mở tháng 10/2014

(Nguồn: tổng hợp)

Tính trong 5 tuần (từ ngày 29/9 đến ngày 31/10), NHNN đã bơm ròng 42.011 tỷ đồng

qua thị trường mở, trong đó NHNN hút ròng qua nghiệp vụ mua kỳ hạn (Reverse Repo) là 5 tỷ

đồng và bơm ròng qua nghiệp vụ bán tín phiếu (Sell Outright) là 42.016 tỷ đồng. Ở nghiệp vụ

mua kỳ hạn, do thanh khoản của hệ thống khá dồi dào trong thời gian qua nên NHNN đã không

bơm thêm vốn mới qua kênh OMO đồng thời cũng không có lượng vốn nào đáo hạn trong 2 tuần

đầu của tháng. Giao dịch trong giai đoạn này tiếp tục diễn biến ảm đạm của tháng trước. Tuy

nhiên, khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh phản ánh tình trạng thiếu thanh

khoản của một số ngân hàng nhỏ thì NHNN đã can thiệp bằng việc bơm thêm tiền để cân bằng

lại mặt bằng lãi suất. Trong bối cảnh nhu cầu vốn của các NHTM sẽ gia tăng cũng như tăng

trưởng tín dụng thường tăng tốc trong giai đoạn cuối năm, hoạt động trên thị trường mở được kì

vọng sẽ sôi động hơn.

Nghiệp vụ bán tín phiếu có diễn biến sôi động hơn hẳn nghiệp vụ mua kỳ hạn. Các kỳ

hạn 28 ngày, 56 ngày và 91 ngày cùng được đấu thầu trong tháng. Tổng số tín phiếu được phát

hành (tính trong 5 tuần từ 29/9 – 31/10) là 72.848 tỷ đồng, trong đó tín phiếu kỳ hạn 91 ngày

chiếm tỷ trọng lớn nhất 43,56%, tín phiếu kỳ hạn 28 ngày chiếm 31,13% và tín phiếu kỳ hạn 56

ngày chiếm 25,31%. Khối lượng trúng thầu giảm so với tháng trước và tập trung chủ yếu ở kì

-8,454

7,904

16,360 18,798

7,403

-10,000

-5,000

-

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

29/9 - 3/10 6/10-10/10 13/10 - 17/10 20/10 - 24/10 27/10 - 31/10

Nghiệp vụ mua kỳ hạn (tỷ đồng) Nghiệp vụ bán tín phiếu (tỷ đồng)

Khối lượng bơm/ hút ròng (tỷ đồng)

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

8

hạn 91 ngày cho thấy hệ thống NHTM đang ở trạng thái thận trọng với thanh khoản ngắn hạn,

đặc biệt ở các ngân hàng vừa và nhỏ.

Trong khi lãi suất của hai kì hạn 28 ngày và 56 ngày được giữ nguyên thì lãi suất kì hạn

91 ngày có biến động giảm nhẹ trong giai đoạn giữa tháng (giảm từ 3,4% xuống 3,24%), sau đó

phục hồi và tăng nhẹ ở cuối tháng (3,45%). Do trong giai đoạn vừa qua, thanh khoản của hệ

thống khá tốt nên lãi suất tín phiếu vẫn không có những biến động mạnh. Khối lượng giao dịch

tín phiếu vẫn ở mức cao cho thấy đây vẫn là kênh đầu tư được các ngân hàng lựa chọn bởi tính

thanh khoản cao và nguồn thu nhập cố định từ lãi suất trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng chưa

cao. Trong thời gian tới, với kì vọng hoạt động trên thị trường mở sẽ sôi động hơn thì lãi suất

trúng thầu cũng được kì vọng sẽ tăng ở cả 3 kì hạn để thu hút thêm sự quan tâm đầu tư của các

ngân hàng.

II. Thị trường ngoại hối và vàng

1. Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối quốc tế

Chỉ số USD Index trong tháng 10/2014 diễn biến với xu hướng chung là tăng, đặc biệt tăng

mạnh giai đoạn cuối tháng. Chỉ số đạt mức cao nhất tại 86,17 ngày 30/10 và thấp nhất tại 84,86

ngày 15/10. Trong nhóm các đồng tiền mạnh, USD tăng 1,96% so với EUR, tăng 0,98% so với

CHF, tăng 2,35% so với GBP, tăng 5,03% so với JPY và tăng 2,05% so với AUD.

Biểu đồ 5 : Diễn biến chỉ số Dollar tháng 10/2014

Nguồn: www.marketwatch.com

Trong tháng, đồng USD biến động tăng giảm liên tục trước những thông tin kinh tế tốt

xấu đan xen. Theo báo cáo sơ bộ của Markit Economics, chỉ số PMI dịch vụ tháng 10 của Mỹ

giảm xuống 57,3 điểm từ 58,9 điểm của tháng trước đó. Tháng 10 cũng là tháng thứ 4 liên tiếp

chỉ số PMI dịch vụ giảm điểm. Nguyên nhân kéo giảm tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ là

do số đơn hàng mới trong tháng 10 đã xuống thấp nhất 3 tháng. Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ tại

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

9

Mỹ cũng cho thấy mặt tích cực khi tốc độ tạo việc làm mới vẫn duy trì ở mức cao nhất 3 tháng.

Tháng 10, các doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh. Đồng USD

cũng được hỗ trợ phần nào khi niềm tin tiêu dùng của người dân Mỹ tăng cao trở lại nhờ giá

năng lượng giảm và thị trường việc làm tiếp tục cải thiện. Sự khác biệt về quan điểm chính sách

lãi suất hiện tại của Mỹ và châu Âu ngày càng hỗ trợ lớn cho USD. Trong khi Mỹ tiến tới tới

tăng lãi suất thì các khu vực khác, đặc biệt là châu Âu, lại chủ trương hạ thấp lãi suất hay nới

lỏng chính sách để thúc đẩy tăng trưởng. Cuối tháng, USD tăng giá mạnh trong khi kinh tế toàn

cầu tăng trưởng chậm chạp là 2 trở ngại chính đối với hoạt động xuất khẩu của Mỹ. Kinh tế Mỹ

đang chịu ảnh hưởng từ tình trạng tăng trưởng trì trệ của các nước lớn như Trung Quốc và khu

vực đồng EUR. Quyết định ngừng áp dụng chương trình nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) kể từ

ngày 01/11 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng ảnh hưởng đến sự tăng giảm của đồng

tiền này trong giai đoạn cuối tháng. Ngoài ra, việc tuyên bố nới lỏng tiền tệ hơn nữa của Ngân

hàng trung ương Nhật Bản đã khiến cho giới đầu tăng nhu cầu mua vào USD khi JPY xuống

thấp nhất 7 năm.

Tháng 10 tiếp tục là tháng đi xuống của đồng EUR so với đồng USD. Trong tháng, tỷ giá

đồng EUR/USD lên cao nhất tại mức 1,2822 ngày 16/10 và thấp nhất tại mức 1.2514 ngày 6/10.

Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn đang gặp khó với tình hình lạm phát thấp và tỷ lệ thất nghiệp

cao. Số liệu thống kê của châu Âu công bố cho thấy, lạm phát tháng 10 của khu vực đồng EUR

tăng nhẹ từ 0,3% lên 0,4%, khớp với dự báo của các nhà phân tích. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp

của eurozone vẫn duy trì ở ngưỡng 11,5%. Lạm phát thấp và tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức cao tạo

sức ép lên Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ

trong khu vực. Ngoài ra, theo ước tính nhanh của Markit Economics, chỉ số PMI tổng hợp của 18

nền kinh tế thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng vượt kỳ vọng lên 52,2

điểm trong tháng 10, so với 52 điểm trong tháng 9. Trong khi PMI của nền kinh tế Đức gây ấn

tượng thì tình hình tại Pháp không mấy tích cực khi PMI tổng hợp giảm xuống thấp nhất 2 tháng.

Đồng JPY đã giảm giá mạnh và xuống mức thấp nhất 7 năm so với USD sau quyết định

tăng cường kích thích kinh tế của BOJ. Ngày 31/10, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ)

thông báo sẽ tăng cung tiền lên 80.000 tỷ (tương đương 724 tỷ USD) thông qua chương trình

mua trái phiếu nhằm kích thích kinh tế. Quỹ đầu tư hưu trí của chính phủ Nhật (GPIF) trước đó

cũng thông báo sẽ nâng mức đầu tư vào cổ phiếu Nhật cũng như cổ phiếu nước ngoài lên gấp đôi

so với mức trước đó. Có thể thấy, quyết sách của BOJ càng gây áp lực bán tháo lớn lên đồng

JPY. Tháng 10, Nhật Bản đã hạ mức đánh giá kinh tế của nước này trong tháng thứ hai liên tiếp,

một động thái làm tăng lo ngại về khả năng nước này sẽ tiến hành tăng thuế tiêu thụ lần thứ hai

vào năm 2015.Trong báo cáo kinh tế tháng 10, Nhật Bản cho biết nền kinh tế đang phục hồi vừa

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

10

phải với phần nào yếu kém thể hiện thời gian gần đây, và giá tiêu dùng đang tăng với tốc độ

chậm hơn.

Ngược lại, tỷ giá CNY/USD đã tăng 0,61% trong tháng 10. Trong tháng 10, Ngân hàng

trung ương Trung Quốc đã bơm thêm tiền vào thị trường, cho thấy chính sách của PBOC có

cùng hướng với ECB và BOJ trong khi Mỹ đã bắt đầu trở lại chính sách tiền tệ thông thường.

Thị trường ngoại hối trong nước

Trong tháng 10, tỷ giá VND/USD có diễn biến tăng giảm liên tục, trong đó giảm mạnh

giai đoạn giữa tháng, sau đó phục hồi vào giai đoạn cuối tháng. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng

do NHNN công bố ở mức 21.246 đồng/USD, mức giá sàn - trần tương ứng là 21.034-21.458

đồng/USD. Tháng 10, chỉ số giá USD tăng 0,18% so với tháng trước.

Biểu đồ 6: Diễn biến thay đổi tỷ giá USD/VND trong tháng 10/2014

Nguồn: Vietcombank.com

Giai đoạn đầu tháng, tỷ giá niêm yết tại các NHTM có nhiều biến động mạnh. Giá USD

tăng được cho là do kỳ vọng NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá và lãi suất tiền VND giảm trước phát

biểu của Thống đốc NHNN về khả năng điều chỉnh tỷ giá ở mức 1-1,43% trong năm nay. Từ đầu

năm đến nay NHNN đã điều chỉnh tỷ giá 1%, do vậy tỷ giá được kỳ vọng vẫn còn tăng 0,43%

trong những tháng cuối năm. Ngoài ra, việc xem xét điều chỉnh giảm lãi suất VND có thể khiến

khoảng cách lãi suất VND và USD tiếp tục thu hẹp, tác động tới cân bằng sức mua của VND so

với USD, từ đó tạo áp lực lên tỷ giá. Ngoài ra, tỷ giá tăng mạnh còn do một số ngân hàng trước

đây đã bán USD ra để kinh doanh trái phiếu, đã tiến hành chốt lời trái phiếu trong tuần qua, và

nhu cầu đóng lại trạng thái USD đã bán trước đó cũng phát sinh theo. Nhìn chung, diễn biến tăng

của tỷ giá phù hợp với diễn biến giá USD trên thế giới thời gian qua sau khi đồng USD đã tăng

tương đối mạnh so với các đồng tiền khác trước thông tin tích cực về nền kinh tế Mỹ.

21,200

21,220

21,240

21,260

21,280

21,300

21,320

21,340

1/10 5/10 9/10 13/10 17/10 21/10 25/10 29/10

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

11

Tuy nhiên, sau khi Ngân hàng Nhà nước lên tiếng trấn an thị trường, tiếp tục khẳng định

giữ ổn định tỷ giá, tỷ giá USD/VND giảm khá nhanh, tuy nhiên, cuối tháng, giá USD niêm yết

tại các ngân hàng thương mại lại liên tục có những bước tăng nhỏ. Như vậy, về cơ bản, thanh

khoản của thị trường ngoại hối vẫn tương đối ổn định và Ngân hàng Nhà nước cho biết luôn theo

sát diễn biến, chủ động và sẵn sàng áp dụng mọi biện pháp cần thiết để giữ vững ổn định thị

trường tiền tệ, ngoại hối và vàng.

2. Thị trường vàng

Thế giới

Thị trường vàng thế giới trong tháng 10/2014 diễn biến với xu hướng chung là tăng mạnh

hơn nửa đầu tháng, sau đó giảm mạnh vào giai đoạn cuối tháng. Trong tháng, giá vàng (giao ngay

tại thị trường NewYork) lên cao nhất tại mức 1.249,4 USD/oz vào ngày 21/10 và thấp nhất là

1.190,7 USD/oz ngày 2/10. Tính chung cả tháng, giá vàng thế giới đã giảm 1,53%.

Biểu đồ 7: Diễn biến giá vàng thế giới tháng 10/2014

Nguồn: kitco.com

Tháng 10, giá vàng thế giới vẫn đang chịu sức ép giảm giá từ diễn biến tăng mạnh của

đồng USD, những lo ngại về việc Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED)nâng lãi suất sớm hơn dự kiến

và nhu cầu về vàng vật chất tại Trung Quốc và Ấn Độ trầm lắng. Có thể thấy, lực cầu vàng vật

chất không còn là nguồn hỗ trợ quan trọng cho giá vàng trong giai đoạn này.

Trong tháng, giá vàng và lượng vàng nắm giữ của các quỹ ETF đều giảm và điều này

khiến người tiêu dùng phải cân nhắc thêm trước khi mua vào. Tháng 10, lượng vàng bán ra của

Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR đạt trên 1 tỷ USD khi giới đầu tư giảm lượng vàng nắm giữ

trước dự đoàn giá vàng sẽ tiếp tục giảm sâu hơn nữa. Như vậy, lượng vàng nắm giữ của SPDR

còn 741,21 tấn, thấp nhất 6 năm qua sau khi đã bán ra 28,7 tấn trong tháng 10. Việc các quỹ tăng

cường bán ra làm tăng lượng vàng trên thị trường và càng thúc đẩy giá vàng tiếp tục giảm.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

12

Đặc biệt, giai đoạn cuối tháng, thị trường vàng thế giới diễn biến với xu hướng sụt giảm

mạnh trước quyết định cắt giảm gói QE3 của FED. Giá vàng thế giới đã giảm 1,5% xuống mức

thấp nhất 3 tuần ngay khi Fed đưa ra quyết định của mình đồng thời cho biết thị trường lao động

đã được cải thiện mạnh và lạm phát sẽ sớm đạt ngưỡng mục tiêu.

Trong nước

Chịu ảnh hưởng lớn từ giá vàng thế giới, giá vàng trong nước tháng 10/2014 đặc biệt tăng

mạnh giai đoạn giữa tháng, sau đó giảm vào cuối tháng. Tính chung cả tháng, chỉ số giá vàng giảm

2,23% so với tháng trước, giảm 12,68% so với cùng kỳ năm trước. Chênh lệch giữa giá vàng

trong nước và giá vàng thế giới hiện khoảng 4,7 triệu đồng/lượng.

Biểu đồ 8: Diễn biến giá vàng trong nước tháng 10/2014

Nguồn: sjc.com.vn

Diễn biến giá vàng thế giới đang tiếp tục là nhân tố chi phối chính đối với giá vàng trong

nước trong tháng qua. Giá vàng trong tháng lên cao nhất tại mức 35,8 – 35,92 triệu đồng/lượng

(mua vào - bán ra) ngày 13/10 và thấp nhất tại 35,39 – 35,51 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra)

ngày 31/10. Ngoài ra, diễn biến trên thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán cũng ảnh

hưởng đến diễn biến của thị trường vàng trong nước.

Mặc dù cùng diễn biến tăng giảm như giá vàng thế giới nhưng mức tăng giảm của giá

vàng trong nước đều chậm hơn khiến mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới giãn

rộng, trong tháng, có thời điểm mức chênh lệch này tăng lên gần 5 triệu đồng/lượng.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

13

B. THỊ TRƯỜNG VỐN

I. Thị trường chứng khoán

1. Thị trường chứng khoán thế giới

Thị trường chứng khoán thế giới trong tháng 10 biến động khá mạnh. Các chỉ số chứng

khoán chính của thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong nửa đầu tháng và đảo chiều tăng

mạnh trong nửa cuối tháng 10. Tại thị trường châu Âu, diễn biến của các thị trường chứng khoán

lớn trong khu vực xảy ra tương tự chứng khoán Mỹ. Tại châu Á, thị trường chứng khoán Nhật

Bản và Hồng Kông tăng mạnh. Trong khi đó, chứng khoán Đài Loan và Hàn Quốc giảm điểm

nhẹ trong tháng 10.

Biểu đồ 9: Biến động các chỉ số Dow Jones công nghiệp (▬), Nasdaq tổng hợp (▬) và

S&P500 (▬) trong tháng 10/2014

Nguồn: Yahoofinance

Làn sóng bán tháo đã lan rộng trên toàn cầu trong nửa đầu tháng 10. Đồng thời, lợi suất

trái phiếu trên toàn thế giới cũng giảm xuống kỷ lục sau một số báo cáo kinh tế Mỹ kém khả

quan, lo ngại về tốc độ lây lan của dịch bệnh Ebola, tình trạng trượt giá dầu và sự suy yếu của

kinh tế khu vực đồng euro.

Chỉ số S&P 500 giảm liên tiếp do cổ phiếu năng lượng giảm mạnh khi giá dầu Brent

xuống thấp nhất gần 4 năm. Giá năng lượng giảm là yếu tố thúc đẩy giới đầu tư bán tháo cổ

phiếu của lĩnh vực này. Chứng khoán Mỹ cũng biến động mạnh do lo ngại về tăng trưởng toàn

cầu và triển vọng tăng lãi suất tại Mỹ. Trong giai đoạn này, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự

báo tăng trưởng toàn cầu xuống 3,3% trong năm 2014 và 3,8% trong năm tiếp theo. Báo cáo này

đã dấy lên lo ngại về tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như làn sóng bán tháo trên các

thị trường chứng khoán. Trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) gặp bế tắc với Đức

trong nỗ lực phục hồi tăng trưởng của khu vực thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bày tỏ lo ngại

kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm có thể ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ. Trong bối cảnh Fed tiến tới

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

14

kết thúc chương trình mua trái phiếu hàng tháng thì tình trạng tăng trưởng trì trệ của châu Âu sẽ

làm tổn thương kinh tế Mỹ. Kinh tế châu Âu tăng trưởng chậm chạp cùng với lạm phát thấp sẽ

đẩy USD tiếp tục tăng giá. Khi đó, xuất khẩu của Mỹ và giá cả hàng hóa đều sẽ bị hạn chế.

Ngoài ra, những rủi ro do căng thẳng địa chính trị gây ra và tình trạng “bong bóng” trên thị

trường chứng khoán cũng là những vấn đề đáng lo ngại trong thời điểm này. Việc duy trì chính

sách lãi suất thấp kỷ lục trong thời gian dài tại các nền kinh tế phát triển có thể khiến các thị

trường tài chính trở nên quá nóng.

Cũng trong giai đoạn này, chứng khoán Mỹ giảm thấp bất chấp những cải thiện trên thị

trường lao động. Giới đầu tư ngày càng thấy lo ngại về tình hình tăng trưởng không đồng đều tại

Mỹ. Mặc dù thị trường lao động có dấu hiệu tích cực, nhưng lĩnh vực sản xuất lại tăng trưởng

chậm trong tháng 9. Chỉ số PMI sản xuất chính thức của Mỹ giảm xuống 57,5 điểm trong tháng

9. Đầu tư vào xây dựng cũng giảm. Niềm tin tiêu dùng cũng sụt giảm trong tháng 9.

Trong giai đoạn nửa cuối tháng 10, chứng khoán Mỹ đảo chiều tăng điểm mạnh mẽ. Giá

dầu phục hồi, doanh thu của doanh nghiệp tăng vượt dự tính và niềm tin tiêu dùng lên cao nhất 7

năm là những yếu tố đẩy chứng khoán Mỹ tăng. Niềm tin tiêu dùng tại Mỹ cũng bất ngờ tăng

trong tháng 10 lên cao nhất 7 năm và giá dầu đang dần phục hồi sau khi liên tục trượt giá trước

đó. Tất cả những tín hiệu này đều khiến tâm lý đầu tư trên toàn cầu bớt căng thẳng hơn. Cổ phiếu

một số doanh nghiệp lớn đồng loạt tăng, đẩy chứng khoán Mỹ tăng điểm. Thị trường chứng

khoán Mỹ nhận được hỗ trợ lớn từ các báo cáo kinh doanh tích cực của khối doanh nghiệp Mỹ

trong quý III. Trong số những doanh nghiệp đã báo cáo kết quả kinh doanh, gần 80% có doanh

thu vượt dự báo trong khi 61% có doanh số bán hàng vượt ước tính. Doanh thu tăng mạnh củng

cố niềm tin của thị trường vào đà phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Mỹ, thúc đẩy hoạt động chi tiêu

và tuyển dụng.

Biểu đồ 10: Biến động các chỉ số FTSE 100 (▬), DAX (▬),

và CAC 40 (▬) trong tháng 10/2014

Nguồn: Yahoofinance

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

15

Tại châu Âu, diễn biến của các thị trường chứng khoán lớn của khu cực khá tương đồng

với diễn biến chứng khoán Mỹ.

Trong giai đoạn đầu tháng, thị trường chứng khoán châu Âu đi xuống, đối diện với mạch

giảm dài nhất trong vòng hơn 1 năm qua, trong bối cảnh báo cáo tài chính các hãng kém khả

quan. Việc Fed dừng chương trình nới lỏng tiền tệ đã tác động đến thị trường tài chính toàn cầu,

và thị trường chứng khoán châu Âu cũng phải hứng chịu những phản ứng tiêu cực của giới đầu

tư cổ phiếu.

Trong nửa sau của tháng, thị trường chứng khoán châu Âu hào hứng đón nhận sắc xanh,

sau thông tin Ngân hàng châu Âu (ECB) cho biết hầu hết các ngân hàng cho vay tại khu vực đều

vượt qua bài kiểm tra “Stress test” - là một tín hiệu đáng vui mừng đối với sự hồi phục kinh tế

khu vực EU. Bảng điện tử khu vực hào hứng đón nhận đà tăng của 19 nhóm ngành theo dõi.

Trong đó, nhóm đơn vị cho vay tăng mạnh giá trị sau khi Ngân hàng châu Âu cho biết không

một ngân hàng lớn nào mắc phải lỗ hỗng trong bảng cân đối tài chính. Bên cạnh đó, thị trường

cũng bật tăng mạnh nhờ kì vọng chính sách hỗ trợ kinh tế của Nhật Bản sẽ bù vào khoảng trống

mà Fed vừa tạo ra khi rút chương trình QE3. Với việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dừng bơm

tiền ra nền kinh tế, các nhà đầu tư hiện đang hướng vào chương trình kích thích kinh tế tại châu

Âu và Nhật Bản. Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) mở rộng chương trình kích thích kinh

tế, tăng lượng cung tiền lên tới 80 nghìn tỷ yên (tương đương 721 tỷ USD). Đây thực sự là một

động lực lớn cho thị trường chứng khoán, và có tác động tới tất cả thị trường toàn cầu.

Biểu đồ 11: Biến động các chỉ số Nikkei 225 (▬), Hang Seng (▬), và Kospi Composite (▬)

trong tháng 10/2014

Nguồn: Yahoofinance

Tại châu Á, dưới ảnh hướng tiêu cực từ thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu, các chỉ

số chứng khoán chủ chốt của khu vực cũng đồng loạt đi xuống trong nửa đầu tháng 10. Thêm

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

16

vào đó, tín hiệu tăng trưởng yếu ớt tại Trung Quốc và châu Âu dấy lên những lo ngại về tăng

trưởng kinh tế toàn cầu. Tại Nhật Bản, đồng Yen duy trì đà tăng đối với đồng USD – điều này

làm hạ triển vọng lợi nhuận đối với các hãng xuất khẩu.

Trong giai đoạn nửa sau tháng 10, thị trường chứng khoán châu Á đảo chiều tăng mạnh.

Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn so với kì vọng trong quý III ở ngưỡng 3,5% sau khi đã tăng

4,6% trong quý II, ghi nhận 6 tháng tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 10 năm qua, đồng thời, số

đơn xin trợ cấp thất nghiệp trung bình tuần giảm xuống mức thấp trong vòng nhiều năm trở lại

đây cho thấy thị trường lao động được cải thiện đáng kể. Những tín hiệu tích cực trên đây tiếp

tục củng cố vững chắc niềm tin của thị trường vào đà phục hồi mạnh mẽ của Mỹ trong năm nay

bất chấp các nền kinh tế lớn khác, như Trung Quốc hay châu Âu, đang tăng trưởng chậm chạp.

Giới đầu tư kỳ vọng, đà phục hồi nhanh chóng của kinh tế Mỹ – nền kinh tế lớn nhất thế giới –

sẽ giúp kinh tế toàn cầu thoát khỏi tình trạng tăng trưởng trì trệ. Những tác động tích cực từ

chương trình nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản và châu Âu cũng là yếu tố chính hỗ trợ thị trường

tăng điểm trong giai đoạn này.

Bảng 1: TTCK thế giới từ 1/10/2014 đến ngày 31/10/2014

Chỉ số

Ngày 1/10/2014 Ngày 31/10/2014 Tăng/

Giảm (điểm) (điểm)

Dow Jones 16.804,71 17.390,52 + 3,49%

S&P 500 1.946,16 2.018,05 + 3,69%

Nasdaq 4.422,09 4.630,74 + 4,72%

FTSE 100 6.557,52 6.546,47 - 0,17%

CAC 40 4.365,27 4.233,09 - 3,03%

DAX 9.382,03 9.326,87 - 0,59%

Nikkei 225 16.082,25 16.413,76 + 2,06%

Hang Seng 23.064,56 23.702,04 + 2,76%

Shanghai Composite 2.382,79 2.420,18 + 1,57%

Taiwan Weighted 8.990,26 8.974,76 - 0,17%

Kospi Composite 1.991,54 1.958,93 - 1,64%

Straits Times 3.264,09 3.274,25 + 0,31%

Nguồn: Bloomberg

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

17

2. TTCK trong nước

Thị trường chứng khoán niêm yết:

Biểu đồ 12: Diễn biến hai chỉ số VN-Index và HNX-Index trong tháng 10/2014

Nguồn số liệu: HOSE, HNX

Trong tháng 10/2014, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục xu thế giảm điểm. Kèm

theo sự sụt giảm của hai chỉ số, tính thanh khoản trên hai sàn niêm yết đều giảm khá mạnh. Trên

sàn Hồ Chí Minh, chốt phiên giao dịch ngày 31/10, chỉ số VN-Index dừng tại mức 600,84 điểm,

tăng nhẹ 1,2 điểm (tương ứng +0,2%) so với thời điểm đóng cửa phiên giao dịch 30/9/2014.

Tổng KLGD trong tháng 9 đạt mức 3,121 tỷ cổ phiếu, tương ứng với GTGD đạt 55.723 tỷ đồng.

Tính bình quân, KLGD đạt 135,69 triệu cổ phiếu/phiên, GTGD đạt 2.423 tỷ đồng/phiên (-

19,25% KLGD, -23,6% GTGD so với tháng trước). Trên sàn Hà Nội, chốt phiên giao dịch ngày

cuối cùng của tháng 10, HNX-Index dừng ở mức 88,03 điểm, giảm nhẹ 0,6 điểm (tương ứng -

0,67%) so với thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/9/2014. Tổng KLGD trên sàn đạt

mức 1,575 tỷ cổ phiếu, tương ứng với GTGD đạt 21.835 tỷ đồng. Tính bình quân, KLGD đạt

68,48 triệu cổ phiếu/phiên, GTGD đạt 949,35 1.236,5 tỷ đồng/phiên (-22,46% KLGD, -23,19%

GTGD so với tháng trước).

Giai đoạn đầu tháng, thị trường chứng khoán Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc khi mà cả

hai chỉ số chính của hai sàn đều có dấu hiệu đảo chiều tăng điểm sau một chuỗi dài sụt giảm

trước đó. Dòng tiền có dấu hiệu bắt đáy mạnh hơn khi mà thị trường đã kiểm tra thành công

ngưỡng hỗ trợ tại 595 điểm. Cũng trong giai đoạn này, hàng loạt các thông tin tích cực được

công bố về GDP, PMI, chỉ số sản xuất công nghiệp giúp tâm lý nhà đầu tư được cải thiện. Lực

mua của nhà đầu tư nội quay trở lại mạnh mẽ và là động lực của thị trường trong bối cảnh nhà

đầu tư ngoại đang chuyển sang trạng thái bán ròng. Nhóm cổ phiếu chứng khoán, bất động sản

và một số cổ phiếu trụ cột hồi phục mạnh đã kéo chỉ số tăng điểm.

0

50

100

150

200

250

550

560

570

580

590

600

610

620

630

1/10 8/10 15/10 22/10 29/10

KLGD ( triệu đơn vị) VN-Index (điểm)

0

20

40

60

80

100

120

80

82

84

86

88

90

92

1/10 8/10 15/10 22/10 29/10

KLGD (triệu đơn vị) HNX-Index (điểm)

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

18

Giai đoạn giữa tháng, thị trường điều chỉnh giảm mạnh khi mà cả hai chỉ số VN-Index và

HNX-Index giảm liên tiếp trong nhiều phiên. Trong đó phiên giao dịch ngày 16/10 ghi dấu ấn

sâu sắc với mức giảm 17,12 điểm (tương đương -2,83%) của VN-Index và 2,36 điểm (tương

đương -2,64%) của HNX-Index. Trong phiên này, cổ phiếu GAS đã giảm 5.000 đồng tương

đương 4,63% và là yếu tố chính tác động đến sự giảm sâu của sàn Hồ Chí Minh. Ngoài diễn biến

bất lợi từ cổ phiếu GAS, cổ phiếu OGC cũng trở thành tâm điểm của thị trường khi mà chỉ trong

phiên giao dịch ngày 23/10, cổ phiếu này đã giảm sàn với khối lượng giao dịch đột biến lên tới

22,4 triệu cổ phiếu, tương đương 255 tỷ đồng. Thông tin ông Hà Văn Thắm – nguyên chủ tịch

HĐQT của Tập đoàn OGC bị bắt giam được các cơ quan chức năng công bố chính thức vào ngày

24/10 cũng là một tin tức xấu và ảnh hưởng rất tiêu cực đến tâm lý các nhà đầu tư trong giai

đoạn này. Những thông tin khả quan về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết hầu

như không có nhiều tác động đến thị trường, còn khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng trên cả hai sàn,

tập trung vào các mã vốn hóa lớn và là các mã dẫn dắt.

Giai đoạn cuối tháng, thị trường đảo chiều tăng điểm. Một số tin tức mới được công bố

và giới đầu tư đón nhận một cách khá tích cực. Đó là thông tin hạ trần lãi suất huy động VND từ

6% xuống 5,5%/năm, trần lãi suất tiền gửi USD của cá nhân tại các Ngân hàng thương mại giảm

từ 1% xuống 0,75%/năm. Ngay sau đó, tại cuộc họp thường kỳ của Ngân hàng nhà nước, lãnh

đạo tại các Ngân hàng lớn đã tuyên bố giảm lãi suất cho vay. Bên cạnh đó là sự thay đổi trong

động thái của khối ngoại. Trên sàn HOSE, khối ngoại đã bắt đầu mua ròng trở lại sau giai đoạn

bán ròng rất mạnh trước đó. Đây là một tín hiệu tích cực cho thị trường trong giai đoạn hiện nay.

Một số chính sách quản lý quan trọng trên TTCK

- Ngày 08/10/2014, Tiến sĩ Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

(UBCKNN) có buổi tiếp và làm việc với ông Max Loh, Chủ tịch Ernst & Young khu vực

ASEAN. Tham dự buổi tiếp còn có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc UBCKNN và các đại diện

cấp cao của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Nội dung buổi làm việc xoay quanh các

phương hướng hợp tác ưu tiên giữa hai bên trong thời gian tới.

- Sáng 9/10/2014, tại khách sạn Melia Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

(UBCKNN) phối hợp với Cục Tài chính doanh nghiệp (TCDN) và Sở GDCK Hà Nội (HNX) tổ

chức Hội nghị phổ biến một số chính sách mới về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch,

niêm yết trên thị trường chứng khoán.

- Ngày 14/10/2014, Chủ tịch UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng

chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ra công chúng số 84/GCN-UBCK cho quỹ ETF SSIAM HNX30 do

Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI quản lý.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

19

- Ngày 15/10/2014, Chủ tịch UBCKNN ban hành Quyết định số 778/QĐ-UBCK đưa

CTCP Quản lý quỹ Đầu tư Chứng khoán Liên Minh Việt Nam ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc

biệt.

- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đặt Công ty Cổ phần Chứng khoán Á Âu

vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Thời gian kiểm soát đặc biệt từ ngày 15/10/2014 đến ngày

15/2/2015.

Thị trường UPCoM và OTC:

Trong tháng 10 vừa qua, thị trường UPCoM diễn biến theo chiều hướng tích cực. Cùng

với sự tăng mạnh về điểm số, thanh khoản của thị trường cũng tăng ấn tượng. Chỉ số UPCoM-

Index đóng cửa phiên cuối tháng ở mức 124,36 điểm, tăng mạnh 84,4 % so với cuối tháng trước.

KLGD bình quân mỗi phiên trong tháng đạt 3,66 triệu cổ phiếu. GTGD bình quân ở mức 40,43

tỷ đồng.

Biểu đồ 13: Diễn biến chỉ số UPCoM-Index tháng 10/2014

Nguồn: HNX

Thị trường sơ cấp:

Đối với hoạt động huy động vốn thông qua đấu giá cổ phần, trong tháng 10, tổng lượng

vốn huy động được từ hai sàn đạt mức 491,55 tỷ đồng. Con số này giảm mạnh 74% so với lượng

vốn huy động được trong tháng trước.

Đối với thị trường trái phiếu, trong tháng 10 diễn ra 11 phiên đấu giá trái phiếu chính phủ

cho các kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm. Tổng lượng tiền huy động được là 12,721 nghìn tỷ

đồng. Lượng vốn huy động được trong tháng 10 tăng nhẹ 6% so với tháng trước. Lãi suất trúng

thầu tiếp tục xu hướng giảm xuống so với tháng trước.

0

1,000,000

2,000,000

3,000,000

4,000,000

5,000,000

6,000,000

7,000,000

8,000,000

9,000,000

10,000,000

0

20

40

60

80

100

120

140

1/10 8/10 15/10 22/10 29/10

KLGD (đơn vị) UPCoM - Index (điểm)

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

20

II. Thị trường BĐS

Tin nổi bật

Ngày 15/10/2014, UBND tp. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND

quy định về diện tích tối thiều được tách hộ. Trong đó, trường hợp được tách thửa dưới diện tích

tối thiểu là trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố hoặc

khi chia thừa kế thì UBND quận, huyện căn cứ quy hoạch, hạ tầng điều kiện cho phép tách thửa

dưới chuẩn nhưng diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 25m2. Ngoài trường hợp trên thì thửa đất

tách ra để họp thửa với thửa liền kề được phép có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách

thửa theo Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND, nhưng diện tích thửa đất còn lại cũng phải lớn hơn

hoặc bằng diện tích tối thiểu được tách thửa.Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 25/10/2014.

Bộ Xây dựng cho biết, từ đầu năm đến nay, tại Hà Nội, chỉ riêng phân khúc căn hộ đã

bán được trên 6.500 căn, trong đó quý III/2014 là khoảng 2.500 căn, tăng 2% so với quý trước

đó. Giá cũng đang có chiều hướng tăng nhẹ, ngay cả đối với phân khúc trung - cao cấp vốn kén

khách hàng. Phân khúc biệt thự, liền kề cũng có dấu hiệu tăng cả về giá bán và số lượng giao

dịch.

Tin thị trường

Giao dich trong thang 10 tương đôi ôn đinh, sưc mua không tăng nhiêu so vơi các thang

trước.

Thị trường căn hộ trong tháng qua khá bình lặng, không có nhiều dự án mở bán như

những tháng trước đây. Thanh khoản của phân khúc bình dân đang ổn định, tuy nhiên sức tiêu

thụ không mạnh như vài tháng trước do thị trường đang chờ đón động thái từ các dự án mới và

nguồn cung dồi dào.Tại thị trường Hà Nội, lượng giao dịch của phân khúc căn hộ cao cấp tại hầu

hết tại các dự án không khả quan như trong tháng 9. Không khác biệt nhiều so với Hà Nội, tại

Tp.HCM, lượng giao dịch căn hộ có dấu hiệu chậm so với tháng trước. Thanh khoản tại các dự

án còn chậm, khả năng tăng giá rất thấp.

Thị trường đất nền dự án và đất thổ cư tại Hà Nội đều có giao dịch yếu. Ít dự án mới mở

bán, sản phẩm của các dự án cũ với vị trí không tốt, giá chưa phù hợp, không đa dạng về diện

tích nên không thu hút được người mua. Thị trường đất nền hiện tại giá cao hơn so với chung cư,

bên cạnh đó, vì sở hữu độc lập nền đất nên người mua quan tâm trước tiên là vấn đề về pháp lý.

Vì vậy, những lô đất có sổ đỏ với diện tích từ khoảng 40-80m2 có mức giá dưới 2 tỷ được quan

tâm nhiều. Đất nền tại các quận gần trung tâm, giá không quá cao như Hà Đông, Long Biên, Gia

Lâm, Đông Anh, Nam An Khánh,…đang thu hút được sự quan tâm của người dân. Ngược lại, tại

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

21

thị trường Tp.HCM, giao dịch đất nền ven trung tâm tại quận 2, quận 7, Bình Chánh, Thủ

Đức…trong tháng qua đón nhận nhiều tín hiệu khả quan. Tuy lượng giao dịch chưa có sự đột

biến, nhưng các giao dịch diễn ra đều trong tháng cho thấy người mua đang chuyển hướng sang

phân khúc đất nền.

Nhận định: Về cơ bản thị trường BĐS khó có đột biến từ nay đến cuối năm mặc dù đang

có dấu hiệu hồi phục. Tuy thị trường đã có cải thiện về thanh khoản nhưng doanh nghiệp BĐS

vẫn chưa hết khó khăn. Ngoài ra, những dự án có giá hợp lý, vị trí tốt, nhiều tiện ích của các chủ

đầu tư uy tín vẫn là tâm điểm được thị trường quan tâm trong thời gian tới.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 10/2014

22

Ghi chú

Xin vui lòng tham khảo thêm các “Báo cáo thị trường chứng khoán” định kỳ hàng quý và

các “Báo cáo chuyên đề” của phòng Phân tích dự báo thị trường để có thêm thông tin và phân

tích đầy đủ.

Liên hệ

Phòng Phân tích & Dự báo Thị trường,

Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)

Số 234 Lương Thế Vinh, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04-35430667; Fax: 04-35535869

Email: [email protected]

Nhóm nghiên cứu

Ông. Phạm Quang Huy (TP)

Ths. Tô Thị Thiên Nga

Cn. Phạm Thanh Phương

Cn. Lê Thị Trang