38
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 05 tháng 6 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1449/DB... · hành công khai các tiêu chí không

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 05 tháng 6 năm 2018

Bộ, ngành

1. Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp số đăng ký lưu hành thuốc

2. Bộ trưởng Tài nguyên: Tình trạng doanh nghiệp 'ôm đất' còn phổ biến

3. Môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 4 bậc

4. Lại đề xuất điều kiện kinh doanh quản lý chợ

5. Lỏng lẻo cấp phép thực phẩm chức năng, đừng trông chờ hậu kiểm

6. Ràng buộc trách nhiệm nhà xuất bản để chống đạo văn

7. Cải thiện môi trường kinh doanh hiệu quả hơn

8. Vô tư nhập khẩu tắc kè, nhện, ếch bạc triệu làm thú cảnh

9. Sửa các luật liên quan đến Luật Quy hoạch: “Làm thoáng” môi trường kinh doanh

10. Chủ động cải thiện môi trường kinh doanh

11. Ngành Chứng khoán chủ động nắm bắt cơ hội từ cuộc CMCN 4.0

Địa phương

12. Phê duyệt bổ sung, bãi bỏ danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Yên Bái

13. Bỏ 12 thủ tục về lưu thông hàng hóa

14. Giao thông thúc đẩy giao thương

15. Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên: Không để tình trạng “trên vội vã dưới từ từ”

1. Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp số đăng ký lưu hành thuốc

Nhằm rút ngắn thời gian, thủ tục trong việc cấp số đăng ký lưu

hành thuốc, đồng thời đảm bảo quy trình cấp phép chặt chẽ, thuốc

có chất lượng, an toàn, hiệu quả khi lưu hành, Bộ Y tế đã có nhiều

cải cách.

Nhiều cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp số đăng ký lưu hành

thuốc

Cụ thể, Bộ Y tế với sự tham mưu của Cục Quản lý Dược đã xây dựng

được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đăng ký thuốc

đầy đủ, đồng bộ, hội nhập như Luật Dược 2016; Nghị định số

54/2017/NĐ-CP ngày 8.5.2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số

điều và biện pháp thi hành Luật Dược; các thông tư hướng dẫn Luật

Dược.

Bộ Y tế đã xây dựng đầy đủ, chặt chẽ các quy trình (SOP) liên quan đến

cấp số đăng ký, từ khâu nhận hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ để chuyên gia thẩm

định, thông báo cho doanh nghiệp kết quả thẩm định, thẩm định hồ sơ

bổ sung, tổ chức họp xin ý kiến Hội đồng tư vấn của Bộ Y tế, trình lãnh

đạo Bộ phê duyệt kết quả xét duyệt của hội đồng trước khi Cục Quản lý

Dược cấp số đăng ký.

Thuốc được cấp phép nhanh, chặt chẽ và đảm bảo chất lượng

Tiếp đó là thành lập các nhóm chuyên gia thẩm định theo đúng các tiêu

chí, xây dựng quy chế hoạt động của chuyên gia thẩm định, bảo đảm

tính khách quan, độc lập, không xung đột lợi ích; thành lập Hội đồng tư

vấn cấp số đăng ký thuốc của Bộ Y tế, xây dựng quy chế hoạt động của

Hội đồng, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng,

bảo đảm tính khách quan, độc lập, không xung đột lợi ích.

Bộ Y tế cũng đã ban hành các sổ tay hướng dẫn đăng ký thuốc để

doanh nghiệp, chuyên gia thẩm định triển khai hoạt động. Đồng thời ban

hành công khai các tiêu chí không cấp số đăng ký để làm căn cứ trong

quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc để các chuyên gia, doanh

nghiệp biết và thực hiện.

Hàng tuần, công khai quá trình xử lý hồ sơ đăng ký thuốc tại bộ phận

một cửa - Cục Quản lý Dược để các doanh nghiệp tra cứu.

Ông Nguyễn Tất Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) nhận

định: Có thể nói, các hồ sơ đăng ký thuốc được xử lý theo một quy trình

chặt chẽ, bảo đảm thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả điều trị khi

được cấp phép lưu hành. Các hồ sơ được gần 300 chuyên gia có kiến

thức, kinh nghiệm từ các trường đại học, Viện Kiểm nghiệm thuốc, Viện

Kiểm định vắcxin, sinh phẩm phía Bắc, phía Nam thẩm định độc lập, các

chuyên gia được chia thành các tiểu ban phù hợp với kiến thức chuyên

môn và thẩm định đầy đủ nội dung về hồ sơ hành chính, hướng dẫn sử

dụng thuốc, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, quy trình sản xuất thuốc, hồ sơ

nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu tương đương sinh học.

Sau khi hồ sơ được thẩm định đạt yêu cầu bởi các chuyên gia sẽ được

trình “Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm

thuốc của Bộ Y tế” xem xét từng hồ sơ cụ thể. Hội đồng bao gồm các

chuyên gia đầu ngành của ngành dược, là lãnh đạo của các đơn vị trực

thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm tư vấn cho Bộ Y tế trong hoạt động cấp

phép lưu hành thuốc.

Cục Quản lý Dược đã chủ động đẩy nhanh tiến độ thẩm định hồ sơ đăng

ký thuốc thông qua các biện pháp: Tăng cường số lượng, chất lượng

chuyên gia để rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng thẩm định hồ

sơ; tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ của Cục Quản lý Dược

trong các công đoạn của quy trình giải quyết hồ sơ đăng ký thuốc hướng

tới mục tiêu chuyên môn hóa và rút ngắn thời gian xử lý hành chính hồ

sơ; tăng cường cơ sở vật chất, sử dụng công nghệ thông tin nhằm thuận

tiện hơn trong xử lý, tìm kiếm, tra cứu thông tin đăng ký thuốc.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo Cục Quản lý Dược đẩy mạnh hơn

nữa việc công khai, minh bạch thông tin và tiến độ trong giải quyết hồ sơ

đăng ký thuốc.

Theo laodong.vn

2. Bộ trưởng Tài nguyên: Tình trạng doanh nghiệp 'ôm đất' còn phổ biến

Chiều 4/6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường (TN&MT) Trần

Hồng Hà đăng đàn trả lời chất vấn Quốc hội. Trước khi bước vào

phiên chất vấn, Bộ trưởng đã báo cáo Quốc hội một số vấn đề quản

lý đất đai, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cơ chế xin - cho vẫn còn tồn tại

Liên quan đến vấn đề thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai,

ông Hà cho biết, trước năm 2013, mỗi năm Bộ TN&MT nhận được từ

6.000 – 10.000 đơn. Sau khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành

đến nay, đơn thư gửi đến Bộ giảm dần, năm 2017 chỉ còn 3.500 đơn.

Qua công tác tiếp nhận đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân gửi về

Bộ thời gian gần đây cho thấy một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ người dân

gửi đơn khiếu nại, tố cáo tương đối cao, cụ thể: Thành phố Hà Nội 2.072

đơn, TP HCM 1.125 đơn, Đà Nẵng 132 đơn...

Theo bộ trưởng, tình hình chung về khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử

dụng đất đai đã giảm, nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài đã được

giải quyết, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích

hợp pháp của người dân tại địa phương.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà. Ảnh Như Ý

Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về đất đai của một số tỉnh,

thành phố có nhiều khiếu nại, tố cáo về đất đai còn một số hạn chế.

Trước tiên, theo ông Hà, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đất

đai còn chậm hơn so với thời điểm Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi

hành, một số tỉnh, thành phố ban hành chưa đầy đủ văn bản được Luật

đất đai năm 2013 giao.

Việc giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất theo hình thức đấu

giá quyền sử dụng đất nhằm khai thác nguồn lực đất đai thực hiện còn

rất hạn chế, hầu hết là vẫn thực hiện giao, cho thuê trực tiếp cho các

nhà đầu tư.

Nguyên nhân là do nhiều địa phương đặt nặng thu hút đầu tư hơn là việc

tăng thu ngân sách nhà nước thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Bên

cạnh đó, cơ chế xin - cho vẫn còn tồn tại trong nhận thức của một số cán

bộ, công chức nhà nước;

Bên cạnh đó, việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trong đó thủ

tục cấp giấy chứng nhận vẫn còn phức tạp nhiều trường hợp chậm, kéo

dài hoặc một số cán bộ, công chức chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục

quy định, còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực. Tuy nhiên, cũng có

trường hợp người dân khiếu nại không đúng quy định của pháp luật nên

không thụ lý giải quyết.

Có trường hợp chưa cấp được giấy chứng nhận là do sử dụng đất có vi

phạm (lấn, chiếm, giao trái thẩm quyền) hiện trạng dụng đất không phù

hợp với quy hoạch sử dụng đất, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất,

không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước hoặc thực hiện

không đúng, không đủ; một số nơi nhận thức về việc cấp Giấy chứng

nhận còn hạn chế nên chưa tích cực phối hợp kê khai, lập hồ sơ.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua nhà ở

trong các dự án phát triển nhà ở, đặc biệt là các thành phố trực thuộc

Trung ương vẫn còn tồn đọng do phát sinh diện sai phạm trong quá trình

xây dựng hoặc thủ tục pháp lý triển khai dự án của chủ đầu tư;

Đáng chú ý, tình trạng dự án được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm

đưa đất vào sử dụng phải xử lý xuất hiện ở hầu hết các tỉnh, thành phố

nói trên, mặc dù các địa phương cũng đã tiến hành xử lý theo quy định.

Nguyên nhân là do nhiều trường hợp chủ đầu tư dùng nhiều biện pháp

đối phó với cơ quan nhà nước không chịu trả lại khối tài sản lớn là

quyền sử dụng đất; bên cạnh đó cũng còn tình trạng tại một số địa

phương, tại một số dự án cơ quan có thẩm quyền xử lý chưa kiên quyết.

Giá bồi thường thấp hơn giá thị trường

Bộ trưởng cũng cho rằng, việc xác định giá đất bồi thường cho người

dân vẫn còn thấp so với giá thực tế trên thị trường, dẫn đến tỷ lệ khiếu

kiện về thu hồi, bồi thường ở mức khá cao do năng lực đội ngũ cán bộ

tại địa phương còn yếu, cơ chế quản lý về thu thuế, phí lệ phí hiện nay

dẫn đến thông tin giá đất thị trường không chính xác (người dân kê khai

giá trị hợp đồng giao dịch thấp hơn hoặc bằng với bảng giá nhà nước

quy định, vì nếu kê khai giá cao sẽ bị đánh thuế theo giá kê khai trên

hợp đồng); quy trình xác định giá đất cụ thể trong một số trường hợp

còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời về tiến độ thu tiền sử dụng đất, tiền

thuê đất, tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

“Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất chưa

nghiêm. Có không ít những quy định của pháp luật đất đai và những

quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến đất đai

thực thi còn hình thức, chế tài xử lý vi phạm pháp luật về đất đai còn

thiếu và chưa đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm”, ông

Hà nhấn mạnh.

Về giải pháp thực hiện trong thời gian tới, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà,

cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, quản lý về đất đai

trên phạm vi cả nước. Đẩy mạnh tổ chức giám sát, kiểm tra và xử lý

nghiêm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đất đai; xử lý trách

nhiệm người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý đất

đai để xảy ra tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử

dụng đất trái phép, giao đất không đúng thẩm quyền, để hoang hóa, lãng

phí, chậm đưa đất vào sử dụng mà không xử lý kịp thời.

Cùng với đó là đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành quản lý đất đai

để tạo điều kiện rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính,

tăng cường tính công khai, minh bạch phòng chống các tiêu cực trong

công tác quản lý đất đai; sử dụng các phương pháp định giá đất phù hợp

để xác định giá đất đảm bảo tính chính xác ở cả số liệu đầu vào và số

liệu đầu ra...

Theo tienphong.vn

3. Môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 4 bậc

Hội thảo: “Đánh giá tiến độ thực hiện và định hướng hợp tác trong

giai đoạn tiếp theo của Chương trình Aus4Reform” tổ chức ngày

1/6/2018, cho thấy nhờ đẩy mạnh cải cách, cắt giảm thủ tục hành

chính, môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta đã có những thay

đổi tích cực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành

mạnh.

Tính đến cuối năm 2017, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh

tăng cao, đạt 127.000 doanh nghiệp đăng ký mới, đồng thời cộng thêm

số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, cả nước đạt 153.000 doanh

nghiệp. Dự định, đến cuối năm 2018, số lượng doanh nghiệp đăng kí

kinh doanh tiếp tục tăng cao.

Theo đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới: Môi trường kinh doanh của Việt

Nam đã tăng 4 bậc, xếp 68/190 nền kinh tế (31/10/2017). Đây là một

trong những điều kiện để phong trào khởi nghiệp (Start-Up) lan rộng

trong giới trẻ, môi trường kinh doanh của Việt Nam tiếp tục phát triển.

Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh cũng được cải thiện cả về điểm số và

thứ hạng. Cụ thể, năm 2017,năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 0,1 điểm

và 5 bậc (từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137). Kết quả này đạt được là 5/12

chỉ số trụ cột tăng bậc (với 32/144 chỉ số thành phần vừa tăng điểm, vừa

tăng bậc. 22/114 chỉ số thành phần tăng hạng nhưng điểm số không đổi

hoặc tăng điểm nhưng thứ hạng không đổi).

Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã tăng 4 bậc, xếp 68/190 nền kinh

tế. Nguồn: Internet

Trong nông nghiệp đã có chuyển biến rất tích cực: Nông dân tích cực

dồn điền dồn thửa, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư vào các trang

trại nông nghiệp hiện đại.

Đến 1/6/2017, cả nước đã có 150.000 trang trại với diện tích 900.000 ha.

Các trang trại mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp, thúc đẩy

xuất khẩu rau, củ quả, trái cây, hoa tươi tăng 30%, vượt cả dầu thô 4

tháng đầu năm 2018.

Đặc biệt, vai trò phụ nữ trong kinh doanh tăng mạnh. Ước tính, 25%

giám đốc doanh nghiệp tư nhân là phụ nữ, tập trung chủ yếu vào khu

vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mặc dù có những tiến bộ đáng ghi nhận, song môi trường kinh doanh

của Việt Nam vẫn xếp hạng thấp. Vì vậy, để cải thiện môi trường đầu

tư kinh doanh, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thể chế, giảm các điều

kiện kinh doanh, các giấy phép con, tăng tính công khai minh bạch, xây

dựng Chính phủ điện tử, nền kinh tế số.

Theo tapchitaichinh.vn

4. Lại đề xuất điều kiện kinh doanh quản lý chợ

Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương đang có khá nhiều đề

xuất liên quan đến điều kiện kinh doanh được doanh nghiệp cho là

không hợp lý.

Dự thảo đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về phát triển và

quản lý ngành phân phối đang được lấy ý kiến doanh nghiệp.

Mục tiêu được xác định là khắc phục những bất cập phát sinh từ thực

tiễn thi hành các văn bản quy định về phát triển và quản lý chợ (Nghị

định 114/2009/NĐ-CP về phát tiển và quản lý chợ) cũng như tạo hành

lang pháp lý cho hoạt động của chợ, siêu thị, trung tâm thương mại,

trung tâm mua sắm, cửa hàng và trung tâm đấu giáhàng hóa cũng như

các hoạt động kinh doanh bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền

thương mại, mua bán sáp nhập có liên quan…

Tuy nhiên, những ý kiến phản hồi về Dự thảo này tới Phòng Thương mại

và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại chứa đựng nhiều lo ngại.

“Dự thảo Nghị định lại được thiết kế theo hướng thêm nhiều ràng buộc

một số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: quy định về

khuyến mại, quảng bá, cách đặt tên siêu thị, trung tâm thương mại …,

mà không rõ mục tiêu quản lý nhà nước cụ thể ở đây là gì, lại có thể dẫn

tới sự can thiệp, cản trở bất hợp lý hoạt động của doanh nghiệp”, VCCI

tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp gửi tới Vụ Thị trường trong nước.

Cũng như vậy, Dự thảo dự kiến một số quy định khống chế đối với

nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia hoạt động siêu thị, trung tâm thương

mại, như yêu cầu về nhân sự là người Việt Nam, yêu cầu số lượng gian

hàng cho các sản phẩm có nguồn gốc từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa

của Việt Nam …

Mặc dù VCCI cho là dự kiến này nhằm mục tiêu “bảo đảm năng lực cạnh

tranh quốc gia”, nhưng dự kiến này dường như chưa tính tới thực tế là

hiện đã có Nghị định 09/2018/NĐ-CP về việc quy định chi tiết Luật

Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng

hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà

đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam đã có điều chỉnh các hoạt động mua bán hàng hóa của thương

nhân nước ngoài.

Hơn thế, Dự thảo này có tham vọng thiết lập chính sách cho hệ thống

phân phối ở Việt Nam, nhưng các dự kiến hiện tại của Dự thảo lại chỉ có

thể chi tiết ở hình thức “chợ”, và một vài nội dung rất chung về “siêu thị,

trung tâm thương mại”, hoàn toàn chưa có bất kỳ định hình nào về các

hình thức phân phối khác, càng chưa có cái nhìn toàn cảnh nào về toàn

bộ hệ thống phân phối.

“VCCI đề nghị điều chỉnh lại phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Đề xuất

theo hướng thu gọn lại về phạm vi “quản lý và phát triển chợ”; Bỏ các

quy định liên quan đến các hình thức phân phối khác không phải là “chợ”

(siêu thị, trung tâm thương mại..)”, bản kiến nghị của VCCI viết.

Trong trường hợp muốn nhân cơ hội này để thiết lập chính sách chung

cho toàn bộ hệ thống phân phối ở Việt Nam, VCCI cho rằng, cần có

nghiên cứu rất thấu đáo về thực trạng của hệ thống, nhân diện được vấn

đề của mỗi hình thức phân phối, dự báo được triển vọng của toàn mô

hình phân phối trong tương lai, xác định được mối quan hệ giữa các

hình thức phân phối trong mô hình đó để từ đó đưa ra các định hướng,

chính sách phù hợp, thống nhất, nhuần nhuyễn và hiệu quả.

Theo baodautu.vn

5. Lỏng lẻo cấp phép thực phẩm chức năng, đừng trông chờ hậu kiểm

Sự lỏng lẻo trong quy trình quản lý, cấp phép, hậu kiểm thực phẩm

chức năng (TPCN), mỹ phẩm đã tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp vi

phạm sản xuất hàng giả, nhái, kém chất lượng.

Đăng ký mỹ phẩm nhưng sản xuất TPCN

Chiều 9/4, các cơ quan chức năng TP Hải Phòng “đột kích” một cơ sở

sản xuất nằm cuối con mương, sát Khu công nghiệp Tràng Duệ, quận

Kiến An, Hải Phòng. Tại đây, có 10 công nhân đang làm việc, dùng tre,

nứa, củi đốt thành than để chuyển sang cơ sở cũng trên địa bàn quận

này chế biến, đóng gói thành TPCN. Từ vụ việc này, người tiêu dùng

rúng động khi biết rằng, đây chính là quy trình, công nghệ sản xuất thực

phẩm chữa… ung thư, thần kinh mang thương hiệu Vinaca.

Để bột than tre có thể được tung hô như một loại “thần dược”, tiêu thụ

khắp cả nước, có thể nói, không thể thiếu hai “bảo bối” quan trọng là

giấy tiếp nhận công bố sản phẩm do Sở Y tế Hải Phòng cấp và chứng

nhận Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam và gương mặt doanh nhân

tiêu biểu Việt Nam được cấp bởi Viện Khoa học chống hàng giả, thuộc

Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (VATAP).

Theo đó, Phó giám đốc Sở Y tế Hải Phòng Nguyễn Tiến Sơn xác nhận,

đã cấp giấy tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm cho Công ty TNHH

Hồng An Phong, có trụ sở tại xã Hồng Phong, huyện An Dương, do

Nguyễn Văn Tuấn làm giám đốc (bị Công an Hải Phòng bắt giữ ngày

25/5). Các sản phẩm công bố bao gồm: Vinaca Carbon đa dụng; tẩy mùi

hôi cơ thể; ung thư Vi3, tẩy mùi hôi cơ thể Vi4; baby Vi6; tỉnh táo Vi7 lái

xe, học tập căng thẳng, mệt mỏi…

Vụ sản xuất thực phẩm chức năng giả Vinaca là một dẫn chứng điển

hình về việc quản lý lỏng lẻo trong lĩnh vực này

Tuy nhiên, thay vì sản xuất mỹ phẩm, Tuấn đã sản xuất bột than tre để

cung cấp cho Công ty TNHH Vinaca do Nguyễn Xuân Thu làm giám đốc

(bị bắt ngày 2/5) để biến thành TPCN, rồi dùng chính bộ hồ sơ do Tuấn

đăng ký như một “chứng thư” bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Có thể nói, vụ việc Vinaca là một ví dụ điển hình về “lỗ hổng chết người”

trong quản lý đối với quá trình cấp phép, sản xuất, quảng bá, tiêu thụ

sản phẩm TPCN vừa qua.

Khi Báo Giao thông đặt vấn đề trách nhiệm của Sở Y tế Hải Phòng trong

vụ việc, ông Sơn cho rằng, Sở Y tế chỉ có chức năng tiếp nhận hồ sơ

của Hồng An Phong, mà cụ thể là về công bố sản xuất mỹ phẩm chứ

không tiếp nhận hồ sơ TPCN. “Việc doanh nghiệp núp bóng danh nghĩa

hồ sơ mỹ phẩm để sản xuất TPCN là vi phạm pháp luật, đây là sản

phẩm không được cấp phép nhà nước”, ông Sơn khẳng định.

Tuy nhiên, PV Báo Giao thông chất vấn: Mỹ phẩm là sản phẩm dùng để

bôi bên ngoài, có thể làm sạch, làm đẹp da, tóc... song không được sử

dụng trong đường uống. Trong khi đó, lúc đăng ký hồ sơ, Hồng An

Phong lại “gắn” cho mỹ phẩm các chức năng điều trị về thần kinh, thậm

chí... ung thư? Ông Sơn khi ấy mới thừa nhận: “Những sản phẩm

Vinaca có tên tương đối nhạy cảm, chúng tôi sẽ chấn chỉnh trong việc

cấp phép này”. Ông Sơn cũng thanh minh, đây là do sơ suất của phòng

chuyên môn khi phải tiếp nhận quá nhiều hồ sơ và “đây là sự cố đáng

tiếc, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý”.

Mặc dù vậy, ông Sơn phủ nhận Sở Y tế đã quản lý lỏng lẻo, dẫn đến tình

trạng Vinaca câu kết với Hồng An Phong lừa đảo người tiêu dùng. Ông

Sơn dẫn giải rằng: Theo quy định, cơ quan chức năng mỗi năm được

phép kiểm tra một lần. Khi kiểm tra sản phẩm trên thị trường có vấn đề

mới quay lại kiểm tra cơ sở sản xuất. Song, thực tế Vinaca kinh doanh

trên mạng và tại nhiều địa phương khác, còn tại các cửa hàng kinh

doanh dược, mỹ phẩm trên địa bàn hầu như không bày bán. “Sở Y tế có

sơ suất, nhưng chưa gây ra hậu quả, vì thực tế doanh nghiệp chưa sản

xuất những sản phẩm đã được cấp phép. Ngay sau khi vụ việc được

phát hiện, chúng tôi đã thu hồi phiếu công bố sản phẩm”, ông Sơn nói

(?!)

Không minh bạch khó kiểm soát

Mang câu chuyện của Vinaca cũng như vấn đề cấp phép, quản lý TPCN,

mỹ phẩm hiện nay trao đổi với ông Trần Quang Trung, nguyên Cục

trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), ông Trung cho rằng: Với việc

nới rộng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đăng ký, sản xuất như hiện

nay, hậu kiểm là quan trọng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng không thể

hậu kiểm 100% sản phẩm đã đăng ký sản xuất trong nước. Chính vì vậy,

hậu kiểm thường được thực hiện với từng nhóm sản phẩm, như các sản

phẩm có nguy cơ cao, có lượng tiêu dùng lớn...

Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị

trường (QLTT), Bộ Công thương cho biết: Thị trường TPCN Việt Nam

đang phát triển nở rộ với hơn 3.600 DN sản xuất, kinh doanh, gần 7.000

sản phẩm nhưng khó kiểm soát chất lượng, thậm chí, nhiều DN sản xuất

TPCN giả. Ngành kinh doanh TPCN phát triển đột biến nhưng công tác

quản lý chưa theo kịp thực tiễn.

Để quản lý tốt hơn thị trường TPCN, cần phải có quy định chặt chẽ

không để TPCN đi “ngoài luồng”. Các lực lượng cần tập trung làm tốt

ngay từ khâu xác nhận công bố, kiểm tra chất lượng, công khai việc

thực thi, kiên quyết thu hồi và dừng cấp phép có thời hạn đơn vị làm

hàng giả. Ngoài ra, hiện hệ thống quy định pháp luật về điều kiện sản

xuất, kinh doanh TPCN còn lỏng lẻo.

“Khi cấp phép, riêng việc đơn vị đăng ký địa chỉ không rõ ràng, ngoắt

ngoéo đã là dấu hiệu đầu tiên cho thấy không ổn… Những chỗ như vậy

làm sao sản xuất được mà vẫn cấp giấy phép”, ông Hùng nêu.

Hay việc lực lượng QLTT bắt rất nhiều vụ hàng giả, nhái, kém chất

lượng nhưng xử lý hình sự không nhiều. Ông Hùng cho rằng, những mặt

hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như thuốc, TPCN,

mỹ phẩm… phải xác định xử nghiêm và phải xử lý hình sự mới đủ sức

răn đe.

“Theo tôi, hậu kiểm quan trọng, nhưng kiểm tra thế nào là bài toán khó.

Đơn vị chuyên ngành lực lượng rất mỏng, sức đâu kiểm tra hết? Hơn

nữa, tự cấp tự kiểm tra cũng không ổn. Trong khi QLTT chúng tôi được

phủ kín đến cấp quận, huyện. Đáng nhẽ, phải có chương trình cụ thể

trên toàn quốc và tất cả những địa chỉ doanh nghiệp được cấp phép phải

cung cấp đầy đủ để chúng tôi phối hợp kiểm tra. Nguyên tắc kiểm tra

nên đi liên ngành, cùng giám sát, nên minh bạch, kiểm tra liên ngành, bí

mật, thường xuyên mới hiệu quả”, ông Hùng cho hay

Theo baogiaothong.vn

6. Ràng buộc trách nhiệm nhà xuất bản để chống đạo văn

Vấn nạn đạo văn, vi phạm tác quyền đang tiếp tục hoành hành, gây

ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hóa, văn nghệ, hoạt động xuất

bản. Vậy cần phải yêu cầu cao hơn về vai trò của các đơn vị xuất

bản như thế nào?

Sách đạo văn ra từ… nhà xuất bản!

Đặt vấn đề như trên có thể dễ gây bức xúc với những NXB chưa “dính”

vào vụ việc đạo văn, hay NXB có sách bị xác định có đạo văn nhưng

hành vi đó là do tác giả thực hiện, còn NXB cấp phép mà không biết,

không kịp, không đủ khả năng kiểm chứng hết.

Tất nhiên, cũng không phải không có trường hợp có NXB cố tình in sản

phẩm đạo văn, vi phạm bản quyền, hoặc biết có sự vi phạm bản quyền

mà vẫn cấp giấy phép, tổ chức in ấn, phát hành cho tác phẩm. Nhưng

khoan nói đến những đơn vị là “tòng phạm, đồng phạm” ấy.

Có thể thấy ở nhiều trường hợp không vi phạm, không biết, thì NXB vô

tội, thậm chí còn là nạn nhân, khi bị vạ lây, ảnh hưởng đến uy tín, hình

ảnh, thương hiệu, thậm chí thiệt hại về kinh tế khi sản phẩm phải thu hồi.

Tuy nhiên, dù là nạn nhân, thì những sản phẩm không trung thực, vi

phạm đạo đức nghề nghiệp, chứa đựng hành vi phạm pháp, cũng đã ra

đời từ chính NXB đó, qua khâu thẩm định, cấp phép của NXB mà có cơ

hội lan ra thị trường, tiếp cận người đọc.

Vậy, vai trò, trách nhiệm được gánh trên vai là rất lớn khi NXB chính là

người gác cánh cửa thẩm định, phê duyệt rất quan trọng này. Và như

vậy, các biện pháp phòng chống việc xuất bản sản phẩm đạo văn, vi

phạm bản quyền ngay từ NXB, cần phải được chú trọng hơn và nghiên

cứu cách làm hiệu quả.

Cũng phải chịu trách nhiệm nhất định

Giúp bạn đọc không mua phải sách đạo văn, cần có trách nhiệm lớn hơn

của NXB.

Thực tế hiện nay, những nội dung thỏa thuận, hợp đồng theo kiểu "tác

giả tự chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm" chưa đề cao và đòi hỏi

trách nhiệm của cơ quan xuất bản. Bởi nếu NXB không chịu trách nhiệm

một phần nào, thì ý thức đề phòng, cảnh giác sẽ rất thấp, dễ nảy sinh

tâm lý coi nhẹ sự việc, rằng nếu xuất bản phẩm đó có đạo văn, thì tác

giả của nó bị phê phán, bị tố cáo, kiện tụng, bồi thường, chịu xử lý của

pháp luật. Còn NXB bất quá cũng chỉ là một người bị lừa, có thể trả lời:

“chúng tôi không biết”, là xong.

Vì thế, để bảo vệ uy tín, hình ảnh, thương hiệu của mình, NXB cần chủ

động có thỏa thuận với tác giả khi cung cấp bản thảo, về việc cam kết

rằng tác phẩm này không vi phạm tác quyền. Đồng thời không chỉ cam

kết không, nên bổ sung việc bắt buộc tác giả bồi thường thiệt hại về vật

chất và uy tín cho NXB nếu sản phẩm bị phát hiện có đạo văn, vi phạm

bản quyền. Đây là hình thức hợp lý, vì xét ra, tác giả đạo văn không chỉ

xâm phạm đến tác quyền của người bị đạo văn, mà còn lừa dối, gây ảnh

hưởng đến đơn vị xuất bản. Bởi vậy, không chỉ phải bồi thường cho

người bị xâm phạm tác quyền, mà “thủ phạm” sẽ còn phải bồi thường

cho đơn vị xuất bản. Việc tăng thêm “độ nặng” xử lý này, sẽ cảnh báo

mạnh mẽ hơn với những ai có ý định, hành vi đạo văn, vi phạm tác

quyền của người khác.

Hình thức xử phạt này, bước đầu có thể đưa vào hợp đồng giữa NXB

với các tác giả. Lâu dài hơn, có thể đưa vào quy định của pháp luật về

xuất bản, làm cơ sở xử lý những hành vi xấu.

Ngược lại, về phía NXB, nếu để lọt sản phẩm đạo văn, vi phạm tác

quyền, thì cũng phải chịu những hình thức xử lý nhất định. Thí dụ như

phải chịu trách nhiệm thu hồi sản phẩm, nộp phạt. Đó cũng là cách ràng

buộc, nâng cao trách nhiệm của NXB trong khâu biên tập, thẩm định,

cấp phép đề sớm phòng tránh việc chính mình trở thành nạn nhân.

Còn đương nhiên, với những đơn vị xuất bản là “thủ phạm, tòng phạm,

đồng phạm” của việc đạo văn, vi phạm tác quyền, thì việc xử lý phải

nặng hơn, có tính đến mức độ đình chỉ xuất bản trong thời gian nhất

định. Đó là cách “răn đe” cần thiết, bởi nếu chính cơ quan xuất bản là

người cố tình làm sai trái thì hậu quả càng tai hại.

Những cách xử lý đó, nên sớm bổ sung trong quy định pháp luật về xuất

bản. Vì hiện nay, vai trò NXB trong vấn nạn đạo văn, vi phạm tác quyền,

dường như còn bị xem nhẹ. Bên cạnh các biện pháp nâng cao trình độ,

chuyên môn, kinh nghiệm biên tập viên, chất lượng khâu biên tập, thẩm

định, cấp phép…, thì những ràng buộc quyền lợi, trách nhiệm có tính

pháp lý trên cần được nghiên cứu thực hiện.

Theo nhandan.com.vn

7. Cải thiện môi trường kinh doanh hiệu quả hơn

Theo Báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch

và Đầu tư), trong tháng 5, cả nước có 11.027 doanh nghiệp thành

lập mới với số vốn đăng ký là 104,8 nghìn tỷ đồng. Những con số

này so với tháng 4, mặc dù giảm 24% về số doanh nghiệp, nhưng

so với cùng kỳ năm 2017 vẫn tăng 0,7%. Bên cạnh đó, tính chung 5

tháng đầu năm, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cũng

tăng 3,5% (52.322 doanh nghiệp) so với cùng kỳ năm trước.

Con số doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng cao, cho thấy nỗ lực

cải thiện môi trường kinh doanh (MTKD) của Chính phủ và các bộ,

ngành trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận,

nhất là với việc hàng loạt giấy phép con đã được bãi bỏ, các thủ tục

hành chính về thuế và hải quan cũng được cắt giảm, 99% doanh nghiệp

nộp thuế, khai thuế điện tử. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới,

năm 2017, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam đã tăng năm bậc

so với năm 2016 lên vị trí 55/137 nền kinh tế; MTKD tăng 14 bậc; chỉ số

đổi mới sáng tạo cải thiện 12 bậc, đạt thứ hạng 47/127 nền kinh tế; chỉ

số nộp thuế và bảo hiểm xã hội tăng điểm và có cải thiện mạnh mẽ, đạt

vị trí 68/190 quốc gia.

Tuy nhiên, 33.399 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 5 tháng

cũng là con số rất lớn. Điều này cho thấy cần tiếp tục đẩy mạnh cải thiện

MTKD cũng như khả năng chống chịu của doanh nghiệp trong điều kiện

cạnh tranh kinh doanh ngày càng khốc liệt. Cộng đồng doanh nghiệp

chia sẻ, bên cạnh những điểm sáng trong cải cách thủ tục hành chính,

tạo MTKD thuận lợi, các doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc tiếp cận

các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, tính liên kết giữa các doanh

nghiệp còn yếu và còn gặp nhiều rào cản về chính sách. Theo thống kê

của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), mặc dù phần

lớn các chỉ số về MTKD có sự cải thiện điểm tuyệt đối về thứ hạng,

nhưng cũng không ít chỉ số cải thiện rất chậm. Đáng lưu ý, ba chỉ số

gồm: Đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, giải quyết tranh chấp hợp

đồng và giải quyết phá sản doanh nghiệp không chỉ không cải thiện, mà

còn giảm điểm và tụt hạng. Riêng hai chỉ số khởi sự kinh doanh và giải

quyết phá sản doanh nghiệp vẫn liên tục đứng cuối bảng xếp hạng.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh cần được

coi là một chính sách ưu tiên. Muốn vậy, phải tháo gỡ các rào cản để

tăng khả năng tiếp cận vốn, lao động và chi phí thực hiện các nghĩa vụ

của doanh nghiệp với Nhà nước. Thế nhưng, thực tế dù đã có sự chỉ

đạo quyết liệt từ phía Chính phủ, nhiều bộ, ngành đã cam kết cắt giảm

các thủ tục hành chính, các điều kiện đầu tư kinh doanh, nhưng cũng

mới chỉ dừng ở mức “lời nói”, thực tế hành động lại chưa nhiều. Tính

toán của CIEM cho thấy, mục tiêu cắt giảm 50% số điều kiện kinh doanh

trong năm 2018 có thể đạt được, nhưng còn rất nhiều chông gai. Do đó,

Chính phủ cần tiếp tục đặt mục tiêu cao, cụ thể, cải cách mạnh mẽ, tác

động thực chất và toàn diện hơn. Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra

đánh giá, giám sát đôn đốc các bộ ngành triển khai cắt giảm thủ tục

hành chính một cách hiệu quả, đáp ứng mong muốn, kỳ vọng của doanh

nghiệp, đồng thời, tạo áp lực và kỷ luật hành chính mạnh mẽ đối với các

chỉ số có thứ hạng và điểm số thấp, cải thiện không đáng kể trong

những năm qua. Có như vậy mới tạo niềm tin và hỗ trợ doanh nghiệp

phát triển bền vững.

Theo nhandan.com.vn

8. Vô tư nhập khẩu tắc kè, nhện, ếch bạc triệu làm thú cảnh

Nhiều loại côn trùng, bò sát có giá vài trăm ngàn cho đến vài triệu,

thậm chí cả chục triệu đồng/con được rao bán đầy trên mạng cũng

như tại các cửa hàng

Gần đây, nhiều người có sở thích tìm mua các loại côn trùng cũng như

nhiều loại động vật lạ để nuôi cảnh. Hầu hết con vật này đều có nguồn

gốc từ nước ngoài, với đủ hình thù, màu sắc.

Giá ngất ngưởng

Liên hệ nhiều số điện thoại rao bán các loại sinh vật trên cho thấy giá

bán rất khác nhau. Chủ yếu do người mua thích nên giá cả chỉ để tham

khảo. Người bán khẳng định tất cả là hàng nhập khẩu chính thức, có cơ

quan chức năng kiểm soát.

Trên mạng hiện rao bán nhiều loài như nhện, giá con nhỏ nhất cũng

khoảng 100.000 đồng, to hơn một chút từ vài trăm ngàn cho đến vài

triệu đồng/con. Nhện có nhiều loại như chân trắng, chân đỏ, Tarantula,

Red G.Rose Tarafu.

Tắc kè thì đủ màu xanh, đỏ, vàng có giá từ 1,2-7 triệu đồng/con. Trăn

kiểng cũng khá đa dạng, từ 1,5-4 triệu đồng/con. Ếch bò châu Phi, ếch

Pacman, rồng Nam Mỹ, rồng Úc từ 0,7-5 triệu đồng/con. Rùa Nga, rùa

sao Ấn Độ, rùa da báo từ 2,5-3,8 triệu đồng/con.

Thú săn mồi nhỏ có thằn lằn, giá 1,5-4 triệu đồng/con. Dòng ăn thịt kích

thước lớn có kỳ đà Savannah Monitor, Tegu Argentina, Argus Monitor,

Lace Monitor.

Một điểm bán bò sát làm cảnh ở TP HCM

Tại một shop chuyên kinh doanh bò sát cảnh tại TP HCM, rùa Thái Lan

có giá từ vài chục ngàn cho đến vài triệu đồng, thậm chí lên đến chục

triệu đồng/con. Tại đây, con cự đà Nam Mỹ từ vài triệu cho đến vài chục

triệu đồng/con, riêng con màu trắng có giá lên đến cả trăm triệu đồng.

Thằn lằn đuôi gai ở sa mạc Ai Cập, Dubai cũng có giá vài triệu đồng/con.

Các loại rùa nhập khẩu có giá vài triệu đồng/con

Theo người bán của shop, hàng nguồn nhập từ Thái Lan, được cơ quan

chức năng kiểm soát. Sắp tới sẽ làm thủ tục để được cơ quan chức

năng cấp giấy chứng nhận từng con cung cấp cho khách hàng. Nhân

viên này còn khẳng định những loại bò sát bán tại đây không mắc dịch

bệnh, cũng không gây độc.

Những người bán sinh vật ngoại nhập thường "bảo hành" sản phẩm,

bảo đảm nuôi sống trong thời gian dài cũng như hướng dẫn cách chăm

sóc. Thậm chí, chỉ cách phối giống để gầy đàn, có thể trở thành thương

phẩm bán ra thị trường, nhanh chóng thu hồi vốn và có lãi. Những loài

bò sát này mỗi lứa đẻ vài chục trứng.

Nguy cơ lớn

Tìm hiểu tại các cơ quan chức năng ở TP HCM như Chi cục Chăn nuôi

Thú y, Sở Công Thương, Sở Y tế cho thấy hiện không có cơ quan nào

quản lý các loại động vật làm cảnh đang bày bán trên thị trường. Theo

các cơ quan này, nếu là động vật nhập khẩu thì do chi cục thú y vùng

cấp phép.

Tắc kè

Tuy nhiên, đại diện Chi cục Thú y vùng VI xác nhận lâu nay, chưa thấy

những con vật trên làm thủ tục nhập khẩu. Ông Lý Hoài Vũ, Phó Chi cục

trưởng Chi cục Thú y vùng VI, cho biết đối với động vật hay côn trùng,

muốn nhập khẩu vào Việt Nam thì phải xin hướng dẫn từ Cục Thú y,

xem con vật đó có nằm trong danh mục cấm hay không. Nếu không nằm

trong danh mục cấm, người nhập khẩu phải xin các giấy chứng nhận từ

nước xuất khẩu là con vật đó không mang dịch bệnh, được nuôi trong

vùng an toàn. Còn đối với con vật dưới nước, phải được Tổng cục Thủy

sản đồng ý cho nhập hay không. Nếu được các cơ quan trên chấp

thuận, người nhập khẩu phải đến các chi cục thú y vùng để thực hiện

thủ tục tiếp theo mới được phép nhập khẩu chính thức. Cho đến thời

điểm này, vẫn chưa có ai liên hệ với chi cục để nhập khẩu các loài trên.

Một loại thằn lằn nhập ngoại có giá 1,5-4 triệu đồng/con

TS Lê Quý Kha, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp

Việt Nam, nhận định đối với sinh vật ngoại khi xâm nhập Việt Nam trái

phép có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường. Bài học ốc bươu

vàng vẫn còn nguyên giá trị. Loại ốc này ăn tạp, sinh sản nhanh đã lấn

át sinh vật bản địa, phá hoại mùa màng làm cho đồng lúa bị thiệt hại,

xâm lấn ao hồ, sông ngòi, kênh rạch. Hay hải ly cũng đã ảnh hưởng

nghiêm trọng đến môi trường, rùa tai đỏ không chỉ ăn tạp, phá hoại hệ

sinh thái mà còn là nguồn lây bệnh thương hàn.

TS Kha cảnh báo những sinh vật ngoại này nếu không được kiểm soát

dễ mang nhiều dịch bệnh, nguồn lây bệnh cho con người. Bên cạnh đó,

có thể lây lan nấm, vi khuẩn… có hại. Bò cạp có độc tính rất cao, nguy

hiểm khi tiếp xúc. Ếch cũng có nguy cơ chứa chất độc, sinh sản nhanh

lấn át các loài có lợi khác. Nhện không chỉ có độc mà còn là vật truyền

bệnh cho nhiều loại cây trồng. Các sinh vật ngoại này còn lai với sinh vật

trong nước làm mất giống bản địa, mất cân bằng sinh thái. Do đó, cơ

quan chức năng cần sớm có biện pháp kiểm soát các loài sinh vật này.

Nhiều thức ăn côn trùng

Tại TP HCM hiện có nhiều quán chế biến món ăn từ nguyên liệu côn

trùng. Nhện có món sấy khô, chiên giòn. Hoặc nhiều món chế biến từ bò

cạp hổ phách, bọ kẹp cánh cứng, rết khô, gián đất, tắc kè khô…. Những

món ăn này có giá bán từ vài chục ngàn cho đến vài trăm ngàn

đồng/con.

Theo nld.co.vn

9. Sửa các luật liên quan đến Luật Quy hoạch: “Làm thoáng” môi trường kinh doanh

Với việc sửa 13 luật, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

các luật liên quan đến Luật Quy hoạch đã được đại biểu Quốc hội

thảo luận cuối tuần qua và theo kế hoạch sẽ được Quốc hội thông

qua ngay tại Kỳ họp thứ 5 này. Không ít ý kiến kỳ vọng, điều này sẽ

tạo bước đột phá về “làm thoáng” môi trường đầu tư kinh doanh.

Chuẩn bị công phu

“Đây là luật khó, nhưng Chính phủ đã chuẩn bị khá công phu”, ông

Nguyễn Lâm Thành, Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn đã đánh giá như

vậy khi mở đầu phần góp ý cho Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của các luật liên quan đến Luật Quy hoạch.

Cùng chung quan điểm, Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc)

phát biểu: “Việc Dự án đề xuất phương án sửa đổi 13 luật là có căn cứ

pháp lý, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đầu tư kinh

doanh, phù hợp với Luật Quy hoạch, tiến tới xóa bỏ cơ chế xin cho, lợi

ích nhóm, tiêu cực, gây bức xúc trong xã hội”.

Tuy nhiên, để Luật có tính khả thi cao, khắc phục được tình trạng quy

hoạch “treo”, quy hoạch chồng quy hoạch…, tác động tiêu cực đến đời

sống của người dân, cũng như hoạt động sản xuất - kinh doanh của

doanh nghiệp, nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất ban soạn thảo cần rà

soát kỹ dự thảo để bổ sung, hoàn thiện các quy định theo hướng chặt

chẽ, rõ ràng.

Theo Tờ trình của Chính phủ, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều quy định về quy hoạch tại 13 luật gồm: Luật Hóa chất, Luật Điện

lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Luật Phòng chống

tác hại thuốc lá, Luật An toàn thực phẩm, Luật Dược, Luật Công chứng,

Luật Trẻ em, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Khoa học công nghệ,

Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị để có hiệu lực đồng thời với

Luật Quy hoạch từ ngày 1/1/2019 là cần thiết.

Bởi điều này giúp tránh tạo ra các khoảng trống pháp lý, các xung đột,

cũng như vướng mắc trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt và thực

hiện các quy hoạch ngành, góp phần đơn giản hóa các thủ tục hành

chính trong đầu tư kinh doanh.

Theo Chính phủ, việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

quy định về quy hoạch tại 13 luật dựa trên quan điểm thể chế hóa đầy

đủ chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng,

năng suất lao động. Cùng với đó là bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát

triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, dịch vụ,

sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ đang cản trở hoạt động đầu tư, kinh

doanh của doanh nghiệp và người dân.

Báo cáo thẩm tra Dự án Luật của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thể hiện,

cơ quan này cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần

thiết ban hành Luật để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy

định của Luật Quy hoạch.

Liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật, Ủy ban Kinh tế của

Quốc hội nhận thấy về cơ bản, các nội dung sửa đổi, bổ sung một số

điều liên quan đến quy hoạch của các luật nêu trên đã bám sát nội dung

của Luật Quy hoạch. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các

bộ, ngành rà soát kỹ lưỡng các điều, khoản của các luật có liên quan để

bảo đảm đúng mục tiêu của việc sửa đổi đồng bộ với Luật Quy hoạch.

Bỏ nhiều quy hoạch sản phẩm

Một nội dung đáng chú ý tại Dự án Luật là đề xuất phương án bãi bỏ

nhiều quy hoạch sản phẩm. Chẳng hạn, sửa đổi Luật Dược và Luật

Công chứng để bãi bỏ quy định về quy hoạch phát triển công nghiệp

dược, phát triển tổ chức hành nghề công chứng. Hướng đề xuất này của

Chính phủ nhận được sự đồng tình của cơ quan thẩm tra, cũng như các

đại biểu Quốc hội.

Liên quan đến việc sửa đổi dự thảo Luật Công chứng tại Dự án Luật,

qua thẩm tra, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tán thành việc bỏ quy định về

lập quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng để phù

hợp với Luật Quy hoạch, bảo đảm tính xã hội hóa, do thị trường quyết

định dựa trên cơ sở cung cầu.

“Tôi tán thành như đề xuất của Chính phủ là bãi bỏ quy định về quy

hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng. Điều này giúp hoạt

động đầu tư kinh doanh thông thoáng, tạo thuận lợi cho thành lập văn

phòng công chứng, đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Không nên lo ngại việc bãi bỏ quy hoạch này sẽ dẫn đến thành lập tràn

lan văn phòng công chứng, vì đây là ngành kinh doanh có điều kiện, nên

phải tuân theo nhiều quy định chặt chẽ. Cũng không nên lo ngại bỏ quy

hoạch sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, vì đối tượng vi

phạm sẽ bị điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh”, đại biểu Quốc hội Đặng Thế

Vinh (Hậu Giang) bày tỏ quan điểm.

Ở góc độ của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động hành nghề công

chứng, tuy cũng ủng hộ bỏ quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công

chứng, nhưng Đại biểu Quốc hội Võ Thị Như Hoa, Giám đốc Sở Tư

pháp TP. Đà Nẵng, phân tích, công chứng là ngành nghề đặc thù cần

kiểm soát chặt chẽ, không phải là các ngành nghề kinh doanh thông

thường như quy định của Luật Doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Công chứng, văn bản công chứng là chứng cứ

trong nhiều giao dịch của người dân và doanh nghiệp. Với đặc thù như

vậy rất cần quản lý chặt chẽ, trong khi quy định hiện hành chưa đáp

ứng, nên chưa đủ chắc chắn cho bỏ quy hoạch. Với điều kiện thành lập

tương đối dễ dàng như hiện tại, số lượng các phòng công chứng tăng

nhanh, cạnh tranh khốc liệt để tranh giành khách hàng, tăng doanh thu.

Nhiều đơn vị công chứng bỏ qua các khâu kiểm soát rủi ro để ký kết các

văn bản công chứng, dẫn đến những rủi ro pháp lý lớn cho cả văn

phòng công chứng, lẫn người dân.

“Tình trạng công chứng viên bắt tay với người sử dụng dịch vụ công

chứng dẫn đến nhiều hệ lụy. Chẳng hạn, công chứng viên chứng kiến

một sản phẩm bất động sản nhiều lần, nhưng chỉ ký văn bản công

chứng một lần là một ví dụ. Trong khi chế tài xử phạt hành vi này hiện

chưa có, đang gây nên nhiều quan ngại. Ở các nước, nghề công chứng

là đặc thù được kiểm soát chặt, để không mất lòng tin của người dân,

mất uy tín của nhà nước, nên họ đặt ra những quy định rất cao”, bà Hoa

cảnh báo.

Ghi nhận ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và

Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết thêm: “Khi ban hành Luật Quy hoạch

đã xác định đây là luật rất khó, phải qua 3 kỳ họp mới thông qua được,

nên để sửa đổi đồng bộ, tại phụ lục 3 của luật này quy định 25 luật phải

sửa đổi. Lần này chúng ta sửa đổi 13 luật có liên quan, kỳ họp 6 sửa nốt

14 luật”, Bộ trưởng cho biết.

Đưa ra kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, nhìn

chung các vị đại biểu Quốc hội đều đánh giá cao việc Chính phủ chuẩn

bị dự án luật này và tán thành với tờ trình Dự thảo Luật, cũng như báo

cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Các vị đại biểu Quốc hội

cho rằng, cần thiết phải ban hành luật này và đồng ý với đề nghị thông

qua theo quy trình tại một kỳ họp để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ

với Luật Quy hoạch, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn hoặc tạo ra

khoảng trống pháp lý khi triển khai thi hành Luật Quy hoạch có hiệu lực

từ 1/1/2019. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu

quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu hoàn chỉnh Dự án Luật để trình

Quốc hội thông qua tại kỳ họp này theo đúng chương trình.

Theo kế hoạch, tại ngày họp bế mạc dự kiến diễn ra vào 15/6 tới, Quốc

hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các

Luật liên quan đến Luật Quy hoạch.

Nhiều thành công có được nhờ quy hoạch đúng

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, TP.HCM

Mấy chục năm qua, rất nhiều thành công của chúng ta là nhờ quy hoạch

đúng, như hàng không hay công nghệ thông tin đi đúng hướng, đóng

góp rất lớn cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Nhưng quy hoạch

cũng là nguồn cơn của nhiều tiêu cực và gây ra không ít thiệt hại.

Từng bước điều chỉnh quy hoạch, nhưng cần điều chỉnh để hợp lý hơn,

tối ưu hóa lợi ích, thay vì theo những giải pháp tình thế hoặc những áp

lực nhất định. Tôi xin lưu ý vấn đề này.

Cần thiết và cấp bách thông qua Luật tại kỳ họp này

Đại biểu Phạm Quang Dũng, Nam Định

Tôi đánh giá rất cao Dự án Luật để giảm thiểu sự xung đột với Luật Quy

hoạch hiện hành. Trong thời gian rất ngắn với quy trình rút gọn, nhưng

chất lượng Dự án Luật khá tốt.

Tôi rất mong muốn Dự án Luật được ban hành càng sớm, càng tốt. Vì

hiện nay các cơ hội đầu tư trên cả nước muốn triển khai được, thì trước

hết quy hoạch phải thông thoáng. Trong khi quy hoạch của chúng ta

đang chồng chéo, xung đột bởi các luật, dẫn tới việc triển khai các dự án

đầu tư chậm. Tôi thấy sự cần thiết và cấp bách phải thông qua dự án

luật trong kỳ họp này để giúp nền kinh tế phát triển.

Theo Chính phủ, tại Dự thảo Luật có nhiều điểm mới. Cụ thể, Dự thảo

bỏ Điều 9 Luật Dược quy định về quy hoạch phát triển công nghiệp

dược. Các quy định về phát triển công nghiệp dược và công nghiệp hóa

dược được sửa đổi tại Dự thảo Luật theo hướng bỏ cụm từ “quy hoạch

phát triển công nghiệp dược” và “quy hoạch công nghiệp hóa dược” để

đảm bảo đồng bộ với Luật Quy hoạch nhưng không tạo ra khoảng trống

pháp lý trong quá trình quản lý Nhà nước.

Nhằm phù hợp với quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia tại Điều 5

Luật Quy hoạch và minh bạch hóa các thủ tục hành chính liên quan đến

điều kiện đầu tư kinh doanh, khoản 2 Điều 9 Dự thảo Luật đã sửa đổi

quy định về nội dung báo cáo thẩm định chủ trương đầu tư của UBND

cấp tỉnh và của Quốc hội tại Luật Đầu tư theo hướng thay cụm từ “quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và

quy hoạch sử dụng đất” bằng “quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng,

quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh

tế đặc biệt (nếu có)”.

Dự thảo Luật đã làm rõ các loại quy hoạch xây dựng, bỏ yêu cầu, căn cứ

“quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội” khi lập quy hoạch xây

dựng và thay bằng “quy hoạch cấp quốc gia”, “quy hoạch vùng” hay “quy

hoạch tỉnh” tương ứng; sửa đổi, bổ sung các quy định về căn cứ điều

chỉnh quy hoạch xây dựng, cung cấp thông tin, lấy ý kiến về quy hoạch

xây dựng; công bố công khai quy hoạch xây dựng.

Theo tinnhanhchungkhoan.vn

10. Chủ động cải thiện môi trường kinh doanh

Thực tế cho thấy, chủ động và tập trung cải thiện môi trường kinh

doanh đã được Chính phủ, hệ thống cơ quan quản lý xác định là

mục tiêu thường trực, chiến lược để phát triển kinh tế nhanh, bền

vững. Hoạt động này liên tục diễn ra một cách thực chất, với sức

lan tỏa ngày càng sâu rộng, thể hiện rõ thông điệp và sự quyết tâm

thiết lập một Chính phủ kiến tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp.

Xuất phát từ thực tế và mục tiêu, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành,

địa phương tập trung cải cách, hướng tới những tiêu chí cụ thể. Kết quả,

chất lượng môi trường đầu tư - kinh doanh được nâng cấp, tiến bộ hơn,

thể hiện qua sự đồng thuận, ghi nhận của giới doanh nghiệp.

Theo báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017 của các

tổ chức quốc tế, Việt Nam tăng 5 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu

do Diễn đàn Kinh tế Thế giới bình chọn; tăng 14 bậc về chất lượng môi

trường kinh doanh theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng 12

bậc về chỉ số đổi mới sáng tạo theo công bố của Tổ chức Sở hữu trí tuệ

Thế giới. Đó là những kết quả và thứ hạng tốt nhất của Việt Nam từ

trước đến nay.

Cùng với đó, thời gian qua, Bộ Công Thương đã đi đầu trong việc cắt

giảm hàng trăm điều kiện kinh doanh, những thủ tục lạc hậu, gây khó

cho doanh nghiệp. Các bộ khác cũng có động thái tương tự và ở những

mức độ khác nhau. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Tài chính vừa đề xuất cắt

bỏ 193 điều kiện kinh doanh - tức hơn 52% thủ tục và điều kiện kinh

doanh hiện do ngành quản lý.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu quản lý

kinh tế trung ương, điều quan trọng nhất là Chính phủ đã tỏ rõ sự quyết

tâm và chủ động vào cuộc, chỉ đạo các đơn vị, địa phương chuyển động

một cách đồng bộ, hình thành làn sóng hỗ trợ doanh nghiệp và hiện thực

hóa phong trào khởi nghiệp. Thực tế này cũng được minh chứng rõ qua

kết quả tăng trưởng GDP đạt 6,81% năm 2017 và đạt 7,38% trong quý I-

2018. Ông Nguyễn Đình Cung cũng thẳng thắn nhận xét, kết quả cải

cách, cải thiện môi trường kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp vẫn chưa

đạt mục tiêu đề ra.

Về thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều

lần nhắc nhở và yêu cầu từng cơ quan cần tự giác thực hiện chỉ đạo của

Chính phủ về vấn đề hỗ trợ, phục vụ doanh nghiệp; trong đó phải chấm

dứt tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” để đưa chính sách vào cuộc sống.

Về phía doanh nghiệp, phần lớn họ đều cho rằng, chất lượng môi trường

kinh doanh đang có bước cải thiện đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cộng đồng

doanh nghiệp vẫn mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn nữa, hướng vào

tiêu chí cụ thể để phát triển sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả.

Các chuyên gia cũng khuyến nghị cấp có thẩm quyền cần rà soát, đôn

đốc để hoàn thành mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh

doanh thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ngay trong năm

2018. Trong khi đó, Nghị quyết 19-2018/NQ-CP ban hành ngày 15-5-

2018 của Chính phủ nêu rõ, tập trung cải thiện các chỉ số môi trường

kinh doanh để năm 2018 tăng thêm 8-18 bậc trong bảng xếp hạng của

WB; phấn đấu đến năm 2020 ngang bằng mức trung bình của các nước

ASEAN 4.

Theo ông Mạc Quốc Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và

vừa TP Hà Nội, mỗi đơn vị sản xuất, kinh doanh đều cần những hỗ trợ,

hành động cụ thể từ cơ quan chức năng, trong đó cần tránh tình trạng

cung cấp thiếu thông tin, hoặc tiếp nhận, xử lý vấn đề vướng mắc của

doanh nghiệp một cách chung chung. Đặc biệt, mỗi cán bộ, công chức

khi giao tiếp, giải quyết công việc cho doanh nghiệp phải có tâm, có trình

độ chuyên môn, sự ủng hộ thiết thực đối với doanh nghiệp.

Theo hanoimoi.com.vn

11. Ngành Chứng khoán chủ động nắm bắt cơ hội từ cuộc CMCN 4.0

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) mở ra những cơ hội

nhưng cũng song hành cùng thách thức tác động tới tất cả các

ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Đặt trong bối cảnh đó, Ủy ban

Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ưu tiên xây dựng các ứng

dụng công nghệ thông tin cốt lõi toàn Ngành.

Chủ động nắm bắt cơ hội từ cuộc CMCN 4.0

Nhận diện đầy đủ những cơ hội và thách thức từ cuộc CMCN 4.0, trong

giai đoạn từ 2011 đến nay, UBCKNN đã ưu tiên xây dựng các ứng dụng

công nghệ thông tin cốt lõi toàn Ngành.

Theo đó, UBCKNN đã xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng công

nghệ thông tin với kỹ thuật và công nghệ hiện đại; Xây dựng các hệ

thống cơ sở dữ liệu tập trung phục vụ cho công tác quản lý và giám sát

của UBCKNN đối với thị trường chứng khoán (TTCK); Hệ thống giám sát

giao dịch chứng khoán; Hệ thống công bố thông tin trên TTCK, Hệ thống

cơ sở dữ liệu quản lý công ty chứng khoán; Hệ thống cơ sở dữ liệu quản

lý công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư; Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý

người hành nghề chứng khoán, Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý nhà đầu

tư nước ngoài; Hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3...

UBCKNN đã ưu tiên xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin cốt lõi

toàn Ngành.

Nhờ đó, các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) và các cơ sở dữ liệu

của UBCKNN đã phát huy hiệu quả, là công cụ quan trọng để hỗ trợ

UBCKNN thực hiện quản lý, giám sát điều hành TTCK và các đối tượng

tham gia TTCK. Đồng thời, thông qua việc vận hành các hệ thống này đã

hình thành một kho dữ liệu về từng đối tượng quản lý, giúp các đơn vị

nghiệp vụ khai thác, sử dụng hỗ trợ công tác ra quyết định quản lý và

giám sát thị trường.

UBCKNN cũng đã tích cực triển khai áp dụng chuẩn công nghệ XBRL

trong việc chuẩn hóa dữ liệu, báo cáo, thông tin công bố của các định

chế tài chính, công ty đại chúng... nhằm nâng cao chất lượng dữ liệu,

việc tiếp nhận và xử lý báo cáo nhanh chóng, thuận tiện hơn, tăng khả

năng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống của UBCKNN và hướng

đến hội nhập với TTCK khu vực và thế giới. Qua đó, xây dựng bộ tiêu

chuẩn đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu đối với các hệ thống trong

tương lai được thuận tiện và dễ dàng hơn.

Đồng thời, UBCKNN cũng đã tiếp cận với công nghệ Mobility, qua đó,

người dân, doanh nghiệp và các cán bộ nghiệp vụ của UBCKNN có thể

truy cập được các dịch vụ công và các ứng dụng nghiệp vụ mọi lúc, mọi

nơi bằng máy tính, các thiết bị di động thông qua mạng Internet.

Đối với hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, các công ty chứng

khoán đã triển khai cung cấp ứng dụng giao dịch chứng khoán trên web

và mobile Apps cho nhà đầu tư.

Cùng với đó, UBCKNN đẩy mạnh áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để

thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, hỗ trợ tự động phân loại

thông tin, xử lý và lưu trữ theo các tiêu chí và yêu cầu của UBCKNN.

Các thông tin được tự động cập nhật giúp UBCKNN có thể bổ sung

thông tin thu thập được vào hệ thống; Hỗ trợ tra cứu, đánh giá phân tích

và dự báo tin đồn từ nguồn thu thập, lưu trữ. Qua việc phân tích có thể

giúp chuyên viên giám sát nhận diện các giao dịch, hoat động bất

thường của TTCK.

Tăng cường năng lực tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ

trong CMCN 4.0

Nhằm tiếp tục nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ để tiếp cận cuộc

CMCN 4.0, thời gian tới, UBCKNN sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp,

gồm:

Một là, triển khai nghiên cứu xây dựng hệ thống (BI) phân tích, dự báo

thông minh: Hệ thống phục vụ công tác phân tích, tổng hợp và dự báo

về chứng khoán và TTCK, cung cấp các thông tin kịp thời, phục vụ báo

cáo Lãnh đạo UBCKNN và Bộ Tài chính trong việc quản lý, giám sát và

điều hành về chứng khoán và TTCK.

Hai là, triển khai các dịch vụ công điện tử trên nền tảng di động thông

minh; Sử dụng công nghệ di động thông minh cho hầu hết các kênh tra

cứu, cung cấp thông tin về các nghiệp vụ của ngành Chứng khoán;

Nâng cấp một số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lên mức độ 4 trên

nền tảng công nghệ mobility.

Ba là, ứng dụng công nghệ mạng xã hội để thu thập thông tin, dữ liệu về

tin đồn liên quan đến chứng khoán và giao dịch chứng khoán từ các

phương tiện thông tin đại chúng (báo mạng, mạng xã hội, diễn đàn xã

hội...). Hệ thống tự động dò quét, tìm và tổng hợp thông tin, dữ liệu tin

đồn về chứng khoán và giao dịch chứng khoán đã và đang đăng tải hoặc

phát tán trên các phương tiện thông tin đại chúng qua Internet; Tự động

phân loại thông tin, xử lý và lưu trữ theo các tiêu chí và yêu cầu; Thực

hiện tìm kiếm, thống kê, tổng hợp thông tin theo yêu cầu của UBCKN

Bốn là, tăng cường năng lực bảo mật, đảm bảo an toàn dữ liệu, an ninh

thông tin ở mức dữ liệu đổi với các hệ thống cơ sở dữ liệu của

UBCKNN. Cụ thể, trang bị hệ thống đảm bảo an toàn bảo mật nhằm xác

định, quy định rõ trách nhiệm trong công tác đảm bảo an toàn, bảo mật

CNTT cho từng đơn vị, cá nhân tham gia vào hệ thống; Giám sát chặt

chẽ và giới hạn quyền truy nhập của bên thứ ba khi cho phép họ truy

cập vào hệ; Xác định các rủi ro mà các đơn vị thứ ba có thể phát sinh;

Nâng cấp, mở rộng Hệ thống theo dõi, cảnh báo và phân tích sự cố an

ninh thông tin cho hệ thống CNTT để hoàn thiện hệ thống.

Năm là, tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức cho lãnh đạo cấp cao và

đào tạo kiến thức cho cán bộ CNTT về cuộc CMCN 4.0. Ngoài việc phải

có chính sách để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao về công

nghệ thông tin, cần có xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ chứng khoán cho các cán bộ công nghệ thông

tin hướng đến ứng dụng các công nghệ mới. Mục tiêu hướng tới là xây

dựng một đội ngũ cán bộ CNTT có đủ trình độ nắm bắt, đánh giá và triển

khai các công nghệ tiên tiến, có khả năng tiếp quản và vận hành các

ứng dụng CNTT.

Sáu là, hoàn thiện khung khổ pháp lý trong lĩnh vực chứng khoán. Hiện

nay, hầu hết các văn bản pháp lý về chuyên môn nghiệp vụ đều thiếu

các điều khoản quy định cho công tác quản lý và sử dụng các ứng dụng

công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán. Vì vậy, trong quá trình

hoàn thiện cảc quy định có tính pháp lý về chuyên môn nghiệp vụ cần bổ

sung các điều khoản quy định cho công tác quản lý và sử dụng các ứng

dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán. Ngoài ra, cũng

cần bổ sung các chế tài xử phạt đối với một số hành vi không nghiêm túc

thực hiện các quy định về sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để

báo cáo và công bố thông tin theo quy định.

Theo tapchitaichinh.vn

12. Phê duyệt bổ sung, bãi bỏ danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Yên Bái

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt bổ sung, bãi bỏ

danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Phục vụ Hành

chính công tỉnh Yên Bái.

Các thủ tục hành chính được giải quyết nhanh chóng, tạo sự hài lòng

cho người dân

Theo đó, UBND tỉnh phê duyệt bổ sung danh mục 75 thủ tục hành chính

thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở: Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du

lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Ban Quản lý các khu

công nghiệp; Công an tỉnh được thực hiện tại Trung tâm Phục vụ Hành

chính công tỉnh Yên Bái và bãi bỏ 23 thủ tục hành chính tại Quyết định số

476/QĐ-UBND ngày 9/4/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Phê duyệt danh

mục thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Yên

Bái giai đoạn I.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 31/05/2018.

Theo yenbai.gov.vn

13. Bỏ 12 thủ tục về lưu thông hàng hóa

UBND TP.HCM vừa công bố quyết định bãi bỏ 12 thủ tục hành

chính lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước thuộc thẩm quyền

giải quyết của Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp

TP.

Cụ thể, các thủ tục được bãi bỏ gồm: cấp, cấp lại (trường hợp hết hiệu

lực hoặc bị mất, bị rách, nát... ), cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh

doanh bán buôn/bán lẻ sản phẩm rượu và các thủ tục tương tự đối với

sản phẩm thuốc lá.

Đồng thời, UBND TP cũng đã quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách

hành chính TP, gồm 22 thành viên, do Chủ tịch UBND TP Nguyễn

Thành Phong làm trưởng ban.

Theo thanhnien.vn

14. Giao thông thúc đẩy giao thương

Đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông

tốt nhất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu mà toàn

ngành Giao thông vận tải Lạng Sơn đã và đang nỗ lực triển khai.

Ông Nghiêm Văn Hải - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn cho biết, phục

vụ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy các hoạt động thương mại, xuất

nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đang

đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trên

địa bàn, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông tại các cửa khẩu.

Khởi công năm 2016, cầu Kỳ Cùng đang gấp rút thi công để kịp tiến độ.

Trong năm 2017, tại cửa khẩu phụ Tân Thanh, các đơn vị đã triển khai

đấu nối đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa từ Tân Thanh tới Khả

Phong (Trung Quốc) và xây dựng cổng cửa khẩu. Tại cửa khẩu Chi Ma,

tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư các công trình: Đường nội bộ khu vực cửa

khẩu; đấu nối đường bộ qua biên giới giữa Chi Ma (Việt Nam) với Ái

Điểm (Trung Quốc); nhánh Đông, Tây đường nội bộ khu cửa khẩu...

Hiện các đơn vị liên quan đang tiến hành xây dựng đường Bản Giểng

(nối từ đường Chi Ma - Tú Mịch sang Co Sa); cải tạo, nâng cấp đường

Tú Mịch - Nà Căng.

Tại các cửa khẩu phụ khác như: Bình Nghi, Nà Nưa, Na Hình, Pò

Nhùng, Co Sâu, Bản Chắt, điểm thông quan Co Sa, hệ thống đường

giao thông ra các cửa khẩu phụ cũng đang được UBND tỉnh Lạng Sơn

chỉ đạo xây dựng. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng giao thông tại các cửa

khẩu đã được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động

thương mại biên giới, xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp.

Đặc biệt, tới đây, Lạng Sơn sẽ khánh thành cây cầu lớn được xây dựng

bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu băng qua sông Kỳ Cùng, với tổng vốn

đầu tư hơn 400 tỷ. “Vượt sông Kỳ Cùng bằng những cây cầu lớn không

chỉ là phục vụ dân sinh, là phát triển kinh tế xã hội, đó còn là cảnh quan

cho đô thị và phục vụ cả cho an ninh quốc phòng” - ông Hải cho hay.

Bên cạnh đó, hàng chục công trình giao thông đô thị, giao thông nông

thôn được đầu tư khang trang hơn, đường ra khu vực cửa khẩu, đường

sắt (thành phố Lạng Sơn - ga Tam Lung), cao tốc Lạng Sơn – Bắc

Giang... đã và đang đưa kinh tế - xã hội Lạng Sơn thay da, đổi thịt, phát

triển lên một tầm cao mới.

Công khai các thủ tục hành chính

Với ngành giao thông vận tải Lạng Sơn, hai vấn đề khiến lãnh đạo ngành

trăn trở. Trước hết là làm sao để có được hệ thống kết cấu hạ tầng giao

thông tốt nhất phục vụ phát triển kinh tế xã hội, kế đó là công tác cải cách

thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp thật sự hài lòng.

Trên phương diện công tác cải cách thủ tục hành chính, Sở Giao thông

Vận tải Lạng Sơn đã quan tâm, tích cực thực hiện, các thủ tục được thực

hiện theo hướng minh bạch, nhanh, gọn và hiệu quả hơn. Sở cũng thực

hiện hiệu quả cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính, 100%

các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền Sở đều được công bố, công khai

trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và trang thông tin điện tử

của Sở; 68 trên tổng số 79 thủ tục hành chính được thực hiện tại bộ phận

một cửa.

Theo enternews.vn

15. Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên: Không để tình trạng “trên vội vã dưới từ từ”

Điện Biên đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm

Ban lãnh đạo, thực hiện đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện tối

đa cho doanh nghiệp nhưng không dễ dãi, buông lỏng quản lý...

Ông Mùa A Sơn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên phát

biểu tại Hội nghị.

Đây là những vấn đề được các sở ngành, huyện thị...“hiến kế” tại cuộc

họp đánh giá kết quả thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về cải

thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và

Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017, triển khai

một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 và những năm tiếp theo diễn ra

mới đây.

“Mổ xẻ” nguyên nhân giảm điểm của các chỉ số

Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Mùa A Sơn cho rằng, chỉ số PCI

của tỉnh đã có sự cải thiện, tiến bộ qua từng năm, nhưng trong thời gian

tới, việc giữ và nâng cao các chỉ số cũng như vị trí trong bảng xếp hạng

sẽ gặp không ít khó khăn. Để tạo được môi trường đầu tư cũng như

nâng cao vị thế PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu, các sở ban

ngành, huyện, thị xã cần phân tích, đánh giá làm rõ việc chỉ số PCI còn

thấp điểm năm 2017 và có giải pháp cải thiện năm 2018 cũng như thực

hiện Nghị quyết 19-2018/NQ-CP của Chính phủ.

Tại cuộc họp, ông Hoàng Tiến Dũng, Giám đốc Sở KH&ĐT cũng nhìn

nhận, chỉ số PCI năm 2017 của Điện Biên đạt 60,57 tăng 4,09 điểm, xếp

hạng thứ 48/63 tỉnh, thành cả nước (tăng 4,09 điểm và 05 bậc so với

năm 2016), xếp thứ 7/14 tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, qua phân

tích các chỉ số thành phần, ngoài 8/10 chỉ số tăng điểm so năm 2016,

Điện Biên vẫn còn 2/10 chỉ số thấp điểm như: Chỉ số gia nhập thị trường

và chi phí thời gian.

Phân tích về các chỉ số giảm điểm, ông Vũ Lệnh Nghị, Phó Giám đốc Sở

KH&ĐT chỉ rõ, nguyên nhân Chỉ số gia nhập thị trường đạt 7,74 điểm,

giảm 0,99 so năm 2016 (8,73 điểm) do thời gian đăng ký doanh nghiệp 7

ngày - tăng 2 ngày; thời gian thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp 6

ngày- tăng 4 ngày; thủ tục được niêm yết công khai đạt 76% - giảm 23

điểm so với năm 2016.

Còn Chỉ số chi phí thời gian đạt 6,23 điểm, giảm 0,34 điểm so năm 2016

(6,57 điểm) là do tỷ lệ doanh nghiệp dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm

hiểu và thực hiện quy định pháp luật là 23%, giảm 6,29 điểm phần trăm

so năm 2016. Tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh kiểm tra từ 5 cuộc trở lên

trong năm là 5% - cao hơn 3 điểm phần trăm. Nội dung thanh, kiểm tra bị

trùng lặp 15% - cao hơn 2 điểm phần trăm. Cán bộ nhũng nhiễu doanh

nghiệp 22% - cao hơn 1 điểm phần trăm so với điểm trung vị của cả

nước.

Nhìn nhận về việc thanh kiểm tra ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, ông Phạm Văn Thống, Chánh thanh tra tỉnh

phân tích chi tiết, các thông tin về thủ tục hành chính (TTHC), văn bản,

hướng dẫn thanh tra luôn cập nhật đến các doanh nghiệp, song trên

thực tế, các văn bản của doanh nghiệp gửi đến rất đơn giản, không cụ

thể khiến cơ quan thanh tra mất thời gian. Để tháo gỡ khó khăn này, ông

Thống đưa giải pháp, năm 2018 thanh tra tỉnh sẽ có những buổi tiếp xúc

hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời thực hiện thanh, kiểm tra những vấn đề

cần thiết chỉ 1 lần/năm. Thanh tra tỉnh sẽ trình tỉnh phê duyệt đề xuất

này, tránh chồng chéo ảnh hướng đến doanh nghiệp.

Để khẳng định việc phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn nữa, ông

Nguyễn Văn Tưởng, Giám đốc Sở Công Thương cho rằng, hiện nay việc

tổ chức hội chợ hàng năm gặp khó khăn về địa điểm. Tỉnh cần bố trí địa

điểm hợp lý cho việc tổ chức hội chợ hàng năm, tạo điều kiện cho doanh

nghiệp giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại được thuận lợi.

Để cải thiện PCI 2018, ông Nguyễn Đình Giang, Giám đốc Sở GTVT

kiến nghị, các TTHC cơ bản cần cải thiện là sự liên thông giữa các sở

ngành, huyện... một cách nhanh chóng thuận tiện, đặc biệt là thủ tục đầu

tư. Mặt khác, trước bối cảnh đầu tư công hạn hẹp, tỉnh cần có chính

sách kêu gọi xã hội hoá thu hút các nguồn vốn để phát triển hạ tầng giao

thông, tạo thuận lợi thu hút đầu tư vào Điện Biên.

"Chính quyền địa phương cần tuyển chọn cán bộ có năng lực để thực thi

các dự án. Vì hiện nay cán bộ cấp huyện tham gia dự án yếu về chuyên

môn, khiến việc thực hiện triển khai dự án mất thời gian ảnh hưởng đến

tiến độ dự án", ông Giang nhấn mạnh.

Mặc dù ngành tài chính Điện Biên được đánh giá cao, xếp hạng 13/63

tỉnh thành cả nước nhưng ông Hà Quang Trung, GĐ Sở Tài chính khẳng

định, năm 2018 cần tiếp tục đẩy mạnh cơ chế phối hợp giữa các cấp các

ngành, đặc biệt trong thanh tra kiểm tra, kiểm toán Nhà nước... “Thường

xuyên tổ chức gặp mặt nắm bắt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

theo từng ngành, từng lĩnh vực để tháo gỡ khó khăn vướng mắc của

doanh nghiệp được kịp thời và tốt hơn”, ông Trung nói.

Ở khía cạnh khác, ông Vũ Ngọc Vương, Chủ tịch UBND Thị xã Mường

Lay cho hay, tính tự chủ năng lực doanh nghiệp còn hạn chế, mặc dù

được cán bộ huyện hướng dẫn rất cụ thể về TTHC, các văn bản hướng

dẫn, Thông tư, Nghị định để doanh nghiệp hiểu.

Ông Vương cũng “hiến kế”, để kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19 đạt

hiệu quả cao, Ban chỉ đạo nên tổ chức tham vấn các doanh nghiệp, qua

đó những vấn đề chưa phù hợp cần được điều chỉnh cho hợp lý.

Cải thiện môi trường đầu tư không chỉ của riêng ai

Trước những giải pháp được các sở ngành, huyện thị đề xuất, ông Lê

Thành Đô, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho rằng, để cải thiện

nâng cao năng lực cạnh tranh PCI 2018, lồng ghép thực hiện Nghị quyết

số 19-2018/NQ-CP, tỉnh đã giao nhiệm vụ kế hoạch cho các cấp các

ngành, tuy nhiên các cấp, ngành cần có giải pháp cụ thể hiện thực hoá

mục tiêu.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vẫn còn hạn

chế về năng lực quản trị, cập nhật thực hiện các văn bản quy phạm

pháp luật... “Các cấp, ngành cần có giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh

nghiệp trong việc thực thi các chính sách, quy định nhà nước”, ông Đô

nhấn mạnh.

Ghi nhận sự đồng thuận của các cấp, ngành về nội dung dự thảo thực hiện Nghị quyết 19, và các đề xuất cải thiện PCI, ông Mùa A Sơn đề nghị, các sở ban ngành, huyện phấn đấu năm 2018 nâng chỉ số PCI Điện Biên đạt trên 65 điểm, tăng 2 -3 bậc trên bảng xếp hạng chung của cả nước. Cụ thể, cần nâng cao trách nhiệm trong việc đề ra và tổ chức thực hiện các giải pháp để khắc phục những mặt còn tồn tại, giữ vững phát huy kết quả tích cực đã đạt được, tiến tới cải thiện, nâng cao các chỉ số trong thời gian tới.

Đặc biệt, cần nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về TTHC...; Tăng cường công tác thanh kiểm tra công vụ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cố ý gây sách nhiễu cho doanh nghiệp; Tiếp tục các giải pháp để khuyến khích phát triển về số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thu hẹp khoảng cách giữa các cấp thực thi (cấp tỉnh - cấp sở, ngành và cấp huyện) tránh tình trạng “trên vội vã dưới từ từ”. Đặc biệt, qua việc tổ chức đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và cấp huyện để đánh giá hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ, đồng thời quy định về trách nhiệm của người đứng đầu trong giải quyết kiến nghị của các tổ chức kinh tế....

“Việc thực hiện Nghị quyết 19, cải thiện nâng cao các chỉ số PCI là của các cấp các ngành, huyện thị, thành phố... không chỉ của riêng ai, chúng ta không để ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của Điện Biên”, ông Sơn nhấn mạnh.

Ông Sơn cũng lưu ý, các sở ngành, huyện, thị xã... cần thực hiện đúng các quy định pháp luật, không qua loa đại khái, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp nhưng phải đúng pháp luật. Tỉnh sẽ tiếp tục rà soát chương trình hành động của từng ngành cụ thể, theo đó khẩn trương thực hiện các dự án thu hút đầu tư. Đặc biệt, để thu hút đầu tư, năm 2018 – 2019 tỉnh sẽ cố gắng thực hiện mở rộng sân bay.

“Hiện nay cả thế giới và Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, vì vậy Điện Biên cần nỗ lực, quyết liệt khắc phục hạn chế cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hơn nữa. Thực tế, nhiều nhà đầu tư đến đầu tư vào Điện Biên vẫn còn vướng ở nhiều thủ tục do quy định của nhà nước. Các bộ ngành thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã, đang rà soát, cắt giảm các TTHC để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Điện Biên sẽ tiếp tục vận dụng phục vụ, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho các nhà đầu tư đã, đang và sẽ đầu tư vào Điện Biên”, ông Sơn khẳng định.

Theo enternews.vn