23
Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát ẢNH HƯỞNG CỦA BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐẾN LẠM PHÁT THÀNH VIÊN NHÓM: Nguyễn Hoàng Tú Anh_NH2 Kim Thị Thuỳ Dương_NH1 Trần Nhật Linh_NH3 Trương Minh Thuận_NH2 1

Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

  • Upload
    cuc-kem

  • View
    426

  • Download
    13

Embed Size (px)

DESCRIPTION

hgfg

Citation preview

Page 1: Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát

ẢNH HƯỞNG CỦA BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐẾN LẠM PHÁT

THÀNH VIÊN NHÓM:

Nguyễn Hoàng Tú Anh_NH2

Kim Thị Thuỳ Dương_NH1

Trần Nhật Linh_NH3

Trương Minh Thuận_NH2

Nguyễn Thành Tín_NH4

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Đặng Văn Cường

1

Page 2: Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát

MỤC LỤC

1. Tóm tắt

2. Giới thiệu

3. Bội chi ngân sách và lạm phát

3.1 Bội chi ngân sách

3.2 Lạm phát

4. Bội chi ngân sách có phải là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới lạm phát

5. Kiểm soát bội chi ngân sách để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam

6. Dữ liệu, nhận dạng và phương pháp luận

6.1 Phương trình thể hiện mối liên quan giữa bội chi ngân sách và lạm phát

6.2 Số liệu

6.3 Một số kiểm định cơ bản

6.3.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình đã đưa ra

6.3.2 Kiểm định sự phụ thuộc của biến Inf vào biến Bd

7. Nhận xét chung

8. Tài liệu tham khảo

2

Page 3: Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát

DANH MỤC BIÊU ĐÔBiểu đồ 3.1 Tỷ lệ bội chi ngân sách VN từ năm 2002 đến năm 2010 (%)Biểu đồ 3.2 Lạm phát từ năm 2002 đến năm 2010 (%)Biểu đồ 3.3 Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) theo tháng năm 2010Biểu đồ 4: Tổng bội chi ngân sách và tiền phát hành để bù đắp bội chi ngân sách của Việt Nam (1985-1990)Biểu đồ 4: Biểu đồ sự thay đổi tỷ lệ lạm phát, bội chi, cung tiền ở Việt Nam qua các năm 2002-2010 (%).

DANH MỤC BẢNG BIÊUBảng 3.1: Thâm hụt Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001-2010Bảng 6.1 :Số liệu sử dụngBảng 6.2: Kết quả eviews cho mô hình (1)Bảng 6.3: Wald Test

3

Page 4: Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát

1. Tóm tắt

Lạm phát xuất hiện như một hệ quả của việc vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách, được coi là có thể chấp nhận được trong xã hội hiện nay khi mà nó có liên quan gián tiếp đến việc gia tăng khối lượng tiền thiết yếu trong nền kinh tế. Bài viết này phân tích ba vấn đề chính bao gồm: (1) Mối quan hệ tồn tại giữa bội chi ngân sách và lạm phát; (2) đánh giá mức độ ảnh hưởng của bội chi ngân sách đến lạm phát; (3) qua đó đưa ra những biện pháp nhằm kiểm soát bội chi ngân sách và từ đó kiềm chế lạm phát.

2. Giới thiệu

Chi ngân sách là một trong những công cụ chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng, thì Chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận bội chi để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Vì vậy, bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước...

Ở bài viết này, trong phần đầu, chúng tôi hướng đến phân tích mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát. Sau đó, chúng tôi sử dụng mô hình thể hiện mối quan hệ giữa bội chi ngân sách, lạm phát và cung tiền tệ M2 cùng những thông tin, số liệu được cung cấp từ nguồn tin cậy như Ngân hàng nhà nước Việt Nam để kiểm định xem bội chi ngân sách có thực sự ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam hay không. Phần sau của bài viết là những biện pháp nhằm kiểm soát bội chi ngân sách và từ đó kiềm chế lạm phát. Cuối bài viết, phần nhận xét chung đưa ra kết luận nhà nước cần phải chi tiêu ngân sách ở mức cho phép và bù đắp bội chi hợp lý để tránh gây ra lạm phát quá cao.

3. Bội chi ngân sách và lạm phát

3.1 Bội chi ngân sách

Bội chi một hiện tượng khi tổng nguồn thu không đủ trang trải tổng các nhiệm vụ chi của một Chính phủ, một địa phương, một đơn vị trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Khi nói đến bội chi ngân sách Nhà nước tức là nói đến khoản chênh lệch thiếu giữa tổng các nguồn thu so với tổng các khoản chi của ngân sách Nhà nước trong một năm. Tuy nhiên vấn đề quy định các khoản thu,chi ngân sách Nhà nước để xác định bội chi ở mỗi quốc gia thường không hoàn toàn giống nhau.

Bảng 3.1: Thâm hụt Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001-2010

Đơn vị: nghìn tỷ đồng 2005 2006 2007 2008 2009 2010Bội chi ngân sách theo phân loại BTC Việt Nam -40,7 -48,6 -64,6 -66,2

-115,9

-116,1

4

Page 5: Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát

Nguồn: Bộ Tài chính 2010

Nguyên nhân gây bội chi ngân sách có thể chia ra 2 nhóm cơ bản. Nhóm thứ nhất là nguyên nhân khách quan, nhóm thứ hai là nguyên nhân chủ quan. Nhóm thứ nhất do tác động của chu kì kinh doanh, kinh tế suy thoái làm thu nhập của nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội làm tăng mức bội chi Ngân sách nhà nước. Thêm vào đó, thiên tai, tình hình bất ổn của an ninh thế giới làm gia tăng nhu cầu chi cho quốc phòng và an ninh trật tự xã hội hoặc chi để khắc phục hậu quả thiên tai. Nhóm thứ hai do tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi ngân sách nhà nước. Bội chi ngân sách còn do việc quản lý và điều hành ngân sách bất hợp lý. Như việc đánh giá và khai thác nguồn thu chưa tốt; phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực tài chính nhà nước; phân cấp quản lý ngân sách chưa khuyến khích địa phương nỗ lực trong khai thác nguồn thu và phân bổ chi tiêu hiệu quả. Kết quả là thu ngân sách nhà nước không đủ trang trải nhu cầu chi tiêu.

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ bội chi ngân sách VN từ năm 2002 đến năm 2010 (%)

3

4

5

6

7

8

9

02 03 04 05 06 07 08 09 10

BD

Nguồn: xử lý số liệu từ WB

Như đã thấy trên đồ thị, giai đoạn từ năm 2002-2007, tỉ lệ bội chi ngân sách xấp xỉ 5%, riêng năm 2003, tỉ lệ bội chi ngân sách là thấp nhất vào khoảng 3.5%. Ngày 11-1-2007, Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO, nước ta đã tham gia đầy đủ các định chế kinh

5

Page 6: Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát

tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời, cải tiến nền hành chính quốc gia theo hướng hiện đại. Kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, ngân sách nhà nước cũng đã có chuyển biến đáng kể. Chính sách tài khoá trong những năm qua có phần nới lỏng như những năm chúng ta đang phải kích cầu đầu tư. Do đó, trong giai đoạn 2008 – 2010, tỉ lệ chi ngân sách nhà nước tăng cao, và cao nhất là năm 2008 với 8%.

3.2 Lạm phát

Lạm phát có thể được hiểu là việc giá cả chung các hàng hóa, dịch vụ tăng lên so với mức giá thời điểm trước. Khi giá trị của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi. Khi đó, với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đó. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác.

Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Một là do có sự gia tăng của tổng cầu, hay còn gọi là lạm phát do cầu kéo. Hai là do sự sụt giảm trong tổng cung, hay còn gọi là lạm phát do chi phí đẩy. Ba là do sự tác động của chính sách tiền tệ, và cuối cùng là do yếu tố tâm lý người tiêu dùng.

Biểu đồ 3.2 Lạm phát từ năm 2002 đến năm 2010 (%)

0

4

8

12

16

20

24

02 03 04 05 06 07 08 09 10

INF

Nguồn: xử lý số liệu từ WBTheo biểu đồ 3.2, giai đoạn từ năm 2002 đến 2006, lạm phát của Việt Nam ở mức thấp dưới 8% mỗi năm. Từ năm 2007, tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam tăng lên trên 12% và tăng cao nhất vào năm 2008 với 22%. Lạm phát cao ở nước ta vào năm 2008 có nguyên nhân từ giá cả thế giới tăng cao, do chi phí sản xuất tăng cao và chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục mở rộng từ 2001-2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đến

6

Page 7: Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát

năm 2009, tỉ lệ lạm phát giảm mạnh xuống dưới 8%. Năm 2010, tỉ lệ lạm phát tăng nhe vào khoảng 10%.

Ở Việt Nam, tình hình lạm phát diễn ra có thể do các nguyên nhân chính sau: Ngân hàng nhà nước đã phát hành một lượng tiền Việt Nam rất lớn để trả lương khi mức lương cơ bản tăng lên. Lượng tiền này sẽ đi đâu nếu không được chi tiêu và đổ vào thị trường? Điều đó dẫn đến việc tăng lượng cung tiền trong lưu thông và kết quả là làm mất sức mua của tiền đồng Việt Nam. Hơn nữa, khi có tiền nhiều hơn, người dân sẽ tăng việc chi tiêu, mua sắm, từ đó làm tăng mức cầu đối với hàng hóa và dịch vụ (tổng cầu) do đó sẽ “kéo” giá cả lên, nhất là khi tổng cung bị hạn chế do chưa tăng việc sản xuất kịp so với tổng cầu. Bên cạnh đó, Nhà nước lại quá chú trọng đến việc hạn chế nhập khẩu cũng như là hạn chế việc tiêu dùng các hàng hóa có thể gọi là “xa xỉ”, điển hình như ô tô nên đã tăng mức thuế suất đối với các mặt hàng đó, bên cạnh đó là điều chỉnh mức thuế suất thuế thu nhập doanh ngiệp, điều này phần nào cũng dẫn đến lạm phát.

Ngoài ra, tình hình lạm phát ở Việt Nam được thúc đẩy và kéo dài là do hai nguyên nhân khác. Đó là do có sự tồn tại của một quyền lực độc quyền trong nền kinh tế và sự thiếu niềm tin của người dân vào sự quản lý của các cơ quan, cán bộ nhà nước.

Đầu tiên là sự tồn tại của một quyền lực độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Các mặt hàng thiết yếu từ thực phẩm (gạo, nước) cho đến năng lượng (xăng dầu, điện) và cả dịch vụ vận tải (hàng không, tàu lửa) điều thuộc độc quyền Nhà nước quản lý, mà đại diện là các công ty nhà nước. Giá cả của các loại hàng hóa, dịch vụ này thực tế không do thị trường quyết định mà do “bàn tay hữu hình” của Nhà nước điều khiển. Các công ty nhà nước trình mức giá đối với hàng hóa, dịch vụ do mình quản lý, sau đó là có sự phê duyệt của Chính phủ về mức giá đó. Điều này đã phần nào cho ta thấy một sự cứng nhắc, “phi thị trường” về giá cả trong một nền kinh tế thị trường. Giá cả hàng hóa, dịch vụ không thay đổi kịp theo biểu đồ “cung- cầu” của thị trường, như trường hợp gạo và xăng dầu, khi giá đã được đẩy lên cao thì khó mà được đưa trở lại khi biến động giá đã giảm xuống và trở lại bình ổn, hoặc có giảm thì cũng chỉ ở một giới hạn có thể nói là “không thực”. Từ đó, những bất ổn về kinh tế không thể không xảy ra, lạm phát sẽ là một tất yêu của một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh mà bất ổn. Hơn thế nữa, khi giá cả các mặt hàng thiết yếu này tăng, nhất là xăng dầu, thì sẽ đẩy chi phí sản xuất của các mặt hàng liên quan tăng lên, đương nhiên là giá thành sản phẩm của chúng cũng sẽ phải tăng theo. Từ đây, sẽ không tránh khỏi chỉ số giá tiêu dùng (CPI – the consumer price index) cũng tăng theo, mà lạm phát thường được biểu thị theo CPI.

7

Page 8: Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát

Biểu đồ 3.3 Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) theo tháng năm 2010

Nguồn: GSO 2010

Biểu đồ 3.3 cho thấy CPI theo tháng năm 2010 tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Các nguyên nhân gây tăng giảm CPI về cơ bản vẫn tập trung vào những nhân tố quen thuộc, trước hết gắn với những sự tăng giảm nhu cầu tiêu dùng gắn với lễ, tết và sự điều chỉnh giá cả thị trường những hàng hóa đầu vào nhạy cảm trên diện rộng hoặc do tác động nhân quả dây chuyền. Tình trạng tăng giá hàng hoá và dịch vụ chung trên cả nước trong những tháng đầu năm có nguyên nhân truyền thống, trực tiếp và dễ nhận thấy  chính là sự gia tăng đột ngột vượt trội mọi thời điểm khác trong cả năm về nhu cầu và sức tiêu thụ các hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng gắn với dịp Tết cổ truyền dân tộc. Tuy nhiên, CPI tháng 4/2010  bỗng nhiên chỉ tăng 0,14%  (tức đột ngột giảm gần 5 lần so với mức tăng 0,75% của tháng 3/2010, và càng giảm mạnh hơn so với mức 1,96%  của tháng 02/2010 và mức 1,36% của tháng 01/2010), tháng 5/2010 chỉ tăng 0,27%, tháng 6/2010 tăng 0,22%, và tháng 7/2010 tăng nhe ở mức 0,06%. Từ tháng 8 trở đi, CPI bắt đầu tăng mạnh. tính đến cuối tháng 10, đã tăng 1,05% so với tháng 9. Mức tăng này tuy có giảm so với của tháng trước những tiếp tục duy trì trên 1%.

Nguyên nhân còn lại thúc đẩy và kéo dài xảy ra tình hình lạm phát ở Việt Nam là do sự thiếu niềm tin của người dân vào sự quản lý của Nhà nước. Trong thời gian xảy ra lạm phát ở Việt Nam thì cũng đồng thời là các vụ án tham nhũng lớn, các dự án do nhà nước đầu tư hàng ngàn tỉ đồng một cách kém hiệu quả và lãng phí được đưa ra công luận và báo chí, như: Vụ PMU 18, vụ đất Đồ Sơn (Hải Phòng), vụ 112 – “máy tính hóa” việc quản lý nhà nước. Chính những điều này làm mất lòng tin của nhân nhân vào nhà nước. Người dân, doanh nghiệp thực hiện việc đóng thuế sẽ như thế nào nếu tiền thuế của mình nộp vào để nhà nước chi tiêu lãng phí và tham nhũng? Và hàng ngàn tỉ đồng đó nếu đã không thực sự được đầu tư vào mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư để phát triển kinh tế, thì nó sẽ được dùng làm cho việc tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân của một số nhóm người có quyền, và một lượng tiền rất lớn lại đổ vào thị trường dẫn đến việc đồng tiền giảm giá. Khi người dân đã không thực sự có niềm tin vào sự quản lý của nhà nước, việc họ tự lo cho cuộc sống mỗi ngày của mình là đương nhiên, sợ giá hàng lại tăng, nên sẽ mua tích lũy, nhiều người dân làm như vậy nên “cầu” sẽ tăng theo và giá hàng hóa hay dịch vụ cũng sẽ tăng theo.

8

Page 9: Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát

4. Bội chi ngân sách có phải là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lạm phát?

Những số liệu cho thấy một vài quốc gia, thường là những nước kém phát triển với tỉ lệ lạm phát cao thường có mức bội chi ngân sách cao. Vậy bội chi ngân sách nhà nước có đóng vai trò quan trọng gây ảnh hưởng đến lạm phát hay không?

Chìa khóa để hiểu được mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát là phải thấy được bội chi có liên quan tới lượng cung tiền trong lưu thông qua sự giới hạn ngân sách chính phủ. Sự giới hạn ngân sách chính phủ cho thấy rằng tiền để chi ra có thể đến từ nhiều nguồn: ngân sách địa phương và trung ương, từ thu thuế hay vay mượn. Nhưng nhà nước có thể dùng chính sách tiền tệ để tài trợ cho bội chi. Chính sách tiền tệ giúp cân bằng ngân sách chính phủ là chìa khóa quyết định ảnh hưởng của bội chi ngân sách tới lạm phát. Lạm phát kéo dài phải đi kèm với tăng trưởng tiền tệ liên tục. Chính phủ đôi khi in tiền ra để tài trợ cho mức thâm hụt ngân sách lớn của mình. Thâm hụt ngân sách có thể giải thích tại sao chính phủ phải in tiền thường xuyên hơn.

Biểu đồ 4: Tổng bội chi ngân sách và tiền phát hành để bù đắp bội chi ngân sách của Việt Nam (1985-1990)

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

Ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 1990, 59,7% mức thâm hụt ngân sách nhà nước được hệ thống Ngân hàng thanh toán bằng cách phát hành tiền. Năm 1984, phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách là 0,4 tỷ đồng, năm 1985: 9,3 tỷ đồng, năm 1986: 22,9 tỷ đồng, năm 1987: 89,1 tỷ đồng, năm 1988: 450 tỷ đồng, năm 1989: 1655 tỷ đồng và năm 1990 là 1200 tỷ đồng. Số còn lại được bù đắp bằng các khoản vay nợ và viện trợ của nước ngoài (so với bội chi, khoản vay và viện trợ năm 1984 là 71,3%, năm 1985 là 40,8%, năm 1986: 38,4%, năm 1987: 32,1%, năm 1988: 32,6%, năm 1989: 24,9%, năm 1990 là 46,7%) và một số nhỏ do các khoản thu từ bán công trái trong nước.

9

Page 10: Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát

Mặc dù có nhiều cố gắng đáng kể trong năm 1989, nhưng tình trạng thiếu hụt NSNN vẫn trầm trọng. Tổng chi đã tăng gấp đôi so với năm 1988, một phần do lạm phát chuyển từ năm 1988 sang và đã làm tăng giá đáng kể một số mặt hàng và dịch vụ thiết yếu do Nhà nước cung cấp. Tất cả những phân tích ở trên cho thấy, có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát cao trong giai đoạn từ năm 1986-1990, trong đó có việc bù đắp thâm hụt NSNN bằng sự phát hành tiền như ở biểu đồ 4.

Chính phủ tài trợ cho bội chi bằng cách đi vay hoặc in thêm tiền. Chính phủ cũng có thể tăng nguồn thu của mình bằng cách tăng thuế, vay mượn và tăng lượng cung tiền có quyền lực cao. Nguồn thu của chính phủ được sử dụng để chi cho hàng hóa và dịch vụ, trả lãi nợ công. Thu nhập của chính phủ nhận được từ tiền có quyền lực cao được gọi là thuế đúc tiền. Việc chính phủ dùng thuế đúc tiền có ý nghĩa là tài trợ cho bội chi cho thấy sự liên quan giữa giữa bội chi ngân sách và lạm phát. Lý thuyết kinh tế cho rằng sức mạnh của sự liên kết giữa bội chi và lạm phát tùy thuộc vào việc chính sách tiền tệ có liên quan đến chính sách tài khóa hay không. Ở những quốc gia mà thuế đúc tiền là một bộ phận quan trọng của tài chính nhà nước thì bội chi có ảnh hưởng mạnh đến lạm phát. Còn ở những nước chính sách tiền tệ đôc lập với chính phủ bội chi ngân sách ảnh hưởng đến lạm phát ít hơn.

Một nghiên cứu gần đây của Standley Fischer, Ratna Sahay và Carlos Vegh đã chia một mẫu gồm 24 quốc gia thành những nước lạm phát cao và những nước lạm phát thấp. Những nước lạm phát cao đã trải qua ít nhất một năm với tỉ lệ lạm phát vượt 100% từ năm 1960 đến 1995. Tỉ lệ lạm phát trung bình của các quốc gia này vào khoảng 150% mỗi năm. Thuế đúc tiền trong GDP trung bình vào khoảng 4% ở những nước lạm phát cao và 1.5% ở nước lạm phát thấp. Những nước lạm phát cao dựa vào thuế đúc tiền nhiều hơn để tài trợ cho bội chi ngân sách. Các tác giả nhận thấy rằng với những nước lạm phát cao, một sự xấu đi trong cân bằng tài khóa được dự đoán đi kèm với sự tăng thuế đúc tiền hơn là ở những nước lạm phát thấp. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chuẩn để cho thấy bội chi ảnh hưởng thế nào tới lạm phát khi chính phủ phụ thuộc vào nguồn thu từ thuế đúc tiền và vay nợ. Họ nhận thấy rằng ở những nước lạm phát cao, 10 điểm phần trăm giảm xuống trong cân bằng tài khóa trong GDP có liên quan với 4.2% tăng lên trong thuế đúc tiền. Còn ở những nước lạm phát thấp thì mối liên hệ giữa bội chi và thuế đúc tiền yếu hơn. Ở những nước lạm phát cao trải qua thời kỳ lạm phát thấp thì mối liên quan giữa bội chi ngân sách và lạm phát yếu đi rất nhanh.

Một nghiên cứu của Luis Catao và Macro Terrones vào năm 2003 sử dụng mẫu rộng hơn với 107 nước từ năm 1960 đến 2001 để thấy mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và lạm phát. Ví dụ như tỉ lệ bội chi trên GDP giảm 1% thì tỉ lệ lạm phát giảm 8.75%. Catao và Torrones cũng tìm ra những kết quả tương tự như Fischer, Sahay và Vegh khi chia mẫu thành các nước lạm phát cao và các nước lạm phát thấp. Nhưng họ cũng phát hiện ra rằng ở những nước tỉ lệ lạm phát ổn định thì mối quan hệ này yếu hơn. Ở những nước lạm phát thấp và phát triển, mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách dường như là không có.

Với những nước phát triển, thuế đúc tiền là một nguồn quan trọng của thu ngân sách bội chi là một phần chủ yếu gây nên lạm phát. Thật vậy, trong giai đoạn 1980 đến 1995, tỉ lệ thuế đúc tiền trong GDP trung bình khoảng 2.2% so với 0.64% ở các nền kinh tế phát

10

Page 11: Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát

triển như My, Đức, Nhật. Một lý do cho sự phụ thuộc lớn vào thuế đúc tiền ở các nền kinh tế đang phát triển là thuế đúc tiền có liên quan đến phương pháp hiệu quả để tăng nguồn thu.

Ta cũng có thể giải thích mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát qua lý thuyết số lượng tiền tệ của Fisher. Giả định rằng khối lượng hàng hóa và dịch vụ tùy theo các giao dịch được xem là không đổi, việc tăng cung tiền không phù hợp với thực tế để giải quyết bội chi ngân sách dẫn tới kết quả là giá cả tăng lên. Chúng ta dẫn chứng trường hợp này bằng công thức:

MV=PY

M: lượng tiền cần thiết cho lưu thôngV: tốc độ lưu thông tiền tệP: mức giá chungY: sản lượng

Theo công thức này ta có thể thấy rằng sự tăng lên của giá cả với thu nhập danh nghĩa không đổi sẽ làm giảm thu nhập thực tế. Một ảnh hưởng quan trọng của việc phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách là nó phân phối lại một phần sức mua của người có thu nhập, điều này dẫn tới sử dụng khối tiền tăng thêm để mua hàng hóa và dịch vụ hay để chi trả cho chi tiêu công. Theo Fisher và Dornbusch thì chính phủ sẽ tăng thuế để đầu tư cho tương lai.

Bất chấp những điều kiện thực tế về nhân dụng, huy động thêm tiền cho bội chi ngân sách có ảnh hưởng ban đầu là giá cả tăng lên. Nếu chính phủ dùng tiền mới phát hành để dùng vào các chi tiêu công không sinh lời thì điều này cho thấy bội chi ngân sách dẫn đến lạm phát. Hơn thế nữa, lạm phát do ảnh hưởng của việc huy động tiền cho bội chi ngân sách có tác động tiêu cực tới mức lạm phát cao trong khi cơ sở tiền thực lại giảm xuống, tỉ lệ lạm phát tăng. Bội chi ngân sách cao gây nên lạm phát nghiêm trọng, lên tới 50, 100 hay thậm chí 500% mỗi năm.

Như vậy, bội chi ngân sách có ảnh hưởng tới lạm phát. Nó là một trong những yếu tố chính gây nên lạm phát. Tuy nhiên, bội chi có dẫn đến lạm phát hay không thì còn tùy thuộc vào chính sách tiền tệ có độc lập với chính phủ hay không, và do đó các nhà làm chính sách phải phản ứng lại với sự phát triển tài khóa khi lập các mục tiêu và thực hiện chúng.

11

Page 12: Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát

Biểu đồ 4: Biểu đồ sự thay đổi tỷ lệ lạm phát, bội chi, cung tiền ở Việt Nam qua các năm 2002-2010 (%)

0

10

20

30

40

50

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

M INF BD

Nguồn: xử lý số liệu từ IMF 2011, Ngân hàng nhà nước VN, tài liệu tài chính công

5. Kiểm soát bội chi ngân sách để hạn chế lạm phát ở Việt Nam

Như chúng ta đều biết, vai trò của ngân sách nhà nước đã được thể hiện rõ trong việc giúp Nhà nước hình thành các quan hệ thị trường góp một phần trong việc kiểm soát lạm phát, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó, thì việc sử dụng ngân sách nhà nước không thật sự hiệu quả như: chưa đúng cách, đúng lúc, sự yếu kém trong việc quản lí thu chi ngân sách đã đặt ra cho chúng ta cần có cái nhìn sâu hơn về điều này. Vậy làm thế nào để kiểm soát được bội chi ngân sách, từ đó có thể kiềm chế được lạm phát, chúng ta có thể áp dụng những giải pháp sau:

1. Cần khẩn trương xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước, trong đó cần chú ý:

- Xem xét các khoản thu, chi trong cân đối ngân sách nhà nước để ngân sách đảm bảo thực chất và đúng đắn hơn, như: thu, chi trái phiếu Chính phủ, các khoản ghi thu – ghi chi…; nghiên cứu bỏ quy định về chi chuyển nguồn để tránh trùng lặp, bảo đảm tính chính xác, minh bạch của ngân sách nhà nước. Trường hợp cần thiết phải duy trì khoản

12

Page 13: Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát

chi này thì cấn có quy định chặt chẽ về thẩm quyền, thủ tục để kiểm soát các khoản chi chuyển nguồn.

- Phân cấp ngân sách rõ ràng, khắc phục sự lồng ghép quá lớn như hiện nay giữa các cấp ngân sách, bảo đảm quyền và trách nhiệm của mỗi cấp ngân sách trong tổng thể chế ngân sách: làm rõ quyền và trách nhiệm của các cơ quan thu, quản lý ngân sách nhà nước, của các bộ, ngành và đơn vị thụ hưởng ngân sách.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ; xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chính sách thu, chi ngân sách nước gắn với việc giao, phân phối dư toán thu, chi ngân sách nước.

- Nghiên cứu điều chỉnh lại cách tính, phạm vi tính mức bội chi ngân sách bảo đảm phản ánh đúng thực trạng bội chi ngân sách nhà nước.

- Xây dựng chính sách tài khóa trung hạn và khuôn khổ chi tiêu trung hạn nhằm bảo đảm tính cân đối, bền vững của ngân sách trong tầm nhìn dài hạn.

2. Ngân sách nhà nước được điều hành theo mô hình chặt chẽ chi tiêu, cơ cấu lại các khoản chi, cắt giảm việc mua sắm không cấp bách, tạm dừng các công trình chưa thực sự quan trọng, tập trung cho các khoản chi đầu tư có hiệu quả và các khoản chi cho sản xuất – nông nghiệp – nông thôn, an sinh xã hội. Triển khai thực hiện tốt Luật thuế Thu nhập cá nhân; nghiên cứu sửa đổi khung thuế suất Tài nguyên; tăng cường quản lý thu, giải quyết nợ đọng thu ngân sách và chống thất thu. Tích cực thực hiện chủ trương “lường thu mà chi”, khống chế bội chi ở mức thấp nhất có thể được nhằm kiểm soát lạm phát.Bên cạnh đó chúng ta cũng có những chính sách và giải pháp hỗ trợ như:

- Cải cách hành chính công và nâng cao năng lực quản lý.- Phát triển hệ thống thông tin quản lý tài chính và hệ thống kế toán tài chính

công.- Đổi mới cơ chế quản lý quy, các định chế tài chính.- Xác định mức bội chi ngân sách nhànước trong bối cảnh hậu khủng koảng.

6. Dữ liệu, nhận dạng và phương pháp luận

6.1 Phương trình thể hiện mối liên quan giữa bội chi ngân sách và lạm phát

Để nghiên cứu những ảnh hưởng trong ngắn hạn và dài hạn của bội chi ngân sách lên lạm phát, chúng tôi sử dụng mô hình kinh tế với hàm log và sử dụng phần mềm eviews để kiểm định sự phù hợp của mô hình cũng như để khẳng định chắc chắn mối liên hệ giữa 2 yếu tố này. Mô hình được sử dụng:

Inf = f(M, Bd). Cụ thể là: log Inft = β1 + β2 logMt + β3 logBdt + et (1)

Trong đó:Bd là tỷ lệ bội chi ngân sách(%)M là tỷ lệ tăng cung tiền (%)

13

Page 14: Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát

Inf là tỷ lệ lạm phát(%)(Nguồn: Omoke Philip Chimobi và Oruta Lawrence Igwe - Budget Deficit, Money Supply and Inflation in Nigeria)

6.2 Số liệu

Bảng 6.1 :Số liệu sử dụng

Chỉ tiêu (%)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Lạm phát

3.9 3.1 7.8 8.3 7.5 12.63 23.12 7.05 8.86

Bội chi 4.7 4.5 3.3 4.3 4.9 5 5 8 6.9 6.2Cung tiền

25.5 17.6 24.9 30.4 29.7 33.4 46.1 20.3 29.0 33.3

Nguồn: IMF 2011, Ngân hàng nhà nước VN, tài liệu tài chính công

6.3 Một số kiểm định cơ bản:

Bảng 6.2: Kết quả eviews cho mô hình (1):

Dependent Variable: LOG(INF)Method: Least SquaresDate: 08/23/12 Time: 22:50Sample: 2002 2010Included observations: 9Variable Coefficien

tStd. Error t-Statistic Prob.

C -2.695563 1.880615 -1.433341 0.2017LOG(M) 0.575273 0.488516 1.177592 0.2835LOG(BD) 1.718008 0.524101 3.278009 0.0169R-squared 0.664056 Mean dependent var 2.054334Adjusted R-squared 0.552075 S.D. dependent var 0.589135S.E. of regression 0.394292 Akaike info criterion 1.237752Sum squared resid 0.932797 Schwarz criterion 1.303493Log likelihood -2.569883 F-statistic 5.930057Durbin-Watson stat 1.920706 Prob(F-statistic) 0.037914

Mô hình đạt được: log inf = -2,695563 + 0,575273*logM +1,718008*logBd +et

6.3.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình:

Đặt giả thiết: H0: R2=0 (hay mô hình không phù hợp) tại mức ý nghĩa α=5%.

14

Page 15: Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát

Từ kết quả eviews trên, ta thấy:

F= 5.930057>Fα(2; 6) = 5,14

Do đó ta bác bỏ giả thiết H0. Hay ta nói rằng mô hình (1) là phù hợp.

6.3.2 Kiểm định có hay không sự phụ thuộc của biến Inf vào biến Bd:

Ý tưởng là dùng kiểm định Wald để kiểm định rằng việc có biến Bd trong mô hình (1) có phải là một sự thừa biến hay không? Qua đó bác bỏ giả thiết này, từ đó khẳng định việc lạm phát có phụ thuộc vào bội chi ngân sách.

Đặt giả thiết H0: β3=0 tại mức ý nghĩa α=5%.

Bảng 6.3: Wald Test

Equation: MH1Null Hypothesis:

C(3)=0

F-statistic 10.74534 Probability 0.016864Chi-square 10.74534 Probability 0.001045

Kết quả cho thấy p- value là 0,016864 < α=0,05, do đó ta bác bỏ giả thiết H0.

Hay ta nói, biến Inf phụ thuộc vào biến Bd.

Từ đó thấy rằng, ở Việt Nam, bội chi ngân sách thực sự có ảnh hưởng đến lạm phát.

7. Nhận xét chung

Bài tiểu luận này điểm lại những vấn đề cơ bản về bội chi ngân sách nhà nước cũng như lạm phát, từ đó cho thấy được mối quan hệ giữa hai yếu tố này và đưa ra một số giải pháp thiết thực hướng đến việc kiểm soát bội chi ngân sách và kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó, là một mô hình thể hiện mối quan hệ giữa ba yếu tố: lạm phát, bội chi ngân sách và cung tiền, nhằm để làm rõ hơn sự liên quan giữa các yếu tố này.

Qua các nội dung trên, từ mối quan hệ giữa bội chi ngân sách với lạm phát, chúng ta có thể thấy được những điểm cơ bản sau đây: Ngân sách nhà nước có mối quan hệ nhân quả với lạm phát. Nếu thâm hụt ngân sách quá mức có thể dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt, nếu bù đắp thâm hụt ngân sách bằng việc phát hành tiền sẽ tất yếu dẫn đến lạm phát.

Tăng chi ngân sách nhà nước để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng, sẽ kích thích đầu tư phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng chi quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt ngân sách quá cao và để bù đắp thâm hụt này phải đi vay nợ quá lớn thì sẽ đưa đến gánh nặng nợ. Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng (kích cầu quá mức) thì ở chu kỳ sau sẽ kéo theo lạm phát mà

15

Page 16: Ảnh hưởng của bội chi đến lạm phát

Tài chính công Ảnh huởng của bội chi ngân sách đến lạm phát

lạm phát cao lại làm giảm đầu tư phát triển và giảm đầu tư phát triển kéo theo giảm tăng trưởng. Như vậy, thực tế ở đây là cần có liều lượng của chi tiêu ngân sách nhà nước ở mức cho phép nhằm đẩy đầu tư phát triển tăng lên và tiếp theo là đưa tăng trưởng kinh tế lên cao mà không kéo theo lạm phát cao. Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải tính toán ky lưỡng để đưa ra các giải pháp bù đắp phù hợp với thực trạng hiện nay, khi nền kinh tế của Việt Nam đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nền tài chính quốc gia cũng được đổi mới.

8. Tài liệu tham khảo1. http://www.kilobooks.com/threads/193109-bội-chi-ngân-sách-nhà-nước-2009-

2010?s=87612377364916d39df4b35c3cac7c28#ixzz24G9ivDUF 

2. http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwODMG9jA0__QHM_Y_dAAwNnM_2CbEdFAAJ9Ps8!/?WCM_PORTLET=PC_7_0D497F540G9520IOQVO48N20M7_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.print/vn.sbv.printing.magazine/6ce8208042f7307b9106978a5ea78815

3. David Begg, Standly Fisher, Rudiger Dornbusch, "lạm phát, tiền tệ và thâm hụt" _ kinh tế vĩ mô.

4. PGS., TS. Lê Quốc Lý, “Bội chi ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với lạm phát ở Việt Nam hiện nay”.

5. Omoke Philip Chimobi, Oruta Lawrence Igwe, “Budget Deficit, Money Supply and Inflation in Nigeria”.

6. Thông tin pháp luật dân sự

16