30
Câu 1 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG BỘ QUÂN KHU 2 QUA CÁC THỜI KỲ Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN và Quân uỷ trung ương, Đảng bộ Quân khu 2 luôn luôn lớn mạnh và trưởng thành, lãnh đạo lực lượng vũ trang (LLVT). Quân khu hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao của 1 Quân khu miền núi và biên giới. Địa bàn Quân khu 2 nằm ở miền bắc và tây bắc bộ, qua các giai đoạn lịch sử đã nhiều lần thay đổi địa giới, tên gọi. Từ tháng 10 năm 1945 đến tháng 10 năm 1946 thuộc chiến khu 1, chiến khu 2. Từ tháng 10 năm 1946 đến tháng 01 năm 1948 thuộc chiến khu 10, từ tháng 01 năm 1948 đến tháng 10 năm 1949 thuộc liên khu 10, từ tháng 11 năm 1949 đến tháng 7 năm 1952 là liên khu Việt Bắc, từ tháng 7 năm 1952 đến tháng 5 năm 1976 là liên khu Tây Bắc, rồi khu tự trị Tây Bắc. Về mặt quân sự, Trung ương quyết định thành lập Quân khu Tây Bắc, dưới sự lãnh đạo của Trung ương và Khu uỷ, từ thánh 5 nưm 1976 đến tháng 6 năm 1978 là Quân khu 1, từ tháng 6 năm 1978 là Quân khu 2. 1.Đảng bộ lãnh đạo xây dựng củng cố chính quyền cách mạng trong giai đoạn đầu toàn quốc khánh chiến chống thực dân Pháp, xây dựng LLVT, phát triển chiến tranh du kích, đập tan kế hoạch thù địch, góp phần giành thắng lợi trong các chiến dịch lớn và làm nghĩa vụ quốc tế, phát huy sức mạnh tổng hợp tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày 16 tháng 10 năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập 9 Chiến khu trong cả nước, các tỉnh Tây Bắc thuộc Chiến khu 1 và Chiến khu 2. Chiến khu 1 gồm 12 tỉnh (Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên). Chiến khu 2 gồm 8 tỉnh ( Lai Châu, Sơn La….). Ở mỗi Chiến khu thành lập

bai du thi

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: bai du thi

Câu 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG BỘ QUÂN KHU 2 QUA CÁC THỜI KỲ

Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN và Quân uỷ trung ương, Đảng bộ Quân khu 2 luôn luôn lớn mạnh và trưởng thành, lãnh đạo lực lượng vũ trang (LLVT). Quân khu hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao của 1 Quân khu miền núi và biên giới.

Địa bàn Quân khu 2 nằm ở miền bắc và tây bắc bộ, qua các giai đoạn lịch sử đã nhiều lần thay đổi địa giới, tên gọi. Từ tháng 10 năm 1945 đến tháng 10 năm 1946 thuộc chiến khu 1, chiến khu 2. Từ tháng 10 năm 1946 đến tháng 01 năm 1948 thuộc chiến khu 10, từ tháng 01 năm 1948 đến tháng 10 năm 1949 thuộc liên khu 10, từ tháng 11 năm 1949 đến tháng 7 năm 1952 là liên khu Việt Bắc, từ tháng 7 năm 1952 đến tháng 5 năm 1976 là liên khu Tây Bắc, rồi khu tự trị Tây Bắc. Về mặt quân sự, Trung ương quyết định thành lập Quân khu Tây Bắc, dưới sự lãnh đạo của Trung ương và Khu uỷ, từ thánh 5 nưm 1976 đến tháng 6 năm 1978 là Quân khu 1, từ tháng 6 năm 1978 là Quân khu 2.

1.Đảng bộ lãnh đạo xây dựng củng cố chính quyền cách mạng trong giai đoạn đầu toàn quốc khánh chiến chống thực dân Pháp, xây dựng LLVT, phát triển chiến tranh du kích, đập tan kế hoạch thù địch, góp phần giành thắng lợi trong các chiến dịch lớn và làm nghĩa vụ quốc tế, phát huy sức mạnh tổng hợp tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ngày 16 tháng 10 năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập 9 Chiến khu trong cả nước, các tỉnh Tây Bắc thuộc Chiến khu 1 và Chiến khu 2. Chiến khu 1 gồm 12 tỉnh (Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên). Chiến khu 2 gồm 8 tỉnh ( Lai Châu, Sơn La….). Ở mỗi Chiến khu thành lập Khu uỷ chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn diện các mặt công tác.

Tháng 1 năm 1946 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định thành lập Trung ương Quân uỷ, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng trong Quân đội, có nhiệm vụ giúp Ban Chấp hành Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động cảu LLVT nhân dân, xây dựng bản chất chính trị của Quân đội, bảo đảm cho Quân đội trung thành tuyệt đối với Đảng với Tổ quốc, với nhân dân.Thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh xâm lược, thực dân Pháp ngang nhiên xoá bỏ hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 và tạm ước 14 tháng 9, chúng dắp tâm quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa. Để phù hợp với yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, chính phủ ra sắc lệnh tổ chức lại các chiến khu, cả nước thành 12 chiến khu hành chính quân sự. Mỗi chiến khu có 1 Khu uỷ lãnh đạo toàn diện các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Yên, và huyện Mai Đà(Hoà Bình) thuộc

Page 2: bai du thi

chiến khu 10, do đồng chí Bùi Quang Tạo làm bí thư khu uỷ, kiêm chủ tích Uỷ ban hành chính khu.

Vào thời điểm này Chiến khu 10 có 4 trung đoàn chủ lực là Trung đoàn 87 ở Vĩnh Yên, Trung đoàn 112 ở Tuyên Quang, Trung đoàn 115 ở Yên Bái, Trung đoàn 171 ở Lào Cai, tiểu đoàn độc lập 221 ở Phú Thọ. Để giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo cảu Đảng trong các đơn vị quân đội và từng chiến trường, Trung ương Đảng đã quyết định thành lập các Quân khu uỷ, Trung đoàn uỷ, cấp tiểu đoàn có liên chi bộ, đại đội có chi bộ.Bộ chỉ huy chiến khu 10 khi mới thành lập, đồng chí Bằng Giang làm khu trưởng, đồng chí Tạ Xuân Thu làm chính trị uỷ viên khu. LLVT Chiến khu 10 là tiền than của LLVT Quân khu 2(ngày nay). Ngày 19 tháng 10 năm 1946 ngày ra đời của LLVT Chiến khu 10 đã trở thành ngày truyền thống của LLVT Quân khu 2. Cùng với sự ra đời của LLVT Quân khu là ngày thành lập Đảng bộ Quân khu.Tháng 9 năm 1947 Trung ương tách các huyên Tây Nam/ Phú Thọ của Chiến khu 10, huyện Mai Đà(Hoà Bình) cùng với các tỉnh Sơn La, Lai Châu của Chiến khu 2 thành lập chiến khu 14. Như vậy các tỉnh miền Tây Bắc thuộc Chiến khu 10 và Chiến khu 14.Từ ngày 10 tháng 10 năm 1947 đến 15 tháng 12 năm 1947 dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp cả Khu uỷ, Bộ Tư lệnh khu, quân và dân Chiến khu 10 đã phá tan cuộc tiến công Thu Đông của giặc Pháp lên căn cứ Việt Bắc. Với chiến thắng Sông Lô đánh dấu bước trưởng thành nhanh chóng của LLVT Chiến khu 10.Ngày 25 tháng 1 năm 1948 chính phủ ra sắc lệnh số 124/SL sát nhập Chiến khu 10 và Chiến khu 14 thành liên khu 10. Địa bàn liên khu bao gồm các tỉnh Quân khu 2 ngày nay và huyện Mai Đà. Đến năm 1950 Đảng bộ liên khu có trên vạn đảng viên sinh hoạt ở 1764 chi bộ.Từ ngày 10 đến 20 tháng 5 năm 1951 Đại hội đại biểu Đảng bộ liên khu lần thứ nhất được tiến hành, Đại hội đã quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất thảo luận và thong qua báo cáo của Liên khu uỷ.Sau đại hội Liên khu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố xây dựng LLVT ba thứ quân gồm bồ đội chủ lực, bồ đội địa phương, dân quân du kích cả về số lượng và chất lượng.

Ngày 17 tháng 7 năm 1952 Ban bí thư quyết định 4 tỉnh : Lai Chau, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, thành lập khu Tây Bắc. Đồng chí Bùi Quang Tạo làm bí thư Khu uỷ. Từ ngày 30 tháng 7 năm 1952 Khu uỷ Tây Bắc đi vào hoạt động. Toàn Khu có 3 chi bộ trong đó có 34 chi bộ ở tỉnh và 4 chi bộ ở Trung đoàn 159 chủ lực của Khu uỷ với 560 đảng viên.Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, được Trung ương giao cho Khu Tây Bắc bảo đảm hậu cần tại chỗ và huy động lực lượng bảo đảm giao thong. Ngoài việc đóng góp hàng triệu ngày công làm đường tải gạo, chuyển thương, quân và dân Tây Bắc đã cung cấp 7500 tấn gạo, 358 tấn thịt….(khối lượng đó bằng số thịt mà hậu

Page 3: bai du thi

cần cung cấp cho bồ đội và dân công ở gần mặt trận trong suốt 5-6 tháng hoạt động, bằng 1/3 tổng số gạo của Liên khu Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu 4 lên tiếp tế cho chiến trường).

2.Đảng bộ Quân khu lãnh đạo củng cố quốc phòng, xây dựng LLVT, tham gia cải tạo XHCN, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện cho chiến trường Miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế với cách mạng Lào(1955-1975).Ngày 7 tháng 5 năm 1955 Khu tự trị Thái –Mèo được thành lập.Hệ thống tổ chức hành chính gồm 3 cấp là: Khu, Châu, xã. Toàn Khu có 18 Châu, gồm toàn bộ tỉnh Sơn La, Lai Châu và các huyện Phong Thổ(Lào Cai), Văn Chấn, Mù Cang Chải, Than Uyên, Trạm Tấu(Yên Bái). Về Đảng, thành lập Khu uỷ tự trị(Khu uỷ Tây Bắc thời kỳ này vẫn tồn tại về mặt quân sự) chỉ đạo gồm: Khu tự trị và các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, các đồng chí chính uỷ, tư lệnh Khu Tây Bắc nằm trong khu uỷ khu tự trị.Tháng 3 năm 1955 Ban chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết thành lập chế độ cấp uỷ trong bồ đội địa phương, ở khu tổ chức Khu uỷ, tỉnh tổ chức Đảng uỷ tỉnh đội, ở huyện đội thành lập chi bộ. Khu uỷ đặt dưới sự lãnh đạo của Tổng quân uỷ. Đảng uỷ tỉnh đội đặt dưới sự lãnh đạo của Quân khu uỷ và Tỉnh uỷ. Tháng 9 năm 1955 Đảng uỷ quân sự các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang được thành lập từ tỉnh đến các huyện , các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai đến tháng 6 năm 1956 mới kiện toàn xong. Tháng 10 năm 1956 Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Đảng uỷ mặt trận Tây Bắc gồm 5 đồng chí, do đồng chí Vũ Nhất làm bí thư Đảng uỷ. Ngày 3 tháng 6 năm 1957, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số: 18/SL về việc thành lập 6 Quân khu, trong đó Quân khu Tây Bắc gồm khu tự trị Thái – Mèo, các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc thuộc Quân khu Việt Bắc, cùng với thành lập Quân khu, Tổng Quân uỷ quyết định thành lập Đảng bộ Quân khu Tây Bắc, thuộc Đảng bộ Quân đội- Đảng uỷ Quân khu gồm 5 đồng chí, đồng chí Vũ nhất giữ chức bí thư. Tháng 4 năm 1958 các đơn vị chủ lực của Quân khu gồm Sư đoàn 316 và sư đoàn 355 rút gọn thành Lữ đoàn vừa làm nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ vừa làm nhiệm vụ sản xuất, phát triển kinh tế vùng Tây Bắc, hình thành công trường, nông trường.

Từ năm 1958 đến năm 1960,LLVT Quân khu dưới sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp của Quân khu uỷ, đã tập trung vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trọng tâm: Ổn định tổ chức biên chế, huấn luyện SSCĐ, đẩy mạnh xây dựng nề nếp chính qui, tiến lên chính qui hiện đại và xây dượng các nông trường, công truờng sản xuất phát triển kinh tế vùng Tây Bắc. Trong 3 năm Quân khu đã kết nạp được 1069 đảng viên mới, trong đó 184 đảng viên mới là người dân tộc thiểu số, 147 cán bộ, chiến sĩ đi học các trường trung cấp và đại học nông nghiệp.

Page 4: bai du thi

Từ ngày 04 đến ngày 14 tháng 7 năm 1960. Đại hội Đảng bộ Quân khu Tây Bắc lần thứ nhất được tiến hành, về dự đại hội có 140 đại biểu chính thức. Sau 6 năm hoà bình đây là lần đầu tiên Đại hội đại biểu Quân khu được tiến hành. Những vấn đề được Đại hội thảo luận, quyết định có ý nghĩa rất lớn về lãnh đạo, chỉ đạo LLVT. Sáu năm (1955- 1960) dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng quân uỷ, Đảng bộ quân khu Tây Bắc đã lãnh đạo LLVT Quân khu cùng cấp uỷ chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, xây dựng, củng cố hoà bình bảo vệ Khu tự trị. Từ xây dựng tổ chức lực lượng, huấn luyện SSCĐ, làm nhiệm vụ tiễu phỉ, trừ gian, dẹp bạo loạn giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chuyển quân ra xây dựng các công trường, nông trường quốc doanh, tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, giúp đỡ nhân dân về mọi mặt, xây dựng củng cố chính quyền các cấp. Từng bước làm thay đổi bộ mặt Tây Bắc. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ Quân khu gồm 7 đồng chí. Đồng Chí Chu Huy Mân- Chính uỷ được bầu làm Bí thư, đồng chí Bằng Giang- Tư lệnh Quân khu được bầu làm phó bí thư.

Từ ngày 01 đến ngày 04 tháng 1 năm 1963, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu Tây Bắc lần thứ 2 được tiến hành, về dự đại hội có 126 đại biểu chính thức, 12 đại biểu dự khuyết. Thay mặt cho gần 4 ngàn đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội xác định lãnh đạo thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược cách mạng của Đảng: Vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả với cách mạng Lào. Tập trung xây dựng Tây Bắc thành hậu phương, căn cứ địa vững mạnh. Đại hội đã bầu ban chấp hành Đảng bộ Quân khu gồm 15 đồng chí( trong đó 13 đồng chí uỷ viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết), đồng chí Trần Thế Môn được bầu làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Bằng Giang được bầu làm phó Bí thư đảng uỷ.Cuối năm 1964 đầu năm 1965 để cứu ván tình thế, đế quốc Mỹ đưa một bộ phận quân viễn chinh Mỹ vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam, đồng thời liều lĩnh tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc nước ta. Trước nhũng hành động leo thang chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ, ngày 3 tháng 3 năm 1965 Khu uỷ ra Nghị quyết và chỉ thị chuyển toàn bộ hoạt đọng của Khu từ thời bình sang thời chiến và phát động phong trào thi đua: “ Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Quân uỷ của tổng Quân uỷ, Đảng uỷ Quân khu Tây Bắc từ năm 1965 đến năm 1968 đã lãnh đạo LLVT và các dân tộc Tây Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân lần thứ nhất của Đế quốc Mỹ. Quân và dân Tây Bắc đã bắn rơi 248 máy bay các loại. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế với cách mạng Lào.

Từ ngày 15 đến ngày 20/11 năm 1971, đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ 3 được tiến hành. Về dự đại hội có 113 đại biểu chính thức và 3 đại biểu

Page 5: bai du thi

dự khuyết. Sau 8 năm kể từ đại hội Đảng bộ Quân khu Tây Bắc lần thức hai, BCH Đảng bộ đã lãnh đạo LLVT Quân khu hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ chiến đấu và SSCĐ, vứa đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, vùa làm thất bại âm mưu thủ đoạn tình báo, gián điệp, đồng thời làm tròn nhiệm vụ quốc tế, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.

Từ ngày 9 tháng 5 năm 1972 đến ngày 31 tháng 12 năm 1972, Đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ hai đánh phá miền Bắc. Cùng với quân và dân miền Bắc. Đảng uỷ Quân khu đã lãnh đạo LLVT Quân khu và nhân dân các dân tộc Tây Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Đế quốc Mỹ, bắn rơi 56 máy bay các loại, góp phần vào thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không, buộc đế quốc Mỹ phải ký hiệp định Pari

Từ năm 1973 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 Đảng uỷ Quân khu lãnh đạo LLVT Quân khu cùng với nhân dân các dân tộc Tây Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất, chi viện cho chiến trường miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế, đã huy động 10558 lượt người đi phục vụ chiến trương, động viên 22970 thanh niên tòng quân lên đường cứu nước. Sư đoàn 316 được tham gia chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh góp phần vào chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ Quốc.

3. Đảng bộ Quân khu lãnh đạo xây dựng lực lượng, cùng quân dân cả nước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược trên biên giới phía Bắc, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đối phó có hiệu quả chiến tranh phá hoại nhiềi mặt, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, LLVT Quân khu theo hướng cách mạng chính qui, tinh nhuệ và từng bước hiện đại(1976-2010).Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cách mạng nước ta chuyển sang thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là “Xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Để đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ cách mạng thời kì mới, ngày 30 tháng 9 năm 1975 bộ chính trị ra nghị quyết bỏ đơn vị hành chính cấp khu, giải thể khu tự trị Việt Bắc và Tây Bắc.Ngày 15 tháng 5 năm 1976 chủ tịch nước kí sắc lệnh 45/SL thành lập Quân khu 1 trên cơ sở hợp nhất Quân khu Tây Bắc và Quân khu Việt Bắc. Địa bàn Quân khu 1 đảm nhiệm gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu. Lực lượng thường trực của Quân khu gồm các đơn vị Sư 316, Trung đoàn bộ binh 82, 246, Trung đoàn pháo binh 166, Trung đoàn phòng không 256, Trung đoàn thiết giáp 407, Trung đoàn Công Binh 98, Trung đoàn thong tin 601, các tiểu đoàn đặc công, trinh sát, vận tải và 10 Trung đoàn làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế. Các hệ thống nhà trường, bệnh viện, kho trạm, đoàn an dưỡng, các huyện biên giới được thành lập 1 đại đội bộ binh, các huyện trọng điểm được thành lập 1 tiểu đoàn.

Page 6: bai du thi

Sau khi sát nhập 2 Quân khu, ngày 7 tháng 6 năm 1976 bộ Chính Trị, Ban Chấp hành trung ương Đảng ra Nghị quyết về việc hợp nhất hai Đảng bộ Quân khu Tây Bắc và Quân khu Việt Bắc thành Đảng bộ Quân khu 1. Chỉ định Đ/C Đàm Quang Trung Tư lệnh kiêm Chính uỷ Quân khu làm bí thư Đảng uỷ và 6 Đ/C vào ban Chấp hành Đảng bộ. Nhiệm vụ của Đảng uỷ Quân khu là lãnh đạo toàn bộ công tác Quân sự, Chính trị, Hậu cần, lãnh đậo lực lượng vũ trang Quân khu thực hiện nhiệm vụ duy trì SSCĐ, bảo vệ vững chắc biên giới và an ninh trật tự nội địa, xây dựng LLVT 3 thứ Quân vững mạnh, rộng khắp. Tham gia xây dựng kinh tế, gắn với quốc phòng. Làm tròn nhiệm vụ quốc tế giúp nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Năm 1978 biên giới phía Bắc tình hình diễn biến phức tạp. Nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ Quốc, ngày 26 tháng 5 năm 1978 hội đồng chính uỷ ra quyết định tách các tỉnh thuộc Khu Tây Bắc cũ và 3 tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn ra khỏi Quân khu 1 để thành lập Quân khu 2. Ngày 21 tháng 6 năm 1978 chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký sắc lệnh số 62/SL- LCT quyết định thành lập Quân khu 2. Ngày 19 tháng 6 năm 1978 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định số 488/NQNS về việc thành lập Đảng bộ Quân khu. Đồng chí Vũ Lập- Tư lệnh kiêm chính uỷ Quân khu làm bí thư. Từ ngày 1/7 năm 1978, bộ Tư Lệnh Quân khu bắt đầu thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh và sự chỉ đạo của bộ Quốc Phòng đảm nhiệm phòng thủ trên hướng chiến lược, án ngữ toàn bộ phía Tây Bắc của Tổ Quốc. Bộ đội chủ lực của Quân khu gồm có các sư đoàn 316, 345, 411, 326, Trung đoàn 82, Trung đoàn phòng không, công binh, vận tải, 2 tiểu đoàn thong tin, và 1 số đại đội độc lập. Bồ đội địa phương mỗi tỉnh có 1 trung đoàn và 1 số đại đội ở huyện. Về tổ chức Đảng, toàn Quân khu có 702 chi bộ với 6434 đảng viên. Ngày 22 tháng 9 năm 1978 các đồng chí bí thư tỉnh uỷ của 5 tỉnh trên địa bàn Quân khu được chỉ định bổ sung vào Đảng uỷ Quân khu.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979 chiến tranh nổ ra trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta. Sau gần 1 tháng chiến đấu, Đảng bộ Quân khu đã lãnh đạo LLVT Quân khu cùng với nhân dân cả nước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đối phương, đến ngày 13 tháng 3 năm 1979, đối phương phải rút quân về nước. Quá trình chiến đấu quân và dân trên địa bàn Quân khu đã tiêu diệt và làm bị thương 55000 tên địch, phá huỷ 70 xe tăng, 192 ô tô, 30 khẩu pháo các loại.

Từ ngày 4 năm 1979 đến năm 1989 Đảng bộ Quân khu đã lãnh đạo LLVT Quân khu củng cố xây dựng và chwnr bị thế trận quốc phòng toàn dân, đối phó có hiệu qủa chiến tranh phá hoại nhiều mặt và lấn chiếm biên giới của đối phương. Đảng uỷ tập trung lãnh đạo xây dựng LLVT Quân khu lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.Lực lượng thường trực của Quân khu gồm có Quân đoàn 29( với 3 sư đoàn bộ binh được biên chế trang bị đủ là 316, 345, 355), 4 sư đoàn bộ binh là 313, 314, 326, 356 và 2 sư đoàn khung thường trực 411, 357, bốn trung đoàn đặc công, các lữ đoàn công binh, phòng không, pháo binh, các trung

Page 7: bai du thi

đoàn thông tin, vận tải, ở mỗi tỉnh có 1 đến 2 Trung đoàn. Công tác phát triển Đảng được chú trọng, chỉ tính riêng từ đầu năm đến cuối năm 1979, tỷ lệ lãnh đạo từ 11,3% đã tăng leen 16%.

Ngày 5 tháng 1 năm 1981 Ban bí thư Trung ương Đảng ra quyết định số 1330/NQNS-TW chỉ định Đảng uỷ Quân khu gồm 13 Đ/C, Đ/C Vũ Lập – Tư lệnh Quân khu làm bí thư. Ngày 27 tháng 3 năm 1984 Ban bí thư Trung ương Đảng ra quyết định số 40/QĐ-TW về việc bắt đầu thực hiện Nghị quyết số 07 Bộ chính trị từ ngày 01 tháng 4 năm 1984, bỏ hệ thống cấp uỷ đảng từ Quân uỷ Trung ương đến cấp trên cơ sở. Ngày 04 tháng 7 năm 1985 Bộ chính trị (khoá V) đã ra Nghị quyết số 27/NQ –TW lập lại hệ thống tổ chức Đảng trong QĐNDVN theo hệ thồng dọc, từ cơ sở đến toàn quân. Ngày 4 tháng 10 năm 1985, Ban Bí thư TW Đảng ra Nghị quyết số 1084/NQ-NSTW về việc thành lập Đảng bộ Quân khu và chỉ định Đảng uỷ Quân khu gồm 14 Đ/C trong đó có 9 Đ/C đang công tác trong Quân khu và 5 Đ/C Bí thư tỉnh uỷ trên địa bàn.Đ/C Vũ Lập làm Bí thư Đảng uỷ.

Từ năm 1990 đến năm 1996 Đảng bộ Quân khu đã lãnh đạo LLVT Quân khu đề cao cảnh giác, SSCĐ, điều chỉnh bố trí lại đội hình, tổ chức xây dựng lại thế trận phòng thủ, tổ chức lại lực lượng, rút gọn giải thể một số đơn vị, giảm lực lượng thường trực, tăng cường lực lượng dự bị động viên, xây dựng khu vực phòng thủ then chốt. Về tổ chức lực lượng đây là thời kì Quân khu giảm quân số và tổ chức rất lớn, giải thể 34 đơn vị và 2 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. LLVT Quân khu vừa phải chiến đấu. SSCĐ, đối phó với chiến trang phá hoại nhiều mặt, chống “ Diễn biến hoà bình” bạo loan lật đổ, vừa phải tiến hành cuộc điều chỉnh chiến lược và chấn chỉnh lực lượng, đồng thời làm nhiệm vụ quốc tế giúp cách mạng Lào.

Đảng bộ đã lãnh đạo nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, xây dựng LLVT Quân khu cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng cơ sở chính trị địa bàn vững mạnh, đủ sức bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biên giới, làm thất bại âm mưu “DBHB”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Đến năm 2000 toàn Đảng bộ Quân khu có 9281 đảng viên, tỷ lệ lãnh đạo đạt 40,61%, có 16 đảng bộ cấp trên cơ sở, 274 đảng bộ cơ sở và 946 chi bộ.

Từ khi ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp của Quân uỷ Trung ương, Đảng bộ Chiến khu 10 trước đây, Đảng bộ Quân khu 2 hiện nay đã luôn vững mạnh và đề cao vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt, chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng LLVT Quân khu ngày càng vững mạnh góp phần quyết định vào sự trưởng thành lớn mạnh và hoàn thành mọi nhiệm vụ của LLVT Quân khu qua các giai đoạn cách mạng.

Page 8: bai du thi

Chín năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, bất khuất của dân tộc, Đảng bộ Quân khu luôn phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, chủ động sang tạo, đề ra những chủ trương, biện pháp đúng đắn, lãnh đạo các địa phương, đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. Từ khu uỷ đến Liện khu uỷ luôn giữ vững mối đoàn kết với các dân tộc và cấp uỷ, chính quyền địa phương, đồng thời nêu cao tinh thần quốc tế cao cả với nước cộng hoà nhân dân Lào.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Khu uỷ Tây Bắc thực hiện nhiệm vụ của Tổng Quân uỷ và Bổ Tổng tư lệnh giao, LLVT Tây Bắc làm nhiệm vụ tiễu phỉ, trên địa bàn Lai Châu, Sơn La, Lào Cai và Hà Giang. Đến cuối năm 1945các toán phỉ bị tiêu diệt và tan dã. Kết quả trên 7000 tên phỉ bị tiêu diệt và bị bắt. Nhân dân Tây Bắc đã thoát khỏi nạn phỉ hoành hành cuộc sống được ổn định. LLVT Quân khu được Khu uỷ Tây Bắc tập trung xây dựng các Trung đoàn chủ lực và tiểu đoàn bồ đội địa phương quân số 7367 người có 69 chi bộ và 715 đảng viên, 44 chi bộ bộ đội địa phương gồm 653 đảng viên.

Hai mươi năm(1955-1975), chống mỹ cứu nước, Đảng bộ Quân khu đã tập trung xây dựng LLVT 3 thứ quân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân. LLVT quân khu thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lựoc: Xây dựng bảo vệ vững chắc miền Bắcvà giai phóng miền Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đảng bộ Quân khu đã lãnh đạo LLVT cùng với nhân dân các dân tộc trên địa bàn đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, bắn rơi 300 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái. Với tinh thần “ Giúp bạn là tự giúp mình” Đảng bộ Quân khu lãnh đạo LLVT thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chi viện cho các tỉnh bắc Lào, các đội công tác cơ sỏ, các đoàn chuyên gia, các đơn vị chủ lực, bồ đội địa phương tình nguyên, không quản hy sinh gian khổ, sát cánh cùng bạn chiến đấu và giành nhiều chiến công to lớn. Tham gia giúp bạn có các đơn vị tiêu biểu như Trung doàn 148, 174(sư 316), trung đoàn 82. Có 106 xã có từ 1 tiểu đội đến trung đội quân dân du kích đi chiến đấu ở chiến trường Lào, đã tiêu diệt bắt gọn hang 735 tên phỉ, thu 550 súng các loại, giải phóng 2 van dân.

Vừa chiến đấu, vừa xây dựng LLVT 3 thứ quân. Đảng bộ Quân khu đã phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ lãnh đạo đạt chung từ 30 đến 35%, chất lượng và cơ cấu tổ chức, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ vào Tây Bắc, chi viện cho chiến trường miền Nam, làm tròn nhiệm vụ quốc tế, cùng cả nước hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc.

Năm 1978 tình hình ở biên giới phía Bắc, diễn biến phức tạp, Quân khu 2 được thành lập ngày 21 tháng 6 năm 1978. Trước đó ngay 19 tháng 6 năm 1978 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra quyết định số 483/NQNS về việc thành lập Đảng bộ Quân khu 2 với nhiệm vụ: lãnh đạo LLVT Quân khu đảm nhiệm

Page 9: bai du thi

phòng thủ trên 1 hướng chiến lược án ngữ toàn bộ phía Bắc và Tây Bắc của tổ quốc. Đ/C thiếu tướng Vũ Lập giữ chức bí thư Đảng uỷ- Tư lệnh, kiêm chính uỷ Quân khu. Bộ đội chủ lực của Quân khu gồm sư đoàn 316,345,411 và Trung đoàn 82 cùng các trung đoàn phòng không, công binh, thông tin vận tải. Bồ đội địa phương mỗi tỉnh có 1 trung đoàn và 1 số đại đội ở huyện.

Mười năm(1979-1989) phải đương đầu với cuộc chiến tranh biên giới đầy hy sinh gian khổ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân khu các đơn vị LLVT cùng với đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, dũng cảm chiến đấu, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ và giữ vững chủ quyền biên giới của tổ quốc.

Trong giai đoạn xây dựng bảo vệ Tổ Quốc, Đảng bộ Quân khu lãnh đạo quân và dân trên địa bàn, nêu cao tinh thần cảnh giác, làm thất bại mọi hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, xây dựng LLVT nhân dân, xây dựng nền quóc phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc biên giới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Hơn 60 năm hình thành và phát triển Đảng bộ Quân khu luôn giữ vững và khẳng định vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, dù trong điều kiện hoàn cảnh nào, trong chiến đấu, hay trong hoà bình, lúc thuận lợi hay lúc khó khăn, từ Đảng bộ Quân khu đến các Đảng bộ chi bộ cơ sở luôn giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt, chủ động nhạy bén và kịp thời trong mọi tình huống, xây dựng Đảng bộ ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, lãnh đạo LLVT Quân khu hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ tô thắm truyền thống vẻ vang “ Trung thành tự lực, đoàn kết, anh dũng, chiến thắng”.

Câu 2: NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA ĐẢNG BỘ QUÂN KHU 2 LÃNH ĐẠO TRONG THỜI KÌ (1946-1954).

Mỗi bước trưởng thành, lớn mạnh của Đảng bộ Quân khu và LLVT Quân khu 2 có tầm quan trọng đặc biệt gắn liền với những nhiệm vụ của Đảng, Quân uỷ Trung ương giao cho qua từng thời kì. Qua chin năm kháng chiến trường kì, Đảng bộ Quân khu đã lãnh đạo LLVT và nhân dân Tây Bắc thực hiện các nhiệm vụ góp phần cùng cả nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chồng thực dân Pháp, đó là:

- Đảng bộ lãnh đạo xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, tập trung đánh bại âm mưu phá hoại của quân Tưởng trên địa bàn Quân khu. Đánh bại cuộc tiến công Thu – Đông 1947 của thực dân Pháp, giữ vững địa bàn và phát triển LLVT (1945-1947).

- Đảng bộ lãnh đạo xây dụng LLVT, phát triển chiến tranh du kích rộng rãi. Tập trung phá kế hoạch bao vây biên giới của địch. Đưa các đại đội đập lập và đội vũ trang tuyên truyền vào mở chiến dịch hậu địch. Xây dựng căn cứ địa Tây Bắc. Tăng cường công tác địch vận, phá tan khối nguỵ binh Thái. Vận động chủ lực tiêu diệt cứ điểm, mở đường cuộc tiến công lớn trên toàn chiến trường,

Page 10: bai du thi

xây dựng bồ đội chủ lực mạnh, đủ sức đánh vận động chiến mang tính quyết định. Xây dựng bồ đội địa phương và dân quân du kích đủ sức bảo vệ địa phương mình, mở rộng khu du kích. Động viên toàn dân huy động nhân lực, vật lực, tài lực: “ Tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để đánh thắng”. Giải phóng khu vực biên giới tiễu phỉ trên địa bàn, xây dựng chính quyền nhân dân(1948- 1950).

- Đảng bộ lãnh đạo xây dựng lực lượng, đẩy mạnh chiến tranh du kích, phát triển kinh tế, tài chính, bảo đảm cung cấp lương thực, trang bị cho bồ đội cải thiện đời sống nhân dân, thu hẹp vùng tạm bị chiến, biến vùng tạm bị chiến thành tiền phương của ta. Đánh bại âm mưu “ Tăng cường khối phòng thủ độc lập Tây Bắc” của thực dân Pháp. Củng cố hậu phương, tiếp tục phản công địch qua các chiến dịch lớn và giúp cánh mạng Lào (1951- 1953).

- Đảng bộ lãnh đạo đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân, toàn diện, củng cố lực lượng, chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch Đông Xuân 1953 – 1954, làm nhiệm vụ tiễu phỉ. Phát huy sức mạnh tổng hợp huy động sức người sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ giành toàn thắng, góp phần vào thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Câu 3: NHỮNG CHỦ TRƯƠNG BIỆN PHÁP LÃNH ĐẠO ĐƯỢC ĐẢNG BỘ QUÂN KHU XÁC ĐỊNH THỜI KỲ(1955-1975).

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, và bước vào xây dựng CNXH, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai chiếm đóng. Địa bàn Tây Bắc được giải phóng, nhân dân được sống, trong hoà bình, độc lập tự do, nhưng tình hình kinh tế, chính trị , văn hoá, xã hội, còn nhiều khó khăn. Suốt 20 năm quân và dân Tây Bắc cùng với cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Đảng bộ Quân khu với nhiệm vụ qua từng giai đoạn được xác định:…

- Những năm đầu (1955- 1960), để xây dựng quê hương Tây Bắc về mọi mặt, trước hết Đảng uỷ Quân khu cùng với cấp uỷ, chính quyền địa phương tập trung lãnh đạo xây dụng cơ sở chính trị, củng cố chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở ở vùng sâu, vùng cao, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Đảng uỷ xác định: LLVT là lực lượng nòng cốt vận động nhân dân tiến hành cải cách dân chủ, xung kích trong lao động, sản xuất, khôi phục kinh tế và làm công tác liễu phỉ. Phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng với đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh.

- Vừa làm nhiệm vụ SSCĐ, vùa tham gia xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng ở địa bàn chiến lược Tây Bắc, phát riển sản xuất, góp phần xây dựng CNXH ở khu Tự trị Tây Bắc, các công trường, nông trường thi xây dựng và phát triển phải kiên quyết mạnh dạn, nhưng thận trọng chắc chắn, tiến tường bước. Dùng phương tiện thô sơ, có cải tiến là chính, kết hợp 1 phần phương tiện máy

Page 11: bai du thi

móc chuẩn bị điều kiện cơ giới sau này. Phát triển có trọng tâm, nhưng cân đối, bổ sung hỗ trợ cho nhu, có trước mắt và lâu dài. Vừa phát triển, vừa đi vào hoạch toán, tranh thủ thu lợi nhuận tăng cường vốn lưu động để mở rộng sản xuất.

- Xây dựng LLVT chuẩn bị chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ và làm nhiệm vụ quốc tế(1961-1964), Đảng uỷ xác định: Xây dựng LLVT, xây dựng Quân đội thường trực nói riêng trong giai đoạn đầu của chiến tranh là rất cần thiết, đây là đội quân chủ lực, nòng cốt trong LLVT của Quân khu. Nó phản ánh rõ sức mạnh, trình độ tác chiến, quyết định phần lớn thắng lợi khi có chiến tranh xảy ra. Việc chăm lo, xây dựng, phát triển và nâng cao trình độ tác chiến của các đơn vị chủ lực Quân khu về mọi mặt, biên chế, tổ chức trang bị, huấn luyện là 1 yêu cầu bức thiết. Vì vậy phải tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp của các cấp uỷ Đảng, nâng cao giác ngộ XHCN, củng cố lập trường gia cấp công nhân, đấu tranh khắc phục chủ nghĩa cá nhân, đề cao ý thức cảnh giác cách mạng và trách nhiệm xây dựng quân đội. Quán triệt xây dựng đường lối chính trị, đường lối quân sự, nâng cao tính tổ chức, tính kỉ luật, lãnh đạo chặt chẽ việc chấp hành điều lệnh, chế độ qui tắc và nề nếp chính qui. Ra sức củng cố và phát triển lực lượng dân quân tự vệ và hậu bị bảo đảm trong sạch về chính trị vững chắc về tổ chức, đủ sức giữ vững an ninh, trật tự ở địa phương trong thời bình. Đánh giặc giữu làng và bổ sung quân cho bồ đội thường trực trong thời chiến.

- Để đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân của Đế quốc Mỹ lần thứ nhất và tri viện sức người sức của cho miền Nam(1965-1968), từ tháng 3 năm 1965 các hoạt động của toàn khu, chuyển từ thời bình sang thời chiến. Xây dựng ý chí quyết tâm đánh Mỹ lâu dài, đánh liên tục và quyết tâm đánh thắng. Đẩy mạnh phong trào thi đua: “ Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, vừa chiến đấu, vừa sản xuất, đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn của địch. Tổ chức cho nhân dân đào hầm, hào, phòng tránh máy bay không để xẩy ra thương vong. Các LLVT tổ chức đánh máy bay đạt hiệu suất cao. Động viên sức người, sức của tăng cường chi viện cho chiến trường miền Nam. Thực hiện khẩu hiệu: “ Tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Xây dựng LLVT 3 thứ quân, đánh thắng chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ lần thứ 2, vừa chiến đấu, vừa sản xuất và chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam và làm tròn nhiệm vụ quốc tế với cách mạng Lào(1969-1975). Đảng bộ đã đề ra chủ trương và giải pháp phù hợp trong lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của Quân khu, trong đó tập trung xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện. Xây dựng các lực lượng vũ trang 3 thứ quân vững chắc rộng khắp. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển sản xuất , xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng. Ra sức nâng cao ý chí và bản lĩnh chiến đấu, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ra sức củng cố hậu phương, hết long chi viện cho tiền tuyến, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến thắng lợi hoàn toàn giải phóng miền Nam, bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN.

Page 12: bai du thi

Câu 4: NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TẠI CÁC KỲ ĐẠI HỘI, ĐƯỢC ĐẢNG BỘ QUÂN KHU 2 XÁC ĐỊNH TỪ NĂM 1976 ĐẾN NAY:

Đại hội Đảng bộ Quân khu lần thứ I, họp từ ngày 31 tháng 12 năm 1981 đến ngày 7 tháng 1 năm 1982. Đại hội đã tiến hành 4 nội dung: Tham gia ý kiến vào báo cáo chính trị; sửa đổi điều lệ Đảng của BCH TW trình đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V; thảo luận về 2 nhiệm vụ chiến lược và bầu đại biểu đi dự Đại Hội Đảng toàn quân lần thứ III. Đại hội xác định nhiệm vụ chung của công tác xây dựng Đảng là: “ Ra sức xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, trong sạch, nâng cao sức chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Tiếp tục nâng cao tính giai cấp, và tính tiên phong, tăng cường bản chất cách mạng và khoa học của Đảng. Nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Khắc phục những tiêu cực trong nội bộ Đảng, làm cho Đảng thực sự trong sạch, có sức chiến đấu cao”.

Tại Đại hội lần này theo sự chỉ đạo của trên, Đại hội không bầu Ban chấp hành Đảng bộ khoá mới mà giữ nguyên như quyết định 1330/NQ-NSTW ngày 5 thnág 10 năm 1981 của Ban bí thư Trung ương đã chỉ định Đảng uỷ Quân khu gồm 13 Đ/C: Đ/C Vũ Lập Tư lệnh Quân khu làm Bí thư và 12 Đ/C đảng uỷ viên gồm có Đ/C Đỗ Trình- Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng, Đ/C Phạm Hồng Cư- Phó Tư lệnh về Chính trị, Đ/C Trần Chí Cường – Phó Tư lệnh, Chủ nhiệm Hậu cần, Đ/C Nguyễn Hải Bằng- Tư lệnh Quân đoàn 29; Đ/C Đặng Hữu Lộc- Phó Tư lệnh về Chính trị Quân đoàn 29; Đ/C Trần Văn Vững – Phó sư đoàn trưởng về Chính trị sư đoàn 356 và 5 Đ/C Bí thư tỉnh uỷ trên địa bàn Quân khu là Đ/C Hoàng Qui- Tỉnh Vĩnh Phú; Đ/C Hà Thiết Hùng- Tỉnh Hoàng Liên Sơn; Đ/C Nguyễn Văn Đức- Tỉnh Hà Tuyên; Đ/C Hoàng Nó- Tỉnh Sơn La; Đ/C Hoàng Tình- Tỉnh Lai Châu.

Đại hội Đảng bộ Quân khu lần thứ II, họp từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 9 năm 1986, Đại hộ đã thảo luận tham gia ý kiến vào báo cáo chính trị và bổ sung sửa đổi điều lệ Đảng của Ban chấp hành Trung ương (khoá V ) trình Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng; thảo luận báo cáo chính trị của Đảng uỷ Quân khu và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quân lần thứ IV. Thực hiện chỉ thị số 80/CT-TW của Ban bí thư Trung ương và chỉ thị 55/ĐUQSTW của Đảng uỷ quân sự Trung ương, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ II này không bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kì mới mà giữ nguyên quyết định số 1084/NQ-NS- TW của Ban Bí thư ngày 4 tháng 11 năm 1985 về việc chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ Quân khu. Trong kì Đại hội này thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư và hướng dẫn số 07 của Tổng cục Chính trị, Đảng uỷ Quân khu 2 đã lãnh đạo và chỉ đạo triển khai cuộc vận động “ Làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, bộ máy nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội”.

Page 13: bai du thi

Đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo nhiệm kì là: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn quân khu, ra sức củng cố, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, tăng cường khả năng phòng thủ SSCĐ và chiến đấu, đánh bại âm mưu lấn chiếm và mở rộng lấn chiếm của đich, tiếp tục đánh bại các âm mưu, thủ đoạn mới của kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt. Giành thắng lợi, tạo thế và lực mới, trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng CNXH”. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và hậu phương chiến lược, xây dựng LLVT Quân khu vững mạnh toàn diện. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, lao động sản xuất làm ra nhiều của cải vật chất, lương thực, thực phẩm để cải thiện đồi sống bồ đội tạo nên nguồn hậu cần tại chỗ ngày càng vũng chắc.

Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng. Kiện toàn đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ chủ trì các cấp gương mẫu về đạo đức có ý thức tổ chức kỉ luật cao, có phong cách lãnh đạo, chỉ huy đổi mới nề lối làmviệc, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, chống tư tưởng tập trung quan liêu, cục bộ địa phương, củng cố kỉ luật trong Đảng và kỉ luật quân đội.

Đại hội Đảng bộ Quân khu 2 lần thứ III, được tiến hành theo 2 vòng:Vòng 1 từ ngày 25 đến 27 tháng 7 năm 1991 với tổng số 173 đại biểu. Đại

hội đã thảo luận tham gia vào văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, tại đại hội đã bầu 12 Đ/C đại biểu thay mặt cho Đảng bộ Quân khu đi dự Đại hội Đảng toàn quân lần thứ V.

Vòng 2 từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 10 năm 1991 với tổng số 175 đại biểu. Đại hội đã quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, Nghị quyết đại hội Đảng toàn quân lần thứ V; thảo luận thông qua báo cáo chính trị của Đảng uỷ Quân khu về kiểm điểm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ Quân sự- Quốc phòng 5 năm 1986 đến 1990, phương hướng lãnh đạo nhiệm vụ Quân sự- Quốc phòng 5 năm 1991 đến 1995. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 11 Đ/C. Đ/C Phạm Sinh, phó Tư lệnh về Chính trị được bầu giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân khu. Đến ngày 4 tháng 2 năm 1994 Đ/C Lò Văn Nhài được quyết định chỉ định thay thế đồng chí Phạm Sinh do nghỉ hưu. Nhiệm vụ trong tâm chủ yếu của Đảng bộ Quân khu được Đại hội xác định là: Chống “ Diến biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, phá dối gây mất ổn định về chính trị, đồng thời SSCĐ, chống xâm lược trong bất cứ tình huống nào. Từng bước xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trân chiến tranh nhân dân. Nâng cao chất lượng tổng hợp LLVT cả về chiến đấu, công tác, sản xuất đủ sức hoàn thành nhiệm vụ. Ra sức tiết kiệm, lao động sản xuất và tham gia làm kinh tế, với hiệu quả ngày càng cao, trên cơ sở tận dụng tiềm năng của Quân khu.

Đổi mới và chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách. Tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao trình độ và năng lực lãnh đạo của Đảng uỷ các cấp, trình độ lí luận và thực tiến cho cán bộ, đảng viên phù hợp với tình hình phát

Page 14: bai du thi

triển, cải tiến qui trình chuẩn bị ra Nghị quyết, tổ chức việc kiểm tra thực hiện Nghị quyết, làm cho Nghị quyết thực sự có chất lượng và được thực hiện đến nơi đến chốn. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng chr nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, đảm bảo dân chủ, giữ gìn kỉ luật, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong đảng theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các qui định điều lệ đảng. Làm trong sạch và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn cách mạng mới. Đảng viên phải có phẩm chất chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lí tưởng cách mạng của Đảng, phải có trí tuệ, năng lực lãnh đạo để thực hiện nhiệm vụ đổi mới. Từng đảng viên, cáp uỷ đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Chú trọng củng cố tổ chức cơ sở đảng và cấp uỷ đảng. Nâng cao chất lượng cấp uỷ đảng theo tiêu chuẩn cấp uỷ viên cả về phẩm chất, năng lực xây dựng đảng và năng lực vận động quần chúng. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, củng cố xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của quân đội. Đổi mới công tác quần chúng của đảng. Tổ chức đảng các cấp, mỗi đảng viên phải lấy công tác vận động quần chúng của đảng, lãnh đạo tổ chức quần chúng làm nội dung hoạt động thường xuyên của mình.

Đại hội Đảng bộ quân khu lần thứ IV, được tiến hành từ ngày 25 đến 27 tháng 3 năm 1996. Có 175/179 đại biểu tham dự. Đại hội tập trung thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện của BCHTW đảng khoá VII, chuẩn bị trình đại hội toàn quốc lần thứ VIII, dự thảo báo cáo chính trị của Đảng uỷ QSTW trình đại hội đảng bộ Quân đội lần thứ VI, nghiên cức thảo luận báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu đảng bộ Quân khu bầu BCH đảng bộ Quân khu nhiệm kì (1996-2000), bầu đại biểu đi dự Đại hội đảng bộ Quân khu lần thứ VI. Đại hội xác định tập trung lãnh đạo một số nhiệm vụ trong tâm: Chấp hành tốt nhiệm vụ và kế hoạch phòng chống “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, đây là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách hàng đầu của đảng bộ. Nêu cao tinh thần cảnh giác, tư tưởmg tiến công chủ động chống phá của địch. Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân đi vào chiều sâu, có nội dung toàn diện, ngày càng cơ bản, vững chắc, từng bước hiện đại hoá. Kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kinh tế kết hợp với quốc phòng, gắn chặt nhiệm vụ quốc phòng và nhiệm vụ an ninh. Tiếp tục nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu của LLVT lên một bước mới. Đẩy mạnh công tác kĩ thuật, thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động 50 “ Quản lý, khai thái vũ khí, trang bị tốt, bền, an toàn, tiết kiệm”.

Tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, có năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu cao, phấn đấu có 85% đảng bộ cơ sở, 90% chi bộ đạt trong sạch vững mạnh trở lên. 100% đảng viên đủ tư cách, 90% trở lên đạt loại 1. Tạo chuyển biến quan trọng trong công tác cán bộ, tập trung sức nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng với nhiệm vụ chính trị của Quân khu. Tăng cường lãnh

Page 15: bai du thi

đạo công tác quâng chúng và làm tốt công tác dân vận, lãnh đạo chặt chẽ nhiệm vụ quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị tại địa phương, kết hợp với công tác dân vận. Củng cố kiện toàn cơ quan chính trị các cấp thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chính trị trong công tác xây dựng đảng, đủ sức làm chức năng tham mưu giúp cấp uỷ thường xuyên đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng và nâng cao hiệu lực một người chỉ huy.

Đại hội Đảng bộ Quân khu lần thứ V, được tiến hành từ ngày 6 tháng 11 đến ngày 8 tháng 11 năm 2000, có 180 đại biểu tham dự. Đại hội đã thảo luận báo cáo chính trị và xác định phương hướng xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang Quân khu trong thời gian(2001-2005), đây là đại hội có ý nghĩa lịch sử và chính trị hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển lớn mạnh của LLVT Quân khu trước thềm thiên nhiên kỉ mới.Đại hội đã bầu ra 13 đồng chí vào BCH Đảng bộ khoá V. Đồng chí Trần Thụ được bầu giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân khu.

Đại hội thảo luận và thông qua ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn kiện của BCHTW trình đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, tham gia ý kiến đóng góp vào dự thảo báo cáo chính trị của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và thông qua báo cáo chính trị, chương trình hành động của Đảng uỷ Quân khu, bầu BCH đảng bộ Quân khu khoá V và đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quân lần thứ VII.

Đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo là: Phát huy truyền thống cách mạng trên địa bàn Quân khu, tập trung xây dựng Đảng bộ Quân khu trong sạch vững mạnh, luôn đảm bảo sự lãnh đạo vững chắc đối với sự nghiệp quốc phòng, phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nâng cao chất lượng xây dựng khu phục phòng thủ lên 1 bước. Tập trung xây dựng quân đội cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại , lấy xây dựng chính trị làm cơ sở, nâng cao chất lượng tổng hợp các LLVT Quân khu bao gồm 3 thứ quân, đủ sức bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biên giới, làm thất bại mọi âm mưu “Diến biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ các thế lực thù địch, bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ nhân dân, hoàn thành suất sắc mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống. Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình để phát triển kinh tế- xã hội. Trên địa bàn, góp phần sứng đáng vào đẩy mạnh CNH- HĐH trong địa bàn Quân khu cả nước.

Nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ quân khu, được đại hội xác định: Quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu qủa Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đại hội Đảng bộ toàn quân lần thứ VII, Nghị quyết của BCH TW, Đảng uỷ QSTW, tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ Quân khu vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, ngang tầm với chức năng lãnh đạo công tác quân sự - quốc phòng, trên 1 địa bàn chiến lược quan trong. Không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ tiên phong,

Page 16: bai du thi

gương mẫu đoàn kết, kỉ luật. Đẩy mạnh xây dựng tổ chức Đảng và cấp uỷ Đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.

Đại hội Đảng bộ Quân khu lần thứ VI, được tiến hành từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 11 năm 2005, có 200 đại biểu tham dự. Đại hội đã thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện của BCHTW trình Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, báo cáo chính trị của Đảng uỷ QSTW, thảo luận và thông qua báo cáo chính trị của Đảng uỷ Quân khu, bầu BCH đảng bộ Quân khu nhiệm kì 2005-2010, bầu đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ VIII

Đại hội xác định nhiệm vụ đảng bộ cần tập trung lãnh đạo trong nhiệm kì là: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân khu, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của đảng đối với nhiệm vụ quân sự- quốc phòng. Phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương củng cố nền quốc phòng toàn đân vững mạnh. Trọng tâm là xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.

Xây dựng LLVT Quân khu theo hướng cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp ngày càng cao, đủ sức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết làm thất bại âm mưu “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ các thế lực thù địch, bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ nhân dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống. Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình, để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Nhiệm vụ xây dựng đảng bộ, được Đại hội xác định: Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ VIII, các Nghị quyết, chỉ thị của BCHTW và Đảng uỷ QSTW. Tiếp tục phát huy bản chất giai cấp công nhân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với LLVT Quân khu. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Tập trung xây dựng Đảng bộ Quân khu vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao, chú trọng xây dựng cấp uỷ, tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, đại đội có cấp uỷ vững chắc. Tăng cường đoàn kết, thống nhất nội bộ, với các đảng bộ địa phương. Xây dựng đội nghũ đảng viên thực sự tiên phong ngương mẫu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo dức cách mạng trong sang, có năng lực ngang tầm với nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với quần chúng, đủ sức lãnh đạo LLVT Quân khu hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.

Câu 5: ĐẢNG BỘ QUÂN KHU 2 LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC TẾ GIÚP CÁCH MẠNG LÀO TỪ NĂM 1976 ĐẾN NAY

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giúp bạn là tự giúp mình”, Việtn Nam và Lào với lịch sử tình đoàn kết thuỷ chung kề vai sát cánh để chíên

Page 17: bai du thi

đấu chống kẻ thù xâm lược trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, được hai Đảng, hai Nhà nước hai quân đội và nhân dân hai nước vun đắp, xây dựng nên. Kế thừa tinh thần đoàn kết quốc tế, trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc của hai nước Việt – Lào ngày nay tiếp tục được giữ vững và phát huy.

Sauk hi cách mạng Lào thành công. Các lực lượng đối lập phản động được sự tiếp tay, chỉ đạo của CNĐQ và các thế lực phản động, chúng ra sức tăng cường hoạt động chống phá cách mạng nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, gây nên tình hình hết sức căng thẳng và phức tạp, trong lúc đời sống kinh tế của nhân dân va quân đội nước bạn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các tỉnh bắc Lào. Thực hiện chủ trương trên, vừa truy quét tàn quân địch, trấn áp bọn phản cách mạng, vừa tập trung xây dựng cơ sở chính quyền vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, xây dựng LLVT có đủ khả năng để bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng đất nước. Từ năm 1978 thường vụ Đảng uỷ Quân khu đã giao nhiệm vụ cho Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La đưa trung đoàn 184 của tỉnh, sang giúp bạn xây dựng cơ sở chính trị xây dựng LLVT, hình thành thế trân chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, kịp thời phát hiện ngăn chặn và đập tan mọi âm mưu phá hoại chống phá chính quyền cách mạng của các thế lực phản động. Tháng 3 năm 1979, trên hướng bắc Lào, mặt trận 379 được thành lập, sau đó rút gọn thành sư đoàn 379. Gần 10 năm làm nhiệm vụ giúp bạn, sư đoàn 379 vừa chiến đấu, truy quét bọn phỉ, biệt kích, vừa phối hợp với LLVT của bạn truy quét địch và phát động quần chúng nhân dân phân hóa, tố giác hang ngũ địch, củng cố chính quyền, xây dựng cơ sở, vận động các gia đình theo địch trở về quê cũ làm ăn, tổ chức các hoạt động công tác xuống bản để củng cố, xây dựng cơ sở. Thông qua công tác tuyên truyền vận động quần chúng, cùng với bạn đã lựa chọn, bồi dưỡng được nhiều nhân tố tích cực, quần chúng ưu tú để kết nạp vào Đảng nhân dân cách mạng Lào. Cùng với các tổ chức đoàn thanh niên, phụ nữ tổ chức các ngày lao động cộng sản để làm đẹp bản làng, xây dựng đường dân sinh, mương dẫn nước, xây dựng trường học, khám chữa bệnh cho nhân dân.

Trong giai đoạn cách mạng mới, thực hiện nhiệm vụ Bộ Quốc phòng giao, Đảng uỷ Quân khu lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị thường xuyên chủ động phối hợp với bạn để nắm bắt tình hình, xử lí kịp thời khi có tình huống phức tạp xẩy ra. Nhất là về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của cả hai bên, trên vùng biên giới và trong nội địa, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị. Mối quan hệ đoàn kết và hợp tác chặt chẽ hơn, toàn diện hơn cả về nội dung và hình thức. Quân khu tổ chức các đoàn cán bộ, chiến sĩ sang giúp bạn xây dựng trường quân sự tỉnhU-Đon Xay và trang thiết bị dạy học. Tổ chức mở các lớp học tiếng, học chữ Lào để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ giúp bạn, các tỉnh trên địa bàn Quân khu tổ chức các hoạt động kết nghĩa với các tỉnh bạn. Thông qua các hoạt động kết nghĩa để cùng phối hợp hoạt động giúp đỡ lẫn nhau tăng cường sự hiểu biết, tôn

Page 18: bai du thi

trong, học hỏi để cùng phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Tổ chức các đoàn quân sự của ta và bạn sang thăm quan, tìm hiểu trao đổi và học tập kinh nghiệm xây dựng LLVT, củng cố quốc phòng và diễn tập chung hai nước.

BÍ THƯ, PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG UỶ QUÂN KHU QUA CÁC THỜI KỲBí thư:1.Đồng chí Bùi Quang Tạ (3/1945-10/1945)2. Đồng chí Tạ Xuân Thu (11/1945-2/1947)3.Đồng chí Song Hào (3/1947-10/1949)4.Đồng chí Nguyễn Khang (Liên khu Việt Bắc 11/1949-6/1952)5.Đồng chí Bùi Quạng Tạo (7/1952-4/1955)6.Đồng chí Vũ Nhất (5/1955-1957)7.Đồng chí Chu Huy Mân (1958-7/1960)8.Đồng chí Lê Đình Thiệp (8/1960-12/1963)9.Đồng chí Trần Thế Môn (1/1963- 10/1971)10. Đồng chí Vũ Lập (11/1971-1987)11.Đồng chí Phạm Sinh (1987-1/1994)12.Đồng chí Lò Nhài (2/1994-9/1996)13.Đồng chí Trần Thụ (10/1996-2/2004)14.Đồng chí Nguyễn Hữu Thìn (3/2004-3/2006)15.Đồng chí Lê Minh Cược (4/2006- 7/2009)16. Đồng chí Nguyễn Ngọc Liên (8/2009-đến nay)Phó Bí thư:1.Đồng chí Bằng Giang (11/1946- 10/1949)2.Đồng chí Bùi Quang Tạ (Liên khu Việt Bắc 11/1949- 6/1952)3. Đồng chí Bằng Giang (7/1952-7/1960)4.Đồng chí Lê Hiền (7/1960-1/1963)5.Đồng chí Bằng Giang (2/1963-10/1971)6.Đồng chí Hoàng Kiểu (11/1971-5/1976)7.Đồng chí Phạm Quang Vinh (6/1978-1/1981)8.Đồng chí Huỳnh Đắc Hương (2/1981-10/1983)9.Đồng chí Hồng Cư (11/1985-9/1986)10.Đồng chí Phạm Sinh (10/1986-10/1987)11.Đồng chí Đặng Quân Thuỵ (11/1987-11/1992)12.Đồng chí Đào Trọng Lịch (12/1992-3/1997)13.Đồng chí Trần Tất Thanh (4/1997-7/1998)14.Đồng chí Ma Thanh Toàn (8/1998-1/2007)15.Đồng chí Đỗ Bá Tỵ (2/2007- đến nay)