16
BN TIN THÔNG BÁO HỎI ĐÁP VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG VÀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG NGÃI Địa chỉ: Số 544 Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi ĐT: 055.3718136 FAX: 055.3718135; Email: [email protected] Chuyên mục: Thông báo của một số nước thành viên WTO THÔNG BÁO CỦA KENYA VỀ NƯỚC TRÁI CÂY VÀ CÁC SẢN PHẨM LIÊN QUAN Ngày 04/3/2016, Cục Tiêu chuẩn Kenya thông báo về nước trái cây và các sản phẩm liên quan. Nội dung dự thảo: Quy định cụ thể các yêu cầu đối với các loại trái cây, nectar trái cây, dịch trái cây cô đặc và những sản phẩm khác có liên quan hoặc tương tự như nước trái cây. Tiêu chuẩn quy định thành phần cần thiết, chất lượng, vi sinh vật, chất gây ô nhiễm và yêu cầu ghi nhãn đối với các loại nước ép trái cây, nectar trái cây, dịch trái cây cô đặc và những sản phẩm khác có liên quan hoặc tương tự như nước trái cây theo quy định ở mục 4.2 của tiêu chuẩn này. Mục đích dự thảo: Yêu cầu về chất lượng. Thời hạn đóng góp ý kiến: 26/3/2016. Thời hạn dự kiến thông qua: 6/2016. Thông tin chi tiết của dự thảo xem tại: http://www.inmetro.gov.br/barreirastecnicas/pontofocal/textos/notificacoes/KEN_459.pdf THÔNG BÁO CỦA NHẬT BẢN VỀ CHẤT ĐỘC HẠI Ngày 05/4/2016, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản thông báo về chất độc hại. Nội dung thông báo: Theo quy định của Luật kiểm soát chất độc hại, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã đưa ra 2 chất có tính độc và 6 chất có tính nguy hại. Mục đích thông báo: Kiểm soát chất độc hại vì mục đích sức khỏe và vệ sinh. Thời hạn đóng góp ý kiến: 60 ngày kể từ ngày thông báo. Thời hạn dự kiến thông qua: 15/6/2016. Thông tin chi tiết xem tại: https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/JPN/16_1358_00_e.pdf Trong số này: Tin cảnh báo các nước thành viên WTO Văn bản Quy phạm pháp luật mới ban hành Tiêu chuẩn - Quy chuẩn mới ban hành Thông báo hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2016 Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2015 sẽ được trao cho các doanh nghiệp vào tháng 5/2016 Xuất khẩu thủy sản Quảng Ngãi: Thay đổi và thích nghi Danh sách các sản phẩm công bố hợp chuẩn, hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Doosan Vina xuất 2 cẩu trục RMQC - NSRP đến Cảng Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn Tăng cường quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu Quy định mới về kinh doanh khí Cảnh báo bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư Ngành gỗ năm 2016 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu Hỏi - đáp Tháng 4/2016 S: 02/2016

Bản tin số 02/2016

Embed Size (px)

Citation preview

BBẢẢNN TTIINN

TTHHÔÔNNGG BBÁÁOO HHỎỎII ĐĐÁÁPP VVỀỀ TTIIÊÊUU CCHHUUẨẨNN ĐĐOO LLƯƯỜỜNNGG CCHHẤẤTT LLƯƯỢỢNNGG VVÀÀ

HHÀÀNNGG RRÀÀOO KKỸỸ TTHHUUẬẬTT TTRROONNGG TTHHƯƯƠƠNNGG MMẠẠII TTỈỈNNHH QQUUẢẢNNGG NNGGÃÃII

Địa chỉ: Số 544 Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi ĐT: 055.3718136 FAX: 055.3718135; Email: [email protected]

Chuyên mục: Thông báo của một số nước thành viên WTO

THÔNG BÁO CỦA KENYA VỀ NƯỚC TRÁI CÂY VÀ CÁC SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Ngày 04/3/2016, Cục Tiêu chuẩn Kenya thông báo về nước trái cây và các sản phẩm liên quan.

Nội dung dự thảo: Quy định cụ thể các yêu cầu đối với các loại trái cây, nectar trái cây, dịch trái cây cô đặc và những sản phẩm khác có liên quan hoặc tương tự như nước trái cây. Tiêu chuẩn quy định thành phần cần thiết, chất lượng, vi sinh vật, chất gây ô nhiễm và yêu cầu ghi nhãn đối với các loại nước ép trái cây, nectar trái cây, dịch trái cây cô đặc và những sản phẩm khác có liên quan hoặc tương tự như nước trái cây theo quy định ở mục 4.2 của tiêu chuẩn này.

Mục đích dự thảo: Yêu cầu về chất lượng.

Thời hạn đóng góp ý kiến: 26/3/2016. Thời hạn dự kiến thông qua: 6/2016.

Thông tin chi tiết của dự thảo xem tại: http://www.inmetro.gov.br/barreirastecnicas/pontofocal/textos/notificacoes/KEN_459.pdf

THÔNG BÁO CỦA NHẬT BẢN VỀ CHẤT ĐỘC HẠI

Ngày 05/4/2016, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản thông báo về chất độc hại.

Nội dung thông báo: Theo quy định của Luật kiểm soát chất độc hại, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã đưa ra 2 chất có tính độc và 6 chất có tính nguy hại.

Mục đích thông báo: Kiểm soát chất độc hại vì mục đích sức khỏe và vệ sinh.

Thời hạn đóng góp ý kiến: 60 ngày kể từ ngày thông báo. Thời hạn dự kiến thông qua: 15/6/2016.

Thông tin chi tiết xem tại: https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/JPN/16_1358_00_e.pdf

Trong số này:

Tin cảnh báo các nước thành viên WTO Văn bản Quy phạm pháp luật mới ban hành Tiêu chuẩn - Quy chuẩn mới ban hành Thông báo hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2016 Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2015 sẽ được trao cho các doanh nghiệp vào tháng 5/2016 Xuất khẩu thủy sản Quảng Ngãi: Thay đổi và thích nghi

Danh sách các sản phẩm công bố hợp chuẩn, hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Doosan Vina xuất 2 cẩu trục RMQC - NSRP đến Cảng Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn

Tăng cường quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu Quy định mới về kinh doanh khí Cảnh báo bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư Ngành gỗ năm 2016

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu Hỏi - đáp

Tháng 4/2016

SSốố:: 0022//22001166

02/2016

Bản tin TBT tỉnh Quảng Ngãi 2

THÔNG BÁO CỦA EU VỀ VẬT LIỆU VÀ CÁC DỤNG CỤ TIẾP XÚC VỚI THỰC PHẨM

Ngày 14/3/2016, Tổng cục Sức khỏe và An toàn thực phẩm EU thông báo với các nước thành viên về quy định nguyên vật liệu và các dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm.

Nội dung dự thảo: Dự thảo quy chuẩn làm giảm giới hạn thôi nhiễm đặc biệt (SML) của BPA từ vật liệu nhựa tiếp xúc với thực phẩm phù hợp với công bố của EFSA vào tháng 01 năm 2015. Do đó, sửa đổi quy định của Ủy ban Châu Âu số 10/2011 về nguyên vật liệu và dụng cụ làm từ nhựa dẻo tiếp xúc với thực phẩm. Thêm vào đó, cũng áp dụng SML cho BPA từ vec ni và sơn trên các nguyên vật liệu và dụng cụ này. Dự thảo này cũng đưa ra các tiêu chí để xác minh việc tuân thủ các quy định liên quan đến vec ni và sơn phủ cũng như đặt ra các yêu cầu cho văn bản công bố tuân thủ DoC cho vec ni và sơn phủ nguyên vật liệu và dụng cụ.

Mục đích dự thảo: An toàn thực phẩm.

Thời hạn đóng góp ý kiến: 13/5/2016. Thời hạn dự kiến thông qua 09/2016. Thời hạn dự kiến có hiệu lực: 6 tháng kể từ ngày công bố. Thông tin chi tiết xem tại: http://members.wto.org/crnattachments/2016/SPS/EEC/16_1018_00_e.pdf

THÔNG BÁO CỦA KENYA VỀ PHÂN BÓN VI SINH

Ngày 07/3/2016, Cục tiêu chuẩn Kenya ra thông báo về phân bón vi sinh.

Nội dung dự thảo: Tiêu chuẩn Kenya này quy định các yêu cầu đối với phân bón vi sinh. Phân vi sinh là sản phẩm chứa vi sinh vật sống tại vùng rễ hoặc bên trên cây và thúc đẩy sự tăng trưởng bằng cách làm gia tăng nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng chính và/hoặc kích thích sự tăng trưởng của cây khi được sử dụng trên hạt, bề mặt cây hoặc đất. Nó có thể được đưa vào công thức cùng những dạng chất mang hữu cơ hoặc vô cơ khác nhau.

Mục đích của dự thảo: Yêu cầu chất lượng; bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người; ngăn ngừa hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng.

Thời hạn đóng góp ý kiến: 05/4/2016. Thời hạn dự kiến thông qua: 6/2016.

Thông tin chi tiết xem tại: http://www.inmetro.gov.br/barreirastecnicas/pontofocal/textos/notificacoes/KEN_466.pdf

ISRAEL QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VI SINH VẬT TRONG THỰC PHẨM

Ngày 14/3/2016, Bộ Kinh tế Công nghiệp Israel thông báo dự thảo tiêu chuẩn SI 885 phần 20 - Phương pháp kiểm tra vi sinh vật trong thực phẩm.

Nội dung dự thảo: Dự thảo tiêu chuẩn này sửa đổi 14 phần khác nhau của tiêu chuẩn Israel SI 885 (phần 1.1, 1.2, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 12, 14, 18, 19.1 và 19.2) sẽ được thay thế bởi SI 885 phần 20 tạo thành một tiêu chuẩn hợp nhất bằng việc tham khảo đến các phần khác của SI 885 liên quan đến các phương pháp thử, yêu cầu, hướng dẫn và cách thức làm rõ nguyên nhân gây hỏng thực phẩm.

Thời hạn có hiệu lực: Sau 36 tháng kể từ ngày đăng Công báo Israel.

Thời hạn đóng góp ý kiến: Trước ngày 14/5/2016. Thông tin chi tiết xem tại:

http://www.economy.gov.il/standartization/WTO_TBT/ISR_Text/SI885Part20_Nov14.pdf

02/2016

Bản tin TBT tỉnh Quảng Ngãi 3

ĐÀI LOAN THÔNG BÁO VỀ THỰC PHẨM

Ngày 04/3/2016 Cục quản lý thuốc và dược phẩm Đài Loan (FDA) đã ra thông báo về thực phẩm cho người.

Nội dung dự thảo: Luật Quản lý An toàn thực phẩm và Vệ sinh môi trường được sửa đổi và ban hành vào ngày 16/12/2015. Các quy tắc thi hành luật được điều chỉnh cho phù hợp bởi FDA. Những đề xuất chính của dự thảo sửa đổi các quy tắc thi hành luật là yêu cầu dán nhãn mới cho thực phẩm nhập khẩu và phụ gia thực phẩm, dụng cụ thực phẩm, hộp đựng thực phẩm hoặc bao bì và chất tẩy rửa thực phẩm.

Mục đích của dự thảo: Bảo vệ an toàn sức khỏe con người.

Thời hạn đóng góp ý kiến: 60 ngày kể từ ngày thông báo.

Thông tin chi tiết xem tại: http://www.bsmi.gov.tw/bsmiGIP/wSite/public/Data/f1459149805180.pdf

QUY ĐỊNH CỦA HOA KỲ VỀ QUẦN ÁO

Ngày 29/3/2016, Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) thông báo Bản Tuyên bố về Chính sách tự quyết định việc thực hiện chứng nhận sự phù hợp chung đối với quần áo người lớn được miễn kiểm tra.

Nội dung dự thảo: CPSC đã thông qua một tuyên bố về chính sách liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu của CPSC về một Giấy chứng nhận đánh giá sự phù hợp chung (“GCC”) đối với quần áo người lớn mà loại quần áo này được miễn trừ

việc kiểm tra theo tiêu chuẩn về tính dễ bốc cháy của quần áo do CPSC quy định.

Mục đích dự thảo: Ngăn ngừa hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng.

Thời hạn đóng góp ý kiến: Không áp dụng. Thông tin chi tiết xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/USA/16_1225_00_e.pdf

QUY ĐỊNH CỦA MỸ VỀ SẢN PHẨM VÀ THIẾT BỊ NHẬP KHẨU

Ngày 27/01/2016, Hoa Kỳ thông báo quy định về Chương trình Bảo tồn Năng lượng: Chứng nhận và thực thi - thu thập dữ liệu nhập khẩu.

Nội dung thông báo: Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đề xuất yêu cầu một người nhập khẩu vào Hoa Kỳ bất cứ sản phẩm hoặc thiết bị nào phải cung cấp giấy chứng nhận cho DOE. Việc xác nhận sẽ được gửi đến DOE qua Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (ACE).

Mục đích của dự thảo: Bảo vệ môi trường.

Thời hạn đóng góp ý kiến: 14/3/2016. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại: https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/CHN/15_2817_00_x.pdf

Nguồn: TBT Quảng Ngãi dịch từ https://www.wto.org/

02/2016

Bản tin TBT tỉnh Quảng Ngãi 4

DANH MỤC THÔNG BÁO NHẬN TRONG THÁNG 3 - 4/2016

STT Nước

thông báo

Số lượng

TB Vấn đề thông báo

01 Canada 5 Thông tin vô tuyến; Các chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương; Hóa học; Enzym thủy phân; Thuốc trừ sâu

02 Trung Quốc 1 Các chất hóa học được nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu hoặc được sử dụng trong lãnh thổ Trung Quốc; Thiết bị đầu cuối di động thông minh

03 Ai Cập 5 Bình cứu hỏa; Bình gas; Đèn Led; Phương tiện đường bộ; Máy hút bụi và thiết bị làm sạch

04 EU 2 Vật liệu bao bì tiếp xúc với thực phẩm; Phân bón

05 Ixrael 9

Chế biến cô đặc cà chua; Thiết bị chuyển mạch điện áp thấp và hệ thống điểu khiển; Đèn pin; Máy điều hòa; Thiết bị gas nội địa; Gạch lát terrazzo; Bột mỳ; Mỳ ống; Hóa chất để lọc nước- than hoạt tính

06 Nhật Bản 2 Dược phẩm; Chất độc hại; Xe ô tô và xe có động cơ khác

07 Kenya 8

Trái cây và những sản phẩm từ trái cây; Trái cây, rau củ quả; Tinh dầu, mỹ phẩm, các loại nước hoa; Dụng cụ vẽ, thiết kế hoặc tính toán hóa học; Chất khử trùng; Phân bón; sản phẩm của công nghiệp hóa chất; Hóa chất để lọc nước - Clo

08 Cộng hòa Kyrgyz

1 Máy móc thiết bị

09 Hàn Quốc 3 Mỹ phẩm; các thiết bị y tế; Thực phẩm chức năng

10 Malaysia 1 Các thiết bị vô tuyến di động mặt đất (LMR)

11 Mexico 1 Hạt hướng dương

12 Vương

quốc Ả rập 1 Thịt trâu, bò, cừu, dê và các sản phẩm từ chúng

13 Uganda 2 Hạnh nhân và hạt có dầu; Bơ hạt mỡ

14 Nga 2 Thực phẩm; Xi măng Pooclăng thường, xi măng xỉ

15 Australia 1 Thực phẩm nói chung

16 Brazil 1 Vật liệu y tế

17 Mỹ 4 Tàu biển; Bộ lọc diezel; Chuông báo CO và thiết bị dò; Thuốc trừ sâu

18 Bolivia 1 Thực phẩm chế biến và đồ uống không cồn

19 Swizerland 1 Thiết bị viễn thông, thiết bị vô tuyến và thiết bị đầu cuối viễn thông

20 Tajikistan 3 Đồ chơi trẻ em; Bao bì; Sản xuất thuốc lá

21 Chi lê 2 Bê tông; Lưới thép hàn dùng trong bê tông cốt thép

Nguồn: TBT Quảng Ngãi dịch từ https://www.wto.org/

02/2016

Bản tin TBT tỉnh Quảng Ngãi 5

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

STT Số hiệu Trích yếu Ngày ban

hành Ngày có hiệu lực

01 19/2016/NĐ-CP Nghị định về Kinh doanh khí 22/3/2016 15/5/2016

02 441/QĐ-TĐC

Quyết định về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu

29/3/2016

03 539/TĐC-HCHQ

Hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu

04/4/2016

04 417/TĐC-HCHQ Hướng dẫn thực hiện QCVN 9:2012/BKHCN

22/3/2016

CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT MỚI BAN HÀNH

STT Ký hiệu Nội dung Ngày có hiệu lực

1 TCVN 10953-

1:2015 Hướng dẫn đo dầu mỏ - Hệ thống kiểm chứng - Phần 1: Quy định chung

31/12/2015

2 TCVN 10953-

2:2015 Hướng dẫn đo dầu mỏ - Hệ thống kiểm chứng - Phần 2: Bình chuẩn

31/12/2015

3 TCVN 10953-

3:2015 Hướng dẫn đo dầu mỏ - Hệ thống kiểm chứng - Phần 3: Đồng hồ chuẩn

31/12/2015

4 TCVN 10953-

4:2015 Hướng dẫn đo dầu mỏ - Hệ thống kiểm chứng - Phần 4: Phương pháp nội suy xung

31/12/2015

5 TCVN 10954-

1:2015

Hướng dẫn đo dầu mỏ - Đo mức hydrocacbon lỏng trong bể tĩnh bằng thiết bị đo bể tự động P1Yc lắp đặt

31/12/2015

6 TCVN 10955-

1:2015 Hướng dẫn đo dầu mỏ - Đo hydrocacbon lỏng - Phần 1: Đồng hồ thể tích

31/12/2015

7 TCVN 10955-

2:2015 Hướng dẫn đo dầu mỏ - Đo hydrocacbon lỏng - Phần 2: Đồng hồ tuabin

31/12/2015

8 TCVN 10956-

1:2015 Hướng dẫn đo dầu mỏ - Đo bằng hệ thống đo kiểu điên tử

31/12/2015

9 TCVN 10957-

1:2015 Hướng dẫn đo dầu mỏ - Đo khối lượng khí thiên nhiên lỏng

31/12/2015

10 TCVN

10960:2015 Hướng dẫn đo dầu mỏ - Phương pháp đo thủ công 31/12/2015

11 TCVN

11044:2015

Hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm để kiểm soát các loài Vibrio gây bệnh trong thủy sản

31/12/2015

12 TCVN 11045:

2015 Hướng dẫn đánh giá cảm quan tại phòng thử nghiệm đối với cá và động vật có vỏ

31/12/2015

13 TCVN 11046:

2015

Thực phẩm - Xác định các nguyên tố vết Xác định asen trong thủy sản bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử dung lò graphit (GFAAS) sau khi phân hủy bằng lò vi sinh

31/12/2015

14 TCVN 11047: Thủy sản và sản phẩm thủy sản - Xác định hàm 31/12/2015

02/2016

Bản tin TBT tỉnh Quảng Ngãi 6

2015 lượng histamine - Phương pháp đo huỳnh quang

15 TCVN

3229:2015 Giấy - Xác định độ bền xé PP elmendorf 20/10/2015

16 TCVN

6896:2015 Giấy và các tông - Xác định đồ bền nén 20/10/2015

17 TCVN

10761:2015 Giấy các tông và bột giấy xác định phần còn lại sau khi nung

20/10/2015

18 TCVN

10762:2015 Bột giấy - Xác định nồng độ huyền phù bột giấy 20/10/2015

19 TCVN 10763-

1:2015 Bột giấy - Ước lượng độ bụi và các phần tử thô 20/10/2015

20 TCVN 10763-

2:2015 Bột giấy - Ước lượng độ bụi và các phần tử thô 20/10/2015

21 TCVN 10763-

3:2015 Bột giấy - Ước lượng độ bụi và các phần tử thô 20/10/2015

22 TCVN 10763-

4:2015 Bột giấy - Ước lượng độ bụi và các phần tử thô 20/10/2015

23 TCVN

10764:2015 Giấy, các tông và bột giấy 20/10/2015

24 TCVN

10765:2015 Bột giấy và giấy - Xác định nồng độ mực hữu hiệu còn lại

20/10/2015

25 TCVN 10772-

1:2015 Đồ nội thất, ghế - Xác định độ ổn định 20/10/2015

26 TCVN 10772-

2:2015 Đồ nội thất, ghế - Xác định độ ổn định 20/10/2015

27 TCVN 10773-

1:2015 Cũi và cũi gấp dùng cho trẻ sử dụng tại gia đình 20/10/2015

28 TCVN 10773-

2:2015 Cũi và cũi gấp dùng cho trẻ sử dụng tại gia đình 20/10/2015

29 TCVN 10774-

1:2015 Đồ nội thất, đánh giá khả năng cháy của đồ nội thất được bọc

20/10/2015

30 TCVN 10774-

3:2015 Đồ nội thất, đánh giá khả năng cháy của đồ nội thất được bọc

20/10/2015

31 TCVN

11243:2016 TCVN 11243:2016 Thép thanh dự ứng lực - Phương pháp thử kéo đồng bộ

29/02/2016

32 TCVN

11205:2015 Ván gỗ nhân tạo - Gỗ dán - Ván ghép từ thanh dày và ván ghép từ thanh trung bình

31/12/2015

33 TCVN 11206-

1:2015 Kết cấu gỗ - Xác định các giá trị đặc trưng - Phần 1: Yêu cầu cơ bản

31/12/2015

34 TCVN 11206-

2:2015 Kết cấu gỗ - Xác định các giá trị đặc trưng - Phần 2: Gỗ xẻ

31/12/2015

35 TCVN

5695:2015 Gỗ dán - Phân loại 31/12/2015

36 TCVN

8164:2015 Kết cấu gỗ - Gỗ phân hạng theo độ bền - Phương pháp thử các tính chất kết cấu

31/12/2015

37 TCVN

4832:2015 Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi

31/12/2015

38 TCVN 7088:

2015 Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng 31/12/2015

39 TCVN

11040:2015 Hướng dẫn kiểm soát Campylobacter và Salmonella trong thịt gà

31/12/2015

40 TCVN

11041:2015 Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ

31/12/2015

02/2016

Bản tin TBT tỉnh Quảng Ngãi 7

Chuyên mục: Doanh nghiệp trong tỉnh

Thông báo hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2016

Ngày 11/3/2016 Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan Thường trực của Hội đồng sơ tuyển Giải thưởng Chất lượng Quốc gia tỉnh Quảng Ngãi) đã có Thông báo số 95 /TB-SKHCN về việc đăng ký tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG) năm 2016 đối với tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký kinh doanh, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, có đủ điều kiện tham dự GTCLQG và cơ quan, tổ chức liên quan đến hoạt động GTCLQG.

- Tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham dự GTCLQG là các tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đã hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên tục tại Việt Nam và không vi phạm các quy định của pháp luật trong thời gian ít nhất 36 tháng, tính đến ngày 01 tháng 5 năm 2016;

- Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia, nếu đáp ứng điều kiện trên đây thì sau 03 năm kể từ năm được Thủ tướng Chính phủ tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia tiếp tục được tham dự lại GTCLQG;

- Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Bạc Chất lượng Quốc gia, nếu đáp ứng điều kiện nêu trên thì được tiếp tục tham dự lại GTCLQG.

* Hồ sơ đăng ký tham dự GTCLQG gồm:

1. Bản đăng ký tham dự GTCLQG (có mẫu Bản đăng ký kèm theo);

2. Báo cáo giới thiệu chung về tổ chức, doanh nghiệp;

3. Báo cáo tự đánh giá theo bảy tiêu chí của GTCLQG;

4. Tài liệu chứng minh về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (bản sao chứng chỉ hoặc tài liệu liên quan);

5. Tài liệu chứng minh về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa chính với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (bản sao);

6. Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt và các kết quả quan trắc hằng năm theo quy định của pháp luật trong 03 năm gần nhất (bản sao);

7. Xác nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động hằng năm trong 03 năm gần nhất (bản chính hoặc bản sao);

8. Các tài liệu chứng minh khác về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, nếu có (bản sao).

* Thời gian nhận Bản đăng ký tham dự GTCLQG: Kể từ ngày thông báo đến trước ngày 30/4/2016.

* Thời gian nhận hồ sơ tham dự GTCLQG, trước ngày 01/6/2016. Để xem chi tiết toàn văn thông báo tổ chức, doanh nghiệp có thể vào địa chỉ: http://www.quangngai.gov.vn/sokhcn/page/home.aspx.

Hình minh họa

02/2016

Bản tin TBT tỉnh Quảng Ngãi 8

Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2015 sẽ được trao cho các doanh nghiệp vào tháng 5/2016

Ngày 18/11, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp Hội đồng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Trần Việt Thanh, Chủ tịch hội đồng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2015.

Tham dự cuộc họp có ông Trần Văn Vinh - Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Phó chủ tịch hội đồng cùng 16 thành viên là đại diện các Bộ, ngành và tổ chức liên quan.

Theo Tổng cục TCĐLCL - cơ quan thường trực Giải thưởng Chất lượng quốc gia (GTCLQG), năm 2015 Tổng cục đã thành lập 36 Hội đồng sơ tuyển (HĐST) GLCLQG của các tỉnh, thành phố. Việc thành lập HĐST sẽ đánh giá được toàn diện các mặt của doanh nghiệp, đặc biệt công tác chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, thuế, môi trường cũng như các đóng góp của doanh nghiệp đối với địa phương và các hoạt động xã hội.

Theo Thứ trưởng Trần Việt Thanh, GTCLQG trong những năm qua đã ghi nhận được nhiều kết quả. Tuy nhiên với vị trí quan trọng của một giải thưởng mang tầm quốc gia thì số lượng các doanh nghiệp tham gia vẫn chưa xứng đáng với tầm vóc của giải thưởng này. Theo Chủ tịch hội đồng GTCLQG 2015, mùa giải năm nay các tập đoàn, doanh nghiệp chủ lực của nhà nước có nhiều đóng góp cho kinh tế-xã hội vẫn còn thiếu bóng, do đó điều này cần phải được cải thiện trong những năm tiếp theo.

Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN vừa và nhỏ cũng cho rằng, cần phải "có cách làm mới" để giải thưởng đến gần hơn với doanh nghiệp. "Phải làm thế nào để người tiêu dùng biết khi mua sản phẩm của các doanh nghiệp đạt giải là yên tâm về chất lượng và an toàn. Từ đó, tạo được "sức ép" cho doanh nghiệp và "sức hút" cho thị trường. Điều đó sẽ khiến doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến giải thưởng", ông Nam nêu quan điểm.

Tại cuộc họp, ghi nhận nhiều ý kiến từ các đại diện Bộ, ngành và các bên liên quan đến quy trình xét giải, doanh nghiệp đạt giải. Đặc biệt, có nhiều ý kiến đưa ra các giải pháp xây dựng, quảng bá giải thưởng nhằm đẩy mạnh hơn nữa tầm ảnh hưởng của giải thưởng đến với cộng đồng doanh nghiệp trong nước.

Theo Cơ quan thường trực GTCLQG, đến cuối tháng 9/2015 đã có 78 hồ sơ đăng ký tham dự cùng kết quả đánh giá của 36 Hội đồng sơ tuyển tỉnh, thành phố. Dự kiến lễ trao GTCLQG sẽ diễn ra vào tháng 5/2016. Năm 2015, có 03 doanh nghiệp đạt giải Vàng và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2014 được đề cử tham dự và đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á- Thái Bình Dương (GPEA) của Tổ chức Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương (APQO). Cụ thể: Công ty Tập đoàn Thiên Long (TP.HCM) đạt giải Nhất loại hình doanh nghiệp sản xuất lớn; Công ty TNHH MTV Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam OSCVN (Bà Rịa - Vũng Tàu) đạt giải Nhì loại hình doanh nghiệp dịch vụ lớn; Công ty TNHH Nam Dược (Nam Định) đạt giải Ba loại hình doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ.

Năm 2015 là năm thứ 15 Việt Nam tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á- Thái Bình Dương (GPEA), tính đến nay đã có 37 lượt doanh nghiệp Việt Nam đạt giải thưởng quốc tế này.

Nguồn: vietq

Ảnh quang cảnh cuộc họp

02/2016

Bản tin TBT tỉnh Quảng Ngãi 9

Xuất khẩu thủy sản của Quảng Ngãi: Thay đổi và thích nghi

Theo dự báo, năm 2016 xuất khẩu thủy sản (XKTS) của Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng sẽ thuận lợi hơn, nhất là khi sự hội nhập thương mại quốc tế mở rộng. Tuy nhiên, với những rào cản thương mại mới buộc các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực này nếu muốn ổn định, phát triển phải thay đổi, thích nghi.

Lợi thế

Từ năm 2013 - 2015, doanh thu XKTS của Quảng Ngãi năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong đó, năm 2015 doanh thu đạt gần 1.300 tỷ đồng, tăng 8,5% so năm 2014. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2016, XKTS của DN trong tỉnh đạt khoảng 3,3 triệu USD, tăng hơn 17% so cùng kỳ năm trước. Trong khi tình hình XKTS của cả nước năm 2015 rơi vào tình cảnh ảm đạm, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, thì XKTS của Quảng Ngãi vẫn tăng trưởng ổn định. Một số chủ DN XKTS trong tỉnh cho biết, năm 2015 đồng tiền của các nước

nhập khẩu chính mất giá, sự biến động tỷ giá USD và đồng Nhân dân tệ so với các tiền tệ khác, trong khi giá thành sản xuất một số thủy sản của Quảng Ngãi đứng ở mức cao. Thế nhưng, do nguồn hàng chất lượng, phù hợp với thị trường nước ngoài nên hoạt động xuất khẩu vẫn tăng trưởng.

Trước tình hình người tiêu dùng trong và ngoài nước cho rằng, loài thủy sản như tôm, cá tra của Việt Nam nuôi chưa đảm bảo quy trình, sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe, thì hải sản đánh bắt từ nguồn tự nhiên trên biển được ưa chuộng hơn. Vì thế, năm 2015 xuất khẩu hải sản, đặc biệt là cá ngừ đại dương của ngư dân Quảng Ngãi tăng vọt. Khi hải sản vừa đánh bắt đưa vào bờ, các cơ sở thu mua phân loại, đưa đi tiêu thụ. Hàng đạt tiêu chuẩn xuất bán cho các nhà máy chế biến xuất khẩu đi thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản được ưu tiên hàng đầu vì giá cao. Hàng còn lại, kể cả là hải sản phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi được xuất sang các thị trường dễ tính hơn, chủ yếu là Trung Quốc.

Thích ứng với nhu cầu thị trường

Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Quảng Ngãi ngoài hải sản thì các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực này cũng rất nhạy bén, tích cực chào hàng, kể cả các mặt hàng không phải là cao cấp, đặc sản. Từ năm 2014 đến nay, nhiều DN XKTS đã xuất bán cả cá cơm khô, ruốc khô, cá nục khô đi một số thị trường bình dân như Đài Loan, Trung Quốc. Đây là những sản phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong bữa cơm hằng ngày cho người dân vùng nông thôn và công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp. Bà Nguyễn Thị Mẹo, xã Bình Châu (Bình Sơn), chủ cơ sở thu mua các loại hải sản chế biến khô xuất đi Đài Loan cho biết: "Mình có sản phẩm gì chào hàng sản phẩm ấy. Đối tác thấy chấp nhận được thì ký hợp đồng cung ứng. Nói chung Đài Loan, Trung Quốc là thị trường dễ tính, tuy lợi nhuận thì không bằng mấy nước khác".

Năm 2016, năng lực XKTS, đặc biệt là nguồn hàng hải sản xuất khẩu của Quảng Ngãi được cho là gia tăng hơn những năm trước. Lý do là đội tàu đánh bắt xa bờ của Quảng Ngãi ngày càng được đóng mới, cải hoán nâng công suất. Với phương tiện đánh bắt hiện đại, việc khai thác hiệu quả hơn. Năm 2015, sản lượng khai thác hải sản đạt gần 168 nghìn tấn, tăng

Ảnh minh họa

Số 02/2016

Bản tin TBT tỉnh Quảng Ngãi 10

gần 8% so năm 2014. Năm 2016 dự kiến sản lượng đánh bắt tăng khoảng 10%, trong đó hải sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chiếm khoảng 40%.

Khó khăn trong XKTS của Quảng Ngãi hiện nay là thiếu vốn, thiếu sự hỗ trợ xúc tiến

thương mại. Hoạt động xúc tiến thương mại dường như vẫn chỉ do DN tự lực là chính, trong

khi năng lực của DN lại có hạn. Các chủ DN XKTS cho rằng, tỉnh cần quan tâm hỗ trợ DN

tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường, thích nghi với hội nhập thương mại quốc tế. "Đặc

sản hải sản nếu đến được thị trường hấp dẫn giá cả sẽ cao hơn, góp phần cải thiện đời sống

công nhân, ngư dân, giúp DN đứng vững trong xu hướng hội nhập" - ông Bùi Văn Tài, chủ

cơ sở thu mua, chế biến hải sản Mẫu Bình ở xã Bình Châu nêu ý kiến.

Nguồn: Báo Quảng Ngãi

Danh sách các sản phẩm công bố hợp chuẩn hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng Ngãi trong 3 tháng đầu năm 2016

STT Tên sản phẩm, hàng hóa Tên doanh nghiệp Công bố phù hợp với quy

chuẩn/ Tiêu chuẩn

1 Nhiên liệu điêzen DO 0,05 S

Công ty TNHH một thành viên Lọc - Hóa

dầu Bình Sơn QCVN 01:2015/BKHCN

2 Xăng không chì Ron 92

3 Xăng E5 RON 92

4 Xăng không chì Ron 95

Nguồn: Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng

Doosan Vina xuất 2 cẩu trục RMQC - NSRP đến Cảng Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn

Nhà máy MHS, Doosan Vina đã xuất 2 cẩu trục RMQC - NSRP đến Cảng Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa.

Dự án NSRP-RMQC được Doosan Vina ký kết với Tổ hợp Nhà thầu JGCS vào tháng 3/2014, liên quan đến việc sản xuất và cung ứng 2 cẩu trục RMQC. Sau 17 tháng thi công chế tạo và lắp ráp, đội ngũ công viên của nhà máy MHS đã hoàn thành dự kiến sẽ xuất 2 cẩu trục RMQC (cẩu trục chạy bằng hệ thống ray) này đến Cảng Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa. Mỗi cẩu trục RMQC có trọng lượng 850 tấn, cao 58m, dài 86m, rộng 27m; được thiết kế để nâng chuyển các container hàng hóa trọng tải 50 tấn. Đây là lần đầu tiên Doosan Vina xuất loại cẩu trục RMQC cho thị trường nội địa Việt Nam.

Là một trong những sản phẩm cơ khí chính của Việt Nam, cần cẩu khổng lồ do Doosan Vina sản xuất là một điển hình về việc đưa các quyết định chính sách quốc gia thành hành động, góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp nặng cũng như chiến lược nội địa hóa sản phẩm của Việt Nam.

Tính đến nay, tổng cộng 6 hệ thống cẩu trục siêu trường siêu trọng do Nhà máy MHS, Doosan Vina sản xuất và cung ứng trong đó có 4 cẩu trục RTGC (cẩu trục chạy bằng bánh lốp) đang hoạt động tại 2 Cảng Sài Gòn và Cảng Đà Nẵng.

Nguồn: Báo Công Thương

Ảnh minh họa

Số 02/2016

Bản tin TBT tỉnh Quảng Ngãi 11

Chuyên mục: Tin tức & sự kiện

Tăng cường quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu

Ngày 31/12/2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu (Thông tư 58). Tiếp đó, để thống nhất thực hiện có hiệu quả các quy định của Thông tư, ngày 04/4/2016, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hành công văn số 539/TĐC-HCHQ về việc hướng

dẫn thực hiện Thông tư tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.

Nội dung chính của Thông tư 58 là quản lý và kiểm tra về chất lượng thép trong nước và nhập khẩu (phân loại theo mã HS). Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất và nhập khẩu thép phải công bố tiêu chuẩn áp dụng bao gồm các chỉ tiêu về kích thước, ngoại quan, cơ lý và chỉ tiêu hóa học. Sản phẩm thép nhập khẩu phải được đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS: 7224.10.00 và 7224.90.00 phải bổ sung Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương. Thông tư 58 cũng quy định rõ trình tự, thủ tục và nội dung kiểm tra chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu; quy định về áp dụng các hình thức kiểm tra giảm đối với thép nhập khẩu; cách xử lý đối với lô sản phẩm không phù hợp.

Thông tư này không áp dụng đối với: Sản phẩm thép sản xuất để xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, theo hợp đồng sản xuất hàng để xuất khẩu; sản phẩm thép do các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất nhập khẩu làm nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; sản phẩm thép đã quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật khác; sản phẩm thép phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng; sản phẩm thép sản xuất trong nước, nhập khẩu để sử dụng trong các dự án, công trình quan trọng quốc gia; dự án, công trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; sản phẩm thép sản xuất trong nước, nhập khẩu phục vụ chế tạo trong nước quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Thông tư 58 có hiệu lực từ ngày 21/3/2016 và thay thế Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Nguồn: TBT Quảng Ngãi

Quy định mới về kinh doanh khí

Ngày 22/3/2016, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí; áp dụng đối với thương nhân theo quy định của Luật Thương mại và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh khí.

Nội dung Nghị định quy định về kinh doanh khí và điều kiện kinh doanh khí tại thị trường Việt Nam. Cụ thể, quy định các điều kiện kinh doanh khí; quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất, chế biến, phân phối kinh doanh khí; trình tự thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh này.

Theo đó, cơ sở kinh doanh khí bao gồm: cơ sở sản xuất, chế biến khí; cảng xuất, nhập khí; kho tồn chứa khí, kho bảo quản chai LPG và LPG chai; cửa hàng bán LPG chai (bao

Số 02/2016

Bản tin TBT tỉnh Quảng Ngãi 12

gồm cửa hàng chuyên kinh doanh LPG chai); trạm nạp LPG vào chai; trạm nạp CNG, trạm nạp LNG, trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải; trạm cấp LPG, trạm cấp LNG, trạm cấp CNG; vận chuyển khí và cho thuê phương tiện vận chuyển khí. Tổ chức và cá nhân kinh doanh khí chỉ được phép lưu thông, tiêu thụ các loại khí có chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải tuân thủ các quy định về quản lý đo lường, chất lượng khí trong quá trình nhập khẩu, sản xuất, chế biến, tồn trữ, giao nhận, vận chuyển và lưu thông khí trên thị trường, chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng khí thuộc hệ thống thương nhân phân phối. Ngoài ra, đối với các loại khí chưa có quy chuẩn, thương nhân nhập khẩu, sản xuất, chế biến khí bảo đảm chất lượng khí theo tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Theo Nghị định này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương nhân hoạt động tại địa bàn thuộc địa phương về đo lường, chất lượng các loại khí lưu thông trên thị trường; phòng cháy và chữa cháy; an toàn môi trường theo quy định của pháp luật; chống gian lận thương mại, bảo đảm ổn định thị trường.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2016 và thay thế Nghị định số 107/2009/NĐ-CP, Điều 2 Nghị định số 118/2011/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Những quy định trước đây về quản lý kinh doanh khí trái với quy định tại Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Nguồn: TBT Quảng Ngãi

Cảnh báo bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Amiăng có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp và có thể gây nên các bệnh nghiêm trọng như ung thư phổi, ung thư thực quản, buồng trứng...

Theo danh mục sản phẩm bị thu hồi RAPEX của Liên Minh Châu Âu, cơ quan chức năng bảo vệ người tiêu dùng tại Đức đang tiến hành thu hồi sản phẩm bình giữ nhiệt Trung Quốc do phát hiện có chứa hóa chất gây hại đến sức khỏe con người, thậm chí gây ung thư.

Theo đó, mẫu sản phẩm bị thu hồi có màu cam, vỏ nhựa, có tay xách, thể tích 1,4 lít mang tên FOOD JAR thuộc nhãn hiệu DAYDAYS với mã model H514, Ref.: 61470, mã vạch 8301182614705 và thuộc danh mục Đồ nhà bếp 73000000 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OEDC).

Các nhà nghiên cứu cho biết, bình giữ nhiệt do Trung Quốc sản xuất này có chứa sợi amiăng cực kì độc hại đối với con người, nếu bình bị vỡ, người sử dụng có thể hít phải khí này. Được biết amiăng có thể xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu qua đường hô hấp, khi vào cơ thể nó gây nên các bệnh nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp và phổi ung thư phổi, ung thư trung biểu mô ác tính (màng phổi, màng bụng, màng tim) dễ gây tràn dịch và dày màng phổi, ung thư thực quản, buồng trứng. Amiăng không gây hại đến sức khỏe con người ngay lập tức mà thông thường sẽ ảnh hưởng từ 20 - 30 năm sau khi tiếp xúc với chất này. Các biểu hiện chung liên quan đến việc phơi nhiễm sợi amiăng là thở ngắn, ho, mệt mỏi, đau ngực và thường có máu trong đờm.

Do vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người thân trong gia đình, các chị em khi chọn mua các đồ gia dụng, đồ làm bếp nên xem xét cẩn thận, chọn những mặt hàng của những nhà sản xuất uy tín, chất lượng, tránh mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn.

Nguồn: VietQ.vn

Bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Số 02/2016

Bản tin TBT tỉnh Quảng Ngãi 13

Ngành gỗ năm trong năm 2016

Trong năm 2016, ngành gỗ Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội khi FTA, TPP được ký kết nhưng lợi ích từ các Hiệp định này chưa đến ngay trong tức khắc và ngành gỗ sẽ vẫn phải đối mặt với những thách thức trong thời gian tới. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, FTA, TPP, AEC… dù đã ký kết nhưng các DN vẫn chưa nắm được các cam kết cụ thể, DN vẫn rất mù mờ về các thông tin này. Dù dự báo việc ký kết FTA với các thị trường sẽ mở rộng được thị phần, nhưng thuế quan ngành gỗ hầu như không được hưởng lợi bởi ngành gỗ từ 10 năm nay đã được hưởng thuế bằng 0%, nhưng lại bất lợi về hàng rào phi thuế quan chẳng hạn như rào cản kỹ thuật.

Những thách thức

Việt Nam đã ký kết Hiệp định TPP, Hiệp định này hứa hẹn mang lại rất nhiều cơ hội, riêng ngành chế biến gỗ, sẽ có bước phát triển về kim ngạch xuất khẩu (XK). Đối với FTA, đồ gỗ Việt Nam XK sang EU và nhập khẩu gỗ từ EU đều có mức thuế 0%. Các doanh nghiệp sẽ phải thích ứng với những yêu cầu nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn về chứng nhận và hạn chế hóa chất, quy định về các chất nguy hiểm trong sản phẩm gỗ và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp gỗ phải thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ hợp pháp và đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn an toàn sản phẩm. Kéo theo đó là tăng chí phí sản xuất và như vậy sẽ kém tính cạnh tranh. Các doanh nghiệp cũng cần phải thích ứng với các rào cản phi thuế quan hay các rào cản về kỹ thuật (TBT,...).

Từ 2016, các thị trường nhập khẩu đồ gỗ đều đòi hỏi các chứng chỉ gỗ hợp pháp, trong khi đó VN chưa có các hướng dẫn cụ thể. Gần đây, các hợp đồng ký kết đã giảm đi ít nhiều vì lý do này, từ cuối năm ngoái tình hình ký hợp đồng rất khó khăn do không có nguồn gỗ nguyên liệu. Thêm vào đó, các doanh nghiệp vẫn chưa nắm chi tiết được các cam kết cụ thể. Dù dự báo việc ký kết FTA với các thị trường sẽ mở rộng được thị phần, nhưng thuế quan ngành gỗ hầu như không được hưởng lợi bởi ngành gỗ từ 10 năm nay đã được hưởng thuế bằng 0%, nhưng lại bất lợi về hàng rào phi thuế quan chẳng hạn như rào cản kỹ thuật. Đây là một trong những điều lo lắng bởi hầu hết các DN ngành gỗ chưa chuẩn bị kỹ câu chuyện này. Riêng FTA VN - EU có chương xuất xứ, trong đó quy định tất cả các loại gỗ phải có đầy đủ hồ sơ để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ… Nhưng đến nay DN vẫn chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể. Thêm vào đó, các chính sách vĩ mô năm 2016 có thông thoáng không hay vẫn bó hẹp tiền vay, lãi suất, tỉ giá… là điều mà các DN ngành gỗ lo lắng.

Những cơ hội

Năm 2016, ngành gỗ có chủ trương giữ vững các thị trường truyền thống, trong khi đó sẽ tìm cách để mở rộng sang các thị trường mới. FTA VN - Liên minh kinh tế Á Âu là một cơ hội rất lớn để ngành gỗ mở rộng XK sang thị trường này.

Với TPP, có rất nhiều thị trường mới sẽ mở ra cho ngành gỗ, thông qua thị trường Hoa Kỳ, gỗ Việt có thể xâm nhập thị trường Chile, Peru… với doanh thu dự báo khoảng từ 300 - 400 triệu USD/ năm. Trong tương lai, TPP sẽ có thêm nhiều nước tham gia cũng sẽ là cơ hội. Năm 2016, ngành gỗ cũng sẽ đẩy mạnh XK sang Hàn Quốc, hiện nay thị trường này có nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ rất lớn.

Với thị trường EU là một thị trường truyền thống với 5 nước nhập khẩu lớn gồm: Đức Pháp, Ý, Anh, Tây Ban Nha. Gần đây, Hungari, Bungari, Rumani,… đã đặt vấn đề muốn mua gỗ trực tiếp. Như vậy, thị trường XK gỗ trong những năm tới đã khai thông và hứa hẹn mang về thêm nhiều kim ngạch cho ngành gỗ. Về nguồn nguyên liệu, gần đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã định hướng những năm tới ngành gỗ sẽ sử dụng gỗ trong nước. Nhà nước sẽ đầu tư đề trồng rừng, thời gian cây trồng lâu hơn để có gỗ nguyên liệu tốt hơn trong đó gỗ cao su là một nguồn nguyên liệu tốt được các thị trường rất ưa chuộng.

Các DN ngành gỗ kiến nghị, Nhà nước cần phải có quỹ cho vay để các DN ngành gỗ cải tiến công nghệ sản xuất. Thứ hai, sẽ đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực. Thứ ba, phát triển gỗ nguyên liệu và đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Nguồn: http://goviet.org.vn/

Số 02/2016

Bản tin TBT tỉnh Quảng Ngãi 14

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu

Ngày 29/5/2015, Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU - bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) đã chính thức ký kết FTA Việt Nam - EAEU.

Hiệp định bao gồm 15 Chương và các Phụ lục về mở cửa thị trường Hàng hóa, Dịch vụ, Đầu tư, Quy tắc xuất xứ...Gồm: Nhóm về hàng hóa: Các Chương Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Phòng vệ thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thuận lợi hóa và hải quan…Nhóm khác: Các Chương Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ,Thương mại điện tử, Cạnh tranh, Pháp lý và thể chế

Riêng Chương Thương mại Dịch vụ, Đầu tư và di chuyển thể nhân được đàm phán song phương giữa Việt Nam và Liên Bang Nga và các cam kết đạt được chỉ áp dụng song phương giữa hai nước. Theo đó, các Doanh nghiệp (DN) Việt Nam có những cơ hội và thách thức trong kinh doanh như sau:

Cơ hội từ FTA Việt Nam - EAEU đối với DN: FTA Việt Nam - EAEU được kỳ vọng sẽ mang lại các lợi ích lớn về thương mại hàng hóa bởi ít nhất 03 lý do:

Thứ nhất, EAEU trong đó đặc biệt là Nga là một thị trường rộng lớn mà hiện vẫn tương đối đóng với hàng hoá nước ngoài (thông qua hàng rào thuế quan cao). Cụ thể, dù đã gia nhập WTO nhưng mức thuế nhập khẩu trung bình vào Nga còn cao, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. FTA Việt Nam - EAEU có thể khai thông hàng rào thuế quan cao này.

Thứ hai, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên của EAEU đến thời điểm này. Trên thực tế, khu vực EAEU đã từng đàm phán FTA với một số nước nhưng không thành công. Vì vậy, nếu ký được FTA với khu vực này, hàng hóa Việt Nam sẽ có lợi thế đặc biệt.

Thứ ba, cơ cấu sản phẩm giữa Việt Nam và các nước EAEU là tương đối bổ sung cho nhau chứ không cạnh tranh trực tiếp. Do đó những tác động bất lợi truyền thống của việc mở cửa thị trường Việt Nam cho đối tác qua FTA sẽ được giảm bớt nhiều.

Cuối cùng, hiện tại mạng lưới người Việt sống, học tập và làm việc tại Nga tương đối đông đảo, các DN có thể tận dụng các kinh nghiệm và mối quan hệ từ mạng lưới này để tiếp cận thị trường này.

Thách thức từ FTA Việt Nam - EAEU đối với DN:

Theo cam kết tại Hiệp định này, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường trong nước cho khoảng 90% các sản phẩm đến từ các nước EAEU, đặc biệt là các sản phẩm mà khu vực này có thế mạnh xuất khẩu như chăn nuôi, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Vì vậy, về lý thuyết, việc mở cửa sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh đáng kể cho các ngành sản xuất trong nước.

Mặc dù vậy, nguy cơ này được cho là không quá đáng lo ngại bởi: Thứ nhất, rất nhiều các sản phẩm trong số này Việt Nam không sản xuất được, phải nhập khẩu; Thứ hai, với các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp, thì thực tế ta cũng đã mở cửa theo các FTA đã có, hoặc dự kiến cũng sẽ mở cửa trong các FTA sắp tới rồi, nên tác động đến các DN trong nước của Hiệp định này, nếu có, thì cũng không phải là cú sốc quá lớn; Thứ ba, thách thức sẽ là động lực để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN Việt Nam kinh doanh chưa hiệu quả

So với nhiều thị trường khác, thị trường EAEU có một số đặc điểm riêng có thể tạo ra những rủi ro nhất định cho thương mại hàng hóa, đặc biệt là sự tồn tại của nhiều loại “rào cản trá hình” như: Yêu cầu về TBT, SPS không ổn định, thiếu minh bạch, do đó rất khó dự kiến trước; Quy trình, thủ tục nhập khẩu tương đối phức tạp và không rõ ràng, không nhất quán ngay trong bản thân nội khối 5 nước EAEU; Các rào cản khác: Giao dịch với đối tác EAEU sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ tiếng Nga (chứ không sử dụng tiếng Anh thông dụng); Thiếu thông tin về đối tác bạn hàng không sẵn có; Cơ chế thanh toán không thuận tiện…

Do đó, các DN cần đặc biệt chú ý xử lý các rào cản này để tiếp cận thị trường EAEU, tận dụng lợi ích thuế quan to lớn mà Hiệp định này mang lại.

Nguồn: TBT Quảng Ngãi tổng hợp

Số 02/2016

Bản tin TBT tỉnh Quảng Ngãi 15

Chuyên mục: Hỏi đáp

Hỏi: Thế nào là dấu hợp quy. Sản phẩm, hàng hóa gắn dấu hợp quy (CR) có ý nghĩa là gì?

Trả lời: Dấu hợp quy là dấu hiệu chứng minh sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp cho sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp quy hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy gắn cho sản phẩm, hàng hoá được công bố hợp quy sau khi đã đăng ký công bố hợp quy.

Hình dạng, kết cấu và cách thể hiện dấu hợp quy do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định. Vị trí gắn dấu hợp quy là gắn trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc trong tài liệu kỹ thuật hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc.

Sản phẩm, hàng hóa có gắn dấu hợp quy (CR) có nghĩa là những sản phẩm, hàng hóa đó được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định đảm bảo rằng sản phẩm, hàng hóa đó hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan và được phép lưu thông trên thị trường.

Hỏi: Hiện tại DN có nhập khẩu tủ lạnh từ Trung Quốc, đã có chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 và có dán nhãn năng lượng. Như vậy DN có cần làm thêm hồ sơ công bố hợp quy hay không?

Trả lời: Ngày 12/4/2012, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành QCVN 09:2012/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử theo Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN ngày 12/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo đó, DN nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử bao gồm: Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời, Máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ điện, Bóng đèn có balat lắp liền, Máy hút bụi, Máy giặt, Tủ lạnh, tủ đá, Điều hòa không khí sau khi được chứng nhận hợp

quy không cần phải đăng ký công bố hợp quy mà phải tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Hỏi: Hiện DN là cửa hàng kinh doanh bán lẻ các thiết bị điện, điện tử nhập hàng về từ các nhà phân phối lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, DN phải làm như thế nào để tuân thủ theo các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa?

Trả lời: Để tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm hàng hóa đối với mặt hàng điện, điện tử thì DN cần tuân thủ các quy định nêu trong QCVN 04:2009/BKHCN về an toàn đối với thiết bị điện, điện tử và QCVN 09:2012/BKHCN về tương thích điện từ đối với thiết bị điện, điện tử gia dụng và các mục đích tương tự. Cụ thể:

- Về nhãn hàng hóa: DN cần kiểm tra để đảm bảo tất cả các mặt hàng buôn bán phải được dán nhãn đầy đủ. Theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa thì nhãn của mặt hàng điện, điện tử phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau:

+ Tên hàng hóa;

+ Tên và địa chỉ của tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa

+ Xuất xứ hàng hóa;

+ Định lượng;

+ Tháng sản xuất;

+ Thông số kỹ thuật;

+ Thông tin, cảnh báo an toàn;

+ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

(hàng hóa nhập khẩu phải dán nhãn phụ bằng Tiếng Việt với đủ nội dung trên)

- Về Tem hợp quy và hồ sơ chứng nhận hợp quy: DN phải đảm bảo các sản phẩm điện, điện tử sau bán tại cửa hàng có dán tem hợp quy CR: dụng cụ điện đun nước nóng tức thời; dụng cụ điện đun và chứa nước nóng; máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác; ấm đun nước; nồi cơm điện; quạt điện; bàn là điện; lò vi sóng; lò nướng điện; vỉ nướng điện (loại di động); dây điện bọc

Dấu Hợp quy được ban hành theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN

Số 02/2016

Bản tin TBT tỉnh Quảng Ngãi 16

nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V; dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ pha chè hoặc cà phê; máy sấy khô tay; máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ điện; bóng đèn có balat lắp liền; máy hút bụi; tủ lạnh, máy giặt; tủ đá; điều hòa không khí.

DN phải yêu cầu nhà cung cấp, cung cấp đầy đủ hồ sơ hợp quy tương ứng đi kèm với từng sản phẩm và thực hiện lưu giữ hồ sơ này để cung cấp cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu. Đặc biệt, đối với dụng cụ điện đun nước nóng tức thời phải áp dụng đồng thời các biện pháp quản lý theo quy định của QCVN 04:2009/BKHCN và QCVN 09:2012/BKHCN, nên DN phải lưu giữ cả hồ sơ chứng nhận hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2009/BKHCN và QCVN 09:2012/BKHCN.

- Ngoài ra theo Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, DN còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau: Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng hàng hóa trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản; Thông báo cho người mua điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng hàng hóa; Cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa cho người mua; Cung cấp tài liệu, thông tin về hàng hóa bị kiểm tra cho kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa cho người mua khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu; Kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hóa gây mất an toàn hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; Hoàn lại tiền

hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người mua trả lại; Hợp tác với người sản xuất, người nhập khẩu thu hồi, xử lý hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Hỏi: Quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật?

Tại Điều 24 Nghi Định 80/2013/NĐ-CP: Hành vi giả mạo liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, không trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Giả mạo dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy hoặc chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy để ghi, gắn lên sản phẩm, hàng hóa hoặc các tài liệu kèm theo;

b) Giả mạo kết quả thử nghiệm hoặc kết quả kiểm tra hoặc kết quả giám định hoặc kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, nhập

khẩu, buôn bán sản phẩm, hàng hóa từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu kết quả thử nghiệm hoặc giấy chứng nhận kiểm tra hoặc giám định hoặc kiểm định chất lượng đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Nguồn: TBT Quảng Ngãi tổng hợp

Kính gửi: Quý bạn đọc

TBT Quảng Ngãi có nhiệm vụ thông báo hỏi đáp về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại theo Quyết định số: 40/2012/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 14/11/2012 ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Quảng Ngãi. Trong khuôn khổ Bản tin này, chúng tôi đăng tải thông tin liên quan đến việc thực thi Hàng rào kỹ thuật trong thương mại; về hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng và tin cảnh báo của các nước thành viên WTO có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bản tin cũng được đăng tải trên website: http://www.quangngai.gov.vn/sokhcn.

Trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc và theo dõi.