33
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁOĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Hà Nội, tháng 8 năm 2012

Page 2: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

MỤC LỤC

Phần thứ nhất:

GIỚI THIỆU CHUNG 3

I. Bối cảnh sửa đổi Luật Đất đai 3

1.1. Khái quát tình hình tổ chức thực hiện Luật Đất đai năm 2003 3

1.2. Mục tiêu sửa đổi Luật Đất đai 5II. Sử dụng phương pháp đánh giá dự báo tác động pháp luật (RIA) trong việc đánh giá Dự thảo Luật 61. Về điều tra, đánh giá tài nguyên đất, xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai; 72. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 7

Phần thứ hai: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TRONG DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)....................................................... 9

1. Về điều tra, đánh giá tài nguyên đất, xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai 9

1.1. Hiện trạng: 9

1.2. Mục tiêu: 9

1.3. Các phương án: 9

1.4. Phân tích, đánh giá dự báo tác động của các phương án: 10

1.5. Kết luận và kiến nghị: 112. Về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 11

2.1. Hiện trạng: 11

2.2. Mục tiêu: 11

2.3. Các phương án: 12

2.4. Phân tích, đánh giá dự báo tác động của các phương án: 12

2.5 Kết luận và kiến nghị: 133. Về thời hạn giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản và làm muối cho hộ gia đình, cá nhân 13

3.1 Hiện trạng: 13

3.2 Mục tiêu: 14

1

Page 3: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

3.3 Các phương án: 14

3.4. Phân tích, đánh giá dự báo tác động các phương án: 14

3.5 Kết luận và kiến nghị: 164. Về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân 16

4.1 Hiện trạng: 16

4.2 Mục tiêu: 16

4.3 Các phương án: 16

4.4. Phân tích, đánh giá dự báo tác động các phương án: 16

4.5 Kết luận và kiến nghị: 175. Về việc thu hẹp các đối tượng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để chuyển sang thuê đất 18

5.1 Hiện trạng: 18

5.2 Mục tiêu: 18

5.3 Các phương án: 18

5.4. Phân tích, đánh giá dự báo tác động các phương án: 18

5.5 Kết luận và kiến nghị: 196. Về chinh sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 19

6.1. Hiện trạng: 19

6.2 Mục tiêu: 20

6.3 Các phương án: 20

6.4 Phân tích, đánh giá dự báo tác động các phương án: 20

6.5. Kết luận và kiến nghị: 21

Phần thứ ba: QUÁ TRÌNH THAM VẤN KHI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) 22

Phần thứ tư: KẾT LUẬN 23

2

Page 4: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Phần thứ nhất

GIỚI THIỆU CHUNG

I. Bối cảnh sửa đổi Luật Đất đai

1.1. Khái quát tình hình tổ chức thực hiện Luật Đất đai năm 2003

Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.

Sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, Chinh phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã kịp thời ban hành khá đầy đủ hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật(1). Hệ thống văn bản đã từng bước được hoàn thiện(2) tạo hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh, cơ bản phù hợp với thực tế, đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà nước về đất đai, tạo điều kiện phát huy nguồn nội lực từ đất đai để góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

Việc tổ chức thi hành pháp luật đất đai đã được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, ý thức chấp hành pháp luật đất đai trong nhân dân đã có chuyển biến tich cực. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai đã được chú trọng và ngày càng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Trình độ, kiến thức, cũng như nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật về đất đai của toàn xã hội ngày được nâng cao.

Từ khi có Luật Đất đai 2003, công tác quản lý đất đai có nhiều chuyển biến rõ rệt và dần đi vào nền nếp. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được triển khai đồng bộ ở các cấp hành chinh(3); việc phân bổ quỹ đất đã đáp ứng cơ bản cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh( 4). Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đã từng bước phù hợp với chuyển dịch cơ

1 Tổng số có 99 văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; 72 văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đất đai. 2 Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật Khiếu nại, Luật Tố tụng hành chinh và trên 20 Luật khác có nội dung điều chỉnh liên quan đến đất đai. Chinh phủ đã ban hành 20 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Thủ tướng Chinh phủ đã ban hành 12 Chỉ thị và 20 Quyết định; Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền hơn 200 văn bản.3 Đã hoàn thành việc lập quy hoạch đến năm 2010 như sau: Quy hoạch cả nước; 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 78% cấp huyện; 68% cấp xã.4 Năm 2010: Đất sản xuất nông nghiệp 10.126 nghìn ha (tăng 556 nghìn ha so với năm 2000); Đất lâm nghiệp 15.366 nghìn ha (tăng 3.790 nghìn ha so với năm 2000); Đất nuôi trồng thủy sản 690.221 ha (tăng 322 nghìn ha so với năm 2000); Đất làm muối 18 nghìn ha (giảm 1 nghìn ha so với năm 2000); cả nước có 755 đô thị (gồm 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 54 thành phố trực thuộc tỉnh, 43 thị xã và 624 thị trấn), diện tich đất đô thị có 1.517 nghìn ha (tăng thêm 531 nghìn ha); các khu công nghiệp trong cả nước đã sử dụng 72 nghìn ha (tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt 46%); đất cụm công nghiệp có 28 nghìn ha; đất quốc phòng có 287 nghìn ha và đất an ninh 48 nghìn ha.

3

Page 5: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

cấu kinh tế. Quỹ đất nông nghiệp đã đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ và phát triển rừng(5). Đất dành cho công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị được mở rộng, từng bước đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhu cầu đô thị hóa. Phần lớn diện tich đất chưa sử dụng đã được khai thác, cải tạo đưa vào sử dụng hợp lý, hiệu quả, đáp ứng cho các mục đich nông nghiệp và phi nông nghiệp(6). Các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà nước bảo đảm thực hiện đã làm cho người sử dụng đất gắn bó hơn với đất đai, yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh để tăng hiệu quả sử dụng đất; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Thị trường bất động sản trong đó có quyền sử dụng đất đã tạo lập được cơ chế hoạt động, phát triển tương đối đồng bộ. Chinh sách tài chinh đất đai từng bước được hoàn thiện chinh theo hướng tiếp cận cơ chế thị trường, đưa đất đai trở thành nguồn nội lực, nguồn vốn để phát triển đất nước.

Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai đã được củng cố, mở rộng, đặc biệt là cấp cơ sở, cán bộ làm công tác quản lý đất đai được tăng cường; cải cách thủ tục hành chinh về lĩnh vực đất đai đã được đẩy mạnh. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai đã được các ngành, các cấp quan tâm giải quyết, từng bước hạn chế khiếu kiện vượt cấp, góp phần bảo đảm an ninh chinh trị, trật tự an toàn xã hội. Số vụ vi phạm pháp luật về đất đai, hiện tượng tham nhũng, lãng phi trong quản lý đất đai đã giảm so với trước khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành. Tình trạng đầu cơ đất đai kéo dài trong nhiều năm trước đó đã từng bước được khắc phục góp phần ngăn chặn và làm suy giảm tác động tiêu cực của các cơn sốt về giá đất.

Bên cạnh những mặt tich cực và các thành tựu đã đạt được, pháp luật đất đai và việc thi hành pháp luật đất đai vẫn còn bộc lộ những mặt tồn tại, hạn chế. Chủ trương, chinh sách, pháp luật về đất đai còn một số nội dung chưa đủ rõ, chưa phù hợp; việc thể chế hóa còn chậm, chưa thật đồng bộ. Một số văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và văn bản pháp luật liên quan chưa được ban hành đồng bộ, còn chồng chéo, có nhiều điểm chưa thống nhất làm cho việc áp dụng pháp luật còn vướng mắc, hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Việc cụ thể hoá quy định pháp luật đất đai ở một số đia phương chưa kịp thời. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được triển khai đồng đều ở các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, những địa phương còn khó khăn về kinh phi.

Công tác quản lý nhà nước về đất đai còn một số tồn tại, bất cập, nhất là

5 Diện tich đất lâm nghiệp năm 2010 có 15.366 nghìn ha, tăng 3.790 nghìn ha so với năm 2000.6 Trong giai đoạn 2001-2010 diện tich đất chưa sử dụng được khai thác đưa vào sử dụng khoảng 5,6 triệu ha.

4

Page 6: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

trong quy hoạch sử dụng đất và các thủ tục hành chinh về đất đai. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xác định giá đất, hỗ trợ tái định cư còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. Lợi ich của Nhà nước và người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng. Nguồn lực về đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; việc sử dụng đất nhiều nơi còn lãng phi, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn lớn. Thị trường bất động sản phát triển không ổn định, thiếu lành mạnh, giao dịch “ngầm” còn khá phổ biến. Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp.

Nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên, Nghị quyết số 48/2010/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011, Nghị quyết số 07/2011/QH12 ngày 06 tháng 8 năm 2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 201 đã giao Chinh phủ xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để thay thế Luật Đất đai năm 2003.

Việc sửa đổi Luật Đất đai lần này được thực hiện trong bối cảnh:

- Ban Chấp hành Trương ương Đảng Khóa XI đang tổng kết Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2003) về tiếp tục đổi mới chinh sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Ban chấp hành Trương ương Đảng khóa XI đã có Kết luận số 22-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Hội nghị lần thứ năm, hiện đang tiếp tục nghiên cứu và làm rõ thêm một số vấn đề để trình Hội nghị lần thứ sáu;

- Chinh phủ đã triển khai tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2003 tại các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời đã trực tiếp tổ chức tổng kết tại 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho các vùng, miền và mời các tỉnh, thành phố tham dự cho ý kiến.

1.2. Mục tiêu sửa đổi Luật Đất đai

(1). Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai từ Trung ương đến cơ sở.

(2). Khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội.

(3). Cải cách thủ tục hành chinh về đất đai vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên đất vừa bảo đảm tinh công khai, minh bạch, để thuận tiện cho

5

Page 7: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

người sử dụng đất thực hiện các quyền và giám sát việc thực hiện của các cơ quan nhà nước nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phi trong quản lý, sử dụng đất đai.

(4). Giảm khiếu kiện về đất đai thông qua việc tiếp tục hoàn chỉnh pháp luật đất đai; tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, đồng thời nâng cao trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan đến công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

II. Sử dụng phương pháp đánh giá dự báo tác động pháp luật (RIA) trong việc đánh giá Dự thảo Luật

Việc thực hiện đánh giá tác động của Dự thảo Luật Đất đai được tiến hành theo các bước sau:

(1). Xác định các vấn đề ưu tiên dựa trên các tiêu chi rõ ràng;

(2). Xác định các mục tiêu của vấn đề;

(3). Lựa chọn các giải pháp để giải quyết từng vấn đề;

(4). Xác định các yếu tố chi phi và lợi ich chinh cho từng vấn đề;

(5). Xác định các dữ liệu phân tich;

(6). Xác định cách thức thu thập dữ liệu và tham vấn về phương pháp đó;

(7). Thu thập, tập hợp dữ liệu và tham vấn ;

(8). Đánh giá, phân tich các dữ liệu đã thu thập được;

(9). Nhóm nghiên cứu dự thảo thống nhất về cách diễn giải kết quả phân tich, thống nhất các giải pháp và kết luận;

(10). Viết báo cáo đánh giá tác động.

Việc thực hiện đánh giá tác động của Dự thảo Luật phải đưa ra được các phương án cụ thể cho từng vấn đề mà dự thảo Luật quy định, đánh giá các tác động tich cực và tiêu cực của các phương án đó và trình bày kết quả đánh giá để so sánh các phương án với nhau một cách rõ ràng. Trong quá trình đánh giá, nhiều phương án lựa chọn cho một số quy định trong Dự thảo Luật đã được cân nhắc. Các thông tin về tác động tich cực và tác động tiêu cực của các phương án lựa chọn cũng đã được đưa ra thảo luận. Các thông tin đó đặc biệt có ich khi còn có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung của Dự thảo Luật.

Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Nhóm nghiên cứu đã xác định các vấn đề cần ưu tiên đánh giá theo một phương pháp có hệ thống và đã chọn ra được 06 (sáu) vấn đề quan trọng nhất cần phân tich, đánh giá tác động và xác định phương án giải quyết cho từng vấn đề. Mỗi vấn đề sẽ có một giải pháp có tinh chất vạch ranh giới - giải pháp giữ nguyên hiện trạng, tức là không thay đổi tình trạng hiện có của vấn đề. Giải

6

Page 8: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

pháp giữ nguyên hiện trạng luôn được sử dụng trong Báo cáo đánh giá tác động bởi phân tich tác động phải luôn tinh tới các tác động ngoài lề, nghĩa là phải so sánh tác động của tất cả các giải pháp thay đổi với giải pháp giữ nguyên hiện trạng để tìm hiểu rõ hơn tác động bên lề nếu có thay đổi.

Các vấn đề được Nhóm nghiên cứu lựa chọn để đánh giá tác động trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), gồm:

1. Về điều tra, đánh giá tài nguyên đất, xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai;

2. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

3. Về thời hạn giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản và làm muối cho hộ gia đình, cá nhân;

4. Về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;

5. Về việc thu hẹp các đối tượng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất chuyển sang thuê đất;

6. Về chinh sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được xây dựng dựa trên các kinh nghiệm quốc tế như: xác định vấn đề, đánh giá hiện trạng, xác định phương án giải quyết vấn đề, thu thập dữ liệu, kiểm nghiệm dữ liệu thông qua lấy ý kiến và phân tich dữ liệu theo một phương pháp rõ ràng.

Các phương pháp do Nhóm nghiên cứu sử dụng để phân tich là kết hợp cả phương pháp định lượng và định tinh, trong đó các phương pháp lượng hóa phải được sử dụng tối đa trong phạm vi thời lượng và nguồn lực cho phép. Tuy nhiên, Nhóm nghiên cứu cũng nhận thức được là một số tác động quan trọng không thể lượng hóa được nhưng phải được mô tả theo phương pháp định tinh chinh xác nhất có thể và kết luận phải được kem theo các giả định hợp lý và lô-gic.

Phương pháp trên gọi là phân tich lợi ich-chi phi mềm vì phương pháp này kết hợp cả phương pháp định tinh và định lượng vào một khung duy nhất để từ đó các lựa chọn được so sánh lần lượt theo một phương thức nhất quán. Kỹ thuật này đòi hoi người phân tich phải tuân thủ hai tiêu chi đảm bảo chất lượng sau:

- Các giả định đưa ra phải rõ ràng;

- Kết luận không cần dựa trên dữ liệu chuẩn xác nhưng phải có cơ sở hợp lý trên các thông tin có được.

7

Page 9: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Phần thứ hai

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TRONG DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

1. Về điều tra, đánh giá tài nguyên đất, xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai

1.1. Hiện trạng:

- Việc điều tra, đánh giá tài nguyên đất chưa được quy định cụ thể trong Luật Đất đai năm 2003. Thực tế triển khai trong thời gian qua mới chỉ mới điều tra về số lượng, chưa chú trọng đến điều tra chất lượng đất. Do đó, việc đánh giá tài nguyên đất để phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội và việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phân bổ quỹ đất cho các ngành còn nhiều hạn chế.

- Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và phục vụ các ngành, lĩnh vực, đảm bảo việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai chưa được quy định trong Luật Đất đai năm 2003; việc tổ chức thực hiện còn phân tán, thiếu thống nhất, thông tin còn chưa được cập nhật thường xuyên, đầy đủ.

1.2. Mục tiêu:

- Điều tra cơ bản về đất đai nhằm nắm chắc số lượng và chất lượng đất đai phục vụ công tác quản lý và sử dụng đất hiệu quả, bền vững.

- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai theo mô hình tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu.

1.3. Các phương án:

Để giải quyết vấn đề bất cập nêu trên, có 3 phương án lựa chọn sau đây:

Phương án 1A: Giữ nguyên như hiện nay, không quy định cụ thể các hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên đất, xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai.

Phương án 1B: Quy định các nội dung của công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất, xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai.

Phương án 1C: Quy định cụ thể các nội dung và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc điều tra, đánh giá tài nguyên đất, xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai.

8

Page 10: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

1.4. Phân tích, đánh giá dự báo tác động của các phương án:

a) Phương án 1A:

- Tác động tích cực:

Dự báo không có tác động tich cực.

- Tác động tiêu cực:

+ Không quy định rõ các hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên đất, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai dẫn đến không có cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện.

+ Việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thiếu cơ sở khoa học để đề xuất phương án sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, bền vững; việc sử dụng tài nguyên đất hiệu quả không cao;

+ Không đảm bảo được việc cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về quản lý nhà nước về đất đai, phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế và các nhu cầu khác của xã hội.

+ Không có cơ sở để công khai, minh bạch hóa công tác quản lý đất đai, phát triển Chinh phủ điện tử.

b) Phương án 1B:

- Tác động tích cực:

+ Đã đề cập khái quát đến nội dung của công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai;

+ Đã tạo được cơ sở cơ bản để xây dựng hệ thống thông tin và dữ liệu đất đai, định hướng cho hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng đất đai.

- Tác động tiêu cực:

+ Chưa làm rõ được nội dung về các hoạt động của công tác điều tra cơ bản và trách nhiệm của cơ quan làm công tác điều tra cơ bản;

+ Chưa làm rõ được yêu cầu, nội dung trong việc xây dựng hệ thống thông tin và việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai;

c) Phương án 1C:

- Tác động tích cực:

+ Việc quy định rõ các hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên đất, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai đã tạo cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện trên thực tế;

+ Cung cấp cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng

9

Page 11: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

đất và việc phân bổ hợp lý, khai thác tài nguyên đất đai một cách hiệu quả, bền vững;

+ Đảm bảo được việc cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về quản lý nhà nước về đất đai, phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế và các nhu cầu khác của xã hội;

+ Làm cơ sở để công khai, minh bạch, hiện đại hóa công tác quản lý đất đai, phát triển Chinh phủ điện tử;

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp và các bên có liên quan tiếp cận thông tin đất đai dễ dàng và thuận tiện;

+ Nhà nước sẽ thu phi từ việc cung cấp dịch vụ khai thác thông tin từ số liệu về điều tra cơ bản đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai.

- Tác động tiêu cực:

+ Nhà nước phải đầu tư chi ban đầu để thực công tác điều tra cơ bản và xây dựng hạ tầng và cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin đất đai.

1.5. Kết luận và kiến nghị:

So sánh tác động của 3 phương án trên, Nhóm nghiên cứu đề xuất lựa chọn Phương án 1C vì phương án này đem lại nhiều lợi ich hơn cho Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đất đai.

2. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

2.1. Hiện trạng:

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập theo 04 cấp hành chinh cả nước (cấp quốc gia), cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã và kỳ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 10 năm. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng dất của 4 cấp không có phân biệt về chỉ tiêu giữa các cấp. Việc quy định nội dung về quy hoạch của cấp quốc gia cũng tương tự như nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đã dẫn đến sự trùng lắp và làm hạn chế sự chủ động trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới.

2.2. Mục tiêu:

- Làm rõ vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong việc phân bổ quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực và làm căn cứ để Nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đich sử dụng đất.

10

Page 12: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

+ Đổi mới công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả và tinh khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2.3. Các phương án:

- Phương án 2A: Giữ nguyên như quy định hiện hành, lập quy hoạch sử dụng đất cho 4 cấp: quốc gia, tỉnh, huyện và xã; nội dung quy hoạch sử dụng đất của 04 cấp là tương tự nhau.

- Phương án 2B: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 3 cấp quốc gia, tỉnh và xã; không lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

- Phương án 2C: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 03 cấp quốc gia, tỉnh và huyện; trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia có quy hoạch sử dụng đất của các vùng kinh tế - xã hội, trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp xã.

2.4. Phân tích, đánh giá dự báo tác động của các phương án:

a) Phương án 2A:

- Tác động tích cực: Đảm bảo sự ổn định của pháp luật.

- Tác động tiêu cực:

+ Không rõ về chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp;

+ Gây áp lực trong việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các cấp;

+ Mất nhiều chi phi trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.

b) Phương án 2B:

- Tác động tích cực: Giảm bớt áp lực về chi phi và thời gian lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

- Tác động tiêu cực:

+ Không có định hướng tổng thể để khai thác, sử dụng đất đai ở cấp huyện;

+ Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đich sử dụng đất thiếu căn cứ.

c) Phương án 2C:

- Tác động tích cực:

+ Đã có quy định rõ ràng về chỉ tiêu quy hoạch cho mỗi cấp để đảm bảo việc khai thác, sử dụng đất đai hiệu quả, bền vững;

11

Page 13: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

+ Làm rõ được trách nhiệm của từng cấp trong việc xác định các chỉ tiêu quy hoạch cho từng mục đich gắn với kỳ quy hoạch phù hợp với định hướng về phát triển kinh tế - xã hội.

+ Đảm bảo sự gắn kết trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh với quy hoạch sử dụng đất ở các vùng kinh tế, xã hội.

+ Việc lồng ghép quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã đảm bảo sự hài hòa, thống nhất về các chỉ tiêu sử dụng đất triển khai trên địa bàn cấp xã.

+ Giảm chi phi để thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số địa bàn cấp xã mà it có thay đổi.

+ Rút ngắn thời gian xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương

- Tác động tiêu cực:

Tăng áp lực về thời gian, chi phi và nhân lực do phải huy động cùng lúc cho lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện và của một số xã, thị trấn.

2.5 Kết luận và kiến nghị:

So sánh tác động của 3 phương án trên, Nhóm nghiên cứu đề lựa chọn Phương án 2C vì phương án này sẽ đảm bảo được yêu cầu về quản lý đất đai ở mỗi cấp.

3. Về thời hạn giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản và làm muối cho hộ gia đình, cá nhân

3.1 Hiện trạng:

Việc giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản và làm muối cho hộ gia đình, cá nhân cho hộ gia đình, cá nhân dụng được thực hiện theo Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai năm 2003 với thời hạn giao đất là 20 năm. Thực hiện các quy định của Luật Đất đai, các địa phương đã giao đất cho hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tich đất là 14.057 nghìn ha trong đó có 9.053 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 89,5%), 569 nghìn ha đất nuôi trồng thủy sản (chiếm 82,5%); ngoài ra còn có 4.415 nghìn ha đất lâm nghiệp, 10 nghìn ha đất làm muối và 9,3 nghìn ha đất nông nghiệp khác7. Theo quy định này thì đến năm 2013 thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản và làm muối của hộ gia đình, cá nhân sẽ hết. Thực tế này làm phát sinh một số bất cập sau đây:

- Người sử dụng đất có tâm lý không yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất;

7 Nguồn Tổng cục Quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường.

12

Page 14: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

- Một số tổ chức tin dụng không nhận thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân nên việc thực hiện quyền của người sử dụng đất bị hạn chế.

3.2 Mục tiêu:

+ Đảm bảo sự ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp;

+ Tạo cơ sở cho người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

3.3 Các phương án:

Phương án 3A: Giữ nguyên thời hạn giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản và làm muối 20 năm như quy định hiện hành.

Phương án 3B: Không quy định thời hạn giao tất cả các loại đất nông nghiệp.

Phương án 3C: Tăng thời hạn giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản và làm muối lên 50 năm. Khi hết thời hạn nếu người sử dụng đất có nhu cầu, chấp hành đúng quy định của pháp luật, việc sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì người sử dụng đất được tiếp tục gia hạn thêm một thời hạn là 50 năm.

3.4. Phân tích, đánh giá dự báo tác động các phương án:

a) Phương án 3A:

- Tác động tích cực: Đảm bảo sự ổn định của pháp luật.

- Tác động tiêu cực: Không có động lực để người nông dân gắn bó hơn với đồng ruộng, yên tâm đầu tư, thâm canh đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

b) Phương án 3B:

- Tác động tích cực:

+ Làm cho người nông dân gắn bó hơn với đồng ruộng;

+ Khắc phục được sự bất bình đẳng về thời hạn sử dụng đất của nông dân

và doanh nghiệp;

+ Nhà nước không phải xem xét để thực hiện thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất.

- Tác động tiêu cực: Việc thu hồi đất có thể sẽ có khó khăn hơn do người sử dụng đất dễ lầm tưởng là đất đai thuộc sở hữu tư nhân.

13

Page 15: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

c) Phương án 3C:

- Tác động tích cực:

+ Khẳng định vai trò của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai;

+ Không làm ảnh hưởng đến quyền định đoạt của Nhà nước.

+ Làm cho người nông dân gắn bó hơn với đồng ruộng;

+ Bảo đảm sự bình đẳng về thời hạn sử dụng đất giữa người sử dụng đất nông nghiệp với người sử dụng đất phi nông nghiệp.

+ Phù hợp với ý kiến, nguyện vọng của đa số hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp. Thể hiện trong Bảng và biểu đồ dưới đây sau:

Biểu đồ đề xuất kéo dài thời hạn đất nông nghiệp8

- Tác động tiêu cực: Khi hết thời hạn Nhà nước vẫn phải xem xét để thực hiện thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất.

8 Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai

14

Page 16: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

3.5 Kết luận và kiến nghị:

Qua phân tich so sánh ưu điểm và hạn chế các phương án, Nhóm nghiên cứu đề xuất lựa chọn Phương án 3C là phương án có nhiều ưu điểm, phù hợp chinh sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Đảng, sát thực tế, phù hợp nguyện vọng của đa số người dân và có tinh khả thi hơn.

4. Về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

4.1 Hiện trạng:

Theo quy định hiện hành hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp cao nhất là 06 ha đối với đất trồng cây hàng năm tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là 100 ha đối với đất trồng cây lâu năm tại các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Tuy nhiên, do quy định hạn mức nhận chuyển quyền còn thấp nên có nhiều trường hợp sử dụng đất có diện tich lớn đã lách luật bằng cách nhờ người khác đứng tên khi nhận chuyển quyền sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, dễ phát sinh khiếu kiện, tranh chấp đất đai. Mặt khác, hiện nay Đảng và Nhà nước có chủ trương tich tụ và tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất lớn mức sử dụng đất nông nghiệp.

4.2 Mục tiêu:

+ Tăng lên quy mô đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

+ Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

4.3 Các phương án:

Phương án 4A: Giữ nguyên như quy định hiện hành;

Phương án 4B: Không quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp (không quy định hạn điền);

Phương án 4C: Nâng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp lên không quá 10 lần so với hạn mức giao đất nông nghiệp.

4.4. Phân tích, đánh giá dự báo tác động các phương án:

a) Phương án 4A:

- Tác động tích cực:

+ Có thể ngăn ngừa được tình trạng nông dân ngheo mất đất và hạn chế được đầu cơ đất nông nghiệp.

+ Nhà nước thực hiện việc quản lý ổn định không phải lập lại hồ sơ quản lý và người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định, không xáo trộn vì chinh sách mới.

15

Page 17: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

- Tác động tiêu cực:

+ Không thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại, sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn trong nông nghiệp.

+ Không thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp.

b) Phương án 4B:

- Tác động tích cực:

+ Tạo động lực mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp tiết kiệm được chi phi lao động,

+ Tạo điều kiện phát triển cơ giới hóa trong nông nghiệp.

- Tác động tiêu cực:

+ Sẽ xẩy ra tình trạng một bộ phận nông dân không có đất sản xuất; tình trạng đầu cơ đất, phát canh thu tô.

+ Dễ dẫn đến tình trạng phân cách giàu ngheo, mất ổn định xã hội ở nông thôn mà Nhà nước phải đối mặt để giải quyết.

c) Phương án 4C:

- Tác động tích cực:

+ Phù hợp với chủ trương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nêu tại Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.

+ Tạo động lực mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp tiết kiệm được chi phi lao động,

+ Tạo điều kiện phát triển cơ giới hóa trong nông nghiệp.

+ Nhà nước có khả năng giải quyết vấn đề nông dân ngheo không có đất sản xuất và tình trạng đầu cơ đất đai nông nghiệp;

+ Đảm bảo hài hòa giữa chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu lao động.

- Tác động tiêu cực:

+ Có thể chưa tạo động lực mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp

4.5 Kết luận và kiến nghị:

Qua phân tich so sánh ưu điểm và hạn chế các phương án, Nhóm nghiên cứu đề xuất chọn Phương án 4C là phương án có nhiều ưu điểm, phù hợp chinh sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Đảng, sát thực tế và có tinh khả thi hơn.

16

Page 18: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

5. Về việc thu hẹp các đối tượng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để chuyển sang thuê đất

5.1 Hiện trạng:

Luật Đất đai hiện hành quy định cụ thể các trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất và các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất; các tổ chức kinh tế trong nước được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất; tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được áp dụng hình thức thuê đất; việc giao đất không thu tiền sử dụng đất được áp dụng cho nhiều đối tượng kể cả các đối tượng là các tổ chức sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước có khẳ năng tự chủ về tài chinh. Do đó, đã dẫn tới tình trạng sử dụng đất đai lãng phi, kém hiệu quả.

5.2 Mục tiêu:

+ Từng bước xóa bo bao cấp, khắc phục tình trạng lãng phi, nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực tài chinh từ đất đai.

+ Bảo đảm sự bình đẳng giữa các đối tượng trong việc sử dụng đất.

5.3 Các phương án:

Phương án 5A: Giữ nguyên quy định hiện hành các đối tượng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất.

Phương án 5B: Chuyển các tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất sang thuê đất kể cả tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê.

Phương án 5C: Thu hẹp đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất để chuyển sang thuê đất.

5.4. Phân tích, đánh giá dự báo tác động các phương án:

a) Phương án 5A:

- Tác động tích cực:

+ Đảm bảo tinh ổn định của chinh sách, pháp luật;

+ Không gây áp lực cho cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các thủ tục để chuyển đổi hình thức giao đất, cho thuê đất.

- Tác động tiêu cực:

+ Nhà nước phải bao cấp trong việc sử dụng đất cho nhiều tổ chức, trong khi một số tổ chức có nguồn thu tài chinh lớn;

17

Page 19: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

+ Do được bao cấp nên việc sử dụng đất đai không đúng mục đich, còn lãng phi và chưa phù hợp với cơ chế thị trường;

b) Phương án 5B: - Tác động tích cực:+ Bảo đảm sự bình đẳng của các đối tượng sử đụng đất;+ Bảo đảm được nguồn thu thường xuyên theo biến động giá đất trên thị

trường.- Tác động tiêu cực:Không duy trì được sự ổn định của hệ thống pháp luật.c) Phương án 5C: Tác động tích cực:+ Việc chuyển hầu hết các đối tượng sang thuê đất sẽ phù hợp với chế độ

sở hữu đất đai hiện nay ở Việt Nam. + Đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất;+ Việc sử dụng đất đai hiệu quả hơn phù hợp với cơ chế thị trường, hạn

chế tham nhũng, lãng phi trong đất đai.+ Đảm bảo được nguồn thu thường xuyên từ đất cho Nhà nước.- Tác động tiêu cực:+ Tác động tâm lý đối với các đối tượng được bao cấp về đất đai trong

thời gian đầu;+ Gây áp lực đối với các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các thủ

tục để chuyển từ hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất.5.5 Kết luận và kiến nghị: Qua phân tich so sánh ưu điểm và hạn chế các phương án, Nhóm nghiên

cứu đề xuất lựa chọn Phương án 5C.6. Về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất6.1. Hiện trạng:

- Chinh sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã từng bước hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn một số bất cập như: chưa có cơ chế bắt buộc để đảm bảo có quỹ đất và nguồn vốn xây dựng khu tái định cư trước khi thu hồi đất; chất lượng các khu tái định cư được xây dựng cũng chưa đáp ứng yêu cầu “có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”; chưa chú trọng tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho người có đất bị thu hồi; việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số dự án còn thiếu kiên quyết, thiếu dân

18

Page 20: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

chủ, công khai minh bạch…

- Đối với doanh nghiệp đang sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thuộc diện bị nhà nước thu hồi mà thời hạn sử dụng đất thuê vẫn còn gặp khó khăn trong việc bố tri mặt bằng để tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

- Giá đất tinh bồi thường còn thấp, chưa sát giá thị trường; năng lực của tư vấn về giá đất còn hạn chế.

6.2 Mục tiêu:+ Đảm bảo quyền lợi và sự bình đẳng cho người có đất bị thu hồi, người

bị ảnh hưởng do việc thu hồi đất gây ra;+ Hạn chế khiếu nại tố cáo trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất;+ Đảm bảo ổn định chinh trị, xã hội;+ Đảm bảo hài hòa lợi ich giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi, nhà

đầu tư thực hiện các dự án.6.3 Các phương án: Phương án 6A: Giữ như quy định hiện hành về chinh sách bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.Phương án 6B: Giá đất bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu

hồi đất được xác định phù hợp với giá thị trường trong điều kiện bình thường, bổ sung một số quy định cụ thể về khoản điều tiết một phần nguồn thu từ đất cho người có đất nông nghiệp bị thu hồi; bồi thường đối với các trường hợp giao đất có thời hạn thì không tinh thời hạn sử dụng đất còn lại.

Phương án 6C: Giá đất bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được xác định phù hợp với giá thị trường trong điều kiện bình thường; ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người có đất bị thu hồi mà không có chỗ ở; chỉ bồi thường cho thời gian còn lại đối với các trường hợp giao đất mà có quy định thời hạn sử dụng; không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phi đầu tư vào đất đối với các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật;

6.4 Phân tích, đánh giá dự báo tác động các phương án: a) Phương án 6A: - Tác động tích cực:Đảm bảo sự ổn định về chinh sách pháp luật trong bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư;- Tác động tiêu cực:+ Chinh sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất hiện

nay giá đất tinh bồi thường còn thấp dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, chậm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư;

19

Page 21: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

+ Chưa có cơ chế bắt buộc để đảm bảo có quỹ đất và nguồn vốn xây dựng khu tái định cư trước khi thu hồi đất;

+ Chưa bảo đảm sự bình đẳng giữa các đối tượng được giao đất có thu tiền sử dụng đất có thời hạn và không có thời hạn.

b) Phương án 6B: - Tác động tích cực:+ Đảm bảo quyền lợi của người có đất bị thu hồi khi xác định giá đất để

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được xác định phù hợp với giá thị trường trong điều kiện bình thường.

- Tác động tiêu cực:+ Việc bồi thường không đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tượng được

giao đất có thời hạn và không có thời hạn.+ Giá đất bồi thường sát giá thị trường thì tiền bồi thường nhà đầu tư sẽ

tăng, sẽ ảnh hưởng đến kinh phi đầu tư.c) Phương án 6C: - Tác động tích cực:+ Đảm bảo được quyền lợi cho người có đất bị thu hồi đặc biệt trong việc

tái định cư tại chỗ;+ Nâng cao ý thức sử dụng đất tiết kiệm hiệu quả của các chủ đầu tư sử

dụng đất để thực hiện dự án;+ Đảm bảo ổn định xã hội do giảm khiếu kiện về giá đất bồi thường, hạn

chế tham nhũng trong đất đai.Tác động tiêu cực: + Việc xác định giá đất sát giá thị trường đòi hoi Nhà nước phải tổ chức

Hội đồng thẩm định giá khách quan. Việc xác định giá sát thị trường sẽ làm cho giá trị tiền bồi thường tăng lên lớn sẽ tăng chi phi cho dự án.

+ Giá đất bồi thường sát giá thị trường thì tiền bồi thường nhà đầu tư sẽ tăng, sẽ ảnh hưởng đến kinh phi đầu tư.

6.5. Kết luận và kiến nghị:Qua phân tich so sánh ưu điểm và hạn chế các phương án, Nhóm nghiên

cứu đề xuất chọn Phương án 6C.

Phần thứ baQUÁ TRÌNH THAM VẤN KHI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁTÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

20

Page 22: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Việc đánh giá tác động của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được tiến hành trước và trong suốt quá trình tổ chức soạn thảo Dự thảo Luật.

Trong quá trình đánh giá tác động của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhóm nghiên cứu đã chú trọng thực hiện việc tham vấn các tổ chức, cá nhân; tham khảo nhiều loại tài liệu, số liệu để phục vụ việc đánh giá tác động. Nhóm nghiên cứu đã căn cứ vào Kết luận số 22- KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2012 kết luận Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trương ương Đảng khóa XI về việc Tổng kết Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2003), Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới chinh sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Ban cán sự Chinh phủ trình, Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2003 của Chinh phủ; sử dụng các kết quả, báo cáo sơ kết, tổng kết công tác và kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chinh, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… và Uỷ ban Nhân dân một số tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương; nhóm nghiên cứu còn tham khảo các thông tin, sử dụng dữ liệu từ một số tài liệu tham khảo chuyên ngành quản lý đất đai và kinh nghiệm thực tiễn của một số nước, như: Australia, Thụy Điển, Cộng hòa Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan, Canađa...; tham khảo kết quả nghiên cứu của một số tổ chức quốc tế (Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), tổ chức phát triển Sida, DANIDA, AusAid, NZ-Aid, v.v).

Trong quá trình soạn thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tổ chức chinh trị - xã hội, các địa phương và một số doanh nghiệp về các quy định của hệ thống pháp luật đất đai hiện hành và yêu cầu tiếp tục đổi mới, sửa đổi.

Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng đã được đưa lên Cổng thông tin điện tử của Chinh phủ, trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến.

21

Page 23: Báo cáo đánh giá tác dộng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Phần thứ tưKẾT LUẬN

Các nội dung sửa đổi Luật Đất đai được lựa chọn các vấn đề mới, quan trọng để đánh giá tác động. Kết quả của việc đánh giá tác động của các vấn đề được phân tich và trình bày theo từng phương án, nhưng điều này không có nghĩa là các vấn đề được đánh giá không có mối liên hệ với nhau. Trên thực tế, lợi ich của các phương án đều dựa trên giả thiết rằng đã lựa chọn các phương án tốt nhất cho các vấn đề khác nhau. Các giải pháp được tiến hành đồng bộ, bên cạnh đó, việc áp dụng các giải pháp cần phải tiến hành song song với các giải pháp khác để phát huy tối đa hiệu quả của chúng, chẳng hạn như điều tra cơ bản về tài nguyên đất đai và xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu phải được thực hiện cùng với việc chia sẻ rộng rãi dữ liệu, thông tin và thực hiện đồng thời với việc tăng cường nhận thức của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về thông tin tài nguyên đất đai, tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phổ biến thông tin bằng nhiều hình thức.

Bên cạnh việc lựa chọn các phương án tối ưu như đã phân tich ở trên, các quy định trong các văn bản pháp luật khác (văn bản dưới luật) cũng cần có quy định rõ ràng về cơ quan, trình tự, thủ tục, hồ sơ và áp dụng cơ chế “một cửa” để thực hiên. Thời gian thực hiện càng nhanh thì càng đem lại nhiều lợi ich cho Nhà nước, doanh nghiệp và nền kinh tế, chỉ nên có it cơ quan tham gia vào quy trình thực hiện để giảm bớt thời gian, chi phi cho doanh nghiệp và cũng tăng trách nhiệm của từng cơ quan tham gia.

Thông qua các biện pháp gián tiếp, các cải cách chinh sách như: xã hội hoá hoạt động điều tra tài nguyên đất đai, định giá đất, rút ngắn thời gian cấp phép, thủ tục cấp phép đơn giản, áp dụng cơ chế “một cửa”. Việc tăng thu phi, lệ phi, thuế đối với doanh nghiệp sẽ không mang lại nhiều lợi ich cho nền kinh tế chung của đất nước vì đó chỉ là chi phi hoán chuyển giữa doanh nghiệp và Nhà nước.

Ngoài ra, cùng với giải pháp can thiệp bằng quy định pháp luật, việc tăng cường biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, doanh nghiệp, công dân cũng góp phần hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp, công dân đối với Nhà nước, trách nhiệm đối với cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên đất đai và môi trường.

Kiến nghị các phương án chọn của báo cáo đánh giá tác động Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là những phương án sẽ đem lại những kết quả khả quan nhất cho cả nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong quản lý và sử dụng đất đai.

22