32
Số 21-22, ngày 19 tháng 05 năm 2016 Phát hành vào Thứ năm hằng tuần BÁO ĐIỆN TỬ: HTTP://KHOAHOCPHATTRIEN.VN CHÀO MỪNG NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 18/5 LAI CHÂU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỦ LỰC BẰNG CÔNG NGHỆ (TRANG 3) QUẢNG NINH HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NUÔI ỐC NHẢY DA VÀNG (TRANG 22) Trao giải thưởng Sáng tạo khoa học - công nghệ Việt Nam 2016 7 2 Quý độc giả kính mến, Trên tay quý vị là ấn phẩm gộp hai số 21 - 22/2016, số báo đặc biệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, được Thủ tướng Chính phủ công bố lần đầu vào năm 2014. Đây là dịp để chúng ta tôn vinh những nhà khoa học tài năng và những tổ chức, cá nhân dám “đặt cược” vào khoa học và công nghệ vì sự hưng thịnh của quốc gia và dân tộc. Số báo 23/2016 sẽ đến tay quý độc giả vào ngày 2/6/2016. Mời quý vị đón đọc. BAN BIÊN TẬP Dây chuyền sản xuất công nghệ cao của Công ty gốm sứ Minh Long. Ảnh: NVCC 27 29 30 Hội chứng kẻ mạo danh - hiện tượng tâm lý kỳ lạ Giải mã hiện tượng “hồn ma người sống” Công nghệ mới bảo vệ công nhân trước ông chủ tồi Một năm sau cuộc gặp gỡ Thủ tướng: Nhà sáng chế không chuyên làm không hết việc LỜI TÒA SOẠN XEM TRANG 9, 16, 17, 25, 26 Bần nông thành “đại gia” nhờ công nghệ nuôi tôm giống Cây cầu vượt thung lũng chết trong chuyển giao công nghệ Bí quyết thành công của Israel về khoa học và công nghệ vào công nghệ - doanh nghiệp đổi đời Dám “đặt cược”

Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Trên tay quý vị là ấn phẩm gộp hai số 21 - 22/2016, số báo đặc biệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, được Thủ tướng Chính phủ công bố lần đầu vào năm 2014. Đây là dịp để chúng ta tôn vinh những nhà khoa học tài năng và những tổ chức, cá nhân dám "đặt cược" vào khoa học và công nghệ vì sự hưng thịnh của quốc gia và dân tộc.

Citation preview

Page 1: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

Số 21-22, ngày 19 tháng 05 năm 2016Phát hành vào Thứ năm hằng tuần

BÁO ĐIỆN TỬ: HTTP://KHOAHOCPHATTRIEN.VN

CHÀO MỪNG NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 18/5

LAI CHÂU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỦ LỰC BẰNG CÔNG NGHỆ (TRANG 3) QUẢNG NINH HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NUÔI ỐC NHẢY DA VÀNG (TRANG 22)

Trao giải thưởng Sáng tạo khoa học - công nghệ Việt Nam 20167 2

Quý độc giả kính mến,

Trên tay quý vị là ấn phẩm gộp hai số 21 - 22/2016, số báo đặc biệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, được Thủ tướng Chính phủ công bố lần đầu vào năm 2014. Đây là dịp để chúng ta tôn vinh những nhà khoa học tài năng và những tổ chức, cá nhân dám “đặt cược” vào khoa học và công nghệ vì sự hưng thịnh của quốc gia và dân tộc.

Số báo 23/2016 sẽ đến tay quý độc giả vào ngày 2/6/2016.

Mời quý vị đón đọc.

BAN BIÊN TẬP

Dây chuyền sản xuất công nghệ cao của Công ty gốm sứ Minh Long. Ảnh: NVCC

27 29 30Hội chứng kẻ mạo danh - hiện tượng tâm lý kỳ lạ

Giải mã hiện tượng “hồn ma người sống”

Công nghệ mới bảo vệ công nhân trước ông chủ tồi

Một năm sau cuộc gặp gỡ Thủ tướng: Nhà sáng chế không chuyên làm không hết việc

LỜI TÒA SOẠN

XEM TRANG 9, 16, 17, 25, 26

Bần nông thành “đại gia” nhờ công nghệ nuôi tôm giống Cây cầu vượt thung lũng chết trong chuyển giao công nghệ

Bí quyết thành công của Israel về khoa học và công nghệ

vào công nghệ - doanh nghiệp đổi đời

Dám “đặt cược”

Page 2: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

2 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

THỜI SỰ

Ba nhà khoa học nhận giải năm nay gồm: GS-TS Nguyễn Văn Hiếu - Viện Đào tạo quốc tế về khoa học vật liệu (ITims), Đại học Bách khoa Hà Nội và PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh - Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội - được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho tác giả của công trình khoa học xuất sắc. TS Phùng Văn Đồng - Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam - được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho nhà khoa học trẻ.

VINH DANH NHÀ KHOA HỌC XUẤT SẮC

Theo Ban tổ chức, năm 2016 tất cả các lĩnh vực

nghiên cứu trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật đều tham dự giải thưởng với 49 hồ sơ, trong đó 11 hồ sơ thuộc lĩnh vực vật lý, 7 hồ sơ thuộc lĩnh vực hóa học, y sinh - dược học. Đặc biệt, số lượng khá lớn tác giả tham gia giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (19 hồ sơ) cho thấy lực lượng nhà khoa học trẻ khá đông đảo, tiềm năng.

Nói về sự khác biệt của giải thưởng Tạ Quang Bửu so với các giải khác, TS Đỗ Tiến Dũng - Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia (cơ quan thường trực giải thưởng) - cho biết: Đây là giải thưởng vinh danh các nhà khoa học có công trình xuất sắc được công bố trên các tạp chí khoa

học quốc tế uy tín thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Người đoạt giải không chỉ được cộng đồng khoa học trong nước thừa nhận mà còn có đóng góp có giá trị cho khoa học thế giới, được đánh giá, thừa nhận bởi các nhà khoa học quốc tế.

Việc xét tặng được thực hiện theo quy trình khoa học và minh bạch với sự tham gia của các nhà khoa học uy tín. Hội đồng giải thưởng và các hội đồng chuyên ngành gồm các nhà khoa học trong nước tiêu biểu cho từng lĩnh vực. Hội đồng giải thưởng có sự tham gia của hai nhà khoa học quốc tế uy tín. Các công trình được đánh giá qua uy tín của tạp chí chuyên ngành nơi công trình đã đăng tải.

KHÔNG ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH, CHỈ XÉT CÔNG TRÌNH

Trong 3 công trình đoạt giải năm nay, công trình

“Mô hình 3-3-1-1 cho vật chất tối” của TS Phùng Văn Đồng lý giải những vấn đề chính của vật lý hạt cơ bản và vũ trụ học, đang được nghiên cứu và bàn luận sôi nổi. TS Phùng Văn Đồng là tác giả chính - người đề xuất, tổ chức tính toán, phân tích vật lý và viết - của một chuỗi công trình về đề xuất một mở rộng mới của mô hình chuẩn. Nghiên cứu này được cho là có thể làm thay đổi đáng kể lý thuyết vật lý mới.

Còn công trình của GS-TS Nguyễn Văn Hiếu đã thiết kế cấu trúc nano rẽ nhánh SnO2/ZnO trên cơ sở dây nano SnO2 lõi và thanh nano ZnO nhánh

nhằm tăng cường tính chất nhạy khí với hơi cồn. Công trình này có thể ứng dụng trong chẩn đoán bệnh qua phân tích hơi thở - một hướng nghiên cứu đang được giới khoa học đặc biệt quan tâm.

Công trình của PGS Nguyễn Ngọc Minh lại cung cấp thêm những thông tin chuyên sâu về thành phần, đặc tính của rơm rạ và tro rơm rạ. Tác giả kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ trở thành cơ sở khoa học cho các biện pháp quản lý và tận dụng tối đa lợi ích mang lại từ nguồn tài nguyên rơm rạ vô cùng dồi dào ở Việt Nam.

Theo TS Đỗ Tiến Dũng, để tập trung vào các kết quả nghiên cứu xuất sắc, việc trao giải thưởng Tạ Quang Bửu không hướng đến thành tích trong cả một quá trình mà xét tặng cho nhà khoa học có đóng góp quan trọng nhất trong một công trình khoa học cụ thể. Điều này tạo nên sự bình đẳng trong việc xem xét các kết quả nghiên cứu (công bố trong vòng 5 năm gần đây) của các nhà khoa học, dù là nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm và thành tích nghiên cứu hay là nhà khoa học trẻ.

Các hoạt động tôn vinh chất lượng nghiên cứu khoa học tại Việt Nam như giải thưởng Tạ Quang Bửu đang được kỳ vọng sẽ khuyến khích mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản có chất lượng, đồng thời thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong nước, thúc đẩy hội nhập trong hoạt động KH&CN.

BÍCH NGỌC

“Việc xét tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu không hướng đến thành tích trong cả quá trình mà xét tặng cho nhà khoa học có đóng góp quan trọng nhất trong một công trình khoa học” - TS Đỗ Tiến Dũng.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016 đã có chủHội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu đã chọn vinh danh 3 tác giả có công trình khoa học xuất sắc nhất trong năm 2016. Lễ trao giải được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức ngày 18/5 - đúng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Lễ tổng kết, trao giải thưởng Vifotec và WIPO năm 2015 vừa được tổ chức trọng thể tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) tối 16/5. Trong 96 công trình tham dự Vifotec, có 30 công trình được trao giải gồm 4 giải nhất, 8 giải nhì, 9 giải ba và 9 giải khuyến khích (xem thông tin chi tiết tại http://khoahocphattrien.vn). Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới trao giải WIPO cho 2 công trình thuộc lĩnh vực cơ khí hóa và sinh học phục vụ sản xuất, đời sống.

Tại buổi lễ, GS-TS Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - khẳng định đóng góp của

các nhà khoa học đối với sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, ông cũng băn khoăn về việc các bộ, ngành, doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức tới giải Vifotec: “Năm nay, trong 63 tỉnh, thành chỉ 15 tỉnh, thành tham gia; trong 8 bộ gắn với khoa học và công nghệ (KH&CN) thì chỉ 1 bộ tham gia; trong rất nhiều tập đoàn lớn, chỉ 2 doanh nghiệp gửi công trình. Sự sáng tạo của chúng ta lớn nhưng sự quan tâm còn hạn chế, sự tự tin có thể còn hạn chế”.

Trước tình hình Việt Nam đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, ông Nguyễn Thiện Nhân kêu gọi các nhà khoa học có những sáng tạo, nghiên

cứu về công nghệ, kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi thích nghi được với biến đổi khí hậu.

Phát động Vifotec 2016, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết, trong 7 lĩnh vực KH&CN quan trọng mà giải thưởng năm

nay tiếp tục tập trung có công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên. Các lĩnh vực khác gồm cơ khí tự động hóa, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, sinh

học phục vụ sản xuất và đời sống, công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng hy vọng giải thưởng năm nay sẽ có sự hưởng ứng nhiệt tình của các nhà khoa học với các

công trình nghiên cứu, phát triển công nghệ có đóng góp thiết thực, hiệu quả cho đổi mới công nghệ, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các ngành kinh tế trong thời kỳ hội nhập.

NGỌC VŨ

Đề cao công nghệ ứng phó biến đổi khí hậu

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho những cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Loan Lê

Công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên là một trong 7 chủ đề của giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam (Vifotec) năm nay - Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết tại lễ trao giải Vifotec 2015.

GIẢI THƯỞNG SÁNG TẠO KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2016:

Page 3: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

3 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh nhấn mạnh như vậy tại hội nghị “Tình hình triển khai chương trình KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc giai đoạn 2013-2015” tổ chức chiều 17/5.

TRÚNG, ĐÚNG VỚI TÂY BẮC

Là giai đoạn khởi động, từ năm 2013-2015, chương trình tập trung triển khai nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, rà soát các chính sách, điều tra bổ sung nhằm cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc.

Ông Đặng Xuân Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai - đánh giá: “Đây là chương trình đúng, trúng với Tây Bắc. Là tỉnh có nhiều tiềm năng, Lào

Cai đã được nhóm tư vấn giúp đỡ trong việc xây dựng chiến lược phát triển để đưa Lào Cai trở thành vùng động lực của khu vực như phát triển du lịch, xây dựng hành lang kinh tế Việt - Trung”.

Trong 3 năm đầu triển khai, Ban chỉ đạo chương trình đã phê duyệt 35 nhiệm vụ, trong đó có 4 nhiệm vụ được nghiệm thu. Trên cơ sở phân tích dữ liệu và chiết xuất thông tin theo chỉ số phát triển bền vững, Ban chỉ đạo chương trình đã tư vấn cho các địa phương xác định, bổ sung các nội dung trọng tâm, tạo đột phá trong báo cáo tại Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Sau 3 năm triển khai, chương trình đã cho ra mắt nhiều sản phẩm nhằm thay thế hàng nhập khẩu; xây dựng được mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm nông - lâm đặc sản xuất khẩu; phát triển nguồn nguyên liệu, dược liệu và các chế phẩm từ dược liệu vùng Tây Bắc...

Hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành phục vụ phát triển bền vững Tây Bắc cũng được hoàn thiện trong giai đoạn này. Trong đó, hệ thống tích hợp dữ liệu của 14 lĩnh vực như điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội... Trong tương lai, đây sẽ là nền tảng cho việc quản lý,

điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển của các địa phương, toàn vùng.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đánh giá: “Những thành quả mà chương trình đã đạt được là đáng trân trọng, bởi vì chúng ta đang đầu tư vào vùng khó khăn nhất, lại tạo ra được liên kết vùng (một việc rất khó bởi các tỉnh thường có tư duy riêng biệt). Việc thành lập các câu lạc bộ tập hợp các nhà khoa học trong và ngoài nước ở từng lĩnh vực là nét sáng tạo cần tiếp tục phát huy. Bởi lẽ, khi có sự việc cần xử lý, nhóm chuyên gia này sẽ lập tức vào cuộc”.

DỰA VÀO NHAU ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN

Ông Đặng Xuân Thanh đặt ra một vấn đề: “Lào Cai đã được tư vấn về chiến lược phát triển để trở thành động lực của khu vực, nhưng chỉ có chiến lược mà không được chỉ dẫn cụ thể thì khó. Lào Cai cần được hướng dẫn cần làm gì, sẽ gặp khó khăn như thế nào, cách thức để vượt qua?”.

Nói về phương hướng hoạt động của giai đoạn 2 (2016-2020), ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo - quả quyết: “Sau khi hoàn thành bước xây dựng cơ sở dữ liệu, ở giai đoạn này câu hỏi dành cho nhóm thực

hiện chương trình Tây Bắc là những nhiệm vụ, đề án giúp gì cho người dân Tây Bắc, giúp gì cho Ban chỉ đạo Tây Bắc và Chính phủ. Cần tập trung vào việc cải tiến KH&CN để có những sản phẩm giúp ích cho người dân”.

Tiếp lời ông Nhạ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh góp ý: “Việc phát triển một vùng kinh tế khó khăn như Tây Bắc đòi hỏi sự chung tay chung sức của tất cả mọi người, từ cơ quan quản lý tới doanh nghiệp. Thay vì tư duy riêng biệt, tỉnh nào lo tỉnh ấy, bây giờ Tây Bắc phải liên kết thành một vùng, dựa vào các điều kiện của nhau để cùng phát triển”.

“Các tỉnh cần nhận thức rõ sức mạnh của KH&CN đối với việc phát triển kinh tế, xã hội. Có khoa học lại có liên kết vùng, liên kết ngành vững chắc, chúng ta sẽ tạo ra một quần thể kinh tế mang dáng dấp đặc biệt” - ông Ngọc Anh nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cũng nhắn nhủ với Ban chỉ đạo chương trình về việc nên có sự tham gia của các doanh nghiệp trong quá trình triển khai cũng như cần tuyên truyền rộng rãi hơn để người dân nắm được chính sách và cùng hành động với Chính phủ khi cần thiết.

DUNG TRẦN

THỜI SỰ

Liên kết vùng, áp dụng khoa học tạo quần thể kinh tế

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Ngọc Vũ

“Các tỉnh cần nhận thức rõ sức mạnh của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Có khoa học lại có liên kết vùng, liên kết ngành vững chắc, chúng ta sẽ tạo ra một quần thể kinh tế mang dáng dấp đặc biệt”.

Đủ cơ sở xác định nguyên nhân cá chết ở miền Trung

Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức họp về nguyên nhân cá chết ở các tỉnh miền Trung. Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết, cơ quan chức năng đã đủ cơ sở để khẳng định nguyên nhân cá chết và câu trả lời có căn cứ khoa học thuyết phục, được quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, kết luận chính thức chỉ được đưa ra khi tất cả các bằng chứng đều được đảm bảo vững chắc về mặt khoa học và pháp lý.

Theo Bộ KH&CN, các kết quả phân tích cho thấy đã đủ căn cứ khoa học để loại trừ hầu hết các nhóm nguyên nhân tự nhiên như địa chấn, sốc nhiệt, dịch bệnh... và tập trung vào hai nhóm nguyên nhân là độc tố học và tảo độc. NGỌC VŨ

Lai Châu phát triển sản phẩm chủ lực bằng công nghệ

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Lai Châu, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho rằng trong thời gian tới, tỉnh cần chú trọng đổi mới cơ chế quản lý trong lĩnh vực KH&CN, quản lý có hiệu quả các nguồn vốn cho KH&CN, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực có triển vọng sản xuất hàng hóa, xây dựng phương án sản xuất lâu dài, ổn định, bền vững...

Lai Châu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nhãn hiệu “gạo Séng Cù Than Uyên”; phát triển giống, hình thành vùng sản xuất lúa nếp Co Giàng hàng hóa ở huyện Than Uyên; nghiên cứu, tuyển chọn dòng macadamia cho năng suất cao… CN

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu với Thượng Hải

Cục Công tác phía nam và Ủy ban KH&CN thành phố Thượng Hải vừa ký kết thỏa thuận hợp tác về KH&CN. Hai bên sẽ phối hợp xây dựng nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu chung, dự án hợp tác về KH&CN, tạo điều kiện trao đổi chuyên gia, chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về KH&CN mà hai bên quan tâm; đẩy mạnh kết nối cung - cầu công nghệ, triển lãm sáng chế, tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm KH&CN tại khu vực phía nam và Thượng Hải…

Ông Phạm Xuân Đà - Cục trưởng Cục Công tác phía nam - cho biết, dự án xây dựng Sàn giao dịch công nghệ phía nam đã xong giai đoạn 1 và tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 với tiến độ nhanh hơn, cụ thể hóa hơn. Cục Công tác phía nam mong muốn Ủy ban KH&CN Thượng Hải chia sẻ kinh về hoạt động của sàn giao dịch công nghệ, xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin KH&CN, các vấn đề liên quan đến đổi mới, chuyển giao công nghệ, khởi nghiệp, thương mại hóa các sản phẩm trí tuệ… KA

Bàn giao tài khoản tra cứu thông tin về KH&CN

Cục Khoa học quân sự (Bộ Quốc phòng) và Cục Thông tin KH&CN quốc gia (Bộ KH&CN) vừa tổ chức hội nghị thống nhất bàn giao tài khoản tra cứu thông tin về KH&CN quốc gia, quốc tế phục vụ quản lý, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Cục Thông tin KH&CN quốc gia sẽ bàn giao và duy trì 100 tài khoản mỗi năm cho các đơn vị/cá nhân thuộc Bộ Quốc phòng có nhu cầu tra cứu thông tin về KH&CN quốc gia, quốc tế. Cục Khoa học quân sự chuyển giao cho Cục Thông tin KH&CN quốc gia 1.000 tài liệu dạng thư mục về các nhiệm vụ KH&CN do Bộ Quốc phòng triển khai để đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN, phục vụ công tác quản lý, tra cứu thông tin. PV

Page 4: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

4 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

CHÍNH SÁCH

Trên khắp thế giới, phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) được nhìn nhận là yếu tố then chốt để phát triển kinh tế. Tại Việt Nam, đây cũng được xem là một trong ba khâu đột phá chiến lược, là đòn bẩy quyết định thành công tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

XU HƯỚNG KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KH&CN

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KH&CN là yếu tố cốt yếu của thị trường KH&CN. Đây là loại hình doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các kết quả KH&CN vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đó có thể là doanh nghiệp trực tiếp nghiên cứu KH&CN và thương mại hóa các kết quả hoặc có chức năng chính là thương mại hóa các kết quả KH&CN được tạo ra tại các viện, trường hoặc các tổ chức KH&CN khác. Có thể kể tên một số doanh nghiệp nổi bật như: Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh, Tổng Công ty giống cây trồng Thái Bình, Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương, Công ty TNHH Thiên Dược…

Một thành phần quan trọng khác trong thị trường KH&CN là doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN. Để trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh, doanh nghiệp KH&CN phải trải qua khoảng thời gian dài đầu tư nghiên cứu và phát triển, đưa sản phẩm thử nghiệm ra thị trường, mở rộng thị trường, gọi vốn để mở rộng sản xuất. Mấu chốt tiên quyết là doanh nghiệp cần được hỗ trợ để phát triển ở giai đoạn đầu - giai đoạn mà các ý tưởng mới hình thành, các sản phẩm thử nghiệm đang được phát triển. Đó cũng là định nghĩa về doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực KH&CN, là các doanh nghiệp non trẻ nhưng có tiềm năng phát triển lớn.

Doanh nghiệp khởi nghiệp là yếu tố cơ bản để phát triển thành các doanh nghiệp KH&CN lớn mạnh trong tương lai, là các trụ cột vững chắc của nền kinh tế. Trên thế giới, với sự phát triển vượt bậc của KH&CN, khởi nghiệp trong lĩnh vực KH&CN đang phát triển mạnh mẽ. Các công ty khởi nghiệp công nghệ lớn như Facebook, Google, Uber… đã được định giá tới hàng tỷ đôla Mỹ. Không nằm ngoài làn sóng đó, tại Việt Nam cũng đã có những doanh nghiệp khởi nghiệp được định giá cao như Vatgia, VNG hay Topica…

BÀ ĐỠ - CÓ NHƯNG CHƯA ĐỦ

Những năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã nỗ lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, gồm: Ban hành chính sách ưu đãi dành cho phát triển KH&CN, nâng cao năng lực nguồn cung và nguồn cầu công nghệ cả từ phía viện nghiên cứu, trường đại học, nhà sáng chế và các doanh nghiệp, hình thành các tổ chức dịch vụ hỗ trợ trung gian (như vườn ươm công nghệ cao, đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon tại Việt Nam (VSV), sàn giao dịch công nghệ) hay các chương trình thường niên (như hội chợ công nghệ thiết bị - techmart, ngày hội kết nối cung - cầu công nghệ - techdemo, ngày hội khởi nghiệp công nghệ -

techfest). Thành quả đã được

phản ánh qua việc chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2015 tăng 19 bậc, đứng thứ 52 trên 141 quốc gia và nằm trong 3 nước dẫn đầu ASEAN. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường KH&CN ở Việt Nam chưa xứng với tiềm năng, các quy định hỗ trợ còn thiếu đồng bộ giữa các cấp. Thị trường vốn chưa phát triển để đáp ứng nhu cầu khởi nghiệp hiện tại.

Sự phát triển môi trường khởi nghiệp gần đây cũng đi kèm với sự phát triển các tổ chức dịch vụ hỗ trợ trung gian - gồm cơ sở ươm tạo, thúc đẩy kinh doanh, không gian làm việc chung (co-working space), quỹ đầu tư, công ty đầu tư. Các quỹ đầu tư lớn như IDG Ventures và CyberAgent Ventures đã đầu tư cho gần 100

startup tại Việt Nam, như Vatgia, Vietnamworks, VNG, Nhaccuatui, Foody v.v… Nhà nước cũng lập Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia năm 2013 nhằm cấp , cho vay, bảo lãnh vốn cho các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao trong lĩnh vực KH&CN.

Bên cạnh những thuận lợi, khởi nghiệp vẫn là lĩnh vực mới mẻ tại Việt Nam. Các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khiến môi trường khởi nghiệp chưa bùng nổ như các nước khác. Thứ nhất là sự thiếu đồng bộ trong thi hành chính sách hỗ trợ. Thứ hai là thủ tục phức tạp, làm nản lòng các nhà đầu tư. Thứ ba, các quy định về đầu tư mạo hiểm - thành phần cốt yếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp - hoàn toàn chưa có. Thứ tư, nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng không

chuyên sâu. Kiến thức khởi nghiệp và kinh doanh của nhân lực kỹ thuật tương đối kém. Đó là những khúc mắc mà các startup và các nhà đầu tư đang mong được tháo gỡ.

Phát triển thị trường khởi nghiệp KH&CN là một trong những bước tiên quyết để bước đầu phát triển doanh nghiệp KH&CN cả về số lượng và chất lượng. Với mục tiêu 5.000 doanh nghiệp KH&CN vào năm 2020, cần có những chính sách đúng đắn và triển khai hiệu quả. Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, tổ chức trung gian cũng như cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn ở phía trước. Việc tận dụng được các cơ hội này là bàn đạp vững chắc cho kinh tế Việt Nam tiến lên - đặc biệt là trong lĩnh vực KH&CN.

TS TỪ MINH HIỆU

Tạo bàn đạp cho nền kinh tế

Công ty cổ phần cơ khí và vật liệu xây dựng Thanh Phúc - doanh nghiệp KH&CN đi đầu tại Hải Phòng về dây chuyền sản xuất gạch không nung và vật liệu xây dựng. Ảnh: Nguyễn Tiến

Khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học - công nghệ đang phát triển mạnh. Các công ty khởi nghiệp công nghệ lớn như Facebook, Google, Uber… được định giá hàng tỷ USD. Không nằm ngoài làn sóng đó, Việt Nam cũng đã có những startup được định giá cao như Vatgia, VNG hay Topica.

PHÁT TRIỂN STARTUP TRONG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ:

Để có được 5.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) vào năm 2020, TS Từ Minh Hiệu - người tham gia xây dựng đề án Hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới - sáng tạo Việt Nam - đề xuất một số giải pháp:

Thứ nhất, cần xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động đầu tư mạo hiểm, đảm bảo cho các nhà đầu tư mạo hiểm (kể cả Nhà nước) có môi trường kinh doanh an

toàn và hợp pháp. Các cơ quan bộ, ban,

ngành cần phối hợp để đưa ra khung pháp lý cho loại hình đầu tư mạo hiểm, bao gồm cả việc khuyến khích bằng các biện pháp miễn thuế, giảm thuế; khuyến khích lập các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân... Ngoài ra, cần triển khai thí điểm loại hình quỹ đầu tư mạo hiểm do Nhà nước quản lý.

Thứ hai, cần tiếp tục triển khai các biện pháp

phát triển tổ chức trung gian truyền thống hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ của thị trường KH&CN, đặc biệt là các tổ chức xúc tiến chuyển giao công nghệ tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ, tổ chức hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ, đánh giá, định giá công nghệ, các tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo.Việc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho các tổ

chức trung gian cũng cần được đẩy mạnh.

Thứ ba, cần xây dựng các chính sách KH&CN, các chương trình KH&CN ở quy mô quốc gia để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới - sáng tạo tại Việt Nam.

Trong đó, cần tập trung vào việc hỗ trợ thành lập và phát triển các mô hình tổ chức trung gian kiểu mới như: Tổ chức thúc đẩy kinh doanh, câu lạc bộ khởi nghiệp, khu ươm

tạo công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp, các sự kiện kết nối khởi nghiệp giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư, đối tác, nhân lực và các kênh truyền thông cho khởi nghiệp đổi mới - sáng tạo.

Thứ tư, cần phát triển văn hóa khởi nghiệp tại Việt Nam bằng các biện pháp như triển khai các kênh truyền thông về thị trường KH&CN, phổ biến các mô hình tốt, vinh danh những tấm gương điển

hình thành công trong việc thương mại hóa công nghệ, khởi nghiệp đổi mới - sáng tạo.

Ngoài ra, cần thiết lập các hình thức liên kết với thị trường quốc tế, phục vụ thương mại hóa công nghệ trong nước và hoạt động gọi vốn, thoái vốn đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới - sáng tạo, từng bước nâng cao hiểu biết của xã hội về thị trường khởi nghiệp KH&CN.

THANH TÙNG

Giải pháp để có 5.000 doanh nghiệp KH&CN năm 2020

Page 5: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

5 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

CHÍNH SÁCH

Ở Mỹ, nhiều nghiên cứu được săn đón, “đặt sẵn nong né” ngay từ giai đoạn phôi thai. Trong khi đó ở Việt Nam, không ít nghiên cứu có tính ứng dụng cao vẫn chỉ nằm trong ngăn kéo, nhiều chiếc máy tốt và rẻ sau khi nghiệm thu lại về nơi tạo ra nó.

Trong buổi tọa đàm “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Viện Công nghệ Massachusetts” do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên gia chỉ ra một tình trạng này: Việt Nam quá thiếu các tổ chức trung gian chuyển giao công nghệ.

NHÀ KHOA HỌC CHỈ VIỆC NGHIÊN CỨU

Ông Võ Hoàng Đoan - thạc sĩ công nghệ được đào tạo tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ, đồng sáng lập nhiều công ty công nghệ tại Mỹ - cho biết, từ 30 năm trước - khi ông còn là sinh viên tại MIT, mô hình thương mại hóa ở đây đã rất bài bản. Viện nghiên cứu và doanh nghiệp được kết nối thông qua Technology Transfer Office (TTO - văn phòng chuyển giao công nghệ)

hay Technology License Office (TLO - văn phòng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ). Các tổ chức trung gian này hoạt động cực kỳ hiệu quả.

Đối với các nghiên cứu tiềm năng (có thể ứng dụng trong 3-5 năm tới), TLO kết nối với doanh nghiệp có nhu cầu, mời gọi hợp tác đầu tư nghiên cứu hoặc phát triển nghiên cứu theo hướng đặt hàng. Với các nghiên cứu tầm nhìn (có khả năng ứng dụng sau khoảng 20 năm, thậm chí chưa biết sử dụng nó vào việc gì), TLO vẫn tìm nhà đầu tư. Ngay cả khi không tìm được nhà đầu tư, nghiên cứu đó vẫn được bảo trợ bởi chính nguồn lực của TLO.

“Nhà khoa học chỉ cần nghiên cứu, việc chuyển giao đã có TLO, việc ứng dụng đã có doanh nghiệp, còn việc phản hồi thì đã có dư luận. Bởi vậy, quá trình nghiên cứu không chỉ có nhà khoa học mà cả chuyên gia của hãng sản xuất và TLO. Họ hỗ trợ nhau để đưa ra một sản phẩm gần nhất với mong muốn của công ty, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng” - ông Đoan cho biết.

Tuy nhiên ở Việt Nam, mô hình của MIT đang là

mơ ước. Nghịch lý nghiên cứu nhiều, kết quả có nhưng ứng dụng ít tồn tại ngay ở Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Mỗi năm, viện có hàng trăm đề tài, dự án được xét duyệt, nhưng con số được chuyển giao rất khiêm tốn.

QUÁ THIẾU TỔ CHỨC TRUNG GIAN

“Các tổ chức TTO hay TLO thì Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đều có

cả, nhưng hoạt động chưa hiệu quả” - PGS-TS Phan Tiến Dũng - Phó Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nói.

Ông Dũng cho biết, trong 2 đơn vị trung gian chuyển giao công nghệ ở viện, Trung tâm Đào tạo, Tư vấn chuyển giao công nghệ không đại diện được cho các công nghệ của viện để tìm kiếm liên kết với doanh nghiệp. Các đơn vị trực thuộc viện đều phải

tự làm công việc này nếu tìm được doanh nghiệp có nhu cầu. Còn Trung tâm Phát triển công nghệ cao tuy hoạt động hiệu quả nhưng chỉ trong nội bộ đơn vị này -nghĩa là từ nghiên cứu đến ứng dụng sản xuất đều do trung tâm thực hiện.

Theo ông Dũng, muốn thúc đẩy thương mại hóa nghiên cứu, các văn phòng chuyển giao công nghệ cần có sự năng động để kết nối giữa nhà khoa học và nhà đầu tư, cần có tầm nhìn để đánh giá công nghệ, cần có định hướng nhất quán để phát triển thành một tổ chức mà kinh phí hoạt động dựa trên chính khả năng thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nó. Ông Dũng cũng cho biết, sẽ tham mưu với lãnh đạo

Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cải tiến bộ máy này để hoạt động trung gian có hiệu quả hơn. Dự kiến, trước mắt sẽ chọn 1-2 công nghệ chuyển giao thí điểm trước khi coi là mô hình mẫu để mở rộng.

Với nhiều nỗ lực, việc chuyển giao công nghệ ở viện bước đầu có khởi sắc. Một chuyên gia Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ tiết lộ, đã có 3 công nghệ của viện định giá xong, chỉ cần vài thủ tục là có thể chuyển giao.

TS Vũ Đức Lợi - Viện Hóa học - cho biết một đối tác đang muốn mua công nghệ tinh chế thép từ bùn đỏ của viện; hoặc nhận chuyển giao một phần và hợp tác trong 20 năm. Giá trị hợp đồng có thể lên tới 1,5 triệu USD. HÙNG ANH

“Các tổ chức dạng văn phòng chuyển giao công nghệ hay văn phòng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đều có cả, nhưng hoạt động chưa hiệu quả” - PGS-TS Phan Tiến Dũng.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu là vấn đề Chính phủ và Bộ KH&CN đặc biệt quan tâm. Rất nhiều chương trình, dự án của Bộ KH&CN được triển khai với mục đích này trong những năm gần đây như: Hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ, triển lãm chợ công nghệ và thiết bị (Techmart), dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ

(FRIST), chương trình Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP), diễn đàn KH&CN (tại Trung tâm phát triển công nghệ cao Hòa Lạc), dự án Thung lũng Silicon Việt Nam...

Đặc biệt, thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ KH&CN và Bộ Tài chính phối hợp ban hành được kỳ vọng là bước “cởi trói” cơ chế tài chính

cho nhà khoa học, sàng lọc được những đề tài hiệu quả thực sự. Những chính sách này đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà khoa học trong việc nghiên cứu cũng như tiệm cận kết quả đó trong thực tế.

Trong các hoạt động phát triển chuyển giao công nghệ, việc xây dựng các định chế trung gian rất quan trọng, nhưng đây lại đang là khâu yếu nhất trong các yếu tố để phát triển thị trường công nghệ

ở Việt Nam. Bộ KH&CN đã nỗ lực đẩy mạnh việc này trong mấy năm qua, bằng chứng là các sàn giao dịch công nghệ ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM đã bắt đầu đi vào hoạt động. Đây là nơi các doanh nghiệp và nhà khoa học có thể gặp nhau thông qua trung gian là ban quản lý các sàn giao dịch công nghệ. Thông qua các techmart do Bộ KH&CN tổ chức, giới nghiên cứu và doanh nghiệp cũng

đã ký kết được nhiều hợp đồng để chuyển giao công nghệ. Ở các địa phương, nhiều sự kiện kết nối cung - cầu công nghệ - dạng khác của sàn giao dịch công nghệ - cũng được bộ tổ chức giúp các nhà khoa học giới thiệu được kết quả nghiên cứu của mình với doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp cũng nắm bắt được thông tin về những công nghệ mình cần.

Việc hình thành các tổ

chức dịch vụ trung gian trong thị trường công nghệ khu vực công lập hiện gặp khó khăn do vấn đề ngân sách và biên chế, trong khi đó tư nhân chưa thực sự quan tâm đầu tư lĩnh vực này. Trong thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ tìm kiếm các nguồn đầu tư để có thể sớm thành lập các đơn vị trung gian trong thị trường công nghệ, hỗ trợ kết nối cung và cầu trên thị trường này.

PHẠM PHƯỢNG

Có hàng, có tiền,thiếu người môi giới

TS Vũ Đức Lợi nói trong buổi tọa đàm về thương mại hóa công nghệ do Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam tổ chức. Ảnh: P. Phạm

Với các nghiên cứu chưa thể ứng dụng trong 20 năm tới, thậm chí chưa biết dùng vào việc gì, tổ chức trung gian vẫn tìm được nhà đầu tư hoặc nguồn tiền bảo trợ. Thực tế này ở Mỹ chỉ là giấc mơ của giới nghiên cứu Việt Nam, khi các tổ chức trung gian chuyển giao công nghệ còn rất èo uột.

Đẩy mạnh định chế trung gian chuyển giao công nghệ

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM:

Page 6: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

6 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

“Nếu không đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực, doanh nghiệp sẽ tự bó tay mình” - ông Nguyễn Sĩ Phương - Trưởng ban Kỹ thuật công nghệ, Tập đoàn Dệt - May Việt Nam (Vinatex) - khẳng định khi nói về nỗ lực chuyển mình để bắt kịp xu thế hội nhập của ngành dệt - may.

DỐC TIỀN ĐẦU TƯ

Cuối năm 2015, Vinatex quyết định “rót” gần 1.000 tỷ đồng cho một loạt nhà máy tại Hà Tĩnh với kỳ vọng mở rộng chuỗi cung ứng các sản phẩm dệt - may. Theo đó, Nhà máy may Hồng Lĩnh 1 được đầu tư 110 tỷ đồng, khởi công tháng 2/2016. Nhà máy may Hồng Lĩnh 2 được đầu tư 80 tỷ đồng, khởi công đầu năm 2017. Nhà máy dệt khăn Hồng Lĩnh được đầu tư 314 tỷ đồng, khởi công cuối năm 2017, công suất 1.500 tấn/năm. Nhà máy dệt nhuộm và dệt kim Hồng Lĩnh được đầu tư 410 tỷ đồng, công suất 1.400 tấn/năm. Các cơ sở này đều chọn công nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao và tốn ít năng lượng. Hai trung tâm xử lý nước thải và trạm bơm nước cấp cho toàn khu vực với công suất 4.000m3/ngày cũng được song song triển khai.

Theo ông Phương, ngành dệt - may hoạt động theo chuỗi - bắt đầu từ nguyên liệu cho đến sản phẩm. Với lợi thế có đầy đủ

các công đoạn từ sản xuất nguyên liệu như sợi, vải đến cắt may, Vinatex đã làm được sản phẩm hoàn chỉnh có sự liên kết các công đoạn với nhau.

Một điểm yếu mà từ trước tới nay dệt - may Việt Nam vẫn chưa khắc phục được là nguyên liệu đầu vào (vải) chủ yếu phải nhập khẩu. “Chính vì thế, Vinatex xác định sẽ phải làm vải đủ chất lượng để cung cấp cho ngành may. Tập đoàn đã đầu tư các nhà máy, công nghệ thiết bị để làm ra vải đủ chất lượng, đáp ứng nhu cầu dệt - may. Tập đoàn cũng đầu tư máy làm sợi công nghệ hiện đại để chạy sợi chất lượng cao, có tính chất đặc biệt. Trong quá trình dệt - nhuộm cũng có một số thiết bị công nghệ thân thiện với môi trường, sử dụng và thải ít nước” - ông Phương cho biết.

Là một doanh nghiệp có sản phẩm đã được khẳng định chất lượng trên thị trường, Công ty May 10 không dám “ngủ quên trên chiến thắng”. Ông Thân Đức Việt - Phó Tổng giám đốc - cho biết, doanh nghiệp này rất chú trọng việc áp dụng công nghệ để có sản phẩm đạt chất lượng và bảo vệ cho thương hiệu của mình. Với công nghệ lập trình bán tự động, máy thùa đính tự động, một công nhân cùng lúc có thể điều khiển 3 máy thùa, 2 máy đính, Trong khi đó với quy trình bình thường, phải bố trí

5 lao động cho các công đoạn này.

Không chỉ có vậy, những công nghệ cao dùng để chống hàng giả cũng được May 10 đầu tư. “Đây là cách để bảo vệ thương hiệu và quyền lợi của người tiêu dùng. Việc kiểm soát chặt các khâu sẽ tránh phát sinh những sự cố ngoài ý muốn. Trong tình hình kinh tế thị trường và bối cảnh cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khi hiệp định TPP được ký kết và có hiệu lực, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thúc đấy sáng tạo, đổi mới sản xuất được các doanh nghiệp ý thức rất rõ” - ông Thân Đức Việt khẳng định.

HƯỚNG ĐẾN SẢN PHẨM KHÔNG ĐỘC HẠI

Ông Nguyễn Sĩ Phương cho biết, để đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc đầu tư đổi mới công nghệ trong các khâu kiểm soát chất lượng cũng được doanh nghiệp dệt - may chú trọng.

Cụ thể, Vinatex đã áp dụng hệ thống quản lý để kiểm soát áp dụng từ đầu vào cho đến đầu ra cũng như kiểm tra sản phẩm cuối cùng.

“Trước đây, có thể các doanh nghiệp dệt - may chỉ quan tâm đến độ bền và tính chất vật lý của

sản phẩm, nhưng nay phải hướng tới tiêu chí không độc hại cho người sử dụng, kiểm soát các hoá chất còn dư trong vải có thể ảnh hưởng đến da hoặc có tiềm năng gây ra bệnh ung thư. Quá trình áp dụng công nghệ phải gắn vào kiểm soát, không sử dụng hóa chất gây độc hại cho người sử dụng” - ông Phương cho biết.

Theo ông Nguyễn Sĩ Phương, ngoài nguyên liệu đầu vào, áp dụng các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng là điều rất quan trọng, cũng như thiết bị và con người, công nghệ. Các thành viên của Tập đoàn Vinatex là những đơn vị tiên phong đầu tư công nghệ thân thiện với môi trường, tốn ít nhiên liệu, chất thải ít. Nguồn lực lao động trong ngành dệt - may lớn nên để cạnh tranh, Vinatex phải sử dụng thiết bị dây chuyền có độ tự động hóa cao để giảm bớt nhân lực. Ví dụ, khâu kéo sợi trước đây phải sử dụng khoảng 120 người, nhưng hiện nay với

thiết bị và phương pháp quản lý mới giúp giảm còn dưới 100 người, tạo nên năng suất và sự cạnh tranh của sản phẩm.

Theo ông Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện các doanh nghiệp dệt - may chủ yếu nhập khẩu vật liệu, nguyên liệu, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ (kể cả mẫu mã)… Trong bối cảnh hội nhập, nếu doanh nghiệp không tập trung tự tạo ra giải pháp mới về mặt kỹ thuật, kiểu dáng công nghiệp, chắc chắn giá trị cạnh tranh và khả năng cạnh tranh sẽ bị hạn chế.

“Điều này doanh nghiệp chắc chắn hiểu rõ hơn ai hết. Doanh nghiệp Việt Nam đang bị cạnh tranh khốc liệt, có những thời điểm Campuchia đã vượt lên. Vì thế, nếu không tập trung nguồn lực để có đối tượng mới thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn” - ông Lâm cảnh báo.

HẢI MINH

“Trước đây có thể doanh nghiệp chỉ quan tâm đến độ bền, tính chất vật lý của sản phẩm, nhưng nay phải hướng tới tiêu chí không độc hại cho người sử dụng, kiểm soát các chất tồn dư trong vải” - ông Nguyễn Sĩ Phương.

Khi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam tham gia có hiệu lực, hàng dệt - may sẽ đứng trước cơ hội lớn khi mức thuế xuất khẩu sang Mỹ giảm xuống gần bằng 0% (trong khi mức thuế hiện nay là 17%).

TPP cũng có thể giúp các ngành dệt - may và da - giày Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu tới 165 tỷ USD vào năm 2025. Trong

trường hợp không có TPP, con số này chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn - khoảng 113 tỷ USD.

Tuy nhiên, doanh nghiệp buộc phải có sự đầu tư một cách bài bản, đồng thời nhìn nhận lại quá trình đầu tư và phát triển ngành dệt - may từ trước tới nay. Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có thể tận dụng cơ hội khi hiệp định TPP có hiệu lực.

Theo ông Trương Văn Cẩm - Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt - May Việt Nam, đối với lĩnh vực dệt - may, Hiệp định TPP sẽ có một số tác động lớn.

Thứ nhất, TPP giúp ngành dệt - may tăng trưởng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường các nước thành viên TPP hiện nay chiếm tới 65% kim ngạch xuất khẩu của dệt - may cả

nước (năm 2015 đạt gần 15 tỷ USD, trong đó Mỹ 11 tỷ USD, Nhật Bản 2,8 tỷ USD). Khi thuế suất về 0%, các doanh nghiệp dệt - may sẽ tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh, dự báo kim ngạch xuất khẩu vào TPP trong những năm tới có thể tăng 15-20% mỗi năm.

Thứ hai, TPP sẽ tạo việc làm, giải quyết vấn đề lao

động - nhất là lao động nông thôn, do lao động dệt - may không đòi hỏi nhiều lao động lành nghề, kỹ năng cao như một số ngành khác.

Thứ ba, TPP tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài để cơ cấu lại ngành dệt - may vốn yếu ở khâu đầu tư thượng nguồn - tức là sợi, vải, nhuộm hoàn tất, do yêu cầu xuất xứ “từ sợi trở đi”. Điều đó đã được

chứng minh khi rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.

Thứ tư, TPP thúc đẩy cải cách thể chế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch hơn.

Những tác động này vừa là cơ hội, vừa là thách thức, buộc các doanh nghiệp dệt - may Việt Nam nỗ lực chuyển mình.

THANH LAN

Chạy nước rút đổi mới công nghệ

Máy đính thùa khuy điện tử tại Công ty May 10. Ảnh: Loan Lê

Thời kỳ chỉ dựa vào lợi thế lao động giá rẻ đã kết thúc. Dù chưa có nghiên cứu để định lượng cụ thể song 2-3 năm gần đây, việc đổi mới công nghệ đã trở thành bắt buộc đối với các doanh nghiệp dệt - may. Các công nghệ mà Tập đoàn Vinatex lựa chọn đều hướng tới tiêu chí tốn ít năng lượng và nguyên liệu đầu vào, mức độ tự động hóa cao.

4 lưu ý với doanh nghiệp dệt - may khi Việt Nam vào TPP

DỆT - MAY VIỆT NAM TRƯỚC THỀM TPP:

CHÍNH SÁCH

Page 7: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

7 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

Ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH cơ khí và xây lắp Hồng Hà (thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) - chia sẻ với Khoa học và Phát triển sau một năm dự buổi gặp của Thủ tướng (lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng) với các nhà sáng chế không chuyên do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tháng 5/2015.

NHIỀU ĐƠN HÀNG, KHÔNG CUNG ỨNG KỊP

Ông Lê là tác giả máy vò chè cải tiến, hệ thống chưng cất tinh dầu quế bằng hơi nước và máy ép miến bán tự động. Được hỏi về biến chuyển công việc sau sự kiện các nhà sáng chế không chuyên gặp mặt Thủ tướng, Vũ Hữu Lê thừa nhận, ông vốn làm ăn nghiêm túc, giữ chữ tín và trách nhiệm nhưng quả thật sau sự kiện đó, ông được nhiều người biết đến hơn và uy tín tăng cao hơn.

“Chúng tôi nhận được rất nhiều đơn hàng, sản xuất máy không kịp để bán. Hiện chúng tôi sang cả Lào để làm máy bán. Doanh số công ty một năm trung bình 6-7 tỷ đồng, nhưng riêng 4 tháng đầu năm 2016, doanh số đã đạt gần 60% kế hoạch năm” - ông Lê cho biết.

Chiếc máy vò chè của nhà sáng chế này đã được cải tiến để tăng độ bền và giảm chi phí chế tạo bằng

cách chỉ sử dụng máy gia công vừa và nhỏ. Ông đã tận dụng hộp số ôtô, cải tiến hệ thống cuaroa cho máy vò nhỏ. Do tính thuận tiện, đến nay máy vò chè của ông đã bán được hàng nghìn chiếc.

Hệ thống chưng cất tinh dầu cũng được ông Lê nghiên cứu và thiết kế theo nguyên lý hấp. Tỷ lệ tinh dầu thu được khá cao, mỗi kilôgram nguyên liệu cành lá cho từ 0,6-0,7 lít sản phẩm, hàm lượng tinh dầu đạt trên 80%.

Một sản phẩm khác của ông Lê là máy ép sợi miến theo phương pháp đùn ép, giúp tiết kiệm sức lao động, công suất đạt 200kg/ca. Cũng để hỗ trợ nghề miến, ông chế lò sấy buồng đốt hình trụ bằng thép nằm ngang với giàn sấy di động, sử dụng nhiên liệu là củi, rơm rạ... Thiết bị này giúp miến nhanh khô, giảm thời gian sấy.

Tác giả cho biết, cơ sở của ông bán từ những chiếc máy giá 10 triệu đồng đến những dây chuyền hàng tỷ đồng, tùy theo công suất.

Một nhà sáng chế không chuyên khác cũng ăn nên làm ra sau cuộc gặp Thủ tướng năm ngoái là ông Quách Văn Hôm - sống tại thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng - tác giả của giải pháp hữu ích lò sấy lúa hai chiều. “Từ đó tới nay tôi đã bán được 5-7 lò sấy lúa,

mỗi cái giá 45 triệu đồng. Tôi đang muốn sản xuất mở rộng để cung ứng cho thị trường với giá thành rẻ hơn” - ông Hôm cho biết.

Lò sấy lúa hai chiều của ông Hôm bao gồm lò nung đốt bằng trấu, quạt hút đẩy hơi nóng từ lò nung qua khoang đảo gió vào buồng sấy. Khoang đẩy gió được lắp van lưỡi gà điều chỉnh hướng đi của luồng hơi nóng tương ứng với hai giai đoạn sấy mặt trên và mặt dưới. Máng chảy lúa chạy suốt chiều dài mặt

sàn buồng sấy để phân bố đều lượng lúa cần sấy. Nắp trên buồng sấy đóng khi sấy mặt trên. Cuối buồng sấy có cửa thông gió giúp thông nhiệt.

CẦN ĐƯỢC HỖ TRỢ ĐỂ CÓ SÁNG CHẾ MỚI

Tuy nhận được nhiều đơn hàng, song ông Vũ Hữu Lê vẫn còn lắm trăn trở. Ông nhớ lại trong cuộc gặp mặt người đứng đầu Chính phủ, khi được hỏi khó khăn đang gặp phải là gì, nhà sáng chế không

chuyên trả lời rất thật rằng khó nhất là bảo đảm việc làm để “nuôi quân”.

“Xưởng cơ khí của tôi có hơn 20 kỹ sư và công nhân, lương mỗi tháng trung bình 7-8 triệu đồng/ người. Nếu không có việc đều, tôi không giữ được người làm” - ông Lê nói và khẳng định nếu được hỗ trợ, ông sẽ bắt tay vào nghiên cứu sáng chế mới.

“Tôi thấy người ta bơm cát sông lên lẫn cả rác, sỏi nên muốn nghiên cứu hệ thống bơm cát lên là sàng lọc sạch các tạp chất luôn” - Vũ Hữu Lê tiết lộ.

Cũng tham gia cuộc gặp mặt Thủ tướng một năm về trước, nhưng Quách Ba - tác giả máy gặt đập liên hợp VH.01, đang sống tại Kiên Giang - không may mắn bằng các đồng nghiệp. Nhà sáng chế này cho biết sau sự kiện kể trên, ông được Quỹ Đổi

mới công nghệ quốc gia nhận hồ sơ hỗ trợ kinh phí để sản xuất máy cung ứng ra thị trường. Chỉ cần ông nhận được đơn hàng, quỹ sẽ hỗ trợ kinh phí để sản xuất.

“Rất tiếc năm vừa rồi, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo bị thua lỗ. Có doanh nghiệp thua lỗ nặng, đã bị phá sản nên họ cân nhắc, không muốn đầu tư. Vì thế nên sáng chế chưa triển khai được dù đã có nguồn hỗ trợ” - ông Ba chia sẻ.

Còn nhà sáng chế Quách Văn Hôm lại chưa biết thông tin về sự hỗ trợ này. Khi được chia sẻ, ông nói sẽ sớm tìm hiểu và tiếp cận: “Nếu được Nhà nước hỗ trợ, tôi sẽ đầu tư sản xuất mở rộng. Khi sản xuất đại trà, chắc chắn giá thành sản phẩm sẽ rẻ hơn, thuận lợi cho bà con đầu tư hơn”.

LÂM BÌNH

“Từ buổi gặp mặt Thủ tướng, tới nay tôi đã bán được 5-7 lò sấy lúa, mỗi cái giá 45 triệu đồng. Tôi đang muốn sản xuất mở rộng để cung ứng cho thị trường với giá thành rẻ hơn” - ông Quách Văn Hôm nói.

Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực để hỗ trợ các nhà sáng chế không chuyên - từ khâu hình thành ý tưởng, nghiên cứu chế tạo đến thương mại hóa sản phẩm, thành lập doanh nghiệp KH&CN để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cụ thể, Bộ KH&CN đã hỗ trợ các nhà sáng chế không chuyên tham gia chợ công nghệ và thiết bị (techmart). Ngay từ kỳ techmart đầu tiên năm 2003, bộ đã giúp 10 nhà sáng chế không chuyên tham gia giới thiệu sản phẩm và từ đó đến nay, trong các kỳ techmart quốc gia, sản phẩm tiêu biểu của các nhà sáng chế không chuyên đều được hỗ trợ tham gia (năm 2005

có 14 người, năm 2007 có 15 người, năm 2009 có 17 người và năm 2012 có 20 người).

Để tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực cho phong trào sáng kiến, sáng chế, tại các kỳ techmart, Bộ KH&CN đã tặng bằng khen của bộ trưởng cho 50 nhà sáng chế không chuyên có các sản phẩm được ứng dụng vào thực tiễn, mang lại lợi ích cho xã hội. Các công nghệ, thiết

bị đoạt cúp vàng techmart được quảng bá tại các hội thảo do Bộ KH&CN tổ chức, được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng .

Đặc biệt, Bộ KH&CN đã tham mưu cho Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của các tầng lớp nhân dân. Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định

số 13/2012/NĐ-CP của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của Bộ KH&CN đã quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục công nhận sáng kiến; quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến; trả thù lao cho tác giả sáng kiến và người áp dụng sáng kiến. Các văn bản này cũng quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong việc hỗ trợ chuyển giao

sáng kiến của cá nhân, tổ chức không đủ năng lực áp dụng; hỗ trợ áp dụng sáng kiến lần đầu; công bố, phổ biến sáng kiến có khả năng áp dụng rộng và mang lại lợi ích lớn cho xã hội; tổ chức các hội thi sáng tạo, triển lãm, diễn đàn cho hoạt động sáng kiến; ưu tiên cấp kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu phát triển và hoàn thiện, áp dụng sáng kiến. BN

Nhà sáng chế không chuyên làm không hết việc

Bom sao chè được sản xuất tại xưởng cơ khí của nhà sáng chế không chuyên Vũ Hữu Lê (Yên Bái). Ảnh: Thanh Huyền

“Chúng tôi đang sản xuất máy không kịp để bán. Giờ cả bên Lào cũng sang đặt hàng nên chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016, doanh số của công ty đã đạt gần 60% kế hoạch năm”.

Hỗ trợ nhà sáng chế không chuyên triển khai ý tưởng

SAU MỘT NĂM GẶP MẶT THỦ TƯỚNG:

CHÍNH SÁCH

Page 8: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

8 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

Ít nói nhưng cởi mở, chân thành, ông Vũ Ngọc Sang - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần trà Than Uyên (Lai Châu) - dễ tạo ấn tượng được tin cậy. Trong căn phòng yên tĩnh giữa Hà Nội tấp nập, nhấp chén chè shan tuyết thơm nhẹ, ngọt thanh, ông nói: “Với dạng chè túi lọc, có lẽ Than Uyên là công ty duy nhất trong ngành chè không ướp hương, sản phẩm chỉ có hương thơm tự nhiên của chè”.

TÌM CÁCH LÊN BẢN ĐỒ CHÈ VIỆT NAM

Năm 1990, Vũ Ngọc Sang tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp chuyên ngành kinh tế - nơi mà nhờ nó, cái gì ông cũng biết một ít, chăn nuôi có, thú y có, cơ khí, tài chính kế toán cũng có. Nhờ thế mà khi về làm ở nhà máy thủy điện nhỏ thuộc nông trường chè, ông không gặp khó khăn nào. Tuổi trẻ nhiệt huyết, ông lao vào nghiên cứu, học hỏi những kiến thức liên quan đến công việc của cơ quan và mê nhất là lĩnh vực cơ khí thủy điện. Cái sự “gì cũng biết” khiến ông được điều chuyển từ tổ điện qua nhiều bộ phận. Năm

1995, đang phụ trách đội nông nghiệp, ông được điều sang làm đội trưởng đội cơ khí chế biến - tức là quản lý cả cơ khí, xây dựng và chế biến. Đó là lúc sự nghiệp của ông thực sự gắn bó với chè.

“Khi về tổ cơ khí chế biến, tôi không biết gì nên phải lao vào nghiên cứu, học hỏi. Trước hết là học từ người nông dân: Sao thế nào, sấy ra sao, căn thời gian bao nhiêu, nhận biết chè đã ổn bằng cảm quan như thế nào…”. Trên cơ sở kiến thức học hỏi và kinh nghiệm tích lũy từ thực tế, ông viết ra quy trình chế biến chè mà đến giờ, công ty ông vẫn đang áp dụng.

Năm 2002, khi ông được bầu làm phó giám đốc, sản phẩm của công ty không có tên trên bản đồ chè Việt Nam. Câu hỏi làm sao cải thiện chất lượng chè để đời sống công nhân khá hơn luôn ám ảnh ông. Khi trở thành giám đốc, ông thay đổi một số điểm trong cách quản lý.

“Người lao động phản đối dữ lắm vì họ đang quen tự do, thoải mái. Tôi lấy ví dụ cho họ hiểu: Một ngày các bác hái 50kg chè được 20.000Đ; tôi muốn với 20.000Đ đó, các bác chỉ phải hái 20kg, còn nếu vẫn 50kg thì các bác phải nhận

được 40.000-50.000Đ, muốn vậy thì mình phải thay đổi cách làm, phải tạo ra sản phẩm chè tốt” - vị giám đốc kể.

Cũng với cách ân cần truyền đạt và lắng nghe đó, ông Sang đã thuyết phục được những hộ cung cấp chè là người dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao… vốn có nếp nghĩ riêng, để họ thay đổi cách làm phù hợp với công ty. Ông chia sẻ bí quyết: “Mỗi năm tôi thay đổi một chút, không thể bắt người ta thay đổi ngay được. Nói là phải đi đôi với làm. Ngoài ra tôi còn phải giải thích, tuyên truyền theo cách mà đồng bào dễ hiểu nhất”.

Với sự khéo léo, kiên trì đó của giám đốc và sự đồng lòng của người lao động, chè Than Uyên từng bước cải tiến năng suất và chất lượng, và việc giành giải Vàng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2015 là một minh chứng cho vị trí của sản phẩm trên thị trường. Năm 2015, việc xuất khẩu chè ở Việt Nam gặp khó khăn nhưng Than Uyên không đủ hàng để xuất, thậm chí khách hàng còn phải đặt cọc 100%.

VỊ GIÁM ĐỐC SAY MÊ NGHIÊN CỨU

Trước đây, hầu hết các nhà máy chè sử dụng dây chuyền truyền thống của Trung Quốc do thiết bị gọn, nhẹ, dễ thao tác. Tuy nhiên, các công đoạn vẫn cần nhiều sức người, năng suất thấp, lượng chè

đưa vào máy vò, máy sấy không đều, ảnh hưởng đến chất lượng. Đó là chưa kể khi vò và sấy, chè phải đổ xuống nền nhà và được dùng xẻng xúc, không đảm bảo vệ sinh.

Để khắc phục, ông Sang đưa ra ý tưởng lắp đặt hệ thống băng tải gần như tự động khép kín từ khâu đầu tiên đến khi đóng gói. Hệ thống này giúp giải phóng sức lao động, tăng 130% năng suất, sản phẩm đáp ứng được những thị trường khó tính nhất như Đức, Nhật Bản, Đài Loan…

Sáng kiến “Gia công, chế tạo cải tiến dây chuyền chế biến chè xanh truyền thống thành dây chuyền chế biến chè xanh bán tự động khép kín” này cũng mang đến cho ông giải nhất cuộc thi Sáng tạo khoa học - kỹ thuật tỉnh Lai Châu năm 2015 và được nhiều công ty chè khác đến học hỏi.

Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa hài lòng. Ông cho biết cuối năm nay sẽ tự động hóa nốt khâu bảo quản, khi đó dây chuyền sẽ gần như tự động hoàn toàn, chỉ cần 1-2 nhân công làm thao tác đóng/mở cầu dao và vệ sinh máy.

Công nhân ở Than Uyên nhiều năm nay đã quen với hình ảnh vị giám đốc hằng ngày cần mẫn trên cánh đồng chè, mân mê những búp chè non trên tay và đăm chiêu suy nghĩ. Theo ông Vũ Hoàng Mạnh - Phó giám đốc phụ trách chế biến của Công ty chè Than

Uyên, ở ông Sang vừa có cái sự tận tuỵ với cây chè của một nhà nghiên cứu nông nghiệp, vừa có cái quyết đoán, khôn ngoan của người làm lãnh đạo. “Tinh thần sáng tạo và sự say mê công việc của ông đã truyền lửa cho toàn bộ người lao động. Trưa 12 giờ vẫn chưa nghỉ, tối có khi làm đến 11 giờ đêm. Nhìn ông, mọi người trong công ty đều cố gắng làm việc và sáng tạo” - ông Mạnh cho biết.

Nhưng cái ông Sang muốn ở nhân viên không chỉ là làm việc siêng năng. Ông muốn họ sáng tạo. “Với hội thi Khoa học - Kỹ thuật tỉnh Lai Châu năm 2016, tôi tuyên truyền, khuyến khích người lao động tích cực tham gia” - vị giám đốc mê nghiên cứu khoe.

TẤM LÒNG VỚI DÂN VÙNG CHÈ

Tình yêu của ông Vũ Ngọc Sang với mảnh đất Than Uyên không chỉ dành cho cây chè mà gắn với cả người dân nơi đây. Những khó khăn trong đời sống của họ là điều khiến ông day dứt. Có lần khi vào bản thăm bà con trồng

chè (không phải nhân viên công ty), thấy trẻ con vẫn phải chia ca để học do thiếu phòng ốc, ông bàn với ban giám đốc chi tiền hỗ trợ và quyên góp để xây thêm 4 lớp học tại 2 điểm trường. “Nhìn các em được đi học đầy đủ, tôi thấy ấm áp lắm” - ông nói.

Giọng bùi ngùi, ông kể về hoàn cảnh thương tâm của một gia đình mà cả hai vợ chồng đều là nhân viên của Công ty chè Than Uyên: “Hai năm trước, đứa con học lớp 5 của họ bị đuối nước, tuy cứu được nhưng sống thực vật. Cháu vẫn ăn nhưng da thịt không phát triển, chỉ có xương là dài thêm”. Cách giúp đỡ của công ty đối với cặp vợ chồng này là giao khoán thêm nhiều đất trồng chè để tăng thu nhập, ngoài việc hỗ trợ 2 triệu đồng mỗi tháng.

Có lẽ vì yêu vùng đất Than Uyên, yêu những người sống trên mảnh đất này mà ông giám đốc Vũ Ngọc Sang càng có động lực tìm tòi, sáng tạo để bắt cây chè sinh lợi nhiều hơn, làm giàu cho nơi này và giúp những gia đình sống trên đó có cuộc sống ngày một khấm khá.

MINH NHẬT

Ông giám đốc mê chè,ham nghiên cứu

Sự đam mê của ông Vũ Ngọc Sang đối với cây chè vừa xuất phát từ bản tính thích tìm tòi, sáng tạo của một nhà nghiên cứu nông nghiệp, vừa đến từ tham vọng của một ông giám đốc muốn tăng vị thế cho sản phẩm của mình để nhân viên có thu nhập cao hơn.

Công nhân đang thu hái chè thuộc Công ty cổ phần chè Than Uyên - Lai Châu. Ảnh: Nguyễn Thảo

“Tôi luôn khuyến khích, động viên người lao động và nhân viên tích cực sáng tạo, cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động” - ông Vũ Ngọc Sang.

Ông Vũ Ngọc Sang trong lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2015. Ảnh: PH

CHÂN DUNG

Page 9: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

9 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

LÊN VOI XUỐNG CHÓ VẪN KHÔNG BỎ TÔM

“Nói chuyện gì thì khó chứ chuyện con tôm thì tôi sẵn sàng. Mấy chục năm nay, tôi chỉ đi một con đường là gắn bó với con tôm” - ông Dương Văn Hùng - Giám đốc Công ty TNHH giống thủy sản Dương Hùng (Bạc Liêu) - nói với phóng viên Báo Khoa học và Phát triển trong ngày nhận giải Bạc Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2015 ngày 8/5 vừa qua. Trong cuộc trò chuyện kéo dài cả giờ đồng hồ, người đàn ông đã gắn bó 25 năm với nghề nuôi tôm này luôn giữ chặt chiếc cúp và bó hoa vừa được trao.

“Đây là giải thưởng chứng nhận cho những nỗ lực của tôi và cho thấy việc đầu tư cho trại tôm giống là hoàn toàn chính xác. Chính phủ đã ghi nhận, quốc tế cũng công nhận” - ông Hùng chia sẻ.

Kể chuyện về đời mình, về những trại tôm giống ở Bạc Liêu, cả khuôn mặt ông sáng bừng, đôi mắt ánh lên nét tự hào: “Trong 14 năm qua, tôi đã phát triển từ 16 trại tôm giống lên đến 2.300 trại tôm, mỗi năm cung cấp cho thị trường 2-3 tỷ con giống, năm nào cũng mở rộng mà không đủ bán”.

Điều đặc biệt là tôm giống công ty ông bán giá 120 đồng/con - mức giá không hề xê dịch một đồng kể từ năm 2010 đến nay, trong khi ở cách trại tôm giống của ông khoảng 6 cây số, người ta bán rẻ hơn đến 6 lần, chỉ 20 đồng/con. Ấy vậy mà sản phẩm của ông cung vẫn không đủ cầu.

“Sự chênh lệch giá cả ấy nằm ở chất lượng. Các trại khác mua tôm giống bố mẹ giá chỉ vài trăm nghìn tới 1 triệu đồng một đôi, cho đẻ nhiều lứa; trong khi đó tôm giống bố mẹ của tôi có giá 4-5 triệu một đôi, chỉ cho đẻ 3 lứa. Không chỉ vậy, hệ thống nuôi tôm của tôi đạt tiêu chuẩn quốc tế, từ máy kiểm tra

tôm bệnh, máy lọc nước ngọt cho tôm sống đến thức ăn của tôm đều được nhập khẩu từ Mỹ” - ông Hùng phân tích.

Để có được ngày hôm nay, đại gia tôm giống đất Bạc Liêu đã trải qua lắm quãng đường gập ghềnh. 25 năm trước, người nông dân Dương Văn Hùng cùng vợ con chuyển từ quê nhà Long Mỹ (Hậu Giang) tới xã Long Điền Tây, Đông Hải (Bạc Liêu) lập nghiệp. Thấy người ta làm tôm có lời, ông cũng đi theo họ học mót quy trình nuôi rồi thuê đất, lập ruộng nuôi tôm. Sau mấy vụ có lời, ông vay thêm tiền để mở rộng trại nuôi tôm giống. Nhưng người tính không bằng trời tính, đàn tôm sắp tới kỳ thu hoạch thì chết sạch vì dịch bệnh.

Thất bại 2 vụ liền, nhà nghèo không có nổi cái xe đạp để đi, họ hàng không ai cho vay tiền. “Họ bảo tôi rằng mày chỉ có trời cứu chứ không ai cứu được cả” - ánh mắt ông chùng xuống khi nhớ lại 25 năm trước.

Trời chưa cứu thì vợ ông bỏ đi vì không chịu nổi cái nghèo, để lại 5 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Ông gửi con cho một người họ hàng rồi lặn lội hết Ninh Thuận tới Khánh Hòa để học cách nuôi tôm.

Trong một năm, ông Dương Văn Hùng đã tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý giá từ cách chọn tôm giống bố mẹ tới cách nuôi tôm sinh đẻ và nuôi tôm con. Ông cũng học được quy trình chuẩn trong nuôi tôm như đào vuông, xử lý phèn, kiểm tra độ pH, cách nuôi dưỡng tảo sạch cho tôm ăn...

TRẠI GIỐNG TIÊU CHUẨN 5 SAO

Khi trở về Bạc Liêu gây dựng lại cơ nghiệp, ông Dương Văn Hùng thắng nhiều vụ liên tiếp, dần dần trả hết nợ nần và mua thêm đất mở rộng trại nuôi tôm, sản xuất tôm

giống. Ông hồ hởi khoe, các đoàn tham quan đến từ Anh, Mỹ, Nhật Bản... đều đánh giá cao hệ thống kỹ thuật và công nghệ ở trại giống của ông. Có vị khách người Anh còn nói vui rằng trại tôm này đạt tiêu chuẩn 5 sao. Đó là vì ông chủ luôn mạnh tay đầu tư cho công nghệ.

“Công nghệ là vấn đề sống còn. Thiếu tiền thì đi vay Nhà nước để đầu tư chứ không thể chậm trễ đổi mới được. Thời kỳ hội nhập này, chậm là thua” - ông Hùng quả quyết. Trại tôm giống Dương Hùng được trang bị những máy móc hiện đại nhất để phát hiện tôm bệnh, kiểm tra nguồn nước đầu vào, chất lượng tảo cho tôm ăn và vi sinh làm sạch nước.

Cách đây nửa tháng, trại được Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu công nhận đạt tiêu chuẩn BAP - tiêu chuẩn về trách nhiệm, về môi trường và xã hội, về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc cho các nhà máy chế biến thủy

sản, các trang trại, trại sản xuất giống tôm, cá rô phi, cá da trơn.

Có cơ sở hạ tầng “xịn” rồi, chủ trại tôm giống Dương Hùng không tiếc tiền đầu tư về con người. Ông quan niệm “tướng là cha, lính là con, cha có 10 đồng thì nên chia cho các con 5 đồng” nên công nhân gắn bó với ông suốt 20 năm nay, không ai bỏ việc.

“Tôi xây nhà cho cả gia đình họ ở và làm việc. Mình có quan tâm, chăm sóc thì họ mới tận tâm tận lực cho mình” - ông Hùng chia sẻ bí quyết giữ chân lao động giỏi.

NGƯỜI “ĐÀO TẠO TỶ PHÚ” TÔM

Tự cho rằng mình may mắn được trời giúp khi từ một nông dân trở thành tỷ phú, ông Dương Văn Hùng không bao giờ quên gốc gác của mình. Điều đó khơi lên trong lòng người đàn ông này tham vọng giúp các nông dân khác trở thành tỷ phú nhờ

con tôm - giống như câu chuyện cổ tích thời hiện đại của chính ông.

Nhiều năm nay, nhiều nông dân nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long đã quen với hình ảnh một người đàn ông da ngăm đen, khuôn mặt phúc hậu luôn rạng rỡ nét cười lặn lội vào ấp, xã cầm tay chỉ cách nuôi tôm cho người muốn học. “Có gia đình nghèo tới mức vẫn ở nhà đắp đất, tôi liền cho tôm giống 4 năm để nuôi. Làm mãi, giờ đã tự xây được nhà để ở” - ông Hùng kể.

Không hề giấu nghề, có bao nhiêu kinh nghiệm và kỹ thuật, đại gia tôm giống đem ra chỉ dạy hết cho bà con. Thấy một mình làm không xuể, ông thuê thêm các kỹ sư nông nghiệp để họ tới hướng dẫn kỹ thuật cho từng hộ dân mua tôm giống của ông.

Là một trong những gia đình nhận được sự giúp đỡ của ông Hùng từ 6 năm nay, bà Nguyễn Thị Đào (ấp Thành Thượng, xã An Trạch, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) gọi ông bằng cái tên thân thương “cậu Năm”. Hai vợ chồng bà Đào tật nguyền, không đi lại được trong khi phải nuôi 2 đứa con.

“Hồi năm 2010, tôi khổ dữ lắm, gạo không có mà ăn. Trên 6 công đất bố mẹ cho, cậu Năm hướng dẫn

gia đình tôi đào vuông nuôi tôm. Mỗi tháng cậu cho 6.000 con giống, lại hướng dẫn cách nuôi đúng kỹ thuật. Mỗi tháng thu hoạch 2 lần, thu nhập cũng được 8-10 triệu đồng” - bà Đào kể. Sau 2 năm, bà trả lại sổ hộ nghèo cho Nhà nước, xây nhà rồi cưới vợ cho con. Gia đình còn thuê thêm 3 công đất để mở rộng diện tích nuôi tôm. Cùng ấp với bà Đào, “cậu Năm” còn giúp 4-5 hộ khác thoát nghèo nhờ gây dựng kế sinh nhai cho họ.

Trong hành trình trả nợ nghĩa tình đó, doanh nhân Dương Văn Hùng lúc nào cũng đau đáu nỗi lo làm gì để giúp người nông dân một cách hiệu quả, để quanh ông không còn ai nghèo khổ.

Cuộc trò chuyện với doanh nhân Dương Văn Hùng kết thúc bằng một tiết lộ về dự định của ông trong thời gian tới: “Người dân bám vào con tôm để sống thì tôi cũng giúp họ tới nơi tới chốn. Nước mà không sạch thì tôm dễ bệnh lắm. Sắp tới tôi sẽ nhập men vi sinh giúp làm sạch nước từ Mỹ về bán cho bà con giá gốc, bởi giá thị trường đắt quá trong khi bà con ít vốn. Tôi nhập về bán giá 100 nghìn đồng/kg thôi - bằng 1/3 giá thị trường”.

VŨ NGỌC

Bần nông thành “đại gia” nhờ công nghệ nuôi tôm giốngTừng lâm vào cảnh khánh kiệt với 5 đứa con thơ nheo nhóc, vợ đòi ly hôn…, 20 năm sau, người nông dân Dương Văn Hùng trở thành “đại gia tôm giống” đất Bạc Liêu. Hằng ngày, ông đi khắp nơi phố biến kỹ thuật nuôi tôm để giúp dân nghèo đổi đời.

“Công nghệ là vấn đề sống còn. Thiếu tiền thì đi vay Nhà nước để đầu tư chứ không thể chậm trễ đổi mới được. Trong thời kỳ hội nhập này, chậm là thua” - ông Dương Văn Hùng.

Ông Dương Văn Hùng nhận giải Bạc Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2015 vào ngày 8/5. Ảnh: Loan Lê

CHÂN DUNG

Page 10: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

10 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

Tại buổi tọa đàm: “Giải pháp đẩy mạnh và phát triển KH&CN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân đội trong tình hình mới” mà Bộ Quốc phòng tổ chức hưởng ứng Ngày KH&CN Việt Nam 18/5, các kết quả nghiên cứu phục vụ công tác bảo vệ quốc phòng, an ninh đã được nêu bật.

CHẾ TẠO THÀNH CÔNG NHIỀU VŨ KHÍ, TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI

Các cơ quan nghiên cứu trong Bộ Quốc phòng đã triển khai hàng trăm đề tài KH&CN cấp quốc gia và cấp bộ. Nhiều nghiên cứu đã được vận dụng vào thực tiễn huấn luyện, xây dựng đơn vị, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị của đất nước.

Các đề tài khoa học về nghệ thuật quân sự đã tập trung nghiên cứu dự báo tình hình, chủ trương, giải pháp chiến lược ngăn nguy cơ chiến tranh, hoàn thiện hệ thống lý luận quân sự trên cả 3 quy mô chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, nghiên cứu sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật mới. Kết quả nghiên cứu đã đáp ứng yêu cầu của quân đội, tạo sơ sở lý luận khoa học cho hoạt động thực tiễn xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện bộ đội, giữ vững

ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của tổ quốc, làm cơ sở giảng dạy nghiên cứu ở các học viện, nhà trường…

Nhiều sản phẩm KH&CN đã được chế tạo thành công và đưa vào phục vụ quân đội. Cụ thể, Quân chủng Phòng không - Không quân đã đưa vào trực sẵn sàng chiến đấu radar cảnh giới tầm trung 6m và radar cảnh giới P18, P19, radar cảnh giới 2D, hệ thống cảnh giới vùng trời quốc gia VQ01M, qua đó nâng cao năng lực bảo vệ vùng trời. Nhiều hệ thống huấn luyện mô phỏng đã được đưa vào phục vụ công tác huấn luyện, diễn tập chỉ huy tham mưu, đạt hiệu quả cao. Các hệ thống thiết bị kiểm tra tên lửa, ngư lôi, các thiết bị đặc chủng, nhiều sản phẩm vũ khí hợp quân qua quá trình nghiên cứu đã được đưa vào sản xuất.

Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng - Cục trưởng Cục Khoa học quân sự, Bộ Quốc phòng - cho biết: “Các đơn vị thụ hưởng kết quả nghiên cứu đều đánh giá rất cao trình độ công nghệ, năng lực của các cơ sở sản xuất quốc phòng đã được nâng lên. Điều đó khẳng định việc chú trọng ứng dụng các kết quả nghiên cứu, triển khai sản xuất các sản phẩm nghiên cứu là cốt lõi của hoạt động nghiên cứu KH&CN phục vụ nhu cầu thực tiễn trong tình hình mới”.

HƯỚNG ĐẾN SẢN PHẨM PHỨC TẠP, QUY MÔ LỚN

Theo Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng, 2016 là năm đầu triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và kế hoạch kinh tế - xã hội 2016-2020, nhiệm vụ đặt ra cho vấn đề xây dựng quân đội hết sức nặng nề. Do đó, việc triển khai nhiệm vụ KH&CN cần được tập trung ưu tiên.

“Khi nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự, phải hướng tới sản phẩm quy mô lớn, phức tạp, làm chủ khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và làm chủ vũ khí, trang bị hiện đại, tập trung ưu tiên nghiên cứu khoa học hiện đại” - Thiếu tướng Hồng nhấn mạnh.

Cơ sở cho hướng đi này là các cơ chế, chính sách đầu tư cho KH&CN đã có nhiều thuận lợi. Đặc biệt, Luật KH&CN năm 2013 và các nghị định, thông tư

hướng dẫn đã tạo động lực cho các nhà khoa học. Nghị định 95 ra đời đã giải quyết được cơ chế đầu tư và cơ chế tài chính, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

“Việc triển khai nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước theo cơ chế quỹ cho phép chúng ta thực hiện, duyệt nhiệm vụ KH&CN khác với trước đây, đó là theo quá trình thay vì định kỳ theo đợt. Lúc nào có đề tài cần triển khai là có kinh phí, cho phép nhà khoa học chủ động nội dung nghiên

cứu và nguồn kinh phí, rút ngắn thời gian chuẩn bị, nâng cao hiệu quả quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học” - Thiếu tướng Hồng nói.

Tuy nhiên, Thiếu tướng Nguyễn Huy Tuấn - Viện Khoa học công nghệ quân sự - nêu một vướng mắc từ chính thực tế cơ quan ông - nơi có lượng đề tài nhiều nhất toàn quân, đó là việc nhân rộng kết quả nghiên cứu. Các sản phẩm tạo ra từ đề tài, dự án thường phải đưa đi thử nghiệm, sử dụng được mới nghiệm thu. Cái khó ở đây là những sản phẩm nghiên cứu đặc

thù của quân đội thường là đơn chiếc, chỉ được đưa vào trang bị một lần.

“Việc nhân rộng cho các đơn vị khác gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, hiện còn nhiều đề tài chờ kinh phí đảm bảo để nhân rộng. Thêm nữa, do là sản phẩm đặc thù nên rất nhiều vật tư, linh kiện, phôi vật liệu phải nhập khẩu, khó thanh toán theo quy định tài chính. Vì vậy, cơ quan quản lý cần nghiên cứu tháo gỡ khó khăn này” - Thiếu tướng Tuấn đề nghị.

Ông Đàm Bạch Dương - Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ KH&CN - cho rằng công nghiệp quốc phòng và các nghiên cứu trong lĩnh vực này phần lớn là công nghệ cao, nên Bộ Quốc phòng cần lưu tâm để các nghiên cứu trong thời gian tới hướng đến làm chủ các công nghệ cao trên thế giới.

GIÁNG HƯƠNG

Việt Nam làm chủnhiều vũ khí hiện đại Mới đây, radar cảnh giới tầm trung 6m và radar cảnh giới P18, P19, radar cảnh giới 2D, hệ thống cảnh giới vùng trời quốc gia… đã được chế tạo thành công và đưa vào sử dụng. Đây là một trong những thành quả nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) trong việc phục vụ an ninh, quốc phòng.

ĐẦU TƯ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ QUỐC PHÒNG:

Để phục vụ cảnh giới vùng trời quốc gia, mới đây Bộ Quốc phòng đặt hàng Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel sản xuất, lắp đặt hệ thống cảnh giới và bảo vệ vùng trời quốc gia VQ1-M và VQ1-MT. Hệ thống này cho phép phủ sóng toàn bộ đường bờ biển dài 3.260km của Việt Nam với bán kính mở rộng

100km, phủ sóng 100% các đảo ven bờ và đồn biên phòng…

Đặc biệt, việc sử dụng hệ thống radar cảnh giới mà các nhà khoa học Việt Nam chế tạo này đang được xem là bước tiến mới trong nghiên cứu khoa học phục vụ lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Theo Giáo sư Nguyễn

Văn Ngọ - Chủ tịch danh dự của Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam, việc các nhà khoa học Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất đài radar 2D cảnh giới bắt thấp, cơ động cao dùng để cảnh giới vùng trời quốc gia và cung cấp thông tin cho các tổ hợp tên lửa phòng không cho thấy một sự tiến bộ không

ngừng. Từ chỗ tiếp cận, chuyển giao và tiến tới làm chủ công nghệ, Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng ghi nhận trong lĩnh vực sản xuất radar và đây là câu chuyện không đơn giản.

Ông Ngọ cũng cho biết, so với tính năng về kỹ thuật, radar do Việt Nam sản xuất hoàn toàn

bán dẫn hóa, vi mạch hóa. Riêng khối chỉ huy đã tin học hóa - một sự đổi mới về kỹ thuật nhưng vẫn đảm bảo tính năng chiến thuật giống như ngày xưa. Phần cơ khí cũng hiện đại hóa nhiều chi tiết so với trước đây. “Điều này khẳng định trình độ tiếp cận và làm chủ công nghệ sản xuất radar của Việt Nam” -

Giáo sư Ngọ nói.Theo Giáo sư Nguyễn

Văn Ngọ, việc chế tạo radar không hề đơn giản. Vì vậy khi chúng ta làm chủ được công nghệ, có thể hoán cải, cải tạo hệ thống radar cũ, Nhà nước sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí - vốn phải bỏ ra để mua các thiết bị mới.

TÚ ĐỖ

“Khi nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự, phải hướng tới mục tiêu sản phẩm có quy mô lớn, phức tạp, phải làm chủ khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao” - Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng.

Việc trang bị cho quân đội đòi hỏi trình độ khoa học, công nghệ cao. Trong ảnh là tàu chiến của Lữ đoàn 170, Quân chủng Hải quân. Ảnh: Nguyễn Đức

Việt Nam làm chủ công nghệ radar

CÔNG NGHỆ

Page 11: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

11 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

GS-TS Mai Trọng Khoa - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu - cho biết như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Khoa học và Phát triển.

LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

Thưa Giáo sư, những thành tựu mới về khoa học - công nghệ (KH&CN) gần đây đã thay đổi chất lượng khám, chữa bệnh nói chung và chẩn đoán, điều trị ung thư nói riêng ở Việt Nam như thế nào?

Các tiến bộ KH&CN hiện đã bao phủ hầu hết các chuyên ngành trong y tế, cả về nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị và sàng lọc. Rất nhiều kỹ thuật, phương tiện hiện đại của thế giới đã được ứng dụng vào Việt Nam.

Lấy ví dụ trong lĩnh vực xét nghiệm, rất nhiều máy móc, thiết bị, hóa chất giúp phát hiện những thay đổi rất nhỏ trong cơ thể, những biến đổi mà trước đây chúng ta rất khó phát hiện. Việc phát hiện những chất có hàm lượng rất thấp (như các nội tiết tố) cực nhỏ cỡ 1 phần triệu, 1 phần tỷ gram trước kia là điều rất khó khăn, trong khi sự tăng - giảm rất nhỏ của chúng có thể gây ra vấn đề rất lớn cho sức khoẻ.

Trước đây, chúng ta không có kỹ thuật giúp phát hiện bệnh nhân ung thư có đột biến gene hay

không nên rất khó khăn trong việc chỉ định dùng các thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị đích cho từng cá thể. Điều đó hiện nay đã được khắc phục.

Có thể nói với ung thư, hầu như những kỹ thuật hiện đại mà thế giới có, Việt Nam đều đã tiệm cận được, đặc biệt là các kỹ thuật bức xạ ion hóa - dùng năng lượng bức xạ để chẩn đoán hoặc can thiệp. Ứng dụng cụ thể là chụp cắt lớp nhiều dãy đầu dò, chụp mạch, xạ trị, xạ phẫu, xạ trị áp sát, điện quang can thiệp, miễn dịch phóng xạ... hiện đại không thua kém các nước trong khu vực. Các kỹ thuật cấy hạt phóng xạ hoặc sử dụng hạt vi cầu phóng xạ để chữa ung thư đã ứng dụng thành công.

Phương pháp miễn dịch rất mới cũng đã được áp dụng ở Việt Nam - nghĩa là chúng ta giúp cơ thể chủ động tấn công tác nhân gây bệnh, với các kỹ thuật điều trị miễn dịch chuyên sâu. Một kỹ thuật rất khó cũng đã được các bác sỹ Việt Nam làm chủ, đó là điện quang can thiệp, dùng thiết bị hình ảnh để định hướng sửa chữa những phần bị bệnh.

Do đó, rất nhiều trường hợp trước đây phải ra nước ngoài mới chữa được thì nay có thể điều trị trong nước, tiết kiệm rất nhiều chi phí, đem lại cơ hội điều trị cho những người không dư dả về kinh tế.

Ngoài ra, thời gian gần đây đã có các bệnh nhân

từ một số nước châu Á (như Thái Lan) đến Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện tuyến trung ương khác của Việt Nam để điều trị. Tôi cho đây là một tín hiệu tốt, chứng tỏ chúng ta đã làm chủ và tiệm cận được các kỹ thuật cao, tạo hình ảnh tốt trong cộng đồng y học quốc tế.

ỨNG DỤNG MỘT CÁCH SÁNG TẠO

Giáo sư đánh giá thế nào về trình độ của các nhà khoa học, bác sỹ Việt Nam cũng như đóng góp của họ trong việc phát triển các công nghệ mới phát hiện và điều trị ung thư?

Để ứng dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật về phát hiện và điều trị ung thư trên thế giới, các bác sỹ, kỹ sư về vật lý hạt nhân, các kỹ thuật viên, điều dưỡng... đều phải được đào tạo bài bản. Thực tế với những con người đó, thiết bị đó, đã

rất nhiều bệnh nhân được cứu, giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị ung thư của Việt Nam ngang tầm thế giới.

Các bác sỹ Việt Nam có khả năng thích ứng và sáng tạo khi tiếp cận các kỹ thuật, công nghệ mới. Chẳng hạn, kỹ thuật mổ u não bằng dao gama quay - vốn chỉ được áp dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên vì kết cấu thiết bị không cho phép làm cho bệnh nhân nhỏ hơn.

Chúng tôi đã liên hệ với cơ sở sản xuất dao gamma quay ở nước ngoài để chế tạo riêng công cụ đó, đồng thời phải có phối hợp với những chuyên khoa khác để có thể điều trị thành công u não cho trẻ dưới 5 tuổi, trong khi ngay cả nhà sản xuất cũng chưa đặt ra vấn đề sử dụng thiết bị của mình cho đối tượng này. Nghĩa là, các bác sỹ Việt Nam đã căn cứ trên thực tế để làm sao cho công cụ, kỹ thuật mình tiếp nhận phù hợp hơn với bệnh nhân của mình.

Với tư cách là một nhà khoa học, một bác sỹ, theo ông cần có những điều kiện gì để việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khám, điều trị ung thư trở nên hiệu quả hơn?

Có nhiều khó khăn trong việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào Việt Nam. Thứ nhất, để cập nhật công nghệ mới cũng như mua sắm các trang thiết bị hiện đại, cần đầu tư lớn vì đều phải nhập từ nước ngoài, có những máy chỉ một số quốc gia độc quyền sản xuất nên giá rất cao. Rất may Nhà nước hiện đã nguồn kinh phí để hỗ trợ mua trang thiết bị. Thứ hai là nguồn kinh phí để xây dựng cơ

sở vật chất đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh còn nhiều khó khăn. Nhưng cái yếu nhất là nguồn nhân lực. Cần chiến lược cụ thể đào tạo nhiều chuyên gia sâu về lĩnh vực này, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế để tiệm cận công nghệ mới, tiếp xúc với những nhà khoa học hàng đầu để chia sẻ, trao đổi. Có như vậy mới đảm bảo những công nghệ chẩn đoán, điều trị tiên tiến nhất đến được với bệnh nhân Việt Nam và với nhiều địa phương hơn, thay vì chỉ tập trung ở vài thành phố lớn.

Xin cảm ơn Giáo sư!MINH NHẬT

(Thực hiện)

CẬP NHẬT KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ CAO TRONG Y TẾ:

Nhiều người nước ngoài sang Việt Nam chữa bệnhViệt Nam đã tiệm cận được hầu hết các kỹ thuật chẩn đoán, điều trị y khoa hiện đại trên thế giới, bao gồm lĩnh vực khám, chữa ung thư. Ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh.

GS-TS Mai Trọng Khoa. Ảnh: M.Nhật

“Tôi cho việc nhiều bệnh nhân nước ngoài sang Việt Nam điều trị là một tín hiệu tốt, chứng tỏ chúng ta đã làm chủ và tiệm cận được các kỹ thuật cao, tạo hình ảnh tốt trong cộng đồng y học quốc tế” – GS-TS Mai Trọng Khoa.

Bức xạ ion hoá là một ứng dụng thành công nổi bật trong y tế ở Việt Nam. GS-TS Mai Trọng Khoa cho biết, ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế hiện nay chủ yếu thuộc 3 chuyên ngành chính: Điện quang, ung thư và điện hạt nhân. Lĩnh vực chẩn đoán bằng bức xạ ion hoá bao gồm các kỹ thuật của chuyên ngành

điện quang và y học hạt nhân chẩn đoán, Nhiều kỹ thuật hiện đại đã được triển khai thành công như máy chụp cắt lớp đa dãy, PET/CT, SPECT, SPECT/CT, máy gia tốc vòng...

Trong điều trị ung thư, các kỹ thuật y học hạt nhân điều trị và các kỹ thuật xạ trị hiện đại đã được sử dụng như: Sử

dụng các thuốc phóng xạ để điều trị ung thư, xạ trị chiếu ngoài, xạ phẫu bằng các dao gamma kinh điển, cyberknife, dao gamma quay...

Các chuyên gia cũng sử dụng năng lượng phát ra từ đồng vị phóng xạ, thuốc phóng xạ nói chung đưa vào cơ thể con người bằng bất cứ con đường nào, và

biến cơ quan mà chúng ta cần khảo sát thành nguồn phát tia phóng xạ.

Việt Nam cũng làm chủ thành công các kỹ thuật cấy hạt phóng xạ vào cơ quan hay tuyến nội tiết có khối u để điều trị; sử dụng các hạt vi cầu phóng xạ để điều trị một số bệnh như ung thư gan nguyên phát. Đ.DUNG

Khám, chữa ung thư bằng bức xạ ion hoá

TS-BS Nguyễn Tiến Thịnh - Chủ nhiệm khoa Nội tiêu hóa BV Trung ương quân đội 108 đang tiến hành phương pháp xạ trị trong chọn lọc cho bệnh nhân. Ảnh: Văn Giang

CÔNG NGHỆ

Page 12: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

12 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

CHỐNG THẤM KHÔNG CẦN ĐÀO BỚI

“Các công trình thủy lợi ở Hà Nam trước đây đều ứng dụng công nghệ của ngành để giải quyết bài toán chống thấm, nhưng không hiệu quả. Khi tiếp xúc với JC tôi thấy đây là công nghệ hiệu quả nhất và khác hoàn toàn với biện pháp xử lý trước đó” - TS Nguyễn Quốc Đạt - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nam - nói về công nghệ mà GS-TS Nguyễn Quốc Dũng và các cộng sự (Viện Thủy công) đã được tiếp cận và tìm cách ứng dụng vào năm 2004.

Khi đó, hệ thống sông Hồng có khoảng 1.300 cống dưới đê xây từ thời Pháp trên nền cát phù sa. Việc xử lý nước rò rỉ rất khó khăn, dẫn đến tình trạng nhiều cống bị thấm và dễ xảy ra sự cố vỡ đê. Nhóm nghiên cứu của GS Dũng có nhiệm vụ tìm ra giải pháp chống thấm dưới đê mà không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu cống.

“Chúng tôi cần tìm giải pháp làm một tường chắn dưới bản đáy cống mà không gây hư hỏng cống dưới đê, không phải đắp 2 đầu đê để tát cạn cống. Nhờ Internet, chúng tôi biết đến công nghệ JG của Nhật Bản, được phát triển năm 1970” - ông Dũng nói.

Ở công nghệ này, người ta khoan sâu xuống đáy công trình, máy khoan dùng áp lực cao phụt ximăng hoặc chất kết dính qua lỗ, vừa xoay vừa rút lên để tạo ra những

cọc ximăng đất tròn. Nếu xếp các cọc cạnh nhau có thể tạo thành tường chắn ngăn nước.

Khi nghiên cứu để áp dụng JG vào Việt Nam, ông Dũng và các cộng sự nhận ra rằng nếu dùng chống thấm thủy lợi, vật liệu trong công nghệ JG nguyên bản không đảm bảo kết dính. Họ đã sáng tạo các công thức vật liệu mới, tùy vào tính chất từng tầng đất khác nhau để thêm đất hay hóa chất chuyên dụng vào ximăng.

Khó khăn lớn nhất ở thời điểm đó là không có thiết bị JG để tìm hiểu, các chuyên gia Nhật Bản vẫn dè dặt trong việc chia sẻ kinh nghiệm. Nhóm nghiên cứu tự bỏ tiền mua thiết bị JG cũ với giá 600 triệu đồng. “Hồi đó số tiền này là to lắm, anh em động viên nhau tích cóp mua một chiếc máy để nghiên cứu dù biết là rất mạo hiểm. Có máy rồi, cũng chẳng biết hỏi ai cách làm nên phải tự mày mò từng bước một” - ông Dũng kể lại.

Ở nước ngoài, công nghệ JG chủ yếu được dùng xử lý chống lún cho móng và nền đất yếu. Vì thế, nhóm nghiên cứu đã

phải cải tiến rất nhiều để phù hợp với công trình thủy lợi của Việt Nam, đó là tạo ra bức tường đáy cống bằng các cọc ximăng - đất liền nhau - điều mà thế giới lúc đó chưa ai làm

Những ngày đầu, nhóm nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc đưa công nghệ JG vào các công trình cụ thể vì nó còn rất mới ở Việt Nam và khiến nhiều người hồ nghi. Họ phải dùng cả quan hệ cá nhân và uy tín của mình ra bảo lãnh để các địa phương áp dụng JG.

Công trình lớn đầu tiên áp dụng công nghệ JG là cống Tắc Giang (Phủ Lý, Hà Nam), vốn đã được sửa chữa 2 lần bằng công nghệ khoan phụt ximăng - sét nhưng vẫn bị đùn sủi đen và xảy ra vỡ đê. Viện Thủy công đưa ra phương án dùng công nghệ JG tạo ra tường chống thấm bằng ximăng - đất dưới bản đáy cống, cắt qua lớp cát bụi mà không ảnh hưởng đến kết cấu cống. Kết quả là từ mùa lũ năm 2005 đến nay, cống Tắc Giang không còn xảy ra hiện tượng đùn sủi hay thấm nước.

Theo ông Dũng, hiện chưa có công nghệ chống thấm thủy lợi nào cạnh tranh được với JG. Tính đến nay, đã có hàng trăm công trình áp dụng JG và thành công nhất là các cống thủy lợi. Doanh thu thực hiện đề tài này của Viện Thủy công đạt hơn 50 tỷ đồng mỗi năm.

HIỆU QUẢ TRONG XỬ LÝ NỀN MÓNG

Không chỉ chống thấm cho các công trình thủy lợi, JG còn là giải pháp hữu ích để chống sập vách khi làm cọc cho tầng hầm, cao ốc, các công trình giao thông như đường ngầm đô thị, kè bờ, mố cầu vùng đất yếu.

Trong thực tế ứng dụng, với từng công trình cụ thể, nhóm nghiên cứu đã có nhiều sáng tạo để giải quyết những vấn đề phát sinh, xử lý nhiều trường hợp phức tạp, cấp bách trong thực tế phòng, chống lụt bão, bảo đảm an toàn cho công trình. Công trình chống úng ngập TPHCM là một trong những thành công nổi bật của nhóm, đem lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật lớn.

Mới đây, bồn chứa xăng dầu ở sân bay T2 Nội Bài (Hà Nội) vừa đổ bêtông bản đáy xong thì phát hiện lún. Các chuyên gia đã ứng dụng công nghệ JG, khoan xuyên bản đáy bồn, tạo các cọc chống lún thành công.

“Công nghệ xử lý chống thấm JG rất thích hợp với việc xử lý nền móng công trình xây dựng dân dụng, giải quyết vấn đề an toàn cho nhà liền kề khi xây dựng tầng ngầm” - ông Nguyễn Quý Anh - Giám đốc Công ty tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ Việt Nam - đánh giá.

GS Dũng cho biết, so với các giải pháp trước đây, chi phí ứng dụng JG giảm 60-70%. Đề tài này của ông và các cộng sự đã đoạt giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2008 và đang có tên trong danh sách xét tặng giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt V. LOAN LÊ

Công trình chống thấm đáy cống sông Cui (Long An) áp dụng công nghệ JG. Ảnh: NV

“Các công nghệ chống thấm thủy lợi khác có thể mổ phanh một công trình còn JG đưa vật liệu chống thấm một cách tỉ mỉ vào đúng chỗ cần chữa và không ảnh hưởng đến xung quanh” – PGS-TS Nguyễn Quốc Dũng.

Người dân xã Kim Ngọc, Bắc Quang, Hà Giang vừa thoát khỏi cảnh thiếu nước vào mùa khô và nước đục vào mùa lũ nhờ công trình thủy lợi ứng dụng công nghệ đập ngầm và hào thu nước. Công trình có quy mô đủ cấp nước cho 5.000 người. Tác giả giải pháp công nghệ này - GS-TS Nguyễn Quốc Dũng, Viện trưởng Viện Thuỷ công, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam - kể: Năm 2009, tại một hội nghị khoa học và công nghệ (KH&CN) ở Lai Châu, TS Nguyễn Quân - lúc đó là Thứ trưởng Bộ KH&CN - kêu gọi các nhà khoa học đóng góp cho đồng bào Tây Bắc. Tuy chưa có ý tưởng gì nhưng nghĩ mình cần làm gì đó cho bà con miền núi đỡ khổ, ông Dũng đã xung phong và được TS Nguyễn Quân giao đề tài tìm giải pháp cấp nước cho đồng bào vùng núi.

Nhận nhiệm vụ, GS Dũng lên vùng Rào San, Phong Thổ, Lai Châu khảo sát và nhận thấy đây là một vùng khan hiếm nước trầm trọng. Tuy nhiên, khi ghé lại ven đường nghỉ ngơi, thấy chủ quán vẫn có đủ nước dùng, ông tìm hiểu thì được biết người chủ quán đã đặt một cái xô hứng nước nhỏ giọt từ các khe đất. Đây là một cách hứng nước quy mô nhỏ và chưa lọc nên vẫn chưa đảm bảo an toàn.

Nhà khoa học nhận thấy mặc dù nguồn nước ngầm trong đất không hề nhỏ nhưng hệ thống cấp nước ở đây đã xuống cấp, do đó dẫn đến thiếu hụt nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống cư dân. Tìm ra giải pháp công nghệ mới để cải tạo, nâng cấp các bộ phận công trình đầu mối và toàn bộ hệ thống cấp nước là nhu cầu cấp thiết.

Sau chuyến đi thực tế, GS Dũng đặt ra câu hỏi tại sao nước nhiều như vậy mà mình không lấy được. Chắp nối các ý tưởng xuất hiện trong đầu, ông đưa hệ thống lọc nước vào trong lòng suối, đặt xuôi theo độ dốc của núi và tạo thành một kênh dòng chảy. Hệ thống này được gọi là công nghệ đập ngầm, ra đời năm 2012. Bộ phận quan trọng nhất của kết cấu đập ngầm là dải thu nước hình Ω nối vào ống PVC. Hệ thống ống thu và dải thu nước được chôn giữa một lớp cát dày. Nước ngầm sẽ được thu vào dải thu nước theo nguyên lý mao dẫn. Khi mưa xuống, nước mặt ngấm qua lớp cát vào dải thu nước, do vậy những hạt đất nhỏ cũng không thể lọt vào ống PVC nên nước thu rất sạch. Toàn bộ hệ thống của đập được chôn ngầm nên không bị hư hỏng bởi tác dụng của dòng lũ và các hình thức phá hủy khác.

Đập ngầm còn có một hình thức khác gọi là hào thu nước. Hào thu nước được bố trí vòng quanh chân đồi để lọc và thu nước vào ống dẫn nước về cho người dân. Theo GS-TS Nguyễn Quốc Dũng, công nghệ đập ngầm được đánh giá là có ưu điểm nổi bật so với phương pháp đập dâng chắn dòng thu nước mặt truyền thống do tăng được lượng nước và chất lượng nước, giảm chi phí thi công.

Đến nay, đã có hơn 20 công trình đập ngầm được xây dựng ở miền núi và hải đảo, khắc phục tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ở những vùng này. Công nghệ đập ngầm và hào thu nước đã được đề nghị xét tặng giải thưởng Bông lúa vàng 2015, giải thưởng Vifotec 2013.

P.HẰNG

Công nghệ đập ngầm chống thiếu nước cho Tây Bắc

Công nghệ “mổ nội soi” các công trình thủy lợi

Để xử lý chống thấm, trước đây người ta phải “mổ phanh” các công trình thủy lợi; nhưng với công nghệ Jet-grouting (JC), chuyên gia đưa vật liệu chống thấm qua mũi khoan nhỏ xuyên đất, không ảnh hưởng kết cấu công trình, giống như mổ nội soi.

Công nghệ đập ngầm và hào thu nước của Viện Thủy công. Ảnh: PH

CÔNG NGHỆ

Page 13: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

13 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

HOÀN THÀNH KHẢO SÁT BỔ SUNG DỰ ÁN NINH THUẬN 2

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận - cho biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được Chính phủ giao làm chủ đầu tư thực hiện 6/10 đề án thành phần của dự án nhà máy ĐHN Ninh Thuận. Tập đoàn đã triển khai đồng bộ 6 dự án này. Dự án đào tạo nguồn nhân lực được phê duyệt đầu tiên năm 2013, đang triển khai theo kế hoạch. Dự án đầu tư hạ tầng phục vụ thi công hai nhà máy ĐHN bao gồm đường sá, giao thông, cấp nước, điện đã khởi công tháng 12/2014.

Sau một thời gian dài khảo sát, dự án Ninh Thuận 1 đã trình hồ sơ dự án đầu tư cho Hội đồng Thẩm định nhà nước vào tháng 9/2015, đang chờ ý kiến các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định. Về dự án Ninh Thuận 2, sau khi có ý kiến của các nhà khoa học, ban quản lý đã yêu cầu khảo sát bổ sung và việc này đã hoàn thành vào tháng 2 vừa qua. Ban quản lý đang tổ chức thẩm tra nội bộ để chuẩn bị trình dự án cho Hội đồng Thẩm định nhà nước ngay trong năm nay.

Thời gian vận hành tổ máy đầu tiên của dự án ĐHN Ninh Thuận bị lùi lại

khoảng năm 2025 - thay vì năm 2020 như dự kiến tại thời điểm Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư xây dựng. Nguyên nhân là sau khi Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử ra đời, quy định rõ các bước xây dựng nhà máy ĐHN, ban quản lý đã điều chỉnh lộ trình và cách thức thực hiện để đảm bảo tuân thủ đúng luật. Mặt khác, sau sự cố Nhà máy ĐHN Fukushima, Chính phủ đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực kiểm tra thật kỹ vấn đề an toàn, đảm bảo tuân thủ hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Theo đó, các dự án ĐHN được triển khai sau sự cố Fukushima đều phải đưa những yếu tố tác động tương tự trường hợp Fukushima vào dự án. Điều đó kéo dài thời gian thực hiện công tác chuẩn bị xây dựng nhà máy ĐHN.

BÀI HỌC AN TOÀN TỪ FUKUSHIMA

Do ĐHN liên quan đến an toàn quốc gia và quan hệ quốc tế, IAEA đưa ra khái niệm 19 yếu tố phát triển cơ sở hạ tầng ĐHN quốc gia. Một nước muốn xây nhà máy ĐHN phải trải qua đủ 19 bước mới được vận hành. Ông Hùng khái quát 19 yếu tố này thành 3 nhóm. Nhóm 1 là các văn bản pháp quy như luật của

quốc gia, hiệp định song phương, đa phương… liên quan đến an toàn, an ninh hạt nhân. Nhóm 2 là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bắt buộc tuân thủ những quy định ngặt nghèo, với cốt lõi là văn hóa an toàn. Nhóm 3 liên quan đến đầu tư xây dựng và ngăn ngừa rủi ro về tiến độ, phát sinh chi phí. Đây là những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt để hoàn thành việc xây dựng nhà máy ĐHN.

Lựa chọn công nghệ cũng là vấn đề rất quan trọng đối với mỗi nhà máy ĐHN. Nó quyết định vấn đề an toàn hạt nhân, bức xạ, nguyên tắc bảo vệ môi trường, chống lại những sự cố thiên nhiên. Việt Nam đã chọn công nghệ lò phản ứng AES-2006 của Nga, phiên bản 491. Đây là phiên bản đã được kiểm chứng trên 3 dự án tại Nga

và Belarus, hoạt động theo nguyên tắc an toàn thụ động kết hợp chủ động, có bảo vệ 5 lớp theo chiều sâu với giải pháp nhốt chặt phóng xạ khi có sự cố. Thông qua bộ phận hấp thụ và nhốt chặt phóng xạ, chất phóng xạ không thể thoát ra ngoài như đã xảy ra với Fukushima.

Ngoài ra, Ban quản lý dự án ĐHN Ninh Thuận cũng xác định, mọi vấn đề an toàn đều xuất phát từ con người. Các sự cố như Chernobyl, Fukushima được thế giới đánh giá là có căn nguyên từ ý thức về an toàn của con người. Vì vậy, các nước xây dựng nhà máy ĐHN đều phải xem xét yếu tố văn hóa an toàn. Theo ông Hùng, đây là cốt lõi của vấn đề, phải đi từ nhận thức bên trong và thể hiện qua hành động: “Chúng ta không chỉ trông chờ vào công nghệ hiện

đại, tự động hóa cao mà tất cả đều do con người. Chính vì vậy, công tác đào tạo rất quan trọng”.

Ông Hoàng Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử - cho biết thêm, sau vụ Fukushima nhiều nước phải tăng cường các giải pháp ứng phó sự cố, đảm bảo an toàn cho các nhà máy ĐHN đang hoạt động và sẽ triển khai. Việt Nam cũng đã nghiên cứu những bài học đó do Nhật Bản và IAEA

đúc kết. Một trong những bài học sâu sắc nhất là phải có nguồn nhân lực vừa giỏi về chuyên môn, quản lý vừa thấm nhuần văn hóa an toàn. Đồng thời, cần có hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, phát triển cơ quan pháp quy hạt nhân đủ năng lực giải quyết cấp phép xây dựng và vận hành các nhà máy ĐHN trong tương lai, đảm bảo an toàn, an ninh theo quy định quốc tế.

KIỀU ANH

Khắt khe văn hóa an toàn

Nhân lực là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn lò phản ứng hạt nhân. (Trong ảnh: Các cán bộ kỹ thuật điều khiển hệ thống tại lò phản ứng hạt nhân Đà lạt). Ảnh: Anh Tuấn

Một trong những ví dụ của việc Việt Nam đề cao yếu tố an toàn như tiêu chí quan trọng nhất khi thực hiện dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là lùi thời điểm đưa tổ máy đầu tiên vào hoạt động - chậm hơn khoảng 5 năm so với dự kiến ban đầu - nhằm nâng cao yêu cầu an toàn.

DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN:

“Các sự cố Chernobyl, Fukushima được thế giới đánh giá là có căn nguyên từ ý thức về an toàn của con người. Vì vậy, các quốc gia xây dựng nhà máy ĐHN đều bắt buộc phải xem xét yếu tố văn hóa an toàn” - ông Nguyễn Mạnh Hùng.

Tin Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh sẽ khởi động tổ máy số 6 - sử dụng lò phản ứng VVER thế hệ 3+ được xem là có độ an toàn rất cao - và nối lưới vào mùa hè 2016 thu hút sự quan tâm của công chúng, bởi công nghệ này sẽ được sử dụng cho Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1.

Ông V. Povarov - Giám đốc nhà máy - cho biết, việc khởi động tổ máy số 6 sẽ mất 55 ngày và nhà máy sẽ thử phát điện sau đó vài

tuần. Hiện ở tổ máy này, nhiên liệu hạt nhân mô phỏng đã được thay bằng nhiên liệu hạt nhân thật. Ông Sudarev - Quản đốc phân xưởng thử nghiệm vật lý và động học - cho biết đây là lần đầu tiên lò phản ứng kiểu VVER được nạp đầy các bó thanh nhiên liệu. Các bước tiếp theo để vận hành tổ máy liên quan tới việc cấp phép cho các công việc khởi động vật lý như lắp ráp lò phản ứng - bao gồm

cả các máy bơm tuần hoàn chính. Khâu này sẽ hoàn tất quá trình khởi động vật lý và chuyển sang giai đoạn thử phát điện. Cuối năm nay, Novovoronezh sẽ khai thác công nghiệp tổ máy số 6.

Tại Nga, lò phản ứng AES-2006 đang được xây dựng và sắp đưa vào vận hành tại Nhà máy ĐHN Leningrad-2 và Novovoronezh-2. Belarus đang xây dựng AES-2006 cùng lò VVER-1200/V-491.

Các nước Séc, Hunggari, Phần Lan đang xem xét hồ sơ dự thầu AES-2006 loại này.

Việt Nam cũng đã chọn công nghệ AES-2006 theo phương án St. Petersburg thiết kế cho Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1. Rosatom cũng đã trình báo cáo nghiên cứu khả thi. Tiến độ các bước đầu tiên phụ thuộc rất nhiều vào việc thẩm định và phê duyệt báo cáo này của nhà máy.

N.HOÀNG

Khởi động lò phản ứng VVER thế hệ 3+

Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh (Nga). Ảnh: Rosatom

CHÍNH SÁCH

Page 14: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

14 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

CHÂN DUNG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÀ NHU CẦU

Gặp GS-TS Lê Huy Hàm tại phòng làm việc của ông tại Viện Di truyền nông nghiệp (Hà Nội), tôi khá ấn tượng với khay khoai lang đang mọc dây được xếp gọn trên bàn tiếp khách như một vật trang trí thay cho chậu cây cảnh.

Lý giải vì sao chọn khoai lang chứ không phải một loại hoa nào khác, ông cười hiền: “Với người Việt Nam, khoai lang thân thuộc như cây tre, cây lúa. Nó lại rất dễ sống, chỉ cần chút nước là nảy mầm, mọc thành dây”. Có vẻ như nhà khoa học bước ra từ đồng ruộng, lại có nhiều nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn này luôn tìm được niềm vui và cảm hứng sáng tạo từ những thứ thân thuộc như thế.

Dành 30 năm trong cuộc đời để nghiên cứu nhân giống và chọn tạo giống cây trồng, GS-TS Lê Huy Hàm là một trong những nhà công nghệ sinh học hàng đầu Việt Nam với hàng trăm nghiên cứu khoa học.

Ông kể: “Năm 1975, do đạt điểm cao trong kỳ thi đại học, tôi được Nhà nước cử đi học tại trường Kishinov, Moldavia (Liên Xô cũ). Có lẽ thấy mình xuất thân từ nông thôn nên nhà trường cử theo ngành công nghệ sinh học. Sau đó, nhờ đoạt giải nhất cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên và tốt nghiệp bằng đỏ, tôi được nhà trường giữ lại làm nghiên cứu sinh và hoàn thành việc bảo vệ luận án tiến sỹ vào năm 1986”.

Trong thời điểm đó, Việt Nam mặc dù là nước nông nghiệp, phần lớn dân số là nông dân nhưng mỗi năm vẫn phải nhập khẩu hơn 2 triệu tấn lương thực. Thực tế này khiến Lê Huy Hàm day dứt. Ông tự giao cho mình nhiệm vụ nghiên

cứu ra những giống cây trồng phù hợp, hiệu quả để phát triển nền nông nghiệp nước nhà. Công trình đầu tiên là nhân giống cây chuối bằng nuôi cấy mô tế bào. Năm 1996, phương pháp nuôi cấy mô tế bào này được áp dụng cho cả cây mía và đến bây giờ, nó vẫn được các công ty và người nông dân sử dụng.

GS Lê Huy Hàm giải thích: “Theo kinh nghiệm dân gian, muốn trồng cây chuối thì phải đào củ chuối con. Với cách làm này, nếu trồng 1 sào thì có thể tìm đủ giống, 1 mẫu cũng có thể tìm đủ, 1 hécta cố gắng sẽ tìm đủ nhưng 10 hécta thì không thể nào tìm đủ giống được. Để trồng chuối, mía phục vụ sản xuất công nghiệp quy mô lớn thì phải sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào”.

Ngoài tác dụng cung cấp đủ giống, phương pháp này cũng giúp vườn chuối, mía phát triển đồng đều, sạch bệnh và được trẻ hóa, cho năng suất cao. Có như vậy, chuối mới đủ tiêu chuẩn và số lượng để xuất khẩu.

“Đây là công trình đầu tiên và cũng là một trong những công trình nghiên cứu quan trọng nhất trong sự nghiệp của tôi, bởi nó đã để lại nhiều dấu ấn trong thực tiễn nhất” - GS Hàm tâm sự.

GIỐNG LÚA CHỊU ĐƯỢC NGẬP, MẶN

Nói về giống lúa có khả năng chịu ngập nước và mặn mà ông và các cộng sự phát triển thành công, GS Lê Huy Hàm tiếc nuối: “Giá như vào thời điểm năm 2008 chúng ta có giống lúa như thế này thì bà con nông dân Hà Nam đã không mất trắng hàng nghìn hécta”.

Dường như chính sự thấu hiểu và xót xa về những mất mát của bà con nông dân do thiên tai

đã khiến ông và các cộng sự có thêm động lực để quyết tâm nghiên cứu tạo ra giống lúa mới.

“Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu tạo ra giống lúa này từ năm 2009, còn ý tưởng về nó thì đã phôi thai từ lâu. Hồi đó khi bắt tay vào làm, chúng tôi đã bị phản đối vì cho rằng đang làm nghiêm trọng hóa vấn đề biến đổi khí hậu. Nhưng Viện Nghiên cứu di truyền vẫn cứ làm” - GS-TS Lê Huy Hàm kể về thời gian cách đây 7 năm, khi giống lúa OM22, SHPT1, SHPT2 mới chỉ có trong suy nghĩ.

Ông Trần Hùng Lĩnh - Trưởng bộ môn Sinh học phân tử, Viện Di truyền nông nghiệp, thành viên nhóm nghiên cứu giống lúa ngập mặn - cho rằng nghiên cứu này rất có ý nghĩa đối với những vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến lũ lụt hay xâm mặn như Đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long: “Ở những vùng đó, nếu lúa không có 2 gene chịu mặn, chịu ngập này thì mất mùa như chơi”.

Bài toán đặt ra cho nhóm nghiên cứu là Việt Nam đang có hàng trăm giống lúa, phải làm sao để bà con không mất thời gian làm quen với giống lúa mới, thị trường không mất thời gian để quen với sản phẩm mới.

“Chúng tôi đã phát triển công nghệ mới là đưa 1-2 gene vào giống lúa nhưng không làm thay đổi đặc

tính của nó. Với người nông dân, đây không phải giống lúa mới, nó vẫn là giống cũ với năng suất, chất lượng như thế nhưng tính chống mặn, chịu lụt được nâng lên” - GS Hàm phấn khởi chia sẻ.

Không chỉ có khả năng chịu độ mặn cao lên tới 0,6% và chịu ngập 15-18 ngày, giống lúa này chống lại được nhiều bệnh như rầy nâu, bạc lá, đạo ôn thay vì chỉ kháng một bệnh như các giống khác.

Kể về kỷ niệm trong thời gian nghiên cứu và ứng dụng giống lúa mới, GS Hàm cho biết: “Khi đem giống này xuống Hải Dương, người nông dân chỉ biết đây là giống cho năng suất cao, chất lượng phù hợp chứ không nắm hết được ưu điểm của nó, cho đến khi tình cờ trên địa bàn tỉnh xảy ra một vụ lũ lụt, trong khi những giống khác chết hết thì chỉ có lúa của Viện Di truyền còn sống”.

Hiện nay, giống lúa OM22 đã được công nhận và sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long. Các giống SHPT1, SHPT2 đã được chuyển giao cho một số công ty, đang làm thủ tục công nhận sản xuất ở phía bắc. Trong khi đó, các gene, các vật liệu chống chịu mặn và ngập đã được viện chuyển giao cho các địa phương như Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Bình... để tiếp tục phát triển thành giống đưa vào sản xuất.

TRĂN TRỞ VỀ ĐẦU TƯ CHO NGHIÊN CỨU

GS-TS Lê Huy Hàm nhận định: “Nền khoa học và công nghệ Việt Nam đang chuyển từ thuần tuý ứng dụng công nghệ tới sáng tạo ra công nghệ. Các nhà khoa học và chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đều công nhận thành tựu nông nghiệp của Việt Nam đáng kính nể. Bởi lẽ, mức đầu tư cho khoa học - công nghệ của Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực - dưới 0,2% GDP của nông nghiệp, trong khi các nước châu Á là 0,5%”.

Để đảm bảo an ninh lương thực, các nhà nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam luôn phải chọn tạo giống mới, giống ngắn ngày để luân canh xen vụ, gối vụ. GS Hàm giải thích: “Chúng ta chỉ có 4 triệu hécta lúa mà phải nuôi 94 triệu dân. Phải làm thế để tăng năng suất mới có đủ lương thực cung cấp cho thị trường. Từ một nước nhập khẩu 2 triệu tấn lương thực mỗi

năm, giờ chúng ta đã đủ lương thực và xuất khẩu. Đây là thành công lớn, có sự đóng góp của các nhà khoa học nông nghiệp”.

Thấu hiểu giá trị của khoa học với nghề nông, GS Lê Huy Hàm luôn mong muốn Chính phủ đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác nghiên cứu khoa học: “Mỗi giai đoạn cần một cơ chế và hệ thống quản lý đi kèm, có như vậy khoa học mới phát huy được hiệu quả”.

Bên cạnh đó theo ông, các nhà khoa học trẻ phải thực tế hơn nữa, bởi thực tế là mẹ của mọi thành công, nhất là khi năng lực nghiên cứu và khả năng tài chính của đất nước có hạn, cơ chế quản lý còn yếu, nhiều điều chưa phù hợp.

“Phải căn cứ vào điều kiện thực tế về tiềm năng khoa học công nghệ và tài chính để đưa ra một ý tưởng nghiên cứu phù hợp với khung cảnh chung và có ích với nhân dân, xã hội” - GS Hàm nói.

TUỆ ANH

Người giúp lúa chịu nước sâu, đất mặn

GS-TS Lê Huy Hàm trước bàn làm việc trang trí bằng dây khoai lang. Ảnh: V.Ngọc

Trong 30 năm làm công nghệ sinh học, GS-TS Lê Huy Hàm đã chủ trì gần 200 công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là về lai tạo và nhân giống. Mới đây nhất, ông và cộng sự đã thành công trong việc nâng mức chịu mặn và ngập úng cho một số giống lúa để ứng phó với biến đổi khí hậu.

GS-TS LÊ HUY HÀM:

GS-TS Lê Huy Hàm hiện là Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, là một trong những nhà khoa học nghiên cứu, áp dụng thành công nhiều thành tựu của công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp. Ông là người chủ trì 2 chương trình khoa học lớn: “Chương trình trọng điểm ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp 2005-2020” và “Quy hoạch ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp”. Hiện ông là Phó Chủ nhiệm chương trình Công nghệ sinh học quốc gia, đại diện của Việt Nam về chọn giống cây trồng bằng đột biến trong các chương trình quốc tế.

Page 15: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

15 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22CHÂN DUNG

GS-TS LÊ THỊ QUÝ:

TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ NỮ QUYỀN

Năm 2005, GS-TS Lê Thị Quý là một trong 1.000 phụ nữ trên thế giới được đề cử giải Nobel Hòa bình vì những đấu tranh không mệt mỏi cho bình đẳng giới và nữ quyền. Giờ đây ở tuổi 66, bà vẫn miệt mài đi tới những vùng đất xa xôi để nói cho phụ nữ hiểu về quyền của mình và cách tự bảo vệ trước những “khoảng đen” của cuộc đời.

GS Quý khẳng định: “Tôi đến với lĩnh vực này là do sự phân công của lãnh đạo; nhưng cho tới giờ, tôi chưa bao giờ ân hận”.

Về nước sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ sử học tại Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (cũ), bà Quý làm việc ở Viện Nghiên cứu sử miền Nam, sau đó được phân công về Trung tâm Nghiên cứu phụ nữ và gia đình (sau này là Viện Gia đình và Giới). Thời điểm ấy, trong khi các cán bộ trong cơ quan nghiên cứu về phụ nữ ở khía cạnh những đóng góp tích cực cho xã hội thì một mình bà

đi theo một hướng hoàn toàn khác biệt - nghiên cứu những tiêu cực tác động lên cuộc đời người phụ nữ.

“Lúc này, bạo lực gia đình, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, nạn mại dâm... là những vấn đề hết sức nhạy cảm. Không phải mọi người không đồng tình với hướng nghiên cứu của tôi, mà nó là vấn đề chưa ai nói tới” - GS Quý cho hay.

Vượt lên những định kiến của xã hội thời đó, GS-TS Lê Thị Quý đã trở thành nhà khoa học đầu tiên đi sâu vào lĩnh vực này. Bà thường xuyên đi tới các hộ gia đình có xảy ra bạo lực, người hành nghề mại dâm, nạn nhân bị buôn bán, trò chuyện với từng chị em để hiểu họ đang gặp vấn đề gì, đang khó khăn ở đâu rồi tìm cách tháo gỡ.

Bằng trái tim đồng cảm và thấu hiểu, GS Quý đã có được nhiều tư liệu quý giá cho các công trình nghiên cứu khoa học của mình như cuốn “Mại dâm - quan điểm và giải pháp” (chủ biên), “Nỗi đau thời đại”, “Vấn đề ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam”, “Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị”....

CỨU PHỤ NỮ BẰNG KHOA HỌC

Tâm niệm rằng nhà khoa học phải “đi bằng hai chân” - nghĩa là phải đưa các nghiên cứu, lý thuyết

vào ứng dụng trong thực tiễn, cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề của đời sống, GS-TS Lê Thị Quý từng phối hợp với Liên minh Chống buôn bán phụ nữ toàn cầu xây dựng mô hình chống buôn bán phụ nữ và trẻ em tại ba tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương (1997 - 2000).

Mục đích của mô hình này là giúp những phụ nữ bị bán sang Trung Quốc đã trốn về được hoặc bị trả về - vốn nghèo khó và bị kỳ thị - ổn định cuộc sống bằng cách cho họ vay vốn để buôn bán nhỏ hoặc làm nông nghiệp.

Dự án này cũng tập hợp các nhóm phụ nữ để tuyên truyền, chia sẻ về nạn buôn bán người và xoá đi những mặc cảm, kỳ thị của xã hội về họ. Sau 3 năm, người dân ở đây đã thay đổi hoàn toàn nhận thức về những phụ nữ bất hạnh. Có chị đã tái hôn, kinh tế gia đình khá giả, có chị được bầu vào hội đồng nhân dân. Sau dự án này, GS Quý đưa ra một loạt khuyến nghị mà Bộ Công an đã sử dụng làm cơ sở cho chính sách 130 về phòng, chống nạn buôn bán người.

Năm 2003, Tổ chức Dân số thế giới lại mời GS Quý phác thảo mô hình về chống bạo lực gia đình. “Thời điểm ấy, chính sách nhà nước cũng có nhưng việc thực hiện chưa nhiều. Tôi biết rằng mình không thể nói suông. Để chống bạo lực gia đình, phải dùng sức mạnh cộng đồng giải quyết các vấn đề của cộng đồng” - bà nói.

Sau khi nghiên cứu thực tế, GS Quý đã cho lập một chuỗi hoạt động với ban quản lý dự án, đường dây nóng và đội can thiệp nhanh, nhà tạm lánh, câu lạc bộ và mở rộng tuyên truyền ở địa phương.

Nữ giáo sư chia sẻ: “Ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu tôi đã luôn tự hỏi làm thế nào để cứu nạn nhân, bởi lẽ người phụ nữ không có chỗ nào để chạy trốn cả. Về nhà bố mẹ đẻ thì bị trả lại, sang nhà hàng xóm thì bị chồng tới lôi về. Họ có thể bị đánh cho tới chết”. Khi mô hình được áp dụng tại thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương, tỉnhThái Bình,

người dân ở đây đã có một sáng kiến mà theo bà là tuyệt vời: Mỗi gia đình tình nguyện dành ra một căn phòng cho nạn nhân trú tạm.

Khuôn mặt bà Quý sáng bừng lên khi nhớ lại: “Họ gọi đó là địa chỉ tin cậy. Ban đầu là cán bộ xã, cựu chiến binh cho mượn phòng. Rồi phong trào lên cao tới mức riêng tại 2 xã thực hiện dự án có tới 76 địa chỉ như thế. Có trường hợp người chồng vác rìu tới gây sự, nhưng ngay lập tức bị đồng chí cựu chiến binh đứng ra ngăn cản quyết liệt. Nếu bị trả về trong những tình huống như vậy, người vợ có thể bị đánh đến chết”.

Điều nữ giáo sư hài lòng nhất là bên cạnh việc bảo vệ phụ nữ, dự án còn giúp nhiều người chồng bạo lực thay đổi. Thậm chí, có người chồng trước đây đánh vợ dã man nay trở thành tuyên truyền viên tích cực của dự án. Mô hình của bà Quý sau đó đã lan sang cả Nam Định, Thừa Thiên - Huế.

GIẢNG VIÊN TRUYỀN CẢM HỨNG

Sau thời gian dài làm việc tại Viện Nghiên cứu về giới, từ năm 1992 bà Quý được mời giảng dạy

về giới và gia đình tại khoa Xã hội học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và một số trường đại học khác. Đến năm 2001-2002, bà là giảng viên chính thức của Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Bà cũng từng được mời dạy tại Đại học Clark (Mỹ) theo chương trình Fullbright Scholaship. Hiện bà phụ trách bộ môn công tác xã hội ở Đại học Thăng Long. Bà trở thành nữ giáo sư đầu tiên của ngành xã hội học vào năm 2010.

Chia sẻ về nghề giáo, bà nói: “Đứng trên bục giảng mà ngày nào cũng nói đi nói lại một bài thì không được. Có lý thuyết phải có cả thực tiễn, bài giảng mới sinh động, sinh viên mới hứng thú. Giảng viên phải luôn cập nhật các vấn đề thực tế để làm mới các nghiên cứu của mình”.

Nhờ am hiểu sâu rộng

cả thực tiễn và lý thuyết, bà là học giả uy tín và quen thuộc của Việt Nam tại nhiều diễn đàn, sự kiện khoa học quốc tế về các chủ đề giới, nữ quyền, công tác xã hội… “Tôi đang giảng dạy cho những cô dâu đi lấy chồng ở Hàn Quốc. Đổi đời là ước mơ của họ, nhưng họ không tính đến những điều bất trắc. Tôi chỉ mong mình có thể trang bị cho các cô dâu vốn văn hoá nhất định để bản thân họ tìm được hướng đi đúng đắn” - bà Quý rưng rưng tâm sự.

Nói về ước mơ, GS Quý cho biết bà có khát vọng xây dựng những ngôi làng bình yên cho phụ nữ. “Còn sức khoẻ là tôi còn đi. Tôi muốn đi nhiều hơn, xa hơn nữa để hướng dẫn và tuyên truyền cho phụ nữ hiểu về quyền của mình và biết tự bảo vệ trước những bất trắc của cuộc sống” - bà nói. TUỆ MINH

Nhà khoa học của nữ quyền

GS-TS Lê Thị Quý. Ảnh: Tuệ Minh

Là tiến sỹ lịch sử, GS-TS Lê Thị Quý đến với ngành khoa học nghiên cứu về giới như một định mệnh. Gần 30 năm nay, bà bền bỉ đấu tranh bằng học thuật và trở thành nơi gửi gắm lòng tin của những phụ nữ yếu thế.

Bộ KH&CN ban hành kế hoạch hành động về bình đẳng giới

Ngày 16/5, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN)Trần Văn Tùng đã ký Quyết định số 19/QĐ-BKHCN ban hành kế hoạch hành động về bình đẳng giới của Bộ KH&CN giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của từng đơn vị về bất bình đẳng giới, thu hẹp khoảng cách giữa nam và nữ trong các lĩnh vực; nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất tinh thần, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào công việc xã hội, nghiên cứu khoa học đóng góp tích cực hơn cho gia đình và xã hội.

Cụ thể, sẽ tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia vào các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016-2020 từ 25% trở lên; phấn đấu đến năm 2020 có cán bộ nữ tham gia vào bộ máy lãnh đạo bộ. PV

“Tôi đã luôn tự hỏi làm thế nào để cứu nạn nhân, bởi lẽ người phụ nữ không có chỗ nào để chạy trốn cả. Về nhà bố mẹ đẻ thì bị trả về, sang nhà hàng xóm thì bị chồng tới lôi về. Họ có thể bị đánh cho tới chết” - GS-TS Lê Thị Quý.

Page 16: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 18/5

SẴN SÀNG VAY HÀNG TRĂM TỶ ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ

Câu chuyện “say công nghệ” của ông Dương Văn Hùng - Giám đốc Công ty TNHH giống thủy sản Dương Hùng (Bạc Liêu) - không xa lạ gì với những người hoạt động trong ngành thủy sản. Ông chủ doanh nghiệp cung cấp tôm giống này từng đánh cược cả số phận và vốn liếng cuộc đời mình để đầu tư, bởi tin rằng chỉ công nghệ mới giúp ông có được sản phẩm chất lượng cao.

“Có bao nhiêu vốn, tôi đều đầu tư vào việc nâng cấp, đổi mới công nghệ và cơ sở vật chất, nếu thiếu sẽ đi vay để đầu tư bằng được. Không thể chậm trễ vì chậm là thua. Để sản xuất ra con tôm giống có chất lượng tốt thì công nghệ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Công nghệ càng hoàn thiện thì chất lượng sản phẩm càng cao” - ông Hùng khẳng khái.

Công ty Dương Hùng mua đủ loại máy móc để kiểm tra bệnh tôm, kiểm tra nguồn nước ngọt đầu vào, máy lọc nước ngọt,

máy kiểm tra chất lượng tảo. Tất cả các khâu đều sử dụng công nghệ hiện đại. Năm 2015, công ty đã đầu tư hàng chục tỷ vào việc xây dựng nhà xưởng, đào vuông nuôi tôm và các thiết bị, máy móc. Trong đó, 2 chiếc máy lọc nước ngọt để tạo môi trường cho tôm sống đã tốn 2 tỷ đồng.

Giám đốc Công ty Dương Hùng khẳng định, nếu Nhà nước cho vay 100 tỷ đồng doanh nghiệp cũng sẵn sàng vay để đầu tư đổi mới công nghệ: “Tôi thấy rằng, chỉ có một con đường duy nhất là đầu tư liên tục để chất lượng ngày một nâng cao, giữ vững niềm tin của bà con và không bao giờ bằng lòng với những gì mình đang có”.

TỰ BỎ TIỀN NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ RIÊNG

Câu chuyện “níu” công nghệ để đứng vững và vươn lên trên thương trường cũng có thể thấy từ bài học của doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) Gốm sứ Minh Long I.

Công ty đã đầu tư hơn

400 tỷ đồng để đổi mới công nghệ trong sản xuất như hệ thống máy đùn đất, phun men, máy sấy sản phẩm, máy phay khuôn, robot sản xuất sản phẩm… Việc chuyển đổi từ lò nung bằng củi sang lò nung bằng gas giúp Minh Long I làm ra những mặt hàng có chất lượng ổn định, đồng bộ và giá trị cao hơn, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Trong quá trình sử dụng, một số thiết bị máy móc tuy hiện đại nhưng không phù hợp với yêu cầu sản xuất của công ty đã được Minh Long I mạnh dạn cải tiến, hoàn thiện theo ý tưởng sản xuất của riêng mình. Chẳng hạn, công ty đã chế tạo thành công khuôn đúc bằng thủy lực cho máy dập ép thủy lực cao để sản xuất nhiều loại sản phẩm đa dạng về kiểu dáng; chế tạo máy phối men - màu tự động điều khiển qua máy tính để đảm bảo sự đồng nhất men màu, có khả năng tạo ra nhiều men - màu và đảm bảo tính chính xác cao.

Tổng Giám đốc Lý Ngọc Minh chia sẻ, thời kỳ giá gas tăng cao đã đẩy Minh Long I vào tình thế hết sức khó khăn: Muốn giữ chất lượng sản phẩm thì phải tăng giá và ngược lại, trong khi cả hai phương án đều không được công ty coi là con đường đúng

đắn và lâu dài. Để giải bài toán khó đó chỉ còn cách tiết giảm chi phí, muốn vậy thì chỉ nung một lần thay vì hai lần.

Tuy nhiên, nung một lần mà sản phẩm không có lỗi, loại bỏ hết tạp chất, đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng như nung hai lần là điều trên thế giới chưa nước nào làm được. Sau 10 năm

TIÊU ĐIỂM

Dám “đặt cược” vào công nghệ - doanh nghiệp đổi đời

“Doanh nghiệp nào có công nghệ thì doanh nghiệp đó làm chủ thị trường và chỉ có làm chủ công nghệ thì mới phát triển bền vững được” - ông Hoàng Đức Thảo.

Dám dốc hết vốn liếng đầu tư vào nâng cấp công nghệ, kiên trì theo đuổi suốt 10 năm trời để tìm ra công nghệ riêng… là câu chuyện thú vị của các doanh nhân tin vào phép màu của khoa học và công nghệ. Và sự “lớn bổng lên” của các doanh nghiệp này chứng minh niềm tin đó là đúng.

Tại sao doanh nghiệp rụt rè trong đầu tư R&D?Bất chấp thực tế nhiều

doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng nhờ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), phần lớn doanh nghiệp khác vẫn không dám chi mạnh tay cho khoản này.

Biết đến thương hiệu “Điện Quang” mạnh như hiện nay, ít ai ngờ rằng suốt gần 2 thập kỷ sau khi thành lập (1973-1990), công ty gần như không phát triển, chỉ tập trung sản xuất bóng đèn với rất ít cải tiến. Từ thập niên

1990, cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến Điện Quang gặp khó khăn, có những thời điểm khủng hoảng do mất hợp đồng. Để thích ứng, năm 2012, Điện Quang thành lập trung tâm R&D và thay đổi cách thức hoạt động.

Ông Vương Quan Trường - Giám đốc trung tâm R&D - cho biết, các khâu từ tìm hiểu thị trường, nghiên cứu ra sản phẩm, đưa vào sản xuất đến phân phối đều được trung tâm thực hiện đồng

bộ và theo dõi sát sao. Sản phẩm ra thị trường, trung tâm vẫn tìm hiểu xem nó được đón nhận thế nào để tiếp tục cải tiến. Trung tâm R&D còn thường xuyên hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu để tận dụng các đề tài, nghiên cứu có thể áp dụng ngay vào sản xuất.

Câu chuyện thành công của các doanh nghiệp có bộ phận R&D như Điện Quang vẫn chưa đủ xoá bỏ một thực tế là nhiều doanh nghiệp ngại đầu

16 + 17

Máy móc, thiết bị trung bình

10%

38%52%

Máy móc, thiết bị hiện đại

Máy móc, thiết bị lạc hậu và rất lạc hậu

Tỷ lệ máy móc, thiết bị đang được sử dụng tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ

Dây chuyền sản xuất công nghệ cao của Công ty Minh Long I.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân thăm nhà máy của Busadco năm 2015. Ảnh: Thu Cúc

Page 17: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22CHÀO MỪNG NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 18/5

KIẾM BỘN TIỀN NHỜ CÔNG NGHỆ

Cũng nổi tiếng “sùng” công nghệ, ông Hoàng Đức Thảo luôn muốn Công ty TNHH MTV thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Busadco) mà ông làm chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc đi đầu trong đổi mới và sáng tạo.

“Đầu tư cho KH&CN luôn phải đi đầu. Doanh nghiệp nào có công nghệ thì doanh nghiệp đó làm chủ thị trường và chỉ có làm chủ công nghệ thì mới phát triển bền vững được” - ông Th=ảo quan niệm. Đây là yếu tố quan trọng khiến lợi nhuận từ các công nghệ do doanh nghiệp này tạo ra cao gấp nhiều lần con số đầu tư.

Busadco nghiên cứu,

hoàn thiện các công nghệ xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, xây dựng kênh mương nội đồng, công nghệ bảo vệ môi trường, ngăn mùi hôi. Công nghệ phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu, giải pháp bảo vệ bờ sông, hồ, đê điều của Busadco đã được ứng dụng trên toàn quốc như TP. Hồ Chí Minh, Thái Bình, Vĩnh Phúc và công nghệ bảo vệ môi trường được ứng dụng ở nhiều địa phương như Bà Rịa - Vũng Tàu… Cũng nhờ tính hữu dụng và sáng tạo, doanh thu từ kết quả sản phẩm ứng dụng KH&CN chiếm 80% số doanh thu của Busadco, trong khi đó chi phí đầu tư công nghệ chỉ chiếm 20% tổng số đầu tư.

NHÓM PHÓNG VIÊN

Dám “đặt cược” vào công nghệ - doanh nghiệp đổi đời

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh:

Doanh nghiệp nhà nước chưa có áp lực đổi mới công nghệ

Mức đầu tư của doanh nghiệp cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ còn rất thấp. Rất ít quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp được thành lập, dù pháp luật bắt buộc doanh nghiệp nhà nước (khuyến khích doanh nghiệp tư nhân) trích thu nhập tính thuế để lập quỹ này. Sự duy trì bao cấp của Nhà nước và độc quyền thực tế của doanh nghiệp nhà nước không tạo áp lực để các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chỉ có 30% số doanh nghiệp Việt Nam từng sử dụng dịch vụ thử nghiệm và phân tích kỹ thuật; 15% số doanh nghiệp Việt Nam không biết đến dịch vụ thử nghiệm và phân tích kỹ thuật.

Khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nếu không kịp thời có các giải pháp sẵn sàng ứng phó với làn sóng cạnh tranh và tự do hóa thương mại, nâng cao trình độ và năng lực hấp thụ công nghệ, nguy cơ thất bại ngay trên sân nhà trước khi vươn tới thị trường khu vực và quốc tế là hiện hữu.

PHƯƠNG NGUYÊN (Ghi)

GS-TS Nguyễn Quốc Dũng - Viện trưởng Viện Thủy công:

Phải đầu tư đồng bộ cả dây chuyền

Tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng KH&CN hiện chưa cao do nhiều yếu tố, trước hết là do doanh nghiệp chưa nhận thấy tầm quan trọng của KH&CN. Cơ chế cũng tác động nhiều đến xu hướng doanh nghiệp ứng dụng KH&CN như cơ chế về vốn, thuế.

Các doanh nghiệp chủ yếu đi tìm hợp đồng, sau đó bán lại. Họ không thấy cần đổi mới công nghệ để chiến thắng trong thị trường. Mặt khác, cơ chế nhà nước chủ yếu tập trung vào đấu thầu giá cả. Với những máy móc yêu cầu kỹ thuật cao nhưng không đưa lại doanh thu lớn, chỉ có một số doanh nghiệp đầu tư.

Nói riêng trong ngành xây dựng, nên thay đổi từ quy trình đầu tư, vì các doanh nghiệp chỉ làm theo bài thầu nên không sáng tạo. Cần thay đổi cách ra bài thầu, thiết kế và đầu tư mạnh mẽ vào KH&CN để giảm nhân công, vật liệu. Tôi cho rằng để phát triển, doanh nghiệp phải mạnh dạn đổi mới và phải đầu tư cả dây chuyền, vì nếu mua cái này mà bỏ cái kia thì cũng không có được sản phẩm tốt nhất. LOAN LÊ (Ghi)

Tại sao doanh nghiệp rụt rè trong đầu tư R&D?

Máy móc, thiết bị trung bình

10%

38%52%

Máy móc, thiết bị hiện đại

Máy móc, thiết bị lạc hậu và rất lạc hậu

tư khoản này. Sau 5 năm (2011-2015) thực hiện chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020, dù mục tiêu về tốc độ đổi mới công nghệ của Việt Nam là 10-15%/năm nhưng thực tế chỉ đạt 10,7%/năm.

“Có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp ít đầu tư cho KH&CN. Trước hết là Nhà nước chưa hoàn toàn xã hội hóa vấn đề KH&CN. Thứ hai, các nhà khoa học chưa mạnh dạn hoà nhập, hội nhập theo định hướng

thị trường. KH&CN lại là lĩnh vực rủi ro cao nên các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu chưa mạnh dạn, sẵn sàng đương đầu” - ông Hoàng Đức Thảo - Tổng Giám đốc Busadco - nhìn nhận.

Theo ông, hiệu quả thực thi các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp ứng dụng KH&CN chưa cao do quy định, cơ chế còn chồng chéo và chưa đồng bộ.

Không chỉ R&D, đầu tư cho công nghệ cao cũng

chưa được nhiều doanh nghiệp ưu tiên. Lý giải điều này, ông Nguyễn Quang Bảo - Giám đốc Công ty sản xuất và lắp ráp ôtô khách Trường Hải - cho biết: Doanh nghiệp ít đầu tư cho KH&CN vì hầu hết máy móc, thiết bị trong nước không đáp ứng nhu cầu.

“Để đầu tư cho KH&CN, phải nhập khẩu thiết bị với thuế suất cao trong khi phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ, sản lượng thấp. Họ ngại đầu

tư KH&CN do thu hồi vốn chậm. Doanh nghiệp cũng chưa tiếp cận với nguồn vốn, chính sách hỗ trợ của Nhà nước” - ông Bảo nhận định và cho rằng, để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cho KH&CN trong sản xuất, kinh doanh, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển, ứng dụng KH&CN, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, quan tâm sâu sát, kịp thời giúp tháo gỡ khó khăn.

LOAN LÊ - KIỀU ANH

Tỷ lệ máy móc, thiết bị đang được sử dụng tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ

Dây chuyền sản xuất công nghệ cao của Công ty Minh Long I.

Công nhân Công ty ôtô Trường Hải trong dây chuyền sản xuất.

với nhiều lần nghiên cứu, thử nghiệm và thất bại, cuối cùng Minh Long I đã thành công.

“Hoạt động R&D luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu để có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng mang “tinh hoa từ đất, tinh xảo từ người” đến với người tiêu dùng” - ông Minh nói.

Page 18: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

18 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

TS Nguyễn Hồng Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) địa phương, Bộ KH&CN - trò chuyện với Báo Khoa học và Phát triển xung quanh câu chuyện đưa KH&CN vào hoạt động của doanh nghiệp.

41/63 TỈNH GIÚP DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

Tăng cường đóng góp của KH&CN vào tăng trưởng kinh tế nói chung, từng địa phương nói riêng là chủ trương lớn, trong đó doanh nghiệp được xác định là yếu tố cốt lõi. Vậy chủ trương này được triển khai trong thời gian qua như thế nào, thưa ông?

2016 là năm doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, tôi cho rằng đây là thời cơ. Từ trước đến nay chúng ta vẫn nói KH&CN là động lực của sự phát triển xã hội, nhưng năm nay chúng ta lấy chủ đề khởi nghiệp cho doanh nghiệp và KH&CN là động lực phát triển kinh tế, trong đó tập trung cho doanh nghiệp. Như vậy là tầm nhìn và chiến lược đều có.

Thực tế, thời gian qua chúng ta đã dành nỗ lực cho hoạt động này - đặc biệt là những chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp. Nhiều địa phương đã đẩy mạnh hoạt động này và cũng mang lại kết quả tích cực. Trong đó, KH&CN tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp thông qua 5 yếu tố: Thứ nhất là công nghệ phù hợp tạo nên năng suất tốt nhất trong điều kiện tốt nhất; thứ hai là tài sản của doanh nghiệp; thứ ba là các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế; thứ tư là trình độ tổ chức và quản lý; thứ năm là năng suất các yếu tố tổng hợp.

Các tỉnh đang sử dụng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, tôn vinh

doanh nghiệp qua giải thưởng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Một số tỉnh còn miễn - giảm thuế, cho thuê đất… Toàn quốc hiện nay có 41 tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng này.

Nếu đưa ra nhận định về sự năng động và hiệu quả ứng dụng KH&CN vào phát triển kinh tế, ông ấn tượng với địa phương nào? Đâu là mô hình nên nhân rộng để các địa phương cùng học hỏi trong câu chuyện ứng dụng và triển khai, thưa ông?

Trong số 41 địa phương có cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để họ đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tôi khá ấn tượng khi đến miền Tây Nam Bộ và tiếp cận Công ty TNHH Hùng Vương chuyên về cá ba sa. Cái hay ở doanh nghiệp này là họ áp dụng chuỗi khép kín thủy sản (từ giống, quy trình sản xuất, chế biến đến thị trường tiêu thụ). Đi theo quy trình sản xuất này, họ chế biến cả thức ăn, thuốc phòng bệnh. Có thể nói đây là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành thủy sản làm theo cách này.

Hay như Tập đoàn Lộc Trời ở tỉnh An Giang - chuyên cung cấp phân bón nhưng kiêm luôn cả khâu thu mua, chế biến gạo cho nông dân. Việc thu mua, chế biến gạo đem lại lợi nhuận không đáng kể, nhưng lại giúp duy trì sự ổn định và mở rộng thị trường cho phân bón, bởi nó tạo ra cơ chế ràng buộc nhau, đem lại lợi ích hài hòa giữa người nông dân và doanh nghiệp. Đó là giá trị chính của cách làm này. Dù Lộc Trời là chủ thể nhỏ, nhưng cách làm đó đang giúp họ có cánh đồng lớn từ việc tập hợp những hộ nông dân như thế này. Doanh nghiệp này đang phát triển mạnh sang các tỉnh Tây Nam Bộ.

Với cây ăn trái, chỉ riêng xoài, vùng Tây Nam Bộ chiếm 50% số diện tích

trồng trong cả nước. Hiện có Công ty TNHH Việt Đức đứng ra chế biến xoài sấy dẻo, nâng giá trị quả xoài lên 4 lần.

Khi đó, doanh nghiệp đã phải xây dựng vùng nguyên liệu cho nhà máy. Hộ sản xuất nào muốn được cung cấp nguyên liệu cho nhà máy này thì phải đảm bảo trồng giống xoài cát Hoà Lôc, cát Chu và Thanh Ca (đã được chỉ dẫn địa lý) và phải trồng theo chứng nhận VietGap và GlobGap.

Hiện nhà máy đã đầu tư ở Long An và bao 30% sản lượng xoài của vùng này (trên tổng số 41.000ha). Toàn bộ sản phẩm của công ty được xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp cũng đã phát triển mô hình này sang Bình Thuận - áp dụng cho quả thanh long.

Những mô hình kể trên chứng minh KH&CN đã đi vào thực tiễn và giúp doanh nghiệp thay đổi quy mô sản xuất, khẳng định thương hiệu trên thị trường.

CÔNG NGHỆ SẼ GIÚP DOANH NGHIỆP CẠNH TRANH

Thưa ông, khi Việt Nam vào TPP, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải chịu sức ép lớn. Đứng trước thực tế này, doanh nghiệp có thể cậy nhờ gì ở KH&CN?

Các doanh nghiệp Việt

Nam đang gặp đối thủ cạnh tranh vô cùng lớn là hàng Trung Quốc - cạnh tranh về giá và hàng Thái Lan - cạnh tranh về chất lượng. Đây là 2 yếu tố mà KH&CN phải tập trung giải quyết.

Khi vào TPP, cạnh tranh về giá và chất lượng sẽ càng gay gắt hơn. Muốn vậy, phải quay lại bài toán dựa vào điều kiện tự nhiên của chúng ta, dùng KH&CN tác động để trở thành hàng hóa.

Chúng ta phải hiểu rằng không thể có chuyện một quả xoài từ Thái Lan vào Tây Nam Bộ mà lại rẻ hơn xoài ở đây. Thứ hai, nếu chất lượng giống của Thái Lan và Việt Nam như nhau thì chúng ta sẽ thắng, nếu giống của chúng ta tốt hơn thì càng thắng. Vấn đề là KH&CN phải giải quyết bài toán này để các đặc sản đó thực sự trở thành hàng hóa.

Thực tế, KH&CN đã tham gia vào các công đoạn cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu

của vùng; đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (VietGap) và công nghệ chế biến sau thu hoạch. Tuy nhiên, có một thực tế đối là với vùng Tây Nam Bộ, chỉ 5% số đề tài nghiên cứu về chiến lược thị trường doanh nghiệp. Lẽ ra trong các nhiệm vụ khoa học của chúng ta, đề tài nghiên cứu về thị trường và chiến lược doanh nghiệp phải chiếm tỷ lệ lớn, từ đó có thông tin để quyết định nhập công nghệ gì, quyết định đến sản phẩm chiến lược quốc gia. Còn nghiên cứu chi tiết, tính năng sản phẩm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu cũng là hướng cần thiết.

Ngoài ra, việc đánh giá trình độ KH&CN của địa phương cũng rất quan trọng, nhưng mới chỉ 34 tỉnh có đánh giá này. Chỉ khi đánh giá được trình độ công nghệ mới biết năng lực của doanh nghiệp mạnh, yếu ra sao. Nếu họ yếu về thiết bị thì củng cố thiết bị, yếu về năng

lực con người thì bổ sung con người có năng lực, yếu về năng lực tiếp cận thị trường thì phải giải quyết thị trường, yếu về chiến lược phát triển công ty thì phải nhấn vào khâu này.

Nói như vậy để thấy nếu không biết năng lực, trình độ của doanh nghiệp thì việc hỗ trợ cũng giống như muối bỏ biển. Còn nếu hiểu rõ doanh nghiệp yếu ở điểm nào, việc hỗ trợ đúng chỗ sẽ giúp họ thay đổi và phát triển.

Ngoài ra theo tôi, cơ chế liên kết vùng hiện vẫn còn lỏng lẻo. Mặc dù Luật KH&CN 2013 có quy định phải xây dựng cơ chế liên kết vùng, nhưng thực tế triển khai vẫn chưa được như mong muốn.

Các giải pháp cho bài toán này đang được Bộ KH&CN áp theo hướng đề tài nghiên cứu, nhiệm vụ KH&CN phải có liên kết vùng thì mới đầu tư - tức là tầm đề tài quốc gia, còn ở cấp tỉnh thì để tỉnh giải quyết. Nhưng cơ chế liên kết vùng thì ta chưa có, ví dụ một sản phẩm ảnh hưởng đến cả vùng nhưng vẫn chỉ giao cho một tổ chức giải quyết, chứ không có cơ chế để 3 tỉnh cùng tham gia một đề tài. Chính vì thế, chúng ta đang phải xây dựng cơ chế này.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

BÍCH NGỌC(Thực hiện)

Không biết doanh nghiệpcần gì, đầu tư như muối bỏ biển

TS Nguyễn Hồng Hà. Ảnh: Phượng Hằng

Chỉ khi đánh giá được trình độ công nghệ mới biết năng lực của doanh nghiệp thế nào, mạnh - yếu ở đâu. Nếu không nắm được những yếu tố này, việc hỗ trợ doanh nghiệp cũng giống như muối bỏ biển.

TS NGUYỄN HỒNG HÀ:

“Các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp đối thủ vô cùng lớn là hàng Trung Quốc - cạnh tranh về giá và hàng Thái Lan - cạnh tranh về chất lượng. Đây là 2 yếu tố mà KH&CN phải tập trung giải quyết” - TS Nguyễn Hồng Hà.

ĐỊA PHƯƠNG

Page 19: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

19 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

Đây là một trong số những điểm sáng từ việc đầu tư, ứng dụng chuyển giao công nghệ tại các doanh nghiệp ở Hà Nội.

NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI

Từ năm 2011-2015 Hà Nội đã triển khai 493 đề tài, dự án (trong đó có 322 đề tài KH&CN, 94 đề tài khoa học xã hội và nhân văn, 59 dự án sản xuất thử nghiệm).

Phát huy lợi thế là nơi tập trung tiềm lực KH&CN mạnh nhất nước với hệ thống nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, với các nhà khoa học có tinh thần doanh nghiệp và các doanh nghiệp có tinh thần khoa học, Hà Nội thời gian qua có hoạt động thẩm định và chuyển giao công nghệ diễn ra mạnh mẽ.

Từ năm 2011 đến nay, Sở KH&CN Hà Nội tham gia thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho 57 hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng trợ giúp kỹ thuật, tiến hành thẩm định công nghệ 80 dự án đầu tư trong các lĩnh vực như cấp nước sạch, xử lý chất thải, tăng cường năng lực và đầu tư trang

thiết bị cho các cơ sở y tế, các trường cao đẳng nghề, trung tâm quan trắc tài nguyên - môi trường...

Trong đó, có những dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ tiên tiến như: Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở công suất 200.000m3/ngày đêm; dự án nhà máy xử lý rác tại Nam Sơn công suất 2.000 tấn/ngày… Sở KH&CN Hà Nội cũng đã thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho 57 hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng trợ giúp kỹ thuật, cấp giấy chứng nhận cho 211 tổ chức KH&CN.

Hoạt động cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN được triển khai khẩn trương. Nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, y tế, các công nghệ tự động hóa, vật liệu mới, bảo vệ môi trường... đã được thành lập.

“Đây là các lĩnh vực quan trọng, chủ lực, trọng điểm, có tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực khác. Một số doanh nghiệp KH&CN hoạt động hiệu quả, doanh thu từ hoạt động KH&CN ngày càng cao” - TS

Lê Xuân Rao - Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội cho biết.

Minh chứng cho điều này là kết quả hoạt động năm 2013 của một doanh nghiệp ở Hà Nội được Forbes Asia lựa chọn là một trong 200 công ty có doanh thu dưới 1 tỷ USD tốt nhất châu Á năm 2013. Đáng nói hơn, doanh thu từ sản phẩm KH&CN chiếm trên 70% số doanh thu của công ty này năm đó. Một số doanh nghiệp KH&CN Hà Nội đã xuất khẩu sản phẩm như Công ty cổ phần Robot Tosy (xuất khẩu đồ chơi sang 60 nước), Công ty môi trường Xanh và Xanh (xuất khẩu hệ thống xử lý nước thải MGB sang Mỹ...

HƯỚNG TỚI CUỘC SỐNG CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN

Trước những vấn đề nóng về an toàn thực phẩm, nhiều đề tài nghiên cứu của Hà Nội tập trung giải quyết bài toán này. Theo đó, mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng, hiệu quả và an toàn dịch bệnh (dùng bò cái lai sind phối với bò thịt giống Brahman), xác định nguyên liệu và xây dựng quy trình sản xuất thức ăn bổ sung cho bê sữa cái đã được xây dựng.

Các nhà khoa học cũng xây dựng quy trình chăn nuôi các giống gia súc, gia cầm lấy trứng, lấy thịt

thương phẩm (có chất lượng thịt, trứng ngon, khả năng thích nghi với môi trường tốt) và sinh sản theo phương thức quy mô công nghiệp và bán chăn thả vùng đồi gò, tiến tới nhân rộng tới các xã vùng bán sơn địa.

Hà Nội cũng nuôi thử nghiệm thành công một số giống cá có giá trị kinh tế, phù hợp với thủ đô; hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm, nuôi cá bố mẹ và cho đẻ với cá chép lai, rô phi đơn tính, trắm đen... nhằm chủ động giống chất lượng, cung cấp cho các vùng trũng ngoại thành.

Không chỉ có vậy, Hà Nội còn tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu hoàn thiện, phát triển các sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường, xuất phát từ yêu cầu thực tế, hướng tới việc nghiên cứu hoàn thiện các sản phẩm chính của doanh nghiệp, phát triển các sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Các dây chuyền công nghệ thiết bị đồng bộ, hiện đại để phục vụ phát triển các ngành công, nông nghiệp, dịch vụ và sản xuất hàng tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, cũng được nghiên cứu. Nhiều công trình từ kết quả đề tài, dự án đã khẳng định được sức cạnh tranh trên

thị trường công nghiệp, thay thế máy móc nhập khẩu.

TS Lê Xuân Rao cho biết, để có được kết quả này, thời gian qua Hà Nội tăng cường thu hút các lực lượng tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; khuyến khích các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã tham gia đặt hàng và trực tiếp triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học vào giải quyết các vấn đề bức xúc, nóng bỏng thuộc ngành, lĩnh vực và địa bàn. Hà Nội cũng thu hút một lực lượng lớn đội ngũ trí thức tại các trường, viện, trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp của thủ đô và của trung ương đóng trên địa bàn tham gia nghiên cứu khoa học.

Để KH&CN thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế, mới đây Hà Nội

đã xây dựng Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ. Trung tâm được kỳ vọng là nơi phục vụ công tác nghiên cứu KH&CN và phát triển trong các lĩnh vực điện, điện tử, tự động hóa, cơ khí và xử lý ô nhiễm môi trường; quản lý, chuyển giao, giám định công nghệ trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt, đây sẽ là nơi thực hiện chế tạo thử nghiệm các sản phẩm đề tài, dự án, phục vụ các hệ thống dịch vụ KH&CN, tổ chức hợp tác trong nước và quốc tế về ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh kỳ vọng: “Trung tâm có dây chuyền công nghệ đầu tư đồng bộ, là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội không những của thủ đô mà còn của cả Việt Nam”.

PHƯƠNG NGUYÊN

Doanh thu từ khoa học và công nghệ ngày càng cao

Lễ cắt băng khánh thành Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ có sự tham dự của lãnh đạo TP. Hà Nội, Bộ KH&CN, Sở KH&CN Hà Nội và địa phương. Ảnh: Loan Lê

Trong 200 công ty có doanh thu dưới 1 tỷ USD tốt nhất châu Á do Forbes Asia bình chọn, có doanh nghiệp của Hà Nội. Doanh thu từ sản phẩm KH&CN chiếm trên 70% tổng doanh thu của công ty này.

HÀ NỘI:

Thành tựu hoạt động KH&CN của Hà Nội từ năm 2011-2015: 430 bài báo trong nước và quốc tế• 5 đề tài đoạt giải Vifotec;• 22 sản phẩm đăng ký sáng chế, sở hữu công nghiệp;

22 nhãn hiệu tập thể được cấp cho các sản phẩm đặc sản của các làng nghề truyền thống;

• 10 loại vật nuôi, cây trồng mới được đưa vào sản xuất.

• 10 sản phẩm vật liệu mới được đưa vào phục vụ sản xuất cây trồng, vật nuôi;

• Thiết kế, chế tạo 33 loại máy móc, dây chuyền thiết bị mới; đề xuất xây dựng 13 tiêu chuẩn, quy phạm mới; đề xuất 14 cơ chế, chính sách mới và 219 giải pháp mới; xây dựng 15 phần mềm, 12 bản đồ số, GIS trên các lĩnh vực.

ĐỊA PHƯƠNG

Page 20: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

20 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

Giai đoạn 2011-2015, trong chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, Ninh Bình được Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) phê duyệt 9/16 dự án đề xuất. Tỉnh đã bố trí 30% kinh phí đối ứng trong các dự án này.

Hiện đã có 5 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ gồm gạo Hương Bình, ngao Kim Sơn, cói Kim

Sơn, đá mỹ nghệ Ninh Vân, cá tràu tiến vua. Các dự án đã thành lập và kiện toàn tổ chức tập thể như: Hiệp hội Nghề cói Ninh Bình, Hiệp hội Nghề đá Ninh Vân...

Việc tập huấn, phổ biến kiến thức, chính sách về SHTT cũng được Sở KH&CN triển khai nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất, quy chế sử dụng

nhãn hiệu tập thể, hệ thống logo, hệ thống nhận diện cho các sản phẩm thế mạnh.

Do một số dự án đang triển khai nên chưa đánh giá được hiệu quả tăng giá bán ở các sản phẩm được bảo hộ. Tuy nhiên, đã có sự gia tăng uy tín, sức cạnh tranh, nhận biết của người tiêu dùng đối với các sản phẩm này. Một

số sản phẩm đã mở rộng được thị trường tiêu thụ.

Sở KH&CN Ninh Bình đang đề nghị Bộ KH&CN trình Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020.

Để chương trình thành công hơn, sở đề xuất triển khai quy mô rộng hơn, không chỉ hỗ trợ doanh

nghiệp mà hỗ trợ cả các tổ chức, cá nhân khác để phủ kín mọi loại hình SHTT (không chỉ là chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu mà cả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và giải pháp hữu ích).

Ngoài ra, cần hỗ trợ địa phương nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, đẩy mạnh trao đổi và cung cấp thông tin về SHTT. Đồng thời, cần xây dựng

mô hình quản lý tổng thể đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận.

Việc triển khai các dự án về SHTT và tăng cường tập huấn đã góp phần tăng số đơn SHTT tại Ninh Bình. Giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã gửi Cục SHTT 264 đơn đăng ký và đã có 125 văn bằng được cấp.

NGUYỄN MINH TUÂN

ĐỊA PHƯƠNG

Xây dựng sàn giao dịch công nghệ (SGDCN) trực tuyến tại các địa phương là xu hướng mới và hiệu quả để thúc đẩy thị trường công nghệ, tạo môi trường trực tuyến cho các tổ chức KH&CN và doanh nghiệp giao tiếp với nhau, thực hiện các giao dịch vào bất cứ thời điểm nào. Các đơn vị, doanh nghiệp quy mô lớn hay nhỏ đều có thể thường xuyên tiếp cận, giao dịch với đối tác và khách hàng mà không cần chờ hội nghị kết nối cung cầu KH&CN (techmart).

SGDCN trực tuyến là nơi cung cấp, phát triển thông tin về nguồn cung công nghệ, thiết bị, kết quả nghiên cứu khoa học, sáng chế và nguồn cầu công nghệ. Sàn tạo môi trường uy tín, tin cậy, kết nối trực tiếp giao dịch công nghệ giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân có cung - cầu công nghệ và với các chuyên gia; hỗ trợ và thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tăng cường gắn kết nghiên cứu khoa học với sản xuất…

Hệ thống SGDCN trực tuyến Bà Rịa - Vũng Tàu hoạt động theo mô hình B2B (Business to Business). Sản phẩm giao dịch phải đáp ứng tiêu chí về công nghệ, máy móc thiết bị

trên cơ sở danh mục công nghệ được phép chuyển giao và khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật. Khi lên sàn, người dùng sẽ có công cụ, tiện ích giúp bên cung và bên cầu trực tiếp kết nối với nhau, giao dịch nhanh chóng, thuận tiện. Các bên tham gia được bảo đảm cung cấp thông tin về công nghệ chào bán và tìm mua một cách trung thực, khách quan, bảo đảm các quyền lợi chính đáng của mỗi bên.

Nhóm thực hiện dự án đã khảo sát khoảng 300 doanh nghiệp về năng lực chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị và nhu cầu được chuyển giao. Khi đi vào hoạt động, SGDCN trực tuyến của tỉnh sẽ từng bước gắn kết với các SGDCN trực tuyến trong nước với hình thức chia sẻ thông tin về nguồn cung công nghệ, thiết bị, kết quả nghiên cứu khoa học và sáng chế trong tỉnh, trong nước, nước ngoài và nguồn cầu công nghệ, đồng thời với việc chia sẻ mạng lưới thành viên phía cung, phía cầu…

Theo thạc sỹ Phạm Ngọc Vũ - Giám đốc Trung tâm thông tin và thống kê KH&CN, SGDCN trực tuyến đã được hoàn thiện để vận hành thử nghiệm ngày

18/5. Sàn sẽ bước đầu hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tiếp cận và làm quen dần với một loại hình kinh doanh mới, hiện đại, đó là thương mại điện tử - một xu hướng kinh doanh phổ biến hiện nay trên Internet.

Ngoài ra, SGDCN trực tuyến cũng góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài, tạo cơ hội để đối tác nước ngoài tìm kiếm, đẩy mạnh cơ hội hợp tác tại thị trường Việt Nam. Theo nhận định của các chuyên gia về KH&CN, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia SGDCN trực tuyến sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian trong các hoạt động quảng bá, tiếp thị, chi phí đi lại, liên lạc... góp phần giảm giá thành, tăng lợi nhuận. QUANG VŨ

Sàn giao dịch trực tuyến kích cầu chuyển giao công nghệ

Đội ngũ thực hiện sàn giao dịch công nghệ trực tuyến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: NV

Sàn giao dịch công nghệ trực tuyến với tên miền http://bavutex.baria-vungtau.gov.vn hoặc http://bavutex.vn đã được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bà Rịa - Vũng Tàu hoàn thiện để vận hành thử nghiệm vào ngày 18/5, nhằm thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN.

BÀ RỊA - VŨNG TÀU:

Một số logo sản phẩm thế mạnh của Ninh Bình.

BÀ RỊA - VŨNG TÀU KHỞI ĐỘNG CUỘC THI Ý TƯỞNG KH&CNMặc dù lần đầu tiên tổ chức, nhưng cuộc thi Ý tưởng KH&CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2016 đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Theo đánh giá của ban tổ chức, các giải pháp đoạt giải tại cuộc thi đều thể hiện tính mới, khả năng triển khai ứng dụng và mang ý nghĩa thực tiễn cao.

Được phát động từ tháng 6/2015-3/2016, cuộc thi thu hút 386 hồ sơ tham dự của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trong, ngoài tỉnh và các chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, với nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, xã hội, kỹ thuật, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường…

Tại cuộc thi cũng đã xuất hiện nhiều gương mặt trẻ tuổi là học sinh, sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học. Theo đánh giá của ban tổ chức, mặc dù kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu khoa học chưa nhiều, song giải pháp của các tác giả trẻ này có tính ứng dụng cao. Có thể kể đến giải pháp “Trạm thời tiết cá nhân” của Lê Tuấn Kiệt và Trần Quốc Hải - học sinh Trường THPT Châu Thành; giải pháp “Giấy thử thông minh kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm” của Lê Thị Nga - sinh viên Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu...

Ông Mai Thanh Quang - Giám đốc Sở KH&CN, Trưởng ban tổ chức cuộc thi - cho biết, cuộc thi đã thúc đẩy hoạt động đổi mới, phong trào sáng tạo tại đơn vị, địa phương; tạo môi trường nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cung cấp ý tưởng để hình thành nhiệm vụ KH&CN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông Lê Tuấn Quốc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - cho rằng, mặc dù cuộc thi Ý tưởng KH&CN lần đầu tiên được tổ chức trên quy mô toàn tỉnh nhưng đã thu hút đông đảo các nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Sở KH&CN cần xem xét hỗ trợ phát triển một số ý tưởng đoạt giải để áp dụng vào thực tế, rút kinh nghiệm để tổ chức các cuộc thi kế tiếp theo hướng mở rộng các lĩnh vực sản xuất, đời sống một cách hiệu quả, thiết thực, thành công hơn.

Ninh Bình bảo hộ để nâng giá trị sản phẩm địa phương

Page 21: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

21 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

ĐỊA PHƯƠNG

Bối cảnh quốc tế và trong nước đang đặt ngành KH&CN Thái Bình trước bước ngoặt của sự phát triển, đòi hỏi tỉnh có chiến lược và kế hoạch phát triển KH&CN phù hợp để nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, để KH&CN ngày càng thể hiện vai trò động lực, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

HƠN NỬA THẾ KỶ KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ CỦA KH&CN

Hơn nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh và sự chỉ đạo của Uỷ ban Khoa học Nhà nước - nay là Bộ KH&CN, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, viện, trường, các huyện, thành phố, các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp, sự nỗ lực của những người làm công tác nghiên cứu, quản lý và ứng dụng KH&CN ở địa phương, hoạt động KH&CN của tỉnh Thái Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhận thức được rằng vai trò của KH&CN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được nâng cao, quan điểm coi KH&CN là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được quán triệt ngày càng đầy đủ hơn ở tất cả các cấp, các ngành trong tỉnh.

Từ nhận thức trên, các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh cũng như các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành đều đã đề cập đến giải pháp về KH&CN. KH&CN đã và đang trở thành động lực và mục tiêu phát triển, ngày càng khẳng định vai trò của mình trong thực tế sản xuất và đời sống. Vì vậy, hoạt động KH&CN đã được các cấp, các ngành

quan tâm chỉ đạo và được triển khai tích cực.

Ở Thái Bình, KH&CN đã có đóng góp quan trọng đối với việc xây dựng, ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách của Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh. Các chương trình, đề tài, dự án KH&CN đã bám sát và phục vụ có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh.

Nhiều tiến bộ KH&CN tiên tiến, công nghệ mới đã được áp dụng nhanh vào sản xuất, đời sống, góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất trong tỉnh phát triển mạnh mẽ và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Hoạt động khoa học xã hội - nhân văn được quan tâm hơn, góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xây dựng Đảng, công tác giáo dục - đào tạo, các hoạt động văn hoá xã hội, thể dục, thể thao và an ninh, quốc phòng.

Việc đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới tổ chức KH&CN đã được triển khai tích cực. Tiềm lực KH&CN của tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ; đội ngũ cán bộ KH&CN phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, thích nghi dần với cơ chế kinh tế thị trường và có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và KH&CN của tỉnh.

Vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN từng bước được tăng cường. Việc đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho KH&CN đã thực sự được quan tâm. Vốn sự nghiệp khoa học của tỉnh hằng năm liên tục tăng. Ngoài kinh phí ngân sách địa phương, tỉnh đã tranh thủ các nguồn khác đầu tư cho phát triển KH&CN như: Kinh phí ngân sách trung ương, viện trợ quốc tế, vốn tự có và huy động khác của doanh nghiệp… Cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị, máy móc, phòng thí nghiệm cho

nghiên cứu ứng dụng KH&CN ngày càng được quan tâm đầu tư.

Công tác quản lý nhà nước về KH&CN đã có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Hoạt động KH&CN cấp huyện, thành phố được quan tâm, ngày càng có hiệu quả hơn.

Hoạt động hợp tác về KH&CN được triển khai toàn diện trên các mặt tư vấn, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi thông tin… nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ KH&CN tỉnh.

TRÁI NGỌT TỪ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH

Nhờ chính sách cũng như sự quan tâm của các cấp, hoạt động KH&CN đã và đang góp phần thay đổi kinh tế Thái Bình. Sự liên kết chặt chẽ 4 nhà - Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông - đã giúp cho người nông dân Thái Bình dần thay đổi tư duy về sản xuất hàng hóa nông nghiệp, từng bước xóa bỏ canh tác manh mún, làm theo phong trào, cùng hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp để tạo ra vùng nguyên liệu phù hợp với

khả năng, điều kiện của địa phương.

Thời gian qua, nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ KH &CN phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã được xây dựng và nhân rộng ở Thái Bình như: Mô hình sản xuất khép kín từ giống đến gạo thương phẩm giống lúa ĐS1 chất lượng cao; mô hình sản xuất nấm mỡ chịu nhiệt, nấm rơm chính vụ và trái vụ; mô hình nhân giống cây hòe, chiết tách rutin đạt chất lượng cao phục vụ nhu cầu sản xuất thuốc trong nước và xuất khẩu…

Việc nghiên cứu cải tiến, khảo nghiệm giống lúa, ngô, cây con mới cho năng suất cao và chống chịu sâu bệnh cũng được chú trọng.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng nhận được hỗ trợ nghiên cứu cải tiến, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển tài sản trí tuệ, mang lại một sức sống mới trong quá trình hội nhập.

Một ví dụ điển hình là việc hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, cải tiến thành công công nghệ dập cắt kim loại từ phôi cuộn bằng phương pháp dập cắt trong sản xuất bình gas LPG. Sự cải tiến này giúp năng suất tăng từ 200.000 sản phẩm/năm

(chưa cải tiến) lên 600.000 sản phẩm/năm (sau khi cải tiến), bảo đảm an toàn cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Thành tựu nổi bật khác là việc nghiên cứu cải tiến thành công công nghệ máy dập thổi thủy tinh trong dây chuyền sản xuất thủy tinh dân dụng, đạt công suất 10 tấn thủy tinh sản phẩm/năm, giúp chủ động trong sản xuất, tiết kiệm được chi phí thuê chuyên gia nước ngoài sang sửa chữa và nhập khẩu các chi tiết thay thế.

Trước những vận hội và thách thức mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tập thể cán bộ, công chức, viên chức Sở KH&CN Thái Bình sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết nội bộ, nỗ lực phấn đấu, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, đồng hành cùng các nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong và ngoài tỉnh để góp phần đưa sự nghiệp phát triển KH&CN của tỉnh lên tầm cao mới, hoàn thành tốt mục tiêu phát triển KH&CN để góp phần đảm bảo KH&CN thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh.Tuy nhiên, để KH&CN

thực sự là đòn bẩy, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể xã hội; tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý, đầu tư nghiên cứu KH&CN hướng vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, gắn KH&CN với chương trình xây dựng nông thôn mới. KH&CN phải trực tiếp góp phần vào phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân - nhất là ở khu vực nông thôn.

Bên cạnh đó, cần tập trung ứng dụng các tiến bộ KH&CN tiên tiến - nhất là công nghệ sinh học - để khảo nghiệm, tuyển chọn và sản xuất nhanh các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh; tập trung xác định, xây dựng danh mục các đề tài dự án nghiên cứu KH&CN. Riêng đối với các doanh nghiệp, cần chủ động đầu tư nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

NGUYỄN VĂN LỊCH (Bí thư Đảng ủy, Phó Giám

đốc Sở KH&CN Thái Bình)

Thái Bình đưa khoa học -công nghệ thành đòn bẩy kinh tếHoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) đã và đang góp phần thay đổi kinh tế Thái Bình. Sự liên kết chặt chẽ 4 nhà - Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông - đã từng bước xóa bỏ canh tác manh mún, tạo ra vùng nguyên liệu phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương.

Ông Lê Tiến Ninh - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN - phát biểu tại hội nghị Giới thiệu mô hình mạ khay, máy cấy tại xã Độc Lập, huyện Hưng Hà. Ảnh: NV

Page 22: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

22 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Là tỉnh ven biển có vị trí rất quan trọng và thuận lợi để xây dựng cảng biển, giao thương hàng hải, tiềm năng phát triển kinh tế biển rất lớn, nhưng Trà Vinh lại chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, dân sinh trong tỉnh. Bài toán này đã được Sở KH&CN chú trọng giải quyết.

Theo đó, kết quả nghiên cứu các giải pháp KH&CN dự báo, phòng, chống xâm biển lấn đoạn bờ biển tỉnh Trà Vinh và vùng phụ cận - thuộc nhiệm vụ KH&CN cấp thiết phát sinh ở địa phương do Bộ KH&CN hỗ trợ đầu tư - mới đây đã được Hội đồng Khoa học cấp nhà nước nghiệm thu xếp loại xuất sắc. Hiện Sở KH&CN Trà Vinh tiếp tục triển khai 2 đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ giảm sóng (công nghệ Geotube) thân thiện với môi trường.

Theo Sở KH&CN tỉnh Trà Vinh, địa phương cũng tập trung nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của tình trạng mực nước biển dâng, triều cường, xâm nhập mặn đối với đời sống, sản xuất và khả năng thích nghi của

cộng đồng các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh. Từ đó, các chính sách, biện pháp thích nghi sẽ được đề xuất, làm cơ sở để chính quyền lựa chọn cách can thiệp, điều chỉnh các quy hoạch trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, để đảm bảo môi trường sống, hạn chế tác động tiêu cực tới thiên nhiên, các đề tài tập trung nghiên cứu ứng dụng giải pháp xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc bằng công nghệ biogas để làm chất đốt phục vụ sinh hoạt hộ gia đình; công nghệ xử lý nước sinh hoạt cho các xã nông thôn mới để cung cấp nước sạch và phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân ở vùng có nguồn nước khó khăn; công nghệ xử lý chất thải rắn, nước thải ở các khu, cụm công nghiệp của tỉnh, các bệnh viện, trường học… góp phần đảm bảo các chỉ tiêu khi xả thải ra bên ngoài môi trường, hạn chế ô nhiễm do hoạt động sản xuất.

TĂNG THU HÀNG TRĂM TỶ ĐỒNG NHỜ GIỐNG MỚI

Theo ông Diệp Văn Sơn - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Trà Vinh, để đẩy mạnh tính ứng dụng của khoa

học vào thực tế sản xuất, thời gian qua các đề tài của tỉnh tập trung triển khai ứng dụng các mô hình công nghệ sinh học rộng rãi, có hiệu quả, tạo bước đột phá trong sản xuất giống, cây, con. Sở cũng phối hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học và các ngành hữu quan tập trung vào công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong việc nuôi cấy, chọn lọc giống. Thực tế, nhiều giống lúa chất lượng cao, có triển vọng được đưa vào sản xuất đại trà như nếp than, nanh chồn, OM 6162, OM 6976, OM 5472, OM 4900, OM 7347, OM 5451, OM 5629, OM 6377, AS 996, TV3, TV12… cho năng suất cao (trung bình từ 6-7 tấn/ha), phẩm chất gạo tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao.

Theo Sở KH&CN Trà Vinh, các giống lúa này góp phần tăng sản lượng, cụ thể như sau: Năm 2014, năng suất lúa đạt 5,63 tấn/ha - tăng 1,64 tấn/ha so với năm 2000 và tăng 0,21tấn/ha so với năm 2013. Với diện tích gieo trồng lúa của tỉnh khoảng 235.878ha (2014), tổng sản lượng lúa tăng thêm so với năm 2000 là 386.839 tấn, tăng nguồn thu cho tỉnh hàng trăm tỷ đồng.

Đặc biệt, tỉnh cũng đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất một số giống loài thủy sản có tiềm năng phát triển của tỉnh như nghêu, lươn, cá lóc, cá tra nhân tạo; ứng dụng công nghệ vi phẫu tuyến sinh

dục để chuyển giới tính tôm càng xanh toàn đực; ứng dụng kỹ thuật cắt mắt để sản xuất giống tôm sú chất lượng cao… Những hoạt động này giúp chủ động được nguồn giống nuôi tại chỗ, cung cấp giống sạch bệnh, đạt chất lượng và giảm chi phí sản xuất, tránh rủi ro thiệt hại cho người nuôi.

Ngoài ra, nghiên cứu chọn tạo các giống dừa (dâu xanh, dâu vàng, dừa sáp), các giống cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế như quýt đường, thanh long ruột đỏ, cam không hạt… cũng được nghiên cứu đưa vào ứng dụng, phục vụ sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế, đạt giá trị tăng thêm trên cùng đơn vị diện tích.

Qua 25 năm đổi mới, đặc biệt kể từ khi có Nghị quyết Hội nghị Trung ương II (khóa VIII) định hướng chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020, Nghị quyết Hội nghị Trung ương VI (khóa IX) “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương II khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, KH&CN từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010” có nghị quyết và kết luận riêng về KH&CN, chỉ thị 63-CT/TW ngày 28/2/2001 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, KH&CN đã thực sự góp phần tạo sự thay đổi lớn trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. THIỆN CHÍ

Trà Vinh ưu tiên khoa học, công nghệ phục vụ dân sinh

Tìm kiếm các giải pháp khoa học và công nghệ (KH&CN) dự báo, phòng, chống biển xâm lấn đoạn bờ biển tỉnh Trà Vinh và vùng phụ cận thuộc nhiệm vụ KH&CN cấp thiết phát sinh ở địa phương là một trong những hướng nghiên cứu được UBND tỉnh Trà Vinh và Bộ KH&CN ưu tiên đầu tư trong thời gian qua.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham quan gian hàng trưng bày kết quả thành tựu KH&CN tỉnh Trà Vinh ngày 7/3/2016.

Quảng Ninh hoàn thiện công nghệ nuôi ốc nhảy da vàng

Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quảng Ninh vừa nghiệm thu nhiệm vụ “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy da vàng Strombus canarium” do Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh chủ trì. Nhiệm vụ đã hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy, bao gồm nuôi vỗ ốc bố mẹ, vận chuyển ốc giống, ương ốc nhảy từ giống cấp 1 lên giống cấp 2; nuôi thương phẩm.

Hội đồng đề nghị tổ chức chủ trì thực hiện thủ tục giao quyền sở hữu kết quả nhiệm vụ; kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định các bản hướng dẫn kỹ thuật để tổ chức chủ trì có căn cứ chuyển giao. DIỆU HUYỀN

Đà Nẵng sắp triển lãm 31 dự án khởi nghiệp

Ngày 18/6 tới, 31 dự án khởi nghiệp Đà Nẵng sẽ được ra mắt tại hội thảo và triển lãm các gian hàng khởi nghiệp “StartupFair 2016”. Sự kiện bao gồm chuỗi chương trình hội thảo và triển lãm các gian hàng khởi nghiệp, đối thoại giữa chính quyền, doanh nghiệp, các đối tác, các quỹ đầu tư. Tại đây, các nội dung về hệ sinh thái khởi nghiệp, chính sách hỗ trợ và đầu tư khởi nghiệp ở Đà Nẵng… sẽ được thảo luận để đưa ra những đề xuất, định hướng mang tính chiến lược trong việc phát triển khởi nghiệp tại Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

StartupFair 2016 dự kiến sẽ đón hơn 500 lượt khách tham dự, gồm lãnh đạo các cấp chính quyền, đối tác quốc tế, quỹ đầu tư, doanh nhân, nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp địa phương, các đơn vị truyền thông và các thành viên cộng đồng khởi nghiệp. THÀNH TÂM

Bình Phước nghiên cứu giải pháp đảm bảo an toàn giao thông

Hội đồng KH&CN tỉnh Bình Phước vừa nghiệm thu đề tài “Giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Phước” do thạc sỹ Lưu Quang Huy - Phó Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Bình Phước - làm chủ nhiệm. Giải pháp được đưa ra là nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ và kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông; xây dựng, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý phương tiện giao thông đường bộ. Đề tài được hội đồng nghiệm thu xếp loại khá. THU TRÀ

Ninh Thuận tăng kết nối khoa học với các viện, trường

“Các ngành, các địa phương trong tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến công tác nghiên cứu, ứng dụng phát triển khoa học và đề xuất đặt hàng những đề tài ứng dụng thực tế, tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu các chuỗi giá trị một số sản phẩm chủ lực của tỉnh để có những kết quả thiết thực và những thay đổi cơ bản về phát triển KH&CN của tỉnh”. Đó là phát biểu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phạm Văn Hậu tại hội thảo “Định hướng hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giai đoạn 2016-2020 giữa tỉnh Ninh Thuận với các viện nghiên cứu, trường đại học”.

Theo Sở KH&CN Ninh Thuận, trong giai đoạn 2011-2016, Ninh Thuận đã hợp tác triển khai, thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với 35 đề tài, dự án; trong đó 18 đề tài, dự án có hợp tác với 12 viện nghiên cứu, trường đại học ngoài tỉnh, mang lại hiệu quả nhất định, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. THANH BÌNH

ĐỊA PHƯƠNGĐỊA PHƯƠNG

Page 23: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

23 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

Người Việt sinh sống và học tập tại Singapore ít người giấu được sự thán phục đối với nền giáo dục của quốc gia nhỏ bé nhưng thịnh vượng bậc nhất Đông Nam Á về kinh tế, khoa học và công nghệ này. Đảo quốc sư tử thường xuyên nằm trong danh sách các quốc gia hàng đầu về giáo dục, dựa trên các tiêu chí của chương trình đánh giá sinh viên quốc tế thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD).

NỀN TẢNG GIÁO DỤC ANH QUỐC VÀ TẦM NHÌN ĐÓN ĐẦU

Là một đô thị với dân số vỏn vẹn 5 triệu người, Singapore có hai trường đại học nằm trong top 75 trường đại học tốt nhất thế giới trên bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục cao cấp do tạp chí Times bình chọn, tương đương các quốc gia lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và Đức.

Cộng hòa Singapore mới chỉ ra đời năm 1965 nhưng nền giáo dục nước này không phải là một công trình hoàn toàn mới, mà được xây dựng từ nền tảng giáo dục của thực dân Anh. Trong quá trình xây dựng đất nước sau thời kỳ thuộc địa, ông Lý Quang Diệu không ngần ngại tiếp thu mọi thành tố được chứng minh là phù hợp và có ích cho đất nước - kể cả từ di sản thực dân.

Cách tiếp cận này được thấy rõ nhất trong giáo dục. Rất nhiều cơ sở giáo dục ban đầu của Singapore như Đại học Quốc gia Singapore (thành lập năm 1905), Viện Raffles (thành lập năm 1823), Trường Trung học công lập Anglo-Chinese (thành lập năm 1886) - đều đã xuất hiện từ rất lâu trước khi nước này giành được độc lập. Hơn nữa, chương trình giảng dạy trung học cơ sở của Singapope phỏng theo hệ thống chứng chỉ của Anh, có điều chỉnh một chút

để phù hợp với mặt bằng điểm số cao hơn của học sinh Singapore.

Hệ thống giáo dục Singapore mang định hướng đón đầu quyết liệt. Nước này áp dụng cơ chế giáo dục song ngữ với một trong hai ngôn ngữ là tiếng Anh (bên cạnh ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Hoa, tiếng Mã Lai hoặc Tamil). Đặc biệt, Singapore tập trung giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM). Các yếu tố này giúp Singapore chuẩn bị nhân lực đón đầu nhiều chiến lược giáo dục chủ chốt đang được các nhà làm chính sách áp dụng.

Sự lựa chọn tiếng Anh trong giáo dục bắt nguồn từ lịch sử của Singapore, đồng thời cũng do nhu cầu có một ngôn ngữ chung đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của xã hội đa sắc tộc. Mặt khác, việc chọn tiếng Anh cũng dựa trên tầm nhìn xác định đây sẽ là ngôn ngữ chung cho khoa học và thương mại toàn cầu. Điều này thể hiện tầm nhìn vượt trội của ông Lý Quang Diệu: Thay vì nuôi dưỡng và cổ vũ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, các nhà lãnh đạo nước này đã lựa chọn một ngôn ngữ toàn cầu để xây dựng một quốc gia toàn cầu.

NỀN GIÁO DỤC BIỆT ĐÃI

Giáo dục Singapore được nhiều người xem là một hệ thống biệt đãi nhân tài, tập trung phát hiện và xây dựng các tài năng tốt nhất, hướng đến việc sử dụng họ cho hệ thống dịch vụ công.

Tuy có các cơ sở giáo dục ngang tầm thế giới, Singapore vẫn giữ chế độ học bổng quốc gia khá

hào phóng, cho phép các sinh viên tốt nhất theo học tại các trường đại học hàng đầu của thế giới.

Singapore cũng áp dụng chế độ ưu đãi nhân tài trong việc xây dựng và khuyến khích giáo viên. Mức lương khởi điểm của giáo viên cao hơn mức trung bình của quốc gia, cho phép thu hút và giữ lại một phần trong số các sinh viên tốt nhất sau khi tốt nghiệp để phục vụ ngành giáo dục. Các giáo viên làm việc tốt nhất sẽ được trao trọng trách lãnh đạo mà không đặt nặng vấn đề nhiệm kỳ. Các nhà giáo dục cũng thường xuyên được luân chuyển giữa việc làm tại Bộ Giáo dục với việc dạy học và quản trị nhà trường. Sau thời kỳ tham gia làm chính sách và quản lý, nhiều thầy cô giáo đã chọn quay trở lại giảng dạy.

Singapore rất tự hào về hệ thống các trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông tinh hoa - nơi xây dựng và đào tạo các tinh hoa trí tuệ của đất nước. Nhưng một thành tố không kém phần quan trọng khác chính là hàng trăm trường vệ tinh, các viện giáo dục kỹ thuật và các trường kỹ thuật cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao cho tất cả mọi người. Hệ thống này giúp Singapore cung cấp nền giáo dục chất lượng cao cho công dân ở mọi cấp độ năng lực và làm giảm

nhẹ tính chất “thiên vị nhân tài” của nền giáo dục.

Không chỉ phát triển theo triết lý riêng, nền giáo dục Singapore vẫn liên tục thay đổi theo sự vận động của toàn thế giới. Trong thập niên 1990, các nhà làm chính sách của nước này lo ngại rằng triết lý xây dựng nền giáo dục của mình mang tính chất tập trung quá cao và định hướng STEM quá lớn. Nước này đã bắt đầu đổ tài lực để xây dựng nhân tài trong lĩnh vực khoa học nhân văn, nghệ thuật và thể thao.

Quá trình tái cân bằng này vẫn đang tiếp diễn và mục tiêu nhấn mạnh mới hiện nay là xác định các phương thức phù hợp để phát huy tính sáng tạo và nền tảng doanh nghiệp (entrepreneurship).

Nền giáo dục Singapore và người học tại Singapore - giống như mô tả của chính Lý Quang Diệu từ những năm 1977: “Một người có giáo dục là một người không bao giờ ngừng học và không bao giờ thôi ham muốn học hỏi”. Lễ quốc tang dành cho ông Lý Quang Diệu đã được cử hành tại Trường Đại học Quốc gia Singapore. Chắc chắn hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới của nước này sẽ là một trong những huyền thoại tồn tại lâu nhất về triết lý quản lý của ông.

LÊ NGỌC(Theo The Straits Times)

Singapore - Nền giáo dục biệt đãi nhân tài

Một lớp học của Singapore. Ảnh: Girls2pioneers

Đúng như câu nói của nhà lãnh đạo kiệt xuất Lý Quang Diệu, mục tiêu tối thượng của nền giáo dục Singapore không gì khác ngoài “xây dựng nguồn tài nguyên thiên nhiên duy nhất của Singapore - con người”.

“Một người có giáo dục là một người không bao giờ ngừng học và không bao giờ thôi ham muốn học hỏi” - nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu.

Các nhà khoa học tại Đại học Washington (Mỹ) vừa tiến hành nghiên cứu và giải thích lý do tại sao nữ giới ít quan tâm tới các môn học liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (viết tắt là STEM - Science, Technology, Engineering and Mathematics).

Theo nghiên cứu trên, định kiến chính là nguyên nhân mạnh mẽ khiến nữ giới xa cách với các lĩnh vực học thuật này. Mặc dù định kiến thường không chính xác, đa số trẻ em vẫn tiếp thu chúng từ khi còn bé và ít nhiều bị ảnh hưởng.

Hai định kiến khiến đa số nữ giới tránh xa các môn học STEM chính là đặc điểm của những người làm trong ngành STEM và khả năng của bản thân họ.

Hình ảnh phổ biến được tạo ra trong quan niệm của mọi người về các nhà khoa học máy tính là ngồi viết mã một mình cả ngày. Hình ảnh kém hấp dẫn này khiến tỷ lệ không nhỏ các nữ sinh trung học “bài xích” STEM.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu kể trên, các nhà khoa học cho học sinh trung học vùng Seattle (Mỹ) xem hình ảnh của hai lớp học về máy tính. Lớp A có hình ảnh mang đậm tính kỹ thuật. Lớp B có hình ảnh thiên nhiên và mang tính nghệ thuật. Khi được xem hình ảnh lớp học B, số nữ sinh chọn đăng ký học về máy tính đã tăng gấp ba lần. Trong khi đó, thiết kế lớp học không tác động tới lựa chọn của các nam sinh.

Tất nhiên, một số cô gái không quan tâm tới định kiến, nhưng việc thiết kế lại phòng học và thay đổi những câu chuyện truyền thông về khoa học máy tính có lẽ sẽ khiến nhiều cô gái sẵn sàng thử sức với nghề này hơn.

Về định kiến đối với khả năng của cá nhân, nghiên cứu cho thấy vào năm học lớp hai, trẻ em tin rằng con trai học giỏi toán và các môn khoa học hơn và điều này ăn sâu vào tiềm thức của các bé gái.

Theo các nhà khoa học, chúng ta cần thay đổi các thông điệp. Khoa học máy tính là dành cho mọi người. Người làm khoa học máy tính không chỉ cặm cụi với máy tính mà còn không ngừng sáng tạo để giúp đỡ người khác.

Khoa học máy tính đã được đưa vào chương trình học của rất nhiều trường, nhưng sẽ chẳng có gì khác biệt trừ khi chúng ta có thể thuyết phục được nhiều bạn nữ tham gia những lớp học này. Cách tốt nhất để khuyến khích nữ giới tham gia khoa học máy tính là loại bỏ các định kiến đang tồn tại.

LÊ MAI (Theo Washingtonpost)

Tại sao con gái ít quan tâm đến STEM?

Một nữ sinh Mỹ đam mê STEM. Ảnh: Huffpost

KHÁM PHÁ

Page 24: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

24 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

Để phát huy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và khoa học, các quốc gia hàng đầu thế giới rất chú trọng đầu tư và có chính sách hỗ trợ khoa học và công nghệ (KH&CN).

ĐỨC MUỐN VÔ ĐỊCH VỀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Với Đức, các chính sách KH&CN mới nhất được đưa vào chiến lược công nghệ cao. “Trong hoàn cảnh ngày càng chịu sức ép lớn về cạnh tranh quốc tế, chúng tôi phải tìm cách giữ vững vị thế dẫn đầu về khoa học và kinh tế. Đức cần phải trở thành nhà vô địch thế giới trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo” - bà Johanna Wanka - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức nói.

Trong chiến lược công nghệ cao, Đức lập ra những định hướng phát triển KH&CN có tính chiến lược trong thời gian ngắn, chủ yếu tập trung vào việc củng cố nền tảng KH&CN sẵn có, tăng cường đổi mới sáng tạo, giải quyết các vấn đề toàn cầu để nâng cao cuộc sống người dân. Để thực hiện được chiến lược này, Đức ưu tiên đầu tư cho các tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D) công và tư, tái thiết hệ thống giáo dục.

Sự ra đời của Hiệp định Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo là nỗ lực hợp tác của chính phủ và các tiểu bang trong việc nâng mức đầu tư cho R&D. Trong giai đoạn 2011-2015, mỗi năm Đức tăng 5% ngân sách cho các trường và viện nghiên cứu công. Đức còn có nhiều hiệp định và đạo luật khác nhằm hỗ trợ vốn cho hoạt động nghiên cứu tại nhà trường và học viện.

Để tạo môi trường khung cho đổi mới sáng tạo, Đức tập trung nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp thông qua các ưu đãi về thuế. Chính phủ Đức còn dành riêng một quỹ công nghệ hỗ

trợ doanh nghiệp. Số tiền quỹ này nhận được tăng từ 943 triệu USD năm 2007 lên 1,8 tỉ USD năm 2013.

Người Đức rất chú trọng thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu. Phần lớn nghiên cứu công được tài trợ bởi các công ty. Họ còn tổ chức rất nhiều cuộc thi và trại nghiên cứu để tăng tính kết nối giữa doanh nghiệp và các nhà khoa học.

ANH ĐẨY MẠNH CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, Anh rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Tăng trưởng xuất khẩu kém, thâm hụt thương mại lớn, sản xuất kém, đầu tư kinh doanh và nghiên cứu phát triển cũng không mấy sáng sủa. “Trong thế giới hiện đại, một trong những cách tốt nhất bạn có thể làm để giúp đỡ doanh nghiệp là giúp đỡ qua khoa học” - Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh George Osborne nói.

Năm 2012, Anh triển khai chiến lược công nghiệp, chú trọng 11 lĩnh vực tiềm năng lớn, điển hình là tập trung tài trợ cho Viện Công nghệ hàng không vũ trụ, Trung tâm Động cơ cao cấp, Trung tâm Đổi mới nông nghiệp và Trung tâm Xúc tiến kỹ thuật - nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Anh đang phát triển mạng lưới trung tâm Catapult - nơi doanh nghiệp có thể tiếp cận với những thiết bị đặc biệt hoặc công nghệ mới nổi, đồng thời kết nối doanh nghiệp với các công ty và nhà nghiên cứu.

Nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại các công ty, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chính phủ Anh đã thực hiện nhiều biện pháp thông qua chương trình của Ban Chiến lược công nghệ. Năm 2012, Anh đưa ra chương trình Voucher sáng tạo để hỗ trợ startup, doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tiếp cận với các chuyên gia từ trường đại học, tổ chức nghiên cứu

và các nhà cung cấp kiến thức tư. Các dự án nghiên cứu được chứng minh có giá trị sẽ được nhà nước đầu tư cũng như giúp đỡ đứng ra kêu gọi đầu tư…

MỸ ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH KH&CN ĐỂ TẠO VIỆC LÀM

Mỹ đã nhiều năm dẫn đầu về thành tựu KH&CN và đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên gần đây, vị thế đó đang bị đe dọa bởi nhiều quốc gia khác. Các bằng sáng chế và nghiên cứu của doanh nghiệp Mỹ đã không còn phát triển chóng mặt như trước. Để khắc phục, năm 2009, Mỹ đề ra “Chiến lược đổi mới sáng tạo: Tiến tới phát triển bền vững và tạo ra nhiều việc làm chất lượng”.

Chính sách KH&CN và đổi mới sáng tạo của Mỹ chỉ chú trọng vào tạo việc làm, tạo ra nền tảng cho các ngành công nghiệp trong tương lai cũng như tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế.

Tổng thống Mỹ cũng đưa ra kế hoạch cho khoa học và đổi mới sáng tạo. Theo đó, chính phủ ưu tiên đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và đẩy mạnh nghiên cứu cơ sở hạ tầng,

bao gồm cả cơ sở hạ tầng trên mạng. Số vốn đầu tư cho nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng tăng từ 59 tỷ USD năm 2008 lên 68,1 tỷ USD năm 2014. Năm 2014, tiền cho nghiên cứu chiếm 48% tổng vốn dành cho R&D.

Về giáo dục, Mỹ rất chú trọng phát triển mô hình STEM bởi cho rằng, để tăng năng lực cạnh tranh trên toàn cầu cần kích thích thế hệ trẻ say mê khám phá KH&CN. Năm 2013, chiến lược 5 năm (2013-2017) để phát triển giáo dục STEM được thông qua. Chính phủ dành 3,1 tỷ USD cho các chương trình liên quan tới STEM.

Do quỹ công dành cho R&D của các doanh nghiệp giảm từ năm 2008, chính phủ chuyển trọng tâm vào hỗ trợ trực tiếp về R&D và đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp. Cụ thể, chính phủ sẽ dành nhiều chương trình tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ hay các tập đoàn nhỏ. Họ cũng tiếp tục kéo dài thời hạn cho các khoản vay có bảo đảm, các cơ chế chia sẻ rủi ro, đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng sạch.

ANH TẤN(Tổng hợp)

Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ của các cường quốcTrong khi nước Đức nỗ lực thực hiện tham vọng trở thành nhà vô địch về đổi mới sáng tạo thì Anh xây dựng chiến lược công nghiệp; còn các thay đổi về chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo của Mỹ đều hướng tới mục đích tạo thêm việc làm.

Quốc gia nào chi R&D mạnh tay nhất?

Biểu đồ các nước có tỷ lệ đầu tư cho R&D lớn nhất thế giới. Nguồn: Diễn đàn Kinh thế thế giới

Một tiết mục trình diễn STEM tại Bảo tàng Khoa học Boston, Mỹ. Ảnh: Ecsite

“Trong thế giới hiện đại, một trong những cách giúp đỡ doanh nghiệp tốt nhất mà bạn có thể làm là giúp đỡ qua khoa học” - George Osborne - Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh.

Theo số liệu của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2013, Israel và Hàn Quốc là 2 quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc chi tiền cho nghiên cứu và phát triển (R&D) tính theo tỉ lệ %/GDP quốc gia - với tỷ lệ lần lượt là 4,21% và 4,15%. Theo sau là Nhật Bản, Phần Lan và Thụy Điển với số tiền đầu tư chiếm tỷ lệ lần lượt là 3,49% , 3,32% và 3,30%.

Đức và Mỹ có cùng một mức độ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (dưới 3%), trong khi Trung Quốc đang nỗ lực bám đuổi với 2% GDP được chi cho lĩnh vực này.

Trong số các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, Chile là nước dè dặt nhất trong việc chi tiêu cho R&D - với số tiền chiếm khoảng 0,36% GDP. Romania và Mexico tuy có khá hơn, nhưng không đáng kể - với con số lần lượt là 0,39% và 0,43% GDP. HÒA AN

0 1 2 3 4 5

Israel

Korea

Japan

Finland

Sweden

Taiwan, China

Denmark

Switzertand*

Germany

Austria

USA*

Slovenia

Iceland**

OECD average

Belgium

France

Australia**

Singapore

China

Netherlands

4.21

4.15

3.49

3.32

3.30

3.12

3.06

2.96

2.94

2.81

2.81

2.59

2.49

2.40

2.28

2.23

2.13

2.02

2.02

1.98

KHÁM PHÁ

Page 25: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

25 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

Đó là tiết lộ của bà Lee Singer Snir - Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam - khi trao đổi với Báo Khoa học và Phát triển về bí quyết thành công của Israel - một cường quốc về KH&CN và đổi mới sáng tạo.

HỖ TRỢ STARTUP KHÔNG CẦN ĐIỀU KIỆN

Xin bà cho biết, đâu là những yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển KH&CN ở Israel?

Chúng tôi là một trong những nước đầu tư nhiều nhất cho sự phát triển của KH&CN. Hiện Israel đứng thứ tư thế giới về các hoạt động khoa học. Có 3 yếu tố chính tạo nên sự thành công này.

Đầu tiên là việc thành lập Văn phòng trưởng Khoa học gia (Office of the Chief Scientists - OCS) thuộc Bộ Công nghiệp và Công thương vào năm 1974. Sự ra đời của OCS đã tạo điều kiện thúc đẩy trào lưu nghiên cứu KH&CN tại Israel. OCS cung cấp 50-80% số quỹ hỗ trợ cho startup mới mà không cần điều kiện cũng như không tham gia điều hành, quản lý. Vào đầu những năm 1980, quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên dành cho startup đã được thành lập.

Thứ đến là làn sóng nhập cư ồ ạt vào Israel của các nhà khoa học, các kỹ sư, tiến sỹ… gốc Do Thái thuộc khối Xôviết cũ sau khi khối này tan rã vào đầu những năm 1990. Họ đã đem đến sức sống mới cho nền khoa học của đất nước và trở thành cầu nối cho nền khoa học, kỹ thuật Israel với nước ngoài. Lĩnh vực công nghệ cao của Israel đã trải qua một cuộc “tiểu cách mạng” với sự ra đời của các vườn ươm doanh nghiệp, được thành lập để cung cấp việc làm cho nhiều nhà khoa học tới từ cuộc nhập cư này.

Cuối cùng phải kể tới sự ra đời của Bộ Khoa học - Công nghệ và Vũ trụ. Đây là cơ quan đưa ra các chính sách quốc gia về KH&CN ở Israel, thúc đẩy các nghiên cứu, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng

như triển khai các dự án trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển về KH&CN. Bộ này dành tới 80% số ngân sách của mình (hàng chục triệu USD mỗi năm) để hỗ trợ các nhà khoa học, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu.

Đâu là những lĩnh vực mà Israel ưu tiên về KH&CN, thưa bà?

Năm 2012, chính phủ quyết định đầu tư 30 triệu USD vào một số lĩnh vực cụ thể có vai trò quan trọng với sự phát triển đất nước trong dài hạn và trung hạn. Đó là các lĩnh vực: Khoa học não bộ (nhiệm vụ chính là tìm cách chữa các bệnh liên quan tới sự rối loạn, thoái hóa não như Parkinson, Alzheimer), siêu máy tính và an ninh mạng, khoa học hải dương (người Israel muốn tìm thêm được nhiều hơn nữa các tài nguyên từ biển như năng lượng, thực phẩm, nước uống, dược liệu) và các nguồn năng lượng vận chuyển thay thế (Israel muốn thay đổi hiện trạng lệ thuộc các nước Arập về năng lượng).

Chính phủ Israel tài trợ các chương trình nghiên cứu trong những lĩnh vực này, tặng nhiều chương trình học bổng cho sinh viên ưu tú, thiết lập trung tâm tri thức để tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu sử dụng những thiết bị tinh vi, hiện đại nhất. Chính phủ rất quan tâm đầu tư vào các dự án nghiên cứu hợp tác song và đa phương.

RẤT NHIỀU VƯỜN ƯƠM CÔNG NGHỆ

Với các nhà sáng chế độc lập, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực KH&CN, Israel có những chính sách gì để hỗ trợ?

Sự ra đời của Văn phòng trưởng Khoa học gia với nhiệm vụ tăng cường sức mạnh nền kinh tế trong lĩnh vực dân sinh được coi là một bước ngoặt lớn. Nhiệm vụ của văn phòng này bao gồm cả việc đầu tư và làm chính sách trong những lĩnh vực mà nó đảm nhiệm. OCS hiện có

3 chương trình riêng biệt để hỗ trợ cho cá nhân, doanh nghiệp, startup là Quỹ Nghiên cứu và Phát triển (Tmura), chương trình Vườn ươm và chương trình Nam châm (Magnet Program).

Chương trình Nam châm tạo điều kiện chuyển giao tri thức giữa đơn vị học thuật (viện nghiên cứu, trường đại học) và các công ty nghiên cứu và phát triển (R&D) mang tính thương mại. Đây là một điều đặc biệt ở Israel. Sự thành công về khoa học, kỹ thuật của Israel có được là bởi chúng tôi đã hiểu được tầm quan trọng và tạo được sự liên kết khăng khít giữa các nghiên cứu khoa học và việc đưa chúng vào ứng dụng trong cuộc sống.

Dưới sự bảo trợ của chương trình Nam châm, chương trình Nofar đã được thành lập để cung cấp sự hỗ trợ và vốn trong nghiên cứu công nghệ sinh học, công nghệ nano và tạo điều kiện cho sự phát triển thiết bị y tế.

Hiện Israel có tới 24 vườn ươm - cả công và tư, được tài trợ bởi OCS, trong đó 22 vườn ươm thuộc lĩnh vực công nghệ. Tất cả đều được thực hiện dưới dạng các chương trình tài trợ có hoàn lại cho OCS nếu dự án thành công. Mỗi dự án kéo dài khoảng 2 năm và sau đó nếu thành

công, chủ dự án phải trả lại cho chính phủ từ 3-5% lợi nhuận.

Quỹ R&D hỗ trợ xây dựng các trung tâm R&D tại mỗi trường đại học để kết nối họ với các trung tâm nghiên cứu tư nhân.

Còn vấn đề hỗ trợ nghiên cứu trong trường đại học thì thế nào, thưa bà?

Để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu trong trường đại học, chúng tôi có chương trình Cơ sở hạ tầng quốc gia để đưa ra khung hành động cho hoạt động đầu tư của chính phủ. Theo đó, chính phủ đầu tư vào những dự án nghiên cứu trong các lĩnh vực ưu tiên quốc gia, dựa vào tầm nhìn chiến lược về nhu cầu kinh tế trung và dài hạn.

Hơn 80% số quỹ của Bộ Khoa học - Công nghệ và Vũ trụ được dành cho các viện nghiên cứu và viện hàn lâm để gây dựng các cơ sở khoa học và con người. Chương trình tài trợ nghiên cứu cũng đóng vai trò cầu nối giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giúp rút ngắn thời gian đưa các ý tưởng công nghệ vào thực tiễn. Hằng năm, chương trình này được bộ chi khoảng 1-1,5 triệu USD. Bộ cũng chi khoảng 2 triệu USD cho các học bổng KH&CN dành cho mức độ từ sắp tốt nghiệp tới sau tiến sỹ.

Ngoài ra, chúng tôi cũng có thành lập trung tâm

tri thức ở các viện nghiên cứu, mua sắm trang thiết bị hiện đại để các nhà nghiên cứu thuận lợi hơn khi triển khai công việc của mình.

CHỈ MỘT HỆ THỐNG ĐƠN VỊ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Bà có thể cho biết về quá trình thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu ở Israel?

Các nghiên cứu của trường đại học, học viện hay trung tâm nghiên cứu tư ở Israel đều dùng chung hệ thống đơn vị chuyển giao công nghệ. Các công ty chuyển giao công nghệ quy tụ trong Tổ chức Chuyển giao công nghệ Israel. Họ đang liên

kết với những trường đại học, các viện nghiên cứu danh tiếng nhất trong và ngoài nước.

Nếu có vài lời khuyên cho Việt Nam, bà sẽ nói gì?

Tôi thấy các bạn đang ngày càng quan tâm và đầu tư vào phát triển KH&CN cũng như hệ sinh thái khởi nghiệp. Đây là một hướng đi đúng đắn và chúng tôi sẽ hết lòng hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, theo tôi Việt Nam nên có một chiến lược dài hơi, rõ ràng cho sự phát triển KH&CN. Các bạn nên đầu tư nhiều hơn vào giới trẻ, bởi biết đâu chúng ta sẽ tìm được một Einstein mới!

HIỀN THẢO(Thực hiện)

Bí quyết thành công của Israel về khoa học và công nghệƯu tiên lớn nhất của khoa học và công nghệ (KH&CN) Israel hiện nay là phát triển các lĩnh vực khoa học não bộ, siêu máy tính và an ninh mạng, khoa học hải dương và các nguồn năng lượng vận chuyển thay thế.

Bà Lee Singer Snir - Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam. Ảnh: Loan Lê

Nghèo tài nguyên, khí hậu khắc nghiệt nhưng Israel là một trong những quốc gia có nền KH&CN phát triển nhất thế giới, là một trong hai nước dẫn đầu về tỷ lệ đầu tư cho R&D. Nước này cũng có số lượng kỹ sư, kỹ thuật viên, nhà khoa học tính trên đầu người cao nhất thế giới.

Sự phát triển nền nông nghiệp hiệu quả cực cao trên cơ sở đất đai khô cằn, thường xuyên thiếu nước được coi là một phép lạ của Israel. Trung bình, một nông dân Israel có thể cung cấp thực phẩm cho 113 người. Mặc dù lao động trực tiếp trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 2% dân số, nhưng họ lại đáp ứng đến 95% số nhu cầu thực phẩm của đất nước và xuất khẩu nông sản (trị giá 2,4 tỷ USD vào năm 2012). Mỗi năm, ngành nông nghiệp Israel đầu tư 100 triệu USD cho R&D, một nửa trong số đó là từ ngân sách nhà nước.

KHÁM PHÁ

Page 26: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

26 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

KHOẢNG TRỐNG GIỮA NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG

Thuật ngữ “thung lũng chết” xuất hiện năm 1998 và được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng khoa học - công nghệ (KH&CN) để chỉ khoảng trống đầu tư giữa kết quả nghiên cứu với việc thương mại hóa tạo ra sản phẩm mới. Khoảng trống này xuất hiện do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả sự khác biệt về động cơ nghiên cứu và mục tiêu của nhà đầu tư. Các nhà nghiên cứu có xu hướng thỏa mãn với đột phá về mặt KH&CN khi tạo ra một sản phẩm mới mà họ đã chứng minh về mặt nguyên lý - ngay cả khi nghiên cứu này rất tốn kém và cần nhiều thời gian. Trong khi đó, sản phẩm đưa vào thực tiễn lại được các nhà đầu tư kỳ vọng có giá thành thấp, chất lượng cao và tính cạnh tranh mạnh. Tất nhiên, không nhiều nhà khoa học có mong muốn giảm chi phí trong giai đoạn nghiên cứu.

Hơn nữa, các nhà khoa học thường theo đuổi lợi ích khoa học, còn các nhà đầu tư lại muốn việc nghiên cứu đem lại sản phẩm có thể thu lợi. Mục đích của nhà đầu tư là đem sản phẩm chứ không phải công nghệ đến thị trường. Vì thế, một khi nhà khoa học và nhà đầu tư chưa tìm được điểm chung

cũng như chưa tin tưởng nhau thì khó có thể lấp được “thung lũng chết”.

“Nhiều nhà khoa học tin rằng ý tưởng của họ dẫn tới công nghệ mới và cần đầu tư; nhưng việc thảo luận ý tưởng trong phòng nghiên cứu và thực tế tung ra sản phẩm mới là hai thế giới khác nhau. Nhà đầu tư có thể đưa ra nguyên mẫu sản phẩm, nhưng lại không có thu nhập. Công ty sẽ cạn tiền và rơi vào đáy của thung lũng - nơi có rất nhiều xương và hài cốt” - Stan Reiss - thuộc hãng đầu tư mạo hiểm Matrix Partners nói.

Ngoài ra, sự khác biệt về nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu cũng dẫn tới nguy cơ sản phẩm nghiên cứu rơi vào “thung lũng chết”. Theo đánh giá của L.M.Murphy - tại Phòng thí nghiệm Năng lượng tái tạo quốc gia Mỹ, đối với các nguồn đầu tư từ chính phủ, sau khi đạt được sự phát triển về mặt KH&CN, quá trình nghiên cứu được cho là đã hoàn thành. Còn các doanh nghiệp lại chú trọng việc đưa các công nghệ vào thực tiễn sản xuất, để kết quả nghiên cứu do doanh nghiệp đầu tư có cơ hội thương mại hóa thành công.

PHẢI CÓ NHIỀU PHÍA CÙNG “XÂY CẦU”

Thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu chính là quá trình chuyển giao kết

quả nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhưng để có được giai đoạn này, các dự án nghiên cứu phải lấp được khoảng trống đầu tư giữa giai đoạn chuyển hóa ý tưởng KH&CN vào ứng dụng trong sản xuất. Hoạt động đầu tư thương mại hóa nghiên cứu có được đẩy mạnh hay không phụ thuộc vào cả phía nhà hoạch định chính sách và sự chủ động của các đơn vị nghiên cứu KH&CN.

Để khắc phục tình trạng “thung lũng chết”, Liên minh châu Âu lập Tổ chức Giám sát các đổi mới công nghệ tiên phong (FTI) thuộc chương trình nghiên cứu Horizon 2020, nhằm giảm thời gian đưa ý tưởng nghiên cứu tới thị trường và thúc đẩy đầu tư của lĩnh vực tư nhân vào nghiên cứu và đổi mới. Năm 2015, FTI đã vận động đầu tư 100 triệu euro cho các dự án nghiên cứu

với điều kiện các dự án này phải hoàn thiện khâu thương mại hóa sản phẩm trong 3 năm và phải hợp tác với các doanh nghiệp, đối tác nghiên cứu.

Ở Mỹ, để đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, chính phủ liên bang đã thành lập các văn phòng chuyển giao công nghệ ở nhiều bộ, ngành như Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Năng lượng, Bộ Thương mại, Bộ Y tế và Dân sinh… Ngay các trường đại học cũng tăng cường xu hướng liên kết

với doanh nghiệp trong tài trợ nghiên cứu và thành lập văn phòng chuyển giao công nghệ. Thành công nhất là các trường Đại học Standford, MIT, Columbia và California. Chính nhờ các văn phòng này mà thông tin về kết quả nghiên cứu được đưa tới các nhà hoạch định chính sách địa phương và các doanh nghiệp tư nhân nhanh hơn. Các văn phòng cũng là đơn vị giúp thiết lập đối tác đầu tư, ứng dụng cho các dự án.

Ngoài ra, để đẩy mạnh đầu tư thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, các

tổ chức nghiên cứu cần khuyến khích tập trung vào các nghiên cứu ứng dụng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường. Đồng thời, quá trình truyền thông thông tin KH&CN bằng nhiều hình thức như đăng tải thông tin sáng chế trên website, báo chí, tham gia các hội trợ, triển lãm… để thu hút nhà đầu tư hoặc gây quỹ đầu tư từ cộng đồng cũng là hoạt động quan trọng.

Chỉ có thu hút đầu tư để thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu thì các ý tưởng KH&CN mới thoát khỏi “thung lũng chết”. “Nhiều khi sự đổi mới đầy hứa hẹn trong KH&CN bị chết trên con đường đi từ phòng nghiên cứu ra thị trường; nhưng nếu có sự giúp đỡ từ chính phủ hoặc các doanh nghiệp, đổi mới đó sẽ không ngừng phát triển” - nhà phân tích Elizabeth Clements cho biết trên tạp chí Symetrymagazine của Mỹ.

VĂN BIÊN

Cây cầu vượt “thung lũng chết”“Thung lũng chết” - khoảng trống nguy hiểm giữa kết quả nghiên cứu và việc biến nó thành sản phẩm trên thị trường - luôn là một thử thách lớn trong nghiên cứu khoa học - công nghệ. Việc xây cầu vượt qua nó không hề dễ dàng.

Một nhà khoa học người Anh đang nghiên cứu công thức hóa học mới. Ảnh: Motivelegal

“Nhiều nhà khoa học tin rằng ý tưởng của họ có thể dẫn tới công nghệ mới và cần đầu tư, nhưng việc thảo luận ý tưởng trong phòng nghiên cứu và thực tế tung ra sản phẩm mới là hai thế giới khác nhau” -ông Stan Reiss nói.

Theo báo cáo mới đây của hãng kiểm toán Grant Thornton, mức chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D) suy giảm tại các ngành sản xuất tay nghề cao ở một số quốc gia lớn như Mỹ, Đức và Nhật Bản. Đây là kết quả phỏng vấn 2.500 nhà quản lý, giám đốc điều hành, chủ tịch… các doanh nghiệp thuộc tất cả các lĩnh vực công nghiệp tháng 1-2 vừa qua. Theo đó, số tiền các công ty dự kiến dành cho R&D

trong năm 2016 ở mức thấp nhất 6 năm qua.

Cụ thể, tại Mỹ chỉ có 11% số doanh nghiệp cho biết sẽ tăng chi tiêu cho R&D trong thời gian tới - thấp nhất trong 3 năm qua. Tỷ lệ này là 13% ở Nhật Bản (thấp nhất 18 tháng qua) và 6% ở Đức (thấp nhất kể từ năm 2010 đến nay).

Ed Nusbaum - Giám đốc điều hành Grant Thornton - cho biết: “R&D là nền tảng của sự đổi mới trong tương lai, nên mức chi tiêu

thấp cho lĩnh vực này rất đáng quan ngại”. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các công ty trên toàn cầu tăng chi cho R&D trong quý I năm 2016 là mức 18% - mức thấp nhất kể từ năm 2010 và giảm mạnh so với con số 31% của năm ngoái.

“Quỹ Tiền tệ quốc tế vừa cảnh báo các nền kinh tế phát triển rằng, sự tăng trưởng dài hạn của họ sẽ phụ thuộc vào tăng đầu tư R&D. Các nước cần khẩn trương giải quyết

tình trạng năng suất thấp cản trở sự đổi mới” - ông Nusbaum nói. Theo ông, điều khó hiểu hiện nay là lãi suất tại nhiều nước khá thấp. Các công ty có thể dễ dàng vay vốn, nhưng tiền lại không đổ về R&D.

“Rõ ràng là sự dễ dàng trong tiếp cận tài chính không đủ để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho R&D” - ông Nusbaum kết luận.

VIỆT ANH (Theo Financial Times)

Đầu tư cho R&D giảm mạnh trong năm 2016

Hai nhà khoa học thuộc dự án đầu tư R&D. Ảnh: Thebreakthrough

CÔNG NGHỆ

Page 27: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

27 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

THẢM HỌA CHẾT NGƯỜI TỪ ĐIỂM YẾU CỦA CSR

Ngày 24/4/2013, tòa nhà 8 tầng Rana Plaza ở Dhaka (Bangladesh) sụp đổ. Đây là nơi đặt nhà máy gia công cho nhiều thương hiệu nổi tiếng như Benetton, The Children’s Place, Mango... Cả thế giới chấn động trước cảnh 1.129 xác chết được kéo ra từ đống đổ nát - chủ yếu là các công nhân may đang làm việc tại tòa nhà. Rana Plaza là thảm họa lớn nhất lịch sử công nghiệp dệt - may. Những cái chết này lẽ ra có thể tránh được bởi trước khi toà nhà sụp đổ, người ta phát hiện các mảnh vỡ bên trong, nhưng tất cả công nhân đều được yêu cầu tiếp tục làm việc.

Theo GS Appelbaum - Đại học California, Mỹ, đây là điều hoàn toàn không bất ngờ. Thất bại của các công ty đa quốc gia trong việc đảm bảo điều kiện làm việc tử tế tại các đơn vị gia công đến từ chính sách tập trung vào các chương trình CSR - trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. CSR là cam kết của doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người lao động và gia đình họ, cho cộng đồng xã hội.

CSR được coi là hình thức tự kiểm soát của các tập đoàn đa quốc gia. Theo đó, các công ty tự chịu trách nhiệm điều hành, thanh tra chính mình và nhà thầu phụ về các tiêu chuẩn liên quan đến người lao động để đảm bảo hoạt động của mình phù hợp với pháp luật, đạo đức.

Đối với nhiều người, CSR chỉ mang tính truyền thông của các doanh nghiệp. GS Appelbaum cho rằng vấn đề còn nghiêm trọng hơn: “Toàn bộ cấu trúc này giống như để cáo giữ nhà cho gà”.

Thực tế, mọi tòa nhà bị đổ tại Bangladesh đều từng được kiểm tra chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng trước tai nạn. Ngoài ra, theo báo cáo của Đại học New York 2 năm sau thảm họa Rana Plaza, các mối nguy vẫn còn nguyên vẹn tại địa phương.

CHỦ LAO ĐỘNG TỒI CẦN BỊ GIÁM SÁT

Biết rõ hạn chế của CSR hiện hành qua thảm họa Rana Plaza, các ngành công nghiệp cần chuẩn bị một thế hệ giải pháp mới, đó là các hệ thống kiểm soát liên tục và phản hồi tự động. Hoạt động thanh tra thông thường rất dễ gặp sai sót thủ công, hoặc vấn đề cần phát hiện bị che

giấu - đặc biệt khi các bên liên quan làm việc theo tư tưởng đối phó. Tự động hóa sẽ giúp khắc phục điểm yếu này. Một ví dụ là hệ thống kiểm soát của LaborVoices - công ty dịch vụ phần mềm tại California làm dịch vụ cho các tập đoàn đa quốc gia có nhu cầu thu thập dữ liệu về nhà thầu phụ. Tại các nhà máy tham gia hệ thống, công nhân được biết một số điện thoại để báo cáo nặc danh khi không được trả lương đúng hạn hoặc đối xử đúng mực. Hệ

thống cũng có thể trả lời một số câu hỏi cụ thể như cửa thoát hiểm có được mở 24/24h hay không. Nhờ đó, hệ thống tiếp nhận phản hồi trực tiếp từ công nhân, giúp cảnh báo sớm các vấn đề, tổng hợp ý kiến phàn nàn, đánh giá điều kiện làm việc và theo dõi tiến độ giải quyết.

Mấu chốt của các cải tiến CSR nằm ở việc sử dụng công nghệ mới thu thập các dữ liệu mà việc điều tra thủ công không thể làm được. Thông qua việc xây dựng một vòng phản hồi

thông tin, chủ lao động sẽ không dễ đối phó bằng cách lờ đi các quy trình cần thiết hoặc che giấu lịch sử vi phạm. Trong tương lai, phần mềm phát triển theo hướng có khả năng xử lý ảnh, video, truyền tải các câu hỏi điều tra và đưa ra các tùy chọn đi kèm.

Về công nghệ, không khó để áp dụng hệ thống mã QR - cho phép truy nguyên lịch sử tất cả các công đoạn đã trải qua trong quá trình sản xuất. Như vậy, hoạt động tự giám sát trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ phải tập trung vào việc lập tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu và bộ điều luật chặt chẽ, cho phép các tổ chức phi chính phủ và hội đoàn dân sự điều tra, chất vấn.

Việc sử dụng công nghệ

mới sẽ làm tăng chi phí ban đầu cho các doanh nghiệp, nhưng họ sẽ ở vị trí thuận lợi hơn nhiều để chăm lo cho người lao động - so với các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, CSR vẫn là công cụ không thể thiếu cho một nền công nghiệp lành mạnh.

Người lao động có trách nhiệm cần được ghi nhận. Người tiêu dùng - vì một xã hội nhân văn hơn - sẽ phải cụ thể hóa quan điểm của mình trong lúc chi tiền mua sắm.

Ít nhất, những chủ lao động tồi cần bị giám sát và tẩy chay. Trong một thế giới có camera hiện diện khắp mọi nơi, không có lý do gì chúng ta cho phép tồn tại các đơn vị cư xử tồi tệ với công nhân của mình.

LÊ NGỌC

Công nghệ mới bảo vệ công nhân trước ông chủ tồi

Reshma - một công nhân sống sót khi tòa nhà Rana Plaza ở Bangladesh sụp đổ năm 2013. Ảnh: Blogs.ft.com

Cái chết oan uổng của hàng nghìn công nhân trong thảm họa sập toà Rana Plaza gióng lên hồi chuông báo động về điểm yếu của mô hình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) hiện hành. Trong việc cải tiến mô hình này, công nghệ tự động hoá được đề cao.

CẢI TIẾN MÔ HÌNH CSR:

“Toàn bộ cấu trúc này giống như kiểu để cáo giữ nhà cho gà” - GS Richard Appelbaum - Đại học California bình luận về mô hình CSR hiện tại.

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc vừa đưa ra quan điểm “nền kinh tế xanh” nhằm cải thiện sức khỏe con người và công bằng xã hội, giảm đáng kể rủi ro môi trường và sự khan hiếm sinh thái.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Phát triển bền vững tháng 3/2016 cho thấy, các chính phủ và xã hội dân sự có vai trò lớn, nhưng việc xây dựng nền kinh tế xanh phụ thuộc rất nhiều vào triết lý kinh

doanh cốt lõi của khu vực kinh tế tư nhân.

Ông Kalim Shah tại Đại học Indiana (Mỹ) - tác giả chính của nghiên cứu - cho biết: “Việc xây dựng nền kinh tế xanh sẽ không thành hiện thực nếu không có cam kết của khu vực tư nhân ngay bây giờ và trong thời gian lâu dài. Yếu tố mạnh nhất của cam kết chính là triết lý “kinh doanh xanh”. Điều này không phải xây dựng một sớm một chiều”.

Shah đã nghiên cứu các hoạt động và chính sách môi trường của công ty - một yếu tố đáng tin cậy cho thấy cách một công ty cư xử trong bối cảnh nền kinh tế xanh. Chính sách môi trường được công bố trong chính sách của công ty hoặc các cam kết cấp cao khác. Quan trọng là sự cam kết vì các mục tiêu môi trường được nêu rõ trong triết lý kinh doanh cốt lõi của công ty.

Nghiên cứu cho thấy

một xu hướng đang nổi lên, không phân biệt quốc gia hay khu vực kinh tế: Các công ty hướng tới sự bền vững chính là đối tác tin cậy nhất để xây dựng nền kinh tế xanh. Điều này trái ngược với nhiều công ty áp dụng chính sách môi trường trên giấy hoặc quan tâm tới môi trường do áp lực từ bên ngoài.

Về cơ bản, có ba thành phần chính của CSR: Trách nhiệm nội bộ (chính sách liên quan đến nhân viên,

nhà cung cấp, chất lượng sản phẩm), trách nhiệm bên ngoài (chính sách của công ty với các bên liên quan, cộng đồng địa phương, tổ chức phi chính phủ, khách hàng, nhà cung cấp và các chính phủ) và trách nhiệm môi trường (những nỗ lực của công ty để chủ động quản lý tác động của nó đối với môi trường tự nhiên).

Theo nhóm nghiên cứu, nếu có quan hệ với những đơn vị coi trọng nền kinh

tế xanh, công ty tự nhiên sẽ phải tự điều chỉnh để đi theo chính sách này nhằm nâng cao các mối quan hệ bên ngoài. Họ sẽ tập trung đầu tư vào các hoạt động liên quan đến CSR để đạt được sự ủng hộ từ cộng đồng và chính quyền, thực hiện các cơ chế để nhận thông tin phản hồi, thông tin từ các bên liên quan về các vấn đề quan trọng có thể ảnh hưởng đến kinh doanh. NGỌC ÁNH

(Theo Mongabay)

Xây dựng nền kinh tế xanh nhờ CSR

CÔNG NGHỆ

Page 28: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

28 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

CĂN BỆNH QUÁI DỊ KHIẾN Y HỌC BÓ TAY

Tháng 2/2007, Waltraut Faehnrich (Đức) - hiện ở tuổi 70 - cúi xuống nhặt một đồng xu và đột ngột ngã quỵ. Tháng 5/2007, sau hàng loạt xét nghiệm, bà bị chẩn đoán mắc chứng xơ cứng cột bên teo cơ (ALS) - căn bệnh khiến bà liệt toàn thân, không thể nói chuyện, mất mọi khả năng giao tiếp với thế giới.

“Waltraut cúi xuống bãi đậu xe để nhặt đồng xu 2 euro và bà ấy không bao giờ có thể đứng dậy nữa. Đến tháng 9, hệ thống hô hấp của Waltraut ngừng hoạt động. Ngày hôm đó, tôi vừa đi trong bệnh viện vừa khóc. Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Mọi thứ đến quá nhanh. Chỉ mới vài tháng trước, chúng tôi còn nắm tay nhau đi dạo trong rừng” - Joachim Faehnrich - chồng bà Waltraut chia sẻ.

Năm 2010, các bác sỹ chẩn đoán bà Waltraut rơi vào tình trạng bị giam cầm trong cơ thể của chính mình - được biết đến là hội chứng bị nhốt trong cơ thể chính mình, dù tâm trí của bà hoàn toàn tỉnh táo. Bà có thể cảm thấy mọi thứ, từ việc căn phòng quá nóng hay quá lạnh cho tới cơn đau đớn, khó chịu khi nằm một chỗ quá lâu. Bà cũng nghe thấy mọi người trò chuyện.

Chỉ có điều bà không còn khả năng biểu đạt cảm nghĩ của mình nữa.

Nói cách khác, mọi con đường giao tiếp với thế giới của Waltraut đã hoàn toàn bị cắt đứt. Không ai biết Waltraut đang nghĩ gì, cho tới khi một nhà nghiên cứu tên là Niels Birbaumer thắp lên hy vọng. Ông là nhà thần kinh học tại Đại học Tubingen (Đức), đã dành gần như cả đời mình để tìm cách giao tiếp với những người như Waltraut. Trước đó, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng giải mã tâm trí các bệnh nhân bị giam cầm trong cơ thể của chính mình nhưng chưa ai thành công.

HỆ THỐNG ĐẶC BIỆT GIÚP ĐỌC NÃO NGƯỜI

Đến nay, các nhà khoa học đã thành công trong việc sử dụng kỹ thuật hình ảnh như fMRI (chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng) để xác định bệnh nhân bị giam cầm trong cơ thể chính mình hoặc bệnh nhân sống thực vật còn nhận thức hay không nhờ theo dõi sự thay đổi lượng ôxy trong máu ở não - quá trình liên hệ mật thiết với các hoạt động thần kinh.

Tuy nhiên, fMRI bị đánh giá là quá phức tạp, cồng kềnh và tốn kém khi phải tốn hàng trăm USD mỗi giờ sử dụng. Do đó, Birbaumer và các đồng nghiệp đã nghiên cứu một kỹ thuật khác có tên là quang phổ cận hồng ngoại. Phương pháp này dựa trên việc đo các thay đổi về trao đổi chất, lưu lượng máu.

Từ những năm 1980, quang phổ cận hồng ngoại đã được dùng để xác định các khu vực của não liên quan đến chức năng nhận thức như hệ thần kinh vận động và ngôn ngữ. Kỹ thuật này đơn giản, gọn gàng và ít tốn kém hơn fMRI.

Sau nhiều năm nghiên cứu, Birbaumer nhận thấy rằng, các mô hình lưu lượng máu trong não của bệnh nhân bị giam cầm trong cơ thể chính mình có sự khác biệt tùy thuộc vào việc họ đang nghĩ “có” hay “không”. Ông đã thiết kế một giao diện não - máy tính (Brain -

Computer Interface - BCI) để hỗ trợ đọc tâm trí của bà Waltraut. BCI được hiểu là phương thức truyền thông trực tiếp giữa bộ não và thiết bị ngoại vi, làm việc trên cơ sở khai thác các tín hiệu phát ra từ bộ não.

Với sự trợ giúp của BCI, Birbaumer đã đặt hàng trăm câu hỏi cho bà Waltraut. Những câu hỏi này được ghi bằng giọng nói của chồng bà và dựa trên những dữ kiện mà ông biết chắc vợ mình sẽ trả lời được. Các câu hỏi bao gồm: London là thủ đô của nước Anh phải không? Paris có phải là

thủ đô của Đức không? Waltraut có phải là tên bà không?...

“Do đáp án cho những câu hỏi đó đã có sẵn trong bộ nhớ của não nên suy nghĩ “có” hoặc “không” sẽ bật ra như một phản xạ. Nó bật ra tự động và không cần ý chí mạnh mẽ. Tôi đã nhiều lần hỏi liệu bà ấy có muốn trở về nhà không và phần lớn câu trả lời là có” - ông Birbaumer cho hay.

Sau đó, nhà nghiên cứu chuyển sang các câu hỏi khó hơn như: Bà có đau đớn không? Bà có muốn gặp lại chồng mình không? Bà có muốn tiếp tục sống không?

Cùng với việc đặt câu hỏi, máy tính sẽ quét hoạt động chuyển hóa trong não bà Waltraut và 25 giây sau đó sẽ cho một câu trả lời. Birbaumer thiết lập chế độ để máy tính lặp lại một câu hỏi nhiều lần. Theo kết quả kiểm tra, bà Waltraut muốn tiếp tục sống.

Ngoài bà Waltraut, Birbaumer còn có 5 bệnh

nhân khác đang ở tình trạng bị giam cầm trong chính cơ thể mình. Ông hy vọng trong tương lai gần có thể tạo ra một hệ thống cho phép giao tiếp ở cấp cao hơn với họ. “Tại thời điểm này, máy tính của chúng tôi chỉ có thể nhận biết được họ đang nghĩ “có” hoặc “không”, với mức độ chính xác là khoảng 70%” - Birbaumer chia sẻ.

Tuy nhiên, khi Birbaumer và các đồng nghiệp công bố nghiên cứu ban đầu của họ, một số nhà khoa học cho rằng, do các câu trả lời “có” hoặc “không” của bệnh nhân đôi khi không chính xác, việc xác nhận thông tin giao tiếp sẽ vấp phải nhiều khó khăn. Một số người khác cũng quan ngại về vấn đề đạo đức, liên quan đến năng lực cảm xúc và nhận thức của các bệnh nhân bị giam cầm trong cơ thể chính mình trong việc đưa ra các quyết định phức tạp liên quan đến sống hay chết.

BẠCH DƯƠNG (Tổng hợp)

Đọc tâm trí người bị giam trong chính cơ thể mìnhWaltraut Faehnrich hoàn toàn tỉnh táo. Bà cảm nhận mọi thứ, tiếp nhận mọi thông tin nhưng tâm trí của bà bị giam cầm trong một cơ thể gần như đã chết. Không ai biết bà nghĩ gì, cho tới khi bà được tiếp xúc với thiết bị đọc não người đặc biệt…

Nhà nghiên cứu Niels Birbaumer. Ảnh: Ospedalesancamillo

“Chúng tôi hy vọng có thể tạo ra hệ thống cho phép giao tiếp ở cấp cao hơn với các bệnh nhân. Hiện hệ thống chỉ có thể nhận biết việc họ đang nghĩ “có” hoặc “không” với mức độ chính xác khoảng 70%” - ông Birbaumer chia sẻ.

Đã có nhiều bệnh nhân bị nhốt trong cơ thể chính mình hồi tỉnh một cách thần kỳ.

Một trong số đó là Martin Pistorius, 41 tuổi, hiện sống tại Essex, Anh.

Năm 12 tuổi, Martin đột nhiên rơi vào trạng thái hôn mê. Các bác sỹ không thể giải thích chuyện gì đã xảy ra và Martin phải sống thực vật.

Sau đó, Martin được

chẩn đoán đã rơi vào trạng thái bị nhốt trong cơ thể chính mình, tâm trí hoàn toàn sáng suốt nhưng mất khả năng giao tiếp và vận động.

Tuy nhiên, sau nhiều năm, phép màu đã xảy ra giúp Martin dần dần lấy lại khả năng điều khiển cơ thể và cuối cùng đã tỉnh lại sau hơn một thập kỷ bị giam cầm trong cơ thể chính mình.

Trả lời trên truyền hình, Martin Pistorius chia sẻ: “Khoảng 2 năm kể từ khi bắt đầu sống thực vật tôi cứ thế bừng tỉnh lại. Tôi hoàn toàn nhận thức được mọi thứ giống như những người bình thường khác, nhưng tôi không thể đáp lại được. Khi bị mắc kẹt bên trong cơ thể mình, ban đầu nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là bị bỏ lại một mình trong phòng”.

Sau khi hồi tỉnh, Martin đã viết cuốn sách với tựa đề “Ghost Boy”.

Cuốn sách xuất bản năm 2011 này chia sẻ câu chuyện đời anh trong suốt những năm tháng bị giam cầm trong chính cơ thể mình.

Hiện Martin có cuộc sống viên mãn bên người vợ tên là Joanna.

PHƯƠNG ĐĂNG(Theo Daily Mail)

Phép màu giúp bệnh nhân sống thực vật hồi tỉnh

Martin Pistorius - một trong số ít bệnh nhân vượt qua được căn bệnh kỳ lạ. Ảnh: Sallymatheny

NHỊP SỐNG

Page 29: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

29 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

SUÝT CHẾT VÌ NHÌN THẤY “HỒN MA” NGƯỜI SỐNG

Khái niệm hồn ma người sống (doppelganger) được dùng để chỉ hiện tượng nhìn thấy “bản sao” của mình hoặc của người khác. Trong nhiều nền văn hóa, đây được coi là điềm báo cho cái chết, bệnh tật hoặc điềm gở.

Hơn 20 năm trước, Peter Brugger - nghiên cứu sinh tiến sỹ tâm lý học thần kinh thuộc Bệnh viện Đại học Zurich, Thụy Sỹ - đã gặp một người bệnh nhìn thấy “hồn ma” của bản thân. Mọi chuyện bắt đầu khi bệnh nhân này ngừng uống thuốc chống co giật. Một buổi sáng, thay vì đi làm, anh ta uống bia và nằm lỳ trên giường. Cảm thấy chóng mặt, anh đứng dậy, xoay người lại và nhìn thấy chính mình đang nằm trên giường, không hề có ý định dậy để đi làm.

Quá tức giận, anh ta mắng mỏ, xốc nách, thậm chí nhảy bổ lên người nằm trên giường để lôi dậy, nhưng vô ích. Sau đó, anh chàng có cảm giác mình đã nhập lại vào người nằm trên giường và nhìn thấy bản sao của mình đang gập người xuống, lắc mạnh anh. Quá sợ hãi vì không biết mình là ai - người đang đứng hay kẻ nằm trên giường, chàng trai đã chọn cách nhảy lầu, may mà không chết. Sau khi điều trị chấn thương do nhảy lầu, bệnh nhân phải phẫu thuật cắt u ở

thùy thái dương trái. Sau ca mổ, hiện tượng co giật và nhìn thấy hồn ma của anh này không còn xảy ra.

Chris - bệnh nhân khác - có người anh trai quá cố là David. Một sáng thức giấc, Chris ra khỏi giường, đi về phía cuối giường để lấy áo khoác. Khi quay lại, anh thấy mình vẫn nằm trên giường ngủ. Ý nghĩ đầu tiên đến với Chris là mình đã chết. Đầu anh quay mòng mòng và cố gắng nắm lấy vật gì đó. Đột nhiên chuông điện thoại reo, anh cầm máy và nhận ra rằng đầu dây bên kia là David. David chỉ báo bình an rồi gác máy. Sau đó, Chris cảm thấy mình bị kéo lê, bị ném trở lại giường và nhập vào người đang nằm.

“Thường thì bản sao chuyển động và có sự tương tác, chia sẻ tình cảm, suy nghĩ. Điều này khiến nhiều người nghĩ là đã nhìn thấy hồn ma của chính mình” - Lukas Heydrich - nhà tâm lý thuộc Học viện Công nghệ Thụy Sĩ nói.

LÝ GIẢI CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC

Nhiều người nổi tiếng từng được cho là đã gặp được “hồn ma” chính mình như đại thi hào Goethe, Nữ hoàng Anh Elizabeth I, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln hay Nữ hoàng Catherine của Nga. Hầu hết những nhân vật này qua đời sau sự cố đó, khiến thuyết tâm linh cho rằng

việc nhìn thấy “hồn ma” bản thân là điềm xấu.

Nhà tâm lý học Olaf Blanke - Học viện Công nghệ Thụy Sỹ - và đồng nghiệp đã tạo ra trải nghiệm nhìn thấy hồn ma chính mình cho một phụ nữ 43 tuổi bị bệnh động kinh kháng thuốc. Các hình ảnh quét não không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào giải thích vì sao bà kháng thuốc trị động kinh. Các chuyên gia cấy các điện cực vào trong hộp sọ bệnh nhân để ghi trực tiếp các hoạt động điện não từ bề mặt vỏ não. Trong quá trình này, não được kích thích thông qua điện cực. Bằng cách đó, các nhà khoa học có thể kiểm chứng nguyên nhân của cơn động kinh mà không hề làm ảnh hưởng tới những vùng não quan trọng bên cạnh.

Chính trong quá trình này, Blanke nhận ra ông có thể khiến người phụ nữ có những cảm nhận kỳ lạ bằng cách kích thích một điện cực đơn lẻ nằm ở nếp

cuộn góc phải, gần phía sau não. Khi cường độ kích thích thấp, người phụ nữ cảm thấy như “bị nhấn chìm trên giường” hoặc “rơi từ trên cao xuống”. Khi tăng cường độ kích thích lên, bà thấy mình thoát xác. “Từ trên cao, tôi thấy mình đang nằm trên giường” - bà kể.

Các nhà khoa học giải thích: Các nếp cuộn góc nằm gần vỏ não tiền đình (nơi tiếp nhận các tín hiệu đi vào từ hệ thống tiền đình, điều chỉnh tư thế và cảm nhận cân bằng) nên khi chịu tác động điện từ, con người có xu hướng thấy “hồn ma” của mình.

Để kiểm chứng với người khỏe mạnh, vài năm sau nhóm của Blanke

làm thí nghiệm bên trong một máy quét. Người tình nguyện được nằm trong khi một cánh tay robot đánh mạnh vào lưng anh ta. Lúc đó, anh ta có thể nhìn thấy cảnh một người bị đánh vào lưng thông qua màn hình gắn trên đầu. Hình ảnh này được chiếu cho “nạn nhân” thấy cùng lúc hoặc muộn hơn một chút so với hành động đánh. Kết quả là ở một vài người, cảm nhận về vị trí và cảm giác làm chủ cơ thể đã bị xáo trộn. Có người thậm chí còn cho biết mình nhìn thấy cơ thể mình từ trên cao - dù họ đang nằm úp mặt, nằm nghiêng. Theo các chuyên gia, thí nghiệm này đưa con người tới gần hơn trải

nghiệm thoát xác và thấy mình từ trên cao.

Sau khi xem xét các hình ảnh quét trong thí nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy cảm giác thoát xác có liên quan tới hoạt động của mối nối tạm thời - nơi tổng hợp tín hiệu cảm ứng, tầm nhìn, tín hiệu tiền đình và sự tự cảm nhận trong cơ thể.

Hiện tượng xảy ra với bệnh nhân Chris được các nhà khoa học thần kinh gọi là heautoscopy - một dạng hoang tưởng. Không chỉ nhìn thấy “hồn ma”, nhận thức của người bệnh có thể chuyển từ cơ thể họ sang “hồn ma” và ngược lại. Hiện tượng heautoscopy thường xảy ra khi có cảm xúc mạnh và sự tham gia của hệ thống vận động - cảm giác.

Hiện tượng “hồn ma” người sống còn được nhiều chuyên gia tâm lý giải thích là do rối loạn thần kinh - bao gồm chứng rối loạn đa nhân cách và tâm thần phân liệt.

THANH BÌNH

Giải mã hiện tượng“hồn ma người đang sống”Hiện tượng hồn ma người sống được miêu tả trong nhiều tài liệu cũng như văn chương, hội họa từ khá lâu và mang nhiều yếu tố thần bí. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các nhà khoa học hiện đại, hiện tượng này không hề đáng sợ.

Cảnh trong phim “The Double”, nhân vật James Simon được cho là hồn ma còn sống của diễn viên Simon James. Ảnh: Bittenbythefantasybug

“Thường thì bản sao chuyển động và có sự tương tác, chia sẻ tình cảm, suy nghĩ. Điều này khiến nhiều người nghĩ là đã nhìn thấy hồn ma của chính mình” - Lukas Heydrich giải thích.

Hiện tượng hai người không có quan hệ huyết thống trông giống hệt nhau cũng được các nhà khoa học gọi là doggelganger (kẻ song trùng). Theo TS Dainele Podini - chuyên gia nhận diện khuôn mặt, Đại học George Washington (Mỹ), có hiện tượng này là do cách nhìn và thông tin “bị lọc bởi kinh nghiệm sống của bản thân người nhìn”.

Mặt khác, khi hai người cùng dáng dấp, kiểu tóc mặc quần áo giống nhau, chúng ta dễ nghĩ họ giống hệt nhau. Một số người bệnh “mù khuôn mặt”, khó giải mã khác biệt trên mặt người khác. Điều này làm họ thấy những người xa lạ giống hệt nhau.

Đại học Bristol (Mỹ) đã tìm ra 5 loại gene quy định các đặc điểm khuôn mặt. Ví dụ, gene PAX3

quy định sự hình thành các tế bào cơ, điều tiết khoảng cách giữa đỉnh mũi và mắt trái, phải… TS Lavinia Paternoster - tác giả nghiên cứu trên - giải thích: “Khuôn mặt được quy định bởi hàng trăm, hàng nghìn gene. Chúng ta lại chưa thể dự đoán khuôn mặt một người qua các ký hiệu gene”. Do vậy, hoàn toàn có khả năng một phần nhỏ dân số sở

hữu cùng một chuỗi gene và điều này khiến họ trông giống hệt nhau.

Tuy nhiên, dù chúng ta có cùng một chuỗi gene với người lạ thì những trải nghiệm sống như sự tàn phá của ánh nắng mặt trời, các chấn thương, quá trình lão hóa… cũng làm thay đổi diện mạo bên ngoài của chúng ta hằng ngày.

A.TẤN (Theo Telegraph)

Vì sao hai người lạ có thể giống hệt nhau?

Neil Thomas Douglas (trái) uống bia với “kẻ song trùng” vô tình gặp trên chuyến bay tới Galway, Ireland. Ảnh: Sallymatheny

NHỊP SỐNG

Page 30: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

30 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

TỰ CHO MÌNH LÀ KẺ LỪA BỊP

“Tôi đã viết 11 cuốn sách, nhưng lúc nào tôi cũng nghĩ “Ôi, người ta sẽ phát hiện ra thôi, rằng tôi đã lòe bịp mọi người” - nữ văn sỹ nổi tiếng người Mỹ Maya Angelou (1928-2014) từng chia sẻ. Bà Angelou cũng là một nhà thơ, diễn viên, từng giành 5 giải Grammy, được đề cử giải Pulitzer và sở hữu vô số giải thưởng danh giá khác.

Vậy nên rất ít người biết rằng, bà Angelou luôn bị dằn vặt bởi cảm giác mình là kẻ lòe bịp, dối trá. Mặc cho sự ca ngợi của công chúng, bà vẫn không công nhận tài năng của mình. Lý do là bà mắc “hội chứng kẻ mạo danh” .

Thuật ngữ “hội chứng kẻ mạo danh” do 2 nhà tâm lý Pauline R. Clance và Suzanne A. Imes đề xuất năm 1978 để mô tả hiện tượng không có khả năng nhận thức những thành quả của bản thân.

Họ luôn cho rằng đó là do may mắn, nhầm lẫn, mình đang lừa gạt và không xứng đáng với sự khen ngợi của mọi người, dù bằng chứng khách quan lại chỉ ra sự thật

ngược lại. Người mắc hội chứng này luôn tin rằng, sớm hay muộn mình sẽ bị mọi người phát hiện là kẻ lừa gạt. “Tâm trí của họ luôn cho rằng việc bị phát giác chỉ là vấn đề thời gian” - chuyên gia tâm lý Valerie Young - tác giả cuốn “Những suy nghĩ thầm kín của phụ nữ thành công” giải thích.

Điều thú vị là hội chứng kẻ mạo danh tương đối phổ biến và nhiều người từng rơi vào trạng thái tự dằn vặt tương tự như nữ văn sỹ Mỹ. Người ta cho rằng đến 70% dân số từng trải nghiệm “nỗi niềm” này.

Theo tạp chí Neuronation, ngay cả Albert Einstein - nhà vật lý học nổi tiếng, tác giả Thuyết tương đối, được tôn vinh là nhà bác học số 1 của thế kỷ 20 - cũng từng tâm sự với bạn rằng: “Sự ngưỡng mộ thái quá dành cho sự nghiệp của tôi khiến tôi cảm thấy không thoải thoái. Tôi bị buộc phải suy nghĩ rằng, bản thân mình là một kẻ lừa gạt không chủ ý”.

Cũng theo Neuronation, trong số những người nổi tiếng đã trải qua hội chứng mạo danh có cả nhà viết kịch nổi tiếng Chuck Lorr, nhà văn Neil Gaiman, nhà văn John Green, Cheryl Sandberg - nữ giám đốc điều hành thường trực (COO) của Facebook hay

nữ diễn viên trẻ Emma Watson…

“Một phần trong bạn cảm thấy mình không tuyệt vời như bạn đang giả vờ tỏ ra thế, nhưng bạn phải cho mọi người thấy rằng mình có khả năng và tự tin ” - Henry Marsh - bác sỹ giải phẫu thần kinh nổi tiếng - chia sẻ.

Điều trớ trêu là việc ngày càng gạt hái nhiều thành công hơn, ngày càng được công chúng hâm mộ hơn không giúp họ đẩy lùi hội chứng kẻ mạo danh. Nữ văn sỹ Frances Hardinge - người giành giải Costa Book 2015 nhờ cuốn sách The Lie Tree (tạm dịch: Cây nói dối) - thừa nhận: “Với mỗi dự án mới, một phần tâm trí tôi nói rằng đây là cuốn sách sẽ khiến độc giả thất vọng và người ta sẽ nhận ra tôi là kẻ lừa gạt”.

Theo BBC, “hội chứng kẻ mạo danh” ở phụ nữ phổ biến hơn và nặng hơn so với đàn ông. Điều này có vẻ xuất phát từ định kiến phân biệt giới tính nghi ngờ về khả năng chuyên môn của phụ nữ.

Ngoài ra theo chuyên gia tâm lý Valerie Young, “hội chứng kẻ mạo danh” xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn là do phái đẹp thường tự nhận định rằng mình thất bại là do thiếu năng lực, trong khi đàn ông thường đổ lỗi cho các yếu tố khách quan, ngoại cảnh.

CÓ THỂ THOÁT KHỎI “HỘI CHỨNG KẺ MẠO DANH”?

Chuyên gia tâm lý Valerie Young cho hay, việc nói chuyện cởi mở về “hội chứng kẻ mạo danh” là cách khởi đầu để thoát khỏi vấn đề này. Theo bà, đây cũng là vấn đề “thay đổi suy nghĩ, từ từ theo thời gian” và chấp nhận những rủi ro, bất chấp tiếng nói vọng lên ở sâu thẳm bên trong bạn rằng bạn sẽ thất bại.

“Nếu bạn đủ nhận thức để lo rằng mình có thể là một kẻ lòe bịp, bạn có thể không mắc hội chứng này. Bạn có thể không cần cố loại bỏ cảm giác mình là kẻ lòe bịp, nhưng bạn không được để chúng điều khiển bạn” - bà Valerie Young nói.

“Tôi tự hào vì bản thân mình đã có thể làm bạn với cảm giác mình là kẻ lừa gạt” - ca sỹ người Mỹ Amand Palmer chia sẻ. Cô chấp nhận sự thật rằng mình mắc “hội chứng kẻ mạo danh”, nhưng không để bản thân bị chuyện này gây ảnh hưởng.

Thậm chí theo bà Valerie Young, trên thực tế người đáng phải lo lắng hơn là những người tuyên bố rằng họ chưa bao giờ cảm thấy mình là kẻ lòe bịp.

Những người tự tin thái quá đơn giản không đủ năng lực để nhận ra khả năng thực sự của bản thân. Nói cách khác, những người thực sự không có tài năng hiếm khi lo lắng về việc họ không đủ năng lực hay họ không xứng đáng với những gì mà mình đang có.

BẠCH DƯƠNG (Tổng hợp)

Hội chứng kẻ mạo danh - hiện tượng tâm lý kỳ lạ

Nữ văn sỹ nổi tiếng người Mỹ Maya Angelou và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Huffpost

“Sự ngưỡng mộ thái quá dành cho sự nghiệp của tôi khiến tôi cảm thấy không thoải thoái. Tôi bị buộc phải suy nghĩ rằng, bản thân mình là một kẻ lừa gạt không chủ ý” - Albert Einstein.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Trường Cao đẳng Dartmouth (New Hampshire, Mỹ) cho thấy, nếu muốn quên đi một sự việc, chúng ta phải quên đi bối cảnh xảy ra sự việc đó. Bối cảnh đó có thể là mùi vị, âm thanh, hình ảnh... liên quan đến sự kiện mà bạn không muốn nhớ.

Trong nghiên cứu kể trên, các nhà khoa học đã quan sát 25 người ở độ tuổi từ 19-34. Những người này được trao một danh sách các từ để nghiên cứu. Cùng lúc đó, họ được cho xem hình ảnh của những cảnh ngoài trời như rừng, núi và bãi biển. Sau đó, các nhà khoa học yêu cầu những người tham gia hoặc là nhớ các từ trong danh sách hoặc quên chúng, sau đó dùng thiết bị quét não của họ để phân tích.

Kết quả quét não cho thấy, khi những người tình nguyện tham gia khảo sát được yêu cầu quên các từ từng được đọc, họ đã cố gắng đẩy ý nghĩ về những hình ảnh được xem ra khỏi bộ nhớ. Điều này cho thấy quá trình “chối bỏ” này có hiệu quả đối với cố gắng lãng quên.

Mặc dù không kiểm tra chi tiết cách người tham gia nghiên cứu sử dụng để đánh bật ý nghĩ nào đó ra khỏi đầu, nhưng các nhà khoa học vẫn đề xuất hai chiến lược chính có thể giúp hỗ trợ cho quá trình quên lãng này. Cách thứ nhất là cố gắng biến đầu óc trở nên trống rỗng, không nghĩ đến điều gì. Cách thứ hai là bạn cố gắng hướng suy nghĩ của mình tới điều gì đó khác. Ví dụ, nếu như bạn muốn quên đi màu xanh thì hãy nghĩ đến màu đỏ; nếu bạn muốn quên bài hát A thì hãy nghĩ đến bài hát B...

Jeremy Manning - Giáo sư khoa học tâm lý và não tại Trường Cao đẳng Dartmouth, đồng tác giả nghiên cứu - nói: “Nếu bạn muốn quên một cuộc đối thoại, bạn phải quên bài hát đang phát hay câu chuyện diễn ra bên ngoài cửa sổ trong lúc diễn ra cuộc đối thoại đó”.

Mặc dù từ trước đến nay các nghiên cứu về bộ nhớ thường tập trung vào cách mọi người ghi nhớ, nhưng nghiên cứu về lãng quên cũng rất có lợi - nhất là với những người bị rối loạn tâm lý sau chấn thương có thể muốn quên đi những sự kiện đau buồn. Điều này cũng cần thiết khi chúng ta muốn loại bỏ những thông tin lỗi thời ra khỏi đầu. Nghiên cứu kể trên của các nhà khoa học thuộc Trường Cao đẳng Dartmouth đã xác định được một cơ chế hỗ trợ quá trình này.

Nghiên cứu được công bố ngày 5/5 trên tạp chí Bulletin Psychonomic.

LÊ MAI(Theo Washingtonpost)

Cách để quên đi kỷ niệm buồn

Martin Pistorius - một trong số ít bệnh nhân vượt qua được căn bệnh kỳ lạ. Ảnh: Sallymatheny

Bạn từng cảm thấy mình bất tài, không đủ giỏi giang, tốt đẹp như mọi người ca tụng và hoang mang, lo lắng vì việc này? Đừng sợ, bạn không phải là người duy nhất cảm thấy thế. Đây là biểu hiện của “hội chứng kẻ mạo danh - Impostor Syndrome”.

NHỊP SỐNG

Page 31: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

31 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

Cách đơn giản nhất để tạo ra một robot có tính khéo léo và khả năng thực hiện các động tác giống hệt người chính là để con người điều khiển chúng.

Đây là triết lý mà Disney Research - đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ của hãng Disney - áp dụng để tạo ra một con robot có khả năng hoạt động vô cùng trơn tru và chính xác.

Về bản chất, đây là một

robot di chuyển như con người. Nó kết hợp cả chất lỏng và không khí để kiểm soát các chuyển động. Do các robot thu được thông tin phản hồi nhờ các tín hiệu xúc giác, mọi chuyển động của người điều khiển đều được robot dễ dàng mô phỏng.

“Robot hoạt động rất trơn tru và nhanh chóng, xử lý tinh tế các chuyển động” - Jessica Hodgins - Phó Chủ tịch của Disney

Research, một giáo sư về robot tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) - cho biết.

Về phần người điều khiển, ngoài việc được trang bị kính 3D, họ còn thu nhận thông tin từ tập hợp các máy ảnh kết hợp hệ thống thu âm thanh nổi trên đầu robot để có thể phản hồi theo thời gian thực.

Nhược điểm của robot biến hình này là người điểu khiển sẽ phải đứng

ngay gần do robot và người được kết nối bằng những dây cáp thủy lực và khí nén.

Trên thực tế, sản phẩm mới này đã được hãng Disney áp dụng cho một số nhân vật robot trong chuỗi công viên Disneyland để tương tác tốt nhất với các khách hàng nhỏ tuổi của mình. Họ cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các tương tác giữa người và máy để có thể áp dụng đại trà tại

hệ thống công viên Disney trên toàn cầu.

“Hiện tại robot mới chỉ được điều khiển từ xa bởi con người. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng sẽ cải tiến để chúng có thể độc

lập hoạt động nhưng vẫn giữ được các chuyển động trơn tru, nhịp nhàng như hiện tại” - bà Jessica Hodgins cho biết thêm.

VIỆT ANH (Theo Gizmodo)

ROBOT DÙNG ĐỂ… ĂN

Ở Mỹ, trung bình cứ 3 giờ lại có một đứa trẻ nuốt nhầm pin hoặc các dị vật nhỏ như miếng lego, tương ứng với 3.500 ca mỗi năm. Những dị vật này có thể gây rách và chảy máu nội tạng, gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Trường hợp của cậu bé 1 tuổi Emmett Rauch ở Mỹ là ví dụ điển hình. Emmett nuốt một viên pin lithium và khi được phát hiện thì bé đang ở trong tình trạng nôn ra máu.

Các bác sĩ điều trị cho Emmett nhận xét cổ họng cậu bé như thể có một quả pháo vừa phát nổ. Theo họ, sẽ phải mất rất nhiều năm cùng hàng chục thủ thuật tái tạo thực quản, Emmett Rauch mới có thể tự thở mà không cần các thiết bị hỗ trợ.

Thông tin về những trường hợp như Emmett khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), Đại học Sheffield và Viện Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) đã mở ra một hướng hoàn toàn mới trong việc giải quyết vấn đề này.

Các nhà khoa học vừa giới thiệu một robot có khả năng biến hình tại Hội nghị quốc tế về robot và tự động hóa vừa diễn ra tại Stockholm (Thụy Điển).

Robot này chứa trong một viên nang có hình dạng tương tự viên thuốc. Khi bệnh nhân nuốt, chúng sẽ chui vào bụng rồi bung ra thành một robot lớn gấp nhiều lần, hút dính các dị vật và giúp chúng dễ dàng di chuyển từ dạ dày qua đường tiêu hóa rồi đi ra ngoài. Thậm chí chúng có thể làm các phẫu thuật nhỏ để vá các vết thương trong dạ dày.

“Các robot có thể loại bỏ dị vật, vá vết thương hoặc tiêm thuốc tại các địa điểm được chỉ định trong cơ thể người. Khi vào dạ dày, các robot này có thể được điều khiển để tìm và gắn vào dị vật, đưa nó ra khỏi dạ dày và loại bỏ nó qua hệ thống tiêu hóa. Robot này có rất nhiều tiềm năng để ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe” - TS Daniela Rus thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, trưởng nhóm nghiên cứu - nói.

Dù robot biến hình chưa có khả năng khâu các vết thương nghiêm trọng ở thực quản, nhưng sáng tạo này được đánh giá là mở ra một hướng đi mới trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tai nạn nuốt dị vật.

ROBOT BIẾN HÌNH KIỂU GIẤY GẤP

Lấy cảm hứng từ nghệ thuật gấp giấy origami của Nhật Bản, robot được gói

gọn trong viên nang con nhộng. Khi viên thuốc tan, nó tự động mở ra để trở lại hình dạng thông thường như một tờ giấy được gấp gọn. Bắt đầu từ đây, các bác sỹ có thể điều khiển robot di chuyển, hút dị vật và khâu vết thương bên trong cơ thể.

“Sẽ rất khó khăn nếu phải điều khiển một con robot có dây, kích thước lớn bên trong cơ thể. Để robot có những ứng dụng và hoạt động tốt từ bên trong, chúng ta cần một robot kích thước nhỏ, không dây và có thể điều khiển từ bên ngoài cơ thể” - bà Daniela Rus cho biết.

Trong nghiên cứu này, điều khiến các nhà khoa học đau đầu nhất chính là vật liệu để làm ra robot. Bởi vỏ bọc bên ngoài quá cứng sẽ làm nặng hơn vết thương trong cơ thể khi tiếp xúc, còn nếu vật liệu quá mềm sẽ gây khó khăn

trong việc biến hình. “Chúng tôi đã mất rất

nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm vật liệu làm robot ở các chợ tại châu Á” - Shuguang Li - đồng tác giả nghiên cứu tiết lộ. Cuối cùng, họ đã tìm được vật liệu thích hợp nhất là loại thịt lợn cứng (tương tự như vỏ ngoài của những cây xúcxích) để làm lớp vỏ bọc của robot.

Kết hợp nó với một con chip bằng kim loại của hãng Sharp và một nam châm vĩnh cửu rất nhỏ có thể thay đổi từ trường nhờ thiết bị điều khiển bên ngoài cơ thể, một robot origami đã được hình thành.

Được biết, robot này di chuyển dựa trên sự kết hợp giữa từ trường được điều khiển từ bên ngoài và chuyển động mà các nhà nghiên cứu gọi là “dính - trượt” - một dạng tận dụng lực đẩy - hút trong

niêm mạc dạ dày. Nam châm giúp robot hút các vật bằng kim loại và cùng với quá trình điều khiển của con người, vật thể lạ có thể nhanh chóng được đưa ra ngoài cơ thể qua hệ thống tiêu hóa.

“Một sản phẩm tuyệt vời kết hợp tốt giữa yếu tố sáng tạo và tính thực tiễn cao. Đây là một trong những ứng dụng thuyết phục nhất của robot origami mà tôi từng biết đến” - Bradley Nelson - giáo sư về robot tại Viện Công nghệ Zurich, Thụy Sĩ nhận xét.

Các nhà nghiên cứu cho

biết, họ đã thử nghiệm thành công các robot origami trong dạ dày caosu tổng hợp chứa đầy nước chanh và nước (một dạng mô phỏng của dạ dày người).

Theo bà Daniela Rus, trong bước nghiên cứu tiếp theo, họ sẽ trang bị thêm các cảm biến cho robot và thử nghiệm hoạt động của nó trên động vật.

Nếu thành công, nhóm nghiên cứu sẽ sớm xúc tiến việc thử nghiệm trên cơ thể con người.

VIỆT HƯNG (Theo MIT)

Ăn robot để chữa bệnh

“Khi vào dạ dày, các robot biến hình có thể được điều khiển để tìm và gắn vào dị vật, đưa nó ra khỏi dạ dày và sau đó loại bỏ nó thông qua hệ thống tiêu hóa” - bà Daniela Rus.

Mỗi năm có hàng vạn đứa trẻ nuốt nhầm dị vật như miếng lego, pin... Ngay cả người lớn cũng không tránh khỏi tai nạn kiểu như thế này. Một loại robot biến hình tí hon mới được chế tạo sẽ giúp giải quyết hậu quả khi chui vào cơ thể bệnh nhân.

Robot origami ở dạng viên nang và khi đã biến hình. Ảnh: Independent

Robot của hãng Disney đang mô phỏng chuyển động của người điều khiển. Ảnh: Immedtech

Disney chế robot di chuyển giống như người

NHỊP SỐNG

Page 32: Báo Khoa học và Phat triển số 21-22/2016

32 Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2016, Số 21 - 22

NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM:

Phát triển năng lượng đổi mới sáng tạoNgày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự Đại hội lần thứ nhất Hội Phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam và giao nhiệm vụ cho giới trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam. Việc chọn ngày 18/5 hằng năm làm Ngày KH&CN Việt Nam được ghi trong Luật KH&CN năm 2013. Để chào mừng ngày này, năm nay Bộ KH&CN tổ chức nhiều hoạt động như tọa đàm, hội thảo, ngày hội STEM, tặng sách và trưng bày về điện hạt nhân, trao giải thưởng Tạ Quang Bửu, giải Vifotec, phát hành Cẩm nang Sở hữu trí tuệ “Chạm vào tài sản vô hình”…

“Báo cáo Việt Nam 2035 hướng tới sự thịnh vượng và dân chủ do Ngân hàng Thế giới chủ trì soạn thảo đã chỉ ra rằng, hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân và phát triển năng lượng đổi mới sáng tạo là những chiến lược quan trọng để phát triển đất nước. Trong đó, việc phát triển hệ thống khởi nghiệp có vị trí cốt lõi với các chiến lược này”.

“Việc xét tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu không hướng đến thành tích nghiên cứu trong cả quá trình mà xét tặng cho nhà khoa học có đóng góp quan trọng nhất trong một công trình cụ thể. Điều này tạo nên sự bình đẳng trong việc xem xét kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, dù là nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm và thành tích hay nhà khoa học trẻ”.

TS Đỗ Tiến Dũng - Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia - nói về qiải thưởng Tạ Quang Bửu được trao chiều 18/5 tại Hà Nội.

Phát biểu của Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương tại lễ kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam của Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 17/5.

“Mặc dù Mỹ là đất nước giàu nhất thế giới, nhiều người giỏi nhất thế giới, đã đứng đầu thế giới 121 năm nhưng vẫn chi 3,4 tỷ đô la cho STEM mỗi năm. Đến bây giờ họ vẫn không ngừng sáng tạo, không ngừng học tập, không ngừng nghiên cứu để không bị tụt hậu. Chính vì vậy, chương trình STEM mang đến cho các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo một cách tiếp cận khác, giúp các em học để hiểu, học để khám phá và sáng tạo”.

Thứ trưởng Phạm Công Tạc phát biểu tại ngày hội STEM tổ chức ngày 14-15/5 tại Hà Nội.

SỰ KIỆN