64
MỤC LỤC THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BĂNG RỘNG: ĐẾN THỜI CỦA FTTH? THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI CHƯƠNG I TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CHƯƠNG II CHƯƠNG III CHƯƠNG IV 3 9 38 47 Chịu trách nhiệm nội dung: BÙI QUỐC VIỆT Thư ký: VŨ THANH THỦY Những người thực hiện: TRẦN MẠNH ĐẠT NGUYỄN THÚY HẰNG LÊ THỊ HƯỜNG NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN Thiết kế: QN Điện thoại liên hệ: 04.37741566 Email: [email protected]

Bcvtvn q1 2014

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bcvtvn q1 2014

MỤC LỤC

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNGVIỆT NAM

BĂNG RỘNG: ĐẾN THỜI CỦA FTTH?

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

CHƯƠNG I

TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

CHƯƠNG II

CHƯƠNG III

CHƯƠNG IV

3

9

38

47

Chịu trách nhiệm nội dung: BÙI QUỐC VIỆTThư ký:

VŨ THANH THỦYNhững người thực hiện:

TRẦN MẠNH ĐẠTNGUYỄN THÚY HẰNGLÊ THỊ HƯỜNGNGUYỄN THỊ HỒNG VÂNThiết kế:QN

Điện thoại liên hệ: 04.37741566Email: [email protected]

Page 2: Bcvtvn q1 2014

THƯ BAN BIÊN TẬP

Kính thưa Quý vị độc giả,

Theo số liệu thống kê chính thức từ Cục Viễn thông, tính tới hết năm 2013 thị trường Việt Nam có 123,7 triệu thuê bao di động, cao hơn con số 121 triệu ước tính trước đó. Bước sang tháng 1/2014 tăng trưởng thuê bao đạt 2,5 triệu thuê bao, mặc dù có khiêm tốn hơn so với cùng kỳ năm trước song trong so với mức tăng trưởng thuê bao chỉ trên dưới 1 triệu thuê bao/tháng kể từ nửa cuối năm ngoái tới nay thì đây vẫn là mức tăng khá ấn tượng.

Sau cú sốc tăng giá năm 2013, thị trường 3G năm nay hứa hẹn sẽ phát triển khả quan hơn bởi có thể sẽ không diễn ra việc tăng giá dịch vụ hoặc chỉ tăng với biên độ thấp bởi các nhà mạng đang được cấp phép thử nghiệm cung cấp dịch vụ 3,5G trên băng tần 900 MHz. Cùng với những nỗ lực lôi kéo thuê bao quay trở lại sử dụng dịch vụ bằng các chương trình khuyến mại, tung ra các gói cước mua thêm dung lượng lớn với giá rẻ, số lượng thuê bao 3G đang gia tăng mạnh trở lại.

Cuối tháng 3 vừa qua, MobiFone đã chính thức được phê duyệt cho phép tách khỏi VNPT nguyên trạng để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu thị trường viễn thông trong nước. Quyết định này đồng thời cũng dồn lên vai VNPT rất nhiều khó khăn trong tiến trình tái cơ cấu sắp tới của mình. Mất đi một đầu tàu kinh doanh, VNPT sẽ phải nỗ lực rất nhiều để tìm ra giải pháp để có thể trụ vững và khai thác tiềm năng của những doanh nghiệp làm ăn chưa hiệu quả trong Tập đoàn. Thách thức lần này cũng chính là cơ hội để VNPT đổi mới, dành lại vị thế của mình trên thị trường viễn thông Việt Nam.

BBT rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm đóng góp của Quý vị độc giả cũng như sự hợp tác của đông đảo cộng tác viên để chất lượng nội dung ấn phẩm ngày càng được nâng cao hơn nữa.

Xin trân trọng cảm ơn!

BBT Báo cáo Viễn thông

Page 3: Bcvtvn q1 2014

TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

CHƯƠNG I

Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 5,6% trong 2014 và tiếp tục tăng lên 5,8% trong 2015. Đây là dự báo được đưa ra trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2014 do Ngân hàng Phát triển châu Á công bố mới công bố gần đây tại Hà Nội.

Page 4: Bcvtvn q1 2014

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/20144

Theo Uỷ ban Giám sát tài chính (UBGSTC) quốc gia, tình hình kinh tế trong quý I đã thoát đáy trong quý III/2013 và đang trở lại quỹ đạo tăng trưởng mặc dù mức tăng còn chậm. Dự báo những quý tiếp theo, tăng trưởng kinh tế sẽ khá hơn nhờ hiệu ứng các giải pháp hỗ trợ tổng cầu (tăng đầu tư bằng trái phiếu Chính phủ, giảm lãi suất…).

Do vậy, triển vọng đạt mục tiêu 5,8% của năm 2014 trở nên sáng sủa hơn. Tình hình doanh nghiệp được cải thiện khi các chỉ tiêu về khả năng trả nợ, đòn bẩy tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh vào cuối năm 2013 đều chuyển biến khá hơn cuối năm 2012. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, mặt bằng lãi suất giảm, thu ngân sách có triển vọng khá hơn (tăng so với cùng kỳ). Hệ thống ngân hàng chuyển biến khá. Niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước được củng cố; thị trường chứng khoán khởi sắc.

Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn thách thức mà nền kinh tế phải đối mặt: tổng cầu phục hồi chậm, tốc độ tăng tưởng kinh tế vẫn thấp so với tiềm năng; nông nghiệp chịu áp lực giảm giá nông sản; động lực tăng trưởng vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

GDP quý I/2014 ước tính tăng 4,96%

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2014 ước tính là 4,96% tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013 là 4,76% và 2012 là 4,75%. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 2,37%; khu vực công nghiệp và xây dựng là 4,69%; khu vực dịch vụ là 5,95% đều tăng hơn so với cùng kỳ 2013, 2012.

Trong khu vực dịch vụ, một số ngành chiếm tỷ trọng lớn đạt mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2013 là: Bán buôn và bán lẻ là 5,61%; dịch vụ lưu trú và ăn uống là 7,58%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là 5,91%. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành

Page 5: Bcvtvn q1 2014

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 5

công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá với 7,3%; ngành xây dựng là 3,4%. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp là 1,91%; thủy sản là 3,58%; lâm nghiệp là 4,64%.

Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,32%; khu vực dịch vụ chiếm 46,8%. Xét về góc độ sử dụng GDP của quý I năm nay, tiêu dùng cuối cùng là 5,06% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó tiêu dùng cuối cùng của dân cư là 4,92%; tích lũy tài sản là 3,24%.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I các năm 2012, 2013 và 2014

Tốc độ tăng so vớiquý I năm trước (%) Đóng góp của các khu vực

vào tăng trưởng quý I năm 2014

(Điểm phần trăm)

Quý I năm 2012

Quý I năm 2013

Quý I năm 2014

Tổng số 4,75 4,76 4,96 4,96

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,81 2,24 2,37 0,32

Công nghiệp và xây dựng 5,15 4,61 4,69 1,88

Dịch vụ 4,99 5,65 5,95 2,76

CPI quý I/2014 tăng thấp nhất trong 10 năm gần đâyTheo nhận định của Tổng cục Thống kê, đây là một tín hiệu lạc quan CPI sẽ giữ

được mức ổn định trong năm nay.

Biểu đồ 1.1: Diễn biến CPI so cùng tháng năm trước trong 12 tháng qua (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Page 6: Bcvtvn q1 2014

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/20146

Lý giải nguyên nhân gây tăng CPI trong Quý I năm 2014, Tổng cục Thống kê cho biết: Tháng 1, tháng 2 là tháng Tết Nguyên Đán nên nhu cầu mua sắm tăng cao, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm ở hai tháng đầu năm tăng khá cao làm cho chỉ số giá của hai tháng này tăng lần lượt là 0.69% và 0.55%. Đây là yếu tố chủ yếu tác động vào chỉ số giá quý I.

Bên cạnh đó, việc giá xăng dầu được điều chỉnh 2 đợt tăng giá, 1 đợt giảm giá (tính từ ngày 16/12/2013 đến ngày 15/3/2014 giá xăng tăng 880 đ/lít, giá dầu hỏa tăng 610 đ/lít, giá dầu diezel tăng 780 đ/lít); giá các loại quần áo may sẵn mùa đông tăng giá do nhu cầu về sản phẩm may mặc, giầy dép và dịch vụ may mặc tăng cao trong dịp Tết; Giá dịch vụ giao thông công cộng tăng do nhu cầu đi lại tăng mạnh, giá vé xe khách quý I tăng 5%; giá vé tàu hỏa tăng 1.3%...cũng góp phần không nhỏ vào mức tăng chung của CPI quý I.

Tuy nhiên, so sánh với các năm trước đó, CPI Quý I năm nay có mức tăng khá thấp. Nguyên nhân là do tình hình thời tiết thuận lợi nên lượng nông sản dồi dào, giá lương thực, thực phẩm chỉ tăng nhẹ trong những ngày cận Tết, sau Tết giá trở về mặt bằng trước đó. Thêm nữa, ngành Công thương phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại dự trữ hàng hóa, tham gia bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên Đán nên không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến vào dịp Tết như một số năm trước đây.

Đặc biệt, nguyên nhân căn cơ nữa là do tình hình kinh tế khó khăn, người tiêu dùng cân nhắc hơn trong chi tiêu và tập trung vào các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày.

Page 7: Bcvtvn q1 2014

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 7

Giảm lãi suất có kích được cầu tiêu dùng?Ngay sau quyết định điều chỉnh lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)

đưa lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng xuống còn 6%/năm so với mức 7%/năm trước đó, từ ngày 18/3 nhiều ngân hàng thương mại đã có động thái đồng loạt hạ cả lãi suất huy động và cho vay ở nhiều kỳ hạn.

Cũng theo nhận định của Tổng cục Thống kê, với động thái này, thời gian tới thị trường sẽ được chứng kiến thêm nhiều đợt giảm lãi suất tiếp theo, giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí đầu vào, giảm được giá thành …sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, khi lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều giảm sẽ tạo điều kiện khuyến khích người tiêu dùng nhiều hơn, từ đó cũng có tác động tích cực đến sản xuất và tăng trưởng.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận đúng đắn vấn đề bởi sau nhiều đợt giảm lãi suất từ năm 2013 đến nay, cầu tiêu dùng trong dân vẫn chưa thực sự được phục hồi. Điển hình là bấp chấp nhiều gói tín dụng ưu đãi cho vay tiêu dùng, sửa nhà, mua ô tô...được các NHTM tung ra, vẫn không nhiều người dân dám vay, phần vì họ nhận thức được nền kinh tế trong nước và thế giới còn khó khăn và khả năng tài chính của họ vẫn còn khá «bấp bênh». Có thể nói chưa bao giờ giới ngân hàng lại ưu ái với người tiêu dùng trong việc vay vốn ưu đãi để chi tiêu như lúc này. Nhiều ngân hàng còn đưa ra nhiều gói tín dụng kích thích người dân tiêu dùng bằng tiền trả trước của ngân hàng rất hấp dẫn. Tuy nhiên dù cho cả hệ thống NHTM vào cuộc cho vay tiêu dùng với lãi suất ưu đãi vẫn không kéo người tiêu dùng đến với hàng hóa, đẩy nhanh sức mua trên thị trường.

Ở chiều ngược lại, việc hạ trần lãi suất huy động là cơ sở để các NHTM hạ lãi suất cho vay, thúc đẩy tín dụng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất với các NHTM và doanh nghiệp hiện tại không chỉ là lãi suất. Muốn thúc đẩy tín dụng, quan trọng nhất vào thời điểm này là kích thích nhu cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp mới vay nhiều hơn.

Ngân hàng cần doanh nghiệp vay vốn để tăng trưởng tín dụng, doanh nghiệp cũng cần tiền của ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh... nhưng do nền kinh tế khó khăn, cầu tiêu dùng suy giảm nên chính doanh nghiệp cũng không dám vay ngân hàng. Thực tế, điều kiện mấu chốt để kết thúc vòng luẩn quẩn này là nằm ở nhu cầu tiêu dùng của người dân. Kích cầu tiêu dùng chưa bao giờ lại trở thành vấn đề sống còn như hiện nay. Kích cầu tiêu dùng để vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là điều cần thiết nhưng nhìn lại vấn đề sức mua trên thị trường suy giảm, các chuyên gia kinh tế đánh giá là do người dân thiếu tiền và hàng hóa còn quá đắt. Ngay cả với các nhu cầu tiêu dùng hàng thiết yếu, hiện nay giá của nhóm hàng hóa này vẫn khá cao. Do đó, muốn đẩy mạnh sức mua trên thị trường, giá hàng hóa phải rẻ hơn nữa. Thiết nghĩ, doanh nghiệp cần nhắm vào phân khúc hàng giá rẻ, cùng với đó là đảm bảo chất lượng hàng hóa không đổi để vừa hỗ trợ người tiêu dùng, vừa là cứu mình.

Page 8: Bcvtvn q1 2014

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/20148

ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 5,6% trong 2014 Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 5,6% trong 2014 và tiếp tục tăng lên 5,8%

trong 2015. Đây là dự báo được đưa ra trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2014 do Ngân hàng Phát triển châu Á công bố mới công bố gần đây tại Hà Nội.

Lạm phát của Việt Nam được ADB dự báo sẽ ở mức trung bình 6,2% trong 2014. Đi kèm với các con số này là dự báo sản lượng lương thực nhìn chung ổn định, chính sách kích cầu giảm bớt và đồng tiền Việt Nam giảm giá nhẹ.

ADB dự báo lạm phát sẽ ở mức 6,6% trong 2015 khi các hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục mạnh hơn. Dự báo này tích cực hơn mức được ADB đưa ra vào 10.2013, trong đó tăng trưởng GDP được dự báo 5,5%; lạm phát 7,2% trong 2014.

Báo cáo của ADB nhận định các nền kinh tế đang phát triển của châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng vững vàng trong năm 2014. Theo đó, các nền kinh tế đang phát triển của châu Á sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP là 6,2% trong 2014, và 6,4% trong 2015. Tốc độ tăng trưởng của cả khu vực trong năm 2013 là 6,1%.

Báo cáo ADO ghi nhận những tiến bộ đạt được trong cải cách khu vực tài chính ngân hàng, trong đó có những cố gắng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc giám sát hoạt động cho vay, sáp nhập và tái cơ cấu của một số ngân hàng yếu kém. Bên cạnh đó là việc nới lỏng các quy định hạn chế đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng trong nước.

Báo cáo cũng ghi nhận việc thực hiện các quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng nhằm thu hẹp khoảng cách với chuẩn mực quốc tế sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 6.2014.

Báo cáo ADO cũng bàn về khả năng phương thức đầu tư PPP (hình thức đầu tư công tư kết hợp) sẽ được coi là cách tiếp cận hữu hiệu để xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội, mang lại lợi ích cho người dân.

Theo ADB, cho đến nay mức độ đầu tư của tư nhân vào các kết cấu hạ tầng trọng yếu vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, hình thức đầu tư PPP vốn được ưa chuộng từ trước đến nay ở Việt Nam thường khác xa so với thông lệ chuẩn mực của quốc tế, và phần lớn các dự án PPP đều không áp dụng cơ chế đấu thầu cạnh tranh.

Tuy nhiên, ADB vẫn đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý thống nhất để các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các giao dịch PPP diễn ra.

Theo ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, thu hút đầu tư tư nhân, chủ yếu thông qua phương thức PPP, sẽ góp phần huy động vốn cho các dự án, đồng thời cũng giúp Việt Nam tiếp cận được kiến thức chuyên môn và công nghệ của thế giới, nâng cao hiệu quả và cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công.

Page 9: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG

VIỆT NAM

CHƯƠNG II

Cuối tháng 3, MobiFone chính thức được phê duyệt cho phép tách khỏi VNPT nguyên trạng để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu thị trường viễn thông trong nước. Quyết định này đồng thời cũng dồn lên vai VNPT rất nhiều khó khăn trong tiến trình tái cơ cấu sắp tới của mình. Mất đi nguồn lực sinh lợi nhuận chủ yếu từ trước tới nay, VNPT sẽ phải nỗ lực rất nhiều để tìm ra giải pháp để có thể trụ vững và khai thác tiềm năng của những doanh nghiệp làm ăn chưa hiệu quả trong tập đoàn. Thách thức lần này cũng chính là cơ hội để VNPT đổi mới, dành lại vị thế của mình trên thị trường viễn thông Việt Nam.

Page 10: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201410

Rơi vào thời điểm Tết Nguyên đán và chính sách thu hồi sim chưa kích hoạt của các nhà mạng lớn – hai yếu tố tác động mang tính thời vụ là nguyên nhân chính khiến lượng thuê bao di động phát triển mới trong tháng 1 tăng mạnh và nhanh chóng quay đầu giảm trong tháng 2. Cùng với việc mức phí phải đóng cho mỗi đầu số di động sẽ tăng lên từ 2-4 lần so với mức cũ theo Quy định Biểu phí sử dụng số điện thoại chính thức áp dụng từ ngày 6/2/2014 sẽ khiến tăng trưởng thuê bao di động mới trong năm nay càng trở nên “khiêm tốn” hơn.

Không có nhiều chuyển biến trong chất lượng của các dịch vụ GTGT trong khi cách thức tiếp cận người dùng lại tiếp tục bị mang tiếng “lừa đảo”, người dùng đang càng ngày càng trở nên dè dặt hơn đối với dịch vụ nội dung nhà mạng cung cấp. Mặc dù đã lên tiếng thanh minh, kèm theo động thái sẵn sàng thay đổi cách thức cung cấp, hiển thị dịch vụ song nhà mạng cũng khó cứu vãn lại niềm tin của người dùng. Các hình thức tiếp cận khách hàng được triển khai rất hiệu quả ở nước ngoài liên tục bị thất bại tại thị trường Việt Nam. Bài toán phát triển dịch vụ GTGT đối với các nhà mạng vẫn chưa tìm ra lời giải thích hợp.

Cũng trong những ngày cuối cùng của tháng 3, MobiFone chính thức được phê duyệt cho phép tách khỏi VNPT nguyên trạng để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu thị trường viễn thông trong nước. Quyết định này đồng thời cũng dồn lên vai VNPT rất nhiều khó khăn trong tiến trình tái cơ cấu sắp tới của mình. Mất đi nguồn lực sinh lợi nhuận chủ yếu từ trước tới nay, VNPT sẽ phải nỗ lực rất nhiều để tìm ra giải pháp để có thể trụ vững và khai thác tiềm năng của những doanh nghiệp làm ăn chưa hiệu quả trong tập đoàn. Thách thức lần này cũng chính là cơ hội để VNPT đổi mới, dành lại vị thế của mình trên thị trường viễn thông Việt Nam.

Dù rằng một số OTT lớn phải chấp nhận thua cuộc và ra đi, thị trường Việt Nam vẫn là mảnh đất màu mỡ thu hút sự gia nhập của những OTT mới. Riêng trong quý 1, thị trường đã đón nhận thêm 1 OTT ngoại và 1 OTT được phát triển trong nước. Dù cuộc đối đầu giữa nhà mạng và các OTT không còn kịch liệt như trước nhưng có lẽ cả hai bên vẫn chưa tìm ra tiếng nói chung để hợp tác với nhau. Bằng chứng rõ nét là các nhà mạng đều đang chuẩn bị tung ra dịch vụ OTT của riêng mình thay vì đưa ra các gói cước cho người dùng OTT như đã dự báo trước đó.

Tiếp tục nỗ lực lôi kéo thuê bao quay trở lại sử dụng dịch vụ bằng các chương trình khuyến mại, tung ra các gói cước mua thêm dung lượng lớn với giá rẻ, số lượng thuê bao 3G đang gia tăng mạnh trở lại. Đặc biệt việc Vietnamobile âm thầm tăng cước dịch vụ 3G dù trước đó hùng hồn tuyên bố sẽ giữ nguyên càng chứng tỏ rằng các nhà mạng buộc phải tăng cước dịch vụ. Tất cả những yếu tố này đã giúp chỉ trong hai tháng đầu năm, lượng thuê bao Mobile Internet đã tăng thêm gần 1,5 triệu thuê bao, tương ứng 9% so với cuối năm 2013. Sau cú sốc tăng giá năm 2013, thị trường 3G năm nay hứa hẹn sẽ

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

Page 11: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 11

phát triển khả quan hơn bởi có thể sẽ không diễn ra việc tăng giá dịch vụ hoặc chỉ tăng với biên độ thấp bởi các nhà mạng đang được cấp phép thử nghiệm cung cấp dịch vụ 3,5G trên băng tần 900 MHz.

Không nhắc nhiều tới tác động của việc tăng cước 3G đối với các thuê bao sử dụng USB song thị trường 3G trên máy tính phát triển chậm lại từ nửa cuối năm 2013 trở lại đây, lượng thuê bao lần đầu tiên liên tục giảm trong 4 tháng liên tiếp (từ tháng 11/2013 tới tháng 2/2014). Lượng thuê bao rời bỏ mạng chủ yếu là xuất phát từ Viettel, chính vì vậytừ đầu năm tới nay nhà mạng này liên tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại các gói cước Dcom của mình để cải thiện tình hình.

Cũng nhờ tính thời vụ mà kết quả tăng trưởng thuê bao ADSL có phần khả quan hơn so với tình hình chung của năm 2013. Song cũng chính vì vậy mà dự báo lượng thuê bao phát triển mới sẽ nhanh chóng giảm xuống trong những tháng còn lại của năm bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các phương thức truy nhập khác. Việc các nhà cung cấp dịch vụ đang bắt đầu chạy đua với nhau bằng các gói cước cáp quang giá rẻ tương đương (thậm chí thấp hơn) so với các gói cước ADSL thấp nhất trong khi tốc độ dịch vụ cao hơn nhiều hứa hẹn năm nay sẽ là năm lượng thuê bao cáp quang tăng đột biến, mở đầu giai đoạn phát triển bùng nổ của phương thức truy nhập Internet này.

Cùng với Internet, truyền hình trả tiền đang là thị trường mà các nhà cung cấp hướng tới bởi những tiềm năng lớn còn đang bỏ ngỏ. Sau khi cấp phép cho Viettel và FPT nhảy vào lĩnh vực TH cáp, mới đây VNPT cũng đã được cấp phép cung cấp dịch vụ IPTV trên nhiều hạ tầng mạng khác nhau, CMC cũng đang lăm le xin cấp phép cung cấp dịch vụ IPTV. Sự gia nhập của những doanh nghiệp viễn thông đang khiến thị trường THTT thực sự bước sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn mà các DN bắt đầu phải thực sự cạnh tranh. Đây chính là nguyên nhân của hàng loạt các chương trình khuyến mại giảm giá cước, giảm giá đầu thu, khuyến mại mạnh tay của các nhà đài dù có vào dịp Tết hay khi đã qua dịp Tết.

Page 12: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201412

I. THÔNG TIN CHUNG1. Tăng trưởng cao hơn dự kiến

Theo số liệu thống kê chính thức từ Cục Viễn thông, tính tới hết năm 2013 thị trường Việt Nam có 123,7 triệu thuê bao di động, cao hơn con số 121 triệu ước tính trước đó. Bước sang tháng 1/2014 tăng trưởng thuê bao đạt 2,5 triệu thuê bao, mặc dù có khiêm tốn hơn so với cùng kỳ năm trước song trong so với mức tăng trưởng thuê bao chỉ trên dưới 1 triệu thuê bao/tháng kể từ nửa cuối năm ngoái tới nay thì đây vẫn là mức tăng khá ấn tượng.

Biểu đồ 2.1 (Nguồn MIC)

Nhu cầu liên hệ giao dịch tăng cao trong dịp cận Tết Nguyên đán 2014 là một trong những nguyên nhân chính tác động tới sự gia tăng thuê bao. Mặc dù khoảng cách ưu đãi giữa thẻ cào và mua sim mới đã gần như được xóa bỏ song thực tế vẫn khá nhiều người lựa chọn mua sim rác dùng trong dịp này bởi: được khuyến mại 100% cho thẻ nạp đầu tiên, được khuyến mại 50% thêm một số thẻ nạp nữa dù cho không phải trong dịp khuyến mại, người dùng không muốn sử dụng số điện thoại thường dùng để tránh phiền toái….

Thêm vào đó, trong những tháng cuối cùng của năm 2013, cả ba nhà mạng lớn đều trực tiếp, gián tiếp phát đi cảnh báo sẽ thu hồi các sim phát hành trước ngày 01/8/2011 chưa được kích hoạt hay đã kích hoạt mà không phát sinh cước nếu không được kích hoạt sử dụng trước ngày 31/12/2013. Thông tin này khiến các đại lý tìm mọi cách để bán sim cho người dùng, bao gồm cả nhiều chiêu khuyến mại tiền vào tài khoản của sim. Thậm chí một số nhà mạng còn phải hỗ trợ đại lý bán sim ra với giá rẻ hơn quy định (dưới

THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG

Page 13: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 13

50.000 đ) để kích cầu thuê bao mới kích hoạt.

Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến sau khi hết thời điểm Tết, lượng sim kích hoạt mới giảm mạnh. Do có quá nhiều đại lý ôm sim để kinh doanh sim số đẹp, lại không thể bán ngay để thu hồi vốn theo đúng thời hạn mà các nhà mạng đưa ra nên các đại lý này đứng trước nguy cơ mất trắng số tiền lớn và không tồn tại nữa. Do là kênh phân phối chủ yếu của nhà mạng tới người tiêu dùng nên việc các đại lý phá sản cũng khiến nhà mạng thiệt hại. Chính vì vậy, tất cả các nhà mạng sau đó đều có chính sách hỗ trợ đại lý kéo dài thời hạn sim đang lưu giữ. Điều này khiến lượng thuê bao di động kích hoạt mới giảm nhanh, trong khi lượng thuê bao ảo tiếp tục bị loại trừ khỏi hệ thống. Kết quả là tổng số thuê bao di động của tháng 2 giảm mất 2,2 triệu thuê bao.

Còn quá sớm để dự báo về tình hình phát triển thuê bao di động trong cả năm 2014. Tuy nhiên, cùng với việc tiếp tục thực hiện các giải pháp của năm ngoái (thu phí hòa mạng và tăng cường thanh lọc thuê bao ảo) nhiều khả năng tăng trưởng thuê bao di động sẽ tiếp tục “thực” hơn nữa nhờ Thông tư 202/2013/TT-BTC Quy định biểu phí sử dụng số điện thoại mới chính thức áp dụng từ ngày 6/2/2014.

Theo biểu phí mới ban hành này, phí sử dụng số cố định giảm 17 lần, phí sử dụng số thuê bao di động tăng từ 2-4 lần tùy theo lượng số sử dụng. Dù từ nay tới năm 2015 mức phí áp dụng cho số di động chỉ bằng 70% quy định (tức là tăng từ 1,4 lần - 2,8 lần) thì với mấy chục triệu số đang nắm giữ, số tiền nhà mạng phải nộp thêm về cơ quan chủ quản riêng đối với mảng đầu số thuê bao di động không hề nhỏ.

Biểu phí đối với thuê bao mạng di động mặt đất

Mức phí mới Mức phí cũ

Từ 8 triệu số trở xuống 1.000 đ/số

1.000 đ /sốTrên 8 triệu số đến 32 triệu số 2.000 đ /số

Trên 32 triệu số đến 64 triệu số 3.000 đ /số

Trên 64 triệu số 4.000 đ /số

Ví dụ, tính toán sơ bộ VinaPhone hiện đang có 56 triệu số di động, số tiền phải đóng thêm so với hiện nay trong 2 năm 2014 - 2015 là 36 tỷ đồng, sau năm 2015 là 72 tỷ đồng. Các nhà mạng khác cũng ở tình trạng tương tự. Đây chính là động lực lớn để các nhà mạng “tự nguyện” thanh lọc thuê bao ảo trong mạng của mình để giảm bớt số lượng số thuê bao không phát sinh doanh thu, giảm chi phí dịch vụ bởi tăng giá dịch vụ là điều khó thực hiện hơn. Đây đồng thời cũng là tiền đề để các nhà mạng trong nước sử dụng hiệu quả tài nguyên đầu số hơn, cải thiện đáng kể tình trạng thuê bao ảo và những hệ lụy đi kèm.

2. Thiếu niềm tin của người dùng - dịch vụ GTGT khó phát triểnThực hiện định hướng đẩy mạnh phát triển các dịch vụ GTGT, hoạt động nhiều

Page 14: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201414

nhất trong tháng của các nhà mạng là các chương trình kích cầu như: miễn phí dùng thử trong thời gian đầu, đăng ký sử dụng để tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng với giải thưởng hấp dẫn, …. Một số hình thức tiếp cận dịch vụ mới đã được thử nghiệm nhưng cũng không thu được kết quả khả quan. Đánh mất niềm tin của người dùng được coi là rào cản chính khiến nhà mạng tiếp tục gặp khó trong việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ GTGT.

Người dùng e dè sử dụng SMS dạng flash giới thiệu dịch vụ khi điện thoại ở chế độ rỗi

Đây là hình thức đã được cả 3 mạng lớn MobiFone, VinaPhone, Viettel sử dụng để giới thiệu tới người dùng các dịch vụ nội dung của nhà mạng cung cấp. Các bản tin chứa tiêu đề nội dung được thiết kế dạng flash để hiển thị khi điện thoại người dùng ở chế độ rỗi và không lưu vào máy làm chật bộ nhớ. Nếu người dùng quan tâm tới các nội dung được giới thiệu, họ có thể bấm vào chấp nhận để xem danh mục cụ thể các nội dung chi tiết hơn có thể được cung cấp, kèm theo thông tin về giá cước với mỗi nội dung. Còn nếu không, người dùng có thể không thao tác gì và bản tin sẽ tự biến mất sau vài giây hiển thị. Cách thức giới thiệu dịch vụ này khá hay bởi nó không lưu lại dạng SMS làm đầy hộp thư trong máy người dùng, cũng như thông tin liên tục được cập nhật đa dạng & phong phú. Nó tương tự một dạng quảng cáo dịch vụ song lại không làm phiền người dùng như SMS rác.

Tuy nhiên, có lẽ do quá nhạy cảm với tình trạng tin nhắn lừa đảo cũng như một số lý do khách quan khác như: người dùng chưa thạo sử dụng điện thoại, một số do máy hoặc hệ thống xử lý kém khiến thao tác của người dùng chưa được xử lý ngay, dẫn đến tình trạng kích chấp nhận nhiều lần, cách cung cấp nội dung thông tin của nhà mạng chưa

Page 15: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 15

rõ ràng… dẫn tới tình trạng một số khách hàng phản ánh mình bị nhà mạng “lừa”, không cho lựa chọn tắt dịch vụ và người dùng không còn lựa chọn nào khác là phải kích vào tin nhắn, khi kích vào người dùng lập tức bị trừ tiền. Thực tế là người dùng phải kích vào nút chấp nhận ít nhất 2 lần mới bị trừ tiền dịch vụ, và hoàn toàn không có chuyện bắt buộc phải chấp nhận tin nhắn mới có thể dùng lại được máy.

Hiện tại, hầu hết các nhà mạng đều đã thực hiện một số điều chỉnh đối với dịch vụ theo yêu cầu của Bộ TT&TT như: Điều chỉnh lại menu cung cấp dịch vụ rõ ràng hơn đối với khách hàng, bổ sung bước gửi xác nhận đồng ý trước khi tải nội dung về máy. Các tính năng này sẽ chính thức được áp dụng từ đầu quý 2 và chắc chắn sẽ giảm trừ tối đa các trường hợp khách hàng bị trừ tiền sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn.

Tuy nhiên, vụ việc lùm xùm về dịch vụ thêm một lần nữa khiến người dùng càng trở nên e dè hơn trong việc sử dụng các dịch vụ dạng Flash nói riêng và các dịch vụ nội dung nói chung của nhà mạng. Kể cả khi các tính năng mới được áp dụng thì cách thức tiếp cận dịch vụ sáng tạo này của nhà mạng cũng sẽ khó phát huy được lợi thế.

Viettel bị tố lừa khách hàng bằng các cuộc gọi lại về tổng đài giá cao

Bắt đầu từ tháng 2, Viettel thực hiện thử nghiệm hình thức gọi từ các tổng đài (1221, 1060) đến thuê bao điện thoại để thông báo giới thiệu, quảng cáo dịch vụ nhạc chờ và một số dịch vụ cung cấp nội dung thông tin khác mà nhà mạng này hiện có (được gọi vắn tắt là hình thức dịch vụ Voice Broadcast).

Đây cũng là một hình thức tốt để tiếp cận khách hàng, giới thiệu sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, cách thức mà Viettel thực hiện lại gây phản tác dụng. Người khen không thấy đâu, chỉ thấy thuê bao phàn nàn vì bị gọi điện làm phiền và có dấu hiệu lừa đảo người dùng. Theo đó, thuê bao bị nháy máy nhiều lần để tạo nhiều cuộc gọi nhỡ trong nhiều ngày. Khi gọi lại vào số tổng đài trên, thuê bao sẽ được hướng dẫn dài dòng, dẫn dắt qua nhiều lần bấm phím chuyển hướng, cước gọi vào hai tổng đài này có giá cao hơn hẳn so với cước thoại thông thường (khoảng gần 15.000 đ/phút).

Trước đây, MobiFone cũng từng áp dụng hình thức này nhiều lần trong những dịp lễ, song chỉ tập trung vào dịch vụ nhạc chờ theo chủ đề ngày lễ chứ không gồm nhiều nhánh dịch vụ như hai tổng đài của Viettel. Có thể nói MobiFone đã khá thành công khi thực hiện dịch vụ này bởi lượng người dùng có thể trực tiếp đăng ký bài hát mình thích và chỉ phải trả phí cho bài hát này giống phí các bài nhạc chờ funring thông thường. Thông tin được nhà mạng cung cấp cũng rất rõ ràng, minh bạch khiến người dùng tin tưởng.

Trước những dấu hiệu vi phạm của Viettel - nhà mạng trước nay vẫn được người dùng đặt niềm tin cao hơn so với các nhà mạng khác, niềm tin vào những dịch vụ giá trị gia tăng lại càng trở nên mong manh hơn. Hình thức tiếp thị dịch vụ hiệu quả được nhiều nhà mạng triển khai thành công trên thế giới nhanh chóng thất bại ở Việt Nam.

Cách đây không lâu, VinaPhone cũng áp dụng hình thức tự kích hoạt cho khách hàng dùng thử một số dịch vụ GTGT phổ biến trong khoảng một tháng. Sau đó, nếu muốn

Page 16: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201416

ngừng sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ nhắn tin về tổng đài xin hủy dịch vụ. Đây cũng là một cách thức sáng tạo để đưa các dịch vụ GTGT tới gần khách hàng hơn song cũng tương tự như hai trường hợp kể trên, thiếu sót trong một vài khâu khiến cách thức này cũng nhanh chóng bị nhìn theo hướng tiêu cực và không thể áp dụng tiếp.

3. Quản chặt dịch vụ nội dung để bảo vệ khách hàngNăm 2013 là năm chứng kiến hàng loạt các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng

phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo khiến nhiều thuê bao bị trừ tiền không mong muốn. Từ việc yêu cầu nhà mạng triển khai các giải pháp kỹ thuật, siết chặt quản lý việc cung cấp đầu số, duyệt nội dung trước khi đưa lên đầu số đến việc liên tục kiểm tra, xử phạt khá nặng các DN cung cấp dịch vụ nội dung vi phạm.

Tuy nhiên, bấy nhiêu dường như cũng vẫn chỉ như muối bỏ bể. Số liệu thống kê cho thấy riêng trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Thanh tra Bộ đã phát hiện được hơn 4,2 triệu tin nhắn rác, xử phạt hơn 11.250 thuê bao và 25 DN vi phạm! Mỗi ngày thuê bao di động nhận hàng chục những tin nhắn quảng cáo, tin nhắn có nội dung mời chào cờ bạc, bói toán…. Những con số khổng lồ này mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vì vậy, bên cạnh giải pháp gốc rễ là xóa bỏ thuê bao ảo, thành lập cơ sở dữ liệu chính xác về thuê bao di động, trong những tháng đầu năm 2014 cơ quan quản lý đang tiếp tục tìm kiếm và đề xuất những giải pháp mới để có thể giảm thiểu tình trạng này, nỗ lực đưa thị trường dịch vụ nội dung vào khuôn khổ và phần nào đó sẽ lấy lại được niềm tin của người dùng, tạo tiền đề cho sự phát triển sâu hơn, rộng hơn.

Đề xuất tách riêng tài khoản dành cho việc sử dụng các dịch vụ thông tin/nội dung

Theo đó, tài khoản di động sẽ được phân chia thành tài khoản nghe gọi và tài khoản dành riêng cho việc sử dụng các dịch vụ nhắn tin giải trí. Nhà mạng, nhà cung cấp nội dung sẽ phát hành loại thẻ riêng cho tài khoản này. Số tiền từ tài khoản cho dịch vụ thông tin giải trí sẽ được phép chuyển sang tài khoản nghe gọi song chiều ngược lại thì không thực hiện được.

Đây là một giải pháp khá hay và hữu hiệu. Nó sẽ vô hiệu hóa cách thức kiếm tiền “không hợp pháp” của một số DN như liên kết với nhà sản xuất cài đặt sẵn vào điện thoại một số ứng dụng, phần mềm có chức năng tự động nhắn tin trừ cước…. Tuy nhiên, mặt khác nó sẽ yêu cầu nhà mạng phải phát hành một loại thẻ riêng, điều cũng không dễ dàng thực hiện và phổ biến trong một sớm một chiều. Thêm vào đó, nó cũng cần nhà mạng phải cơ cấu lại các loại tài khoản đang sử dụng bởi số lượng tài khoản di động các nhà mạng đang sử dụng khá nhiều.

Nên chăng tập hợp đầu số về Bộ TT&TT quản lý?

Đề xuất này đã một lần được đưa ra và tiếp tục được nhắc lại. Theo đó, các đầu số sẽ hoàn toàn do Bộ TT&TT quản lý, cấp phát. DN muốn được cấp phát đầu số sẽ phải đăng ký, thậm chí phải thực hiện đấu thầu nếu có nhiều đơn vị đăng ký và có thể bị thu hồi đầu số nếu vi phạm - tương tự như quá trình cấp phép một giấy phép cho DN.

Page 17: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 17

Việc quy về một đầu mối quản lý có thể sẽ tăng cường sự chặt chẽ trong công tác quản lý, cấp phát đầu số và có thể phần nào sẽ khiến DN cẩn trọng hơn đối với các nội dung mình cung cấp trên đó bởi đầu số có thể sẽ bị thu hồi khi DN vi phạm. Song ngược lại, việc không đủ nhân lực để kiểm duyệt nội dung, cơ chế hợp tác kém linh hoạt hơn… có thể là những rào cản khiến sự phát triển của thị trường nội dung số Việt Nam sẽ bị kéo lùi. 4. MobiFone chính thức được cho phép tách khỏi VNPT

MobiFone “ra đi” một mình để tạo lợi thế cổ phần hóa

Sau một thời gian dài thu hút sự chú ý, cuối cùng phần được dư luận quan tâm nhất về đề án tái cấu trúc VNPT cũng được quyết định. Ngày 31/1, Chính phủ đã chính thức phê duyệt phương án tách MobiFone ra khỏi VNPT. Theo đó điều chuyển nguyên trạng Công ty MobiFone về Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) quản lý. Bộ TT&TT xây dựng phương án cổ phần hóa công ty MobiFone. Như vậy, VinaPhone và MobiFone sẽ trở thành 2 đơn vị tách biệt, cùng hoạt động trên thị trường viễn thông. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với đề xuất trong Đề án mà VNPT và Bộ TT&TT trình lên Chính phủ trước đó là: MobiFone sẽ được tách ra một mình chứ không kèm theo một số đơn vị khác của VNPT.

Ngoài việc, tách nguyên trạng MobiFone, Chính phủ còn ban hành một số điều chỉnh đối với việc tái cơ cấu tại VNPT như: Điều chuyển nguyên trạng học viện BCVT về Bộ TT&TT; Điều chuyển nguyên trạng các bệnh viện, bệnh viện điều dưỡng, các trường trung học BCVT&CNTT đang thuộc VNPT về các địa phương quản lý; Không chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại 62 công ty cổ phần nêu trong Đề án và hệ thống vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 ra khỏi VNPT. Thực hiện sắp xếp Công ty Tài chính Bưu điện theo Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014.

Không có lý giải chính thức cho quyết định trên song có thể hiểu rằng, việc cho phép MobiFone ra đi một mình chủ yếu nhằm tăng tốc và tạo lợi thế cho quá trình cổ phần hóa MobiFone này ngay trong năm nay. Chủ trương cổ phần hóa MobiFone đã có từ năm 2006 và tính tới nay đã chậm mất 8 năm. Nếu như MobiFone có gắn kèm theo một số công ty của VNPT như Bộ TT&TT tính trước đó thì khó có thể thực hiện cổ phần hóa MobiFone trong năm 2014 bởi 3 lý do: (1) MobiFone sẽ mất một khoảng thời gian để ổn định, hoàn thiện lại cơ cấu tổ chức với các DN đi kèm, (2) Quá trình thẩm định, định giá DN sẽ phải làm lại hoàn toàn, dựa trên cơ cấu tổ chức mới và (3) với cơ cấu mới, sức hút của MobiFone với các đối tác sẽ bị giảm sút, thành quả cổ phần hóa sẽ bị ảnh hưởng.

Với quyết định này, MobiFone như được gắn thêm cánh để sớm trở thành một trong ba trụ cột chính của thị trường di động trong nước, sớm hứa hẹn một tương lai mà thị trường di động Việt Nam bước sang giai đoạn cạnh tranh theo đúng nghĩa, không còn là cuộc chơi của các DN nhà nước.

Page 18: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201418

Tuy nhiên, trên con đường cổ phần hóa cho MobiFone cũng gặp không ít khó khăn và đồng nghĩa với việc cùng cạnh tranh với VNPT nói chung và VinaPhone nói riêng.

VNPT - Được hay mất?

Là một trong số không nhiều DN liên tục trong nhiều năm làm ăn có lãi trong VNPT, MobiFone luôn chiếm khoảng 40% - 50% tổng doanh thu VNPT thu được mỗi năm. Có thể nói MobiFone là một đầu tàu kinh doanh, tạo ra doanh thu và lợi nhuận trong Tập đoàn. Kết quả kinh doanh này đã phán ánh khá rõ việc MobiFone ra “ở riêng” là một cái “mất” của VNPT.

VNPT coi như là một gia đình, cái “mất” nhiều hơn nữa là cho “anh cả” MobiFone ra “ở riêng”, để lại cho gia đình VNPT toàn bộ những khó khăn hiện tại vì đông “anh em” (gồm các công ty, CBCNV), kinh tế - vật chất bị chia sẻ cho MobiFone. Có thể nói, tất cả gánh nặng đang cùng lúc đổ dồn lên vai của VNPT.

Quyết định của Chính phủ đã gửi một thông điệp rất rõ ràng tới toàn thể người VNPT - “Tái cơ cấu hay là chết”, không còn lựa chọn nào khác nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển. Thông thường, khi đối mặt với những sức ép lớn, trước những quyết định quan trọng tới vận mệnh, sẽ có những kỳ tích được tạo nên. Sức mạnh đoàn kết và sáng tạo được phát huy, cách suy nghĩ và làm việc của từng người lao động trong tập đoàn sẽ được thay đổi. Nếu làm được điều đó, đây sẽ là một cái “Được” lớn hơn nhiều so với những cái mất.

Trong báo cáo mới đây nhất, doanh thu quý 1 của VNPT tăng 9,5% và lợi nhuận tăng tới 40% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, riêng khối hạch toán phụ thuộc bao gồm 4 công ty và 63 VNPT tỉnh, thành phố đạt lợi nhuận cao gấp 8 lần so với năm ngoái. Những con số này đang phần nào củng cố niềm tin rằng trong khó khăn, con người VNPT sẽ càng vững vàng chiến đấu dành thắng lợi.

5. Mạng nhỏ tranh thủ khuyến mại mạnh tay dịp TếtTrong dịp Tết Nguyên đán năm nay, các mạng lớn hạn chế chương trình

khuyến mại mạnh tay do áp lực phải đảm bảo chất lượng dịch vụ theo yêu cầu của Bộ TT&TT. Ngược lại, với số lượng thuê bao khiêm tốn, hạ tầng mạng dư thừa, các mạng nhỏ lại tung ra hàng loạt các chương trình khuyến mại lớn. Đây được coi là chiến lược ngắn hạn cùng với các biện pháp dài hạn là chăm sóc tốt đối tượng khách hàng sẵn có để giúp họ duy trì lượng thuê bao vốn đã ít ỏi của mình trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Vietnamobile – Tận dụng thời cơ

Tận dụng việc các nhà mạng lớn đang bị nhiều người dùng tẩy chay do tăng cước 3G, Vietnamobile tranh thủ truyền thông cho dịch vụ của mình. Ngoài cam kết không tăng giá dịch vụ, nhà mạng này còn triển khai một chương trình khuyến mại thuê bao đăng ký mới hoặc mua tiếp các gói cước 3G với tổng lượng dữ liệu được

Page 19: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 19

tặng lên tới 10 triệu MB. Cùng thời điểm này năm ngoái, Vietnamobile cũng triển khai một chương trình tương tự lượng dữ liệu chỉ bằng một nửa (5 triệu MB). Trước thông tin các mạng lớn cho biết có thể sẽ ra mắt các gói cước 3G giá rẻ sử dụng vào ban đêm trong năm 2014 để vừa đáp ứng nhu cầu giá rẻ của người dùng, vừa đảm bảo chi phí mạng lưới, Vietnamobile đã nhanh chân ra mắt gói cước tương tự để dành tăng thêm lợi thế cạnh tranh.

Đồng thời với các chương trình khuyến mại về dữ liệu, Vietnamobile còn tung hàng loạt các chương trình khuyến mại tích điểm quay số trúng thưởng, tặng tiền vào thẻ nạp, gọi quốc tế từ tài khoản khuyến mại (với các nước có mức cước dưới 7.000 đ/phút). Trong đó đặc biệt là hai chương trình “Thứ 5 vàng” và “Ngày của bạn”. Theo đó chỉ với 1.000 đ/tháng, thuê bao sẽ được hoàn trả toàn bộ khoản phí sử dụng của ngày thứ 5 trong tuần vào ngày thứ 3 của tuần tiếp theo. Còn trong ngày được lựa chọn là “Ngày của bạn”, thuê bao sẽ được miễn phí hoàn toàn các cuộc gọi nội mạng, không giới hạn thời gian gọi.

Dịp kỷ niệm 5 năm thành lập, nhà mạng này cũng triển khai nhiều chương trình tri ân lớn cho thuê bao, đặc biệt chú trọng vào các thuê bao có mức tiêu dùng cao. Ví dụ: Tặng 500.000 đ vào tài khoản liên mạng cho 3.150 khách hàng có mức tiêu dùng cao nhất trong khoảng thời gian từ 19/3 – 17/5/2014; tặng 5 chuyến du lịch đi Malaysia cho 5 khách hàng có mức tiêu dùng cao nhất từ 2009 đến nay (không bao gồm nhóm khách hàng VIP, nhân viên Vietnamobile và điểm bán được nhận hỗ trợ hàng tháng); …

Nhờ những nỗ lực này, trong giai đoạn từ tháng 12/2013 – 1/2014, số lượng thuê bao của Vietnamobile đã có sự cải thiện thay vì chiều giảm dần đều như năm 2013. Tuy nhiên, khi hết giai đoạn Tết Nguyên đán, các nhà mạng phục hồi lại một số chương trình khuyến mại cũng như việc Vietnamobile gián tiếp tăng giá dịch vụ 3G bằng cách giảm dung lượng dữ liệu miễn phí của hai gói cước 3G phổ biến nhất thì lượng thuê bao của mạng này lại giảm.

Gmobile - Tăng thêm tùy chọn gói cước cho thuê bao hiện có

Cuối tháng 1, một số nguồn tin cho biết Gmobile triển khai cung cấp gói cước Sinh viên với một số ưu đãi như cộng thêm dữ liệu hàng tháng, miễn phí thuê bao…. Dù không có thông báo chính thức trên website song Gmobile đã cho phép thuê bao hiện có đăng ký chuyển sang gói cước này. So sánh với gói cước tương tự của các nhà mạng khác cho thấy, ngoài đặc tính nổi bật là tặng lượng dữ liệu lớn hơn hẳn và gọi nội mạng miễn phí thì các đặc điểm còn lại cũng như giá cước của Gmobile không có gì nổi bật, thậm chí là còn đắt hơn.

Page 20: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201420

Bảng so sánh gói cước dành cho sinh viên của các nhà mạng

Nhà mạng Đặc điểm Giá cước

Gmobile

• Cộng 20 tin nhắn ngoại mạng

• Cộng 200 MBdữ liệu

• Không mất phí thuê bao tháng

• Mỗi tháng hệ thống sẽ chuyển 20k từ tk chính sang tk phụ 2 để kích hoạt tính năng gọi và nhắn tin miễn phí nội mạng.

• Thoại trong nước: 1350đ/phút

• SMS nội/ngoại: 250đ/ 350đ

• Cước dữ liệu vượt mức: 1,5d/KB

VinaPhone

• Tặng 30.000 đ/tháng

• Miễn phí 25 MMS/tháng

• Miễn phí 20.000 đ sử dụng GPRS

• Thoại ngoại/nội mạng: 1380đ/phút – 1.180 đ/phút

• SMS nội/ngoại: 99đ/ 250đ

• Cước dữ liệu tùy gói đăng ký

MobiFone

• Tặng 25.000 đ/tháng

• Miễn phí 35 MB/tháng

• Thoại ngoại/nội mạng: 1380đ/phút – 1.180 đ/phút

• Cước gọi trong nhóm: 770 đ/phút (tối đa 5 người)

• SMS nội/ngoại: 99đ/ 250đ

• Cước dữ liệu vượt ngưỡng: 75 đ/50 KB (1,5 đ/KB)

Viettel

• Tặng 25.000 đ/tháng

• Miễn phí 30 MB/tháng

• Thoại ngoại/nội mạng: 1390đ/phút – 1.190 đ/phút

• Cước gọi trong nhóm: tiết kiệm 50% chi phí

• SMS nội/ngoại: 100đ/ 250 đ

Vietnamobile

• Tặng 100.000 đ/tháng trong 12 tháng.

• Miễn phí 150 MB/tháng

• Miễn phí 60 SMS/tháng

• Thoại ngoại/nội mạng: 1.190 đ/phút

• SMS nội/ngoại: 300 đ/SMS

Chính vì vậy, gói cước Sinh viên được đánh giá chỉ như một động thái tăng thêm lựa chọn cho khách hàng của mình để bớt phần “kém cạnh” so với các nhà mạng khác chứ không mang tính cạnh tranh.

Cũng giống như Vietnamobile, Gmobile cũng tranh thủ sự im hơi của mạng lớn trong dịp Tết Nguyên đán để dành thuê bao song không phong phú bằng. Hai chương trình nổi bật là: tặng 100% giá trị thẻ nạp cho tất cả các mệnh giá và cho phép khách hàng dùng tài khoản KM1 để sử dụng dịch vụ chuyển vùng trong nước. Nhờ vậy, con số thuê bao của nhà mạng này tiếp tục duy trì ổn định ở mức trên dưới 4 triệu thuê bao, giữ vững thị phần

Page 21: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 21

thuê bao 3,2%.

Sfone: Đang bị xem xét thu hồi băng tần

Cũng chưa có quyết định chính thức song Bộ TT&TT cho biết đang xem xét thu hồi băng tần 850 MHz đã cấp cho Sfone trước đó để triển khai dịch vụ di động CDMA. Mặc dù nhà mạng này chưa công bố phá sản song vài năm nay đã nợ khoản phí sử dụng tần số, cùng với đó là hiện trạng dịch vụ di động đã gần như tạm ngừng hoạt động. Trong khi đó các nhà mạng khác lại đang rất cần băng tần để triển khai dịch vụ.

Bấy nhiêu đó là đủ sở cứ cho quyết định thu hồi băng tần về Bộ để cấp phép cho nhà mạng khác - dấu chấm hết chính thức cho sự có mặt trên thị trường di động Việt Nam của Sfone.

6. OTT: Thêm nhiều gương mặt mới gia nhập thị trườngKhông gây ồn ào dư luận như thời điểm này năm trước song các ứng dụng OTT

vẫn đang phát triển rất rầm rộ ở Việt Nam. Bằng chứng là việc gia nhập thị trường của một số OTT mới cũng như việc các nhà mạng đang chuẩn bị tung ra ứng dụng OTT của riêng mình. Thị trường cũng hứa hẹn sẽ sớm đón nhận những quy định về vấn đề này của Bộ TT&TT.

Liên tục cập nhật lượng người dùng để PR

Sau một năm phát triển rầm rộ, cạnh tranh gay gắt, một số OTT ngoại như Line, Kakao Talk tạm thời chấp nhận “thua” và quay sang đầu tư vào các thị trường khác. Các gương mặt nổi trội còn lại phải kể tới Viber, WhatsApp và ứng dụng nội Zalo.

Cũng chính bởi số lượng OTT còn trụ lại trên thị trường không nhiều nên các chương trình quảng bá rầm rộ ganh đua nhau giảm đi nhiều. Thêm vào đó, nhà mạng cũng thôi “kêu ca” về việc bị OTT làm thâm hụt doanh thu khiến báo chí cũng có phần im hơi lặng tiếng. Thay vào đó, các OTT liên tục cập nhật số lượng người dùng đăng ký và lượng tin nhắn được gửi qua ứng dụng mỗi ngày như một cách để đánh bóng tên tuổi của mình.

Zalo sau hơn một năm phát triển cho biết đã có 10 triệu người dùng đăng ký, cùng 120 triệu tin nhắn trao đổi qua hệ thống mỗi ngày, và phủ sóng 50% thị trường smartphone ở Việt Nam. Viber mới đây cũng cho hay, họ đã chạm mốc 12 triệu người dùng tại Việt Nam trong tháng 3/2014, tăng hơn 4 triệu người dùng so với hồi tháng 11/2013 sau quyết định chính thức nhảy vào thị trường Việt Nam từ cuối năm 2013. WhatsApp dù không chỉ rõ số lượng người dùng tại thị trường Việt Nam song cũng cho biết hiện mỗi ngày có 64 tỉ tin nhắn được gửi qua ứng dụng này, tăng 10 tỉ tin nhắn so với tháng 12/2013.

Thêm 2 OTT mới ra nhập thị trường Việt Nam

Cũng ngay đầu năm, thị trường OTT thế giới chấn động bởi hai thương vụ mua bán tỷ đô - Facebook mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD và Rakuten (Nhật) mua lại Viber với giá 0,9 tỷ USD. Với người dùng, thương vụ mua bán này gần như không có nhiều tác động song với thị trường OTT thì lại như một quả bom nguyên tử. Nó như một động lực

Page 22: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201422

khiến nhiều DN nhảy vào phát triển các ứng dụng OTT hơn bởi ngoài doanh thu từ việc bán quảng cáo, bán icon, sticker… thì việc được các công ty khác mua lại với một khoản tiền khổng lồ là một kết cục vô cùng “hứa hẹn”.

Mặc dù chứng kiến sự ra đi của hai ứng dụng OTT có tên tuổi là LINE và Kakao Talk song thị trường Việt Nam cũng vẫn thu hút các OTT ngoại nhảy vào. Hồi tháng 2, ứng dụng BeeTalk đến từ Singapore đã chính thức đổ bộ vào Việt Nam. Điểm nhấn của ứng dụng này là một số tính năng mới như: Lắc để tìm kiếm người dùng ở xung quanh hay chế độ Thì thầm giúp các tin nhắn bí mật biến mát hoàn toàn sau một khoảng thời gian do người dùng lựa chọn. Ứng dụng này mới được ra mắt từ tháng 3/2013 và dường như đang hướng tới các thị trường khu vực Đông Nam Á như Phillipines, Singapore hay Indonesia, dù kết quả thu được chưa cao.

Công ty chuyên về các giải pháp an ninh mạng BKAV cũng âm thầm thử nghiệm ứng dụng OTT mang tên Btalk (phiên âm tương tự ứng dụng OTT trên) của mình và dự kiến sẽ tung ra thị trường vào giữa tháng 4 tới đây. Ngoài tính năng gọi điện, Btalk còn có các tính năng khác như chat miễn phí tích hợp nhắn tin, chat Facebook, Yahoo, Gtalk. Điểm nổi bật hơn của Btalk là cho chất lượng gọi thoại quốc tế khá tốt, âm thanh trung thực, độ trễ thấp và thậm chí có thể cạnh tranh với dịch vụ thoại quốc tế các nhà mạng đang cung cấp.

Nhà mạng cũng chuẩn bị nhảy vào thị trường OTT

Trong buổi họp giao ban viễn thông hai tháng đầu năm 2014, Bộ TT&TT cho biết đang xem xét đề nghị xin cấp phép triển khai cung cấp dịch vụ OTT của MobiFone. Thông tin này gián tiếp cho thấy MobiFone đã chuẩn bị dịch vụ OTT của riêng mình và chỉ chờ được cấp phép để tung ra thị trường. Trước đó, MobiFone tỏ ý mong muốn phương án cùng hợp tác với các OTT đang hoạt động tại thị trường Việt Nam nhưng chưa tạo được tiếng nói chung với đối tác. Có thể vì vậy, nhà mạng này quyết định tự phát triển một OTT của riêng mình?

Viettel thì hé lộ thông tin đang tìm kiếm đối tác để hợp tác phát triển và cung cấp dịch vụ OTT. Nhiều thông tin cho rằng Viettel đang thỏa thuận hợp tác với Kakao Talk song nhà mạng này phủ nhận thông tin trên. Cũng không ngoại trừ trường hợp nhà mạng này cũng đang âm thầm tự phát triển một dịch vụ OTT của riêng mình bởi việc hợp tác có thể không thành công trong khi Viettel không muốn chậm chân so với các nhà mạng khác, đặc biệt là với MobiFone trong việc cung ứng dịch vụ OTT tới khách hàng. VinaPhone cũng khẳng định chắc chắn sẽ cung cấp cho người dùng các ứng dụng OTT song thông tin có phần được giữ kín nhất.

Mặc dù sự đối đầu của các nhà mạng và OTT có phần lắng dịu hơn nhiều so với trước song không phải vì thế mà các OTT được buông lỏng. Các chính sách về lĩnh vực này đang được gấp rút hoàn tất và đẩy nhanh tiến độ, nhiều khả năng các quy định sẽ được ban hành sớm hơn dự kiến.

Page 23: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 23

I. THỊ TRƯỜNG 3G 1. Tăng trưởng thuê bao khả quan trong những tháng đầu năm

Nỗ lực kéo thuê bao rời bỏ dịch vụ quay lại sử dụng bằng việc giảm giá cước trong một vài tháng đầu của nhà mạng dường như cũng đem lại chút ít tác động. Cùng với đó là việc trùng với dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu trao đổi liên lạc nhiều nên số lượng thuê bao 3G tăng trong những tháng đầu năm có phần khả quan hơn so với diễn biến thị trường quý 4/2013. Tính tới hết tháng 2/2014, thị trường đã có tổng số 21 triệu thuê bao, tăng 1,32 triệu thuê bao (tương ứng tăng 6,7%) so với con số đạt được vào cuối năm 2013.

Biểu đồ 2.2 (Nguồn MIC)

Số lượng 1,32 triệu thuê bao 3G mới đạt được bao gồm 1,48 triệu thuê bao 3G trên di động tăng thêm và 0,16 triệu thuê bao 3G trên laptop bị giảm đi. Như vậy, thực tế tính toán chi tiết cho thấy các tác động trên đã giúp tổng số thuê bao 3G trên di động tăng thêm xấp xỉ 9% so với cuối năm 2013 thay vì 6,7% như ở trên.

Vietnamobile cũng âm thầm tăng giá dịch vụ 3G một cách gián tiếp bằng cách giảm dung lượng hai gói cước hiện đang có nhiều người dùng nhất của mạng này chỉ sau một thời gian ngắn hùng hồn thông báo sẽ không tăng cước 3G để phục vụ người tiêu dùng. Gói D25 và D40 lần lượt bị giảm dung lượng miễn phí xuống 40% và 13%. Việc nhanh chóng tăng cước 3G của Vietnamobile cho thấy nhà mạng này cũng rơi vào thế “đặng chẳng đừng” phải thất hứa. Lý do buộc phải tăng giá với lý do giống như lý do mà các mạng lớn phải thực hiện điều chỉnh giá cước 3G trước đó – bán dưới giá thành sản xuất, không chịu được lỗ. Điều này cũng phần nào giúp người dùng lấy lại thêm niềm tin vào các nhà mạng lớn và góp phần vào kết quả phát triển thuê bao khả quan trong những tháng đầu năm nay.

Page 24: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201424

2. Kích cầu người dùng bằng các gói dữ liệu mua thêm giá rẻ Những con số tăng trưởng kể trên được đánh giá khả quan là do bối cảnh thị

trường 3G đang gặp phải sự chỉ trích của người dùng khi tiến hành tăng giá cước song nguyên nhân chủ yếu là do tác động mang tính thời vụ, khó có thể lâu bền. Chính vì vậy, bên cạnh các chương trình phát triển thuê bao mới, các nhà mạng đang có xu hướng kích cầu những thuê bao hiện có sử dụng nhiều hơn bằng các gói cước dữ liệu tốc độ cao mua thêm với giá rẻ hơn hẳn so với giá dữ liệu vượt ngưỡng.

MobiFone vừa cho ra mắt hai gói dữ liệu giá rẻ tốc độ cao cho phép các thuê bao đăng ký mua thêm để trải nghiệm dịch vụ ở tốc độ khi chưa hạ băng thông (cho gói không giới hạn dung lượng song hạ băng thông). Theo đó, khi bỏ ra 10.000 đ và 30.000 đ, thuê bao được sử dụng thêm tương ứng 100 MB và 300 MB dữ liệu ở tốc độ cao.

Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, cả 3 nhà mạng đều đã có những gói cước mua thêm dữ liệu tốc độ cao cho các thuê bao đã đăng ký gói cước không giới hạn song có nhu cầu dùng thêm dung lượng ở tốc độ chưa bị hạ.

Bảng các gói dữ liệu giá rẻ mua thêm nhà mạng đang cung cấp

Nhà mạng Giá cước Dữ liệu thêm Giá mỗi MB Giá mỗi MB gói cước giới hạn dung lượng

MobiFone10.000 đ

30.000 đ

100 MB

300 MB100 đ/MB

500 đ/MBVinaPhone 10.000 đ 300 MB 33 đ/MB

Viettel10.000 đ

30.000 đ

100 MB

500 MB60 - 100 đ/MB

Page 25: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 25

Tính toán sơ bộ cho thấy giá dữ liệu của các gói mua thêm này rẻ hơn từ 5 - 16 lần so với mức cước dữ liệu vượt ngưỡng các gói giới hạn lưu lượng mà các mạng đang áp dụng. Đặc tính tiện lợi này rất phù hợp với nhu cầu sử dụng đột xuất hoặc nhu cầu dùng nhiều nhưng chưa tới mức của gói giới hạn lưu lượng giá cao.

Tuy nhiên, công tác truyền thông chưa được các nhà mạng chú trọng đẩy mạnh. Hầu hết các nhà mạng đều chỉ thông báo lẻ tẻ thông qua thông tin khuyến mại được chia sẻ trên các diễn đàn về viễn thông. Trước việc nhà mạng hạ băng thông gói không giới hạn dung lượng và nhận được nhiều phản ứng không tốt của khách hàng từ cuối năm 2013, việc phổ biến rộng rãi thông tin này tới khách hàng kèm theo những phân tích chi tiết về việc tiết kiệm đáng kể chi phí sẽ là một tác động tích cực tới khách hàng.

Vietnamobile thì bổ sung thêm vào danh mục dịch vụ của mình gói cước giá rẻ dành cho khách hàng có nhu cầu sử dụng nhiều vào ban đêm ngay khi các nhà mạng cho biết có thể ra mắt gói cước này trong năm 2014. Theo đó, người dùng sẽ được sử dụng 3G từ 1h – 7h sáng hàng ngày, trị giá 10.000 đ/7 ngày sử dụng. Như vậy tính ra nếu sử dụng trong cả tháng thì người dùng chỉ mất khoảng hơn 30.000 đ/tháng, chất lượng kết nối có phần tốt hơn do lượng người dùng vào ban đêm ít.

3. Dịch vụ 3G có thể sẽ không bị tăng giá trong năm nay?Như đã thông tin trong số trước, cả Bộ TT&TT và các nhà mạng đều khẳng định

trong năm 2014 nhiều khả năng sẽ tiếp tục điểu chỉnh tăng cước 3G để tiệm cận giá thành sản xuất. Tuy nhiên, động thái mới đây của Bộ TT&TT có thể khiến điều này sẽ không diễn ra hoặc diễn ra với tốc độ chậm hơn, biên độ tăng thấp hơn.

Trong hội nghị giao ban viễn thông đầu tháng 3 vừa qua, Bộ TT&TT đã đồng ý cho cả 3 mạng lớn triển khai thử nghiệm cung cấp dịch vụ 3.5G trên băng tần 900 MHz (băng tần hiện đang được sử dụng để cung cấp dịch vụ 2G). Nếu được Bộ TT&TT chính thức cho phép triển khai 3G trên băng tần này, nhà mạng sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí đầu tư, vận hành và từ đó giảm giá thành sản xuất mỗi MB dữ liệu so với giá thành sản xuất khi cung cấp dịch vụ trên băng tần 2100 MHz như hiện nay.

Theo lý thuyết, băng tần thấp hơn sẽ cho độ xuyên phủ các tòa nhà tốt hơn và bán kính phủ sóng xa hơn so với các băng tần cao hơn. Điều này có nghĩa là, trong khu vực thành thị, với cùng số lượng trạm thu phát sóng, băng tần thấp sẽ cho chất lượng dịch vụ tốt hơn, đặc biệt là với người dùng ở trong các tòa nhà. Còn ở các khu vực vùng sâu vùng xa, nơi nhu cầu dịch vụ còn ít, để phủ sóng cùng một phạm vi diện tích, số lượng trạm phát sử dụng băng tần thấp cần thiết sẽ ít hơn so với số lượng trạm phát sử dụng băng tần cao. Với hai băng tần 900 MHz và 2100 MHz, một số nhà mạng trên thế giới đã triển khai dịch vụ và đưa ra những số liệu so sánh cụ thể: Tăng thêm 44% vùng phủ tại khu vực thành thị và 119% tại khu vực nông thôn. Điều này tương ứng giúp nhà mạng tiết kiệm được từ 50 – 70% chi phí đầu tư vào nhà trạm thu phát sóng – khoản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hạ tầng mạng viễn thông.

Thêm vào đó, Bộ TT&TT cũng đang xem xét việc thu hồi hai băng tần 450 Mhz

Page 26: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201426

và 850 MHz trước đó đã phân bổ cho EVNT và Sfone. Băng tần 450 MHz đã thuộc quyền sử dụng của Viettel sau thương vụ sáp nhập EVNT về nhà mạng này song với tính can nhiễu cao nên băng tần cũng chưa được Viettel sử dụng, dù nhà mạng này cũng đang rất cần thêm băng tần để cung cấp dịch vụ. Cũng không có nhà mạng nào để ý tới băng tần này.

Tuy nhiên, băng tần 850 MHz thì ngược lại đang được rất nhiều nhà mạng mong muốn được sở hữu. Nếu băng tần này nếu để triển khai cung cấp dịch vụ 3G, hiệu quả thu được còn hơn nhiều băng tần 900 MHz - giá thành dịch vụ 3G tiếp tục có thể giảm thêm nữa. Cơ hội thu hồi băng tần này là rất lớn đồng nghĩa với cơ hội để giá cước 3G càng cao hơn.

4. Viettel dồn dập cơ cấu lại gói cước 3G dành cho laptop để dành lại thị phần

Thị phần thuê bao giảm liên tục trong 3 quý trở lại đây

Với chính sách tập trung phát triển băng rộng di động, thị phần thuê bao băng rộng di động 3G nói chung và thuê bao 3G sử dụng datacard nói riêng của Viettel liên tục tăng lên trong năm 2012 và đầu năm 2013. Sau cú nhảy vọt từ tháng 5/2013, với khoảng 1,7 triệu thuê bao Dcom, thị phần thuê bao truy nhập Internet di động sử dụng datacard của Viettel tăng lên gần ngang bằng với của VNPT và tiếp tục duy trì mức ngang bằng này đến hết tháng 8 năm ngoái.

Tuy nhiên, bắt đầu từ quý 3/2013 trở lại đây, tổng số thuê bao và thị phần thuê bao Dcom của Viettel liên tục giảm sút. Tính đến hết tháng 2/2014, Viettel chỉ còn 1,37 triệu thuê bao Dcom (tương ứng giảm 17%). Nhìn chung, sau biến động tăng giá cước dịch vụ 3G của các nhà mạng và tính tiện dụng của 3G trên di động, tổng số thuê bao datacard của cả thị trường cũng có phần giảm sút. Tuy nhiên, mức giảm sút của Viettel có phần nhanh hơn tốc độ giảm sút trung bình của thị trường. Điều này được phản ánh rõ nét qua việc thị phần thuê bao datacard của Viettel giảm từ 49,9% (tháng 6/2013) xuống chỉ còn 43% trong tháng 2/2014 (tương ứng giảm mất 10%) (biểu đồ 2.3).

Biểu đồ 2.3 (Nguồn MIC)

Page 27: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 27

Biểu đồ 2.4 (Nguồn MIC)

Cơ cấu lại gói cước và tăng cường khuyến mại để giành lại thị phần

Có lẽ do việc thống nhất cú pháp đăng ký dịch vụ Mobile Internet cho cả thuê bao GPRS và 3G trước đó dành được nhiều kết quả khả quan nên Viettel đã áp dụng phương thức này để nhằm cải thiện lại tình hình phát triển thuê bao Dcom. Cuối năm 2013, Viettel tiến hành tối giản số lượng gói cước Dcom xuống chỉ còn 3 gói cước. Mục tiêu nhằm giúp khách hàng đỡ rối hơn trong việc lựa chọn gói cước cho mình. Theo đó, thuê bao trả trước chỉ còn duy nhất một lựa chọn đăng ký gói cước Laptop Easy - “dùng bao nhiêu, trả bấy nhiêu”.

Tuy nhiên, rõ ràng việc giảm bớt tùy chọn cho khách hàng không đem lại hiệu quả như mong muốn. Chỉ riêng trong trong tháng 12/2013 và tháng 1/2014, Viettel tiếp tục mất đi lần lượt 90.000 và 80.000 thuê bao Dcom. Chính vì vậy, giữa tháng 2 nhà mạng này lại phải thực hiện điều chỉnh các gói cước Dcom theo hướng ngược lại: Bổ sung thêm 6 tùy chọn gói cước cho thuê bao trả trước.

Tên gói

Cước thuê bao

(VNĐ/tháng)

Lưu lượng miễn phí

(MB/tháng)

Lưu lượng tốc độ cao(MB/tháng)

Cước lưu lượng vượt mức

(VNĐ/50KB)Hình thức

Điều chỉnh đợt 1

Dmax 120.000 1.536 0 Trả sauDmax200 200.000 3.072 0 Trả sauLaptop Easy 10.000 50 9.76 Trả trước

Điều chỉnh đợt 2

Bổ sung thêm 6 gói cước cho đối tượng trả trướcDC10 10.000 50 9.76

Trả trước

DC30 30.000 200 9.76DC50 50.000 450 9.76DC70 70.000 600 0DC120 120.000 1.536 0DC200 200.000 3.072 0

Page 28: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201428

Với lần bổ sung này, thuê bao trả trước đã có thêm các lựa chọn trọn gói cho nhu cầu sử dụng trung bình và lớn như các thuê bao trả sau. Đồng thời, nhà mạng này cũng tung ra các chương trình ưu đãi cho thuê bao Dcom mới, giảm giá mua thiết bị đồng loạt ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Nhờ vậy, mặc dù lượng thuê bao Dcom trong tháng 2 dù vẫn giảm song biên độ giảm đã thấp đáng kể so với trước đó (-20.000 thuê bao).

Chưa rõ việc điều chỉnh này có giúp Viettel đẩy mạnh phát triển thuê bao Dcom mới hay không song việc liên tục điều chỉnh chính sách giá cước cho thấy nhà mạng này đang rất nỗ lực để cải thiện tình hình.

Page 29: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 29

I-THỊ TRƯỜNG INTERNET1. Thuê bao ADSL và FTTH đều tăng trưởng khả quan

ADSL: Tốc độ tăng trưởng cao gấp 2,4 lần so với mức trung bình năm 2013

Theo số liệu thống kê của Cục viễn thông, tính tới hết tháng 2/2014 thị trường có tổng số 4,53 triệu thuê bao xDSL, tăng thêm 60.000 thuê bao so với cuối năm 2013. Như vậy, trung bình mỗi tháng thị trường có thêm 30.000 thuê bao, nhiều gấp 2,4 lần so với mức tăng trưởng trung bình đạt được trong năm 2013.

Biểu đồ 2.5 (Nguồn:VNNIC)Đơn vị: Triệu thuê bao

Đây là kết quả của hàng loạt các chương trình khuyến mại mạnh tay dịp Tết của các nhà cung cấp dịch vụ. Thêm vào đó, một số đơn vị như VNPT còn tiến hành tăng tốc độ dịch vụ trong khi vẫn giữ nguyên giá cước để tăng sức hút, cạnh tranh với dịch vụ cáp quang giá rẻ. Chính bởi tác động mang tính chất thời vụ nên thị phần thuê bao ADSL của các nhà cung cấp không có nhiều biến động và dự báo mức tăng trưởng này cũng sẽ khó duy trì được lâu dài.

FTTH - chờ đợi sự bứt phá bởi gói cước giá rẻ của Viettel

Tương tự như ADSL, tình hình tăng trưởng thuê bao FTTH trong hai tháng đầu năm cũng tương đối khả quan với mức tăng gấp khoảng 1,7 lần so với mức trung bình đạt được của năm ngoái (trung bình mỗi tháng khoảng hơn 7 triệu thuê bao). Tính đến hết tháng 2, thị trường đang có khoảng 303,6 triệu thuê bao cáp quang.

THỊ TRƯỜNG INTERNET-TRUYỀN HÌNH

Page 30: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201430

Biểu đồ 2.6 (Nguồn:VNNIC)

Tuy nhiên, ngược lại với ADSL, tốc độ tăng trưởng thuê bao FTTX trong năm 2014 dự báo sẽ còn gia tăng hơn nữa bởi đầu tháng 3, Viettel bắt đầu áp dụng chính sách giá rất rẻ cho gói cước cáp quang FTTH ECO (12 Mbps/640 kbps), chỉ ngang bằng hoặc thậm chí còn thấp hơn so với các gói cước trọn gói tốc độ thấp nhất của ADSL đang cung cấp trên thị trường nếu thuê bao đóng cước trước.

Gói cước FTTH ECO với các mức cước khác nhau đang được Viettel áp dụng

Đối tượng khách hàng Đóng trước 3 tháng Đóng trước 6 tháng

Nhóm 1: các quận nội thành HNI, HCM

275.000đ/tháng trong vòng 12 thángCước đóng trước sẽ được trừ vào từ tháng 13

220.000đ/tháng trong vòng 24 tháng, trừ cước đóng trước từ tháng thứ 2

Nhóm 2: các quận ngoại thành của HNI,HCM và thủ phủ các tỉnh (thành phố, thị xã) của nhóm 61 tỉnh còn lại

242.000đ/tháng khuyến mại áp dụng trong 24 tháng. Trừ cước đóng trước từ tháng thứ 13

192.500đ/tháng khuyến mại áp dụng trong 24 tháng. Trừ cước đóng trước từ tháng thứ 2

Nhóm 3: bao gồm toàn bộ các huyện, xã của nhóm 61 tỉnh

192.500đ/tháng khuyến mại áp dụng trong 24 tháng. Trừ cước đóng trước từ tháng thứ 13

Một số cước ADSL trọn gói giá thấp nhất các ISP đang cung cấp trên thị trường

Nhà mạng Giá cước Tốc độViettel 230.000 đ/tháng 3 Mbps/512 kbpsVNPT 150.000 đ/tháng 2,5Mbps/512 kbpsFPT 200.000 đ/tháng 3 Mbps/512 kbps

Trong khi đó, tốc độ download dữ liệu mà gói cước FTTH ECO lại cao hơn hẳn so với các gói ADSL kể trên. Gói cước đang được Viettel đẩy mạnh truyền thông và

Page 31: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 31

tiếp thị tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Việc áp dụng giá cước rẻ này của Viettel đang kéo theo hàng loạt các động thái giảm giá cước FTTH của các ISP khác cũng như cho thấy trước viễn cảnh lượng thuê bao cáp quang sẽ gia tăng nhanh chóng trong năm nay.

2. Triển khai IPv6 của Việt Nam mới ở mức trung bình trong khu vựcTheo thông tin về tình hình triển khai Ipv6 tại Việt Nam đã được Ban công tác

thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia công bố, Việt Nam đang nằm trong nhóm các nước có hoạt động xúc tiến và triển khai IPv6 ở mức trung bình của khu vực, tương đương với Indonesia và Thái Lan.

Chỉ có các ISP và CSP lớn triển khai IPv6

Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trong nước chưa đẩy mạnh triển khai Ipv6 là do Cơ quan quản lý chưa có hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan và các chính sách ưu đãi rõ ràng, cụ thể đối với hoạt động sản xuất và nhập khẩu thiết bị tương thích với IPv6. Với các DN nội dung số thì rào cản lớn nhất là sự không tương thích với IPv6 trong các ứng dụng phần mềm, trong khi tỷ lệ phần mềm do doanh nghiệp tự phát triển chiếm tới trên 50% tổng số lượng phần mềm trong các hệ thống CNTT-TT.

Hiện tại, mới chỉ có một số ISP lớn thực hiện triển khai Ipv6 thí điểm trên phạm vi hẹp. Cụ thể:

- VNPT đã thực hiện hỗ trợ IPv6 cho website vnpt.com.vn và mic.gov.vn của Bộ TT&TT, triển khai IPv6 trên mạng lưới thực tế quy mô nhỏ để đánh giá hiệu năng thiết bị và các tính năng khác như xác thực, tính cước.

- Viettel đã kết nối đến mạng IPv6 quốc gia và đang duy trì kết nối đến 9

Page 32: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201432

đối tác quốc tế gồm HKIX, AKAMAI, HE, Google, Microsoft, Yahoo… Cung cấp thử nghiệm các dịch vụ kết nối IPv6 ở mức độ thử nghiệm cho 1.000 thuê bao ADSL chạy song song cả IPv4 và IPv6, 1.000 thuê bao USB 3G chạy IPv6 tại Hà Nội, nâng cấp hệ thống thiết bị phân mạng truy nhập của các dịch vụ băng rộng có dây và dịch vụ 3G để hỗ trợ IPv6.

- FPT Telecom đã thiết lập, duy trì 10 kết nối IPv6 đến các đối tác cung cấp dịch vụ quốc tế như Tata, Yahoo, Google,… và kết nối đến mạng IPv6 Quốc gia. Hiện toàn bộ hệ thống truyền tải mạng đã triển khai xong việc chạy song song IPv4 – IPv6, chuẩn bị 1 lượng thiết bị đầu cuối phù hợp để có thể sẵn sàng triển khai cho khách hàng băng rộng, FTTX ngay khi có nhu cầu. Về dịch vụ nội dung, FPT Telecom đang hỗ trợ chuyển đổi sang IPv6 đối với các dịch vụ nội dung số như website vnexpress.net và 1 số trò chơi trực tuyến. - Netnam đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ truy cập Internet IPv6 nếu khách hàng có nhu cầu sau khi đã kết nối IPv6 tới mạng IPv6 Quốc gia tại Hà Nội và TP.HCM với dung lượng 2Gbps và băng thông trung bình giờ hành chính đạt 50Kbps; kết nối thuần IPv6 tới NTT Hồng Kông với dung lượng 1Gbps và băng thông quốc tế trung bình trong giờ hành chính đạt 5 Mbps.

Nội dung IPv6 trong nước kém phát triển

Điều này được thể hiện qua kết quả tổng Băng thông IPv6 trong nước qua mạng IPv6 quốc gia còn thấp, IPv6 quốc tế của Việt Nam năm 2013 tăng không đáng kể so với năm 2012. Một phần nguyên nhân do tại Việt Nam mới chỉ huy động sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) triển khai chuyển đổi sang IPv6 trong mạng lõi chứ chưa có hoạt động xúc tiến cho các khách hàng, người dùng đầu cuối chuyển đổi sang IPv6.

Bên cạnh đó, nhiều Sở TT&TT tỉnh thành chưa quan tâm tới việc triển khai Ipv6. Mặc dù đã có nhiều sự kiện, hội thảo được Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về quá trình chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6, song vẫn có đến hơn một nửa (34/63) Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh chưa thực sự quan tâm và thực hiện vai trò thúc đẩy IPv6.

Mặc dù đã qua Giai đoạn chuẩn bị và bước sang giai đoạn khởi động được một năm nhưng tình hình triển khai IPv6 của Việt Nam vẫn còn chậm so với các nước khác. Trước mắt, những vấn đề quan trọng cần được triển khai trong giai đoạn 2014 - 2015:

- Mạng lưới, dịch vụ phải sẵn sàng cho IPv6. Việc này chủ yếu liên quan tới các doanh nghiệp viễn thông, Internet. Để thúc đẩy được sự phát triển IPv6 cần phải có những hoạt động, chính sách cụ thể hơn để người dùng thấy IPv6 thực sự có lợi và tự nguyện chuyển đổi sang dùng IPv6. Doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng, nghiên cứu gói cước cho IPv6 rẻ hơn IPv4, cho thuê hoặc bán modem hỗ trợ IPv6 trong gói dịch vụ có chất lượng tốt hơn so với khi dùng IPv4...

Page 33: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 33

- Thiết bị đầu cuối hỗ trợ IPv6 sẽ được hưởng ưu đãi cao khi nhập khẩu. Vì vậy, cần xây dựng lộ trình từng bước để doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thấy có ưu đãi của Nhà nước và tự nguyện tham gia lộ trình, tiến tới tất cả các thiết bị đầu cuối nhập khẩu, sản xuất tại Việt Nam đều hỗ trợ IPv6.

- Định hướng phát triển nội dung, cần giao trách nhiệm xây dựng lộ trình và chuyển đổi sang IPv6 cho các nhà cung cấp nội dung, trước hết là các website lớn và mạng xã hội. Nếu mạng lưới dịch vụ và thiết bị đầu cuối đã sẵn sàng mà không có nội dung sẽ khó cho người dùng khi không biết truy nhập vào đâu, và lưu lượng sử dụng IPv6 vẫn sẽ thấp.

Để việc triển khai IPv6 thành công và hiệu quả cần nguồn lực tổng hợp của cả cộng đồng từ người dùng, các doanh nghiệp ISP đến các cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông, internet.

Page 34: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201434

THỊ TRƯỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN

1. Cạnh tranh mạnh về giá cước nhằm chia lại thị phần Theo ước tính, thị trường THTT của Việt Nam hiện đang có hơn 6 triệu thuê bao và

khoảng 20 triệu khách hàng tiềm năng. Tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã lên tới hơn 40, chưa kể sự góp mặt của các doanh nghiệp trong thời gian tới như Viettel, FPT và VNPT.

Tính đến hết năm 2013, thị phần chủ yếu nằm trong tay 2 nhà đài VTV và HTV. Dẫn đầu là SCTV chiếm 40%, kế đến là VTVCab với 30% và HTVC đứng thứ 3 với 15% và 15% còn lại chia đều cho hơn 30 doanh nghiệp khác (Biểu đồ 2.7). Nắm trong tay tới 70% thị phần, liên minh của VTV gồm SCTV và VTVCab luôn ở vị trí thống trị trong nhiều năm trở lại đây, từ việc mua các kênh độc quyền cho đến tự ý tăng giá cước trong khi quyền lợi của người xem bị xem nhẹ.

Biểu đồ 2.7: Thị phần dịch vụ THTT của các nhà khai thác năm 2013

Theo lộ trình, bắt đầu từ ngày 1/4/2014, Viettel sẽ chính thức triển khai cung cấp dịch vụ tại 15 tỉnh, thành lớn trong cả nước. Ngay từ giữa tháng 3, nhà mạng này đã đưa vào thử nghiệm dịch vụ truyền hình cáp tại Hà Nội, TPHCM và Hà Nam. Giá cước truyền hình cáp của Viettel chính là mối quan tâm lớn của các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp truyền hình e ngại Viettel sẽ đưa ra mức giá thấp hơn mặt bằng chung. Tuy chưa chính thức công bố mức cước dịch vụ có thể Viettel tung ra thị trường gói cước thấp nhất chỉ 30.000đ/tháng. Doanh nghiệp này đã xây dựng 7 gói cước cho cả 3 nhóm đối tượng gồm nông thôn, thành thị và dịch vụ giá trị gia tăng và khẳng định giá cước sẽ dựa trên cơ sở “lấy đông bù ít và hấp dẫn hơn nhiều so với các đối thủ”. Càng gần tới ngày Viettel chính thức cung cấp dịch vụ, các nhà đài càng rốt ráo triển khai chương trình KM, giảm giá để tranh thủ dành thị phần.

Mạnh tay nhất phải kể đến SCTV với hàng loạt chương trình khuyến mại liên tiếp như: Tặng đầu thu HD trị giá gần 2 triệu đồng, miễn toàn bộ phí hòa mạng và công lắp

Page 35: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 35

đặt, giảm 49% phí thuê bao tháng, tặng 33% thời gian sử dụng khi đóng trước 3 tháng thuê bao trở lên.

Trong lĩnh vực THTT, hiện AVG là đơn vị có gói cước rẻ nhất, chỉ 33.000 đồng/tháng. Còn trên hệ thống truyền hình cáp gói cước rẻ nhất đang thuộc về SCTV với 60.000 đồng/tháng gói HD, 50.000 đồng/tháng gói SD. Với chính sách ưu đãi lớn về cước cho khách hàng, cùng với việc tiếp thị tới từng hộ gia đình, một lượng thuê bao khá lớn từ các đài truyền hình khác chuyển sang đã thuộc về SCTV.

K+ cũng phải áp dụng chiến lược giá mới – thực hiện điều chỉnh giảm giá cước thuê bao dịch vụ HD cũng như giá bán bộ thiết bị. Theo đó, giá bộ thu SD được giảm từ 1,5 triệu đồng xuống còn 990.000 đồng và HD từ 2 triệu đồng xuống còn 1.800.000 đồng. Về giá cước, nếu như trước đây K+ có 9 gói cước khác nhau thì nay chỉ còn 2 gói là Accsess+ và PremiumHD+. Trong khi PremiumHD+ được giảm từ 300.000 đồng/tháng xuống còn 220.000 đồng/tháng thì gói Accsess+ lại bị tăng thêm 10.000 đồng/tháng lên mức 85.000 đồng/tháng so với trước đây.

VTVcab cũng buộc phải nhảy vào cuộc đua trên khi vừa giữ nguyên giá cước vừa đưa ra chính sách ưu đãi như miễn phí lắp đặt dịch vụ, tặng cước thuê bao tháng cho khách hàng đóng cước trước, mặc dù công bố mức cước thuê bao từ năm 2014 sẽ là 110.000 đồng/tháng, nếu khách hàng đóng trước cả năm sẽ thu theo giá cũ là 88.000 đồng/tháng. Còn truyền hình cáp Hà Nội (HCATV) cũng tham gia chạy đua khuyến mãi, miễn phí lắp đặt đầu thu thứ nhất dịch vụ analog và dịch vụ HDTV. Miễn phí thuê bao cho các tivi thứ hai, thứ ba trở đi áp dụng đồng thời cho tất cả các khách hàng đang sử dụng

Page 36: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201436

dịch vụ HCATV.

Xa hơn một chút nữa, FPT Telecom cho biết, trong quý II năm nay sẽ triển khai dịch vụ THTT bằng công nghệ số tại 8 tỉnh, TP (Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Đăk Lắk). Các địa phương khác sẽ được cung cấp bằng công nghệ analog. Doanh nghiệp này sẽ nghiên cứu công nghệ mới giúp người xem có thể theo dõi các chương trình truyền hình trên smartphone, máy tính bảng… Mới đây, VNPT cũng chính thức được cấp phép cung cấp dịch vụ IPTV trên các hạ tầng mạng khác nhau mà DN này đang sở hữu.

Có lẽ chờ cho đến khi Viettel, FPT, VNPT chính thức tham gia thị trường, thì các đài truyền hình sẽ phải tiếp tục điều chỉnh lại giá cước và thị phần được chia lại một cách công bằng hơn. Một bức tranh tổng thể về thị trường truyền hình sẽ được phản ánh rõ nét. Lúc đó cuộc đua trên mới thực sự cam go và mức giá sẽ tiếp tục được điều chỉnh giảm.

2. Chia sẻ nội dung vẫn là rào cản lớn giữa doanh nghiệp viễn thông và các đài truyền hình

Ngoài việc cạnh tranh về giá cước, chất lượng dịch vụ, thì nội dung là yếu tố quan trọng của nhà cung cấp THTT, chính vì vậy để thu hút được khán giả thì các nhà cung cấp luôn tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao, độc đáo, mới lạ. Điều này liên quan chặt chẽ đến bản quyền, có thể do chính doanh nghiệp tạo ra như tự sản xuất các chương trình riêng hoặc đi mua bản quyền. Nhưng hiện phần lớn các nhà đài nắm nội dung trong tay nhưng không chia sẻ cho các doanh nghiệp truyền hình khác.

Tham gia vào lĩnh vực truyền hình các mạng viễn thông có lợi thế về hạ tầng lớn trên toàn quốc, còn các đài truyền hình có ưu thế về nội dung. Nhưng xem ra việc bắt tay hợp tác, kết nối để khai thác, cùng phát huy những thế mạnh của mỗi bên thì vấn đề chia sẻ nội dung của các nhà đài cho doanh nghiệp khác khó có tiếng nói chung.

Đến thời điểm này vẫn chưa có giải pháp nào để các doanh nghiệp nội dung chia sẻ với các đơn vị khác để cung cấp dịch vụ tới khán giả truyền hình. Trước tình trạng này thì Viettel và VNPT đã đề xuất Bộ TT&TT xem xét ban hành quy định về kết nối nội dung giữa các nhà mạng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp và các đài truyền hình để tránh tình trạng một số “nhà đài” lớn muốn độc quyền nội dung tốt không chia sẻ cho các đơn vị khác.

Hiện tại trên thị trường THTT đã có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ, trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do cạnh tranh giành giật khách hàng nên các doanh nghiệp đua nhau giảm giá, đẩy giá bản quyền nội dung và bản quyền kênh lên cao, dùng nhiều hình thức để lôi kéo khách hàng từ nhà đài khác. Tình trạng này khiến thị trường THTT đang thiếu đi sự minh bạch và công bằng.

Vì vậy, Bộ TT&TT cần sớm nghiên cứu để có chính sách về kết nối giữa các nhà mạng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp với các “nhà đài” nắm giữ nội dung trên cơ sở hợp đồng thương mại. Quy định này nhằm tránh lãng phí nguồn lực và có thể truyền dẫn rộng rãi nội dung truyền hình đến nhiều người dân.

Page 37: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 37

3. Chất lượng dịch vụ còn bị bỏ ngỏThời gian qua với sự nở rộ của các doanh nghiệp truyền hình, dẫn đến cuộc chạy

đua nhau cạnh tranh về giá cước khiến các đài áp dụng nhiều chiêu để lôi kéo khách hàng về phía mình, kết quả là chất lượng dịch vụ không được quan tâm.

Theo phản ánh của khách hàng, chất lượng dịch vụ, hình ảnh của nhiều doanh nghiệp kém và chậm khắc phục, công tác chăm sóc khách hàng chưa tốt. Việc nhiều đơn vị cung cấp THTT tự động cắt giảm kênh, không phát đủ số lượng kênh như công bố, có đơn vị bán đầu thu sau đó lại đột ngột cắt tín hiệu mà không giải thích rõ cho khách hàng… là những bất cập vẫn còn tồn tại trên thị trường truyền hình Việt Nam. Trong khi đó, nhà nước lại chưa ban hành quy định bắt buộc kiểm định chất lượng dịch vụ THTT nên quyền lợi của người tiêu dùng chưa được đảm bảo.

Việc các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu “chợ làng” sẽ khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn như VNPT, Viettel, FPT, chưa kể khi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia kinh doanh tại thị trường Việt Nam thì sự cạnh tranh còn khắt khe hơn. Thêm vào đó, với xu hướng tiêu dùng ngày càng thông minh, yêu cầu chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng lên theo sự ra đời của những loại hình mới như HD, 3D, việc không chú trọng chất lượng sẽ khiến các nhà đài bỏ lỡ thị trường giải trí cao cấp.

Vì vậy, khi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cần có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ truyền hình đạt chất lượng cao không nên kinh doanh theo kiểu “tâm lý đám đông”, chất lượng phải được chú trọng chứ không chạy theo số lượng với những hình thức cạnh tranh thiếu lành mạnh như ganh đua nhau giảm cước, phá giá thị trường bằng mọi cách. Đây cũng chính là kỳ vọng của đông đảo người dùng khi muốn bỏ tiền ra được xem những kênh THTT chất lượng cao, nội dung phong phú hấp dẫn.

Page 38: Bcvtvn q1 2014

Chuyên đề:

Băng rộng: Đến thời của

FTTH?

CHƯƠNG IIIBa tháng đầu năm, trong khi

thị trường di động khá trầm lắng thì lĩnh vực băng rộng cố định lại sục sôi với việc một số doanh nghiệp hạ giá mạnh dịch vụ FTTH. Giá thành gói cước rẻ nhất của FTTH không còn cao hơn đáng kể so với dịch vụ ADSL truyền thống đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu đã đến thời của FTTH? Chuyên đề của BCVT quý I sẽ phân tích chi tiết thị trường ADSL và FTTH để có cái nhìn rõ hơn về xu thế phát triển của lĩnh vực này.

Page 39: Bcvtvn q1 2014

CHUYÊN ĐỀ

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 39

I. ADSL ĐÃ HẾT… THỜI?1. Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên từ thị trường

Theo số liệu thống kê của VNNIC, số lượng thuê bao băng rộng ADSL tính tới hết năm 2013 đạt 4,47 triệu thuê bao, tăng 0,2 triệu thuê bao so với thời điểm đầu năm 2013. Như vậy tính bình quân mỗi tháng thị trường phát triển mới được 16.700 thuê bao ADSL. Trong khi đó 2 tháng đầu năm 2014 thị trường chỉ tăng thêm được 20.000 thuê bao, trung bình mỗi tháng phát triển thêm 10.000 thuê bao. Điều đó cho thấy số lượng thuê bao phát triển mới 2 tháng đầu năm 2014 đã chững lại rõ rệt chỉ bằng 60% so với bình quân tháng của năm 2013.

Biểu đồ 3.1: ADSL chững lại trong những tháng đầu năm 2014 (Nguồn: VNNIC)

Về thị phần, VNPT chiếm 60,9%, tương ứng 2,74 triệu thuê bao, Viettel sở hữu 0,36 triệu thuê bao tương ứng 8,2% thị phần còn FPT chiếm 29,6% thị phần tương ứng với 1,33 triệu thuê bao (Biểu đồ 3.2). Như vậy thị phần các doanh nghiệp gần như không thay đổi đáng để, VNPT tiếp tục thống lĩnh thị trường và bỏ khá xa so với doanh nghiệp xếp thứ 2.

Biểu đồ 3. 2: Thị phần dịch vụ ADSL của các nhà khai thác tại Việt Nam (Nguồn: VNNIC)

Page 40: Bcvtvn q1 2014

CHUYÊN ĐỀ

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201440

Về dung lượng kết nối, tổng băng thông trong nước đạt khoảng 460Gb và tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam đạt 400Gb trong khi đó băng thông trong nước đạt 560Gb, lưu lượng trung chuyển qua trạm trung chuyển lưu lượng quốc gia VNIX đạt 140Gb (Biểu đồ 3.3).

Biểu đồ 3.3: Tăng trưởng băng thông kết nối trong nước và quốc tế của Việt Nam (Nguồn: VNNIC)

Như vậy, trong thị phần dịch vụ các nhà mạng khá ổn định, không có biến động đáng kể thì số lượng thuê bao tăng mới đang giảm đáng kể so với năm 2013. Đây là dấu hiệu đầu tiên cần lưu ý của thị trường này cho các nhà quản lý doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ trên thị trường. Nó báo hiệu rằng ADSL có thể đã đến giai đoạn chững lại trước khi có thể rơi vào xu thế thoái trào.

2. ADSL: Trên đe dưới búaThông tin “sốc” của thị trường viễn thông những ngày đầu năm 2014 có lẽ là việc

Viettel tiếp tục giảm mạnh giá cước dịch vụ FTTH xuống chỉ còn 192.000 đồng/tháng. Việc hạ giá dịch vụ FTTH sẽ tạo sức ép không nhỏ lên dịch vụ ADSL vốn đã đang bị cạnh tranh bởi dịch vụ 3G.

Từ khi có 3G, dịch vụ ADSL đã gặp khó khăn khi nhiều khách hàng trẻ tuổi đã không còn mặn mà với dịch vụ ADSL. Cùng với đó xu hướng giảm giá mạnh của smartphone khiến hầu hết người dùng trẻ Việt Nam đều đã sở hữu cho mình một thiết bị cầm tay có khả năng lướt web bằng 3G. Do đó với các nhu cầu không yêu cầu tốc độ quá cao như check email, đọc báo, lướt facebook, đại đa số giới trẻ hiện đang sử dụng thông qua 3G.

Hơn thế nữa cước 3G hiện cũng rẻ hơn ADSL khá nhiều. Với 70.000 đồng, một chiếc smartphone có thể kết nối 3G không giới hạn dung lượng. Với chức năng phát wifi của các smartphone ngày nay, người dùng có thể phát wifi cho cả căn hộ của mình với chất lượng lướt web ở mức chấp nhận được. Với cách làm như vậy, 3G đang thay thế dịch vụ ADSL với những khách hàng đơn giản chỉ dùng ADSL để đọc tin tức hay check email. Tất cả những lợi thế trên của 3G so với ADSL đã khiến ADSL mất đi một lượng

Page 41: Bcvtvn q1 2014

CHUYÊN ĐỀ

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 41

khách hàng đáng kể.

Trong khi 3G có lợi thế so với ADSL về tính linh động và tiện dụng mọi lúc mọi nơi thì FTTH lại đang lấn lướt ADSL về tốc độ trong khi giá thành liên tục hạ và không còn khoảng cách đáng kể so với ADSL.

Trong khi đó dịch vụ truy cập internet bằng cáp quang FTTH với tốc độ vượt trội so với ADSL tiếp tục đà giảm giá. Mức giá thấp nhất được một nhà mạng tiếp thị tới khách hàng trong những ngày đầu năm 2014 đã chỉ còn 192.000 đồng, không cao hơn nhiều so với mức 150.000 của dịch vụ ADSL. Nếu như trước đây giá cước là vũ khí để ADSL chiếm lợi thế so với FTTH thì với mức cước trên, sự chênh lệch về giá không còn quá lớn. Trong khi đó người dùng FTTH được trải nghiệm dịch vụ với tốc độ cao hơn nhiều so với ADSL. Với những lợi thế như vậy, FTTH cũng đang ép ADSL vào một thế khó.

Tựu trung lại, ADSL đang ở thế “trên đe dưới búa” với áp lực từ cả 3G và FTTH. Đây là bài toán khó cho các nhà cung cấp dịch vụ ADSL tại Việt Nam, nhất là nhà mạng đã đầu tư lớn cho dịch vụ này như VNPT.

3. Hết “cửa” phát triển?Những khó khăn kể trên khiến nhiều chuyên gia đang đưa ra cảnh báo rằng ADSL

đã “hết cửa” phát triển. Tuy nhiên, thực tế câu chuyện có thể không bi quan đến mức như vậy, ít nhất là trong 2-3 năm tới. Song dù sao đây cũng là một cảnh báo rất đáng lưu tâm.

Theo nhiều mô hình dự báo, số lượng thuê bao băng rộng ADSL năm 2014 sẽ chỉ tăng nhẹ và đạt quanh mốc 4,6 triệu trong năm 2014. Những năm sau đó thị trường sẽ phát triển chậm lại trước khi đi vào ổn định, thậm chí là giảm nhẹ vào các năm tiếp theo. Trong khi đó FTTH và 3G dự báo sẽ tiếp tục đà phát triển bùng nổ. Chất lượng 3G sẽ tiếp tục được cải thiện còn giá cước FTTH sẽ còn tiếp tục giảm.

Với xu thế thị trường như vậy, “cửa” cho ADSL là rất hẹp. Để giảm áp lực của dịch vụ FTTH lên dịch vụ ADSL, phát triển mạnh dịch vụ FTTH để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác là việc cấp thiết. Với các daonh nghiệp đã đầu tư lớn cho ADSL như VNPT, điều tối thiểu phải đạt được là khi một khách hàng đang sử dụng dịch vụ ADSL của Tập đoàn muốn chuyển sang dùng dịch vụ FTTH của một doanh nghiệp khác, Tập đoàn phải có một gói cước FTTH đối ứng để khách hàng có thể chuyển từ dịch vụ ADSL sang dịch vụ FTTH của mình. Điều này giúp không bị mất khách hàng, dù cũng không phát triển thêm được khách hàng mới nào.

Bên cạnh đó, tận dụng lợi thế về hạ tầng mạng của Tập đoàn để phát triển mạnh các dịch vụ đi kèm mà điển hình nhất là dịch vụ MyTV sẽ giúp khách hàng trung thành hơn. Gói cước tích hợp nhiều dịch vụ như ADSL + MyTV + điện thoại cố định + camera sẽ là tấm khiên đỡ hiệu quả trước sự tấn công của dịch vụ FTTH và cả 3G đồng thời cũng khiến khách hàng phải cân nhắc nhiều hơn nếu muốn rời bỏ dịch vụ.

Trong thế “trên đe dưới búa” như vậy, thật khó để ADSL có thể phát triển trong thời

Page 42: Bcvtvn q1 2014

CHUYÊN ĐỀ

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201442

gian tới. Tập trung giữ khách hàng hiện có có lẽ nên là ưu tiên hàng đầu và nếu làm được như vậy thì đã là một thành công của lĩnh vực này trong thời gian tới.

Không đến mức “hết cửa” phát triển cho ADSL trong thời gian tới song rõ ràng những khó khăn đã hiện hữu. Do đó, để tránh tổn thất cần có những chiến lược đầu tư thích hợp trong thời gian tới cho lĩnh vực dịch vụ này.

4. Có nên “đổ tiền” đầu tư?Theo dự báo số lượng thuê bao băng rộng ADSL năm 2014 sẽ chỉ đạt khoảng 4,6

triệu, tức là chỉ tăng 0,1 triệu so với năm 2013.

Với xu thế thị trường như vậy, các chuyên gia cho rằng thị trường đã cạn gần hết tiềm năng. Các nhà cung cấp dịch vụ mới được khuyến cáo không nên tham gia đầu tư vào thị trường này vì cơ hội quá thấp trong khi rủi ro lớn. Vốn chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng cao trong khi doanh thu ban đầu thấp trong bối cảnh chi phí tài chính cao như hiện nay sẽ có thể đẩy nhà mạng mới tới thất bại.

Đối với các nhà khai thác nhỏ (chiếm dưới 10% thị phần), cũng chỉ nên đầu tư trọng điểm tại một số thành phố lớn chứ không nên mở rộng đầu tư trên diện rộng. Đây là những thị trường nhiều khách hàng, doanh thu lớn và do đó sẽ giúp giảm chi phí hạ tầng/1 thuê bao. “Thâm canh” trên những thị trường mà họ đã đầu tư hạ tầng sẽ giúp các nhà khai thác không tốn đáng kể chi phí cho hạ tầng, nhờ đó tăng lợi nhuận. Đầu tư vào các thị trường xa hơn, sẽ rất tốn chi phí trong khi tổng chi cho hạ tầng sẽ vô cùng tốn kém.

Đối với các nhà khai thác lớn (chiếm trên 15% thị phần), các chuyên gia cũng khuyến nghị không nên tiếp tục đầu tư mở rộng hạ tầng mà chỉ kinh doanh dịch vụ trên cơ sở hạ tầng mà nhà mạng đã đầu tư xây dựng. Bởi thực tế việc phát triển một thuê bao ADSL tại các vùng sâu vùng xa là rất tốn kém, trong khi đó nhóm khách hàng tại các khu vực này lại là nhóm dễ thay đổi. Nghĩa là họ sẵn sàng chuyển sang sử dụng một dịch vụ khác chỉ cần có lợi hơn một chút về mặt kinh tế hay dịch vụ.

II. ĐẾN THỜI CỦA FTTH? Dịch vụ cáp quang tới các hộ gia đình (FTTH) từ trước đến nay vẫn được xem là

dịch vụ cao cấp với mức giá khá cao, trên 300.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, thực tế diễn biến của thị trường những ngày qua cho thấy dịch vụ này đã được một số doanh nghiệp giảm xuống mức không còn cao cấp nữa và đây là dấu hiệu của việc đã đến thời của FTTH. Tuy nhiên, để làm được việc này thì điều kiện cần là phải bình dân hóa dịch vụ FTTH để nó trở nên dễ tiếp cận đối với đại đa số người dân.

1. Dấu hiệu khởi sắc từ thị trườngTrái ngược với lĩnh vực ADSL, những tháng đầu năm 2014 chứng kiến những dấu

hiệu khởi sắc của thị trường FTTH. Nếu như năm 2013 trung bình mỗi tháng thị trường có thêm 7.250 thuê bao thì hai tháng đầu năm 2014 con số này là 11.500 thuê bao. Như

Page 43: Bcvtvn q1 2014

CHUYÊN ĐỀ

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 43

vậy số lượng thuê bao tăng trưởng mới hàng tháng đã tăng gấp 1,6 lần so với năm 2013.

Biểu đồ 3.4: Dấu hiệu khởi sắc từ số liệu phát triển thuê bao các tháng đầu năm của lĩnh vực FTTH (Nguồn: MIC)

Đây là dấu hiệu đầu tiên từ thị trường cho thấy lĩnh vực này đang khởi sắc. Hơn nữa, con số này dự báo sẽ còn tăng mạnh trong những tháng tới bởi số liệu tính tới hết tháng 2/2014 và như vậy thị trường chưa chịu tác động tích cực của việc hạ giá sốc dịch vụ FTTH của một số doanh nghiệp.

Về thị phần, Viettel tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với khoảng 45,5%, tiếp theo sau lần lượt là VNPT (37,2%); FPT (11,8%); CMC (3,3%) và 2,2% thuộc về các nhà mạng khác.

Biểu đồ 3. 5: Thị phần dịch vụ FTTH của các nhà mạng tính tới hết tháng 2/2014 (Nguồn: MIC)

Nếu so sánh với thời điểm cuối năm 2013 thì thị phần các nhà mạng gần như không thay đổi đáng kể, thị phần của VNPT có tăng song không nhiều, chỉ khoảng 0.5%. Trong khi đó số lượng thuê bao tăng mới của VNPT là khá lớn, điều đó cho thấy các doanh nghiệp khác (Vietttel, FPT...) cũng phát triển được khá nhiều thuê bao mới cho dịch vụ này. Thậm chí với thị phần lớn nhất, để giữ được thị phần không đổi, số lượng tuyệt đối thuê bao phát triển mới của Viettel cũng phải cao hơn các nhà mạng khác.

2. Bài học “bình dân hóa” dịch vụ từ di độngNhững năm trước, khi VNPT còn bá chủ lĩnh vực di động, đây được xem là một

dịch vụ cao cấp nếu không muốn nói là xa xỉ. Chỉ những người rất có điều kiện mới có thể

Page 44: Bcvtvn q1 2014

CHUYÊN ĐỀ

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201444

sử dụng di động. Với vô vàn lý do, VNPT luôn bảo vệ quan điểm không thể hạ giá thành dịch vụ hơn được mặc dù thực tiễn chứng minh chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Kết cục là khi một doanh nghiệp khác làm trước, họ đã thu hút được rất nhiều khách hàng nhờ giá cước rẻ và VNPT thì trở tay không kịp và cái giá thì đến tận bây giờ Tập đoàn cũng không sao lấy lại được thị phần đã mất và phải chấp nhận đứng vị trí số 2 về thị phần trong mảng dịch vụ này. Quan trọng hơn là ý niệm của khách về một nhà cung cấp dịch vụ giá rẻ nhất cũng không thuộc về VNPT, mặc dù giá cước của Vinaphone hiện nay đang là thấp nhất.

Tất nhiên, nhiều người sẽ cho rằng nói như vậy thì… lý thuyết quá bởi vấn đề khó là làm sao để hạ giá dịch vụ? Câu trả lời là chỉ có thể hạ giá, bình dân hóa dịch vụ khi thực sự muốn làm điều đó. Một khi thực sự muốn, sẽ có rất nhiều giải pháp để thực hiện. Nhiều khó khăn và rào cản để hạ giá cước một dịch vụ, song khi doanh nghiệp khác có thể làm được, rõ ràng VNPT cũng có thể làm được, vấn đề là ai thực sự muốn làm điều đó.

Minh chứng cho điều này, quay trở lại câu chuyện di động những năm trước. Nếu cho VNPT được làm lại, có lẽ Tập đoàn “thừa sức” hạ giá cước, bình dân hóa dịch vụ, phổ cập di động với mức cước rẻ như bây giờ – điều mà ở thời điểm trước đây, luôn cho rằng không thể làm được!

Một điểm đặc thù ở các dịch vụ viễn thông là khi số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ càng lớn thì giá cước thuê bao của dịch vụ càng giảm mà doanh nghiệp vẫn không bị mất đi lợi nhuận, thậm chí có thể tăng. Do đó nếu tính toán chiến lượng để khi giảm cước thì số lượng khách hàng tăng lên tương ứng, thì lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ vẫn ở ngưỡng có thể chịu đựng được. Điều quan trọng là doanh nghiệp nào làm được điều này, doanh nghiệp đó sẽ chiếm lĩnh được thị trường.

Bài học từ câu chuyện này là phải luôn tự hỏi mình xem đã thực sự hướng tới khách hàng hay chưa? Đã thực sự tìm mọi giải pháp để khách hàng được tiếp cận dịch vụ với mức giá thấp nhất hay chưa? Khi thực sự vì lợi ích khách hàng, hướng tới khách hàng, doanh nghiệp có thể làm được những điều mà bình thường vẫn cho là không thể.

3. Bình dân hóa FTTH: Không thể chần chừ hơn nữa!Nhắc lại câu chuyện di động để có thể rút ra một bài học nào đó cho thị trường dịch

vụ FTTH hiện nay của VNPT. Bởi lẽ cho đến nay, chúng ta vẫn coi FTTH là một dịch vụ cao cấp, giống như quan điểm về dịch vụ di động những năm chưa có cạnh tranh mạnh.

Với việc Viettel chính thức cung cấp gói cước FTTH_Eco với mức giá rẻ nhất từ trước đến nay, chỉ 192, 500 đồng/tháng. Mũi tên này một lúc đe dọa cả 2 lĩnh vực dịch vụ của VNPT: dịch vụ ADSL và FTTH. Trong khi ADSL bị đe dọa vì giá cước FTTH của Viettel chỉ nhỉnh hơn giá cước ADSL của VNPT một chút thì FTTH còn khốn đốn hơn khi giá cước dịch vụ FTTH của Viettel chỉ bằng 2/3 của chúng ta. Cạnh tranh thế nào, giữ

Page 45: Bcvtvn q1 2014

CHUYÊN ĐỀ

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 45

khách hàng làm sao khi sự chênh lệch về giá quá lớn?

Rõ ràng, Viettel đang hiện thực hóa tư tưởng “Bình dân hóa dịch vụ FTTH” để thay thế dịch vụ ADSL trong tương lai không xa. Trong khi ADSL bị đe dọa do giá thành dịch vụ FTTH của Viettel đã không còn cao hơn đáng kể giá cước ADSL của VNPT thì FTTH còn căng thẳng hơn khi giá cước thuê bao của Viettel thấp hơn đáng kể.

Gói FTTH Eco của Viettel đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn cho chúng ta: Tại sao họ có thể giảm cước mạnh đến thế; Chúng ta có thể giảm giá tương tự thậm chí là sâu hơn được không? Giảm ở mức nào thì chúng ta có lợi nhuận? Nếu giảm ngang bằng mức của họ thì chúng ta cần phát triển thêm bao nhiêu thuê bao mới để có lãi? Liệu chúng ta có thể có một lộ trình chịu lỗ trong 1-2 năm để thu hút hàng triệu thuê bao mới không?...

Quá nhiều câu hỏi cần những tính toán cụ thể trước khi trả lời, song một điều chắc chắn là nếu ta không bình dân hóa dịch vụ này ngay lập tức, ngay lúc này, thậm chí phải chấp nhận bình dân hóa đến mức thấp hơn các doanh nghiệp đi trước thì chắc chắn câu chuyện di động sẽ lặp lại đối với thị trường FTTH. Khách hàng đang dùng FTTH của ta sẽ dao động để chuyển sang FTTH Eco, khách hàng đang dùng ADSL sẽ chuyển sang dùng FTTH Eco, và đương nhiên đừng hi vọng chuyện phát triển thêm khách hàng mới khi mà khách hàng cũ còn bỏ ta mà đi.

Tất cả những phân tích trên đều hướng tới một việc: Hãy bỏ ý nghĩ FTTH là một dịch vụ cao cấp. Hãy thay vào đó ý nghĩ làm sao để đưa FTTH tới mọi nhà với mức cước người dân chấp nhận được và mức lợi nhuận (hay mức lỗ tạm thời) mà Tập đoàn có thể chịu được. Hãy tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng ta đã bỏ tiền ra xây dựng, đừng để một mét cáp quang nào bị bỏ phí hoặc không có thê bao chạy trên đó. Chỉ có như vậy, chúng ta

Page 46: Bcvtvn q1 2014

CHUYÊN ĐỀ

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201446

mới có cơ hội không còn là kẻ theo sau và tránh được câu chuyện buồn với di động lặp lại với lĩnh vực FTTH và ADSL.

Tất nhiên, tất cả những điều trên chỉ là lý thuyết. Những tính toán định lượng cụ thể để đưa ra quyết sách hợp lý cuối cùng cho cuộc chơi này thuộc về Lãnh đạo Tập đoàn và các Ban chức năng. Tất cả anh em VNPT tại các tỉnh có lẽ đang đặt trọn niềm tin và mong ngóng một quyết định mang tính chiến lược để chí ít có đủ sức mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực này.

III. MỘT VÀI KHUYẾN NGHỊNếu như trước đây nói đến băng rộng là mặc định đó là dịch vụ ADSL thì hiện nay

nói đến băng rộng phải kể ít nhất 3 dịch vụ chính: ADSL, FTTH và 3G. Điều đó cho thấy lĩnh vực này đang chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều so với vài ba năm trước.

Với dịch vụ ADSL, rõ ràng cơ hội phát triển là rất khó. Giá dịch vụ FTTH đã quá rẻ, nhưng chắc chắn sẽ còn rẻ hơn nữa. Chất lượng 3G đã được cải thiện nhưng chắc chắn sẽ còn được cải thiện hơn nữa trong thời gian tới. Nghĩa là các yếu điểm của FTTH và cả 3G so với ADSL sẽ ngày càng được cải thiện. Đến một lúc nào đó yếu điểm này sẽ mất đi và sức cạnh tranh của ADSL sẽ còn đuối hơn nữa so với hai dịch vụ trên. Chính vì vậy, đầu tư vào lĩnh vực này là mạo hiểm và khó thu hút khách hàng. Do đó ở những nơi có thể chuyển sang FTTH thì nên tư vấn khách hàng chuyển sang dùng dịch vụ FTTH ở gói cước có mức giá tương đương hoặc cao hơn không đáng kể, tránh việc để doanh nghiệp khác chèo kéo khách hàng ADSL sang dùng dịch vụ FTTH của họ.

Với dịch vụ FTTH, xu hướng bình dân hóa đã quá rõ ràng. Do đó cần loại bỏ ngay suy nghĩ đây là dịch vụ cao cấp, chỉ dành cho người giàu. Đây sẽ là một cuộc phiêu liêu bởi không ai dám chắc rằng hạ giá xuống thì sẽ thu hút thêm được bao nhiêu khách hàng và liệu doanh thu từ khách hàng có thêm đó có đủ đề bù lại phần hụt do hạ giá cước hay không. Tuy nhiên, kinh doanh là phải chấp nhận rủi ro và đánh cược với những tính toán của mình. Hơn thế nữa, một điều chắc chắn là nếu không làm, sẽ có doanh nghiệp khác thực hiện việc này và khi đó doanh nghiệp nào đi sau sẽ rơi vào thế bị động và phải chạy theo đối thủ. Chủ động bình dân hóa dịch vụ để lấy số lượng khách hàng bù cho phần cước hạ thì có thể thắng, có thể không thắng. Nhưng không làm và để doanh nghiệp khách bình dân hóa dịch vụ này trước thì có lẽ sẽ lại nắm chắc phần thua như câu chuyện về di động kể trên. Do đó, có lẽ đã đến lúc nên chủ động bình dân hóa dịch vụ này. Xin nhắc lại là chủ động chứ không phải chạy theo doanh nghiệp khác như hiện nay.

Cuối cùng, bài học từ lĩnh vực di động cho chúng ta thấy: Mất rồi sẽ rất khó lấy lại nên hãy hành động khi chúng ta còn có thể!

Page 47: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG

THẾ GIỚI

CHƯƠNG IV

Theo một báo cáo mới nhất của hãng Informa Telecoms & Media, tính tới hết quý 4/2013, công nghệ GSM vẫn đang thống trị thị trường di động thế giới với 4,4 tỷ kết nối, chiếm 66% thị phần. Số kết nối còn lại đến từ họ công nghệ truy nhập gói tốc độ cao HSPA (1,4 tỷ), họ công nghệ CDMA (484 triệu), công nghệ TD-WCDMA (192 triệu), LTE (200 triệu) và một số công nghệ khác.

Page 48: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201448

1. Tổng quan thị trường di động toàn cầuTheo báo cáo thường kỳ của hãng nghiên cứu GSMA Intelligence, tính tới hết

quý 4/2013, tổng kết nối di động toàn cầu là 6,86 tỷ, đạt mức thâm nhập kết nối/dân số 95,2%. Những con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,98 tỷ và 96,6% vào thời điểm kết thúc quý 1/2014. Trong đó tổng kết nối 3G và 4G đạt khoảng 2,38 tỷ, chiếm thị phần 34%. Nếu tính theo thuê bao thực thì thế giới có khoảng 3,44 tỷ thuê bao di động do mỗi thuê bao sử dụng trung bình 1,86 thẻ SIM. Nếu so với gần 7,1 tỷ người dân thì tỉ lệ thâm nhập thuê bao di động chỉ đạt 47,7%.

Thống kê tăng trưởng thị trường di động tại một số khu vực quý 4/2013

Tiêu chí thống kê Châu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Bắc MỹSố lượng thuê bao (Triệu) 398,6 574,9 1.817,9 576 249,7

Số lượng kết nối (Triệu) 824,9 1.082,2 3.870,2 1.034,9 375,5Kết nối trả sau (Triệu) 38,5 430 692,6 418,9 278,3

Kết nối trả trước (Triệu) 786,4 652,2 3.177,6 613,9 97,2Kết nối CDMA (Triệu) 14,4 155,6 324,8 5,5 149,1

Kết nối GSM (Triệu) 683,8 499,2 2.613,8 562,8 24Kết nối WCDMA (Triệu) 126,2 326,5 648 442,6 113,8

Số lượng kết nối mới (Triệu) 26,9 14,2 76,6 4,6 4,1

Tăng trưởng quý 3,4% 1,3% 2,0% 0,4% 1,1%Tăng trưởng năm 10,5% 2,7% 7,7% 2,1% 0,1%Mức thâm nhập di động 73,4% 110,8% 89,6% 138,8% 105,2%ARPU (USD) 6,05 23,65 8,8 16,49 47,06

Nguồn: GSMA Intelligence

Qua thống kê ở trên và theo dõi nhiều quý liên tiếp vừa qua, có thể nhận thấy sự khác biệt rõ ràng giữa xu hướng tăng trưởng kết nối giữa các khu vực trên thế giới. Theo đó, thị trường di động tại các khu vực đang phát triển và mới nổi như châu Phi và châu Á tiếp tục xu hướng tăng trưởng kết nối mạnh mẽ với tốc độ năm lần lượt là 10,5% và 7,7% trong khi tỉ lệ này tại các thị trường phát triển như châu Âu và Bắc Mỹ chỉ là 2,1% và 0,1%. Sự khác biệt còn được thể hiện ở tỉ lệ kết nối trả sau trong tổng số kết nối. Chẳng hạn, tỉ lệ này đạt mức cao nhất tại khu vực Bắc Mỹ với 74,1%, tiếp theo là châu Âu (40,5%), châu Mỹ (39,7%) trong khi châu Á chỉ đạt 17,9% nhưng dù sao cũng cao gấp gần 4 lần so với châu Phi (4,7%).

Về doanh thu, theo thống kê ở trên, Bắc Mỹ tiếp tục là khu vực có doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao/tháng (ARPU) cao nhất thế giới với 47,06 USD, cao gấp

THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG

Page 49: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 49

2 lần so với châu Mỹ (23,65 USD), cao gấp 2,9 lần so với châu Âu, cao gấp hơn 5 lần so với châu Á (8,8 USD) và cao gấp gần 8 lần so với châu Phi. Nếu so với quý 3/2013 thì chỉ số ARPU tăng nhẹ (+0,04 USD) tại châu Mỹ và châu Á (+0,1 USD) trong khi lại giảm nhẹ tại châu Phi (-0,03 USD), châu Âu (-0,55 USD) và Bắc Mỹ (-0,17 USD).

Trong khi đó, theo báo cáo của hãng Ericsson, thị trường di động thế giới có thêm 109 triệu kết nối trong quý 4/2013, nâng tổng kết nối di động toàn cầu lên khoảng 6,7 tỷ, đạt mức thâm nhập kết nối là 92%, đạt tốc độ tăng trưởng quý và năm lần lượt là 1,5% và 6%. Số thuê bao băng rộng di động tăng khoảng 150 triệu, đạt 2,1 tỷ, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Mỹ và Bangladesh là 5 quốc gia phát triển được nhiều kết nối mới nhất trên thế giới với số lượng lần lượt là 22 triệu, 21 triệu, 6 triệu, 5 triệu và 3 triệu.

Xét về thị phần theo khu vực, trong quý 4/2013, thị phần kết nối của các khu vực không thay đổi nhiều (tăng hoặc giảm nhưng không đáng kể) so với quý trước đó. Tuy nhiên, xu hướng giảm thể hiện tại hầu hết các khu vực phát triển như Đông Âu (-0,08%), Tây Âu (-0,09), Trung Đông (-0,07) trong khi xu hướng tăng lại đang tiếp tục diễn ra tại các thị trường đang phát triển và mới nổi thuộc châu Á – Thái Bình Dương (+0,18%) và châu Phi (+0,05%).

Thống kê thị phần kết nối di động quý 4/2013 theo khu vực địa lý

Nguồn: Informa Telecoms & Media

Về lưu lượng di động, theo báo cáo của hãng Ericsson, lưu lượng dữ liệu đang tiếp tục gia tăng mạnh mẽ với mức tăng trưởng quý 4/2013 và năm (Q4/2012 – Q4/2013) lần lượt là 15% và 70% trong khi lưu lượng thoại tăng chậm và không đáng kể so với nhiều quý trước đó. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lưu lượng dữ liệu có sự khác biệt khá lớn giữa các khu vực trên thế giới. Chẳng hạn, lưu lượng dữ liệu được sử dụng tại Trung Đông và châu Phi tăng 107%, Mỹ Latinh (105%), Đông Âu (99%) thì tại châu Á – Thái Bình Dương tăng 86%, Bắc Mỹ (77%) và Tây Âu (57%). Theo

Page 50: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201450

dự báo, tổng lưu lượng dữ liệu di động được sử dụng hàng tháng sẽ tăng từ 1,5 EB (Exabytes) trong năm 2013 lên 2,6 EB (2014), 4,4 EB (2015), 7 EB (2016), 10,8 EB (2017) và 15,9 EB (2018) và đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 61% giai đoạn 2013-2018.

Biểu đồ 4.1: Tăng trưởng lưu lượng di động toàn cầu giai đoạn Q3/2009-Q4/2013 (Nguồn: Ericsson)Lưu ý: Lưu lượng không bao gồm DVB-H, Wi-Fi hoặc WiMAX di động, thoại không bao gồm thoại qua giao thức

Internet (VoIP).

Theo đánh giá của các chuyên gia, lưu lượng di động đang tăng nhanh do sự xuất hiện ngày càng nhiều của điện thoại thông minh, máy tính bảng cùng khả năng kết nối các mạng tốc độ cao phủ sóng khắp nơi, sẵn sàng giúp người dùng truy cập dữ liệu, chia sẻ thông tin, chạy các ứng dụng và sử dụng các dịch vụ trực tuyến, đặc biệt là nội dung “nặng” như video. Các thị trường di động mới nổi thuộc châu Phi, Mỹ La tinh sẽ có mức tăng trưởng lưu lượng di động mạnh nhất, tiếp theo sẽ là châu Á – Thái Bình Dương. Làn sóng khai trương mạng 4G đang và sẽ tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng lưu lượng di động trên toàn cầu. Nhìn chung, các nhà khai thác mạng di động đều nhận thấy tốc độ dữ liệu nhanh là yếu tố rất quan trọng khi phát triển các hệ thống mạng mới và họ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng tốt nhu cầu dịch vụ dữ liệu di động đang gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu.

Cùng với đà tăng trưởng lưu lượng dữ liệu là sự gia tăng mạnh mẽ về doanh thu từ dịch vụ dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu di động. Điều này được thể hiện rõ nhất tại các thị trường viễn thông phát triển như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Mới đây nhất, lần đầu tiên trong lịch sử, dữ liệu di động mang về nhiều doanh thu cho nhà mạng Mỹ hơn các cuộc gọi trong quý vừa qua, đánh dấu cột mốc mới cho ngành viễn thông.

Page 51: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 51

Theo đó, doanh thu từ dịch vụ dữ liệu di động chạm mốc 90 tỷ USD trong năm 2013, chiếm hơn 50% doanh thu của các nhà mạng viễn thông Mỹ trong quý 4/2013. Theo dự báo, Mỹ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên thu về 100 tỷ USD doanh thu từ dữ liệu di động trong năm 2014, một bước tiến dài so với 1 tỷ USD vào năm 2002.

2. Tốc độ kết nối mạng di động trung bình đạt gần 1.400 Kbps trong năm 2013

Theo tính toán của hãng Cisco, tốc độ kết nối trung bình qua các mạng di động trên toàn thế giới đạt 1.387 Kbps trong năm 2013. Theo dự báo, tốc độ này có thể đạt 2.509 Kbps vào năm 2018 với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 13%.

Thống kê tốc độ kết nối trung bình qua mạng di động năm 2013 và dự báo đến năm 2018 theo chủng loại thiết bị và khu vực địa lý (Đơn vị: Kbps)

2013 2014 2015 2016 2017 2018 CAGRTốc độ toàn cầu theo chủng loại thiết bị

Trung bình 1.387 1.676 1.908 2.147 2.396 2.509 13%Điện thoại thông minh 3.983 4.864 5.504 6.132 6.756 7.044 12%Máy tính bảng 4.591 5.584 6.298 6.483 8.018 8.998 14%

Tốc độ theo khu vựcTrung Đông và Châu Phi 529 605 675 753 832 900 11%

Trung và Đông Âu 1.351 1.446 1.711 1.945 2.128 2.269 11%Mỹ La tinh 684 734 793 856 924 999 8%Tây Âu 1.585 1.735 1.946 2.183 2.452 3.003 14%Châu Á – TBD 1.327 1.492 1.617 1.728 1.863 1.992 8%Bắc Mỹ 1.728 2.010 2.304 2.620 2.988 4.549 21%

Qua bảng trên, có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt về tốc độ kết nối giữa các loại thiết bị và khu vực. Chẳng hạn, trong khi tốc độ kết nối qua điện thoại thông minh đạt 3.983 Kbps thì kết nối qua máy tính bảng đạt tốc độ 4.591 Kbps. Xét theo khu vực, Bắc Mỹ là khu vực có tốc độ kết nối cao nhất với 1.728 Kbps, theo sau là Tây Âu (1.585 Kbps), Trung và Đông Âu (1351 Kbps) và Châu Á – Thái Bình Dương (1.327 Kbps) trong khi tốc độ kết nối tại các quốc gia Mỹ La tinh chỉ đạt 684 Kbps nhưng dù sao vẫn cao hơn tốc độ của khu vực Trung Đông và Châu Phi (529 Kbps). Ngoài ra, sự khác biệt về tốc độ kết nối còn thể hiện giữa các thế hệ công nghệ di động 2G, 3G, và 4G qua biểu đồ dưới đây:

Page 52: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201452

Biểu đồ 4.2 (Nguồn: Ericsson)

Nếu những dự báo của Ericsson trở thành hiện thực thì vào năm 2018, tốc độ kết nối di động qua các mạng 4G và 3G sẽ cao hơn lần lượt là 6 lần và 2 lần so với tốc độ kết nối trung bình của tất cả các mạng.

3. Thế giới đã có 100 nhà mạng cung cấp dịch vụ Mobile HD VoiceHiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ di động toàn cầu GSA vừa xác nhận, tính

đến cuối tháng 3/2014, công nghệ thoại chất lượng cao mang tên Mobile HD Voice đã được triển khai thương mại bởi 100 nhà mạng tại 71 quốc gia. Trong đó, có 22 quốc gia có ít nhất 2 nhà khai thác Mobile HD Voice.

Về mặt kỹ thuật, Mobile HD Voice được phát triển dựa trên công nghệ băng rộng thích ứng đa tốc độ W-AMR (Adaptive Multi Rate Wideband) và được triển khai

Page 53: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 53

trong các mạng GSM, UMTS (WCDMA-HSPA) và LTE. Những lợi thế công nghệ giúp cho nhà mạng có thể cung cấp dịch vụ thoại với chất lượng cao, ngay cả trong môi trường có nhiều tiếng ồn như hội nghị, đám đông, thảm họa và do đó nâng cao trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, Mobile HD Voice còn giúp nhà mạng tạo ra sự khác biệt lớn so với chất lượng hội thoại trong một cuộc gọi thông thường và có thể phát triển mảng kinh doanh phụ thuộc vào thoại như các call center, các dịch vụ ứng cứu thông tin và các dịch vụ khẩn cấp. Trong 10 năm qua, HD Voice được đánh giá là tiến bộ to lớn nhất về thoại trên các mạng di động.

Biểu đồ 4.3: Thống kê số lượng nhà mạng cung cấp dịch vụ Mobile HD Voice

Trong tổng số 100 nhà khai thác kể trên, số nhà khai thác đang cung cấp dịch vụ Mobile HD Voice trên mạng 3G/HSPA, GSM và LTE lần lượt là 89, 8 và 3 nhà mạng. Ngay trong quý 1/2014, có 8 nhà mạng kích hoạt dịch vụ này. Mới đây nhất, Mobile HD Voice được giới thiệu lần đầu tiên tới những người dùng di động tại Morocco, Oman và Thụy Điển. Về thiết bị, đã có 19 nhà cung cấp giới thiệu ra thị trường tổng cộng 329 mẫu điện thoại hỗ trợ Mobile HD Voice, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2013.

Người dùng điện thoại đang có xu hướng nhắn tin và gửi email nhiều hơn. Vì vậy, tỉ lệ gọi điện cũng ít đi và vấn đề về chất lượng âm thanh cuộc gọi “dường như” đang bị các nhà mạng “lãng quên”. Tuy nhiên, sự có mặt của 100 nhà khai thác Mobile HD Voice là bằng chứng sống động nhất cho thấy các nhà mạng rất quan tâm đến việc nâng chất lượng cuộc gọi lên một tầm cao mới.

Page 54: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201454

4.Công nghệ HSPA đang trên đà chiếm ngôi thống trị của GSMTheo một báo cáo mới nhất của hãng Informa Telecoms & Media, tính tới hết

quý 4/2013, công nghệ GSM vẫn đang thống trị thị trường di động thế giới với 4,4 tỷ kết nối, chiếm 66% thị phần. Số kết nối còn lại đến từ họ công nghệ truy nhập gói tốc độ cao HSPA (1,4 tỷ), họ công nghệ CDMA (484 triệu), công nghệ TD-WCDMA (192 triệu), LTE (200 triệu) và một số công nghệ khác. Tuy nhiên, theo xu hướng chung toàn cầu, số lượng kết nối cũng như thị phần công nghệ của GSM giảm dần trong nhiều quý liên tiếp vừa qua và được dự báo chỉ còn chiếm 22% tương đương 1,8 tỷ kết nối di động vào năm 2018. Thay vào đó, thị phần của HSPA được dự báo sẽ tăng lên 51% với khoảng 4,2 tỷ kết nối vào năm 2018. Trong một năm qua (Q4/2012-Q4/2013), công nghệ GSM bị giảm 72 triệu kết nối trong khi công nghệ HSPA có thêm 279 triệu kết nối với tốc độ tăng trưởng năm đạt 23%.

Biểu đồ 4.4: Thống kê số lượng nhà mạng cung cấp dịch vụ Mobile HD VoiceThống kê số lượng và thị phần kết nối di động theo công nghệ Q4/2013

và dự báo Q4/2018 (Nguồn: Informa Telecoms & Media)

Về mặt kỹ thuật, HSPA gồm có hai giao thức băng rộng di động, gọi là HSDPA (High-Speed Downlink Packet Access: Truy cập gói đường xuống tốc độ cao) và HSUPA (High-Speed Uplink Packet Access: Truy cập gói đường lên tốc độ cao), vận hành trên các thiết bị 3G. Tính đến thời điểm hiện tại, công nghệ HSPA đã được triển khai và cam kết triển khai bởi tổng cộng 581 nhà mạng tại 211 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong đó có 547 nhà mạng đang cung cấp dịch vụ HSPA thương mại tại 205 quốc gia. Ngoài ra, công nghệ HSPA còn được hỗ trợ bởi 100% nhà mạng đang cung cấp dịch vụ WCDMA. Điều này khẳng định HSPA sẽ tiếp tục là công nghệ băng rộng di động chủ đạo trong năm 2014 và 5 năm tới. Tuy nhiên, với đà phát triển, tiến bộ và thay thế công nghệ, rất có thể HSPA sẽ bị bắt kịp bởi các công nghệ 4G trong đó có LTE vào khoảng những năm sau năm 2018.

Page 55: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 55

Biểu đồ 4.5: Thống kê số lượng nhà mạng cung cấp dịch vụ Mobile HD Voicedự báo xu hướng tăng trưởng kết nối của 3G HSPA và 4G LTE (Nguồn: Informa Telecoms & Media)

Sự chiếm lĩnh lẫn nhau giữa các thế hệ công nghệ di động được coi là một xu hướng tất yếu bởi lẽ cùng với sự phát triển của công nghệ thì GSM ngày một lộ ra nhiều yếu điểm như: chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin thoại, dịch vụ bản tin ngắn với tốc độ thấp, sự hạn chế về dung lượng phục vụ…. Trong khi đó số lượng kết nối không ngừng tăng lên, yêu cầu tốc độ ngày càng cao của khách hàng và đặc biệt là nhu cầu sử dụng các ứng dụng đa phương tiện như: Điện hoại thấy hình, Video trực tuyến, E-mail, truy cập Web…. đòi hỏi tốc độ truyền số liệu phải cao và băng thông lớn.

Page 56: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201456

THỊ TRƯỜNG THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI1. Doanh số thiết bị toàn cầu có thể đạt 2,5 tỷ máy trong năm 2014

Theo dự báo của hãng Garner, số lượng thiết bị (bao gồm PC truyền thống, ultramobile, máy tính bảng và điện thoại di động) được bán ra trên toàn thế giới có thể đạt 2,5 tỷ máy trong năm 2014, tăng 7,6% so với năm 2013. Trong đó, doanh số ultramobile và máy tính bảng có thể tăng 54% nhưng thị trường PC truyền thống sẽ tiếp tục suy giảm với tỉ lệ khoảng 7%.

Thống kê doanh số thiết bị toàn cầu năm 2012, 2013 và dự báo năm 2014, 2015 (Đơn vị: Nghìn máy)

Loại thiết bị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015PC 341.273 299.342 277.939 268.491

Máy tính bảng 119.529 179.531 263.450 324.565Điện thoại di động 1.746.177 1.804.334 1.893.425 1.964.788

Khác 9.344 17.195 39.636 63.835Hệ điều hành

Android 503.690 877.885 1.102.572 1.254.367Windows 346.272 327.956 359.855 422.726

iOS/Mac OS 213.690 266.769 344.206 397.234RIM 34.581 24.019 15.416 10.597

Chrome 185 1.841 4.793 8.000Khác 1.117.905 801.932 647.572 528.755

Tổng cộng 2.216.322 2.300.402 2.474.414 2.621.678

Nguồn: Garner

Trong năm 2013, doanh số điện thoại di động đạt hơn 1,8 tỷ máy, tiếp tục chiếm thị phần áp đảo với tỉ lệ 78,4%. Trong đó, số lượng điện thoại thông minh được bán ra đạt khoảng 1 tỷ máy, chiếm thị phần gần 60%, tăng khoảng 15% so với hồi quý 4/2012. Doanh số điện thoại di động được dự báo tiếp tục gia tăng trong năm 2014 và 2015. Trái lại, doanh số PC truyền thống trong năm 2013 chỉ đạt gần 300 triệu máy, giảm gần 42 triệu máy so với năm 2012 và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2014.

Xét theo hệ điều hành, trong năm 2013, Android tiếp tục là hệ điều hành thống trị thị trường thiết bị với doanh số đạt gần 878 triệu máy, chiếm thị phần 38%. Theo sau là các hệ điều hành Windows, iOS/Mac OS và RIM. Doanh số của Android được dự báo sẽ vượt mốc 1 tỷ máy trong năm 2014. Đặc biệt, tuy còn rất khiêm tốn về doanh số (hơn 1,8 triệu máy) nhưng hệ điều hành Chrome lại đạt tốc độ tăng trưởng tới hơn 995% trong năm 2013 và được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ này trong năm 2014.

Xét riêng về thị trường thiết bị di động, doanh số điện thoại di động không phải

Page 57: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 57

là điện thoại thông minh (Non-Smartphones) luôn duy trì ở mức cao ổn định trong 2 năm qua và được dự báo không thay đổi trong năm 2014 và 3 năm tiếp theo. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nóng của thị trường Smartphones và M2M sẽ khiến cho thị phần của Non-Smartphones bị giảm đáng kể và có thể chỉ còn chiếm 50,3% vào năm 2017. Thay vào đó, thị phần của Smartphones và M2M có thể tăng lên lần lượt là 27,4% và 16,5% vào năm 2017.

Biểu đồ 4.6: Thống kê số lượng nhà mạng cung cấp dịch vụ Mobile HD Voicethống kê doanh số và thị phần thiết bị di động toàn cầu năm 2012, 2013 và dự báo đến năm 2017

2. Doanh số điện thoại di động hỗ trợ thanh toán NFC có thể đạt 416 triệu chiếc trong năm 2014

Theo thông tin từ hãng IHS Technology, doanh số điện thoại di động hỗ trợ công nghệ giao tiếp trường gần NFC (Near Field Communication) dự báo sẽ tăng gấp 4 lần trong giai đoạn 2013-2018 và có thể đạt 1,2 tỷ máy vào năm 2018.

Thị trường điện thoại di động hỗ trợ NFC toàn cầu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm 2013 khi doanh số bán ra đạt 275 triệu chiếc, tăng 128% so với 120 triệu chiếc vào năm 2012. Ước tính, thị trường này sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hơn 50% và có thể đạt 416 triệu chiếc trong năm 2014. Ước tính chung cho giai đoạn 2013-2018, doanh số của thị trường này sẽ đạt mức tăng ấn tượng là 325%.

Tính theo hệ điều hành, điện thoại thông minh Android thống trị thị trường NFC khi doanh số chiếm tới 93% tương đương 254 triệu chiếc trong năm 2013. IHS dự đoán, doanh số điện thoại thông minh Android hỗ trợ NFC có thể đạt 844 triệu chiếc vào năm 2018 nhưng thị phần sẽ bị giảm đáng kể và có thể chỉ còn chiếm 75% do ngày càng có thêm nhiều hãng khác cùng tham gia cạnh tranh.

Trong năm 2013, công nghệ hỗ trợ thanh toán qua di động NFC mới chỉ được tích hợp vào 18,2% trong tổng số 1,5 tỷ điện thoại di động được bán ra trên toàn thế giới. Với đà hỗ trợ tích cực như hiện nay, tỉ lệ này được dự báo sẽ tăng lên thành 64% vào năm 2018.

Page 58: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201458

Biểu đồ 4.7: Thống kê số lượng nhà mạng cung cấp dịch vụ Mobile HD Voice tăng trưởng doanh số điện thoại di động hỗ trợ NFC toàn cầu năm 2013

và dự báo đến năm 2018 (Đơn vị: Triệu chiếc)

Một chuyên gia phân tích thị trường tại IHS cho biết “phần lớn các nhà sản xuất điện thoại thông minh trên thế giới đang tích cực ứng dụng công nghệ thanh toán NFC vào các sản phẩm của họ như là một tiêu chuẩn bắt buộc. Trong khi đó, người tiêu dùng cũng ngày càng nhận thức được những lợi ích của thanh toán qua di động. Đây chính là những động lực to lớn giúp thị trường điện thoại di động hỗ trợ NFC vượt qua một số rào cản vốn tồn tại khá lâu như sự thiếu vắng của các ứng dụng và dịch vụ hấp dẫn, sự chậm chạp trong việc tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết.”

Ngay trong năm 2014 này, một thách thức lớn đối với thị trường NFC là việc phải phát triển các ứng dụng và dịch vụ có khả năng đáp ứng những đòi hỏi khắt khe cả về tiêu chí kỹ thuật từ phía nhà sản xuất và tính tiện ích từ người tiêu dùng. Nếu đáp ứng được điều này, công nghệ NFC sẽ có nhiều hơn các cơ hội xuất hiện tại các thị trường đang phát triển và mới nổi. Ngoài ra, tốc độ triển khai các hệ thống thanh toán qua di động hiện còn chậm, trở thành một thách thức lớn khác mà toàn thị trường NFC cần phải giải quyết trong năm nay.

Về giải pháp tích hợp NFC vào điện thoại di động, trong năm 2013, phương pháp tích hợp phổ biến nhất là nhúng trực tiếp một thiết bị modem độc lập vào thiết bị cầm tay. Phương pháp này chiếm tới 90% tương đương 267 triệu chiếc trong tổng số modem NFC đã được bán ra trong năm 2013.

Tuy nhiên, trong những năm tới, tình hình sẽ thay đổi nhiều khi có sự tham gia của các giải pháp tích hợp khác trong đó có giải pháp mạch tích hợp (IC). Mặc dù mới ở giai đoạn đầu nhưng trong năm 2013, doanh số điện thoại di động hỗ trợ NFC thông qua tích hợp IC đã đạt 17,2 triệu chiếc. IHS dự báo mức doanh số này có thể đạt 603 triệu chiếc vào năm 2018, chiếm thị phần 50% vào năm 2018.

Page 59: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 59

THỊ TRƯỜNG INTERNET - BĂNG RỘNG1. 35% dân số thế giới sử dụng Internet

Theo số liệu thống kê trong báo cáo Social, Digital & Mobile Worldwide của hãng We Are Social, tính đến tháng 1/2014, thế giới đã có gần 2,5 tỷ người dùng Internet (chính xác là 2.484.915.152), tăng khoảng 150 triệu so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu so với gần 7,1 tỷ người dân trên toàn thế giới thì mức thâm nhập Internet đạt 35%. Trong đó, khu vực Đông Á có nhiều người dùng Internet nhất (756 triệu), theo sau là các khu vực Tây Âu (326 triệu), Bắc Mỹ (284 triệu), châu Phi (205 triệu), Nam Mỹ (193 triệu), Nam Á (188 triệu). Về mức thâm nhập, Bắc Mỹ là khu vực có mức thâm nhập cao nhất thế giới (81%), theo sau là Tây Âu (78%), châu Đại Dương (63%), Trung và Đông Âu (54%) và Đông Á (48%) trong khi mức thâm nhập tại các quốc gia Nam Á còn rất thấp (12%), châu Phi (18%) và Đông Nam Á (25%), thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của thế giới.

Thống kê số lượng người dùng Internet và mạng xã hội toàn cầu, 1/2014

Khu vực Dân số (Triệu)

Internet (Triệu)

Thị phần

Thâm nhập

Mạng xã hội (Triệu)

Thị phần

Thâm nhập

Bắc Mỹ 351,3 284,1 11% 81% 197 11% 56%Trung Mỹ 195,1 66 3% 34% 66,9 4% 34%Nam Mỹ 408,1 193,7 8% 47% 179,2 10% 44%Tây Âu 416,7 326,2 13% 78% 185 10% 44%T r u n g -Đông Âu 323,4 174,7 7% 54% 106,4 6% 33%

T r u n g Đông 279,2 102,3 4% 37% 66,9 4% 24%

Châu Phi 1.125,7 205,2 8% 18% 79,9 4% 7%Trung Á 113,2 32,4 1% 29% 5,7 1% 5%Nam Á 1.630,9 188,3 8% 12% 112,7 6% 7%Đông Á 1.584,8 756,1 30% 48% 678,7 37% 43%Đông Nam Á 630,5 155,2 6% 25% 162 9% 26%

Châu Đại Dương 36,4 23 1% 63% 16,2 1% 44%

T ổ n g cộng 7.095 2.484 100% 35% 1.856 100% 26%

Nguồn: We Are Social

Báo cáo còn cho biết số lượng người dùng mạng xã hội trên toàn cầu đạt hơn 1,8 tỷ, tăng hơn 135 triệu trong 12 tháng qua và đạt mức thâm nhập/dân số là 26%. Với lợi thế dân số đông cùng với những nỗ lực phát triển hạ tầng mạng, Đông Á tiếp tục là thị trường mạng xã hội lớn nhất thế giới với 678,7 triệu người dùng, đạt mức

Page 60: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201460

thâm nhập 43% và chiếm 37% thị phần người dùng mạng xã hội trên thế giới. Trong khi đó, Bắc Mỹ là khu vực có mức thâm nhập mạng xã hội cao nhất với tỉ lệ 56%. Kết quả này phản ánh mức độ phát triển cao của nền kinh tế cũng như sự quan tâm đầu tư thích đáng từ phía chính phủ và khả năng chấp nhận sử dụng dịch vụ từ phía người dùng. Ngược lại, do những hạn chế về điều kiện kinh tế và hạ tầng mạng mà chỉ có 5 đến 7% người dân châu Phi, Trung và Nam Á được tiếp cận tới các dịch vụ mạng xã hội.

Toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) có tổng cộng gần 1,3 tỷ người dùng Internet (chính xác là 1.255.745.291), chiếm thị phần 47,5%. Nếu so với gần 3,9 tỷ dân thì mức thâm nhập Internet của khu vực này đạt 32%, thấp hơn 3% so với mức trung bình của thế giới. Top 5 quốc gia có mức thâm nhập Internet cao nhất khu vực lần lượt thuộc về New Zealand (89%), Hàn Quốc (84%), Australia (81%), Nhật Bản (79%), Đài Loan (76%) trong khi tỉ lệ này đạt rất thấp tại một số quốc gia như Pakistan (10%), Cam pu chia (5%), Papua New Guinea (2%), Myanmar và Timor-Leste cùng 1%, thậm chí Triều Tiên, một quốc gia đang chìm trong các căng thẳng quân sự, gần như cô lập hoàn toàn với phần còn lại của thế giới khi chưa có một cư dân mạng nào. Trong khi đó top 5 quốc gia có nhiều người dùng Internet nhất khu vực APAC lại thuộc về Trung Quốc (591 triệu), Ấn Độ (213 triệu), Nhật Bản (101 triệu), Indonesia (73 triệu), Philippines (38 triệu). Tuy nhiên, 2 quốc gia có tên trong top 5 này là nhờ vào lợi thế dân số đông còn trên thực tế mức thâm nhập đạt rất thấp, chỉ là 17% tại Ấn Độ và 29% tại Indonesia.

Xét về nền tảng mạng xã hội, Facebook đang dẫn đầu với gần 1,2 tỷ người dùng, theo sau là các nền tảng Qzone (632 triệu), Google+ (300 triệu), Linkedin (259 triệu), Twitter (232 triệu), Tumblr (230 triệu) và Tencent Weibo (220 triệu). Theo thông tin từ hãng Facebook, hàng tháng có gần ¾ (26,5%) trong tổng số gần 1,2 tỷ người dùng di động truy cập mạng xã hội này thông qua các thiết bị di động.

2. 4G LTE đã được thương mại hóa tại 101 quốc giaTheo thống kê mới nhất của Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ di động toàn

cầu GSA, tính đến hết quý 1/2014, công nghệ băng rộng di động 4G LTE đã được 482 nhà mạng cam kết triển khai tại 147 quốc gia, trong đó đã có 279 mạng thương mại tại 101 quốc gia. Ngoài ra, còn có thêm 54 nhà mạng đang tiến hành các công việc ở giai đoạn tiền cam kết thử nghiệm tại 10 quốc gia khác. Như vậy, thế giới có tổng số 536 nhà mạng đang đầu tư vào LTE tại 157 quốc gia. Trong tổng số 279 mạng thương mại đã bao gồm 7 mạng LTE-Advanced tại 5 quốc gia, 32 mạng LTE TDD tại 21 quốc gia, 1 mạng AXGP, 6 mạng VoLTE, 21 mạng LTE Category 4. Dự báo số mạng LTE thương mại sẽ đạt trên 350 mạng vào cuối năm 2014, 375 mạng vào năm 2015 và 425 mạng vào năm 2016.

Về số lượng thuê bao, theo thống kê mới nhất của hãng Informa Telecoms &

Page 61: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 61

Media, tổng số thuê bao LTE trên toàn thế giới đã cán mốc 200 triệu trong tháng 12/2013, chiếm 2,95% trong tổng số 6,8 tỷ kết nối di động toàn cầu. Dự báo, thuê bao LTE sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2013-2019 là 43,6% để đạt 2 tỷ thuê bao vào năm 2019. Trong năm 2013, thị trường LTE toàn cầu phát triển được tổng cộng 125 triệu thuê bao mới, trong đó có tới hơn 40 triệu thuê bao trong 3 tháng cuối năm.

Biểu đồ 4.8: Thống kê số lượng nhà mạng cung cấp dịch vụ Mobile HD Voice thống kê số lượng thuê bao LTE toàn cầu giai đoạn quý 4/2011-quý 4/2013 (Nguồn: Informa Telecoms & Media)

Xét theo khu vực, Bắc Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường LTE lớn nhất thế giới với 100 triệu thuê bao, chiếm thị phần 50%. Chỉ riêng trong 3 tháng cuối năm 2013, Bắc Mỹ có thêm 22 triệu thuê bao LTE mới. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương theo sau với gần 78 triệu thuê bao, chiếm thị phần 39%. Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn là 2 thị trường LTE lớn nhất và sôi động nhất trong khu vực này. Chính phủ Hàn Quốc vừa công bố, tổng số thuê bao LTE tại quốc gia này chính thức vượt mốc 30 triệu vào cuối tháng 2/2014.

Biểu đồ 4.9: Thống kê số lượng nhà mạng cung cấp dịch vụ Mobile HD Voicephân bổ thuê bao LTE theo khu vực địa lý quý 4/2013 (Nguồn: Informa Telecoms & Media)

Về số lượng thiết bị LTE, theo số liệu thống kê từ GSA, tính đến tháng 3/2014 đã có 154 nhà sản xuất tung ra thị trường tổng cộng 1.563 thiết bị hỗ trợ người dùng

Page 62: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201462

LTE, tăng 323 thiết bị so với thống kê hồi tháng 11/2013 và tăng 742 thiết bị trong 12 tháng qua, số nhà sản xuất tăng 58% cùng thời kỳ. Điện thoại thông minh LTE tiếp tục áp đảo trên thị trường thiết bị LTE với 636 mẫu, tăng 181 mẫu, chiếm thị phần hơn 40%. Tiếp theo là thiết bị định tuyến (454 mẫu), Dongle (178 mẫu), Module (117 mẫu), máy tính bảng (132 mẫu), Notebook (31 mẫu).

Biểu đồ 4.10: Thống kê số lượng nhà mạng cung cấp dịch vụ Mobile HD VoiceThống kê thiết bị người dùng hỗ trợ công nghệ LTE, tháng 3/2014 (Nguồn: GSA)

Về doanh thu, mặc dù chưa có thống kê cụ thể nhưng điều chắc chắn là công nghệ LTE đang trở thành động lực thúc đẩy chỉ số doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao (ARPU). Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu sử dụng dữ liệu di động tốc độ cao, nhiều nhà khai thác mạng LTE đã cam kết ứng dụng công nghệ tập hợp sóng mang (Carrier Aggregation – CA). Đây cũng là một giải pháp để nâng cấp mạng LTE lên LTE-Advanced. Theo dự báo, đến năm 2019, thị trường LTE-Advanced toàn cầu có thể có 750 triệu thuê bao, chiếm 37,3% trong tổng thuê bao LTE. Ngoài ra, để bù đắp cho sự sụt giảm doanh thu từ dịch vụ thoại truyền thống, nhiều nhà khai thác đang gấp rút thương mại hóa, triển khai hoặc thử nghiệm dịch vụ thoại qua mạng LTE (VoLTE). Theo dự báo, thuê bao VoLTE sẽ vượt mốc 1 tỷ vào năm 2019, trong đó, 34,2% thuê bao đến từ châu Á – Thái Bình Dương và 27% đến từ Bắc Mỹ.

Page 63: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 63

6,86 tỷ là tổng số kết nối di động toàn cầu tính đến hết quý 4/2013

1,473 tỷ là số lượng kết nối đang hoạt động trên các hệ thống đa truy cập phân chia theo mã băng rộng WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access), bao gồm cả HSPA

4,4 tỷ là số lượng kết nối di động đang hoạt động trên các hệ thống GSM

1,4 tỷ số lượng kết nối di động đang hoạt động trên các hệ thống HSPA

3,44 tỷ là tổng số thuê bao di động thực toàn cầu tính đến hết quý 4/2013

95,2% là tỉ lệ thâm nhập kết nối di động trung bình toàn cầu tính đến hết quý 4/2013

200,1 triệu là tổng số thuê bao LTE trên toàn thế giới tính đến hết quý 4/2013

6,091 tỷ là số kết nối được thực hiện trên các mạng di động thuộc họ công nghệ 3GPP (GSM/EDGE, WCDMA-HSPA/HSPA+ and LTE), chiếm 89,8,% thị phần kết nối theo công nghệ di động toàn cầu

581 là số nhà mạng cam kết triển khai mạng truy cập gói tốc độ cao HSPA (High-Speed Packet Access) tại 211 quốc gia

547 là số mạng HSPA cung cấp dịch vụ thương mại tại 205 quốc gia.

100% là tỉ lệ nhà khai thác mạng đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng WCDMA

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI QUA CÁC CON SỐ

Page 64: Bcvtvn q1 2014

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI

BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201464

(Wideband Code Division Multiple Access) trên toàn cầu cũng triển khai mạng HSPA

363 là số mạng HSPA+ đang cung cấp dịch vụ thương mại tại 157 quốc gia (mạng nâng cấp từ HSPA, nhằm cung cấp băng rộng di động lên đến 28 Mbps và tăng dung lượng mạng mà không cần có băng tần mới)

159 là số mạng DC-HSPA+ (Dual Cell HSPA+) được khai trương thương mại tại 83 quốc gia.

80 là số nhà khai thác triển khai mạng UMTS900 thương mại trong băng tần 900 MHz tại 53 quốc gia

100 là số nhà mạng cung cấp dịch vụ thoại chất lượng cao sử dụng công nghệ giải mã thích ứng băng rộng đa tốc độ - Mobile HD Voice (W-AMR) tại 71 quốc gia.

329 là số mẫu điện thoại có khả năng hỗ trợ dịch vụ HD Voice (W-AMR) được công bố bởi 19 nhà cung cấp

1130 là số mẫu thiết bị hỗ trợ cả 2 mạng LTE và HSPA (Dual-mode LTE-HSPA), bao gồm cả 570 mẫu thiết bị LTE hỗ trợ mạng 42 Mbps DC-HSPA+

1.563 là tổng số mẫu thiết bị LTE được giới thiệu bởi 154 nhà sản xuất

482 là số cam kết triển khai mạng LTE trên toàn cầu tính đến ngày 31/03/2014 tại 147 quốc gia

279 là số mạng LTE đã chính thức cung cấp dịch vụ thương mại tại 101 quốc gia

536 là số nhà mạng trên thế giới đã và đang đầu tư cho LTE tại 157 quốc gia

32 là số mạng LTE TDD (TD-LTE) đã chính thức cung cấp dịch vụ thương mại tại 21 quốc gia

13 là số nhà mạng sử dụng cả 2 chuẩn FDD và TDD

120 là số mạng LTE được triển khai thương mại trên băng tần 1800 MHz (3GPP band 3) tại 63 quốc gia

350 là số mạng LTE được GSA dự báo sẽ chính thức cung cấp dịch vụ thương mại vào cuối năm 2014

1800 MHz là băng tần được sử dụng nhiều nhất cho triển khai LTE trên toàn cầu

LTE1800 chiếm trên 43% trong tổng số mạng LTE thương mại

57 là số mẫu điện thoại LTE có khả năng hỗ trợ dịch vụ thoại qua mạng LTE (VoLTE)

387 là số mẫu thiết bị hỗ trợ chuẩn LTE TDD…

Nguồn: gsacom.com