79
Bài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM TS Đặng Dũng Chí & TS Hoàng Văn Nghĩa TỔNG QUAN BÀI HỌC MỤC ĐÍCH Giúp ĐBDC nắm được mối quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối với việc bảo vệ QTE gắn liền với bảo vệ QPN và BĐG; Giúp ĐBDC hiểu rõ nội dung, nguyên tắc và cơ chế bảo đảm QTE từ góc độ BĐG trong hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia, từ đó vận dụng hiệu quả vào hoạt động thực tiễn của mình; Cung cấp cho ĐBDC những nội dung cơ bản về thực tiễn bảo đảm QTE từ góc độ BĐG ở một số quốc gia trên thế giới. YÊU CẦU Học viên sẽ thảo luận những vấn đề sau: 1. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, các quốc gia trong việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền phụ nữ, quyền trẻ em và bình đẳng giới. 2.Vận dụng và lồng ghép cách tiếp cận dựa trên quyền con người và tiếp cận giới (bình 55

Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

Bài 2

PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VIỆC

THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM

TS Đặng Dũng Chí & TS Hoàng Văn Nghĩa

TỔNG QUAN BÀI HỌC

MỤC ĐÍCH Giúp ĐBDC nắm được mối quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc

tế đối với việc bảo vệ QTE gắn liền với bảo vệ QPN và BĐG; Giúp ĐBDC hiểu rõ nội dung, nguyên tắc và cơ chế bảo đảm

QTE từ góc độ BĐG trong hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia, từ đó vận dụng hiệu quả vào hoạt động thực tiễn của mình;

Cung cấp cho ĐBDC những nội dung cơ bản về thực tiễn bảo đảm QTE từ góc độ BĐG ở một số quốc gia trên thế giới.

YÊU CẦU

Học viên sẽ thảo luận những vấn đề sau:1. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, các quốc gia trong việc tôn

trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền phụ nữ, quyền trẻ em và bình đẳng giới.

2. Vận dụng và lồng ghép cách tiếp cận dựa trên quyền con người và tiếp cận giới (bình đẳng giới) vào trong xây dựng chính sách, pháp luật và thực thi ở phạm vi quốc gia và địa phương.

3. Các chuẩn mực của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em, BĐG và quyền phụ nữ cần phải được nội luật hóa và tôn trọng, thực thi.

4. Bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em không thể tách rời việc bảo vệ và thúc đẩy bình đẳng giới và quyền phụ nữ.

5. Tăng cường thẩm quyền, vai trò, trách nhiệm của Nhà nước (với tính cách là chủ thể nghĩa vụ chính), đặc biệt của các cấp chính quyền và cơ quan dân cử trong việc tôn trọng, bảo vệ, thực thi và giám sát QTE từ góc độ BĐG.

NỘI DUNG CƠ BẢN

55

Page 2: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

I. Mối quan tâm của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ phụ nữ và TE.

II. Pháp luật quốc tế về QTE nhìn từ cách tiếp cận giới.

III. Kinh nghiệm quốc tế về bảo đảm và thực thi QTE từ cách tiếp cận giới.

IV. Ý nghĩa đối với Việt Nam

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1 (xem phụ lục 1, bài 2 của Tập II- Tài liệu giảng) THỰC HIỆN

GỢI Ý NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. MỐI QUAN TÂM CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ TRONG VIỆC BẢO VỆ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TỪ GÓC ĐỘ BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. Mối quan tâm của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ phụ nữ, TE và BĐG

1.1. Phụ nữ, TE và TE gái với tư cách là đối tượng dễ bị tổn thương

Bảo vệ và thúc đẩy QCN nói chung và quyền của những nhóm đặc biệt, dễ bị tổn thương nói riêng (trong đó có TE) là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của LHQ và cộng đồng quốc tế. Ngay từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, vấn đề TE là nạn nhân của tình trạng bóc lột sức lao động, chiến tranh, xung đột vũ trang, nội chiến cùng với thực tiễn suy dinh dưỡng, tử vong do bệnh tật và nghèo đói, thiếu hụt việc tiếp cận nguồn nước, vệ sinh, y tế, và điều kiện vật chất, tinh thần nói chung, đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

1.2. Phụ nữ, TE và TE gái: nạn nhân của tình trạng xâm hại quyền

Thực tiễn chà đạp các QTE, QPN và bất BĐG càng gia tăng và trở nên trầm trọng trong cuộc thế chiến thứ hai, thậm chí kéo dài cho đến những năm 80 của thế kỷ XX. Cộng đồng quốc tế đã dóng chuông cảnh báo về tình trạng xâm hại một cách hệ thống đến quyền và lợi ích của TE, phụ nữ, sự BĐG trên quy mô toàn cầu.

Sự BĐG là căn nguyên sâu xa của tình trạng bạo hành đối với phụ nữ

56

Page 3: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

và TE, sự tước bỏ quyền được sống của TE gái, sự thờ ơ, vô trách nhiệm và thiếu tôn trọng đến sự sống còn và phát triển của TE nói chung cũng như TE gái nói riêng,… Thực trạng nhức nhối ấy diễn ra phổ biến ở mọi nền văn hóa, mọi khu vực và quốc gia trên toàn thế giới. Chỉ có bằng những nỗ lực chung, bền bỉ và đấu tranh không khoan nhượng với những thách thức cố hữu cản trở việc tôn trọng và thúc đẩy quyền của TE, phụ nữ và BĐG, cộng đồng quốc tế mới có thể góp phần hoàn thành sứ mệnh cao cả là tôn trọng và thúc đẩy QCN, tiến bộ xã hội và phát triển bền vững nói chung. Các quốc gia, khu vực đơn lẻ sẽ không thể bảo vệ và thực thi tốt việc tôn trọng và thúc đẩy QCN nếu thiếu vắng vai trò phối hợp chung và hợp tác chặt chẽ của cộng đồng quốc tế.

1.3. Phụ nữ và TE: nạn nhân kép của các thảm họa tự nhiên và xã hội

Phụ nữ và TE, đặc biệt là TE gái, luôn thuộc những nhóm dễ bị tổn thương nhất và là nạn nhân kép của các thảm họa tự nhiên, khủng hoảng nhân đạo, chiến tranh, nội chiến, bệnh tật, bóc lột sức lao động và tình dục,…

Chính những yếu tố cơ bản này đã xác lập một trong những mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là của LHQ, trong việc xây dựng, thực thi và giám sát hệ thống chính sách và pháp luật quốc tế liên quan đến việc bảo vệ và thúc đẩy QTE, QPN, BĐG.

1.4. Bảo đảm bình đẳng giữa TE trai và TE gái là nền tảng của BĐG

Mối liên hệ mật thiết giữa BĐG với bảo vệ QTE và QPN là hết sức khăng khít. Vì vậy, bảo đảm bình đẳng giữa TE trai và TE gái là nền tảng của BĐG. Thực tiễn bảo đảm QPN, QTE không thể hiện thực hóa một khi sự bất BĐG đã và đang là căn nguyên sâu xa của việc thụ hưởng các QCN cơ bản, như quyền được sống, quyền về sức khỏe, quyền giáo dục và quyền phát triển của TE (nhất là TE gái) và phụ nữ. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thông qua các văn kiện QCN cơ bản, nhất là CRC và CEDAW (đến nay đã có 165 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ gia cam kết thực thi các chuẩn mực được nêu trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR); 160 đối với Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (ICESCR);

57

Page 4: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

193 đối với CRC và gần 186 đối với CEDAW,…)1. Tuy nhiên, việc thực thi và bảo đảm hiệu quả còn những khoảng cách nhất định do còn nhiều hạn chế, rào cản về khung khổ pháp luật và chính sách; cơ chế giám sát, thực thi; trình độ phát triển kinh tế-xã hội và văn hoá; trình độ nhận thức của xã hội và người dân...Ví dụ, quyền về sức khoẻ, quyền giáo dục và quyền tham gia của TE, phụ nữ ở những quốc gia đang phát triển được đảm bảo kém hơn ở các quốc gia phát triển: 98% trẻ tàn tật không được đi học; không có cơ hội giao tiếp xã hội hàng ngày mà các em được hưởng; do tình trạng suy dinh dưỡng và vệ sinh kém mà 100 triệu người bị các dạng tàn phế có thể dự phòng được2; 70% nạn mù loà ở TE và 50% suy giảm thính lực ở châu Phi và châu Á có thể dự phòng và chữa trị được; 11.4 triệu TE không được đến trường ở khu vực Đông và Nam Phi. Thêm vào đó, mỗi năm có tới trên 10 triệu phụ nữ bị tử vong do hậu quả liên quan đến thai nghén, chấn thương, nhiễm trùng và tàn phế3. Tỷ lệ tử vong của bà mẹ trên 100,000 người sau khi sinh trên thế giới là 430, Cận Sahara là 940. Hơn 40% phụ nữ tuổi từ 15-49 ở châu Phi bị cắt bỏ âm vật do hủ tục; hơn 30% phụ nữ ở các quốc gia đang phát triển không được tiếp cận với những nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của mình; 57 quốc gia (36 ở Cận Sahara) với chưa đầy 2.28 cán bộ y tế trên 1.000 dân. Ở các quốc gia nghèo, chỉ có 10 giường bệnh trên 10,000 dân4,…Rõ ràng sự bất BĐG đã hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát chính sách, pháp luật và các chương trình xã hội, cũng như trong việc bị hạn chế đối với khả năng tiếp cận nguồn lực kinh tế-xã hội và hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục và đời sống chính trị nói chung. Cùng với sự nhận thức hạn chế của xã hội về vai trò của BĐG, sự yếu kém của hệ thống pháp luật, điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng và nạn tham nhũng, cửa quyền và mất dân chủ đã ngày càng làm trầm trọng thêm tỷ lệ chết yểu của TE và bà mẹ, tỷ lệ TE gái bị tước đi quyền được sống, bị xâm phạm sức

1 Tính đến ngày 12 tháng 5 năm 2010, http://treaties.un.org/Pages/Treaties.aspx?id=4&subid=A&lang=en2 World Health Organisation, 25 Questions and Answers on health and Human Rights, Health and Human

Rights Publication Series, Issue 1, July 2002. 3 UNICEF, Annual Report, 2008; http://www.unicef.org 4 UNICEF, Tình trạng Trẻ em trên Thế giới: Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, 2009, bản tiếng Anh.

http://www.unicef.org

58

Page 5: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

lao động, tình dục và nạn nhân của tệ mua bán người. Đây là những thách thức mang tính toàn cầu mà cộng đồng quốc tế đã và đang phải đối mặt. Từ cuối thập niên 70 trở đi, bảo vệ và thúc đẩy quyển của TE gái, phụ nữ và xóa bỏ sự bất BĐG trở thành một nhiệm vụ ưu tiên và mối quan tâm hàng đầu của nhân loại trên con đường phát triển vì sự tiến bộ xã hội, dân chủ và văn minh.

2. Trẻ em là chủ thể của các quyền con người TE trước hết là những con người, do đó các em cũng có các QCN như người lớn. Vì vậy, TE cũng chính là những chủ thể của QCN. Tuy nhiên,TE là những người trẻ tuổi và chưa phải là thành niên, các em có những đặc trưng riêng. Do đó, TE có những quyền riêng và có những quyền không được làm như người lớn (như quyền bầu cử, ứng cử, quyền ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng trả lương, kết hôn...).

QTE kể cả TE gái và TE trai đều là những chủ thể bình đẳng của các QCN mà không có bất cứ sự phân biệt nào. Sự bình đẳng về các quyền của TE gái và trai chỉ ra sự bình đẳng trong tiếp cận và hưởng thụ các cơ hội được trao cho TE. Bình đẳng về cơ hội giữa TE gái và trai đặc biệt được nhấn mạnh không chỉ trong việc bảo đảm bằng các quy định pháp luật mà quan trọng hơn đó là sự bảo đảm trong thực tiễn, thông qua các chương trình, kế hoạch và hành động cụ thể.

3. Mối quan hệ giữa quyền trẻ em và các quyền con người

QTE và QCN có mối quan hệ hết sức khăng khít; QTE trước hết là các QCN. QCN là thuộc tính vốn có của tất cả mọi người không dựa trên bất cứ sự phân biệt nào, bao gồm tuổi tác và trình độ phát triển về nhân cách và nhận thức hay năng lực lý trí của họ. TE cũng là con người với đầy đủ nhân phẩm và giá trị, nên các em hoàn toàn có các QCN. Trong số những quyền có thuộc tính chung cho tất cả mọi người, TE được hưởng sự chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, bởi vậy các em có những quyền đặc thù mà chỉ riêng có ở TE. Các quyền này là QCN của TE.

Chẳng hạn, Điều 25 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người nhấn mạnh rằng TE có quyền được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt. Ở nhiều quốc gia

59

Page 6: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

phát triển, tuổi quy định là con người của thai nhi cũng quyết định đến định chế về QTE. Chẳng hạn, ở nhiều quốc gia châu Âu, tuổi bắt đầu được coi là con người là 12 tuần (tức là khoảng 3 tháng, khi tim được hình thành), do đó thai nhi có quyền được bảo đảm quyền được sống và quyền này được pháp luật bảo vệ. Công ước nhân quyền châu Mỹ coi việc bảo vệ con người từ thời điểm thụ thai.

QCN gắn liền với nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân ấy. TE cũng là những chủ thể của các quyền, vì vậy các em cũng có những nghĩa vụ và trách nhiệm tôn trọng quyền của người khác và đối với cộng đồng và xã hội.

4. Sự cần thiết của việc ra đời Công ước về quyền trẻ em

Các QTE với tính cách là các QCN được xác định bằng các chuẩn mực quốc tế. Sở dĩ LHQ cần thông qua một công ước riêng biệt quy định về QTE, mặc dù trong các công ước cơ bản khác đã đề cập đến QTE là bởi vì, trước hết TE là nhóm người dễ bị tổn thương, nên các em cần phải được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt. Các em có những nhu cầu, quyền và lợi ích đặc thù mà người lớn không có. Mặt khác, trên toàn thế giới tình trạng quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em bị xâm phạm và tước bỏ đang ở mức báo động1. Bên cạnh đó, tập tục lạc hậu đã tước bỏ tính toàn vẹn về quyền của TE, nhất là của TE gái (như cắt bỏ âm vật, nạn tảo hôn, hôn nhân cưỡng bức, bạo lực đối với phụ nữ, TE gái không được tôn trọng và không được học đầy đủ…). Vì thế, cần thiết phải cho ra đời một công cụ pháp lý quốc tế riêng để bảo vệ TE.

5. Quyền trẻ em với việc thúc đẩy bình đẳng giới

Việc bảo vệ QTE, đặc biệt là QTE gái, không tách rời việc thúc đẩy BĐG vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy QTE có mối liên hệ mật thiết với việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy QPN nói riêng và thúc đẩy BĐG nói 1 Theo con số thống kê chưa đầy đủ của tổ chức UNICEF và nhiều cơ quan khác của LHQ, mỗi năm có tới

10 triệu TE tử vong vì viêm phổi mà phần lớn trong số đó đáng nhẽ có thể phòng ngừa được (ở vùng cận Sahara châu Phi cứ 5 bà mẹ thì có tới 4 người là có ít nhất một người con tử vong); gần 6 triệu TE tử vong mỗi năm do suy dinh dưỡng và thiếu thực phẩm, mỗi ngày có tới 5.000 TE tử vong vì tiêu chảy, hơn 2.000 TE tử vong do thương tích mà trong số đó hơn một nửa là có thể phòng ngừa được, hàng ngày ở các quốc gia đang phát triển có tới hàng ngàn TE mà quyền được sống không được bảo đảm do sự suy dinh dưỡng, dịch bệnh và sự thiếu hụt các điều kiện vệ sinh, chăm sóc sức khỏe tối thiểu mà đáng nhẽ có thể phòng ngừa được; gần 1/3 triệu TE độ tuổi từ 6 đến 17 bị buộc tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang lớn nhỏ hoặc phục vụ quân ngũ ở châu Phi, chỉ riêng châu Phi cũng có tới hơn 50 triệu TE đến độ tuổi đi học không được đến trường , 20 triệu trẻ mồ côi do cha mẹ bị AIDS,....

60

Page 7: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

chung. Thước đo sự tiến bộ của phụ nữ được đánh dấu, trước hết, bằng sự cải thiện về địa vị pháp lý và sự thụ hưởng thực chất về tất cả các cơ hội một cách như nhau giữa nam và nữ. Nói cách khác, BĐG chính là một chuẩn mực vừa là xuất phát điểm và vừa là mục đích hướng tới của sự giải phóng phụ nữ và bảo đảm các QCN cơ bản cho phụ nữ. TE nói chung và TE gái nói riêng là một bộ phận không thể tách rời của nhóm xã hội chiếm đa số trong xã hội, nhưng lại luôn được coi là nhóm yếu thế, nhóm dễ bị tổn thương, đó chính là phụ nữ. Việc thúc đẩy BĐG sẽ trở nên không thực chất nếu thiếu sự tiếp cận và bảo đảm đối với QTE, đặc biệt là TE gái. Theo ý nghĩa đó, BĐG đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện mức độ tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy QTE.

Sự tiến bộ của phụ nữ và việc đạt được sự bình đẳng giữa nam và nữ là vấn đề của quyền con người, là điều kiện cho công bằng xã hội và không nên coi đó chỉ là vấn đề của phụ nữ.

Tuyên bố và Chương trình hành động Bắc Kinh, 1995

Thứ hai, BĐG chỉ ra vị trí, vai trò ngang nhau giữa nam và nữ trong việc được trao cho điều kiện và cơ hội như nhau nhằm phát huy năng lực và sự phát triển của bản thân, qua đó góp phần vào sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và xã hội, cũng như vào việc thụ hưởng một cách như nhau thành quả của quá trình phát triển đó. Vì vậy, việc tôn trọng và thúc đẩy các quyền của TE gái phải trước hết xuất phát từ việc các em là những chủ thể bình đẳng của quyền như các TE trai và phải được xã hội thừa nhận, xác lập như là nguyên tắc nền tảng của việc bảo vệ TE nói chung.

Thứ ba, BĐG xét về bản chất, chính là yêu sách về sự bình đẳng và về sự chống lại hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính (discrimination of sex). Trong khi khái niệm về giới (gender) là thuộc tính do xã hội đưa lại, phản ánh bản chất xã hội của con người, khái niệm giới tính (sex) là thuộc tính phản ánh bản chất tự nhiên, sinh học của con người. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có mối liên hệ hữu cơ chặt chẽ BĐG, được nêu trong CEDAW đặc biệt nhấn mạnh đến không chỉ bình đẳng về địa vị pháp lý của phụ nữ (legal equality) mà điều quan trọng hơn đó là sự bình đẳng thực chất (substantive equality),

61

Page 8: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

coi đó chính là mục tiêu tối thượng của nguyên tắc bình đẳng. BĐG chỉ ra việc đặc biệt chú trọng bảo vệ TE gái, bởi vì chính các em là đối tượng của sự "bất bình đẳng kép", tức một mặt các em là đối tượng bị phân biệt đối xử vì với tính cách là TE, mặt khác vì mang thuộc tính nữ giới. Sự "bất bình đẳng kép" này diễn ra khá phổ biến và ngày càng nghiêm trọng ở các xã hội mà ở đó khuôn mẫu văn hóa, đạo đức và xã hội đã xác lập trạng thái bất bình đẳng không phải trên các nguyên tắc hiến định và luật định mà chính là trong thái độ, hành vi đối xử, ứng xử của thực tiễn xã hội ấy. Chính vì vậy, bình đẳng thực chất là một thước đo tối quan trọng trong việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ QTE, trước hết và đặc biệt nhất, đó chính là quyền của TE gái.

Tình trạng nạo phá thai dựa trên lựa chọn giới tính trái phép diễn ra ở nhiều quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam và Trung Quốc) phản ánh sự bất BĐG đặt ra yêu cầu bảo đảm quyền được sống, quyền được bảo vệ và quyền phát triển của TE, trước hết là của TE gái.

6. Sự cần thiết của việc thúc đẩy và bảo đảm quyền trẻ em từ góc độ bình đẳng giới

Cộng đồng quốc tế nhấn mạnh đến BĐG trong việc bảo đảm QPN và QTE, đặc biệt là TE gái, xuất phát từ tầm quan trọng của sự bình đẳng giữa TE gái và TE trai là nền tảng của BĐG và bình đẳng trong xã hội. Điều này được dựa trên những đặc tính cơ bản sau đây:

Thứ nhất, bình đẳng là một trong những giá trị lớn của loài người. Thực hiện bình đẳng chính là nhằm tạo ra nền tảng của sự ổn định, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhìn vào thực tế thế giới, người ta dễ nhận thấy, phụ nữ chiếm hơn một nửa nhân loại, nhưng đến tận hôm nay, chưa ở đâu phụ nữ được đối xử xứng đáng với những đóng góp đáng kể của họ cho xã hội. Bất BĐG vẫn được coi là một trong những bất bình đẳng lớn nhất của nhân loại.

Thứ hai, BĐG xuất phát từ sự bất bình đẳng về địa vị kinh tế (thường của nữ giới). Đây là cơ sở kinh tế của sự bất BĐG. C. Mác- đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa của những thuộc tính bất bình đẳng của những hiện tượng xã hội, như giới, giai tầng, giai cấp… Trong đó, nguồn gốc kinh tế của sự bất BĐG là chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Sự độc quyền kinh tế trong gia đình

62

Page 9: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

cũng quyết định đến địa vị của phụ nữ trong gia đình, trong vai trò nuôi dạy con cái và do đó trong việc xác lập địa vị xã hội của phụ nữ. Vai trò của phụ nữ bị hạn chế trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục con cái và tác động tiêu cực đến vai trò của TE gái.

Thứ ba, khuôn mẫu văn hóa là cơ sở xã hội của sự bất BĐG. Những nhận thức sai lệch về vai trò giới thể hiện rất rõ nét trong các xã hội chịu ảnh hưởng sâu đậm những nền văn hóa tiền công nghiệp và của tập tục truyền thống.

Phụ nữ có vai trò và ảnh hưởng đặc biệt trong xã hội, đặc biệt đối với TE- những người chủ tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc và cả nhân loại. Ngày nay, tệ phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn tiếp diễn ở mọi nơi; không chỉ trong thực tiễn mà ngay cả trong chính sách, pháp luật. Thực tế đó đặt ra yêu cầu xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ. Bình đẳng nam nữ chính là một biểu hiện của việc bảo đảm QCN của phụ nữ trên thực tế.

TE vốn là đối tượng dễ bị tổn thương, nên trong một xã hội mà tệ phân biệt đối xử đối với phụ nữ vẫn còn tồn tại thì TE gái trở thành “nạn nhân kép”. Các em không chỉ là nạn nhân của tệ phân biệt đối xử, mà còn bị coi thường, bỏ rơi, hoặc bị lạm dụng về lao động, tình dục, bạo lực và tuớc đoạt nhiều quyền cơ bản khác. Các em bị thiệt thòi trong tiếp cận giáo dục, y tế; bị phân biệt đối xử trong chăm sóc. Đặc biệt, các em có thể bị tước quyền sống ngay từ lúc còn là bào thai. Dốt nát, bệnh tật khiến các em rơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo, lạc hậu, ngu dốt...Vì vậy, việc bảo vệ TE nói chung, TE gái nói riêng là cực kỳ quan trọng.

Theo CRC, TE là những người dưới 18 tuổi, gồm cả TE trai và TE gái. QCN của phụ nữ cũng chính là quyền của các em gái. Như vậy, TE gái có cả quyền của trẻ em và quyền của phụ nữ. Do trẻ em là những thực thể còn non nớt về thể chất và tinh thần, rất dễ bị tổn thương, nên sự tồn tại và phát triển của các em phụ thuộc rất lớn vào sự chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt luôn gắn liền với sự chăm sóc của người mẹ. Chính vì vậy, việc bảo đảm các QCN của phụ nữ, nhất là các quyền trong việc mang thai, sinh sản và nuôi dưỡng TE là các biện pháp bảo vệ TE sớm và hiệu quả nhất. Đây cũng chính là việc thừa nhận và bảo vệ các quyền của TE ngay từ khi còn

63

Page 10: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

nhỏ.

Việc bảo đảm các QCN của phụ nữ trên các lĩnh vực khác cũng tác động lớn đến việc bảo đảm các QTE. Một người mẹ có kiến thức, có năng lực kinh tế sẽ có điều kiện chăm sóc con cái tốt hơn những người mẹ có trình độ văn hoá thấp và năng lực kinh tế khó khăn. Thực tế cho thấy, khi các quyền của người phụ nữ mang thai không được bảo đảm, nhất là các quyền về bảo đảm dinh dưỡng, thời gian làm việc, nghỉ ngơi trước và sau khi sinh, được khám chữa bệnh định kỳ…thì hậu quả là đứa trẻ sinh ra khó có thể phát triển một cách bình thường và khoẻ mạnh. Một người phụ nữ - người mẹ được tôn trọng và bảo vệ đầy đủ các QCN, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các em mà chắc chắn còn tác động đến nhận thức của TE về gia đình, xã hội. Vì vậy, bảo đảm các quyền về giáo dục, việc làm và các QCN khác cho phụ nữ có ý nghĩa rất lớn đến việc bảo đảm các quyền của TE.

Nhận rõ mối quan hệ này, cộng đồng quốc tế luôn coi CRC cũng như CEDAW là những công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ cả quyền của phụ nữ và TE. LHQ luôn khẳng định, việc thúc đẩy sự hưởng thụ các QCN đầy đủ của phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, có liên quan một cách mật thiết đến việc bảo vệ QTE và việc thực hiện có hiệu quả các quyền của TE yêu cầu phải chú trọng thúc đẩy sự hưởng thụ các quyền của phụ nữ. Thực hiện tốt điều này có nghĩa là cả em trai và em gái đều được hưởng lợi thế về quyền con người của phụ nữ. Việc giáo dục, tuyên truyền về QCN của phụ nữ cũng có nghĩa là chúng ta đang giáo dục, tuyên truyền về QTE và bảo vệ phụ nữ cũng có nghĩa là chúng ta đang bảo vệ TE.

II. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QTE NHÌN TỪ CÁCH TIẾP CẬN GIỚI

2.1. Công ước về QTE nhìn từ cách tiếp cận giới

2.1.1. Quá trình hình thành Công ước về quyền trẻ em

Những tiền đề trực tiếp của việc ra đời CRC đó là thực tiễn vi phạm và thiếu tôn trọng QTE diễn ra phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới. Sự phân biệt đối xử với TE, đặc biệt TE gái rất phổ biến ở hầu hết các nền văn hoá tiền công nghiệp, và việc bóc lột lao động TE, sự bạo hành đối với TE xuất hiện cả ở phương Tây và phương Đông.

64

Page 11: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

Mặc dù các QCN của TE đã được đề cập trong các văn kiện về QCN, như Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và hai Công ước năm 1966, nhưng hệ thống pháp luật quốc tế cũng như nhiều hệ thống pháp luật quốc gia vẫn chưa có những quy định cụ thể và mang tính ràng buộc pháp lý về việc tôn trọng, bảo vệ và thực thi các QCN của TE, đặc biệt là quyền của TE khuyết tật, TE tị nạn, TE thuộc các dân tộc thiểu số…Các văn kiện về QTE trước đó mới mang tính khuyến nghị hoặc chưa có tính hệ thống. Sự ra đời của Công ước cùng với cơ chế giám sát, thực thi, làm cho các QCN của TE phải được tôn trọng, đảm bảo và hiện thực hoá trên thực tế.

Các cột mốc trong lịch sử hình thành CRC:

Năm 1923: Tuyên ngôn về QTE được Hội Quốc liên thông qua; Tuyên ngôn về QTE của LHQ thông qua năm 1959; Tuyên ngôn về bảo vệ phụ nữ và TE trong trường hợp khẩn cấp

và xung đột vũ trang (1974); Năm 1979, Ba Lan đề xuất sáng kiến về việc soạn thảo và

thông qua CRC Năm 1983, nhóm công tác về soạn thảo Công ước chính thức ra

đời Năm 1985, LHQ thông qua quy tắc chuẩn mực tối thiểu về tư

pháp người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh); Tuyên ngôn về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến

việc bảo vệ và phúc lợi TE, đặc biệt là việc bảo trợ, nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài (1986)

Năm 1988, Bản dự thảo CRC do nhóm công tác soạn thảo đã được Uỷ ban QCN phê duyệt;

Đại hội đồng LHQ thông qua CRC ngày 20/11/1989. Năm 1990: CRC bắt đầu có hiệu lực.

Lịch sử hình thành và phát triển của CRC là một quá trình vận động xã hội và đấu tranh bền bỉ, kiên trì của các cá nhân, tổ chức tiến bộ và toàn thể cộng đồng quốc tế nhằm khẳng định nhân phẩm và tự do của TE. Việc bảo vệ các QTE trên phạm vi quốc tế chỉ xuất hiện vào cuối thế kỷ XX. Mặc dù phong

65

Page 12: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

trào bảo vệ QTE bắt đầu từ những thập niên đầu thế kỷ XX, đặc biệt với sự ra đời của Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1923 (Hội Quốc liên thông qua năm 1924), phải mãi đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX, nhóm soạn thảo mới chính thức được thành lập và đến cuối những năm 80, Công ước mới được Đại Hội đồng LHQ thông qua. Đến nay đã có 193 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia CRC; Việt Nam tham gia ký kết ngày 20/2/1990, là quốc gia thứ hai trên thế giới và đầu tiên ở châu Á ký kết Công ước này.

2.1.2. Nội dung cơ bản của CRC nhìn từ khía cạnh BĐG:

Ngoài phần mở đầu, CRC được sắp xếp thành 3 phần cơ bản:

Phần 1 (từ điều 1 đến điều 41) là phần quy định về các quyền cơ bản của TE;

Phần 2 (điều 42-45) là phần quy định về cơ chế giám sát và thực thi CRC;

Phần 3 (từ điều 46 đến 54) là phần quy định về trình tự để một quốc gia trở thành thành viên đầy đủ và nghĩa vụ ràng buộc đối với CRC, bao gồm việc ký, phê chuẩn, gia nhập, bảo lưu, lưu chiểu, hiệu lực, … của CRC.

Phần mở đầu của CRC tái khẳng định các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản của QCN với tính cách là nền tảng của quyền trẻ em đã được nêu trong Tuyên ngôn thế giới về QCN và các công ước quốc tế về QCN.

Lời mở đầu của CRC cũng nhấn mạnh đến nội dung đã được nêu trong Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959, trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi chào đời.

Trước hết, CRC đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên tắc không phân biệt đối xử, bao gồm không phân biệt đối xử dựa trên giới tính (Điều 2). Điều này chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa BĐG với việc bảo đảm QTE trong CRC. Điều 6 nhấn mạnh đến quyền cố hữu được sống và phát triển của trẻ. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền được sống và phát triển của TE, đặc biệt là của TE gái. Từ góc độ BĐG có thể thấy sự cần thiết phải bảo vệ quyền sống của TE gái chống lại những thực tiễn, tập tục không tốt mà

66

Page 13: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

ở đó sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính và sự lựa chọn nạo, phá thai dựa vào giới tính đã tước bỏ quyền được sống và phát triển hoàn thiện của các TE và TE gái. Nó cũng chỉ ra yêu cầu tối thượng của nguyên tắc BGĐ là trước hết cần bảo vệ quyền sống còn và phát triển của TE gái.

Nguyên tắc phát triển của TE bao hàm sự thừa nhận và được trao cho cơ hội như nhau trong việc hưởng thụ và thực hiện các quyền và tự do cơ bản của trẻ. Chẳng hạn, đó là quyền được bình đẳng trong tiếp cận thông tin, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, được sự quan tâm nuôi dưỡng của cha mẹ, vui chơi giải trí,... Các điều 9,10 khẳng định quyền được đoàn tụ và tiếp xúc với cả cha lẫn mẹ trong trường hợp bị cách ly. Điều 18 chỉ ra nghĩa vụ của cả cha lẫn mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái. Điều 28 quy định trách nhiệm hàng đầu của các quốc gia thành viên trong việc bảo đảm quyền được giáo dục của TE trên cơ sở bình đẳng, không dựa trên bất cứ sự phân biệt đối xử nào.

Từ góc độ BĐG có thể thấy rằng các nguyên tắc về bảo vệ sự sống còn và phát triển của trẻ được thể hiện trong các điều khoản liên quan đến bảo vệ TE khỏi sự lạm dụng tình dục, lao động TE, buôn bán TE, hay những hình thức bóc lột khác (được đề cập trong các điều 32, 34, 35,36,37) cần phải được giải thích từ góc độ BĐG và của mối liên hệ mật thiết với việc bảo vệ và thúc đẩy QPN. Các quy định này có sự thống nhất chặt chẽ với các quy định về bảo vệ phụ nữ (bao gồm TE gái) khỏi những hình thức buôn bán người, mại dâm vì mục đích thương mại, những sự bạo hành về thể chất và tinh thần hay tước tự do một cách tùy tiện,…Cách tiếp cận BĐG ở đây sẽ chỉ ra tầm quan trọng của việc bảo vệ TE gái và cần phải vận dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về QTE vào việc hoạch định các chính sách, chương trình và hành động quốc gia dựa trên sự ưu tiên đặc biệt đối với nhóm TE gái với tính cách là chủ thể trực tiếp và tương lai của quá trình BĐG.

2.1.3. Mối quan hệ giữa QPN, BĐG và QTE trong CEDAW và CRC

CEDAW và CRC chỉ ra mối quan hệ hết sức gắn bó giữa tôn trọng, bảo vệ và thực thi QPN với QTE và việc thực hiện BĐG sẽ không đạt được hiệu quả nếu thiếu vắng sự kết nối hữu cơ này. Cả hai Công ước này bổ sung cho nhau và là tiền đề quan trọng của việc bảo đảm QTE và QPN. Việc bảo vệ các quyền của TE gái và TE trai đầy đủ sẽ tác động mạnh mẽ đến BĐG; ngược lại

67

Page 14: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

việc bảo đảm hiệu quả BĐG và các QPN sẽ là cơ sở của việc thừa nhận các nguyên tắc cơ bản của QTE được thể hiện trong CRC. Thực tiễn trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu đã chỉ ra cho thấy tình trạng bất BĐG đã là căn nguyên sâu xa của việc chà đạp các quyền của TE gái, bao gồm quyền sống và quyền phát triển, cũng như việc vi phạm hàng loạt các quyền của phụ nữ, bao gồm quyền về giáo dục, quyền về sức khỏe, quyền được tham gia đời sống chính trị-xã hội, và nhiều quyền bình đẳng thực tế khác. Đồng thời, thực tiễn đó cũng cho thấy việc TE gái không được tiếp cận cơ hội bình đẳng và được hưởng các quyền như TE trai đã làm trầm trọng và ngày càng sâu sắc tình trạng bất BĐG và QPN bị xâm hại. Vì vậy, việc bảo đảm QPN và QTE, đặc biệt là TE gái, không thể tách rời việc thực thi hiệu quả BĐG và bình đẳng thực chất cho phụ nữ và TE.

2.1.4. Bảo đảm QTE từ góc độ BĐG trong Nghị định thư bổ sung của CRC

Cho đến nay, LHQ đã thông qua hai Nghị định thư bổ sung không bắt buộc của CRC, đó là:

Nghị định thư không bắt buộc về bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang (2000).

Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán, mại dâm TE và văn hoá phẩm khiêu dâm TE (năm 2000).

Cả hai Nghị định thư này là sự bổ sung và cụ thể hoá những quy định đã được nêu trong Công ước. Nghị định thư thứ nhất nhấn mạnh đến quyền của TE không bị bắt đi lính, tham gia chiến sự cũng như các biện pháp chế tài nhằm bảo vệ TE khỏi xung đột vũ trang. Nghị định thư thứ hai nghiêm cấm mọi hình thức mại dâm TE, bóc lột tình dục TE và khiêu dâm TE1.

Nghị định thư không bắt buộc về bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang (năm 2000) gồm 13 điều quy định về việc nghiêm cấm tuyển mộ, sử dụng TE trong các cuộc xung đột vũ trang cũng chứa đựng nội dung liên quan đến việc bảo vệ sự sống còn và phát triển của TE nói chung trong đó bao hàm TE gái. Thực tế sử dụng và tuyển mộ lính TE ở châu Phi đã cho thấy việc sử

1 Việt Nam đã phê chuẩn cả hai Nghị định thư này vào năm 2001.

68

Page 15: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

dụng TE gái cho các mục đích giải trí và hoạt động lạm dụng và xâm hại tình dục TE của các quân nhân tham chiến. Nghị định thư thứ hai (Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán, mại dâm TE và văn hoá phẩm khiêu dâm TE (năm 2000) gồm 17 điều là sự cụ thể hóa đồng thời bổ sung, phát triển các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ phụ nữ (được nêu trong CEDAW) và TE, đặc biệt là TE gái, được nêu trong CRC. Xét từ góc độ bảo đảm và thúc đẩy BĐG, Nghị định thư thứ hai này đóng vai trò đặc biệt quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với CRC và CEDAW.

Hai Nghị định thư này cũng đồng thời là sự phát triển hơn nữa các văn kiện pháp lý quốc tế trước đó về bảo vệ QTE (gồm Công ước 182 của ILO về nghiêm cấm và hành động ngay tức khắc để xóa bỏ các hình thức lao động TE tồi tệ nhất, bao gồm việc sử dụng TE trong xung đột vũ trang và sử dụng trẻ em trong hoạt động thương mại tình dục trên phạm vi toàn cầu).

Trong số TE dễ bị xâm hại các quyền và tự do thì TE gái thường là nạn nhân "kép". Sự BĐG là một trong những căn nguyên của tình trạng TE gái bị lạm dụng tình dục và trở thành đối tượng săn lùng số một của nạn buôn bán người vì những mục đích khác nhau, bao gồm thương mại tình dục, buôn bán bộ phận cơ thể người, lao động TE, xâm hại và lạm dụng tình dục…Vì vậy, Nghị định thư thứ hai đóng góp vào việc tăng cường cơ chế bảo vệ quốc tế, khu vực và quốc gia đối với QTE (bao gồm TE gái) nói riêng và quyền của phụ nữ và BĐG nói chung.

2.2. Nguyên tắc cơ bản của quyền trẻ em trong CRC

Các nguyên tắc cơ bản của CRC được xây dựng dựa trên tính phổ biến của QCN cũng như những đặc trưng cốt lõi của QTE. CRC bao gồm 4 nguyên tắc cơ bản, trong đó 2 nguyên tắc vốn dĩ là nguyên tắc chung của QCN (bình đẳng, không phân biệt đối xử và tôn trọng ý kiến và sự tham gia).

Nguyên tắc của CRC:

1. Bảo vệ sự sống còn và phát triển của TE2. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử3. Lợi ích tốt nhất cho TE

69

Page 16: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

4. Tôn trọng ý kiến và sự tham gia của TE

Những nguyên tắc này không chỉ đặc biệt nhấn mạnh đến sự sống còn và phát triển của trẻ mà còn khẳng định yêu sách về sự bình đẳng và không phân biệt đối xử. Sự bình đẳng và không phân biệt đối xử ở đây, trước hết, chính là yêu cầu bảo đảm cơ hội và sự thụ hưởng như nhau đối với tất cả các QCN của TE gái và TE trai như là tiền đề quan trọng của việc thúc đẩy BĐG. Đồng thời, từ góc độ BGG chỉ ra bất cứ sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng nào dựa trên giới và giới tính của TE là đi ngược với tinh thần của CRC cũng như hàng loạt các văn kiện pháp lý quốc tế khác, đặc biệt là CEDAW và sẽ không thể làm cải thiện thực tiễn bất BĐG.

2.3. Cơ chế giám sát và thực thi CRC

Là một văn kiện pháp lý ràng buộc, CRC có cơ chế giám sát và thực thi ở cả cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia. Các cơ chế giám sát này đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy các chuẩn mực quốc tế về QTE.

Bất kỳ quốc gia nào khi trở thành thành viên của CRC, cũng như các Công ước (CƯ) về QCN nói chung, đều phải có nghĩa vụ tuân thủ những cam kết quốc tế bằng việc thực thi tất cả các biện pháp lập pháp, hành pháp và tư pháp hữu hiệu và thích hợp nhằm thực hiện các chuẩn mực về QTE, đồng thời phải có nghĩa vụ báo cáo kiểm điểm, đánh giá định kỳ, trả lời kháng thư, hợp tác quốc tế về việc thực hiện CƯ.

2.3.1. Cơ chế của LHQ

Ủy ban QTE và khuyến nghị đối với các quốc gia (trong đó có Việt Nam) về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện QTE, chú trọng đặc biệt đến những nguyên tắc của CƯ, bao gồm bình đẳng và không phân biệt đối xử của TE gái. Uỷ ban cơ quan chuyên môn của LHQ ra đời theo yêu cầu của CRC có chức năng giám sát việc thực thi CƯ.

Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của Uỷ ban được nêu tại các điều 43 và 44 CƯ. Theo đó, thành phần Uỷ ban gồm 10 chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt và hoạt động theo nguyên tắc độc lập, do các quốc gia thành viên đề cử, phân bổ theo khu vực địa lý. Nhiệm kỳ của Uỷ ban là 5 năm. Uỷ ban có nhiệm vụ kiểm tra và giám sát quá trình thực thi công

70

Page 17: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

ước, thông qua việc xem xét các báo cáo định kỳ 2 năm một lần mà các quốc gia thành viên đệ trình. Đồng thời, Uỷ ban sẽ tiến hành đánh giá về các báo cáo quốc gia về việc thực hiện công ước, gửi nhận xét, khuyến nghị lên Đại hội đồng LHQ và quốc gia thành viên; hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của LHQ và với các tổ chức phi chính phủ để tiến hành nhiệm vụ giám sát việc nghĩa vụ thực thi cam kết của các quốc gia thành viên.

2.3.2. Các cơ chế khu vực trong việc bảo vệ QTE

Cơ chế giám sát khu vực trong việc thực thi CRC, bao gồm sự phối hợp/hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực về việc bảo vệ/thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các quốc gia thành viên; đặc biệt là sự ra đời của các cơ quan nhân quyền khu vực (với vai trò giám sát và xét xử các vi phạm nhân quyền, trong đó có QTE). Thông qua cơ chế khu vực, các quy định trong CƯ được đánh giá toàn diện, cụ thể. Đây được xem như cấp độ thứ hai của sự giám sát quá trình thực thi CƯ của các quốc gia thành viên.

Các Uỷ ban QCN khu vực gồm: Uỷ ban quyền con người châu Âu, Uỷ ban QCN châu Mỹ, Uỷ ban QCN châu Phi. Châu Á chưa có Uỷ ban này, nhưng một số tiểu khu vực như Đông Nam Á vừa mới thành lập 11/20091; các nước Ả Rập cũng đã xây dựng được Hiến chương nhân quyền khu vực…

Toà án khu vực: Đến nay đã có Toà án QCN châu Âu (tại Strassbourg, Pháp), Toà án Liên Mỹ về QCN, Toà án châu Phi về QCN…

Khu vực châu Á, đặc biệt Đông Nam Á, là nơi mà tình trạng buôn bán phụ nữ, TE gái và các hình thức bóc lột lao động tồi tệ (bao gồm lao động tình dục, và sự kỳ thị, phân biệt đối xử, xâm phạm các quyền cơ bản của TE gái và TE nói chung) đang rất nhức nhối. Chính vì vậy, cơ chế giám sát khu vực đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền của TE và BĐG. Ở các quốc gia mà cơ chế khu vực tương đối hoàn thiện, chẳng hạn châu Âu, việc phối hợp, hợp tác, xử lý nghiêm minh tội phạm, trong

1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thành lập Uỷ ban thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em, bên cạnh Uỷ ban Liên chính phủ về nhân quyền AESAN, tháng 4/2010 tại Hà Nội.

71

Page 18: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

phòng/chống buôn bán phụ nữ, TE và các hình thức lao động cưỡng bức, địa vị bình đẳng của TE và TE gái đạt được những bước tiến lớn.

2.3.3. Cơ chế quốc gia trong việc bảo vệ QTE

Bảo đảm và thúc đẩy QCN nói chung và QTE nói riêng, trước hết và quan trọng nhất, phụ thuộc vào trách nhiệm và nghĩa vụ của quốc gia thành viên. Các quốc gia thành viên cần phải thực thi tất cả các biện pháp, bao gồm biện pháp về thành lập cơ chế quốc gia để thực thi cũng như giám sát CƯ. Nghĩa vụ quốc gia thành viên bao gồm:

Nghĩa vụ báo cáo định kỳ; tiếp nhận và trả lời kháng thư, các khuyến nghị và bình luận chung của Uỷ ban quyền TE…

Các chính phủ/quốc gia thành viên phải thực thi đầy đủ và hiệu quả tất cả các biện pháp lập pháp, tư pháp và hành pháp nhằm bảo đảm và hiện thực hoá các QTE được xác lập trong CRC.

Các chính phủ có nghĩa vụ hợp tác, phối hợp với các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ trong việc giám sát và thực thi QTE.

2.3.4. Vai trò của các tổ chức quốc tế và quốc gia trong việc bảo vệ QTE

Bên cạnh các tổ chức quốc tế thuộc LHQ, còn có các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức từ thiện, nhân viên cộng đồng… trong việc thực thi CRC, nhất là việc bảo vệ TE gái. Nhiệm vụ của các tổ chức này gồm:

Cung cấp thông tin nhằm bổ sung cho việc đánh giá khách quan báo cáo. Tham gia tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về QTE. Tăng cường nhận thức về QTE cho những người đại diện thực thi

quyền lực nhà nước nói riêng cũng như cho toàn xã hội nói chung. Vận động, thuyết phục và tư vấn cho các chính phủ trong việc tiếp

thu các nhận xét, bình luận, khuyến nghị của Uỷ ban. Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế và địa phương nhằm tiến

hành việc thúc đẩy và bảo vệ QTE trên phạm vi toàn cầu.

Trên phạm vi toàn cầu, các tổ chức liên chính phủ đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc giám sát và thực thi CRC, đặc biệt là các cơ quan được thành lập theo Hiến chương LHQ và các CƯ quốc tế (như Hội đồng Nhân quyền và Uỷ ban CRC), hay UNICEF. Bổ sung cho cơ chế chính thức của LHQ (các tổ chức liên chính phủ) là các tổ chức phi chính phủ quốc tế,

72

Page 19: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

chẳng hạn những tổ chức có ảnh hưởng và đóng góp đáng kể trên lĩnh vực QTE như Radda Barnen, Save Children International, Oxfam, World Vision, Plan International…

2.4. CEDAW - nhìn từ cách tiếp cận giới trong bảo đảm quyền trẻ em

2.4.1. Sự ra đời của CEDAW

Từ rất sớm phụ nữ đã phải đấu tranh và không ngừng đấu tranh để được thừa nhận tư cách con người trong xã hội. Mặc dù trong thế kỷ XX, phong trào đấu tranh vì quyền của phụ nữ trên phạm vi toàn cầu đã đạt được những thắng lợi to lớn, nhưng đáng buồn là phụ nữ vẫn tiếp tục phải đấu tranh để giành lại địa vị của mình trên mọi lĩnh vực.

Những người đi tiên phong trong phong trào nữ quyền đã thành công trong việc khẳng định QCN là thuộc về tất cả mọi người, bất kể là nam hay nữ. Điều này được ghi nhận trong các văn kiện QCN quốc tế và pháp luật của mọi quốc gia.

Nguyên tắc không phân biệt đối xử, trong đó phụ nữ là một chủ thể, được coi là nguyên tắc cơ bản về QCN, nhưng nguyên tắc này nếu chỉ thể hiện một cách hình thức trong pháp luật, nghĩa là việc không chú ý đến sự khác biệt nam hay nữ, thường vô tình hoặc cố ý dẫn tới sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong thực tế.

Các QCN hiển nhiên chỉ ra nguyên tắc bình đẳng về cơ hội và quyền giữa nam và nữ. Tuy nhiên, suốt hàng chục thế kỷ, quyền này đã không được quan tâm bảo vệ. Phải đến đầu thế kỷ XX, những văn kiện quốc tế đầu tiên bảo vệ phụ nữ mới được ra đời. Đó là các công ước bảo vệ phụ nữ trên lĩnh vực lao động, việc làm, trợ cấp xã hội, do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ban hành. Đây là bước tiến lớn trong việc khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ. Tuy nhiên, các văn kiện này chưa đề cập đến khái niệm quyền của phụ nữ. Nhu cầu thừa nhận địa vị pháp lý của phụ nữ được đặt ra cấp bách, làm cơ sở cho việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trên thực tế.

Ngay từ khi ra đời, LHQ đã nhận trách nhiệm thúc đẩy việc tôn trọng và bảo vệ QCN trên quy mô toàn cầu. Trong đó, chống phân biệt đối xử với phụ nữ, chống việc sử dụng TE trong các cuộc xung đột vũ trang, lao động

73

Page 20: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

TE, buôn bán TE gái vì mục đích thương mại và công nghiệp tình dục, bảo vệ quyền được sống, quyền về sức khỏe và quyền phát triển của TE, cải thiện và nâng cao không ngừng mức độ tiến bộ của phụ nữ, việc thụ hưởng các QCN cơ bản của phụ nữ… luôn được xem là những mối quan tâm đặc biệt trong hoạt động của tổ chức lớn nhất hành tinh này. Kể từ đó, vấn đề quyền của phụ nữ và QTE cũng thực sự được quan tâm và có bước chuyển biến mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế và thách thức trong việc bảo đảm QPN và QTE nói chung cũng như QTE gái nói riêng.

Năm 1946, LHQ thành lập Ủy ban về địa vị của phụ nữ, có chức năng nghiên cứu, soạn thảo các văn kiện quốc tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ. Nỗ lực của Ủy ban và các cơ quan chuyên trách QCN khác đã thúc đẩy nhận thức chung của cộng đồng quốc tế về vấn đề quyền của phụ nữ, đưa đến việc LHQ cho thông qua hàng loạt điều ước quan trọng về quyền của phụ nữ.

Nguyên tắc cơ bản của CEDAW

1. Bình đẳng thực tế (substantive equality)2. Không phân biệt đối xử ( Non- discrimination)3. Nghĩa vụ quốc gia (State obligation)

LHQ đã tổ chức được 4 hội nghị thế giới về phụ nữ và hiện có 5 cơ quan, tổ chức1 trực thuộc, chịu trách nhiệm chủ yếu về vấn đề phụ nữ. Nhưng điều có ý nghĩa nhất là LHQ đã thông qua được các công cụ quốc tế, áp đặt các chuẩn mực pháp lý nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa nam và nữ trên quy mô toàn cầu. Trong đó, CEDAW là công cụ quan trọng nhất.

2.4.2. Bình đẳng giới với bảo vệ quyền trẻ em gái trong CEDAW

Như trên đã chỉ ra mối quan hệ hết sức gắn bó giữa việc bảo đảm và thúc đẩy QPN, BĐG với QTE. CRC (ra đời sau CEDAW 10 năm) là sự bổ

1 Gồm Uỷ ban về địa vị phụ nữ (Commission on the Status of Women – CSW), Ban về sự tiến bộ của phụ nữ (the Division for the Advancement of Women - DAW), Quỹ phát triển phụ nữ Liên Hợp Quốc (UNIFEM), Viện nghiên cứu và đào tạo quốc tế vì sự tiến bộ của phụ nữ (the International Research and Training Institute for the Advancement of Women - INSTRAW), Văn phòng Cố vấn đặc biệt cho Tổng thư ký Liên hợp quốc về các vấn đề giới và sự tiến bộ của phụ nữ (Office of the Special Adviser to the Secretary-General on Gender Issues and Advancement of Women - OSAGI). Bên cạnh đó còn có Mạng lưới liên cơ quan về phụ nữ và bình đẳng giới (Inter-Agency Network on Women and Gender Equality - IANWGE).

74

Page 21: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

sung quan trọng và ý nghĩa cho CEDAW trong việc bảo vệ QTE, đặc biệt là TE gái, và góp phần vào thúc đẩy BĐG.

Hai khái niệm then chốt nhất của CEDAW trong mối liên hệ với bảo

đảm QTE là “không phân biệt đối xử” và “bình đẳng” giữa nam và nữ.

Không phân biệt đối xử là việc từ chối đối xử công bằng, các quyền tự

do dân sự, hay cơ hội đối với những cá nhân hay nhóm liên quan đến giáo

dục, y tế, chỗ ở, việc làm, hay tiếp cận với các dịch vụ, hàng hóa. Sự phân

biệt đối xử có thể xảy ra trên cơ sở chủng tộc, quốc tịch, giới tính, tuổi tác,

tôn giáo, chính trị hay sắc tộc, tình trạng hôn nhân hay gia đình, khuyết tật về

thể chất hay tinh thần.

Nguyên tắc không phân biệt là loại trừ mọi sự phân biệt đối xử cả trong

chính sách, pháp luật cũng như trong đời sống thực tế.

CEDAW đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu rằng tất cả phụ nữ và nam

giới đều bình đẳng về các cơ hội, quyền, lợi ích, địa vị pháp lý và thực tế,

rằng nghiêm cấm bất cứ hình thức phân biệt đối xử hay sự duy trì bất cứ

một hình thức phân biệt đối xử nào chống lại phụ nữ trong mọi lĩnh vực

của đời sống.

Những nguyên tắc này góp phần quan trọng vào đảm bảo và thúc đấy

QTE từ góc độ BĐG.

2.4.3. Nội dung cơ bản của CEDAW (và Nghị định thư không bắt

buộc của CEDAW)

CEDAW gồm lời nói đầu, 6 phần với 30 điều. Lời nói đầu đề cập đến

cơ sở pháp lý, tính bức thiết của việc ban hành CƯ, ý nghĩa của CƯ đối với

việc xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử, bảo đảm các quyền bình đẳng cho

phụ nữ.

Phần I: Từ điều 1- 6, đề cập đến khái niệm “sự phân biệt đối xử với

phụ nữ” và cam kết của các nước thành viên thực hiện mọi biện pháp thích

hợp để mang lại sự bình đẳng và các cơ hội phát triển của phụ nữ. Đây là các

biện pháp pháp chế và hành chính, bao gồm việc áp dụng các biện pháp đặc

75

Page 22: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

bịêt tạm thời và điều chỉnh các khuôn mẫu về văn hóa và xã hội có tính chất

phân biệt đối với phụ nữ.

Phần II: Từ điều 7- 9, đề cập đến việc xóa bỏ sự phân biệt đối xử với

phụ nữ trên lĩnh vực chính trị, cụ thể là trong việc hưởng thụ các quyền bầu

cử, ứng cử, quyền bình đẳng về quốc tịch của bản thân và con cái, quyền hội

họp, lập hội, quyền đại diện cho chính phủ trên trường quốc tế.

Phần III: Từ điều 10-14, đề cập đến việc xóa bỏ sự bất bình đẳng, bảo

đảm các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa.

Phần IV: Từ điều 15-16, đề cập đến việc xóa bỏ sự bất bình đẳng, bảo

đảm các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia

đình.

Phần V: Từ điều 17 - 22 đề cập tới việc thành lập ủy ban giám sát và

quy định về cơ cấu, chức năng, hoạt động của uỷ ban giám sát công ước.

Phần VI: Từ điều 22-30, đề cập tới các vấn đề thủ tục tham gia CƯ (ký,

phê chuẩn, gia nhập, bảo lưu, lưu chiểu, hiệu lực ngôn ngữ thể hiện của công

ước). CƯ yêu cầu xóa bỏ sự phân biệt đối xử, bảo đảm cho phụ nữ được bình

đẳng với nam giới trong việc hưởng thụ các quyền con người trên các lĩnh

vực cụ thể, như:

Bình đẳng về tư cách pháp lý trong các quan hệ pháp luật, đặc biệt

là trong quan hệ dân sự và hoạt động tố tụng.

Bình đẳng về các cơ hội phát triển và tiến bộ.

Bình đẳng trong giáo dục, đào tạo và tham gia các hoạt động văn hóa.

Bình đẳng trong việc tham gia đời sống chính trị, xã hội.

Bình đẳng trong việc tham gia đời sống kinh tế (liên quan đến các

hoạt động tín dụng, tuyển dụng, lương bổng và bảo hiểm xã hội).

Bình đẳng trong lĩnh vực y tế, được hưởng các dịch vụ thích hợp

liên quan đến sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.

Bình đẳng trong việc tham gia các vị trí đại diện và trong việc ra

76

Page 23: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

quyết định.

Bình đẳng trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân, gia đình.

Bình đẳng trong vấn đề quốc tịch.

(Các quy định cơ bản cùa CEDAW và bình luận kèm theo được trình

bày trong Phụ lục 3)

Nghị định thư bổ sung của CEDAW được Đại hội đồng LHQ thông qua

tháng 10/1999 (20 năm sau khi CEDAW ra đời, có hiệu lực từ ngày

22/12/2000; đến tháng 01/2006, có 76 quốc gia đã ký Nghị định thư này), bao

gồm 21 điều quy định về việc kêu gọi các quốc gia thành viên cần phải thừa

nhận thẩm quyền của Uỷ ban CEDAW với tư cách là một cơ quan giám sát

việc tuân thủ CƯ, bao gồm cơ chế về tiếp nhận và xem xét các khiếu kiện cá

nhân hoặc nhóm thuộc phạm vi quyền tài phán của mình. Nghị định thư đã

xác lập các chuẩn mực pháp lý quốc tế và cơ chế thực thi, giám sát việc bảo

vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ, bao gồm việc chống lại sự bất bình đẳng và

phân biệt đối xử dựa trên giới tính trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Cơ chế giám sát này bao gồm thủ tục về khiếu kiện và thủ tục giải quyết

khiếu kiện. Thủ tục khiếu kiện này cho phép các cá nhân và các nhóm đại

diện cho phụ nữ (bao gồm các cá nhân và nhóm trẻ em gái) có quyền đệ trình

những vi phạm về QCN của phụ nữ và TE gái trực tiếp lên Ủy ban của CƯ,

đồng thời, thủ tục giải quyết khiếu kiện này cho phép Uỷ ban CEDAW tiến

hành điều tra đối với những sự vi phạm có hệ thống về QPN (bao gồm của TE

gái) ở các quốc gia thành viên.

Điều 1 của Nghị thư kêu gọi các quốc gia thành viên nên thừa nhận

thẩm quyền của Ủy ban CEDAW đối với cơ chế khiếu kiện và giải quyết

khiếu nại của cá nhân và nhóm thuộc quyền tài phán của mỗi quốc gia thành

viên. Cùng với những quy định trong CEDAW, Nghị định thư góp phần quan

trọng vào việc bảo vệ và thúc đẩy QTE, QPN và BĐG. Thông qua việc thừa

nhận cơ chế này, cộng đồng quốc tế sẽ cùng với các quốc gia thành viên, tăng

cường được nỗ lực chung cũng như sự phối hợp, hợp tác hiệu quả vào việc

77

Page 24: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

đảm bảo QPN và thúc đẩy BĐG. Từ góc độ bảo vệ QCN của TE và TE gái có

thể khẳng định rằng Nghị định thư là sự phát triển hết sức quan trọng của hệ

thống pháp luật quốc tế vào QCN nói chung, QPN và QTE nói riêng.

Nghị định thư: Cơ chế khiếu kiện và điều tra

Thủ tục khiếu kiện, cho phép cá nhân là phụ nữ hoặc một nhóm phụ nữ là nạn nhân của những vụ việc vi phạm QCN có quyền gửi đơn trực tiếp khiếu kiện lên Uỷ ban CEDAW, khi họ thấy pháp luật và thủ tục quốc gia ở nước họ không giải quyết được những vi phạm QCN của họ hay những sự phân biệt đối xử mà họ gặp phải được quy định trong CƯ, để xác định những biện pháp xử lý, khắc phục.

Thủ tục điều tra, cho phép Uỷ ban CEDAW có quyền tiến hành điều tra về những hành vi lạm dụng, vi phạm QCN của phụ nữ một cách nghiêm trọng hay mang tính hệ thống ở các quốc gia thành viên CƯ và thành viên của Nghị định thư.

Việc thông qua Nghị định thư này đã giúp cho CEDAW tăng cường sức mạnh và tính hiệu quả của tính ràng buộc pháp lý đối với việc giám sát thực thi bảo đảm quyền phụ nữ, quyền của trẻ em gái trên phạm vi toàn cầu. Nghị định thư cũng giúp cho, cũng giống như các Nghị định thư bổ sung cho các CƯ khác, xác lập cơ chế khiếu kiện cá nhân (như ICCPR, Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc và Công ước về chống tra tấn và những hành động đối xử hoặc trừng phạt mang tính độc ác, vô nhân đạo hay hạ nhục), Nghị định thư của CEDAW sẽ bảo vệ hiệu quả những vi phạm có hệ thống đối với QPN, QCN của TE gái, ở các quốc gia thành viên mà việc giải quyết thông qua hệ thống tư pháp bất lực hay chưa hiệu quả.

Thực tiễn vi phạm QTE gái và QPN ở các quốc gia ở Nam Á, châu Phi, Trung Mỹ… cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của cơ chế này trong việc tăng cường tính trách nhiệm và nghĩa vụ bảo đảm của các quốc gia thành viên. Ở những xã hội mà khuôn mẫu văn hóa, đạo đức và tôn giáo còn xung đột với hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế, hay sự kém hiệu quả của hệ thống tư

78

Page 25: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

pháp quốc gia, vai trò của cơ chế giám sát quốc tế và khu vực là cần thiết nhằm bảo vệ hiệu quả QTE gái và thúc đẩy BĐG thực tế.

Từ nội dung những quy định trong CEDAW và Nghị định thư bổ sung của nó có thể thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa bảo vệ và thúc đẩy QPN, BĐG và QTE. Hiển nhiên những quy định này cùng với cơ chế giám sát, thực thi của chúng đã cho thấy việc tôn trọng, bảo vệ và hiện thực hóa các quyền của phụ nữ, BĐG không thể tách rời hay thiếu vắng việc tôn trọng, bảo vệ và hiện thực hóa các quyền của TE, đặc biệt là của TE gái. Nguyên tắc nền tảng như sợi chỉ đỏ xuyên suốt của hệ thống pháp luật quốc tế về QCN nói chung và về QPN, QTE nói riêng đó chính là nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử. Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ phụ nữ và TE. Chỉ có thể giải quyết triệt đệ sự bất bình đẳng phát sinh trực tiếp từ sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính trên cơ sở xóa bỏ sự phân biệt đối xử, sự kỳ thị và thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm và sự tôn trọng đầy đủ đối với TE nói chung và TE gái nói riêng.

2.4.4. Cơ chế giám sát, thực thi CEDAW (cơ chế của LHQ, khu vực và cơ chế quốc gia)

Cũng giống như cơ chế giám sát việc thực thi QTE, việc thực thi QPN trong CEDAW cũng được thể hiện dưới 3 cấp độ là quốc tế, khu vực và quốc gia.

Ở cấp quốc tế, cơ chế giám sát, thực thi CEDAW được thành lập theo quy định của CEDAW (đối với các quốc gia thành viên của Nghị định thư bổ sung cho CEDAW, cơ chế giám sát bao gồm việc thừa nhận thẩm quyền của Ủy ban CEDAW trong việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu kiện cá nhân về QPN).

Phần V (từ điều 17 đến điều 22) của CEDAW quy định về việc thành lập một Ủy ban có chức năng giám sát việc thực thi CƯ của các quốc gia thành viên. Đây là một cơ quan gồm 23 chuyên gia, có trách nhiệm giám sát việc thực hiện CƯ và xem xét các báo cáo của các quốc gia thành viên trong việc thực hiện CƯ.

2.4.5. Đóng góp của CEDAW đối với CRC trong việc bảo đảm QTE – Nhìn từ khía cạnh BĐG

Mặc dù ra đời trước CRC 10 năm, nhưng CEDAW có mối quan hệ chặt

79

Page 26: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

chẽ với CRC và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ QTE. CEDAW giúp kết nối hữu cơ việc bảo vệ và thúc đẩy QTE với bảo vệ và thúc đẩy QPN và sự BĐG. Mặc dù các QCN là thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau và không thể chia cắt và mặc dù có những văn kiện pháp lý quốc tế với những cơ chế giám sát, thực thi khác nhau, cần phải nhấn mạnh đến một số nhóm quyền và những nhóm chủ thể quyền được đặc biệt ưu tiên trong sự thừa nhận và bảo đảm về cả địa vị pháp lý và thực tiễn. Trong số đó phải kể đến các quyền của TE và phụ nữ với tính cách là những nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Có thể nói, trong toàn bộ hệ thống pháp luật quốc tế về QCN, CRC và CEDAW có mối quan hệ đặc biệt nhất, giống như hai phần không thể tách rời: người mẹ và đứa trẻ thông qua cuống nhau.

Vì vậy, việc bảo đảm QPN và thúc đẩy BĐG lại trở thành tiền đề và điều kiện cho việc bảo đảm các quyền của TE nói chung và TE gái nói riêng.

Từ nội dung hai công ước có thể thấy, CEDAW và CRC có mối quan hệ rất chặt chẽ và như một sự bổ sung quan trọng cho các công ước khác về QCN. Việc thông qua hai công ước thể hiện mối quan tâm sâu sắc của LHQ đối với hai nhóm dân cư quan trọng và dễ bị tổn thương nhất trong mọi xã hội. Nếu coi CRC là biện pháp bảo vệ đầu tiên thì CEDAW là biện pháp bảo vệ nối tiếp đối với nhóm dễ bị tổn thương này; ngược lại, nếu coi CEDAW là một biện pháp bảo vệ TE từ giai đoạn sớm nhất (từ khi mang thai), thì CRC sẽ là biện pháp bảo vệ QCN của các em một cách toàn diện và tích cực nhất.

Như vậy, xoá bỏ sự phân biệt đối xử về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ sẽ đem lại “lợi ích kép” cho cả phụ nữ và TE; đồng thời đóng vai trò then chốt đối với sức khỏe và sự phát triển của mỗi gia đình, cộng đồng và quốc gia. Vấn đề BĐG và sự phát triển của trẻ em gắn kết mật thiết với nhau. Khi vị thế của người phụ nữ được nâng lên, trẻ em và gia đình họ sẽ trở nên thịnh vượng. Sự tham gia của phụ nữ vào những quyết định quan trọng sẽ cải thiện cuộc sống của chính họ và tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến sự tồn tại và phát triển của TE.

CEDAW đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên tắc bình đẳng thực chất ( và coi đó như là mục tiêu tối thượng của việc bảo đảm các QPN. Bình đẳng không chỉ phản ánh bằng các nguyên tắc hiến định và luật định, mà trên hết, đó chính là việc thừa nhận rộng rãi trong thực tế. Hầu hết pháp luật của các

80

Page 27: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

quốc gia trên thế giới đều ghi nhận sự bình đẳng và các quyền như nhau giữa nam và nữ, giữa TE gái và TE trai. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng thu hẹp được khoảng cách giữa quy định của pháp luật và bảo đảm trong thực tiễn. Tỷ lệ đại diện cao trong Nghị viện của nữ giới vẫn sẽ không làm cải thiện tình trạng BĐG cũng như sự vi phạm các quyền của phụ nữ nếu như nó không được đảm bảo bằng sự tham gia thực chất của họ vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát chính sách và mọi quá trình phát triển kinh tế-xã hội liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình. Nguyên tắc này đặc biệt có ý nghĩa trong việc tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền của TE gái. Bức tranh toàn cầu về phụ nữ ở các quốc gia đang phát triển, ở khu vực nông thôn, thuộc hộ nghèo hay thuộc đồng bào dân tộc thiểu số thường ít được hưởng sự bình đẳng thực chất cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của việc thúc đẩy không ngừng việc trao quyền (empowerment) cho phụ nữ và sự tham gia có ý nghĩa của họ (meaningful involvement).

Bình đẳng thực chất còn chỉ ra việc xóa bỏ triệt để sự kỳ thị và phân biệt đối xử gián tiếp mà người phụ nữ và TE gái phải hứng chịu. Mặc dù pháp luật ngăn cấm sự kỳ thị và phân biệt đối xử dựa trên giới tính, thực tế trên phạm vi toàn cầu (đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển) cho thấy sự phân biệt đối xử gián tiếp (như những rào cản khuôn mẫu về văn hóa và xã hội) đã là căn nguyên sâu xa của tình trạng xâm hại QPN và QTE gái. Phân biệt đối xử gián tiếp còn là một trạng thái mà ở đó chủ thể của quyền không thực hiện được đầy đủ các quyền của mình được thừa nhận và bảo vệ bằng các nguyên tắc hiến định và luật định. Đồng thời, nó cũng chỉ ra sự ẩn chứa của những quy định pháp luật hay những chính sách không hướng tới việc trao quyền và tham gia đầy đủ của một chủ thể quyền này trong mối quan hệ với chủ thể quyền khác.

Hiển nhiên, mối quan hệ biện chứng giữa bình đẳng thực chất với việc xóa bỏ sự phân biệt trực tiếp và gián tiếp đòi hỏi chủ thể nghĩa vụ là Nhà nước và xã hội cũng như cộng đồng quốc tế phải nỗ lực không ngừng thực thi hiệu quả các cam kết về thúc đẩy BĐG, QPN và QTE của mình.

2.5. Một số nội dung cơ bản về QTE từ khía cạnh BĐG trong một số văn kiện pháp luật quốc tế khác

Mặc dù CRC và CEDAW đóng vai trò nền tảng trong hệ thống pháp

81

Page 28: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

luật quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy QTE, cần phải nhấn mạnh rằng các văn kiện quốc tế cơ bản khác trong hệ thống pháp luật quốc tế về QCN cũng như hệ thống pháp luật quốc tế nói chung đóng vai trò là phần không thể thiếu được. Bao gồm, những quy định về chuẩn mực bảo vệ TE nói chung, TE gái nói riêng, cũng như phụ nữ, khỏi những hình thức và điều kiện lao động cưỡng bức, tồi tệ nhất, bảo vệ phụ nữ khỏi sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng về cơ hội việc làm, hưởng lương, sự thăng tiến,.. như các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (Công ước 138 về tuổi tối thiểu được đi làm việc, Công ước 182 về xoá bỏ hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Công ước số 168 về về xúc tiến việc làm và bảo vệ chống thất nghiệp, Công ước 169 về dân tộc thiểu số và bản địa,..,…); quy định về bảo vệ quyền của người khuyết tật (CƯ quyền người khuyết tật); CƯ quyền của người lao động nhập cư và gia đình họ…Chẳng hạn những quy định chặt chẽ về bảo vệ trẻ em chống lại bất cứ hình thức lao động tồi tệ nào được nêu trong CƯ 182 của ILO, là sự cụ thể hóa và phát triển Công ước về Lao động cưỡng bức (1930) và Công ước bổ sung của LHQ về xoá bỏ buôn bán nô lệ và các hình thức tương tự như nô lệ (1956) trước đó. Điều 3 của CƯ 182 đã liệt kê ‘các hình lao động tồi tệ nhất’, theo đó các quốc gia thành viên của ILO và LHQ, cần phải thực thi tất cả những biện pháp cần thiết nhằm loại bỏ.

Điều 3- CƯ 182 ILO: 'Các hình thức lao động tồi tệ nhất':

a) mọi hình thức nô lệ hay tương tự nô lệ như buôn bán và vận chuyển trẻ em, gán nợ và lao động nô lệ và lao động cưỡng bức trong đó có tuyển mộ cưỡng bức trẻ em tham gia vào các xung đột vũ trang;

b) sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em vào hoạt động mại dâm, sản xuất các sản phẩm phim ảnh khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm;

c) sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em vào các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt vào mục đích sản xuất và vận chuyển chất ma tuý như được nêu tại các hiệp định quốc tế;

d) những công việc mà tính chất hoặc các điều kiện của nó có thể

82

Page 29: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

xâm hại đến sức khoẻ, an toàn và đạo đức của trẻ.

Điều 7 đặc biệt nhấn mạnh đến việc bảo vệ TE có nguy cơ cao và TE

gái khỏi trở thành nạn nhân của những hình thức lao động tồi tệ nhất.

Như vậy, CƯ 182 đã cho thấy sự kết nối của nó với CRC và CEDAW

trong việc bảo vệ TE và phụ nữ. Những hình thức nô lệ hiện đại như, buôn

bán phụ nữ, TE (đặc biệt là TE gái), mại dâm TE, sử dụng và tuyển mộ lính

TE,…đang là thực tiễn bức xúc của các quốc gia và cộng đồng quốc tế chỉ ra

sự cần thiết của việc tăng cường trách nhiệm của các quốc gia thành viên và

cơ chế giám sát, thực thi của cộng đồng quốc tế nhằm xóa bỏ mọi hình thức

lao động phi nhân tính và trái với quy định pháp luật quốc tế.

Như vậy, nguyên tắc bảo vệ đặc biệt đối với TE, nhất là TE gái cũng

như phụ nữ khỏi những hình thức lao động tồi tệ nhất chính là một trong

những điều kiện hàng đầu để bảo đảm và thúc đẩy BĐG.

III. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO ĐẢM VÀ THỰC THI QUYỀN TRẺ EM TỪ CÁCH TIẾP CẬN GIỚI

Thực tiễn bảo đảm QTE từ góc độ LGG và thúc đẩy BĐG ở các quốc gia trên thế giới hết sức phong phú. Mỗi quốc gia trong khu vực và trên thế giới với những đặc thù về văn hóa, lịch sử, hệ thống chính trị-pháp luật và điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau những bài học và kinh nghiệm quý báu trong việc bảo đảm QCN, bình đẳng TE và phụ nữ. Phần này xem xét kinh nghiệm và mô hình bảo đảm của Vương Quốc Anh, Thụy Điển và Thái Lan1.

3.1. Kinh nghiệm về lồng ghép giới và thúc đẩy bình đẳng giới trong việc bảo đảm QTE ở Thụy Điển

3.1.1. Trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách

Hệ thống pháp luật của các quốc gia Bắc Âu và Tây Âu có những quy định chặt chẽ về bảo vệ QTE và QPN. Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu 1 Vương Quốc Anh được lựa chọn vì hệ thống pháp luật nước này có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ vào hệ thống

pháp luật quốc tế hiện đại, trong đó có luật nhân quyền quốc tế. Bảo đảm QTE, BĐG và QPN ở các quốc gia vùng Bắc Âu, trong đó có Thuỵ Điển, có thể xem là một quốc gia có thực tiễn bảo đảm BĐG, QPN và quyền của TE, đặc biệt là TE gái đứng đầu thế giới. Trong khi đó Thái Lan - một quốc gia đang phát triển và cũng thoát thai từ xã hội tiền công nghiệp, cũng chịu ảnh hưởng của tập tục truyền thống sẽ cung cấp những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam.

83

Page 30: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

đều tham gia vào tất cả các văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản về QCN, bao gồm các văn kiện của LHQ và khu vực Cộng đồng châu Âu. Các quốc gia này đã nội luật hóa các quy định quốc tế và khu vực vào trong hệ thống pháp luật của mình. Chẳng hạn, hệ thống pháp luật Thụy Điển đạt được những bước tiến bộ to lớn trong việc bảo đảm các quyền cơ bản của TE, đặc biệt là của TE gái, bao gồm quyền về tiếp cận cơ hội một cách bình đẳng trong giáo dục, tham gia và phát triển. Thụy Điển được xem là một nhà nước phúc lợi điển hình trên thế giới và là nơi mà các chính sách chăm sóc và bảo trợ đối với các nhóm người dễ bị tổn thương được đặc biệt chú trọng, trong đó có phụ nữ và TE. Thụy Điển cũng sớm ghi nhận và bảo đảm về pháp lý và thực tiễn BĐG.

Thụy Điển không chỉ có truyền thống văn hóa về tôn trọng và bảo vệ phụ nữ, trẻ em, mà còn sớm ghi nhận quyền của TE và phụ nữ trong hệ thống pháp luật của mình. Đạo luật về bình đẳng được thông qua năm 1979, tuy nhiên Luật trẻ em đầu tiên đã được ban hành năm 1902, trong đó đã có những quy định về hệ thống phúc lợi xã hội và bảo trợ TE. Từ 1924 đến 1960, nội dung của Luật chủ yếu bổ sung những quy định về phúc lợi TE. Từ năm 1970, Luật được bổ sung những quy định tập trung vào 3 lĩnh vực, đó là chăm sóc TE, phòng chống nghiện hút và hỗ trợ người nghèo. Đạo luật về ngăn cấm phân biệt và hạ thấp đối xử đối với trẻ em và học sinh (có hiệu lực 1/4/2006) là một văn kiện pháp lý quốc gia nhằm thúc đẩy các quyền bình đẳng của TE và học sinh trong việc tiếp cận các dịch vụ.

Nhằm bảo vệ tốt hơn QPN và thúc đẩy BĐG, năm 2008, QH Thụy Điển đã thông qua một dự luật mới là Đạo luật về phân biệt đối xử. Đạo luật này khẳng định mục đích là nhằm đấu tranh chống lại sự phân biệt và đồng thời thúc đẩy các quyền và cơ hội bình đẳng của mọi cá nhân không dựa trên bất cứ sự phân biệt đối xử nào về giới tính, bản chất hay hình thức giới tính chuyển đổi, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, khuyết tật, định hướng giới tính hay lứa tuổi. Đạo luật này cũng xác định những hình thức bị coi là phân biệt đối xử bao gồm sự phân biệt đối xử một cách trực tiếp hay gián tiếp và hành vi quấy rối tình dục cũng được xem là sự xâm phạm nghiêm trọng đối với phẩm giá con người (mục 4, 5)1. Đạo luật cũng xác lập hàng loạt các nguyên tắc và 1 Đạo luật Phân biệt đối xử của Thụy Điển,

http://www.manskligarattigheter.gov.se/dynamaster/file_archive/090717/938e32b31f6d4029833f80fa1c74

84

Page 31: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

chuẩn mực theo đó nghiêm cấm sự phân biệt đối xử dưới tất cả các hình thức, bao gồm dựa trên giới tính, và bảo vệ việc thụ hưởng và tiếp cận đối với cơ hội và các quyền bình đẳng của phụ nữ và TE gái trong lĩnh vực giáo dục, hệ thống dịch vụ và phúc lợi xã hội, việc làm, hưởng lương… Đặc biệt là mục 15 của Đạo luật quy định nhà cung cấp dịch vụ giáo dục cần phải thực thi những biện pháp cần thiết để phòng ngừa và bảo vệ TE là học sinh và sinh viên khỏi việc bị phân biệt đối xử dựa trên giới tính hay sự quấy rối và xâm hại về giới tính, bản sắc văn hóa, tôn giáo…Luật này còn quy định xác lập cơ chế giám sát việc thực thi, theo đó nhấn mạnh đến nghĩa vụ của Thanh tra Quốc hội về Bình đẳng (Equality Ombudsman). Đây là một cơ chế giám sát việc thực thi BĐG giới, bảo vệ và thúc đẩy QPN và QTE với những thẩm quyền nhất định, chẳng hạn đại diện cho cá nhân đưa vụ việc vi phạm ra tòa án. Đạo luật còn có những quy định liên quan đến trình tự pháp luật, cơ chế về khiếu kiện và bồi thường đối với những vi phạm.

Đạo luật này, thực chất là Đạo luật Chống Phân biệt đối xử, bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2009, chính là một nỗ lực tiếp theo của chính phủ nhằm thực thi đầy đủ QTE và QPN từ góc độ BĐG. Đạo luật này thay thế cho các đạo luật trước đó bao gồm Đạo luật về Các Cơ hội Bình đẳng và 6 Luật có liên quan khác về chống phân biệt đối xử. Đóng góp quan trọng nhất của đạo luật này nhìn từ góc độ bảo vệ QTE và BĐG đó là hai hình thức phân biệt mới được quy định thành luật đó là đặc điểm và biểu hiện giới tính chuyển đổi và phân biệt dựa trên lứa tuổi.

Thụy Điển vừa là điểm đến và trung chuyển của nạn buôn bán phụ nữ và TE gái từ Đông Âu và Nga nhằm mục đích thương mại và công nghiệp du lịch tình dục ở toàn bộ khu vực Bắc Âu và một phần Tây Âu. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật của Thụy Điển có những quy định rất chặt chẽ nhằm bảo vệ phụ nữ và TE gái, đặc biệt là nạn nhân của sự buôn bán người. Luật pháp Thụy Điển cũng nghiêm cấm hành vi mại dâm và coi đó là một sự bạo hành của nam giới đối với nữ giới. Trong quy định của pháp luật về (nghiêm cấm sự) vi phạm nghiêm trọng đến tính thống nhất toàn vẹn của người phụ nữ (Kvinnofridslagstiftningen), Chính phủ và Quốc hội (Riksdag) Thụy Điển đã

86c3/discrimination%20act.pdf .

85

Page 32: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

định nghĩa mại dâm là một hình thức bạo hành của nam giới chống lại phụ nữ và TE. Từ ngày 1/1/1992, việc mua dâm-hay cố ý mua dâm-được coi là một tội hình sự có thể bị trừng trị dưới hình thức phạt hay 6 tháng tù giam. Phụ nữ và TE thường là nạn nhân trực tiếp của nạn mại dâm và buôn bán người do đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tháng 4/ 2005, một khoản mới đã được bổ sung vào Bộ luật hình sự theo đó hình sự hóa hành vi mua dâm đối với TE và hình phạt cho tội này có thể lên tới 2 năm tù giam.

Cuộc khảo sát điều tra gần đây cho thấy có tới từ 65 % đến 90 % phụ nữ mại dâm bị lạm dụng và xâm hại tình dục và rất nhiều người trong số đó là TE, đa phần là TE gái, bị bóc lột tình dục, cưỡng ép vào mại dâm khi còn rất trẻ, tuổi đời trung bình chưa đầy 14 tuổi1. Thực tiễn này đặt ra hệ thống luật pháp và tư pháp của Thụy Điển cần phải đưa ra những biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả nhằm bảo vệ TE và phụ nữ.

Liên quan đến bảo đảm QTE từ góc độ BĐG trong hệ thống chính sách, Thụy Điển, giống như nhiều nước Bắc Âu khác, đã thực thi những chính sách xã hội dựa trên nguyên tắc BĐG, bảo đảm QPN và QTE. Cụ thể, các chính sách về gia đình và TE dựa trên nguyên tắc BĐG vào những năm 80 và 90 của chính phủ nhằm vào mục tiêu tạo dựng những điều kiện tốt nhất để nuôi dưỡng TE, hệ thống an sinh xã hội cho gia đình và đặc biệt là, đề cao nguyên tắc quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong công việc và gia đình, bao gồm kể cả việc chăm sóc và nuôi dạy con cái. Để đảm bảo quyền bình đẳng thực chất và sự hưởng thụ đầy đủ các quyền cơ bản khác của nữ giới so với nam giới, chính sách về gia đình đã tác động điều chỉnh hệ thống pháp luật theo đó yêu cầu bắt buộc đối với nam giới phải dành thời gian tương thích như nữ giới ở nhà để chăm sóc, nuôi dưỡng con thời kỳ đầu. Hệ thống chính sách phúc lợi xã hội và bảo hiểm cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy BĐG và bảo vệ QTE ở Thụy Điển. Hệ thống này cho phép người cha hoặc người mẹ ở nhà tới 360 ngày (1 năm) để nuôi con sau sinh, với 80% bồi thường cho mất thu nhập. Hơn nữa, cha mẹ đều có quyền nghỉ việc để chăm trẻ tổng số 60 ngày mỗi năm (cho một trẻ) đến khi trẻ 12 tuổi và hưởng 80% số lương. Luật lao động cũng bảo đảm giữ công việc cho các bậc cha mẹ vô 1 Swedish Ministry of Industry, Employment and Communications (2005), Prostitution and trafficking in

human beings, http://www.regeringen.se/sb/d/2664 (accessed 12.11.09)

86

Page 33: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

điều kiện trong thời kỳ nghỉ chăm sóc trẻ và trong thời kỳ hưởng phúc lợi cha mẹ. Đây là một tiến bộ lớn trong chính sách về chăm sóc và bảo vệ trẻ em từ góc độ BĐG.

3.1.2. Tư pháp người chưa thành niên và việc bảo vệ quyền trẻ em

Trẻ em làm trái pháp luật ở Thụy Điển được tiếp cận và hưởng hệ thống tư pháp dành cho người chưa thành niên theo đó dựa trên những nguyên tắc cơ bản như vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Chẳng hạn, trẻ dưới 12 tuổi gây lỗi, gây hại thì bố mẹ không phải bồi hoàn nếu đã đóng bảo hiểm. Nếu không có bảo hiểm, trẻ bị ghi lỗi và phải bồi hoàn khi trưởng thành. Trẻ dưới 15 tuổi không bị xét xử tại toà. Thuỵ Điển có các toà Hình sự, Dân sự  (2 toà có quyền ra bản án) và toà Hành chính (không ra bản án mà ra các quyết định). Không có thẩm phán chuyên trách từng vấn đề mà họ được luân chuyển về các toà sau thời gian nhất định. Không có toà án chuyên về trẻ em nhưng có các thẩm phán chuyên biệt về các vụ trẻ em. Với trẻ em dưới 12 tuổi, các hành vi phạm pháp chỉ coi là các hành vi xã hội và sử dụng biện pháp giáo dục nên cảnh sát không tham gia quá trình điều tra mà do cán bộ xã hội thực hiện. Luật về hệ thống dịch vụ xã hội, áp dụng cho TE, người già, người khuyết tật và Luật chăm sóc trẻ em và vị thiếu niên đều hỗ trợ cho hệ thống tư pháp vị thành niên. Có 3 hệ thống giám sát các hoạt động bảo trợ trẻ em liên quan đến tư pháp vị thành niên đó là a) Hệ thống toà án và thanh tra; b) Giám sát của người dân; c) Uỷ ban quốc gia về y tế và phúc lợi xã hội (do Quốc hội trả lương, độc lập và giám sát các hoạt động của bộ tương ứng)1.

3.1.3. Trong giám sát việc thực thi chính sách, pháp luậtCơ chế giám sát và thực thi quyền trẻ em và

quyền phụ nữ ở Thụy Điển

Là một phần không thể thiếu được của việc thực hiện các cam kết quốc tế về QTE, QPN và BĐG, cũng như thực thi các chính sách và pháp luật quốc gia có liên quan, cơ chế quốc gia giám sát việc thực thi đóng vai trò hết sức

1 Đặng Nam, Kinh nghiệm bảo vệ trẻ em của Thụy Điển, Tạp chí Gia đình và Trẻ em, http://vnsocialwork.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=140:kinh-nghim-bo-v-tr-em-ca-thu-in&catid=38:vietnamese&Itemid=61

87

Page 34: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

quan trọng. Thụy Điển có những cơ chế dưới đây liên quan trực tiếp đến việc thực thi QTE và QPN từ góc độ BĐG:

Các cơ quan Thanh tra Quốc hội trước năm 2007 liên quan đến bảo vệ QPN và QTE trên góc độ BĐG đó là: Thanh tra về các cơ hội bình đẳng, Thanh tra về Chống Phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc, Thanh tra chống phân biệt đối xử dựa trên Tính dục và Thanh tra về Người Khuyết tật.

Cơ quan Thanh tra Quốc hội về Bình đẳng (Equality Ombudsman)Đây là cơ chế được thành lập theo Đạo luật về Thanh tra Bình đẳng

(Equality Ombudsman, năm 2008) là một cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát việc thực hiện Đạo luật Chống phân biệt đối xử. Cơ quan này thay thế cho các cơ quan được thành lập năm 2007 ở trên.

Cơ quan Thanh tra QH về trẻ em (Children Ombudsman)

Đây là cơ quan giám sát việc thực thi QTE ở Thụy Điển được thành lập khá sớm, vào năm 1990, ngay sau khi phê chuẩn CRC. Cơ quan này hoạt động theo nguyên tắc độc lập và thay mặt cho TE giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ, cũng như tiến hành việc giám sát thực thi nghĩa vụ pháp lý quốc gia của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy TE, QTE. Cơ quan này gồm 01 hội đồng của thanh niên và 7 hội đồng của TE có nhiệm vụ duy trì các mối quan hệ với trường, lớp học trong các hoạt động thanh tra1.

Uỷ ban quốc gia về y tế và dịch vụ xã hội

Uỷ ban quốc gia về y tế và dịch vụ xã hội do chính phủ thành lập. Chủ tịch Uỷ ban này là thành viên QH, các thành viên khác gồm các ĐBQH, các nhà nghiên cứu, đại diện các đảng phái. Có 4 nhóm thư kí làm việc cho Uỷ ban này. Uỷ ban làm việc trong nhiệm kì 2 năm, có nhiệm vụ trình báo cáo thực hiện chương trình hành động cho Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi xã hội. Uỷ

1 Nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan này là, 1. Lồng ghép quan điểm QTE vào công việc các bộ ngành, khuyến nghị các cấp chính quyền thân thiện với TE hơn thông qua “Chiến lược thực hiện CRC” của Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Thụy Điển; 2. Tuyên truyền, theo dõi tiến bộ trong việc thực hiện chiến lược ở các cấp; 3. Văn phòng Thanh tra TE không trực tiếp tiếp nhận và giải quyết các vụ việc mà hỗ trợ, thúc đẩy việc triển khai chính sách, tuy nhiên Thanh tra TE không có quyền trực tiếp xử phạt; 4. Giám sát và giải quyết các vụ việc liên quan đến phân biệt đối xử chống lại TE và đặc biệt TE dựa trên giới tính, tôn giáo, sắc tộc; 5. Tiến hành thực hiện báo cáo quốc gia về những vấn đề của TE; tuyên truyền, phổ biến và tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về QCN của TE?.

88

Page 35: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

ban có chức năng giám sát các hoạt động và dịch vụ xã hội, thanh tra các khiếu nại từ địa phương về chất lượng và mức độ các dịch vụ xã hội. Uỷ ban luôn độc lập với QH. Nhà nước quy định những công việc của Uỷ ban và các bộ trưởng điều hành nhưng Uỷ ban phải cố gắng đưa ra những khuyến nghị độc lập, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và trước người dân1.

3.2. Kinh nghiệm về lồng ghép giới và thúc đẩy bình đẳng giới trong việc bảo đảm quyền trẻ em ở Vương quốc Anh

Cơ chế giám sát việc thực hiện QTE, QPN và BĐG ở Anh có những nét tương đồng với mô hình của một số quốc ở Bắc Âu và đặc biệt là Ôt-xtrây-lia. Cũng như, Thụy Điển, Anh đã nội luật hóa các quy định, chuẩn mực quốc tế về QCN nói chung, cũng như của CRC và CEDAW nói riêng, vào trong hệ thống pháp luật và chính sách quốc gia của mình.

3.2.1. Trong việc xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách

Hệ thống pháp luật và chính sách của Anh về QTE từ góc độ bảo đảm QPN và BĐG cũng đạt những thành tựu đáng kể với việc ra đời Đạo luật về QCN năm 1999, Đạo luật về TE năm 2004, Đạo luật về Bình đẳng 2006, và Chống phân biệt đối xử năm 2006, Đạo luật về Phân biệt dựa trên Khuyết tật 2005, Đạo luật về Giáo dục 2002, Đạo luật về Bảo vệ TE 1999, Đạo luật về những tội phạm liên quan đến tình dục 2003, Đạo luật về Bạo lực Gia đình, Tội phạm và Nạn nhân năm 2004, Đạo luật về Cảnh sát và Tội phạm có tổ chức nghiêm trọng 2005, Đạo luật về Bảo vệ Nhóm Dễ bị tổn thương năm 2006,…Đây là những văn kiện pháp lý quốc gia rất quan trọng và là khung pháp lý quốc gia để bảo vệ và thúc đẩy QTE, QPN và BĐG. Anh cũng được xem là một trong những quốc gia điển hình về chính sách xã hội tương đối tốt trong việc bảo vệ và thúc đẩy QTE, QPN và BĐG. Chính phủ cũng đã thông qua rất nhiều chính sách ưu tiên và bảo vệ đặc biệt đối với TE, phụ nữ thông qua việc xây dựng và ban hành các quy định cũng như thực thi các chương trình hành động có liên quan. Chẳng hạn, chính sách bình đẳng về tiếp cận cơ hội giáo dục, việc làm, hệ thống dịch vụ xã hội, chăm sóc y tế,…của tất cả TE và phụ nữ mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào, như Quy định về Bình 1 Xem Đặng Nam, đã dẫn.

89

Page 36: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

đẳng việc làm (dựa trên giới tính) 2003, Quy định về Phân biệt giới tính năm 2003,...

3.2.2. Trong việc giám sát thực thi QTE từ góc độ BĐG

Cơ chế giám sát thực thi QTE từ góc độ BĐG ở Anh bao gồm cơ chế Nghị viện, cơ chế Chính phủ và Phi chính phủ. Bao gồm Ủy ban Nhân quyền và Cơ hội Bình đẳng của Vương Quốc Anh, Ủy ban Nhân quyền Bắc Ai-len, và Ủy ban hỗn hợp Nghị viện về QCN 1.

3.2.2. 1. Cơ chế Nghị viện

a) Các Ủy ban liên quan thuộc Hạ viện

Ủy ban về Gia đình, Trường học và Trẻ em có chức năng giám sát việc quản lý, chi tiêu và thực thi chính sách của Bộ TE, Trường học và Gia đình, cũng như đối với các cơ quan nhà nước khác có liên quan đến thực thi và bảo vệ QTE.

Ủy ban về Việc làm và Hưu trí giám sát việc chi tiêu, quản lý và thực thi chính sách của Bộ Việc làm và Hưu trí cùng với các cơ quan công khác có liên quan. Ủy ban chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến các quyền cơ bản của con người nói chung và của TE và phụ nữ nói riêng như quyền chống lại mọi hình thức lao động tồi tệ, chống buôn bán người, các quyền về nhập cư, cư trú tị nạn,…Các ủy ban này có chức năng xem xét tình trạng vi phạm quyền của phụ nữ và TE có liên quan .

b) Các ủy ban thuộc Thượng viện

Bao gồm các Ủy ban hỗn hợp: là các ủy ban hỗn hợp thuộc đại diện cả hai Viện, chịu trách nhiệm về QCN, như Uỷ ban hỗn hợp về QCN, và Uỷ ban hỗn hợp về các điều ước (về QCN).

c) Thanh tra Quốc hội

Thanh tra QH là một cơ quan của QH thực hiện chức năng giám sát tối cao. Thanh tra QH và Dịch vụ Y tế (Parliamentary and Health Service Ombudsman) được thành lập năm 1967, chịu trách nhiệm xem xét các khiếu 1 The reason why Northern Ireland has its own Human Rights Commission is because the Northern Ireland

Acts 1998 that gives more independent legislative and executive power to this country. In addition, the human rights situation was worst prior to 1998. As a result, an independent body on human rights monitoring and supervision were established 1999.

90

Page 37: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

kiện về tình trạng quản lý thiếu hiệu quả và sai phạm hành chính của các bộ, ban ngành thuộc chính phủ Vương Quốc Anh. Các khiếu kiện này chỉ được giải quyết khi chúng được một Nghị sĩ ủng hộ. Thanh tra QH do Nữ hoàng bổ nhiệm và miễn nhiệm sau khi có ý kiến của cả hai Viện.

Vai trò hàng đầu của QH là trợ giúp cho công chúng trong 5 vấn đề liên quan đến khiếu kiện và tìm kiếm bồi thường, sửa chữa đối với những sai phạm liên quan đến QCN nói chung và QTE nói riêng do các cơ quan công quyền gây ra. Bao gồm, kiện ra tòa án, kháng cáo đối với một quyết định của tòa án, tham dự vào cuộc điều tra, xét xử công khai, bồi thường thông qua phương tiện, công cụ của QH với sự trợ giúp bằng thư chất vấn đối với vị bộ trưởng có liên quan, và yêu cầu cơ quan công quyền có liên quan xem xét lại quyết định đó1. Giá trị của mô hình Thanh tra QH trong việc bồi thường đó là bất cứ vụ việc của cá nhân nào đều có thể được xem xét một cách chi tiết khách quan bởi một chuyên gia giàu kinh nghiệm và có thể xác định rõ ràng những điểm tốt và sai phạm của việc quản lý nhà nước.2 Mặc dù không thể phủ nhận tính hiệu quả của cơ quan Thanh tra QH trong việc giúp người dân thực hiện quyền khiếu nại và bồi thường đối với những vụ việc vi phạm do các cơ quan công quyền mắc phải, nhiều người vẫn hoài nghi về tính độc lập của các Thanh tra QH do họ được bổ nhiệm từ những quan chức quan cấp và chức năng và thẩm quyền của họ còn nhiều hạn chế và chưa thực sự hiệu quả trong việc giám sát thực thi QCN, QPN và QTE.

3.2.2.2. Cơ chế Chính phủ

a) Các cơ quan thuộc Chính phủ

Cơ chế chính phủ trong việc giám sát và thực thi QTE từ góc độ BĐG gồm các cơ quan trực thuộc các bộ và các Ủy ban.

Văn phòng Bình đẳng của Chính phủ

Văn phòng Bình đẳng được thành lập vào tháng 10/ 2007 và trực thuộc sự quản lý của Chính phủ. Nhiệm vụ của nó là ‘đặt bình đẳng vào trái tim của

1 Bradley, A W and Ewing, K D (2007), Constitutional and Administrative Law, (14th Edn., Pearson: London), p. 715.

2 Ibid., p. 715.

91

Page 38: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

Chính phủ’1 và chịu trách nhiệm về các chiến lược tổng thể và những chính sách ưu tiên về các vấn đề bình đẳng của Chính phủ, trong đó có vấn đề BĐG giới, vấn đề TE. Văn phòng đặc biệt ưu tiên quan tâm đến những vấn đề của phụ nữ, BĐG tại các cơ quan bộ, ban ngành của Chỉnh phủ và chịu trách nhiệm đối với hoạt động chống phân biệt đối xử dựa trên định hướng giới tính, chủng tộc, tôn giáo hay tín ngưỡng và đưa vào những nối dung cách tiếp cận BĐG và bảo vệ QPN vào trong khung khổ bình đẳng tổng thể của việc hoạch định chính sách của Chính phủ2. Thực tế cho thấy, Văn phòng đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy và bảo vệ QTE từ góc độ BĐG.

Ủy ban Phụ nữ Quốc gia

Ủy ban Phụ nữ Quốc gia là một cơ quan tư vấn độc lập và chính thức có mục tiêu đảm bảo rằng ý kiến của phụ nữ cần phải được Chính phủ ghi nhận và được thảo luận công khai3. Uỷ ban này là cơ quan đại diện chính thức cho phụ nữ trên toàn quốc và có nhiệm vụ đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả phụ nữ, bao gồm TE gái, cũng như góp phần tích cực vào việc bảo vệ QTE từ góc độ BĐG.

Ngoài các cơ quan trên còn có Ủy ban về Thanh tra Chăm sóc Xã hội tham gia bảo đảm QTE và BĐG

b) Các cơ quan độc lập

Ủy ban khiếu nại Cảnh sát Độc lập (The Independent Police Complaints Commission) được thành lập năm 2004, đây là cơ quan độc lập và không thuộc bất cứ bộ nào (Non-Departmental Public Body (NDPB)), bao gồm sự độc lập khỏi cảnh sát, các nhóm lợi ích và các đảng phái chính trị. Các quyết định của Uỷ ban này hoàn toàn độc lập với Chính phủ4. Vai trò hàng đầu của Uỷ ban là nhằm đảm bảo rằng tất cả những khiếu kiện đối với cảnh sát đều được xử lý hiệu quả. Uỷ ban đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giám sát và kiểm soát các hoạt động cảnh sát, nhất là việc sử dụng vũ lực. Cơ quan này còn có vai trò quan trọng trong việc tiến hành điều tra 1 http://www.equalities.gov.uk/ (accessed 20.09.08).2 The Government Equalities Office, http://www.womenandequalityunit.gov.uk/about/index.htm (accessed

24.12.07).3 The Women’s National Commission, http://www.thewnc.org.uk/ (accessed 24.12.07).4 See The Independent Police Complaints Commission, http://www.ipcc.gov.uk/index/about_ipcc.htm

(accessed 28.11.08)

92

Page 39: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

đối với những vụ việc vi phạm của cảnh sát đối với các QCN cơ bản1, bao gồm quyền của phụ nữ và TE nhập cư, người thiểu số, người không quốc tịch, nạn nhân của buôn bán người và công nghiệp tình dục. Do tính độc lập cùng với những thẩm quyền của nó, Uỷ ban này cho thấy cơ chế bảo đảm, giám sát việc thực thi hiệu quả ở cấp quốc gia đối với việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các QCN, bao gồm các QPN và QTE.

Ủy ban Bình đẳng và QCN (CEHR), được thành lập năm 20072. Theo quy định của Đạo luật Bình đẳng năm 2006,3 là một cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến bình đẳng, phân biệt đối xử và QCN. Ủy ban là một cơ quan độc lập, không thuộc bất cứ bộ nào. Mục tiêu của Uỷ ban là nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tăng cường các quan hệ giữa mọi người và bảo vệ các QCN, trong đó có quyền của TE và QPN.

Thẩm quyền của UB bao gồm (a) thúc đẩy nhận thức về tầm quan trọng của bình đẳng và đa dạng; (b) cổ vũ cho thực tiễn tốt về bình đẳng và đa dạng; (c) thúc đẩy bình đẳng về cơ hội; (d) thúc đẩy nhận thức và hiểu biết về các quyền được nêu trong các đạo luật về bình đẳng; (e) tăng cường các quy định pháp luật về bình đẳng; (f) tiến tới xóa bỏ sự phân biệt đối xử trái pháp luật, (g) tiến tới xóa bỏ việc quấy rối xâm hại trái pháp luật4.

Bên cạnh các chức năng tương tự như các cơ quan không thuộc nhà nước và các cơ quan khoa học khác (như tư vấn cho các cơ quan nhà nước, tuyên truyền, phổ biến và thông tin, tiến hành nghiên cứu, đánh giá, cung cấp giáo dục và đào tạo về quyền con người,..), Ủy ban còn có địa vị bán tư pháp (quasi-judicial body). Tức là nó có thẩm quyền trong việc (a) tiến hành việc điều tra đối với bất cứ vấn đề gì có dấu hiệu xâm phạm đến bình đẳng và tính

1 For example, the IPCC has recently brought to light a serious violation of the individual’s rights in the case of Lance Corporal Mark Aspinall v the Police of Greater Mancheter (2008). In this case, the three policemen attached and punched a member of the public in July 2008. One of these policemen received the suspension penalty and the other two are being investigated. See http://news.bbc.co.uk/1/hi/england/manchester/7757229.stm (accessed 29.11.08)

2 It has effect in England, Scotland and Wales. There are two sub-commissions, located in Scotland and Wales, where there will also be statutory committees responsible for its work. Commission for Equality and Human Rights, at http://www.cehr.org.uk/ (accessed 26.06.07).

3 Under this Act, the (National) Commission for Equality and Human Rights (CEHR) was established and launched in October 2007.

4 Equality Act 2006. http://www.opsi.gov.uk/acts/acts2006/pdf/ukpga_20060003_en.pdf (accessed 21.07.07).

93

Page 40: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

đa dạng, quyền con người hay quan hệ hữu hảo giữa mọi người (mục 16 của Đạo luật Bình đẳng), và (b) điều chỉnh và can thiệp bằng trình tự pháp luật, như việc sửa đổi tư pháp, liên quan đến bất cứ vấn đề gì thuộc phạm vi thẩm quyền và chức năng của Uỷ ban (mục.30). Uỷ ban có thẩm quyền hàng đầu là điều tra đối với các cáo buộc vi phạm QCN, QPN, QTE hay BĐG của các cơ quan công quyền. Đây là một trong những thẩm quyền phổ quát của các ủy ban nhân quyền trên toàn thế giới1 nhằm đánh giá về việc tôn trọng và thực hiện QCN trong phạm vi quốc gia2.

Nhìn chung, cơ chế bảo đảm, giám sát việc thực thi QTE từ góc độ BĐG giới ở Anh hết sức phong phú. Thực tế cũng cho thấy, ngoài cơ chế bảo đảm chính thức là hệ thống tư pháp các cơ chế thuộc Nghị viện và Chính phủ cũng như cơ chế độc lập rõ ràng đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và thúc đẩy QCN nói chung, QTE và QPN, BĐG nói riêng . Bên cạnh đó ,các tổ chức dân sự và báo chí, truyền thông đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giám sát thực thi quyền trẻ em từ góc độ BĐG. Anh được xem là một trong những cái nôi của các phong trào xã hội và tổ chức xã hội dân sự, nhất là liên quan đến QTE, như Oxfarm, World Vision, Plan International,…Các tổ chức phi chính phủ mang tính toàn cầu này cũng góp phần quan trọng vào việc tư vấn và phản biện các chính sách và pháp luật về BĐG trong việc thực hiện QTE.

3.3. Kinh nghiệm về LGG và thúc đẩy BĐG trong việc bảo đảm QTE ở Thái Lan

3.3.1. Trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách

Thái Lan đã tham gia tích cực vào nhiều văn kiện QCN cơ bản3, đồng thời sớm nội luật hóa hệ thống chuẩn mực QCN quốc tế này vào trong hệ thống pháp luật quốc gia. Mục 4 của Hiến pháp 1997 quy định rằng ‘Nhân phẩm, quyền và phẩm giá, của nhân dân cần phải được bảo vệ’, rằng tất cả

1 Ibid.2 Ibid.3 Gồm có ICCPR, ICESCR, CRC (và cả 2 nghị định thư), Công ước chống phân biệt chủng tộc (CERD) và CEDAW,

94

Page 41: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

mọi người đều có các quyền bình đẳng và các tự do cơ bản mà không có bất cứ sự phân biệt nào về nguồn gốc, chủng tộc, ngôn ngữ, giới tính, lứa tuổi, tình trạng sức khỏe hay thể chất,…Hiến pháp cũng quy định công dân được sử dụng các điều khoản của Hiến pháp để đưa một vụ kiện ra trước tòa án nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Các nguyên tắc Hiến định nêu trên đã trở thành nền tảng cho việc thành lập các cơ chế bảo vệ QCN, bao gồm Thanh tra của QH, Tòa Hành chính, Tòa Hiến pháp và Ủy ban Nhân quyền.

Hiến pháp xác lập các quyền bình đẳng giữa nam và nữ, đây được coi là một sự bảo đảm pháp lý cao nhất và quan trọng nhất cho việc thúc đẩy QTE, QPN và BĐG ở Thái Lan. Bộ Luật Gia đình của Thái đã tạo ra mức độ bảo vệ cao hơn đối với phụ nữ trong gia đình để từ đó bảo vệ được tốt hơn TE. Tuổi hợp pháp cho hôn nhân là 17 tuổi. Nhưng trên thực tế phụ nữ và TE Thái Lan, bao gồm TE gái, vẫn là nạn nhân của những sự vi phạm về quyền và tự do cơ bản, tình trạng bất BĐG và sự phân biệt đối xử, buôn bán phụ nữ, TE vì mục đích tình dục thương mại diễn ra hết sức phổ biến. Chính vì vậy, Thái Lan thường có sự điều chỉnh về hệ thống luật pháp cũng như có một hệ thống cơ chế giám sát thực thi và bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và TE.

Chế độ đa thê từng phổ biến trong tầng lớp quý tộc Thái trước đây nhưng hiện giờ đã ít hơn rất nhiều. Tuy vậy, vẫn có những người đàn ông giàu có có vợ hai và đối xử với vợ hai là ‘vợ bé’, có những sự phân biệt nhất định. Mặc dù Luật gia đình không ngăn cấm chế độ đa thê, nhưng thực tế nếu người nào cưới hai vợ sẽ coi là chống lại hay chối bỏ trách nhiệm chủ đạo đối với gia đình và người vợ cùng con cái chính của mình, và tội này có thể chịu phạt tiền hoặc có thể bị tù giam đến 6 tháng. Sự điều chỉnh hệ thống luật pháp theo hướng BGĐ, không phân biệt đối xử dựa trên giới tính này của Thái Lan thông qua bộ luật Gia đình cũng như các điều luật khác của Thái đã cho thấy nỗ lực của Chính phủ Thái Lan trong việc bảo vệ và thúc đẩy QTE từ góc độ BĐG. Phụ nữ Thái thường có quyền bình đẳng về pháp lý đối với việc thực thi nghĩa vụ cha mẹ ở gia đình nhưng theo truyền thống nam giới thường được nhìn nhận là chủ của gia đình. Vì vậy, trong trường hợp ly hôn khi cả cha mẹ đều không thể đồng ý về quyền chăm sóc nuôi dưỡng con cái được,

95

Page 42: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

điều rất phổ biến đó là các thẩm phán nam giới sẽ trao quyền chăm sóc nuôi dưỡng con cái cho người cha. Từ góc độ BĐG, điều ấy dường như là đã đảm bảo tốt quyền bình đẳng cho phụ nữ, nhưng xét từ khía cạnh vì lợi ích tốt nhất của trẻ, và điều quan trọng hơn từ góc độ bảo đảm quyền của TE từ góc độ BĐG, người mẹ cần phải được trao cho quyền nuôi dưỡng con cái trong những trường hợp ly hôn nhất định.

Pháp luật Thái Lan không phân biệt nam nữ trong việc thừa kế. Đây là một bước tiến khá lớn của các xã hội châu Á nơi mà truyền thống nặng nề về kế thừa thường chứa đựng sự phân biệt đối xử và bất BĐG. Nhưng với sự điều chỉnh này, nhờ địa vị kinh tế của người phụ nữ được cải thiện rõ rệt và có tiền đề từ khi đi xây dựng gia đình sẽ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo lập cơ sở bình đẳng thực tế trong quan hệ gia đình và đặc biệt trong chăm sóc con cái. Đặc biệt là điều này tạo tiền đề quan trọng cho nguyên tắc bình đẳng giữa TE gái và TE trai. Pháp luật Thái nghiêm cấm sự phân biệt đối xử trong việc hưởng thụ quyền thừa kế, mặc dù có sự phân chia theo hàng thừa kế dựa trên tính huyết thống gần, bao gồm i) người nối dõi (con cháu); ii) cha mẹ; iii) anh em có cùng cha mẹ; iv) anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; v) ông bà nội và ông bà ngoại; iv) cô dì, chú bác. Một điểm rất đáng lưu ý đó là người con gái út trong gia đình thường được hy vọng là sẽ chăm sóc cha mẹ khi về già nên thường nhận được quyền thừa kế từ gia đình cha mẹ đẻ.  

Pháp luật hình sự của Thái Lan không ngừng được bổ sung và hoàn thiện với quy định chặt chẽ những hành vi bạo hành đối với phụ nữ và TE dựa trên sự phân biệt về giới. Bạo hành đối với phụ nữ và TE là một tội hình sự và tùy thuộc vào tuổi của nạn nhân, mức độ của sự vi phạm, và trạng thái tinh thần và thể chất của nạn nhân sau khi bị vi phạm. Tuy nhiên, do khía cạnh văn hóa mà rất nhiều trường hợp người phụ nữ không bao giờ chia sẻ điều này và đưa ra ánh sáng mà coi đó là chuyện riêng tư và nội bộ của gia đình. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2005 chỉ ra có đến gần 50% phụ nữ Thái ở nông thôn đã từng là nạn nhân của sự xâm hại về tình dục hay thể chất bởi người chồng hay đối tác của mình. Mặc dù hãm hiếp là hoàn toàn trái pháp luật ở Thái nhưng pháp luật của Thái cũng không coi vấn đề

96

Page 43: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

hãm hiếp trong hôn nhân là tội (như hệ thống pháp luật ở Anh-Mỹ và Tây Âu). Phụ nữ Thái và TE gái thường phải đối mặt với sự rủi ro ghê gớm của việc trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người, tình dục thương mại và lao động cưỡng bức, hay lao động ở hình thức tồi tệ nhất do Thái Lan là một quốc gia mà ngành công nghiệp du lịch từng được xem là mũi nhọn. Thái Lan cũng đã thông qua nhiều biện pháp nhằm ngăn ngừa và trừng trị việc buôn bán phụ nữ và TE và Đạo luật về Ngăn ngừa và Trừng trị Mại dâm, đã quy định nghiêm trị đối với những hành vi bóc lột trẻ em dưới bất cứ hình thức nào, kể cả khi có sự đồng thuận của trẻ; Bộ luật về Tố tụng hình sự cũng quy định các tội về khiêu dâm TE, đối với cả TE trai và TE gái. Đặc biệt là Đạo luật Bảo vệ TE (có hiệu lực từ năm 2004) được thông qua nhằm tạo ra sự bảo vệ tốt nhất cho TE khỏi tất cả các hình thức lạm dụng, bóc lột, bạo hành,…

Một điểm hạn chế trong việc chưa bảo đảm tốt về BĐG, đặc biệt là bình đẳng thực tế, ở Thái Lan đó là mặc dù trên lý thuyết, phụ nữ Thái có quyền bình đẳng về địa vị pháp lý trong việc sở hữu về đất đai như nam giới, tuy nhiên luật cũng chỉ cho phép người chủ của gia đình mới có quyền sở hữu đất đai và Bộ Nội vụ chỉ đăng ký những người đàn ông là chủ gia đình mà thôi. Hiển nhiên, điều này tác động tiêu cực đến khả năng của phụ nữ trong việc sở hữu đất đai. Và điều này sẽ hạn chế nguồn lực kinh tế và sẵn có của người phụ nữ trong những trường hợp phải tự nuôi dưỡng và chăm sóc TE. Và do đó, sẽ làm hạn chế khả năng bảo đảm quyền của TE nhìn từ góc độ BGĐ này.

Bên cạnh hệ thống luật pháp, hệ thống chính sách của Thái về BĐG, bảo vệ và thúc đẩy QTE, QPN cũng có nhiều thành tựu. Chẳng hạn ngay từ những năm đầu 90 của thế kỷ trước, Chính phủ Thái Lan đã thông qua Chính sách, chiến lược và Kế hoạch Phát triển Phụ nữ giai đoạn 1992-2011 nhằm bảo vệ phụ nữ khỏi những căng thẳng và bị tổn thương, cũng như nhằm xác định những chiến lược và hành động cho việc thụ hưởng đầy đủ các QCN của phụ nữ và TE. Hàng loạt chương trình quốc gia cũng đã được triển khai trên phạm vi quy mô sâu rộng ở cấp quốc gia và địa phương nhằm khắc phục những thách thức và rào cản mà phụ nữ và TE phải hứng chịu, bao gồm vấn đề phụ nữ và đói nghèo, bạo hành gia đình đối với phụ nữ, sức khỏe và sự bóc lột. Các chương trình và kế hoạch này không chỉ để giải quyết căn nguyên sâu xa của các vấn đề như bất bình đẳng về cơ hội hay sự hiện hữu của những môi

97

Page 44: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

trường và điều kiện kỳ thị, phân biệt đối với phụ nữ, mà còn nhằm đảm bảo rằng phụ nữ cũng cần phải được trao quyền thông qua các chương trình giáo dục và đào tạo và vào quá trình hoạch định chính sách, đặc biệt trong việc hoạch định những chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của phụ nữ. Các chương trình và kế hoạch này được thiết kế và triển khai dựa trên quan điểm BĐG định hướng tăng cường thúc đẩy mức độ thụ hưởng các quyền và tự do cơ bản của TE, bao gồm quyền được sống, các quyền về sức khỏe, quyền có mức sống thích đáng, quyền được giáo dục và quyền được phát triển,..nhờ địa vị của phụ nữ được cải thiện và nâng cao, đặc biệt là phụ nữ nông thôn và phụ nữ thuộc các nhóm dễ tổn thương.

3.3.2. Cơ chế giám sát thực thi và bảo vệ, thúc đẩy QTE từ góc độ BĐG 

Cơ chế này bao gồm Thanh tra của QH, Ủy ban Nhân quyền quốc gia, Bộ Phát triển xã hội và An ninh con người, Văn phòng về Thúc đẩy Phúc lợi và Bảo vệ TE, Thanh niên và Nhóm dễ tổn thương, Người già và Người khuyết tật. Ở đây vai trò của Ủy ban Nhân quyền quốc gia là hết sức quan trọng và hiệu quả trong việc bảo vệ và thúc đẩy QTE từ góc độ BĐG.

Ủy ban được thành lập và đi vào hoạt động từ 13/07/2001 theo Đạo luật về Ủy ban Nhân quyền quốc gia năm 1999 dựa trên các điều 199-200 của Hiến pháp năm 1997. Ủy ban là một cơ quan hoàn toàn độc lập, bao gồm 11 Ủy viên, do Nhà vua bổ nhiệm dựa trên đề xuất của Thượng viện. Ủy ban có trách nhiệm chủ yếu đó là tham vấn và hoạch định các chính sách có liên quan nhằm thúc đẩy và bảo vệ các QCN được nêu trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật và các công ước quốc tế về QCN mà Thái Lan đã gia nhập.

Mặc dù Ủy ban không có thẩm quyền trực tiếp trừng trị hay truy tố một cá nhân hay tổ chức vi phạm, Ủy ban có thẩm quyền và nghĩa vụ sau:(1) thúc đẩy, tôn trọng và thực hành phù hợp với các nguyên tắc quyền con người ở cấp độ quốc gia và quốc tế; (2) xem xét và báo cáo đối với việc can phạm hay không của những hành vi vi phạm các QCN mà không tuân thủ nghĩa vụ theo các công ước quốc tế về QCN mà Thái Lan là thành viên, đồng thời đề xuất các biện pháp sửa chữa thích hợp cho cá nhân hoặc tổ chức vi phạm ấy. Ủy ban cũng có thể báo cáo trực tiếp lên QH để tiếp tục xử lý theo trình tự của pháp luật;(3) đề xuất với QH và Hội đồng Bộ trưởng các chính sách và kiến

98

Page 45: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

nghị liên quan đến việc sửa đổi luật, các quy định cần thiết để thúc đẩy và bảo vệ các QCN.

Cũng giống như Thanh tra QH, Ủy ban hàng năm cũng nhận hàng nghìn vụ khiếu kiện về vi phạm QCN, rất nhiều trong số đó có liên quan đến sự xâm hại quyền của phụ nữ, QTE và BĐG. Ủy ban cũng xử lý được hàng trăm vụ như vậy, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ QCN nói chung và QTE, QPN và BĐG nói riêng.

Ủy ban này phối hợp rất chặt chẽ với các cơ quan khác có liên quan đến việc bảo vệ QCN nói chung và QPN, QTE nói riêng, bao gồm Thanh tra của QH, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước, đặc biệt là với hệ thống tư pháp của Thái Lan, nhằm thực thi việc giám sát tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy QTE.

Bên cạnh các cơ chế giám sát, cũng giống như nhiều quốc gia khác ở Thái Lan còn có các tổ chức xã hội dân sự với vai trò quan trọng trong việc vận động chính sách và phản biện xã hội đối với các dự án luật, chương trình hoặc kế hoạch hành động trực tiếp liên quan đến việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy QCN nói chung và QTE, QPN và BĐG nói riêng. Các tổ chức này đã và đang đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc góp phần bảo vệ và thúc đẩy BĐG thông qua thực hiện QTE và bằng việc đảm bảo QTE để thúc đẩy BĐG và đảm bảo QPN. Các tổ chức này mặc dù chuyên về quyền phụ nữ hay thúc đẩy QPN, hay BĐG, nhưng đều vận động chính sách và có chương trình hành động trực tiếp không tách rời QTE. Chẳng hạn, Liên minh Chống Bóc lột TE (FACE), thành lập năm 1995, chức năng giám sát cơ chế tư pháp và lập pháp ở Thái Lan trong việc bảo vệ QTE. FACE làm việc cả ở cấp độ chính sách và hành động trực tiếp, cũng như có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức NGOs quốc tế và địa phương khác trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy QTE trên phạm vi toàn quốc. Liên minh này cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính phủ và các chính phủ trong khu vực nhằm thực thi hiệu quả việc bảo vệ và thúc đẩy QTE từ góc độ BĐG. Hay rất nhiều các tổ chức NGOs địa phương khác như, Quỹ Pavena về Phụ nữ và TE (được thành lập bởi sáng kiến của Bà Pavena Hongsakul, Đại biểu QH Bangkok, nhằm trợ giúp TE và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn)1, Trung tâm Lanna về Giáo dục Vì Sự tiến bộ của Phụ 1 http://www.pavena.thai.com/emain.html.

99

Page 46: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

nữ1, Quỹ Giáo dục TE Nông thôn2, Quỹ Chăm sóc TE Công giáo3, Quỹ châu Á về Phát triển và QCN,…

IV. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

4.1. Một số thực tiễn về hoạt động giám sát thực thi QTE của HĐND

Hoạt động giám sát thực thi pháp luật và chính sách nói chung và về QTE, QPN và BĐG nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các ĐBDC, nhất là của các đại biểu HĐND ở địa phương. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của HĐND địa phương chỉ thực sự có hiệu quả nếu như năng lực và trình độ của các đại biểu HĐND được năng cao và trang bị đầy đủ kiến thức về những vấn đề có liên quan đến hoạt động giám sát ấy, về kỹ năng giám sát và đặc biệt là về cơ chế phối hợp, hỗ trợ của các cấp các ngành.

Thực tiễn công tác giám sát của HĐND dưới đây góp phần làm rõ vai trò quan trọng của các ĐBDC trong việc thúc đẩy và bảo vệ QTE từ nguyên tắc BĐG.

Trong khi ở cấp trung ương, trong các kỳ họp của Quốc hội, Thủ tướng thường xuyên ‘đăng đàn’ hàng giờ và sẵn sàng trả lời các chất vấn của đại biểu QH, ở địa phương, rất ít khi đại biểu HĐND chất vấn Chủ tịch UBND4

về việc thực hiện các chính sách KT-XH và VH nói chung cũng như về QTE nói riêng. Tuy nhiên, trong hoạt động giám sát thực thi pháp luật và chính sách nói chung đã có những bước chuyển biến rõ rệt ở một số địa phương, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh5. Các đại biểu HĐND đã tham gia tích cực vào việc giám sát thực thi QTE thông qua các phiên họp chất vấn của HĐND với các lãnh đạo sở, ban, ngành như y tế, giáo dục, xây dựng-đầu tư; tiếp xúc cử tri và thông qua

1 http://web.sfc.keio.ac.jp/~thiesmey/cmulanna.html 2 http://www.thai-rural-education.org/3 http://www.ccdthailand.org/ 4 Xem http:// www. daibieunhan.vn/ (truy cập 09.12.10)5 Xem Chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 22, HĐND TP Hà Nội khóa XIII: Chất vấn và trả lời chất

vấn tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP Hồ Chí Minh Khóa VII,http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=128&NewsId=123935; Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ

họp thứ 20, HĐND thành phố Cần Thơ, http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=128&NewsId=123831;

100

Page 47: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

các hoạt động tuyên truyền, giáo dục như hội thảo, hội nghị và tọa đàm. Chẳng hạn, ‘Hội nghị Mối quan tâm của đại biểu dân cử về quyền trẻ em’ được tổ chức ngày 31/3/2010 tại Nha Trang với sự tham dự của nhiều đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp với nội dung khảo sát về nhận thức của ĐBDC đối với quyền trẻ em; cách tiếp cận mới về nghèo trẻ em; khả năng vận dụng khái niệm đa chiều trong xây dựng chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em hướng tới giảm nghèo bền vững1. …Công tác giám sát thi hành luật và chính sách về QTE ở một số địa phương cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của ĐBDC và việc tiếp cận BĐG và thúc đẩy QPN trong bảo vệ QTE. Chăng hạn, ở Lai Châu, đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp với Thường trực HĐND và một số sở, ban, ngành của tỉnh giám sát việc thi hành Luật Bình đẳng giới (BĐG) tại huyện Sìn Hồ. Luật được thực hiện lồng ghép với kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của huyện. Công tác phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em được quan tâm2. Rõ ràng những hoạt động như vậy sẽ góp phần nâng cao nhận thức của ĐBDC trong việc thực hiện chức năng giám sát của mình về lĩnh vực quyền trẻ em.

Nhìn chung, việc lồng ghép các hoạt động về giám sát thực thi QTE của đại biểu HĐND đã bước đầu được thực hiện tốt ở nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, giám sát thực thi QTE từ góc độ BĐG còn là một lĩnh vực mới mẻ và chưa thực sự được triển khai rộng rãi. Thực tế, chưa có sự kết nối và phối hợp chặt chẽ và đặc biệt trong phương pháp tiếp cận về bảo vệ thúc đẩy quyền trẻ em với bình đẳng giới, hay nhiều nội dung giám sát chưa thực sự sát với tình hình thực tế.3

4.2. Một số kiến nghị, đề xuất

Từ kinh nghiệm và mô hình bảo đảm QPN, QTE từ góc độ BĐG ở Vương Quốc Anh, Thụy Điển và Thái Lan có thể gợi mở cho Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống pháp luật và mô hình bảo đảm QCN nói chung và QPN, QTE gái, QTE trai nói riêng, phù hợp với điều kiện văn hóa, truyền

1 Xem http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=73&NewsId=101217 2 Xem LAI CHÂU: Giám sát việc thi hành Luật Bình đẳng giới tại huyện Sìn Hồ,

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&NewsId=52766 (truy cập 18.12.2010)3 Xem ‘Giám sát của đại biểu HĐND phải mang tính thời sự’,

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&NewsId=27140 (truy cập 14.12.10)

101

Page 48: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

thống và trình độ phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. Thực tiễn cải cách hệ thống pháp luật, thể chế và cơ chế ở các quốc gia được nghiên cứu ở đây là những bài học và kinh nghiệm bổ ích góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực thi và giám sát quá trình bảo đảm và hiện thực hóa QTE từ góc độ BĐG ở nước ta.

* Một số gợi ý nhằm tăng cường tính hiệu quả và hiệu lực của hoạt động bảo vệ và thúc đẩy QTE ở Việt Nam

1) Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống khung khổ chính sách và pháp luật nói chung và về quyền trẻ em, quyền phụ nữ, bình đẳng giới nói riêng từ cách tiếp cận dựa trên quyền và giới;

2) Thứ hai, tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát của QH và HĐND, hoạt động thực thi của Chính phủ và UBND và hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tư pháp trong công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.

3) Thứ ba, cần củng cố và hoàn thiện bộ máy thực thi, giám sát hiệu quả việc thực thi quyền trẻ em từ góc độ BĐG từ cấp trung ương xuống địa phương, đặc biệt cần nâng cao và phát huy vai trò giám sát của QH và HĐND. Cần nghiên cứu và xây dựng mô hình giám sát chuyên sâu và độc lập về QTE trong QH và HĐND. Chẳng hạn, nên có cơ chế giống như Ombudsman, tức Thanh tra của QH chuyên về quyền trẻ em, quyền phụ nữ; tương tự ở cấp HĐND, nên có một đại biểu HĐND chuyên trách về vấn đề QTE và QPN.

4) Thứ tư, tăng cường công tác giáo dục, phổ biến và tuyên truyền nhằm nâng cao không ngừng nhận thức của các ĐBDC, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và toàn xã hội về vai trò của việc tôn trọng, bảo vệ và thực thi quyền trẻ em từ góc độ BĐG.

5) Thứ năm, đề cao vai trò của các cơ quan báo chí, các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng ở địa phương và của toàn xã hội trong hoạt động thực thi và giám sát quyền trẻ em, quyền phụ nữ và BĐG;

Vai trò của các cơ quan dân cử là vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật và giám sát đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương trong hoạt động chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em cũng như thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ,

102

Page 49: Bài 2genic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File... · Web viewBài 2 PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO Đ ẢM BÌNH Đ ẲNG GIỚI TRONG VIỆC

QH Việt Nam có chức năng giám sát tối cao hoạt động tư pháp, lập pháp và hành pháp liên quan đến QPN và quyền của TE, nhưng như vậy là chưa đủ. Để bảo vệ có hiệu quả, cần có những cơ quan chuyên môn và độc lập hơn để giúp QH thực hiện chức năng giám sát và xử lý các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em và BĐG. Mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia có thể là gợi ý tốt trong việc bảo vệ và thúc đẩy QPN và QTE, BĐG ở nước ta hiện nay.

CÂU HỎI ĐÀO SÂU (xem phụ lục 1, phần II, tập 2-Tài liệu giảng)

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG (xem phụ lục 1, phần III, tập 2- Tài liệu giảng)

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CRC (xem phụ lục 2, tập 2-Tài liệu giảng)

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CEDAW (xem phụ lục 3, tập 2- Tài liệu giảng)

MỐI QUAN HỆ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA CEDAW ĐỐI VỚI CRC (xem phụ lục 4, tập 2-Tài liệu giảng)

MỘT SỐ SỰ KIỆN TIÊU BIỂU CỦA LHQ VỀ PHỤ NỮ (xem phụ lục 5, tập 2-Tài liệu giảng)

103