8
Phúc bồn tử trên đất D’ran VĂN HÓA - XÃ HỘI Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân TRANG 5 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4794 - THỨ BA NGÀY 23/5/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 4 Cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải lãnh đạo tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. (BÀI NÓI CHUYỆN TẠI HỘI NGHỊ SẢN XUẤT CỨU ĐÓI, 13/6/1955, T.7, TR. 572) Năm học 2017 - 2018 là năm thứ 3 Lâm Đồng thực hiện tuyển sinh vào lớp 10 không chuyên theo phương thức xét tuyển. (Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Trần Phú, Đà Lạt trong giờ học thể dục). Ảnh: T.Hương Những món quà ở Hoa Phong Lan TRANG 5 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT CÁT TIÊN: Thực hiện nghiêm túc Luật Quốc phòng TRANG 6 KINH TẾ Chuyển biến nhận thức - tín hiệu tốt trong sử dụng vốn vay chính sách ở Lạc Dương TRANG 3 TRANG 7 22 tháng 5 là Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học và chủ đề của năm Đa dạng sinh học và du lịch bền vững TRANG 3 Đảm bảo công bằng trong tuyển sinh đầu cấp Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng phát biểu tại buổi làm việc. XEM TIẾP TRANG 2 2017 là “Đa dạng sinh học và Du lịch bền vững”. Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có tài nguyên đa dạng sinh học phong phú bậc nhất; có nền kinh tế mũi nhọn là du lịch. Cần phải hành động thế nào để vừa bảo tồn đa dạng sinh học, vừa phát triển kinh tế du lịch bền vững? Ban Tổ chức Trung ương làm việc với Tỉnh ủy Lâm Đồng Ngày 22/5, Đoàn khảo sát của Ban Tổ chức Trung ương do đồng chí Hà Ban - UVTW Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Lâm Đồng. Tiếp và làm việc với đoàn công tác của Ban Tổ chức Trung ương có đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, UBMTTQ VN tỉnh; lãnh đạo sở, ban, ngành và lãnh đạo Thành ủy Đà Lạt, Huyện ủy Đức Trọng… Tại buổi làm việc, đồng chí Trần Đức Quận đã báo cáo về việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên địa bàn thời gian qua... TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG Nặng lòng với công tác giảm nghèo “Phải hiểu được bà con nghĩ gì, muốn gì, cần gì mới giúp bà con tìm cách thoát nghèo được. Quan trọng là người làm cán bộ có thực sự muốn gần dân, hiểu dân để giúp dân hay không mà thôi” - đó là những tâm sự nhẹ nhàng, phóng khoáng mà đậm màu chân thật của vị Bí thư Chi bộ Tou Prong Dzung đã thực sự cuốn hút chúng tôi ngay từ lúc bắt đầu tìm hiểu về câu chuyện giảm nghèo ở thôn Ka Đô cũ, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương. TRANG 2

Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng phát biểu tại buổi làm việc. Đảm ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24353_BLD_ngay_23.5.2017.pdf · (BÀI NÓI CHUYỆN TẠI HỘI

Embed Size (px)

Citation preview

Phúc bồn tử trên đất D’ranVĂN HÓA - XÃ HỘI

Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân

TRANG 5

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4794 - THỨ BA NGÀY 23/5/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 4

Cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải lãnh đạo tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm.

(BÀI NÓI CHUYỆN TẠI HỘI NGHỊ SẢN XUẤT CỨU ĐÓI, 13/6/1955, T.7, TR. 572)

Năm học 2017 - 2018 là năm thứ 3 Lâm Đồng thực hiện tuyển sinh vào lớp 10 không chuyên theo phương thức xét tuyển. (Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Trần Phú, Đà Lạt trong giờ học thể dục). Ảnh: T.Hương

Những món quà ở Hoa Phong Lan

TRANG 5

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT CÁT TIÊN:

Thực hiện nghiêm túc Luật Quốc phòng

TRANG 6

KINH TẾChuyển biến nhận thức -

tín hiệu tốt trong sử dụng vốn vay chính sách ở Lạc Dương

TRANG 3

TRANG 7

22 tháng 5 là Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học và chủ đề của năm

Đa dạng sinh học và du lịch bền vững

TRANG 3

Đảm bảo công bằng trong tuyển sinh đầu cấp

Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng phát biểu tại buổi làm việc. XEM TIẾP TRANG 2

2017 là “Đa dạng sinh học và Du lịch bền vững”. Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có tài nguyên đa dạng sinh học phong phú bậc nhất; có nền kinh tế mũi nhọn là du lịch. Cần phải hành động thế nào để vừa bảo tồn đa dạng sinh học, vừa phát triển kinh tế du lịch bền vững?

Ban Tổ chức Trung ương làm việc với Tỉnh ủy Lâm ĐồngNgày 22/5, Đoàn khảo sát của Ban Tổ

chức Trung ương do đồng chí Hà Ban - UVTW Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Lâm Đồng.

Tiếp và làm việc với đoàn công tác của Ban Tổ chức Trung ương có đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban

Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, UBMTTQ VN tỉnh; lãnh đạo sở, ban, ngành và lãnh đạo Thành ủy Đà Lạt, Huyện ủy Đức Trọng…

Tại buổi làm việc, đồng chí Trần Đức Quận đã báo cáo về việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên địa bàn thời gian qua...

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

Nặng lòng với công tác giảm nghèo“Phải hiểu được bà con nghĩ gì, muốn gì, cần gì mới giúp bà con tìm cách thoát nghèo được. Quan trọng là người làm cán bộ có thực sự muốn gần dân, hiểu dân để giúp dân hay không mà thôi” - đó là những tâm sự nhẹ nhàng, phóng khoáng mà đậm màu chân thật của vị Bí thư Chi bộ Tou Prong Dzung đã thực sự cuốn hút chúng tôi ngay từ lúc bắt đầu tìm hiểu về câu chuyện giảm nghèo ở thôn Ka Đô cũ, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương.

TRANG 2

2 THỨ BA 23 - 5 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

“Đôi mắt” của buôn làng Ka Đô cũ như buôn nhỏ của người

Chu Ru với 186 hộ dân đang chung sống. Người dân Ka Đô vẫn nói về Ka Đô cũ như thôn “mẹ” của xã. Là người sinh ra, lớn lên và làm việc cả đời mình ở mảnh đất này, ông Tou Prong Dzung (66 tuổi) - Bí thư chi bộ thôn nhớ lại: Ngày đó thôn có tên là Ka Du, là thôn có số dân đông hơn các thôn lân cận. Và trong câu chuyện của ông bà ngày ấy, thôn Ka Du là nơi có cây đa thần. Sau này để thành lập xã người ta dồn các thôn lân cận như Ta Ly, Tan Niêng về thôn Ka Du để thành lập xã Ka Đô từ đó.

Trong dòng hồi ức của ông Tou Prong về những năm tháng ấy có cảnh bà con trồng bắp, trồng lúa một vụ chẳng đủ ăn, đói kém triền miên. Mùa đói giáp hạt cả gia đình vào rừng kiếm rau, củ về ăn qua ngày. Mỗi lần muốn có muối để ăn người ta lại mang gùi, đi bộ mang dăm ba sản vật từ rừng xuống tận Phan Rang đổi muối về ăn…

Ông Tou Prong Dzung là người hiếm hoi ở thời kỳ đó được đi học. Ai có việc gì liên quan đến việc đọc, viết đều tìm đến ông. Ông được ví như “đôi mắt” của buôn làng.

Sau này, ông trở thành giáo viên giảng dạy bình dân học vụ, kiêm cán bộ thu thuế nông nghiệp. Ông vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng năm 1993 và từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng ở xã: cán bộ thống kê kế hoạch, rồi trưởng ban tài chính xã.

Những năm 90, ông Tou Prong Dzung đảm nhận cương vị chủ tịch xã. Ông là một trong những người đầu tiên tiến hành trồng xen canh bí đỏ, dâu tằm, mía… “Mình nói được, phải làm được, nói đi đôi với làm thì bà con mới nghe mình chứ”. Với quan điểm đó, ông đã vận động bà con phá thế độc canh cây lúa ở vùng đất thấp và cây bắp ở vùng đất cao hơn để trồng xen tăng thêm thu nhập. Riêng với bà con ở buôn làng Chu Ru này, Tou Prong Dzung còn là người đưa đường chỉ lối trong việc phát triển kinh tế.

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

Nặng lòng với công tác giảm nghèo“Phải hiểu được bà con nghĩ gì, muốn gì, cần gì mới giúp bà con tìm cách thoát nghèo được. Quan trọng là người làm cán bộ có thực sự muốn gần dân, hiểu dân để giúp dân hay không mà thôi” - đó là những tâm sự nhẹ nhàng, phóng khoáng mà đậm màu chân thật của vị Bí thư Chi bộ Tou Prong Dzung đã thực sự cuốn hút chúng tôi ngay từ lúc bắt đầu tìm hiểu về câu chuyện giảm nghèo ở thôn Ka Đô cũ, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương.

Những năm 2000, Ka Đô đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm củng cố, nâng cao hoạt động các chi bộ, đồng thời chú trọng nhiệm vụ phát triển đảng viên mới. Ông Tou Prong Dzung vừa đảm nhận cương vị Chủ tịch Mặt trận xã kiêm Bí thư Chi bộ liên thôn: Ka Đô cũ, Ka Đô mới, Ta Ly với 4 đảng viên đều là người DTTS. Những năm tháng đó, có 5 cá nhân tiêu biểu đã được phát hiện, bồi dưỡng và đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Khi số lượng đảng viên tăng lên, 4 thôn trên được tách ra để thành lập các chi bộ độc lập. Ông Tou Prong Dzung về nghỉ hưu song vẫn là Bí thư Chi bộ thôn Ka Đô cũ, đồng thời là Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã. Với ông “Mình có hưu thì tính Đảng trong mình vẫn không có gì thay đổi”. Bởi thế ông cùng với 4 đảng viên khác trong Chi bộ thôn đã có nhiều nỗ lực để chung tay giúp bà con vươn lên trong công cuộc thoát nghèo.

Nặng lòng với chuyện giảm nghèoĐồng chí Nguyễn Khánh Chỉnh -

Bí thư Đảng ủy xã Ka Đô nhận định: Chi bộ thôn Ka Đô cũ là một trong những chi bộ tiêu biểu của xã trong nhiều năm qua. Nhờ không ngừng chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tập thể Chi bộ thôn đã lãnh đạo, chỉ đạo đưa Ka Đô cũ trở thành thôn dẫn đầu

về công tác giảm nghèo trong 5 thôn DTTS ở xã.

Ông Tou Prong Dzung nói: Bà con ở đây đa phần đều có đất đai. Có đất là có tư liệu sản xuất quan trọng nhất rồi. Vì vậy, bà con phải chịu khó, cần cù tăng gia sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì mới tăng thu nhập được. Với sự kiên trì vận động từ bao năm nay của cán bộ thôn nói chung và bản thân người Bí thư Chi bộ nói riêng, đến nay trên toàn bộ 154 ha đất sản xuất của bà con đã có đến hơn 50% là sản xuất rau thương phẩm. Thu nhập bình quân của bà con hiện nay khoảng 50 triệu đồng/năm. Đó là con số mà nhiều năm trước đây người dân chẳng dám mơ ước.

Nhiều người trong thôn như ông Toneh Jung vẫn nhắc lại câu chuyện mà ông Dzung nói trong mỗi lần họp thôn rằng, mỗi gia đình có ít nhất 1 sào đất, làm vài ba ngày hết đất, thời gian rảnh rỗi thì đi làm công cho người ta. Làm từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều và một bữa cơm trưa hai vợ chồng ít nhất cũng thu về được 200 ngàn đồng. Một tháng đi làm 20 ngày thôi cũng đã có được 4 triệu đồng rồi, vậy sao không chịu đi làm, dành dụm mua cặp bò gây giống. Sau 3 năm nếu bò cái đẻ thì sẽ có bê con, bò thịt thì bán được mấy chục triệu đồng làm vốn sản xuất. Cứ gây dựng dần vậy mới có vốn làm ăn chứ sao có thể trông chờ vào Nhà nước mãi được.

“Với bà con mình phải tuyên truyền, vận động bằng thực tế không thể nói suông lý thuyết được. Đảng viên là người đầy tớ giúp việc cho dân. Không phải giúp bằng hiện vật mà giúp bằng trí óc” - Bí thư Chi bộ Tou Prong Dzung nhấn mạnh.

Trong hành trình giảm nghèo của bà con có nhiều phương pháp phối hợp, Bí thư Chi bộ Tou Prong Dzung cũng có nhiều cách thuyết phục, vận động khác nhau. Ông chọn cách lấy gia đình làm ăn khấm khá so sánh với gia đình còn khó khăn về số người, nhân lực lao động, diện tích đất... Nhờ gia đình khá giả hướng dẫn cách làm ăn cho gia đình chưa có nhiều kinh nghiệm trong tăng gia, sản xuất. Từ đó, bà con càng trở nên đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau. Ông Tou Prong Dzung kết luận “Khi bà con tự hướng dẫn, động viên nhau trong sản xuất, làm ăn sẽ hiệu quả hơn bất cứ lời tuyên truyền động viên nào”.

Ông Ma Reng, một người dân trong thôn nhớ lại: “Có lần bình xét hộ nghèo, một số hộ thắc mắc, ông Dzung bảo “tôi tính đơn giản tiền làm công 20 ngày trong tháng thôi, vợ chồng anh đã có ít nhất 4 triệu đồng. Trong khi Nhà nước quy định hộ nghèo là thu nhập 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn. Vậy gia đình hết nghèo chưa?”.

Nhắc lại chuyện đó, ông Tou Prong Dzung chỉ cười nói: “Thuyết phục bà

Ông Tou Prong Dzung (bìa phải) tới thăm hỏi người dân trồng ớt sừng trong thôn vì từ tết tới nay, ớt sừng liên tục mất giá.

Ảnh: N.Ngà

... Theo đó, thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã quán triệt và cụ thể hóa bằng các chương trình, đề án, kế hoạch để triển khai thực hiện trong toàn tỉnh. Các huyện, thành ủy và đảng ủy trực thuộc cũng đã tổ chức học tập, quán triệt cho cán bộ chủ chốt của cấp ủy,

chính quyền, đoàn thể cấp huyện và triển khai đến cơ sở, tổ chức thực hiện nghiêm túc. Qua triển khai thực hiện, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở cơ sở tại Lâm Đồng đã có nhiều đổi mới. Hầu hết các chủ trương, nghị quyết của Đảng được cụ thể kịp thời, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong tổ chức thực hiện các chỉ chị, nghị quyết cấp trên vào điều kiện cụ thể của địa phương. Các cấp ủy đã nhận thức và xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và các

mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

Hiện nay, toàn tỉnh có 2.410 chi bộ trực thuộc đảng ủy các xã, phường, thị trấn và tổng số đảng viên cấp xã là 26.234 người. Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ cơ sở dần đi vào ổn định, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, năng lực, phẩm chất đạo đức cán bộ được nâng lên. Nhiều xã, phường, thị trấn đã quan tâm, chủ động xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt. Đội ngũ những người

hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay cơ bản phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, gắn bó sâu sát với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Về hoạt động của thôn, tổ dân phố có nhiều chuyển biến so với trước, cơ bản phát huy tốt vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao và góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về KT-XH, đảm bảo quốc phòng an ninh của mỗi địa phương…

Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng đã phát biểu đưa ra nhiều đề xuất, kiến

nghị với đoàn công tác như quy định về công chức cấp xã; công tác bố trí, luân chuyển cán bộ; các chế độ chính sách đối với cán bộ không chuyên trách, cán bộ ở thôn, tổ dân phố…

Thay mặt đoàn công tác, đồng chí Hà Ban đã ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà Lâm Đồng đạt được thời gian qua, đồng thời tiếp thu, ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của Lâm Đồng cũng như các đại biểu tại buổi làm việc để tổng hợp trình Ban Bí thư trong thời gian tới. D.DANH

con chỉ đơn giản vậy thôi, quan trọng là mình phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như hiểu rõ hoàn cảnh, đặc điểm của từng hộ gia đình mới nói chuyện, giải thích thấu tình đạt lý được”.

Sau nhiều nỗ lực, đến cuối năm 2016, thôn Ka Đô cũ chỉ còn 5 hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều.

Để bà con tin “Phải để bà con tin mới đồng lòng

thoát nghèo được”, Bí thư Chi bộ này đã nói với chúng tôi về nỗ lực của Chi bộ trong việc vận động bà con vươn lên thoát nghèo. Trong Chi bộ thôn Ka Đô cũ, các đảng viên được phân công trách nhiệm giúp đỡ bà con vươn lên trong sản xuất bằng phương pháp kỹ thuật, động viên tinh thần hay đề xuất với lãnh đạo xã khi có chương trình hỗ trợ cây giống, vật nuôi…

Đặc biệt, cá nhân Bí thư Chi bộ cùng các đoàn thể thôn thường xuyên đi vận động bà con hạn chế ăn nhậu, tiết kiệm trong chi tiêu. Ông Tou Prong Dzung kể: “Có khi đi vận động bà con nhắc mình “có lúc ông cũng sai đấy thôi”. Mình phải lắng nghe, phải xin lỗi bà con và động viên cùng nhau sửa chữa. Con người mà, ai cũng có lúc thế này, thế nọ nhưng mình phải gần gũi để chỉ cho nhau thấy cái sai, phải biết lắng nghe để sửa chữa như tinh thần phê và tự phê”.

Thứ bảy hàng tuần, người ta lại thấy Bí thư Chi bộ cùng với trưởng thôn và cán bộ Mặt trận thôn đi từng nhà. Hộ nào còn xả rác bừa bãi, cãi vã thì nhắc nhở, nhà nào có tin vui thì chúc mừng, ai ốm đau, bệnh tật thì thăm hỏi, động viên… Đó là cách mà lãnh đạo thôn làm để nắm chắc tình hình và tâm lý người dân trên địa bàn. Ka Đô cũ cũng là thôn đi đầu trong 5 thôn vùng đồng bào DTTS của xã trong xây dựng nông thôn mới, nhất là vấn đề làm đường giao thông. Hiện nay, toàn bộ bốn con đường trong thôn bà con đã chung tay thực hiện 100%.

Ông Tou Prong Dzung từng có mặt trong đoàn người uy tín ở Tây Nguyên đến với Trường Sa. Hiện ông là tổ trưởng của 5 người uy tín ở xã. Đưa bàn tay có đeo chiếc nhẫn bạc truyền thống của người Chu Ru, ông nói: “Đảng viên phải gương mẫu đi đầu thì bà con mới tin đảng viên, tin chi bộ, tin sự lãnh đạo của cấp trên. Mà mình là người con của dân tộc Chu Ru nên càng phải hết lòng để giúp đỡ cho bà con chứ”. NGỌC NGÀ

Ban Tổ chức Trung ương... TIẾP TRANG 1

Dù mới làm quen với loại cây trồng này, nhưng vườn phúc bồn tử của anh Đặng Vũ Đạt (sinh năm 1978), thôn

Ha Ma Sin đã cho sai quả và xanh ngắt một màu. Ma Sin - một người đi đầu trong đầu tư vốn, kỹ thuật để trồng cây phúc bồn tử trên đất D’ran cho hay: “Năm 2012, gia đình tôi bắt đầu trồng thử nghiệm cây phúc bồn tử với diện tích ban đầu là 400 m², đến nay đã mở rộng gần 3.000 m² trồng cây phúc bồn tử trong nhà kính. Tôi thấy cây phúc bồn tử rất phù hợp với khí hậu nơi đây và cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây cà phê, trồng khoảng 6 tháng là cho thu hoạch và trung bình 1 ngày gia đình tôi hái được 10 kg quả với giá bán gần 150.000 đồng/kg”.

Được biết, ban đầu anh đầu tư vốn để trồng hồng, trồng cà phê nhưng cho thu nhập không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thị trường và thương lái, chính vì vậy kinh tế của gia đình anh thu nhập không cao. Với mong muốn làm giàu, anh bàn với gia đình thấy cây phúc bồn tử trồng trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nên anh mạnh dạn phá bỏ cây hồng và cây cà phê đầu tư vốn để trồng. “Khi trồng thử nghiệm loại cây này

Phúc bồn tử trên đất D’ranBên cạnh những cây trồng chủ lực là cây dứa, cây cà phê, cây hồng, ba năm trở lại đây, một số người dân ở thị trấn D’ran đã mạnh dạn đầu tư trồng cây phúc bồn tử, góp phần đa dạng hóa cây trồng và nâng cao thu nhập.

tôi gặp rất nhiều khó khăn vì chân ướt chân ráo đeo theo cây trồng mới này nên chưa nắm rõ được kỹ thuật trồng cũng như cách chăm sóc bị thất bại bởi sâu bệnh phải cắt bỏ. Không phụ lòng người kiên trì, cuối cùng thành công cũng đã mỉm cười với gia đình tôi. Gia đình tôi hái trái theo ngày và thường để tủ đông để bảo quản, hái tới lúc nào đủ số lượng thì đem bán. Ngoài ra, tôi còn thu mua của nhiều hộ dân

khác nữa đem tiêu thụ chủ yếu ở thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng và Sài Gòn. Thời gian sắp tới, tôi tiếp tục đầu tư vốn mở rộng thêm 3.000 m² để trồng phúc bồn tử” - anh Đạt cho hay. Không chỉ riêng gia đình anh Đạt, hộ gia đình anh Huỳnh Văn Sang, ngụ tại thôn Phú Thuận 1 cũng là một trong những hộ có diện tích trồng cây phúc bồn tử lớn và đem lại hiệu quả kinh tế cao ở thị trấn D’ran. Qua tìm

Phúc bồn tử - một loại cây trồng mới ở thị trấn D’ran, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Ảnh: Yến Thy

Anh Liêng Hót Ha Sim là tổ trưởng tổ TK&VV thôn Đạ Nghịt từ năm 2008, vừa chuyển sang ngôi nhà

2 tầng khang trang, gọn gàng hồi đầu năm 2017. Chi phí xây nhà được tích cóp từ nguồn thu chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, cộng với tiền vay ngân hàng. Gia đình anh chỉ có hai vợ chồng tham gia lao động và nuôi con nhỏ, nhưng hiện có đàn bò hơn chục con và 3 mẫu cà phê. Ha Sim bắt đầu chuyển đổi 1 sào cà phê vừa mua lại của bố mẹ sang trồng đậu Hà Lan. Ha Sim cho biết, làm kinh tế rất khó, phải chủ động, ví dụ, như khi bò bị bệnh, nếu chờ xã đến khám, tiêm chích thì rất lâu, bò có thể bị bệnh nặng hơn hoặc chết, nên anh mua thuốc ngoài về tự tiêm. Vì vậy, năm ngoái, nhiều con bò bị lở mồm long móng chết, nhưng bò nhà anh được cứu chữa kịp thời nay vẫn khỏe mạnh. Ha Sim bảo, tại mình yêu thích con vật, lo lắng khi nó bị bệnh và tự tin là mình có thể giúp nó nên đã tìm hiểu và chữa bệnh cho bò…

Có tới 95% hộ dân xã Lát vay vốn NHCSXH. Hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả vươn lên, xây được nhà cửa khang trang như hộ Ha Sim không nhiều, chỉ có 2-3 hộ. Nhưng mô hình sản xuất chăn nuôi anh đang áp dụng rất cần được phổ biến ở xã Lát - nơi có đến 73,17% số hộ là ĐBDTTS với 58 hộ nghèo (9,8%) và 124 hộ cận nghèo (20,9%) theo tiêu chí đa chiều, để bà con thay đổi cách nghĩ, cách làm để tăng giá trị cây trồng vật nuôi, cải thiện cuộc sống.

Nguồn thu chính của nhân dân xã Lát chủ yếu là cà phê. Nhưng năm nay, sản lượng cà phê đạt thấp, giá cả không ổn định, có thôn bị mất mùa, cây trồng bị ảnh hưởng bởi sương muối, bọ xít, nắng hạn, nên sản lượng cà phê giảm so với năm trước đã ảnh hưởng đến cuộc sống, thu nhập và khả năng trả nợ của

Chuyển biến nhận thức - tín hiệu tốt trong sử dụng vốn vay chính sách ở Lạc DươngHuyện Lạc Dương có hơn một nửa số xã thuộc vùng III - có xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi, với gần 73% là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhận thức của bà con đã có sự chuyển biến tích cực, biết sản xuất hàng hóa, biết làm chuồng trại chăn nuôi trâu - bò... Người dân chịu khó, cần cù, có ý chí làm ăn vươn lên thoát nghèo…

tăng 6.176 triệu đồng so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 99,89% trên tổng dư nợ của Phòng giao dịch. Thực hiện huy động tiền gửi tại điểm giao dịch xã chỉ đạt 53/924 triệu đồng (đạt 5,7% kế hoạch). Số dư tiền gửi bình quân của tổ viên Tổ TK&VV đạt thấp (869.000 đồng/hộ).

Phòng giao dịch huyện Lạc Dương từ đầu năm đến nay đã có nhiều cố gắng để thu hồi nợ quá hạn, tuy nhiên nợ quá hạn tăng 37 triệu đồng so với đầu năm (thị trấn Lạc Dương tăng 43 triệu đồng) với số nợ là 253 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,17% tổng dư nợ, xã có tỉ lệ nợ quá hạn cao nhất là Đạ Chais, chiếm tỉ lệ 0,7%/tổng dư nợ. Có 10 hộ sau khi vay vốn đã bỏ đi khỏi địa phương gây khó khăn trong việc thu hồi nợ với tổng số tiền là 282 triệu đồng (tiền gốc 198 triệu đồng, tiền lãi 84 triệu đồng).

Qua khảo sát, kiểm tra thực tế ở xã Lát và huyện Lạc Dương, Đoàn công tác của BĐD NHCSXH tỉnh Lâm Đồng, nhận thấy, các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích phát huy hiệu quả. Các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác bình xét, cho vay, quản lý vốn vay, thu lãi và tiết kiệm. Trong đó, Hội CCB và Đoàn Thanh niên tham gia các chương trình vay không để tồn nợ lãi. Đặc biệt, hộ ĐBDTTS vay trả rất sòng phẳng, chăm chỉ, chịu khó làm việc. Tuy nhiên, các hộ tham gia tiền gửi hàng tháng thấp; có khoản vay chưa đủ trang trải chi phí theo mục đích vay, như khoản cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường được 12 triệu đồng/hộ, không đủ nên người dân làm sơ sài, không đảm bảo chất lượng.

Ông Đỗ Quý Uy - Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Lâm Đồng, thành viên HĐQT NHCSXH tỉnh Lâm Đồng, đánh giá: Hoạt động của các tổ TK&VV cần sâu sát hơn nữa để nắm bắt cụ thể số tiền vay, nợ quá hạn, mục đích sử dụng vốn, hiệu quả như thế nào… Trong tổ cần có sự gần gũi, chia sẻ, hướng dẫn và giới thiệu các mô hình hay, có sự lồng ghép các loại hình sản xuất... Thời điểm này cần phải xem xét, chú ý chăm sóc vườn cây, nhất là cà phê, để bảo đảm năng suất, xem xét từng vườn để chỉ đạo, xử lý dứt điểm bệnh hại, thực hiện thâm canh, hay chuyển đổi cây trồng vật nuôi… LÊ HOA

hiểu được biết, gia đình anh có khoảng 3.000 m² trồng cây phúc bồn tử trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao. Anh Sang chia sẻ: “Năm 2014, gia đình tôi bắt đầu trồng cây phúc bồn tử, so với các loại cây trồng khác thì cây phúc bồn tử cho thu nhập ổn định hơn. Thời điểm bán được giá cao nhất là vào khoảng tháng 8, có những lúc tết cháy hàng không có để bán và sản phẩm của gia đình tôi chủ yếu nhập cho các công ty. Tuy nhiên, lúc nào trái chín rộ thì hàng bị tồn, hơn nữa trái phúc bồn tử hái xong không tiêu thụ được liền thì sẽ nhanh hư và khó bảo quản, muốn bảo quản được phải có tủ đông, chính vì vậy việc tìm kiếm thị trường ổn định để tiêu thụ là một vấn đề rất lớn đặt ra hàng đầu của các hộ dân khác”.

Ông Nguyễn Ngọc Long, Phó Chủ tịch UBND thị trấn D’ran cho biết, phúc bồn tử là một loại cây trồng mới, không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà loại cây trồng này còn phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây và có giá cả tương đối ổn định, có tiềm năng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, loại cây trồng này chưa được nhân rộng trên địa bàn bởi thị trường tiêu thụ chưa ổn định. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra hàng đầu hiện nay là tìm kiếm đầu ra ổn định giúp nhân dân mạnh dạn đầu tư vốn mở rộng diện tích trồng phúc bồn tử.

YẾN THY

hộ vay. Một số hộ vay vốn không có tiền nộp lãi theo tháng, khiến số lãi nợ đọng nhiều. Toàn xã dư nợ đến 30/4/2017 đạt 25.947 triệu đồng/563 hộ dư nợ, nợ quá hạn 16 triệu đồng (0,06%) trên tổng dư nợ. Doanh số huy động thông qua tổ TK&VV 295 triệu đồng/15 tổ TK&VV (557 hộ).

Toàn huyện Lạc Dương có 19.268 ĐBDTTS/4.327 hộ, chiếm 72,9% tổng dân số toàn huyện. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn 11,1% (669 hộ), trong đó, hộ nghèo ĐBDTTS chiếm 15% (649 hộ). Tỷ lệ hộ cận nghèo là 11,9% (715 hộ), trong đó, hộ ĐBDTTS chiếm 16,15% số hộ (699 hộ).

Trong 4 tháng qua, NHCSXH huyện Lạc Dương đạt doanh số cho vay 28.789 triệu đồng/950 lượt khách hàng; doanh số thu nợ 22.607 triệu đồng. Tổng dư nợ đến 30/4/2017 là 149.618 triệu đồng/98 Tổ TK&VV/4.090 khách hàng, tăng 6.157 triệu đồng so với đầu năm, đạt 99,4% kế hoạch năm 2017, thu lãi 4.051 triệu đồng.

Dư nợ ủy thác đến 30/4/2017 là 149.452 triệu đồng/98 tổ TK&VV/4.082 khách hàng,

Cà phê của các hộ dân xã Lát bị bệnh bọ xít đã xử lý, nhưng khi hết thuốc bị nhiễm lại, khiến năng suất trái giảm đến 50%. Trong ảnh: Bà Krẵ Jăn Kjang kể chuyện sử dụng vốn vay và tình hình sâu bệnh làm thất thu

cà phê cho đoàn công tác của BĐD. Ảnh: Lê Hoa

3 THỨ BA 23 - 5 - 2017KINH TẾ

4 THỨ BA 23 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đảm bảo công bằng trong tuyển sinhđầu cấp

Ông Trần Công HânHiệu trưởng Trường THPT Yersin Đà Lạt

“Nhiều chế độ ưu đãi cho học sinh”

Là đơn vị đào tạo ngoài công lập trên địa bàn TP Đà Lạt, năm học 2017 - 2018, Trường THPT Yersin Đà Lạt tuyển sinh lớp 10 với chỉ tiêu 300 học sinh trên phạm vi trong và ngoài tỉnh. Với đội ngũ giáo viên có trình độ cao (trên 50% có trình độ thạc sĩ) và nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, nhiều năm qua, nhà trường đã đạt được nhiều thành quả nhất định như: tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT luôn bằng hoặc vượt tỷ lệ chung của tỉnh, có học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh… Nhà trường có ký túc xá nội trú, bán trú và xe đưa đón những học sinh ở xa. Bên cạnh đó, trường tổ chức học 2 buổi/ngày giúp học sinh nắm vững hơn kiến thức các môn học. Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp THPT tại trường, nếu các em tiếp tục học tại Trường Đại học Yersin Đà Lạt sẽ được giảm 20% học phí trong toàn khóa học.

T.HƯƠNG (Thực hiện)

Mặc dù không “nóng” như một số tỉnh, thành trong cả nước, nhưng Lâm Đồng vẫn rất chú trọng đến công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp. Năm học 2017 - 2018, việc tuyển sinh tại các địa phương được thực hiện với tinh thần: đảm bảo an toàn, nghiêm túc và công bằng.

Huy động 100% học sinhvào lớp 1 và lớp 6Thực hiện công tác Phổ cập giáo dục

(PCGD) tiểu học đúng độ tuổi, trong những năm qua, Lâm Đồng nỗ lực huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn đã được kiểm tra và công nhận duy trì kết quả PCGD tiểu học đúng độ tuổi.

Đối với tuyển sinh lớp 6, huy động 100% số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học. Năm học 2016 - 2017, toàn tỉnh có 22.369 học sinh lớp 5. UBND tỉnh đã phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2017 - 2018 với 22.369 học sinh. Trong đó, các trường PT DTNT các huyện và trường PT DTNT liên huyện phía Nam 550 học sinh, các trường có cấp THCS trực thuộc Sở GDĐT 1.441 học sinh. Số còn lại tuyển sinh vào các trường THCS trực thuộc Phòng GDĐT các huyện, thành phố. Các trường: PT DTNT Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Đam Rông tuyển sinh học sinh trên địa bàn. Riêng Trường PT DTNT huyện Lạc Dương tuyển thêm học sinh tại Đà Lạt; Trường PT DTNT huyện Bảo Lâm tuyển thêm học sinh tại Bảo Lộc; Trường PT DTNT liên huyện phía Nam tuyển học sinh các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.

Xét tuyển và thi tuyểnvào lớp 10Đây là năm thứ 3 Lâm Đồng thực hiện

tuyển sinh vào lớp 10 theo 2 phương thức: xét tuyển và thi tuyển. Theo đó, tuyển sinh 15.969/18.133 học sinh lớp 9 vào lớp 10 công lập, gồm: Trường THPT Chuyên Thăng Long 315 học sinh; Trường THPT Chuyên Bảo Lộc 225 học sinh; Trường PT DTNT tỉnh 155 học sinh; Trường PT DTNT liên huyện phía Nam 90 học sinh và các trường THPT trên địa bàn tỉnh 15.184 học sinh. Đồng thời, tuyển sinh 1.125 học sinh vào các trường ngoài công lập.

Đối với lớp 10 không chuyên, việc tuyển sinh được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Trong đó, xét tuyển theo địa bàn cấp xã, thôn đối với các trường THPT: Langbiang, Đạ Sar (Lạc Dương); Đạ Tông, Nguyễn Chí Thanh, Phan Đình Phùng (Đam Rông); Đạ Huoai, Đạm Ri (Đạ Huoai); Đạ Tẻh, Lê Quý Đôn (Đạ Tẻh); Cát Tiên, Gia Viễn, Quang Trung (Cát Tiên); Di Linh, Trường Chinh, Nguyễn Huệ, Lê Hồng Phong, Nguyễn Viết Xuân, Phan Bội Châu (Di Linh); Nguyễn Bỉnh Khiêm (Đức Trọng); Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Long (Lâm Hà); Bảo Lâm, Lộc Thành, Lộc An, Lộc Bắc (Bảo Lâm); các trường THCS&THPT Tà Nung, Xuân Trường (Đà Lạt). Các trường còn

lại xét tuyển theo nguyện vọng, học sinh được đăng ký tuyển sinh vào các trường THPT trên địa bàn huyện, thành phố theo 2 nguyện vọng: nguyện vọng 1 vào 1 trường THPT và nguyện vọng 2 vào 1 trường THPT khác trên cùng địa bàn tuyển sinh.

Các đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 không chuyên gồm: học sinh tốt nghiệp THCS tại các trường PT DTNT; học sinh là người dân tộc rất ít người; học sinh khuyết tật; học sinh đoạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học. Ngoài ra, còn có chế độ ưu tiên và khuyến khích trong tuyển sinh vào lớp 10 không chuyên theo quy định, với tổng điểm ưu tiên, khuyến khích không quá 4 điểm/thí sinh.

Tuyển sinh vào các trường chuyên được thực hiện theo phương thức thi tuyển. Riêng xét tuyển đối với môn tiếng Pháp. Đặc biệt, năm học 2017 - 2018, điểm mới của tuyển sinh vào trường chuyên là chế độ khuyến khích với việc cộng điểm khuyến khích cho học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh dự thi vào lớp chuyên đúng với môn đoạt giải, trong đó, giải nhất cộng 2 điểm, giải nhì cộng 1,5 điểm và giải ba cộng 1 điểm. Điều này sẽ động viên, khích lệ học sinh tiếp tục phát huy năng lực của mình. TUẤN HƯƠNG

Năm học 2017 - 2018 là năm thứ 3

Lâm Đồng thực hiện tuyển sinh vào lớp 10

không chuyên theo phương thức

xét tuyển.Trong ảnh:

Học sinh TrườngTHPT Trần Phú,

Đà Lạt trong giờ học thể dục.

Ảnh: T.Hương

Ông Lê Văn LaiTrưởng Phòng Khảo thí và Kiểm định

chất lượng giáo dục (Sở GDĐT Lâm Đồng)“Ổn định công tác tuyển sinh”

Cơ bản kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2017 - 2018 của tỉnh không có nhiều thay đổi so với năm học trước. Việc tuyển sinh dựa vào các yếu tố: cân đối đội ngũ, cơ sở vật chất các trường, số học sinh trên địa bàn, sự tương đồng giữa các huyện, thành phố. Trước khi kết thúc năm học, các phòng GDĐT họp với hiệu trưởng các trường trên địa bàn để rà soát lại số học sinh và gửi về Sở GDĐT. Sau đó, Sở trình UBND tỉnh phê duyệt chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh phù hợp với từng địa phương. Công tác tuyển sinh được đa số phụ huynh và học sinh đồng tình nên những năm gần đây tuyển sinh ổn định. Vì vậy, năm học 2017 - 2018 này, UBND tỉnh tiếp tục phê duyệt kế hoạch tuyển sinh không thay đổi nhiều so với năm học trước.

Ông Lê Quý DựcPhó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính

(Sở GDĐT Lâm Đồng)“Tuyển sinh được thực hiện với việc

tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh”

Việc tuyển sinh vào lớp 10 với mục đích tạo điều kiện thuận lợi và giảm áp lực thi cử cho học sinh, thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau THCS trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tuyển sinh từ 85% - 88% vào các trường công lập, 12% - 15% vào các trường ngoài công lập và học nghề. Các địa bàn tuyển sinh được thực hiện theo tình hình thực tế địa phương. Theo đó, Đà Lạt và Bảo Lộc có nhiều trường ngoài công lập thì chỉ tiêu tuyển sinh vào công lập hạ thấp hơn. Còn các huyện vùng sâu, vùng xa thì nâng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường công lập với việc ưu tiên tuyển nhiều hơn so với mặt bằng chung của tỉnh để giúp học sinh vùng sâu có điều kiện được học THPT.

Thành lập đường dây nóngtiếp nhận thông tin Kỳ thiTHPT quốc gia 2017

Nhằm theo dõi và nắm bắt kịp thời thông tin từ học sinh và nhân dân để có phương án xử lý kịp thời, hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của thí sinh, Sở GDĐT Lâm Đồng đã thành lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị liên quan đến Kỳ thi THPT quốc gia 2017 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, số điện thoại thanh tra Sở GDĐT: 0633.531.842 tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị trong giờ hành chính. Ngoài ra, những thông tin phản ánh có thể gửi qua hộp thư điện tử: [email protected].

V.HÙNG

Trong 2 ngày qua, Trường Đại học Yersin Đà Lạt đã tổ chức trọng thể Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ V nhiệm kỳ 2017 - 2019 với sự tham dự của 150 đoàn viên ưu tú đại diện cho toàn thể sinh viên của trường.

Trong nhiều năm qua, đặc biệt 3 năm trở lại đây, Đoàn Trường Đại học Yersin Đà Lạt luôn là đơn vị đi đầu, trong các hoạt động phong trào do Tỉnh Đoàn Lâm Đồng phát động. Đoàn trường đã tổ chức nhiều hoạt động tạo môi trường cho sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo, xung kích, tình nguyện tham gia xây dựng, phát triển nhà trường và xã hội. Các hoạt động hỗ trợ sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học diễn ra sôi nổi bằng nhiều hình thức phong phú, mới lạ. Duy trì các đội, nhóm, CLB thu hút sinh viên tham gia. Hướng sinh viên đến các hoạt động lớn để trau dồi kiến thức, sự tự tin, bản lĩnh, Trường Đại học Yersin đã có 3 sinh viên được trao tặng danh hiệu Sao tháng Giêng - phần thưởng cao quý của Hội Sinh viên Việt Nam; 1 sinh viên được vào vòng chung kết Cuộc thi “Ý tưởng sinh viên khởi nghiệp” lần I do TW Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức; nhóm Gió thuộc Đoàn trường đã vào đến Top 6 Chung kết Vietnam’s Got Talent 2016... đã đưa hình ảnh sinh viên Đại học Yersin trí tuệ, tài năng, sáng tạo đến với giới trẻ cả nước.

Với phương châm hành động “Tuổi trẻ Đại học Yersin Đà Lạt ham học hỏi, trung thực, sáng tạo, trách nhiệm, tư duy độc lập và tôn trọng sự khác biệt, nhiều mô hình mới, nhiều giải pháp hữu hiệu đã được đưa ra góp phần nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn trong nhiệm kỳ mới. Phát biểu tại đại hội, thầy Nguyễn Thanh Sơn - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng nhà trường đã nhấn mạnh việc mỗi sinh viên Đại học Yersin cần không ngừng học ngoại ngữ, trang 10 kỹ năng mềm, không ngừng mơ ước để vươn lên những tầm cao mới.

Đại hội đã bầu BCH gồm 17 ủy viên, anh Phạm Thế Anh được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Đoàn trường nhiệm kỳ 2017 - 2019. Q.UYỂN

Anh Hồ Ngọc Phong Hải - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn tặng hoa chúc mừng đại hội.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT:Khẳng định vị trí dẫn đầu phong trào sinh viên

5 THỨ BA 23 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Nằm trong dự án đào tạo nghề cho học sinh ở Trường thiểu năng Hoa Phong Lan, lớp

học làm thủ công mỹ nghệ được xem như một sự thành công lớn. Nói đến sản phẩm thủ công mỹ nghệ do các em học sinh của trường làm ra, cô Võ Thị Tuyết - Phó Hiệu trưởng Trường thiểu năng Hoa Phong Lan không khỏi tự hào: Qua 2 đợt bán hàng ở Trường Tiểu học Phan Như Thạch và Trường THCS Phan Chu Trinh, số tiền bán các sản phẩm của các em thu được hơn 12 triệu đồng. Đó là khoản tiền thu về từ chính sản phẩm của các em lớn nhất từ trước đến nay. Cuối năm, nhà trường dùng số tiền đó để phát thưởng cho các em, em nào cũng vui lắm.

Sẽ là một khó khăn nếu yêu cầu các em học sinh ở trường ngồi yên một chỗ và càng khó hơn khi yêu cầu các em tập trung làm một việc gì đấy có hiệu quả. Nhưng có tham dự lớp học làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ này mới thấy, các em ngồi đúng nhóm phân công, chăm chú xỏ từng hạt cườm. Có những hạt cườm lớn, nhưng cũng có những hạt nhỏ li ti. Ấy vậy mà chúng vẫn được xâu chuỗi thành các sản phẩm hoàn

Những món quà ở Hoa Phong LanTập trung, cần mẫn, tỉ mỉ… là những công đoạn để làm nên các món đồ thủ công từ hạt cườm. Công việc đó đối với những người bình thường đã khá phức tạp, còn đối với cô trò Trường thiểu năng Hoa Phong Lan lại càng khó khăn hơn rất nhiều. Mỗi sản phẩm thủ công được hoàn thành là biết bao nỗ lực, công sức, tâm huyết của cô và trò ở lớp học đặc biệt ấy.

chỉnh. “Các em là những học trò đặc biệt, thế nên bản thân cô giáo cũng phải kiên trì dạy từng chút một, từ những chi tiết nhỏ nhất cũng phải hướng dẫn đi hướng dẫn lại nhiều lần. Thế nhưng nhìn những sản phẩm các em làm, nhiều người chắc không dám tin. Đến bản thân các cô cũng hết sức bất ngờ khi nhìn những thành phẩm của các em”, cô Tuyết

cho biết thêm.Quả thật, chúng tôi đã không khỏi

bất ngờ khi cầm trên tay những chiếc móc khóa chuồn chuồn, cài tóc, giỏ xách, vòng tay… được kết từ hạt cườm một cách đẹp mắt, tinh tế. Có những đoàn khách, hay đoàn bác sỹ trong và ngoài nước tới với Trường thiểu năng Hoa Phong Lan khi về mang theo những món quà nhỏ do

Lớp học không chỉ tạo hứng thú mà còn rèn luyện khả năng tập trungvà tính kiên nhẫn cho các em học sinh. Ảnh: H.Thắm

Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dânVới vai trò là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, chính quyền, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp và các tổ chức thành viên bằng nhiều biện pháp, cách làm thiết thực đã tạo được sự gắn kết trong cộng đồng, góp phần vào việc giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Cán bộ MTTQ các phường, xã của thành phố Đà Lạt tích cực tham gia hội thi Cán bộ mặt trận với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Ảnh: N.Thu

MTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội đã tập trung tuyên truyền nhiệm vụ phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh, định hướng về tình hình biển Đông và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; tuyên truyền chào mừng các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của dân tộc, đất nước, địa phương và chào mừng kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông… Từ đó, đã tác động tích cực đến nhận thức, tư tưởng và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã tích cực tham gia định hướng tư tưởng, dư luận và phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ngành liên quan giải quyết ổn định những vấn đề phát sinh tại địa phương, cơ sở liên quan đến công tác dân tộc, tôn giáo.

Ông Đường Anh Ngữ, Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQ tỉnh cho biết: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chủ động nắm tình hình và báo cáo tình hình tư tưởng nhân dân hàng quý cho Ủy ban MTTQ cấp trên theo quy định; chủ động tham mưu cho Thường

trực Tỉnh ủy chỉ đạo và chủ trì tổ chức các hoạt động nắm tình hình đồng bào dân tộc thiểu số; tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tại một số địa phương trong tỉnh chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không lấn chiếm và làm rẫy trên diện tích đất lâm nghiệp trái pháp luật; chủ động tham mưu, đề xuất, phối hợp tháo gỡ nhằm ổn định một số vấn đề tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo xảy ra trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Điển hình như MTTQ huyện Lâm Hà và huyện Lạc Dương đã phối hợp với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền huyện tổ chức kiểm tra tình hình, đối thoại với các hộ dân thôn Cổng Trời, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà di dân tự do đến khu 111, xã Lát, huyện Lạc Dương nhằm vận động nhân dân trở về nơi ở cũ, không tiếp tục phá rừng làm rẫy. MTTQ huyện Đam Rông tiếp tục phối hợp gặp gỡ, vận động 17 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thôn 4, xã Đạ Long, huyện Đam Rông quay lại tiểu khu 26, 27 Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà huyện LạcDương chấp hành quyết định của chính quyền về giải tỏa diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép tại 2 tiểu khu nói trên.

Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chủ đề năm 2016 gắn với Chỉ thị 05-

CT/TW của Bộ Chính trị được triển khai sâu rộng trong cán bộ MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên; các vị chức sắc tôn giáo, người tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú, thiết thực và hiệu quả. Qua đó, đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Bác Hồ trên các lĩnh vực, đáng kể nhất là có nhiều mô hình của khu dân cư về triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do MTTQ chủ trì tại các địa phương đã được nhân

rộng, phát triển và ngày càng có sức lan tỏa trong cộng đồng. Ngoài ra, MTTQ các cấp phối hợp thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; duy trì, tổ chức tốt hoạt động gặp mặt, làm việc định kỳ với chức sắc các tôn giáo; thường xuyên giao lưu, thăm, tặng quà, làm việc, nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của các chức sắc tôn giáo, người tiêu biểu trong dân tộc thiểu số; chú trọng tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác, đấu tranh chống việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt,

nhiều năm qua, MTTQ tỉnh đã tổ chức tốt đoàn đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh gồm chức sắc đại diện các tổ chức tôn giáo, lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh đi thăm, chúc mừng các tôn giáo bạn nhân các ngày lễ trọng của từng tôn giáo; quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức tôn giáo thực hiện tốt phương châm “Tốt đời, đẹp đạo”, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam phát động; đồng thời, phối hợp với các ngành chọn cử, giới thiệu đại biểu chức sắc tôn giáo, người tiêu biểu trong dân tộc thiểu số của tỉnh tham dự các hội nghị, hoạt động do Ban chỉ đạo Tây Nguyên và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức; đề xuất biểu dương, khen thưởng những cá nhân xuất sắc và triển khai, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa khác nhằm phát huy vai trò của các vị chức sắc tôn giáo, người tiêu biểu; tạo mối quan hệ gần gũi giữa lãnh đạo Đảng, chính quyền, MTTQ tỉnh với các tổ chức, các vị chức sắc tôn giáo, người tiêu biểu trong cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của tỉnh ngày càng vững mạnh… Những hoạt động đó đã góp phần động viên, phát huy vai trò người uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia công tác Mặt trận, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại các địa phương.

NGUYỆT THU

chính tay các em làm, ai cũng chung một niềm bất ngờ và xúc động.

Cô Nguyễn Thị Xi Soa - giáo viên phụ trách lớp thủ công mỹ nghệ cho hay: Để làm được những sản phẩm thủ công này, nhà trường phải đặt mua nguyên liệu ở TP Hồ Chí Minh vì ở Đà Lạt không có. Để có được sản phẩm cô phải suy nghĩ và sáng tạo mẫu sẵn để phù hợp với tư duy cũng như trình độ của các em. Đây là cách giáo giục kết hợp sự nhanh tay, nhanh mắt, đếm số và nhớ được mặt chữ… đồng thời tạo sự kiên nhẫn, điềm đạm cho các em. Mỗi buổi học nghề như vậy phải chia học sinh các lớp thành 3 - 4 nhóm khác nhau vì không phải em nào cũng nhanh nhạy, làm tốt. Những em còn chậm thì chỉ làm các công đoạn đơn giản như xếp chữ, xếp cánh hoa. Các nhóm học sinh sẽ được sắp xếp phù hợp với khả năng của các em cũng như độ khó của quy trình tạo ra sản phẩm.

Dù đã có gần 20 năm thâm niên giảng dạy tại trường nhưng để có được những thành quả như ngày hôm nay, cả cô Soa và học trò của mình đều trải qua những khó khăn chẳng thể đếm hết...

XEM TIẾP TRANG 8

Xây “nhà tình nghĩa” giúp Mẹ Việt Namanh hùng

Phường Lộc Phát (thành phố Bảo Lộc) vừa tổ chức khởi công xây dựng nhà tình nghĩa giúp Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) Nguyễn Thị Lý (ở tổ dân phố I, phường Lộc Phát).

Mẹ VNAH Nguyễn Thị Lý đã được xây nhà tình nghĩa, nhưng bị hư hỏng nặng, nay có nhu cầu xây dựng lại khang trang hơn. Cùng với kinh phí của gia đình, UBND thành phố Bảo Lộc trích Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” hỗ trợ 30 triệu đồng và UBND phường Lộc Phát hỗ trợ 15 triệu đồng.

Theo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay, Bảo Lộc có 7 Mẹ VNAH đang sinh sống trên địa bàn thành phố. Tất cả các Mẹ đều có nhà ở ổn định. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7), Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố đang khẩn trương tiến hành khảo sát, thống kê hiện trạng nhà ở của các đối tượng chính sách có công với cách mạng.

X.LONG

6 THỨ BA 23 - 5 - 2017

Để triển khai thực hiện Luậ t Quốc phòng , UBND huyện đã trực

t iếp chỉ đạo cho các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, phổ biến theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp tới cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; gắn việc triển khai thi hành Luật Quốc phòng với việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng nhằm nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Theo đó, trong tổ chức thực hiện công tác quân sự, quốc phòng địa phương, huyện chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh, nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào có đạo, làm cơ sở xây dựng “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Cát Tiên coi trọng ngay từ khâu quy hoạch, nhất là đối với những ngành lưỡng dụng, như: hệ thống giao thông, bưu điện, tài chính - kế hoạch, phát triển nguồn nhân lực; tổ chức sản xuất đều phải gắn với quốc phòng - an ninh, bảo đảm có thể chuyển từ sản xuất thời bình sang thời chiến và sẵn sàng động viên phục vụ nhiệm vụ chiến đấu theo yêu cầu đặt ra.

Công tác đăng ký, quản lý lực lượng DBĐV, DQTV của huyện đi vào nề nếp.

CÁT TIÊN:

Thực hiện nghiêm túc Luật Quốc phòngChủ tịch UBND huyện Cát Tiên - Bùi Văn Hùng nhấn mạnh, thực hiện Luật Quốc phòng là nhiệm vụ trọng tâm luôn được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc.

Đến nay, Cát Tiên đã sắp xếp biên chế đủ 100% đầu mối đơn vị, trong đó tổ chức đăng ký, quản lý được 4.141 quân nhân dự bị; sắp xếp 686 nguồn DBĐV, đạt 100% chỉ tiêu; xây dựng 1.023 DQTV, đạt 2,6% so với dân số…

Chất lượng chính trị của lực lượng DQTV được nâng lên, tỷ lệ đảng viên chiếm 24,7%; trong đó, đảng viên trong dân quân đạt 22,5% và trong tự vệ đạt 60,7%...

Trên cơ sở củng cố, kiện toàn tổ chức biên chế, huyện chỉ đạo cơ quan quân sự tăng cường công tác huấn luyện, nâng cao chất lượng tổng hợp, nhất là chất lượng chính trị cho lực lượng DQTV và DBĐV, làm nòng cốt trong đấu

tranh chống âm mưu, thủ doạn “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; tích cực tham gia phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân. Phối hợp với công an và lực lượng khác xây dựng phương án tác chiến bảo vệ mục tiêu trọng yếu; phối hợp với các huyện bạn xây dựng, luyện tập phương án tác chiến bảo vệ khu vực giáp ranh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, công tác giáo dục quốc phòng - an ninh được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Hội đồng giáo dục quốc phòng - an ninh các cấp đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng theo quy định. Từ năm 2006 đến nay, huyện chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân

sự huyện phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện mở 13 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng 4, 5; và các lớp bồi dưỡng cho chức sắc, chức việc các tôn giáo, già làng, trưởng bản, trưởng họ tộc, người có uy tín trong cộng đồng dân cư với 921 lượt người tham gia. Riêng đối với đối tượng là học sinh phổ thông, cơ quan quân sự huyện phối hợp với các trường tổ chức giáo dục quốc phòng - an ninh đảm bảo chương trình, nội dung theo quy định và đạt kết quả tốt.

Thực hiện nghiêm túc Luật Quốc phòng là cơ sở quan trọng để Cát Tiên tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quốc phòng, quân sự địa phương, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trên địa bàn trong thời gian tới.

TỨ KIÊN

Mới đây, tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Trọng, Hội đồng tiêu hủy tang vật tịch thu huyện đã tiến hành tiêu hủy tang vật bị tịch thu sung công quỹ nhà nước theo các quyết định thi hành án và các biên bản giao nhận tài sản sung công quỹ giữa Chi Cục thi hành án dân sự huyện

và Phòng Tài chính - Kế hoạch.Tang vật bao gồm: 21 điện

thoại di động, 2 máy tính điện tử Casio, 1ví màu đen và 2 túi xách bằng da màu đen. Tất cả tài sản trên không còn giá trị sử dụng, sau khi tiêu hủy đã được thu gom vào bãi rác thải.

T.VŨ

ĐỨC TRỌNG: Tiêu hủy tang vật tịch thu sung công quỹ không còn giá trị

Các tang vật đem đi tiêu hủy.

Vừa qua, Bộ NN&PTNT chính thức công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016. Theo đó, ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Lâm Đồng có tỷ lệ độ che phủ rừng với 53,1% (xếp thứ 2 sau tỉnh Kon Tum với 62,2%); ba tỉnh còn lại là Gia Lai 40,2%; Đắk Lắk 39,3% và Đắk Nông 38,8%. Năm 2016, tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên là 977.354 ha (trong đó, 532.634 ha là diện tích có rừng; 452.651 ha rừng tự nhiên và 7.9983 ha là rừng trồng). Khu vực các tỉnh Tây Nguyên, diện tích có rừng lớn nhất là Gia Lai với 625.862 ha và cũng là tỉnh có rừng tự nhiên lớn nhất với 553.824 ha; còn tỉnh Lâm Đồng có diện tích rừng trồng lớn nhất với 79.983 ha.

Theo Quyết định của Bộ

NN&PTNT, trách nhiệm quản lý, tổ chức bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) sau khi công bố hiện trạng rừng đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là giao UBND các cấp (huyện, xã) thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về BV&PTR theo quy định tại Quyết định số 7/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mặt khác, sử dụng số liệu hiện trạng rừng để rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch BV&PTR hàng năm; làm cơ sở để cập nhật diễn biến rừng năm tiếp theo. Đối với các địa phương có diện tích rừng tự nhiên giảm trong năm 2016, làm rõ nguyên nhân, xem xét trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định. M.ĐẠO

Lâm Đồng xếp thứ 2 tỷ lệ che phủ rừng ở Tây Nguyên Vừa qua, Công ty TNHH MTV bò sữa

Việt Nam đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Trạm thu mua sữa tại xã Đinh Lạc (Di Linh).

Trạm thu mua sữa nói trên được xây dựng trên diện tích 600 m2 với tổng kinh phí đầu tư 10 tỷ đồng; công suất thu mua đạt 20 tấn sữa/ngày, đảm bảo thu mua cho hơn 1.000 con bò vắt sữa/ngày. Ngoài thu mua sữa, trạm còn có điểm tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật; giới thiệu, cung cấp vật tư, thiết bị và cung cấp thức ăn tinh, thô cho bò sữa...

Hiện nay, trên địa bàn huyện Di Linh có khoảng 300 con bò sữa của 70 hộ chăn nuôi. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2017, huyện Di Linh sẽ phát triển bò sữa lên 500 con và đến năm 2020 phát triển 1.952 con bò sữa, trong đó bò vắt sữa 975 con và sản lượng sữa đạt 5.352 tấn/năm.

Dự kiến, đến cuối tháng 8/2017, Trạm thu mua sữa tại Di Linh sẽ chính thức đi vào hoạt động. NDONG BRỪM

Khởi công xây dựng trạm thu mua sữa tại Di Linh

Tăng cường giám sát các hoạt động khai thác khoáng sản

Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản chỉ đạo UBND TP Bảo Lộc, UBND huyện Bảo Lâm phối hợp với các sở: Tài nguyên - Môi trường, Công thương, Giao thông - Vận tải và Công an tỉnh Lâm Đồng tăng cường quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.

Theo đó, các sở, ngành và địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý theo quy định đối với các hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản trái phép; đồng thời có các trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng thanh tra mà vi phạm hành chính đến mức phải tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc vi phạm một trong các nghĩa vụ liên quan đến tổ chức khai thác khoáng sản nhưng không khắc phục thì đề xuất tước, thu hồi giấy phép...

Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng có văn bản chỉ đạo UBND hai huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên công bố đường dây nóng, kịp thời tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến khoáng sản để xử lý hoặc đề xuất xử lý theo quy định. N.ĐỒNG

Hơn 9 tỷ đồng đầu tư 4 dự án 30aChương trình 30a quy mô nhỏ từ nay đến

năm 2018, trên địa bàn huyện Đam Rông triển khai 4 dự án với tổng kinh phí hơn 9 tỷ đồng.

Hai dự án đầu tiên thuộc về 2 công trình giao thông nông thôn loại A là: đường nhánh rẽ cây xoài thôn Păng Pế Đơng, xã Đạ Rsal và đường Khu Di Linh - thôn Đạ Mul, xã Đạ K’Nàng, lần lượt chiều dài mỗi tuyến đường từ hơn 942 m đến hơn 2.240 m, bề rộng nền đường 6 m, mặt đường 3,5 m, lề đường 1,25 m, kết cấu mặt đường xi măng đá dày 18 cm trên lớp đệm cát dày 10 cm…, tổng mức đầu tư từ 2,5 tỷ đồng đến gần 5 tỷ đồng.

Dự án thứ 3 là xây dựng Hội trường - Nhà Văn hóa thôn Păng Dung, xã Đạ K’Nàng với tổng diện tích gần 120 m², thuộc công trình cấp IV, kinh phí hơn 500 triệu đồng.

Dự án thứ 4 tiến hành trên 8 xã trong huyện Đam Rông trồng mới 108 ha rừng keo tai tượng và thông 3 lá, đồng thời chăm sóc 210 ha diện tích rừng trồng năm thứ 2, 3, tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ đồng. MẠC KHẢI

Lực lượng dân quân tự vệ giúp dân thu hoạch lúa chạy lũ. Ảnh: Tứ Kiên

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

7 THỨ BA 23 - 5 - 2017TÒA SOẠN & BẠN ĐỌC

Tự hào về da dạng sinh họcĐDSH của Lâm Đồng trước hết là đa dạng

các hệ sinh thái (HST) trên cạn và HST đất ngập nước. HST trên cạn gồm HST rừng, HST nông nghiệp và HST đô thị; trong đó HST rừng chiếm tỷ lệ rất lớn với khoảng 60% diện tích tự nhiên. HST đất ngập nước chiếm 2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; với khoảng 16.000 ha, gồm các hệ thống sông, suối.

Tính ĐDSH của Lâm Đồng được biểu hiện ở đa dạng về loài. Theo “Chương trình bảo tồn ĐDSH tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2020”, trên địa bàn tỉnh thống kê được 3.490 loài thực vật rừng, 393 loài nấm lớn, 86 loài thú, 301 loài chim, 102 loài bò sát, lưỡng cư, 686 loài côn trùng và 111 loài cá.

Trong đó, có 220 loài bị đe dọa cấp quốc gia nêu trong Sách đỏ Việt Nam (2007); 98 loài bị đe dọa toàn cầu được liệt kê trong Danh lục đỏ IUCN và 115 loài được bảo vệ theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Báo cáo “Đánh giá hiện trạng ĐDSH và quản lý rừng vùng cảnh quan Nam Trường Sơn, Việt Nam” của Tổ chức WWF (2013), cho thấy, số loài thực vật bậc cao đã phát hiện ở Vườn quốc gia (VQG) Bidoup-Núi Bà 1.945 loài; ở VQG Cát Tiên (khu vực Cát Lộc) 772 loài; ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc 486 loài và ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Lâm 473 loài. Riêng khu vực cao nguyên Đà Lạt, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã thống kê được 85 loài thú, 158 loài chim, 70 loài lưỡng cư, 83 loài bò sát và 400 loài bướm. Thông báo từ “Chương trình hành động bảo tồn ĐDSH tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2008-2020” cho biết, địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 86 loài thú, 346 loài chim, 64 loài bò sát, 36 loài lưỡng cư, 130 loài cá và 419 loài bướm.

Cũng cần nêu một số khu vực trên địa bàn rừng tỉnh Lâm Đồng có giá trị ĐDSH cao. Bao gồm: VQG Bidoup - Núi Bà; VQG Cát Tiên (khu vực Cát Lộc); Rừng phòng hộ (RPH) Đa Nhim, RPH Sê-rê-pôk, RPH D’Ran; Công ty TNHH MTV LN Bảo Lâm và Lộc Bắc. (Kết quả điều tra, khảo sát về ĐDSH của Dự án ‘Tăng cường năng lực địa phương về bảo tồn ĐDSH và quản lý rừng ở vùng cảnh quan Nam Trường Sơn” - WWF, 2012).

Và phát triển du lịch bền vữngCần phải thấy rõ những nguyên nhân làm

suy thoái các giá trị ĐDSH, bao gồm: 1) Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ quá mức; 2) Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã quá mức; 3) Mất rừng và manh mún sinh cảnh; 4) Suy thoái chất lượng rừng và môi trường sống của các loài sinh vật. Những nguyên nhân gián tiếp gây suy giảm rừng và ĐDSH bao gồm: 1) Gia tăng dân số do di cư tự do; 2) Đói nghèo của cộng đồng dân cư sống gần rừng; 3) Yếu kém về năng lực quản lý rừng.

Rõ ràng, phát triển du lịch có ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến chiến lược bảo tồn

Đa dạng sinh học và du lịch bền vững22/5 là Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (ĐDSH) và chủ đề của năm 2017 là “Đa dạng sinh học và Du lịch bền vững”. Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có tài nguyên ĐDSH phong phú bậc nhất; có nền kinh tế mũi nhọn là du lịch. Cần phải hành động thế nào để vừa bảo tồn ĐDSH, vừa phát triển kinh tế du lịch bền vững?

ĐDSH. Năm 2017 này, Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 70 đã quyết định là “Năm quốc tế về Du lịch bền vững để phát triển”. Với tinh thần đó, Công ước ĐDSH đã lựa chọn chủ đề “ĐDSH và Du lịch bền vững”. Nhiều vấn đề về ĐDSH được giải quyết ảnh hưởng trực tiếp tới ngành du lịch. Tại nhiều khu vực du lịch, ĐDSH ở cấp độ loài và HST là nền tảng của du lịch. Do đó, ngành du lịch cần tăng cường quản lý nhằm giảm nguy cơ và duy trì, tăng cường bảo vệ các quần thể, các loài hoang dã và các giá trị đa sinh học thông qua doanh thu du lịch.

Hưởng ứng Ngày Quốc tế về ĐDSH với chủ đề “ĐDSH và du lịch bền vững” là cơ hội nâng cao nhận thức và hành động đối với những đóng góp quan trọng của du lịch bền vững cho sự phát triển kinh tế, của công tác bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH đối với cộng đồng nhằm biến du lịch trở thành chất xúc tác cho sự thay đổi tích cực.

Đã đến lúc, cần nhận thức sâu sắc khái niệm về “du lịch bền vững” trong hệ quy chiếu hữu cơ bảo tồn ĐDSH. Việc nhận thức được tầm quan trọng to lớn của kinh tế du lịch ở các khu vực có cảnh quan hấp dẫn và giàu ĐDSH tạo cơ sở cho việc bảo tồn ĐDSH. Ngành du lịch được quản lý tốt có thể góp phần quan trọng nhằm giảm các nguy cơ hoặc duy trì, tăng cường, đối với các quần thể các loài hoang dã và các giá trị ĐDSH thông qua doanh thu du lịch.

Vì vậy, chính quyền địa phương các cấp, các ngành chức năng ở địa phương cần có nhiều giải pháp, phương pháp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nhằm nâng cao nhận thức của quần

chúng nhân dân, đặc biệt là giới trẻ, các doanh nghiệp biết được tầm quan trọng về giá trị, vai trò của ĐDSH. Nghĩa là cần những hành động thiết thực việc thực hiện quy định pháp luật về bảo tồn ĐDSH; huy động cộng đồng cùng tham gia vào các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH, phát triển du lịch sinh thái, du lịch bền vững; thay đổi về chính sách, hành vi kinh doanh và tiêu dùng đối với một ngành du lịch bền vững. Cùng đó là tổ chức phát động các phong trào như: bảo vệ môi trường; bảo tồn ĐDSH; sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; bảo vệ nguồn nước; lồng ghép các hoạt động thúc đẩy việc thực hiện các mô hình du lịch bền vững.

Ở Lâm Đồng, ngày 27/3/2017, tỉnh đã tổ chức Công bố Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Về du lịch liên quan đến ĐDSH, Phó Hạt Kiểm lâm Đà Lạt Nguyễn Quốc Thái Bình cho biết, trên địa bàn thành phố Đà Lạt, có tới 73 dự án về du lịch sinh thái với tổng diện tích 2.318 ha. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thời điểm tháng 10/2016 đã có 14 dự án vi phạm Luật BV&PTR.

Đáng tiếc năm 2017 Lâm Đồng không tổ chức Ngày Quốc tế ĐDSH ở quy mô cấp tỉnh, cấp huyện với đầu tư về kịch bản nghiêm túc, triển khai bài bản. Mặc dù, ngày 10/5, UBND tỉnh đã có Văn bản số 2807/UBND-LN “hưởng ứng Ngày Quốc tế ĐDSH”, giao cho các ngành như TN&MT, VH TH&DL, NN&PTNT và các UBND huyện, thành phố cùng các chủ rừng phối hợp triển khai. Đây là hoạt động sẽ nâng cao ý thức của cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là trong hoạt động du lịch; quảng bá tính ĐDSH trong quan hệ hữu cơ phát triển du lịch.

MINH ĐẠO

Với Lâm Đồng, ĐDSH và phát triển du lịch luôn là mối quan hệ hữu cơ. Ảnh: M.Đạo

Tháng 5, giảm 32% diện tích thiệt hại do phá rừng

Chỗ nào cũng thấy… rác?

Ngày 22/5, thông tin từ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng Nguyễn Khang Thiên xác nhận, trong tháng 5, so với năm 2016, trên địa bàn toàn tỉnh có số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng giảm 30 vụ, bằng 23%; đặc biệt, diện tích thiệt hại do phá rừng giảm tới 32% (với 61.505 m2).

Trong tháng, các cơ quan, đơn vị đã phát hiện lập biên bản 102 vụ vi phạm; trong đó, vi phạm về quản lý rừng, sử dụng rừng 27 vụ (chiếm 26%); vi phạm quy định về phát triển

rừng 31 vụ (chiếm 30%); vi phạm quy định về quản lý lâm sản 44 vụ (chiếm 43%). Đáng lưu ý một số hành vi như: khai thác rừng trái phép 27 vụ (179,868 m3); phá rừng trái pháp luật 27 vụ (13,362 ha); vận chuyển lâm sản trái pháp luật 22 vụ (13,535 m3 gỗ tròn, xẻ các loại) và mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước 21 vụ (31,505 m3 gỗ tròn, xẻ các loại). Trong đó, cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm hành chính 88 vụ, chuyển xử lý hình sự 7 vụ

(giảm 1 vụ so cùng kỳ năm 2016). “Đạt được kết quả này là do có sự quan tâm

chỉ đạo của các cấp, ngành; việc triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ rừng (BVR), từ tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân trong công tác QLBVR đến giao khoán BVR; việc tuần tra, kiểm tra rừng được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt là tại các khu vực trọng điểm, vùng giáp ranh...”, ông Nguyễn Khang Thiên đánh giá.

ĐẠO PHAN

ỐNG KÍNH PHÓNG VIÊN

Cầu treo thôn 9 (xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm).

Số lượng hợp tác xã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ

Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 2 liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực nông

nghiệp, 194 HTX (bao gồm các quỹ tín dụng nhân dân) với 90.523 thành viên, 189 tổ hợp tác với 3.610 tổ viên, khoảng 35.685 hộ kinh

doanh cá thể. Số lượng HTX tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016, và phần lớn là hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm có 15 HTX đăng ký mới với 130 thành viên, trong

đó 14 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 1 HTX hoạt động trong lĩnh vực

giao thông vận tải; có khoảng 2.700 hộ cá thể đăng ký kinh doanh hoạt động.

P.L.H

Phân loại nông sản sau thu hoạch từ 300-450 đồng/kg

Theo quy định vừa mới ban hành của UBND tỉnh Lâm Đồng, Công ty TNHH

Phong Thúy (thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng) được thu phí dịch vụ phân loại nông sản sau thu hoạch từ 300-450 đồng/kg qua

hệ thống dây chuyền tự động do tổ chức JICA tại Việt Nam tài trợ.

Trường hợp thị trường có biến động, giá thu phí phân loại nông sản bằng hệ thống dây chuyền nói trên không vượt quá 30% chi phí

phân loại nông sản bằng thủ công. Được biết, dây chuyền phân loại nông sản

sau thu hoạch do tổ chức JICA tài trợ UBND tỉnh Lâm Đồng trị giá 12,5 tỷ đồng, sau đó

giao cho Công ty TNHH Phong Thúy quản lý, vận hành và khai thác dịch vụ theo nhu

cầu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân trên địa bàn.

Sản phẩm phân loại sau thu thu hoạch tại Công ty TNHH Phong Thúy phải đảm bảo

chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; có hình thái tự nhiên, độ chín phù hợp; tỷ lệ

dập không quá 20%...VĂN VIỆT

Phổ biến ở hai đầu cầu thường bị đổ rác bừa bãi làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm.

Đây là hiện tượng khá phổ biến ở những khu vực đầu cầu gần khu dân cư. Nhưng điều lạ

thay, khi chúng tôi đến khu vực Cầu treo thôn 9 (từ xã Tân Lạc bắc ngang qua sông đến

xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) cũng trông thấy… rác? Khu vực này thuộc diện vùng

sâu, vùng xa, xung quanh đây không có cư dân, thế mà vẫn có ai đó mang rác đến đổ

một cách bừa bãi, cho dù trên 2 trụ cầu đã ghi dòng chữ “Cấm đổ rác tại đây!”.

XUÂN LONG

8 THỨ BA 23 - 5 - 2017

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT Xét đơn xin cấp GCNQSD đất sau chuyển nhượng của hộ ông, bà Mai Văn

Bình 11/4/2017.Địa chỉ thường trú: Thôn Ánh Mai 1, xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc. Nay UBND xã Lộc

Châu thông báo với nội dung sau:Hộ ông Hoàng Văn Tuấn được cấp GCNQSD đất số P 372239, thửa 12, diện tích 2.529

m2, thửa 56, diện tích 4.128 m2 đất nông nghiệp, tờ bản đồ G.157.III, tại Quyết định số 237/QĐ - UB ngày 23/07/1999 của UBND TX Bảo Lộc (nay là TP Bảo Lộc).

Sau đó, ông Hoàng Văn Tuấn chuyển nhượng cho hộ ông Mai Văn Bình, thửa 12, diện tích 2.529 m2 đất nông nghiệp, tờ bản đồ G.157.III, và ông Tuấn đã bỏ đi khỏi địa phương (GCNQSD đất thuộc danh sách sổ tồn tại bộ phận một cửa của UBND TP Bảo Lộc).

Địa chỉ thửa đất: Thôn Ánh Mai 2, xã Lộc Châu, TP Bảo LộcSau 30 ngày kể từ ngày 12/5/2017 đến ngày 12/6/2017 ra thông báo nếu không có ai

tranh chấp, khiếu nại UBND xã Lộc Châu lập hồ sơ trình Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lâm Đồng hủy GCNQSD đất thửa 12, diện tích 2.529 m2, tên hộ ông Hoàng Văn Tuấn và cấp lại GCN QSD đất cho ông, bà Mai Văn Bình. Mọi khiếu nại sau này, UBND Xã Lộc Châu không giải quyết.

THÔNG BÁO V/V CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

THÔNG BÁO Mất GCNQSD đất, QSH nhà ở và tài sản gắn liền với đất

I. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:Công ty TNHH An NguyễnĐịa chỉ trụ sở chính: Số 36, đường 28/3, Phường I, TP Bảo Lộc, Lâm ĐồngMã số doanh nghiệp - mã số thuế: 5800686556 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng

cấp. Đăng ký lần đầu ngày 26/3/2009, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 11/1/2010. II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 1. Thửa đất:- Tổng số thửa đất: 3; tổng diện tích: 1.623.400 m2 (Một triệu sáu trăm hai mươi ba ngàn

bốn trăm mét vuông).a. Tờ bản đồ số: TK 444, 445 (ĐCCS số 1); Thửa đất số: 5; Địa chỉ thửa đất: Xã Lộc Ngãi,

huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng; Diện tích: 1.430.800 m2; Mục đích sử dụng: Đất rừng sản xuất (để thực hiện dự án trồng rừng, QLBV rừng và sản xuất nông lâm kết hợp); Thời hạn sử dụng: Đến ngày 21/7/2061; Nguồn gốc sử dụng: Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm.

b. Tờ bản đồ số: TK 444 (ĐCCS số 1); Thửa đất số: 6; Địa chỉ thửa đất: Xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng; Diện tích: 22.100 m2; Mục đích sử dụng: Đất rừng sản xuất (để thực hiện dự án trồng rừng, QLBV rừng và sản xuất nông lâm kết hợp); Thời hạn sử dụng: Đến ngày 21/7/2061; Nguồn gốc sử dụng: Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm.

c. Tờ bản đồ số: TK 444 (ĐCCS số 1); Thửa đất số: 7; Địa chỉ thửa đất: Xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng; Diện tích: 170.500 m2; Mục đích sử dụng: Đất rừng sản xuất (để thực hiện dự án trồng rừng, QLBV rừng và sản xuất nông lâm kết hợp); Thời hạn sử dụng: Đến ngày 21/7/2061; Nguồn gốc sử dụng: Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm.

2. Giấy chứng nhận QSD đất số BH 130651 cấp theo Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày 17/8/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Di Linh mở 7 lớp truyền dạy sử dụng cồng chiêngDi Linh là một trong những địa phương trên

địa bàn tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và có khá nhiều lễ hội văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, có thời gian hầu hết các nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Di Linh đã bị mai một dần, trong đó có văn hóa cồng chiêng.

Thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Lâm

Đồng năm 2016, vào chiều 18/5/2017, huyện Di Linh đã tổ chức khai mạc lớp truyền dạy sử dụng cồng chiêng cho 24 học viên ở 2 xã Bảo Thuận và Đinh Lạc.

Như vậy, từ năm 2007 đến nay, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức mở 7 lớp truyền dạy sử dụng cồng chiêng cho 192 học viên là thanh niên nam, nữ… tại huyện Di Linh. LAM PHƯƠNG

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đơn Dương thông báo trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện việc chuyển nhượng theo quy định của pháp luật của ông (bà) Phạm Đức Chính chuyển cho ông Nguyễn Minh Hoàng.

Ông (bà) Phạm Đức Chính được UBND huyện Đơn Dương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T 819 623 cấp ngày 30/11/2001 theo Quyết định số 109/QĐ: Thửa 153, 154, tờ bản đồ 14, xã Quảng Lập đo năm 1990, tổng diện tích 3.090 m2 đất HNK.

Năm 2002, ông Phạm Đức Chính địa chỉ tại Phường 2, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh chuyển quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Minh Hoàng: Thửa 153, 154, tờ bản đồ 14, xã Quảng Lập đo năm 1990, tổng diện tích 3.090 m2 đất HNK.

Trong quá trình sang nhượng, hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và ông (bà) Phạm Đức Chính đã giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Minh Hoàng.

Sau thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo này, nếu Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đơn Dương không nhận được thông tin nào từ bên thứ ba và/hoặc không phát sinh tranh chấp, khiếu nại nào liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói trên và thửa 153, 154, tờ bản đồ 14, xã Quảng Lập đo năm 1990, tổng diện tích 3.090 m2 đất HNK.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, chỉnh trang IV giấy chứng nhận nói trên cho ông Nguyễn Minh Hoàng theo quy định của pháp luật. Mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

ĐÀ LẠT: Ra quân làm công tác dân vận tại xã Xuân ThọBan Dân vận Thành ủy Đà Lạt phối hợp

với Ban Chỉ huy Quân sự, Công an, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của thành phố vừa tổ chức Đoàn công tác dân vận tập trung tại xã Xuân Thọ.

Đây là hoạt động thiết thực nhằm kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2017) và 106 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2017) với sự tham gia của hơn 280 thành

viên của đoàn công tác và người dân địa phương. Trong khuôn khổ buổi ra quân làm công tác dân vận tập trung đã diễn ra các chương trình như: tặng quà cho người dân địa phương có hoàn cảnh khó khăn, trồng cây mai anh đào dọc Quốc lộ 20 (đoạn qua xã Xuân Thọ), tổ chức hội trại tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giao lưu văn nghệ...

ĐỨC TÚ

GRDP quý I tăng 8,5% Lâm Đồng 4 tháng qua, tổng kim ngạch xuất

khẩu khoảng 172,2 triệu USD, bằng 31,3% so với kế hoạch, tăng 40,1% so với cùng kỳ; tổng thu NSNN đạt 1.923,2 tỷ đồng, đạt 35,8 % dự toán TW, đạt 33,18% dự toán địa phương, tăng 54,8% so với cùng kỳ; khách du lịch đến Lâm Đồng khoảng 1.126,1 nghìn lượt khách, tăng

9,39%, trong đó, khách lưu trú đạt 1.119,5 nghìn lượt khách, tăng 9,85% so với cùng kỳ.

GRDP quý I (giá so sánh 2010) tăng 8,5% so với cùng kỳ, tổng mức đầu tư xã hội của tỉnh Lâm Đồng đạt khoảng 3.141 tỷ đồng, bằng 13,7% so kế hoạch, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2016. PHẠM LÊ

Những món quà... TIẾP TRANG 5

... Hằng ngày, cô Soa cũng phải lên mạng tham khảo, tìm những mẫu vừa đơn giản, vừa đẹp mắt, rồi phải nghĩ làm sao để có thể dễ dàng chuyền tải đến các em học sinh, vì nếu thao tác quá phức tạp thì sẽ làm khó các em học sinh. Rồi với mỗi nhóm học sinh lại phải có phương pháp truyền đạt khác nhau. Những ngày đầu phải vất vả lắm cô mới có thể hướng dẫn được từng em, về sau này những bạn khá hơn có thể kèm những bạn còn vụng về.

“Các công đoạn đòi hỏi các em phải tập trung, phối hợp cả mắt, tay, và cũng phải ghi nhớ để làm sao cho đúng, chứ chưa nói đến việc làm phải đẹp nữa. Đối với các em gặp khó khăn trong vận động, khó khăn càng tăng lên. Nếu các em tập trung quá lâu thì lại mỏi mắt, nên chỉ làm một số công đoạn dễ thôi. Thời gian đầu khá lộn xộn nhưng rồi cũng quen, giờ mình chỉ cần viết chữ ra giấy rồi để các em tự tìm chữ cái xâu thành tên, làm quà tặng các bạn”, cô Soa tâm sự.

Khi chuyển thành một lớp học chính như hiện nay thì ngoài việc tạo cho các em cơ hội rèn luyện tính kiên nhẫn, khả năng tập trung thì đây cũng là cơ hội để cải thiện

kỹ năng, giúp các em tiến bộ hơn về vận động cũng như góp phần kích thích tư duy để các em tập nhớ từ những chi tiết đơn giản. Dẫu vậy, đối với cô và trò Trường Hoa Phong Lan, niềm vui của các em học sinh là khi tự tay làm ra các sản phẩm, dù tinh tế hay đơn giản để dành tặng cho bạn bè và người thân.

Nguyễn Đạt Anh Vũ là học sinh xuất sắc nhất trong lớp học này. Cầm chiếc túi xách bằng hạt cườm được kết cẩn thận, cô Soa khoe đó là thành quả cần mẫn của Anh Vũ trong suốt một học kỳ. Khi ra thành phẩm đến bản thân cô cũng vô cùng bất ngờ với sự kiên trì đó của em. Tự tay làm được sản phẩm các em đều rất vui, Vũ và nhiều bạn khác trong lớp đã tự làm những sản phẩm, sau đó nhờ cô giáo cất giùm, đợi đến cuối năm nhận tiền thưởng các em sẽ tự mua tặng bố mẹ, bạn bè. “Trong buổi tổng kết năm học năm ngoái nhìn thấy các em kéo bố mẹ mình vào lớp, lấy những món quà và tặng cho bố mẹ. Khuôn mặt các em lúc đó rạng ngời hạnh phúc, bố mẹ các em ai cũng vui, cũng xúc động. Họ vui đến mức khóe mắt đều rưng rưng”, cô Soa nhớ lại.

HỒNG THẮM

Giữa năm 2017, Bệnh viện II Lâm Đồng sẽ đi vào hoạt độngThông tin trên được đồng chí Lê Hoàng

Phụng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc cho biết vào sáng 19/5.

Bệnh viện II Lâm Đồng được xây dựng mới tại phường B’Lao, TP Bảo Lộc, để thay thế Bệnh viện II Lâm Đồng đang hoạt động hiện thời. Bệnh viện được khởi công xây dựng từ tháng 10/2011 trên diện tích 10 ha (bệnh viện hiện thời có diện tích 2,7 ha), có

quy mô 500 giường bệnh, với tổng kinh phí đầu tư 342 tỷ đồng từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ. Hiện tại, các hạng mục chính của Bệnh viện II Lâm Đồng đã được hoàn tất. Nhà đầu tư đang gấp rút hoàn thành các hạng mục phụ trợ như công viên, hoa viên... để đưa Bệnh viện II Lâm Đồng đi vào hoạt động đúng tiến độ đề ra.

TRỊNH CHU