288

Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

1

Page 2: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

2

Page 3: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

3

Lôøi noùi ñaàu

Đặt câu hỏi là một biện pháp dạy học rất quan trọng. Đối với học sinh, các câu hỏi giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống, tránh tình trạng ghi nhớ máy móc và tạo không khí học tập sôi nổi. Đối với giáo viên, đặt câu hỏi nhằm hướng dẫn quá trình nhận thức, tổ chức cho học sinh học tập, khích lệ và kích thích học sinh suy nghĩ, đồng thời cũng cung cấp cho giáo viên những thông tin phản hồi để biết được học sinh có hiểu bài hay không.

Nhằm cung cấp hệ thống các câu hỏi có chất lượng để giáo viên Vật lí Trung học cơ sở tham khảo trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học và xây dựng các loại đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, Dự án Phát triển giáo dục THCS II (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức biên soạn cuốn Bộ câu hỏi môn Vật lí cấp Trung học cơ sở (kèm đĩa CD) dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Nội dung cuốn sách gồm hệ thống câu hỏi chọn lọc của chương trình môn Vật lí lớp 6, 7, 8, 9. Theo yêu cầu của Dự án, trên sách in chỉ thể hiện Tóm tắt bộ sách bằng tiếng Anh, phần câu hỏi của chương trình môn Vật lí lớp 8 và hai chương Điện từ học, Sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của chương trình môn Vật lí lớp 9 ; toàn bộ phần câu hỏi môn Vật lí các lớp 6, 7, 8, 9 sẽ được đưa vào đĩa CD đính kèm.

Cuốn sách chắc không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau.

CÁC TÁC GIẢ

Page 4: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

4

SYNOPSIS

Raising question is a necessary technique in teaching. For students, questions help them absorb knowledge and skills systematically, avoid mechanical memory and inspire active learning environment. For teachers, raising questions helps them instruct students to learn, encourage and stimulate their students’ thinking. Ultimately, it provides teachers with feedback so that they can know whether their students comprehend the lessons.

In order to supply lower secondary teachers of Physics systematic questions for reference in teaching and developing tests, assessing students’s learning outcomes following standards of knowledge and skills, the Second Lower Secondary Education Development Project, executed by the Ministry of Education and Training with support from the Asian Development Bank, compiled the book Sets of Physics Questions at lower secondary education (includes CD – ROM).

The contents include the system of questions selected in line with the Physics curriculum in Grade 6, 7, 8, 9. According to requirements by the Project, the printed books will show the questions of Physics at Grade 8 and two chapters of Grade 9 (Electromagnetism and The conservation and transformation of energy). The other questions at Grade 6, 7, 8 and 9 will be available on CD – ROM.

This material will be distributed to 63 Departments of Education and Training nationwide.

The content will be also available for access and download on the website at http://bandotuduy.violet.vn

The Authors

Page 5: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

5

C

LÔÙP 6 Phaàn moät

AÂU HOÛI

CHƯƠNG I. CƠ HỌC

CÂU HỎI I.1

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của chúng.

Trang số (trong chuẩn): 186*

CÂU HỎI:

Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cây thước (hình dưới) lần lượt là :

Hình I.1

A. 100 cm và 1 cm.

B. 100 cm và 2 cm.

C. 100 cm và 2,5 cm.

D. 100 cm và 10 cm.

* Xem chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Page 6: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

6

CÂU HỎI I.2

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.

Trang số (trong chuẩn): 186

CÂU HỎI:

Dùng một cái cốc đong một lượng nước gần đầy cốc thì người ta được kết quả 0,482 l. Hãy lựa chọn phương án phù hợp nhất về giá trị của GHĐ và ĐCNN của cốc.

A. 0,5 l và 0,001 l. B. 0,4 l và 0,005 l.

C. 0,8 l và 0,004 l. D. 0,5 l và 0,005 l.

CÂU HỎI I.3

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.

Trang số (trong chuẩn): 186

CÂU HỎI:

Một thước dùng để đo chiều dài của một thanh sắt (có chiều dài gần bằng chiều dài thước) thì được kết quả 1,48 m. Nhận xét nào sau đây về giá trị của GHĐ và ĐCNN của thước là đúng (ghi Đ vào ô) hay sai (ghi S vào ô)?

□ 1,5 m và 1 dm.

CÂU HỎI I.4

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.

Trang số (trong chuẩn): 187

Page 7: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

7

CÂU HỎI:

Bạn muốn đo chính xác chiều dài của một gang tay của mình. Bạn nên chọn thước nào trong các thước sau?

A. Thước 25 cm có ĐCNN tới 1 cm.

B. Thước 10 cm có ĐCNN tới 1 cm.

C. Thước 25 cm có ĐCNN tới 1 mm.

D. Thước 10 cm có ĐCNN tới 1 mm.

CÂU HỎI I.5

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Để xác định thể tích của một hòn đá nhỏ, bạn Nam sử dụng bình chia độ có GHĐ 2000 ml. Bạn đổ nước vào bình đến vạch 1000 ml rồi thả hòn đá lọt và ngập trong nước thì thấy mức nước trong bình lên tới vạch 1200 ml. Thể tích của hòn đá là :

A. 2200 ml. B. 1200 ml.

C. 800 ml. D. 200 ml.

CÂU HỎI I.6

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Để xác định thể tích của quả chanh người ta buộc một vật nặng (không thấm nước) bằng một sợi chỉ vào quả chanh rồi bỏ vào bình tràn. Hứng

Page 8: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

8

lấy phần nước tràn ra ngoài đổ vào bình chia độ, mực nước ở ngang vạch 221,5 cm3. Sau đó lại thả vật nặng (đã tháo khỏi quả chanh) vào bình chia độ thì thấy mực nước ở ngang vạch 250,5 cm3. Hãy cho biết thể tích của quả chanh.

CÂU HỎI I.7

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Dùng một ca, một bình chia độ, một khay, một hòn đá (không thể lọt bình chia độ nhưng có thể thả lọt vào ca). Hãy nêu cách xác định thể tích hòn đá.

CÂU HỎI I.8

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Hãy lập phương án xác định thể tích của một hòn đá với các dụng cụ sau đây:

− Bình chia độ có kích thước nhỏ hơn hòn đá;

− Bình tràn có kích thước lớn hơn hòn đá;

− Chậu đựng nước;

− Nước.

Page 9: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

9

CÂU HỎI I.9

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

Khối lượng của một vật chỉ ........ tạo thành vật đó.

CÂU HỎI I.10

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Trên vỏ hộp bánh có ghi 700 g. Số này cho biết A. khối lượng bánh trong hộp. B. khối lượng hộp. C. số các thành phần của bánh trong hộp. D. số bánh trong hộp.

CÂU HỎI I.11 Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Hai người A và B đang cùng đưa thùng hàng lên cao (A ở vị trí thấp hơn còn B ở vị trí cao hơn thùng hàng). Nhận xét nào về lực tác dụng của A và B lên thùng hàng sau đây là đúng?

Page 10: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

10

A. A đẩy B kéo.

B. A kéo B đẩy.

C. A và B cùng đẩy.

D. A và B cùng kéo.

CÂU HỎI I.12

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Nêu một ví dụ về lực đẩy tác dụng lên vật đang chuyển động làm vật dừng lại.

CÂU HỎI I.13

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Nối mỗi cụm từ ở cột bên trái với một cụm từ ở cột bên phải sao cho thích hợp:

1. Kéo dãn dây cao su. a. Lực làm vật chuyển động nhanh dần.

2. Hòn đá được thả từ cao đang rơi xuống.

b. Lực làm vật chuyển động chậm dần.

3. Hòn bi (sau khi búng) lăn trên mặt bàn. được một đoạn rồi dừng lại.

c. Lực làm vật biến dạng.

d. Lực làm vật đổi hướng chuyển động.

Page 11: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

11

CÂU HỎI I.14

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Hãy nêu ví dụ về tác dụng của lực làm quả bóng (trong bóng đá) biến đổi chuyển động trong mỗi trường hợp : nhanh dần, chậm dần, đổi hướng.

CÂU HỎI I.15

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về một số lực.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Một người đẩy một cái thùng hàng trượt trên sàn nhà. Lực tác dụng lên thùng là:

A. lực đẩy của tay người. B. lực đỡ của sàn.

C. lực hút của Trái Đất. D. cả 3 lực trên.

CÂU HỎI I.16

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về một số lực.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Một vật treo bởi sợi dây. Có những lực nào tác dụng lên vật?

Cắt đứt sợi dây, vật rơi xuống. Lực nào đã làm cho vật rơi xuống?

Hình I.2

Page 12: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

12

CÂU HỎI I.17

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Một vật được đặt nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Vật này nằm yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng có đặc điểm nào sau đây?

A. Hai lực cùng phương nằm ngang, cùng chiều, mạnh như nhau.

B. Hai lực cùng phương thẳng đứng, cùng chiều, mạnh như nhau.

C. Hai lực cùng phương nằm ngang, ngược chiều, mạnh như nhau.

D. Hai lực cùng phương thẳng đứng, nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau.

CÂU HỎI I.18

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Trường hợp nào sau đây không phải là ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của 2 lực cân bằng? A. Vật đang nằm yên trên mặt bàn. B. Buộc đầu một sợi dây vào tường và cầm đầu dây kia kéo (dây không

chuyển động). C. Vật trượt trên dốc. D. Vật được treo bởi sợi dây và đứng yên.

Page 13: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

13

CÂU HỎI I.19

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Điền vào chỗ trống cho phù hợp.

Lực ... là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.

CÂU HỎI I.20

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi là không đúng?

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo dãn.

B. Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo nén.

C. Lực đàn hồi tác dụng lên vật làm lò xo biến dạng.

D. Lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi vật bị biến dạng đủ nhiều để mắt nhìn thấy được.

CÂU HỎI I.21

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.

Trang số (trong chuẩn): 187

Page 14: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

14

CÂU HỎI:

Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi là đúng?

A. Nếu hai lò xo đều đang có chiều dài bằng chiều dài tự nhiên của chúng thì lò xo nào dài hơn thì lực đàn hồi lớn hơn.

B. Với một lò xo đã cho, độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn.

C. Với một lò xo đã cho, nếu chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.

D. Với một lò xo đã cho, nếu chiều dài của lò xo khi bị nén càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.

CÂU HỎI I.22

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của lò xo là không đúng?

A. Lò xo biến dạng nhiều hơn thì lực đàn hồi nhỏ hơn.

B. Lò xo biến dạng ít hơn thì lực đàn hồi nhỏ hơn.

C. Lò xo không biến dạng thì lực đàn hồi bằng không.

D. Dù lò xo có biến dạng rất ít thì cũng đã xuất hiện lực đàn hồi.

CÂU HỎI I.23

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được đơn vị đo lực.

Trang số (trong chuẩn): 187

Page 15: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

15

CÂU HỎI

Đơn vị đo lực là

A. N. B. N.m. C. N.m2. D. N.m3.

CÂU HỎI I.24

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được đơn vị đo lực.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Niutơn (N) là đơn vị

A. đo khối lượng.

B. đo lực.

C. đo vận tốc.

D. đo thời gian.

CÂU HỎI I.25

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Phát biểu nào sau đây về trọng lực là đúng?

A. Trọng lực tác dụng lên vật luôn làm cho vật đứng yên.

B. Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên vật.

C. Trọng lực tác dụng lên vật luôn làm cho vật chuyển động nhanh dần.

D. Trọng lực tác dụng lên vật luôn làm cho vật chuyển động chậm dần.

Page 16: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

16

CÂU HỎI I.26

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Điền vào chỗ trống cho phù hợp :

Lực hút của ..... tác dụng lên vật gọi là trọng lực.

CÂU HỎI I.27 Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Giữa trọng lượng và khối lượng có mối liên hệ về độ lớn nào sau đây?

A. P = m

B. P = 10m

C. P = m/10

D. Pm = 10

CÂU HỎI I.28

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.

Trang số (trong chuẩn): 187

Page 17: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

17

CÂU HỎI:

Hãy nối mỗi đại lượng ở cột bên trái với một cụm từ ở cột bên phải sao cho thích hợp:

1. Khối lượng a. kí hiệu P và đơn vị là kg.

2. Trọng lượng b. kí hiệu là m và đơn vị là kg.

c. kí hiệu là P và đơn vị là N.

d. kí hiệu là m và đơn vị là N.

CÂU HỎI I.29

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Đơn vị khối lượng riêng là gì?

A. kg/m B. kg.m

C. kg/m2 D. kg/m3

CÂU HỎI I.30

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Nối mỗi cụm từ ở cột bên trái với một công thức ở cột bên phải sao cho thích hợp:

Page 18: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

18

1. Công thức tính khối lượng riêng của một chất là:

a. P = 10m

2. Công thức tính trọng lượng riêng của một chất là:

b. d = P.V

3. Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật là:

c. d = P/V

d. D = m/V

CÂU HỎI I.31

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.

Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Cho một viên đá, khối lượng riêng của đá có thể được xác định bằng cách nào sau đây?

A. Xác định khối lượng và thể tích của viên đá, sau đó lấy khối lượng chia cho thể tích.

B. Xác định khối lượng và thể tích của viên đá, sau đó lấy thể tích chia cho khối lượng.

C. Xác định khối lượng của viên đá, sau đó lấy khối lượng nhân với 10.

D. Xác định khối lượng của viên đá, sau đó lấy khối lượng chia cho 10.

CÂU HỎI I.32

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Đo được khối lượng bằng cân.

Trang số (trong chuẩn): 188

Page 19: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

19

CÂU HỎI:

Cho hộp quả cân có các quả cân 10 g, 50 g, 100 g, 200 g. Đặt một vật cùng quả cân 10 g lên một đĩa cân (cân Rô-béc-van). Đĩa cân bên kia đặt quả cân 50 g. Khi đó cân nằm thăng bằng. Khối lượng của vật là:

A. 60 g. B. 50 g.

C. 40 g. D. 10 g.

CÂU HỎI I.33

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Đo được khối lượng bằng cân.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Điền vào chỗ trống cho phù hợp.

Khi sử dụng cân Rô-béc-van, nếu trước khi cân ta không điều chỉnh cân, kim cân không chỉ đúng …. thì kết quả cân sẽ không chính xác.

CÂU HỎI I.34

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được công thức P = 10m.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Trọng lượng của một vật 20 g là:

A. 0,02 N. B. 0,2 N. C. 20 N. D. 200 N.

CÂU HỎI I.35

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được công thức P = 10m.

Trang số (trong chuẩn): 188

Page 20: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

20

CÂU HỎI:

Vật có trọng lượng 10 N. Khối lượng của vật là:

A. 100 kg. B. 10 kg. C. 1 kg. D. 0,1 kg.

CÂU HỎI I.36

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Đo được lực bằng lực kế.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Khi đo một lực phải cầm lực kế sao cho lò xo ở tư thế

A. nằm ngang.

B. thẳng đứng.

C. nằm dọc theo phương của lực cần đo.

D. nằm vuông góc với phương của lực cần đo.

CÂU HỎI I.37

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Điền vào chỗ trống cho phù hợp.

Cho bảng khối lượng riêng của một số chất. Trong bảng này, khối lượng riêng của nhôm là ………

Chất rắn Khối lượng riêng (kg/m3)

Chất lỏng Khối lượng riêng (kg/m3)

Chì 11300 Thuỷ ngân 13600

Sắt 7800 Nước 1000

Page 21: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

21

Nhôm 2700 Xăng 700

Đá (khoảng) 2600 Dầu hoả (khoảng) 800

Gạo (khoảng) 1200 Dầu ăn (khoảng) 800

CÂU HỎI I.38

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Cho bảng khối lượng riêng của một số chất.

Chất rắn Khối lượng riêng (kg/m3)

Chất lỏng Khối lượng riêng (kg/m3)

Chì 11300 Thuỷ ngân 13600

Sắt 7800 Nước 1000

Nhôm 2700 Xăng 700

Đá (khoảng) 2600 Dầu hoả (khoảng) 800

Gạo (khoảng) 1200 Dầu ăn (khoảng) 800 Hãy xác định khối lượng của một khối sắt có thể tích 2 m3.

CÂU HỎI I.39

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được các công thức D = Vm và d =

VP

để giải các bài tập đơn giản.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Một vật đặc có khối lượng là 200 g và thể tích là 2 cm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là:

Page 22: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

22

A. 1 N/m3 B. 100 N/m3

C. 1000 N/m3 D. 1000000 N/m3

CÂU HỎI I.40

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được các công thức D = mV

và d = PV

để giải các bài tập đơn giản.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Cho biết 1 lít nước có trọng lượng 10 N và khối lượng riêng của xăng bằng 0,7 lần khối lượng riêng của nước. Tính trọng lượng riêng của nước. Tính khối lượng của 2 lít xăng.

CÂU HỎI I.41

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Những dụng cụ nào sau đây không sử dụng nguyên lí của các máy cơ đơn giản?

A. Cái kéo cắt giấy.

B. Cái mở nút chai.

C. Cái nhiệt kế thuỷ ngân đo nhiệt độ cơ thể.

D. Thanh chắn đường.

Page 23: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

23

CÂU HỎI I.42

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Nối mỗi loại máy cơ đơn giản ở cột bên trái với ví dụ/ các ví dụ về việc ứng dụng máy cơ đơn giản ở cột bên phải sao cho thích hợp:

1. Đòn bẩy a. Làm đường ngoằn nghèo khi qua đèo.

2. Mặt phẳng nghiêng b. Cái kéo.

3. Ròng rọc c. Kéo rèm cửa.

d. Cái cân đòn.

CÂU HỎI I.43

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Ròng rọc cố định giúp làm

A. thay đổi trọng lượng của vật.

B. thay đổi hướng của trọng lực tác dụng lên vật.

C. lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

D. thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

Page 24: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

24

CÂU HỎI I.44

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Nối mỗi loại máy cơ đơn giản ở cột bên trái với một/ hai tác dụng ở cột bên phải sao cho thích hợp:

1. Ròng rọc tĩnh a. Giảm lực kéo (đẩy)

2. Mặt phẳng nghiêng b. Đổi hướng lực

CÂU HỎI I.45

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Nêu một ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng trong thực tế.

CÂU HỎI I.46

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

Trang số (trong chuẩn): 188

Page 25: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

25

CÂU HỎI:

Người ta cần đưa một hòm từ mặt đất lên tầng trên cao. Hãy nêu phương án (vẽ hình) để người ở dưới mặt đất có thể đưa hòm lên.

CÂU HỎI I.47

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Một người đang đi ô tô thì có một hòn đá to nằm chắn giữa đường, người này muốn chuyển hòn đá sang một bên để có chỗ cho ô tô đi. Máy cơ đơn giản nào sau đây là phù hợp nhất để sử dụng trong tình huống như vậy?

A. Ròng rọc cố định. B. Ròng rọc động.

C. Mặt phẳng nghiêng. D. Đòn bẩy.

CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC

CÂU HỎI II.1

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được hiện tượng sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Phát biểu nào sau đây sai khi nghiên cứu về sự nở vì nhiệt của chất lỏng ?

A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.

B. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.

Page 26: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

26

C. Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt giống nhau.

D. Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.

CÂU HỎI II.2

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được hiện tượng sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng của chất lỏng giảm.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

CÂU HỎI II.3

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được hiện tượng sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Khi nung nóng một vật rắn thì khối lượng riêng của vật giảm vì

A. thể tích của vật tăng, khối lượng của vật không thay đổi.

B. khối lượng của vật tăng, thể tích của vật không thay đổi.

C. thể tích của vật giảm, khối lượng của vật tăng.

D. thể tích của vật tăng, khối lượng của vật giảm.

Page 27: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

27

CÂU HỎI II.4

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Trong các kết luận sau đây, kết luận nào là sai?

A. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

CÂU HỎI II.5

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng?

A. Sắt, nước, không khí. B. Nước, không khí, sắt.

C. Không khí, nước, sắt. D. Không khí, sắt, nước.

CÂU HỎI II.6

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Trang số (trong chuẩn): 188

Page 28: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

28

CÂU HỎI:

Chọn phương án thích hợp để điền vào chỗ trống:

Khi tăng nhiệt độ, thể tích của ……sẽ tăng nhiều hơn thể tích của ……….

A. Chất khí, chất rắn. B. Chất rắn, chất lỏng.

C. Chất rắn, chất khí. D. Chất lỏng, chất khí.

CÂU HỎI II.7

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Chọn câu trả lời đúng để điền vào chỗ ……

Sự co dãn ……(1)………khi bị ngăn cản có thể gây ra……(2)……

A. (1) vì nhiệt, (2) những lực rất lớn.

B. (1) vì khí hậu, (2) những lực rất nhỏ.

C. (1) vì nhiệt, (2) những lực rất nhỏ.

D. (1) vì khí hậu, (2) những lực rất lớn.

CÂU HỎI II.8

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Tại sao khi lắp các đường ray xe lửa, ở những đoạn nối của đường ray người ta không đặt sát hai thanh ray mà thường chừa một khe hở?

Page 29: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

29

CÂU HỎI II.9

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có hình lượn sóng?

CÂU HỎI II.10

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Để xác định giới hạn đo của nhiệt kế ta phải quan sát trên nhiệt kế

A. chỉ số nhỏ nhất và khoảng cách giữa hai vạch chia.

B. chỉ số lớn nhất và khoảng cách giữa hai vạch chia.

C. khoảng cách giữa hai vạch chia.

D. chỉ số lớn nhất của nhiệt kế.

CÂU HỎI II.11

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên một số loại nhiệt kế mà em đã học.

Page 30: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

30

CÂU HỎI II.12

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Hãy mô tả cách chia độ của thang nhiệt độ Xen-xi-út.

CÂU HỎI II.13

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Dùng nhiệt kế vẽ ở hình bên không thể đo được nhiệt độ nào sau đây?

A. Nhiệt độ của nước đang sôi.

B. Nhiệt độ của nước đá đang tan.

C. Nhiệt độ của không khí trong phòng.

D. Nhiệt độ của nước uống.

CÂU HỎI II.14

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.

Trang số (trong chuẩn): 189

Hình II.1

Page 31: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

31

CÂU HỎI:

Dùng nhiệt kế rượu không thể đo được nhiệt độ nào sau đây? A. Nhiệt độ sôi của nước. B. Nhiệt độ cơ thể người. C. Nhiệt độ không khí trong phòng. D. Nhiệt độ của nước đang tan.

CÂU HỎI II.15

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Dùng nhiệt kế rượu không thể đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì

A. rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100 0C.

B. rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100 0C.

C. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100 0C.

D. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0 0C.

CÂU HỎI II.16

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xen-xi-út.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Nhiệt kế ở hình bên sử dụng những nhiệt giai gì? Cho biết GHĐ và ĐCNN của từng nhiệt giai trên nhiệt kế.

Nhiệt kế đang chỉ bao nhiêu oC ? bao nhiêu oF? Hình II.2

Page 32: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

32

CÂU HỎI II.17

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xen-xi-út.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Trong nhiệt giai Xen-xi-út, nhiệt độ của nước đá đang tan và của hơi nước đang sôi lần lượt là:

A. 32 0F và 212 0F.

B. 0 0C và 100 0C.

C. 273 K và 373 K.

D. 100 0C và 0 0C.

CÂU HỎI II.18

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Câu phát biểu nào sau đây về giới hạn đo của nhiệt kế ở hình II.3 là đúng?

A. Giới hạn đo của nhiệt kế là – 20 0C.

B. Giới hạn đo của nhiệt kế là 50 0C.

C. Giới hạn đo của nhiệt kế từ 0 đến 50 0C.

D. Giới hạn đo của nhiệt kế từ – 20 đến 50 0C.

Hình II.3

Page 33: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

33

CÂU HỎI II.19

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Câu phát biểu nào sau đây về độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế ở hình II.3 là đúng?

A. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 10 0C.

B. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 2 0C.

C. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là – 20 0C đến 50 0C.

D. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 1 0C.

CÂU HỎI II.20

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường để đo nhiệt độ theo đúng quy trình.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Hãy mô tả tiến trình dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể.

CÂU HỎI II.21

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian.

Trang số (trong chuẩn): 189

Page 34: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

34

CÂU HỎI:

Khi theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của băng phiến, người ta thấy kết quả sau:

− Từ phút 0 đến phút thứ 5 nhiệt độ băng phiến từ 60 0C tăng lên 80 0C.

− Từ phút thứ 5 đến phút thứ 15 băng phiến nóng chảy.

− Từ phút thứ 15 đến phút thứ 20 nhiệt độ tăng lên đến 90 0C.

− Từ phút thứ 20 đến phút thứ 25 băng phiến hạ nhiệt độ xuống 80 0C.

− Từ phút thứ 25 đến phút 35 băng phiến đông đặc.

− Từ phút thứ 35 đến phút thứ 40 băng phiến hạ nhiệt độ xuống 60 0C.

Em hãy lập bảng theo dõi các kết quả thu được ở trên.

CÂU HỎI II.22

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc của mỗi quá trình này.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc? Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy, sự đông đặc.

CÂU HỎI II.23

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc của mỗi quá trình này.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Chỉ ra kết luận đúng, kết luận sai.

A. Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.

Page 35: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

35

B. Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Đông đặc là quá trình ngược lại với nóng chảy.

C. Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật luôn thay đổi.

CÂU HỎI II.24

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc của mỗi quá trình này.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Ghép nội dung ở một cột (1, 2, 3) với một nội dung ở cột (a, b, c…) để được một cây hoàn chỉnh và đúng.

1. Nóng chảy là 2. Đông đặc là 3. Nhiệt độ nóng chảy

của một chất là

a. sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi. b. sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. c. nhiệt độ mà chất đó bắt đầu nóng chảy. d. sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. e. nhiệt độ mà chất đó bắt đầu đông đặc. f. nhiệt độ mà chất đó bắt đầu nóng chảy khi

đun nóng và bắt đầu đông đặc khi làm nguội.

CÂU HỎI II.25

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc của mỗi quá trình này.

Trang số (trong chuẩn): 189

Page 36: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

36

CÂU HỎI:

Người ta thả ba miếng nhỏ là đồng, kẽm, băng phiến vào một nồi nấu chì đang nóng chảy thì miếng nào sẽ nóng chảy?

A. Đồng và kẽm.

B. Kẽm và băng phiến.

C. Đồng và băng phiến.

D. Cả ba miếng.

CÂU HỎI II.26

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi.

Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

A. Nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

B. Gió, diện tích mặt thoáng và khối lượng của chất lỏng.

C. Nhiệt độ, diện tích mặt thoáng và khối lượng của chất lỏng.

D. Nhiệt độ, gió và khối lượng của chất lỏng.

CÂU HỎI II.27

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi.

Trang số (trong chuẩn): 190

Page 37: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

37

CÂU HỎI:

Muốn kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta phải A. thay đổi diện tích mặt thoáng, không cho gió tác động và giữ nguyên

nhiệt độ. B. thay đổi tác động của gió, giữ nguyên nhiệt độ và thay đổi diện tích

mặt thoáng. C. thay đổi nhiệt độ, giữ nguyên diện tích mặt thoáng và không cho gió

tác động. D. thay đổi nhiệt độ, giữ nguyên diện tích mặt thoáng và thay đổi tác

động của gió.

CÂU HỎI II.28

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn và quá trình sôi.

Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng được đun nóng:

Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 18

Nhiệt độ (0C) 0 20 40 60 80 100 100 100 60

Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của chất đó theo thời gian.

CÂU HỎI II.29

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn và quá trình sôi.

Trang số (trong chuẩn): 190

Page 38: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

38

CÂU HỎI:

Hình vẽ bên biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước. Hỏi:

Các đoạn AB, BC và CD ứng với những quá trình nào?

Hình II.4

CÂU HỎI II.30

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn và quá trình sôi.

Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Khi đun nóng một chất rắn người ta theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và ghi nhận được bảng số liệu sau:

Thời gian (phút)

0 2 4 6 8 10 12

Nhiệt độ (0C) 42 137 232 327 327 327 422

a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của chất đó theo thời gian.

b) Rút ra những nhận xét về sự thay đổi trạng thái của chất.

Page 39: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

39

CÂU HỎI II.31

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.

Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Chỉ ra kết luận đúng, sai trong các kết luận sau:

A. Nhiệt độ của chất lỏng càng thấp thì tốc độ bay hơi càng chậm.

B. Nhiệt độ càng cao thì sự ngưng tụ xảy ra càng nhanh.

C. Mặt thoáng của chất lỏng càng hẹp thì chất lỏng bay hơi càng chậm.

D. Gió thổi càng yếu thì tốc độ bay hơi của chất lỏng càng chậm, không có gió thì chất lỏng không bay hơi.

CÂU HỎI II.32

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.

Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

A. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng, tốc độ thổi của gió và nhiệt độ của môi trường.

B. Khối lượng chất lỏng, tốc độ của gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

C. Khối lượng chất lỏng, diện tích mặt thoáng của chất lỏng và tốc độ của gió.

D. Nhiệt độ của môi trường, tốc độ của gió và khối lượng của chất lỏng.

Page 40: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

40

CÂU HỎI II.33

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.

Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Tại sao khi ta mở tủ lạnh thấy có một làn hơi mờ bay ra từ tủ lạnh?

CÂU HỎI II.34

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.

Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Tại sao khi phơi quần áo ta thường trải rộng trên dây phơi hoặc dùng móc áo?

CÂU HỎI II.35

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Tại sao khi hơ nóng một băng kép đồng – thép thì băng kép bị cong?

A. Vì trọng lực tác dụng lên băng kép tăng lên làm băng kép biến dạng.

B. Vì thanh đồng bị dài ra trong khi thanh thép không bị dài ra nên băng kép bị uốn cong.

Page 41: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

41

C. Vì cả thanh đồng và thép đều dài ra nhưng chiều dài của chúng tăng lên khác nhau.

D. Vì thanh đồng bị dài ra trong khi thanh thép bị ngắn lại nên băng kép bị uốn cong.

CÂU HỎI II.36

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Tại sao quả bóng bàn bị bẹp một chút khi được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ?

A. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.

B. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt.

C. Nước nóng tràn vào bóng.

D. Không khí tràn vào bóng.

CÂU HỎI II.37

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì

A. ống nhiệt kế dài ra.

B. ống nhiệt kế ngắn lại.

Page 42: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

42

C. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.

D. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn.

CÂU HỎI II.38

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được hiện tượng sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.

Trang số (trong chuẩn): 188

CÂU HỎI:

Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

nở ra co lại vì nhiệt khác nhau

Chất lỏng ….. khi nóng lên, ….. khi lạnh đi.

Các chất lỏng …..nở ………khác nhau.

CÂU HỎI II.39

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không dựa trên hiện tượng về các vật khi nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn?

A. Khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray.

Page 43: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

43

B. Khi đặt hai gối đỡ ở hai đầu cầu của một số cầu thép, một gối đỡ đặt cố định, còn một gối kia phải đặt trên các con lăn.

C. Khi đặt rau quả vào tủ lạnh ta thường cho rau quả vào bao xốp rồi mới cho vào tủ lạnh.

D. Khi đóng chai, người ta không cho nước ngọt đầy chai mà phải chừa một khoảng trống cho chai.

CÂU HỎI II.40

Thông tin chung

Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng.

Trang số (trong chuẩn): 189

CÂU HỎI:

Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên một số loại nhiệt kế mà em đã học.

Page 44: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

44

ñPhaàn hai

AÙP AÙN

CHƯƠNG I. CƠ HỌC

Câu I.1. B Câu I.2. A Câu I.3. Sai

Câu I.4. C Câu I.5. D

Câu I.6. Vchanh + Vvật = 221,5 cm3

Vvật = 250,5 – 221,5 = 29 cm3

Vchanh = 192,5 cm3

Câu I.7.

Đổ đầy nước vào ca, đặt ca vào khay. Thả nhẹ hòn đá vào ca nước. Lấy nước tràn ra (ở khay) đổ vào bình chia độ. Thể tích của nước trong bình chia độ chính bằng thể tích hòn đá.

Câu I.8. 1. Đổ nước vào đầy bình tràn.

2. Đặt chậu (không có nước) vào sát bình tràn sao cho vòi của bình tràn nằm trên miệng chậu để nước từ bình tràn có thể chảy vào chậu.

3. Thả hòn đá vào bình tràn. Khi đó nước trong bình sẽ tràn ra chậu.

4. Đổ nước từ chậu vào bình chia độ để đo thể tích của nước đã tràn vào chậu. Vì hòn đá có kích thước lớn hơn bình chia độ nên có thể phải đổ nhiều lần mới hết nước trong chậu. Thể tích của nước tràn vào chậu chính là thể tích của hòn đá.

Câu I.9. lượng chất Câu I.10. A Câu I.11. A

Câu I.12.

Nêu ví dụ phù hợp. Chẳng hạn: xe goòng đang lăn, một người đẩy chặn phía trước làm xe dừng lại.

Page 45: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

45

Câu I.13. 1 – c, 2 – a, 3 – b.

Câu I.14. Nêu ví dụ phù hợp. Chẳng hạn :

Quả bóng đang đứng yên, dùng chân đá thì lực của chân tác dụng lên quả bóng làm quả bóng chuyển động nhanh dần.

Quả bóng đang bay, thủ môn dùng tay chặn quả bóng làm quả bóng chuyển động chậm dần rồi dừng lại.

Quả bóng đang bay, thủ môn dùng tay đẩy quả bóng làm quả bóng đổi hướng bay ra ngoài.

Câu I.15. D

Câu I.16. Ban đầu vật chịu tác dụng của hai lực : trọng lực hướng xuống dưới, lực kéo của dây hướng lên (đây là 2 lực cân bằng).

Khi dây đứt, trọng lực tác dụng lên vật làm vật rơi xuống.

Câu I.17. D Câu I.18. C Câu I.19. đàn hồi Câu I.20. D

Câu I.21. D Câu I.22. A Câu I.23. A Câu I.24. B

Câu I.25. B Câu I.26. Trái Đất

Câu I.27. B Câu I.28. 1 - b, 2 - c

Câu I.29. D Câu I.30. 1– d, 2 – c, 3 – a Câu I.31. A

Câu I.32. C Câu I.33. vạch giữa Câu I.34. B

Câu I.35. C Câu I.36. C Câu I.37. 2700 kg/m3

Câu I.38. Tra bảng ta có khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3

Khối lượng của một khối sắt có thể tích 2 m3 là : 7800 x 2 = 15600 kg.

Câu I.39. D

Câu I.40.

Trọng lượng riêng của nước : d = 10 N/l = 10000 N/m3

Khối lượng riêng của nước : D = 1 kg/l = 1000 kg/m3

Khối lượng riêng của xăng : Dx = 0,7 kg/l = 700 kg/m3

Khối lượng của 2 lít xăng là : m = Dx.V = 1,4 kg

Page 46: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

46

Câu I.41. C Câu I.42. 1 – b và d, 2 – a, 3 – c Câu I.43. D

Câu I.44. 1 – b và 2 – a và b

Câu I.45. Nêu ví dụ phù hợp, chẳng hạn : dùng mặt phẳng nghiêng đưa vật lên thùng xe ô tô; …

Câu I.46. Người sử dụng ròng rọc tĩnh.

Câu I.47. D

CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC

Câu hỏi II.1 C Câu hỏi II.2 D

Câu hỏi II.3 A Câu hỏi II.4 C.

Câu hỏi II.5 C Câu hỏi II.6 A Câu hỏi II.7 A.

Câu hỏi II.8

Về mùa hè, nhiệt độ tăng lên làm cho các thanh ray bị dãn nở nhiệt nên chiều dài thanh ray tăng lên. Nếu không chừa chỗ cho phần thanh ray tăng lên thì các đường ray sẽ bị cong vênh, không an toàn cho đường xe lửa.

Câu II.9. Một trong các lí do là để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản vì nhiệt hơn nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái.

Câu hỏi II.10 D

Page 47: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

47

Câu hỏi II.11

Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

Một số loại nhiệt kế: Nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế kim loại.

Câu hỏi II.12

Xen-xi-ut chia khoảng cách giữa nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với một độ, kí hiệu là 1 0C .

Câu hỏi II.13 A Câu hỏi II.14 A Câu hỏi II.15 B

Câu hỏi II.16

– Nhiệt kế sử dụng 2 nhiệt giai là nhiệt giai Xen-xi-ut và nhiệt giai Fa-ren-hai.

– Nhiệt giai Xen-xi-ut có GHĐ là (âm 20 oC – 50 oC) và ĐCNN là 2 oC.

Nhiệt giai Fa-ren-hai có GHĐ là (0 oF – 120 oF) và ĐCNN là 2 oF.

– Nhiệt kế đang chỉ 32 oC và 90 oF.

Câu hỏi II.17 B Câu hỏi II.18 C Câu hỏi II.19 D

Câu hỏi II.20

Tiến trình đo:

− Kiểm tra thuỷ ngân đã tụt hết xuống bầu chưa, nếu còn trên ống thì cầm vào thân nhiệt kế vẩy mạnh cho thuỷ ngân tụt hết xuống bầu.

− Lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

− Đặt bầu nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

− Sau 3 phút, lấy nhiệt kế ra để đọc nhiệt độ.

Câu hỏi II.21

Thời gian (phút) 0 5 15 20 25 35 40

Nhiệt độ (0C) 60 80 80 90 80 80 60

Page 48: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

48

Câu hỏi II.22

– Sự chuyển thể của một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển thể của một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

– Sự nóng chảy, đông đặc của phần lớn các chất có đặc điểm sau :

+ Một chất bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng bắt đầu đông đặc ở nhiệt độ đó.

+ Mỗi chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

+ Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.

Câu hỏi II.23 A,B C, : Đúng ; D: sai

Câu hỏi II.24 1 – d, 2 – b, 3 – f

Câu hỏi II.25 B Câu hỏi II.26 A Câu hỏi II.27 C

Câu hỏi II.28

Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của chất đó theo thời gian như hình vẽ.

Câu hỏi II.29

AB: Nước được đun nóng, nhiệt độ của nước tăng dần.

Page 49: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

49

BC: Nước vẫn tiếp tục được đun nóng nhưng nhiệt độ của nước không thay đổi, nước sôi.

CD: Nước được để nguội, nhiệt độ của giảm dần.

Câu hỏi II.30

a) Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian như hình vẽ.

b) Ban đầu chất rắn ở 42 0C, khi nâng nhiệt, nhiệt độ chất rắn tăng một cách đều đặn trong 6 phút. Đến 327 0C nhiệt độ chất rắn không tăng nữa mà bắt đầu nóng chảy.

Trong khoảng thời gian phút thứ 6 đến phút thứ 10 tồn tại cả hai trạng thái rắn và lỏng của chất đó. Đến phút thứ 10 chất rắn chuyển hoàn toàn thành chất lỏng và nhiệt độ vẫn giữ nguyên. Sau phút thứ 10, chất ở trạng thái lỏng và nhiệt độ của chất tiếp tục tăng lên.

Câu hỏi II.31 A, C : Đúng; B, D: Sai Câu hỏi II.32 A

Câu hỏi II.33

Khi mở tủ lạnh, không khí lạnh trong tủ lạnh bay ra làm giảm đột ngột nhiệt độ không khí nơi nó đi qua, làm cho hơi nước ở những chỗ đó bị ngưng tụ thành những hạt nhỏ. Những hạt nước này di chuyển theo

450

50100150

200

250300350400

t 0C

2 4 6 8 10 12 t (phút)

Page 50: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

50

luồng không khí lạnh xuống phía dưới, mắt người thấy vô số hạt nước ngưng tụ di chuyển giống như một làn hơi.

Câu hỏi II.34

Khi phơi quần áo, ta nên trải rộng quần áo trên dây phơi hoặc dùng móc áo để tăng phần diện tích mặt thoáng của quần áo tiếp xúc với ánh nắng và gió làm cho tốc độ bay hơi nước nhanh nên quần áo sẽ nhanh khô.

Câu hỏi II.35 C Câu hỏi II.36 A Câu hỏi II.37 C

Câu hỏi II.38

Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Câu hỏi II.39 C

Câu hỏi II.40

Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. Một số loại nhiệt kế mà em đã học: Nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân.

Page 51: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

51

C

LÔÙP 7 Phaàn moät

AÂU HOÛI

CHƯƠNG I. QUANG HỌC

CÂU HỎI I.1

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được rằng ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

• Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Khi nào ta nhìn thấy trời đang nắng ngoài cánh đồng?

A. Khi Mặt Trời chiếu thẳng vào cánh đồng.

B. Khi mắt hướng ra phía cánh đồng.

C. Khi cánh đồng nằm trong vùng có ánh sáng.

D. Khi cánh đồng hắt ánh sáng Mặt Trời vào mắt ta.

CÂU HỎI I.2

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được rằng ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

• Trang số (trong chuẩn): 190.

Page 52: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

52

CÂU HỎI:

Có một mảnh giấy trắng dán trên thành màu đen bên trong một hộp kín, trong hộp có 1 cái đèn đang sáng (Hình I.1). Một người đặt mắt ở vị trí A.

a. Tại sao người đó nhìn thấy tờ giấy?

b. Tại sao người đó lại không nhìn thấy dây tóc bóng đèn?

CÂU HỎI I.3

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được rằng ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

• Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Tại sao bật đèn sáng thì ta nhìn thấy các vật ở trong phòng? Tại sao ta không nhìn thấy các vật ở sau lưng mặc dù vẫn có ánh sáng chiếu vào các vật đó?

CÂU HỎI I.4

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được rằng ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

• Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Điền từ hay cụm từ vào chỗ trống sao cho đúng nghĩa vật lí.

Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có …………(1)……….. truyền vào mắt ta.

Ta nhìn thấy dây tóc bóng đèn khi ……………(2)……………..

Hình I.1

Page 53: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

53

CÂU HỎI I.5

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.

• Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ………(1)……….. Vật sáng gồm ……...(2)……... và những vật ……..(3)………

CÂU HỎI I.6

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.

• Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Ngọn nến đang cháy.

B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.

C. Mặt Trời.

D. Đèn ống đang sáng.

CÂU HỎI I.7

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.

• Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Hãy chỉ ra đâu là nguồn sáng nhân tạo, đâu là nguồn sáng tự nhiên.

Page 54: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

54

a) Ngọn nến đang cháy. b) Mặt Trời.

c) Đèn ống đang sáng. d) Con đom đóm đang phát sáng.

e) Tia chớp.

CÂU HỎI I.8

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.

• Trang số (trong chuẩn): 190

CÂU HỎI:

Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ tạo thành vết sáng trong phòng. Gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?

CÂU HỎI I.9

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Nhận xét nào dưới đây đúng?

A. Ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng trong mọi môi trường.

B. Ánh sáng truyền theo đường thẳng trong bầu khí quyển.

C. Ánh sáng truyền theo đường thẳng từ đèn chiếu phim đến màn ảnh.

D. Ánh sáng truyền theo đường thẳng từ ngọn đèn trang trí trong bể cá tới mắt người quan sát.

CÂU HỎI I.10

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng. • Trang số (trong chuẩn): 191

Page 55: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

55

CÂU HỎI:

Trong không khí đồng tính, ánh sáng truyền theo đường

A. gấp khúc. B. cong bất kì.

C. thẳng. D. tròn.

CÂU HỎI I.11

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền theo đường thẳng?

A. Trong môi trường trong suốt va không đồng tính.

B. Trong môi trường không trong suốt và không đồng tính.

C. Trong môi trường không trong suốt và đồng tính.

D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính.

CÂU HỎI I.12

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Trường hợp nào dưới đây tạo thành chùm sáng hội tụ?

A. Các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

B. Các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

C. Các tia sáng loe rộng trên đường truyền của chúng.

D. Các tia sáng cùng truyền theo một đường thẳng.

Page 56: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

56

CÂU HỎI I.13

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Có thể dùng đèn pin để tạo ra được chùm sáng nào dưới đây?

A. Chỉ chùm sáng hội tụ.

B. Chỉ chùm sáng phân kì.

C. Chỉ chùm sáng song song.

D. Có thể tạo ra chùm sáng bất kì (hội tụ, phân kì, song song) nếu điều chỉnh đèn pin một cách hợp lí.

CÂU HỎI I.14

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn đúng chùm tia sáng phát ra từ dây tóc bóng đèn?

A. B. C. D.

Page 57: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

57

CÂU HỎI I.15

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Đặt một bóng đèn pin đang bật sáng trước một tấm bìa có đục lỗ thủng nhỏ O (Hình I.2). Hãy vẽ:

– Một tia sáng truyền từ đèn đến mép trên của tấm bìa.

– Một tia sáng truyền từ đèn đến mép dưới của tấm bìa.

– Một tia sáng truyền từ đèn qua lỗ thủng O của tấm bìa.

Hình I. 2

CÂU HỎI I.16

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Mặt Trăng ở vị trí nào trong Hình I.3 thì người đứng ở A nhìn thấy nguyệt thực?

A. Vị trí 1 B. Vị trí 2 C. Vị trí 3 D. Vị trí 4

Page 58: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

58

Hình I.3

CÂU HỎI I.17

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Dùng một đèn pin, một sợi dây thép thẳng, nhỏ và ba tấm bìa A, B, C giống nhau. Đục một lỗ nhỏ trên cùng một vị trí của mỗi tấm bìa. Em hãy đưa ra phương án để kiểm tra sự truyền thẳng của ánh sáng.

CÂU HỎI I.18

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Đặt một bóng đèn pin đang bật sáng trước một tấm bìa có đục lỗ thủng nhỏ O (Hình I. 4). Phải đặt mắt ở vị trí nào bên kia tấm bìa để có thể nhìn thấy dây tóc bóng đèn?

A. Ở I. B. Ở H.

C. Ở K. D. Ở L. Hình I.4

Page 59: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

59

CÂU HỎI I.19

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Trong buổi tập đội ngũ, đội trưởng hô: “Đằng trước thẳng”. Em đứng trong hàng, hãy nói xem em làm thế nào để biết mình đã đứng thẳng hàng chưa. Giải thích cách làm.

CÂU HỎI I.20

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Làm thế nào để kiểm tra xem cạnh của một cái thước có thẳng không? Hãy mô tả và giải thích cách làm.

CÂU HỎI I.21

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?

A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất.

B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời.

Page 60: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

60

C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

D.Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

CÂU HỎI I.22

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?

A. Vào ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.

B. Vào ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.

D. Khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.

CÂU HỎI I.23

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Vì sao khi đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn điện dây tóc thì bóng của bàn tay trên mặt bàn rõ nét, còn khi đặt dưới bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhoè?

Page 61: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

61

CÂU HỎI I.24

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Hiện tượng phản xạ ánh sáng không có trong trường hợp nào dưới đây?

A. Soi gương.

B. Bật đèn sưởi làm nóng vật.

C. Đặt gương cầu lồi ở chỗ đường gấp khúc.

D. Dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để nung nóng vật.

CÂU HỎI I.25

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Không thể dùng vật nào dưới đây để soi ảnh của mình như một gương phẳng?

A. Mặt tủ sắt.

B. Mặt nước.

C. Mặt kính cửa sổ.

D. Mặt tường ốp gạch men phẳng bóng.

CÂU HỎI I.26

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

Page 62: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

62

CÂU HỎI:

Điền vào chỗ trống trong các câu sau để chúng có nghĩa đúng.

Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa …….(1)……. và đường ………(2)……. với gương tại điểm tới. Góc …….(3)……. bằng góc tới.

CÂU HỎI I.27

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Chiếu một tia sáng tới gương phẳng, ta có tia phản xạ tạo với tia tới một góc:

A. bằng góc tới.

B. bằng góc phản xạ.

C. bằng hai lần góc tới.

D. bằng nửa góc phản xạ.

CÂU HỎI I.28

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Ghép mỗi nội dung ghi ở cột bên trái với một nội dung ghi ở cột bên phải thành một câu có nội dung đúng với Hình I.5.

Hình I.5

Page 63: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

63

1. Tia SI là a. tia phản xạ

2. Tia IR là b. góc tới

3. Đường IN là c. tia tới

4. Góc SIN là d. góc phản xạ

5. Góc NIR là e. pháp tuyến với mặt phản xạ tại I f. pháp tuyến với mặt phản xạ

CÂU HỎI I.29

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Điền vào chỗ trống trong các câu sau để chúng có nghĩa đúng

Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, tia sáng chiếu tới mặt gương là tia ……..(1)……., điểm mà tia sáng tới đến mặt gương là điểm …..(2)….., tia sáng bị hắt lại từ gương là tia …….(3)….., đường thẳng vuông góc với mặt gương tại điểm tới là đường ……(4)……, góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là góc …..(5)…..; góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới là góc …..(6)…..

CÂU HỎI I.30

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có những tính chất nào dưới đây?

Page 64: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

64

A. Ảnh ảo, hứng được trên màn và lớn bằng vật.

B. Ảnh ảo, không hứng được trên màn và nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo, nhìn vào gương sẽ thấy và lớn bằng vật.

D. Ảnh ảo, nằm phía sau gương và nhỏ hơn vật.

CÂU HỎI I.31

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Một vật sáng (mũi tên) được đặt trước gương phẳng. Phía sau gương phẳng là ảnh của vật đó. Hình vẽ nào dưới đây đúng?

CÂU HỎI I.32

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Chọn từ hay cụm từ điền vào chỗ trống trong các câu sau để chúng có nghĩa.

a) Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là …..(1)….., có …..(2)….. bằng vật và …..(3)….. trên màn chắn.

Page 65: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

65

b) Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng …..(4)….. khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương.

CÂU HỎI I.33

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng. Vẽ tia tia tới SI, tia phản xạ IR.

CÂU HỎI I.34

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Hình I.6 là mô hình của kính tiềm vọng. Với dụng cụ này, người đứng ở chỗ thấp vẫn quan sát được nhiều vật ở phía trên cao.

Hãy vẽ đường đi của một tia sáng từ vật S ở phía trước gương, đi qua kính tiềm vọng tới mắt ta.

CÂU HỎI I.35

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

S

Mắt

Hình I.6

Page 66: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

66

CÂU HỎI:

Trên Hình I.7 vẽ một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 30o.

a. Hãy vẽ tiếp đường truyền của tia sáng và nêu cách vẽ tia phản xạ.

b. Tính góc phản xạ.

CÂU HỎI I.36

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng, hãy vẽ ảnh của một vật trong Hình I.8.

B

A

Hình I.8

CÂU HỎI I.37

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

Hình I.7

Page 67: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

67

CÂU HỎI:

Dựa vào tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của một vật trong Hình I.9.

B

A

Hình I.9

CÂU HỎI I.38

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 3 cm.

a) Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương theo hai cách áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.

b) Ảnh vẽ theo hai cách trên có trùng nhau không?

CÂU HỎI I.39

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

Page 68: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

68

CÂU HỎI:

Một vật sáng AB đặt trước gương phẳng (Hình I.10). Góc tạo bởi vật và mặt gương bằng 60o.

a. Hãy vẽ ảnh của vật tạo bởi gương và nêu cách vẽ.

b. Tìm góc tạo bởi ảnh và gương.

CÂU HỎI I.40

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng (Hình I.11).

a) Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh) và nêu cách vẽ.

b) Vẽ một tia tới SI cho tia phản xạ đi qua một điểm A ở trước gương và nêu cách vẽ.

CÂU HỎI I.41

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Một người đứng trước một gương phẳng đặt mắt tại M để quan sát ảnh của một bức tường song song với gương ở phía sau lưng (Hình I.12)

Hình I.10

Hình I.11

Hình I.12

Page 69: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

69

Dùng hình vẽ xác định khoảng PQ trên tường mà người ấy quan sát được trong gương. Nói rõ cách vẽ.

CÂU HỎI I.42

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Cho một mũi tên AB đặt vuông góc với một gương phẳng.

a) Vẽ ảnh của mũi tên tạo bởi gương phẳng.

b) Vẽ một tia tới AI đến gương và tia phản xạ IR tương ứng.

c) Đặt AB như thế nào thì có ảnh AB song song, cùng chiều với vật?

CÂU HỎI I.43

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.

• Trang số (trong chuẩn): 191

CÂU HỎI:

Cho một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (Hình I.13).

a) Vẽ và nêu cách vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương phẳng

b) Vẽ một tia phản xạ ứng với tia tới AI.

Hình I.13

Page 70: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

70

CÂU HỎI I.44.

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được những đặc điểm ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và gương cầu lồi.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất nào dưới đây?

A. Ảnh hứng được trên màn, to hơn vật.

B. Ảnh hứng được ở sau gương, nhỏ hơn vật.

C. Ảnh không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.

D. Ảnh không hứng được trên màn, lớn bằng vật.

CÂU HỎI I.45

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và gương cầu lồi.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm có tính chất nào dưới đây?

A. Lớn bằng vật.

B. Lớn hơn vật.

C. Nhỏ hơn vật.

D. Nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.

CÂU HỎI I.46

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và gương cầu lồi.

Page 71: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

71

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Một người lần lượt đứng trước một gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước để soi ảnh của mình. Hãy cho biết hai ảnh trong hai gương đó có tính chất gì giống và khác nhau.

CÂU HỎI I.47

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và gương cầu lồi.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Hãy so sánh độ lớn ba ảnh ảo của cùng một vật đặt cách gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm một khoảng bằng nhau. Giải thích câu trả lời.

CÂU HỎI I.48

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Gương nào dưới đây có tác dụng biến đổi một chùm tia sáng song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm?

A. Gương phẳng.

B. Gương méo (trong các nhà cười ở một số công viên).

Page 72: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

72

C. Gương cầu lồi.

D. Gương cầu lõm.

CÂU HỎI I.49

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Một người lái xe ôtô muốn đặt một cái gương ở trước mặt để quan sát hành khách ngồi ở phía sau lưng. Người đó nên dùng gương cầu lồi hay gương phẳng có cùng kích thước? Tại sao?

CÂU HỎI I.50

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Chiếu một chùm tia sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất nào dưới đây?

A. Song song. B. Hội tụ.

C. Phân kì. D. Không truyền theo đường thẳng.

Page 73: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

73

CÂU HỎI I.51

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Trong ba loại gương (gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm), gương nào cho ảnh ảo của cùng một vật lớn hơn? Xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải.

A. Gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi.

B. Gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng

C. Gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi.

D. Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm.

CÂU HỎI I.52

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Hãy giải thích vì sao có thể dùng gương cầu lõm để tập trung ánh sáng mặt trời.

Page 74: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

74

CHƯƠNG II. ÂM HỌC

CÂU HỎI II.1

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Khi ta nghe thấy tiếng trống, bộ phận nào dưới đây dao động phát ra âm?

A. Dùi trống. B. Mặt trống.

C. Tang trống. D. Viền trống.

CÂU HỎI II.2

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiêng nhạc. Vậy đâu là nguồn âm?

A. Tay bấm dây đàn. B. Tay gảy dây đàn.

C. Hộp đàn. D. Dây đàn.

CÂU HỎI II.3

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra “nốt nhạc” khi gảy dây đàn ghita.

Page 75: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

75

CÂU HỎI II.4

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Khi thổi còi, ta nghe thấy âm thanh phát ra. Âm thanh này được tạo ra là do

A. miệng của người thổi.

B. phần nhựa của chiếc còi.

C. khối không khí trong cái còi.

D. phổi của người thổi.

CÂU HỎI II.5

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được nguồn âm là một vật dao động.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Vật phát ra âm trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khi kéo căng vật. B. Khi uốn cong vật.

C. Khi nén vật. D. Khi làm vật dao động.

CÂU HỎI II.6

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra “nốt nhạc” khi thổi sáo.

Page 76: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

76

CÂU HỎI II.7

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Khi bác bảo vệ gõ kẻng, tai ta nghe thấy tiếng kẻng. Vật nào đã dao động phát ra âm đó?

A. Cái kẻng dao động phát ra âm.

B. Tay bác bảo vệ gõ kẻng nên tay đã dao động phát ra âm.

C. Tay bác bảo vệ cầm dùi gõ kẻng nên dùi gõ dao động phát ra âm.

D. Lớp không khí xung quanh kẻng dao động phát ra âm.

CÂU HỎI II.8

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Người ta dùng một búa bằng cao su gõ vào một âm thoa (Hình II.1), âm thanh được phát ra khi

A. âm thoa dao động.

B. búa dao động.

C. tay dao động.

D. hộp đỡ âm thoa dao động.

Hình II.1

Page 77: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

77

CÂU HỎI II.9

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Trong thí nghiệm ở Hình II.2, để đầu tự do của thước ngắn và nâng đầu tự do của thước lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn rồi thả tay thì ta nghe thấy âm phát ra. Vì sao cũng làm như vậy khi để đầu tự do của thước rất dài thì ta lại không nghe thấy âm phát ra nữa?

A. Vì tần số dao động của đầu thước nhỏ quá.

B. Vì biên độ dao động của đầu thước nhỏ quá.

C. Vì đầu thước dao động yếu quá.

D. Vì âm do đầu thước dao động phát ra đã bị môi trường xung quanh hấp thụ hết.

CÂU HỎI II.10

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Âm phát ra càng thấp trong trường hợp nào dưới đây?

A. Tần số dao động càng nhỏ.

B. Vận tốc truyền âm càng nhỏ.

C. Biên độ dao động càng nhỏ.

D. Thời gian để thực hiện một dao động càng nhỏ.

Hình II.2

Page 78: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

78

CÂU HỎI II.11

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Vật phát ra âm cao hơn khi nào?

A. Khi vật dao động mạnh hơn.

B. Khi vật dao động chậm hơn.

C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn.

D. Khi tần số dao động lớn hơn.

CÂU HỎI II.12

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Hãy so sánh tần số dao động của các nốt nhạc “đồ” và “rê”; của nốt “son” và “đố”.

CÂU HỎI II.13

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.

• Trang số (trong chuẩn): 192

Page 79: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

79

CÂU HỎI:

Khi bay, nhiều con vật vỗ cánh phát ra âm. Con muỗi thường phát ra âm cao hơn con ong đất. Trong hai con côn trùng này, trong 1 giây con nào vỗ cánh nhiều hơn?

CÂU HỎI II.14

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Khi nào ta nói âm phát ra trầm?

A. Khi âm phát ra với tần số cao.

B. Khi âm phát ra với tần số thấp.

C. Khi âm nghe to.

D. Khi âm nghe nhỏ.

CÂU HỎI II.15

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ? Tại sao?

CÂU HỎI II.16

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.

Page 80: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

80

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

A. Tần số dao động. B. Tốc độ dao động.

C. Biên độ dao động. D. Thời gian dao động.

CÂU HỎI II.17

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Biên độ dao động của vật càng lớn thì

A. âm phát ra càng bổng. B. âm phát ra càng trầm.

C. âm phát ra càng nhỏ. D. âm phát ra càng to.

CÂU HỎI II.18

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Khi gõ mạnh vào trống ta nghe tiếng trống to hơn so với khi gõ nhẹ vì

A. gõ mạnh làm thành trống dao động mạnh.

B. gõ mạnh làm tần số dao động của mặt trống lớn.

C. gõ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống lớn.

D. gõ mạnh thì dùi trống dao động mạnh.

Page 81: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

81

CÂU HỎI II.19

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Hải đang chơi đàn ghita.

a) Sợi dây đàn dao động khác nhau như thế nào khi bạn ấy gảy mạnh và gảy nhẹ?

b) Sợi dây đàn dao động khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao và nốt thấp?

CÂU HỎI II.20

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Âm không thể truyền qua môi trường nào dưới đây? A. Khoảng không gian trong vũ trụ (giữa Mặt Trời và lớp khí quyển). B. Lớp không khí xung quanh Trái Đất. C. Khối trụ cầu. D. Nước sông.

CÂU HỎI II.21

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.

• Trang số (trong chuẩn): 192

Page 82: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

82

CÂU HỎI:

Hãy giải thích tại sao người đang bơi lặn ở dưới nước vẫn có thể nghe được tiếng của người nói to ở trên bờ.

CÂU HỎI II.22

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Vật nào dưới đây có thể truyền được âm? (Hãy đánh dấu vào ô mà em đồng ý)

Môi trường Có Không

1. Tường gạch

2. Nước sôi

3. Tấm nhựa

4. Không khí loãng

5. Chân không

6. Khí hidđrô

7. Sắt nóng chảy

8. Bông

9. cao su

CÂU HỎI II.23

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.

• Trang số (trong chuẩn): 192

Page 83: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

83

CÂU HỎI:

Vận tốc truyền âm lớn nhất trong môi trường nào dưới đây?

A. Chất rắn. B. Chất lỏng.

C. Chất khí. D. Chân không.

CÂU HỎI II.24

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Vận tốc truyền âm lớn nhất trong chất nào dưới đây?

A. Thép. B. Nước.

C. Rượu D. Không khí.

CÂU HỎI II.25

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.

• Trang số (trong chuẩn): 192

CÂU HỎI:

Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất rắn

B. Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất rắn

C. Vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất khí

Page 84: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

84

D. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn hơn trong chất rắn

CÂU HỎI II.26

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.

• Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?

A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ.

B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ.

C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.

D. Khi âm phát ra gặp vật cản.

CÂU HỎI II.27

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.

• Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Điều nào dưới đây là sai khi nói về âm phản xạ và tiếng vang?

A. Khi ta nói trong phòng bao giờ cũng có âm phản xạ.

B. Khi ta nói trong phòng bao giờ cũng có tiếng vang.

C. Nếu phòng càng lớn thì càng dễ nghe tiếng vang hơn.

D. Tiếng nói trong phòng càng lớn thì tiếng vang càng lớn.

Page 85: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

85

CÂU HỎI II.28

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt ghồ ghề phản xạ âm kém.

• Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?

A. Tấm gỗ. B. Mặt đá hoa ốp sàn nhà.

C. Miếng bìa. D. Mặt đất

CÂU HỎI II.29

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt ghồ ghề phản xạ âm kém.

• Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Tại sao tiếng nói của ta trong phòng kín và trống thì nghe oang oang không nghe được thật giọng. Nhưng khi treo rèm nhung hoặc kê nhiều đồ đạc vào phòng thì tiếng nói nghe thật giọng hơn?

CÂU HỎI II.30

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Kể được một số ứng dụng liên quan tới phản xạ âm.

• Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Hiện tượng phản xạ âm được ứng dụng trong trường hợp nào dưới đây?

Page 86: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

86

A. Cầm micrô để nói cho to và rõ.

B. Mắc đường dây điện thoại.

C. Nói chuyện qua điện thoại di động.

D. Xác định độ sâu của biển.

CÂU HỎI II.31

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Kể được một số ứng dụng liên quan tới phản xạ âm.

• Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Trường hợp nào dưới đây không sử dụng hiện tượng phản xạ âm?

A. Dùng máy siêu âm để xác định độ sâu của biển.

B. Làm tường sần sùi trong rạp chiếu bóng.

C. Phủ tấm vải ni lông bao quanh khu nhà đang xây dựng.

D. Trồng cây xung quanh khu trạm xá.

CÂU HỎI II.32

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.

• Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Tại sao khi nói chuyện với nhau ở trên bờ ao, hồ, tiếng nói nghe rõ hơn khi nói chuyện như vậy ở ngoài đồng cỏ rộng lớn?

Page 87: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

87

CÂU HỎI II.33

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.

• Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Ta nghe được âm to và rõ hơn khi nào?

A. Khi âm phản xạ truyền đến tai cách biệt với âm phát ra.

B. Khi âm phản xạ truyền đến tai cùng một lúc với âm phát ra.

C. Khi âm phát ra không đến tai, âm phản xạ truyền đến tai.

D. Khi âm phát ra đến tai, âm phản xạ không truyền đến tai.

CÂU HỎI II.34

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.

• Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Tại sao khi nói chuyện trong phòng ta thường nghe tiếng to hơn khi ở ngoài trời?

CÂU HỎI II.35

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.

• Trang số (trong chuẩn): 193

Page 88: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

88

CÂU HỎI:

Hãy giải thích tại sao khi đi vào rừng núi, đặc biệt là thung lũng ta có thể nghe thấy tiếng vang do chính mình phát ra.

CÂU HỎI II.36

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.

• Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Khi em nói to vào một cái chum to miệng nhỏ, em sẽ nghe thấy tiếng vang. Khi em nói to như thế vào một chậu miệng rộng em lại không nghe thấy tiếng vang. Giải thích.

CÂU HỎI II.37

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn. • Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Trường hợp nào dưới đây có hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn? A. Xem vô tuyến truyền hình. B. Khán giả cổ vũ đội bóng (ca hát và la hét suốt trận đấu). C. Hát karaoke lúc đêm khuya. D. Tiếng sóng biển vỗ vào bờ.

CÂU HỎI II.38

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn. • Trang số (trong chuẩn): 193

Page 89: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

89

CÂU HỎI:

Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng loa phóng thanh ở đầu xóm.

B. Tiếng tập hát trong khu nhà giữa buổi trưa.

C. Tiếng kẻng báo thức hết giờ nghỉ trưa.

D. Tiếng chim hót cạnh nhà giữa buổi trưa.

CÂU HỎI II.39

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.

• Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Vật nào dưới đây thường không dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?

A. Rèm treo tường. B. Cửa gỗ

C. Cửa kính hai lớp. D. Tường bê tông.

CÂU HỎI II.40

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.

• Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Nhà bạn Phong ở gần đoạn đường có nhiều ôtô qua lại suốt ngày đêm. Trong những cách làm sau, em hãy giúp bạn Phong chọn ra cách làm đúng để hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn :

A. Đặt thật nhiều cây cảnh trong nhà.

Page 90: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

90

B. Luôn mở cửa cho không khí thông thoáng.

C. Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà.

D. Xây nhà có nhiều cửa.

CÂU HỎI II.41

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.

• Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Tại các thành phố lớn, trên một số tuyến đường ở những nơi gần bệnh viện, trường học hoặc khu đông dân cư, người ta đặt biển báo cấm bóp còi (Hình II.3). Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo đó.

Hình II.3

Chương III. ĐIỆN HỌC

CÂU HỎI III.1

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

• Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát?

Page 91: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

91

A. Sau một thời gian quạt điện chạy, cánh quạt có một lớp bụi bám vào, nhiều nhất là ở các mép của cánh quạt.

B. Khi dùng lược nhựa chải tóc, lúc kéo lược ra ta thấy có các sợi tóc bị hút ra theo chiếc lược nhựa đó.

C. Đưa một thanh nam châm lại gần sát (không chạm vào) một tấm bìa có rải một lớp mạt sắt trên thì thấy có nhiều mạt sắt bị hút bám vào thanh nam châm.

D. Vào những ngày thời tiết hanh khô, sau khi xoa hai lòng bàn tay vào nhau, vuốt nhẹ sát trên thân áo len thấy có nhiều sợi len dựng đứng lên như bị hút theo tay ta.

CÂU HỎI III.2

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng đèn bút thử điện.

• Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Sau khi dùng một mảnh lụa khô cọ xát liên tiếp theo một chiều nhất định lên một tấm mica, để kiểm tra xem tấm mica có phải là vật nhiễm điện không ta có thể làm theo cách sau:

A. Đưa tấm mica sau khi được cọ xát lại gần một các vụn giấy được xé nhỏ, thấy tấm mica hút được các vụn giấy chứng tỏ tấm mica là vật nhiễm điện.

B. Dùng một miếng tôn nhỏ có một núm gồ lên đặt nhanh lên tấm mica vừa được cọ xát, nhanh chóng chạm đầu bút thông mạch (bút thử điện) vào núm gồ lên của miếng tôn, thấy đèn trong bút thông mạch loé sáng chứng tỏ tấm mica trên là vật mang điện tích.

C. Có thể dùng cả hai cách trên.

D. Cả hai cách đều không thể xác định được.

Page 92: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

92

CÂU HỎI III.3

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng đèn bút thử điện.

• Trang số (trong chuẩn): 193

CÂU HỎI:

Hãy điền các cụm từ thích hợp cho chỗ trống trong các câu sau :.

– Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách ……(1)…. Các vật bị nhiễm điện có khả năng …(2)…. các vật nhẹ khác.

– Khi thước nhựa không hút được những mẩu giấy vụn, ta nói thước nhựa…..(3)……Sau khi được cọ sát vào mảnh vải khô, thước nhựa và mảnh vải khô đều hút được các mẩu giấy vụn. Khi đó ta nói mảnh vải khô và thước nhựa là các vật……(4)…….hay các vật ….(5)…..

– Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi bằng khăn bông khô thì thấy có bụi vải bám vào gương vì khi lau chùi ta đã …..(6)…..khăn bông với mặt gương nên mặt gương bị ….(7)... do đó mặt gương có khả năng ……(8)…..bụi vải.

CÂU HỎI III.4

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Sau khi cọ xát thanh thuỷ tinh vào mảnh lụa khô, đưa hai vật lại gần nhau, điều gì sẽ xảy ra ?

A. Chúng sẽ hút nhau vì nhiễm điện trái dấu.

B. Chúng sẽ hút nhau vì nhiễm điện cùng dấu.

Page 93: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

93

C. Chúng sẽ đẩy nhau vì nhiễm điện trái dấu.

D. Chúng sẽ đẩy nhau vì nhiễm điện cùng dấu.

CÂU HỎI III.5

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử (hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện).

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Một vật đang trung hoà về điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện dương chứng tỏ vật đó ở vào tình trạng nào sau đây:

A. Nhận thêm electron.

B. Mất bớt electron.

C. Không nhận thêm và cũng không mất bớt electron.

D. Không thể xác định được vì thiếu yếu tố.

CÂU HỎI III.6

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử (hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện).

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Xác định tính ĐÚNG – SAI của các mệnh đề sau:

a) Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron không mang điện chuyển động quanh hạt nhân.

b) Một vật đang trung hoà về điện, nếu nhận thêm electron sẽ nhiễm điện dương.

Page 94: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

94

c) Một vật nhiễm điện âm, nếu mất bớt electron có thể vẫn nhiễm điện âm.

d) Bình thường vật trung hoà về điện vì tổng điện tích âm của các electron bằng điện tích dương của hạt nhân.

CÂU HỎI III.7

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử (hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện).

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Một vật đang điện tích dương được cọ xát và sau đó trở thành vật trung hoà về điện chứng tỏ vật đó ở vào tình trạng nào sau đây?

A. Nhận thêm electron.

B. Mất bớt electron.

C. Không nhận thêm và cũng không mất bớt electron.

D. Không thể xác định được vì thiếu yếu tố.

CÂU HỎI III.8

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử (hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện).

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Một vật đang điện tích dương được cọ xát và sau đó điện tích dương tăng lên chứng tỏ vật đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau:

A. Nhận thêm electron.

Page 95: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

95

B. Mất bớt electron.

C. Không nhận thêm và cũng không mất bớt electron.

D. Không thể xác định được vì thiếu yếu tố.

CÂU HỎI III.9

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử (hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện).

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Một vật mang điện tích dương nhận thêm electron sẽ trở thành vật có trạng thái điện nào dưới đây?

A. Trung hoà về điện.

B. Mang điện tích dương.

C. Mang điện tích âm.

D. Không xác định được là trung hoà hay mang điện tích nào.

CÂU HỎI III.10

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử (hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện).

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Xác định tính ĐÚNG – SAI của các mệnh đề sau:

a) Vật nhiễm điện âm khi trị số tuyệt đối của các điện tích âm lớn hơn tổng các điện tích dương chứa trong vật.

Page 96: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

96

b) Vật nhiễm điện âm khi trị số tuyệt đối của các điện tích âm nhỏ hơn tổng các điện tích dương chứa trong vật.

c) Một vật trung hoà về điện khi tổng điện tích dương bằng trị số tuyệt đối của các điện tích âm.

d) Không có câu nào đúng.

CÂU HỎI III.11

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử (hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện).

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Dùng một thanh thuỷ tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá.

Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về phía thanh thuỷ tinh, sau khi quả cầu chạm vào thanh thuỷ tinh thì nó lại bị đẩy ra. Em hãy giải thích hiện tượng trên.

CÂU HỎI III.12

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Các xe bồn dùng để chở xăng dầu thường có một sợi xích sắt nối từ bồn xuống đất. Dây xích bị kéo lê trên mặt đường khi xe chạy. Xe chở xăng dầu phải làm như thế có tác dụng gì?

Page 97: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

97

CÂU HỎI III.13

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Trong công nghệ sơn phun tĩnh điện dùng để sơn ôtô, môtô, và các vật khác người ta thường làm cho sơn và các vật cần sơn tích điện trái dấu nhau, làm như thế có ích lợi gì?

CÂU HỎI III.14

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Tại sao trong các nhà máy, phân xưởng sản xuất bông vải sợi (nhà máy dệt, nhà máy may, nhà máy sản xuất đồ chơi bằng bông …), người ta thường đặt trên tường những lưới kim loại đã được nhiễm điện?

CÂU HỎI III.15

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Khi vận hành máy chải sợi dùng trong công nghiệp dệt, người ta thấy sợi hay dính vào máy chải sợi rồi bị rối tung lên và thường bị đứt. Để tránh hiện tượng này người ta cần:

Page 98: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

98

A. chải sợi thật nhẹ nhàng.

B. không dùng máy chải sợi mà chải sợi bằng tay.

C. phun nước vào sợi cho dễ chải.

D. làm tăng độ ẩm của không khí.

CÂU HỎI III.16

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Một máy bay đang bay ở phía dưới một đám mây tích điện âm. Hỏi mặt nào của máy bay sẽ nhiễm điện âm, hãy giải thích hiện tượng đó bằng sự chuyển động của các electron.

CÂU HỎI III.17

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Sau khi hoạt động màn hình tivi thường bị nhiễm điện. Hãy đề xuất một thí nghiệm có thể chứng minh được kết luận trên và giải thích tại sao.

CÂU HỎI III.18

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát

• Trang số (trong chuẩn): 194

Page 99: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

99

CÂU HỎI:

Khi dùng lược nhựa để chải tóc thường làm cho tóc bị nhiễm điện gây tổn hại cho tóc. Em có thể chỉ ra một cách làm để tránh được tổn hại cho tóc khi vẫn dùng chính chiếc lược nhựa này.

CÂU HỎI III.19

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay ác quy tạo ra dòng điện.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

A. Quạt máy. B. Acquy.

C. Bếp lửa. D. Đèn pin.

CÂU HỎI III.20

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Chọn câu đúng.

A. Chỉ có các hạt mang điện tích dương chuyển động có hướng mới tạo ra dòng điện.

B. Chỉ có các electron chuyển động có hướng mới tạo ra dòng điện.

C. Chỉ khi nào vừa có hạt mang điện dương và âm cùng chuyển động có hướng thì mới tạo ra dòng điện.

D. Các câu A, B, C đều sai.

Page 100: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

100

CÂU HỎI III.21

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Dùng các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Dòng điện là dòng…..của các ……...

b) Mỗi nguồn điện đều có …..….

c) Đèn điện sáng, quạt điện quay và các thiết bị khác hoạt động khi có………chạy qua.

d) Các ………… ta thường dùng là pin và acquy.

CÂU HỎI III.22

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Khi nối hai tấm kim loại nhiễm điện như nhau nhưng trái dấu nhau với bóng đèn, đèn loé sáng rồi tắt. Vì sao đèn sáng? Vì sao đèn không sáng lâu dài?

CÂU HỎI III.23

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin, acquy.

• Trang số (trong chuẩn): 194

Page 101: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

101

CÂU HỎI:

Ở các xe đạp, có gắn thêm đinamô. Khi bánh xe quay, đinamô quay theo và phát ra dòng điện làm sáng các bóng đèn. Tuy nhiên, ở một số xe, nếu quan sát kĩ, ta thấy chỉ có một sợi dây nối từ đinamô tới bóng đèn. Hãy giảỉ thích tại sao lại có cách làm như trên.

CÂU HỎI III.24

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được cực dương, cực âm của các nguồn điện thông qua kí hiệu (+) và (-) có ghi trên nguồn điện.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Đặc điểm chung của nguồn điện là

A. có cùng hình dạng kích thước.

B. có hai cực dương (+) và cực âm (-).

C. có cùng cấu tạo.

D. Cả A, B, C đều đúng.

CÂU HỎI III.25

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được cực dương, cực âm của các nguồn điện thông qua kí hiệu (+) và (-) có ghi trên nguồn điện.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Nối hai quả cầu A và B không tích điện bằng một dây dẫn, trong dây có dòng điện không? Giả sử đem quả cầu A tích điện âm rồi nối với quả cầu B ở trên bằng dây dẫn, lúc này trong dây dẫn có dòng điện không? Tại sao?

Page 102: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

102

CÂU HỎI III.26

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Trong một mạch điện thắp sáng bóng đèn có thể đóng hay tắt, cần phải có các dụng cụ và thiết bị nào?

A. Bóng đèn và nguồn điện.

B. Bóng đèn, nguồn điện và dây dẫn.

C. Bóng đèn, nguồn điện, công tắc và dây dẫn.

D. Chỉ cần dây dẫn và bóng đèn.

CÂU HỎI III.27

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Dùng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống.

– Mỗi …(1)… đều có hai cực, đó là …(2)… và …(3)…

– Trên vỏ mỗi …(4)… kí hiệu dấu (+) là …(5)…, kí hiệu dấu (–) là …(6)….

– Bóng đèn điện chỉ có thể sáng khi có ….(7)… chạy qua nó.

– …(8)…. là dòng các …(9)… dịch chuyển có hướng.

Page 103: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

103

CÂU HỎI III.28

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua :

A. Một đũa thuỷ tinh cọ xát vào lụa.

B. Một quạt máy đang chạy.

C. Một bóng đèn điện đang sáng.

D. Máy tính bỏ túi đang hoạt động.

CÂU HỎI III.29

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.

• Trang số (trong chuẩn): 194

CÂU HỎI:

Một bóng đèn mắc vào mạch điện. Nguyên nhân bóng đèn không sáng là do

A. nguồn điện hết điện hoặc bị hỏng.

B. dây tóc bóng đèn bị đứt.

C. chưa đóng công tắc của mạch điện.

D. Bất kì điều nào ở câu A, B, C.

Page 104: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

104

CÂU HỎI III.30

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết đượcvật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Cọ xát một thanh đồng hoặc một thanh sắt vào miếng len rồi đưa lại gần các vụn giấy thì không thấy các vụn giấy bị hút. Có thể kết luận rằng kim loại không bị nhiễm điện do cọ xát không?

CÂU HỎI III.31

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Không khí có phải là môi trường cách điện không? Tại sao khi đứng gần dây điện có thể nguy hiểm mặc dù ta chưa chạm vào dây.

CÂU HỎI III.32

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết đượcvật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua

• Trang số (trong chuẩn): 195

Page 105: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

105

CÂU HỎI:

Vật dẫn điện là

A. Vật tạo dòng điện.

B. Vật tạo ra điện tích.

C. Vật cho dòng điện đi qua.

D. Vật cản trở dòng điện.

CÂU HỎI III.33

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Kể tên được một số vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện thường dùng.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Vật nào sau đây là vật dẫn điện ?

A. Đệm mút.

B. Thanh thuỷ tinh.

C. Thanh gỗ.

D. Thanh nhôm.

CÂU HỎI III.34

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Kể tên được một số vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện thường dùng.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

– Hãy kể tên một số vật liệu dẫn điện.

– Kể tên một số vật liệu cách điện ở điều kiện thường.

– Hãy chỉ ra một ví dụ chứng tỏ không khí có thể dẫn điện.

Page 106: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

106

CÂU HỎI III.35

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Chỉ ra câu sai.

A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do.

B. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

C. Sau một thời gian, các electron tự do trong dây dẫn kim loại di chuyển hết, dây dẫn kim loại trở thành chất cách điện.

D. Một chất cách điện có thể trở thành chất dẫn điện trong điều kiện đặc biệt.

CÂU HỎI III.36

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dòng điện trong kim là dòng các electrôn dịch chuyển có hướng.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Cho Hình III.1 phóng to dây dẫn kim loại nối bóng đèn với hai cực của pin và một số electron tự do trong dây dẫn đó.

Hãy cho biết các electron tự do bị cực nào của pin đẩy, bị cực nào của pin hút.

+ -

Hình III.1

Page 107: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

107

Hãy vẽ thêm mũi tên cho electron tự do này để chỉ chiều dịch chuyển có hướng của chúng.

CÂU HỎI III.37

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được quy ước về chiều dòng điện.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Chọn những cụm từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống của các câu sau cho đúng nghĩa

– Trong các …. làm bằng ….luôn tồn tại các ….thoát ra khỏi ……mang ………….., chúng chuyển động tự do trong …..gọi là các …….tự do. Phần còn lại của ……mang ………

– ……………trong…… là dòng các ……tự do dịch chuyển có hướng, ngược với quy ước về chiều của ………

CÂU HỎI III.38

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được quy ước về chiều dòng điện.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Cho Hình II.3 gồm ba mạch điện, nguồn điện được dấu kín trong hộp. Dựa vào chiều dòng điện, hãy đánh dấu các cực của nguồn điện trong mỗi mạch.

. êlectron . điện tích dương . điện tích âm . dòng điện

. kim loại . vật dẫn . nguyên tử

Page 108: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

108

a) b) c)

Hình III.3

CÂU HỎI III.39

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Vẽ thêm chiều dòng điện trong các mạch điện sau:

a) b) c) Hình III.4

CÂU HỎI III.40

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.

• Trang số (trong chuẩn): 195

K

K K X X X

KX

K K X X

Page 109: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

109

CÂU HỎI:

Sử dụng các kí hiệu về dụng cụ điện để vẽ một mạch điện gồm nguồn điện, bóng đèn, các dây nối và khoá K trong các trường hợp đèn đang sáng và đèn đang tắt.

CÂU HỎI III.41

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Sơ đồ mạch điện có tác dụng A. Giúp các thợ điện dựa vào đó để mắc mạch điện đúng như yêu cầu. B. Giúp ta dễ dàng trong việc kiểm tra, sửa chữa các mạch điện. C. Mô tả đơn giản mạch điện trong thực tế. D. Cả A, B, C đều đúng.

CÂU HỎI III.42

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho. • Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Dưới đây là các sơ đồ mạch điện có đèn pin đang sáng do bốn học sinh vẽ. Sơ đồ nào vẽ đúng?

A B C D

+ +

X K K K

X XX K

Page 110: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

110

CÂU HỎI III.43

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Hãy vẽ các mũi tên chỉ chiều dòng điện trong từng mạch điện sau:

1) 2) 3) 4) Hình III.5

CÂU HỎI III.44

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Cho sơ đồ mạch điện như Hình III.6, biết giữa chốt 3 và 4 công tắc. Hỏi phải mắc vào chốt 1 và 2 cực gì của nguồn điện để trong mạch điện đèn sáng và chiều dòng điện đúng như chiều dòng điện vẽ trong mạch điện.

Hình III.6

XK K K K

X XX

X

1 2

3

4

Page 111: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

111

CÂU HỎI III.45

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Trong mạch điện chiều dòng điện và chiều dịch chuyển của các electron tự do là

A. ban đầu thì cùng chiều, sau một thời gian thì ngược chiều.

B. ngược chiều nhau.

C. cùng chiều nhau.

D. Chuyển động theo hướng vuông góc với nhau.

CÂU HỎI III.46

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Trong các sơ đồ mạch điện sau đây, sơ đồ nào có mũi tên chỉ chiều dòng điện đúng?

A B C D

X

K K K K

X XX

Page 112: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

112

CÂU HỎI III.47

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Trong phòng thí nghiệm, một học sinh đã lắp mạch điện có sơ đồ như Hình III.7 và thấy đèn không sáng. Hãy cho biết chỗ sai của mạch điện này, chỉ ra nguyên nhân làm đèn không sáng rồi vẽ lại sơ đồ mạch điện mắc đúng.

CÂU HỎI III.48

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện?

A. Dòng điện chạy qua quạt điện không những làm cho quạt quay mà còn làm cho quạy nóng lên.

B. Sự phát sáng của bóng đèn khi có dòng điện chạy qua chính là tác dụng phát sáng của dòng điện.

C. Sử dụng cầu chì là một ứng dụng tác dụng nhiệt của cầu chì.

D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

K

X

Hình III.7

Page 113: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

113

CÂU HỎI III.49

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Trong các vật sau đây vật nào có tác dụng từ?

A. Thanh thước nhựa sau khi đã cọ xát vào miếng dạ.

B. Cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua.

C. Acquy dùng trên ôtô.

D. Một đoạn băng dính.

CÂU HỎI III.50

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu đợc biểu hiện của từng tác dụng này.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Trường hợp nào dưới đây không sử dụng tác dụng hoá học của dòng điện?

A. Mạ kim loại.

B. Nạp điện cho acquy.

C. Đun nước bằng ấm điện.

D. Tinh chế kim loại bằng cách cho dòng điện chạy qua dung dịch hoá học chứa quặng kim loại.

Page 114: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

114

CÂU HỎI III.51

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Muốn mạ bạc cho một cái nhẫn bằng sắt. Khi dùng phương pháp mạ điện kim loại, người ta thường phải dùng dung dịch gì? Thanh nối với cực dương của nguồn làm bằng gì? Thanh nối với cực âm của nguồn là gì? Vì sao phải bố trí như vậy?

CÂU HỎI III.52

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ nào dưới đây?

A. Ruột ấm điện.

B. Công tắc.

C. Đèn báo của tivi.

D. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình.

CÂU HỎI III.53

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.

• Trang số (trong chuẩn): 195

Page 115: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

115

CÂU HỎI:

Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Cơ co giật khi chạm vào dòng điện là do tác dụng sinh lí của dòng điện.

B. Hoạt động của chuông điện dựa trên tác dụng từ của dòng điện.

C. Tác dụng hoá học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện.

D. Đèn điôt phát quang là do tác dụng nhiệt của dòng điện.

CÂU HỎI III.54

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Một nhóm học sinh đã đưa ra những kết luận sau đây khi nói về tác dụng của dòng điện chạy qua cuộn đây có lõi sắt non. Theo em, những kết luận nào trong các kết luận sau là đúng? Tại sao?

A. có thể hút hoặc đẩy một thanh nam châm khi đặt gần nó.

B. có thể hút hoặc đẩy một cái đinh bằng thép khi đặt gần nó.

C. có thể hút những mẩu giấy vụn như một vật nhiễm điện.

D. có thể hút các vật bằng đồng cho dù vật này đặt gần hay xa cuộn dây.

CÂU HỎI III.55

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì chỉ số của ampe kế càng lớn

• Trang số (trong chuẩn): 195

Page 116: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

116

CÂU HỎI:

Cường độ dòng điện cho biết điều gì dưới đây?

A. Vật bị nhiễm điện hay không.

B. Khả năng tạo ra dòng điện của nguồn điện.

C. Độ mạnh hay yếu của dòng điện trong mạch.

D. Một bóng đèn sáng hay tắt.

CÂU HỎI III.56

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì chỉ số của ampe kế càng lớn.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Ghép mỗi mệnh đề của cột A với một mệnh đề của cột B để được một câu có ý nghĩa vật lí về cường độ dòng điện.

Cột A Cột B

a) Đèn không sáng 1) của đèn giảm đi

b) Đèn càng sáng mạnh 2) phụ thuộc nhau

c) Số chỉ của ampe kế giảm thì độ sáng 3) thì chỉ số của ampe kế lớn

d) Số chỉ của ampe kế và độ sáng đèn 4) thì chỉ số của ampe kế vẫn có thể khác không

CÂU HỎI III.57

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì chỉ số của ampe kế càng lớn.

• Trang số (trong chuẩn): 195.

Page 117: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

117

CÂU HỎI:

Dùng các cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau cho đúng :

dòng điện cường độ dòng điện càng yếu càng mạnh – ….… là đại lượng đặc trưng cho sự mạnh hay yếu của ……………

– Khi ………….. qua vật dẫn……………. thì ……………. càng lớn,

– Khi …………… qua vật dẫn ………….. thì ……………. càng nhỏ.

CÂU HỎI III.58

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Trong các phát biểu về đơn vị đo của cường độ dòng điện sau đây, phát biểu nào là đúng ?

A. Cường độ dòng điện có đơn vị là ampe.

B. Liên hệ giữa ampe và miliampe là 1 A = 1000 mA.

C. mA cũng là đơn vị của cường độ dòng điện.

D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

CÂU HỎI III.59

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Chọn cụm từ chính xác nhất điền vào chỗ trống.

Page 118: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

118

Số chỉ của ampe kế là ………….dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì …………của nó càng lớn.

A. cường độ/ cường độ.

B. giá trị/ giá trị.

C. giá trị của cường độ/ cường độ.

D. giá trị của cường độ/ giá trị.

CÂU HỎI III.60

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Để đo cường độ dòng điện người ta dùng

A. ampe kế.

B. đồng hồ đa năng dùng kim chỉ thị.

C. đồng hồ đa năng hiện số.

D. Cả ba dụng cụ trên.

CÂU HỎI III.61

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Để đo cường độ dòng điện khoảng từ 0,10 A đến 0,20 A, ta nên dùng

A. ampe kế có giới hạn đo 10 A. B.mili ampe kế.

C. đồng hồ đa năng. D. Cả ba dụng cụ trên.

Page 119: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

119

CÂU HỎI III.62

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Hãy biến đổi các đơn vị sau.

a) 230 mA = …….. A

b) 0,099 A = …….mA

c) 12 µ A =…….mA

d) 680 µ A = ……A

e) 1,23 mA = …… µ A

CÂU HỎI III.63

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Các câu nào sau đây là sai? Tại sao?

A. Mắc ampe kế vào hai đầu nguồn điện sẽ đo được cường độ dòng điện qua nguồn.

B. Mắc ampe kế vào hai đầu nguồn điện sẽ rất nguy hiểm.

C. Nếu ampe kế có nhiều thang đo, lúc đầu ta luôn chọn thang đo có giới hạn đo lớn nhất.

D. Nếu ampe kế có nhiều thang đo, lúc đầu ta luôn chọn thang đo có giới hạn đo nhỏ nhất.

E. Một ampe kế có thể đo bất kì giá trị cường độ dòng điện nào.

Page 120: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

120

CÂU HỎI III.64

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Trong các mạch điện được biểu diễn như Hình III.8, ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn, mạch điện nào đã lắp đúng? Tại sao? Đối với mạch điện lắp sai, điều gì sẽ xảy ra khi đóng công tắc K?

a) b) c)

Hình III.8

CÂU HỎI III.65

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Trường hợp nào sau đây không có hiệu điện thế?

A. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.

B. Giữa hai cực của một acquy trong mạch kín thắp sáng bóng đèn.

C. Giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc nó vào mạch điện.

D. Giữa hai cực của viên pin còn mới để trên bàn.

K

X A

+ −

+ − K

X A+−

+ − K

X

A+ −

+ −

Page 121: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

121

CÂU HỎI III.66

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.

B. Hiệu điện thế giữa hai cực của viên pin tròn là 1,5 V.

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn đang sáng là 3V.

D. Hiệu điện thế ở cực dương của pin là 1,5 V.

CÂU HỎI III.67

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy còn mới có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ của mỗi nguồn điện.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Trường hợp nào sau đây có hiệu điện thế bằng không?

A. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch.

B. Giữa hai đầu một bóng đèn có ghi 220 V khi chưa mắc vào mạch.

C. Giữa hai cực của một pin đang là nguồn điện trong mạch kín.

D. Giữa hai đầu một bóng đèn đang sáng.

Page 122: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

122

CÂU HỎI III.68

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy còn mới có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ của mỗi nguồn điện.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Hãy xác định tính đúng, sai của các mệnh đề sau rồi điền Đ − S vào cuối mỗi mệnh đề.

a) Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn.

b) Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện qua bóng đèn có cường độ càng lớn.

c) Muốn có dòng điện qua bóng đèn thì giữa hai đầu bóng đèn phải làm cho hai đầu bóng đèn nhiễm điện.

d) Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đó khi chưa mắc vào mạch.

CÂU HỎI III.69

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Tìm câu trả lời sai. Đơn vị của hiệu điện thế là:

A. vôn, được ký hiệu là V.

B. ampe, được ký hiệu là A.

C. milivôn, kí hiệu là mV.

D. kilôvôn, kí hiệu là kV.

Page 123: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

123

CÂU HỎI III.70

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Trường hợp nào sau đây đổi đơn vị sai?

A. 1,5 V = 1500 mV.

B. 80 mV = 0,08 V.

C. 0,25 V = 25 mV.

D. 3000mV = 3 V.

CÂU HỎI III.71

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua nó.

• Trang số (trong chuẩn): 195

CÂU HỎI:

Để đo hiệu điện thế ở hai đầu một thiết bị điện nào đó, ta mắc vôn kế

A. vào hai đầu của thiết bị.

B. nối tiếp với thiết bị.

C. bên trong thiết bị.

D. Các cách A, B đều được.

CÂU HỎI III.72

Thông tin chung

• Chuẩn cần đánh giá: Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua nó.

• Trang số (trong chuẩn): 196

Page 124: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

124

CÂU HỎI:

Trên một quạt điện có ghi 220 V. Thông tin nào sau đây là đúng? Chọn câu trả lời đúng.

A. 220 V là hiệu điện thế định mức để quạt điện có thể hoạt động bình thường.

B. Không sử dụng quạt điện nói trên với hiệu điện thế vượt quá giá trị 220 V.

C. Khi thường xuyên sử dụng quạt điện trên với hiệu điện thế 220 V thì nó sẽ rất bền.

D. Các thông tin A, B, C đều đúng.

Page 125: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

125

ñPhaàn hai

AÙP AÙN

CHƯƠNG I. QUANG HỌC

Câu I.1. D

Câu I.2.

a. Vì có ánh sáng từ mảnh giấy truyền vào mắt.

b. Không có ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền vào mắt.

Câu I.3.

Vì các vật trong phòng được đèn chiếu sáng và hắt ánh sáng đến mắt ta;

Vì ánh sáng từ các vật ở sau lưng không truyền vào mắt ta.

Câu I.4. (1) ánh sáng; (2) có ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền tới mắt ta.

Câu I.5. (1) ánh sáng; (2) nguồn sáng; (3) hắt lại ánh sáng chiếu vào nó

Câu I.6. B

Câu I.7.

Nguồn sáng nhân tạo: ngọn nến đang cháy, đèn ống đang sáng.

Nguồn sáng tự nhiên: Mặt Trời, con đom đóm đang phát sáng, tia chớp.

Câu I.8. Gương đó không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Câu I.9. C Câu I.10. C Câu I.11. D Câu I.12. B

Câu I.13. D Câu I.14. A

Câu I.15.

Page 126: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

126

Câu I.16. A

Câu I.17.

– Đặt lần lượt ba tấm bìa A, B, C sao cho mắt ta nhìn thấy bóng đèn pin cháy sáng.

– Khi đó ta dùng thanh thép thẳng luồn qua được các lỗ A, B, C.

– Xê dịch một trong ba tấm bìa, khi đó mắt ta không thấy đèn pin cháy sáng. Lúc này thanh thép thẳng không luồn qua được các lỗ A, B, C nữa.

Câu I.18. B

Câu I.19. Em đứng và nhìn người đứng trước mình sao cho người này che khuất tất cả những người khác trong hàng.

Câu I.20. Đặt mắt ở một đầu thước, đầu kia của thước hướng về một nguồn sáng, nhìn dọc theo thước. Điều chỉnh hướng của thước sao cho điểm đầu của cạnh thước ở phía mắt che khuất điểm ở đầu kia của cạnh thước. Nếu tất cả các điểm trên cạnh thước cũng đều bị che khuất thì cạnh thước thẳng.

Giải thích: Vì tia sáng phát ra từ nguồn đi theo một đường thẳng, bị đầu thước gần nguồn sáng chặn lại nên không đến được các điểm khác cùng nằm trên đường thẳng ấy trên cạnh thước để đến mắt.

Câu I.21. B Câu I.22. B

Câu I.23. Đèn dây tóc là một nguồn sáng hẹp. Do đó, vùng bóng nửa tối rất hẹp ở xung quanh vùng bóng tối. Vì thế ở phía sau bàn tay ta nhìn thấy chủ yếu là vùng bóng tối, còn vùng bóng nửa tối ở xung quanh không đáng kể.

Đèn ống là nguồn sáng rộng, do đó vùng bóng tối ở sau bàn tay hầu như không đáng kể, phần lớn là vùng bóng nửa tối ở xung quanh, nên bóng bàn tay bị nhoè.

Câu I.24. B Câu I.25. A

Câu I.26. (1) tia tới; (2) pháp tuyến; (3) phản xạ

Page 127: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

127

Câu I.27. C Câu I.28. 1 – c; 2 – a; 3 – e; 4 – b; 5 – d

Câu I.29. (1) tới; (2) tới; (3) phản xạ; (4) pháp tuyến; (5) tới; (6) phản xạ.

Câu I.30. C Câu I.31. D

Câu I.32. (1) ảnh ảo; (2) kích thước; (3) không hứng được; (4) bằng.

Câu I.33. Câu I.34.

S

Câu I.35.

a. Vẽ pháp tuyến IN. Vẽ tia IR sao cho góc NIR bằng với góc SIN.

b. Góc phản xạ NIR = 90o – 30o = 60o

Câu I.36.

A

B

A '

B '

Câu I.37.

B 'B

A A '

Câu I.38. a) Vẽ hình

Page 128: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

128

b) Trùng nhau

Câu I.39. a) Vẽ điểm A’, B’ đối xứng với A, B qua gương phẳng. A’B’ là ảnh của vật.

b) Góc tạo bởi ảnh A’B’ và mặt gương là 120o.

Câu I.40.

a) Ảnh S’ của S qua gương: Vẽ điểm S’ đối xứng với S qua gương.

b) Nối S’ với A cắt gương tại I. Tia tới SI cho tia phản xạ đi qua điểm A.

Câu I.41. M’ là ảnh của mắt M cho bởi gương GI. Trong các tia sáng đi từ tường tới gương, hai tia ngoài cùng cho tia phản xạ lọt vào mắt là GM và IM, ứng với hai tia tới là PG và QI. Hai tia tới PG và QI đều có đường kéo dài đi qua M’.

Cách vẽ: đầu tiên vẽ ảnh M’ của M (MM’ vuông góc với GI và M’H = MH), sau đó nối M’G và kéo dài cắt tường ở P và M’I cắt tường ở Q. PQ là khoảng tường quan sát được trong gương.

Câu I.42.

a) Vẽ ảnh: lấy ảnh đối xứng với vật qua gương.

Page 129: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

129

b) Vẽ tia phản xạ IR: vẽ tia tới bất kì AI, nối A’ với I được tia phản xạ IR.

c) Để ảnh song song cùng chiều với vật thì vật AB phải đặt song song với mặt gương.

Câu I.43. a) Lấy A’, B’ đối ứng với A, B qua gương. A’B’ là ảnh của AB.

b) Nối A’ với I và kéo dài. IR là tia phản xạ ứng với tia tới AI (Có thể dùng định luật phản xạ ánh sáng để vẽ góc tới và góc phản xạ).

Câu I.44. C Câu I.45. B

Câu I.46.

Giống: đều là ảnh ảo

Khác: ảnh quan sát được trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng.

Câu I.47. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng lớn hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi và nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. Vì ảnh ảo tạo bởi gương phẳng bằng vật, ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật và ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.

Câu I.48. D

Câu I.49. Người lái xe dùng gương cầu lồi để quan sát hành khách ngồi sau lưng. Vì vùng nhìn thấy được của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy được của gương phẳng cùng kích thước.

Câu I.50. C Câu I.51. D

Câu I.52. Vì mặt trời ở rất xa nên có thể coi các chùm tia sáng mặt trời tới gương là các chùm tia sáng song song, sau khi phản xạ trên gương sẽ cho chùm tia phản xạ hội tụ ở một điểm.

Page 130: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

130

Chương II. ÂM HỌC

Câu II.1. B Câu II.2. D

Câu II.3. Khi gảy đàn ghita, dây đàn và không khí trong hộp đàn dao động phát ra các “nốt nhạc”.

Câu II.4. C Câu II.5. D

Câu II.6. Khi thổi sáo, cột không khí trong ống sáo dao động phát ra các “nốt nhạc”.

Câu II.7. D Câu II.8. A

Câu II.9. A

Câu II.10. A Câu II.11. D

Câu II.12. Tần số dao động của nốt “đồ” nhỏ hơn của nốt “rê”; của nốt “son” nhỏ hơn của nốt “đố”.

Câu II.13. Con muỗi. Câu II.14. B.

Câu II.15. Khi gảy mạnh một dây đàn thì tiếng đàn sẽ to, vì biên độ dao động của dây đàn lớn.

Câu II.16. C Câu II.17. D

Câu II.18. C

Câu II.19.

a) Sợi dây dàn dao động mạnh khi bạn gảy mạnh và dao động yếu khi bạn gảy nhẹ.

b) Sợi dây đàn dao động nhanh khi bạn chơi nốt cao và dao động chậm khi bạn chơi nốt thấp.

Câu II.20. A

Câu II.21. Âm đã truyền từ miệng người nói ở trên bờ qua không khí, nước đến tai người lặn ở dưới nước.

Page 131: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

131

Câu II.22.

Môi trường Có Không

1. Tường gạch ν

2. Nước sôi ν

3. Tấm nhựa ν

4. Không khí loãng ν

5. Chân không ν

6. Khí hidđrô ν

7. Sắt nóng chảy ν

8. Bông ν

9. cao su ν

Câu II.23. A Câu II.24. A Câu II.25. B Câu II.26. C.

Câu II.27. A Câu II.28. B

Câu II.29. Tiếng nói của ta trong phòng kín và trống thì nghe oang oang không được thật giọng vì ta nghe được tiếng vang do âm trực tiếp đến tai và âm phản xạ từ tường phòng đến tai cách biệt nhau.

Rèm nhung, đồ dạc trong phòng phản xạ âm kém nên ta không nghe được tiếng vang, do đó nghe thật giọng hơn.

Câu II.30. D Câu II.31. C

Câu II.32. Ở ngoài đồng có ta chỉ nghe thấy âm trực tiếp từ người nói chuyện. Còn ở cạnh hồ ao, ta nghe được âm phản xạ từ mặt hồ ao và âm trực tiếp từ người nói chuyện gần như cùng một lúc nên nghe rõ hơn.

Câu I.33. B

Câu II.34. Ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm truyền trực tiếp đến tai; còn ở trong phòng ta nghe được âm truyền trực tiếp đến tai và âm phản xạ từ tường truyền đến tai gần như cùng một lúc nên âm nghe được to hơn.

Page 132: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

132

Câu II.35. Khi đi vào rừng núi, các vách núi có tác dụng phản xạ âm rất tốt. Tai người nghe được âm thanh trực tiếp từ nguồn âm đến tai và âm phản

xạ từ các vách núi, và khoảng cách giữa hai âm này lớn hơn 115

giây nên

ta nghe thấy tiếng vang.

Câu II.36. Khi em nói to vào một cái chum miệng nhỏ, em sẽ nghe thấy tiếng vang, vì tiếng nói phản xạ nhiều lần từ thành chum rồi mới đến tai, nên đủ thời gian để tai phân biệt được nó với âm trực tiếp đên tai.

Khi em nói to như thế vào một chậu miệng rộng, em lại không nghe thấy tiếng vang, vì âm phản xạ từ thành chậu một phần không đến tai, một phần đến tai gần như cùng một lúc với âm phát ra, nên em không nghe thấy tiếng vang.

Câu II.37. C Câu II.38. B Câu II.39. A Câu II.40. C

Câu II.41. Còi của các phương tiện giao thông (ôtô, xe máy,…) phát ra âm thanh có cường độ lớn, gây ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lí người sống trong những ngôi nhà gần đường phố. Vì thế, tại các thành phố lớn, trên một số tuyến đường gần bệnh viện, trường học, người ta đặt các biển báo cấm bóp còi.

Chương III. ĐIỆN HỌC

Câu III.1. C Câu III.2. C

Câu III.3.

(1) cọ xát (2) hút (3) không nhiễm điện (4) nhiễm điện

(5) mang điện tích (6) cọ xát (7) nhiễm điện (8) hút.

Câu III.4. A Câu III.5. B

Câu III.6. a) S b) S c) Đ d) Đ

Câu III.7. A Câu III.8. B Câu III.9. D

Câu III.10. a) Đ b) S c) Đ d) S

Page 133: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

133

Câu III.11. Vì quả cầu kim loại không phải là vật nhẹ chứng tỏ ban đầu quả cầu kim loại cũng là vật đã nhiễm điện. Sau khi thanh thuỷ tinh chạm vào quả cầu một số điện tích của thanh di chuyển sang quả cầu khiến thanh thuỷ tinh và quả cầu nhiễm điện cùng dấu nên chúng đẩy nhau.

Câu III.12. Khi chở xăng dầu, do cọ xát giữa xăng dầu và thùng chứa giữa chúng có thể bị nhiễm điện trái dấu nhau dễ gây cháy nổ. Dây xích sắt nối vỏ thùng chứa xuống đất có tác dụng truyền điện tích xuống đất tránh cho vỏ thùng và xăng dầu sự nhiễm điện nói trên.

Câu III.13. Khi sơn và các vật cần sơn bị nhiễm điện trái dấu nhau chúng hút nhau mạnh hơn làm cho sơn bám chắc vào các vật cần sơn hơn. Mặt khác các hạt sơn li ti bay ngoài không khí đều bị vật cần sơn hút vào nên lớp sơn đều hơn ít hao phí sơn hơn kĩ thuật sơn thông thường.

Câu III.14. Trong các nhà máy, phân xưởng sản xuất đồ bông vải sợi các bụi bông, bụi vải sợi bay rất nhiều trong không khí sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động. Người ta đặt những tấm lưới kim loại đã nhiễm điện để hút các bụi bông, bụi vải sợi làm sạch không khí trong môi trường sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ cho công nhân lao động.

Câu III.15. D

Câu III.16. Khi máy bay bay ở dưới một đám mây tích điện âm thì có các electron chuyển dịch từ đám mây sang phía mặt trên của máy bay nên mặt trên của máy bay sẽ nhận thêm electron và nhiễm điện âm.

Câu III.17. Sau khi tắt tivi, có thể dùng một số sợi giấy nhỏ hoặc sợi nilon mảnh đưa lại gần màn hình tivi thì thấy hiện tượng các sợi giấy nhỏ hay các sợi nilon mảnh bị hút về phía màn hình chứng tỏ màn hình tivi đã bị nhiễm điện.

Câu III.18. Để làm giảm sự nhiễm điện do cọ xát giữa tóc và lược nhựa, ta có thể làm ẩm lược hoặc tóc trước khi chải, độ ẩm này có thể tránh được sự nhiễm điện của sợi tóc.

Câu III.19. B Câu III.20. D

Page 134: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

134

Câu III.21. a) dịch chuyển có hướng ; điện tích.

b) hai cực: cực dương (+) và cực âm (–).

c) dòng điện d) nguồn điện

Câu III.22. Đèn loé sáng vì các electron dịch chuyển trong dây dẫn từ tấm kim loại mang điện tích âm qua bóng đèn đến tấm kim loại mang điện tích dương. Sau một thời gian rất ngắn, hai tấm kim loại trung hoà về điện nên không còn sự dịch chuyển của các electron trong dây dẫn khiến đèn tắt.

Câu III.23. Khi bánh xe đạp quay, đinamô cọ xát vào vành bánh xe liên tục nên tạo ra và duy trì được một lượng điện tích chênh lệch giữa đinamô và sườn xe đạp, vì vậy nó phát ra dòng điện làm sáng các đèn (trước và sau) xe đạp. Vì dòng điện này được tạo ra do các điện tích dịch chuyển giữa đinamô và sườn xe nên đầu dây thứ hai chính là sườn xe đạp .

Câu III.24. B

Câu III.25. Khi nối hai quả cầu không tích điện bằng sợi dây dẫn thì trong dây dẫn không có dòng điện. Nếu cho quả cầu A tích điện âm rồi nối với quả cầu B thì trong dây dẫn sẽ có electron dịch chuyển từ A sang B nên có dòng điện trong dây dẫn.

Câu III.26. C

Câu III.27. (1) nguồn điện (2) cực dương (3) cực âm (4) pin

(5) cực dương (6) cực âm (7) dòng điện

(8) Dòng điện (9) điện tích.

Câu III.28. A Câu III.29. D

Câu III.30. Không thể kết luận như vậy được vì kim loại cũng như các kim loại khác khi cọ xát với len đều nhiễm điện. Tuy nhiên, vì kim loại dẫn điện tốt nên các điện tích xuất hiện do cọ xát liền truyền đi tới tay người làm thí nghiệm rồi truyền xuống đất nên ta không thấy chúng bị nhiễm điện.

Page 135: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

135

Câu III.31. Không khí là một môi trường cách điện. Khi đứng gần các đường dây cao thế sẽ rất nguy hiểm vì điện cao thế có thể phóng qua không khí đi vào người.

Câu III.32. C Câu III.33. D

Câu III.34. – Vật liệu dẫn điện: đồng, bạc, nhôm … ; các dung dịch axit, kiềm,

muối, nước sinh hoạt …. – Vật liệu cách điện ở điều kiện thường: nước nguyên chất, không khí,

cao su, chất dẻo, nhựa …. – Trong các cơn dông có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa các đám

mây với nhau hoặc giữa hoặc giữa các đám mây với mặt đất. Khi đó không khí trở thành vật dẫn.

Câu III.35. C

Câu III.36. – Các electron tự do bị cực âm của pin đẩy, bị cực dương của pin hút. – Chiều mũi tên của các electron tự do chỉ chiều dịch chuyển có hướng

của chúng, từ cực âm của pin sang cực dương của pin.

Câu III.37. – Trong các vật dẫn làm bằng kim loại luôn tồn tại các electron thoát ra

khỏi nguyên tử mang điện tích âm, chúng chuyển động tự do trong kim loại gọi là các electron tự do. Phần còn lại của nguyên tử mang điện tích dương.

– Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng, ngược với quy ước về chiều của dòng điện.

Câu III.38.

a)

K

X KX

K X

+

b) c)− + −+

Page 136: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

136

Theo nguyên tắc: Dòng điện đi từ cực dương của nguồn điện qua vật dẫn tới cực âm của nguồn. Bên nào của hộp mà từ đó dòng điện đi ra là cực dương, bên nào mà dòng điện đi vào là cực âm. Kí hiệu các cực được biểu diễn như hình vẽ trên.

Câu III.39.

Theo quy ước của cực nguồn điện ta có cực dương, cực âm của các nguồn điện được xác định như hình vẽ trên. Trong mạch điện dòng điện luôn đi ra từ cực dương của nguồn điện nên chiều dòng điện trong các mạch có chiều (mũi tên) như hình vẽ trên.

Câu III.40.

a) b) Hình a) Sơ đồ mạch điện có bóng đèn đang sáng. Hình b) Sơ đồ mạch điện có bóng đèn đang tắt.

Câu III.41. D Câu III.42. A

Câu III.43.

1) 2) 3) 4)

K K

- +

K

X X X

-

-

+

+

-

X X

+

K K

-

+

XK K K K

X XX

Page 137: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

137

Câu III.44. Giữa chốt 1 và 2 ta phải lắp một nguồn (acquy, pin) và chốt một nối cực dương của nguồn, chốt hai nối với cực âm của nguồn.

Câu III.45. B Câu III.46. C

Câu III.47. Mạch điện này đã mắc sai nguồn (hao cực âm của hai pin nói với nhau) và khoá K chưa đóng nên mạch hở, không có dòng điện trong mạch điện này nên đèn không sáng.

Để đèn sáng, phải mắc lại mạch điện như sơ đồ bên.

Câu III.48. D Câu III.49. B Câu III.50. C

Câu III.51. Khi sử dụng phương pháp mạ điện kim loại để mạ bạc cho một cái nhẫn bằng sắt, người ta thường phải dùng dung dịch điện phân là dung dịch muối bạc. Thanh nối với cực dương của nguồn làm bằng bạc. Vật nối với cực âm của nguồn là vật cần mạ (chiếc nhẫn). Phải bố trí như vậy vì trong quá trình dòng điện chạy qua, bạc ở cực dương sẽ tan dần ra bổ sung lượng bạc cho dung dịch, còn bạc trong dung dịch sẽ bám vào vật nối với cực âm của nguồn.

Câu III.52. C Câu III.53. D

Câu III.54.

– Kết luận A là đúng, vì khi có dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt, lõi sắt trở thành một nam châm và do đó nó có thể hút hoặc đẩy một nam châm khác đặt gần nó.

– Kết luận B là chưa đúng vì trong trường hợp này lõi sắt chỉ có thể hút cái đinh sắt mà không thể đẩy cái đinh sắt được.

– Kết luận C, D đều sai.

Câu III.55. C Câu III.56. a – 4; b – 3; c – 1; d – 2

Câu III.57. – Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho sự mạnh hay yếu của dòng điện.

– Khi dòng điện qua vật dẫn càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn,

– Khi dòng điện qua vật dẫn càng yếu thì cường độ dòng điện càng nhỏ.

K

X

Page 138: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

138

Câu III.58. D Câu III.59. D Câu III.60. D Câu III.61. D

Câu III.62.

a) 230 mA = 0,230 A

b) 0,099 A = 99 mA

c) 12 µA = 0,012 mA

d) 680 µA = 0,000680 A

e) 1,23 mA = 1230 µA

Câu III.63. Các câu sai là :

A. sai vì dòng điện đi qua trực tiếp ampe kế mà không qua một linh kiện nào khác nên có cường độ rất lớn gây hỏng ampe kế (hiện tượng đoản mạch).

D. sai vì nếu chọn thang đo có giới hạn đo nhỏ nhất, nếu dòng điện trong mạch quá lớn có thể là hỏng ampe kế. Vì vậy ta nên chọn thang đo có giới hạn đo lớn nhất rồi hạ dần xuống các thang đo nhỏ hơn để có thang đo phù hợp nhất.

E. sai vì mỗi ampe kế được cấu tạo phù hợp với phạm vi cường độ cần đo. Vậy trước khi sử dụng ampe kế cần phải ước lượng giá trị cần đo.

Câu III.64.

Mạch điện a lắp đúng vì ampe kế được nối liền với bóng đèn, cực dương của ampe kế nối về phía cực dương của nguồn điện, cực âm của ampe kế nối với cực âm của nguồn điện. Các mạch điện hình b và c đều sai.

Khi đóng công tắc K thì kim của ampe kế trong hình b sẽ quay ngược hoặc không quay được, còn ampe kế trong hình c có thể bị cháy vì lúc đó dòng điện qua ampe kế có cường độ rất lớn (gọi là hiện tượng đoản mạch).

Câu III.65. C

Câu III.66. D

Page 139: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

139

Câu III.67. B

Câu III.68.

a) Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn. Ñ

b) Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện qua bóng đèn có cường độ càng lớn. Ñ

c) Muốn có dòng điện qua bóng đèn thì giữa hai đầu bóng đèn phải làm cho hai đầu bóng đèn nhiễm điện. S

d) Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đó khi chưa mắc vào mạch. Ñ

Câu III.69. B

Câu III.70. C

Câu III.71. A

Câu III.72. D

Page 140: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

140

C

LÔÙP 8

Phaàn moät

AÂU HOÛI CHƯƠNG I. CƠ HỌC

CÂU HỎI I.1

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ và nêu ví dụ.

− Trang số (trong chuẩn) : 197

CÂU HỎI:

Một nhóm học sinh đang thả diều trên cánh đồng, một bạn nhìn thấy trên đường một chiếc ôtô vội hỏi: “Các cậu ơi có phải chiếc xe kia đang chuyển động không?”. Tìm câu trả lời đúng.

A. Nguyệt nói: Xe đang chuyển động vì tớ thấy xe đang xì khói. B. Huyền nói: Tớ thấy xe đang rung rung, vậy đúng là xe đang chuyển động. C. Tâm lại nói: Tớ thấy người lái xe đang lắc lư, vậy xe đang chuyển động. D. Xuân nói: Tớ nhìn thấy khoảng cách giữa xe và cột điện ven đường

thay đổi nên biết xe đang chuyển động.

CÂU HỎI I.2

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ và nêu ví dụ.

− Trang số (trong chuẩn): 197

Page 141: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

141

CÂU HỎI:

Máy bay rời đường băng sân bay để cất cánh bay lên bầu trời. Khi ấy chiếc máy bay được xem là đứng yên so với vật mốc nào sau đây?

A. Vật mốc là đường băng sân bay.

B. Vật mốc là nhà ga sân bay.

C. Vật mốc là phi công lái máy bay.

D. Vật mốc là đám mây trên bầu trời.

CÂU HỎI I.3

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ và nêu ví dụ.

− Trang số (trong chuẩn): 197

CÂU HỎI:

Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau đây cho đúng với ý nghĩa vật lí: Hành khách ngồi trên ôtô đang rời bến. So với bến xe thì hành khách đang……(a)………còn so với ôtô thì hành khách lại………(b)………Vậy ta nói sự ……(c)…..và ……(d)…… của hành khách chỉ có tính ……(e)…………….

CÂU HỎI I.4

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ và nêu ví dụ.

− Trang số (trong chuẩn): 197

CÂU HỎI:

Một nhóm học sinh đang chơi ở sân trường chợt nhìn thấy một chiếc xe ôtô chạy qua cổng trường. Một bạn liền hỏi: “Tớ đố các cậu người lái xe đang chuyển động hay đứng yên?”.

Page 142: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

142

– Việt nói: Người lái xe phải đang chuyển động chứ. – Nga lại bảo rằng: Không phải người lái xe đang đứng yên. Theo em ai đúng, ai sai?

CÂU HỎI I.5

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.

− Trang số (trong chuẩn): 197

CÂU HỎI:

Một người đang lái xe môtô chạy trên đường. Trong các mô tả sau đây, câu mô tả nào không đúng?

A. Môtô đang chuyển động so với cây cối ven đường.

B. Môtô đang chuyển động so với người lái xe.

C. Môtô đang chuyển động so với mặt đường.

D. Môtô đang chuyển động so với nhà cửa hai bên đường.

CÂU HỎI I.6

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá : Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.

− Trang số (trong chuẩn) : 197

CÂU HỎI:

Bạn Linh ngồi trên một chiếc thuyền được thả trôi theo dòng nước đang chảy. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Linh đang chuyển động so với dòng nước.

B. Linh đang đứng yên so với hàng cây ven sông.

C. Linh đang chuyển động so với con thuyền.

D. Linh đang đứng yên so với con thuyền.

Page 143: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

143

CÂU HỎI I.7

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.

− Trang số (trong chuẩn): 197

CÂU HỎI:

Hành khách đang ngồi trên một ôtô đang chuyển động trên đường, dọc đường đi có nhiều cây cối. Hãy cho biết giữa các vật : ôtô, hành khách, mặt đường, cây cối. Vật nào chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào?

CÂU HỎI I.8

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.

− Trang số (trong chuẩn): 197

CÂU HỎI:

Độ lớn của vận tốc cho biết tính chất nào của chuyển động? Trong các phương án trả lời sau, phương án nào trả lời đúng?

A. Cho biết thời gian mà vật chuyển động được nhiều hay ít.

B. Cho biết độ dài quãng đường mà vật chuyển động ngắn hay dài.

C. Cho biết tốc độ chuyển động của vật nhanh hay chậm.

D. Cho biết quãng đường, thời gian, sự nhanh chậm của chuyển động.

CÂU HỎI I.9

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.

− Trang số (trong chuẩn): 197

Page 144: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

144

CÂU HỎI:

Ôtô có tốc độ 55 km/h ; xe máy có tốc độ 14 m/s ; xe lửa có tốc độ 60 km/h. Trong các cách sắp xếp sau cách nào đúng khi nói về thứ tự tốc độ từ chậm nhất đến nhanh nhất? A. Ôtô, xe máy, xe lửa. B. Ôtô, xe lửa, xe máy. C. Xe máy, ôtô, xe lửa. D. Xe máy, xe lửa, ôtô.

CÂU HỎI I.10

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.

− Trang số (trong chuẩn): 197

CÂU HỎI:

Trong các đơn vị đo sau đây, đơn vị nào là đơn vị đo tốc độ của chuyển động?

A. kW.h B. km/h C. kg/m3 D. km.h

CÂU HỎI I.11

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.

− Trang số (trong chuẩn): 197

CÂU HỎI:

Hãy đổi đơn vị đo tốc độ và điền vào chỗ trống trong các câu hỏi sau : 1) .…….km/h = 10 m/s. 2) 6 m/s = ……..km/h. 3) 18 km/h =..........m/s. 4) 75 cm/s = ...........km/h = ......m/s. 5) 126 km/h = .........m/s = ............cm/s.

Page 145: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

145

CÂU HỎI I.12

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.

− Trang số (trong chuẩn): 197

CÂU HỎI:

Một ôtô chuyển động với tốc độ trung bình là 40 km/h. Vậy quãng đường mà ôtô đi được sau thời gian 2,5 giờ là :

A. s = 1000 km. B. s = 100 km.

C. s = 1000 m. D. s = 10000 m.

CÂU HỎI I.13

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.

− Trang số (trong chuẩn): 197

CÂU HỎI:

Tốc độ trung bình của một chuyển động không đều trên cả một quãng đường được xác định bằng cách nào? Hãy chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:

A. Trung bình cộng các tốc độ trên từng đoạn đường.

B. Tốc độ tại một thời điểm nào đó trên quãng dường.

C. Tổng độ dài quãng đường đó chia cho thời gian để đi hết cả quãng đường.

D. Tốc độ tại một vị trí nào đó trên quãng đường.

Page 146: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

146

CÂU HỎI I.14

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.

− Trang số (trong chuẩn): 197

CÂU HỎI:

Bạn Linh đạp xe đi học phải đi qua cơ quan mẹ rồi mới đến trường. Đoạn đường từ nhà đến cơ quan mẹ dài 1,5 km đi hết 10 phút; đoạn còn lại tới trường 1 km đi trong 5 phút. Tốc độ trung bình của Linh từ nhà đến trường là bao nhiêu km/h?

CÂU HỎI I.15

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.

− Trang số (trong chuẩn): 197

CÂU HỎI:

Một chiếc xe ôtô chuyển động trên một đoạn đường với tốc độ trung bình là 15 m/s.

1. Hãy tính quãng đường kể trên biết rằng ôtô đi hết quãng đường này trong khoảng thời gian là 5 giờ.

2. Dựa vào tốc độ trung bình có thể xác định được chính xác vị trí của ôtô sau thời gian 2 giờ hay không? Tại sao?

CÂU HỎI I.16

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.

− Trang số (trong chuẩn): 197

Page 147: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

147

CÂU HỎI:

Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

A. Chuyển động của ôtô khi khởi hành rời bến.

B. Chuyển động của chiếc xe đạp khi đang xuống dốc.

C. Chuyển động của đoàn xe lửa (tàu hoả) khi vào ga.

D. Các trường hợp nêu trên đều sai.

CÂU HỎI I.17

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.

− Trang số (trong chuẩn): 197

CÂU HỎI:

Một nhóm các bạn Hải, Bình, Việt, Nga chơi trò tung quả cầu lên cao rồi tranh nhau đỡ. Một bạn trong nhóm nói rằng: Theo các cậu sự chuyển động của quả cầu lúc đi lên và đi xuống có khác nhau không? Ai là người trả lời đúng?

A. Hải: “Khi tung lên quả cầu chuyển động nhanh dần, khi rơi xuống quả cầu chuyển động chậm dần”.

B. Bình: “Quả cầu luôn luôn chuyển động đều cả khi đi lên và rơi xuống”.

C. Việt: “Khi tung lên quả cầu chuyển động chậm dần, khi rơi xuống quả cầu chuyển động nhanh dần”.

D. Nga: “Chuyển động của quả cầu phụ thuộc vào lực hút Trái Đất, không theo quy luật nào”.

Page 148: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

148

CÂU HỎI I.18

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.

− Trang số (trong chuẩn): 197

CÂU HỎI:

Một chiếc xe ôtô chuyển động theo hướng từ Hà Nội đến Thanh Hoá. Chuyển động của ôtô trên là chuyển động đều hay không đều? Tại sao? Nếu nói ôtô chạy từ Hà Nội đi Thanh Hoá với tốc độ 50 km/h là ta đã nói đến tốc độ nào?

CÂU HỎI I.19

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được công thức sv =t

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Để đi học hàng ngày Thịnh phải đạp xe mất 30 phút. Biết rằng Thịnh đi đều với tốc độ 9 km/h. Vậy quãng đường từ nhà Thịnh đến trường là:

A. 450 m.

B. 4500 m.

C. 45 km.

D. 0,45 km.

CÂU HỎI I.20

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được công thức sv =t

− Trang số (trong chuẩn): 198

Page 149: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

149

CÂU HỎI:

Một bạn học sinh đạp xe đi học phải qua một đoạn đường lên dốc dài 500 m và một đoạn đường nằm ngang 1,5 km; đoạn lên dốc đi hết 15 phút, đoạn đường bằng đi trong 12 phút. Hỏi tốc độ trung bình của bạn ấy trên cả hai đoạn đường là bao nhiêu km/h.

CÂU HỎI I.21

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được công thức sv =t

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Hai bạn học sinh cùng đi xe đạp; bạn thứ nhất đi được đoạn đường 0,5 km trong 5phút, bạn thứ hai đi được quãng đường 3500 m với thời gian nửa giờ; coi như cả hai cùng đạp xe chuyển động đều. Hỏi bạn nào đi nhanh hơn.

CÂU HỎI I.22

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được công thức sv =t

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Hai chiếc xe cùng khởi hành từ hai địa điểm khác nhau X và Y và cùng tiến về địa điểm A. Biết rằng quãng đường sXA = 138 km và sYA= 120 km. Xe đi từ X → A với tốc độ 46 km/h. Vậy nếu để cả hai xe tới A cùng lúc thì xe đi từ Y → A phải chuyển động với tốc độ là bao nhiêu?

CÂU HỎI I.23

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm. − Trang số (trong chuẩn): 198

Page 150: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

150

CÂU HỎI:

Một vật chuyển động đều được diễn tả quãng đường đi theo thời gian như đồ thị. Trong các giá trị tốc độ sau, giá trị nào đúng tốc độ của chuyển động?

A. 10 km/h. B. 20 km/h.

C. 40 km/h. D. 60 km/h.

CÂU HỎI I.24

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Trong giờ học thể dục chạy cự li 100 m, cứ sau 20 m ghi lại được thời gian chạy của hai bạn Bình và Việt được thống kê ở bảng sau:

Quãng đường (m) 0 20 20 20 20 20

Bình 0 2 3 3,5 3,5 4 Thời gian (s) Việt 0 1,5 2 2,5 3 3,5

1. Tính tốc độ trung bình của hai bạn trên cả chặng đường.

2. Ai chạy nhanh hơn?

CÂU HỎI I.25

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.

− Trang số (trong chuẩn): 198

Hình I.1

Page 151: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

151

CÂU HỎI:

Bạn Hưng đi bộ trên một quãng đường; đoạn đầu dài 2 km mất nửa giờ, đoạn còn lại dài 2,5 km đi trong 1 giờ. Tốc độ trung bình của Hưng trên cả quãng đường là:

A. 3,5 km/h. B. 4,5 km/h.

C. 3,0 km/h. D. 5,0 km/h.

CÂU HỎI I.26

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Một người đi bộ trên một quãng đường, đoạn thứ nhất đi được 4 km trong 1 giờ; đoạn còn lại đi trong 2 giờ thì tới nơi. Biết quãng đường dài 10,5 km. Tính tốc độ trung bình trên từng đoạn đường và cả quãng đường.

CÂU HỎI I.27

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Hai bạn Linh và Hằng cùng đi xe đạp. Linh đi với quãng đường 600 m hết 2 phút còn Hằng đi được 7,5 km trong nửa giờ. Hỏi:

a. Bạn nào đi nhanh hơn.

b. Nếu hai bạn cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút hai bạn cách nhau bao nhiêu km.

Page 152: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

152

CÂU HỎI I.28

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều .

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Đoạn đường từ nhà đến trường dài 3 km. Bình và An cùng xuất phát đạp xe đến trường, Bình đi được 2 km với thời gian 10 phút thì dừng lại sau 2 phút An mới đuổi kịp và cả hai cùng đi tiếp quãng đường còn lại. Tuy nhiên Bình chỉ đi hết 7 phút và chờ An 1 phút sau mới đến kịp. Tính tốc độ trung bình của An trên từng quãng đường và cả đoạn đường.

CÂU HỎI I.29

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều .

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Một chiếc ôtô chuyển động trên một đoạn đường, nửa quãng đường đầu đi với tốc độ trung bình v1 = 48 km/h. Biết rằng tốc độ trung bình trên cả đoạn đường là v = 32 km/h. Hỏi nửa đoạn đường sau ôtô sẽ phải đi với tốc độ v2 bằng bao nhiêu.

CÂU HỎI I.30

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều .

− Trang số (trong chuẩn): 198

Page 153: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

153

CÂU HỎI:

Một chiếc ôtô chuyển động trên một quãng đường. Biết rằng 1/3 đoạn đường đầu tiên xe đi với tốc độ v1 = 56 km/h, đoạn tiếp theo đi với tốc độ v2 = 64 km/h và đoạn cuối đi với tốc độ v3 = 32 km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả quãng đường.

CÂU HỎI I.31

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Khi có một lực tác dụng lên một chiếc xe ôtô thì tốc độ của chiếc xe sẽ thế nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:

A. Tốc độ của ôtô sẽ không thay đổi.

B. Tốc độ của ôtô phải tăng lên.

C. Tốc độ của ôtô bị giảm đi.

D. Tốc độ của ôtô sẽ thay đổi, có thể tăng hoặc giảm.

CÂU HỎI I.32

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Một trái cây rụng từ trên cành rơi xuống, ta đã biết trái cây rơi là do tác dụng của trọng lực (lực hút trái đất). Vậy tác dụng của trọng lực đã làm thay đổi đại lượng vật lí nào của trái cây? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Khối lượng.

Page 154: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

154

B. Trọng lượng.

C. Cả khối lượng và trọng lượng.

D. Tốc độ.

CÂU HỎI I.33

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Hình I.2

Hãy so sánh hai lực tác dụng vào từng vật A; C ở hình trên. Cho biết các cặp lực này sẽ làm vật thay đổi thế nào.

CÂU HỎI I.34

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Hình I.3

Page 155: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

155

Hình I.3 cho biết: FA và FB là các lực tác dụng lên các xe; vA và vB là tốc độ ban đầu của xe. Hãy cho biết khi có lực tác dụng thì tốc độ của các xe tăng, hay giảm. Giải thích.

CÂU HỎI I.35

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Một chiếc xe đang chuyển động thẳng đều, khi ấy xe chịu tác dụng của hai lực F1 và F2 , biết rằng lực F1 có giá trị bằng 50 N.

1. Hỏi các lực F1 và F2 có đặc điểm gì. Hãy tính độ lớn lực F2.

2. Giả sử tại một thời điểm nào đó, lực F2 bị triệt tiêu (có giá trị bằng 0), thì khi ấy chiếc xe sẽ chuyển động như thế nào, tại sao?

CÂU HỎI I.36

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được lực là đại lượng véctơ.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Hình bên mô tả một lực tác dụng lên vật được vẽ theo tỉ xích 1 cm ứng với 6 N. Câu mô tả nào sau đây là đúng?

A. Lực F có phương thẳng đứng, chiều dưới lên, điểm đặt lên vật, độ lớn 12 N.

B. Lực F có phương thẳng đứng, chiều dưới lên, điểm đặt lên vật, độ lớn 16 N. Hình I.4

Page 156: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

156

C. Lực F có phương thẳng đứng, chiều dưới lên, điểm đặt lên vật, độ lớn 18 N.

D. Lực F có phương thẳng đứng, chiều dưới lên, điểm đặt lên vật, độ lớn 24 N.

CÂU HỎI I.37

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được lực là đại lượng véctơ.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Hình I.5

Hình trên mô tả các cặp lực FA, F'A và FB, F'B tác dụng lên các xe lăn A và B. Độ lớn của các lực được mô tả theo tỉ xích trên hình vẽ. Các xe sẽ chuyển động thế nào? Hãy chọn đáp án đúng.

A. Xe A chuyển động về bên phải, xe B chuyển động về bên phải.

B. Xe A chuyển động về bên trái, xe B chuyển động về bên phải.

C. Xe A chuyển động về bên phải, xe B chuyển động về bên trái.

D. Xe A chuyển động về bên trái, xe B chuyển động về bên trái.

CÂU HỎI I.38

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được lực là đại lượng véctơ.

− Trang số (trong chuẩn): 198

Page 157: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

157

CÂU HỎI:

Hãy mô tả các đại lượng véctơ lực ở hình I.6, cho tỉ lệ xích cứ 5N ứng với 1cm?

Hình I.6

CÂU HỎI I.39

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được lực là đại lượng véctơ.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Hình I.7

Một chiếc ôtô tải nặng 3 tấn đang chuyển động trên đường với một lực kéo của máy là 30000 N, biết lực cản lại chuyển động là 20000 N. Hãy biểu diễn và giải thích các véctơ lực tác dụng lên xe, cho biết tỉ xích cứ 10000 N ứng với 1 cm.

CÂU HỎI I.40

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.

− Trang số (trong chuẩn): 198

Page 158: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

158

CÂU HỎI:

Việt đang đạp xe với tốc độ đều (xe đang chuyển động đều). Biết rằng lực cản của bánh xe với mặt đường là 150 N; lực cản của các chi tiết như xích, líp, ổ trục là 120 N. Việt phải tác dụng một lực là bao nhiêu lên bàn đạp để giữ nguyên tốc độ của xe? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:

A. 150 N. B. 120 N. C. 270 N. D. 240 N.

CÂU HỎI I.41

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Một quả cân có khối lượng 3500 g được buộc vào sợi dây và treo lên giá đỡ. Vậy lực căng của sợi dây là bao nhiêu để giữ quả cân được cân bằng? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau đây:

A. F = 3,5 N

B. F = 35 N.

C. F = 350 N.

D. F = 0,35 N.

CÂU HỎI I.42

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.

− Trang số (trong chuẩn): 198

Hình I.8

Page 159: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

159

CÂU HỎI:

Khi treo một vật vào lực kế thì thấy lực kế chỉ một số đo 4 N, nếu móc thêm vật thứ 2 vào vật thì ban đầu lực kế chỉ 5 N.

1. Hỏi khi chỉ có vật đầu tiên treo vào lực kế, có những lực nào tác dụng lên vật. Những lực này có đặc điểm như thế nào?

2. Hãy xác định khối lượng của vật thứ 2.

CÂU HỎI I.43

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Một khối gỗ có khối lượng 0,4 kg được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Tác dụng một lực kéo có cường độ bằng 8 N để vật chuyển động thẳng đều. Hãy biểu diễn các véctơ lực tác dụng lên vật khi ấy. Chỉ rõ các cặp lực này có đặc điểm gì. Chọn tỉ xích 2 N ứng với 1 cm.

CÂU HỎI I.44

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được quán tính của một vật là gì.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Trong các hiện tượng mô tả sau đây, hiện tượng nào không do quán tính gây ra? Hãy chọn phương án trả lời đúng.

A. Khi bút viết bị tắc mực, vẩy bút, mực văng ra khỏi bút.

B. Khi quần áo bám bụi bẩn, giũ quần áo sẽ sạch bụi bẩn .

C. Tra búa vào cán bằng cách gõ cán búa xuống nền nhà.

D. Muốn xe lên dốc ta phải tăng lực đạp xe lên bàn đạp.

Page 160: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

160

CÂU HỎI I.45

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được quán tính của một vật là gì.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào ô trống (……………) trong câu sau để được một kết luận đúng.

Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục …………; đang chuyển động sẽ tiếp tục ……………………... Chuyển động này được gọi là chuyển động theo …………….

CÂU HỎI I.46

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được quán tính của một vật là gì.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Khi đi nếu không may ta bị vấp vào vật nào đó thì sẽ bị ngã chúi về đằng trước. Còn gặp trời mưa đường trơn nếu bị ngã thì sẽ ngã người về phía sau. Hùng nói đấy là do quán tính! Bạn Hùng nói vậy đã đầy đủ chưa? Theo em giải thích như thế nào cho đúng ý nghĩa của quán tính?

CÂU HỎI I.47

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được quán tính của một vật là gì.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Hãy giải thích hiện tượng sau:

Page 161: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

161

a) Diễn viên xiếc nhảy ra khỏi mình ngựa đang phi mà khi rơi xuống vẫn rơi trúng lưng ngựa.

b) Dùng tay "hắt" cốc nước có thể làm cặn ở đáy cốc bay ra ngoài.

CÂU HỎI I.48

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về ma sát nghỉ, trượt, lăn.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Trong các ví dụ sau đây, trường hợp nào có lực ma sát nghỉ sinh ra? Chọn câu trả lời đúng.

A. Khi hãm phanh, giữa vành xe và má phanh xuất hiện lực ma sát.

B. Giày, dép sử dụng lâu ngày, đế bị mòn đi là do trong quá trình sử dụng đã có ma sát giữa đế dép với mặt đất.

C. Quả bóng lăn trên sân sau một thời gian dừng lại do có lực ma sát .

D. Cầm các đồ vật trên tay, nhờ có lực ma sát mà đồ vật không tuột khỏi tay.

CÂU HỎI I.49

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về ma sát nghỉ, trượt, lăn.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Móc lực kế vào một miếng gỗ đang nằm yên rồi kéo cho miếng gỗ chuyển động đều trên mặt bàn, khi đó số chỉ của lực kế không đổi. Tại sao khi có lực kéo tác dụng mà miếng gỗ vẫn chuyển động thẳng đều? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Do miếng gỗ có quán tính.

B. Do lực kéo quá nhỏ.

Page 162: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

162

C. Do lực ma sát trượt cân bằng với lực kéo.

D. Do trọng lực P cân bằng với lực kéo.

CÂU HỎI I.50

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về ma sát nghỉ, trượt, lăn.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Móc lực kế vào một khối gỗ rồi kéo cho khối gỗ chuyển động đều trên một mặt phẳng, khi ấy lực kế luôn chỉ một giá trị không đổi là 5 N. Vậy lực ma sát trượt giữa khối gỗ và mặt phẳng là bao nhiêu? Chọn phương án trả lời đúng sau đây:

A. Fma sát > 5 N. B. Fma sát < 5 N.

C. Fma sát = 5 N. D. Fma sát ≈ 5 N.

CÂU HỎI I.51

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về ma sát nghỉ, trượt, lăn. − Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Lực ma sát lăn của mỗi bánh xe ôtô với mặt đường là 250 N (xe 4 bánh); lực ma sát giữa các bánh răng chi tiết máy là 200 N. a. Tính độ lớn của lực kéo ôtô phải tác dụng để xe chuyển động đều. b. Khi lực kéo tăng lên, xe sẽ chuyển động thế nào? c. Khi lực kéo giảm xuống sự chuyển động của xe sẽ thế nào?

CÂU HỎI I.52

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ về ma sát nghỉ, trượt, lăn. − Trang số (trong chuẩn): 198

Page 163: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

163

CÂU HỎI:

Hình I.9

Hãy biểu diễn lực ma sát trong các trường hợp sau, biết FK là lực kéo.

CÂU HỎI I.53

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Biểu diễn được lực bằng véctơ.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Hình I.10

Hình bên là các lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ xích như nhau được thể hiện trên mỗi hình. Trong các cách sắp xếp sau đây, cách nào sắp xếp đúng?

A. FC > FA > FB B. FB > FC > FA

C. FC > FB > FA D. FA > FB > FC

CÂU HỎI I.54

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Biểu diễn được lực bằng véctơ.

− Trang số (trong chuẩn): 198

Page 164: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

164

CÂU HỎI:

Hình I.11

Biểu diễn các lực sau tác dụng lên hai xe lăn với tỉ xích 5 N ứng với 1 cm.

– Xe 1: Lực kéo có phương nằm ngang, chiều trái qua phải, cường độ 15 N; trọng lực có cường độ 10 N.

– Xe 2: Lực kéo có phương xiên góc với phương nằm ngang một góc 350, chiều trái qua phải, cường độ 15 N; trọng lực có cường độ 10 N.

CÂU HỎI I.55

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Biểu diễn được lực bằng véctơ.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Hình I.12

Bốn vật có khối lượng lần lượt là: m1 = 5 kg; m2 = 10 kg; m3 = 15 kg; m4 = 20 kg (hình I.12). Hãy biểu diễn các véctơ trọng lực tác dụng lên các vật với tỉ xích 1 cm ứng với 50 N.

CÂU HỎI I.56

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.

− Trang số (trong chuẩn): 198

Page 165: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

165

CÂU HỎI:

Một người đang ngồi trên xe ôtô, ôtô đang chuyển động trên đường bỗng thấy người mình bị ép chặt vào thành ghế dựa đằng sau, chứng tỏ xe đã thay đổi chuyển động thế nào? Hãy chọn câu nhận xét đúng.

A. Xe đã đột ngột giảm tốc độ.

B. Xe đã đột ngột tăng tốc độ.

C. Xe đã đột ngột rẽ sang phải.

D. Xe đã đột ngột rẽ sang trái.

CÂU HỎI I.57

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Chuyển động nào là chuyển động do quán tính trong các chuyển động sau đây? Hãy chọn câu đúng.

A. Một đoàn tàu đang chạy trên đường ray.

B. Trái cây bị rụng từ trên cành rơi xuống đất.

C. Dòng nước đang chảy trong ống dẫn.

D. Cánh quạt điện đang chuyển động, ngắt điện nhưng vẫn tiếp tục quay.

CÂU HỎI I.58

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.

− Trang số (trong chuẩn): 198

Page 166: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

166

CÂU HỎI:

Chặn một tờ giấy bằng một cốc đựng đầy nước, có cách nào lấy tờ giấy ra khỏi đáy cốc mà không làm đổ nước ? Hãy chọn phương án trả lời đúng.

A. Giật thật nhanh tờ giấy một cách khéo léo.

B. Rút thật nhẹ tờ giấy.

C. Rút tờ giấy ra với tốc độ bình thường.

D. Vừa rút vừa quay tờ giấy.

CÂU HỎI I.59

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Trong môn thể thao đẩy tạ; ta thường quan sát thấy vận động viên trước khi đẩy quả tạ đi xa họ ôm quả tạ kẹp vào cổ rồi quay người vài vòng với tốc độ ngày càng lớn sau đó đột ngột phóng tay để quả tạ bay ra xa. Động tác đó của vận động viên nhằm mục đích gì? Hãy giải thích.

CÂU HỎI I.60

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Tại sao sân dùng để trượt băng nghệ thuật nhất thiết phải sử dụng bằng băng (nước đá)? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Vì khi trượt băng vận động viên rất nóng do toả nhiệt nhiều cần có nước đá để toả nhiêt.

Page 167: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

167

B. Để khi trượt băng nếu vận động viên có ngã xuống mặt phẳng nhẵn sẽ không chấn thương.

C. Để giảm ma sát tới mức tối đa tạo điều kiện thuận lợi khi vận động viên biểu diễn.

D. Sân băng bằng nước đá tạo cảnh đẹp cho môn thể dục nghệ thuật này.

CÂU HỎI I.61

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Khi trời mưa có nhiều nước đọng trên đường, mặt đất trở lên rất trơn, người ta thường rắc xỉ than hoặc cát lên mặt đường nhằm mục đích gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Hút hết nước để làm khô mặt đường.

B. Để cho mặt đường được bằng phẳng.

C. Để cho các phương tiện đi lại dễ dàng hơn.

D. Để làm tăng ma sát giữa mặt đường và các phương tiện đi lại.

CÂU HỎI I.62

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Khi dùng lưỡi cưa để cắt sắt, thỉnh thoảng ta lại nhỏ một giọt dầu nhờn vào lưỡi cưa, việc làm ấy nhằm tác dụng gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Dầu có tác dụng giảm nhiệt do cọ xát để lưỡi cưa không bị nóng.

Page 168: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

168

B. Dầu có tác dụng làm trôi các mặt sắt, tạo ra khe hở để dễ cưa.

C. Dầu có tác dụng làm giảm ma sát các bề mặt tiếp xúc giữa lưỡi cưa và sắt.

D. Dầu có tác dụng hút dính các mạt sắt để chúng không bám vào lưỡi cưa.

CÂU HỎI I.63

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Trong các trường hợp xử lí sau đây; trường hợp nào nhằm làm tăng ma sát có lợi; trường hợp nào làm giảm ma sát có hại? Giải thích lí do tăng, giảm.

1. Lốp xe ôtô, xe máy phải được xẻ rãnh.

2. Rắc cát hoặc xỉ than lên mặt đường đất vào lúc trời mưa.

3. Vỏ bao diêm phải có bề mặt nhám, sần sùi.

4. Tra dầu mỡ vào xích, líp xe đạp.

5. Các trục chuyển động trong máy móc phải được lắp ổ bi.

CÂU HỎI I.64

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp lực?

A. Áp lực là lực tác dụng của vật này lên bề mặt một vật khác.

B. Áp lực có độ lớn luôn luôn bằng trọng lượng của vật.

C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

D. Áp lực là lực ép của vật này lên bề mặt một vật khác.

Page 169: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

169

CÂU HỎI I.65

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về áp suất?

A. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

B. Áp suất sẽ tăng khi áp lực tăng (với diện tích bị ép không đổi).

C. Áp suất sẽ giảm khi diện tích bị ép tăng (với áp lực không đổi).

D. Áp suất phụ thuộc vào chất liệu và độ nhám của bề mặt tiếp xúc.

CÂU HỎI I.66

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Trong những đơn vị vật lí sau; đơn vị nào là đơn vị của áp suất?

A. N/m3 B. N/m2 C. N/cm2 D. N.m

CÂU HỎI I.67

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Vì sao mũi kim, mũi dùi được làm rất nhọn, còn chân bàn, ghế thường có đế rộng ra?

Page 170: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

170

CÂU HỎI I.68

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Hình I.13

Hai khối hộp giống hệt nhau cả về hình dạng, kích thước và trọng lượng, được đặt trên mặt bàn nằm ngang ở 2 vị trí như A và B trong hình vẽ. Hỏi trong trường hợp nào thì áp lực, áp suất tác dụng lên mặt bàn lớn hơn? Tại sao?

CÂU HỎI I.69

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Người thợ lặn làm việc ở sâu trong đáy nước phải mặc một bộ quần áo giáp bảo vệ cơ thể; hãy nêu tác dụng bảo vệ của áo giáp đối với người thợ lặn.

CÂU HỎI I.70

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.

− Trang số (trong chuẩn): 198

Page 171: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

171

CÂU HỎI:

Bẻ một đầu ống đựng thuốc tiêm rồi dốc ngược lên thì nước thuốc chứa trong ống không bị chảy ra ngoài. Câu giải thích nào sau đây đúng?

A. Do nước có pha thuốc nên đặc khó chui qua miệng ống ra ngoài.

B. Lượng nước thuốc chứa trong ống ít nên quá nhẹ.

C. Vì cấu tạo đầu ống thuốc quá nhỏ (đường kính bé) nên nước thuốc khó chảy ra.

D. Do áp suất khí quyển mà áp lực của không khí tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước thuốc.

CÂU HỎI I.71

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Đổ nước đầy vào một chiếc cốc, sau đó dùng một tờ giấy đậy vào miệng cốc, nhẹ nhàng úp cốc ngược trở xuống, ta thấy tờ giấy không bị rơi xuống. Hãy giải thích hiện tượng.

CÂU HỎI I.72

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.

− Trang số (trong chuẩn): 198

CÂU HỎI:

Tại sao khi tắm ở dưới hồ, ao, sông, biển khi ta lặn xuống nước thì có cảm giác bị tức ngực?

Hình I.14

Page 172: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

172

CÂU HỎI I.73

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Hình I.15

Bốn bình trên có hình dạng khác nhau cùng chứa nước, biết rằng khoảng cách của bốn điểm : A; B; C; D ở bốn bình tới các mặt thoáng của các bình là bằng nhau (hA = hB = hC = hD). Hãy so sánh áp suất tại bốn điểm này. Kết luận nào sau đây đúng?

A. pA > pB > pC > pD. B. pD > pC = pB > pA.

C. pA = pB > pC = pD. D. pA = pB = pC = pD.

CÂU HỎI I.74

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Hình I.16

Page 173: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

173

Có 4 bình A, B, C, D cùng chứa một loại chất lỏng (nước), độ cao của các cột chất lỏng trong các bình được mô tả như hình I.16.

Áp suất của nước lên các đáy bình theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất được sắp xếp như thế nào? (Gọi pA, pB, pC, pD là áp suất lần lượt lên đáy các bình A, B, C, D). Hãy chọn cách sắp xếp đúng trong các cách sắp xếp sau :

A. pA, pB, pC, pD. B. pD, pC, pB, pA.

C. pC, pD, pB, pA. D. pD, pC, pA, pB.

CÂU HỎI I.75

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào các ô trống (…………….) sau :

Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo ……………, không chỉ ở…………, mà lên cả ……………..và các vật ở …………….chất lỏng. Tại các điểm có …………bằng nhau thì áp suất chất lỏng có …………bằng nhau.

CÂU HỎI I.76

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Hai bình hình trụ ; bình một có tiết diện đáy S1, bình hai tiết diện S2. Biết S1 = 2S2. Đổ hai lượng nước có thể tích như nhau vào hai bình. Hỏi tại điểm nào trong bình hai áp suất có độ lớn bằng áp suất ở đáy bình một.

Page 174: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

174

CÂU HỎI I.77

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Trong bình thông nhau được chứa cùng một chất lỏng đứng yên.

Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Lượng chất lỏng ở các nhánh luôn bằng nhau.

B. Độ cao cột chất lỏng ở các nhánh có thể khác nhau.

C. Áp suất chất lỏng ở các nhánh luôn luôn bằng nhau.

D. Các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh của bình đều ở cùng một độ cao.

CÂU HỎI I.78

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Hình I.17

Có hai bình thông nhau A và B hình dạng như hình vẽ; khi đổ cùng một loại chất lỏng vào cả hai bình cho đến khi chất lỏng đã đứng yên, độ cao cột chất lỏng ở hai nhánh của mỗi bình sẽ thế nào? Câu trả lời nào sau là đúng?

Page 175: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

175

A. Chất lỏng sẽ dâng cao hơn bên nhánh to của cả hai bình vì lượng nước chứa được nhiều hơn.

B. Bình A mực chất lỏng ở hai nhánh cao có độ cao bằng nhau, bình B nhánh nhỏ mặt thoáng nước thấp hơn vì bị nghiêng.

C. Các mặt thoáng của chất lỏng ở hai nhánh của cả hai bình đều ở cùng một độ cao.

D. Chất lỏng sẽ dâng cao hơn ở nhánh nhỏ của hai bình vì lượng nước ít hơn nên nhẹ hơn.

CÂU HỎI I.79

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Mô tả nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của máy nén thuỷ lực (máy dùng chất lỏng)?

A. Máy nén thuỷ lực có cấu tạo là một bình thông nhau chứa đầy chất lỏng, có hai nhánh tiết diện bằng nhau, đậy kín bằng pít tông.

B. Máy nén thuỷ lực có cấu tạo gồm một nhánh nằm ngang, một nhánh đứng chứa đầy chất lỏng, có hai nhánh tiết diện khác nhau, đậy kín bằng pít tông.

C. Máy nén thuỷ lực có cấu tạo là một bình thông nhau chứa đầy chất lỏng, có hai nhánh tiết diện khác nhau, đậy kín bằng pít tông.

D. Máy nén thuỷ lực có cấu tạo là một ống hình trụ chứa đầy chất lỏng, có hai đầu tiết diện khác nhau, đậy kín bằng pít tông.

Page 176: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

176

CÂU HỎI I.80

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Trong máy nén thuỷ lực (máy dùng chất lỏng) có nguyên lí là: khi tác dụng một lực f lên pít tông nhỏ có diện tích S1 lực này gây áp suất p = f/S1 lên chất lỏng. Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn tới pít tông lớn có diện tích S2 và gây nên lực nâng F lên pít tông này. Kết luận nào sau đây đúng?

A. p1 > p2. B. p1 = p2. C. p1 < p2. D. p1 ≈ p2.

CÂU HỎI I.81

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Một máy nén thuỷ lực (máy ép dùng chất lỏng) có diện tích pít tông nhỏ S1 = 10 cm2, nếu tác dụng một lực f lên pít tông nhỏ người ta thu được một lực nâng ở pít tông lớn F = 1000000 N. Biết áp suất gây ra lên pít tông nhỏ là 5000000 N/m2. Hãy tính áp lực lên pít tông nhỏ và diện tích pít tông lớn.

Page 177: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

177

CÂU HỎI I.82

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Khi di chuyển một vật nặng ở trong nước, ta thấy vật đó nhẹ hơn rất nhiều khi phải dịch chuyển vật ngoài không khí. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng vật được thả chìm trong nước?

A. Nước đã làm cho trọng lượng của vật giảm đi nên ta thấy vật nhẹ hơn.

B. Nước đã làm cho khối lượng của vật giảm đi nên ta thấy vật nhẹ hơn.

C. Nước đã đẩy thẳng đứng vào vật từ dưới lên với một lực bằng trọng lượng phần nước mà vật chiếm chỗ, nên ta thấy vật nhẹ hơn.

D. Do có áp suất trong lòng chất lỏng, nước đã làm cho vật bị thay đổi và biến dạng nên ta thấy vật nhẹ hơn.

CÂU HỎI I.83

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Thả vào nước (nhúng chìm hoàn toàn) một thanh sắt hình trụ, một khối thuỷ tinh hình cầu, một tảng đá có hình dạng bất kì, tuy nhiên thể tích của cả ba vật kể trên lại bằng nhau. Lực đẩy của nước lên chúng sẽ thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Lực đẩy bằng nhau vì chúng đều được nhúng chìm trong nước.

B. Lực đẩy không bằng nhau vì chúng có hình dạng khác nhau.

Page 178: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

178

C. Lực đẩy không bằng nhau vì chúng có cấu tạo bởi các chất khác nhau.

D. Lực đẩy bằng nhau vì chúng có thể tích bằng nhau nên chiếm một chỗ trong nước như nhau.

CÂU HỎI I.84

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Treo một vật nặng vào lực kế thấy lực kế chỉ một lực F. Vẫn treo vật vào lực kế nhưng lại nhúng chìm vật hoàn toàn trong nước ta lại thấy lực kế chỉ một lực F1. So sánh thì thấy rằng F1 < F. Vì sao có sự khác nhau như vậy? Hãy giải thích.

CÂU HỎI I.85

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được điều kiện nổi của vật.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Khi nhúng chìm một vật trong lòng chất lỏng nếu buông tay ra thì vật sẽ nổi lên trên bề mặt chất lỏng; khi ấy lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn được tính như thế nào? Hãy chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:

A. Bằng trọng lượng của phần vật nhúng chìm trong chất lỏng.

B. Bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

C. Lớn hơn trọng lượng của phần chất lỏng có thể tích bằng vật.

D. Lớn hơn trọng lượng của vật.

Page 179: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

179

CÂU HỎI I.86

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được điều kiện nổi của vật.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Vật thứ nhất có trọng lượng là P1 được thả vào nước chịu lực đẩy Ác-si-mét F1; vật thứ hai có trọng lượng P2 cũng thả vào nước và chịu lực đẩy Ác-si-mét lên vật là F2. Biết rằng thể tích cả hai vật là bằng nhau và vật thứ nhất chìm hẳn xuống đáy nước còn vật thứ hai lơ lửng trong nước. Trong các kết luận sau kết luận nào đúng?

A. F1 = F2. B. P1 = P2.

C. F1 = P1. D. F2 = P2.

CÂU HỎI I.87

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được điều kiện nổi của vật.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Một chiếc hộp bằng sắt hình dạng khối lập phương rỗng có cạnh a = 10 cm

được thả vào nước và bị ngập trong nước 12

thể tích của hộp. Hãy tính

lực FA lên hộp khi hộp đã nằm cân bằng trên mặt nước, biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

CÂU HỎI I.88

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được công thức p = FS

.

− Trang số (trong chuẩn): 199

Page 180: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

180

CÂU HỎI:

Một chiếc xe ôtô tải có trọng lượng 50000 N, trên xe chở hàng hoá có tổng khối lượng 4 tấn, xe có 6 bánh, diện tích tiếp xúc mỗi bánh với mặt đường là 8 cm2. Tính áp suất của xe lên mặt đường khi xe đang đỗ (đứng yên). Cho rằng mặt đường bằng phẳng.

CÂU HỎI I.89

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được công thức p = FS

.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Việt cân nặng 55 kg khi đứng trên một khoảng đất mềm có bị lún sâu vào mặt đất không. Biết rằng mặt đất này chỉ chịu được áp suất lớn nhất là 25000 N/m2 và diện tích mỗi bàn chân của Việt là 1dm2. Nếu bị lún Việt cần phải đi giày có diện tích đế tối thiểu mỗi chiếc là bao nhiêu để không bị lún sâu vào mặt đất kể trên?

CÂU HỎI I.90

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng công thức p = d.h đối với áp suất trong lòng chất lỏng.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Hình I.18

Page 181: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

181

Hai chiếc thùng có hình dạng khác nhau như hình vẽ chứa đầy nước có cùng độ cao h = 1 m. Điểm A cách mặt thoáng thùng thứ nhất ha = 0,6 m; điểm B cách đáy thùng thứ hai hb = 0,4 m. Hãy tính áp suất của nước ở cả hai thùng lên hai điểm A và B. Biết dn = 10000 N/m3.

CÂU HỎI I.91

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng công thức p = d.h đối với áp suất trong lòng chất lỏng.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Tàu ngầm đang hoạt động ở độ sâu dưới lòng đại dương là 300 m. Hỏi áp suất của nước biển tác dụng lên vỏ tàu lúc này là bao nhiêu. Biết rằng khối lượng riêng của nước biển là 1030 kg/m3, nếu tàu lặn xuống sâu thêm 50 m nữa thì độ tăng áp suất lên vỏ tàu là bao nhiêu? Lúc này áp suất tác dụng lên vỏ tàu là bao nhiêu?

CÂU HỎI I.92

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng công thức p = d.h đối với áp suất trong lòng chất lỏng.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Một quả cầu có vỏ bằng kim loại mỏng, rỗng; bị nhúng chìm vào một thùng chứa thuỷ ngân sâu tới 0,5 m. Biết rằng lớp vỏ quả cầu chỉ chịu được áp suất tối đa là p = 67500 N/m2. Hỏi tình trạng của quả cầu sẽ ra sao. Nếu muốn tình trạng của quả cầu giống như trong thuỷ ngân khi nhúng nó trong nước thì độ sâu tối thiểu trong lòng nước là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, của thuỷ ngân là 13600 kg/m3.

Page 182: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

182

CÂU HỎI I.93

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = V.d.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Một quả cầu bằng sắt có khối lượng 390 gam được thả chìm vào nước. Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3, nước là 1000 kg/m3. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu là bao nhiêu. Trong các kết quả sau, kết quả nào đúng?

A. FA = 50 N.

B. FA = 5,0 N.

C. FA = 0,50 N.

D. FA = 0,05N.

CÂU HỎI I.94

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = V.d.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Một thanh đồng và một thanh nhôm có khối lượng bằng nhau cùng được thả vào nước. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét lên hai thanh đồng và nhôm có khác nhau không. Nếu khác thì lực nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? (Biết khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3; của nhôm là 2700 kg/m3)

CÂU HỎI I.95

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = V.d.

− Trang số (trong chuẩn): 199

Page 183: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

183

CÂU HỎI:

Một quả cầu bằng kim loại đặc, được treo vào lực kế ngoài không khí lực kế chỉ 3,9 N, vẫn treo vật trên lực kế nhưng nhúng chìm quả cầu vào nước thì số đo của lực kế còn chỉ 3,4 N. Vậy quả cầu đó bằng kim loại gì? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

CÂU HỎI I.96

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Hình I.19

Hãy nêu một phương án thí nghiệm dùng cân đòn loại có móc treo quả cân và bình chia độ để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.

CÂU HỎI I.97

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Hình I.20

Page 184: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

184

Nêu phương án thí nghiệm dùng loại cân đòn có giá treo thăng bằng (loại đòn gánh) và bình tràn để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.

CÂU HỎI I.98

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Lực nào dưới đây không thực hiện công?

A. Trọng lực tác dụng lên vật đang rơi xuống.

B. Lực cản của không khí tác dụng lên vật đang chuyển động.

C. Trọng lực tác dụng lên một vật đang chuyển động theo phương nằm ngang.

D. Lực của gió làm lay lá cây.

CÂU HỎI I.99

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.

− Trang số (trong chuẩn): 199

CÂU HỎI:

Lực nào dưới đây thực hiện công?

A. Lực ma sát trượt tác dụng lên vật.

B. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật.

C. Trọng lực tác dụng lên vật đang nằm trên mặt bàn.

D. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật nặng treo trên giá.

Page 185: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

185

CÂU HỎI I.100

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được công thức A = F.s

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Một viên bi khối lượng 0,1 kg chuyển động đều với vận tốc 0,2 m/s trên mặt phẳng nằm ngang không có ma sát. Công của trọng lực đã thực hiện khi viên bi lăn được đoạn đường 2 m là:

A. 0 J. B. 0,2 J. C. 2 J. D. 4 J.

CÂU HỎI I.101

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Viết được biểu thức tính công. Nêu được đơn vị đo công.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Các biểu thức sau, biểu thức nào tính công?

A. Tích của độ lớn lực tác dụng với quãng đường dịch chuyển của vật.

B. Tích của công suất của thiết bị với thòi gian thực hiện công.

C. Tích của độ lớn lực tác dụng với vận tốc chuyển động của vật.

D. Tích của độ lớn lực tác dụng với thời gian thực hiện công.

CÂU HỎI I.102

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Viết được biểu thức tính công. Nêu được đơn vị đo công.

− Trang số (trong chuẩn): 200

Page 186: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

186

CÂU HỎI:

Những đơn vị sau, đơn vị nào có thể đo công?

A. N.m B. W.s

C. kW.h D. Cả ba đơn vị đo trên.

CÂU HỎI I.103

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu ví dụ minh hoạ.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng?

A. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công.

B. Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực.

C. Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về đường đi.

D. Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi.

CÂU HỎI I.104

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu ví dụ minh hoạ.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Một người công nhân dùng ròng rọc động để kéo một vật khối lượng 20 kg. Coi khối lượng ròng rọc và lực ma sát không đáng kể. Người đó phải kéo đầu dây một đoạn 12 m, lực kéo tối thiểu và độ cao nâng vật lên là:

A. 200 N và 12 m. B. 100 N và 6 m.

C. 200 N và 6 m. D.100 N và 12 m.

Page 187: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

187

CÂU HỎI I.105

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu ví dụ minh hoạ.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Người ta cần đưa một vật khối lượng 70 kg từ mặt đất lên độ cao 2 m bằng một mặt phẳng nghiêng dài 4 m, coi ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng không đáng kể. Lực kéo cần thiết là:

A. 280 N. B. 2800 N. C. 350 N. D. 3500 N.

CÂU HỎI I.106

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu ví dụ minh hoạ.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Sử dụng các máy đơn giản sau, loại máy nào không cho lợi về lực?

A. Ròng rọc cố định.

B. Ròng rọc động.

C. Hệ gồm một ròng rọc cố định, một ròng rọc động.

D. Mặt phẳng nghiêng.

CÂU HỎI I.107

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được công suất là gì. Viết được công thức tính công suất, nêu được đơn vị công suất.

− Trang số (trong chuẩn): 200

Page 188: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

188

CÂU HỎI:

Hai máy làm việc lần lượt trong các khoảng thời gian t1 và t2 sinh ra được hai công lần lượt là A1 và A2.

A. Nếu A1 = A2 và t1 < t2 thì máy thứ nhất có công suất nhỏ hơn.

B. Nếu A1 < A2 và t1 = t2 thì máy thứ nhất có công suất lớn hơn.

C. Nếu A1 > A2 và t1 > t2 thì máy thứ nhất có công suất lớn hơn.

D. Nếu A1 > A2 và t1 < t2 thì máy thứ nhất có công suất lớn hơn.

CÂU HỎI I.108

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được công suất là gì. Viết được công thức tính công suất, nêu được đơn vị công suất.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Một người đẩy một xe với một lực 300 N làm xe chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 5 m/s. Công suất của người đó thực hiện là:

A. 60 W. B. 1500 W.

C. 60 J. D. 1500 J.

CÂU HỎI I.109

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Trên một máy bơm nước có ghi 220 V – 600 W có nghĩa là khi làm việc bình thường

A. máy bơm sinh ra công 600 W trong thời gian 1 giây.

Page 189: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

189

B. máy bơm sinh ra công là 600 J trong thời gian 1 giây.

C. máy bơm sinh ra công suất 220 W trong thời gian 1 giây.

D. máy bơm sinh ra công là 220 J trong thời gian 1 giây.

CÂU HỎI I.110

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Công suất của một máy bơm nước là 500 W. Trong 1 giờ làm việc máy bơm thực hiện được một công là:

A. 500 J. B. 500 kJ. C. 1800 J. D. 1800 kJ.

CÂU HỎI I.111

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Một máy bơm có công suất điện P = 300 W, khi hoạt động có thể đưa được 3 m3 nước lên cao 15 m trong 40 phút.

Tính hiệu suất của máy bơm.

CÂU HỎI I.112

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.

− Trang số (trong chuẩn): 200

Page 190: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

190

CÂU HỎI:

Hai vật có khối lượng m1 và m2 (m1 > m2) đang chuyển động và có cùng động năng thì

A. tốc độ hai vật bằng nhau.

B. tốc độ vật có khối lượng m1 lớn hơn.

C. tốc độ vật có khối lượng m2 lớn hơn.

D. vật nào đang ở độ cao hơn thì có vận tốc lớn hơn.

CÂU HỎI I.113

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Hai vật có khối lượng m1 và m2 (m1 > m2) đang chuyển động và có cùng vận tốc thì

A. động năng hai vật bằng nhau.

B. động năng vật có khối lượng m1 lớn hơn.

C. động năng vật có khối lượng m2 lớn hơn.

D. vật nào đang ở độ cao hơn thì có động năng lớn hơn.

CÂU HỎI I.114 Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Hai vật có khối lượng m1 và m2 (m1 > m2) ở cùng một độ cao thì

Page 191: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

191

A. thế năng hai vật bằng nhau.

B. thế năng vật có khối lượng m1 lớn hơn.

C. thế năng vật có khối lượng m2 lớn hơn.

D. vật nào đang chuyển động với tốc độ hơn thì có thế năng lớn hơn.

CÂU HỎI I.115

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Hai vật có khối lượng m1 và m2 (m1 > m2) có cùng thế năng đối với mặt đất thì A. hai vật ở cùng một độ cao. B. vật có khối lượng m1 ở độ cao hơn vật kia. C. vật có khối lượng m2 ở độ cao hơn vật kia. D. chưa đủ điều kiện so sánh thế năng của hai vật.

CÂU HỎI I.116

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Những vật nào sau đây có thế năng đàn hồi? A. Một quả bóng đang bị đặt dưới một viên gạch. B. Sợi dây cao su đang kéo căng. C. Một thước nhựa đang bị uốn cong. D. Cả ba trường hợp trên.

Page 192: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

192

CÂU HỎI I.117

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Thế năng đàn hồi của một vật phụ thuộc vào

A. độ biến dạng của vật.

B. khối lượng của vật.

C. vị trí của vật đối với mặt đất.

D. vận tốc của vật.

CÂU HỎI I.118

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Một cần cẩu nâng một vật nặng theo phương thẳng đứng với tốc độ đều, trong quá trình này năng lượng của vật biến đổi thế nào?

A. Động năng tăng, thế năng giảm, cơ năng không đổi.

B. Động năng không đổi, thế năng tăng, cơ năng tăng.

C. Động năng giảm, thế năng tăng, cơ năng không đổi.

D. Động năng giảm, thế năng không đổi, cơ năng giảm.

CÂU HỎI I.119

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá:

Page 193: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

193

Nêu được vật có khối lượng càng lớn, tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn.

Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Một máy bay đang bay với một vận tốc không đổi và ở một độ cao không đổi so với mặt đất. Đối với người ở mặt đất thì hành khách trên máy bay

A. không có cơ năng.

B. chỉ có động năng.

C. chỉ có thế năng.

D. có cả thế năng và động năng.

CÂU HỎI I.120

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Khi vật rơi tới vị trí B thì thế năng gấp hai lần động năng. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm 100 J thì có giá trị bằng thế năng.

Tính thế năng của vật ở vị trí A.

Page 194: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

194

CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC

CÂU HỎI II.1

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nªu ®−îc c¸c nguyªn tö, ph©n tö chuyÓn ®éng

kh«ng ngõng. − Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Trong thí nghiệm của Brao, nguyên nhân các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng trong nước là: A. các hạt phấn hoa được thả trong nước nóng. B. giữa các hạt phấn hoa có khoảng cách. C. các phân tử nước chuyển động không ngừng va chạm vào các hạt

phấn hoa từ mọi phía. D. các hạt phấn hoa đều rất nhỏ nên chúng tự chuyển động hỗn độn

không ngừng giống như các phân tử.

CÂU HỎI II.2

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

− Trang số (trong chuẩn): 200

CÂU HỎI:

Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước. B. Sự tạo thành gió. C. Sự tăng nhiệt năng của vật khi nhiệt độ tăng. D. Sự hòa tan của muối vào nước.

Page 195: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

195

CÂU HỎI II.3

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

− Trang số (trong chuẩn): 201

CÂU HỎI:

Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng khuếch tán:

A. ép một lá nhôm với một lá vàng thì trên mặt lá nhôm có vàng, trên mặt lá vàng có nhôm.

B. nhìn qua ánh sáng có thể thấy sự chuyển động không ngừng của các hạt bụi.

C. nhìn qua kính hiển vi có thể nhìn thấy chuyển động của các vi sinh vật.

D. cục nước đá đang tan thành nước.

CÂU HỎI II.4

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

− Trang số (trong chuẩn): 201

CÂU HỎI:

Hiện tượng khuếch tán xảy ra khi đặt hai chất nào tiếp xúc nhau

A. chỉ khi hai chất cùng là chất lỏng.

B. chỉ khi hai chất cùng là chất khí.

C. chỉ khi hai chất cùng là chất rắn.

D. có thể xảy ra khi cho các chất rắn, lỏng, khí tiếp xúc nhau.

CÂU HỎI II.5

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.

Page 196: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

196

− Trang số (trong chuẩn): 201

CÂU HỎI:

Chỉ ra câu sai.

A. Nhiệt năng của một vật khác với động năng của nó.

B. Một vật chuyển động thì cơ năng của vật khác không và nhiệt năng của vật bằng không.

C. Một vật không chuyển động thì động năng của vật bằng không và nhiệt năng của nó khác không.

D. Nhiệt năng của mọi vật luôn khác không.

CÂU HỎI II.6

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.

− Trang số (trong chuẩn): 201

CÂU HỎI:

Nhiệt năng của một vật là:

A. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. năng lượng dưới dạng nhiệt của vật.

C. năng lượng của vật thu được khi bị nung nóng.

D. năng lượng thu được trong quá trình đốt cháy vật đó.

CÂU HỎI II.7

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

− Trang số (trong chuẩn): 201

Page 197: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

197

CÂU HỎI:

Trong trường hợp nào dưới đây đã sử dụng phương pháp truyền nhiệt để làm biến đổi nhiệt năng của vật?

A. Thiên thạch rơi vào tầng khí quyển trái đất bị nóng lên.

B. Hai bàn tay sát vào nhau bị nóng lên.

C. Quả trứng gà ngâm vào nước sôi bị nóng lên.

D. Khi cưa gỗ, lưỡi cưa bị nóng lên.

CÂU HỎI II.8

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

− Trang số (trong chuẩn): 201

CÂU HỎI:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào làm thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách thực hiện công?

A. Thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách thả nó vào trong ấm nước nóng.

B. Phun hơi nước sôi vào cục nước đá thì nước đá tan chảy.

C. Con dao bị nóng lên khi mài trên đá.

D. Nước đá được làm lạnh trong tủ lạnh.

CÂU HỎI II.9

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

− Trang số (trong chuẩn): 201

Page 198: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

198

CÂU HỎI:

Trong các ví dụ sau, ví dụ nào có sự truyền nhiệt làm thay đổi nhiệt năng của vật?

A. Khi cưa gỗ, lưỡi cưa bị nóng lên.

B. Khi tàu vũ trụ bay trở về Trái Đất, nhiệt độ vỏ tàu tăng lên.

C. Thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời làm nước nóng lên.

D. Dùng tay bẻ gấp đoạn dây đồng nhiều lần làm dây đồng nóng lên.

CÂU HỎI II.10

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

− Trang số (trong chuẩn): 201

CÂU HỎI:

Trong các cách truyền nhiệt sau, cách nào truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt?

A. Đun nóng ấm nước trên bếp ga.

B. Làm nóng cốc nước bằng cách đặt cạnh lò sưởi.

C. Nung nóng thanh sắt khi đưa vào bếp lò.

D. Mùa hè dùng quạt để làm mát.

CÂU HỎI II.11

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

− Trang số (trong chuẩn): 201

CÂU HỎI:

Đối lưu là hình thức truyền nhiệt

Page 199: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

199

A. của chất khí và chất lỏng.

B. của chất lỏng và chất rắn.

C. của chất rắn và chất khí.

D. của cả chất lỏng, chất khí và chất rắn.

CÂU HỎI II.12

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

− Trang số (trong chuẩn): 201

CÂU HỎI:

Khi nhiệt độ của vật tăng lên thì đại lượng nào sau đây của vật không thay đổi?

A. Động năng các phân tử. B. Thể tích của vật.

C. Khối lượng của vật. D. Khối lượng riêng của vật.

CÂU HỎI II.13

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

− Trang số (trong chuẩn): 201

CÂU HỎI:

Khi đun nước, lớp nước ở dưới được đun nóng đi lên phía trên là do

A. lớp nước ở dưới có vận tốc nhỏ.

B. lớp nước ở trên có vận tốc nhỏ.

C. lớp nước ở dưới có khối lượng riêng lớn hơn lớp nước ở trên.

D. lớp nước ở trên có khối lượng riêng lớn hơn lớp nước ở dưới.

Page 200: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

200

CÂU HỎI II.14

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu ®−îc định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.

− Trang số (trong chuẩn): 201

CÂU HỎI:

Khi giữa hai vật có sự truyền nhiệt thì đại lượng vật lí nào được truyền?

A. Nhiệt lượng

B. Nhiệt độ.

C. Nhiệt lượng và nhiệt độ.

D. Nhiệt dung.

CÂU HỎI II.15

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.

− Trang số (trong chuẩn): 201

CÂU HỎI:

Một miếng đồng và một miếng nhôm có cùng khối lượng và cùng nhiệt độ được thả vào một cốc nước nóng. Biết nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn nhiệt dung riêng của đồng. Gọi nhiệt lượng thu vào của đồng và nhôm thứ tự là Q1 và Q2, nhiệt độ của đồng và của nhôm khi có cân bằng nhiệt là t1 và t2 thì:

A. Q1 = Q2 và t1 = t2.

B. Q1 > Q2 và t1 < t2.

C. Q1 < Q2 và t1 = t2.

D. Q1 = Q2 và t1 > t2.

Page 201: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

201

CÂU HỎI II.16

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.

− Trang số (trong chuẩn): 201

CÂU HỎI:

Khi đun nóng một lượng nước thì:

A. Khối lượng riêng và nhiệt năng của nước tăng.

B. Khối lượng riêng và nhiệt năng của nước giảm.

C. Khối lượng riêng của nước giảm và nhiệt năng của nước tăng.

D. Khối lượng riêng của nước tăng và nhiệt năng của nước giảm.

CÂU HỎI II.17

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

− Trang số (trong chuẩn): 201

CÂU HỎI:

Cho hai vật tiếp xúc với nhau. Phát biểu nào sau đây là đúng.

A. Vật có nhiệt năng lớn luôn truyền nhiệt sang cho vật có nhiệt năng nhỏ.

B. Vật có nhiệt năng nhỏ luôn truyền nhiệt sang cho vật có nhiệt năng lớn.

C. Hai vật có cùng nhiệt năng không có sự truyền nhiệt.

D. Hai vật có cùng nhiệt năng vẫn có thể có sự truyền nhiệt từ vật này sang vật kia.

Page 202: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

202

CÂU HỎI II.18

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được công thức Q = m.c.Δt

− Trang số (trong chuẩn): 201

CÂU HỎI:

Biết nhiệt dung riêng các chất cNước> cDầu > cĐất.. Nếu nước, dầu, đất có cùng khối lượng và nhiệt độ ban đầu và hấp thụ một nhiệt lượng như nhau thì vật có nhiệt độ cao nhất là

A. nước. B. dầu.

C. đất. D. không xác định được.

CÂU HỎI II.19

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được phương trình cân bằng nhiệt giải một số bài toán đơn giản.

− Trang số (trong chuẩn): 201

CÂU HỎI:

Người ta trộn m1 = 400 g nước ở nhiệt độ t1 = 20 0C với m2 = 300 g nước ở nhiệt độ t2 = 30 0C và với m3 g nước ở nhiệt độ t3 = 60 0C thì nhiệt độ cuối của hỗn hợp là 40 0C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bên ngoài.

Tính khối lượng m3.

Page 203: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

203

ñPhaàn hai

AÙP AÙN

LỚP 8

CHƯƠNG I. CƠ HỌC

Câu I.1. D Câu I.2. C

Câu I.3.

(a) chuyển động. (b) đứng yên.

(c) chuyển động. (d) đứng yên. (e) tương đối.

Câu I.4. Cả hai bạn đều có lí khi đưa ra lời nhận xét về sự chuyển động và đứng yên của người lái xe. Tuy nhiên các bạn đều nói chưa chính xác là người lái xe chuyển động hay đứng yên như thế nào vì chưa chỉ ra được vật chọn làm mốc. – Theo Việt người lái xe đang chuyển động thì phải nói đầy đủ là

chuyển động so với vật làm mốc là cây cối, nhà cửa ven đường. – Còn như Nga nói rằng người lái xe đang đứng yên thì phải chỉ rõ là

đang đứng yên so với chiếc xe ôtô và xe ôtô lúc này được chọn là vật làm mốc.

Câu I.5. B Câu I.6. D

Câu I.7.

– Ôtô đứng yên so với hành khách, chuyển động với mặt đường và hàng cây ven đường.

– Hành khách đứng yên so với ôtô; chuyển động so với mặt đường và hàng cây ven đường.

– Mặt đường đứng yên so với hàng cây; chuyển động so với ôtô và hành khách.

– Hàng cây đứng yên so với mặt đường; chuyển động so với ôtô và hành khách.

Page 204: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

204

Câu I.8. C Câu I.9. C Câu I.10. B

Câu I.11.

1) 36 km/h = 10 m/s.

2) 6 m/s = 21,6 km/h

3) 18 km/h = 5 m/s

4) 75 cm/s = 2,7 km/h = 0,75 m/s.

5) 126 km/h = 35 m/s = 3500 cm/s.

Câu I.12. B Câu I.13. C

Câu I.14.

Chiều dài quãng đường từ nhà đến trường là :

s = s1 + s2 = 1,5 + 1 = 2,5 km

Thời gian để đi hết toàn bộ quãng đường từ nhà đến trường là:

t = t1 + t2 = 10 + 5 = 15 phút ; đổi thành 0,25 h

Áp dụng công thức :

vtb = s 2,5t 0,25

= = 10 km/h.

Câu I.15.

Đổi 15m/s = 54 km/h.

1) Tính quãng đường mà ôtô đi được trong 5 giờ :

Áp dụng công thức : v = st

⇒ s = v.t = 54.5 = 270 km

2) Dựa vào tốc độ trung bình không thể xác định được vị trí chính xác của ôtô sau khi đi được 2 giờ vì tốc độ trung bình trên các quãng đường khác nhau thì có thể sẽ có các giá trị khác nhau.

Câu I.16. D Câu I.17. C

Câu I.18.

– Chuyển động của ôtô trên quãng đường Hà Nội đi Thanh Hoá là chuyển động không đều. Vì trong quá trình chuyển động tốc độ của

Page 205: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

205

ôtô có lúc bị thay đổi: khi gặp đoạn đường vắng, xa khu dân cư, đường rộng bằng phẳng, xe ôtô được phép đi với tốc độ cao, khi đi qua khu dân cư hoặc đường hẹp xe phải đi với tốc độ chậm hơn.

– Khi nói ôtô chuyển động trên quãng đường Hà Nội – Thanh Hoá với tốc độ 50 km/h là đã nói đến tốc độ trung bình.

Câu I.19. B

Câu I.20.

Đổi : 500 m = 0,5 km ; 15 phút = 0,25 h ; 12 phút = 0,2 h.

Chiều dài quãng đường từ nhà đến trường là :

s = s1 + s2 = 0,5 + 1,5 = 2 km

Thời gian để đi hết quãng đường là :

t = t1 + t2 = 0,25 + 0,2 = 0,45 giờ

Từ công thức :

vtb = s 2t 0,45

= 4,45 km/h.

Câu I.21.

Đổi : 5 phút = 1 h12

và 3500 m = 3,5 km.

Tốc độ bạn thứ nhất là : 11

1

s 0,5v1t

12

= = = 6 km/h

Tốc độ bạn thứ hai là : 22

2

s 3,5vt 0,5

= = = 7 km/h

Vậy : v2 > v1 ⇒ bạn thứ hai đi nhanh hơn.

Câu I.22.

Thời gian để xe đi quãng đường từ X → A là:

vXA = XA XA

XA

s s 138tt v 46

⇒ = = = 3 giờ

Page 206: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

206

Vậy để xe đi từ Y đến A cùng lúc với xe trên thì xe này cũng phải đi trong thời gian 3 giờ.

Do vậy tốc độ của xe thứ hai này là : vYA = YAs 120t 3

= = 40 km/h

Câu I.23. B

Câu I.24. 1) Thời gian chạy hết quãng đường của Bình là : t1= 2 + 3 + 3,5 + 3,5 + 4 = 16 s Thời gian chạy hết quãng đường của Việt là : t2 = 1,5 + 2 + 2,5 + 3 + 3,5 = 12,5 s Tốc độ trung bình của Bình là :

1100v 6,25 m / s16

= =

Tốc độ trung bình của Việt là : 2100v 8 m / s12,5

= =

2) v2 > v1 ⇒ Bạn Việt chạy nhanh hơn bạn Bình.

Câu I.25. C

Câu I.26. – Đoạn đường thứ hai là: s2 = s – s1= 10,5 – 4 = 6,5 km – Thời gian đi hết cả quãng đường là: t = t1 + t2 = 1 + 2 = 3 h

Tốc độ trên đoạn đường thứ nhất : 11

1

s 4v 4 km / ht 1

= = =

Tốc độ trên đoạn đường thứ hai : 22

2

s 6,5v 3,25 km / ht 2

= = =

Tốc độ trên cả quãng đường : s 10,5v 3,5 km / ht 3

= = =

Page 207: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

207

Câu I.27.

Đổi 2 phút = 1 h30

; 600 m = 0,6 km ; 20 phút = 1 h3

a. Tốc độ trung bình của Linh 11

1

s 0,6v 18 km / h1t30

= = = ;

Tốc độ trung bình của Hằng : 22

2

s 7,5v 15 km / ht 0,5

= = =

Vậy Linh đi nhanh hơn Hằng.

b. Quãng đường sau 20 phút của Linh : s1 = v1.t1 = 18. 1 6 km3

=

Quãng đường sau 20 phút của Hằng : s2 = v2.t2 = 15. 1 5 km3

=

⇒ s1 – s2 = 6 – 5 = 1 km.

Vậy hai bạn cách nhau 1 km sau 20 phút khởi hành.

Câu I.28.

Thời gian đi hết quãng đường thứ nhất của An là:

t1 = 10 + 2 = 12 phút = 1 h5

Thời gian đi hết quãng đường thứ hai của An là:

t2 = 7 + 1 = 8 phút = 2 h15

Thời gian đi hết cả đoạn đường là : 12 + 8 = 20 phút = 1 h3

Tốc độ trung bình trên quãng đường thứ nhất : 11

1

s 2v 10 km / h1t5

= = =

Tốc độ trung bình trên quãng đường thứ hai : 22

2

s 1v 7,5 km / h2t

15

= = =

Page 208: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

208

Tốc độ trung bình trên cả đoạn đường là: s 3v 9 km / h1t3

= = =

Câu I.29. Giả sử gọi quãng đường phải đi là s, khi ấy thời gian để đi hết cả đoạn đường và mỗi nửa quãng đường là t; t1; t2.

Từ công thức s sv tt v

= ⇒ = và 11

st2v

= ; 22

st2v

=

mà t = t1 + t2 ⇒ 1 2

s s sv 2v 2v

= + chia cả hai vế của biểu thức với s2

ta có:

1

1 2 2 1 1

2v v2 1 1 1 2 1v v v v v v v v

−= + ⇒ = − =

12

1

v .v 48.32v2v v 2.48 32

⇒ = = =− −

F 550p' 25000

= = .

Câu I.30. Gọi quãng đường tổng cộng xe phải đi là s và thời gian đi từng đoạn đường là t1; t2; t3.

Thời gian để đi hết 1/3 đoạn đường đầu là : 1 11 1

s sv t3t 3v

= ⇒ =

Thời gian để đi hết 1/3 đoạn đường tiếp theo là : 2 22 2

s sv t3t 3v

= ⇒ =

Thời gian để đi hết 1/3 đoạn đường cuối là : 3 33 3

s sv t3t 3v

= ⇒ =

Thời gian đi hết quãng đường s là :

t = t1 + t2 + t3 = 1 2 3 2 31

s s s s 1 1 13v 3v 3v 3 v vv

⎛ ⎞+ + = + +⎜ ⎟⎜ ⎟

⎝ ⎠

Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là:

1 2 3TB

1 2 2 3 3 1

1 2 3

3v v vs svt v v v v v vs 1 1 1

3 v v v

= = =+ +⎛ ⎞

+ +⎜ ⎟⎝ ⎠

Page 209: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

209

Vậy : TB3.56.64.32 344064v 43 km/h.

56.64 64.32 32.56 8000= = =

+ +

Câu I.31. D Câu I.32. D

Câu I.33.

– Vật A: hai lực cùng phương, cùng điểm đặt, ngược chiều, cường độ bằng nhau ( FA= F'A) ⇒ Vật A đứng yên.

– Vật C: hai lực cùng phương, cùng điểm đặt, ngược chiều, cường độ không bằng nhau (FC < F'C) ⇒ Vật C chuyển động từ trái qua phải.

Câu I.34.

– Ở hình A lực tác dụng cùng hướng với tốc độ, có nghĩa là lực tác dụng cùng hướng với hướng chuyển động của xe A, do vậy lực FA tác dụng làm cho tốc độ của xe A tăng lên.

– Ở hình B lực tác dụng lại ngược hướng với tốc độ, có nghĩa là ngược với hướng chuyển động của xe B, do đó lực FB có tác dụng cản trở chuyển động của xe B nên nó làm cho tốc độ của xe B bị giảm.

Câu I.35.

1. Vì chiếc xe đang chuyển động đều cho nên các lực F1 và F2 tác dụng lên vật là lực cân bằng, cùng phương, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau, nên: F1 = F2 = 50 N

2. Giả sử lực F2 mất đi (bằng 0) thì dưới tác dụng của lực F1 vật khi ấy sẽ bị thay đổi vận tốc. Có thể xảy ra 2 trường hợp như sau:

– Nếu lực F1 cùng hướng với chuyển động ban đầu của xe thì vận tốc của xe sẽ tăng dần lên.

– Nếu lực F1 ngược hướng với chuyển động ban đầu của xe thì vận tốc của xe sẽ giảm dần.

Câu I.36. C Câu I.37. C

Câu I.38.

Hình A: Lực FA có phương nằm ngang, chiều trái sang phải, điểm đặt tại vật, cường độ 10 N.

Page 210: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

210

Hình B: Lực FB có phương thẳng đứng, chiều dưới lên, điểm đặt tại vật, cường độ 5 N.

Hình C: Lực FC có phương hợp với phương nằm ngang một góc 450, chiều từ dưới lên, từ trái qua phải, điểm đặt tại vật, cường độ 15 N.

Câu I.39.

m = 3 tấn = 3000 kg ⇒ P = 30000 N

Khi xe đang chuyển động trên mặt đường chịu tác dụng đồng thời của các lực sau:

– Lực kéo của máy theo phương nằm ngang.

– Lực cản theo phương nằm ngang ngược chiều với lực kéo.

– Trọng lực của xe theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống.

– Lực nâng (phản lực) của mặt đường theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên.

Trong đó : FK > FC

P = FN

10000 N 1 cm

Câu I.40. C Câu I.41. B

Câu I.42.

1. Khi lực kế chỉ được treo một vật: lúc này các lực tác dụng lên vật gồm trọng lượng P của vật và lực F đàn hồi của lò xo lực kế, do vật treo đã

Page 211: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

211

nằm yên nên các lực này cân bằng nhau và có cường độ bằng số chỉ của lực kế; tức là : F = P = 4 N

2. Khi chỉ có một vật ta có P1 = 4 N = 10.m1 ⇒ m1 = 4 0,4 kg10

=

Khi móc thêm vật thứ 2 thì số chỉ của lực kế cho biết tổng trọng lượng của cả 2 vật, do vậy ta có :

P1 + P2 = (m1 + m2) = 5N

⇒ (m1 + m2) = 5 0,5 kg10

=

Vậy khối lượng vật thứ 2 là : m2 = 0,5 kg – 0,4 kg = 0,1 kg.

Câu I.43.

m = 0,4 kg ⇒ P = 10m = 10.0,4 = 4 N.

– Vì trọng lượng của khối gỗ P = 4 N, vì vậy để cân bằng mặt bàn tác dụng một lực nâng bằng trọng lượng, do đó P = FN = 4 N.

– Lực kéo có độ lớn FK = 8 N vì vật đang chuyển động đều nên mặt bàn tác dụng một lực cản có độ lớn bằng lực kéo, do đó : FK = FC = 8 N.

Câu I.44. D

Câu I.45.

Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.

Page 212: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

212

Câu I.46.

Bạn Hùng nói do quán tính là đúng nhưng chưa giải thích cụ thể từng trường hợp: quán tính là tính chất giữ nguyên tốc độ khi chưa có lực tác dụng. Giả sử thân thể người được chia thành hai phần: phần đầu và phần chân.

– Khi bị vấp ngã người bị ngã chúi về phía trước là do: khi ta đang đi (chuyển động) cả phần đầu và phần chân có cùng một tốc độ. Khi vấp, chân bị giữ lại đột ngột (dừng lại) nhưng phần đầu vẫn "giữ nguyên tốc độ" nên bị ngã về đằng trước.

– Khi đi đường trơn bị ngã về phía sau là do khi trơn phần chân đột ngột tăng tốc trong khi ấy phần đầu vẫn muốn "giữ nguyên tốc độ" bình thường nên người sẽ bị ngã về đằng sau.

Câu I.47.

a) Diễn viên xiếc khi ngồi trên ngựa đang phi đột nhiên nhảy lên cao thì theo quán tính người đó vẫn tiếp tục chuyển động về phía trước, do vậy khi rơi xuống vẫn trúng lưng ngựa.

b) Động tác hắt cốc nước cũng giống như động tác vẩy mực, khi hắt tay đột ngột dừng lại nên cặn nước và nước theo quán tính tiếp tục chuyển động về phía trước và văng ra khỏi cốc.

Câu I.48. D Câu I.49. C Câu I.50. C

Câu I.51.

a) Lực ma sát lăn ở cả 4 bánh xe và các bánh răng là:

250. 4 + 200 N = 1200 N

Để xe ôtô chuyển động đều thì lực kéo của xe phải cân bằng với lực ma sát, do vậy lực kéo của xe phải có độ lớn Fkéo= 1200 N.

b) Khi lực kéo tăng lên (Fkéo > 1200 N) thì xe ôtô chuyển động nhanh lên (tốc độ tăng).

c) Khi lực kéo giảm đi (Fkéo < 1200 N) thì xe ôtô chuyển động chậm dần (tốc độ giảm).

Page 213: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

213

Câu I.52.

Câu I.53. C

Câu I.54.

Tỉ xích : 5 N ứng 1 cm

Câu I.55.

50 N

1 cm

Câu I.56. B Câu I.57. D Câu I.58. A

Câu I.59.

Động tác kẹp quả tạ vào cổ và quay người xoay tròn với tốc độ ngày càng lớn nhằm làm cho quả tạ chuyển động nhanh với tốc độ lớn, sau đó đột ngột phóng tay, do có quán tính lớn cộng với lực đẩy của tay sẽ làm quả tạ bay đi xa hơn, nhằm nâng cao thành tích thể thao.

Page 214: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

214

Câu I.60. C Câu I.61. D Câu I.62. C

Câu I.63.

Các trường hợp 1; 2; 3 là các trường hợp tăng ma sát có lợi vì:

+ Lốp xe ôtô, xe máy phải được xẻ rãnh để tăng lực bám xuống mặt đường khi xe chuyển động, nếu ma sát giữa lốp xe và mặt đường quá nhỏ sẽ rất nguy hiểm vì không điều khiển được xe.

+ Rắc cát hoặc xỉ than lên mặt đường đất vào lúc trời mưa để tăng ma sát khi đi không bị trơn.

+ Vỏ bao diêm phải có bề mặt nhám, sần sùi để khi quẹt que diêm sẽ có ma sát giữa vỏ thuốc và đầu que diêm tạo ra sự cọ xát gây cháy thuốc diêm.

Các trường hợp 4; 5 là các trường hợp giảm ma sát có hại vì:

+ Tra dầu mỡ vào xích, líp xe đạp giảm ma sát giữa các phần chuyển động nhằm cho chuyển động nhẹ nhàng, tránh hao mòn chi tiết.

+ Các trục chuyển động trong máy móc phải được lắp ổ bi để biến ma sát trượt thành ma sát lăn có tác dụng giảm ma sát tới vài chục lần.

Câu I.64. C Câu I.65. D Câu I.66. B

Câu I.67.

– Mũi kim, mũi dùi có cấu tạo đầu rất nhọn nhằm mục đích làm cho diện tích bề mặt tiếp xúc của chúng rất nhỏ khi làm việc, vì vậy chỉ cần tác dụng một áp lực nhỏ vừa đủ cũng có thể gây ra một áp suất lớn do đó chúng có thể xuyên vào các vật khác một cách dễ dàng.

– Chân bàn, ghế thường có đế mở rộng nhằm làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với nền nhà, do vậy khi bàn ghế chịu tác dụng của áp lực lớn thì cũng không bị lún xuống nền nhà.

Câu I.68.

– Trong cả 2 vị trí A và B áp lực tác dụng lên mặt bàn là như nhau vì trọng lượng của cả 2 khối hộp là bằng nhau.

Page 215: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

215

– Từ công thức tính áp suất p = FS

Ta thấy trường hợp B diện tích tiếp của khối hộp với mặt bàn là nhỏ hơn nên áp suất của khối hộp tác dụng lên mặt bàn là lớn hơn.

Câu I.69.

Khi người thợ lặn phải làm việc dưới đáy nước, do trong lòng chất lỏng (nước) có áp suất, mà càng xuống sâu (chiều cao cột nước tăng) thì áp suất càng lớn, do vậy để bảo vệ cơ thể, chống lại áp suất trong lòng nước gây ra làm nguy hiểm cho con người thì người thợ lặn phải mặc một bộ quần áo giáp có tác dụng ngăn cản áp suất của nước tác dụng lên cơ thể con người.

Câu I.70. D

Câu I.71. Do có sự tồn tại của áp suất khí quyển, cho nên khi úp ngược cốc nước xuống mà áp lực của không khí tác dụng từ phía dưới đã đẩy tờ giấy lên do vậy tờ giấy không bị rơi xuống.

Câu I.72.

Khi ta bơi hoặc lặn thì khi ấy người ta sẽ chìm ở dưới nước cho nên cơ thể của ta sẽ chịu một áp lực gây ra bởi chiều cao của cột nước, do vậy ta thường có cảm giác bị tức ngực, cảm giác này càng tăng lên khi ta càng lặn xuống sâu.

Câu I.73. D Câu I.74. D

Câu I.75.

Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương, không chỉ ở đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng. Tại các điểm có độ sâu bằng nhau thì áp suất chất lỏng có độ lớn bằng nhau.

Câu I.76. Vì hai lượng nước ở hai bình có thể tích bằng nhau nên có : V1 = V2

từ: V1 = S1.h1 và V2 = S2.h2 ⇒ S1.h1 = S2.h2

Page 216: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

216

mà: S1 = 2S2 ⇒ h2 = 2h1 hay 1 21h h2

=

Từ công thức tính áp suất trong lòng chất lỏng : p = h.d Áp suất ở đáy bình 1 là : p1 = d.h1

Vậy tại điểm trong bình 2 muốn có p2 = p1= d.h1 = d. 21 h2

. Đó là điểm có

độ cao bằng 12

cột nước trong bình 2.

Câu I.77. D Câu I.78. C Câu I.79. C

Câu I.80. B

Câu I.81. Đổi S1 = 10 cm2 = 10–2 m2

Từ công thức : p = 1

fS

⇒ f = p.S1 = 5000000.10–2 = 50000 N

Áp suất p gây ra lên pít tông nhỏ được truyền đi nguyên vẹn tới pít tông lớn nên ta có :

p = 2

fS

⇒ S2 = Fp

= 10000005000000

= 0,2 m2 = 200 cm2

Câu I.82. C Câu I.83. D

Câu I.84.

+ Khi treo vật ngoài không khí, khi ấy các lực tác dụng lên vật bao gồm trọng lực P của vật hướng xuống dưới và lực đàn hồi lò xo của lực kế là F hướng lên. Khi ấy vật sẽ cân bằng :

P = F (1)

+ Khi treo vật vào lực kế và lại nhúng chìm hoàn toàn vật trong nước, các lực tác dụng lên vật lúc này bao gồm: trọng lực P của vật hướng xuống, lực đẩy Ác-si-mét FA hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng và lực đàn hồi của lò xo lực kế F1 hướng lên. Khi vật đã cân bằng:

P = F1 + FA ⇒ F1 = P – FA (2)

Page 217: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

217

Từ (1) và (2) ta nhận thấy F1 < F ; sở dĩ có sự khác nhau như vậy vì khi nhúng vật vào nước; nước đã đẩy vào vật một lực thẳng đứng từ dưới lên có độ lớn bằng trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ nên số đo của lực kế giảm đi.

Câu I.85. D Câu I.86. A

Câu I.87. Đổi 10 cm = 0,1 m Thể tích của chiếc hộp là : V= a3 = (0,1)3 = 0, 001 m3.

Thể tích phần nước bị hộp chiếm chỗ là : V' = V 0,0012 2

= = 0,0005 m3.

Trọng lượng phần nước bị hộp chiếm là : PN = d.V' = 10000. 0,0005 = 5 N. Mà : FA = PN = 5 N (lực đẩy Ác-si-mét lên hộp bằng trọng lượng phần nước hộp chiếm chỗ)

Câu I.88. Đổi: m = 4 tấn = 4000 kg ⇒ PH = 40000 N S = 8 cm2 = 0,0008 m2 – Tổng áp lực cả xe và hàng lên mặt đường là: F = PX + PH = 50000 + 40000 = 90000 N – Tổng diện tích tiếp xúc 6 bánh lên mặt đường là: S = 0,0008. 6 = 0,0048 m2 – Áp suất của xe tác dụng lên mặt đường là:

p = F 90000S 0,0048

= = 18750000 N/m2

Câu I.89. Đổi: m = 55 kg ⇒ F = 550 N S = 1 dm2 = 0,01 m2

Page 218: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

218

– Áp suất do Việt tác dụng lên mặt đất là: p = F 5502S 2.0,01

= = 27500 N/m2

Vậy áp suất do Việt tác dụng lên mặt đất lớn hơn áp suất mà mặt đất chịu được nên chân Việt sẽ bị lún sâu vào mặt đất.

– Từ công thức: p' = FS'

⇒ S' = F 550p' 25000

= = 0,022 m2

Vậy diện tích mỗi đế giày tối thiểu mà Việt phải đi để không bị lún vào mặt đất kể trên là:

S 0,0222 2

= = 0,011 m2 hay bằng 1,1 dm2

Câu I.90.

Áp dụng công thức tính p = hd ta có:

– Áp suất lên điểm A là: pA = ha.dn = 0,6.10000 = 6000 pa

– Áp suất lên điểm B là: pB = (h – hb).dn = (1 – 0,4).10000 = 6000 pa

Câu I.91.

D = 1030 kg/m3 ⇒ d = 10300 N/m3

Áp suất tác dụng lên vỏ tàu khi ở độ sâu h1 = 300 m là:

p1 = h1.d = 300.10300 = 3090000 N/m2.

Nếu tàu lặn sâu thêm 50 m nữa thì, độ tăng thêm của áp suất là:

p' = h'.d = 50.10300 = 515000 N/m2.

Vậy áp suất tác dụng lên vỏ tàu lúc này là:

p = p1 + p' = 3090000 + 515000 = 3605000 N/m2.

Câu I.92.

Dnước = 1000 kg/m3 ⇒ dnước = 10000 N/m3

Dthuỷ ngân = 13600 kg/m3 ⇒ dthuỷngân = 136000 N/m3

– Áp suất trong lòng thuỷ ngân ở độ sâu 0,5 m là :

pt = h.dt = 0,5.136000 = 68000 N/m2

Vậy so sánh pt > p ⇒ vỏ quả cầu sẽ bị ép lõm vào.

Page 219: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

219

– Để quả cầu cũng bị ép lõm khi nhúng vào nước thì áp suất trong lòng nước cũng phải bằng áp suất trong lòng thuỷ ngân: pn = pt = 68000 N/m2

Từ: pn = hn.dn ⇒ hn = n

n

p 68000h 10000

= = 6,8 m.

Vậy độ sâu tối thiểu khi nhúng vào nước phải là 6,8 m.

Câu I.93. B

Câu I.94. Gọi khối lượng riêng của đồng là D1 khối lượng riêng của nhôm là D2; lập

tỉ số : 1

2

D 8900D 2799

= 3,3

⇒ D1 ≈ 3D2

– Từ công thức D = mV

nếu m1 = m2 và D1 ≈ 3D2 thì V2 ≈ 3V1 tức là thể

tích của thanh nhôm gần gấp 3 lần thể tích của thanh đồng cùng khối lượng. Nên chiếm một thể tích nước gần gấp 3 lần thanh đồng. – Từ công thức tính lực đẩy Ác-si-mét F = d.V ta có : với thanh đồng có: F1 = d.V1 với thanh nhôm có: F2 = d.V2 mà với V2 ≈ 3V1 nên F2 ≈ 3F1. Vậy lực đẩy Ác-si-mét lên thanh nhôm lớn hơn thanh đồng và lớn hơn gần 3 lần.

Câu I.95.

Khi nhúng quả cầu vào nước do có lực đẩy Ác-si-mét nên số chỉ lực kế giảm.

Ta có : FA = P – F = 3,9 – 3,4 = 0,5 N.

Mà : FA = d.Vnước ⇒ Vnước = AF 0,5 0,00005d 10000

= = m3.

Khi quả cầu nhúng chìm thì nó chiếm một thể tích nước bằng thể tích của quả cầu nên ta có:

Page 220: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

220

Vnước = Vquả cầu = 0,00005 m3.

Từ công thức tính trọng lượng: Pquả cầu = dquả cầu.Vquả cầu

⇒ dquả cầu =3,9

0,00005quaû caàu

quaû caàu

P= =

V78000 N/m3.

Vậy quả cầu kim loại đó bằng sắt.

Câu I.96.

Câu I.97.

Câu I.98. C Câu I.99. A Câu I.100. A

Câu I.101. B Câu I.102. D Câu I.103. A

Câu I.104. B Câu I.105. C Câu I.106. A

Câu I.107. D Câu I.108. B Câu I.109. B

Câu I.110. D

Câu I.111

Công thực hiện khi đưa 3 m3 nước lên độ cao 15 m:

A1 = 10.3000.15 = 450.000 J

Công máy bơm thực hiện trong 40 phút:

A = P.t = 300.2400 = 720.000 J

Page 221: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

221

Hiệu suất của máy bơm:

H = A1 : A % = 62,5%

Câu I.112. C Câu I.113. B Câu I.114. B

Câu I.115. C Câu I.116. D Câu I.117. A

Câu I.118. B Câu I.119. D

Câu I.120.

Tại B thì thế năng của vật bằng 2/3 cơ năng.

Tại C thì thế năng bằng 1/2 cơ năng.

Như vậy, 1/6 cơ năng bằng 100 J.

Suy ra cơ năng hay thế năng của vật ở vị trí ban đầu là 600 J.

CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC

Câu II.1. C Câu II.2. B Câu II.3. A

Câu II.4. D Câu II.5. B Câu II.6. A

Câu II.7. C Câu II.8. C Câu II.9. C

Câu II.10. B Câu II.11. A Câu II.12. C

Câu II.13. D Câu II.14. C Câu II.15. C

Câu II.16. C Câu II.17. D Câu II.18. C

Câu II.19.

1 1 2 212

1 2

12 12 3 3 3

12 3 3

3

m t m t 0,4.20 0,3.30 17tm m 0,4 0,3 0,7

m t m t 17 60mt 40m m 0,7 m

m 550 g

+ += = =

+ ++ +

= = =+ +

⇒ =

Page 222: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

222

CLÔÙP 9

Phaàn moät

AÂU HOÛI

CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC

CÂU HỎI II.1

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.

− Trang số (trong chuẩn): 48*

CÂU HỎI:

Cách nào sau đây có thể phát hiện ra một thanh kim loại có phải là nam châm hay không? A. Đưa thanh kim loại cần kiểm tra đến gần một cái đinh sắt. B. Nung thanh kim loại và kiểm tra nhiệt độ của thanh. C. Tìm hiểu cấu tạo của thanh kim loại. D. Đo thể tích và khối lượng của thanh kim loại.

CÂU HỎI II.2

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.

− Trang số (trong chuẩn): 48 * Xem chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban hành kèm theo Quyết định số

16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Page 223: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

223

CÂU HỎI:

Nam châm vĩnh cửu không hút được những vật nào sau đây?

A. Sắt. B. Niken. C. Nhôm. D. Côban.

CÂU HỎI II.3

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.

− Trang số (trong chuẩn): 48

CÂU HỎI:

Kim nam châm (thanh nam châm) tự do, khi đã nằm cân bằng thì trục của nó theo hướng:

A. nam – bắc.

B. đông – tây.

C. tây bắc – đông nam.

D. đông bắc – tây nam.

CÂU HỎI II.4

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.

− Trang số (trong chuẩn): 48

CÂU HỎI:

Đưa hai cực cùng tên của hai nam châm bất kì lại gần nhau thì thấy chúng

A. hút nhau. B. không hút, không đẩy.

C. đẩy nhau. D. lúc hút, lúc đẩy.

Page 224: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

224

CÂU HỎI II.5

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.

− Trang số (trong chuẩn): 48

CÂU HỎI:

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây.

a) Khi đưa cực từ của hai nam châm lại gần nhau thì chúng .........(1)........... nếu các cực từ cùng tên; chúng ...........(2).......... nếu các cực từ khác tên.

b) Thanh nam châm nào cũng có hai cực từ. Khi để tự do, cực từ luôn chỉ hướng........(3)....... gọi là cực từ Bắc, cực từ luôn chỉ.......(4)....... gọi là cực từ Nam.

CÂU HỎI II.6

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.

− Trang số (trong chuẩn): 48.

CÂU HỎI:

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây.

Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực ...(1)...... và đẩy nhau nếu các cực .......(2)............

CÂU HỎI II.7

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn.

− Trang số (trong chuẩn): 48

Page 225: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

225

CÂU HỎI:

Phát biểu nào sau đây khi nói về la bàn là sai?

A. La bàn gồm một hộp chứa một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục đặt ở tâm của đường tròn chia độ của mặt số có vạch các hướng nam, bắc, đông, tây.

B. Là một dụng cụ để xác định phương hướng. Mặt số của la bàn có thể quay độc lập với kim nam châm.

C. Khi xem hướng thì đặt kim nam châm trên mặt phẳng nằm ngang và xoay mặt số sao cho trục kim nam châm trùng với hướng nam – bắc của mặt số.

D. Khi xem hướng thì đặt kim nam châm trên mặt phẳng nằm ngang và xoay mặt số sao cho trục kim nam châm trùng với hướng tây – đông của mặt số.

CÂU HỎI II.8

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn.

− Trang số (trong chuẩn): 48

CÂU HỎI:

La bàn là gì? Hãy trình bày cấu tạo và hoạt động của la bàn.

CÂU HỎI II.9

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được thí nghiệm của Ơ−xtét để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Từ thí nghiệm của Ơc-xtét, người ta có thể khẳng định là

A. dòng điện sinh ra từ trường.

Page 226: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

226

B. hạt mang điện sinh ra từ trường.

C. vật nhiễm điện sinh ra từ trường.

D. dây dẫn điện sinh ra từ trường.

CÂU HỎI II.10

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được thí nghiệm của Ơ-xtét để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Làm thế nào để nhận biết được dây dẫn có dòng diện đi qua mà trong tay chỉ có la bàn?

CÂU HỎI II.11

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được thí nghiệm của Ơ-xtét để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Một dòng điện đi qua một đường dây chôn ngầm ngay sát mặt đất có làm lệch một kim nam châm đặt ngay trên mặt đất chỗ chôn dây điện không?

CÂU HỎI II.12

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được thí nghiệm của Ơ-xtét để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm của Ơ-xtét là sai?

Page 227: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

227

A. Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần đó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ,

B. Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường.

C. Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.

D. Tại mọi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.

CÂU HỎI II.13

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Lõi sắt trong nam châm điện có tác dụng nào sau đây?

A. Làm cho nam châm được chắc chắn.

B. Làm tăng từ trường của ống dây.

C. Làm nam châm được nhiễm từ vĩnh viễn.

D. Làm giảm từ trường của ống dây.

CÂU HỎI II.14

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ.

− Trang số (trong chuẩn): 49

Page 228: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

228

CÂU HỎI:

Chọn những cụm từ thích hợp trong dấu ngoặc đơn (tác dụng, lõi sắt non, mất hết, lõi thép, vẫn còn) điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây để mô tả cấu tạo và hoạt động của một nam châm điện.

Nam châm điện gồm một ống dây dẫn quấn quanh một ............(1)........ Nếu ngắt dòng điện trong ống dây thì nam châm điện không còn ........(2).........vì lúc đó lõi sắt non đã .........(3)....... từ tính.

CÂU HỎI II.15

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Tại sao cho lõi sắt vào trong lòng một ống dây điện có dòng điện chạy qua thì tác dụng từ của ống dây lại tăng lên? Nếu dùng một lõi đồng thì tác dụng từ của ống dây có tăng lên không? Tại sao?

CÂU HỎI II.16

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Quy tắc nắm tay phải dùng để

A. xác định cường độ dòng điện của ống dây có dòng điện chạy qua.

B. xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.

C. xác định kích thước của ống dây có dòng điện chạy qua.

D. xác định chiều tác dụng của ống dây có dòng điện chạy qua.

Page 229: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

229

CÂU HỎI II.17

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Phát biểu nào sau đây về vận dụng quy tắc nắm tay phải là đúng?

A. Nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

B. Nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ bên ngoài ống dây.

C. Nắm bàn tay phải, khi đó bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều đường sức từ bên trong lòng ống dây.

D. Nắm bàn tay phải, khi đó ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.

CÂU HỎI II.18

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Phát biểu quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.

Page 230: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

230

CÂU HỎI II.19

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Thiết bị nào dưới đây không sử dụng nam châm điện?

A. La bàn. C. Rơle điện từ.

B. Loa điện. D. Chuông điện.

CÂU HỎI II.20

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Hãy ghép nội dung của mỗi thành phần 1, 2, 3, 4 trong cột A với mỗi thành phần a, b, c, d, e trong cột B để được câu phát biểu đúng.

A B

1. Rơle điện từ gồm có nam châm điện mắc trong mạch điện

a. dùng để xác định phương hướng trên mặt đất.

2. La bàn gồm một kim nam châm nằm linh động trên trục thẳng đứng

b. phát ra âm thanh khi có dòng điện chạy qua.

3. Loa điện gồm ống dây gắn với màng loa nằm trong từ trường của nam châm

c. tạo ra gió thổi khi có dòng điện chạy qua.

Page 231: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

231

4. Quạt điện gồm phần động cơ điện và cánh quạt gắn ở trục động cơ điện để

d. có tác dụng tự đóng ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.

e. có tác dụng phát ra ánh sáng.

CÂU HỎI II.21

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Nêu cấu tạo và giải thích hoạt động của loa điện.

CÂU HỎI II.22

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Nêu cấu tạo và tác dụng của rơle điện từ trong mạch điện.

CÂU HỎI II.23

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.

− Trang số (trong chuẩn): 49

Page 232: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

232

CÂU HỎI:

Khi vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn thì ta phải đặt bàn tay sao cho chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ

A. chiều của đường sức từ.

C. chiều của lực điện từ.

B. chiều của dòng điện.

D. chiều theo hướng nam – bắc.

CÂU HỎI II.24

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Phát biểu nội dung của quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.

CÂU HỎI II.25

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

A. Động cơ điện một chiều là thiết bị biến điện năng của dòng điện một chiều thành cơ năng.

B. Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

Page 233: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

233

C. Động cơ điện một chiều gồm hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua. Ngoài ra có bộ góp điện để đưa dòng điện từ nguồn điện chạy qua khung dây.

D. Động cơ điện một chiều gồm bộ phận quay gọi là bộ góp điện, bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận đổi chiều dòng điện gọi là rôto.

CÂU HỎI II.26

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều.

CÂU HỎI II.27

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Xác định được các từ cực của kim nam châm.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Cách nào sau đây dùng để xác định cực từ của một kim nam châm?

A. Đặt kim nam châm lên một trục nhọn thẳng đứng đi qua tâm. Khi kim nam châm nằm cân bằng, đầu nào chỉ về hướng bắc là cực Bắc còn đầu kia là cực Nam.

B. Đặt kim nam châm song song với dây dẫn thẳng, cho dòng điện chạy qua dây dẫn, đầu nào bị dây dẫn hút thì đó là cực Bắc còn đầu kia là cực Nam.

C. Đặt kim nam châm song song với ống dây có dòng điện chạy qua đầu nào bị ống dây dẫn hút thì đó là cực Bắc còn đầu kia là cực Nam.

Page 234: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

234

D. Đặt kim nam châm vuông góc với dây dẫn thẳng, cho dòng điện chạy qua dây dẫn, đầu nào bị dây dẫn đẩy thì đó là cực Bắc còn đầu kia là cực Nam.

CÂU HỎI II.28

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Xác định được các từ cực của kim nam châm.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Nêu các cách khác nhau để xác định tên cực của một nam châm khi màu sơn đánh dấu cực của nam châm đã bị tróc hết.

CÂU HỎI II.29

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Trong thí nghiệm bố trí như hình vẽ (Hình II.1), đầu B của thanh nam châm hút cực Bắc (N) của kim nam châm thì

A. đầu A của thanh nam châm là cực Bắc, đầu B là cực Nam.

B. đầu A của thanh nam châm là cực Nam, đầu B là cực Bắc.

C. không xác định được cực của đầu A và đầu B của nam châm.

D. đầu A và đầu B của thanh nam châm có thể là cực Nam hoặc cực Bắc.

N S A B

Hình II.1

Page 235: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

235

CÂU HỎI II.30

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Hãy xác định cực của các nam châm, cho biết sự định hướng của các nam châm thử như hình vẽ (hình II.2).

CÂU HỎI II.31

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Biết sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất thì kim la bàn sẽ định hướng theo cách nào dưới đây?

A. Cực từ Bắc chỉ hướng bắc, cực từ Nam chỉ hướng nam.

B. Cực từ Bắc chỉ hướng nam, cực từ Nam chỉ hướng bắc.

C. Cực từ Bắc chỉ hướng đông, cực từ Nam chỉ hướng tây.

D. Cực từ Bắc chỉ hướng tây, cực từ Nam chỉ hướng đông.

a)

(1) (2)(3)

(4)

Hình II.2b)

N S

N

S

Page 236: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

236

CÂU HỎI II.32

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Biết sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Để xác định phương hướng người ta đặt một la bàn, sự định hướng của kim la bàn như hình vẽ (hình II.3). Hãy cho biết OA, OB, OC, OD chỉ các hướng địa lí nào.

CÂU HỎI II.33

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được hoạt động của nam châm điện.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Đối với nam châm điện, cách nào sau đây làm tăng lực từ tác dụng lên vật?

A. Tăng số vòng dây quấn hoặc tăng cường độ dòng điện qua ống dây.

B. Tăng đường kính của dây quấn.

C. Rút lõi sắt non ra khỏi ống dây.

D. Thay lõi sắt non bằng một lõi đồng có cùng kích thước.

CÂU HỎI II.34

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được hoạt động của nam châm điện.

− Trang số (trong chuẩn): 49

Hình II.3

O C A

B

D

S N

Page 237: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

237

CÂU HỎI:

Cho một nam châm điện gồm một ống dây có dòng điện chạy qua quấn quanh một lõi sắt non.

a) Khi ngắt dòng điện trong ống dây, nam châm điện còn tác dụng từ không? Tại sao?

b) Nếu thay lõi sắt non bằng lõi thép thì hiện tượng xảy ra như thế nào? Tại sao?

CÂU HỎI II.35

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, đoạn dây dẫn AB được bố trí như thế nào?

A. Hợp với đường nối hai cực của kim nam châm một góc bất kì.

B. Song song với đường nối hai cực của kim nam châm.

C. Vuông góc với đường nối hai cực của kim nam châm.

D. Tạo với đường nối hai cực của kim nam châm một góc nhọn.

CÂU HỎI II.36

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Đặt nam châm thử tại một nơi ta thấy kim nam châm chỉ không theo hướng nam – bắc. Kết luận nào dưới đây là sai?

Page 238: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

238

A. Xung quanh nơi đặt nam châm có từ trường.

B. Xung quanh nơi đặt nam châm không có từ trường.

C. Xung quanh nơi đặt nam châm có dòng điện hoặc nam châm.

D. Có một từ trường nào đó không phải là từ trường trái đất đã tác dụng lên nam châm.

CÂU HỎI II.37

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U và của ống dây có dòng điện chạy qua.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Đường sức từ của một nam châm thẳng là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho

A. có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc ở bên ngoài thanh nam châm.

B. có độ mau thưa tuỳ ý.

C. bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.

D. có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.

CÂU HỎI II.38

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U và của ống dây có dòng điện chạy qua.

− Trang số (trong chuẩn): 49

CÂU HỎI:

Vẽ đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm hình chữ U, ống dây (hình II.4).

Page 239: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

239

a) b) c) Hình II.4

CÂU HỎI II.39

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Cách nào đưới đây mô tả chiều đường sức từ của ống dây ở hình vẽ (hình 2.5) là đúng?

A. Trong lòng ống dây có chiều từ A đến B và bên ngoài ống dây có chiều từ B đến A.

B. Trong lòng ống dây có chiều từ B đến A và bên ngoài ống dây có chiều từ A đến B.

C. Trong lòng ống dây có chiều từ B đến A và bên ngoài ống dây có chiều từ B đến A.

D. Trong lòng ống dây có chiều từ A đến B và bên ngoài ống dây có chiều từ A đến B.

CÂU HỎI II.40

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.

− Trang số (trong chuẩn): 50

Hình II.5

A B

+ _

Page 240: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

240

CÂU HỎI:

Xác định cực từ của ống dây được mô tả trong hình vẽ (hình II.6).

CÂU HỎI II.41

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Cho các hình vẽ a, b, c, d (Hình II.7) biểu diễn lực từ tác dụng lên dòng điện. Hình vẽ không đúng là

A. hình a. B. hình b. C. hình c. D. hình d.

CÂU HỎI II.42

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Biểu diễn trên hình vẽ lực điện từ tác dụng lên dây dẫn trong các hình vẽ ở hình II.8.

Hình II.6

B A

+ _

F

Hình II.7

FFF+ I

a)

I

b)

I

c) d)

I

Page 241: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

241

CÂU HỎI II.43

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mặt tác dụng lực và về mặt chuyển hoá năng lượng) của động cơ điện một chiều.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Giải thích nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều. Khi động cơ hoạt động thì điện năng được chuyển hoá thành dạng năng lượng nào?

CÂU HỎI II.44

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mặt tác dụng lực và về mặt chuyển hoá năng lượng) của động cơ điện một chiều.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Khi hoạt động, động cơ điện chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng nào? Kể tên một số ứng dụng của động cơ điện một chiều?

CÂU HỎI II.45

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.

− Trang số (trong chuẩn): 50

+ I a)

I

b)

I

c)

I

d)

Hình II.8

Page 242: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

242

CÂU HỎI:

Cách nào dưới đây làm xuất hiện dòng điện cảm ứng?

A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.

B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.

C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín.

D. Đưa một cục pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

CÂU HỎI II.46

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Hiện tượng cảm ứng điện từ không xuất hiện trong ống dây dẫn kín khi

A. di chuyển đồng thời ống dây và thanh nam châm về một phía với cùng một tốc độ.

B. di chuyển ống dây và thanh nam châm về hai phía ngược chiều nhau.

C. di chuyển một thanh nam châm lại gần hoặc ra xa ống dây.

D. di chuyển ống dây lại gần hoặc ra xa thanh nam châm.

CÂU HỎI II.47

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Hai bộ phận chính trong máy phát điện xoay chiều là hai bộ phận nào? Nêu tác dụng của hai bộ phận này khi máy hoạt động.

Page 243: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

243

CÂU HỎI II.48

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Trường hợp nào sau đây làm xuất hiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?

A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.

B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.

C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.

D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.

CÂU HỎI II.49

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Đặt một nam châm thẳng gần cuộn dây dẫn kín có mắc bóng đèn LED. Khi cho nam châm quay thì đèn LED lại sáng? Hãy giải thích vì sao.

CÂU HỎI II.50

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.

Page 244: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

244

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều là dựa vào hiện tượng

A. hưởng ứng điện. C. tự cảm.

B. cảm ứng điện từ. D. nhiễm điện.

CÂU HỎI II.51

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Máy phát điện xoay chiều gồm các bộ phận chính là

A. nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực nam châm.

B. nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.

C. cuộn dây dẫn và nam châm.

D. cuộn dây dẫn và lõi sắt.

CÂU HỎI II.52

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Máy phát điện xoay chiều là thiết bị

A. biến đổi điện năng thành cơ năng.

B. biến đổi cơ năng thành điện năng.

Page 245: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

245

C. biến đổi nhiệt năng thành điện năng.

D. biến đổi quang năng thành điện năng.

CÂU HỎI II.53

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Chọn từ hay cụm từ thích hợp trong ngoặc đơn (động cơ điện, động cơ nhiệt, máy phát điện, máy biến áp) điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a) .........(1)........... là thiết bị biến đổi điện năng thành cơ năng.

b)............(2)......... là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng.

CÂU HỎI II.54

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Dòng điện xoay chiều

A. chỉ gây ra tác dụng nhiệt và tác dụng từ.

B. chỉ gây ra tác dụng nhiệt, tác dụng cơ.

C. chỉ gây ra tác dụng nhiệt, tác dụng quang.

D. gây ra tác dụng nhiệt, tác dụng quang và tác dụng từ.

Page 246: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

246

CÂU HỎI II.55

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Phân biệt dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều.

CÂU HỎI II.56

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Cho ví dụ để chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ và tác dụng sinh lí.

CÂU HỎI II.57

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Một học sinh mắc một bóng đèn 12 V – 6 W vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng là 12 V. Sau đó mắc bóng đèn này vào mạch điện một chiều có hiệu điện thế 12 V. Độ sáng của bóng đèn trong hai trường hợp này như thế nào?

Page 247: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

247

CÂU HỎI II.58

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Để đo cường độ dòng điện xoay chiều, người ta dùng

A. vôn kế loại kí hiệu AC. B. ampe kế loại kí hiệu AC.

C. vôn kế loại kí hiệu DC. D. ampe kế loại kí hiệu DC.

CÂU HỎI II.59

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Hãy ghép mỗi thành phần a, b, c, d, e trong cột A với một thành phần 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong cột B để được một câu đúng.

A B

a. Dòng điện xoay chiều 1. lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.

b. Dùng ampe kế có kí hiệu AC (~) để đo

2. giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều.

c. Khi dòng điện đổi chiều thì 3. có tác dụng nhiệt, quang, từ...

d. Dùng ampe kế có kí hiệu DC để đo

4. giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều.

Page 248: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

248

e. Dùng vôn kế có kí hiệu AC (~) để đo

5. giá trị của cường độ dòng điện một chiều.

6. giá trị của công suất dòng điện.

CÂU HỎI II.60

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Dùng vôn kế xoay chiều có thể đo được

A. giá trị cực đại của hiệu điện thế một chiều.

B. giá trị cực đại của điện áp xoay chiều.

C. giá trị cực tiểu của điện áp xoay chiều.

D. giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều.

CÂU HỎI II.61

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Số chỉ của ampe kế kí hiệu AC, trong mạch điện xoay chiều cho ta biết giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều trong mạch điện.

B. Số chỉ của vôn kế kí hiệu AC, trong mạch điện xoay chiều cho ta biết giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều trong mạch điện.

Page 249: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

249

C. Số chỉ của ampe kế kí hiệu DC, trong mạch điện một chiều cho ta biết giá trị của cường độ dòng điện trong mạch điện.

D. Số chỉ của vôn kế kí hiệu DC, trong mạch điện xoay chiều cho ta biết giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều trong mạch điện.

CÂU HỎI II.62

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều.

− Trang số (trong chuẩn): 50

CÂU HỎI:

Để đo cường độ dòng điện xoay chiều và điện áp xoay chiều, người ta chọn ampe kế và vôn kế có ghi kí hiệu gì?

CÂU HỎI II.63

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây.

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Công thức biểu thị công suất hao phí do toả nhiệt là

A. Php = 2

2

PUR. . B. Php = U2.I.

C. Php = R2.I. D. Php = 2

2

UPR. .

Page 250: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

250

CÂU HỎI II.64

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây.

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Ở cùng một điện áp, để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí do toả nhiệt sẽ

A. tăng 2 lần. C. giảm 2 lần.

B. tăng 4 lần. D. không tăng, không giảm.

CÂU HỎI II.65

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây.

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Nêu một cách làm giảm công suất hao phí điện năng trên đường dây tải điện. Giải thích.

CÂU HỎI II.66

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây.

− Trang số (trong chuẩn): 51

Page 251: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

251

CÂU HỎI:

Khi tải điện năng đi xa nếu tăng điện áp lên gấp đôi và kéo dài dây dẫn lên hai lần thì công suất hao phí trên đường dây tải điện điện sẽ

A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần.

C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần.

CÂU HỎI II.67

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp.

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Máy biến áp có các bộ phận chính đó là

A. nam châm và hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau.

B. lõi sắt (hay thép) và một nam châm.

C. lõi sắt (hay thép) có pha silic và hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau.

D. nam châm và một cuộn dây có nhiều vòng dây.

CÂU HỎI II.68

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp.

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Kết luận nào sau đây là không đúng khi nói về hai cuộn dây dẫn của máy biến áp?

A. Có số vòng dây khác nhau. B. Có số vòng dây giống nhau.

C. Được đặt cách điện với nhau. D. Có chung một lõi sắt.

Page 252: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

252

CÂU HỎI II.69

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp.

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Gọi n1, U1 là số vòng dây và điện áp đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp; n2, U2 là số vòng dây và điện áp đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp. Hệ thức nào sau đây là đúng?

A.

2

1

2

1

nn

UU

= . B. U1.n1 = U2.n2.

C. U1 + U2 = n1 + n2 D. U1 – U2 = n1 – n2.

CÂU HỎI II.70

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp.

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Phát biểu nào sau đây về máy biến áp là không đúng?

A. Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện điện áp xoay chiều.

B. Tỉ số giữa điện áp ở hai đầu các cuộn dây của máy biến áp bằng tỉ số vòng của các cuộn dây tương ứng.

C. Ở đầu đường dây tải về phía nhà máy điện đặt máy tăng thế, ở nơi tiêu thụ đặt máy hạ thế.

Page 253: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

253

D. Ở đầu đường dây tải về phía nhà máy điện đặt máy hạ thế, ở nơi tiêu thụ đặt máy tăng thế.

CÂU HỎI II.71

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp.

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Vì sao máy biến áp không sử dụng được với dòng điện không đổi?

CÂU HỎI II.72

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Đặt một nam châm thẳng và một ống dây dẫn kín đồng trục, gần nhau. Cho nam châm quay trước ống dây dẫn kín thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng vì A. số đường sức từ qua tiết diện ống dây biến thiên. B. có chuyển động cùng tốc độ như nhau giữa nam châm và ống dây. C. ống dây dẫn kín. D. nam châm hút ống dây.

CÂU HỎI II.73

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.

− Trang số (trong chuẩn): 51

Page 254: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

254

CÂU HỎI:

Ta đã biết, trong các thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, rồi tắt đi và xuất hiện lại theo chiều ngược với lúc trước. Có cách nào tạo ra một dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một thời gian dài mà không đổi chiều không?

CÂU HỎI II.74

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Vì sao dùng kim nam châm khó có thể phát hiện ra dòng điện xoay chiều trong dây dẫn thẳng?

CÂU HỎI II.75

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Làm thế nào để xác định được dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng là dòng điện một chiều hay dòng điện xoay chiều khi trong tay chỉ có kim nam châm?

CÂU HỎI II.76

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.

− Trang số (trong chuẩn): 51

Page 255: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

255

CÂU HỎI:

Trong máy phát điện xoay chiều có rôto là nam châm, khi máy hoạt động thì nam châm có tác dụng A. làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây không đổi. B. làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây tăng. C. làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây giảm. D. làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.

CÂU HỎI II.77

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Hãy giải thích nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều trong trường hợp có khung dây quay và trường hợp có nam châm quay.

CÂU HỎI II.78

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên dây tải điện.

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Vì sao có sự hao phí điện năng trên dây tải điện?

CÂU HỎI II.79

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên dây tải điện.

− Trang số (trong chuẩn): 51

Page 256: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

256

CÂU HỎI:

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Do có dây dẫn có điện trở nên khi tải điện có sự hao phí do toả nhiệt.

B. Sự hao phí điện năng trên dây tải điện không những phụ thuộc điện trở dây dẫn mà còn phụ thuộc vào vào điện áp và công suất của nơi phát điện.

C. Để giảm sự hao phí điện năng trên dây tải điện người ta giảm điện áp ở hai đầu dây tải điện.

D. Để giảm sự hao phí điện năng trên dây tải điện người ta tăng điện áp ở hai đầu dây tải điện.

CÂU HỎI II.80

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mắc được máy biến áp vào mạch điện để sử dụng đúng theo yêu cầu.

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Một máy biến áp dùng trong nhà cần phải hạ điện áp từ 220 V xuống còn 10 V, cuộn dây sơ cấp có 4400 vòng. Phải sử dụng máy biến áp mà cuộn dây thứ cấp có số vòng là

A. 200 vòng. C. 600 vòng.

B. 400 vòng. D. 800 vòng.

CÂU HỎI II.81

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Mắc được máy biến áp vào mạch điện để sử dụng đúng theo yêu cầu.

− Trang số (trong chuẩn): 51

Page 257: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

257

CÂU HỎI:

Một máy phát điện cho một điện áp xoay chiều ở hai cực của máy là 220 V. Muốn tải điện đi xa người ta phải tăng điện áp lên 15400 V. Người ta phải dùng loại máy biến áp mà hai cuộn dây có số vòng dây theo tỉ lệ như thế nào? Cuộn dây nào mắc với máy phát điện?

CÂU HỎI II.82

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nghiệm lại được công thức 1 1

2 2

U nU n

= bằng thí

nghiệm.

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Cuộn sơ cấp của một máy biến áp có 200 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều 6 V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có điện áp là

A. 9 V. B. 4,5 V. C. 3 V. D. 1,5 V.

CÂU HỎI II.83

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nghiệm lại được công thức 1 1

2 2

U nU n

= bằng thí

nghiệm.

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Muốn hạ điện áp xoay chiều 15,4 kV xuống điện áp 220 V để sử dụng thì phải dùng máy hạ áp có số vòng dây cuộn thứ cấp và sơ cấp theo tỉ lệ là

A. 1 : 70. B. 1 : 60. C. 1 : 50. D. 1 : 80.

Page 258: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

258

CÂU HỎI II.84

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy

biến áp và vận dụng được công thức 1 1

2 2

U nU n

= .

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Giải thích nguyên tắc hoạt động của máy biến áp.

CÂU HỎI II.85

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy

biến áp và vận dụng được công thức 1 1

2 2

U nU n

= .

− Trang số (trong chuẩn): 51

CÂU HỎI:

Một máy biến áp có cuộn sơ cấp là 1000 vòng dây, cuộn thứ cấp là 2500 vòng dây. Cuộn sơ cấp nối vào nguồn điện xoay chiều có điện áp là 110 V.

a) Tính điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp khi mạch hở.

b) Nối hai đầu cuộn thứ cấp với điện trở 100 Ω. Tính cường độ dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp và thứ cấp. Bỏ qua hao phí của máy biến thế.

c) Người ta muốn điện áp ở hai đầu cuộn thứ cấp (khi mạch hở) bằng 220 V, thì số vòng dây ở cuộn thứ cấp phải bằng bao nhiêu?

Page 259: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

259

Chương IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG

CÂU HỎI IV.1

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác.

− Trang số (trong chuẩn): 54

CÂU HỎI:

Ta nhận biết trực tiếp một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng

A. giữ cho nhiệt độ của vật không đổi.

B. chuyển động trên mặt sàn.

C. làm nóng một vật khác.

D. nổi được trên mặt nước.

CÂU HỎI IV.2

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác.

− Trang số (trong chuẩn): 54

CÂU HỎI:

Chọn các cụm từ thích hợp trong ngoặc đơn (thế năng, thực hiện công, càng nhỏ, càng lớn, làm nóng, trọng lượng) điền vào chỗ chấm khuyết trong các câu sau:

1. Ta nhận biết được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng ......(1)..... hay .....(2).... các vật.

2. Năng lượng của một vật có được do vị trí của vật so với vật khác gọi là ....(3)......

Page 260: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

260

3. Ở cùng một độ cao một vật có .....(4)...... càng lớn thì thế năng ....(5).......

CÂU HỎI IV.3

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác.

− Trang số (trong chuẩn): 54

CÂU HỎI:

Lò xo khi bị nén hoặc dãn có năng lượng không? Tại sao?

CÂU HỎI IV.4

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Kể tên được các dạng năng lượng đã học.

− Trang số (trong chuẩn): 54

CÂU HỎI:

Tên của các dạng năng lượng thường gặp là

A. cơ năng, công suất, thế năng, điện năng, nhiệt năng, quang năng.

B. cơ năng, động năng, nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng, quang năng.

C. cơ năng, động năng, thế năng, điện năng, nhiệt năng, quang năng.

D. cơ năng, động năng, thế năng, hiệu suất, quang năng.

CÂU HỎI IV.5

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Kể tên được các dạng năng lượng đã học.

− Trang số (trong chuẩn): 54

CÂU HỎI:

Đại lượng không phải dạng của năng lượng là

Page 261: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

261

A. công suất.

B. cơ năng.

C. nhiệt năng.

D. điện năng.

CÂU HỎI IV.6

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

− Trang số (trong chuẩn): 54

CÂU HỎI:

Một hòn sỏi đứng yên trên một quả trứng không làm quả trứng vỡ được. Thả hòn sỏi đó từ trên cao rơi xuống đúng quả trứng thì có thể làm quả trứng vỡ. Giải thích tại sao.

CÂU HỎI IV.7

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

− Trang số (trong chuẩn): 54

CÂU HỎI:

Giải thích tại sao đưa một quả bóng bàn lên độ cao h rồi buông nhẹ, quả bóng va chạm với mặt sàn, nảy lên và đạt độ cao h' nhỏ hơn độ cao h?

Page 262: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

262

CÂU HỎI IV.8

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

− Trang số (trong chuẩn): 54

CÂU HỎI:

Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông và chảy về biển) có kèm theo một số sự chuyển hoá của các dạng năng lượng này sang các dạng năng lượng khác. Sự chuyển hoá năng lượng nào không đúng dưới đây? A. Sự chuyển hoá của quang năng thành nhiệt năng. B. Sự chuyển hoá của thế năng thành động năng. C. Sự chuyển hoá của nhiệt năng thành quang năng. D. Sự chuyển hoá của nhiệt năng thành động năng và thế năng.

CÂU HỎI IV.9

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

− Trang số (trong chuẩn): 54

CÂU HỎI:

Ngâm một dây điện trở vào bình cách nhiệt đựng 4 lít nước. Cho dòng điện chạy qua dây điện trở này trong 30 phút, nhiệt độ của nước trong bình tăng từ 25 0C lên 85 0C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Tính phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước khi bỏ qua mọi sự mất mát vì nhiệt.

Page 263: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

263

CÂU HỎI IV.10

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

− Trang số (trong chuẩn): 54

CÂU HỎI:

Phát biểu nào sau đây về định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng là đúng? A. Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà có thể biến đổi

từ vật này sang vật khác. B. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể truyền từ vật này

sang vật khác. C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ

dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. D. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể biến đổi từ dạng

này sang dạng khác.

CÂU HỎI IV.11

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

− Trang số (trong chuẩn): 54

CÂU HỎI:

Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng?

CÂU HỎI IV.12

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được động cơ nhiệt là thiết bị trong đó có sự biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng. Động cơ nhiệt gồm ba bộ phận cơ bản là nguồn nóng, bộ phận sinh công và nguồn lạnh.

− Trang số (trong chuẩn): 55

Page 264: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

264

CÂU HỎI:

Động cơ nhiệt là thiết bị trong đó có

A. sự biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng.

B. sự biến đổi điện năng thành cơ năng.

C. sự biến đổi của quang năng thành cơ năng.

D. sự biến đổi cơ năng thành nhiệt năng.

CÂU HỎI IV.13

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được động cơ nhiệt là thiết bị trong đó có sự biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng. Động cơ nhiệt gồm ba bộ phận cơ bản là nguồn nóng, bộ phận sinh công và nguồn lạnh.

− Trang số (trong chuẩn): 55

CÂU HỎI:

Bộ phận cơ bản của động cơ nhiệt là:

A. Nguồn nóng, bộ phận sinh công và nguồn lạnh.

B. Nguồn nóng, nguồn điện và nguồn lạnh.

C. Nguồn nóng, bộ phận phát điện và nguồn lạnh.

D. Nguồn nóng, nguồn nhiệt và nguồn lạnh.

CÂU HỎI IV.14

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được động cơ nhiệt là thiết bị trong đó có sự biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng. Động cơ nhiệt gồm ba bộ phận cơ bản là nguồn nóng, bộ phận sinh công và nguồn lạnh.

− Trang số (trong chuẩn): 55

CÂU HỎI:

Động cơ nhiệt là gì? Nêu các bộ phận cơ bản của động cơ nhiệt.

Page 265: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

265

CÂU HỎI IV.15

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được một số động cơ nhiệt thường gặp.

− Trang số (trong chuẩn): 55

CÂU HỎI:

Các động cơ nhiệt thường gặp là

A. động cơ đốt trong, nồi áp suất, lò sưởi.

B. máy hơi nước, tua bin hơi, động cơ đốt trong.

C. bàn là, nồi cơm điện, tua bin hơi.

D. máy hơi nước, lò sưởi, bếp điện.

CÂU HỎI IV.16

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được một số động cơ nhiệt thường gặp.

− Trang số (trong chuẩn): 55

CÂU HỎI:

Hãy chọn những cụm từ thích hợp trong ngoặc đơn (nồi áp suất, máy hơi nước, lò sưởi, tua bin hơi, động cơ đốt trong) để điền vào chỗ khuyết trong những câu sau:

Ba động cơ chúng ta thường gặp như ........(1)............ Đó là những động cơ nhiệt.

CÂU HỎI IV.17

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được một số động cơ nhiệt thường gặp.

− Trang số (trong chuẩn): 55

Page 266: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

266

CÂU HỎI:

Động cơ nhiệt thường gặp là tua bin hơi, động cơ đốt trong, máy hơi nước. Chúng đều là những động cơ

A. biến đổi nhiệt năng thành nhiệt năng.

B. biến đổi cơ năng thành nhiệt năng.

C. biến đổi nhiệt năng thành cơ năng.

D. biến đổi toàn bộ nhiệt năng của nhiên liệu thành cơ năng.

CÂU HỎI IV.18

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được hiệu suất động cơ nhiệt và năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì.

− Trang số (trong chuẩn): 55

CÂU HỎI:

Hiệu suất của động cơ nhiệt là

A. thương số giữa phần năng lượng chuyển hoá thành công có ích của động cơ và năng lượng toàn phần do nhiên liệu toả ra.

B. thương số giữa phần năng lượng chuyển hoá thành điện năng và năng lượng toàn phần do nhiên liệu toả ra.

C. thương số giữa phần năng lượng toàn phần do nhiên liệu toả ra và năng lượng có ích của động cơ.

D. thương số giữa phần nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng và điện năng.

CÂU HỎI IV.19

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được hiệu suất động cơ nhiệt và năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì.

− Trang số (trong chuẩn): 55

Page 267: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

267

CÂU HỎI: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là

A. nhiệt lượng toả ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

B. nhiệt lượng toả ra khi 0,1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

C. nhiệt lượng toả ra khi 10 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

D. nhiệt lượng toả ra khi 100 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

CÂU HỎI IV.20

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được hiệu suất động cơ nhiệt và năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì.

− Trang số (trong chuẩn): 55

CÂU HỎI:

Trong công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt H = QA thì

A. A là công có ích của động cơ, Q là nhiệt lượng toàn phần do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.

B. A là công vô ích của động cơ, Q là nhiệt lượng toàn phần do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.

C. A là công vô ích của động cơ, Q là nhiệt lượng toàn phần do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.

D. A là công có ích của động cơ, Q là công toàn phần do nhiên liệu bị đốt cháy sinh ra.

CÂU HỎI IV.21

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ hoặc mô tả được thiết bị minh hoạ quá trình chuyển hoá các dạng năng lượng khác thành điện năng.

− Trang số (trong chuẩn): 55

Page 268: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

268

CÂU HỎI:

Hãy ghép cụm từ thích hợp ở cột A với cụm từ ở cột B để thành một câu đúng.

A B

1. Nhà máy nhiệt điện đã chuyển hoá a) nhiệt năng thành cơ năng.

2. Nhà máy thuỷ điện đã chuyển hoá b) nhiệt năng thành điện năng.

3. Pin mặt trời đã chuyển hoá c) cơ năng thành điện năng.

4. Máy biến áp đã chuyển hoá d) quang năng thành điện năng.

e) điện năng thành điện năng.

CÂU HỎI IV.22

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Nêu được ví dụ hoặc mô tả được thiết bị minh hoạ quá trình chuyển hoá các dạng năng lượng khác thành điện năng.

− Trang số (trong chuẩn): 55

CÂU HỎI:

Trong nhà máy thuỷ điện, bộ phận biến đổi năng lượng của nước thành điện năng là

A. động cơ điện. B. máy biến thế.

C. máy phát điện. D. tua bin.

CÂU HỎI IV.23

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được công thức tính hiệu suất H = QA

để giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt.

− Trang số (trong chuẩn): 55

Page 269: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

269

CÂU HỎI:

Một nhà máy nhiệt điện mỗi giờ tiêu tốn trung bình 10 tấn than đá. Biết năng lượng do 1 kg than bị đốt cháy hoàn toàn là 2,93.107 J, hiệu suất của nhà máy là 25%. Hãy tính công suất điện trung bình của nhà máy.

CÂU HỎI IV.24

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được công thức tính hiệu suất H = QA

để giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt.

− Trang số (trong chuẩn): 55

CÂU HỎI:

Khi tiêu tốn hoàn toàn 1 kg xăng thì một động cơ xe máy thực hiện công có ích là 101200 kJ. Biết năng suất toả nhiệt của xăng là q = 4,6.106 J/kg thì hiệu suất của động cơ là

A. 22 %. B. 23 %. C. 24 %. D. 25 %.

CÂU HỎI IV.25

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được công thức Q = q.m, trong đó q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.

− Trang số (trong chuẩn): 55

CÂU HỎI:

Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 200 g dầu hoả. Biết năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 44.106 J/kg.

CÂU HỎI IV.26

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Vận dụng được công thức Q = q.m, trong đó q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.

Page 270: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

270

− Trang số (trong chuẩn): 55

CÂU HỎI:

Tính lượng củi khô cần thiết để đun sôi 1 kg nước ở nhiệt độ 25 0C. Biết năng suất toả nhiệt của củi khô là 10.1016 J/kg, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt.

CÂU HỎI IV.27

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng và quá trình thường gặp trên cơ sở vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

− Trang số (trong chuẩn): 55

CÂU HỎI:

Để đun sôi 2 lít nước thì phải tiêu tốn một nhiệt lượng là 364000 J trong khi đó nhiệt lượng cần thiết để 2 lít nước đó sôi là 290000 J. Có gì mâu thuẫn với định luật bảo toàn năng lượng không?

CÂU HỎI IV.28

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng và quá trình thường gặp trên cơ sở vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

− Trang số (trong chuẩn): 55

CÂU HỎI:

Giải thích sự trao đổi năng lượng trong chiếc bàn là (bàn ủi) quần áo khi nó hoạt động.

Page 271: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

271

CÂU HỎI IV.29

Thông tin chung

− Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng và quá trình thường gặp trên cơ sở vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

− Trang số (trong chuẩn): 55

CÂU HỎI:

Hãy giải thích tại sao không thể chế tạo được động cơ nhiệt có hiệu suất là 100 %.

Page 272: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

272

ñPhaàn hai

AÙP AÙN

CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC

Câu II.1. A. Hướng dẫn: Nam châm là vật có khả năng hút sắt hoặc bị sắt hút. Để kiểm tra xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không thì ta đưa thanh kim loại lại gần một vật bằng sắt: nếu thanh kim loại hút vật bằng sắt thì đó là nam châm và ngược lại nếu thanh kim loại không hút vật sắt thì đó không phải là nam châm.

Câu II.2. C. Hướng dẫn: Dựa vào tính chất của nam châm là hút được: sắt, thép, niken, côban, gađôlini...

Câu II.3. A.

Câu II.4. C. Hướng dẫn: Căn cứ vào sự tương tác giữa các cực từ của nam châm: các cực từ khác tên thì hút nhau, các cực từ cùng tên thì đẩy nhau.

Câu II.5. a) (1) – đẩy nhau; (2) – hút nhau. b) (3) – bắc; (4) – nam.

Câu II.6. (1) – khác tên; (2) – cùng tên.

Câu II.7. D. Hướng dẫn: Dựa vào cấu tạo và hoạt động của la bàn.

Câu II.8. La bàn là dụng cụ để xác định phương hướng.

− Cấu tạo : Một hộp chứa một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục mũi nhọn đặt ở tâm của đường tròn chia độ của mặt số có vạch các hướng nam, bắc, đông, tây.

− Hoạt động : Đặt la bàn sao cho kim nằm trên mặt phẳng ngang tại vị trí cần xác định phương hướng. Xoay mặt số sao cho trục kim nam châm nằm cân bằng tại vị trí đó trùng với hướng nam – bắc của mặt số. Căn cứ vào các cực Bắc, Nam ta suy ra được các hướng khác.

Hướng dẫn: Dựa vào sự tương tác của kim nam châm với từ trường trái đất và sự định hướng của kim nam châm khi nó nằm cân bằng trong từ trường.

Page 273: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

273

Câu II.9. A. Hướng dẫn: Thí nghiệm Ơ−xtét cho biết dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng từ lên nam châm đặt gần nó. Dòng điện có tác dụng từ, ở đâu có tác dụng từ thì ở đó có từ trường.

Câu II.10. Đặt la bàn gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi hướng bắc – nam thì chứng tỏ dây dẫn có dòng điện đi qua. Hướng dẫn: Dựa vào thí nghiệm Ơ−xtét.

Câu II.11. Có, vì đất có độ từ thẩm hầu như bằng 1 (bằng không khí) nên, đối với tác dụng từ, dây dẫn vẫn tựa như đặt trong không khí.

Câu II.12. D. Hướng dẫn: Xem những kết luận rút ra từ thí nghiệm Ơ−xtét.

Câu II.13. B. Hướng dẫn: Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.

Câu II.14. (1) – lõi sắt non; (2) – tác dụng; (3) – mất hết. Hướng dẫn: Dựa vào sự nhiễm từ của sắt và thép. Sau khi bị nhiễm từ thì sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.

Câu II.15. Khi cho lõi sắt vào trong lòng ống dây dẫn có dòng điện chạy qua thì lõi sắt trở thành một nam châm (vì sắt nhiễm từ), nam châm này có các cực trùng với các cực của ống dây. Vậy ngoài từ trường của ống dây còn có từ trường của lõi sắt. Do đó, từ trường của ống dây có lõi sắt mạnh hơn từ trường của ống dây khi không có lõi sắt và tác dụng từ tăng lên. Đồng không nhiễm từ, vì vậy lõi đồng đặt trong ống dây có dòng điện không làm tăng tác dụng từ của cuộn dây.

Câu II.16. B. Hướng dẫn: Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.

Câu II.17. A. Hướng dẫn: Theo nội dung của quy tắc nắm tay phải để xác định chiều từ trường trong lòng ống dây.

Câu II.18. Nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Page 274: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

274

Câu II.19. A.

Câu II.20. 1 – d; 2 – a; 3 – b; 4 – c. Hướng dẫn: Dựa vào ứng dựng của nam châm điện trong các dụng cụ điện.

Câu II.21. Các bộ phận chính của loa điện gồm: một nam châm vĩnh cửu mạnh, một ống dây điện ngắn gắn ở đầu một màng loa hình nón. Khi dòng điện có cường độ thay đổi được truyền từ micrô qua bộ phận tăng âm đến ống dây ở loa thì nam châm sẽ hút ống dây lúc mạnh, lúc yếu làm cho màng loa dao động và phát ra âm thanh đúng như âm thanh mà nó nhận được từ micrô.

Câu II.22. Bộ phận chủ yếu của rơle điện từ gồm một nam châm điện và một thanh sắt non. Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.

Câu II.23. B. Hướng dẫn: Dựa vào quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực điện từ.

Câu II.24. Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực điện từ.

Câu II.25. D. Hướng dẫn: Dựa vào cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.

Câu II.26. − Cấu tạo: Động cơ điện một chiều gồm hai bộ phận chính là nam châm

tạo ra từ trường và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua. Ngoài ra có bộ góp điện để đưa dòng điện từ nguồn điện chạy qua khung dây.

− Hoạt động: Khi khung dây dẫn của động cơ điện một chiều có dòng điện vì đặt trong từ trường của nam châm nên chịu tác dụng của lực từ, khung dây sẽ quay.

Câu II.27. A. Hướng dẫn: Dựa vào sự định hướng của kim nam châm trong từ trường của Trái Đất.

Page 275: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

275

Câu II.28. Dựa vào sự định hướng của thanh nam châm trong từ trường của Trái Đất (treo thanh nam châm bằng một sợi dây) hoặc dùng một thanh nam châm khác đã biết tên cực để xác định tên các cực của thanh nam châm (hai cực từ cùng tên thì đẩy nhau, hai cực từ khác tên thì hút nhau).

Câu II.29. A. Hướng dẫn: Dựa vào sự tương tác giữa hai nam châm, các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau.

Câu II.30. a) (1) – cực từ Nam; (2) – cực từ Bắc.

b) (3) – cực từ Bắc; (4) – cực từ Nam.

Hướng dẫn: Dựa vào sự định hướng của các nam châm thử, ta biết được chiều của các đường sức từ, từ đó xác định được các cực của nam châm.

Câu II.31. A. Hướng dẫn: La bà là dụng cụ dùng để xác định phương hướng, được cấu tạo dựa vào sự định hướng bắc – nam của kim nam châm đặt trong từ trường của Trái Đất.

Câu II.32. OA chỉ hướng bắc; OC chỉ hướng nam; OB chỉ hướng đông; OD chỉ hướng tây.

Hướng dẫn: Dựa vào sự định hướng của kim nam châm ta biết được các hướng bắc, nam từ đó biết được các hướng đông và tây.

Câu II.33. A. Hướng dẫn: Để tăng lực từ của nam châm điện bằng cách tăng số vòng dây quấn hoặc tăng cường độ dòng điện qua ống dây.

Câu II.34. Hướng dẫn: Dựa vào sự nhiễm từ của sắt và thép.

a) Khi ngắt dòng điện chạy trong ống dây thì nam châm điện không còn tác dụng từ và lõi sắt non khi đó mất từ tính.

b) Nếu thay lõi sắt non bằng lõi thép thì khi ngắt dòng điện chạy trong ống dây thì nam châm vẫn còn tác dụng do thép đã nhiễm từ và không bị mất từ tính khi không có dòng điện chạy qua ống dây.

Câu II.35. B.

Câu II.36. B. Hướng dẫn: Dòng điện sinh ra từ trường, nam châm có từ trường. Ở đâu có từ trường thì ở đó có tác dụng lên nam châm thử.

Page 276: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

276

Câu II.37. D. Hướng dẫn: Dựa vào sự định hướng của các nam châm thử trên đường sức từ.

Câu II.38. Các đường sức từ được biểu diễn như hình vẽ.

a) b) c)

Câu II.39. A. Hướng dẫn: Vận dụng quy tắc năm tay phải xác định được chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Câu II.40. Dòng điện có chiều đi ra từ cực dương (+) của nguồn, chạy qua các vật dẫn và đi vào cực âm (−). Theo quy tắc nắm tay phải, đầu A của ống là cực từ Bắc, còn đầu B của ống dây là cực Nam.

Hướng dẫn: Vận dụng quy tắc nắm tay phải từ đó xác định được chiều đường sức từ trong lòng ống dây, dựa vào chiều của đường sức từ xác định được cực từ của ống dây.

Câu II.41. D.

Câu II.42. Vận dụng quy tắc bàn tay trái cho mỗi trường hợp ta vẽ được lực từ như hình bên dưới.

Câu II.43. Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Khi động cơ điện hoạt động điện năng được chuyển hoá thành cơ năng (năng lượng có ích) và một phần không đáng kể nhiệt năng (năng lượng vô ích) làm nóng khung dây dẫn.

+ I a)

I

b)

I

c)

I

d)

F F FF = 0

Page 277: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

277

Hướng dẫn: Dựa vào nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.

Câu II.44. Khi động cơ điện hoạt động, điện năng được chuyển hoá thành cơ năng và một phần không đáng kể nhiệt năng. Động cơ điện một chiều thường có mặt trong phần lớn các bộ phận quay của đồ chơi trẻ em, tàu điện ...

Câu II.45. C. Hướng dẫn: Dựa vào điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu II.46. A. Hướng dẫn: Dựa vào điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu II.47. Các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Bộ phận nào đứng yên gọi là stato, bộ phận nào quay gọi là rôto. Nam châm để tạo ra từ trường, cuộn dây để tạo ra dòng điện cảm ứng.

Câu II.48. C. Hướng dẫn: Dựa vào điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu II.49. Khi nam châm quay, số đường sức từ của nam châm qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây kín xuất hiện dòng điện làm cho đèn LED sáng.

Hướng dẫn: Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu II.50. B. Câu II.51. C. Câu II.52. B.

Câu II.53. a) (1) – Động cơ điện; b) (2) – Máy phát điện.

Câu II.54. D.

Câu II.55. Dòng điện luân phiên đổi chiều trong mạch điện gọi là dòng điện xoay chiều. Dòng điện có chiều không đổi trong mạch điện gọi là dòng điện một chiều.

Câu II.56.

− Mắc bóng đèn dây tóc vào mạch điện xoay chiều thì bóng đèn nóng sáng lên chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt.

− Đặt bút thử điện vào nguồn điện xoay chiều thì bút thử điện sáng lên, chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng quang.

Page 278: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

278

− Cho dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây có lõi sắt thì cuộn dây trở thành một nam châm điện, chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng từ.

− Người và động vật chạm vào dòng điện xoay chiều làm cho bị co giật các cơ, tim ngừng đập... Như vậy, dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lí.

Câu II.57. Trong hai trường hợp độ sáng của bóng đèn như nhau vì điện áp hiệu dụng của dòng điện xoay chiều tương đương với hiệu điện thế một chiều có cùng giá trị.

Câu II.58. B. Hướng dẫn: Để đo cường độ dòng điện xoay chiều ta dùng ampe kế xoay chiều, kí hiệu AC.

Câu II.59. a – 3; b – 2; c – 1; d – 5, e – 4.

Câu II.60. D. Hướng dẫn: Khi dùng các dụng cụ đo vôn kế và ampe kế để đo điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều thì số chỉ của các dụng cụ đo điện chính là các giá trị hiệu dụng của chúng.

Câu II.61. D. Hướng dẫn: Dựa vào công dụng của các dụng cụ đo điện trong mạch điện một chiều và trong mạch điện xoay chiều.

Câu II.62. Muốn đo cường độ dòng điện xoay chiều hoặc điện áp xoay chiều người ta dùng vôn kế và ampe kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ∼).

Câu II.63. D.

Câu II.64. A. Hướng dẫn: Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây tải điện sẽ có một phần điện năng hao phí do toả nhiệt trên đường dây và tỉ lệ với điện trở của dây dẫn. Khi điện trở tăng gấp đôi thì công suất hao phí tăng gấp đôi.

Câu II.65. Vì công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch

với với bình phương điện áp đặt vào hai đầu đường dây tải (Php = 2

2PR.U

).

Do đó để giảm công suất hao phí trên đường dây người ta tăng điện áp ở hai đầu dây tải trước khi truyền điện năng đi xa. Nếu tăng điện áp lên 10 lần thì công suất hao phí sẽ giảm đi 100 lần.

Page 279: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

279

Câu II.66. B. Hướng dẫn: Công suất hao phí trên đường dây tỉ lệ với điện trở dây dẫn và tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp trên dây.

Câu II.67. C. Hướng dẫn: Dựa vào cấu tạo của máy biến áp.

Câu II.68. B.

Câu II.69. A. Hướng dẫn: Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các vòng dây tỉ lệ với số vòng dây.

Câu II.70. D.

Câu II.71. Dòng điện không đổi sẽ tạo ra từ trường không đổi. Do đó số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn thứ cấp không đổi. Như vậy trong cuộn thứ cấp sẽ không xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu II.72. A. Hướng dẫn: Khi số đường sức từ qua tiết diện ống dây dẫn biến thiên thì trong ống dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu II.73. Muốn tạo ra một dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một thời gian dài mà không đổi chiều ta phải làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín tăng liên tục hoặc giảm liên tục. Ta không thể tạo ra điều kiện như thế. Vậy, không thể tạo ra dòng điện cảm ứng tồn tại lâu dài mà không đổi chiều.

Hướng dẫn: Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu II.74. Lí do: Khi đặt kim nam châm gần dây dẫn thẳng có dòng điện xoay chiều chạy qua thì lực từ tác dụng vào mỗi cực của kim nam châm luân phiên đổi chiều theo sự đổi chiều của dòng điện. Nhưng vì kim nam châm có quán tính cho nên kim không kịp đổi chiều quay mà hầu như vẫn đứng yên.

Câu II.75. Đặt kim nam châm gần dây dẫn có dòng điện chạy qua:

− Nếu kim nam châm lệch về một phía thì dòng điện chạy trong dây dẫn là dòng điện một chiều.

− Nếu kim nam châm hầu như vẫn đứng yên thì dòng điện chạy trong dây dẫn là dòng điện xoay chiều.

Hướng dẫn: Dựa vào các thí nghiệm về tương tác từ.

Page 280: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

280

Câu II.76. D. Hướng dẫn: Trong máy phát điện xoay chiều có rôto là nam châm, khi rôto quay thì số đường sức xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu II.77. Giải thích:

− Đối với máy phát điện xoay chiều có khung dây quay: Trong từ trường, khi khung dây quay thì số đường sức qua tiết diện của khung dây biến thiên, trong khung dây sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

− Đối với máy phát điện xoay chiều có nam châm quay: Khi nam châm quay thì từ trường quay, số đường sức qua tiết diện của các cuộn dây cố định sẽ biến thiên, trong khung dây sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

Câu II.78. Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn, do dây dẫn có điện trở nên dòng điện chạy qua nó sẽ toả nhiệt. Vì vậy có một phần hao phí điện năng do hiện tượng toả nhiệt trên đường dây.

Câu II.79. C.

Câu II.80. A. Hướng dẫn: Điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp lớn gấp bao nhiêu lần điện áp ở hai đầu cuộn thứ cấp thì số vòng dây cuộn sơ cấp lớn gấp bấy nhiêu lần số vòng dây cuộn thứ cấp.

Câu II.81. Máy tăng thế. 70. Hướng dẫn: Sử dụng công thức 1 1

2 2

U nU n

= . Để

tăng điện áp, người ta dùng máy biến áp để tăng áp. Cuộn dây có số vòng dây ít hơn được nối với máy phát điện. Tỉ lệ số vòng là

70220

15400UU

nn

2

1

2

1 ===

Câu II.82. D. Hướng dẫn: Điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp lớn gấp bao nhiêu lần điện áp ở hai đầu cuộn thứ cấp thì số vòng dây cuộn sơ cấp lớn gấp bấy nhiêu lần số vòng dây cuộn thứ cấp và ngược lại.

Câu II.83. A.

Page 281: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

281

Câu II.84. Giải thích: Máy biến áp khi hoạt động: Dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn sơ cấp biến thiên nên các đường sức từ do cuộn sơ cấp sinh ra cũng biến thiên. Nhờ có lõi thép mà hầu hết các đường sức từ của cuộn sơ cấp biến thiên cũng đi qua tiết diện cuộn dây thứ cấp. Do đó xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây thứ cấp nếu mạch thứ cấp là mạch điện kín.

Câu II.85. 275 V; 6,8 A; 2000 vòng.

Hướng dẫn:

a) Từ biểu thức 1 1 1 22

2 2 1

U n U n U U n n

= → = = 275 V

b) Cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp là: 22

UI R

= = 2,75 A.

Do hao phí không đáng kể, nên công suất ở hai mạch điện bằng nhau:

U1.I1 = U2.I2 → 2 21

1

U II U

= = 6,8 A

c) Từ biểu thức 1 1 2 12

2 2 1

U n U n n U n U

= → = = 2000 vòng

CHƯƠNG IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG

Câu IV.1. C. Hướng dẫn: Một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hay truyền nhiệt cho các vật. Vì vậy một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng làm nóng một vật khác.

Câu IV.2. (1) – thực hiện công; (2) – làm nóng; (3) – thế năng; (4) – trọng lượng; (5) – càng lớn.

Câu IV.3. Có. Hướng dẫn: Vì khi lò xo bị nén hoặc dãn có thể thực hiện công lên vật khác, ta nói khi lò xo bị nén hoặc dãn có năng lượng. Năng lượng này gọi là thế năng đàn hồi.

Câu IV.4. C. Hướng dẫn: Các dạng năng lượng thường gặp là cơ năng, động năng, thế năng, điện năng, nhiệt năng, quang năng.

Page 282: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

282

Câu IV.5. A. Hướng dẫn: Công suất không phải là dạng của năng lượng.

Câu IV.6. Hướng dẫn: Hòn sỏi rơi từ trên cao xuống, vận tốc của hòn sỏi tăng dần, động năng của hòn sỏi lớn dần. Do đó hòn sỏi có khả năng sinh công làm quả trứng vỡ ra khi nó va chạm vào quả trứng.

Câu IV.7. Hướng dẫn: Dựa vào định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Sự hao hụt thế năng của quả bóng bàn là do trong quá trình rơi đến va chạm vào mặt sàn thì một phần năng lượng dưới dạng cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng quả bóng bàn và mặt sàn.

Câu IV.8. C. Hướng dẫn: Trong chu trình biến đổi của nước biển có các sự chuyển hoá năng lượng sau đây:

− Sự chuyển hoá của quang năng thành nhiệt năng do ánh sáng mặt trời làm nóng nước biển.

− Sự chuyển hoá của thế năng thành động năng do nước trên đầu nguồn chuyển thành động năng của dòng nước chảy.

− Sự chuyển hoá của nhiệt năng thành động năng và thế năng do nước nóng bốc hơi chuyển thành động năng của các phân tử và tích tụ thành mây ở trên cao (thế năng).

− Không có sự chuyển hoá của nhiệt năng thành quang năng trong chu trình biến đổi trên.

Câu IV.9. 1008000 J. Hướng dẫn: Nhiệt lượng nước hấp thụ để làm nó nóng lên là:

Qthu = c.m.Δt = c.m.(t2 – t1) = 4.4200(85 – 25) =1008000 J

Vì bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt nên nhiệt lượng mà nước thu vào đúng bằng phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước:

A = Qthu = 1008000 J.

Câu IV.10. C.

Câu IV.11. Hướng dẫn: Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Page 283: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

283

Câu IV.12. A. Câu IV.13. A.

Câu IV.14. Hướng dẫn:

− Động cơ nhiệt động cơ trong đó nội năng của nhiên liệu chuyển hoá thành cơ năng.

− Các bộ phận cơ bản của động cơ nhiệt là nguồn nhiệt, bộ phận sinh công và nguồn lạnh.

Câu IV.15. B.

Câu IV.16. (1) – máy hơi nước, tua bin hơi, động cơ đốt trong.

Câu IV.17. C.

Câu IV.18. A. Hướng dẫn: Hiệu suất của động cơ nhiệt là thương số giữa phần năng lượng chuyển hoá thành công có ích của động cơ và năng lượng toàn phần do nhiên liệu toả ra.

Câu IV.19. A. Hướng dẫn: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là nhiệt lượng toả ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

Câu IV.20. A.

Câu IV.21. 1 – b; 2 – c; 3 – d; 4 – e.

Câu IV.22. D.

Câu IV.23. 2,03.107 W. Hướng dẫn: Năng lượng do 1 tấn than bị đốt cháy là:

Atp = Q = mq = 104. 2,93.107 = 2,93.1011 J

Phần năng lượng chuyển hoá thành điện năng:

11

tp 10A .25 % 2,93.10 .25 %A = = 7,3.10 J100 % 100 %

Công suất trung bình là 10

73

A 7,3.10P 2,03.10 Wt 3,6.10

= = =

Câu IV.24. A. Hướng dẫn: Q = mq = 1.4,6.106 = 4600000 J.

Page 284: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

284

Hiệu suất: A 1012000H 0,22 22 %Q 4600000

= = = =

Câu IV.25. 88. 105 J. Hướng dẫn: Nhiệt lượng do dầu hoả toả ra khi đốt cháy hoàn toàn là:

Q = m.q = 0,2. 44.106 = 88. 105 J.

Câu IV.26. 0,315 kg. Hướng dẫn: Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là:

Q = c.m.(t2 − t1) = 4200.1.(100 − 25) = 315000 J

Vì bỏ qua sự mất mát nhiệt nên từ công thức Qtoả = m.q ta suy ra nhiệt lượng do củi khô toả ra là:

Q 315000m 0,315 kgq 1000000

= = =

Câu IV.27. Không. Hướng dẫn: Vì khi đun nước thì một phần nhiệt lượng tiêu tốn đã mất mát đi do toả nhiệt ra môi trường xung quanh.

Câu IV.28. Hướng dẫn: Khi bàn là hoạt động, năng lượng điện được chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng dây điện trở trong chiếc bàn là. Nhiệt lượng đó được truyền ra vỏ bàn là, một phần nhiệt truyền qua quần áo và một phần toả ra môi trường xung quanh.

Câu IV.29. Hướng dẫn: Trong quá trình hoạt động, động cơ nhiệt luôn luôn có phần năng lượng vô ích do truyền nhiệt làm nóng vỏ máy và do toả nhiệt ra môi trường xung quanh (A < Q). Vì vậy theo định luật bảo toàn năng lượng thì không thể chế tạo được động cơ nhiệt có hiệu suất là 100 %.

Page 285: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

285

MUÏC LUÏC

Trang

Lời nói đầu ..............................................................................................................................3

SYNOPSIS.................................................................................................................................4

LỚP 6

Phần một : Câu hỏi

Chương I. Cơ học ..................................................................................................................5

Chương II. Nhiệt học............................................................................................................25

Phần hai : Đáp án

Chương I. Cơ học ..................................................................................................................44

Chương II. Nhiệt học............................................................................................................46

LỚP 7

Phần một : Câu hỏi

Chương I. Quang học ..........................................................................................................51

Chương II. Âm học................................................................................................................74

CHương III. Điện học............................................................................................................90

Phần hai : Đáp án

Chương I. Quang học ..........................................................................................................125

Chương II. Âm học................................................................................................................130

CHương III. Điện học............................................................................................................132

LỚP 8

Phần một : Câu hỏi

Chương I. Cơ học ..................................................................................................................140

Chương II. Nhiệt học............................................................................................................194

Phần hai : Đáp án

Chương I. Cơ học ..................................................................................................................203

Chương II. Nhiệt học............................................................................................................221

Page 286: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

286

LỚP 9

Phần một : Câu hỏi

Chương II. Điện từ học........................................................................................................222

Chương IV. Sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng ...............................................259

Phần hai : Đáp án

Chương II. Điện từ học........................................................................................................272

Chương IV. Sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng ...............................................281

Page 287: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

287

Chòu traùch nhieäm xuaát baûn :

Chuû tòch Hoäi ñoàng Thaønh vieân kieâm Toång Giaùm ñoác NGOÂ TRAÀN AÙI

Toång bieân taäp kieâm Phoù Toång Giaùm ñoác NGUYEÃN QUYÙ THAO

Toå chöùc baûn thaûo vaø chòu traùch nhieäm noäi dung :

Phoù Toång bieân taäp PHAN XUAÂN KHAÙNH

Phoù Giaùm ñoác phuï traùch Coâng ty CP Dòch vuï xuaát baûn giaùo duïc Gia Ñònh

TRAÀN THÒ KIM NHUNG

Bieân taäp noäi dung :

NGUYEÃN DUY HIEÀN

TRÖÔNG THÒ BÍCH CHAÂU

Bieân taäp kó − mó thuaät :

TRAÀN NGUYEÃN ANH TUÙ

Trình baøy bìa :

HOAØNG PHÖÔNG LIEÂN

Söûa baûn in :

TRÖÔNG THÒ BÍCH CHAÂU

Cheá baûn :

COÂNG TY CP DÒCH VUÏ XBGD GIA ÑÒNH

Page 288: Bo Cau Hoi on Tap Mon Vat Ly 6

288

Coâng ty coå phaàn Dòch vuï xuaát baûn giaùo duïc Gia Ñònh – Nhaø xuaát baûn Giaùo duïc Vieät Nam giöõ quyeàn coâng boá taùc phaåm.

BOÄ CAÂU HOÛI MOÂN VAÄT LÍ CAÁP TRUNG HOÏCCÔ SÔÛ

(ñóa CD)