191
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VŨ VĂN LỢI ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT HÀ NỘI - 2017

ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VŨ VĂN LỢI

ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ

CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH HOLOCEN

KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG

PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT

HÀ NỘI - 2017

Page 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VŨ VĂN LỢI

ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ

CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH HOLOCEN

KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG

PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG

Chuyên ngành: Địa chất học

Mã số: 62 44 02 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Đỗ Minh Đức

2. PGS.TS. Doãn Đình Lâm

HÀ NỘI - 2017

Page 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng có ai công bố trong bất cứ công

trình nào khác.

Vũ Văn Lợi

Page 4: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

LỜI CẢM ƠN

Luận án đƣợc thực hiện tại Phòng Trầm tích, Viện Địa chất; Khoa Các khoa

học trái đất, Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công

nghệ Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện luận án, Nghiên cứu sinh đã nhận đƣợc rất nhiều

sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban lãnh đạo Học viên Khoa học và Công

nghệ, Ban lãnh đạo Viện Địa chất cùng các phòng quản lý, phòng nghiên cứu, tôi

xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó .

Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Minh Đức,

PGS.TS. Doãn Đình Lâm, những thầy giáo trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi

hoàn thành luận án này.

Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu các nhà khoa

học: GS.TS. Trần Nghi, GS.TSKH. Phạm Văn Tỵ, PGS.TS. Nguyễn Huy Phƣơng,

PGS.TSKH. Nguyễn Địch Dỹ, PGS.TSKH. Vũ Cao Minh, TS. Đinh Xuân Thành,

TS. Nguyễn Đình Nguyên, TS. Phạm Nguyễn Hà Vũ, TS. Nguyễn Văn Bình.

Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang công tác tại

Công ty cổ phần tƣ vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng, Công ty cổ phần

E.C.C và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình thực hiện và hoàn thành luận án này.

Page 5: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

i

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... iv

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... v

DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU

VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG ...................................................... 5

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................. 5

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ............................................................. 5

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ............................................................. 7

1.1.3. Những tồn tại cần đƣợc giải quyết ......................................................... 17

1.2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .............. 18

1.2.1. Khái niệm khu vực ven biển ................................................................... 18

1.2.2. Vị trí khu vực nghiên cứu ....................................................................... 20

1.2.3. Đặc điểm khí hậu .................................................................................... 22

1.2.4. Đặc điểm thủy, hải văn ........................................................................... 23

1.2.5. Đặc điểm địa hình, địa mạo .................................................................... 24

1.2.6. Đặc điểm địa tầng khu vực nghiên cứu .................................................. 26

1.2.7. Đặc điểm địa chất thủy văn .................................................................... 32

1.2.8. Đặc điểm kiến tạo ................................................................................... 33

1.2.9. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực ven biển thành phố Hải Phòng .......... 34

Chƣơng 2. CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 36

2.1. CƠ SỞ TÀI LIỆU .......................................................................................... 36

2.1.1. Nhóm tài liệu địa chất và trầm tích ........................................................ 36

2.1.2. Nhóm tài liệu nghiên cứu địa chất công trình ........................................ 36

2.2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................... 40

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 41

2.3.1. Phƣơng pháp khảo sát hiện trƣờng ......................................................... 41

2.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu trầm tích .................................................. 41

Page 6: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

ii

2.3.3. Phƣơng pháp địa chấn nông phân giải cao ............................................. 46

2.3.4. Phƣơng pháp khoan lấy mẫu và thí nghiệm hiện trƣờng ....................... 46

2.3.5. Phƣơng pháp thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý đất và xử lý số liệu ....... 51

2.3.6. Phƣơng pháp địa tin học ......................................................................... 53

2.3.7. Phƣơng pháp tính lún nền đất ................................................................. 53

Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ TRẦM TÍCH HOLOCEN

KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG .......................................... 57

3.1. KHÁI NIỆM TƢỚNG TRẦM TÍCH VÀ ĐỊA TẦNG HOLOCEN ............. 57

3.1.1. Khái niệm tƣớng trầm tích ...................................................................... 57

3.1.2. Địa tầng Holocen .................................................................................... 57

3.1.3. Độ sâu và bề dày trầm tích Holocen khu vực ven biển Hải Phòng ........ 60

3.2. ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH

PHỐ HẢI PHÒNG ................................................................................................ 63

3.2.1. Các tƣớng trầm tích Holocen sớm-giữa (Q21-2

) ...................................... 63

3.2.2. Các tƣớng trầm tích Holocen giữa – muộn (Q22-3

) ................................. 75

3.3. TÍNH CHẤT CƠ LÝ CÁC TRẦM TÍCH HOLOCEN ................................. 85

3.3.1. Khái niệm đất yếu ................................................................................... 85

3.3.2. Tính chất cơ lý của các tƣớng trầm tích Holocen ................................... 87

3.4. QUY LUẬT PHÂN BỐ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRẦM TÍCH

HOLOCEN VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG .................................................... 91

3.5. TƢƠNG QUAN TƢỚNG TRẦM TÍCH VÀ PHÂN LOẠI ĐẤT THEO ĐỊA

CHẤT CÔNG TRÌNH .......................................................................................... 94

Chƣơng 4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH HOLOCEN

VÀ CÁC SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG .................................................. 101

4.1. PHÂN VÙNG TRẦM TÍCH HOLOCEN ................................................... 101

4.1.1. Tiêu chí phân vùng ............................................................................... 101

4.1.2. Kết quả phân vùng trầm tích Holocen .................................................. 101

4.2. HIỆN TRẠNG CÁC SỰ CỐ CÔNG TRÌNH DO LÚN, LÚN LỆCH........ 122

4.2.1. Hiện trạng các sự cố công trình xây dựng nhà dân dụng và công nghiệp ..... 122

4.2.2. Hiện trạng các sự cố trong xây dựng bến bãi container dịch vụ cảng .. 124

Page 7: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

iii

4.2.3. Nguyên nhân sự cố lún, lún lệch các công trình xây dựng .................. 126

4.3. TƢƠNG QUAN GIỮA LÚN VỚI CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH

HOLOCEN ......................................................................................................... 127

4.3.1. Tính toán lún trong trầm tích Holocen ................................................. 128

4.3.2. Tƣơng quan giữa lún với các thành tạo trầm tích Holocen .................. 136

4.3.3. Lún cố kết theo thời gian và mực nƣớc biển dâng ............................... 139

4.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÊN NỀN

ĐẤT YẾU TRẦM TÍCH HOLOCEN ................................................................ 142

4.4.1. Một số giải pháp chung xử lý nền đất yếu phổ biến hiện nay .............. 142

4.4.2. Một số giải pháp công trình cụ thể ....................................................... 143

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN ............................................................................................................... 151

TÀI LIỆU KHAM KHẢO .................................................................................... 152

PHỤ LỤC ............................................................................................................... 158

Page 8: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH : Biến đổi khí hậu

CP : Cổ phần

CPXD : Cổ phần xây dựng

CPT : Thí nghiệm xuyên tĩnh (Method of cone penetration test)

MNBD : Mực nƣớc biển dâng

nnk : Nhiều ngƣời khác

SPT : Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (Standard penetration test)

TB : Trung bình

TCN : Tiêu chuẩn ngành

TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

Page 9: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

v

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Phạm vi khu vực nghiên cứu ..................................................................... 21

Hình 1.2. Bản đồ địa chất khu vực ven biển thành phố Hải Phòng (Trích lƣợc từ

Bản đồ địa chất và khoáng sản thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1:50.000) [46] ............... 27

Hình 1.3. Mặt cắt tuyến IV, trích tờ bản đồ Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000 [46] ............. 28

Hình 1.4. Cột địa tầng trầm tích Đệ tứ khu vực nghiên cứu [7] ............................... 31

Hình 2.1. Sơ đồ tài liệu thực tế khu vực ven biển thành phố Hải Phòng .................. 37

Hình 2.2. Biểu đồ phân loại trầm tích của Folk (1954) ............................................ 43

Hình 2.3. Đo địa chấn nông phân giải cao theo tuyến Đình Vũ – Bán đảo Đồ Sơn . 46

Hình 2.4. Công tác khoan địa chất ở biển ven bờ huyện Tiên Lãng ......................... 47

Hình 2.5. Công tác lấy mẫu đất và mô tả đất tại hiện trƣờng ................................... 47

Hình 2.6. Công tác khoan lấy mẫu, kết hợp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT ....... 48

Hình 2.7. Thí nghiệm xuyên tĩnh CPT tại khu vực nghiên cứu (quận Hải An) ........ 49

Hình 2.8. Sơ đồ tính lún tại các kiểu mặt cắt trầm tích và phân bố tải trọng. ........... 54

Hình 3.1. Sơ đồ đẳng sâu đáy Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng ..... 60

Hình 3.2. Sơ đồ đằng dày trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng ...... 61

Hình 3.3. Sơ đồ đẳng sâu đáy Holocen giữa – muộn khu vực ven biển

thành phố Hải Phòng ................................................................................................. 62

Hình 3.4. Trầm tích bùn đầm lầy ven biển tuổi Holocen sớm – giữa. Lỗ khoan

DCV02, độ sâu 21,0 ÷ 21,4 m ................................................................................... 63

Hình 3.5. Sơ đồ tƣớng trầm tích khu vực ven biển thành phố Hải Phòng ................ 64

Hình 3.6. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 1 – 1’ ........................................................... 65

Hình 3.7. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 2 – 2’ ........................................................... 66

Hình 3.8. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 3 – 3’ ........................................................... 66

Hình 3.9. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 4 – 4’ ........................................................... 66

Hình 3.10. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 5 – 5’ ......................................................... 67

Hình 3.11. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 6 – 6’ ......................................................... 67

Hình 3.12. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 7 – 7’ ......................................................... 67

Hình 3.13. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 8 – 8’ ......................................................... 68

Page 10: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

vi

Hình 3.14. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 9 – 9’ ......................................................... 68

Hình 3.15. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 10 – 10’ ..................................................... 68

Hình 3.16. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn nông phân giải cao

tuyến HP4 .................................................................................................................. 70

Hình 3.17. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn nông phân giải cao

tuyến HP9 .................................................................................................................. 71

Hình 3.18. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn nông phân giải cao

tuyến HP12 ................................................................................................................ 72

Hình 3.19. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn tuyến HP11 ........... 73

Hình 3.20. Trầm tích bùn estuary – vũng vịnh tuổi Holocen sớm – giữa. Lỗ khoan

HK06, độ sâu 17,0 ÷ 17,4 m ..................................................................................... 74

Hình 3.21. Trầm tích bùn chân châu thổ tuổi Holocen muộn. Lỗ khoan HK06,

độ sâu 11,0 ÷ 14,4 m ................................................................................................. 75

Hình 3.22. Trầm tích bùn cát tiền châu thổ tuổi Holocen muộn. Lỗ khoan HK06,

độ sâu 7,4 ÷ 7,7 m ..................................................................................................... 77

Hình 3.23. Trầm tích cát bùn bãi triều. Lỗ khoan KT03, độ sâu 0,5 ÷ 0,8 m ........... 79

Hình 3.24. Trầm tích bùn bãi triều. Lỗ khoan HK06, độ sâu 0,3 ÷ 0,6 m ................ 80

Hình 3.25. Trầm tích cát cồn cát cửa sông. Lỗ khoan TT1, độ sâu 0,5 ÷ 0,8 m ....... 81

Hình 3.26. Trầm tích bùn cửa sông estuary. Lỗ khoan DAP25, độ sâu 0,1 ÷ 0,3 m 82

Hình 3.27. Trầm tích bùn cát đầm lầy cửa sông. Lỗ khoan DT03, độ sâu 2,0 ÷ 2,3 m ...... 83

Hình 3.28. Trầm tích bùn cát đồng bằng châu thổ. Lỗ khoan DT2, độ sâu 0,1÷ 0,4 m ..... 84

Hình 4.1. Sơ đồ minh họa phân vùng trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu ....... 102

Hình 4.2. Sơ đồ phân vùng trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu ....................... 103

Hình 4.3. Các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 1) ...... 104

Hình 4.3. Các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 1) (tiếp) ....... 105

Hình 4.4. Các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 2) ...... 113

Hình 4.5. Các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 3) ...... 117

Hình 4.6. Hình ảnh sự cố lún, lún lệch nhà số 12, 14, Cát Bi, Hải An, Hải Phòng 122

Hình 4.7. Hình ảnh sự cố lún nền bãi container Đình Vũ, Hải An, Hải Phòng ...... 124

Hình 4.8. Sơ đồ lún trầm tích Holocen (Cách tiếp cận 1) ....................................... 131

Page 11: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

vii

Hình 4.9. Sơ đồ lún trầm tích Holocen (Cách tiếp cận 2) ....................................... 132

Hình P1.1. Một số hình ảnh các sự cố lún, lún lệch công trình xây dựng – Công

trình nhóm 1 ............................................................................................................ 158

Hình P1.2. Một số hình ảnh các sự cố lún nền bãi container dịch vụ cảng – Công

trình nhóm 2 ............................................................................................................ 159

Page 12: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Đặc trƣng hình thái của một số sông chính khu vực nghiên cứu ............. 23

Bảng 1.2. Độ muối trung bình tháng (‰) ở khu vực nghiên cứu và khu vực phụ cận ...... 23

Bảng 1.3. Các đặc trƣng của sóng vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh .................. 24

Bảng 1.4. Đặc điểm thuỷ triều khu vực Hải Phòng và khu vực phụ cận .................. 24

Bảng 1.5. Diện tích, dân số và mật độ dân số khu vực nghiên cứu .......................... 34

Bảng 2.1. Tổng hợp số lƣợng mẫu phân tích trong phòng và thí nghiệm hiện trƣờng ...... 39

Bảng 2.2. Thang phân loại cấp hạt của Krumbein và Folk (1954) ........................... 42

Bảng 2.3. Trạng thái của đất theo sức kháng xuyên tiêu chuẩn Nspt ......................... 48

Bảng 2.4. Độ chặt của đất xác định bằng xuyên côn ................................................ 50

Bảng 2.5. Các chỉ tiêu vật lý, cơ học và chỉ tiêu tính toán của trầm tích Holocen ... 51

Bảng 2.6. Phân loại đất theo chỉ số dẻo IP ................................................................ 52

Bảng 2.7. Phân loại trạng thái của đất theo chỉ số sệt (B) ........................................ 52

Bảng 3.1. Phân loại đất yếu trầm tích Holocen ......................................................... 86

Bảng 3.2. Tính chất cơ lý các tƣớng trầm tích Holocen ........................................... 88

Bảng 3.3. Tƣơng quan tƣớng trầm tích và phân loại đất theo địa chất công trình .... 94

Bảng 3.4. Loại đất và trạng thái các tƣớng trầm tích Holocen ............................... 100

Bảng 4.1. Tiêu chí phân vùng trầm tích Holocen ................................................... 101

Bảng 4.2. Đặc điểm các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 1) ... 106

Bảng 4.3. Đặc điểm các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 2) ... 114

Bảng 4.4. Đặc điểm các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – Địa chất công trình (Vùng 3) .. 118

Bảng 4.5. Kết quả phân vùng trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu ................... 121

Bảng 4.6. Một số sự cố lún, lún lệch công trình xây dựng (nhóm 1) ..................... 123

Bảng 4.7. Một số sự cố lún công trình xây dựng (nhóm 2) .................................... 125

Bảng 4.8. Cách tiếp cận tính toán lún nền đất ......................................................... 128

Bảng 4.9. Các thông số và giao diện bảng tính toán lún nền đất ............................ 130

Bảng 4.10. Kết quả tính lún trên cơ sở lý thuyết – Cách tiếp cận 1 ........................ 131

Bảng 4.11. Kết quả tính lún trên cơ sở lý thuyết – Cách tiếp cận 2 ........................ 132

Bảng 4.12. Kết quả tính lún nhà số 12, Cát Bi, Hải An .......................................... 134

Page 13: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

ix

Bảng 4.13. Kết quả tính lún bãi container Vinalines, Đình Vũ .............................. 135

Bảng 4.14. Kịch bản nƣớc biển dâng ..................................................................... 140

Bảng 4.15. Kết quả tính lún cố kết theo thời gian và mực nƣớc biển dâng ............ 141

Bảng 4.16. Giải pháp nâng cao xử lý nền đất yếu khu vực nghiên cứu .................. 145

Bảng P2.1. Kết quả tính lún theo cách tiếp cận 1 và cách tiếp cận 2 ...................... 160

Bảng P3.2. Kết quả tính lún cố kết và kịch bản nƣớc biển dâng ............................ 164

Bảng P4.3. Kết quả tính lún các kiểu mặt cắt trong khu vực nghiên cứu – Cách tiếp

cận 1 ........................................................................................................................ 167

Bảng P4.4. Kết quả tính lún các kiểu mặt cắt trong khu vực nghiên cứu – Cách tiếp

cận 2 ........................................................................................................................ 170

Bảng P5.5. Kết quả tính lún công trình Nhà số 12, Cát Bi, Hải An, Hải Phòng .... 173

Bảng P5.6. Kết quả tính lún công trình Bãi container, Đình Vũ, Hải An, Hải Phòng ..... 176

Page 14: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Hải Phòng là đô thị loại I cấp quốc gia và là thành phố cảng có

tầm quan trọng đặc biệt đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Trƣớc nhu cầu phát triển kinh tế theo xu hƣớng hội nhập sâu rộng với khu vực và

thế giới, nhiều dự án đầu tƣ xây dựng mở rộng đã đƣợc hình thành và triển khai

nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của thành phố, đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát

triển kinh tế. Tuy nhiên, khu vực ven biển thành phố Hải Phòng tồn tại nhiều tầng

đất yếu, các sự cố lún, lún lệch các công trình xây dựng xảy ra phổ biến với các

mức độ khác nhau, đặc biệt ở các quận huyện ven biển, nhƣ Hải An, Dƣơng Kinh

và Đồ Sơn, có liên quan trực tiếp đến nền đất yếu trầm tích Holocen, gây ảnh hƣởng

nghiêm trọng cơ sở hạ tầng, thiệt hại lớn về kinh tế, bức xúc trong xã hội. Hiện nay,

công tác khắc phục hậu quả đã và đang đƣợc thực hiện, nhƣng hiệu quả chƣa cao,

các giải pháp xử lý nền đất yếu chƣa thực sự phù hợp với đặc điểm các kiểu nền đất

trong khu vực, do đó, các sự cố lún, lún lệch các công trình xây dựng diễn biến

ngày càng phức tạp và có chiều hƣớng gia tăng.

Các nghiên cứu về trầm tích Holocen, địa chất công trình khu vực Hải Phòng

từ trƣớc đến nay đã đạt đƣợc những giá trị lớn về khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên,

các kết quả nghiên cứu chƣa cụ thể, chi tiết, còn rời rạc, tính thực tiễn chƣa cao;

chƣa có công trình nghiên cứu tích hợp giữa trầm tích Holocen với địa chất công

trình, dẫn tới gặp nhiều khó khăn trong việc luận giải các sự cố lún, lún lệch các

công trình xây dựng có liên quan đến nền đất yếu trầm tích Holocen. Do đó, để

nhận dạng đƣợc quy luật lún nền đất yếu trầm tích Holocen, thì cần phải nhận diện

đƣợc đặc điểm và quy luật phân bố các thành tạo trầm tích Holocen khu vực ven

biển thành phố Hải Phòng, nhằm giảm thiểu tối đa những sự cố công trinh xây

dựng, cũng nhƣ phục vụ một cách có hiệu quả công tác quy hoạch phát triển bền

vững cơ sở hạ tầng là một nhu cầu khách quan.

Page 15: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

2

Từ thực tế trên, việc nghiên cứu đề tài “Đặc điểm và quy luật phân bố các

thành tạo trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng phục vụ

phát triển cơ sở hạ tầng” là vô cùng cần thiết.

2. Mục tiêu của đề tài

- Làm sáng tỏ đặc điểm và quy luật phân bố các thành tạo trầm tích Holocen

khu vực ven biển thành phố Hải Phòng.

- Xác định mối liên quan giữa đặc điểm trầm tích Holocen với các sự cố

công trình xây dựng, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng trên nền

đất yếu.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các thành tạo trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu là khu ven biển thành phố Hải Phòng nằm trong khung

tọa độ địa lý: Kinh độ từ 106o34’ đến 106

o56’; Vĩ độ từ 20

o34’ đến 20

o53’. Bao

gồm phần đất liền ven biển và biển ven bờ các quận Hải An, Dƣơng Kinh, Đồ Sơn

và các xã thuộc các huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng thành phố Hải Phòng và một phần

nhỏ thuộc phƣờng Vĩnh Niệm (quận Lê Chân), Đông Khê, Vạn Mỹ (quận Ngô

Quyền), xã Thủy Triều (huyện Thủy Nguyên). Bỏ qua phần chồng lấn giữa khu vực

nghiên cứu với đảo Cát Hải.

4. Nội dung nghiên cứu

1. Nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân bố các trầm tích Holocen khu vực

ven biển thành phố Hải Phòng.

2. Nghiên cứu đặc điểm địa chất công trình các trầm tích Holocen khu vực

ven biển thành phố Hải Phòng.

3. Nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm trầm tích Holocen với các sự cố

công trình xây dựng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cơ sở hạ tầng trên

nền đất yếu của trầm tích Holocen.

4. Đề xuất các giải pháp xử lý nền đất yếu, phát triển bền vững cơ sở hạ tầng

trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng.

Page 16: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

3

5. Luận điểm bảo vệ

Luận điểm 1: Trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng

cộng sinh tƣớng theo thời gian trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nƣớc biển.

Giai đoạn biển tiến Flandrian (Holocen sớm - giữa) có 4 tƣớng (bùn đầm lầy ven

biển, cát lẫn sạn bãi triều, cát sạn lạch triều và bùn estuary - vũng vịnh); Giai đoạn

biển thoái Holocen giữa - muộn có 4 tƣớng (bùn chân châu thổ, bùn cát tiền châu

thổ, cát cồn cát cửa sông và bùn cát đồng bằng châu thổ); Thời kỳ biển dâng hiện

đại có 6 tƣớng (cát, cát bùn và bùn bãi triều, cát sạn lạch triều, bùn cát đầm lầy cửa

sông và bùn cửa sông hình phễu).

Luận điểm 2: Trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng

bao gồm 3 vùng, 7 phụ vùng và 18 khu, tƣơng ứng với 18 kiểu mặt cắt trầm tích -

địa chất công trình đặc trƣng. Hiện tƣợng lún và lún lệch ảnh hƣởng nghiêm trọng

đến ổn định các công trình xây dựng, xảy ra mạnh nhất ở vùng estuary (vùng 3) liên

quan đến phức hệ tƣớng bùn đầm lầy ven biển (mbQ21-2

), bùn estuary - vũng vịnh

(mebQ21-2

), bùn chân châu thổ (ampdQ22-3

), bùn cát tiền châu thổ (amdfQ22-3

) và

bùn cửa sông estuary (meQ22-3

); tiếp đến là vùng châu thổ (vùng 1), liên quan đến

phức hệ tƣớng bùn estuary - vũng vịnh (mebQ21-2

), bùn chân châu thổ (ampdQ22-3

),

bùn cát tiền châu thổ (amdfQ22-3

) và bùn bãi triều (amtfmQ22-3

), cuối cùng là vùng

châu thổ nhô cao (vùng 2) liên quan đến phức hệ tƣớng bùn estuary - vũng vịnh

(mebQ21-2

), bùn chân châu thổ (ampdQ22-3

), bùn cát tiền châu thổ (amdfQ22-3

) và

bùn cát đồng bằng châu thổ (amdpQ22-3

).

6. Những điểm mới của luận án

(1) Xác định đƣợc tổ hợp cộng sinh tƣớng trầm tích trong thời kỳ biển dâng

hiện đại, đặc biệt là sự xuất hiện của tƣớng trầm tích bùn cửa sông hình phễu

(meQ22-3

) phân bố tại khu vực cửa sông Bạch Đằng.

(2) Xác định mối tƣơng quan giữa các đặc điểm tƣớng trầm tích Holocen với

các tính chất cơ lý của đất yếu khu vực ven biển thành phố Hải Phòng. Cụ thể, phân

chia chi tiết các loại đất yếu theo các cấp độ khác nhau, trong đó, một số loại đất

yếu bao gồm nhiều tƣớng trầm tích.

(3) Phân chia chi tiết các vùng, phụ vùng và khu phân bố các kiểu mặt cắt

Page 17: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

4

trầm tích - địa chất công trình Holocen, phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực

ven biển thành phố Hải Phòng.

(4) Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của lún nền đất yếu phục vụ công tác thiết kế

cao độ nền trong quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và khả năng ứng phó của các

công trình ven biển thành phố Hải Phòng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực

nƣớc biển dâng.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

(1) Ý nghĩa khoa học: Làm sáng tỏ đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích

Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng, xác định nguyên nhân và mối liên

quan đến tai biến lún gây mất ổn định công trình trong hoạt động phát triển xây

dựng cơ sở hạ tầng.

(2) Ý nghĩa thực tiễn: Làm cơ sở khoa học góp phần giải thích nguyên nhân,

cơ chế hình thành và phát triển tai biến lún của nền đất yếu từ đó khoanh vùng dự

báo các khu vực có nguy cơ xảy ra tai biến địa chất phục vụ cho việc nghiên cứu lập

quy hoạch để khai thác, sử dụng và quản lý nguồn quỹ đất phục vụ phát triển cơ sở

hạ tầng một cách hợp lý và bền vững.

8. Bố cục của Luận án

Mở đầu

Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và đặc điểm khu vực ven biển

thành phố Hải Phòng

Chƣơng 2. Cở sở tài liệu và các phƣơng pháp nghiên cứu.

Chƣơng 3. Đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích Holocen khu vực ven

biển thành phố Hải Phòng.

Chƣơng 4. Mối liên quan giữa đặc điểm trầm tích Holocen và các sự cố công

trình xây dựng

Kết luận và kiến nghị

Page 18: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

5

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM

KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc

1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu địa chất và trầm tích Holocen khu vực ven biển

Trầm tích Holocen và biến động vùng ven biển, đặc biệt là các vùng đồng

bằng châu thổ đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập đến trong các công

trình nghiên cứu khác nhau từ những năm đầu thế kỷ 20. Các công trình tiêu biểu

nhƣ công trình nghiên cứu kinh điển có thể kể đến là Mississippy của Barrell (1912,

1914), Johnstons (1921, 1922), Trowbridge (1930), Russell (1936), Fisk (1944).

Những công trình này đã đặt nền móng cho các công trình tiếp theo của Coleman &

Gagliano (1964), Wright & Coleman (1973, 1975), Galloway (1975), David R.A

(1978), Reading H.G (1985), Elliott (1965, 1986) …

Cấu trúc châu thổ, đặc điểm tƣớng trầm tích và tiến hóa các thành tạo

Holocen các đồng bằng châu thổ lớn trên thế giới nhƣ: châu thổ sông Rhone, châu

thổ sông Niger, châu thổ sông Mahakam, châu thổ sông Hoàng Hà … đã đƣợc đề

cập đến trong công trình của Fisk & Mc Farlan et al., (1954), Fisk (1955, 1961),

Oomkens (1967, 1974), Weber (1971), Elliott (1974, 1986), Reading H.G (1965,

1986) … Đây là những công trình mang tính kinh điển về quá trình tiến hóa các

vùng ven biển trong Holocen.

Elliott (1986), đã phân tích quá trình dịch chuyển các thùy châu thổ liên quan

đến quá trình phát triển cửa sông ven biển châu thổ sông Mississippy và dựa vào

động lực sóng, thủy triều, dòng ven bờ phân chia vùng ven bờ thành các kiểu bờ

khác nhau.

David R.A & Ethington R.L (1976) trong công trình “Bờ và quá trình trầm

tích ven bờ”, Elliott (1986) trong công trình “Đƣờng bờ lục nguyên” đã phân tích

chi tiết quá trình thành tạo và tiến hóa các đê cát, giồng cát ven bờ (beach sand

ridges) trong các đồng bằng cát ven bờ (chenier plain).

Page 19: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

6

David R.A (1978) đã phân tích chi tiết điều kiện sinh thái và quá trình phát

sinh, phát triển của vùng đầm lầy ven biển cửa sông, đây là một trong các công trình

tiêu biểu về hệ thống đầm lầy cửa sông ven biển.

Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu trầm tích

Holocen khu vực biển ven bờ trên cơ sở đan dày mạng lƣới khảo sát địa chấn nông

phân giải cao, khoan và lấy mẫu bằng ống phóng trọng lực nhằm xác định cấu trúc

đới ven biển. Trong số đó phải kể đến các công trình sau: Châu thổ ngầm hệ thống

sông Ganges-Brahmaputra của Kueh A. S và nnk (1998); Châu thổ ngầm Gargano

Holocen muộn, thềm lục địa Adriatic: thay đổi hƣớng và tốc độ cung cấp trầm tích

của Antonio Cattaneo và nnk; Phát triển châu thổ ngầm sông Hoàng Hà trong

Holocen của Lui J. P và nnk (2004), Công trình của Ciara F. Neill và Mead A.

Allison (2004 ÷ 2005) “Quá trình hình thành châu thổ ngầm trên thềm lục địa

Atchafalaya, Louisiana”,…

Dao dộng mực nƣớc biển trong Holocen – một tác nhân quan trọng trong quá

trình hình thành và phát triển trầm tích Holocen các vùng ven biển đƣợc đề cập đến

trong những công trình của Van Straaten (1959), C Baeteman (1984, 1992),

Pirazzoli (1987), David (1987), Tooley (1979, 1987), Morner (1984, 1985) Shennan

(1983), Jelgersma (1966, 1986), Kidson (1982), Zhao Shongling (1986), Huang

Zhenguo (1984, 1987), Youngqiang Zong (2004), Woodroffe S. A và Horton B. P,

(2005),… Trong các công trình nêu trên, tiến hóa môi trƣờng trầm tích Holocen

châu thổ đƣợc xem xét trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nƣớc biển.

Trong vùng Đông Nam Á các nƣớc nhƣ Indonesia, Philippin, Thái Lan,

Brunei, Đông Timor đã và đang có những dự án nghiên cứu thềm lục địa nói chung,

vùng ven biển với sự đầu tƣ lớn và bƣớc đầu đã có những kết quả nhất định trong

việc phát triển kinh tế - xã hội. Những kết quả nghiên cứu đã giúp các quốc gia này

có những biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý dải ven biển, đặc biệt đối với

các dạng tai biến địa chất trên biển. Trong những năm cuối thế kỷ 20, Thái Lan đã

triển khai nghiên cứu biến động đƣờng bờ, sự dao động mực nƣớc biển và khảo sát

đặc điểm trầm tích đới bờ (trầm tích đáy) ở tỷ lệ lớn vùng Adang Rawi và

Tarutao,…

Page 20: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

7

1.1.1.2. Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện địa chất công trình ven biển

Hội nghị toàn thể Hội Địa chất công trình và Môi trƣờng quốc tế (IAEG,

SYMPOSIUM) về lập bản đồ địa chất công trình phục vụ cho quy hoạch, thiết kế và

xây dựng các công trình vùng ven biển đƣợc diễn ra vào 9/1979 đã thống nhất

những nguyên tắc chung cho lập bản đồ địa chất công trình vùng thềm lục địa và

vùng ven biển nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế đới bờ biển và vùng lân cận, xây

dựng công trình biển và dải ven bờ.

Nhiều tờ bản đồ địa chất công trình với các tỷ lệ khác nhau từ 1:10.000 đến

1:50.000 đã đƣợc lập cho nhiều vùng, nhiều thành phố ven biển nhƣ Sotri, Odetxa,

Thƣợng Hải, Ningbo; nhiều bản đồ tổng hợp phát triển kinh tế các vùng Melbourne,

New York, Philadenphi, Dsaka đã đƣợc thành lập.

Nhiều công trình nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội,

điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình đã đƣợc thực hiện tại các

nƣớc Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Úc,… nhằm phục vụ cho mục đích

khai thác kinh tế lãnh thổ và quy hoạch phát triển xây dựng các thành phố cảng, các

vùng kinh tế trọng điểm, các công trình quan trọng nhƣ đê biển, các nhà máy lọc

dầu, điện hạt nhân, năng lƣợng thủy triều …

Nhìn chung các nghiên cứu địa chất cả lục địa ven biển và biển ven bờ trong

giai đoạn này đều rất sơ lƣợc. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào cấu trúc địa

chất, các thành tạo đá cổ chứa khoáng sản phục vụ cho mục đích khai khoáng, tìm

kiếm dầu khí, phát triển kinh tế biển.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

1.1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975

a. Tình hình nghiên cứu địa chất và trầm tích Holocen lục địa ven biển

Trong giai đoạn này, những nghiên cứu về trầm tích Đệ tứ của các nhà địa

chất ngƣời Pháp nhƣ Colari.M (1913, 1928), Patte.E (1924, 1927, 1931, 1934),

Mansuy.H (1925), Bouret.R (1925), Frontain.J (1927, 1928, 1937, 1938), Lacroix.A

(1928, 1932, 1934), Blondel.F (1929), Breton.Le (1931, 1934), Saurin.E (1935,

1937) đã đề cập những nét cơ bản nhất về địa chất cấu trúc của phần Bắc, Trung và

Nam Đông Dƣơng. Riêng về trầm tích Đệ tứ chỉ đề cập một cách chung nhất phân

Page 21: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

8

biệt 2 loại aluvi cổ và aluvi trẻ dựa vào dấu hiệu sự phong hoá laterit.

Năm 1957, E.Saurin công bố kết quả nghiên cứu các thành tạo trẻ dọc ven

biển, các mực thềm biển Bạch Long Vĩ. Đồng thời ông còn nêu một số nhận định về

sự dao động mực nƣớc biển trong thế Pleistocen và về chế độ tân kiến tạo. Năm

1970, ông cho rằng quan hệ giữa “phù sa cổ” với “phù sa trẻ” đồng thời là ranh giới

địa phƣơng hoặc khu vực giữa Pleistocen và Holocen. Các kết quả nghiên cứu của

E.Saurin là những đóng góp đáng kể về địa chất Đệ tứ nói riêng và địa chất nói

chung ở Việt Nam.

Sau khi miền Bắc đƣợc giải phóng, công cuộc nghiên cứu địa chất đƣợc đẩy

mạnh. Dovjikov A.E (1965) chủ biên tờ “Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỉ lệ

1/500.000” là mốc son lịch sử đầu tiên trong đo vẽ bản đồ địa chất ở Việt Nam.

Trong công trình này, các thành tạo trƣớc Đệ tứ và những cấu trúc địa chất lớn đƣợc

làm rõ. Các tƣ liệu đó đã đƣợc bổ sung và nâng cao bởi các kết quả đo vẽ tỉ lệ

1/200.000 do các nhà địa chất Việt Nam thực hiện trong những năm 1960 ÷ 1970.

Một số tác giả nhƣ: V.K Golovenok và Lê Văn Chân (1965 ÷ 1970), Nguyễn Đức

Tâm (1968), Phan Huy Quynh (1971 ÷ 1976), Lê Huy Hoàng (1971 ÷1972),

Nguyễn Đức Tùng (1973), Hoàng Ngọc Kỷ (1973), Phạm Văn Quang (1969), Phan

Cự Tiến (1969 ÷1970).

Trong công trình của Golovenoc và Lê văn Chân (1965 ÷ 1967), trong công

trình “Thạch học trầm tích Neogen – Đệ tứ trũng Hà Nội” đã phân chia trầm tích

Đệ tứ đồng bằng Sông Hồng làm hai phần: Phần dƣới – Hệ tầng Hải Dƣơng gồm

cuội, sạn, sỏi nằm lót đáy đồng bằng có nguồn gốc chủ yếu là sông tuổi Pleistocen.

Phần trên – Hệ tầng Kiến Xƣơng gồm các trầm tích hạt mịn nhƣ cát, bột, sét nguồn

gốc châu thổ và ven biển, tuổi Holocen. Cơ sở phân chia nhƣ trên chủ yếu dựa vào

tài liệu thạch học, hầu nhƣ không có tài liệu cổ sinh nên tính thuyết phục chƣa cao.

Đây chỉ là những nét chấm phá đầu tiên về lịch sử hình thành và phát triển châu thổ

Sông Hồng trong Holocen. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu đạt đƣợc, các tác

giả Nguyễn Đức Tâm, Lê Huy Hoàng, Hoàng Ngọc Kỷ (1968 ÷ 1973) đã đi sâu

nghiên cứu và khái quát hơn, tuy nhiên kết quả nghiên cứu chƣa thực sự giải quyết

đƣợc những vấn đề cơ bản của trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu.

Page 22: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

9

b. Tình hình nghiên cứu địa chất và trầm tích Holocen vùng biển ven bờ:

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Pháp đã tăng cƣờng điều tra địa chất – địa lý lãnh thổ

Việt Nam nhằm thiết lập đƣờng giao thông trên biển và tìm kiếm khoáng sản cho

chính phủ Pháp. Đặc biệt là từ năm 1925 đến năm 1929, Pháp đã thực hiện hàng

loạt các cuộc điều tra và thu thập mẫu trầm tích đáy vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên,

chuyến điều tra khảo sát chƣa toàn diện, chƣa sâu sắc, còn nặng về mô tả định tính.

Năm 1943, Shepard lần đầu tiên lập sơ đồ phân bố trầm tích tầng mặt rìa Tây Thái

Bình Dƣơng tỉ lệ 1/6.000.000 trong đó có thềm lục địa Việt Nam. Trên sơ đồ đã

khoanh diện phân bố các kiểu trầm tích mặt và đá gốc một cách sơ lƣợc. Các trƣờng

cát aluvi cổ đã đƣợc phát hiện lần đầu tiên ở đáy biển Việt Nam (độ sâu 20 ÷ 60 m).

Năm 1959 – 1961 chƣơng trình nghiên cứu “NAGA” điều tra Biển Đông của

Viện Hải dƣơng học Zcripp – California (Mỹ) kết hợp cùng Thái Lan đem lại nhiều

tài liệu giá trị. Dựa trên kết quả của chuyến khảo sát này, Niino, Emiry (1961, 1963)

đã lập sơ đồ các kiểu trầm tích và nêu tính phổ biến của trầm tích di tích aluvi vịnh

Bắc Bộ. Nhiều nơi có biểu hiện glauconit, vật liệu núi lửa. Đã phân biệt đƣợc 3

vùng có tổ hợp khoáng vật sét: ilit – clorit, ilit – kaolinit và smectit – ilit – clorit.

Ngoài ra các tác giả còn nhận thấy rằng phần vật chất vô cơ xa bờ thì thô hơn so với

gần bờ, điều đó chứng tỏ rằng nó đƣợc thành tạo trong thời gian Pleistocen.

Chƣơng trình điều tra cơ bản tổng hợp vịnh Bắc Bộ (1959 ÷ 1965) do Ủy

Ban Khoa Học Nhà Nƣớc chủ trì thực hiện phối hợp với lực lƣợng nghiên cứu của

Viện Nghiên cứu Biển (nay là Viện Tài nguyên và Môi trƣờng Biển) và Viện Khoa

học Trung Quốc đã lập sơ đồ và báo cáo kết quả khảo sát vịnh Bắc Bộ [9]. Trong đó

đã nêu khái quát sự phân bố các trƣờng trầm tích sạn, cát và bùn sét ở đáy vịnh Bắc

Bộ. Đặc biệt đã nêu vị trí các nơi gặp sét loang lổ trong ống phóng trọng lực. Từ đó

đã chỉ ra đƣợc các kiểu trầm tích đáy phân bố ở vịnh Bắc Bộ và các đặc điểm cơ

bản về hàm lƣợng khoáng vật nặng phân bố ở vịnh Bắc Bộ.

Nhìn chung, trƣớc năm 1975, các hoạt động điều tra khảo sát địa chất – địa

mạo chỉ tập trung nghiên cứu vùng biển vịnh Bắc Bộ nói chung, chƣa đi sâu nghiên

cứu đối với vùng ven biển Hải Phòng. Các kết quả nghiên cứu còn rời rạc, nặng về

mô tả hiện tƣợng, chƣa mang tính khái quát và tìm ra quy luật phân bố trầm tích khu

Page 23: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

10

vực nghiên cứu, chƣa thực sự giải quyết đƣợc các vấn đề cơ bản liên quan tới đặc

điểm địa chất biển khu vực nghiên cứu.

1.1.2.2. Giai đoạn sau năm 1975

a. Tình hình nghiên cứu địa chất và trầm tích Holocen khu vực lục địa ven biển

Trầm tích Đệ tứ đƣợc nghiên cứu khá chi tiết và đầy đủ. Hoàng Ngọc Kỷ

(1973 ÷ 1978) đã thiết lập 5 phân vị địa tầng thông qua kết quả đo vẽ địa chất tờ Hà

Nội, Hải Phòng – Nam Định [16] tỉ lệ 1/200.000 đó là: Hệ tầng Thái Thụy có tuổi

Pleistocen sớm (Q11), hệ tầng Hà Nội có tuổi Pleistocen giữa – muộn phần sớm (Q1

2

- Q13a

), hệ tầng Vĩnh Phúc có tuổi Pleistocen muộn phần muộn (Q13b

), hệ tầng Hải Hƣng

có tuổi Holocen sớm – giữa (Q21-2

), hệ tầng Thái Bình có tuổi Holocen muộn (Q23).

Đây là bƣớc tiến quan trọng trong nghiên cứu trầm tích Holocen vùng lục địa

ven biển. Các trầm tích Holocen lần đầu tiên đƣợc phân chia thành 2 phân vị địa

tầng riêng biệt, trong đó hệ tầng Hải Hƣng đƣợc phân làm 2 phụ hệ tầng: Phụ hệ

tầng dƣới gồm các trầm tích sông biển và đầm lầy ven biển (am, bm) (Q21-2

hh1) và

phụ hệ tầng trên gồm các trầm tích hồ - đầm lầy và biển nông (bmQ21-2

hh2). Các

thành tạo thuộc hệ tầng Thái Bình cũng đƣợc tác giả phân chia theo các kiểu nguồn

gốc khác nhau. Đây là lần đầu tiên, trầm tích Holocen đƣợc phân chia rõ ràng. Năm

1983, tập I về địa tầng thuyết minh cho bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/500.000 ra

đời. Phần địa tầng đã đƣợc tổng hợp một bƣớc, trong đó dải đồng bằng ven biển

đƣợc mô tả theo 3 thang địa tầng cho đoạn: Móng Cái – Đèo Ngang. Các công trình

đo vẽ bản đồ địa chất với các tỉ lệ khác nhau bƣớc đầu đã làm rõ đƣợc cấu trúc địa

chất khu vực, các phân vị địa tầng, magma, kiến tạo đƣợc nghiên cứu chi tiết về

thành phần vật chất, cổ sinh, nguồn gốc thành tạo.

Vào những năm 75 ÷ 80, các công trình nghiên cứu của Nguyễn Địch Dỹ [5],

Đào Thị Miên, Đỗ Văn Tự, Nguyễn Ngọc, Đinh Văn Thuận, lần đầu tiên đã đƣa ra

các phân vị địa tầng Đệ tứ trên cơ sở cổ sinh kết hợp với những đặc điểm thành

phần vật chất. Đến những năm 80 ÷ 90, các công trình nghiên cứu về đặc điểm

thành phần vật chất và chu kỳ trong Đệ tứ đƣợc đẩy mạnh. Trong công trình nghiên

cứu “Cổ địa lý các đồng bằng ven biển Việt Nam” các đặc điểm thành phần vật

chất, cổ sinh – địa tầng, biến đổi tƣớng – trầm tích, điều kiện cổ khí hậu trong Đệ tứ

Page 24: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

11

ở Việt Nam đã đƣợc tập thể khoa học phòng Đệ tứ - Viện Địa Chất tổng hợp, phân

tích, đánh giá tƣơng đối toàn diện và sâu sắc. Trong công trình này các tác giả chấp

nhận ranh giới địa tầng giữa Pliocen và Đệ tứ có niên đại 1,6 ÷ 1,8 triệu năm (Bp)

và ranh giới giữa Pleistocen và Holocen có niên đại 10.000 năm Bp [6]. Đây là công

trình nghiên cứu đầu tiên có nhiều đóng góp mới về mặt khoa học đặc biệt về mặt

cổ sinh địa tầng tính đến thời điểm đó. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu chƣa có

đóng góp mới về các phân vị địa tầng và nguồn gốc các thành tạo Holocen. Đỗ Văn

Tự (1988) [47] trong công trình nghiên cứu của mình đã chia trầm tích Đệ tứ ở đồng

bằng Bắc Bộ thành 4 nhóm trầm tích: Sƣờn tích – lũ tích (dp), bồi tích (a), trầm tích

hồ - đầm (lb) và trầm tích biển nông (m) thành tạo trong 4 giai đoạn phát triển trầm

tích, tƣơng ứng với 3 chu kỳ: Thứ I (Pleistocen sớm – giữa), thứ II (Pleistocen

muộn), thứ III (Holocen sớm – giữa), còn các trầm tích hiện đại (giai đoạn thứ IV –

QIV3) đang tiếp tục hình thành và phát triển. Tác giả đã thiết lập sự chuyển tƣớng

trầm tích từ lục địa ra biển. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tính đến thời điểm

đó đƣa ra những tổng kết tƣơng đối toàn diện về đặc điểm trầm tích, thành phần vật

chất làm cơ sở xác lập một hệ thống các kiểu nguồn gốc, tƣớng, cụm tƣớng, nhóm

nguồn gốc cho các trầm tích Đệ tứ ở đồng bằng bắc Bộ. Tuy nhiên cách phân chia

nguồn gốc vẫn mang dấu ấn cũ.

Trần Nghi, Ngô Quang Toàn, Vũ Nhật Thắng (1993 ÷ 1995) trong các công

trình đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 các nhóm tờ Hà Nội, Hải Phòng và Thái

Bình – Nam Định [26, 27, 42, 45] đã xác định đƣợc ranh giới giữa trầm tích Pliocen

(Hệ tầng Vĩnh Bảo – N2vb) và trầm tích Đệ tứ (Hệ tầng Lệ Chi – Q1lc) trên cơ sở so

sánh sự khác biệt về thành phần vật chất, hóa lý môi trƣờng, cổ sinh, phong hóa …

Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm thành phần vật chất, cổ sinh địa tầng, đã

thiết lập một số phân vị địa tầng mới cùng với 5 chu kỳ cơ bản trong lịch sử hình

thành và phát triển trầm tích Đệ tứ. Mở đầu mỗi chu kỳ là các thành tạo hạt thô, ứng

với thời kỳ biển lùi và kết thúc mỗi chu kỳ là các thành tạo hạt mịn, ứng với thời kỳ

biển tiến. Lịch sử phát triển của đồng bằng Sông Hồng đƣợc gắn với dao động mực

nƣớc đại dƣơng trong suốt thời kỳ Đệ tứ nói chung và trong Holocen nói riêng. Các

phân vị địa tầng ứng với mỗi chu kỳ phát triển là: Hệ tầng Lệ Chi (Q11

lc), hệ tầng

Page 25: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

12

Hà Nội (Q12-3a

hn), hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13b

vp), hệ tầng Hải Hƣng (Q21-2

hh), hệ

tầng Thái Bình (Q23

tb). Năm chu kỳ cơ bản đó là: Pleistocen sớm (Q11), Pleistocen

giữa – đầu Pleistocen muộn (Q12-3a

), cuối Pleistocen muộn (Q13b

), Holocen sớm –

giữa (Q21-2

), Holocen giữa – muộn (Q22-3

).

Cũng trong thời điểm này, các công trình của Trần Đức Thạnh, Đinh Văn

Thuận, Nguyễn Địch Dỹ, Nguyễn Ngọc, Mai Văn Lạc, Đỗ Thị Bích Thƣợc

[36,37,43,44] nghiên cứu về đặc điểm phân bố Diatomea, Foraminifera và thực vật

ngập mặn trong trầm tích Đệ tứ nói chung và Holocen nói riêng ở đồng bằng Sông

Hồng cũng nhƣ một số đồng bằng khác ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu

này có nhiều đóng góp mới về khoa học, đặt nền móng cho việc nghiên cứu chi tiết

về môi trƣờng trầm tích cũng nhƣ đặc điểm cổ sinh thái và cổ khí hậu trong Đệ tứ

nói chung và trong Holocen nói riêng.

Nghiên cứu về lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ Sông Hồng, Doãn

Đình Lâm (2001 ÷ 2003) [18, 19] đã thiết lập 3 giai đoạn tiến hóa trầm tích Holocen

châu thổ Sông Hồng gồm: Giai đoạn estuary – vũng vịnh ứng với thời kỳ biển tiến

Flandrian trong Holocen sớm; giai đoạn châu thổ bắt đầu từ cuối Holocen sớm –

đầu Holocen giữa đƣợc hình thành và tiến ra biển, phủ lên các thành tạo estuary –

vũng vịnh đƣợc hình thành trƣớc đó; giai đoạn aluvi đƣợc hình thành sau cùng phủ

lên trên các thành tạo châu thổ. Cũng theo tác giả, đồng bằng châu thổ sông Hồng phân

dị thành 4 kiểu đồng bằng: Đồng bằng aluvi, đồng bằng châu thổ do sông thống trị,

đồng bằng châu thổ do sóng thống trị, đồng bằng châu thổ do triều thống trị.

Trong chƣơng trình hợp tác giữa Cục Địa Chất và Khoáng sản Việt Nam và

Cục Địa chất Nhật Bản, các nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên cứu các thành tạo

Holocen của châu thổ Sông Hồng, đã nêu đƣợc quá trình tiến hóa cũng nhƣ dao

động đƣờng bờ trong Holocen của châu thổ Sông Hồng [55, 57, 58, 59].

Nhìn chung, đây là những công trình nghiên cứu có tính tổng hợp cao, có giá

trị về khoa học và thực tiễn. Các tác giả đã mô tả chi tiết các phân vị địa tầng theo

tuổi, nguồn gốc thành tạo, thành phần vật chất, cổ sinh, đã luận giải về điều kiện

thành tạo và lịch sử tiến hoá trầm tích Đệ tứ.

Page 26: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

13

b. Tình hình nghiên cứu địa chất và trầm tích Holocen khu vực biển ven bờ

Từ sau năm 1975 đến nay, có nhiều chƣơng trình nghiên cứu biển cấp Nhà

Nƣớc đã ra đời, thúc đẩy sự phát triển ngành địa chất – địa vật lý biển ở nƣớc ta.

Chƣơng trình biển 48.06 giai đoạn 1981 ÷ 1985 tập trung nghiên cứu các vấn

đề cơ bản của vùng biển Việt Nam, trong đó có địa chất – địa mạo và khoáng sản

đới ven biển Việt Nam: Đề tài “Địa chất, khoáng sản ven biển Việt Nam” của

Nguyễn Biểu [3] đã chỉ ra những nét khái quát về sự phát hiện tectit ở ven biển Hải

Phòng – Quảng Ninh, tầng cuội thạch anh ở quần đảo Vĩnh Thực – Cái Chiên, các

lộ sa khoáng ở Quán Lạn và quy luật nguồn gốc thành tạo chúng. Đề tài “Địa mạo

động lực đới bờ biển và thềm lục địa Việt Nam” của Lƣu Tỳ (1985) [49] đã phân

chia hình thái địa hình ven biển Việt Nam thành 4 nhóm, trong đó, địa hình ven biển

Hải phòng, Quảng Ninh thuộc nhóm đồng bằng châu thổ và đồng bằng tích tụ hỗn

hợp lũ – sông – biển. Đồng thời Lƣu Tỳ trong công trình nghiên cứu cổ địa lý vịnh

Bắc Bộ đã xác định đƣợc 2 đƣờng bờ cổ trên đáy vịnh Bắc Bộ ở độ sâu 50 ÷ 60 m

và 20 ÷ 30 m, có 3 thung lũng sông cổ ở khu vực Hải phòng – Quảng Ninh.

Chƣơng trình biển 48B giai đoạn 1986 ÷ 1990 tập trung nghiên cứu tổng hợp

điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và một số vấn đề kinh tế xã hội vùng biển

Việt nam phục vụ phát triển kinh tế biển. Nguyễn Chu Hồi và nnk (1990) trong đề

tài “Nghiên cứu sử dụng và cải tạo vùng bãi triều cửa sông và đầm phá dải ven biển

và các đảo Việt Nam” [14] nghiên cứu các quá trình địa hóa liên quan đến nguồn

chất dinh dƣỡng của bãi triều lầy ven biển Việt Nam, đồng thời tiến hành phân loại

và phân vùng bãi triều lầy trong đới ven biển phía Bắc Việt Nam để làm sáng tỏ bãi

triều lầy ở các khu vực và vùng tự nhiên khác nhau. Cùng thời gian này, Trần Nghi

và nnk cũng đã công bố công trình nghiên cứu liên quan đến tiến hóa trầm tích các

bãi triều và các cồn chắn cửa sông ven biển vùng tiền châu thổ Sông Hồng.

Trong những năm 1990 ÷ 1993, Đoàn Địa chất Hà Nội đã tiến hành lập bản

đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000 tờ Hải Phòng và phân viện Hải dƣơng học tại Hải Phòng

cũng đã tiến hành lập bản đồ môi trƣờng địa chất ven bờ Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000.

Trần Đức Thạnh (1993) [35] với đề tài về tiến hóa địa chất vùng cửa sông

Bạch Đằng trong Holocen đã phân chia quá trình tiến hóa vùng cửa sông Bạch

Page 27: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

14

Đằng trong Holocen thành 3 thời kỳ, mỗi thời kỳ đƣợc chia thành các giai đoạn,

mỗi giai đoạn phát triển có 1 hoặc 2 kiểu môi trƣờng trầm tích đặc trƣng. Đồng thời

tác giả xác lập các đơn vị tƣớng trầm tích Holocen cho vùng cửa sông Bạch Đằng.

Nguyễn Biểu (1991 ÷ 2001) chủ biên đề án “Điều tra địa chất, tìm kiếm

khoáng sản rắn biển ven bờ Việt Nam (0 ÷ 30 m nƣớc) tỉ lệ 1/500.000”. Đây là một

dự án lớn đƣợc thực hiện trong nhiều năm với nguồn tài liệu thu thập phong phú, đa

dạng, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tiến hành quy mô và hệ thống. Đến năm

2000, đã thành lập đƣợc bộ bản đồ tỉ lệ 1/500.000 cho các vùng biển ven bờ Việt

Nam trong đó có vùng Hải Phòng – Quảng Ninh, bao gồm: Bản đồ địa chất trƣớc

Đệ tứ, địa chất Đệ tứ, địa hình, địa mạo, thuỷ động lực, trầm tích tầng mặt [28], cấu

trúc kiến tạo, …

Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển (2007 ÷ 2011) đã thực hiện dự án

“Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trƣờng

và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam”. Trong đó, vùng biển ven bờ 0

÷ 30 m nƣớc Hải Phòng – Quảng Ninh đã đƣợc điều tra tỷ lệ 1/100.000; các chuyên

đề địa chất, trầm tích và thủy thạch động lực làm sáng tỏ đặc điểm địa chất Đệ tứ,

trầm tích tầng mặt và tƣớng đá thạch động lực vùng ven biển nghiên cứu [29,30].

Chƣơng trình biển KC.09 giai đoạn 2001 ÷ 2005 tập trung điều tra cơ bản và

nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển, trong đó có 4 đề tài liên quan đến địa chất

biển. Đề tài KC.09.22 của tác giả Trần Đức Thạnh và nnk (2005) [38] đã nghiên

cứu, đánh giá làm rõ bản chất tự nhiên của vũng vịnh ven bờ thông qua các đặc

điểm địa hình, địa mạo, địa chất trầm tích hiện đại, khí hậu, thủy văn và các hệ sinh

thái. Đề tài KC.09.17 của tác giả Nguyễn Thế Tƣởng và nnk (2005) [48] đã khái

quát đƣợc các đặc điểm địa hóa môi trƣờng trầm tích đáy và đặc điểm địa chất ở

vịnh Bắc Bộ.

Trong chƣơng trình Biển KC.09/06 -10 giai đoạn 2006 ÷ 2010, phải kể đến

đề tài KC.09-13/06-10 của tác giả Trần Đức Thạnh [39] đã thu thập rất nhiều mẫu

trầm tích đáy ở khu vực ven bờ tây vịnh Bắc Bộ. Dự án số 14 thuộc Đề án tổng thể

về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trƣờng biển đến năm 2010, tầm nhìn

2020, Trần Đức Thạnh (2011) [40] cũng đã tiến hành điều tra và đánh giá khái quát

Page 28: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

15

đƣợc các đặc điểm địa chất, địa mạo của vùng biển và các đảo ven bờ Việt Nam

trong đó có khu vực biển nông ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh. Tiểu dự án số 5

của Trần Đức Thạnh (2011) [41] với hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Trung

Quốc đã nghiên cứu đƣợc lịch sử tiến hóa môi trƣờng trầm tích khu vực châu thổ

Sông Hồng (phần ngập nƣớc).

Nguyễn Ngọc Anh [2] với đề tài “Đặc điểm và tiến hóa thạch động lực các

thành tạo trầm tích tầng mặt vùng biển nông ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh” đã

phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích tầng mặt vùng biển

nông ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh. Đồng thời đã làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa

thạch động lực các thành tạo trầm tích tầng mặt trên cơ sở các phân tích về tƣớng

trầm tích và luận giải điều kiện thủy thạch động lực.

Trong những năm gần đây, các đề tài KT.03.14, KHCN.06.08 (1996 ÷

2000), KC.09.05 (2001 ÷2005) tiến hành nghiên cứu, dự báo quá trình xói lở - bồi

tụ bờ biển và cửa sông Việt Nam. Đề tài cấp nhà nƣớc KHCN-06-10 nghiên cứu

“Cơ sở khoa học và các đặc trƣng đới bờ phục vụ yêu cầu xây dựng công trình biển

ven bờ” do Viện Cơ học chủ trì. Các đề tài này ngoài việc đo đạc thực địa đã xây

dựng và áp dụng các mô hình tính toán các quá trình sóng, dòng chảy, vận chuyển

trầm tích, biến đổi địa hình bãi, đƣờng bờ…

Các tác giả thuộc Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển đã ứng dụng mô hình

DELFT3D để nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến trầm tích khu vực Quảng

Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định. Các nghiên cứu này đã giúp cho các nhà

quản lý địa phƣơng có cách nhìn một cách tổng thể về mối quan hệ giữa phát triển

kinh tế - xã hội, quản lý tổng hợp dải ven bờ và bảo vệ môi trƣờng biển; tuy nhiên,

những kết quả này đƣợc đƣợc phản ánh trong phạm vi hẹp, chƣa có cách nhìn một

cách tổng quan về phạm vi không gian cũng nhƣ biến đổi theo thời gian.

c. Tình hình nghiên cứu và khảo sát địa chất công trình

Các nghiên cứu và khảo sát địa chất công trình khu vực ven biển Việt Nam

nói chung và khu vực ven biển Hải Phòng nói riêng đƣợc thực hiện phân tán và

muộn hơn so với những nghiên cứu chung về địa chất. Các phƣơng pháp khảo sát

địa chất công trình đƣợc áp dụng nhƣ khoan lấy mẫu, thí nghiệm trong phòng, hiện

Page 29: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

16

trƣờng để xác định thành phần và tính chất cơ lý của đất. Những kết quả này góp

phần làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình khu vực nghiên cứu.

Năm 1996, trong báo cáo điều tra địa chất đô thị thành phố Hải Phòng do

Tác giả Nguyễn Đức Đại chủ biên [7], tiến hành thu thập tổng hợp tài liệu địa chất,

địa chất thủy văn, địa chất công trình và đo vẽ kết hợp với các dạng công tác khoan

đào, thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý của đất đá; từ đó, đã thành lập bản đồ

địa chất thủy văn, địa chất công trình thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000 và vùng

ngoại thành, phụ cận tỷ lệ 1/25.000. Kết quả nghiên cứu làm sáng cấu trúc nền đất

của thành phố Hải Phòng, đánh giá đƣợc đặc điểm phân bố của nền đất cũng nhƣ

các tính chất cơ lý, sức chịu tải của chúng; đã có cơ sở để kết luận, cấu trúc nền đất

thành phố Hải Phòng thuộc loại phức tạp, kiểu nền nhiều lớp và đều có mặt lớp đất

yếu, là một yếu tố không thuận lợi cần đƣợc chú ý trong xây dựng công trình và quy

hoạch phát triển đô thị Hải Phòng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chủ yếu tập trung

ở 3 quận nội thành thành phố hải Phòng, nơi có định hƣớng quy hoạch phát triển

xây dựng kinh tế trong giai đoạn trƣớc mắt. Trong khi khu vực ngoại thành, đặc biệt

là khu vực ven biển, mức độ nghiên cứu nhìn chung còn sơ lƣợc, mật độ các điểm

khảo sát còn thƣa, các yếu tố địa chất công trình đƣợc mô tả còn rời rạc, chƣa chi

tiết, cụ thể do đó chƣa làm rõ đƣợc đặc tính biến đổi tính chất cơ lý của chúng.

Năm 2015, trong báo cáo tổng kết chƣơng trình khoa học và công nghệ cấp

bộ do Trần Đình Kiên chủ biên [15] “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện địa

chất công trình vùng ven biển Bắc Bộ phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,

an ninh – quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng”, đã chia

vùng ven biển Bắc Bộ thành 2 vùng với các điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất,

địa chất thủy văn, địa chất công trình khác nhau. Vùng 1 từ Móng Cái đến giáp ranh

Hải Phòng với đặc trƣng địa hình đồi núi ven biển; vùng 2 từ Hải Phòng đến Thái

Bình, Nam Định và Ninh Bình với đặc trƣng đồng bằng ven biển; đã xây dựng bộ

dữ liệu về điều kiện địa chất công trình vùng ven biển Bắc Bộ phục vụ quy hoạch,

khai thác hợp lý kinh tế vùng, sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai; đề xuất các giải

pháp thích ứng và phòng chống các tai biến địa chất, nhất là trong điều kiện biến

đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu chƣa đi sâu nghiên cứu

Page 30: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

17

chi tiết điều kiện địa chất công trình khu vực ven biển thành phố Hải Phòng; các

giải pháp đƣa ra còn chung chung, tính ứng dụng chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu

cầu quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng khu vực ven biển thành phố Hải Phòng.

Đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, theo định hƣớng quy hoạch của thành phố

Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050 đƣợc triển khai mạnh và hƣớng ra biển tại

các khu vực bãi bồi, vùng nƣớc sâu 5,0 ÷ 10,0 m, hình thành nhiều dự án đầu tƣ xây

dựng nhƣ: Dự án đầu tƣ cụm công nghiệp Nam Đình Vũ (năm 2000 ÷ 2004), Dự án

đƣờng, đê biển phía tây nam quận Hải An (năm 2009 ÷ 2010), Dự án đầu tƣ quai đê

lấn biển huyện Tiên Lãng (năm 2011), Cảng Lạch Huyện (năm 2000 ÷ 2015) và

nhiều dự án khác. Đây là các nghiên cứu Địa kỹ thuật phần lớn do chính tác giả

thực hiện và làm Chủ nhiệm khảo sát. Kết quả nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ

cấu trúc địa chất khu vực ven biển thành phố, đặc biệt các lớp đất yếu, làm căn cứ

để lập quy hoạch sử dụng đất cho các dự án xây dựng, là cơ sở để thực hiện các giai

đoạn tiếp theo của dự án.

1.1.3. Những tồn tại cần đƣợc giải quyết

Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trầm tích Holocen khu vực

ven biển Việt Nam nói chung, khu vực ven biển thành phố Hải Phòng nói riêng. Kết

quả nghiên cứu đã đạt đƣợc những giá trị khoa học lớn về lý luận và thực tiễn và là

nguồn tài liệu có giá trị. Những kết quả điều tra, khảo sát địa chất công trình phục

vụ xây dựng các công trình thuộc các lĩnh vực khác nhau thu đƣợc ngày càng nhiều

đã góp phần làm sáng tỏ các yếu tố điều kiện địa chất công trình. Tuy nhiên, các

công trình nghiên cứu kể trên còn tồn tại một số vấn đề cần đƣợc giải quyết:

- Các công trình nghiên cứu về các đặc điểm, quy luật phân bố trầm tích

Holocen khu vực ven biển Hải Phòng còn rời rạc, với tỷ lệ nhỏ, chƣa đáp ứng đƣợc

nhu cầu phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực ven biển. Các công trình nghiên

cứu địa chất công trình với mật độ các điểm khảo sát còn thƣa, các yếu tố địa chất

công trình chƣa đƣợc mô tả chi tiết, chƣa làm rõ đƣợc đặc tính biến đổi tính chất cơ

lý của đất, do đó, khó áp dụng trong thực tiễn cho một vùng cụ thể. Mặt khác, các

tài liệu khảo sát địa chất công trình phục vụ sản xuất chỉ tập trung ở những vị trí xây

dựng công trình, phân bố rời rạc, chƣa hệ thống.

Page 31: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

18

- Chƣa có các công trình nghiên cứu tích hợp giữa trầm tích Holocen và địa

chất công trình nhằm làm sáng tỏ đặc điểm, quy luật phân bố trầm tích Holocen khu

vực ven biển thành phố Hải Phòng, do đó, chƣa xác lập mối tƣơng quan giữa đặc

điểm tƣớng trầm tích Holocen và tính chất cơ lý của đất, phục vụ phát triển bền

vững cơ sở hạ tầng.

- Việc nghiên cứu phân vùng trầm tích Holocen cũng nhƣ phân loại chi tiết

đất yếu của các thành tạo trầm tích Holocen trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn chƣa

đƣợc thực hiện. Luận giải tìm ra nguyên nhân gây tai biến địa chất nhƣ lún, lún lệch

trong xây dựng có liên quan trực tiếp đến các thành tạo đất yếu của trầm tích

Holocen dƣới tác động của tải trọng công trình chƣa đƣợc quan tâm. Các giải pháp

phòng chống tai biến địa chất phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng trong bối

cảnh biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng phù hợp cho từng vùng, phụ vùng và

khu chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu.

1.2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG

1.2.1. Khái niệm khu vực ven biển

Hiện nay có nhiều thuật ngữ khác nhau dùng để chỉ khu vực đất liền ven biển

và biển ven bờ, nhƣ: Dải ven biển, vùng ven biển, đới bờ, dải ven bờ… và có nhiều

cách định nghĩa khác nhau. Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu:

Theo Leontyev và nnk (2000), “Địa mạo bờ biển” (Biên dịch: Khoa địa lý

Trƣờng ĐHKHTN – ĐHQG Hà Nội) vùng ven biển là một dải đất tiếp giáp đất –

biển không rộng lắm có bản chất độc đáo, tạo nên một hợp phần lớp vỏ cảnh quan

của Trái đất và là nơi xảy ra mối tác động tƣơng hỗ phức tạp và đối lập giữa thạch

quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Tại Hội thảo khoa học quốc gia

“Nghiên cứu vùng ven biển Việt Nam” tháng 12/1992, Giáo sƣ Joe Baker của Viện

khoa học biển Autralia đã dẫn ra định nghĩa về dải ven biển “Vùng ven biển là dải

đất rộng khoảng 3 km dọc đƣờng bờ biển, bao gồm phần kéo dài của biển đến ranh

giới ảnh hƣởng của thủy triều và trong đất liền”; “Vùng ven biển là vùng đất – biển

kéo dài từ giới hạn phía trên của lƣu vực các con sông, suối … chảy vào biển, tới

giới hạn ảnh hƣởng của lục địa”. Theo Nguyễn Mộng (2009) trong “Giáo trình quản

lý tổng hợp vùng ven biển” vùng ven biển đƣợc định nghĩa: “Vùng ven bờ là nơi

Page 32: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

19

tƣơng tác giữa đất và biển, bao gồm các môi trƣờng ven bờ cũng nhƣ vùng nƣớc kế

cận. Các thành phần của nó bao gồm các vùng châu thổ, vùng đồng bằng ven biển,

các vùng đất ngập nƣớc, các bãi biển và cồn cát, các rạn san hô, các vùng rừng ngập

mặn, đầm phá, và các đặc trƣng ven bờ khác”.

Mặc dù, có các quan điểm khác nhau về khu vực ven biển, nhƣng các tác giả

đều có một số điểm chung, đó là:

- Là nơi diễn ra sự tƣơng tác giữa biển và lục địa, là bề mặt của thạch quyển.

- Là đới năng động nhất, đa dạng nhất về cấu trúc và thành phần.

- Ranh giới đƣợc xác định tùy theo cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu,

chính sách của chính phủ và quan điểm của mỗi nƣớc.

Việc xác định ranh giới của khu vực ven biển, những năm gần đây đã đƣợc

nhiều tác giả đề cập tới nhƣng chƣa thống nhất:

Theo Luật Biển Quốc tế, khu vực ven biển là vùng biển với chiều rộng 200

hải lý tính từ đƣờng bờ ra phía biển. Tại Bỉ, khu vực ven biển đƣợc mở rộng từ

đƣờng bờ về phía biển đến độ sâu 20,0 m và vào trong lục địa 2,0 km. Liên minh

Châu Âu (EU) quy định khu vực ven biển mở rộng từ đƣờng bờ về phía biển 12 hải

lý ( 22,2 km) và 10,0 km vào trong lục địa. Chƣơng trình quản lý tài nguyên và

môi trƣờng Malaysia (1996) giới hạn khu vực ven biển là vùng đất mở rộng về phía

biển cũng nhƣ lục địa 10,0 km kể từ đƣờng bờ…

Ở Việt Nam, trong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh vực môi trƣờng, tổ chức

bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho rằng: “Vùng tính sâu vào nội địa tới điểm

ảnh hƣởng của thủy triều lên các con sông, suối và các vùng đất ngập nƣớc, hoặc

tính sâu vào nội địa 10,0 km, tùy theo khoảng cách nào lớn hơn”. Trong báo cáo

khoa học của Ủy ban quốc gia về biển (IOC), GS. TSKH Đặng Ngọc Thanh (1997

÷ 2000) đã xác định “Vùng ven biển Việt Nam chạy dài trên 3200 km bờ biển của

đất nƣớc, bao gồm 24/50 tỉnh và thành phố, 100/400 huyện với số dân chiếm 1/4

dân số cả nƣớc”. Nhƣ vậy, việc phân định, tiêu chí xác định ranh giới khu vực ven

biển của mỗi nƣớc là khác nhau, đồng thời trong từng lĩnh vực khoa học khác nhau

có cách tiếp cận, tiêu chí khác nhau. Có thể khái quát cách xác định ranh giới khu

vực ven biển nhƣ sau:

Page 33: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

20

- Cách xác định khoa học: Ranh giới của khu vực ven biển đƣợc xác định

dựa vào đặc điểm tự nhiên của khu vực ven biển nhƣ đặc điểm địa mạo, động lực

vùng biển, đƣợc giới hạn trong vùng biển, đới bãi và vùng đất sau bãi.

- Cách xác định theo mục đích, nhiệm vụ của chƣơng trình quản lý: Ranh

giới khu vực ven biển mang tính động, do đó, các quốc gia có chính sách, quan

điểm khác nhau có cách xác định khác nhau. Mặt khác, trong cùng một khu vực,

căn cứ vào mục đích quản lý, ranh giới đó cũng đƣợc xác định khác nhau.

Trên cơ sở đó, khu vực ven biển đƣợc hiểu nhƣ sau: Khu vực ven biển là nơi

diễn ra sự chuyển tiếp và tƣơng tác giữa biển và lục địa, bao gồm phần đất liền ven

biển và biển ven bờ. Quy mô, cƣờng độ của sự tƣơng tác đó quy định độ rộng của

khu vực và ranh giới thƣờng đƣợc xác định tùy theo mục đích sử dụng và chƣơng

trình quản lý.

Theo chính sách quản lý hành chính về quy hoạch đô thị Hải Phòng đến năm

2025 tầm nhìn 2050, ranh giới khu vực ven biển Hải Phòng bao gồm các quận,

huyện ven biển và hƣớng ra biển đến độ sâu 20,0 m nƣớc.

1.2.2. Vị trí khu vực nghiên cứu

Vị trí khu vực nghiên cứu là khu vực ven biển thành phố Hải Phòng, bao

gồm phần đất liền ven biển và biển ven bờ, nằm phía đông, đông nam thành phố

Hải Phòng, trong khung địa lý, kinh độ từ 106o34’ đến 106

o56’, vĩ độ từ 20

o34’ đến

20o53’ và đƣợc xác định bởi 06 điểm (điểm I, II, III, IV, V, VI) (Hình 1.1).

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của luận án, ranh giới khu vực nghiên cứu

đƣợc xác định nhƣ sau:

- Về phía đất liền ven biển: Tính theo đƣờng thẳng từ xã Thủy Triều giáp

cảng Đoạn Xá thuộc ranh giới giữa quận Hải An và huyện Thủy Nguyên đến xã

Đông Hƣng, huyện Tiên Lãng kéo dài ra phía biển (Điểm I, VI – Hình 1.1). Bao

gồm các phƣờng, xã các quận Hải An, Dƣơng Kinh, Đồ Sơn và các huyện Kiến

Thụy, Tiên Lãng, một phần nhỏ thuộc phƣờng Vĩnh Niệm (quận Lê Chân), Đông

Khê, Vạn Mỹ (quận Ngô Quyền) và xã Thủy Triều (huyện Thủy Nguyên). Bỏ qua

phần chồng lấn giữa khu vực nghiên cứu với đảo Cát Hải mà đƣờng ranh giới đi qua

(từ điểm I đến điểm II).

Page 34: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

21

- Về phía biển ven bờ: Dọc theo cửa sông Cấm đến cửa sông Thái Bình

hƣớng ra biển đến độ sâu mực nƣớc 5,0 ÷ 10,0 m hoặc đến lân cận cao độ mực

nƣớc 0,0 m Hải đồ trở vào (Điểm II, III, IV, V – Hình 1.1).

Hình 1.1. Phạm vi khu vực nghiên cứu

Page 35: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

22

1.2.3. Đặc điểm khí hậu

1.2.3.1. Khí hậu

Khu vực nghiên cứu mang những nét chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam

đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè. Mùa

đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) lạnh, ít mƣa; nhiệt độ trung bình 17 ÷ 18oC,

gió mùa đông bắc đi kèm với không khí lạnh, nhiệt độ thấp nhất trong năm (15 o

C)

vào các tháng 1, 2. Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ấm, mƣa nhiều; khí hậu

nóng nhất là từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ không khí trung bình 28 ÷ 29oC.

1.2.3.2. Chế độ gió

Chế độ gió khu vực Hải Phòng chịu ảnh hƣởng của hai chế độ gió mùa đông

bắc và tây nam: Gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hoạt

động mạnh nhất vào các tháng 12 và tháng 1 (tần suất 70 ÷ 80 %), hƣớng thịnh

hành là đông bắc, bắc và đông, trung bình mỗi tháng mùa đông có từ 3 ÷ 4 cơn lạnh

tràn về với tốc độ gió 3 ÷ 4 m/s (tần suất 80 ÷ 90 %), 8 m/s (tần suất 30 ÷ 40 %) và

có thể trên 10 m/s. Gió mùa tây nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, hoạt động

mạnh nhất vào tháng 6, 7 và 8, có hƣớng thịnh hành là nam, đông nam và đông, tốc

độ gió trung bình là 4 ÷ 5 m/s và có thể đạt 20 ÷ 25 m/s.

1.2.3.3. Chế độ mưa và bão

Tổng lƣợng mƣa hàng năm 1600 ÷ 1800 mm, mùa mƣa có tổng lƣợng mƣa

từ 1500 ÷ 1600 mm, chiếm khoảng 80 ÷ 90% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa đông

trung bình mƣa 8 ÷ 10 ngày/tháng, mùa hè trung bình 13 ÷ 15 ngày/tháng. Mùa mƣa

bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tổng lƣợng mƣa 80% so với tổng lƣợng mƣa cả

năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong năm, lƣợng mƣa cực đại vào

tháng 8, cực tiểu vào tháng 12, 1. Tháng 12, 1, 2 lƣợng mƣa ít, trung bình 20 ÷ 25%.

Khu vực nghiên cứu tập trung bão lớn nhất so với các khu vực khác ở Việt

Nam. Bão thƣờng xuất hiện vào mùa hè tùy thuộc vào sự di chuyển của dải hội tụ

nhiệt đới và tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc, sau đó dịch chuyển dần vào phía

nam. Tốc độ gió bão khoảng 25 ÷ 30 m/s, có thời điểm đạt tới 50 m/s. Lƣợng mƣa

trong bão có thể đạt tới 443 mm/ngày. Những năm gần đây, diễn biến bão, áp thấp

nhiệt đới rất phức tạp gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản cho nhân dân trong vùng.

Page 36: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

23

1.2.4. Đặc điểm thủy, hải văn

1.2.4.1. Đặc điểm thủy văn

Hải Phòng có mạng lƣới sông ngòi dày đặc, các sông lớn đều bắt nguồn từ

phía tây – tây bắc, chảy theo hƣớng nam – đông nam đổ ra biển. Do gần biển nên

các sông chảy qua Hải Phòng có độ dốc nhỏ, dòng chảy quanh co, uốn khúc, mực

nƣớc sông chịu ảnh hƣởng của thủy triều. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn

từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Trong khu vực nghiên cứu có các hệ thống sông

chính nhƣ: Sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Đa Độ, sông Văn Úc, sông Thái Bình

(Bảng 1.1). Độ mặn và xâm nhập mặn vào hệ thống sông biến đổi theo thời gian,

không gian và thƣờng khá cao vào các mùa cạn (tháng 3).

Bảng 1.1. Đặc trƣng hình thái của một số sông chính khu vực nghiên cứu

STT Tên sông Chiều dài sông Lƣu lƣợng Lƣu lƣợng phù sa

(km) (m3/năm) (tấn/năm)

1 Cấm 37 10 ÷ 11x109 4x10

6

2 Văn Úc 38 1,330x109 9x10

6

3 Bạch Đằng 42 176,601x109

1.2.4.2. Đặc điểm hải văn

a. Độ muối: Nếu nhƣ độ muối tầng mặt ở ngoài khơi có giá trị cao và biến

động không nhiều, thì ở vùng ven bờ độ muối có giá trị thấp hơn và biến thiên khá

phức tạp, phụ thuộc rất rõ vào lƣợng nƣớc ngọt từ lục địa mang ra. Vào mùa mƣa,

giá trị độ muối vùng biển ven bờ hạ xuống rất thấp, đặc biệt ở các vùng gần cửa

sông. Ở Đồ Sơn, vào mùa khô độ muối ≥ 28‰, mùa mƣa đạt 11‰ (Bảng 1.2).

Bảng 1.2. Độ muối trung bình tháng (‰) ở khu vực nghiên cứu và khu vực phụ cận

Địa

điểm

Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Hòn Gai 31,5 31,8 31,7 30,8 28,7 24,8 21,0 20,8 22,0 26,0 28,9 30,8

Hòn

Dấu 28,1 28,1 28,4 26,8 22,7 17,1 11,9 10,9 12,9 18,6 22,4 26,3

b. Nhiệt độ nước biển: Các kết quả quan trắc cho thấy, nhiệt độ nƣớc biển

tầng mặt cũng khá cao. Nhiệt độ trung bình nhiều năm đạt 27,3oC, trong đó ngoài

khơi là 27,5oC, còn ven bờ là 26,6

oC.

Page 37: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

24

c. Sóng biển: Đặc trƣng của sóng ở vùng biển vịnh Bắc Bộ phụ thuộc chủ

yếu vào chế độ gió của 2 mùa chính (mùa đông và mùa hè) kết hợp với địa hình ở

từng đoạn cụ thể (Bảng 1.3).

Bảng 1.3. Các đặc trƣng của sóng vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh

Vùng Đặc trƣng Mùa đông Mùa hè

Hải Phòng – Quảng

Ninh

Hƣớng thịnh hành Đông – bắc, đông Nam, đông – nam

Độ cao trung bình (m) 0,5 ÷ 0,75 0,50 ÷ 0,75

Độ cao cực đại (m) 2,5 ÷ 3,0 3,0 ÷ 3,5

d. Thuỷ triều: Vùng biển Hải Phòng nói chung có chế độ nhật triều thuần

nhất. Độ lớn triều lớn nhất xác định đƣợc lúc 9 giờ ngày 22/10/1985 là 4,21 m

(Bảng 1.4).

Bảng 1.4. Đặc điểm thuỷ triều khu vực Hải Phòng và khu vực phụ cận

Tên

trạm Vĩ độ (bắc) Kinh độ (đông) Tính chất triều

Biên độ triều

(m)

Hòn Dấu 20o40’ 106

o49’ Nhật triều 3,0 ÷ 4,21

Cửa Hội 18o46’ 105

o45’ Nhật triều không đều 2,5

e. Dòng chảy: Từ bắc xuống nam hƣớng dòng chảy thay đổi theo địa thế

đƣờng bờ và có hƣớng thay đổi từ tây nam đến nam, đông nam. Tốc độ trung bình

20 ÷ 25cm/s. Các vũng vịnh ở phía bắc của vùng này có nhiều đảo che chắn nên

dòng chảy diễn biến rất phức tạp và chủ yếu bị chi phối bởi dòng triều và địa hình

đáy biển. Đặc biệt tốc độ dòng chảy rất lớn khi đi qua các eo hẹp, cửa giữa các đảo

(≥ 100cm/s). Ở ven bờ khu vực các cửa hệ thống sông lớn (sông Thái Bình, Bạch

Đằng) rất phức tạp do động lực của dòng chảy sông rất lớn vào mùa lũ.

1.2.5. Đặc điểm địa hình, địa mạo

1.2.5.1. Đặc điểm địa hình

Địa hình thành phố Hải Phòng có tính phân bậc rất rõ nét và có xu hƣớng

thấp dần về phía nam, gồm kiểu địa hình karst, địa hình đồi núi thấp, địa hình đồi

núi sót, địa hình đồng bằng. Trong khu vực nghiên cứu, gồm 02 kiểu địa hình:

a. Địa hình đồi núi sót: Phân bố rải rác ở đông nam thành phố Hải Phòng

(Đồ Sơn, An Lão, Kiến Thụy, Kiến An) gồm các đồi có độ cao đến trên l00,0 m

mọc lên giữa đồng bằng nhƣ núi Đồ Sơn, núi Kiến An, núi Đối. Kiểu địa hình này

Page 38: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

25

chủ yếu phát triển trên các trầm tích lục nguyên có tuổi Devon kết cấu rắn chắc. Các

đồi có đỉnh tròn, độ dốc 20 ÷ 25°. Do quá trình bóc mòn mạnh nhiều nơi đá gốc lộ

trên mặt.

b. Địa hình đồng bằng: Trong khu vực nghiên cứu chiếm 10,0 ÷ 15,0 km2.

Địa hình khá bằng phẳng có độ cao nhỏ 2,0 ÷ 3,0 m, thấp dần về phía nam và đƣợc

bao quanh bởi hệ thống sông Cấm và sông Thái Bình. Cấu tạo nên các đồng bằng là

các phù sa của hệ thống các sông Thái Bình và một phần thuộc hệ thống sông Hồng

bao gồm chủ yếu là các đất đá hạt mịn sét, sét bột, sét cát.

1.2.5.2. Đặc điểm địa mạo và phân vùng địa mạo

Khu vực nghiên cứu có đặc điểm địa chất, địa mạo phức tạp, phát triển ở rìa

nam của phức nếp lồi Quảng Ninh và phía đông của miền võng Hà Nội, có thể phân

ra thành các đơn vị nhƣ sau:

a. Kiến trúc hình thái dương Kiến An – Đồ Sơn: Phân bố trùng với đới nâng

Kiến An – Đồ Sơn rộng khoảng 15,0 km, phần lớn diện tích của nó bị phủ bởi trầm

tích Đệ tứ, đá gốc chỉ lộ ra ở Đồ Sơn, Núi Đối, Kiến An. Biên độ nâng tân kiến tạo

và kiến tạo hiện đại yếu hơn các đới nâng khác, chỉ đạt 80,0 ÷ 120,0 m. Bề mặt

đồng bằng bao quanh đồi núi chỉ cao từ 1,0 ÷ 1,5 m đến 2,0 ÷ 3,0 m.

b. Kiến trúc hình thái âm phát triển trên đới nâng điều hòa trong kiến tạo

hiện đại: Phân bố thành dải hẹp ở phía tây Cát Bà, nam Thủy Nguyên, đông bắc

Kiến An – Đồ Sơn. Bề dày trầm tích Pleistocen ở tây nam Thủy Nguyên đạt 20,0 ÷

30,0 m, bề dày Holocen cũng chỉ đạt 2,0 ÷ 4,0 m. Bề mặt địa hình cao phổ biến 0,8

÷ 1,2 m. Bản chất của chuyển động kiến tạo hiện đại là nâng điều hòa, nhƣng hình

thái địa hình âm đƣợc tạo ra liên quan đến biển tiến Holocen có bản chất chân tĩnh.

c. Kiến trúc hình thái âm trùng với đới sụt hạ trong kiến tạo hiện đại: Đới

này đƣợc phân định khá rõ ở vùng cửa sông Bạch Đằng, phía đông bắc bán đảo Đồ

Sơn. Bề dày trầm tích Đệ tứ đạt từ 60,0 ÷ 70,0 m đến 100,0 m. Bề mặt địa hình cao

phổ biến 0,5 ÷ 1,0 m, hệ lạch triều phát triển dày đặc. Ở trung tâm vùng cửa sông

Bạch Đằng, biên độ võng tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại đạt trên dƣới 100,0 m. Bề

dày trầm tích Holocen 11,0 ÷ 13,5 m, cực đại 17,0 m. Bề mặt địa hình cao phổ biến

0,3 ÷ 0,5 m, bãi triều thấp mở rộng và hệ lạch triều phát triển dày đặc.

Page 39: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

26

d. Kiến trúc hình thái âm Kiến Thụy – Tiên Lãng trùng với đới sụt Hải

Dương – Tiên Lãng: Diện tích này tƣơng ứng với đới đông bắc của trũng địa hào Hà

Nội, nằm giữa trũng Đông Quan và phức nếp lồi Kiến An – Đồ Sơn. Trầm tích

Kainozoi dày 1000 ÷ 2000 m. Bề mặt đồng bằng và các bãi ngập triều cao có độ cao

1,0 ÷ 1,5 m. Hệ lạch triều kém phát triển.

e. Kiến trúc hình thái âm Vĩnh Bảo trùng với đới trũng Đông Quan: Đây là

đới sụt không đồng nhất, bề dày trầm tích Kainozoi 4,0 ÷ 6,0 km. Trũng Đông Quan

phân cách với đới nâng Khoái Châu – Tiền Hải qua đứt gãy Vĩnh Ninh và phân cách

với đới sụt Hải Dƣơng – Tiên Lãng qua đứt gãy Sông Chảy. Đây là phần lãnh thổ Hải

Phòng thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng đã đƣợc bồi tụ lùi sâu vào lục địa.

f. Các kiến trúc hình thái lục địa ven bờ: Hầu hết đƣợc hình thành hoặc đƣợc

tái tạo bởi các chuyển động tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại. Trên bản đồ địa mạo –

tân kiến tạo 1/50.000 khu vực Hải Phòng [7], các yếu tố kiến trúc hình thái đƣợc coi

là những địa hình do các chuyển động kiến tạo tạo nên trong mối tác động tƣơng hỗ

của chúng với các yếu tố bóc mòn, xâm thực và tích tụ.

1.2.6. Đặc điểm địa tầng khu vực nghiên cứu

Đặc điểm địa tầng khu vực nghiên cứu đƣợc tổng hợp trên cơ sở kết quả

nghiên cứu của tác giả Ngô Quang Toàn (1993) [46] và Nguyễn Đức Đại (1996)

[7], các phân vị địa tầng từ dƣới lên trên nhƣ sau (Hình 1.2, Hình 1.3, Hình 1.4):

a. Giới Paleozoi – Hệ Devon thống trên

Hệ tầng Đồ Sơn (D3 đs) do Nguyễn Công Lƣợng (1985) xác lập. Các đá của

hệ tầng lộ ra duy nhất ở bán đảo Đồ Sơn và việc nghiên cứu cho phép xác lập tuổi

hệ tầng này là Devon muộn (D3) và phân hệ tầng này thành 3 tập:

- Tập dưới (D3 đs1): Gồm cát kết dạng quarzit phân lớp trung bình đến dày,

cấu tạo phân lớp xiên chéo xen cuội kết hạt thƣa và cát bột kết xám tím chứa hóa

thạch cá Vietnamaspis trii Long, Bouret và thực vật dạng vẩy Colodexylon cf.C.

deatsil (garriene). Chiều dày 100,0 m.

- Tập giữa (D3 đs2): Gồm cát kết dạng quarzit, bột kết tím đỏ, cát kết màu

xám, phân lớp xiên chéo xen lớp mỏng bột kết xám. Chiều dày 100,0 m.

- Tập trên (D3 đs3): Gồm cát kết dạng quarzit phân lớp xiên chéo, cát kết

Page 40: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

27

xám trắng xen ít lớp bột kết. Chiều dày 150,0 m.

Hình 1.2. Bản đồ địa chất khu vực ven biển thành phố Hải Phòng (Trích lƣợc từ

Bản đồ địa chất và khoáng sản thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1:50.000) [46]

Page 41: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

28

Hình 1.3. Mặt cắt tuyến IV, trích tờ bản đồ Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000 [45]

b. Giới Kainozoi – Hệ Đệ tứ

Theo Nguyễn Đức Đại (1996) 7, hệ Đệ tứ trong khu vực nghiên cứu bao

gồm 5 phân vị địa tầng: Hệ tầng Lệ Chi (Q11 lc), hệ tầng Hà Nội (Q1

2-3 hn), hệ tầng

Vĩnh Phúc (Q13 vp), hệ tầng Hải Hƣng (Q2

1-2 hh), hệ tầng Thái Bình (Q2

3 tb).

- Phụ thống Pleistocen dưới – Hệ tầng Lệ Chi

Trầm tích Hệ tầng Lệ Chi có nguồn gốc sông – biển (amQ1 lc), không lộ ra

trên bề mặt, phân bố chủ yếu ở khu vực Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, lƣu vực sông Thái

Bình, Văn Úc, bề dày tăng tây bắc – đông nam 13,0 ÷ 70,0 m. Thành phần thạch

học chủ yếu là cát lẫn cuội sỏi nhỏ, độ chọn lọc kém, chuyển dần lên trên là bột sét

lẫn cát tƣớng bãi bồi châu thổ. Hệ tầng này bị phủ bởi hệ tầng Hà Nội (Q12-3

hn).

- Phụ thống Pleistocen giữa – trên – Hệ tầng Hà Nội

Trầm tích hệ tầng Hà Nội (a, am Q12-3

hn) gặp hầu hết trong khu vực nghiên

cứu và không lộ trên mặt, chỉ gặp ở những lỗ khoan sâu và đƣợc phân ra nhƣ sau:

+ Tập dưới, nguồn gốc sông (aQ12-3

hn1): Bao gồm cuội sỏi, cát hạt thô,

tƣớng lòng sông độ chọn lọc kém, các trầm tích đƣợc tích tụ trong môi trƣờng axit

yếu – trung tính (pH = 5,54), hệ số cation trao đổi thấp Kt= 0,06.

Page 42: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

29

+ Tập trên, nguồn gốc sông – biển (amQ12-3

hn2): Trầm tích của phân hệ tầng

này có bề dày nhỏ không quá 10,0 m, bao gồm bột sét lẫn cát hạt mịn, mùn thực vật

thuộc tƣớng đồng bằng châu thổ.

Cơ sở xác định tuổi của hệ tầng Hà Nội là ngoài các quan hệ trên dƣới của hệ

tầng còn dựa vào các phức hệ bào tử phấn hoa tuổi Pleistocen giữa – muộn. Lớp

trầm tích vụn thô của hệ tầng Hà Nội là tầng chứa nƣớc ngầm dày 5,0 ÷ 10,0 m,

nƣớc có chất lƣợng tốt, nhƣng ở quận, huyện An Hải, An Lão, Kiến Thụy phía trên

không có tầng cách nƣớc nên khi khai thác nƣớc dễ bị nhiễm mặn.

- Phụ thống Pleistocen trên – Hệ tầng Vĩnh Phúc

Trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc tuổi Pleistocen muộn (Q13 vp) do Hoàng Ngọc

Kỷ và nnk xác lập năm 1973. Trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng này chỉ gặp trong

các lỗ khoan sâu và đƣợc chia thành hai phụ hệ tầng:

+ Tập dưới, nguồn gốc sông – biển (amQ13 vp1): Phụ hệ tầng dƣới bao gồm

các tập cát hạt trung đến thô lẫn ít sạn sỏi nhỏ, bột sét lẫn cát, ít tàn tích thực vật

thuộc tƣớng lòng sông hạ lƣu, lạch triều, đồng bằng châu thổ. Ở khu vực quận Hải

An bề dày trầm tích này rất mỏng 4,0 ÷ 6,5 m. Phụ hệ tầng này nằm phủ trực tiếp

trên trầm tích của hệ tầng Hà Nội, phụ hệ tầng trên (amQ12-3

hn2).

+ Tập trên, nguồn gốc biển, sông (amQ13 vp2): Có mặt trong hầu hết các lỗ

khoan trong khu vực nghiên cứu. Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn, bột kết có màu

loang lổ, tập hạt mịn trên cùng bị laterit hóa. Chiều dày 3,0 ÷ 5,0 m. Bề mặt bị

phong hóa này chính là ranh giới giữa trầm tích Pleistocen và Holocen.

- Phụ thống Holocen giữa – dưới – Hệ tầng Hải Hưng

Trầm tích hệ tầng Hải Hƣng tuổi Holocen sớm – giữa (Q21-2

hh) đƣợc hình

thành vào thời kỳ biển tiến cực đại (Flandrian), phân ra làm hai phần:

+ Tập dưới, nguồn gốc biển – đầm lầy (mbQ21-2

hh1): Trầm tích này không lộ

trên mặt, gặp trong các lỗ khoan hầu hết khu vực nghiên cứu. Thành phần chủ yếu

gồm bột cát mịn, bột sét, sét bột màu xám sậm, xám đen chứa than bùn, chiều dày

3,5 ÷ 23,0 m. Trong cát chứa nhuyễn thể, trong sét có Foraminifera, tảo nƣớc ngọt,

nƣớc lợ tuổi Holocen sớm – giữa. Trong đất có chỉ số Eh = 180 ÷ 210 mV; kt = 1,0,

chứng tỏ trầm tích đƣợc thành tạo trong môi trƣờng biển bị đầm lầy hóa.

Page 43: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

30

+ Tập dưới, nguồn gốc biển (mQ21-2

hh1): Trầm tích biển này gặp trong các

lỗ khoan ở vùng Kiến Thụy. Thành phần trầm tích gồm cát hạt mịn có ít tàn tích

thực vật màu xám sẫm có chứa Foraminifera và bào tử phấn. Độ pH = 7,0 ÷ 7,7;

cation trao đổi kt = 1,0 thể hiện nguồn gốc vũng vịnh ven bờ. Trầm tích này nằm

phủ lên sét loang lổ của hệ tầng Vĩnh Phúc.

+ Tập trên, nguồn gốc biển (mQ21-2

hh2): Trầm tích này lộ ra trên diện rộng ở

vùng An Hải, rìa dãy núi Phù Liễn … Thành phần trầm tích chủ yếu là sét bột, bột

sét màu xám, có lẫn ít tàn tích thực vật. Trong sét bột chứa nhiều di tích

Foraminifera: Elphidium sp., Ammonica sp., Cibicides sp., Bolivina sp., Lagena sp.,

… sống trong môi trƣờng biển ven bờ.

- Phụ thống Holocen trên – Hệ tầng Thái Bình

Trầm tích hệ tầng Thái Bình tuổi Holocen muộn (Q23 tb) là các thành tạo trẻ

nhất, điển hình cho phức hệ trầm tích delta, phân bố trên diện rộng ven biển, ven

cửa sông Hải Phòng nói chung khu vực nghiên cứu nói riêng và đƣợc phân thành:

+ Tập dưới, nguồn gốc biển (mQ23 tb1): Trầm tích này phân bố thành dải hẹp

song song với bờ biển hiện đại khu vực nghiên cứu nhƣ ở Vĩnh Tiến, Tân Trào, Đại

Hợp (Kiến Thụy), Hùng Thắng, Tiên Thắng, Chấn Hƣng (Tiên Lãng). Thành phần

chủ yếu là cát bột màu vàng, vàng nâu hạt nhỏ đến vừa, độ chọn lọc khá tốt và lẫn

sò ốc biển. Chiều dày 2,6 m. Trầm tích này nằm phủ lên trên hệ tầng Hải Hƣng.

+ Tập trên, nguồn gốc sông biển (amQ23 tb2): Trầm tích này phát triển rộng

khắp trên khu vực nghiên cứu, nhƣ: An Hải, Dƣơng Kinh, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, nội

thành thành phố Hải Phòng và nằm ở độ cao 0,5 ÷ 1,0 m. Thành phần trầm tích gồm

sét lẫn ít cát hạt mịn có ít thực vật. Chiều dày lớn nhất 17,0 m.

Page 44: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

31

Hình 1.4. Cột địa tầng trầm tích Đệ tứ khu vực nghiên cứu [7]

Page 45: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

32

1.2.7. Đặc điểm địa chất thủy văn

Theo Nguyễn Đức Đại (1996) trong “Báo cáo địa chất đô thị thành phố Hải

Phòng”[7], nƣớc lỗ hổng tồn tại trong các trầm tích bở rời Đệ tứ nói chung và trong

trầm tích Holocen nói riêng, bao gồm các tầng chứa nƣớc nhƣ sau:

a. Tầng chứa nước Holocen trên (Q23): Thành tạo chứa nƣớc trẻ nhất của

tầng này gồm các trầm tích có nguồn gốc biển – sông, sông – đầm lầy, sông ...

Thành phần chủ yếu là cát, cát sét và sét cát. Các trầm tích này phân bố ở hầu hết

vùng nghiên cứu, tập trung chủ yếu trên các đồng ruộng, ven bờ biển, ven các cửa

sông (sông Cấm, Đa Độ, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình và một số sông khác).

Bề dày tầng chứa nƣớc có xu hƣớng tăng dần đông bắc – tây nam, dao động

2,0 ÷ 20,0 m, chiều sâu mực nƣớc 0,3 ÷ 2,3 m và thay đổi theo mùa, biên độ 0,3 ÷

0,56 m, phụ thuộc vào nƣớc mƣa, nƣớc mặt và là nƣớc không áp. Độ chứa nƣớc từ

trung bình đến nghèo, tỷ lƣu lƣợng đa phần Q ≤ 0,20 l/sm, không có ý nghĩa cung

cấp nƣớc. Loại giàu nƣớc chiếm 22% (17 giếng), loại nghèo nƣớc chiếm 78% (59

giếng). Phân tích 61 mẫu nƣớc, cho kết quả chủ yếu là clorua hoặc clorua

bicacbonat, hàm lƣợng sắt khá cao, nƣớc có mầu vàng, nâu đỏ, nƣớc rất tanh; tổng

độ khoáng hóa M < 0,5 ÷ 1,0 g/l có 8 giếng chiếm 13%; M > 0,5 ÷ 1,0 g/l có 20

giếng chiếm 35%; M > 1,0 ÷ 1,5 g/l có 13 giếng chiếm 21%; M > 1,5 ÷ 2,0 g/1 có 6

giếng chiếm 10 %; M > 2,0 g/l có 20 giếng chiếm 23%.

b. Tầng chứa nước Holocen dưới (Q21-2

): Các trầm tích này không lộ trên

mặt, chỉ phát hiện đƣợc nhờ các công trình khai đào sâu và các lỗ khoan với diện

phân bố khá rộng trong khu vực nghiên cứu. Thành phần đất đá gồm cát, cát sét

màu xám xanh, xám trắng lẫn tàn tích thực vật màu xám đen.

Chiều dày tầng chứa nƣớc thay đổi rất lớn l,90 ÷ 37,0 m. Chiều dầy trung

bình 8,0 ÷ 12,0 m. Loại nghèo nƣớc chiếm 33% (2 giếng), loại trung bình chiếm

45% (04 giếng), loại giầu nƣớc chiếm 22% (03 giếng). Nƣớc đa phần bị nhiễm

mặn, tổng độ khoáng hóa 1,20 ÷ 7,30 g/l, hàm lƣợng sắt khá cao 7,0 ÷ 25,4 mg/l.

Nƣớc từ cứng vừa đến cứng, tổng độ cứng 0,460 ÷ 3,318 mgđl/1. Hàm lƣợng NO2:

0,0 ÷ 2,9 mg/1 (LK60), NH4: 0,0 ÷ 2,58 mg/l (LK74). Nhiều lỗ khoan có hàm lƣợng

NH4 cao hơn tiêu chuẩn nƣớc dùng cho ăn uống sinh hoạt.

Page 46: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

33

Kết quả nghiên cứu đánh giá chất lƣợng nƣớc cho 08 lỗ khoan, các hệ số đặc

trƣng: Nƣớc có cặn ít chiếm 13%, cặn nhiều chiếm 50% và rất nhiều cặn chiếm

37%; nƣớc chủ yếu là loại ăn mòn, sủi bọt nhiều. Nguồn cung cấp cho nƣớc chủ yếu

là nƣớc mƣa, nƣớc mặt, nƣớc sông, nƣớc ao hồ. Miền thoát là các con sông (sông

Cấm, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình).

c. Tầng chứa nƣớc Pleistocen (Q11, Q1

2-3, Q1

3): Phân bố hầu hết diện tích

đồng bằng vùng nghiên cứu, có xu hƣớng mỏng dần về phía bắc. Chiều dày tầng

chứa nƣớc thay đổi: 5,0 ÷ 50,0 m, trung bình: 35,0 m. Thành phần đất đá chủ yếu là

cuội sỏi lẫn cát và dăm sạn. Độ giàu nƣớc thay đổi rất lớn và đặc tính chứa nƣớc

biến đổi từ rất giàu đến nghèo theo từng khu vực khác nhau.

- Khu vực bắc sông Cấm: Độ giàu nƣớc từ giàu đến nghèo q = 0,04 ÷ 1,04

l/sm. Chất lƣợng nƣớc từ lợ đến mặn, tổng độ khoáng hóa M = 3,08 ÷ 9,07 g/l.

- Khu vực nam sông Cấm – bắc sông Văn Úc: Độ giàu nƣớc từ giàu đến

nghèo q = 0,16 ÷ 6,08 l/sm; chất lƣợng nƣớc từ siêu nhạt đến nhạt, tổng độ khoáng

hóa M = 0,2 ÷ 0,6 g/l. Ở phía nam sông Văn Úc, độ giàu nƣớc từ rất giàu đến trung

bình, tỉ lƣu lƣợng q = 0,84 ÷ 3,4 l/sm. Nƣớc đều bị mặn, M = 1,2 ÷ 8,0 g/l.

Động thái của nƣớc thay đổi theo mùa, biên độ dao động 0,5 ÷ 5,3 m. Nguồn

cung cấp chủ yếu là nƣớc mƣa, miền thoát qua các sông lớn trong vùng.

1.2.8. Đặc điểm kiến tạo

Về kiến tạo, thành phố Hải Phòng là nơi chuyển tiếp giữa đới Duyên Hải và

đới võng Kainozoi (theo A.E.Dovjicov, 1965) và đã trải qua nhiều pha kiến tạo kế

tiếp nhau, nhất là pha tân kiến tạo liên quan đến chuyển động trƣợt bằng quy mô lớn

của hệ thống đứt gãy Sông Hồng. Trong đó tầng kiến trúc Kainozoi chiếm 2/3 diện

tích vùng nghiên cứu với các thành tạo lục nguyên Neogen nằm sâu 100,0 m so với

bề mặt đồng bằng, tồi tại trong các địa hào và cùng với các trầm tích Đệ tứ nằm phủ

lên các tầng kiến trúc cổ hơn nhƣ Paleozoi giữa (S2 – D3), Paleozoi trên (C1 – P),

Mesozoi (J1-2).

Trong vùng thành phố Hải Phòng tồn tại các hệ thống đứt gãy theo các

phƣơng tây bắc – đông nam, đông bắc – tây nam, á vĩ tuyến, á kinh tuyến. Với các

hệ thống đứt gãy trên thì hệ thống tây bắc – đông nam (theo sông Thái Bình, sông

Page 47: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

34

Văn Úc …) có trƣớc và đóng vai trò chủ đạo để hình thành nên bình đồ cấu trúc của

vùng. Hệ thống đông bắc – tây nam có sau và làm dịch chuyển hệ đứt gãy Tây Bắc

– Đông Nam. Các hệ thống đứt gãy á vĩ tuyến hoặc á kinh tuyến chủ yếu có tính

chất cắt xén và làm phức tạp hóa bình đồ cấu trúc của vùng.

1.2.9. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực ven biển thành phố Hải Phòng

1.2.9.1. Dân cư

Kết quả điều tra dân số thành phố Hải Phòng đến cuối năm 2014 là

1.946.013 ngƣời, mật độ trung bình 1.274 ngƣời/km2. Trong khu vực nghiên cứu,

dân cƣ tập trung chủ yếu ở trung tâm các quận, huyện, trục đƣờng giao thông lớn.

Bảng 1.5. Diện tích, dân số và mật độ dân số khu vực nghiên cứu

STT Đơn vị hành chính Diện tích Dân số Mật độ dân số

(km2) (x1000 ngƣời) (ngƣời/km

2)

1 Huyện Tiên Lãng 193,4 150,136 776

2 Huyện Kiến Thụy 107,5 136,169 1267

3 Quận Đồ Sơn 46,5 47,635 1024

4 Quận Dƣơng Kinh 45,8 53,687 1172

5 Quận Hải An 104,8 111,657 1065

1.2.9.2. Kinh tế xã hội

Thành phố Hải Phòng là trung tâm kinh tế công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ

của vùng Duyên hải Bắc Bộ, là cửa chính ra biển, đầu mối giao thông các tỉnh phía

Bắc, vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Trong khu vực

nghiên cứu, khoảng 10 năm gần đây có sự phát triển mạnh các ngành kinh tế:

a. Hệ thống cảng, dịch vụ và vận tải biển: Thành phố Hải Phòng có hệ thống

cảng biển lớn nhất khu vực phía bắc Việt Nam, với công nghệ xếp dỡ hiện đại tiên

tiến hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực nghiên cứu có các cảng lớn nhƣ

cảng Chùa Vẽ, cảng Đình Vũ, cảng nƣớc sâu Lạch Huyện cho phép các tàu tải trọng

lớn ra vào cảng. Đồng thời các bến bãi container dịch vụ cảng ngày càng đƣợc đầu

tƣ xây dựng mở rộng với quy mô lớn hƣớng ra biển.

b. Các khu đô thị, khu công nghiệp ven biển: Mục tiêu hàng đầu phát triển

kinh tế thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050 là hƣớng ra biển. Do đó,

Page 48: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

35

việc nghiên cứu lập quy hoạch khai thác sử dụng nguồn quỹ đất các bãi bồi ven

sông, ven biển đã và đang đƣợc thực hiện, nhằm thu hút vốn đầu tƣ, xây dựng cơ sở

hạ tầng, các khu đô thị, chung cƣ, tái định cƣ phục vụ giải phóng mặt bằng.

c. Ngành thủy sản: Trong 10 năm trở lại đây, đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ của

thành phố Hải Phòng , mở rộng liên kết, hợp tác, ứng dụng tiến bộ khoa học công

nghệ trong khai thác đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, góp phần đáng

kể vào sự phát triển kinh tế bền vững của thành phố.

d. Du lịch biển: Trong những năm gần đây, ngành du lịch biển thành phố Hải

Phòng đƣợc đầu tƣ mạnh mẽ xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo sức hút đến khách du lịch

trong và ngoài nƣớc, nhằm khai thác thế mạnh ngành du lịch biển và tiến tới trở

thành trung tâm du lịch quốc tế của cả nƣớc.

Page 49: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

36

Chƣơng 2. CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ TÀI LIỆU

Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu trầm tích, địa vật

lý và địa chất công trình trong khu vực nghiên cứu, thể hiện dƣới đây:

2.1.1. Nhóm tài liệu địa chất và trầm tích

a. Tài liệu lỗ khoan: Tổng số lƣợng lỗ khoan phục vụ nghiên cứu trầm tích

Holocen là 69 lỗ phân bố trong khu vực nghiên cứu (Hình 2.1), nhƣ sau:

- Lỗ khoan có độ sâu 30,0 ÷ 45,0 m: 17 lỗ

- Lỗ khoan có độ sâu < 30,0 m: 52 lỗ

b. Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

- Nghiên cứu thạch học trầm tích: 700 mẫu độ hạt; 100 mẫu khoáng vật tạo

đá và 30 mẫu khoáng vật sét.

- Phân tích các chỉ tiêu địa hóa môi trƣờng: 50 mẫu Eh; 50 mẫu pH; 50 mẫu

Kt; 30 mẫu Fe2+

S/Corg.

- Phân tích cổ sinh: Bào tử phấn hoa là 80 mẫu; Deatomeae là 60 mẫu;

Foraminifera là 100 mẫu.

- Mẫu tuổi tuyệt đối 14

C: 10 mẫu.

c. Đo địa chấn nông phân giải cao: Tổng số tuyến đo là 15 tuyến. Trong đó

12 tuyến từ cửa Nam Triệu đến bán đảo Đồ Sơn, tổng chiều dài 288,6 km và 03

tuyến ở vùng biển Tiên Lãng (dự án quai đê lấn biển), tổng chiều dài 348,0 km.

d. Các tài liệu khác: “Bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 – Tờ

Hải Phòng” chủ biên Hoàng Ngọc Kỷ (1973 ÷ 1978); “Bản đồ địa chất thành phố

Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000” chủ biên Ngô Quang toàn (1993 ÷ 1995); “Bản đồ trầm

tích tầng mặt vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh (0 ÷ 30 m nƣớc), tỷ lệ 1/100.000”

của Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển (2007 ÷ 2011) và một số tài liệu khác.

2.1.2. Nhóm tài liệu nghiên cứu địa chất công trình

a. Tài liệu lỗ khoan: Tổng số lƣợng lỗ khoan phục vụ nghiên cứu địa chất

công trình là 505 lỗ với chiều sâu lỗ khoan nhƣ sau:

- Lỗ khoan có độ sâu 45,0 ÷ 80,0 m: 102 lỗ.

Page 50: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

37

- Lỗ khoan có độ sâu 30,0 ÷ 45,0 m: 187 lỗ.

- Lỗ khoan có độ sâu < 30,0 m: 230 lỗ.

b. Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm: Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu

cơ lý địa chất công trình: 2600 mẫu (Bảng 2.1).

Hình 2.1. Sơ đồ tài liệu thực tế khu vực ven biển thành phố Hải Phòng

c. Thí nghiệm hiện trường

- Thí nghiệm cắt cánh hiện trƣờng: 200 điểm.

- Số điểm thí nghiệm xuyên tĩnh CPT: 30 hố xuyên.

- Thí nghiệm xuyên động SPT: 550 lần.

Page 51: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

38

d. Các tài liệu khác: Báo cáo khảo sát địa chất công trình của các dự án đầu

tƣ xây dựng trong khu vực nghiên cứu, trong đó hầu hết do chính tác giả làm Chủ

nhiệm khảo sát, nhƣ: (1) “Dự án nhà máy tôn Việt – Pháp (1997 – 1999), khu công

nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng”; (2) “Nhà máy sản xuất bê tông và gạch

TERASTONE, khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng” (2003); (3) “Nhà máy sản

xuất phân bón DAP, khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng” (2003 ÷ 2006); (4) “Giá

đỡ ống trên tuyến đƣờng từ ngã 3 đƣờng xuyên đảo rẽ vào Caltex đến cuối cảng

hàng lỏng 10.000 WT, khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng” (2004); (5) “Dự án

đầu tƣ xây dựng hạ tầng cơ sở công nghiệp Nam Đình Vũ – Hải Phòng, bao gồm 02

hạng mục: Khu vực xây dựng cảng biển và tuyến đê biển” (2008); (6) “Dự án sân

Golf Đồ Sơn” (2008); (7) “Nhà máy sửa chữa và đóng mới tàu thủy, xã Tân Trào,

huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng” (2008); (8) “Dự án đầu tƣ xây dựng tuyến

đƣờng, đê biển phía đông nam quận Hải An, Hải Phòng” (2009); (9) “Dự án phát

triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng, điểm tái định cƣ khu đất số 3 tại

phƣờng Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng” (2010); (10) “Củng cố bảo

vệ và nâng cấp đê biển I đoạn K0+000 ÷ K11+500 và K17+000 ÷ K17+591, Quận

Dƣơng Kinh và quận Đồ Sơn – Hải Phòng” (2010); (11) “Dự án đầu tƣ xây dựng

tuyến đƣờng trục chính đô thị nối đƣờng liên phƣờng với đƣờng 365, quận Hải An,

Hải Phòng” (2011); (12) “Khảo sát địa chất công trình phục vụ lập dự án tuyến đê

quai lấn biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng” (2011); (13) “Dự án đầu tƣ

xây dựng tuyến đƣờng trục chính Tây Nam khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng”

(2012); (14) “Cảng Đồ Sơn” (2012); (15) “Cụm kho bãi container, khu công nghiệp

Đình Vũ, Hải Phòng” (2013); (16) “Nhà máy nƣớc Đồ Sơn – Gói CF6 (2014), gói

CF7 (2015)”. Ngoài ra, còn nhiều các công trình khảo sát địa chất khác, phục vụ

cho việc thiết kế, xây dựng các công trình xây dựng trong khu vực nghiên cứu.

Page 52: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

39

Bảng 2.1. Tổng hợp số lƣợng mẫu phân tích trong phòng và thí nghiệm hiện trƣờng

STT Tƣớng trầm tích

Mẫu thạch học trầm

tích

Mẫu chỉ tiêu địa hóa môi

trƣơng Mẫu cổ sinh

Mẫu 14

C

Các

chỉ

tiêu

cơ lý

TN

cắt

cánh

TN

xuyên

tiêu

chuẩn

SPT

TN

xuyên

tĩnh

CPT Độ

hạt

KV

vụn

KV

sét pH Eh Kt

Fe2+

S/

Corg

Bào

từ

phấn

hoa

Diato

meae

Foram

inifera

(mẫu) (mẫu) (mẫu) (mẫu) (mẫu) (mẫu) (mẫu) (mẫu) (mẫu) (mẫu) (mẫu) (mẫu) (điểm) (mẫu) (điểm)

1 Bùn cát đồng bằng

châu thổ 8 4 3 4 4 2 3 2 2 68 8 15

2 Bùn cát đầm lầy cửa

sông 15 4 5 5 8 4 3 3 120 12 15

3 Bùn cửa sông

estuary 52 5 7 6 7 5 3 17 230 57 54

4 Cát cồn cát cửa sông 22 28 110 15

5 Cát lẫn sạn lạch triều 5 5 6 4

6 Bùn bãi triều 70 4 7 7 5 3 10 8 280 31 55

7 Cát bùn bãi triều 15 18 2 2 2 2 13 14 6 244 8

8 Cát bãi triều 25 40 4 90 25

9 Bùn cát tiền châu thổ 140 5 7 6 3 16 14 25 3 350 40 90

10 Bùn chân châu thổ 148 5 6 7 6 4 14 28 4 443 28 100

11 Bùn estuary – vũng

vịnh 151 4 7 7 6 4 12 10 523 16 109

12 Cát lẫn sạn bãi triều 5 5 12 6

13 Cát sạn lạch triều 4 4 4 2

14 Bùn đầm lầy ven

biển 40 4 8 5 6 3 9 6 18 3 120 8 52

Tổng mẫu 700 100 30 50 50 50 30 80 60 100 10 2600 200 550 30

Page 53: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

40

2.2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN

Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống và

cách tiếp cận nhân quả. Để làm sáng tỏ những đặc điểm và quy luật phân bố trầm

tích Holocen trong khu vực nghiên cứu, cần tiến hành nghiên cứu trên diện rộng,

trong mối quan hệ có tính quy luật, phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố. Kết quả

nghiên cứu là cơ sở khoa học để phân tích các hiện tƣợng, quá trình, góp phần luận

giải sự cố lún, lún lệch các công trình xây dựng, từ đó đề xuất các giải pháp xử lý

nền đất yếu nhằm nâng cao công tác cải tạo nền đất yếu, góp phần phát triển bền

vững cơ sở hạ tầng, phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ và phát

triển kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu. Quan điểm này là tƣ tƣởng chỉ đạo việc xây

dựng hệ thống các phƣơng pháp nghiên cứu.

Đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích Holocen là kết quả của sự thay đổi

mực nƣớc biển. Sự thay đổi mực nƣớc biển là nhân tố trực tiếp làm thay đổi môi

trƣờng trầm tích dẫn đến sự thay đổi thành phần và cấu trúc trầm tích. Căn cứ vào

cơ chế vận chuyển và lắng đọng trầm tích, điều kiện hoá lý, các hoạt động sinh vật,

chia thành các môi trƣờng trầm tích khác nhau. Tƣơng ứng mỗi môi trƣờng trầm

tích, có các tƣớng trầm tích. Yếu tố đặc trƣng trầm tích và hoàn cảnh sinh thành có

mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này nói lên sự liên quan giữa điều kiện

thành tạo trầm tích và những biểu hiện về thành phần vật chất của trầm tích.

Để phân loại tƣớng trầm tích, cần phải dựa vào thành phần trầm tích và môi

trƣờng thành tạo. Tuy nhiên, trong các bài toán Địa kỹ thuật, việc phân chia các

tầng trầm tích cần dựa vào thành phần thạch học và tính chất cơ lý. Những trầm tích

có cùng nguồn gốc và môi trƣờng thành tạo nhƣng phân bố ở những độ sâu khác

nhau sẽ có tính chất cơ lý khác nhau.

Trong đề tài luận án, tiến hành nghiên cứu thành phần cấu tạo, độ hạt, thành

phần khoáng vật, chỉ tiêu địa hoá môi trƣờng, cổ sinh, tuổi, quan hệ địa tầng để từ

đó xác định đƣợc tƣớng trầm tích, tìm ra đƣợc quy luật phân bố trầm tích Holocen

khu vực nghiên cứu. Đồng thời, việc tính lún các kiểu mặt cắt đã luận giải đƣợc mối

tƣơng quan giữa lún với trầm tích Holocen, dự báo hiện tƣợng lún, lún lệch trong

xây dựng công trình phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

Page 54: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

41

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phƣơng pháp khảo sát hiện trƣờng

Nghiên cứu đặc điểm trầm tích tại các lỗ khoan, hố đào, đặc điểm địa hình –

địa mạo, thu thập các mẫu đất và các hoạt động nhân sinh liên quan đến quy hoạch

xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghiên cứu trong phòng.

Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành bằng việc điều tra, phỏng vấn, định vị, mô

tả nhằm thu thập các thông tin về các sự cố lún, lún lệch các công trình xây dựng

nhà dân dụng – công nghiệp và các bến bãi container dịch vụ cảng. Đồng thời thu

thập các tài liệu về kết cấu nền móng các công trình trên cũng nhƣ giải pháp khắc

phục hậu quả. Để thực hiện phƣơng pháp, sử dụng máy định vị GPS 72H, camera,

máy ảnh, thƣớc đo, máy trắc địa Topcon GTS-225 và một số dụng cụ khác.

Các dữ liệu đƣợc phân tích, tổng hợp, đánh giá, tìm ra nguyên nhân gây ra

các sự cố công trình có liên quan trực tiếp đến nền đất yếu của trầm tích Holocen

trong khu vực nghiên cứu.

2.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu trầm tích

2.3.2.1. Phương pháp phân tích độ hạt trầm tích và xử lý số liệu

Mục đích của phƣơng pháp là xác định phần trăm trọng lƣợng các cấp hạt

cấu tạo nên trầm tích (P), qua đó, xác định các thông số nhƣ kích thƣớc hạt trung

bình (Md), độ chọn lọc (So), hệ số bất đối xứng (Sk).

Nguyên tắc cơ bản là phân trầm tích thành các cấp hạt khác nhau bằng bộ rây

tiêu chuẩn và bằng phƣơng pháp pipet. Trong nghiên cứu này, sử dụng thang phân

loại Krumbein và Folk Cục Địa chất Hoàng Gia Anh (Bảng 2.2). Đối với phƣơng

pháp rây, sử dụng với cấp hạt có đƣờng kính D ≥ 0,063 mm; đối với phƣơng pháp

pipet, sử dụng với cấp hạt có đƣờng kính D < 0,063 mm. Kết quả phân tích độ hạt

đƣợc biểu diễn dƣới dạng đƣờng cong tích lũy trên sơ đồ phân bố cấp hạt logarit.

Qua đó, xác định đƣợc giá trị Q1 (cấp hạt tƣơng ứng 25%), Md (tƣơng ứng cấp hạt

chiếm 50%) và Q3 (cấp hạt tƣơng ứng 75%).

- Md (kích thƣớc trung bình): Đƣợc tính trên biểu đồ đƣờng cong tích lũy tại

giá trị độ hạt ở hàm lƣợng tích lũy 50%. Giá trị Md phản ánh quãng đƣờng di

chuyển vật liệu, năng lƣợng sóng và tốc độ dòng chảy, khoảng cách so với nguồn

Page 55: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

42

cung cấp. Mối quan hệ này mang tính chất tỷ lệ thuận: Md càng lớn thì động lực

môi trƣờng càng lớn và vật liệu trầm tích càng gần đá gốc; ngƣợc lại Md càng nhỏ

thì động lực môi trƣờng càng yếu, vật liệu trầm tích có thể càng xa nguồn cung cấp.

- Hệ số chọn lọc So: Phản ánh năng lƣợng thủy động lực (chủ yếu là sóng và

dòng chảy), tính đồng nhất và tính ổn định của môi trƣờng thủy động lực tạo nên

các thực thể trầm tích và đƣợc xác định theo công thức: So= 3

1

Q

Q

+ So = 1,0 ÷ 1,58: Trầm tích có độ chọn lọc tốt, chứng tỏ môi trƣờng có chế

độ thủy động lực mạnh và khá đồng nhất trong suốt quá trình trầm tích.

+ So = 1,58 ÷ 2,12: Trầm tích có độ chọn lọc trung bình, chứng tỏ môi trƣờng

thủy động lực khá mạnh nhƣng tính ổn định kém hơn.

+ So > 2,12: Trầm tích có độ chọn lọc kém, chứng tỏ môi trƣờng bị xáo trộn

(khi mạnh, khi yên tĩnh).

- Hệ số bất đối xứng Sk: Đặc trƣng cho tính đối xứng của đƣờng cong

phân bố và đƣợc xác định bằng công thức Sk=Md

QQ 3.1

+ Sk = 1,0: Trầm tích có hạt đều lý tƣởng.

+ Sk > 1,0: Trầm tích có hạt lớn chiếm ƣu thế.

+ Sk < 1,0: Trầm tích có hạt nhỏ chiếm ƣu thế.

Bảng 2.2. Thang phân loại cấp hạt của Krumbein và Folk (1954)

Cấp hạt Đƣờng kính cấp hạt

D(mm)

Thang logarit

Ø=log2D

Sạn > 2,0 < -1

Cát

Rất thô 2,0 ÷ 1,0 -1 ÷ 0

Thô 1,0 ÷ 0,5 0 ÷ 1

Trung 0,5 ÷ 0,25 1 ÷ 2

Mịn 0,25 ÷ 0,125 2 ÷ 3

Rất mịn 0,125 ÷ 0,0625 3 ÷ 4

Bùn Bột

Thô 0,0625 ÷ 0,031 4 ÷ 5

Trung 0,031 ÷ 0,0156 5 ÷ 6

Mịn 0,0156 ÷ 0,0078 6 ÷ 7

Rất mịn 0,0078 ÷ 0,0039 7 ÷ 8

Sét < 0,0039 > 8

Page 56: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

43

2.3.2.2. Phương pháp phân loại trầm tích

Mục đích của phƣơng pháp này là phân trầm tích Holocen thành các kiểu

trầm tích Holocen trên cơ sở hàm lƣợng phần trăm các cấp hạt sạn, cát, bùn. Trong

nghiên cứu này, sử dụng thang theo thang phân loại cấp hạt của Krumbein và Folk

(Bảng 2.2) và biểu đồ phân loại của Folk, 1954 (Hình 2.2).

Hình 2.2. Biểu đồ phân loại trầm tích của Folk (1954)

Page 57: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

44

2.3.2.3. Phương pháp phân tích thành phần trầm tích vụn dưới kính hiểm vi

phân cực

Mục đích của phƣơng pháp này là bằng việc phân tích lát mỏng thạch học bở

rời dƣới kính hiển vi phân cực sẽ giúp xác định đƣợc những khoáng vật có trong

mẫu, hàm lƣợng của từng khoáng vật và các đặc điểm của chúng. Phân tích lát

mỏng thạch học bở rời giúp xác định đƣợc kích thƣớc vật liệu trầm tích, hình thái

và thành phần khoáng vật vụn (thạch anh, feldspar, mảnh đá và vụn sinh vật).

2.3.2.4. Phương pháp xác định hàm lượng khoáng vật sét bằng phân tích

Ronghen và nhiệt vi sai

Phƣơng pháp này cho phép xác định hàm lƣợng % của từng khoáng vật sét

có trong mẫu hoặc mức độ ƣu thế của từng khoáng vật. Căn cứ vào đặc điểm hàm

lƣợng tỉ lệ khoáng vật giúp cho việc xác định tính chất của môi trƣờng trầm tích.

- Phương pháp phân tích các chỉ tiêu địa hoá môi trường và xử lý số liệu

Mục đích của phƣơng pháp là xác định một số chỉ tiêu môi trƣờng trầm tích

nhƣ độ pH, Eh, Kt, Fe2+

S/Corg. để luận giải môi trƣờng trầm tích.

• Độ pH: Biểu thị đặc tính axít và bazơ của môi trƣờng, pH = - lg(H+).

• Chỉ số Eh: Là hiệu điện thế đo đƣợc giữa một điện cực ở trạng thái nào đó

so với điện cực hydro ở trạng thái chuẩn. Chỉ số Eh dùng để đánh giá độ oxy hóa

khử của môi trƣờng địa hóa.

• Chỉ số Kt: Là chỉ số kation trao đổi đƣợc tính theo công thức của Grim

(1974), Kt=(Na++K

+)/(Ca

2++Mg

2+). Chỉ số Kt dao động trong khoảng từ 0,1 đến 1,0

÷ 2,0. Trong đó môi trƣờng lục địa Kt < 0,5; môi trƣờng chuyển tiếp có giá trị Kt =

0,5 ÷ 1,0 và môi trƣờng biển có giá trị Kt > 1,0. Môi trƣờng trầm tích đƣợc luận giải

theo Eh, pH và Kt nhƣ sau:

- Môi trƣờng aluvi (cát lòng sông, sét hồ nƣớc ngọt, sét bãi bồi): pH < 6,8;

Eh ≥ 100 mV; Kt < 0,5

- Môi trƣờng đầm lầy: pH = 2 ÷ 4; Eh < 0

- Môi trƣờng châu thổ (sét đồng bằng châu thổ, tiêng châu thổ, sƣờn châu

thổ, cát bãi triều, cát cồn chắn cửa sông) pH = 6,8 ÷ 7,5

- Môi trƣờng biển: pH > 7,5, Eh > 0

Page 58: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

45

• Chỉ số Fe2+

S/Corg.: Là chỉ số biểu thị tỷ số giữa hàm lƣợng sắt hoá trị hai

trong sulfua với hàm lƣợng cacbon hữu cơ. Chỉ số này dao động từ 0,02 đến 0,4 ÷

0,5. Môi trƣờng lục địa có giá trị Fe2+

S/Corg. nhỏ hơn 0,06. Môi trƣờng chuyển tiếp

sông-biển có giá trị Fe2+

/Corg. từ 0,06 đến 0,2 và môi trƣờng biển thực thụ giá trị này

lớn hơn 0,2. Các chỉ số pH và Eh trong môi trƣờng đầm lầy đều có giá trị thấp, độ

pH dao động 4 ÷ 6, Eh dao động từ -100 đến 10 ÷ 20 mV.

2.3.2.6. Phương pháp phân tích cổ sinh

Các dạng Bào tử phấn hoa, tảo Diatomeae hay các giống loài vi cổ sinh chứa

trong trầm tích là các chỉ tiêu quan trọng phản ánh môi trƣờng trầm tích.

- Phân tích Bào tử phấn hoa nhằm xác định các giống loài thực vật tồn tại và

phát triển trong giai đoạn lắng đọng trầm tích. Kết quả phân tích Bào tử phấn cho

phép xác định môi trƣờng lắng đọng trầm tích, điều kiện cổ địa lý, cổ khí hậu thông

qua thành phần các phức hệ Bào tử phấn hoa của các mẫu đƣợc phân tích nhƣ bào

tử, phức hệ hạt trần, phức hệ hạt kín, thực vật nƣớc ngọt, thực vật nƣớc mặn, thực

vật ƣa ẩm, ƣa khô, cận nhiệt, nhiệt đới…

- Diatomeae là một ngành của thực vật bậc thấp. Đây là loại tảo đơn bào có

kích thƣớc từ vài micron đến vài trăm micron và có vỏ bọc bằng silic. Diatomea

sống trong môi trƣờng nƣớc ngọt, nƣớc lợ và nƣớc mặn. Chúng đƣợc chia thành hai

lớp: tảo trung tâm (Centrophyceae) và tảo lông chim (Pennatrophyceae). Diatomeae

rất nhạy cảm với môi trƣờng sống nên có thể dựa vào các tập hợp Diatomeae để xác

định môi trƣờng và nguồn gốc các tập trầm tích chứa chúng.

- Hoá thạch Foraminifera đa số sống trong môi trƣờng biển. Chúng gồm hai

nhóm: Nhóm trôi nổi (planton) và nhóm bám đáy (benton) ở gần bờ. Sự phân bố

của Foraminifera phụ thuộc vào độ sâu, độ muối, nhiệt độ, chế độ sóng… Do vậy,

kết quả phân tích Foraminifera sẽ cho phép xác định đƣợc những đặc điểm sinh thái

đáng tin cậy. Phƣơng pháp này phát huy tốt cho trầm tích biển.

2.3.2.7. Phương pháp phân tích tuổi tuyệt đối

Xác định tuổi tuyệt đối bằng phƣơng pháp 14

C là phƣơng pháp thƣờng đƣợc

áp dụng trong nghiên cứu trầm tích Đệ tứ. Phƣơng pháp này cho kết quả với độ

chính xác cao đối với các trầm tích có khoảng thời gian định tuổi dƣới 40.000 năm.

Page 59: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

46

Phƣơng pháp 14

C dựa trên nguyên tắc bán phân rã của Cacbon 14 trong tự nhiên,

thông thƣờng áp dụng chu kỳ bán phân rã 14

C là 5.785 năm. Mẫu vật dùng trong

phân tích 14

C là các mảnh vỏ sò ốc hay các di tích thực vật trong trầm tích.

2.3.3. Phƣơng pháp địa chấn nông phân giải cao

Trong nghiên cứu địa chất biển, phƣơng pháp địa chấn nông phân giải cao là

phƣơng pháp quan trọng và thƣờng đƣợc sử dụng rộng rãi nhất (Hình 2.3). Dựa vào

hàng loạt các dấu hiệu của các tập sóng phản xạ nhƣ các kiểu sóng phản xạ, mức độ

đậm nhạt của sóng phản xạ, sự khác nhau giữa hai loại sóng phản xạ, dấu hiệu của

các bề mặt bào mòn … sẽ giúp xác định đƣợc ranh giới các tập, các bề mặt địa chấn

địa tầng, cấu tạo của các tập, tầng địa chấn, bề dày tầng trầm tích. Ngoài ra, phƣơng

pháp này cũng giúp liên kết với các tài liệu địa chất khác để lập mặt cắt địa chất, vẽ

bản đồ, giải đoán thành phần trầm tích, xác định đứt gãy địa chất.

Hình 2.3. Đo địa chấn nông phân giải cao theo tuyến Đình Vũ – Bán đảo Đồ Sơn

2.3.4. Phƣơng pháp khoan lấy mẫu và thí nghiệm hiện trƣờng

2.3.4.1. Phương pháp khoan lấy mẫu

Đây là phƣơng pháp cơ bản và quan trọng trong nghiên cứu địa chất. Mục

đích của phƣơng pháp là khoan lấy mẫu đất thí nghiệm, đồng thời tiến hành các thí

nghiệm hiện trƣờng xác định các tính chất cơ lý của đất, phục vụ cho công tác

nghiên cứu địa tầng, đặc điểm trầm tích, các quá trình và hiện tƣợng địa chất liên

quan đến thành tạo đất yếu trầm tích Holocen trong khu vực nghiên cứu.

Page 60: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

47

Hình 2.4. Công tác khoan địa chất ở biển ven bờ huyện Tiên Lãng

Phƣơng pháp đƣợc tiến hành khoan xoay bơm rửa bằng ống mẫu ở trên cạn,

dƣới nƣớc bằng máy khoan chuyên dụng không tự hành XY-1, XY-1-4A. Đối với

các lỗ khoan ở dƣới nƣớc (cửa sông, biển ven bờ) sử dụng hệ thống phao nổi hoặc

tàu tải trọng lớn làm nền khoan (Hình 2.4).

Hình 2.5. Công tác lấy mẫu đất và mô tả đất tại hiện trƣờng

Công tác lấy mẫu đất thí nghiệm đƣợc tiến hành đồng thời với công tác

khoan (Hình 2.5). Mẫu đất đƣợc lấy bằng ống thành mỏng chiều dài 0,8 ÷ 1,0 m,

phải đảm bảo đủ khối lƣợng, số lƣợng cần thiết cho công tác nghiên cứu trong

phòng. Công tác lấy mẫu và bảo quản mẫu thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN 2683: 2012.

Page 61: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

48

2.3.4.2. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT (Standard Penetration Test)

Mục đích của phƣơng pháp nhằm đánh giá trạng thái của đất dính, độ chặt

của đất rời thông qua trị số kháng xuyên tiêu chuẩn N, phân chia địa tầng, phát hiện

các lớp đất xen kẹp, lấy mẫu đất không nguyên dạng làm thí nghiệm xác định các

chỉ tiêu vật lý và có thể dùng kết quả này tính toán thiết kế nền móng công trình.

Phƣơng pháp đƣợc thực hiện chủ yếu ngay sau khi lấy mẫu đất thí nghiệm

trong lỗ khoan (Hình 2.6). Thiết bị và quy trình thí nghiệm theo tiêu chuẩn Việt

Nam TCVN 9351: 2012. Trị số xuyên tiêu chuẩn SPT là tổng số búa đóng mũi

xuyên ngập vào trong đất 30cm – N (số búa /30 cm). Trạng thái của đất đƣợc đánh

giá theo trị số N, thể hiện bảng dƣới đây (Bảng 2.3).

Hình 2.6. Công tác khoan lấy mẫu, kết hợp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT

Bảng 2.3. Trạng thái của đất theo sức kháng xuyên tiêu chuẩn Nspt

STT Tên đất Tiêu chuẩn áp dụng Trạng thái Sức kháng xuyên (N)

1 Đất rời TCVN 9351: 2012

Xốp Nhỏ hơn 10

Chặt vừa Từ 10 đến 30

Chặt Từ 30 đến 50

Rất chặt Lớn hơn 50

2 Đất dính TCVN 9351: 2012

Chảy Nhỏ hơn 2

Dẻo – chảy Từ 2 đến 4

Dẻo Từ 4 đến 8

Cứng Từ 8 đến 10

Rất cứng Từ 15 đến 30

Rắn Lớn hơn 30

Page 62: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

49

2.3.4.3. Thí nghiệm cắt cánh hiện trường (Vane Test)

Mục đích của phƣơng pháp nhằm xác định sức kháng cắt không thoát nƣớc

Su (kPa) của đất, qua đó, đánh giá đƣợc độ bền kiến trúc của đất.

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện cả trong và ngoài lỗ khoan (chủ yếu trong

lỗ khoan) với độ sâu đã đƣợc định trƣớc. Thí nghiệm chỉ áp dụng cho các loại đất

dính mềm yếu, bão hòa nƣớc, không áp dụng đối với đất có khả năng thoát nƣớc

nhanh (cát, hòn lớn), đất trƣơng nở, đất lẫn nhiều mảnh đá, vỏ sò. Quy trình thí

nghiệm theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 355 - 06, thiết bị thí nghiệm cắt cánh của

Pháp, mã máy 197H.

Sức kháng cắt không thoát nƣớc tính theo công thức Su = T/K.

Trong đó: T- Mô men cắt (Nm); K- Hằng số cánh cắt, khi tỉ lệ giữa chiều cao

và chiều rộng cánh cắt 2:1, K = 3,66 x 10-6

x D3

(D là đƣờng kính cắt cm).

2.3.4.4. Thí nghiệm xuyên tĩnh CPT (Method of cone penetration test)

Mục đích của phƣơng pháp là nhằm xác định sức kháng xuyên đơn vị qc

(kG/cm2), ma sát thành đơn vị fs (kG/cm

2) của đất, đối chứng với tài liệu lỗ khoan,

thí nghiệm trong phòng để phân chia các đơn nguyên địa chất công trình, xác định

ranh giới bề mặt, độ đồng nhất của các lớp đất, khoanh định các dị thƣờng và xác

định một số đặc trƣng của đất phục vụ thiết kế nền móng.

Hình 2.7. Thí nghiệm xuyên tĩnh CPT tại khu vực nghiên cứu (quận Hải An)

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng cho các lớp đất dính, đất rời không chứa

cuội sỏi, đƣợc tiến hành riêng biệt với các lỗ khoan và thƣờng đƣợc bố trí ngay cạnh

các lỗ khoan. Thiết bị sử dụng là máy xuyên tĩnh Gauda Hà Lan (Hình 2.7) và thực

Page 63: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

50

hiện theo tiêu chuẩn TCVN 9352: 2012.

- Sức kháng xuyên đơn vị: qc = Qc/Ac

- Ma sát thành đơn vị: fs = Qs/As

- Tỷ sức kháng: Fr = fs/qc

Trong đó:

Qc: Lực tác dụng thẳng đứng (kN)

Qs: Lực tác dụng lên toàn bộ bề mặt của mang xông đo ma sát (kN)

Ac: Diện tích tiết diện đáy mũi côn (cm2)

As: Diện tích xung quanh của bề mặt măng xông đo ma sát (cm2)

- Dựa vào sức kháng mũi côn, độ chặt của đất đƣợc xác định Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Độ chặt của đất xác định bằng xuyên côn

STT Loại đất Sức kháng xuyên đơn

vị qc (105Pa)

Trạng thái

1 Cát hạt thô, hạt trung

150 < qc Chặt

50 < qc < 150 Chặt vừa

qc < 50 Rời

2 Cát hạt mịn

120 < qc Chặt

40 < qc < 120 Chặt vừa

qc < 50 Rời

3 Cát lẫn bụi

100 < qc Chặt

30 < qc < 100 Chặt vừa

qc < 30 Rời

4 Cát bụi bão hòa

70 < qc Chặt

20 < qc < 70 Chặt vừa

qc < 20 Rời

5 Sét, sét cát qc > 15 Cứng

qc < 15 Dẻo cứng

6 Sét, sét cát qc > 7 Dẻo mềm

qc < 7 Dẻo chảy

7 Bùn sét, bùn cát qc < 6 Chảy

- Lực dính kết không thoát nƣớc của đất loại sét đƣợc xác định theo sức

kháng xuyên: Cu = (qc – σo)/k. Trong đó:

Cu: Lực dính kết không thoát nƣớc (kPa)

σo: Áp lực bản thân của đất tại độ sâu thí nghiệm (kPa)

k = 15 ÷ 18 đối với mũi côn có áo bọc, k = 10 đối với mũi côn đơn giản.

Page 64: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

51

2.3.5. Phƣơng pháp thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý đất và xử lý số liệu

Mục đích của phƣơng pháp thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu vật lý và cơ

học của trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu. Qua đó, đánh giá mức độ đồng nhất

và sự biến đổi của các đặc trƣng cơ lý của đất, phân chia nền trầm tích Holocen

thành các lớp đất khác nhau, phục vụ cho việc đánh giá điều kiện địa chất công trình

khu vực nghiên cứu. Các chỉ tiêu thí nghiệm đƣợc thực hiện theo tiêu chuẩn Việt

Nam và trình bày ở bảng dƣới đây.

a. Các chỉ tiêu địa chất công trình: Các chỉ tiêu phân tích trong phòng thí

nghiệm đƣợc thể hiện bảng dƣới đây (Bảng 2.5).

Bảng 2.5. Các chỉ tiêu vật lý, cơ học và chỉ tiêu tính toán của trầm tích Holocen

S

TT Các chỉ tiêu Ký hiệu

Tiêu chuẩn áp

dụng

1 Thành phần hạt P (%) TCVN 4198: 1995

2 Độ ẩm tự nhiên W (%) TCVN 4196: 2012

3 Dung trọng tự nhiên γw (g/cm3) TCVN 4202: 2012

4 Dung trọng khô γk (g/cm3)

5 Độ ẩm giới hạn chảy WL (%) TCVN 4197: 2012

6 Độ ẩm giới hạn dẻo WP (%) TCVN 4197: 2012

7 Chỉ số dẻo IP (%)

8 Độ sệt B

9 Tỷ trọng (Khối lƣợng riêng) Δ (g/cm3) TCVN 4195: 2012

10 Hệ số rỗng e

11 Độ lỗ rỗng n(%)

12 Độ bão hoà G(%)

13 Thí nghiệm

nén trực tiếp Hệ số nén a1-2 (cm

2/kG) TCVN 4200: 2012

14 Thí nghiệm

nén cố kết

Áp lực tiền cố kết Pc (kG/cm2)

TCVN 4200: 2012

Chỉ số nén gia tải Cc

Chỉ số nén giảm tải Cs

Hệ số nén cố kết Cv (10-4

cm2/s)

Hệ số thấm cố kết K (10-7

/cm2/s)

15 Thí nghiệm

cắt trực tiếp

Góc ma sát φo (độ) TCVN 4199: 1995

Lực dính C (kG/cm2)

Page 65: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

52

16

Thí nghiệm 3

trục theo sơ

đồ UU

Góc ma sát φuuo (độ)

TCVN 8868: 2011

Lực dính Cuu (kG/cm2)

17

Thí nghiệm 3

trục theo sơ

đồ CU

Góc ma sát φcuo (độ)

Lực dính Ccu (kG/cm2)

Góc ma sát φ'cuo (độ)

Lực dính C’cu (kG/cm2)

18 Góc nghỉ khi khô k (độ)

19 Góc nghỉ khi ƣớt ƣ (độ)

20 Áp lực tính toán Ro (kG/cm2)

21 Môđun biến dạng E (kG/cm2)

b. Phân loại đất theo chỉ số dẻo (IP): Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9362:

2012, đất đƣợc phân loại theo chỉ số dẻo theo bảng dƣới đây (Bảng 2.6).

Bảng 2.6. Phân loại đất theo chỉ số dẻo IP

TT Tên đất Chỉ số dẻo

1 Sét Ip > 17

2 Sét cát (á sét) 7 ≤ Ip ≤ 17

3 Cát sét (á cát) 1 ≤ Ip ≤ 7

c. Phân loại trạng thái của đất theo độ sệt (B): Theo tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN 9362:2012, trạng thái của đất đƣợc xác định theo độ sệt thông qua các chỉ

tiêu vật lý thí nghiệm trong phòng, đƣợc thể hiện bảng sau (Bảng 2.7).

Bảng 2.7. Phân loại trạng thái của đất theo chỉ số sệt (B)

STT Tên đất Trạng thái Chỉ số sệt (B)

1 Cát sét (á cát)

Cứng B < 0

Dẻo 0 ≤ B ≤ 1

Chảy B > 1

2 Sét và sét cát (á sét)

Cứng B < 0

Nửa cứng 0 ≤ B ≤ 0,25

Dẻo cứng 0,25 ≤ B ≤ 0,50

Dẻo mềm 0,50 ≤ B ≤ 0,75

Dẻo chảy 0,75 ≤ B ≤ 1

Chảy B > 1

Page 66: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

53

2.3.6. Phƣơng pháp địa tin học

Mục đích của phƣơng pháp là áp dụng những thành quả nghiên cứu về các

mô hình toán của các đối tƣợng địa chất kết hợp với những thành quả của kỹ thuật

máy tính, công nghệ phần mềm nhằm phục vụ cho các nghiên cứu địa chất, nhƣ tính

toán các tham số địa chất, phân tích và trình bày bản đồ, vẽ mặt cắt địa chất, nội suy

… Đây là phƣơng pháp hiện đại, có độ chính xác cao.

Với những tính năng ƣu việt của phƣơng pháp địa tin học, trong luận án sử

dụng phần mềm phân tích lỗ khoan trên không gian 3D (Bộ công cụ Discover

[Pitney Bowes]) và các phần mềm số hóa bản đồ thông dụng hiện nay nhƣ Mapinfo

[Pitney Bowes], ArcGis [ESRI], AutoCad [AutoDesk] và một số phần mềm khác.

2.3.7. Phƣơng pháp tính lún nền đất

Mục đích của phƣơng pháp là tính toán độ lún cố kết của nền đất đƣợc thành

tạo trầm tích Holocen. Kết quả tính toán lún tìm đƣợc nguyên nhân gây ra các sự cố

lún, lún lệch các công trình xây dựng, qua đó, xác định đƣợc mối tƣơng quan giữa

lún với các thành tạo đất yếu của trầm trích Holocen, trên sở đó, đƣa ra các dự báo

lún phục vụ quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng.

a. Tính toán lún cho các kiểu mặt cắt trên cơ sở lý thuyết

- Tiến hành tính lún cho tất cả các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen tại các lỗ

khoan trong khu vực nghiên cứu và đƣợc tính toán lún theo 02 hƣớng tiếp cận

(Cách tiếp cận 1: Phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng. Cách tiếp cận 2: Phục vụ phát

triển cơ sở hạ tầng lồng ghép với biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng).

- Đây là bài toán tính lún với tải trọng phân bố đều trên diện rộng, do đó, để

tính lún tiến hành chia mảnh với chiều dài là B = 2b = 100,0 m, khoảng cách từ tim

ra biên b = 50,0 m (Hình 2.8) với sơ đồ tính toán 1 chiều (tƣơng tự phƣơng pháp

chia mảnh theo lƣới tính toán lún trong 22 TCN 262 – 2000). Tải trọng tính toán lún

cho 02 cách tiếp cận đƣợc xác định ở Bảng 4.8.

- Tính lún theo phƣơng pháp phân tầng lấy tổng, chia lớp đất thành các lớp

đất phân tố chiều dày hi ≤ 1,0 m, độ lún tổng cộng bằng tổng độ lún các lớp phân tố.

Đây là phƣơng pháp cơ bản, cho độ chính xác cao.

Page 67: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

54

Hình 2.8. Sơ đồ tính lún tại các kiểu mặt cắt trầm tích và phân bố tải trọng.

- Công thức tính toán lún đƣợc sử dụng theo Braja M.Das (Foundation

Engineering, 2016) [54]. Độ lún đƣợc xác định theo công thức sau:

+ Đất cố kết bình thƣờng co '' độ lún đƣợc xác định theo công thức:

o

o

o

ccc

e

HCS

'

''log

1

+ Đối với đất quá cố kết ’o < ’c , chia thành hai trƣờng hợp:

Trường hợp 1: ’o + ∆’ ≤ ’c : o

o

o

csc

e

HCS

'

''log

1

Trường hợp 2: ’o + ∆’ > ’c : co

cc

o

c

o

csc

e

HC

e

HCS

'

''log

1'

'log

1

0

+ Khi tính lún cố kết theo thời gian, giữa nhân tố thời gian và độ cố kết tra

bảng hoặc tính theo công thức của Sivaram và Swamee (1977) cho U = 0 ÷ 100% :

179,08,2

5,0

)/4(1

)/4(

100

%

v

v

T

TU

; t

H

CT

v

v 2 ;

2

2

vi

i

av

C

h

ZC ; USS ct .

Page 68: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

55

Trong đó:

eo: Hệ số rỗng ban đầu của lớp đất

’o (vz): Ứng suất bản thân

’c (pz): Ứng suất tiền cố kết

∆’ (z): Ứng suất gây lún

Hc: Chiều dày lớp phân tố

Cc ,Cs: Chỉ số nén thí nghiệm nén cố

kết gia tải, giảm tải

Cv: Hệ số cố kết ( x10-4

cm/s)

vC : Hệ số cố kết trung bình theo

phƣơng thẳng đứng ( x10-4

cm/s)

hi: Chiều dày các lớp đất yếu nằm

trong phạm vi Za (Za = ) ih có hệ

số cố kết khác nhau Cvi

U: Độ cố kết của đất (%)

N: Nhân tố thời gian

Sc, St: Tổng độ lún, độ lún cố kết

Ghi chú: H là chiều sâu thoát nƣớc cố kết theo phƣơng thẳng đứng, nếu chỉ

thoát nƣớc ở phía trên thì H = za, nếu thoát nƣớc cả trên và dƣới thì H = 0,5za

(nhƣ lớp cát).

b. Tính toán lún cho công trình gặp sự cố lún, lún lệch

- Đối với công trình dân dụng và công nghiệp – Nhóm 1

+ Tính toán lún đƣợc áp dụng cho công trình thực tế gặp sự cố, với giải pháp

móng băng tải trọng phân bố đều, nền móng công trình đƣợc gia cố bằng cọc tre.

+ Tải trọng tính toán lún đƣợc xác định nhƣ sau: Theo tính toán kết cấu công

trình nhà khung, các cột chịu lực truyền tải trọng trực tiếp lên móng công trình

không giống nhau, cụ thể: Theo lý thuyết, cột ở biên (phía ngoài cùng) chịu tải

trọng sàn một phía, cột liền kề (phía trong) chịu tác động tải trọng từ hai phía sàn,

do đó, xét trên 1,0 m2 sàn, tải trọng cột biên qc1 0,50.qc2 kG/cm

2. Trong thực tế,

ngoài tải trọng tác động lên các cột kể trên, còn có các tải trọng khác nhƣ cầu thang,

tƣờng xây bao, do đó, khi xét trên 1,0 m2 sàn, tải trọng cột biên thƣờng qc1 = (0,60÷

0,70).qc2 kG/cm2. Đối với với công trình 4,5 tầng (nhà số 12, Cát Bi, quận Hải An),

tải trọng lớn nhất các cột đƣợc chọn nhƣ sau (Bảng 4.13):

Tải trọng tính toán cột biên (Cột 1): qc1 = 0,63 kG/cm2 (qc1 = 0,70.qc2)

Tải trọng tính toán cột liền kề (Cột 2): qc2 = 0,90 kG/cm2

Khoảng cách giữa 02 cột: L = 2,80 m

+ Sử dụng phƣơng pháp tính lún phân tầng lấy tổng và theo sơ đồ 2, thấm 1

Page 69: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

56

chiều. Chia lớp đất thành các lớp đất phân tố có bề dày hi ≤ 0,50 m, độ lún tổng

cộng sẽ bằng tổng độ lún các lớp phân tố.

+ Tính độ lún theo mô đun biến dạng E (kG/cm2): i

i

ii h

E

PS ..

+ Khi tính lún cố kết theo thời gian, quan hệ giữa độ cố kết (U) và nhân cố

kết (N) đƣợc tra bảng hoặc sử dụng theo công thức theo sơ đồ 2:

eNi

i i

i

iU

.

5,3,1222

2

..

2sin2

1.1

.16

1

; t

h

CN v .

4

.2

2 ;

1

2

1'v

v

C

Chh ; USS ct .

Trong đó: hi, h’- Chiều dày lớp phân tố thứ i (cm) và chiều dày lớp quy đổi (cm)

β: Hệ số β = 0,8 (β = 0,5 ÷ 1,0)

Pi: Áp lực gây lún tại giữa lớp phân tố i (kG/cm2)

Ei: Mô đun biến dạng lớp phân tố thứ i (kG/cm2): (1) Đối với lớp đất trên

cùng đƣợc gia cố bằng cọc tre, giá trị mô đun E (kG/cm2) đƣợc lấy theo kết quả thí

nghiệm nén tải trọng tĩnh nền công trình đã đƣợc gia cố của các công trình lân cận

có kiểu mặt cắt trầm tích tƣơng đồng. (2) Đối với các lớp đất phía dƣới, giá trị mô

đun E (kG/cm2) đƣợc lấy theo kết quả tính toán từ các chỉ tiêu thí nghiệm trong

phòng và nhân với hệ số chuyển đổi mk (Hệ số chuyển đổi mô đun tổng biến dạng

trong phòng theo mô đun tổng biến dạng xác định bằng phƣơng pháp nén tải trọng

tĩnh ngoài hiện trƣờng); đối với các lớp đất yếu trầm tích Holocen, mk = 1,0 (Các ký

hiệu khác tƣơng tự nhƣ trên).

- Đối với công trình bến bãi container dịch vụ cảng – Nhóm 2

+ Phƣơng pháp tính toán lún công trình gặp sự cố nhóm 2 (Bãi container

Vinalines) tƣơng tự phƣơng pháp tính lún cho các kiểu mặt cắt trình bày ở trên.

+ Tải trọng tính toán lún đƣợc xác định theo tải trọng tĩnh thực tế, bao gồm

tải trọng lớp cát san lấp mặt bằng, lớp đất, đá cấp phối gia cố mặt nền. Đề tài

không xét đến tải trọng động vì tải trọng động rất đa dạng, khó xác định trong thực

tế, phụ thuộc vào tải trọng xe và tải trọng hàng hóa trong container. Tổng tải

trọng tác dụng nền bãi q = 0,70 kG/cm2 (Bảng 4.13).

Page 70: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

57

Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ TRẦM TÍCH

HOLOCEN KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG

3.1. KHÁI NIỆM TƢỚNG TRẦM TÍCH VÀ ĐỊA TẦNG HOLOCEN

3.1.1. Khái niệm tƣớng trầm tích

Thuật ngữ tƣớng (facies) đƣợc nhà nghiên cứu Steno S. đƣa ra năm 1669 và

sau đó đƣợc phát triển bởi Gressly (1838). Học thuyết về tƣớng ngày càng đƣợc

hoàn chỉnh và phát triển. Trong luận án này, nghiên cứu sinh sử dụng khái niệm

tƣớng theo quan điểm của Rukhin L.B (1962, tr 93) “Tướng là những trầm tích hình

thành trên một diện tích nhất định, trong những điều kiện như nhau, khác với những

điều kiện thống trị trong các vùng xung quanh”. Yếu tố đặc trƣng trầm tích và hoàn

cảnh sinh thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này nói lên sự liên

quan giữa điều kiện thành tạo trầm tích với những biểu hiện về thành phần vật chất.

Đây là khái niệm hoàn chỉnh về tƣớng. Cùng quan điểm này có Teodovich T.I,

Krashenninicov G.P. Các nhà địa chất Xô Viết coi hai yếu tố: Đặc trƣng của các

thành tạo trầm tích và hoàn cảnh sinh thành của chúng có mối quan hệ khăng khít,

nhân quả. Sự thống nhất giữa đặc điểm trầm tích và điều kiện cổ địa lý là khái niệm

tƣơng đối hoàn chỉnh về tƣớng và đƣợc đa số chấp nhận.

3.1.2. Địa tầng Holocen

Nghiên cứu xác định ranh giới địa tầng Holocen là đề tài lôi cuốn sự chú ý

của các nhà nghiên cứu Đệ tứ ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới từ nhiều năm nay.

Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về ranh giới Pleistocen/Holocen. Tựu

chung lại có bốn quan điểm, xuất phát từ các góc độ khác nhau:

- Quan điểm thứ nhất lấy ranh giới Pleistocen/Holocen tại 7.500 ÷ 6.500 năm

Bp. Quan điểm này dựa vào sự biến mất vào thời gian 7.500 ÷ 6.500 năm Bp của

một số loài lớn động vật có vú Pleistocen trên toàn thế giới.

- Quan điểm hai lấy ranh giới này tại thời điểm 10.000 năm Bp, dựa vào ranh

giới giữa Dias trẻ và Bôling.

- Quan điểm ba lấy ranh giới này tại thời điểm 11.000 ÷ 12.000 năm Bp, dựa

vào thời gian bắt đầu của Alorot.

Page 71: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

58

- Quan điểm bốn lấy ranh giới này tại thời điểm khoảng 13.000 ÷ 15.000

năm Bp, dựa vào thời kì cuối cùng của băng hà Wurm.

Thang Địa tầng Quốc tế mới nhất (năm 2016), Uỷ ban Địa tầng Quốc tế đã

thống nhất lấy mốc 11.700 năm Bp là ranh giới giữa Pleistocen và Holocen.

Tại đồng bằng châu thổ Sông Hồng, bề mặt phong hóa loang lổ của các

thành tạo trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc đƣợc xem là ranh giới giữa Pleistocen và

Holocen. Bề mặt phong hoá này tƣơng đối phổ biến trên đồng bằng châu thổ Sông

Hồng. Sự phổ biến rộng rãi bề mặt này đƣợc coi nhƣ là tầng đánh dấu và đƣợc các

nhà địa chất chấp nhận là ranh giới Pleistocen/Holocen.

Phần lớn các thành tạo Hệ tầng Vĩnh Phúc lộ ra và bị phong hoá mãnh liệt.

Phủ trên các thành tạo Hệ tầng Vĩnh Phúc là hệ tầng Hải Hƣng. Tuổi tuyệt đối từ

kết quả phân tích 14

C của hệ tầng này chƣa bao giờ vƣợt quá 11.700 năm BP. Tại

đồng bằng sông Cửu Long tuổi tuyệt đối của phần trên tầng sét bột loang lổ (thuộc

hệ tầng Mộc Hóa – tƣơng ứng với hệ tầng Vĩnh Phúc ở đồng bằng Sông Hồng)

đƣợc xác định từ tuổi 14

C lần lƣợt là 50.400 năm BP và 43.420 năm BP tại hai lỗ

khoan TC1 và TV1. Ở đồng bằng Tuy Hòa tuổi của tầng bột sét loang lổ đƣợc xác

định là 39.000 tại lỗ khoan LK54.

Các thành tạo Holocen đồng bằng châu thổ Sông Hồng bắt đầu từ khi nào

10.000 năm BP, 9.000 năm BP hay 8.000 năm BP? Cho tới nay các số liệu phân

tích tuổi tuyệt đối ở đồng bằng Sông Hồng chƣa nhiều, số liệu cũng phân tán, không

tập trung, phần lớn nằm trong khoảng 4.000 ÷ 5.000 năm Bp. Hiện tại mới chỉ có

một lỗ khoan sâu ở Nam Định có số liệu tuổi tuyệt đối 14

C một cách tƣơng đối đầy

đủ. Theo số liệu này thì trong khoảng thời gian 15.000 ÷ 8.000 năm Bp trong vùng

Nam Định quá trình trầm tích xảy ra liên tục, không có sự gián đoạn.

Trƣớc đây, phần đông các nhà nghiên cứu Đệ tứ ở Việt Nam đều thống nhất

lấy mốc 10.000 năm Bp (10K Bp) là ranh giới Pleistocen/Holocen và ranh giới này

đƣợc vạch dƣới đáy của các thành tạo Hệ tầng Hải Hƣng. Tuy nhiên, gần đây đa số

có quan điểm lấy mốc 11.700 năm Bp là ranh giới Pleistocen/Holocen nhƣ thang

địa tầng Quốc tế.

Page 72: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

59

Trong luận án, tác giả coi bề mặt trên của tầng sét bột loang lổ thuộc Hệ tầng

Vĩnh Phúc là ranh giới địa tầng Pleistocen/Holocen.

Việc phân chia trầm tích Holocen cũng nhƣ ranh giới Q21-2

và Q23 cũng là

vấn đề chƣa đƣợc thống nhất. Có hai quan điểm chính trong phân chia trầm tích

Holocen nhƣ sau:

- Quan điểm 1: Chia trầm tích Holocen thành 3 phân vị Q21, Q2

2 và Q2

3 [5].

- Quan điểm 2: Chia trầm tích Holocen thành 2 phân vị, đó là Hệ tầng Hải

Hƣng (Q21-2

hh) và Hệ tầng Thái Bình (Q23 tb). Trong đó, Hệ tầng Hải Hƣng đƣợc

một số tác giả chia làm 2 phần: Hải Hƣng dƣới (hh1) và Hải Hƣng trên (hh2) [16].

Cho tới nay, cách phân chia quan điểm 2 đƣợc thừa nhận tƣơng đối rộng rãi.

Về ranh giới giữa các phân vị: Ở Việt Nam vấn đề thời gian của các phân

vị Đệ tứ nói chung và Holocen nói riêng đến nay vẫn chƣa đƣợc giải quyết thấu

đáo, tồn tại các quan điểm phân chia Thống Holocen nhƣ sau:

- Quan điểm 1: Lấy ranh giới Q21/Q2

2 tại thời điểm 7.000 năm BP, ranh giới

Q22/Q2

3 tại thời điểm 4.000 năm BP [5, 47].

- Quan điểm 2: Lấy ranh giới Q21/Q2

2 tại thời điểm 6.000năm BP, ranh giới

Q22/Q2

3 tại thời điểm 2.000 năm BP [27, 46].

- Quan điểm 3: Lấy ranh giới Q21/Q2

2 tại thời điểm 7.500 năm BP, ranh giới

Q22/Q2

3 tại thời điểm 3.000 năm BP [35].

Trong luận án, tác giả sử dụng ranh giới giữa các phân vị trong Holocen

đƣợc xác định theo thang địa tầng quốc tế và theo Doãn Đình Lâm trong công trình

“Lịch sử tiến hoá trầm tích Holocen châu thổ Sông Hồng (2003)” (Luận án Tiến sĩ

Địa chất) [20] nhƣ sau:

Q21: từ 11.700 năm BP đến 6.000 năm BP

Q22: từ 6.000 năm BP đến 3.000 năm BP

Q23: từ 3.000 năm BP đến nay

Thang địa tầng này dựa trên quan điểm lịch sử tiến hoá trầm tích Holocen

châu thổ sông Hồng gắn liền với dao động mực nƣớc đại dƣơng trong Holocen, kết

hợp với các giai đoạn phát triển lịch sử, khảo cổ trong khu vực nghiên cứu.

Page 73: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

60

3.1.3. Độ sâu và bề dày trầm tích Holocen khu vực ven biển Hải Phòng

Trên quan điểm phân chia địa tầng nêu trên, ba sơ đồ đẳng sâu đáy Holocen,

đẳng dày Holocen và đáy Holocen giữa – muộn đƣợc thành lập (Hình 3.1, 3.2, 3.3)

trên cơ sở hàng trăm lỗ khoan máy ở vùng ven biển thành phố Hải Phòng.

Hình 3.1. Sơ đồ đẳng sâu đáy Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng

Kết quả tính toán cho thấy, độ sâu đáy Holocen và bề dày trầm tích Holocen

khu vực ven biển thành phố Hải Phòng tƣơng đối tƣơng đồng nhau, dao động trong

khoảng: 9,60 ÷ 39,08 m, TB: 20,15 m. Đáy Holocen nhô cao nhất là ở khu vực xung

quanh bán đảo Đồ Sơn và trung tâm huyện Kiến Thụy, đây là những khu vực đá gốc

trƣớc Đệ tứ nhô cao hoặc lộ ra trên bề mặt. Có thể lấy đƣờng đẳng sâu đáy Holocen

có giá trị 14,0 m để xác định các khu vực này. Đƣờng đẳng sâu 16,0 m chạy bao

Page 74: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

61

quanh từ quận Ngô Quyền, dọc bờ biển hiện tại, bao quanh bán đảo Đồ Sơn và vòng

về trung tâm Kiến Thụy. Trong khu vực này, có một trung tâm sụt lún kéo dài từ

quận Hải An đến phía bắc quận Đồ Sơn với chiều sâu từ 22,0 ÷ 24,0 m. Từ khu vực

đƣợc giới hạn bởi đƣờng đẳng sâu đáy Holocen 16,0 m này, đáy Holocen có chiều

sâu tăng dần về phía đông, đông nam và phía nam. Trong đó, khu vực đông nam

huyện Tiên Lãng (sân bay dự kiến) có chiều sâu lớn nhất 39,08 m. Đáy Holocen ở

đây có dạng rãnh kéo dài theo hƣớng gần vuông với đƣờng bờ hiện tại. Đáng lƣu ý

là ở khu vực cửa sông Bạch Đằng cũng hình thành hai trũng sâu có hình dạng khá

đẳng thƣớc với chiều sâu lần lƣợt là 22,0 m và 24,0 m.

Hình 3.2. Sơ đồ đằng dày trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng

Page 75: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

62

Độ sâu đáy Holocen giữa – muộn khu vực thành phố Hải Phòng dao động

trong khoảng: 7,70 ÷ 22,08 m, TB: 14,04 m. Độ sâu đáy Holocen giữa – muộn phân

bố theo quy luật tƣơng tự độ sâu đáy Holocen. Đƣờng đẳng sâu đáy Holocen giữa

muộn 12,0 m chạy vòng từ cửa sông Bạch Đằng ôm lấy bán đảo Đồ Sơn rồi về Kiến

Thụy. Giữa khu vực đó có ba đới nhô: Khu vực quận Hải An, Đồ Sơn và Kiến An;

hai đới sụt: Khu vực quận Lê Chân và cửa sông Bạch Đằng. Độ sâu đáy Holocen

giữa – muộn có xu hƣớng lớn dần về phía đông, đông nam và phía nam bán đảo Đồ

Sơn. Trong đó, sâu nhất là khu vực phía nam, đến 20,0 m.

Hình 3.3. Sơ đồ đẳng sâu đáy Holocen giữa – muộn khu vực ven biển

thành phố Hải Phòng

Page 76: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

63

3.2. ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH

PHỐ HẢI PHÕNG

3.2.1. Các tƣớng trầm tích Holocen sớm-giữa (Q21-2

)

3.2.1.1. Tướng bùn đầm lầy ven biển (mbQ21-2

)

Trầm tích tƣớng bùn đầm lầy ven biển phân bố ở phần thấp nhất của các mặt

cắt trầm tích Holocen, trên các trũng sâu tƣơng đối. Gặp ở một số lỗ khoan trong

phần đất liền cũng nhƣ phần biển ven bờ, nhƣ: DCV02, DCV01, HA01, NH02,

NDV13, HK21, HK88, HK117, DS03, DT03, HD43, HB24, HB37, HD28, HD22,

HD25, TT1, DT2, đƣợc thể hiện ở các mặt cắt trầm tích tuyến từ 1 – 1’ đến 10 – 10’

(Hình 3.6 ÷ Hình 3.15) và các mặt cắt địa chấn nông phân giải cao (Hình 3.16, 3.17,

3.18). Chiều sâu gặp trầm tích: (-) 17,02 ÷ (-) 34,47 m, chiều sâu đáy: (-) 19,02 ÷ (-)

39,08 m. Bề dày lớn nhất: 7,10 m (HD25), nhỏ nhất: 1,50 m (HD22), TB: 4,0 m.

Hình 3.4. Trầm tích bùn đầm lầy ven biển tuổi Holocen sớm – giữa. Lỗ khoan

DCV02, độ sâu 21,0 ÷ 21,4 m

Trầm tích đƣợc đặc trƣng bởi các thành tạo hạt mịn, màu xám đen, xám tối

chứa nhiều vật chất hữu cơ và ít mảnh vỏ sò, ốc (Hình 3.4). Cấu tạo đặc trƣng là

phân lớp không liên tục ở phần dƣới và phân lớp ngang song song không liên tục ở

phần trên. Thành phần độ hạt, Cát: 0,85 ÷ 3,85%, TB: 2,7%; Bột: 55,1 ÷ 58,2%,

TB: 56,4%; Sét: 40,1 ÷ 41,7%, TB: 40,9%. Các thông số độ hạt, kích thƣớc hạt

trung bình Md: 0,016 ÷ 0,075 mm, TB: 0,036 mm ; Hệ số chọn lọc So: 3,22 ÷ 3,97,

TB: 3,45; Hệ số bất đối xứng Sk: 0,65 ÷ 1,0, TB: 0,82. Các thông số địa hoá môi

trƣờng, pH: 3,83 ÷ 5,51, TB: 4,32; Eh: - 25 ÷ 36 mV; TB: - 2 mV; Kt: 0,84 ÷ 0,93,

TB: 0,87; Fe+2

S/Corg: 0,08 ÷ 0,1, TB: 0,09. Hàm lƣợng khoáng vật sét, Kaolinit: 24

Page 77: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

64

÷ 32%, TB: 25%; Hydromica: 22 ÷ 36%, TB: 30%, Monmorilonit: 26 ÷ 36%, TB:

29%. Trầm tích chứa bào tử phấn hoa: Acrostichum sp., Hibiscus sp; Taxodium sp.

Vi cổ sinh: Ammonia japonica., Trochammina sp., T. nitida., Articulina sulcata;

Tảo mặn – lợ: Cyclotella sp.; C. Steriata, Thalassiosira; T. oestrupi; T. decipen;

Actinocyclus sp.; Diploneis sp.; Melosira sp.; Coscinodiscus sp.; C. subtilis; C.

marginatus; Navicula sp.; Achnanthes. Kết quả phân tích mẫu C14

của mùn thực vật

trầm tích cho tuổi từ 9040 80 năm Bp đến 8860 80 năm Bp

Hình 3.5. Sơ đồ tƣớng trầm tích khu vực ven biển thành phố Hải Phòng

Page 78: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

65

3.2.1.2. Tướng cát sạn lạch triều (mtcQ21-2

)

Trong khu vực nghiên cứu, tƣớng cát sạn lạch triều phân bố ở biển ven bờ

huyện Tiên Lãng, gặp ở lỗ khoan HD8, HD18 và đƣợc thể hiện ở mặt cắt trầm tích

tuyến 8 – 8’ (Hình 3.13). Trầm tích nằm ở đáy mặt cắt trầm tích Holocen, tuy nhiên

ở độ cao hơn so với tƣớng bùn đầm lầy ven biển và trên bề mặt Pleistocen tƣơng đối

bằng phẳng. Độ sâu gặp tƣớng này so với đáy biển thay đổi: 18,50 ÷ 21,0 m. Bề dày

nhỏ nhất: 2,50 m (HD8), lớn nhất: 2,70 m (HD8), TB: 2,60 m.

Thành phần chủ yếu cát hạt trung, hạt mịn, sạn nhỏ và ít bùn sét, màu xám,

xám nhạt, vàng nhạt. Cấu tạo phân lớp xiên chéo dạng dòng chảy hai chiều.

Thành phần độ hạt, Sạn: 5,2 ÷ 8,6%, TB: 7,8%; Cát: 85,3 ÷ 92,6%, TB:

86,5%; Bột: 2,7 ÷ 6,6%, TB: 3,7%; Sét: 1,3 ÷ 3,4%, TB: 2,0%. Các thông số độ

hạt, kích thƣớc hạt trung bình Md: 0,135 ÷ 0,42 mm, TB: 0,31 mm; Hệ số chọn lọc

So: 1,7 ÷ 2,4, TB: 2,0; Hệ số bất đối xứng Sk: 0,92 ÷ 1,25, TB: 1,13. Hàm lƣợng

thành phần hạt vụn, Thạch anh: 60 ÷ 80%, TB: 76%; Fenspat: 5 ÷ 10%, TB: 8%;

Mảnh đá: 10 ÷ 15%, TB: 13%. Sạn trong trầm tích chủ yếu là kết vón laterit màu

nâu đỏ mài tròn tốt, kích thƣớc 2,0 ÷ 3,5 mm. Ngoài ra trong trầm tích còn chứa vụn

vỏ sinh vật bảo tồn kém.

Trầm tích cát lẫn sạn lạch triều bị phủ trên hoặc chuyển tƣớng ngang với

trầm tích cát lẫn sạn bãi triều và phủ trên bề mặt sét loang lổ Pleistocen muộn.

Hình 3.6. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 1 – 1’

Page 79: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

66

Hình 3.7. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 2 – 2’

Hình 3.8. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 3 – 3’

Hình 3.9. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 4 – 4’

Page 80: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

67

Hình 3.10. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 5 – 5’

Hình 3.11. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 6 – 6’

Hình 3.12. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 7 – 7’

Page 81: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

68

Hình 3.13. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 8 – 8’

Hình 3.14. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 9 – 9’

Hình 3.15. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 10 – 10’

3.2.1.3. Tướng cát lẫn sạn bãi triều (mtfQ21-2

)

Trong khu vực nghiên cứu, tƣớng cát lẫn sạn bãi triều gặp ở các lỗ khoan

thuộc huyện Tiên Lãng, nhƣ: HD51, HB5, HB19, HB31, HD3, HD6, HD8, HD15,

HD18 và đƣợc thể hiện ở các mặt cắt trầm tích tuyến 6 – 6’, 7 – 7’, 8 – 8’ (Hình

3.11, 3.12, 3.13). Tƣớng cát lẫn sạn bãi triều phân bố ở đáy mặt cắt trầm tích

Holocen, tuy nhiên ở độ cao hơn so với tƣớng bùn đầm lầy ven biển và trên bề mặt

Page 82: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

69

Pleistocen tƣơng đối bằng phẳng. Độ sâu bề mặt gặp trầm tích 16,9 ÷ 30,3 m, độ

sâu đáy 17,3 ÷ 30,8 m. Bề dày lớn nhất: 0,70 m (HD51), nhỏ nhất: 0,40 m (HB19,

HD6), TB: 0,66 m.

Trầm tích đƣợc đặc trƣng bởi thành phần chủ yếu là cát mịn, hạt trung, màu

xám xanh lẫn sạn và vụn vỏ sinh vật. Trầm tích có cấu tạo phân lớp lƣợn sóng và

thấu kính hạt đậu đặc trƣng cho môi trƣờng bãi triều.

Thành phần độ hạt, Sạn: 3,2 ÷ 5,8%, TB: 4,5%; Cát: 86,6 ÷ 95,4%, TB:

91,3%; Bột: 3,6 ÷ 5,6%, TB: 4,2%. Các thông số độ hạt, kích thƣớc hạt trung bình

Md: 0,22 ÷ 0,28 mm, TB: 0,25 mm; Hệ số chọn lọc So: 1,42 ÷ 1,71, TB: 1,56; Hệ số

bất đối xứng Sk: 1,34 ÷ 1,5, TB: 1,41. Sạn là kết vón laterit màu nâu đỏ, mài tròn

tốt, kích thƣớc 1,5 ÷ 3 mm. Hàm lƣợng thành phần hạt vụn, Thạch anh: 66 ÷ 85%,

TB: 74%; Fenspat: 5 ÷ 20%, TB: 13%; Mảnh đá: 5 ÷ 10%, TB: 7%; còn lại chủ yếu

là vụn vỏ sinh vật. Trầm tích nằm phủ bất chính hợp trên bề mặt tầng sét loang lổ hệ

tầng Vĩnh Phúc. Thành phần sạn laterit trong trầm tích chính là sản phẩm tái trầm

tích từ sản phẩm phong hóa triệt để của các thành tạo hệ tầng Vĩnh Phúc. Các đặc

trƣng về cấu tạo và kiến trúc cho thấy trầm tích đƣợc hình thành trong môi trƣờng

bãi triều thuộc giai đoạn biển tiến “Flandrian”.

Page 83: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

70

Hình 3.16. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn nông phân giải cao tuyến HP4

Page 84: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

71

Hình 3.17. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn nông phân giải cao tuyến HP9

Page 85: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

72

Hình 3.18. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn nông phân giải cao tuyến HP12

Page 86: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

73

Hình 3.19. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn tuyến HP11

3.2.1.4. Tướng bùn estuary – vũng vịnh (mebQ21-2

)

Tƣớng bùn estuary – vũng vịnh phân bố cả trên đất liền và biển ven bờ, gặp

ở tất cả các lỗ khoan (Hình 3.6 ÷ Hình 3.15) và trong tất cả các mặt cắt địa chấn

nông phân giải cao (Hình 3.16 ÷ Hình 3.19). Tƣớng này phát triển mạnh về hai phía

đông bắc, đông nam và có xu hƣớng giảm mạnh về trung tâm khu vực nghiên cứu.

Bề dày trầm tích có xu hƣớng tăng dần từ bờ ra biển. Độ sâu tính từ miệng lỗ khoan

trở xuống theo cốt giả định 0.0 m, bề mặt gặp trầm tích này thay đổi: 9,0 ÷ 21,4 m,

độ sâu đáy thay đổi: 12,2 ÷ 33,9 m; bề dày lớn nhất: 17,7 m (HB24), nhỏ nhất: 0,8

Page 87: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

74

m (BAS01), TB: 4,92 m. Tại những vị trí trầm tích estuary – vũng vịnh có bề dày

nhỏ, bề mặt nóc tầng trầm tích sét loang lổ “Vĩnh Phúc” có xu hƣớng nhô cao tƣơng

đối, có nơi chỉ sâu khoảng 10,0 m, chứng tỏ nơi đây trầm tích vũng vịnh lắng đọng

hạn chế do tác động của các yếu tố thủy động lực (sóng, thủy triều) mạnh hơn các

vùng đáy Holocen trũng hơn ở khu vực lân cận.

Trầm tích có thành phần chủ yếu là bùn lẫn ít hợp chất hữu cơ phân hủy,

màu xám, xám xanh, tƣơng đối đồng nhất (Hình 3.20). Trầm tích có cấu tạo phân

lớp song song dạng phân dải, các lớp mỏng hạt thô hơn phân bố xen kẽ với các lớp

hạt mịn hơn. Các thấu kính cát bột dày 1,0 ÷ 10,0 cm có bắt gặp trong toàn bộ khu

vực nghiên cứu.

Hình 3.20. Trầm tích bùn estuary – vũng vịnh tuổi Holocen sớm – giữa. Lỗ khoan

HK06, độ sâu 17,0 ÷ 17,4 m

Thành phần độ hạt, Cát: 6,4 ÷ 11,5%, TB: 8,7%; Bột: 47,8 ÷ 54,3%, TB:

53,5%; Sét: 34,5 ÷ 41,8%, TB: 37,8%. Các thông số độ hạt, kích thƣớc hạt trung

bình Md: 0,0064 ÷ 0,0082 mm, TB: 0,0074 mm; Hệ số chọn lọc So: 2,76 ÷ 3,42, TB:

3,06; Hệ số bất đối xứng Sk: 0,87 ÷ 1,28, TB: 0,93. Các thông số địa hóa môi

trƣờng, pH: 7,4 ÷ 7,8, TB: 7,6; Eh: 40 ÷ 90 mV, TB: 62 mV; Kt: 1,4 ÷ 1,9, TB: 1,6;

Fe2+

S/Corg: 0,3 ÷ 0,5, TB: 0,4. Hàm lƣợng khoáng vật sét, Kaolinit: 20 ÷ 35%, TB:

27%; Hydromica: 25 ÷ 30%, TB: 28%, Monmorilonit: 25 ÷ 40%, TB: 32%. Trầm

tích chứa trùng lỗ phong phú, bao gồm các loài có độ ƣa mặn rộng nhƣ Ammonia

becarii, Elphidium sp., Quinqueloculina sp.…Tập hợp tảo Diatomea gồm các loài

nƣớc lợ - ngọt, nƣớc mặn với sự có mặt đông đảo các giống loài nƣớc lợ nhƣ:

Cocconeis placentula, Coscinodiscus lacustris, Cyclotella striata… Bào tử phấn hoa

gồm tập hợp các giống loài nƣớc ngọt và lợ là chủ yếu, gồm: Acanthus, Hibiscus,

Page 88: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

75

Cyperus…. Các dạng phấn hoa ngập mặn tƣơng đối nghèo về thành phần và chủng

loại gồm: Rhizophora sp., Avicenia sp., Bruguiera sp.,…

Trầm tích này chuyển tiếp lên phía trên trầm tích cát lẫn sạn bãi triều

(mtfQ21-2

) và trầm tích bùn đầm lầy ven biển (mbQ21-2

).

3.2.2. Các tƣớng trầm tích Holocen giữa – muộn (Q22-3

)

3.2.2.1. Tướng bùn chân châu thổ (ampdQ22-3

)

Tƣớng bùn chân châu thổ phân bố phổ biến trong khu vực nghiên cứu (Hình

3.6 ÷ Hình 3.15) và gặp trong tất cả các mặt cắt địa chấn nông phân giải cao (Hình

3.16 ÷ Hình 3.19). Bề dày trầm tích có xu hƣớng giảm dần từ đất liền ra biển, riêng

tại bán đảo Đình Vũ phần giáp ranh giữa đất liền, biển ven bờ và hƣớng lên phía

bắc không gặp trầm tích này (CAN17, DE09, NDV13, NDV18, DE16, DE12). Bề

dày lớn nhất 10,2 m (HB37), nhỏ nhất 1,5 m (DE17), TB: 5,01 m.

Hình 3.21. Trầm tích bùn chân châu thổ tuổi Holocen muộn. Lỗ khoan HK06,

độ sâu 11,0 ÷ 14,4 m

Trầm tích có màu xám, xám nâu ở phía trên, chuyển dần sang màu xám, xám

nhạt xuống phía dƣới (Hình 3.21). Trầm tích thƣờng cấu tạo xen kẽ giữa các lớp bột

xám xanh (dày 25 ÷ 30 mm) và sét bột (dày 2 ÷ 3 mm) ở phần dƣới. Phần trên

thƣờng có cấu tạo ngang song song không liên tục có chứa các lớp cát rất mịn.

Thành phần độ hạt, Cát: 4,5 ÷ 9,9%, TB: 7,8%; Bột: 48,2 ÷ 56,5%, TB:

52,6%; Sét: 35,1 ÷ 43,6%, TB: 39,6%; hàm lƣợng bột và cát tăng dần từ dƣới lên.

Các thông số độ hạt, kích thƣớc hạt trung bình Md: 0,002 ÷ 0,009 mm, TB: 0,005

mm; Hệ số chọn lọc So: 2,95 ÷ 3,55, TB: 3,22; Hệ số bất đối xứng Sk: 0,82 ÷ 0,93,

TB: 0,89. Các thông số địa hóa môi trƣờng, pH: 7,5 ÷ 8,4; TB: 7,9; Eh: 45 ÷

110mV, TB: 76mV; Kt: 1,5 ÷ 1,8, TB: 1,6; Fe2+

S/Corg: 0,3 ÷ 0,5, TB: 0,4. Hàm

Page 89: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

76

lƣợng khoáng vật sét, Kaolinit: 15 ÷ 20%, TB: 17%; Hydromica: 20 ÷ 25%, TB:

23%; Monmorilonit: 35 ÷ 45%, TB: 41%. Các đặc trƣng cấu tạo trầm tích, thành

phần độ hạt, các chỉ tiêu địa hóa môi trƣờng cho thấy trầm tích lắng đọng trong môi

trƣờng có nguồn cung cấp trầm tích dồi dào và chế độ thủy động lực mạnh hơn so

với trầm tích bùn estuary – vũng vịnh.

Trầm tích chứa tập hợp foraminifera gồm: Quinqueloculina sp, Elphidium

sp, E. Hispidulum, Ammonia becarii, Pseudorotalia schroeteriana, P. Indopacifica.

Bào tử phấn hoa: Cyperus sp., Acanthus sp., Acrostichum sp., Pinus sp., Tsuga sp.,

Quercus sp., và khá phổ biến các giống loại động vật bám đáy. Tuổi 14

C của trầm

tích này đƣợc xác định trong các lỗ khoan: Từ 5740 40 năm Bp (HK9) đến 3420

40 năm Bp (HK139).

Trầm tích bùn chân châu thổ (ampdQ22-3

) nằm phủ trên trầm tích Holocen

sớm – giữa (Q21-2

).

3.2.2.2. Tướng bùn cát tiền châu thổ (amdfQ22-3

)

Trầm tích tƣớng bùn cát tiền châu thổ gặp hầu hết các lỗ khoan khu vực

nghiên cứu (Hình 3.6 ÷ Hình 3.15)và trong tất cả các mặt cắt địa chấn nông phân

giải cao (Hình 3.16 ÷ Hình 3.19). Từ phía đông, đông bắc đến phía nam bán đảo Đồ

Sơn, bề dày trầm tích có xu hƣớng giảm dần theo hƣớng từ đất liền ra biển, riêng tại

bán đảo Đình Vũ phần giáp ranh giữa đất liền và biển ven bờ không gặp trầm tích

này (CAN17, DE09, NDV13, NDV18, DE12, DE16, DE17). Từ phía nam bán đảo

Đồ Sơn đến cửa sông Thái Bình, trầm tích phát triển liên tục từ bờ ra biển, bề dày

ổn định hơn so với phía đông bắc, tuy nhiên ở trung tâm biển ven bờ huyện Tiên

Lãng đến cửa sông Thái Bình bề dày có xu hƣớng giảm dần. Bề dày lớn nhất: 11,3

m (SG01), bề dày nhỏ nhất: 2,5 m (ONG03, HK9), TB: 5,32 m.

Trầm tích đƣợc đặc trƣng bởi các thành phần chủ yếu là bùn cát màu xám,

xám nâu đôi chỗ xám đen, xen kẹp nhiều dải cát hạt mịn phân lớp mỏng (bề dày

0,02 ÷ 0,20m) nhiều chỗ gần nhƣ là cát bùn (Hình 3.22). Trầm tích có cấu trúc phân

lớp xiên thoải. Thành phần độ hạt, Cát: 34,7 ÷ 40,6%, TB: 37,6%; Bột: 35,4 ÷

47,6%; TB: 40,7%; Sét: 15,5 ÷ 24,6%, TB: 21,7%. Các thông số độ hạt, kích thƣớc

hạt trung bình Md: 0,054 ÷ 0,16 mm, TB: 0,085 mm; Hệ số chọn lọc So: 1,9 ÷ 2,5,

Page 90: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

77

TB: 2,2; Hệ số bất đối xứng Sk: 0,86 ÷ 1,02, TB: 0,93. Các thông số địa hóa môi

trƣờng, pH: 7,3 ÷ 7,8, TB: 7,5; Eh: 80 ÷ 110mV, TB: 94mV; Kt: 1,2 ÷ 1,5, TB: 1,4;

Fe2+

S/Corg: 0,1 ÷ 0,4, TB: 0,25. Hàm lƣợng khoáng vật sét, Kaolinit: 20 ÷ 25%,

TB: 22%; Hydromica: 25 ÷ 30%, TB: 28%; Monmorilonit: 25 ÷ 35%, TB: 31%.

Hình 3.22. Trầm tích bùn cát tiền châu thổ tuổi Holocen muộn. Lỗ khoan HK06,

độ sâu 7,4 ÷ 7,7 m

Trầm tích chứa Foraminifera: Quinqueloculina sp., Elphidium sp., Ammonia

beccarri, Ammonia advenum, Spiroloculina sp.; Chứa bào tử phấn hoa:

Acrostichum sp., Polypodium sp., Dicksonia sp., Taxodium sp., Sphagnum sp.,

Osmunda sp., Pinus sp., Acanthus sp., Hibiscus sp; Euphorbia sp. Vi cổ sinh:

Ammonia japonica., Qiunqueloculina seminulina, ... Tảo ngọt - lợ: Achnanthes sp.,

Navicula sp., Thalasiosira sp. Tuổi 14

C của trầm tích bùn cát tiền châu thổ đƣợc xác

định từ 3440 40 năm BP đến 3990 40 năm BP.

Trầm tích tiền châu thổ (amdfQ22-3

) chuyển tiếp phía trên trầm tích bùn chân

châu thổ (ampdQ22-3

).

3.2.2.3. Tướng cát bãi triều (amtfsQ22-3

)

Trầm tích tƣớng cát bãi triều phân bố lộ ra trên bề mặt trên các bãi triều hiện

đại (Hình 3.5) và trong các lỗ khoan. Tại quận Đồ Sơn, trầm tích này gặp tại các lỗ

khoan BAS01, EC2, E3 và đƣợc thể hiện trên mặt cắt trầm tích tuyến 4 – 4’ (Hình

3.9) với bề dày TB 4,0 m. Tại huyện Tiên Lãng, trầm tích phân bố với diện tích

rộng thuộc tuyến quai đê lấn biển dự kiến, gặp tại các lỗ khoan HD45, HD41,

HD38, HB24, HB31, HB37, HD28, HD11, HD15, HD18, HD22, HD25 và đƣợc thể

hiện trên mặt cắt trầm tích tuyến 6 – 6’, 7 – 7’, 8 – 8’, 10 – 10’ (Hình 3.11, 3.12,

Page 91: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

78

3.13, 3.15), bề dày thay đổi 0.5 ÷ 5,0 m và có xu hƣớng tăng dần từ cửa sông Văn

Úc đến cửa sông Thái Bình; tại các quận huyện khác, trầm tích cát bãi triều phân bố

rải rác với phạm vi nhỏ ở phƣờng Nam Hải, Tràng Cát (HA01, BR01, BR03) và

một phần nhỏ thuộc tuyến quai đê lấn biển dự kiến trong khu công nghiệp Nam

Đình Vũ (DE09), bề dày TB mỏng 1,77 m. Nhìn chung, trầm tích có xu hƣớng phát

triển mạnh về phía đông nam khu vực nghiên cứu, bề dày: 0,5 ÷ 6,7 m, TB: 2,62 m.

Trầm tích đƣợc đặc trƣng bởi lớp cát hạt mịn màu xám, xám nâu đến xám

nhạt, xen kẹp nhiều dải cát bùn mỏng (bề dày 0,05 ÷ 0,18m). Trầm tích có cấu tạo

lƣợn sóng. Các mảnh vỏ sò và vảy mica phổ biến trong trầm tích. Thành phần độ

hạt, Cát: 90,5 ÷ 95,5%, TB: 94,5%; Bột: 4,5 ÷ 9,5%, TB: 5,5%. Các thông số độ

hạt, kích thƣớc hạt trung bình Md: 0,21 ÷ 0,28 mm, TB: 0,25 mm; Hệ số chọn lọc

So: 1,3 ÷ 1,8, TB: 1,5; Hệ số bất đối xứng Sk: 1,15 ÷ 1,25, TB: 1,2. Hàm lƣợng

thành phần hạt vụn, Thạch anh: 71,5 ÷ 80,7%, TB: 75,6%; Fenspat: 12,6 ÷ 15,4%,

TB: 13,8%; Mảnh đá: 5,8 ÷ 9,6%, TB: 7,5%. Trầm tích có hàm lƣợng cát cao, chọn

lọc tốt, cấu tạo lƣợn sóng đặc trƣng cho môi trƣờng bãi triều có hoạt động của sóng.

Trong trầm tích chủ yếu chứa các loài nƣớc lợ, nhƣ: Coscinodiscus radiatus,

C. nodulifer, Cyclotella caspia và C. styrolum. Foraminifera nghèo và bảo tồn kém

nhƣ Ammonia beccarii, Elphidium sp., Ammonia annectens, Quinqueloculina; các

loài biển nông: Amoniac sp., Asterorotalia spp., Bolivina spp., Gallitella vivans,

Brizalina spp.

Trầm tích cát bãi triều (amtfsQ22-3

) chuyển tiếp phía trên trầm tích bùn cát

tiền châu thổ (amdfQ22-3

).

3.2.2.4. Tướng cát bùn bãi triều (amtfsmQ22-3

)

Trầm tích tƣớng cát bùn bãi triều phân bố lộ ngay trên bề mặt (Hình 3.5) với

phạm vi nhỏ, nằm dọc theo đƣờng 353 từ Cụm công nghiệp Đồ Sơn đi trung tâm

quận, gặp ở các lỗ khoan KT03, TTG01 và đƣợc thể hiện trên mặt cắt trầm tích

tuyến 4 – 4’ (Hình 3.9). Bề dày có xu hƣớng giảm dần từ đất liền ra biển, lớn nhất:

2,30 m, nhỏ nhất: 2,20 m , TB: 2,25 m.

Trầm tích có màu xám, xám nâu, cấu tạo hạt đậu (Hình 3.23). Thành phần độ

hạt, Cát: 64,4 ÷ 85,2%, TB: 74,6%; Bột: 10,4 ÷ 16,5%, TB: 14,5%, Sét: 6,7 ÷

Page 92: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

79

14,5%, TB: 10,9%. Các thông số độ hạt, kích thƣớc hạt trung bình Md: 0,12 ÷ 0,24

mm, TB: 0,18 mm; Hệ số chọn lọc So: 1,4 ÷ 1,9, TB: 1,67; Hệ số bất đối xứng Sk:

1,12 ÷ 1,25, TB: 1,92. Các thông số địa hóa môi trƣờng, pH: 6,8 ÷ 7,4, TB: 7,2; Eh:

65 ÷ 110mV, TB: 86 mV; Kt: 1,0 ÷ 1,2, TB: 1,1; trị số Fe2+

S/Corg: 0,1 ÷ 0,2, TB:

0,14. Hàm lƣợng thành phần hạt vụn, Thạch anh: 55,2 ÷ 70,4%, TB: 60,2%;

Fenspat: 11,5 ÷ 16,2%, TB: 14,7%; Mảnh đá: 5,5 ÷ 9,2%, TB: 6,8%.

Hình 3.23. Trầm tích cát bùn bãi triều. Lỗ khoan KT03, độ sâu 0,5 ÷ 0,8 m

Trong trầm tích phát hiện nhiều vỏ sò ốc và mảnh thực vật. Hóa thạch bào tử

phấn hoa gồm các loài mặn, lợ nhƣ Avicennia sp., Bruguiera sp., Nypa sp., Cyperus

sp., Cyras sp.,… Các dạng diatomeae mặn và lợ gồm: Coscinodiscus

asteromphalus, Coscinodiscus curvatulus, Coscinodiscus lineatus, Cyclotella

stylorum… Hóa thạch Foraminifera đặc trƣng gồm: Ammonia beccarii, Am.

Japonica, Bolivia dilatata, Bol. Punctata, Quinqueloculina elogata, Quin. Oblonga,

Corbicula sp., Anadara granosa, Lentidium laevis...

Trầm tích cát bùn bãi triều (amtfsmQ22-3

) chuyển tiếp phía trên trầm tích bùn

cát tiền châu thổ (amdfQ22-3

).

3.2.2.5. Tướng bùn bãi triều (amtfmQ22-3

)

Tƣớng bùn bãi triều phân bố trên diện rộng, từ phía bắc sông Lạch Tray đến

ranh giới giữa quận Dƣơng Kinh - Đồ Sơn và từ cửa sông Văn Úc đến cửa sông

Thái Bình. Trầm tích này gặp ở hầu hết các lỗ khoan nằm trong diện phân bố trên,

chỉ lộ trên mặt đối với các lỗ khoan trên đất liền (Hình 3.5) và đƣợc thể hiện trên

các mặt cắt trầm tích từ tuyến 3 – 3’ đến tuyến 10 – 10’ (Hình 3.8 ÷ Hình 3.15).

Trên mặt cắt tuyến trầm tích cho thấy, bề dày trầm tích lớn phân bố theo dọc

Page 93: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

80

theo sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Thái Bình và có xu hƣớng giảm dần trung

tấm khu vực nghiên cứu và khuyết ở bán đảo Đồ Sơn. Độ sâu bề mặt gặp trầm tích

thay đổi: 0,00 ÷ 6,0 m, độ sâu đáy: 1,8 ÷ 10,7 m, bề dày lớn nhất: 7,5 m (HD6), nhỏ

nhất: 1,4 m (HB31), TB: 3,92 m.

Trầm tích có màu xám đen nhạt, xám nâu đôi chỗ xám tối, xen kẹp các dải

cát hạt mịn phân lớp mỏng, dạng hạt đậu (bề dày: 0,05 ÷ 0,15 m), chứa mùn bã thực

vật màu đen và ít vụn sinh vật (Hình 3.24). Thành phần độ hạt, Cát: 5,4 ÷ 9,2%, TB:

7,0%; Bột: 51,8 ÷ 55,6%, TB: 52,3%; Sét: 37,8 ÷ 42,2%, TB: 40,7%. Các thông số

độ hạt, kích thƣớc hạt trung bình Md: 0,004 ÷ 0,007 mm, TB: 0,006 mm; Hệ số

chọn lọc So: 3,12 ÷ 3,86, TB: 3,55; Hệ số bất đối xứng Sk: 0,78 ÷ 0,95, TB: 0,82.

Các thông số địa hóa môi trƣờng, pH: 6,8 ÷ 7,23, TB: 7,02; Eh: 23 ÷ 62 mV; Kt:

0,81 ÷ 1,16; TB: 0,92; Fe2+

S/Corg: 0,1 ÷ 0,15, TB: 0,12. Hàm lƣợng khoáng vật sét,

Kaolinit: 25 ÷ 35%, TB: 29%; Hydromica: 35 ÷ 40%, TB: 37%; Monmorilonit: 15

÷ 20%, TB: 17%.

Hình 3.24. Trầm tích bùn bãi triều. Lỗ khoan HK06, độ sâu 0,3 ÷ 0,6 m

Trầm tích chứa các loài diatomeae nƣớc lợ và ngọt: Cyclotella caspia, C.

styrolum, Synedra affinis và Stephanodiscus astrea. Chứa bào tử phấn hoa gồm các

loài mặn, lợ nhƣ: Bruguiera sp., Nypa sp., Cyperus sp., Cyras sp.,...

Tƣớng trầm tích này chuyển tiếp phía trên tƣớng trầm tích bùn cát tiền châu

thổ (amdfQ22-3

).

3.2.2.6. Tướng cát lẫn sạn lạch triều (amtcQ22-3

)

Tƣớng cát lẫn sạn lạch triều chỉ bắt gặp ở vùng biển ven bờ huyện Tiên

Lãng, phân bố rải rác tại một số lỗ khoan HD11, HD18, HB24, HB42, HD25, HD43

(Hình 3.13) và lộ trên bề mặt (Hình 3.5) gặp tại vị trí lỗ khoan HB42, HD43 (Hình

Page 94: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

81

3.11, 3.12). Bề dày lớn nhất: 5,0 m (HD25), nhỏ nhất: 1,0 m (HD18), TB: 1,92 m.

Trầm tích có thành phần chủ yếu là cát hạt mịn, hạt trung lẫn sạn, màu xám,

cấu tạo xiên chéo đặc trƣng cho thành tạo của lạch triều. Thành phần độ hạt, Cát:

85,5 ÷ 94.5%, TB: 90,6%; Bột: 5,3 ÷ 8,7%, TB: 7,1%; Sạn: 1,2 ÷ 4,8%, TB: 2,3%.

Các thông số độ hạt, kích thƣớc hạt trung bình Md: 0,15 ÷ 0,45 mm, TB: 0,31 mm;

Hệ số chọn lọc So: 1,6 ÷ 2,5, TB: 1,82; Hệ số bất đối xứng Sk: 0,92 ÷ 1,24, TB:

1,16. Hàm lƣợng thành phần hạt vụn, Thạch anh: 60 ÷ 72%, TB: 64%; Mảnh đá: 15

÷ 20%, TB: 17%; Fenspat: 10 ÷ 15%, TB: 12%. Do hoạt động mạnh mẽ của triều

nên trầm tích lạch triều khá nghèo nàn di tích bào tử phấn hoa và vi cổ sinh. Trầm

tích cát lẫn sạn lạch triều bị phủ trên hoặc chuyển tƣớng ngang với trầm tích cát bãi

triều, nằm ngay phía trên tƣớng trầm tích bùn cát tiền châu thổ (amdfQ22-3

).

3.2.2.7. Tướng cát cồn cát cửa sông (amsbQ22-3

)

Trầm tích tƣớng cát cồn cát cửa sông phân bố phía đông nam – nam khu vực

nghiên cứu cả trên đất liền và biển ven bờ và lộ trên bề mặt ở đất liền ven biển

huyện Tiên Lãng. Trên mặt cắt trầm tích tuyến 5 – 5’ (Hình 3.10), thuộc địa phận xã

Tân Trào, huyện Kiến Thụy đến cảng Đồ Sơn, trầm tích này gặp ở tất cả các lỗ

khoan (DT03, DT04, DT01, DS07, DS06, DS05) và bề dày có xu hƣớng giảm dần

ra biển. Trên mặt cắt trầm tích tuyến 6 – 6’, 9 – 9’ (Hình 3.11, 3.14) thuộc địa phận

huyện Tiên Lãng, trầm tích phân bố rải rác với quy mô nhỏ, gặp tại một số lỗ khoan

HD41, HD48 và lộ ngay trên mặt tại lỗ khoan TT1. Bề dày lớn nhất: 4,0 m (DT04,

DS07), nhỏ nhất: 1,1 m (HD41), TB: 2,94 m.

Hình 3.25. Trầm tích cát cồn cát cửa sông. Lỗ khoan TT1, độ sâu 0,5 ÷ 0,8 m

Trầm tích là cát hạt mịn chọn lọc tốt màu xám, xám nâu (Hình 3.25). Thành

Page 95: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

82

phần độ hạt, Cát: 90,0 ÷ 98,5%, TB: 94,2%; Bột: 1,5 ÷ 9,2%, TB: 5,8%. Các thông

số độ hạt, kích thƣớc hạt trung bình Md: 0,22 ÷ 0,26 mm, TB: 0,24 mm; Hệ số chọn

lọc So: 1,25 ÷ 1,58, TB: 1,41; Hệ số bất đối xứng Sk: 0,91 ÷ 1,26, TB: 1,15. Hàm

lƣợng thành phần hạt vụn, Thạch anh: 75,3 ÷ 85,6%, TB: 80,2%; Fenspat: 5,5 ÷

10,7%, TB: 7,8%; Mảnh đá: 4,5 ÷ 7,5%, TB: 5,8%.

Tƣớng trầm tích này chuyển tiếp phía trên tƣớng trầm tích bùn cát tiền châu

thổ (amdfQ22-3

).

3.2.2.8. Tướng bùn cửa sông estuary (meQ22-3

)

Trầm tích tƣớng này chỉ bắt gặp ở quận Hải An nằm phía đông bắc, bắc khu

vực nghiên cứu và lộ ngay bề mặt (Hình 3.5). Phần lớn phân bố ở biển ven bờ bán

đảo Đình Vũ tiếp giáp cửa sông Bạch Đằng, gặp tại các lỗ khoan DE09, ĐE12,

ĐE16, ĐE17, NDV13, NDV18, CAN17, DAP25, ONG03, DTN18, BR01, BR03,

đƣợc thể hiện trên mặt cắt trầm tích tuyến 1 – 1’, 2 – 2’ và 10 – 10’ (Hình 3.6, 3.7,

3.15) và cũng gặp trên băng địa chấn nông phân giải cao tuyến HP4 nằm phía đông,

đông nam cửa Bạch Đằng (Hình 3.16). Bề dày tăng rất mạnh từ đất liền ra biển, lớn

nhất: 16,0 m (NDV13), nhỏ nhất: 0,70 m (BR01), TB: 6,3 m.

Hình 3.26. Trầm tích bùn cửa sông estuary. Lỗ khoan DAP25, độ sâu 0,1 ÷ 0,3 m

Trầm tích đƣợc đặc trƣng bởi thành phần bùn có màu xám, xám nâu đến xám

đen (Hình 3.26). Trầm tích có cấu tạo phân lớp song song, phân lớp lƣợn sóng và

gợn sóng do dòng chảy. Thành phần độ hạt, Cát 2,5 ÷ 9,1%, TB: 5,6%; Bột 47,9 ÷

54,8%, TB: 51,2%; Sét: 34,7 ÷ 45,9%, TB: 43,2%. Các thông số độ hạt, kích thƣớc

hạt trung bình Md: 0,0035 ÷ 0.015 mm, TB: 0,0072 mm. Hệ số chọn lọc So: 2,63 ÷

Page 96: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

83

3,55, TB: 3,02; Hệ số bất đối xứng Sk: 0,78 ÷ 1,11, TB: 0,88. Các thông số địa hóa

môi trƣờng, pH: 7,6 ÷ 8,2, TB: 7,92; Eh: 26 ÷ 66mV, TB: 55mV. Hàm lƣợng

khoáng vật sét, Kaolinit: 27 ÷ 39%, TB: 31%; Hydromica: 32 ÷ 41%, TB: 39%;

Monmorilonit: 12 ÷ 21%, TB: 15%.

Trầm tích có chứa diatomeae biển trôi nổi, nƣớc lợ và nƣớc ngọt. Nƣớc ngọt:

Synedra affinis, Aulacoseira granulata và Stephanodiscus astrea. Biển trôi nổi,

nƣớc lợ: Coscinodiscus radiatus, C. Nodulifer, Thaiassiosira excentrica,

Thalassionema nitzschioides, Grammatophora oceanica, Cocconeis sublittolaris và

Nitzschia sigma. Trong trầm tích còn có cả foraminifers biển nông: Amoniac spp.,

Asterorotalia sp., Quinqueloculina spp., Brizalina spp., Pseudogyroidina spp.,

Lagena sp., và Elphidium spp.

Trên đất liền, trầm tích này chuyển tiếp phía trên trầm tích bùn cát tiền châu

thổ (amdfQ22-3

); ở biển ven bờ, trầm tích này chuyển tiếp phía trên trầm tích bùn

estuary - vũng vịnh tuổi Holocen sớm – giữa (mebQ21-2

).

3.2.2.9. Tướng bùn cát đầm lầy cửa sông (ambQ22-3

)

Trầm tích tƣớng này phân bố với quy mô nhỏ, dọc theo sông Văn Úc hƣớng

ra biển, kéo dài từ xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy đến giáp ranh với quận Đồ Sơn,

tạo thành bãi triều lầy, ở độ sâu (+)1,19 ÷ (-) 5,81 m. Trên mặt cắt trầm tích tuyến 5

– 5’ (Hình 3.10), trầm tích gặp ở các lỗ khoan DT03, DT04, DT01, DS07, bề dày

lớn nhất: 7,0 m (DT03), nhỏ nhất: 1,0 m (DS07), TB: 3,7 m.

Hình 3.27. Trầm tích bùn cát đầm lầy cửa sông. Lỗ khoan DT03, độ sâu 2,0 ÷ 2,3 m

Trầm tích bùn cát có màu xám, xám nâu, đôi chỗ xám đen, xen kẹp nhiều dải

cát hạt mịn màu xám nâu phân lớp mỏng (dày 0,05 ÷ 0,18m) lẫn vỏ sò và hợp chất

Page 97: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

84

hữu cơ phân hủy màu đen (Hình 3.27). Thành phần độ hạt, Cát: 18,6 ÷ 26,5%, TB:

23,3%; Bột: 49,8 ÷ 55,3%, TB: 53,5%; Sét: 14,7 ÷ 26,4%, TB: 23,2%. Các thông số

độ hạt, kích thƣớc hạt trung bình Md: 0,006 ÷ 0,01 mm, TB: 0,008 mm; Hệ số chọn

lọc: So: 2,45 ÷ 3,12, TB: 2,67; Hệ số bất đối xứng Sk: 0,82 ÷ 1,21, TB: 0,96. Các

thông số địa hóa môi trƣờng, pH: 4,2 ÷ 5,5, TB: 4,7; Eh: - 40 ÷ 10 mV, TB: - 8 mV;

Kt: 0,7 ÷ 0,8, TB: 0,75; Fe2+

S/Corg: 0,08 ÷ 0,15, TB: 0,11. Hàm lƣợng khoáng vật

sét, Kaolinit: 40 ÷ 45%, TB: 42%; Hydromica: 20 ÷ 35%, TB: 28%; Monmorilonit:

15 ÷ 20%, TB: 17%. Trầm tích chứa tổ hợp Diatomeae lợ - mặn đặc trƣng gồm:

Caloneis formosa, Caloneis sp., Coscinodiscus lacustris, Cyclotella striata,

Diploneis smithii,… Bào tử phấn bao có mặt trong trầm tích gồm: Phragmite

eriopoda, Paspadum vaginatum, Cynodon dactylon, Hibiscus sp., Cyperus sp.,

Ipomoea maritime,…

Trầm tích này chuyển tiếp phía trên trầm tích cát cồn cát cửa sông (amsbQ22-3

).

3.2.2.10. Tướng bùn cát đồng bằng châu thổ (amdpQ22-3

)

Trầm tích tƣớng này phân bố trên diện rộng khu vực nghiên cứu và lộ ngay

trên bề mặt (Hình 3.5), gặp ở các lỗ khoan HA01, NH02, DT03, DT04, DT01,

DS07, DS06, DS05, DT2, QSKT1, UBDK6 đƣợc thể hiện ở các mặt cắt trầm tích

tuyến 2 – 2’, 5 – 5’, 9 - 9’ (Hình 3.7, 3.10, 3.14). Bề dày lớn nhất: 5,8 m (DS05),

nhỏ nhất: 0,7 m (HA01), TB: 2,69 m.

Hình 3.28. Trầm tích bùn cát đồng bằng châu thổ. Lỗ khoan DT2, độ sâu 0,1÷ 0,4 m

Trầm tích đƣợc đặc trƣng bởi thành phần chủ yếu là bùn cát, màu xám, xám

nâu (Hình 3.28). Cấu tạo phân lớp ngang song song. Thành phần độ hạt, Cát: 15,7 ÷

22,5%, TB: 19,8%; Bột: 48,9 ÷ 55,2%, TB: 54.2%; Sét: 23,0 ÷ 27,9%, TB: 26,0%.

Page 98: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

85

Kích thƣớc hạt trung bình Md: 0,012 ÷ 0,082 mm, TB: 0,051 mm; Hệ số chọn lọc

So: 2,33 ÷ 3,68, TB: 2,92; Hệ số bất đối xứng Sk: 0,71 ÷ 0,95, TB: 0,81. Các thông

số địa hóa môi trƣờng, pH: 6,6 ÷ 7,2, TB: 6,9; Eh: 55 ÷ 82 mV, TB: 76 mV; Kt:

0,55 ÷ 0,71, TB: 0,64; Fe+2

S/corg: 2,55 ÷ 2,92, TB: 2,76. Hàm lƣợng khoáng vật

sét, Kaolinit: 35 ÷ 43%, TB: 39%; Hydromica: 26 ÷ 39%, TB: 33%; Monmorilonit:

12 ÷ 18%, TB: 15%.

Trầm tích chứa bào tử phấn hoa: Acrostichum sp., Polypodium sp., Dicksonia

sp., Taxodium sp., Sphagnum sp., Osmunda sp., Pinus sp., Acanthus sp., Hibiscus

sp; Euphorbia sp. Vi cổ sinh: Ammonia japonica., Qiunqueloculina seminulina,...

Tảo ngọt - lợ: Achnanthes sp., Navicula sp., Thalasiosira sp., ...

Tƣớng trầm tích này chuyển tiếp phía trên tƣớng trầm tích bùn cát tiền châu

thổ (amdfQ22-3

).

3.3. TÍNH CHẤT CƠ LÝ CÁC TRẦM TÍCH HOLOCEN

3.3.1. Khái niệm đất yếu

Hiện nay, ở Việt Nam đang tồn tại một số tiêu chuẩn phân loại đất chung

nhƣ TCVN 5747-1993, tiêu chuẩn mang tính phân loại chung cho tất cả các dạng

đất, còn đất yếu không đề cập đến. Trong TCXD 245 – 2000, 22TCN 262 – 2000

của Bộ Giao thông vận tải và trong TCXD 45 – 78 có đƣa ra định nghĩa, tiêu chuẩn

phân loại đất yếu. Nhƣng các định nghĩa, tiêu chuẩn nêu ra chƣa có tính thống nhất

và khó áp dụng để nghiên cứu cho vùng cụ thể. Dƣới đây là một số tiêu chuẩn:

Theo TCXD 245 – 2000, đất yếu là loại đất phải xử lý, gia cố mới có thể

dùng làm nền cho móng công trình. Đất yếu thƣờng gặp là bùn, đất loại sét ở trạng

thái dẻo nhão, có độ sệt B > 1, hệ số rỗng e > 1, góc ma sát trong < 100, lực dính

kết theo kết quả cắt nhanh không thoát nƣớc C < 0,15 kG/cm2, có lực dính kết theo

kết quả cắt cánh tại hiện trƣờng Cu < 0,35 kG/cm2, sức chống mũi xuyên tĩnh qc <

10,0 kG/cm2 và chỉ số xuyên tiêu chuẩn SPT là N < 5 búa/30cm.

Theo 22TCN 262 – 2000, tùy theo nguyên nhân hình thành, đất yếu có thể có

nguồn gốc khoáng vật (sét, sét pha) hoặc nguồn gốc hữu cơ (20 ÷ 80%). Đƣợc xác

định là đất yếu, nếu độ ẩm tự nhiên Wo ≥ WL (độ ẩm giới hạn chảy), hệ số rỗng e

1, lực dính C ≤ 0,15 kG/cm2, góc nội ma sát = 0 ÷ 10

o, lực dính từ thí nghiệm cắt

Page 99: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

86

cánh hiện trƣờng Cu 0,35 kG/cm2, độ sệt B > 0,75.

Theo Nguyễn Huy Phƣơng [32, tr13]: “Đất yếu là đất có sức chịu tải thấp và

biến dạng lớn đƣợc đặc trƣng bởi giá trị áp lực tính toán quy ƣớc R0 < 1,0 kG/cm2

và mô đun tổng biến dạng E0 < 50 kG/cm2

” và chia đất yếu thành các cấp độ:

- Đất yếu (Đất có cấp độ chịu tải thấp): R0 0,5 kG/cm2, E0 20 kG/cm

2.

- Đất tƣơng đối yếu (Đất có cấp độ chịu tải hơi thấp): 0,5 < R0 < 1 kG/cm2,

20 < E0 50 kG/cm2.

Nhƣ vậy trong luận án này, đất yếu đƣợc hiểu nhƣ sau: Đất yếu là đất đƣợc

hình thành bởi các tƣớng trầm tích đặc trƣng có sức chịu tải thấp (R0 < 1,0 kG/cm2),

biến dạng lớn (E0 < 50,0 kG/cm2) ở trạng thái chảy đến dẻo chảy đối với đất loại

sét, á sét và kết cấu xốp đối với đất loại cát, á cát.

Qua kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ lý các mẫu đất trong phòng và kết quả

thí nghiệm hiện trƣờng, đất yếu thuộc các thành tạo trầm tích Holocen khu vực

nghiên cứu đƣợc phân loại ở bảng dƣới đây (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Phân loại đất yếu trầm tích Holocen

STT Cấp độ đất yếu Ký hiệu Đơn vị Giá trị các chỉ tiêu

1 Rất yếu A1

(kG/cm2) R0 ≤ 0,25

- E0 < 10,0

- Cu ≤ 0,050

- 0 < qc ≤ 2,0

(búa/30cm) N = 0 ÷ 1

B > 1

2 Yếu A2

(kG/cm2) 0,25 < R0 ≤ 0,5

- 10,0 ≤ E0 < 25,0

- 0,050 < Cu ≤ 0,150

- 2,0 < qc ≤ 5,0

(búa/30cm) N = 1 ÷ 2

B > 1

3 Tƣơng đối yếu A3

(kG/cm2) 0,5 < R0 ≤ 1,0

- 25,0 ≤ E0 < 50,0

- 0,150 < Cu ≤ 0,250

- 5,0 < qc ≤ 10,0

(búa/30cm) N = 3 ÷ 5

0,75 ≤ B < 1,0

Page 100: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

87

3.3.2. Tính chất cơ lý của các tƣớng trầm tích Holocen

Từ kết quả nghiên cứu tính chất cơ lý các tƣớng trầm tích Holocen (Bảng

3.2), theo tiêu chuẩn Việt Nam 9362 – 2012, các tƣớng trầm tích đƣợc phân loại

tƣơng ứng là các lớp đất có đặc điểm nhƣ sau:

3.3.2.1. Các lớp đất thuộc trầm tích Holocen sớm – giữa (Q21-2

)

Bao gồm các tƣớng bùn đầm lầy ven biển (mbQ21-2

), cát lẫn sạn lạch triều

(mtcQ21-2

), cát sạn bãi triều (mtfQ21-2

) và bùn estuary – vũng vịnh (mebQ21-2

), tƣơng

ứng với các lớp đất loại sét và loại cát.

• Các lớp đất loại sét (meb, mbQ21-2

): Gồm các lớp đất thuộc tƣớng bùn đầm

lầy ven biển (mbQ21-2

), bùn estuary – vũng vịnh (mebQ21-2

). Theo phân loại đất

trong địa chất công trình, đây là những lớp đất loại sét và có các chỉ tiêu cơ lý tƣơng

đồng, tại một số nơi nằm liền kề nhau, do đó, đƣợc gộp vào một đơn nguyên địa

chất công trình. Đất ở trạng thái dẻo chảy, đôi chỗ dẻo mềm. Một số chỉ tiêu, nhƣ:

Trị số SPT (N30 = 4 ÷ 7 búa/30cm), độ bền kiến trúc nhỏ ( = 3º 42’ ÷ 6º 40’; C =

0,057 ÷ 0,108 kG/cm2) không lớn; hệ số nén lún lớn và không đều (a1-2 = 0,042 ÷

0,061 cm2/kG); áp lực tiền cố kết thấp (Pc = 0,62 ÷ 0,72 kG/cm

2); cƣờng độ chịu tải

tính toán của đất cho Rtt < 1,00 kG/cm

2, theo thứ tự từ trên xuống dƣới thì lớp sét

(mebQ21-2

) có cƣờng độ chịu tải khá hơn chút ít so với lớp sét (mbQ21-2

). Theo bảng

phân loại cấp độ đất (Bảng 3.1), các lớp đất này thuộc loại đất tƣơng đối yếu (A3).

• Các lớp đất loại cát (mtf, mtcQ21-2

): Bao gồm các lớp đất thuộc tƣớng cát

sạn lạch triều (mtcQ21-2

) và cát lẫn sạn bãi triều (mtfQ21-2

). Hai lớp cát này đƣợc gộp

vào một đơn nguyên địa chất công trình; đất có kết cấu xốp đến chặt vừa (N = 7 ÷

13 búa/30cm); hàm lƣợng cát hạt trung, mịn chiếm ƣu thế (P = 60,20 ÷ 88,60 %);

hàm lƣợng sạn lẫn cát hạt thô nhỏ và có sự thay đổi mạnh (P = 5,80 ÷ 20,50 %).

Trong đó, kích thƣớc hạt của lớp cát thuộc tƣớng cát lẫn sạn bãi triều (mtfQ21-2

)

đồng đều hơn so với lớp cát thuộc tƣớng cát sạn lạch triều (mtcQ21-2

). Theo bảng

phân loại cấp độ đất (Bảng 3.1), các lớp đất này thuộc loại đất tƣơng đối yếu (A3).

Page 101: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

88

Bảng 3.2. Tính chất cơ lý các tƣớng trầm tích Holocen

Page 102: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

89

Page 103: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

90

3.3.2.2. Các lớp đất thuộc trầm tích Holocen giữa – muộn (Q22-3

)

Bao gồm các lớp đất thuộc các tƣớng trầm tích: Tƣớng bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

), bùn cát tiền châu thổ (amdfQ22-3

), cát bãi triều (amtfsQ22-3

), cát bùn bãi

triều (amtfsmQ22-3

), bùn bãi triều (amtfmQ22-3

), cát lẫn sạn lạch triều (amtcQ22-3

), cát

cồn cát cửa sông (amsbQ22-3

), bùn cửa sông estuary (meQ22-3

), bùn cát đầm lầy cửa

sông (ambQ22-3

) và bùn cát đồng bằng châu thổ (amdpQ22-3

).

a. Các lớp đất loại sét (ampd, amtfm, meQ22-3

): Bao gồm các lớp đất thuộc

tƣớng bùn chân châu thổ (ampdQ22-3

), bùn bãi triều (amtfmQ22-3

), bùn cửa sông

estuary (meQ22-3

). Theo phân loại đất trong địa chất công trình, đây là các lớp đất

loại sét và có các chỉ tiêu cơ lý cho là những lớp bùn sét, trạng thái chảy. Một số chỉ

tiêu, nhƣ: Trị số SPT (0 < N30 ≤ 3 búa/30cm), độ bền kiến trúc ( = 0º 47’ ÷ 4º38’;

C = 0,022 ÷ 0,060 kG/cm2) rất nhỏ; hệ số nén lún lớn và không đều (a1-2 = 0,090 ÷

0,146 cm2/kG); áp lực tiền cố kết thấp (Pc = 0,43 ÷ 0,61 kG/cm

2); cƣờng độ chịu tải

tính toán của các lớp đất cho Rtt < 0,50 kG/cm

2 và có xu hƣớng tăng dần theo chiều

sâu. Theo bảng phân loại cấp độ đất (Bảng 3.1), các lớp đất này thuộc loại đất rất

yếu, yếu (A1 – A2), trong đó, lớp bùn sét thuộc tƣớng bùn cửa sông estuary (meQ22-

3) thuộc loại đất rất yếu (A1).

b. Các lớp đất loại á sét (amdf, amb, amdpQ22-3

): Bao gồm các lớp đất thuộc

tƣớng bùn cát tiền châu thổ (amdfQ22-3

), bùn cát đầm lầy cửa sông (ambQ22-3

), bùn

cát đồng bằng châu thổ (amdpQ22-3

). Theo phân loại đất trong địa chất công trình,

đây là các lớp đất này thuộc loại đất á sét và có các chỉ tiêu cơ lý cho là những lớp

bùn sét pha, trạng thái chảy. Một số chỉ tiêu, nhƣ: Trị số SPT (0 < N30 ≤ 3

búa/30cm), độ bền kiến trúc ( = 3º 44’ ÷ 8º36’; C = 0,033 ÷ 0,048 kG/cm

2) nhỏ; hệ

số nén lún lớn và không đều (a1-2 = 0,044 ÷ 0,073 cm2/kG); áp lực tiền cố kết thấp

và thay đổi mạnh (Pc = 0,49 ÷ 0,67 kG/cm2); cƣờng độ chịu tải tính toán của các lớp

đất cho Rtt < 0,50 kG/cm

2 và có xu hƣớng tăng dần theo chiều sâu. Theo bảng phân

loại cấp độ đất (Bảng 3.1), các lớp đất này thuộc loại đất yếu (A2).

c. Các lớp đất loại cát (amtfs, amtc, amsbQ22-3

): Bao gồm các lớp đất thuộc

tƣớng cát bãi triều (amtfsQ22-3

), cát lẫn sạn lạch triều (amtcQ22-3

), cát cồn cát cửa

sông (amsbQ22-3

). Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn, hạt trung (P = 78,60 ÷ 95,80

Page 104: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

91

%) đôi chỗ lẫn sạn nhỏ; trong đó, kích thƣớc hạt cát thuộc tƣớng cát bãi triều

(amtfsQ22-3

), cát cồn cát cửa sông (amsbQ22-3

) đồng đều hơn so với tƣớng cát lẫn

sạn lạch triều (amtcQ22-3

). Tại một số nơi trong khu vực nghiên cứu các lớp đất này

nằm liền kề nhau. Vì vậy, đƣợc gộp vào một đơn nguyên địa chất công trình, đất có

kết cấu xốp (N = 3 ÷ 7 búa/30cm). Theo bảng phân loại cấp độ đất (Bảng 3.1), các

lớp đất này thuộc loại đất yếu đến tƣơng đối yếu (A2 – A3).

d. Lớp đất loại á cát (amtfsmQ22-3

): Bao gồm lớp đất thuộc tƣớng cát bùn bãi

triều (amtfsmQ22-3

). Theo phân loại đất trong địa chất công trình, đây là lớp đất

thuộc loại á cát và có các chỉ tiêu cơ lý cho là lớp cát pha, đất ở trạng thái chảy. Một

số chỉ tiêu, nhƣ: Trị số SPT thấp (N = 1 ÷ 4 búa/30cm); độ bền kiến trúc không lớn

( = 10º 48’ ÷ 16º05’; C = 0,023 ÷ 0,031 kG/cm

2); hệ số nén lún (a1-2 = 0,036 ÷

0,043 cm2/kG), áp lực tiền cố kết (Pc = 0,72 ÷ 0,78 kG/cm

2) có sự thay đổi không

lớn; cƣờng độ chịu tải tính toán nhỏ Rtt < 1,00 kG/cm

2. Theo bảng phân loại cấp độ

đất (Bảng 3.1), lớp đất này thuộc loại đất yếu đến tƣơng đối yếu (A2 – A3).

3.4. QUY LUẬT PHÂN BỐ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRẦM TÍCH

HOLOCEN VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÕNG

Quy luật phân bố của các trầm tích Holocen vùng ven biển Hải Phòng gắn

liền với dao động mực nƣớc biển trong Holocen và hoạt động kiến tạo hiện đại

trong khu vực. Về tổng thể, cấu trúc trầm tích của khu vực ven biển Hải Phòng từ

dƣới lên gồm hai phần:

- Phần thấp là các thành tạo bùn đầm lầy ven biển; cát sạn lạch triều; cát lẫn

sạn bãi triều; bùn estuary – vũng vịnh. Các thành tạo này hình thành trong giai đoạn

biển tiến Holocen sớm – giữa.

- Phần trên là các thành tạo bùn châu thổ; bùn cát tiền châu thổ; cát, cát bùn,

bùn bãi triều; cát lẫn sạn lạch triều; cát cồn cát cửa sông; bùn cửa sông estuary; bùn

cát đầm lầy cửa sông; bùn cát đồng bằng châu thổ. Các thành tạo này hình thành

trong giai đoạn biển thoái và biển dâng trong Holocen giữa – muộn.

Trong giai đoạn biển tiến Holocen sớm, vùng nghiên cứu hình thành trầm

tích bùn đầm lầy ven biển, cát sạn lạch triều và cát lẫn sạn bãi triều. Vào đầu

Holocen sớm, khi mực nƣớc biển dâng, mực xâm thực cơ sở cũng dâng cao và kết

Page 105: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

92

quả là tại các vùng trũng trong khu vực nghiên cứu trở thành vùng đầm lầy nƣớc lợ

ven biển. Trong khi đó, tại các vùng đáy Holocen nâng tƣơng đối hình thành các

trầm tích cát lẫn sạn bãi triều do hoạt động của sóng. Sóng biển đã bào mòn trầm

tích sét loang lổ hình thành trƣớc đó. Bằng chứng của hoạt động này là trầm tích cát

lẫn sạn bãi triều phủ bất chỉnh hợp trên bề mặt sét loang lổ có thành phần sạn chủ

yếu là kết vón laterit, sản phẩm tái lắng đọng của tầng sét loang lổ. Các trầm tích

bùn chứa mùn thực vật của đầm lầy ven biển, cát lẫn sạn bãi triều là những thành

tạo lót đáy Holocen, hình thành trong giai đoạn đầu Holocen sớm, trƣớc biển tiến

cực đại, phủ bất chỉnh hợp trên bề mặt sét loang lổ Pleistocen muộn.

Trong vùng đồng bằng sông Hồng trầm tích đầm lầy trƣớc biển tiến cũng

phân bố phổ biến từ bắc Hà Nội đến vùng ven biển Ninh Bình, Nam Định, Thái

Bình, tƣơng đƣơng với phần thấp của trầm tích đầm lầy trƣớc biển tiến Flandrian

(mbQ21-2

) đã đƣợc xác định trong các công trình của Ngô Quang Toàn (1993), Vũ

Nhật Thắng (1996), Vũ Quang Lân (1999).

Cùng với sự dâng cao mực nƣớc biển theo thời gian, càng vào sâu trong lục

địa các thành tạo đầm lầy Holocen dƣới càng có tuổi trẻ hơn. Ở vùng ven biển Hải

Phòng tuổi trầm tích này là 9040 80 năm Bp; Ở Thái Bình, Nam Định lớp than

bùn lót đáy nằm trên bề mặt bóc mòn sét loang lổ tại độ sâu 48,0 – 50,0 m có tuổi

10.350 60 năm Bp. Tại lỗ khoan ND1, Vụ Bản, Nam Định, tập bột sét chứa di tích

thực vật màu xám đen tƣớng đầm lầy ven biển tại độ sâu 35,0 ÷ 40,0 m có khoảng

tuổi từ 10.575 80 năm Bp đến 9.635 60 năm Bp. Tại Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà

Nội, trầm tích sét bột xám đen chứa than bùn ở độ sâu 1,8 ÷ 2,0 m có tuổi 6230 40

năm Bp.

Cũng trong giai đoạn Holocen sớm, với sự dâng cao của mực nƣớc biển,

cùng với sự hình thành đầm lầy ven biển là các trầm tích cát lẫn sạn bãi triều.

Chúng phân bố khá rộng rãi tại vùng Tiên Lãng. Đây là tập trầm tích biển tiến,

chiều dày khá mỏng, dao động 0,51 ÷ 0,95 m. Mẫu vụn vỏ sinh vật C14

đƣợc định

tuổi từ 8870 120 năm Bp. Điều đó cho thấy các thành tạo này hình thành trong

giai đoạn đầu Holocen sớm.

Page 106: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

93

Chuyển tiếp lên trên các thành tạo đầm lầy ven biển và bãi triều là các trầm

tích bùn estuary – vũng vịnh cũng hình thành trong giai đoạn biển tiến Holocen

sớm – giữa. Các thành tạo này có diện phân bố rất rộng, gần nhƣ phủ kín toàn bộ

khu vực nghiên cứu. Không có kết quả phân tích tuổi tuyệt đối cho trầm tích này tại

vùng ven biển thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, tại vùng Vụ Bản, Nam Định các

thành tạo này đƣợc xác định tuổi là 6800 50 năm Bp từ vụn vỏ sinh vật.

Sau khi đạt cực đại vào khoảng 5.000 năm Bp, mực nƣớc biển bắt đầu hạ

xuống. Tại Việt nam, thời điểm mực biển bắt đầu hạ xuống là khi nào còn chƣa có

lời giải đáp thoả đáng. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu ở vùng lân cận của Huang

Zhenguo, Li Pingri, 1991; Yang Huailien, 1987 về dao động mực nƣớc đại dƣơng

trong thời kì cuối Pleistocen – Holocen tại vùng Biển Đông Trung Hoa và Biển

Đông thì mực nƣớc biển trong khu vực lân cận bắt đầu rút xuống trong khoảng thời

gian 5.000 ÷ 6.000 năm Bp. Công cuộc chinh phục biển khơi của các thành tạo châu

thổ bắt đầu diễn ra còn sớm hơn nữa, ngay từ khi tốc độ dâng của mực nƣớc biển

giảm (chỉ còn 1 ÷ 2 mm/năm vào cuối giai đoạn Holocen sớm) xuống thấp hơn tốc

độ trầm tích.

Trong giai đoạn Holocen giữa – muộn đã hình thành các tƣớng trầm tích

phân bố theo quy luật từ dƣới lên nhƣ sau: Bùn châu thổ; bùn cát tiền châu thổ; cát

cồn cát cửa sông; bùn cát đồng bằng châu thổ; cát, cát bùn, bùn bãi triều; cát lẫn sạn

lạch triều; bùn cửa sông estuary; bùn cát đầm lầy cửa sông.

Trầm tích đồng bằng châu thổ phân bố lộ trên bề mặt, rộng khắp vùng ven

biển phía tây nam sông Lạch Tray. Nằm dƣới chúng là các thành tạo bùn bãi triều,

bùn cát tiền châu thổ, bùn chân châu thổ thể hiện quy luật chuyển tƣớng trong giai

đoạn biển thoái. Trầm tích có xu hƣớng thô dần lên từ tƣớng chân châu thổ đến tiền

châu thổ.

Tại khu vực cửa sông Bạch Đằng, theo hƣớng từ lục địa ra biển (tây bắc –

đông nam) các thành tạo châu thổ (chân châu thổ, tiền châu thổ, đồng bằng châu

thổ) bị thay thế dần bởi tƣớng bùn cửa sông estuary. Có nơi bề dày tƣớng trầm tích

này lên đến 16,14 m. Nhƣ vậy, kể từ khi mực nƣớc biển bắt đầu hạ, từ khoảng 6.000

năm đến nay, phần lớn các châu thổ đã hình thành và phát triển liên tục mở rộng về

Page 107: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

94

phía biển trong bối cảnh biển thoái. Cho đến nay, dao động mực nƣớc biển trong

khoảng từ 6.000 năm đến nay vẫn đang là vấn đề còn tranh luận theo 2 quan điểm:

+ Quan điểm thứ nhất: Mực nƣớc biển hạ ở độ cao khoảng 5,0 m đến mực

nƣớc biển hiện tại ngày nay [1].

+ Quan điểm thứ hai: Mực nƣớc biển hạ từ độ cao 5,0 m đến độ sâu 1,0 m

(so với mực biển hiện tại) vào khoảng 1.000 năm BP và sau đó dâng trở lại [29].

Qua kết quả nghiên cứu trầm tích tại khu vực ven biển thành phố Hải Phòng,

tác giả ủng hộ quan điểm thứ 2 với lý giải nhƣ sau:

+ Tại vùng phía nam cửa sông Lạch Tray trầm tích Holocen giữa – muộn

chuyển tƣớng liên tục từ dƣới lên trên và từ lục địa ra biển: Chân châu thổ → Tiền

châu thổ → Bãi triều → Đồng bằng châu thổ, thể hiện tiến trình biển thoái. Trong

thời gian khoảng từ 1.000 năm BP đến nay, mặc dù mực nƣớc biển dâng trở lại

nhƣng tại khu vực này tốc độ cung cấp trầm tích vẫn lớn hơn tốc độ dâng của mực

nƣớc biển vì vậy biển vẫn thoái. Có nghĩa là các thành tạo châu thổ vẫn tiếp tục

hình thành.

+ Trong bối cảnh biển dâng từ 1.000 năm BP đến nay tại vùng ven biển phía

bắc cửa sông Lạch Tray, tốc độ cung cấp trầm tích nhỏ hơn tốc độ dâng của mực

nƣớc biển do đó các tƣớng châu thổ đã bị thay thế bởi tƣớng cửa sông estuary, hay

nói cách khác châu thổ đang bị phá hủy (estuary hóa).

3.5. TƢƠNG QUAN TƢỚNG TRẦM TÍCH VÀ PHÂN LOẠI ĐẤT THEO

ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Kết quả nghiên cứu trên đã xác định đƣợc 14 tƣớng trầm tích tƣơng ứng với

các lớp đất loại sét, á sét, á cát, cát (TCVN 9362: 2012), chúng có mối quan hệ chặt

chẽ với nhau và đƣợc thể hiện bảng dƣới đây (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Tƣơng quan tƣớng trầm tích và phân loại đất theo địa chất công trình

STT Trầm tích Holocen Tính chất địa kỹ thuật

1

- Tƣớng bùn đầm lầy ven biển

(mbQ21-2

)

Màu xám đen, xám tối

Thành phần độ hạt: Cát = 0,85 3,85%,

TB: 2,7%, Bột = 55,1 58,2%, TB: 56,4%,

Sét = 40,1 41,7%, TB: 40,9%

- Sét dẻo chảy (mbQ21-2

) –

(A3)

Màu xám đen, xám tối; trạng thái

dẻo chảy đôi chỗ dẻo mềm

Một số chỉ tiêu địa kĩ thuật

a1-2 = 0,042 ÷ 0,061 (cm2/kG), TB:

Page 108: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

95

Các thông số độ hạt: Md = 0,016

0,075mm, TB: 0,036mm; So = 3,22 3,97,

TB: 3,45; Sk = 0,65 1, TB: 0,82

Các thông số địa hóa môi trƣờng:

pH = 3,83 5,51, TB: 4,32

Eh = - 25 mV, TB: - 2 mV

tTB

Fe2+

S/Corg = 0,08 ÷ 0,1, TB: 0,09

Hàm lƣợng khoáng vật sét: Kaolinit = 24

÷ 32%, TB: 25%; hydromica = 22 ÷ 36%,

TB: 30%; monmorilonit = 23 ÷ 37%, TB:

29%

0,054 (cm2/kG)

÷’, TB: 5º22’; C =

0,057 ÷ 0,080 (kG/cm2); TB: 0,074

(kG/cm2)

Pc = 0,62 ÷ 0,72 (kG/cm2); TB: 0,67

(kG/cm2); Cv = 5,58 ÷ 6,39 (x10

-

4cm/s); TB: 6,09 (x10

-4cm/s)

N = 4 ÷ 5 (búa/30cm); TB: 4

(búa/30cm)

Eo= 18,36 (kG/cm2); Ro= 0,49

(kG/cm2)

Phân loại cấp độ: Đất tƣơng đối yếu

(A3)

2

2. Tƣớng cát sạn lạch triều (mtcQ21-2

)

Màu xám, xám nhạt, vàng nhạt. Phân lớp

xiên chéo dạng dòng chảy hai chiều

Thành phần độ hạt: Sạn = 5,2 8,6%,

TB: 7,8% ; Cát = 88,3 92,6%, TB:

86,5%; Bột = 2,7 6,6 %, TB: 3,7%; Sét

1,3 %, TB: 2,0%

Các thông số độ hạt: Md = 0,135 ÷ 0,42

mm, TB: 0,31mm, So = 1,7 ÷ 2,4, TB: 2,0;

Sk = 0,92 ÷ 1,25, TB: 1,13

Thành phần khoáng vật vụn: Thạch anh =

60 ÷ 80%, TB: 76%; fenspat = 5 ÷ 10%,

TB: 8%; mảnh đá = 10 ÷ 15%, TB: 13%

2. Cát sạn (mtcQ21-2

) – (A3)

Thành phần chủ yếu cát hạt trung,

hạt mịn và sạn nhỏ và ít bùn sét. Màu

xám, xám nhạt, vàng nhạt; kết cấu

xốp đến chặt vừa

Một số chỉ tiêu địa kĩ thuật:

2,64 ÷ 2,66 (g/cm3); TB: 2,65

(g/cm3)

N = 7 ÷ 11; TB: 9 (búa/30cm)

Ro = 0,80 (kG/cm2)

Phân loại cấp độ: Đất tƣơng đối yếu

(A3)

3

3. Tƣớng cát lẫn sạn bãi triều

(mtfQ21-2

)

Màu xám xanh. Phân lớp lƣợn sóng và

thấu kính hạt đậu

Thành phần độ hạt: Sạn = 3,2 ÷ 5,8%,

TB: 4,5% ; Cát = 86,6 ÷ 95,4%, TB: 91,3%

; Bột = 3,6 ÷ 5,6%, TB: 4,2%

Các thông số độ hạt: Md = 0,22 ÷ 0,28

mm, TB: 0,25 mm; So = 1,42 ÷ 1,71, TB:

1,56; Sk = 1,34 ÷ 1,5, TB: 1,41

Thành phần khoáng vật vụn: Thạch anh =

70 ÷ 95%, TB: 74%; fenspat = 5 ÷ 20 %,

TB: 13%; mảnh đá = 5 ÷ 10%, TB:7%

3. Cát lẫn sạn (mtfQ21-2

) – (A3)

Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn,

trung lẫn sạn nhỏ. Màu xám xanh; kết

cấu xốp đến chặt vừa

Một số chỉ tiêu địa kĩ thuật:

= 2,64 ÷ 2,66 (g/cm3), TB: 2,65

(g/cm3)

N = 7 ÷ 13 (búa/30cm); TB: 10

(búa/30cm)

Ro = 0,80 (kG/cm2)

Phân loại cấp độ: Đất tƣơng đối yếu

(A3)

4

4. Tƣớng bùn Estuary – vũng vịnh

(mebQ21-2

)

Màu xám, xám xanh. Phân lớp song song

dạng phân dải

Thành phần độ hạt: Cát = 6,4 ÷ 11,5%,

TB: 8,7%; Bột = 47,8 ÷ 54,3%, TB: 53,5%;

Sét = 34,5 ÷ 41,8%, TB: 37,8%.

Các thông số độ hạt: Md = 0,0064 ÷

4. Sét dẻo chảy (mebQ21-2

) – (A3)

Màu xám, xám xanh; trạng thái dẻo

chảy đôi chỗ dẻo mềm

Một số chỉ tiêu địa kĩ thuật:

a1-2 = 0,042 ÷ 0,055 (cm2/kG), TB:

0,048 (cm2/kG)

= 3°52’ ÷ 6°40’, TB: 5°42’

C = 0,062 ÷ 0,108 (kG/cm2), TB:

Page 109: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

96

0,0082 mm, trung bình: 0,0074 mm; So =

2,76 ÷ 3,42, trung bình: 3,06; Sk = 0,87 ÷

1,28, trung bình: 0,93.

Các thông số địa hóa môi trƣờng: pH: 7,4

÷ 7,8, TB: 7,6; Eh = 40 ÷ 90 (mV), TB:

62; Kt = 1,4 ÷ 1,9, TB: 1,6; Fe2+

S/Corg =

0,3 ÷ 0,5, TB: 0,4.

Hàm lƣợng khoáng vật sét: Kaolinit = 20

÷ 35%, TB: 27%; hydromica = 25 ÷ 30%,

TB: 28%; monmorilonit = 25 ÷ 40%, TB: 32%.

0,078 (kG/cm2).

Pc = 0,64 ÷ 0,78 (kG/cm2), TB: 0,72

(kG/cm2).

Cv = 5,62 ÷ 6,47 (x10-4

cm/s), TB:

6,30 (x10-4

cm/s)

N = 4 ÷ 6 (búa/30cm); TB: 4

(búa/30cm).

Ro = 0,54 (kG/cm2).

Eo= 20,15 (kG/cm2).

Phân loại cấp độ: Đất tƣơng đối yếu (A3)

5

5. Tƣớng bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

)

Màu xám, xám nâu ở phía trên, màu xám,

xám nhạt ở phía dƣới. Phần trên thƣờng có

cấu tạo ngang song song không liên tục

Thành phần độ hạt: Cát = 4,5 ÷ 9,9% TB:

7,8%; Bột = 48,2 ÷ 56,5%, TB: 52,6%; Sét

= 35,1 ÷ 43,6%, TB: 39,6%

Các thông số độ hạt: Md = 0,002 ÷ 0,009

mm, TB: 0,005 mm; So = 2,95 ÷ 3,55, TB:

3,22; Sk = 0,82 ÷ 0,93, TB: 0,89

Các thông số địa hóa môi trƣờng: pH =

7,5 ÷ 8,4, TB: 7,9; Eh = 45 ÷ 110 (mV),

TB: 76 (mV); Kt = 1,5 ÷ 1,8, TB: 1,6;

Fe2+

S/Corg = 0,3 ÷ 0,5, TB: 0,4

Hàm lƣợng khoáng vật sét: Kaolinit = 15

÷ 20%, TB: 17%; hydromica = 20 ÷ 25%,

TB: 23%; monmorilonit = 35 ÷ 45%, TB:

41%

5. Bùn sét (ampdQ22-3

) – (A2)

Màu xám, xám nâu ở phía trên, màu

xám, xám nhạt ở phía dƣới; trạng thái

chảy.

Một số chỉ tiêu địa kĩ thuật:

a1-2 = 0,09 ÷ 0,115(cm2/kG), TB:

0,104 (cm2/kG)

φ = 2°38’ ÷ 4°38’, TB: 3°42’

C = 0,038 ÷ 0,060 (kG/cm2), TB:

0,044 (kG/cm2)

Pc = 0,48 ÷ 0,61 (kG/cm2), TB: 0,54

(kG/cm2)

Cv = 4,04 ÷ 5,52 (x10-4

cm/s), TB:

5,06 (x10-4

cm/s)

N = 1 ÷ 3 (búa/30cm); TB: 2

(búa/30cm)

Ro = 0,37 (kG/cm2)

Eo= 10,15 (kG/cm2)

Phân loại cấp độ: Đất yếu (A2)

6

6. Tƣớng bùn cát tiền châu thổ

(amdfQ22-3

)

Màu xám, xám nâu đôi chỗ xám đen.

Phân lớp xiên thoải

Thành phần độ hạt: Cát = 34,7 ÷ 40,6%,

TB: 37,6%; Bột = 35,4 ÷ 47,6%, TB:

40,7%; Sét = 15,5 ÷ 24,6%, TB: 21,7%

Các thông số độ hạt: Md = 0,054 ÷ 0,16

mm, TB: 0,085 mm; So = 1,9 ÷ 2,5, TB:

2,2, Sk = 0,86 ÷ 1,02, TB: 0,93

Các thông số địa hóa môi trƣờng: pH =

7,3 ÷ 7,8, TB: 7,5; Eh = 80 ÷ 110 (mV),

TB: 94 (mV); Kt = 1,2 ÷ 1,5, TB: 1,4;

Fe2+

S/Corg = 0,1 ÷ 0,4, TB: 0,25

Hàm lƣợng khoáng vật sét: Kaolinit = 20

÷ 25%, TB: 22%; hydromica = 25 ÷ 30%,

TB: 28%; monmorilonit = 25 ÷ 35%, TB:

31%

6. Bùn sét pha (amdfQ22-3

) – (A2)

Màu xám, xám nâu đôi chỗ xám

đen; trạng thái chảy.

Một số chỉ tiêu địa kĩ thuật:

a1-2 = 0,044 ÷ 0,060 (cm2/kG), TB:

0,049 (cm2/kG)

φ = 5°35’ ÷ 7°42’, TB: 6°33’

C = 0,036 ÷ 0,048 (kG/cm2), TB:

0,043 (kG/cm2)

Pc = 0,58 ÷ 0,67 (kG/cm2), TB: 0,62

(kG/cm2)

Cv = 6,35 ÷ 8,42 (x10-4

cm/s), TB:

8,05 (x10-4

cm/s)

N = 1 ÷ 3 (búa/30cm); TB: 2

(búa/30cm).

Ro = 0,43 (kG/cm2)

Eo= 26,95 (kG/cm2)

Phân loại cấp độ: Đất yếu (A2)

Page 110: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

97

7

7. Tƣớng cát bãi triều (amtfsQ22-3

)

Màu xám, xám nâu đến xám nhạt. Phân

lớp lƣợn sóng

Thành phần độ hạt: Cát = 90,5 ÷ 95,5%,

TB: 94,5% ; Bột = 4,5 ÷ 9,5%, TB: 5,5%

Các thông số độ hạt: Md = 0,21 ÷ 0,28

mm, TB: 0,25 mm; So = 1,3 ÷ 1,8, TB: 1,5;

Sk = 1,15 ÷ 1,25, TB: 1,2

Thành phần khoáng vật vụn: Thạch anh =

71,5 ÷ 80,7%, TB: 75,6%; fenspat = 12,6 ÷

15,4%, TB: 13,8%; mảnh đá = 5,8 ÷ 9,6%,

TB: 7,5%

7. Cát (amtfsQ22-3

) – (A2 – A3)

Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn.

Màu xám, xám nâu đến xám nhạt; kết

cấu xốp.

Một số chỉ tiêu địa kĩ thuật:

: 2,64 ÷ 2,66 (g/cm3), TB: 2,65

(g/cm3)

N = 3 ÷ 7 (búa/30cm), TB: 6

(búa/30cm).

R0 = 0,33 (kG/cm2)

Phân loại cấp độ: Đất yếu (A2 – A3)

8

8. Tƣớng cát bùn bãi triều

(amtfsmQ22-3

)

Màu xám, xám nâu. Cấu tạo phân lớp

lƣợn sóng, hạt đậu

Thành phần độ hạt: Cát = 64,4 ÷ 85,2%

TB: 74,6%; Bột = 10,4 ÷ 16,5%, TB:

14,5%; Sét = 6,4 ÷ 14,5%, TB: 10,9%

Các thông số độ hạt: Md = 0,12 ÷ 0,24

mm, TB: 0,18 mm; So = 1,4 ÷ 1,9, TB:

1,67; Sk = 1,12 ÷ 1,25, TB: 1,92.

Các thông số địa hóa môi trƣờng: pH =

6,8 ÷ 7,4, TB: 7,2; Eh = 65 ÷ 110 (mV),

TB: 86 (mV); Kt = 1,0 ÷ 1,2, TB: 1,1;

Fe2+

S/Corg = 0,1 ÷ 0,2, TB: 0,14.

Thành phần khoáng vật vụn: Thạch anh =

55,2 ÷ 70,4%, TB: 60,2%; fenspat = 11,5 ÷

16,2%, TB: 14,7%; mảnh đá = 5,5 ÷ 9,2%,

TB: 6,8%.

8. Cát pha (amtfsmQ22-3

) – (A2 –

A3)

Màu xám, xám nâu. Trạng thái chảy

Một số chỉ tiêu địa kĩ thuật:

a1-2 = 0,036 ÷ 0,043 (cm2/kG), TB:

0,038 (cm2/kG)

φ = 9°18’ ÷ 12°05’, TB: 11°12’

C = 0,021 ÷ 0,027 (kG/cm2), TB:

0,023 (kG/cm2)

Pc = 0,60 ÷ 0,70 (kG/cm2), TB: 0,67

(kG/cm2)

Cv = 8,25 ÷ 10,51 (x10-4

cm/s), TB:

9,40 (x10-4

cm/s)

N = 2 ÷ 4 (búa/30cm); TB: 3

(búa/30cm)

Eo= 32,22 (kG/cm2)

Ro= 0,49 (kG/cm2)

Phân loại cấp độ: Đất tƣơng đối yếu

đến yếu (A2 – A3).

9

9. Tƣớng bùn bãi triều (amtfmQ22-3

)

Màu xám, xám nâu. Cấu tạo phân lớp hạt

đậu

Thành phần độ hạt: Cát = 5,4 ÷ 9,2% TB:

7,0%; Bột = 51,8 ÷ 55,6%, TB: 52,3%; Sét

= 37,8 ÷ 42,2%, TB: 40,7%.

Các thông số độ hạt: Md = 0,004 – 0,007

mm, TB: 0,006 mm; So = 3,12 – 3,86, TB:

3,55; Sk = 0,78 – 0,95, TB: 0,82

Các thông số địa hóa môi trƣờng: pH =

6,8 ÷ 7,23, TB: 7,02; Eh = 23 ÷ 62 (mV);

Kt = 0,81 ÷ 1,16, TB: 0,92; Fe2+

S/Corg =

0,10 ÷ 0,15, TB: 0,12.

Hàm lƣợng khoáng vật sét: Kaolinit = 25

÷ 35%, TB: 29%; hydromica = 35 ÷ 40%,

TB: 37%; mon. = 15 ÷ 20%, TB: 17%.

9. Bùn sét (amtfmQ22-3

) – (A1 – A2)

Màu xám, xám nâu; trạng thái chảy

Một số chỉ tiêu địa kĩ thuật:

a1-2 = 0,106 ÷ 0,132 (cm2/kG), TB:

0,116 (cm2/kG)

φ = 1°15’ ÷ 3°38’, TB: 2°16’

C = 0,023 ÷ 0,045 (kG/cm2), TB:

0,032 (kG/cm2)

Pc = 0,44 ÷ 0,53 (kG/cm2), TB: 0,49

(kG/cm2)

Cv = 3,52 ÷ 4,51 (x10-4

cm/s), TB:

4,33 (x10-4

cm/s)

N = 0 ÷ 1 (búa/30cm)

Eo= 9,58(kG/cm2); Ro = 0,30(kG/cm

2)

Phân loại cấp độ: Đất yếu đến rất

yếu (A1 – A2)

Page 111: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

98

10

10. Tƣớng cát lẫn sạn lạch triều

(amtcQ22-3

)

Màu xám. Phân lớp xiên chéo

Thành phần độ hạt: Cát = 90,2 ÷ 95%,

TB: 90,6%; Bột = 5,3 ÷ 8,7%, TB: 7,1%;

Sạn = 1,2 ÷ 4,8%, TB: 2,3%

Các thông số độ hạt: Md = 0,15 ÷ 0,45

mm, TB: 0,31mm; So = 1,6 ÷ 2,5, TB: 1,82;

Sk = 0.92 – 1,24, TB: 1,16

Thành phần khoáng vật vụn: Thạch anh =

60 ÷ 85%, TB: 64%; mảnh đá = 15 ÷ 20%,

TB: 17%; fenspat = 10 ÷ 15%, TB: 12%

10. Cát (amtcQ22-3

) – (A2 – A3)

Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn,

hạt trung lẫn ít sạn. Màu xám, kết cấu

xốp.

Một số chỉ tiêu địa kĩ thuật:

= 2,64 ÷ 2,66 (g/cm3), TB: 2,65

(g/cm3).

N = 4 ÷ 6 (búa/30cm), TB: 5

(búa/30cm).

Ro = 0,33 (kG/cm2).

Phân loại cấp độ: Đất yếu (A2 –

A3).

11

11. Tƣớng cát cồn cát cửa sông

(amsbQ22-3

)

Màu xám, xám nâu

Thành phần độ hạt: Cát = 90,0 ÷ 98,5%,

TB: 94,2%; Bột = 1,5 ÷ 9,2%, TB: 5,8%

Các thông số độ hạt: Md = 0,22 ÷ 0,26

mm, TB: 0,24 mm; So = 1,25 ÷ 1,58, TB:

1,41; Sk = 0,91 ÷ 1,26, TB: 1,15

Thành phần khoáng vật vụn: Thạch anh =

75,3 ÷ 85,6%, TB: 80,2%; fenspat = 5,5 ÷

10,7%, TB: 7,8%; mảnh đá = 4,5 ÷ 7,5%,

TB: 5,8%

11. Cát (amsbQ22-3

) – (A2 – A3)

Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn

lẫn ít hạt trung. Màu xám, xám nâu;

kết cấu xốp.

Một số chỉ tiêu địa kĩ thuật:

= 2,64 ÷ 2,66 (g/cm3), TB: 2,65

(g/cm3)

N30 = 5 ÷ 6 (búa/30cm); TB: 5

(búa/30cm)

Ro = 0,33 (kG/cm2)

Phân loại cấp độ: Đất yếu (A2 – A3)

12

12. Tƣớng bùn cửa sông estuary

(meQ22-3

)

Màu xám, xám nâu đến xám đen. Phân

lớp song song

Thành phần độ hạt: Cát = 2,5 ÷ 9,1%,

TB: 5,6%; Bột = 36,9 ÷ 54,8%, TB: 51,2%;

Sét = 34,7 ÷ 45,9%, TB: 43,2%.

Các thông số độ hạt: Md = 0,0035 ÷ 0,015

mm, TB: 0,0072 mm; So = 2,63 ÷ 3,55, TB:

3,02; Sk = 0,78 ÷ 1,11, TB: 0,88

Các thông số địa hóa môi trƣờng: pH =

7,6 ÷ 8,2, TB: 7,92; Eh = 26 ÷ 66, TB: 55

(mV)

Hàm lƣợng khoáng vật sét: Kaolinit = 27

÷ 39%, TB: 31%; hydromica = 32 ÷ 41%,

TB: 39%; monmorilonit = 12 ÷ 21%, TB:

15%

12. Bùn sét (meQ22-3

) – (A1)

Màu xám, xám nâu đến xám đen;

trạng thái chảy

Một số chỉ tiêu địa kĩ thuật:

a1-2 = 0,122 ÷ 0,146 (cm2/kG), TB:

0,128 (cm2/kG)

φ = 0°47’ ÷ 2°08’, TB: 1°36’

C = 0,022 ÷ 0,027 (kG/cm2), TB:

0,023 (kG/cm2)

Pc = 0,43 ÷ 0,48 (kG/cm2), TB: 0,45

(kG/cm2)

Cv = 2,92 ÷ 3,41 (x10-4

cm/s), TB:

3,39 (x10-4

cm/s)

N = 0 ÷ 1 (búa/30cm)

Eo= 9,08 (kG/cm2)

Ro = 0,25 (kG/cm2)

Phân loại cấp độ: Đất yếu (A1)

13

13. Tƣớng bùn cát đầm lầy cửa sông

(ambQ22-3

)

Màu xám, xám nâu đôi chỗ xám đen.

Thành phần độ hạt: Cát = 18,6 ÷ 26,5%,

TB: 23,3%; Bột = 49,8 ÷ 55,3%, TB:

53,5%; Sét = 14,7 ÷ 26,4%, TB: 23,2%

13. Bùn sét pha (ambQ22-3

) – (A2)

Màu xám, xám nâu đôi chỗ xám

đen; trạng thái chảy

Một số chỉ tiêu địa kĩ thuật:

a1-2= 0,044 ÷ 0,063 (cm2/kG), TB:

0,055 (cm2/kG)

Page 112: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

99

Các thông số độ hạt: Md = 0,006 ÷ 0,01

mm, TB: 0,008; So = 2,45 ÷ 3,12, TBTB:

2,67; Sk = 0,82 ÷ 1,21, TB: 0,96

Các thông số địa hóa môi trƣờng: pH =

4,2 ÷ 5,5, TB: 4,7; Eh = - 40 ÷ 10 (mV),

TB: - 8 (mV); Kt = 0,7 ÷ 0,8, TB: 0,75;

Fe2+

S/corg = 0,08 ÷ 0,15, TB: 0,11

Hàm lƣợng khoáng vật sét: Kaolinit = 40

÷ 45%, TB: 42%; hydromica = 20 ÷ 35%,

TB: 28%; monmorilonit = 15 ÷ 20%, TB:

17%

φ = 5°05’ ÷ 8°36’, TB: 5°52’

C = 0,033 ÷ 0,046 (kG/cm2), TB:

0,041 (kG/cm2)

Pc = 0,51 ÷ 0,62 (kG/cm2), TB: 0,56

(kG/cm2)

Cv = 6,01 ÷ 9,68 (x10-4

cm/s), TB:

6,40 (x10-4

cm/s).

N = 0 ÷ 2 (búa/30cm); TB: 1

(búa/30cm)

Eo= 24,24 (kG/cm2)

Ro = 0,41 (kG/cm2)

Phân loại cấp độ: Đất yếu (A2)

14

14. Tƣớng bùn cát đồng bằng châu thổ

(amdpQ22-3

)

Màu xám, xám nâu. Phân lớp song song.

Thành phần độ hạt: Cát = 15,7 ÷ 22,5%,

TB: 19,8%; Bột = 48,9 ÷ 85,5%, TB:

54,2%; Sét = 23,0 ÷ 27,9%, TB: 26,0%

Các thông số độ hạt: Md = 0,012 ÷ 0,082

mm, TB: 0,051 mm; So = 2,33 ÷ 3,68, TB:

2,92; Sk = 0,71 ÷ 0,95, TB: 0,81

Các thông số địa hóa môi trƣờng: pH =

6,6 ÷ 7,2, TB: 6,9; Eh = 55 ÷ 82, TB: 76

(mV), Kt = 0,55 ÷ 0,71, TB: 0,64,

Fe2+S/corg = 2,55 ÷ 2,92, TB: 2,76

Hàm lƣợng khoáng vật sét: Kaolinit = 35

÷ 43%, TB: 39%; hydromica = 26 ÷ 39%,

TB: 33%; monmorilonit = 12 ÷ 17%, TB:

15%

14. Bùn sét pha (amdpQ22-3

) – (A2)

Màu xám, xám nâu; trạng thái chảy

Một số chỉ tiêu địa kĩ thuật:

a1-2 = 0,056 ÷ 0,763 (cm2/kG), TB:

0,061 (cm2/kG)

φ = 3°44’ ÷ 6°18’, TB: 5°02’

C = 0,036 ÷ 0,044 (kG/cm2), TB:

0,037 (kG/cm2)

Pc = 0,49 ÷ 0,56 (kG/cm2), TB: 0,53

(kG/cm2)

Cv = 5,25 ÷ 7,40 (x10-4

cm/s), TB:

5,53 (x10-4

cm/s)

N = 0 ÷ 1 (búa/30cm); TB: 1

(búa/30cm)

Eo= 23,09 (kG/cm2)

Ro = 0,39 (kG/cm2)

Phân loại cấp độ: Đất yếu (A2)

Nhƣ vậy, theo thứ tự từ trên xuống dƣới, trong khu vực nghiên cứu bao gồm

các tƣớng trầm tích tƣơng ứng với các lớp đất đƣợc thể hiện dƣới đây (Bảng 3.4).

Từ kết quả trên (Bảng 3.3, 3.4), tƣơng quan tƣớng trầm tích Holocen với

phân loại đất trong địa chất công trình đƣợc thiết lập và thể hiện điểm chính sau:

- Các tƣớng trầm tích Holocen giữa – muộn (Q22-3

): Các lớp đất có cấp độ từ

rất yếu đến tƣơng đối yếu (A1, A1 – A2, A2, A2 – A3); trạng thái chảy đối với đất

loại sét, á sét và kết cấu xốp đối với đất loại cát, á cát. Các tƣớng trầm tích Holocen

sớm – giữa (Q21-2

): Các lớp đất có cấp độ tƣơng đối yếu (A3) ở trạng thái dẻo chảy

đôi chỗ dẻo mềm đối với đất loại sét, kết cấu xốp đến chặt vừa đối với đất loại cát.

- Xét trong cùng một loại đất: Sét ↔ sét, á sét ↔ á sét, á cát ↔ á cát, cát ↔

cát, các tƣớng trầm tích có tuổi trẻ hơn thì yếu hơn so với các tƣớng trầm tích có

Page 113: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

100

tuổi cổ hơn về khả năng đáp ứng cƣờng độ chịu tải nền đất và có xu hƣớng tốt dần

theo chiều sâu (Bảng 3.4).

- Xét trong cùng một giai đoạn thành tạo trầm tích Holocen (trầm tích

Holocen sớm – giữa hoặc trầm tích Holocen giữa – muộn), các tƣớng trầm tích có

hàm lƣợng, kích thƣớc hạt cát càng tăng (thô dần lên), chuyển từ đất loại sét → á sét

→ á cát → cát, thì cƣờng độ chịu tải của đất có xu hƣớng tốt lên bùn sét → bùn sét

pha → cát pha → cát (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Loại đất và trạng thái các tƣớng trầm tích Holocen

Tuổi Tƣớng trầm tích Loại đất và trạng thái Cấp độ đất

Bùn cát đồng bằng châu thổ

(amdpQ22-3

) Bùn sét pha; trạng thái chảy A2

Bùn cát đầm lầy cửa sông

(ambQ22-3

) Bùn sét pha; trạng thái chảy A2

Bùn cửa sông estuary

(meQ22-3

) Bùn sét; trạng thái chảy A1

Cát cồn cát cửa sông

(amsbQ22-3

) Cát hạt mịn; kết cấu xốp A2 - A3

Cát lẫn sạn lạch triều

(amtcQ22-3

)

Cát hạt mịn, lẫn sạn, bột; kết

cấu xốp A2 – A3

Bùn bãi triều

(amtfmQ22-3

) Bùn sét; trạng thái chảy A1 - A2

Cát bùn bãi triều

(amtfsmQ22-3

) Cát pha; trạng thái chảy A2 –A3

Cát bãi triều (amtfsQ22-3

) Cát hạt mịn, trung; kết cấu

xốp A2 - A3

Bùn cát tiền châu thổ

(amdfQ22-3

) Bùn sét pha; trạng thái chảy A2

Holocen

giữa -

muộn

(Q22-3

)

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) Bùn sét; trạng thái chảy A2

Bùn estuary - vũng vịnh

(mebQ21-2

)

Sét dẻo chảy đôi chỗ dẻo

mềm A3

Cát lẫn sạn bãi triều

(mtfQ21-2

)

Cát hạt trung, mịn lẫn sạn;

kết cấu xốp đến chặt vừa A3

Cát sạn lạch triều

(mtcQ21-2

)

Cát hạt mịn, sạn lẫn bột; kết

cấu xốp đến chặt vừa A3

Holocen

sớm –

giữa

(Q21-2

) Bùn đầm lầy ven biển

(mbQ21-2

)

Sét dẻo chảy đôi chỗ dẻo

mềm A3

R

- Trong cùng một lớp đất có nhiều hơn một tƣớng trầm tích Holocen (Bảng

3.4). Các tƣớng trầm tích có các chỉ tiêu cơ lý nhƣ nhau, nằm liền kề nhau, gộp vào

một đơn nguyên địa chất công trình.

Page 114: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

101

Chƣơng 4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH

HOLOCEN VÀ CÁC SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

4.1. PHÂN VÙNG TRẦM TÍCH HOLOCEN

4.1.1. Tiêu chí phân vùng

Tiêu chí phân vùng trầm tích Holocen đƣợc thể hiện trong Bảng 4.:

Bảng 4.1. Tiêu chí phân vùng trầm tích Holocen

STT Khu vực

nghiên cứu Tiêu chí

1 Vùng

- Đặc điểm phân bố các tƣớng trầm tích Holocen giữa -

muộn đặc trƣng

- Độ sâu đáy và bề dày trầm tích Holocen

2 Phụ vùng

- Việc phân chia các phụ vùng dựa vào các tiêu chí theo thứ

tự ƣu tiên nhƣ sau:

+ Loại tƣớng trầm tích lộ trên bề mặt

+ Cấp độ đất yếu của tƣớng trầm tích lộ trên bề mặt

+ Bề dày và phạm vi phân bố tƣớng trầm tích trên bề mặt

- Trên cơ sở đó, các phụ vùng đƣợc phân chia cụ thể:

+ Trong một vùng, với sự xuất hiện cùng một loại tƣớng

trầm tích lộ trên bề mặt, thuộc loại đất yếu có cấp độ từ rất yếu

đến yếu (A1 - A2), bề dày tƣơng đối lớn so với các tƣớng trầm

tích cùng lộ trên bề mặt, có phạm vi phân bố tƣơng đối rộng thì

đƣợc xếp vào một phụ vùng.

+ Phụ vùng khác bao gồm một hoặc nhiều tƣớng trầm tích

còn lại, thuộc loại đất có cấp độ đất từ yếu đến tƣơng đối yếu

(A2 – A3).

3 Khu

Khu đƣợc khoanh định từ các vị trí có cùng một kiểu mặt

cắt trầm tích – địa chất công trình, cụ thể:

- Các tƣớng trầm tích liền kề nhau theo chiều thẳng đứng

trong cùng mặt cắt có cùng loại đất và các chỉ tiêu cơ lý tƣơng

đƣơng nhau đƣợc gộp vào một đơn nguyên địa chất công trình

- Sự tƣơng đồng về trật tự phân bố các đơn nguyên địa chất

công trình giữa các mặt cắt trong các phụ vùng với nhau

4.1.2. Kết quả phân vùng trầm tích Holocen

Từ Bảng 4.1, trầm tích Holocen khu vực biển thành phố Hải Phòng đƣợc

phân thành 3 vùng, 7 phụ vùng, 18 khu, ứng với 18 kiểu mặt cắt trầm tích – địa chất

công trình và đƣợc thể hiện các sơ đồ dƣới đây (Hình 4.1).

Page 115: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

102

Hình 4.1. Sơ đồ minh họa phân vùng trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu

Trong khu vực nghiên cứu, tại bán đảo Đồ Sơn xuất hiện đá gốc hệ tầng Đồ

Sơn lộ ngay trên bề mặt địa hình, phân bố chủ yếu trên đất liền dọc theo đƣờng bờ

biển, một phần ở biển ven bờ (đảo Hòn Dấu), đặc trƣng bởi cát kết dạng quarzit, cát

kết, bột kết màu nâu, nâu đỏ. Đây là nơi không có hoạt động trầm tích, do đó, luận

án không tiến hành nghiên cứu.

4.1.2.1. Vùng 1

Vùng châu thổ điển hình, đƣợc đặc trƣng bởi các tƣớng trầm tích châu thổ

(chân châu thổ, tiền châu thổ) phát triển liên tục từ đất liền ra biển và có đáy

Holocen sâu hơn so với các vùng khác. Vùng này phân bố từ khu vực phía bắc sông

Lạch Tray đến sông Thái Bình bao quanh Vùng 2 có đáy Holocen nhô cao.

Địa tầng vùng đặc trƣng châu thổ đƣợc thể hiện trên mặt cắt tƣớng trầm tích

theo các tuyến 3 – 3, 6 – 6, 7 – 7 và 8 – 8 (Hình 3.7, 3.10, 3.11, 3.12).

a. Phân chia các phụ vùng, các kiểu mặt cắt trầm tích – địa chất công trình:

Dựa vào Bảng 4.1, vùng 1 đƣợc chia thành 03 phụ vùng (Hình 4.2, 4.3).

- Phụ vùng 1.1: Đặc trƣng bởi tƣớng bùn bãi triều (amtfmQ22-3

) phủ ngay trên

bề mặt, thuộc loại đất yếu nhất trong vùng, cấp độ từ rất yếu đến yếu (A1 – A2), có

phạm vi phân bố tƣơng đối rộng trong vùng. Xác định đƣợc 03 khu, 05 kiểu mặt cắt

đặc trƣng, ứng với 03 kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình.

Page 116: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

103

- Phụ vùng 1.2: Đặc trƣng bởi các tƣớng trên bề mặt, nhƣ: Cát sạn lạch triều,

cát bãi triều, cát cồn cát cửa sông và bùn cát đồng bằng châu thổ; các tƣớng trầm

tích này thuộc loại đất yếu có cấp độ khá hơn so với phụ vùng 2.1, từ yếu đến tƣơng

đối yếu (A2 – A3). Xác định đƣợc 05 khu, ứng với 05 kiểu mặt cắt trầm tích

Holocen – địa chất công trình.

Hình 4.2. Sơ đồ phân vùng trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu

Page 117: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

104

- Phụ vùng 1.3: Đƣợc xác định theo tài liệu minh giải địa chấn nông phân

giải cao. Đƣợc đặc trƣng bởi tƣớng bùn cát tiền châu thổ. Xác định đƣợc

01 khu, 02 kiểu mặt cắt trầm tích, ứng với 01 mặt cắt trầm tích Holocen –

địa chất công trình.

Hình 4.3. Các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 1)

Page 118: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

105

Hình 4.3. Các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 1) (tiếp)

Từ kết quả trên, đặc điểm các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công

trình trong các khu, phụ vùng, đƣợc thể hiện trong (Bảng 4.2).

Page 119: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

106

Bảng 4.2. Đặc điểm các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 1)

- Vùng 1 – Phụ vùng 1.1

Các kiểu mặt cắt đặc trƣng trầm tích Holocen Các kiểu mặt cắt đặc trƣng địa chất công trình

Phụ

vùng

Khu/

Kiểu

mặt

cắt

Tƣớng trầm tích

Số

lƣợng

tƣớng

Bề dày (m)

Các lớp đất

Số

lƣợng

lớp

Đặc điểm Từ Đến TB

1.1

1.1.1

Bùn bãi triều

(amtfmQ22-3

)

5

2,2 7,5 3,9 Bùn sét (amtfmQ22-3

)

4

- Phân bố chủ yếu 03 phƣờng Tràng Cát, Thành Tô,

Nam Hải, quận Hải An và kéo dài theo hƣớng từ

đƣờng 353 từ cầu Rào – Đồ Sơn đến ranh giới quận

Dƣơng Kinh – Đồ Sơn và cửa sông Văn Úc.

- Xác định đƣợc 05 tƣớng trầm tích, ứng 04 lớp đất

trong địa chất công trình. Các lớp đất có bề dày thay

đổi mạnh (1,1 ÷ 11,3 m); bề dày TB lớn nhất 6,3 m là

lớp bùn sét pha (amdfQ22-3

), nhỏ nhất 3,9 m là lớp bùn

sét (amtfmQ22-3

).

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2.

- Bề dày TB (Q22-3

): 16,2 m; (Q21-2

): 4,6 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 20,8 m.

Bùn cát tiền châu

thổ (amdfQ22-3

) 2,5 11,3 6,3

Bùn sét pha

(amdfQ22-3

)

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) 2,3 9,8 6,1 Bùn sét (ampdQ2

2-3)

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 1,1 8,2

4,6 Sét (meb, mbQ21-2

)

Bùn đầm lầy ven

biển (mbQ21-2

) 3,2 6,1

1.1.2

Bùn bãi triều

(amtfmQ22-3

)

5

3,5 4,7 4,1 Bùn sét (amtfmQ22-3

)

5

- Phân bố rải rác cửa sông Văn Úc và hƣớng ra biển

- Xác định đƣợc 05 tƣớng trầm tích, ứng với 05 lớp

đất trong địa chất công trình. Trong đó, lớp sét (mbQ21-

2) bề dày thay đổi mạnh nhất (1,8 ÷ 7,5 m); bề dày TB

các lớp thay đổi 2,4 ÷ 4,6 m.

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2.

- Bề dày TB (Q22-3

): 14,0 m.

- Bề dày TB (Q21-2

): 2,7 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 16,7 m.

Cát còn cát cửa sông

(amsbQ22-3

) 2,0 2,8 2,4 Cát (amsbQ2

2-3)

Bùn cát tiền châu

thổ (amdfQ22-3

) 2,8 6,4 4,6

Bùn sét pha

(amdfQ22-3

)

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) 2,5 3,2 2,9 Bùn sét (ampdQ2

2-3)

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 2,0 3,3 2,7 Sét (mebQ2

1-2)

Page 120: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

107

1.1.3

Bùn bãi triều

(amtfmQ22-3

)

6

1,8 7,5 5,0 Bùn sét (amtfmQ22-3

)

5

- Phân bố chủ yếu ở biển ven bờ huyện Tiên Lãng,

Kiến Thụy – Đồ Sơn.

- Xác định đƣợc 06 tƣớng trầm tích, ứng với 05 lớp

đất trong địa chất công trình. Bề dày TB các lớp đất

tƣơng đối đồng đều, riêng lớp cát (mtf, mtcQ21-2

) có bề

dày tƣơng đối mỏng (0,9 m).

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2

- Bề dày TB (Q22-3

): 16,4 m.

- Bề dày TB (Q21-2

): 4,9 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 21,3 m.

Bùn cát tiền châu

thổ (amdfQ22-3

) 4,4 9,2 6,5

Bùn sét pha

(amdfQ22-3

)

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) 3,0 7,8 4,9 Bùn sét (ampdQ2

2-3)

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 1,5 9,7 4,0 Sét (mebQ2

1-2)

Cát lẫn sạn bãi triều

(mtfQ21-2

) 0,4 0,7

0,9 Cát (mtf, mtcQ21-2

) Cát lẫn sạn lạch

triều (mtcQ21-2

) 2,7 2,7

b. Vùng 1 – Phụ vùng 1.2

Các kiểu mặt cắt đặc trƣng trầm tích Holocen Các kiểu mặt cắt đặc trƣng địa chất công trình

Phụ

vùng

Khu/

Kiểu

mặt

cắt

Tƣớng trầm tích

Số

lƣợn

g

tƣớn

g

Bề dày (m)

Các lớp đất

Số

lƣợng

lớp

Đặc điểm Từ Đến TB

1.2 1.2.1

Bùn cát đồng bằng

châu thổ (amdpQ22-3

)

7

1,4 5,8 3,8 Bùn sét pha

(amdp, ambQ22-3

)

5

- Phân bố chủ yếu trên đất liền ven biển huyện Tiên

Lãng, Kiến Thụy – Đồ Sơn.

- Xác định đƣợc 07 tƣớng trầm tích Holocen, ứng với

05 lớp đất trong địa chất công trình. Bề dày TB các lớp

đất thay đổi không đáng kể 2,9 ÷ 3,8 m. Tuy nhiên, bề

dày lớp bùn sét pha (ambQ22-3

) thay đổi lớn 1,0 ÷ 7,0

m, lớp sét (meb Q21-2

) thay đổi 1,0 ÷ 6,3 m.

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2.

- Bề dày TB (Q22-3

): 17,6 m.

- Bề dày TB (Q21-2

): 2,9 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 20,5 m.

Bùn cát đầm lầy cửa

sông (ambQ22-3

) 1,0 7,0 3,7

Cát cồn cát cửa sông

(amsbQ22-3

) 2,5 4,0 3,4

Cát hạt mịn, trung

(amsbQ22-3

)

Bùn cát tiền châu thổ

(amdfQ22-3

) 2,8 4,1 3,6

Bùn sét pha

(amdfQ22-3

)

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) 1,9 4,4 3,1 Bùn sét (ampdQ2

2-3)

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 1,0 6,3 2,9 Sét (meb, mbQ2

1-2)

Page 121: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

108

Bùn đầm lầy ven

biển (mbQ21-2

) 3,6 3,6

1.2.2

Cát bãi triều

(amtfsQ22-3

)

7

1,0 3,4

1,9 Cát

(amtfs, amtcQ22-3

)

5

- Kiểu mặt cắt này phân bố trên diện rộng ở biển ven

bờ huyện Tiên Lãng và nằm ở phần xa nhất tuyến quai

đê lấn biển dự kiến xây dựng.

- Xác định đƣợc 07 tƣớng trầm tích Holocen, ứng với

05 lớp đất trong địa chất công trình.

- Lớp sét (meb, mbQ21-2

) có bề dày TB lớn nhất 10,3

m, lớp cát (amtfs, amtcQ22-3

) có bề dày TB nhỏ nhất

1,9 m; lớp sét (mebQ21-2

) có bề dày thay đổi rất mạnh

1,3 ÷ 20,2 m.

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2.

- Bề dày TB (Q22-3

): 17,4 m.

- Bề dày TB (Q21-2

): 10,3 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 27,7 m.

Cát lẫn sạn lạch triều

(amtcQ22-3

) 0,5 1,6

Bùn bãi triều

(amtfmQ22-3

) 2,2 5,2 3,1 Bùn sét (amtfmQ2

2-3)

Bùn cát tiền châu thổ

(amdfQ22-3

) 3,7 7,7 5,2

Bùn sét pha

(amdfQ22-3

)

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) 3,9 10,2 7,2 Bùn sét (ampdQ2

2-3)

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 1,3 20,2

10,3 Sét (meb, mbQ21-2

) Bùn đầm lầy ven

biển (mbQ21-2

) 2,3 5,2

1.2.3

Cát bãi triều

(amtfsQ22-3

)

8

1,8 5,0

3,8 Cát

(amtfs, amtcQ22-3

)

6

- Phân bố phạm vi nhỏ nằm ở biển ven bờ huyện

Tiên Lãng giáp với cửa sông Thái Bình và đƣợc bao

quanh bởi kiểu mặt cắt 1.2.2.

- Xác định đƣợc 08 tƣớng trầm tích Holocen ứng với

06 lớp đất trong địa chất công trình.

- Lớp sét (mebQ21-2

) có bề dày thay đổi rất mạnh 1,9

÷ 15,8 m, các lớp còn lại thay đổi 1,2 ÷ 5,3 m.

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2

- Bề dày TB (Q22-3

): 23,7 m.

- Bề dày TB (Q21-2

): 1,2 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 24,9 m.

Cát lẫn sạnh lạch

triều (amtcQ22-3

) 1,0 1,0

Bùn bãi triều

(amtfmQ22-3

) 1,4 5,8 4,0 Bùn sét (amtfmQ2

2-3)

Bùn cát tiền châu thổ

(amdfQ22-3

) 4,2 7,0 5,3

Bùn sét pha

(amdfQ22-3

)

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) 3,6 4,3 4,0 Bùn sét (ampdQ2

2-3)

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 1,9 15,8 6,6 Sét (mebQ2

1-2)

Cát lẫn sạn bãi triều

(mtfQ21-2

) 0,5 0,5

1,2 Cát lẫn sạn

(mtf, mtcQ21-2

) Cát lẫn sạn lạch triều

(mtcQ21-2

) 2,5 2,5

Page 122: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

109

1.2.4

Cát bãi triều

(amtfsQ22-3

)

8

1,3 1,6 1,5 Cát (amtfsQ22-3

)

6

- Phân bố không tập trung với phạm vi nhỏ nằm rải

rác ở hai đầu cửa sông Văn Úc, Thái Bình đổ ra biển

và đƣợc bao quanh bởi kiểu mặt cắt 1.2.2.

- Xác định đƣợc 08 tƣớng trầm tích Holocen ứng với

06 lớp đất trong địa chất công trình.

- Lớp có bề dày TB lớn nhất 8,4 m là lớp sét (meb,

mbQ21-2

), bề dày nhỏ nhất 1,5 m là lớp cát (amtfsQ22-3

)

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2.

- Bề dày TB đất (Q22-3

): 19,8 m.

- Bề dày TB (Q21-2

): 8,4 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 28,2 m.

Bùn bãi triều

(amtfmQ22-3

) 5,0 5,0 5,0 Bùn sét (amtfmQ2

2-3)

Cát lẫn sạn lạch triều

(amtcQ22-3

) 2,9 5,1

4,6 Cát (amtc, amsbQ22-3

) Cát cồn cát cửa sông

(amsbQ22-3

) 1,1 1,1

Bùn cát tiền châu thổ

(amdfQ22-3

) 4,0 4,2 4,1

Bùn sét pha

(amdfQ22-3

)

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) 2,9 6,2 4,6 Bùn sét (ampdQ2

2-3)

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 4,2 5,4

8,4 Sét (meb, mbQ21-2

) Bùn đầm lầy ven

biển (mbQ21-2

) 7,1 7,1

1.2.5

Cát bãi triều

(amtfsQ22-3

)

7

6,0 6,0

5,2

Cát

(amtfs, amsb,

amtcQ22-3

)

4

- Phân bố phạm vi nhỏ nằm rải rác ở 03 xã Đông

Hƣng, Tiên Hƣng và xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng,

bao quanh là kiểu mặt cắt 1.2.1.

- Xác định đƣợc 07 tƣớng trầm tích Holocen ứng với

04 lớp đất trong địa chất công trình.

- Lớp sét (meb, mbQ21-2

) có bề dày TB lớn nhất 6,7

m, lớp bùn sét (ampdQ22-3

) bề dày TB nhỏ nhất 4,3 m.

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2

- Bề dày TB (Q22-3

): 115,6 m.

- Bề dày TB (Q21-2

): 6,7 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 22,3 m.

Cát cồn cát cửa sông

(amsbQ22-3

) 1,2 1,2

Cát lẫn sạn lạch triều

(amtcQ22-3

) 3,1 3,1

Bùn cát tiền châu thổ

(amdfQ22-3

) 5,9 6,3 6,1

Bùn sét pha

(amdfQ22-3

)

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) 3,0 5,6 4,3 Bùn sét (ampdQ2

2-3)

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 3,4 10,0

6,7 Sét (meb, mbQ21-2

) Bùn đầm lầy ven

biển (mbQ21-2

) 2,1 2,1

1.2.6 Bùn cát đồng bằng

châu thổ (amdpQ22-3

) 5 0,7 1,7 7,1

Bùn sét pha

(amdp, amdfQ22-3

) 3

- Phân bố ở trung tâm quận Hải An, phần lớn quận

Dƣơng Kinh và Kiến Thụy.

Page 123: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

110

Bùn cát tiền châu thổ

(amdfQ22-3

) 3,1 8,9

- Xác định đƣợc 05 tƣớng trầm tích ứng với 03 lớp

đất trong địa chất công trình. Lớp sét (meb, mbQ21-2

)

có bề dày TB lớn nhất 14,4 m, nhỏ nhất 6,7 m lớp bùn

sét (ampdQ22-3

).

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2

- Bề dày TB (Q22-3

): 15,6 m.

- Bề dày TB (Q21-2

): 6,7 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 22,3 m.

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) 6,0 7,5 6,7 Bùn sét (ampdQ2

2-3)

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 7,0 7,7

14,4 Sét (meb, mbQ21-2

) Bùn đầm lầy ven

biển (mbQ21-2

) 2,0 4,3

c. Vùng 1 – Phụ vùng 1.3

1.3 1.3.1

Bùn cát tiền châu

thổ (amdfQ22-3

)

4

4,8 8,4 6,8 Bùn sét pha

(amdfQ22-3

)

3

- Đây là kiểu mặt cắt đƣợc xác định qua việc minh

giải băng địa chấn nông phân giải cao nằm ở biển bao

trùm toàn bộ vùng biển nghiên cứu.

- Xác định đƣợc 04 tƣớng ứng với 03 lớp đất trong

địa chất công trình. Lớp bùn sét (ampdQ22-3

) có bề dày

TB lớn nhất 13,8 m, nhỏ nhất 6,8 m là lớp Bùn sét pha

(amdfQ22-3

).

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2.

- Bề dày TB (Q22-3

): 20,6 m..

- Bề dày TB (Q21-2

): 12,6 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 33,2 m.

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) 6,0 19,2 13,8 Bùn sét (ampdQ2

2-3)

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 4,8 6,0

12,6 Sét (meb, mbQ21-2

) Bùn đầm lầy ven

biển (mbQ21-2

) 4,8 8,4

Page 124: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

111

b. Đặc điểm nền đất vùng 1: Từ kết quả trên (Bảng 4.2), trong vùng có sự

xuất hiện của 11 tƣớng trầm tích và đã xác định 08 đơn nguyên địa chất công trình.

Từ trên xuống dƣới, các lớp đất có đặc điểm:

(1) Lớp cát (amtfs, amtc, amsbQ22-3

): Phân bố chủ yếu ở biển ven bờ huyện

Tiên Lãng và cửa sông Văn Úc, lộ trên bề mặt, gặp ở các mặt cắt kiểu 1.2.2, kiểu

1.2.3, kiểu 1.2.4 và kiểu 1.2.5. Bề dày: 0,5 ÷ 7,2 m, TB: 2,6 m. Thành phần chủ yếu

cát hạt mịn, ít hạt trung và sạn nhỏ; kết cấu xốp (Bảng 3.2); Đôi chỗ xen kẹp dải

bùn sét, cát pha mỏng (bề dày: 2,0 ÷ 5,0 cm). Đất thuộc loại yếu đến tƣơng đối yếu

(A2 – A3).

(2) Lớp bùn sét (amtfmQ22-3

): Gặp hầu hết ở các kiểu mặt cắt, trong đó, ở phụ

vùng 1.1, lớp lộ ngay trên bề mặt, phân bố dọc cửa sông Lạch Tray hƣớng ra biển

và lân cận quận Đồ Sơn. Bề dày: 1,4 ÷ 7,5 m, TB: 4,0 m. Thành phần chủ yếu là

bột, sét; trạng thái chảy (Bảng 3.2). Đất thuộc loại yếu đến rất yếu (A1 – A2).

(3) Lớp bùn sét pha (ambQ22-3

): Phân bố dọc sông Văn Úc từ xã Tân Trào

đến giáp ranh quận Đồ Sơn, chỉ gặp ở phụ vùng 1.2, mặt cắt kiểu 1.2.1. Bề dày thay

đổi mạnh: 1,0 ÷ 7, 0 m, TB: 3,7 m. Thành phần chủ yếu là bột, cát; trạng thái chảy

(Bảng 3.2). Đất thuộc loại yếu (A2).

(4) Lớp cát (amsb, amtcQ22-3

): Phân bố ở cửa sông Văn Úc hƣớng từ xã Tân

Trào ra biển và một vài chỗ ở hai đầu xa nhất của tuyến quai đê lấn biển huyện Tiên

Lãng dự kiến. Gặp ở các mặt cắt kiểu 1.1.2, 1.2.1 và 1.2.4. Bề dày: 1,1 ÷ 5,0 m, TB:

3,1 m. Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn lẫn hạt trung, đôi chỗ lẫn sạn nhỏ; đôi chõ

xen kẹp dải bùn sét mỏng (bề dày: 0,05 – 0,18 m); kết cấu xốp (Bảng 3.2). Đất

thuộc loại yếu đến tƣơng đối yếu (A2 – A3)

(5) Lớp bùn sét pha (amdfQ22-3

): Phân bố ở tất cả các kiểu mặt cắt, nằm đan

xen với các lớp đất khác, chỉ lộ ra trên bề mặt ở phạm vi nhỏ tại xã Tân Trào, huyện

Kiến Thụy. Bề dày: 2,5 ÷ 11,3 m, TB: 5,6 m. Thành phần chủ yếu là bột, cát; trạng

thái chảy (Bảng 3.2). Đây là lớp đất yếu (A2).

(6) Lớp bùn sét (ampdQ22-3

): Phân bố ở tất cả các kiểu mặt cắt trong vùng,

nằm đan xen với các lớp đất khác. Bề dày: 1,9 ÷ 10,2 m, TB: 5,3 m. Thành phần

chủ yếu là bột, sét; trạng thái chảy (Bảng 3.2). Đất thuộc loại yếu (A2).

Page 125: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

112

(7) Lớp sét (meb, mbQ21-2

): Đây là lớp đáy của trầm tích Holocen, phân bố

đều trong vùng. Bề dày lớp thay đổi rất mạnh: 1,0 ÷ 20,2 m, TB: 6,4 m và có xu

hƣớng tăng dần về cửa sông Văn Úc, sông Thái Bình. Thành phần chủ yếu bột, sét;

trạng thái dẻo chảy đôi chỗ dẻo mềm. Đất thuộc loại tƣơng đối yếu (A3).

(8) Lớp cát (mtf, mtcQ21-2

): Phân bố rải rác ở biển ven bờ huyện Tiên Lãng

và là lớp đáy của trầm tích Holocen, gặp ở các mặt cắt kiểu 1.1.3, 1.2.3. Bề dày rất

mỏng: 0,4 ÷ 0,7 m, TB: 0,5 m. Thành phần chủ yếu là cát hạt trung, hạt mịn, lẫn sạn

và đôi chỗ xen kẹp ít dải bùn sét mỏng (1,0 ÷ 2,0 cm) dƣới dạng xen kẽ; kết cấu xốp

đến chặt vừa. Đất thuộc loại tƣơng đối yếu (A3).

c. So sánh đặc điểm nền đất giữa các phụ vùng trong vùng

- Xét về bề dày và phạm vi phân bố: Bề dày trung bình trầm tích Holocen lớn

nhất trong vùng là 23,3 m. Các lớp đất thuộc phụ vùng 1.1, 1.3 ít biến động, trong

khi, các lớp đất thuộc phụ vùng 1.2 có sự biến đổi mạnh và rất phức tạp. Nhƣ vậy,

phụ vùng 1.1, 1.3 ổn định hơn so với phụ vùng 1.2.

- Xét về tính chất cơ lý và khả năng xây dựng: Các lớp đất ở trong vùng là

các lớp đất yếu, có cấp độ từ yếu – rất yếu (A1 – A2) đến tƣơng đối yếu (A3). Phụ

vùng 1.2, bao gồm các lớp đất loại cát, á cát, sét, á sét nằm đan xen với nhau; phụ

vùng 1.1, 1.3, chủ yếu là các lớp đất loại sét, á sét. Do đó, khả năng tiếp nhận tải

trọng phụ vùng 1.2 tốt hơn, nhƣng kém ổn định hơn so với phụ vùng 1.1, 1.3.

4.1.2.2. Vùng 2

Vùng châu thổ nhô cao, có đặc trƣng giống nhƣ Vùng 1 nhƣng đáy trầm tích

Holocen nằm nhô cao hơn so với các vùng khác, đặc biệt tƣớng bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) có bề dày rất mỏng. Lộ trên bề mặt là các tƣớng cát bùn bãi triều

(amtfsmQ22-3

), cát bãi triều (amtfsQ22-3

) và bùn cát đồng bằng châu thổ (amdpQ22-3

).

Địa tầng đặc trƣng vùng 2 đƣợc thể hiện trên mặt cắt tƣớng trầm tích theo

các tuyến 4 – 4, 10 – 10 (Hình 3.8, 3.14).

a. Phân chia các phụ vùng và các kiểu mặt trầm tích – địa chất công trình:

Dựa vào Bảng 4.1, vùng 2 đƣợc chia thành 02 phụ vùng (Hình 4.2, 4.4).

- Phụ vùng 2.1: Đặc trƣng bởi sự xuất hiện tƣớng bùn cát đồng bằng châu thổ

(amdpQ22-3

) lộ trên bề mặt, thuộc loại đất có cấp độ yếu (A2) và phân bố rộng nhất

Page 126: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

113

trong vùng. Xác định đƣợc 01 khu, 01 kiểu mặt cắt trầm tích, ứng với 01 kiểu mặt

cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình.

- Phụ vùng 2.2: Đặc trƣng bởi sự xuất hiện tƣớng cát bùn bãi triều

(amtfsmQ22-3

) và cát bãi triều (amtfsQ22-3

) lộ trên bề mặt, thuộc loại đất yếu có cấp

độ từ yếu đến tƣơng đối yếu (A2 – A3) và có phạm vi phân bố hẹp hơn so với phạm

vi phân bố của tƣớng bùn cát đồng bằng châu thổ (Phụ vùng 2.1). Xác định đƣợc 02

khu, 02 kiểu mặt trầm tích, ứng với 02 kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất

công trình.

Hình 4.4. Các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 2)

Từ kết quả ở trên, đặc điểm các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất

công trình đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây (Bảng 4.3).

Page 127: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

114

Bảng 4.3. Đặc điểm các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 2)

Các kiểu mặt cắt tích hợp đặc trƣng trầm tích Holocen Các kiểu mặt cắt đặc trƣng địa chất công trình

Phụ

vùng

Khu/

Kiểu

mặt

cắt

Tƣớng trầm tích

Số

lƣợng

tƣớng

Bề dày (m)

Bề dày (m)

Số

lƣợng

lớp

Đặc điểm Từ Đến TB

2.1 2.1.1

Bùn cát đồng bằng

châu thổ (amdpQ22-3

)

4

1,0 1,2 7,5 Bùn sét pha

(amdp, amdfQ22-3

)

3

- Phân bố trung tâm huyện Kiến Thụy, kéo dài phía

quận Dƣơng Kinh. Xác định đƣợc 04 tƣớng trầm tích

ứng với 03 lớp đất trong địa chất công trình. Lớp có bề

dày TB lớn nhất 7,5m bùn sét pha (amdp, amdfQ22-3

),

nhỏ nhất (1,3 m) lớp Sét (mebQ21-2

).

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2.

- Bề dày TB (Q22-3

): 12,2 m; (Q21-2

): 1,3 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 13,5m.

Bùn cát tiền châu

thổ (amdfQ22-3

) 5,8 6,9 4,1

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) 3,7 5,6 4,7 Bùn sét (ampdQ2

2-3)

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 1,0 1,6 1,3 Sét (mebQ2

1-2)

2.2

2.2.1

Cát bùn bãi triều

(amtfsmQ22-3

)

4

2,2 2,3 2,3 Cát pha (amtfsmQ2

2-

3)

4

- Phân bố trung tâm quận Đồ Sơn kéo dài về phía

đƣờng 353 đến khu vực sân gôn Đồ sơn.

- Xác định đƣợc 04 tƣớng trầm tích ứng với 04 lớp

đất trong địa chất công trình. Lớp có bề dày lớn nhất

6,5m lớp bùn sét pha (amdfQ22-3

), mỏng nhất (1,0m)

lớp sét (mebQ21-2

).

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2.

- Bề dày TB: (Q22-3

): 11,4 m; (Q21-2

): 1,0 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 12,4m.

Bùn cát tiền châu

thổ (amdfQ22-3

) 6,2 6,8 6,5

Bùn sét pha

(amdfQ22-3

)

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) 2,4 2,7 2,6 Bùn sét (ampdQ2

2-3)

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 0,9 1,0 1,0 Sét (mebQ2

1-2)

2.2.2

Cát bãi triều

(amtfsQ22-3

)

4

2,5 6,7 4,0 Cát hạt mịn

(amtfsQ22-3

)

4

- Phân bố trung tâm quận Đồ Sơn kéo dài về phía đê

biển đoạn từ Đồ Sơn đi Dƣơng Kinh và hƣớng ra biển.

- Xác định đƣợc 04 tƣớng trầm tích ứng với 04 lớp

đất trong địa chất công trình. Lớp có bề dày lớn nhất

4,1 m lớp bùn sét pha (amdfQ22-3

), lớp có bề mỏng nhất

2,3m là lớp bùn sét (ampdQ22-3

).

- Bề dày TB (Q22-3

): 10,4 m; (Q21-2

): 3,1 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 13,5m.

Bùn cát tiền châu

thổ (amdfQ22-3

) 3,3 5,0 4,1

Bùn sét pha

(amdfQ22-3

)

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) 1,7 3,4 2,3 Bùn sét (ampdQ2

2-3)

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 0,8 5,4 3,1 Sét (mebQ2

1-2)

Page 128: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

115

b. Đặc điểm nền đất vùng 2: Từ kết quả trên (Bảng 4.3), trong vùng có sự

xuất hiện của 06 tƣớng trầm tích và đã xác định đƣợc 05 đơn nguyên địa chất công

trình. Theo thứ tự từ trên xuống dƣới, các lớp đất có đặc điểm:

(1) Lớp cát (amtfsQ22-3

): Phân bố ở khu trung tâm quận Đồ Sơn kéo dài về

phía đê biển Đồ Sơn – Dƣơng Kinh và hƣớng ra biển. Là lớp phủ trên bề mặt, chỉ

gặp ở mặt cắt kiểu 2.2.2; bề dày: 2,5 ÷ 6,7 m, TB: 4,0 m. Thành phần chủ yếu là cát

hạt mịn, màu xám, xám nhạt; kết cấu xốp (Bảng 3.2). Đất thuộc loại yếu đến tƣơng

đối yếu (A2 – A3).

(2) Lớp cát pha (amtfsmQ22-3

): Lớp lộ trên bề mặt (kiểu 2.2.1), phân bố trung

tâm quận Đồ Sơn đến giáp ranh quận Dƣơng Kinh. Bề dày: 2,3 m. Thành phần là

bột, cát; trạng thái chảy (Bảng 3.2). Đất thuộc loại yếu tƣơng đối yếu (A2 – A3).

(3) Lớp bùn sét pha (amdp, amdfQ22-3

): Phân bố rộng khắp trong vùng và lộ

ngay trên bề mặt ở lân cận trung tâm huyện Kiến Thụy, quận Dƣơng Kinh. Bề dày:

3,3 ÷ 8,1 m, TB: 5,7 m. Thành phần chủ yếu là bột, cát; từ mặt lớp xuống 1,0 ÷ 1,2

m, xen kẹp nhiều dải bùn phân lớp mỏng (0.05 ÷ 0,12m), phía dƣới xen kẹp nhiều

dải cát hạt mịn (0,02 ÷ 0,2 m); đất có màu xám, xám nâu đôi chỗ xám đen; trạng

thái chảy (Bảng 3.2). Đất thuộc loại yếu (A2).

(4) Lớp bùn sét (ampdQ22-3

): Phân bố rộng khắp trong vùng. Bề dày lớp 1,7 ÷

5,6 m, TB: 3,0 m. Thành phần chủ yếu là bột, sét; màu xám, xám nâu ở phía trên,

phía dƣới chuyển dần sang màu xám, xám nhạt; trạng thái chảy (Bảng 3.2). Đất

thuộc loại yếu (A2).

(5) Lớp sét (mebQ21-2

): Phân bố rộng khắp trong vùng. Bề dày: 0,8 ÷ 5,4 m,

TB: 2,0 m. Thành phần chủ yếu là bột, sét; màu xám, xám xanh ở phía trên, phía

dƣới chuyển dần sang mầu xám, xám nhạt; trạng thái dẻo chảy đôi chỗ dẻo mềm

(Bảng 3.2). Đất thuộc loại tƣơng đối yếu (A3).

c. So sánh đặc điểm nền đất giữa các phụ vùng trong vùng

- Xét về bề dày và phạm vi phân bố: Bề dày trung bình trầm tích Holocen

mỏng nhất trong vùng 13,7 m. Lớp đáy của trầm tích Holocen là lớp sét (mebQ21-2

)

có bề dày rất mỏng 2,0 m. Bề dày các lớp đất trầm tích Holocen giữa – muộn (Q22-3

)

tƣơng đối lớn (11,1 m) và bề dày các lớp đất trên mặt phụ vùng 2.2 biến động lớn

Page 129: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

116

hơn so với phụ vùng 2.1. Do đó, phụ vùng 2.1 ổn định hơn so với phụ vùng 2.2.

- Xét về tính chất cơ lý và khả năng xây dựng: Các lớp đất trong vùng là các

lớp đất yếu (A2) đến tƣơng đối yếu (A3). Trong đó, phụ vùng 2.2, gồm các lớp đất

loại cát, á cá, sét, á sét; phụ vùng 2.1, gồm các lớp đất loại sét, á sét. Nhƣ vậy, khả

năng đáp ứng cƣờng độ chịu tải nền đất phụ vùng 2.2 tốt hơn, nhƣng kém ổn định

hơn phụ vùng 2.1.

4.1.2.3. Vùng 3

Đƣợc đặc trƣng duy nhất có sự xuất hiện của tƣớng trầm tích bùn cửa sông

estuary (meQ22-3

). Vùng này nằm ở phía đông, đông bắc khu vực nghiên cứu, chiếm

phần lớn diện tích bán đảo Đình Vũ và kéo dài đến giáp ranh với cửa sông Lạch

Tray, bao gồm cả phần trên đất liền và biển ven bờ quận Hải An.

Địa tầng đặc trƣng vùng 3 đƣợc thể hiện trên mặt cắt tƣớng trầm tích theo

các tuyến 1 – 1 và 2 – 2 (Hình 3.5, 3.6).

a. Phân chia các phụ vùng, các kiểu mặt cắt trầm tích – địa chất công trình:

Dựa vào Bảng 4.1, vùng 3 đƣợc chia thành 02 phụ vùng (Hình 4.2, 4.5).

- Phụ vùng 3.1: Đặc trƣng bởi sự xuất hiện tƣớng bùn cửa sông estuary

(meQ22-3

) lộ trên bề mặt, thuộc loại đất có cấp độ rất yếu (A1), yếu nhất trong vùng

và phủ gần nhƣ toàn bộ vùng. Xác định 05 khu, 07 kiểu mặt cắt trầm tích, ứng với

03 kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình.

- Phụ vùng 3.2: Đặc trƣng bởi sự xuất hiện tƣớng cát bãi triều (amtfsQ22-3

) lộ

trên bề mặt, thuộc loại đất có cấp độ từ yếu đến tƣơng đối yếu (A2 – A3) và phân bố

phạm vi rất nhỏ cả trên đất liền và biển ven bờ. Xác định đƣợc 02 khu, 02 kiểu mặt

cắt trầm tích, ứng với 02 kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình.

Page 130: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

117

Hình 4.5. Các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 3)

Từ kết quả thu đƣợc ở trên, đặc điểm các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen –

địa chất công trình đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây (Bảng 4.4).

Page 131: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

118

Bảng 4.4. Đặc điểm các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – Địa chất công trình (Vùng 3)

Các kiểu mặt cắt tích hợp đặc trƣng trầm tích Holocen Các kiểu mặt cắt đặc trƣng địa chất công trình

Phụ

vùng

Khu/

Kiểu

mặt

cắt

Tƣớng trầm tích

Số

lƣợng

tƣớng

Bề dày (m)

Các lớp đất

Số

lƣợng

lớp

Đặc điểm Từ Đến TB

3.1

3.1.1

Bùn cửa sông

estuary (meQ22-3

)

5

1,4 5,6 3,3 Bùn sét (meQ22-3

)

4

- Phân bố chủ yếu trên đất liền, trung tâm quận Hải An

kéo dài về cửa sông Cấm đến giáp đƣờng bờ bán đảo

Đình Vũ.

- Xác định đƣợc 05 tƣớng trầm tích, ứng với 04 lớp đất

trong địa chất công trình; bề dày TB các lớp đất thay đổi

không lớn, có xu hƣớng tăng dần theo chiều sâu.

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2.

- Bề dày TB (Q22-3

): 12,6 m.

- Bề dày TB (Q21-2

): 6,3 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 18,9 m.

Bùn cát tiền châu

thổ (amdfQ22-3

) 2,5 6,5 4,2

Bùn sét pha

(amdfQ22-3

)

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) 3,3 7,3 5,0 Bùn sét (ampdQ2

2-3)

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 2,0 9,8

6,3 Sét (meb, mbQ21-2

) Bùn đầm lầy ven

biển (mbQ21-2

) 4,7 6,4

3.1.2

Bùn cửa sông

estuary (meQ22-3

)

3

9,0 16,0 12,0 Bùn sét (meQ22-3

)

2

- Phân bố ở cửa sông Bạch Đằng và biển ven bờ bán

đảo Đình Vũ, kéo dài đến cửa sông Lạch Tray, nằm giáp

với kiểu mặt cắt 3.1.1.

- Xác định đƣợc 03 tƣớng trầm tích, tƣơng ứng với 02

lớp đất trong địa chất công trình. Lớp bùn sét (meQ22-3

)

có bề dày rất lớn 12,0 m.

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2.

- Bề dày TB (Q22-3

): 12,0 m.

- Bề dày TB (Q21-2

): 7,8 m.

- Bề dày trung bình trầm tích Holocen: 19,8 m.

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 3,4 12,0

7,8 Sét (meb, mbQ21-2

)

Bùn đầm lầy ven

biển (mbQ21-2

) 3,2 3,2

Page 132: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

119

3.1.3

Bùn cửa sông

estuary (meQ22-3

)

3

9,0 9,0

10,5 Bùn sét

(me, ampdQ22-3

)

2

- Phân bố chủ yếu lân cận đƣờng bờ bán đảo Đình Vũ,

giáp với cửa sông Lạch Tray và kiểu mặt cắt 3.1.2.

- Xác định đƣợc 03 tƣớng trầm tích, ứng với 02 lớp đất

trong địa chất công trình. Lớp bùn sét (meQ22-3

) có bề dày

lớn nhất 9,0 m, nhỏ nhất 1,5 m lớp bùn sét (ampdQ22-3

).

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2.

- Bề dày TB (Q22-3

): 10,5 m.

- Bề dày TB (Q21-2

): 7,5 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 18,0m.

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) 1,5 1,5

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 7,5 7,5 7,5 Sét (mebQ2

1-2)

3.2

3.2.1

Cát bãi triều

(amtfsQ22-3

)

3

2,0 2,0 2,0 Cát (amtfsQ22-3

)

3

- Phân bố trên đất liền từ bãi rác Tràng Cát qua phƣờng

Nam Hải và kéo dài đến trung tâm quận Hải An.

- Xác định đƣợc 03 tƣớng trầm tích, ứng với 03 lớp đất

trong địa chất công trình. Bề dày TB các lớp đất tăng dần

theo chiều sâu, lớn nhất 9,0 m – lớp sét (mebQ21-2

), nhỏ

nhất 2,0m – lớp cát (amtfsQ22-3

) phủ trên bề mặt.

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2.

- Bề dày TB (Q22-3

): 9,0 m.

- Bề dày TB (Q21-2

): 9,0 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 18,0 m.

Bùn cửa sông

estuary (meQ22-3

) 7,0 7,0 7,0 Bùn sét (meQ2

2-3)

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 9,0 9,0 9,0 Sét (mebQ2

1-2)

3.2.2

Cát bãi triều

(amtfsQ22-3

)

5

1,5 1,8 1,7 Cát (amtfsQ22-3

)

5

- Phân bố rải rác ở biển ven bờ quận Hải An, đƣợc bao

quanh bởi kiểu mặt cắt 3.1.2.

- Xác định đƣợc 05 tƣớng trầm tích, ứng với 05 lớp đất

trong địa chất công trình. Bề dày TB lớn nhất 6,3 m -

Bùn sét (ampfQ22-3

), nhỏ nhất 0,9 m – bùn sét (meQ22-3

).

- Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất thể hiện trong Bảng 3.2.

- Bề dày TB (Q22-3

): 13,3 m.

- Bề dày TB (Q21-2

): 2,2 m.

- Bề dày TB trầm tích Holocen: 15,5 m.

Bùn cửa sông

estuary (meQ22-3

) 0,7 1,0 0,9 Bùn sét (meQ2

2-3)

Bùn cát tiền châu

thổ (amdfQ22-3

) 3,5 5,2 4,4

Bùn sét pha

(amdfQ22-3

)

Bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

) 5,6 7,0 6,3 Bùn sét (ampdQ2

2-3)

Bùn estuary – vũng

vịnh (mebQ21-2

) 2,0 2,3 2,2 Sét (mebQ2

1-2)

Page 133: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

120

b. Đặc điểm nền đất vùng 3: Từ kết quả trên (Bảng 4.4) trong vùng có sự

xuất hiện của 06 trƣớng trầm tích và đã xác định đƣợc 05 đơn nguyên địa chất công

trình. Theo thứ tự từ trên xuống dƣới, các lớp đất có đặc điểm:

(1) Lớp cát (amtfsQ22-3

): Xuất hiện ở phụ vùng 3.2, kiểu 3.2.1, 3.2.2. Phân bố

chủ yếu ở biển ven bờ bán đảo Đình Vũ, phủ trên bề mặt. Bề dày: 1,5 ÷ 2,0 m, TB:

1,8 m. Thành phần là cát hạt mịn; kết cấu xốp (Bảng 3.2). Đất thuộc loại yếu đến

tƣơng đối yếu (A2 – A3).

(2) Lớp bùn sét (meQ22-3

): Phân bố rộng khắp trong vùng. Bề dày biến động

mạnh, trên đất liền: 0,7 ÷ 5,6 m, biển ven bờ: 7,0 ÷ 16,0 m, TB: 6,3 m. Thành phần

là bột, sét; trạng thái chảy (Bảng 3.2). Đất thuộc loại rất yếu (A1).

(3) Lớp bùn sét pha (amdfQ22-3

): Chỉ xuất hiện trên đất liền đến lân cận

đƣờng bờ bán đảo Đình Vũ, gặp ở phụ vùng 3.1, kiểu 3.1.1 và phụ vùng 3.2, kiểu

3.2.2. Bề dày: 2,5 ÷ 6,5 m, TB: 4,3 m. Thành phần là bột, cát; trạng thái chảy (Bảng

3.2). Đất thuộc loại yếu (A2).

(4) Lớp bùn sét (ampdQ22-3

): Phân bố trên đất liền đến lân cận đƣờng bờ bán

đảo Đình Vũ, gặp ở phụ vùng 3.1, kiểu 3.1.1, 3.1.3 và phụ vùng 3.2, kiểu 3.2.2. Bề

dày: 1,5 ÷ 7,3 m, TB: 4,3 m. Thành phần là bột, sét; trạng thái chảy (Bảng 3.2). Đất

thuộc loại yếu (A2).

(5) Lớp sét (meb, mbQ21-2

): Đây là lớp đáy của trầm tích Holocen. Bề dày:

2,0 ÷ 12,0 m, TB: 6,5 m. Thành phần là bột, sét; đất có màu xám, xám xanh, xám

nhạt; lẫn mùn thực vật; trạng thái dẻo chảy đôi chỗ dẻo mềm (Bảng 3.2). Đất thuộc

loại tƣơng đối yếu (A3).

c. So sánh đặc điểm nền đất giữa các phụ vùng trong vùng

- Xét về bề dày, phạm vi phân bố: Bề dày TB trầm tích Holocen vùng 3 là

19,2 m. Trên đất liền, tồn tại nhiều lớp đất, bề dày ổn định hơn so với biển ven bờ ít

lớp đất hơn, bề dày các lớp cũng nhƣ phạm vi phân bố thay đổi rất mạnh, đặc biệt

lớp bùn sét (meQ22-3

).

- Xét về tính chất cơ lý và khả năng xây dựng: Các lớp đất trong vùng là các

lớp đất rất yếu (A1) đến tƣơng đối yếu (A3). Trên đất liền, khả năng đáp ứng cƣờng

độ chịu tải của nền đất tốt hơn ở biển ven bờ, nhƣng độ ổn định đều kém.

Page 134: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

121

Kết quả phân vùng trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng

đã xác định 03 vùng trầm tích có dấu hiệu, đặc điểm nền đất đặt trƣng riêng cho

từng vùng, đƣợc tổng hợp và thể hiện ở bảng dƣới đây (Bảng 4.5).

Bảng 4.5. Kết quả phân vùng trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu

Bề dày Vùng

Phụ

vùng Khu

Kiểu

MC

SL

tƣớng

TT

Số lớp đất Cấp độ

đất Từ - đến Tổng

1. Bùn sét (amtfmQ22-3

) A1 - A2 1,4 - 7,5

2. Cát (amtfs,amtc,amsbQ22-3

) A2 - A3 0,5 - 7,2

3. Bùn sét pha (amdp,ambQ22-3

) A2 1,0 - 7,0

4. Cát (amsb, amtcQ22-3

) A2 - A3 1,1 - 5,0

5. Bùn sét pha (amdfQ22-3

) A2 2,5 - 11,3

6. Bùn sét (ampdQ22-3

) A2 1,9 - 10,2

7. Sét (meb, mbQ21-2

) A3 1,0 - 20,2

Vùng 1

PV 1.1

PV 1.2

PV 1.3

--------

(03)

3

6

1

-------

(10)

3

6

1

-------

(10)

11

-------

(11) 8. Cát (mtf, mtcQ21-2

) A3 0,4 - 0,7

23,3

1. Cát pha (amtfsmQ22-3

) A2 - A3 2,3

2. Cát (amtfsQ22-3

) A2 - A3 2,5 - 6,7

3. Bùn sét pha (amdfQ22-3

) A2 3,3 - 8,1

4. Bùn sét (ampdQ22-3

) A2 1,7 - 5,6

Vùng 2

PV 2.1

PV 2.2

--------

(02)

1

2

-------

(03)

1

2

-------

(03)

6

-------

(06) 5. Sét (mebQ21-2

) A3 0,8 - 5,4

13,7

1. Bùn sét (meQ22-3

) A1 0,7 - 16,0

2. Cát (amtfsQ22-3

) A2 - A3 1,5 - 2,0

3. Bùn sét pha (amdfQ22-3

) A2 2,5 - 6,5

4. Bùn sét (ampdQ22-3

) A2 1,5 - 7,3

Vùng 3

PV 3.1

PV 3.2

--------

(02)

3

2

-------

(05)

3

2

-------

(05)

6

-------

(06) 5. Sét (meb, mbQ22-3

) A3 2,0 - 12,0

19,2

Từ bảng trên (Bảng 4.5) cho thấy: Vùng 2, gồm các lớp đất cát, á cát, sét, á

sét (A2 – A3); bề dày các lớp ổn định hơn so với các vùng khác và bề dày trầm tích

Holocen mỏng nhất trong khu vực nghiên cứu. Vùng 1, gồm các lớp đất cát, á cát

sét, á sét (A1 – A2, A3), các lớp đất yếu nằm đan xen các lớp đất tốt hơn; bề dày

các lớp thay đổi mạnh và bề dày trầm tích Holocen lớn nhất trong khu vực nghiên

cứu. Vùng 3 bao gồm chủ yếu các lớp đất loại sét, á sét (A1 – A3); bề dày các lớp

đất thay đổi tƣơng đối mạnh, nhất là lớp bùn sét (meQ22-3

) phủ trên bề mặt (thay đổi

0,7 ÷ 16,0 m) và bề dày trầm tích Holocen tƣơng đối lớn trong khu vực nghiên cứu.

Với đặc điểm nền đất đặc trƣng cho từng vùng, vùng 2 có khả năng đáp ứng

cƣờng độ chịu tải tốt hơn vùng 1 và lớn hơn vùng 3 (V2 > V1 > V3).

Page 135: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

122

4.2. HIỆN TRẠNG CÁC SỰ CỐ CÔNG TRÌNH DO LÖN, LÖN LỆCH

Nghiên cứu, khảo sát đánh giá hiện trạng các sự cố công trình xây dựng do

lún, lún lệch trong khu vực nghiên cứu đƣợc tập trung vào 2 nhóm công trình sau:

- Nhóm 1: Công trình nhà dân dụng và công nghiệp.

- Nhóm 2: Công trình bến bãi container dịch vụ cảng.

4.2.1. Hiện trạng các sự cố công trình xây dựng nhà dân dụng và công nghiệp

Quả việc khảo sát thực tế các công trình xây dựng gặp sự cố lún, lún lệch

trong khu vực nghiên cứu, có khoảng 26 công trình gặp sự cố trên ở các mức độ

khác nhau (Hình 4.6).

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các công trình có độ lún 7,6 ÷ 42,5 cm và

trên 50% vƣợt quá giới hạn cho phép từ 1,2 – 3,5 lần theo tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN 9362: 2012. Trong đó, có 5 nhà bị hƣ hỏng nghiêm trọng và có nguy cơ sập

đổ. Các công trình gặp sự cố hầu hết đều sử dụng giải pháp móng nông, nền đất gia

cố bằng cọc tre, đệm cát với độ sâu gia cố 1,5 ÷ 3,0 m. Đặc điểm, hiện trạng một số

công trình tiêu biểu đƣợc mô tả chi tiết dƣới đây (Bảng 4.6), (Hình P1.1, Phụ lục 1).

Hình 4.6. Hình ảnh sự cố lún, lún lệch nhà số 12, 14, Cát Bi, Hải An, Hải Phòng

Page 136: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

123

Bảng 4.6. Một số sự cố lún, lún lệch công trình xây dựng (nhóm 1)

STT Công trình Đặc điểm Hiện trạng

1

Nhà số 12,

14, Cát Bi,

Hải An, Hải

Phòng.

Hoàn thiện:

Năm 2006

Quy mô: Nhà ống 4 ÷ 4,5 tầng,

diện tích 45,0 ÷ 50,0 m2.

Kết cấu công trình: Nhà số 12,

14, thiết kế phần âm giống nhau;

phần nối khác nhau về độ cao và

kiến trúc. Phần nổi, kết cấu khung

cột bê tông cốt thép. Phần âm, thiết

kế móng băng, bề rộng móng 1,2

m, độ sâu đặt móng 1,0 m, nền

đƣợc gia cố bằng cọc tre dài 3,0 m,

đƣơng kính 60 ÷ 65, số lƣợng 15

÷ 20 cọc/m2.

Cƣờng độ chịu tải nền thiết kế,

thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ chịu tải nền đất sau khi

gia cố và tài liệu khảo sát địa chất

công trình: Không có

Quan sát, mô tả: Hai nhà số 12,

14 nằm liền kề và tách biệt với các

nhà khác. Cả hai đều nghiêng về

cùng một phía đông nam, nhà số

12 nghiêng nhiều hơn so với nhà

số 14. Phần nổi hai nhà xuất hiện

các dấu hiệu phá hủy kết cấu.

Phần vỉa hè bị đẩy trồi.

Sự cố công trình: Cả hai nhà

đều bị lún, lún lệch và tách rời

nhau, khoảng cách điểm cao nhất

của nhà là 1,2 m. Lấy cốt nền

đƣờng hiện tại làm chuẩn, nhà số

12, độ lún 7,5 ÷ 42,2 cm; nhà số

14, độ lún 8,2 ÷ 24,0 cm.

Đang sử dụng tầng 1, 2. Chƣa

sửa chữa, cải tạo. Mức độ nguy

hiểm.

2

Nhà số 25

Lô 17, khu

đô thị Ngã 5

sân bay Cát

Bi, quận Hải

An, Hải

Phòng.

Hoàn thiện:

Năm 2013

Quy mô: Nhà ống 3 tầng, diện

tích 45,0 m2.

Kết cấu công trình: Phần nổi,

kết cấu khung cột bê tông cốt thép.

Phần âm, thiết kế móng băng chịu

lực lệch tâm, bề rộng móng 1,2 m,

độ sâu đặt móng 1,0 m, nền công

trình gia cố bằng cọc tre dài 3,0 m,

đƣơng kính cọc 60 ÷ 65, 20 ÷ 25

cọc/m2. Cƣờng độ chịu tải nền thiết

kế giả định: 0,70 kG/cm2

Khảo sát địa chất công trình, thí

nghiệm hiện trƣờng: Không có.

Quan sát, mô tả: Hai nhà số 23,

25 nằm liền kề nhau. Nhà số 23

tƣơng đối ổn định. Nhà số 25 bị

nghiêng và tách khỏi nhà số 25.

Kết cấu phần nổi chƣa thấy dấu

hiệu phá hủy.

Sự cố công trình: Nhà số 25

xảy ra hiện tƣợng lún, lún lệch và

tách nhà liền kề điểm cao nhất của

nhà 45,0 cm. Lấy cốt nền đƣờng

hiện tại làm chuẩn, nhà số 25, độ

lún trung bình 12,3 cm.

Đang sử dụng, chƣa sửa chữa,

cải tạo.

3

Nhà số 18,

lô 17, Bến

Láng, quận

Hải An, Hải

Phòng.

Hoàn thiện:

Năm 2013

Quy mô: Nhà ống 3,5 tầng, diện

tích 40,0 m2. Kết cấu phần nổi, kết

cấu khung cột bê tông cốt thép;

phần âm, thiết kế móng băng, rộng

móng 1,2 m, độ sâu móng 1,2 m,

nền công trình gia cố bằng cọc tre

dài 3,0 m, đƣơng kính D= 65 ÷

75, số lƣợng 25 cọc/m2.

Cƣờng độ chịu tải nền thiết kế,

Quan sát, mô tả: Nhà số 18

nằm liền kề nhà số 16. Nhà số 16,

tƣơng đối ổn định. Nhà số 18 bị

nghiêng và tách khỏi nhà số 16 và

kết cấu phần nổi chƣa thấy dấu

hiệu phá hủy.

Sự cố công trình: Nhà số 18

xảy ra lún, lún lệch, tách nhà số 16

ở điểm cao nhất 13,0 cm. độ lún

Page 137: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

124

khảo sát địa chất công trình, thí

nghiệm hiện trƣờng kiểm tra cƣờng

độ nền: Không có

trung bình 16,5 cm.

Tình trạng sử dụng: Đang sử

dụng, chƣa sửa chữa, cải tạo.

4

Nhà số 625,

lô 22, đô thị

mới Ngã

năm Sân bay

Cát Bi.

Hoàn thiện:

Năm 2007

Quy mô: Nhà ống 3 tầng, diện

tích 60,0 m2.

Kết cấu công trình: Phần nổi,

tƣờng chịu lực. Phần âm, thiết kế

móng băng, bề rộng móng 1,2 m,

độ sâu đặt móng 1,0 m, nền gia cố

bằng đệm cát.

Cƣờng độ chịu tải nền thiết kế

(hoặc giả định), thí nghiệm hiện

trƣờng kiểm tra cƣờng độ chịu tải

nền đất sau khi gia cố và tài liệu

khảo sát địa chất công trình:

Không có

Quan sát, mô tả: Nhà số 625

nằm sát nhà số 626 tƣơng đối ổn

định. Nhà số 624, 625 bị nghiêng

cùng phía và tách khỏi nhà sô 626.

Chƣa có dấu hiệu phá hủy kết cấu.

Sự cố công trình: Nhà số 625

xảy ra lún, lún lệch và tách nhà

liền kề khoảng cách điểm cao nhất

của nhà là 32,0 cm. Lấy cốt nền

đƣờng hiện tại làm chuẩn, độ lún

trung bình nhà số 625 là 15,6 cm.

Tình trạng sử dụng: Đang sử

dụng, chƣa sửa chữa, cải tạo.

4.2.2. Hiện trạng các sự cố trong xây dựng bến bãi container dịch vụ cảng

Theo thống kê của Cảng Vụ và Sở giao thông Công chính Hải Phòng, tính

đến đầu năm 2015, toàn thành phố có khoảng 41 bến bãi Container chiếm 195,7 ha,

nằm chủ yếu dọc sông Cấm và đang dịch chuyển mạnh về Khu công nghiệp Đình

Vũ, quận Hải An và một số nằm ở các quận, huyện ven biển trong khu vực nghiên

cứu. Đây là nơi tập trung chính các cảng biển với quy mô lớn khu vực phía Bắc

nƣớc ta. Các bến bãi Container chiếm vị trí vô cùng quan trọng là nơi giao nhận, lƣu

trữ hàng hóa, với số lƣợng, tải trọng rất lớn từ hàng chục đến hàng nghìn tấn trên

diện tích hàng trăm ha.

Hình 4.7. Hình ảnh sự cố lún nền bãi container Đình Vũ, Hải An, Hải Phòng

Page 138: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

125

Hiện nay nhiều công trình bến bãi Container đang gặp sự cố lún ở các mức

độ khác nhau, một số nền bãi có độ lún rất lớn phá hủy kết cấu nền bãi và các cơ sở

hạ tầng khác, gây thiệt hại lớn về kinh tế (Hình 4.7). Các sự cố công trình xây dựng

tiêu biểu đƣợc mô tả chi tiết dƣới đây (Bảng 4.7), (Hình P1.2, Phụ lục 1).

Bảng 4.7. Một số sự cố lún công trình xây dựng (nhóm 2)

STT công trình Đặc điểm Hiện trạng

1

Đầu tƣ xây

dựng bãi

container

Vinalines,

Đình Vũ,

Hải An, Hải

Phòng

Tổng diện tích: 08 ha, thi công

gai đoạn 1 là 06 ha.

Vật liệu và thi công san lấp: Cát

hạt mịn, màu xám, xám nâu. Thi

công bằng phun cát, sử dụng máy

gạt trọng lƣợng 5,0 ÷ 7,0 tấn.

Chiều dày san lấp: Là 3,0 m phủ

trực tiếp lên nền đất tự nhiên. Nền

bãi chia thành các lớp, có độ đầm

chặt đạt K = 0,90.

Chiều dày thiết kế mặt bãi: 0,90

m, độ chặt k = 0,98, đạt cốt (+)

5,40 m. Tải trọng khai thác q =

10,0 ÷ 15,0 T/m2

Khảo sát địa chất công trình: Đã

đƣợc thực hiện, ít lỗ khoan.

Độ lún: Nền bãi lún không đều,

thay đổi mạnh từ 10,0 ÷ 25,0 cm,

trung bình 20,8 cm. Tại nơi chất

nhiều tải trọng hàng container độ

lún đến 50,0 cm; tại khu vực ô tô ra

vào cảng 92,0 cm. Đo năm 2016.

Phƣơng pháp đo: Sử dụng thƣớc

mét đo trực tiếp trên vết lộ tại hiện

trƣờng.

Hiện trạng mặt bãi: Nhiều chỗ

bị phá hủy kết cấu nhƣ trồi, nứt

còn để lại dấu vết hiện trƣờng.

Công tác cải tạo: Đang cải tạo

theo từng vùng nhỏ để đảm bảo

diện tích phục vụ sản xuất.

Độ lún dự kiến: Tiếp tục lún.

2

San lấp mở

rộng nền

đƣờng, bãi

IHI – Công

ty cổ phần

khu công

nghiệp Đình

Vũ, Hải An,

Hải Phòng

Tổng diện tích: 04 ha.

Vật liệu và thi công san lấp: Cát

hạt mịn, màu xám nâu, xám, xám

đen; Thi công bằng phun cát trực

tiếp vào bãi, sử dụng máy gạt

trọng lƣợng 5,0 ÷ 10,0 tấn.

Bề dày san lấp: Là 2,5 m, phủ

trực tiếp lên nền đất tự nhiên. Nền

bãi đƣợc chia thành các lớp và

đƣợc đầm chặt đạt k = 0,90.

Bề dày thiết kế mặt bãi 0,8 m,

đạt cốt (+) 4,25 m.

Khảo sát địa chất công trình: Đã

đƣợc thực hiện, mật độ lỗ khoan

thƣa và nông.

Độ lún nền bãi từ khi bắt đầu

đến kết thúc thi công xong mặt bãi

là 10,6 cm; độ lún sau 75 ngày thi

công xong là 18,0 cm. Tổng độ lún

28,6 cm (tính đến 06/9/2016).

Phƣơng pháp đo: Sử dụng máy

trắc địa, thƣớc mét, các vết lộ quan

sát trực tiếp đƣợc bằng mắt thƣờng

tại hiện trƣờng.

Hiện trạng mặt bãi: Bề mặt

tƣơng đối bằng phẳng, nền lún đều.

Chƣa thi công phần kết cấu mặt

nền, đang san lấp bù lún.

Độ lún dự kiến: Tiếp tục lún.

3 Đầu tƣ xây

dựng cơ sở

hạ tầng Tân

Tổng diện tích: 12 ha.

Vật liệu, thi công san lấp: Cát

Độ lún trung bình khi bắt đầu

đến kết thúc thi công là 11,0 cm (từ

23/01/2015 đến 18/7/2015). Độ lún

Page 139: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

126

cảng, Hải

Phòng

Hạng mục:

Bãi

container

rỗng ICD

Tân Cảng.

Địa điểm:

Đình Vũ,

Đông Hải 2,

Hải An, Hải

Phòng

hạt mịn, màu xám, xám nâu, xám

đen. Thi công bằng phun trực tiếp

lên bãi, sử dụng máy gạt trọng

lƣợng 5,0 ÷ 10,0 tấn.

Bề dày san lấp: Là 3,0 m ứng

với cao độ (+) 4,25 m (tính cả phần

bù 79 cm do cát chiếm chỗ trong

đất nền đƣợc loại bỏ). Nền bãi

đƣợc chia thành các lớp và đƣợc

đầm chặt đạt K = 0,90.

Khảo sát địa chất công trình: Đã

đƣợc thực hiện, mật độ lỗ khoan

thƣa và chiều sâu khoan nông chƣa

hết tầng đất yếu.

trung bình trong quá trình khai thác

12 cm (đo ngày 13/4/2016).

Phƣơng pháp đo: Quan trắc lún

bằng bàn lún do Liên danh nhà

thầu Công ty CPXD Bạch Đằng và

Công ty CP MECTA thực hiện, số

lƣợng 20 điểm (M01 ÷ M20).

Hiện trạng nền bãi: Nền bãi lún

không đều, nhiều ô võng xuống

10,0 ÷ 15,0 cm, kích thƣớc 4,0 x

6,0 m; một số ô bị trồi lên 5,0 ÷

7,5 cm, kích thƣớc 3,0 ÷ 8,0 m.

Thời gian quan trắc: Từ lúc bắt

đầu thi công đến đƣa vào khai thác

ngày 13/4/2016).

Độ lún dự kiến: Tiếp tục lún.

4

San lấp bãi

trung chuyển

container và

dịch vụ kho

vận Motachi

Chủ đầu tƣ:

Công ty cổ

phần đầu tƣ

xây dựng và

thƣơng mại

Motachi

Địa điểm:

Đình Vũ,

Hải Phòng

Tổng diện tích: 4,3 ha. Vật liệu

là cát hạt mịn màu xám, xám nâu

đến xám đen. Thi công bằng phun

cát trực tiếp vào bãi, sử dụng máy

gạt trọng lƣợng 5,0 ÷ 10,0 tấn.

Bề dày san lấp: Là 2,28 m, phủ

trực tiếp trên nền thiên nhiên. Nền

bãi đƣợc chia thành các lớp và

đƣợc đầm chặt đạt k = 0,90. Cao

độ hoàn thiện (+) 4,8 m, bề dày

thiết kế mặt bãi 0,8 m.

Khảo sát địa chất công trình: Đã

đƣợc thực hiện, mật độ lỗ khoan

thƣa, chiều sâu nông.

Tổng độ lún: 18,7m, bao gồm

02 giai đoạn. Giai đoạn 1, tính từ

lúc thi công đến thời điểm đạt 50%

khối lƣợng san lấp là 8,5 cm; giai

đoạn 2, tiếp theo giai đoạn 1 đến

khi thi công kết thúc phần san lấp

và qua đó 3 tháng là 10,2 cm.

Phƣơng pháp đo: Giai đoạn 1,

sử dụng máy trắc địa, thƣớc mét.

Giai đoạn 2, đặt bàn lún tại 04

điểm BL01 ÷ BL04. Thời gia kết

thúc quan trắc vào ngày 30/9/2016.

Độ lún dự kiến: Tiếp tục lún.

4.2.3. Nguyên nhân sự cố lún, lún lệch các công trình xây dựng

4.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Kết quả khảo sát thực tế cho 02 nhóm công trình xây dựng gặp sự cố lún, lún

lệch, cho thấy: Các sự cố xảy ra ở các mức độ khác nhau, mạnh nhất ở vùng 3, liên

quan đến đặc điểm nền đất có mặt cắt trầm tích – địa chất công trình đặc trƣng kiểu

3.1.1, tiếp đến là vùng 1, kiểu 1.1.1 và cuối cùng là một số lƣợng ít ở vùng 2, kiểu

2.1.1. Kết quả khảo sát hoàn toàn phù hợp với đặc điểm nền đất từng vùng. Điều đó

chứng tỏ rằng, các sự cố lún, lún lệch công trình xây dựng có liên quan trực tiếp đến

nền đất yếu của trầm tích Holocen.

Page 140: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

127

4.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Công trình nhóm 1: Hầu hết sử dụng giải pháp móng băng, nền công trình

chủ yếu đƣợc gia cố bằng cọc tre truyền thống. Cƣờng độ chịu tải nền đất sau khi

gia cố thƣờng rất thấp (nhất là khu vực có lớp phủ trên bề mặt là lớp đất yếu loại sét

bề dày lớn) R = 0,50 ÷ 0,65 kG/cm2, trong khi tải trọng đối với các công trình có

quy mô 3 – 4 tầng theo tính toán thiết kế R > 0,70 kG/cm2; do đó, cƣờng độ nền đất

sau khi gia cố chƣa đáp ứng đƣợc tải trọng công trình, dẫn đến độ lún công trình lớn

và vƣợt quá giới hạn cho phép (theo TCVN). Mặt khác, tải trọng công trình tác

dụng lên các cột trên móng khác nhau (cột biên và cột trong), dẫn tới độ lún không

đều gây ra hiện tƣợng lún lệch công trình xây dựng, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự

ổn định công trình. Kết quả đó cho thấy, các giải pháp xử lý nền đất yếu hiện nay

cho nhóm công trình này chƣa phù hợp với đặc điểm nền đất của từng vùng.

- Công trình nhóm 2: Tập trung chủ yếu thiết kế kết cấu mặt bãi, tính toán

khối lƣợng san lấp, phần lớn ít tính toán thiết kế cao độ bề mặt nền tự nhiên và xử

lý nền đất yếu trên mặt trƣớc khi san lấp, do đó, tải trọng tác dụng lên nền đất khác

nhau, độ lún cũng khác nhau, gây ra sự cố lún không đều, phá vỡ kết cấu mặt bãi;

đặc biệt ít tính toán độ lún cố kết nền bãi sau khi san lấp, gặp khó khăn đƣa ra dự

báo lún trong tƣơng lai để xây dựng kế hoạch bù lún trong các giai đoạn cụ thể.

Nhƣ vậy, để hạn chế những sự cố lún, lún lệch các công trình xây dựng, cần

phải nhận dạng đƣợc quy luật lún nền đất yếu trầm tích Holocen, thông qua việc

nhận diện đƣợc đặc điểm và quy luật phân bố các thành tạo trầm tích Holocen khu

vực ven biển thành phố Hải Phòng. Qua đó, tìm ra đƣợc nguyên nhân gây ra các sự

cố công trình và xác định tƣơng quan giữa lún với các thành tạo trầm tích Holocen,

từ đó, dự báo và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác cải tạo nền đất yếu

phục vụ cho nghiên cứu lập quy hoạch phát triển bên vững cơ sở hạ tầng.

4.3. TƢƠNG QUAN GIỮA LÖN VỚI CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH

HOLOCEN

Nghiên cứu tính toán lún nền đất, xác định mối tƣơng quan giữa lún với các

thành tạo trầm tích Holocen là cơ sở lý luận quan trọng để luận giải các sự cố lún,

lún lệch các công trình xây dựng khu vực ven biển thành phố Hải Phòng.

Page 141: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

128

4.3.1. Tính toán lún trong trầm tích Holocen

4.3.1.1. Cách tiếp cận tính toán lún

Để đạt đƣợc mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, việc tính toán lún

cần đƣợc tiếp cận theo 2 cách dƣới đây (Bảng 4.8).

Bảng 4.8. Cách tiếp cận tính toán lún nền đất

Stt Nội

dung

Cách tiếp cận 1: Phục vụ phát

triển sơ sở hạ tầng

Cách tiếp cận 2: Phục vụ phát

triển cơ sở hạ tầng lồng ghép ứng

phó biến đổi khí hậu và nƣớc

biển dâng

1 Đặt vấn

đề

Hiện nay, các sự cố lún, lún

lệch trong xây dựng có diễn biến

ngày càng phức tạp với các mức độ

khác nhau, nhất là xây dựng công

trình trên nền đất yếu sử dụng giải

pháp móng nông, gây ra những hậu

quả nghiêm trọng.

Một trong các nguyên nhân gây

ra sự cố công trình có liên quan

trực tiếp đến nền đất yếu. Vì vậy,

việc nghiên cứu tìm ra mối tƣơng

quan giữa lún với đặc điểm và quy

luật phân bố trầm tích Holocen có

ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển

bền vững cơ sở hạ tầng.

Biến đổi khí hậu và nƣớc biển

dâng đang là vấn đề đặc biệt quan

tâm trên toàn thế giới, nhất là các

quốc gia ven biển trong đó có Việt

Nam. Năm 2016, Bộ Tài nguyên

và Môi trƣờng đã công bố kịch bản

biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng

cho các vùng miền trên toàn lãnh

thổ Việt Nam.

Trên cơ sở đó, vấn đề nghiên

cứu lập quy hoạch để phát triển

bền vững sơ sở hạ tầng và dự báo

những tai biến địa chất trong bối

cảnh biến đổi khí hậu và mực nƣớc

biển dâng có xét đến độ lún cố kết

của nền đất là vô cùng cần thiết.

2

Tải

trọng tác

động và

các

thông số

tính toán

Tải trọng tác động (qi) lên các

kiểu mặt cắt nhƣ nhau và phân bố

đều. Tải trọng đƣợc quy đổi tƣơng

đƣơng với tải trọng của lớp cát san

lấp phủ trên bề mặt.

Các thông số cụ thể nhƣ sau:

- Tải trọng tác động nhƣ nhau

(qi = qi+1).

- Chiều dày san lấp nhƣ nhau

(hi = hi+1 = 3,0 m).

- Cùng độ chặt (K = 90), dung

trọng (γw = 1,75 g/cm3).

- Cao độ mặt nền khác nhau (Li ≠

Li+1).

(qi = qi+1; hi = hi+1; Li ≠ Li+1)

Tải trọng tác động (qi) lên các

kiểu mặt cắt không nhƣ nhau và

phân bố đều. Tải trọng đƣợc quy

đổi tƣơng đƣơng với tải trọng lớp

cát san lấp phủ trên bề mặt.

Các thông số cụ thể nhƣ sau:

- Cùng cao độ mặt nền theo quy

hoạch (Li = Li+1= + 4,5 m).

- Cùng độ chặt (K = 90), dung

trọng tự nhiên (γw = 1,75 g/cm3).

- Chiều dày san lấp khác nhau

(hi ≠ hi+1).

Đã xét đến tải trọng do chiều dày

bù lún dự kiến.

(qi ≠ qi+1; hi ≠ hi+1; Li = Li+1)

Page 142: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

129

3 Ƣu điểm

Có độ khái quát cao vì kết quả

tính lún ở các kiểu mặt cắt khác

nhau hoàn toàn phụ thuộc vào bản

thân nền đất yếu, loại trừ đƣợc yếu

tố chênh lệch của tải trọng ngoài

ảnh hƣởng đến kết quả tính lún; từ

đó, cho phép so sánh, đánh giá độ

lún giữa các vùng, phụ vùng khác

nhau, qua đó, xây dựng bản đồ lún

cho toàn bộ khu vực nghiên cứu.

Cách tiếp cận này có ý nghĩa lý

luận cao trong việc luận giải mối

tƣơng quan giữa hiện tƣợng lún

nền đất với trầm tích Holocen trên

cơ sở quy luật phân bố trầm tích;

dự báo lún phục vụ cho việc xây

dựng cơ sở hạ tầng.

Cao độ thiết kế san lấp phản

ánh tƣơng đối phù hợp với cao độ

thiết kế theo quy hoạch xây dựng

chung của thành phố Hải Phòng,

đồng thời tính lún cho từng kiểu

mặt cắt với từng tải trọng khác

nhau tƣơng ứng với bề dày của lớp

san lấp thực tế ở từng kiểu mặt cắt,

đảm bảo độ chi tiết, cụ thể cho

từng kiểu mặt cắt; Là cơ sở khi xét

độ lún của nền đất trong bối cảnh

mực nƣớc biển dâng.

Cách tiếp cận này tƣơng đối

phù hợp do xác định đƣợc tải trọng

gây lún, độ lún cho từng kiểu mặt

cắt và đƣa ra dự báo phục vụ cho

việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

4 Nhƣợc

điểm

Việc tính lún đƣợc thực hiện

với cùng một tải trọng, chỉ có ý

nghĩa so sánh cƣờng độ lún giữa

các vùng khác nhau.

Chƣa phản ánh đúng cao độ

mặt nền theo thiết kế quy hoạch

xây dựng thành phố Hải Phòng.

Cách tiếp cận này có độ khái

quát không cao vì sự chênh lệch

kết quả tính lún giữa các kiểu mặt

cắt không chỉ phụ thuộc vào các

lớp đất yếu mà còn phụ thuộc vào

sự khác nhau về tải trọng ngoài tác

động lên nền đất.

Khó có thể so sánh, đánh giá độ

lún giữa các kiểu mặt cắt với nhau

để chỉ ra sự khác biệt về độ lún

giữa các phụ vùng, vùng trong khu

vực nghiên cứu trên cơ sở quy luật

phân bố trầm tích.

5

Nhận

xét

chung

Cả hai cách tiếp cận đều có những ƣu điểm và hạn chế riêng. Do đó, để

đạt đƣợc mục đích nghiên cứu của đề tài, nâng cao tính ứng dụng trong

thực tiễn, tiến hành tính lún theo cả hai cách tiếp cận trên.

4.3.1.2. Tính lún cho các kiểu mặt cắt trên cơ sở lý thuyết

a. Vị trí và giới hạn tính toán

Việc tính toán lún nền đất đƣợc thực hiện ở tất cả kiểu mặt cắt trầm tích

trong khu vực nghiên cứu. Chiều sâu tính lún đến hết chiều dày Holocen.

Kết quả tính toán lún mang tính chất dự báo trong tƣơng lai, do đó, phần tính

toán lún bỏ qua yếu tố sau: Độ lún của lớp đất phía dƣới thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc

(Q13) là lớp sét màu loang lỗ, trạng thái dẻo cứng, lẫn kết vón laterit có độ lún nhỏ

1,0 ÷ 3,0 cm và độ lún cố kết do từ biến vì độ lún không đáng kể. Không xét đến

Page 143: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

130

phần lún do biến dạng bản thân nền đất san lấp do nền đã đƣợc đầm chặt.

b. Kết quả tính lún trên cơ sở lý thuyết

Tiến hành lập chƣơng trình tính lún tự động trên Excel với các thông số và

giao diện bảng tính toán lún đƣợc thể hiện trong Bảng 4.9.

Bảng 4.9. Các thông số và giao diện bảng tính toán lún nền đất

Cách tiếp cận 1

Mặt cắt trầm tích – địa chất công trình (lỗ khoan) Các thông số tính toán

Mặt cắt lỗ khoan và sơ đồ tải trọng

Vật liệu san lấp (True) Cát

(False) Vật liệu khác

Sơ đồ tính toán (True) 1 chiều

(False) 2 chiều

Tải trọng phân bố (True) Chữ nhật

(False) Hình thang

Bề rộng tính toán (True) B= 2b = 100 m

(False) B = 2b = 50 m

Chiều dày san lấp Hsl (m) 3,0

Cao độ san lấp dự kiến L(m)

Hệ số đầm chặt K 0.90

Dung trọng hiện trƣờng ht(g/cm3) 1.75

Tải trọng san lấp qsl(kG/cm2) 0.53

Tổng tải trọng q(kG/cm2) 0.53

Cách tiếp cận 2

Mặt cắt trầm tích – địa chất công trình (lỗ khoan) Các thông số tính toán

Mặt cắt lỗ khoan và sơ đồ tải trọng

Vật liệu san lấp (True) Cát

(False) Vật liệu khác

Sơ đồ tính toán (True) 1 chiều

(False) 2 chiều

Tải trọng phân bố (True) Chữ nhật

(False) Hình thang

Bề rộng tính toán (True) B= 2b = 100 m

(False) B = 2b = 50 m

Mặt cắt lỗ khoan (LK) EC2

Cao độ san lấp dự kiến L1 (m) + 4,50

Cao độ lỗ khoan L(m) + 0,70

Hệ số đầm chặt K 0.90

Dung trọng hiện trƣờng ht(g/cm3) 1.75

Chiều dày san lấp Hsl(m) 3,80

Tổng tải trọng q(kG/cm2) 0.67

Kết quả tính toán thể hiện ở Bảng 4.10, 4.11, Hình 4.8, 4,9 và phụ lục (P2.1).

Page 144: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

131

Bảng 4.10. Kết quả tính lún trên cơ sở lý thuyết – Cách tiếp cận 1

Vùng Giá trị

Bề

dày

trầm

tích

ĐỘ LÖN CỦA TRẦM TÍCH HOLOCEN

Cách tiếp cận 1

Phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng

(1) Tải trọng tác động nhƣ nhau (qi = qi+1)

(2) Bề dày san lấp bằng nhau (hi = hi+1)

(3) Cao độ san lấp khác nhau (Li ≠ Li+1)

Đất

rời

Đất dính Tổng

độ

lún

Thời gian cố

kết

ivz <

ipz

ivz

ipz

Uv ≤

10%

Uv ≥

90%

D

(cm)

Sco

(cm)

Sc1

(cm)

Sc2

(cm)

Sc

(cm)

Y≤10%

(năm)

Y≥90%

(năm)

Vùng 1

Từ 14.7 0.00 0.00 13.85 33.17 ≤ 0.3 ≥ 28.0

Đến 38.4 7.72 30.81 55.00 68.11 ≤ 4.2 ≥ 455.0

TB 23.3 1.73 16.94 31.23 49.91 ≤ 1.6 ≥ 174.8

Vùng 2

Từ 12.2 0.00 0.00 14.16 20.86 ≤ 0.1 ≥ 14.0

Đến 16.8 7.95 14.33 20.93 35.26 ≤ 0.8 ≥ 85.0

TB 13.7 2.45 9.53 18.02 30.00 ≤ 0.5 ≥ 54.7

Vùng 3

Từ 13.0 0.00 11.29 14.48 37.98 ≤ 0.8 ≥ 90.0

Đến 28.9 2.00 29.74 47.98 73.13 ≤ 5.0 ≥ 355.0

TB 19.2 0.33 22.33 28.98 51.64 ≤ 2.0 ≥ 195.8

Hình 4.8. Sơ đồ lún trầm tích Holocen (Cách tiếp cận 1)

Page 145: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

132

Bảng 4.11. Kết quả tính lún trên cơ sở lý thuyết – Cách tiếp cận 2

Vùng Giá trị

Bề

dày

trầm

tích

ĐỘ LÖN CỦA TRẦM TÍCH HOLOCEN

Cách tiếp cận 2

Phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng lồng ghép

ứng phó biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng

(1) Tải trọng tác động khác nhau (qi ≠ qi+1)

(2) Bề dày san lấp khác nhau (hi ≠ hi+1)

(3) Cao độ san lấp bằng nhau (Li = Li+1)

Đất

rời

Đất dính Tổng

độ

lún

Thời gian cố

kết

ivz <

ipz

ivz

ipz

Uv ≤

10%

Uv ≥

90%

D

(cm)

Sco

(cm)

Sc1

(cm)

Sc2

(cm)

Sc

(cm)

Y≤10%

(năm)

Y≥90%

(năm)

Vùng 1

Từ 14.7 0.00 4.40 8.12 14.80 ≤ 0.3 ≥ 27.2

Đến 38.4 14.74 61.51 85.06 128.25 ≤ 4.2 ≥ 454.0

TB 23.3 2.64 22.63 37.30 61.59 ≤ 1.5 ≥ 164.6

Vùng 2

Từ 12.2 0.00 3.49 9.90 13.39 ≤ 0.1 ≥ 13.5

Đến 16.8 9.94 13.14 25.94 42.58 ≤ 0.8 ≥ 84.5

TB 13.7 2.81 9.16 16.95 27.61 ≤ 0.5 ≥ 54.4

Vùng 3

Từ 13.0 0.00 4.52 15.58 20.98 ≤ 0.8 ≥ 86.0

Đến 28.9 2.14 46.21 54.96 86.41 ≤ 20.2 ≥ 356.0

TB 19.2 0.27 27.74 32.25 60.26 ≤ 3.0 ≥ 192.0

Hình 4.9. Sơ đồ lún trầm tích Holocen (Cách tiếp cận 2)

Page 146: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

133

Kết quả tính lún theo cách tiếp cận 1: Với cùng tải trọng tác động, các vùng

khác nhau độ lún khác nhau, thậm chí trong cùng một vùng, ở các kiểu mặt cắt khác

nhau, độ lún cũng khác nhau và có sự dao động tƣơng đối lớn. Xét về tổng thể, độ

lún trung bình vùng 2 ít hơn vùng 1 và vùng 3, trong khi độ lún vùng 3 lớn hơn

vùng 1. Điều đó cho thấy độ lún có xu hƣớng tăng dần từ trung tâm vùng 2 kéo dài

về hai phía đông – đông bắc (vùng 3), đông – đông nam (vùng 1) và hƣớng ra biển.

Kết quả tính toán lún hoàn toàn phù hợp với kết quả phân vùng trầm tích Holocen

và kết quả khảo sát hiện trạng các sự cố công trình xây dựng.

Kết quả tính lún theo cách tiếp cận 2: Với tải trọng tác động khác nhau, độ

lún cũng khác nhau. Xét về tổng thể, độ lún trung bình vùng 2 ít hơn vùng 1 và

vùng 3, trong khi độ lún trung bình vùng 1, vùng 3 tƣơng đƣơng nhau, nhƣng độ lún

giữa các kiểu mặt cắt có sự chênh lệch rất lớn. Sự chênh lệch kết quả tính toán lún

là do tải trọng lớp đất san lấp tác động lên các kiểu mặt cắt khác nhau và tải trọng

đó phụ thuộc vào bề dày lớp đất san lấp (Với cùng cao độ mặt nền san lấp theo thiết

kế quy hoạch (+ 4,5 m), trong khi, cao độ bề mặt tự nhiên các kiểu mặt cắt trong

vùng khác nhau, do đó, bề dày san lấp cũng khác nhau đẫn đến tải trọng tác động

lên các kiểu mặt cắt cũng khác nhau). Kết quả này phù hợp với điều kiện thực tế,

đồng thời kết hợp với kết quả tính lún ở cách tiếp cận 1, đƣa ra giải pháp phát triển

bền vững cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng.

4.3.1.3. Tính lún trên cơ sở lý thuyết cho công trình gặp sự cố

a. Vị trí và giới hạn tính toán

- Đối với công trình nhà dân dụng và công nghiệp: Chọn công trình dân số

12, quy mô 4,5 tầng, nằm khu chung cƣ, phƣờng Cát Bi, Hải An, Hải Phòng. Sử

dụng kết quả các lỗ khoan lân cận công trình là HK9, HK21 và HK95 để tính toán.

- Đối với công trình bến bãi container dịch vụ cảng: Chọn công trình điển

hình là bãi container Vinalines, Đình Vũ, Hải An, Hải Phòng. Sử dụng kết quả các

lỗ khoan lân cận công trình là DTN01, DTN02 và DLP21 để tính toán.

b. Kết quả tính lún trên cơ sở thực tế

- Đối với công trình nhà dân dụng và công nghiệp: Các thông số và kết quả

tính lún đƣợc thể hiện bảng dƣới đây (Bảng 4.12).

Page 147: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

134

Bảng 4.12. Kết quả tính lún nhà số 12, Cát Bi, Hải An

1

Sc2 (cm) s (cm)

Mật độ cọc/m2 (cọc)

TỔNG HỢP KẾT QUẢ

100

120

Sc1 (cm)

0.0109

q(rad)

Cột C1 Cột C2 Gia số độ lún

5.33 8.37 3.04

Sc1 (cm)

1. KIỂU MẶT CẮT VÀ THÔNG SỐ TÍNH TOÁN

1.1. Mặt cắt trầm tích - địa chất công trình

Cột C2

Thời gian cố kết Uv 90 %

Cột C1

18

Sc2 (cm)

280

Tải trọng cột 1

Khoảng cách cột C1, C2 Lc (cm)

qc1 (kG/cm2)

Ghi chú

4.75 5.00

KẾT QUẢ TÍNH LÖN CHO CÔNG TRÌNH GẶP SỰ CỐ - CÔNG TRÌNH NHÓM 1

Chiều dài x ĐK cọc tre Lp (cm) 300 x Φ60

Tải trọng phân bố

Lm (cm)

NHÀ SỐ 12, PHƢỜNG CÁT BI, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG

0.90

0.63

> 1000

Tổng độ lúnĐộ lệch

Phƣơng pháp gia cố nền

b (cm)

h (cm)Độ sâu chôn móng

Bề rộng móng

Chiều dài móng

Cọc tre

Đệm cát …

STT

Só đồ thấm

Tải trọng cột 2 qc2 (kG/cm2)

1.2 Các thông số tính toán

Tam giác

Băng, phân bố đều

Sơ đồ 2, thấm 1 chiều

Sơ đồ khác

0.01.02.03.04.0

0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0

0.01.02.03.04.05.06.07.0

0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0

Kết quả tính lún cho tổng độ lún cột biên (cột 1) nhỏ hơn nhiều so với tổng

độ lún của cột liền kề (cột 2) Sc1 = 5,33 cm < Sc2 = 8,38 cm với độ lệch q = 0,0109.

Theo Terxaghi độ lún giới hạn cho phép St < 5,0 cm, q < 0,0040; theo tiêu chuẩn

Việt Nam TCVN 9362 – 2012, độ lún giới hạn Sgh ≤ 8,0 cm, q ≤ 0,0010. Với kết

quả trên, công trình có tổng độ lún, độ lệch vƣợt quá giới hạn cho phép, nguy cơ

xảy ra các sự cố lún, lún lệch là rất lớn. Thực tế công trình đã xảy ra sự cố.

Tính đến thời điểm hiện tại (năm 2006 ÷ 2016) sau 10 năm, công trình đạt

100% về độ lún cố kết ((Phụ lục 5, Bảng P5.1), kết quả này hoàn toàn phù hợp với

kết quả quan trắc lún tại hiện trƣờng Sc = 7,5 ÷ 42,2 m.

- Đối với công trình bến bãi container dịch vụ cảng: Các thông số và kết

quả tính toán lún đƣợc thể hiện bảng dƣới đây (Bảng 4.13).

Page 148: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

135

Bảng 4.13. Kết quả tính lún bãi container Vinalines, Đình Vũ

1. KIỂU MẶT CẮT VÀ THÔNG SỐ TÍNH TOÁN

1.1. Mặt cắt trầm tích - địa chất công trình 1.2. Sơ đồ và thông số tính toán

DTN01-TT DTN01

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNH LÖN CỐ KẾT TRÊN CƠ SỞ THỰC TẾ

Uv ≤

10%

Uv ≥

90%

Hệ số

kinh

nghiệm

Độ lún

tức thời

Độ lún

tổng

cộng

D (cm) Từ Đến Từ Đến Sc (cm) (năm) (năm) m Stc

i (cm) Stc

c (cm)

14.8 0.0 8.5 31.74 8.5 14.8 25.14 56.88 ≤ 1.05 ≥ 114.5 1.4 22.75 79.63DTN01-TT

Độ lún cố kết trên cơ sở thực tế

Tổng độ

lún

Thời gian lún cố

kết

Độ lún cố kết - Áp dụng theo lý thuyết Độ lún cố kết - Áp dụng

theo tiêu chuẩn 22 TCN

262 - 2000ivz >

ipz

Lố khoan

Độ sâu (m)

KẾT QUẢ TÍNH LÖN CHO CÔNG TRÌNH GẶP SỰ CỐ - CÔNG TRÌNH NHÓM 2

BÃI CONTAINER VINALINES, ĐÌNH VŨ, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG

Cao lỗ khoan

Cao độ san lấp

Tổng tải trọng tác dụng lên bãi

L1 (m)

L2 (m)

+ 1.30

q (kG/cm2)

+ 5.40

0.70

Dung trọng cát san lấp nền bãi

Bề dày

Holocen ivz <

ipz

Độ sâu (m)

Sc1 (cm) Sc2 (cm)

Dung trọng vật liện mặt bãi

Tải trọng cát san lấp nền bãi

Tải trọng lớp bề mặt bãi

Chiều dày san lấp

Hệ số đầm chặt nền san lấp

Chiều dày thi công mặt bãi

Hệ số đầm chặt mặt nền H.T

qsl (kG/cm2)

qbm (kG/cm2)

1.75

1.95

0.525

0.176

0.90

0.90

Hsl (m)

Hm (m)

Km

Kn

ht (g/cm3)

ht (g/cm3)

0.98

Vật liệu khác

1 chiều

2 chiều

3.00

Chữ nhật

Hình thang

B = 2b = 100 m

Vật liệu san lấp

Sơ đồ tính toán

Tải trọng phân bố

Bề rộng tính toánB = 2b = 50 m

Cát

Kết quả tính toán cho tổng độ lún là Sc = 56,88 cm, theo tiêu chuẩn Stc

c =

79,63 cm. Sau 08 năm (từ năm 2008 ÷ 2016) cho Sc = 15,64 cm, Stc

c = 21,90 cm

(Phụ lục 5, Bảng P5.2). Trong khi đó, kết quả khảo sát tại hiện trƣờng sau 08 năm

đã xác định đƣợc độ lún Sht

c = 10,0 ÷ 25,0 cm, trung bình Sht.tb

c = 20,8 cm, nhƣ vậy,

Sc ≤ Sht.tb

c ≤ Stc

c. Điều đó có nghĩa là kết quả tính toán trên hoàn toàn phù hợp với

kết quả khảo sát thực tế công trình gặp sự cố hiện trƣờng.

Page 149: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

136

4.3.2. Tƣơng quan giữa lún với các thành tạo trầm tích Holocen

4.3.2.1. Đánh giá kết quả tính toán lún

a. Theo kết quả tính lún cơ sở lý thuyết: Kêt quả tính toán lún theo cách tiếp

cận 1 thể hiện trên sơ đồ lún (Hình 4.8), vùng 3 đƣợc dự báo có độ lún lớn nhất so

với vùng 1, vùng 2. Độ lún nền đất có sự biến đổi nhanh theo chiều ngang và phức

tạp từ trong đất liền ra biển ven bờ, đƣợc thể hiện qua độ dày, thƣa của các đƣờng

đồng mức. Sự biến động lớn về độ lún nền đất giữa các kiểu mặt cắt trong các khu,

phụ vùng trong vùng chính là do sự xuất hiện các lớp đất yếu có cấp độ yếu khác

nhau, bề dày, phạm vi phân bố thay đổi lớn, đây đƣợc coi là nguyên nhân chủ yếu

gây ra các sự cố lún, lún lệch các công trình xây dựng.

b. Theo kết quả tính lún cho các công trình thực tế gặp sự cố: Kết quả tính

toán lún cho 02 nhóm công trình trên hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát thực

tế hiện trƣờng. Qua đó, xác định đƣợc nguyên nhân gây ra sự cố lún, lún lệch các

công trình xây dựng, đƣợc thể hiện dƣới đây:

- Đặc điểm nền đất yếu trầm tích Holocen: Đó là do sự xuất hiện nhiều lớp

đất yếu đƣợc thành tạo bởi các tƣớng trầm tích khác nhau, thuộc loại đất có cấp độ

rất yếu, yếu và tƣơng đối yếu (A1, A2, A3) có bề dày, phạm vi phân bố thay đổi rất

mạnh trong các khu, phụ vùng, vùng với nhau, nhất là các lớp đất có cấp độ rất yếu,

yếu phủ trên mặt (đƣợc thể hiện rõ vùng 3, có sự chuyển tƣớng từ châu thổ sang

estuary, đất có cấp độ yếu sang rất yếu). Kết quả cho độ lún lớn và không đều giữa

các kiểu mặt cắt với nhau, đặc biệt thời gian cố kết của các lớp đất yếu của trầm tích

Holocen kéo dài từ hàng chục đến trăm năm, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến độ

lún ổn định của công trình. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ ở công trình bến bãi

container dịch vụ cảng (nhóm 2), khi thi công xong san lấp và kết cấu mặt bãi, tiến

hành đƣa vào sử dụng với tải trọng khai thác rất lớn (100 ÷1000 tấn) trên toàn phạm

vi bãi. Kết quả nền đất chƣa cố kết xong đã đƣợc chất thêm tải trọng, làm tăng độ cố

kết và độ lún của nền đất, đồng nghĩa với mặt nền bị hạ thấp, phá vỡ kết cấu mặt bãi

ở các mức độ khác nhau, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến ổn định công trình, thiệt

hại lớn về kinh tế. Với kết quả đó, nguyên nhân chủ yếu gây ra các sự cố trên liên

quan trực tiếp đến nền đất yếu của trầm tích Holocen.

Page 150: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

137

- Do tải trọng phân bô không đều: Đối với công trình nhà dân dụng và công

nghiệp (nhóm 1), do tải trọng động lên các vị trí cột trên móng khác nhau giữa cột

biên và cột liền kề (cột trong), kết quả cho độ lún và độ lệch vƣợt quá giới hạn cho

phép (TCVN 9362 – 2012) nhiều lần, dẫn đến sự cố lún, lún lệch công trình xây

dựng. Đối với công trình bến bãi container dịch vụ cảng (nhóm 2), do tải trọng tác

động lên các kiểu mặt cắt không giống nhau, đồng nghĩa độ lún giữa kiểu mặt cắt

trong các khu, vùng cũng khác nhau, điều này đƣợc thể hiện rất rõ qua kết quả tính

toán lún theo cách tiếp cận 2 và đƣợc dự báo lún theo kết quả tính toán lún cách tiếp

cận 1. Kết quả dẫn đến nền bãi bị hạ thấp ở những mức độ khác nhau, gây ra sự cố

lún và phá vỡ kết cấu nền bãi.

Trên cơ sở phân tích, đối sánh cả về định tính và định lƣợng, kết quả nghiên

cứu hoàn toàn phù hợp với thực tế, là minh chứng luận giải các sự cố lún, lún lệch

công trình xây dựng trên phƣơng diện nền móng dƣới tác động của tải trọng ngoài.

Kết quả này làm sáng tỏ độ lún của nền đất đƣợc tính toán trên cơ sở lý thuyết áp

dụng cho bài toán thực tế là tƣơng đối phù hợp với kết quả khảo sát hiện trƣờng,

đặc biệt, việc tính toán độ lún nền đất cho các kiểu mặt cắt đặc trƣng trong khu vực

nghiên cứu đƣợc thể hiện trên sơ đồ lún hoàn toàn phù hợp với thực tế.

4.3.2.2. Tương quan giữa lún với các thành tạo trầm tích Holocen

Từ kết quả nghiên cứu trên, việc áp dụng nghiên cứu tƣớng trầm tích

Holocen trong phân vùng nền đất, làm cơ sở cho việc tính lún là hoàn toàn phù hợp,

mang tính thực tiễn cao. Qua đó, thể hiện mối tƣơng quan giữa hiện tƣợng lún nền

đất dƣới tác dụng của tải trọng ngoài, đƣợc thể hiện ở các điểm chính sau:

- Tương quan giữa lún với bề dày trầm tích: Bề dày trầm tích Holocen cũng

nhƣ bề dày các lớp đất tƣơng ứng với các tƣớng trầm trích có sự biến đổi mạnh giữa

các kiểu mặt cắt trong các khu, phụ vùng, vùng với nhau. Sự biến đổi đó tƣơng đối

phù hợp với sự biến đổi về độ lún nền đất đƣợc thể hiện trên sơ đồ lún. Khi so sánh

độ lún nền đất cùng tuổi Q21-2

hoặc Q22-3

hoặc cùng lớp đất ở các kiểu mặt cắt khác

nhau, phân bố ở độ sâu tƣơng đƣơng nhau và chịu tác động cùng tải trọng, kết quả

cho bề dày càng lớn độ lún càng nhiều (Phụ lục 2, Bảng P2.1). Điều đó thể hiện mối

tƣơng quan rõ nét giữa độ lún và bề dày trầm tích.

Page 151: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

138

- Tương quan giữa lún với các tướng trầm tích Holocen: Dƣới tác động tải

trọng ngoài, độ lún nền đất giảm dần theo chiều sâu, đƣợc thể hiện qua mối quan hệ

giữa tải trọng và độ lún S = f(P). Khi so sánh độ lún cùng loại đất, nhƣ:

+ Sét – sét: Tƣơng ứng với Bùn cửa sông estuary (meQ22-3

) – Bùn bãi triều

(amtfmQ22-3

) – Bùn chân châu thổ (ampdQ22-3

) – Bùn estuary – vũng vịnh (mebQ21-

2) – Bùn đầm lầy ven biển (mbQ2

1-2).

+ Á sét – á sét: Tƣơng ứng với Bùn cát đồng bằng châu thổ (amdpQ22-3

) –

Bùn cát đầm lầy cửa sông (ambQ22-3

) – Bùn cát tiền châu thổ (amdfQ22-3

)

+ Cát – cát (hoặc á cát): Tƣơng ứng với Cát cồn cát cửa sông (amsbQ22-3

) –

Cát bãi triều (amtfsQ22-3

) – Cát sạn lạch triều (amtcQ22-3

, mtcQ21-2

).

Ở cùng độ sâu, độ lún các tƣớng trầm tích cũng khác nhau, đồng nghĩa với

các lớp đất thuộc các tƣớng khác nhau nhƣng có cùng thành phần độ hạt, môi

trƣờng thành tạo, kết quả độ lún cũng khác nhau (Phụ lục 2, 4; Bảng P2.1, PL4.1).

Điều đó thể hiện tƣơng quan giữa lún với các tƣớng trầm tích Holocen.

- Tương quan giữa lún với sự phân bố tướng trầm tích Holocen: Khi so sánh

độ lún giữa các kiểu mặt cắt với sự xuất hiện các tƣớng trầm tích có tuổi khác nhau,

cùng độ sâu, cho kết quả cũng khác nhau. Kết quả này đƣợc thể hiện rõ ở vùng phía

đông, đông bắc khu vực nghiên cứu (bán đảo Đình Vũ) mặc dù có bề dày trầm tích

Holocen nhỏ hơn nhƣng độ lún lớn hơn so với vùng phía đông, đông nam khu vực

nghiên cứu (sân bay Tiên Lãng dự kiến). Do ở vùng phía đông, đông bắc xuất hiện

tƣớng bùn cửa sông estuary (meQ22-3

) phủ trên bề mặt có bề dày lớn và đƣợc xếp

vào loại đất rất yếu (A1); đây là lớp đất đƣợc hình thành với tốc độ trầm tích nhanh,

chƣa ổn định, độ lún lớn, trong khi ở vùng phía đông, đông nam tồn tại các lớp đất

yếu đến tƣơng đối yếu (A2 – A3).

Kết quả nghiên cứu trên đã luận giải đƣợc mối tƣơng quan giữa lún với trầm

tích Holocen, tìm ra đƣợc nguyên nhân gây ra sự các cố lún, lún lệch công trình xây

dựng là có liên quan trực tiếp đến nền đất yếu đƣợc thành tạo trầm tích Holocen khu

vực ven biển thành phố Hải Phòng. Kết quả tính lún đƣợc thể hiện trên sơ đồ lún

hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, vì vậy, đây chính là sơ đồ dự báo lún khi xây dựng

công trình; khi kết hợp sơ đồ lún với sơ đồ phân vùng các kiểu mặt cắt thì đây chính

Page 152: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

139

là sơ đồ phân vùng lún trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng;

khi kết hợp các sơ đồ lại với nhau (sơ đồ lún, sơ đồ phân vùng, sơ đồ đẳng dày,

đẳng sâu trầm tích Holocen) đây là cơ sở dữ liệu quan trong về mặt lý luận và thực

tiễn để đề ra các giải pháp phát triển bền vững cơ sở hạ tầng.

4.3.3. Lún cố kết theo thời gian và mực nƣớc biển dâng

Kết quả tính lún theo cách tiếp cận 1 (qi = qi+1) đã giải quyết đƣợc bài toán lý

thuyết nhằm dự báo lún khi xây dựng công trình. Trong thực tế quy hoạch xây dựng

cơ sở hạ tầng, đòi hỏi cao độ nền thiết kế phải nhƣ nhau (L = 4,0 ÷ 4,5 m), khi đó,

tải trọng tác dụng lên các kiểu mặt cắt cũng khác nhau (qi ≠ qi+1). Do đó, việc tính

toán lún cố kết nền đất với tải trọng khác nhau (cách tiếp cận 2), nhằm xác định độ

hạ thấp mặt nền khi xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu

và mực nƣớc biển dâng đạt đƣợc mục đích đề ra.

4.3.3.1. Ảnh hưởng lún cố kết đến hạ thấp cao độ nền xây dựng cơ sở hạ tầng

Từ kết quả tính lún cố kết theo cách tiếp cận 2, để đạt đƣợc mục tiêu phát

triển thành phố đến năm 2025 tầm nhìn 2050, độ lún cố kết nền đất đƣợc tính toán

cho 02 thời điểm t = 34 năm (2016 ÷ 2050) và t = 84 năm (2016 ÷ 2100), kết quả

cho Bảng 4.11, 4.15, Hình 4.9, chi tiết Bảng PL2.1, Bảng PL3.1.

a. Đến năm 2050: Độ lún cố kết xác định đƣợc Sc(34) = 9,29 ÷ 82,34 cm,

trung bình Stb

c(34) = 29,71 cm . Cao độ mặt nền hạ thấp L(34) = 3,68 ÷ 4,41 cm, trung

bình Ltb

(34) = 4,20 cm. Kết quả trên đồng nghĩa với mặt nền quy hoạch sau 34 năm

lƣợng bù lún thêm ΔL34 = 9,29 ÷ 82,34 cm, trung bình ΔLtb

34 = 29,71 cm.

b. Đến năm 2100: Độ lún cố kết xác định đƣợc Sc(34) = 13,39 ÷ 97,03 cm,

trung bình Stb

c(34) = 43,56 cm . Cao độ mặt nền hạ thấp L34 = 5,53 ÷ 4,37 cm, Ltb

34

= 4,06 cm. Kết quả trên đồng nghĩa với mặt nền quy hoạch sau 84 năm lƣợng bù lún

thêm ΔL84 = 13,39 ÷ 97,03 cm, trung bình ΔLtb

(84) = 43,56 cm.

4.3.3.2. Ảnh hưởng lún cố kết đến hạ thấp cao độ nền, xét đến kịch bản biến đổi

khí hậu và mực nước biển dâng

a. Kịch bản tính toán: Chọn kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình cao

RCP6.0 (Representative Concentration Pathways) của Bộ Tài nguyên và Môi

trƣờng công bố năm 2016 (Bảng 4.14, 4.15).

Page 153: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

140

b. Cao độ mực nước tính toán: Mực nƣớc dâng cao nhất hàng năm (+) 4,21

m hải đồ, tƣơng ứng (+) 2,35 m lục địa (Cao độ lớn nhất đo đƣợc ngày 22/10/1985,

Trung tâm khí tƣợng thủy văn Quốc gia Hòn Dấu). Mực nƣớc dâng cao nhất trong

bão (+) 4,90 m lục địa (Kịch bản Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng). Khi xét mực nƣớc

dâng cao nhất trong bão trong bối cảnh mực nƣớc biển dâng do biến đổi khí hậu,

theo kịch 1 là (+) 5,11 m, kịch bản 2 là (+) 5,44 m.

Bảng 4.14. Kịch bản nƣớc biển dâng

STT Kịch bản theo Bộ Tài nguyên và Môi

trƣờng năm 2016

Mực nƣớc

dâng cao nhất

hàng năm

Mực nƣớc

dâng cao nhất

trong bão

L1 (m) L2 (m)

1

Kịch bản 1: RCP6.0 Kịch bản nồng độ khí nhà

kính trung bình cao. Đến năm 2050 mực nƣớc

biển dâng 21 cm + 2.35

+ 5,11

2

Kịch bản 2: RCP6.0 Kịch bản nồng độ khí nhà

kính trung bình cao. Đến năm 2100 mực nƣớc

biển dâng 54 cm

+ 5,44

c. Kết quả tính toán kịch bản nước biển dâng xét đến lún cố kết nền đất

Từ kết quả tính toán cho thấy nguy cơ gây ngập lụt, phá hủy cơ sở hạ tầng

khu vực ven biển thành phố Hải Phòng là rất lớn (Bảng 4.15).

- Đến năm 2050: Lƣợng bù lún cho mặt nền quy hoạch do lún cố kết và xét

đến mục nƣớc biển dâng là L34 = 0,30 ÷ 1,03 m, trung bình L34 = 0,53 m. Trong

khi mực nƣớc dâng lớn nhất do bão có xét đến mực nƣớc biển dâng do biến đổi khí

hậu cao gần bằng cao độ đỉnh đê biển Hải Phòng hiện nay là (+) 5,0 ÷ (+) 5,5 m, do

đó, chiều dày bù lún lớn nhất là 1,03 m, ứng với cao độ (+) 6,53 m.

- Đến năm 2100: Lƣợng bù lún cho mặt nền quy hoạch do lún cố kết và xét

đến mục nƣớc biển dâng là L84 = 0,67 ÷ 1,50 m, trung bình L84 = 0,97 m. Hệ

thống đê biển chiều dày bù lún lớn nhất là 1,50 m, ứng với cao độ (+) 7,00 m.

Kết quả trên, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, làm căn

cứ khoa học nghiên cứu lập quy hoạch, đƣa ra dự báo và đề các giải pháp phòng

chống thiên tai, phát triển bền vững cơ sở hạ tầng khu vực ven biển thành phố Hải

Phòng đến năm 2025 tầm nhìn đến 2050.

Page 154: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

141

Bảng 4.15. Kết quả tính lún cố kết theo thời gian và mực nƣớc biển dâng

Vùng Giá trị

Bề dày

trầm

tích

Tổng

độ lún

cố kết

Kịch bản 1 (RCP6.0): Đến năm 2050, nƣớc biển dâng

21cm. Sau 34 năm (2016 ÷ 2050)

Kịch bản 2 (RCP6.0): Đến năm 2100, nƣớc biển dâng

54cm. Sau 84 năm (2016 ÷ 2100)

Độ cố

kết sau

34 năm

Độ lún

cố kết

sau 34

năm

Cao độ

mặt

nền

sau 34

năm

Chiều

dày bù

thêm

do lún

cố kết

NBD

sau 34

năm

Độ chênh cao độ

giữa mực nƣớc cực

trị với cao độ mặt

nền sau 34 năm Độ cố

kết sau

84 năm

Độ lún

cố kết

sau 84

năm

Cao độ

mặt

nền

sau 84

năm

Chiều

dày bù

thêm

do lún

cố kết

NBD

sau 34

năm

Độ chênh cao độ

giữa mực nƣớc cực

trị với cao độ mặt

nền sau 84 năm

NBD cao

nhất đã

xảy ra

(+2,35m)

NDDB

cao nhất

có thể

xảy ra

(+5,11m)

NBD cao

nhất đã

xảy ra

(+2,35m)

NDDB

cao nhất

có thể

xảy ra

(+5,44m)

D (cm) Sc (cm) Uv34 (%) Sc

34 (cm) L34 (m) ∆Lo

34

(m) ∆L1

34 (m) ∆L234 (m) Uv

84 (%) Sc84 (cm) L84 (m)

∆Lo84

(m) ∆L1

84 (m) ∆L284 (m)

Vùng 2

Từ 14.7 14.80 28.50 9.29 +3.68 0.30 1.12 -1.43 44.70 14.33 +3.54 0.68 0.65 -1.90

Đến 38.4 128.25 93.80 82.34 +4.41 1.03 1.85 -0.70 100.00 96.30 +4.36 1.50 1.47 -1.08

TB 22.8 61.59 55.49 31.74 +4.18 0.53 1.62 -0.93 76.97 46.67 +4.03 1.01 1.14 -1.41

Vùng 3

Từ 12.2 13.39 64.90 9.63 +4.19 0.31 1.63 -0.92 100.00 13.39 +4.07 0.67 1.18 -1.37

Đến 16.8 42.58 98.80 31.28 +4.40 0.52 1.84 -0.71 100.00 42.58 +4.37 0.97 1.48 -1.07

TB 13.7 27.61 78.49 20.30 +4.30 0.41 1.74 -0.81 100.00 27.61 +4.22 0.82 1.33 -1.22

Vùng 4

Từ 13.0 20.98 32.10 13.00 +4.14 0.34 1.58 -0.97 50.30 18.80 +3.96 0.73 1.07 -1.48

Đến 28.9 86.41 64.40 36.33 +4.37 0.57 1.81 -0.74 89.60 54.31 +4.31 1.08 1.42 -1.13

TB 19.2 60.26 47.19 27.11 +4.23 0.48 1.67 -0.88 70.51 40.51 +4.10 0.95 1.21 -1.34

Page 155: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

142

4.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÊN

NỀN ĐẤT YẾU TRẦM TÍCH HOLOCEN

Giới hạn trong đề tài nghiên cứu, chỉ đề xuất các giải pháp trên cơ sở thực

tiễn và theo tiêu chuẩn Việt Nam đã và đang đƣợc áp dụng phổ biến trên địa bàn

thành phố Hải Phòng, nhằm nâng cao công tác cải tạo nền đất yếu góp phần phát

triển bền vững cơ sở hạ tầng.

4.4.1. Một số giải pháp chung xử lý nền đất yếu phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói chung, khu vực nghiên cứu

nói riêng đang tồn tại nhiều giải pháp xử lý nền đất yếu đƣợc sử dụng khi xây dựng

công trình, tùy theo tải trọng công trình có giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, có 03

giải pháp chính chủ yếu đƣợc áp dụng trong xây dựng cơ sở hạ tầng, nhƣ sau:

4. Phương pháp xử lý nền bằng đệm cát và đầm chặt

Mục đích: Đây là phƣơng pháp phổ biến hiện nay, thi công đơn giản. Lớp

đệm cát đƣợc thay thế hoặc nằm phủ trực tiếp trên lớp đất yếu dƣới đáy móng, đóng

vai trò nhƣ một lớp chịu tải, tiếp nhận tải trọng công trình và truyền tải trọng cho

các lớp đất yếu bên dƣới. Giảm đƣợc độ lún công trình vì có sự phân bố lại ứng suất

do tải trọng ngoài gây ra trong nền đất dƣới tầng đệm cát; tăng nhanh quá trình cố

kết của đất, sức chịu tải và thời gian ổn định về lún cho công trình.

Cách tiến hành: Tùy theo cao độ nền thiết kế, có thể bóc bỏ một phần lớp

ddaatss nằm nhô cao hoặc nằm trực tiếp trên lớp đất yếu và thay vào đó bằng cát.

Tiến hành đầm chặt lớp đệm theo tiêu chuẩn TCVN 4447: 2012 (Công tác đất – thi

công và nghiệm thu).

Phạm vi áp dụng: Phù hợp với những công trình sử dụng giải pháp móng

nông, tải trọng nhỏ đến tƣơng đối nhỏ (P = 0,50 ÷ 1,50 kG/cm2), đất yếu bão hòa

nƣớc. Hạn chế sử dụng biện pháp này khi nền đất có mực nƣớc ngầm cao, nƣớc có

áp vì sẽ tốn kém về việc hạ mực nƣớc ngầm và đệm cát sẽ kém ổn định.

b. Phương pháp sử dụng cọc tre truyền thống

Mục đích: Đây là phƣơng pháp truyền thống và đƣợc sử dụng phổ biến hiện

nay, nhằm nâng cao công tác cải tạo nền đất yếu, giảm lún cục bộ của nền đất dƣới

tác dụng của tải trọng công trình.

Page 156: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

143

Cách tiến hành: Thi công bằng búa đóng thủ công, với số lƣợng 25 cọc/m2,

chiều dài cọc 3,0 ÷ 6,0 m. Cọc đóng từ vòng ngoài vào trong, từ xa vào gần tim

móng; cọc đóng xuống phải thẳng, không gẫy, dập, cong; sau đó, phủ lên đầu cọc 1

lớp cát (hạt trung, thô) dày khoảng 10 cm rồi tiến hành thi công phần tiếp theo.

Phạm vi áp dụng: Công trình có tải trọng nhỏ, trong nền đất sét có nƣớc và

không đóng cọc tre trong đất loại cát, á cát vì đất cát không giữ đƣợc nƣớc.

c. Phương pháp sử dụng bấc thấm (PVD) kết hợp gia tải trước

Mục đích: Làm tăng nhanh quá trình thoát nƣớc lỗ rỗng theo chiều thẳng

đứng, giảm độ rỗng, độ ẩm và tăng dung trọng của đất. Kết quả làm tăng nhanh quá

trình cố kết của nền đất yếu, sức chịu tải và làm cho nền đất đạt độ lún quy định

trong thời gian cho phép.

Cách tiến hành: Thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 9355: 2012. Bấc thấm

đƣợc cắm đến hết chiều sâu hoạt động lún hoặc đến hết chiều dày Holocen, bố trí

cắm theo mạng lƣới ô vuông (Kích thƣớc cạnh 1,3 ÷ 2,2 m). Trong trƣờng hợp cần

tăng nhanh tốc độ cố kết của đất, thƣờng kết hợp đồng thời với gia tải tạm thời.

Phạm vi ứng dụng: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong tầng đất yếu với bề

dày lớn, thƣờng dùng trong các công trình bến bãi, đƣờng.

d. Phương pháp quan trắc lún

Mục đích: Nhằm xác định độ lún của các công trình, qua đó đánh giá khả

năng ổn định của nền móng công trình trong quá trình xây dựng. Kết quả quan trắc

giúp tìm ra nguyên nhân gây lún, đánh giá mức độ nguy hiểm có thể xảy ra, từ đó

đƣa ra các giải pháp để khắc phục sự cố đảm bảo chất lƣợng công trình.

Cách tiến hành: Sử dụng phƣơng pháp đo cao hình học đƣợc quy định trong

tiêu chuẩn TCXD 271: 2002 và tiêu chuẩn TCVN 9355: 2012.

Phạm vi sử dụng: Sử dụng cho tất cả các loại hình xây dựng công trình.

4.4.2. Một số giải pháp công trình cụ thể

Việc đề ra các giải pháp cụ thể dựa trên các cơ sở nhƣ sau:

- Mục đích quy hoạch sử dụng, quản lý nguồn tài nguyên đất thành phố Hải

Phòng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050.

- Các phƣơng pháp xử lý nền đất yếu đƣợc áp dụng phổ biến trong xây dựng

Page 157: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

144

cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố Hải Phòng và theo tiêu chuẩn Việt Nam.

- Kết quả dự báo lún khi xây dựng công trình đƣợc thể hiện trên sơ đồ lún

theo 02 hƣớng tiếp cận vừa phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng vừa lồng ghép với ứng

phó biển đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng.

- Đặc điểm nền đất các kiểu mặt cắt các khu, phụ vùng, vùng trong khu vực

nghiên cứu.

- Tải trọng công trình, loại hình xây dựng công trình và chia tải trọng thành

các cấp khác nhau: Tải trọng rất nhỏ (q ≤ 0,50 kG/cm2), nhỏ (0,50 < q ≤ 1,00 kG/cm

2)

và tƣơng đối nhỏ (1,00 < q ≤ 1,50 kG/cm2).

Trên cơ sở đó, các giải pháp đƣợc thể hiện Bảng 4.16.

Page 158: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

145

Bảng 4.16. Giải pháp nâng cao xử lý nền đất yếu khu vực nghiên cứu

Vùng Khu

/kiểu

Đặc trƣng kiểu mặt cắt Giải pháp xử lý nền đất yếu

Tải trọng

q (kG/cm2)

Công trình nhóm 1

Nhà dân dụng và công nghiệp

Công trình nhóm 2

Bến bãi container dịch vụ cảng

Vùng 1

1.1.1

1.1.2

1.1.3

1.2.1

1.2.6

- Cao độ bề mặt: (-) 1,05 ÷

(+) 3,10 m

- Các lớp đất: Chủ yếu đất

loại sét, á sét (A1 – A3)

- Bề dày: 14,7 ÷ 30,6 m

- Dự báo lún: Có độ lún lớn

và thay đổi rất mạnh.

q ≤ 0,5

- Gia cố nền bằng cọc tre chiều dài L =

3,0 m, Φ65 ÷ Φ75, mật độ 18 ÷ 25

cọc/m2.

- Cọc tre nằm dƣới mực xuất hiện đáy

móng.

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố.

- Bóc bỏ một phần đất yếu trên mặt có

cao độ lớn tạo bề mặt bằng phẳng.

- Sử dụng vải địa kỹ thuật lót đáy trƣớc

khi san lấp.

- Vật liệu san lấp đƣợc đầm chặt K =

0.95

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố và kết

hợp quan trắc lún.

0,5 < q ≤ 1,0 - Bóc bỏ một phần đất yếu trên mặt có

cao độ L ≥ 1,50 m

- Gia cố nền bằng đệm cát hạt trung, hạt

thô với chiều dày h 3,0 m; hệ số chặt

K = 0,95 ÷ 0,98.

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố.

- Sử dụng bấc thấm kết hợp với gia tải

trƣớc (thoát nƣớc 1 chiều thẳng đứng).

- Chiều dài bấc thấm hết chiều dày

Holocen.

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố và kết

hợp quan trắc lún.

1,0 < q ≤ 1,5

1.2.2

1.2.3

1.2.4

1.2.5

- Cao độ bề mặt: (-) 3,34 ÷

(+) 2,10 m

- Các lớp đất: Bao gồm các

lớp đất loại cát, á sét, sét nằm

đan xen nhau (A2 – A3).

- Bề dày trầm tích Holocen

16,3 ÷ 38,4 m

- Dự báo lún: Có độ lún lớn

q ≤ 0,5

- Bóc bỏ một phần lớp đất yếu trên mặt

có cao độ L ≥ 1,50 m.

- Gia cố nền bằng đệm cát hạt trung, hạt

thô với chiều dày h 3,0 m; hệ số chặt

K = 0,95 ÷ 0,98.

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố.

- Bóc bỏ một phần đất yếu trên mặt có

cao độ lớn tạo bề mặt bằng phẳng.

- Sử dụng vải địa kỹ thuật lót đáy trƣớc

khi san lấp.

- Vật liệu san lấp đầm chặt K = 0.95

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố và kết

hợp quan trắc lún.

Page 159: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

146

nhất trong vùng và thay đổi

mạnh. 0,5 < q ≤ 1,0 - Sử dụng bấc thấm kết hợp với gia tải

trƣớc (thoát nƣớc 1 chiều thẳng đứng)

- Chiều dài bấc thấm hết chiều dày

Holocen.

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố và kết

hợp quan trắc lún.

1,0 < q ≤ 1,5

Vùng 2

2.1.1

- Cao độ bề mặt: (+) 2,06 ÷

(+) 3,20 m.

- Các lớp đất: Đất loại á sét,

sét (A2 – A3).

- Bề dày: 12,8 ÷ 14,0 m.

- Dự báo lún: Có độ lún nhỏ

nhƣng lớn nhất trong vùng

q ≤ 0,5

- Bóc bỏ một phần đất yếu trên mặt có

cao độ L ≥ 1,50 m.

- Gia cố nền bằng cọc tre chiều dài L =

3,0 m, Φ65 ÷ Φ75, mật độ 18 ÷ 25

cọc/m2.

- Cọc tre nằm dƣới mực xuất hiện đáy

móng.

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố.

- Bóc bỏ một phần đất yếu trên mặt có

cao độ lớn tạo bề mặt bằng phẳng.

- Sử dụng vải địa kỹ thuật lót đáy trƣớc

khi san lấp.

- Vật liệu san lấp đầm chặt K = 0.95

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố và kết

hợp quan trắc lún.

0,5 < q ≤ 1,0

- Bóc bỏ một phần lớp đất yếu trên mặt

có cao độ L ≥ 1,50 m.

- Gia cố nền bằng đệm cát hạt trung, hạt

thô với chiều dày h 3,0 m; hệ số chặt

K = 0,95 ÷ 0,98.

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố.

- Sử dụng bấc thấm kết hợp với gia tải

trƣớc (thoát nƣớc 1 chiều thẳng đứng)

- Chiều dài bấc thấm hết chiều dày

Holocen

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố và kết

hợp quan trắc lún.

1,0 < q ≤ 1,5

2.2.1

2.2.2

- Cao độ bề mặt: mặt (+) 0,30

÷ (+) 1,95 m

- Các lớp đất: Bao gồm đất

loại cát, á cát (A2 – A3)

- Bề dày: 12,2 ÷ 14,7 m.

q ≤ 0,5 - Gia cố nền bằng đệm cát hạt trung, hạt

thô với chiều dày h 3,0 m; hệ số chặt

K = 0,95 ÷ 0,98.

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố.

- Gia tải trƣớc (thoát nƣớc 1 chiều thẳng

đứng)

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố và kết

hợp quan trắc lún. 0,5 < q ≤ 1,0

Page 160: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

147

- Dự báo lún: Đây là các khu

có độ lún rất nhỏ nhất trong

khu vực nghiên cứu. 1,0 < q ≤ 1,5

Vùng 3

3.1.1

3.2.2

- Cao độ bề mặt: (-) 1,80 ÷

(+) 1,30 m.

- Các lớp đất: Đất loại sét, á

sét, một vài nơi bề mặt phủ

bới lớp cát có bề dày rất

mỏng (A1 – A3)

- Bề dày: 13,0 ÷ 27,0 m.

- Dự báo lún: Có độ lún

tƣơng đối lớn trong vùng và

có sự chênh lệch độ lún tƣơng

đối lớn

q ≤ 0,5

- Bóc bỏ một phần đất yếu trên mặt có

cao độ L ≥ 1,50 m.

- Gia cố nền bằng cọc tre chiều dài L =

3,0 m, Φ65 ÷ Φ75, mật độ 18 ÷ 25

cọc/m2.

- Cọc tre nằm dƣới mực xuất hiện đáy

móng

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố.

- Bóc bỏ một phần đất yếu trên mặt có

cao độ lớn tạo bề mặt bằng phẳng.

- Sử dụng vải địa kỹ thuật lót đáy trƣớc

khi san lấp.

- Vật liệu san lấp đƣợc đầm chặt K =

0.95

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố và kết

hợp quan trắc lún.

0,5 < q ≤ 1,0 - Gia cố nền bằng đệm cát hạt trung, hạt

thô với chiều dày h 3,0 m; hệ số chặt

K = 0,95 ÷ 0,98.

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố.

- Sử dụng bấc thấm kết hợp với gia tải

trƣớc (thoát nƣớc 1 chiều thẳng đứng)

- Chiều dài bấc thấm hết chiều dày

Holocen

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố và kết

hợp quan trắc lún.

1,0 < q ≤ 1,5

3.1.2

3.1.3

3.2.1

- Cao độ bề mặt: 0,00 ÷ (+)

2,90 m.

- Các lớp đất: Bao gồm các

lớp đất loại sét, á sét. Lớp đất

phủ trên bề mặt có bề dày rất

lớn đất rất yếu (A1)

- Bề dày: 16,0 ÷ 23,0 m.

- Dự báo lún: Có độ lún thay

đổi rất mạnh và lớn nhất

trong khu vực nghiên cứu.

q ≤ 0,5 - Gia cố nền bằng đệm cát hạt trung, hạt

thô với chiều dày h 3,0 m; hệ số chặt

K = 0,95 ÷ 0,98.

- Sử dụng bấc thấm kết hợp với gia tải

trƣớc (thoát nƣớc 1 chiều thẳng đứng)

- Chiều dài bấc thấm hết chiều dày

Holocen

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố.

- Sử dụng bấc thấm kết hợp với gia tải

trƣớc (thoát nƣớc 1 chiều thẳng đứng).

- Chiều dài bấc thấm hết chiều dày

Holocen

- Thí nghiệm hiện trƣờng kiểm tra

cƣờng độ nền sau khi đã gia cố và kết

hợp quan trắc lún.

0,5 < q ≤ 1,0

1,0 < q ≤ 1,5

Page 161: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

148

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng bao gồm 14

tƣớng trầm tích, trong đó 04 tƣớng trầm tích thuộc Holocen sớm – giữa (Q21-2

) và

10 tƣớng trầm tích thuộc Holocen giữa – muộn (Q22-3

), đó là: (1) Tƣớng cát sạn bãi

triều (mtfQ21-2

), (2) Tƣớng cát lẫn sạn lạch triều (mtcQ21-2

), (3) tƣớng bùn đầm lầy

ven biển (mbQ21-2

), (4) Tƣớng bùn estuary – vũng vịnh (mebQ21-2

), (5) Tƣớng bùn

chân châu thổ (ampdQ22-3

), (6) Tƣớng bùn cát tiền châu thổ (amdfQ22-3

), (7) Tƣớng

cát bãi triều (amtfsQ22-3

), (8) Tƣớng cát bùn bãi triều (amtfsmQ22-3

), (9) Tƣớng bùn

bãi triều (amtfmQ22-3

), (10) tƣớng cát sạn lạch triều (amtcQ22-3

), (11) Tƣớng cát cồn

cát cửa sông (amsbQ22-3

), (12) Tƣớng bùn cửa sông estuary (meQ22-3

), (13) Tƣớng bùn

cát đầm lầy cửa sông (amsbQ22-3

), (14) Tƣớng bùn cát đồng bằng châu thổ (amdpQ22-3

).

Các tƣớng trầm tích trên đƣợc phân loại theo các cấp độ đất khác nhau:

- Tƣớng bùn cửa sông estuary thuộc loại đất rất yếu (A1)

- Tƣớng bùn bãi triều thuộc loại đất rất yếu, yếu (A1 - A2)

- Các tƣớng bùn chân châu thổ, bùn cát tiền châu thổ, bùn cát đầm lầy cửa

sông, bùn cát đồng bằng châu thổ thuộc loại đất yếu (A2).

- Các tƣớng cát bãi triều, cát bùn bãi triều, cát sạn lạch triều, cát cồn cát cửa

sông (amsbQ22-3

) thuộc loại đất yếu đến tƣơng đối yếu (A2 – A3).

- Các tƣớng cát sạn bãi triều, cát lẫn sạn lạch triều (mtcQ21-2

), bùn đầm lầy ven

biển (mbQ21-2

), bùn estuary – vũng vịnh (mebQ21-2

) thuộc đất tƣơng đối yếu (A3).

2. Quy luật phân bố trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải

Phòng thể hiện mối liên quan chặt chẽ với dao động mực nƣớc biển trong Holocen.

Các tƣớng trầm tích cát sạn bãi triều, cát lẫn sạn lạch triều, tƣớng bùn đầm lầy ven

biển và bùn estuary – vũng vịnh hình thành trong giai đoạn biển tiến Flandrian

(Holocen sớm – giữa). Các tƣớng bùn chân châu thổ, bùn cát tiền châu thổ, cát cồn

cát cửa sông và bùn cát đồng bằng châu thổ hình thành trong giai đoạn biển thoái

Holocen giữa – muộn. Các tƣớng trầm tích cát, cát bùn, bùn bãi triều, cát sạn lạch

triều, bùn cát đầm lầy cửa sông và bùn cửa sông hình phễu hình thành trong pha

biển dâng hiện đại.

Page 162: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

149

3. Xây dựng tổ hợp các tham số định lƣợng về trầm tích Holocen và địa chất

công trình, trong đó: (1) Đất yếu của các thành tạo trầm tích Holocen đƣợc phân

loại thành 3 cấp độ: Rất yếu (A1), yếu (A2) và tƣơng đối yếu (A3). (2) Trong cùng

một loại đất, nhƣ đất loại sét – sét, á sét – á sét, cát – cát, á cát – á cát, các tƣớng

trầm tích có tuổi trẻ hơn thì yếu hơn so với các tƣớng trấm tích có tuổi cổ hơn về

khả năng đáp ứng cƣờng độ chịu tải nền đất và có xu hƣớng tốt dần theo chiều sâu.

(3) Trong cùng một giai đoạn thành tạo trầm tích Holocen, các tƣớng trầm tích có

hàm lƣợng, kích thƣớc hạt cát càng tăng chuyển dần từ đất loại sét → á sét → á cát

→ cát, thì cƣờng độ chịu tải của đất có xu hƣớng tốt dần lên, tƣơng ứng với với

mức độ tăng dần về cƣờng độ chịu tải của đất loại sét → á sét → á cát → cát. (4)

Trong cùng một lớp đất có nhiều hơn một tƣớng trầm tích Holocen là hoàn toàn phù

hợp với thực tiễn và là một trong những yếu tố quan trọng nhằm luận giải các sự cố

lún, lún lệch các công trình xây dựng trên nền đất yếu sử dụng giải pháp móng nông

với tải trọng phân bố đều.

4. Khu vực ven biển thành phố Hải Phòng đƣợc phân chia thành 03 vùng

trầm tích Holocen, 07 phụ vùng và 18 khu, tƣơng ứng với 18 kiểu mặt cắt trầm tích

- địa chất công trình đặc trƣng. Hiện tƣợng lún và lún lệch gây ảnh hƣởng nghiêm

trọng đến ổn định các công trình xây dựng, xảy ra mạnh nhất ở vùng estuary (vùng

3) là nơi chuyển tiếp từ châu thổ sang estuary, liên quan đến các tƣớng bùn đầm lầy

ven biển (mbQ21-2

), bùn estuary - vũng vịnh (mebQ21-2

), bùn chân châu thổ

(ampdQ22-3

), bùn cát tiền châu thổ (amdfQ22-3

) và bùn cửa sông estuary (meQ22-3

);

tiếp đến là vùng châu thổ (vùng 1), liên quan đến phức hệ tƣớng bùn estuary - vũng

vịnh (mebQ21-2

), bùn chân châu thổ (ampdQ22-3

), bùn cát tiền châu thổ (amdfQ22-3

)

và bùn bãi triều (amtfmQ22-3

); cuối cùng là vùng châu thổ nhô cao (vùng 2) liên

quan đến phức hệ tƣớng bùn estuary - vũng vịnh (mebQ21-2

), bùn chân châu thổ, bùn

cát tiền châu thổ và bùn cát đồng bằng châu thổ.

5. Khu vực ven biển Hải phòng đƣợc tính lún theo hai hƣớng tiếp cận, vừa

phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng (cách tiếp cận 1) vừa phục vụ phát triển cơ sở hạ

tầng lồng ghép với biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng (cách tiếp cận 2). Đối

với cách tiếp cận 1, về tổng thể tổng độ lún trung bình ở vùng 1 lớn hơn vùng 2 và

nhỏ hơn vùng 3 (vùng 1: 49,91 cm; vùng 2: 30,00 cm; vùng 3: 51,64 cm); kết quả

Page 163: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

150

này có ý nghĩa thực tiễn cao, minh chứng luận giải nguyên nhân xảy ra các sự cố

lún, lún lệch công trình xây dựng trên phƣơng diện nền móng dƣới tác động của tải

trọng ngoài và cảnh báo lún về khía cạnh nền đất yếu trong tƣơng lai gần. Đối với

cách tiếp cận 2, tổng độ lún trung bình ở vùng 1 và vùng 3 gần tƣơng đƣơng nhau

và lớn hơn gấp 2 lần so với vùng 2 (vùng 1: 61,59 cm; vùng 2: 27,61 cm; vùng 3:

60,26 cm); kết quả tính lún cố kết theo thời gian xét đến kịch bản biến đổi khí hậu

và mực nƣớc biển dâng, lƣợng bù lún cho mặt nền quy hoạch là 0,53 m (từ năm

2016 ÷ 2050) và 0,97 m (từ năm 2016 ÷ 2100). Kết quả này có ý nghĩa quan trọng

cả về mặt lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng, đặc biệt là

khu vực khai hoang lấn biển nhằm phát triển bền vững cơ sở hạ tầng khu vực ven

biển thành phố Hải Phòng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng.

6. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác cải tạo nền đất yếu trên cơ

sở thực tiễn và tiêu chuẩn Việt Nam, phù hợp cho từng kiểu mặt cắt trầm tích – địa

chất công trình đặc trƣng, phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng là hoàn toàn

hiệu quả về mặt kỹ thuật và kinh tế cũng nhƣ công tác nghiên cứu lập quy hoạch

quản lý tài nguyên đất thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050

trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng.

KIẾN NGHỊ

1. Trên cơ sở phân vùng các kiểu mặt cắt đặc trƣng, trong giai đoạn tiếp theo

cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng các giải pháp công trình tối ƣu nhất, nhằm xử lý

nền đất yếu hình thành bởi các trầm tích Holocen khu vực ven biển Hải Phòng, đặc

biệt vùng 3 và vùng 2.

2. Trong công tác nghiên cứu lập quy hoạch quản lý tài nguyên đất và xây

dựng phát triển bền vững cơ sở hạ tầng vùng ven biển cần đặc biệt quan tâm đến

vấn đề hạ thấp cao độ nền do ảnh hƣởng lún cố kết theo thời gian của các trầm tích

Holocen trong điều kiện biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng.

3. Đối với từng công trình bến bãi container dịch vụ cảng cụ thể, cần có các

nghiên cứu chi tiết về tải trọng động, nhằm xác định độ lún do tải trọng động gây ra

và kết hợp với kết quả tính toán lún thể hiện trong luận án đề ra các giải pháp bù lún

phù hợp với thực tế.

Page 164: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN

1. Vũ Văn Lợi (2012), “Đặc điểm các lớp đất yếu khu vực ven biển huyện Tiên

Lãng thành phố Hải Phòng”. Tạp chí Địa kỹ thuật, số 3 – 2012, tr 35 – 41.

2. Nguyên Văn Bình, Vũ Văn Lợi (2012), “Nghiên cứu các thành tạo đất yếu và

mối liên quan đến hiện tƣợng lún mặt đất tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà

Nội”. Tạp chí Địa kỹ thuật, số 3 – 2012, tr 57 – 67.

3. Vũ Văn Lợi (2016), “Đặc điểm tƣớng trầm tích và địa chất công trình các thành

tạo Holocen khu vực ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng”. Tạp chí

các khoa học về trái đất, 38 (1) - 3 – 2016, tr 108 – 117.

4. Vũ Văn Lợi, Doãn Đình Lâm (2016). “Đặc điểm tƣớng trầm tích và địa chất

công trình các thành tạo Holocen vùng ven biển quận Hải An, thành phố Hải

Phòng”. Tạp chí địa chất, loạt A, số 360, 10/2016, tr 108 – 120.

5. Vũ Văn Lợi, Phạm Nguyễn Hà Vũ, Phạm Văn Quân (2016) “Kết quả áp dụng

phƣơng pháp địa chấn nông phân giải cao trong công tác khảo sát địa chất xây

dựng tuyến ống cấp nƣớc ra đảo Hòn Dấu (Hải Phòng)”. Tạp chí khoa học Đại

học Quốc gia Hà Nội: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, tập 32, số 2S

(2016), tr 258 – 266.

Page 165: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

152

TÀI LIỆU KHAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lê Đức An (1996). Về dao động mực nước biển ở thềm lục địa ven bờ Việt nam

trong Holocen. Tạp chí Các khoa học về Trái đất. 18/4, tr 365 – 367.

2. Nguyễn Ngọc Anh (2015). Đặc điểm và tiến hóa thạch động lực các thành tạo

trầm tích tầng mặt vùng biển nông ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh. Luận án

tiến sỹ Địa chất.

3. Nguyễn Biểu và nnk (1999). Cấu trúc địa chất vùng biển Hải phòng – Quảng

Ninh. Tuyển tập báo cáo khoa học công nghệ biển toàn quốc lần thứ IV, tập II.

tr 755 – 766

4. Nguyễn Văn Bình, Vũ Văn Lợi (2012). Nghiên cứu các thành tạo đất yếu và

mối liên quan đến hiện tượng lún mặt đất tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Tạp chí Địa kỹ thuật, số 3/2012, tr 57 – 67.

5. Nguyễn Địch Dỹ (1979). Bản đồ Địa chất kỷ Đệ tứ phần Bắc lãnh thổ Việt

Nam. Viện Địa chất, trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.

6. Nguyễn Địch Dỹ (1979). Ranh giới giữa Pleistocen và Holocen. Những phát

hiện mới về khảo cổ học năm 1979, Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Đại và nnk (1996): Báo cáo điều tra địa chất đô thị thành phố

Hải Phòng. Lƣu trữ tại Trung tâm thông tin tƣ liệu địa chất.

8. Nguyễn Văn Điệp và nnk (1990). Nghiên cứu các quá trình thủy thạch động

lực vùng bờ biển mở và cửa sông ven biển. Báo cáo tổng kết đề tài 48B.02.01.

9. Đội liên hợp Việt – Trung (1965). Báo cáo tổng hợp điều tra vịnh Bắc bộ. Lƣu

trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển, Hải Phòng.

10. Vƣơng Hách (2009). Sổ tay xử lý sự cố công trình xây dựng. NXB Xây dựng

Hà Nội.

11. Đặng Hoài, Hoàng Thị Chiến và nnk., 2011. Lắng đọng trầm tích trên bãi

triều Bàng La và Ngọc Hải, Hải Phòng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển

T11 (2011). Số 1. Tr 1 – 13.

12. Đặng Nhơn Hoài, Trần Đức Thạnh và nnk., 2013. Một số đặc trưng môi

trường trầm tích tại 7 lỗ khoan bãi triều miền Bắc Việt Nam. Tuyển tập báo cáo

Page 166: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

153

khoa học Hội nghị Địa chất biển Toàn quốc lần thứ hai. ISBN 978-604-913-

134-9. Trang 475-488.

13. Hồ Đắc Hoài và nnk (1990). Địa chất thềm lục địa Việt nam và các vùng lân

cận. Báo cáo tổng kết đề tài 48B. 03.01.

14. Nguyễn Chu Hồi và nnk (1990). Nghiên cứu sử dụng và cải tạo vùng bãi triều

cửa sông và đầm phá dải ven biển và các đảo Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài

48B. 05.02.

15. Trần Đình Kiên (2015). Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện địa chất công

trình vùng ven biển Bắc Bộ phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an

ninh – quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đề tài

Khoa học cấp bộ. Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất.

16. Hoàng Ngọc Kỷ và nnk (2001). Địa chất và khoáng sản tờ Hải Phòng, tỷ lệ

1/200000. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

17. John D. Milliman, Paul Liu, Kristen Ross, Dave DeMaster, Trần Đức

Thạnh, Nguyễn Văn Quân, Đặng Hoài Nhơn, Trần Đình Lân (2013). Một

số kết quả hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ về nghiên cứu trầm tích Holocen vùng

biển ven bờ châu thổ Sông Hồng. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị Địa

chất biển Toàn quốc lần thứ hai. ISBN 978-604-913-134-9 . Trang 635-647.

18. Doãn Đình Lâm, Boyd W.E., 2001. Một số dẫn liệu về mực nước biển trong

Pleistocen muộn - Holocen tại vùng Hạ Long và Ninh Bình. Tạp chí Các khoa

học về Trái đất, số 2, tr. 86-91.

19. Doãn Đình Lâm, Boyd W.E., 2002. Tài liệu về đợt hạ thấp mực nước biển

trong Holocen giữa - muộn ở Vịnh Hạ Long. Tạp chí Địa chất, số 270(5-6).

20. Doãn Đình Lâm, 2005. Tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ Sông Hồng. Luận

án tiến sĩ địa chất, ĐHQGHN.

21. Doãn Đình Lâm, 2008. Về các thùy châu thổ đồng bằng Sông Hồng. Tạp chí

Địa chất, loạt A, số 308, tr. 59-67.

22. Doãn Đình Lâm, 2008. Các chu kỳ và thành tạo trầm tích kỷ Đệ tứ ở Việt Nam.

Tạp chí Địa chất, số 305(3-4).

Page 167: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

154

23. Vũ Quang Lân, 1999. Các kiểu mặt cắt địa chất chủ yếu của hệ tầng Hải Hưng

vùng đồng bằng Sông Hồng. Tạp chí địa chất, số 251, tr. 9-13.

24. Lomtadze V.Đ (1970). Địa chất công trình – Thạch luận công trình. NXB Đại

học và Trung học chuyên nghiệp.

25. Trần Nghi và nnk (1987). Tiến hóa trầm tích các bãi triều và các cồn chắn

cửa sông ven biển vùng tiền châu thổ sông Hồng. Tạp chí các khoa học về Trái

đất số 9(4), tr 111 – 114.

26. Trần Nghi, Ngô Quang Toàn, 1991. Đặc điểm các chu kỳ trầm tích và lịch sử

tiến hoá địa chất Đệ tứ của đồng bằng sông Hồng. Tạp chí địa chất (số 206-

207), tr. 65-69.

27. Trần Nghi, Ngô Quang Toàn (1994). Đặc điểm trầm tích và lịch sử phát triển

địa chất trong giai đoạn Đệ tứ của khu vực Hà Nội và vùng lân cận. Tạp chí

Bản đồ Địa chất, số đặc biệt chào mừng 35 năm chuyên ngành BĐ ĐC 1959 –

1994.

28. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk., (1996). Đặc điểm trầm tích tầng mặt

và thạch động lực vùng biển ven bờ (0-30m nước) Nga Sơn – Hải Phòng. Lƣu

trữ tại TT Điều tra Tài nguyên - Môi trƣờng biển.

29. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk., (2007). Lập bản đồ thủy - thạch động

lực vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh từ 0-30m nước tỷ lệ 1:50.000. Lƣu trữ

tại TT Điều tra Tài nguyên - Môi trƣờng biển.

30. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk., (2007). Lập bản đồ trầm tích tầng mặt

vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh từ 0-30m nước tỷ lệ 1:50.000. Lƣu trữ tại

TT Điều tra Tài nguyên - Môi trƣờng biển.

31. Trịnh Phùng và nnk (1975). Báo cáo điều tra tổng hợp địa mạo – trầm tích

ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh. Lƣu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trƣờng

biển, Hải Phòng.

32. Nguyễn Huy Phƣơng (2005). Thu thập, kiểm chứng các tài liệu đã có, nghiên

cứu bổ sung lập bản đồ phân vùng đất yếu phục vụ cho sự phát triển bền vững

thủ đô. TC – ĐT/06-02-3.

Page 168: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

155

33. Vũ Đức Sỹ (2004). Nghiên cứu một số vấn đề về tính toán lún theo thời gian và

xử lý lún nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu. Luận án tiến sỹ kỹ thuật trƣờng

Đại học Giao thông vận tải Hà Nội.

34. Nguyễn Đức Tâm (1968). Bàn về đồng bằng Bắc Bộ. Tạp chí Địa chất (78 – 80).

35. Trần Đức Thạnh (1993). Tiến hóa địa chất vùng cửa sông Bạch Đằng trong

Holocen. Luận án phó tiến sỹ, trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội.

36. Trần Đức Thạnh, 1999. Địa tầng Holocen và cấu trúc bãi triều ven bờ Hải

Phòng. Tạp chí các Khoa học về Trái đất, số 21(3), tr. 197-206.

37. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Cẩn, Đặng Đức Nga, 2000. Bản chất cấu trúc

estuary của vùng cửa sông Bạch Đằng. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trƣờng

biển, tập VII, Tr.35-50. NXB. Khoa học và Kỹ thuật.

38. Trần Đức Thạnh và nnk (2005). Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động và đề

xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng vịnh chủ yếu ven bờ Việt

Nam. Báo cáo tổng kết đề tài KC. 09-22.

39. Trần Đức Thạnh và nnk (2010). Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình

quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây vịnh Bắc Bộ. Báo cáo

tổng kết đề tài KC.09-13/06-10.

40. Trần Đức Thạnh và nnk (2011). Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị

thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt nam. Báo cáo tổng

kết dự án số 14 thuộc đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên –

môi trƣờng biển đến năm 2010, tầm nhìn 2020.

41. Trần Đức Thạnh và nnk (2011). Tiểu dự án số 5: Hợp tác Việt Nam – Trung

Quốc về khảo sát tài nguyên môi trƣờng biển khu vực vịnh Bắc Bộ. Báo cáo

tổng hợp lƣu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển, Hải Phòng.

42. Vũ Nhật Thắng, và nnk., 1996. Báo cáo địa chất và khoáng sản nhóm tờ Thái

Bình – Nam Định. Đề án địa chất 1993-1996. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

43. Đinh Văn Thuận, Nguyễn Địch Dỹ, Nguyễn Bảo Khanh, 1996. Đặc điểm

phân bố thực vật ngập mặn trong trầm tích Holocen ở các đồng bằng ven biển

Việt Nam. Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 18/2 : 96-98.

Page 169: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

156

44. Đinh Văn Thuận, Nguyễn Địch Dỹ, 2000. Các giai đoạn phát triển thực vật

ngập mặn trong Holocen ở đồng bằng Sông Hồng. Tạp chí Các khoa học về

Trái đất, số 2, tr. 120-126.

45. Nguyễn Viết Tình (2001). Đặc tính địa chất công trình các thành tạo trầm tích

Holocen dưới – giữa nguồn gốc hồ - đầm lầy phụ tầng Hải Hưng dưới (IbQIV1-

2hh1), đánh giá khả năng sử dụng và dự báo biến đổi của chúng dưới tác dụng

các hoạt động công trình và phát triển đô thị, lấy ví dụ cho khu vực Hà Nội.

Luận án tiến sỹ trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

46. Ngô Quang Toàn (Chủ biên), 1993. Địa chất và khoáng sản thành phố Hải

Phòng. Lƣu trữ Địa chất, Hà Nội.

47. Đỗ văn Tự (1988). Đặc điểm trầm tích và lịch sử phát triển địa chất Đệ tứ

đồng bằng Bắc Bộ. Luận án Phó tiến sỹ Địa lý – Địa chất, Hà Nội.

48. Nguyễn Thế Tƣởng và nnk (2005). Điều tra tổng hợp điều kiện tự nhiên tài

nguyên và môi trường vịnh Bắc Bộ. Báo cáo tổng kết đề tài KC.09-17.

49. Lƣu Tỳ (1982). Vài nét về địa mạo vịnh Bắc Bộ. Tạp chí Địa chất số 155,tr110.

50. Bùi Văn Vƣợng và nnk, 2011. Tốc độ lắng đọng và tuổi trầm tích ven bờ châu

thổ sông Hồng: bằng chứng từ phóng xạ vết 210

Pb và 137

Cs. Tài nguyên và môi

trƣờng biển, tập XVI. Nxb KHTN và CN, Hà Nội, 2011.

51. Bùi Văn Vƣợng, Liu Zhi Fei, Trần Đức Thạnh và nnk., 2013. Kết quả bước

đầu nghiên cứu tốc độ lắng đọng và tuổi trầm tích hiện đại vùng cửa sông Bạch

Đằng bằng phương pháp đồng vị phóng xạ 210Pb và137Cs.. Tuyển tập báo cáo

khoa học Hội nghị Địa chất biển Toàn quốc lần thứ hai. ISBN 978-604-913-

134-9. Trang 306- 315.

52. R. Whitlow. Cơ học đất, tập 1, 2. NXBGD, 1999.

Tiếng Anh

53. Ayako Funabiki, 2012. Holocene delta plain evolution in northern Vietnam.

54. Braja M.Das. Foundation Engineering. Cengage Learning 2016

55. Kazuaki Hori, Susumu Tanabe, Yoshiki Saito, Shigeko Haruyama, Viet

Nguyen, Akihisa Kitamura, 2004. Delta initiation and Holocene sea-level

Page 170: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

157

change: example from the Song Hong (Red River) delta, Vietnam. Sedimentary

Geology 164, 237–249

56. Nguyen Thi Hong Lieu, 2006. Holocene evolution of the Central Red River

Delta, Northern Vietnam, lithological and mineralogical investigations. PhD

Thesis, University Greifswald.

57. Susumu Tanabe, Kazuaki Hori, Yoshiki Saitoc, Shigeko Haruyamad, Le

Quoc Doanh, Yoshio Sato, Shigenobu Hiraide, 2003. Sedimentary facies and

radiocarbon dates of the ND (Nam Dinh) – 1 core sediments obtained from the

Song Hong (Red River) delta, Vietnam. Journal of Asian Earth Sciences, 21,

503-513.

58. Susumu Tanabe, Kazuaki Hori, Yoshiki Saitoc, Shigeko Haruyamad, Van

Phai Vu, Akihisa Kitamura, 2003. Song Hong (Red River) delta evolution

related to millennium-scale Holocene sea-level changes. Quaternary Science

Reviews 22, 2345–2361.

59. Susumu Tanabe, Yoshiki Saito, Quang Lan Vu, Till J.J. Hanebuth, Quang

Lan Ngo, Akihisa Kitamura, 2006. Holocen Evolution of the Song Hong (Red

River) delta system, Northen Vietnam. Sedimentary Geology, 187, 29-61.

60. Zhen Li, Yoshiki Saitod, Eiji Matsumotoa, Yongji Wang, Susumu Tanabe,

Quang Lan Vu, 2006. Climate change and human impacton the Song Hong

(Red River) delta, Vietnam, during Holocene. Quaternary International 144, 4.

61. Reading H.G. (Edit), 1986. Sedimentary environments and facies. Publ.

Blackwell Sci., Paris - New York - London.

62. Minh Hoang Truong, Van Lap Nguyen, Thi Kim Oanh Ta, Jiro Takemura,

2011. Changes in late Pleistocene-Holocene sedimentary facies of the Mekong

River Delta and the influence of sedimentary environment on geotechnical

engineering properties. Engineering Geology 122 (2011) 146–159.

Page 171: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

158

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Một số hình ảnh về sự cố công trình xây dựng khu vực ven biển TP. Hải Phòng

Hình ảnh nhà số 10, 12, Cát Bi, Hải An. Ảnh chụp 10/9/2016 Hình ảnh nhà số 25, Lô 17, Cát Bi, Hải An. Ảnh chụp 10/9/2016

Hình ảnh nhà số 16, 18, lô 17,

Bến Láng, quận Hải An

Hình ảnh nhà số 625, lô 22, đô

thị mới Ngã năm Sân bay Cát Bi

Hình ảnh tƣờng bao bãi container

Hƣng Đạo, Đình Vũ, Hải An

Hình ảnh nhà phụ trợ kho Bãi

container Vinalines, Đình Vũ

Hình P1.1. Một số hình ảnh các sự cố lún, lún lệch công trình xây dựng – Công trình nhóm 1

Page 172: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

159

Hình ảnh hiện trạng nền bãi container Vinalines, Đình Vũ, Hải An, Hải phòng bị lún sau khi đƣa vào sử dụng, tạo ra vết lộ nơi tiếp giáp với Nhà kho

và quan sát đƣợc trực tiếp bằng mắt thƣờng, gây hƣ hỏng nặng về kết cấu. Ảnh chụp năm 9/2016

Hình ảnh nền bãi container Vinalines bị lún và phá hủy kết cấu mặt nền.

Hiện đang tiến hành bù lún, xử lý kết cấu nền . Ảnh chụp năm 9/2016

Hình ảnh đo lún tại nền đƣờng, bãi IHI – Công ty cổ phần khu công nghiệp

Đình Vũ, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Ảnh chụp ngày 26/8/2016

Hình P1.2. Một số hình ảnh các sự cố lún nền bãi container dịch vụ cảng – Công trình nhóm 2

Page 173: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

160

Phụ lục 2. Bảng tổng hợp kết quả tính lún cố kết nền đất trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn

Bảng P2.1. Kết quả tính lún theo cách tiếp cận 1 và cách tiếp cận 2

1. Kết quả tính lún cố kết Vùng 1

Phụ

vùng Kiểu

Lỗ

khoan

Cao độ

lỗ

khoan

Bề dày

TT

Độ lún của trầm tích Holocen - Cách tiếp cận 1 Độ lún của trầm tích Holocen - Cách tiếp cận 2

● Tải trọng tác động lên nền đất nhƣ nhau (qi = qi+1) ● Tải trọng tác động lên nền đất khác nhau (qi ≠ qi+1)

● Bề dày san lấp bằng nhau (hi = hi+1) ● Bề dày san lấp khác nhau (hi ≠ hi+1)

● Cao độ san lấp khác nhau (Li ≠ Li+1) ● Cao độ san lấp bằng nhau (Li = Li+1)

Đất rời

Đất dính Tổng độ

lún

Thời gian cố kết

Đất rời

Đất dính Tổng độ

lún

Thời gian cố kết

ivz <

ipz i

vz ipz

Uv ≤

10%

Uv ≥

90% i

vz < ipz i

vz ipz Uv ≤ 10% Uv ≥ 90%

Lev (m) D (cm) Sco (cm) Sc1 (cm) Sc2 (cm) Sc (cm) Y≤10% (năm)

Y≥90%

(năm) Sco (cm) Sc1 (cm) Sc2 (cm) Sc (cm)

Y≤10% (năm)

Y≥90%

(năm)

2.1

2.1.1

HK9 +1.20 18.8 0.00 21.89 35.49 57.38 ≤ 1.7 ≥ 185.0 0.00 24.46 38.11 62.57 ≤ 1.70 ≥ 185.0

HK21 +1.80 29.0 0.00 20.62 42.76 63.38 ≤ 3.6 ≥ 395.0 0.00 17.56 39.01 56.57 ≤ 3.60 ≥ 394.0

HK88 +2.90 26.8 0.00 23.65 41.97 65.62 ≤ 3.2 ≥ 350.0 0.00 10.34 21.83 32.17 ≤ 2.60 ≥ 275.0

HK95 +2.72 21.0 0.00 22.09 32.68 54.77 ≤ 1.9 ≥ 205.0 0.00 10.92 21.04 31.96 ≤ 1.90 ≥ 204.0

HK46 +2.65 22.0 0.00 17.96 31.91 49.87 ≤ 2.0 ≥ 216.0 0.00 7.68 21.07 28.75 ≤ 2.00 ≥ 216.0

HK117 +2.62 30.6 0.00 20.62 43.87 64.49 ≤ 4.0 ≥ 435.0 0.00 9.54 27.17 36.71 ≤ 3.40 ≥ 365.0

HK70 +2.70 20.8 0.00 18.21 30.38 48.59 ≤ 1.8 ≥ 195.0 0.00 7.17 19.68 26.85 ≤ 1.80 ≥ 196.0

HK139 +2.88 18.7 0.00 18.89 24.36 43.25 ≤ 1.4 ≥ 152.0 0.00 6.46 14.38 20.84 ≤ 1.40 ≥ 151.5

CNDS03 +2.50 27.7 0.00 18.02 38.91 56.93 ≤ 3.2 ≥ 350.0 0.00 9.18 27.34 36.52 ≤ 3.15 ≥ 341.0

CNDS01 +2.45 17.9 0.00 16.47 25.66 42.13 ≤ 1.3 ≥ 140.0 0.00 8.64 18.62 27.26 ≤ 1.27 ≥ 139.0

SG01 +0.30 21.5 0.00 16.58 30.89 47.47 ≤ 1.8 ≥ 200.0 0.00 26.34 40.27 66.61 ≤ 1.80 ≥ 197.0

SG02 0.00 18.1 0.00 17.32 25.02 42.34 ≤ 1.3 ≥ 140.0 0.00 29.29 34.23 63.52 ≤ 1.30 ≥ 139.0

HD55 -1.05 16.6 0.00 26.89 19.18 46.07 ≤ 1.3 ≥ 136.0 0.00 52.97 30.34 83.31 ≤ 1.30 ≥ 135.0

HK81 +3.10 20.2 0.00 21.08 30.67 51.75 ≤ 1.8 ≥ 194.0 0.00 5.47 15.88 21.35 ≤ 1.80 ≥ 194.0

2.1.2 CDS01 -0.77 14.7 2.20 18.37 16.38 36.95 ≤ 0.5 ≥ 51.0 3.82 36.52 24.87 65.21 ≤ 0.50 ≥ 50.8

HD48 -1.27 18.5 3.08 14.09 22.38 39.55 ≤ 0.8 ≥ 83.0 5.87 31.43 36.79 74.09 ≤ 0.80 ≥ 82.4

2.1.3

HD51 -1.02 18.2 0.52 18.54 24.72 43.78 ≤ 1.3 ≥ 142.0 0.98 41.08 39.89 81.95 ≤ 1.30 ≥ 141.0

HB5 +2.20 23.5 0.36 22.94 30.39 53.69 ≤ 0.6 ≥ 61.0 0.28 14.14 24.20 38.62 ≤ 0.60 ≥ 60.3

HB19 -1.42 28.9 0.00 15.73 40.22 55.95 ≤ 0.8 ≥ 90.0 0.00 37.14 68.44 105.58 ≤ 0.80 ≥ 88.3

Page 174: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

161

HD3 +1.75 19.0 0.00 29.71 21.94 51.65 ≤ 0.40 ≥ 42.0 0.00 26.03 20.37 46.40 ≤ 0.40 ≥ 41.8

HD6 -1.41 17.3 0.30 30.81 18.85 49.96 ≤ 0.3 ≥ 36.0 0.58 61.51 31.22 93.31 ≤ 0.30 ≥ 36.0

HD8 -1.65 21.2 2.12 23.40 23.79 49.31 ≤ 0.37 ≥ 40.0 4.33 52.13 40.57 97.03 ≤ 0.40 ≥ 40.0

2.2

2.2.1

DT03 +2.59 28.0 2.73 13.70 35.40 51.83 ≤ 1.6 ≥ 171.0 1.73 7.15 22.63 31.51 ≤ 1.60 ≥ 170.0

DT04 +2.77 21.3 4.36 14.43 22.03 40.82 ≤ 0.8 ≥ 87.0 2.52 6.75 13.62 22.89 ≤ 0.80 ≥ 86.7

DT01 +3.08 16.2 3.71 14.29 15.53 33.53 ≤ 0.4 ≥ 40.0 1.77 4.91 8.12 14.80 ≤ 0.40 ≥ 39.4

DS07 +2.62 16.7 4.37 14.95 13.85 33.17 ≤ 0.4 ≥ 40.0 2.72 8.02 9.21 19.95 ≤ 0.40 ≥ 41.6

DS06 +1.82 16.8 4.05 12.89 16.32 33.26 ≤ 0.4 ≥ 45.0 3.59 10.64 14.80 29.03 ≤ 0.40 ≥ 46.4

DS05 +1.40 16.6 3.06 14.92 17.58 35.56 ≤ 0.5 ≥ 53.0 3.14 15.51 17.98 36.63 ≤ 0.50 ≥ 52.5

2.2.2

HD45 -1.27 16.3 0.50 17.89 23.53 41.92 ≤ 1.1 ≥ 117.0 0.96 38.17 38.17 77.30 ≤ 1.10 ≥ 116.5

HD43 -3.34 22.8 1.76 18.07 34.07 53.90 ≤ 2.0 ≥ 210.0 4.57 43.17 67.67 115.41 ≤ 1.90 ≥ 209.0

HD38 -0.92 17.5 1.50 20.74 24.40 46.64 ≤ 1.2 ≥ 125.0 2.71 37.00 38.04 77.75 ≤ 1.20 ≥ 124.0

HB24 -0.57 36.2 4.60 4.83 55.00 64.43 ≤ 4.2 ≥ 455.0 7.78 7.01 82.97 97.76 ≤ 4.20 ≥ 454.0

HB37 -0.68 38.4 1.00 19.07 48.04 68.11 ≤ 3.2 ≥ 340.0 1.73 34.70 74.80 111.23 ≤ 3.20 ≥ 340.0

HB42 -2.18 29.5 1.76 17.58 41.09 60.43 ≤ 2.9 ≥ 314.0 3.89 37.68 76.42 117.99 ≤ 2.90 ≥ 311.0

HD28 -2.66 33.2 2.00 17.79 44.28 64.07 ≤ 4.1 ≥ 440.0 4.77 38.42 85.06 128.25 ≤ 2.80 ≥ 304.0

HD22 -1.80 27.0 2.20 19.00 41.93 63.13 ≤ 2.7 ≥ 300.0 4.62 35.33 73.65 113.60 ≤ 2.70 ≥ 289.6

2.2.3

HB31 -1.08 30.8 1.80 16.45 37.99 56.24 ≤ 0.7 ≥ 71.0 3.35 30.36 62.19 95.90 ≤ 0.70 ≥ 70.5

HD15 -0.63 20.0 3.50 13.93 34.52 51.95 ≤ 0.3 ≥ 31.2 5.99 20.80 51.64 78.43 ≤ 0.30 ≥ 31.2

HD18 -0.92 23.5 8.05 0.00 28.44 36.49 ≤ 0.3 ≥ 27.3 14.51 44.06 58.57 ≤ 0.30 ≥ 27.2

2.2.4 HD41 -1.20 20.2 2.80 15.08 29.70 47.58 ≤ 1.1 ≥ 118.0 5.32 28.36 48.37 82.05 ≤ 1.10 ≥ 117.5

HD25 -2.06 30.8 6.75 18.75 38.52 64.02 ≤ 1.5 ≥ 160.0 14.74 39.04 72.93 126.71 ≤ 1.47 ≥ 160.0

2.2.5 HD11 -0.63 19.9 7.31 0.00 27.11 34.42 ≤ 0.6 ≥ 65.0 12.49 41.24 53.73 ≤ 0.60 ≥ 65.0

TT1 +2.10 24.6 3.40 5.44 37.24 46.08 ≤ 1.9 ≥ 200.0 2.70 4.40 30.71 37.81 ≤ 1.85 ≥ 198.0

2.2.6

HA01 +1.28 20.3 0.00 11.06 37.73 48.79 ≤ 1.8 ≥ 190.0 0.00 12.13 39.75 51.88 ≤ 1.70 ≥ 187.0

NH02 +2.42 24.9 0.00 10.58 40.25 50.83 ≤ 2.5 ≥ 280.0 0.00 5.93 29.41 35.34 ≤ 2.50 ≥ 269.0

DT2 +3.05 27.3 0.00 13.83 39.81 53.64 ≤ 2.9 ≥ 320.0 0.00 4.41 17.05 21.46 ≤ 1.80 ≥ 188.0

2.3 2.3.1

HP9-1 27.6

HP12-1 31.8

HP12-2 32.4

Giá trị nhỏ nhất (Vùng 1) 14.7 0.00 0.00 13.85 33.17 ≤ 0.3 ≥ 27.3 0.00 4.40 8.12 14.80 ≤ 0.3 ≥ 27.2

Giá trị lớn nhất (Vùng 1) 38.4 8.05 30.81 55.00 68.11 ≤ 4.2 ≥ 455.0 14.74 61.51 85.06 128.25 ≤ 4.2 ≥ 454.0

Giá trị trung bình (Vùng 1) 23.3 1.73 16.94 31.23 49.91 ≤ 1.6 ≥ 174.7 2.64 22.63 37.30 61.59 ≤ 1.5 ≥ 164.6

Page 175: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

162

2. Kết quả tính lún cố kết Vùng 2

Phụ

vùng Kiểu

Lỗ

khoan

Cao độ

lỗ

khoan

Bề dày

TT

Độ lún của trầm tích Holocen - Cách tiếp cận 1 Độ lún của trầm tích Holocen - Cách tiếp cận 2

● Tải trọng tác động lên nền đất nhƣ nhau (qi = qi+1) ● Tải trọng tác động lên nền đất khác nhau (qi ≠ qi+1)

● Bề dày san lấp bằng nhau (hi = hi+1) ● Bề dày san lấp khác nhau (hi ≠ hi+1)

● Cao độ san lấp khác nhau (Li ≠ Li+1) ● Cao độ san lấp bằng nhau (Li = Li+1)

Đất rời

Đất dính Tổng độ

lún

Thời gian cố kết

Đất rời

Đất dính Tổng độ

lún

Thời gian cố kết

ivz <

ipz i

vz ipz

Uv ≤ 10%

Uv ≥ 90%

ivz <

ipz i

vz ipz Uv ≤ 10% Uv ≥ 90%

Lev (m) D (cm) Sco (cm) Sc1 (cm) Sc2 (cm) Sc (cm) Y≤10%

(năm)

Y≥90%

(năm) Sco (cm) Sc1 (cm) Sc2 (cm) Sc (cm)

Y≤10%

(năm)

Y≥90%

(năm)

2.1 2.1.1 QSKT1 +3.20 12.8 0.00 13.73 20.13 33.86 ≤ 0.6 ≥ 67.0 0.00 3.49 9.90 13.39 ≤ 0.6 ≥ 67.0

UBDK6 +2.06 14.0 0.00 14.33 20.93 35.26 ≤ 0.8 ≥ 85.0 0.00 10.22 17.67 27.89 ≤ 0.8 ≥ 84.5

2.1

2.2.1 KT03 +1.65 12.2 0.00 12.72 15.97 28.69 ≤ 0.5 ≥ 55.0 0.00 12.02 15.27 27.29 ≤ 0.5 ≥ 54.5

TTG01 +1.95 12.3 0.00 12.69 15.92 28.61 ≤ 0.5 ≥ 55.0 0.00 10.71 13.90 24.61 ≤ 0.5 ≥ 54.7

2.2.2

BAS01 +1.70 12.5 6.70 0.00 14.16 20.86 ≤ 0.1 ≥ 14.0 6.23 13.35 19.58 ≤ 0.1 ≥ 13.5

E3 +0.30 14.7 2.50 9.29 20.11 31.90 ≤ 0.6 ≥ 60.0 3.50 13.14 25.94 42.58 ≤ 0.6 ≥ 60.0

EC2 +0.70 13.3 7.95 3.94 18.95 30.84 ≤ 0.5 ≥ 47.0 9.94 5.38 22.59 37.91 ≤ 0.4 ≥ 46.5

HP9-1 16.8

HP11-1 14.4

UBDK6 +2.06 14.0 0.00 14.33 20.93 35.26 ≤ 0.8 ≥ 85.0 0.00 10.22 17.67 27.89 ≤ 0.8 ≥ 84.5

Giá trị nhỏ nhất (Vùng 3) 12.2 0.00 0.00 14.16 20.86 ≤ 0.1 ≥ 14.0 0.00 3.49 9.90 13.39 ≤ 0.1 ≥ 13.5

Giá trị lớn nhất (Vùng 3) 16.8 7.95 14.33 20.93 35.26 ≤ 0.8 ≥ 85.0 9.94 13.14 25.94 42.58 ≤ 0.8 ≥ 84.5

Giá trị trung bình (Vùng 3) 13.7 2.45 9.53 18.02 30.00 ≤ 0.5 ≥ 54.7 2.81 9.16 16.95 27.61 ≤ 0.5 ≥ 54.4

Page 176: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

163

3. Kết quả tính lún cố kết Vùng 3

Phụ

vùng Kiểu

Lỗ

khoan

Cao độ

lỗ

khoan

Bề dày

TT

Độ lún của trầm tích Holocen - Cách tiếp cận 1 Độ lún của trầm tích Holocen - Cách tiếp cận 2

● Tải trọng tác động lên nền đất nhƣ nhau (qi = qi+1) ● Tải trọng tác động lên nền đất khác nhau (qi ≠ qi+1)

● Bề dày san lấp bằng nhau (hi = hi+1) ● Bề dày san lấp khác nhau (hi ≠ hi+1)

● Cao độ san lấp khác nhau (Li ≠ Li+1) ● Cao độ san lấp bằng nhau (Li = Li+1)

Đất rời

Đất dính Tổng độ

lún

Thời gian cố kết

Đất rời

Đất dính Tổng độ

lún

Thời gian cố kết

ivz <

ipz i

vz ipz

Uv ≤

10%

Uv ≥

90% i

vz < ipz i

vz ipz Uv ≤ 10% Uv ≥ 90%

Lev (m) D (cm) Sco (cm) Sc1 (cm) Sc2 (cm) Sc (cm) Y≤10%

(năm)

Y≥90%

(năm) Sco (cm) Sc1 (cm) Sc2 (cm) Sc (cm)

Y≤10%

(năm)

Y≥90%

(năm)

3.1

3.1.1

DLP22 +0.02 13.0 0.00 23.50 14.48 37.98 ≤ 0.8 ≥ 90.0 0.00 38.09 19.39 57.48 ≤ 0.8 ≥ 89.5

DTN01 +1.30 14.8 0.00 21.25 18.68 39.93 ≤ 1.0 ≥ 110.0 0.00 23.29 19.58 42.87 ≤ 1.0 ≥ 110.0

DVC02 +0.80 24.6 0.00 20.29 34.22 54.51 ≤ 2.6 ≥ 300.0 0.00 26.00 40.39 66.39 ≤ 2.6 ≥ 278.5

DVC01 +0.60 27.0 0.00 17.10 42.39 59.49 ≤ 3.1 ≥ 350.0 0.00 23.25 52.16 75.41 ≤ 3.1 ≥ 340.0

ONG03 +0.50 17.2 0.00 21.13 27.30 48.43 ≤ 1.5 ≥ 160.0 0.00 30.91 33.82 64.73 ≤ 1.5 ≥ 156.0

DAP25 +0.40 19.0 0.00 28.73 21.62 50.35 ≤ 1.7 ≥ 190.0 0.00 41.33 27.56 68.89 ≤ 1.7 ≥ 183.0

DTN18 -1.80 15.7 0.00 15.70 26.01 41.71 ≤ 1.1 ≥ 117.0 0.00 12.86 23.84 36.70 ≤ 1.1 ≥ 116.5

3.1.2

NDV13 +0.90 23.0 0.00 25.15 47.98 73.13 ≤ 3.3 ≥ 355.0 0.00 31.45 54.96 86.41 ≤ 3.3 ≥ 356.0

CAN17 +0.60 17.4 0.00 25.15 35.87 61.02 ≤ 2.0 ≥ 220.0 0.00 34.36 43.42 77.78 ≤ 2.0 ≥ 216.0

NDV18 0.00 16.0 0.00 29.74 21.00 50.74 ≤ 1.5 ≥ 160.0 0.00 46.21 28.09 74.30 ≤ 1.5 ≥ 159.0

DE16 +1.30 21.0 0.00 29.74 29.19 58.93 ≤ 5.0 ≥ 251.0 0.00 32.11 30.57 62.68 ≤ 2.3 ≥ 252.0

DE12 +1.30 22.0 0.00 25.15 38.22 63.37 ≤ 2.8 ≥ 300.0 0.00 27.25 40.04 67.29 ≤ 2.8 ≥ 299.5

3.1.3 DE17 +0.10 18.0 0.00 27.64 29.40 57.04 ≤ 1.8 ≥ 200.0 0.00 42.20 38.79 80.99 ≤ 1.8 ≥ 197.0

HP4-1 28.9

3.2 3.2.1

BR01 +2.90 15.0 1.50 11.29 26.55 39.34 ≤ 0.8 ≥ 90.0 0.80 4.52 15.66 20.98 ≤ 0.8 ≥ 86.0

BR03 +2.32 15.6 1.80 16.18 20.17 38.15 ≤ 0.8 ≥ 90.0 1.31 9.37 15.58 26.26 ≤ 20.2 ≥ 86.5

3.2.2 DE09 +1.30 18.0 2.00 19.53 30.64 52.17 ≤ 1.4 ≥ 150.0 2.14 20.68 32.11 54.93 ≤ 1.4 ≥ 147.0

Giá trị nhỏ nhất (Vùng 3) 13.0 0.00 11.29 14.48 37.98 ≤ 0.8 ≥ 90.0 0.00 4.52 15.58 20.98 ≤ 0.8 ≥ 86.0

Giá trị lớn nhất (Vùng 3) 28.9 2.00 29.74 47.98 73.13 ≤ 5.0 ≥ 355.0 2.14 46.21 54.96 86.41 ≤ 20.2 ≥ 356.0

Giá trị trung bình (Vùng 3) 19.2 0.33 22.33 28.98 51.64 ≤ 2.0 ≥ 195.8 0.27 27.74 32.25 60.26 ≤ 3.0 ≥ 192.0

Page 177: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

164

Phụ lục 3. Kết quả tính toán cao độ nền theo kịch bản nƣớc biển dâng xét đến độ lún cố kết

Bảng P3.2. Kết quả tính lún cố kết và kịch bản nƣớc biển dâng

Vùng Phụ

vùng Kiểu

Lỗ

khoan

Cao độ

lỗ

khoan

Bề dày

TT

Tổng

độ lún

cố kết

Kịch bản 1 (RCP6.0): Đến năm 2050, nƣớc biển dâng

21cm. Sau 34 năm (2016 ÷ 2050)

Kịch bản 2 (RCP6.0): Đến năm 2100, nƣớc biển dâng

54cm. Sau 84 năm (2016 ÷ 2100)

Độ cố

kết

Độ lún

cố kết

sau 34

năm

Cao độ

mặt

nền

sau 34

năm

Chiều

dày

bùn

lún và

NBD

sau 34

năm

Độ chênh cao độ

giữa mực nƣớc

cực trị với cao độ

mặt nền sau 84

năm Độ cố

kết

Độ lún

cố kết

sau 84

năm

Cao độ

mặt

nền

sau 84

năm

Chiều

cao

bùn

cao độ

mặt

nền

sau 34

năm

Độ chênh cao độ

giữa mực nƣớc

cực trị với cao độ

mặt nền sau 84

năm

NBD cao

nhất đã xảy ra

(+2,35m)

NDDB cao nhất

có thể

xảy ra (+5,11m)

NBD cao

nhất đã xảy ra

(+2,35m)

NDDB cao nhất

có thể

xảy ra (+5,44m)

Lev (m) D (cm) Sc (cm) Uv34 (%) Sc

34 (cm) L34 (m) ∆Lo34 (m) ∆L1

34 (m) ∆L234 (m) Uv

84 (%) Sc84 (cm) L84 (m) ∆Lo

84 (m) ∆L184 (m) ∆L2

84 (m)

Vùng 1 1.1

1.1.1

HK9 1.20 18.8 62.57 44.50 27.84 4.22 0.49 1.66 -0.89 68.50 42.86 4.07 0.97 1.18 -1.37

HK21 1.80 29.0 56.57 30.60 17.31 4.33 0.38 1.77 -0.78 47.90 27.10 4.23 0.81 1.34 -1.21

HK88 2.90 26.8 32.17 36.50 11.74 4.38 0.33 1.82 -0.73 57.00 18.34 4.32 0.72 1.43 -1.12

HK95 2.72 21.0 31.96 42.40 13.55 4.36 0.35 1.80 -0.75 65.60 20.97 4.29 0.75 1.40 -1.15

HK46 2.65 22.0 28.75 41.20 11.85 4.38 0.33 1.82 -0.73 63.90 18.37 4.32 0.72 1.43 -1.12

HK117 2.62 30.6 36.71 31.70 11.64 4.38 0.33 1.82 -0.73 49.70 18.24 4.32 0.72 1.43 -1.12

HK70 2.70 20.8 26.85 43.30 11.63 4.38 0.33 1.82 -0.73 66.90 17.96 4.32 0.72 1.43 -1.12

HK139 2.88 18.7 20.84 49.10 10.23 4.40 0.31 1.84 -0.71 74.60 15.55 4.34 0.70 1.45 -1.10

CNDS03 2.50 27.7 36.52 32.80 11.98 4.38 0.33 1.82 -0.73 51.40 18.77 4.31 0.73 1.42 -1.13

CNDS01 2.45 17.9 27.26 51.30 13.98 4.36 0.35 1.80 -0.75 77.20 21.04 4.29 0.75 1.40 -1.15

SG01 0.30 21.5 66.61 43.20 28.78 4.21 0.50 1.65 -0.90 66.70 44.43 4.06 0.98 1.17 -1.38

SG02 0.00 18.1 63.52 51.20 32.52 4.17 0.54 1.61 -0.94 77.10 48.97 4.01 1.03 1.12 -1.43

HD55 -1.05 16.6 83.31 51.90 43.24 4.07 0.64 1.51 -1.04 77.90 64.90 3.85 1.19 0.96 -1.59

HK81 3.10 20.2 21.35 43.50 9.29 4.41 0.30 1.85 -0.70 67.10 14.33 4.36 0.68 1.47 -1.08

1.1.2 CDS01 -0.77 14.7 65.21 80.20 49.23 +4.01 0.70 1.45 -1.10 100.00 65.21 3.85 1.19 0.96 -1.59

HD48 -1.27 18.5 74.09 65.70 44.82 +4.05 0.66 1.49 -1.06 100.00 74.09 3.76 1.28 0.87 -1.68

Page 178: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

165

1.1.3

HD51 -1.02 18.2 81.95 50.90 41.21 4.09 0.62 1.53 -1.02 76.70 62.86 3.87 1.17 0.98 -1.57

HB5 2.20 23.5 38.62 75.10 28.79 4.21 0.50 1.65 -0.90 100.00 38.62 4.11 0.93 1.22 -1.33

HB19 -1.42 28.9 105.58 63.60 67.11 3.83 0.88 1.27 -1.28 89.00 93.97 3.56 1.48 0.67 -1.88

HD3 1.75 19.0 46.40 85.40 39.34 4.11 0.60 1.55 -1.00 100.00 46.40 4.04 1.00 1.15 -1.40

HD6 -1.41 17.3 93.31 88.80 82.34 3.68 1.03 1.12 -1.43 100.00 93.31 3.57 1.47 0.68 -1.87

HD8 -1.65 21.2 97.03 86.40 80.09 3.70 1.01 1.14 -1.41 100.00 97.03 3.53 1.51 0.64 -1.91

1.2

1.2.1

DT03 2.59 28.0 31.51 46.40 13.82 4.36 0.35 1.80 -0.75 71.00 22.37 4.28 0.76 1.39 -1.16

DT04 2.77 21.3 22.89 64.10 13.06 4.37 0.34 1.81 -0.74 89.30 20.44 4.30 0.74 1.41 -1.14

DT01 3.08 16.2 14.80 86.80 11.31 4.39 0.32 1.83 -0.72 100.00 14.80 4.35 0.69 1.46 -1.09

DS07 2.62 16.7 19.95 85.40 14.71 4.35 0.36 1.79 -0.76 100.00 19.95 4.30 0.74 1.41 -1.14

DS06 1.82 16.8 29.03 82.60 21.01 4.29 0.42 1.73 -0.82 100.00 29.03 4.21 0.83 1.32 -1.23

DS05 1.40 16.6 36.63 79.20 26.52 4.23 0.48 1.67 -0.88 100.00 36.63 4.13 0.91 1.24 -1.31

1.2.2

HD45 -1.27 16.3 77.30 55.80 42.60 4.07 0.64 1.51 -1.04 82.20 63.54 3.86 1.18 0.97 -1.58

HD43 -3.34 22.8 115.41 41.90 46.45 4.04 0.67 1.48 -1.07 64.90 74.90 3.75 1.29 0.86 -1.69

HD38 -0.92 17.5 77.75 54.10 40.60 4.09 0.62 1.53 -1.02 80.40 62.51 3.87 1.17 0.98 -1.57

HB24 -0.57 36.2 97.76 28.50 25.64 4.24 0.47 1.68 -0.87 44.70 43.70 4.06 0.98 1.17 -1.38

HB37 -0.68 38.4 111.23 32.90 36.03 4.14 0.57 1.58 -0.97 51.40 57.17 3.93 1.11 1.04 -1.51

HB42 -2.18 29.5 117.99 34.40 39.25 4.11 0.60 1.55 -1.00 53.80 63.48 3.87 1.17 0.98 -1.57

HD28 -2.66 33.2 128.25 34.80 42.97 4.07 0.64 1.51 -1.04 54.40 69.77 3.80 1.24 0.91 -1.64

HD22 -1.80 27.0 113.60 35.70 38.91 4.11 0.60 1.55 -1.00 55.90 63.50 3.87 1.18 0.98 -1.57

1.2.3

HB31 -1.08 30.8 95.90 70.30 64.61 3.85 0.86 1.29 -1.26 100.00 95.90 3.54 1.50 0.65 -1.90

HD15 -0.63 20.0 78.43 91.60 65.78 3.84 0.87 1.28 -1.27 100.00 78.43 3.72 1.32 0.83 -1.72

HD18 -0.92 23.5 58.57 93.80 41.33 4.09 0.62 1.53 -1.02 100.00 58.57 3.91 1.13 1.02 -1.53

1.2.4 HD41 -1.20 20.2 82.05 55.50 42.59 4.07 0.64 1.51 -1.04 81.90 67.20 3.83 1.21 0.94 -1.61

HD25 -2.06 30.8 126.71 47.90 53.63 3.96 0.75 1.40 -1.15 73.00 92.50 3.58 1.47 0.69 -1.86

1.2.5 HD11 -0.63 19.9 53.73 72.80 30.02 4.20 0.51 1.64 -0.91 100.00 53.73 3.96 1.08 1.07 -1.48

TT1 +2.10 24.6 37.81 43.10 15.13 4.35 0.36 1.79 -0.76 66.50 25.14 4.25 0.79 1.36 -1.19

1.2.6

HA01 +1.28 20.3 51.88 44.30 22.98 4.27 0.44 1.71 -0.84 68.20 35.38 4.15 0.89 1.26 -1.29

NH02 +2.42 24.9 35.34 37.00 13.08 4.37 0.34 1.81 -0.74 57.70 20.39 4.30 0.74 1.41 -1.14

DT2 +3.05 27.3 21.46 44.20 9.49 4.41 0.30 1.85 -0.70 68.10 14.61 4.35 0.69 1.46 -1.09

Page 179: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

166

Giá trị nhỏ nhất (Vùng 1) 14.7 14.80 28.50 9.29 3.68 0.30 1.12 -1.43 44.70 14.33 3.53 0.68 0.64 -1.91

Giá trị lớn nhất (Vùng 1) 38.4 128.25 93.80 82.34 4.41 1.03 1.85 -0.70 100.00 97.03 4.36 1.51 1.47 -1.08

Giá trị trung bình (Vùng 1) 22.8 61.59 55.49 31.74 4.18 0.53 1.62 -0.93 76.97 46.67 4.03 1.01 1.14 -1.41

Vùng 2

2.1 2.1.1 QSKT1 +3.20 12.8 13.39 71.90 9.63 4.40 0.31 1.84 -0.71 100.00 13.39 4.37 0.67 1.48 -1.07

UBDK6 +2.06 14.0 27.89 64.90 18.10 4.32 0.39 1.76 -0.79 100.00 27.89 4.22 0.82 1.33 -1.22

2.2

2.2.1 KT03 +1.65 12.2 27.29 78.00 21.29 4.29 0.42 1.73 -0.82 100.00 27.29 4.23 0.81 1.34 -1.21

TTG01 +1.95 12.3 24.61 78.00 19.20 4.31 0.40 1.75 -0.80 100.00 24.61 4.25 0.79 1.36 -1.19

2.2.2

BAS01 +1.70 12.5 19.58 98.80 13.19 4.37 0.34 1.81 -0.74 100.00 19.58 4.30 0.74 1.41 -1.14

E3 +0.30 14.7 42.58 75.30 29.43 4.21 0.50 1.65 -0.90 100.00 42.58 4.07 0.97 1.18 -1.37

EC2 +0.70 13.3 37.91 82.50 31.28 4.19 0.52 1.63 -0.92 100.00 37.91 4.12 0.92 1.23 -1.32

HP9-1 16.8

HP11-1 14.4

Giá trị nhỏ nhất (Vùng 2) 12.2 13.39 64.90 9.63 +4.19 0.31 1.63 -0.92 100.00 13.39 +4.07 0.67 1.18 -1.37

Giá trị lớn nhất (Vùng 2) 16.8 42.58 98.80 31.28 +4.40 0.52 1.84 -0.71 100.00 42.58 +4.37 0.97 1.48 -1.07

Giá trị trung bình (Vùng 2) 13.7 27.61 78.49 20.30 +4.30 0.41 1.74 -0.81 100.00 27.61 +4.22 0.82 1.33 -1.22

Vùng 3

3.1

3.1.1

DLP22 +0.02 13.0 57.48 63.20 36.33 4.14 0.57 1.58 -0.97 88.70 50.98 3.99 1.05 1.10 -1.45

DTN01 +1.30 14.8 42.87 57.30 24.56 4.25 0.46 1.69 -0.86 83.70 35.88 4.14 0.90 1.25 -1.30

DVC02 +0.80 24.6 66.39 36.40 24.17 4.26 0.45 1.70 -0.85 56.80 37.71 4.12 0.92 1.23 -1.32

DVC01 +0.60 27.0 75.41 32.90 24.81 4.25 0.46 1.69 -0.86 51.50 38.84 4.11 0.93 1.22 -1.33

ONG03 +0.50 17.2 64.73 48.40 31.33 4.19 0.52 1.63 -0.92 73.70 47.71 4.02 1.02 1.13 -1.42

DAP25 +0.40 19.0 68.89 44.80 30.86 4.19 0.52 1.63 -0.92 68.90 47.47 4.03 1.01 1.14 -1.41

DTN18 -1.80 15.7 36.70 55.80 20.48 4.30 0.41 1.74 -0.81 82.20 30.17 4.20 0.84 1.31 -1.24

3.1.2

NDV13 +0.90 23.0 86.41 32.10 35.66 4.14 0.57 1.58 -0.97 50.30 43.46 4.07 0.97 1.18 -1.37

CAN17 +0.60 17.4 77.78 41.20 32.05 4.18 0.53 1.62 -0.93 63.90 49.70 4.00 1.04 1.11 -1.44

NDV18 0.00 16.0 74.30 48.00 35.66 4.14 0.57 1.58 -0.97 73.10 54.31 3.96 1.08 1.07 -1.48

DE16 +1.30 21.0 62.68 38.20 23.94 4.26 0.45 1.70 -0.85 59.50 37.29 4.13 0.91 1.24 -1.31

DE12 +1.30 22.0 67.29 35.10 23.62 4.26 0.45 1.70 -0.85 54.80 36.87 4.13 0.91 1.24 -1.31

3.1.3 DE17 +0.10 18.0 80.99 43.20 34.99 4.15 0.56 1.59 -0.96 66.70 54.02 3.96 1.08 1.07 -1.48

HP4-1 28.9

3.2 3.2.1

BR01 +2.90 15.0 20.98 64.40 13.00 4.37 0.34 1.81 -0.74 89.60 18.80 4.31 0.73 1.42 -1.13

BR03 +2.32 15.6 26.26 64.20 16.02 4.34 0.37 1.78 -0.77 89.40 23.48 4.27 0.77 1.38 -1.17

3.2.2 DE09 +1.30 18.0 54.93 49.80 26.29 4.24 0.47 1.68 -0.87 75.40 41.42 4.09 0.95 1.20 -1.35

Giá trị nhỏ nhất (Vùng 3) 13.0 20.98 32.10 13.00 +4.14 0.34 1.58 -0.97 50.30 18.80 +3.96 0.73 1.07 -1.48

Giá trị lớn nhất (Vùng 3) 28.9 86.41 64.40 36.33 +4.37 0.57 1.81 -0.74 89.60 54.31 +4.31 1.08 1.42 -1.13

Giá trị trung bình (Vùng 3) 19.2 60.26 47.19 27.11 +4.23 0.48 1.67 -0.88 70.51 40.51 +4.10 0.95 1.21 -1.34

Page 180: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

167

Phụ lục 4. Một số kết quả tính toán lún nền đất của các kiểu mặt cắt

Bảng P4.3. Kết quả tính lún các kiểu mặt cắt trong khu vực nghiên cứu – Cách tiếp cận 1

Page 181: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

168

Page 182: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

169

Page 183: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

170

Bảng P4.4. Kết quả tính lún các kiểu mặt cắt trong khu vực nghiên cứu – Cách tiếp cận 2

Page 184: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

171

Page 185: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

172

Page 186: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

173

Phụ lục 5. Kết quả tính lún công trình gặp sự cố

Bảng P5.5. Kết quả tính lún công trình Nhà số 12, Cát Bi, Hải An, Hải Phòng

Page 187: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

174

Page 188: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

175

Page 189: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

176

Bảng P5.6. Kết quả tính lún công trình Bãi container, Đình Vũ, Hải An, Hải Phòng

Page 190: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

177

Page 191: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25969.pdf · ĐẶc ĐiỂm vÀ quy luẬt phÂn bỐ cÁc thÀnh tẠo trẦm

178