42
HƯỚNG DN THC HÀNH MASTERCAM Trang 1 1 PHAY CONTOUR : 1.1 Các phương pháp phay 2D : Khi khởi động Mastercam X6 môi trường làm vic mặc định ca Mastercam là môi trường thiết kế,bn có thchuyển qua các môi trường gia công khác nhau bng cách chn trên Menu Machine Type.Trên menu Machine type\Mill\Manage list để tiến hành chn máy tbng lit kê các loi máy mà Mastercam cung cp.Xut hin hp thoi Machine definition menu Management,bên trái lit kê các loi máy mà Mastercam cung cp cho bn,bên phi qun lý các loi máy mà bn sdùng thường xuyên.Bn chn máy Mill 3-axis VMC MM.MMD (Máy phay đứng 3 trc) và chn add để máy va chn xut hin trên Menu Machine type : Trên Machine type\Mill\Bn chn vào Mill 3-axis VMC MM.MMD trên ca soperation Manager bây githtoolpaths xut hin Machine Group 1 vi các thông skèm theo. [email protected] [email protected] Truonglana@y

Các phương pháp phay 2D x6

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 1

1 PHAY CONTOUR :

1.1 Các phương pháp phay 2D :

Khi khởi động Mastercam X6 môi trường làm việc mặc định của Mastercam là môi trường thiết kế,bạn có thể chuyển qua các môi trường gia công khác nhau bằng cách chọn trên Menu Machine Type.Trên menu Machine type\Mill\Manage list để tiến hành chọn máy từ bảng liệt kê các loại máy mà Mastercam cung cấp.Xuất hiện hộp thoại Machine definition menu Management,bên trái liệt kê các loại máy mà Mastercam cung cấp cho bạn,bên phải quản lý các loại máy mà bạn sẽ dùng thường xuyên.Bạn chọn máy Mill 3-axis VMC MM.MMD – (Máy phay đứng 3 trục) và chọn add để máy vừa chọn xuất hiện trên Menu Machine type :

Trên Machine type\Mill\Bạn chọn vào Mill 3-axis VMC MM.MMD trên cửa sổ operation Manager bây giờ ở thẻ toolpaths xuất hiện Machine Group 1 với các thông số kèm theo.

[email protected]

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 2: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Ễ Ế Trang 2

Mastercam mặc định cung cấp một số máy có sẵn cho bạn thực hiện công việc từ các máy phay đứng,ngang,3 trục,4 trục,5 trục.Ở nội dung tài liệu này chỉ bàn đến gia công 3 trục,nếu có thể sẽ trình bày ở tài liệu khác.Trong thư mục có cung cấp một số dạng máy phay CNC mà bạn có thể dùng tương ứng với hệ điều khiển của máy mà ở nơi bạn công tác sẽ dùng,tương ứng với mỗi máy sẽ có một bộ post processor kèm theo và một file machine control của máy,khi mua post họ sẽ cung cấp đầy đủ các file này và dĩ nhiên phải phù hợp với máy móc thiết bị hiện có nơi bạn đang làm việc. Bạn có thể tạo nhiều Machine Group và Toolpath Group trên Operation toopaths tương ứng mới mỗi nguyên công mà bạn làm việc,có thể tạo Machine goup là lathe nếu nguyên công sắp thực hiện có liên quan đến tiện. Trên menu toolpath bây giờ nếu bạn chọn vào sẽ thấy xuất hiện rất nhiều phương pháp gia công khác nhau như hình dứơi đây

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 3: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 3

Menu toolpath như bạn đã thấy,Mastercam cung cấp các phương pháp gia công 2D bao gồm, Contour, Drill,Pocket, Face,2D High speed,Engraving,Circle paths. Các phương pháp gia công 3D bao gồm Surface Rough,Surface Finish,Surface Highspeed,Multiaxis,Wireframe,chúng ta sẽ nghiên cứu khi học về gia công 3D.Trong nội dung giáo trình này chúng ta sẽ nghiên cứu về các phương pháp gia công 2D và trong chương đầu tiên này chúng ta sẽ học về phay countour.

1.2 Các thủ tục cần thiết khi phay contour :

Phay contour dùng để phay các đường viền trên mặt phẳng XY trên những độ cao Z khác

nhau,hoặc theo những đường viền 3D (contour 3D),các đường viền này thường là các

đường viền của chi tiết cần gia công.Chúng ta thống nhất gọi các đường viền này là coutour

trong suốt quá trình tìm hiểu về gia công contour,các contour có thể kín hoặc hở,độc lập

hoặc xen kẽ nhau.Quá trình phay bao gồm các bước sau :

1) Mở một file có sẵn hoặc tạo contour trực tiếp trên Mastercam. Bạn cũng có thể nhận các

contour được vẽ từ các phần mềm khác,ví dụ Autocad,solidworks,Pro/E,inventor…

2) Chọn máy phay phù hợp với máy móc hiện tại ở nơi bạn làm việc.

3) Thiết lập hình học phôi,vật liệu phôi,các thiết lập về dụng cụ cắt,vùng an toàn máy.

4) Gọi lệnh contour từ Menu toolpaths để tiến hành tạo đường chạy dao.

5) Chọn contour.

6) Chọn dụng cụ cắt và thiết lập các thông số liên quan đến dụng cụ cắt trong quá trình tạo

toolpath(tạm hiểu là quỹ đạo chạy dao,hay đường chạy dao).

7) Thiết lập các thông số cắt gọt (cut parameters).

8) Chọn cách offset dao.

9) Thiết lập các thông số kết nối với contour theo phương Z (Linking parameters)

10) Xuất đường chạy dao và chạy Backplot để in lại đường chạy dao.

11) Thực hiện Verify hoặc Simulate để chạy mô phỏng gia công với chế độ phôi và dao hoặc

mô phỏng gia công trên máy ảo.

12) Thực hiện Post để xuất chương trình NC.

Công việc trên cũng chung cho tất cả các dạng gia công khác.Đối với Mastercam quá trình tạo

một toolpath có thể hiểu là quá trình tạo ra các quỹ đạo chạy dao được điều khiển theo biên

dạng mà bạn đã thiết kế,các thông số bước tiến dao F,tốc độ trục chính S…mặc định mà

Mastercam cung cấp được xem như có thể áp dụng được cho công việc bạn đang thực

hiện.Biên dạng có thể là 2D dùng cho gia công 2D,biên dạng 3D dùng cho gia công 3D,quá

trình gia công là quá trình được thực hiện giữa dao và phôi,bạn có thể thấy được điều đó khi

thực hiện mô phỏng gia công.Còn bây giờ chúng ta hãy bắt đầu công việc đầu tiên.

1.3 Tạo file mới :

Các chi tiết có thể được vẽ bằng nhiều phần mềm khác nhau kể cả Mastercam,đối với gia

công 2D bạn phải chuẩn bị trước chi tiết mà bạn muốn gia công,hoặc chỉ cần các biên dạng

tạo nên chi tiết đó vì vậy bạn có thể không cần phải vẽ luôn cả chi tiết.Nhưng nhiều khi đối với

những chi tiết tuy là gia công 2D nhưng độ phức tạp cao,bạn cũng phải cần xây dựng mô

hình để quá trình quan sát được trực quan hơn.Vấn đề về thiết kế bạn đã học trước đó trên

tài liệu khác,ở phần này chúng ta chỉ bàn đến gia công,vì vậy chúng ta không phải mất công

vẽ lại làm gì,bạn hãy mở file contour có trong thư mục D:\2D toolpaths Sample files như

hình dưới đây.

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 4: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 4

Bạn hãy chuyển sang khung nhìn Top và chế độ hiển thị WireFrame để thấy rõ hơn các biên

dạng cũng như kích thước của mô hình.

Trên vùng đồ hoạ Level 1 là hình vẽ của các contour,level 2 là mô hình solid của chi

tiết,level 3 là kích thước.Mặt phẳng vẽ contour có Z=0.Gốc toạ độ nằm ở giữa như hình

trên.Bạn hãy nhấn Alt+chuột giữa xoay mô hình để quan sát các góc độ khác nhau của chi

tiết,sau đó hãy trả lại khung nhìn ISO,và ẩn Level 3 của các kích thước đi.

[email protected]

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 5: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Ễ Ế Trang 5

1.4 Chọn máy:

Trên menu Machine type\Mill bây giờ đã có sẵn máy Mill 3-axis VMC MM.MMD (Máy phay

đứng 3 trục),bạn hãy chọn vào nó,nếu chưa có bạn hãy cho nó xuất hiện bằng cách chọn từ

Machine type\Mill\Manage list.

Khi đó trên thẻ toopaths của cửa sổ Operation Manager sẽ xuất hiện Machine Group 1.Phía

dưới Machine Group là Properties-3-AXIS VMC (Các đặc trưng của máy) với File,Tool

Settings,Stock setup,Safety zone.Chúng ta sẽ tìm hiểu về các tuỳ chọn này sau,đến đây coi

như kết thúc việc chọn máy.

1.5 Thiết lập hình học phôi,vật liệu phôi,các thiết lập về dụng cụ cắt,vùng an toàn máy.

Việc thiết lập phôi có thể được thực hiện bằng nhiều cách :

1) Để Mastercam tự động tạo phôi khi mô phỏng

2) Chọn Stock Setup trên cửa sổ Operation manager sau khi chọn máy.

3) Chọn Options trên hộp thoại Verify khi mô phỏng.

Đơn giản nhất là để Mastercam tự động tạo phôi.Việc xác định kích thước phôi tự động là dựa

trên các thông tin về đường chạy dao mà bạn khai báo.Việc này làm cho quá trình tạo đường

chạy dao nhanh hơn,do đó năng xuất lập trình cao hơn.Với Mastercam,việc tạo phôi chính xác

là không quan trọng.Điều quan trọng là bạn tạo ra đường chạy dao (toolpath) đúng.Tuy

nhiên,một số trường hợp các trường hợp đường chạy dao phức tạp,đối với trường hợp gia

công 3D là cần thiết,hiển nhiên việc tạo phôi trên Mastercam không phải là thừa,bạn sẽ gặp

nhiều trường hợp sẽ cần đến nó.Về việc tạo phôi chính xác,chúng ta sẽ bàn sau.Trước mắt,để

quá trình tạo đường chạy dao nhanh chóng,ta chấp nhận để Mastercam tự động tạo phôi cho

chúng ta chạy mô phỏng.Do vậy ở đây bạn không cần làm gì cả,các yếu tố về vật liệu

phôi,dụng cụ cắt,vùng an toàn chúng ta sẽ tìm hiểu trước kết thúc phần này.

1.6 Gọi lệnh contour từ Menu toolpaths để tiến hành tạo đường chạy dao.

1) Từ menu toolpaths,bạn thấy danh sách các phương pháp gia công khác nhau.

2) Chọn phương pháp phay là contour,hệ thống cho xuất hiện hộp thoại Enter new NC

name yêu cầu đặt tên cho file NC sau khi xuất chương trình.Mặc định hệ thống lấy tên

contour là tên file ban đầu.Hãy đặt là contour 1 và chọn OK để kết thúc nó.Xuất hiện

hộp thoại chaining,trên màn hình bạn thấy dòng nhắc Select contour chain 1 báo cho

chúng ta biết việc cần làm bây giờ là chọn chuỗi đối tượng của contour.Chúng ta sẽ

chọn contour ngoài cùng trước.

3) Trên hộp thoại chaining bạn thấy có rất nhiều tuỳ chọn,việc sử dụng các tuỳ chọn này

có nhiều điều khá hay,chúng ta sẽ tìm hiểu nó sau,ở thao tác này bạn chỉ cần thiết lập

theo thứ tự như hình dưới đây.

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 6: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 6

Thao tác thứ 3 trên thanh status bar ở dưới đáy màn hình bạn hãy chọn chuyển sang chế

độ làm việc 2D,điều này cho phép bạn chỉ chọn các đối tượng nằm trong mặt phẳng C-

plane.Nếu bạn để ở chế độ làm việc là 3D,việc chọn chain cho phép chọn cả chain 3D mà

việc gia công contour 3D không nằm trong nội dung phay contour 2D này.Về sau việc

phay contour 3D sẽ dùng đến nó,chúng ta sẽ nói sau.

4) Chỉ lên điểm 1 như hình dưới đây.Chú ý khi chọn,phải kích trái chuột tại gần điểm đầu

của của đối tượng line.Hệ thống sẽ tự động chọn điểm bắt đầu từ điểm này và hướng

mũi tên sẽ là hướng của dao chạy sau này,bạn hãy lưu ý đến hướng của mũi tên này

nhé.Trên màn hình dòng nhắc yêu cầu bạn chọn chain thứ 2,nếu muốn bạn có thể chọn

thêm các chain còn lại,nhưng với mục đích của bài này chỉ dừng lại ở contour ngoài

cùng nên bạn không cần chọn thêm gì nữa.Chain được chọn bây giờ chuyển sang màu

vàng cho thấy đối tượng đã được chọn.

[email protected]

Page 7: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 7

5) Chọn Done trên hộp thoại Chaining để kết thúc việc chọn chain.Xuất hiện hộp thoại 2D

toolpath-Contour.Phía bên trái hộp thoại này bạn thấy có một loạt các mục khác

nhau,với mục Toolpath type hệ thống hiển thị như hình dưới đây,bạn hãy xem qua cho

biết và đừng chọn thêm gì cả.

Hãy chọn xuống mục Tool phía bên trái hộp thoại này,bên phải hiển thị như hình dưới

đây.Tại đây bạn cần khai báo các thông số liên quan đến dụng cụ cắt,nhưng hiện tại chưa

có một dụng cụ cắt nào cả,việc tiếp theo là chọn dụng cụ cắt.

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 8: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 8

1.7 Chọn dụng cụ cắt và thiết lập các thông số liên quan đến dụng cụ cắt

Khi phay contour người ta thường chọn dao phay ngón đầu bằng,nếu vạt cạnh người

ta chọn dao Chamfer Mill,nếu bo cạnh người ta chọn dao Radius Mill,nếu phay rãnh

chọn Slot Mill,rãnh đuôi én Dove Mill,khắc chữ theo contour có thể dùng dao Engrave

tool.Đường kính dao tuỳ theo hoàn cảnh,nói chung,nguyên tắc chọn là dụng cụ cắt

càng cứng càng tốt nếu hoàn cảnh cho phép.Không nên chọn những dụng cụ cắt

nhỏ,yếu,vì năng suất thấp,nguy cơ gãy dao cao.Bạn có thể tra các thông số liên quan

đến các giới hạn về chế độ cắt tối đa cho phép với từng loại dao khác nhau trong các

cataloge về dụng cụ cắt.Để thực hành chúng ta chọn dao phay ngón đầu bằng đường

kính 12mm,nguyên nhân vì các góc lượn của chi tiết có bán kính nhỏ nhất là

6.35mm,việc chọn dao có đường kính 12mm không nhỏ quá cũng không lớn quá khiến

dao không ăn hết các góc lượn này.

1) Kích phải chuột lên nền trắng cho xuất hiện menu như trên hình trên đây.Ý nghĩa của

các tuỳ chọn trên menu này như sau:

Select library tool…=Chọn dụng cụ cắt từ thư viện dao.

Create new tool…=Tạo mới dụng cụ cắt.

Edit tool…=Chỉnh sửa dụng cụ cắt.

Get angled head…= Lấy góc nghiêng cho đầu dao,sử dụng trong các máy phay có

đầu dao kết hợp.

Load tool on machine=Tải dụng cụ cắt trên máy.

Tool Manager =Quản lý dụng cụ cắt

View =Hiển thị dụng cắt với cỡ lớn,nhỏ,theo thông tin kèm theo.

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 9: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 9

Arrange tools…=Sắp xếp dao theo số thứ tự dao hay tên dụng cụ cắt.

Re-initialize Feeds & Speeds = Khởi tạo lại bước tiến và tốc độ trục chính

Feed speed calculator…Tính toán tốc độ chạy dao.

2) Chọn Select library tool…xuất hiện hộp thoại Tool selection như hình dưới đây

Trên hộp thoại này bạn có thể dùng thư viện khác để tìm dụng cụ cắt cần thiết,có thể bạn

sẽ dùng khi khác.Còn bây giờ bạn hãy đánh dấu chọn Filter Active để kích hoạt chế độ lọc

loại dao bạn cần,bạn chọn vào Filter để chọn loại dao cần lọc,xuất hiện hộp thoại Tool List

Filter,trên hộp thoại này hiển thị tất cả các loại dao bạn có thể dùng cho việc gia công.Hãy

chọn none phía tool types để huỷ các loại dao cần lọc trước đó,sau đó hãy chọn vào Flat

end Mill để chọn loại dao phay ngón đầu bằng.Chọn Done để kết thúc việc chọn loại dao.

Quay trở lại hộp thoại tool selection bạn thấy dưới bảng liệt kê bây giờ hiện ra hàng loạt

kích thước dao khác nhau có thư viện này.Hãy chọn dao 12.mm Flat End Mill rồi chọn

Done để thoát ra.Kết quả phải được như hình dưới đây.

[email protected]

Page 10: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 10

Trên hình bạn thấy xuất hiện dụng cụ cắt #221-Flat Endmill trong danh sách dụng cụ cắt

hiện tại.Tốc độ cắt và tốc độ chạy dao được cho phía dưới.

3) Kích phải chuột lên dụng cụ cắt #221-Flat Endmill chọn Edit tool…hoặc kích đúp chuột

vào dụng cụ cắt này sẽ xuất hiện hộp thoại Define tool-Machine Group-1 như hình

dưới đây

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 11: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 11

Hộp thoại trên cho phép bạn thiết lập thông số của dụng cụ cắt nếu muốn.Bạn cũng có thể

chọn lại loại dụng cụ cắt bằng cách chọn vào thẻ Type.Khi đó xuất hiện hộp thoại với nhiều

kiểu dụng cụ cắt giống như khi bạn thực hiện chế độ lọc Filter.Nhưng ở đây,trong thí dụ

của chúng ta,bạn đừng thay đổi gì cả vì mọi thứ đang đúng.

4) Chọn OK thoát ra.

5) Tạm thời chấp nhận các tuỳ chọn mặt định trong mục tool của hộp thoại 2D toolpahs-

contour.Tiếp tục qua mục linking parameters.

1.8 Thiết lập các thông số cắt gọt cut parameters.

Chọn xuống mục Cut parameters phía dưới,trong mục này cho phép bạn thiết lập về kiểu bù

dao,hướng bù dao,loại contour toolpath,kiểu bù dao theo đỉnh mũi dao,lượng dư chừa

lại,chiều sâu cắt mỗi lát cắt,các thiết lập vào dao vào dao,ra dao theo contour,cắt đứt,thiết lập

các pass cắt ngang…

1.9 Thiết lập các thông số kết nối với contour theo phương Z:

1) Chọn tiếp xuống mục linking parameters,trong mục này cho phép thiết lập các

thông số kết nối với contour theo phương đứng,bao gồm chiều cao an toàn,chiều

cao lùi dao,chiều cao ăn dao,mặt đỉnh phôi,chiều sâu vùng gia công.

[email protected]

Page 12: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 12

2) Chấp nhận các tuỳ chọn mặc định rồi chọn Apply,chưa vội OK lúc này trên màn

hình đã xuất hiện đường chạy dao,bạn có thể chỉnh sửa lại khi chưa chọn OK nếu

muốn,tuy nhiên chúng ta sẽ dùng tới nó thường xuyên sau này,còn bây giờ hãy

chọn OK để kết thúc hộp thoại 2D toolpaths-Contour.Trên màn hình bây giờ bạn

đã thấy các đường chạy dao như hình dưới đây.

Trên màn hình bạn thấy đường chạy dao gồm có 2 màu : vàng và xanh nhạt.Màu vàng là

màu của các đường chạy dao nhanh (G0),màu xanh nhạt là màu của các đường chạy

dao theo bước tiến F (G01,G02,G03).

1.10 Chạy BackPlot để in lại đường chạy dao trên màn hình:

1) Trên cửa sổ Operation Manager chọn vào toolpath vừa tạo ra và chọn Backplot

selected operations như hình dưới để thực hiện backplot.

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 13: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Ễ Ế Trang 13

2) Trên màn hình xuất hiện hộp thoại Backplot và phía dưới thanh Ribbon đồng thời

xuất hiện thanh công cụ Backplot VCR.Ý nghĩa của các phím bấm trên thanh công

cụ Backplot VRC như sau :

3) Với hộp thoại Backplot các tuỳ chọn có ý nghĩa như sau :

[email protected]

Page 14: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 14

4) Hãy chọn mở rộng hộp thoại backplot để hiện thêm các yếu tố khác của hộp thoại

này

5) Chọn Quick verify,show holder,show rapid moves và Step forward.Nhấn phím S

liên tục và theo dõi trên màn hình.Bạn thấy đường chạy dao vừa sinh ra ở dạng

đặc,vừa có dạng khung dây,trên màn hình có cả dụng cụ cắt và đồ kẹp của nó.

6) Bỏ chọn Quick verify và cho chạy lại Step forward,bạn thấy đường chạy dao bây

giờ là dạng khung dây,tại những vị trí dừng lại nếu bạn chọn Save tool geometry

trên màn hình sẽ xuất hộp thoại save tool geometry và chọn ok thì trên màn hình

sẽ xuất hiện các đối tượng hình học của dao với Level vừa chấp nhận.Bạn hãy chọn

thử nếu muốn.Nếu đã lỡ save tool geometry bạn có thể xoá nó trên hộp thoại quản

lý Levels.

7) Hãy chọn Play.Bạn thấy đường chạy dao liên tục xuất hiện khi dụng cụ cắt di

chuyển.

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 15: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Ễ Ế Trang 15

8) Chọn Options .Xuất hiện hộp thoại như hình dưới đây.

Nhìn sang mục Appearance với tuỳ chọn Tool có 3 cách hiển thị

Plain : Hiển thị dụng cụ cắt dạng khung.

Fluted : Hiển thị lưỡi cắt dạng khung dây.

Shaded : Tô bóng dao

Material : Hiển thị màu vật liệu

Cleanup screen on : làm sạch màn hình khi

Operation change : Làm sạch màn hình khi có sự chuyển qua toolpath khác

Tool change : Làm sạch màn hình khi có sự đổi dao.

Fit toolpath : Hiển thị đường chạy dao đầy màn hình

Show Lathe Home Position : Cho thấy vị trí Home của máy tiện

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 16: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 16

Các tuỳ chọn khác sẽ được trình bày trong các nội dung liên quan,bạn có thể chọn thay

đổi và kiểm tra sau.

1.11 Thực hiện Verify hoặc Simulate để chạy mô phỏng gia công với chế độ phôi và

dao hoặc mô phỏng gia công trên máy ảo.

1) Chọn Done để kết thúc quá trình BackPlot đường chạy dao.

2) Chọn Verify

Xuất hiện hộp thoại thoại Verify và vùng đồ hoạ như bên cạnh.

[email protected]

Page 17: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 17

Với Stop options chúng ta có thể thiết lập một số điều kiện dừng khi gia công :

Stop on collision : Dừng khi có va chạm giữa dao và phôi hoặc đồ gá.

Stop on tool change : Dừng khi có sự thay đổi dao.

Stop after each operation : Dừng dao sau mỗi nguyên công hoặc bước công nghệ.

3) Chọn nút .Xuất hiện hộp thoại Verify Options như hình dưới đây.Trong khung

Stock,chọn Shape là Box,Boundaries là Scan toolpaths,chọn initial stock size

source là scan toolpath(s) rồi chọn Ok.

4) Chọn nút Machine .Kết quả như hình

Truonglan

a@ya

hoo

Page 18: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 18

Bạn thấy dao có chạy nhưng là trên mặt phôi,quá trình cắt gọt không diễn ra,không xuất

hiện vết dao cắt.Nguyên nhân ở đây là do quá trình tạo phôi Mastercam quét theo

đường chạy dao với bước tiến F tức quét theo G1,G2,G3 và không phụ thuộc vào

G0,nên mới xảy ra trường hợp như vậy.

5) Trên cửa sổ Operation Manager hãy chọn vào Parameter của 2D contour

toolpath vừa tạo ra.Vào mục Linking Parameter và chỉnh sửa lại depth là -12.7

bằng chiều dày chi tiết.

Chọn Ok để kết thúc việc chỉnh sửa lại chiều sâu vùng gia công.Tiếp tục chọn verify lại

bây giờ bạn thấy phôi bây giờ đã dày hơn trước.Chọn Machine kết quả phải được

như hình dưới đây.

[email protected]

Page 19: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 19

6) Hãy chọn nút Restart,cho thước chỉnh tốc độ mô phỏng về khoảng chính giữa rồi

thực hiện mô phỏng lại,bạn thấy quá trình gia công diễn ra chậm hơn,nhưng liên tục.

7) Hãy chọn nút Restart,rồi chọn nút Step liên tục để gia công.Bạn thấy bây giờ

dụng cụ cắt di chuyển không liên tục nữa mà phụ thuộc số lần kích chuộc lên nút

này.

8) Hãy chọn nút Restart,rồi chọn nút Fast forward để gia công.Bạn thấy bây giờ

dụng cụ cắt di chuyển rất nhanh,đến mức không thấy dụng cụ cắt đâu nữa.

9) Hãy chọn nút có chiết kéo,rồi chỉ lên điểm 1,rồi chỉ lên điểm 2,kết quả phải được như

hình dưới.Bạn thấy chi tiết bị cắt ngang tại điểm 1 với phần giữ lại là phía điểm

2.Bạn dùng công cụ này để kiểm tra tiết diện tại vị trí đã chọn.

10) Hãy chọn nút Save Stock as a file để lưu bán thành phẩm,dùng làm phôi cho

nguyên công sau.Xuất hiện cửa sổ như hình dưới đây,mặc định hệ thống lấy tên

trùng với tên Contour 1 mà bạn đặt lúc đầu.Bạn có thể chấp nhận hoặc đặt tên

mới,sao cho dễ nhớ.

11) Hãy lưu với tên là Contour 1 Sau NC1.STL rồi save lại,nhưng hãy lưu ý đường dẫn

đến thư mục chứa file này nhé vì có lúc chúng ta lại dùng đến nó nữa.

1.12 Thực hiện Post để xuất chương trình NC. 1) Sau khi kết thúc việc mô phỏng gia công.Trên cửa sổ Operation Manager bạn hãy

họn nút để bắt đầu thực hiện xuất chương trình NC.Xuất hiện hộp thoại như hình dưới.Bạn thấy vùng active post (post đang dùng) là GENERIC FANUC 3X MILL.PST với nút chọn Select Post bị vô hiệu.Chấp nhận các tuỳ chỉnh khác.

[email protected]

Page 20: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 20

2) Chọn Ok.Xuất hiện hộp thoại như hình dưới đây.

3) Đặt tên cho chương trình NC là Contour 1_NC1.NC rồi lưu lại.Hệ thống cho xuất hiện

một cửa sổ khác của chương trình Mastercam X Editor,trong đó là nội dung chương

trình NC vừa xuất ra như sau.

%

O0000(CONTOUR)

(DATE=DD-MM-YY - 10-01-12

TIME=HH:MM - 23:48)

(MCX FILE - P:\ASSD\CAMMECH\2D

TOOLPATH\CONTOUR.MCX-5)

(NC FILE - C:\DOCUMENTS AND

SETTINGS\ADMIN\DESKTOP\NC\CONTOU

R.NC)

(MATERIAL - ALUMINUM INCH -

2024)

( T221 | 12. FLAT ENDMILL |

H221 )

N100 G21

N102 G0 G17 G40 G49 G80 G90

N104 T221 M6

N106 G0 G90 G54 X1.635 Y-116.64

S1591 M3

N108 G43 H221 Z25.

N110 Z10.

N112 G1 Z-12.7 F159.1

N114 Y-104.64 F318.2

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 21: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM

Trang 21

N116 G3 X-10.365 Y-92.64 R12.

N118 G1 X-67.473

N120 G2 X-86.173 Y-73.94 R18.7

N122 G1 Y.736

N124 G3 X-86.523 Y1.086 R.35

N126 G1 X-97.826

N128 G2 X-116.526 Y19.786 R18.7

N130 G1 Y73.161

N132 G2 X-97.826 Y91.861 R18.7

N134 G1 X98.218

N136 G2 X116.918 Y73.161 R18.7

N138 G1 Y58.903

N140 G3 X117.268 Y58.553 R.35

N142 G1 X126.878

N144 G2 X145.578 Y39.853 R18.7

N146 G1 Y.808

N148 G2 X126.878 Y-17.892 R18.7

N150 G1 X117.268

N152 G3 X116.918 Y-18.242 R.35

N154 G1 Y-33.52

N156 G2 X109.767 Y-48.228 R18.7

N158 G1 X58.292 Y-88.648

N160 G2 X46.743 Y-92.64 R18.7

N162 G1 X-10.365

N164 G3 X-22.365 Y-104.64 R12.

N166 G1 Y-116.64

N168 G0 Z25.

N170 M5

N172 G91 G28 Z0.

N174 G28 X0. Y0.

N176 M30

%

Đây là chương trình CNC dùng để điều khiển các máy phay CNC 3 trục,dùng hệ điều khiển

Fanuc. Bản chất quá trình tạo toolpath là gì?quá trình gia công là gì?nếu bạn nắm được điều

này thì về sau bạn sẽ rất dễ dàng khi làm việc với Mastercam.

Vậy là qua một số thao tác,bạn đã có thể lập trình phay một contour trên máy phay CNC.Công

việc trên dễ đến mức một người không biết gì về CNC lắm cũng có thể làm được.Tất nhiên,để

cho nhanh chóng,bạn đã chấp nhận hàng loạt các thông số mặc định của hệ thống.Ngay cả

phôi dùng cho gia công bạn cũng không thiết lập mà nhờ hệ thống xác định dựa trên đường

chạy dao mà hệ thống tự động sinh ra.Vậy có liệu hợp lý không?Có phải khi nào bạn cũng phải

dùng lại các thông số trên của hệ thống một cách mù quán?Liệu bạn có thể tự mình thiết lập

các thông số theo ý mình?Muốn làm được những điều trên bạn phải có kiến thức cũng như

hiểu biết về CNC và công nghệ chế tạo máy.Thế nhưng,nếu bạn không có những kiến thức nền

tản về 2 lĩnh vực trên,thì liệu có thể sử dụng Mastercam để lập trình được không?Tất nhiên là

vẫn có thể được,với điều kiện bạn là bạn phải theo sát và nắm vững những gì mà tôi hướng

dẫn trong tài liệu này.Bạn cũng có thể tham khảo thêm các tài liệu chuyên về công nghệ chế

tạo máy và lập trình CNC mà tôi,các đồng nghiệp và bậc tiền bối đi trước đã viết để hiểu biết

được sâu sắc hơn.

1.13 Tìm hiểu về thẻ Stock setup hộp thoại Machine Group properties

Ở trên chúng ta tìm hiểu về quá trình tạo phôi tự động trên Mastercam khi mô phỏng gia

công,quá trình trên chúng ta phải thay đổi đôi chút về chiều sâu vùng gia công bạn mới thực sự

thấy quá trình cắt gọt khi thực hiện mô phỏng.Đối với trường hợp các chi tiết đơn giản,chỉ một

vài biên dạng chúng ta đã nắm rõ về các giới hạn của vùng gia công,chúng ta chỉ cần quan tâm

đến đường chạy dao.Còn kích thước phôi không quan trọng.Trong trường hợp bạn thực sự có

phôi và bạn muốn dùng nó trong khi gia công,thì nhất thiết bạn phải dùng tới thẻ Stock Setup

trên hộp thoại Machine Group properties.Để vào hộp thoại Machine Group properties bạn

có thể vào trực tiếp hoặc gián tiếp hộp thoại Machine Group properties.Đơn giản nhất trên

hộp thoại operation manager,với thẻ toolpath,phía dưới Properties-3-AXIS VMC bạn chọn

vào stock setup xuất hiện hộp thoại Machine Group properties với thẻ Stock setup xuất hiện

như hình dưới đây.

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 22: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 22

Hộp thoại trên đây cho phép bạn thiết lập các dữ liệu về các tệp tin đang sử dụng,dụng cụ

cắt,về phôi và vùng an toàn của máy tương ứng với các thẻ Files,Tool Settings,Stock

setup,Safety zone.Nhưng thẻ chúng ta tìm hiểu ở đây là thẻ Stock setup với các tùy chọn

kèm theo.

1.13.1 Thiết lập dữ liệu phôi.

Phôi trong mastercam có thể thiết lập từ 4 nguồn :

1) Từ việc chọn hình dạng kích thước phôi và nhập các kích thước phôi trên thẻ Stock

setup.

2) Chọn theo mô hình solid có sẵn trên màn hình đồ họa.

3) Nhập một files STL có sẵn hoặc được lưu lại từ nguyên công hoặc bước công nghệ

đã lưu trước đó.

4) Tự động tạo phôi khi mô phỏng.

Trong thẻ Stock setup,về hình dạng phôi (shape) có thể thiết lập theo 4 cách.

Rectangular : Dạng chữ nhật,khi chọn dạng phôi này hình dạng phôi sẽ hiển thị phía dưới với 3 kích thước theo phương x,y,z.

Page 23: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 23

Solid : Phôi sẽ là mô hình solid mà bạn đã thiết kế sẵn trên môi trường Mastercam hiện hành.Trường hợp này bạn phải chỉ định mô hình solid có trên màn hình đồ hoạ bằng cách chọn mũi tên bên cạnh,mastercam sẽ đưa bạn vào môi trường đồ hoạ để bạn tiến hành chọn khối solid.

Cylindrical : Phôi dạng lăng trụ tròn,khi bạn chọn vào đây bạn có thể tạo phôi trụ theo 3 phương x,y,z tuỳ vào trường hợp làm việc.Có 2 thông số quyết định kích thước phôi đó là đường kính phôi và chiều dài phôi.

File : phôi được thiết lập đến một file có sẵn với định dạng Stl.Đối với dạng phôi này thông thường sẽ có dạng như phôi đúc,hoặc phôi đã qua gia công.

Tương ứng với các kiểu thiết lập hình dạng phôi mà các lựa chọn dưới đây cho phép sử dụng

các cách định nghĩa vùng giới hạn cho phôi.

Với kiểu hình dạng phôi là Rectangular các cách định nghĩa vùng giới hạn phôi đều dùng

được,với Cylindrical cách định nghĩa theo Select corner bị vô hiệu còn các cách định nghĩa

vùng giới hạn khác đều dùng được.Với kiểu định nghĩa hình dạng phôi là Solid và File.Các

cách định nghĩa vùng giới hạn phía dưới đều bị vô hiệu.

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 24: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Ễ Ế Trang 24

Select corners : Định nghĩa vùng giới hạng phôi theo 2 đỉnh góc chéo của phôi.Với cách định

nghĩa này bạn sẽ 3 kích thước theo X,Y,Z sẽ được cập nhật trên vùng thiết lập kích thước

phôi.Cách định nghĩa vùng giới hạn của phôi này chỉ dùng được cho trường hợp phôi của bạn

có dạng hình hộp chữ nhật.Các hình ảnh dưới đây không nằm trong nội dung của bài tập trước

mà chỉ nhằm giải thích cho các trường hợp tương ứng.Tất nhiên bạn sẽ dùng đến nó khi gặp

trường hợp tương tự.

Mastercam đưa bạn trở lại môi trường đồ hoạ và xuất hiện dòng nhắc

Select first stock conner point : Chọn điểm góc đầu tiên của phôi,hãy chọn điểm 1 như trên hình,xuất hiện dòng nhắc tiếp theo.

Select second stock conner point : Chọn điểm góc thứ 2 của phôi.

All solid,khi bạn định nghĩa vùng giới hạn phôi theo cách này,kích thước phôi sẽ tự động nhận

dựa vào solid hiện có trên màn hình đồ hoạ,tuy nhiên phôi trường hợp này không phải là khối

solid có trên màn hình nó chỉ nhận các kích thước của khối solid,hình dạng phôi vẫn là dạng

chữ nhật.

NCI extents : Mở rộng tạo kích thước phôi bằng cách scan tệp tin NCI trên Mastercam.Nếu tại thời điểm đó bạn đã tạo một toolpath có sẵn rồi,thì vẫn có thể tạo phôi bằng cách này,quá trình tạo phôi sẽ tự động quét theo các đường chạy dao có trên màn hình và tạo phôi cho chi tiết.Nếu trường hợp này,không có một toolpath nào bạn sẽ không thực hiện được việc tạo phôi,lựa chọn này sẽ bị vô hiệu.

Truonglan

a@ya

hoo

Page 25: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Ễ Ế Trang 25

Việc tạo phôi trong trường hợp này thực chất chỉ scan theo toolpath có sẵn và chỉ scan theo G1,G2,G3 tức là nó chỉ nhận kích thước phôi của các đoạn chương trình chạy theo bước tiến F,không quét theo G0 vì thực chất G0 không tham gia vào quá trình cắt gọt phôi.

All Entities : Nhận theo vùng bao quanh tất cả các đối tượng trên màn hình làm vùng giới hạn kích thước phôi.Như màn hình dưới đây,việc tạo phôi nhận luôn cả các đối tượng là kích thước nằm trên màn hình đồ hoạ làm kích thước phôi.

Bounding box : nhận vùng bao trên màn hình đồ hoạ làm phôi.Lưu ý là trên màn hình chỉ có mô hình gia công,nếu có các đối tượng khác,việc xác định vùng biên của phôi sẽ bao gồm luôn các đối tượng không cần thiết cho việc tạo phôi.

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 26: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 26

Sau khi chọn bounding box trên màn hình phôi đã nhận các đường bao của chi tiết gia công và hiện dạng đường nét đứt như bạn thấy dưới đây.

Kèm theo đó là hộp thoại Bounding box có các thông số kèm theo.

[email protected]

Page 27: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 27

chọn đối tượng để thực hiện xác định vùng biên.

All Entities : Nhận tất cả các đối tượng trên màn hình cho việc xác định vùng biên của phôi.

Create :Mục đích của việc xác định vùng biên của chi tiết gia công là gì?

Stock:Tạo phôi.

Lines Arcs :tạo các đối tượng line và Are.

Points : Tạo các điểm trên vùng biên.

Center point :Tạo tâm vùng biên.

Solids : Tạo mô hình khối đặc từ vùng biên.

Expand : Mở rộng kích thước phôi theo các phương X,Y,Z,tương ứng với mỗi hướng sẽ cho phép mở rộng thêm một khoảng.Ví dụ bạn nhập theo phương trục X là 2mm thì phôi sẽ tự động giãn thêm 2mm theo 2 hướng (-) và (+) của phôi.

Shape: Hình dạng phôi,có 2 dạng phôi cho phép thiết lập trong hợp này là Rectangular và Cylindrical,mặc định hệ thống chọn là Rectangular,nếu bạn chọn Cylindrical,phôi xác lập sẽ có dạng lăng trụ như dưới đây.

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 28: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 28

Việc tìm hiểu các chức năng khác của lệnh bounding box trong trường hợp này chỉ giới hạn ở các thông tin trên,nếu bạn quan tâm đến lệnh này hãy tìm hiểu ở nội dung khác của Mastercam.

Unselect All : Hủy tất cả các định nghĩa vùng giới hạn phôi đã thực hiện trước đó.

Page 29: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 29

All surfaces : Nhận tất cả các bề mặt có trên màn hình làm vùng bao lấy kích thước phôi.Trường hợp chỉ có tác dụng khi trên màn hình có các đối tượng là surface như dưới đây.

1.13.2 Chọn gốc tọa độ phôi (Stock Origin).

Stock origin: Gốc phôi hiển thị trên màn hình đồ hoạ,các giá trị X,Y,Z hiển thị gốc phôi.Giả sử bạn sử dụng định nghĩa hình dạng phôi là Rectangular và cách định nghĩa vùng giới hạn phôi là Bounding box,tức là vùng giới hạn của phôi sẽ dựa trên các đối tượng có trên màn hình đồ họa,bạn lưu ý đây chỉ là gốc hiển thị phôi trên màn hình,không liên quan đến toạ độ chương trình NC.Nếu bạn thiết lập đúng phôi sẽ hiển thị đúng và khớp với mô hình chi tiết gia công,nếu bạn thiết lập sai,khi mô phỏng cắt gọt sẽ hiển thị không đúng và đường chạy dao sẽ bị lệch với phôi hiển thị.Bạn có thể đặt gốc phôi hiển thị tại 8 góc của phôi hoặc điểm giữa của mặt trên phôi,như vậy có tổng cộng 9 vị trí đặt gốc phôi so với gốc tọa độ lập trình.Việc Mastercam cung cấp 9 vị trí này của phôi không làm cho chúng ta cảm thấy phức tạp và khó khăn trong thao tác mà còn làm cho việc thiết lập gốc phôi hiển thị một cách chính xác và quá trình mô phỏng gia công sẽ trở nên dễ dàng hơn.Thông thường với trường hợp thiết lập vùng giới hạn phôi dùng Bounding box như dưới đây,mặc định gốc phôi sẽ như hình dưới.

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 30: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 30

Theo các cách tìm hiểu việc thiết lập phôi ở trên đây,gốc hiển thị phôi nằm ở mặt Top là do Mastercam tự động xác lập gốc phôi hiển thị.Như trên hình trên,kích thước phôi là 200x100x50,gốc phôi nằm ở giữa mặt trên phôi,Stock Origin nhận là theo phương X,Y là 100,50 tính từ gốc toạ độ của hệ thống.Như vậy là gốc phôi khớp với gốc hiển thị gốc phôi trên màn hình.Nếu bạn chọn gốc phôi nằm ở góc trái phía trên như hình sau.

Trường hợp này gốc phôi hiển thị đã bị khai báo lệch so với gốc toạ độ của hệ thông theo phương X,Y là 100,50.Nếu bạn muốn gốc toạ độ phôi hiển thị và gốc toạ độ hệ thống khớp nhau bạn phải chọn gốc hiện thị phôi trên thẻ stock setup trở về vị trí chính giữa mặt trên

phôi,hoặc chọn vào nút và quay lại màn hình độ hoạ chọn vào gốc toạ độ của hệ thống,hoặc nhập các giá trị X=0,Y=0,Z=0 trên các ô vùng stock origin.Phôi sẽ đặt đúng yêu cầu của bạn như trường hợp sau đây.

Display : Cho phép hiện thị phôi dưới dạng :

Wire frame : Dạng khung dây như đã thấy bên cạnh

Solid : hiển thị khối đặc

Page 31: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 31

Fit screen : Hiển thị đầy màn hình.

Use Machine tree : Sử dụng cấu trúc cây của máy,việc sử dụng chức năng này sẽ thay đổi thẻ stock setup,việc định nghĩa phôi bây giờ có xét đến quan hệ của phôi so với bàn máy.

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 32: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 32

Như hình trên đây phôi với bề dày là 50mm,gốc phôi đặt tại vị trí góc trái mặt trên phôi.Tính từ mặt trên vị trí đặt phôi trên mặt phẳng bàn máy sẽ cách mặt trên một khoảng 50mm,tức là tính theo toạ độ Z của gốc phôi sẽ có toạ độ mặt đáy đặt phôi là Z=-50.

Ngoài việc định nghĩa phôi bạn cũng có thể xác định các quan hệ khác với máy như mâm cặp,steady rests,và tailstocks(chống tâm).Tuỳ chọn này chỉ hổ trợ người sử dụng Mastercam trong mô phỏng gia công với công cụ Machine simulation,cũng như lĩnh vực gia công kết hợp nhiều dao Multitaking Machining.Nói chung mặc định tuỳ chọn này Mastercam không đề cập đến,bạn cũng không cần quan tâm đến.Đến đây chúng ta đã tìm hiểu xong các thông số và ý nghĩa của của chúng trên thẻ Stock setup.Bạn hãy chọn qua thẻ Safety zone,và bắt đầu tìm hiểu chúng.

1.14 Thiết lập vùng an toàn (Safety zone)

Khai báo vùng an toàn của máy,trong quá trình tạo phôi cho phép thiết lập vùng an toàn cho máy,đối với mỗi máy khác nhau,tuỳ thuộc vào kích thước,các giới hạn hành trình của từng máy.Do sự khác biệt giữa các máy về vùng an toàn,hoặc do chưa biết đến kích thước của vùng an toàn máy sẽ thực hiện trên máy nào,người ta thường bỏ qua công đoạn này,tuy nhiên trong giới hạn nào đó người lập trình phải đoán trước các kích thước này thông qua kích thước chi tiết gia công và trải nghiệm trong quá trình làm việc.Vùng giúp tránh va chạm có thể gây ra bởi đầu xoay dao,hoặc bởi các đặc trưng của chi tiết,hoặc đồ gá với quỹ đạo chạy dao.

Lưu ý : Safety zone không dùng được đối với Mastercam Wire.

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 33: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 33

Như bạn đã thấy trên thẻ Safety zone cung cấp 3 cách thức khai báo vùng an toàn máy dạng hộp,dạng bán cầu,dạng bán trụ cho từng trường hợp cụ thể.Theo mặc định trung tâm vùng toàn sẽ bao vây vùng gốc toạ độ hệ thống (0,0,0),tuy nhiên bạn có thể thiết lập lại nó bằng cách thay đổi safety zone view như bạn thấy phía dưới thẻ safety zone.

[email protected]

Page 34: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 34

Xuất hiện hộp thoại view selection như dưới đây,bạn hãy chọn vào khung nhìn bạn đã tạo trước đó.

Chọn OK và kết thúc việc chọn khung nhìn hiển thị vùng an toàn quay lại thẻ safety zone bạn thiết lập các kích thước vùng an toàn và ok kết thúc việc thiết lập vùng an toàn,trên màn hình bạn sẽ thấy vùng an toàn đã hiện trên màn hình.

[email protected]

Page 35: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 35

Lưu ý : Bạn phải kích hoạt các chuyển động lùi dao(retract moves) trong quỹ đạo chạy dao hoặc trong thẻ parameter trong hộp thoại toolpath bằng cách đánh dấu kiểm vào tuỳ chọn retract mới kích hoạt được vùng an toàn.Một điều khác nữa là các thiết lập vùng an toàn này chỉ áp dụng cho gia công 4-5 trục.Với gia công 2 và 3 trục Safety Zone chỉ được sử dụng cho các di chuyển đầu tiên của quỹ đạo chạy dao.Một vùng an toàn sẽ được dùng tự động dưới những trường hợp sau đây :

Khi có một chuyển động của trục A hoặc B trong toolpath khi áp dụng gia công 4 trục với trục thay thế.

Khi có sự thay đổi của mặt phẳng đặt dao Tool plane trong các bước công nghệ hoặc giữa một bước công nghệ,cũng như trường hợp sử dụng chức năng Transform toolpath.

Trong tất cả các chu trình khoan trước hoặc sau khi có sự xoay chi tiết gia công,tại những vị trí có sự khác nhau về góc ở mỗi phía của chi tiết gia công.

1.15 Các thiết lập liên quan đến dụng cụ cắt (Tool Settings)

Vậy là bạn đã tìm hiểu xong các thiết lập về hình học,về kích thước phôi,vùng an toàn máy.Ngoài những vấn đề trên,Mastercam còn cho phép bạn thiết lập về cấu hình đường chạy dao (toolpath),về cách tính toán bước tiến dao,về vật liệu phôi…Để tiến hành các nội dung trên bạn phải chọn vào thẻ tool settings trên hộp thoại Machine group properties.Sau khi chọn vào thẻ tool settings hộp thoại Machine group properties như sau.

Truonglan

a@ya

hoo

Page 36: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 36

1.15.1 Feed calculation : Tính toán bước tiến dao theo : 1) From tool : tính toán theo dụng cụ cắt chọn trong thư viện dao. 2) From material : Tính theo vật liệu dụng cụ cắt và phôi gia công như phía dưới hộp thoại

này vùng Material.

Trong cách tính dùng tùy chọn Material,tốc độ cắt lấy vật liệu phôi làm cơ sở và được tính theo công thức sau (CS=Cutting Speed).

CS=(material base CS value x operation type CS %) x tool CS % x tool material CS %

Thí dụ với nhôm.

Material base CS value =120m/min

Operation type là phay Contour,thì hệ số tốc độ cắt CS % =60 %

Tool là dao phay ngón đầu bằng Flat endmill thì hệ số tốc độ cắt CS %=80%

Tool material là titanium-coated carbide thì hệ số tốc độ cắt CS%=200%

Vậy tốc độ cắt CS = (120 x .60) x .80 x 2.0 =115 m/min

Từ tốc độ cắt,tùy theo đường kính dụng cụ cắt mà suy ra số vòng quay trục chính.

Việc tính toán là dựa vào sổ tay công nghệ chế tạo máy và Mastercam sẽ tự tính cho bạn sau khi bạn cho Mastercam biết đầy đủ thông tin.

Tương tự,lượng chạy dao tính trên một răng (Feed per tooth = FPT) của dụng cụ cắt được tính như sau :

FPT = (material base FPT value x tool type FPT %) x tool FPT % x tool material FPT %.

Thí dụ với nhôm :

Material base FPT value dùng phay nhôm = 0.2mm/răng

Tool type là dao phay đầu bằng có hệ số FPT % = 75%

Tool dùng dao phay contour có hệ số FPT % = 90%

Tool Material là titanium-coated carbide có hệ số FPT%=200%

Vậy lượng ăn dao tính trên một răng sẽ là.

FPT = 0.2x0.75x0.9x0.2=0.27mm/răng

Biết số răng,biết số vòng quay,hệ thống sẽ tính ra lượng chạy dao tính trong một phút.

Trong chương trình CNC số vòng quay trục chính rpm được thể hiện bằng mã lệnh G97 S…,còn lượng chạy dao được thể hiện bằng mã lệnh G94F…

3) From defaults : Tính theo các giá trị mặt định mà Mastercam đã cung cấp,lúc đầu khi thiết lập các thông số liên quan Mastercam đã cung cấp cho bạn các thông số mặc định tương ứng với vật liệu phôi là Aluminum mm-2024 và với mỗi dao có một chế độ cắt mặc định.

4) Adjust Feed on arc move : điều chỉnh bước tiến theo các di chuyển của dao khi vào các cung tròn.Thông thường khi lập trình gia công chúng ta thường cho bước tiến vào các đoạn cung tròn bằng với bước tiến chạy dao ngang,nếu chúng ta để ý sẽ thấy khi dao ăn theo phương thẳng với bước tiến F khi chạy tuyến tính theo G1 là không đổi,các bề mặt khi chạy qua các đoạn có cung tròn thường có chất lượng bề mặt không tốt bằng khi chạy theo G1,dao khi chạy qua cung tròn chất lượng nội suy không tốt khi chạy theo G1,vì có sự kết hợp chuyển động của trục X và Y hoặc X,Z hoặc Y,Z.Để tối ưu đường chạy dao,Mastercam cho phép bạn điều chỉnh bước tiến khi dao đi vào các

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 37: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 37

cung tròn với bước tiến thấp hơn Feed rate mà bạn thiết lập khi tạo toolpath.Khi đó chương trình bạn xuất ra ở những câu lệnh G2,G3 sẽ xuất hiện F mà bạn đã thiết lập ban đầu.

5) User defined : Tính theo người sử dụng định nghĩa,nếu như bạn không muốn dùng cách tính bước tiến của Mastercam cung cấp bạn có thể dùng các thông số kinh nghiệm do bạn đúc kết trong quá trình làm việc tương ứng với mỗi loại máy có kết cấu máy,giới hạn về chế độ cắt gọt…kèm theo là các thông số :

a) Spindle speed : Tốc độ trục chính. b) Feed rate : bước tiến ăn dao ngang. c) Plunge rate : Bước tiến ăn dao theo chiều trục dao còn gọi là bước tiến xuống dao khi

gia công. d) Retract rate : Bước tiến lùi dao,nếu bạn nhập thông số này,chương trình xuất ra sẽ

thay thế các mã G0 bằng G1 tương ứng với bước tiến mà bạn chọn. 1.15.2 Toolpath configuration : Cấu hình cho các toolpath sắp tạo.Bao gồm các thông số

sau : 1) Asign tool numbers sequentially : Gán số thứ tự dao khi tạo các bước gia công tướng

ứng với từng dao khác nhau. 2) Warn of duplicate tool number : Cảnh báo khi có sự trùng số thứ tự dao khi tạo bước

gia công (toolpath). 3) Use tool’s step,peck,coolant :Sử dụng các bước xuống dao,bước ăn dao

ngang,khoảng nhấp trong chu trình khoang G83,mở tưới nguội (M8,M9…) đã sử dụng cho các bước công nghệ trước đó cho bước công nghệ sau,điều này giúp bạn hạn chế thiết lập lại các tham số đã dùng trước đó.

4) Search tool library when numbering a tool number : Tự động tìm dao trong các thư viện khi bạn đánh số dao.Trong Mastercam có sẵn thư viện dao theo các tiêu chuẩn do các hãng chế tạo dụng cụ cắt được cập nhật đầy đủ thông tin dữ kiện khi có sự thay đổi hay cải tiến về công nghệ,thông tin về dụng cụ cắt bao gồm,số thứ tự thiết lập sẵn,chế độ cắt gọt tương ứng với từng loại vật liệu,loại dao,số lưỡi cắt,chiều dài dao tiêu chuẩn,chiều dài cắt của dao….

1.15.3 Advanced options :Các tuỳ chọn nâng cao.

Override defaults with modal values : Xuyên suốt các giá trị mặc định với các giá trị hữu ích dưới đây,các giá trị dưới đây nếu được chọn,khi bạn tạo nhiều toolpath khác nhau,các toolpath kế tiếp sẽ nhận các giá trị Clearance height,Retract height,Feed plane của toolpath trước đó làm giá trị sử dụng cho toolpath đang làm việc.

Truonglan

a@ya

hoo

Page 38: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 38

Clearance height : Chiều cao an toàn Retract height : Chiều cao lùi dao. Feed plane : Mặt phẳng ăn dao.

Sequence # : Số thứ tự block

Start : Giá trị bắt đầu của Block đầu tiên trong chương trình NC.

Increment : số gia của block.

1.15.4 Material : Vật liệu phôi.Có các tuỳ chọn

Edit : Chỉnh sửa thông tin vật liệu hiện hành.Chọn vào Edit xuất hiện hộp thoại Material Definition

Các thông số trên hộp thoại Material definition :

1) Material name : Tên vật liệu hiện hành. 2) Comment : Nhập comment cho vật liệu đang dùng. 3) Base cutting speed : Vận tốc cắt gọt cơ sở tính theo đơn vị mm/phút. 4) Base feed per tool/revolution (mm) : Lượng chạy dao (bước tiến dao ngang)/một

răng/Một vòng quay tính theo đơn vị mm. 5) Output feed rate units : Đơn vị đầu ra của bước tiến,nếu chọn millimeters Mastercam

cho xuất ra đơn vị tính bước tiến theo mm. 6) Allowable tool materials and additional speed/feed percentages : Các vật liệu làm

dao cho phép sử dụng trong Mastercam và phần trăm tốc độ cắt/bước tiến.

[email protected]

Page 39: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 39

HSS : thép gió

Carbide : Mũi carbide

Ti coated : Mũi hợp kim phủ Titan

Ceramic : dao gắn mũi sứ

Use defined 1,2 : Được xác định do người dùng.

SFM % : Surface Feet/Minute-Tốc độ cắt bề mặt tính theo feet/minute hoặc inches/minute.

FPT : Feed per tooth –Lượng ăn dao tính theo 1 lưỡi cắt.

Các thông số liên quan đến chế độ cắt gọt sẽ được giải thích trong các phần liên quan đến tính toán bước tiến và tốc độ cắt khi thực hiện tạo các toolpath tương ứng.

1) Reset : Thiết lập lại các giá trị trở về mặc định.

Vậy là bạn đã tìm hiểu xong hộp thoại Material definition.Hãy chọn OK để kết thúc việc tìm hiểu các thông tin liên quan và trở về hộp thoại trước đó.

Trở lại với hộp thoại Machine group properties trên thẻ tool settings ở phía dưới vùng material bạn chọn nút select dẫn đến hộp thoại Material list,mặc định đang sử dụng vật liệu là nhôm 2024 (Alumium 2024).

Display options : Các tuỳ chọn hiển thị vật liệu

a) Show all : hiển thị tất cả. b) Inch : Chỉ hiện thị vật liệu theo hệ inch. c) Millimeters : Chỉ hiển thị vật liệu theo đơn vị millimeter d) Meters : Chỉ hiển thị vật liệu theo đơn vị Mét. e) Source : Nguồn vật liệu chọn vào mũi tên chỉ xuống phía bên phải và chọn Mill-library.

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 40: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 40

Phía trên liệt kê tất cả các loại vật liệu mà Mastercam cung cấp cho bạn thực hiện chọn vật liệu phôi gia công.Bạn hãy chọn một vật liệu mà bạn muốn dùng,trường hợp này theo ví dụ là Aluminum 2024.Ok để kết thúc việc chọn vật liệu.

1.16 Thiết lập về các tệp tin sử dụng trong Mastercam :

Trong quá trình chọn máy gia công,Mastercam đã mặc định chọn cho bạn một số tệp tin kèm theo,ví dụ khi bạn chọn máy nào Mastercam sẽ tự động chọn cho bạn file post tương ứng với máy đó,các tệp tin thư viện dao,thư viện Nguyên công hoặc bước công nghệ dùng cho máy đó.Tuy nhiên một số trường hợp bạn vẫn có thể thay đổi các file này nếu muốn.Để thực hiện điều này bạn có thể chọn vào thẻ Files trên hộp thoại Machine group properties như hình dưới đây.

Page 41: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

NGUYỄN MINH HIẾU Trang 41

Output comments to NC file

1) Output operation comments to NC : Cho xuất các ghi chú của nguyên công hay bước công nghệ trong file NC sau khi xuất chương trình.

2) Output machine name to NC : Cho xuất tên máy trong file NC sau khi xuất chương trình.

3) Output group name to NC : Cho xuất tên nhóm máy,nhóm toolpath trong file NC sau khi xuất chương trình.

4) Output group comments to NC : Cho xuất các ghi chú của nhóm máy,nhóm toolpath trong file NC sau khi xuất chương trình.

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo

Page 42: Các phương pháp phay 2D x6

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MASTERCAM X6

Trang 42

Trên đây bạn đã tìm hiểu hoàn toàn hộp thoại Machine Group Properties.Các thay đổi nếu có hoặc bạn cần ứng dụng ra sao,bạn có thể liên hệ trực tiếp với giảng viên hướng dẫn để được hiểu sâu hơn bản chất vấn đề.

Nếu bạn nhập các thông số này khi tạo các toolpath,Mastercam sẽ tự động đưa các giá trị này vào các tham số tương ứng,khi bạn tạo nhiều toolpath các tham số này sẽ không thay đổi,trừ khi bạn muốn thay thế bằng một giá trị khác,điều này rất tiện dụng khi bạn muốn dùng lại các thông số trước đó bạn đã dùng,việc này chỉ mất công nhập một lần,các thông số này đảm bảo xuyên suốt Nguyên công đang làm việc.

TRAINING

GUIDE

[email protected]

Truonglan

a@ya

hoo