9
CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG Environmental Sustainable Index – ESI Nguyen Hien Than Email: [email protected], Đại học Nông Lam Tp.HCM 1. Đặt vấn đề. Bắt đầu những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư, Bình Dương trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước. Toàn tỉnh hiện có 28 khu công nghiệp đã được thành lập (tổng diện tích 8.979 ha), trong đó 24 khu đã đi vào hoạt động, nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương,... Với tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn ở mức cao như hiện nay là 35%/năm thì Bình Dương sẽ là một trong những tỉnh về đích trước và sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, vần đề phát triển kinh tế của tỉnh đã làm nảy sinh các vấn đề môi trường và có những tác động lớn đến chất lượng đời sống của cộng đồng, do đó tỉnh cần hoạch định các chính sách phù hợp đảm bảo sự phát triển bền vững. Để làm được điều này cần có công cụ đánh giá những tiến triển trong môi trường. Vì thế, chỉ số bền vững môi trường là một trong những chỉ số quan trọng và đầy ý nghĩa trong đánh giá tính bền vững môi trường của tỉnh hiện nay. 2. Khái quát về chỉ số bền vững môi trường. Khái niệm phát triển bền vững được Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới thông qua năm 1987 là : những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ".

CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG

Embed Size (px)

DESCRIPTION

hướng dẫn tính toán tính bền vững môi trường

Citation preview

Page 1: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG

CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG

Environmental Sustainable Index – ESI

Nguyen Hien Than

Email: [email protected], Đại học Nông Lam Tp.HCM

1. Đặt vấn đề.

Bắt đầu những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư,

Bình Dương trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng

điểm của cả nước. Toàn tỉnh hiện có 28 khu công nghiệp đã được thành lập (tổng diện

tích 8.979 ha), trong đó 24 khu đã đi vào hoạt động, nhiều khu công nghiệp đã cho

thuê gần hết diện tích như Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Đồng An, Tân Đông Hiệp A,

Việt Hương,... Với tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn ở mức cao như

hiện nay là 35%/năm thì Bình Dương sẽ là một trong những tỉnh về đích trước và sớm

trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, vần đề phát triển kinh tế

của tỉnh đã làm nảy sinh các vấn đề môi trường và có những tác động lớn đến chất

lượng đời sống của cộng đồng, do đó tỉnh cần hoạch định các chính sách phù hợp đảm

bảo sự phát triển bền vững. Để làm được điều này cần có công cụ đánh giá những tiến

triển trong môi trường. Vì thế, chỉ số bền vững môi trường là một trong những chỉ số

quan trọng và đầy ý nghĩa trong đánh giá tính bền vững môi trường của tỉnh hiện nay.

2. Khái quát về chỉ số bền vững môi trường.

Khái niệm phát triển bền vững được Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới thông

qua năm 1987 là : những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm

hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ".

Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển (Intemational Institute for Environmental &

Development - IIED) cho rằng, PTBV gồm 3 hệ thống phụ thuộc lẫn nhau:

Để đánh giá tính bền

vững môi trường thì trong

nhiều năm qua các tổ chức

trên thế giới đã có nhiều

cuộc hội thảo và hội nghị

nhằm đưa ra cách đánh giá

và xây dựng chỉ số bền vững

môi trường.

Page 2: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG

Chỉ số bền vững môi trường là một chỉ số tổng hợp được tính toán dựa trên các

chỉ thị chọn lọc đặc trưng cho tính bền vững về mặt môi trường. Chỉ số ESI là một

thước đo của sự tiến bộ tổng thể phát triển theo hướng bền vững về môi trường.

Giá trị của chỉ số ESI dao động trong khoảng 0 – 100. Giá trị này càng cao, tính bền

vững môi trường càng cao.

Vì thế, chỉ số ESI có ý nghĩa to lớn trong việc định lượng hóa sự bền vững của môi

trường. Việc đánh giá mức độ bền vững thông qua một con số tính toán rõ ràng và có

cơ sở khoa học sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, các cơ quan hoạch định chính sách, các

chuyên gia môi trường và toàn thể công chúng có một cái nhìn trực quan và chính xác

về hiện trạng cũng như xu thế diễn biến của môi trường trong tương lai.

Do vậy, khi lựa chọn các chỉ thị bền vững môi trường phù hợp và áp dụng phương

pháp tích hợp hiệu quả, khoa học thì chỉ số ESI sẽ trở thành một chỉ số chuẩn mà có

thể dễ dàng sử dụng để đánh giá môi trường và hoạch định chính sách tối ưu.

3. Phương pháp xây dựng chỉ số bền vững môi trường.

Hiện nay trên thế giới có khá nhiều tổ chức, quốc gia đã và đang ứng dụng chỉ

số ESI để tính toán cho từng đối tượng cụ thể vào từng thời điểm nhất định. Tuy nhiên,

tổ chức đi đầu và có nhiều đóng góp nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển chỉ số

ESI chính là Trung tâm Luật và Chính sách môi trường Yale - Đại học Yale kết hợp

với Trung tâm quốc tế nghiên cứu Mạng lưới thông tin khoa học trái đất (CIESIN) -

Đại học Columbia và Diễn đàn Kinh tế thế giới. Các tổ chức này đã liên kết với nhau

để xuất bản các Bản báo cáo tổng hợp chỉ số ESI thường niên từ năm 1999 – 2005.

Trong báo cáo ESI gần nhất của Đại học Yale và Columbia năm 2005 (ESI

2005), bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường được trình bày trong bảng 1

dưới đây.

  Tên chủ đề

Stt Tên chỉ thị môi

trườngStt Mã biến số Biến số

     

Các hệ thống môi

trường

1Chất lượng không

khí

1 NO2 Nồng độ NO2 đo tại đô thị2 SO2 Nồng độ SO2 đo tại đô thị3 TSP Nồng độ bụi đo tại đô thị

4 INDORMức độ ô nhiễm không khí trong nhà do sử dụng nhiên liệu rắn

2 Đa dạng sinh học

5 ECORISKTỷ lệ diện tích quốc gia nằm trong vùng sinh thái bị đe dọa nguy hiểm

6 PRTBRDTỷ lệ các loài chim bị đe doạ trong tổng số các loài chim nuôi đã biết tại mỗi quốc gia

7 PRTMAMTỷ lệ các loài động vật có vú trong tổng số các loài động vật có vú sinh đã biết tại mỗi quốc gia

8 PRTAMPHTỷ lệ các loài động vật lưỡng cư bị đe doạ trong tổng số các loài động vật lưỡng cư đã biết tại mỗi quốc gia

9 NBI Chỉ số đa dạng sinh học quốc gia3 Đất

10 ANTH10Tỷ lệ phần trăm tổng diện tích đất (gồm cả các nguồn nước nội địa) chịu tác động rất yếu của con người

11 ANTH40 Tỷ lệ phần trăm tổng diện tích đất (gồm cả các nguồn nước

Page 3: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG

  Tên chủ đề

Stt Tên chỉ thị môi

trườngStt Mã biến số Biến số

nội địa) chịu tác động rất mạnh của con người

4 Chất lượng nước

12 WQ_DO Nồng độ oxy hòa tan13 WQ_EC Độ dẫn điện14 WQ_PH Nồng độ phospho15 WQ_SS Chất rắn lơ lửng

5 Trữ lượng nước16 WATAVIL Lượng nước ngọt sẵn có/đầu người17 GRDAVIL Lượng nước ngầm nội địa sẵn có/đầu người

Mức độ giảm áp lực môi trường

6Giảm ô nhiễm

không khí

18 COALKM Mức tiêu thụ than đá/diện tích đất cư trú

19 NOXKMLượng phát thải NOx do họat động con người /diện tích đất cư trú

20 SO2KMLượng phát thải SO2 do họat động con người/diện tích đất cư trú

21 VOCKMLượng phát thải VOC do họat động con người/diện tích đất cư trú

22 CARSKM Số xe cộ đang sử dụng/diện tích đất cư trú

7Giảm sức ép lên

hệ sinh thái

23 FORESTTốc độ thay đổi độ che phủ rừng trung bình hàng năm từ 1990-2000

24 ACEXCMức độ axít hoá do sa lắng lưu huỳnh từ họat động của con người vượt tiêu chuẩn

8Giảm áp lực dân

số25 GR2050

Tỷ lệ phần trăm thay đổi dân số dự báo trong thời kỳ 2004-2050

26 TFR Tốc độ sinh đẻ tổng cộng

9Giảm sức ép tiêu

thụ và xả thải

27 EFPC Dấu vết sinh thái/đầu người(*) 28 RECYCLE Tốc độ tái sử dụng chất thải29 HAZWST Tốc độ phát sinh chất thải nguy hại

10Giảm sức ép lên

nguồn nước

30 BODWATPhát thải nước thải công nghiệp ô nhiễm chất hữu cơ /lượng nước ngọt sẵn có

31 FERTHA Lượng phân bón hoá học sử dụng/ hecta đất hoa màu32 PESTHA Lượng thuốc BVTV sử dụng/hecta đất hoa màu33 WATSTR Tỷ lệ phần trăm quốc gia bị sức ép gay gắt về cấp nước

11Quản lý tài

nguyên thiên nhiên

34 OVERFSH Đánh bắt cá vượt quá năng suất

35 FORCENTTỷ lệ phần trăm tổng diện tích rừng được công nhận là quản lý bền vững

36 WEFSUB Điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới về mức trợ cấp  

37 IRRSALTỷ lệ phần trăm diện tích đất bị nhiễm mặn do thủy lợi/tổng diện tích đất hoa màu

38 AGSUB Các trợ cấp về nông nghiệp

Mức độ giảm rủi ro

cho con người

12Sự lành mạnh của

môi trường

39 DISINT Tỉ lệ tử vong do bệnh lây nhiễm đường ruột40 DISRES Tỉ lệ trẻ em tử vong do các bệnh hô hấp41 U5MORT Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tử vong/1.000 trẻ em sơ sinh

13Nguồn sống cơ

bản của con người

42 UND_NO Tỷ lệ phần trăm số người suy dinh dưỡng/tổng dân số

43 WATSUPTỷ lệ phầm trăm dân số được tiếp cận nguồn nước sạch mới nâng cấp

14Giảm rủi ro môi

trường và thiệt hại do thiên tai

44 DISCASSố người chết trung bình do lũ lụt, lốc xoáy, hạn hán/triệu người

45 DISEXP Chỉ số tiếp xúc đối với các mối nguy hại về môi trườngNăng lực thể chế và

xã hội 

15Quản lý môi

trường

46 GASPR Tỷ lệ của giá xăng so với giá trung bình của thế giới47 GRAFT Đánh giá mức độ tham nhũng48 GOVEFF Hiệu lực của Chính phủ49 PRAPEA Tỷ lệ phần trăm tổng diện tích đất được bảo vệ

50 WEFGOVKhảo sát của Diễn dàn kinh tế thế giới về quản trị môi trường

51 LAW Các quy định cuả Pháp luật52 AGENDA21 Các sáng kiến Agenda 21 địa phương/1 triệu người dân53 CIVLIB Quyền tự do chính trị và công dân

54 CSDMISTỷ lệ phần trăm các biến số còn thiếu do Nhóm tư vấn về các chỉ thị PTBV thuộc “Ban điều hành từ Hội nghị Rio de Janero đến Hội nghị Johaneshburg” khuyến nghị.

55 IUCNSố lượng tổ chức thành viên trong Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới/triệu người dân

56 KNWLDGPhát minh tri thức về khoa học, công nghệ và chính sách môi trường

57 POLITY Đánh giá mức độ dân chủ

16 Hiệu quả sinh thái58 ENEFF Hiệu quả năng lượng

59 RENPCTỷ lệ phần trăm năng lượng thủy điện và tái tạo trên tổng số lượng năng lượng tiêu thụ

17 Phản ứng của khu vực tư nhân

60 DJSGI Chỉ số bền vững Đao Jôn

61 ECOVALGiá trị đổi mới sinh thái trung bình tính trên các công ty có văn phòng tại mỗi quốc gia

62 ISO14 Số lượng các công ty ứng dụng ISO 14001/tỷ đô la GDP

Page 4: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG

  Tên chủ đề

Stt Tên chỉ thị môi

trườngStt Mã biến số Biến số

(PPP)

63 WEFPRIKhảo sát của Diễn đàn kinh tế thế giới về cải tiến môi trường trong khu vực tư nhân

64 RESCAREMức độ tham gia vào các Chương trình Thực hiện Trách nhiệm của Hiệp hội các Nhà máy sản xuất hoá chất

18Khoa học và công

nghệ

65 INNOV Chỉ thị đổi mới công nghệ66 DAI Chỉ thị truy cập thông tin

67 PECRTỷ lệ hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục sơ cấp cho nữ giới

68 ENROL Tỷ lệ huy động trẻ em đến lớp ở cả 3 cấp học69 RESEARCH Số nhà nghiên cứu/triệu dân

Quản lý môi trường

toàn cầu

19 

 Mức độ tham gia

vào nỗ lực hợp tác quốc tế

70 EIONUMSố lượng các thành viên tham gia vào các tổ chức môi trường đa quốc gia

71 FUNDINGMức đóng góp vào Quỹ các dự án môi trường và viện trợ phát triển song phương hay đa phương

72 PARTICIP Mức độ tham gia vào các cam kết quốc tế về môi trường

20Mức phát thải khí

thải nhà kính73 CO2GDP Mức phát thải khí thải cacbon/triệu đô la GDP74 CO2PC Mức phát thải khí thải cacbon/đầu người

21Giảm áp lực môi trường toàn cầu

75 SO2EXP Mức xuất khẩu khí SO2

76 POLEXPTỷ lệ phần trăm hàng hoá và nguyên liệu thô ô nhiễm đã nhập khẩu/tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu

Như vậy chỉ số bền vững môi trường được xây dựng dựa trên 76 chỉ thị thứ cấp,

21 chỉ thị chính thuộc 5 chủ đề.

Phương pháp xây dựng chỉ số bền vững môi trường

Bước 1: Thu thập số liệu và lựa chọn chỉ thị

Bước 2: Chuẩn hóa số liệu

Chuẩn hóa số liệu: chuẩn hóa số liệu theo công thức Z-core: Z = (x - µ)/σ

Trong đó:

X = giá trị của biến

µ = giá trị trung bình

σ = độ lệch chuẩn

Bước 3: Chuyển đổi các biến

Bước 4: Xử lý số liệu đã chuyển đổi và chuẩn hóa

Bước 5: Tích hợp các chỉ thị

Tổng hợp các chỉ thị với trọng số bằng nhau.

Ii = , i = 1,2,…,n.

Trong đó:

Ii: chỉ số của chỉ thị thứ i

Page 5: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG

: là trọng số của chỉ thị thứ cấp thứ j

: là giá trị của chỉ thị thứ cấp thứ J

ESI = , i = 1,2,…,n

Trong đó:

ESI: chỉ số bền vững môi trường

: là trọng số của chỉ thị thứ i

Hay có thể viết khái quát như sau:

ESI = 100*Ф ( - )/σj|

Trong đó:

Ф giá trị độ lệch chuẩn ngược

K là số lượng chỉ thị

J là số lượng chỉ thị thứ cấp

(Xj - )/σj|: giá trị chuẩn hóa của của chỉ thị thứ cấp thứ j.

4. Khả năng áp dụng chỉ số bền vững môi trường vào tỉnh Bình Dương.

Hiện nay số liệu thống kê môi trường tại tỉnh Bỉnh Dương chưa đầy đủ. Đặc biệt các

số liệu về hệ sinh thái, sức khỏe môi trường, bên cạnh đó, số liệu quan trắc môi trường

trên địa bàn tỉnh không đầy đủ. Do vậy nếu áp dụng khung chỉ thị của chỉ số bền vững

môi trường hiện tại sẽ không hợp lý. Do đó, để áp dụng chỉ số bền vững môi trường

vào điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh cần phải tiến hành sàng lọc và lựa chọn lại các

chỉ thị môi trường phù hợp. Các chỉ thị thay thế phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Chỉ thị phải liên quan với các vấn đề đã xác định.

- Chỉ thị phải tính được.

- Các chỉ thị phải độc lập với nhau và không trùng lấp.

Page 6: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG

- Dữ liệu cho chỉ thị phải có từ nguồn phổ biến và khoa học.

- Dữ liệu phải đáng tin cậy.

- Dữ liệu gần nhất và thường xuyên cập nhật.

Do đó, để đạt được kết quả thiết lập các chỉ thị mong muốn phải theo các tiêu

chí sau:

- Chỉ thị thiết lập phải dễ dàng tiếp cận, cho cả công chúng. Điều này có nghĩa là

số lượng các chỉ thị phải được giới hạn.

- Chỉ thị thiết lập phải khái quát toàn bộ tính bền vững của mọi lĩnh vực, phù hợp

với định nghĩa đã nêu.

- Các chỉ thị phải được sắp xếp gọn gàng, trình bày dễ hiểu và dễ sử dụng.

- Tất cả chị thị thiết lập phải tạo sự hiểu biết sâu sắc hiện trạng hiện tại liên quan

với tính bền vững, và chỉ rõ khoảng trống giữa hiện trạng hiện tại và hiện trạng

bền vững hoàn toàn.

5. Kết luận và kiến nghị.

Việc áp dụng chỉ số bền vững môi trường trong đánh giá và quản lý môi trường quy

mô cấp tỉnh là bước tiến bộ trong quản lý môi trường nhằm dễ truyền tải thông tin đến

công chúng. Tuy nhiên để áp dụng chỉ số ESI có hiệu quả đòi hỏi tỉnh cần xây dựng cơ

sở dữ liệu môi trường và phải thống nhất các chỉ thị trong đánh giá và xây dựng chỉ số.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) forum, W. E. (2000). Pilot environmental sustainability index. Retrieved 27/5,

2011, from http://sedac.ciesin.columbia.edu/es/esi/ESI_00.pdf

2) Forum, W. E. (2001). 2001 environmental sustainability index. Retrieved

27/5, 2011, from http://sedac.ciesin.columbia.edu/es/esi/ESI_01_tot.pdf

3) Forum, W. E. (2002). 2002 environmental sustainability index. Retrieved

27/5, 2011, from

http://sedac.ciesin.columbia.edu/es/esi/ESI2002_21MAR02tot.pdf

4) University, Y., & University, C. (2005). 2005 Environmental Sustainability

Index. Retrieved 31/1, 2010, from

http://sedac.ciesin.columbia.edu/es/esi/a_methodology.pdf

5) finance, C. f. d. (2009). Environmental sustainability index for Indian states

2009. Retrieved 2/5, 2011, from

http://www.greenindiastandards.com/download_link/Final_draft_ESI09.pdf

6) OECD. (2004). OECD key environmental indicators. Retrieved 20/10, 2010,

from http://www.oecd.org/dataoecd/32/20/31558547.pdf

Page 7: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG