24
Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com Viết, để phá vỡ sự cân bằng Thuận Viết, để phá vỡ sự cân bằng Phong Điệp trò chuyện với nhà văn Thuận Nhà văn Thuận: Sinh năm 1967. Tốt nghiệp Đại học sư phạm Sư phạm ngoại ngữ Pyatigorsk (Cộng hoà Nga), cao học đại học Paris 7 và đại học Sorbonne. Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 1

Chinatown - Nhà văn Thuận

Embed Size (px)

DESCRIPTION

... Chinatown của Thuận , theo những gì ăng-ten tôi bắt sóng được, là một cuốn tiểu thuyết về thân phận tha hương theo nghĩa rộng nhất của từ này.

Citation preview

Page 1: Chinatown - Nhà văn Thuận

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com

Viết, để phá vỡ sự cân bằng

Thuận

Viết, để phá vỡ sự cân bằng

 

Phong Điệp trò chuyện với nhà văn Thuận

 

Nhà văn Thuận:

Sinh năm 1967. Tốt nghiệp Đại học sư phạm Sư phạm ngoại ngữ Pyatigorsk

(Cộng hoà Nga), cao học đại học Paris 7 và đại học Sorbonne.

Tác giả của Made in Vietnam (tiểu thuyết), Chinatown (tiểu thuyết) và một số

truyện ngắn, tiểu luận.

Hiện đang sống tại Pháp.

 

Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 1

Page 2: Chinatown - Nhà văn Thuận

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com

... Chinatown của Thuận , theo những gì ăng-ten tôi bắt sóng được, là một

cuốn tiểu thuyết về thân phận tha hương theo nghĩa rộng nhất của từ này.

Thời gian của câu chuyện được kể lại bắt đầu từ lúc "đồng hồ đeo tay chỉ số

mười'' và kết thúc khi ''đồng hồ đeo tay chỉ số mười hai''. Giữa khoảng thời

gian đó, suốt hai tiếng đồng hồ bị kẹt cùng đứa con trai 12 tuổi tại một ga xe

điện ngầm ngoại ô Paris vì một túi du lịch vô chủ được phát hiện quanh đó

khiến người ta nghĩ "âm mưu đánh bom một cái ga hiu hắt như thế này chứa

một âm mưu khác nguy hiểm hơn nhiều'', người kể truyện, một phụ nữ Việt

Nam tha hương, một Việt Kiều bất đắc dĩ mấp mé tứ tuần, mặc sức thả mình

vào những hồi ức và những suy nghĩ miên man...

Ngổn ngang và tung toé như những mảnh của một trò chơi ghép hình, không

chương hồi liền một mạch suốt hơn 200 trang sách, bề bộn những suy ngẫm,

hình tượng, chi tiết nhấn đi nhấn lại bất tận đến thành ám ảnh, như lưỡi dao

cùn nhay mãi không đứt, như cái đĩa hát cũ bị vấp rãnh, cuốn sách đậm đặc

một thứ humour xót xa và không thiếu những yếu tố mà giờ đây người ta gọi

là hậu hiện đại này nhiều lúc làm tôi như nhập đồng..."

                                                            Dương Tường

 

Phóng viên: Trong một cuộc trò chuyện văn chương trên báo Văn nghệ Trẻ

cùng tác giả Trần Nhã Thuỵ cách đây ít lâu, tôi có nhắc đến chị  cùng với những

tác phẩm của chị. Rằng tôi đã lang thang ngoài hiệu sách và chứng kiến cảnh

người ta  tìm sách chị hào hứng như thế nào. Với người viết thì đây là một hạnh

phúc, là một điều mơ ước. Tôi cũng đã đọc sách của chị và rất muốn được trò

chuyện cùng chị.

Đã từng xuất hiện trên văn đàn - lần đầu là với tên Thuận ánh, lần này là

Thuận. Cảm xúc của chị ở lần trở lại này?

Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 2

Page 3: Chinatown - Nhà văn Thuận

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com

Thuận:  Tôi rất vui vì Chinatown  được quan tâm ở Việt Nam. Sáu tuần trở lại Hà

Nội và Sài Gòn, mỗi lần bước chân ra đường, tôi hay tự hỏi ai trong số những

khuôn mặt không quen này sẽ đọc tôi. Quả thực tôi bị choáng bởi mật độ dân số

trong nước, nhất là vào giờ tan tầm và tan trường. Chỉ cần một phần trăm trong số

này giành một chút tình yêu cho văn học. Độc giả ngày nay đã thay đổi nhiều. Tôi

nghĩ họ "lớn lên" nhiều thì đúng hơn. Rất đông trong số họ, qua Internet và các

dịch phẩm văn học đương đại, dần dần biết rằng tủ sách quốc tế không chỉ có Sông

Đông êm đềm hay Những người khốn khổ, cuộc sống cũng không chỉ bao gồm hai

phần rõ ràng vật chất và tinh thần, trong đó vật chất là 15 cân gạo một tháng còn

tinh thần là xuất phim Ba Lan Cánh cửa mở rộng của thời bao cấp. Từ cuối thế kỉ

20, khái niệm tinh thần trở nên rất khó định nghĩa. Nó thường xuyên bị va chạm

với khái niệm giải trí. Văn học nghệ thuật làm sao tránh khỏi cuộc chạy đua không

cân sức với trò chơi điện tử, điện ảnh thương mại, vô tuyến truyền hình đêm nào

cũng truyền hình tại chỗ một cuộc thi hoa hậu hay người mẫu. Cuối cùng thì nhà

văn thế hệ chúng tôi, sinh sau đẻ muộn, đành phải tự an ủi bằng câu: cạnh tranh là

điều không thể thiếu cho mọi sự phát triển.

Phóng viên: Vâng đúng là như vậy. Nhưng ở những lĩnh vực khác cạnh tranh

có thể phân tích một cách rạch ròi, lên kế hoạch, chiến lược cụ thể và thực hiện

bằng những bước đi cụ thể. Còn trong văn học, nói là một chuyện, thực hiện

được nó lại là công việc khá trừu tượng và ... khó, rất khó. Không thể chỉ nói :"

tôi sẽ đổi mới để chiếm lĩnh độc giả đây" là xong. Mà cái sự "trống giong cờ

mở" đôi khi lại làm cho bạn đọc khó chịu.

Thuận: Cuộc cạnh tranh giữa văn học nghệ thuật và các ngành giải trí là cuộc cạnh

tranh không cân sức. Không cân sức đến nỗi từ cạnh tranh đâm ra gượng ép. Một

bên là công việc mang tính chất cá nhân, hầu như cô đơn và không thể thực hiện

theo đơn đặt hàng, chinh phục được đám đông hay không không phải là điều quan

trọng nhất. Một bên là sự hợp tác của nhiều lực lượng, một quá trình thương mại

Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 3

Page 4: Chinatown - Nhà văn Thuận

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com

được lên kế hoạch, chiến lược cụ thể, với những bước đi cụ thể, làm hài lòng đám

đông là yêu cầu hàng đầu. Chính vì sự khác nhau, thậm chí có thể nói là đối lập ấy

mà cùng một câu tuyên bố: “đổi mới để chiếm lĩnh quần chúng” nếu của một ca sĩ

thị trường sẽ được vui vẻ hưởng ứng, còn nếu của một nhà văn sẽ làm nhiều người

khó chịu. Tôi chỉ ngạc nhiên là bạn đọc trong thâm tâm hiểu được điều đó, hiểu thì

mới khó chịu, nhưng lại vẫn muốn nhà văn hành nghề như ca sĩ thị trường, nghĩa là

phải viết làm sao để ai cũng đọc được, ai cũng yêu được.

Phóng viên: Cuộc sống luôn chứa đựng những mâu thuẫn phải không chị! Xin

được trở lại cuốn sách vừa ra mắt của chị - Chinatown. Trước hết phải khẳng

định rằng phong cách viết ở Chinatown làm cho người đọc tò mò và gây nên

một "cơn sốt" nho nhỏ. Người ta đọc một cách vừa khó chịu bởi cảm giác hoang

mang và chênh vênh không có điểm tựa;  vừa thú vị bởi sự biến thái linh hoạt, dí

dỏm của dòng suy tưởng. Một sự mâu thuẫn khiến người ta vừa muốn buông

sách vừa muốn nghiền ngẫm đến dòng cuối cùng. Xin hỏi khi viết Chinatown,

chị đã "sắp xếp mọi việc" một cách có chủ đích hay hoàn toàn tuân theo ngẫu

hứng?

Thuận: Tôi không quan niệm viết văn như xây một ngôi nhà. Chinatown  không có

sơ đồ thiết kế, không có ý tưởng chủ đạo, không có điểm chốt, điểm mở, không cứ

nhất thiết phải xây xong phần cơ bản mới xây đến các chi tiết phụ. Mặt khác, tôi lại

e dè sự dễ dãi nên những gì đến một cách tình cờ ít khi được hoan nghênh. Tôi cố

gắng để có những câu văn sống động và nhuần nhuyễn, nghĩa là chúng vừa không

mất tính ngẫu hứng vừa phải là kết quả của một quá trình chọn lọc. Không muốn

Chinatown trở thành một cuốn hồi kí, tôi để cho nhân vật nữ tự do hồi tưởng, tuy

vậy tôi cũng cho phép mình huýt còi trong những trường hợp cần thiết, chẳng hạn

khi cô ta có ý định xích lại hai đối tượng đáng ghét là hoài cổ và lãng mạn hoặc vô

tình sán đến những  vị mà tôi chót đem lòng yêu mến quá mức cần thiết.

Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 4

Page 5: Chinatown - Nhà văn Thuận

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com

Phóng viên: Chị có nghĩ rằng truyện ngắn hay dài, yếu tố chuyện là ... một

chuyện. Quan trọng là người viết kể câu chuyện đó như thế nào, có đủ sức lôi

độc giả tham gia vào trang sách của mình hay không mà thôi?

 Thuận: Kéo độc giả tham gia vào  tác phẩm của mình không phải là mong muốn

của mọi tác giả. Rất nhiều nhà văn coi viết là để triển lãm tài năng uyên thâm nên

họ nghĩ hộ độc giả từ A đến Z, độc giả không mảy may băn khoăn, cứ thế vừa đọc

vừa mở sổ tay chép lại những lời có cánh. Tôi thì không dọn một bữa cỗ ăn sẵn như

thế. Chinatown luôn giành cho người đọc những kẽ hở để ngờ vực, để đi vào tác

phẩm bằng con đường riêng của mình, để hiểu rằng còn có những cách hiểu khác.

Phóng viên:  Gấp cuốn sách lại, tôi chợt nảy ra một thắc mắc: Nếu vụ kẹt xe làm

bối cảnh nền cho toàn bộ câu chuyện trong Chinatown  không phải là hai tiếng

mà là ba, bốn, thậm chí là nhiều giờ hơn nữa thì sao nhỉ? Nhân vật Tôi sẽ còn

trôi  đến đâu?

Thuận: Về điểm này, tôi cũng không biết gì hơn.

PV: Phải chăng chị thuộc "tuýp" nhà văn viết cũng là khám phá bản thân?

Những cảm xúc tò mò, háo hức lẫn mệt mỏi vân …vân và vân… vân… thúc đẩy

người viết đi đến tận cùng trang sách của mình.

Thuận: Viết bao giờ cũng là khám phá bản thân. Nhưng ở múc độ nào? Nếu kết

quả cuối cùng giống dự kiến ban đầu 90% thì bạn chỉ khám phá bản thân được

10%. Nếu chúng giống nhau 10% có nghĩa là bạn vừa có dịp khám phá bản thân tới

90%. Nếu chúng khác nhau hoàn toàn, hóa ra trước đây bạn hầu như không hiểu gì

về mình. Những người không lập dàn ý như tôi biết lấy cơ sở nào để so sánh, đọc

lại cái tự tay viết ra mà không khỏi giật mình. Thế là thành công hay thất bại, tôi

cũng không biết nữa.

Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 5

Page 6: Chinatown - Nhà văn Thuận

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com

          Viết, một cách nào đấy, giống như một chuyến đi dài. Tò mò, háo hức chỉ là

cảm giác lúc mới lên đường, càng về cuối càng thấy khó, khó chứ không phải mệt

mỏi, bởi vì mệt mỏi thì làm sao đi được đến đích.

Phóng viên:  Chị từng phát biểu rằng mình e sợ các cụm từ xây dựng nhân vật,

phát triển nhân vật; và không phát triển nhân vật, không xây dựng/tuân thủ kết

cấu truyền thống. Tuy nhiên để viết một cuốn sách hơn 200 trang chị vẫn phải

dựa vào "điểm chốt" nào chứ, không thể như "cuộc dạo chơi" với truyện ngắn

mà chị cho phép mình dừng lại khi cạn ý và những khi đã mệt?

Thuận: Quả thực tôi không dựa vào một mấu chốt nào cả. Khi viết, tôi có cảm giác

bị nhốt dưới lòng đất, trong tay chỉ có một chiếc xẻng nhỏ. Mỗi con chữ, mỗi câu

văn đào được sẽ giúp tôi một chút không khí. Tác phẩm chỉ kết thúc khi tôi không

còn gì để đào bới thêm. Nếu không ít tác giả đi tìm sự yên ổn trong sáng tạo thì viết

với tôi lại chính là để phá vỡ trạng thái cân bằng, cho cả tác giả lẫn độc giả. Mục

đích ấy phải chăng đã đạt được phần nào khi có người công nhận đã hoang mang,

không điểm tựa trong lúc đọc Chinatown.

Phóng viên: Theo chị, sau khi đã có trong tay Made in Vietnam và Chinatown, 

điều gì quan trọng nhất cho việc viết một cuốn tiểu thuyết?

Thuận: Cho đến bây giờ, tiểu thuyết vẫn là một nghệ thuật vô cùng bí hiểm đối với

tôi. Có lẽ ngày nào khám phá ra bí quyết của nó, tôi sẽ đành chuyển sang thể loại

khác. 

Phóng viên: ... Vì nó đã hết sự bí ẩn để đủ sức "quyến rũ" chị?

Thuận: Vì nó mất khả năng phá vỡ sự cân bằng!

Phóng viên: "Tiểu thuyết là một cuộc phiêu lưu nguy hiểm. Nguy hiểm nhất là

không biết đi về đâu". Chính chị đã nói thế. Vậy mà chị đã hai lần đương đầu

với mối nguy hiểm ấy. Cứ theo đà này mà suy diễn, thì chị sẽ còn "sa đà" với

Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 6

Page 7: Chinatown - Nhà văn Thuận

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com

cuốn thứ ba, tư gì gì đấy. Các nhân vật cũ lại ăn vạ ở một cuốn sách mới và chị

sẽ khó mà yên ổn được. Nếu tiếp tục "đánh đu" với hiểm nguy, liệu chị có lại

chọn cách viết như đã thể hiện ở Chinatown? Và nếu lặp lại chị có sợ độc giả sẽ

rơi vào trạng thái tâm lí "biết rồi - khổ lắm - nói mãi"?

Thuận: Từ mười tháng nay, tôi chỉ mong “quên” được Chinatown để bắt tay vào

cuốn sách mới.

Phóng viên: Từ góc độ chủ quan, chị cho rằng mình đã "làm được'' gì nhất ở 

Chinatown?

Thuận: Chinatown là tiểu thuyết của những nghịch lý. Thử thách của tôi là phải kể

một câu chuyện cực kì tình cảm bằng một thái độ hoàn toàn vô tình. Tất cả các

nhân vật đều bị sự hài hước đem ra hành hạ: bố tôi, mẹ tôi, cậu tôi, mợ tôi, Thụy-

người tình hai mươi năm, hắn-đối tượng tình cảm hiện tại, cả Freud nữa... và nhất

là tôi-nhân vật chính với khuôn mặt vành vạnh khó đăm đăm, tiếng Pháp pha ba

bốn tạp âm, vụng về, ngây ngô, ương bướng. Xin được mở ngoặc ở đây: các nhân

vật nữ xưng tôi của các tác giả nữ khác bao giờ cũng đẹp, không đẹp lắm thì cũng

phải có duyên, không duyên trội thì cũng duyên thầm, nhạy cảm, nữ tính, nhục

dục...

Tôi muốn khi đọc Chinatown, độc giả chưa kịp nhỏ giọt nước mắt nào đã phải phá

lên cười. Để trạng thái mâu thuẫn này xảy ra liên miên còn phải kể đến nhịp điệu

bất thường và dồn dập xuyên suốt  toàn bộ cuốn tiểu thuyết. Nhịp điệu đó dựa vào

phép lặp lại: lặp lại một từ, một câu hay cả một đoạn văn, lặp lại một động tác, một

lời nói, một cái tên riêng hay cả một nhân vật. Nhịp điệu đó cũng dựa vào những

đặc tính của tiếng Việt: đa nghĩa, giàu âm, cấu trúc tự do, thời gian lỏng lẻo. Các

ngoại ngữ khác, như tiếng Pháp chẳng hạn, không chấp nhận những câu cụt, những

động từ không chia, và vì thế sẽ làm mất đi tính mập mờ giữa quá khứ và hiện tại,

giữa thực và ảo, giữa tỉnh táo và mộng mị của Chinatown.

Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 7

Page 8: Chinatown - Nhà văn Thuận

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com

Phóng viên: Cá nhân tôi có những cảm giác rất thú vị khi đọc Chinatown. Buồn

- chưa kịp buồn thì đã phải bật cười. Bực tức - chưa kịp bực tức cũng lại phải

bật cười. Và những câu tưởng như vu vơ, tưởng như bị quăng vào "vô tội vạ''

trong tác phẩm, kiểu như ''sông không đủ rộng nước không đủ trong'' lại chính

là những chi tiết thể hiện nên tính cách nhân vật một cách rõ nét, và làm cho tôi

thật khó quên cuốn sách của chị.

Thuận: Tôi đã viết ''sông không đủ rộng, nước không đủ trong'' chỉ vì rất ngại nâng

niu kỉ niệm.

Phóng viên: Thân phận của nhân vật Tôi - thân phận tha hương, lữ thứ, thậm

chí ba quốc tịch mà vẫn vô tổ quốc trong Chinatown khiến không ít độc giả thấy

ngậm ngùi. Riêng tôi, tôi bỗng nhớ đến một người bạn của mình. Anh ta cũng

từng có nhiều năm sống ở nước ngoài, làm ăn cũng khá, muốn dành dụm vài

năm có chút vốn liếng kha khá thì sẽ tính chuyện về nước. Mọi chuyện thay đổi

sau một trận ốm. Một thân một mình nơi đất khách, ốm đau không một người

thân bên cạnh; anh ta không chịu nổi cảm giác cô độc sau trận ốm ấy nên đã về

nước sớm hơn kế hoạch đề ra. Nhân đây, tôi muốn hỏi chị một câu hỏi hơi

"ngoài lề" một chút: thời khắc nào ở xứ người khiến chị nhớ Việt Nam nhất?

Chị có ý định về hẳn Việt Nam không?

Thuận: Đối với tôi, địa chỉ không quan trọng, tôi không bao giờ sử dụng các vi-dít.

Phóng viên: Còn  địa chỉ trong lòng độc giả lại là đích hướng tới của mỗi người

viết chúng ta. Tôi đã thấy  Made in Vietnam và Chinatown có trong "sổ nhớ"

của ít nhiều độc giả rồi đấy.  Chúc chị tiếp tục thành công với cuốn sách thứ 3.

                                                           

 

 ---------------

Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 8

Page 9: Chinatown - Nhà văn Thuận

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com

Bài đăng trên VNT năm 2005

TIỂU THUYẾT "CHINATOWN - PHỐ TÀU" CỦA THUẬNTôi luôn hướng đến

độc giả người Việt ở VN08:11' 19/03/2005 (GMT+7)

TTVH

Phố Tàu - Chinatown (NXB Đà Nẵng, 2005) là một cuốn sách mỏng

(227 trang), bìa có vẻ hơi lòe loẹt, tên gốc của sách khá đơn giản:

China Town, tên tác giả ngắn gọn đến mức cụt ngủn: Thuận! "Thuận.

Sinh năm 1967. Tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ Pyatigosk (CH Nga), cao học

ĐH Paris 7 và ĐH Sorbonne. Tác giả tiểu thuyết "Made in Vietnam" và

một số truyện ngắn, tiểu luận. Hiện sống tại Pháp", phần giới thiệu tác

giả ở trang bìa cũng chỉ có vậy.

Tuy vậy, cuốn tiểu thuyết "Phố Tàu - Chinatown" lại đang

được nhiều người tìm đọc. Nhà văn nữ Thuận còn là phu

nhân của họa sĩ Trần Trọng Vũ, cho biết cách đây 10 năm

chị đã từng viết một số truyện ngắn, ký tên thật là Thuận

Ánh. Sau này, vì muốn người đọc quên đi những gì chị đã

viết trước đó, nên từ "Made in VN" (một tiểu thuyết viết

bằng tiếng Việt, in ở Pháp) chị lấy bút danh là Thuận.

Đọc "Phố Tàu - Chinatown" người ta dễ bắt gặp quan

điểm của nhà văn: Văn chương là nghệ thuật của chữ

nghĩa nên chữ nghĩa là điều mà Thuận chú trọng nhất.

Trong tiểu thuyết "Phố Tàu - Chinatown" xuất hiện những

câu ngắn không xuống hàng. Những câu ngắn lặp lại nhau, như gối lên

nhau. Liên tục tạo thành một nhịp điệu...

Tác giả Thuận nói: "Phố Tàu chỉ có một nhịp điệu, nhưng có 3 quãng khác

nhau, cắt ngang bởi hai lần xuất hiện của một nhân vật không được giải

Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 9

Bìa quyển

"China Town -

Phố Tàu"

Page 10: Chinatown - Nhà văn Thuận

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com

thích lý do xuất hiện cũng như quan hệ với nhân vật chính và hệ thống

nhân vật của tiểu thuyết - nhân vật I'm yellow. Tôi để cho người đọc tự do

trôi theo dòng hồi tưởng miên man của nhân vật và muốn họ cảm giác

được cái hùng hục của tôi khi viết".

Trong tiểu thuyết, tác giả đã cố tình không cho nhân vật của mình đi đến

phố Tàu - Chợ Lớn, nơi khởi nguồn của mọi bi kịch trong cuộc đời cô, nơi

cô đã mất tình yêu và có thể sẽ mất nốt cả linh hồn của đứa con trai. Vấn

đề ở chỗ, phố Tàu chỉ là một cái cớ, nó là nỗi ám ảnh thì đúng hơn là một

thực thể tồn tại - trong tiểu thuyết. Toàn bộ những gì diễn ra trong các phố

Tàu ở cả Paris lẫn Chợ Lớn đều là do nhân vật chính tưởng tượng ra trong

dòng hồi ức triền miên và có vẻ lộn xộn của cô ta. Câu mở đầu của tiểu

thuyết: "Đồng hồ đeo tay chỉ số 10", và câu cuối của tiểu thuyết: "Đồng hồ

đeo tay chỉ số 12". Điều đó có nghĩa là cả câu chuyện của tiểu thuyết chỉ

gói gọn trong hai tiếng!

Được hỏi: Khi viết, tác giả có hướng đến đối tượng độc giả cụ thể nào

không? Nhà văn Thuận trả lời: "Tôi không hình dung ra chân dung cụ thể

bạn đọc của mình, già trẻ, nam nữ, làm nghề gì, thành phần xã hội nào.

Nhưng tôi chắc chắn là mình luôn hướng đến độc giả người Việt ở VN,

những người nói tiếng Việt và đọc thông thạo chữ Việt. Chính vì thế mà tôi

muốn bằng mọi cách để in được sách của mình ở VN".

Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét về cuốn "Phố Tàu - China Town" của

Thuận: "Có thể thích hay không thích, nhưng những cuốn sách như thế này

làm chuyển động thẩm mỹ của xã hội và tác động đến những người sáng

tác khác".

T.T.V.H

Văn Học - Thơ Ca » Văn H ọ c N ướ c Ngoài

Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 10

Page 11: Chinatown - Nhà văn Thuận

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com

Chinatown

Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 11

Page 12: Chinatown - Nhà văn Thuận

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com

Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 12

download

Nếu không download

được bạn hay tắt

chương trình hỗ trợ

download

Danh mụcVăn Học Nước

Ngoài

Tác giả Thuận

Năm xuất bản 2005

Nhà xuất bản Không bi?t

Số trang 853

Ngôn ngữ Tiếng Việt

Ngày upload 31-01-2008

Số lần tải 43

Kích thước

file255.31 KB

Định dạng file

Page 13: Chinatown - Nhà văn Thuận

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com

Tiểu thuyết Chinatown viết xong tháng 5 năm 2004, được nhà xuất bản Đà Nẵng

ấn hành tháng 3 năm 2005. Trên thực tế, Chinatown không hề phân chương hay

đoạn, gồm tiểu thuyết chính bọc lấy 2 trích đoạn của một tiểu thuyết phụ (có nhan

đề I’m yellow, do nhân vật chính sáng tác). Các dấu chấm xuống hàng, vì vậy, chỉ

có mặt trong các phần của I’m yellow. Cám ơn sự theo dõi của độc giả.

VĂN HỌC

Thứ Năm, 08/02/2007, 21:16

Nhà văn Thuận: Tôi viết văn hoàn toàn độc lập!

“Không phải vô tình mà chiếc đồng hồ mang hình tròn. Mỗi

ngày trôi qua, cứ tưởng là đang tiến về phía trước nhưng

trên thực tế, đã quay lại vị trí ban đầu. Cuộc sống tù đọng.

Chỉ trẻ con mới nghĩ là lớn lên sẽ tự do đến nơi mình muốn,

làm điều mình thích. Chín mươi phần trăm chúng ta lần lượt

lập gia đình, sinh con, đi làm, khai thuế, nhích dần từng bậc

lương, đánh vật với các phương tiện giao thông, uống cà phê

như uống nước để chống chọi các cơn buồn ngủ…”

Một trích đoạn trong T mất tích, tiểu thuyết mới nhất của Thuận sau bộ ba Made in

Vietnam, Chinatown và Paris 11 tháng 8, được đánh giá là “đẩy xa hơn, một bước

rất dài, ngưỡng cửa của bất an và hoang vắng của con người hiện đại, trong các xã

hội hiện đại”.

Chia tay 2006 bằng "T mất tích" để ... không bị "mất tích" trên văn đàn sau Made

in Vietnam, Chinatown, Paris 11.8 và đang bắt đầu 2007 bằng một cú rẽ khá bất

ngờ: dịch sách trinh thám. Thuận nói về... những cách "mất tích" của chị:

Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 13

Bìa tiểu thuyết T

mất tích

Page 14: Chinatown - Nhà văn Thuận

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com

* "T mất tích" năm rồi đánh dấu việc Thuận nhất quyết không chịu "mất tích" trên

văn đàn. So với ba cuốn tiểu thuyết trước, chị "cho điểm" nó thế nào?

- Trên đường đi của một nhà văn, mỗi tác phẩm tạo nên một cái mốc. Chấm điểm

cho chúng chẳng có ích lợi gì, bởi cao hay thấp, thì nhà văn vẫn phải vượt qua.

* Những lời "chấm điểm" của Cao Việt Dũng trong phần giới thiệu "T mất tích" chị

thấy sao?

- Tôi đặc biệt thích cụm từ “không - nhân vật” của Dũng. Có lẽ trước đây chưa

nghe thấy ai nói thế bao giờ. Đúng là vì tôi cố tình tránh đề tài “nhập cư”, đã được

khai thác trong các tiểu thuyết trước, nên phải từ chối phát triển nhân vật gốc Việt

ấy, cho cô ta “mất tích” ngay từ đầu. Có lẽ vì thế mà T mất tích có hình thức của

một tiểu thuyết trinh thám, cảnh sát hình sự ra vào tấp nập. Cái khác ở đây là tôi

không dẫn độc giả đi tìm dấu vết của T, mà cho họ thâm nhập vào cuộc sống Pháp

vừa quen vừa lạ.

Tóm lại, T chỉ là một cái cớ, nhưng là một cái cớ quan trọng, để cả tác giả lẫn độc

giả được dịp thay đổi. Về cô ta, tác phẩm dành cho không quá ba dòng, nhưng T

xứng đáng là nhân vật chính, nhân vật chính - “không nhân vật” như Cao Việt

Dũng nhận xét.

* Những tên sách của chị thường có vẻ rất ... dễ bán vì những tên riêng quen mà lạ.

Cũng là một cách tạo cái riêng trong văn chương, trước hết?

- Những cái tên ấy được chọn chủ yếu thường là do âm tiết, nhịp điệu. Chinatown

chẳng hạn, trong tiểu thuyết, nhân vật chính nhiều lần thốt lên : "Chinatown !

Chinatown! Tôi muốn hỏi tại sao?”. Đúng là uyển chuyển, lại tải được ý trọng tâm

của tác phẩm. Còn T mất tích rõ ràng là do “lười” đặt tên, nhân vật chính mà cái tên

đầy đủ cũng chẳng có. Lại có thể được thay bằng bất kỳ chữ cái nào. Nếu độc giả

nhớ tên tác phẩm là V mất tích, hay P mất tích... tôi cũng không thấy đấy làm buồn.

Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 14

Page 15: Chinatown - Nhà văn Thuận

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com

Nhưng hình như chưa ai nhầm thì phải. Có người lý luận T là Thuận. Kể ra cũng là

một liên tưởng thú vị!

* Tên nhân vật của chị cũng vậy, có vẻ như được đặt rất lơ là mà vẫn ẩn chứa một

sự kỳ công?

- Tôi nhớ một tác giả từng nói: tìm được tên cho nhân vật là viết được hơn nửa.

Cầm bút rồi, nghiệm ra mới thấy ông ta có phần đúng. Tên riêng của nhân vật, một

từ thôi mà chẳng đơn giản chút nào. Nó phải cùng lúc hoàn thành hai nhiệm vụ rất

trừu tượng: khái quát nhân vật và tạo cảm hứng. Tác phẩm mà thành công thì độc

giả không thể nào quên được tên nhân vật. Tôi rất thích tên Phượng mà Nguyễn

Huy Thiệp đặt cho nhân vật nữ trong Con gái thủy thần. Khó tưởng tượng nổi cô ta

có một cái tên khác. Lan ? Huệ ? Tuyết ? Đều không ổn chút nào. Sau này, tôi cũng

cho nhân vật chính của Made in Vietnam tên Phượng, không hề cố tình.

Đến Chinatown thì không biết đặt tên nhân vật chính là gì. Cả tiểu thuyết chỉ có hai

tên riêng: Thụy và Vĩnh, tên chồng, tên con. Cuối cùng hoá hợp. Nhân vật chính

bao giờ cũng nói : bố tôi, mẹ tôi, cậu tôi, mợ tôi, hai thằng em họ của tôi, các đồng

nghiệp của tôi... nhưng về chồng, về con thì một mực Thụy, Vĩnh...

Paris 11 tháng 8 mất nhiều thời gian tìm tên nhân vật nhất. Cái mệt là có cả tên

Việt lẫn tên nước ngoài. Sau này, một độc giả nhắn tôi là phải cẩn thận, khéo bị

nhân vật Michel Mignon đưa ra tòa kiện. Lúc ấy, tôi mới biết ngoài đời có một vị

tên như thế, và cũng làm trong ngành xã hội học ở Paris.

* Chồng chị (hoạ sĩ Trần Trọng Vũ, con trai nhà thơ Trần Dần - PV) nói: Thuận

viết văn rất khác Trần Dần, ông cụ thì ba mươi năm hầu như ngày nào cũng ngồi

vào bàn viết, Thuận thì theo chu kỳ. Cách làm việc nào theo chị mới là chuyên

nghiệp?

- Đúng là tôi viết văn theo chu kỳ, kiểu hàng năm tự đặt kế hoạch, rồi cứ thế mà ép

mình vào. Đương nhiên là phải luyện tập nhiều hơn nữa thì mới đạt đến mức Trần

Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 15

Page 16: Chinatown - Nhà văn Thuận

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận www.thuviensachonline.com

Dần, để ngày nào cũng có thể ngồi vào bàn làm việc, một cách tự giác. Ba chục

năm im lặng cách tân ở Trần Dần là một kỷ lục chưa ai phá nổi!

* Triển lãm sắp đặt vừa được thực hiện tại VN của chồng chị có vẻ cho thấy: sở

thích tự trào hình như là điểm tương đồng trong sáng tác giữa hai người?

- Tôi viết văn hoàn toàn độc lập. Nếu có sự tương ứng nào đấy với phong cách của

những người quá thân thì chỉ là vô thức.

* 2007 được chị "giao nhiệm vụ" thế nào?

- Tôi đang cùng làm hai công việc có vẻ không được thuận cho lắm là: vừa viết tác

phẩm mới, vừa dịch một tiểu thuyết trinh thám. Mới đầu, đề nghị dịch khiến tôi băn

khoăn, chỉ lo không được toàn tâm toàn ý cho sáng tác. Bắt tay vào thì thấy thú vị.

Cảm giác rất lạ. Như vớ được một trò tiêu khiển bổ ích. Lúc nào mệt mỏi với môi

trường do mình tự tạo ra, thì lại đi xem thế giới của người khác. Mà hơn cả “đi

xem”, dịch thuật đòi hỏi rất nhiều thứ: khả năng ngôn ngữ, nhạy cảm văn chương,

trung thực, cẩn tắc...

Đến bây giờ, tiểu thuyết mới vẫn chưa xong (nên chưa thể tiết lộ gì nhiều), còn tác

phẩm dịch, nếu không có gì thay đổi, sẽ xuất hiện trong tủ sách “Tiểu thuyết đen”

của Công ty Nhã Nam, dưới tựa đề Xạ thủ nằm bắn, hay một cái gì hấp dẫn hơn

thế. Có cần phải nói thêm rằng đó là tác phẩm từng làm thay đổi diện mạo văn

chương trinh thám của Pháp?

* Có cần phải nói rằng chị rất khôn khi "mất tích" thế không?!

Theo: THỦY LÊ - Đẹp 97

Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 16