12
Chiều mưa Đà Lạt 5 Truyện ngắn: ĐỖ KIM CUÔNG Có một Đà Lạt - thơ... Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 418 - 5192 THỨ BẢY, NGÀY 1/12/2018 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Ưu tiên xúc tiến đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao XEM TIẾP TRANG 2 THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2018 Lâm Đồng thực hiện mục tiêu 90-90-90 10 1 TUẦN CON SỐ Tỷ lệ độ che phủ rừng của Lâm Đồng hiện nay là 54% Nguồn: UBND tỉnh TRANG 8 TRANG 6 Trưởng thôn 9X 9 Bảng lảng Đà Lạt. Ảnh: Quý Sài Gòn 3 Đ ẩy mạnh chương trình xúc tiến đầu tư, trong 10 tháng năm 2018, Lâm Đồng có 32 dự án đầu tư trong nước được cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1.536 tỷ đồng, quy mô trên 400 ha; có 79 dự án điều chỉnh nội dung dự án đầu tư. Bên cạnh đó, có 3 dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 123,5 tỷ đồng, quy mô diện tích 3,2 ha và có 15 dự án được điều chỉnh nội dung dự án đầu tư. Đến 31/10/2018, tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho 829 doanh nghiệp với số vốn đăng ký hơn 5.532 tỷ đồng; 661 đơn vị trực thuộc (tăng 79,6% so với cùng kỳ); có 185 doanh nghiệp hoạt động trở lại (tăng 24,2% so với cùng kỳ) và 73 đơn vị trực thuộc hoạt động trở lại (tăng 78% so cùng kỳ). Thời gian qua, Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tỉnh tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 35/NQ-CP với nhiều giải pháp cụ thể và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp,... Qua đó, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh; giảm chi phí đầu vào, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên lĩnh vực xúc tiến đầu tư đạt nhiều kết quả tích cực. Lâm Đồng tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến để cụ thể hóa Dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp do Tổ chức JICA Nhật Bản tài trợ. Đối với hoạt động của Tổ Japan Desk, tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp,... Vùng nông nghiệp công nghệ cao Thái Phiên Thảo nguyên mùa cỏ hồng...

CUỐI TUẦNbaolamdong.vn/upload/others/201811/29097_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.12.2018.pdf · Tỉnh tổ chức tiếp xúc, làm việc với các tổ chức nước ngoài như: Cơ

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CUỐI TUẦNbaolamdong.vn/upload/others/201811/29097_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.12.2018.pdf · Tỉnh tổ chức tiếp xúc, làm việc với các tổ chức nước ngoài như: Cơ

Chiều mưa Đà Lạt5Truyện ngắn:

ĐỖ KIM CUÔNG

Có một Đà Lạt - thơ...

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 418 - 5192THỨ BẢY, NGÀY 1/12/2018CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Ưu tiên xúc tiến đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao

XEM TIẾP TRANG 2

THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2018

Lâm Đồng thực hiện mục tiêu 90-90-90

10

1 TUẦN CON SỐ

Tỷ lệ độ che phủ rừng của Lâm Đồng hiện nay là 54% Nguồn: UBND tỉnh

TRANG 8

TRANG 6

Trưởng thôn 9X9

Bảng lảng Đà Lạt. Ảnh: Quý Sài Gòn

3

Đẩy mạnh chương trình xúc tiến đầu tư, trong 10 tháng năm 2018, Lâm Đồng có 32 dự án đầu tư trong nước được cấp mới

với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1.536 tỷ đồng, quy mô trên 400 ha; có 79 dự án điều chỉnh nội dung dự án đầu tư. Bên cạnh đó, có 3 dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 123,5 tỷ đồng, quy mô diện tích 3,2 ha và có 15 dự án được điều chỉnh nội dung dự án đầu tư. Đến 31/10/2018, tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho 829 doanh nghiệp với số vốn đăng ký hơn 5.532 tỷ đồng; 661 đơn vị trực thuộc (tăng 79,6% so với cùng kỳ); có 185 doanh nghiệp hoạt động trở lại (tăng 24,2% so với cùng kỳ) và 73 đơn vị trực thuộc hoạt động trở lại (tăng 78% so cùng kỳ).

Thời gian qua, Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực

cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tỉnh tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 35/NQ-CP với nhiều giải pháp cụ thể và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp,... Qua đó, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh; giảm chi phí đầu vào, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trên lĩnh vực xúc tiến đầu tư đạt nhiều kết quả tích cực. Lâm Đồng tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến để cụ thể hóa Dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp do Tổ chức JICA Nhật Bản tài trợ. Đối với hoạt động của Tổ Japan Desk, tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp,...

Vùng nông nghiệp công nghệ cao Thái Phiên

Thảo nguyên mùa cỏ hồng...

Page 2: CUỐI TUẦNbaolamdong.vn/upload/others/201811/29097_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.12.2018.pdf · Tỉnh tổ chức tiếp xúc, làm việc với các tổ chức nước ngoài như: Cơ

THỨ BẢY 1 - 12 - 2018 CUỐI TUẦN2 KINH TẾ - XÃ HỘI

Ưu tiên xúc tiến đầu tư... TIẾP TRANG 1

Sản xuất 100 ha khoai tây Doobak Hàn Quốc

... nhà đầu tư Nhật Bản từ khi đến tìm hiểu thông tin đầu tư đến khi thực hiện thủ tục đầu tư, triển khai thực hiện đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời, tiếp nhận và tổng hợp ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản, kịp thời giải quyết hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc. Tỉnh tổ chức tiếp xúc, làm việc với các tổ chức nước ngoài như: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), Tổ chức Koveca Hàn Quốc. Thường xuyên tiếp, làm việc và cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực đầu tư theo đề nghị của các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước... Ngoài ra, tỉnh đẩy mạnh các đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư ở nước ngoài; tham gia giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư kinh doanh, danh mục dự án kêu gọi

đầu tư và trưng bày giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh ở các địa phương trong nước... Ký kết, triển khai thực hiện và tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các thỏa thuận hợp tác liên kết đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội với các tỉnh, thành: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Nghệ An, Hậu Giang...

Tuy đạt một số kết quả quan trọng song công tác xúc tiến đầu tư của Lâm Đồng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Trong đó, đáng lưu ý là do hệ thống kết cấu hạ tầng hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Tại Khu công nghiệp Phú Hội, chưa có nhà máy xử lý nước thải đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh tế và quyết tâm của nhà đầu tư. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và chưa thu hút được nhiều dự án lớn, tạo đột phá và động lực thúc đẩy thu hút các dự án đầu tư hỗ trợ khác...

Thời gian tới, Lâm Đồng sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư phù hợp với định hướng là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và có dự án trọng điểm tác động thiết thực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 -2020. Tiếp tục thực hiện định hướng xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực, đối tác đầu tư. Quan tâm đến các ngành nghề đón đầu cách mạng công nghiệp 4.0 như: Công nghiệp ITC, kỹ thuật số, công nghiệp sinh học, vật liệu mới... Ưu tiên xúc tiến đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao, ứng dụng công nghệ, phát triển bền vững. LAN HỒ

Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa (đường Hồ Xuân Hương, Đà Lạt)

đang tổ chức liên kết với các nông hộ tại Đức Trọng, Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng và tại các vùng nông nghiệp khác ở tỉnh

Đắk Lăk sản xuất khoảng 100 ha khoai tây Doobak (Hàn Quốc) trong vụ Đông xuân

2018-2019. Trước đó, giống khoai tây Doobak đã

được Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa trồng khảo nghiệm thành công ở Đà Lạt và các huyện phụ cận, thời gian chăm sóc thời vụ khoảng 95

đến 100 ngày, thu hoạch đạt từ 8-10 củ/cây, năng suất trung bình hơn 27 tấn/ha,

lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/ha/vụ. Từ kết quả này, giống khoai tây Doobak đã

được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho sản xuất tại các vùng

Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng kể từ cuối tháng 10 năm 2018.

VŨ VĂN

Bảo Lâm tinh giảm 11 biên chếPhòng Nội vụ huyện Bảo Lâm cho

biết, năm 2016, Bảo Lâm đã tinh giảm 3 biên chế, sang năm 2017 tiếp tục có 4

biên chế được tinh giảm và năm 2018 giảm tiếp 4 biên chế thuộc khối chính quyền. Theo lộ trình, từ nay đến tháng 1/2019, Bảo Lâm sẽ xem xét tinh giảm

tiếp 6 biên chế. Còn về tình hình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập,

Bảo Lâm cũng đã tiến hành sáp nhập Đài Truyền thanh - Truyền hình Bảo

Lâm và Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Bảo Lâm thành Trung tâm Văn

hóa - Thông tin và Thể thao huyện Bảo Lâm và tiếp tục hoàn thiện đề án để

sáp nhập Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Bảo Lâm vào Trung tâm Quản lý

và khai thác các công trình công cộng huyện Bảo Lâm.

Hiện, Phòng Nội vụ huyện Bảo Lâm đang trình Ban Thường vụ Huyện ủy

Bảo Lâm xem xét sáp nhập một số trường học trên địa bàn trong năm 2019.

TRỊNH CHU

BẢO LỘC: Thêm hai trường đón Bằng đạt chuẩn Quốc gia

Vừa qua, Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái (xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã long trọng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Đây là một trong 5 Trường tiểu học trên địa bàn TP được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm 2018.

Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái được tách ra từ Trường Tiểu học Lộc Châu B từ năm 1995, với quy mô dao động từ 19 đến 22 lớp/năm. Khi mới thành lập, cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn, phòng học bán kiên cố và mượn từ Hợp tác xã Nông nghiệp xã Lộc Châu, mượn tạm nhà dân để dạy học; không có phòng chức năng, trình

độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên còn hạn chế.... Khó khăn là vậy, nhưng nhờ sự quan tâm của địa phương và sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của tập thể thầy và trò đã giúp Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái ngày càng thay đổi khang trang. Đến nay, cơ sở vật chất của trường đã từng bước được xây dựng và nâng cấp, năm học 2018 - 2019 trường có 19 lớp, phục vụ 636 học sinh học 2 buổi/ngày; 100% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.

Với những thành tích đó, Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái đã vinh dự được UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết

định công nhận Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Trước đó, Trường Mẫu giáo Tư thục Sao Mai (Phường II, TP Bảo Lộc) cũng đã tổ chức lễ đón Bằng công nhận Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Đây là trường mầm non tư thục thứ 2 trên địa bàn TP Bảo Lộc đạt chuẩn Quốc gia.

Được biết, năm học 2018-2019, Trường Mẫu giáo Sao Mai có tổng số 31 cán bộ, giáo viên, nhân viên, với100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Nhà trường có 325 trẻ, 100% được tổ chức ăn ở bán trú.

QUANG NGỌC Chưa phát hiện dịch hại trên giống nhập khẩu

Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và BVTV cho biết, trong năm 2018 đã

có 26 công ty nhập khẩu 523 lô giống gồm 77 chủng loại cây trồng với

46.607.981 cây, củ, ngọn, cành, hạt giống hoa các loại; 4,9 tấn hạt giống rau các loại, trên 1,5 triệu cây giống chanh dây; trên 116 tấn giống khoai

tây, 1,8 tấn giống khoai nưa và 60 tấn hạt giống ngô từ 18 nước.

Nhìn chung, các công ty đã thực hiện tốt quy định về kiểm dịch thực

vật nhập khẩu, các giống nhập khẩu, chấp hành tốt quy định khi đưa giống cây trồng về sử dụng tại địa phương,

thường xuyên kết hợp với cơ quan chuyên môn theo dõi và quản lý tốt

dịch hại không để lây lan ra diện rộng ảnh hưởng đến sản xuất. Qua quá trình

theo dõi, kiểm tra và giám sát dịch hại tại địa điểm gieo trồng và kho bảo

quản các giống cây trồng nhập nội Chi cục chưa phát hiện thấy dịch hại lại,

dịch hại mới. HOÀNG YÊN

Giao ban công tác tuyên giáo 6 tháng cuối năm 2018 các tỉnh,thành ủy khu vực miền Đông Nam bộ

Ngày 28/11, tại Tỉnh ủy Đồng Nai, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Hội nghị giao ban ngành Tuyên giáo 10 tỉnh miền Đông Nam bộ. Tham dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Tại cuộc giao ban, Ban Tuyên giáo Trung ương đã thông tin về công tác tuyên giáo những tháng cuối năm 2018, định hướng nhiệm vụ năm 2019. Ban Tuyên giáo các tỉnh đã thông tin, trao đổi kinh nghiệm trong việc tham mưu cấp ủy tổ chức học tập, tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ngày càng đổi mới về nội dung, phương pháp, chú trọng kết nối đường truyền trực tuyến đến cấp xã, phường phục vụ học tập, quán triệt nghị quyết; công tác tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị, các sự kiện quan trọng của đất nước và địa phương góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân và giữ vững ổn định chính trị; việc triển khai, thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018 trở thành các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, gắn với việc phát huy vai trò gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy trong đấu tranh, đẩy lùi biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chủ động nắm dư luận xã hội, tình hình tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên, nhân dân và những vấn đề bức xúc nổi cộm trên địa bàn để tham mưu cấp ủy chỉ đạo

giải quyết kịp thời; củng cố, kiện toàn, sắp xếp bộ máy tổ chức hệ thống tuyên giáo các cấp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII).

Tham gia phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trần Văn Hiệp - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng đã đề xuất Ban Tuyên giáo Trung ương có định hướng chỉ đạo tuyên truyền kỷ niệm 10 năm Mộc bản Triều Nguyễn được Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới (hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV-thành phố Đà Lạt) và công tác tuyên truyền Festival Hoa Đà Lạt 2019.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng

chí Võ Văn Thưởng đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong công tác tuyên giáo của các tỉnh và đề nghị trong năm 2019, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy các tỉnh tiếp tục nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí chiến lược quan trọng của các địa phương trong khu vực miền Đông Nam bộ, từ đó tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tuyên giáo, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng; quan tâm xây dựng và thực hiện việc sơ kết tổng kết, chương trình, đề án trong lĩnh vực tuyên giáo; về cơ bản phải khắc phục chậm thông tin chính thống và tăng cường việc học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết theo hình thức trực tuyến.

VƯƠNG TÔN KIÊN

Đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị.

Page 3: CUỐI TUẦNbaolamdong.vn/upload/others/201811/29097_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.12.2018.pdf · Tỉnh tổ chức tiếp xúc, làm việc với các tổ chức nước ngoài như: Cơ

3 THỨ BẢY 1 - 12 - 2018CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

PHONG VÂN - HOÀNG MY

Lợi thế sản xuấtLàng hoa Thái Phiên - một trong

những vùng sản xuất đã được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận là làng nghề truyền thống về gây trồng, kinh doanh các loại hoa và được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoa Đà Lạt. Để được công nhận là vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), Thái Phiên đã có sẵn những lợi thế về quỹ đất nông nghiệp có quy mô và đồng nhất, làng nghề có tính truyền thống và chuyên canh cao, thổ nhưỡng và khí hậu rất ưu đãi cho sự phát triển NNCNC; hạ tầng thủy lợi, điện và giao thông phục vụ sản xuất, đáp ứng tương đối nhu cầu; thị trường đầu ra sản phẩm ổn định và nhiều khách hàng tiềm năng.

Hiện nay, 100% diện tích trồng hoa cúc, ly ly, cát tường trong vùng đều sử dụng hệ thống nhà lưới, nhà kính và các hộ đều cơ giới hóa trong khâu lên đất, làm luống trước khi gieo trồng; 96% hộ dân trồng hoa sử dụng hệ thống tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt có thiết bị điều khiển. Về giống cây trồng, người dân lựa chọn và đưa vào sản xuất các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng và khả năng kháng bệnh tốt…

Thái Phiên có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.229 ha, trong đó, diện tích canh tác nông nghiệp của Phường 12 là 460 ha, trong đó hoa 360 ha và phần lớn đều được người dân đầu tư xây dựng nhà kính để sản xuất. Hiện tại, Thái Phiên có 1.100 hộ sản xuất nông nghiệp với sản lượng hoa hằng

năm đạt 300 triệu cành, trong đó trên 90% là hoa cúc các loại. Cùng với đó là 2 cơ sở nuôi cấy mô (Invitro) do nông dân đầu tư để bảo tồn và sản xuất giống hoa sạch bệnh, 12 kho lạnh để bảo quản giống hoa, 10 cơ sở ươm giống hoa cúc.

Đấy là một trong những cơ sở để UBND tỉnh quyết định công nhận Phường 12 là vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thái Phiên.

Vùng sản xuất NNCNC đầu tiênVùng NNCNC Thái Phiên có

tổng diện tích khoảng 150 ha, là một trong bốn làng hoa truyền thống của Đà Lạt, được xem là nơi tiên phong trong ứng dụng

NNCNC tại Lâm Đồng. Đây là vùng chuyên sản xuất, kinh doanh các loại hoa. Trong đó, chủ yếu là hoa cúc trồng trong nhà kính, với doanh thu bình quân khoảng 500 triệu đồng/ha/năm và các loại hoa khác, như lily, cát tường, đồng tiền… cùng một phần diện tích canh tác cây dược liệu atisô, các cơ sở sản xuất cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô hiện đại. Nhằm tiếp tục phát triển vùng NNCNC Thái Phiên, UBND thành phố Đà Lạt cũng giao Phường 12 tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư nâng cấp nhà lưới, nhà kính và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, cơ sở hạ tầng, thu gom xử lý rác thải trong sản xuất nông nghiệp… góp phần xây dựng, phát triển vùng bền vững.

Ông Võ Văn Sang, Phó Chủ tịch UBND Phường 12 cho biết, Thái Phiên là vùng chuyên canh cây hoa lâu nay, đặc biệt là cây hoa cúc. Việc hình thành khu NNCNC sẽ là hạt nhân về công nghệ và tổ chức sản xuất có sức lan tỏa, từ đó thay đổi nhận thức và hành động để chuyển từ nền sản xuất truyền thống sang nền sản xuất hiện đại đạt hiệu quả và chất lượng cao, giá trị sản xuất có thể tăng thêm từ 100 - 300%, đặc biệt là giá trị tăng thêm do KHCN tác động

Ứng dụng các công nghệ cao trong nông nghiệp đòi hỏi hộ nông dân phải có trình độ kỹ thuật và khả năng tiếp thu những kiến thức mới cũng như tham gia lao động nông nghiệp thường xuyên. Do đó, khi xây dựng vùng NNCNC

trên địa bàn cần chú ý đến việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân nhằm giúp người dân cập nhật kỹ thuật mới trong sản xuất. Đồng thời, phải thu hút lực lượng lao động trẻ tham gia vào hoạt động sản xuất, vì đây là lực lượng lao động có khả năng tiếp thu và phát huy tốt nhất trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, khi được công nhận vùng sản xuất NNCNC, Phường 12 thường xuyên tổ chức tham quan, học tập nghiên cứu mô hình về sản xuất NNCNC tại các địa phương khác cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và người dân đồng thời hướng dẫn công nghệ mới nhằm giúp người dân tiếp cận và áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.

“Làng hoa Thái Phiên được công nhận là vùng sản xuất NNCNC tỉnh đã đặt ra vấn đề là làm thế nào đề hoàn thiện cơ sở vật chất, trong đó việc hoàn thiện hệ thống nhà kính là yêu cầu cấp thiết. Hiện nay, nhiều hộ nông dân đã ý thức được việc phải đảm bảo hệ thống nhà kính thì sản xuất nông nghiệp mới thật sự bền vững nên đã bắt đầu đầu tư hệ thống nhà kính mới, bên cạnh đó, họ còn biết áp dụng công nghệ IOT - người sử dụng công nghệ sẽ thoải mái hơn về thời gian, chính xác hơn về quy trình, sản phẩm chất lượng hơn - nơi thiết bị IoT kết nối với các cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm, độ pH,… để vận hành hệ thống tưới, làm mát, chiếu sáng, màn chắn... phù hợp, từ đó tiết kiệm được thời gian, chi phí”, ông Sang cho biết thêm.

Ngồi trong quán cà phê được thiết kế tối giản, sử dụng cả những vật liệu từ tre, trúc và nhìn xuống thung lũng xanh màu cây trái mà chủ nhân cũng là người thiết kế - kiến trúc sư Trần Quốc Bảo (phường B’Lao, thành phố Bảo Lộc) tâm niệm, đeo đuổi về “không gian kiến trúc xanh”. XUÂN TRUNG

Bảo là một trong 80 gương mặt từ nhiều lĩnh vực khác nhau được tôn vinh trong

Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc. Sự đóng góp của Bảo không nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn, đại diện cho giới kiến trúc sư Lâm Đồng đã có nhiều đóng góp trong hoạt động sáng tác, quy hoạch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Lớn lên ở Đà Lạt, ngay gần những công trình di sản kiến trúc quốc gia - Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Ga Đà Lạt… và chính “không gian phố trong rừng” với quần thể kiến trúc được phát triển tiếp nối bao năm ở đó đã thôi thúc Bảo bước vào cánh cửa ước mơ, trở thành kiến trúc sư quy hoạch.

“Nếu nói về giới kiến trúc sư Lâm Đồng, rất ít người ăn học bài bản về kiến trúc quy hoạch như Bảo” - một kiến trúc sư nhận xét.

Ra trường đi làm, dần dà Bảo đã tham gia nhiều đồ án quy hoạch, thiết kế những công trình lớn mà tiêu biểu đó là Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng. Có điều lạ là thay vì ở lại Đà Lạt, Bảo vác ba lô về Bảo Lộc và tại đây anh đã cùng các đồng nghiệp bắt tay vào xây dựng đồ án quy hoạch trên địa bàn thành phố, đặc biệt là đồ án quy hoạch thị xã Bảo Lộc trở thành diện mạo của thành phố Bảo Lộc

hiện nay. Đến năm 2006, Bảo “đầu quân” làm ở Phòng Quản lý xây dựng - thành phố Bảo Lộc, năm 2008 gia nhập hội viên Hội Kiến trúc sư Lâm Đồng (nay là Ủy viên Hội Kiến trúc sư trẻ Lâm Đồng) và cho đến khi xin nghỉ việc để lập công ty riêng ngót chưa đầy 10 năm ăn lương nhà nước. Nói về thành phố Bảo Lộc - theo Bảo - kiến trúc công trình ở Bảo Lộc còn yếu, mới chỉ một phần biểu hiện ở kiến trúc công trình nhà nước, còn đối với nhà dân nếu so với một số thành phố tương đương cùng cấp đô thị thì chưa thể hiện được

Đặt tâm hồn vào không gian xanh nhiều. Sự yếu kém đó một phần có nguyên nhân do thành phố thiếu một đội ngũ kiến trúc sư được đào tạo bài bản, căn cơ, dụng tâm sáng tạo ra các công trình chất lượng, mỹ thuật và phần khác về mặt pháp luật còn tồn tại những bất cập trong quản lý xây dựng đô thị. Khi thiết kế, xây dựng một công trình có vốn đầu tư từ ngân sách, năng lực của công ty đó phải đáp ứng mọi yêu cầu; còn nhà ở tư nhân chả cần chứng minh năng lực đến đâu cũng nhận thiết kế, xây dựng được nên ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Tồn tại của các đô thị hiện nay, như Đà Lạt và Bảo Lộc chẳng hạn - theo Bảo - phải làm thiết kế đô thị, song kinh phí để tiến hành làm quá ít nên chưa thực hiện được. Bên cạnh đó, các tuyến đường đã định hình với kiến trúc nhà ở tư nhân thì tồn tại như “hàm răng cá mập” nhấp nhô, khập khiễng. Nói về tầm nhìn tương lai của đô thị Bảo Lộc, Bảo chia sẻ: Tâm (lõi) trung tâm đô thị Bảo Lộc hiện đã “đặc” mật độ xây dựng nên phải nới thềm “vỏ” mới. Cái phần mở rộng vỏ đó của đô thị phải phát triển trên cơ sở mô hình đô thị “vỏ xanh” trên nền quy hoạch. Vì đặc trưng của khí hậu Bảo Lộc ổn định hơn Đà Lạt, địa

Trụ sở UBND phường B’Lao - Bảo Lộc có “Không gian kiến trúc xanh” do Công ty TNHH Tư vấn thiết kế - Quy hoạch xây dựng Kim Mộc của Bảo thiết kế. Ảnh: X.T

hình thuận lợi hơn, những mảng xanh cây cối còn nhiều… nên cần mở ra những trục liên kết với lõi đô thị là trung tâm thành phố hiện hữu. Theo Bảo, để sáng tạo ra một công trình kiến trúc đẹp cần có các điều kiện: chủ trương đúng, xác định hướng công trình và nghiên cứu hiện trạng để tìm ra giải pháp thiết kế… Một kiến trúc đẹp đó là khi người thiết kế phải đặt tâm mình vào, rồi mới quyết định cái chính, phần phụ của công trình đi cùng với việc tận dụng những cái hiện có. Nghĩa là làm sao cho tất cả không gian đó thực sự sống động đó mới là một kiến trúc đẹp.

Theo đánh giá của Hội Kiến trúc sư trẻ Lâm Đồng, “Bảo có nhiều hoạt động sáng tác kiến trúc, quy hoạch trên địa bàn tỉnh trong thời gian dài”, đặc biệt hơn tham gia đóng góp cho chương trình “Không gian xanh” của VTV3 nhằm giới thiệu, quảng bá kiến trúc xanh theo tiêu chí của Hội. Vì vậy, cách đây chưa lâu, Bảo đã giới thiệu cho chương trình “Không gian xanh” những kiến trúc tiêu biểu mà trong đó nổi bật là “Nâng niu ký ức” và “Mảng xanh phường B’Lao” mà Bảo tham gia thiết kế.

Vùng nông nghiệp công nghệ cao Thái PhiênSau hơn 1 năm được công nhận vùng hoa nông nghiệp công nghệ cao, người dân làng hoa Thái Phiên (Phường 12, TP Đà Lạt) đã có ý thức trong việc đồng bộ hóa ứng dụng các công nghệ trong sản xuất. Qua đó, đã khẳng định được chất lượng của sản phẩm, tạo lợi thế lớn để sản phẩm hoa cắt cành của địa phương vươn ra thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Làng hoa Thái Phiên được công nhận là vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Page 4: CUỐI TUẦNbaolamdong.vn/upload/others/201811/29097_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.12.2018.pdf · Tỉnh tổ chức tiếp xúc, làm việc với các tổ chức nước ngoài như: Cơ

4 THỨ BẢY 1 - 12 - 2018 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

MINH ĐẠO

Đồng thuận cả cộng đồng thônDu khách thập phương mỗi lần

đến thưởng ngoạn thác Pongour ở huyện Đức Trọng, bên con đường vào, đều ngỡ ngàng với quần thể thông xanh ở thôn Chơrông Tampo. Đây là kết quả bảo vệ hơn 66 ha rừng thuộc Tiểu khu 301B của 18 hộ đồng bào dân tộc K’Ho xã Phú Hội suốt chín năm qua. Nhóm bảo vệ rừng (BVR) do ông K’Long phụ trách, là những nam giới có sức khỏe và chia làm ba tổ. Nắng hay mưa, ngày hay đêm, nhóm đều cử người trông coi rừng. Họ tuần tra canh giữ, kịp thời phát hiện và ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm trái phép như phá rừng làm rẫy, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản, chích nhựa thông, khai thác khoáng sản, đất, đá, chặt hạ, ken cây, đốt than, đẽo ngo, săn bắt động vật rừng, gây cháy rừng... Hạt phó Kiểm lâm huyện Đức Trọng Đồng Văn Tuyên nhận xét: Bà con thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao. Diện tích, hiện trạng chất lượng rừng, đất rừng được giữ ổn định và rừng phát triển rất tốt. Mùa hanh khô, bà con xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng và thực hiện các biện pháp phòng cháy. “Từ năm 2011 đến nay, rừng của bà con bảo vệ chưa xảy ra vụ cháy hay vụ xâm hại nào”, ông Tuyên nói. Mỗi năm, 30 triệu đồng nhận từ DVMTR bà con dùng xây dựng chòi trực, mua các dụng cụ hỗ trợ công tác BVR, làm đường thôn…Ông K’Long hơn 80 tuổi nhưng giọng nói vẫn rành rọt: “Mình sống với rừng và yêu rừng từ nhỏ. Mình biết không có rừng thì không còn nước và như vậy thì cây trồng của bà con làng mình cũng không sống được. Rừng còn là nơi để trâu bò có chỗ sinh sống hàng đêm và ba tháng ngày mùa”. Ông giao con cháu phối hợp người ngoài thôn cương quyết giữ rừng bằng làm nhà canh, trồng cây mới, chi trả tiền công bảo vệ kịp thời, công bằng và không lung lay trước lời xúi giục phá rừng trồng cà phê của nhóm người Kinh đi mua đất...

Cũng là mô hình cộng đồng QLBVR, bà con dân tộc Mạ và K’Ho bảo vệ rất tốt hai Vườn Quốc gia (gọi tắt là Vườn) Cát Tiên và Bidoup-Núi Bà. Trong tổng diện tích rừng đặc dụng của Lâm Đồng là 84.119 ha hiện nay, tập trung tại hai Vườn này. Số liệu ngày 9/11/2018 tại Quỹ BV&PTR tỉnh về diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng của Bidoup - Núi Bà gần 66.289 ha, thực hiện đạt 99,9%; của Cát Tiên hơn 26.111 ha, thực hiện đạt 100%. Nằm vùng lõi Vườn Cát Tiên là xã Đồng Nai Thượng với 98% dân số dân tộc Mạ (409 hộ, 1.709 nhân khẩu). Xã có diện tích rừng tự nhiên 7.200 ha; trong đó, giao khoán bảo vệ gần 4.400 ha cho 325 hộ với 100%

đồng bào DTTS, chia thành năm cộng đồng. Ngày 24/11, Chủ tịch UBND xã Đồng Nai Thượng, ông Lê Quang Chường cho biết tỉ lệ hộ nghèo năm 2018 đã giảm còn 8,7% hộ nghèo và 4% hộ cận nghèo. Ông Chường nhận xét: Giao rừng cho người dân tại chỗ rất phù hợp vì họ phấn khởi và có trách nhiệm rất cao. Cộng đồng phân công nhiệm vụ rõ ràng, đoàn kết giúp nhau và thường xuyên gắn bó với lực lượng kiểm lâm để cùng bảo vệ.

Vườn Bidoup - Núi Bà có diện tích rất lớn, là Khu Dự trữ sinh quyển (KDTSQ) thế giới, nằm kề thành phố Đà Lạt. Gần 66.289 ha rừng đã giao cho 100% đồng bào dân tộc K’Ho bảo vệ, gồm 1.540 hộ. Giám đốc Vườn Bidoup - Núi Bà, Phó Thường trực Ban Quản lý KDTSQ thế giới Lang Biang Lê Văn Hương nhất quán: “Chúng tôi ưu tiên cho người DTTS vì mấy lẽ sau: Văn hóa của họ đã gắn bó với rừng từ xưa đến nay, có thể nói rừng là cội nguồn của văn hóa bản địa. Họ thuộc những đối tượng thiệt thòi nhất trong xu thế phát triển kinh tế và toàn cầu hóa hiện nay. Họ cũng là đối tượng xóa đói giảm nghèo theo chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Và điều quan trọng nhất là tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho chính họ. Thông qua đó, nâng cao nhận thức của họ trong việc BVR, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vì mục tiêu phát triển bền vững mà UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch hành động đến năm 2030”. Bảo tồn để phát triển, phát triển để bảo tồn, đồng bào DTTS không chỉ nhận BVR mà còn được tham gia những hoạt động liên quan đến rừng như tổ chức du lịch sinh thái; hỗ trợ các mô hình kinh tế hộ… Hiệu quả BVR tại Bidoup - Núi Bà được các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong nước và quốc tế đánh giá rất cao.

Những tấm lòngtha thiết yêu rừngKhông thể kể nhiều điển hình

cá nhân đồng bào DTTS về BVR, chúng tôi chỉ lướt qua hai trong số họ. Đó là anh Nưng Sang Thiên, dân tộc K’Ho, sinh năm 1969, nhà ở Đan Kia, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Anh và vợ là Đa Gout Điên có sáu người con đều nhỏ nên thuộc hộ nghèo. Nhà chỉ có 1,5 ha cà phê ít đầu tư vì thiếu vốn, 3 sào rau cùng với tiền nhận khoán BVR của anh mỗi tháng 2,9 triệu đồng. Nhưng anh là công dân gương mẫu của thôn với nhiều khen thưởng của huyện và tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực BVR. Nưng Sang Thiên được chọn làm Tổ trưởng Tổ nhận khoán số 44 suốt 12 năm nay. Tổ gồm 14 người, 9 nam và 5 nữ, đều là dân tộc K’Ho; hợp đồng quản lý, bảo vệ gần 328 ha rừng tại Tiểu khu 110, thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Đa Nhim. Là rừng đầu nguồn, cách nơi ở 20-30 km; địa hình hiểm trở và liền kề đất sản xuất nông nghiệp nên khó khăn bảo vệ. Anh Nưng Sang Thiên điều phối thành viên theo hoàn cảnh cụ thể thành nhóm hỗ trợ nhau. Ba

Taxol để điều chế thuốc chữa bệnh ung thư và nhiều bệnh khác. Thông đỏ xếp cấp VU (loài sẽ nguy cấp) và nhóm IA (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại); lại phân bố hẹp, rất chậm lớn và tái sinh kém. Những đặc điểm trên cho thấy nhiệm vụ bảo vệ thông đỏ của Ha Duy rất quan trọng tại Tiểu khu 268 và 278a, lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh. Với gần 500 cây, rải rác trên 900 ha rừng lá rộng thường xanh, được đánh số thứ tự. Cây có đường kính từ gốc từ 25 cm - 2,3 m. Hạt phó Kiểm lâm Đồng Văn Tuyên khẳng định: “Tôi là người trực tiếp ký hợp đồng với anh Ha Duy và hàng năm giám sát đánh giá nghiệm thu để thanh toán tiền công. Ha Duy luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Ha Duy chia sẻ lý do anh thích cái nghề đơn độc và luôn tiềm ẩn hiểm nguy này trong khi mỗi tháng chỉ được lĩnh 2,5 triệu đồng: “Tiếng đồng bào gọi là Cil B’rê (cây tùng), nghe nói quý chứ cũng không hiểu rõ; nhưng đã nhận bảo vệ thì làm cho thật tốt. Quan trọng là BVR sẽ bảo vệ được nguồn nước cho buôn mình. Có rừng thì đất trên cao không bị nước chảy xói và sạt lở xuống. Có rừng thì có màu xanh, đẹp cho quê mình…”. Đó là nhận thức làm hành trang và động lực thôi thúc anh trộn nắng dầm mưa để ngày nào cũng ở với rừng và giảng giải cho bà con mỗi khi gặp họ trong rừng. Từ năm 2007 đến nay, khi các nhà khoa học phát hiện ra quần thể thông đỏ, anh gắn bó bảo vệ, đặt chân khắp nơi, từ M’Lin, Hồ Tiên đến YôRôu… Tám giờ sáng rời nhà, hai giờ chiều Ha Duy từ rừng về Trạm của Ban quản lý báo cáo tình hình. Khi phát hiện có cây thông đỏ bị tác động như cưa hạ, bẻ cành, bóc vỏ, Ha Duy định vị bằng máy GPS và gọi điện báo ngay cho lãnh đạo Hạt để kịp thời ngăn chặn. Kinh nghiệm và kỹ năng giữ rừng của anh là dựa vào bà con đồng bào dân tộc của mình: “Hễ rừng có gì hoặc gặp người lạ trong rừng là họ gọi báo cho em ngay. Rất nhiều bữa em nhờ họ mà có nước uống, có cơm ăn, và nghỉ lại trong nhà đó. Đồng bào ở đây hiểu được công việc của em và thương em nên họ càng có ý thức BVR cùng em”. Trạm trưởng Phạm Mạnh Thùy xác nhận: “Anh Duy phối kết hợp với anh em của Trạm chặt chẽ, rất tự giác và có hiệu quả. Cũng tham gia với đội truy quét và ở lại trong rừng sâu qua đêm mà không nề hà gì. Duy từng bị đối tượng lâm tặc phá xe máy khi anh bỏ lại bìa rừng đi bộ; thậm chí các đối tượng vi phạm đánh bầm dập nhiều thương tích phải điều trị”. (Vụ án này có 8 đối tượng bị xử lý hình sự). Kỳ tích của Cill Ha Duy là quần thể thông đỏ đến nay chưa có cây nào bị cưa hạ. Quả là nhân tố tỏa sáng trong cộng đồng.

Bài cuối: Phát huy nội lực

giữ rừng từ dân là cốt lõi

Người dân là nội tại giữ và phát triển rừng bền vữngBài 2: Trân trọng những điểm sáng giữ rừng

Lâm Đồng là tỉnh đi đầu trong cả nước về giao khoán quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và điểm nổi bật có nhiều mô hình tập thể và cá nhân điển hình được cộng đồng trân trọng ghi nhận.

Rừng thông hơn 66 ha của cộng đồng đồng bào K’Ho bảo vệ xanh ngút mắt. Ảnh: M.Đạo

Cill Ha Duy bên loài thông đỏ đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: M.Đạo

nhóm vào mùa nắng, hai nhóm vào mùa mưa vì mùa nắng ngày nào cũng phải trực phòng cháy chữa cháy rừng. Tổ trưởng, tổ phó thay nhau kiểm tra, giám sát. Mỗi nhóm trực nguyên từng tuần, vừa nắm chắc diễn biến rừng vừa phải chịu trách nhiệm. Anh Thiên kể: “Trời mưa thì về sớm, trời nắng quá thì ở lại với rừng lâu hơn, lỡ có cháy mất công điều động”. Mỗi quý, toàn tổ họp để kiểm điểm nghiêm túc và bàn kế hoạch mới. Tổ phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm để đối phó cháy kịp thời, đồng thời yêu cầu các hộ sản xuất nông nghiệp cam kết không để cháy rừng, mặt khác chú trọng xử lý đốt vật liệu cháy trước mùa khô... Nhiều năm nay, tổ 44 của anh Nưng Sang Thiên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; chưa có cháy rừng; chưa xảy ra vụ hạ cây nghiêm trọng nào - nhận xét từ lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Đa Nhim.

Tương tự, Cill Ha Duy ở xã Hiệp An, huyện Đức Trọng hợp đồng với Hạt Kiểm lâm huyện bảo vệ một loài thực vật đặc biệt: Thông đỏ (Taxus Wallichiana). Đây là loài hiện chỉ mới gặp ở Lâm Đồng và là “thần dược” chiết xuất

Page 5: CUỐI TUẦNbaolamdong.vn/upload/others/201811/29097_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.12.2018.pdf · Tỉnh tổ chức tiếp xúc, làm việc với các tổ chức nước ngoài như: Cơ

5 THỨ BẢY 1 - 12 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Chiều mưa Đà Lạt

Truyện ngắn: ĐỖ KIM CUÔNG

Minh họa: Phan Nhân

“Anh là người đến trễ... với Đà Lạt”. Câu trách khéo của thiếu phụ với tôi, thế mà đúng. Mười bảy năm

có lẻ! Đà Lạt cách Nha Trang nào có bao xa. Chỉ một con đèo Sông Pha uốn lượn. Nếu vào lúc trời trong từ con đường lộ, bằng mắt thường tôi vẫn có thể nhìn thấy cây gậy sắt bạc gác trên sườn núi. Đó chính là đường ống dẫn nước từ trên độ cao 1.500 mét của cao nguyên Lang Bian đổ xuống Nhà máy thủy điện Đa Nhim. Cũng tại tôi lười mà Đà Lạt trở nên xa xôi cách trở.

Tôi cứ ngắm mãi bông hoa hồng nhung của thiếu phụ ngắt tặng kèm theo câu trách khéo. Cái màu hoa đỏ thắm phảng phất thơm như đôi môi của nàng. Tháng tám mà trời ở đây se lạnh. Mưa bụi rắc lây phây trên mái tóc và tấm áo len màu xanh đan mỏng càng lộ rõ thân hình gọn gàng, mái tóc xõa ngang vai óng ả của nàng. Tôi thầm đoán rằng nàng ở độ tuổi ba lăm.

“Nếu anh thích hoa Đà Lạt, xin mời anh xuống chơi nhà tôi!”. Nàng hơi mỉm cười, nửa như không đành khi bộc lộ lòng hiếu khách, nửa như thách đố tôi, một chàng trai lạ lần đầu đến với xứ sở sương mù. Không cần đợi tôi trả lời, nàng đã rẽ ngược lên đồi, khuất lấp sau hàng rào

thưa phủ đầy một loại dây leo có những chùm hoa đỏ trông xa như những trái ớt. Tôi còn nhìn theo mãi cho đến lúc bóng áo xanh của nàng hiện ra thấp thoáng sau những gốc cây thông, nơi đỉnh đồi.

Một buổi chiều buồn và vô vị sau cả giờ đồng hồ tôi cùng với một người bạn đi chơi chợ, vào ngắm cảnh chùa Tàu, xem khu du lịch Minh Tâm. Mỗi một ô cửa bán vé quả là một cái máy chém tiền không phải dành cho những người như tôi - ăn lương công chức và viết văn kiếm tiền lai rai ở các báo. Chỉ càng thêm bực mình với cái mùi nước hoa lạ - và những chiếc váy díp ngắn cũn cỡn, những nụ cười của các cô gái Sài Gòn chỉ để dành cho những anh “phó nháy”. Họ là khách du lịch đưa nhau đi thưởng ngoạn những trận mưa ngâu cuối thu.

Tôi quyết định ghé thăm nhà nàng. Dù không biết tên và cả căn nhà nơi nàng ở đâu đó khuất sau đỉnh đồi. Tôi tự an ủi mình bằng một câu: “Ta đi tìm cảm hứng... Ta là người khách lạ...”.

Con đường mòn ẩm ướt dưới tán cây thông đưa tôi tới đỉnh đồi. Đi thêm một đoạn nữa xuống mé đồi bên kia tôi đã nhìn thấy một ngôi nhà nhỏ. Bao quanh trước cửa nhà là những luống hoa hồng, hoa cúc, thược dược, hoa huệ. Cả

một vùng không gian sực nức mùi thơm. Dăm cây hồng quả sai chíu chít, nhiều quả ửng vàng. Trong nhà có ánh điện sáng. Cửa mở. Tôi mạnh dạn bước vào.

Người thiếu phụ đang ngồi cạnh một chiếc bàn gỗ cũ kỹ. Vây quanh nàng là những miếng gỗ thông bày la liệt đã được bào nhẵn nhụi đóng thành khung. Một chiếc khay đựng màu và những cây bút lông. Nàng đang vẽ lên một tấm gỗ thông bức tranh hồ Xuân Hương. Nghe tiếng chân tôi khua động trên lớp sỏi lạo xạo, nàng hơi ngửng đầu lên nhìn tôi giây lát, mỉm cười ra dấu xin lỗi và có ý bảo tôi ngồi chờ nàng. Linh cảm nhạy bén của một người đàn ông mách bảo với tôi rằng, hình như nàng biết thế nào tôi cũng đến. Còn đến vì mục đích gì, thì đôi mắt sáng long lanh, hơi mơ mộng và nụ cười mỉm thật dễ thương của nàng lại chẳng nói lên điều gì. Tôi tôn trọng sự sáng tạo của nàng, tự chọn cho mình một cái ghế có bọc nệm ấm áp và lặng lẽ quan sát. Bàn tay trắng có những búp thon của nàng cùng với cây bút lông như múa trên tấm gỗ tưởng như đang lạnh cóng với không khí ẩm ướt, nhớp nháp ở ngoài trời. Đột nhiên, trời lại đổ mưa. Nhưng trong ngôi nhà vẫn ấm áp dễ chịu. Chỉ vài phút, trên

tấm gỗ thông đã hiện lên hình núi non, mảng xanh sắc màu của lá. Những thân cây thông có màu nâu đen. Còn mặt nước hồ Xuân Hương được phủ lên một màu xanh nhạt. Nhưng tôi ưa nhìn nhất những ngọn cây thông trong bức tranh. Nó sống động đến nỗi tôi tưởng như nàng đã bê những cây thông ở ven đồi đặt vào bức tranh của mình. Vốn là người ít nhiều am hiểu về nghệ thuật hội họa, tôi biết những bức tranh do nàng tạo ra hàng loạt chỉ có giá trị vài ba đồng bạc. Nghĩa là vừa đúng một tô phở đặc biệt ở xứ này. Nhưng giây khắc này nhìn nàng vẽ một cách mê mải, cần mẫn, tôi có cảm giác như nàng đang trút vào cây bút chất màu tình yêu say đắm của mình với cái thành phố trên cao nguyên quanh năm gió lạnh. Có lúc tôi còn nhận ra nàng nín thở để quết lên một gam màu ưng ý. Chao ôi! Nghệ thuật quả là kỳ diệu. Dù tôi biết mười mươi, vào sáng ngày mai người nghệ sĩ dân gian này đưa ra ngoài chợ những tấm tranh theo một hình mẫu đã định sẵn của mình thì những cô gái bán hàng mỹ nghệ trong các quầy hàng mọc ra chi chít ở mọi nơi có bàn chân du khách đặt đến, cũng chỉ coi tấm tranh của nàng như một món hàng mỹ nghệ rẻ tiền. Phần lời của kẻ đứng bán tranh có khi bằng công sức của người tạo ra bức tranh, thậm chí hơn nếu gặp phải những tay khách hàng khờ khạo.

“Tại sao?”. Tôi cứ tự hỏi mình như vậy. Tôi đã có được cái diễm phúc đến thăm người đàn bà vô danh vào chính cái lúc nàng đang sáng tạo. Hay đây cũng là trò đùa của tạo hóa sắp đặt?

- Công việc của tôi, hẳn làm cho anh thấy nhàm chán?

Nàng đã vẽ xong bức tranh, đặt nó trên một cái giá. Nàng lau tay vào một tấm giẻ sạch và đứng dậy.

- Không... không...! - Tự dưng tôi bối rối, đỏ mặt. Hệt như một đứa trẻ ăn vụng bị bắt quả tang.

Không đợi tôi nói, nàng bảo: - Tôi làm công việc này đã cả chục năm. Lúc ba má tôi còn sống người cũng làm tranh để kiếm kế

sinh nhai. - Còn trước đó! - Tôi hỏi. - Công việc của tôi ư? Có lúc

tôi đi bán hàng, làm hướng dẫn viên du lịch... Rồi bỏ? - Nàng cười, hàm răng sáng lóa, như có ý thanh minh - Có thể lỗi ở tôi... Tôi không quen với hoàn cảnh, càng không quen chiều chuộng, cúi mình trước kẻ có quyền thế.

Có thể anh không tin, nhưng tôi kể cho anh nghe chuyện này. Hồi tôi mới chuyển về làm công ty du lịch, tay trưởng phòng của tôi là một gã đàn ông có máu “dê”. Gã thấy tôi cô đơn, nên tán tỉnh gạ gẫm. Hắn đã có vợ con ở B’Lao, gia đình giàu có. Tôi biết gã chẳng yêu thương gì, chẳng qua là lợi dụng hoàn cảnh mẹ góa con côi của mình. Tôi cự tuyệt một cách tế nhị, cũng là để giữ thể diện cho gã. Một ca trực đêm, gã trưởng phòng mò vào phòng tôi. Gã dở trò giả say để ép tôi làm chuyện bậy. Tôi đã giáng cả một cái cốc thủy tinh vào mặt gã. Sau đêm ấy, tôi bỏ việc. Tôi đâu có sợ chết đói nhưng không chịu đựng nổi sự sỉ nhục.

Tôi nhìn mắt nàng. Tin nàng nói thật. Có lẽ người như nàng không thể quen được với sự xô bồ, kệch cỡm. Cả sự nhố nhăng, đê tiện nữa. Làm sao có thể tránh khỏi ở cuộc sống này. Nàng đẹp. Tôi đoán chắc như vậy, ở tuổi 18, đôi mươi. Bởi bây giờ nàng vẫn đẹp dù tôi biết chắc nàng đã có chồng con. Chỉ có điều tôi vẫn chưa thấy một nhân vật thứ ba xuất hiện ngoài một con mèo tam thể luôn nằm trên một tấm nệm nhỏ ngay dưới chân nàng, kể từ lúc tôi đến đây. Tôi còn có cảm giác ngôi nhà này đã lâu thiếu vắng bàn tay, hơi ấm của người đàn ông.

- Chồng chị đi đâu? - Tôi hỏi, dù biết rằng hơi bất nhã với người phụ nữ mới quen biết chưa được vài giờ đồng hồ.

Nàng không nhìn tôi, mà lại hướng mắt ra ngoài sân đã tạnh mưa.

- Ảnh mất lâu rồi. Từ lúc cháu Quỳnh Hoa chưa ra đời kia...

- Và chị...?...

XEM TIẾP TRANG 11

“Khoảnh khắc vàng 2018”: Hy vọng về một mùa giải bội thuGiải ảnh báo chí “Khoảnh khắc

vàng” do Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức đã bước vào những ngày cuối cùng nhận tác phẩm tham dự.

Đến chiều 27/11, đã có 302 tác giả gửi 2.924 tác phẩm dự thi, trong đó có 2.563 ảnh đơn và 361 ảnh bộ.

Dự kiến, số lượng tác giả, tác phẩm dự thi sẽ tiếp tục tăng đến phút chót là 18 giờ ngày 30/11/2018 và hy vọng về một mùa giải gặt hái được nhiều thành công.

Ông Nguyễn Thắng, Tổng Biên tập Báo Ảnh Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải ảnh báo chí “Khoảnh khắc vàng” cho biết “Khoảnh khắc vàng” là giải ảnh báo chí, hướng tới những tiêu chí giống như các giải ảnh

báo chí thế giới. TTXVN tổ chức giải lần này

là lần thứ 5 với mong muốn tạo sân chơi ảnh báo chí đúng nghĩa để các nhà nhiếp ảnh, các phóng viên, nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên thể hiện sức sáng tạo trong từng khoảnh khắc.

Giải “Khoảnh khắc vàng” ưu tiên hàng đầu là tính thời sự, tính sự kiện. Ban tổ chức đánh giá cao những bức ảnh thời sự, bắt được khoảnh khắc sống động nhất, thời sự nhất trong tất cả các mặt của đời sống, xã hội Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập...

Cũng chính vì thế mà Ban tổ chức tuyệt đối không chấp nhận những bức ảnh được chỉnh sửa, thay đổi tính hiện thực khách quan. Tất cả các thông số trên

files ảnh dự thi phải được giữ nguyên, không chỉnh sửa. Tác giả phải đảm bảo tính chính xác,

trung thực nội dung thông tin trong tác phẩm dự thi, chú thích cần ghi rõ tên nhân vật, sự kiện

diễn ra, địa điểm, thời gian…Mùa giải 2018 là lần đầu tiên

TTXVN đứng ra tổ chức độc lập giải mà không có sự tham gia của Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam như 4 mùa giải trước.

Lễ trao giải thưởng ảnh báo chí “Khoảnh khắc vàng” lần thứ 5 dự kiến diễn ra vào tháng 12/2018. Ban tổ chức sẽ trao giải thưởng lớn trị giá 35 triệu đồng; một giải nhất, hai giải nhì, ba giải ba, một số giải khuyến khích cho các tác phẩm đoạt giải ở hạng mục ảnh đơn, ảnh bộ.

Hạng mục ảnh chụp bằng điện thoại di động cũng sẽ có 2 giải nhất cho ảnh đơn và ảnh bộ.

Ban tổ chức dự kiến chọn 73 tác phẩm để trưng bày trong Lễ trao giải thưởng.

KN (theo VIETNAM+)

Tác phẩm dự thi “Khoảnh khắc những cánh chim” của tác giả Đỗ Trọng Hoài Ân (Vũng Tàu).

Page 6: CUỐI TUẦNbaolamdong.vn/upload/others/201811/29097_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.12.2018.pdf · Tỉnh tổ chức tiếp xúc, làm việc với các tổ chức nước ngoài như: Cơ

6 THỨ BẢY 1 - 12 - 2018 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ TƯ LIỆU

NGUYỄN NGỌC PHÚ

Đà Lạt là xứ thơ, miền thơ. Thơ như là một đặc sản riêng của Đà Lạt như hoa, như sương

vậy. Thiên nhiên Đà Lạt là nguồn cảm hứng của các thi nhân từ các miền khác đến. Và chính con người sống ở Đà Lạt cũng mang tâm hồn thơ và sáng tác thơ về xứ sở ngàn hoa. Bởi “Văn chương nết đất…”, nết đất Đà Lạt có mạch nguồn từ xưa đến nay khi tôi đọc lại tập thơ “Đà Lạt xưa và nay” (NXB Văn học) của nhiều tác giả mà nhà thơ Trần Ngọc Trác trong nhóm sưu tầm và biên soạn tặng. Vâng, trước hết ta hãy đọc bài thơ của anh “Đà Lạt của tôi” thì rõ ràng Trần Ngọc Trác là người của Đà Lạt, là cư dân ở đây. Có vậy hồn vía mới có cái bềnh bồng nâng đỡ anh thăng hoa: “Bồng bềng sương, bồng bềnh cây/ Bồng bềnh nỗi nhớ khóa đầy tuổi thơ”. Tôi rất thích chữ “khóa”, vì chỉ có tuổi thơ mới cất giữ được những bí ẩn của tạo hóa trong tiềm thức của mình. Nhà thơ Nguyễn Thanh Đạm lại có cách nói khác về Đà Lạt khi trong bài thơ “Sao vội thế một lần về Đà Lạt”. Có thể là lời “trách khéo” hay là một lời nhắn gửi. Thường với những tứ thơ này, nhà thơ sẽ có cơ hội để lật bao lấp lánh tâm tình (hay là ân tình). Chỉ một vài nét chấm phá mà rất Đà Lạt, vừa ấn tượng mà thắm thiết cái cốt cách hương vị tình người nơi đây: “Ly cà phê chưa kịp truyền hơi ấm/ Áo măng-tô chưa xuống phố cơ mà”. Chính những câu hỏi (và thật ra đã chứa đựng trả lời trong đó) có vẻ vu vơ, nhưng không, Đà Lạt là thế, hướng nội chứ ít khi bộc bạch bên ngoài. Người Đà Lạt ít nói nhưng sống hồn hậu và truyền cảm chân tình có khi từ những buâng quơ lãng đãng như sương như khói. Bất chợt tôi lại nhớ đến bài thơ “Đà Lạt một lần trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy: “Em nhóm bếp bằng củi ngo chẻ nhỏ/ Ngọn lửa lấp đi khoảng vắng giữa hai người/ Ta lơ đãng nhìn em lơ đãng/ Siêu nước pha trà vừa ấp úng sôi”. Đó là thơ của cảm giác

Có một Đà Lạt - thơ...

cao hơn cấp độ của cảm xúc. Và chỉ có về Đà Lạt, ông thi sĩ tài hoa được mệnh danh là “thảo dân” mới có cái “ấp úng” đa cảm ấy. Mới biết, thơ viết về Đà Lạt chính là bắt đầu từ cái hồn cốt bập bùng truyền sức ấm lan tỏa như ngọn lửa vậy...

Có thể nói miền đất lưu dấu thi nhân này đã hội tụ được nhiều tác phẩm hay của các nhà thơ nổi tiếng. Nguyễn Khoa Điềm vốn rất hào sảng và triết luận trong chương “Đất nước” của trường ca “Mặt đường khát vọng”, khi viết về Đà Lạt ông lại chọn một điểm nhấn của tâm trạng đó là “Hoa dã quỳ”: “Hoa dã quỳ/ Em chợt đến / Sau mưa - Để chợt lóe/ Trước ngày đông/ Tháng giá”. Để bày tỏ một chân thành chia sẻ: “Anh chợt đến/ Và chợt về/ Xa lạ - Một trăm năm/ Một khoảnh khắc/ Giao mùa - Hoa Quỳ vàng, hoa Quỳ nở/ Như mưa..”. Những li ti (của mưa) những bung nở (của hoa) thật tươi rói nhuần nhị cái đại lượng định tính thời gian ở đây là cảm giác giao mùa là xào xạc tâm tình, là mông mênh vời vợi. Tinh tế, điềm đạm để chưng cất hội tụ chính là cái “điểm tựa” nâng đỡ tâm hồn con người. Đó là vẻ đẹp của thi ca của sự cứu rỗi. Mới hay thiên nhiên Đà Lạt chính là sự cứu rỗi của một bản thể, của một tự do, của một khao khát. Viết về Đà Lạt mà thiếu vắng “Thung lũng Tình yêu” thì có lẽ chưa hoàn hảo trọn vẹn. Có điều thơ không phải để tả mà thơ là để cảm. Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm đã “cảm” và thẩm thấu được cái vĩnh cửu hóa của tình yêu ở cái thung lũng nhiều dự cảm và tiên cảm này trong bài thơ “Tiên cảnh ở Thung lũng Tình yêu”. Con người ở đây hòa mình với thiên nhiên phiêu bồng và lãng mạn. Con người phát hiện thiên nhiên và chính thiên nhiên là một phần cốt cách của con người Đà Lạt. Ông viết: “Điều khó nói có cỏ xanh nói giúp/ Mượn trăng non làm quà tặng ban đầu”. Những “giúp” và “mượn” là những khiêm nhường. Ông không nói về tình yêu cụ thể mà những cung bậc sắc thái đều là tâm trạng của người khi yêu, ban đầu yêu. “Cất giữ hộ cái điều không nói/ Là tháng năm

thủ thỉ tiếng thông ngàn”. Không có gì rõ rệt cứ mơ hồ, cứ như tự vấn, cứ chập chùng lên xuống trong bước chập chùng thung lũng ấy cho ta cái cảm giác hòa đồng nhiều chia sẻ. “Thành phố thấp thoáng” là một tứ thơ hay của thi sĩ - nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo. Và quả thế, đến Đà Lạt ta mới có cái cảm giác thấp thoáng mơ hồ và tinh khiết: “Thung lũng Ái Ân, hồ Than Thở - Hoa vô tình thắp nắng giữa chiều đông”. Hoa chính là nắng của tình yêu không chỉ khoe sắc mà làm rạng rỡ thêm, ấm nồng hơn. Tôi lại chợt nhớ đến một câu thơ thần tình của nhà thơ Khương Hữu Dũng: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thì ở đây chỉ một bông hoa thôi cũng làm sáng cả căn phòng. Hoa không chỉ là định tính của thực vật mà hoa đã một phần của định lí quang học, hấp thu và tỏa sáng. Cũng chỉ mấy câu thơ mà nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã vẽ thật sinh động mấy loài hoa đặc trưng của Đà Lạt trong bài thơ “Một ngày Đà Lạt”: “Mi mô sa vàng như gót chân của nắng/ Lay ơn đỏ lời hoàng hôn thầm lặng/ Tím tròn xoe đóa cẩm tú cầu/ Hoa vũ nữ múa rồi về đâu/ Để bông xu xi ngẩn ngơ mãi thế”. Nói hoa cũng chính là người, chính là nhụy hoa. Hoa làm nên hương sắc Đà Lạt, tính cách và phẩm hạnh của Đà Lạt. Viết về Đà Lạt có rất nhiều cảm giác thấp thoáng như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã neo giữ: “Thành phố còn thấp thoáng suốt đời tôi” ta có thể nhặt ra những viên ngọc thơ dù chỉ viết về một thấp thoáng Đà Lạt như thế: “Ta chơi một kiếp trần ai/ Để em gánh lệch hai vai đồi Cù” (Thu Bồn); “Nếu ta thoát tục về trời/ Nửa ta lãng đãng cõi người với thông” (Phi Tuyết Ba); “Đà Lạt phố trong làng/ Đà Lạt rừng trong phố/ Gái Đà Lạt thương chồng/ Ớt Đà Lạt không cay” (Tùng Bách); “Một đời héo nụ chờ hoa/ Một đời thông đứng ngoài ga chờ tàu” (Lê Đình Cánh)...

Cảm giác Đà Lạt thường là bất chợt và ngẫu hứng. Bất chợt bởi nơi đây một ngày có bốn mùa, thiên nhiên và khí quyền của nhân văn cho ta ngẫu hứng thơ. Nói là ngẫu hứng nhưng đã ấp ủ

như rượu nho lên men để chếnh choáng đắm đuối. Nhà báo - thi sĩ Uông Thái Biểu có một khoảng thời gian dài gắn bó với Đà Lạt. Nhưng thơ anh không “thông tấn” báo chí mà “thông tấn” của tâm hồn. “Ngẫu hứng phố” là phút bất chợt nồng nàn như thế: “Đà Lạt của tôi/ Người bạn vong niên/ Gậy trúc khấp khểnh/ Gò đá chênh vênh quán nhậu/ Chén rượu ngoại ô/ Ngấm một tiếng khà” thì mới khám phá lữ hành mà đã thành “cổ điển”. Tôi rất thích “Ngấm một tiếng khà” vừa hào hoa hiệp sĩ với bước chân nghiêng ngả độc hành, song hành với khấp khểnh gậy trúc tìm... thơ. Nhà thơ Vương Tùng Cương viết một “Truyền thuyết tình yêu chưa kể bao giờ” mà chính Đà Lạt là một địa chỉ thân thương, một nơi lưu trú tâm hồn cho hai trái tim vàng. Và cũng chính Đà Lạt đã cho: “Hồn ta xanh thông ngàn thông gió..”, câu thơ mở ra khỏi biên giới của cái thực để bước chân vào khung cảnh tiên bồng của cái ảo: “Cho ta tuổi đời hoàng hôn nương tựa/ Phép nhiệm màu trong những câu thơ”. Vâng, Đà Lạt là thánh đường của những phép nhiệm mầu “cứu thế” như thế. Ở đây đấng tối cao là thiên nhiên dang rộng cánh tay chở che và chúc phúc. Thi sĩ - nhà giáo Phạm Quốc Ca đã có một phát hiện khá tinh tế trong “Hoa chờ em”. Tôi biết có nhiều loại hoa “hẹn giờ” như hoa mười giờ thì đây có hoa “hẹn mùa”: “Lòng anh như Dã quỳ đúng hẹn/ Vàng rực mùa hoa chờ em”. Đà Lạt có nhiều con đường vòng, đường nghiêng vàng hoa Dã duỳ thì con đường vòng của Phạm Quốc Ca chính là nghiêng độ chênh chao của: “Em có về khi hoa báo nắng/ Kỉ niệm rực vàng như Lối yêu”. Tôi yêu Đà Lạt như thế, một xứ sở mà thiên nhiên đã ưu đãi và ban tặng. Đến Đà Lạt ta được tự phát hiện ra mình, thêm mình. Đến Đà Lạt ta được rũ bỏ mọi phiền muộn để thanh lọc mình. Một thành phố được phát hiện cách đây 125 năm mà có cả trầm tích của hàng ngàn năm mạch nguồn chưng cất thành một Đà Lạt xứ sở ngàn hoa, ngàn thông và cả ngàn thơ nữa.

HỒNG THỦY TIÊN

Tây Nguyên hiện hữu, là những đôi mắt đen láy trẻ thơ, e dè nép sau vách nứa, khúc

khích cười, là những bắp ngô khô vàng ruộm hong giàn bếp, là lúc lỉu những vỏ bầu đựng nước lên rẫy, là ché, là chiêng, là chiếc gùi đầy rau rừng cá suối...

Giữa hơi thở đại ngàn, con người cũng hòa mình vào bức tranh kì vĩ ấy, làm nên cái mộc mạc, chân chất mà đậm đà bản sắc của chính dân tộc mình. Cái đời sống “tự cung tự cấp” vốn dĩ có nét quyến rũ đến mê hoặc những bước chân muốn tìm tòi khám phá, muốn đắm mình trong những hội hè tập tục đã trải qua thăng trầm thời gian, từ khởi thủy đến hiện tại...

Và, một trong những tập tục còn được truyền giữ, lưu dấu đến tận ngày nay, nó là dáng dấp, là minh chứng đậm nét nhất của chế độ mẫu hệ, chính là tục bắt chồng.

Nếu ở Bắc Tây Nguyên, mỗi độ hoa Pơ Lang rực đỏ núi rừng, con gái người dân tộc Jẻ - Triêng lại vào rừng chặt củi hứa hôn, chặt củi “bắt chồng”. Thì, ở Nam Tây Nguyên, tộc người K’Ho - tộc người thiểu số sống lâu đời, cư trú chủ yếu trên các vùng núi cao, cuộc sống tách biệt,

QUỲNH UYỂN

Trong vài ngày qua, tại Trung tâm triển lãm Hòa Bình (Đà Lạt), triển lãm ảnh “Một cái

nhìn về Đà Lạt - Một thế giới trong tôi” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Đức Đặng đến từ TP Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng đối với công chúng yêu nhiếp ảnh.

130 tác phẩm ảnh đưa đến cho người xem sự hay, lạ, mới về một cuộc triển lãm ảnh mang hơi thở nghệ thuật đương đại. Phần lớn là ảnh đen trắng. Những tác phẩm đơn lẻ như được xâu chuỗi với nhau tạo nên câu chuyện kể về Đà Lạt với những chân dung, những bước chân, từng con người với công việc thường ngày, từng gánh hàng, từng cửa tiệm lặng lẽ bán mua. Ở góc phố này người thợ sửa đồng hồ cặm cụi với công việc, ở ngõ nhỏ cụ già đang bước đi, trên đường phố một chiếc xe máy chở đầy ắp bông cải xanh, trước cửa tiệm vắng chiếc xe máy mới dựng đó “ung dung” mà không sợ mất, giữa góc chợ trung tâm những người phụ nữ bán hàng hiền hậu, không xô bồ, ồn ã... Người xem như nhìn thấy sự chuyển động trong từng bức ảnh, từng chùm ảnh, trong cả bộ ảnh, từ từ, hiền hòa, là hồn cốt của Đà Lạt - một thành phố yên bình.

Trong xu thế số đông những người trẻ tuổi chụp ảnh chỉ để chơi facebook tạo sự hào nhoáng bên ngoài, hướng ống kính tới trời xanh, mây nước, sơn thủy hữu tình, nước non hùng vĩ để khoe mẽ, để được cộng đồng mạng tung hê... vô

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đức Đặng và “cái nhìn” về Đà Lạt

Ảnh: Quý SG

Page 7: CUỐI TUẦNbaolamdong.vn/upload/others/201811/29097_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.12.2018.pdf · Tỉnh tổ chức tiếp xúc, làm việc với các tổ chức nước ngoài như: Cơ

7 THỨ BẢY 1 - 12 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Lời hay - ý đẹp

lại giữ được luật tục “bắt chồng” lúc nửa đêm. Tư tưởng mẫu hệ in sâu vào suy nghĩ, họ đề cao quyền tự chủ của nữ giới kể cả việc lựa chọn bạn đời, vì vậy, trong tình yêu, hôn nhân, phụ nữ nắm quyền chủ động.

Tục bắt chồng của người Tây Nguyên cũng có nét tương đồng với tục cướp vợ của đồng bào miền núi phía Bắc, tuy nhiên, điểm khác biệt là phụ nữ đi bắt chồng chứ không phải đàn ông đi bắt vợ. Nét độc đáo này đã ghi dấu nhiều ấn tượng đẹp về văn hóa Tây Nguyên trong kí ức của du khách du xuân đến Tây Nguyên.

Cách đây từ rất lâu, người K’Ho đã chọn vùng đất cao nguyên Lang bian (Lạc Dương) với khí hậu ôn hòa, dịu mát quanh năm làm quê hương xứ sở. Dân tộc K’Ho còn có tên gọi khác là Cơ Ho, Cờ Ho, Kơ Ho... Là dân tộc với tập quán sống du canh du cư nên trong quá trình phát triển đã dần hình thành các nhánh K’Ho địa phương như: K’Ho Srê, K’Ho Lạch, K’Ho Chil, K’Ho Nộp (Tu Nốp), K’Ho Dòn... Người

K’Ho nói tiếng K’Ho, ngôn ngữ thuộc ngữ chi Ba Na (Bahnaric), thuộc ngữ hệ Nam Á. Gần đây, người K’Ho mới có chữ viết theo mẫu tự La tinh. Theo truyền thống từ xưa, người K’Ho sinh sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi, ngoài ra còn săn bắt hái lượm, về sau phát triển thêm nghề thủ công như rèn, đan lát, dệt vải...

Theo quan niệm của người K’Ho, phụ nữ có quyền lực và được quý trọng hơn nam giới, phụ nữ là trụ cột trong gia đình và nắm quyền quyết định mọi việc. Tổ chức gia đình người K’Ho theo chế độ mẫu hệ, con cái tính theo dòng họ mẹ, con gái là người thừa kế...

Từ tháng giêng đến tháng tư, đó là khoảng thời gian khi mùa vụ đã xong, lúa đã gặt, cà phê đã hái, thiếu nữ K’Ho trong độ tuổi 16-17 lại làm đẹp, chỉnh trang để đi chơi cùng bè bạn trong buôn. Sau vài bận hẹn hò, “ưng bụng” một chàng trai nào đó, người còn gái sẽ về nhà đòi cha mẹ đến nhà người mình yêu đặt vấn đề “bắt chồng”. Một chàng trai có sức

khỏe tốt, có nghề nghiệp thường được thách giá rất cao.

Các nghi thức cho đám hỏi hoặc đám cưới đều được tiến hành vào ban đêm, khi mặt trời đã xuống núi, bởi người K’Ho quan niệm rằng khi bóng tối bao trùm lên núi đồi, người ta sẽ tránh được các điều tiếng gây bất lợi cho đôi trai gái.

Tập tục của người K’Ho, mọi lễ vật cho cuộc hôn phối đều do nhà gái lo liệu từ lễ hỏi cho tới lễ cưới và toàn bộ chi phí cho đám cưới. Tục thách cưới cũng xuất phát từ xa xưa và tồn tại đến ngày nay. Thông thường, khi được người con gái đến dạm hỏi cưới, nếu nhà trai đồng ý họ sẽ đưa ra một mức giá. Bà Cơ Liêng K’Jat xã Lát (huyện Lạc Dương) cho hay: “Bằng trâu, bằng heo gà hiện nay đã hạn chế, không có vàng sẽ đòi bằng tiền từ 30 - 50 triệu, nếu có của hồi môn người ta mới cho lấy chồng, nếu không có, người con gái sẽ chịu thiệt thòi lắm...”. Như vậy, hủ tục thách cưới của buôn làng trên cao nguyên Lang bian vô tình đã kéo theo những hệ lụy, những

cô gái nghèo đành ngậm ngùi chịu cảnh sống đơn chiếc, những gia đình nghèo phải gồng gánh nợ nần nếu muốn kiếm tấm chồng cho con gái... Thách cưới của nhà trai đã thành gánh nặng, thành nỗi lo của biết bao cô gái nghèo miền sơn cước.

Ngày nay, tục bắt chồng của người thiếu nữ K’Ho ít nhiều đã thay đổi theo thời gian. Tiếp xúc với các luồng văn hóa, hòa nhập, sống hài hòa với các dân tộc khác, trong đó có dân tộc Kinh đã làm nhận thức của người K’Ho đổi thay theo hướng tích cực, họ đã có cái nhìn thoáng hơn về luật tục hôn nhân.

Nếu như trước kia, tục nối dây được xem như một điều bất khả trong hôn nhân của dân tộc K’Ho - nghĩa là khi một trong hai người, vợ hoặc chồng qua đời, người còn sống bắt buộc phải lấy chị/em vợ hoặc anh/em chồng để giữ được dòng máu dòng tộc... Thì ngày nay, hôn nhân đã vượt ra khỏi ranh giới họ hàng, buôn làng, nam nữ được phép kết duyên trên cơ sở tình yêu, được tự do chọn lựa bạn đời... Và từ đó, các nghi thức rườm rà gây bất lợi cho hai bên gia đình đã dần dần được người K’Ho loại bỏ. Đây là sự khởi sắc đáng mừng trong văn hóa tinh thần của người K’Ho, nhất là người phụ nữ.

Ông Cil Ha Tư (cán bộ tư pháp xã Tà Nung, TP Đà Lạt) so sánh: “Nếu như ngày xưa, lễ vật của hồi môn gồm 1 đồng la (chiêng) có trị giá 1-2 con trâu, cườm, tô, choé... thì ngày nay, tập tục thách cưới của nhà trai vẫn duy trì, nhưng tùy theo điều kiện của nhà gái. Của hồi môn có thể cho hẹn khất, nhưng mâm cỗ vẫn phải đàng hoàng...”.

Xưa và nay, điều dễ nhận thấy nhất là người K’Ho đã không còn gò bó trong luật tục, hình thức có thể thay đổi, nhưng bản sắc cơ bản vẫn được giữ gìn.

Ẩn dưới những tán rừng già, dưới chân núi, đời sống sinh hoạt của người đồng bào vẫn thấm đẫm linh khí đất trời, để từ khởi nguyên, đã nối dài đến tận hiện tại với chế độ mẫu hệ - trân trọng người phụ nữ - hồn cốt của gia đình, quyền lực gia đình nằm trong tay người phụ nữ. Đời sống tinh thần, đời sống tâm linh kì bí của từng dân tộc Tây Nguyên vẫn sẽ mãi là câu chuyện dài... Và câu chuyện về tục bắt chồng của thiếu nữ K’Ho trên cao nguyên Lang bian vẫn như những giai thoại sống động hấp dẫn, để già làng kể cho con cháu mai sau bên ánh lửa nhà sàn bập bùng, thơm nồng mùi khói bếp - mùi hoài niệm của năm tháng xa xưa...

Luật tục bắt chồng qua tư tưởng mẫu hệ của người K’HoNúi rừng Tây Nguyên vốn mang trong mình nhiều bí ẩn. Xen giữa núi đồi điệp trùng là những nếp nhà sàn, những cổng trời cao vút. Lưng đèo gió núi, những loài hoa dại chen nhau khoe sắc, những thác nước hùng vĩ... Dừng chân bất chợt nơi vùng thâm cốc, ta mới nếm trọn cái hoang sơ trong trẻo của làng buôn, xa hẳn cái tấp nập ồn ã của phố thị, của đời sống công nghiệp bủa vây từng phút, từng giờ.

VƯƠNG TÙNG CƯƠNG

Một thuở Thiên ThaiThao thức về một miền sông Đuống đường đá tre xanh mưa nắng dãi dầu Thiên Thai núi và Thiên Thai phốThiên Thai chúng mình một thưở ca dao

mang tình si sông Đuống chảy nôn naolòng phù sa hoàng hôn bến đợiem xuống tắm gió sông chiều bối rối sóng vỗ về huyền ảo dáng tiên sa

trăng mộng du xuống núi sáng la đà nâng chén tay tiên thơm lừng mặt chiếu đêm Thiên Thai cùng trăng với rượu Quan họ về thổn thức nỗi Trương Chi

Ôi Thiên Thai từ thuở ta điem cũng chia xa chốn bồng lai ấy loan phượng bay rồi bao giờ trở lại gió se buồn man mác mây trôi.

hình chung đã hình thành nên cái gọi là “nhiếp ảnh face” như một lối “mòn”; thì Đức Đặng đã lặng lẽ tìm một lối “độc hành” đi riêng cho mình. Những bức ảnh ẩn chứa độ “say” qua từng cú bấm máy tạo nên những tác phẩm thể hiện

sự táo bạo, độ sắc và phá “luật”, không lặp lại cái cũ, không theo lối mòn mà những “tay máy” cùng thời đang đi, dám thử nghiệm và chấp nhận rủi ro cao. Nếu phong cảnh tươi đẹp của Đà Lạt thường là đối tượng sáng tạo mà các “ống

kính” trẻ đương thời hướng tới thì Đức Đặng lại hướng ống kính vào con người. Phong cảnh chỉ tạo “bối cảnh” và làm nền cho các hoạt động sống. Cũng là phong cảnh chú ngựa nhởn nha ngặm cỏ bên hồ Xuân Hương, nhưng ảnh của Đức Đặng thấy rõ khoảnh khắc nó nhón chân lên khỏi mặt đất thong thả như bước đi.

Nhiếp ảnh là nghệ thuật của khoảnh khắc, nhưng khoảnh khắc trong ảnh của Đức Đặng không phải là khoảnh khắc tĩnh, mà là những khoảnh khắc chuyển động. Dấu ấn riêng của Đức Đặng được tạo nên bởi nghệ sĩ đã dùng máy móc, thiết bị như một công cụ phục vụ cho sự sáng tạo; điều khiển thiết bị công nghệ “bắt” nó phục vụ theo ý tưởng sáng tạo của mình, mà không phụ thuộc, không “dựa dẫm” vào thiết bị công nghệ. Ai cũng hiểu, nghệ thuật bao giờ cũng bắt đầu từ sự sáng tạo và khác biệt, với triển lãm cá nhân đầu tiên, nghệ sĩ nhiếp ảnh trẻ Đức Đặng đã ghi dấu ấn cá nhân của mình khá đậm nét với nghệ thuật nhiếp ảnh đương đại.

Để làm nên cuộc triển lãm đầu tiên, chàng trai 25 tuổi đã dành 5 năm tuổi trẻ rong ruổi khắp Đà Lạt, yêu và cảm nhận theo cách của riêng mình. Bạn đã chọn Đà Lạt để neo đậu khi chuyển đến định cư. Thành phố hoa từ đây có thêm một công dân dành tình yêu đặc biệt cho mình, nhiếp ảnh Đà Lạt từ đây có thêm một nghệ sĩ trẻ tuổi đam mê và khát khao sáng tạo.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 10/12/2018.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đức Đặng và “cái nhìn” về Đà Lạt

Triển lãm thu hút sự chú ý của công chúng yêu nhiếp ảnh.

Thời gian miễn phí, nhưng nó vô giá. Bạn không thể sở hữu nó, nhưng bạn có thể sử dụng nó. Bạn không thể giữ nó, nhưng bạn có thể tiêu nó. Một khi bạn đánh mất nó, bạn không bao giờ có thể lấy lại.

HARVEY MACKAY

Page 8: CUỐI TUẦNbaolamdong.vn/upload/others/201811/29097_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.12.2018.pdf · Tỉnh tổ chức tiếp xúc, làm việc với các tổ chức nước ngoài như: Cơ

8 THỨ BẢY 1 - 12 - 2018 CUỐI TUẦN DU LỊCH

TIỂU VÂN

Cỏ hồng ở vùng Tây Nguyên đang vào độ đẹp. Khi nắng lạnh tràn về báo hiệu đông

sang, cỏ hồng cũng se sắt chuyển màu theo ánh mặt trời. Lạnh mà ngủ đêm ngoài trời, có vẻ là điều không tưởng cho bất cứ ai. Nhưng, nếu làm được điều không tưởng, bạn sẽ có cơ hội mà những người luôn ở phố không có được. Và nhất là vào thời điểm này - mùa cỏ hồng! (Ảnh 1)

Bạn có thể tưởng tượng, phải vượt 80 km đường đô thị, đường nông thôn và đường rừng trong buổi chiều hoàng hôn thật đẹp. Bỏ lại những ngôi nhà cao tầng, đi qua những vườn rau, những làng bản, những đồng ruộng, rừng thông, rẫy cà phê, điểm xuyến bởi những bờ rào hoa quỳ còn vàng rực. Rồi con đường xuyên rừng đưa bạn đến một thảo nguyên mênh mông và vắng lặng...

Đống lửa được đốt lên. Những chiếc lều nhanh chóng được dựng. Bếp dã chiến làm từ 4 thanh sắt trụ và 2 thanh xà ngang, đổ thêm vài ký than. Những chiếc xiên nướng được 2 hướng dẫn viên vót thoắt cái đã xong. Gà nguyên con thì xiên lớn, thịt miếng thì xiên nhỏ. Vừa xong phần chuẩn bị cho món nướng thì bếp cũng rực hồng, chỉ việc đặt lên, thả thêm vài trái bắp non, hay mấy củ khoai, lật trở cho đều và hít hà mùi thơm lừng lựng,... Những chiếc ghế xếp tiếp tục được dựng lên. Mọi người ngồi vòng quanh, chuyền nhau ly rượu nấm rừng, chọc ghẹo nhau, kể vài câu chuyện... (Ảnh 2)

Gà chín, thịt chín, bắp - khoai chín! Thế là một bữa tiệc nướng với rau trộn và trái cây tươi ngon được bày ra. Vẫn những lời chọc ghẹo, vẫn những câu chuyện kể, vẫn những vòng rượu chuyền tay... Ai trụ được thì cứ tiếp tục. Người ngấm lạnh, buồn ngủ hay mệt mỏi thì rút về lều... Đêm cứ dần buông như thế! (Ảnh 3)

Tảng sáng, khi hừng đông chớm le lói, vài người đã chống máy ảnh tìm những góc đẹp chờ đón cảnh bình minh. Trời sáng thêm chút nữa, ai nấy bỗng ngỡ ngàng phát hiện ra, mình đang ở giữa một thảo nguyên bát ngát cỏ hồng. Những điều thú vị nhất đang nằm dưới chân du khách. Đó là lớp sương đêm phủ dày lên đám cỏ đang trổ bông li ti tạo thành một thảm tuyết mượt mà trải rộng. (Ảnh 4)

Khi mặt trời ló dạng, những tia nắng như hút dần các hạt sương, thảm cỏ tuyết chuyển màu dần, hồng lên và mỗi lúc một rực hơn. Vẻ đẹp bất chợt của thiên nhiên khiến không còn chủ nhân của chiếc lều nào có thể làm ngơ. Người nào người nấy hào hứng với không khí buổi ban mai. Một chút se lạnh, một vài tia nắng, một thung lũng đang chuyển màu, một vòm trời trong xanh và một bầu không khí tràn đầy thân thương. (Ảnh 5)

Ở một góc thảo nguyên, nàng Bum đen tuyền vừa chớm tuổi hẹn hò, sau một đêm canh gác cho cả đoàn, được cô chủ yêu thương dắt đi dạo. Thỉnh thoảng, cậu chủ gây trò để cô nàng chạy nhảy... Còn ở

Thảo nguyên mùa cỏ hồng...

góc này đây, trên sườn đồi, cạnh cây thông lẻ loi là một gia đình trẻ vui vẻ hướng dẫn cô con gái nhỏ tạo dáng. Bé Mochi được rèn luyện theo ba mẹ trên nhiều cung đường từ khi chưa tròn 1 năm tuổi, nên tỉnh bơ trước tiết trời phong sương và cảnh sắc lạ lẫm. (Ảnh 6)

Ở góc khác, các cô cậu thanh niên treo võng giữa những cây thông, mơ màng ngắm mặt trời, để mặc cho các tay máy mê mải bấm, chạy vòng quanh, tạo ra

những bức ảnh khiến bao bạn trẻ ước ao cũng được thả hồn phiêu du trong khung cảnh ảnh... Hay, ngồi bên cửa sổ của ngôi nhà xinh xắn dựng trên nóc xe hơi và thoải mái dõi theo hoạt động của những “người hàng xóm” trên khắp thảo nguyên. (Ảnh 7)

Thường thì du lịch đến vùng cao nguyên gió và lạnh khi đêm về, mặc nhiên, bạn sẽ chọn một căn phòng ấm áp mong có một giấc ngủ sâu và yên lành để tái

tạo năng lượng cho một ngày mới nhiều hoạt động. Nhưng, có một kiểu tái tạo năng lượng khác vô cùng độc đáo như thế này, bạn có thể trải nghiệm cùng Dalat Discovery. Bạn không chỉ được hướng dẫn cách dựng lều, đặt bếp, vót xiên nướng, cời than và nướng thịt; mà còn được “truyền bá” những kỹ năng sống ngoài thiên nhiên khác như nấu cháo bằng bếp ga xếp, hay nấu sôi nước trong chai nhựa để pha trà, chế cà phê...

Đêm! Bạn cảm nhận rõ thế nào là sương đêm, vì chẳng mấy chốc, những hạt sương thấm lên da bạn, hay làm ẩm lạnh bất cứ món đồ nào không gần bếp lửa. Để rồi nệm gấp, túi chuyên dụng giúp bạn có một giấc ngủ yên ấm. Và sáng ra, bạn thả căng lồng ngực đón bầu không khí trong lành và phong cảnh bình yên giữa thảo nguyên bao la. Và nhận ra, thật chẳng bõ công bạn thích khám phá và trải nghiệm! (Ảnh 8)

1

2 3

4 5

6 7 8

Page 9: CUỐI TUẦNbaolamdong.vn/upload/others/201811/29097_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.12.2018.pdf · Tỉnh tổ chức tiếp xúc, làm việc với các tổ chức nước ngoài như: Cơ

9 THỨ BẢY 1 - 12 - 2018CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

HỒNG THẮM

G iới thiệu với chúng tôi về trưởng thôn trẻ tuổi nhất từ trước đến nay ở Đạ Rsal, Chủ tịch

UBND xã Đạ Rsal Thái Viết Phúc cho biết, Pang Pế Y Nhang luôn nhận được sự tin tưởng của người dân thôn Phi Jút. Y Nhang có lợi thế vì là người sinh ra và lớn lên tại chính mảnh đất này, cha anh là già làng nên từ nhỏ đã nắm bắt được phong tục tập quán của bà con. Đó cũng chính là lý do để cấp trên đặt niềm tin khi giao bất cứ nhiệm vụ gì cho Y Nhang.

Pang Pế Y Nhang chia sẻ: “Khi mình vừa tách ra ở riêng được 1 tuần thì bà con đã tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Tháng 5/2017, khi ấy mình mới vừa tròn 26 tuổi, chẳng ai nghĩ rằng một người trẻ như vậy lại được bà con đồng tình ủng hộ. Quá sức bất ngờ, nhưng kèm theo đó là sự lo lắng bởi bản thân mình chưa có nhiều kinh nghiệm, không biết mình trẻ như vậy liệu có đảm nhiệm được nhiệm vụ cấp trên giao phó cũng như sự tín nhiệm của bà con hay không”.

Thế rồi sau những bỡ ngỡ ban đầu, công việc dần đi vào nề nếp. Theo Y Nhang, khó khăn lớn nhất hiện nay là quá trình tuyên truyền, vận động bà con. Phi Jút là một trong 3 thôn đồng bào DTTS ở Đạ Rsal. Là thôn xa nhất của xã, địa bàn lại trải rộng, dân cư sống rải rác nhưng lại chưa được trang bị hệ thống loa truyền thanh. Mỗi lần cần họp thôn hay có văn bản gì cần truyền đạt, Y Nhang lại phải

Trưởng thôn 9X

gọi điện thoại hay đến tận nhà từng hộ dân để thông báo.

Phi Jút hiện nay có chỉ 150 hộ dân, nhưng tỉ lệ hộ nghèo vẫn đang ở mức cao là 27,3% (trong đó 87% là hộ đồng bào DTTS). Trưởng thôn 9X cho biết có nhiều nguyên nhân để tồn tại tình trạng này, trong đó có một phần không nhỏ đến từ ý thức của bà con. Một số gia đình có ruộng, rẫy thì không tập trung chí thú làm

ăn, vẫn còn tình trạng nhậu nhẹt say xỉn. Còn một số khác thì lại thiếu đất sản xuất và vốn đầu tư, nên cũng chỉ đi làm thuê, rơi vào vòng luẩn quẩn. Bà con không có nhiều điều kiện để tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng nên còn lạc hậu. Làm thế nào để giải quyết được tình trạng này cũng là trăn trở lớn nhất của trưởng thôn Y Nhang.

Từ khi đảm nhiệm công việc

này, bên cạnh những khó khăn thì sự ủng hộ về mặt tinh thần của người thân hay những lời động viên của bà con chính là động lực giúp Y Nhang nhận thấy mình cần cố gắng nhiều hơn nữa. Một mình thì không thể quán xuyến hết mọi chuyện, Y Nhang cũng thường xuyên bàn bạc với Ban thôn và các đoàn thể để vận động, tuyên truyền đưa các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng

và Nhà nước tới người dân. Điển hình như khi vận động người dân hiến đất làm đường vào khu sản xuất từ nguồn vốn Chương trình nông thôn mới của UBND huyện Đam Rông. Thời buổi tấc đất tấc vàng, quá trình vận động cũng gặp không ít khó khăn bởi để hoàn thành đoạn đường dài 2,3 km đi qua phần đất của rất nhiều người, trong khi đó không phải ai cũng sẵn sàng vì mục tiêu chung. “Ban đầu vận động cũng tương đối khó khăn nên mình và cán bộ thôn cũng phải kiên trì giải thích cho bà con hiểu ý nghĩa của việc làm đường. Đến khi đã hiểu thì bà con sẵn sàng đồng ý. Hay như công trình Thắp sáng đường quê từ nguồn vốn của Huyện Đoàn Di Linh trị giá 20 triệu đồng, còn nhân dân thôn mình đóng góp 12 triệu đồng. Rồi mình cũng huy động lực lượng thanh niên ở thôn góp công hoàn thành công trình này. Đây đều là những công trình có ý nghĩa thiết thực với bà con” - Y Nhang chia sẻ.

Dẫu vậy, điều mà chàng trai trẻ vẫn còn hối tiếc là trước đây đã không có điều kiện để học hành đến nơi đến chốn. Gia đình nghèo lại đông con nên Y Nhang mới chỉ học đến hết lớp 5. Sau này, khi hoàn thành đợt nghĩa vụ quân sự, tham gia thôn đội trưởng là cơ hội để Y Nhang đóng góp sức mình xây dựng quê hương. Nhưng với ý nghĩ không bao giờ muốn phụ lòng tin tưởng của bà con, Y Nhang cũng luôn nhắc nhở mình phải nỗ lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Y Nhang đến tận nhà bà con để nắm bắt tình hình của từng gia đình. Ảnh: H.Thắm

Ở giữa buôn M’Lọn, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương còn ngôi nhà sàn truyền thống của người K’Ho với 70 năm tuổi. Trong ngôi nhà cũ kỹ ấy còn có những vật dụng trong sinh hoạt đời sống của người K'Ho Srê được một người phụ nữ lưu giữ.

DIỆP QUỲNH

Bà Rôda Nai Linh, 62 tuổi bắt đầu câu chuyện với việc so sánh tuổi tác giữa

mình và ngôi nhà: “Nhà này do cha mẹ tôi làm năm 1950, trước khi sinh ra tôi. Ngôi nhà vẫn được giữ nguyên từ hồi đó tới giờ và chỉ phải thay những cột gỗ mục do mưa nên không giữ nguyên như cũ”. Ngôi nhà sàn truyền thống của người K'Ho Srê với vách, sàn được làm từ thông, các trụ chính làm từ gỗ chí, một loại gỗ cứng, chắc vốn có nhiều vùng cao nguyên Di Linh. Dáng mái cổ truyền của một ngôi nhà sàn K'Ho và những tấm ván sàn mòn vẹt như nhân chứng cho những cuộc đời đã sinh ra, sống và qua đời bên bếp lửa nhà sàn.

Trong ngôi nhà sàn, bà Rôda Nai Linh lưu giữ lại rất nhiều vật dụng của một gia đình người K’Ho Srê. Những dãy gọ (nồi), Yang, sleng (chóe), trống da nai được xếp dọc tường. Trên vách treo những chiêng Mol, gùi, slao

si (mâm gỗ cúng lúa mới)... Có cả nỏ, xà gạt vương, xà gạt thường, nĩa rũ rơm, đòn xóc lúa, suốt bắt mối..., tất cả những vật dụng trong đời sống, trong lao động, săn bắn, sinh hoạt của người K’Ho đều hiện diện trong không gian ấy.

Cầm cái suốt bắt mối trên tay, bà Rôda Nai Linh kể sau mỗi mùa khô nóng bỏng, khi những cơn mưa bắt đầu trên đất đai, người K’Ho cầm suốt này để bắt mối. Ngay cả tới bây giờ, người M’Lọn vẫn bắt mối bằng cái suốt này. Còn cái nĩa rũ rơm kia chuyên để rũ những bó lúa khi người đàn ông xóc những bó lúa được bó chặt về tới hiên nhà. Vuốt ve chiếc gùi nâu đen, những mối mây vẫn còn bền chắc, bà bảo cái gùi này cũng mấy chục năm tuổi, khi còn sống mẹ của bà vẫn dùng để đi chợ. Bà khoe, ba cái chiêng Mol chính là của hồi môn cha mẹ cho bà khi lấy chồng, khi ấy là một trong những của hồi môn rất có giá trị.

Vừa cầm chiếc gọ ụ (nồi đất) đen bóng, bà Rôda Nai Linh vừa nhắc lại chuyện xưa. Chiếc gọ này là sản phẩm của bà con buôn Grăng Gọ bên xã Ka Đô. Do nung bằng củi, non lửa nên khi mua về, chiếc gọ có màu vàng nâu, người phụ nữ trong gia đình phải “hồ” gọ bằng nước cháo loãng. Bỏ một nắm gạo, cho thật nhiều nước, đun trên bếp nhiều giờ và vần gọ liên tục, nước cháo loãng sẽ lấp kín những kẽ hở, gọ chuyển màu đen bóng và trở nên rắn chắc. Gọ vụ thường được những người phụ nữ K’Ho chuyên

dùng để lấy nước dưới suối mang về nhà bằng cách đặt gọ lên vai. Ngoài gọ ụ, người K’Ho còn dùng gọ căng (nồi đồng), bà Rôda Nai Linh còn giữ được chiếc gọ căng lớn chuyên dùng để đồ xôi vào dịp lễ hội. Trân trọng bày chiếc slao si, mâm gỗ được làm từ một loại gỗ cực kỳ cứng, bà cho biết đây là loại mâm chuyên để bày đầu heo cúng vào những dịp lễ hội. Slao si còn loại nhỏ hơn, dùng để bày gà. Mỗi dịp lễ hội, bà con cúng Jàng, cúng đất trong tiếng trống da nai bập bùng, say sưa bên những sleng, những Yang (chóe rược cần) làm từ men lá.

Là con gái trong gia đình, bà Rôda Nai Linh thừa kế không chỉ ngôi nhà mà cả tâm nguyện của cha mẹ, hai cụ Rôda Nai Nga và Jaju Sa Hao. Bà bảo, trước khi mất, cha mẹ mong mỏi bà sẽ giữ được nguyên vẹn ngôi nhà. Và tiếp nối truyền thống ấy, bà sưu tầm, gìn giữ những vật dụng trong gia đình K’Ho Srê để con cháu biết ngày xưa ông bà, cha mẹ đã sống như thế nào. Người phụ nữ K’Ho đang giữ gìn truyền thống của ông bà, lưu giữ dòng chảy văn hóa đang róc rách trong tâm thức những con người trên mảnh đất Nam Tây Nguyên.

Người phụ nữ K’Ho và ngôi nhà sàn Srê

Nhớ về cảnh sinh hoạt xưa của người K’Ho. Ảnh: D.Quỳnh

Dù gặp nhiều khó khăn khi làm trưởng thôn ở độ tuổi còn khá trẻ, nhưng Pang Pế Y Nhang (thôn Phi Jút, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông) luôn tâm niệm phải làm hết sức mình để không phụ sự tin tưởng của bà con.

Page 10: CUỐI TUẦNbaolamdong.vn/upload/others/201811/29097_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.12.2018.pdf · Tỉnh tổ chức tiếp xúc, làm việc với các tổ chức nước ngoài như: Cơ

10 THỨ BẢY 1 - 12 - 2018 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

DIỆU HIỀN (Thực hiện)

PV: Thưa BS! Xung quanh chủ đề của Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm nay “Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”, xin BS cho biết mục tiêu đó là gì?

BSCKII Đỗ Công Kim: Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã phát động mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác) ở cấp độ toàn cầu để tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.

Mặc dù các mục tiêu này đã được Việt Nam cam kết thực hiện từ năm 2014, tuy nhiên các mục tiêu 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của

THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2018

Lâm Đồng thực hiện mục tiêu 90-90-90Nhân Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng chống AIDS (1/12), PV Báo Lâm Đồng có cuộc phỏng vấn BSCKII Đỗ Công Kim - Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Lâm Đồng về một số nội dung liên quan đến vấn đề này.

BSCKII Đỗ Công Kim.

mình và 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút hiện đạt được còn thấp trong khi thời gian còn lại để thực hiện mục tiêu không nhiều. Do vậy, Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2018, Việt Nam tập trung vào chủ đề “Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020!”.

PV: Tại sao mục tiêu 90-90-90 lại quan trọng với công cuộc phòng chống HIV/AIDS ở nước ta?

BSCKII Đỗ Công Kim: Các mục tiêu 90-90-90 là hết sức quan trọng, có tính chiến lược trong phòng chống HIV/AIDS nói chung, cũng như để có thể kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030. Bởi vì: 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình: Nếu một người nhiễm HIV mà không biết mình nhiễm thì có thể vô tình làm lây nhiễm HIV cho người thân và cho người khác trong cộng đồng. Hơn nữa, nếu người nhiễm HIV không biết được tình trạng nhiễm HIV thì họ cũng không tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và người cung cấp dịch vụ cũng không tiếp cận và cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho họ. Khi không biết được số người nhiễm HIV thực tế trong cộng đồng cũng sẽ gây khó khăn trong việc lập kế hoạch phòng, chống

HIV/AIDS.90% số người đã chẩn đoán

nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng HIV: Việc điều trị sớm bằng thuốc kháng HIV (hay còn gọi là thuốc ARV) sẽ giúp cho người nhiễm HIV tiếp tục kéo dài cuộc sống khỏe mạnh, giảm các nhiễm trùng cơ hội. Hơn nữa, hiện nay các nhà khoa học đã chứng minh “Không phát hiện = Không lây truyền” tức là nếu một người nhiễm HIV được điều trị sớm bằng thuốc kháng HIV, tuân thủ điều trị tốt thì thông thường sau 6 tháng điều trị thuốc kháng HIV sẽ có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện (200 bản sao/ml máu) sẽ không làm lây truyền HIV cho bạn tình qua quan hệ tình dục, làm giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con.

90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác: Việc kiểm soát tải lượng vi rút HIV ở mức thấp dưới ngưỡng phát hiện là chỉ báo quan trọng liên quan đến chất lượng và tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng HIV.

Như vậy, các mục tiêu này có liên quan mật thiết với nhau. Từ tiếp cận với những người có hành vi nguy cơ cao để tư vấn, dự phòng lây nhiễm HIV và tạo cơ hội cho họ tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm HIV. Khi một người được chẩn đoán nhiễm HIV cần phải được kết nối với dịch vụ điều

trị thuốc kháng HIV và duy trì tốt việc tuân thủ điều trị. Nếu đạt được 3 mục tiêu quan trọng này thì chúng ta có thể phát hiện được hầu hết những người nhiễm HIV trong cộng đồng; điều trị được hầu hết những người nhiễm HIV với kết quả điều trị tốt, giảm tối đa khả năng lây nhiễm HIV cho người khác, người đã nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh. Khi các mục tiêu 90-90-90 đạt được vào năm 2020 sẽ tạo đà để từ đó có thể đạt được mục tiêu to lớn hơn là kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

PV: Thực tế tại Lâm Đồng đã thực hiện mục tiêu này như thế nào và cần những giải pháp gì để tỉnh đạt mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020?

BSCKII Đỗ Công Kim: Tại Lâm Đồng, đến hết quý III/2018 kết quả thực hiện trong công tác phòng chống HIV/AIDS theo mục tiêu 90-90-90 như sau: có 68% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, có 79% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (ARV).

Riêng mục tiêu 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác thì hiện tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS chưa đủ điều kiện triển khai được xét nghiệm đo tải lượng vi-rút mà phải gửi mẫu về Viện

Pasteur TP HCM để xét nghiệm. Do hạn hẹp về kinh phí nên trong thời gian vừa qua, chúng tôi mới gửi được khoảng 100 mẫu xét nghiệm đo tải lượng vi-rút của bệnh nhân đang điều trị thuốc kháng HIV, kết quả có 82% đạt số lượng vi-rút ở mức thấp.

Để đạt được mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 chúng ta cần những giải pháp sau đây: Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và các mục tiêu 90-90-90 trong cộng đồng dân cư để mọi người nhận thức đúng và tích cực chủ động tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS. Mở rộng và tạo sự thuận lợi trong công tác tư vấn xét nghiệm HIV để mọi người có nhu cầu đều tiếp cận được dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV nhằm đáp ứng mục tiêu 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của họ. Thực hiện tốt việc kết nối và chuyển tiếp các dịch vụ trong phòng chống HIV/AIDS để tất cả những người đã được phát hiện nhiễm HIV đều được tiếp cận dịch vụ điều trị thuốc kháng HIV theo quy định. Vận động và tạo điều kiện để người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh mua thẻ Bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi và giảm chi phí khi tham gia điều trị thuốc kháng HIV. Nâng cao chất lượng khám, tư vấn và chăm sóc điều trị cho người nhiễm HIV, khuyến khích và tạo điều kiện để người nhiễm HIV tuân thủ điều trị tốt. Triển khai xét nghiệm đo tải lượng vi-rút cho bệnh nhân điều trị thuốc kháng HIV để theo dõi và đánh giá hiệu quả trong quá trình điều trị của bệnh nhân nhiễm HIV.

PV: Xin cảm ơn BS!

Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh đề xuất trong thời gian tới mở thêm ít nhất một cơ sở điều trị thay thế tại thành phố Bảo Lộc, 2 cơ sở cấp phát thuốc tại các Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà, Di Linh. Về lâu dài cần mở thêm cơ sở cấp phát thuốc tại một số huyện khác nữa nhằm tạo điều kiện tốt nhất về tiếp cận điều trị cho bệnh nhân tham gia chương trình.

AN NHIÊN

Cơ sở điều trị thay thế tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Lâm Đồng đi

vào hoạt động hơn 3 năm nay và Cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại Trung tâm Y tế Đạ Tẻh hoạt động được 2 năm. Đến nay, tổng số bệnh nhân tham gia điều trị Methadone toàn tỉnh có 647

Tăng khả năng tiếp cận điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone

người, trong đó tại Cơ sở điều trị thay thế là 566 bệnh nhân và tại Cơ sở cấp phát thuốc Methadone Đạ Tẻh là 81 bệnh nhân.

Bệnh nhân hiện tham gia điều trị toàn tỉnh là 573 người, bỏ trị là 74 người do thi hành án, chuyển

nơi khác, tái sử dụng ma túy… Tổng số người nghiện toàn tỉnh là: 3.830 người, trong đó có hồ sơ quản lý là 2079 người, chưa có hồ sơ quản lý là 1.751 người. Số người nghiện cao nhất tập trung ở các địa bàn: Đà Lạt, Bảo Lộc,

Lâm Hà, Di Linh, Đức Trọng… Ở vùng sâu, vùng xa có số người nghiện gia tăng nhanh là huyện Đam Rông.

Tại Cơ sở điều trị thay thế, tổng số bệnh nhân hiện tham gia điều trị là 573 người. BSCKII Nhữ Đình Hưng - Trưởng phòng khám Cơ sở điều trị thay thế cho biết: Thuận lợi của việc điều trị và cấp phát thuốc Methadone căn cứ vào Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính Phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Quyết định số 5076/QĐ-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện; Kế hoạch số 1285/KH-UBND ngày 8/3/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt “Kế hoạch điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh Lâm

Đồng giai đoạn 2017-2020”.Về hoạt động chuyên môn,

nghiệp vụ, Cơ sở điều trị thay thế hoạt động được hơn 3 năm nên ngày càng nề nếp, nhịp nhàng và đồng bộ hơn cả về chuyên môn nghiệp vụ với các kỹ năng khác như giao tiếp, xử lý tình huống, sự việc… trong quá trình tư vấn, khám và điều trị phục vụ bệnh nhân. Cán bộ của cơ sở được đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao nên không chỉ đáp ứng tốt phục vụ tại Cơ sở điều trị thay thế mà còn đảm trách hướng dẫn, giám sát hỗ trợ hàng tháng, hàng quý cho Cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại Đạ Tẻh.

Đa số bệnh nhân đã tham gia trong thời gian dài (>1 năm đến >3 năm) nên tuân thủ điều trị tốt và đã có những đồng cảm, chia sẻ với cán bộ Cơ sở điều trị thay thế, coi Cơ sở là nhà, cán bộ là người thân...

XEM TIẾP TRANG 11

BSCKII Nhữ Đình Hưng kiểm tra sức khỏe bệnh nhân. Ảnh: An Nhiên

Page 11: CUỐI TUẦNbaolamdong.vn/upload/others/201811/29097_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.12.2018.pdf · Tỉnh tổ chức tiếp xúc, làm việc với các tổ chức nước ngoài như: Cơ

11 THỨ BẢY 1 - 12 - 2018CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... - Tôi nghĩ cuộc đời tôi thế là quá đủ cho một cuộc tình. Tôi đã học ở đâu đó câu này “Tình yêu chân chính như một bóng ma. Nghe nói thì nhiều nhưng ít người nào gặp được”. Cho đến bây giờ tôi vẫn bàng hoàng nghĩ lại câu chuyện về người chồng đã quá cố của tôi cách đây 17 năm trước. Cũng ở căn nhà này, anh cũng ngồi ở chính cái ghế mà anh đang ngồi nhìn tôi vẽ tranh phong cảnh. Chỉ có điều ngôi nhà phải đóng kín cửa, vì sợ toán lính dân vệ đi trên đồi xộc vào bất ngờ...

Trong nhiều năm, tôi không hề biết rằng cả ba má tôi là người của “Mặt trận” hoạt động hợp pháp trong thành phố. Ông mở xưởng cưa, xưởng nước đá cũng là tìm cách để gây quỹ cho cách mạng, lấy chỗ trú ngụ hợp pháp cho các anh ở trên núi đi về. Tôi là con một, được ba má cưng chiều. Ngoài công việc đi học, đi chơi với bạn bè vào những ngày nghỉ tôi không phải làm việc gì hết. Con gái của một chủ xưởng - tôi được bạn bè gọi vậy, thực ra cũng là một cái vỏ bọc tốt, giúp cho ba tôi che giấu tai mắt của địch. Lờ mờ, tôi cũng đoán hiểu được công việc của ba mẹ. Ba tôi cũng không có ý giấu tôi mãi. Đôi ba lần, tôi đã đi mua thuốc tây, chuyển thư cho ba tôi...

Trước ngày giải phóng thành phố chừng ba tháng, có một đêm ba tôi đón về ở trong nhà một người thanh niên. Ba gọi tôi vào và bảo: “Đây là chú Hoàng - sẽ đến ở trong nhà ta ít ngày. Bạn bè con đến chơi không được để cho thấy có người lạ trong nhà”. Ban ngày Hoàng ở trong gian nhà hầm chứa đồ. Tối đến anh mới ra ăn cơm rồi thay đồ đi công chuyện...

Vào những buổi chiều im ắng không có dấu hiệu nguy hiểm,

Hoàng thường ra ngồi xem tôi vẽ. Anh bảo: “Anh cũng mê hội họa lắm nhưng mới học xong lớp 10, anh đã nhập ngũ”. Để được đi bộ đội Hoàng đã phải rạch tay lấy máu viết đơn, vì anh chưa đủ tuổi. Tôi không tin cho là anh bịa. Có lần tôi hỏi Hoàng: “Anh biết chi về miền Nam mà dám vô đây?”. “À, anh đọc trong sách. Cuốn “Đất rừng phương Nam”. Anh mê những sân chim, rừng đước, đi săn cá sấu... Chẳng ngờ lại lên với cao nguyên Lang Bian”. “Chắc anh chán những đồi thông”. “Không, không... Thông Đà Lạt đẹp lắm”. Anh đáp mà tôi thấy mặt đỏ bừng. Anh đã thử giúp tôi vẽ tranh. Chỉ nhìn qua, tôi biết anh có tài vẽ. Hoàng xin tôi một tấm gỗ thông và dùng màu vẽ một bức họa rất đẹp về Hồ Gươm và Tháp Rùa. Lúc đầu tôi không hiểu, chỉ thấy lạ. Hoàng giải thích đây là một thắng cảnh ở Hà Nội. Và bảo: “Mai này đất nước thống nhất, anh sẽ đưa em ra Thủ đô Hà Nội ngắm cảnh Hồ Gươm”. Tôi là một đứa con gái mơ mộng và lãng mạn. Tôi đã yêu Hoàng. Không tính toán, bất chấp hiểm nguy và không nghĩ rằng anh là người đang bị săn đuổi. Chỉ cần lộ ra cả anh và cả nhà tôi đều chết. Hàng đêm, tôi nén đợi anh, có khi Hoàng đi tới hai ba giờ sáng mới về. Anh là trinh sát an ninh, đang có nhiệm vụ thu thập tin tức của địch để chuẩn bị một chiến dịch lớn đánh vô thành phố. Có bữa ba tôi cùng đi với anh.

Tôi chỉ biết về anh có vậy. Một đêm, Hoàng về nhà vào quãng 11 giờ khuya.

Tôi trốn ba má xuống gặp anh. Hoàng bảo: “Có thể anh sắp xa em... Anh muốn nói với em điều này. Anh định thưa với ba má em cho phép chúng mình yêu nhau

và anh sẽ cưới em làm vợ”. “Cưới ư?” - Tôi kêu lên, ngạc nhiên. “Phải, Mỹ ngụy sắp thua rồi em ạ. Em có muốn làm vợ anh không?” “Có! Có...” - Tôi đáp không cần suy nghĩ. “Mai này thống nhất, anh sẽ đưa em ra Hà Nội để coi Tháp Rùa...”. “Hà Nội đẹp lắm có phải không anh?”.

Đêm ấy, trời tạnh ráo. Bầu trời như được đẩy lên cao. Chúng tôi nằm trên thảm cỏ nghe tiếng thông reo và nhìn những vì sao. Cỏ mềm và ấm. Đôi môi tôi khô khát. Tôi và anh như hai dòng suối phải len lách qua bao nhiêu thác ghềnh, rừng núi nay được hòa nhập đổ vào dòng sông lớn. Trong giây phút thiêng liêng ấy, cả tôi và anh đều như thầm nguyện sống bên nhau đến trọn đời. Những vì sao khuya và vành trăng mỏng manh như một lá lúa trước gió đã chứng giám cho tình yêu của chúng tôi... Nhưng cái việc tôi yêu Hoàng tôi chưa bao giờ muốn cho ba mẹ tôi biết. Dưới con mắt của hai người, tôi vẫn chỉ là một con bé con ham chơi, ưa xài tiền và làm nũng cha mẹ.

Rồi một đêm, Hoàng và ba tôi đi “công chuyện” như mọi khi. Và họ không về nữa. Những ngày sau, đêm nào tôi cũng thức đợi, rấm rứt khóc đỏ con mắt. Má tôi cũng buồn, nhưng bà bình tĩnh hơn, biết giấu kín chuyện không vui...

- Tôi bàng hoàng hơn khi biết mình có con với anh.

Nàng kể tiếp. Khi con gái tôi chưa kịp ra đời, tôi đã biết nó sẽ không có dịp còn gặp mặt cha. Cuộc sống đang bị đảo lộn. Rồi cái gì phải tới đã tới. Bộ đội đánh vô thành phố. Đà Lạt giải phóng. Cái thai trong bụng tôi đã được gần hai tháng. Có lúc tôi định đi nạo thai. Má tôi mắng: “Đừng làm việc thất đức con ơi! Nó là máu

mủ của chồng con và của con. Và giá như tôi có khai báo đứa con tôi đang mang trong bụng là kết quả của tình yêu giữa tôi với Hoàng thì ai sẽ tin tôi?. Cho dù mẹ tôi lúc ấy có là “cơ sở cách mạng” cũng không đủ sức thuyết phục đứa trẻ trong bụng tôi là hợp pháp.

Nhưng tôi cần gì nhỉ? Lúc ở tuổi 18, tôi đã nghĩ vậy. Tôi có được một đứa con với người tôi yêu. Tôi có đủ nghị lực vượt qua đau khổ để sống, nuôi con và mang lại hạnh phúc cho đứa con bé bỏng. Nó là hình hài của tôi và anh được kết thành từ trong bóng tối giữa những khát vọng yêu thương vô bờ.

Tôi buộc phải nghỉ học giữa lớp 12 để ở nhà phụ giúp cho má tôi việc nhà, và vẽ những bức tranh như anh đã thấy. Hoàng chỉ vẽ một bức tranh Hồ Gươm duy nhất. Tôi trân trọng giữ nó như là một báu vật. Khi nào buồn khổ, tôi lại nhìn lên bức tranh ấy. Dưới làn nước trong xanh của Hồ Gươm như thể Hoàng hiện ra... Bạn bè cùng học với tôi một lớp chúng xa lánh. Chúng coi tôi là đứa hoang tàn, đành nhẽ. Tệ hơn, gia đình tôi là gia đình cách mạng. Sự thù hận của những kẻ nuối tiếc chế độ cũ còn lớn hơn tôi tưởng. Những năm tháng ấy, đất nước lại đói khổ. Một cuộc sống vốn tự do không dễ dàng gì quen với cảnh xếp hàng mua từng cân đường, lạng thịt, thước vải tính từng ô giấy... Bởi chính tôi cũng từng là một nạn nhân. Tôi đã hiểu ra cuộc sống không giản đơn chút nào...

Không cần nghe kể hết câu chuyện của người thiếu phụ, ngồi chìm trong khoảng tối tôi cũng đã tự hình dung ra những gì nàng đã trải qua. Cho dù các cơ quan, tổ chức có điều tra đến đâu, nàng chỉ biết độc nhất một điều: Cha

Quỳnh Hoa, tên Hoàng người quê ở Hà Nội. Bởi cả tổ trinh sát của Hoàng đều ngã xuống vào đêm trước của buổi bình minh Đà Lạt.

Đến một lúc tôi nhận ra ngoài trời đã tối, không thể ngồi nán thêm được nữa. Nàng tiễn tôi ra ngoài sân. Vầng trăng đêm rằm không đủ sức xuyên qua lớp mây mù, nhưng không gian ngoài trời vẫn sáng. Tôi nhận ra những tán thông trên triền đồi, giờ đang sẫm đen lại. Phảng phất hương thơm của một loài hoa nào đó trong khoảng vườn quang đãng.

Giọng tôi chợt nghẹn lại: - Cám ơn chị nhiều lắm. - Tự

nhiên tôi cầm lấy bàn tay nàng. Nàng không nỡ gỡ ra. Tôi bảo:

- Tôi... Tôi cũng là một người lính giải phóng. Tôi cảm ơn chị ngàn lần. Cho những bạn bè tôi đã chết. Cho người còn sống. Và cả cho chính tôi nữa.

Nỗi xúc động khiến tôi trào nước mắt, chẳng hiểu vì lẽ gì tôi nâng bàn tay của nàng áp chặt vào đôi môi của tôi.

Tôi không nhìn rõ gương mặt nàng, nhưng lại nhận ra ánh mắt long lanh. Tôi không rõ nàng có giận tôi, hay bất ngờ trước một cử chỉ đường đột như vậy.

- Mai sớm anh đi...? Và còn có dịp nào trở lại Đà Lạt?

Tôi trốn câu trả lời bằng cách băng nhanh vào con đường rẽ trên đồi. Không ngoái lại, nhưng tôi biết, nàng còn đứng đó nhìn theo. Sáng mai lúc chưa tan sương. Đà Lạt còn đang ngái ngủ, chỉ cần nghe tiếng còi xe trên con đường nhựa cắt ngang qua nhà, tôi tin chắc rằng nàng sẽ trở dậy. Nàng sẽ là người duy nhất ở cái xứ sở sương mù chứa nhiều bí ẩn này đưa tiễn tôi trở về thành phố.

Và cho đến bây giờ khi viết những dòng này tôi vẫn chưa được biết tên nàng.

Chiều mưa Đà Lạt... TIẾP TRANG 5

Ông Esmat Zain al-Deen, người dân ở Sweida, Syria, đã biến phòng khách trong ngôi nhà của ông thành một bảo tàng thu nhỏ để trưng bày bộ sưu tập đồ cổ về lịch sử và các di sản của tổ tiên nhằm thỏa mãn niềm đam mê đồ cổ.

Bộ sưu tập của ông Esmat Zain al-Deen có tới 2.500 món đồ cổ, do ông dày công sưu tập trong vòng 8 năm, trong đó món đồ lâu đời nhất từ những năm 50 của thế kỷ trước.Theo TTXVN/VIETNAM+

... Trong thực tế có những khó khăn nhất định như: Địa bàn triển khai, toàn tỉnh mới có 1 Cơ sở điều trị thay thế tại thành phố Đà Lạt và 1 Cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại Trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh cách xa nhau gần 200 km. Trong khi đó địa bàn tỉnh quá rộng, đường sá đi lại quá xa, nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa; hệ quả bệnh nhân ở vùng này có tỷ lệ tuân thủ điều trị, bỏ trị cao hay người nghiện các chất dạng thuốc phiện khó có điều kiện tham gia chương trình.

Xu thế chuyển dịch sử dụng ma túy đa dạng hóa: Một số bệnh nhân tham gia điều trị khi xét nghiệm nước tiểu không chỉ dương tính với các chất dạng thuốc phiện (CDTP) mà còn dương tính với các chất ma túy khác như cần sa, amphetamine, methamphetamine, estasy… hay bệnh nhân đang tham gia điều trị có nghi ngờ có sử dụng ma túy được chỉ định test nước tiểu cũng phát hiện có sử dụng các loại ma túy trên với nhiều lý do gặp gỡ bạn bè nghiện, thử tìm cảm giác mới, lạ… cũng dẫn đến bệnh

nhân kém tuân thủ hay bỏ trị.Xuất phát từ những khó khăn

trên, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh đề xuất trong thời gian tới mở thêm ít nhất một Cơ sở điều trị thay thế tại thành phố Bảo Lộc, 2 Cơ sở cấp phát thuốc tại các Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà, Di Linh. Về lâu dài cần mở thêm Cơ sở cấp phát thuốc tại một số huyện khác nữa nhằm tạo điều kiện tốt nhất về tiếp cận điều trị cho bệnh nhân tham gia chương trình.

Tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng rộng rãi tại địa phương về lợi ích thiết thực cho người nghiện, gia đình, cộng đồng nơi họ sinh sống khi tham gia điều trị thay thế bằng thuốc Methadone sẽ giảm gánh nặng về tài chính, cải thiện quan hệ tình cảm, cơ hội việc làm và không gây mất trật tự an ninh hay vi phạm pháp luật… Đưa công tác điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone vào nghị quyết của các cấp ủy đảng, là nhiệm vụ chính trị của các cấp chính quyền

địa phương, từ đó sẽ chỉ đạo triển khai phối hợp cho các ban ngành đoàn thể phối hợp với y tế thực hiện hiệu quả, nhất là ngành công an; lao động, thương binh - xã hội.

BSCKII Nhữ Đình Hưng đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân đó là: Sự lựa chọn thông minh nhất của bệnh nhân hay người nghiện các chất dạng thuốc phiện là đừng nghiện thêm hay sử dụng thêm các loại ma túy khác (cần sa, amphetamine, methamphrtamine, estasy…) hay đang sử dụng hỗn hợp các loại ma túy trong đó có các chất dạng thuốc phiện thì hãy dừng bỏ các loại ma túy chưa có thuốc điều trị thay thế ngoài nghiện các chất dạng thuốc phiện đó là Methadone. Cần sa, amphetamine, methamphrtamine, estasy… là con đường dẫn đến bệnh viện tâm thần, loạn thần triệu chứng, loạn thần chức năng, bệnh tâm thần với các tổn thương vĩnh viễn và cuối cùng là cái chết không mong muốn.

Tăng khả năng tiếp cận điều trị... TIẾP TRANG 10

Độc đáo "bảo tàng" cổ vật thu nhỏ, lưu giữ lịch sử huy hoàng của Syria

Bộ sưu tập đồ cổ được trưng bày tại nhà khách của ông Esmat Zain al-Deen tại Sweida, Syria ngày 13/11/2018.

Page 12: CUỐI TUẦNbaolamdong.vn/upload/others/201811/29097_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.12.2018.pdf · Tỉnh tổ chức tiếp xúc, làm việc với các tổ chức nước ngoài như: Cơ

THỨ BẢY 1 - 12 - 2018 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Góc ảnh đẹp

Bình yên. Ảnh: Py Trần

VIẾT TRỌNG

Nông dân trong buôn làngĐó chính là anh Da Gout K’Long, 39

tuổi (sinh năm 1979), sinh sống tại Tổ 12, Thôn 3, Tà Nung - một xã dân tộc thiểu số vùng ven thành phố Đà Lạt.

Là một nông dân chính hiệu trong buôn làng K’Ho, Da Gout K’Long cho biết anh từ nhỏ đã quen với chuyện làm vườn, với nương rẫy “Thì cũng có chơi thể thao đá bóng, chạy thi với các bạn cùng lứa trong xóm tại sân xã chiều chiều lúc nhỏ, thế thôi chứ chưa bao giờ nghĩ mình thành vận động viên thi đấu giải quốc gia như bây giờ” - anh cười tươi.

Tham gia lực lượng dân quân tự vệ của xã Tà Nung từ thời trẻ, K’Long đã có trên 12 năm là thành viên tích cực của xã đội, là Trung đội trưởng cơ động của Xã đội Tà Nung, từng được cử tham dự hội thao lực lượng dân quân tự vệ của thành phố và của tỉnh trong môn chạy vũ trang 100 m.

Nhưng sự cố đến với anh trong năm 2009, khi anh 30 tuổi. Trong một ngày đẹp trời anh lên rẫy cà phê của mình (gia đình

TỪ NÔNG DÂN THÀNH VẬN ĐỘNG VIÊN Vụ nổ đáng tiếc đã cướp đi đôi tay của một nông dân là lao động chính trong nhà. Nhưng bằng sức mạnh tinh thần, anh vẫn đứng vững trong cuộc sống, trở thành vận động viên khuyết tật thi đấu giành huy chương từ giải quốc gia.

anh đang canh tác chừng 6 sào cà phê cách nhà chừng khoảng vài cây số đường) bỗng bắt gặp một đầu đạn từ thời chiến tranh còn sót lại trong rừng. Không hiểu sao anh lại mang nó về với ý định tháo ra, và rồi khi anh đang tháo ngòi nổ quả đạn đã phát nổ trong vườn nhà. Trong nhà anh lúc đó mọi người đi vắng, chỉ có duy nhất cha anh ở nhà, cha bị thương nhẹ, còn anh bị choáng và bất tỉnh vì cú nổ trời giáng này, may mắn mạng sống anh vẫn giữ được.

Đến khi tỉnh lại trong bệnh viện, anh thấy mình mất cả đôi tay, một tay mất cả bàn tay, một tay mất gần tới khuỷu tay,

thêm một mắt bị mất, con mắt còn lại bị tổn thương nặng.

Nằm ở bệnh viện cả tháng, anh mới bình phục lại để được về nhà. Nhưng với một nông dân hay làm, là lao động chính trong nhà, là trụ cột nuôi sống gia đình như anh, anh đã tự hỏi nếu mất cả đôi tay mình sẽ phải làm gì?

Những ngày đầu đó K’Long cho biết anh như mất phương hướng sống, thường tìm đến rượu và cả ngày không muốn gặp ai nữa. Nhưng dần rồi anh đã tìm được cách thích nghi với cuộc sống không có đôi tay của mình. Được sự hỗ trợ của Nhà nước, anh lắp một đôi tay giả, rồi tìm cách làm việc nhà, tự chăm sóc mình, tự ăn uống, tự làm bếp giúp vợ, chăm sóc con học.

Anh có 4 con, 2 trai, 2 gái, con gái đầu đang học phổ thông tại Trường Dân tộc Nội trú tỉnh, 3 đứa còn lại còn nhỏ, đang học tại các trường học trong vùng. Vợ anh, chị Ka Mun, từ khi chồng bị tai nạn, đã trở thành lao động chính trong gia đình, chị thay anh làm các công việc chính trên rẫy cà phê của mình, trồng rau, chăn nuôi quanh nhà.

Và rồi người nông dân khuyết tật này với sự trợ giúp của vợ đã dần tự mình làm lại được các việc trong vườn cà phê của mình như cắt cỏ, xịt thuốc.

Vận động viên tích cựcMọi sự đã khác đi khi một người bạn đến

nhà vận động anh tham gia vào Hội Người khuyết tật của xã, lúc đầu anh cũng ngần ngừ vì từ khi bị tai nạn mang mặc cảm anh ít muốn gặp ai, người bạn thuyết phục mãi anh mới nhận lời.

“Tôi thay đổi hoàn toàn khi gia nhập hội”- anh kể lại. Vì đơn giản khi gia nhập hội, anh thấy dù mình mất cả hai tay, mù một con mắt nhưng vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người khuyết tật khác cùng hoàn cảnh như mình.

“Rất nhiều người cũng khuyết tật nhưng họ khó khăn hơn mình rất nhiều, có người mù cả hai mắt nhưng vẫn cố gắng tự đi lại được, còn mình vẫn còn một mắt nhìn

được mà. Có người hai chân bị liệt, phải đi nạn, phải đi xe lăn nhưng vẫn nỗ lực đi lại, còn mình hai chân còn khỏe mà, mình còn làm việc nhờ đôi chân này được mà sao lại không đi làm” - anh chia sẻ.

Thay đổi trước nhất là anh bỏ rượu, đến nay không còn thói quen uống rượu giải sầu nữa. Anh tích cực ra ngoài, gặp gỡ mọi người, không còn mặc cảm của một người khuyết tật thiếu đôi tay nữa; ở nhà anh tích cực làm việc nhà, việc vườn việc gì làm được trong khả năng anh đều làm để giúp vợ. Anh tích cực tham gia các hoạt động của Hội Người khuyết tật của xã, đăng ký tham gia thi đấu tại Hội thao Người khuyết tật thành phố.

Năm 2017 vừa qua, trong Hội thao Người khuyết tật toàn tỉnh Lâm Đồng, đại diện cho đoàn Đà Lạt thi đấu, anh đã giành đến 3 huy chương vàng trong nội dung chạy 100 m, 200 m và 400 m. Với thành tích này, ngành thể thao tỉnh khi chọn anh vào đội tuyển VĐV khuyết tật của tỉnh tham gia Hội thao Người khuyết tật toàn quốc tại Đà Nẵng trong năm 2017, anh đã giành được 3 huy chương cũng trong các nội dung chạy từ 100 - 400 m, trong đó có 2 huy chương bạc và 1 huy chương đồng.

Tại Hội thao Người khuyết tật toàn tỉnh 2018 năm nay, Da Gout cũng tiếp tục giành đến 3 huy chương vàng trong 3 nội dung chạy 100 m, 200 m và 400 m.

“Cũng không nghĩ lại là VĐV đi thi đấu cho tỉnh nên khi được chọn đi tôi rất vui khi giành được huy chương cho đoàn. Chỉ đáng tiếc là không giành được huy chương vàng cho tỉnh trong năm 2017 nên phải đến năm 2019 mới có giải thể thao người khuyết tật toàn quốc và tôi sẽ cố gắng hơn” - K’Long tự tin.

Với vợ anh, chị Ka Mun, chị chỉ mong anh cứ làm gì anh thích và vui là được. “Sau khi bị tai nạn có lúc anh buồn lắm, gia đình sợ anh suy sụp nhưng nay đã khác rồi. Gia đình, mọi người chung quanh khuyến khích anh cứ tham gia hoạt động xã hội đi, đi ra ngoài, đi thi đấu để giữ gìn sức khỏe là được” - chị nói.

Anh Da Gout K’Long.

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Lâm Đồng

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng (Chi nhánh VCB Lâm Đồng) cần tuyển dụng lao động cụ thể như sau:

1. Chỉ tiêu tuyển dụng:Cộng tác viên bán hàng trực tiếp : 05 cán bộCộng tác viên hỗ trợ tín dụng : 04 cán bộCộng tác viên ĐVCNT: 02 cán bộCộng tác viên hướng dẫn điểm bán: 05 cán bộ2. Đối tượng:Công dân có hộ khẩu thường trú và nơi ở ổn định tại thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc

Dương và Đơn Dương.3. Mô tả công việc và tiêu chuẩn tuyển dụng: - Ứng viên truy cập vào website: vietcombank.com.vn/tuyendung.4. Thời gian, hình thức nhận hồ sơ:- Thời gian: Từ ngày 26/11/2018 đến hết ngày 5/12/2018.- Hình thức nhận hồ sơ: + Đối với CTV bán hàng trực tiếp: Nộp hồ sơ trực tuyến tại địa chỉ: https://tuyendung.vietcombank.com.vn/ + Đối với các vị trí CTV còn lại: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Hành chính nhân sự, VCB Lâm Đồng, số

33 Nguyễn Văn Cừ, Phường 1, Đà Lạt5. Yêu cầu đối với các vị trí ứng tuyển: + Đối với vị trí CTV bán hàng trực tiếp: Tốt nghiệp Đại học hệ chính quy chuyên ngành Kinh tế - Tài chính

- Ngân hàng hoặc các chuyên ngành có liên quan tại các trường đại học công lập, dân lập trong nước/nước ngoài; Ngoại ngữ và tin học: phù hợp yêu cầu công việc.

+ Đối với các vị trí CTV còn lại: Yêu cầu tốt nghiệp Cao đẳng hệ chính quy chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng hoặc các chuyên ngành có liên quan tại các trường cao đẳng công lập, dân lập trong nước/nước ngoài; Ngoại ngữ và tin học: phù hợp với yêu cầu công việc.

- Yêu cầu khác: Độ tuổi không quá 30 tuổi tại thời điểm nộp hồ sơ.6. Hồ sơ đính kèm: - Đơn xin ứng tuyển (viết tay);- Sơ yếu lý lịch tự thuật khai trong giai đoạn 06 tháng gần nhất có chứng nhận của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền (Loại tờ khai mẫu A3);- Bằng tốt nghiệp THPT (có công chứng);- Bản sao các văn bằng và bảng điểm (có công chứng);- Bản sao chứng chỉ ngoại ngữ, tin học (có công chứng);- Giấy chứng nhận sức khoẻ trong thời gian 6 tháng gần nhất;- 02 ảnh 4x6 (chụp trong vòng 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ)7. Lưu ýVietcombank chỉ nhận những hồ sơ đúng theo tiêu chuẩn tuyển dụng;Vietcombank chỉ thông báo lịch thi, lịch phỏng vấn và kết quả đối với ứng viên đủ điều kiện tham dự (qua

tin nhắn SMS và email);Thời gian tuyển dụng: Tháng 12/2018;Thí sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của hồ sơ. Trường hợp Vietcombank phát

hiện hồ sơ đăng ký của thí sinh không chính xác, trung thực, Vietcombank có quyền hủy kết quả của thí sinh. Trân trọng thông báo!