12
“Ờ! Phượt”, bảo vệ môi trường Hương vị mối tình đầu 5 Truyện ngắn: HỒ THỦY GIANG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 435 - 5277 THỨ BẢY, NGÀY 30/3/2019 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với phong trào TDĐKXDĐSVH XEM TIẾP TRANG 2 1 TUẦN CON SỐ Tính tới 15/3/2019, có 70 doanh nghiệp/dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng còn hiệu lực, trong đó có 20 doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Nguồn: Ban quản lý Các Khu công nghiệp tỉnh TRANG 11 TRANG 8 Đổi thay ở Bơsu Dờng 4 Dòng xanh mãi chảy... 6 Tại chiến dịch Ngưng xả rác lần 1, cộng đồng “Ờ! Phượt” mong muốn trả lại vẻ đẹp cho thành phố ngàn hoa. N hững năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (gọi tắt là Phong trào hay TDĐKXDĐSVH) ở Lâm Đồng đã được các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp đồng bộ, mang lại hiệu quả thiết thực. Phong trào góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Phong trào ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn còn một số hạn chế. Biểu hiện: Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của Phong trào. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ của một số cấp ủy đảng, chính quyền các cấp còn thiếu quyết liệt. Ban chỉ đạo, Ban vận động xây dựng đời sống văn hóa ở một số địa phương chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của từng thành viên. Việc lồng ghép, bổ sung các tiêu chí trong bình xét các danh hiệu văn hóa; công tác kiểm tra, bình xét, công nhận và khen thưởng các danh hiệu văn hóa vẫn mang tính hình thức. Phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” chưa được thủ trưởng quan tâm đúng mức. Kinh phí dành cho hoạt động Phong trào ở một số địa phương chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Hệ thống thiết chế văn hóa ở nhiều xã, phường, thị trấn, thôn, buôn, tổ dân phố được Nhà nước và Nhân dân quan tâm đầu tư xây dựng nhưng chưa phát huy hết công năng, hiệu quả sử dụng. Chưa có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao phong phú thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia... Nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Văn Đa vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm... Ấn tượng Chương trình xúc tiến du lịch Hà Giang

CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201903/29597_BLD_cuoi_tuan... · 2019-03-29 · Nhiều đề án, chương trình do Đoàn Thanh . Đồng chí Nguyễn

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201903/29597_BLD_cuoi_tuan... · 2019-03-29 · Nhiều đề án, chương trình do Đoàn Thanh . Đồng chí Nguyễn

“Ờ! Phượt”, bảo vệ môi trườngHương vị mối tình đầu

5Truyện ngắn:

HỒ THỦY GIANG

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 435 - 5277THỨ BẢY, NGÀY 30/3/2019CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với phong trào TDĐKXDĐSVH

XEM TIẾP TRANG 2

1 TUẦN CON SỐ

Tính tới 15/3/2019, có 70 doanh nghiệp/dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng còn hiệu lực, trong đó có 20 doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

Nguồn: Ban quản lý Các Khu công nghiệp tỉnh

TRANG 11

TRANG 8

Đổi thay ở Bơsu Dờng4

Dòng xanh mãi chảy...6

Tại chiến dịch Ngưng xả rác lần 1, cộng đồng “Ờ! Phượt” mong muốn trả lại vẻ đẹp cho thành phố ngàn hoa.

Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (gọi tắt là Phong trào hay TDĐKXDĐSVH) ở Lâm

Đồng đã được các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp đồng bộ, mang lại hiệu quả thiết thực. Phong trào góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Phong trào ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn còn một số hạn chế. Biểu hiện: Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của Phong trào. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ của một số cấp ủy đảng, chính quyền các cấp còn thiếu quyết liệt. Ban chỉ đạo, Ban vận động xây dựng đời sống văn hóa ở một số địa phương chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của từng thành viên. Việc lồng ghép, bổ sung các tiêu chí trong bình xét các danh hiệu văn hóa; công tác

kiểm tra, bình xét, công nhận và khen thưởng các danh hiệu văn hóa vẫn mang tính hình thức. Phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” chưa được thủ trưởng quan tâm đúng mức. Kinh phí dành cho hoạt động Phong trào ở một số địa phương chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Hệ thống thiết chế văn hóa ở nhiều xã, phường, thị trấn, thôn, buôn, tổ dân phố được Nhà nước và Nhân dân quan tâm đầu tư xây dựng nhưng chưa phát huy hết công năng, hiệu quả sử dụng. Chưa có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao phong phú thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia...

Nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Văn Đa vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm...

Ấn tượng Chương trình xúc tiến du lịch Hà Giang

Page 2: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201903/29597_BLD_cuoi_tuan... · 2019-03-29 · Nhiều đề án, chương trình do Đoàn Thanh . Đồng chí Nguyễn

THỨ BẢY 30 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN2 TIN TỨC - SỰ KIỆN

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm ... TIẾP TRANG 1

9 doanh nghiệp du lịch Lâm Đồng tham dự Hội chợ VITM Hà Nội

Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2019 được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 27-30/3/2019, thu hút 27 quốc gia và 47 tỉnh, thành trong cả

nước. Trong đó, Lâm Đồng có 9 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, khu điểm du lịch và

lữ hành tham dự đó là SAM Tuyền Lâm, Golf valley hotel, Sammy hotel, Binh An village, Dalattourist, Ladalat

hotel, Dalat palace, Hotel Colline - Present và Anamandara spa & resort.

Lâm Đồng tham gia hội chợ du lịch lần này nhằm giới thiệu tiềm năng, thế

mạnh du lịch và các danh lam thắng cảnh, văn hóa, con người, những sản

phẩm du lịch mới, cũng như các sự kiện lớn của tỉnh Lâm Đồng trong

năm 2019, gắn với quảng bá giới thiệu thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Đồng thời, quảng bá hình

ảnh du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng gắn với du lịch nông nghiệp công nghệ cao và làng nghề du lịch, khai thác các giá trị

làng nghề truyền thống để phát triển du lịch; tạo cơ hội để doanh nghiệp du

lịch, lữ hành địa phương quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch; gặp gỡ, kết

nối hợp tác phát triển du lịch với các hãng lữ hành trong cả nước và quốc tế

đến Đà Lạt - Lâm Đồng.PHẠM LÊ

Gian hàng giới thiệu tiềm năng, thế mạnh du lịch của Lâm Đồng thu hút đông du khách

ngay khi mở cửa. Ảnh: Đình Cừ

ĐÀ LẠT: Nhiều văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hànhUBND thành phố Đà Lạt cho biết, nhiều

văn bản quy phạm pháp luật do thành phố ban hành trong giai đoạn 2014 - 2018 đến nay đã hết hiệu lực thi hành.

Cụ thể, trong 74 văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND thành phố Đà Lạt ban hành giai đoạn 2014 - 2018 (trong đó

có 18 nghị quyết, 36 quyết định, 20 chỉ thị), qua rà soát, có 21 văn bản còn hiệu lực, 2 văn bản hết hiệu lực một phần, 36 văn bản sẽ ra quyết định công bố hết hiệu lực và 15 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới.

UBND thành phố Đà Lạt cũng yêu cầu

đối với các văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm soạn thảo, tham mưu để thành phố sớm ban hành cho phù hợp với pháp luật hiện hành. VT

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội làm việc với huyện Đức Trọng

Ngày 27/3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Văn Tuyết - Phó Chủ nhiệm, đã có buổi làm việc với UBND huyện Đức Trọng về kết quả thực hiện Luật Thanh niên trên địa bàn huyện Đức Trọng.

Theo báo cáo của UBND huyện Đức Trọng, toàn huyện hiện có 32.875 người trong độ tuổi thanh niên, chiếm trên 30% lực lượng lao động của toàn huyện. Thời gian qua, được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của chính quyền các cấp nên việc triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của Tỉnh ủy và Huyện ủy về thực hiện

Nghị quyết 45/NQ-CP của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa”, công tác thanh niên, các phong trào hoạt động của thanh niên trên địa bàn có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Các cấp, các ngành đã quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác thanh niên trên các lĩnh vực, đặc biệt là thông qua các chương trình hành động của Đoàn Thanh niên đã kêu gọi được toàn xã hội quan tâm chăm lo bồi dưỡng thanh niên.

Nhiều đề án, chương trình do Đoàn Thanh

Đồng chí Nguyễn Văn Tuyết - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phát biểu tại hội nghị.

niên tham mưu đã được phê duyệt, thực hiện, đáp ứng nhu cầu chính đáng của thanh niên và công tác thanh niên; một số vấn đề bức xúc nhất của thanh niên hiện nay đã được tập trung giải quyết. Một vài con số cụ thể như: Từ năm 2006 đến 2018, toàn huyện giải quyết việc làm cho 47.981 lao động, trong đó, thanh niên chiếm 75%; từ năm 2010 đến 2018, toàn huyện tổ chức 90 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, với 2.459 người tham gia, trong đó, thanh niên là 1.566 người…

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế như: Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến thanh niên tuy được quan tâm nhưng chất lượng tuyên truyền chưa cao, chưa thu hút được đông đảo thanh niên tham gia. Mặt khác, lực lượng thanh niên được đào tạo nghề còn ít, điều kiện vui chơi giải trí để phát triển tinh thần, thể lực cho thanh niên còn thiếu; việc đầu tư cơ sở vật chất cho thanh, thiếu niên có được quan tâm nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở xã vùng sâu, vùng xa…

Hội nghị cũng đã dành nhiều thời gian để dại diện các phòng, ban chuyên môn của huyện trả lời các vấn đề mà đoàn khảo sát quan tâm như: Tình hình thanh, thiếu niên nghiện hút trên địa bàn và sau cai nghiện, đối tượng này được tạo việc làm ra sao? Chính sách đối với thanh niên tình nguyện? việc thực hiện nghĩa vụ của thanh niên trên địa bàn?... THY VŨ

... Trong đó, đáng lưu ý là: Tiếp tục chỉ đạo, quán triệt, tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Phong trào. Từ đó, nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể; các tầng lớp nhân dân và trách nhiệm của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của Phong trào. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, đoàn thể; sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh đối với Phong trào. Gắn Phong trào với việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị

văn minh” và phong trào “Thi đua yêu nước” ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Tiếp tục chỉ đạo đưa các mục tiêu, nhiệm vụ của Phong trào vào nghị quyết của các cấp ủy đảng, kế hoạch phát triển KT-XH của các cấp chính quyền để tập trung lãnh, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả của Ban chỉ đạo Phong trào các cấp. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, bám sát thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm; xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ việc thực hiện. Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa MTTQ và các đoàn thể, đồng thời phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong bình xét, công nhận các

danh hiệu văn hóa một cách thực chất, bền vững.

Một nhiệm vụ quan trọng nữa là phải thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, gương “Người tốt, việc tốt” nhằm tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. Phải sử dụng hợp lý, có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, sinh hoạt cộng đồng tại khu dân cư phục vụ đời sống Nhân dân.

Thực hiện tốt Phong trào là thiết thực nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần Nhân dân, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, địa phương trong giai đoạn hội nhập, phát triển.

LAN HỒ

Thí điểm dịch vụ hành chính công cho Bưu điệnTừ ngày 1/4/2019, một số dịch vụ hành

chính công trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được chuyển giao thí điểm cho nhân viên Bưu điện thực hiện tại các địa điểm Trung tâm Phục vụ Hành chính công và kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC); bộ phận Một cửa thuộc UBND thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà; bộ phận Một cửa thuộc UBND thị trấn

D’Ran, huyện Đơn Dương. Theo đó, Bưu điện tỉnh Lâm Đồng cử từ

2 đến 4 nhân viên phối hợp với công chức, viên chức thuộc sở, ngành 3 cấp tỉnh, huyện, xã tại các địa điểm nói trên để chủ động hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết TTHC trực tiếp tại bộ phận Một cửa, Cổng dịch vụ hành chính công hoặc thông qua dịch vụ bưu

chính công ích. Những lĩnh vực TTHC thí điểm cho

Bưu điện gồm: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Ngoại vụ, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thương binh và xã hội, Nội vụ, Tài chính kế hoạch và đầu tư, Giao thông vận tải.

MẠC KHẢI

ĐAM RÔNG: Đội ngũ trí thức trẻ phần lớn đáp ứng được yêu cầu công việc

Báo cáo kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ trên địa

bàn huyện Đam Rông cho thấy: Đã tuyển dụng 40 trí thức trẻ có trình độ

đại học, cao đẳng bố trí về các xã trực tiếp giúp người dân trong lĩnh vực nâng cao kỹ thuật sản xuất; 17 thành viên ưu

tú về các phòng ban và 7 cán bộ theo Đề án 500 về công tác tại UBND các

xã. Thực hiện Đề án 600, trên địa bàn

huyện có 5 thành viên được bố trí chức danh Phó Chủ tịch UBND và 1 người

được giao trọng trách Chủ tịch UBND xã.Theo ông Bùi Mạnh Hởi - Chủ tịch

UBND huyện Đam Rông: Phần lớn đội ngũ trí thức trẻ được tăng cường về xã

đã thể hiện được năng lực, phát huy tốt khả năng chuyên môn sở trường. Với trình độ được đào tạo cơ bản, các trí

thức trẻ đã đem lại hiệu quả tích cực, giúp địa phương giải quyết công việc linh hoạt và hiệu quả, góp phần triển khai tốt các cơ chế, chính sách Nghị

quyết 30a trên địa bàn huyện.ĐĂNG LỘ

Page 3: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201903/29597_BLD_cuoi_tuan... · 2019-03-29 · Nhiều đề án, chương trình do Đoàn Thanh . Đồng chí Nguyễn

3 THỨ BẢY 30 - 3 - 2019CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

DUY LƯU Gian khó những ngày đầu Nằm cách trung tâm huyện Đạ Tẻh hơn 10

km, là một trong những xã thuộc vùng sâu, xa nhất huyện Đạ Tẻh, Đạ Pal có 693 hộ, 2.284 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số gốc địa phương chiếm 20%.

Trước năm 1980, Đạ Pal còn là vùng rừng núi hoang vu, địa hình đồi dốc không bằng phẳng. Thực hiện chương trình di dân, phân bổ lại lao động của Chính phủ, những hộ gia đình đầu tiên đi xây dựng kinh tế mới được đưa tới Đạ Pal, phần lớn là những hộ dân thuộc tỉnh Nam Định. Đạ Pal được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Triệu Hải vào năm 2003. Là vùng đất mới nên cơ sở hạ tầng của Đạ Pal khi ấy là con số không tròn trĩnh. Mọi sinh hoạt như: mua bán, trao đổi hàng hóa, trẻ em tới trường học, y tế..., người dân đều phải cuốc bộ ra trung tâm huyện. Đường sá khi ấy chỉ là những lối mòn hoặc đường khai thác lâm sản. Nguồn thu nhập chính của người dân ban đầu chủ yếu dựa vào phát nương làm rẫy và nguồn lâm sản kiếm được từ rừng. Thu nhập bấp bênh, không ổn định dẫn tới kinh tế rất khó khăn, cộng thêm bệnh sốt rét lan rộng như bệnh dịch. Dân trong xã không ai có thể tránh được bệnh sốt rét “hỏi thăm”. Nhiều hộ bi quan, nên đã rời Đạ Pal chuyển đi nơi khác. Trước những khó khăn bộn bề, Đảng bộ và chính quyền xã đã trực tiếp thăm hỏi, luôn sát cánh cùng Nhân dân, động viên bà con hãy tin tưởng vào đường lối chỉ đạo của Đảng, tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng nếu như toàn dân đồng lòng, quyết tâm, tích cực lao động sản xuất. Ngoài sự động viên kịp thời của Đảng bộ, chính quyền, các đồng chí lãnh đạo xã đã nỗ lực tìm tòi những mô hình kinh tế mới, triển khai kịp thời đã mang lại hiệu quả cao, giúp bà con tăng nhanh thu nhập, cải thiện đời sống. Những cây nông nghiệp hiệu quả cao được đưa vào thay thế dần cho cây lúa như: cây điều, cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, nhưng đặc biệt chú trọng vào cây dâu. Một diện tích lớn cây dâu đã được xuống giống và nhanh chóng phát triển xanh tốt. Sau chưa đầy một năm, nhiều gia đình đã chủ động được nguồn lá dâu, bắt đầu phát triển nghề chăn tằm lấy kén. Từ đó, nghề nuôi tằm trở thành thế mạnh trong mô hình phát triển kinh tế của các hộ gia đình trong xã. Cũng từ con tằm, kinh tế của nhiều hộ dân được cải thiện rõ rệt và thu hút một

Đạ Pal cán đích nông thôn mới Tháng ba, những nẻo đường trên toàn xã Đạ Pal (huyện Đạ Tẻh) rực rỡ sắc đỏ của màu cờ Tổ quốc, là một dấu son không thể nào quên đối với tập thể cán bộ và Nhân dân toàn xã. Ngày 22/3/2019, Đạ Pal vinh dự đón nhận quyết định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

lượng lớn lao động. Những vườn cây cho trái nơi đây cũng phát triển xanh tốt, mang đến tín hiệu lạc quan. Người dân bắt đầu yên tâm, tin tưởng vào tương lai. Song, muốn phát triển kinh tế mạnh hơn nữa, trước hết phải có mạng lưới giao thông thuận tiện để bà con vận chuyển và trao đổi hàng hóa. Nắm bắt được nhu cầu cấp bách ấy, chính quyền huyện Đạ Tẻh đã đầu tư nâng cấp trục đường chính của xã Đạ Pal bằng bê tông nhựa. Cùng lúc, chính quyền xã cũng vận động các nguồn vốn từ các mạnh thường quân và trong Nhân dân tiến hành cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên thôn, được người dân đồng lòng hiến đất, hiến ngày công lao động và vật chất để làm đường. Năm 2012, hệ thống lưới điện trung, hạ thế đã được phủ rộng khắp toàn xã. Trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được xây dựng khang trang. Một bức tranh tươi sáng đã mở ra. Kinh tế của đại bộ phận nhân dân trong xã từ đó được cải thiện rõ rệt.

Diện mạo từ chương trình nông thôn mới Hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc

gia về xây dựng NTM giai đoạn 2011 -

2020, Ban chỉ đạo, Ban điều hành xây dựng NTM xã Đạ Pal được thành lập với quyết tâm phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Đạ Pal có 8 thôn, trong đó có hai thôn Tôn K’Long A và Tôn K’ Long B với 100% là đồng bào dân tộc thiểu số gốc địa phương, gồm 138 hộ - 416 nhân khẩu. Địa bàn sinh sống của Tôn K’Long A, B nằm cách trung tâm xã tới 15 km, trên lưng chừng núi. Mọi nhu cầu sinh hoạt đều thiếu thốn do đường lên Tôn K’Long hết sức khó khăn. Chỉ có thể lên Tôn K’Long A, B bằng xe máy với điều kiện phải cuốn dây xích vào bánh xe, bởi đường vừa dốc đứng, nhỏ hẹp và trơn trượt. Chính vì vậy, kinh tế của Tôn K’Long A và B là đặc biệt khó khăn. Song, được sự quan tâm của chính quyền huyện và xã Đạ Pal, với mục tiêu đạt chuẩn NTM, con đường bê tông xi măng đạt tiêu chuẩn bộ giao thông vận tải quy định đã được hoàn thành, tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại, giao thương của Tôn K’Long A, B với trung tâm xã, từ đó thúc đẩy kinh tế của Tôn K’Long A và B

Quang cảnh xã nông thôn mới Đạ Pal. Ảnh: Duy Lưu

thay đổi nhanh chóng.Trong 19 tiêu chí NTM, ngoài hai tiêu

chí đã đạt được trước đó, thì đường giao thông và điện được hoàn thành rất sớm vào năm 2015 nhờ sự đóng góp tích cực của Nhân dân. Những trục đường liên thôn, liên xã có tổng chiều dài là 14,24 km đã cứng hóa được 76%, bảo đảm cho ô tô đi lại quanh năm. Đường vào các xóm được cứng hóa bằng bê tông và đường cấp phối, bảo đảm 100% không lầy lội về mùa mưa. Tổng vốn đầu tư cho giao thông là 98,4 tỷ đồng do ngân sách cấp, trong đó Nhân dân đóng góp hơn 3 tỷ đồng và nhiều ngày công lao động. Mặc dù Đạ Pal là vùng sâu, song điện lưới quốc gia đã phủ được 98,1% hộ dân từ năm 2012. Từ khi có điện lưới đã tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của bà con.

Đến với Đạ Pal ngày này, tôi không khỏi ngạc nhiên bởi những vườn cà phê, vườn dâu xanh mướt, được ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm phát triển bền vững. Đạ Pal đã có hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và dịch vụ dâu tằm, chuyên cung cấp vốn, vật tư phân bón, công cụ nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm cho Nhân dân. Bên cạnh cà phê, dâu tằm, những vườn cây cho trái như sầu riêng, măng cụt cũng được quy hoạch hết sức khoa học. Hơn 700 ha điều già cỗi được chuyển thành điều ghép… Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, đã làm tăng nhanh năng suất và chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy nền kinh tế từng bước phát triển mạnh mẽ. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của Đạ Pal còn chiếm 10,88%. Song cho tới nay, số hộ nghèo chỉ còn 4,6%. Đạ Pal hiện có 91,1% người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 7,2 triệu đồng/ người/năm, nhưng bước sang năm 2018 đã đạt 42,72 triệu đồng.

Tôi đến với Đạ Pal vào đúng ngày xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Trò chuyện cùng Chủ tịch xã Chu Quang Tuấn, giọng anh vui vẻ: Không riêng cá nhân anh, tập thể lãnh đạo xã ai cũng rất mừng bởi, cả hệ thống chính trị và Nhân dân toàn xã đã không ngừng nỗ lực, đồng lòng phấn đấu trong những năm thực hiện chương trình NTM. Khi Đạ Pal cán đích NTM, đó là phần thưởng xứng đáng dành cho tập thể cán bộ và Nhân dân toàn xã.

Với chủ đề “Tiết kiệm năng lượng - Bảo vệ trái đất”, Giờ Trái đất

năm 2019 do Sở Công thương & Công ty Điện lực Lâm Đồng phối hợp thực hiện trên địa bàn tỉnh sẽ hướng tới mục đích cao hơn trong tương lai, đó là người dân sát cánh cùng doanh nghiệp, tích cực hưởng ứng việc tiết kiệm năng lượng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời giảm chi phí trong sinh hoạt để nâng cao chất lượng cuộc sống, chứ không đơn thuần tắt điện trong 1 giờ hưởng ứng.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Lâm Đồng cho biết: “Qua 10 năm tham gia kể từ năm 2009, Giờ Trái đất đã trở thành một cuộc vận động lớn, một sân chơi đầy ý nghĩa cho

LÂM ĐỒNG HƯỞNG ỨNG GIỜ TRÁI ĐẤT NĂM 2019: Không chỉ tắt điện trong 60 phút hưởng ứng

mọi lứa tuổi, mọi thành phần trong xã hội đang sinh sống tại Lâm Đồng. Với đặc thù là vùng đất du lịch, công ty luôn vận động các khách sạn, nhà hàng thực hiện tiết

kiệm điện, hướng tới việc sử dụng các thiết bị thân thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa nguồn năng lượng. Hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2019, Điện lực Lâm Đồng

nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 7.000 thành phố thuộc 172 quốc gia và vùng lãnh thổ hưởng ứng chiến dịch.

Tại Việt Nam, chương trình Giờ Trái đất lần đầu tiên được Bộ Công thương chỉ đạo tổ chức vào năm 2009. Qua 10 năm tham gia, Giờ Trái đất đã tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ, thay đổi tích cực tới cộng đồng xã hội, người dân về ý thức tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Nếu như năm 2009, Việt Nam lần đầu tiên tham gia vào Chiến dịch Giờ Trái đất tiết kiệm được 140 ngàn kw/giờ thì năm 2018 con số này đã nâng lên được 485 ngàn kw/giờ.

Giờ Trái đất năm 2019 sẽ chính thức diễn ra từ 20h đến 21h30 ngày 30/3.

TUẤN LINH

sẽ thường xuyên phối hợp với các đoàn thể, chính quyền địa phương để tuyên truyền cách sử dụng điện hiệu quả, xây dựng phong trào khu phố tiết kiệm điện, gia đình tiết kiệm điện và đặc biệt là nâng cao hơn nữa ý thức cho người dân, sự đồng hành của người dân trong việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, cuộc sống”.

Giờ Trái đất là sáng kiến của Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trên thế giới được tổ chức lần đầu vào năm 2007. Từ đó tới nay, Giờ Trái đất đã trở thành sự kiện cộng đồng lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 3 với sự tham gia đông đảo của người dân, các tổ chức xã hội doanh

Rất nhiều băng rôn hưởng ứng Giờ Trái đất được treo ở các đường phố lớn của Đà Lạt.

Page 4: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201903/29597_BLD_cuoi_tuan... · 2019-03-29 · Nhiều đề án, chương trình do Đoàn Thanh . Đồng chí Nguyễn

4 THỨ BẢY 30 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Truyện ngắn: HỒ THỦY GIANG

Khi bước qua cái tuổi xưa nay hiếm, bố tôi quyết định ngừng nghỉ tất cả mọi việc, kể cả

việc viết kịch bản phim tài liệu cho đài truyền hình tỉnh, là công việc mà từ ngày nghỉ hưu, bố rất say sưa.

Chiều nào bố cũng ra ngồi bên bộ bàn ghế kê ở sau nhà cùng bộ ấm pha trà cổ. Là đàn ông, lại công tác trong một ngành văn hóa nghệ thuật nhưng bố tôi không có nhiều “tật” như một số người quan niệm về cánh văn nghệ sĩ. Ông không rượu, không cà phê, không thuốc lá, không karaoke, cũng không mê khiêu vũ, là mốt giải trí khá phổ biến và hiện đại của các “cụ” hưu. Thú vui duy nhất của bố chỉ là thưởng trà.

Bố không phải người Thái Nguyên nhưng rất sành trà. Sành từ khâu pha trà đến sự thưởng thức. Bố cho xây một cái bể nhỏ dưới gốc cau ở phía sau nhà rồi lấy mo cau bện thành một đường máng cho nước chảy vào bể. Khi nước trong bể lắng trong thì dùng để pha trà. Bố thường bảo: “Pha trà bằng nước máy thì hỏng hết trà. Có đến loại hảo hạng cũng vứt”. Nghiện trà, nhưng không bao giờ bố uống trà ở nhà người khác. Thường thì mỗi buổi chiều tối bố ngồi một mình tư lự bên cái ấm nhỏ bằng trái cam, cái ấm bố bảo đó là song ẩm, là loại ấm dùng cho hai người, phân biệt với độc ẩm và quần ẩm. Về chuyện thưởng trà, bố giảng giải: “Uống rượu thì phải nhiều người mới vui, nhưng uống trà thì cần sự thầm lặng, ở chiều sâu. Bố thích độc ẩm, nhưng lúc nào cũng mong có bạn đối ẩm nên bố chọn bộ song ẩm này”.

Ngoài việc kén chọn nguồn nước, chọn ấm chén, bố còn hết sức chú trọng tới việc pha trà. Có thể nói không quá, bố coi đó như một công việc mang tính nghệ thuật. Mỗi lúc pha trà bố đều hết sức chậm rãi, tỉ mỉ, khéo léo. Tuy tuổi già, tay đã run, nhưng bố không bao giờ để một cánh trà, một giọt nước sôi rớt ra ngoài. Chừng như bố lắng nghe cả những âm thanh phát ra từ những cánh búp chè rơi thầm lặng vào cái

Theo nội dung chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Phú Thọ tại buổi họp với Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng vừa được tổ chức; Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay phải thực hiện tốt “5 không” là: Không ùn tắc giao thông; không để xảy ra kinh doanh nâng giá, ép giá; không có người ăn xin; không để xảy ra các hành vi phản cảm; không mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo kế hoạch, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2019 được tổ chức trong 3 ngày (từ ngày 8 đến 10 tháng ba âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì; các xã, phường vùng ven Đền Hùng; các di tích thờ Hùng Vương và danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

NDONG BRỪM

Bòn Bơsu Dờng hiện có 185 hộ với trên 600 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc bản địa

K’Ho (Kơ Ho) sinh sống. Với xu thế phát triển của xã hội, bà con dân tộc ít người nơi đây đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn nhất là việc nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác truyền thống, từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Ông K’Ly - Phó Chủ tịch UBND xã, kiêm Bí thư Chi bộ bòn Bơsu Dờng, xã Tân Thượng, cho biết: “Những năm qua, bà con trong thôn chẳng những nâng cao ý thức thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, họ còn chú trọng tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới; tích cực tham gia phong trào thi đua lao động sản xuất. Từ đó, kinh tế gia đình từng bước phát triển ổn định, tỷ lệ hộ có hoàn cảnh nghèo khó nay đã giảm đáng kể”.

Trong việc xây dựng đời sống văn hóa, chi bộ, ban nhân dân thôn đã vận động cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt các hương ước; hạn chế việc sử dụng rượu bia, thuốc lá…

Về xây dựng nông thôn mới theo chủ trương chung của địa phương, thời gian qua xã xác định đẩy mạnh chương trình tái canh,

Đổi thay ở Bơsu DờngTrở lại bòn Bơsu Dờng, xã Tân Thượng (Di Linh), điều chúng tôi cảm nhận đầu tiên là đường làng, ngõ xóm đã được thông thoáng, sạch sẽ chạy qua những ngôi nhà xây khang trang như chứng minh cho sức sống mới của ấm no, sung túc đã và đang về trên vùng quê này.

chuyển đổi, đa dạng hóa giống cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất…, nên đời sống vật chất và tinh thần của bà con từng bước được nâng cao. Điển hình các hộ thực hiện mô hình sản xuất đa cây như: hộ ông K’Nim, K’La, Bèp Kan… Với thế mạnh chủ yếu độc canh cây cà phê, nhưng nhờ bà con đã chú trọng vận dụng kỹ thuật vào sản xuất, nên trong niên vụ vừa qua nhiều hộ đã có thu nhập từ vài chục triệu lên đến hàng trăm triệu đồng/năm. “Gia đình tôi chỉ có 2 ha cà phê. Ngoài việc cải tạo đất, tôi đã chuyển đổi 100% diện tích cà phê giống cũ sang giống mới, bình

quân năng suất đạt 6 tấn nhân/năm. Đến nay, gia đình tôi đã xây dựng nhà cửa khá khang trang (trên 800 triệu đồng) và thực hiện tốt các chủ trương mà địa phương đưa ra trong việc xây dựng nông thôn mới, mà cụ thể là xây cổng, hàng rào, sân phơi…”, ông K’Liên bòn Bơsu Dờng bày tỏ.

Nhận thức được ý nghĩa của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cùng với người dân trong xã, cán bộ, đảng viên và Nhân dân bòn Bơsu Dờng đóng góp cả tỷ đồng để xây dựng hội trường thôn có diện tích gần 100 m2, bê tông hóa các tuyến đường ngõ, xóm. Riêng việc xây dựng cổng, sân, hàng rào là một

trong những chủ trương lớn của xã. Mặc dù, lúc đầu ở bòn Bơsu Dờng chỉ có 20 hộ tham gia, nhưng sau một năm khiển khai thực hiện, đến nay đã có trên 70% số hộ đồng tình hưởng ứng, đã góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống của người dân trong buôn.

Già làng K’Bảy chia sẻ: “Với vai trò của mình, chúng tôi luôn sát cánh cùng cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động bà con từ làm ăn kinh tế cho đến xây dựng đời sống văn hóa và nay tiếp tục chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Điều đáng mừng nhất hiện nay, đó là ý thức của bà con dân tộc ít người trên địa bàn xã trong việc tham gia các phong trào, chương trình… ngày càng tích cực và được nâng cao”.

Theo thống kê, trong số 185 hộ dân ở bòn Bơsu Dờng hiện 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn, phương tiện xe máy; 80% hộ đã trang bị nông cụ phục vụ sản xuất các loại và 16 hộ đã đầu tư xe ô tô để phục vụ sinh hoạt, kinh doanh… Đến nay, toàn thôn đã có trên 90% gia đình văn hóa, 60% số hộ có đời sống khá giả và chỉ còn 29 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo đa. Năm 2019, bòn Bơsu Dờng được UBND xã Tân Thượng chọn làm điểm xây dựng khu dân cư kiểu mẫu của xã.

Một góc bòn Bơsu Dờng. Ảnh: NDong Brừm

Những ngày gần đây của Tháng Thanh niên 2019, các tình nguyện viên trẻ của nhóm Trashpackers (người nhặt rác) Đà Lạt cùng chung tay làm vệ sinh môi trường quét dọn, thu gom rác thải ở những nơi công cộng như: Quảng trường Lâm Viên, hồ Xuân Hương, chợ Đà Lạt… góp phần giữ gìn đường phố xanh, sạch, đẹp.

Anh Lưu Trần Nhật Hưng (SN 1989, ở TP Đà Lạt), hiện là kiến trúc sư làm việc tại nhadepdalat.vn - Trưởng nhóm Trashpackers Đà Lạt cho biết: “Tháng 12/2018 anh đi công tác ở TP Hồ Chí Minh, tình cờ gặp chị Giang Thị Kim Yến là thành viên của nhóm Trashpackers

Tuổi trẻ Đà Lạt chung tay vì đường phố sạch, đẹp

TP Hồ Chí Minh truyền cảm hứng cho anh. Từ đó, anh tình nguyện tham gia nhóm Trashpackers đi tham quan du lịch và nhặt rác ở các tỉnh, thành như: TP Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đà Lạt… bỏ đúng nơi quy định, góp một phần nhỏ làm sạch môi trường và để cho mọi người thấy ý nghĩa của việc nhặt rác góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp”.

Tại Đà Lạt, vào những buổi chiều gần đây, các thành viên của nhóm Trashpackers Đà Lạt mỗi người đều trang bị cho mình một bao đựng rác, đồ gắp rác, bao tay và tỏa đi các tuyến đường ở các khu vực Quảng trường Lâm

Viên, hồ Xuân Hương, chợ Đà Lạt để dọn dẹp, thu gom rác thải bỏ vào bao, rồi mang đến bỏ vào các thùng đựng rác theo đúng nơi quy định. Bên cạnh đó, nhóm Trashpackers Đà Lạt còn treo các bức tranh tại các nơi công cộng có nội dung: “Love the environment” (Hãy yêu quý môi trường), “No Trash” (Đừng xả rác), “Environment protect life” (Môi trường che chở cho sự sống), “Keep the ocean clean” (Giữ sạch môi trường biển), “Trash is traps” (Rác là những cái bẫy)… Sở dĩ, những bức tranh này được treo ở những nơi công cộng là nhằm giúp mọi người dễ nhìn thấy để truyền đạt thông điệp “mọi người nên nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp”. Những ngày đầu thành lập, nhóm Trashpackers Đà Lạt chỉ có 5 đến 7 người tham gia, nhưng nhờ sự vận động từ các thành viên của nhóm, đến nay đã có hàng trăm tình nguyện viên trẻ tham gia.

Chị Nguyễn Thị Thuận Thiên (SN 1989), tình nguyện viên nhóm Trashpackers Đà Lạt cho biết thêm: “Bảo vệ môi trường là niềm đam mê của Thiên từ khi còn học tiểu học. Thiên được thầy cô giáo dạy là không được vứt rác, hay khạc nhổ bừa bãi ở những nơi công cộng. Khi thấy những nơi đầy rác,

Thiên rất buồn và cảm thấy khó chịu, vì nó làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Khi những du khách, đặc biệt là khách nước ngoài nhìn thấy những cảnh này, họ đánh giá rất thấp về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người Việt Nam. Khi tham gia nhóm Trashpackers Đà Lạt, Thiên cảm thấy rất hào hứng, vì hành động nhỏ, nhưng có tác dụng lớn nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho mọi người ở những nơi công cộng”.

Thấy được việc làm hữu ích của nhóm, nhiều bạn trẻ Đà Lạt và khách du lịch trong ngoài nước cũng chung tay tham gia làm việc cùng nhóm Trashpackers Đà Lạt. Ông Steven Brooks - đến từ TP Manchester, nước Anh cũng nhiệt tình tham gia nhóm Trashpackers Đà Lạt, cho biết: “Tôi yêu thành phố hoa Đà Lạt, nên tình nguyện làm việc cùng các bạn trẻ Đà Lạt để giữ gìn, tôn tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp của thành phố ngàn hoa xứng đáng với danh hiệu là trung tâm nghỉ dưỡng của Việt Nam và trong khu vực”.

Thiết nghĩ, suy nghĩ và việc làm của ông Steven Brooks đáng để mọi người dân Đà Lạt và du khách trong ngoài nước suy nghĩ và hành động theo. HUỲNH NGỌC MINH

Các tình nguyện viên nhóm Trashpackers Đà Lạt chụp hình lưu niệm trước giờ làm việc.

Page 5: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201903/29597_BLD_cuoi_tuan... · 2019-03-29 · Nhiều đề án, chương trình do Đoàn Thanh . Đồng chí Nguyễn

5 THỨ BẢY 30 - 3 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Hương vị mối tình đầu

ấm cổ màu da lươn trong một niềm khoái cảm vô bờ, như được thưởng thức một áng văn hay. Tôi đã đọc được ở đâu đó, rằng, người sành trà không chỉ cảm nhận bằng sắc, khí, hương, vị, thần của trà, mà họ còn “nghiện” cả tiếng rót trà vào chén. Hẳn bố cũng là một người như thế.

Mẹ tôi mất đã hơn hai chục năm, sau khi bố từ quân ngũ trở về được vài tháng. Bố cứ vậy nuôi anh em tôi khôn lớn. Chuyện nghe thì đơn giản vậy nhưng càng lớn lên tôi càng hiểu đó chính là những tháng năm vô cùng gian nan, phải vượt qua nhiều khổ hạnh của bất cứ một người đàn ông nào. Bởi vậy mà tôi rất mong những năm tháng tuổi xế chiều, bố được sống nhàn nhã bình an, để bù đắp lại những năm tháng vất vả của quá khứ. Tôi rất vui vì bố có cái thú rất thanh tao là thưởng trà. Vì thế tôi luôn tìm tới những địa chỉ bán những loại chè thượng hảo hạng nhất như Tân Cương, La Bằng, Trại Cài… để mua về cho bố. Không một địa chỉ trà nổi tiếng nào của xứ Thái Nguyên mà tôi không tìm đến. Rồi thỉnh thoảng những lúc rỗi rãi, tôi cũng dành chút thời gian ngồi thưởng trà cùng bố.

Có lần, tôi dè dặt hỏi:- Trà con mua có làm bố vừa lòng

không?Bố ngẫm ngợi một lúc rồi chậm

rãi giảng giải:- Ngon lắm con ạ. Trà Tân Cương

có mùi thơm mạnh, mùi cốm bền,

vị chát dịu, và quí nhất là có vị ngọt hậu. Chè La Bằng độ đậm không được êm sâu như Tân Cương nhưng bù lại ở vị chát mạnh và màu nước vàng sánh. Còn trà Trại Cài lại được nước. Pha đến lần thứ ba vẫn còn ngon. Đặc biệt nhất là mùi hương, uống xong mà như vẫn thấy hương rừng, sắc núi còn lưu lại trong tâm khảm.

Bố ngừng lời, cặp mắt chợt dõi về phương xa như muốn tìm trong kí ức một điều gì đó. Rồi như vô thức, bố khẽ lẩm bẩm:

- Tuy là vậy… nhưng…Tôi hỏi bố trong lo lắng:- Nhưng sao hả bố?Như sực tỉnh, và cảm thấy có vẻ

như lỡ lời, bố vội nhẹ nhàng nói:- Ồ… Không! Không! Trà ngon

lắm, con đừng nghĩ ngợi gì…Tôi không dám hỏi thêm, nhưng

chữ “nhưng” của bố ít nhiều làm tôi

phải băn khoăn. Chất lượng của các loại trà tôi mua về có điều gì làm bố chưa thật sự ưng ý chăng?

Những ngày sau đó, đôi khi, tôi lén nhìn, cứ thấy sau mỗi tuần trà bố lại dõi cặp mắt đục hơi sương về phía có những ngọn núi mờ xanh tận chân trời. Ánh mắt thoảng một chút buồn xa xăm.

- Bố thấy gì khi nhìn về phía xa xa ấy? - Trong một bữa cơm, tôi dò hỏi bố bằng một giọng lơ lửng nhưng vui vẻ.

Bố cười cười, trả lời bằng một câu mà giống như một triết lí:

- Bố không thấy gì cả. Nhưng con ạ, những gì nhìn thấy thì đâu có quan trọng. Ở đời, chính những gì không nhìn thấy mới là những điều đáng quan tâm hơn.

Bố không nói ra nhưng mươi phần tôi đã đoán được có lẽ trong quá khứ của bố hẳn phải có một nỗi

niềm nào đó thật sâu kín mà không thể diễn thành lời.

Nhưng rồi cũng đến một ngày, điều bí mật của bố bỗng được hé mở. Chiều hôm ấy, bố từ phố về, trên tay cầm quyển tạp chí, với tâm trí đầy phấn khích nói với tôi:

- Trời ơi! Bố đã tìm thấy rồi. Đó chính là chè hoa vàng!

Tôi ngạc nhiên, đoán rằng hình như bố đã tìm thấy một loại trà mà bấy lâu nay tôi chưa sưu tầm được. Tôi vội hỏi:

- Bố đã tìm thấy loại trà ưng ý so với các loại trà con mua phải không ạ? Bố cứ cho địa chỉ, con sẽ đến tận nơi mua về.

Bố lắc đầu:- Không! Không hẳn là như vậy

đâu con ạ. Các loại trà con mua đã là tuyệt đỉnh rồi. Đây là chuyện hoàn toàn khác.

Tôi cầm cuốn tạp chí. Một hàng chữ tít in rất đậm: “Chè hoa vàng quí hiếm ở Thái Nguyên”. Đó là một bài viết nói về giống chè hoa vàng vô cùng quí, là một loài chè ngon đặc biệt, một vị thuốc nam rất công hiệu, từng được mệnh danh là “nữ hoàng” của các loài chè. Ngày trước, loài chè này mọc nhiều ở sườn phía đông dãy Tam Đảo thuộc tỉnh Thái Nguyên. Nhưng rất tiếc là gần như đã tuyệt chủng.

Tôi đọc kĩ từng chữ trong bài báo nhưng chẳng tìm thấy một mối quan hệ nào giữa loài chè hoa vàng này với niềm phấn khích vô bờ bến của bố khi phát hiện ra nó.

Tôi đặt cuốn tạp chí xuống:- Bài báo có gì quá đặc biệt

mà… bố phải…Không để tôi chờ lâu, bố kể lại

mọi chuyện.Đó là vào năm 1954 khi quân ta

vừa chiến thắng Điện Biên Phủ, kéo về tiếp quản Thủ đô. Trên đường hành quân qua một bản vắng nằm ở sườn phía đông dãy núi Tam Đảo thì bố bị căn bệnh đau đầu khủng khiếp. Đơn vị đành phải để bố ở lại gia đình một thày lang nổi tiếng trong vùng để chữa trị. Ở đây, bố đã được hai bố con thày lang hết lòng cứu chữa. Cô con gái hồi ấy mới tròn mười bảy tuổi, đẹp như một nàng tiên núi. Ngày ngày cô lên rừng hái thuốc

về sắc cho anh lính trẻ. Ngoài các vị thuốc gia truyền được uống đều đặn thì ngày nào sau bữa ăn, bao giờ cô gái cũng pha một ấm chè rất đặc trong cái ấm nhỏ, rồi ngồi cùng uống với người bệnh. Cô gái cho biết đó là chè hoa vàng hái từ rừng về, cũng là một vị thuốc chữa căn bệnh của bố.

Hơn một tháng trời ròng rã bố mới khỏe lại hoàn toàn. Nhưng rồi từ đấy, bố trở nên nghiện chè. Trước khi cảm ơn và từ biệt hai bố con thày lang để trở về đơn vị, bố được cô gái gói tặng mấy cân chè khô nhưng đến khi chè hết, bố bỗng thấy trong người dấy lên một nỗi cồn cào khó tả.

- Thế đấy con ạ. Có lẽ cái thú thưởng trà của bố ngày hôm nay được bắt đầu từ những lần song ẩm cùng cô gái con ông thày lang. Sau này đã thưởng thức rất nhiều loại trà nhưng bố nhận thấy không có loại trà nào giống loại chè hoa vàng ấy. Cho nên dù các loại trà con mang về toàn là loại đặc biệt, bố biết có loại còn nổi danh cả thế giới, nhưng khi thưởng chúng, bố vẫn thấy thiếu thiếu một hương vị nào đó rất khó gọi tên…

Trong lời bố kể, tuy không có một chi tiết nào nói về chuyện tình ái, nhưng cũng là một người đàn ông, tôi đã hình dung ra ít nhiều. Vì vậy, tôi vui vẻ đùa:

- Có lẽ đó là hương vị của mối tình đầu phải không bố?

Ông lừ mắt, nhưng ngay sau đó là một nụ cười:

- Cánh nhà văn các anh chỉ hay tưởng tượng. Bây giờ qua bài báo này, bố đã nhớ rõ hơn về loại chè mà năm mươi lăm năm về trước bố được cô gái bản cho uống chính là loại chè hoa vàng quí hiếm mà tác giả bài báo đã miêu tả. Chỉ tiếc rằng loài chè này lại đang tuyệt chủng ngay trên quê hương của nó.

Cau mày suy nghĩ một lúc khá lâu, ông quay sang tôi:

- Liệu con có thể đưa bố về thăm cái bản ấy một lần không? Tất nhiên là rất mờ mịt, nhưng cái ơn cứu mạng của gia đình thày lang cứ luôn làm bố áy náy suốt bao năm tháng nay...

* * *

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2019: Đảm bảo thực hiện tốt “5 không”

năm 2019 sẽ có 3 địa phương cùng tham gia là: Cần Thơ, Nghệ An và Sơn La.

Theo Ban tổ chức, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2019 sẽ có 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm: Lễ Giỗ đức

Quốc tổ Lạc Long Quân và lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 6 tháng ba âm lịch; lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng ngày 10 tháng ba âm lịch; lễ dâng hoa tại Bức phù điêu “Bác Hồ nói

Hoạt động nghệ thuật này dành cho các nhà nhiếp ảnh trẻ từ 18 đến 35 tuổi do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát động.

Chủ đề cuộc thi năm nay là “Việt Nam hôm nay”, thể hiện cuộc sống đương đại của giới trẻ, con người, văn hóa Việt Nam, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; những hoạt động của Việt Nam ở nước ngoài và các nội dung khác hướng đến giá trị chân, thiện, mỹ.

Các nhiếp ảnh gia có thể tham dự ở thể loại ảnh hiện thực (ảnh không chắp ghép, làm sai lệch hiện thực) hoặc ảnh thể nghiệm, ý niệm (được chắp ghép và sử dụng mọi biện pháp kỹ thuật, công nghệ)…, với hình thức ảnh đơn hoặc ảnh bộ. Ảnh tham dự phải được sáng tác trong 2 năm 2018 và 2019.

Ban tổ chức nhận tác phẩm dự thi qua website www.festivalnhiepanhtre2019.com, từ nay đến hết ngày 15/7.

TS tổng hợp (Theo Hanoimoi.com.vn)

chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong”; lễ dâng hương của các huyện, thành, thị về Đền Hùng; lễ rước kiệu về Đền Hùng do các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích tổ chức; lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương, các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương và tại các gia đình người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vào ngày 10 tháng ba âm lịch.

Phần hội sẽ có các hoạt động như: Lễ hội văn hóa dân gian đường phố; chương trình nghệ thuật; bắn pháo hoa; hội trại văn hóa của các huyện, thành, thị trong tỉnh và tổ chức trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh Phú Thọ; liên hoan văn nghệ quần chúng và dân ca Phú Thọ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng; trưng bày hiện vật khảo cổ học về sự ra đời, phát triển của Nhà nước Văn Lang thời đại các Vua Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng...

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Kỷ Hợi 2019 phải thực hiện tốt “5 không”. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Phát động Festival Nhiếp ảnh trẻ 2019 chủ đề “Việt Nam hôm nay”

XEM TIẾP TRANG 10

Minh họa: Phan Nhân

Page 6: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201903/29597_BLD_cuoi_tuan... · 2019-03-29 · Nhiều đề án, chương trình do Đoàn Thanh . Đồng chí Nguyễn

6 THỨ BẢY 30 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ TƯ LIỆU

Một đời sáng tạo không chỉ để phục vụ mục đích tồn sinh - lợi danh - mưu cầu toan tính cá nhân... mà là để phụng sự cho quê hương, cho những ước mơ khát vọng nhân danh Con người - Đó chính là Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ không thể khác hơn trong âm nhạc và trong đời sống Việt Nam, một dòng xanh mãi chảy với thời gian...

MINH LÂN

Chính tài năng và nhân cách Trịnh Công Sơn đã làm nên huyền thoại cũng như tuổi sống riêng

cho tác phẩm của ông - ngay cả khi đang còn rong chơi tại thế cho tới khi đã chia xa cõi tạm cuộc đời… Đọc lại, xem lại, nghe lại những tư liệu cũ, ấn phẩm cũ xuất bản từ thập niên 1960 ở miền Nam, chúng ta càng hiểu vì sao Trịnh Công Sơn đặc biệt và độc đáo. Tình ca hay Tình ca biến thể của ông dào dạt chất thơ riêng, phong vị triết nghiệm riêng, không hề trộn lẫn. Cái chất huyễn hoặc bảng lảng của lớp lớp ca từ dễ làm ta quên đi, hoặc không quá xét nét mấy tới yếu tố âm nhạc, để rồi cứ phiêu diêu theo những giấc mộng đời hư thực của Diễm xưa, Tình ca, Cát bụi, Những đôi mắt trần gian, Ru em từng ngón xuân nồng, Mưa hồng, Như cánh vạc bay… Trước khi hiện tượng âm nhạc Sơn ca số 7 xuất hiện thì Trịnh Công Sơn đã là một hiện tượng văn hóa đặc biệt. Loạt phản chiến ca đã từng gây rúng động lớn dư luận đương thời, bị chính quyền Sài Gòn cấm phát hành, nhiều người lính khi nghe nhạc Trịnh Công Sơn muốn quẳng súng quay về với cửa nhà ruộng vườn, nhiều trí thức trẻ cứ âm thầm dưỡng nuôi những câu ca vừa hiện thực vừa đầy ám ảnh của nhạc sĩ… Tình yêu - Quê hương và Thân phận làm thành một chuỗi hình tượng, một chuỗi phạm trù đặc biệt cứ lặp đi lặp lại trong hàng trăm sáng tác của ông, tạo nên những đợt sóng ngầm, những cơn địa chấn lớn thức dậy bao tình tự dân tộc, lòng tự tôn về truyền thống xưa cũ của cha ông. Cách nói phóng dụ chứ không trực

Dòng xanh mãi chảy...

Danh ca Khánh Ly trả lời phỏng vấn.

Bạn có nghĩ, có ngày Cá tháng Tư (1/4) để nhắc nhau rằng chỉ nên nói dối cho vui, để gia tăng thêm những gia vị ngọt ngào, chứ đừng để đau lòng nhau?...

VÕ THU HƯƠNG

Một chị bạn nhà văn kể chuyện một lần “dối” con. Con gái 7 tuổi, không biết

nghe đâu đó rằng đưa răng rụng âm thầm đặt xuống gối không cho ai biết, sáng mai ngủ dậy răng sẽ biến thành 10.000 đồng. Và dĩ nhiên, cô bé tin điều đó. Cô nhỏ len lén tự giấu một “bé” răng vừa rụng xuống gối trước khi đi ngủ. Sợ quên, cô bé ghi lại trên tờ giấy kẻ ô li, đặt ở bàn bên cạnh: “Sáng mai ngủ dậy hãy thò tay xuống gối, ở đó có tiền”. Mẹ là nhà văn nên thừa nhạy cảm và thừa sức tưởng tượng để hiểu ra câu chuyện. Chị lén bỏ xuống đó tờ 10.000 đồng và cất đi cái răng sữa bé tí xíu.

Con gái tỉnh dậy, mắt nhắm mắt mở nhìn thấy tờ giấy, sực nhớ ra, thò tay xuống gối. Lần này thì cả hai mắt tròn xoe vì phấn khích lạ lùng khi thấy răng đã thực sự “biến” thành tiền. Cô bé vui tíu tít cả ngày và nhiều ngày sau đó vì câu chuyện y như cổ tích.

Chắc hẳn cô bé ấy sau này lớn lên, khi những chiếc răng sữa đã bỏ cô đi từ rất lâu thì cô sẽ hiểu câu chuyện cổ tích ấy không hề có thực. Và chiếc răng sữa, tờ tiền giấy 10.000 đồng chỉ đủ để con mua gói snack và li nước ngọt vui vẻ cùng bè bạn trong giờ ra chơi vẫn luôn là dư vị thật ngọt trong ấu thơ của cô nhỏ.

* * * * *Cô bạn tôi thi thoảng vẫn đưa tấm

hình bàn tay bạn bé bỏng xanh xao

Nếu nói dối làm con hạnh phúc...

diện - trực tiếp cho phép nhạc sĩ không li khai hiện thực đời sống mà vẫn gần gũi với công chúng, đồng thời tránh khỏi nhiều búa rìu dư luận vây bủa xung quanh... Nó như những lạch ngầm bền bỉ, len lỏi vào cõi tâm thức người nghe, buộc họ phải nghĩ suy và chọn lựa theo góc lương tri của chính mình. Không chỉ có Ngủ đi con đoạt giải Đĩa vàng ở Nhật; trong nước, hàng loạt bài ca phản chiến của Trịnh Công Sơn đã đi vào nhiều ngóc ngách của vùng bom đạn, vừa như lời tố cáo phản đối chiến tranh - kêu gọi hòa bình độc lập, lại vừa như lời hiệu triệu thúc giục muôn triệu con tim... Bằng khí cụ âm nhạc theo cách đặc biệt của riêng mình, Trịnh Công Sơn đã phụng sự quê hương cho tới ngày hoàn toàn thanh bình độc lập và đến khi trút hơi thở cuối cùng...

Có một thời, người ta bàn tán khá nhiều về hiện tượng Trịnh Công Sơn. Chuyện ông ôm đàn lên Đài Phát thanh Giải phóng ca vang bài Nối vòng tay lớn. Chuyện ông tiếp tục gắn bó với xã hội mới dẫu còn bộn bề gian khó sau chiến tranh để viết tiếp loạt tác phẩm mới: Em ở nông trường, Em ra biên giới, Đời gọi em biết bao lần, Chiều trên quê hương, Em còn nhớ hay em đã quên, Thành phố mùa xuân, Huyền thoại mẹ... Chuyện nhạc sĩ từ chối nhiều lời mời gọi ở hải ngoại, quyết định ở lại sống chết với quê hương - một quê hương mà ông đã gan ruột hát ra và níu vướng suốt cả cuộc đời... Cả những chuyện đồn đại khác nữa, như: Âm nhạc Trịnh Công Sơn chỉ có giá trị về mặt ca từ, vì nhạc thuật quá bình thường, đơn giản; Trịnh Công Sơn không lấy vợ...

Những lùm xùm to nhỏ ấy từ những người ưa khích bác phiếm luận vẫn không hề làm ông thay đổi, hay làm cho giá trị âm nhạc thay đổi. Thật ngạc nhiên vì ngay ở hải ngoại hay ở bất cứ nơi nào có người Việt Nam sinh sống - âm nhạc Trịnh vẫn cứ thế vang lên đều đặn... Hàng chục danh ca - danh cầm tên tuổi trong, ngoài nước vẫn chọn nhạc Trịnh Công Sơn để in ấn, trình diễn kể từ mấy thập niên đã qua.

Một trong những dấu ấn khác của Trịnh chính là góp phần làm mới, làm giàu đẹp thêm cho ngôn ngữ Việt ở chiều kích gia tăng hàm nghĩa, mở rộng khả năng liên kết - xâu chuỗi hình ảnh, tạo nên những mạch ý mới thú vị. Chẳng hạn khi ông viết: Tết suối hồng (nghĩa là Tết Trung thu, Tết chơi đèn của trẻ thơ) - Hàng loạt, hàng chuỗi những chiếc đèn đỏ hồng lung linh muôn sắc màu, nhấp nháy lấp lánh nối đuôi nhau chảy quanh khắp phố phường... mà nếu nhìn ngắm từ phía trên cao sẽ tựa một dòng suối màu huyền diệu như từ trong cổ tích vậy. Gọi Tết Trung thu thành Tết suối hồng quả là một liên tưởng, một kết hợp vô cùng độc đáo, đầy sáng tạo và có chủ đích. Tương tự như thế khi nhạc sĩ viết Tuổi đời mênh mông, suy cho kỹ thì ai cũng có thể hiểu đó là tuổi ngọc - tuổi mộng - tuổi xanh đẹp đẽ nhất trong đời người, nhưng qua ca khúc này nó không chỉ là tuổi của rong chơi mơ mộng mà còn ắp đầy khát vọng tươi đẹp hướng về màu xanh của quê hương, đất nước. Hoa hồng vốn là ám chỉ của tình yêu, nhưng viết cho trẻ em ông lại soạn tên thành Hoa hồng nhỏ (Em sẽ là mùa xuân của mẹ, em sẽ là màu nắng của cha...).

Một sản phẩm kết nối tình yêu gia đình, em bé trong ca khúc vừa có nét ngây thơ trong sáng nhưng cũng có cả suy tư chững chạc riêng (Cây có rừng bầy chim làm tổ, sông có nguồn từ suối chảy ra, tim mỗi người là quê nhà nhỏ, tình nồng thắm như mặt trời xa...).

Nghe nhạc Trịnh, hát ca những sáng tác của Trịnh chính vì thế luôn là một nghiền ngẫm khám phá mới về loạt hàm ý - hàm nghĩa triết lý đầy thú vị ở phía bên trong thế giới ca từ đã quyện hòa vào giai điệu. Âm nhạc Trịnh dẫu đơn giản, không bị ảnh hưởng của các yếu tố cấu trúc Tây phương nhưng lại biến hóa một cách tài tình ảo diệu, đủ sức dẫn dắt người nghe đi suốt mạch lộ trình kéo dài của hàng chục, thậm chí hàng trăm ca khúc khác nhau thuộc nhiều giai đoạn ra đời. Trịnh Công Sơn là một bậc thầy về tư duy và kiến trúc ca từ. Kiểu tư duy triết luận rất Đông phương, thâm trầm và sâu sắc. Là thứ ca từ thấm đẫm phong vị thực thụ của thế giới thơ, một kiểu thi tứ thuần Việt mà vẫn phiêu diêu bay bổng, chất ngất bao ý tình…

Danh ca lừng lẫy Khánh Ly trong nhiều lần trả lời phỏng vấn của chúng tôi có nói rằng: “Từ âm nhạc của Trịnh Công Sơn, tôi không chỉ thành danh mà còn thành nhân. Vì ông vừa là anh, vừa là thầy, là cha của cá nhân Khánh Ly tôi. Lạ lùng là ở chỗ, hát bài hát nào của ông lời lẽ cũng hay và cuốn hút; ở bài nào tôi cũng thấy có một cái gì đó như là của mình hay viết cho riêng mình, cho chính mình vậy. Tác phẩm của ông không phải để cho mình hát ca cho vui mà là để tìm thấy một động lực sống, một ý nghĩa để thực thi bài học làm người, sống sao với người - với mình và cả với đời nữa...”.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly là cặp Bá Nha và Tử Kỳ của Việt Nam, một ngộ duyên đã trở thành huyền thoại khó có thể trở lại trong lịch sử âm nhạc. Hà Nội - Huế - TP Hồ Chí Minh - Đà Nẵng giờ đã có con đường mang tên Trịnh Công Sơn... âu đó cũng là một ghi nhận, một đáp đền xứng đáng cho một bậc tài danh của đất nước vậy.

Còn với riêng tôi, âm nhạc Trịnh Công Sơn là một gia tài đặc dị, giữa biết bao thăng trầm thử thách của thời gian đó chính là một dòng xanh, sẽ vẫn hoài mãi chảy...

Chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch tấn công trên không gian tác chiến chủ

yếu ở vùng Tây Nguyên, bao gồm các tỉnh Đắc Lắc, Phú Bổn, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Đức. Không gian phát triển tiến công gồm: Duyên hải Trung Trung Bộ (các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa). Chiến dịch diễn biến từ ngày 4/3 đến 3/4/1975. Về phía quân ta có lực lượng tham chiến: 4 sư đoàn bộ binh 10, 320, 316, 968; 4 trung đoàn bộ binh 25, 95a, 95b, 271; Trung đoàn đặc công 198; Trung đoàn tăng - thiết giáp 273 và một số đơn vị binh chủng chuyên môn, kỹ thuật. Về phía ngụy quân Sài Gòn có: Sư đoàn bộ binh 23; Lữ đoàn dù số 3; Trung đoàn bộ binh 40 (giai đoạn phát triển); 8 binh đoàn (trung đoàn) biệt động quân 4, 6, 7, 21, 22, 23, 24, 25; Lữ đoàn tăng - thiết giáp 2 (gồm 4 thiết đoàn); 30 tiểu đoàn bảo an và các đơn vị binh chủng chuyên môn, kỹ thuật khác... Qua Chiến dịch Tây Nguyên, quân đội ta đã tiêu diệt Sư đoàn 23, Lữ đoàn 8, Lữ

Một thám tử người Hà Lan được mệnh danh là Indiana Jones của giới nghệ thuật vừa tìm lại được một trong những tuyệt tác, trị giá hàng chục triệu USD, của danh họa Pablo Picasso.

Arthur Brand đã tìm thấy Buste de Femme (vẽ năm 1938), một bức chân dung vẽ cô tình nhân Dora Maar của Picasso, cách đây hai tuần. Nhưng trước đó, quá trình lần theo dấu vết tác phẩm này đã “ngốn” của thám tử vài năm trời.

Buste de Femme đã bị đánh cắp khỏi du thuyền của một nhân vật thuộc giới siêu giàu ở Saudi vào

năm 1999 trước khi vừa được Brand phát hiện trở lại, sau 20 năm tròn.

Arthur Brand vốn được biết đến là một thám tử nghệ thuật nổi danh. Một số khám phá quan trọng của anh trong sự nghiệp có thể kể tới cặp ngựa bằng đồng được điêu khắc cho Adolf Hitler hay bức tranh khảm Byzantine của Saint Mark bị đánh cắp khỏi một nhà thờ ở Cyprus.

Hiện tại, Buste de Femme đã được giao cho một công ty bảo hiểm. Trong khi đó, Brand ước tính bức chân dung có giá trị gần 28 triệu USD (gần 650 tỷ đồng) và nói rằng bản thân đã biết đó là tác

phẩm thật ngay khi nhìn thấy.“Bạn biết đó là do Picasso vẽ

nhờ bản năng mách bảo” - Brand nói thêm.

Ngoài linh cảm của Brand, tính xác thực của bức tranh còn được một cựu điều tra viên nghệ thuật từ Scotland Yard, người hiện đang đại diện cho công ty bảo hiểm, xác nhận. Một chuyên gia khác cũng đã khẳng định tác phẩm là thật sau khi bay từ Mỹ qua Hà Lan để xác minh độ thật giả, theo tờ De Volkskrant của Hà Lan.

Tuần trước, Brand đã đăng trên trang cá nhân rằng mình đang bắt

tay vào “một trong những vụ lớn nhất trong sự nghiệp”.

Sau khi công bố về sự trở lại của Buste de Femme, Brand nói với De Volkskrant rằng ông tin là bức tranh bị truyền tay nhau trong “vòng tròn thế giới ngầm” của Hà Lan kể từ năm 2002.

Brand nói thêm: “Khi nhận ra đó là một thứ từng bị đánh cắp, người ấy muốn loại bỏ nó, nhưng lại không dám đến cảnh sát, vì sợ trở thành mục tiêu tiếp theo của bọn trộm hoặc bị bắt. Cuối cùng người đó đã tìm đến tôi”.

(Theo Thethaovanhoa.vn)

Siêu thám tử làng nghệ thuật tìm thấy tranh Picasso trị giá gần 650 tỷ đồng

Page 7: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201903/29597_BLD_cuoi_tuan... · 2019-03-29 · Nhiều đề án, chương trình do Đoàn Thanh . Đồng chí Nguyễn

7 THỨ BẢY 30 - 3 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

YÊN MINH

Dấu lửngNgười ta có thể đã nói gì đó khi em lướt qua đám hoa và những lời chúc tụngniềm vui của em đã gửi về nơi nào xa lắcnơi trú ẩn của em

có ai mà không biết dỗi hờnchỉ là em muốn quên những điều chả đángta đâu có nhiều thời gianmà thương yêu bao nhiêu vẫn hãy là chưa đủ

chợt đôi khi hoảng hốt khi tháng năm không còn xanhnụ cười mình cũng cũem trốn cái nhìn về xa ngái để thương những lúc gần

em không biết mình có thể nói về điều gì đóchỉ là nhớ, đôi khi đến bất cần

có câu hát nào về một vết thương riêngxa xót của một đờiem nghĩ về cái mình có và không thể có

em không biết mình có thể nói những gì về điều đónày người…

Nếu nói dối làm con hạnh phúc...

mọi người đã bỏ đi hết. Nếu con ra sớm trò chơi sẽ kết thúc, chúng ta thua cuộc” - thực chất để bảo vệ sự an nguy cho con trai mình, không để cậu bé rơi vào tay phát xít. Cậu nhóc tin rằng chiếc xe tăng của quân giải phóng lái vào sân là phần thưởng dành cho bố con mình - người chiến thắng. Trên chiếc xe tăng thật, to, mới ấy, cậu bé cười vui mừng và kiêu hãnh khi đã chiến thắng trò chơi rất kham khổ và gặp lại mẹ mình.

Kết phim là giọng nói của cậu bé Joshua khi trưởng thành, rằng: “Đó là câu chuyện của tôi... Là câu chuyện về sự hy sinh của cha tôi... Là món quà cha đã tặng tôi...”.

Bộ phim bật lên thông điệp về tình cha con: Dù trong những thời khắc đen tối nhất, cha vẫn muốn con nhìn cuộc đời đầy hy vọng. Bằng

trí tưởng tượng vô bờ và tình yêu thương vô hạn, Guido đã giữ gìn nụ cười thơ ngây, tâm hồn trong sáng của con, giúp Joshua vượt qua được quãng thời gian mà sau này, khi đã trưởng thành, Joshua hiểu đó chính là thời khắc đen tối nhất của cuộc đời mình. Đối với những người xem phim, chắc chắn sẽ có những quãng lặng đọng lại để bạn thấm thía hơn về Tình Cha từ một bộ phim xuyên suốt là những lời nói dối.

Có rất nhiều lời nói dối có ý nghĩa còn hơn cả sự thật. Nói dối như thế nào để mang lại ý nghĩa, mang lại nụ cười, mang lại nước mắt hạnh phúc chứ không phải là những đớn đau, hờn ghét, chắc chỉ trái tim chúng ta hiểu rõ điều này hơn ai hết. Bởi giản đơn, không ai dối được trái tim mình.

trong bàn tay bố vững chãi lên FB. Nhìn bức hình ấy, không ai nghĩ đó là bàn tay một cô gái trẻ đầy sinh lực ở tuổi 20 trong bàn tay của người cha đang đối diện với tử thần. Chỉ sau khoảnh khắc trân quý ấy vài tiếng, bố bạn ra đi. Cho tới tận những lời cuối cùng, bố vẫn nói: “Con gái đừng ủy mị thế, bố không sao đâu”. Khi ấy bạn tôi chỉ có thể mím chặt môi để nước mắt đừng òa vỡ...

Bạn kể, nhiều khi bạn tự hỏi, sao bố mình lại không nói thật rằng, Thủy ơi, bố đau quá! “Đau quá” là tiếng than rất đỗi bình thường với bất cứ bệnh nhân nào trong bệnh viện ung bướu bố điều trị. Chí ít như thế, có lẽ cô đỡ xót xa hơn là nhìn bố vẫn luôn cố gượng nụ cười tươi và nói “bố không sao” cho tới những phút cuối. Cô sẽ có cảm giác mình được chia sẻ từng cơn đau của bố. Nhưng vì những nụ cười của bố, những câu chuyện vui ngày ấu thơ của cô bạn - trên giường bệnh bố nhắc lại rõ mồn một như thể ngày hôm qua... có lúc

cô bạn cũng vui lây, cười khúc khích theo và chột dạ khi bố bất chợt quay đi để giấu một cái nhíu mày khẽ lướt qua. Và cô chỉ biết cơn đau của bố vượt quá ngưỡng cho phép khi bác sĩ quyết định chích giảm đau mà thuốc vẫn bị vô hiệu, phải chuyển sang chích morphin...

“Bố không sao đâu” - Tại sao bố lại có thể nói dối đứa con gái mà bố cưng chiều hết mực như thế. Vì thương con. Điều đơn giản ấy thì ai cũng biết. Nhưng một điều mà chỉ con gái biết, sau khi bố mất đi, cô gái ủy mị ngày xưa trở nên cứng cáp. Cô cảm thấy mình phải vượt qua mọi khó khăn, có những khó khăn nếu đến với cô trước đây chắc chắn cô sẽ không dũng cảm đối mặt. Bởi trong suy nghĩ của cô bạn bây giờ, tất cả những khó khăn gặp phải thực ra có sá gì với những tháng ngày bố kiên cường chống lại bệnh u gan với nụ cười tươi và câu nói đơn giản: “Bố không sao đâu”. Đó là hạt giống tâm hồn ý nghĩa nhất

Ảnh minh họa (nguồn internet)

mà bố gieo lại trong cô.* * * * *Tôi vẫn thi thoảng mở lại bộ phim

kinh điển Cuộc sống tươi đẹp (Ý) để xem... vào ngày nói dối. Bởi với tôi, đó là lời nói dối ngọt ngào nhất, vĩ đại nhất mà bộ phim đã kể cho khán giả.

Phim kể về những tháng ngày sống trong nhà tù Đức quốc xã của hai bố con một cậu bé Do Thái. Cậu nhóc dĩ nhiên không thể hiểu cặn kẽ vì sao mình phải vào tù, nhà tù man rợ thế nào... Và người bố, vì tình yêu bao la dành cho con trai bé nhỏ mà đã giải thích cho con bằng hình ảnh “cuộc sống tươi đẹp” trong chốn địa ngục trần gian.

Ngay từ khi bị bắt, ông bố thông minh đã biến ngay cuộc sống tàn khốc trước mặt thành một cuộc chơi thú vị, mạo hiểm để cậu bé không bị sợ hãi, ám ảnh. Tất cả những đày ải khổ cực trong trại tập trung được Guido “biến hóa” thành những thử thách bắt buộc phải vượt qua để ghi điểm một trò chơi lớn. Phần thưởng cho trò chơi lớn là chiếc xe tăng thật, mới, đẹp - điều mà cậu con trai mơ ước.

Tấm lòng cao cả của người bố thể hiện rõ nhất khi ông hiên ngang đi trước họng súng của quân thù để qua khu vực xử bắn nhưng vẫn tếu táo nháy mắt đùa vui với con trai như thể đang hào hứng tham gia một trong những thử thách của trò chơi. Và lúc ấy, cậu bé vẫn tin rằng cậu cần phải ngồi im như bố dặn, còn bố thì đang ghi điểm với một thử thách nào đó để lấy phần thưởng xe tăng về mừng sinh nhật mình.

Niềm vui vỡ òa khi chiếc xe tăng của đoàn quân giải phóng từ từ tiến vào sân nhà ngục. Khi mọi người đã bỏ đi hết, chỉ còn cậu bé ở lại. Cậu bé ở lại cuối cùng vì thực hiện theo lời dặn của bố: “Con chỉ được ra khi

đoàn thiết giáp 2, Trung đoàn 40, 8 liên đoàn biệt động quân và các tiểu đoàn bảo an, tổng cộng gần 30.000 tên; giải phóng toàn bộ vùng Tây Nguyên và góp phần quan trọng giải phóng Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Hòa nhịp với Chiến trường Tây Nguyên, thị xã Đà Lạt thuộc địa bàn Nam Trung bộ cũng được giải phóng ngày 3/4/1975.

Diễn biếnChiến dịch Tây Nguyên được tiến

hành với những diễn biến chính: Bước vào mùa Xuân năm 1975, ta chọn Nam Tây Nguyên làm hướng đột phá chiến lược cho cuộc tổng tiến công. Chiến dịch được mở ra với ý định ban đầu là giải phóng vùng Nam Tây Nguyên, trước

hết là thị xã có ý nghĩa chiến lược Buôn Ma Thuột. Sau các hoạt động nghi binh tích cực thu hút địch lên hướng bắc, từ ngày 4/3/1975, bộ đội ta bước vào tác chiến tạo thế, chặt đứt giao thông địch trên trục đường 19 và 21, chia cắt chiến lược các tập đoàn địch ở Tây Nguyên và đồng bằng. Ngày 8/3, Sư đoàn 302 diệt cứ điểm Cẩm Ga, chiếm giữ đường 14 ở khu vực này, chia cắt chiến dịch quân địch ở Bắc và Nam Tây Nguyên. Từ ngày 9 đến 10/3, chính thức bước vào tác chiến chiến dịch, Sư đoàn 10 tiêu diệt căn cứ Đức Lập. Ngày 10/3, Sư đoàn 316, Trung đoàn 95b, Trung đoàn 198 đặc công đồng loạt mở 5 mũi tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột. Đây là trận đánh then chốt chủ yếu.

Sau hơn một ngày chiến đấu quyết liệt, trưa 11/3, ta giải phóng thị xã. Từ 14 đến 18/3, Sư đoàn 10, Trung đoàn 25 tiến công lực lượng địch đổ bộ trực thăng trên đường 21, Đông Bắc thị xã Buôn Ma Thuột, tiêu diệt Sư đoàn 23 và Liên đoàn biệt động quân 21, đập tan ý đồ phản kích của địch.

Bị thất bại nhanh chóng và nặng nề, trước tình huống không còn lực lượng cơ động ứng cứu, ngụy quyền Sài Gòn buộc phải ra lệnh rút bỏ Bắc Tây Nguyên để bảo toàn lực lượng còn lại của Quân đoàn 2. Khoét sâu sai lầm của địch, ta tung Sư đoàn 320 vào truy kích, tập kích tập đoàn địch rút chạy trên đường 7, từ 17 đến 23/3, tiêu diệt hầu hết lực lượng này gồm 1 trung đoàn bộ

binh, 5 liên đoàn biệt động quân, 3 thiết đoàn và các đơn vị khác, giải phóng Cheo Reo, Củng Sơn. Đồng thời, từ 18 đến 24/3, Sư đoàn 968, Trung đoàn 95a, và Trung đoàn 271 tiến vào giải phóng các thị xã Kon Tum, Plâyku, Gia Nghĩa.

Phát triển thắng lợi, tiếp theo cho đến 3/4/1975, các sư đoàn Tây Nguyên tiến xuống duyên hải Trung Trung bộ, tiêu diệt Lữ đoàn dù 3, Trung đoàn 40, Liên đoàn 24. Đồng thời, những cánh quân tinh nhuệ này đã cùng bộ đội bạn giải phóng Bình Khê, Phú Yên, Nha Trang, Cam Ranh, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Tây Nguyên hào hùng.

Và những phát triểncủa nghệ thuật quân sựBày mưu kế, lập thế trận và lựa

chọn mục tiêu (hướng) là những phát triển nổi bật của nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Tây Nguyên. Ta chọn mục tiêu chủ yếu (Buôn Ma Thuột) vào đúng nơi hiểm nhưng yếu của địch. Để mục tiêu này càng “yếu” hơn, ta đã

nghi binh điều địch lên hướng bắc, đồng thời bí mật cơ động lực lượng lớn về hướng nam, nhờ vậy ta đã tập trung ưu thế áp đảo ở nơi cần thiết, tạo yếu tố bất ngờ. Ta bố trí thế trận hiểm, chia cắt chiến lược và chiến dịch địch, khiến các cụm quân của chúng bị cô lập. Từ đó buộc địch phải chấp nhận các tình huống ta đã dự kiến (thí dụ: do thế trận của ta, địch chỉ còn một khả năng duy nhất là đổ bộ trực thăng xuống đường 21 sau khi mất Buôn Ma Thuột. Tại đây, ta đã bố trí sẵn sàng Sư đoàn 10 và Trung đoàn 25. Có nghĩa là địch đã rơi vào đúng kế, đúng ý định của ta). Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 còn nổi bật ở nghệ thuật phát triển tiến công. Nắm thời cơ có địch rút chạy, ta đã kịp thời và kiên quyết truy kích - tiêu diệt chúng, đưa địch đến thất bại chưa từng có, nó đã làm rung chuyển chiến lược của địch, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ vào bước ngoặt quyết định.

TS(Theo Lịch sử quân sự Việt Nam)

Hào hùng Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4/3 đến 3/4/1975)Thắng lợi của Chiên dịch Tây Nguyên đã tạo ra sự thay đôi căn bản vê so sánh lực lượng và thê chiên lược có lợi cho ta, còn địch bị động, bị suy sụp và tan rã vê chiên lược, dân đên co cụm và bị động đối phó trên các chiên trường. Chiên thắng Tây Nguyên đã mở ra thời cơ tông tiên công chiên lược trên toàn miên Nam để quân và dân ta tiêp tục thực hiện các đòn tiên công quân sự lớn, phát triển cuộc Tông tiên công và nôi dây mùa Xuân 1975 đi đên thắng lợi hoàn toàn.

Page 8: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201903/29597_BLD_cuoi_tuan... · 2019-03-29 · Nhiều đề án, chương trình do Đoàn Thanh . Đồng chí Nguyễn

8 THỨ BẢY 30 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN DU LỊCH

VIỆT QUỲNH

Đây không phải là lần đầu tiên mà cộng đồng “Ờ! Phượt” thực hiện dọn dẹp vệ sinh môi

trường tại Đà Lạt. Vào tháng 8/2018, các bạn trẻ trong nhóm đã tiến hành chiến dịch “Ngưng xả rác” lần đầu tiên tại thành phố ngàn hoa, nhằm trả lại vẻ đẹp thơ mộng trước khi nơi đây bước vào kì nghỉ lễ 2/9. Hoạt động ý nghĩa này đã thu hút 160 bạn trẻ của cộng đồng “Ờ! Phượt” tham gia góp sức, kéo dài suốt 7 tiếng để làm vệ sinh sạch sẽ những vách tường cheo leo tại chợ Đà Lạt.

“Đà Lạt là một trong những điểm đến hấp dẫn của rất nhiều bạn trẻ trong những dịp lễ lớn, tuy nhiên với sự vô ý thức của nhiều vị khách, sau khi mùa du lịch kết thúc, Đà Lạt lại phải gánh trên mình hàng chục tấn rác. Không chỉ nhằm mục đích trả lại vẻ đẹp sạch sẽ cho thành phố hoa, chúng tôi thực hiện chiến dịch

“Ngưng xả rác” còn mong muốn thông qua hành động của mình để lan truyền những thông điệp tốt đẹp về bảo vệ môi trường, và ý thức giữ gìn vệ sinh khi đi du lịch của mọi người.” - Anh Nguyễn Tuấn Anh - một trong những người sáng lập ra cộng đồng “Ờ! Phượt” chia sẻ.

Tiền thân của cộng đồng “Ờ! Phượt” chỉ là 1 nhóm nhỏ để mọi người kết nối, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong những chuyến đi. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, cộng đồng “Ờ! Phượt” đã có hơn 33.000 thành viên trên khắp đất nước. Riêng tại tỉnh Lâm Đồng cũng có hơn 60 thành viên tham gia. Mỗi người một độ tuổi, một ngành nghề, nhưng họ có chung niềm đam mê vừa khám phá những cung đường mới, vừa chung tay dọn rác và truyền đi thông điệp bảo vệ môi trường. Chiến dịch có tên “Ngưng xả rác” được gầy dựng vào năm 2016, với mục đích xây dựng văn hóa phượt và làm đẹp hình ảnh cộng

đồng phượt, đồng thời bảo vệ môi trường xanh từ việc làm nhỏ nhất của bản thân mỗi người là không xả rác

Chiến dịch “Ngưng xả rác” của “Ờ! Phượt” nhận được rất nhiều sự ủng hộ và phản hồi tích cực từ cộng đồng, với sự tham gia của những bạn trẻ yêu thích du lịch phượt và nhiều đợt thu dọn rác ở các địa điểm du lịch nổi tiếng ở trong nước. Đó là vào hồi tháng 3/2016, nhóm huy động được 500 thành viên dọn dẹp rác ở ven biển Bình Châu - Vũng Tàu; tháng 4/2016,“Ờ! Phượt” cũng có chiến dịch làm sạch núi Bà Đen - Tây Ninh. Những hành động đẹp này được lan tỏa rộng, mang đến cho cộng đồng phượt thủ ý thức bảo vệ môi trường mỗi khi đi du lịch.

Chiến dịch “Ngưng xả rác” lần 2 tại TP Đà Lạt diễn ra đúng vào Lễ ra quân Tháng Thanh niên năm 2019, theo anh Nguyễn Tuấn Anh, đó là bước tiến mới của chiến dịch, khi đã có sự phối hợp

giữa cộng đồng “Ờ! Phượt” với các cơ quan, ban ngành và người dân. Trong thời gian một buổi sáng, 100 bạn trẻ mang áo cam đã cùng với đông đảo đoàn viên thanh niên TP Đà Lạt dọn dẹp rác thải lòng suối và ven suối Cam Ly, trồng thêm 300 cây mai anh đào dọc theo con suối.

Anh Huỳnh Quang Hường (34 tuổi) - một thành viên của cộng đồng “Ờ! Phượt” tại TP Đà Lạt cho hay: “Khi trực tiếp tham gia vào chiến dịch ngay tại thành phố nơi mình đang sống, tôi cảm thấy thật sự hạnh phúc, không chỉ bởi tự tay mình tham gia làm sạch vệ sinh môi trường nơi đây, mà còn góp phần làm thay đổi ý thức của rất nhiều người dân xung quanh. Nếu như lần đầu, chúng tôi nhận được một vài ánh mắt nghi ngờ và ái ngại của người dân thì lần này, có rất nhiều cô chú sống ven suối Cam Ly đã cùng xắn tay làm chung với nhóm”.

Cùng tham gia thu gom rác thải ven suối Cam Ly với các bạn trẻ,

ông Nguyễn Đình Sáu (Phường 5, TP Đà Lạt), chia sẻ rằng: “Trước đây, khi những hình ảnh không hay về các phượt thủ như ồn ào, xả rác tràn ngập trên mạng, tôi không có mấy thiện cảm với họ. Nhưng khi nhìn thấy các bạn trẻ đến từ một nơi xa lại nhiệt tình dọn dẹp vệ sinh môi trường tại Đà Lạt như thế này, tôi phải thay đổi cách nhìn về họ. Vẫn còn có rất nhiều những phượt thủ có ý thức cao với xã hội và cả với môi trường”.

Đúng như lời ông Sáu nói, khi mà những hình ảnh phản cảm về các phượt thủ đang gây bức xúc cho cộng đồng trong thời gian qua, thì chiến dịch Ngưng xả rác của “Ờ! Phượt” vẫn đang từng ngày cải thiện và làm đẹp hơn bằng những hình ảnh khác. Thông qua câu chuyện mọi người chung tay nhặt rác, “Ờ! Phượt” đang hướng đến một câu chuyện xa hơn, đó là xây dựng một thế hệ những người trẻ Việt Nam nói chung đang dần thay đổi ý thức về bảo vệ môi trường.

“Ờ! Phượt”, bảo vệ môi trườngVào ngày Chủ nhât xanh ra quân dọn dẹp rác thải tại suối Cam Ly diễn ra vào đầu tháng ba vừa qua, xen lân giữa hình ảnh quen thuộc của màu áo xanh thanh niên TP Đà Lạt, là những bóng áo cam của 100 bạn trẻ trong nhóm “Ờ! Phượt” đên từ TP Hồ Chí Minh. Với chiên dịch “Ngưng xả rác” được thực hiện từ năm 2016 đên nay, “Ờ! Phượt” kêt nối những trái tim cùng chung niêm đam mê phượt, và ý thức bảo vệ môi trường.

Tại chiến dịch Ngưng xả rác lần 1, cộng đồng “Ờ! Phượt” mong muốn trả lại vẻ đẹp cho thành phố ngàn hoa.

Những bóng áo cam thu gom rác thải tại TP Đà Lạt, với mong muốn truyền đi thông điệp bảo vệ môi trường.

Page 9: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201903/29597_BLD_cuoi_tuan... · 2019-03-29 · Nhiều đề án, chương trình do Đoàn Thanh . Đồng chí Nguyễn

9 THỨ BẢY 30 - 3 - 2019CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

Samarita - cà phê của người tốtHOÀNG YÊN

Tốt nghiệp đại học ngành công nghệ hóa của Đại học Công nghiệp Hà Nội, anh Thân vào làm

cho một nhà máy ở Bình Dương. Biến cố gia đình ập đến khi bố của anh bị tai biến nằm liệt giường, chỉ mình mẹ ở nhà một tay chăm sóc nên anh quyết định trở về nhà vừa làm kinh tế, vừa phụ giúp gia đình. “Ban đầu về mình cũng loay hoay mãi, không biết làm gì khi chuyên ngành học không phù hợp ở vùng quê nghèo. Trong một lần đi Bảo Lộc chơi, được người bạn mời uống cà phê, cảm thấy hương vị đậm đà, thơm ngon. Hỏi ra mới biết quy trình sản xuất cà phê rất đặc biệt theo cách truyền thống, từ hái lựa quả chín 100% đến phơi tự nhiên trên sàn, vậy là mình nảy sinh ý tưởng kinh doanh loại cà phê này” - anh Thân chia sẻ.

Anh Thân chia sẻ ý tưởng của mình với Bí thư xã Đoàn xã Đạ K’Nàng Ngô Văn Thành và được ủng hộ ngay. Đoàn xã đã tạo điều kiện cho anh vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để khởi nghiệp. Được hỗ trợ nguồn vốn ban đầu là 35 triệu đồng, từ tháng 10/2018, anh Thân mua một máy rang cà phê để hiện thực hóa ý tưởng và từng bước xác lập thương hiệu cà phê sạch “Samarita Coffee” cho riêng mình. Tuy nhiên, để gây dựng một

thương hiệu cà phê mới ngay trên xứ Tây Nguyên vốn đã có nhiều thương hiệu cà phê lâu đời cũng là thách thức với Thân. “Càng làm tôi càng đam mê và cảm thấy thú vị. Trải qua một hành trình ban đầu đầy khó khăn nên mình càng cố gắng tập trung và dồn hết sức mình cho công việc. Gặp gỡ khách hàng, đặc biệt là gặp những người nông dân giúp tôi tìm ra hướng đi cho mình. Ngoài lựa chọn cà phê Robusta tại vùng Bảo Lộc và cà phê Arabica vùng Cầu Đất để làm nguyên liệu, thời gian tới, mình sẽ chủ động liên kết với nông dân tại xã nhà để hướng nông dân trong vùng sản xuất theo quy trình cà phê chất lượng cao, từ đó, nâng dần chất lượng cà phê nguyên liệu của địa phương” - anh Thân cho biết.

Để từng bước chinh phục người sành uống cà phê, ban đầu, thông qua các mối quan hệ từ trước, anh Thân gặp gỡ và gửi tặng cà phê để khách hàng dùng thử và đánh giá sản phẩm. Từ những nhận xét của khách hàng, anh tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng cà phê, phù hợp với khẩu vị người sành cà phê. Trong suy nghĩ, người thanh niên vùng sâu này muốn mọi

người đến thưởng thức cà phê của mình không vội vã mà chầm chậm thưởng thức, giống như lòng chân thành của chủ nhân làm ra sản phẩm. Từ uy tín và chất lượng của sản phẩm thuần tự nhiên, nhiều người trong xã, huyện tìm đến để mua về sử dụng và làm quà tặng cho người thân. Đến giờ, đã có

nhiều khách hàng “ghiền” vị cà phê của anh nhưng anh vẫn dành nhiều thời gian tiếp cận, mở rộng thị trường từ xã rồi đến tỉnh và có thể xa hơn nữa.

Với chút tinh ý, mỗi khi thưởng thức một ly cà phê bạn sẽ cảm nhận được hương vị khác nhau. Cũng nhờ trải nghiệm qua tất cả

các khâu sản xuất, anh Thân càng ngày càng nhận diện tinh tế hơn thế nào là cà phê nguyên chất. Một ly cà phê nguyên chất sẽ có màu nâu cánh gián. Ngoài ra, ly cà phê nguyên chất không bị sệt, khi uống lưỡi sẽ sạch, không bị lớp bơ bám như những loại có pha trộn. “Mình nghĩ khởi nghiệp trong bối cảnh hiện nay phải thực sự yêu quý khách hàng, ai có thể mang lại trải nghiệm, giá trị nhiều hơn so với số tiền khách hàng bỏ ra, người đó sẽ có cơ hội” - anh Thân chia sẻ.

Sở dĩ anh Thân lấy tên thương hiệu của mình là Samarita Coffee bởi lẽ Samarita trong tiếng Do Thái có nghĩa là “người ngoại đạo tốt bụng”. Anh khẳng định “Samarita Coffee là cà phê của người tốt”.

Anh Ngô Văn Thành - Bí thư Đoàn xã Đạ K’Nàng nhận xét anh Thân là một thanh niên chịu khó, năng động, đồng thời cũng là một gương thanh niên tiêu biểu trong phong trào thanh niên khởi nghiệp của xã. Có thể hiện tại, sản phẩm cà phê của anh Thân mới phát triển, quy mô sản xuất chưa lớn nhưng trong tương lai sẽ là sản phẩm tiêu biểu đầu tiên của xã Đạ K’Nàng mang đặc trưng của vùng. Trong thời gian tới, Đoàn xã cũng sẽ vận động thanh niên tham gia chuỗi liên kết làm cà phê sạch của anh Thân, để kích thích thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp.

Khi bắt tay làm cà phê chất lượng cao, anh Trần Văn Thân (27 tuôi, ngụ xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông) đã xác định phải chọn hạt cà phê nguyên liệu đạt chuân cộng với quá trình rang xay, pha chê theo công thức riêng để tạo ra loại cà phê đặc biệt thơm ngon, phù hợp với từng khâu vị của người “sành điệu” biêt thưởng thức cà phê.

Anh Trần Văn Thân đang tưng bước xây dưng thương hiệuSamarita Coffee - cà phê của người tốt. Ảnh: H.Yên

Rượu cần, thứ thức uống truyên thống của người K’Ho bản địa gắn với thứ được định danh là “men lá”. Rất ít người biêt men lá ấy chính là loài cây có tên gọi dong diêng.

DIỆP QUỲNH

Cây dong diêng ngày càng vắng bóng trong rừng, men lá thay bằng men công

nghiệp khiến giọt rượu cần ngày càng mất hương xưa cũ. Mong mỏi giữ được hương xưa, loài cây bí ẩn này đang được gầy giống với hy vọng tìm lại mùa dong diêng.

Già làng Kơ Đơng Ha Dương, người quê gốc buôn Tu Poh, xã Đạ Chais, Lạc Dương tẩn mẩn nhớ lại cách làm rượu cần của người K’Ho quê mình. Người đàn ông K’Ho xách rựa vô rừng, đến những bụi cây ven suối để tìm loài cây có lá từa tựa cây hoa hồng nhưng dày hơn, không có gai, cao tới đầu gối người trưởng thành. Đó chính là dong diêng, loài cây để làm “men lá”, tạo hương say ngất ngây cho chóe rượu cần. Đào cả bụi cây lên, chặt lấy phần củ, rửa sạch, phơi khô, giã thành bột mịn. Lấy bột từ củ dong diêng trộn với cơm, ủ lên giá, xung quanh

quây bằng rơm khô ủ thật kín. Qua ngày qua tuần, nồi ủ sẽ lên một lớp meo trắng mỏng nhẹ như mây trời. Lớp meo trắng này mới là men dùng để trộn, ủ rượu cần.

Già Ha Dương bảo, ngày xưa rừng núi Long Lanh nhiều củ dong diêng, rượu cần đều làm từ

men dong diêng cả. Khi còn trong chiến khu Long Lanh, bộ đội, du kích thường tìm ven suối, những chỗ ẩm, nhiều nước bụi dong diêng, đào củ làm men chứ hồi ấy làm gì có “men chợ” như bây giờ”. Những chóe rượu cần thơm, ngọt giữa chiến khu khác hẳn với

những chóe rượu cần được sản xuất hàng loạt. Giờ muốn có men lá, phải xuống vùng Bố Lang, Phước Bình, Bác Ái của Ninh Thuận để mua hay đào củ dong diêng. Đường xa, tốn công quá nên người K’ho chuyển sang dùng men công nghiệp khiến vị rượu gắt, hương không nồng nàn như dong diêng.

Bởi vậy, K’Tuyến, chàng thanh niên trẻ K’Ho tại buôn Đưng K’Si, xã Đạ Chais quyết dịnh dành mảnh vườn của mình để gầy giống lại cây dong diêng theo một đề án của Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương. K’Tuyến bảo, chưa thấy ai trồng cây dong diêng bao giờ, xưa nay chỉ thấy cây dong diêng trong rừng nên cũng không có kinh nghiệm trồng. Tìm hiểu môi trường sống tự nhiên của dong diêng, K’Tuyến cũng làm đất tơi xốp, căng lưới đen để che bóng, còn giống dong diêng anh lặn lội xuống Bố Lang, Phước Bình mua của người K’Ho dưới đó. Đào hố trồng từng củ dong diêng, cẩn thận để lại cây nhỏ che bóng, tạo ẩm cho củ mới trồng, anh trông đợi từng ngày củ này chồi đơm lá.

Ban đầu, củ mới trồng có nhú chồi, mọc lá non, nhưng vào mùa khô, điều kiện tưới hạn chế, gần trăm cây dong diêng lụi dần.

K’Tuyến tiếc nuối bởi anh tha thiết, mong mỏi khôi phục lại giống cây thân thiết của người K’Ho. May mắn, vừa đưa khách xuống vườn dong diêng, vạch lá ra tìm củ thì anh đều thấy những củ dong diêng đã nảy chồi. Anh bảo có lẽ giống trong rừng, điều kiện sống khó khăn thì dong diêng trút lá ngủ yên dưới đất, đợi những cơn mưa đầu mùa thì cây sẽ nảy chồi, vươn lá tiếp tục phát triển. Hiện trên 100 gốc dong diêng đang nhú những đọt lá, có cây đã nhú lên chừng 5-7 cm. K’Tuyến bảo, trong rừng dong diêng cũng chỉ cao chừng 40 cm. Đi rừng đào dong diêng lấy củ, nếu còn rễ nhỏ sót lại, gặp điều kiện thuận lợi, có đủ nước cây sẽ nảy chồi mọc lại thành bụi mới. Tuy nhiên, dong diêng phát triển khá chậm, phải 3-4 năm cây mới tạo được củ đủ để làm men rượu cần. K’Tuyến tâm sự, nếu thành công, người Đạ Chais sẽ đem dong diêng vào lại rừng, trồng tại ven các suối, để loài cây thân thiết với người K’Ho phát triển mạnh mẽ như thuở xưa. Và qua đó tới mùa lễ hội, chàng trai K’Ho xách xà gạt, rựa vô rừng, lấy củ dong diêng về mài khô, ủ men làm ra hương rượu cần nồng nàn, ngọt dịu vị men lá, để lại dư vị xưa cũ cho người K’Ho và bè bạn.

Tìm lại mùa dong diêng

K’Tuyến kiểm tra vườn dong diêng. Ảnh: D.Quỳnh

Page 10: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201903/29597_BLD_cuoi_tuan... · 2019-03-29 · Nhiều đề án, chương trình do Đoàn Thanh . Đồng chí Nguyễn

10 THỨ BẢY 30 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

ĐẶNG TUẤN LINH

Thành công đến từ sự tự chủDù được đầu tư thấp nhất trong số 105 cơ

sở cai nghiện ma túy công lập (của cả nước) từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh, có biên chế thấp nhất, nhưng CSCNMT LĐ luôn là mô hình được đánh giá cao nhất về chất lượng trong các bảng xếp hạng của Bộ LĐ-TB&XH.

Dù chỉ có công năng thiết kế dành cho khoảng 170 người, nhưng vào những lúc cao điểm, cơ sở vẫn phải tiếp nhận trên 380 người đến cai nghiện. Theo quy định chuẩn, mỗi học viên sẽ có 5 m2 diện tích phòng ở nhưng hiện nay tại CSCNMT LĐ mỗi người chỉ còn lại 1,8 m2.

Ở thời điểm hiện tại, cơ sở đã phải liên tục từ chối các hồ sơ từ khắp các tỉnh, thành gửi đến cai nghiện vì không còn đủ chỗ.

Nguyên do từ đâu, chỉ sau 17 năm hình thành, một cơ sở với vô vàn khó khăn về vật chất, các phòng chức năng tạm bợ, quỹ sản xuất bằng không, gắn liền với các nguy cơ: bỏ trốn, hành hung, chống đối, vi phạm pháp luật... để rồi vươn lên trở thành một mô hình điểm, khẳng định được chỗ đứng, vị trí hữu ích của mình trong xã hội. Ông Dương Đức Thành - Giám đốc cơ sở này đã cho chúng tôi câu trả lời: Trước những khó khăn, cơ sở đã nhận ra một thực tế, cai nghiện là nhu cầu vô cùng lớn trong xã hội, luôn bức thiết đối với người nghiện và gia đình của họ. Nghiện trở thành một gánh nặng, vì vậy nhu cầu thoát ra khỏi nó luôn tồn tại trong xã hội. Tham gia đáp ứng nhu cầu đó một cách hiệu quả, cũng chính là chìa khóa để cơ sở có thể thoát ra mớ bòng bong khó khăn.

Chỉ sau đúng một năm thành lập, CSCNMT LĐ đề xuất và được UBND tỉnh chấp thuận ban hành Quy chế tạm thời tiếp nhận người cai nghiện tự nguyện. Ngay khi bắt đầu đã có 18 người đến cai tự nguyện bên cạnh 70 người bắt buộc. Năm 2004, số cai nghiện tự nguyện đã chiếm 1/3 trong tổng số gần 170 người cai nghiện. Đến năm 2006, cơ sở đã mạnh dạn trình duyệt đề án tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Và 3 năm sau, cơ sở là một trong 12 đơn vị sự nghiệp công lập đầu tiên của tỉnh thực hiện cơ chế tự chủ sau sự phê duyệt của UBND tỉnh.

Một hành trình mới bắt đầu với CSCNMT LĐ, hành trình cung cấp dịch vụ đối với người nghiện.

Chỉ trong vòng 5 năm (từ 2012 đến 2017), như một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công thực thụ, CSCNMT LĐ bền bỉ xây dựng nền

CƠ SỞ CAI NGHIỆN LÂM ĐỒNG:

Không khéo lại “vỡ trận”Sự “vỡ trận” ở đây không đến từ yếu tố chuyên môn, năng lực con người hay chất lượng cung cấp dịch vụ. Nghịch lý ở chỗ, Cơ sở cai nghiện ma túy Lâm Đồng (CSCNMT LĐ) lại đang làm rất tốt chức năng của mình dẫn tới luôn trong tình trạng quá tải, phải “gồng mình” tiếp nhận gấp đôi số người đến cai nghiện so với công năng, thiết kế hiện có.

110% thu nhập do ngân sách cấp. Và quan trọng hơn hết, là viên chức và người lao động của cơ sở không còn phải sống trong tình cảnh “cai tù bất đắc dĩ” mà đã chuyên tâm trọn thời gian cho đầu tư nghiệp vụ chuyên ngành.

Cần sớm quan tâm đầu tưTheo đánh giá của các chuyên gia ngành

công tác xã hội, thì con số người nghiện tại Lâm Đồng trong hồ sơ quản lý của Công an rơi vào khoảng 2.000 người, tuy nhiên trên thực tế có thể gấp 3 lần. Tình hình tội phạm ma túy gia tăng, số lượng người nghiện trong xã hội hiện đại sử dụng rất nhiều các loại ma túy tổng hợp ngày càng tăng, điều này đem đến cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội, cũng như an ninh trật tự tại địa phương nhiều bất an với những diễn biến khó lường. Chính vì lẽ đó, nhu cầu được cai nghiện là rất lớn. Sự thành công của CSCNMT LĐ chính là đem đến một dịch vụ công hữu ích, giúp cho người nghiện có được không gian tốt nhất để chữa bệnh, giúp họ sớm hòa nhập cộng đồng.

Theo quy định chung thì thời gian tới tất cả các cơ sở cai nghiện ma túy công lập đều phải tiếp nhận khoảng 30 - 40% người cai nghiện bắt buộc, chính vì lẽ đó nguy cơ “vỡ trận” với CSCNMT LĐ trong thời gian sắp tới là điều không thể tránh khỏi. Với cơ sở vật chất hiện tại, việc tăng thêm người cai nghiện bắt buộc

sẽ phá vỡ hoàn toàn cấu trúc hoạt động cũng như chất lượng phục vụ, liệu pháp điều trị hiện tại của cơ sở.

Dù đã được phê duyệt nguồn vốn đầu tư trung hạn từ Chính phủ với khoảng 8 tỷ đồng thông qua việc phân bổ của Bộ LĐ-TB&XH, nhưng đến 2017 mới chỉ rót về được 1 tỷ đồng và cũng chỉ mới giải ngân được khoảng 300 triệu đồng để rà soát bom mìn, khảo sát địa chất... số tiền còn lại vẫn còn nằm trên giấy.

Rất nhiều giải pháp đã được CSCNMT LĐ đề xuất để tạm thời tránh tình trạng quá tải trong thời gian trước mắt. Còn bài toán về lâu dài, cơ sở tham mưu cho ngành lao động Lâm Đồng đề xuất với UBND tỉnh cấp kinh phí lập thêm Đề án xây dựng một khu cai nghiện mới trên diện tích đất sẵn có tại nơi đang hoạt động với công suất phục vụ cho 150 người. Và trên cơ sở vật chất đó, cơ sở có thể tự tạo nguồn thu, mua thêm vật dụng, thuê thêm người lao động để phục vụ tối đa cho 300 người.

Theo tính toán, việc xây thêm cơ sở mới sẽ rơi vào khoảng 15 - 18 tỷ đồng, nguồn kinh phí sẽ không lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của tỉnh, mà sẽ thông qua bán đấu giá khu đất cũ, nơi hoạt động trước trước đây của cơ sở (nằm trên Quốc lộ 20, huyện Đức Trọng, đang là nơi đón tiếp thân nhân của các học viên cai nghiện tại cơ sở). Sau khi xây dựng cơ sở mới, CSCNMT LĐ sẽ lấy chính nguồn thu từ người cai tự nguyện để nộp lại ngân sách.

Giải pháp trước mắt, dù không căn cơ những cũng rất khả thi trong thời điểm hiện tại, đó là UBND tỉnh Lâm Đồng gửi đề xuất phương án nhờ TP Hồ Chí Minh tiếp nhận khoảng 400 học viên cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm cai nghiện của Thanh niên xung phong TP Hồ Chí Minh đóng tại địa bàn xã Tân Thanh (huyện Lâm Hà). Công suất tại Trung tâm Tân Thanh là 2.000 người nhưng hiện tại chỉ có khoảng trên 1.000 người cai nghiện tại đây. Thông tin ban đầu từ Sở LĐ-TB&XH Lâm Đồng cho biết: Hiện tại TP Hồ Chí Minh đã sẵn sàng chấp nhận chủ trương và bỏ chi phí giúp cho Lâm Đồng số lượng khoảng 400 người cai bắt buộc.

Cho dù phương án nào được thông qua, từ nguồn vốn Trung ương hay địa phương, ở thời điểm hiện tại cũng cần có câu trả lời sớm nhất. Việc cung cấp dịch vụ công, lấy phí từ dịch vụ công, nộp ngân sách nhà nước, đồng thời giảm áp lực xã hội hiệu quả như cách của CSCNMT LĐ đang làm cũng cần được khuyến khích và tạo điều kiện hết mức có thể.

Các học viên tại Cơ sở cai nghiện ma túy Lâm Đồng trong một buổi sinh hoạt tại thư viện.

móng cho các chương trình làm việc và lộ trình phát triển của mình, như: cải tạo cơ sở vật chất, tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng (do đã được phân quyền tự chủ), đầu tư tạo nguồn thu từ vườn cây công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, lập đề án thu phí quản lý - phục vụ người cai nghiện tự nguyện, không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ điều trị tự nguyện, trình duyệt Quy chế điều trị và biểu giá dịch vụ điều trị tự nguyện.

Từ năm 2014, khi phần lớn các cơ sở cai nghiện công lập không có người vào cai, thì CSCNMT LĐ luôn bảo đảm người vào cai thường xuyên trên 75% công suất tiếp nhận. Tính đến thời điểm hiện tại, số người điều trị tự nguyện luôn chiếm trên 85% trong tổng số người vào điều trị, số tiếp nhận năm sau luôn vượt trên 40% năm trước. Chỉ tính riêng năm 2018, số được điều trị là 716 người, trong đó có trên 600 người cai nghiện tự nguyện đến từ 15 tỉnh, thành phố trong cả nước với thời hạn trên 6 tháng.

Cũng phải nhấn mạnh thêm rằng, kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp do đơn vị tạo ra luôn cao hơn kinh phí chi thường xuyên do ngân sách cấp phát, trong đó nguồn thu từ dịch vụ cai nghiện tự nguyện là nguồn thu chính. Từ nguồn thu này, tài sản do cơ sở tự đầu tư và tôn tạo đã đạt trên 4 tỷ đồng, tiền lương tăng thêm cho viên chức và người lao động đạt

... Sau một tháng, bằng mọi cách tìm kiếm, tôi đã xác định được vị trí cái bản nhỏ mà ngày trước bố dưỡng bệnh. Đó đúng là vùng đất nằm ở sườn phía đông Tam Đảo, thuộc tỉnh Thái Nguyên, nơi xuất xứ của loài chè hoa vàng.

Thuê ô tô, vượt mấy trăm cây số, tôi đưa bố đến tận nơi. Chỉ tiếc rằng, đất thì còn đấy nhưng người thì đã vĩnh viễn ra đi từ mấy năm trước. Nghe tôi giới thiệu tên tuổi và nhắc lại chuyện ngày trước bố đã được gia đình chữa bệnh, cậu con trai của bà lang (là cô gái trẻ ngày xưa) đã tiếp đón bố con tôi một cách nồng nhiệt và thân thiện như người nhà. Có lẽ cậu đã được mẹ nuôi kể lại mọi chuyện ngày xưa. Cậu bảo:

- Mẹ cháu đẹp nhất bản nhưng không lấy chồng. Cháu là đứa trẻ mồ côi được mẹ nuôi từ thuở lọt lòng.

Nghe cậu con trai kể với vẻ vô tư, bố tôi

Hương vị... TIẾP TRANG 5

không nói nhưng đôi mắt ẩn một nỗi buồn.Tôi vội hỏi:- Thế gia đình em có thường lên núi hái

chè hoa vàng về uống không?Cậu trai nói với giọng buồn buồn:- Còn đâu chè hoa vàng trên núi để hái nữa

hả anh.Dường như nhìn thấy vẻ thất vọng của bố

con tôi, cậu vội nói:- Nhưng bác và anh yên tâm. Mấy chục

năm trước, ngày nào mẹ em cũng leo lên núi cao kiếm từng cây chè hoa vàng về trồng đầy một vườn. Vì thế, có lẽ cả tỉnh này chỉ có nhà em là giữ được giống chè này. Chục năm trước, có một lái buôn người Tàu đến muốn mua toàn bộ vườn chè với giá trăm triệu, nhưng mẹ em không bán. Lát nữa, em dẫn bác và anh ra thăm vườn chè.

Sau khi cùng bố con tôi thắp nén hương tưởng nhớ người đã khuất, cậu con trai dẫn

chúng tôi ra vườn chè. Bố tôi đứng lặng người trước hàng trăm cây chè đang vào mùa trổ hoa, những cánh vàng âm thầm núp trong tán lá. Bố lấy khăn tay lén lau nước mắt. Vẻ như rất rành “chuyện cũ” giữa bố tôi và bà mẹ nuôi, cậu trai ý tứ bấm tôi ra cuối vườn để bố đứng một mình với vườn chè.

Trước lúc chia tay, tôi đề nghị được mua mấy cây chè hoa vàng về trồng, cậu con nuôi tỏ vẻ hơi phật ý:

- Sao lại mua? Em nghĩ, mẹ em trồng vườn chè này chính là vì bác đây. Anh mang về trồng và cố giữ đừng để nó tuyệt chủng.

* * *Hơn nửa năm, trong khu đất nhỏ sau nhà

tôi mấy chục cây chè hoa vàng đã bước vào thời kì ra búp. Bố hái chè và tự tay sao tẩm, nâng niu từng cánh chè mỏng manh.

Bố nói với tôi, giọng sảng khoái:

- Vậy là giống chè hoa vàng không tuyệt chủng. Bố rất vui con ạ.

Tôi cũng thấy vô cùng thanh thản, buông một câu hoa mỹ:

- Chính là nhờ tình yêu, nhờ hương vị của mối tình đầu mà nó không tuyệt chủng đấy bố ạ.

Bố lại lừ mắt:- Đó là chuyện của nhà văn các anh. Còn

tôi thì chỉ thấy thật yên lòng vì một người mang ơn được trở về nơi đất cũ… chỉ tiếc rằng…

* * *Vài năm sau thì bố mất. Vườn chè hoa vàng sau nhà tôi cứ mỗi

mùa giá rét lại trổ hoa, cánh vàng âm thầm núp trong tán lá.

Lòng tôi bỗng thư thái khi nghĩ rằng có lẽ ở chốn cửu tuyền, bố tôi lại có dịp song ẩm với người xưa.

Page 11: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201903/29597_BLD_cuoi_tuan... · 2019-03-29 · Nhiều đề án, chương trình do Đoàn Thanh . Đồng chí Nguyễn

11 THỨ BẢY 30 - 3 - 2019CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Ấn tượng Chương trình xúc tiến du lịch Hà Giang

NHẬT QUÂN

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Giang - Triệu Tài Vinh, trong phát biểu khẳng định, ông đến

Hội nghị xúc tiến du lịch với vai trò là doanh nghiệp, sẽ nghe ý kiến của khách để chiều lòng khách, nghe ý kiến của doanh nghiệp để hiểu doanh nghiệp… Ngoài hoạt động giới thiệu, trưng bày sản phẩm du lịch (tờ rơi, tập gấp, bản đồ du lịch, ấn phẩm du lịch…); đặc sản tỉnh Hà Giang (mật ong bạc hà, rượu ngô men lá, bánh tam giác mạch, đồ thổ cẩm, cam và các loại thảo dược được triết xuất từ tự nhiên…), điểm nhấn trong nội dung Xúc tiến Du lịch Hà Giang là chương trình biểu diễn nghệ thuật độc đáo mang âm hưởng các dân tộc sinh sống trên mảnh đất Hà Giang kéo dài khoảng 90 phút, với chủ đề “Sắc màu Hà Giang” ngay trên bờ biển, thu hút không chỉ du khách mà còn lôi cuốn được rất đông người dân thành phố Nha Trang.

Tâm điểm hoạt động của Đoàn công tác Hà Giang tại Khánh Hòa là Hội nghị xúc tiến du lịch với trên 150 đại biểu và khách mời, gồm đại diện lãnh đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch (HHDL) Việt Nam; đại biểu UBND các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; Hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp, truyền thông các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên... Hội nghị vừa là nơi gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu thông tin của các doanh nghiệp du lịch; vừa là nơi để chính quyền tỉnh Hà Giang đón nhận sự chia sẻ, góp ý, bàn bạc giải pháp giúp Hà Giang vượt qua khó khăn, tìm được giải pháp phát triển du lịch ngày một tốt hơn…

Hà Giang được biết đến là một tỉnh ở địa đầu Tổ quốc, là nơi giao thoa của hai vùng văn hóa Đông Bắc và Tây Bắc; đồng thời, là điểm trung chuyển giữa cung đường du lịch Đông - Tây Bắc và tiếp giáp với thị trường du lịch tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Hà Giang cũng là vùng đất có lịch sử

văn hóa lâu đời, nơi hội tụ của 19 dân tộc với những đặc trưng riêng có và nhiều lễ hội nổi tiếng, như Mông, Dao, Pà Thẻn, Cờ Lao, Lô Lô, Bố Y, Phù Lá, Pu Péo… từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Hà Giang có nhiều khó khăn, đặc biệt khó khăn về giao thông, do địa hình có nhiều khác biệt, như vùng núi đất phía tây, vùng cao núi đá phía bắc và vùng đồi núi thấp… Nhưng chính khác biệt này đã tạo cho Hà Giang những tài nguyên du lịch độc đáo và vô cùng hấp dẫn. Đó là những cánh rừng nguyên sinh, có nhiều dòng suối khoáng nóng chảy qua, thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe; là những con đường mòn hiểm trở, thích hợp cho loại hình du lịch mạo hiểm, khám phá và tổ chức các giải đua mô tô hoặc ô tô mạo hiểm; là danh thắng ruộng bậc thang, đặc sản chè Shan tuyết cổ thụ... Hà Giang có nhiều khu di tích lịch sử cách mạng, điểm

Với lực lượng diễn viên đông đảo và đại diện các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, chính quyền... lên đến gần 100 thành viên, Đoàn xúc tiến du lịch của tỉnh Hà Giang do đích thân Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu, đã tổ chức một chương trình với nhiều hoạt động gây ấn tượng tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, trong 2 ngày vào giữa trung tuần tháng tháng 3/2019.

Cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc của Tổ quốc.

- Trình diễn nghệ thuật dân tộc tại Hội thảo.

đến du lịch tâm linh; những trang trại cam, táo, đà điểu, công…; những làng văn hóa du lịch cộng đồng của dân tộc thiểu số...

Độc đáo hơn cả chính là vùng núi đá vôi được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam, do tổ chức UNESCO công nhận năm 2010 và là khu du lịch trọng điểm của Quốc gia. Đây là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ du khách và những nhà nghiên cứu khoa học, bởi chúng chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển của vỏ trái đất, những hiện tượng tự nhiên, những cảnh quan đặc sắc, tính đa dạng sinh học cao... Nhiều địa danh nổi tiếng như Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc) được mệnh danh là “Đệ nhất hùng quan”; Cổng trời, Núi Đôi (huyện Quản Bạ), hoang mạc đá, rừng đá (huyện Đồng Văn, huyện Mèo Vạc); Cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc của Tổ quốc... Hà Giang cũng là vùng đất có nhiều lễ hội độc đáo như: Lễ hội chợ tình Khau Vai, Lễ hội khèn Mông, Lễ hội Gầu Tào, Lễ hội Hoa tam giác mạch...

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, cho biết: Với mục tiêu, phải sớm đưa

Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, tiến tới có trình độ phát triển chung của khu vực, thì phát triển du lịch là một trong năm chương trình trọng tâm lớn của tỉnh. Với quyết tâm đó, Hà Giang không ngừng hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ nhà hàng, khách sạn; triển khai một số dự án lớn về khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp... Trên tinh thần đó, Hà Giang chọn Khánh Hòa để tổ chức xúc tiến du lịch vì Khánh Hòa là địa phương của năm du lịch quốc gia Việt Nam 2019; đồng thời, nhằm tăng cường hơn nữa mối giao lưu hợp tác với các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Theo ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch HHDL Việt Nam: Hiếm tỉnh nào có sự xúc tiến đặc biệt như Hà Giang. Mặc dù là địa phương có thể gọi là phát triển chậm, nhưng như thế lại có những thuận lợi khi phát triển du lịch, tạo nên sự khác biệt chứ không thể ào ào như những nơi khác. Để bảo vệ môi trường, Hà Giang nên xây dựng các làng du lịch xanh; đồng thời, cần xây dựng hệ thống chính sách cho phát triển du lịch để Hà Giang trở thành điểm nhấn về ẩm thực, dược liệu, chữa bệnh, thể thao…

- Lãnh đạo tỉnh Hà Giang trực tiếp giới thiệu đặc sản cam Hà Giang đến quan khách tỉnh Khánh Hòa.

Page 12: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201903/29597_BLD_cuoi_tuan... · 2019-03-29 · Nhiều đề án, chương trình do Đoàn Thanh . Đồng chí Nguyễn

THỨ BẢY 30 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Góc ảnh đẹp

Đà Lạt một góc nhìn. Ảnh: Võ Trang

VIẾT TRỌNG

Mang niềm vui cho người cao tuổi Với nụ cười tươi trên khuôn mặt,

bà Nguyễn Thị Đó, 78 tuổi, người Tây Ninh ngồi chăm chú theo từng động tác của đội Thể dục Dưỡng sinh (TDDS) tỉnh mình đang biểu diễn trên sân khấu Nhà VHLĐ Lâm Đồng, thỉnh thoảng lại vỗ tay cổ vũ.

Nguyên là Chủ tịch Hội TDDS tỉnh Tây Ninh, đây là lần thứ 2 bà Đó theo đội tuyển TDDS thành phố Tây Ninh tham gia Liên hoan TDDS truyền thống mở rộng của Nhà VHLĐ tỉnh Lâm Đồng. “Người cao tuổi hiện rất ít sân chơi trong nước, phải đợi cả năm mới có một vài giải tỉnh, giải toàn quốc, vậy là hết, chúng tôi phải tự tìm sân chơi cho mình. Trong 2 năm nay rất mừng khi Nhà VHLĐ Lâm Đồng tổ chức được một liên hoan như thế này”- bà Đó tươi cười.

“Năm ngoái Nhà VHLĐ Lâm Đồng tổ chức giải lần đầu tiên, chúng tôi khi được mời cũng chẳng biết ra sao nên chỉ đi chừng vài mươi thành viên, nhưng năm nay, chúng tôi cử liền luôn 2 đội, đội thành phố Tây Ninh và đội huyện Tân Bửu - Tây Ninh, thi đấu chỉ trên 30 người nhưng hơn 70 người cùng đi, dù biết tốn kém, chi phí mọi thứ mọi người phải đóng góp nhưng lên Đà Lạt thành phố du lịch thì ai ai cũng muốn đi. Nói thật, cả nước này chỉ có Nhà VHLĐ Lâm Đồng mới làm được như thế, mới tạo thêm được sân chơi cho người cao tuổi nên thật rất đáng quý” - bà Đó chia sẻ.

Đồng ý nghĩ với bà Đó, Chủ tịch Hội TDDS Bình Dương Hoàng Thị Yến, 65 tuổi, cũng cho biết đây đã là năm thứ 2 đội tuyển TDDS Bình Dương lên Đà Lạt dự liên hoan này. Dù năm nay đội tuyển thi đấu chỉ khoảng 18 người nhưng toàn đội đã thuê một xe lớn cho nhiều người thân cùng đi, “Thi đấu, biểu diễn thì chỉ có 1 ngày nhưng lên thành phố du lịch Đà Lạt thì phải đi dài hơn một chút nên dù chi phí có nhiều một chút thì mọi người cũng rất vui vẻ đóng góp” - bà Yến cho biết.

Từ khi đưa vào hoạt động từ năm 2016 đến nay, Nhà Văn hóa Lao động (VHLĐ) Lâm Đồng tại Đà Lạt hằng năm đã tổ chức nhiều giải thể thao lớn trong nhiều bộ môn, tất cả đều tự xoay xở kinh phí theo phương thức xã hội hóa hoàn toàn.

Nhà Văn hóa Lao động Lâm Đồng với những giải thể thao xã hội hóa

Một tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Thể dục Dưỡng sinh truyền thống mở rộng Nhà Văn hóa Lao động Lâm Đồng lần thứ 2 trong tháng 3/2019.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Chính, Chủ nhiệm CLB TDDS thành phố Đà Lạt, thành viên của Ban tổ chức Liên hoan, lãnh đạo Nhà VHLĐ Lâm Đồng trong 2 năm nay đã tạo điều kiện rất tốt để tổ chức thành công Liên hoan, từ đón tiếp, phương cách tổ chức, sử dụng cơ sở vật chất ở đây không phải trả chi phí mà Nhà VHLĐ còn đứng ra hỗ trợ một phần giải thưởng.

“Ngay từ lần đầu tiên tổ chức, Liên hoan đã không chỉ thu hút các đội TDDS mạnh trong tỉnh mà còn mời được tỉnh ngoài tham dự, đến lần thứ 2 này bên cạnh 6 đội mạnh của các địa phương trong tỉnh, Liên hoan có đến 6 đội của 4 tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang”- bà Chính cho biết.

“TDDS Lâm Đồng mời được các tỉnh ngoài về đây tham dự một liên hoan cấp tỉnh chứng tỏ trình độ chuyên môn của các đội trong tỉnh chúng ta hiện nay cũng ngang hàng với các tỉnh, thành trong nước. Nhưng một phần nữa chính là việc Nhà VHLĐ tỉnh khi tổ chức giải cho người cao tuổi đã làm rất tốt mọi thứ nên đã gây thiện cảm rất lớn cho khách khi đến đây”- bà Chính nhận xét.

Nhiều giải thể thao xã hội hóa trong nămChính thức đưa vào sử dụng từ

đầu năm 2016, Nhà VHLĐ Lâm Đồng đã nhanh chóng trở thành một địa chỉ thu hút rất nhiều các hoạt động văn hóa - thể thao tại thành phố Đà Lạt và của cả tỉnh hiện nay.

Tại đây, theo ông Trần Đức Hải, Giám đốc Nhà VHLĐ Lâm Đồng, đã có 27 CLB đang hoạt động. Trong văn hóa có các CLB thơ, dân ca, nhạc cổ truyền, nhiếp

ảnh. ngoại ngữ, khiêu vũ…; trong thể thao có các CLB bóng bàn, cầu lông, các môn võ Karatédo, Taekwondo, võ cổ truyền, Yoga, TDDS, Zumba, xe đạp, đá cầu…; thêm các lớp năng khiếu trẻ em cho rất nhiều bộ môn. Mỗi ngày nơi đây ước tính có hằng nghìn người đến sinh hoạt.

Không chỉ thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, Nhà VHLĐ còn tổ chức nhiều giải thể thao hằng năm trong nhiều môn thể thao như bóng bàn, TDDS, cầu lông, võ thuật... Tất cả các

giải này, theo ông Hải, nguồn kinh phí tổ chức đều được vận động tài trợ từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các địa phương tham dự giải, từ các VĐV cùng đóng góp theo phương thức xã hội hóa.

Như trong năm 2019 này, theo ông Hải, từ đầu năm đến nay Nhà VHLĐ tỉnh đã tổ chức được 3 giải, đó là giải vô địch bóng bàn các CLB trong tỉnh tranh Cúp Vietin Bank với trên 120 VĐV, (nhà tài trợ chính là Vietin Bank); giải bóng bàn “Mừng Đảng mừng Xuân” sau Tết Nguyên đán với

150 VĐV tham dự; Liên hoan TDDS truyền thống mở rộng Nhà VHLD Lâm Đồng trong tháng 3 với trên 300 VĐV tham dự (gọi là truyền thống vì theo ông Hải, Nhà VHLĐ tỉnh sẽ tổ chức thường xuyên giải này hằng năm trong dịp tháng 3 sau tết).

Từ nay đến cuối năm Nhà VHLĐ Lâm Đồng cho biết sẽ tiếp tục tổ chức thêm nhiều giải thể thao khác như giải bóng bàn thanh thiếu nhi, giải bóng bàn tranh Cúp Thành Bưởi (một doanh nghiệp vận tải của Đà Lạt đứng ra tài trợ chính), thêm các giải cầu lông và võ thuật (Karatédo).

Một điều thuận lợi, theo ông Hải, nhờ làm tốt công tác tổ chức với giải thưởng tương đối có giá trị từ nhiều nguồn tài trợ nên các giải thể thao nơi đây đã thu hút khá đông VĐV tranh tài. Giải đông VĐV, có sức ảnh hưởng nên cũng giúp Nhà VHLĐ dễ dàng hơn trong vận động tài trợ.

Bên cạnh đó, theo ông Hải, các hoạt động văn hóa thể thao nơi đây thường được tổ chức trong các ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần, ngày tết… nên đã tạo điều kiện tốt hơn để mọi người đều có cơ hội tham dự. “Chúng tôi trong khả năng của mình sẽ nỗ lực tổ chức thêm các giải thể thao trong nhiều bộ môn hơn những năm đến” - ông Hải cho biết.