12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 433 - 5267 THỨ BẢY, NGÀY 16/3/2019 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Tiếp tục chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XII) TRANG 8 KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP HUYỆN LẠC DƯƠNG (14/3/1979 - 14/3/2019) Bước tiến dài sau 40 năm 1 TUẦN CON SỐ Tháng Thanh niên năm 2019, đoàn viên thanh niên Lâm Đồng phấn đấu trồng mới 2.000 cây xanh; hiến 1.200 đơn vị máu; khám chữa bệnh cho 800 người dân; sửa chữa, xây dựng 12 nhà nhân ái; xây mới 5 điểm vui chơi cho thanh thiếu nhi… Nguồn: Tỉnh Đoàn Lâm Đồng TRANG 4+5+6+7 XEM TIẾP TRANG 2 Giúp phụ nữ xã Trạm Hành khởi nghiệp 3 Kinh nghiệm giám sát trong giải quyết bồi thường giải phóng mặt bằng 10 T hực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Chương trình hành động số 31-CTr/TU, trong đó nêu rõ những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện theo lộ trình, có địa chỉ, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện cụ thể. Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường công tác theo dõi, báo cáo, kiểm tra kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và Chương trình hành động số 31-CTr/TU của Tỉnh ủy. Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu từng đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề cao trách nhiệm cá nhân, tiền phong, gương mẫu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Trước hết là thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình hàng năm trong Ban Thường vụ. Chỉ đạo các cấp ủy tổ chức đảng thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện, định kỳ sơ kết rút kinh nghiệm, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm và khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân làm tốt. Trong năm 2017 và 2018, cấp ủy và UBKT các cấp tiến hành kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị: Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm và Đam Rông, Đảng ủy Sở Tài chính; Huyện ủy Đạ Tẻh và Đơn Dương, 6 cá nhân về các nội dung liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động số 31-CTr/TU; dự kiến năm 2019 sẽ giám sát 2 đơn vị: Thành ủy Bảo Lộc và Sở GTVT. Sau mỗi đợt kiểm tra, đều có văn bản thông báo kết luận những việc làm được, chưa làm được và định hướng giải quyết đối với những vấn đề khó khăn, vướng mắc... Không nói suông, làm thực tế 9 Cảnh sắc Lạc Dương. Ảnh: N.Thi Cuốn hút Hội Voi Buôn Đôn Voi thi chạy.

CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201903/29516_BLD_cuoi_tuan_ngay_16.3.2019.pdf · thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với thực

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201903/29516_BLD_cuoi_tuan_ngay_16.3.2019.pdf · thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với thực

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 433 - 5267 THỨ BẢY, NGÀY 16/3/2019CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Tiếp tục chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XII) TRANG 8

KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP HUYỆN LẠC DƯƠNG (14/3/1979 - 14/3/2019)

Bước tiến dài sau 40 năm

1 TUẦN CON SỐ

Tháng Thanh niên năm 2019, đoàn viên thanh niên Lâm Đồng phấn đấu trồng mới 2.000 cây xanh; hiến 1.200 đơn vị máu; khám chữa bệnh cho 800 người dân; sửa chữa, xây dựng 12 nhà nhân ái; xây mới 5 điểm vui chơi cho thanh thiếu nhi…

Nguồn: Tỉnh Đoàn Lâm Đồng

TRANG 4+5+6+7

XEM TIẾP TRANG 2

Giúp phụ nữ xã Trạm Hành khởi nghiệp

3

Kinh nghiệm giám sát trong giải quyết bồi thường giải phóng mặt bằng

10

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về

tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Chương trình hành động số 31-CTr/TU, trong đó nêu rõ những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện theo lộ trình, có địa chỉ, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện cụ thể. Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường công tác theo dõi, báo cáo, kiểm tra kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và Chương trình hành động số 31-CTr/TU của Tỉnh ủy.

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu từng đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề cao trách nhiệm cá nhân, tiền phong, gương mẫu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa

XII). Trước hết là thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình hàng năm trong Ban Thường vụ. Chỉ đạo các cấp ủy tổ chức đảng thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện, định kỳ sơ kết rút kinh nghiệm, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm và khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân làm tốt. Trong năm 2017 và 2018, cấp ủy và UBKT các cấp tiến hành kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị: Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm và Đam Rông, Đảng ủy Sở Tài chính; Huyện ủy Đạ Tẻh và Đơn Dương, 6 cá nhân về các nội dung liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động số 31-CTr/TU; dự kiến năm 2019 sẽ giám sát 2 đơn vị: Thành ủy Bảo Lộc và Sở GTVT. Sau mỗi đợt kiểm tra, đều có văn bản thông báo kết luận những việc làm được, chưa làm được và định hướng giải quyết đối với những vấn đề khó khăn, vướng mắc...

Không nói suông, làm thực tế

9

Cảnh sắc Lạc Dương. Ảnh: N.Thi

Cuốn hút Hội Voi Buôn Đôn

Voi thi chạy.

Page 2: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201903/29516_BLD_cuoi_tuan_ngay_16.3.2019.pdf · thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với thực

2 THỨ BẢY 16 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... Đa số các nội dung kiểm tra, giám sát liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các ngành, các lĩnh vực có nhiều dư luận, vấn đề nổi cộm gây bức xúc trong dân, những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, sai phạm... Trong đó, chú trọng kiểm tra việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm qua kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với thực hiện Quy định 101-QĐ/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Quy định số 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường nêu gương của cán bộ, đảng viên và các văn bản của Trung ương, của tỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiểm tra thực hiện những điều đảng viên không được làm; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm... Năm 2017, toàn tỉnh

kiểm tra 1.211 tổ chức đảng (tăng 188 tổ chức đảng so với năm 2016), 4.172 đảng viên (tăng 387 đảng viên so với năm 2016), phải thi hành kỷ luật 4 đảng viên. Năm 2018, cấp ủy và tổ chức đảng, UBKT các cấp kiểm tra 932 tổ chức đảng và 3.929 đảng viên, giám sát 419 tổ chức đảng, 1.404 đảng viên và phải thi hành kỷ luật 3 đảng viên... Ngoài ra, MTTQ và các đoàn thể đã phát huy tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội. Trong 2 năm, UBMTTQVN các cấp tổ chức 249 cuộc giám sát, trong đó cấp tỉnh 4 cuộc, cấp huyện 61 cuộc, cấp cơ sở 184 cuộc; Ban thanh tra nhân dân giám sát, kiểm tra 651 vụ việc; Ban giám sát đầu tư cộng đồng giám sát 1.112 công trình, dự án trên địa bàn cơ sở... Qua kiểm tra, giám sát đã chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm để các tổ chức đảng, đảng viên khắc phục sửa chữa.

Tuy đạt những kết quả quan trọng nhưng nhìn chung công tác kiểm tra,

giám sát có lúc chưa thường xuyên; một số tổ chức cơ sở đảng chưa nghiêm túc trong kiểm điểm, nhận diện các biểu hiện suy thoái... Do đó, năm 2019 các cấp ủy đảng cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; quan tâm kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết, chương trình hành động thực hiện nghị quyết về xây dựng Đảng, nhất là Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; Quy chế về thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với những trường hợp vi phạm. Mặt khác, phải làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời phát hiện, tuyên truyền để động viên, nêu gương những tập thể, cá nhân, cơ quan, đơn vị thực hiện tốt, có mô hình hay, việc làm mới để khen thưởng và nhân rộng. LAN HỒ

Tiếp tục chú trọng công tác kiểm tra, giám sát... TIẾP TRANG 1

Gần 3.000 bức ảnh được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk đã đưa người xem quay trở về với một thời quá khứ gian khổ, ác liệt nhưng hào hùng của quân và dân tỉnh Đắk Lăk thông qua rất nhiều những hình ảnh, tư liệu, hiện vật… về những trận đánh lịch sử ở Buôn Ma Thuột, những câu chuyện - hồi ức của nhân chứng lịch sử về

TRIỂN LÃM ẢNH: 44 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột - những chặng đường lịch sử

chiến thắng Buôn Ma Thuột. Bên cạnh những bức ảnh lịch sử, triển lãm

còn trưng bày những hình ảnh về quá trình xây dựng, hình thành và phát triển cũng như những thành tựu nổi bật của tỉnh Đắk Lắk trong 44 năm qua, những sản phẩm nông - lâm - công nghiệp thế mạnh của Đắk Lắk, giúp người thưởng lãm cảm nhận sâu sắc và

Vừa qua, Chi hội Văn nghệ Dân gian (VNDG) Lâm Đồng (Hội VNDG Việt Nam), trực thuộc Hội VHNT Lâm Đồng đã tổ chức gặp mặt đầu xuân nhằm đánh giá tình hình hoạt động năm 2018 và bàn một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019.

Theo TS. Lê Hồng Phong - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đà Lạt, Chi hội trưởng Chi hội VNDG Lâm Đồng: Chi hội hiện có trên 20 hội viên trực thuộc Hội VHNT Lâm Đồng (trong đó 6 hội viên Trung ương). Trong 10 năm qua, Chi hội đã có nhiều đóng góp vào việc nghiên cứu, tìm hiểu VNDG trên địa bàn Tây Nguyên, Lâm Đồng và khu vực; nhiều hội viên có hàng chục bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành Trung ương, địa phương. Thời gian qua, Chi hội được Hội VHNT Lâm Đồng hỗ trợ kinh phí xuất bản 2 tuyển tập: So sánh Folklore (2012), Nghiên cứu Folklore theo hướng tiếp cận đa ngành (2015). Năm 2019 kỷ niệm 10 thành lập, Chi hội sẽ mở trại sáng tác, tuyển tập các đề tài nghiên cứu và xuất bản thêm tuyển tập thứ 3. Nhân dịp gặp mặt đầu Xuân Kỷ

Chi hội Văn nghệ dân gian Lâm Đồng thêm 6 hội viên Trung ương mới

Hợi, Chi hội đã công bố và trao quyết định kết nạp hội viên mới của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam (Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam) cho 6 hội viên là giảng viên các khoa của Trường ĐH Đà Lạt: Lịch sử, Ngữ

văn, Văn hóa học, Quốc tế học. Như vậy, hiện nay Chi hội có 12 hội viên Trung ương và phần lớn có trình độ tiến sĩ các chuyên ngành nghiên cứu văn nghệ dân gian.

ĐAN THANH

Lãnh đạo Hội VHNT Lâm Đồng và TS. Lê Hồng Phong (ngoài cùng bìa phải) trao quyết định kết nạp hội viên mới.

Triển khai giải pháp chính sách giảm nghèo bền vững

Với mục tiêu đến cuối năm 2019 giảm từ 1-1,5% hộ nghèo, huyện Đạ Tẻh bắt đầu triển

khai các nhóm giải pháp chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó, huyện Đạ Tẻh tiếp tục lồng ghép

nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn để hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ nghèo về nguồn giống vật nuôi, cây trồng, tăng cường công tác khuyến nông, chuyển

giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Đồng thời áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các nguồn vốn

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm cho lao động địa phương. Ngoài ra, huyện Đạ Tẻh còn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng đào tạo nghề nông thôn, tư vấn xuất khẩu lao

động để nâng cao thu nhập. Với nhóm giải pháp bảo đảm an sinh xã

hội cho hộ nghèo, huyện Đạ Tẻh thực hiện đầy đủ và kịp thời cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho

học sinh, sinh viên, chi trả bảo trợ xã hội… VŨ VĂN

VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÂY NGUYÊN:Ứng dụng công nghệ sinh học nhân giống thành công cây lá béptoàn diện về chặng đường xây dựng, phát

triển của Đắk Lắk trong thời gian qua.Triển lãm được bố trí sắp đặt theo 4 cụm,

với 4 chủ đề tiếp nối nhau: “Buôn Ma Thuột - Trận đánh lịch sử”; “Bức tranh tự nhiên - kinh tế - xã hội Đắk Lắk 44 năm qua”; “Tiềm năng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; “Các sản phẩm nông - lâm - công nghiệp thế mạnh và tiềm năng”.

Chiến thắng Buôn Ma Thuột 10/3/1975 đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc; là một trong những chiến thắng oanh liệt nhất trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta, tạo tiền đề cho cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giành thắng lợi to lớn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thông qua chiến thắng này, quân và dân ta đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

V.VIỆT - L.HOA - N.THI

Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên (trụ sở tại Đà Lạt) vừa nghiên cứu nhân giống thành công cây lá bép bằng phương pháp in-

vitro (nuôi cấy mô) và nuôi trồng ex-vitro. Lá bép (tên khoa học Gnetum Gnemon var. Griffithii Markgr.) là loài rau rừng

hoang dã mọc nhiều ở rừng miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Cây lá bép có

nhiều ở Lâm Đồng, nhất là các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đạ

Tẻh, Cát Tiên, là thực phẩm quen thuộc và nguyên liệu chính nấu món canh thụt truyền

thống của đồng bào Mạ, K’Ho nơi đây. Với vị ngọt, tính mát, lá bép không chỉ dùng làm thức ăn hàng ngày, bổ dưỡng,

có giá trị dinh dưỡng cao, mà còn có dược tính phù hợp cho người suy nhược. Vì thế, những năm gần đây, lá bép đi vào các nhà hàng sang trọng trở thành món ngon, độc, lạ “rau rừng, cá suối”. Việc khai thác quá

mức trong tự nhiên khiến loài cây này đang có nguy cơ cạn kiệt. Với mong muốn nhân giống, bảo tồn loài rau quý, ThS. Nguyễn

Thị Phượng Hoàng cùng nhóm nghiên cứu của Viện đã tiến hành nhân giống lá bép

bằng phương pháp nuôi cấy mô (in-vitro) và nuôi trồng ex-vitro. Trong suốt một năm qua,

từ đốt thân lá bép, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, tái sinh rễ, chuyển cây con ra vườn

ươm, các nhà khoa học đã tạo nên cây giống lá bép khỏe mạnh, có thể nhân rộng, trồng

đại trà thành rau thương phẩm. Các kết quả nghiên cứu nhân giống cây lá bép bằng phương pháp nhân giống in

vitro và nuôi trồng ex-vitro sẽ góp phần bảo tồn và phát triển một loại rau rừng giàu dinh

dưỡng, đồng thời là nguồn thảo dược tự nhiên quý giá cho con người.

QUỲNH UYỂN

Nghiên cứu nhân giống in-vitro và nuôi trồng ex-vitro cây lá bép.

Khách nước ngoài xem triển lãm.

Page 3: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201903/29516_BLD_cuoi_tuan_ngay_16.3.2019.pdf · thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với thực

THỨ BẢY 16 - 3 - 2019CUỐI TUẦN 3KINH TẾ - XÃ HỘI

THÂN THU HIỀN

Buôn B’Lao Sre những ngày đầu tháng 3, mùa màng thu hoạch

đã xong, đó cũng là lúc những người phụ nữ K’Ho và Châu Mạ ở trong buôn dành nhiều thời gian hơn để ngồi bên khung cửi.

Chúng tôi có dịp được nhìn ngắm những tấm thổ cẩm được xếp ngay ngắn trên nền nhà. Khi ghé xem đúng lúc chị Ka Hà (43 tuổi) - một trong số 5 người được ra Thừa Thiên Huế để tạo gian hàng dệt thổ cẩm nhằm phục vụ cho đợt Fetival 2019 sắp tới.

Cũng giống như những người trong buôn B’Lao Sre, chị Ka Hà được sinh ra trong một gia đình có truyền thống dệt thổ cẩm từ thời bà, thời mẹ để lại. Tuổi thơ của chị Ka Hà là miệt mài ngồi bên khung cửi, chị thích thú với từng sợi vải mỗi khi nhìn thấy mẹ ngồi dệt. Năm 12 tuổi, chị quyết tâm học nghề dệt từ mẹ, không chỉ là để thỏa mãn đam mê mà còn để tạo nghề nghiệp cho cuộc sống mình sau này.

Vừa trò chuyện với khách, Ka Hà vừa thoăn thoắt đôi bàn tay để luồn từng sợi vải qua nhau, chị khéo léo và tập trung dệt ra những tấm thổ cẩm đẹp mắt với hoa văn độc đáo. Ngồi bên khung cửi đã mòn dần theo thời gian, chị Ka Hà chia sẻ: “Gia đình tôi có 9 chị em nên cuộc sống còn gặp nhiều vất vả. Ngoài việc đến mùa cà

Buôn B’Lao Sre với nghề dệt thổ cẩmVốn có đôi bàn tay khéo léo lại được tiếp xúc với nghề dệt thổ cẩm từ khi còn nhỏ, những người đồng bào dân tộc thiểu số tại buôn B’Lao Sre (phường B’Lao, TP Bảo Lộc) đang phát huy nghề truyền thống từ bao đời nay để cải thiện kinh tế cho gia đình.

phê, người ta thuê đi hái thì mình đi còn không thì ở nhà dệt thổ cẩm để dùng hoặc để bán. Lâu dần, thổ cẩm được nhiều người ưa dùng nên các lái buôn hay tìm về đây để đặt hàng hoặc chúng tôi tự làm mang đi bán để trang trải cho cuộc sống”.

Không riêng gì mẹ con chị Ka Hà, kinh tế trong gia đình chị Ka Nghèm (50 tuổi) cũng đã được cải thiện nhiều nhờ một phần lớn vào nghề dệt thổ cẩm. Lúc trước, thu nhập của gia đình chị chỉ dựa vào 1 sào cà phê và đứa con trai duy nhất đi làm ăn xa. Cuộc sống

gia đình càng khó khăn và vất vả hơn khi cậu con trai cũng cưới vợ và có thêm hai đứa cháu. Khi nhận thấy dệt thổ cẩm giúp gia đình trang trải được cuộc sống, chị Ka Nghiêm bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho nghề dệt.

Ban đầu, chị chỉ dệt những chiếc khăn, chiếc váy để làm cho mình, dần dần quen rồi chị làm cho gia đình, bạn bè và làm cho khách hàng khi có nhu cầu: “Để dệt ra một tấm thổ cẩm đòi hỏi người dệt phải kiên nhẫn và tỉ mỉ. Tôi tiếp xúc với nghề dệt cũng đã được 35 năm rồi! Bây

giờ, nghề dệt không chỉ là đam mê của bản thân mà nó còn là nguồn kinh tế chính trong gia đình, bởi chỉ cần dệt được một tấm thổ cẩm bình thường cũng đã được 500 nghìn đồng/tấm. Chưa kể đến có những tấm cầu kì, nhiều họa tiết khó sẽ được trả giá 1 triệu đến 2 triệu đồng/tấm”, Ka Nghiêm cho hay.

Ở thôn B’Lao Sre, hầu như gia đình nào cũng có một khung cửi để dệt thổ cẩm - nghề truyền thống đang ngày càng được duy trì và phát huy. Nhiều chị em đã tham gia vào những lúc rảnh rỗi

Chị Ka Hà khéo léo bên tấm thổ cẩm cho khách.

Phụ nữ xã Trạm Hành khởi nghiệpHợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Trường Gia Phát (HTX Trường Gia Phát), xã Trạm Hành được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thành phố Đà Lạt đánh giá là mô hình hoạt động hiệu quả trong việc hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình.

ĐAM TRỌNG

Trước đây, chị Nguyễn Thị Minh Hiếu, ở thôn Trạm Hành 1, xã Trạm

Hành, thành phố Đà Lạt thường phải lo lắng khi đầu ra cho sản phẩm hoa cắt cành và cà phê của gia đình vì thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả cũng bấp bênh. Nhưng đã gần 2 năm nay, khi tham gia HTX Trường Gia Phát mọi việc đã có nhiều tiến triển bởi đầu ra đối với các sản phẩm nông nghiệp của gia đình mình ổn định. Bên cạnh đó, HTX còn tín chấp để gia đình chị Hiếu vay gần 100 triệu đồng vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư phát triển sản xuất. Với 1,2 ha hoa cẩm chướng canh tác trong nhà kính ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và 1 ha cà phê kinh doanh như hiện nay

đã cho gia đình chị Hiếu có thu nhập bình quân gần 400 triệu đồng mỗi năm.

Hoạt động của HTX Trường Gia Phát trên các lĩnh vực sản xuất, hỗ trợ, bao tiêu các sản phẩm nông sản. Các sản phẩm chính gồm: hồng treo sấy gió, hoa cắt cành và cà phê. HTX được thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 2017, với 40 thành viên là hội viên phụ nữ ở Trạm Hành tham gia. Các thành viên tham gia HTX không phải đóng góp vốn mà chỉ đăng ký với Hội đồng quản trị về diện tích, sản lượng cà phê, hoa cắt cành và hồng treo sấy gió của gia đình. Trên cơ sở đó, Hội đồng quản trị liên kết với các cơ sở tiến hành thu mua nông sản của thành viên để có nguồn cung cấp ổn định cho đối tác.

Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, HTX Trường Gia Phát đang thực hiện canh tác 60 ha cà phê, 2 ha trồng hoa các loại và sản xuất mỗi năm 4 tấn hồng treo sấy gió mỗi năm. Từ hiệu quả hoạt động của HTX đã giúp mỗi hộ thành viên có nguồn thu nhập ổn định từ từ 150 - 200 triệu đồng mỗi năm.

Cùng với việc giúp thành viên có đầu ra sản phẩm nông nghiệp và nguồn thu nhập ổn định, HTX Trường Gia Phát cũng đã phối

hợp với Hội LHPN xã Trạm Hành tín chấp cho các thành viên vay trên 2,5 tỷ đồng vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển các mô hình kinh tế; phối hợp với ngành chức năng giúp các thành viên tham gia các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch bảo quản cà phê, hoa cắt cành và sản xuất hồng treo sấy gió đạt năng suất chất lượng tốt. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức doanh nghiệp giúp thành viên mua phân bón theo hình thức trả chậm để chăm sóc cây trồng. Nhờ đó, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế gia đình thành viên và xây dựng tổ chức Hội LHPN xã Trạm Hành ngày càng vững mạnh.

Theo đánh giá của Hội LHPN thành phố Đà Lạt, HTX Trường Gia Phát, xã Trạm Hành là mô hình hoạt động hiệu quả trong việc hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình và góp phần làm giàu cho quê hương. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương cũng như thị trường, thời gian tới, HTX sẽ tiếp tục mở rộng lĩnh vực hoạt động và có sự liên kết hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp để nhằm tạo đầu ra ổn định, tăng thu nhập hơn cho các thành viên.

với mong muốn lưu giữ và phát huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình. Được biết, để hoàn thiện một tấm thổ cẩm, người dệt phải mất rất nhiều thời gian, có tấm mất 10 -15 ngày, cũng có có những tấm phải mất cả tháng mới xong. Người đồng bào lấy công làm lời, nghề dệt thổ cẩm vẫn mang lại thu nhập cho mỗi chị em trung bình hơn 5 triệu đồng/tháng.

Anh Nguyễn Văn Thắng - Bí thư Đoàn xã B’Lao cho biết: “Buôn B’Lao Sre có 100 hộ dân và hầu hết phụ nữ gia đình nào cũng biết dệt. Lúc trước, người dân ở đây chỉ biết đi làm thuê vào mùa cà phê để có nguồn thu nhập cho gia đình. Nhưng từ khi thổ cẩm được nhiều người tìm đến để đặt hàng và mua, bà con tập trung dệt hàng nhiều hơn. Bởi vậy, kinh tế ở mỗi gia đình trong buôn đã ổn định hơn so với những năm về trước. Hiện nay, về phía Đoàn cũng đang tiến hành xây dựng mô hình dệt thổ cẩm tại các đoàn viên trong buôn để nhằm giữ gìn và cải thiện đời sống”.

Với những người phụ nữ Châu Mạ hay K’Ho đang từng ngày miệt mài bên khung cửi, nghề dệt thổ cẩm giờ đây không chỉ là một nghề truyền thống cần được lưu giữ mà còn có giá trị về mặt kinh tế, giúp xóa đói giảm nghèo và cải thiện được đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

ĐẠ TẺH: 300 triêu đông đê đào tạo nghề tại chỗ cho lao động nông thôn

Năm 2019, huyện Đạ Tẻh đã trích nguồn kinh phí 300 triệu đồng để đào tạo nghề tại chỗ cho lao động nông thôn. Nguồn kinh phí này nhằm thực hiện đạt chỉ tiêu 320 lao động nông thôn được đào tạo nghề tại chỗ với trình độ sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới 3 tháng. Các học viên được đào tạo nghề là lao động nông thôn trên địa bàn có nhu cầu học nghề; trong đó, ưu tiên dạy nghề cho những đối tượng là người có công với cách mạng, bộ đội xuất ngũ, con thương binh liệt sĩ, người nghèo và cận nghèo, người

đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật và lao động nữ. Các ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của lao động nông thôn, chú trọng đến các lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp.

Được biết, năm 2018, huyện Đạ Tẻh đã mở được 12 lớp dạy nghề cho 216 lao động nông thôn; trong đó, nghề nông nghiệp là 10 lớp và nghề phi nông nghiệp là 2 lớp. Trong năm, cũng đã có 15 lao động đăng ký đi xuất khẩu và đã có 3 lao động xuất cảnh đi lao động tại Nhật Bản. ĐÔNG ANH

Hơn 11 ha dự án xây dựng Trại Bel Gà ở xã Lộc TânDự án đầu tư Trại Bel Gà ở xã

Lộc Tân, Bảo Lâm vừa được phê duyệt quy hoạch với tổng diện tích hơn 11 ha. Trong đó đất cây xanh chiếm tỷ lệ nhiều nhất với gần 80%; còn lại gồm đất xây dựng công trình có mái che (hơn 12%) và đất xây dựng công trình không có mái che (gần 8%).

Cụ thể, những công trình quy hoạch xây dựng có mái che như chuồng gà hậu bị, gà đẻ, hành lang liên kết, nhà tắm sát trùng phụ trên tổng diện tích gần 1,4ha. Tiếp theo, Dự án được phép xây

dựng các khu vực nhà máy phát điện, nhà tắm sát trùng chính, nhà ở công nhân, nhà điều hành xử lý nước thải, cổng chính, cổng phụ, hàng rào… với tổng diện tích hơn 1 ha. Đồng thời bố trí khoảng gần 1 ha quy hoạch các công trình xây dựng không có mái che như hệ thống đường giao thông, khu xử lý nước thải…. Riêng 80% diện tích đất cây xanh được quy hoạch 2 loại đất cây xanh công trình và đất nông nghiệp trồng trà….

VŨ VĂN

Page 4: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201903/29516_BLD_cuoi_tuan_ngay_16.3.2019.pdf · thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với thực

4 THỨ BẢY 16 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP HUYỆN LẠC DƯƠNG (14/3/1979 - 14/3/2019)

VĂN VIỆT

Lợi thế trên độ cao 1.500 mHuyện Lạc Dương thuộc huyện

miền núi phía Bắc Lâm Đồng có 6 đơn vị cấp xã gồm thị trấn Lạc Dương, xã Lát, Đạ Chais, Đạ Nhim, Đạ Sar và Đưng K’Nớ với tổng diện tích đất quy hoạch sản xuất gần 10.000 ha. Trong những năm gần đây, huyện Lạc Dương đã tập trung thâm canh, tăng năng suất các loại cây trồng chủ lực đặc trưng trên từng vùng sinh thái như: gần 4.100 ha cà phê (chủ yếu cà phê catimor với tổng sản lượng 12.000 tấn/năm); gần 1.770 ha rau bắp cải, cà chua, cải thảo, dưa leo, bó xôi, ớt… cho thu hoạch hơn 187.700 tấn/năm; 450 ha hoa hồng, hoa cúc, cẩm chướng, lily với sản lượng hơn 400.000 cành/năm và gần 1.150 ha cây ăn trái cam, quý, hồng…với sản lượng hơn 2.560 tấn/năm. Đáng kể, trên địa bàn huyện Lạc Dương có tổng diện tích gần 116.600 ha rừng, tỷ lệ che phủ duy trì 85%. Với hệ động thực vật phong phú và đa dạng, rừng Lạc Dương không chỉ với vai trò cân bằng sinh thái, điều hòa không khí, nguồn nước, mà còn tạo nên những vùng đệm cách an ly an toàn để sản xuất nông nghiệp sạch.

Đặc biệt, với địa hình độ cao từ 1.500 m trở lên, huyện Lạc Dương có lợi thế phát triển các loại rau có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới theo hướng công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn thực phẩm sạch trong nước và thế giới. Ước tính đến nay, toàn huyện Lạc Dương phát triển gần 740 ha sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, đạt thu nhập bình quân 225 triệu đồng/ha/năm. Nếu tính riêng thu nhập

TUẤN HƯƠNG (thực hiện)

PV: Xin đồng chí Bí thư cho biết những nét khái quát sự hình thành của huyện Lạc Dương?

Đồng chí Phạm Triều: Trước hết, phải tự hào rằng huyện Lạc Dương là một vùng căn cứ cách mạng, còn nay Lạc Dương là một địa bàn có vị trí chiến lược ở Nam Tây Nguyên. Trong các cuộc kháng chiến, đồng bào các dân tộc trong huyện đã một lòng một dạ theo Đảng, theo cách mạng. Đặc biệt, xã Đạ Chais là căn cứ anh hùng, kiên cường bám trụ và cung cấp sức người, sức của cho cách mạng và đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, năm 1975 khi nước ta thiết lập hệ thống hành chính mới, huyện Lạc Dương được thành lập nhưng đến tháng 11/1975 lại giải thể huyện, các xã nhập về huyện Đơn Dương và huyện Đức Trọng. Quá trình hình thành và phát triển ấy, để phù hợp với địa giới hành chính và đặc biệt là việc giải quyết vấn đề Fulro, huyện Lạc Dương được tái lập lại vào ngày 14/3/1979 theo Quyết định số 116/CP của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ). Đây là sự kiện quan trọng của nhân dân các dân tộc trong huyện, mở đầu giai đoạn huyện Lạc Dương được hình thành về mặt pháp lý và tích cực chuẩn bị các điều kiện để xây dựng huyện. Đến nay, toàn huyện có 6 đơn vị hành chính gồm 5 xã và 1 thị trấn.

PV: Trải qua 40 năm, huyện Lạc Dương có những giai đoạn phát triển nào thưa đồng chí?

Đồng chí Phạm Triều: Qua 40 năm thành lập, có thể nói huyện Lạc Dương trải qua 5 giai đoạn phát triển chính:

Giai đoạn đầu là từ khi thành lập 1979 - 1985, với đặc thù riêng, giai đoạn này huyện Lạc Dương tập trung thực hiện hai nhiệm vụ trọng tâm: một là lãnh đạo, phát động toàn dân vào thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kiên quyết tấn công truy quét bên ngoài, bóc gỡ bọn nằm vùng bên trong để giải quyết vấn đề Fulro; hai là tiến hành định canh, định cư.

Giai đoạn 1986 - 2004, là giai

Bước tiến dài sau 40 năm Từ chỗ có xuất phát điểm rất thấp, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao, sự đồng sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, huyện Lạc Dương hôm nay đã có bước tiến dài trên các mặt đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, diện mạo từ thành thị đến nông thôn đều đổi mới… Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập huyện Lạc Dương, Báo Lâm Đồng đã phỏng vấn đồng chí Phạm Triều - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy về những thành tựu của địa phương sau chặng đường đã qua.

đoạn huyện đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp, từng bước khai thác thế mạnh của địa phương. Cơ sở hạ tầng được tập trung đầu tư đúng mức. Lĩnh vực văn hóa - xã hội đã có bước chuyển biến rất đáng kể, quốc phòng - an ninh được tăng cường…

Giai đoạn 2005 - 2010, đây là giai đoạn tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, đưa Lạc Dương từng bước tiến kịp với các địa phương phát triển trong tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giai đoạn này thu hút nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực: thủy điện, du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, trồng rừng…

Giai đoạn 2011 - 2015, tình hình kinh tế - xã hội của huyện có bước chuyển rất tích cực. Huy động và thu hút nhiều nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thiết yếu. Chương trình xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng của người dân.

Giai đoạn 2016 đến nay, huyện Lạc Dương phát triển với nhiều kết quả khá toàn diện. Trong đó, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nông nghiệp và du lịch có bước khởi sắc rõ rệt. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, bảo đảm chính sách an sinh xã hội; chất lượng giáo dục - đào tạo tiếp tục được giữ vững; đảm bảo thông tin, truyền thông; nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. Hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền ngày càng được nâng cao, đảm bảo quyền lợi thiết thực cho Nhân dân. Quốc phòng - an ninh được giữ vững ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

PV: Vậy, thành quả nổi bật của huyện Lạc Dương sau 40 năm

thành lập là gì, thưa đồng chí? Đồng chí Phạm Triều: Sau 40

năm nỗ lực phấn đấu, phải nói rằng Lạc Dương đã có một bước tiến dài. Đời sống vật chất lẫn tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện và nâng lên rõ rệt, diện mạo quê hương từ thành thị đến nông thôn đều đổi mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao và ổn định liên tục trong nhiều năm liền. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển đổi theo hướng tiềm năng, lợi thế. Văn hóa - xã hội đạt được những thành tựu quan trọng: quy mô mạng lưới trường lớp đáp ứng nhu cầu của xã hội đối với nhiệm vụ giáo dục của địa phương; mạng lưới y tế tiếp tục được đầu tư, nâng cấp; công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân được chú trọng. Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững đạt nhiều kết quả, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chỉ còn 5,2%, trong đó, hộ nghèo DTTS chiếm 7,3%, thấp hơn tỷ lệ chung toàn tỉnh. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả bước đầu hết sức quan trọng, đến nay, toàn huyện có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020, huyện Lạc Dương trở thành huyện nông thôn mới.

PV: Theo đồng chí, những bài học kinh nghiệm nào được rút ra?

Đồng chí Phạm Triều: Thứ nhất, phải nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất cao; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sáng tạo nhưng quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình lãnh đạo. Thứ hai, trong tổ chức thực hiện phải có kế hoạch, đề án cụ thể theo định hướng của Đảng, có tính khả thi cao trong thực tế. Thứ ba, phải kịp thời động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn do địa phương phát động; tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Thứ tư, các

cấp ủy đảng không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, thể hiện vai trò là hạt nhân chính trị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao.

PV: Đồng chí cho biết những định hướng phát triển của huyện trong thời gian tới?

Đồng chí Phạm Triều: Với mục tiêu “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng; dân chủ, đoàn kết, đổi mới; phát huy sức mạnh toàn dân; huy động mọi nguồn lực, đưa Lạc Dương phát triển bền vững”, Đảng bộ và chính quyền tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm; Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc tích cực của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. Trong đó, các nhiệm vụ cụ thể gồm: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương; Tăng cường quản lý bảo vệ rừng, đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường phát triển bền vững; Thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế; Đẩy mạnh phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân; Thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững; Tăng cường quốc phòng, an ninh, giải quyết đơn thư không để phát sinh điểm nóng; Tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

Cảnh sắc Lạc Dương. Ảnh: N.Thi

Đồng chí Phạm Triều - TUV, Bí thư Huyện ủy Lạc Dương.

DIỆP QUỲNH

Ông Lê Ngọc Chấn:Cống hiến cho cộng đồng cũng là đem lại lợi ích cho gia đình

Ở tuổi 80, ông Lê Ngọc Chấn, tổ dân phố Đồng Tâm, thị trấn Lạc Dương vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Ông đi lại suốt ngày, lên ủy ban họp người cao tuổi, đến câu lạc bộ thơ nhận tác phẩm, thăm bạn bè... Ông cụ đã có 40 năm tròn gắn bó với Lạc Dương thực sự là một con người của cộng đồng.

Gặp ông Lê Ngọc Chấn, ông chia sẻ tâm tình với giọng nói sang sảng. Nguyên là trạm trưởng trạm thú y huyện, ông đã gắn bó với nông nghiệp Lạc

40 năm thành lập huyện Lạc Dương cũng là từng ấy năm họ đã sống, gắn bó với nơi này, để rồi cống hiến mỗi ngày, góp phần xây dựng quê hương trong từng hành động, việc làm cụ thể. Họ xứng đáng được vinh danh vì tình yêu với mảnh đất dưới chân núi Lang Biang huyền thoại.

Page 5: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201903/29516_BLD_cuoi_tuan_ngay_16.3.2019.pdf · thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với thực

5 THỨ BẢY 16 - 3 - 2019CUỐI TUẦNKỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP HUYỆN LẠC DƯƠNG (14/3/1979 - 14/3/2019)

Hình thành các vùng nông nghiệp sạch“Huyện Lạc Dương có tốc độ

phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khá nhanh; nguồn lực đầu tư tăng, sản lượng đầu ra của nông sản đang chiều hướng tăng cao. Toàn huyện Lạc Dương hiện có gần 740 ha sản xuất rau, hoa, dâu tây trong nhà kính công nghệ cao. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt hơn 220 ha khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Đạ Sar. Đây là lợi thế và là điều kiện thuận lợi để huyện Lạc Dương triển khai

Kbil Vina, Hoa Thắng Thịnh… trồng dâu tây chất lượng cao; Công ty TNHH Nông trại Kiến Huy, Vineco… trồng rau, củ, quả; Công ty TNHH Dalat GAP, Rừng Hoa Bạch Cúc, Trang trại Trường Phúc… trồng rau thủy canh. Bên cạnh đó, huyện Lạc Dương cũng đang thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn xã Đạ Sar, trở thành những mô hình điểm để từng bước nhân rộng trên địa bàn. Đó là Công ty TNHH Florama sản xuất 2,7 ha diện tích rau, củ, quả với sản lượng hơn 35 tấn/năm; Công ty TNHH Jan’S với tổng sản lượng 38 tấn rau, củ, quả/năm trên tổng diện tích 2,8 ha. Hai công ty này được cấp chứng nhận đạt sản phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn của Mỹ và Canada… Ngoài ra, ở huyện Lạc Dương hiện có một số nhà máy đang duy trì và nâng cao hiệu quả

hoạt động chế biến nông sản như Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ K’Ho, Công ty cổ phần Nông sản LangBiang… mỗi năm mỗi công ty chế biến đưa ra thị trường từ 5-6 tấn cà phê rang xay nguyên chất; hoặc HTX Tổng hợp Minh Thọ Organic chế biến 1.000 lít phúc bồn tử mỗi năm…

Hướng sản xuất nông nghiệp sạch trong thời gian tới ở huyện Lạc Dương theo UBND huyện đó là: Tiếp tục nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nông hộ trong việc chuyển giao, nhân rộng quy trình kỹ thuật canh tác không hóa chất, xây dựng các chuỗi sản xuất nông sản gắn với thị trường tiêu thụ ổn định và bền vững. Từ đó hình thành các vùng sản xuất nông sản sạch tập trung gắn với du lịch canh nông mang thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành…

các chính sách hỗ trợ tín dụng, miễn tiền thuê đất để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp sạch gắn với chế biến tại địa phương…” - theo đánh giá của UBND huyện Lạc Dương.

Theo đó, đến nay, huyện Lạc Dương đã thu hút 28 doanh nghiệp, 4 hợp tác xã và 2 trang trại đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn sạch. Điển hình với nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, xây dựng thương hiệu cạnh tranh tích cực trên thương trường như: Công ty TNHH Nông trại SamGong,

trồng rau sạch trong nhà kính ở huyện Lạc Dương đạt đến 500 triệu đồng đến 800 triệu đồng/ha/năm. Bên cạnh đó, huyện Lạc Dương còn có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng để sản xuất các loại hoa cao cấp trong nhà kính, doanh thu đạt 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Cá biệt, một số diện tích trồng hoa lily trên địa bàn huyện Lạc Dương với doanh thu trên dưới 2 tỷ đồng/ha/năm. So sánh với cả nước, giá trị sản xuất thu nhập bình quân chung của huyện Lạc Dương cao hơn gấp 3 lần.

Nông nghiệp sạch - hướng đi mới của huyện Lạc DươngNgành nông nghiệp huyện Lạc Dương đã và đang áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, tạo ra những bước chuyển tích cực về tăng năng suất, chất lượng và quy mô canh tác đa dạng sản phẩm cây trồng đặc trưng, đạt tiêu chuẩn sạch trên thương trường trong nước và quốc tế.

Sản xuất rau thủy canh chất lượng cao ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Ảnh: V.V

Thu hoạch, đóng gói phúc bồn tử hữu cơ tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Ảnh: V.V

Họ đã sống thiết thân với nơi này

Ông Lê Ngọc Chấn. Ông Kơ Să Joan Blis. Ông Krajăn Ha Ku.

Dương từ lúc thành lập huyện. Cơm đùm áo vắt, đi bộ mấy ngày vào tới vùng Đầm Ròn làm việc là chuyện rất quen thuộc với ông cũng như đồng nghiệp. Vì vậy, ông thấm vô cùng cái vất vả của bà con, của huyện. Tuy đã về nghỉ hưu, tuổi cao nhưng sức chưa mòn, có việc gì làm được ông đều tham gia. Tổ trưởng tổ hòa giải, chi hội trưởng người cao tuổi, chủ nhiệm CLB thơ thị trấn…, việc gì ông Chấn cũng hết sức nhiệt tình, làm việc với tất cả tâm huyết.

Năm 2014, thị trấn Lạc Dương mở rộng con đường Lang Biang chạy giữa trung tâm. Là gia đình

nằm trong diện phải giải tỏa, di dời để thi công, ông Chấn là người đầu tiên của thị trấn tự nguyện di dời mà không nhận một đồng tiền hỗ trợ nào của nhà nước. Trên 500 m2 đất mặt tiền, 90 cây hồng, 30 cây bơ, 10 cây mít, cửa hàng trên đất..., ông Chấn hiến toàn bộ cho Nhà nước rất nhanh và gọn, không đòi hỏi. Ông bảo, hiến đất làm đường vừa mang lại lợi ích cho xã hội, vừa làm đẹp cho gia đình nên không tính toán tới tiền bạc. Ông kể lại, vợ con ông cũng phàn nàn về chuyện hiến đất mà không cần đền bù hỗ trợ, ông bảo mình sung sướng hơn

nhiều bà con, giờ hiến đất để mở đường thì không cần đền bù. Tấm gương hiến đất của ông đã khiến bà con trong tổ dân phố, trong thị trấn khâm phục và nhiều gia đình làm theo, cùng nhau hiến đất mở rộng đường Lang Biang. Và giờ đây, ngắm con đường Lang Biang rộng rãi, khang trang và những đoàn xe du lịch đi lại mỗi ngày, ông Lê Ngọc Chấn càng thêm tự hào về sự cống hiến, chia sẻ của gia đình ông với cộng đồng.

Ông Kơ Să Joan Blis:Giữ vững vai trò người có uy tín trong buôn làng

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Păng Tiêng, xã Lát, một xã vùng sâu của huyện Lạc Dương, ông Kơ Să Joan Blis được bà con tin yêu trong mọi việc hàng ngày của buôn. Với nếp sống chuẩn mực, nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, học hành trưởng thành, luôn nhiệt tình với bà con, với việc thôn việc buôn, ông là “già làng”, người có uy tín với bà con Păng Tiêng, được bà con tin yêu, nể trọng.

Với mọi công việc trong thôn, trong buôn, ông Kơ Să Joan Blis luôn tham gia với sự nhiệt tình và sự trung thực. Từ chương trình xây dựng NTM, vận động vì người nghèo, bản thân ông và gia đình đã tham gia ủng hộ nhiệt tình, hiến đất hiến công, kinh phí, vận động bà con chung sức để cùng xây dựng quê hương. Những con đường đẹp, hệ thống điện sáng, mương nước... trong thôn Păng Tiêng được xây dựng khang trang có phần đóng góp của ông Kơ Să Joan Blis và những bà con sẵn sàng hiến đất, chặt cây giải phóng mặt bằng. Ông còn là thành viên tích cực trong phong

trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” đồng thời thường xuyên vận động bà con trong buôn cùng tham gia bảo vệ an ninh trật tự. Ông vận động bà con yên tâm sản xuất, lao động, tin tưởng vào chính quyền, không di cư tự do, không tin theo Fulro tuyên truyền, xây dựng cuộc sống ngày càng no ấm.

Với uy tín trong thôn, trong buôn, ông Kơ Să Joan Blis là một người làm công tác “hòa giải” mát tay. Gia đình nào có mâu thuẫn trong nhà, mâu thuẫn xóm giềng, nhà nào đòi di cư, ông đều có mặt để khuyên giải, phân tích. Là người có đạo, ông thường xuyên hướng dẫn giáo dân thực hiện sinh hoạt tôn giáo đúng luật, vận động người đứng đầu đăng ký thực hiện lễ nghi tôn giáo theo đúng quy định. Có gì băn khoăn, bà con cũng thường đến chia sẻ với ông, nghe ông phân tích, khuyên giải. Nhắc tới ông Kơ Să Joan Blis, bà con Păng Tiêng đều khẳng định sự tin cậy vào “già làng”, người đã đồng hành cùng Păng Tiêng xây dựng cuộc sống mới...

XEM TIẾP TRANG 11

Page 6: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201903/29516_BLD_cuoi_tuan_ngay_16.3.2019.pdf · thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với thực

6 THỨ BẢY 16 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN

LÊ HOA

Theo Quy hoạch tổng thể, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, KDLQG Đan Kia - Suối Vàng có

diện tích khoảng 4.000 ha, với hơn 200 ha mặt nước; trong đó, các phân khu chức năng chính có diện tích khoảng 760 ha; sản phẩm du lịch chủ lực là văn hóa (phát huy các giá trị văn hóa bản địa, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, trải nghiệm văn hóa, du lịch làng nghề...); nghỉ dưỡng (khai thác đặc thù về điều kiện tự nhiên, khí hậu, cảnh quan để tạo ra các sản phẩm nghỉ dưỡng ven hồ, nghỉ dưỡng thể thao, như golf, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp...); thể thao và vui chơi giải trí (như trekking, bơi, chèo thuyền kayak, đua xe địa hình, việt dã, golf...).

Hồ Đan Kia - Suối Vàng với hơn 200 ha mặt nước chính là điểm nhấn của KDLQG Đan Kia - Suối Vàng vốn đã nổi tiếng, không chỉ bởi tên gọi ấn tượng, mà còn là địa điểm mang đến những cảm xúc tuyệt vời giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và mộng mơ với hồ nước, rừng thông, núi đồi, cây cỏ... Hồ Đan Kia - Suối Vàng còn gắn với câu chuyện huyền thoại về tình sử lãng mạn của chàng Lang và nàng Bian, cùng cuộc sống của cộng đồng người

Lạch dưới chân núi Lang Biang mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo và hấp dẫn.

Hồ Đan Kia - Suối Vàng vốn là một cụm hồ ở thôn Đan Kia, xã Lát, huyện Lạc Dương, gồm hồ Đan Kia ở trên và hồ Ankroet ở dưới, được tạo bởi hai con đập chắn dòng chảy của sông Đa Dâng - con sông bắt nguồn từ núi Lang Biang. Nơi đây còn có thác Ankroet cao 15 mét, đã được Toàn quyền Pháp Decoux chọn làm nơi xây dựng Nhà máy thủy điện Ankroet đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1942. Nhà máy thủy điện Ankroet khánh thành tháng 10/1945, chính thức phát điện năm 1946. Nhà máy có kiến trúc đá rất phổ biến ở vùng tây nam nước Pháp và kiến trúc công xưởng đặc trưng đầu thế kỷ 20, nằm dưới chân núi, nổi bật trên nền xanh của rừng thông 3 lá...

Hiện nay, hồ Đan Kia - Suối Vàng không chỉ là hồ nước ngọt lớn nhất Đà Lạt với sức chứa khoảng 20 triệu khối nước, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt; mà còn được dùng để vận hành tổ máy phát điện của Nhà máy thủy điện Ankroet cổ nhất Việt Nam với công suất năm đạt 15 triệu kw/h. Nơi đây còn có Nhà máy nước Suối Vàng khá hiện đại do Đan Mạch giúp xây dựng, hoàn thành năm 1984 với công suất 18.000 m3/giây.

Như vậy, hồ Đan Kia - Suối Vàng không những là một danh

thắng như chốn bồng lai tiên cảnh, với màn sương khói huyền ảo lả lướt qua những dãy núi trùng điệp, những rặng thông xanh bao la, hay đọng những hạt li ti mềm mại trên hoa cỏ mỗi sớm mai; mà còn có vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư thành phố Đà Lạt và vùng lân cận.

Lịch sử vùng Đan Kia - Suối Vàng còn được biết đến với các dấu mốc: Hơn 100 năm trước, lần đầu tiên đặt chân đến vùng đất lạ, ngẩn ngơ trước cảnh sắc thiên nhiên kỳ ảo, hoang sơ, Yersin đã đề nghị với toàn quyền P. Doumer cho xây dựng khu nghỉ dưỡng ở đây. Trước năm 1958, vùng Đan Kia - Suối Vàng nằm trong tổng Lạch thuộc thị xã Đà Lạt. Ngày 30/6/1958, tỉnh Tuyên Đức được

thành lập, gồm đô thị Đà Lạt và 3 quận Đơn Dương, Lạc Dương và Đức Trọng, thì vùng Đan Kia - Suối Vàng nằm trong xã Lát, thuộc quận Lạc Dương... Trước năm 1975, đã có 2 dự án quan trọng về vùng Đan Kia - Suối Vàng, là Dự án xây dựng Nhà máy nước Suối Vàng và Dự án xây dựng Trung tâm giải trí quốc tế... Những năm 1990, đã có một kế hoạch giữa tỉnh Lâm Đồng và Singapore về hợp tác xây dựng hàng trăm hạng mục lớn nhỏ để hình thành một Đà Lạt 2 quyến rũ trên vùng đất huyền thoại Đan Kia - Suối Vàng... Và, trước khi trở thành KDLQG, khu vực hồ Đan Kia - Suối Vàng đã được Chính phủ quy hoạch là một trong 45 KDL trọng điểm quốc gia.

Hiện nay, trong KDLQG Đan

Tài nguyên du lịch độc đáocủa KDLQG Đan Kia - Suối Vàng

Kia - Suối Vàng đang có những điểm rất thu hút khách là KDL Thung lũng Vàng, thác Ankroet, đập nước Suối Vàng, hồ Đan Kia, KDL Lang Biang, KDL Làng Cù Lần, Quỷ núi Suối ma, Ma rừng lữ quán... với những trải nghiệm thú vị như đi dạo, cưỡi ngựa, câu cá, đi thuyền, cắm trại,... đặc biệt là vào mùa sương hay cỏ hồng... Không những thế, ở đầu nguồn hồ Đan Kia ngày xưa còn là nơi sinh sống của người Lạch, mà nay định cư ở thị trấn Lạc Dương, vẫn còn giữ được các giá trị văn hóa bản địa đặc trưng (nhất là không gian văn hóa cồng chiêng, dệt thổ cẩm, canh tác nương rẫy, làm rượu cần...) là nguồn tư liệu sống để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, trải nghiệm văn hóa truyền thống...

Sau nhiều lần được quy hoạch là khu nghỉ dưỡng, thành phố nghỉ dưỡng..., ngày 18/12/2018, Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia (KDLQG) Đan Kia - Suối Vàng chính thức được phê duyệt theo Quyết định 1771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quy hoạch tổng thể mở ra cho Lạc Dương, Đà Lạt nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng là thách thức giữ gìn một vùng tài nguyên thiên nhiên độc đáo hồ Đan Kia - Suối Vàng tránh bị biến dạng hay xâm hại.

Cỏ hồng, thông xanh và hồ nước trong vắt là linh hồn của KDLQG Đan Kia - Suối Vàng. Ảnh: Võ Trang

Bản đồ “Định hướng không gian du lịch” theo Quy hoạch tổng thể KDLQG Đan Kia - Suối Vàng. Ảnh tư liệu

KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP HUYỆN LẠC DƯƠNG (14/3/1979 - 14/3/2019)

Page 7: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201903/29516_BLD_cuoi_tuan_ngay_16.3.2019.pdf · thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với thực

7 THỨ BẢY 16 - 3 - 2019CUỐI TUẦN

DIỆP QUỲNH

Ông Thân Văn Nghiên, Chủ tịch UBND xã Đạ Chais chia sẻ, so với nhiều địa phương khác,

xã còn nhiều khó khăn nhưng những năm gần đây Đạ Chais thực sự thay đổi. Nhờ kinh phí đầu tư của Nhà nước và sự đồng lòng của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đạt nhiều thành tích đáng kể. Ngay chuyện đi lại, nếu những năm trước đây, mỗi mùa mưa là cả sự khó khăn với người Đạ Chais, đường đất sình lầy, xe cơ giới hầu như không đi lại được, thì nay hệ thống giao thông có thể nói đã tiến bộ vượt bậc. Đường trục xã, liên xã đã cứng hóa 25 km, đạt 100%. Đường trục thôn cứng hóa 26,5 km, đạt 70%, tất cả đường ngõ không lầy lội vào mùa mưa. Đường trục chính nội đồng được cứng hóa 5/6 km, đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm, không còn cảnh phải vác vai từng bao cà phê, từng bao phân bón vào vườn. Trên 98% hộ dân cư được dùng điện lưới quốc gia với giá tiêu chuẩn. Trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất nói chung của Đạ Chais đã đáp ứng nhu cầu học hành, chăm sóc sức khỏe, tập luyện của bà con. Trẻ em đến trường từ mầm non, người bệnh có y bác sỹ, có thuốc men, máy móc chăm sóc,

nhà tạm, nhà dột nát. Bà con nhân dân trên địa bàn đã được hỗ trợ nhiều chương trình thực hiện làm nhà tình nghĩa, hỗ trợ làm nhà tại điểm dân cư mới và được bố trí xây dựng theo quy hoạch hợp lý. Toàn xã có 456/491 căn nhà đạt chuẩn, chiếm 92,8% và đang tiếp tục có thêm nhiều căn nhà mới đang được xây dựng.

Người Đạ Chais cũng thực sự chú ý tới vấn đề môi trường. Thay đổi hoàn toàn tập quán chăn nuôi ngay trong gầm nhà sàn, giờ hầu hết người Đạ Chais đã biết làm chuồng chăn nuôi hợp vệ sinh, biết thu gom rác thải. Đường làng ngõ xóm được dọn dẹp thường xuyên, không còn cảnh rác thải, phân gia súc hay nước thải chảy tràn trên đường xóm, đường thôn. Cùng với sự hỗ trợ xi măng, cát của huyện, bà con đóng góp công sức làm những con đường ngõ xóm thật sạch sẽ. Nói như già làng Kơ Đơng Ha Dương thôn Tu Poh: “Đời sống bây giờ thay đổi tốt hơn nhiều rồi, hết đói hết rét rồi, thôn buôn sạch sẽ rồi, chỉ cần hăng hái lao động là ngày càng tốt thôi”.

Không phải không còn những khó khăn trong quá trình xây dựng NTM ở Đạ Chais. Hiện trên địa bàn xã còn 66 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 13,4% và hộ cận nghèo 76 hộ, chiếm tỉ lệ 15,4%, vẫn là tỷ lệ mà chính quyền xã trăn trở. Trăn trở để các hộ làm sao thoát nghèo bền vững, để toàn xã ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng tăng. Trăn trở xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất để nông sản của bà con làm ra được tiêu thụ nhanh chóng, không còn cảnh được mùa mất giá. Trăn trở để cư dân được an cư lạc nghiệp, đời sống ngày càng đi lên. Những trăn trở của cán bộ, Nhân dân Đạ Chais cũng là những khó khăn phải vượt qua trong quá trình xây dựng NTM. Để Đạ Chais không chỉ là chiến khu xưa anh dũng trong chiến đấu mà còn là xã đầy nội lực, phấn đấu vươn lên trong hòa bình, trong xây dựng một miền quê no ấm và hạnh phúc.

Đạ Chais ngày mớiMột góc khu tái định cư Đưng K’Si. Ảnh: D.Quỳnh

Đạ Chais, xã vùng xa của Lạc Dương nằm gần đèo Khánh Lê, nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Lâm Đồng - Khánh Hòa vốn được biết đến như vùng đất nghèo. Đạ Chais hôm nay thay da đổi thịt, khác hẳn hình ảnh xã nghèo, thường bị cô lập mỗi vụ lũ ngày xưa. Mảnh đất khó khăn một thời đang trở mình dựng xây một vùng quê ấm no trù phú.

Cắt tỉa cà phê ở Đạ Chais. Ảnh: D.Quỳnh

Đạ Chais không còn cảnh những bếp lửa leo lét, buồn bã trong đêm, với những đứa trẻ lội bộ mấy chục cây số ra tận huyện đi học. Ngồi ngay giữa khu tái định cư Đưng K’si, sóng wifi đầy ngập điện thoại, người Đạ Chais tiếp cận với thông tin đa chiều dễ dàng và nhanh chóng. Và với đa số dân cư là người K’Ho bản địa, Đạ Chais bắt đầu thấp thoáng bóng khách du lịch đến tìm hiểu vùng đất giàu bản sắc văn hóa và xinh đẹp ven đèo này.

Từ nguồn đầu tư của Nhà nước, người Đạ Chais cũng hăng hái đóng góp xây dựng gia đình và cộng đồng. Bên cạnh cây cà phê truyền thống, nhiều cây trồng khác như khoai lang, cà chua thân gỗ, nấm... được bà con canh tác và đem lại hiệu quả cao. Trở thành công nhân nông nghiệp trong các nông trại tại địa phương, bà con vừa có thu nhập, vừa học được kỹ thuật canh tác tiên tiến. Bởi vậy, năm 2018 thu nhập bình quân của người Đạ Chais đạt 35 triệu đồng/người, dự kiến năm 2019

ước đạt 38 triệu đồng/người/năm. Tuy chưa cao nhưng đã là con số vượt bậc nếu so với cảnh đói ăn

mỗi mùa giáp hạt như thời gian chưa xa. Nhà cửa được xây dựng khang trang, toàn xã không còn

KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP HUYỆN LẠC DƯƠNG (14/3/1979 - 14/3/2019)

Xuân về Lạc Dương. Ảnh: Nguyễn Nghĩa

Page 8: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201903/29516_BLD_cuoi_tuan_ngay_16.3.2019.pdf · thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với thực

8 THỨ BẢY 16 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN DU LỊCH

V.VIỆT - N.NGHĨA - L.HOA

Cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 50 km, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn từ trước 8 giờ

sáng ngày 12/3 đã có mặt đông đảo dân làng, dân phố thị và từng đoàn khách du lịch quốc tế quây quần với 15 “thí sinh voi” chuẩn bị tranh tài. Rất đông khách đến xem liên tục dùng smartphone để ghi lại bức ảnh gần gũi với những chú voi rừng thuần dưỡng có tuổi đời từ 28 đến 51, cao to và rất hiền lành thân thiện với mọi người xung quanh. Không khí quanh khu vực thửa đất rộng hàng ngàn mét vuông dành cho trung tâm lễ hội xã Krông Na, huyện Buôn Đôn rộn ràng hẳn lên.

Các tiết mục văn nghệ múa hát đặc sắc khai mạc Lễ hội Voi Buôn Đôn lần lượt trình diễn phục vụ khách trẩy hội. Trước khoảng sân rộng lớn, Ban Tổ chức Hội dựng lên cây nêu tủa ra nhiều cành kết nối lên trời cao. Hàng chục diễn viên người đồng bào dân tộc thiểu số đi thành từng hàng vòng tròn quanh cây nêu đánh cồng chiêng ngân vang, nhảy múa vui nhộn cả một không gian rộng lớn của xã biên giới Krông Na. Ông Võ Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk phát biểu khai mạc đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái cộng đồng của huyện Buôn Đôn đã và đang được phát huy, từng bước thu hút đầu tư mở rộng phát triển. Hội Voi Buôn Đôn mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc thiểu số Tây Nguyên, tôn vinh tinh thần thượng võ, tái hiện cảnh săn bắt thuần dưỡng voi rừng làm bạn với con người, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, bảo vệ môi trường thiên nhiên bền vững, quảng bá hình ảnh du lịch độc đáo của địa phương.

Kế tiếp theo sau lời phát biểu khai mạc của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk là phần cúi đầu chào ra mắt lần lượt của 15 “thí sinh voi”. Trên lưng mỗi chú voi được điều khiển bởi 2 nam thanh niên nhanh nhẹn, lên sân khấu nhận cờ lưu niệm từ Ban Tổ chức rồi cưỡi voi diễu hành mấy vòng trước sân khán đài trong sự vỗ tay nồng nhiệt của hàng ngàn người xem.

Phần thi đầu tiên của 15 “thí sinh voi” là chạy cự ly 100 m. Mỗi lần thi với 5 “thí sinh voi” vào vị trí xuất phát chờ tiếng còi trọng tài vang lên mới “tung vó” chạy. “Không được dùng búa điều khiển voi. Nếu vi phạm sẽ không tính điểm!”. Tiếng trọng tài nhắc nhở. Phóng viên nhận thấy chỉ những

tích tắc rất nhanh, “thí sinh voi” đầu tiên đã cán đích chạy cự ly 100 m, nhận được tiếng hò reo cuồng nhiệt của khán giả. Những “thí sinh còn lại” cũng lần lượt cán đích với một vài phút sau đó.

Người xem lại bám theo đàn “voi thí sinh” dự tiệc buffet để chiêm ngưỡng và ghi hình lưu niệm. Đến phần thi đá bóng thật tưng bừng. Mỗi đội có 4 “cầu thủ voi”, đá mỗi hiệp khoảng hơn 5 phút. Qua nhiều pha tranh chấp bóng giữa những bàn chân to bè của “cầu thủ voi” đã vang lên những tràng pháo tay số đông cổ vũ từ phía khán giả. Đặc biệt khi một “cầu thủ voi” ghi bàn, khán giả cả khu vực sân bóng nhộn nhịp tiếng cười, tiếng hô “dô, dô” kéo dài như đang cổ vũ trước một trận

bóng hay. Ấn tượng nhất là phần thi của

10 “thí sinh voi” bơi qua bến Tha Luống (Bến Vua) thuộc một nhánh sông Sêrêpôk của đại ngàn Tây Nguyên. Cuộc thi bắt đầu lúc 15 giờ 30 phút cũng được người xem đến trước ngồi hai bên bến sông chờ đợi. Mười mấy chiếc xuồng máy nhỏ liên tục hoạt động chở khách qua lại, chọn một vị trí thích hợp để xem trọn vẹn buổi voi phô diễn khả năng bơi qua sông. Quả thực khán giả đã phấn khích hẳn lên khi một “thí sinh voi” đầu tiên ngụp lặn nhanh xuống sông, chỉ nhô lên khỏi mặt nước một đường sống lưng “cõng” người điều khiển lướt bơi qua sông lấy cờ rồi bơi trở lại bến xuất phát. Cuộc đua mỗi lúc

thêm kỳ thú khi kết quả tăng tốc bơi nước rút của những “thí sinh voi” còn lại vang động tưng bừng cả một khúc sông Sêrêpôk. Một nữ sinh Trường THCS Võ Thị Sáu, thuộc xã Krông Na bày tỏ: “Chúng em rất vui khi địa phương tổ chức Hội thi Voi Buôn Đôn vào ngày 12/3 này. Hội thi không chỉ giúp chúng em có cuộc sinh hoạt bổ ích, tiếp nhận những thông điệp bảo vệ bền vững môi trường thiên nhiên, mà còn được hiểu sâu sắc thêm những giá trị mang lại cho việc phát triển, quảng bá sản phẩm du lịch đậm đà bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc...”.

Kết thúc cuộc thi voi bơi qua bến Tha Luống, ông Dương Văn Xanh, Phó Chủ tịch, Trưởng Tiểu ban điều hành voi huyện Buôn Đôn

Cuốn hút Hội Voi Buôn Đôn

Lễ hội Voi Buôn Đôn khai mạc tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, thu hút hàng ngàn người dân địa phương và khá nhiều du khách quốc tế đến cổ vũ trong không khí tưng bừng lễ hội. Đây là một trong các chương trình nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, năm 2019.

nói: “Hội thi Voi Buôn Đôn 2 năm tổ chức một lần gắn với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột. Để cuộc thi voi bơi có kết quả, tạo ấn tượng cho du khách trong và ngoài nước, chính quyền huyện Buôn Đôn chúng tôi đã thống nhất với các đơn vị thủy điện tích đủ nước cho bến sông Tha Luống từ vài ngày trước. Và để có 15 “thí sinh voi” tham gia cuộc thi bơi này, huyện Buôn Đôn chúng tôi đã phối hợp với tổ chức bảo vệ động vật châu Á lựa chọn trong số 26 chú voi thuần dưỡng ở địa phương...”.

Chia tay Buôn Đôn với Hội thi voi khá ấn tượng nêu trên, du khách chắc sẽ khó quên và luôn nghĩ đến những ngày trở lại khám phá tiếp tục loại hình du lịch khá đặc sắc và lôi cuốn như vậy...

Voi thi chạy.

Voi dùng buffet.

Voi chiến thắng chào khán giả.Voi thi bơi.

Voi đá bóng.

Page 9: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201903/29516_BLD_cuoi_tuan_ngay_16.3.2019.pdf · thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với thực

9 THỨ BẢY 16 - 3 - 2019CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

ĐÔNG ANH

Tạo sân chơi cho trẻ em trong vùng khó khăn là hoạt động được Huyện Đoàn Đạ Tẻh thường xuyên tổ chức. Thời

gian qua, trong chương trình công tác xã hội, đoàn viên, thanh niên huyện đã lắp đặt nhiều sân chơi cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn với các trò chơi tự tạo phù hợp, an toàn với thiếu nhi; lắp đặt lan can cầu đảm bảo an toàn cho các em thiếu nhi khi đi qua tuyến kênh mương... (Ảnh 1)

Thể hiện vai trò của tuổi trẻ trong công tác bảo vệ môi trường, các cơ sở đoàn đã tổ chức nhiều đợt ra quân vệ sinh môi trường: Quét dọn, thu gom rác thải; khơi thông cống rãnh, kênh mương; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; tu sửa đường giao thông, bóc gỡ những biển quảng cáo trái phép... với 116 đợt ra quân vệ sinh môi trường, thu hút hơn 6.000 lượt đoàn viên thanh niên tham gia. (Ảnh 2)

Các cơ sở đoàn trong toàn huyện Đạ Tẻh đã triển khai nhiều công trình thanh niên gắn với việc tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh như trồng cây xanh phân tán, trồng hoa cỏ lạc trên các tuyên đường.... Riêng trong năm 2018, các cơ sở đoàn đã tổ chức trồng và chăm sóc gần 2.000 cây xanh, nạo vét được 2,5 km kênh mương, dọn dẹp và thu gom trên 3 tấn rác thải các loại. (Ảnh 3)

Nhằm giúp đỡ bà con nhân dân bị ảnh hưởng bởi lốc xoáy, BTV Huyện đoàn đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn huy động lực lượng giúp đỡ cho hàng chục hộ dân bị tốc mái nhà. (Ảnh 4)

Hàng năm, Huyện đoàn Đạ Tẻh phối hợp với các bệnh viện trong và ngoài tỉnh tổ chức nhiều chương trình khám, phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân tại những khu vực khó khăn như Tôn K’Long (xã Đạ Pal), Tổ dân phố 8A, 8B, Tân Lập (thị trấn Đạ Tẻh). (Ảnh 5)

Đồng hành cùng các hoạt động xung kích, Đoàn Công an huyện Đạ Tẻh cũng tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa giúp bà con như: Nhận giúp đỡ các hoàn cảnh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện, về vùng sâu, vùng xa giúp dân làm chứng minh nhân dân và một số thủ tục hành chính khác. (Ảnh 6)

Từ nguồn tài trợ, ủng hộ của các cơ quan, doanh nghiệp và nhà hảo tâm trên địa bàn, từ tháng 9/2018 đến nay, Đoàn xã Triệu Hải đã duy trì việc hỗ trợ 120 suất ăn sáng mỗi tuần gồm sữa hộp và bánh ngọt vào thứ hai hàng tuần cho các em học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn. (Ảnh 7)

Đi xin xe đạp cũ về tân trang lại và tặng cho các học sinh gặp khó khăn về phương tiện đi lại là hoạt động được Đoàn xã Triệu Hải duy trì vài năm trở lại đây. Đến nay, đã có 30 chiếc xe đạp sau tân trang được trao tặng cho các em học sinh nghèo trên địa bàn. Ngoài ra, Đoàn xã Triệu Hải cũng đã trao tặng 8 chiếc xe đạp đã tân trang lại cho học sinh nghèo của các xã Quảng Trị, Hương Lâm, Đạ Kho và thị trấn Đạ Tẻh. (Ảnh 8)

Chăm sóc người già neo đơn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cũng là một trong những hoạt động được các cấp đoàn chú trọng. (Ảnh 9)

Không nói suông, làm thực tếKhông còn những khẩu hiệu suông, những việc làm của đoàn viên, thanh niên huyện Đạ Tẻh đã thực sự đi vào cuộc sống thường nhật, gắn kết với tình hình thực tế tại địa phương. Phát sữa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tân trang xe đạp cũ tặng học sinh, dọn dẹp vệ sinh môi trường, giúp dân dựng lại mái nhà bị hỏng, làm sân chơi cho trẻ em... tất cả đã tạo dựng được hình ảnh đẹp, giàu tính nhân văn của thế hệ trẻ trong tình hình mới. Những hình ảnh dưới đây đã chứng minh được tính xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên trên nhiều lĩnh vực.

1 2

3 4

5 6 7

8 9

Page 10: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201903/29516_BLD_cuoi_tuan_ngay_16.3.2019.pdf · thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với thực

10 THỨ BẢY 16 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NGUYỆT THU

Theo thống kê về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thường trực HĐND tỉnh,

trong những năm qua có đến 70% đơn thư khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất làm dự án. Nguyên nhân qua tìm hiểu được biết phần nhiều là do đơn giá bồi thường, hỗ trợ thấp hơn nhiều so với giá cả thị trường. Trong khi đó, giá đất tái định cư lại cao nên rất nhiều trường hợp người dân sau khi nhận tiền bồi thường không đủ để mua đất và xây dựng nhà ở mới tại khu tái định cư. Tiền bồi thường đất nông nghiệp không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự. Một số khu tái định cư không bảo đảm điều kiện sống tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ…Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài; trong đó, phải nhìn nhận thẳng thắn tại một số địa phương trong tỉnh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng thực sự chưa được quan tâm giải quyết triệt để.

Thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân định kỳ và việc tiếp nhận xử lý đơn thư, qua việc phản ánh của báo chí…những bức xúc, kiến nghị chính đáng

của người dân đã được đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND ghi nhận, tiếp thu, tổng hợp và chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Để đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự cũng như đảm bảo quyền lợi của người dân, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát chuyên đề về việc “Thực hiện các quy định pháp luật trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với một số dự án, công trình trên địa bàn tỉnh”. Theo đó, Đoàn giám sát đã phát hiện có những công trình, dự án cấp tỉnh và huyện vẫn vướng mắc về công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, dẫn đến thời gian tiến độ thực hiện dự án kéo dài. Thậm chí có dự án kéo dài đến 10 năm, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước ở địa phương, ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống người dân. Có những dự án chưa lập quy hoạch tái định cư thì đã thu hồi đất của dân, dẫn đến người dân không có nhà ở, đất ở, gây khiếu kiện.Một số địa phương còn để xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm đất tái định canh, bố trí tái định canh không đúng đối tượng dẫn đến còn tình trạng người dân có đất bị thu hồi không được bố trí tái định canh. Hoặc tình trạng dự án đã hoàn thành

Kinh nghiệm giám sát trong giải quyết bồi thường giải phóng mặt bằng

70% kiến nghị của cử tri qua các kỳ tiếp xúc cử tri và đơn thư khiếu kiện liên quan đến đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Lâm Đồng đang triển khai nhiều dự án, đồ án quy hoạch để tập trung phát triển kinh tế, chỉnh trang đô thị và đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy điện... Theo đó, để thực hiện các dự án, đồ án quy hoạch, việc đền bù, giải phóng mặt bằng tất yếu diễn ra nên vẫn còn tình trạng người dân trong vùng dự án bức xúc, khiếu nại trong quá trình thu hồi đất.

công tác bồi thường, hỗ trợ nhưng không triển khai thực hiện, người dân vẫn tiếp tục canh tác, sử dụng và sang nhượng trái phép đối với diện tích đã thu hồi, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước…

Trao đổi về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh K’Mak cho rằng: Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại địa bàn một số huyện , thành phố mặc dù đã được triển khai nhưng chưa sâu rộng, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu chưa thu hút sự quan tâm của người dân. Mặt khác, do một số cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư chưa phù hợp, thường xuyên thay đổi như công tác xác định đơn giá đất bồi thường, đất tái định cư chưa kịp thời, kinh phí địa phương eo hẹp, giá cả thị trường biến động ảnh hưởng đến công tác bồi thường. Việc cơ quan chức năng thiếu công khai minh bạch trong quy hoạch, một bộ phận cán bộ chuyên môn còn thiếu trình độ, thiếu sự hướng dẫn pháp luật tận tình cho người dân, hoặc cũng có tình trạng cán bộ chuyên môn cố tình làm sai lệch pháp luật qua giám sát phát hiện đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người dân, gây bức xúc, khiếu kiện. Tình trạng quản lý đất đai ở một số nơi còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ, để xảy ra lấn chiếm; xây dựng nhà, công trình trái phép nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

Được biết, sau giám sát của HĐND tỉnh đoàn đã có kiến nghị, đề nghị bằng văn bản gửi UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với UBND huyện, thành phố kiểm tra, rà soát những khó khăn, vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích người dân cũng như nhà đầu tư. Chỉ đạo các địa phương kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tồn tại trong đền bù giải phóng mặt bằng.

Kinh nghiệm được HĐND tỉnh nêu ra trong quá trình giám sát giải quyết nội dung nói trên, đó là cần lựa chọn, giám sát các công trình, dự án mà dư luận, nhân dân có nhiều bức xúc. Làm rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp, nhất là trong giải quyết những vướng mắc về bồi thường.

UBND tỉnh đã ban hành các quyết định quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện theo đúng Luật Đất đai hiện hành, quy định cụ thể về những chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Qua đó tạo hành lang pháp lý để thực hiện phù hợp tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.

Phạt 18 tháng tù giam các đối tượng vi phạm Luật Quản lý, bảo vê rừng

ĐAM RÔNG: Mưa to, lốc xoáylàm tốc mái 6 căn nhà

Xã Quảng Lập không còn hộ nghèo

Vừa qua, tại xã Đạ Long, Tòa án nhân dân huyện Đam Rông đã mở phiên tòa lưu động xét xử các bị cáo Đỗ Văn Lập, sinh năm 1978, ở xã Đạ K’Nàng và Phí Văn Cường, sinh năm 1984, ở xã Phi Liêng về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đam Rông, vào trước

tết dương lịch năm 2018, Đỗ Văn Lập và Phí Văn Cường đã vào Tiểu khu 65, xã Đạ Long thuộc lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Sêrêpốk quản lý, bảo vệ và dùng máy cưa xẻ hơn 19 m3 gỗ, gây thiệt hại về lâm sản và môi trường trị giá hơn 191 triệu đồng.

Tại phiên tòa, các bị cáo đã thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của

mình, nhưng xét thấy đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nên Tòa án nhân dân huyện Đam Rông đã tuyên phạt bị cáo Đỗ Văn Lập 6 tháng tù giam và bị cáo Phí Văn Cường 12 tháng tù giam.

V.TÂM

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, xã Quảng Lập đạt chuẩn xã nông

thôn mới kiểu mẫu, do đó trong năm 2018, Đảng bộ, chính quyền xã Quảng

Lập, huyện Đơn Dương đã tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện tốt kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh mà Nghị quyết Đảng ủy

và HĐND xã đã đề ra. Nhờ chú trọng chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là chuyển từ nuôi bò thịt

sang nuôi bò sữa, đồng thời mở rộng diện tích rau hoa sản xuất theo hướng

công nghệ cao, nên đời sống của Nhân dân xã Quảng Lập không ngừng được cải thiện. Đến nay, toàn xã không còn

hộ nghèo, tỷ lệ hộ giàu, hộ khá giàu chiếm 30%.

Được biết, năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xã Quảng Lập đạt

65 triệu đồng/người/năm và là một trong những xã có thu nhập bình quân đầu

người cao nhất huyện Đơn Dương. N.T

ĐƠN DƯƠNG: Tổ chức nhiều hoạt động chào mừng Đại hội MTTQ

Thiết thực chào mừng Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam huyện Đơn

Dương lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024, ngay từ đầu tháng 3 đến nay, Ủy ban MTTQ huyện Đơn Dương đã chủ

động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của huyện, chính quyền và MTTQ

các xã, thị trấn tổ chức nhiều hoạt động thi đua chào mừng đại hội. Qua đó, tổ chức lễ ra quân thu gom rác thải, giữ

gìn vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân cư ngày càng xanh, sạch, đẹp với

trên 450 lượt người tham gia. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua

yêu nước, ra sức xây dựng thôn, tổ dân phố kiểu mẫu với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 các xã Lạc Lâm, Ka Đô và xã Quảng Lập đạt chuẩn xã nông thôn mới

kiểu mẫu. Được biết, Đại hội Đại biểu MTTQ

huyện Đơn Dương được tổ chức trong 2 ngày 14 và 15/3 với chủ đề “Phát huy

truyền thống đoàn kết, đồng thuận xã hội, tiếp tục đổi mới nội dung, phương

thức hoạt động, quyết tâm xây dựng huyện Đơn Dương đạt nông thôn mới

kiểu mẫu”.NGỌC THANH

Mới đây, một cơn mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã quét qua địa bàn các thôn Thanh Bình và Bóp Lé, xã Phi Liêng

làm tốc mái 6 căn nhà. Trong đó, 2 căn bị sập hoàn toàn và rất may không có thiệt

hại về người. Ngay sau khi lốc xoáy xảy ra, xã Phi

Liêng đã huy động lực lượng dân quân, công an, đoàn viên thanh niên và cán bộ,

công chức xã đến giúp đỡ người dân dựng lại nhà cửa, dọn dẹp vật dụng trong gia

đình. Đối với những căn nhà bị sập hoàn toàn xã đã báo cáo với Ban chỉ đạo phòng

chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đam Rông để có phương án hỗ trợ.

Được biết, đây là thời điểm giao mùa, tình trạng thời tiết cực đoan diễn biến

phức tạp nên người dân cần chủ động, phòng chống khi có thiên tai xảy ra.

VĂN TÂM

Page 11: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201903/29516_BLD_cuoi_tuan_ngay_16.3.2019.pdf · thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với thực

11 THỨ BẢY 16 - 3 - 2019CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

ĐỨC TÚ

Tàu KN 491 neo lại cách đảo Trường Sa Đông chừng 2 hải lý. Hướng

ánh mắt về phía đảo nhỏ thân thương, Trưởng đoàn công tác Thượng tá Lương Xuân Giáp, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146 thông báo: Thưa các đồng chí, các đồng chí chuẩn bị về phương tiện tác nghiệp một cách kỹ lưỡng, sau giờ cơm trưa ngày mai chúng ta sẽ lên đảo. Chúng tôi, những phóng viên ai nấy đều háo hức vì đảo Trường Sa Đông hiện lên trong “tầm nhìn gần”.

Chiếc xuồng CQ được hạ từ tàu mẹ KN491 xuống biển, lần lượt từng nhóm phóng viên xuất phát, cập đảo. Quang cảnh đầu tiên làm ai nấy ấn tượng chính là đảo xanh, đảo của màu xanh, màu xanh đúng chất. Nghĩa là màu của cây cối, của thu thảo, của hành ngò, lá mơ, rau muống đậm đà hương vị quê nhà. Khác hẳn với dư vị oi nồng, mặn mòi của biển cả khi xuồng

CQ vừa tiệm cận vào bãi cát ven đảo. Giờ đây, đang có mặt giữa đảo mà chúng tôi cứ ngỡ ngàng rằng mình đang ở một miền quê quá đỗi chân chất của đất mẹ Việt.

Trung tá Lê Xuân Lân, Bí thư Liên chi đoàn đảo Trường Sa Đông dẫn những vị khách vượt hành trình hơn 300 hải lý giới thiệu về đảo. Quả thực được “mục sở thị” những vườn rau thanh niên chuyên trồng: rau muống, cải, rau mầm, mùng tơi…mới thấy rõ nỗi khó khăn, vất vả của những chiến sỹ ngày đêm bám biển, đảo để khẳng định chủ quyền không thể chối cãi và không thế lực nào có thể xâm phạm của đất nước ta, dân tộc ta. Vườn rau thanh niên được che chắn bởi những vật dụng sẵn có để tránh nắng, gió, muối biển và tận dụng lượng nước tưới đã qua sử dụng để chăm sóc.

Khi đứng từ xa phóng tầm mắt đến đảo chúng tôi chỉ thấy bao trùm một màu xanh của bàng vuông, phong ba, bão táp nhưng càng ngỡ ngàng hơn khi ở dưới

những loại cây “gan lỳ” với biển khơi ấy là những dậu mùng tơi, những giàn bầu bí trĩu quả, rồi dưới những giàn bầu bí ấy lại là những đám rau mầm được hưởng trọn sự mát mẻ cứ thế vươn lên. Không ai bảo ai, chúng tôi những người được trực tiếp đi trên đảo hôm nay đều cảm thấy rằng sự bao bọc, tương hỗ lẫn nhau mà sống của những loài cây ấy tựa hồ truyền thống tốt đẹp ngàn đời nay của dân tộc ta, cha ông ta: tinh thần đoàn kết dân tộc, sẵn sàng tương trợ lẫn nhau, che chở cho nhau để chống lại những thế lực thù địch, những điều phi lý, những quan điểm sai trái, xuyên tạc.

Trung úy Lê Danh Dũng đang công tác trên đảo Trường Sa Đông tâm sự công việc cụ thể của mình để giữ cho những vườn rau mãi xanh: đối với những loại rau, cải thì chúng tôi phải tưới tắm, che chắn, bón phân; nói chung thực hiện công việc như một nhà nông lành nghề vậy. Tôi và các đồng đội luôn tranh thủ thời gian, tận dụng

Trường Sa Đông mãi xanh

Giữa trùng khơi muôn vàn sóng gió, Trường Sa Đông hiện lên là một đảo xanh tươi của bàng vuông, phong ba, bầu bí, rau cải từ chính bàn tay của sức trẻ người lính biển, đảo chăm sóc vun trồng.

Lính đảo trò chuyện cùng phóng viên về công tác trồng trọt, tăng gia sản xuất trên đảo Trường Sa Đông. Chăm sóc bầu bí bằng cách lau chùi để tránh muối biển bám vào từng quả trên đảo Trường Sa Đông.

từng phút giây quý báu, hay dùng những vật dụng, vật liệu có sẵn trên đảo để dùng vào mục đích che chắn cho trồng trọt. Riêng cái khác hơn ở đất liền chính là chăm sóc bầu bí, bầu bí ở đây chúng tôi tận dụng nước rửa mặt rồi dùng khăn hay vải tẩm ướt lau từng trái một như lau mặt buổi sáng thức giấc, một ngày thao tác hai lần như vậy thì quả bầu bí sẽ không bị muối biển bám vào, làm hư hại quả.

Không chỉ để Trường Sa Đông mãi xanh bằng các cây trồng, những con người trẻ tuổi ở đảo tiền tiêu của Tổ quốc còn tổ chức Ngày thứ bảy vệ sinh đảo, chăm sóc cây xanh, làm sạch biển, thu gom rác, phân loại rác thải và xử lý. Những loại rác trôi nổi vào đảo đều được dọn dẹp một cách tỉ mỉ, xử lý để Trường Sa Đông mãi xanh, sạch, đẹp.

Không có những điều kiện tốt nhất để ươm cây trồng như đất liền, nghĩa là không đầy đủ các loại chậu, túi ươm cây; người lính biển, đảo tận dụng những vỏ lon, hộp trôi dạt vào đảo để cho những trái bàng vuông nảy mầm. Đó là một món quà dành cho những người khách đến

thăm đảo. Nó cũng có ý nghĩa rằng hãy bảo vệ môi trường sống của chúng ta, theo giải thích của những chàng lính trẻ trên đảo thì những loại vỏ lon, hộp trôi dạt vào đây được dùng thay chậu ươm cây nhưng nếu nó lênh đênh giữa biển khơi rồi vào bụng cá, bụng rùa thì tai hại khôn lường. Một câu chuyện nhỏ giữa ngàn khơi thôi nhưng cũng cho thấy rằng những chiến sỹ biển đảo của chúng ta không những bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng thiêng mà còn bảo vệ môi trường chung cho trái đất này, vì căn bản khoảng 71% bề mặt trái đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn. Đó cũng là một nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới này cũng sẵn sàng xắn tay vào cuộc.

Màu xanh là màu của hòa bình, màu của hy vọng và cũng là màu của đảo Trường Sa Đông - nơi ấy có những người con đất Việt đang ngày đêm chắc tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo không thể chối cãi của Việt Nam - một đất nước yêu chuộng hòa bình.

Họ đã sống… TIẾP TRANG 5

... Ông Krajăn Ha Ku:Làm kinh tế giỏi đê xây dựng gia đình ấm no

Đạ Sar, xã NTM thuộc huyện Lạc Dương hôm nay đã thay đổi rất nhiều. Một trong những đổi thay đó là kinh tế của người nông dân địa phương, những người đã mạnh dạn chuyển từ trồng cây cà phê, cây bắp sang chăn nuôi, trồng trọt những cây trồng có giá trị cao. Ông Krajăn Ha Ku, Thôn 4, xã Đạ Sar là người nông dân tiến bộ như thế với tâm nguyện làm kinh tế giỏi để xây dựng gia đình hạnh phúc.

Khi mới xây dựng gia đình, ông Ha Ku cũng nghèo như hầu hết các hộ trong thôn. Thấy có nhà chăn nuôi tốt, gia đình ông tiết kiệm mua được một con trâu, một con bò để gầy đàn. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, phòng ngừa bệnh tốt, chích ngừa đúng

hướng dẫn, từ hai con ban đầu hiện nhà ông đã có đàn trâu bò trên 60 con, chưa kể số trâu bò đã bán để mua sắm trong gia đình và mua thêm đất.

Ngoài đàn gia súc, từ đất cũ cha mẹ để lại, ông mua thêm 8 sào nên gia đình có 2,8 mẫu đất canh tác. Ngoài cây cà phê, ông còn chuyển diện tích cà phê già cỗi sang trồng rau màu như cây atisô, cây rau tùy vụ. Mỗi năm, thu nhập từ cà phê, atisô, rau đạt 250 triệu đồng trở lên. Số tiền ấy được dùng để nuôi nấng, cho con cái đi học đàng hoàng, giúp đỡ bà con quanh thôn còn khó khăn mua phân, thuốc. Thực sự với người dân trong thôn, ông Krajăn Ha Ku là tấm gương về làm ăn giỏi, manh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Với ông, chỉ có con đường lao động chăm chỉ, học hỏi kỹ thuật tiến bộ, tiết kiệm trong sinh hoạt là con đường gầy dựng kinh tế gia đình ổn định, góp phần xây dựng một gia đình hạnh phúc.

CUBA : Quyến rũ du khách bằng văn hóaBộ trưởng Bộ Du lịch Cuba Manuel

Marrero Cruz trong bài phát biểu mới đây cho biết, Cuba đã đón tới 1 triệu lượt khách du lịch trong hai tháng đầu năm 2019.

Theo truyền thông quốc tế, Havana năm nay được chọn là điểm đến và bến cảng du lịch tuyệt vời nhất thuộc khu vực phía Tây Caribbean và Maya Maya. Các quan chức về du lịch nước này cũng nhấn mạnh, các số liệu thống kê về lượng khách du lịch trong hai tháng đầu năm 2019 cho thấy, ngành du lịch Cuba có dấu hiệu vượt mức tăng trưởng 7,4%. Bộ trưởng Marrero Cruz cũng tái khẳng định mục tiêu đón 5 triệu lượt khách tới thăm “hòn đảo tự do” trong năm 2019, tăng 7% so với số liệu thống kê năm ngoái.

Du lịch hiện đang là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai của Cuba. Ngành công nghiệp này cũng đóng góp 10% vào Tổng

sản phẩm quốc nội (GDP) và tạo ra hơn 500.000 công việc tại Cuba.

Theo BÁO VĂN HÓA

 Sự hiếu khách và nồng hậu của người dân Cuba là một điểm cộng trong mắt khách du lịch.

DỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

Page 12: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201903/29516_BLD_cuoi_tuan_ngay_16.3.2019.pdf · thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với thực

THỨ BẢY 16 - 3 - 2019 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Góc ảnh đẹp

Hương sắc miền quê. Ảnh: Nguyễn Văn Thương

GIA KHÁNH

Đường đua thử thách30 tuổi, người tỉnh Saga -

Nhật Bản, thi đấu nhiều năm nay trong đội tuyển quốc gia Nhật, đây đã là lần thứ 2, Tsubasa Makise đến Việt Nam để tham dự giải đua xe đạp nữ quốc tế Bình Dương mở rộng trong năm 2019 này.

Lần đầu Makise đến Việt Nam cách đây 2 năm, đó là giải đua năm 2017, năm đó tay đua này là thành viên trong đội đua Nhật và toàn đội đã thi đấu rất tốt tại giải nữ Bình Dương. Năm nay cũng trong đội hình Tuyển Nhật Bản sang đây nhưng do mỗi đội chỉ đăng ký 5 thành viên nên Makise được biệt phái “tăng cường” thêm cho đội tuyển Cty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase).

Có Makise trong đội hình, Tuyển Biwase Bình Dương năm nay đã mạnh hơn trông thấy, nhất là trong những chặng đường có đèo. Trong chặng 2 từ Định Quán lên Bảo Lộc dài 102 km, trong đó các VĐV phải vượt đèo Bảo Lộc, Makise đã về đích thứ ba chặng; còn chặng đua từ Bảo Lộc lên Đà Lạt dài 112 km trong đó có vượt đèo Prenn tay đua này cũng là người cán đích thứ ba chặng.

Với Makise, đến thi đấu ở Việt Nam là một niềm vui vì biết thêm một đất nước dưới vòng quay của xe đạp. “Tất cả các thành viên của đội Nhật Bản đều thích đường đua ở Việt Nam, công tác tổ chức rất tốt, đường đua khó, nhiều thử thách vì phải vượt qua những con đèo không dễ chinh phục chút nào” - Makise cho biết.

Là tay đua khá lớn tuổi trong đội tuyển Nhật, theo Makise, chị sẽ nỗ lực thi đấu trong một vài năm nữa thôi, với các đích trước mắt cho tất cả các thành viên đội tuyển Nhật trong đó có chị là đủ điều kiện tham dự giải xe đạp nữ tại Thế vận hội Tokyo năm 2020, sau đó chị có thể chuyển sang làm huấn luyện viên xe đạp.

Điều Makise thích nhất trên đường đua là thấy một Việt Nam với những làng mạc nông thôn

Người đến Việt Nam tranh tài lần đầu nhưng cũng có những người đến đây đã vài lần, họ trải nghiệm Việt Nam trên một đường đua đầy thử thách xuyên qua nhiều tỉnh thành phía nam, trong đó có vùng đất Lâm Đồng, Đà Lạt.

GẶP CÁC “ĐÓA HỒNG” TRÊN ĐƯỜNG ĐUA XE ĐẠP

thanh bình với người dân hai bên đường đón chào. Với Đà Lạt đây đã là lần thứ hai đến thành phố này nhưng không có thời gian nhiều để thăm thú vì phải theo lộ trình cuộc đua, Makise hứa nhất định khi có dịp sẽ quay lại Đà Lạt như một khách du lịch.

Ngày càng cạnh tranh24 tuổi với một khuôn mặt

xinh, nụ cười rất tươi, trông Marella Salamat của đội tuyển Corratec - Philippines trẻ hơn độ tuổi của mình rất nhiều. Tuy nhiên, Marella bảo rằng cô đã có đến 6 năm thi đấu chuyên nghiệp trong màu áo CLB của mình tại Philippines.

Đây đã là lần thứ 3 Marella Salamat cùng CLB của mình sang Việt Nam thi đấu. Thành tích tốt nhất của VĐV này trong giải nữ quốc tế Bình Dương mở rộng năm 2018 vừa qua là lọt vào tốp 8 người dẫn đầu chung cuộc giải đua.

“Đây là một đường đua khó, khó nhất là các con đèo, có 2 đèo cao ở cuối đường khi mọi người đã thấm mệt nhưng vẫn phải vượt qua. Khó nhưng thú vị”- Marella cười.

Cùng với đó, như Marella nhận xét, công tác tổ chức giải cho đến nay rất tốt: “Tiếp đón nhiệt tình, chuẩn bị tốt, chỗ ở tốt, thực phẩm cũng rất tốt, lộ trình đường đua cũng không thay đổi gì nhiều nên cả đội đều mong chờ giải này trong năm”.

Và theo Marella, qua 3 lần thi đấu tại Việt Nam, cô nhận thấy, giải này ngày càng cạnh tranh hơn. Không chỉ các đoàn quốc tế đưa các tay đua hàng đầu đến tranh tài tại Việt Nam mà ngay các VĐV nữ Việt Nam cũng ngày càng thi đấu tốt hơn. “Trong 9 ngày phải vượt qua cả gần 1.000 km với đường đua

khó như thế, không dễ giành được giải ở Việt Nam đâu” - Marella tươi cười.

Sẽ quay lại Việt NamNăm nay 20 tuổi, Sarah

Tucknott, thành viên của đội tuyển Velofit - Australia, xinh tươi như một diễn viên hơn là một tay đua xe đạp đường trường phải chịu nắng gió. Thế nhưng, VĐV này bảo đã bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp hơn 1 năm nay rồi.

Đây là lần đầu tiên Sarah cùng

đội tuyển của CLB Velofit với bản doanh tại Perth - một thành phố nằm ở Tây Úc, sang Việt Nam tham dự giải quốc tế Bình Dương mở rộng dành cho nữ. Mùa này ở Úc, theo Sarah vẫn đang còn mùa hè nắng nóng nên các thành viên cũng không thấy khó khăn gì khi dự giải trong chặng đầu tại Bình Dương. Nhưng cô và toàn đội vô cùng ngạc nhiên khi vượt qua đèo Bảo Lộc thấy mình như chuyển sang một vùng khí hậu hoàn toàn khác.

“Đang ở xứ nóng, lên cao chưa qua khỏi đèo bỗng nhiên thời tiết khác hẳn, cả đội phải một quãng lâu mới thích nghi được không khí vùng cao” - Sarah cười vui.

Với đường đèo Prenn trong chặng thứ 3 từ Bảo Lộc lên Đà Lạt, đội Úc sau đó như Sarah cho biết đã quen dần với khí hậu lạnh nên thi đấu tốt hơn. Bản thân cô đã về trong tốp 15 của chặng trong tổng số gần 80 VĐV thi đấu tại giải.

Lần đầu đến Việt Nam nên đội Úc rất ngạc nhiên về cảnh đẹp của Việt Nam, đặc biệt là phong cảnh trải dài theo đường đua “Rất nhiều đoạn đường rất đẹp, những con dốc lên xuống nhấp nhô, những đoạn đường uốn lượn trên đỉnh núi đồn điền cây trái hai bên đường” - Sarah đang háo hức chờ thi đấu trên con đường dọc biển theo lộ trình đua sắp đến.

Tham dự lần đầu trong một giải đấu đầy cạnh tranh với rất nhiều đội tuyển quốc gia mạnh trong khu vực như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản nên các thành viên của Velofit - Úc có vẻ chưa bắt kịp nhịp. Tuy nhiên, như Sarah cho biết đội Úc sẽ nỗ lực hết sức trong giải năm nay, hy vọng sang năm nếu có cơ hội cô cùng đội sẽ quay lại Việt Nam.

VĐV Marella Salamat.VĐV Tsubasa Makise. VĐV Sarah Tucknott.