12
Trang trại bò sữa Organic tiêu chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam đón khách Hiện đại và nhân văn Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 345 - 4827 THỨ BẢY, NGÀY 8/7/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Xây dựng Đà Lạt thành trung tâm du lịch chất lượng cao của Việt Nam TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ 3.006 tỷ đồng là tổng thu ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2017, đạt 52% dự toán địa phương và tăng 35% so với cùng kỳ. Nguồn: UBND tỉnh TRANG 7 XEM TIẾP TRANG 2 Xã nghèo vượt khó 3 Người nặng lòng với văn hóa - văn nghệ dân gian 4 Tác phẩm Mùa phượng tím (Lương Nguyên Minh). Ảnh chụp lại: P.Nhân Đôi đũa nhôm 5 Truyện ngắn: TRẦN THĂNG T hời gian qua, thực hiện Nghị quyết 08- NQ/TU ngày 5/8/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát triển thành phố Đà Lạt nhanh và bền vững giai đoạn 2011 - 2015, hướng đến thành phố văn minh, thân thiện”, thành phố Đà Lạt đã đạt nhiều thành quả quan trọng, trong đó đáng lưu ý là lĩnh vực phát triển dịch vụ - du lịch. Đánh giá tổng quan, dịch vụ - du lịch của thành phố có nhiều chuyển biến, chất lượng ngày càng được nâng cao, môi trường cảnh quan, cơ sở lưu trú phục vụ du lịch thêm tăng về số lượng và chất lượng, số khách du lịch đến hằng năm tăng bình quân 10%; văn hóa trong du lịch chuyển biến tốt, phong cách người Đà Lạt “Hiền hòa - thanh lịch - mến khách” được phát huy trong giao tiếp và ứng xử, để lại ấn tượng tốt với du khách… Trong 6 tháng đầu năm nay, kinh tế - xã hội Đà Lạt tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,4%; các chỉ tiêu về thu ngân sách nhà nước, đầu tư toàn xã hội, khách du lịch… đều đạt khá so với kế hoạch và tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2016… Đây là yếu tố thuận lợi tạo điều kiện tích cực cho các loại hình dịch vụ - du lịch phát triển phong phú, chất lượng dịch vụ tăng lên đáng kể… Để phát triển dịch vụ - du lịch Đà Lạt một cách bền vững thì phải phát huy đồng bộ nhiều yếu tố kinh tế - xã hội liên quan. Thời gian qua, trong quá trình phát triển, Đà Lạt vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Đó là: Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị còn chậm và lúng túng. Việc triển khai các công trình, dự án trọng điểm chậm, tính quyết liệt chưa cao. An ninh trật tự trên địa bàn, nhất là tại một số khu, điểm kinh doanh du lịch, nhà hàng, vũ trường… chưa tốt. Nạn “cò” mồi, nói thách và ép giá xảy ra làm ảnh hưởng xấu tới phong cách người Đà Lạt. Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như môi trường, cảnh quan, quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế; rừng cảnh quan bị xâm hại;...

CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201707/24832_BLD_ngay_8.7.2017.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201707/24832_BLD_ngay_8.7.2017.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG

Trang trại bò sữa Organictiêu chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam đón khách

Hiện đại và nhân văn

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 345 - 4827 THỨ BẢY, NGÀY 8/7/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Xây dựng Đà Lạt thành trung tâm du lịch chất lượng cao của Việt Nam

TRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

3.006 tỷ đồng là tổng thu ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2017, đạt 52% dự toán địa phương và tăng 35% so với cùng kỳ. Nguồn: UBND tỉnh

TRANG 7

XEM TIẾP TRANG 2

Xã nghèo vượt khó3

Người nặng lòng với văn hóa - văn nghệ dân gian

4

Tác phẩm Mùa phượng tím (Lương Nguyên Minh). Ảnh chụp lại: P.Nhân

Đôi đũa nhôm5Truyện ngắn:

TRẦN THĂNG

Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 5/8/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát triển thành phố Đà Lạt

nhanh và bền vững giai đoạn 2011 - 2015, hướng đến thành phố văn minh, thân thiện”, thành phố Đà Lạt đã đạt nhiều thành quả quan trọng, trong đó đáng lưu ý là lĩnh vực phát triển dịch vụ - du lịch.

Đánh giá tổng quan, dịch vụ - du lịch của thành phố có nhiều chuyển biến, chất lượng ngày càng được nâng cao, môi trường cảnh quan, cơ sở lưu trú phục vụ du lịch thêm tăng về số lượng và chất lượng, số khách du lịch đến hằng năm tăng bình quân 10%; văn hóa trong du lịch chuyển biến tốt, phong cách người Đà Lạt “Hiền hòa - thanh lịch - mến khách” được phát huy trong giao tiếp và ứng xử, để lại ấn tượng tốt với du khách… Trong 6 tháng đầu năm nay, kinh tế - xã hội Đà Lạt tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,4%; các chỉ tiêu về thu ngân sách nhà nước, đầu tư toàn xã hội, khách du lịch… đều đạt khá so

với kế hoạch và tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2016… Đây là yếu tố thuận lợi tạo điều kiện tích cực cho các loại hình dịch vụ - du lịch phát triển phong phú, chất lượng dịch vụ tăng lên đáng kể… Để phát triển dịch vụ - du lịch Đà Lạt một cách bền vững thì phải phát huy đồng bộ nhiều yếu tố kinh tế - xã hội liên quan. Thời gian qua, trong quá trình phát triển, Đà Lạt vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Đó là: Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị còn chậm và lúng túng. Việc triển khai các công trình, dự án trọng điểm chậm, tính quyết liệt chưa cao. An ninh trật tự trên địa bàn, nhất là tại một số khu, điểm kinh doanh du lịch, nhà hàng, vũ trường… chưa tốt. Nạn “cò” mồi, nói thách và ép giá xảy ra làm ảnh hưởng xấu tới phong cách người Đà Lạt. Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như môi trường, cảnh quan, quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế; rừng cảnh quan bị xâm hại;...

Page 2: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201707/24832_BLD_ngay_8.7.2017.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG

2 THỨ BẢY 8 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... chưa khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực của hệ thống nhà kính, nhà lưới trong nông nghiệp đến môi trường sinh thái, cảnh quan; công tác quản lý, thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phế thải nông nghiệp chưa tốt…

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm thành phố Đà Lạt đã xác định là phát triển kinh tế một cách bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lấy du lịch chất lượng cao và nông nghiệp công nghệ cao làm khâu tăng tốc để sớm đưa Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước; trung tâm hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế. Tăng cường quản lý, chỉnh trang đô thị, bảo đảm cảnh quan môi trường…

Để khắc phục những mặt còn bất cập, tạo điều kiện cho dịch vụ - du lịch

phát triển tương xứng với tiềm năng thế mạnh, Đà Lạt cần có những động thái quyết liệt hơn trong công tác quản lý nhà nước. Theo đó, thành phố khẩn trương thực hiện quy hoạch phân khu và chi tiết theo quy hoạch tại Quyết định số 704/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; rà soát, tháo gỡ những khó khăn, bất cập tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai các dự án phát triển đô thị, đồng thời đảm bảo không phá vỡ quy hoạch chung. Khẩn trương ban hành quy chế quản lý đô thị. Quản lý chặt chẽ việc san gạt, ủi đất, đào bạt taluy tạo mặt bằng trong xây dựng nhà ở và trong sản xuất nông nghiệp; thực hiện quy hoạch sắp xếp lại nhà kính, nhà lưới. Về lĩnh vực du lịch, dịch vụ tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng các tour, tuyến liên kết du lịch giữa các vùng và các tỉnh, thành phố trong cả nước; phát triển sản phẩm du lịch mới. Hiện thực hóa tiêu chí thành

phố Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của Việt Nam, khu vực và thế giới. Trước mắt, cần khẳng định vị thế của thành phố du lịch theo quy hoạch phát triển du lịch quốc gia, làm cơ sở đề xuất xem xét tiêu chí Trung tâm du lịch chất lượng cao của Việt Nam. Thành phố chỉ đạo quyết liệt và tăng cường phối hợp với các sở, ngành để thực hiện Đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh”, chú ý cải thiện chỉ số hài lòng của người dân trong bộ chỉ số cải cách hành chính, đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền và sự hài lòng của người dân. Đặc biệt là tiếp tục tuyên truyền sâu rộng, có sức thuyết phục, lan tỏa việc xây dựng, bồi đắp hình ảnh người Đà Lạt “Hiền hòa - thanh lịch - mến khách”; kiên quyết xử lý nghiêm minh những trường hợp xâm phạm cảnh quan, môi trường; gian lận thương mại… LAN HỒ

Xây dựng Đà Lạt... TIẾP TRANG 1

Theo Đề án thí điểm khám và lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2017 sẽ triển khai tại 3 xã: Đạ Sar (Lạc Dương), thị trấn D’Ran (Đơn Dương) và xã Triệu Hải (Đạ Tẻh). Qua khảo sát, 3 xã này đại diện cho 3 vùng: đồng bào DTTS, thành thị và nông thôn với tổng số dân 24.811 người thuộc đối tượng có hộ khẩu thường trú, hiện đang sinh sống trên địa bàn các xã triển khai thí điểm (không bao gồm đối tượng tạm trú, người có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng đã chuyển tạm trú đến địa phương khác trong năm 2017).

Lộ trình thực hiện Đề án bao gồm các hoạt động: Tuyên truyền phổ biến chủ trương, nội dung triển khai tạo sự đồng thuận để triển khai thí điểm Đề án; điều tra lập danh sách người dân tại từng thôn, khu phố trên địa bàn từng xã, thị trấn, huyện và xây dựng kế hoạch; tổ chức khám sức khỏe, cập nhật hồ sơ bản cứng; cập nhật thông tin hồ sơ sức khỏe bản điện tử; cập nhật hồ sơ sức khỏe từng người dân trong quá trình sinh sống; sơ kết Đề án thí điểm và xây dựng kế hoạch nhân rộng vào tháng 12/2017.

Kinh phí từ nguồn ngân sách địa

phương, đóng góp của Tập đoàn Viettel và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Trong đó, ngân sách tỉnh 1,488 tỷ đồng từ nguồn sự nghiệp dự phòng y tế năm 2017 để chi phí cho hoạt động xét nghiệm; ngân sách huyện gần 236 triệu đồng chi cho các hoạt động hội nghị, tập huấn, điều tra, hỗ trợ điều tra cập nhật thông tin trên phiếu sức khỏe, in giấy mời, chi phí khám bệnh; kinh phí do Tập đoàn Viettel hỗ trợ chi phí phần mềm và cập nhật toàn bộ thông tin trên phần mềm quản lý sức khỏe do Viettel cung cấp trong thời gian thực hiện thí điểm.

AN NHIÊN

Thí điểm khám và lập hồ sơ quản lý sức khỏe người dân

Ngày 4/7, Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm 2017. Qua đó, trong 6 tháng đầu năm, Hội đã kết nạp mới 3.538 hội viên, nâng tổng số lên 154.470 hội viên, chiếm 82% tỷ lệ hộ nông nghiệp. Đến thời điểm 30/6, Ngân hàng Chính sách và xã hội cho nông dân vay ủy thác qua các cấp Hội đạt xấp xỉ 927 tỷ đồng thông qua 912 tổ Tiết kiệm và vay vốn cho 33.690 thành viên. Hội Nông dân các cấp đã phối hợp tổ chức 1.300 lớp

tập huấn chuyển giao KHKT cho gần 70 ngàn lượt hội viên, xây dựng 307 mô hình kinh tế có hiệu quả. Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt con số 33 tỷ 800 triệu đồng cho các nhóm hộ vay phát triển kinh tế gia đình. Hội nông dân các cấp đã vận động nông dân đóng góp trên 20 tỷ đồng, hiến 18,4 ha đất, trên 9 ngàn ngày công lao động để sửa chữa và làm mới 115 km đường giao thông nông thôn, nạo vét 220 km kênh mương, cải tạo kiên cố hóa 7,255 km cầu cống. Nông dân cũng tham gia bảo vệ môi

trường với hoạt động xây dựng 173 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn, thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật, trồng cây che bóng… Toàn tỉnh có xấp xỉ 85 ngàn hộ nông dân đăng ký nông dân sản xuất giỏi, trên 130 ngàn hội viên đăng ký đạt danh hiệu gia đình văn hóa, hàng ngàn nông dân tương trợ lẫn nhau với số tiền gần 5 tỷ đồng, trên 14 ngàn ngày công lao động. Hội đã vận động giúp đỡ xóa 16 nhà tạm và 45 triệu đồng tặng mái tôn cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn. D.Q

HỘI NÔNG DÂN TỈNH:

Kết nạp mới 3.538 hội viênKhai giảng lớp đào tạo về du lịch canh nông

Trong 3 ngày, từ ngày 5-7/7/2017, Sở VH-TT&DL tổ chức lớp đào tạo về du

lịch canh nông, nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, tổ chức các

hoạt động kinh doanh kết hợp với sản xuất nông nghiệp tạo sản phẩm mới phục

vụ du khách. Tham dự khóa học có 60 học viên là

các chủ hộ, đơn vị tổ chức mô hình du lịch canh nông (DLCN); đội ngũ lao

động trực tiếp tham gia phục vụ khách tại các hộ dân, đơn vị; cán bộ phường, xã

- nơi có tuyến DLCN. Nội dung khóa học giới thiệu tổng

quan về DLCN; phương thức tổ chức vận hành mô hình DLCN; kỹ năng, nghiệp

vụ tổ chức hoạt động kinh doanh DLCN và khảo sát một số mô hình DLCN trên

địa bàn Đà Lạt.PHẠM LÊ

Ngân hàng Chính sách xã hội tặng 2 phòng học cho trường mầm non

Nâng cao hiệu quả dự tính dự báo sâu bệnh

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa tổ chức lớp tập huấn bổ

sung về công tác điều tra dự tính, dự báo sinh vật hại cây trồng theo phần mềm

PPDMS. Tham dự có 35 dự báo viên của Trung tâm Nông nghiệp trên 12 huyện,

thành phố trong tỉnh. Đánh giá 6 tháng đầu năm 2017 tại buổi tập huấn, Chi cục đã phối hợp với Trung

tâm Nông nghiệp 12 huyện, thành phố thực hiện hơn 20 kỳ điều tra và dự báo

tình hình sinh vật hại trên gần 20 loại cây nông nghiệp, đảm bảo thời gian theo quy

định, đạt 100% kế hoạch. Kết quả xác định một số đối tượng dịch hại có chiều

hướng tăng so với cùng kỳ năm trước như: rầy nâu hại lúa, bọ xít muỗi hại điều, bọ cánh tơ hại chè, xoăn lá họ cà, sưng rễ

rau họ thập tự…Để nâng cao hơn nữa hiệu quả dự tính dự báo sâu bệnh, lớp tập huấn đã hướng dẫn

bổ sung vào phần mềm PPDMS các số liệu của các loài dịch hại mới phát sinh nói trên,

đồng thời thống nhất các giải pháp phối hợp phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng giữa Chi cục và Trung tâm Nông nghiệp

cấp huyện trong thời gian tới.VŨ VĂN

ĐẠ TẺH: Lắp đặt 2 bể bơi di động dạy bơi miễn phí cho trẻ em

Thực hiện chương trình bơi an toàn và phòng chống đuối nước trẻ em trên địa bàn

tỉnh, Huyện Đoàn Đạ Tẻh vừa tiến hành lắp đặt 2 bể bơi di động trị giá 42 triệu

đồng và dạy bơi miễn phí cho trẻ em. Lớp dạy bơi miễn phí đầu tiên đã được tổ chức tại xã Quốc Oai diễn ra trong 1 tuần với sự tham gia của 30 học viên là thiếu nhi trong xã. Tiếp theo đó lớp học bơi miễn phí cho

trẻ em sẽ được khai giảng tại thị trấn Đạ Tẻh với 75 em tham gia và Huyện Đoàn sẽ

tiếp tục tổ chức các lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em tại các xã trên địa bàn huyện. Việc đầu tư lắp đặt bể bơi di động, dạy bơi miễn phí trẻ em là hành động thiết

thực “Vì đàn em thân yêu”, nhờ vậy không chỉ trang bị kỹ năng bơi an toàn,

tránh rủi ro trong môi trường nước, phòng chống đuối nước cho trẻ em trong huyện,

mà còn giúp các em biết thêm một môn thể thao phát triển thể chất toàn diện, nâng

cao sức khỏe tầm vóc. QUỲNH UYỂN

Mới đây, Công đoàn NHCSXH đã bàn giao 2 phòng học cho Trường Mầm non thôn Mỹ Điền (xã Mỹ Lâm, huyện Cát Tiên), trị giá 500 triệu đồng, do đoàn viên Công đoàn NHCSXH đóng góp.

Phòng học được xây dựng trên đất của Trường mầm non thôn Mỹ Điền, thuộc xã Mỹ Lâm. Công trình được khởi công từ tháng 12/2016 và hoàn thành trong tháng 5/2017, với tổng diện tích 136 m2 gồm 2 phòng học, nhà vệ sinh và sân chơi, giúp các cháu có thêm lớp học mới để học tập, cha mẹ yên tâm sản xuất, làm nương làm rẫy.

Ngoài việc tham gia đầu tư xây dựng trường nầm non trên địa bàn huyện Cát Tiên, NHCSXH đã đầu tư vốn tín dụng chính sách cho 245 hộ dân xã Mỹ Lâm với số vốn gần

Bàn giao phòng học tại Trường Mầm non thôn Mỹ Điền.

12 tỷ đồng, chiếm 6% dư nợ tín dụng chính sách của toàn huyện, giúp nông dân có vốn đầu tư sản xuất, tạo việc làm, phát triển kinh

tế góp phần vào việc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. LÊ HOA

Page 3: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201707/24832_BLD_ngay_8.7.2017.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG

3 THỨ BẢY 8 - 7 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

HOÀNG YÊN

Để làm được điều đó, trước mắt Đan Phượng còn phải phấn đấu hơn

rất nhiều bởi tiêu chí đường giao thông, điện, hộ nghèo vẫn chưa đạt tiêu chí NTM.

Đổi thayDo là vùng sâu, vùng xa

của huyện, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, thương mại - dịch vụ kém phát triển nên Đan Phượng có tỷ lệ hộ nghèo cao… do đó bài toán xóa đói giảm nghèo đối với Đan Phượng rất nan giải. Năm 2013, Đan Phượng được hỗ trợ từ Chương trình 135, từ đó nhiều công trình được đầu tư. Ông Nguyễn Quang An - Phó Chủ tịch UBND xã Đan Phượng cho biết, các hợp phần hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 của Chính phủ được triển khai trên địa bàn xã trong những năm qua đã thực sự mang lại hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Chương trình đã giúp cho các hộ nghèo tiếp cận cây, con giống, vật tư phân bón và những tiến bộ khoa học trong chăn nuôi và trồng trọt, từng bước tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đồng thời giảm nghèo một cách bền vững.

Sự hỗ trợ kịp thời này đã giúp bà con nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện để chăm sóc tốt hơn cho cây trồng để tăng năng suất. Cùng với việc hỗ trợ phân bón, các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do địa phương tổ chức đã giúp cho các hộ nghèo tiếp cận với những tiến bộ khoa học trong chăn nuôi và trồng trọt, từng bước tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đồng thời giảm nghèo một cách bền vững. Ông Mơ Ban Ha Phi Líp ở thôn Tân Lập, xã Đan Phượng nói: “Gia đình có hơn 5 sào cà phê để phát triển kinh tế. Được Nhà nước quan tâm hỗ trợ phân bón và hướng dẫn

Xã nghèo vượt khóLà xã còn lại duy nhất nằm trong diện xã nghèo của huyện Lâm Hà, qua 4 năm thụ hưởng Chương trình 135 của Chính phủ, đời sống của người dân xã Đan Phượng từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 10,8%. Xã đang tập trung mọi nguồn lực để có thể về đích xã nông thôn mới (NTM) cuối năm 2017...

kỹ thuật trồng cà phê nên gia đình hết sức phấn khởi. Từ đây, chúng tôi cũng có thêm động lực để cố gắng vươn lên thoát nghèo bền vững”. Không chỉ trao sinh kế cho người nghèo, cũng từ nguồn 135, mỗi năm, Đan Phượng được phân bổ hơn 1 tỷ đồng xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, trường học và một số công trình phục vụ dân sinh khác.

Bây giờ về Đan Phượng, đường giao thông nông thôn đã được bê tông phẳng phiu, chỉ trong vòng 3 năm xã đã xây dựng được 24 km đường giao thông vào các thôn, tạo điều kiện cho việc đi lại, sản xuất của người dân và con em trong vùng đi học thuận lợi. Sau 4 năm triển khai Chương trình 135 kết hợp với nhiều nguồn vốn khác, cơ sở hạ tầng được đầu tư, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, từ năm 2011 đến nay đã vận động nhân dân đóng góp bằng tiền mặt và ngày công lao động trị giá hơn 4 tỷ đồng đối ứng với các nguồn vồn của Nhà nước, xây dựng 7 nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và các công trình văn hóa thể thao khác; sản xuất nông nghiệp tăng nhanh về số lượng và giá trị tạo cơ

hội giảm nghèo trong nhân dân chỉ còn 10,8%.

Về đích cuối 2017Tuy đạt được nhiều kết quả

khả quan, xong Đan Phượng còn không ít khó khăn về đường giao thông, điện và tỷ lệ hộ nghèo. Qua khảo sát tình hình xây dựng nông thôn mới, Đan Phượng đạt 15/19 tiêu chí, chỉ còn tiêu chí hộ nghèo, đường giao thông nông thôn, điện và hình thức tổ chức sản xuất chưa đạt. Riêng hình thức tổ chức sản xuất, hiện xã đang tiến hành thành lập Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp, còn lại 3 tiêu chí, Đan Phượng phấn đấu về đích cuối năm 2017.

Khó khăn nhất là tuyến đường giao thông liên xã từ thôn Đoàn Kết đi qua thôn Thống Nhất, Tân Lập đến xã Tân Thành (Đức Trọng) chiều dài 9,3 km với tổng mức đầu tư là 36 tỷ đồng, hiện đang chờ bố trí vốn, trong thời gian 6 tháng cuối năm sẽ tiến hành rải đá cấp phối, còn đối với tiêu chí điện, địa phương cùng với ngành điện nỗ lực nâng tỷ lệ người dân sử dụng điện trong khu dân cư lên 98% vào cuối năm 2017.

Chính quyền và nhân dân

Đan Phượng đã có nhiều nỗ lực và quyết tâm trong chỉ đạo thực hiện, phát huy sức mạnh nội lực, bên cạnh nguồn lực trợ giúp từ bên ngoài. Đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà chia sẻ, Đan Phượng đã và đang đổi thay từng ngày nhờ Chương trình 135 và sự phát huy nội lực trong việc xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, bên cạnh sự trợ lực từ nhiều chương trình, chính sách, chính quyền và nhân dân Đan Phượng rất tích cực phát huy sức mạnh nội lực, xóa bỏ tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước trong nhân dân. Công tác tuyên truyền, nêu cao ý thức chung sức xây dựng nông thôn mới trong nhân dân được đẩy mạnh. Việc huy động sức dân trong xây dựng đường làng ngõ xóm khang trang, xã đã tận dụng nhiều nguồn vốn đầu tư từ rất nhiều chương trình để tập trung cho xây dựng NTM. Xã được đánh giá là xã có tốc độ xây dựng GTNT tốt nhất huyện. “Từ những kết quả đạt được, cuối năm 2017, Đan Phượng sẽ về đích nông thôn mới”, ông Tài khẳng định.

Đan Phượng phấn đấu về đích năm 2017. Ảnh: H.Y

64 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Phòng Y tế huyện Bảo Lâm cho biết, 6 tháng đầu năm nay, Phòng Y tế và ngành

chức năng đã tiến hành hơn 880 lượt kiểm tra tại 271 cơ sở sản xuất, chế biến,

kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện Bảo Lâm. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện 64 cơ sở vi phạm

vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngành chức năng đã lập biên bản xử phạt vi phạm

hành chính 30 cơ sở, đình chỉ 1 cơ sở và nhắc nhở khắc phục 35 cơ sở.

Theo đó, Phòng Y tế huyện Bảo Lâm và ngành chức năng cũng đã kiểm

tra đột xuất 2 cơ sở kinh doanh y dược tư nhân, phát hiện 2 cơ sở này vi phạm kinh doanh một số mặt hàng dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, tiến hành lập biên

bản tịch thu và xử lý.TRỊNH CHU

BẢO LÂM: Huy động hơn 450 tỷ đồng xây dựng NTM

UBND huyện Bảo Lâm cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn huyện đã

huy động được 450,9 tỷ đồng để đầu tư cho Chương trình xây dựng nông thôn

mới (NTM). Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là 88,2 tỷ đồng; vốn

tính dụng là 360 tỷ đồng và nhân dân đóng góp là 2,7 tỷ đồng.

Với nguồn vốn này, huyện Bảo Lâm đã phân bổ về các địa phương để đầu tư

thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được

thêm 15 km đường giao thông nông thôn; sửa chữa, nâng cấp và xây mới được 10

trường học; sửa chữa 1 nhà văn hóa xã, 4 nhà văn hóa thôn; nâng cấp được 10 km đường dây điện, 6 trạm biến áp và 1 hồ thủy lợi... Tính đến nay, Bảo Lâm đã có 8 xã đạt chuẩn NTM gồm: Lộc An, Lộc

Thành, Lộc Ngãi, Lộc Quảng, B’Lá, Lộc Đức, Lộc Phú và Tân Lạc. Các xã còn lại

như Lộc Nam, Lộc Tân, Lộc Lâm, Lộc Bảo và Lộc Bắc đã đạt từ 12 - 15 tiêu chí.

KHÁNH PHÚC

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan đẩy mạnh ngầm hóa cáp viễn thông

đảm bảo mỹ quan đô thị trên địa bàn tỉnh nhằm chuẩn bị tốt các hoạt động của

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 7 - năm 2017, tiến tới kỷ niệm 125 năm thành phố Đà

Lạt hình thành và phát triển (1893 -2018). Trước mắt, tập trung ngầm hóa các tuyến

cáp thuộc các tuyến đường trung tâm thành phố Đà Lạt và chỉnh trang hệ thống

cáp lộ thiên đảm bảo mỹ quan đô thị đối với các tuyến đường thuộc trung tâm

thành phố, các thị trấn, thị tứ trên toàn tỉnh và phải hoàn thành trước tháng 12/2017.

Liên quan đến việc ngầm hóa cáp viễn thông đảm bảo mỹ quan đô thị, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, cụ thể

là Chỉ thị số 04/2013/CT-UBND ngày 15/11/2013 về việc tăng cường quản lý

và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông, truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh

Lâm Đồng; Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 27/5/2014 về việc phê duyệt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ

động tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020. AN NHIÊN

Hoàn thành ngầm hóa cáp viễn thông trung tâm Đà Lạt trước Festival hoa

Chính quyền Đà Lạt đang chỉ đạo các phòng, ban chức năng tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, phấn đấu đến năm 2020 đạt tiêu chí thành phố nông nghiệp công nghệ cao.

Theo đó, Đà Lạt tiếp tục chuyển đổi giống cây trồng,

vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng gắn với thị trường tiêu thụ. Những diện tích cà phê kém hiệu quả, ngoài quy hoạch phải thay thế các cây trồng khác phù hợp hơn với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, áp dụng quy trình sản xuất công nghệ cao để đạt

doanh thu từ 500 triệu đồng/ha/năm trở lên.

Trước mắt hình thành và công nhận các vùng nông nghiệp công nghệ cao tại Phường 5, Phường 12 và xã Xuân Thọ gắn phát triển làng hoa. Đến năm 2020, đạt tỷ lệ ít nhất 50% nông sản tiêu thụ

thông qua hợp đồng; thực hiện hiệu quả chương trình hành động phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; hướng dẫn tổ chức, cá nhân tiếp cận chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay sản xuất nông nghiệp công nghệ cao… VŨ VĂN

ĐÀ LẠT:

Thành phố nông nghiệp công nghệ cao vào năm 2020

Page 4: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201707/24832_BLD_ngay_8.7.2017.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG

4 THỨ BẢY 8 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

LÊ TRỌNG

Những bước chân điền dã Theo chân “Nhà điền dã” Nguyễn Tấn

Hùng (sinh năm 1957, cầm tinh con Gà - Đinh Dậu), quê Hải Dương, sinh ra và lớn lên tại Quảng Ngãi, sau đó vào định cư lập nghiệp tại Lâm Đồng, nguyên là Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Lâm Hà, chúng tôi có dịp trở lại làng Bồ Liêng, nay là Tổ dân phố Bồ Liêng, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà khi trăng đã nhô lên khỏi ngọn tre. Dù nằm ngay trong lòng thị trấn Đinh Văn khá sầm uất, thế nhưng Tổ dân phố Bồ Liêng lại là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số gốc K’Ho cùng sinh sống, mang bản sắc văn hóa rất riêng không lẫn vào đâu được! Điều mà chúng tôi cảm nhận trong lần về thăm này đó là đi đến đâu anh cũng nhận được sự đón chào nồng nhiệt, chân tình của bà con dân làng như thể đứa con xa lâu ngày trở lại. Trong một đêm sinh hoạt cồng chiêng cùng với đám trai gái trong làng, bên bếp lửa bập bùng hình ảnh “Nhà điền dã” Nguyễn Tấn Hùng càng trở nên gần gũi, thân thiết. Tại đây, qua câu chuyện kể, chính những tháng năm đi xung kích “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) và dạy chữ cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở các buôn làng người Mạ, người K’Ho đã thôi thúc anh tìm đến với mảng văn hóa - văn nghệ dân gian và bắt tay vào nghiên cứu nó - như là cách tìm về với cội nguồn, tìm về với những giá trị đích thực giàu bản sắc văn

Người nặng lòng với văn hóa - văn nghệ dân gianSuốt 35 năm gắn bó cuộc đời với hoạt động văn hóa - nghệ thuật nói chung và trên lĩnh vực văn hóa - văn nghệ dân gian nói riêng, “Nhà điền dã”- nhạc sĩ Nguyễn Tấn Hùng, nguyên là Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Lâm Hà đã “đánh thức” những thanh âm, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển vốn quý ấy để nó phát sáng trong không gian đa chiều của văn hóa Nam Tây Nguyên.

hóa của vùng đất và con người nơi đây. Từ đó, anh đam mê và “bén duyên” với ngành văn hóa địa phương như một lẽ tự nhiên không thể nào dứt bỏ ra được.

Lặn lội, bám sát cơ sở, gần gũi gắn bó với buôn làng để tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa, để sưu tầm, nghiên cứu vốn văn hóa - văn nghệ dân gian giàu bản sắc của bà con đồng bào các dân tộc bản địa Nam Tây Nguyên, cũng như của bà con đồng bào các dân tộc phía Bắc đang sinh sống ở mảnh đất này, “Nhà điền dã” Nguyễn Tấn Hùng chẳng những đã được bà con đồng

bào dân tộc thiểu số tại địa phương, đặc biệt là bà con đồng bào K’Ho tin yêu, quý mến mà anh còn được gọi bằng một cái tên thật thân mật: K’Hùng.

Gia tài để lạiSau hơn nửa đời người gắn bó với

ngành văn hóa địa phương, với đồng bào các dân tộc bản địa, đến nay trong “gia tài” của mình “Nhà điền dã” Nguyễn Tấn Hùng đã sưu tầm, hiệu chỉnh được 9 bài chiêng cổ, 8 bài đồng dao của người K’Ho, 5 bài dân ca được in chung trong

tuyển tập “Dân ca Mạ - K’Ho - Churu” do Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Lâm Đồng (nay là Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Lâm Đồng) làm chủ biên. Không những thế, anh còn phục dựng thành công một số lễ hội văn hóa mang đậm bản sắc tại địa phương như: Lễ hội mừng lúa mới, lễ cúng Thần lửa, lễ cưới của người K’Ho… và còn là người chủ biên 2 đề tài cấp huyện về nghiên cứu văn hóa bản địa K’Ho, được chính quyền địa phương và các nhà chuyên môn ghi nhận, đánh giá cao. Theo anh Nguyễn Tấn Hùng, trong quá trình làm việc từ khâu sưu tầm cho đến khâu phục dựng các bài chiêng cổ hay những bài đồng dao-dân ca thì khó nhất vẫn là khâu ký âm, chỉnh lý bằng phương pháp thủ công để phục dựng lại những giá trị văn hóa ấy. Là người đồng hành, gắn bó với anh Hùng trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ, nghệ nhân K’Bes - cán bộ phụ trách mảng Văn hóa - văn nghệ dân gian thuộc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Lâm Hà cũng có những cảm nhận của riêng mình về người đồng nghiệp lớn tuổi đáng kính này: “Tôi gặp và gắn bó thân thiết với anh Hùng đã hai mươi mấy mùa rẫy rồi, từ lúc chúng tôi cùng nhau tham gia chương trình “Sơn ca 91” tại Đăk Lăk. Đóng góp lớn nhất của anh Hùng đó là nghiên cứu, khôi phục lại những nét văn hóa độc đáo nhất của người K’Ho…”.

Giờ đây, những bước chân điền dã của nhạc sĩ Nguyễn Tấn Hùng tuy không tiếp tục cuộc hành trình trên mọi nẻo đường, thế nhưng niềm tin trong anh về một thế hệ kế cận sẽ tiếp tục thể tất những gì mà anh đã dày công vun đắp nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát triển vốn quý ấy trong không gian đa chiều của văn hóa Nam Tây Nguyên.

“Nhà điền dã” Nguyễn Tấn Hùng say sưa tìm hiểu thanh âm một loại nhạc cụ dân tộc. Ảnh: L.Trọng

Sáng 5/7, tại Nhà sách Phương Nam (Trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt) đã diễn ra giao lưu thơ giữa văn nghệ sĩ Lâm Đồng với các nhà thơ Trần Quang Quý, Quang Hoài là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đến từ Hà Nội.

Nhà thơ Trần Quang Quý thành danh sau những năm đầu công cuộc đổi mới đất nước, ông cũng đóng góp một hồn thơ mới mẻ và đã được ghi nhận xứng đáng bằng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2016. Với quan niệm “Thơ là những khoảnh khắc rung động của cảm xúc, lóe sáng của ý tưởng; có khả năng đồng cảm và sẻ chia giữa những con người”, trong gần 3 thập kỷ từ năm 1990 đến nay, nhà thơ Trần Quang Quý đã cho ra đời 9 tập thơ với nỗ lực cách tân không mệt mỏi, được công chúng yêu

thơ đánh giá cao. Bên cạnh đó ông còn viết truyện ngắn, bút ký, phim truyện truyền hình để lại nhiều dấu ấn. Nhà thơ Quang Hoài vào bộ đội 1965 trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước oanh liệt, nhưng khi rời binh nghiệp từ 10 năm nay ông mới dồn sức viết, đã cho xuất bản 9 tập thơ, 1 tập bút ký, 1 tiểu luận phê bình văn học.

Giao lưu đã diễn ra trong không khí chân tình, đầm ấm, lãng mạn của thơ, của nhạc với hơn 30 bài thơ của nhà thơ Trần Quang Quý, Quang Hoài và văn nghệ sĩ Lâm Đồng được ngâm đọc. Giao lưu không chỉ là dịp để thắt chặt mối quan hệ, nuôi lớn cảm hứng sáng tạo của các văn nghệ sĩ, góp phần nâng tầm tác phẩm của những cây bút ở địa phương.

THÁI AN

Giao lưu thơ giữa hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và văn nghệ sĩ Lâm Đồng

Họa sĩ Vi Quốc Hiệp đã bày tỏ tình cảm của văn nghệ sĩ Đà Lạt dành cho nhà thơ Trần Quang Quý.

Sáng 5/7, tại Trung tâm triển lãm Hòa Bình - Đà Lạt đã diễn ra Triển lãm mỹ thuật “Linh hồn màu sắc” của họa sĩ Võ Trịnh Biện với sự tham dự của đông đảo văn nghệ sĩ Đà Lạt và công chúng yêu hội họa.

Họa sĩ Võ Trịnh Biện được biết đến như một nghệ sĩ tạo hình đặc biệt với hai thủ pháp vẽ tranh độc đáo là dùng ngón trỏ và xi lanh. Với triển lãm lần này, họa sĩ tài hoa Võ Trịnh Biện vẫn dùng những thủ pháp riêng có để thể hiện những cung bậc cảm xúc, tạo nên ngôn ngữ sắc màu riêng biệt, họa sĩ đã giới thiệu 34 bức tranh độc đáo bằng chất liệu sơn dầu và Acrylic. Mỗi bức tranh như một giai điệu, hòa quện cùng âm thanh, rộn lên thành màu

sắc để rồi gắn với những cái tên như các ca từ trong những bài tình ca. Có thể kể các tác phẩm: Dòng sông nào, Mùa vàng lên, Vườn cải hoa vàng, Khúc hát sông quê, Bến xưa, Nắng chia nửa bãi chiều rồi, Dòng sông và người tình, Quê nhà tôi ơi, Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai, Hạ trắng, Thà là giọt mưa, Mùa xuân chín, Lối cũ ta về, Khát vọng... Tất cả màu sắc, đường nét cuộn lên sống động theo những giai âm, những cung bậc cảm xúc như chính cái hồn của sắc màu mà khó gọi thành tên. Cùng xem tranh của Võ Trịnh Biện để thấy yêu hơn cuộc đời này.

Triển lãm kéo dài trong 1 tuần từ nay đến hết ngày 12/7/2017. QUỲNH UYỂN

“Linh hồn màu sắc” qua ngón tay họa sĩ Võ Trịnh Biện

Tác phẩm Dòng sông nào.Tác phẩm Ngàn dặm thương.

Page 5: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201707/24832_BLD_ngay_8.7.2017.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG

5 THỨ BẢY 8 - 7 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Đôi đũa nhômđạo đức, lập trường, quan điểm giai cấp và thử thách cậu để từng bước rèn luyện đứng trong hàng ngũ của Đảng. - Bí thư giảng giải.

- Thưa bác, những lời bác nói cháu hiểu. Nhưng một đôi đũa nhôm có đáng là bao!

- Ấy đấy, cậu hiểu thế là trật rồi, trật, trật… Chứng tỏ sự rèn luyện, phấn đấu còn non nớt quá. Tôi hỏi cậu nhá: Cậu lấy được một đôi đũa nhôm, tôi cũng lấy được một đôi như cậu, rồi người khác, người khác nữa cũng lấy thì nhà nước mất bao nhiêu cân nhôm? Đấy, vấn đề là ở chỗ ấy. Đất nước đang còn chiến tranh, dân mình thắt lưng buộc bụng, miền Bắc đang bòn cọt từng đấu gạo, từng củ khoai chi viện cho miền Nam. Tài sản, vật tư đều là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của đồng bào nên mọi người phải chắt chiu, giữ gìn, tiết kiệm mới mong đánh thắng giặc… Cậu là “cảm tình Đảng” tức là đang phấn đấu để trở thành đảng viên, phải biết hy sinh lợi ích cá nhân, vì lợi ích tập thể, lợi ích dân tộc. Đôi đũa nhôm tuy nhỏ, nếu cho qua có thể lần sau vi phạm lớn hơn. Thôi, cậu về làm bản kiểm điểm nhận rõ thiếu sót của mình để không tái phạm lần nữa. Kiểm điểm là phải tự giác thấy thiếu sót của mình mới tiến bộ được… Thế nhá!

Bí thư Nguyễn Triêm người đất Quảng, là cán bộ tập kết ra Bắc từ 1954, dáng người cao to có nước da ngăm đen, săn chắc, giọng nói trầm ấm, nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát. Ông rất mến Tuấn vì anh là chàng trai tháo vát, nhanh nhẹn, luôn hoàn thành mọi công việc đơn vị giao. Nguyễn Triêm coi Tuấn như con như cháu nên thường tâm sự chuyện quê hương,

bản kiểm điểm của Tuấn. Lúc lúc ông lại chau mày rồi liếc nhìn người mắc lỗi lầm. Tuấn thấy lo lắng trong lòng. Đọc xong, bí thư chi bộ để bản kiểm điểm xuống bàn, với ly nước nhấp một ngụm, miệng chép chép, bỏ đôi mục kỉnh khỏi mắt:

- Bản kiểm điểm viết ngắn gọn và rõ ràng. Cậu thật lòng tự giác, tôi chấp nhận. Cậu nhớ, Đảng luôn giang tay đón nhận những ai tình nguyện đi theo Đảng và những đảng viên biết sửa chữa lỗi lầm. Khuyết điểm của cậu tuy nhỏ nhưng hãy xem đây là bài học xương máu cho cả quá trình rèn luyện, phấn đấu sau này đấy…

Hai năm sau Tuấn được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Suốt mấy chục năm phấn đấu, giờ tóc đã hoa râm. “Đôi đũa nhôm” thuở nào vẫn là bài học đường đời của một thời trai trẻ để kể lại cho con cho cháu giữ lấy chữ liêm cho mình.

chuyện gia đình của mình để vơi đi nỗi nhớ nhà. Ông bảo quê ông đang phải sống trong sự kìm kẹp của kẻ thù, không biết bố mẹ, vợ con ra sao. Ông chỉ mong ngày thống nhất đến gần để nhà nhà, người người được đoàn tụ, sống trong cảnh thanh bình, không còn khắc khoải, lo âu, sợ hãi…

Tuấn phục bí thư chi bộ bởi ông có bề dày hoạt động cách mạng. Tuấn biết tình cảm của ông dành cho mình, song anh cũng hiểu ranh giới “việc quan với phép công” trong mọi công việc nên không oán trách khi mình phải viết kiểm điểm.

Đúng ngày hẹn, Tuấn mang bản kiểm điểm nộp cho bí thư chi bộ, anh rụt rè: - Báo cáo bác, cháu đã làm xong bản tự kiểm điểm nộp cho chi bộ.

Bí thư chi bộ tủm tỉm cười, giương đôi mục kỉnh đọc: “… Kính gửi chi bộ Đảng… Họ tên

tôi… Xin tự kiểm điểm về lỗi phạm lấy tài sản xã hội chủ nghĩa như sau:

Ngày… tháng… năm… Đoàn Thanh niên tổ chức lao động xã hội chủ nghĩa dọn kho vật tư tại khu B. Hết giờ làm tôi có lấy một đoạn nhôm dài nửa mét về làm việc riêng. Do tuổi trẻ còn bồng bột nên chưa ý thức được thanh nhôm ấy là một phần tài sản của dân của nước nên tôi lấy làm của riêng mình.

Là một đoàn viên, thanh niên đang trong thời kỳ phấn đấu, rèn luyện để được đứng trong hàng ngũ của Đảng thì việc làm ấy là một lỗi lầm trái với phẩm chất đạo đức mà Đảng và Đoàn đã giáo dục. Tôi xin nhận khuyết điểm và hứa trước Đoàn Thanh niên, hứa trước Đảng sẽ không bao giờ tái phạm nữa, mong chi bộ giúp đỡ. Ký tên…”.

Bí thư chi bộ chăm chú đọc

Minh họa: Phan Nhân

Truyện ngắn: TRẦN THĂNG

Tuấn thoát ly công tác được ngót năm thì Đoàn Thanh niên giới thiệu với chi bộ đưa

vào diện “cảm tình Đảng”. Tuổi hai mươi có lẽ là tuổi đẹp nhất của con người về sức khỏe, hoài bão, hy vọng và lí tưởng vươn tới…

- Tại sao cậu lấy tài sản xã hội chủ nghĩa về làm của riêng? Cậu có biết mình đang là cảm tình Đảng không? - Ông Nguyễn Triêm nghiêm nét mặt nói với Tuấn.

Câu hỏi của bí thư chi bộ làm Tuấn ngẩn người. Anh ngơ ngác hỏi lại: - Thưa bác, cháu lấy tài sản xã hội chủ nghĩa gì ạ?

- Cậu không biết thật à. Thế ra cán bộ Đoàn phản ánh sai. - Bí thư chi bộ thở dài.

- Ai phản ảnh chuyện này với bác, họ bảo cháu vi phạm gì ạ? - Tuấn vẫn ngơ ngác hỏi lại.

- Ừ, người ta bảo chủ nhật vừa qua Đoàn Thanh niên tổ chức lao động dọn kho vật tư, nhân lúc mọi người không để ý, cậu lấy một đoạn nhôm tròn, dài chừng nửa mét. Có đúng thế không? - Bí thư nheo nheo mắt.

- À. - Tuấn ngớ người nói như thanh minh: Cháu nhớ ra rồi. Có, có, đúng là cháu có xin thủ kho một đoạn nhôm vứt ở góc nhà về làm đôi đũa ăn cơm chứ đâu phải cháu lén lút trộm cắp.

- Thế có nghĩa là cậu lấy đoạn nhôm ở kho về làm việc riêng chứ gì? - Bí thư chi bộ hỏi lại.

- Đúng là như vậy. - Tuấn thở dài, nét mặt buồn thiu nhận mình có lấy.

- Thôi được, biết khuyết điểm như vậy là tốt. Cậu nhớ mình đang là diện “cảm tình Đảng”, tức là Đảng đang bồi dưỡng phẩm chất

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Tại vòng đấu loại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) ngày 1/7 vừa qua đã xảy ra một sự cố đáng tiếc. Con trâu số 18 đã bất ngờ “nổi điên”, húc trọng thương người chủ khiến ông này tử vong. 

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

khẳng định bản chất của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là không xấu, lễ hội đã sống và đi vào tâm thức của người dân miền biển từ rất lâu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu, quản lí và văn hóa đều thấy rằng việc tổ chức lễ hội chọi trâu như hiện nay đang làm sai lệch, biến tướng lễ hội theo hướng có biểu hiện trục lợi, yếu tố thương mại hóa, lợi dụng lễ hội để trục lợi.

Bà Trịnh Thị Thủy cho rằng Lễ hội chọi trâu khi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nghĩa là phải có giá trị nhất định về mặt

Nghiên cứu đưa lễ hội chọi trâu Đồ Sơn về đúng giá trị gốc

văn hóa, tâm linh, thỏa mãn được nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng.

Lễ hội lúc nào cũng gồm phần lễ và phần hội, nhưng cách tổ chức như hiện nay gần như coi nhẹ phần lễ, quảng bá, giới thiệu các giá trị tín ngưỡng, tâm linh, văn hóa của lễ hội ít được đề cập đến, chủ yếu nhấn vào phần hội chọi trâu.

Phần chọi trâu chỉ là phần nhỏ của lễ hội, nhưng hiện nay lại được coi trọng hơn, tức là việc tổ chức đang lệch ra khỏi hồ sơ lễ hội đã được công nhận.

Do đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị chức năng của Hải Phòng cần rà soát lại công tác tổ chức, để đưa lễ hội chọi trâu trở về đúng với bản chất văn hóa truyền thống,

đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, đời sống lành mạnh của cộng đồng.

Bởi hiện nay, lễ hội này đã có những biểu hiện trục lợi, thương mại hóa như mổ thịt trâu bán giá cao, phó thác hoàn toàn cho chủ trâu nuôi, huấn luyện, đã xảy ra tình trạng gọt sừng trâu sắc để gây hại cho đối phương. Những việc này không thể hiện được cái hồn của lễ hội là giáo dục, trao truyền cho thế hệ sau những giá trị chân, thiện, mỹ của lễ hội mà còn kích động bạo lực.

Dư luận cũng đặt ra vấn đề có hay không việc cá cược, sử dụng chất kích thích cho trâu, thu tiền các chủ trâu để được tham gia lễ hội…

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, cộng đồng người dân xem xét, thảo luận công khai để có thể tìm ra phương án bảo tồn, phát huy được giá trị di sản, đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an ninh, an toàn, đúng với giá

trị của di sản văn hóa. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một

di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận năm 2013. Đây là một lễ hội truyền thống của người dân làng chài ở vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng diễn ra vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm.

Lễ hội này có sự giao thoa giữa yếu tố văn hóa nông nghiệp vùng đồng bằng với văn hóa cư dân ven biển để tưởng nhớ công ơn các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, cầu cho “nhân khang vật thịnh”, khẳng định tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng. Lễ hội này gắn việc thờ cúng thủy thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu...

Xưa, lễ hội chọi trâu diễn ra tại vùng đất cát ven biển, chỉ có sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương. Còn nay, lễ hội được mở rộng về quy mô, có sự tham gia của nhiều lực lượng chứ không phải chỉ có người dân địa phương.

Theo VIETNAM+

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.

Page 6: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201707/24832_BLD_ngay_8.7.2017.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG

6 THỨ BẢY 8 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

HỒ HOÀNG THẢO

Người đó là Bản Trung Hầu Nguyễn Khoa Chiêm, một nhà chính trị, nhà quân

sự và nhà văn. Cuốn “Nam triều công nghiệp diễn chí” viết năm 1719 đã khiến ông trở thành nhà văn đầu tiên của Việt Nam viết tiểu thuyết theo chương hồi.

Có một chuyện lạ, Nguyễn Khoa Chiêm quê Hương Trà, nhưng ông lại được người dân làng An Cựu (Huế) thờ cúng. Nguyên do bởi vị quan công minh Nguyễn Khoa Chiêm đã trực tiếp đứng ra phân xử việc kiện tụng đất đai có nguy cơ dẫn đến chém giết đổ máu giữa các họ đồng tộc và các họ khai khẩn trong làng An Cựu. Kết quả ông đã dàn xếp, hòa giải thấu tình đạt lý, được dân làng kính phục. Để cảm tạ công ơn, Hội đồng hương trưởng và con dân làng An Cựu đã cắt tặng cho ông 10 mẫu đất ruộng. Không nỡ từ chối tình nghĩa dân làng, nhưng ông

cũng chỉ xin nhận phần đất đồi (sau này trở thành nghĩa trang của dòng họ Nguyễn Khoa ở thôn Tứ Tây, thành phố Huế). Và tuy không phải là người có công khai canh làng An Cựu, nhưng ông vẫn được dân làng xếp vị trí thứ 10, trong 10 họ Chánh tôn được thờ ở Hiệp tự từ đường làng An Cựu và được dân làng tổ chức cúng tế chung vào ngày rằm tháng 8 hàng năm.

Nguyễn Khoa Chiêm được biết đến như một vị công thần phụng sự qua hai đời chúa Nguyễn. Là người có tài xuất chúng, đã có nhiều công lao trong việc phò chúa, giúp nước, giúp dân được chúa Nguyễn rất tin dùng. Sách Đại Nam liệt truyện Tiền biên chép: “Trần Đình Ân (sau này là cha vợ ông Chiêm) từng nói trước mặt chúa rằng Chiêm là người có tài. Chúa bèn tin dùng. Giáp Ngọ năm thứ 23 (1714), Chiêm cùng Ký lục Nguyễn Đăng Đệ bàn việc chuyên chở bằng thuyền và định mức thu tô thuế

hàng năm để sung việc chi dùng của nhà nước. Ất Mùi năm thứ 24 (1715) thăng chức Câu kê kiêm Tri bạ, được dự bàn việc quân cơ. Mậu Tuất năm thứ 27 (1718) thăng chức Cai bạ phó đoán sự. Giáp Thìn năm thứ 33 (1724) thăng chức Tham chính Chánh đoán sự.

Đến khi tuổi già, Chiêm về trí sĩ ở quê nhà. Một hôm tắm gội, mặc triều phục trông về phía cửa khuyết (phủ chúa) lạy hai lạy rồi lên giường nằm mà mất (năm 1736, thời chúa Nguyễn Phúc Chú)... Sau khi mất, được tặng hàm Đại lý Thượng khanh, được ban tên thụy là Thuần Hậu.

Ông thọ 78 tuổi. Di sản văn hóa Nguyễn Khoa Chiêm để lại là bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng “Nam triều công nghiệp diễn chí”. Tác phẩm này ông biên soạn vào khoảng năm 1719, được Dương Thận Trai đề tựa, Nguyễn Giản viết lời bạt và Dương Công Tòng nhuận chính rồi đổi tên thành Việt Nam

ĐAN THANH

Nhắc tới Phan Quang, độc giả mấy chục năm nay không thể không biết những tác phẩm

văn học, truyện thiếu nhi và sách dịch của ông, trong đó nổi tiếng có các tác phẩm: Nghìn lẻ một đêm, Trở lại với đời… cùng nhiều tác phẩm nghiên cứu, phê bình - khảo luận có giá trị. Ở tuổi gần 90, hơn 10 năm qua, tác giả vẫn chưa ngơi sung mãn, mỗi năm trình làng đôi cuốn sách, có cuốn “Phan Quang - Tuyển tập mười năm” tuyển những bài báo mới viết, khổ lớn (16x24 cm), dày tới trên 830 trang. Trải nghiệm, nghiêm túc và trách nhiệm với lao động nghề nghiệp và đặc biệt là có cái tâm trân quý đồng nghiệp, văn hóa nhân loại nên Phan Quang bồi đắp cho mình một phông văn hóa, kiến thức sâu rộng, uyên bác, bặt thiệp. Điều gì đã làm nên chân dung Phan Quang? Một trong những lời lý giải là với ông, sách là bậc minh sư, minh triết thông tuệ. “Thư trung hữu kim ngọc” (Trong sách có vàng có ngọc). Trong Lời thưa “Thời gian không đổi sắc màu”, ông thừa nhận: “Niềm đam mê đọc sách trong tôi là cái tật bẩm sinh mang tính di truyền, lại bị bội nhiễm, từ thuở ấu thơ cho đến lúc về già gần như sống trong môi trường sách, làm việc ở đâu, nhìn vào phía nào cũng thấy sách và sách. Do vậy, hễ có chút thời gian rảnh rỗi là tôi cầm cuốn sách. Trong công việc hằng ngày, dù lúc xắn quần lội ruộng cùng nông dân hay vi vu đến một phương trời nào đó, làm một việc được cấp trên giao, lại càng thấy không thể không đọc sách trước, trong và sau mỗi chuyến đi”. Nhớ cách đây chừng 3-4 năm, nhà báo Phan Quang vào Đà Lạt, món quà ông mang cho tôi là tập “Hội thảo khoa học văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập” tổ chức tại Hà Nội năm 2013. Tập kỷ yếu dày 450 trang, khổ lớn, in nhiều tham luận khoa học có giá trị thực tiễn đối với hoạt động báo chí được ông đọc rất kỹ, lề nhiều trang có ghi những nhận xét sắc sảo... Đọc sách để nâng cao kiến văn, đọc sách để hiểu thêm và nâng niu giá trị lao động sáng tạo, tâm huyết của đồng nghiệp. Ông viết: Sách của danh gia đã đành, có nhiều cuốn của bằng hữu, lẽ dĩ nhiên không phải cuốn nào cũng tuyệt tác, nhưng dù hay nhiều

“Thời gian không đổi sắc màu” lắng nghe Phan Quangthủ thỉ tâm tình... Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi cảm kích khi nhận được món quà quý là tập phê bình - tiểu luận “Thời gian không đổi sắc màu” (NXB Văn học, 2017) do nhà báo, nhà văn lão thành Phan Quang - nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam gửi tặng.

PHAN QUANG

Thành công của cuốn tiểu thuyết không hư cấu, nói theo lời tác giả, “un roman

sans fiction”, lại mang cái tên xui xẻo Dịch hạch và Thổ tả (Peste et Choléra) của Patrick Deville đã gần như tạo nên một sự kiện nho nhỏ thu hút giới truyền thông Pháp cuối năm 2012. Cuốn sách được nhà xuất bản Seuil cho ra mắt tháng 8, nhận Giải Femina tháng 11, đồng thời ôm luôn giải của các Giải văn học, Giải tiểu thuyết của Tập đoàn văn hóa Fnac năm 2012; và tại vòng chung kết Giải Goncourt cùng năm, Dịch hạch và Thổ tả chỉ kém tác phẩm được trao vòng nguyệt quế có mỗi một phiếu (4/5). Kết quả được Hội đồng Giải Femina công bố sáng 5/11/2012 thì ngay chiều hôm ấy các báo ngày, báo mạng, bản tin thông tấn đã đưa tin, bình luận. Chỉ trong tuần, từ những tờ báo vẫn được cho là có xu hướng thiên hữu như La Croix, qua những măng sét tên tuổi Le Monde, Le Figaro, Le Nouvel Observateur, L’Express, Le Point, Paris Match…, đến L’Humanité của Đảng Cộng sản Pháp đều có bài, phần lớn ngợi khen.

Dịch hạch và thổ tả giúp người đọc thưởng thức một cuốn tiểu thuyết đặc sắc về cuộc đời và cống hiến, tâm hồn và trí tuệ của bác sĩ Alexandre Yersin - người đã dành 50 năm cuối cuộc đời lừng lẫy cho nước Việt Nam mà ông vô cùng gắn bó, nước vẫn theo lời tác giả Patrick Deville, có nhiều công trình và đường phố nhất mang tên hai nhà bác học Pháp Pasteur và Yersin. Việt Nam là nước, nói theo lời Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noel Poirier, tên tuổi Yersin được biết đến còn nhiều hơn cả ở Pháp. Sau 250 trang sách dắt dẫn độc giả theo dấu chân nhân vật đến nhiều nơi trên thế giới từ châu Âu sang châu Á, châu Phi mà Yersin từng thực hiện bằng đường biển, máy bay, xe thô sơ, cưỡi trên lưng ngựa hoặc

lưng voi tới những chốn mịt mù đang xảy ra thổ tả, dịch hạch hay một bệnh truyền nhiễm chưa ai tìm được cách phòng ngừa chữa trị, Patrick Deville quay lại chỉ cho mọi người thấy, ngày nay bên bờ biển Nha Trang, “Ở Suối Giao nay gọi Suối Dầu có ngôi mộ màu xanh da trời nằm trên ngọn đồi nhỏ. Phía trái, một ngôi miếu màu cam và vàng cắm đầy chân hương. Hai mét vuông màu xanh da trời lãnh thổ Việt Nam”. Đó là nơi nhà thám hiểm, người lữ hành không mệt mỏi tìm thấy chốn an nghỉ cuối cùng. Và tiếp ngay sau, tác giả dành mấy dòng khái quát nội dung tác phẩm lấp lánh của mình bằng vài nét ký họa: “Cuộc đời Yersin như cuộc đời vị thánh. Một ẩn sĩ rút vào sống trong một căn nhà gỗ nơi khu rừng rậm giá lạnh, thoát khỏi mọi ràng buộc xã hội, đời ẩn sĩ, một con gấu, một con người man dã, một thiên tài độc đáo, một người rất kỳ quặc”.

Dịch hạch và Thổ tả là tiểu thuyết tư liệu. Tác giả Patrick Deville cho biết ông đã viết cuốn sách rất nhanh, gần như một mạch. Được như vậy là nhờ khi đặt bút ông đã có sự chuẩn bị hết sức đầy đủ, đã hình dung trong đầu cấu trúc, niên biểu cho đến đầu đề các chương trong sách (những 44 chương). Tác giả phanh phui nhiều tư liệu yên ngủ cả trăm năm nay trong các kho lưu trữ, đọc các sách báo viết về cuộc đời và sự nghiệp khoa học của người thành lập Trường Y khoa Hà Nội, xây dựng Viện Pasteur Đông Dương, đặc biệt đống thư riêng Yersin gửi những người thân. Bác sĩ Yersin không biết mặt cha đã mất trước khi ông chào đời. Nhà khoa học sống độc thân không ngừng viết thư cho mẹ kể về cuộc sống, những chuyến đi và những việc đang làm, trước sau cả ngàn bức, bà cụ qua đời thì ông tiếp tục viết gửi người chị gái. Patrick Deville đã dựa vào những bức thư ấy mà tìm hiểu và tái hiện cuộc đời nhân vật. Rồi lần theo dấu

Hiện đại và nhân văn

hoặc không hay mấy vẫn mang tâm huyết và công phu của tác giả, vẫn cung cấp cho mình một số thông tin, nhất là nghĩ đến nghĩa tình bè bạn với nhau. Tôi nhớ mãi câu nói của nhà thơ Chế Lan Viên: “Chúng mình sống với nhau bốn mươi năm, chẳng lẽ không viết cho nhau được bốn trăm dòng”.

Tập phê bình tiểu luận “Thời gian không đổi sắc màu”, theo tác giả “coi như tấm lòng một người suốt đời cầm bút bày tỏ lòng tri ân sách, người bạn muôn đời”. Cùng với tiểu luận “Người bạn muôn đời” nhằm luận giải “Sách không chỉ là tập giấy” và khẳng định “Văn minh loài người hình thành từ sách”, tác giả đã tâm huyết phân tích, nhận xét 30 tác giả trong và ngoài nước cùng tác phẩm của họ. Trong nước, tác giả luận bàn một cách cân phân, có tình có lý về nhân cách, bút pháp không chỉ của những “cây đa, cây đề” từ nhà cách mạng kiên cường, nhà báo lỗi lạc Nguyễn An Ninh, nữ sĩ Đạm Phương, nhà văn Ngô Tất Tố, nhà văn Nguyễn Tuân… mà còn quan tâm đến lớp hậu thế hôm nay như nhà báo Trương Đức Minh Tứ (Quảng Trị) hay Phó Giáo sư, Tiến sĩ báo chí Nguyễn Văn Dững (Hà Nội)… Với kiến thức phong phú, am hiểu Đông - Tây, Kim - Cổ, nên Phan Quang phân tích, phát hiện ra những nét đặc sắc làm nên sự độc đáo và trình bày sinh động, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục về các tác gia trên thế giới như Gabriel Garcia Marquez, Jacques Danois và các ký giả, nhà văn hóa phương Tây... Đọc “Thời gian không đổi sắc màu”, tôi cảm giác như đang nghe nhà báo, nhà văn Phan Quang ân cần, nhẹ nhàng, thủ thỉ tâm tình chuyện đời, chuyện nghề với độc giả.

Lâm Đồng Cuối tuần trân trọng

Người Việt Nam đầu tiên viết tiểu thuyết chương hồi

giới thiệu bài “Hiện đại và nhân văn” của nhà báo, nhà văn Phan Quang cảm nhận về sự thành công của tiểu thuyết “Dịch hạch và Thổ tả” do nhà văn Patrick Deville (Pháp) viết về bác sĩ Alexandre Yersin - người đã dành 50 năm cuối cuộc đời lừng lẫy cho nước Việt Nam ông vô cùng gắn bó và điều đặc biệt là công lao cách đây 124 năm Yersin là người khám phá ra cao nguyên Lang Biang, dày công kiến nghị để xây dựng nên Đà Lạt - thành phố nghỉ dưỡng, du lịch thơ mộng, xinh đẹp ngày nay.

Tác giả Phan Quang và bìa tập sách phê bình - tiểu luận “Thời gian không đổi sắc màu”.

Page 7: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201707/24832_BLD_ngay_8.7.2017.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG

7 THỨ BẢY 8 - 7 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

khai quốc chí truyện. Nguyễn Khoa Chiêm đã sử dụng lối kể chuyện lịch sử chương hồi vốn được nhân dân ta ưa thích. Thể loại văn học này có ưu thế rõ rệt trong việc tái hiện những môi trường lịch sử - xã hội rộng lớn.

Bộ sách gồm 2 tập, mỗi tập có 8 quyển, tổng cộng 30 hồi, phản ánh khá trung thực sự nghiệp khai phá Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Truyện bắt đầu từ thời điểm Nguyễn Hoàng dẫn thủy quân vào đánh nhau với các tướng nhà Mạc để giành vùng Thuận Hóa năm 1558. Sau khi giành được, Nguyễn Hoàng vẫn giữ lễ phiên thần đối với vua Lê - chúa Trịnh nhưng vẫn âm thầm xây dựng cơ đồ ở phương Nam. Tiếp đến đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, nổ ra sự kiện Nguyễn Khải kéo quân vào bờ bắc sông Nhật Lệ khơi mào thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Chúa Nguyễn củng cố thế đứng, thu nhận nhiều người từ Bắc Hà vượt sông

vào, đương cự với chúa Trịnh với tám lần đại chiến từ năm 1627 tới tận 1672. Nhiều nhân vật tài giỏi về quân sự - chính trị nổi lên như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật, chúa Trịnh Tráng, Trịnh Căn, Trịnh Tạc... Hai phe sau đó đi vào thế đình chiến, sau một thời gian dài đánh nhau tổn thất nhân lực và của cải nặng nề.

Song song với miêu tả cuộc chiến, truyện còn miêu tả lại nhiều sự kiện đáng chú ý ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong. Nội bộ Đàng Ngoài, thường xuyên bất ổn với đủ vụ tranh chấp quyền vị trong nội bộ nhà chúa Trịnh và các vua Lê, các vụ mưu phản của thuộc tướng như Phạm Ngạn, Bùi Văn Khuê, các tướng họ Trịnh... Ở Đàng Trong là nhiều lần tranh chấp đổ máu trong nội bộ chúa Nguyễn, như chúa Nguyễn Phúc Nguyên với anh em ruột Phúc Hiệp và Phúc Trạch, chúa Nguyễn Phúc Lan với em mình là Nguyễn Phúc Anh và quá

trình Nam tiến về Chân Lạp, Chiêm Thành của các chúa Nguyễn. Truyện không quên miêu tả đời sống điêu đứng của dân chúng trong thời kỳ này với tình cảnh bị buộc phải chiến đấu dưới ngọn cờ hai chúa. Truyện kết vào khoảng năm 1689, đời Ngãi vương Nguyễn Phúc Tần.

Đây là cuốn tiểu thuyết có giá trị lịch sử cao. Sử gia đầu tiên sử dụng tác phẩm này là Trịnh Hoài Đức, trong Gia Định thành thông chí ông có viết: “Nguyễn Bản Trung trong Nam Việt chí có viết: Nặc Ô Đài, Lê Quý Đôn Phủ Biên Tạp lục viết Nặc Đài”. Nam Việt chí ở đây chính là Nam triều công nghiệp diễn chí. Về sau, trong quá trình biên soạn lịch sử của mình Quốc sử quán triều Nguyễn cũng dùng một bản của Nam triều công nghiệp diễn chí để biên soạn Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam liệt truyện tiền biên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục.

Năm 1986, dịch giả Ngô Đức

Thọ tìm mấy bản để so sánh rồi dịch sang quốc ngữ lần đầu với tên “Trịnh - Nguyễn diễn chí”. Sau đó, Ngô Đức Thọ chỉnh sửa và xuất bản lại tác phẩm này, với tên lần lượt là Mộng bá vương (bản 1987 và 1990), Việt Nam khai quốc chí truyện (bản 1994) và cuối nhất lấy tên gốc là Nam triều công nghiệp diễn chí ở bản 2003.

Từ điển văn học (bộ mới) nhận xét: Đây có thể coi là tác phẩm mở đầu cho thể loại tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại… Trên nền những sự kiện lịch sử thế kỷ 16 - 17, thân thế, hành trang, tính cách của nhiều nhân vật lịch sử cũng hiện lên khá rõ. Ở một số trường hợp, tác giả đã sử dụng lời đối thoại để góp phần làm bộc lộ tính cách, mưu lược của nhân vật... Dưới mỗi sự việc có ý nghĩa, tác giả ghi một bài thơ thất ngôn bát cú bình luận, cảm thán, làm dịu đi không khí căng thẳng của chiến trận, góp phần đem lại ít nhiều sắc thái trữ tình cho tác phẩm”.

Sau gần ba thế kỷ, “Nam triều công nghiệp diễn chí” của Nguyễn Khoa Chiêm là dư âm của thời nội chiến Trịnh - Nguyễn đau thương và những bài học của nó. Nhưng lịch sử luôn luôn đi tới, mang theo khát vọng của nhân dân mong muốn xây dựng đất nước thịnh vượng thái bình. Giá trị văn học, sử học, ý nghĩa nhân văn của tác phẩm cũng chính bởi đã hàm chứa khát vọng đó của dân tộc.

Hiện nay ở Huế có con đường mang tên Nguyễn Khoa Chiêm nằm trên địa bàn phường An Tây với chiều dài khoảng 1.500 m. Con đường đó dẫn đến mộ ông cùng vợ (bà Trần Thị Mận), tọa lạc tại thôn Tứ Tây, phường An Tây, thành phố Huế. Mộ hai vợ chồng ông hình chữ nhật, quay về hướng Nam. Cách đó khoảng 18 m là mộ cải táng của danh thần Nguyễn Khoa Đăng. Toàn thể khu mộ này đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích ngày 18 tháng 1 năm 1993.

chân Yersin đến nhiều nơi tìm cảm hứng, nhiều hơn cả là Việt Nam mà ông đi lại thường xuyên: Nha Trang, Đà Lạt, Phan Rang, Tây Nguyên, Sài Gòn, Hải Phòng, Hà Nội… Ông hiểu rõ tình hình nước ta cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 cũng như hiện nay. Ông băn khoăn, và qua những lời dí dỏm xa xôi bóng bẩy, nhiều lần gợi lên câu chuyện nhạy cảm về “bóng ma của tương lai”. Bóng ma ấy là nhân vật bản sao của chính tác giả Patrick Deville như nhiều nhà phê bình đã chỉ ra, bóng ma của tương lai còn là một thực thể nữa: Việc xây dựng Khách sạn Nha Trang Palace nơi đường Pasteur và đường Yersin giao nhau, mà tháng 2 năm 2012 công nhân làm việc ngày đêm đang bức bách, dồn ép, đẩy lùi nhiều di tích lịch sử về bác sĩ Yersin có một không hai phải co cụm lại, khi ngôi nhà lớn có nhiều vòm tường ở Xóm Cồn bị phá cách đây vài năm, tất cả những gì bên trong đã chuyển về ngôi nhà phụ của Viện Pasteur, khi những người dân chài vốn thân thiết với Yersin nay được dời đến một ngôi làng mới bên kia sông nhường chỗ xây các khách sạn, và bóng ma hiện đang tiến về Viện Pasteur gần đó. Nha Trang vẫn đẹp lắm, nhưng Nha Trang ngày nay so với Nha Trang thời Yersin “chỉ còn có cảnh tượng nhìn về phía chân trời là nguyên vẹn”.

Dịch hạch và Thổ tả là tiểu thuyết phi hư cấu. Phi hư cấu không đồng nghĩa phi tưởng tượng. Lênin nói: “Sẽ nhầm lẫn nếu cho rằng trí tưởng tượng chỉ cần thiết cho nhà thơ. Đó là một thiên kiến ngốc nghếch. Ngay trong toán học, trí tưởng tượng cũng cần thiết; ngay cả việc phát minh ra tính vi phân và tính tích phân cũng không thể có được nếu thiếu trí tưởng tượng”. Trước và sau Lênin, nhiều nhà toán học lỗi lạc thế giới vẫn nói họ làm toán học như thi sĩ làm thơ.

Trong Dịch hạch và Thổ tả, trừ “bóng ma của tương lai”, còn lại tất

Hiện đại và nhân văn

Người Việt Nam đầu tiên viết tiểu thuyết chương hồi

cả các nhân vật khác đều là người từng có cuộc sống thực trên đời. Thiếu tài năng, kiến thức và trí tưởng tượng của tác giả, làm sao người đọc có thể chia sẻ sự tương lân giữa bác sĩ Yersin với các nhà thơ, nhà văn như Rimbaud và Cendrars, các tướng lĩnh như Lyautey và Pétain khi ông này chưa phản quốc, các chính khách như Doumer, người xây cầu Long Biên và De Lesseps, người đào kênh Suez, hay gần gũi với Yersin hơn, các bác sĩ Roux và Calmette, Bordet và Lwoff - những học trò của nhà bác học Pasteur sẽ nối tiếp nhau nhận Giải Nobel Y học (Khi bác sĩ Yersin tìm ra vi khuẩn dịch hạch năm 1894 chưa có Giải Nobel về Y học). Tác giả nghèo tưởng tượng, làm sao độc giả có thể tận hưởng bầu trời và sóng biển Nha Trang, xanh cây lá và ảo mờ sương Hà Nội, tâm trạng của chàng trai Yersin hai mươi bảy tuổi lúc tản bộ trên cảng Marseille chờ xuống tàu sang Viễn Đông, nghĩ tới nhà thơ Rimbaud đã từ nơi này lên đường sang Ả Rập và châu Phi mười năm trước, nhà văn Conrad khởi đầu sự nghiệp thủy thủ của mình mười lăm năm trước cũng từ đây.

Đương nhiên Patrick Deville cũng như bất kỳ ai khác được chứng kiến chuyến lên đường lần cuối của bác sĩ Yersin về phía trời xanh biển xanh Nha Trang trừ cộng sự viên thân cận, bác sĩ thú y Jacotot, người đã vuốt mắt cho ông. “Khi ấy là một giờ đêm. Áng sáng đã tắt”. Vậy mà chương cuối dài chưa tới năm trang sách của cuốn tiểu thuyết mang tiêu đề “Biển” gợi cảm biết chừng nào. Không ít người Việt ta từng biết đến di chúc bác sĩ Yersin để lại, vậy mà vẫn khó nén rưng rưng khi đọc đến ý nguyện cuối cùng của nhà bác học lừng danh, một người Pháp gốc Do Thái theo đạo Tin Lành sinh ra ở Thụy Sĩ qua ngòi bút Patrick Deville: “Yersin đòi được chôn cất theo nghi lễ Việt Nam, có khói hương và lễ cúng bốn mươi chín ngày, có treo phướn trắng. Người ta sẽ đốt vàng mã, đặt tên bàn thờ người vừa khuất một bát cơm, một quả trứng luộc, một con gà luộc, một nải chuối. Ông muốn được chôn ở Suối Giao, nửa đường từ Nha Trang đi Hòn Bà, ngay giữa trung tâm của thế giới và của khu đồi. Ông đã chọn biến vương quốc của mình từ hàng chục nghìn hecta thành còn lại hai mét vuông”.

Bác sĩ Yersin để lại tất cả tài sản ông sở hữu cho Viện Pasteur Đông Dương, rồi Viện sẽ làm gì cảm thấy thích hợp; các thiết bị thiên văn học Viện không có khả năng sử dụng thì chuyển cho Đài thiên văn Phù Liễn ngoài Bắc... Ông mong muốn những người Việt từng phục vụ ông mỗi người sẽ nhận một món trợ cấp suốt đời trích từ tiền lãi số cổ phiếu mà ông đã mua sẵn nhằm mục đích ấy tại Ngân hàng SHB chi nhánh Sài Gòn...

Cái thực và chất thơ trong cuốn tiểu thuyết đan xen, nối tiếp nhau qua những tiết tấu bất ngờ.

Dịch hạch và Thổ tả là cuốn sách hơi khó đọc đối với những ai chưa quen lắm lịch sử, xã hội, văn hóa Pháp và phần nào của châu Âu cận đại và đương đại. Nhiều người trong

chúng ta hẳn từng yêu thơ Rimbaud, ít ra cũng nghe tên chàng thi sĩ qua câu thơ Xuân Diệu: Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine/ Hai chàng thi sĩ choáng hơi men…, chúng ta biết bác sĩ Yersin là người tìm ra vi khuẩn bệnh dịch hạch Yersina Pestis và chế tạo huyết thanh phòng ngừa, ông là người phát hiện và đề xuất việc xây dựng thành phố mộng mơ trên cao nguyên Đà Lạt song mấy ai rõ ông còn là một nhà thám hiểm, một nhà kinh doanh, một nhà cơ khí, người di thực cây cao su vào Nam Trung Bộ và ông vua Canhkina, người mở trại nuôi bò và trồng rau, đồng thời là nhà thiên văn học và thủy văn học đêm đêm quan sát bầu trời và ngày ngày ghi chép mức thủy triều lên xuống biển Nha Trang - trừ mỗi năm một lần phải bay sang Paris đeo ống nghe vào tai chủ trì với tư cách Chủ tịch danh dự phiên họp thường niên của các Viện Pasteur trên thế giới quy tụ về đây. Làm sao biết những chuyến đi ông lênh đênh cả ba tháng trời trên đại dương thời chưa có kênh đào Suez mới từ Pháp đến được Việt Nam, để rồi trở thành người đầu tiên lái chiếc xe hơi cực xịn đặt mua tại Pháp lướt qua phố phường Hà Nội trước con mắt ngỡ ngàng của người dân; ông còn có ý định sắm một chiếc máy bay riêng và tự mình lái lấy. Làm sao biết được “điều bí ẩn cuối cùng của cuộc đời Yersin: Ông đã dính mũi vào văn chương và cả ở đây ông cũng mắc nghiện” - tác giả viết. Đến tuổi gần tám mươi, nhà bác học ôn tập tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh và cặm cụi dịch Phèdre và Virgile, Horace và Platon, Cicéron và Demosthène… từ nguyên tác. “Hẳn Yersin đọc thấy ở đó những giá trị cổ đại cũng chính là các giá trị của con người ông, giản dị và ngay thẳng, bình thản và chừng mực… Vào thời của Yersin, Nha Trang thật xa xôi. Bởi nó xa châu Âu. Ngày nay nó trở thành trung tâm thế giới. Chính châu Âu mới

trở nên quá xa xôi” - tác giả viết. Đối với Yersin, Nha Trang là thiên đường. Ông đã đi hầu như khắp thế giới, song đi biền biệt rốt cuộc cũng không hẳn là sống. Và một khi đã biết tới thiên đường, Nha Trang, ông không rời nó nữa, ông làm cho nó đẹp thêm, ông lập ra ở đó một Viện Pasteur. “Yersin tự nhốt mình ở Nha Trang, tìm cách biến đời mình thành một tổng thể đẹp hài hòa. Và ông đã làm được việc đó”.

Một trăm năm trước, Yersin tìm ra Đà Lạt. Ngày nay, “Đà Lạt thời gian như dừng hẳn lại trên mặt nước êm đềm của hồ Xuân Hương, trong các phòng khách của Lang Biang Palace, còn thành phố thì tuyệt đối hiện đại”... Qua khứ, hiện tại đan xen. Mừng thích chen trăn trở. Yêu thương và nuối tiếc. Nhiều di sản văn hóa đang có nguy cơ bị xóa khỏi trần gian. Biết làm sao, cuộc sống không ngừng đi tới phía trước. Thời Yersin, dịch hạch, thổ tả là nỗi kinh hoàng đe dọa tồn vong nhân loại; bệnh lao, bệnh phong, bệnh sốt ác tính… những chứng nan y. Ngày nay, chúng ta vượt qua những cái đó nhờ những thiên tài như Yersin, nhưng lại phải đối mặt biến đổi khí hậu, môi trường ô nhiễm, rừng xanh bị cạo trọc - hệ quả toàn cầu hóa.

Cuốn tiểu thuyết phi hư cấu đầy chất thơ viết về một con người có thực mà không bám trình tự thời gian, từ không gian này đột ngột nhảy sang không gian khác, tôn vinh cái đẹp đã qua mà không hoài cổ; câu chuyện về một nhân vật ngoại lệ, có một không hai trên đời, gần như vị thánh song lại rất người, rất gần gũi đời thường. Tác giả Patrick Deville qua một chút hài hước, một thoáng mỉa mai, ý và lời như thơ như nhạc cảnh báo “bóng ma của tương lai”, đặt ra một vấn đề sừng sững tựa ngọn Lang Biang trước người Việt Nam chúng ta cũng như trước mọi người sống trên hành tinh thời hiện đại.

Page 8: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201707/24832_BLD_ngay_8.7.2017.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG

8 THỨ BẢY 8 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Tập hợp ảnh: TIỂU VÂN

Bắt đầu từ tháng 7/2017, Trang trại bò sữa Organic Đà Lạt của Công ty Vinamilk sẽ mở cửa đón khách tham quan

miễn phí vào mỗi buổi sáng thứ bảy hằng tuần. Ông Nguyễn Đắc Cường - Giám đốc Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt cho biết: Công ty Vinamilk tổ chức đón khách vào tham quan khu Trang trại bò sữa Organic, không phải để làm du lịch, mà để người tiêu dùng hiểu rõ quy trình chăn nuôi Organic khép kín từ đồng cỏ đến thành phẩm cho người tiêu dùng. (ảnh 1)

Mỗi buổi tổ chức tham quan, trang trại chỉ nhận 50 khách, đăng ký qua trang web của Công ty. Nhân viên của Trang trại sẽ giới thiệu cho khách toàn bộ quy trình chăn nuôi, từ bò giống Organic, thức ăn thô xanh, đến cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa bệnh theo tiêu chuẩn Organic của châu Âu... Du khách cũng sẽ tham quan đồng cỏ, quy trình vắt sữa, bảo quản sữa Organic của Vinamilk và cuối cùng là được thưởng thức sản phẩm sữa Organic của Vinamilk. (ảnh 2)

Sự khác biệt giữa quy trình Organic với quy trình chăn nuôi thông thường, là không sử dụng kháng sinh, mà sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược; bò được chăn thả trên đồng cỏ tự nhiên, thức ăn có chứng nhận Organic (từ thức ăn thô xanh đến thức ăn nhập khẩu đều không có kháng sinh, không bị biến đổi gene, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật); con giống có nguồn gốc từ các trang trại Organic của nước ngoài, về Việt Nam được nuôi 6 tháng chuyển đổi trong điều kiện Organic mới được cấp chứng nhận Organic. (ảnh 3)

Trang trại bò sữa Organic rộng 76 ha, hoạt động tự động khép kín, nên 500 con bò sữa Organic đang được chăn thả theo quy trình Organic chỉ có tổng cộng 25 nhân viên. Tour tham quan Organic Farm được thiết kế từ 8h30 đến 11 giờ. Du khách được nghe giới thiệu, xem phim về trang trại, được đi ngắm cảnh toàn bộ khu trang trại, thăm chuồng bê và những công trình đặc biệt khác, như vườn thuốc nam, khu năng lượng mặt trời, cối xay gió. (ảnh 4)

Trước đó, ngày 13/3/2017, Vinamilk đã chính thức khánh thành Trang trại bò sữa Organic tiêu chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam và là trang trại chăn nuôi bò sữa thứ 2 tại Lâm Đồng (trang trại chăn nuôi bò sữa đầu tiên vào hoạt động từ năm 2012). Trang trại Organic có tổng vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng, với quy mô đàn ban đầu hơn 500 con. Khu vực tham quan gần với khu vực chăn nuôi nên yêu cầu an toàn dịch bệnh phải đưa lên hàng đầu, vào trang trại tham quan, du khách được sát trùng, mặc đồ bảo hộ (mang ủng, đội mũ...). (ảnh 5)

Để hình thành trang trại này, trong 3 năm qua Công ty Vinamilk đã xây dựng cơ sở vật chất và chuẩn bị đất để trồng đồng cỏ theo tiêu chuẩn Organic. Cuối tháng 6/2016, Vinamilk đã tiếp nhận đàn bò sữa giống Organic đạt chuẩn quốc tế về Việt Nam cho trang trại Lâm Đồng. Đồng thời, trang trại cũng sử dụng năng lượng tái tạo biogas, năng lượng mặt trời, giảm hiệu ứng nhà kính, tạo không khí trong lành, thân thiện và bảo vệ môi trường.

Trang trại bò sữa Organic tiêu chuẩn châu Âuđầu tiên tại Việt Nam đón khách

1 2

3

4 5

Page 9: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201707/24832_BLD_ngay_8.7.2017.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG

9 THỨ BẢY 8 - 7 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

YẾN THY

Là người gốc Hà Nội nhưng anh Kiên sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt. Hiện tại, anh đã

là chủ nhân của 3 ha cà phê và 1 sào đất sản xuất nông nghiệp trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao. Anh Kiên cho biết: “Cuộc sống của gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Vì thế, tôi luôn suy nghĩ để tìm hướng phát triển kinh tế cho gia đình, có làm giàu được cho bản thân thì mới đóng góp cho xã hội được. Tôi đã miệt mài tham khảo nhiều mô hình làm kinh tế có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Ban đầu, tôi đầu tư vốn để trồng cà phê Catimo nhưng thu nhập không

ổn định. Nhận thấy mô hình làm nông nghiệp trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả kinh tế cao, tôi bàn với gia đình đầu tư vốn vào 1 sào đất sản

xuất nông nghiệp làm nhà kính với số vốn đầu tư ban đầu là 250 triệu đồng”. Năm 2016, với 1 sào đất nông nghiệp làm nhà kính, anh quyết định trồng thử bông

VIỆT QUỲNH

Ăn cơmdưới ánh đèn dầuMới 6 giờ tối, gia đình ông

Nguyễn Đức Giản trú tại tổ 5, thôn Hoàn Kiếm 1, xã Nam Hà, đã lục đục chuẩn bị ăn cơm tối. Ông bảo: “Tranh thủ lúc trời còn sáng để ăn cơm, chứ không xíu nữa lại phải thắp đèn dầu hoặc rọi đèn pin, tù mù lại ăn cơm mất ngon”.

Đã 20 năm đến lập nghiệp ở đây nhưng ông không hề nghĩ rằng đến tận bây giờ những buổi tối, những ngôi nhà nhỏ bên vườn cà phê vẫn không có ánh sáng đúng nghĩa.

Phó thôn Hoàn Kiếm 1, anh Mai Ngọc Long cũng đã vào Nam Hà sinh sống đã 17 năm nay. Anh hiểu rõ nỗi khổ khi điện yếu của bà con nơi đây. Anh Long cho hay: “Thôn Hoàn Kiếm 1 gồm 6 tổ, trong đó 2 tổ 4 và 5 thường xuyên rơi vào tình trạng điện yếu. Từ năm 1998, người dân đã tự đóng góp tiền kéo dây, xây trạm điện. 113 hộ trong thôn đều đã có điện sử dụng. Tuy nhiên, cứ đến giờ cao điểm, đa phần không ai sử dụng được các thiết bị điện do điện quá yếu. Bên cạnh đó, do thất thoát theo đường dây nên điện ở đây đội giá lên tới 5.000 đồng/kW. Mỗi tháng, bà con phải trả tiền điện cao hơn nhiều lần so với nơi khác nhưng lại không được đáp ứng đủ nhu cầu”.

Hôm chị Hòa - cán bộ phụ trách địa chính xã Nam Hà dẫn chúng tôi vào tổ 4 xem đường dây điện tự kéo bị đổ, người dân tập trung lại và như trút hết những bức xúc bấy

lâu nay. Rằng điện quá yếu nên học trò dễ bị cận thị vì ban đêm phải học bài dưới ánh đèn ắc quy; ti vi không xem được, bà con không thể nào tiếp cận những cái hay, cái mới qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Buổi tối phải thắp đèn dầu, nhà nào cũng phải trữ từ 5-6 cái đèn pin; và ai muốn nấu cơm bằng nồi cơm điện thì phải tranh thủ nấu từ 2-3 h sáng...

Ở thôn Hoàn Kiếm 1 hiện nay, giữa những vườn cà phê xanh tốt, đã có thêm những giàn chanh dây đang đậu quả hay vườn đậu tốt tươi. Nhiều ngôi nhà đã được xây dựng khang trang, trong nhà đã có nhiều thiết bị điện. Nhưng chính vì điện chập chờn lúc có lúc không nên phần lớn ti vi, đầu máy, tủ lạnh trong nhà đều không thể sử dụng.

Điện yếu cũng khiến bà con nơi đây gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế, bởi muốn trồng cây khác cũng không trồng được, vì trồng cây nào cũng phải có điện, ít nhất đủ để tưới tiêu. Anh Điểu Quốc, nhà ở xóm 4, thôn Hoàn Kiếm 1 than thở: “Vườn cà phê nhà mình phần lớn già cỗi rồi, muốn trồng thay thế bằng loại cây khác cũng chưa dám làm”.

Ở thôn Nam Bàn của xã Nam Hà, tình trạng điện cũng không khá hơn bao nhiêu. Anh Đặng Văn Mười, Trưởng thôn Nam Bàn cho biết, thôn Nam Bàn có điện từ năm 1995, đến nay, 136 hộ trong thôn đều đã có điện sử dụng. Người dân ở đây không trồng nhiều cà phê, nhưng bà con dù thấy được hiệu

quả kinh tế từ cây thanh long hoặc cây hoa, vẫn không thể trồng được do nguồn điện không phục vụ đủ nhu cầu tưới tiêu, thắp sáng.

Ngay bản thân anh Mười hiện đang trồng 2 sào hoa đồng tiền cũng gặp nhiều khó khăn. Anh chia sẻ: “Diện tích nhà kính trồng hoa và thanh long yêu cầu bắt buộc phải có điện nên nông dân phải mua thêm máy phát điện, máy ổn áp, hoặc máy nổ để phục vụ tưới tiêu. Để trang bị máy nổ, gia đình tôi mất gần 20 triệu đồng, giá điện lại cao hơn 3.000 đồng so với nơi khác nên chi phí sản xuất từ đó cũng bị đội lên nhiều”.

Điện yếulà tình trạng chungĐó là khẳng định của ông Tiêu

Văn Bính - Chủ tịch UBND xã Nam Hà, khi điện đến nay vẫn còn là một trong những tiêu chí chưa bền vững trong xây dựng NTM của xã. Mặc dù đã đạt chuẩn xã NTM từ năm 2016, và đến nay đã có 99% hộ dân có điện để sinh hoạt, nhưng nguồn điện yếu và giá điện cao khiến bà con gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất. Ông Bính cho biết, hiện tại, thực trạng có đến 1/3 dân số tại cả 6 thôn trong xã phải sử dụng điện trung gian qua đồng hồ tổng, các hộ cuối nguồn có khi còn không sử dụng được.

Theo ông Bính, tình trạng điện yếu là xã nào cũng gặp phải, nhưng Nam Hà nặng hơn do đặc thù vườn ở đâu, nhà ở đó. Vườn rải đều nên nhà cũng rải đều, do

đó, nguồn điện không đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Theo thống kê của Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Lâm Hà vào năm 2015, toàn bộ nhân dân tổ 4, tổ 5 thôn Hoàn Kiếm 1, xã Nam Hà sử dụng điện qua một điện kế tổng với tổng số 40 hộ, sử dụng điện qua trạm biến áp Đống Đa 2, công suất 25 kVA. Tổng chiều dài đường dây hạ thế sau điện kế tổng là 2,2 km, điện áp cuối đường dây rất thấp, khoảng 70 V trong giờ bình thường, do đó không đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt của nhân dân. Bên cạnh đó, toàn bộ lưới điện khu vực này đã xuống cấp và không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nên Điện lực Lâm Hà không thể bán lẻ và thu tiền điện trực tiếp đến từng hộ dân, khiến nhân dân phải chịu giá điện cao.

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà cũng khẳng định: “Điện yếu là tình trạng chung mà hầu hết các xã của huyện Lâm Hà đều đang gặp phải. Do trước đây, mạng lưới điện chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của người dân, còn hiện tại nhu cầu điện phục vụ cho cả sinh hoạt lẫn sản xuất nên bị quá tải. Năm 2017, huyện Lâm Hà đã được bố trí 17 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp hệ thống điện, tuy nhiên đến hiện tại, nguồn vốn vẫn chưa về với huyện”.

Và, những buổi tối sáng ánh đèn điện, có lẽ vẫn tiếp tục là niềm mong mỏi lâu dài của người dân nơi đây. Như ông Giản, nói buồn bã khi chiều tắt nắng: “Thế hệ mình đã không có điện, thôi thì giờ chỉ mong bọn trẻ lớn lên trong ánh đèn, đừng mãi tù mù như cả cuộc đời của ông bà, cha mẹ chúng”.

cát tường cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Sau đó, anh chuyển sang trồng ớt ngọt cho thu nhập ổn định hơn.

Dẫn tôi đi thăm vườn ớt xanh mướt, anh Kiên chia sẻ, hiện vườn ớt phát triển rất tốt và tỉ lệ đậu trái cao. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu trồng giống ớt này thì anh gặp rất nhiều khó khăn do kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế. Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm trồng ớt tại các nhà vườn trên địa bàn đã giúp anh vượt qua khó khăn và đem lại hiệu quả rất khả quan. “Trong tương lai, nhất định tôi sẽ mở rộng diện tích làm nhà kính ứng dụng công nghệ cao để trồng ớt ngọt” - anh Kiên khẳng định.

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng mà đến nay, mặc dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng thu nhập trung bình hàng năm của gia đình anh Kiên đã lên đến hàng trăm triệu đồng. Bên còn đó, anh còn tạo công ăn việc làm cho 10 công nhân làm việc theo mùa vụ với

Làm giàu cho bản thân để đóng góp cho xã hộiĐó là suy nghĩ của chàng trai trẻ Hà Nguyên Kiên (SN 1984) ở thôn Phát Chi, xã Trạm Hành, TP Đà Lạt khi nói về quyết tâm vượt khó làm giàu.

thu nhập ổn định. Có thể khẳng định, với sự kiên trì, quyết tâm, anh Kiên bước đầu gặt hái được những kết quả tốt đẹp trong quá trình phát triển kinh tế gia đình. Qua đó, khẳng định được tinh thần dám nghĩ, dám làm của thế hệ trẻ hôm nay. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Kiên còn đi đầu trong các phong trào Đoàn tại địa phương. Anh luôn tham gia đầy đủ những buổi sinh hoạt, giao lưu văn nghệ với các đoàn viên trong chi đoàn. Chị Nguyễn Thị Thu Huyền, Bí thư Đoàn xã Trạm Hành, chia sẻ: “Anh Kiên là một trong những thanh niên tiêu biểu của xã về làm kinh tế giỏi. Không chỉ vậy, Kiên còn siêng năng lao động, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Kiên là tấm gương sáng trong phong trào lập thân lập nghiệp, xứng đáng là tấm gương để thanh niên trên địa bàn xã học tập”.

Anh Hà Nguyên Kiên và vườn ớt ngọt của gia đình. Ảnh: Y.Thy

Ước mơ những tối sáng đènVề xã Nam Hà, huyện Lâm Hà, nhìn những đường dây điện tự kéo giăng khắp đường làng ngõ xóm, những cột điện bằng cây tre lâu năm cũ kỹ xiêu vẹo bên đường... mới thấy, ước mơ về những buổi tối sáng ánh đèn điện đến bây giờ chưa nguôi chờ đợi đối với người dân nơi đây.

Người dân thôn Hoàn Kiếm 1 vẫn ngày ngày phập phồng lo âuvới những cột điện xiêu vẹo. Ảnh: V.Quỳnh

Page 10: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201707/24832_BLD_ngay_8.7.2017.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG

10 THỨ BẢY 8 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38

Quang Trung, Phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3811383

Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3561357

Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân hàng Công thương

chi nhánh Lâm Đồng - VietinBank PHÒNG BẠN ĐỌC

Anh Đặng Hồng Thái, thường trú tại Khu phố 9, thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Hoàn cảnh gia đình anh hết sức éo le, anh Thái bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối, vợ anh bỏ đi cách đây đã 10 năm không rõ tung tích. Hiện nay, bệnh tình của anh đang chuyển nặng, trong khi kinh tế gia đình hoàn toàn khánh kiệt sau bao năm thuốc thang chạy chữa để níu giữ sự sống. Gia đình anh Đặng Hồng Thái rất mong các nhà hảo tâm, các anh chị bạn bè xa gần giúp đỡ anh để có tiền chữa bệnh.

Anh Đăng Hồng Thái bị bệnh nan y cần giúp đỡ

Anh Thái đang lay lắt trong cơn bạo bệnh.

Đẩy mạnh phòng chống nguy cơ học sinh đuối nướcTai nạn đuối nước đối với học sinh luôn là vấn đề nhức nhối của cộng đồng, đặc biệt là trong thời điểm các em nghỉ hè có nhiều thời gian vui chơi, giải trí. Điều đáng tiếc là mặc dù cơ quan chức năng, ngành giáo dục luôn chủ động tuyên truyền các biện pháp phòng chống đuối nước nhưng số vụ học sinh tử vong hằng năm hay trong dịp hè vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

C.THÀNH

Năm nào cũng có đuối nướcLâm Đồng thời gian này thời

tiết thường mưa vào cuối chiều nhưng từ 9 giờ tới khoảng 14 giờ nhiều nơi vẫn khá nắng nóng. Bên cạnh đó, đây là thời gian nghỉ hè nên rất nhiều các em học sinh trên địa bàn thường chọn khu vực hồ thủy lợi, sông, suối...tự nhiên, ở gần nhà để giải nhiệt. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ về đuối nước, đặc biệt đối với trẻ em ở cấp bậc tiểu học. Ở lứa tuổi này, nếu xảy ra tình huống xấu như bị chuột rút hoặc bị cảm đột ngột, rủi ro đuối nước dẫn tới tử vong ở các em là rất cao.

Đơn cử vụ việc đau lòng liên quan tới học sinh đuối nước mới nhất là hai em học sinh nữ tại thôn Ma Đanh, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương vào trưa ngày 24/6. Người nhà hai em học sinh gặp nạn cho hay, trưa ngày 24/6, Kơ Tong Sơ Nhi đi chăn dê cho gia đình và có rủ hai em Ma Lợi và Ma Như (học cùng Trường Tiểu học K’Lơm) đi chơi cùng. Tới một ao nước lớn nằm trên trục đường thôn Ma Đanh do người dân đào để phục vụ tưới tiêu cà phê, hoa màu cả 3 em rủ nhau xuống tắm thì bị chủ nhà phát hiện cảnh báo nên các em bỏ lên bờ tiếp tục chăn dê.

Tuy nhiên, tới gần 12g trưa, trời khá nóng nực nên 3 em lén rủ nhau vào ao nước trên để tắm lại thì vụ việc đau lòng xảy ra. Sơ Nhi và Ma Lợi bị chuột rút nên không thể bơi vào bờ, người dân chỉ kịp cứu được Ma Như do em may mắn bám được vào cành cây ven bờ ao. Điều đáng tiếc hơn, như theo lời ông Lê Hữu Túc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương cho biết, thầy cô Trường Tiểu học K’Lơm cũng như gia đình hai em học sinh bị nạn đã nhiều lần nhắc nhở các em không được tắm tại ao nước sâu trên trục đường xã Ma Đanh nhưng do các em quá hiếu động, bản tính ham vui, khi gặp sự cố lại

không có người lớn trông coi dẫn tới sự việc đau lòng trên.

Hay như vụ đuối nước ngày 18/2, tại hồ thủy lợi thuộc thôn 1, xã Lộc Phú (huyện Bảo Lâm) đã làm 2 em tử vong cũng xuất phát từ những trò chơi rất bình thường của trẻ nhỏ. Sáng hôm đó, em Nguyễn Văn Tuấn (8 tuổi), Dương Vũ Hoàng (8 tuổi) và Dương Thị Khánh Vy (5 tuổi) cùng ngụ tại thôn 1, xã Lộc Phú rủ nhau ra hồ thủy lợi trong xã vui chơi như một số lần khác. Khi thấy chiếc xuồng câu cá của người dân địa phương để không ai trông coi, 2 em Tuấn và Vy leo lên chèo xuồng ra hồ chơi, còn cháu Hoàng đứng trên bờ. Thời điểm này không có người lớn tại khu vực quanh bờ hồ nên không ai nhắc nhở. Sau khi chèo xuồng ra hồ cách bờ khoảng 10 m thì không may chiếc xuồng nhỏ bị lật úp làm 2 em Tuấn và Vy rơi xuống hồ và bị đuối nước nhanh chóng. Riêng em Hoàng đứng trên bờ nhìn thấy 2 bạn bị đuối nước nhưng vì sợ nên đã

bỏ chạy về nhà chứ không gọi người cứu giúp.

Trước đó, chỉ trong 2 tháng cuối năm 2016, tại địa bàn xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương và xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm cũng đã xảy ra hai vụ đuối nước thương tâm làm 6 em học sinh độ tuổi từ 10 tới 12 tử vong. Và tháng 1/2017, tại Tổ dân phố 5 (phường Lộc Tiến), TP Bảo Lộc, một học sinh nữ cũng bị trượt chân rơi xuống hồ nước tưới cà phê trong vườn tử vong khi đi chơi cùng các bạn trong lớp.

Tăng cường các giải phápTheo Sở Giáo dục và Đào

tạo tỉnh Lâm Đồng, thực hiện Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 5/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020, năm 2017 UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình bơi an toàn,

phòng, chống đuối nước cho trẻ em giai đoạn 2017 - 2020.

Theo kế hoạch, việc tổ chức các hoạt động bơi và phát triển phong trào tập luyện bơi cho trẻ em; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng và năng lực chuyên môn của đội ngũ huấn luyện viên, hướng dẫn viên về công tác phòng chống tai nạn đuối nước trẻ em, góp phần giảm đến mức thấp nhất tai nạn đuối nước có thể xảy ra, nâng cao thể lực và tầm vóc cho thanh thiếu nhi. Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

Phòng Pháp chế Học sinh -

sinh viên, Sở Giáo dục và Đào tạo thông tin về các giải pháp thường xuyên, bên cạnh các hoạt động nhằm đảm bảo học sinh giải trí lành mạnh trong những ngày hè, hằng năm ngành giáo dục tỉnh luôn tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa đuối nước, ban hành các văn bản liên quan tới nhà trường, cũng như các cấp chính quyền và gia đình các em học sinh. Trong đó có chương trình bơi an toàn, xây dựng thí điểm mô hình học sinh toàn trường biết bơi và nhân rộng mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em mở rộng trên địa bàn tỉnh trên cơ sở phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay do các ban, ngành liên quan mới chỉ dừng lại ở mặt chủ trương khuyến khích nhà trường đầu tư hồ bơi trong trường học theo hướng xã hội hóa. Còn trên thực tế, hiện chỉ một số trường hiếm hoi có hồ bơi và đưa môn bơi lội vào môn thể dục tự chọn như: Trường THPT Lộc Phát (TP Bảo Lộc), Trường Phổ thông DTNT Bảo Lâm… và rải rác trên địa bàn tỉnh có một số hồ bơi tư nhân đáp ứng một phần nhu cầu thể thao, giải trí của học sinh trong mùa hè nắng nóng.

Về giải pháp lâu dài, Sở Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng phương án chi tiết tham mưu cho UBND tỉnh về việc xây dựng hồ bơi trong trường học. Tăng cường vận động xã hội hóa thông qua các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng bể bơi, hồ bơi tại các xã, phường, thị trấn, trường học để tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh được học bơi và tập luyện bơi. Khi có cơ sở vật chất tương đối, Sở sẽ xem xét đề xuất đưa chính thức môn bơi lội vào môn học tự chọn của học sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, qua trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết việc xã hội hóa xây dựng bể bơi trong và gần khu vực trường học hiện nay còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc triển khai trên thực tế còn khá chậm so với kỳ vọng.

Bể bơi được xây dựng trong trường học vẫn là mơ ước của rất nhiều em học sinh. Ảnh: C.Thành

Page 11: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201707/24832_BLD_ngay_8.7.2017.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG

11 THỨ BẢY 8 - 7 - 2017CUỐI TUẦN

DỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

NHÌN RA BỐN PHƯƠNG

N. LINH - N. NGÀ

Địa đạo trong lòng cát Xã Tam Thăng (thành phố Tam Kỳ, tỉnh

Quảng Nam) xưa có tên là xã Kỳ Anh. Nơi đây cách trung tâm thành phố Tam Kỳ khoảng 7 km về hướng Đông Bắc, gần quốc lộ 1A. Những năm 1964-1975 quân dân xã Kỳ Anh đã chiến đấu như một thành đồng lũy thép khiến kẻ thù “bạt vía kinh hồn” góp phần đấu tranh thắng lợi giải phóng miền Nam, là mốc son chói lọi trang sử vàng Quảng Nam.

Ông Huỳnh Kim Ta - Trưởng thôn Thạch Tân, một trong những người thuyết minh ở di tích Kỳ Anh, nói: Năm 1965, địch tổ chức hành quân càn quét dữ dội, Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh thực hiện phương châm “một tấc không đi, một li không rời”, quyết “bám đất, bám làng”. Nhưng là một xã vùng cát, địa hình địa vật bất lợi cho việc tác chiến, ẩn nấp lâu dài, không còn cách nào khác là phải đào hầm bí mật, đào địa đạo làm nơi ẩn quân, giấu quân, chuẩn bị vũ khí đánh địch.

Những đêm dài từ tháng 5/1965 đến năm 1967, già trẻ, gái trai ở Kỳ Anh dùng cuốc, thuổng… miệt mài đào địa đạo. Nơi đây người dân không chỉ đổ mồ hôi mà đổ cả máu để xây dựng nên địa đạo dài khoảng 32 km, rộng từ 0,5 đến 0,8 m, cao khoảng 0,8-1 m. Dưới tầng đất cát trắng, là những lớp đá ong nên địa đạo là hình dạng ô bàn cờ, quanh co uốn khúc nhiều ngõ ngách, chạy dài men theo các lùm cây, nhiều đoạn được đào xuyên qua nền nhà, giếng nước, gian bếp trải khắp thôn xóm. Địa đạo có hầm cứu thương, hầm tác chiến, hầm chỉ huy, hầm lương thực, thực phẩm,… với sức chứa 1.500 người dưới lòng đất.

Kỳ tích Kỳ AnhĐịa đạo Kỳ Anh là nơi tổ chức sơ cấp

cứu thương binh, nơi tiếp tế lương thực cho lực lượng vũ trang quân khu, Tỉnh đội Quảng Nam góp phần lập chiến công hiển hách oai hùng.

Ở thôn Thạch Tân giờ đây vẫn còn ngôi đình cổ. Trên cột đình vẫn còn nhiều vết tích dây xích đau thương thuở nào. Bởi ngày ấy dưới nền đình là căn hầm khá rộng, thông với địa đạo làm nơi sơ cứu

Địa đạo của lòng dânQuảng Nam không chỉ có phố cổ trầm lắng, làng rau Trà Quế ngào ngạt hương đưa, vườn dừa Bảy Mẫu mênh mang sóng nước... là những điểm thu hút du khách mà còn có Khu di tích lịch sử cách mạng Địa đạo Kỳ Anh - dấu ấn lịch sử của thời kỳ đấu tranh chống Mỹ cứu nước đã trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng trên bản đồ du lịch của vùng đất Quảng.

thương bệnh binh, tích lương thực, thực phẩm của các xã phía huyện Thăng Bình và các xã vùng đông Tam Kỳ chuyển về trước khi chuyển lên cho vùng tây và bắc Tam Kỳ. Địch đã dùng dây xích quấn vào cột đình nhằm kéo đổ. Song trước sự uy nghiêm của ngôi đình và tình quân dân đồng lòng chiến đấu nên trải qua bao cuộc bể dâu ngôi đình vẫn sừng sững uy nghiêm đứng đó.

Bên cạnh đó, địa đạo dưới nền nhà dân

cũng là một trong những nơi góp phần to lớn trong công cuộc giải phóng quê hương. Dưới nền nhà ông Phạm Sỹ Thuyết (thôn Vĩnh Bình) là căn hầm bí mật có nhiều ngách đi vào địa đạo ăn thông với giếng nước và thoát ra mương dẫn nước sông Đầm. Hệ thống địa đạo khu vực này ngoài hầm bí mật còn có hầm công khai với địa đạo nên thường được sử dụng đánh địch trực tiếp mỗi khi chúng càn quét, nếu chẳng may bị địch phát hiện thì thoát vào

địa đạo. Người dân nơi này vẫn nhớ như in những chiến thắng vẻ vang ở miệng hầm. Như chuyện ở miệng hầm công khai sau vườn nhà mẹ Thân vào năm 1967, đơn vị du kích Vĩnh Bình đã đánh và tiêu diệt Bộ chỉ huy một đại đội Cộng hòa và một đại đội tiêm kích. Hay như tại giếng ông Kỳ - nơi lấy nước dùng cho sinh hoạt của bà con đã biến thành miệng hầm địa đạo ăn thông với kênh mương gần đấy, tiện việc cảnh giới và ẩn nấp. Thông qua giếng ông Kỳ nhân dân đã kịp thời báo hiệu cho lực lượng ta ở dưới hầm biết được tình hình diễn biến của địch…

Ngoài ra, quanh làng bà con trồng tre dày đặc kết hợp hệ thống kênh mương dẫn nước, tạo thành trận địa làng chiến đấu khá kín cho việc ẩn nấp và đánh địch của quân dân Kỳ Anh. Địa đạo Kỳ Anh và những người dân vùng cát đã góp phần làm nên những chiến thắng oanh liệt. Những con số như phần nào chứng minh cho kỳ tích ở Kỳ Anh: Chỉ riêng thôn Thạch Tân của Tam Thăng ngày đó đã có hơn 90% người dân tham gia cách mạng, có 200 liệt sĩ, 18 bà mẹ Việt Nam anh hùng… Trong 10 năm, quân dân Kỳ Anh đã đánh địch 1.052 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 3.751 tên, diệt gọn 5 trung đội dân vệ và biệt lập, một đại đội tiêm kích, 1 trung đội Mỹ, đánh thiệt hại nặng 6 trung đội dân vệ, 3 đại đội, 3 tiểu đoàn Cộng hòa, bắn cháy 3 máy bay, 15 xe quân sự, thu 500 súng các loại.

Năm 1994, xã Tam Thăng tự hào được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1997, địa đạo Kỳ Anh được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nơi đây ngày càng nhận được sự quan tâm, chú ý của khách tham quan trong và ngoài nước. Được biết, tỉnh Quảng Nam cũng đã phê duyệt quy hoạch phân khu và ban hành quy định quản lý, xây dựng khu vực này với tổng nhu cầu vốn lên đến gần 4.000 tỷ đồng với tổng diện tích bảo tồn hơn 427 ha.

Ông Huỳnh Kim Ta khẳng định: Địa đạo Kỳ Anh là một trong những biểu tượng tiêu biểu của thế trận chiến tranh nhân dân. Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử chính là sự giữ gìn và trân trọng lịch sử hào hùng của cha ông một thời “đánh Mỹ và thắng Mỹ”. Đồng thời là nơi giáo dục truyền thống cách mạng bằng những giá trị lịch sử, hiện vật nguyên bản tạo nên niềm tự hào về những truyền thống cách mạng cha ông để lại”.

Những lối đi nhỏ hẹp bên

trong địa đạo. Ảnh N. Linh

Một quan chức cấp cao của Palestine ngày 4/7 đã hoan nghênh sự ủng hộ Liên hợp quốc đối với đề xuất của nước này và Jordan đưa “Thành phố cổ Jerusalem và bức tường thành bao quanh’’ vào danh sách Di sản thế giới.

Trước đó cùng ngày, Palestine và Vương quốc Jordan đã đề xuất “Thành phố cổ Jerusalem và bức tường thành bao quanh” lên Ủy ban Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), đang nhóm họp tại Krakow, Ba Lan.

Israel lên tiếng phản đối nghị quyết của UNESCO về Jerusalem.

Hồ sơ này đã được thông qua tại kỳ họp lần thứ 41 của Ủy ban, trong đó 10

UNESCO ủng hộ đưa thành phố cổ Jerusalem vào danh sách di sản

quốc gia thành viên của UNESCO đã biểu quyết ủng hộ, ba nước phản đối và tám

nước ghi nhận. Bộ trưởng Du lịch và Di tích của Chính

quyền Dân tộc Palestine (PNA) Rula Ma’ay’aa cho biết UNESCO đã khẳng định “Quyền hợp pháp của Palestine tại khu vực phía Đông Jerusalem, thủ đô của nhà nước Palestine.”.

Theo bà Rula Ma’ay’aa, quyết định của UNESCO là thông điệp rõ ràng gửi tới cộng đồng quốc tế về việc không thừa nhận sự chiếm đóng của Israel tại phía Đông Jerusalem và những biện pháp mà nước này đang thực thi tại thành phố Judaize”.

Cho đến nay, UNESCO đã thông qua 19 quyết định liên quan đến vấn đề Jerusalem và tất cả đều thừa nhận giá trị lịch sử tại Jerusalem trước thời điểm Israel chiếm đóng vào năm 1967.

Nguồn: israelnationalnews.com

Lối vào Khu di tích địa đạo Kỳ Anh. Ảnh N. Linh

Page 12: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201707/24832_BLD_ngay_8.7.2017.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG

12 THỨ BẢY 8 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Bắt mồi. Ảnh: Trần Nhật Tiên

GIA KHÁNH

Tiền thưởng tăng vọtSau mùa sân đất nện với tiêu

điểm là Roland Garros - giải Pháp mở rộng, quần vợt thế giới lại tiếp tục sôi động với mùa giải trên sân cỏ và đích hướng đến lần này chính là Wimbledon - giải Grand Slam lớn thứ ba trong năm, đang diễn ra đầy hấp dẫn tại nước Anh.

Đây là lần thứ 131 giải được tổ chức tại nước Anh và là lần thứ 50 trong kỷ nguyên mở rộng của giải đấu truyền thống này. Wimbledon hay các giải Grand Slam khác luôn là một phần quan trọng cho các tay vợt trong chuỗi đấu “ATP World Tour” và “WTA Tour” gồm các trận đấu tính điểm trên khắp thế giới do Hiệp hội Quần vợt Nhà nghề (ATP - Association of Tennis Professionals) tổ chức cho nam và Hiệp hội quần vợt nữ (WTA - Women’s Tennis Association) tổ chức cho nữ dưới sự điều hành chung của Hiệp hội Quần vợt Thế giới (ITF- International Tennis Federation). Nhờ việc tham dự cũng như kết quả từ các giải đấu này các tay vợt sẽ được xếp hạng thông qua điểm số mình đạt được và các nhà tổ chức có thể phân loại hạt giống cho các giải đấu mà họ tham dự.

Tuy nhiên, Wimbledon năm nay có điểm khác biệt là xếp hạng hạt giống không căn cứ vào thứ hạng ATP mà dựa vào thành tích trên mặt sân cỏ của các tay vợt trong 2 mùa giải gần đây. Như thông lệ, sẽ có các nội dung gồm đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ phối hợp, ngoài ra còn có giải cho thanh thiếu niên dưới 18 tuổi

Kéo dài từ ngày 3/7 đến 16/7, Wimbledon, giải Grand Slam lớn thứ ba trong năm của làng quần vợt thế giới diễn ra tại Anh đang đến hồi hấp dẫn.

(U18, cũng có đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ) và giải cho người khuyết tật thi đấu trên xe lăn.

Để tạo thêm sức nóng cho giải, Wimbledon năm nay tiếp tục tăng thêm tiền thưởng cho VĐV. Từ 28,1 triệu bảng tiền tổng giải thưởng của mùa năm ngoái, năm nay tiền thưởng của Wimbledon đã tăng lên đến 31,6 triệu bảng Anh, tính ra tiền Mỹ chừng khoảng… 50 triệu USD.

Trong giải năm nay, các tay vợt đấu đơn, cả đơn nam và đơn nữ chỉ cần có tên và xuất hiện ở vòng đấu loại đầu tiên là có ngay số tiền dự giải trên 4 nghìn bảng Anh (khoảng gần 130 triệu đồng Việt Nam), càng vào sâu tiền dự giải càng nhiều. Vượt qua vòng đấu loại thứ 3 là mỗi tay vợt có 17,5 nghìn bảng, vào vòng 128 được 35 nghìn bảng, vòng 64 được 57 nghìn bảng, đến vòng 32 được 90 nghìn bảng, vòng 16 được 147 nghìn bảng. Khi vào đến tứ kết VĐV được nhận 275 nghìn bảng; bán kết nhận được 550 nghìn bảng. Trận chung kết đơn nam lẫn đơn nữ người thắng trận vô địch ngoài chiếc cúp còn nhận được tấm hóa đơn 2,2 triệu bảng, kẻ thua cũng được “an ủi” với chiếc đĩa bạc cùng tấm hóa đơn chỉ có… 1,1 triệu bảng.

Trong khi đó, các nội dung khác giải thưởng cũng tăng nhưng có thấp hơn so với danh hiệu đơn nam và đơn nữ. Cụ thể, danh hiệu vô địch đôi có giá trị giải thưởng 400 nghìn bảng; riêng vô địch đôi nam nữ phối hợp chỉ có 100 nghìn bảng; còn vô địch đơn người khuyết tật trên xe lăn nhận được 30 nghìn bảng, vô

địch đôi xe lăn giảm một nửa, chỉ còn 15 nghìn bảng.

Cần lưu ý rằng giá vé vào cửa xem trực tiếp các trận đấu Wimbledon chẳng hề rẻ chút nào. Muốn xem các trận đơn nam vòng 1 cũng phải bỏ ra gần 600 bảng Anh (khoảng 18 triệu đồng Việt Nam) cho một chỗ ngồi; các trận đơn nữ thấp hơn đôi chút; càng vào sâu giá vé càng tăng. Để xem được trận chung kết đơn nam giá vé cho mỗi ghế từ trên 1.600 bảng đến trên 3.000 bảng (48 đến trên 90 triệu đồng Việt Nam) tùy theo vị trí chỗ ngồi.

Nhưng nếu người xem trực tiếp đến đây nếu thấy vé đắt quá thì có thể ngồi thư giãn ở các bãi cỏ quanh sân đấu (khu vực dành cho khán giả) và thưởng thức trận đấu qua màn hình lớn.

Chờ đợi điều bất ngờRoland Garros 2017 Pháp vừa

qua là một giải đấu chứa đựng

Wimbledon đến hồi hấp dẫn

nhiều bất ngờ. Trong khi “Vua sân đất nện” Rafael Nadal dễ dàng bỏ túi danh hiệu vô địch nam lần thứ 10 tại giải đấu này thì sự bất ngờ lại đến từ danh hiệu vô địch đơn nữ của cô gái 20 tuổi người Latvia: Jelena Ostapenko. Với Wimbledon lần này, liệu có sự bất ngờ thú vị như vậy xảy ra?

Trong nội dung đơn nam, đương kim vô địch giải đấu Andy Muray, hạt giống số 1 của giải được dự đoán sẽ phải rất vất vả để bảo vệ danh hiệu của mình trong mùa giải năm nay. Từ đầu năm đến nay, tay vợt này thi đấu khá thất thường, mới chỉ giành được duy nhất 1 danh hiệu tại Dubai trong tháng 1. Trong khi đó, ngay phía sau của tay vợt này là 3 thành viên của nhóm “bộ tứ” (Big Four), gồm Novak Djokovic ( hạt giống số 2), Roger Federer (hạt giống số 3), Rafael Nadal (hạt giống số 4) luôn lăm le lật đổ ngôi vị của Muray. Chỉ một điều đáng tiếc là tay vợt

Stan Wawrinka hạt giống số 5 với cú trái tay cực hay lại bị loại ngay từ vòng đầu.

Trong nội dung đơn nữ, trong khi đương kim vô địch Serena Williams mang bầu chờ sinh con thì danh hiệu vô địch năm nay dự đoán nhiều khả năng sẽ vào tay của 3 tay vợt mạnh đang xếp đầu giải gồm Angelique Kerber (hạt giống số 1), Simona Halep (hạt giống số 2) và Karolina Pliskova (hạt giống số 3). Quần vợt đỉnh cao cho đến nay thường mang tính ổn định rất cao, các tay vợt càng mạnh càng tiến sâu vào giải, trừ trường hợp phải cực kỳ xuất sắc để đánh bại các tay vợt xếp hạng trên mình nhiều lần. Tuy nhiên, đông đảo người xem vẫn mong có sự bất ngờ thú vị tại giải, xuất hiện một khuôn mặt mới như kiểu tay vợt 20 tuổi Jelena Ostapenko người Latvia đã làm được tại Roland Garros vừa qua.

Cần biết rằng thi đấu trên sân cỏ hoàn toàn khác với thi đấu trên sân cứng hoặc sân đất nện. Bóng trên sân cỏ thường nhanh, nảy không đều, chơi trên mặt sân này cần có những kỹ thuật riêng của nó. Thông thường, các tay vợt ở đẳng cấp quốc tế thường chơi được tất cả các mặt sân, nhưng có những người rất mạnh về một loại mặt sân nào đó, kiểu như Nadal với sân đất nện chẳng hạn. Kiểu mặt sân cỏ này khá phù hợp với những tay vợt di chuyển nhanh, có lối đánh kỹ thuật, mạnh, chìm, biến hóa kiểu như “tàu tốc hành” Roger Federer đã làm. Đã từng vô địch tại đây 7 lần, liệu Federer có thêm lần đăng quang trong năm nay khi đã 36 tuổi?

Một trận đấu tại Wimbledon. Ảnh: V.Trọng

Góc ảnh đẹpViệt Nam tham dự SEA Games 29 với kỷ lục gần 700 thành viên

Ngày 3/7, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã ký quyết định thành lập Đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) tham dự SEA Games 29 với 693 thành viên bao gồm 1 trưởng đoàn, 10 phó đoàn.

Theo đó, trong 693 thành viên, ông Trần Đức Phấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT- giữ cương vị Trưởng đoàn. Ngoài ra, đoàn TTVN còn có 10 phó đoàn, 18 cán bộ, 22 bác sĩ, 32 lãnh đội, 28 chuyên gia và 106 HLV. Lực lượng thi đấu có 476 VĐV với 264 nam và 212 nữ tranh tài ở 32 môn gồm bơi lội, điền kinh, bắn súng, bóng đá…

Trong đó, môn bóng đá nam sẽ có 30 thành viên tham dự, bóng đá nữ có 28 thành viên, futsal nam có 21 thành viên, futsal nữ có 20 thành viên. Trước ngày lên

đường sang Malaysia, danh sách cụ thể sẽ được các HLV trưởng các ĐTQG chốt lại, phòng trừ các trường hợp chấn thương.

Mục tiêu đoàn TTVN sẽ đạt từ 49-59 HCV, đứng trong Top 3 đại hội. Ở SEA Games 28, Việt Nam đã giành được 73 HCV, xếp thứ 3 chung cuộc.

Ở SEA Games 28, đoàn TTVN chỉ có 365 VĐV nhưng năm nay tăng lên đến 476 chủ yếu do có thêm các môn tập thể như futsal, bóng đá nữ, bóng rổ. Đây là kỳ SEA Games mà đoàn TTVN có số lượng phó đoàn và số lượng thành viên đông kỷ lục, trong đó rất đáng mừng là lần đầu tiên, số lượng bác sĩ lên đến 22 người.

Đoàn TTVN dự SEA Games 29 tại Malaysia từ ngày 11/8 đến 1/9.

Theo Laodong.com.vn