157
DAC NHAN Tam Giao Tiếp Với Người Mà Bạn Không Thích Đăng bởi editor ngày 08 March, 2012 Tất cả chúng ta đã từng ở trong tình huống tương tự. Cố gắng giao tiếp với những người mà chúng ta không thích nhưng chúng ta biết là cần phải trao đổi với họ. Chúng ta có xu hướng căng thẳng khi nghĩ đến việc thấy hay gặp họ huống chi nói chuyện với họ. Và tất cả chúng ta đều biết cái giá phải trả cho sự căng thẳng ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần hay thể chất như thế nào. Bao nhiêu thời gian quý báu đã bị lãng phí để lo lắng về những cuộc gặp như thế? John Howard, một chuyên gia tư vấn bảo hiểm, nói với tôi rằng ông ấy cảm thấy bị choáng ngợp bởi những tình huống kiểu này ở nơi làm việc. Ông đã nghĩ về người đó và cuộc gặp sắp tới cả buổi tối, và có khi cả đêm. Ông lo nghĩ về ánh nhìn, những điều người đó sẽ nói và buổi gặp sẽ thế nào. Ông không thể tập trung vào lịch trình công việc, chỉ dồn vào việc nghĩ đến người đó và tính cách của họ “ Từ khi tôi phát hiện ra chúng tôi sẽ tham gia trong cùng một cuộc họp, tâm trí tôi chỉ tập trung vào điều đó và không còn gì khác. Tôi trở nên thật sự tiều tụy.” Tuy nhiên, bạn không nên như vậy. Bạn không cần thích tất cả những người bạn tiếp xúc, nhưng bạn có thể làm cho mối quan

Dac nhan tam

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dac nhan tam

DAC NHAN Tam

Giao Tiếp Với Người Mà Bạn Không Thích

Đăng bởi editor ngày 08 March, 2012

Tất cả chúng ta đã từng ở trong tình huống tương tự. Cố gắng giao tiếp với những người mà chúng ta không thích nhưng chúng ta biết là cần phải trao đổi với họ. Chúng ta có xu hướng căng thẳng khi nghĩ đến việc thấy hay gặp họ huống chi nói chuyện với họ. Và tất cả chúng ta đều biết cái giá phải trả cho sự căng thẳng ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần hay thể chất như thế nào. Bao nhiêu thời gian quý báu đã bị lãng phí để lo lắng về những cuộc gặp như thế?

John Howard, một chuyên gia tư vấn bảo hiểm, nói với tôi rằng ông ấy cảm thấy bị choáng ngợp bởi những tình huống kiểu này ở nơi làm việc. Ông đã nghĩ về người đó và cuộc gặp sắp tới cả buổi tối, và có khi cả đêm. Ông lo nghĩ về ánh nhìn, những điều người đó sẽ nói và buổi gặp sẽ thế nào. Ông không thể tập trung vào lịch trình công việc, chỉ dồn vào việc nghĩ đến người đó và tính cách của họ “ Từ khi tôi phát hiện ra chúng tôi sẽ tham gia trong cùng một cuộc họp, tâm trí tôi chỉ tập trung vào điều đó và không còn gì khác. Tôi trở nên thật sự tiều tụy.”

Tuy nhiên, bạn không nên như vậy. Bạn không cần thích tất cả những người bạn tiếp xúc, nhưng bạn có thể làm cho mối quan hệ trở nên dễ dàng hơn cho chính mình bằng cách tuân thủ một vài thủ thuật giao tiếp chủ yếu sau đây:

1. Bắt đầu một cách thân thiện. “Tôi chưa bao nhờ nhận ra rằng ngôn ngữ cơ thể của mình đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ như thế cho đến khi tôi quyết tâm nở nụ cười với đồng nghiệp và hỏi cô ấy những câu hỏi không liên quan đến công việc, chẳng hạn như, gia đình cô ấy đang sống thế nào, hay cô ấy nghĩ gì về nhà hàng nơi cô ấy ở”, Howard nhớ lại. “Trước đây, tôi vào phòng, ngồi xa cô ấy đến mức có thể, khoanh tay lại và chờ cuộc chiến bùng phát”.

2. Thể hiện sự tôn trọng ý kiến của người khác. Đừng bao giờ nói với một người rằng họ sai rồi. Điều này có thể đặc biệt khó khăn, nhất là nếu người đó là người cố chấp hoặc không hiểu biết. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng sẽ không mất

Page 2: Dac nhan tam

quá nhiều thời gian để một người khó tính trở nên dễ chịu hơn khi người đó thực sự lắng nghe. Đó chính là điều đã xảy ra với Howard. “Tôi ngưng sử dụng hoàn toàn những ngôn ngữ cấm kị”, John kể. “Tôi ý thức rằng không bao giờ nên dùng từ không, sai rồi hay không được khi tôi họp với cô ấy. Thay vì vậy, tôi bỏ đi sự lo lắng, trở lại với công việc của nhóm và đồng nghiệp, ý tôi là “Thật thú vị, tại sao bạn lại cảm thấy như vậy?” Khi cô ấy bắt đầu tự mình giải thích cho cả đội, tôi phát hiện ra rằng cô ấy đã sớm suy nghĩ thấu đáo vấn đề trước khi nhận xét.”

3. Thử nhìn từ quan điểm của người khác một cách trung thực. Một lần nữa, đây lại là một thử thách vì bạn đoan chắc người kia có lối tư duy hoàn toàn mới lạ. Tuy nhiên, sau một ít lần, bạn có thể bắt đầu giúp người ta thấy được sự hồ nghi có lợi thế nào, bắt đầu hiểu tại sao họ cảm thấy như vậy. “Cuối cùng tôi đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp”, Howard nói. “Có thể trước đây cô ấy đã từng bị đuổi việc, do đó cô ấy nghĩ rằng cô ấy không thể chấp nhận sự thất bại một lần nữa tại đây. Tôi nghĩ cố ấy đang cố gắng thể hiện những giá trị của mình và những điều cô ấy biết. Tôi đã sử dụng những từ đó chẳng khác nào một sự xúc phạm, chỉ là cô ấy đang tâng bốc bản thân thôi.”

4. Đưa ra lời đánh giá trung thực và chân thành. Hãy nhớ những gì bà của bạn luôn nói: “Nếu cháu không thể nói điều gì đó tốt đẹp thì đừng nói gì cả”. Lời khuyên có vẻ kỳ quặc, nhưng hiệu quả, đặc biệt khi bạn đang xung đột với ai đó. “Khi tôi nhận ra rằng cô ấy chỉ muốn cảm thấy mình đang đóng góp, tôi sẽ dễ dàng bỏ qua”, Schulz hồi tưởng lại. “Tôi nhận thấy rằng để cô ấy “thắng” ở một vài quan điểm không làm giảm đi sự quý trọng của mọi người dành cho tôi trong công ty, thậm chí nó giùp thúc đẩy dự án hoàn thành nhanh hơn.”

Tất nhiên, vẫn có những lúc căng thẳng, nhưng Howard và các đồng nghiệp đã chế ngự được chúng như các chuyên gia, thay vì để cảm xúc lấn át. Bạn có thể dùng chiến thuật tương tự cho mối quan hệ không tốt của bạn.

Dale Carnegie Vietnam

Khi Đồng Nghiệp “Choảng” Nhau Trên Facebook

Đăng bởi editor ngày 24 February, 2012

Page 3: Dac nhan tam

Facebook tuy mang tính “xã hội” nhưng cũng dễ khiến một số người “xa” nhauẢnh: Guardian

(TNO) Hậm hực vì anh bạn đồng nghiệp đột nhiên được thăng chức, anh Q.B (nhân viên một công ty truyền thông) viết lên tường Facebook cá nhân của mình: “Chó ngáp phải ruồi” mà quên mất rằng nhiều người trong công ty cũng là thành viên của mạng xã hội này.

Đưa nhau lên Facebook… kể tội

Trút hết bực dọc vào mạng xã hội, kể tội đồng nghiệp trên mạng xã hội, than thở chuyện công ty cũng trên mạng xã hội nhưng nhiều người đã quên mất tính năng “xã hội” của công cụ này.

Trường hợp của anh Quang B., sau khi đưa lên mạng câu “chửi khéo” này đã gặp ngay một câu đáp trả không kém phần cay cú của anh bạn đồng nghiệp vừa được thăng chức. Thế là cả hai không ngừng lời qua tiếng lại, biến Facebook thành “chiến trường”.

Kết quả là cả cơ quan ai cũng biết chuyện bất hòa giữa họ. Người thì hùa theo, kích động trên Facebook. Người ngấm ngầm theo dõi diễn biến của cuộc tranh cãi này và biến nó thành đề tài để “tám” mỗi ngày.

Riêng hai nhân vật chính thì dù chưa từng lớn tiếng cãi vã nhau nhưng sau sự việc này thì không ai nhìn mặt ai nữa.

Chị K.H. (nhân viên một công ty vật liệu xây dựng) cho biết: “Thường những bức xúc về đồng nghiệp nếu nói thẳng với nhau lại ngại căng thẳng ở nơi làm và nếu để việc đến tai sếp thì rắc rối to. Bởi vậy, có chuyện gì bực dọc, tôi lại “xả” trên Facebook một cách khéo léo theo kiểu người trong cuộc có biết cũng không nói được”.

Page 4: Dac nhan tam

Cũng vì cách nói ám chỉ này, không khí nơi làm của chị K.H. chẳng những không bớt phần căng thẳng mà còn khiến quan hệ giữa chị H. với đồng nghiệp trở thành một cuộc chiến ngầm vì ai cũng hậm hực mà chẳng thể mặt đối mặt giải tỏa cùng nhau.

Trong khi đó, thường xuyên mang những thông tin theo kiểu hôm nay công ty có chuyện gì, đồng nghiệp có gì mới lên Facebook lại là một thói quen của chị B.T. (nhân viên văn phòng).

Dù không soi mói, chỉ trích ai nhưng thói quen này vô tình khiến chị T. trở thành đối tượng bị… lánh xa vì ai cũng sợ mình xuất hiện trên Facebook của chị T. rồi trở thành đề tài bàn tán của mọi người.

Sếp cũng lên Facebook

Nhiều người cho rằng các sếp bận rộn, làm sao có thời gian lên Facebook nhưng họ… nhầm to.

Bạn T.Linh (sinh viên ĐH Ngoại thương) chia sẻ kinh nghiệm “xương máu” của mình. Là một “tín đồ” của mạng xã hội, Linh thường hay chia sẻ những câu chuyện vui vui, những hình ảnh nghịch ngợm của mình với mọi người trên Facebook.

Cứ nghĩ những việc này chỉ nhằm gây cười cho bạn bè, chẳng ảnh hưởng gì hình ảnh của mình. Thế nhưng, trong một lần đi phỏng vấn xin việc bán thời gian tại một công ty, Linh gặp ngay một vị trưởng phòng khá khó chịu.

“Cứ nghĩ biểu hiện của mình hôm đó chưa tốt mới khiến người ta không hài lòng, không ngờ cuối buổi mình được vị trưởng phòng đó nhắc là nếu xem thường cấp trên thì đừng có đến xin việc hay mang việc này ra bêu rếu trên Facebook”, Linh thuật lại.

Giật mình, Linh xem lại danh sách bạn bè trên Facebook của mình. Thì ra, Linh đã kết bạn với vị trưởng phòng này lúc nào không rõ. Trong khi trước ngày đi phỏng vấn, Linh lại đưa bức ảnh mình diện trang phục đi xin việc kèm theo câu nói đùa là sẽ dùng nó để … chinh phục sếp.

Nguồn: Tuổi Trẻ

Thực chất, mạng xã hội có nhiều tính năng tốt mà bản thân người dùng chưa khai thác hết. Làm sao để tận dụng tính chất “xã hội” ấy để biến những cuộc trò chuyện trở thành những cơ hội kinh doanh cũng như xây dựng thêm nhiều mối quan hệ? Hãy tìm câu trả lời tại buổi hội thảo được tài trợ của Dale Carnegie:

Hội Thảo: Đắc Nhân Tâm Trong Kỷ Nguyên Số

Thời gian – Địa điểm: ngày 23 tháng 3 năm 2012 tại Lầu 3 Khách sạn Sheraton, Quận 1, TP HCM.

Page 5: Dac nhan tam

Diễn giả: Bà Triana Newton, Phó chủ tịch Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Tổ chức Dale Carnegie & Associates.

Bạn Có Biết Cách Xử Lý Những Vấn Đề Do Khoảng Cách Thế Hệ Gây Ra?

Đăng bởi editor ngày 23 February, 2012

 

Nếu bạn nhìn xung quanh nơi làm việc của mình, bạn có thể quan sát thấy ngay được những người ở các độ tuổi khác nhau đại diện cho nhiều thế hệ. Họ có những giá trị khác nhau, những cách học hỏi và làm việc khác nhau. Và những sự khác biệt này sẽ có một tác động lớn lên cách những người lãnh đạo suy nghĩ và hành động.

Nếu không được xử lý một cách đúng đắn, khoảng cách thế hệ có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại nơi mà BẠN đang công tác.

Đôi khi những trục trặc xảy ra trong mối quan hệ giữa các đồng nghiệp là do khoảng cách hay những khác biệt thế hệ của họ. Mỗi thế hệ đã được hình thành bởi những tập hợp các kinh nghiệm khác nhau và kết quả là họ có những giá trị khác nhau. Thế hệ này có thể không hiểu tại sao những giá trị của thế hệ khác có thể quá khác biệt như vậy.

Cho dù bạn còn trẻ hay không, việc tìm hiểu đồng nghiệp của mình lúc nào cũng rất cần thiết. Tốt nhất là là trước hết, bạn nên tìm hiểu xem mình thuộc về thế hệ nào.

Veteran/Traditionalist (Cựu chiến binh / người sống lối truyền thống): Sinh trước năm 1945

Baby Boomer (Thế hệ Bùng Nổ Dân Số): Được sinh từ năm 1946 đến năm 1964 Generation X (Thế hệ X): Được sinh từ năm 1964 đến năm 1980 Generation Y (Thế hệ Y, Thế hệ Thiên Niên Kỷ): Được sinh sau năm 1980

Page 6: Dac nhan tam

Các khoảng cách không chỉ xuất hiện giữa thế hệ già và người trẻ – những người thuộc thế hệ X có thể nhận thấy việc những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ (Generation Y) kỳ vọng cao vào những việc làm ý nghĩa và khao khát làm việc gần với các lãnh đạo của một tổ chức là không thực tế. Và những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể nhầm lẫn thái độ bàng quang của thế hệ X đối với quyền lực như là sự thiếu tôn trọng đối với vai trò lãnh đạo mà những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ coi trọng.

Xóa bỏ khoảng cách

Hãy sử dụng những gợi ý sau đây để giúp bạn hoà đồng và có sự hợp tác tốt với các đồng nghiệp thuộc các thế hệ khác nhau:

Hãy tự nhận thức

Hãy suy nghĩ xem những người thuộc các thế hệ khác nhau sẽ nhìn về hành vi của bạn và để ý đến những niềm tin và giá trị của chính bạn như thế nào. Ví dụ, những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số đã phải làm việc hàng giờ khổ nhọc để vượt trội giữa số lượng người rất lớn trong lực lượng lao động thuộc thế hệ của họ. Những người thuộc thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể nghĩ rằng những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số không quan tâm đến cuộc sống ngoài công việc bởi vì họ đang tập trung vào hành vi bên ngoài của những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số mà không tìm hiểu những tác động nào đã tạo nên những hành vi đó.

Mặt khác, những người thuộc thế hệ X gia nhập lực lượng lao động trong lúc các tổ chức bị thu nhỏ và cơ cấu lại. Họ đã học được cách dựa vào bản thân và coi trọng cuộc sống của họ hơn công việc. Những người thuộc thế hệ Cựu Chiến Binh và thế hệ Bùng Nổ Dân Số đã giữ được công việc của họ trong quá trình tái cơ cấu kiểm soát tình hình bằng cách làm việc chăm chỉ hơn. Đối với họ, những người thuộc thế hệ X có vẻ quá nặng về “cuộc sống” trong cán cân giữa công việc – cuộc sống.

Có một cái đầu thoáng

Hãy thách thức các giả thuyết của bạn. Ví dụ, những người thuộc thế hế Cựu Chiến Binh luôn cảm thấy thoải mái trong những bộ đồ công sở nhưng lại có vẻ không thoải mái với công nghệ, khoa học kỹ thuật mang tính sáng tạo. Những người thuộc thế hệ X về sớm và nộp báo cáo từ nhà có thể không phải là để tham gia tiệc tùng thâu đêm mà là đang san sẻ việc chăm con với chồng/vợ mình.

Tập trung vào mục tiêu

Nếu tất cả mọi người trong đội ngũ đều lo làm phần việc của mình thì việc những người thuộc thế hệ Cựu Chiến Binh có làm việc tại bàn của họ trong giờ làm hay không, những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số có làm việc sau giờ làm hay không, những người thuộc thế hệ X có làm việc ở nhà vào ngày cuối tuần hay những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ có làm việc trên máy tính xách tay ở quán cà phê trong giờ làm hay không sẽ không còn quan trọng.

Page 7: Dac nhan tam

Trân trọng sự đa dạng

Hãy chấp nhận kinh nghiệm và quan điểm khác nhau của mỗi thế hệ. Thế hệ Cựu Chiến Binh và thế hệ Bùng Nổ Dân Số có kinh nghiệm qua nhiều năm trong lực lượng lao động – họ thực sự đã trải nghiệm tất cả những thăng trầm trong cuộc đời làm việc. Thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm của họ.

Những người thuộc thế hệ X đã phát triển được những kỹ năng để độc lập và tự định hướng. Những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ học được kỹ năng làm việc đồng đội của họ trong những công việc cộng đồng. Cả hai thế hệ đã trưởng thành, làm việc và sống với công nghệ: điện thoại di động có máy ảnh, máy nhắn tin, kết nối không dây từ máy tính xách tay với các mạng công ty. Những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ và thế hệ X sử dụng tất cả các công nghệ sẵn có mà không phải tốn nhiều công sức để làm việc vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Có vẻ thái độ thể hiện bên ngoài mang dáng vẻ như sự kiêu ngạo của tuổi trẻ lại chính là sự biểu hiện của năng lực và sự tự tin – Những người thuộc thế hệ Cựu chiến binh và Bùng Nổ Dân Số có thể hưởng lợi bằng việc nhận ra sự khác biệt này.

Hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau

Đồng nghiệp từ mỗi thế hệ có nhiều thứ để trao đổi và chia sẻ cho nhau. Ví dụ, những người thuộc thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể chia sẻ các kỹ năng công nghệ của họ với những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số và Cựu Chiến Binh. Các thế hệ lớn tuổi có thể cố vấn cho thế hệ trẻ nhiều hơn. Về những trải nghiệm sống và làm việc của mình, mỗi thế hệ đều có những điều hay đáng học hỏi:

Quan điểm về lòng trung thành của thế hệ Cựu Chiến Binh Sự cống hiến cho mục tiêu của thế hệ Bùng Nổ Dân Số Các kỹ năng đạt được sự cân bằng trong công việc – cuộc sống của thế hệ X Sự linh hoạt đa năng của thế hệ Thiên Niên Kỷ

Khám phá các mối quan tâm chung

Thể thao, sở thích, phim, chương trình truyền hình yêu thích, việc làm tình nguyện – Có rất nhiều mối quan tâm chung mà những người từ các thế hệ khác nhau có thể chia sẻ mà họ thường không nhận ra. Từ một cuộc nói chuyện ngắn trong quán cà phê có thể phát triển thành một cơ hội để nhìn nhận về một quan điểm khác biệt hoặc cơ hội để khám phá một kỹ năng mới.

Thế hệ Cựu Chiến Binh, thế hệ Bùng Nổ Dân Số, thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ đều mang đến sự đa dạng về kỹ năng, nhận định và kinh nghiệm cho môi trường làm việc. Khi các thế hệ nhận biết và tôn trọng các khác biệt của họ, họ sẽ luôn mở rộng cánh cửa để học hỏi lẫn nhau.

Nguồn: Hr-resources

Page 8: Dac nhan tam

 “Họ trẻ, họ thông minh và họ nóng tính. Họ có thể mang dép lê đến văn phòng và nghe nhạc từ iPods tại bàn làm việc. Họ muốn làm việc, nhưng lại không muốn công việc trở thành cuộc sống của chính họ.”

Đó là cách thời báo USA Today miêu tả Thế Hệ Thiên Niên Kỷ hay còn gọi là Thế Hệ Y (Generation Y). Nhưng liệu điều đó có chính xác không? Liệu bạn, với vai trò là những người đi trước và những người quản lý của họ, hiểu họ là ai, biết làm cách nào để tích hợp họ vào hệ thống của cả tổ chức một cách suôn sẻ và và phát huy tối đa những thế mạnh của họ?

Hãy tìm câu trả lời tại buổi hội thảo được tài trợ của Dale Carnegie:

Hội Thảo: Retaining and Developing Generation Y for Breakthrough Results (Gìn Giữ và Phát Triển Generation Y để Đạt Kết Quả Đột Phá)

Tổ chức vào: ngày 23 tháng 3 năm 2012 tại khách sạn Sheraton. Diễn giả đặc biệt: Bà Triana Newton, Phó Chủ Tịch Phụ Trách Khu Vực Châu Á

Thái Bình Dương của tổ chức Dale Carnegie & Associate…

Xây Dựng Các Mối Quan Hệ

Đăng bởi editor ngày 26 January, 2012

Mẹo 1:  Đánh giá cao và tôn trọng người khácNếu muốn thành công, bạn cần phải thừa nhận rằng mọi người đều quan trọng như nhau. Mối quan hệ của bạn với nhân viên và đồng nghiệp cũng là yếu tố chính để mọi người cùng hợp tác làm việc với nhau, nói đúng hơn, các mối quan hệ vững chắc là rất cần thiết. đặc biệt là khi bạn muốn công việc được trôi chảy.

Page 9: Dac nhan tam

Người ta làm nhiều hơn những việc mà bản mô tả công việc của họ nêu ra. Có những thứ bạn không thể tự rút kinh nghiệm nhưng lại có thể học hỏi được từ kinh nghiệm của người khác. Hãy bắt đầu phát huy những tiềm năng bằng cách sử dụng các nguyên tắc đối nhân xử thế sau:

1. Chân thành quan tâm tới người khác.2. Mỉm cười.3. Lắng nghe người khác. Khuyến khích người khác nói về họ.4. Nói về điều mà người khác quan tâm.5. Thành thật cho người khác thấy sự quan trọng của họ.

Mẹo 2: Xây dựng thuật đối nhân xử thế

Để xây dựng các kỹ năng quan hệ cộng đồng, bạn hãy cố gắng:

●      Nói về điều mà người khác quan tâm.

●      Đặc câu hỏi gợi ý thay vì đưa ra mệnh lệnh.

●      Lắng nghe người khác.

●      Khuyến khích người khác nói về họ.

●      Chân thành quan tâm tới người khác.

Mẹo 3: Hãy là một người biết lắng nghe

Kỹ năng nghe là một phần của việc xây dựng các mối quan hệ ở nơi làm việc. Sử dụng công thức LADDER dưới đây sẽ giúp bạn nhớ được cách để có thể cải thiện kỹ năng nghe của mình:

●      Look at the other person – Nhìn vào người đối diện.

●      Ask questions – Đặt câu hỏi.

●      Don’t interrupt – Không ngắt lời người khác.

●      Don’t change the subject – Không thay đổi chủ đề.

●      Express emotion with control – Kiểm soát cảm xúc.

●      Respond appropriately – Phản hồi một cách thích hợp.

Mẹo 4:  Tạo ấn tượng ban đầu thật tốt

Page 10: Dac nhan tam

Ấn tượng ban đầu thường khó phai. Mỗi khi bạn gặp một người lạ, họ chỉ cần mười giây để lên một danh sách tổng quát cho những ấn tượng, kỳ vọng, hoặc những giả thiết của họ về bạn. Hãy thử làm theo các mẹo sau đây để tạo được ấn tượng ban đầu thật tốt:

●      Tác phong tốt.

●      Ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề.

●      Tích cực giao tiếp.

●      Nhìn thẳng vào mắt đối phương.

●      Tự tin bắt tay.

Chín Bí Quyết Để Thoát Khỏi Sự E Dè Khi Xây Dựng Mạng Lưới

Đăng bởi editor ngày 15 December, 2011

Tác giả: Michael Crom

Phó chủ tịch điều hành, Tổ chức Dale Carnegie ®

Page 11: Dac nhan tam

Chào chuyên gia huấn luyện Dale Carnegie,

Sau nhiều năm xây dựng gia đình, tôi đang tìm cách quay trở lại với công việc kinh doanh. Tôi đã thử nộp hồ sơ ở nhiều nơi nhưng kết quả vẫn chưa khả quan lắm. Rất nhiều người bạn khuyên tôi tham dự các sự kiện xây dựng mạng lưới (networking).

Ý nghĩ về việc tham dự các sự kiện này khiến tôi hơi băn khoăn. Vậy đâu là cách tốt nhất để bắt đầu việc xây dựng mạng lưới?

Trả lời:

Chào bạn,

Việc xây dựng mạng lưới thoạt tiên luôn có vẻ là một nhiệm vụ phức tạp, nhưng thực ra lại không khó như bạn nghĩ.

Các sự kiện xây dựng mạng lưới luôn diễn ra, tạo thuận lợi cho các nhà kinh doanh chuyên nghiệp có thể tìm hiểu sự trợ giúp từ những người khác. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy có rất nhiều nhà kinh doanh có kinh nghiệm sẵn sàng giúp đỡ mình.

Nhiều người rất hào hứng khi có cơ hội được truyền đạt lại kiến thức và chỉ dẫn của họ. Hãy tìm một sự kiện xây dựng mạng lưới tại địa phương của bạn và làm theo các chỉ dẫn sau để tạo được ấn tượng tốt:

• Nắm ro thành phần tham dự. Nhờ vậy, bạn có thể tìm hiểu được một phần nào đó về công ty hoặc những người sẽ có mặt ở đó.

• Đến sớm. Đây là điều bắt buộc. Người ta sẽ chú ý đến bạn khi căn phòng vẫn chưa đông đúc và khi họ còn chưa cảm thấy mệt. Việc này cũng tạo cho bạn cảm giác thoải mái trong căn phòng và với không gian xung quanh.

• Ăn mặc phù hợp. Chuẩn bị trang phục như thể bạn đang đi dự phỏng vấn.

• Mang theo danh thiếp hoặc lý lịch. Đừng quên rằng những sự kiện kiểu này sẽ có rất nhiều doanh nhân tham dự.

Bạn nên chuẩn bị tối thiểu 100 danh thiếp hoặc lý lịch. Mới nghe thì có vẻ rất nhiều, nhưng thường thì người ta cũng lấy thêm vài bản cho các đồng nghiệp của họ.

• Chuẩn bị một bài giới thiệu về bản thân trong khoảng 30 giây. Đây là cách để bạn truyền tải kiến thức và chuyên môn của mình đến người khác. Một số người ví việc này giống như độ đi lên của thang máy. Hãy nói ngắn gọn và đi vào trọng tâm. Trong trường hợp này, nói càng ít thì càng tạo được ấn tượng tốt.

• Nhớ tên người khác và gọi tên người đó. Điều mà ai cũng thích nghe chính là tên của họ. Dù đây chỉ là một hành động đơn giản nhưng lại giúp bạn ghi được rất nhiều điểm.

Page 12: Dac nhan tam

• Tìm hiểu về những người khác trước khi bắt đầu nói về chính mình. Hãy luôn nhớ rằng bạn đến đó là để tìm hiểu về họ. Nhờ lắng nghe, bạn sẽ có được một hình dung khái quát về phương thức vận hành doanh nghiệp của họ và cả về nghề nghiệp tương lai của bạn nữa. Hãy nghĩ ra một vài câu hỏi và lắng nghe phản hồi của họ.

• Hãy tỏ ra thân thiện và mỉm cười. Việc này sẽ có ích cho bạn ngay cả khi bạn đang căng thẳng. Cứ thư giãn và cố tỏ ra càng thoải mái càng tốt. Nhờ vậy trông bạn sẽ tự tin hơn.

• Viết các lời nhắn cảm ơn đến những người bạn vừa gặp. Đây là một bước rất dễ dàng nhưng cực kỳ quan trọng mà bạn không thể bỏ qua.

Vì việc này sẽ giúp người khác nhớ đến bạn và giúp bạn để lại một ấn tượng lâu dài.

Làm thế nào để đóng góp xây dựng

Đăng bởi editor ngày 04 October, 2011

Tác giả: Michael Crom

Phó chủ tịch điều hành, Tổ chức Dale Carnegie ®

 

Kính gửi chuyên gia huấn luyện Carnegie,

Page 13: Dac nhan tam

Tôi là một quản lý mới và không giỏi trong việc giáp mặt với người khác. Tôi chưa từng có bất kỳ phản hồi nào cho nhân viên và đồng nghiệp. Tôi cần làm gì để góp ý xây dựng người khác một cách khéo léo?

Sawyer

 

Sawyer thân mến,

Góp ý xây dựng người khác là một phần của bất kỳ công việc quản lý nhân sự nào. Đôi khi điều này rất khó chịu nhưng nó sẽ giúp bạn và đồng nghiệp của bạn rất nhiều. Sau đây là vài điều nên nhớ khi bạn góp ý ai đó:

1.   Nắm bắt tất cả các dữ kiện - Trước khi bạn góp ý người khác, phải nắm bắt tất cả các sự kiện. Có thể có một cái gì đó đang xảy ra ảnh hưởng đến việc làm của người đó.

2. Kịp thời và kín đáo – Xử lý tình huống kịp thời và kín đáo. Điều này có thể đảm bảo rằng mọi việc sẽ không từ bé xé ra to.

3.   Thông cảm rồi sau đó nhận xét - Tiết lộ những sai lầm tương tự của riêng bạn và nói với họ những gì bạn muốn đạt được.

4. Kiểm soát mục đích của bạn - Hãy nhớ rằng đừng để việc đó trở nên riêng tư. Mục đích của bạn nên luôn luôn là giải quyết một vấn đề và nâng cao chất lượng công việc.

5.   Đưa ra lợi ích của sự thay đổi - Bằng việc đưa ra các lợi ích, bạn cung cấp bằng chứng để cho họ thấy công việc sẽ dễ dàng hơn hoặc mang lại nhiều lợi ích hơn cho công ty như thế nào.

6. Kết thúc với một giọng thân thiện – Hãy đảm bảo bạn kết thúc với một giọng thân thiện và đồng ý về việc làm thế nào để tiếp tục công việc.

Xây dựng niềm tin với đồng nghiệp

Đăng bởi editor ngày 06 September, 2011

Page 14: Dac nhan tam

Phó chủ tịch điều hành, Tổ chức Dale Carnegie.

 

Kính gửi chuyên gia huấn luyện,

Tôi vừa mới bắt đầu công việc tại một công ty mới. Tôi đã học được rất nhiều thứ trong suốt mấy tuần vừa qua và mọi người đều rất tốt trừ một đồng nghiệp làm chung với tôi. Người này đã từng làm việc cho công ty trong nhiều năm và biết khá nhiều thứ và những điều liên quan đến vị trí của tôi, đã rất nhiều lần chính tôi đã hỏi cô ấy những câu hỏi đơn giản nhưng cô ấy đã trả lời rằng “Tôi không biết”, ngay cả khi tôi biết rằng chắc chắn cô ấy biết thông tin đó.  Tôi biết rằng chúng tôi sẽ phải làm việc cùng với nhau trong nhiều dự án và nhiệm vụ. Làm thế nào cô ấy có thể mở lòng mình ra và chịu hợp tác cùng với tôi?

Nanette

Nanette thân mến,

Thật là tốt khi bạn đã chủ động tìm cách giải quyết trường hợp này. Có thể có 1000 lý do để đồng nghiệp của bạn không chịu hợp tác. Tuy nhiên, nhiều người nhìn những nhân viên mới với thái độ hoài nghi. Bởi vì bạn là nhân viên mới nên cái bạn cần gây dựng được sự tin tưởng của cô ấy. Sau đây là những gợi ý giúp bạn xây dựng được niềm tin nơi đồng nghiệp:

1.       Lôi kéo. Thu hút cô ấy trong những quyết định, tỏ thái độ cởi mở và chấp nhận, hãy biết tiếp thu. Đồng nghiệp của bạn có thể nhìn bạn như là đối thủ cạnh tranh. Hãy làm cho cô ấy cởi mở hơn  bằng cách mời cô ấy tham dự vào những dự án khác của bạn.

Page 15: Dac nhan tam

2.       Tự tin. Nói một cách tự tin, quyết đoán và với những bằng chứng có căn cứ. Nếu bạn tự tin và có những bằng chứng thuyết phục cô ấy sẽ chú ý và nhận ra rằng bạn hiều về những gì bạn đang nói và bạn có ý định nghiêm túc.

3.       Chia sẻ công lao. Nếu cô ấy giúp bạn mặc dù chỉ rất ít thôi trong công việc, hãy kể những việc đó trong mail của bạn hay khi báo cáo với sếp. Cô ấy sẽ biết bạn đánh giá cao, tán thưởng công sức của cô ấy và không giành công.

4.       Học hỏi ý kiến của người dày dạn kinh nghiệm. Hãy khiêm tốn và vui vẻ chấp nhận những ý kiến của những người thành thạo có kinh nghiệm. Nếu trong trường hợp xảy ra mà bạn nhận ra rằng đồng nghiệp của bạn biết rõ những vấn đề đó hơn bạn, hãy để cô ấy trả lời và công nhận câu trả lời đó.

5.       Hãy chủ động đóng vai trò chính. Cư xử chuyên nghiệp và luôn làm đúng những gì bạn nói. Ngay cả khi đồng nghiệp của bạn không chuyên nghiệp và không hợp tác, nếu bạn duy trì được phong thái chuyên nghiệp, nó sẽ xóa sạch hết những khó chịu của người khác.

Nếu bạn có câu hỏi nào khác liên quan hoặc muốn được tư vấn về các vấn đề khác tại công sở, hãy truy cập trang trang web của chúng tôi tại www.dalecarnegie.com hoặc gửi email cho chúng tôi tại [email protected].

Phát triển các mối quan hệ

Đăng bởi editor ngày 25 August, 2011

Tác giả: Michael Crom

Phó chủ tịch Điều Hành, Tổ chức Dale Carnegie ®

 

Kính gửi ông Michael,

Page 16: Dac nhan tam

Tôi luôn nghĩ rằng chấm dứt một hợp đồng làm ăn không phải là kết thúc, mà đó là khởi đầu cho một sự hợp tác. Nó đôi khi cũng là thử thách để tiếp tục mối quan hệ sau khi chấm dứt hợp đồng, bởi vì tôi chú trọng vào việc tạo ra nguồn thu nhập mới cho công ty. Hơn nữa, công ty tôi nhận thấy rằng một khách hàng hiện tại không mang lại lợi ích bằng những khách hàng mới. Ông suy nghĩ gì về việc này?

Karen.

 

Karen thân mến,

Với nhịp sống hối hả hiện nay, rất khó để phát triển và duy trì mối quan hệ với một khách hàng nhưng đó chính là những gì mà những người bán hàng thành công đang làm để đạt được kết quả tốt nhất. Hầu hết những người bán hàng dẫn đầu đến với công việc của họ với mục tiêu xây dựng những mối quan hệ lâu dài.

Điều cần chú trọng không chỉ là những gì bạn bán cho khách hàng, mà là kéo dài mối quan hệ với những khách hàng hiện tại như thế nào. Những khách hàng này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quan hệ làm ăn, bởi vì bạn đã tạo được lòng tin ở họ và cho họ thấy rằng bạn rất am hiểu về công việc của mình.

Việc bạn tự đặt mình vào vị trí một tư vấn bán hàng với các khách hàng hiện tại sẽ giúp bạn tạo ra thu nhập mặc dù công ty bạn dường như không nghĩ như vậy. Mối quan hệ của bạn với những khách hàng này sẽ cho họ sự tin tưởng đối với bạn, và nó sẽ lần lượt giúp bạn nhận ra những khách hàng tiềm năng.

Nói tóm lại, bạn đã đúng. Làm tròn bổn phận, tiếp tục như đã hứa, và giữ liên lạc. Điều này sẽ làm tăng sự minh bạch và đáng tin cậy của bạn – và khuyến khích sự trung thành của khách hàng. Chẳng bao lâu, việc tạo lập mối quan hệ sẽ trở thành thói quen và bạn có thể chuyên tâm vào công việc mới.

Nếu bạn có câu hỏi nào khác liên quan hoặc muốn được tư vấn về các vấn đề khác trong công việc, hãy truy cập trang trang web của chúng tôi tại www.dalecarnegie.com hoặc gửi email cho chúng tôi tại [email protected].

Xây dựng kỹ năng thiết lập mạng lưới mối quan hệ

Đăng bởi editor ngày 23 August, 2011

Page 17: Dac nhan tam

Chào chuyên gia huấn Carnegie: Gần đây tôi gia nhập vào một nhóm do các chuyên gia kinh doanh trong thành phố của tôi thành lập nên. Tổ chức này thực hiện nhiều sự kiện khác nhau để liên kết các doanh nhân lại với nhau, bao gồm các sự kiện xây dựng mạng lưới mối quan hệ. Tôi tham gia buổi xây dựng mối quan hệ lần đầu tiên vào 2 tuần trước. Tôi đã có thời gian vui vẻ ở đó, tuy nhiên tôi đã không xây dựng được nhiều mối quan hệ. Thay vào đó, tôi chỉ đứng với một vài người mà tôi đã gặp trước đó thôi. Với lần gặp tiếp theo vào tuần tới này, tôi cần phải làm gì để thay đổi cách tiếp cận của mình?

Frank.

Chào Frank : Các sự kiện xây dựng mối quan hệ dường như có vẻ đáng sợ nhưng nó cũng có thể là động lực góp phần đưa công việc của bạn lên một tầm cao mới. Điều quan trọng là đến với những chương trình này với sự nhiệt tình và xác định được mục tiêu riêng trong đầu. Đây là một vài ý tưởng có thể làm cho buổi thiết lập mạng lưới mối quan hệ tiếp theo của bạn thành công hơn.

1. Đến sớm – Hãy xem buổi gặp gỡ đó như một cuộc hẹn quan trọng. Bằng cách đến sớm bạn có thể có được nhiều cơ hội thiết lập sâu sắc hơn. Đi quanh một phòng đầy kín người thường đáng sợ hơn là đến sớm và để mọi người lấp kín hội trường và vây quanh bạn.

2. Thể hiện sự tự tin – nói một cách tự tin, quyết đoán và có uy lực. Nếu bạn là người tự tin và có nhiều dẫn chứng, mọi người sẽ chú ý và nhận ra rằng bạn biết bạn đang nói những gì và bạn thực sự nghiêm túc.

3. Đi vòng quanh – đừng chỉ nói chuyện với những người mà bạn biết. Hãy đến những nơi khác và xây dựng mối quan hệ!

4. Gặp gỡ những khách mời quan trọng hoặc người diễn thuyết – khen họ về bài phát biểu và nói với họ về điều họ đã nói có liên quan thế nào với công việc bạn đang làm.

Page 18: Dac nhan tam

5. Ở lại vào cuối buổi – cũng giống như đến sớm, ở lại sau sự kiện có cái lợi của việc ít người. Đây cũng là cơ hội để liên kết với các điều phối viên của sự kiện. Cảm ơn những người đó đã tổ chức sự kiện. Những người tổ chức sự kiện có thể cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về những người đến tham gia cũng như về những người có thể đến tham gia lần sau. Không bao giờ là quá muộn để chuẩn bị cho sự kiện tiếp theo cả.

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến câu hỏi hoặc muốn có lời khuyên cho các vấn đề khác tại nơi làm việc, hãy truy cập website của chúng tôi www.dalecarnegie.com hoặc gửi thư điện tử cho chúng tôi theo địa chỉ [email protected].

Gặp gỡ và chào hỏi: những lỗi thường gặp

Đăng bởi editor ngày 09 August, 2011

Không ai mong muốn khách hàng của mình lảng tránh chỉ sau những giây phút đầu của cuộc giao dịch. Nhưng điều này rất thường xảy ra. Lỗi thường gặp nằm ở đầu cuộc giao dịch, và sau đó khách hàng sẽ chọn giao dịch với những người khác. Bằng mọi giá bạn tránh những lỗi gây tác hại xấu đến mối quan hệ với khách hàng

Bỏ qua khách hàng đang chờ bạn:

Đôi khi bạn quá bận với khách hàng đang tiếp nên không thể giúp ngay khách hàng đang đợi bạn. Bạn đừng bao giờ bỏ qua khách hàng đang đợi bạn. Sự tiếp xúc bằng ánh mắt, vẫy tay hoặc nói một hoặc hai từ để cho khách hàng biết bạn nhận thấy họ và sẽ tiếp họ ngay khi bạn có thể.

Bị phân tâm:

Page 19: Dac nhan tam

Bạn dễ dàng bị phân tâm bởi những khách hàng khác, những trách nhiệm khác và nhiều hoạt động có liên quan trong dịch vụ khách hàng. Khách hàng có thể thấy bạn bị phân tâm và rõ ràng họ có cảm giác rằng họ không phải là người được ưu tiên đầu.

Trả lời những câu hỏi và gọi điện trong khi giúp đỡ khách hàng:

Thật là một thử thách khó khăn để làm cho mỗi khách hàng cảm thấy rằng họ có giá trị như nhau và xu hướng một số khách hàng cố gắng đẩy họ lên hàng đầu. Bạn hãy nói một vài từ thân thiện đối với từng người để biểu lộ rằng bạn sẽ giúp họ khi bạn đã hoàn tất việc phục vụ khách hàng đang tiếp.

Lời chào hỏi đơn điệu, nhàm chán:

Tỏ ra nhiệt tình trong lời chào hỏi và tạo ra một điều gì đó mang tính sáng tạo hơn là chí nói “anh/chị cần gì?”. Tạo ra sự thách thức cá nhân khi làm cái gì đó đặc biệt đến từng khách hàng. Điều này sẽ làm cho phần gặp gỡ và chào hỏi của quá trình bán hàng trở nên thú vị hơn và thỏa mãn hơn.

Nhớ Tên Người Khác Giúp Phát Triển Sự Nghiệp Của Bạn

Đăng bởi DNT ngày 15 July, 2011

Khi bạn đang còn trong giai đoạn tìm việc, bạn chẳng bao giờ nhận ra sự khác biệt giữa việc được và suýt được thuê. Khi có quá nhiều ứng viên đạt chuẩn, các nhà tuyển dụng thường dựa vào các lý do tinh tế khác để chọn ra một ứng viên. Có thể là ứng viên đó có vẻ có kỹ năng quan sát tốt hoặc có vẻ phù hợp với đội ngũ hơn những người khác.

Có cách nào để bạn trở nên nổi bật? Hãy thể hiện khả năng nhớ tên người khác. Nicholas Aretakis, tác giả của quyển No More Ramen: The 20 Something’s Real World Survial Guide, giải thích rằng: “Khả năng nhớ tên sẽ nâng cao hình ảnh của bạn, khiến người khác kính trọng bạn và nhờ vậy bạn cũng trở nên khác biệt hơn so với những người

Page 20: Dac nhan tam

khác”. Dale Carnegie cũng đã tập trung vào nguyên tắc quan trọng này trong quyển “Đắc nhân tâm” của ông. Ông trình bày: “hãy luôn nhớ rằng tên của một người là âm thanh êm đềm, thân thương và quan trọng nhất đối với họ, dù trong bất kỳ ngôn ngữ nào”.

Trong blog của mình, Lee Silverstein, một chuyên viên về phát triển và đào tạo tổ chức, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhớ tên người khác trong một câu chuyện về ngày đầu tiên nhận công việc của mình. Một thành viên của đội không thể tin rằng anh đã biết tên cô ta. Đến đây Lee nhắc nhở người đọc: “Bạn đã nghe lời xin lỗi ‘Tôi không giỏi việc nhớ tên’ bao nhiêu lần rồi? Thực ra, điều họ nói có nghĩa là ‘Tôi không có kỹ năng lắng nghe, cũng như sự kiên nhẫn, để nhớ tên người khác.’ Việc nhớ tên người khác thể hiện sự quan tâm của bạn tới họ”.

Khi tìm kiếm công việc, có rất nhiều dịp để bạn gây ấn tượng với người khác bằng việc nhớ và gọi tên họ: trong các sự kiện xây dựng mạng lưới, trong các đợt thực tập mới hay các dịp tình nguyện, trong buổi phỏng vấn, và khi mới bắt đầu công việc. Bạn có cơ hội để trở nên nổi bật chỉ bằng cách nhớ tên một đối tác liên lạc mới.

Nếu bạn gặp vấn đề trong việc nhớ tên, hãy cố gắng thêm và làm theo các chỉ dẫn sau để giúp bạn tập trung:

Biến việc nhớ tên thành một ưu tiên. Trong blog của mình, Lee ghi chú rằng anh đã nỗ lực nhớ tên mọi người trong đội. Anh dành thêm giờ đọc lại các ghi chú và xem xét lại các tài liệu mà anh có thể tiếp cận được (bao gồm các hồ sơ nhân sự) để hỗ trợ việc nhớ. Có thể bạn không có sẵn một sơ cở dữ liệu cho việc này nhưng nếu bạn đặt mục tiêu nhớ tên người khác trước khi tham dự một sự kiện thì cũng coi như bạn đã đi được nửa chặng đường rồi.

Lặp lại tên người khác khi gặp lần đầu. “Rất vui được gặp chị, Sarah ạ”. Cố gắng gọi tên vài lần trong khi giới thiệu bản thân. Điều này sẽ giúp tránh được tình huống lúng túng mà nhiều người hay gặp phải: bạn được giới thiệu với một người, nói chuyện thật lâu và cho đến khi chào tạm biệt vẫn chưa biết được tên của người kia. Đừng bao giờ bỏ đi mà lại không biết được tên của người mới quen. Nếu bạn không nghe được tên người khác lần đầu, bạn có thể nhờ họ lặp lại. Kết hợp dùng tên ở đầu, giữa, và cuối cuộc trò chuyện. (“Tôi mong được kết nối với bạn tại LinkedIn, Tamara ạ”)

Tạo nét riêng trong cuộc trò chuyện giữa bạn với người mới quen và ghi chú lại. Nếu bạn gặp rất nhiều người trong phòng nhưng lại trò chuyện theo cùng một kiểu với mọi người thì sau này bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nhớ ai là ai. Hãy đặt câu hỏi về sở thích của họ, các kế hoạch trong hè, bình luận về cà-vạt của họ, cố gắng lồng ghép một yếu tố nào đó vào trong cuộc trò chuyện để giúp bạn phân biệt họ về sau. Nếu được, hãy viết tên trên danh thiếp của họ và ghi chú mô tả ngoại hình của họ, bao gồm cả quần áo và trang sức. Bạn có thể ghi như sau: “Patricia – tóc xoăn, đen, khăn choàng đỏ, đã nói chuyện về chiếc đồng hồ lớn và đặc biệt của cô ta”.

Page 21: Dac nhan tam

Có lẽ là một cặp đôi hoặc đồng sự? Liên kết tên của họ lại để dễ nhớ. Ví dụ, nếu hai người có tên là Debra và Brett, âm “b” trong Debra sẽ khơi gợi cho bạn nhớ đến tên của Brett.

Sử dụng phương pháp nhớ. trang BuildYourMemory.com có đưa ra một cách sau : “Để có thể nhớ tên của một người đàn ông cao và gầy vừa được giới thiệu cho bạn có tên là Adamson, bạn có thể thử hình dung ra người đàn ông đầu tiên theo kinh thánh là ‘Adam’ (có lá sung che thân), tay ôm một bé trai. Vậy ta có Adam’s son – Adamson.

Tạo một sự liên hệ .Chris Witt đề xuất phương pháp tạo ra một hình ảnh cường điệu, nghĩ về một vần điệu, hoặc liên kết tới một cảm xúc dựa vào tên của một người. Ví dụ, “Short Shelly, Muscular Mike, hoặc Dapper Dave”. Các ví dụ khác từ Witt Communications gồm có:

• Hãy tưởng tượng một miếng thịt giăm bông (ham) nặng cả tấn (ton) lăn tròn cuối mũi bà Hamilton.

• Phác hình một cái đòn bẩy (jack) xe lỗi thời dưới cái cằm nhô ra của Jack.

• Tưởng tượng bơ margarine đang chày từ mái tóc xoăn, vàng hoe của Margaret.

• Dave cần dao cạo (shave).

• Latrice là cháu gái của Patty.

• Michelle, ma belle. (giai điệu của The Beatle)

• Martin Peck là một kẻ phiền toái.

• Suzanne Patterson thường ra mồ hôi tay.

• Paul rất huênh hoang.

Đừng bỏ qua bất kỳ cái tên nào. Adam Greenfield, chuyên viên tổ chức cộng đồng của Inner Sunset, bổ sung một số ý tưởng để giúp bạn nhớ tên, ngay cả khi bạn bỏ lỡ cơ hội đầu tiên:

Nếu bạn lỡ lơ là và quên tập trung nhớ tên người khác, hãy nhớ hỏi lại lần sau. Sẽ rất khó khăn nếu bạn làm việc với ai mà lại không biết tên họ.

Giới thiệu cho người khác. Nếu bạn thấy ngượng khi phải hỏi lại tên ai, hãy giới thiệu họ cho người khác. Bằng cách này, có thể họ sẽ tự giới thiệu và tự nói tên mình. Bạn chẳng thể nào biết được yếu tố quyết định nào giúp bạn có cơ hội mới. Dù cho mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì, việc cố nhớ tên người khác sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu.

Page 22: Dac nhan tam

Các doanh nghiệp và trường dạy kinh doanh chống lại tệ viết sai

Đăng bởi DNT ngày 30 June, 2011

Giống như một đêm tối đầy giông bão, tệ viết sai từ lâu đã phủ bóng tối lên thế giới kinh doanh – từ ngôn ngữ quan liêu đến các bản thông báo nham nhở rồi những câu nói sáo rỗng – Một bức tranh ảm đạm của lối nói chuyện doanh nghiệp.

Nhưng trong kỷ nguyên của thư tín điện tử, tin nhắn cấp tốc và tin nhắn chữ, các kỹ năng giao tiếp liên quan đến viết trong công ty có thể còn trở nên tệ hơn vì chất lượng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu về tốc độ.

Nhận thức được xu thế đó, không chỉ các doanh nghiệp mà cả các trường dạy kinh doanh trên khắp đất nước cũng đang ra sức tránh sự mờ mịt này. Một số đã thêm vào hoặc mở rộng các chương trình dạy viết trong những năm gần đây; số khác sử dụng cách nói bóng gió trong doanh nghiệp như các trường hợp nghiên cứu với hy vọng học viên của họ sẽ học được cách tránh chúng.

Ông Jim O’Rourke, giáo sư về quản lý tại Notre Dame và giám đốc Trung tâm xúc tiến giao tiếp thương mại của đại học, cho biết, “Việc các doanh nghiệp gửi tin nhắn sai là chuyện thường ngày. Họ không cố ý gửi những tin đó”. Đôi lúc lỗi tin nhắn chỉ là do viết dở.

Dianna Booher, cố vấn tập huấn giao tiếp cho 500 khách hàng của Fortune, đã đưa ra ví dụ sau từ một quản lý công ty: “Công việc của tôi là đảm bảo các hoạt động bố trí quy trình phù hợp diễn ra để củng cố việc thể chế hóa và duy trì quy trình. Việc quản lý quy trình kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm trong vai trò của tôi, điều này yêu cầu tôi phải nhận diện các lỗ hổng về năng lực của quy trình và lấp đầy chúng.”

Page 23: Dac nhan tam

Theo lời của nguyên Chủ tích SEC Arthur Levitt, người đứng đầu một chiến dịch những năm 1990 yêu cầu sử dụng “tiếng Anh đơn giản” trong các cáo bạch của doanh nghiệp và công ty tín thác: “Lời văn dễ nói như bơ lạc vậy”

Nhưng rủi ro lớn nhất không chỉ là do việc không có khả năng gắn kết các ý tưởng rõ ràng, mạch lạc lại với nhau gây nên. Đúng hơn, có thể là do việc nhất nút “Gửi” quá vội vàng.

Các sinh viên thương mại đã có một ví dụ quan trọng năm nay khi RadioShack nói về việc 400 công nhân bị sa thải ngay lập tức qua thư điện tử. Công ty đã nói với nhân viên của mình tại trụ sở chính ở Fort Worth, Texas, vào tháng tám như sau: “Thông báo về việc cắt giảm lực lượng lao động đang được tiến hành. Không may là vị trí của các bạn đã bị bãi bỏ.”

Một trường hợp đáng nhớ hơn về giao tiếp kém trong doanh nghiệp có liên quan đến một bản thông báo tai tiếng do CEO của Tập đoàn Cerner Neal Patter gửi năm 2001, hiện vẫn được dùng làm tài liệu học tập 5 năm sau đó.

Bực mình vì bãi đậu xe của công ty không đầy trước 8 giờ sáng và trống trơn tầm 5 giờ chiều, Patterson đã gửi một bức thư điện tử đầy giận dữ mắng nhiếc các nhân viên vì sự lười biếng và dọa sẽ sa thải các quản lý nếu họ không làm việc chăm chỉ hơn. Ông ta đóng cửa phòng tập thể dục của nhân viên và nói “địa ngục sẽ đóng băng” trước khi ông ta có thêm các phúc lợi.

Bức thư điện tử bị lộ ra ngoài và được đăng trên Internet, khiến cho cổ phần của công ty tụt dốc 22 phần trăm trong 3 ngày, mặt dù sau đó nó đã hồi phục mạnh mẽ và Patterson vẫn ở vị trí lãnh đạo nhóm thiết kế phần mềm y học cho đến nay.

Ông O’Rouke nói, “Thông thường thư điện tử được gửi ngay mà không được cân nhắc–không được đọc dò lại. Và chắc chắn là ngữ pháp cũng bị ảnh hưởng các tin nhắn cấp tốc và tin nhắn chữ cũng ảnh hưởng.”

Trung tâm Notre dame tập trung vào việc hướng dẫn học viên nói điều họ cần nói, sử dụng ít từ hơn, viết ở một mức độ đàm thoại phù hợp, và tổ chức lời nói để nó có nghĩa với người đọc. Trung tâm cung cấp các khóa học về kỹ năng viết trong quản lý cho các ứng viên MBA và viết thương mại cho học viên chưa tốt nghiệp.

Ông O’Rouke nói, “Họ phải tập trung vào nhu cầu của người đọc. Nếu không, người ta sẽ không chú ý, không làm điều bạn muốn, và không lưu giữ điều bạn nói.”

Nhiều chuyên gia cùng tin rằng các chương trình chat trực tuyến (IM) đã tạo ra hoặc ít nhất là góp phần vào việc viết sai.

Tom Clark, một giáo sư về lĩnh vực thương mại tại đại học Xavier, người dạy các kỹ năng viết tại công ty Procter & Gamble, cho biết giao tiếp ngắn đang trở thành quy phạm vì ngày càng có nhiều người hình thành thói quen từ các phương tiên giao tiếp cho phép

Page 24: Dac nhan tam

phản hồi lập tức. Ông quan sát thấy đó có thể là tin tốt cho những người không thích đọc các văn bản dài nhưng không tốt với chất lượng viết vốn phản ánh việc suy nghĩ lâu dài.

Ông nói, “Những người trẻ chỉ quan tâm tới tốc độ họ giao tiếp mà không xem việc viết là sự phản ánh bản thân tốt nhất của họ.”

Paula Hill-Strasser, một giáo sư thương mại tại Đại học Southern Methodist của trường doanh nghiệp Cox, cho biết ngay cả các học viên sáng giá nhất có vẻ cũng phải vật lộn với việc viết nhiều hơn ngày xưa. Bà nghi ngờ các sai sót — như việc thường sử dụng “họ/chúng” làm đại từ và viết các đoạn văn chiếm đến ¾ một trang giấy — có liên quan đến việc người ta ngày càng làm nhiều việc một lúc và bị thiết bị điện tử làm sao lãng.

Bà nói, “Dù là lý do gì đi nữa, chúng ta đang nhận ra kỹ năng viết thương mại đang mất dần.”

Để giải quyết sự sụt giảm, SMU yêu cầu các học viên thương mại viết các sơ lược của công ty và các trường hợp nghiên cứu nhiều hơn trước.

Nhưng một số chuyên gia khác lại cho rằng IM đã bị giới văn phòng đổ oan và bảo vệ nó khi cho rằng đó là một công cụ giao tiếp thương mại đáng giá.

Beth Hewett, tư vấn viên trên các chương trình viết trực tuyến và truyền thống cho biết, “Vấn đều không phải là do IM. Thay vào đó, tôi nghĩ sự lười biếng và thiếu hiểu biết về các phương thức thương mại trang trọng mới phải chịu trách nhiệm.”

Các học viên thương mại tại Trường Doanh nghiệp Farmer của Đại học Miami (Ohio) nghiên cứu về thuật hùng biện và được nhắc nhở phải biến đổi phong cách viết của họ cho phù hợp với mục đích. Họ được dặn rằng sự súc tích và việc hiểu độc giả của mình quan trọng hơn bất kỳ điều gì.

Kate Ronald, giáo sư tiếng Anh điều hành Chương trình Sáng kiến Viết Howe của trường cho rằng, “Người ta đã phàn nàn về chất lượng viết của sinh viên kể từ thời Plato. Nhưng tôi nghĩ các doanh nghiệp đang quan tâm nhiều hơn đến việc đó. Các doanh nghiệp ngày nay đang phải viết rất nhiều, và đang thực hiện việc đó ngày càng công khai hơn — vì rất nhiều lời nói được thảo luận trên màn hình hơn là trên giấy.”

Một số công ty, nổi bật là Procter & Gamble, đang cố sửa chữa các thói quen viết sai qua các chương trình đào tạo kỹ năng viết nội bộ của họ.

Nhưng theo như Peter Handal, CEO của Trung tâm Dale Carnegie thì vẫn chưa có thị trường chung cho các lớp viết doanh nghiệp.

Ông cho biết, “Tôi nghĩ điều đó cho thấy rằng mọi người sẽ rất vui nếu có thể thực hiện việc giao tiếp trôi chảy, rằng họ không dành thời gian để học về cách giao tiếp.”

Ứng phó với sự lạnh nhạt và bất hợp tác của cấp dưới

Page 25: Dac nhan tam

Đăng bởi DNT ngày 26 June, 2011

Câu hỏi của bạn James Ngo để lại trên Fan Page của Dale Carnegie Vietnam (http://www.facebook.com/dalecarnegievietnam):

“Xin chào Dale, bạn của tôi nêu lên một đề tài mới. Anh ấy mới trúng tuyển vào vị trí Sale Director của 1 cty nước ngoài khá lớn. Nhưng có vẻ như anh ấy mắc phải một vấn đề khá phổ biến hiện nay của người Việt, đó là sự lạnh nhạt và bất hợp tác, không thân thiện từ các cấp dưới. Mặc dù rất có kinh nghiệm ứng xử, nhưng anh ấy vẫn bị ức chế lúc này. Dale có lời khuyên gì ko?”

Câu trả lời tư vấn từ Dale Carnegie Vietnam:

Tình huống của bạn anh Ngo đúng như anh chia sẻ là khá phổ biến ở VN mình. Theo DC, chúng ta hãy khoan đưa ra giải pháp cụ thể lúc này, mà trước hết hãy phân tích hết tất cả những lý do cần thiết. Tìm hiểu được nguyên nhân sẽ giúp cho anh Sales Director này có được cái nhìn tổng quan và sẽ có những động thái phù hợp. 1 vài câu hỏi nhanh qua để làm rõ vấn đề hơn. Anh Sales Director này đã dành thời gian gặp gỡ, trò chuyện, lắng nghe và tìm hiểu về những nhân viên trong team của mình, trước khi bắt tay ngay vào công việc chưa? Anh có biết tại sao những người này lạ lạnh nhạt, bất hợp tác, và không thân thiện với anh không? Anh đã dành thời gian đi sâu sát xuống thị trường chỉ để hiểu hơn về văn hóa, cách làm việc, năng lực của họ?

Có 1 ví dụ chia sẻ để bạn anh Ngo tham khảo thêm. 1 học viên của Dale Carnegie, vừa tiếp nhận vị trí Country Manager của 1 công ty đa quốc gia được 3 tuần trước cũng gặp trường hợp tương tự. Anh gặp phản đối rất rõ rệt của 1 người Giám đốc chi nhánh phía Bắc, người đinh ninh là mình sẽ là người thay thế cho Country Manager cũ khi người này ra đi. Anh giám đốc phía Bắc này phản đối và bày tỏ sự không phục đối với anh rất rõ, hầu hết trong tất cả những trao đổi hay chính sách đưa ra vì nghĩ anh không đủ kinh nghiệm và hiểu biết về công ty bằng người này. Anh cũng bức xúc, bế tắc không biết phải nên đối xử thế nào vì cũng là mới, cũng không nhận được thông tin nào để làm việc cho tốt hơn.

Page 26: Dac nhan tam

Đúng ngay thời gian anh này đang theo học tại DC nên cam kết ứng dụng ngay công cụ và khái niệm học được từ Dale, cụ thể là ứng dụng Công thức Kỳ diệu, Phản hồi vào thế mạnh và Khoảnh khắc quyết định trong các buổi họp hay trao đổi riêng. Anh tổ chức 1 buổi họp coi như ra mắt team mới trong tuần thứ 2, trong đó anh đề nghị mọi người giới thiệu về mình và kể ngắn gọn về 1 khoảng khắc quyết định trong cuộc đời của mình. Vẫn như vài lần trước, người giám đốc phía Bắc cũng trình bày với 1 thái độ không nhiệt tình, bị bắt buộc, anh cũng kiên nhẫn lắng nghe, và khi kết thúc, anh đã đưa một phản hồi nêu lên được điểm mạnh của người giám đốc đó và cảm ơn sự đóng góp cũng như nỗ lực, làm gương của anh GĐ đối với công ty tính đến thời điểm này. Ngay lập tức trong cuộc họp, người GĐ phía bắc này thay đổi thái độ 100%, tích cực và nhiệt tình hơn cũng như tôn trọng anh nhiều hơn. Đây là ứng dụng nguyên tắc số 2 “Thành thật khen ngợi, cảm kích người khác”, nguyên tắc số 7 “Lắng nghe người khác. Khuyến khích người khác nói về họ”, và nguyên tắc số 9 “Chân thành làm cho người khác cảm thấy quan trọng”. Trong cuộc họp và những buổi làm việc sau đó với nhân viên, tất cả những ý kiến đưa ra, anh đều đưa theo công thức kỳ diệu (Bằng chứng – Hành động – Lợi ích), nêu ra lợi ích cho nhân viên nên hầu như họ đều rất tâm đắc và khâm phục.

Bài học rút ra từ ví dụ trên:

-       Đồng cảm với những tâm tư nguyện vọng của người khác, vì mọi thứ đều có lý do, để có cách ứng xử phù hợp hơn

-       Chia sẻ vấn đề trên quan điểm của người khác, cho họ thấy lợi ích của họ là ở đâu, không phải lợi ích của mình, sẽ có được sự hợp tác cao hơn từ người khác

-       Nhìn nhận sự đóng góp của người khác dành cho công ty, chắc chắn mỗi người sẽ có nhiều đóng góp đến công ty, quan trọng là chúng ta có quan sát được và nhìn nhận họ

-       Tận dụng sức mạnh của tinh thần tập thể để gây ảnh hưởng đến những người có thái độ chưa hợp tác

Dale Carnegie Vietnam

Nếu bạn là cấp dưới của anh bạn trong câu chuyện trên, bạn sẽ làm gì để giải quyết tình huống khó xử này và tạo ra không khí vui vẻ, hoà đồng trong đội ngũ.

Viết thiệp cảm ơn – nghệ thuật bị lãng quên: Đưa ra lời khen chân thành

Đăng bởi DNT ngày 24 June, 2011

Viết một tấm thiệp cảm ơn chân thành là một trong những kỹ năng chuyên nghiệp giúp ta tạo được ấn tượng lâu dài với người khác. Ai cũng thích được khen ngợi và một trong những nguyên tắc đối nhân xử thế nền tảng của Dale Carnegie là “Thành thật khen ngợi, cảm kích người khác”. Khi viết một tấm thiệp cảm ơn, hãy sử dụng một tấm thiệp nhỏ,

Page 27: Dac nhan tam

sạch sẽ và rõ ràng. Tuy nhiên, tấm thiệp không quan trọng bằng tấm lòng; vì thế, nếu chỉ có giấy thì hãy cứ dùng nó để viết! Hãy sử dụng công thức gồm 6 bước bên dưới để thể hiện lời tri ân của mình trong thiệp một cách hiệu quả nhất.

1. Lời chào: Kính gửi (anh/chị) …. Đây là điều quá rõ ràng, nhưng nhiều người thường bắt đầu lời chào bằng “chào ….”, “hi, …” hoặc thậm chí là bỏ luôn phần này.

2. Thể hiện lời tri ân: “Rất cảm ơn anh/chị… về cuốn sách”. Điểm cốt lõi là phải đơn giản mà cụ thể. Bước này trong viết thiệp cảm ơn là để thể hiện hết tình cảm tận đáy lòng.

3. Nói về quá trình sử dụng: “tôi đã đọc ngay quyển sách đó và nhận thấy có nhiều điều rất hay và bổ ích”. Mọi người đều muốn biết bạn có nhận thấy được giá trị từ hành động hay món quà đó của họ không. Việc chia sẻ cách bạn đang sử dụng món quà hay ý tưởng đó sẽ khiến tấm lòng của họ trở nên có ý nghĩa.

4.Cảm ơn một một lần nữa: Hãy một lần nữa cảm ơn họ về món quà. Không có gì là quá mức khi nói cảm ơn một lần nữa.

5. Lời chào kết thúc: Hãy kết lại bằng một lời kết thể hiện suy nghĩ cuối cùng của bạn: trân trọng, thân, chúc sức khỏe, … Sau đó, ký tên của bạn

6. Gửi thiệp: Dù đồng nghiệp hay người quen của bạn không quen với hình thức viết kiểu này thì bạn hãy cứ là người tạo ra tiền lệ.

Để thể hiện dấu ấn của mình, người chuyên nghiệp thật sự cần có kỹ năng viết thiệp/thư cảm ơn trong thời đại thư điện tử, hộp thư thoại và tin nhắn.

Thể hiện tính chuyên nghiệp trong kinh doanh không khó; nó chỉ đòi hỏi sự nỗ lực và tập trung. Những khía cạnh đơn giản trong phép xã giao kinh doanh giúp rất nhiều trong việc xây dựng tính chuyên nghiệp của chúng ta, điều này góp phần xây dựng sự tự tin và thoải mái của chúng ta trong kinh doanh..

Cải thiện kỹ năng lắng nghe

Đăng bởi DNT ngày 23 June, 2011

Page 28: Dac nhan tam

Một trong những yếu tố lớn nhất góp phần vào việc giao tiếp hiệu quả lại là một điều rất đơn giản. Hãy lắng nghe. Hãy thật sự lắng nghe những gì người khác đang nói. Chúng ta sẽ có được sự tôn trọng, uy tín và sự tin tưởng khi biết lắng nghe một cách hiệu quả và chân thành. Lắng nghe thấu đáo cũng giúp chúng ta phản hồi lại những điều người khác đang nói một cách chân thành. Phản hồi của chúng ta sẽ đánh trúng trọng tâm và không lạc đề cũng nhữ chứng minh rằng chúng ta có lắng nghe thật sự.

Có nhiều dạng lắng nghe mà trong đó người lắng nghe có thể có hoặc không nhận biết các khuynh hướng giao tiếp của mình và ta có thể xác định điều này không chỉ trong công việc mà còn trong những tương tác thường ngày khác. Chủ yếu là cần phải nhìn nhận bản thân một cách khách quan và chân thành đồng thời cần nhận biết rõ mình thuộc dạng người lắng nghe nào.

Nếu thuộc dạng lơ là thì chúng ta có thể bị nhận biết qua biểu hiện bên ngoài như giao tiếp ánh mắt gián tiếp. Khi liên tục nhìn quanh thì chúng ta sẽ tạo ấn tượng không chú ý. Nếu chúng ta muốn tự lưu ý mình về điều này thì chúng ta cần phải dẹp công việc đang làm và suy nghĩ riêng qua một bên đồng thời cần chắc chắn rằng lúc nào cũng duy giao tiếp ánh mắt một cách trực tiếp.

Nếu chúng ta phát hiện mình thuộc dạng lắng nghe “chờ giờ ăn trưa”, có nghĩa là không duy trì sự tập trung thì dạng mơ mộng giữa ban ngày như vậy có thể được nhận biết qua nét mặt, đó là sự thiếu quan tâm. Cũng giống như dạng lơ là, người thuộc dạng mơ giữa ban ngày phải lấy lại sự tập trung đối với người hay chủ đề đang nói. Một lần nữa, giao tiếp ánh mắt giữ vai trò cực kỳ quan trọng, ngoài ra, người nghe phải tự biết cố gắng đặt câu hỏi và nhập tâm vào cuộc nói chuyện.

Một số khác trong chúng ta lại thấy rằng mình thường hay ngắt lời người khác. Mặc dù đây có thể chỉ là do chúng ta quá hào hứng với chủ đề đang nói nhưng nó lại làm người khác cảm thấy rằng những gì họ đang nó không quan trọng. Khi chúng ta tự nhận thấy

Page 29: Dac nhan tam

được điều này thì việc thay đổi là rất dễ dàng. Nếu chúng ta nhận thấy mình đang ngắt lời người khác thì cần phải kiềm lại, xin lỗi và để người khác nói tiếp.

Dạng lắng nghe tiếp theo là “nhập tâm”, có nghĩa là thật sự có sự giao tiếp. Người thuộc dạng này không bị phân tâm, họ hoàn toàn nhập tâm bằng cả cơ thể, tinh thần và trái tim. Trong thế giới kinh doanh ngày nay, đây là điều cần phải có. Công chúng rất tinh ý khi ta nhắm tới một phạm vi kinh doanh nào đó và kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ đảm bảo sự tồn tại của công ty, thậm chí là trong những thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay.

Sáu gợi ý đàm phán “thắng-thắng” dành cho nhà quản lý

Đăng bởi DNT ngày 20 May, 2011

Là nhà quản lý, khả năng sử dụng các kỹ năng đàm phán thành công có thể làm nên điều khác biệt cho sự thành công trong đàm phán. Tương tự như vậy, việc gây ảnh hưởng đối với đồng nghiệp và nuôi dưỡng các mối quan hệ có tính xây dựng và tích cực là điều cần thiết. Dưới đây là 6 điều mà các nhà quản lý cần nghĩ đến khi chuẩn bị cho một cuộc đàm phán.

Biết ro những điều mà bạn muốn – là một nhà quản lý, điều quan trọng cần làm khi bước vào cuộc đàm phán là biết rõ bạn muốn kết quả cuối cùng của mình như thế nào. Hãy chắc rằng bạn dành nhiều thời gian và suy nghĩ cho những gì mà bạn muốn và lý do mà bạn muốn nó. Hãy nhớ rằng điều quan trọng mà bạn cần làm là tính đến những lợi ích về tài chính, tình cảm, tinh thần, vật chất,… Việc này cũng giúp ta biết được những điều mình không muốn khi đi sâu vào các cuộc đàm phán.

Page 30: Dac nhan tam

Biết ro đối tác bạn muốn gì – Đối tác của bạn cũng sẽ có một lịch làm việc khi họ bước vào cuộc đàm phán. Hãy lưu ý tìm hiểu trước họ muốn kết thúc buổi đàm phán đó như thế nào. Hiểu rõ giải pháp tài chính, tình cảm, tinh thần hay vất chất mà họ mong muốn có được. Hãy dự đoán các ý kiến phản đối – quá trình đàm phán không phải lúc nào cũng dễ dàng. Là một người quản lý, bạn phải hiểu rằng bạn sẽ vấp phải những phản đối từ nhân viên khi tiến hành. Bạn cần tự chuẩn bị cho điều này thật chu đáo trước buổi đàm phán. Đảm bảo rằng bạn có các bằng chứng liên quan trong tay mà bên kia có thể xác định và liên hệ tới được.

Xác định những khoản nhượng bộ – Xác định những yếu tố không thể đàm phán và những điều mong muốn và những điều mà bạn sẵn sàng cho đi để nhận lại cái khác. Tất nhiên, bạn sẽ không bao giờ thỏa mãn hết tất cả các nhu cầu của mình sau buổi đàm phán. Các cuộc đàm phán thường mang tính chất có qua có lại và với tư cách là một nhà quản lý, bạn cần đáp ứng một phần đòi hỏi của nhân viên.

Dự đoán những phản đối – Quá trình thương thuyết hoàn toàn không dễ dàng gì. Là một nhà quản lý, bạn phải hiểu rằng mình sẽ gặp một số phản đối từ người mình đang thương lượng. Bạn cần phải chuẩn bị bản thân bằng cách nghiên cứu thật kỹ trước khi bạn ngồi vào bàn đàm phán. Hãy chắc rằng bạn có những chứng cứ và hiểu biết rõ ràng trên những điều khoản mà người đối diện có thể đề cập đến.

Xác định “điểm ra về” của bạn – Khi bạn xác định “điểm ra về” của mình, bạn sẽ định rõ vào lúc nào sẽ không cần phải tiến hành đàm phán nữa. Trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán, bạn phải nắm chắc những điểm mà mình sẽ chấm dứt cuộc nói chuyện. Đây sẽ là một nguồn rất quan trọng để bạn nắm được quyền lực trong cuộc đàm phán, vì thế khi bạn gặp phải tình huống đã chuẩn bị thì bạn phải chắc chắn là mình hành động.

Luyện tập với đồng nghiệp – Cũng như bất kỳ buổi thuyết trình quan trọng nào khác, bạn cần phải luyện tập. Bạn có thể đối mặt với một cuộc tranh luận và cách tốt nhất là phải tập dượt các kết quả có thể có. Thông qua việc tập luận với một ai đó, bạn sẽ xây dựng được sự tự tin trước tình huống đó và nó sẽ giúp cuộc đàm phán diễn ra thật suôn sẻ.

Chiến thuật thương lượng lương cho năm 2011

Đăng bởi DNT ngày 21 April, 2011

Các chuyên đã đề xuất một số gợi ý khi tiếp cận vấn đề lương bổng trong bối cảnh kinh tế năm 2011 có sự cải thiện.

Page 31: Dac nhan tam

Bước vào năm 2011, các chuyên gia dự đoán rằng điều kiện về kinh tế, việc làm và thương lượng lương bổng sẽ tốt hơn. Các khảo sát gần đây chỉ ra rằng ngày càng có nhiều doanh nghiệp lo lắng những nhân tài hàng đầu của họ có thể bỏ đi khi nền kinh tế có khởi sắc. Kết quả là có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng thương lượng vấn đề lương bổng hơn thời kỳ đại suy thoái trước đây.

Nếu bạn đang tìm sự thăng tiến ở vị trí hiện tại hay muốn gặt hái nhiều hơn từ buổi thương lượng lương với công ty thì có lẽ trong năm 2011 bạn có nhiều  lợi thế hơn năm 2010 và 2 năm trước đó.

 

Để tận dụng tối đa cơ hội này, các chuyên gia cho rằng bạn cần phải sử dụng một số chiến thuật mới. Bên dưới là một quy trình gồm 6 bước mà một số chuyên gia đã đề xuất để giúp bạn gặt hái được kết quả tối đa từ việc thương lượng lương trong năm 2011:

1. Kiểm tra tình trạng tài chính của công ty. Michael Crom, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của tổ chức Dale Carnegie cho rằng cần phải tìm hiểu xem công ty của bạn có trưởng và tình hình có khả quan không. Ông lưu ý rằng nếu công ty của bạn chỉ đủ khả năng giải quyết các chi phí thì việc yêu cầu tăng lương hay thúc trưởng bộ phận nhân sự tăng mức lương ban đầu có thể là không thực tế.

2. Hiểu ro và ghi lại giá trị của bạn vào hồ sơ. Debra Benton, chuyên gia huấn luyện tại Fort Collins, Colo cho rằng bạn cần phải ghi lại quá trình đóng góp giá trị của mình cho doanh nghiệp như việc tiết kiệm một khoản tiền đáng kể nào đó hay làm cho việc đó dễ nhận thấy hơn. Còn Danny Cahill, chủ tịch của chi nhánh tại Hobson, thì cho rằng cần phải tập hợp tất cả những email khen ngợi từ nhà cung ứng, đồng nghiệp, cộng sự và khách hàng cũng như là các tại liệu cho thấy những việc bạn đã làm giúp công ty kiếm thêm hoặc tiết kiệm nhiều tiền và cung cấp những bằng chứng đó cho sếp của bạn trước buổi đánh giá hiệu quả làm việc. Ông Cahill nói thêm: “hãy dũng cảm và nói rằng ‘dựa vào những giấy tờ này thì có hợp lý khi lên lương cho tôi không?’”

Page 32: Dac nhan tam

3. Hãy sử dụng thuật đối nhân xử thế. Ông Crom nói: “Bằng mọi giá đừng tỏ ra xúc động hay đối đầu. Đừng đưa sếp của bạn vào tình thế bị mất mặt”. Ông cho biết điều quan trọng cần làm là chân thành quan tâm đến cấp trên và cố gắng nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của họ.

4. Tập dượt cho buổi nói chuyện. Ông Crom cho rằng việc diễn trước sẽ giúp bạn tránh tình trạng không kiềm chế được cảm xúc trong lúc nói trò chuyện. Ông khuyên hãy cân nhắc đến những gì cấp trên bạn sẽ nói, họ sẽ đưa ra những phản đối gì về việc tăng lương và làm thế nào để đối phó với tình huống đó một cách chuyên nghiệp và tích cực. Ông nói: “Cách phản hồi của chúng ta trước phản đối có thể ảnh hưởng đến việc lên hoặc không lên lương”.

5. Có sự chuẩn bị trước. Bà Benton khuyên rằng lúc phỏng vấn công việc mới, hãy hỏi thăm về mức lương cho vị trí đó trước khi bạn được hỏi về mức lương mong muốn. Ví dụ, nếu mức lương hiện tại là 40.000$ và mức lương cho vị trí mới là từ 50.000$ đến 70.000$ thì bạn cần nêu ra trong khoản đó. Bà nói: “tôi cho rằng khi nói đến điều không thoải mái thì đó là tiền”.

6. Hiểu ro ý nghĩa của mức lương. Ông Cadhill cho biết nếu bạn tìm công việc có mức từ 130.000$ đến 180.000$ thì đừng cảm thức bực mình khi họ đề xuất mức lương thấp hơn 180.000$. Ông giải thích: “nếu mức lương hiện tại của bạn là 135.000$ và nhà tuyển dụng đề nghị mức lương là 150.000$ thì bạn nên thử mạo hiểm vì các công ty thương nhìn vào mức lương hiện tại của bạn và đề nghị mức lương công thêm 8 đến 10% vào mức lương hiện tại.

Bảy kiểu người nghe và bí quyết để có kỹ năng nghe tốt hơn

Đăng bởi DNT ngày 23 March, 2011

Sở hữu kỹ năng nghe đặc biệt nổi trội và khả năng thuyết phục người khác ủng hộ ý kiến của mình là điều làm nên sự khác biệt giữa những người giỏi và những người xuất sắc. Có khả năng lắng nghe tốt sẽ xây dựng được lòng tin, sự tín nhiệm và sự tôn trọng. Một phần là vì khi bạn lắng nghe trọn vẹn, bạn sẽ có được phản hồi thích hợp và đúng trọng tâm thay vì cố tìm câu trả lời ngay lúc đó. Điều bạn nói chính là bằng chứng cho thấy bạn đã lắng nghe như thế nào.

Page 33: Dac nhan tam

“Những người tất bật”

Những người thuộc loại này thường trong trạng thái bận rộn và luôn chân luôn tay làm mọi việc. Kiểu người “đa năng” như vậy không thể ngồi yên và lắng nghe.

Bí quyết

Nếu bạn là một “thính giả tất bật”, hãy tạm gác lại công việc đang dang dở của mình khi có ai đó nói chuyện với bạn.

Còn nếu bạn đang nói chuyện với một người “tất bật” thì bạn nên hỏi “Liệu tôi có thể nói chuyện với bạn vào lúc này không?”, hoặc “Tôi cần bạn chú ý lắng nghe tôi chỉ một lát thôi” để khiến họ chú ý. Hãy nói ngắn gọn, vắn tắt và kết thúc câu chuyện một cách nhanh chóng bởi sự chú ý của họ cũng có giới hạn.

“Những người lơ đãng”

Kiểu người này luôn để “tâm hồn treo ngược cành cây”. Bạn có thể nhận ra điều đó qua ánh mắt trống rỗng của họ. Họ không hề nghe những gì bạn nói mà chỉ đang mơ mộng đâu đâu.

Bí quyết

Nếu bạn thuộc kiểu người “lơ đãng”, hãy tỏ ra biết lắng nghe hơn. Luôn chú ý và nhìn vào mắt người đối diện, đưa người về phía trước rồi tỏ ra thích thú bằng cách đặt câu hỏi cho họ.

Nếu bạn đang nói chuyện với một “người lơ đãng”, thỉnh thoảng hãy hỏi lại xem họ có hiểu ý bạn không. Cũng giống như đối với kiểu người “tất bật”, bạn hãy bắt đầu bằng việc làm cho họ chú ý, cố gắng nói ngắn gọn, súc tích và đi thẳng vào vấn đề bởi sự lưu tâm của họ có hạn.

“Những người nói leo”

Những người này sẵn sàng xen vào cuộc nói chuyện bất cứ lúc nào. Họ chỉ chực chờ thời cơ để nhảy vào nói. Thực ra họ không hề lắng nghe bạn mà chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu được nói của bản thân họ.

Bí quyết

Nếu bạn là một người hay “nói leo”, hãy xin lỗi mọi người ngay khi bạn nhận ra mình đang ngắt lời họ vì điều đó sẽ làm cho bạn có ý thức hơn trong những tình huống như thế này.

Nếu bạn đang nói chuyện mà có một người “nói leo” vào thì bạn hãy dừng ngay lại và nhường họ nói, nếu không, họ cũng sẽ chẳng chú ý đến lời của bạn. Khi họ nói xong, bạn

Page 34: Dac nhan tam

nên bảo rằng “Như vừa nãy tôi đang nói…” để họ nhắc họ nên lắng nghe thay vì ngắt lời bạn.

“Những người thờ ơ”

Những người này thường tỏ ra xa cách và ít biểu lộ cảm xúc khi lắng nghe. Họ chẳng hề quan tâm đến những lời bạn nói một chút nào.

 

Bí quyết

Nếu bạn là kiểu người như vậy, hãy tập trung nghe hiểu ý của người nói chứ không chỉ dừng lại ở ngôn từ của họ. Hãy lắng nghe bằng cả đôi mắt, đôi tai và trái tim của mình.

 

Còn nếu bạn đang nói chuyện với một người “thờ ơ”, hãy nhấn mạnh ý kiến của bạn và đưa ra nhiều câu hỏi để thu hút sự chú ý của họ.

“Những kẻ hiếu thắng”

Kiểu người này sẵn sàng tranh cãi đến cùng. Họ thích chống đối và lên án người khác.

Bí quyết

Nếu bạn là một kẻ “hiếu thắng”, hãy thử đặt mình vào vị trí của người nói để có thể hiểu được, chấp nhận, và thấy được cái hay trong quan điểm của họ.

Còn nếu bạn bị một kẻ “hiếu thắng” phản đối và lên án, hãy đối diện thay vì rụt rè. Hãy nói với họ về việc bạn có thể chấp nhận sự bất đồng đó như thế nào hoặc về việc bạn có thể làm khác đi ra sao vào lần tới.

“Những nhà phân tích”

Những người này thường xuyên đóng vai “cố vấn” hoặc “bác sĩ chuyên khoa” và sẵn sàng cung cấp cho bạn những câu trả lời ngay cả khi bạn chưa hỏi. Họ cho rằng mình là người biết lắng nghe và thích giúp đỡ người khác. Họ luôn luôn phân tích và sửa lại những gì bạn nói.

Tips

Nếu bạn thuộc tuýp người thích “phân tích”, hãy thư giãn và nên hiểu rằng không phải ai cũng đang cần tìm một câu trả lời, một giải pháp hay một lời khuyên. Một số người chỉ thích nói ra ý tưởng của mình để tự bản thân họ hiểu rõ được vấn đề hơn mà thôi.

Page 35: Dac nhan tam

Còn nếu nói chuyện với một người thích “phân tích”, bạn nên mở đầu bằng câu “Tôi chỉ muốn chia sẻ với bạn chứ không phải đi tìm những lời khuyên.”

“Những người biết lắng nghe”

Đây là những người có ý thức lắng nghe. Họ nghe bằng tất cả tấm lòng và cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của người nói. Đây là cách lắng nghe cấp bậc cao nhất. Cách lắng nghe này động viên bạn tiếp tục câu chuyện của mình, giúp bạn tìm ra giải pháp và có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình.

Bí quyết

Nếu bạn là người “biết lắng nghe”, hãy cứ tiếp tục như thế bởi mọi người thật sự đánh giá cao điều đó.

Nếu bạn nói chuyện cùng người “biết lắng nghe”, hãy tỏ ra cảm kích sự ân cần từ họ, hãy nói cảm ơn họ vì sự quan tâm của họ dành cho bạn và câu chuyện của bạn.

Đối phó với người sếp khó tính

Đăng bởi DNT ngày 16 March, 2011

Chuyên gia huấn luyện Carnegie thân mến,

Trước đây trong sự nghiệp của tôi, tôi đã may mắn  khi có một ông chủ sẵn sàng chấp nhận thử thách  và dành cho tôi những cơ hội để đề ra những chọn lựa khác nhau với những công việc mà tôi được giao. Khi sự nghiệp tôi đang tiến triển thì tôi thấy rằng một ông chủ sẵn sàng chấp nhận thử thách chỉ là một trường hợp ngoại lệ. Chính tôi đã nhận ra qua nhiều ông chủ rằng họ không sẵn sàng  để chấp nhận bất cứ câu hỏi nào về một quyết định nào đó. Điều đó làm tôi cảm thấy phẫn uất và nản lòng khi phải đối mặt với những người có tính như thế. Ông có thế giúp tôi giải quyết vấn đề này không?

Lan.

Page 36: Dac nhan tam

Lan thân mến,

Có những lúc trong cuộc đời, chúng ta sẽ cảm thấy phải đối mặt với những người mà chúng ta không thề nào thắng được. Và sẽ thật khó khăn hơn nhiều khi người chúng ta phải thuyết phục chính là ông chủ/sếp chúng ta. Thật là bực bội khi chúng ta biết mình có những ý tưởng, ý kiến tốt nhưng không ai quan tâm lắng nghe cả. Dưới đây là những gợi ý để có tiếp cận với những người không chịu lắng nghe như là chúng ta mong muốn:

1.       Mở đầu một cách thân thiện. Bắt đầu cuộc nói chuyện với sếp và quan sát xem lúc nào thì thích hợp để trình bày cho ông ấy nghe những ý tưởng của bạn. Bắt đầu cuộc nói chuyện bằng những “câu chuyện nhỏ” đời thường. Cố gắng tập trung nói đến những vấn đề mà sếp của bạn quan tâm tới. Bằng cách này sếp của bạn sẽ nghĩ rằng bạn không chỉ là người nhân viên mà còn là người họ có thể trò chuyện vui vẻ khi họ cần.

2.       Hiểu được sếp của bạn. Nếu bạn đã cố gắng nói  những ý kiến của bạn cho sếp trước đó thì bạn nên có một ý tưởng về những gì mà sếp của bạn sắp trình bày tiếp. Tham gia trả lời và suy nghĩ về những gì bạn sắp nói. Hãy luôn nhớ là luôn cư xử khéo léo chuyên nghiệp và đừng để cảm xúc của bạn chen vào trong những lúc ấy.

3.       Đừng chỉ trích. Nếu nhiệm vụ bạn được giao là ý tưởng của sếp của bạn, khi bạn cố gắng thay đổi nó họ sẽ không nghĩ điều đó là đúng và chấp nhận nó. Hãy chắc chắn rằng khi bạn đề xuất một sự thay đồi tốt hơn với công việc nào đó bạn sẽ vẫn ghi được điểm với sếp. Ví dụ như là” Công việc anh/chị phân công cho tôi đã truyền cảm hứng và giúp tôi có được ý tưởng này”.

4.       Đặt mình vào vị trí của sếp. Tại sao khi bạn là sếp, bạn vẫn phải suy nghĩ về ý kiến đó? Điều đó có giúp ích gì cho bạn, một người chủ công ty? Ngay cả khi ý kiến đó không liên hệ trực tiếp với sếp của bạn  thì vẫn  sẽ có những điều có lợi cho ông ấy. Đừng quên chỉ ra những điều đó.

Page 37: Dac nhan tam

5.       Giữ phong cách thật chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với sếp mình thì phải nắm điều này một cách vững vàng, nếu không thì chắc chắn là bạn chỉ có thể nói chuyện với ông ấy khi bạn cần phải làm điều gì đó.

Dale Carnegie Vietnam

Khi Bạn Thân Trở Thành Sếp

Đăng bởi DNT ngày 10 March, 2011

Người bạn thân đột nhiên trở thành sếp của mình có lẽ là một trong những tình huống khó khăn mà bạn có thể sẽ gặp phải trên con đường sự ngiệp. Đó là giai đoạn chuyển tiếp không mấy dễ dàng gì cho cả bạn và người đó. Nếu là một người nhạy cảm thì ắt hẳn người sếp mới của bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi trở thành quản lý của đồng nghiệp cũ và đặc biệt là bạn cũ của mình. Tình huống này đòi hỏi người quản lý mới phải có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể phân công công việc cho các bạn đồng nghiệp cũ một  cách khéo léo mà không khiến họ nghĩ rằng bạn đang buộc họ làm những việc họ không thích chỉ vì bạn là sếp.

Được thăng chức cũng có nghĩa là bạn sẽ biết được những thông tin quan trọng của công ty mà không phải ai cũng có quyền được biết. Và sẽ rất khó khăn để bạn giữ mồm giữ miệng trước người bạn tâm giao của mình hoặc hạn chế tán gẫu với bạn mình trong các buổi nghỉ giữa giờ. Tuy nhiên, để trở thành nhà quản lý tốt, bạn cần vạch rõ ranh giới với bạn mình tại công ty. Đó là điều bạn phải làm trong tình huống này.

Thông thường, người không được đề bạt sẽ đố ky hoặc cảm thấy bị bỏ rơi. Trong khi người quản lý mới nhận được sự đào tạo và cố vấn từ những người dày dạn kinh nghiệm thì những người không được đề bạt lại không nhận được bất kỳ hướng dẫn nào. Do đó, Dale Carnegie Training đã đưa ra một số gợi ý sau đây cho họ:

Page 38: Dac nhan tam

Đừng tỏ ra phẫn uất vì bạn của bạn thăng chức không phải để làm bạn tổn thương. Hơn nữa, bạn có thể sẽ là người tiếp theo được đề bạt.

Nếu cảm thấy buồn, hãy chia sẻ với một người bạn ngoài công ty. Đừng bao giờ  tâm sự với ai đó trong công ty vì sẽ có ngày nó lọt vào tai người bạn thân của bạn.

Nên nhớ  rằng người bạn của bạn cũng đang gặp khó khăn không khác gì bạn. Hãy nhẫn nại chờ xem mối quan hệ của các bạn sẽ tiến triển như thế nào.

Hãy tôn trọng sếp mình. Phê bình những khuyết điểm của bạn mình là điều tốt nhưng hãy tỏ ra tôn trọng vì người bạn ấy giờ đã là sếp của bạn.

Đừng tận dụng thái quá mối quan hệ với sếp, nhưng nên nhớ rằng mối quan hệ này có thể sẽ mang đến một số lợi ích nhất định trong công việc cũng như hoạt động làm việc nhóm của bạn.

Dành cho “Một nửa thế giới”: Hạnh phúc và Thành công

Đăng bởi DNT ngày 07 March, 2011

Bạn cảm thấy mình cần “hành động” để đạt được hạnh phúc và thành công nhiều hơn trên con đường công danh và trong cuộc sống? Và bạn đã chuẩn đối mặt với những thách thức, áp lực cao hơn khi ở một ví trí cao hơn? Dưới đây là vài bí quyết hữu ích giúp phụ nữ chúng ta có thể tiếp tục tiến bước trên đường công danh.

Giao tiếp. Tập trung vào hướng đi nghề nghiệp vững chắc là điều rất quan trọng với phụ nữ để đạt được thành công trên đường công danh. Hãy trình bày với cấp trên về mục tiêu bạn mong muốn thực hiện để đóng góp cho tổ chức. Điều đó không chỉ phản ánh sự tận tụy cho một sự thành công của bạn, mà còn là lòng nhiệt huyết cho thành công của công ty.

Page 39: Dac nhan tam

Luôn có những lựa chọn mở. Giữ gìn mối quan hệ bên ngoài công ty. Những cơ hội bên ngoài cần phải tồn tại trong tầm kiểm soát của bạn, đặc biệt khi nếu như mọi thứ không đúng trình tự theo khung thời gian mà bạn đã định sẵn ở công ty hiện tại.

Mối quan hệ. Việc mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội có thể là một lợi thế tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn. Việc tham dự các sự kiện nhân đạo, chính trị, hoạt động nhóm hay bất cứ tổ chức nào nơi mà các kỹ năng và trí tuệ của bạn được trưng dụng, phát huy sẽ giúp cho phụ nữ được sự kính trọng cao hơn.

Duy trì ứng xử chuyên nghiệp. Một người phụ nữ thành công cần phải ứng xử, ăn mặc và xuất hiện theo cách mà cô ta muốn được các đồng nghiệp và cấp trên đánh giá là người phụ nữ thành công. Với việc thể hiện phong thái chuyên nghiệp bằng thái độ tích cực, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của đối tác và của mọi người nơi công sở.

Kính chúc các bạn luôn là Người Phụ Nữ mình mong muốn!

Cách tạo ấn tượng tốt đẹp ở lần gặp đầu tiên

Đăng bởi DNT ngày 23 February, 2011

Chào chuyên gia huấn luyện của Dale Carnegie:

Tôi vừa mới được tuyển làm quản lí ở một công ty lớn. Đây là khoảng thời gian thú vị đối với tôi, nhưng tôi vẫn lo lắng. Tôi muốn tạo một ấn tượng tốt đầu tiên, đặc biệt là lần đầu tiên tôi gặp những nhân viên mà mình sẽ quản lí. Tôi nghe các đồng nghiệp trước đây của tôi nói rằng tôi có thể bị tẩy chay vì sự xấc xược và khó gần của mình ở lần gặp này. Tôi lo lắng rằng những đồng nghiệp mới của tôi sẽ nhìn tôi như vậy. Có thể cho tôi một vài lời khuyên không?

Thảo

Page 40: Dac nhan tam

Chúc mừng bạn Thảo đã được thăng chức! Điều quan trọng là chúng ta bắt đầu công việc bằng chính năng lực của mình khi làm ở một vị trí mới. Hơn nữa, có được ấn tượng tốt ngày từ ngay sau lần gặp đầu tiên là một điều cần thiết. Đây là một vài gợi ý về cách bạn tạo ấn tượng tốt làm cho các đồng nghiệp của bạn tôn trọng và tin tưởng

1). Mỉm cười – Điều này thật đơn giản nhưng rất hiệu quả để nhớ. Chúng ta dễ dàng bị thu hút bởi những người nở nụ cười trên khuôn mặt của họ. Nụ cười giúp chúng ta gần nhau và đáng tin cậy.

2). Hãy là một người lắng nghe tốt – khi chúng ta gặp mọi người lần đâu tiên chúng ta có xu hướng có cảm giác lo lắng hoặc huyên thuyên về chính chúng ta. Thay vì tập trung về bạn, hãy hỏi đồng nghiệp của bạn về chính họ. Thực sự lắng nghe và tỏ ra hứng thú với những điều họ nói.

3). Hãy nhìn vào mắt của họ. Khi gặp ai đó lần đầu tiên hãy nhìn thẳng vào mắt của anh ấy hoặc cô ấy và nở nụ cười để tạo sự kết nối ngay tức thì. Điều này sẽ thể hiện bạn dễ tiếp cận và bạn thực sự hứng thú gặp họ.

4). Nhớ tên. Tất cả chúng ta thích nghe nhất là tên của chính chúng ta. Có thể rất khó để nhớ tên ai đó, nhưng hãy cố hết sức để có thể liên kết tên và khuôn mặt. Đề cập đến ai đó theo tên của anh ấy hay cô ấy và thể hiện bạn muốn biết về các đồng nghiệp mới của mình. Các tốt nhất để nhớ tên một người là gọi lớn tên của họ khi bạn gặp họ, và tìm ra một đặc điểm để bạn có thể nhớ đến họ.

Sáu quy tắc để đưa ra ý kiến phản đối một cách phù hợp

Page 41: Dac nhan tam

Đăng bởi DNT ngày 16 February, 2011

Các công ty đã có nhân viên trong biên chế sẽ làm việc tốt hơn các công ty khác từ 47% đến 202%. Việc tạo ra một môi trường làm việc theo nhóm sẽ xây dựng được tính qui củ và có cam kết. Có sự khác biệt như vậy là do số lượng nhân viên trong biên chế đông sẽ làm giảm đi tỉ lệ nhân viên bỏ việc giữa chừng. Như vậy cũng có nghĩa nơi làm việc của nhân viên phải cực kỳ phong phú về số lượng công việc. Một nơi làm việc tốt là nơi mà các nhân viên cố gắng hết sức mình vì lợi ích của bản thân và tập thể được làm việc cùng nhau. Sau đây là một số mục có liên quan đến vấn đề này.

Cách giao tiếp khéo léo

Chúng ta đều luôn ấn tượng với người biết họ cần nói gì và phải nói như thế nào trong bất cứ hoàn cảnh nào. Những người như thế sẽ luôn biết cách phải giao tiếp như thế nào cho thật khôn khéo, tài trí và tự tin.

Cách chúng ta giao tiếp có thể biểu lộ cảm xúc tích cực hay tiêu cực. Nếu ta có thái độ hung hăng, thiếu tôn trọng, thiếu tế nhị, bảo thủ hay giận dữ có thể làm cho người khác không hiểu được ý mà ta đang cố gắng truyền đạt. Giao tiếp khéo léo là phương pháp phối hợp sức bền và sự nhạy cảm để tránh các trạng thái cảm xúc tiêu cực.

Sáu quy tắc để phản đối một cách dễ nghe

Quy tắc 1: Đừng vội lên án người khác. Cho dù ai đó có thái độ xúc phạm hay làm tổn thương người khác thì cũng không hẳn là do họ sống vô tình. Có thể họ đã từng phải trải qua một nỗi đau nào đó khiến họ có phản ứng thái quá như vậy.

Quy tắc 2: Hãy lắng nghe để tiếp thu và thấu hiểu tại sao họ lại có suy nghĩ như vậy. Ta phải cho họ biết rằng ta đang lắng nghe họ và cố gắng nhìn nhận sự việc theo góc độ của họ.

Quy tắc 3: Khi không đồng tình với ai, bạn phải luôn có trách nhiệm với cảm giác của chính mình bằng cách chỉ dùng đại từ nhân xưng “tôi”. Đại từ “bạn” nghe như ta đang đổ

Page 42: Dac nhan tam

lỗi và căng thẳng với đối phương, khiến họ ngay lập tức “thủ thế”, và quan điểm của chúng ta sẽ không được chú ý lắng nghe thật sự.

Quy tắc 4: Hãy nhỏ nhẹ hoặc thể hiện một thái độ mềm mỏng. Hãy bắt đầu với câu “Tôi đang lắng nghe bạn…” hoặc “Tôi đánh giá cao quan điểm của bạn ở việc…”. Và đừng quên sử dụng “tôi” thay vì “bạn nói…” nếu không sẽ khiến cuộc đối thoại trở nên căng thẳng.

Quy tắc 5: Hãy loại bỏ những từ như “nhưng” hay “tuy nhiên” ra khỏi từ điển của bạn. Khi muốn làm dịu đi quan điểm của người khác, hãy dùng từ “và”, hoặc dừng lại một chút, hoặc thậm chí không nói gì hết. Việc thừa nhận ý kiến của người khác bằng từ “nhưng” hoặc “tuy nhiên” sẽ đi ngược lại mục đích ban đầu của bạn.

Quy tắc 6: Trình bày quan điểm với bằng chứng hợp lí và chính xác. Luôn giữ cảm xúc ở trạng thái cân bằng bằng cách sử dụng các công thức sau:

●      Dành thời gian để ngẫm nghĩ xem:

Tôi nghĩ gì? Tại sao tôi lại nghĩ như vậy? Tôi đã có những bằng chứng nào?

●      Sau đó hãy nói:

“Một ví dụ là…” “Việc này cho thấy …”

12 mẹo cho những cuộc thương lượng “tất cả cùng có lợi”

Đăng bởi DNT ngày 17 January, 2011

Thương lượng là quá trình cố gắng tìm ra được giải pháp chung. Việc thỏa hiệp, dàn xếp một giải pháp được cả 2 bên đồng ý, chính là kết quả của 1 buổi thương lượng thành công. Thoả hiệp sẽ giúp tìm được những giải pháp thay thế, khi công việc bị bế tắc. Bạn không thể biết là nó có thỏa mãn người khác hay không, ví dụ như một ý tưởng bạn biết chắc nó sẽ ổn, nhưng người khác lại không thích, sự thay đổi liên quan tơí hệ thống văn phòng,  một cuộc đấu đá cần phải kết thúc, việc học cách thương lượng và thỏa hiệp là rất cần thiết đối với sự thành công của chúng ta.

Page 43: Dac nhan tam

Có thái độ tích cực

Thái độ rất quan trọng. Chúng ta sẽ có cơ hội tốt hơn để đạt được những kết quả liên quan tới lợi ích 2 bên, nếu chúng ta xem việc thương lượng như 1 cơ hội để học hỏi và đạt được kết quả tất cả cùng có lợi.

Gặp mặt trực tiếp

Tìm một không gian thuận lợi và thoải mái để 2 bên có thể trao đổi. Thống nhất thời điểm và khoảng thời gian buổi gặp mặt sẽ diễn ra. Bất cứ khi nào có thể, bạn nên đề nghị thương lượng trực tiếp. Hãy cẩn thật nếu phải thương lượng qua điện thoại hoặc email. Thiếu sự giao tiếp trực tiếp như: biểu cảm gương mặt, âm điệu giọng nói hay nhiều yếu tố khác, có thể phá hỏng cuộc thương lượng.

Định nghĩa ro để đạt được sự thống nhất 1 vấn đề.

Thống nhất về cách định nghĩa 1 vấn đề, sử dụng từ ngữ đơn giản và chân thật. Nếu 1 tình huống có nhiều cách hiểu, nên tìm cách chia nhỏ vấn đề ra, thương lượng trên từng vấn đề nhỏ đó.

Làm bài tập về nhà – Tìm hiểu ro đối tác

Hãy bỏ thời gian lên kế hoạch. Chúng ta không chỉ hiểu rõ bản thân, mà còn phải biết được động lực và mốí quan tâm của đôí tác là gì. Hãy xem xét những tình huống trong quá khứ có thể tác động đến cuộc thương lượng. Biết những khoản phải có (không thương lượng được) và những khoản thật tuyệt nếu có (có thể thương lượng được). Nhờ đó, ta có thể xác định được giải pháp tốt nhất, một thỏa hiệp công bằng, hợp lí mà đối tác có thể chấp nhận.

Điều chỉnh mức độ thành thật của bạn.

Xác định mức độ bạn có thể tin tưởng vào đối tác và cách thức làm việc của họ, và hãy tỉnh táo đừng để cảm tính cá nhân tác động đế quá trình thương lượng.

Page 44: Dac nhan tam

Tìm điểm chung của 2 bên

Hãy tìm kiếm và tạo ra sự tương đồng giữa 2 bên. Bởi sự xung đột thường phóng đại khác biệt và giảm bớt sự tương đồng. Hãy tìm kiếm mục đích, mục tiêu chung, thay thậm chí những tình huống mà cả bên đều không thích. Tập trung vào tương lai, hãy nói về những việc phải làm và cách giải vấn đề phát sinh.

Làm việc dựa trên dữ kiện, không phải cảm xúc.

Xác định vấn đề, không phải quan điểm cá nhân. Tránh phản biện hay bình phẩm ý kiến của người khác. Tránh quá tập trung vào quá khứ, hoặc khích bác người khác. Hãy duy trì một trạng thái thật lí trí và có định hướng rõ ràng. Nó sẽ giúp giảm thiểu yếu tố cá nhân trong xung đột, tách bạch các vấn đề, và tránh được sự bảo thủ.

Hãy thành thật

Đừng xem đây là trò chơi. Hãy thành thật, và xác định điều gì là quan trọng với bạn. Nó cũng tương đương với việc xác định tại sao mục tiêu, mục đích của bạn lại quan trọng?

Cung cấp nhiều giải pháp và số liệu cụ thể.

Sử dụng nhiều chọn lựa và các giải pháp thay thế để chứng minh thiện chí muốn thỏa hiệp của bạn. Cân nhắc việc nhượng bộ vài điều khoản, có thể không đáng gì với bạn, nhưng rất giá trị với người khác. Hãy tạo ra các lựa chọn hấp dẫn với đối tác và cung cấp dữ kiện để thể hiện quan điểm của bạn.

Hãy là 1 chuyên gia giao tiếp

Đặt câu hỏi, lắng nghe, và xác nhận lại những điều bạn nghe để chắc rằng mình hiểu đúng, và hãy thể hiện sự hiểu biết trong những vấn đề mà khách hàng quan tâm. Giảm căng thẳng bằng sự hài hước, hãy cho người khác cơ hội để thể hiện quan điểm bản thân. Đừng chú trọng vào lợi ích hiện tại, hãy chú trọng vào cách mà bạn thương lượng để đạt được các giải pháp, thỏa hiệp chung.

Kết thúc bằng một ghi chú tích cực

Nên có một bản thảo, sử dụng nó để chắc rằng mọi người khi kết thúc buổi thương lượng đều có cảm giác chiến thắng. Trong đó, liệt kê các hành động cụ thể ở từng bước, ai chịu trách nhiệm ở mỗi phần, cách để đánh giá sự thành công, khi nào và cách để đánh giá 1 quyết định. Hãy nhượng bộ trong các tình huống bế tắc, nhưng không quan trọng.

Suy ngẫm về quá trình

Hãy nhìn vào lợi ích của việc học hỏi từ quan điểm của người khác. Mọi người nói rằng, khi vượt qua xung đột và đạt được thỏa thuận, mối quan quan hệ 2 bên sẽ phát triển rất

Page 45: Dac nhan tam

tốt. Suy nghĩ và học hỏi từ các cuộc thương lượng. Nên xác định tiêu chí để đánh giá quá trình và kết quả của cuộc thương lượng.

Làm sao để hòa đồng hơn ở nơi làm việc

Đăng bởi DNT ngày 10 February, 2011

Chuyên gia huấn luyện Carnegie thân mến:

Tôi đang làm trong lĩnh vực mua bán bất động sản nhà ở và cần một vài lời khuyên khi giao thiệp với các đồng nghiệp. Tôi nhận thấy rằng trong số hơn 70 nhân viên trong phòng tôi, có khá nhiều tính cách khác nhau, chưa kể đến thói quen làm việc. Thật khó khăn khi cố gắng tránh xa những người tiêu cực, bất đồng chính kiến, hay trì hoãn, và những người hay buôn chuyện để tập trung hoàn thành công việc. Nhưng tôi không muốn mình cô lập và lúc nào cũng đơn thân một mình. Tôi nhận ra rằng mình gặp vấn đề tương tự khi làm việc cho một tập đoàn lớn. Tôi có khuynh hướng sống nội tâm và trở nên ít nói. Bây giờ, tôi đang làm công việc bán hàng và tôi cần trở nên hoạt bát và cởi mở hơn. Làm sao để hòa đống với những người này nhưng vẫn hoàn thành tốt công việc?

Dan

Dan thân mến:

Hiện giờ bạn đang làm trong lĩnh vực mua bán bất động sản nhà ở; việc duy trì động lực và sự nhiệt tình cao độ là rất quan trọng để phát triển công việc bán hàng của bạn. Trở nên hòa đồng nơi công sở là một cách tốt để duy trì năng lượng cao độ, nhưng khi một vài đồng nghiệp của bạn tỏ ra tiêu cực thì điều đó có thể gây ra một vài rắc rối. Sau đây là một vài mẹo để trở nên hòa đồng hơn ở nơi làm việc:

1. Nhắm tới những đồng nghiệp tích cực. Luôn có những đồng nghiệp có tính cách tương đồng với bạn. Quan sát xung quanh và tìm ra những người này. Tự giới thiệu bạn với họ. Những đồng nghiệp này có thể giúp bạn hòa nhập tốt ở nơi làm việc.

Page 46: Dac nhan tam

2. Tránh xa thói nhiều chuyện ở chỗ làm việc. Rất dễ vướng vào những chuyện tầm phào ở nơi làm việc. Hãy tránh xa những đồng nghiệp hay tán dóc.

3. Đưa ra những phản hồi tích cực về công việc của những người khác. Đôi khi các đồng nghiệp của bạn trở nên tiêu cực là do những nỗ lực làm việc của họ chưa được đánh giá đúng mức. Hãy chỉ cho họ biết rằng bạn thấy được những nỗ lực của họ và đưa ra những lời tán dương.

4. Làm một “danh sách công việc cần làm” hàng ngày. Nắm bắt các công việc của bạn và trao đổi với đồng nghiệp, tạo một danh sách những công việc cần phải hoàn thành hàng ngày. Đây là một cách rất tốt để xác định xem hàng ngày bạn tốn bao nhiêu thời gian để thực hiện những công việc đã dự định trước.

5. Ăn trưa ở khu vực chung. Hầu hết các văn phòng đều có nhà bếp hoặc một khu vực chung, nơi mà mọi người có thể ăn trưa hoặc giải lao. Hãy ăn trưa ở đó để gặp mặt những đồng nghiệp khác.

Xây dựng kỹ năng thiết lập mối quan hệ

Đăng bởi DNT ngày 17 January, 2011

Các sự kiện quan hệ tập thể trông có vẻ như rất đáng sợ, nhưng chúng lại có thể là nguồn lực thúc đẩy sự nghiệp của bạn lên một tầm cao mới. Việc tham gia vào các sự kiện dạng này với một niềm đam mê và một mục tiêu đã được định sẵn trong đầu luôn đóng một vai trò quan trọng. Hãy sử dụng những lời khuyên dưới đây để mang đến thành công cho kinh nghiệm thiết lập mối quan hệ của bạn.

1.       Mạng online – Theo một nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu năng suất doanh nghiệp, có 64% mạng lưới các doanh nhân chuyên nghiệp trên mạng internet. Trong môi trường web 2.0 ngày nay, bạn không thể bỏ qua cơ hội và những tiềm năng mà các mạng xã hội có thể mang đến cho bạn.

Page 47: Dac nhan tam

2.       Hãy bắt đầu với LinkedIn.com, mạng lưới kinh doanh hàng đầu – đăng ký thành viên miễn phí, và bạn có thể chủ động tìm kiếm, kết nối với các khách hàng và những đối tác tiềm năng. Ngoài ra, thành viên trang Linkedin.com có thể đăng câu hỏi lên mục “Trả lời” trên trang web. Hãy cố gắn trả lời các câu hỏi có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bạn. Bạn không những mang lại giá trị cho các kết nối của mình, mà bạn còn có thêm cơ hội quảng bá hình ảnh của mình và thu hút thêm các khách hàng tiềm năng, những người sẽ tìm đến bạn.

3.       Hãy đến sớm – Xem những sự kiện này như cuộc họp quan trọng. Khi đến sớm, bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi được kết thân với những người đến sớm như bạn. Việc đến một căn phòng đông người có thể gây cho bạn cảm giác bất an, do vậy hãy đến sớm và chờ cho những người khác lắp đầy căn phòng quanh bạn.

4.       Biểu lộ sự tự tin – Hãy nói một cách mạnh dạn, tự tin, dứt khoát và chân thật. Nếu bạn tự tin với buổi nói chuyện của mình và củng cố các ý tưởng của mình bằng những dẫn chứng, mọi người sẽ chú ý và đánh giá bạn là người biết mình đang nói những gì và bạn muốn nói về công việc kinh doanh.

5.       Xoay vòng – Đừng chỉ nói chuyện với những người bạn quen biết. Hãy đến đó và tham gia vào tập thể.

6.       Gặp những khách hàng VIP hoặc diễn giả – Nếu các khách hàng VIP hoặc diễn giả có mặt ở sự kiện, hãy chuẩn bị trước cho điều này. Hãy tìm hiểu về những người này để nắm được thông tin khi nào bạn có thể nói chuyện với họ. Ca ngợi về bài phát biểu của họ hoặc cho họ biết rằng chủ đề bài phát biểu hay lĩnh vực của họ có ảnh hưởng như thế nào đến những gì bạn đang làm.

7.       Hãy nán lại – Khi bạn nán lại đôi phút, một nhóm nhỏ những người còn lại cũng sẽ mang đến cho bạn cơ hội giao lưu thân mật. Bạn cũng sẽ có cơ hội bắt chuyện với những người điều phối sự kiện. Hãy cảm ơn họ vì đã tổ chức sự kiện này. Những người điều phối có thể cho bạn biết một vài thông tin về những ai đã tham gia sự kiện và những ai sẽ tham gia sự kiện tiếp theo. Sẽ không bao giờ là quá sớm để chuẩn bị cho sự kiện kế tiếp.

8.       Chuẩn bị một hồ sơ cá nhân thuyết phục trên trang mạng – Thêm vào càng nhiều các thông tin liên quan càng tốt nhằm khẳng định giá trị bạn mang lại cho các khách hàng của mình. Chọn những từ khóa bạn cho rằng các khách hàng tiềm năng có thể sử dụng để tìm kiếm những nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực của bạn. Hãy nhớ rằng, trên một trang mạng xã hội, bạn muốn người khác dễ dàng tìm ra bạn.

Cách Tạo Ấn Tượng Ban Đầu Hiệu Quả

Đăng bởi DNT ngày 17 January, 2011

Bước then chốt đầu tiên trong quy trình phục vụ là gặp gỡ và chào hỏi khách hàng. Những phút tiếp xúc ban đầu với khách hàng tạo nên phong cách cho toàn bộ cuộc giao tiếp. Với cách chào đón nồng hậu và chuyên nghiệp, bạn không chỉ thành công trong giao

Page 48: Dac nhan tam

dịch với khách hàng mà điều ấy là tất yếu. Khách hàng thích được công nhận, hiểu rõ giá trị và đối xử với sự lịch sự và hiểu biết. Để làm được điều đó, bạn cần phải ở trạng thái thoải mái nhất trong giai đoạn gặp gỡ và chào hỏi của quá trình kinh doanh và hiểu rõ khách hàng cần gì ở bạn?

Có nhiều tuýp khách hàng mà bạn sẽ gặp mỗi ngày trong quá trình giao dịch. Những phép tắc cư xử cơ bản được áp dụng cho đa số các khách hàng, và bạn có thể chắc chắn rằng hầu hết họ mong muốn những điều dưới đây trong lần giao dịch tiếp theo với bạn.

Được đối xử lịch sự:

Thậm chí những người thô lỗ cũng ghét bị đối xử thô thiển. Phép lịch sự thông thường có một tác dụng lớn nhằm thể hiện sự tôn trọng khách hàng. Cách cư xử đúng đắn, như nói “vui lòng” và “cảm ơn”, chú ý lắng nghe và biểu lộ sự thấu hiểu, là những phép lịch sự mà mọi người đều đánh giá cao.

Được lắng nghe:

Mỗi khách hàng có những vấn đề, lo lắng riêng và mong ước khác nhau. Thậm chí khi bạn cảm thấy các tình huống của họ gần giống như đa số các trường hợp của những khách hàng khác,  họ vẫn thường thích nói về những vấn đề ấy và nhiệm vụ của bạn là lắng nghe.

Phí ít thời gian cho cái họ muốn:

Ngày nay, các khách hàng luôn thay đổi, và bạn chỉ là một lựa chọn cho danh sách công việc của họ. Dù có khá nhiều ngoại lệ về sự lựa chọn của khách hàng, bạn phải thấy rằng càng nhanh nắm bắt được vấn đề của khách hàng, thì càng khiến họ vui lòng.

Cảm thấy hài lòng với thương vụ:

Điều này nghĩa là một kết thúc đáng hài lòng và một cuộc nói chuyện vui vẻ với chuyên viên chăm sóc khách hàng. Mục đích tiên quyết của bạn trong phục vụ khách hàng là cho họ cảm giác tin tưởng vào công ty.

Page 49: Dac nhan tam

Nói chuyện với chuyên gia:

Khách hàng tới với công ty bạn vì kiến thức chuyên môn, lời khuyên và kinh nghiệm cũng như các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Họ cho rằng bạn có khả năng trả lời các câu hỏi của họ hoặc biết nơi có câu trả lời.

Thương lượng với người có quyền quyết định:

Điều này thường khó xảy ra, nhưng nó giúp cho khách hàng cảm thấy thoải mái hơn nếu họ chỉ phải thương lượng với một người. Khách hàng không muốn phải lặp đi lặp lại những yêu cầu của họ dù họ thích hỏi ý kiến nhiều người trước khi ra quyết định.

Thích được coi trọng thay vì xem đó là điều hiển nhiên

Các khách hàng có rất nhiều lựa chọn. Bạn đừng bao giờ cho rằng mong muốn giao dịch với công ty của khách hàng là điều hiển nhiên. Hãy dành chút ít thời gian để thể hiện sự đánh giá cao của bạn về việc kinh doanh với họ, và điều đó sẽ mang tới một thông điệp tích cực, mạnh mẽ tới khách hàng đó.

Xây Dựng Lòng Tin Thông Qua Xung Đột

Đăng bởi DNT ngày 17 January, 2011

Một điều thú vị là bạn sẽ có cơ hội nâng lòng tin trong các mối quan hệ của mình lên một tầm cao mới sau các tình huống xung đột. Hãy hình dung rằng khi xe của bạn phải trả lại cho đại lý để sửa chữa. Bạn có thể sẽ thất vọng hoặc khó chịu bởi tình huống này. Tuy nhiên nếu đại lý xe xử lý sự cố này thành công, chúng ta sẽ tiếp tục chọn đại lý này để sửa chữa trong tương lai vì bạn tin tưởng rằng họ có thể thành công dù cho có một vài vấn đề nào đó. Để tăng mức độ tin tưởng trong các tình huống xung đột, bạn phải có khả năng:

Thích ứng

Page 50: Dac nhan tam

Không có gì khó chịu hơn khi bạn có xung đột với một người bảo thủ, cứng nhắc, luôn hành xử theo quan điểm của mình và không sẵn sàng thích ứng trong các tình huống cụ thể. Hãy sẵn sàng để xem xét tình hình một cách khách quan và bỏ qua sự bất mãn, thành kiến cũng như những suy nghĩ cứng nhắc.

Giữ cho mối quan hệ nồng ấm

Dù cho bạn và người khác có những quan điểm trái ngược nhau, nhưng mọi người cũng không cần phải đối xử với nhau một cách lạnh nhạt và thô bạo. Điều đó chỉ làm tăng thêm sự bất mãn trong các tình huống xung đột mà thôi. Hãy cố gắng duy trì quan hệ nồng ấm với những người khác.

Lắng nghe các giá trị

Đôi khi sự xung đột sẽ bị sa lầy vào những chi tiết nhỏ nhặt. Nếu bạn có thể tập trung vào các giá trị bản thân của người khác và tìm kiếm sự tương đồng, bạn có thể tìm ra cách để giải quyết xung đột.

Hành động trên những gì bạn được phản hồi

Nếu một người có vấn đề với bạn và cảm thấy rằng nó đủ mạnh để bộc lộ với bạn, trách nhiệm của bạn là phải hành xử một cách chuyên nghiệp trong tình huống giao tiếp đó. Hãy thể hiện thành ý của bạn và cố gắng đưa sự xung đột tới một giải pháp chung có thể chấp nhận được.

Bám sát

Trong các tình huống xung đột, bạn không thể chỉ bỏ đi và mong chờ mọi việc sẽ được người khác giải quyết. Mọi người cần thời gian để  bình tĩnh và tìm ra giải pháp. Hãy dõi theo và chung sức với người khác để vượt qua các tình huống xung đột trong mối quan hệ.

Sẵn sàng thay đổi bản thân

Làm sao có thể mong đợi người khác thay đổi nếu bạn không thể thay đổi chính bản thân mình? Có người nào đó đã định nghĩa sự điên rồ là thực hiện cùng một việc lặp đi lặp lại nhưng lại mong muốn những kết quả khác nhau. Để giải quyết xung đột triệt để, bạn phải chứng tỏ rằng bạn đang cố gắng hết sức để thay đổi bản thân.

Cách trả lời nhanh những câu hỏi khó

Đăng bởi DNT ngày 17 January, 2011

Page 51: Dac nhan tam

Trong quá trình làm việc, bạn có thể được yêu cầu thực hiện những buổi thuyết trình trước các đồng nghiệp của mình. Bản thân việc trình bày trước những bạn đồng nghiệp đã là một nhiệm vụ khó khăn. Nó sẽ càng trở nên khó khăn hơn khi mục hỏi-đáp được yêu cầu cho bài thuyết trình của bạn. Mục hỏi-đáp là một cách hay để kiểm tra lại những thông điệp và củng cố những điểm mấu chốt bạn muốn người nghe tiếp nhận được. Việc giữ được sự bình tĩnh và tích cực trong suốt buổi thuyết trình đóng một vai trò rất quan trọng. Sau đây là những điều bạn nên chuẩn bị cho buổi thuyết trình tiếp theo của mình:

●      Hãy biểu lộ sự quan tâm chân thành – khi một người đặt câu hỏi cho bạn, hãy bày tỏ sự quan tâm và thiện chí muốn hiểu rõ câu hỏi bằng cách lắng nghe và hỏi lại. Nếu một người nào đó đặt câu hỏi cho bạn với một thái độ tiêu cực, việc thể hiện sự quan tâm có thể giúp hạn chế bớt sự tiêu cực.

●      Câu giờ – khi gặp những câu hỏi khó, đa số mọi người không thể trả lời ngay được. Hãy câu giờ bằng cách lặp lại câu hỏi theo cách hiểu của mình. Bạn cũng có thể hỏi lại để chắc rằng mình hiểu đúng câu hỏi. Những kỹ thuật này cho phép bạn sắp xếp ý nghĩ của mình một cách nhanh chóng, cũng như đảm bảo rằng bạn sẽ trả lời đúng câu hỏi.

●      Thể hiện sự bất đồng một cách khôn khéo – thừa nhận quan điểm của người đặt câu hỏi bằng cách nhắc lại câu hỏi, và bày tỏ sự tôn trọng bằng lối nói tránh đi để giới thiệu những điều bạn cho là tốt nhất. Một ví dụ cho lối nói tránh này là: bạn hãy trả lời rằng “Tôi đã nghe những gì bạn trình bày” (dừng lại đôi phút), sau đó hãy nói, “Chúng ta thử hiểu theo cách này xem”. Hãy nhớ đưa ra những dẫn chứng để củng cố cho quan điểm của bạn.

●      Đề nghị một cuộc gặp riêng – một buổi gặp mặt riêng với nhau có thể giúp làm hạn chế bớt sự căng thẳng khi nói chuyện trước đám đông các bạn đồng nghiệp. Một buổi gặp mặt trực tiếp sẽ hiệu quả hơn vì bạn nhận được ngay những phản hồi và có thêm thời gian để thảo luận những ý tưởng với tâm lý thoải mái hơn.

Page 52: Dac nhan tam

Làm Việc Với Đồng Nghiệp Không Thân Thiện

Đăng bởi DNT ngày 17 January, 2011

Chào chuyên gia huấn luyện của Dale Carnegie.

Gần đâu tôi được thuê bởi một công ty thiết bị y tế nhỏ, đang phát triển nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Tôi có nhiều kinh nghiệm và rất hứng khởi vể triển vọng phát triển một bộ phận mới cho công ty. Vấn đề là vị giám đốc đã tỏ thái độ thù địch với tôi từ khi tôi mới bước chân vào công ty. Tôi đã thử nói lại với sếp của tôi và ngay cả ông ấy cũng thừa nhận rằng cô ta có một chút “khác biệt” nhưng khách hàng thích cô ta nên điều đó không quan trọng. Tôi phải làm gì bây giờ?

Thanh.

Chào Thanh:

Theo kinh nghiệm của tôi, sự thù địch hiếm khi có nguyên do chỉ từ một phía. Rất có thể một điều gì đó đã xảy ra trước khi bạn đến (hay ngay sau khi bạn đến) và làm cô ấy cảm thấy địa vị của mình bị đe dọa. Điều đó có thể chỉ đơn giản là một lời nhắn ca ngợi kinh nghiệm của bạn hay là trong một cuộc nói chuyện với cô ấy, sếp bạn có nói bạn là người hoàn toàn thích hợp cho công việc này. Trong khi bạn cố gắng để tìm hiểu cốt lõi của vấn đề, có một vài cách để ứng phó với giám đốc của bạn. Nhớ rằng, bạn không bắt buộc phải kết bạn với cô ta, bạn chỉ cần làm việc được với cô ấy thôi.

1. Nói tốt về cô ấy: Nói với mọi người cô ấy là một giám đốc tuyệt vời thế nào hay cô ấy quý giá thế nào cho công ty.  Nêu bật lên ngay cả những điểm tích cực nhỏ nhất. Bất kể cô ấy làm gì, đối xử với cô ta cứ như là cô ta thực sự tuyệt vời như bạn mô tả. Ngay cả những kẻ tệ hại nhất cũng khó có thể đối mặt sự tử tế của bạn.

2. Thật thà với cô ấy: Nói với cô ấy bạn mong làm việc ở đây lâu dài và mong có được một mối quan hệ tốt với cô ấy.

3. Hãy xin lỗi: Bạn không biết mình đã làm gì, nhưng dù là gì đi nữa, xin lỗi cũng chẳng mất gì. Nói với cô ấy là cả bạn và cô ấy đã khởi đầu mối quan hệ không tốt.

Page 53: Dac nhan tam

4. Xin lời khuyên của cô ấy: Nếu cô ấy cảm thấy bị đe dọa bởi chuyên môn của bạn, cho cô ấy cơ hội để thể hiện bản thân, đặc biệt trong những lĩnh vực cô ấy biết nhiều hơn bạn.

5. Sửa lỗi  sai ngay lập tức: Nếu bạn biết được cô ta đang nói xấu bạn, cho cô ấy biết rằng bạn biết những điều cô ta đã nói và những điều đó không đúng sự thật. Đừng tỏ ra hậm hực, hãy nói với cô ta rằng có một vài sự hiểu nhầm mà bạn muốn đính chính.

6. Đừng mong chờ cô ấy thay đổi ngay lập tức: Bạn không thể thay đổi người khác, bạn chỉ có thể thay đôi phản ứng của bản thân với cách xử sự của họ.  Đối mặt, sẵn sàng xử lý mọi tình huống và cố gắng đừng lo lắng về những điều cô ta sẽ làm.

Tài liệu chuyên sâu: Kỹ Năng Phỏng Vấn

Đăng bởi DNT ngày 12 January, 2011

Trường Doanh Nhân Đắc Nhân Tâm – Dale Carnegie Vietnam xin chia sẻ đến tất cả mọi người, đặc biệt là những bạn sinh viên vừa tốt nghiệp hay những người đang chuẩn bị phỏng vấn xin việc, xin học bổng một bộ tài liệu chuyên sâu về kỹ năng phỏng vấn. Thông qua bộ tài liệu này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các nội dung như: lý do phỏng vấn, cần làm gì trước khi phỏng vấn, các hình thức phỏng vấn thường gặp và cách trả lời những câu hỏi đáng sợ như: “Bạn trông đợi mức lương bao nhiêu?”, v..v.

Trích dẫn tài liệu:

“Tại sao lại phỏng vấn

Tạo được ấn tượng trên hồ sơ là một chuyện. Bằng cấp, kỹ năng và kiến thức dĩ nhiên là quan trọng; Tuy nhiên khả năng liên kết với những người xung quanh, tạo được mối quan hệ, và thể hiện được thái độ tích cực là một câu chuyện hoàn toàn khác. Một số người thậm chí cho rằng buổi phỏng vấn còn quan trọng hơn những gì bạn viết trong đơn xin việc. Tương tự như hẹn hò, dĩ nhiên bạn sẽ không hỏi cưới một người bạn chưa gặp bao giờ, cho dù là người này được giới thiệu rằng sẽ rất hợp với bạn.

Để xác định bạn có phù hợp được với một tổ chức không chỉ căn cứ vào quá trình đào tạo mà bạn có, hay là những kinh nghiệm làm việc của bạn trước đây. Những yếu tố khác như tính cách, kỹ năng giao tiếp, hay thậm chí ngoại hình,đều góp phần vào sự phù hợp

Page 54: Dac nhan tam

của bạn với tổ chức. Quá trình phỏng vấn tạo cơ hội cho người phỏng vấn không chỉ kiểm tra về những bằng cấp của bạn mà còn để xem bạn có thể giao tiếp với người khác và thể hiện được thuật đối nhân xử thế hay không.

Luôn nhớ rằng, buổi phỏng vấn như là một con đường hai chiều. Hãy nghĩ buổi phỏng vấn là một cuộc trò chuyện mà qua đó bạn thể hiện được những thành tích và kỹ năng của mình, cũng như xác định rằng tổ chức này liệu sẽ phù hợp với bạn. Nói cách khác, bạn nên dùng buổi phỏng vấn để tìm hiểu về tổ chức và đội ngũ mà có thể bạn sẽ tham gia, xem liệu công việc đó có thể làm bạn cảm thấy hăng hái đi làm mỗi buổi sáng hay không.”

Làm thế nào để tiếp cận một nhân viên chậm chạp

Đăng bởi DNT ngày 06 January, 2011

Kính gửi chuyên gia huấn luyện của Dale Carnegie Vietnam,

Tôi đang làm việc với một người có tốc độ làm việc rất chậm. Ai đó xung quanh tôi làm việc chậm chạp sẽ khiến tôi bực mình và khó chịu vì phần công việc còn lại của phòng tôi còn rất nhiều. Tôi có thể làm gì để khiến cho người này tăng tiến độ làm việc?

Thắng,

Thắng thân mến,

Có nhiều cách khác nhau để động viên một người, tuy nhiên không ai trong số họ sẽ làm nếu như bạn không thực hiện nó một cách tế nhị. Bạn phải tiếp cận tình huống một cách thận trọng, nếu người đó cảm thấy thái độ của bạn không tốt hay chế nhạo thì họ có thể từ chối tiếp nhận. Bằng cách xử sự khéo léo, bạn có thể nói ra ý kiến hay yêu cầu của bạn và chắc chắn rằng họ sẽ lắng nghe. Sau đây là một vài cách để tiếp cận với những đối tượng này:

Page 55: Dac nhan tam

1.       Đặt câu hỏi thay vì đưa ra giả định. Tìm ra những gì đã xảy ra và nguyên nhân. Có thể sẽ có một sự giải thích hợp lí. Các giả định hầu như luôn dẫn đến sự thất bại trong giao tiếp.

2.       Chú trọng vào vấn đề chứ không phải là người đó. Cho dù là người đó có khiến tôi bực mình và khó chịu thì cũng hãy tập trung vào vấn đề. Việc xử lý vấn đề có thể làm giảm bớt căng thẳng và khiến cho bạn tập trung. Đây cũng là một cách hay để giữ bình tĩnh khi đối mặt với một người.

3.       Hướng dẫn họ và làm cho họ phải có trách nhiệm. Hướng dẫn họ một cách rõ ràng và đưa ra một biện pháp trách nhiệm, cách này giúp cho họ nắm rõ hơn những gì cần làm và kết quả nên như thế nào. Họ sẽ là người được khen ngợi hay chỉ trích khi công việc hoàn tất.

4.       Nhìn lại những việc đã làm. Việc nhìn lại những gì đã thành công hoặc không thành công sẽ giúp họ hình dung được làm thế nào để đạt đến những trình độ làm việc có hiệu quả.

Bạn Có Biết Cách Xử Lý Những Vấn Đề Do Khoảng Cách Thế Hệ Gây Ra?

Đăng bởi editor ngày 23 February, 2012

 

Nếu bạn nhìn xung quanh nơi làm việc của mình, bạn có thể quan sát thấy ngay được những người ở các độ tuổi khác nhau đại diện cho nhiều thế hệ. Họ có những giá trị khác nhau, những cách học hỏi và làm việc khác nhau. Và những sự khác biệt này sẽ có một tác động lớn lên cách những người lãnh đạo suy nghĩ và hành động.

Nếu không được xử lý một cách đúng đắn, khoảng cách thế hệ có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại nơi mà BẠN đang công tác.

Page 56: Dac nhan tam

Đôi khi những trục trặc xảy ra trong mối quan hệ giữa các đồng nghiệp là do khoảng cách hay những khác biệt thế hệ của họ. Mỗi thế hệ đã được hình thành bởi những tập hợp các kinh nghiệm khác nhau và kết quả là họ có những giá trị khác nhau. Thế hệ này có thể không hiểu tại sao những giá trị của thế hệ khác có thể quá khác biệt như vậy.

Cho dù bạn còn trẻ hay không, việc tìm hiểu đồng nghiệp của mình lúc nào cũng rất cần thiết. Tốt nhất là là trước hết, bạn nên tìm hiểu xem mình thuộc về thế hệ nào.

Veteran/Traditionalist (Cựu chiến binh / người sống lối truyền thống): Sinh trước năm 1945

Baby Boomer (Thế hệ Bùng Nổ Dân Số): Được sinh từ năm 1946 đến năm 1964 Generation X (Thế hệ X): Được sinh từ năm 1964 đến năm 1980 Generation Y (Thế hệ Y, Thế hệ Thiên Niên Kỷ): Được sinh sau năm 1980

Các khoảng cách không chỉ xuất hiện giữa thế hệ già và người trẻ – những người thuộc thế hệ X có thể nhận thấy việc những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ (Generation Y) kỳ vọng cao vào những việc làm ý nghĩa và khao khát làm việc gần với các lãnh đạo của một tổ chức là không thực tế. Và những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể nhầm lẫn thái độ bàng quang của thế hệ X đối với quyền lực như là sự thiếu tôn trọng đối với vai trò lãnh đạo mà những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ coi trọng.

Xóa bỏ khoảng cách

Hãy sử dụng những gợi ý sau đây để giúp bạn hoà đồng và có sự hợp tác tốt với các đồng nghiệp thuộc các thế hệ khác nhau:

Hãy tự nhận thức

Hãy suy nghĩ xem những người thuộc các thế hệ khác nhau sẽ nhìn về hành vi của bạn và để ý đến những niềm tin và giá trị của chính bạn như thế nào. Ví dụ, những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số đã phải làm việc hàng giờ khổ nhọc để vượt trội giữa số lượng người rất lớn trong lực lượng lao động thuộc thế hệ của họ. Những người thuộc thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể nghĩ rằng những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số không quan tâm đến cuộc sống ngoài công việc bởi vì họ đang tập trung vào hành vi bên ngoài của những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số mà không tìm hiểu những tác động nào đã tạo nên những hành vi đó.

Mặt khác, những người thuộc thế hệ X gia nhập lực lượng lao động trong lúc các tổ chức bị thu nhỏ và cơ cấu lại. Họ đã học được cách dựa vào bản thân và coi trọng cuộc sống của họ hơn công việc. Những người thuộc thế hệ Cựu Chiến Binh và thế hệ Bùng Nổ Dân Số đã giữ được công việc của họ trong quá trình tái cơ cấu kiểm soát tình hình bằng cách làm việc chăm chỉ hơn. Đối với họ, những người thuộc thế hệ X có vẻ quá nặng về “cuộc sống” trong cán cân giữa công việc – cuộc sống.

Có một cái đầu thoáng

Page 57: Dac nhan tam

Hãy thách thức các giả thuyết của bạn. Ví dụ, những người thuộc thế hế Cựu Chiến Binh luôn cảm thấy thoải mái trong những bộ đồ công sở nhưng lại có vẻ không thoải mái với công nghệ, khoa học kỹ thuật mang tính sáng tạo. Những người thuộc thế hệ X về sớm và nộp báo cáo từ nhà có thể không phải là để tham gia tiệc tùng thâu đêm mà là đang san sẻ việc chăm con với chồng/vợ mình.

Tập trung vào mục tiêu

Nếu tất cả mọi người trong đội ngũ đều lo làm phần việc của mình thì việc những người thuộc thế hệ Cựu Chiến Binh có làm việc tại bàn của họ trong giờ làm hay không, những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số có làm việc sau giờ làm hay không, những người thuộc thế hệ X có làm việc ở nhà vào ngày cuối tuần hay những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ có làm việc trên máy tính xách tay ở quán cà phê trong giờ làm hay không sẽ không còn quan trọng.

Trân trọng sự đa dạng

Hãy chấp nhận kinh nghiệm và quan điểm khác nhau của mỗi thế hệ. Thế hệ Cựu Chiến Binh và thế hệ Bùng Nổ Dân Số có kinh nghiệm qua nhiều năm trong lực lượng lao động – họ thực sự đã trải nghiệm tất cả những thăng trầm trong cuộc đời làm việc. Thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm của họ.

Những người thuộc thế hệ X đã phát triển được những kỹ năng để độc lập và tự định hướng. Những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ học được kỹ năng làm việc đồng đội của họ trong những công việc cộng đồng. Cả hai thế hệ đã trưởng thành, làm việc và sống với công nghệ: điện thoại di động có máy ảnh, máy nhắn tin, kết nối không dây từ máy tính xách tay với các mạng công ty. Những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ và thế hệ X sử dụng tất cả các công nghệ sẵn có mà không phải tốn nhiều công sức để làm việc vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Có vẻ thái độ thể hiện bên ngoài mang dáng vẻ như sự kiêu ngạo của tuổi trẻ lại chính là sự biểu hiện của năng lực và sự tự tin – Những người thuộc thế hệ Cựu chiến binh và Bùng Nổ Dân Số có thể hưởng lợi bằng việc nhận ra sự khác biệt này.

Hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau

Đồng nghiệp từ mỗi thế hệ có nhiều thứ để trao đổi và chia sẻ cho nhau. Ví dụ, những người thuộc thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể chia sẻ các kỹ năng công nghệ của họ với những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số và Cựu Chiến Binh. Các thế hệ lớn tuổi có thể cố vấn cho thế hệ trẻ nhiều hơn. Về những trải nghiệm sống và làm việc của mình, mỗi thế hệ đều có những điều hay đáng học hỏi:

Quan điểm về lòng trung thành của thế hệ Cựu Chiến Binh Sự cống hiến cho mục tiêu của thế hệ Bùng Nổ Dân Số Các kỹ năng đạt được sự cân bằng trong công việc – cuộc sống của thế hệ X Sự linh hoạt đa năng của thế hệ Thiên Niên Kỷ

Page 58: Dac nhan tam

Khám phá các mối quan tâm chung

Thể thao, sở thích, phim, chương trình truyền hình yêu thích, việc làm tình nguyện – Có rất nhiều mối quan tâm chung mà những người từ các thế hệ khác nhau có thể chia sẻ mà họ thường không nhận ra. Từ một cuộc nói chuyện ngắn trong quán cà phê có thể phát triển thành một cơ hội để nhìn nhận về một quan điểm khác biệt hoặc cơ hội để khám phá một kỹ năng mới.

Thế hệ Cựu Chiến Binh, thế hệ Bùng Nổ Dân Số, thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ đều mang đến sự đa dạng về kỹ năng, nhận định và kinh nghiệm cho môi trường làm việc. Khi các thế hệ nhận biết và tôn trọng các khác biệt của họ, họ sẽ luôn mở rộng cánh cửa để học hỏi lẫn nhau.

Nguồn: Hr-resources

 “Họ trẻ, họ thông minh và họ nóng tính. Họ có thể mang dép lê đến văn phòng và nghe nhạc từ iPods tại bàn làm việc. Họ muốn làm việc, nhưng lại không muốn công việc trở thành cuộc sống của chính họ.”

Đó là cách thời báo USA Today miêu tả Thế Hệ Thiên Niên Kỷ hay còn gọi là Thế Hệ Y (Generation Y). Nhưng liệu điều đó có chính xác không? Liệu bạn, với vai trò là những người đi trước và những người quản lý của họ, hiểu họ là ai, biết làm cách nào để tích hợp họ vào hệ thống của cả tổ chức một cách suôn sẻ và và phát huy tối đa những thế mạnh của họ?

Hãy tìm câu trả lời tại buổi hội thảo được tài trợ của Dale Carnegie:

Hội Thảo: Retaining and Developing Generation Y for Breakthrough Results (Gìn Giữ và Phát Triển Generation Y để Đạt Kết Quả Đột Phá)

Tổ chức vào: ngày 23 tháng 3 năm 2012 tại khách sạn Sheraton. Diễn giả đặc biệt: Bà Triana Newton, Phó Chủ Tịch Phụ Trách Khu Vực Châu Á

Thái Bình Dương của tổ chức Dale Carnegie & Associate…

Tình Thương, Giàu Sang và Thành Đạt

Đăng bởi editor ngày 15 April, 2012

Page 59: Dac nhan tam

Một người phụ nữ vừa bước ra khỏi nhà thì nhìn thấy có 3 cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi trên phiến đá ở trước sân nhà. Bà không quen biết họ, nhưng với con người tốt bụng, bà lên tiếng nói: “Tôi không quen biết các cụ nhưng chắc là các cụ đang đói bụng lắm, vậy xin mời các cụ vào nhà tôi dùng một chút gì cho ấm bụng nhé… “.

- Ông chủ có ở nhà không thưa bà…. Một cụ cất tiếng ái ngại hỏi.

- Dạ thưa không, nhà tôi đi làm chưa về. Người phụ nữ trả lời.

- Thế thì chúng tôi không thể vào nhà của bà bây giờ được, bà ạ.

Đến chiều khi người chồng đi làm về, người phụ nữ kể lại chuyện cho chồng nghe. Nghe xong người chồng bảo vợ: “Vậy thì bây giờ em hãy ra mời ba cụ ông vào, nói với mấy cụ rằng anh đã về và muốn mời họ vào”. Người vợ làm theo ý của chồng, bà bước ra sân mời cả ba cụ cùng vào.

- Rất tiếc thưa bà, cả ba chúng tôi không thể vào nhà bà cùng một lúc được. Họ đồng thanh đáp.

- Vì sao lại thế thưa các cụ…. Người phụ nữ ngạc nhiên hỏi.

Một cụ già bèn đứng dậy từ tốn giải thích:

- Cụ ông này tên là Giàu Sang, còn kia là cụ ông Thành Đạt, và còn lão già đây là Tình Thương. Bây giờ bà hãy vào nhà hỏi ông nhà xem sẽ mời ai trong ba lão chúng tôi vào nhà trước nhé. Người phụ nữ đi vào nhà và kể lại sự việc cho chồng.

- Ồ vậy thì tuyệt quá! Người chồng vui mừng nói.

- “Vậy thì tại sao chúng ta không mời cụ ông Giàu Sang vào trước. Cụ là điềm phước rồi đây, sẽ cho chúng ta nhiều tiền bạc của cải sung túc”. Nhưng người vợ lại không đồng ý.

Page 60: Dac nhan tam

“Nếu vậy thì tại sao chúng ta lại không mời cụ Thành Đạt vào trước chứ… Chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người kính nể. ” Hai vợ chồng cứ tranh cãi một lúc mà vẫn chưa đi đến quyết định.

Cô con gái nãy giờ đứng nghe yên lặng ở góc phòng bỗng lên tiếng nhỏ nhẹ: “Ba mẹ ạ, tại sao chúng ta không thử mời ông già Tình Thương vào nhà trước đi. Nhà mình khi ấy sẽ tràn ngập tình thương yêu ấm áp, và ông già sẽ cho gia đình chúng ta thật nhiều hạnh phúc. ”

- “Có lẽ con gái mình nói đúng”. Người chồng suy nghĩ rồi bảo vợ, “Vậy thì em hãy mau ra ngoài mời cụ Tình Thương vào trước đi vậy. ”

Người phụ nữ ra ngoài và cất tiếng mời, “Gia đình chúng tôi xin hân hạnh mời cụ Tình Thương làm vị khách mời đầu tiên vào với gia đình của chúng tôi”. Cụ già Tình Thương từ tốn đứng dậy và chầm chậm bước vào nhà. Nhưng hai cụ già kia cũng từ từ đứng dậy và bước theo cụ già Tình Thương…

Rất đỗi ngạc nhiên, người phụ nữ bước lại gần hai cụ Giàu Sang và Thành Đạt hỏi:

- “Tại sao hai cụ cũng cùng vào theo… Các cụ đã chẳng nói là cả ba cụ không thể vào nhà cùng một lúc sao”. Khi ấy cả hai cụ cùng trả lời: “Nếu bà mời cụ Giàu Sang hay Thành Đạt tôi đây, thì chỉ một trong hai chúng tôi vào nhà được thôi, nhưng vì bà mời cụ ông Tình Thương, nên cả hai chúng tôi cũng sẽ vào theo. Bởi vì ở đâu có Tình Thương thì ở đó sẽ có Giàu Sang và Thành Đạt đó bà ạ”.

Thư Của Thượng Đế Gửi Cho Phụ Nữ

Đăng bởi editor ngày 08 April, 2012

Page 61: Dac nhan tam

Ta cho phép người đàn ông say giấc để anh ta không quấy rầy sự sáng tạo và để ta có thể kiên trì hoàn thiện vẻ ngoài của ngươi…

Từ một mảnh xương, ta tạo ra ngươi. Ta chọn phần xương sườn, dùng bảo vệ cuộc đời người đàn ông, bảo vệ trái tim và lá phổi của anh ta, phần xương nâng đỡ anh ta – đúng nghĩa với điều ngươi phải làm. Ta tạo hình ra ngươi, một cách hoàn hảo và xinh đẹp. Đặc điểm của ngươi là một cái xương sườn, mạnh mẽ lẫn yếu đuối và mỏng manh. Ngươi phải bảo vệ phần mỏng manh nguyên thủy nhất trong người đàn ông – đó là trái tim anh ta. Trái tim là trung tâm của người đàn ông, lá phổi cho anh ta hơi thở.

Khung xương sườn sẽ bị gẫy trước khi trái tim bị hủy hoại. Nâng đỡ người đàn ông như khung xương sườn nâng đỡ cơ thể. Ngươi không được lấy ra từ chân – phần ở dưới anh ta, ngươi không được lấy ra từ đầu – phần ở trên anh ta. Ngươi được lấy ra từ bên cạnh, để ngươi luôn bên cạnh và sát cánh với anh ta.

Ngươi là thiên thần hoàn hảo của ta, cô gái nhỏ xinh đẹp của ta. Ngươi sẽ trở thành người phụ nữ lộng lẫy, thông minh. Đôi mắt ta sẽ nhìn thấy đức hạnh chứa đầy tim ngươi. Đôi mắt ngươi đẹp. Đôi môi ngươi sẽ đáng yêu làm sao khi nói những lời nguyện cầu. Lỗ mũi ngươi quá hoàn hảo. Đôi bàn tay ngươi thanh nhã để được chạm vào. Ngươi rất đặc biệt bởi ngươi là phần mở rộng của ta. Đàn ông tượng trưng cho vẻ ngoài của ta – đàn bà tượng trưng cho cảm xúc của ta. Cả hai tượng trưng cho toàn bộ Thượng đế.

Vì thế, người đàn ông hãy cư xử tốt với người phụ nữ. Yêu cô ấy, tôn trọng cô ấy, bởi vì cô ấy mỏng manh. Làm tổn thương cô ấy, anh làm tổn thương ta. Làm đau đớn cô ấy, chính là anh đang hủy hoại trái tim mình, trái tim của cha anh, trái tim của cha cô ấy.

Còn người đàn bà, hãy khiêm nhường cho anh ấy thấy quyền năng của cảm xúc ta đã cho ngươi. Trong sự điềm đạm nhã nhặn, hãy chứng tỏ sức mạnh của ngươi. Trong tình yêu, hãy cho anh ta thấy, ngươi là chiếc xương sườn bảo vệ phần bên trong của anh ta.

Bạn đã biết người phụ nữ đặc biệt đến thế nào trong mắt của Thượng đế?

Tha Thứ Mãi Mãi

Đăng bởi editor ngày 01 April, 2012

Page 62: Dac nhan tam

Lisa ngồi trên sàn với chiếc hộp trước mặt. Cái hộp cũ kĩ đựng 1 tờ giấy kẻ ô vuông. Và đây là câu chuyện đằng sau những ô vuông…

- Các con phải tha thứ cho anh chị em mình bao nhiêu lần… – Cô giáo trường Chủ Nhật đọc to luôn câu trả lời cho cả lớp nghe: “70 nhân 7 lần! ”

Lisa kéo tay Brent – em trai cô:

- Thế là bao nhiêu lần…

Brent viết số 490 lên góc vở Lisa. Brent nhỏ bé, vai hẹp, tay ngắn, đeo cặp kính quá khổ và tóc rối bù. Nhưng năng khiếu âm nhạc của cậu làm bạn bè ai cũng phục. Câụ học pianô từ năm lên 4, kèn darinet năm lên 7 và giờ đây cậu đang chinh phục cây đèn Oboa. Lisa chỉ giỏi hơn em trai mình mỗi 1 thứ: bóng rổ, 2 chị em thường chơi bóng rổ sau giờ học. Brent thấp bé lại yếu, nhưng nó không nỡ từ chối vì đó là thú vui duy nhất của Lisa giữa những bảng điểm chỉ toàn yếu với kém của cô.

Sau giờ học, 2 chị em lại chạy ra sàn bóng rổ. Khi Lisa tấn công, Brent bị khuỷu tay Lisa huých vào cằm. Lisa dễ dàng ghi điểm. Cô hả hê với bàn thắng cho đến khi nhìn thấy Brent ôm cằm.

- Em ổn cả chứ… Chị lỡ tay thôi mà!

- Không sao, em tha lỗi cho chị – Cậu bé cười – Phải tha thứ 490 lần và lần này là 1, vậy chỉ còn 489 lần nữa thôi nhé!

Lisa cười. Nếu nhớ đến những gì Lisa đã làm với Brent thì hẳn 490 lần đã hết từ lâu lắm.

Page 63: Dac nhan tam

Hôm sau, 2 chị em chơi bắn tàu trên giấy. Sợ thua, Lisa nhìn trộm giấy của Brent và dễ dàng “chiến thắng”.

- Chị ăn gian! – Brent nhìn Lisa nghi ngờ.

Lisa đỏ mặt:

- Chị xin lỗi!

- Được rồi, em tha lỗi – Brent cười khẽ – Thế là chỉ còn 488 lần thôi, phải không…

Sự độ lượng của Brent làm Lisa cảm động. Tối đó, Lisa kẻ 1 biểu đồ với 490 hình vuông:

- Chúng ta dùng cái này để theo dõi những lần chị sai và em tha lỗi. Mỗi lần như vậy, chị sẽ gạch chéo 1 ô – Miệng nói, tay Lisa đánh dấu 2 ô. Rồi cô bé dán tờ biểu đồ lên tường.

Lisa có rất nhiều cơ hội đánh dấu vào biểu đồ. Mỗi khi nhận ra mình sai, Lisa xin lỗi rất chân thành. Và cứ thế… Ô thứ 211: Lisa giấu sách Tiếng Anh của Brent và cậu bé bị điểm 0. Ô thứ 394: Lisa làm mất chìa khoá phòng Brent… Ô thứ 417: Lisa dùng thuốc tẩy quá nhiều làm hỏng áo Brent… Ô thứ 489: Lisa mượn xe đạp của Brent và đâm vào gốc cây. Ô 490: Lisa làm vỡ chiếc cốc hình quả dưa mà Brent rất thích.

- Thế là hết – Lisa tuyên bố – Chị sẽ không có lỗi gì với em nữa đâu.

Brent chỉ cười: “Phải, phải”

Nhưng rồi vẫn có lần thứ 491. Lúc đó Brent là sinh viên trường nhạc và cậu được cử đi biểu diễn tại đại nhạc hội New York. Một niềm mơ ước thành hiện thực.

Người ta gọi điện đến thông báo lịch biểu diễn nhưng Brent không có nhà, Lisa nghe điện: ” Hai giờ chiều ngày mùng 10 nhé! ” Lisa nghĩ mình có thể nhớ được nên cô đã không ghi lại.

- Brent này, khi nào con biểu diễn… – Mẹ hỏi.

- Con không biết, họ chưa gọi điện báo ạ! Brent trả lời.

Lisa lặng người, mãi mới lắp bắp:

- Ôi!… Hôm nay ngày mấy rồi ạ…

- 12, có chuyện gì thế…

Lisa, bưng mặt khóc nức lên:

- Biểu diễn… 2 giờ… mùng 10… người ta gọi điện… tuần trước…

Page 64: Dac nhan tam

Brent ngồi yên, vẻ mặt nghi ngờ, không dám tin vào nhữnng gì Lisa nói.

- Có nghĩa là… buổi biểu diễn đã qua rồi……… – Brent hỏi.

Lisa gật đầu. Brent ra khỏi phòng, không nói thêm lời nào. Lisa về phòng, ngậm ngùi khóc. Cô đã huỷ hoại giấc mơ của em cô, làm cả gia đình thất vọng. Rồi cô thu xếp đồ đạc, lén bỏ nhà đi ngay đêm hôm đó, để lại 1 mảnh giấy dặn mọi người yên tâm.

Lisa đến Boston và thuê nhà sống ở ngay đó. Cha mẹ nhiều lần viết thư khuyên nhủ nhưng Lisa không trả lời: “Mình đã làm hại Brent, mình sẽ không bao giờ về nữa”. Đó là ý nghĩ trẻ con của cô gái 19 tuổi.

Rất lâu sau, cô vô tình gặp lại người láng giềng cũ: bà Nelson.

- Tôi rất tiếc về chuyện của Brent… – Bà ta mở lời.

Lisa ngạc nhiên:

- Sao ạ…

Bà Nelson nhanh chóng hiểu rằng Lisa không biết gì. Bà kể cho cô nghe tất cả: xe chạy với tốc độ quá cao, Brent đi cấp cứu, các bác sĩ tận tâm nhưng Brent không qua khỏi. Ngay trưa hôm đó, Lisa quay về nhà.

Cô ngồi lặng yên trước chiếc hộp. Cô không thấy tờ biểu đồ ngày xưa kín đặc các gạch chéo mà lại có 1 tờ giấy lớn:

“Lisa yêu quý,

Em không muốn đếm những lần mình tha thứ, nhưng chị lại cứ muốn làm điều đó. Nếu chị muốn tiếp tục đếm, hãy dùng tấm bản đồ mới em làm cho chị.

Yêu thương,

Brent”

Mặt sau là 1 tờ biểu đồ giống như Lisa đã làm hồi bé, với rất nhiều ô vuông. Nhưng chỉ có 1 ô vuông đầu tiên có đánh dấu và bên cạnh là dòng chú thích bằng bút đỏ: “Lần thứ 491: Tha thứ, mãi mãi! ”

Quy Luật Hạt Giống

Đăng bởi editor ngày 25 March, 2012

Page 65: Dac nhan tam

Bạn hãy thử nhìn cây táo trong vườn. Chắc phải có đến 500 quả táo ở trên đó. Và nếu tính cả vườn táo thì số hạt phải hơn gấp nhiều lần thế nữa. Hạt táo là công cụ để mở rộng và tiếp diễn sự tồn tại cho loài táo. Chúng ta có thể sẽ thắc mắc tại sao lại cần phải có nhiều hạt đến thế?

Bởi tự nhiên biết rằng không phải tất cả các hạt táo đều thành mầm và không phải tất cả đều lớn lên thành cây. Bởi chúng còn chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, với kẻ thù và rất nhiều khó khăn nữa.

Tự nhiên là thế và con người cũng không khác gì nhiều. Nếu thật sự muốn làm một điều gì có ý nghĩa bạn phải thử rất nhiều lần, thậm chí phải vượt qua thất bại thì mới đạt được thành công.

Điều này có nghĩa là:

- Bạn phải tham dự 10, 20 cuộc phỏng vấn may ra mới có được công việc tàm tạm. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và đừng bỏ lỡ cơ hội dù là nhỏ nhất.

Page 66: Dac nhan tam

- Một ông chủ giỏi là người biết tập hợp một đội ngũ những nhân viên giỏi ở xung quanh mình. Thế nên, kể cả khi là một ông chủ thành đạt bạn cũng sẽ phải toát mồ hôi sàng lọc hàng trăm người giỏi để tuyển được 1 ứng viên xuất sắc.

- Trong kinh doanh chẳng hạn, bạn sẽ phải đàm phán với 50 người để bán được 1 căn nhà, gọi 30 cuộc điện thoại để mua được 1 chiếc ô tô vừa ý, phải viết hàng tá thư cảm ơn về 1 ý tưởng kinh doanh độc đáo… Hãy kiên nhẫn vì đó mới là những công việc đáng tự hào.

Khi hiểu được “Qui luật của hạt giống”, chúng ta sẽ không cảm thấy thất vọng, bế tắc khi phải đối mặt với những thất bại. Hãy học cách kiên nhẫn và chai lì với những thất bại trên đường dài tìm kiếm những thành công.

Những người thành đạt thường phải trải qua rất nhiều thất bại. Nhưng vấn đề là họ đã bỏ công sức gieo trồng để có nhiều hạt hơn những người bình thường.

Nếu Tôi Là Bạn

Đăng bởi editor ngày 18 March, 2012

Page 67: Dac nhan tam

Một giả định để ai đó chợt nhận ra những gì đã, đang và sẽ xảy ra xung quanh mình với cái nhìn khác, cái nhìn của mình nhưng không hẳn cho mình, để hiểu rõ hơn những người bạn, dẫu cho mọi người vẫn thường thốt lên “giá mà…” khi thứ gì đó qua đi.

Còn tôi và bạn, ngày hôm qua vẫn có thể là ngày hôm nay hoặc ngày mai bởi đơn giản chúng ta là bạn. Và nếu tôi không phải là tôi, nếu tôi là bạn… thì liệu tôi có hành động như bạn không? Chắc cũng vậy thôi, nhưng sao không thử một lần giả định nhỉ?

Những gì đã xảy ra cho bạn, cho tôi hay bất kỳ ai khác, tất cả giờ đã là quá khứ. Một quá khứ không bao giờ tìm lại được, một tương lai không thể nào xác định được. Nhưng hiện tại thì bắt đầu từ quá khứ và là cầu nối đến tương lai.

Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không bao giờ cố giấu hay kìm nén những cảm xúc đối với ai đó để rồi suốt ngày phải chạy trốn chính bản thân mình, cùng hàng trăm, hàng nghìn sự lựa chọn mà trong đó không có sự lựa chọn nào dành cho riêng bạn. Còn nếu vì lý do nào đó, thì tôi cũng sẽ đặt nó ở vị trí sâu kín nhất trong tâm hồn để thoải mái hơn mỗi khi đương đầu với bản thân mình.

Page 68: Dac nhan tam

Nếu tôi là bạn, tôi đã không bao giờ trách bạn mình là “đồ tồi” chỉ bởi lý do mà… chỉ bạn mới biết. Dẫu rằng nó sẽ được bỏ qua nhưng dường như một hố sâu vô hình được dựng lên mà không cách nào vượt qua được. Một chiếc cốc thuỷ tinh đã vỡ làm sao có thể hàn gắn nguyên vẹn như lúc ban đầu, dù người thợ có khéo léo đến cỡ nào.

Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không suốt ngày ấp ủ những ảo tường mà chỉ có mỗi bạn vẽ ra. Tôi sẽ chia sẻ nó cho mọi người đặc biệt là những người bạn, kể cả khi tôi có thể nhận về những điều không thực sự mong đợi. Khi bạn mở lòng mình, bạn sẽ có được nhiều hơn thế từ người khác.

Nếu tôi là bạn, tôi đã không giận người bạn thân bởi hình ảnh một người thứ ba xa lạ, để rồi đánh mất mãi mãi những gì đã vun đắp bằng tình bạn chân thành. Nếu tôi là bạn, tôi sẽ bỏ ngay suy nghĩ người khác phải làm điều này cho mình trước khi mình làm điều kia cho họ.

Nếu tôi là bạn, tôi đã không vì chút lòng ích kỷ, ghen tị với mọi người mà bỏ quên bản thân mình, để rồi cứ phải dằn vặt trong những tháng ngày đơn độc. Bạn không muốn ai ở bên bạn cũng bởi bạn quá yêu bản thân mình, hơn bao giờ hết.

Nếu tôi là bạn, tôi sẽ luôn nghĩ ngày mai tươi sáng hơn ngày hôm qua chứ không bi quan cho một ngày mới dù vì bất cứ lý do gì.

Nếu tôi là bạn, tôi đã không chạy đi tìm một bến đỗ mới cho bản thân khi bến đỗ cũ chưa được xây dựng vững chắc. Đôi lúc đó là xu hướng, nhưng khi làm người khác mất niềm tin thì cũng thật khó để làm tốt công việc dù bạn có thực sự muốn như vậy…

Nếu tôi là bạn, tôi sẽ cố loại bỏ những suy nghĩ nhạy cảm không đáng có về một ai đó để rồi sinh ra ngớ ngẩn. Tất cả chỉ để chứng minh bạn “ngưỡng mộ” người đó.

Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không giành quá nhiều thời gian vào 4 bức tường và màn hình Internet để tách biệt với thế giới. Cuộc sống ngoài kia có nhiều thứ tươi đẹp để khám phá.

Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không lôi khiếm khuyết của người khác ra để bàn luận dẫu cho đó chỉ là trò đùa. Nếu tôi là bạn, tôi cũng sẽ không nghĩ ranh giới giữa tình bạn và tình yêu mong manh đến thế.

Nếu tôi là bạn, tôi không nghĩ về ngày mai (tương lai) khi hôm nay (hiện tại) tôi không biết phải làm gì. Có thể ngày mai sẽ không bao giờ đến hoặc sẽ đến nhưng bạn có nghĩ mình sẽ ra sao khi ngày mai thực sự đến.

Nếu tôi là bạn… nếu… tất cả cũng chỉ là giả định. Những thứ đã qua đi và để lại chút gì đó cho bạn, cho tôi và những người bạn của chúng ta đôi lúc khiến tất cả trưởng thành hơn. Có thể tôi không thành công như bạn, không hành động được như bạn ở một khía cạnh nào đó nhưng tôi giả định mình là bạn để hiểu hơn tính cách những người bạn của mình, để trải nghiệm thêm cuộc sống từ những gì mình từng nhận được.

Page 69: Dac nhan tam

Vậy có khi nào bạn không phải là bạn, bạn là tôi hay ai đó không nhỉ? Tại sao lại không kia chứ!

Khi Chúng Ta Là Bạn Thì Tôi…

Đăng bởi editor ngày 16 March, 2012

(

A)ccept  you as you are – Chấp nhận con người thật của bạn.

(B)elieve  in “you” – Luôn tin tưởng bạn.

(C)all you just to say “HI” – Điện thoại cho bạn chỉ để nói “Xin chào”.

(D)on’t give up on you – Không bỏ rơi bạn.

(E)nvision the whole of you – Hình ảnh của bạn luôn ở trong tâm trí tôi

(F)orgive your mistakes – Tha thứ cho bạn mọi lỗi lầm.

(G)ive unconditionally – Tận tụy với bạn.

(H)elp you – Giúp đỡ bạn.

(I)nvite you over – Luơn lôi cuốn bạn.

(J)ust “be” with you – Tỏ ra “xứng đáng” với bạn.

(K)eep you close at heart – Trân trọng bạn.

(L)ove you for who are – Yêu quí bạn bởi con người thật của bạn.

(M)ake a difference in your life – Tạo ra kh

ác biệt trong đời bạn.

(N)ever judge – Không bao giờ phán xét.

(O)ffer support – Là nơi nương tựa cho bạn.

(P)ick you up – Vực bạn dậy khi bạn suy sụp.

(Q)uiets your tears – Làm dịu đi những giọt lệ của bạn.

(R)aise your spirits – Giúp bạn phấn chấn hơn.

Page 70: Dac nhan tam

(S)ay nice things about you – Nói những điều tốt đẹp về bạn.

(T)ell you the truth when you need to hear it – Sẵn sàng nói sự thật khi bạn cần.

(U)nderstand you – Hiểu được bạn.

(W)alk beside you – Sánh bước cùng bạn.

(X)amine your head injuries – “Bắt mạch” được những chuyện khiến bạn “đau đầu”.

(Y)ell when you won’t listen – Hét to vo tai bạn mỗi khi bạn không lắng nghe.

(Z)ap you back to reality – Và thức tỉnh bạn khi bạn lạc bước.

 

Nguồn: Sưu Tầm

             

  Thằng Rái Cá

Đăng bởi editor ngày 11 March, 2012

Page 71: Dac nhan tam

 Ở một vùng quê bên nước Anh, có gia đình nọ chuyên nghề làm vườn, gồm hai vợ chồng và đứa con trai duy nhất. Vì hoàn cảnh quá nghèo nên cậu con chưa học hết tiểu học đã phải ở nhà giúp đỡ cha mẹ việc trồng tiả, hoặc đôi khi lên rừng lấy củi, kể cả việc câu cá ở một cái hồ lớn rất đẹp gần nhà để thêm lương thực cho bữa ăn. Trong các việc làm phụ giúp cha mẹ, cậu bé thích nhất là đi câu, bởi vì mỗi buổi đi câu là mỗi lần được tắm, bơi thỏa thích. Cậu bơi tuyệt giỏi, đến mức bạn bè trong xóm gọi cậu là “thằng Rái Cá” (Otter boy).

Một hôm, khi “thằng Rái Cá” cắm xong mớ cần câu ở góc hồ, đang tính cởi áo nhào xuống nước bơi một tăng cho đã đời, thì nó thấy 3 chiếc xe limousine sang trọng tới đậu ngay gần đó nên nó khớp không tắm nữa, leo lên cây đại lăng ở cạnh hồ, núp mình trong tàng lá để canh chừng cần câu và cũng để ngắm nhìn toán du khách sang trọng.

Toán du khách đó chính là một gia đình giàu có, quyền quý, vào hàng đệ nhất quý tộc của vương quốc Anh. Họ từ thủ đô Luân Đôn đi du ngoạn miền quê, thăm dân cho biết sự tình. Dưới trời nắng đẹp ấm áp, một cái tăng lớn được căng lên lộng lẫy. Bàn ghế picnic bày ra và thức ăn, cao lương mỹ vị dọn tràn đầy. Tiếng nhạc êm đềm réo rắt tỏa vang rồi đoàn du khách nhập tiệc. Kẻ ăn, người uống, kẻ khiêu vũ, người chụp hình …

Một lát sau, “thằng Rái Cá” ngồi thu mình trên cành cây đại lăng, nhìn thấy một đứa trẻ trong đám du khách, chắc cũng 11, 12 tuổi, cỡ tuổi nó, thay đồ tắm và lội xuống hồ bơi qua bơi lại. Dường như những người lớn chăm chú vào việc ăn uống chuyện trò, không mấy ai để ý đến đứa trẻ ở dưới hồ. Riêng “thằng Rái Cá” nó tò mò quan sát đứa trẻ…

Page 72: Dac nhan tam

Ồ, coi kìa, thằng này bơi gì dở ẹc! Rõ ràng là nó không biết bơi ếch, bơi sải, bơi bướm gì cả, đến bơi ngửa chắc cu cậu cũng chẳng làm được! Nó chỉ đập loạn tay chân lên thôi, cái điệu bơi chó như thế là không khá được!

Chợt “thằng Rái Cá” nhoài mình ra chăm chú nhìn. Nó thấy 2 con thiên nga từ xa bơi tới phía đứa trẻ và đứa trẻ chắc là thích con thiên nga nên bơi theo … Chết chưa ! Nó bơi tuốt ra xa quá rồi, chỗ đó rất sâu, nguy hiểm lắm! Đúng lúc đó, có tiếng thét cấp cứu của đứa trẻ “Help me! Help…Help! !!” Toán du khách khi ấy kịp nghe và nhìn thấy, nhưng thay vì phải nhào ra cứu đứa trẻ thì họ ồn ào, nhốn nháo cả lên. Hai ba người xuống hồ với cả áo quần, nhưng chỉ lội ra nước đến cổ thì đứng lại.

Trời đất! Hóa ra chẳng ai biết bơi cả mà ngoài xa đứa trẻ đuối sức có vẻ muốn chìm rồi!

Không đợi lâu hơn được nữa, từ trên cành cây cao, “thằng Rái Cá” phóng xuống chạy bay ra hồ trước con mắt ngạc nhiên của tất cả đoàn du khách. Tới bờ cao, nó nhún mình lao xuống nước trong tư thế plunge tuyệt đẹp và chỉ loáng mắt đã sải tay bơi tới chỗ đứa trẻ bị nạn. Nó hụp lặn xuống xốc nách đứa trẻ và như một chuyên viên rescue lành nghề, nó nghiêng người bơi sải từ từ vào bờ trước sự chứng kiến xúc động và tràng pháo tay reo mừng của mọi người. Khi tới bờ, đứa trẻ bị nạn được nhiều người xúm lại khiêng lên đưa vào giữa tăng và tại đó có sẵn một vị bác sĩ (trong toán du khách) lo việc cấp cứu hồi sinh cho đứa trẻ.

Chừng một tiếng đồng hồ sau, không khí an toàn tươi vui trở lại với mọi người trong toán du khách. Đứa trẻ qua tai nạn hiểm nguy, bây giờ quấn mình trong chiếc mền len và đang được uống mấy muỗng soup. Lúc ấy người ta mới chợt nhớ tới vị ân nhân vừa cứu sống nó.

- Ô hay, cái thằng bé con bơi giỏi hồi nãy đâu rồi nhỉ ?

Mọi người đổ xô đi tìm. Lát sau phát giác ra chỗ ẩn của nó. “Thằng Rái Cá” trèo lên ngồi yên chỗ cũ, trên cành cây đại lăng. Nó được gọi xuống và trịnh trọng đưa tới trình diện trước một vị quý tộc, ông này chính là cha của đứa trẻ vừa bị nạn.

- Hỡi con, (vị quý tộc nói với “thằng Rái Cá”) con vừa làm một chuyện vĩ đại mà tất cả chúng ta đây không ai làm được. Ta xin thay mặt toàn thể cám ơn con.

- Bẩm ông, (“thằng Rái Cá” lễ phép thưa) con có làm gì vĩ đại đâu! Bơi lội là nghề của con mà! Con cứu em là chuyện nhỏ, chuyện phải làm và cũng là chuyện thường đâu có gì khó khăn vĩ đại. Xin ông đừng bận tâm !

- Không đâu con ơi! con đã cứu mạng con trai ta. Gia đình ta và hội đồng quý tộc mãi mãi mang ơn con. Nay ta muốn đền ơn con, vậy con muốn điều gì hãy nói cho ta biết.

“Thằng Rái Cá” nghe hỏi vậy, ngập ngừng giây lát rồi ngỏ ý muốn xin vài ổ mì dư thừa đem về cho cha mẹ. Lòng hiếu thảo của nó đã khiến cho vị quý tộc và nhiều du khách cảm động rơi lệ. Vị quý tộc ôm nó vào lòng và nói:

Page 73: Dac nhan tam

- Hỡi con, điều con vừa xin là chuyện nhỏ, và đó chính là bổn phận của ta, ta biết ta sẽ phải làm gì cho con và gia đình con. Nhưng câu hỏi của ta là sau này lớn lên con ước mơ sẽ làm gì ?

“Thằng Rái Cá” chỉ tay vào vị bác sĩ khi nãy cấp cứu hồi sinh cho đứa trẻ bị nạn, trả lời:

- Lớn lên, con muốn làm việc cứu người như ông kia.

- Ồ, con muốn làm bác sĩ, tốt lắm! Với ta đó cũng là chuyện nhỏ thôi, ta sẽ giúp con.

Câu chuyện nhỏ trên đây có phần kết luận không nhỏ mà thật là vĩ đại, bởi vì đứa trẻ bị chết đuối hụt có tên là Winston Churchill, sau này là vị Thủ Tướng đã làm rạng danh nước Anh, một vĩ nhân cực kỳ tài giỏi lỗi lạc của thế giới vào thời Đệ Nhị Thế Chiến.

 - Còn “thằng Rái Cá”, cậu bé đã cứu mạng Churchill tên là Fleming, sau này trở thành vị bác sĩ tài ba lừng danh hoàn cầu. Fleming, chính là nhà bác bọc đã tìm ra thuốc trụ sinh Penicilin, cứu mạng biết bao nhiêu người trên thế giới. Ông đích thực là vị ân nhân vĩ đại của cả nhân loại.

Từ khởi đầu, chuyện chỉ là một chuyện nhỏ, sự hy sinh, vị tha, sự cho đi rất nhỏ nhoi! Nhưng nhờ đó, thành quả sau này đem đến cho cả nhân loại đã vô cùng lớn lao kỳ vỹ.

Câu chuyện còn thêm cho phần kết luận điều lý thú nữa, là một ngày nọ, thủ tướng Churchill bị lâm trọng bịnh đến nỗi đã hôn mê, nhiều bác sĩ phải lắc đầu. Tính mạng ông ở vào lúc nguy kịch nhất, thì Fleming xuất hiện như một tiền duyên định mệnh và vị bác sĩ tài ba này, đã lại một lần nữa cứu sống người bạn cố tri của mình. Khi tỉnh dậy sau cơn mê, mở mắt ra nhìn thấy Fleming, Churchill ngạc nhiên xúc động và nói rằng:

- Fleming! Có phải cứ mỗi lần tôi sắp chìm, Chúa lại cho bạn tới vớt tôi lên?

- Churchill, chúng ta hãy cám ơn Chúa ! Nhưng không hẳn là tôi, (Fleming giơ ra một viên thuốc nhỏ tí xíu) bởi cái này đây, chính cái này đã cứu bạn đó … Chuyện nhỏ mà!

Hãy Thắp Lên Một Que Diêm

Đăng bởi editor ngày 11 March, 2012

Page 74: Dac nhan tam

Một bữa tối tại vận động trường Los Angeles, Mỹ, một diễn giả nồi tiếng – ông John Keller, được mời thuyết trình trước khoảng 100.000 người. Đang diễn thuyết bỗng ông dừng lại và dõng dạc nói:

- Bây giờ xin các bạn đừng sợ! Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vận động này.

Đèn tắt. Cả sân vận động chìm sâu trong boáng tối âm u. Ông John Keller nói tiếp:

- Bây giờ tôi đốt lên một que diêm. những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm đang cháy thì hãy hô to “Đã thấy!”.

Một que diêm được bật lên, cả sân vận động vang lên: “Đã thấy!”.

Sau khi đèn được bật sáng trở lại, ông John Keller giải thích:

- Ánh sáng của một hành động nhân ái dù nhỏ bé như một que diêm cũng sẽ chiếu sáng trong đêm tăm tối của nhân loại y như vậy.

Một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại được tắt. Một giọng nói vang lên:

- Tất cả những ai ở đây có mang theo diêm quẹt, xin hãy đốt cháy lên! Bỗng chốc cả vận động trường rực sáng.

Page 75: Dac nhan tam

Ông John Keller kết luận:

- Tất cả chúng ta cùng hợp lực nhau có thể chiến thắng bóng tối, chiến tranh, khủng bố, cái ác và oán thù bằng những đóm sáng nhỏ của tình thương, sự tha thứ và lòng tốt của chúng ta. Hoà bình không chỉ là môi trường sống vắng bóng của chiến tranh. Hòa bình không chỉ là cuộc sống chung không tiếng súng. Vì trong sự giao tiếp giữa người với người, đôi khi con người giết hại nhau mà không cần súng đạn, đôi khi con người làm khổ nhau, áp bức bóc lột nhau mà không cần chiến tranh.

Cách tốt nhất để xây dựng hòa bình là tăng thêm thật nhiều những hành động yêu thương và hảo tâm với đồng loại. Những hành động yêu thương xuất phát từ lòng nhân hậu sẽ như những ánh sáng nho nhỏ của một que diêm. Nhưng nếu mọi người cùng đốt lên những ánh sáng bé nhỏ, những hành động yêu thương sẽ có đủ sức mạnh để xua tan bóng tối của những đau khổ và cái ác.

Gia Tài

Đăng bởi editor ngày 04 March, 2012

Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông. Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của các họa sỹ nổi tiếng.

Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.

Page 76: Dac nhan tam

Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu chuyện xảy ra…

Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con mình.

Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người. Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.

Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai tay cầm một bọc lớn.

Chàng trai nói “Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu.”

Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai: “Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này.”

Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm nghệ thuật mà ông đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác phẩm nổi tiếng. Tòa nhà bán đấu giá chật ních người. Người điều khiển đứng lên và nói “Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu tiên sẽ là bức chân dung này…”

Có người la lên: “Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?”

Người điều khiển nói: “Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!”

Người điều khiển bắt đầu “Ai sẽ mua với giá $100?”

Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp “Ai sẽ mua với giá $50?”

Page 77: Dac nhan tam

Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi “Có ai mua với giá $40?”

Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi “Không ai muốn trả giá cho bức tranh này sao?” Một người đàn ông già đứng lên “Anh có thể bán với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý không?”

Người điều khiển nói “$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!”

Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau: “Chúng ta có thể bắt đầu thật sự được rồi!”.

Người điều khiển nói: “Xin cảm ơn mọi người đã đến. Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Buổi đấu giá của chúng ta sẽ dừng tại đây!”

Đám đông nổi giận: “Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ các tác phẩm nổi tiếng kia mà?”. Người điều khiển nói: “Tôi xin lỗi nhưng buổi bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây, NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”

 

Cây Phiền Muộn

Đăng bởi editor ngày 28 February, 2012

Người thợ mộc mà tôi thuê để giúp tu sửa lại căn nhà cũ nát đã chấm dứt một ngày làm việc đầu tiên với không ít phiền muộn và bực dọc. Đầu tiên là cái mái ngói nhà đã khiến anh ta loay hoay mất cả giờ đồng hồ. Sau đó đến trò “đình công” của cái máy cưa và chiếc xe tải cũ kỹ.

Khi tôi lái xe đưa anh ta về nhà, anh ngồi im như thóc, chẳng buồn cười nói suốt cả chặng đường. Đến nơi, anh mời tôi ghé thăm gia đình anh. Khi chúng tôi đến gần cửa, anh đột nhiên dừng chân bên cạnh một thân cây thấp bé và đưa cả hai tay vuốt nhẹ lên đầu ngọn cây.

Lúc cánh cửa nhà mở ra, tôi ngạc nhiên thấy anh biến đổi hẳn thành một người khác hẳn. Gương mặt sạm nắng của anh rạng rỡ nụ cười. Anh siết chặt hai đứa con nhỏ vào lòng và dịu dàng hôn vợ. Sau một hồi hàn huyên, anh đưa tôi ra xe trở về nhà. Khi chúng tôi đi ngang qua cây thấp bé gần cửa, sự tò mò thôi thúc tôi đã khiến tôi buột miệng hỏi về hành động ban nãy của anh.

“Ồ! Đó là cây phiền muộn của tôi”

Page 78: Dac nhan tam

“Tôi biết mình không sao tránh khỏi những phiền toái trong công việc và chắc chắn rằng không nên đem về nhà những phiền toái ấy để gây khó chịu cho vợ con, những người đã đợi tôi cả một ngày dài.”

“Vì vậy, mỗi khi buổi chiều về nhà, tôi đã đem hết mỗi buồn phiền và bực dọc của mình gửi lên ngọn cây rồi sáng hôm sau khi đi làm tôi lại mang chúng đi”.

“Nhưng anh biết không, thật buồn cười”, người thợ mộc kể tiếp: “Khi tôi ra ngoài vào mỗi buổi sáng để mang chúng đi thì dường như chúng đã vơi đi khá nhiều so với lúc tôi gửi chúng lên ngọn cây đêm hôm trước”.

Trong cuộc sống, chẳng ai có thể thường xuyên đem lại sự bình an cho bạn ngoài chính bản thân bạn. Vì vậy, hãy luôn sống vui, thanh thản và trọng vẹn với những ngày tháng tuyệt đẹp bạn nhé!

Mẹo trong nghê thuật giao tiếpTrong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Và chính sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp. Có thể, bạn rất khéo trong cách nói chuyện nhưng lại rất khó khi bắt đầu, hoặc kết thúc cuộc nói chuyện? Hãy thử làm theo một số mẹo dưới đây để giúp bạn tự tin hơn nhé!

1. Khi bắt đầu một cuộc gặp, cần chuẩn bị một số vấn đề để thảo luận cũng như các câu hỏi có liên quan. Nếu từng gặp một người nào từ trước đó, cố gắng nhớ những thông tin về anh ấy, các thói quen, sở thích hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến cả anh ta.

2. Đầu tiên hãy nói lời chào. Nếu không chắc họ nhớ tên của mình thì hãy giới thiệu tên để tránh bị bối rối. Cười và bắt tay đối tác.

3. Giới thiệu về mình, cố gắng nhớ tên của đối tác và nên sử dụng thường xuyên.

Page 79: Dac nhan tam

4. Hãy bắt đầu câu chuyện bằng các câu hỏi mở. Ví dụ “Mọi người tham dự có vẻ rất đầy đủ, anh đến đây được bao lâu rồi?” Cũng có thể hỏi về các chuyến đi, hỏi xem họ có quen biết những vị khách khác không, và quen trong trường hợp nào.

5. Lắng nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi để thể hiện là người rất quan tâm đến câu chuyện của đối tác. Mắt nhìn đối tác, đừng bao giờ liếc quanh căn phòng trong khi họ đang nói.

6. Lắng nghe nhiều hơn nói.

7. Hãy đóng góp ý kiến một cách tích cực. Luôn cập nhật thông tin, sự kiện để câu chuyện thêm phong phú. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: "Bạn nghĩ gì về vấn đề…? "Bạn đã bao giờ nghe…" …Tuy nhiên, cũng cần tránh đưa quá nhiều chủ đề bởi như vậy rất dễ rơi vào tình trạng lan man, nhàm chán.

8. Hãy tiếp cận và liên kết mối quan hệ giữa nhiều người với nhau trong cuộc gặp để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.

9. Nếu ai đó đưa cho một tấm card, hãy đón nhận như là một món quà. Cầm bằng cả hai tay, và dành một chút thời gian để đọc nó. Khi đã đọc xong, cất tấm card vào trong túi áo hoặc trong ví để khẳng định giá trị của nó.

10. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng. Nó sẽ chỉ rõ tính cách của người đó như thế nào. Do vậy, dù muốn hay không, khi nói chuyện với người khác cũng phải thể hiện

Page 80: Dac nhan tam

sự mạnh mẽ, tự tin để người khác cảm thấy là người nhiệt tình.

11. Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy quan sát và lắng nghe những phản ứng của đối tác để có những điều chỉnh thích hợp.

12. Khi kết thúc cuộc gặp, hãy chắc rằng bạn rời đi một cách tế nhị. Ví dụ "Xin lỗi, tôi có một chút việc ở đằng kia, hẹn gặp lại anh nhé!"

Nhớ rằng, mục tiêu trong cuộc gặp là để lại ấn tượng tốt với mọi người, tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với đối tác. Vì thế cần phải khéo léo, nhanh nhạy trong mọi tình huốn, nói ngắn gọn và luôn thể hiện sự nhiệt tình.

Nguồn: ceohcm.com

5 chìa khoá của hạnh phúc!!!!!!Đối với một số người, hạnh phúc là phải đạt được nhiều thành công trong cuộc sống, có người thì hạnh phúc là luôn được sống bên người mình yêu thương, có người thì lại cho rằng phải được đắm mình trong nghệ thuật...

Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Hạnh phúc phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cảm nhận và nỗ lực vun trồng của mỗi người. Có rất nhiều con đường dẫn tới hạnh phúc, tất cả dựa vào thái độ và việc luyện tập hàng ngày. Dưới đây là những lời khuyên dành cho các bạn.

1. Tìm lại được hình ảnh bản thân

Một vài người luôn tự làm mất đi giá trị của bản thân, những người khác lại biết rằng hình ảnh bản thân là một

Page 81: Dac nhan tam

món quà của Tạo Hóa. Vậy sự khác nhau giữa hai dạng người này là gì ?

Hình ảnh bản thân! Đó là một bằng chứng của hạnh phúc, một khía cạnh của nhân cách và nó cần được nuôi dưỡng. Một người có đánh giá tốt về bản thân mình, họ sẽ có trách nhiệm cao với cuộc sống và hạnh phúc của họ mà không làm tổn thương đến người khác. Đối với những người đánh giá về bản thân mình thấp, họ sẽ gặp phải vô vàn những khó khăn.

Để nuôi trồng hạnh phúc, hãy bắt đầu giở ra những thước phim về sự thành công của cuộc đời bạn. Vào cuối ngày, hãy tạo cho bản thân thói quen nhớ lại những sự kiện xấu : tài liệu này thật khó, hoặc trời mưa khắp cả tuần. Hãy suy nghĩ tích cực nhiều hơn : làm được một điều gì đó thành công trong công việc, khen ngợi người yêu… như thế bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.

2. Nuôi dưỡng các mối quan hệ tốt với người khác

Hạnh phúc ? Đó là gần gũi với những người bạn. Albert Ellis, người sáng lập ra trường phái cảm xúc- duy lý đã khẳng định «đối với cái tôi, nghĩ đến những người khác là một điều quan trọng để hạnh phúc». Ông cho rằng "đừng có tìm kiếm ở bản thân mình cảm giác được yêu hoặc được chấp nhận. Hãy khen thưởng những người khác. Thay vì chờ đợi người khác, hãy sẵn sàng cho họ. Đừng ngần ngại khi giúp họ một việc gì đó, hoặc hãy tổ chức các bữa tiệc. Mời những người hàng xóm ăn tối hoặc tổ chức các hoạt động với những người bạn vào ngày chủ nhật".

Page 82: Dac nhan tam

3. Tạo cho mình những niềm vui nho nhỏ

Và nếu hạnh phúc tồn tại, liệu nó có phải là những hạnh phúc nhỏ nhoi ? Niềm vui nho nhỏ sẽ làm cho tâm trí thoải mái hơn… như ngồi ở một quán café để nói chuyện với một đồng nghiệp mà mình yêu mến, hoặc tận hưởng một tia nắng mặt trời vào mùa đông….

Hãy làm những điều tốt và hãy tránh ôm vào mình những công việc nặng nhọc, hay cảm giác trống rỗng, những tính toán, hay những cuộc chạy đua. Hãy nghĩ đến những điều như «bù trừ lại» hoặc «lợi ích cá nhân». «Nếu tôi có khoản tiền này, tôi sẽ tặng cho người yêu của tôi một kỳ nghỉ cuối tuần». Hãy sử dụng lợi ích của niềm vui : niềm vui sẽ làm tăng chất endorphine, hócmôn thư giãn, phân tử của hạnh phúc.

4. Sống hòa bình với quá khứ của mình

Từ những cụ già cho đến những người trẻ tuổi, đôi khi câu chuyện về cuộc sống gia đình để lại những dấu ấn nặng nề. Đôi khi nhớ lại về những kỷ niệm đó, chúng ta không tránh khỏi sự phiền lòng. Để có thể chế ngự được nó, chúng ta phải sống hòa bình với nó, và cần thiết phải nói lên. Dễ dàng nhất, hãy tìm đến một người bạn để chia sẻ. Làm việc với sự chia ly hoặc sự tha thứ không phải là một việc dễ làm, chấp nhận nó đã là một bước đi để tiến đến giải quyết vấn đề. Nếu bạn gặp phải những vấn đề như thế, đừng ngần ngại tìm đến một nhà tâm lý.

Page 83: Dac nhan tam

Để hiểu và để thoát ra những vấn đề trong quá khứ, tìm đến một nhà tâm lý sẽ là một giải pháp tốt và có hiệu quả. Đặc biệt nếu như sự lo lắng hoặc cảm thấy khó chịu trở thành một vật cản ảnh hưởng đến hạnh phúc. Sống dung hòa với quá khứ cũng là một bằng chứng chứng tỏ bạn đã trưởng thành, chín chắn.

5. Hãy phát triển sự sáng tạo của bạn

Chiến đấu với thói quen cũ và khám phá những cái còn chưa biết… và nếu chúng ta thử sáng tạo, đó là một trong những trụ cột để bảo vệ hạnh phúc ! Hãy tò mò ! Hãy biết chấp nhận những lỗi sai của bản thân, hãy tự mò mẫm… trong nhiều lĩnh vực. Tất cả mọi người đều làm như vậy ! Ví dụ như đối với bữa tối lãng mạn, hãy biết hài hước và dí dỏm. Hoặc viết lách về cuộc sống quanh bạn đôi khi cũng mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu, hay chuẩn bị một chuyến du lịch mà không cần phải tham khảo quá nhiều những thông tin của hãng.

Trắc nghiệm: Khám phá "tính cách ẩn" của bạn"Tính cách ẩn" là những phần thật sự của riêng bạn, không phải để làm vui lòng người khác hoặc để thể hiện gì cả. Hãy chọn ngay những phương án hợp với bạn, không cân nhắc thiệt hơn thì mới đúng được đó.

1. Bạn thích kiểu giường nào nhất?

A. Giường đơn giản, phủ một tấm khăn, mềm mại, ấm áp.B. Sang trọng như trong hoàng cung ấy, có chạm trổ càng tốt.C. Giường gỗ vững chãi một chút thôi, khỏi cần đệm.

Page 84: Dac nhan tam

D. Giường đệm bông thật dày, để tớ có thể ngã vào mà vẫn êm.E. Giường do tớ tự thiết kế, thật nhiều chức năng như là đèn đọc sách này, phát ra nhạc này...

2. Giả dụ bạn đang đi trên đường thì thấy một cái hộp. Bạn nghĩ trong hộp là gì?

A. Một chú mèo con bị bỏ rơi, tội nghiệp quá!B. Rác. Khiếp thật!C. Một kho báu kỳ lạ.D. Một điều ngạc nhiên gì đó, tớ chẳng chắc lắm!E. Chẳng có gì cả! Cái hợp rỗng không thì người ta mới quăng ra ngoài đường!

3. Bất ngờ có hai ngày nghỉ cuối tuần, bạn sẽ làm gì?

A. Ở nhà, tha hồ nghỉ ngơi.B. Shopping - mua sắm vẫn là thú vui của con gái mà!C. Chơi thể thao - nghỉ một ngày không hoạt động gì thì chán lắm!D. Đi dạo sớm, hít thở không khí trong lành. Mấy khi được thảnh thơi thế đâu!E. Ngủ đến trưa, cho bõ những hôm bị mẹ gọi dậy sớm.

4. Bạn được đến vườn thú San Diego nổi tiếng nhất thế giới. Bạn sẽ chọn xem con gì đầu tiên?

A. Con gấu trúc, tất nhiên rồi, nó siêu nổi tiếng, mũm mĩm như búp bê.B. Những con vật không "nổi" lắm - vì ở đó đỡ đông người hơn.

Page 85: Dac nhan tam

C. Con nào ở gần cổng vườn thú nhất thì ưu tiên xem trước.D. Bạn sẽ hỏi một người khách mới đi ra xem họ khuyên nên xem con gì trước.E. Con vật mà bạn thích nhất.

5. Bạn định tặng gì cho người bạn thân nhất của bạn vào ngày sinh tới của bạn ấy?

A. Một cái khăn (vì cô bạn đó rất thích khăn, thích theo kiểu càng nhiều càng ít).B. Một thứ bí mật mà chính bạn ao ước bấy lâu nay.C. Món quà nhỏ mà bạn của bạn đang muốn mua.D. Cứ mốt mới nhất mà mua thôi.E. Bạn sẽ tự làm một món quà tặng thật độc đáo.

6. Tưởng tượng nhé! Bạn đang đi thì gặp một hồ nước rất đẹp, sạch sẽ và trong xanh, nhưng rất rộng. Bạn sẽ vượt hồ nước bằng cách nào?

A. Bơi qua. Nước hồ sạch mà!B. Tìm cành cây, kết bè trôi lững lờ, rồi cũng sẽ tới bờ.C. Đi loanh quanh tìm cầu.D. Tìm chỗ nước nông nhất để lội qua.E. Ngồi chờ đến khi nước hồ cạn.

Tiết lột phần tính cách ẩn của bạn:

1. Cái giường là để bạn nằm ngủ --> nó phải là nơi mà bạn tin tưởng được. "Tính cách" của cái giường là tính cách mà bạn muốn tìm thấy trong những người thân thiết:

Page 86: Dac nhan tam

A. Luôn ở bên cạnh bạn bất kỳ khi nào bạn cần.B. Cởi mở, thật thà, không giấu diếm.C. Lịch sự, biết ăn mặc thời trang nữa chứ!D. Thoải mái, tự tin, bình tĩnh.E. Giúp đỡ bạn thật nhiều.

2. Câu hỏi về chiếc hộp kín tiết lộ suy nghĩ của bạn về chuyện may rủi.

A. Bạn cho rằng điều may mắn là dựa vào việc giữ mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh --> như thế thì sẽ luôn được vui vẻ mà.B. Bạn cho rằng mình chỉ toàn gặp xui thôi (tiêu cực quá)!

C. "Một ngày nào đó mình sẽ gặp may mắn, cứ phải cố gắng đi đã".D. Bạn cũng hơi tin vào vận may, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên nếu vận may xảy ra với mình.E. "Thực tế được xây dựng trên hiện thực" - bạn tin như thế chứ chẳng tin vào vận may nào cả!

3. Cách sử dụng ngày nghỉ bất ngờ tiết lộ thói quen... tiêu tiền của bạn đấy!

A. Chính sách thắt lưng buộc bụng, bạn tiết kiệm lắm, có bao nhiêu là bỏ vào "ngân hàng" lợn đất hết.B. Cái gì đến sẽ đến. Vì thế, có bao nhiêu là bạn tiêu bấy nhiêu.C. Bạn tiêu một ít, để dành một ít cho những ngày "cháy túi".

D. Bạn tiêu tiền rất cẩn thận, biết tính toán nhưng không quá chi li.

Page 87: Dac nhan tam

E. Aw... Bạn thuộc tuýp người chưa muốn tiêu tiền! Tiết kiệm là tốt, nhưng việc cần thì cũng phải tiêu chứ.

4. Khi ở sở thú, xung quanh bạn là những con vật ở trong chuồng, không nói chuyện được và cũng không gây ảnh hưởng gì đến bạn. Cho nên, cách bạn thể hiện ở vườn thú cho biết phần rất "thật" trong con người bạn - phần mà bạn thậm chí không muốn nhiều người biết.

A. Dễ bị cuốn hút bởi những cái mới lạ. Thích được chú ý. Và có phải bạn rất quan tâm đến thời trang hay không?B. Bạn suy nghĩ hơi tiêu cực đấy nhé! Đôi khi cũng không muốn chấp nhận thực tế nữa phải không?

C. Chỉ quan tâm đến những thứ không tốn nhiều thời gian và công sức của mình.D. Rất có kế hoạch nhưng đôi khi hơi bảo thủ và khó hòa nhập.E. Hơi ích kỷ một chút. Bạn chỉ thích làm những gì bạn có hứng thú thôi.

--> đừng quên nhìn quanh xem bạn bè mình thế nào nữa chứ, nếu không thì bạn rất dễ bị cô lập lắm đó!

5. Chọn quà để tặng chính là thể hiện cách bạn quan hệ với mọi người. Thực ra, vấn đề quan trọng không phải là bạn tặng cái gì, mà là bạn nghĩ gì khi tặng.

A. Bạn không hiểu mọi người xung quanh lắm! Trong nhiều trường hợp, bạn rất dễ bị mất phương hướng hoặc lúng túng trong mối quan hệ với mọi người.

Page 88: Dac nhan tam

B. Bạn cho rằng cả thế giới luôn xoay quanh mình --> bạn biết là như thế thì không được tốt lắm rồi đấy!

C. Bạn biết quan tâm đến cảm xúc của người khác.D. Bạn quan tâm đến những xu hướng hơn là việc chính bạn và những người bạn nghĩ gì.E. Bạn rất coi trọng tình bạn và rất cầu kỳ nữa. Có cần phải nói thêm là bạn rất khéo tay không nào?

6. Hồ nước đẹp và lớn tượng trưng cho chuyện tình cảm. Việc bạn vượt qua hồ nước thể hiện cách bạn tiếp cận một người mà bạn muốn nhìn bằng cả trái tim.

A. Rất cẩn thận, sẵn sàng chờ đợi và chờ đợi đến khi nào tìm được một nửa hoàn hảo.B. Bạn luôn tự tạo cơ hội cho mình bằng cách tham gia vào rất nhiều hoạt động xã hội như các câu lạc bộ, các hoạt động tình nguyện...

C. Bạn không có một kiểu mẫu đặc biệt nào, nhưng thường thích một người cởi mở và dễ tính một chút, ít nhất là sẽ không từ chối khi bạn rủ đi xem phim.D. Chỉ toàn nghe bạn bè thôi, phải không?

E. Bạn không "sốt sắng" lắm với việc tìm một nửa. Cứ bình tĩnh rồi đâu sẽ có đó, bạn nghĩ thế đúng không?

Bí mật đằng sau “Hãy cố lên!”

Đăng bởi DNT ngày 14 January, 2011

Cố lên! Cố lên!!! ^^

Trong bộ truyện tranh “Đồng hồ cát” của Nhật, có 1 người phụ nữ bị chồng bỏ rơi vì công ty của ông phá sản, để lại bà với đứa con gái nhỏ và món nợ khổng lồ.

Page 89: Dac nhan tam

Những người biết chuyện đều ái ngại và động viên bà: ” Cố gắng lên!”

Bà mẹ ruột của bà lúc nào cũng an ủi bà bằng câu: ” Cố gắng lên!”

Những người hàng xóm xung quanh cũng dùng câu: ” Cố gắng lên!” để chào bà mỗi khi chạm mặt.

Ngay cả đứa con gái nhỏ của bà cũng thủ thỉ suốt câu: ” Mẹ fải cố gắng lên!”

Và 1 thời gian ngắn sau, Bà Tự Sát. Vì ko chịu nổi áp lực mà mọi người vô tình đặt lên bà bằng câu ” Cố gắng lên!”

Cô con gái nhỏ là người cuối cùng lời cổ vũ tinh thần “nguy hiểm” ấy. Và sau cái chết của mẹ, cô mang 1 nỗi hối hận dày vò. Từ đó về sau, cô không bao giờ dùng câu ” Cố gắng lên!” để động viên ai nữa hết.

Chỉ 1 câu động viên đơn thuần, nhưng những người sử dụng lời khích lệ ấy ko biết rằng họ đang tạo 1 áp lực khủng khiếp lên người đối diện. Người được động viên ko dám nghỉ ngơi 1 phút nào, phải gồng mình chống lại sự yếu đuối chỉ chực chờ bung trào, phải cố gắng tỏ ra là ” tôi vẫn ổn” để ko làm thất vọng mọi người xung quanh. Và kết quả là, họ đã cố gắng đến độ kiệt sức và buông xuôi, tự giải thoát mình.

1 người bạn mà tôi yêu quý vừa chia tay người yêu. Lúc nào cô ấy cũng tỏ ra mạnh mẽ trước mặt người khác. Nếu như bình thường, slogan ” Acha acha cố gắng lên” sẽ được gửi từ máy tôi đến máy cô ấy. Nhưng lần này thì khác. Tôi chỉ an ủi cô bạn ấy bằng câu: ” Khóc đi!”. Và chắc có lẽ từ giờ về sau, thay vì cứ lặp lại mỗi điệp khúc ” Cố gắng lên”, tôi sẽ thay bằng “Relax đi, thư giãn đi, nghỉ ngơi đi, khóc đi, xem fim đi, đọc sách đi, măm măm đi…” để động viên những người xung quanh mình. Vì suy cho cùng, trong hoàn cảnh khó khăn, người ta cần sự thoải mái về tinh thần hơn là nghĩ mãi về những vấn đề mình đang mắc phải và chết đuối trong đó. Và tôi tin rằng, sau khi được thư giãn, được bình tâm trờ lại, thì những nỗ lực của họ đạt hiệu suất cao hơn bình thường gấp nhiều lần.

Tôi cũng đã từng lâm vào tình trạng bế tắc, chỉ muốn buông xuôi. Và giữa rất nhiều những lời động viên theo kiểu ” Ngôi nhà hạnh phúc”, tôi nhận được 1 câu an ủi tôi xem là slogan để vượt qua mọi khó khăn sau này của mình: Everything will be okie in the end. If it’s not okie, it’s not the end – Mọi chuyện rồi sẽ kết thúc tốt đẹp, nếu nó chưa tốt đẹp thì đó chưa fải là kết thúc.

Vì thế, ép mình đến kiệt sức, không dám tâm sự cùng ai, kìm nén nước mắt, tỏ ra mạnh mẽ đến cùng…chưa hẳn là 1 phương pháp hay để vượt qua khó khăn. Cứ cho mình yếu đuối 1 chút, cần dựa dẫm 1 chút, thư giãn 1 chút…vì mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn thôi mà!

Page 90: Dac nhan tam

Mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn thôi.. ♥

Chúng ta còn được gặp bố mẹ bao nhiêu lần?

Đăng bởi DNT ngày 14 January, 2011

Đêm qua, tắt TV xong lên giường nằm đọc sách nhưng chẳng vào. Bật điện thoại nghe FM, tình cờ nghe được một câu chuyện khiến ta giật mình tự hỏi: Đời này ta sẽ còn gặp bố mẹ mình bao nhiêu lần nữa? Có người mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một lần. Nếu bố mẹ còn sống được 20 năm nữa thì họ cũng chỉ được gặp 20 lần. Nhưng với nhiều người, bố mẹ có thể còn sống trên đời này khoảng 10 năm nữa thôi, vậy là chỉ còn 10 lần gặp mặt bố mẹ. Khoảng thời gian bố mẹ còn trên đời này của mỗi người có thể ngắn hơn nữa; chắc có người trong chúng ta không dám nghĩ tiếp!

Chủ đề mà chương trình phát thanh đưa ra trò chuyện cùng thính giả xoay quanh câu chuyện của một chàng trai từ miền quê tới thành phố xa xôi lập nghiệp. Sau khi học xong, anh ở lại thành phố và bắt đầu đi làm. Rồi thời gian trôi đi; 5 năm liền anh không về quê thăm bố mẹ được một lần.

Mới đây, anh đón được bố mẹ mình đến sống cùng mình ở thành phố thì không lâu sau, người mẹ được phát hiện là bị ung thư giai đoạn cuối. Theo lời bác sĩ, thời gian cho mẹ anh chỉ còn khoảng 1 năm, và khoảng thời gian đó đang từ từ ngắn lại khi mỗi ngày trôi qua… Giờ đây, ngoài lúc đi làm, anh dành tất cả thời gian còn lại để ở bên mẹ mình. Anh nhớ lại tất cả những gì mà bố mẹ đã dành cho anh từ thuở ấu thơ và nhận ra rằng mình thật có lỗi với bố mẹ. Lúc này, anh mới thấy được sự quý giá của những khoảnh khắc

Page 91: Dac nhan tam

được ở bên bố mẹ mình. Đời này ta sẽ còn được gặp bố mẹ mình bao nhiêu lần? Chàng trai kia cũng sẽ giống như đa số chúng ta. Nếu như mẹ anh không lâm bệnh nặng, cuộc sống cứ đều đều trôi qua thì anh cũng chẳng thể nào nhận ra được những gì quý giá đang dần rời bỏ mình…

Xã hội không ngừng phát triển, cuộc sống ngày càng nhiều áp lực. Mỗi người đều mải lo cho sự nghiệp và cuộc sống bề bộn của mình: Bàn chuyện làm ăn, tìm kiếm cơ hội, quan hệ xã hội, thù tiếp khách khứa bạn bè, rồi học thêm cái này cái kia… Nhiều người ở xa quê, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một vài lần. Nhưng cũng có người sống gần bố mẹ ngay trong cùng một thành phố mà cũng chẳng có thời gian tới thăm bố mẹ được vài lần trong năm.

Chúng ta có thực sự là bận đến mức không còn thời gian để giành cho bố mẹ mình không? Có phải như thế thật không nhỉ?

Nhớ có lần bạn tôi cũng đã hỏi: “Mỗi năm anh về thăm bố mẹ được mấy lần?”. Nhưng lúc đó tôi cũng không để tâm, chỉ trả lời là “hai, ba lần gì đó” rồi chẳng nghĩ ngợi gì nữa. Mới đây thôi, ngồi trò chuyện cùng anh giám đốc công ty, anh ấy bảo “các cụ cứ thích tất cả các con ở loanh quanh đâu đấy không xa nhà mình để khi muốn là gặp được ngay mới thoả”. Tôi nghe xong cũng cười đồng ý rồi chẳng nghĩ ngợi gì nữa.

Lúc trước tôi chẳng hiểu sao cứ mỗi dịp có một trong 3 anh em về thăm nhà là y như rằng, mẹ tôi lại hỏi sao cả mấy đứa không cùng về, hay là “chúng nó bận việc không về được à?”. Tôi chỉ cười mẹ tôi sao hay “thắc mắc” vậy, rồi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nữa…

Pama luôn nói không cần ta đền đáp, nhưng con người khát lắm những yêu thương..

Còn bây giờ thì tôi cũng đang nghĩ: Đời này mình còn được gặp bố mẹ bao nhiêu lần?

(~st~Hội những người bấm Like rồi lặng lẽ bỏ đi~st~)

Con ♥ pama!!!

Page 92: Dac nhan tam

P/s :

Chợt thấy đau những lúc ta bực vì ngày nào mẹ cũng gọi hỏi thăm bâng quơ..

Tuần sau về nhà, hứa sẽ ôm mẹ thật chặt, và gửi lời thầm thì từ tận trái tim :

“Gọi cho con mỗi tối trước khi ngủ, mẹ nhé! Để giấc mẹ nồng, ấm và say khi lòng thanh thản..”

Tâm Sự Tuổi Già

Đăng bởi DNT ngày 06 January, 2011

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu cuộc đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày, mất một ngày .Qua một ngày, vui một ngày. Vui một ngày lại một ngày…

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc và vui sướng là cảm giác và cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng có coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng ai mang nó đến, khi chết chẳng ai mang nó theo. Nếu có người cần bạn giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khoẻ và niềm vui thì tại sao không bỏ tiền ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đùng làm tôi tớ cho nó.

“Quãng đời còn lại càng ngắn ngủi thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh” hãy làm “con chim bay lượn”. Cần

Page 93: Dac nhan tam

ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

Tiền bạc rồi sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khoẻ là của mình.

Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một cái, hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào. Nhà cha mẹ là nhà của con; nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

Ốm đau trông cậy vào ai ? Trông cậy con ư ? Nếu ốm dai dẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu “cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử”. Trông vào bạn đời ư ? Người ta cũng yếu, có khi lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Trông cậy vào đồng tiền ư ? chỉ còn cách đấy.

Cái được người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong đời tuỳ thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người ta hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì cho mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình “Tỷ thượng bất túc, tỷ hạ hữu dư”, biết đủ thì lúc nào cũng vui “tri túc thường lạc”.

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt mỏi, tự tìm niềm vui. Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như cống hiến, có thểyên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ người ta cũng nghĩ cả rồi, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra nghề cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

Quá nửa đời dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc gì muốn làm thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình.

Sống trên đời không thể vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; tuổi không già tâm già, thế là không già lại thành già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá thanh đạm thì khôhg đủ

Page 94: Dac nhan tam

chất bổ, quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu… mọi thứ đều nên “VỪA PHẢI”.

Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn, tham uống…). Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh…) . Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống. Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới chữa bệnh….ĐỀU LÀ MUỘN.

Chất lượng sống người già cao hay thấp chủ yếu tuỳ thuộc vào cách tư duy : Tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và tự tin, cuộc sống có hương, có vị. Tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

“Chơi ” là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi yêu thích nhất, trong khi chơi hãy thử nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm lý và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.

“Hoàn toàn khoẻ mạnh” đó là nói thân thể khoẻ mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh.. Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp; Đạo đức khoẻ mạnh là có tình yêu thương, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu…

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong xã hội, thể hiện giá trị của mình đó là cách sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng, đa nguyên, nhiều màu sắc. Có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình đẹp làm thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.

Con người ta chịu đựng, hoà giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất, quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống như thế nào.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cửu “hay nhớ lại chuyện xưa?” Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân ga cuối. Tâm linh cần trong phòng, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thủa nhỏ, cùng bạn sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thanh là một niềm vui lớn của tuổi già.

Nếu bạn đã cố hết sức, mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó. Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

Page 95: Dac nhan tam

“SINH – LÃO – BỆNH – TỬ” là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình dấu chấm hết thật TRÒN.

Cảm Nhận Từ Chuyến Đi Từ Thiện Ngày 29/5 – Anh Thảo

Đăng bởi DNT ngày 02 June, 2011

Chia sẻ từ bạn Anh Thảo, học viên Future Leader năm 2009:

“Trước đây, em đã từng đi những cuộc từ thiện do trường, lớp tổ chức đến những chỗ ở của các trẻ em khuyết tật. Nhưng lần này đi với Dale là lần đầu tiên em được tiếp xúc với các trẻ em dị tật bẩm sinh. Cảm giác của em khi vừa bước chân vào chùa Kỳ Quang là một cảm giác yên bình và thanh thản. Nơi đây, cuộc sống không có ưu tư và muộn phiền. Nhưng khi gặp các em rồi, em nhận ra rằng, có những nỗi đau thầm lặng đang hiện hữu xung quanh đây. Có những em bé mang trong mình những căn bệnh, theo em nghĩ là, đã bị từ chối bởi nền y học của đất nước, có lẽ sẽ không còn sống bao năm nữa. Và khi thế giới không còn đón nhận những em ấy nữa rồi, thì cửa chùa từ bi rộng mở vẫn kiên nhẫn chăm sóc các em, cho các em ăn và lo cho sự sống của  các em, từng ngày một trôi qua. Em thấy khâm phục những con người ở ngôi chùa ấy, họ đã cho cuộc sống này biết bao giá trị cao đẹp và ý nghĩa.

Page 96: Dac nhan tam

Có lẽ chúng ta chỉ nhìn thấy được nỗi đau khổ xung quanh mình mà không nhận ra hạnh phúc đang nằm ở đâu. Khi vừa bước chân vào khu nhà của các em ấy, có cảm giác lạnh lạnh chạy xuyên qua người em. Nhưng đến khi nhìn thấy sự ân cần của các cô ở chùa chăm lo cho bữa cơm của các em, em chợt nhận ra rằng “ À, hạnh phúc là đây!”

Những chuyến đi như thế này đã dạy cho em học cách tự tạo niềm vui cho cuộc sống của bản thân mình và chia sẻ với nhau những tấm lòng hảo tâm. Mong rằng, mọi người xung quanh em sẽ luôn chia sẻ những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống và cùng giúp nhau phát triển.”

Hình ảnh từ chuyến đi:

Trường Doanh Nhân Đắc Nhân Tâm – Chuyến Đi Từ Thiện Ngày 29/05/2011

Đăng bởi DNT ngày 27 May, 2011

Sắp đến ngày Quốc Tế Thiếu Nhi – 1/6/2011, Trường Doanh Nhân Đắc Nhân Tâm – Dale Carnegie Vietnam (DCVN) sẽ tổ chức một chuyến đi từ thiện dành cho tất cả những thành viên của gia đình Dale Carnegie, những cựu học viên Future Leader cùng bạn bè, người thân của họ và tất cả những ai quan tâm và muốn đóng góp, chia sẻ. Qua chuyến đi, ngoài việc DCVN thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, cộng đồng, để góp phần hình thành văn hóa công ty , những người tham gia sẽ cảm nhận được giá trị cuộc sống, thấy được rằng các bạn rất may mắn và hạnh phúc vì những gì mà mình đã, đang và sẽ tiếp tục nhận được từ gia đình và xã hội, từ đó, giúp các bạn nhận thức được ý nghĩa của việc chia sẻ những niềm vui và giá trị của cuộc sống đến với những bạn ít may mắn hơn.

Thông tin chi tiết của chuyến đi:

Thời gian: 8h – 11h sáng chủ nhật 29 tháng 5

Địa điểm: Chùa Kỳ Quang – Gò Vấp

http://www.viet.net/anson/uni/z-photos/chua_bactong/chua_kyquang.htm

Page 97: Dac nhan tam

Hình thức: DCVN ủng hộ 1 triệu đồng từ quỹ Một Người Vì Mọi Người của nội bộ công ty; các bạn FL và moi nguoi ở Dale Carnegie quyên góp quần áo, sách cũ và tiền bạc tùy theo khả năng và mong muốn đóng góp.

Đăng ký: các bạn muốn tham gia vào chuyến đi hãy đăng ký bằng cách hoàn tất form thông tin tại: goo.gl/3HUJo

Khởi hành: tập trung lúc 8h sáng ở Nhà Hát Thành Phố

Phương tiện: tự túc

Điểm sáng

Đăng bởi editor ngày 25 May, 2011

“Và tôi luôn nhớ rằng, cứ với tay ra, rồi bạn sẽ chạm tới người khác, bằng một cách nào”

Hồi học đại học, tôi làm thêm công việc dạy khiêu vũ, và đó cũng là thời điểm tôi bắt đầu làm việc với những người khuyết tật.

Một hôm, tôi nhận được điện thoại từ một phụ nữ. Bà ấy nói bà ấy sống cùng một cô gái khuyết tật rất yêu âm nhạc, rồi hỏi liệu tôi có thể thử gặp cô gái này và dạy cô ấy khiêu vũ được không. Tôi quyết định rằng mình cũng nên thử.

Tôi và cô gái kia học cùng nhau 2-3 buổi – những buổi học luôn khiến tôi mệt nhoài, và tôi cho rằng đó là vì phải dạy kiểu “một thầy một trò”.

Tôi gọi điện lại cho người phụ nữ hôm trước và nói rằng cô gái này sẽ học tốt hơn nhiều nếu tổ chức được một nhóm. Theo tôi thì đây là một cách khéo léo để nói với bà ấy rằng tôi “từ chức”.

Page 98: Dac nhan tam

Thế nhưng chỉ vài hôm sau, người phụ nữ gọi lại và thông báo: “Tôi đã tìm thêm được 3 người muốn học nữa rồi!”.

Cho rằng “chạy trời không khỏi nắng”, tôi quyết định sẽ theo đuổi công việc này một cách nghiêm túc. Tôi tới gặp một thầy giáo trong trường – thầy chuyên về giảng dạy cho học sinh khuyết tật, và đề nghị được tham gia học một khóa của thầy.

Thầy bảo tôi: “Không, Ellie ạ, nếu thầy là em thì thầy sẽ không học đâu”.

Khi tôi ngạc nhiên hỏi tại sao, thầy đáp: “Nếu em học các khóa của tôi, tôi sẽ phải nói với em về tất cả những điều mà những người khuyết tật KHÔNG THỂ làm được. Nhưng nếu em cứ tự tiến lên và cố gắng dạy họ những gì em biết, theo kinh nghiệm của riêng em, và kỳ vọng họ làm được, thì rất nhiều trong số họ sẽ thành công. Và nếu em không dạy được họ theo cách này, em lại sẽ cố gắng tìm cách khác để dạy họ”.

Và thế là tôi không học các khóa của thầy ấy.

Chỉ trong một thời gian ngắn, tôi đã có 30 học trò: Các bạn tuổi teen và cả người lớn tới tuổi 40. Họ đều bị khuyết tật về thần kinh, nhưng mỗi người đều có những khả năng và cá tính riêng, cũng như bạn và tôi.

Vừa dạy họ, tôi vừa học: Học những cách mới để dạy những điều mình đã biết; học được rằng những học trò của mình cũng có nhiều điểm giống những học trò khác; học được rằng tôi có những ngôi sao có thể chưa sáng ngay lập tức nhưng không phải mãi mãi lặng im.

Tôi dồn tình yêu âm nhạc và khiêu vũ vào lớp học. Không một ai nói rằng họ không thể làm được. Chúng tôi cùng tập những bước nhảy mới, cùng cười và cùng chia sẻ tình yêu âm nhạc.

Trong lớp của tôi có một học sinh tên là Dan – có vẻ chẳng học được gì mấy. Cậu ấy chỉ ngồi trong một góc, gật đầu và thỉnh thoảng ngân nga theo nhạc. Mỗi khi hết giờ, Dan lặng lẽ đi về.

Tôi thấy mình không thành công trong vai trò giáo viên của Dan. Thế mà có lần tôi đã gặp bố mẹ cậu ấy trên phố và họ cảm ơn tôi vì đã dạy con mình. Họ nói lớp học khiêu vũ của tôi là “điểm sáng” mỗi tuần của Dan.

Tôi cứ băn khoăn mãi, không biết có phải họ chỉ tỏ ra lịch sự thôi hay không.

Một tuần sau đó, trên đường đến lớp, tôi gặp phải con đường bị tuyết rơi lấp kín và tôi đến muộn. Khi lái xe vào bãi đậu xe của trường, tôi thấy phía trước tôi, ở dòng xe bên cạnh, chính là cậu học sinh đặc biệt: Dan, và một người đi cùng để giúp đỡ cậu ấy.

Trong lớp, Dan vốn lặng lẽ, nhưng buổi tối hôm đó, khi nhìn Dan bước ra khỏi xe ô tô, tôi đã thấy một điều mà tôi không bao giờ quên được: Cậu ấy nhanh nhẹn, khuôn mặt đầy

Page 99: Dac nhan tam

hứng khởi, đầy hy vọng, đầy vui sướng trong khi rảo bước về phía tòa nhà có phòng tập khiêu vũ.

Tôi nhìn vẻ tươi tắn của Dan và biết rằng lớp học khiêu vũ thực sự là “điểm sáng” trong tuần của cậu ấy. Tôi thấy nước dâng lên mắt mình khi nhận ra thực tế rằng, dù tôi không thấy Dan nổi bật trong lớp, nhưng rõ ràng lớp học có ý nghĩa rất nhiều với cậu ấy. Dan thực sự yêu lớp học. Cậu ấy trông chờ đến buổi học, và không nghỉ ngay cả trong một ngày bão tuyết. Tôi đã thành công.

Sau này, khi đã trở thành một giáo viên chuyên nghiệp, tôi vẫn luôn tự nhắc mình rằng mỗi người, dù là người lớn hay trẻ em, đều có những cách học khác nhau.

Và tôi luôn nhớ rằng, cứ với tay ra, rồi bạn sẽ chạm tới người khác, bằng một cách nào đó. Chỉ cần bạn không dừng lại, thì bạn không thất bại, cho dù công việc của bạn là gì.

Cứ với tay ra, rồi bạn sẽ chạm tới người khác

Ellie Braun – Haley

SỐ 0 VÀ ÂM DƯƠNG

Đăng bởi editor ngày 13 May, 2011

Bạn bè ai cũng khâm phục tài học và hiểu rộng của hắn. Vậy mà đợt thi đại học vừa rồi, hắn rớt! Hắn thấy cuộc đời mình là một con số 0. Hắn không dám ngẩng mặt nhìn người thân và bạn bè, mà ủ mình vào căn phòng kín mít.

Đến một ngày, nỗi thất vọng bao trùm căn phòng đen như mực. Hắn tự tử! Cuộc đời tưởng như đã đi vào cõi âm vô tận. May sao, mẹ hắn phát hiện sớm và kịp đưa vào bệnh viện. Hắn tỉnh dần. Cạnh bên giường, mẹ hắn với đôi mắt quầng thâm, đau khổ. Hắn thấy lòng hối hận.

Kế bên giường hắn nằm là giường của một bệnh nhân bị ung thư. Nó – con bé mới học lớp 12 – mang trong mình căn bệnh ung thư máu. Hằng tuần phải chịu những cơn đau đớn khi truyền hóa chất và thay máu. Vậy mà nó lúc nào cũng cười, bảo cuộc sống đối với nó là những chuỗi ngày tươi đẹp. Chỉ có một nỗi buồn duy nhất là không được học tiếp và chưa một lần biết được cảm giác thi đại học.

Hắn chợt nhận ra mình đang có niềm hạnh phúc mà nhiều người không thể có. Ra viện, hắn mang sách vở vào học với nó. Hắn dạy nó những kiến thức trong nhà trường. Nó dạy lại hắn cách sống lạc quan, không lùi bước trước số phận. Cuộc sống hắn bước qua vạch số 0 và đi tới những con số dương bất tận: một niềm tin, trăm điều hạnh phúc và vạn nụ cười…

 

Page 100: Dac nhan tam

 

Cuộc sống không phải chỉ là cuộc chiến đấu mệt mỏi, mà còn là sự trải nghiệm và tận hưởng niềm hạnh phúc. Đừng chỉ vì công việc mà bỏ lỡ đi những điều thú vị khác xung quanh! Đôi khi chúng ta nên dừng chân lại và tự hỏi: “Tôi có đang bỏ lỡ điều gì không?”, đó cũng là cách tìm lại sự cân bằng cho chính mình!

Có đủ yêu thương?

Đăng bởi DNT ngày 07 April, 2011

- Đêm hôm qua vợ đi công tác vắng nhà, nằm bên con gái nhỏ 2.5 tuổi, con ho quá, ho mà thương, xót cái ruột quá đi, chỉ mong rằng, đổi cái ho đấy sang cho mình.

- Trưa hôm kia, một cô bạn chát với mình nói em đang bị stress vì mẹ chồng… vì mẹ không chịu đóng cửa nhà, mà khu thì toàn ăn trộm nhỡ trộm nó vô lấy mất đồ thì sao? – rồi bà vẫn không đóng…. stress quá! – nỗi đau nào vơi!

- Tuần trước, đứa cháu gái nhắn tin cho mình hỏi có đi thăm mẹ cháu cho cháu đi cùng, mẹ cháu bệnh nằm bệnh viện, mình gọi về nói là đón xe ôm gần nhà đi thăm mẹ đi chú trả tiền! – 30 phút sau, gọi lại thì cháu nói đã gọi cho mẹ và mẹ nói khỏi vô vì giờ đi nắng lắm… ở nhà! – Khỏe thiệt!

- Hôm nay con trai nghỉ ở nhà, vì nghỉ giữa kỳ, mình bỏ tập thể dục, chở con gái đi học (thường ngày thì tài xế đưa đi), cho con trai đi theo và rủ 2 cha con uống cafe… cu cậu muốn đi paris, hanoi, nhatrang, rồi bỏ đi đâu đó, ba ngồi đó một mình vẫn vui vì được uống cafe nói chuyện với con vào ngày thường. Sướng thật sự!

- Tối hôm kia, vợ về kể chuyện là một anh đồng nghiệp đang bị stress vì mẹ ruột, mẹ chỉ ở với anh và chuyên đi nói xấu con dâu, mới đầu tưởng nguyên nhân là vợ, trách vợ, nhưng sau này phát hiện ra là tại do “ai kia” nên stress luôn!

Page 101: Dac nhan tam

- Từ khi con gái ra đời – tất nhiên là con trai cũng đã ra đời như thế – đến nay 2,5 tuổi, có đêm nào ngủ được yên giấc đâu? Nhiều khi con bệnh thì thức trắng đêm… vẫn thấy tràn trề lo lắng và yêu thương, vẫn thấy bình thường… vẫn thấy sướng!

- Nhớ lại khi còn ba, ba cũng bệnh lắm, cũng yếu lắm mà có khi nào thức trắng đêm vì ba đâu? – ba đau cũng đưa ba đi viện, nhưng trách nhiệm làm con, tình yêu thương của con dành cho ba không bằng với con dành cho con của con.

Tại sao lại có sự trái chiều giữa tình yêu thương?

+ Nói về sức khỏe thì bằng nhau vì tuổi khoảng 30 thì có con và ba mẹ vẫn còn!+ Nói về tài chính thì cũng không phải, người già và con trẻ ăn chắc bằng nhau+ Nói về trách nhiệm lo cho con cũng như lo cho cha mẹ, thậm chí không lo cho cha mẹ còn bị mang tiếng bất hiếu.

+ Ích kỷ? – có không? Với con cái của mình thì không – tại vì con còn nhỏ mà, chưa biết gì nhiều, mà nó là của mình nữa, mới lạ nữa nên vui lắm, bi ba bi bô là ok rồi! còn đối với cha mẹ? – có vẻ cái ích kỷ xuất hiện ở đây. Cha mẹ sanh con ra, xem như chúng là của mình nên yêu thương vô hạn, chiều chuộng vô cùng thậm chí vô lý, bao dung đến mức bao che, hi sinh vì chúng. Rồi chúng nó lớn lên, biến thành chúng ta bây giờ, những đứa trẻ lớn xác đối với ba mẹ chúng, thành ông này bà nọ. Quan trọng chúng đối với ba mẹ như thế nào. Nhiều khi cảm thấy ba mẹ vô lý, sống nhiều quá với ba mẹ nên thấy ba mẹ cũng thường thôi, thiếu cập nhật, sống cũ quá… Vẫn trong môi trường được cha mẹ yêu thương như thế… đâm ra không có sự đồng cảm, cũng chẳng biết được cha mẹ khổ sở, hi sinh, lo lắng cho mình như thế nào, vì lúc đó nhỏ quá mà…

Và cứ thế, cha mẹ già đi, con cái lớn lên, xa cách dần và chưa thể đồng cảm hết… Con cái vẫn vô tình, và ích kỷ mà không biết… lẽ thường tình dễ stress khi cái vô lý của cha mẹ càng ngày càng to ra. Nhất là khi có người “lạ” (vợ hoặc chồng) cái người “lạ” này vẫn ích kỷ, vô lý với cha mẹ họ thì họ sẽ ngạc nhiên khi có những cái vô lý khác xuất hiện một cách bất ngờ và không chuẩn bị trước – như động đất ở Nhật vậy – Họ lấy chồng, đâu có lấy ba mẹ chồng đâu? Mấy cái vô lý ở nhà tôi tôi còn không giải quyết được, những cái vô lý mới lạ này làm sao tôi chịu nổi? – Và thế là xa, xa quá! kéo gần sao được? – kéo dài – tất nhiên phải dài thôi – không stress mới là lạ.

+ Yêu thương? Với con thì đúng rồi! Sở hữu mấy cái cục cưng này mà không yêu thương sao được? Chiếm hữu mà, quyền lực mà, quan trọng mà – tất nhiên là yêu thương thôi! Với cha mẹ thì sao? – Ba mẹ cũng thường thôi, ba mẹ sở hữu mình nên hay “dạy khôn” mà cái túi khôn của cha mẹ cũng cũ quá rồi. Sống với ba mẹ cũng lâu rồi, cũ rồi, ba mẹ hi sinh quen rồi, lo lắng cho mình nhiều rồi, nên chuyện bình thường thôi. Ba mẹ già, ho thì tất nhiên, cao huyết áp làm sao tránh khỏi, quy luật rồi… yêu thương? Con nói từ bé rồi: yêu mẹ không? yêu! để đâu? – để đầu! hay quá thấy chưa?

Người ta nói khi có con mới thấy thương cha mẹ… cũng đúng ít thôi! Vì không thể cảm nhận hết cái tình yêu của cha mẹ được!

Page 102: Dac nhan tam

Tôi nói với cháu gái, bạn tôi và cả chính bản thân tôi nữa là chưa đủ tình yêu thương! Chưa đủ!

Giải pháp? – Hãy viết nhật ký yêu thương cho con, để sau này con lớn, đọc và cảm nhận về con chúng như chính chúng ta đối với chúng vì tôi tin yêu thương con là bằng nhau của tất cả các bậc sinh thành trên thế gian này giúp tránh tuổi già xót xa và gây stress cho nhau, phải chăng đó là tầm nhìn dài hạn?

Mong chúng ta đủ yêu thương và có tầm nhìn! Và… con nhớ ba mẹ lắm! mặc dù những dòng này gởi quá trễ rồi!

Minh Nho – Chuyên Gia Huấn Luyện Của Dale Carnegie Vietnam

Tôi giàu

Đăng bởi DNT ngày 21 January, 2011

- Tôi có một con trai 8 tuổi và một cô con gái 2.5 tuổi – Hai đứa con mỗi đứa một kiểu và đều ngoan. Con trai biết nói là ba đi làm nhiều thế có mệt không? Con massage cho ba nhé! con gái biết nói: Con yêu ba lắm! Tôi giàu về con quá rồi!

- Tôi có một người vợ, đi làm thì được người khác ngưỡng mộ về tâm, tầm và tài về nhà thì hi sinh, yêu thương chồng, con, nhẹ nhàng có, mãnh liệt có, yếu đuối có, kiêu sa có, vị tha có, sẻ chia có… Tôi quá giàu về vợ!

- Tôi có một doanh nghiệp nhỏ gồm 30 nhân viên: Họ có thể chia sẻ những chuyện thầm kín với tôi (như quan hệ vợ chồng, khúc mắc trong cuộc sống) họ có thể nói thẳng với tôi về quyền lợi và trách nhiệm, họ có thể ăn, tám chuyện trong giờ làm, họ có thể khen và chê tôi không ngại, họ xem công ty như nhà của họ. Tôi giàu về nhân viên.

Page 103: Dac nhan tam

- Doanh nghiệp của tôi đang bán một sản phẩm dẫn đạo thị trường về thương hiệu cũng như số lượng, mọi người đều cho là tôi đã làm được những điều tốt cho ngành. Tôi giàu về uy tín.

- Doanh nghiệp kinh doanh hàng chất lượng uy tín, xuất nhập khẩu rõ ràng, minh bạch, đóng thuế đầy đủ. Tôi giàu về trách nhiệm xã hội.

- Tôi cố gắng chăm lo cho nhân viên của tôi có một cuộc sống khá hơn, thu nhập cao hơn mức bình quân của ngành cho dù là doanh nghiệp khá nhỏ, vẫn thường xuyên hỗ trợ người nghèo. Khá giàu tình nghĩa!

- Bạn bè tôi nhiều, mặc dù ít gặp nhau, nhưng mỗi khi gặp nhau là bao nhiêu chuyện kể không hết, mày – tao thoải mái. Nhiều đối tác xem như bạn, bạn cũ, mới… hầu như đều thích gặp nhau. Tôi giàu bạn bè!

- Gia đình tôi, gia đình vợ: tôi tôi yêu thương từng người và họ cũng vậy đối với tôi, mấy đứa cháu mê chú lắm! – Tôi giàu tình yêu gia đình.

- Thỉnh thoảng tôi có đi giảng về kỹ năng (dạy với trường tôi chính thức là giảng viên thì lấy tiền, còn dạy cho bạn bè đối tác thì miễn phí) và thấy sướng nhất là những người trong lớp của mình có thay đổi để tốt hơn, và mình cũng học được nhiều từ họ. Tôi giàu tình đồng loại.

- Tôi thích nghe nhiều loại nhạc: tiền chiến, cách mạng, trẻ, nhiều khi có cải lương, dân ca và chèo… Tôi thích đọc sách: đa số về kinh tế và phát triển nội lực… Tôi thích xem phim Mỹ và cả Hàn Quốc (Phim loại này thì chỉ khi có thời gian), thỉnh thoảng làm thơ tặng vợ (vợ thích, không biết có hay không), tôi đang học đánh đàn guitar. Tôi giàu có về tâm hồn.

- Tôi tập thể dục mỗi buổi sáng (trừ thứ 7 và chủ nhật) và có thể đến lớp con trai để cổ vũ mỗi khi con có sự kiện gì trong trường, có thời gian về ăn cơm trưa với vợ, hầu như tối nào cũng về nhà với con gái, có thể chở con trai đi chơi cả buổi sáng ngày làm việc thường, hoặc đi du lịch trong những ngày thường… Tôi khá giàu có về thời gian.

- Tôi cao 175cm và nặng 83kg, cơ nhiều hơn mỡ, số đo 3 vòng khoảng 100-85-100. Vừa rồi đi khám sức khỏe tổng quát thì, mỡ trong máu hơi cao, gan hơi nhiễm mỡ, sỏi thận 4mm… Nhìn chung là khá giàu về sức khỏe!

- Tôi có nhà, xe hơi, có đất để dành, có căn hộ cho thuê, có tiền trong tài khoản. Tôi khá giàu về tài chính.

- Tôi vẫn cố gắng làm việc, mình có giá trị nhiều, không xài sẽ phí, mặc dù hơi lười hơn trước đây rồi nhưng vẫn giàu nghị lực.

Page 104: Dac nhan tam

Tôi là thế đấy, năm 2011 này tôi có nhiều dự định trong đó có dự định sắm 1 chiếc xe hơi cao cấp, có thể lúc đó tôi sẽ bổ sung thêm cho tôi một từ giàu nữa đó là giàu lòng vị tha với những người chỉ trích tôi giàu trong khi họ và những người khác còn nghèo!

Chúc mọi người giàu!

Thân,

Minh Nho

Tái bút: tôi ngồi đây và nghĩ rằng bài viết này sẽ được đăng và có comments nhiều nhất. Thật là giàu trí tưởng tượng!

Ghi chú: bài viết của tác giả Nguyễn Nho Minh, chuyên gia huấn luyện của Dale Carnegie Vietnam, đăng trên báo VnExpress.

Còn bạn thì sao? Bạn giàu về những mặt nào? Hãy chia sẻ bằng cách

Thư Gửi Bạn, Những Người Sếp Của Tương Lai

Đăng bởi DNT ngày 14 January, 2011

Gửi bạn, người sếp của tương lai.

Dù bạn đã đi làm hay chưa, chắc hẳn bạn đã từng suy nghĩ về câu hỏi “Mình nên làm sếp hay làm lính”. Tôi không chỉ từng suy nghĩ mà đã trăn trở khá nhiều với câu hỏi này trong một thời gian dài, nhất là khi chân ướt chân ráo thật sự bước vào đời. Qua một số kinh nghiệm cũng như kiến thức học hỏi được, tôi cũng phần nào tìm được câu trả lời cho riêng mình. Do vậy, tôi muốn thảo luận với bạn những quan điểm của tôi cũng như hy vọng sẽ nhận được sự góp ý của bạn về vấn đề này.

Tôi thích làm sếp đơn giản vì tôi thấy trong phim hay trong truyện kiếm hiệp thường người sếp rất oách. Mỗi lần họ xuất hiện là bao nhiêu người phải trầm trồ, thán phục. Cách họ di đứng, ăn mặc, chỉ đạo công việc, tổ chức cuộc họp,…một phong thái rất chuyên nghiệp và…khác người. Vả lại, tôi nghĩ làm sếp thì công việc an nhàn, lương lại khá cao, lại không bị ai sai khiến,…còn làm lính thì như làm cu-li hay đầy tớ, suốt ngày bị sai vặt, lương đã thấp còn bị chèn ép đủ điều, bóc lột sức lao động,..Nói chung “làm sếp” là một viễn cảnh tươi sáng, còn “làm lính” là một tương lai “ôi tối”.

Sau khi xác định mình thích làm sếp rồi, tôi liền đặt câu hỏi: “Làm thế nào để làm sếp ?” Tôi chỉ mới là sinh viên cuối năm 2 khi tôi đặt câu hỏi này. Trong cùng thời điểm đó, phong trào “kỹ năng mềm” bắt đầu nở rộ. Hơn chục trung tâm kỹ năng mềm mở ra với hàng tá các khóa đào tạo các “kỹ năng mềm” mà nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy nội dung không có gì khác nhau cả. Trong số các khóa đó, khóa về “kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm” đã ấn tượng tôi hơn cả. Lúc ấy, tôi đã có ý nghĩ: “chỉ cần mình thành thạo các kỹ năng lãnh đạo là mình làm sếp mấy hồi”. Thế là tôi lao vào nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo. Tôi

Page 105: Dac nhan tam

đọc sách viết về nghệ thuật lãnh đạo, tham dự các buổi hội thảo, trò chuyện với các diễn giả cũng như những người bạn cùng trang lứa có cùng mối quan tâm về lãnh đạo. Tôi cũng làm theo hướng dẫn của các diễn giả, cũng ngồi lên kế hoạch cho cuộc đời mình. Nào là sau tốt nghiệp 3 năm làm trưởng phòng, 5 năm ngồi ghế sếp, năm 30 tuổi thì làm giám đốc công ty nào đó và có một mái ấm nho nhỏ, hạnh phúc của riêng mình. Tiếp sau đó 10 năm thì thành diễn giả,…Thậm chí tới 80 tuổi thì làm gì nữa kia. Tất cả đều đã vào khuôn mẫu, có vẻ ổn và hứa hẹn một con đường làm sếp rõ ràng phía trước. Thế nhưng, mọi việc lại không đơn giản như bề ngoài của nó. Khi nhìn kỹ vào cái bảng kế hoạch, tôi chợt thấy rằng nó không ổn. Tôi đã nhiều lần bỏ đi và lên một kế hoạch khác. Rắc rối xảy ra là chỉ với những kiến thức về “kỹ năng lãnh đạo” mà tôi biết thì những chi tiết nảy sinh trong kế hoạch như “làm trưởng phòng hay làm sếp ở công ty nào ?”, “công ty của riêng mình hoạt động trong lĩnh vực nào ?”, “tầm nhìn cụ thể về một lĩnh vực trong vòng 5 năm tới là gì ?”… tôi hoàn toàn không trả lời được. Thế là từ đó, tôi nảy sinh hoài nghi, “chỉ cứ nghiên cứu kỹ năng lãnh đạo thì có thể làm sếp ?”.

Cũng trong thời gian này, tôi cũng có đọc một số gương sáng tối về các sếp. Từ các gương sáng về những CEO nổi tiếng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tôi thấy rằng họ đều có một điểm chung: xuất phát điểm con đường làm sếp của họ bắt đầu từ một sự đam mê về nghề nghiệp. Không ai chuẩn bị trước như tôi (hay ít ra tôi không thấy họ đề cập tới) là cứ ngồi nghiên cứu lý thuyết lãnh đạo để chuẩn bị cho cái vị trí “sếp” của mình sau này. Không ai cứ tập trung rằng tôi phải làm trưởng phòng, làm quản lý,…Họ chỉ đơn giản làm việc họ thích, họ đam mê. Họ truyền cảm hứng, tầm nhìn và sự đam mê cho nhân viên của họ để cùng nhau xây dựng lên đế chế hùng mạnh. Điển hình gần đây nhất là công ty Facebook của Mark Zuckerberg hay Google của Bin và Page. Còn về mảng tối của sếp thì khá nhiều. Những chuyện như tranh giành quyền lực, hối lộ, tham nhũng, vận động hành lang, dùng tiền mua chuộc, thuê xã hội đen xử nhau,… nhan nhản trên các trang báo. Rồi những chuyện gia đình lục đục như vợ chồng ly dị, con cái nghiện ngập,..mặc dù chẳng bao giờ đăng trên báo nhưng xảy ra khá thường xuyên và đôi khi là “lời nguyền” của người làm sếp. Cứ hình dung mỗi sáng thức dậy với tâm trạng nơm nớp xem lợi nhuận công ty thế nào, mình có bị thằng nào chơi xỏ trên báo hay không, ra đường mình có bị đứa nào theo dõi hay không, hôm nay mình phải đi nhậu với ai,… rồi đến khi mỗi tối về nhà một mình ăn bên cái bếp vốn lạnh từ lâu, một mình nằm trên một cái giường lớn thiếu hơi ấm của ai đó, một mình sống trong biệt thự nhưng lặng tiếng người, thật làm tôi thấy rùng mình, sợ và suy nghĩ lại “Mình nên làm sếp hay làm lính ?”

Rồi đến khi tôi nghe kể mẩu chuyện về “Alice và con mèo” từ anh Giản Tư Trung, tôi cũng nhận ra vấn đề ở đâu. Đó chính là tôi thật sự không nhận biết được bản thân mình. Tôi không biết mình thật sự muốn gì, mình thật sự có khả năng gì. Tôi biết điều này bạn cũng đã nghe nói nhiều ở các lớp kỹ năng mềm, nhưng tôi cam đoan rằng cái bạn nghe cũng chỉ là lý thuyết. Việc thật sự nhận thức được bản thân mình là rất khó, không thể qua lý thuyết, không thể qua chỉ vài ngày và  không ai có thể giúp bạn được ngoài trừ chính bạn. Có thể bạn may mắn  và giỏi hơn tôi là bạn đã nhận thức một cách rõ ràng về bản thân mình. Bản thân tôi, khi đang viết bức thư này cũng đang trên con đường tìm hiểu chính mình. Đúng là khi có quá nhiều thông tin cũng làm cho chúng ta bị hoang mang, ảo tưởng.

Page 106: Dac nhan tam

Điều ngộ nhận đầu tiên tôi là “chỉ tập trung nghiên cứu nghệ thuật lãnh đạo là có thể làm sếp”. Sau một thời gian tìm hiểu, tôi thấy rằng chủ đề lãnh đạo cũng cũng có nhiều điểm giống chủ đề “tình yêu”. Bạn thấy rằng “tình yêu” thì có vô số định nghĩa và trường phái thì “lãnh đạo” cũng thế. Tuy nhiên, điểm mấu chốt nhất đó là cả hai đều có chung một “gốc”: chữ “TÂM”. Nếu “tình yêu thực sự” xuất phát từ “tấm lòng” thì “lãnh đạo” hay nói một cách cụ thể hơn là “nghệ thuật lãnh đạo” phải đi từ việc “Đắc Nhân Tâm”. Những công việc, hành động của người lãnh đạo, bạn có để ý, dù là “người truyền cảm hứng”, “người kết nối”, “người dẫn đầu”, hay gì gì đi nữa thì đều quy về ba chữ “Đắc Nhân Tâm”, đều là những quy tắc hay nói một cách dân dã là những mẹo hay tiểu xảo “đối nhân xử thế” sao cho thuận lòng người. Điều này đúng khi tôi thấy trong cuộc sống, những người lãnh đạo thật sự không thể hiện ở cái chức danh “sếp này sếp nọ”. Chỉ những người đã là “sếp” muốn trở thành “sếp tốt” phải biết nghệ thuật lãnh đạo. Vì vậy, “nghệ thuật lãnh đạo” với tôi trong giai đoạn này thật chưa cần phải tập trung nghiên cứu. Một người “sếp giỏi” thì điều kiện cần là kiến thức chuyên môn tốt (kỹ năng cứng) và điều kiện đủ là am hiểu nghệ thuật lãnh đạo (kỹ năng mềm). Do vậy, điều tôi cần làm hiện giờ là xác định được niềm đam mê thật sự của chính mình, cố gắng học tập thật giỏi và củng cố kiến thức chuyên môn vững vàng. Bên cạnh đó, tôi cần phải quan tâm tới những người xung quanh nhiều hơn nữa và sẵn sàng giúp họ phát triển, vì khi đó tôi cũng đã phần nào “lãnh đạo” họ rồi. “True leaders create leaders” mà.

Còn về việc “làm sếp hay làm lính”, quả thật bây giờ tôi cũng không quan tâm nữa. Mỗi vị trí đều cho ta một trải nghiệm và cảm nhận mới về cuộc sống. Một câu hỏi mà tôi thấy nhiều người hay đặt ra: “Làm sếp công ty nhỏ hay làm lính công ty lớn”. Nếu là tôi, tôi sẽ thử làm cả hai và sẽ làm hết sức mình. Đơn giản vì tôi muốn trải nghiệm, có thêm cơ hội thử thách chính mình. Nếu phù hợp với đam mê của tôi nữa thì quá tốt. Vì thế, tôi thấy “làm sếp hay làm lính” không quan trọng mà vấn đề là tôi sẽ làm tốt vị trí đó như thế nào. Nhưng dù làm gì thì tôi cũng luôn nhớ lời của Barack Obama, “làm cha mẹ là một “nghề” khó khăn và thiêng liêng nhất”.

Hêh. Có lẽ tôi đã quá dài dòng. Thật cảm ơn bạn vì bạn đã bỏ công sức đọc tới dòng này. Dù sao cũng hy vọng được lắng nghe phản hồi từ bạn, người bạn tốt của tôi.

Nhân dịp năm mới 2011 chúc bạn tôi có thật nhiều cái mới, thật nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành công. Chúc cho con đường làm sếp của bạn sẽ ngày càng rõ ràng và ngắn  lại ^ ^.

Hãy là một người sếp tốt của nhân viên mình, hãy là một người lãnh đạo tốt của chính bản thân mình, bạn nhé.

Sài Gòn, ngày 01 tháng 01 năm 2011.

Người gửi.

Đỗ Hà Lộc

Bài dự thi sự kiệ Trò Chuyện Với CEO

Page 107: Dac nhan tam

Đăng bởi DNT ngày 14 January, 2011

Hôm nay tôi xin phép được chia sẻ với các bạn một câu chuyện về sự tự tin. Nhân vật trong câu chuyện này gồm tôi – người viết câu chuyện này và CEO người Anh của công ty tôi. Nếu bạn đã từng nói chuyện với CEO của công ty bạn, có thể bạn không cần đọc câu chuyện này. Nếu bạn chưa từng, có lẽ bạn nên dành một chút ít thời gian để đọc.

Câu chuyện bắt đầu từ xưa thật là xưa khi tôi đọc được quyển “Đừng bao giờ đi ăn một mình” của Keith Ferrazzi. Trong quyển sách có phần bài tập “đơn giản” là đặt ra mục tiêu phải tiếp xúc với một người mới trong mỗi tuần. Tôi đã và đang thực hiện rất tốt với các đồng nghiệp trong công ty thì vừa lúc đó tôi nghe được tin CEO của công ty mẹ bên Anh sẽ sang thăm công ty chi nhánh bên Việt Nam nhân một sự kiện của công ty. Thế là tôi “làm liều” chọn ông làm “mục tiêu” tiếp theo của mình.

Khi tôi chọn ông làm người sẽ nói chuyện tiếp theo, cảm giác lo lắng trong tôi cứ dâng trào. Tôi suýt mấy lần từ bỏ ý định này. Tôi lo lắm chứ. Tôi sợ tiếng Anh của mình dở, nói ông sẽ không nghe được; tôi sợ mình chỉ là một nhân viên bình thường và ông sẽ không nói chuyện với tôi; tôi sợ …. Nhưng tất các các nỗi sợ đó nhanh chóng được thay thế bằng các ý nghĩ khác khi tôi tập trung vào mục tiêu của mình. “Tiếng Anh của tôi dở sao?” Không hề! Tôi đã tham gia nhiều câu lạc bộ tiếng Anh và là một thành viên rất năng động. Tôi có thể nói tiếng Anh chuẩn xác và lưu loát. “Tôi chỉ là một nhân viên bình thường.” Thế thì sao chứ? Nếu tôi đã có mong muốn được nói chuyện, chả lẽ ông không thể nói với tôi vài câu trong vài phút hay sao? Tôi nói chuyện cũng có duyên mà … (Xin lỗi các bạn những điều này nghe có vẻ hơi buồn cười nhưng đúng đây là những suy nghĩ của tôi lúc đó). Cứ thế, những cảm giác hồi hộp trong tôi bay mất tự bao giờ và tôi biết chắc tôi sẽ thực hiện được mục tiêu của mình.

Bài học ở đây là gì? Hãy suy nghĩ tích cực!

Tôi nhận thức rõ một trong những khó khăn lớn nhất là làm cách nào để có thể bắt chuyện được với ông. Có thể các bạn đã biết, thường những người làm chức cấp cao như CEO, nhất là CEO người nước ngoài của các công ty lớn, họ chỉ đi thăm công ty vài lần trong năm và mỗi lần như vậy họ chỉ dừng lại tầm vài phút ở mỗi phòng. Vậy cơ hội nào để tôi có thể nói chuyện được với ông? Tự nhiên trong đầu tôi bỗng lóe lên một ý tưởng. Tôi in tên và chức vụ của ông lên một tờ giấy, sau đó gấp làm ba thành hình tam giác để

Page 108: Dac nhan tam

nó dựng đứng lên và để lên bàn làm việc (các bạn có thể thấy các bảng tên dạng này trong các cuộc hội họp). Vì bàn làm việc của tôi ở cạnh cửa, tôi chắc chắn rắng ông ấy sẽ chú ý vào bàn làm việc của tôi khi bước vào. Và dĩ nhiên cơ hội để ông thấy tên mình trên bàn làm việc của tôi là 99%.

Vậy là tôi đã chuẩn bị xong bước đầu, cũng là bước khó nhất. Tôi sẽ có cơ hội được nói chuyện với ông. Vậy tôi sẽ nói gì? Lúc này tôi nghĩ ngay đến một trong những giá trị Đắc Nhân Tâm: “hãy nói nhiều về bản thân người đối diện”. Thế là tôi nghiên cứu về cuộc đời của ông. Trước đó ông đã làm những nghề gì? Trong quá trình làm việc ông có gặp khó khăn gì không? Bằng cách nào ông ấy thăng tiến lên được thành CEO? … Sau một khoảng thời gian tầm 30 phút, tôi đã có đầy đủ những gì tôi sẽ nói với ông. Một lần nữa tôi biết chắc tôi sẽ thực hiện được mục tiêu của mình.

Bài học ở đây là gì? Hãy chuẩn bị mọi việc thật kĩ càng!

Mọi chuyện xảy ra đúng như tôi dự kiến. Ông chú ý đến tôi. (thật ra mà nói thì ông chú ý đến bảng tên của ông trên bàn của tôi). Tôi giới thiệu bản thân, cười và bắt tay ông. Tôi nói chậm rãi, rõ ràng và tự tin. Chúng tôi có một khoảng thời gian nói chuyện thật vui vẻ. Mặc dù cuộc nói chuyện chỉ có tầm 5 phút thôi nhưng nó đã đem lại cho tôi một cảm giác hoàn toàn mới.Tôi hi vọng câu chuyện trên đây sẽ đem lại cho bạn những bài học thú vị về sự tự tin. Hãy suy nghĩ tích cực và chuẩn bị mọi việc kĩ càng, sự tự tin sẽ đến với bạn. Và thành công sau đó chỉ là điều tất yếu.

n Chia Nghệ Thuật Lãnh Đạo Trong Các Bộ Phim

Đăng bởi DNT ngày 14 January, 2011

Chắc không ít lần bạn cảm thấy lòng mình chùng xuống, những hình ảnh, những câu chuyện trong phim cứ vây lấy bạn, bạn cảm thấy những điều trong phim sao lại ý nghĩa thế, sau lại đúng thế, và bạn cảm thấy mình đã học được 1 điều mới trong phim. Tôi cũng thế, tôi rất thích xem phim, chính phim đã giúp tôi nhận ra rất nhiều thứ, tôi sẽ kể cho các bạn nghe bộ phim đã giúp tôi nghĩ rất nhiều về nghệ thuật lãnh đạo.

Page 109: Dac nhan tam

- Bộ phim đầu tiên chắc nói tên ra thì phần lớn các bạn đều  biết đó là “Thiên Long Bát Bộ” (TLBB). Tôi sẽ kể cho bạn nghe tại sao lại có nghệ thuật lãnh đạo trong TLBB. Nhắc đến Cái Bang chắc các bạn cũng nhớ đến một vị bang chủ, nói đến đây chăc các bạn cũng biết tôi nói ai đó chính là Kiều Phong (KP), tại sao vậy ? Khi KP còn chức bang chủ, trong một lần khi các trưởng lão muốn phế chức bang chủ của KP, lúc đó KP đã làm sáng tỏ mọi chuyện, các vị trưởng lão khi nhận ra mình không đúng đã yêu cầu được xử theo luật bang, nhưng trước khi các vị trưởng lão cầm dao lên thì KP đã nhanh tay hơn và tự đâm chính mình, với mỗi nhát dao KP lại nhắc lại chiến tích của từng vị trưởng lão với cái bang, điều này làm cho các vị trưởng lão và bang chúng cảm phục.

- Điều này làm tôi suy nghĩ, quả thật theo lẽ thông thường thì khi một người nhân viên mình làm sai thì với người lãnh đạo thông thường sẽ là quát mắng, chỉ trích sai lầm người đó, nhưng ở đây với tư cách một người lãnh đạo KP đã không làm thế, mà KP đã nhận lỗi về mình, chỉ đơn giản khi nhân viên dưới quyền mình làm sai thì người lãnh đạo tốt sẽ không làm cho nhân viên mình cảm thấy mất mặt, thậm chí nhiều vị lãnh đạo còn nhận sai lầm về phía mình, do mình quản lý không tốt để cho nhân viên mình làm sai, chứ không phải là đổ tất cả sai lầm, chỉ trích người đó và làm cho họ cảm thấy mình đã phạm phải một điều cực kì tồi tệ. Tôi nghĩ không phải tôi mà chắc nhiều người khác cũng sẽ cảm thấy trân trọng hơn với người lãnh đạo đó. Và không biết trùng hợp hay không, khi tôi xem lại các nguyên tắc của Dale Carnegie, thì phát hiện ra Kiều Phong đã vận dụng nhuần nhuyễn 4 điều trong Đắc Nhân Tâm

+ Điều thứ nhất cũng là điều đầu tiên trong Đắc Nhân Tâm, tôi tin đây là điều cơ bản nhất và quan trọng nhất, không phải không có lý do mà Dale Carnegie đã đặt nó lên hàng đầu, chắc các bạn cũng biết. Đó là “Không chỉ trích, oán trách hay than phiền”, lúc đó KP có quyền chỉ trích, than phiền các vị trưởng lão không, hoàn toàn có, điều đó đúng vì các vị trưởng lão đã tin lời kẻ xấu mà định làm 1 chuyện trái với bang phái… Nhưng Kiếu Phong đã không làm thế. Thật ra đây cũng là điều mà mọi người thường hay mắc phải nhất, tôi cũng thế, tôi cũng có nhiều lần làm thế chỉ trích phê phán hành động người khác, dù tôi có biết rõ việc họ làm hay không. Và dĩ nhiên theo như những điều Đắc Nhân Tâm đã nói, khi bạn chỉ trích người khác thì dù họ có phạm điều gì đi nữa thì lúc đó họ cũng tìm cách chối phăng “Nỗi sợ bị lên án ở con người cũng lớn như việc khao khát được tán thưởng” – Hans Selye. Nhắc đến đây lại làm tôi nhớ đến câu chuyện về Crowley “Hai súng” Chi tiết về câu chuyện bạn có thể tìm trong phần 1 của Đắc Nhân Tâm “Muốn lấy mật thì đừng phá tổ ong”. Với tư cách một người lãnh đạo, KP đã thực hiện tốt việc này.

“Chỉ trích một người là việc không khó. Vượt lên trên sự phán xét ấy để cư xử rộng lượng, vị tha mới là điều đáng tự hào” – Đắc Nhân Tâm (Trang 48)

+ “Thành thật cho người khác thấy sự quan trọng của họ” và “Tôn trọng ý kiến của người khác. Đừng bao giờ nói ‘Anh/Chị sai rồi’” là điều thứ 2 và thứ 3. KP cũng làm tốt việc này, thậm chí không chỉ trích mà KP còn nêu lên những chiến tích của các vị trưởng lão cho cái bang, đến cả vị trưởng lão cuối cùng cứ nghĩ rằng KP sẽ hoàn toàn không biết những việc mình làm cho Cái Bang, nhưng KP cũng đã chứng minh là mình cũng biết tất cả những chiến công, và các vị trưởng lão rất quan trọng với Cái Bang. KP

Page 110: Dac nhan tam

tôn trọng ý kiến của các vị trưởng lão chỉ vì do hoàn cảnh mới như thế, chứ không chỉ trích thẳng tay, đây là một điều có lẽ sẽ làm một người lãnh đạo sáng hơn trong lòng các nhân viên của mình, nếu khi đó người lãnh đạo không làm cho nhân viên mình cảm tháy hãnh diện thì trước sau gì nhân viên mình cũng ra đi vì cảm thấy mình chỉ là một cái gì đó nhỏ nhoi không đóng góp được gì cho tổ chức mà còn làm ảnh hưởng đến tập thể, thì hay nhất là ra đi.

“Người có giá trị nhất là người giúp cho đồng loại mình được nhiều nhất. Làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng là một trong những cách thức hữu ích nhất để giúp họ sống và làm việc tốt hơn” – Đắc Nhân Tâm (Trang 157)

“”

+ Điều cuối cùng tôi nghĩ cũng cực kì quan trọng đối với một người lãnh đạo đó là “Giữ thể diện cho người khác”. Lúc đó trước mặt rất nhiều thành viên Cái Bang, dù gì cũng là một trưởng lão, cũng vào hàng có tiếng tăm trong bang phái, nếu lúc đó còn bị bẽ mặt thì tôi nghĩ cũng vì tự trọng của bản thân, chắc chắn các vị trưởng lão cũng sẽ ra đi. Con người là một động vật nhạy cảm, ai cũng muốn mình được khen ngợi, ai cũng muốn được tự hào, tôi nhớ có lần mình đọc trong một bài báo nói việc một SV nước ngoài tự tử chỉ vì do một nhóm SV khác tung đoạn clip cá nhân của SV kia lên mạng, và SV đó cảm thấy việc đó là một điều đáng hổ thẹn và chỉ có cách tự tử mới cảm thấy được giải thoát.

“Tôi không có quyền làm giảm giá trị một người trong chính mắt người ấy. Điều quan trọng không phải là tôi nghĩ gì về anh ta mà là anh ta nghĩ gì về chính mình. Làm thương tổn phẩm giá con người là một tội ác” – Antoine de Saint Exupery – Đắc Nhân Tâm (Trang 288)

Là một người lãnh đạo điều quan trọng nhất là anh phải có Tâm và biết nghĩ đến người khác, khi đã có Tâm và có Tầm thì sớm hay muộn anh cũng sẽ trở thành một người lãnh đạo tốt trong lòng mọi người.

Các bạn có nghĩ Kiều Phong đã thực hiện rất tốt vai trò lãnh đạo của mình hay không

Trịnh Trung Hiếu

Bài dự thi sự kiện Chia Sẻ Giá Trị Đắc Nhân Tâm

Sẻ Giá Trị Đắc Nhân Tâm

 

Bài Viết Liên Quan

Page 111: Dac nhan tam

Làm Thế Nào Để Vượt Qua Cảm Giác Quá Tải

Đăng bởi editor ngày 12 April, 2012

Tác giả: Michael Crom,

Phó Chủ tịch Điều Hành, Tổ chức Dale Carnegie

Kính gửi chuyên gia huấn luyện Carnegie,

Tôi cảm thấy cuộc sống của mình hoàn toàn bị quá tải. Tôi chỉ mới bắt đầu làm việc cho công ty trong khoảng một năm nay và dường như tôi không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Tôi bắt đầu nghĩ rằng tôi không thể có được một buổi tối nghỉ ngơi thật sự vì tôi luôn lo lắng về những thứ mình phải làm. Tôi phải làm thế nào để lúc nào cũng không phải căng thẳng, lo lắng? – Scott

Scott thân mến,

Nhiều ông chủ của các công ty cũng gặp phải cảm giác này ít nhất hai tháng một lần. Họ có rất nhiều thứ phải quan tâm và một ngày không đủ để hoàn tất hết những thứ đó. Sau đây là một vài lời khuyên để giúp bạn vượt qua cảm giác thiếu cân bằng này trong cuộc sống:

1. Đánh giá lại thời gian làm việc. Mỗi sáng, hãy lên danh sách các việc trong ngày để ưu tiên hoàn thành những việc quan trọng trước. Khi có vấn đề phát sinh, hãy giải quyết ngay khi có thể. Dù sao, hãy dành ra một khoảng thời gian nhất định trong ngày để trả lời cuộc gọi hoặc những email khiến bạn bận tâm.

Page 112: Dac nhan tam

2. Giao trách nhiệm. Hãy nhớ rằng mọi người trong nhóm luôn ở đó để hỗ trợ bạn thực hiện công việc. Bạn không thuê họ chỉ để ngồi không, trong khi bạn phải gánh vác mọi thứ. Hãy giao cho họ các đề án. Lên kế hoạch về các cuộc họp với họ để kiểm tra tình trạng của họ và xem họ có thắc mắc gì về những bước thực hiện và hoàn thành đề án hay không.

3. Thư giãn. Tranh thủ nghỉ giải lao trong suốt ngày làm việc. Co duỗi tay chân, hoặc đi bộ. Thỉnh thoảng hãy rời mắt khỏi màn hình máy tính – để mắt được nghỉ ngơi. Công việc của bạn quan trọng, nhưng sức khỏe và cuộc sống riêng tư của bạn cũng quan trọng không kém. Hãy dành thời gian tuyệt đối cho gia đình – nếu không có bất kỳ vấn đề gì trong công việc, hãy ưu tiên thời gian cho gia đình.

Giữ Thái Độ Lạc Quan Để Vượt Qua Những Ngày Tăm Tối

Đăng bởi editor ngày 29 March, 2012

Tác giả: Michael Crom

Phó Chủ tịch Điều Hành, Tổ chức Dale Carnegie®

Chào chuyên gia huấn luyện Dale Carnegie,

Hỏi: Tôi cảm giác mình đang trên một con tàu lượn. Đôi khi tôi cảm thấy ổn, và nhìn mọi việc rất lạc quan, hăng say. Nhưng đôi khi, tôi lại cảm thấy mình thật tệ hại. Hầu như tôi không còn được công nhận tại công ty nữa, và gần đây, dường như tôi hay nghĩ về những ngày chán chường, mệt mỏi và cảm thấy vô cùng bi quan. Tôi muốn thoát khỏi con tàu lượn này nhưng dường như không thể. Xin hãy giúp tôi !

Trả lời: Đôi khi, tất cả chúng ta phải ngồi trên con tàu lượn này. Những ngày tăm tối đều có thể xảy ra với bất kỳ ai. Thay vì đắm nhìn trong suy nghĩ tiêu cực, chúng ta có thể đối mặt với những ngày này, nghĩ về chúng như một kinh nghiệm đáng học hỏi.

Page 113: Dac nhan tam

Hãy luôn nghĩ về sự an lành, nghị lực, sức khỏe và hy vọng

Ghi nhớ 4 yếu tố này có thể mang lại cảm giác thanh thản và cái nhìn mới về những ngày này: đơn giản nó chỉ là ngày tăm tối. Tất cả chúng ta đều phải trải qua nó: những điều không mong đợi phá hỏng thói quen thường lệ, tạo nên những cơn sóng nhỏ và thay đổi kế hoạch chúng ta. Bằng cách tập trung suy nghĩ tích cực, sức mạnh sẽ nảy sinh, và bạn nhận ra những ngày này rồi cũng sẽ qua, thay vào đó là kiến thức và lòng can đảm.

Đừng cố trả đũa

Việc trả đũa một hành động mà chúng ta cho rằng nó thật không công bằng luôn có sức lôi kéo lạ kỳ. Thế nhưng, bạn phải nhớ rằng nó khiến chúng ta kiệt quệ và kém cỏi như thế nào. Sự thù hằn như một chu trình liên tục: nó chuyển từ người này sang người khác, nhưng thật sự chẳng giải quyết được gì. Và đừng quên tác động của nó lên tình cảm và nhận thức của chúng ta. Nếu đây là điều duy nhất mà bạn quan tâm, nó vô nghĩa và bạn sẽ phải gánh chịu sự hao tổn sức lực.

Đón nhận sự vô ơn

Mặc dù đôi khi bạn nản lòng vì nỗ lực làm việc của mình không được công nhận, hãy vẫn tập trung làm việc và tự hào về thành tích của mình. Thay vì cảm thấy bất mãn, hãy tập trung sức lực và tiếp tục áp dụng các chuẩn mực vào công việc

Chú ý đến hạnh phúc … đừng để tâm đến buồn phiền.

Xem xét tất cả mọi thứ có thể hỗ trợ bạn trong cuộc sống và tập trung vào điều nào thật sự quan trọng.

Trình Bày Một Vấn Đề Chuyên Môn

Đăng bởi editor ngày 05 April, 2012

Page 114: Dac nhan tam

Tác giả: Michael Crom

Phó chủ tịch điều hành, Tổ chức Dale Carnegie ®

Kính gửi chuyên gia huấn luyện Dale Carnegie,

Tôi làm việc trong ngành dịch vụ IT. Gần đây, tôi được yêu cầu làm một buổi giới thiệu sản phẩm mới cho toàn công ty. Tôi gặp phải một vài vấn đề trong việc trình bày sản phẩm. Rất nhiều lần, buổi giới thiệu kết thúc và tôi có cảm tưởng mọi người cảm thấy mơ hồ về sản phẩm hơn cả trước khi nghe trình bày. Tôi cần làm gì để trình bày sản phẩm cho những người không có chuyên môn?

Hurley.

Chào Hurley,

Khi bạn trình bày, bạn có cảm thấy như đang nói tiếng nước ngoài không? Những thuật ngữ chuyên môn mà bạn rất thường sử dụng, có khi lại rất xa lạ với khán giả. Dưới đây là một vài lời khuyên nhỏ để giúp bạn truyền đạt tốt hơn:

1. Nghiên cứu trước – Nhận biết đối tượng của buổi thuyết trình rồi liệt kê các vấn đề quan trọng mà bạn bạn muốn trình bày. Nếu khán giả là những người không có chuyên môn về lĩnh vực này thì hãy thay đổi bài trình bày của bạn, sử dụng những từ vựng, thuật ngữ mà họ sẽ hiều.

Page 115: Dac nhan tam

2. Tăng vốn từ vựng của bạn – Lươm lặt những từ khóa mà người nghe cung cấp. Sử dụng ngôn ngữ của họ để diễn đạt tốt hơn sản phẩm và ý tưởng của bạn.

3. Chú ý quan điểm của người nghe khi nói – Bạn phải nói những điều người nghe quan tâm, và đặc biệt nhấn mạnh lợi ích của họ.

4. Đừng học thuộc lòng – Đừng cố nhớ những điều bạn phải nói. Không gò bó, sáng tạo và học cách ứng biến. Bằng cách này, bạn có thể dành thời gian tập trung vào và làm rõ thêm những chủ đề mà khán giả không hiểu.

5. Tóm tắt khi kết thúc – Tóm tắt các ý chính ở cuối buổi thuyết trình. Luôn chỉ ra lợi ích của họ “sử dụng sản phẩm này giúp bạn tiết kiệm tiền”. Ngay cả khi một số thông tin về sản phẩm bị lược bỏ cho dễ hiểu, buổi giới thiệu vẫn để lại ấn tượng tích cực ở khán giả.